Thursday, July 1, 2021

Dịch Cân Kinh _ Shao lin Yi Jin Jing 易筋經

Dịch Cân Kinh

Dich Can Kinh

DỊCH CÂN KINH

Hello everyone!

Welcome to our webpage

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not very exactly because of the automatic machine limitation).

Nguyên bản: Vô danh thời Minh-Thanh, Trung-Quốc

Hà-Nam đăng phong Tung-sơn Trung-châu Thiếu-lâm tự,
Hà Bắc Bàn-sơn Thiếu-lâm tự,
Phúc-kiến Tuyền-châu Nam Thiếu-lâm tự,

Dịch Cân Kinh

 

Phần thứ nhất:
1- Dẫn nhập:
Từ năm 1974, các Đại-học Y-khoa Trung-quốc dùng Dịch Cân kinh làm khóa bản giảng dạy cho các thầy Tẩm-quất (Kinésithérapeutre) và Bác-sĩ Thể-thao để luyện lực phục hồi sau khi trị bệnh bị tiêu hao chân khí. Tài liệu còn dùng trị bệnh kết hợp Tây-y, Trung-dược, Châm-cứu:

_ Lão khoa,
_ Thần kinh,
_ Não khoa, (Neurology)
_ Niệu khoa (Urology)
_ Phong thấp (Rhumatology)
_ Phế khoa (Pneumology)
_ V.v...

Dịch Cân kinh được giảng dạy chung với một số bộ Khí-công khác, theo thứ tự là:

1, Dịch Cân kinh,
2, Tráng yêu bát đoạn công, (8 thức luyện cho lưng khỏe).
3, Ngũ cầm công, (năm thức luyện nhái theo 5 loại thú).
4, Bát đoạn cẩm, (8 thức Khí-công đẹp như gấm).
5, 24 thức luyện công của Trần Hy-Di.
6, Nội đơn thuật (căn cứ vào Kinh Dịch, Đạo Đức kinh).
7, Thất diệu pháp môn (bẩy phép luyện công tuyệt diệu).

Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau:

- Dễ luyện,
- Luyện mau kết quả,
- Khi luyện dù trẻ con, dù người già, dù ngộ tính kém cũng thu được kết quả.
- Dù luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.

2- Nội dung

Cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Dịch Cân kinh chia ra làm 12 thức. Mỗi thức gồm nhiều câu Khẩu-quyết, theo thể văn vần để dễ nhớ.
Mỗi thức gồm có:

_ Động tác và tư thế: thế đứng khởi đầu, rồi các động tác biến hóa, thở hít.
_ Hiệu năng (actions): tổng quát của kết quả đạt được.
_ Chủ trị (Indications).
_ Vị trí, huyệt vị.

Phần thứ nhì: Chuẩn bị

1- Điều kiện: ,

_ Từ sáu tuổi trở lên.
_ Chỗ luyện phải thoáng khí, không nên nhiễu loạn vì tiếng động, không nóng hay lạnh quá (20 đến 30 độ C).
_ Ăn vừa đù no, không đói quá, không no quá, không say rượu.
_ Y phục rộng.
_ Giải khai đại tiểu tiện trước khi luyện.
_ Luyện từng thức theo thứ tự.
_ Không nhất thiết phải luyện đủ 12 thức một lúc.
_ Khi mới luyện, luyện từng thức một. Tỷ dụ hôm nay luyện thức thứ nhất. Ngày mai ôn lại thức thứ nhất, rồi luyện sang thức thứ nhì. Ngày thứ ba ôn lại hai thức đầu rồi luyện thức thứ ba.
_ Mỗi ngày luyện một hay hai lần.
_ Trong chữ: “thổ nạp” để chỉ thở hít hay hô hấp. Thổ (hô) để chỉ thở ra. Còn gọi là thổ cố nạp tân (thở khí cũ ra, nạp khí mới vào). Nạp (hấp) để chỉ hít vào. Thổ nạp dài ngắn tùy ý, không bắt buộc.
_ Dẫn khí, tức dùng ý dẫn khí, hay tưởng tượng dẫn khí theo hướng nhất định.

2.- Trường hợp không nên luyện Dịch Cân kinh,

_ Đang bị cảm, cúm, sốt.
_ Bị thương các vết thương chưa đóng sẹo.
_ Phụ nữ có thai từ 3 tháng trở đi (Phụ nữ đang cho con bú luyện rất tốt).
_ Ăn no quá hay đói quá.
_ Sau khi làm việc quá mệt.

3.- Tư thức dự bị lúc mới luyện.

Đứng: thân ngay thẳng tự nhiên.

_ Hai chân mở vừa tầm, rộng bằng hai vai,
_ Gối, bàn chân tự nhiên, thẳng,
_ Hai vai, tay buông thõng, hai bàn tay khép nhẹ,
_ Mắt nhìn thẳng phía trước, không lưu ý vào hình, cảnh,

Tiến hành toàn thân buông lỏng:
Mắt đầu, cần cổ, hai vai, hai tay, ngực, lưng, bụng, đùi, chân...
Buông lỏng hay còn gọi là phóng túng, nghĩa là thả cho cơ thể tự do, không cố gắng, không chú ý, không suy nghĩ.

_ Ý niệm: thần tĩnh, không suy nghĩ, không chú ý đến âm thanh, mầu sắc, nóng lạnh.
_ Hơi thở bình thường.

Đây là tư thức căn bản, lấy làm gốc khởi đầu cho nhiều thức. Tất cả các thức Dịch Cân kinh đều là lập thức (thức đứng). Không có Ngọa thức (thức nằm) và Tọa thức (thức ngồi).

4.- Hiệu năng,

_ Điều thông khí huyết,
_ Tăng vệ khí,
_ Ích tủy thiêm tinh,
_ Kiên cân, ích cốt.
_ Gia tăng chân-nguyên khí,
_ Minh tâm, định thần,
_ Giữ tuổi trẻ lâu dài.
_ Gia tăng nội lực.

5.- Chủ trị,

_ Có thể trị độc lập, hay phụ trợ cho việc trị bệnh bằng bất cứ khoa nào: Tây-y, Châm-cứu, Trung-dược v.v.
_ Phục hồi sức khỏe sau khi trị bệnh:

Trị tất cả các bệnh khí: khí hư, bế khí, khí hãm.
Trị tất cả các bệnh về huyết: huyết hư, bần huyết.
Trị tất cả các chứng phong thấp.
Trị tất cả các bệnh về thần kinh.
Trị tất cả các bệnh tâm, phế.

 

Phần thứ ba:

Phương pháp luyện Dịch Cân kinh

Phần thứ ba: 12 thức Dịch Cân kinh:

·         Thức thứ nhất: Cung thủ đương hung (Chắp tay ngang ngực).

·         Thức Thứ Nhì: Lưỡng Kiên Hoành Đản (Hai vai đánh ngang).

·         Thức Thứ Ba: Chưởng Thác Thiên Môn (Hai tay mở lên trời)

·         Thức Thứ Tư: Trích Tinh Hoán Đẩu (Với sao, đổi vị)

·         Thức Thứ Năm: Trắc Sưu Cửu Ngưu Vỹ ( Nghiêng mình tìm đuôi trâu).

·         Thức Thứ Sáu: Xuất Trảo Lượng Phiên (Xuất móng khuất thân)

·         Thức Thứ Bảy: Bạt Mã Đao Thế (Cỡi ngựa vung đao)

·         Thức Thứ Tám: Tam Thứ Lạc Địa (Ba lần xuống đất)

·         Thức Thứ Chín: Thanh Long Thám Trảo (Rồng xanh dương vuốt)

·         Thức Thứ Mười: Ngoạ Hổ Phốc Thực (Cọp đói vồ mồi).

·         Thức Thứ Mười Một: Hoành Chưởng Kích Cổ (Vung tay đánh trống)

·         Thức Thứ Mười Hai: Đề Chủng Hợp Chưởng (Đưa gót hợp chưởng)

 

Phần thứ tư: Tổng kết.
- Những động tác mà chúng tôi trình bày không nhất thuyết phải giữ vị trí này hay vị trí nọ.
- Khi mới luyện thì mỗi ngày chỉ luyện một lần, mỗi lần một thức. Sau khi đã quen rồi, thì cũng mỗi ngày một lần, mỗi lần nhiều thức.
- Cổ nhân nói: Văn ôn, võ luyện, quý dĩ chuyên. Nghĩa là học văn thì phải ôn nhiều lần; luyện võ thì cần chuyên. Muốn có kết quả thì ngày nào cũng phải luyện.
- Một yếu tố quan trọng, là sau khi luyện phải thu công. Không thu công thì khí sẽ chạy hỗn loạn.

Phần thứ năm Thu công. 

------------------

Shao lin Yi Jin Jing 

易筋經 


Complete Routine of Shaolin Yi Jin Jing 易筋經 performed by Shi Heng Yi 释恒義 and students in June 2017 at the Shaolin Temple Europe 歐洲少林寺 located in Otterberg / Kaiserslautern in Germany.

Shaolin Yi Jin Jing can be translated as Muscle & Tendon Change / Transformation Excercises.

It consists of 12 excercises aiming in the development of strong and flexible muscles and tendons:

Yi Jin Jing Posture Names:

1) Wei Tuo Presenting The Pestle (Front)
2) Wei Tuo Presenting The Pestle (Side)
3) Wei Tuo Presenting The Pestle (Top)

4) Plucking Stars On Each Side
5) Pulling 9 Cows By Their Tails
6) Showing Claws and Spreading Wings

7) 9 Ghosts Drawing Sabers
8) Placing 3 Plates On The Floor
9) Black Dragon Displays Its Claws

10) Tiger Jumping On Its Prey
11) Bowing Down In Salutation
12) Swinging The Tail

It belongs to the classic repertoire of Qi Gong exercises in the Shaolin Arts around the globe. Together with the 8 brocades (Ba Duan Jin) and the meditative circular movements (Chan Yuan Gong) it gives a strong foundation to complete all martial exercises.

Every year there are several retreats that are taking place in the Shaolin Temple Europe 歐洲少林寺, the monastery where I am living.

A retreat can either be a 3-day Retreat (Friday - Sunday) or a 6-day Retreat (Monday - Saturday). Every retreat is held under a specific topic, such as: Gong Fu, Qi Gong (e.g. Ba Duan Jin, Yi Jin Jing, 13 Luohan), Meditation retreats and Rou Quan retreats.

If you are interested in joining any of these retreats, please take a look at all dates that are published on the website of the monastery: 

➡️ Website: http://www.SHAOLINTEMPLE.eu
➡️ Facebook: http://www.facebook.com/shaolintemple...

More videos and Online Trainings are available on:
➡️ Website: http://www.shihengyi.online
➡️ Facebook: http://www.facebook.com/shihengyi.online

Don't forget to subscribe to receive new updates and content❗️

1 Minute to support us 
If you like what we're doing or are enjoying our published videos and content, please give us a rating on our Facebook-Site and write a review or rate us on the Google-Site. All your support is greatly appreciated 🙏 Write review here ➡ https://bit.ly/3e13woW 

There's a final point for all of these practices:

Increase your life quality: Get less sick, Regenerate faster, Improve your vitality, Increase your health! Better sleep, less anxiety, more joy!

Enjoy your training! 
#ShaolinTempleEurope #YiJinJing #ShiHengYi
















Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

BÀI KHÍ CÔNG BÁT ĐOẠN CẨM

BÀI KHÍ CÔNG “BÁT ĐOẠN CẨM”

Tác giả: Lương y BÀNG CẨM

Hello everyone!

Welcome to our webpage

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not very exactly because of the automatic machine limitation).

Gần đây, một số người có chuyền tay nhau chiếc đĩa VCD hướng dẫn bài tập khí công Bát Đoạn Cẩm. Đây là một phương pháp luyện tập mới xuất hiện ở TPHCM và Huế không lâu. Để giúp bạn đọc hiểu thêm những tác dụng hữu ích của bài khí công này, chúng tôi đã gặp BS. Lê Văn Vĩnh, TS. BS. Lê Hành, BS. Phan Đương - nhóm nghiên cứu, hướng dẫn bài khí công trên. Bát Đoạn Cẩm là bài tập khí công của phái Thiếu Lâm đã có từ hơn 1.000 năm nay ở Trung Quốc. Nay, từ bài nguyên gốc, các Đại sư khí công của Sở TDTT Bắc Kinh nghiên cứu chuyển thể ra bài tập đơn giản quốc tế, gồm 8 động tác luyện khí ở gân cân cơ, giúp làm thông các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể, cùng làm gia tăng khí lực đạt đến sự trường thọ không bệnh tật, thu hút được hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia tập luyện.


BÁT ĐOẠN CẨM MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Khác hẳn bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, bài Bát Đoạn Cẩm quốc tế dễ tập, có cách thở đơn giản hơn và đi theo trường phái dưỡng sinh trường thọ. Bài tập không có tác dụng phụ, dễ truyền bá cho đông đảo quần chúng (ngoài ngành võ thuật) để luyện tập an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe. Mỗi động tác đều mang những tác dụng thực tiễn như:

1. Lưỡng thủ kình thiên lý tam tiêu (Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu): Tác dụng: Tam tiêu gồm Thượng tiêu: Não, hệ tuần hoàn - hô hấp; Trung tiêu: Hệ tiêu hóa; Hạ tiêu: Hệ tiết niệu – bài tiết. Chủ yếu luyện thông kinh Tam tiêu, có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng. Giúp trẻ em mau lớn, phát triển khả năng học toán. Trí tuệ thanh thản, không lười biếng, linh động hơn.


Động tác: - 2 tay đưa lên: hít vào, điều lý đến cả vùng Tam tiêu từ huyệt Bách hội đi xuống gáy và đi lên sau tai, lên đuôi lông mày 2 bên, phải nhón chân lên. - 2 tay đưa xuống về 2 bên đùi: thở ra, cong 2 ngón chân cái lên trong thì này để kích thích các huyệt thuộc kinh Đại tràng và nhóm kinh dương trước cẳng chân.

2. Tả hữu khai cung tựa xạ điêu (Tay trái, phải dương ra như xạ điêu bắn cung): Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân. Thông kinh Đại trường (kinh ruột già) gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; Trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.


Động tác: - Tay đưa ra bắn cung: hít vào. - Tay đưa chéo về lại trước ngực: thở ra.

3. Điều lý tỳ vị đơn cử thủ (Điều hòa tỳ vị một tay đẩy lên): Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh Tỳ - Vị (dạ dày và lá lách). Giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.


Động tác: - Một tay đưa lên đầu, một tay ấn xuống bên hông trái: hít vào. - 2 tay lật lại đưa về ngang chấn thủy: thở ra.

4. Ngũ lao thất thương, vọng hậu tiều (Liếc nhìn phía sau, xua đi “Ngũ lao thất thương” - những hao mòn cho sức khỏe): Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh. Đưa máu đầy đủ lên não.


Động tác: - Đầu quay qua một bên và 2 bàn tay đưa ra 2 bên đùi: hít vào. - Đầu trở về vị trí như cũ và 2 tay đưa lên bụng: thở ra.

5. Dao đầu bài vĩ khứ tâm hỏa (Lắc đầu vẫy đuôi xua hết tính nóng nảy): Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu.


Động tác: - Đầu nghiêng qua một bên: hít vào. - Đầu trở về vị trí cũ ở ngay giữa: thở ra.

6. Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu (Phía sau giậm gót bảy lần trăm bệnh tiêu tan): Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh Nhâm và Đốc (đường đi giữa trước và sau thân) tăng sức khỏe. Có tác dụng hồi sức, thân thể cường tráng.


Động tác: - Nhón chân lên, 2 tay ấn xuống: hít vào. - Hạ chân xuống, 2 tay đưa lên: thở ra. - Động tác này làm tối thiểu 30 lần. - Nhón chân lên cao và chạm mạnh gót chân xuống đất: thở bình thường. Tối thiểu làm 100 lần.

7. Toàn quyền nộ mục tăng khí lực (Nắm chặt tay, trợn mắt tăng khí lực): Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.


Động tác: - Tay thủ ở hông: hít vào. - Tay đấm ra: thở ra, rồi ở tư thế này hít vào và tay kia đấm ra thì thở ra.

8. Lưỡng thủ phang túc cố thận eo (Hai tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo): Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm - đốc và thận kinh. Giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái.


Động tác: - Thân đưa từ dưới lên và ưỡn ra sau: hít vào. - Thân cúi xuống, vuốt 2 chân: thở ra.

NHỮNG CHỨNG BỆNH THÍCH HỢP

Bài khí công Bát Đoạn Cẩm ngoài từng động tác có tác dụng riêng biệt, cả bài còn là phương pháp phòng trị bệnh cho cả người già lẫn trẻ, cả người bệnh lẫn người bình thường, đạt hiệu quả với các chứng bệnh như: Bệnh đốt sống cổ dạng động mạch, bệnh đốt sống cổ dạng u tủy, bệnh mạch vành, đau lưng đùi, rối loạn chức năng dạ dày - ruột, chán ăn...

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không thích hợp cho người đang bệnh nặng.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Vận dụng bài tập này cần thuộc lòng, đồng thời phải kiên trì, nếu không sẽ không đạt hiệu quả như ý.

2. Nếu dùng trong điều trị bệnh, có thể cùng kết hợp với các liệu pháp khác.  


----------------------
Bát Đoạn Cẩm  
Nguyễn Quang Đạt 
 
Bát Đoạn Cẩm là bài tập ngoại đan khí công (external elixir) đã có khoảng 1000 năm. Toàn bộ bài tập khởi đầu gồm 12 thế nhưng sau được thu gọn thành 8 thế. 
Bát Đoạn Cẩm giúp đả thông kinh mạch, luyện gân cốt, khai thông khí huyết khắp mọi nơi trong cơ thể giúp cho người tập có được một thân thể cường tráng, tiêu trừ bệnh tật, và một tinh thần minh mẫn sáng suốt. Cũng chính vì giá trị nầy mà 8 thế tập đuợc mệnh danh là Bát Đoạn Cẩm có nghĩa là 8 đoạn gấm. 
Nói về nguồn gốc của Bát Đoạn Cẩm thì có hai truyền thuyết. Một cho rằng Bát Đoạn Cẩm phát xuất từ chùa Thiếu Lâm do Đạt Ma Tổ Sư sáng tác nên được gọi là Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm. Và một thuyết khác cho rằng đây là bộ môn khí công do Nhạc Phi sáng tác vào niên đại nhà Tống khoảng năm (1127-1279 AD). 
Trải qua bao thế kỷ, Bát Đoạn Cẩm đã được biến đổi khá nhiều theo từng môn phái nhưng nói chung thì hình thức tuy có khác nhưng nội dung cốt tuỷ của sự luyện tập cũng đều gần giống như nhau. 
Điều thiết yếu mà người tập cần nên nhớ: giá trị quí báu của pháp tập là sự thấu hiểu thông suốt những kỹ thuật vận hành khí huyết, luyện gân cốt hơn là chú trọng vào hình thức bề ngoài. “Dụng thân tạo hình để luyện pháp” chứ không chấp trụ vào hình tướng. Thân pháp được tinh luyện nhẹ nhàng thì khí thông, khí thông thì thần sắc vững mạnh để đạt đến giai đoạn cuối cùng là “Tinh, Khí, Thần” hợp nhất, thân tâm tự tại. Và kế đến cũng không kém phần quan trọng hơn nữa đó là sự cố gắng luyện công hằng ngày. Công phu, công quả, công trình là 3 yếu tố dẫn đến sự thành tựu tốt đẹp trong quá trình luyện tập. 
 
 
 * Tham khảo và biên soạn riêng cho chương trình luyện tập của Dưỡng Sinh Thức Pháp.
  
 
Tám Đoạn của Bát Đoạn Cẩm: 
1. Lưỡng Thủ Kình Thiên Lý Tam Tiêu
2. Tả Hữu Khai Cung Tự Xạ Điêu
3. Điều Lý Tỳ Vị Đơn Cử Thủ
4. Ngũ Lao Thất Thương Vọng Hậu Tiền
5. Dao Đầu Bài Vĩ Khử Tâm Hỏa
6. Lưỡng Thủ Phan Túc Cố Thận Eo
7. Vận Quyền Nộ Mục Tăng Khí Lực _ Toàn Quyền Nộ Mục Tăng Khí Lực (GS Hàng Thanh)
8. Kiễng Túc Nâng Đầu Tiêu Bá Bệnh _ Bối Hậu Thất Điên Bách Bệnh Tiêu (GS Hàng Thanh)
 
Ghi chú: 7 (1-7) trong 8 khẩu quyết trên do Giáo sư Hàng Thanh, Chưởng môn của môn phái Võ Lâm Việt Nam, biên soạn. Riêng thế số 7 được thay đổi thành “Vận Quyền” thay vì “Toàn Quyền” cho dễ hiểu và vì thế tập cũng hơi khác nhau. 
Tác Dụng và Phương Pháp Tập Luyện
 1. Lưỡng Thủ Kình Thiên Lý Tam Tiêu
 (Hai tay chống trời điều hòa tam tiêu) 
Tác dụng: 
Tam tiêu bao gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu.
Thượng tiêu: vị trí từ đầu cho đến hoành cách mô liên quan đến hệ tuần hoàn và hô hấp.
Trung tiêu: vị trí từ hoành cách mô cho đến rún liên quan đến hệ tiêu hóa.
Hạ tiêu: vị trí từ rún cho đến bộ phận sinh dục liên quan đến hệ bài tiết. 
Luyện thông tam tiêu giúp hành giả có được trí tuệ minh mẫn, sáng suốt, ăn ngon ngủ yên, một cơ thể cường tráng tiêu trừ các bệnh tật.
Hơn nữa “nhờ phương pháp kéo thẳng cả người lên trên làm giãn cột sống nên cũng giúp điều trị được chứng mỏi lưng.” 
Động Tác: 
Đứng thẳng người, tự nhiên, khoảng cách giữa hai chân bằng chiều rộng của đôi vai, hai tay thả lỏng hai bên hông. Nhắm mắt, tâm bình thản, điều thân và điều tức.
Mở mắt nhìn phía trước, hít thở tự nhiên và nhẹ. Tập trung thần nơi ấn đường (giữa hai mắt hay còn được gọi là đan điền thần), trầm khí xuống đan điền (khí hải). Hít nhẹ, cùng lúc hai bàn tay đan lại từ từ đưa lên ngang ngực, chuyển lưng bàn tay hướng phía trước, thở ra, tiếp tục đưa thẳng hai tay qua khỏi đầu, lòng bàn tay hướng lên cao, thẳng lưng, nhón gót chân (hít vào), tiếp tục đẩy hai tay như nâng chống vòm trời chừng độ mươi giây. Sau đó rớt hai gót chân xuống (thở ra), hai bàn tay vẫn đan nhau và hai tay hơi chùn xuống, hít nhẹ vào, nghiêng người qua trái, thở ra, trở về chính giữa, hít vào, nghiêng người qua phải, thở ra.
Hạ hai tay xuống trở về tư thế lúc ban đầu. 
 Lập lại thao tác nầy từ 6 đến 24 lần.
 
 2. Tả Hữu Khai Cung Tự Xạ Điêu
 (Trái phải giương cung như bắn chim điêu) 
Tác dụng: 
Luyện thần (nhắm bắn chim điêu), tăng cường chức năng phổi (ngực căng ra khi bắn), gia tăng khí lực nơi tay (giương cung) và đới mạch (giúp khí thông hai bên thận). Đồng thời cũng giúp cho đôi chân được khoẻ mạnh cứng cáp qua thế đứng trung bình tấn hay còn gọi là kỵ mã tấn. 
Động Tác: 
Bước chân phải qua bên phải lập tấn, trung bình tấn. Hai tay thả lỏng và nâng lên trước ngực, hai bàn tay chấp lại. Nghiêng người qua trái, hít vào, tách hai tay ra, bàn tay phải nắm lại, kéo ra sau và ngừng lại dưới ngực phải, cùng lúc đó thì tay trái duổi thẳng ra phía trái ngang tầm vai, bàn tay hơi nắm lại với ngón trỏ đưa ra, bật đứng cổ tay. Dụng ý * tưởng như đang kéo căng dây cung nhắm bắn chim điêu ở tầm xa. 
Sau đó thở ra, hai tay buông lỏng, nghiêng người qua phải, tay trái ôm vòng qua bên phải, hít vào, như nắm lấy dây cung kéo về ngang ngực trái, tay phải duổi thẳng ra bên phải ngang tầm vai như cầm thân cung, lập lại giống nhu trên và nhắm bắn chim điêu bên phải. 
* Dụng ý bất dụng lực để khí không bị bế tắc nơi tay. 
Lập lại động tác trên từ 6 đến 12 lần. 
 
 3. Điều Lý Tỳ Vị Đơn Cử Thủ
 (Điều hoà tỳ vị, một tay đẩy lên) 
Tác dụng: 
“Làm gia tăng chức năng của Can (gan), giúp Tỳ Vị (dạ dày và lá lách) khí lưu thông. Giúp ăn ngon, ngủ được, và đại tiểu tiện thông suốt.” 
Động Tác: 
Đứng thẳng người, tự nhiên, khoảng cách giữa hai chân bằng chiều rộng của đôi vai, hai tay thả lỏng hai bên hông. 
Chuyển hai tay để trước bụng, lòng bàn tay hướng lên cao. Rút chỏ trái lên ngang đầu, hít vào, lật bàn tay trái để lòng bàn tay hướng lên cao, thở ra, và từ từ đẩy thẳng tay lên (các ngón tay hướng qua phải). Cùng lúc với tay trái thì tay phải nhấn xuống với lòng bàn tay hướng xuống đất (các ngón tay hướng ra trước). Sau đó rớt chỏ trái xuống, kéo chỏ phải lên hít vào và lập lại các thao tác như trên. 
Ghi chú: 
Trong khi di chuyển hai tay nên chú ý lắng nghe sự vận chuyển của các cơ bắp tác động đến vùng tỳ vị và gan. Không được gồng cứng hai tay.
Lập lại thế tập từ 6 đến 24 lần. 
 
 4. Ngũ Lao Thất Thương Vọng Hậu Tiền
 (Năm lao thất thương, liếc nhìn phía sau) 
Tác dụng: 
Ngũ lao liên quan đến sự suy yếu của 5 cơ quan nội tạng trong cơ thể như: tâm, can, tỳ, phế, thận.
Thất thương: thương tổn gây ra bởi sự xáo trộn của tinh thần qua 7 cảm xúc: hỷ, nộ, ái, ố, bi, lạc, dục.
Theo Đông Y, con người có thể trở nên bệnh nếu như ngũ tạng bị suy yếu và tinh thần bị xáo trộn. Chẳng hạn như sự nóng giận có thể làm bế khí nơi gan và ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Nhưng không phải chỉ có các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng, một xáo trộn mạnh trong các cảm xúc cũng khiến cho khí bị tích tụ và dồn nén lên trên đầu. Khi ta xoay đầu qua hai bên thì các bắp thịt và các động mạch máu nơi cổ được thả lỏng, giúp cho khí lưu chuyển lên đầu và đồng thời cũng giúp tăng lưu lượng máu vào não bộ. “Giúp điều hòa chức năng vùng hành não, trong đó có các trung tâm kiểm soát hệ thần kinh thực vật giao cảm, đối giao cảm, và từ đó tăng chức năng các tạng phủ.”
Tập thế nầy thường xuyên sẽ giúp hành giả điều khí ở các cơ quan nội tạng và bộ đầu, điều dưỡng lại các tổn thương do các xúc cảm gây nên và giúp tiêu trừ các bệnh tật. 
Động Tác: 
1. Đứng thẳng người , tự nhiên, khoảng cách giữa hai chân bằng chiều rộng của đôi vai, hai tay thả lỏng hai bên hông. 
Quay đầu sang trái tối đa và nhìn ra phía sau, thở ra. 
Quay đầu trở về phía trước, hít vào.
Quay đầu sang bên phải và nhìn ra sau, thở ra.
Quay đầu trở về phía trước, hít vào. 
Thân người và hai tay luôn để yên không xoay chuyển. 
2. Kế đến đặt hai tay sau lưng nơi eo (các ngón tay hướng vào nhau) hai vai bật nhẹ ra sau, quay đầu và hít thở giống như trên (1). 
3. Sau cùng di chuyển hai tay ra trước ngực, lòng bàn tay hướng lên cao, hai vai bật nhẹ ra trước, quay đầu qua hai bên và hít thở giống như trên (1). 
 
 Tập 3 động tác trên mỗi động tác từ 12 đến 24 lần. 

 
 5. Dao Đầu Bài Vĩ Khử Tâm Hỏa
 (Lắc đầu vẫy đuôi dứt bỏ tánh nóng nảy) 
Tác dụng: 
Hỏa (trược khí) nơi trung đan điền sinh ra do thức ăn không tiêu, hít thở không khí không trong sạch hay thiếu ngủ. Nếu như xảy ra thường xuyên thì sinh ra chứng ợ nóng (heartburn) hay còn gọi là tâm hỏa (heartfire). Khi quá nhiều khí tích tụ và ứ động nơi đan điền hoặc tim, thì phương cách tốt nhất là chuyển hỏa khí nầy vào hai buồng phổi để được dung hòa và đào thải ra ngoài.
Theo thuyết ngũ hành thì hỏa khắc kim, tuy nhiên kim có thể hấp thụ được sức nóng và kềm chế được hỏa. Phổi thuộc hành kim, tim thuộc hành hỏa nên có thể nói Phế Kim có thể làm dịu đi Tâm Hỏa. Và kết quả là tâm được thanh thản.
Khi hành giả giữ hai tay trên đầu gối với ngón cái hướng ra ngoài thì ngực được giãn ra, và khi hành giả chuyển thân người từ bên nầy sang bên kia thì tuần tự hai bên phổi được thả lỏng cho nên dễ thu hút hỏa khí và làm dịu đi từ từ.
Thế tập nầy cũng giúp gia tăng lượng máu lưu thông nơi chân giúp điều trị chứng bệnh tê và nhức mỏi nơi chân. 
Động tác: 
Bước chân phải qua bên phải, đứng trung bình tấn. Đặt hai tay trên đầu gối, 2 ngón tay cái hướng bên ngoài đùi. Đưa khí xuống lòng bàn chân, ý nghĩ đến huyệt Dũng tuyền. Hít vào, nghiêng thân người qua bên trái, tay trái nhấn mạnh xuống đùi, giữ cho đầu, xương sống và chân phải gần như thẳng hàng, thở ra. Giữ nguyên vị trí đó khoảng 3 giây. 
Chuyển người qua bên phải và lập lại các động tác và hít thở như trên. 
Xoay người qua hai bên trái phải, mỗi bên từ 6 đến 12 lần. 
 
 6. Lưỡng Thủ Phan Túc Cố Thận Eo
 (Hai tay kéo hai chân bền thận eo) 
Tác dụng: 
Giúp vận khí tại thân và đốc mạch, tăng cường tinh và giúp gân cốt được mềm mại, dẻo dai.
Khi cúi thân người xuống, hai tay nắm lấy đầu ngón chân (hoặc xuống thấp tuỳ theo thể chất của mỗi người) thì bắp thịt sau lưng bị căng làm gián đoạn sự vận chuyển của khí nơi vùng lưng, thận. Khi đứng thẳng lên thì khí được khai thông trở lại bình thường cũng giống như ống nước đang chảy bị gấp lại rồi được buông thẳng ra. Đây là phương pháp tốt nhất để kích thích (xoa bóp) thận và giúp gia tăng luồng khí chuyển vào thận, cũng như các bắp thịt lưng và xương sống. 
Động tác: 
Đứng thẳng người, tự nhiên, hai tay thả lỏng, giữ khoảng cách chân bằng đôi vai.
Nhấn nhẹ hai bàn tay xuống hai bên hông sau đó nâng hai tay lên trước ngực, hít vào, kế đến đưa hai tay lên qua khỏi đầu với lòng bàn tay hướng lên cao. Hướng hai lòng bàn tay ra trước mặt. Cuối xuống từ từ. Ý nghĩ đến Mệnh môn và vùng thận. Đứng yên khoảng 3 giây sau đó từ từ đứng thẳng lên, hít nhẹ vào. 
Lập lại động tác trên từ 6 đến 16 lần.
 
 7. Vận Quyền Nộ Mục Tăng Khí Lực – (Toàn Quyền Nộ Mục Tăng Khí Lực)
 (Nắm chặt quyền, mắt giận, tăng khí lực) 
Tác dụng: 
Giúp gia tăng thị lực (tập trung nhìn vào bàn tay nắm), kích thích gan. “Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo kết nối với nhau.”
Khi thần (spirit) mạnh thì đồng thời khí lực cũng gia tăng. Phương pháp nầy rất quan trọng vì nó khai thông được bế khí và dẫn khí ra ngoài da. Tập trung “ý” là điểm chính yếu cần phải ghi nhớ trong thế tập. 
Động tác: 
Bước chân phải qua bên phải, đứng trung bình tấn. Hai tay nắm lại để bên hông.
Xoay đầu qua trái, mắt tập trung vào nắm tay, tay trái duỗi ra và từ từ nắm chặt lại, vận gân xoáy chặt quyền, thở ra. Tay mặt vẫn giữ nguyên bên hông. Sau đó thả lỏng hai tay, rút tay trái về bên hông trái, hít vô. 
Lưu ý: khi đấm ra, mắt phải nhìn trông như giận dữ (nộ mục). 
Tay phải duỗi ra và lập lại các thao tác trên. Tập mỗi thế từ 6 đến 8 lần. 
 
 8. Kiễng Túc, Nâng Đầu Tiêu Bách Bệnh 
 (Nhón Gót Nâng Đầu Tiêu Bách Bệnh)
 
 Tác dụng: 
“Vận khí trên toàn bộ kinh mạch bằng cách tác dụng lên toàn thân và cột sống. Các kinh mạch căng ra và thu vào như sợi dây thừng. Kiễng chân lên và hạ chân xuống kích thích 6 túc kinh, vươn cổ lên kích thích 6 thủ kinh”.
Giúp tăng sinh lực, bền sức, giúp thân thể cường tráng và các bệnh tiêu tan. 
Động tác: 
Đứng thẳng người, tự nhiên, hai tay thả lỏng, giữ khoảng cách chân bằng đôi vai. 
1. Nhón gót chân lên càng cao càng tốt, hít vào, giữ yên khoảng 3 giây, rớt người xuống, thở ra. 
2. Kế đến để hai bàn tay sau lưng, ngang bên hông, ngón tay cái hướng trước mặt, vai hơi bật ra sau. Nhón gót và hít thở như trên (1). 
3. Sau cùng, đưa hai tay ngang dưới ngực, lòng bàn tay hướng lên cao, vai hơi bật ra phía trước.
 Nhón gót và hít thở như trên (1). 
 Mỗi thế tập từ 12-24 lần. 
 












Tài liệu tham khảo: 
 Các câu văn trong “…” được trích dẫn trong các tài liệu: 
1. Nội Công Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm - Giáo Sư Hàng Thanh
2. Khí Công Học và Y Học Hiện Đại - Giáo sư Ngô Gia Huy, Bùi Lưu Yêm, Ngô Gia Lương
3. Bát Đoạn Cẩm - Giáo sư Yang Ming

===============

Âm dương biến ảo xoay vần
Tịnh trong thức pháp, dưỡng thần khai tâm
 Nguyễn Quang Đạt
 
Dưỡng Sinh Thức Pháp là chương trình dưỡng sinh được kết hợp bởi các thao tác thể dục, khí công hầu hết được mọi người biết đến , được cô đọng lại qua phương pháp luyện tập hoàn toàn trong sự tịnh- thức.
 
Dưỡng Sinh Thức Pháp nằm trong 2 ý nghĩa:
Nhờ sự vận chuyển của các thao tác mà các thức trong cơ thể hay tâm thức được khai mở, đánh thức.
“Thức Pháp” nhắc nhở hành giả (người tập) luôn ý thức sống hòa với chiêu thức kết hợp với hơi thở qua từng sát na của sự sinh diệt – sinh tử luyến.
Tịnh trong động, tỉnh trong tịnh 

Thao tác (Tinh (tinh luyện)), Khí (hơi thở), Thần (ý thức) là 3 yếu tố thiết yếu không thể tách rời trong cuộc sống của con người và cũng là chìa khóa “thăng hoa” của hành giả trong sự luyện tập.
 
Với các thao tác:
- Vận chuyển toàn thân: giúp cơ thể khai thông các kinh mạch, điều hòa khí huyết
- Xoay mở từng khớp xương: giúp phòng ngừa, điều trị các chứng đau thấp khớp
Kết hợp với bộ môn ngoại đan khí công “Bát Đoạn Cẩm”: giúp tăng cường ý, khí và thể lực, tiêu trừ các chứng bệnh về tinh thần cũng như thể xác.
 
Hy vọng rằng với sự chuyên cần tập luyện, Dưỡng Sinh Thức Pháp sẽ mang lại cho hành giả một cơ thể tráng kiện, một tinh thần minh mẫn và một đời sống an vui, tự tại.




















Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: