Lễ - của Khổng Tử và Nho gia
Lễ - của Khổng Tử và Nho gia
Lễ - của Khổng Tử và Nho gia
Chữ Lễ là một thành phần quan trọng trong triết học của Nho giáo. Nói của Nho giáo cũng không đúng vì nó có trước đó, và Khổng Tử lấy thuật làm tác để hệ thống và nâng tầm chữ Lễ. Về sau, các môn đệ của Nho gia, mỗi người tùy theo cái sở trường của mình và định nghĩa và phát huy lại chữ Lễ.
Bên cạnh đó, các học phái khác như Mặc gia, Lão Trang, Dương chu, Pháp gia và Hàn Phi v.v vì cạnh tranh và khác nhau với Nho học mà cũng có ít nhiều phản bác chữ Lễ. Thế nhưng, chúng ta phải hiểu suyên suốt tư tưởng triết học của các học phái để từ đó mới có cái nhìn xuyên suốt. Tư tưởng của học phái nào, nhập thế, xuất thế, vô vi ra làm sao để từ đó mới thẩm định những lời phản bác ấy đúng hay sai. Ví dụ với tư tưởng vô vi, xuất thế, tự tại tuyệt đối của Trang Tử, thì việc phản bác không cần Nhân - Nghĩa của Nho giáo là điều hiển nhiên. Kẻ hậu học bây giờ rất hồ đồ, dùng Lão Trang phản bác Nhân - Nghĩa Khổng Tử. Dùng Mặc học chỉ trích Lễ Nhạc của Khổng Tử là Kiến thủ, một trong năm ác kiến do nhà Phật định nghĩa.
Phần I: Chữ Lễ của Khổng Tử
A- Theo sách Nho giáo trọn bộ - Trần Trọng Kim
Chữ lễ trước tiên chỉ dùng để nói cách thờ thần cho được phúc, tức là chỉ có nghĩa cúng tế, thuộc về đường tông giáo mà thôi. Sau dùng rộng ra, nói gồm cả những qui củ mà phong tục và tập quán của nhân quần xã hội đã thừa nhận, như: quan, hôn, triều, sính, tang, tế, tân chủ, hương ẩm tửu, quân lữ. Sau cùng chữ lễ lại có cái nghĩa thật rộng nói gồm cả cái quyền bính của vua và cái tiết chế sự hành vi của nhân chúng. Cái nghĩa ấy bao quát cả những việc thích hợp với cái lẽ công chính của đạo lý và lẽ thích nghi của sự lý. “Lễ giã giả, nghĩa chi thực giã. Hiệp chư nghĩa nhi hiệp, tắc lễ tuy tiên vương vị chi hữu, khả dĩ nghĩa khởi giã: lễ là cái thực của nghĩa. Hợp với các điều nghĩa mà hợp, thi lễ tuy tiên vương chưa đặt ra, nhưng cũng có thể lấy nghĩa mà khởi sáng ra được”. (Lễ ký: Lễ vận, IX). Vậy lễ với lý và nghĩa là một, có thể lấy làm qui củ cho sự hành vi, có thể tùy thời mà thay đổi cho hay hơn, tốt hơn, không phải cố chấp lấy cổ lễ cựu tục làm hạn. Chữ lễ hiểu nghĩa rộng như thế mới đúng với cái tông chỉ của Khổng giáo. Tông chỉ ấy cốt nhất là hàm dưỡng những tình cảm cho thật hậu, để gây thành cái tập quán đạo đức cho đến bậc nhân.
Theo cái nghĩa rộng, chữ lễ đã định rõ trên kia, thì tác dụng của lễ có thể chia ra làm bốn chủ đích như sau này:
1---Chủ đích thứ nhất là để hàm dưỡng tính tình. Nguyên Khổng giáo vốn là cái học trọng tình cảm, cho nhân sự đều bởi tình cảm mà sinh ra. Vậy nên thánh nhân rất chú ý về việc gây nên nhiều tình cảm rất tốt, rất hậu, tức là gây thành cái gốc đạo nhân. Cái nghĩa tối cổ chữ lễ thuộc về việc tế tự vẫn quan hệ đến đạo đức. Vì việc tế tự có thể gây thành cái trạng thái có nhiều tình cảm rất hậu. [...]
Khổng giáo dùng lễ là cốt tao thành ra một thứ không khí lễ nghĩa, khiến người ta có cái đạo đức tập quán để làm điều lành, điều phải, mà vẫn tự nhiên không biết. Sách Lễ ký, thiên Đàn cung hạ chép chuyện người Chu Phong thưa với Lỗ Ai công rằng: “Khư mộ chi gian, vị thi ai ư dân nhi dân ai; xã tắc tông miếu chi trung, vị thi kính ư dân nhi dân kính: ở chỗ mồ mả, chưa dạy dân phải thương mà dân tự nhiên có lòng thương; ở chỗ xã tắc tông miếu, chưa dạy dân phải kính mà dân tự nhiên có lòng kính, ở chỗ mồ mả thì có cái không khí bi ai, ở chỗ tông miếu thì có cái không khí tôn kính, ai đã hô hấp cái không khí ấy thì rồi tự hóa theo mà không biết. Khổng giáo dùng lễ tức là để gầy thành ra cái không khí đạo đức vậy.
2---Cái chủ đích thứ hai là để giữ những tình cảm cho thích hợp đạo trung. Gây thành ra những tình cảm rất tốt, rất hậu, là một điều rất trọng yếu của Khổng giáo. Nhưng cứ để cho tình cảm được tự do hành động thì thường sinh ra lắm điều chếch lệch, phi thái quá thì bất cập. Vậy nên phải lấy lễ mà khiến sự hành vi của người ta cho có chừng mực, để lúc nào cũng hợp với đạo trung. Khổng tử nói: “Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ, dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giảo: cung kính mà không có lễ thì phiền, cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi, dũng mà không có lễ thì loạn, trực mà không có lễ thành ra vội vã.” (Luận ngữ: Thái Bá, XIII).
[...]
Khổng giáo thỉ chung làm việc gì cũng cần lấy đạo trung; nếu không có lễ để làm tiêu chuẩn cho sự hành vi thì biết thế nào là trung được. Vậy nên Khổng tử nói rằng: “Lễ hồ, lễ hồ, sở dĩ chế trung giã: lễ vậy ôi, lễ vậy ôi, để chữa cho vừa đạo trung vậy.” (Lễ ký: Ai công vấn, XXVIII).
Cái chủ đích thứ hai này quan hệ với cái chủ đích thứ nhất mật thiết lắm, vì là các tông chỉ Khổng giáo không những là khiến người ta phải có tình cảm rất tốt, rất hậu mà thôi, nhưng lại khiến những tình cảm ấy phải điều hòa cho hợp đạo trung. Đó là quan niệm tối trọng yếu trong Khổng giáo, bởi vì người ta có giữ được tầm tính cho công chính và làm việc gì cũng đắc kỳ trung thì mới là nhân được
3---Cái chủ đích thứ ba là định lẽ phải trái, tình thân sơ và trật tự, trên dưới cho phân minh. Ở trong xã hội có vua tôi, cha con, vợ chồng, có người thân kẻ sơ, có việc phải việc trái, cho nên phải có lễ để phân biệt cho rõ mọi lẽ, khiến người ta biết đường ăn ở cho phải đạo: “Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi giã: lễ là để định thân sơ, quyết sự hiềm nghi, phân biệt chỗ giống nhau khác nhau, rõ lẽ phải trái”. (Lễ ký: Khúc lễ thượng, I). Lễ là cốt để phân ra trật tự, khiến cho vạn vật không có điều gì hồ đồ hỗn độn. “Phù lễ giả sở dĩ chương nghi biệt vi, dĩ vi dân phường giả giã. Cố quí tiện hữu đẳng, y phục hữu biệt, triều đình hữu vị, tắc dân hữu sở nhượng: lễ là dùng để làm cho rõ điều ngờ, biện bạch những điều vi ẩn, để làm sự phòng giữ cho dân. Cho nên người sang người hèn có bậc, y phục có phân biệt, có chỗ triều đình có ngôi thứ, thì dân mới có đức nhượng”. (Lễ kỷ: Phương ký, XXX).
[...]
Lễ dùng về phương diện phân tôn ti trật tự, tức là phép tắc để tổ chức luân lý ở trong gia đình, xã Hội và quốc gia vậy.
4---Chủ đích thứ tư là để tiết chế cái thường tình của người ta. Sách Lễ ký, thiên Nhạc ký nói rằng: “Nhân sinh nhi tĩnh, thiên chi tính giã. Cảm ư vật nhi động, tính chi dục giã. Vật chí tri tri, nhiên hậu hiếu ố hình yên. Hiếu ố vô tiết ư nội, tri dụ ư ngoại, bất năng phản cung thiên lý diệt hỹ: người ta sinh ra vốn tĩnh, đó là tính trời. Cảm với vật ở ngoài mà động, là cái muốn của tính. Vật đến thì cái biết của mình biết, nhiên hậu cái hiếu, cái ố, mới hình ra. Cái hiếu, cái ố mà không có tiết chế ở trong, cái biết của mình bị ngoại vật dẫn dụ, cứ thế mà không nghĩ lại, thì thiên lý tiêu diệt vậy”. Cứ theo Khổng giáo thì người ta bẩm thụ cái tính của Trời, cái tính ấy cảm xúc với ngoại vật mà động; tính động thành ra tình. Tình thì ai cũng có nhưng nếu không có cái gì để tiết chế, thì rồi bị ngoại vật làm cho đến mất cái thiên tính đi. Bởi vậy Khổng tử nói: “Phù lễ, tiên vương dĩ thừa thiên chi đạo, dĩ trị nhân chi tình: lễ là tiên vương vâng theo cái đạo của Trời để trị cái tình của người” (Lễ ký: Lễ vận, IX).
Khổng giáo vốn lấy tình cảm làm trọng, nhưng vẫn biết cái tình cảm của người thường mà không có hạn chế thì thành hư hỏng. Khổng tử nói: “Trung nhân chi tình hữu dư tắc xỉ, bất túc tắc kiệm, vô cấm tắc dâm, vô độ tắc thất, túng dục tắc bại. Cố ẩm thực hữu lượng, y phục hữu tiết, cung thất hữu độ, súc tụ hữu số, xa khí hữu hạn, dĩ phòng loạn chi nguyên giã: cái thường tình của hạng người trung nhân, hễ có thừa thì xa xỉ, không đủ thì sẻn, không ngăn cấm thì dâm đãng, không theo tiết độ thì sai lầm, buông thả lòng dục thì hư hỏng. Cho nên ẩm thực phải có hạn lượng, y phục phải có tiết chế, cửa nhà phải có pháp độ, súc tụ phải có số thường, xe cộ và đồ dùng phải có ngữ có hạn, là để giữ phòng cái nguồn loạn vậy” (Khổng tử tập ngữ: Tề hầu vấn, XIII).
Vì vậy mới theo thường tình của người ta mà đặt ra văn vẻ để giữ cho người ta khỏi làm bậy: “Lễ giả, nhân nhân chi tình nhi vi chi tiết văn, dĩ vi dân phường giả giã”, "lễ là nhân cái thường tình của người ta mà đặt ra tiết độ; văn vẻ, để làm cái ngăn giữ cho dân”. (Lễ ký: Phường ký, XXX). Nhưng cái tình của người ta thường ẩn khuất ở trong bụng không sao biết được, chỉ có dùng lễ thì mới ngăn giữ được mà thôi: “Ẩm thực, nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên; tử vong, bần khổ, nhân chi đại ố tồn yên. Cố dục ô giả, tâm chi đại đoan giã, nhân tàng kỳ tâm, bất khả trắc đạc giã; mỹ ác giai tại kỳ tâm, bất kiến kỳ sắc giã. Dục nhất dĩ cùng chi, xả lễ hà dĩ tai: cái đại dục của người ta là ở việc ăn uống trai gái, bao giờ cũng có, cái đại ố của người ta là ở sự chết mất, nghèo khổ, bao giờ cũng có. Cho nên dục, ố, là cái mối lớn của tâm vậy, người ta giấu kín cái tâm không thể dò xét được; cái hay cái dở đều ở cả trong tâm, không hiển hiện ra ngoài. Nếu muốn tóm lại làm một để biết cho cùng mà bỏ lễ thì lấy gì mà biết được”. (Lễ ký: Lễ vận, IX) [...]
Sự giáo hóa của lễ tinh vi lắm và có hiệu quả rất sâu xa: “Lễ chi giáo hóa giã vi, kỳ chỉ tà giã ư vị hình, sử nhân nhật tỉ thiện, viễn tội, nhi bất tự tri giă: sự giáo hóa của lễ rất cơ mầu, ngăn cấm điều bậy ngay lúc chưa hình ra, khiến người ta ngày ngày đến gần điều thiện, tránh xa điều tội, mà tự mình không biết”. (Lễ ký: Kinh giải, XXVI). Vì thế cho nên thánh nhân rất chuộng lễ: "Phù lễ cấm loạn chỉ sở do sinh, do phương chỉ thủy chi tự lai giã: lễ là cấm sự loạn sinh ra, như đường đê giữ cho nước không đến vậy”. (Lễ ký: Kinh giải, XXVI). Người giàu sang biết lễ thì không dâm tà, không kiêu căng; người bần tiện biết lễ thì không nản chí, không làm bậy. Người làm vua làm chúa có biết lễ thì mới biết trị nước yên dân. Nói rút lại: “Lễ chi ư chính quốc giã, do hành chi ư khinh trọng giã, thằng mặc chi ư khúc trực giã, qui củ chi ư phương viên giã: lễ đối với việc sửa nước cũng như cái cân đối với việc nặng nhẹ, cái dây đối với vật thẳng vật cong, cái qui cái củ đối với vật tròn vật vuông vậy”. (Lễ ký: Kinh giải, XXVI).
-------------
Xét kỹ bốn cái chủ đích đã nói trên kia, thì biết rõ tác dụng của lễ thật là quảng đại, thật là tinh vi, đủ chứng là tâm lý học của Khổng giáo sâu xa vô cùng. Hồ Thích Chi nói trong sách “Trung Quốc triết học sử” rằng: “Trong cái nghĩa rộng chữ lễ có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễ thì thiên trọng về cái qui củ tích cực, mà pháp luật thì thiên trọng về cái cấm chế tiêu cực. Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì và không nên làm điều gì; pháp luật thì cấm không cho làm những việc gì, hễ là làm thì phải tội. Người làm điều trái lễ thì chỉ bị người quân tử chỉ nghị chê cười, chứ người làm trái pháp luật thì có hình pháp xét xử”. Lời ấy nói riêng vể cái chủ đích thứ tự thì rất phải lắm.
Dùng lễ có lợi hơn là có thể ngăn cấm được việc chưa xảy ra, mà dùng pháp luật thì chỉ để trị cái việc đã có rồi, bởi vậy thánh nhân chỉ trọng lễ, chứ không trọng hình: “Phàm nhân chi tri, năng kiến dĩ nhiên, bất kiến tương nhiên. Lễ giả cấm, ư tương nhiên chi tiền, nhi pháp giả cấm ư dĩ nhiên chi hậu... Lễ vân, lễ vân, quí tuyệt ác ư vị manh, nhi khởi kính ư vi diểu, sử dân nhật tỉ thiện viễn tội nhi bất tự tri giã: phàm cái biết của người ta chỉ biết cái đã có rồi, không biết được cái sắp có. Lễ là để cấm trước cái sắp có, pháp luật là để cấm sai cái đã có rồi... Lễ vậy, lễ vậy, lễ quí là dứt được điều ác từ lúc chưa nảy mầm ra, dấy lòng kính ở chỗ người ta không trông thấy, để cho dân ngày ngày đến gần điều thiện, xa điều tội, mà tự mình không biết”. (Đại Đái Lễ ký: Lễ tế).
Lễ - của Khổng Tử và Nho gia
B- Theo sách Lịch sử triết học Trung Quốc – Tập I: Thời đại Tử học. Tác giả: Phùng Hữu Lan, Lê Anh Minh biên dịch
Về Lễ & Nhạc Luận Ngữ chép:
---Lâm Phóng hỏi về gốc của Lễ, Khổng Tử nói: “Câu hỏi này trọng đại lắm. Lễ mà xa xỉ thì tiết kiệm còn hơn. Tang mà chỉ lo nghi thức thì đau buồn còn hơn" (Luận Ngữ - Bát Dật)
---Cái dụng của Lễ là lấy hòa làm quí. Cái đạo của tiên vương nhờ hòa mà đẹp (Luận Ngữ - Học Nhi)
---Lễ ư? Lễ ư? Ngọc và lụa là lễ ư? Nhạc ư? Nhạc ư? Chuông và trống là nhạc ư? (Luận Ngữ
---Dương Chính – LAM chú: Khổng Tử phê bình sự thi hành lễ nhạc chỉ vụ vào hình thức.)
Trong đoạn kể trên, Khổng Tử giảng về Lễ và Nhạc đã chú trọng đến gốc của lễ và nguyên lý của nhạc, chứ không phải chỉ giảng về hình thức, tiết tấu mà thôi
[....]
Trực – Nhân – Trung – Thứ
Trên đây đã nói Khổng Tử chú trọng gốc của Lễ. Tử Hạ hỏi: “Kinh Thi nói: Miệng xinh chúm chím cười, long lanh mắt sáng ngời. Trên nền trắng vẽ màu sặc sỡ. Như vậy là có nghĩa gì?". Khổng Tử đáp: “Nền trắng có trước rồi ta mới vẽ lên sau". Tử Hạ: “Tức là lễ có sau [Nhân và Nghĩa] chăng?". Khổng Tử nói: “Bốc Thương à, trò là người phát khởi được ý ta, có thể cùng ta thảo luận về Kinh Thi rồi đó".
Tử Hạ nhờ có câu“nền trắng có trước rồi ta mới vẽ lên sau" mà hiểu rằng “lễ có sau". Người ta tất phải có tính tình chân chính rồi sau mới thực hành lễ. Cũng như gái đẹp, trước phải cười duyên liếc khéo, rồi sau đó mới trang điểm cho đẹp. Nếu không, lễ chỉ là hình thức hư ngụy, đã không đủ quí mà còn đáng khinh. Vì thế, Khổng Tử nói:
---Kẻ bất nhân thì theo lễ làm gì? Kẻ bất nhân thì theo nhạc làm gì? (Luận Ngữ - Bát Dật).
Người bất nhân không có tính tình chân chính, cho nên làm theo lễ nhạc chỉ là làm tăng thêm giả dối
---Người quân tử lấy nghĩa làm bản chất, theo lễ mà làm, từ tốn mà nói năng, lấy trung tín mà làm nên việc (Luận Ngữ - Vệ Linh Công)
Vậy lễ và chất phác phải phối hợp với nhau cùng thi hành
[...]
Thời xưa, chữ lễ rất rộng. Ngoài ý nghĩa như hiện nay, chữ lễ còn bao hàm tất cả phong tục, tập quán, chế độ, chính trị, tổ chức, xã hội. Tử Sản nói: „“Lễ là qui phạm của trời, là chuẩn tắc của đất, là hành động của dân“. Sách Trang Tử, thiên Thiên Hạ chép: “Lễ dẫn dắt hành vi“. Hễ qui tắc nào liên quan đến hành vi của con người đều thuộc về lễ.[...]
Đồng thời, Khổng Tử chú trọng gốc của Lễ nên nói đến thẳng thắn (Trực). Nói đến thẳng thắn tức là nhấn mạnh sự tự do của tính tình cá nhân, nói đến lễ là nhấn mạnh sự ràng buộc của các ước lệ xã hội đối với cá nhân. Cái trước là ý tưởng mới của Khổng Tử, cái sau vốn là qui tắc có từ xưa. Bậc quân tử trong lý tưởng của Khổng Tử là người có thể lấy tính tình chân thật mà làm theo lễ.
[...] Nhân là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong tư tưởng Khổng Tử [...] Người có lòng nhân là người có tính tình chân thật nhất và phát ra hợp lễ [...] Nhan Uyên hỏi về nhân, Khổng Tử nói: “Khắc kỉ phục lễ (Kềm chế bản thân và theo lễ) là nhân. Một ngày khắc kỉ phục lễ thiên hạ trở về nhân“. Nhan Uyên hỏi : „“Xin hỏi đặc điểm của nhân?“. Khổng Tử nói: „“Cái gì không hợp lễ thì đừng nhìn, đừng nói, đừng nghe, đừng làm“ (Luận Ngữ - Nhan Uyên). „“Thẳng thắn mà không ham học [lễ] thì có cái tệ phiền nhiễu“ (Luận Ngữ - Dương Hóa). Cho nên nhân là tính tình chân thực của con người mà khi biểu lộ thì phải hợp lễ mới được
C- Theo sách Khổng học đăng - Phan Bội Châu
Trích dẫn:
Tử viết: nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà?
Ngài nói rằng:
Người đã bất nhân thời có làm lễ mà làm sao nên lễ? Người đã bất nhân thời dầu có làm nhạc mà làm sao nên nhạc?
Chữ "lễ”, chữ "nhạc" ở đây, không phải như lễ nhạc quen nói ở đầu miệng ta đâu. Theo ở nơi lẽ trời mà bổ thêm vào tiết văn trật tự gọi là lễ; gốc ở đạo người mà biểu hiện ra ở nơi tiết tấu thanh âm thời gọi bằng nhạc. Vậy nên làm lễ làm nhạc, tất phải gốc ở lòng nhân mà tỏ rõ ra, vậy sau lễ mới nên lễ, nhạc mới nên nhạc. Nên đức Khổng Tử có bài nói rằng: Ví dầu người ta đã bất nhân thời lẽ trời đã mất hẳn, mà đạo người cũng chẳng có gì; nhưng cái lễ nhạc mà nó làm ra đó, chỉ thấy là ngọc lụa chuông trống mà thôi, có gì là lễ nhạc thiệt đâu? Nên Khổng Tử đã có câu nói rằng: "Lễ vân lễ vân, ngọc bạch vân hồ tai; nhạc vân nhạc vân, chung cổ vân hồ tai!..“
Nghĩa là, gọi bằng lễ đó, há phải thấy ngọc lụa mà gọi bằng lễ đâu, gọi bằng nhạc đó há phải nghe chuông trống mà gọi bằng nhạc đâu!
Hữu tử viết: tín, cận ư nghĩa, ngôn khả phục dã; cung, cận ư lễ, viễn sỉ nhục dã; nhân, bất thất kỳ thân, diệc khả tông dã.
[...] Giao thiệp với người, vẫn nên có thái độ cung kính. Nhưng thái độ ấy, phải theo đúng với lễ; chẳng phải gặp người nào, lúc nào cũng cung kính bướng mà được đâu. Hễ ta dùng thái độ cung kính cho đúng với nghĩa lý tức là lễ (cung cận ư lễ) thời chẳng bao giờ mắc lấy xấu thẹn (viễn sỉ nhục dã). Trái lại, cung kính người mà làm cách siểm nịnh a dua, để lấy lòng những kẻ quyền thế, ấy là trái với lễ đó rồi làm sao viễn được sỉ nhục ru? Chẳng phải thành ra người ty ô vô sỉ hay sao?
Vì vậy, người muốn tự lập, tất phải biết “lễ". Ngài cũng đã thường có câu nói rằng:
Bất học lễ, vô dĩ lập.
"Lễ" là cái đám đất vững vàng cho ta đứng. Nếu không biết "lễ", không dựa vào đâu mà lập được vậy (bất trì lễ, vô dĩ lập).
Bàn đến luân lí ở nơi quốc gia, xưa kia Nho giáo theo về đời chế độ quân chủ, nên luân lí quân thần vẫn là trọng lắm. Nhưng chỉ từ đời Tần trở xuống, một là vì cái độc quân chủ chuyên chế mà chế tạo ra vô số quân quyền; hai là vì cái tội Hán Nho xu siểm mà bày đặt ra vô số sách giả (ngụy thư), nên những câu quân quyền tuyệt đối mà họ lại niết tạo ra những lời đức Khổng Tử. Thậm chí như một thiên Hương Đảng, miêu tả những cái thái độ tôn quân đạt ư cực điểm. Chúng ta thử xem thiên ấy cho kĩ, có được mấy câu thật mấy thầy cao đệ chép ra đâu. Chẳng qua sau khi Tần đốt sách rồi, sách tàn thẻ nát, sứt ngược sứt xuôi, lũ Hán Nho nhân dịp ấy chắp vá vơ thêm cho đạt được cái mục đích siểm chúa cầu vinh, kì thực thời toàn cả thiên ấy chỉ một hai câu đúng mà thôi.
Tác giả xin chứng vào mấy câu thiệt lời đức Khổng Tử thời biết rõ được luân lí Khổng học đối với quân thần.
Tử viết: Sự quân tận lễ, nhân dĩ vi siểm dã.
Ngài nói rằng: Hễ những kẻ thờ vua hết sức làm cho có lễ mạo, là những món người dung tục kia lấy đó làm cách siểm nịnh mà thôi (sự quân tận lễ, nhân dĩ vi siểm dã), chứ theo như đạo sự quân thời chỉ cốt ở “trách nan trần thiện”, còn như lễ tiết ở bề ngoài thời có cần gì đâu.
Xem như bài này thời sự quân tận lễ, đức Thánh vẫn cho là siểm, có đâu như những việc chép ở thiên Hương Đảng, mà bảo rằng Khổng Tử làm như thế? Chẳng phải là oan cho đức Khổng Tử lắm hay sao?
Học giả phải biết chữ “lễ” ở trong bài này, khác với chữ “lễ” ở mọi nơi. Chữ “lễ” như “phục lễ” ở thiên Nhan Uyên, chữ “ước lễ” (thu thúc vào điều lễ) ở thiên Tử Hãn thời “lễ” là lẽ phải của trời; còn chữ “lễ” ở bài này thời chỉ là nghi tiết ở nơi hình thức mà thôi.
Thờ vua mà chỉ chăm chỉ ở nơi nghi tiết, chính là cách siểm nịnh của món tiểu nhân đó.
Định Công vấn: Quân sử thần, thần sự quân, như chi hà? Khổng Tử đối viết: Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung.
Định Công là vua nước Lỗ hỏi với đức Thánh rằng: Vua sai tôi, tôi thờ phụng vua, như thế nào là phải?
Đức Thánh thưa rằng: Vua với tôi thảy là người nào có chức phận người ấy, chỉ chung gánh việc nước mà thôi, vậy nên vua đối với tôi không có phép ỷ mình là quyền thế vua, nên đến lúc sai sử tôi, tất phải lấy lễ; nghĩa là, những việc không đúng với lẽ phải, không được sai sử tôi ấy là “quân sử thần dĩ lễ”. Tôi phụng thờ vua, chẳng phải kiêng nể ở quyền thế nơi vua, chỉ duy hết nghĩa vụ của mình là lo gánh việc nước- theo như nghĩa vụ mình mà thờ vua, cốt ở lòng ngay thẳng, nên phải “dĩ trung”, nghĩa là những việc gì không đúng đạo thẳng thời không đem ra thờ vua, ấy là: “thần sự quân dĩ trung”.
“Sử thần dĩ lễ”, là dựa vào lễ mà không dựa vào quyền; “sự quân dĩ trung” là cốt ở trung mà không cốt ở nịnh.
Xem như bài này thời đức Thánh đối với đạo “quân thần”, vẫn song song cân ngang như nhau: một phương diện phải có chữ “lễ” thời một phương diện mới có chữ “trung”. Nói trái lại, quân mà “vô lễ” thời thần cũng “bất trung”, đó là lẽ đương nhiên. Ngụ ý của Thánh nhân là tương đối mà không bao giờ tuyệt đối.
*******************
Xuân Thu Tả Truyện (1) bàn về đấng quân vương biết “thủ lễ” (giữ việc lễ) như sau:
«Một minh quân thưởng lành, phạt ác trông nom dân chúng như con cái người, che chở dân như trời, cưu mang dân như đất. Dân chúng đối với vị minh quân ấy sẽ thương yêu như con thương yêu cha, ngưỡng vọng tin tưởng người như hai vầng nhật nguyệt, kính tôn người như thần minh, sợ hãi người như sấm sét. Một vị minh quân như thế ai dám truất phế, dám đánh đuổi. Có đấng minh quân thông sáng như thần ấy là nguyện vọng của dân.
«Nhược bằng làm vua mà để dân chúng cùng khốn, để thần minh thiếu khói hương tế tự, thì dân sẽ tuyệt vọng, xã tắc sẽ ngả nghiêng vô chủ. Một nhà vua vô dụng như vậy lẽ nào không truất phế, không đánh đuổi đi.
«Trời sinh ra người, cũng cho họ vua chúa để hướng dẫn để họ khỏi làm hư mất tính Trời. Khi đã có vua chúa, Ngài lại cho người phụ bật chỉ vẽ, để bảo vệ và ngăn ngừa các ngài không được đi ra ngoài phạm vi bổn phận. Vì thế, Thiên tử thì có các công; chư hầu có các khanh; khanh có các trất thất (anh em); đại phu có nhị tông (họ hàng); sĩ có anh em; thứ dân như hàng thợ thuyền buôn bán, dịch lệ, mục tử, tất cả cũng đều có thân quyến để giúp đỡ họ.
Khi làm hay, thì khen thưởng; khi làm dở thì sửa phạt; hoạn nạn thì đỡ đần; lầm lạc thì dắt dìu về đường ngay nẻo chính. Từ Thiên tử đến thứ dân ai cũng có cha, anh, con, em để sửa chữa những lỗi lầm, để xem xét công việc hành chính.
Sử gia chép sách, nhạc quan làm thơ, nhạc công hát những bài châm, bài gián để can ngăn. Các quan đại phu chỉ vẽ cho vua qui tắc đường lối, sĩ tử trần tấu lên những cảm nghĩ của dân về chính sách, chính thể, dân chúng phê bình; các nhà buôn trình bày hàng hóa nơi chợ búa; bách công hiến dâng những công trình sáng tác để nhà vua có ý niệm chính xác về nền hành chính của mình.»
................
Vậy thì "Lễ" của Nho giáo chẳng phải là điều nên theo hay sao ?
-------------------
CT (1):- Theo truyền thống, Tả truyện thường được coi là tác phẩm của Tả Khâu Minh, và là lời bình cho cuốn Xuân Thu, mặc dầu một số học giả hiện nay vẫn còn tranh luận về điều này. Đa phần học giả nổi tiếng trong số đó, như Dương Bá Tuấn (楊伯峻) cho rằng tác phẩm đã được sáng tác thời Chiến Quốc, và nó đã được hoàn thành không muộn hơn năm 389 TCN.
Nhà sử học hiện đại Trung Quốc là Lê Đông Phương diễn giải về tác giả Tả truyện theo hướng khác. Ông nêu các luận điểm :
1.-Tác giả Tả thị Xuân Thu (tức Tả truyện) không thể là Tả Khâu Minh vì họ của Tả Khâu Minh là Tả Khâu chứ không phải Tả.
2.- Hai chữ Tả truyện có thể không phải là tên người mà là tên địa phương. Tả Thị là quê của danh tướng Ngô Khởi. Ngô Khởi lại là đệ tử của một người học trò của Khổng Tử, tên là Bốc Thương - còn gọi là Tử Hạ. Tử Hạ có sở trường về văn chương.
Có thể chính Tử Hạ mới là tác giả sách này. Ngô Khởi mang bộ sách này về quê Tả Thị. Về sau, bộ sách ấy được các đệ tử của ông mang từ Tả Thị qua nơi khác. Khi sách được truyền bá, người ta quen gọi "Sách Xuân Thu xuất phát từ họ Tả" - và nói gọn lại là Tả thị Xuân Thu, hay Tả truyện.
***************
TRỌNG TÂM CỦA CHỮ "LỄ":
***
(Trích Luận Ngữ)
………………………..
Theo Khổng Tử, con người toàn thiện là người có phẩm chất đạo đức phù hợp với ngũ thường, trong đó nhân tính được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, người quân tử "Có khi còn quyên sinh để giữ trọng đạo nhân" (Hữu sát thân dĩ thành nhân - Luận ngữ, XV, 8), hoặc "Người quân tử lấy đạo nghĩa thành làm căn bản, dùng lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức khiên tốn, hoàn thành nhờ chữ tín". (Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi - Luận ngữ, XV, 17).
Vậy Lễ là gì mà có thể làm cho thế giới này trở nên trật tự hài hoà? Lễ trước hết là cái làm cho vạn vật trong thế giới này có được vị thế phù hợp. Do vậy, con người là một trong vạn vật đó cũng phải tuân theo lễ, phải biết "Khắc kỷ phục lễ", bởi "Người mà không có lòng nhân, dùng lễ sao được? Người mà không có lòng nhân dùng nhạc sao được?" (Nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà? Luận ngữ, III, 3), hoặc "Cung kính mà thiếu lễ thì khó nhọc, cẩn thận mà thiếu lễ thì nhút nhát, cương dũng mà thiếu lễ thì loạn, thẳng thắn mà thiếu lễ thì nóng gắt" (Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ. Dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giáo - Luận ngữ, VIII, 2).
Như vậy, lễ là cái đóng vai trò điều chỉnh hành vi con người, làm cho con người ứng xử với nhau tốt hơn trên cơ sở lấy "Thứ" (恕)làm trọng. Nhờ có "thứ" mà con người biết "Điều gì mình không muốn [người khác làm cho mình], chớ áp dụng cho người" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Luận ngữ, XV, 23).
Khi Nhan Uyên hỏi về Nhân, Khổng Tử giải thích: "Dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân. Một ngày dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ, cả thiên hạ [chịu cảm hoá] quay về về với điều nhân vậy"
(Khắc kỷ phục lễ vi nhân, nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên. Nhân do kỷ nhi do nhân hồ tai? - Luận ngữ, XII, 1).
……………………
http://nhantu.net/BienKhaoTongQuat/LeNghiaLiemSi.htm
A.- ĐỊNH NGHĨA “LỄ”:-
LỄ (禮)
Lễ là một danh từ rất bao quát, hàm súc rất nhiều ý nghĩa.
1) Lễ trước hết là một danh từ chung bao quát mọi định luật thiên nhiên chi phối vạn vật quần sinh. (Ensemble des lois naturelles)
2) Lễ là nghi lễ, là tất cả các bổn phận con người đối với trời đất, tổ tiên (Céremonies, rites religieux, rituel, céremonial).
3) Lễ là tất cả các quy luật chi phối sinh hoạt tâm thần con người. (Lois morales)
4) Lễ là tất cả các các tổ chức chính trị xã hội (organisation politique et sociale) có thể đem đại hòa, đại thuận đến cho nhân quần.
5) Lễ là những cách cư xử tiếp nhân, đối vật thanh lịch, khéo léo (Bonnes manières, convenances, décence, bonne conduite, bonne tenue, courtoisie, bienséance, politesse).
6) Lễ là phong tục, tập quán hay nói đúng hơn là tất cả những gì gọi là thuần phong mỹ tục (Usages et coutumes, tradition).[3]
Gần đây các học giả Âu Châu, như Escarra,[4] như Needham[5] đã tìm hiểu sâu xa về chữ Lễ.
Các ông cho thấy rằng dân Trung Hoa cũng như các dân tộc khác, xưa nay thường sống theo hai bộ luật.
Một là theo bộ luật tự nhiên, do Hóa công đã ấn định. Bộ luật này được gắn liền vào với tính chất vạn hữu nhân quần. Bộ luật này chi phối vạn hữu từ các vì tinh tú trên trời, đến con người nơi gian thế.
Trung Hoa gọi những định luật tự nhiên là Lễ.
Hai là theo bộ luật nhân tạo, do chính quyền lập ra. Bộ luật này vì là nhân tạo, nên có khi hợp lý có khi không hợp lý và thường có tính cách gò bó, khô khan, cứng cỏi không uyển chuyển như những định luật tự nhiên.
Trung Hoa gọi những định luật tự nhiên này là Pháp, hay Pháp luật.[6]
Từ khi đức Khổng ra đời cho đến khi các Nho gia chân chính sau này, nhất nhất đều chủ trương dạy con theo nững định luật tự nhiên, theo những định luật tâm lý, nhân sinh, tức là phải theo Lễ.
Chủ trương Lễ trị này cũng còn được gọi là Nhân trị.
Chủ trương Lễ trị hay Nhân trị có thể toát lược như sau:
Muốn sống một đời sống cá nhân, gia đình, quốc gia hay xã hội hạnh phúc, ý nghĩa, đầm ấm, hòa hợp, cần phải biết rõ định luật thiên nhiên chi phối vạn vật, chi phối sinh hoạt cá nhân và đoàn thể.
Muốn tìm cho ra những định luật thiên nhiên cần phải:
Biết quan sát ngoại cảnh.
Biết tâm lý.
Khảo lịch sử, phong tục.
Dựa theo lẽ phải.[7]
Có vậy mới suy ra được hoạt động, cư xử lý tưởng. Những định luật thiên nhiên chi phối con người có thể quy kết lại thành 3 đề mục:
1) Con người sinh ra đời cần phải biết thích ứng với hoàn cảnh. Chẳng những thế lại còn phải biết lợi dụng hoàn cảnh để mà sống cho vui, cho mạnh.
2) Mặt khác, con người sinh ra đời còn có nhiệm vụ truyền giòng giống.
3) Những nhiệm vụ chính yếu nhất của con người là phải tiến hóa để tiến tới chân, thiện, mỹ.
Suy ra ta sẽ có những tiêu chuẩn, những định tắc sau đây để hướng dẫn hành vi, sinh hoạt của ta.
1) Phải biết vệ sinh, phải biết hiếu sinh.
2) Phải lo cho có một dòng dõi hoàn hảo, lành mạnh.
3) Phải lo gia tăng sinh lực, trau dồi tình cảm, mở mang trí tuệ, nâng cao phẩm giá, nhân cách con người, vươn mãi lên theo hướng chân, thiện, mỹ.
Vậy cái hay là cái gì làm cho đời sống ta thêm mạnh, thêm sướng, thêm trật tự, thêm an lạc, thêm hòa hợp,thêm văn minh, thêm tiến bộ.
Cái dở là cái gì làm cho đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia trở nên rối loạn, bệnh hoạn, vô lý.
Nói cách khác, cái gì làm ta sống xứng đáng với danh nghĩa con người, cái gì nâng cao giá trị con người, nâng cao phẩm cách con người, khiến con người tiến về phía tinh thần, trở nên thanh cao là hay.
Cái gì làm con người trở nên cục cằn, ti tiện, gian manh, tàn ác, trở nên thoái hóa giống như muông thú là dở.[8]
Thánh quân, hiền phụ xưa khi lập ra lễ, lập ra những định tắc nhân luân đã dựa trên những tiêu chuẩn thiên nhiên hết sức chắc chắn.
1) Vì thấy trời đất liệt bày lẽ tôn ti trật tự, nên các Ngài minh định rằng xã hội này cần phải có tôn ti trật tự, mới có thể sống thái bình hoan lạc, vì thế nên các Ngài đã minh định phận vụ cho mỗi hạng người.[9]
2) Các Ngài minh định rằng con người cần phải theo định luật tự nhiên thì mới có thể có đời sống hay, đẹp; mà đã nói đến định luật thì phải nói đến tiết độ. Cho nên các Ngài suy ra rằng con người không thể sống một cuộc đời buông thả, nhưng làm gì cũng có một chừng mực, tiết độ.[10]
3) Các Ngài minh định rằng con người sinh ra ở đời cần phải nhân nhượng lẫn nhau, kính trọng lẫn nhau, mới có thể đi đến chỗ đại hòa, đại thuận.
Nếu phàm gặp trường hợp bất đồng ý kiến nào, người xưa cũng cố điếu đình, nhân nhượng để đi đến cỗ ý hiệp tâm đầu tránh mọi chuyện đổ vỡ. Chính vì thế mà ta thường hay nói: Lễ nhượng.[11]
4) Các Ngài cũng chủ trương rằng muốn được lòng người khác, con người ta phải luôn luôn khiêm cung, nhún mình, trọng người. Chính vì thế mà khi nói đến Lễ, ta thường liên tưởng đến hai chữ Lễ phép, Lịch sự.[12]
5) Các Ngài cũng thường quan niệm rằng thuần phong, mỹ tục chính là kinh nghiệm của tiền nhân. Chúng gói ghém tất cả những cách thức tốt đẹp để đối phó với mọi hoàn cảnh, để giải quyết mọi công việc, vì thế cần phải bảo trọng.[13]
Tóm lại nếu mọi người trong một quốc gia xã hội biết giữ LỄ là :
---Sống theo những định luật tự nhiên.
---Không tự do buông thả.
---Biết lo trau dồi tâm thần cho một ngày một nên cao khiết, trang nghiêm.
---Nhường nhịn nhau kính trọng lẫn nhau, lịch sự tử tế với nhau.
---Sống theo điều hay lẽ phải thì sẽ đem đến cho mình một đời sống xứng đáng, sẽ tạo cho quốc gia xã hội một quang cảnh hạnh phúc, đầm ấm, hòa hợp.[14]
Mới hay Lễ chi phối mọi hành vi cử chỉ của con người, những cách giao tiếp của con người. «Lễ không cho phép đi quá trớn, quá giới hạn, mực thước đã qui định, không cho phép xâm phạm quyền lợi của người khác, vũ nhục, khinh khi hay sàm sở với người khác.» [15]
Hiểu Lễ là những định luật tự nhiên, là những cử chỉ, những cách đối đãi đẹp đẽ mà muôn thế hệ đã lọc lõi, lưu truyền lại trong các nếp sống hay đẹp của dân gian, ta sẽ thấy thánh hiền Đông Á xưa đã có chủ trương hoàn toàn phù hợp với chủ trương của các bậc thượng nhân, thượng trí mọi nơi, mọi đời trên thế giới.
Aritote cũng đã phân biệt hai loại lề luật:
---Lề luật trời hay lề luật tự nhiên.
---Lề luật người hay lề luật nhân tạo.[18]
Cicéron cũng cho rằng: Luật tự nhiên chính là luật trời, cố sức dạy con người làm điếu hay tránh điều dở.[19]
Âu Châu xưa cũng cho rằng: Luật nhân tạo kém vua chúa; luật thiên nhiên hơn vua chúa. Vua chúa mà dạy làm điều gì trái với luật tự nhiên thì dân chúng có quyền chống đối.[20]
Thánh Thomas cũng cho rằng lề luật thiên nhiên chính là thiên lý, chính là sự khôn ngoan của trời hướng dẫn mọi hoạt động mọi biến chuyển.[21]
Luật con người làm ra chỉ đúng là luật khi nào phù hợp với lề luật thiên nhiên, còn nếu chúng đi ngược lại với luật thiên nhiên thì không còn phải là luật nữa.[22]
Hiểu Lễ là những định luật tự nhiên giúp con người sống xứng đáng với danh nghĩa con người, sống hòa hợp với mọi người, đoàn kết với mọi người, ta mới hiểu rõ ràng được những câu sau đây của Lễ ký và Tứ thư:
«Con chim anh vũ tuy biết nói nhưng vẫn là chim. Con khỉ con vượn tuy biết nói nhưng vẫn là cầm thú, nên nếu con người không biết lễ thì tuy biết nói cũng vẫn là có lòng cầm thú.
«Cầm thú, vì không biết lễ nên mới có sự loạn luân, chung chạ.
«Cho nên thánh nhân lập ra lễ để dạy dân, để con người biết theo lễ mà ăn ở khác với loài vật.» [23]
Lễ là điều gì hợp lý.[24]
Lễ nghĩa là đầu mối của con người.[25]
Cho nên lễ phát nguyên từ trời, có tầm hoạt động lan khắp trần gian, bao quát vạn sự biến chuyển theo thời, thích ứng với mọi nghề nghiệp, hoạt động con người. Nơi tâm con người lễ giúp làm nảy nở các đức tính tự nhiên. Trong hành vi con người lễ bao quát mọi cách thức tặng dữ, trao đổi, mọi hành động, mọi phép lịch sự, xã giao, mọi vấn đề ăn uống, quan hôn, táng tế, bắn cung, đánh xe, yết triều, thăm hỏi…[26]
«Lễ nghĩa quy định những gì hay, những gì phải cho con người, nên rất cần yếu đối với con người. Nó dạy con người biết làm sao để trở nên đức hạnh thật sự, làm sao để hòa thuận với người. Nó giúp cho xương thịt con người trở nên cứng cát, rắn chắc, dạy con người cách nuôi người sống, chôn kẻ chết, tôn kính quỉ thần. Nhờ Lễ như là một cửa lớn, mà con người tìm ra được thiên đạo, sống thuận với nhân tình. Vì thế mà thánh nhân cho rằng cần phải biết lễ.
«Quốc phá, gia vong, nhân tâm ly tán chính là vì con người không còn biết cách sống theo những định luật của trời đất, của nhân sinh…» [27]
Cho nên muốn trị dân có hai cách.
Thượng sách thời dùng lễ trị dân. Khi ấy người trên làm gương đáng cho người dưới, sống theo định luật thiên nhiên, theo vật lý, tâm lý, thiên lý, theo danh dự, dạy dân biết nhường nhịn lẫn nhau, biết xấu hổ mỗi khi mình làm điều gì xằng bậy. Đó là Nhân trị, đó là Vương đạo.[28]
Hạ sách là luật pháp trị dân, dùng thủ đoạn trị dân, dùng hình phạt đe nẹt dân, lúc ấy dân sẽ tìm cách để trốn tránh lề luật và không còn biết xấu hổ vì những hành vi bất chính của mình nữa. Đó là Pháp trị, đó là Bá đạo.[29]
Các Pháp gia xưa như Hàn Phi Tử (chết năm 232, năm thứ 15 Tần Thủy Hoàng), Thương Ưởng (chết năm 338) (làm tướng quốc đời vua Tần Hiếu Công) đã có một đời dùng luật pháp nghiêm minh để trị dân, nhưng cuối cùng đếu thất bại, vì đó gò bó miễn cưỡng, vô nhân đạo không phù hợp với tâm lý con người.
Âu Châu ngày nay cũng đề cao Pháp trị, cũng dùng những lề luật hình pháp bên ngoài để trị dân, cũng dùng những thủ đoạn để thằng thúc, nhuyễn hoặc dân, chỉ bắt bẻ dân trên những hình thức bên ngoài, chỉ cần dân tuân theo những thể chế, qui ước bên ngoài mà thả lỏng lòng dục của dân, mặc cho các tính xấu của dân tha hồ phát triển, miễn sao là dân khéo léo tránh né được con mắt dòm hành của pháp luật, của các nhà cầm quyền, thế là đủ.
Vì thế nên thế giới ngày nay đã trở nên thác loạn. Cá nhân thác loạn vì có thể sống buông thả vô kỷ cương; gia đình thác loạn, sự tương kính tương thân trong gia đình dần dần mất đi; xã hội thác loạn, vì giá trị con người đã mất, vì lòng trọng kính thương yêu nhau cũng chẳng còn.
Cho nên ngày nay bàn về Lễ tức là muốn kêu gọi mọi người chúng ta hãy sống một cuộc đời hẳn hoi, chừng mực theo lẽ phải, xứng với danh nghĩa cao quý của con người, cổ súy tình tương thân, tương nhượng, tương, kính, cố gắng bảo tồn những thuần phong mỹ tục, những nề nếp đẹp đẽ của tiền nhân, để xã hội quốc gia đi đến chỗ đại hòa đại thuận.[30]
CHÚ THÍCH VỀ NGUỒN GỐC TRÍCH DẪN: -
…Hỗn độn nguyên khí ký phân, khinh thanh vi thiên tại thượng, trọng trọc vi địa tại hạ, nhi chế lễ giải pháp chi nhi lập tôn ti chi vị dã. (Khổng Đĩnh Đạt) 5 Couvreur, Li Ki, I, p.527, notes)
Khi nguyên khí đã phân, thì khí thỉnh thanh ở trên thành trời, khí trọng trọc ở dưới thành đất, nên người lập ra lễ, phỏng theo đó mà lập ra thứ vị thấp cao:
…Phù Lễ giả sở dĩ chương nghi, biệt vi, dĩ vi dân phường giả dã. Cố quí tiện hữu đằng, y phục hữu biệt, triều đình hữu vị, tắc dân hữu sở nhượng. (Lễ Ký, Phương Ký, XXX)
Lễ là dùng để làm cho rõ điều ngờ, biện bạch những điều vi ẩn, để lâm sự phòng giữ cho dân. Cho nên người sang, người hèn có bậc, y phục có phân biệt, chỗ triều đình có ngôi thứ, thì dân mời nhường nhịn lẫn nhau.
[10] Phù Lễ giả, tiên vương dĩ thừa thiên chi đạo, dĩ trị nhân chi tình. (Lễ ký, Lễ vận, IX) : Lễ là tiên vương vâng theo cái đạo của trời để trị cái tình của người.
---Lễ hồ, lễ hồ, sở dĩ chế trung dã. (Lễ ký, Ai công vấn). Lễ để điều chế cho vừa đúng mức.
---Trung nhân chi tình hữu dư tắc xỉ, bất túc tắc kiệm vô cấm tắc dâm vô độ tắc thất túng dục tắc bại. Cổ ẩm thực hữu lượng y phục hữu tiết, cung thất hữu độ, súc tụ hữu số xa khí hữu hạn dĩ phòng loạn chi nguyên dã. (Khổng Tử tập ngữ: Tế Hầu vấn, XIII) (Cf. Trần Trọng Kim. Nho giáo I, 117).
[11] Thị dĩ quân tử cung kính, tốn tiết, thoái thượng dĩ minh lễ. (Lễ ký, Khí lễ, I). Vì thế nên người quân tử cung kính, sống cho có chừng mực, tiết độ, nhún mình, nhường người để làm sáng tỏ chữ Lễ…L’idéal suprême du Kiun Tseu (quân tử) est, en toutes circonstances de faire preuve, d’une juste mesure, d’une modération rituelle, qui se traduit par le gout du compromis, des concessions réciproques, de la cote plus ou moins taillée. Abuser de son avantage invoquer «son droit» sont des choses mal vues en Chine.
Le grand arrt est de céder sur certains points, afin de réserver une monnaie d’échange pour obtenir des avantages ailleurs. Toute la philosophie chinoise est incluse dans cette notion de Yang (Nhượng) céder, faire preuve de modération…(Jean Escarra, Le Droit chinois, pp.17, 18)
-sở dĩ trị ái nhân, Lễ vi đại; sở dĩ trị Lễ Kính vi đại. (Lễ Ký Ai công vấn, XXIV, 9). Muốn cho mọi người yêu thương nhau, cần nhất là Lễ. Muốn có Lễ cần nhất là Kính.
[12] Phù Lễ giả, tự ti nhi tôn nhân. (Lễ ký, Khúc Lễ thượng, I, 25). Người biết lễ tự nhún mình để trọng người.
[13] Quoi qu’il en soit, cet enseignement confucéen de la suprématie des rites surr la loi traduisant des notions longuement élaborées, depuis des oigines dans la conscience du peuple chinois demeure vivance…(Jean Escarra, Le Droit chinois, p.19)
…Il y a là des textes qui reflètent intensément ce qu’il y a de permanent dans la civilisation chinoise et qui à ce titre, sont un précieux complément des lois civiles récemment promulguées. (Ibid. 162)
---La conception du droit traduit fondamentalement des notions qui se sont élaborées, à l’aube d’une civilisation, dans la conscience des hommes qui ont peuplé la Chine. (Ib p.78).
[14] Tứ thể cử chính, phu cách sung doanh, nhân chi phì dã. Phụ tử đốc, huynh đệ mục, phu phụ hòa, gia chi phì dã. Đại thần pháp, tiểu thần liêm, quan chức tương tự quân thần tương chính, quốc chi phì dã.
Thiên tử dĩ đức vi xa, dĩ nhạc vi ngự, chư hầu dĩ lễ tương dữ, đại phu dĩ pháp tương tự, sĩ dĩ tín tương khảo, bách tính dĩ mục tương thủ, thiên hạ chi phì dã. Thị vị đại tuận. (Lễ ký, Lễ vận VII)
[15] Lễ bất du tiết, bất sâm vũ bất hiếu áp. (Lễ ký, Khúc lễ, Tiết I, câu 10)
[16] Tử viết: Chế độ tại lễ, văn vi tại lễ, hành chi ký tại nhân hồ! (Lễ ký, Trọng Ni yến cư, XXV). Lễ quy định mực thước phải giữ, hành động hay đẹp phải theo, nhưng giữ được là tùy nơi người.
---Thị cố thánh nhân tác, vi Lễ dĩ giáo nhân, sử nhân dĩ hữu lễ, tri tự biệt ư cầm thú. (Lễ ký, Khúc lễ I).
[17] Tử viết: …Quân tử lễ dĩ sức tình (Lễ ký, Tăng tử vấn). Người quân tử lấy lễ làm đẹp tâm tình.
---Phù lễ, tiên vương dĩ thừa thiên đạo, dĩ trị nhân chi tình. (Lễ ký, Lễ vận IX). Lễ là tiên Vương vâng theo cái đạo của trời, để trị cái tình của người.
---Lễ giả nhân chi tình nhi vi chi tiết văn, dĩ vi dân phường giả dã. (Lễ ký, Phường ký, XXX). Lễ là nhân cái thường tình của người ta mà đặt ra tiết độ, văn vẻ để làm cái ngăn giữ cho dân.
---Phù Lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị minh thị phi dã (Lễ ký, Khúc lễ thượng, I). Lễ là cốt để ohân ra trật tự, khiến cho vạn vật kông có điều gì hồ đồ, hỗn độn.
---Phù Lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị minh thị phi dã (Lễ ký, Khúc lễ I). Lễ cốt để định thân sơ, tránh hết lẫn lộn, nghi ngờ, phân biệt cái gì giống nhau, cái gì khác nhau cho thấy rõ cái nào là phải, cái nào là sai…
---Nhân hữu lễ tắc an, vô lễ tắc nguy, cố viết: lễ giả bất khả bất học dã (Lễ ký, Khúc lễ, I). Người có lễ sẽ bình an, không có lễ sẽ nguy, cho nên nói lễ cần phải được học hỏi vậy.
---Lễ khí, thị cố đại bị. Đại bị thịnh đức dã. Lễ thích hồi tăng mỹ chất (Lễ ký, Lễ khí VIII). Lễ cốt là để rèn luyện con người. Lễ giúp con người đi đến chỗ thành toàn, đi đến chỗ nhân đức, hòan thiện. Lễ giúp con người sửa nết xấu, mở mang tính tốt.
[18] Political justice is of two kinds one natural (physicon) and the other conventional (nomikon) …(Nicomach, Eth.V,VII, tr. Rackham p.295. - Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol 2, p.520.)
[19] Cicérron (-106 te-43) of course, reflection this, saying: «Natualem legem divinam esse censet (Zeno), eamque vim obtinere recta imperantem prohibentemque contraria.» De Natura Deorum, I, 14 (tr. Brooks, p.30). -Joseph Needham, Science and civilisation in China, Volume 2, p. 534.
[20] Positiva lex est infra principantem sicut lex naturalis est supra. (Joseph Needham, Science and civilisation in China, Volume 2, P.538)
[21] Lex Oeterna nihil aliud est quam summa ratio divinae sapientine secun dum quod est diectiva omnium actuum et motionum.
(Summa.I.(2). Q.93 at.I.- Joseph Needham Science and Civilisation in China, Volume 2, p. 538.
[22] Every law framed by man bears the nature of a law in the extent to which it is derived from the Law of Nature. But if on any point it is in conflict with the Law of Nature, it at once ceases to be a law; it is a mere corruption of law. (Joseph Needham, Science and civilisation in China, Volume 2, p. 538).
[23] Anh Vũ năng ngôn, bất ly phi điểu. Tinh tin năng ngôn bất ly cầm thú. Kim nhân nhi vô lễ, tuy năng ngôn, bất diệt cầm thú chi tâm hồ? Phù duy cầm thú vô lễ cố pụ tử tụ ưu. Thị cố thánh nhân tác, vi lễ dĩ giáo nhân, sử nhân dĩ hữu lễ, tri tự biệt ư cầm thú. (Lễ ký, Khúc lễ thượng).
[24] Tử viết: Lễ giả, Lý dã. (Lễ ký, Trọng Ni yến cư. XXV)
[25] Cố Lễ nghĩa dã giả nhân chi đại đoan dã. (Lễ ký, Lễ vận VII)
[26] Cố Lễ tất bản ư thiên, động nhi chi địa, liệt nhi chi sự, biên nhi tòng thời, hiệp ư phân nghệ. Kỳ cư nhân dã viết dưỡng, ký hành chi dĩ hóa lực, từ nhượng, ẩm thực, quan hôn táng tế, sạ ngự, triều sinh. (Lễ ký, Lễ vận, VII).
[27] Cố Lễ Nghĩa dã giả, nhân chi đại đoan dã. Sở dĩ giảng tín tu mục, nhi cố nhân coơ phu chi hội, cân hài chi thúc dã. Sở dĩ dưỡng sinh tống tử, sự qui thần chi đại đoan dã. Sở dĩ đạt thiên đạo, thuận nhân tình chi đại đậu dã. Cố duy thánh nhân vi tri lễ chi bất khả dĩ dĩ dã. Cố hoại quốc táng gia, vong nhân, tất tiên khứ kỳ lễ. (Lễ ký, Lễ vận, VII).
[28] Tử viết: Đạo chi dĩ chính, tế chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sĩ thả cách. (Luận Ngữ, Vi Chính II, 3).
[29] Liêm Khê tiên sinh viết: “Cổ thánh vương chế lễ pháp, tu giáo hóa, tam cương chính, cửu trù tự, bách tính đại hòa, vạn vật hàm nhược…hậu thế lễ pháp bất tu, chính hình hà vẫn, túng dục bại độ, hạ dân khốn khổ…(Cận tư lục 0.9, tr. 1a).
[30] Lễ chi dụng hòa vi quý. (Luận ngữ, Học nhi I).
[31] Nghĩa giả nghi dã. (Trung Dung chương XX, Lễ ký chương XXVIII, Trung Dung, tiết II, câu 6).
[32] Hà vị nhân nghĩa: Phụ từ, tử hiếu, lương huynh, đệ đễ, phu nghĩa, phụ thính trưởng huệ, ấu thuận, quân nhân, thần trung, thập giả vị chi nhân nghĩa…Cố thánh nhân sở dĩ trị nhân thất tình, tu thập nghĩa, giảng tín, tu mục, thượng từ nhượng, khử tranh đoạt, xả lễ hà dĩ trị chi? (Lễ ký, Lễ vận)
[33] Tề Cảnh Công vấn chính ư Khổng Tử. Khổng Tử đối, viết: «Quân nhân, thần thần, phụ phụ, tử tử». Công viết: «Thiện tai! Tín như quân bất nhân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, tuy hữu túc, ngô đắc nhi thực chi?» (Luận ngữ, Nhan Uyên XII, II).
[34] Tề Cảnh Công vấn chính ư Khổng Tử. Khổng Tử đối, viết: «Quân nhân, thần thần, phụ phụ, tử tử». Công viết: «Thiện tai! Tín như quân bất nhân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, tuy hữu túc, ngô đắc nhi thực chi?» (Luận ngữ, Nhan Uyên XII, II).
[35] Tử viết: «Phạn sơ tự, ẩm thủy, khúc quăng nhi chẫm chi, lạc diệc tại kỳ trung hỹ. Bất nghĩa nhi phú tha quy, ư ngã như phù vân.» (Luận ngữ, Thuật nhi, VII, 15)
[36] Nhân giả nghĩa chi bổn dã, (Lễ ký, Lễ vận, VII, tiết IV, II) Lý giả nghĩa dã. (Lễ tang phục tứ chế, 13)
[37] Cố Lễ Nghĩa dã giả…sở dĩ đạt thiên đạo, thuận nhân tình chi đại đâu cả. (Lễ ký, Lễ vận VII).
[38] Cảm vấn: «Hà vị hạo nhiên chi khí?» Viết: «Nan ngôn dã. Kỳ vi khí dã chí đại chí cương; dĩ trực dưỡng chi nhi vô hại, tắc tắc hồ thiên địa chi gian. Kỳ vi khí dã, phối nghiã giữ đạo; vô thị, nỗi dã. Thị tập nghĩa sở sinh dã. Phi nghĩa tập nhi thủ chi dã.» (Mạnh Tử, Công tôn Sửu, chương cú thượng, 2)
Dám hỏi thầy: Sao gọi là khí hạo nhiên?
---Khó giải lắm. Cái khí rộng lớn, bao la, cứng cỏi vững vàng lắm. Nếu mình thuận theo lẽ thẳng mà bồi dưỡng nó, đừng làm tổn hại nó thì nó sẽ lan ra khắp trong khoảng trời đất này. Cái khí ấy phối hợp với việc nghĩa việc đạo băng không nó sẽ hư hoại đi.
Mình cần phải làm nhiều việc hợp nghĩa, cái khí hạo nhiên ấy mới sinh ra; chẳng phải làm một việc nghĩa rời rạc, mà thâu đoạt được cái khí lực ấy. Nếu mình làm việc quấy bậy chẳng thuận với lương tâm thì cái khí ấy phải hư hoại vậy…
B.- TÁC DỤNG CỦA LỄ VỚI CUỘC SỐNG:-
Mục đích của Lễ là:
---Dạy dân cho biết nhân luân, biết hiếu, biết kính.[16]
---Nuôi dưỡng những tính tốt.
---Ngăn chặn những tính xấu.
---Điếu hòa đời sống tình cảm tâm tình.
---Xác định tôn ti, thiện ác, thị phi.
---Đem lại hòa hợp, ngăn chặn sự chia rẽ, loạn lạc.
---Đào luyện cho con người ngày một thêm thanh lịch, thêm nhân cách.[17]
Lễ quy định những luật thiên nhiên chi phối đời sống con người, quy định nhân luân, quy định thuần phong mỹ tục, cho nên tất nhiên phải chú ý đến gia đình.
«Lễ có mục đích đem lại sự hoà thuận cho mọi người.»
«Lễ nghĩa quy định những gì hay, những gì phải cho con người, nên rất cần yếu đối với con người. Nó dạy cho con người biết làm sao để trở nên đức hạnh thực sự, làm sao để hà thuận với người. Nó giúp cho xương thịt con người trở nên cứng cát, rắn chắc, dạy con người cách nuôi người sống, chôn kẻ chết, thờ thần minh. Nhờ lễ như là một cửa lớn mà con người tìm ra được thiên đạo, sống thuận với nhân tình. Vì thế mà thánh nhân cho rằng cần phải biết lễ. Quốc phá gia phong, nhân tâm ly tán, chính là vì con người đã không còn biết sống theo những định luật của trời đất, của nhân sinh…»
Lễ Ký cho rằng muốn sống cho hay cho phải, mọi người phải biết cách cư xử cho đúng ngôi, đúng vị của mình.
Vua phải phân,
Thần phải trung,
Cha phải khoan từ,
Con phải hiếu thảo,
Anh phải hẳn hoi,
Em phải kính thuận,
Chồng phải đường hoàng,
Vợ phải nhu thuận,
Người lớn phải thi ân,
Người nhỏ phải vâng phục.
«Cho nên thánh nhân nếu muốn trị thất tình con người, tu thập nghĩa, giảng dạy chữ tín, tài bồi chữ hoà, đề cao sự nhường nhịn, loại trừ sự tranh đoạt, mà không dùng Lễ thì lấy gì mà trị người?»
(trích sách Lễ Ký)
------------------------------------
"Kinh Lễ":
Kinh Lễ hay còn gọi là Lễ ký (禮記) là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến Quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước. Học giả thời Hán là Đới Đức đã dựa vào bản do Lưu Hướng thu thập gồm 130 thiên rồi tổng hợp giản hoá còn 85 thiên gọi là Đại Đới Lễ ký, sau đó cháu Đới Đức là Đới Thánh lại đơn giản hoá Đại Đới Lễ Ký còn 46 thiên, thêm vào các thiên Nguyệt lệnh, Minh Đường vị và Nhạc ký, tổng cộng là 49 thiên, được gọi là Tiểu Đới Lễ ký. Đại Đới Lễ ký đến thời Tuỳ, Đường bị thất lạc quá nửa, hiện nay chỉ còn 39 thiên, do đó Tiểu Đới Lễ ký là bản Kinh Lễ thông dụng hiện nay.
Toàn bộ Kinh Lễ được viết bằng tản văn, không chỉ miêu tả chế độ lễ nghi đương thời mà còn giáo dục về nhân nghĩa, đạo đức, ngoài ra có giá trị về văn học rất lớn. Đại Học và Trung Dung, hai cuốn sách kinh điển của Nho giáo, chính là hai thiên trong Kinh Lễ.
Khổng Tử hiệu đính lại Kinh Lễ mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời". (sách Luận Ngữ).
Nội dung:
• Khúc lễ thượng (hai thiên)
• Khúc lễ hạ (hai thiên)
• Đàn cung thượng
• Đàn cung hạ
• Vương chế
• Nguyệt lệnh
• Tăng Tử vấn
• Văn Vương thế tử
• Lễ vận
• Lễ khí
• Giao đặc sinh
• Nội tắc
• Ngọc tảo
• Minh đường vị
• Tang phục tiểu ký
• Đại truyện
• Thiếu nghi
• Học ký
• Nhạc ký
• Tạp ký thượng
• Tạp ký hạ
• Tang đại ký
• Tế pháp
• Tế nghĩa
• Tế thống
• Kinh giải
• Ai Công vấn
• Trọng Ni yên cư
• Khổng Tử nhàn cư
• Phường ký
• Trung dung
• Biểu ký
• Truy y
• Bôn tang
• Vấn tang
• Phục vấn
• Gian truyện
• Tam niên vấn
• Thâm y
• Đầu hồ
• Nho hành
• Đại học
• Quan nghĩa
• Hôn nghĩa
• Hương ẩm tửu nghĩa
• Xạ nghĩa
• Yến nghĩa
• Sính nghĩa
• Tang phục tứ chế
Nếu bạn cần tài liệu để tham khảo thì có thể đọc sách LỄ KÝ CHÍNH NGHĨA có 36 quyển sau: - (xem giảng giải về LỄ trong 10 quyển đầu).
http://zh.wikisource.org/zh-hant/%E7%A6%AE%E8%A8%98%E6%AD%A3%E7%BE%A9
禮記正義
作者:鄭玄 孔穎達 東漢 唐
漢鄭玄註,唐孔穎達疏。《隋書•經籍誌》曰:「漢初,河間獻王得仲尼弟子及後學者所記一百三十一篇 獻之,時無傳之者。至劉向考校經籍,檢得一百三十篇,第而敘之。又得《明堂陰陽記》三十三篇、《孔子三朝記》七篇、《王史氏記》二十一篇、《樂記》二十三 篇,凡五種,合二百十四篇。戴德刪其煩重,合而記之為八十五篇,謂之《大戴記》。而戴聖又刪大戴之書為四十六篇,謂之《小戴記》。漢末,馬融遂傳小戴之 學。融又益《月令》一篇、《明堂位》一篇、《樂記》一篇,合四十九篇」云云,其說不知所本。今考《後漢書•橋元傳》云:「七世祖仁,著《禮記章句》四十九 篇,號曰橋君學」。仁即班固所謂小戴授梁人橋季卿者,成帝時嘗官大鴻臚,其時已稱四十九篇,無四十六篇之說。又孔《疏》稱《別錄》、《禮記》四十九篇, 《樂記》第十九。四十九篇之首,《疏》皆引鄭《目錄》,鄭《目錄》之末必雲此於劉向《別錄》屬某門。《月令目錄》云:「此於《別錄》屬《明堂陰陽記》。」 《明堂位目錄》云:「此於《別錄》屬《明堂陰陽記》。」《樂記目錄》云:「此於《別錄》屬《樂記》。」蓋十一篇今為一篇,則三篇皆劉向《別錄》所有,安得 以為馬融所增。《疏》又引元《六藝論》曰:「戴德傳《記》八十五篇,則《大戴禮》是也。戴聖傳《禮》四十九篇,則此《禮記》是也。」玄為馬融弟子,使三篇 果融所增,玄不容不知,豈有以四十九篇屬於戴聖之理?況融所傳者乃《周禮》,若小戴之學,一授橋仁,一授楊榮。後傳其學者有劉祐、高誘、鄭玄、盧植。融絕 不預其授受,又何從而增三篇乎?知今四十九篇實戴聖之原書,《隋誌》誤也。元延祐中,行科舉法,定《禮記》用鄭玄《註》。故元儒說《禮》,率有根據。自明 永樂中敕修《禮記大全》,始廢鄭《註》,改用陳澔《集說》,《禮》學遂荒。然研思古義之士,好之者終不絕也。為之疏義者,唐初尚存皇侃、熊安生二家(案明 北監本以皇侃為皇甫侃,以熊安生為熊安,二人姓名並誤,足征校刊之疏。謹附訂於此。)貞觀中,敕孔穎達等修《正義》,乃以皇氏為本,以熊氏補所未備。穎達 《序》稱:「熊則違背本經,多易茆義,猶之楚而北行,馬雖疾而去愈遠。又欲釋經文,惟聚難義,猶治絲而棼之,手雖繁而絲益亂也。皇氏雖章句詳正,微稍繁 廣。又既遵鄭氏,乃時乖鄭義。此是木落不歸其本,狐死不首其丘。此皆二家之弊,未為得也。」故其書務伸鄭《註》,未免有附會之處。然採摭舊文,詞富理博, 說《禮》之家,鑽研莫盡,譬諸依山腫墉,煮海為鹽。即衛湜之書尚不能窺其涯涘,陳澔之流益如莛與楹矣。
目錄
• 序
• 卷一•曲禮上第一
• 卷二•曲禮上第一
• 卷三•曲禮上第一
• 卷四•曲禮下第二
• 卷五•曲禮下第二
• 卷六•檀弓上第三
• 卷七•檀弓上第三
• 卷八•檀弓上第三
• 卷九•檀弓下第四
• 卷十•檀弓下第四
• 卷十一•王制第五
• 卷十二•王制第五
• 卷十三•王制第五
• 卷十四•月令第六
• 卷十五•月令第六
• 卷十六•月令第六
• 卷十七•月令第六
• 卷十八•曾子問第七
• 卷十九•曾子問第七
• 卷二十•文王世子第八
• 卷二十一•禮運第九
• 卷二十二•禮運第九
• 卷二十三•禮器第十
• 卷二十四•禮器第十
• 卷二十五•郊特牲第十一
• 卷二十六•郊特牲第十一
• 卷二十七•內則第十二
• 卷二十八•內則第十二
• 卷二十九•玉藻第十三
• 卷三十•玉藻第十三
• 卷三十一•明堂位第十四
• 卷三十二•喪服小記第十五
• 卷三十三•喪服小記第十五
• 卷三十四•大傳第十六
• 卷三十五•少儀第十七
• 卷三十六•學記第十八
• 卷三十七•樂記第十九
• 卷三十八•樂記第十九
• 卷三十九•樂記第十九
• 卷四十•雜記上第二十
• 卷四十一•雜記上第二十
• 卷四十二•雜記下第二十一
• 卷四十三•雜記下第二十一
• 卷四十四•喪大記第二十二
• 卷四十五•喪大記第二十二
• 卷四十六•祭法第二十三
• 卷四十七•祭義第二十四
• 卷四十八•祭義第二十四
• 卷四十九•祭統第二十五
• 卷五十•經解第二十六
• 卷五十•哀公問第二十七
• 卷五十•仲尼燕居第二十八
• 卷五十一•孔子閒居第二十九
• 卷五十一•坊記第三十
• 卷五十二•中庸第三十一
• 卷五十三•中庸第三十一
• 卷五十四•表記第三十二
• 卷五十五•緇衣第三十三
• 卷五十六•奔喪第三十四
• 卷五十六•問喪第三十五
• 卷五十七•服問第三十六
• 卷五十七•間傳第三十七
• 卷五十八•三年問第三十八
• 卷五十九•深衣第三十九
• 卷五十九•投壺第四十
• 卷五十九•儒行第四十一
• 卷六十•大學第四十二
• 卷六十一•冠義第四十三
• 卷六十一•昏義第四十四
• 卷六十一•鄉飲酒義第四十五
• 卷六十二•射義第四十六
• 卷六十二•燕義第四十七
• 卷六十三•聘義第四十八
• 卷六十三•喪服四制第四十九
Trích dẫn:
Sách Đại học dạy người ta tu thân, cái thân ấy tức gồm cả tai mắt miệng mũi chân tay mà nói.
Muốn tu được thân, cốt phải giữ gìn thế nào, phàm những sự gì phi lễ (chữ lễ đây tức là lý, là nghĩa; phi lễ là trái với lẽ phải, với chính nghĩa) thì mắt chớ có nhìn vào, tai chớ có nghe, miệng chớ có nói, mũi chớ có ngửi, chân tay chớ có cử động. Tu thân cốt phải dụng công như thế.
Nên biết cái tâm là chúa tể của thân. Thật ra, tuy là mắt nhìn, nhưng nhìn ấy chính là tâm, tuy là tai nghe, nhưng nghe ấy chính là tâm, miệng với tay chân tuy là nói năng cử động, nhưng thật sự nói năng cử động ấy cũng là tâm vậy.
Cho nên muốn tu thân, cốt nhất là giữ tâm thể mình lúc nào cũng sáng suốt trong sạch, không để có mảy may nào bất chính ở trong đó.
Vị chúa tể ấy một khi đã chính, thì nảy khiếu ra ở mắt, tự nhiên không có cái nhìn phi lễ; nảy khiếu ra ở tai, tự nhiên không có cái nghe phi lễ; nảy khiếu ra ở miệng với chân tay, tự nhiên cũng không có những ngôn động phi lễ.
Ấy thế là tu thân ở chỗ làm chính cái tâm mình đấy.
Hết trích.
(Đây là lời dịch chính xác những lời dạy của Vương Dương Minh - Do Đào Trinh Nhất (1900-1951): Nhà văn, kí giả, học giả chuyển ngữ sang Việt).
(Trích trong cuốn Đào Trinh Nhất - Tác phẩm 2 tr.157- Do Nguyễn Q. Thắng sưu tâm biên khảo).
Giữ Lễ là một mắt xích nằm trong quá trình tu thân bên Nho học đề ra. Và cái gì điều chỉnh hành vi như Phạm Thắng hỏi đấy thì cuối cùng là quay về bản tâm. Mà đã di đến Tâm rồi thì sẽ đi đến tận cùng vấn đề TU LUYỆN rồi. Vương Dương Minh nói:
Chủ tể của thân ấy là tâm, sự phát động của tâm ấy là ý, bản thể của ý ấy là tri, sở tại của tri ấy là vật. Ví dụ ý mình để vào chỗ thờ cha mẹ, thì thờ cha mẹ tức là một việc; ý mình để vào chỗ giúp dân yêu vật, tức thị giúp dân yêu vật cũng là một việc; ý mình để vào chỗ nhìn ngó, nghe ngóng, nói năng, cử động, tức thị nhìn ngó, nghe ngóng, nói năng, cử động cũng là một việc. Vì thế, ta nói không có việc gì ngoài tâm.
身之主宰便是心,心之所在便是 意意之本理便是知,知之所在便是物.如意在於事親便是 一物,意在於事君.即事君便是一物,意在於仁民愛物,即仁民愛物便是一物.意在於視聽言動,便是一物。所以某 說無心之外物
"Thân chi chủ tể tiện thị tâm; tâm chi sở tại tiện thị ý; ý chi bản lý tiện thị tri; tri chi sở tại tiện thị vật. Như: ý tại sư sự thân, tức sự thân tiện thị nhất vật: ý tại ư sự quân, tức sự quân tiện thị nhất vật: ý tại ư nhân dân ái vật, tức nhân dân ái vật tiện thị nhất vật; ý tại ư thị thính ngôn động, tức thị thính ngôn động tiện thị nhất vật. Sở dĩ mỗ thuyết vô tâm chi ngoại vật”.
(sách đd, trang 110).
Đức Khổng không nói hoặc viết một chuyên đề về Lễ, mà Ngài chỉ nói, giảng rải rác trong các sách :- Đại học, Trung dung, Luận ngữ.
Riêng trong Luận Ngữ, Khổng Tử thường nhắc rất nhiều đến chữ lễ. Có thể nói, trong mỗi chương đều có nhiều đoạn bàn về lễ, có khi chủ động giảng giải, có khi thụ động trả lời câu hỏi của các đồ đệ liên quan tới lễ. Chúng tôi xin tạm phân chia ý nghĩa của lễ trong Luận Ngữ theo những phạm trù sau:
---Thứ nhất, lễ là một phương cách biểu tả hòa khí, và như vậy nó có thể giúp tề gia, trị quốc. Hữu Tử, một đồ đệ của Khổng Tử nói: "Lễ chi dụng, hòa vi quý. Tiên vương chi đạo, tư vi mỹ; tiểu đại do chi. Hữu sở bất hành. Tri hòa nhi hòa, bất dĩ lễ tiết chi, diệc bất khả hành giã". [01]
---Thứ hai, lễ biễu hiện chính nền đạo đức. Theo Khổng Tử, căn bản của lễ không có chi khác hơn là chính nền đạo đức. Ðạo nhân, đạo nghĩa (như thấy sau này nơi Mạnh Tử), đạo tín (tức chân thành), vân vân, là những đức tính căn bản của lễ. [02] Một người thiếu lễ, không thể là người quân tử.
Trung, Hiếu thực ra chỉ là những quy tắc tất yếu xây dựng trên nhân, nghĩa, và tín, trong khi lễ là một phương thế biểu hiện những đức tính trên. [03]
---Thứ ba, lễ là những nghi thức mà ta phải theo, tùy theo nơi chốn, tùy theo địa vị, tùy theo tương quan giữa chúng ta với những người ta gặp. Trong chương Thuật Nhi, Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh tới nghi thức cũng như thái độ ta phải có khi cúng tế, khi thụ tang, khi gặp thiên tai, vân vân. Chính vì ngài nhấn mạnh tới nghi thức cũng như thái độ mà đa số nho gia đã hiểu lễ như là nghi lễ, nghi thức, hay quy luật ta phải theo khi cúng tế, khi tổ chức hôn lễ, khi tham gia vào việc công (làm quan, triều yết), khi sinh con đẻ cái, khi có tang, vân vân (quan, hôn, triều, sinh, tang, tế). [04]
---Thứ tư, ngay từ thời Khổng Tử, đã có một số nho gia theo lối nhìn thứ ba, đặc biệt chú trọng tới lễ, nhạc coi như là nghi lễ, nghi thức và nghi pháp. Ngay cả thầy Tử Lộ cũng đã hiểu nhầm Khổng Tử, khi thầy thấy Thầy mình hình như không giữ một số lễ nghi (chuyện Khổng Tử tiếp một phụ nữ). Cho tới thời Tuân Tử, và nhất là tới thời học trò của họ Tuân, nhất là thời Pháp gia, nho gia thường gắn lễ liền với pháp, như chúng ta thấy từ ngữ hay dùng: "lễ pháp" (tiếng Việt gọi trại đi là "lễ phép"), tức quy tắc mà ta bắt buộc phải theo. Thực ra, như chúng tôi muốn nhấn mạnh, Khổng Tử không nghĩ như vậy, bởi vì theo ngài lễ là cả một lối sống toàn diện, tức lối sống mà ta phải theo để có thể bảo tồn sự sống và xã hội. Thành thử, theo lễ, tức là theo cái lẽ phải, [05] hợp lễ là hợp với bản tính ta vốn có. Ngài từng nói: "Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ, dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giảo." [06]
Nói tóm lại, lễ trong Luận Ngữ mang hai bản chất: Lễ chi bản và lễ chi dụng. [07] Lễ chi bản nói lên lễ như là bản chất biểu tả một cách trung thực bản tính con người, trong khi lễ chi dụng nói lên tính chất công cụ của lễ trong công việc giữ gìn trật tự, cũng như giữ được sự cân bằng trong cuộc sống, trong những giao tiếp của con người.
CHÚ THÍCH:
[01] Luận Ngữ, 1: 12 (Học Nhi). Chu Hi chú giải. Việt ngữ: "Công năng của lễ cốt ở thực dụng tạo ra hòa hợp là điểm quý nhất. Chính vì vậy mà các bậc tiên vương đã coi việc áp dụng lễ như là một sự cao quý, và giải quyết mọi việc lớn bé theo nghi lễ quy định. Nếu chỉ có tinh thần hòa hợp mà không có lễ thì khó mà thành công được." (Bản dịch của chúng tôi, dưa theo chú thích của Phó Bội Vinh).
[02] Luận Ngữ, 3:3: "Tử viết, "Nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà?" (Một con người mà thiếu đạo nhân (ái) thì làm sao mà có lễ? Một người mà thiếu lòng nhân (từ), thì làm sao mà hiểu nhạc?")
[03] Luận Ngữ, 3:4: "Lâm Phỏng vấn lễ chi bẩn. Tử viết, "Ðại tai vấn, lễ dữ kỳ xa dã, ninh kiệm. Tang, dữ kỳ dị dã, ninh thích" (Lâm Phỏng hỏi về cái nền căn bản của lễ, Khổng tử trả lời "Câu hỏi anh đặt ra thật quan trọng. Nói về lễ cách chung rườm rà xa xỉ, nên tiết kiệm hay hơn. Về tang lễ, nên tỏ lòng thành phân ưu hay hơn là bày vẽ quá đáng").
[04] Luận Ngữ, 2:5: "Tử viết, "Sinh, sự chi dĩ lễ; tử, táng chi dĩ lễ; tế chi dĩ lễ."
[05] Lẽ phải, lẽ trái được hiểu như lễ, gần giống như phép phải, phép trái. Có người giải thích lẽ giống như lý (lý lẽ) và không cho là lễ. Thực ra, nếu hiểu lẽ giống như lý, thì cái lý lẽ cũng có thể đọc là lý lý, hay lẽ lẽ. Nghe ra không ổn! Lý lẽ phải hiểu là cái lý và cái lẽ (lễ).
[06] Luận Ngữ (Thái Bá): "Thái dộ cung kính không có lễ nghĩa thì chỉ làm phiền phức, người cẩn thận nhưng không phải vì lễ nghĩa thì chỉ tỏ ra được cái tính lo sợ của mình, người có lòng dũng cảm nhưng chẳng theo lễ phép thì chắc sẽ làm loạn, mà người trực tính không trọng lễ thì hồ đồ."
[07] Luận Ngữ, (Học Nhi): hợp vi quý, và Luận Ngữ, (Hằng Linh Công).
************
Chữ LỄ của Khổng Tử và công dụng của nó:
************
Có thể khẳng định “lễ” là một trong những phạm trù đạo đức có ý nghĩa phổ biến trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Trung Quốc. “Lễ” được xem là một trong năm đức cơ bản nhất của con người (ngũ thường).
Tuy nhiên bộ Kinh Lễ lại ra đời muộn nhất so với tất cả các kinh điển của Nho gia.
Niên đại xuất hiện của bộ kinh này cho đến nay vẫn còn là một câu hỏi chưa thực sự được giải đáp.
Tuy vậy, có thể khẳng định rằng phạm trù “lễ” xuất hiện vào đầu thời kỳ nhà Hạ (khoảng 2205 – 1766 TCN), sau đó “lễ” trở nên hưng thịnh nhất vào thời kỳ đầu nhà Chu (khoảng thế kỷ XI TCN). Thời gian Kinh Lễ được ghi chép thành sách rất dài, có thể từ thời Chiến Quốc đến giữa thời Tây Hán.
• Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người, mở rộng ra là việc tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc đạo đức xã hội và pháp luật.
Một cách căn bản, chính nghi lễ và nghi thức làm cho cuộc sống quân bình. Lễ làm bền vững nền văn hiến của một nước, lễ mà ại hoại thì văn hiến cũng tiêu tan.
Khổng Tử nói: "Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc. Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát. Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành rối loạn. Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ".
• (xin xem tiếp ở:-
http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/chu-le-cua-khong-tu-va-cong-dung-cua-no)
Theo tài liệu :-
Phạm trù lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay
Của :-
Nguyễn Thị Lan Minh,
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS. ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: TS. Lê Trọng Hanh
Năm bảo vệ: 2012
……………………
Khổng Tử bàn về Lễ:
* Phạm trù Lễ:
Trước Khổng Tử, kể từ thời Chu Công, Lễ đã có hai nghĩa: nghĩa cũ là tế lễ có tính chất tôn giáo, nghĩa mới là pháp điển phong kiến do Chu Công chế định, có tính cách chính trị, để duy trì trật tự xã hội. Sau dùng rộng ra ý nghĩa của Lễ chỉ cả phong tục tập quán và sau cùng qua thời Đông Chu nhất là từ Khổng Tử nó có một nội dung mới, nội dung luận lý chỉ sự kỷ luật về tinh thần: Người có lễ là người biết tự chủ khắc kỷ
Khổng Tử chủ trương tòng Chu, giữ pháp điển lễ nhạc của Chu Công thì tất nhiên rất trọng Lễ và buộc vua chúa phải trọng Lễ. Lễ để duy trì trật tự xã hội, có trật tự đó thì vua mới được tôn, nước mới được trị, nếu vua không trọng lễ thì còn bắt ai trọng nó được nữa.
Chính vì vậy trong việc trị nước cũng như tu thân học đạo, sửa mình để đạt đức “Nhân” thì “Lễ” là một trong những yếu tố được Khổng Tử rất mực coi trọng. Điều này được thể hiện rõ trong cuốn Luận ngữ.
…………………..
Sự giáo hóa Lễ của Khổng Tử rất sâu sắc. Trong Lễ Ký đã viết “Lễ chi giáo hóa giã vi, kỳ chỉ tà giả ư vị hình, sử nhân nhật tỷ thiện, viễn tộ, nhi bất tự tri giã: sự giáo hóa của lễ rất cơ màu, khăn cấm điều bậy ngay lúc chưa hình ra khiến người ta ngày ngày đến gần điều thiện tránh xa điều tội mà tự mình không biết”.
Kêt luân chương:
Lễ là một trong những phạm trù đạo đức có ý nghĩa rất phổ biến trong đời sống văn hóa tinh thần của người Trung Quốc; và cũng là một trong năm đức cơ bản nhất của con người trong thuyết “ngũ thường” của Nho gia là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Lễ là phạm trù xã hội tổng hợp, bao gồm những nghi thức trong tế lễ, những nguyên tắc về tổ chức và hành động chính trị, những chuẩn mực về tư tưởng và hành vi của con người nhằm bảo đảm trật tự và sự yên bình của xã hội phong kiến Tông pháp Trung Quốc đương thời.
Lễ còn được coi là đường lối chính trị gọi là “Lễ trị” xã hội có trật tự được xem là xã hội có lễ, con người có đạo đức được đánh giá là con người có lễ: Hiểu lễ là điều kiện để hiểu được thực chất các phạm trù và các khái niệm khác của học thuyết Khổng Tử.
**************************
Một trích dẫn khác, chứng tỏ rằng khi Khổng Tử còn bé,thời còn đang chú tâm việc học (15 tuổi) thì các bậc quân tử khác đã hiểu Lễ không còn là Lễ nghi thờ cúng nữa:
Lỗ Chiêu Công năm thứ 5, lúc Khổng Tử 15 tuổi, đại phu nước Tần là Nhữ Thúc Tể (Thúc Hầu, Mã Tư Hầu) đã xác định rõ, Lễ không phải là nghi thức:
Chiêu công đến nước Tấn, từ việc ủy lạo ở ngoài thành đến việc biếu xén, không làm điều gì thất lễ. Tấn hầu nói với Nhữ Thúc Tề "Lỗ hầu chẳng phải là biết lễ đó sao!". Nhữ Thúc Tề đáp:"Lỗ hầu nào hiều được lễ". Tấn hầu nói "Sao vậy? Từ việc ủy lạo ở ngoài thành đến việc biếu xén chẳng có gì trái lễ, sao lại bảo không hiểu được lễ?" Nhữ Thúc Tề trả lời: "Đó là nghi thức, không phải là lễ. Lễ là dùng để bảo vệ quo61cgia, thực hành chánh lệnh, không làm mất nhân dân. Hiện nay, chính lệnh ở tại nhà riêng, không đem thi hành ra khắp được; có người tài là Gia Ky không đem ra dùng; vi phạm lời ước minh với nước lớn; khinh thường ức hiếp nước nhỏ, mưu lợi trên tai ách của người khác, không biết đến điều riêng tư của họ, nhà công chia tứ tác, dân sống nhờ vào chỗ khác, không nghĩ đến việc công, không lo nghĩ về sau, quân đội của nhà công hầu chiếm một phần tư, nhân dân sống nhờ vào ba nhà đại phu. Lòng dân không ở cùng vua nước mà vua nước chẳng lo nghĩ gì hậu quả. Làm vua một nước, nạn nguy sắp đổ xuống thân mà chẳng lo nghĩ gì đến tình trạng của nước mình. Gốc và ngọn của Lễ là ở điểm này, mà Lỗ hầu chỉ bo bo vào tập tành nghi thức. Bảo rằng y tinh thông Lễ là còn cách quá xa ư?"
(Tả truyện - Chiêu Công ngũ niên).
Đời vua Chiêu Công năm 25 (517 TCN - Khổng Tử 35 tuổi):
Thái Tử Thúc nói: " Tôi nghe quan đại phu quá cố Tử Sản nói rằng: "Lễ là qui phạm của trời, là chuẩn tắc của đất, là hành động của dân. Dân noi theo qui phạm của trời đất,noi theo vẻ sáng suốt của trời, bắt chước bản tính của đất. Trời đất sinh ra 6 khí và người sử dụng ngũ hành. Khí tạo ra năm vị, phát ra năm sắc, thể hiện 5 thanh. Hễ chúng quá mức thì sinh tối tăm hỗn loạn và dân mất đi bản tính của mình. Cho nên phải lấy lễ để chế ngự họ; lấy 6 loại gia súc, 5 loại thú rừng; 3 loại thú cúng tế để duy trì 5 vị; lấy 9 kiểu hoa văn, sáu màu, 5 cách thể hiện để duy trì ngũ hành; lấy 9 bài ca, gió tám hướng, bảy âm, 6 luật để duy trì 5 thanh; ấn định vua-tôi và vai vế trên dưới để theo chuẩn tắc của đất; lập quan hệ vợ chồng và trong ngoài để hai loại việc [bên ngoài và trong nhà]; quan hệ cha-con, anh-em, cô-cháu, cậu-cháu, cha vợ-rể, quan hệ cột chèo để tượng trưng vẻ sáng của trời; ấn định chính sách lao động, việc làm hàng ngay để thuận theo 4 mùa; ấn định hình phạt, hình ngục uy nghiêm, để dân sợ hãi như sợ sự giết hại của sấm sét; tỏ ra hiền từ và ôn hòa để bắt chước sự sinh thành và dưỡng dục của trời. Dân có lòng yêu-ghét, mừng-giận, buồn-vui, là phat sinh từ 6 khí; cho nên [tiên vương] cẩn thận trong phẩm hạnh và mệnh lệnh khi ban phúc, gieo họa và thưởng phạt dân, để kiểm soát sự sống chết của họ. Sống là việc dân yêu thích, chết là việc dân ghét. Cái thích sinh vui, cái ghét sinh buồn. Vui buồn không thất lễ, là hòa hợp với bản tính của trời đât, cho nên lâu dài".
******************
Cụ thể trước nhà Chu thì có các nền văn minh Trung quốc như sau:
1) NỀN VĂN HÓA HƯNG LONG OA:
Nền văn hóa Hưng Long Oa thuộc khu vực Liêu Hà, Đông Bắc Trung Quốc cách đây khoảng 8.000 năm, được gọi tên theo vùng di chỉ Hưng Long Oa, Ngao Hán kỳ thuộc thành phố Xích Phong của khu vực Nội Mông.
2) NỀN VĂN HÓA HỒNG SƠN:
Văn hóa Hồng Sơn là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đá mới ở khu vực Liêu Hà, Đông Sơn, được đặt tên là văn hóa Hồng Sơn do nằm ở vị trí khu di tích sau núi Hồng Sơn, thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, cách đây 6.000 đến 5.000 năm.
3) VĂN HÓA LĂNG GIA THAN:
Văn hóa Lăng Gia Than cách đây 5.500 đến 5.300 năm là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đá mới, tại khu vực Hoài Giang phía Nam Trung Quốc.
Được đặt tên theo di chỉ thôn Lăng Gia Than, thị trấn Đồng Sạp, huyện Hàm Sơn, tỉnh An Huy, gần như diễn ra cùng thời gian với văn hóa Hồng Sơn ở phía Bắc.
4) NỀN VĂN HÓA LƯƠNG CHỬ:
Văn hóa Lương Chử cách đây 5.000 năm đến 4.500 năm là nền văn hóa thuộc khu vực Thái Hồ, hạ nguồn Trường Giang thuộc thời kỳ đồ đá mới.
Tên “Lương Chử” là do nơi ấy thuộc khu di chỉ thị trấn Lương Chử, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.
5) NỀN VĂN HÓA LONG SƠN:
Văn hóa Long Sơn được phát hiện lần đầu vào năm 1928, ở dốc Thành Tử, thị trấn Long Sơn, huyện Chương Khâu, tỉnh Sơn Đông; thuộc khu vực hạ lưu Hoàng Hà, cách đây 4.000 đến 3.500 năm, thời kỳ này đã bước vào giai đoạn xã hội văn minh sơ cấp. Đây cũng là thời kỳ xã hội cổ đại Trung Quốc.
6) NHÀ THƯƠNG:
Thế kỷ XVI trước Công nguyên, dân tộc Thương đánh bại vương triều của nhà Hạ, lập ra nhà Thương (1600 - 1046 TCN).
7) NHÀ TÂY CHU:
Chu là một bộ lạc cổ xưa ở khu vực Tây Bắc Trung Quốc. Tây Chu (1046 – 771,TCN) là thời đại mà chế độ lễ nghi phát triển lên đến đỉnh điểm của lịch sử Trung Quốc, nó được Khổng Tử (551 – 479 TCN) cho là thời kỳ mẫu mực nhất, đồng thời lấy nó làm cơ sở lý luận, mở ra nền Nho học giữ vai trò quan trọng ở Trung Quốc mấy ngàn năm.
Nền văn hóa Lăng Gia Than (5500 năm trước) có bằng chứng khảo cổ bao gồm: có lọ ngọc và các xăm để bói và hình dáng không khác gì có ống xăm trong chùa hiện nay. Quan trọng hơn là có 1 miếng ngọc mô tả về Thiên Văn như sau:
Bốn cạnh mặt chính của phiến Ngọc có khoan những lỗ tròn nhỏ, chính giữa có khắc chìm hai vòng tròn lớn nhỏ đồng tâm, bên trong vòng tròn nhỏ ấy lại có một hình vuông nhỏ hơn với một hình bát giác viền chung quanh. Giữa hai vòng tròn có hình tia đang phóng ra, giữa vòng tròn lớn và bốn cạnh có khắc bốn đầu mũi tên.
Trong những tài liệu cổ, ta tìm thấy thuyết “Thiên Viên Địa Phương” (trời hình tròn, đất hình vuông). Do đó, vòng tròn trong phiến Ngọc này có thể là tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất; các hình ở bốn phía, tám góc và các tia xung quanh trong trọng tâm của phiến Ngọc, rất ăn khớp với với quan niệm tứ tượng, bát quái trong sách “Chu Dịch” và khái niệm “Thiên Viên Địa Phương - Trời tròn đất vuông” mà các tài liệu cổ ghi chép.
Mà những khái niệm tứ tượng và bát quái trong quan niệm về mùa của Trung Quốc, tương đương với bốn mùa tám tiết âm lịch. Từ đó suy ra, hình khắc trên phiến Ngọc rất có thể là sự phác họa trực quan về thiên văn, địa lý của người Lăng Gia Than, nó minh chứng lịch pháp Trung Quốc đã xuất hiện từ năm ngàn năm trước.
(Trích theo ý kiến của Vu Minh viết trong cuốn "Ngọc khí Trung Quốc").
************
Lễ của Khổng Tử có gì là cao siêu đâu. Ngài mong chính thể, đất nước, quốc gia.., người già được chăm sóc, người chết được chôn cất. Không được đốn cây vào mùa xuân nó đang ra hoa kết quả, không săn bắn động vật vào mùa sinh sản. Hơn 2500 trước Ngài đã dạy điều này, ngày nay con cháu Á Đông há hốc mồm ra khi xem trên Discovery ở Mỹ người ta ta bắt tôm cua lên đo đạc, không đủ kích thước thì thả xuống...
Thánh nhân nhìn rất xa, thế nên trong quẻ dịch Phong hỏa gia nhân, bóng gió mà nói ra rằng đàn bà có chính thì đàn ông mới chính. Ai đó nói Khổng xem thường phụ nữ là sai, có chăng là Tống nho quá cực đoan mà làm sai tiêu chí của Ngài. Cũng buồn, từ nhà Lý, Trần cho đến nhà cách mạng tây Sơn, sau đó nhà Nguyễn cũng đều nhất nhất tuân theo cái sở học của Tống nho. Chứ như trong quẻ "Phong hỏa gia nhân" thì đàn bà mới là nguồn cơn tội lỗi của đàn ông. Phụ nữ không biết yêu đúng người, không biết vinh nhục thì là nguồn cơn của tội lỗi.
Xót xa cho chữ "lễ" bị chà đạp, có người còn mắng chửi cả Khổng vì chữ lễ ấy.
Tàn tạ nhân tâm rồi, thế nên mới có thảm cảnh này.