Saturday, March 28, 2020

Tụng kinh hỗ trợ điều trị HIV/AIDS!

Tụng kinh hỗ trợ điều trị HIV/AIDS!


Tung Kinh chua AIDS HIV-AIDS


Tụng Kinh chữa AIDS HIV/AIDS


Tụng kinh hỗ trợ điều trị HIV/AIDS!
25/12/2009

Kết quả nghiên cứu dùng Kinh Phật tụng niệm hỗ trợ điều trị HIV/AIDS của GS.TS Phan Thị Phi Phi (Trường ĐH Y Hà Nội) và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người trên 28 bệnh nhân cho thấy, các chỉ số tế bào miễn dịch chống HIV đều tăng trong 6 tháng, bệnh nhân không bị chuyển sang giai đoạn AIDS.

Kết quả này đã được báo cáo tại Hội nghị "Năng lượng sinh học và sức khoẻ" do Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người tổ chức tại Hà Nội ngày 19/12.
Theo GS Phi, xét về Tây y, nguyên nhân gây bệnh là do các khiếm khuyết di truyền (gen) và các yếu tố môi trường. Kinh Phật nói rằng, bệnh tật, số phận con người là do Nghiệp gây ra, nếu tu dưỡng tốt, trì tụng kinh phật có thể thay đổi Nghiệp, có thể nhiều bệnh sẽ khỏi.

GS Phi đang báo cáo kết quả tại Hội nghị.

Vì vậy, tụng kinh trị bệnh đã được áp dụng tại nhiều nước, nhưng chưa tác giả nào nghiên cứu vấn đề áp dụng Phật Pháp trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS.

Do đó, GS và các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 28 bệnh nhân, trong đó có 20 trường hợp giai đoạn sớm và trung gian, 3 trường hợp giai đoạn muộn và 5 trường hợp muộn mới xét nghiệm trước khi tụng.

23 bệnh nhân đầu tiên đều đã được xét nghiệm 2 lần (trước khi tụng Phật Pháp và sau khi tụng) các chỉ số miễn dịch tế bào liên quan đến bệnh như TCD3, TCD4, TCD8, tỷ lệ TCD4/TCD8 tại Trung tâm phòng chống AIDS, Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội...

Bệnh nhân hiểu, trình bày được luật nhân quả 3 đời và trì tụng hằng ngày hay hằng tuần tại nhà, một tháng một lần tại chùa 12 câu thần chú.

GS Phi cho biết, khi HIV vào cơ thể, số lượng tế bào TCD4 bị giảm sút nhanh chóng, khó trở về mức bình thường được nữa. Cùng với TCD4 giảm, tổng lượng lympho máu giảm, đặc biệt TCD3.
Sau đó vào tuần thứ 2, số lượng lympho tăng dần, trước hết là TCD8, để chống lại HIV nhưng TCD4 vẫn giảm, do đó tỷ lệ TCD4/TCD8 bị đảo ngược.
Số lượng TCD4 giảm nhưng chủ yếu là chức năng tế bào này bị tổn thương trầm trọng làm giảm chức năng miễn dịch của cả các tế bào khác như lympho B, đại thực bào, NK...

Qua 6 tháng dùng Phật pháp trì tụng hỗ trợ điều trị HIV/AIDS, kết quả tổng hợp tất cả các bệnh nhân cho thấy, đa số các bệnh nhân đều có tăng các thành phần miễn dịch tế bào, đặc biệt là TCD4 (60,8% số trường hợp nghiên cứu) và tương tự tăng cả TCD3 và TCD8.

Mức độ tăng lần lượt là là 3,4; 11,4 và 89,1. Tỷ lệ TCD4/TCD8 cũng có tăng 52,17% số trường hợp, tuy mức độ tăng rất ít, vì trước thời gian trì tụng, chỉ số này cũng rất thấp. Đặc biệt, đối với 16 bệnh nhân đã dùng thuốc chống virus ARV, số lượng cũng như mức độ tăng đều cao hơn so với giá trị chung của cả nhóm và có nghĩa cũng cao hơn nhóm không sử dụng ARV.

Đặc biệt, trong nhóm nghiên cứu có 3 bệnh nhân HIV giai đoạn muộn (TCD4 từ 50 - 200), nhưng sau trì tụng thì 2 trong 3 trường hợp này đều có tăng nhẹ TCD4 và một trường hợp giữ thấp như cũ.

Các bệnh nhân đều chưa thay đổi giai đoạn của bệnh (tức là chưa chuyển sang giai đoạn bệnh nặng hơn hay có biểu hiện của bệnh cơ hội AIDS).

Tuy nhiên, theo GS Phi, đây mới chỉ là đánh giá ban đầu, nhóm vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để có những đánh giá sâu hơn. 

Nhật Hà
(báo Khoa Hoc và Đoi Song)












Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

LỤC TỰ KHÍ CÔNG

LỤC TỰ KHÍ CÔNG 

LỤC TỰ KHÍ CÔNG, LUC TU KHI CONG 


LỤC TỰ KHÍ CÔNG 


Bài dưỡng sinh: 


"Lục tự khí công" 

Theo sách Nội Kinh, các bậc chân nhân thời thượng cổ sở dĩ sống lâu là do “thuận theo trời đất, nắm lấy âm dương, hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần”. Đó cũng là nguyên tắc của khí công. Lục tự được coi là bài khí công duy nhất phối hợp kỹ thuật hô hấp và sự rung động của âm thanh. 

Kỹ thuật dùng âm thanh hoặc âm nhạc để chữa bệnh hoặc để dẫn dắt con người nhập vào những trạng thái tâm lý hoặc tâm linh nhất định đã được biết đến từ xưa, ở nhiều dân tộc cũng như nhiều nền văn hóa khác nhau, trong tôn giáo cũng như trong y học. Theo quan niệm thiên nhân tương ứng của khí công cổ đại, mỗi âm thanh hoặc ý niệm đều tương ứng với một loại khí nhất định trong cơ thể cũng như ngoài vũ trụ. Do đó, ta có thể vận dụng âm hưởng với cường độ và trường độ thích hợp để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý hoặc nâng cao nội khí trong cơ thể. 

Lục tự khí công (còn gọi là Lục tự quyết) là một phương pháp khí công đặc thù, đã ứng dụng nguyên tắc trên vào việc chữa bệnh dưỡng sinh. Bí quyết của phương pháp là hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Khi thở ra kết hợp với niệm tự quyết. Lời quyết không phát ra thành tiếng nhưng tâm vẫn ghi nhận được. Đây là một loại tĩnh công. Công pháp không cần bất cứ một động tác hoặc chiêu thức gì. Cách thở cũng đơn giản: thở 2 thì, không nín hơi. Tuy nhiên, sự kết hợp đặc biệt giữa hô hấp và tự quyết có thể tạo ra những xung lực có hiệu ứng khai mở và thanh tẩy rất kỳ diệu. 

Tương truyền, Lục tự khí công do Xích Tùng Tử, một đạo trưởng tu luyện pháp trường sinh ở núi Hoa Sơn nghiên cứu, ứng dụng và truyền bá cho đời sau. Lục tự quyết gồm 6 chữ: Xuy, Hô, Hư, Ha, Hí, Hu. Mỗi chữ ứng với một loại khí hoặc tạng, phủ nhất định trong cơ thể con người. Chữ Xuy với thận, bàng quang thuộc Thủy khí. 
Chữ Hô ứng với tỳ vị thuộc Thổ khí. Chữ Hư ứng với can đởm thuộc Mộc khí. Chữ Ha ứng với tâm tiểu trường thuộc Hỏa khí. 

Chữ Hí ứng với phế, đại trường thuộc Kim khí. Chữ Hu ứng với tâm bào, tâm tiêu thuộc Hỏa khí. 

Trước hết, cần tắm rửa sạch sẽ, quần áo nới lỏng, chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi. Ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già, hoặc ngồi trên ghế, hai chân chạm đất. Hai lòng bàn tay đặt trên hai đùi. Eo hơi thót lại. Vai buông lỏng. Cằm hơi thu vào. Lưng thẳng. Hai mắt khép hờ. 

Hít vào bằng mũi. Hít vào xuống bụng dưới. Chỉ cần biết trong ý niệm rằng ta đang hít vào một luồng thiên khí từ đỉnh đầu đi thẳng xuống bụng dưới. Không cần quan tâm khí đi như thế nào, cũng không cần cố hít vào quá sâu. 

Thở ra bằng miệng. Trong khi thở ra, liên tục phát ra một tự quyết. Ở mỗi hơi thở, tự quyết chỉ phát ra một lần và ngân vang cho đến cuối hơi. Thở ra chậm, nhẹ và đều đồng thời từ từ ép sát bụng vào. Thì thở ra dài hơn thì hít vào. Trong lúc thở ra, môi và lưỡi ở vị trí thích hợp để phát ra âm quyết đã chọn; nhưng chỉ phát bằng ý niệm mà không phát ra thành tiếng sao cho chỉ có sự rung động trong cổ họng và nghe được rõ ràng trong tâm mà vẫn không phát âm ra ngoài. Như vậy, sẽ chỉ có hơi thở thoát ra miệng. Âm quyết chỉ hiện diện trong tư tưởng của người tập, người ngoài không nghe thấy. 

Đến cuối hơi thở, miệng lại ngậm lại, đầu lưỡi chạm nướu răng trên và tiếp tục hít xuống bụng dưới để bắt đầu chu kỳ thở tiếp theo. Hơi thở này kế tiếp hơi thở kia, khoan thai, không thô, không gấp. 

Đối với người bình thường, có thể tập mỗi âm khoảng 24 hơi thở theo một thứ tự nhất định từ âm này đến âm kia. Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần lúc bụng trống. Trường hợp chữa bệnh có thể tập trung làm nhiều lần hơn khi đến những âm có liên quan đến những rối loạn bệnh lý trong cơ thể. 

Tập trung sức chú ý vào âm quyết trong thời gian thở ra là khâu quan trọng nhất trong Lục tự quyết. Do đó, không nên nhẩm đếm hơi thở để khỏi phân tán tư tưởng. Có thể sử dụng cách lần chuỗi bằng tay với những chuỗi 24 hạt (hoặc hơn nữa) để kiểm soát được số hơi thở ở mỗi âm quyết. 

Sự rung động của những âm tiết trong quá trình thực hành Lục tự quyết có công năng kích hoạt để khai mở một số đại huyệt dọc theo hai mạch Nhâm và Đốc, giúp tăng cường sự trao đổi khí giữa nội khí và thiên địa khí và gia tăng chân khí. 

Lục tự khí công là một phương pháp hô hấp tích cực. Thở sâu xuống bụng dưới giúp phát sinh nội khí ở đan điền. Kéo dài hơi thở ra giúp gia tăng sự trao đổi chất ở các mô và các tế bào. Ép sát bụng dưới có thể tăng cường chức năng xoa bóp nội tạng của cơ hoành, kích thích tiêu hóa và sự lưu thông khí huyết. 

Đối với hệ thần kinh, việc tập trung tư tưởng trong quá trình thực hành Lục tự quyết, đặc biệt thì thở ra chậm và dài, có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, giúp giải tỏa những triệu chứng bệnh lý do căng thẳng tâm lý gây ra. 

Do quá trình thở khí ra, Lục tự khí công được xem là một loại công phu thiên về tả thực và khử trọc. Trọc khí không chỉ thoát ra bên ngoài theo hơi thở ra ở miệng mà còn qua các huyệt vị và kinh lạc tương ứng với âm quyết và cả tay chân. Do đó, khi thực hành để chữa những bệnh như u, bướu, xơ hóa..., người tập không nên ngồi kiết già để trọc khí dễ dàng thông thoát ra 2 chân. 

Tác dụng khử trọc hay thanh tẩy của Lục tự khí công không phải chỉ bắt đầu từ kinh lạc hoặc phủ, tạng mà phát triển ngay từ những trung tâm năng lượng ở cột sống nên còn gọi là tẩy tủy. Điểm đặc biệt của Lục tự khí công là hoạt hóa hai đường kinh, một lên một xuống ở hai bên của cột sống, qua đó gia tăng khả năng thanh hóa tủy sống. 

Sau một thời gian thực hành, những người có khí cảm tốt có thể nhận biết được một luồng khí từ xương cùng đi lên dọc theo rãnh bên trái của cột sống. Khi đến đỉnh đầu, luồng khí này sẽ theo rãnh bên phải cột sống đi xuống xương cùng. Đến xương cùng, luồng khí này sẽ tự động kích hoạt chơn hỏa đi lên mạch Đốc. Hiện tượng này trùng khớp với mô tả của những đạo sư yoga về 3 nguồn năng lượng chính dọc theo cột sống: luồng Ida mang năng lượng âm ở rãnh bên trái, luồng Pingala mang năng lượng dương ở rãnh bên phải và luồng hỏa xà Kundalini theo đường Soushoumna ở giữa cột sống đi lên. Đối với Lục tự khí công, đây là một quá trình phát triển dần dà và tự nhiên, người tập không nên tùy tiện vận hành. 

Khi thực hành Lục tự quyết, sau quá trình xả trọc khí sẽ là quá trình phản hồi tự nhiên, thu thanh khí thông qua chính những huyệt vị, kinh lạc mà trược khí đã được thải, ra. Do đó, Lục tự khí công nên phối hợp với tĩnh tọa để có thể tận dụng và phát huy quá trình phản hồi này trong việc thu thiên địa khí để tăng cường nội khí. Tĩnh tọa liền sau khi thực hành Lục tự quyết. Thời gian tĩnh tọa không giới hạn nhưng tối thiểu nên bằng với thời gian thực hành Lục tự quyết. 

Tĩnh tọa được đề cập ở đây là phương pháp ngồi thiền tự nhiên, không cần vận khí, chỉ cần đạt đến tình trạng thư giãn và nhập tĩnh. Nhập tĩnh là tiến đến quá trình hòa hợp mà người xưa gọi là “thiên nhân hợp nhất” . Về mặt chữa bệnh, hòa hợp là sự cân bằng giữa âm và dương và sự hài hòa giữa ngũ tạng, lục phủ. Đây cũng là quá trình tự điều chỉnh, tự hồi phục của hệ thần kinh trung ương thông qua sự điều hòa của thần kinh giao cảm và cơ chế tương tác giữa thần kinh, thể dịch và nội tạng. Do đó nếu phối hợp với ngồi thiền, người tập sẽ không lo tập sai thứ tự hoặc sự sai biệt nhiều ít giữa các âm quyết. 

Một trong những thứ tự để thực hành Lục tự quyết là thực hành theo thứ tự tương sinh. Mộc sinh Hỏa. Hỏa sinh Thổ. Thổ sinh Kim. Kim sinh Thủy. Thứ tự đó là Hư, Ha, Hô, Hí, Xuy, Hu. 

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)





Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

Thiền và bệnh tim cùng bệnh tai biến mạch máu não

Thiền và bệnh tim cùng bệnh tai biến mạch máu não

Thien - benh tai bien mach mau nao và benh tim, 
Thien, benh tai bien mach mau nao và benh tim
Thien - benh tai bien mach mau nao và benh tim


Thien - benh tai bien mach mau nao và benh tim


Thien, benh tai bien mach mau nao và benh tim

Thiền và bệnh tim cùng bệnh tai biến mạch máu não.


Cách đây vài năm, khi tôi đang còn chủ trương một chương trình có tính cách thiện nguyện và phải trang trải và chi tiêu rất nhiều cho chương trình này, trong khi không có sự trợ giúp nào từ phía chính phủ cả, tôi đã suýt bị “tai bien mach mau nao” và chấm dứt cuộc đời ở đây, nếu không có Thiền.

Buổi tối hôm đó, tôi đang ngồi ở nhà, lo lắng khủng khiếp về số tiền mà mình phải chi gấp cho tiền nhà, tiền điện thoại, cũng như một số tiền linh tinh khác hầu giữ cho chương trình được tiếp tục, bất ngờ tay chân tôi tự nhiên rung giật khác thường. Mới đầu là rung nhẹ, sau giật liên hồi, không kiểm soát được nữa. Bắp thịt miệng tôi cũng giật luôn. Tôi hốt hoảng, cố gọi người con trai bằng một loại âm thanh đứt quãng của mình. May mắn cho tôi là anh con trai tôi vừa đi ngang qua, nhìn thấy tôi đang rung giật, vội gọi cậu em và hai anh em hốt hoảng chở tôi vào ngay bệnh viện UCI cấp cứu.

Ngay lúc đó, tôi cố gắng kiềm chế không cho tay chân rung giật, nhưng cơ thể tôi đã bắt đầu bất tuân lệnh, tôi đành chấp nhận các cơn run rẩy liên tục. May mắn cho tôi là trí óc còn tỉnh táo.

Trong tình hình nguy kịch ấy, tôi chợt nhớ đến Thiền! Tôi nghĩ chỉ còn phương cách này mà thôi, vì từ nhà đến bệnh viện, khiêng ra khiêng vào cũng bao nhiêu phút, có thể từ liệt đến chết. Nhớ đến điều đó, tôi bình tĩnh ngay và bắt đầu hít thở thật dài, thật sâu. Tôi nhắm mắt lại, mặc cho hai ông con trai lo bế ra xe, nổ máy và chạy đi, tôi chỉ tập trung tư tưởng, và hít thở theo Thiền. Từ từ hít vào bằng mũi, theo dõi hơi thở mình tới bụng, ngưng lại ba giây (đếm thầm 1,2,3), rồi từ từ thở ra, cũng thật chậm. Tôi cứ làm thế, không màng đến ngoại cảnh, chỉ trừ khi bác sĩ hỏi vài câu hỏi thì trả lời, sau đó, thì mặc họ, chụp phim X-Quang tại chỗ, rồi qua MRI, rồi Siêu âm, chích nước biển… Cứ xong một việc, tôi lại nhắm mắt, hít thở. Suốt đêm như vậy, tôi không suy nghĩ gì, để cho óc não thoải mái, không tạp niệm, không run sợ, không lo âu, không phỏng đoán bất cứ điều gì. Trong óc tôi, chỉ có một tư tưởng chạy qua chạy lại: “Bình tĩnh, không nghĩ gì hết, tập trung tư tưởng hít thở. Hít vào…. Nén hơi, 1,2,3… Thở ra… Hít vào….”

Cứ thế, tôi dần dần đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng (một phần có lẽ (?) bệnh viện cho tôi thuốc ngủ chăng?) Đến nửa đêm tỉnh giấc, tôi lại tiếp tục hít thở.. Hít vào… thở ra… trong khi tay chân vẫn để xuôi thẳng theo thân người. Rồi lại ngủ. Đến sáng hôm sau, khoảng 11 giờ, thì bác sĩ trực đến, cho tôi biết là chẳng có gì quan trọng cả, chỉ là một cơn “đột quỵ” nhẹ, đã qua khỏi rồi. Tôi hỏi ý kiến ông về việc tôi hít thở, tập trung tư tưởng, hít vào, nén hơi, rồi xả ra.. Ông bác sĩ người Mỹ giật mình, nhìn tôi: “A! Tôi biết rồi! Ông làm đúng đó! Ông đã Thiền để tự cứu mạng mình! Nếu ông không làm như thế, thì bây giờ ông đã gặp khó khăn rồi!” Bác sĩ còn cho biết cơn “tai bien mach mau nao nhẹ” (Xuất huyết não nhẹ) đến trước, báo động cho cơ thể biết là nó sắp tấn công cơn thứ hai, mạnh hơn và đưa đến tử vong hoặc bại liệt! Nếu tôi tiếp tục lo lắng, sợ hãi, không biết Thiền thì nhất định một cơn nữa sẽ dứt điểm!

Sau này, tôi đọc trên Internet, thấy có lời khuyên của các Y Sĩ là khi có cảm giác sắp bị “nhồi máu cơ tim” (đau tim nhẹ), thì việc đầu tiên cũng là ho vài cái rồi hít thở thật sâu và thật dài, tối thiểu 10 lần sẽ cứu được mạng. Triệu chứng bị “đau tim nhẹ” được thể hiện dưới hình thức sau:

-Đau thắt tim.
-Cơn đau chạy từ tim đến dưới cánh tay trái. Nói “dưới” nghĩa là cơn đau buốt chạy phía dưới bắp thịt cánh tay trái.
-Hơi thở gấp rút, ngắn và giật
-Mệt bất ngờ, lưỡi líu lại.
-Có thể muốn ói mửa.

Đó là những triệu chứng đầu tiên báo hiệu có thể có một cục máu bầm đang làm tắc nghẽn máu về tim, làm trái tim phải đập mạnh tối đa để làm tròn phận sự của nó là đẩy cục máu ra khỏi chỗ kẹt, nhưng vì không thể làm được chuyện đó, nên tim đành đứng lại.

Cón xuất huyết não, có thể một (hay tất cả) các triệu chứng sau:

-Mệt bất ngờ, lưỡi có thể líu lại, nói lăng nhăng, lắp bắp.
-Mất thăng bằng.
-Tê liệt một phần thân thể, tê một bên mặt.
-Có những cử động bất thường.
-Nhức đầu khủng khiếp.

Theo nguyên tắc bảo vệ sức khỏe, nếu thấy những triệu chứng này, lập tức gọi cấp cứu, bất kể đang ở đâu, đang làm gì. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, việc tự gọi không thực hiện được, vì ở xa máy điện thoại, hoặc tay chân run giật, ngã lăn xuống đất, hoặc đang lái xe… Vậy, phương pháp duy nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất trong khi chờ chữa trị là Thiền.

Thực hiện Thiền rất đơn giản, gồm hai việc: xả bỏ và tập trung hít thở.

-Xả bỏ: lập tức bỏ qua mọi suy nghĩ, lo âu, và tự mình “nói” (trong đầu) với mình là “không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, xả bỏ, xả bỏ, xả bỏ…”

-Tập trung hít thở: Trước hết là nhắm mắt lại, tay chân ở đâu, để đó, hít vào thật chậm, theo dõi hơi thở qua mũi, dồn xuống phía dưới bụng, nén hơi, đếm 1,2,3 rồi từ từ thở ra, theo dõi hơi thở đang đi qua mũi. Cứ thế mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Trường hợp đang lái xe, mà thấy có triệu chứng gì bất thường như trên, lập tức tấp xe vào lề đường, bật đèn báo động lên, và nhắm mắt hít thở… Nhất định sẽ tự cứu được mạng sống mình.

Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình, vợ chồng con cái. Người hay suy tư thì luôn nghĩ về ý nghĩa cuộc đời. Kẻ làm thương mại thì luôn luôn tính toán… Khi suy nghĩ, suy tư, tính toán mà có tìm ra giải pháp, thì cơ thể vẫn chấp nhận được. Các nhà toán học, khoa học, triết học, chính trị gia luôn suy nghĩ. Nhưng nếu cường độ suy nghĩ tăng lên đến một độ cao, hầu như không nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mắt mở, (có khi ngủ cũng vẫn suy nghĩ), mà nếu cảm thấy không tìm ra giải pháp, thấy “bí”, cùng đường tắc lối, thì có thể hệ thống thần kinh não bộ chịu không nổi, phải phản kháng lại, và lúc đó, sẽ gây rối loạn, hoặc biến thành trầm cảm, hoặc xuất huyết não. Trước khi biến thành trầm cảm, có thể có một giai đoạn bị “sự kích thích tấn công” (triệu chứng căng thẳng lo lắng).

Điều này có khi nguy hiểm hơn bị nhồi máu cơ tim, vì nếu bị nhồi máu cơ tim mà chữa được, chỉ việc nghỉ ngơi, ăn uống cẩn thận trở lại, thì hết bệnh. Còn nếu bị “sự kích thích tấn công”, hậu quả sẽ rất lâu dài và khó chữa. Người bệnh luôn nhức đầu, thấy có “cái gì” chạy qua chạy lại trong đầu, tim luôn đập nhanh, ngủ hay giật mình, hoảng hốt, sợ hãi hoài, sợ chết, sợ bệnh, sợ đau, sợ cô đơn, sợ bị vợ chồng, con cái bỏ rơi, sợ mất việc.. và sức khỏe xuống thê thảm. Không còn cử động mạnh và nhanh được, lúc nào cũng nghi tim mình có vấn đề, ăn uống không ngon, mất hứng thú xem phim, nghe nhạc, đọc báo. Nói chung là biến thành trầm cảm, suốt ngày lừ đừ, đặt đâu ngồi đấy, rồi chờ chết! Đi khám bệnh, thì sẽ không thấy toa nào ngoài các toa thuốc an thần, có tính chất gây nghiện. Nếu uống vào thì khỏe, không uống thì nhớ, rồi uống hoài, uống hoài… Ghiền!

Vậy, làm sao trị được hoặc ngăn chặn được hai căn bệnh này mà không dùng thuốc: Thiền! Nếu phối hợp được với các phương pháp khí công khác, như Yoga, Tài Chi, Hồng Gia, thì sức khỏe sẽ hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, nếu bệnh nặng, cần thêm rất nhiều Vitamin B1, vì Vitamin B1 làm lợi cho tế bào não, giúp trí nhớ và giúp cho việc suy nghĩ không bị trở ngại.

Tuy nhiên, theo luật Đời và luật Trời, cuộc sống, tự nó, mang rất nhiều giới hạn. Không có gì vĩnh viễn, không có chi gọi là trường tồn. Vậy, muốn sống khỏe với thiên nhiên, cần giới hạn nhiều thứ, nhất là giới hạn suy nghĩ, bởi tế bào não là hệ thống tế bào duy nhất, chết đi rồi thì không sản sinh thêm như các loại tế bào khác. Lớp tế bào da này chết rồi (biến thành “ghét”) thì lớp khác sinh ra. Còn tế bào não, Trời sinh ra có nhiêu thì xài nhiêu, mình làm mất đi cho công việc rồi thì không có nữa. Nhiều nhà bác học về già thành lẩm cẩm, mất trí nhớ. Khoa học gia Einstein, một hôm ngồi xe lửa, để rơi cái mũ trên đầu gối xuống đất. Một cô gái ngồi bên canh nhặt lên và để lại trên đầu gối ông như cũ. Ông quay qua, cám ơn và hỏi: Cô bé họ gì? Cô bé trả lời: “Dạ, thưa ba, con có họ là Einstein.”

Chu Tất Tiến.





Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

Ngồi thiền

Ngồi thiền



Ngoi thien, Ngồi thiền.



Ngồi thiền.


Thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn và đang làm. Nó giúp điều chỉnh tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh - hậu quả của quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng.
Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là giúp người luyện tập tập trung chú ý vào một điểm ở trong hoặc ngoài cơ thể, tập trung vào một đề tài, hình ảnh hoặc câu “chú” nhất định nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh, trong tâm không còn bất cứ ý niệm nào. Các bước thông thường của một lần ngồi thiền bao gồm:

1. Chuẩn bị

Trước khi ngồi thiền, cần hoàn tất các công việc thường nhật trong ngày để tư tưởng khỏi vướng bận. Tắm rửa sạch sẽ, nới lỏng quần áo, chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi.

2. Tư thế

Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc kiết già. Lưng thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được. 

Tư thế kiết già (thế hoa sen) đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời. 

Các đạo sư Yoga cho rằng, vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh. Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy, chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn.

Kết quả trên cũng phù hợp với lý luận của y học cổ truyền, rằng ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải (chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân trong khoảng 6 cm). Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt này sẽ được kích thích liên tục. Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm Tỳ, Can và Thận; nên kích thích này sẽ có tác dụng “thông khí trệ”, “sơ tiết vùng hạ tiêu” và điều chỉnh những rối loạn (nếu có) ở những kinh và tạng có liên quan. Những người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, bệnh nhân “âm hư hỏa vượng” hay gặp các cơn bốc hỏa về chiều và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hiệu quả khi ngồi ở thế kiết già.

3. Giảm các kích thích giác quan

Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu. Người xưa gọi là “bế ngũ quan”.

Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy, chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền (mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt).

4. Giãn mềm cơ bắp

Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa 2 yếu tố thần kinh và cơ. Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi quan sát một người đang giận dữ. Khi tức giận, gân cổ nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt... Đó là lúc thần kinh quá căng thẳng. Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe. Lúc người này thiếp đi là lúc thần kinh thư giãn, tâm không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể; cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên. Vì vậy, trong quá trình hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn, nhập tĩnh.

Trên thực tế, chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đủ. Điều này căn cứ vào hai quy luật. Thứ nhất, mặt và hai bàn tay là những vùng phản chiếu, có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể. Do đó, nếu thư giãn được vùng mặt hay hai bàn tay thì sẽ thư giãn được toàn thân. Thứ hai, theo học thuyết Paplop, khi tập trung gây ức chế thần kinh một vùng hoặc một điểm ở vỏ não (qua hiệu ứng thư giãn) thì sự ức chế này sẽ lan tỏa gây ức chế toàn bộ vỏ não.

5. Tập trung tâm ý

Đây là giai đoạn chính của buổi hành thiền. Như đã nói ở phần trên, thiền chính là sự tập trung tư tưởng vào một điểm hoặc một đề mục duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào. Để thư giãn thần kinh hoặc để chữa bệnh, chỉ cần duy trì tình trạng tập trung vào này trong một thời gian nhất định. Điều quan trọng là nên tập đều đặn hằng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần. Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút mỗi lần, dần dần tăng lên. Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi vào tư thế, nhắm mắt, việc đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hoặc ám thị giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện để đưa người tập vào trạng thái thiền định.

Về điểm để tập trung tư tưởng, nhiều trường phái thường chọn huyệt Đan điền (bụng dưới, cách dưới rốn khoảng 3 cm). Nên tập trung vào điểm này vì nhiều lẽ. Theo y học cổ truyền, “thần đâu khí đó”. Khi tập trung vào một điểm ở vùng dưới cơ thể thì khí và huyết sẽ lưu chuyển về phía dưới, làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dễ dẫn đến nhập tĩnh. Đan điền còn gọi là Khí hải hay Khí huyệt, ngụ ý là nơi “luyện thuốc”, là “bể chứa khí”. Đan điền là một huyệt quan trọng trong việc luyện dưỡng sinh của các đạo sĩ, các nhà khí công.

Những người tâm dễ xao động cần một phương pháp kiểm soát tâm chặt chẽ hơn. Nên kết hợp quan sát hơi thở với việc tập trung tại Đan điền bằng cách quan sát sự phồng lên và xẹp xuống tại bụng dưới. Lúc hít vào, bụng dưới hơi phồng lên; lúc thở ra, bụng dưới hơi xẹp xuống. Chỉ cần thở bình thường. Không cần quan tâm đến thở sâu hay thở cạn, đều hay không đều. Điều quan trọng ở đây là tập trung quan sát để biết rõ ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống ở bụng dưới. Sở dĩ chọn quan sát hơi thở ở bụng dưới mà không phải ở đầu mũi hoặc ở ngực là nhằm tạo quán tính thở sâu kết hợp với việc phát sinh nội khí ở Đan điền như đã nói ở phần trên. Thỉnh thoảng sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào. Điều này là bình thường. Chỉ cần khi nhớ ra thì tập trung trở lại Đan điền hoặc tiếp tục quan sát hơi thở vào ra là đủ. Lâu dần, những tạp niệm sẽ bớt đi, thời gian tập trung sẽ dài hơn, hơi thở sẽ đều, chậm và nhẹ hơn, cho đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở. Nếu thường xuyên đạt đến tình trạng này, có nghĩa người tập đã tiến được một bước rất dài.

6. Xả thiền

Sau khi ngồi thiền, trước khi đứng dậy, cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông bình thường. Từ từ buông thõng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và vùng cổ. Dùng hai tay vuốt nhẹ hai bên sống mũi, từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân.

Việc xả thiền tùy thuộc vào mỗi buổi thiền. Nếu chỉ thiền khoảng 15 phút hoặc khi có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi hai chân và xoay người, hoặc lắc cổ qua lại nhiều lần là đủ.

Một vấn đề mà những người mới tập thiền thường thắc mắc là liệu ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào phương pháp và động cơ của việc ngồi thiền. Một số phương pháp thiền phối hợp với vận khí hoặc có sự hỗ trợ khai mở các trung tâm lực trong cơ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sinh khí và gia tăng nội lực. Các phương pháp này có thể gây những nguy hiểm nếu người tập thiếu những kiến thức về khí công, về y học truyền thống, hoặc không có đạo sư hướng dẫn để vận dụng và kiểm soát kịp thời nguồn năng lực mới phát sinh. 

Trái lại, nếu ngồi thiền để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm trí, thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe, không vận khí, không bám víu vào bất cứ ảo giác, âm thanh hoặc hình ảnh nào thì không có gì nguy hiểm.

(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)












Y HỌC TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO

Y HỌC TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO


Y HỌC TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO, 
Y HOC TRONG TU TUONG PHAT GIAO 



Y HỌC TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO.


Loài người bước sang thế kỷ 21 với những tiến bộ vượt bực không ngừng của khoa học, kỹ thuật đã cải thiện rất nhiều về đời sống tiện nghi vật chất cho con người. Nhưng không hẳn ai nấy đều “ăn được ngủ được”, cho dù la liệt đủ loại thức ăn, thức uống bày ra khắp mọi nhà hàng, thêm vào sống giữa thời đại “fast food” có ngay, ăn ngay thử hỏi có bao nhiêu người để ý đến những cái gì nên ăn và những cái gì không nên ăn. Không những thế thường trực căng thẳng vì phải chạy đua với những thay đổi ào ạt của xã hội, vật lộn với đời sống vật chất, do đó không ít người mắc chứng bệnh thiếu ngủ, bệnh mất ngủ (insomnia) và nhiều chứng bệnh khác nữa. Có lẽ giấc ngủ hồn nhiên không mộng mị phải dành cho trẻ thơ hay những người không còn bị ràng buộc, cám dỗ bởi vật chất của thế gian này không chừng. Phải chăng để “thành tiên” vẫn còn là giấc mơ của con người hiện đại? Trong phạm vi giới hạn bài viết mạo muội phác họa qua nhãn quan nhà Phật nhìn thế nào về nguyên nhân bệnh trạng cũng như đưa ra cách chữa trị mang lại sức khỏe con người.

Sự sống cũng như sự chết là việc lớn, hệ trọng của kiếp nhân sinh và cũng từ thủa tạo thiên lập địa từ khi có con người trên hành tinh trái đất, để sinh tồn con người phải đối phó với những đe dọa thường xuyên từ bên ngoài như thiên tai, bão tố, động đất, thời tiết, dã thú, v.v song song với đó con người cũng phải luôn luôn trực diện với ốm đau, bệnh tật phát sinh từ bên trong cơ thể. Đây là một trong bốn cửa ải đoạn trường của kiếp nhân sinh Sinh, Lão, Bệnh, Tử mà bất cứ ai trong chúng ta dù già, trẻ, lớn bé đều phải trải qua. Đời sống xã hội loài người càng tiến bộ về khoa học, nhiều sáng tạo y học ra đời một số những bệnh được xem như nan y thủa xưa như bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt thì nay không còn nữa, nhưng đồng thời nhiều bệnh trạng mới khác lại nảy sinh như các chứng bệnh ung thư, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) mà vẫn chưa có phương thuốc chữa trị hoàn hảo. Vì thế làm sao có được thân thể khỏe mạnh không ốm đau với tâm hồn an nhiên thư thái, giấc ngủ ngon vẫn là vấn đề quan trọng cần thiết của đời sống con người.

Cách đây hơn 2500 năm một nhà tôn giáo, nhà tư tưởng siêu việt, nhà Tâm Lý Học, nhà Thiên Văn Học, nhà Xã Hội Học và cũng là nhà Y-sĩ đại tài vượt thời gian, không gian đã nhìn thấy vấn đề, gốc rễ, nguyên nhân sinh ra bệnh tật, và cũng đã đưa ra một toa thuốc để giúp con người vượt qua những đau khổ do bệnh sinh ra, xây dựng một đời sống lành mạnh, một thân thể kiện khang, yêu đời, tràn ngập sức sống, một xã hội an vui. Phải chăng đây cũng là mục đích sống con người trên hoàn vũ hằng mong muốn và cũng chỉ chính con người là chủ thể sáng tạo tạo dựng điều này không ai khác..

Vậy thì bệnh từ đâu mà đến? Theo Phật giáo bệnh phần lớn phát sinh từ bên trong con người do mất cân bằng hài hòa về tinh thần, tình cảm, dinh dưỡng có nghĩa do thân và tâm sinh ra hơn là do từ bên ngoài mang đến. “Chẳng hạn có người uống thuốc mong đổ mồ hôi nhưng không có hiệu quả. Thế mà khi sợ hãi âu lo thì mồ hôi tuôn ra, phải chăng là do tâm, do suy tư tác động gây ra. Không có thí dụ nào rõ ràng hơn câu chuyện ngày xưa ở bên Trung Quốc đời nhà Minh có ông Vi Đản người viết chữ rất giỏi thế mà vì phải theo lệnh nhà vua leo lên đỉnh đài Lăng Vân để khắc chữ , vì quá sợ viết xong lúc xuống mặt đất tóc đã bạc phơ.” Một cách tổng quát theo Phật giáo có ba loại bệnh đó là:

1. Thân bệnh

2. Tâm bệnh

3. Nghiệp bệnh


Từ cách nhìn như nêu trên cho thấy cách chẩn bệnh và chữa trị của Phật giáo khác biệt với y học tây phương ở điểm y học tây phương đưa ra thuốc chữa khi nào bệnh phát ra, có triệu chứng đau yếu bộ phận nào đó trên cơ thể và cho dù có đề cập đến việc phòng bệnh. Khi ấy thuốc chỉ có tác dụng làm bớt đi tình trạng đau đớn, chặn đứng phần nào sự lộng hành của vi khuẩn trong khoảng thời gian nào đó mà thôi, chứ nó không diệt hết căn nguyên, nguồn gốc sinh bệnh. Một phần bệnh nhân có tâm lý là muốn mau hết bệnh ngay, nhưng ít khi chịu tìm hiểu nguyên nhân sinh ra bệnh. Bởi vì bệnh phát sinh ra không phải một sớm một chiều mà do quá trình dài qua bao năm tháng rồi mới hình thành. Do đó không có triệu chứng không hẳn là không có bệnh.

Hơn nữa y học tây phương phần lớn dựa vào những cái gì cụ thể, chẳng hạn như hình ảnh do tia quang tuyến, những rọi chiếu qua các bộ máy y khoa chụp được. Nền y khoa hiện đại đổ dồn rất nhiều công sức trí tuệ, tài chánh vào trong những lãnh vực nghiên cứu như bệnh lý học, Dược phẩm học, Đề kháng học và Giải Phẫu Học cùng những dụng cụ y khoa hiện đại, tối tân trong mục đích tìm ra căn nguyên bệnh tật. Nhưng có điều lạ nhiều máy móc tối tân phát minh ra đời, nhiều loại thuốc tinh vi mắc tiền được điều chế ở những công ty dược phẩm nổi tiếng, thế mà số bệnh nhân không giảm thiểu, mà còn có chiều hướng gia tăng. Lý do tại sao? Phải chăng có những căn bệnh mà dụng cụ y khoa hiện đại vẫn không thể nhìn thấy được. Phải chăng nền y học hiện đại quá chú trọng vào triệu chứng, vào phần thân thể, mà quên đi phần tâm bệnh và nghiệp bệnh, quên đi hay xem nhẹ nguồn gốc sâu xa tạo ra bệnh tật nằm ngay trong tâm tư đời sống con người. Bệnh phát sinh từ nghiệp chướng từ lối nghĩ, cách tư duy, từ cách sống, lời nói, việc làm v.v. Có nghĩa thân, khẩu, ý chưa được thanh tịnh. Đây cũng là vấn đề mang tính chất thời đại một số nhà thức giả phương tây đã đang cố thử tìm tòi tính chất tương quan giữa niềm tin tôn giáo và sức khỏe.

Thân Bệnh: 

Đối với Phật giáo người đi tầm đạo hay hành giả việc quan trọng trước hết là để ý đến thân thể “rèn luyện, thận trọng chăm lo thân thể là điều căn bản trong việc tu hành Phật đạo. Hơn hết tất cả những gì khác, bước đầu tiên mang tính chất quyết định giải phóng chúng ta, đó là thoát ra khỏi ảo tưởng về bản ngã, đoạn tuyệt những cái quá si mê, quá yêu thương bản thân, chấp trước vào thân thể, và phải luôn luôn để ý đến thân thể” . Nói cách khác thường trực quan sát để ý thân thể đừng để cho có bệnh hoạn là điều tối ư quan trọng của người tu hành, vì chính xác thân là phương tiện duy nhất để đi đến giác ngộ.

Theo Phật giáo cơ thể con người nói riêng và toàn thể thiên nhiên vũ trụ do tứ đại (Địa, Thủy, Hỏa, Phong) có nghĩa do đất, nước, gió và lửa kết hợp thành. Mỗi thành tố mang ý nghĩa đặc biệt và có tương quan với những bộ phận trong thân thể. Chúng ta hãy đi lượt qua tính chất mỗi thành tố này.

1. Thành tố đất mang đặc tính nặng, có trọng lượng gồm có các bộ phận như Não bộ, lá lách, bao tử. Khi thành tố này mất cân bằng sẽ sinh ra bệnh làm thân thể trở nên khô gầy, có đến 101 loại bệnh thuộc thành tố này.

2. Thành tố nước có đặc tính ẩm ướt, mang trạng thái lưu động, gồm có các cơ quan như thận, bàng quang và máu huyết. Khi cơ quan này mất cân bằng làm cho việc ăn uống không tiêu, việc tiêu hóa khó khăn, thì có thể sinh ra 101 loại bệnh.

3. Thành tố hỏa mang tính chất nóng, dùng để đốt cháy, có nhiệt độ cao, biểu tượng cho hệ thống vận chuyển máu, gồm có các cơ quan như gan và túi mật, mất cân bằng thành tố này hay sinh táo bón, lạnh nóng bất thường, hay đau khớp xương có thể sinh ra 101 loại bệnh.

4. Thành tố khí có đặc tính nhẹ như không khí, biểu tượng cho hệ thống hô hấp, và đây cũng chính là chiếc xe đưa trạng thái Tâm di động. Thành tố này chủ yếu hoạt động ở tim, phổi, ruột và hệ thống não bộ. Thành tố này mất cân bằng sẽ sinh ra 101 loại bệnh. Khí có chức năng tạo năng lượng di động khắp toàn thân, giúp cho máu vận chuyển điều hòa, duy trì sự sống hấp thụ chất dinh dưỡng tiêu hóa thức ăn đào thải chất độc ra ngoài, chuyển hoán tế bào, và giúp cho sự cảm nhận được trong sáng.

Chính vì những đặc tính nêu trên, một khi sự vận chuyển bốn thành tố không còn điều hòa khi có đó triệu chứng bệnh.

Nếu đi sâu vào phân tích bệnh trạng triệu chứng thân bệnh chắc hẳn cần nhiều giấy mực hơn nữa, ở đây xin chỉ lượt qua một số điểm quan trọng..

Thân bệnh phát sinh là do tích lũy những chất độc bao gồm ý nghĩa tinh thần là tham, sân, si và ý nghĩa vật thể là đem vào trong cơ thể những thức ăn hằng ngày không tốt cho cơ thể mà chúng ta không biết hay không để ý vì do tập quán hay thói quen. Rồi theo dòng thời gian những chất độc này không được đào thải hết ra ngoài tích lũy lại trong người và khi đó bệnh hình thành. Có câu hỏi được đặt ra tại sao những chất độc đó không tạo thành một loại bệnh? Câu trả lời là cơ thể mỗi con người chúng ta không ai giống ai, có người yếu về bộ phận này nhưng lại mạnh về bộ phận khác, một phần do yếu tố di truyền (genetic) từ cha mẹ truyền lại. Chất độc tụ lại trong người chỉ sinh bệnh khi nó vượt quá giới hạn nào đó mà cơ thể không còn chịu đựng được nữa mà thôi, cũng vì thế mà có người sinh ra bệnh về tim, về thận, về ruột vân vân và vân vân.


Do đó một khi chúng ta nhận chân thấy được nguyên nhân thân bệnh là do thiếu vận động, cẩu thả, bừa bãi trong việc ăn uống hằng ngày, đó là dấu hiệu tốt trong việc cải tố cách dinh dưỡng, ẩm thực.


Tâm Bệnh: 

Theo Phật giáo “Bệnh hoạn nơi tâm hồn chúng ta phần lớn là do thói quen ôm vào những cái không phải của chính mình như của chính mình. Bản tính con người chúng ta hay giành lấy những gì có thể nhìn thấy hay sờ mó được trên thế gian này. Từ những vật gọi là “của tôi” đi kèm theo nó là những trói buộc, từ đó con người dần dần xa rời bản ngã chân thực, thay vào đó con người phải trả cái giá cho nó là mang tâm trạng sợ hãi lo âu..”.

Khi nói đến tâm bệnh thì không thể nào không đề cập đến ba thứ độc hại tham, sân, si là những thứ luôn luôn tiềm ẩn trong con người chúng ta. Vậy thì những điều này gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng như bệnh tật. Chúng ta hãy thử tìm hiểu từng yếu tố một.

Tham: 

Theo ý nghĩa tinh thần cũng như vật chất tham là trạng thái ham muốn thật nhiều vượt ra ngoài khả năng cũng như nhu cầu cần thiết. Chẳng hạn như ăn quá nhiều cũng có khả năng sinh bệnh. Đối với những người hay ăn và uống những thức ăn ngọt có nhiều đường rất dễ sinh ra bệnh tiểu đường hay ăn nhiều quá mà không vận động, tập thể thao cũng dễ sinh bệnh mập phì. Ngoài yếu tố lấy vào trong thân thể quá độ nguồn năng lượng, chất ngọt, người ta còn tìm thấy những người có nhiều ưu phiền, đau khổ tinh thần, căng thẳng quá độ về công việc, đời sống gia đình v.v cũng dễ sinh ra bệnh này, không kể đến yếu tố di truyền. Thêm vào đó mối ưu tư về tài chính do tiêu sài hoang phí quá độ chồng chất theo năm tháng cũng dễ sinh ra BỆNH.

Ngay như về mặt tri thức, người quá tham lam muốn nhồi nhét thật nhiều kiến thức, sự hiểu biết vào trong đầu trong khoảng thời gian ngắn cũng dễ sinh ra bệnh tâm thần. Với những người còn quá trẻ tu thiền chỉ đọc qua vài quyển sách, một số lý thuyết muốn thực hành để chứng ngộ ngay chưa hiểu rõ thấu đáo về ngay chính bản thân cũng rất dễ sinh tẩu hỏa nhập ma rồi đưa đến hủy hoại thân thể.

Ngoài ra chúng ta còn thấy những người sống buông thả chạy theo cảm xúc của ngũ quan một cách quá đáng cũng dễ sinh bệnh. Theo Phật giáo người quá đam mê vào hình tướng dễ sinh ra bệnh về gan, quá đam mê vào âm thanh dễ sinh bệnh về thận, quá đam mê vào mùi vị dễ sinh bệnh phổi, quá đam mê vào khẩu vị dễ sinh bệnh về tim và quá đam mê vào xúc giác dễ sinh bệnh thuộc về lá lách.

Vì thế cân bằng trong đời sống không quá độ cả về tinh thần lẫn vật chất là điều quan trọng trong tu hành theo Phật giáo.

Sân: 

Sân là trạng thái căm hận, ghét cay ghét đắng, giận dữ một trong những yếu tố gây tác động không nhỏ đến sức khỏe, nhất là cơ năng thuộc về tim và gan. Trong kinh Đại Bát Nhã (Mahaprajnaparamita) giảng rằng “sân hận là trạng thái cảm xúc độc hại nhất so với tham lam và ngu si”. Sự giận dữ gây tác hại vượt lên trên mọi tác hại khác. Theo kinh Đại Bát Nhã trong số 98 đau đớn gây ra, giận dữ là trạng thái khó chế ngự nhất. Về mặt tâm lý giận dữ cũng là tâm trạng khó chữa trị nhất.

Theo bệnh lý học người khi nổi giận sẽ tác động vào hệ thần kinh não, tạo mạch máu co cứng lại, đưa áp xuất máu tăng cao, từ đó dễ làm tim ngừng đập bất thình lình. Trạng thái giận dữ có thể phát xuất từ nhiều nguyên nhân như đời sống quá căng thẳng, cô đơn, ưu phiền, tâm trạng thù địch, gặp nhiều điều không vừa ý, nhìn cuộc đời với tâm trạng chán chường v.v. Cộng vào đó với tình trạng thiếu cân bằng dinh dưỡng, ăn quá nhiều chất béo, ít vận động cũng dễ gây bệnh tim.

Theo y học Đông phương nóng giận không chỉ gây tác động đến tim còn ảnh hưởng xấu đến gan bộ phận thuộc về tạng và mật thuộc về phủ. Chính vì thế trong ngôn ngữ Việt có câu “giận bầm gan tím ruột” có ý như thế không chừng.

Si: 

Về mặt chiết tự theo Hán ngữ chữ Si thuộc về bộ Nạch có nghĩa tật bệnh, kèm theo với chữ “nghi” có nghĩa là ngờ, lòng còn bán tín bán nghi chưa tin và theo Anh ngữ dịch là ignorance. Như vậy Si là trạng thái bệnh hoạn thuộc về trí não, ở trong điều kiện chưa hiểu thấu đáo, rốt ráo dễ rơi vào tâm trạng nghi ngờ, với trong hoàn cảnh nào đó cũng có nghĩa là ngu dốt. Danh từ này thường hay dùng trong Phật giáo có nghĩa trạng thái u mê, không sáng suốt. Khi con người rơi vào tình trạng đau ốm thì lại càng thiếu minh mẫn, và không nhìn thấy căn nguyên của bệnh tật, vả lại tâm lý người bệnh có khuynh hướng tìm phương cách chữa trị theo cách “mì ăn liền”, có nghĩa làm sao hết đau, hết bệnh ngay. Từ đó dễ đưa đến hành động nông nổi có hậu quả xấu cho sức khỏe.

Nhân đây cũng nói qua về chủ trương tu thân của nho gia, người muốn tu thân phải làm cho tâm ngay thẳng, muốn cho tâm ngay thẳng cần phải có Ý cho Thành, muốn cho Ý thành cần phải Trí Tri tức phải hiểu biết tường tận, muốn hiểu biết tường tận cần phải tìm rõ nguồn cội sự vật. Đây cũng là phương pháp để thoát ra khỏi trạng thái Si.

Nền y học hiện đại có khuynh hướng chú trọng vào cách chữa trị những đau đớn về thể xác, giải phẫu, thay ráp tim, thận v.v, điều chỉnh các cơ năng dường như mang tính chất sửa chữa một bộ phận nào đó trong một cỗ máy phức tạp, mà coi nhẹ căn bệnh có tính chất tâm lý, tình cảm hay tinh thần, thiếu cái nhìn toàn diện. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng, tác dụng hổ tương lẫn nhau. Các nhà Y khoa đều công nhận rằng trạng thái nóng giận, buồn bã, quá vui, quá buồn đều có tác dụng không tốt cho sức khỏe của thân thể. Theo những nghiên cứu y-học cho thấy những người ở trong tình trạng giận, buồn, không vui hay căng thẳng quá độ, não bộ tiết ra chất hormones gọi là độc tố adrenaline, nếu không là adrenaline đi nữa cũng là những độc tố có hại cho cơ thể. Do đó tình trạng mất thăng bằng về tình cảm kéo dài sẽ gây ra tai họa cho cơ thể, đưa đến tình trạng càng thêm khó khăn cho việc chữa trị. Trong khi đó cũng theo kết quả nghiên cứu khoa học, những người ngồi thiền định, hay trong trạng thái thư thái, tập trung tư tưởng hệ thống não bộ tiết ra chất hóa học giúp cho tâm hồn thật sự an bình, không còn căng thẳng, tiêu cực .

Nghiệp Bệnh: 

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa đích thực của nghiệp là gì? Nghiệp được dịch sang từ tiếng Phạn gọi là karma, có ý nghĩa hành vi, tư tưởng của mỗi cá nhân, từng con người trong tiền kiếp và hiện tại, từ đó hình thành con người ngày hôm nay. Người Việt thường hay nói “gieo gió gặt bão” hay là “nhân nào quả đó” phản ảnh phần nào quan niệm về “nghiệp”. Trong tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tàng” có câu kệ sau:


Đừng làm điều ác

Hãy làm điều lành

Ý trở lên thanh tịnh

Đó là lời dạy của Phật

Với những lời kệ đơn giản vừa hàm ý khuyên bảo vừa nói lên điểm quan trọng trong việc hình thành nhân cách, và cũng có thể gọi là nghiệp của mỗi con người là ý tưởng. Điều gì mang tính chất quyết định hình thành con người? Đó chính là thân, khẩu và ý. Đơn cử thí dụ, có người bày đặt chuyện dối trá người khác. Nếu như câu chuyện không thật đó không gây tổn thương đến người nghe thì cũng được đi, nhưng người nẩy ra ý tưởng, và nói điều đó ra đã tạo “nghiệp” cho chính bản thân, và đó cũng là nguồn gốc hình thành nhân cách. Nhưng nếu câu chuyện không thật đó gây tổn thương về mặt tinh thần hay vật chất đến người nghe, chắc hẳn hành vi này hay “nghiệp” đã tác động không chỉ bản thân người nói mà còn đến người nghe nữa. Nếu như mẫu chuyện đó tiếp tục ám ảnh cả người nói lẫn người nghe, có nghĩa do từ ý nghiệp đưa đến khẩu nghiệp đã tác động đến thân, và đó cũng là nguồn gốc của bệnh.

Trong “Chỉ Quán Tọa Thiền” có viết “Nếu nghiệp tội là sát sanh thì gan và mắt bệnh. Nếu nghiệp tội do uống rượu thì tim và miệng bệnh. Nếu nghiệp tội là dâm dục thì thận và tai bệnh. Nếu nghiệp tội nói dối thì lá lách và lưỡi bệnh. Nếu nghiệp tội là trộm cắp thì phổi và mũi bệnh.”.

Điều này nói lên tính chất tương quan mật thiết không thể nào tách rời giữa thân, khẩu và ý. Trong ba thành tố hình thành con người, thành tố ý là chủ đạo, là nguồn gốc để đưa đến lời nói, và sau đó là việc làm. Đức Phật cũng nêu thêm về yếu tố cha mẹ, tổ tiên, ẩm thực tức dinh dưỡng và tri thức.

Về yếu tố phụ mẫu, vì có cha có mẹ thì mới có chúng ta, đây cũng là cái ân cần phải báo đáp. Ngoài cái ân ra có những cái thừa hưởng từ cha mẹ, nói cách khác đó là yếu tố di truyền. Yếu tố này vượt ra ngoài tầm tay, khả năng, ý chí tự do lựa chọn của mỗi người, nó mang tính chất thụ động trong việc tạo dựng nhân cách cũng như nghiệp.

Khi nói đến ý thức là phải nói đến ngũ uẩn tức mắt, tai, mũi,miệng và cảm giác, có nghĩa chúng ta đã nhìn thấy cái gì, nghe điều gì, ngửi mùi gì v.v. những cảm giác này gây thành ý thức và cũng từ đó tác động đến yếu tố tạo thành con người. Khái niệm hình thành con người ngoài những yếu tố trên, còn có thêm tính chất ý chí tự do trong cuộc sống và kèm theo đó con người bị chi phối bởi quy luật nhân duyên, vô thường, vô ngã và nhân quả.

Trong Kinh Pháp Cú có nói:

“Làm điều ác tự chính bạn trở lên ô uế

Không làm điều ác, tự chính bạn trở lên thanh tịnh.

Tự mỗi người chúng ta làm cho chính chúng ta trở lên thanh tịnh, hay trở thành ô uế.

Không ai có thể làm người khác trở lên thanh tịnh”. 

Từ câu kinh trên cho thấy bệnh tật là do tự chính mỗi người chúng ta tạo thành chứ không ai khác, có thể do túc nghiệp hành vi trong quá khứ, hay trong hiện tại. Khi hiểu được nguyên nhân rồi, thì câu hỏi đặt ra là làm sao chữa trị căn bệnh.

Tái Tạo Nguồn Sinh Lực

Bệnh tật sinh ra gồm nhiều yếu tố tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thân thể, cách tư duy, lối sống, tập quán, nơi sinh sống, môi trường xung quanh và còn phải kể thêm đời sống tâm linh, yếu tố di truyền, ẩm thực cũng như văn hóa xã hội đang sống. Khi những yếu tố nội ngoại mất cân bằng, mọi tình trạng quá độ, cuộc sống quá căng thẳng, âu lo cũng là nguyên nhân sinh ra bệnh. Do đó chúng ta cần biết điều hòa, cân bằng những điều nêu trên, nhìn một cách toàn diện tâm và thân, kèm theo phương pháp tu tập như thiền định, điều tức hằng ngày, dinh dưỡng đúng đắn sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật, có cơ thể khỏe mạnh, đời sống lành mạnh, vui tươi.

Làm thế nào để có thể điều hòa những yếu tố bên ngoài với mọi bộ phận bên trong cơ thể là cơ cấu cực kỳ tinh vi, phức tạp không khác gì tiểu vũ trụ. Chẳng hạn tổng số chiều dài những mạch máu trong cơ thể là 96 ngàn triệu kilometers, có nghĩa dài gấp hai lần chu vi quả địa cầu. Điều này cho thấy cơ thể con người chúng ta cực kỳ vi diệu mọi bộ phận từ bé cho đến lớn liên hệ chằng chịt lẫn nhau vượt ra ngoài sức tưởng tượng bình thường. Chính vì lý do này hẳn nhiên phải có quy luật tự nhiên về sự sống để phối hợp điều hành mọi cơ quan những vận chuyển trong lẫn ngoài cơ thể .

Chúng ta tạm gọi quy luật tự nhiên đó là “sức sống” hay “sức sinh tồn”, người Ấn Độ gọi là Prana, người Hy Lạp gọi là Pneuma, người Nhật Bản gọi là Ki, người Trung Hoa gọi là Chi, và người Việt gọi là Khí. Nguồn “sức sống” này di động đi khắp toàn thân, mọi mạch máu, mọi tế bào của mọi bộ phận cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ sự sinh tồn, tạo thành nguồn năng lực cho sự sống, và theo đó nó toát hiện ra bên ngoài thân thể trên bộ mặt, làn da v.v. Về mặt tinh thần sức sống mạnh làm nẩy nở những đức tính như can đảm, hy vọng, vị tha kèm theo lý tưởng có mục đích trong đời sống. Do tính chất quan trọng của “khí” trong sự sống mà trong y học Đông phương có nói: "Huyết giống như nước, khí giống như gió, nước di động là do sức đẩy của gió, huyết vận chuyển là do khí dẫn đi”. Quả đúng như thế, máu có vận chuyển điều hòa được hay không là nhờ vào hồng huyết cầu có cùng với oxygen từ phổi di động đến các tế bào một cách trôi chảy hay không. Đây là một chu kỳ tuần hoàn liên tục mãi mãi không ngừng nghỉ của Khí cũng có thể nói là dòng sinh mệnh.

Để cụ thể làm thế nào nguồn năng lực này sinh động điều hòa, Phật giáo đưa ra một số phương pháp tái lập cân bằng thân tâm, dinh dưỡng được xem như những liều thuốc chữa trị trong mọi hoàn cảnh đời sống.

Phật giáo rất chú trọng đến ẩm thực vì nó là nhu cầu cần thiết hằng ngày để nuôi dưỡng thân thể, thanh tịnh hóa thân xác, và đó cũng là yếu tố quan trọng hình thành con người, và cũng bởi vì chỉ có thân thể kiện khang mới có đời sống hữu ích giúp người, giúp đời.

I. Dinh Dưỡng

Thứ nhất phương pháp dinh dưỡng, người xưa thường nói:”Tai họa do lời nói sinh ra, bệnh tật do thức ăn mang từ mồm vào.” Hay trong kinh cũng có viết:”Khi ăn chúng ta phải tâm niệm thức ăn như những liều thuốc. Đừng ăn nhiều quá hay ít quá đều không tốt cho sức khỏe. Với lượng ăn tiết độ đủ để nuôi dưỡng thân thể, đừng để đói, đừng để khát sẽ tránh được bệnh tật.”. Người phương Tây cũng hay nói:”Tùy theo những gì bạn ăn, bạn sẽ là như thế” (you are what you eat). Do đó cả đông lẫn tây đều công nhận chất dinh dưỡng trong thức ăn đóng vai trò quan trọng tạo đời sống khỏe mạnh và trường thọ. Theo Phật giáo để có thân thanh tịnh, chúng ta nên ăn nhiều thực vật bao gồm ngũ cốc, rau, trái cây, bớt đi chất thịt động vật.

Nhân đây đơn cử vài lợi ích của việc ăn nhiều chất rau đã được khoa học thực chứng, theo kết quả nghiên cứu của Đại Học UCLA, những người thường ăn rau, ngũ cốc lượng nguyên tố Serotonin (5-hydraxytryptamine) tiết ra từ não bộ nhiều hơn những người ít hay không ăn rau, trái cây, và nguyên tố này giúp cho tinh thần lạc quan, ít lo lắng, không rối loạn và thư thái. Khi lượng nguyên tố này xuống thấp sẽ khiến con người hay dễ thất vọng, chán nản, buồn rầu .

Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu của tạp chí The New England Journal of Medicine cho biết chất rau hay những chất xơ (fiber) có tác dụng giảm, loại trừ chất estrogen trong người phụ nữ giảm thiểu khả năng bị ung thư vú. Với chất rau (phytoestrogens) nhất là cà chua giúp chống lại ung thư nhiếp hộ tuyến ở nam giới. Đặc biệt loại rau súp lơ xanh (Brocolli) có chất hóa học gọi là sulforanphane mang tác dụng tống những chất độc trong máu và tế bào ra ngoài. Riêng đối với bệnh mất trí nhớ hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa trị. Do đó có một số người đề nghị để tránh rơi vào bệnh này nên đổi cách dinh dưỡng bằng cách giảm lượng ăn thịt và những sản phẩm liên hệ đến thịt, thay vào đó là đồ biển như cá, rau, thực vật, trái cây.

Hơn nữa thực phẩm dựa vào ngũ cốc, rau, trái cây ngoài việc giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng, còn giúp chống lại tình trạng oxidant các phân tử trong tế bào, có nghĩa làm trẻ ra và sống lâu.

II. Luyện Thân Tâm

Thứ hai là phương pháp tu dưỡng tinh thần, có nghĩa tu học Phật pháp, giáo lý giúp cho tư tưởng, ý nghĩ được thanh tịnh. Chúng ta có thể thâu tóm trong tinh thần Lục Ba La Mật gồm có Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định và Trí Tuệ.

(1) Hạnh Bố Thí nuôi dưỡng tình thương nghĩ đến người không may mắn, xấu số. Với đức tính này sẽ giúp và chữa trị cho lòng tham.

(2) Những người tu tại gia có một số giới luật căn bản như không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, không sát sinh, không uống rượu. Nếu chúng ta tâm niệm duy trì những giới luật này trong đời sống hằng ngày sẽ chữa trị căn bệnh phạm pháp, cộng đồng, xã hội trở lên tốt đẹp và tâm hồn trở lên thanh tịnh. Hơn nữa người tu tập Phật giáo phải thường xuyên “suy ngẫm về thân thể mình, từ gót chân đi lên trên, từ tóc trên đầu đi xuống dưới, với lớp da bọc lấy thân thể đầy rẫy những vật ô uế. Trong thân xác này gồm có: Tóc trên đầu, lông trên thân thể, móng tay, răng, da, bắp thịt, khớp xương, tủy, thân; tim, gan, màng huyết thanh, lá lách, phổi; Ruột, màng ruột, bao tử, vật bài tiết, óc; Nước mật, dịch vị, máu mỡ, chất béo.” . Phương pháp quán tưởng này giúp chúng ta thấy cần phải tẩy uế, thanh tịnh hóa xác thân tránh xa những ý tưởng có hại cho sức khỏe.

(3) Hạnh nhẫn nhục phát triển đức tính khiêm cung, nhã nhặn, khai mở lòng bao dung tha thứ từ đó diệt trừ căn bệnh hận thù. từ đó giúp rất nhiều cho bộ phận gan.

(4) Hạnh thiền định quán tưởng được lý vô thường, mọi sự vật là Không, chữa trị tâm hồn bất an, dao động, sẽ cảm thấy những cảm xúc tạo ra bởi ngũ uẩn là không thực. Thiền định trong thế tĩnh giúp tăng cường sức khỏe đưa khí trời trong sạch (oxygen) vào trong người đồng thời đưa những chất thán khí (carbon dioxide) theo hơi thở ra ngoài. Ngoài ra chúng ta có thể thiền định trong thế động như Thái Cực Thiền Dưỡng Sinh vận động toàn thân.

(5) Hạnh tinh tiến giúp hành giả nhủ lòng cái học cái biết ngày hôm nay có thể sẽ lỗi thời không còn phù hợp cần phải thay đổi, chữa trị căn bệnh lười biếng, nỗ lực học tập tinh tấn không ngừng, làm việc giúp người.

(6) Hạnh trí tuệ nhận chân cái ngã chân thật bất diệt, thường hằng là người cầm cương dẫn dắt năm con ngựa tức ngũ uẩn đi đúng đường vượt qua những đoạn đường quanh co khúc khủy, mở đường khám phá cả thế giới chân trời mới nằm đằng trước mặt, giải phóng ra khỏi những ảo tưởng, thoát khỏi sự giam hãm do dục vọng tạo ra, chữa trị căn bệnh u mê, tăm tối đạt đến cảnh giới tự do tự tại.

Nói chung con người phiền não, đau khổ, thất vọng, chán chường, bất an, trống rỗng là vì có khuynh hướng hướng ngoại, phân biệt ta và người, hằng ngày nhìn trong gương thấy ta khác người, nhìn cái giả cho là thật. Ngay chính thân xác của chúng ta thay đổi từng giây từng phút, mỗi khoẳng khắc là hằng triệu tế bào chết đi, đào thải và hằng triệu tế bào mới sinh sản ngay trong cơ thể. Vì thế cần phải đẩy lui những phiền não, không thật ra ngoài để thăng hoa trở lên an vui thanh thản hạnh phúc trở về với chân ngã, là những cái nằm bên trong con người chứ không ở đâu khác. Khi con người rơi vào tình trạng u mê, vô minh, vọng động thì Phật giáo đề xuất phương cách giải quyết là quán tưởng cái lý vô thường của vạn vật, có nghĩa không quá đam mê và chấp trước hay bám víu vào nó. Vì mọi vật đều theo lý nhân duyên, nhân quả mà kết hợp thành và rồi cũng theo đó mà tan đi giống như cát bụi trở về cát bụi. Mọi hiện tượng xuất hiện trên thế gian này ngày hôm nay rồi sẽ biến mất đi nay mai, không một sự vật nào tồn tại mãi mãi. Vậy tại sao chúng ta bám víu vào nó để rối đau khổ và sinh bệnh. Một vị cao tăng đời nhà Minh bên Trung Quốc, Hàn Sơn Thập Đắc đã nói:”Không một ai sinh ra trên cõi đời này để già, bệnh và chết thay cho bạn. Những đau khổ này chính bạn phải nhận lấy. Mọi đắng cay ngọt bùi của cuộc đời phải tự chính bạn trải qua mà thôi.” Do đó tự mỗi người phải tự chính mình tỉnh thức, hiểu rõ căn nguyên sự vật để làm sao sống một đời sống không ốm đau bệnh tật.

Từ cổ chí kim, Đông cũng như Tây không một ai phủ nhận sức mạnh tinh thần trong việc chinh phục bệnh tật, duy trì sức khỏe, thăng hoa đời sống nội tâm và thành công trong cuộc đời. Người phương Tây thường hay nói “Bạn nghĩ gì bạn sẽ là như thế” (As you think, you become), nói lên sức mạnh vô song của tinh thần. Với sức mạnh gì Armstrong vô địch liên tục sáu lần đoạt giải quán quân huy chương vàng vòng đua xe đạp Tour de France song song với đó đã phải khắc phục, chiến thắng căn bệnh ung thư hằng ngày công phá cơ thể anh. Với đức tin nào mà những nhà sư chỉ với manh áo thô sơ có thể chịu đựng cái lạnh như cắt ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ. Với ý chí nào đã giúp con người Abraham Lincoln vượt qua bao chông gai thử thách cuộc đời xuất thân trong gia đình nghèo, mẹ mất sớm, không có tiền đi học phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh, vừa làm vừa học, có lúc rơi vào cảnh tuyệt vọng, gia tài khánh tận. Cuối cùng với niềm tin sắt đá vào lý tưởng ông đã đắc cử trở thành vị Tổng Thống thứ 16 của Hợp Chủng Quốc, người đầu tiên tuyên bố giải phóng nô lệ, dù sau bao nhiêu lần thất bại trong những cuộc tranh cử vào tòa nhà Quốc Hội. Niềm tin, tinh thần lạc quan đóng vai trò không nhỏ trong đời sống.

Nếu khi chúng ta nhận biết và hiểu rõ lý vô thường của sự vật, về ngay chính con người mình với những thói hư, tật xấu cần phải thay đổi, những biến hóa thay đổi liên tục không ngừng từ thể xác cho đến tâm hồn, phân biệt được cái ta tạm thời và cái ta vĩnh cửu, bất diệt và những nỗi đau khổ không thể tránh được trên cuộc đời này với tâm bình thản là khi chúng ta đã có được liều thuốc thần dược, niềm hạnh phúc bất tận. Khi ấy chúng ta có khả năng điều chỉnh những nỗi cảm xúc, dằn nén cơn nóng giận, biết tha thứ cho tha nhân, tâm hồn trở nên trong sáng, tăng sức mạnh nội tâm, nguồn năng lực sống, có cái nhìn lạc quan, tin tưởng về cuộc đời. Khi ấy chúng ta biết cách giải quyết một cách ổn thỏa những dao động và từ đó cơn bệnh cũng sẽ giảm từ từ. Một người thực sự khỏe mạnh là người tràn ngập sức sống, năng động, yêu đời, yêu người và cũng từ đó toát ra một vẻ đẹp tự nhiên qua khuôn mặt. làn da và cả nụ cười.

“Thân Tâm Nhất Như” tâm hồn và thể xác tuy hai mà một là tư tưởng trị liệu căn bệnh toàn diện hữu hiệu, là chiếc xe, đôi cánh đưa con người đến chân trời hạnh phúc, trường thọ thiếu một trong hai thứ trên không thể nào đạt được điều mong muốn. Tâm hồn là cái trường cửu mãi mãi cần phải đi đôi với cái “đại ngã” chứ không phải cái tôi nhỏ bé. Có nghĩa để cho “Tâm” đạt đến cảnh giới bất tử chúng ta cần phải thăng hoa cái “Thân” nhỏ bé như hạt cát trong biển cả vào cảnh giới thanh văn, bồ tát, khai mở tiềm lực vô hạn nằm sâu trong tiềm thức, vượt qua những ảo tưởng, dục vọng thế gian, và những trạng thái bất an, lo lắng, sợ hãi từ từ biến mất không còn nữa.

Một khi chúng ta áp dụng những nguyên tắc chữa trị y học theo Phật giáo thì lòng tham sẽ thay thế bằng tâm bố thí, giận dữ thay thế bằng tình thương, u mê thay thế bằng trí tuệ. Khi ấy mọi bệnh tật sẽ tiêu tan thay vào đó là sức khỏe. Khi chúng ta có được tâm hồn bình thản trong mọi trạng huống, có nghĩa những độc hại đã bị đẩy lui ra khỏi tâm trí và thân thể là khi ấy chúng ta có được sự hòa hợp giữa thân và tâm, và bệnh tật không còn nữa. Nói cách khác chúng ta có dũng cảm thay đổi cách sống, lối nhìn về cuộc đời với con mắt tích cực, yêu thương tha thứ, năng vận động thân thể, thay đổi cách dinh dưỡng ẩm thực toàn diện. Đây chính là cuộc cách mạng bản thân, và cũng theo đó mọi tế bào xấu, ung thối, chất độc sẽ từ từ bị đào thải ra ngoài cơ thể, và một thân thể kiện khang, một tâm hồn trong sáng, lành mạnh sẽ thành hình.

Lý tưởng của Y học đã được minh chứng qua lời tuyên thệ Hippocratic từ 2500 năm qua là tôn trọng sự sống, phục vụ lợi ích sức khỏe con người chứ không vì tư lợi, không dùng con người như vật thí nghiệm Tinh thần này nói lên phần nào tư tưởng Phật giáo, mục đích tu tập theo Phật giáo là để có sức khỏe trở thành Kim Cương Thân vì “Sức khỏe không chỉ là trạng thái không yếu đuối hay không bệnh tật mà còn là niềm hạnh phúc trọn vẹn mang tính chất xã hội bao gồm tinh thần lẫn vật chất” .
(trích bài từ Giọt phù du)


Trong Kinh Pháp Cú có nói:
“Làm điều ác tự chính bạn trở lên ô uế
Không làm điều ác, tự chính bạn trở lên thanh tịnh.
Tự mỗi người chúng ta làm cho chính chúng ta trở lên thanh tịnh, hay trở thành ô uế.
Không ai có thể làm người khác trở lên thanh tịnh.”




NHẪN như thế nào? NHẪN NHỤC


NHẪN như thế nào? 

NHẪN NHỤC, 

NHAN nhu the nao - NHAN NHUC 


NHẪN như thế nào? NHẪN NHỤC, NHAN nhu the nao - NHAN NHUC


NHẪN như thế nào?


NHẪN NHỤC


Nhẫn nhục là nhịn thua người ta và chấp nhận điều sỉ nhục, không có ý trả hận.

“Thiên tử mà nhẫn thì nước không sanh hại,
Chư Hầu mà nhẫn thì sẽ mạnh lớn thêm,
Quan lại mà nhẫn thì chức vị sẽ tăng tiến,
Anh em mà nhẫn thì gia đình giàu sang,
Chồng vợ mà nhẫn thì được trọn đời,
Bạn bè mà nhẫn thì tiếng tăm không mất,
Tự mình mà nhẫn thì không có hoạn họa.”
 “Thiên tử mà không nhẫn thì nước trống không, hư hỏng,
Chư Hầu không nhẫn thì thân mình phải mất,
Quan lại không nhẫn thì sẽ bị trách cứ bằng hình phạt,
Anh em không nhẫn thì bị chia rẽ mỗi người một nơi,
Chồng vợ không nhẫn thì tình ý xa nhau,
Tự mình mà không nhẫn thì tai họa chẳng dứt.”
(Đức Khổng Tử)


Tại hạ cũng theo Thiền Tông và cũng hằng tham thiền.
Trong quá trình "vọng tưởng" nghiệm ra một chữ giống chữ Nhẫn là chữ "Trụ".
Trụ có thể bất động như Nhẫn - nhịn nhục như Nhẫn.
Thần giữ cột đá chống trời gọi là "Thần trụ trời"
Trụ im lìm như vách đá bên bờ biển hàng triệu năm...
Trụ như quả mìn nằm im lìm nhưng có thể phát nổ bất cứ lúc nào?
Trụ như viên đá bên đường mặc gió mưa nhưng cũng có khi là một món quà.
Trụ có vẻ tích cực hơn Nhẫn chăng...?


NHẪN như thế nào?

Nhẫn trong vinh nhục tấm thân yên,
Nhịn sự chua cay đở lụy phiền,
Nhịn kẻ tiểu nhân quân tử trí,
Nhịn điều dục vọng đắc thần tiên.

Xưa, Ông Quách-Tử-Nghi, đời nhà Ðường khi còn nhỏ đang đi học, một hôm ông xem kinh Phật thấy câu "Hắc phong xuy châu phiêu nhập chi khổ hải". Nghĩa là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào trong biển khổ. Ông không hiểu ý câu ấy ra sao, bèn đến hỏi một Hòa-Thượng, vị Hòa-Thượng thấy hỏi như vậy, thì thịnh nộ mắng ông Quách-Tử-Nghi rằng mầy còn con nít biết gì mà dám hỏi những câu đó. Ông Quách-Tử-Nghi thấy vị Hòa-Thượng trả lời như vậy thì nổi giận hầm-hầm tím mặt. Lúc ấy vị Hòa-Thượng bèn ung dung day lại cười mà cắt nghĩa cho ông Quách-Tử-Nghi biết rằng: Sự thịnh nộ của công-tử từ nãy đến giờ tức là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào biển khổ đó....

Ông Quách-Tử-Nghi hồi tâm tỉnh ngộ, bèn chấp tay tạ ơn vị Hòa-Thượng, đã dùng một cách gián-tiếp mà chỉ giáo cho mình. Ôi! Ở đời biết bao nhiêu luồng gió đen, hằng ngày lẩn-quẩn xung quanh mình của chúng ta, nếu chúng ta không hết sức lấy tấm lòng kiên-nhẫn ra chống chỏi, thì cơ hồ thân thể của chúng ta như một chiếc thuyền nhỏ kia, có ngày chìm đắm vào trong bể khổ.

Trong Kinh Hoa-Nghiêm có câu rằng: "Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai". Một phen nư giận nổi lên thì muôn ngàn nghiệt chướng nảy sanh. Trong các kinh sách của Phật, Tiên, Thánh-Hiền hằng ngày dạy nhơn-sanh chữ nhẫn làm đầu, mà con người mơ-màng chưa tỉnh ngộ.

Chúng ta nhận xét qua một trận giông tố, ắt phải có cây ngã, nhà sập, thuyền tàu chìm đắm. Còn người trải qua những cơn thịnh nộ rồi, thường có xãy ra lắm điều tai ương hoạn-họa, khi biết tự-tỉnh ăn-năn thì việc đã muộn rồi.

Vậy mà có nhiều người trải qua biết bao nhiêu lần giông tố, mà cũng không biết kiên-nhẫn chút nào, thật cũng đáng buồn cho đó...

Ta thấy được hậu quả nếu ta không thể nhẫn: không nhẫn thì phát sinh đau khổ và tạo ra biết bao nghiệp chướng đôi khi ta không hề hay biết. Thế thì nhẫn nhục phải chăng là hèn nhát, thiếu dũng khí không? Chắc là không rồi. Thật vậy, nhẫn có thể đem lại hạnh phúc cho mình và cho nhiều người khác nữa.

Chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên, Tâm ở dưới. Nếu Tâm (trái tim) mà không chịu yên, thì Đao (con dao) sẽ phập xuống ngay lập tức. Chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ Nhẫn của người xưa lại có bộ Đao, như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc, như dao nhọn có thể đâm vào tim làm con người đau đớn vô cùng.
Chữ Nhẫn tuy được hiểu theo nhiều nghĩa, nhưng không phải tất cả những nghĩa đó đều mang tính tích cực. Nhưng có một điều chắc chắn: Nhẫn không phải là chịu nhục, hạ mình, cam chịu.


NHẪN như thế nào?

Bạn thân mến, khuyên người “Nhẫn” thì dễ, tự mình “Nhẫn” thì khó hơn gấp bội. Tại hạ chưa bao giờ thấy tận mắt người nào sau khi ăn một cái tát gãy răng, vêu mỏ, phù mặt mà lại có cái “Nhẫn” để đưa nốt má bên kia cho người khác tát cả.
Trên dđ cũng thế, nhiều cao nhân tự xưng này nọ nhưng chỉ cần bị bài xích chút ít là “sân, si” cuồn cuộn.
Chứng tỏ nói về “Nhẫn” thì dễ, hành về “Nhẫn” thì khó.
Khuyên người “Nhẫn” thì dễ, tự mình “Nhẫn” thì khó.
Vợ chồng cãi nhau chút ít thì dễ “Nhẫn”, nhưng vợ đánh đề đến phải bán nhà để con cái ra đường ở thì cũng khó mà nhẫn nổi. Chồng dẫn gái về ngay nhà thì bà vợ cũng khó mà “Nhẫn” được….
Vì thế tại hạ mới tìm cho mình một chữ “Trụ”.
Tại hạ cho rằng “Trụ” ở trong “Nhẫn” nhưng có một người bạn lại cho rằng “Trụ” lớn hơn “Nhẫn” và “Nhẫn” ở trong “Trụ”.
Vì thế đành chia ra Trụ lớn và Trụ nhỏ.
Trụ lớn như cây cột chống trời, như vạn lý trường thành, như kim tự tháp… không gì chạm đến nổi, làm lung lay được.
Trụ lớn như người thầy vĩ đại đã mất, không còn gì sai sót, không thể gì so sánh nữa.
Trụ nhỏ là chính ta, ta có căn nhà của ta, ta còn nhà ở thì ta còn sống được, ta mất nhà thì cuộc sống bấp bênh, gạo không có mà ăn thì đâu có lên dđ “tám” nổi nữa.
Công việc của ta chính là “Trụ”.Việc tốt thì trụ vững, việc bấp bênh thì trụ phải nghiêng ngả, người phải lao đao.
Trụ của ta chính là thầy, gặp thầy tốt thì đường đạo tinh tấn, gặp thầy “đểu” thì xem như “móc bọc”.: ((: ((: ((
Trụ mà vững thì Nhẫn cũng dễ dàng hơn.
Trụ chính là Niềm Tin vào tôn giáo, tin một cách mù quáng hay sáng suốt đều là niềm tin… đánh mất niềm tin ấy là mất Trụ, còn niềm tin thì còn “Trụ”…

Đã nhiều phen trong cuộc đời nhận ra mình đã đánh mất quá nhiều thứ qúy giá và quan trọng hơn là đã đánh mất chính bản thân mình vì không biết nhẫn nhục để vượt qua. Kết quả là,... : ((: ((: (( thật là tệ hại nên lòng mong mỏi chia sẽ cùng các huynh đệ ta cùng nhau trau dồi đức hạnh này. Rất khó, cực kỳ khó làm nhưng vẫn cố gắng hết sức nha các huynh đệ.


Chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên, Tâm ở dưới.

Chữ Nhẫn tuy được hiểu theo nhiều nghĩa, nhưng không phải tất cả những nghĩa đó đều mang tính tích cực. Nhưng có một điều chắc chắn: Nhẫn không phải là chịu nhục, hạ mình, cam chịu.


Thần giữ cột đá chống trời gọi là "Thần trụ trời",
Trụ im lìm như vách đá bên bờ biển hàng triệu năm...
Trụ như quả mìn nằm im lìm nhưng có thể phát nổ bất cứ lúc nào?
Trụ như viên đá bên đường mặc gió mưa nhưng cũng có khi là một món quà.
Trụ có vẻ tích cực hơn Nhẫn chăng...?


Nhẫn: nói về thái độ đối phó với hoàn cảnh. Thuộc về Tâm.
Trụ: nói về sức sống trước hoàn cảnh. Thuộc về Trí.
Trụ do đó sẽ tích cực hơn Nhẫn một bước, bởi vì Trụ là tư thế chủ động, Nhẫn là tư thế bị động.
Trụ và Nhẫn quan hệ bổ sung cho nhau, Lý trí và Tình cảm không tách riêng ra được. Nhẫn tốt thì Trụ tốt, và Trụ tốt nhờ Nhẫn tốt.


Trong kinh điển, có một vị Sa môn chất vấn Đức Phật:
"Hà giả đa lực? Hà giả tối minh?"
Có nghĩa là: cái gì mạnh nhất? cái gì sáng nhất?

Đức Phật dạy: "Nhẫn nhục đa lực, bất hoài ác cố, kiêm gia an kiện. Nhẫn giả vô ác, tất vi nhân tôn. Tâm cấu diệt tận, tịnh vô hà uế, thị vi tối minh. Vị hữu thiên địa, đãi ư kim nhật, thập phương sở hữu, vô hữu bất kiến, vô hữu bất tri, vô hữu bất văn. Ðắc Nhất-thiết Trí, khả vị minh hỹ."

Có nghĩa là: "Nhẫn nhục mạnh nhất, vì chẳng mang lòng ác, lại được thêm an kiện. Kẻ nhẫn nhục không ác, tất được người đời tôn kính. Cấu bẩn trong tâm diệt hết, sạch không còn vết dơ, đó là sáng nhất. Từ khi chưa có trời đất cho đến ngày nay, bao nhiêu sự vật trong mười phương, không có gì là chẳng thấy, không có gì là chẳng biết, không có gì là chẳng nghe. Ðược Nhất-thiết Trí có thể gọi là sáng vậy."





Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: