Saturday, July 17, 2021

Phụ Ái Như Sơn, Huynh Hữu Đệ Cung _This is the order of the ancient ancestors of the human people:

Phụ Ái Như Sơn, Huynh Hữu Đệ Cung _
This is the order of the ancient ancestors of the human people.  




Phu Ai Nhu Son _ Huynh Huu De Cung _This is the order of the ancient ancestors of the human people: 
The nine orders of the human people ancient ancestors. 
This is the order of the ancient ancestors of the human people: the grandchildren _ the children _ myself (me, I) _ the parents _ the grandparents _ the granduer _ the patriot _ the fairy angels _ the God. 
Phu Ai Nhu Son _ Huynh Huu De Cung: 
"Phụ Ái Như Sơn, Huynh Hữu Đệ Cung". 
(This is the order of the ancient ancestors of the human people from the youngest children to the oldest primary ones). 
Free distribution anyway! 
-------------------- 
Nhân chi đại luân dã: 
(5 LUÂN THƯỜNG LÝ ĐẠO), 
"Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín, thử nhân chi đại luân dã. Dã tựu thị ngũ luân".
(Cha con có tình thân, vua tôi nhân ái có đạo nghĩa phép tắc, vợ chồng có sự khác biệt, huynh trưởng và trẻ nhỏ có trật tự trên dưới, bạn bè thành thật tin tưởng. Đại Luân của người này, ở đây cũng chính là năm điều luân thường đạo lý).

-------------------- 
Ở phần thứ hai sách _ "Tam Tự Kinh", nhắc lại việc học của trẻ nhỏ là trước hết phải giữ đức hiếu với cha mẹ, thuận thảo với anh chị. Sau đó nói về các con số, các vật quanh ta, các mùa trong năm, ngũ hành, cửu tộc, luân lý, đạo thường ...
* * * 
高曾祖,父而身;

身而子,子而孫。

自子孫,至元曾;

乃九族,人之倫。
*** 
Cao tằng tổ, phụ nhi thân, 
Thân nhi tử, tử nhi tôn, 
Tự tử tôn, chí nguyên tằng;
Nãi cửu tộc, nhân chi luân.
*** 
Ông Sơ, Cố, Nội, Cha, tới mình, 
Mình rồi con, con tới cháu, 
Từ con, cháu, đến chắt, chít, 
Là chín dòng tộc, lập nên thứ bậc của người ta, 
Ông sơ, ông cố, ông nội, cha đến mình, mình đến con, con đến cháu, từ con, cháu đến chắt, chít tức là dòng dõi chín đời trong họ gọi là cửu tộc tạo nên thứ bậc của người ta. 

 
*** The nine orders of the human people ancient ancestors. 
This is the order of the ancient ancestors of the human people: 
*** The correct orders like the following description (from the lowest to the highest order) --> 孫 --> 子 --> 身 --> 父 --> 祖 --> 曾 --> 高 --> 元. 
*** The correct orders like the following description (from the lowest to the highest order): chít --> chút --> chắt --> cháu --> con --> tôi _ ta _ mình --> cha_ mẹ --> nội_ ngoại --> cốc --> cố --> sơ --> sờ --> sẫm --> cẩm --> kỹ ... --> Tổ Tông ông bà --> Tổ Tiên loài người. 
*** The nine orders of the human people ancient ancestors. 
This is the order of the ancient ancestors of the human people: the grandchildren _ the children _ myself (me_ I) _ the parents _ the grandparents _ the grandeur _ the patriot _ the fairy angels _ the God. 

(This is the order of the ancient ancestors of the human people from the youngest children to the oldest primary ones).

-------------------- 


Thập nghĩa: 

父子恩,夫婦從;

兄則友,弟則恭。

長幼序,友與朋;

君則敬,臣則忠。

此十義,人所同。
* * * 
Phụ tử ân, phu phụ tùng, 
Huynh tắc hữu, đệ tắc cung, 
Trưởng ấu tự, hữu dữ bằng, 
Quân tắc kính, thần tắc trung; 
Thử thập nghĩa, nhân sở đồng.
* * * 
Cha con có ơn, vợ chồng theo nhau, 
Anh thì thuận thảo, em thì cung kính, 
Lớn nhỏ có thứ bậc, bạn bè đồng nhau, 
Vua thì tôn kính, tôi thì trung thành. 
* * * 
Đó là mười nghĩa mà mọi người đều có như nhau. 
Cha con có ơn, vợ chồng theo nhau, anh thì thuận thảo, em thì cung kính, lớn nhỏ có thứ bậc, bạn bè đồng nhau, vua thì tôn kính, tôi thì trung thành. Đó là mười nghĩa mà mọi người đều có như nhau.
... ... 
"Phụ từ tử hiếu, 
Huynh hữu đệ cung". 
... ... ... 


-------------------- 

5 Việc Xấu ở Đời: 
*Điều thứ nhất: Hại người lợi mình, bản thân sẽ không may mắn. 
Theo lời của Khổng Tử, những kẻ chà đạp, hại người khác để mưu lợi cá nhân rồi sẽ tự rước họa vào thân, cuối cùng cũng tự hại mình.
*Điều thứ hai: Thích nổi danh nhưng bất tài, quốc gia gặp họa. 
Những người hiền đức, tài năng bị những kẻ bất tài dùng thủ đoạn để bài xích, loại trừ rồi tìm cách đưa mình vào vị trí đó thay thế, đó là cái họa của quốc gia.
*Điều thứ ba: Người già không dạy, người trẻ không học, đó là thói xấu ở đời. 
Có thể hiểu cụ thể hơn là: Người già không muốn dạy bảo người trẻ, người trẻ tuổi ngạo mạn không muốn học hỏi kinh nghiệm từ người già, đây là thói quen xấu, không mang lại điều hay.
*Điều thứ tư: Thánh nhân buông bỏ, người xấu lộng hành, thiên hạ ắt sẽ gặp chuyện không hay.
Bậc thánh hiền là những người có trí tuệ và đức hạnh nhưng không được quốc gia trọng dụng. Họ - vì không màng đến danh lợi nên đều tìm cách ẩn cư tránh xa sự đời rối ren.
Trong khi đó, những kẻ kém cỏi ra sức tranh quyền đoạt vị, thao túng, lộng hành. Điều này ắt sẽ khiến xã hội vì thế mà loạn, khó mà hưng thịnh. 
*Điều thứ năm: Khinh già trọng trẻ, đó là gia đình bất hạnh. 
Việc bỏ mặc người già không quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng, thay vào đó, dồn hết yêu thương cho trẻ nhỏ, đó là việc xấu, đẩy gia đình vào bất hạnh.

-------------------- 

MỘT PHẦN Ý NGHĨA ĐÁNG NHỚ TRONG ĐẠO KHỔNG:
Khổng-Giáo coi trọng lòng "nhân": Nhân là tính tốt ở trong lòng mà trời đã phú sẵn cho ta, đó là cái lòng tốt của con người. Lòng nhân là điều cốt-yếu giúp ta để trở thành con người vì nếu con người đã bất-nhân thì không còn phải là con người nữa mà là con vật! Ngoài ra, Khổng Tử còn nói: "Khắc kỷ phục lễ vi nhân", Điều này có nghĩa là bỏ hết cái bệnh tư-dục của mình là khắc-kỷ, hồi-phục được chân-lý của trời là phục lễ, đó là nhân. Nói tóm-lại, nhân là lòng thương yêu và kính-trọng người.
-------------------- 

Học sao để Đạt Được Đức-Tính Cẩn-Trọng và Chân-Thành: 
Khi làm việc gì và khi tiếp- đãi ai, "cẩn-trọng" là điều ta phải chú tâm. Điều này có nghĩa là khi giao-tiếp với tha-nhân, ta phải giữ lễ và tôn-trọng ý-kiến của họ. 
Khi đã nhận làm việc gì, ta phải chú-tâm để làm cho bằng được. Khi đã hứa với ai điều gì, ta phải giữ lời và nếu vì lẽ gì không giữ được lời đã hứa, ta phải thông-báo kịp thời để người ta tìm người khác thay thế. 
Đã có quan-niệm cho là người Việt mình quá nhiều tự-ái và thiếu chân-thành. Trong thực- tế, nhận-xét này rất đúng. Chính vì lẽ đó, muốn thành-công và giúp ích cho dân cho nước, ta phải bớt tự-ái và thêm chân-thành. Chân-thành là nghĩa là duyên, Bớt phần tự-ái tạo nên thân tình (thơ Khải Chính). Sự chân-thành phải coi là nòng-cốt vì có chân-thành mới có tín. Tín là báu-vật của cả nhân- loại. Không có tín, con người sẽ biến thành kẻ bất-lương và là hạng sâu-dân mọt-nước. Khi làm việc, ta phải cẩn-trọng và chân-thành, tức là có tín, thì mọi việc sẽ thành-công. Muốn thế, khi làm một công việc gì, ta phải có kế-hoạch thi-hành, đôn-đốc, và kiểm-soát trong tinh-thần cộng-tác, tương-kính, khoa-học, và dân-chủ. 
Có cẩn-trọng và có tín thì ta mới có thể làm việc ích-quốc lợi-dân được. Ở Bắc-Mỹ này nếu ta bị coi là người "no trust, " tức là kẻ bất-tín, thì không thể nào tiến-thân được và suốt đời phải sống trong sự khinh-khi của người đời.
-------------------- 

Hãy mài dũa công cụ của mình trước tiên!
“Những mong ước trong cuộc sống thành hay bại phụ thuộc vào sự chăm chỉ, tuy vậy một người thợ sẽ khiến công trình của mình trở nên hoàn hảo khi anh ta biết mài dũa công cụ của mình trước tiên”.
Khổng Tử đã nói: “Thành công phụ thuộc vào những sự chuẩn bị trước đó, và khi thiếu đi những sự chuẩn bị đó thì thất bại là điều khó tránh khỏi”. Bất kể bạn làm gì, nếu muốn đạt được thành công, điều trước tiên là phải chuẩn bị thật kỹ càng.

-------------------- 

Luận bàn về chữ "NHÂN": 
Chữ “nhân” của Nho gia theo nghĩa hẹp và cụ thể được Khổng Tử diễn giải cho các học trò của mình được sách vở ghi lại như sau:
Nhân là kìm chế mình để trở về với lễ (khi trả lời Nhan Hồi).
Nhân là điều gì mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác, “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (khi trả lời Trọng Cung).
Nhân là yêu người (Khi trả lời Phàn Trì).
Khổng Tử nói “có thể làm được năm điều dưới đây với thiên hạ là có nhân” đó là: Cung kính, khoan dung, giữ chữ tín, chăm chỉ siêng năng, ra ơn cho mọi người. Ngoài ra, ông nói: Người có nhân, muốn thành đạt thì cũng giúp cho người thành đạt.
Tất cả câu trả lời trên đều cụ thể cho từng người, nội dung hàm chứa tính giáo dục con người cụ thể.
Chữ “nhân” theo nghĩa hẹp rất rộng, do đó người nhà Nho sau này giải thích chữ “nhân” là lý của yêu thương, là đức của tâm hay là làm điều nhân là giữ toàn tâm đức .
Theo nghĩa rộng, chữ “nhân” được Khổng Tử, Mạnh Tử xem như tư tưởng cốt lõi của Nho giáo (giáo ở đây không phải là tôn giáo, mà là giáo hóa con người). 

-------------------- 

CÁI LÝ của ĐẠO ĐỨC. 
Người quân tử nghiêm khắc với mình. 
Kẻ tiểu nhân khắt khe với người.
Quân tử rộng rãi bao dung. 
Tiểu nhân hẹp hòi tính toán. 
Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp phải chông gai chí nguyện không kiên cường.
Làm việc đừng mong việc dễ thành, việc dễ thành lòng thường kiêu ngạo.
Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.
Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay hắc ám tâm trí.
Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.
Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu xa nổi dậy.
Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
Chim trước lúc chết cất tiếng bi thương, người trước lúc chết thường nói lời lương thiện.
Người không biết lo xa tất gặp phải ưu phiền trước mắt.
Ai cũng có quyền được học hành được giáo dục, không phân biệt loại người.
Việc mình không muốn làm đừng bắt người khác làm.
Danh không chính, ngôn bất thuận.
Người quân tử không đề bạt kẻ biết nói lời hay, cũng không được bỏ ngoài tai lời kẻ xấu nói phải.
Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
-------------------- 

18 LỜI KHUYÊN DẠY CỦA CỔ NHÂN. 
1. Khi đắc ý, hài lòng đừng quá cuồng vọng, cuồng tất sẽ kiêu, mà kiêu thì tất sẽ bại, là mầm mống dẫn đến thất ý.
2. Khi thất ý đừng quá bi thương, bởi vì bi thương thì sẽ yếu lòng, yếu lòng tất sẽ suy sụp, một khi không gượng dậy nổi thì chính là không tôn trọng sinh mệnh của mình.
3. Mọi sự nên tùy duyên, không nên cưỡng cầu, thuận theo tự nhiên, thích ứng với mọi hoàn cảnh, mới có thể khiến tâm tình tốt đẹp.
4. Mọi việc trong đời, cần xét xem nên làm thì hãy làm, không nên làm thì không nên làm là được rồi.
5. Đừng quá khắt khe, đòi hỏi ở người khác, những việc bản thân không muốn thì đừng áp đặt lên người khác. Đừng quá khắt khe với bản thân, những việc không muốn cũng đừng áp đặt bản thân, hãy để tự nhiên.
6. Con người cao ở “nhẫn”. Trong mọi việc đều có thể “nhẫn” thì phẩm chất sẽ tự nhiên cao.
7. Con người quý ở “thiện”. Trong cuộc đời luôn tích đức, làm việc thiện thì mới là đáng trân quý.
8. Con người hơn người khác ở chỗ “ngộ”. Một người có thể hiểu thấu nhân sinh thì mới là kiệt xuất, hơn người.
9. Đời người, “công danh lợi lộc” chỉ như mây khói thoảng qua, có thể tiêu tan bất cứ lúc nào, duy chỉ có “tiếng thơm” là lưu truyền mãi ngàn năm.
10. Người mà “hạ thấp người khác để nâng mình lên” hay “nâng mình lên nhằm hạ thấp người khác” thì đều chỉ là tiểu nhân, không được người đời tôn trọng.
11. Người mà khiêm tốn, cung kính, “nâng người hạ mình” mới là điều mà người quân tử hướng tới.
12. Người đa nghi tất sẽ sinh thị phi. Người nhiều lo lắng thì sẽ sinh phiền não. Người nhiều suy tư, hoài niệm sẽ sinh ra u buồn. Người quá nhiều oán hận sẽ sinh ra căm phẫn, uất ức.
13. Một khi tâm bình thì khí tất sẽ thuận, tâm loạn thì mọi sự tất sẽ rối.
14. Tâm thái một người bị mất cân bằng thì mọi sự tất sẽ bị lệch.
15. Đối với người thiện, người tốt thì phải cung kính, đối với người ác, người xấu thì phải nghiêm khắc. Đối với bạn thì phải độ lượng, đối với người tài thì phải khiêm tốn, đối với người hèn yếu thì phải khoan dung, giúp đỡ.
16. Một người không khắc chế dục vọng thì sao có thể dưỡng được đức?
17. Trong cuộc đời, mọi việc phải biết điểm dừng thích hợp, vui không thể vui tột cùng vì “vui quá hóa buồn”, phúc một khi hưởng tận thì sẽ sinh họa.
18. Vạn vật nhờ nước tẩy rửa mà sạch sẽ, không tẩy tất sẽ ô uế. Vạn vật nhờ ánh mặt trời chiếu rọi mà tươi đẹp, không thì tất sẽ suy yếu. Vạn vật nhờ tĩnh lặng mà thanh sạch, không tĩnh tất sẽ hỗn loạn, không thật.
-------------------- 

5 CÂU DANH NGÔN VỀ CHA MẸ CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ:
1. “Hiếu thảo là nguồn gốc của Đạo Đức”. 
Là người đề cao 5 đức tính: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín, trong đó Nhân đức đứng hàng đầu ở vị trí quan trọng nhất. Thì Đức Khổng Tử lại cho rằng Hiếu thảo chính là nguồn gốc của Đạo Đức. Có thể thấy Hiếu thảo là đức tính đầu tiên mà con người cần có. Và hiếu thảo cũng chính là nguồn gốc của đạo đức, vì thế muốn có những đức tính tốt hay nhân nghĩa khác thì điều đầu tiên cần có chính là hiếu thảo với đấng sinh thành.
2.“Phụ Mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương”. 
Được dịch là khi Cha Mẹ còn sống thì không nên đi xa, hoặc bất kỳ đi xa ở đâu làm gì cũng cần nói cho Cha Mẹ biết nơi đến. Câu danh ngôn của Đức Khổng Tử còn có giá trị đến ngàn đời sau, trong thời đại nay cũng vậy, nếu như con cái đi xa hoặc đơn giản là đi chơi về khuya thì trong lòng Cha Mẹ lúc nào cũng bất an, lo lắng. Bạn làm gì hay về trễ thì cũng nên nói để Cha Mẹ an tâm.
3.“Nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”. 
Được dịch thành Khi ở nhà phải hiếu thuận với Phụ Mẫu, ra ngoài cần tôn kính người hơn tuổi, luôn cẩn thận giữ chữ tín, có thái độ gần gũi thân thiện với người nhân nghĩa.
4.“Sự phụ mẫu ki gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi; lao nhi bất oán”. 
Lời dạy này của Đức Khổng Tử nghĩa là khi thờ phụng Cha Mẹ thì luôn phải nhỏ nhẹ, nếu quan điểm và suy nghĩ của Cha Mẹ có khác mình thì cũng không được xúc phạm mà vẫn phải giữ thái độ tôn kính, tuy có nhiều lúc sẽ mệt mỏi nhưng không được oán hận.
Vì dù Cha Mẹ có thể nào, có làm gì thì cũng chỉ mong muốn đem lại cho con mình 1 cuộc sống mà Cha Mẹ cho là hoàn hảo nhất. Đôi khi có thể sẽ không phù hợp với con nhưng con phải nhẹ nhàng giải thích và luôn giữ thái độ kính trọng và yêu thương Cha Mẹ.
5.“Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã giai năng hữu dưỡng, bất kính hà dĩ biệt hồ?”
Khổng Tử cũng chỉ ra rằng: ngày nay cứ nuôi được Cha Mẹ là được coi là Hiếu thảo nhưng đến Chó, đến Ngựa người ta cũng nuôi thì nếu không kính Cha Kính Mẹ thì có khác gì.
Với những câu danh ngôn và tư tưởng vượt thời đại của Đức Khổng Tử đã giúp rất nhiều người nhận ra được giá trị cốt lõi của đạo đức chính là Hiếu thảo. Những tư tưởng lỗi lạc của Khổng Tử đã giúp cho cuộc sống đẹp hơn và ý nghĩa hơn rất nhiều.
-------------------- 

Hiểu thế nào là "Ở HIỀN THÌ GẶP LÀNH" và "THÁNH NHÂN ĐÃI KẺ KHÙ KHỜ". 
Vậy cần hiểu thế nào là hiền, thế nào là khù khờ. Người hiền lành, người khù khờ không phải là người không có trí tuệ mà trái lại, họ sở hữu một trí tuệ cao cấp họ không rối bận, không cần để tâm, an nhiên mà sống.
Không tranh với đời. 
Nhìn thấy mà như chẳng thấy. 
Nghe đó mà như chẳng nghe. 
Làm mà không đòi hỏi. 
Tâm tĩnh không rối bận. 
– Đó là một dạng khù khờ!

-------------------- 

Luận về chữ "ĐỨC" _ Phật gia:
CÓ ĐỨC: 
Người có đức hành từ bi hỷ xả. 
Đem tình thương chia sẻ khắp muôn nơi. 
Gom khổ đau cho tất cả rạng ngời. 
Mừng vui sướng khi thấy người thành đạt. 
Sống khiêm cung lòng bao dung dào dạt. 
Đức hy sinh điều nhẫn nhục thực hành. 
Tôn trọng nhau giữ mãi nét tinh anh. 
Nhường điều tốt thay cho người chịu xấu. 
Phước đức nhất là người con hiếu thảo. 
Pháp nhiệm mầu nên quyết chí Quy y. 
Lo hoằng dương Tam bảo mãi phụng trì. 
Cho hạnh phúc hòa chan toàn vũ trụ. 
Khi có đức làm ăn nhiều phong phú. 
Có quý nhơn phò trợ sẽ hanh thông. 
Nếu tu hành tâm ý sẽ đượm nồng. 
Qua tai nạn quả chứng ngay hiện tại. 
Nhiều phước đức sống bình an khương thái. 
Quả cảm chiêu điều tốt đẹp về mình. 
Hành vô ngã sẽ tiến đến vô sinh. 
Sống vị tha cõi lòng luôn an lạc. 

-------------------- 

10 LỜI RĂN DẠY quý hơn vàng của Đức Khổng Tử: 
1. Dù đi bất cứ đâu, hãy đi bằng tất cả trái tim.
2. Nếu ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó.
3. Không quan trọng chậm như thế nào, miễn là đừng bao giờ bỏ cuộc.
4. Nếu ai đó nói xấu sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang đi trước mặt họ.
5. Người tài đức nhìn bản thân, kẻ tiểu nhân nhìn người khác.
6. Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi hiểu.
7. Chọn công việc mình yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời.
8. Hiểu những gì mình cảm giác thấy và cả không cảm giác thấy, đó là tri thức thật sự.
9. Mất niềm tin vào bạn bè còn xấu hổ hơn bị chính họ lừa dối.
10. Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm.
-------------------- 
"Gian nan chẳng ngại khó khăn chẳng sờn". 
Thành quả chỉ đến với những người luôn biết cố gắng. 
Chỉ là đến sớm hay là đến muộn mà thôi!

-------------------- 
Người xưa học vì mình, người nay học vì người. 
Nguyên văn: Cổ chi học giả vị kỷ, kim chi học giả vị nhân. 
Người xưa học là để nâng cao cảnh giới tinh thần của bản thân. Học ở đây chính là học Đạo, hiểu đạo lý, biết đối nhân xử thế, gặp thời thế làm quan, có khả năng tế thế an dân, không gặp thời thì tu dưỡng bản thân, sống hài hòa với tự nhiên, an bần lạc Đạo, biết Thiên mệnh, hiểu sinh mệnh, sống tiêu dao tự tại, phản bổn quy chân.
-------------------- 


Không làm nhanh, không ham lợi nhỏ: 
Làm nhanh dễ hư chuyện, thấy lợi nhỏ mà ham thì không thể làm nên chuyện lớn.

-------------------- 

Khổng Tử dạy cách "TU THÂN": 
"Con người nếu không hiếu cha mẹ, không kính tổ tiên thì bất cứ việc xấu nào họ cũng dám làm. Một người hiếu cha mẹ, kính tổ tiên thì không những là lời nói việc làm mà khởi tâm động niệm họ đều nghĩ rằng, nếu như việc này ta làm mà không đúng pháp thì có lỗi với cha mẹ, làm nhục tổ tiên thì họ sẽ không dám làm."
Đức Khổng Tử nêu lên ngũ luân với thuyết chính danh và chữ "Nhân" để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, không nên để rối loạn. Ngũ thường gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
• Nhân: Là lòng từ thiện. Khổng Tử nói: Khi ở nhà giữ gìn dung mạo khiêm cung; khi ra làm việc thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, giữ lòng trung thành. Dẫu đi tới các đoàn rợ phương đông và phương bắc, cũng chẳng bỏ ba đức hạnh cung, kính và trung ấy, như vậy là người có đức nhân. 
• Nghĩa: Là việc nên làm hay là cách xử sự phải đường hoàng, hào hiệp. Hành vi của con người phải tuân theo tính chính đáng, chú trọng quy tắc, tiêu chuẩn, trọng tâm là nghĩa vụ và trách nhiệm. Trước khi làm gì phải xem xét hành vi đó có hướng đến điều "thiện" hay không, có thể hiện tiêu chuẩn đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm với cộng đồng hay không.
• Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người, mở rộng ra là việc tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Một cách căn bản, chính nghi lễ và nghi thức làm cho cuộc sống quân bình. Lễ làm bền vững nền văn hiến của một nước, lễ mà bại hoại thì văn hiến cũng tiêu tan. Khổng Tử nói: "Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc. Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát. Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành rối loạn. Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ".
• Trí: Óc khôn ngoan, sáng suốt. Cảm giác đúng và sai. Biết tiên liệu, tính toán để hành động hợp đạo lý.
• Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy. Chữ tín vốn nằm trong 4 điều trên, sau này được tách ra để thành Ngũ thường. Tín là thước đo, là sự phản ánh 4 giá trị trên.
Nhân, theo nội dung sách Luận ngữ, là sự phô bày rất thực tiễn và ngoại tại các phẩm tính của con người. Khổng Tử chia loài người thành ba hạng:
• Thánh nhân: Bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao minh triết.
• Quân tử: Người cao nhã, kẻ phấn đấu để làm điều chân chính.
• Tiểu nhân: Kẻ "hèn mọn", hành động không màng tới đạo đức.
Khổng Tử nói: "Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân. Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung".
Trong tu thân, sự học là rất quan trọng. Khổng Tử nói: "Ta đi học là học cho ta, để gây cái phẩm giá của ta, chứ không phải là để khoe với người. Ta chỉ lo không làm được những việc đáng cho người ta biết, chứ không lo người ta không biết mình". "Muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngu, muốn trí mà không muốn học thì bị cái che mờ là cao kỳ, muốn tín mà không muốn học thì bị cái che mờ là hại nghĩa, muốn trực mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngang ngạnh, muốn dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ là loạn, muốn cương mà không muốn học thì bị cái che mờ là táo bạo khinh suất".
Muốn trở lại người có "lễ" thì phải học mà học thì phải thông qua chữ Văn. "Văn" ấy có thể đã thành vǎn và cũng rất có thể đang ở dạng truyền ngôn, bất thành văn. Do đó vai trò của người thầy là rất quan trọng, đặc biệt là ở tư cách đạo đức. Quan niệm này khác với lối giáo dục hiện đại: Người lên lớp chỉ truyền đạt mỗi kiến thức, còn đạo đức của học sinh thì ít được quan tâm (đã có luật pháp chuyên trị). Học sinh đến lớp chỉ có mỗi thao tác là tiếp thu kiến thức (dù qua kiến thức thì họ cũng ít nhiều học được đạo đức).


-------------------- 
 
Luôn sống lạc quan, vui vẻ: 
+ Phải giàu lòng nhân ái, giàu tình cảm.
+ Hoàng liên vi tiêu, khổ trung tầm lạc (Tạm dịch: hoàng liên vị vốn đắng, nếu loại bỏ vị đắng đó mới tìm thấy vị ngọt, cũng giống như con người tìm vui trong sự khổ hạnh).
+ Thay đổi hoàn cảnh, chi bằng thay đổi bản thân trước.
+ Đời người có vui vẻ hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính chúng ta.
+ Một người không suy xét tương lai lâu dài, tất sẽ có khó khăn ngay trước mắt.

-------------------- 

"Sẽ chẳng hề gì khi bạn đi chậm, miễn là đừng dừng lại"
-------------------- 
 

5 loại sự tình trong thiên hạ, ngàn vạn lần tuyệt đối không làm:
+Vì lợi ích của bản thân mà làm tổn hại người khác – bản thân sẽ không may mắn. 
+Không quan tâm chăm sóc người già, chỉ quan tâm chăm sóc con trẻ – gia đình không may mắn. 
+Loại bỏ người hiền tài, dùng người bất tài – đất nước không may mắn. 
+Người già không dạy, người trẻ không học – phong tục bị hủy hoại. 
+Thánh nhân ở ẩn, kẻ ngốc nắm quyền – thiên hạ gặp họa. 

-------------------- 
Người QUÂN TỬ phải đạt được 9 điều: 
1-Khi nhìn phải để ý nhìn cho minh bạch. 
2-Khi nghe thì lắng tai nghe cho rõ ràng. 
3-Sắc mặt phải giữ cho ôn hòa. 
4-Tướng mạo thì phải giữ cho nghiêm cung. 
5-Nói năng phải giữ bề trung thực. 
6-Làm việc phải trọng sự kính cẩn. 
7-Có điều nghi hoặc thì phải hỏi han. 
8-Khi giận thì nghĩ đến sự hoạn nạn có thể xảy ra. 
9-Khi thấy lợi thì phải nghĩ đến điều nghĩa. 

-------------------- 

TRIẾT LÝ ĐỌC VÀ NGẪM: 
1 *Bạc vàng biệt thự xe hơi. 
 Chỉ là những thứ đồ chơi rẻ tiền. 
 Con ngoan chồng giỏi vợ hiền. 
 Mới là vô giá núi tiền cũng thua.
2 *Anh em trong họ rất gần. 
 Nhưng không đi lại dần dần thành xa. 
 Người ngoài lui tới vào ra. 
 Buồn vui chia sẻ cùng ta thành gần.
3 *Anh em muốn mãi trọn tình. 
 Thì nên tiền bạc phân minh rõ ràng. 
 Thà cho nhau cả cục vàng.
 Làm ăn chung chạ một ngàn cũng chia.
4 *Hạnh phúc chẳng phải vì tiền.
 Hạnh phúc vì có vợ hiền con ngoan. 
 Hạnh phúc chẳng phải giàu sang. 
 Hạnh phúc vì có xóm làng mến yêu.
5 *Giàu tiền chớ vội khoe khoang. 
 Bởi vì thứ âý chỉ mang tạm thời. 
 Giàu tình giàu nghĩa tuyệt vời. 
 Mới là vĩnh cửu ngàn đời chẳng phai.
6 *Khi yêu chín bỏ làm mười. 
 Biết sai nhưng vẫn mỉm cười bỏ qua. 
 Ghét rồi một thổi thành ba. 
 Còn lôi tên tuổi mẹ cha dày vò.
7 *Thà rằng ăn cháo ăn rau. 
 Gia đình hạnh phúc bên nhau sum vầy. 
 Còn hơn thịt cá vun đầy. 
 Mỗi người mỗi ngã tháng ngày lẻ loi.
8 *Cho con kiến thức trong đầu. 
 Để con tìm cách làm giàu mới hay. 
 Cho con nhà cửa đất đai. 
 Mà không biết giữ trắng tay mấy hồi.
9 *Mẹ cho con cả cuộc đời. 
 Cho hết gia đạo không lời kể ơn. 
 Nuôi mẹ được vài bữa cơm. 
 Đã nghe than thở sớm hôm nhọc nhằn.
10*Dù đi khắp bốn phương trời. 
 Công danh thành đạt rạng ngời non sông. 
 Cuối đời vẫn cứ ước mong. 
 Trở về mảnh đất cha ông quê mình.
11*Người già chẳng ước nhiều tiền. 
 Chỉ cần tạm đủ khỏi phiền cháu con
 Người già chẳng ước ăn ngon. 
 Chỉ cần thái độ cháu con vui lòng.
12*Đẻ con không phải dễ dàng. 
 Nuôi con khôn lớn lại càng khó khăn. 
 Dạy con thật tốt mới căng. 
 Mẹ cha ai cũng băn khoăn điều này.
13*Báo đáp cha mẹ khi còn. 
 Đừng chờ đến lúc vào hòm khóc than. 
 Chăm sóc chu đáo nhẹ nhàng. 
 Chứ đâu đòi hỏi bạc vàng gì đâu.
14*Có tiền trăm bạn nghìn bè. 
 Kết tình huynh đệ rượu chè thâu đêm. 
 Hết tiền đau ốm triền miên. 
 Chỉ còn lại vợ nằm bên cạnh mình.
15*Vợ chồng mà mất niềm tin. 
 Giống như một chiếc đèn pin chập chờn. 
 Mỗi khi cầm nó đi đường. 
 Lòng luôn lo lắng bất thường xảy ra.
16*Ở ngoài dạy cả ngàn người. 
 Về nhà vẫn phải nghe lời mẹ cha. 
 Lời mẹ chưa hẳn sâu xa. 
 Nhưng luôn tốt đẹp để ta nên người.
17*Ta không cầu bạc cầu tiền. 
 Không cầu địa vị chức quyền cao sang. 
 Chỉ cầu hai chữ Bình an. 
 Cha mẹ mạnh khỏe con ngoan vợ hiền.
18*Giàu sang chỉ biết hôm nay. 
 Lỡ đâu mai mốt trắng tay không chừng. 
 Cho nên chớ có vội mừng. 
 Mà nên khiêm tốn chứ đừng huyênh hoang.
19*Họ giàu kệ họ em ơi. 
 Mình nghèo mình sống thế thôi em à. 
 Mỗi ngày ba bữa cơm cà. 
 Vợ chồng con cái thuận hòa cũng vui.
20*Khi nghèo muốn có đủ ăn. 
 Giàu rồi lại muốn tiếng tăm lẫy lừng. 
 Lòng người tham quá vô chừng. 
 Đến khi hấp hối mới ngừng chữ tham.
21*Tuổi già sức khỏe yếu đi. 
 Nhà cao cửa rộng thiết chi nữa nào. 
 Chỉ cần vui vẻ hỏi chào. 
 Cháu con hiếu thảo ngọt ngào thương yêu.
22*Giàu tiền mà chẳng giàu tâm. 
 Anh em ruột thịt người thân chẳng màng. 
 Chờ chết ôm lấy hủ vàng. 
 Chôn xuôi âm phủ để làng chửi ngu.
23*Đã là bổn phận làm con. 
 Phải lo chữ hiếu vuông tròn trước sau. 
 Hai bên nội ngoại như nhau. 
 Đừng nên phân biệt mà đau lòng người.
24*Cha giàu con được ấm no. 
 Vì thương con cái cha lo chu toàn. 
 Con giàu chưa hẳn cha nhàn. 
 Có người còn tính từng ngàn với cha.
25*Tuổi già đổi tính là thường. 
 Con cái thấu hiểu nhịn nhường mẹ cha. 
 Chứ đừng hỗn láo lu loa. 
 Mang tội bất hiếu mẹ cha tủi hờn.

-------------------- 

Chỉ người có tu dưỡng mới trở thành người cao quý!
-------------------- 

Chọn công việc mình yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời.

-------------------- 

Nếu ai đó nói xấu sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang đi trước mặt họ.

-------------------- 
8 ĐẠO LÀM NGƯỜI NÊN CẦN BIẾT: 
1. Cách làm người của bậc thánh nhân. 
Thành tín: Nói lời phải thành thật, phải có độ tin cậy. 
Đạo hiếu: Một trăm việc thiện chữ hiếu đứng đầu. 
Hối lỗi: Biết sai phải ăn năn hối cải. 
Chí hướng: Người bình thường không thể làm lung lay, thay đổi chí hướng của bản thân. 
Bạn bè: Nên giữ tình bạn ở mức thân mật phù hợp. 
Khoan dung: Là một loại cảnh giới. 
2. Đạo đối nhân xử thế của bậc thánh nhân. 
Không chỉ nghe lời người khác nói, còn cần quan sát hành động thực tế mà họ làm. 
Linh hoạt, không tự phụ. 
Chí hướng không giống nhau thì không thể kết thành bạn. 
Dĩ hòa vi quý: Thiện dùng năng lượng của sự hòa ái ngay thẳng để xử lý tất cả các mối quan hệ. 
Cảnh giới làm người tốt nhất: Thái độ làm người ung dung. 
3. Đạo hành xử của bậc thánh nhân. 
Đối với lời nói không có căn cứ người thông minh sẽ biết cách chấm dứt. 
Không nên khoe khoang, nói được nên làm được. 
Dục tốc bất đạt, đừng nên ham muốn những lợi ích cá nhân. 
Lấy trung lấy nghĩa để làm việc, hành xử phải giữ trung thực. 
4. Làm người một cách vui vẻ, sống một cách vui vẻ. 
Tình cảm dạt dào như nước, vô lo vô sầu muộn như núi. 
Thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi chính bản thân mình. 
Vui vẻ chính ở sự lựa chọn của bản thân chúng ta. 
Một người không suy xét tương lai lâu dài, tất sẽ có khó khăn ngay trước mắt. 
Hoàng liên vi tiêu, khổ trung tầm lạc (tạm dịch: hoàng liên vị vốn đắng, nếu loại bỏ vị đắng đó mới tìm thấy vị ngọt, cũng giống như con người tìm vui trong sự khổ hạnh). 
5. Tu thân dưỡng tính, củng cố nền tảng làm người cơ bản. 
Những sự việc khiếm nhã vô lễ chớ nên hành động, hãy để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người khác. 
Gần mực thì đen gần đèn thì rạng. 
Qua gian nan thử thách chông gai mới có thể biết được phẩm chất đạo đức của con người. 
Hãy làm chuyên gia trong lĩnh vực hiểu biết của bản thân mình. 
6. Tài đức vẹn toàn mới có thể giành được lòng người. 
Sự thắng lợi nhỏ là dựa vào trí tuệ, sự thắng lợi lớn là dựa vào đức hạnh. 
Bất kể việc gì nên tự yêu cầu bản thân làm cho tốt rồi mới nên yêu cầu người khác. 
Người quân tử là người giúp cho người khác thành công, người tàn tật là người chỉ mang tới điều ác cho người khác. 
Thiện đãi với việc học hành cũng tương đương với lựa chọn thành công. 
Sống tới già, học tới già. 
7. Tĩnh lặng đứng từ xa quan sát, lập chí lớn, kín đáo làm người: 
Nói ít làm nhiều, kín đáo làm người. 
Sự kiên trì bền bỉ mới có thể tạo ra sự khác biệt. 
Phải hiểu được cách thay đổi nguyên tắc một cách biến báo linh hoạt. 
8. Biết tự hướng nội tự kiểm điểm, hiểu thế nào là cảm ơn con người mới có thể thành công ở mọi nơi. 
Hãy tự hướng nội bản thân ba lần một ngày. 
Khiêm tốn là một loại đức hạnh:
Việc nhỏ không nhẫn nhịn được sẽ làm ảnh hưởng tới đại cục. 
Ở đời không sợ không có chỗ đứng trong xã hội, mà chỉ sợ không có năng lực để đạt được chỗ dứng đó.
Hãy học cách biết cảm ơn.


-------------------- 


HỌC HỎI TỪ MỌI NGƯỜI: 
Khổng Tử nói: “Nếu tôi đang đi cùng với hai người, tôi sẽ xem mỗi người họ đều như là thầy của tôi. Tôi sẽ lượm lấy những điểm tốt của mỗi người rồi bắt chước. Và đối với những điểm xấu của họ, tôi sẽ sửa chúng ở bản thân mình”.
Tất cả chúng ta đều đã, đang và sẽ trải qua những thử thách cam go cũng như những trải nghiệm muôn hình muôn vẻ trong cuộc sống. Mỗi chúng ta đều có những câu chuyện để kể. Hãy giữ điều đó trong tâm trí mỗi khi trò chuyện với ai đó xung quanh.

-------------------- 

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử: 
1. Dù đi bất cứ đâu, hãy đi bằng tất cả trái tim.
2. Nếu ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó.
3. Không quan trọng chậm như thế nào, miễn là đừng bao giờ bỏ cuộc.
4. Nếu ai đó nói xấu sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang đi trước mặt họ.
5. Người tài đức nhìn bản thân, kẻ tiểu nhân nhìn người khác.
6. Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi hiểu.
7. Chọn công việc mình yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời.
8. Hiểu những gì mình cảm giác thấy và cả không cảm giác thấy, đó là tri thức thật sự.
9. Mất niềm tin vào bạn bè còn xấu hổ hơn bị chính họ lừa dối.
10. Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm.

-------------------- 

Dù nghe, dù thấy cũng không bằng được sự trải nghiệm. 
-------------------- 

 
“Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”. 
Tạm dịch: 
Ta 15 tuổi chí ở học hành, 30 tuổi có thể tự lập, 40 tuổi không còn nghi hoặc, 50 tuổi biết được mệnh Trời, 60 tuổi nghe bất kỳ điều gì cũng thấy thuận tai, 70 tuổi tâm theo ý mình, có thể làm một cách tùy ý nhưng lại không vượt quá quy tắc. 

-------------------- 

Đối đãi với người thêm bạn chứ không nên thêm thù, 
Là bạn sẽ học hỏi được những điều tốt mà họ làm được.
Là thù tức mất đi một người giỏi mà họ đang hơn mình.


-------------------- 

Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả.

-------------------- 

NHÂN - NGHĨA - LỄ - CHÍ - TÍN: 
Người không có NHÂN thì sẽ thành kẻ độc ác.
Người không có NGHĨA thì sẽ thành kẻ bội bạc.
Người không có LỄ thì sẽ thành kẻ vô phép.
Người không có CHÍ thì sẽ thành kẻ ngu ngốc.
Người không có TÍN thì sẽ thành kẻ giả dối.
-------------------- 

Khổng Tử: Nhìn thấu kẻ gian trá, đấng trượng phu khi kết giao, hợp tác nhờ 5 điểm mấu chốt này:
1. Xem cách đối phương nhận thức về "lợi". 
-Khổng Tử nói: "Quân tử giảng đạo đức, tiểu nhân màng lợi ích."
-Con người, ai cũng có xu hướng hướng đến lợi ích, nhưng cũng không thiếu những người coi nhẹ lợi ích, trọng chữ nhân, chữ nghĩa.
-Trong xã hội hiện đại, việc theo đuổi lợi ích cá nhân là quyền tự do của con người, nhưng nếu một người vì lợi ích mà có thể không cần đạo đức, bất chấp tình thân, bất chấp tất cả, vậy thì, những người như vậy tuyệt đối không được lại gần.
"Lợi ích" trước giờ luôn là thứ vũ khí sắc bén dùng để thử và biết lòng người.
-Một người đứng trước lợi ích mà vẫn có thể tuân thủ các nguyên tắc và đạo đức, không coi thường mối quan hệ thân thiết, lấy đại cục làm trọng mới xứng đáng để kết giao.
Muốn nhìn thấu một người, đầu tiên, hãy học cách dùng chữ "lợi"!
2. Xem cách đối phương "hòa hợp" với mọi người: 
-Khổng Tử nói: "Quân tử đối đãi công bằng, tiểu nhân kết bè kết cánh".
-Kéo bè kéo phái là hầu hết thời gian, không nghĩ đến việc đi làm điều tốt mà chỉ biết đi đả kích, bài xích, cô lập những người chót mạo phạm đến họ.
Vì vậy, bất kể là ở nơi làm việc hay trong các tổ chức khác, nếu một người hòa đồng với mọi người thì đó nhất định là người thẳng thắn, vô tư, quang minh lỗi lạc.
-Muốn nhìn thấu một người, việc thứ hai là xem họ "hòa đồng" với người khác ra sao.
3. Xem đối phương có giữ chữ tín không: 
-Khổng Tử nói: "Nhân nhi vô ngữ, bât chi kì khả dã. Đại xa vô nhi. tiểu xa vô nguyệt, kì hà dĩ hành chi tai?", ý muốn nói, một người nếu không có chữ tín, liệu có thể làm được gì? Giống như xe không có bánh thì dựa vào đâu mà đi được?
-Mốn nhận ra một người có đáng tin hay, không cần phải tiến hành trắc nghiệm hay quan sát quanh co, chỉ cần xem họ nói lời có giữ lời hay không, đối đãi với người khác liệu có giữ chữ tín hay không.
-Một người có phẩm hạnh tuyệt đối không dễ dàng gì phản bội lại lời hứa, vứt bỏ đi chữ tín của mình, còn một người không có nguyên tắc hoàn toàn sẽ không chú ý đến mọi thứ xung quanh, luôn tự cho mình là trung tâm, tùy tiện phát ngôn, vì vậy, lời đã nói ra thường không làm theo được, chuyện đã hứa với người khác cũng chẳng thể hoàn thành.
"Tín", là đức hạnh cơ bản nhất của một con người. Người không giữ lời, nên tránh càng xa càng tốt.
4. Xem thái độ của đối phương - khi đối xử với người thân: 
-Khi được học trò hỏi về "hiếu", Khổng Tử nói: "Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kì lao, hữu tửu thực, tiên sinh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?", ý muốn nói, con người khi đối xử với cha mẹ, điều khó nhất đó là giữ được thái độ vui vẻ hòa nhã.
-Thực vây! Bất luận là ai, thông thường luôn là: tốt đẹp mang cho người ngoài, bao nhiêu bực tức đều mang về nhà.
-Đây là một căn bệnh thường gặp ở con người, nhưng, một người có đạo đức tốt, ngay cả khi đối mặt với con cái hay cha mẹ cũng đều có thể giữ được thái độ đúng mực, ôn hòa.
-Vì vậy, muốn nâng cao được cái đức, không chỉ đơn thuần là biết tiết chế, không nóng nảy với đồng nghiệp, cấp dưới hay bạn bè, quan trọng hơn là những lúc đối mặt với những người thân yêu nhất cũng có thể giữ được thái độ nhã nhặn và bình tĩnh.
-Muốn thực sự hiểu một người, hãy xem cách anh ta đối xử với người nhà của mình.
5. Xem đối phương phản ứng ra sao sau khi phạm sai lầm: 
-Khổng Tử nói: "Nhân chi quá dã, các vu kì đảng. Quan quá, tư tri nhân hĩ." Ý muốn nói sai lầm của một người và sai lầm của những loại người giống anh ta là như nhau, vì vậy, nhìn sai lầm của một người là có thể biết anh ta là người như nào.
-Động vật tụ tập theo bầy, con người phân theo nhóm, người như nào phạm lỗi như vậy. Lúcbình thường, chúng ta rất khó có thể nhìn rõ một người, nhưng, khi một người phạm lỗi, ta tiến hành phân tích lỗi lầm này, ngược lại rất dễ có thể nhìn được bộ mặt thật của người đó.
-Người bóng bẩy phạm lỗi vì không có nguyên tắc, kẻ giảo hoạt ngã vì lừa gạt, kẻ sĩ chính trực thường vì kháng cự lại cái ác mà chịu đả kích, người thuộc chủ nghĩa lý tưởng thường vấp váp vì sự ấu trĩ…
-Sai lầm là cái gương phản ánh một con người, nhìn ra lỗi lầm là nhận biết được một người.
-Con người là động vật có tính toán và biết cách giả vờ, con người không đơn giản như các loài khác, muốn hiểu được một người là chuyện không hề đơn giản. Tuy nhiên, mọi thứ đều để lại dấu tích, ngộ ra được 5 phương pháp trên, và bạn hoàn toàn có thể nhắm và xác định được người mà mình có thể gắn bó lâu dài trong cái thế giới sặc sỡ sắc màu này.

-------------------- 

NGƯỜI HIẾU ĐỨC SẼ NHẬN ĐƯỢC SỰ PHÙ HỘ CỦA THẦN.
Cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên” – trong hàng trăm đức thiện thì chữ Hiếu đứng đầu. Hiếu thuận không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, mà còn mang đến phúc lộc của đời người.
Thời đại Nam Bắc triều, tại kinh đô Lạc Dương có một gia đình họ Dương, trong nhà có cả thảy sáu anh em, cùng kiếm sống bằng nghề làm thuê cuốc mướn. Đây chỉ là một gia đình bình dân không có gì nổi bật, nhưng bất ngờ là con cháu đời sau rất nhiều người đều làm đến “tam công cửu khanh” (quan đại thần). Từ một gia đình lao động bình thường họ đã trở thành gia tộc hiển vinh nổi danh khắp kinh thành.
Trong số sáu anh em nhà họ Dương, Dương Ung từ nhỏ đã là một cậu bé lương thiện, vô cùng hiếu kính phụ mẫu, láng giềng xung quanh không ai không biết đến. Sau khi phụ mẫu qua đời và lo toan xong xuôi hậu sự cho cha mẹ, Dương Ung vì quá đau lòng mà ngày ngày rơi lệ, đến mức không thể làm được gì. Vì vậy, ông quyết định bán đất, bán nhà, cùng gia đình chuyển về phương Bắc sinh sống.
Nơi ông chuyển đến là một địa phương thiếu nước trầm trọng, nhà ông lại nằm trên dốc sườn, phía dưới là đại lộ. Mỗi ngày khi trời còn chưa sáng, ông đã đẩy xe ba gác chứa nước xuống đại lộ để tiếp tế cho người qua đường, không những vậy ông còn thường xuyên giúp họ vá lại giày cỏ mà không thu đồng phí nào. Chớp mắt đã qua vài năm, Dương Ung vẫn cần mẫn làm việc thiện chưa từng buông lơi, cũng không thay đổi tâm ý so với thuở ban đầu.
Một hôm có cậu thư sinh tìm đến nhà Dương Ung. Vị thư sinh này quả thực là tiên phong đạo cốt, khí độ phi phàm, không đến xin nước mà chỉ hỏi Dương Ung rằng: “Tại sao ông không dùng thời gian để trồng rau tự nuôi sống bản thân?”.
Dương Ung đáp: “Tôi không có hạt giống để gieo”.
Vị thư sinh liền đưa cho Dương Ung một nắm hạt giống. Ông vui mừng cảm tạ nhận lấy, hằng ngày cần mẫn, siêng năng chăm bón. Một thời gian sau, cây phát triển trưởng thành, rễ cây biến thành bạch ngọc, những tán lá sum sê biến thành một trăm vạn quan tiền.
Một thời gian vị thư sinh lại quay lại, lúc này Dương Ung hiểu rằng anh ta không phải người bình thường.
Lần này, vị thư sinh hỏi Dương Ung: “Tại sao ông không lấy vợ?”.
Dương Ung đáp: “Tôi tuổi tác cũng lớn rồi, không có ai nguyện ý gả cho tôi”.
Vị thư sinh nói: “Ông cứ hướng danh môn mà cầu hôn, nhất định có thể thành công”.
Dương Ung vô cùng tin tưởng lời vị thư sinh nói, sau khi trở về ông liền đi tìm hiểu. Sau ông hỏi ra rằng nhà họ Từ nổi tiếng trong vùng có một cô con gái đến tuổi cập kê, người đến cửa cầu hôn nhiều không kể xiết nhưng nàng đều khước từ.
Dương Ung mời một bà mai đến họ Từ dạm hỏi. Lúc đầu, vị tiểu thư kia cho rằng Dương Ung quá cuồng vọng, suy nghĩ thì kỳ quái. Nhưng khi nghe về những việc thiện ông vẫn làm bao năm qua, nàng liền sinh lòng hảo cảm, bèn nói đùa với bà mai: “Bà về nói lại, nếu người đó có thể đưa đến nhà ta một đôi bạch ngọc, một trăm vạn quan tiền, thì ta sẽ chấp thuận”.
Ngày hôm sau Dương Ung liền mang một đôi bạch ngọc cùng một trăm vạn tiền, sắp thành sính lễ mang đến. Tiểu thư họ Từ thấy vậy liền kinh hãi, không dám tin vào mắt mình: Một người đàn ông nghèo khó như vậy, lấy đâu ra sính lễ lớn thế này? Tuy nhiên lời đã nói ra nặng tựa Thái Sơn, không thể bội tín, nàng liền chấp thuận gả cho Dương Ung.
Sau khi thành hôn, hai vợ chồng sống rất hòa hợp, tình cảm cũng thăng hoa. Họ có với nhau tổng cộng mười người con, đều là những bậc tài đức vẹn toàn, nam thanh nữ tú nổi tiếng xuất chúng. Con cháu Dương Ung sau này thành tài, đảm nhận nhiều chức vụ trọng yếu trong triều đình, có người còn làm đến cả chức tể tướng. Về sau này, ở Bắc Bình (tên gọi cũ của Bắc Kinh sau này) có rất nhiều gia đình họ Dương, đó đều là con cháu đời sau của Dương Ung.
Cổ nhân có câu: “Người đang làm, Trời đang nhìn”, xem ra câu nói này không phải lời nói suông mà quả thực là một đạo lý nhân sinh.
-------------------- 


PHƯƠNG THUỐC NGÀN VÀNG TRONG ÔN DỊCH: 
Liệu có tồn tại phương thuốc ngàn vàng trong ôn dịch? Câu chuyện sau đây có thể giúp bạn làm sáng tỏ câu hỏi này, hoặc có thể giúp bạn khởi lên linh cảm.
Truyện kể rằng, có một đầu bếp trong cung sau khi cáo lão hồi hương, phú quý danh vọng đều đủ cả. Tuy nhiên, ông vẫn luôn cảm thấy buồn chán, vì không chịu được cảnh an nhàn. Thế là, ông thuê một vài người nhanh nhẹn, hoạt bát và mở một quán rượu. Chẳng bao lâu sau, quán rượu dần trở thành địa điểm mọi người trong làng tiêu khiển, có việc hay không có việc đều đến quán rượu tụ họp, không khí vô cùng náo nhiệt.
Về sau, vùng huyện phủ nơi thị trấn nhỏ này xảy ra một trận ôn dịch lớn. Nơi đây chỉ cách kinh thành có mấy trăm dặm, triều đình đã đặc phái ngự y đến để chữa trị, nhưng một thời gian lâu sau vẫn không tìm ra căn nguyên của bệnh và cho dù thử bao nhiêu thuốc đều không có hiệu quả.
Tình hình dịch bệnh càng ngày càng nghiêm trọng, nhìn thấy xung quanh từng người từng người một chết vì bệnh, ai nấy đều kinh hồn bạt vía. Dù là người giàu cũng không mua được thuốc, bởi căn bản không biết phương thuốc nào mới có thể trị được.
Một người hôm trước còn đang khoẻ mạnh, vậy mà chỉ hôm sau đã lăn đùng ra chết; con phố phồn hoa náo nhiệt trước kia, giờ trở nên tiêu điều ảm đạm; những người lang bạt, không nhà để về, thân mang bệnh nặng, đi chẳng được bao xa cũng tắt thở tuyệt mạng, thi thể nằm ngổn ngàng la liệt trên khắp các con phố. Trong cơn kinh hoàng, mọi người đều than thở đời người sao mà vô thường như mộng ảo. Lần này, các quan viên lớn nhỏ trong triều đều bất lực, những người chức cao quan lớn đều bàng hoàng lo sợ. Đối với họ vinh hoa phú quý, công danh lợi lộc lúc này không đáng một xu, có thể giữ được cái mạng mới là quan trọng nhất.
Trông thấy tình cảnh này, người đầu bếp già đã vội vàng đóng cửa quán rượu, đoạn tuyệt mọi liên hệ với thế giới bên ngoài, cả ngày trốn ở trong nhà. Nhưng cho dù căn nhà đã được đóng chốt kỹ lưỡng thế nào, bệnh dịch vẫn vượt qua tường đồng vách sắt mà tìm đến. Ông bắt đầu cảm thấy uể oải không chút sức lực, thỉnh thoảng co giật, chóng mặt nôn mửa và đi ra máu.
Cảm thấy ngày tháng của mình không còn dài, ông bước lên lầu cao, nhìn ngắm cảnh vật trong ngoài thành. Nhìn một hồi lâu, đột nhiên ông cảm thấy bi thương, xót xa vô cùng. Ông thở dài trong hàng nước mắt: “Hỡi ôi! Công danh nào có ích chi? Cả đời ta làm đầu bếp trong cung, danh khắp thiên hạ, cũng khó tránh khỏi dịch bệnh. Trong hoạ phúc khôn lường, ai có thể giữ được đây?”
Sau đó, ông nghĩ: “Dù sao ta cũng là người sắp chết, vàng bạc lương thực quần áo đầy kho để làm gì? Chi bằng bố thí cho những gia đình nghèo khó bần hàn kia, để bọn họ được bữa ăn no mặc kín, cũng để không uổng một kiếp người, còn mặt mũi đi gặp tổ tông.”
Con người khi có thể động chân niệm, thật là đáng trân quý.
Nghĩ ngợi như vậy, nỗi sợ hãi và khiếp đảm trong ông hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, một luồng chính khí cuồn cuộn ngập tràn trong tâm, ông cảm thấy thân thể tràn trề sức sống. Ngay sau đó, ông mở cửa quán rượu, dặn dò những người làm hàng ngày hầm cháo nấu canh bố thí cho những người nghèo, cũng căn dặn người hầu mang những bộ quần áo trong kho đem cho những người quần áo rách rưới. Còn về những thi thể lạnh lẽo không mảnh chiếu đắp thân, ông cho người đem đi chôn cất cẩn thận.
Rất nhiều gia đình giàu có thấy ông làm vậy cũng lần lượt làm theo. Họ nghĩ: “Dù sao cũng cùng chết, thì chết làm sao cho có giá trị, có ý nghĩa một chút”. Dần dần, nỗi sợ ôn dịch trong mọi người cũng tan biến. Trên đường phố ảm đạm, cũng dần dần có sinh khí trở lại.
Khắp đường lớn ngõ nhỏ, đâu đâu cũng đầy ắp tình người, mọi người quan tâm, chăm sóc, an ủi lẫn nhau, không còn cảnh đánh nhau, làm loạn, cả trấn đối xử với nhau mười phần lễ độ, lịch sự. Một tháng sau, người đầu bếp ngạc nhiên phát hiện, sức khoẻ của ông hồi phục từ khi nào, khí sắc cũng hồng hào như trước.
Một ngày nọ, người đầu bếp trong mộng nhìn thấy một đạo sĩ ngồi trên tiên hạc bay về phía ông, đến bên cạnh và cất lên bài kệ rằng:
“Đại đức thiện hóa thiên kim phương, tế thế khởi dụng thảo dược thang? Thiên ngoại huyền công kim đan tố, quan nhữ đức chí cứu ngược ương.” (Tạm dịch: Thiện đức lớn hoá thành phương thuốc ngàn vàng, cứu thế nhân nào cần chi canh thuốc thảo dược? Công huyền diệu ngoài trời xa luyện thành kim đan, cảm phục đức hạnh đến cứu giúp tai ương).
Hãy mau nhận lấy tiên đan!
Người đầu bếp vừa dang hai tay đỡ, liền giật mình bừng tỉnh. Nhìn thấy hai tay mình thực sự đang ôm một hộp tiên đan, ông vô cùng mừng rỡ, quay về hướng người đạo sĩ bay đến mà bái lạy.
Ngày hôm sau, ông làm theo chỉ dẫn trong hộp đan, sắc mấy nồi thuốc lớn, rồi phân phát cho bệnh nhân khắp nơi, hiệu quả quả nhiên thần kỳ, người bệnh trong chốc lát đã hồi phục sức khoẻ.
Ông đích thân đem phần đan dược còn lại tới hoàng cung. Nhờ đức hạnh của người đầu bếp, cuối cùng, ôn dịch hoành hành mấy tháng trời cũng bị dập tắt.
Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện đã xảy ra, hoàng thượng thay rửa quần áo sạch sẽ, một mình trong tĩnh thất, sám hối những việc đã làm, sau đó thành kính viết lên mấy chữ lớn: “Đức hạnh – Phương thuốc ngàn vàng”.

-------------------- 

Phúc họa vô định đều do chữ "Tâm".
* Ông là vị tú tài đa mưu túc trí, từng tham lam chiếm đoạt tài sản của chính ân nhân mình. Nhưng giấc mộng kỳ lạ đã giúp ông thức tỉnh, rồi lại giấc mộng khác nói với ông rằng: Trải qua gian nan trắc trở mới đến được phúc địa động thiên.
Ở vùng Hoài Tây có một vị tú tài tên là Diệp Chư Lương. Vì gia cảnh khốn khó nên ông phải hành nghề dạy học để mưu sinh, sau ông được vị phú hào họ Mã đến mời về để kèm cặp cho hai quý tử trong nhà.
Diệp tú tài vốn là người tài giỏi, mưu trí, chẳng mấy chốc đã được gia chủ trọng dụng. Mỗi năm nhà họ Mã đều trả Diệp Chư Lương hàng trăm lượng, đãi ngộ rất hậu hĩnh, hơn nữa còn cho ông vay tiền để kinh doanh kiếm sống. Diệp Chư Lương cảm nhận được đức độ của gia chủ nên cũng tận tâm tận lực dạy dỗ hai đứa trẻ.
Chỉ sau vài năm Diệp Chư Lương đã tích lũy được nghìn lượng vàng, bước vào hàng ngũ giàu có. Nhưng đúng lúc này Mã phú hào chẳng may qua đời vì bạo bệnh, hai quý tử nhà họ Mã lại quen thói xa xỉ, tiêu xài vô độ. Tất cả tài sản trong nhà, từ ngân lượng đến đất đai, đều qua tay của Diệp tú tài mà bán mất. Diệp Chư Lương ngày đêm trăn trở, vận dụng tâm kế, không chỉ mưu đồ chiếm đoạt toàn bộ gia sản mà còn nhẫn tâm đẩy hai đứa nhỏ đến chỗ bần cùng lưu lạc. Hai đứa trẻ bỗng chốc trở nên bơ vơ, không nơi nương tựa, lại không biết kiếm tiền, không có kế sinh nhai nên thân thể hốc hác tiều tụy, tình cảnh trông rất bi thảm.
* Một đêm nọ, Diệp Chư Lương nằm mộng thấy mình bị đưa xuống âm tào địa phủ. Trên công đường là vị quan sắc mặt uy nghiêm, còn Diệp tú tài thì khép nép đứng dưới bậc thềm. Vị quan xem hồ sơ tội trạng của Diệp tú tài thì nổi cơn thịnh nộ, mắng rằng ngươi là kẻ vong ơn bội nghĩa, cần bị đọa kiếp súc sinh, mang thân trâu bò mà đền tội.
Diệp tú tài sợ hãi cuống quýt cầu xin, thỉnh cầu đức quan khoan dung cho ông một cơ hội. Ông hứa rằng nếu được quay trở về, nhất định sẽ trả lại toàn bộ tài sản cũng như chăm sóc chu đáo hai công tử nhà họ Mã.
Vị quan địa phủ nói: “Vì ngươi đã sám hối nên ta sẽ cho ngươi về. Nhưng nếu nhà ngươi không thực hiện lời hứa thì sẽ bị đày xuống địa ngục A Tỳ vĩnh viễn”. Địa ngục A Tỳ còn được gọi là ngục vô gián, chỉ những kẻ thập ác bất xá mới bị đọa vào đây.
Nghe xong, Diệp Chư Lương chợt đột nhiên tỉnh giấc. Sau khi hoàn hồn ông mới quay sang vợ mình, nói: “Vinh quang phú quý mà chúng ta được hưởng ngày hôm nay, thực chất đều là gia sản của nhà họ Mã. Thậm chí nếu trả hết thì chúng ta vẫn là phú gia, cần chi phải kết oán với quỷ Thần làm gì?”.
Vậy là sớm ngày hôm sau, Diệp tú tài tìm đến nơi ở của hai công tử nhà họ Mã, thấy họ đang sống trong cảnh nghèo khó tột cùng ở nơi hoang vu, tình cảnh thê thảm thật đáng thương. Hai người trông thấy Diệp lão sư ngày nào thì bất giác cất tiếng khóc. Thấy vậy, ông cũng nhớ đến tình sư đồ, ôm hai học trò vào lòng rồi bật khóc.
Diệp tú tài đưa hai trò về nhà, thay y phục mới, rồi gửi trăm lượng bạc để họ có thể tạm thời vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước mắt. Vài tháng sau, ông lại thu xếp hoàn trả tất cả tài sản. Diệp tú tài còn giúp họ tính kế sinh nhai, một người mở tiệm kinh doanh còn người kia ra ngoài buôn bán.
Hai quý tử nhà họ Mã đã trải qua nhiều khó khăn và gian nan, cảm nhận được sự lạnh lẽo và ấm áp trên đời, nên từ đó đã sửa đổi những sai lầm trước đây và chăm chỉ làm ăn. Sau vài năm tích lũy được gia sản kếch xù, họ bèn tính cả vốn lẫn lời đem trả lại cho Diệp lão sư. Thế nhưng Diệp Chư Lương kiên quyết không nhận, nói: “Trước đây ta rất nghèo khó, được phụ thân của hai con hậu đãi ta mới có ngày hôm nay. Các con đừng bận tâm, cũng đừng khách khí. Đây là mối thâm giao của ta với phụ thân các con. Như vậy thì khi xuống suối vàng gặp lại phụ thân hai con, ta mới có thể nhìn ông ấy mà cười được”.
* Hôm ấy là tết Trung Thu, Diệp Chư Lương vừa uống rượu ngắm trăng, nằm say dưới cửa sổ. Trong lúc nửa mê nửa tỉnh, ông thấy Mã phú hào đến trước mặt cảm tạ rằng: “Những việc trước đây đều là việc không đáng có. Nhưng dù sao các con tôi từ nhỏ đều đã quen thói xa hoa, nếu đem tài sản giao cho chúng thì chúng tất sẽ phung phí. Chúng trải qua gian khổ, giờ biết hối hận nên mới có thể sửa chữa lỗi lầm và đạt được thành tựu như ngày hôm nay – đây chính là nhờ tiên sinh. Ân đức này tôi sẽ báo lại với các vị quan dưới âm phủ, nhờ họ chuyển lời tấu lên Thượng Đế. Tiên sinh từ nay sẽ phúc đức dài lâu, tôi tới đây chỉ để phụng báo”. Mã phú hào cảm tạ vài lần nữa rồi mới cáo biệt.
Kể từ đó, mọi việc kinh doanh của Diệp Chư Lương đều thuận buồm xuôi gió, tài sản ông tích góp được cũng nhiều gấp bội so với trước đây, các con ông đều chuyên tâm vào việc đèn sách. Về sau, họ Mã cũng trở thành gia đình quý tộc chức tước, danh gia vọng tộc.
✍Theo “Đạo đức tùng thư – quyển 7”. 


-------------------- 
LỜI HAY Ý ĐẸP: 
 *Đau khổ làm cho người ta trở thành khôn ngoan, sáng suốt hơn là hạnh phúc.
 Raymond Offner. 
 *Hãy hy vọng về cái tốt đẹp nhất, nhưng hãy chuẩn bị cho cái xấu xa nhất.
 Ngạn ngữ Anh. 

-------------------- 
Hy vọng các doanh nghiệp VN học tập!
*******************
TINH THẦN ĐÁNG NỂ CỦA NGƯỜI NHẬT: THẤY SÓNG THẦN ẬP ĐẾN, CEO CHUỖI SIÊU THỊ KHÔNG TĂNG GIÁ BÁN, CÒN RA LỆNH CHUYỂN HẾT LƯƠNG THỰC TỚI VÙNG BỊ THIÊN TAI PHÁT MIỄN PHÍ: 
Tại Nhật Bản, khoảng 40% số doanh nghiệp đã tồn tại hơn 300 năm lịch sử và họ hiểu lợi ích của giúp đỡ cộng đồng hơn ai hết.
Theo các chuyên gia, chính nền tảng giáo dục ý thức cho người dân từ nhỏ đã giúp xã hội Nhật Bản hiểu được tầm quan trọng của đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua thiên tai, khủng hoảng. Từ đó, tư tưởng hy sinh lợi ích cá nhân để đạt lợi ích cho tập thể và cộng đồng đã ngấm sâu và từng người dân xứ sở mặt trời mọc.
Giáo sư Hirotaka Takeuchi trường đại học Harvard: các doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng hy sinh lợi ích ngắn hạn để đầu tư cho cộng đồng và đạt được mục tiêu dài hơi.
1. Những lãnh đạo có tầm nhìn: 
Doanh nghiệp thường đặt lợi ích lên hàng đầu, nhưng những công ty Nhật Bản lại có tầm nhìn rất xa khi không trục lợi từ người dân những lúc khó khăn bởi họ hiểu rằng hình ảnh của công ty đáng giá hơn rất nhiều những khoản lợi đó.
Bạn có nghĩ rằng một khi bị người dân ghét bỏ, khi hình ảnh của doanh nghiệp bị gắn với từ "trục lợi", "vô nhân tính", "không có đạo đức" thì có thể gột rửa được dễ dàng không? Liệu những khoản lợi nhuận ngắn hạn có bù đắp được cho điều đó không? Liệu việc hy sinh doanh thu để tạo nên uy tín trong người dân có đáng không?
"Rất nhiều công ty Nhật Bản không quen với phong cách chỉ nhắm đến lợi nhuận bất chấp, hy sinh mọi thứ vì cổ đông ở Phố Wall. Họ thường nghĩ đến tăng trưởng ổn định dài hạn, tạo nên những thay đổi tốt cho xã hội và người dân để rồi quay lại thúc đẩy lợi nhuận cho chính doanh nghiệp... Những lãnh đạo có tầm nhìn là người biết đoàn kết mọi người lại để cùng hành động và chiến thắng", giáo sư Takeuchi nhấn mạnh.
Sự giáo dục về tính đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau tại Nhật Bản khiến các doanh nghiệp coi trọng lợi ích cộng đồng và hình ảnh của công ty hơn nhiều so với doanh thu. Hệ quả là rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tồn tại lâu vì nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.
Dù thiên tai và khó khăn, người dân vẫn xếp hàng, nhường nhịn lẫn nhau.
Trên thực tế, Nhật Bản có thể tự hào về số doanh nghiệp tồn tại lâu năm trên thị trường. Khoảng 40% số doanh nghiệp tại quốc gia này đã tồn tại hơn 300 năm lịch sử, qua đó cho thấy tầm nhìn của các lãnh đạo doanh nghiệp về lợi ích cộng đồng.
"Rất nhiều công ty hiện nay chỉ nghĩ ngắn hạn vì lợi ích của cổ đông, các kế hoạch của họ chỉ trong vòng 5 năm. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có tầm nhìn đến 100-200 năm sau", giáo sư Takeuchi cho biết.
2. Nước mắt của vị CEO: 
CEO Takeshi Niinami chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson tại Nhật Bản là một người có tầm nhìn xa như giáo sư Takeuchi từng nói. Chỉ vài phút trước khi sóng thần đổ bộ bờ biển Tohoku vào năm 2011 khiến 16.000 người thiệt mạng và 383.000 tòa nhà bị phá hủy, vị CEO này đã ra lệnh cho nhân viên tập trung vận chuyển lương thực đến vùng bị thiên tai trong vòng 7 ngày và phát miễn phí.
Trong suốt giai đoạn khó khăn nhất của đợt sóng thần 2011, Lawson Nhật Bản đã đưa 200.000 suất ăn đến cho những người bị nạn. Không dừng lại ở đó, công ty còn chăm sóc 13 nhân viên trong vùng bị thiên tai, bản thân CEO Niinami theo dõi sát sao việc bố trí chỗ ăn ở cũng như đảm bảo những người nay không phải lo về tài chính.
Mặc dù thủ đô Tokyo mới là thị trường lớn nhất của Lawson Nhật Bản nhưng CEO Niinami lại quyết định dồn hàng cho các siêu thị vùng thiên tai. Vị lãnh đạo này hiểu rằng không có nhiều xe tải muốn đi vào vùng dịch chuyển hàng và việc tiếp tục mở cửa các siêu thị Lawson tại đây sẽ giúp tạo nên hy vọng cho người dân hơn.
Bên cạnh đó, CEO Niinami cũng đề nghị giám đốc khu vực Etsuko Kato mở lại chi nhánh Lawson tại Soma, nơi chịu tác động trực tiếp của sóng thần, một cách nhanh nhất. Bản thân nữ giám đốc Etsuko Kato cũng mất nhà cửa trong trận sóng thần và đang phải sống trong trại cứu hộ, mẹ chồng thì bị mất tích còn 2/4 cửa hàng Lawson của cô bị thổi bay.
Bất chấp những khó khăn đó, Kato hiểu được mình cần phải làm gì khi đồng bào gặp khó khăn. Cô cố gắng kết nối nguồn cung ứng và mở cửa trở lại các chi nhánh chỉ 11 ngày sau trận sóng thần. Dần dần, người dân bắt đầu tràn vào các siêu thị của Lawson tại Soma bởi hình ảnh hãng bán lẻ này đã đem lại hy vọng cho họ vào lúc đen tối nhất.
Khi CEO Niinami nhận được bằng tuyên dương của trường tiểu học SomaCity vì Lawson đã phát miễn phí bữa ăn cho các cháu nhỏ trong 3 ngày cho đến lúc đội cứu trợ đến được đây, vị lãnh đạo này đã bật khóc bởi ông chưa hề ra lệnh này mà đó hoàn toàn là ý thức tự giác, quán triệt tư tưởng vì cộng đồng của những nhân viên nơi đây.


-------------------- 


NHỮNG LỜI DẠY CỦA KHỔNG TỬ: 
Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý, hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người: 
Hình hài của mẹ của cha. 
Trí khôn đời dạy, đói no tự mình. 
Sang hèn trong kiếp nhân sinh. 
Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi. 
Không hơn hãy cố gắng bằng người. 
Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh. 
Có chí thì ham học. 
Bất chí thì ham chơi. 
Trí khôn tạo nên người. 
Đức nhân tìm ra bạn. 
Thành đạt nhờ đức dày. 
Làm nên nhờ có thầy. 
Đủ đầy nhờ có bạn. 
Gái ngoan nhờ đức hạnh. 
Trai mạnh nhờ lực cường. 
Tươi đẹp lắm người thương. 
Lực cường nhiều kẻ mạnh. 
Dễ thích nghi thì sống. 
Biết năng động thì nên. 
Đủ tài trí làm nên. 
Đủ sức bền thì thắng. 
Biết mình khi hoạn nan. 
Hiểu bạn lúc gian nguy. 
Nghèo hèn bởi tự ti. 
Ngu si vì tự phụ. 
Tài đức cao hơn phú. 
Hạnh phúc đủ hơn giàu. 
Sống trung tín bền lâu. 
Tình nghĩa sâu hạnh phúc. 
Đủ tài thì đỡ cực. 
Đủ sức thì đỡ nghèo. 
Dốt nát hay làm theo. 
Hiểu biết nhiều thì lợi. 
Hỏng việc thì hấp tấp. 
Va vấp bởi vội vàng. 
Cảnh giác với lời khen. 
Bình tâm nghe lời trách. 
Quá nghiêm thì ít bạn. 
Dễ dãi bạn khinh nhờn. 
Không hứa hão là khôn. 
Không tin xằng ít vạ. 
Làm ơn đừng mong trả. 
Được ơn nhớ đừng quên. 
Nhu nhược bị ép trèn. 
Quá cương thì bị gãy. 
Cái quý thì khó thấy. 
Dễ lấy thường của tồi. 
Của rẻ là của ôi. 
Dùng người tội sinh vạ. 
Đẹp lòng hơn tốt mã. 
Nền nã hơn kiêu kì. 
Thận trọng từng bước đi. 
Xét suy khi hành động. 
Hiểu biết nhiều dễ sống. 
Luôn chủ động dễ thành. 
Thận trọng trước lợi danh. 
Giữ mình đừng buông thả. 
Tránh xa phường trí trá. 
Tai vạ bởi nể nang. 
Tài giỏi chớ khoe khoang. 
Giàu sang đừng kênh kiệu. 
Học bao nhiêu vẫn thiếu. 
Hiểu bao nhiêu chẳng thừa. 
Nhân đức chớ bán mua. 
Được thua không nản trí. 
Đủ đức tài bớt lụy. 
Đủ dũng khí chẳng hàng. 
Có vợ đảm thì sang. 
Có bạn vàng thì quý. 
Đói nghèo vì bệnh sĩ. 
Quẫn trí dễ làm liều. 
Tỉnh táo với tình yêu. 
Biết điều khi yếu thế. 
Lo việc nhà chớ kể. 
Ân nghĩa chớ đếm đong. 
Người phúc lộc nhờ nguồn. 
Sống bất nghĩa tai ương. 
Sống bất lương tù ngục. 
Phải cầu xin là nhục. 
Phải khuất phục là hèn. 
Hay đố kị nhỏ nhen. 
Hay ép trèn độc ác. 
Lắm gian truân càng sáng. 
Nhiều hoạn nạn càng tinh. 
Với mình phải nghiêm minh. 
Với chúng sinh thân ái. 
Đang thắng phòng khi bại. 
Gặt hái phòng mất mùa. 
Thói quen thường khó chừa. 
Say sưa thường khó tỉnh. 
Sống ỉ lại ăn sẵn. 
Dễ bạc phân tán mình. 
Sống dựa dẫm ngu đần. 
Sống bất cần phá sản. 
Hay đua đòi hoạn nạn. 
Quá nể bạn tai ương. 
Gia đình trọng yêu thương. 
Sống nhịn nhường hỉ hả. 
Thiếu tình thương man trá. 
Gắn vàng đá cũng tan. 
Biết dạy dỗ con ngoan. 
Chịu bảo ban con giỏi. 
Tinh khôn nhờ học hỏi. 
Cứng cỏi nhờ luyện rèn. 
Sống vì nhau dễ bền. 
Sống vì tiền đổ vỡ. 
Rèn con từ mới nở. 
Khuyên vợ lúc mới về. 
Muốn hiểu cần lắng nghe. 
Khốn nạn quên mẹ cha. 
Tốt đẹp hãy bày ra. 
Xấu xa nên đậy lại. 
Có ích thì tồn tại. 
Có hại thì diệt vong, 
Nhiều tham vọng long đong, 
Lắm ước mong lận đận, 
Hay vội vàng hối hận. 
Quá cẩn thận lỗi thời. 
Biết được người là sáng. 
Hiểu được bạn là khôn. 
Khiêm tốn là tự tôn. 
Kiêu căng là tự sát. 
Hứa trước thì khó đạt. 
Hèn nhát thì khó thành. 
Thù hận bởi lợi danh. 
Tranh giành vì chức vị. 
Giàu sang hay đố kị. 
Tài trí sinh ghét ghen. 
Tham giàu thì cuồng điên. 
Tham quyền thì độc ác. 
Vì tiền thì dễ bạc. 
Vì tình nghĩa bền lâu. 
Người hiểu nói trọn câu. 
Người dốt tâu phách lối. 
Có quyền thì hám lợi. 
Có tội thường xum xoe. 
Khờ dại hay bị lừa. 
Nó bừa hay vạ miệng. 
Đa ngôn thì tai tiếng. 
Ngậm miệng dễ được tin. 
Hám lợi hay cầu xin. 
Hám quyền hay xu nịnh. 
Thật thà hay oan trái. 
Thẳng thắn hay bị hại. 
Thông thái hay bị ngờ. 
Chiều con quá con hư. 
Tiền của dư con hỏng. 
Giàu mạnh thường thao túng. 
Nghèo vụng dễ theo đuôi. 
Người tài giỏi khó chơi. 
Kẻ trây lười khó bảo. 
Thành tâm thì đắc đạo. 
Mạnh bạo việc dễ thành. 
Quân tử thì trọng danh. 
Tiểu nhân thì trọng lợi. 
Bất tài hay đòi hỏi. 
Lộc lõi khó khiêm nhường. 
Tình nghĩa thường khó quên. 
Nợ nhân duyên khó trả. 
Khó thuần phục kẻ sĩ. 
Khó phòng bị tướng tài. 
Biết chấp nhận thảnh thơi. 
Hay hận đời đau khổ. 
Của quý thì khó giữ. 
Con cầu tự khó nuôi. 
Nhà dư của hiếm hoi. 
Nhà lắm người bạc cạn. 
Khó gần người quá sạch. 
Vắng khách tại quá nghèo. 
Dễ nổi danh kị hiền. 
Dễ kiếm tiền khó giữ. 
Kiếp người là duyên nợ. 
Lành vỡ lẽ thường tình. 
Bại thành từ lực trí. 
Thời gian đừng uổng phí. 
Biết suy nghĩ sâu xa.
-------------------- 


Học bao nhiêu vẫn thiếu. 
Hiểu bao nhiêu chẳng thừa. 
Nhân đức chớ bán mua. 
Được thua không nản chí.
-------------------- 

Khổng tử dạy cách đối nhân xử thế: 
-Khiêm tốn là tự tôn. 
-Kiêu căng là tự sát. 
-Sống trung tín bền lâu. 
-Với chúng sinh thân ái. 
-Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
-Dở nhất trong trong cái đạo xử thế là không thấy cái lỗi của mình.
-Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
-Việc mình không muốn làm, đừng bắt người khác làm.


-------------------- 










Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattva Mahasattva maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: