Sunday, September 26, 2021

Ngũ cầm hý equivalent similarity asana 五禽戲 (Yoga Asana Physical Exercise Practice) – HÃY NẮM LẤY HƠI THỞ _ Yoga

BUỒN RẦU HAY CHÁN NẢN – HÃY NẮM LẤY HƠI THỞ

Hello everyone!

Welcome to our webpage

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not very exactly because of the automatic machine limitation).

BUỒN RẦU HAY CHÁN NẢN – HÃY NẮM LẤY HƠI THỞ

https://www.dropbox.com/scl/fo/h4bgout0ujadh5142t5en/h?dl=0&rlkey=iy3i2om9jy3wksee6ml16c6hk


Recommendation for all the world health care labours or post graduate students and so many south east asian health care workers and especially for the Vietnamese who can speak English well or very well :) cheers!!! thank you!  
Physicians Committee Recommends: PhysiciansCommittee.org 
Join health care professionals this summer (2024) in Washington, D.C., for the 12th annual International Conference on Nutrition in Medicine.
https://icnm.pcrm.org/event/2d17882c-50d2-4c01-acdd-e7133b64f8a3/regProcessStep1
please take part in the committee 's conference to archive the best USA health care committee for 20 cme credits on the best health care sciences' system from the extreme experts all around the world :) !!! ('bout 12000 USA M.D. or Ph. D. and over 150000 worldwide members everywhere on our planet in 2017). Thank you! 
(one more useful thing is nutritionfacts.org) 


 


For some more interesting information, i invite you come to visit my link rite here, please:
You can download everything at these sites from me, and it is absolutely free, cheers!!! N merci and thanks again, ok sayoNARA...
And please Share this image for sure:

Here's the link to 'My Sharing Files' in my 4shared: 






BUỒN RẦU HAY CHÁN NẢN – HÃY NẮM LẤY HƠI THỞ

Hãy tưởng tượng bạn cầm trong tay một cây kim và trong tay kia một sợi chỉ. Hãy bỏ tờ báo xuống một chút đi và cố hình dung càng rõ càng tốt: hãy xâu sợi chỉ qua lỗ cây kim. Khi bạn luồn kim thì hơi thở của bạn như thế nào? Bạn nín thở có phải không?

Bạn có một cái vé xổ số và bạn đã thấy trúng năm con số rồi. Khi xướng ngôn viên chuẩn bị đọc số thứ sáu thì hầu hết chúng ta làm gì? Bắt chéo ngón tay để cầu nguyện và hít vào một hơi dài. Khi người ta xúc động, người ta thở như thế nào? Thở ngắn và dồn dập, đôi khi quên thở. Khi cuộc khủng hoảng qua đi chúng ta làm gì? Chúng ta thở dài nhẹ nhõm. 

Hơi thở và ý thức của chúng ta có liên quan với nhau. Chúng ta không thể nào xúc động khi đang thở một cách bình tĩnh. Và chúng ta không thể nào thư giãn khi thở nhanh hoặc không đều. Hơi thở đi liền với ý thức. Và ý thức đi liền với hơi thở. 

Thông tin này có ích gì cho chúng ta? Bằng cách nhận ra sự tương quan giữa hơi thở và ý thức chúng ta có thể chủ động kiểm soát tâm trạng và cảm xúc của chúng ta. Hơi thở đi theo sau ý thức là một hành vi tự động, vô ý thức. Khi chúng ta để cho mình nổi giận, nhịp thở của chúng ta gia tăng và hơi thở cạn. 

Điều này sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm chiếm ưu thế. 

Bạn có thể chủ động kiểm soát tình hình bằng cách thay đổi kiểu thở của mình một cách có ý thức. Khi bạn nhận thấy mình đang giận và thở ngắn bằng ngực, bạn có thể thay đổi tâm trạng ấy. 

Hãy bắt đầu thở thật sâu bằng hoành cách mô bằng cách để cho bụng phồng lên và xẹp xuống, giữ cho ngực và vai không cử động. Lúc đầu cơ thể sẽ chống lại. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì thì bạn sẽ thắng. 

Cũng vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mòi hoặc xuống tinh thần, hãy kiểm tra kiểu thở của bạn. Nó sẽ chậm và thường là hơi sâu. Lúc ấy hệ thần kinh đối giao cảm đang chiếm ưu thế. 

Để kiểm soát tình hình, hãy bắt đầu thở nhanh hơn, cạn hơn bằng ngực. Hành động này sẽ phát tín hiệu cho hệ thần kinh giao cảm gia tăng hoạt động và giúp bạn tỉnh thức hay phấn chấn tinh thần. 

Có một yêu cầu nếu như các bạn muốn phương pháp thay đổi trạng thái tinh thần thong qua việc thay đổi hơi thở có hiệu quả. Đó là bạn thật sự muốn thay đổi trạng thái tinh thần và cảm xúc. Nghe ra có vẻ lạ lùng, nhưng có một số người thích nổi giận, xúc động hay buồn chán. 

Khi chúng ta hành động một cách vô ý thức, kiểu thở của chúng ta có tính bản năng. Việc này sẽ gây ra phiền phức cho chúng ta nếu như ta có những thói quen tiêu cực và thường xuyên có những kiểu thở mất cân bằng. Chúng ta có thể chủ động kiểm soát các tầng ý thức của mình và thay đổi chúng bằng cách điều khiển kiểu thở của mình một cách có ý thức. 

Khi xúc động, nổi giận, chúng ta có thể lấy lại sự cân bằng và thư giãn bằng cách thở với hoành cách mô. Khi mệt mỏi hay chán nản, chúng ta dùng ngực để thở những hơi thở nông và nhanh, để kích thích hệ thần kinh. 

Hãy sử dụng sự quân bình và sáng suốt của mình khi điều khiển hơi thở một cách có ý thức. Nếu bạn vẫn nổi giận hoặc chán nản, hãy tìm người giúp đỡ. Có thể có một nguyên nhân về sinh lý hay tâm lý cần chấn chỉnh. 

Tim O’ Brien. 
Tâm Duyên chân thành cảm ơn tác giả bài viết. 






--------------- 

CÁC THẾ YOGA (ASANA)
Yoga là một khoa học trị liệu cổ xưa đã được thử nghiệm và tinh lọc qua hàng ngàn năm. Nó là một chuỗi các bài tập giúp con người một phương cách sống lành mạnh và hợp tự nhiên. Yoga nguyên thủy là những bài tập thể dục bất động được chia ra hàng trăm thế đứng, thế nằm, hay thế ngồi và không mang theo một tư tưởng tôn giáo nào. Yoga không chỉ giảm căng thẳng, người trẻ trung, vui vẻ, phòng và chữa một số bệnh mà còn tạo vóc dáng đẹp. 
Dù có tác dụng chậm hơn so với trí não nhưng yoga vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và cải tạo vóc dáng. Khi tập các động tác yoga, nguồn năng lượng thừa tiêu hao dần nhưng lại không thấy đói, không thèm ăn, trái lại với người gầy, khi đã đạt đến mức cân bằng thì sẽ nảy sinh nhu cầu cần cung cấp năng lượng nhiều. Yoga có sự điều chỉnh tùy theo thể trạng từng người, điều phối được cả lượng mỡ trong cơ thể, nơi nào cần thì đắp vào, sẽ lấy đi nơi nào thừa. Đây là lợi ích mà không phải môn thể dục nào cũng làm được. 


Tập Yoga bao gồm:

1/ Khởi động và các bài tập hít thở – học cách thở đúng. Yoga nhấn mạnh đến việc thở đúng phương pháp để có được tối đa lượng sinh lực hấp thụ vào trong mỗi hơi thở. 

Bước đầu cơ bản là:

Hít, thở: Chậm, đều và sâu. 

Thở ra: Hóp bụng dưới vào (phần rún). 

Hít vào: Phình bụng dưới ra tự nhiên thư giãn. 

Giai đoạn từ hít qua thở, từ thở qua hít: Nín hơi (vừa đủ ở mức không thấy khó chịu). 

Trong khi tập các tư thế ngoài các trường hợp ngoại lệ: các động tác đưa ra trước, kéo vào trong hoặc vặn mình thì THỞ RA; các động tác căng giản hay mở rộng lồng ngực, thì HÍT VÀO. Ngưng nghỉ hay thư giản đều THỞ RA. Nín hơi phần lớn sau khi THỞ RA. 

2/ Tập các tư thế asana (điều thân). Đây là các động tác tạo ra một sức ép tinh tế trên các tuyến nội tiết, ngăn ngừa hầu hết các bệnh. Các asana giữ cho cơ thể và tâm trí luôn hòa hợp, gia tăng sự dẻo dai của cơ thể, duy trì dáng vẻ. Tiếp đến là các động tác xoa bóp sau khi tập những tư thế asana. Đây là các bài tập giúp kích thích tuyến bã nhờn nằm dưới da tiết xuất chất dầu tự nhiên. Và nó kích thích hệ thống thần kinh, gia tăng tuần hoàn máu, giữ làn da luôn tươi trẻ. 

3/ Những người tập yoga cũng nên tập ngồi thiền, ngồi bất động, im lặng, tay và chân khoanh lại, mắt nhắm lại. Lúc ấy là đầu óc ta hoàn toàn không nghĩ ngợi gì, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ… Đỉnh cao của yoga là thiền. Đây là phương pháp khoa học tập trung tâm trí một cách nhẹ nhàng. Thiền làm dịu hệ thống thần kinh trung tâm, cũng như nhịp thở, nhịp tim và huyết áp. Thiền giúp gia tăng trí lực, trực giác nhạy bén, giảm stress, độ lượng và cởi mở hơn. 

Có 3 điều kiện để tập thiền:

1- Thể dục bất động: Người tập Thiền sẽ đặt mình vào một vị trí bất động trong một thời gian dài hay ngắn tùy theo cơ thể và sự tập luyện, có thể năm phút một thế tập hay vài tiếng đồng hồ

2- Khép kín: Việc tập Thiền phải được thực hiện trong một môi trường kín đáo, không tiếng ồn, để tránh phân tâm. 

3- Cưỡng chế: Những động tác Thiền không đơn giản như ngồi thẳng, mà là những thế cần phải bẻ tay, chân, đầu, cổ, thân, lưng… theo một hướng nào đó. 

Tất cả những động tác thể dục bất động này, phối hợp với việc thở đúng cách sẽ làm trẻ hóa cơ thể và tự trị được một số bệnh. Như chúng ta đã biết, con người sống được là nhờ đường (glucid), nước, và khí Oxy là yếu tố quan trọng nhất cho sự sống. Thiếu đường, người ta sẽ kiệt sức và chết dần. Thiếu nước, thì sinh ra đủ thứ bệnh. Nếu thiếu hai yếu tố này, con người cần phải có những cách điều trị riêng để duy trì được cuộc sống. Nhưng với Oxy, chỉ cần thiếu ở não trong 2, 3 phút là chết ngay. Bình thường, máu luân chuyển khí Oxy đến các tế bào một cách quân bình. Tuy nhiên, nếu có phần nào trong cơ thể phải “gồng” lên, hoặc bẻ cong đi, máu sẽ luân lưu tại chỗ đó mạnh hơn, như vậy, sẽ mang đến Oxy nhiều hơn. Vì vậy, nếu chúng ta ép những bộ phận cơ thể theo một hướng nào đó, chúng ta sẽ làm cho những nơi đó trẻ lại và từ đó, sẽ ngăn được những căn bệnh sinh ra bởi phần cơ thể thiếu Oxy ấy

Sau một thời gian tập luyện và ngồi thiền, người tập sẽ thấy bớt và biến mất sự căng thẳng, đầu óc trở nên minh mẫn. Các bệnh tật của cơ thể đều liên hệ chặt chẽ với tinh thần. Sự suy yếu tinh thần ảnh hưởng rõ nét lên hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến chúng không làm tròn chức năng là tấn công những vật thể lạ. Sự căng thẳng về tình cảm, lo âu, sợ sệt, thất vọng, bất an… tạo nên sự mất thăng bằng về nội tiết tố, vốn ảnh hưởng sâu đậm lên tính tình của con người, mà gây nên bệnh. Vì vậy, các động tác yoga giúp sửa chữa và điều khiển các tuyến nội tiết khiến chúng làm việc bình thường và kiểm soát tốt. Quân bình tâm trí thể xác, giảm stress, giúp cho tinh thần mạnh mẽ, có thể đối phó với các thách thức của cuộc sống. Nó giúp cho trí não không có các ý nghĩ thô thiển, mà tập trung tư tưởng, kiểm soát được phương hướng…

Để đạt kết quả như mong muốn, nên cố gắng nhưng không quá sức. Phải chuyên chú vào động tác đang thực hiện. 

Thời gian một buổi tập chung cả điều thân và điều khí: khoảng 30 phút (sáng hoặc tối) hoặc chia làm 2 buổi: sáng và chiều trước các buổi ăn, cho mỗi ngày (cơ thể chúng ta thường cứng vào buổi sáng và mềm vào buổi chiều, nên sự phân nhỏ này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc tập), và 5 hay 6 ngày trong một tuần. 

Khi ốm đau hay nếu cơ thể có vấn đề nên tạm ngưng

Tập luyện đúng sẽ thấy tinh thần phấn chấn (nice happy), cơ thể khoan khoái (relaxed), sắc diện tươi hồng (healthy). Tập sai sẽ thấy ngược lại. 

Khi đã chọn môn yoga nên duy trì thường xuyên, luyện tập cả đời. Kinh nghiệm cho thấy, ai đã hiểu và nhận biết được tác dụng của yoga thì rất đam mê. 


SAU ĐÂY LÀ CÁC THẾ TẬP CỦA YOGA: 


THỞ LUÂN PHIÊN (Anuloma Viloma): 


Có nhiều cách thở. 
Ðây là cách thở căn bản gọi là Anuloma Viloma (alternate nostril, thở luân phiên). 

Mỗi buổi tập nên tập thở 15 phút. 

Dùng bàn tay phải để đóng lỗ mũi lại. 

Co hai ngón trỏ và giữa đưa vào cận lỗ mũi. Ngón cái đặt bên phải mũi. Hai ngón út và áp út bên trái mũi. 

Ðóng lỗ mũi dùng ngón cái ép lỗ mũi phải lại hoặc hai ngón út và áp út ép lỗ mũi trái lại. 

Thở theo tỉ số 2-8-4:
Hít vào (2). Giữ hơi thở (8). Thở ra (4). 

Ðóng lỗ mũi phải. Hít vào lỗ mũi trái. Ðếm 4 lần. 

Ðóng hai lỗ mũi. Giữ hơi thở đếm 16 lần. 

Mở lỗ mũi phải. Thở ra lỗ mũi phải. Ðếm 8 lần. 

Ðóng lỗ mũi trái. Hít vào lỗ mũi phải. Ðếm 4 lần. 

Ðóng hai lỗ mũi. Giữ hơi thở. Ðếm 16 lần. 

Mở lỗ mũi trái. Thở ra lỗ mũi trái. Ðếm 8 lần. 



NÉN HƠI (Uddiyana Bandha)



Tập thở lúc bụng trống. 

Ngồi thế tọa thiền, hoặc đứng (đầu gối hơi cong xuống, hai tay để trên đầu gối). 

Hít vào, thở ra bằng mũi. 

Hít hơi sâu vào, rồi thở ra mạnh và nhanh, đưa hết hơi ra ngoài. 

Nín thở. Mở rộng buồng ngực giống như hít hơi vào (nhưng chưa hít hơi thực – bước nầy gọi là hít hơi giả tạo). 

Thóp bụng dưới vào (phần rún). 

Hít hơi từ từ vào bụng đồng thời phình bụng dưới ra. 

Nén hơi thở lên trên và ra phía sau hướng về cột xương sống. 

Thở ra từ từ. 


TỌA THIỀN (Padmasana). 


Ngồi xếp bằng thoải mái (bán già) hoặc gác chân nọ lên đùi chân kia (kiết già), lưng thẳng, hai bàn tay mở ngửa, để trên đầu gối, ngón cái và ngón trỏ bấm vào nhau. Nhắm mắt, tập trung tư tuởng vào khoảng trước mắt để chỉ thấy một bức tường tối đen. Chầm chậm hít không khí vào. Ngay từ khi bắt đầu hít vào, phải tưởng tượng thấy hơi thở vào đi qua mũi, xuống tới ngực rồi mới tới bụng. Nén hơi tại bụng chừng hai, ba giây, rồi từ từ thở ra. Khi khí ra hết, đếm “Một!” trong đầu. Chầm chậm hít vào lần thứ hai, thứ ba… cho tới 10 lần. 

Chú ý: Nếu hay ngồi cong người về đằng trước, thì phải kiếm một bức tường, để dựa lưng vào cho thẳng. Tập ngồi thật thẳng góc với mặt đất sẽ bớt được bệnh đau thắt lưng. Người hay ngồi cong lưng làm cho các khớp xương ở thắt lưng dúm vào nhau về phía trước, và đè lên giây thần kinh, gây đau lưng. Sau một thời gian ngồi và thở đã quen, thì tăng lần thở lên 20, hoặc 30 lần. Từ từ tập trung tư tưởng để nhìn “xuyên qua” màng mắt, mặc dầu vẫn nhắm, nhưng dần dần sẽ thấy một vùng sáng trước mắt thay cho vùng đen, và dường như nhìn được mọi vật trước mặt một cách rõ ràng. Chửa bệnh tim mạch, mất ngủ, căng thẳng. 


BÁI TỔ (Padmasana II)



Ngồi xếp bằng, hai tay chắp lại, hít thở. Thế nầy giống như thế tọa thiền, nhưng hai tay chấp lại. Thế này có thể ngồi lâu. 





CHÀO THÁI DƯƠNG (suryanamaskar)



Các động tác sau đây phải làm chậm rải và liên tục. Thế nầy kích thích đến toàn bộ cơ thể: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa. Ðây là bài tập khởi động để cho toàn bộ cơ thể ấm lên. 


Có 12 động tác:

- Ðứng thẳng. Hai chân khép vào nhau. Hai tay chấp lại trước ngực như đang cầu nguyện. 

2- Hít vào. Ðưa hai tay lên khỏi đầu và ngược ra sau. Ngửa đầu ra sau. Ngưng lại một giây. 

3- Thở ra. Ðưa hai tay về phía trước. Cúi gập người xuống. Ðưa hai tay xuống đất để tay và trán chạm vào ống chân. Mặt nhìn ra sau. 

4- Hít vào. Ðưa chân trái ra sau đồng thời gập đầu gối phải lại. Thở ra. 

5- Hít vào. Ðưa chân phải ra sau khép vào chân trái. Giữ hơi thở một giây. 

6- Thở ra. Hạ mình xuống. Ðưa hai khuỷu tay lên. Ðể bàn tay, càm, đầu gối và ngón chân chạm đất. 

7- Hít vào. Ngửa mặt, ưởn vai và ngực lên trên. Phần rốn và chân chạm đất. Thở ra. Ðưa đầu và vai trở xuống đất. 

8- Hít vào. Ðưa mình lên. Thở ra. 

9- Hít vào. Trở về vị trí như bước 4. Ðưa chân trái ra trước giữa hai tay. 

10- Thở ra. Chân phải đưa ra trước, để hai chân sát vào nhau. 

11- Hít vào. Ðưa hai tay lên cao và ngược ra sau. Ưởn mình ra trước. Giữ hơi thở một giây. 

12- Thở ra. Trở về bước đầu tiên. Chấp hai tay trước ngực. Giữ lưng và chân thẳng. 


CHÀO THÁI ÂM (chandranamaskar)



Các thế nầy giống như các động tác chào thái dương, nhưng co giản nhiều hơn ở hông, vai. Bài tập Chào Thái Dương dùng để tập vào buổi sáng. Còn bài tập Chào Thái Âm dùng để tập vào các buổi khác trong ngày. (Hai hình chỉ hai cách tập hơi khác nhau một chút)



1- Ðứng thẳng. Hai chân khép vào nhau. Hai tay chấp lại trước ngực như đang cầu nguyện. 

2- Hít vào. Ðưa hai tay lên khỏi đầu và ngược ra sau. Ngửa đầu ra sau. Ngưng lại một giây. 

3- Thở ra. Ðưa hai tay về phía trước. Cúi gập người xuống. Ðưa hai tay xuống đất để tay và trán chạm vào chân. Mặt nhìn ra sau. 

4- Hít vào. Bước chân trái ra sau và đưa thẳng chân ra. 
Chân phải đứng thẳng. Thở ra. Ðưa mũi chạm vào chân phải. Hít vào. 

5- Cong đầu gối phải lại. Cúi xuống sát ngực. Nhìn về trước. Thở ra. 

6- Hít vào. Ðưa hai tay lên đầu. Thở ra. Ưởn người ra sau. Hít vào. Ðưa tay ra trước ngực. Hạ người xuống. Ðưa chân phải ra sau ngang với chân trái. Thẳng lưng. Thở ra. Hít vào rồi thở ra. Hạ người xuống. Cong hai khuỷu tay lên. Tay, càm, đầu gối và ngón chân chạm đất. 

7- Hít vào. Ngửa mặt, ưởn vai và ngực lên trên. Phần rốn và chân chạm đất. Thở ra. 

8- Hít vào. Ðưa người lên. Thở ra. Ðứng dậy. 

9- Hít vào. Chân trái bước ra trước. Ðứng thẳng chân trái. Ðưa thẳng chân phải ra sau. Ðưa mũi chạm vào chân trái. Thở ra. 

10- Cúi xuống sát hông. Hít vào. Ðưa hai tay lên đầu. Thở ra. Ưởn người ra sau. Hít vào. Trở về vị trí cũ. Thở ra. 

11- Hít vào. Bước chân phải ra trước chạm vào chân trái. Cúi đầu xuống. Hai chân đứng thẳng. Mủi chạm vào hai đầu gối. Thở ra. 

12- Hít vào. Trở về thế đứng thẳng. 

13- Thở ra. Trở về bước đầu tiên. Chấp hai tay trước ngực. Giữ lưng và chân thẳng. 
--------------------

SAU ĐÂY LÀ CÁC THẾ TẬP CỦA YOGA 
(Phần II)


KHÚC LONG (Supta Virasana)


Nằm thẳng, không gối đầu, hai tay để xuôi và sát hai bên suờn. 
Hít vào. Ðưa hai tay lên khỏi đầu và chấp hai bàn tay lại. Mắt nhìn lên trên. 

Hai chân kéo thẳng ra. Hai bàn chân thẳng đứng. 

Thở ra. Từ từ co hai chân lên gần bụng. Ưỡn bụng lên cao, càng cao càng tốt, hít thở như trên chừng 10 lần. 

Sau đó, co hai chân lên ngực, dùng hai tay ôm chặt lấy hai đầu gối, đồng thời ngững đầu lên và ép càm vào ngực. Thở hết hơi ra. 


PHÂN THÂN (Shavasana)

Bài tập nầy có thể tập trên giường trước khi ngủ. 

Nằm thẳng, không gối đầu, hai tay để cách xa hai bên suờn, hai bàn tay để ngửa, hai chân dang ra. 

Càm hơi ngước lên trên để lưng nằm sát đất. Miệng hơi mở ra. Nhắm mắt. 

Hít thở thật chậm, thật sâu, mỗi một lần thở ra, thì đếm. 

Đến lần thứ 10 thì bắt đầu đi vào giai đoạn phân thân, tức là tưởng tượng chia “mình” thành hai nguời. Hảy tưởng tượng mình đang nằm nổi trên mặt đất, thư giản hoàn toàn, khỏe khoắn, an bình và tưởng chừng như có luồng năng lượng đang chảy vào thân thể của mình. Rồi trở về trạng thái cảm giác bình thường (cảm giác từ ngón chân lên đến đỉnh đầu) trước khi mở mắt ra. 


RẮN HỔ MANG (Bhujangasana)


Nằm sấp trên mặt đất. Hai chân chụm lại. Hai tay xuôi xuống vai. Hai bàn tay úp xuống. Ðể trán chạm đất. 

Hít vào. Nhấc đầu lên từ từ. Chống hai tay và ưởn người ra sau. Co hai khuỷu tay lại. 

Thở hết hơi ra. Từ từ đưa người xuống, trở lại bước đầu tiên. 

Thế nầy kích thích tiêu hóa, tăng cường sự lưu thông khí huyết ở lưng, hông, cổ. 

THIÊN NGA (Hamsasana)


Bước đầu theo thế nhi tọa: Ngồi bẹp trên hai bắp chuối. Hai đầu gối co lại. Lưng bàn chân chạm đất. Cúi người xuống sát bụng và đùi. Ðưa hai tay thẳng trước đầu và úp hai bàn tay xuống đất. 

Hít vào. Nhón các ngón chân lên. Ðẩy hai tay lên đồng thời nhấc đầu và ngực lên. Thở ra. 

Hít vào. Ðưa hai tay thẳng. Ưởn người và đầu ngửa ra sau. Nín thở. 

Thở ra. Từ từ hạ vai và ngực xuống sát đất. Trở về bước đầu tiên. 

NGỒI DẠNG CHÂN (Upavishta Konasana)


Ngồi và banh hai chân ra trước mặt, sát mặt đất. 

Cong hai đầu gối lại và đưa hai bàn chân chụm vào nhau. 

Ngồi thẳng lưng. Nhìn lên trên. Hít vào. Thở ra. Hít vào. 

Cúi đầu xuống hai bàn chân. Thở ra. Nín thở. 

Từ từ hít vào đồng thời nhấc đầu lên. 

Dang chân phải ra, tay nắm lấy ngón chân cái kéo vào. Thở ra và ngưng lại vài giây. 

Hít vào. Tiếp tục với chân trái. 

Thở ra và ngưng lại vài giây. 

Hít vào. Thở ra. Kéo hai bàn chân chụm lại vào nhau. 

Hít thở vài cái thật sâu. 

Lập lại 3 hoặc 4 lần. 


CÁI CÀY (Halasana)


Nằm thẳng lưng. Hai chân khép lại. Hai tay xuôi xuống vai. Hai bàn tay úp xuống đất. 

Hít vào đồng thời đưa hai chân lên cao. Thở ra. 

Hít vào đồng thời đưa hai chân qua khỏi đầu. Nhấc hông lên cao. Có thể đưa hai tay lên chịu vào hông. Thở ra. 

Hạ hai chân xuống đất phía sau đầu. Nếu người không dẽo chỉ cần đưa hai chân lên cao. 

Giữ thế nầy trong vài giây. 

Hít vào. Thở ra. Từ từ nhấc hai chân lên và đưa chân trở về vị trí cũ. 

Có thể đưa hai tay chịu vào hông. Nhớ thở ra trong khi hạ chân xuống. 

Nhắm mắt lại, hít thở vài cái thật sâu. Tập lại vài lần. 


PHỤC HỔ (Balasana)


Ngồi bẹp trên hai đầu gối co lại. Lưng bàn chân chạm đất. Ðể hai tay lên đùi. Hai bàn tay úp xuống. 

Hít sâu vào. Rồi thở ra. 

Ðưa hai tay thẳng trước đầu và úp hai bàn tay xuống đất. 

Cúi người xuống sát bụng và đùi. Trán chạm đất. 

Ðưa hai tay ra sau, bàn tay ngửa. 

Giữ lại thế nầy một vài giây. Hít thở nhẹ nhàng. 

Trở lại thế đầu tiên. 


Tâm Duyên chân thành tri ân đến Long Thanh Nguyen đã email chia sẻ. Kính chuyển để tùy nghi (free forwarding). 

-------------------- 
Tâm Duyên chân thành tri ân đến Long Thanh Nguyen đã email chia sẻ. Kính chuyển (forward freely please) để tùy nghi. 


一切眾生皆有如來智慧德相 “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ đức tướng".
應無所住,而生其心 “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” (không nên trụ vào bất cứ chỗ nào mà sanh tâm ấy.
運用自在 “Vận dụng tự tại”. 
則不然。蓋其所立之說,一切眾生,本無五性之別,悉有佛性,一性平等,故皆得由佛乘而成佛 “tắc bất nhiên. Cái kỳ sở lập chi thuyết, nhất thiết chúng sanh, bổn vô ngũ tánh chi biệt, tất hữu Phật tánh, nhất tánh bình đẳng, cố giai đắc do Phật thừa nhi thành Phật”. 
 佛性平等一乘 “Phật-tánh bình đẳng Nhất-thừa”. 
一性皆成之邊,名為一乘 “Nhất tánh giai thành chi biên, danh vi Nhất-thừa”. 
Tất cả chúng sanh đều có Phật-tánh, tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật, đó là bình đẳng Nhất-thừa giáo.
一、即彼諸法,約無差別相說 “Nhất, tức bỉ chư pháp, ước vô khác biệt tướng thuyết”. 
二、約無分別行相說故 “Nhị, ước vô phân biệt hành tướng thuyết cố”. 
(一切法 “nhất thiết pháp”, 無所有,畢竟空,不可得 “vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”). 
三、眾生無我及法無我 “Tam, chúng sanh vô ngã cập pháp vô ngã”. 
(一切法無我 “Nhất thiết pháp vô ngã”). 
四、解脫平等故。謂差別求者,有事虛妄分別煩惱對治所緣法性,不相違故 “Tứ, giải thoát bình đẳng cố. Vị sai biệt cầu giả, hữu sự hư vọng phân biệt, phiền não đối trị sở duyên pháp tánh, bất tương vi cố”. 
五、善能變化住 “Ngũ, thiện năng biến hóa trụ”. 
六、行究竟故 “Lục, hành cứu cánh cố”. 
***
謂諸大乘經宣說勝義 “Vị chư Đại thừa Kinh tuyên thuyết thắng nghĩa” (là các Kinh Đại thừa tuyên thuyết thắng nghĩa). 如煩惱即菩提,生死即涅槃之類,皆究竟顯了,名為了義 “Như phiền não tức Bồ-đề, sanh tử tức Niết Bàn chi loại, giai cứu cánh hiển liễu, danh vi Liễu Nghĩa”
一切法從心想生 “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh” (Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh). 

一乘了義 “Nhất-thừa liễu nghĩa”,  萬善同歸 “vạn thiện đồng quy”. 三根普被,凡聖齊收,橫出三界,逕登四土,極圓極頓,不可思議之微妙法門也。化解當前劫難,唯有專弘此經,專念阿彌陀佛 “Tam căn phổ bị, phàm Thánh tề thâu, hoành xuất tam giới, kính đăng tứ độ, cực viên cực đốn, bất khả tư nghì chi vi diệu pháp môn dã. Hóa giải đương tiền kiếp nạn, duy hữu chuyên hoằng thử Kinh, chuyên niệm A Mi Đà Phật” (Trùm khắp ba căn, thâu nhiếp cả phàm lẫn thánh, vượt tam giới theo chiều ngang, trực tiếp lên tứ độ, cực viên cực đốn, là pháp môn vi diệu không thể nghĩ bàn. Để hóa giải kiếp nạn trước mắt, chỉ có chuyên hoằng dương Kinh này, chuyên niệm A Mi Đà Phật - Amitabha Buddha).  
十方佛土中,唯有一乘法,無二亦無三,除佛方便說. “thập phương Phật độ trung, duy hữu Nhất thừa pháp, vô hữu diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”. 
應無所住,而生其心 “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. 
勝鬘經曰:一乘即是第一義乘。勝鬘寶窟上本曰:一乘者,至道無二,故稱為一. “Thắng Man Kinh viết: Nhất-thừa tức thị Đệ Nhất Nghĩa thừa. Thắng Man Bảo Quật Thượng Bổn viết: Nhất thừa giả, chí đạo vô nhị, cố xưng vi nhất”. 

運用自在 “Vận dụng tự tại” đây chính là ý nghĩa của thừa. 依法華論,此大乘修多羅 “Y Pháp Hoa Luận, thử Đại thừa Tu-đa-la” (Theo Luận Pháp Hoa, Đại thừa Tu-đa-la này). Đại thừa Tu-đa-la chính là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, 有十七種名 “hữu thập thất loại danh”, tên này là tên gọi, 第十四名一乘經 “đệ thập tứ danh Nhất-thừa Kinh”. 起信論義記上曰:乘者就喻為稱 “Khởi Tín Luận Nghĩa Ký thượng viết: Thừa giả tựu dụ vi xưng” (Khởi Tín Luận Nghĩa Ký quyển Thượng dạy: Thừa là thí dụ làm tên gọi), là thí dụ, 運載為功 “vận tải vi công” (vận tải là công năng). Phẩm "Phương Tiện kinh Pháp Hoa" đã nói, 即開會三乘之別執,悉歸趣於平等大會,等使一切眾生成佛道也 “, tức khai hội tam thừa chi biệt chấp, tất quy thú ư bình đẳng đại hội, đẳng sử nhất thiết chúng sanh thành Phật đạo dã”. 
蓋大乘佛教中,所謂權大乘家,立一切有情為法爾. “Cái Đại thừa Phật giáo trung, sở vị quyền đại thừa gia, lập nhất thiết hữu tình vi pháp nhĩ” (Bởi vì trong Phật giáo Đại thừa, điều mà được gọi là quyền nhà Đại thừa, lập lên tất cả hữu tình là pháp vậy). 
五性各別之說, “ngũ tánh các biệt chi thuyết”, (theo Năm loại căn tánh mỗi mỗi khác biệt mà nói), năm tánh này trước đây đã giảng ở phần Định-tánh. 故其中定性二乘及無性, “Cố kỳ trung định tánh nhị thừa cập vô tánh”, (Nên Định-tánh Nhị thừa trong đây và Vô-tánh). Phía dưới còn giảng Bất-định-tánh, Bồ-tát, năm loại căn tánh này. 畢竟無由成佛 “Tất cánh vô do thành Phật”. 
是故諸佛之法,自不可無三乘之別。定性二乘,必由聲聞緣覺之二乘而般涅槃,菩薩種性,必由大乘而般涅槃 (maha nirwana). “Thị cố chư Phật chi pháp, tự bất khả vô tam thừa chi biệt. Định tánh nhị thừa, tất do Thanh-văn, Duyên Giác chi nhị thừa nhi Bát Niết Bàn, Bồ-tát chủng tánh, tất do Đại thừa nhi Bát Niết Bàn”. 
然法華等經,或說唯有一乘者,是引攝不定性者,不使墮於二乘地,進而使由大乘般涅槃也,即如來密意之說也. “Nhiên Pháp Hoa đẳng kinh, hoặc thuyết duy hữu Nhất-thừa giả, thị dẫn nhiếp Bất định tánh giả, bất sử đọa ư nhị thừa địa, tiến nhi sử do Đại thừa Bát Niết Bàn dã, tức Như Lai mật ý chi thuyết dã” 
又以所趣之真如無差別,三乘解脫等相等. “Hựu dĩ sở thú chi chân như vô sai biệt, tam thừa giải thoát đẳng tương đẳng”. 
實則非無二三之別也。如大乘莊嚴經論第五,攝大乘論釋第十,廣列十義或八義意趣而論之。是為所謂三乘真實一乘方便之教旨,以深密等經為所依之法相家所主張也.. “Thực tắc phi vô nhị tam chi biệt dã. Như Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận đệ ngũ, Nhiếp Đại Thừa Luận Thích đệ thập, quảng liệt thập nghĩa hoặc bát nghĩa ý thú nhi luận chi. Thị vi sở vị tam thừa chân thật Nhất-thừa phương tiện chi giáo chỉ, dĩ Thâm Mật đẳng kinh vi sở y chi Pháp Tướng gia sở chủ trương dã”. 
至於實大乘 “Chí ư thật Đại thừa”, Đại thừa chân thật, 則不然。蓋其所立之說,一切眾生,本無五性之別,悉有佛性,一性平等,故皆得由佛乘而成佛 “tắc bất nhiên. Cái kỳ sở lập chi thuyết, nhất thiết chúng sanh, bổn vô ngũ tánh chi biệt, tất hữu Phật tánh, nhất tánh bình đẳng, cố giai đắc do Phật thừa nhi thành Phật”. 
又五教章上,謂一乘教義之分齊,開為二門。一別教,二同教。並廣釋述之。今擇要言之,則在同於三乘而說一乘為同教,於三乘全不共而別說一乘為別教。彼法華譬喻品所謂宅內所指之門外三車,三乘教也。界外露地所授之大白牛車,是別教一乘教也 “Hựu Ngũ Giáo Chương Thượng, vị Nhất-thừa giáo nghĩa chi phân tề, khai vi nhị môn. Nhất Biệt-giáo, nhị Đồng-giáo. Tịnh quảng thích thuật chi. Kim trạch yếu ngôn chi, tắc tại đồng ư Tam thừa nhi thuyết Nhất-thừa vi Đồng-giáo, ư Tam thừa toàn bất cộng nhi biết thuyết Nhất-thừa vi Biệt-giáo. Bỉ Pháp Hoa Thí Dụ phẩm sở vị trạch nội sở chỉ chi môn ngoại tam xa, Tam thừa giáo dã. Giới ngoại lộ địa sở thọ chi đại bạch ngưu xa, thị Biệt giáo Nhất-thừa giáo dã”.  
同教者,如是三一不為別說。或謂一同於三,或謂三同於一,互相交參,是欲使成根欲性,進而入於華嚴別教一乘也。由是而概括之,一乘凡有三種 “Đồng-giáo giả, như thị tam nhất bất vi biệt thuyết. Hoặc vị nhất đồng ư tam, hoặc vị tam đồng ư nhất, hỗ tương giao tham, thị dục sử thành căn dục tánh, tiến nhi nhập ư Hoa Nghiêm Biêt-giáo Nhất-thừa dã. Do thị nhi khái quát chi, Nhất-thừa phàm hữu tam chủng”. 
一, 為存三之一乘,所謂不破三乘之疑執,亦不會二乘之行果,唯就空理之平等而說為一乘。如攝大乘論之十義意趣是也 “nhất, vị tồn tam chi Nhất-thừa, sở vị bất phá Tam-thừa chi nghi chấp, diệc bất hội Nhị thừa chi hành quả, duy tựu không lý chi bình đẳng nhi thuyết vị Nhất-thừa. Như Nhiếp Đại Thừa Luận chi thập nghĩa ý thú thị dã”. 
二、為遮三之一乘,會二乘之行果,遮三乘之別執 “nhị, vị giá tam chi Nhất-thừa, hội Nhị thừa chi hành quả, giá Tam thừa chi biệt chấp”. 
如法華之同教一乘. “Như Pháp Hoa chi Đồng-giáo Nhất-thừa” (Như Đồng-giáo Nhất-thừa của Pháp Hoa), đây chính là chủ trương của Pháp Hoa. 三、為直顯之一乘,不對於二乘,故無可破,唯為大菩薩,直示法界成佛之儀。如華嚴之別教一乘. “Tam, vị trực hiển chi Nhất-thừa, bất đối ư Nhị thừa, cố vô khả phá, duy vị đại Bồ-tát, trực thị pháp giới thành Phật chi nghi. Như Hoa Nghiêm chi Biệt-giáo Nhất-thừa”. 
又若經五教而論之,則總有五種之一乘 “Hựu nhược kinh Ngũ-giáo nhi luận chi, tắc tổng hữu ngũ chủng chi Nhất-thừa”. 

絕想亡言, “Tuyệt tưởng vong ngôn”,  佛性平等一乘, “Phật-tánh bình đẳng Nhất-thừa”.  一性皆成之邊,名為一乘,. “Nhất tánh giai thành chi biên, danh vi Nhất-thừa”. 




Chúng sinh bổn lai thành Phật. Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh. 
All are primarily encountered the Buddha Manner. Definitely, Everything is the Buddha Characteristic. Thanks for All. Cheers! And Merci!


https://www.dropbox.com/scl/fo/h4bgout0ujadh5142t5en/h?dl=0&rlkey=iy3i2om9jy3wksee6ml16c6hk

PayPal Address

KHÔNG DÂM DỤC CHẲNG ĐẮM SAY. 
KHÔNG GIẬN CÙNG CHẲNG YÊU. 
KHÔNG TRÁCH NỘ DỖI HỜN. 
KHÔNG THAM CẦU ĐA SỰ. 
KHÔNG BUỒN CHẲNG PHẢI LO. 
KHÔNG SẦU VÀ KHÔNG KHỔ. 
NHƯ THẾ BẢO TOÀN TÂM. 
CHỈ HOÀN PHƯƠNG DIỆT ĐỘ (ENTER NIRVANA: ENLIGHTENED WISED WISDOM MIRACLE FAIRY ANGEL GODS). 

NEITHER AMBITIOUS NOR ADDICTIVE, 
NO LUST NO TROUBLE, 
NO CRITICISES OR SPOILED, 
NO DESIRE, CAUSE NO FIGHT, 
NO SEX MAKE NO RUDE, 
NOT EXTREMELY TOO GREEDY, 
NEITHER  SAD NOR WORRIED,    
NOT MIND, AND THOUGHTFULLY, 
NO EXCITING IN LEWDNESS, 
NO UPSET, WITHOUT ROUGH, 
NO STRESS AND NO NAG, 
NOT ANXIETY OR ANGRY, 
NO FRIGHTENING AND NO SEXUALITY. 
THIS IS THE WAY OF ALMIGHTY. 










Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK INC. and many others. Cheers! From Your friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK INC. and many others. Cheers! From Your friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattva Mahasattva maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HƠI THỞ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HƠI THỞ

TAM QUAN TRONG CUA HOI THO

Recommendation for all the world health care labours or post graduate students and so many south east asian health care workers and especially for the Vietnamese who can speak English well or very well :) cheers!!! thank you!  
Physicians Committee Recommends: PhysiciansCommittee.org 
Join health care professionals this summer (2024) in Washington, D.C., for the 12th annual International Conference on Nutrition in Medicine.
https://icnm.pcrm.org/event/2d17882c-50d2-4c01-acdd-e7133b64f8a3/regProcessStep1
please take part in the committee 's conference to archive the best USA health care committee for 20 cme credits on the best health care sciences' system from the extreme experts all around the world :) !!! ('bout 12000 USA M.D. or Ph. D. and over 150000 worldwide members everywhere on our planet in 2017). Thank you! 
(one more useful thing is nutritionfacts.org) 



PHẦN I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA HƠI THỞ

Trong con người vốn qúy nhất là sức khoẻ, nếu mình hiểu và bảo vệ thì sẽ rất tốt, người ta thường nói: “của bền tại người”, cố ý nhắc, cái gì muốn bền lâu vốn do nơi mình biết gìn giữ nó đúng cách. Sức khoẻ là vốn tự có từ Trời đất đã ban cho, thường khi sức khoẻ đã bị đe dọa thì sự âu lo về nó mới thực bắt đầu. Nhiều người sống biết rất nhiều, học giỏi nhiều thứ… ngay chính nhiều người trong ngành y tế chuyên chăm sóc bệnh tật, điều trị sức khoẻ cho nhiều người … khi được hỏi về “THỞ” thường cũng ít người biết sâu, biết cặn kẽ. Trong công tác điều trị, với nhiều bệnh nhân và rất nhiều thứ bệnh tật nói chung, chúng tôi nhận thấy đa phần bệnh nhân không biết thở đúng, thở tốt… nó cũng chính là một phần nguyên nhân của bệnh tật, đồng thời cũng là một phương cách hỗ trợ điều trị hữu hiệu nhiều chứng bệnh nan giải, nó là phương thế hữu hiệu trong vấn đề dự phòng bệnh tật. Vì thế khi nghiên cứu và tập luyện một phương pháp thở nào đó sẽ góp phần to lớn cho công tác gìn giữ sức khoẻ, giảm thiểu nhiều tốn kém vô ích và thời gian sống trong tình trạng bệnh tật nói chung. Chúng tôi nghiệm ra một cách bảo vệ nó tương đối dể dàng thuận tiện với mọi người, trong nhiều hoàn cảnh, không tốn kém. Với phương châm “dể hiểu, dể làm và làm có hiệu quả” Đó là phương pháp luyện khí, luyện hơi thở. 

Hơi thở là dấu hiệu của đời sống, dấu hiệu của sức khoẻ và cũng là dấu hiệu của tâm hồn. Khí bình(1) thì tâm bình, khí nghịch thì tâm loạn, Chỉ hít vào rồi thở ra, cử động rất bình thường nhưng hết sức trọng yếu. Cổ nhân thường nói luyện khí công, công phu, là điều khiển sự hít thở này lâu ngày, có phương pháp cụ thể. Chính vì nó có giá trị to lớn về bảo vệ sức khoẻ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ chuyên vào luyện cho khí bình mà thôi. Chú trọng luyện khí dưỡng sinh, nghĩa là gíúp cho sức khoẻ một phần ít hao tổn trong đời sống thường ngày. Khi khí bình thì tâm lẫn thân được nghỉ ngơi có chủ động. 

Người ta sống là nhờ thở, ngừng thở là chết. Để thấy tầm quan trọng của vấn đề luyện khí với đời sống con người, nếu thở tốt thì đời sống sẽ tốt. Dù chúng ta làm việc này việc nọ, có thể làm, cũng có thể chưa làm… đều được. Nhưng với “THỞ” thì luôn luôn phải thực hiện, vì đó là sự tồn tại có tính bản năng của sự sống. 

Hơi thở là dấu của “Tâm”. Mọi hoạt động, diễn giải cuộc đời đều từ “Tâm”. Người xưa có câu “Tâm chủ thần minh, Tâm chủ lục phủ ngũ tạng”(2). Nếu hơi thở là dấu của “Tâm” thì cực kỳ trọng yếu cho đời sống của mỗi người. Khi luyện khí cũng có nghĩa là dưỡng tâm vậy. 

Trong các nguyên nhân gây bệnh, nguyên nhân thất tình: Bi, thương, hỷ, nộ, ái, ố, kinh sợ (frightened). (3) Thường là nguyên nhân trọng yếu gây tổn thương tạng phủ, thường chậm, lâu dài và chắc chắn, nhất là các bệnh tật mãn tính. Luyện khí có thể chế ngự phần lớn, để thất tình không quá mức gây hại tạng phủ, dẫn đến cơ hội cho bệnh tật sinh ra. Đây là một công phu tu dưỡng lâu dài, kiên nhẫn, bền chí. Tuy vậy nếu biết rõ bản chất vấn đề, có được người hướng dẫn tốt thì không khó lắm và thường chắc chắn thành công. Luyện khí không phải có biết mà thành, thường phải luyện, thêm với thời gian (lòng kiên nhẫn) thì sẽ thành, nên có nhiều người biết, nhưng thành công của việc luyện khí thì ít là vậy. 

Làm sao luyện khí thì chế ngự được thất tình?

Vì khí là dấu của “Tâm”, vì thế khi khí bình thì “Tâm” tự nhiên bình. Thường khí bình thì hơi thở điều hoà, tạng phủ thư thái thần thái ung dung

“Khí” rất khó bình, hay thay đổi, không có hình tướng, không mùi vị, không có màu sắc, không đầy, không vơi, không có trước, không có sau… làm sao có thể nhận biết được khí đã bình?

Chúng ta sẽ nhận biết khí qua hơi thở, vào và ra. Im lặng và để tâm yên tĩnh, chúng ta sẽ thấy khí vào và đi ra. Lâu dần sẽ thấy tốc độ của khí, dung lượng, tính cách, nóng lạnh, độ nông sâu… qua một thời gian sự biết về hơi thở của chúng ta (mỗi người tự biết không ai có thể biết thay được) sẽ rõ ràng và cụ thể hơn. Khi đã thấy thì dễ dàng điều khí được, thay đổi khí theo ý muốn, mỗi ngày tiến bộ một ít. Lâu ngày thành thói quen nên dễ dàng hơn. 

Khí hít vào gọi là vay, thở ra gọi là trả. Vay trả đều hoà, tự nhiên thoải mái là khí bình

Như khi thấy bóng đèn sáng đều là chúng ta biết điện ổn định, khi thấy chớp tắt liên tục là chúng ta biết có sự cố bất thường. Vì hơi thở là dấu của tâmkhi hơi thở đều hoà là tâm bình – tâm bình thì tạng phủ được yên, nếu hơi thở không đều thì tâm sẽ không bình – tâm không bình thì tạng phủ không yên – dẫn đến nhiều bệnh tật

Tâm có ý nghĩa đến nhiều cơ quan tạng phủ trong con người, vì thế khi Tâm bình an thì bệnh tật ít sinh ra, dẫu có sinh ra cũng dễ lành, ít hao tổn nhiều, lỡ lúc gặp bệnh hiểm nghèo cũng dể vượt qua được. Vậy hơi thở bình sẽ trở thành một dấu hiệu của sức mạnh xuất phát từ bên trong. Luyện khí chính là chế ngự, gìn giữ cho khí luôn luôn bình. Chính nhờ công phu luyện tập lâu dài, hun đúc thành thói quen phản xạ tự nhiên, dần dần hơi thở không cần kiểm soát vẫn cứ bình, đó là lúc thành quả ban đầu và cũng là nền tảng đã thành công. Ngay khi hơi thở đầu tiên đều đặn thì đã có dấu hiệu thành công rồi, nhưng sự thành công này không bền do chưa có công phu. Nhiều người cứ nói tập khí công là rất khó, không thể thành công được là do cầu quá cao, do muốn có cường lực, thần thông… chúng ta không nhắm đến điều này. Sự thật điều này rất khó và cũng không cần thiết. Chúng ta chỉ tập làm sao hơi thở sâu và được điều hoà trong mọi hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống, chính điều này sẽ mang lại tác dụng kỳ diệu thật sự mỗi ngày mỗi chứng đạt hơn. Có thể gọi hơi thở dưỡng sinh

Rất ít người có được khí Bình (khí điều hòa) luôn luôn, [khí bình là dấu hiệu cả tâm hồn lẫn thể xác tốt]. Vì thế chúng ta luyện khí chính là tạo lập sự tốt này cho cả sức khoẻ thể xác và tâm hồn. Thường chúng ta hay nhận thấy các hình thái rối loạn của khí như sau:

Khí Đoản, là chính khí hư. Khí đỏan có nghĩa là hơi thở thường ngắn, yếu, dể đứt quãn, hay có những cơn ngừng thở ngắn, người hay mệt nhọc, nếu có bệnh thường khó lành, nếu không có bệnh thì dể mắc bệnh khi gặp hoàn cảnh thay đổi. Nếu trong người thấy hơi thở của mình hay đứt quãn, hay hụt hơi thì càng nhanh chóng tập phương pháp này. Khí đỏan thường hay ở người có bệnh lâu ngày hoặc người có bẩm thụ khí tiên thiên èo uột

Khí Nghịch, là khí thăng giáng bất thường, dể nóng, hay cáu gắt… những hành động thường thất thường. Thường ở trên người mạnh khỏe, công việc nhiều, buồn vui lẫn lộn…. Khí nghịch dể dẫn đến các bệnh cấp như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh hoang tưởng, bệnh hay gây sự… Nếu thường luyện khí thì tâm tính tự nhiên điều hòa hơn, nếu có bệnh cũng dễ điều trị. 

Khí Loạn, là khí bất thường, khi thì nhanh, khi ngừng, khi thì rất chậm… nói chung là do ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoảng lọan lo âu kinh sợ vô cớ, stress… Thường ở trên người yếu ốm suy nhược hoặc người có hoàn cảnh khó khăn lâu ngày không giải quyết được. Khí loạn làm cho công năng các phủ tạng không yên, xáo trộn thất thường… lâu ngày dẫn đến tổn thương các công năng hoạt động các cơ quan gây các bệnh chứng, ban đầu nhẹ sau nặng dần do không điều trị đúng nguyên nhân. 

Khí Uất, là khí không thăng được. Có số người trong lòng luôn bị đè nén, hoặc bị người khác áp bức, hoặc nỗi oan chưa giải được… làm khí không thông sướng điều hoà uất kết lâu ngày trong cơ thể gây nên không ít những bệnh tật. 

Khí Thịnh, là khí thông thoát quá sung mãn, gặp nhiều sự vui sướng… có nhiều người trúng số, hoặc được thành quả lớn bất ngờ… thì có thể đột tử ngay lúc đó hoặc bị một cơn bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim, hoặc cơn cao huyết áp…. Cũng là thường theo lẽ “vật cùng tắt phản”. 

Xin được trình bày sơ như vậy để chúng ta thấy hơi thở là dấu hiệu cực kỳ quan trọng của đời sống cả tâm hồn và thể xác, người ta có thể nhìn cách thở là có thể đoán một phần bệnh tật trong con người, vì đa phần người ta thường thở theo cơ chế tự nhiên không điều khiển. Để không bị trôi theo một cách thụ động các tình trạng xấu của hơi thở, để phát huy động lực cải thiện tình trạng không tốt, tình trạng sức khoẻ, để dưỡng tâm yên tĩnh, và rất nhiều lợi ích vô cùng to lớn dành cho ai nỗ lực bước chân vào…. chúng ta cùng bắt đầu luyện khí công dưỡng sinh công phu

Các điều kiện cần thiết tối thiểu như sau, 

YÊN TĨNH: cả thân và cả tâm(4). Thường ít cầu (cầu tài, cầu sắc, cầu danh, cầu lợicầu lợi cho mình) thì tâm mới thường lạc do câu Lão tử nói, “tri túc thường lạc”. 

Chuyên Cần: ngày nào cũng tập một chút, chừng 15 phút là giỏi rồi. 

Giới luật: Không được uống rượu trước lúc tập, sau ăn ít nhất hai giờ, đời sống đơn sơ đạm bạc thì tập rất có kết qủa. 

Phương pháp:

Tư thế: Ngồi trên ghế, xếp bằng, ngồi kiết già, có thể nằm nếu mệt… làm sao lưng thẳng, thoải mái yên tĩnh, có thể ngồi lâu mà không khó chịu là được. (Trong các tư thế, tư thế ngồi Kiết già là tư thế tốt nhất, nhưng khó nhất. Vì thế trong thời gian đầu không nên ngồi Kiết già để tập, mà nên tập ngồi Kiết già riêng trong ngày cho quen, sau đó sẽ vừa ngồi Kiết già vừa tập thì sự khó khăn mới không còn, sự tập dễ thành hơn). 

Cách thở: Thời gian hít vào bằng thời gian thở ra bằng mũi một cách thoải mái tự nhiên, tuyệt đối không gượng ép, gắng sức, căng thẳng, sau tập thấy mệt mõi là sai. Khí vào ra như làn khói êm đềm thư thái là tốt. Thường ban đầu thở hay bị tán loạn không đều, lâu dần tự nhiên nó sẽ đều, đó gọi là công phu luyện khí (khí công công phu). Khi luyện thở tâm hồn phải thư thái tự nhiên, nét mặt thư giãn tự nhiên, miệng như mĩm cười (gọi là nụ cười nội thị)(5). Xin tóm lại với bài thơ sau:

Ý thủ tại KHÍ. (ý thủ có nghĩa là theo, đừng rời). 
Sâu, đều, êm, nhẹ. (khí phải sâu, mà đều, êm và nhẹ). 
Thần thái ung dung. (tinh thần phải thoải mái). 
TỰ NHIÊN thoải mái. (tất cả công việc luyện khí làm một cách tự nhiên không nôn nóng). 

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng thật sự đã đem lại một sức mạnh to lớn cả về thân lẫn tâm. Chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ làm niềm vui cuộc sống của mọi người được thấm đượm hơn như từng hơi thở qua từng giây phút của cuộc đời. 


Phần II: CÁCH LUYỆN KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

• Nhận định tình hình sức khoẻ chung: khi gặp tình trạng Khí kém, hơi thở ngắn, nhỏ, yếu, mau mệt. Để giải quyết vấn đề này không gì bằng luyện khí. 

• KINH NGHIỆM THỰC HÀNH: Phần nầy có thể gọi tắt là LUYỆN THÂN. 

Người mới tập thường gặp nhiều khó khăn, vì thế giai đọan đầu nên chỉ ngồi TƯ THẾ (phần tư thế xin xem phần dưới) cho ngay ngắn trang nghiêm là được rồi, nếu có thể ngồi được chừng 20 –30 phút là rất tốt. Người ta thường hỏi khi ngồi như thế thì thở như thế nào? Xin trả lời là NÓ MUỐN THỞ SAO THÌ TÙY THEO Ý NÓ. – Khi ngồi như vậy thì Tâm phải nghĩ đến chuyện gì? Xin trả lời: NÓ MUỐN NGHĨ CHUYỆN GÌ THÌ CỨ NGHĨ. – vì sao vậy? vì giai đọan nầy chỉ chú trọng NGỒI YÊN, còn mọi sự khác sẽ liệu định sau, nếu ngồi yên được, thì coi như việc Luyện Khí đầu tiên đã thành, đây là căn bản nhất, người không qua được giai đọan nầy thì coi như không thể tập tiếp theo được. 

• PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ: giai đọan nầy gọi là LUYỆN KHÍ. Sau khi Luyện Thân đã tốt một thời gian, thì khi ngồi thì lập tức Luyện Khí liền. 

HÍT VÀO: Đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Có ý đưa khí xuống vùng Khí Hải (dưới rốn chừng 3cm). Sau đó nghỉ một giây (1 clock second)

THỞ RA: Cũng đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Nghỉ một giây, rồi lại hít vào

• Chú ý khi luyện khí:

– Lưỡi để lên vòm miệng. 

– Miệng như mĩm cười. 

– TÂM buông bỏ mọi sự, chỉ nhận biết khí vào và ra mà thôi. 

• NƠI TẬP: Chỗ nào cũng được, miễn là nơi tương đối sạch sẽ, yên tĩnh. Tuy nhiên khi ở trong nơi làm việc, học tập mà cảm thấy có thể tập được thỉ đều có thể dụng ý tập cũng hay. 

• THỜI GIAN: lúc nào cũng được, tuy nhiên không nên đang đói quá hoặc no quá mà tập. Mỗi ngày phải có vài lần tập cho quen dần, sau đó cơ thể tự động luôn luôn điều khí một cách rất tự nhiên

• TƯ THẾ: Ở mọi tư thế, nhưng tốt nhất là tư thế kiết già hoặc bán già. Nói chung nằm ngồi đi đứng đều được, do dụng TÂM nhiều chứ không chú trọng tư thế. Mọi lúc mọi nơi. 

• KẾT QUẢ: Không nên chưa tập mà hỏi kết quả như thế nào. Vì như thế là do TÂM muốn cầu thành mà loạn không yên, dễ gây chán nãn. Rất nhiều người cứ hỏi: tập có lợi ích gì, trong lúc: chưa tập bao giờ, vì không thể trả lời một: điều có được bằng tập luyện mà được diễn tả bằng ngôn từ được. 

Lợi ích của tập luyện là vô cùng to lớn. 

Khi tập, người tập sẽ tự khắc nhận ra kết quả, không nên hỏi làm gì vô ích. Quan trọng nhất là siêng năng tập luyện, không nên bỏ ngày giờ nào hoặc có cơ hội tốt mà không tranh thủ tập luyện. 

BS LÊ HÙNG
Tâm Duyên chân thành cảm ơn Đ. T. Hồng Hạnh đã email chia sẻ. 







Chú thích:

(1) Khí đây không phải nói về không khí, mà nói về tình trạng, tính cách thở của sự hô hấp

(2) Tâm ở đây không phải trái tim, Tâm đây là tạng Tâm, có ý nói một số chức năng rộng lớn rất nhiều mà chúng tôi không tiện trình bày trong bài viết này. Có thể nói sơ đó là một thực tại vừa hình thể vừa khí hoá, vừa vô hình, hay cũng chính là tâm hồn của mỗi con người. Tâm chủ thần minh: về tinh thần, sự sáng suốt, sự điều hoà, sự bình an hay rối loạn…đều do Tâm. Tâm chủ cả lục phủ ngũ Tạng, là tất cả các cơ quan trong con người. Các cơ quan này hoạt động không ngoài Tâm được. Do vậy khi can thiệp làm cho Tâm được bình, là can thiệp toàn bộ cơ thể con người. 

(3) Buồn, đau xót, vui, giận, yêu, ghét, kinh hãi. Con người có thể sau một đêm đau buồn đã già đi hàng chục tuổi. Hoặc khi một cơn giận thoáng qua, có thể chết tại chổ, hoặc có người mừng quá trong các cuộc thắng độ đá banh cũng chết dễ dàng…nếu những xúc động nhẹ, âm ĩ thì thường gây những trạng thái tâm lý bất thường, lâu ngày dẫn đến bệnh lý. 

(4)Thân yên tĩnh thì ai cũng biết dễ dàng, ngồi yên là thân được yên. Nhưng để tâm được yên tĩnh thì vô cùng khó khăn. Người ta đã dùng vô số phương pháp để tu tập cho tâm được yên, trong đó có giữ giới luật như : ăn chay để lương thực thanh bạch làm tâm hồn được yên, không uống rượu hoặc các chất kích thích để thần được yên. Trừ bớt nhiều sự dín mắc ở trong tâm bằng cách đóng ngũ quan: (tai, mắt, mũi, miệng, xúc), để không nhiễm phải lục trần (cảnh). Nhưng có rất nhiều người đã giữ giới, ăn chay, không uống rượu … mà tâm vẫn không thanh tịnh, có thể họ chưa chu toàn hoặc phải cần một vị thầy trực tiếp dìu dắt nếu có thành tâm mới được. Bí mật của trình thuật về tâm thanh tịnh, yên tĩnh không thể diễn tả trọn vẹn bằng lời, đây chỉ gượng dùng thuật ngữ rất sơ sài để nói vể một thực tại siêu việt, vô cùng thâm diệu, nên thế nào cũng nhiều sơ sót. Nhưng tâm thanh tịnh là nền tảng của nhiểu vấn đề chứ không phải chỉ riêng về luyện khí để bảo vệ sức khoẻ. 

(5) Trong bài thơ TÌNH THƯƠNG: “tập tánh tình thương – tình thương thành thật – tình thương tự tánh – tại thế thành thiên”, chúng tôi xin mạn phép nhắc lại. Nụ cười nội thị có nghĩa là nụ cười từ bên trong, chúng ta không thể có được nụ cười đó khi bên trong chứa đựng quá nhiều sự tham lam, hận thù, vị kỷ … nụ cười sẽ hiện rõ nét khi bên trong có tính tánh thương thành thực. 






PayPal Address

KHÔNG DÂM DỤC CHẲNG ĐẮM SAY. 
KHÔNG GIẬN CÙNG CHẲNG YÊU. 
KHÔNG TRÁCH NỘ DỖI HỜN. 
KHÔNG THAM CẦU ĐA SỰ. 
KHÔNG BUỒN CHẲNG PHẢI LO. 
KHÔNG SẦU VÀ KHÔNG KHỔ. 
NHƯ THẾ BẢO TOÀN TÂM. 
CHỈ HOÀN PHƯƠNG DIỆT ĐỘ (ENTER NIRVANA: ENLIGHTENED WISED WISDOM MIRACLE FAIRY ANGEL GODS). 

NEITHER AMBITIOUS NOR ADDICTIVE, 
NO LUST NO TROUBLE, 
NO CRITICISES OR SPOILED, 
NO DESIRE, CAUSE NO FIGHT, 
NO SEX MAKE NO RUDE, 
NOT EXTREMELY TOO GREEDY, 
NEITHER  SAD NOR WORRIED,    
NOT MIND, AND THOUGHTFULLY, 
NO EXCITING IN LEWDNESS, 
NO UPSET, WITHOUT ROUGH, 
NO STRESS AND NO NAG, 
NOT ANXIETY OR ANGRY, 
NO FRIGHTENING AND NO SEXUALITY. 
THIS IS THE WAY OF ALMIGHTY. 





Hello everyone!

Welcome to our webpage

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not very exactly because of the automatic machine limitation).





ĐỨC PHẬT DẠY VỀ PHÉP QUÁN NIỆM HƠI THỞ

ĐỨC PHẬT DẠY VỀ PHÉP QUÁN NIỆM HƠI THỞ 

Hello everyone!

Welcome to our webpage

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not very exactly because of the automatic machine limitation).

ĐỨC PHẬT DẠY VỀ PHÉP QUÁN NIỆM HƠI THỞ 


DUC PHAT DAY VE PHEP QUAN NIEM HOI THO


Hinh Phat 8

Làm thế nào để phát triển và thực hành phép quán niệm hơi thở để phép này mang lại những thành quả và lợi lạc lớn?

Này đây, các vị khất sĩ, hành giả đi vào rừng, hoặc tới một gốc cây, nơi vắng vẻ, ngồi xuống trong tư thế hoa sen, giữ thân cho thẳng, đặt vững chánh niệm trước mặt mình. Thở vào người ấy biết đang thở vào; thở ra người ấy biết đang thở ra.

Thở vào một hơi dài, người ấy biết: “Ta đang thở vào một hơi dài.”Thở ra một hơi dài, người ấy biết: “Ta đang thở ra một hơi dài.”

Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: “Ta đang thở vào một hơi ngắn.”Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: “Ta đang thở ra một hơi ngắn.”

“Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân thể ta; ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân thể ta,” người ấy thực tập như thế. “Ta đang thở vào và làm cho toàn thân ta an tịnh; ta đang thở ra và làm cho toàn thân ta an tịnh,” người ấy thực tập như thế.

“Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc; ta đang thở ra và cảm thấy an lạc,” người ấy thực tập như thế

“Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta; ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta,” người ấy thực tập như thế. “Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta an tịnh; ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta an tịnh,” người ấy thực tập như thế.

“Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta; ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta,” người ấy thực tập như thế. “Ta đang thở vào và làm cho tâm ý trong ta hoan lạc; ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc,” người ấy thực tập như thế.

“Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định; ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định,” người ấy thực tập như thế. “Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta được giải thoát tự do; ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta được giải thoát tự do,” người ấy thực tập như thế.

“Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp; ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp,” người ấy thực tập như thế. “Ta đang thở vào và quán chiếu về tính tàn hoại của vạn pháp; ta đang thở ra và quán chiếu về tính tàn hoại của vạn pháp,” người ấy thực tập như thế.

“Ta đang thở vào và quán chiếu về giải thoát; ta đang thở ra và quán chiếu về giải thoát,” người ấy thực tập như thế. “Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ; ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ,” người ấy thực tập như thế.

Phép quán niệm hơi thở nếu được phát triển và thực tập liên tục như thế sẽ đem đến những thành quả và lợi lạc lớn.

***********************

Từ Kinh Anapanasati (MN118)
Bản dịch từ tiếng Pali sang tiếng Anh của thầy Thanissaro
Dịch sang tiếng Việt của thầy Nhất Hạnh
Tâm Duyên chân thành cảm ơn tác giả bài viết.

***********************

BƯỚC ĐẾN TỈNH THỨC


ajahn

Thiền sư Ajahn Brahmavamso Mahathera (thường gọi tắt là Ajahn Brahm) là người Anh, sinh năm 1951. Thầy học Vật Lý tại Đại Học Cambridge. Sau khi tốt nghiệp thầy đi dạy học ở một trường trung học trong một năm rồi sau đó sang Thái Lan xuất gia, thọ giáo với Thiền Sư Ajahn Chah trong một tu viện trong rừng ở đông bắc Thái. Sau 9 năm học đạo ngài được mời qua Úc thuyết pháp. Hiện nay thầu là Việc Chủ tu viện Bodhinyana, ở Serpentine, Tây Úc.

Đây là bài tóm tắt cuốn sách sắp phát hành của ngài là Chánh Niệm, Hạnh Phúc và Hơn Thế Nữa: Cẩm Nang Cho Thiền Giả, Wisdom Publications xuất bản. Trong bài này, ngài chỉ ra con đường thiền định qua mười sáu bước quán niệm hơi thở

Cốt tủy của đạo Phật là sự giác ngộ của đức Phật… Cách đây nhiều thế kỷ tại nước Ấn Độ tu sĩ du phương Gôtama nhớ lại một kinh nghiệm jhana (định) từ thời còn thơ ấu, một trạng thái yên tĩnh sâu lắng, và chợt nhận ra rằng jhana là con đường dẫn đến tỉnh thức. Người đi đến một khu rừng yên tĩnh bên bờ một con sông lớn, ngồi xuống trên một chiếc đệm làm bằng cỏ dưới một gốc cây to, có bóng mát và tọa thiền. Phương pháp thiền mà người áp dụng gọi là anapanasati, chánh niệm về hơi thở ra vào. Qua sự thực tập này, người nhập định, xuất định, và đạt được tuệ giác. Từ đó người được gọi là Bụt-đà, có nghĩa là Bậc Giác Ngộ.

Đức Phật đã dạy phương pháp quán niệm hơi thở trong suốt cuộc đời hoằng pháp của người. Đó là phương pháp đã đưa người đến tỉnh thức, pháp môn mầu nhiệm, và người đã dạy phương pháp ấy cho tất cả các đệ tử, trong tu viện cũng như ngoài thành phố. Pháp môn thiền kỳ diệu này được trao truyền cho chúng ta trong nhiều bản kinh, trong đó rõ ràng nhất là kinh Quán Niệm Hơi Thở (Anapanasati Sutta).

Đức Phật mô tả phương pháp thực hành anapanasati bao gồm giai đoạn chuẩn bị, tiếp đó là mười sáu bước. Mười hai bước đầu là để nhập định và bốn bước sau là những gì cần làm khi xuất định…

Trước khi đưa ra các chỉ dẫn để thể nghiệm hạnh phúc và vẻ đẹp của thiền định, tôi xin nói vắn tắt các giai đoạn chuẩn bị ngồi thiền. Nếu các bạn đi qua các bước ban đầu quá nhanh, bạn sẽ thấy rằng sự chuẩn bị không đầy đủ. Việc này giống như xây một ngôi nhà trên một nền móng chưa chắc chắn – cất nhà lên thì nhanh nhưng nó sẽ không đứng vững lâu. Bạn cần phải khéo léo xây dựng nền móng cho thật chắc trước đã. Rồi tiếp tục cất lên các tầng cao hơn – các trạng thái thiền định – và tất cả sẽ vững bền.

Đức Phật dạy hãy đi đến một nơi yên tĩnh, nơi không bị quấy rầy bởi người khác, tiếng động, hay các thứ như muỗi mòng. Những người gan lì thích ngồi thiền trong những khu rừng đầy muỗi hoặc nơi có cọp beo qua lại, nhưng dường như ở các nơi đó dễ đạt được được sự kham nhẫn hơn là sự an lạc. Đức Phật thường khen ngợi những nơi mát mẻ như vườn cây, giống như Bodh Gaya, nơi người thành đạo. Kế đến là một chỗ ngồi thoải mái. Bạn có thể ngồi trên một chiếc gối, trên băng ghế, hay thậm chí là trên ghế đẩu miễn là không quá êm ái. Để có thể ngồi thiền, bạn cần một chỗ ngồi mà cơ thể thấy thoải mái lâu và đồng thời phải tỉnh táo nữa.

Bây giờ bạn cần phải đặt chánh niệm “ngay trước mặt mình”. Bạn thực hành chánh niệm bằng cách ý thức về giây phút hiện tại (buông bỏ mọi suy nghĩ về quá khứ và tương lai) và lặng lẽ theo dõi những gì xảy ra vào giây phút hiện tại tới mức không còn chỗ cho lời nói trong tâm trí của mình. Khi buông được quá khứ, bạn sẽ được thảnh thơi trong hiện tại. Và tương lai – các toan tính lập kế hoạch, lo âu, mong cầu, v.v. – cũng buông hết luôn. Lúc này bạn mới tiến tới sự tĩnh lặng thật sự trong nội tâm. Một phương thức để đạt được sự tĩnh lặng này là nhận diện khoảng trống giữa hai ý nghĩ. Hãy quan sát thật kỹ với sự chánh niệm cao độ để thấy được lúc một ý nghĩ kết thúc và một ý nghĩ mới nẩy sinh – ngay chỗ đó! Đó là ý thức thầm lặng. Thoạt đầu nó cực kỳ ngắn ngủi, nhưng khi bạn bắt gặp được khoảng lặng đó, bạn đã quen với nó rồi thì nó sẽ kéo dài lâu hơn Bạn bắt đầu thưởng thức sự tĩnh lặng và đó là lý do vì sao nó tăng trưởng. Nhưng hãy nhớ rằng sự tĩnh lặng vốn “thẹn thùng”. Nếu nó nghe bạn nói về nó thì nó sẽ chạy trốn ngay.

Tâm trí có thể làm những điều kỳ diệu và bất ngờ. Những thiền sinh còn gặp khó khăn để đạt tới tình trạng tâm trí yên tĩnh đôi khi bắt đầu thời ngồi thiền với suy nghĩ: “Chà chà, lại bắt đầu một giờ thất bại nữa đây.” Nhưng rồi điều bất ngờ lại xảy ra; mặc dầu họ nghĩ là sẽ thất bại, họ lại đạt đến tình trạng rất an lạc. Thầy dạy thiền đầu tiên của tôi bảo rằng không hề có thời thiền tọa nào là tệ cả. Thầy nói đúng. Ngay cả những lúc mình thấy khó khăn thì mình vẫn có thể vun trồng ý chí, mà cái đó tạo ra định lực. Chúng ta có thể mất rất nhiều thời gian – nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm – để phát triển hai giai đoạn đầu, và khi đạt tới đây chúng ta đã tiến một bước khá dài trên con đường thực tập. Trong ý thức về cái “bây giờ”, chúng ta thể nghiệm được bình an, hoan hỷ, và tuệ giác rồi.

Khi bạn thầm thầm ý thức về bất cứ điều gì xảy ra trong giây phút hiện tại thì bạn đã đạt được sự chánh niệm cần thiết để trải qua mười sáu bước của anapanasati. Trong bước một và hai, đức Phật dạy ý thức về hơi thở dài và hơi thở ngắn. Bạn không cần phải điều khiển hơi thở để nó dài hay ngắn. Việc này sẽ gây ra sự bất an mà thôi. Bạn chỉ cần chú tâm quan sát và biết rõ là nó dài hay ngắn, hay như một số hành giả ghi nhận là sâu hay cạn, thô hay tế. Điều này sẽ làm cho sự quán niệm hơi thở trở nên thú vị và hành giả không cảm thấy chán nản.

Bước thứ ba là thể nghiệm toàn bộ quá trình thở. Đây là lúc mà chánh niệm gia tăng tỉnh giác để có thể quan sát mọi cảm giác liên quan đến quá trình thở. Bạn ý thức về hơi thở vào ngay từ khi nó bắt đầu xuất hiện từ khoảng lặng. Bạn thấy rõ những cảm giác về hơi thở vào biến chuyển trong từng giây phút, đạt tới đỉnh điểm rồi dần dần dịu lại cho tới khi mất hẳn. Bạn cảm nhận một cách rõ ràng đến độ thấy rõ toàn bộ tiến trình, chỗ dừng giữa hơi thở vào và hơi thở ra kế tiếp. Tâm trí bạn có sự tỉnh táo của một con mèo rình chuột, khi bạn đợi hơi thở ra bắt đầu. Rồi bạn quan sát các rung động đầu tiên của hơi thở ra. Bạn nhìn các cảm giác tiến triển, thay đổi từng giây phút, cho tới khi đạt tới đỉnh điểm, rồi dần dần phai nhạt trước khi đi vào hư vô. Rồi bạn quan sát khoảng lặng, khoảng giữa hơi thở ra và hơi thở vào kế tiếp. Khi quá trình này lặp lại từ hơi thở này sang hơi thở khác bạn hoàn thành bước thứ ba, thể nghiệm toàn bộ hơi thở.

Khi bạn hòa làm một với hơi thở một cách thoải mái, hơi thở sẽ lắng dịu một cách tự nhiên. Khi không có gì trở ngại sự tiến bộ thì bạn sẽ thể nghiệm các cảm giác ngày càng mềm dịu, giống như mảnh vải thô đờnim biến thành tấm vải satanh mịn màng vậy. Sự chú ý tinh tế này chỉ có thể đạt được bằng sự buông xả nhẹ nhàng chứ không phải bằng ý chí mạnh mẽ. Ở bước thứ tư này bạn không còn để ý đó là hơi thở vào hay hơi thở ra, lúc bắt đầu, chặng giữa hay kết thúc. Khi hơi thở trở thành quá nhẹ nhàng, sự chú ý cũng trở thành vi tế và bạn chỉ biết từng giây phút của hơi thở.

Khi chánh niệm liên tục của bạn nhìn hơi thở lắng dịu thì niềm vui (bước năm) và an lạc (bước sáu) tự nhiên dâng lên giống như ánh bình minh xuất hiện trên đường chân trời phía đông. Việc này diễn ra dần dần nhưng tự động bởi vì tất cả dòng năng lượng tinh thần của bạn chảy vào con người tri giác chứ không phải con người hành động. Quả thật là lúc ấy bạn không làm gì cả, mà chỉ quan sát thôi. Dấu hiệu cho thấy bạn không làm gì cả là hơi thở rất dịu êm. Năng lượng tinh thần chảy vào con người tri giác làm cho chánh niệm có sức mạnh, và chánh niệm tràn đầy năng lượng được thể nghiệm dưới hình thức hạnh phúc và niềm vui. Hơi thở ở bước thứ năm và thứ sáu rất yên tĩnh và đẹp đẽ – đẹp hơn cả một khu vườn vào mùa xuân hay hoàng hôn mùa hạ – nên bạn sẽ có thể không còn muốn nhìn cái gì khác nữa cả.
******************************


Chánh niệm tràn đầy năng lượng được thể nghiệm dưới hình thức hạnh phúc và niềm vui.

Khi hơi thở trở nên càng lúc càng đẹp đẽ, và hạnh phúc và niềm vui cũng gia tăng cường độ, thì hơi thở có thể đột nhiên biến mất. Bước thứ bảy này diễn ra không phải do bạn muốn như thế mà khi có sự tĩnh lặng sâu xa.

Có một đoạn văn nổi tiếng trong văn học Anh có thể giúp làm sáng tỏ kinh nghiệm về hơi thở biến mất. Đó là đoạn trong tác phẩm Alice in the Wonderland của Lewis Carrol lúc Alice giật mình khi trông thấy chú mèo Cheshire ngồi trên một cành cây gần đó và nhe răng cười đến tận mang tai. Giống như mọi sinh vật trong xứ sở thần tiên, mèo Cheshire có tài hùng biện của một nhà hoạt động chính trị. Không những mèo thắng Alice trong cuộc tranh luận tiếp theo đó mà còn đột ngột biến mất, không hề báo trước cũng như đột ngột hiện ra trở lại.

Alice nói, “ ... và mình ước sao bạn không hiện ra rồi biến mất đột ngột như thế: bạn làm cho mình chóng mặt quá.”

Chú mèo nói, “Được rồi.” Và lần này nó biến từ từ, bắt đầu bằng cái đuôi, và cuối cùng là nụ cười – vẫn còn lơ lửng một lúc sau khi mọi thứ đã biến đi.

Alice nghĩ, “Mình vẫn thường thấy mèo không cười, nhưng một nụ cười mà không có con mèo thì thật là điều mình chưa từng thấy bao giờ.”

Câu chuyện này là một trường hợp giống một cách lạ lùng với kinh nghiệm thiền định. Như con mèo Cheshire biến mất chỉ để lại nụ cười, thân thể và hơi thở của thiền sinh biến mất, chỉ còn lại cái đẹp. Đối với Alice, đó là điều kỳ lạ nhất mà em từng thấy. Đối với thiền sinh, nó cũng kỳ lạ như vậy khi thể nghiệm cái đẹp trôi bồng bềnh mà không có cái gì mang nó cả, thậm chí không phải là hơi thở.

Hai chướng ngại thông thường sau bước thứ bảy là sự phấn khích và lo sợ. Trong trạng thái hưng phấn, trí óc trở nên phấn khích: “Ồ! Nó đây rồi!” Nếu trí óc suy nghĩ như vậy thì jhana sẽ không còn diễn ra nữa. Phản ứng “Ồ, À” phải được buông bỏ trong bước thứ tám để nhường chỗ cho thái độ thụ động tuyệt đối. Bạn có thể để dành những tiếng trầm trồ này sau khi xuất định.

Chướng ngại kia là sự lo sợ. Sự lo sợ xuất hiện khi nhận ra sức mạnh và hạnh phúc của jhana, hay là khi nhận thức được rằng để đi sâu vào jhanas, các trạng thái định, có một thứ phải bỏ rơi – chính bạn! Con người hành động im lặng trước khi nhập định, nhưng vẫn còn ở đó. Tuy nhiên trong định, con người hành động hoàn toàn biến mất. Chỉ có con người tri giác vẫn còn. Một con người còn tỉnh thức nhưng không còn khả năng kiểm soát. Người ta không thể nào nảy sinh một ý nghĩ, chứ đừng nói là đưa ra một quyết định. Ý chí bị đóng băng, và điều này có thể có vẻ đáng sợ đối với hành giả mới bắt đầu thực tập, người chưa bao giờ bị tước quyền kiểm soát trong khi còn tỉnh táo. Người ta sợ bị mất đi một phần rất quan trọng trong toàn bộ con người của mình.

Nỗi sợ này có thể được khắc phục trong bước thứ tám bằng cách tin tưởng vào lời dạy của Phật, và qua sự nhận biết và bị hấp dẫn bởi niềm hạnh phúc đang ở phía trước. Đức Phật dạy rằng không nên sợ hãi hạnh phúc của thiền định, mà cần phải thực tập, theo dõi, phát triển thường xuyên. Thế nên trước khi nỗi lo nổi dậy, bạn cần phải có niềm tin vào hạnh phúc đó, duy trì niềm tin vào giáo pháp của đức Phật, và hãy để jhana ôm trùm lấy bạn trong một thể nghiệm an lạc vô ngã vô biên, không cần chút nỗ lực nào, và nó sẽ là thể nghiệm sâu sắc nhất trong đời của bạn. Hãy có can đảm từ bỏ sự kiểm soát trong một thời gian và thưởng thức kinh nghiệm này. Hãy duy trì những tình trạng an lạc này. Hãy thật yên lặng, nếu không thì sự an lạc sẽ biến mất.

Ẩn dụ nổi tiếng của Ajhan Chah về “hồ nước tĩnh lặng trong rừng” có thể giúp bạn hiểu được điều này. Mỗi khi thầy ấy đi bộ trong rừng già Thái Lan, thầy ấy luôn để ý tìm cho được một ao hồ vào buổi chiều. Khi thấy được ao, hồ hay một con suối đâu đó trong rừng thầy sẽ cắm trại qua đêm ở đó.

Sau khi uống nước, tắm và chuẩn bị mọi thứ đâu vào đó, thầy Ajhan Chah sẽ ngồi thiền cách hồ vài mét. Thầy ấy kể thầy thường ngồi thật yên và mở mắt để nhìn những con thú đi ra khỏi rừng già, đến đó để uống nước và tắm. Chúng chỉ đến khi thầy ngồi thật yên. Khi ra khỏi các bụi cây chúng thường nhìn quanh và đánh hơi để biết chắc có an toàn hay không. Nếu phát hiện ra thầy chúng nó sẽ trốn biệt. Nhưng nếu thầy ngồi hoàn toàn bất động chúng sẽ không nghe thấy tiếng động nào và cũng không ngửi thấy gì lạ, chúng sẽ đi ra uống nước. Một số uống nước và chơi đùa như không có thầy ở đó. Thầy ấy kể là sau khi các con vật quen thuộc đến các con vật rất lạ lùng mà thầy không biết tên cũng đến. Có những con vật rất ngộ nghĩnh mà thầy chưa từng thấy hay nghe cha mẹ kể. Những con thú này chỉ xuất hiện khi thầy ngồi hoàn toàn yên lặng.

Đây là một ẩn dụ về những gì xảy ra cho ta trong trạng thái thiền định sâu. Hồ nước là biểu tượng cho tâm trí ta. Ở bước thứ tám này bạn chỉ ngồi đó và nhìn thôi. Nếu bạn nhúc nhích hay đưa ra một mệnh lệnh nào thì bạn không còn yên lặng nữa. Những con vật, giống như các trạng thái định sẽ chỉ xuất hiện khi bạn ngồi thật yên. Những con vật bình thường đi ra trước, rồi mới đến nhưng con vật đẹp đẽ, và cuối cùng là những con vật lạ lùng và kỳ diệu. Những con vật cuối cùng này là các kinh nghiệm mầu nhiệm mà bạn không thể gọi tên, bạn chưa hề biết là nó hiện hữu vì quá sức kỳ lạ, quá đỗi an lạc, quá đỗi thanh khiết. Đó là các trạng thái định.

Bước thứ chín trong kinh Anapanasati mô tả một sinh vật rất quan trọng viếng thăm tâm trí tĩnh lặng – đó là nimita – tiếng Pali có nghĩa là “dấu hiệu” Một nimita hay quang tướng là phản ảnh của tâm trí. Cho nên bước này gọi là citta-patisamvedi, “thể nghiệm tâm”, và đạt được bằng cách buông bỏ cơ thể, ý nghĩ, và cả năm giác quan (bao gồm ý thức về hơi thở) để chỉ còn một dấu hiệu về tâm đẹp đẽ, một nimita. Đối tượng của tâm trí thanh tịnh này là một vật rất thật trong tâm cảnh, và khi nó xuất hiện lần đầu tiên nó rất là lạ lùng. Đối với hầu hết các thiền sinh, niềm vui tinh thần này được tri giác như là một ánh sáng đẹp đẽ. Nhưng không phải là ánh sáng. Mắt của ta đã nhắm, nhận thức qua thị giác đã vắng mặt. Các thiền sinh khác mô tả sự xuất hiện của tâm lần đầu tiên này như là một sự yên tĩnh trầm lắng hay an lạc vô biên. Nó được nhận thức như một ánh sáng hay cảm giác bởi vì người ta không thể nào xác định cho đúng đắn được..

Có hai khiếm khuyết của nimita làm ngăn cản sự tiến bộ, đó là nimita quá mờ nhạt hay nimita không ổn định. Để giải quyết hai vấn đề này, đức Phật dạy bước thứ mười và mười một của anapanasati là chiếu sáng nimita và duy trì nimita. Tôi dùng chữ “chiếu sáng” để diễn tả từ Pali abhippamodayam cittam, nghĩa đen là “cho tâm niềm vui” Tâm trí càng có nhiều niếm vui thì nimita càng sáng chói. Để nhập định, nimita phải là vật sáng nhất mà bạn từng thấy trong đời.

Khi một nimita phát khởi trong khi thiền định nhưng có vẻ mờ nhạt thì trong bước thứ mười có bốn cách tiến hành.. Tập trung vào trung tâm của nimita. Dù nimita có mờ bao nhiêu đi nữa thì phần trung tâm vẫn sáng hơn phần ngoại vi. Bằng cách nhẹ nhàng hướng tầm nhìn về phía trung tâm nimita, phần sáng ở giữa sẽ mở rộng ra. Tiếp tục nhìn vào đó thì càng lúc thấy càng sáng. Bằng cách đi vào trung tâm, rồi phần trung tâm của trung tâm, và cứ tiếp tục như thế thì nimita mờ nhạt sẽ trở nên sáng rực rỡ và thường thường sẽ “bùng nổ” về độ sáng trong suốt thời gian thiền định. Hãy chú ý hết sức vào giây phút hiện tại. Mặc dầu sự tỉnh thức về giây phút hiện tại là một phần trong sự chuẩn bị thời công phu, đến giai đoạn này sự chú ý thường nhạt nhòa xung quanh giây phút hiện tại. Theo kinh nghiệm riêng của tôi, một sự nhắc nhở nhẹ nhàng tập trung sắc bén hơn vào giây phút hiện tại sẽ thắp sáng chánh niệm và làm rạng rỡ thêm nimita, không còn hiện tượng mờ nhạt. Hãy mỉm cười với nimita. Hãy nhớ rằng nimita là một phản chiếu tâm trí bạn. Thế nên nếu tâm trí mỉm cười thì nimita sẽ cười đáp lại. Nếu bạn chưa hiểu mỉm cười với nimita nghĩa là thế nào thì hãy soi gương, mỉm cười, rồi ghi nhớ hình ảnh ấy trong tâm trước khi lặp lại trước nimita. Đôi khi ta đi gặp nimita quá sớm, và tốt hơn là nên phát khởi một sư quyết tâm nhẹ nhàng ở lại với hơi thở đẹp đẽ lâu hơn một chút.

Khuyết điểm thứ hai làm cản trở thể nghiệm thiền định sâu là tính không ổn định của nimita. Nó không đứng yên mà biến mất rất nhanh. Để xử lý việc này đức Phật dạy bước thứ mười một của anapanasati, gọi là samadaham cittam, nghĩa là “làm an tịnh tâm ý” và ở đây có nghĩa là “duy trì sự chú ý vào nimita.”

Thông thường vào những lần xuất hiện đầu tiên, nimita chỉ lóe sáng lên rồi biến mất hoặc di chuyển xung quanh tâm điểm chú ý. Nimita mạnh mẽ, rực rỡ sẽ tồn tại lâu hơn nimita mờ nhạt, yếu ớt cho nên đức Phật dạy chúng ta bước chiếu sáng nimita trước khi duy trì nimita. Đôi khi chiếu sáng nimita cũng đủ để duy trì nó – vì nimita trở nên sáng rỡ cho nên lôi cuốn sự chú ý trong một khoảng thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, ngay cả một nimita sáng rỡ cũng có thể không ổn định, vì vậy mới có những phương pháp để duy trì sự chú ý vào nimita.

Một lần nữa, sự sợ hãi hay phấn khích cũng dẫn đến sự mất ổn định của nimita. Đó là khi bạn phản ứng hơi thái quá thay vì quan sát một cách thụ động. Thể nghiệm nimita vào những lần đầu cũng giống như khi bạn tập đi xe đạp vậy. Bạn thường nắm ghi-đông quá chặt, như tôi, đến độ các khớp ngón tay trắng bệch ra. Và vì quá căng thẳng tôi hay bị ngã. Sau đó – sau nhiều lần bị bầm dập – tôi mới nghiệm ra rằng, tay cầm càng mềm dịu thì càng dễ giữ thăng bằng. Tương tự như thế, chẳng bao lâu bạn sẽ học được cách thư giãn, không giữ quá chặt. Bạn sẽ thấy rằng càng buông lơi sự điều khiển thì càng duy trì nimita được lâu.

Dấu hiệu tốt là nimita có màu sắc rực rỡ mà bạn chưa từng thấy. Chẳng hạn nếu bạn thấy nimita màu xanh thì, không phải là màu xanh thông thường, mà là màu xanh thẫm, xanh ngắt, màu xanh đẹp nhất mà bạn từng thấy. Nimita tốt, hoặc theo tôi là “có lợi lạc”, là loại rất ổn định, hầu như bất động. Khi bạn thể nghiệm một nimita đẹp đẽ, ổn định thì bạn đang ở bên bờ của cảnh giới các tầng lớp định sâu.

Bước thứ mười hai của anapanasati gọi là vimocayam cittam, “làm cho tâm trí được giải thoát.” Lúc này đây bạn sẽ có một thể nghiệm mà sau đó bạn có thể mô tả theo hai cách. Một là bạn cảm thấy bị chìm hay lặn vào nimita, hai là nimita với ánh sáng tỏa rạng và cảm giác sung sướng bao trùm lấy bạn. Bạn không làm chuyện ấy. Nó chỉ xảy ra như là kết quả của sự buông bỏ mọi hành động.

Bạn đi vào định bằng cách giải thoát tâm ý. Đức Phật dạy rằng các tầng lớp định là các giai đoạn giải thoát. Tâm ý bây giờ được giải thoát khỏi cơ thể và năm giác quan. Bạn không nghe được gì, không nói được gì, nhưng tỉnh thức, an nhiên và vững chãi như một tảng đá.

Jhana sẽ kéo dài trong một thời gian lâu. Nếu nó chỉ kéo dài một vài phút thì không đáng gọi là jhana. Các tầng định sâu thường kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Một khi đã ở trong định thì không có chọn lựa nào khác. Người ta sẽ xuất định chỉ sau khi tâm ý đã sẵn sàng. Mỗi jhana là một tình trạng ý thức tĩnh lặng và tràn đầy an lạc mà tự bản chất vốn kéo dài rất lâu. Đó không phải là một trạng thái xuất thần mà là tỉnh giác cao độ. Tôi nói như thế để bạn có thể biết được kinh nghiệm mà bạn trải qua là thật hay tưởng tượng.

Rất nhiều người khi đạt được định một vài lần đều muốn trở thành một tu sĩ. Thế giới bên ngoài không còn hấp dẫn nữa. Các mối quan hệ, nghệ thuật, âm nhạc, phim ảnh, tình dục, danh vọng, của cải, v.v. tất cả đều không là gì, mất sức lôi cuốn so với một tâm trí được giải thoát. Ngoài hỷ lạc còn có cái gì đó hơn thế nữa. Đức Phật gọi là uteri-manusa-dhamma, cái gì đó vượt lên kinh nghiệm thông thường. Người cũng xem hạnh phúc của jhana tương tự như hạnh phúc của sự giác ngộ, mà người gọi là sambodhi sukha, phúc lạc của sự giác ngộ.

Như thế khi bạn trải qua các giai đoạn này, mười hai bước đầu tiên của anapanasati, bạn sẽ tiến vào jhana.

*******************

Phần lớn vũ trụ mà bạn từng nghĩ là thiết yếu đã chấm dứt, và bạn ở trong một không gian hoàn toàn khác

Bốn bước cuối cùng của kinh Quán Niệm Hơi Thở liên quan đến giai đoạn thiền sinh xuất định. Sau khi ra khỏi thể nghiệm đầu tiên về jhana, bạn không thể không nghĩ, “Ồ! Đó là gì thế nhỉ?” Vì thế điều đầu tiên bạn cần làm là nhớ lại jhana, xem xét kinh nghiệm ấy và bạn sẽ cố gắng diễn tả nó bằng lời. Hãy tự hỏi mình, “Nó phát khởi như thế nào? Mình đã làm gì đặc biệt không? Mình cảm thấy như thế nào khi ở trong jhana? Tại sao lại có cảm giác như thế? Còn bây giờ mình cảm thấy gì? Tại sao lại an lạc như thế?” Tất cả những suy nghĩ như thế sẽ dẫn đến tuệ giác sâu sắc.

Bạn sẽ thấy rằng từ ngữ hay nhất để giải thích lý do tại sao jhana xảy ra là “buông bỏ.” Đây là lần đầu tiên bạn thật sự buông bỏ. Không phải buông bỏ những gì bạn dính mắc, mà buông bỏ cái gây ra sự dính mắc. Bạn buông bỏ con người hành động. Bạn buông bỏ bản ngã. Bản ngã rất khó buông bỏ bản ngã, nhưng qua các bước thực hành này bạn đã làm được. Và đó là phúc lạc.

Bước đầu tiên trong bốn bước cuối cùng, bước thứ mười ba, là quán chiếu về anica, thường được gọi là “vô thường..” Điều quan trọng cần làm sau thể nghiệm sâu sắc về định là quán chiếu để thấy trước đây có một cái gì đó thường có mặt bên trong tâm ý mà bạn chưa bao giờ để ý – cái đó gọi là “bản ngã.” Trong định, nó biến mất. Hãy chú ý điều đó.

Bạn sẽ nhận ra sự thật về vô ngã (anatta) một cách sâu sắc mà nhận thức ấy sẽ đưa bạn đi trên con đường dẫn đến giác ngộ.

Nếu quán chiếu về vô thường chưa thật sâu thì bước mười bốn, là viraga, sự tàn hoại của mọi vật. Đấy là lúc mọi sự vật đều biến mất. Bạn đã thấy nhiều thứ biến mất khi nhập vào trạng thái định – có thứ rất gần gũi với bạn đến độ bạn thường cho rằng nó là một thành phần thiết yếu trong con người của bạn. Tất cả đều tan biến ở trong định. Bạn thể nghiệm sự tàn hoại của chính mình.

Quán chiếu thứ ba sau khi xuất định, là về nirodha, hay sự chấm dứt. Cái gì đó trước đây đã tồn tại bây giờ đã chấm dứt, biến mất, ra đi, để lại một khoảng trống! Sự trống rỗng đó chỉ có thể biết được trong trạng thái định. Phần lớn vũ trụ mà bạn từng nghĩ là thiết yếu đã chấm dứt, và bạn ở trong một không gian hoàn toàn khác.

Quán chiếu cuối cùng mô tả trong anapanasati sutta là về một từ kỳ diệu: patinisagga, “buông bỏ, xả bỏ.” Trong bối cảnh này patinisagga là từ bỏ không phải cái “ngoài kia” mà “ở trong này.” Nhiều người xem Phật giáo là xa lìa thế gian, từ bỏ thế giới ở ngoài kia. Nhưng patinisagga là buông bỏ thế giới bên trong, buông bỏ con người hành động và thậm chí là con người tri giác. Nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ thấy những gì xảy ra trong trạng thái định không chỉ là buông bỏ thế giới bên ngoài mà còn buông bỏ thế giới bên trong, đặc biệt là buông bỏ con người hành động, ý chí, con người kiểm soát. Tuệ giác này đem đến rất nhiều hỷ lạc, rất nhiều thanh tịnh, rất nhiều giải thoát, rất nhiều phúc lạc. Bạn đã tìm thấy con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau.

Đấy là cách đức Thế Tôn hướng dẫn phép quán niệm hơi thở. Đó là một sự thực tập, bắt đầu bằng cách ngồi xuống ở một nơi yên tĩnh, trên một chỗ ngồi thoải mái, đặt chánh niệm ra trước mặt, và quán sát hơi thở. Từng bước, từng bước – các bước mà bây giờ bạn biết là trong vòng khả năng của mình – bạn có thể đạt được những trạng thái hỷ lạc sâu sắc được gọi là định.

Khi bạn xuất định, bạn quán chiếu bốn điều, đó là tính vô thường hay không chắc chắn của mọi sự vật, sự tàn hoại của mọi vật, sự chấm dứt của bản ngã, và sự buông bỏ mọi thứ “trong đây.” Và khi bạn quán chiếu về những điều này sau thể nghiệm về định thì một điều gì đó sẽ xảy ra. Tôi thường nói rằng định là thuốc súng và quán chiếu là que diêm. Nếu bạn đặt hai thứ gần nhau, chắc chắn sẽ có một vụ nổ lớn ở đâu đó. Đó chỉ là vấn đề thời gian.

*********************

Trần Ngọc Bảo dịch “Stepping toward Enlightenment của Ajahn Brahm“, tạp chí Tricycle, số mùa thu 2006






Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: