Monday, October 5, 2020

TAM CANG - NGŨ THƯỜNG _ Tam Cang là quân thần cang _ phụ tử cang và phu thê cang

TAM CANG - NGŨ THƯỜNG: 

Tam Cang: là quân thần cang, phụ tử cang và phu thê cang.
Ngũ thường gồm có: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

TAM CANG: 

Tam Cang: là quân thần cang, phụ tử cang và phu thê cang.

1. Đạo quân thần: Theo đà tiến hóa của thời đại mà hiện giờ chữ quân thần phải đổi lại là chữ quốc dân. Muốn cho quốc dân được thanh tĩnh, chúng ta phải làm cho mặt kinh tế được hòa nhã, chánh trị được khéo léo và mỗi công dân đều biết tự trọng di sản văn hóa - tinh thần.

Với cái thiên chức làm dân biết giúp cho nước nhà yên lành và giữ vững nền hòa bình mới xứng đáng là một tôi con của Tổ quốc và mới giữ mồ mả của ông cha. Song đứng ra cứu quốc không xem đó là điều nguy kịch đời mình, vẫn hy sinh cả sự nghiệp vật chất lẫn tinh thần để đổi sự thành công mới trọn nghĩa trung.

2. Đạo cha con: Làm cha mẹ rất là khổ sở với con cái, từ sự nuôi nấng và dạy dỗ cho nên người gặp phải gia đình nghèo khó cha mẹ phải làm sao cho ra tiền đặng lo sắm y-phục cho con, đưa con đến trường để học tập, được trở nên người hữu dụng.

Nếu kẻ làm con biết xét đến điều đó, thì phải hết lòng hiếu thảo cha mẹ, cung phụng cha mẹ từ miếng ăn, thức mặc hoặc thuốc thang khi đau ốm, để đáp trọng ân và biểu-dương một tinh-thần hiếu hạnh cao cả trong xã hội.

Ông Mạnh Tử nói: “Nội tắc phụ tử, ngoại tắc quân thần, nhân chi đại luân dã”, nghĩa là bên trong thì đạo cha con, bên ngoài thì đạo vua tôi, đó là cái giềng mối lớn của đạo người vậy. Như thế chữ hiếu đâu phải là việc phụ thuộc mà kẻ làm con chẳng hết lòng báo bổ được ư?

3. Đạo chồng vợ: Đã vui vẻ kết cấu với nhau lập thành một gia đình, thì kẻ làm chồng vợ phải cần tiêu biểu cách đối xử tốt đẹp cho gia đình người khác bắt chước, không nên vì lý do không chánh đáng mà sanh ra tình phai ý lợt. Nhiều khi vợ chồng bỏ nhau quá dễ dàng chỉ vì thú dục mạnh hơn tình nghĩa. Nếu loài người sống không biết tình nghĩa thì cái sống ấy không khác loài vật, chẳng chút nề-nếp gia-phong, tôn-ti trật tự. Như thế có thú vị gì đâu?

Ngũ Thường: Nói đến ngũ thường, không một đồng đạo nào lạ tai cả, vì điều nầy hẳn mỗi người đã được cha mẹ hoặc ông già bà cả thường hay nói đến và dạy cho con cháu trong nhà học theo. Nhưng cách chỉ bảo ấy chỉ lấy đại khái, nên lắm người hiểu còn mờ mịt. Hôm nay cần hiểu rành hơn để cư xử đúng đạo làm người.


NGŨ THƯỜNG: 

Ngũ thường gồm có: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Nhân: Nhân là keo là hồ để hàn gắn lại bao vết thương lòng của nhơn loại. Người có lòng nhân hay tha thứ kẻ lầm lỗi, giúp đỡ người khác từ miếng vải, bát cơm và không chủ-trương sát sanh hại mạng. Hơn nữa, đối với cha mẹ họ còn đầy lòng hiếu hạnh.

Sách có câu: “Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan giả”, nghĩa là lòng thương yêu mọi người là mối đầu của lòng nhân. Thế nên, lòng nhân là nguồn sống của mọi loài, và người có được lòng nhân tức là ân nhân của tất cả nhân loại:

– Lẽ thứ nhất của lòng nhân là thường ra tay giúp đỡ kẻ thiếu hụt và thương yêu người nguy nan mà tế trợ mọi công ăn việc làm có lợi ích.

– Lẽ thứ hai của lòng nhân là họ đối với người lở phạm tội lỗi đến họ, thì họ luôn luôn tha thứ, nếu người biết ăn năn. Lại họ còn dạy dỗ những điều chơn chánh và đạo lý khiến người ấy trở nên người nhân từ như họ.

– Lẽ thứ ba của lòng nhân là không khi nào vì sự lợi riêng cho mình mà làm cho kẻ khác bị đau khổ, hay vì món lợi chung mà giết hại người khác một cách vô cớ.

– Lẽ thứ tư của lòng nhân là lúc nào họ cũng giữ sự ăn uống có chừng mực, không hề đụng đâu ăn đó, hay ăn quá độ, để vô tình tự sát đời họ quá vô nghĩa và họ không khi nào vì cuộc vui thích không có ý nhị mà sát hại sanh vật cho được thỏa mãn khẩu dục.

– Lẽ thứ năm của lòng nhân là họ rất hiếu hạnh với cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ từ miếng ăn, thức uống, chỗ ở, cho đến lời nói hoặc việc làm gì cũng đều làm vui lòng cha mẹ và giữ danh giá của cha mẹ không để người khác rẽ khinh hay để cha mẹ có một điều gì khổ sở.

Nghĩa: Mỗi người đều hiểu việc nghĩa là điều tốt đẹp nhứt, dù ai cũng phải có nó trong lòng mỗi ngày và cần thực hành đúng cách.

a) – Đối với trong nhà từ trên ông bà cha mẹ đến anh em lúc nào cũng phải đầy lòng thương mến và giúp đỡ. Có thể chia sớt cho nhau điều vui, gánh đỡ cho nhau việc khổ, nghĩa là bất tất việc gì luôn luôn nghĩ đến lẽ phải đối với thân quyến. Có được thế mới làm cho thân quyến bền chặt.

b) – Ngoài việc đối xử gia đình, chúng ta còn đem việc nghĩa đối với xã hội, từ vua quan đến dân dã bạn bè, lúc nào cũng phải đem hết tâm tư trí lực của mình và việc làm lợi ích cho nhau, nghĩa là phải biết cùng sống còn, cùng vinh hạnh trên lẽ phải và phải biết cứu nhau trong chỗ nguy biến. Nói tóm lại là từ trên đến dưới có thể giúp nhau nhiều việc công nghĩa.

c) – Là trong khoảng sống, chúng ta không tránh khỏi gặp phải lúc bất trắc của mình hay kẻ khác, nếu gặp việc bất trắc của kẻ khác mình hãy tận tâm ứng phó để cứu giúp họ không hề sụt sè lánh né.

d) – Đến như gặp phải trường hợp nghèo khó cho đến cơm không đủ no, áo không đủ mặc nhưng với lòng của kẻ biết việc nghĩa không hề chủ trương những việc bất lương và luôn luôn giữ tiết tháo trong việc chơn chánh, dầu cạp đất ăn rau, không hề thâu đoạt của người vô cớ. Còn được giàu sang dư giã thì đem giúp đỡ kẻ thiếu hụt, không có tư lợi ích kỷ hay vị danh.

Lễ: Mỗi người đều phải biết lễ, vì nó tiêu biểu lòng kính mến. Nếu hiểu biết được ý nghĩa của việc lễ thì:

a) – Đối với gia đình từ ông bà cha mẹ anh chị trong nhà luôn luôn giữ sự chào hỏi lễ phép và nói năng bặt thiệp. Sự chào hỏi ấy với lòng thành thật cung kính chớ không có hoa dạng bề ngoài, khi nghe tiếng gọi của cha mẹ, anh chị hoặc người lớn tuổi thì liền dạ, gặp người quen lớn hay xa lạ cũng vậy phải hai tay nắm lại để ngay ngực cúi đầu chào hỏi một cách nghiêm cẩn. Và có điều cần nhớ là dù gặp khách quen hay lạ mình cũng vẫn đối đãi tử tế như nhau, nếu vì người quen mà ta chỉ chào hỏi qua loa khiến người ấy chẳng vui lòng, chẳng thế còn làm cho kẻ trong nhà bắt chước cử chỉ ấy không tốt.

(Cách lễ Phật chấp tay xá gọi là “hiệp chưởng”. Đối với người thủ lễ nắm tay lại gọi là “củng thủ”).

b) – Ngoài việc chào hỏi trong gia đình, chúng ta còn đối với bên ngoài như hàng vua quan, các bậc tôn trưởng luôn luôn giữ lấy lời lễ độ chào hỏi. Chẳng những được nhân cách lịch sự mà còn gây được cảm tình với người nữa.

c) – Khi đến các ngôi chùa, miếu, lăng, tẩm luôn luôn giữ vẻ cung kính. (Trước khi vào bái đường phải lột giày, guốc, khăn, nón để ngoài rồi sẽ từ từ tiến vào một cách nghiêm chỉnh, không được chấp tay sau lưng. Khi lễ bái, ngoài dung nghi chỉnh tề, còn giữ trọn lòng cung kính và tin tưởng Đức Phật).

d) – Nam cũng như nữ mỗi khi hầu chuyện với nhau đều phải giữ lời lẽ lễ độ, cử chỉ đoan trang không nên nói diễu cợt tục tằn và không để cho lòng nghĩ quấy.

e) – Việc chồng vợ mặc dầu đã ăn ở lâu ngày, chẳng vì thế mà nói lờn lả, trái lại phải đem lòng cung kính nhau luôn: khi nói năng phải thưa dạ, lúc đi, đứng, nằm, ngồi phải biết nhường nhịn cho lễ phép, không được xem thường nhau mà sanh lòng lờn lã.

Trí: Con người hơn loài vật nhờ có cái trí, như:

a) – Lấy trí xét nghĩ chất rượu thường làm cho con người tâm trí cuồng táo không còn phong độ tốt lành, không còn biết suy xét việc phải trái, làm nhiều tội lỗi: chửi vợ mắng con, gây ó xóm riềng, tựu tập bạn bè bày tiệc độ, sanh việc cướp bóc, gây lắm sầu khổ, nên không hề uống.

Đức Phật cho rượu là thứ thuốc độc. Ngài thường răn các môn nhơn của Ngài phải cử rượu. Song muốn cử rượu thì lúc nào cũng nhận nó là tai hại, không nên nếm thử. Chỉ trừ khi nào có bịnh mà lương y bảo phải dùng với thuốc mới được uống, song mạnh rồi thôi.

Xưa có một người qui y Tam bảo, một hôm khát nước y gặp bình rượu liền uống cho đỡ khát, bỗng con gà chạy đến y bắt làm thịt uống với rượu, người con gái mất gà đến kiếm, y lại bắt hãm hiếp, bà già cô gái ấy kiện y ra tòa thì y chối rằng không có bắt gà và hiếp dâm. Thế thì từ cái tội rượu dẫn đến tội ăn trộm gà, tà dâm vọng ngữ một cách dễ dàng chẳng là đáng sợ lắm sao?

b) – Lúc nào cũng lấy trí xét thấy việc cờ bạc là thứ phá hoại tài sản, nó thường làm cho người tiêu tan sự nghiệp, hết bạc tiền; như thua thì bán vòng vàng, quần áo, đất cát, cửa nhà; đến khi không còn món gì bán được nữa thì sinh ra trộm cướp. Trai sa vào cờ bạc thì sanh ra đàng điếm; gái sa vào cờ bạc thì sanh ra đĩ thỏa, họ không còn nghĩ đến danh giá của họ hay phong hóa nước nhà là gì. Xét cờ bạc có tai hại như thế; người có trí luôn luôn xa lánh không nên mó vào.

c) – Lấy trí xét nghĩ sắc đẹp là món hại như nọc ong, nọc rắn, nếu người chạm đến là nguy hại, nên ngăn ngừa không hề say đắm:

– Vua lụy vì sắc thành lũy tan hoang.

– Quan lụy vì sắc bại trận mất chức.

– Dân lụy vì sắc bị tù đày khổ sở.

Ngoài ra sắc đẹp còn làm cho người mờ ám trí tuệ, vì nhốt tư lự trong chẳng rời và cũng xô người vào cảnh nghèo nàn tù tội không kể xiết.

Đã thấy nạn đắm mê sắc lịch tai hại to lớn, người có trí chẳng lúc nào mà không tìm cách ngăn ngừa nó.

d) – Việc hút xách thường làm mòn mỏi xác thân, tiêu hao tiền của quá vô ích, còn làm cho người coi rẻ tuổi tên, lấy trí xét rõ chỗ hại của nó tự gắng gổ giữ và chừa bỏ nó, nếu mình lỡ ghiền.

e) – Mỗi khi thấy những việc phi nghĩa bất lương, chẳng luận có tai hại cho mình hay kẻ khác, dầu có đem lại món lợi to bao lớn ta vẫn cự tuyệt cho đến hũy kiếp; và luôn luôn tìm cách tránh cho kẻ khác không thể lâm vào. Tại sao? Vì việc làm ấy chỉ có lợi vật chất ngắn ngủi mà gây khổ báo lâu dài cho đời mình vậy.

Tín: “Nhơn vô tín bất lập” nào ai chẳng biết? Chữ tín giúp cho người quên mỏi mệt để theo sát nguyện vọng. Để hiểu nó như thế nào, chúng ta:

a) – Lúc nào cũng tự tin nơi lòng dè dặt và cố gắng của mình thì sớm muộn gì cũng đạt mục đích, nghĩa là đến chỗ mình muốn, nên gặp những khó khăn không hề nản lòng bỏ dở.

b) – Tự tin rằng: nếu chúng ta không đem lời dối gạt người, cố nhiên người không dối gạt lại và chúng ta đối với ai cũng lựa câu ứng đáp chắc thật, việc làm chơn-chánh thì họ sẽ tin vào việc làm và lời nói của ta, khiến cho việc làm ấy mau được thành-công viên-mãn.

c) – Chúng ta tự tin rằng: việc nào của mình làm thì sớm muộn gì nó cũng trả lại cho mình không sai chạy một mảy, như câu: “tự tác huờn tự thọ” Nói theo luật nhân quả: hễ gieo thứ giống nào thì lên trái nấy, và mình càng gieo thì nó càng lên, do đó chúng ta luôn luôn ngăn ngừa chừa bỏ những điều mà chúng ta đoán biết rằng ngày kia nó sẽ đem lại một kết quả không hay cho chúng ta.

d) – Khi thấy người khác có những việc làm chơn chánh, đối xử thành thật, nhứt là có đức hạnh nghiêm cẩn, thì chúng ta nên giao phó cho họ việc làm hệ trọng. Vì con người ấy sẽ gây sự kính mến và được tin cậy của nhiều người. Trái lại, khi thấy rõ người có tâm đức tốt lành ngay thật mà mình không mạnh dạn trao cho họ những công việc xứng đáng, thì không thế nào mình làm việc lớn trong xã hội được.

e) – Khi thấy người khác có lòng tin cậy chúng ta, thì chúng ta chỉ nên làm cho họ tin cậy thêm, bằng cách nêu rõ việc làm chơn chánh, lời lẽ thành thật. Ngược lại chúng ta không nên vô tình hay cố ý để lòng tin cậy ấy bị mất.

g) – Mỗi khi lòng còn nghi ngờ điều chi, chúng ta nên đến hỏi người của ta nghi hay người hiểu biết hơn để nhờ họ giải bày rõ rệt việc ấy, nếu là việc hợp lý thì mình cứ tin ngay, không còn nghi nữa. Được thế thì bắt đầu từ đó việc làm của chúng ta được tiến xa hơn. Nhược bằng nghe người giải bày tường tận mà lòng mình còn nghi thì sự hiểu biết cũng như việc làm phải ngưng trệ và thất bại.




Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

TAM CANG - NGŨ THƯỜNG

TAM CANG - NGŨ THƯỜNG




TAM CANG - NGŨ THƯỜNG: 
Tam Cang: là quân thần cang, phụ tử cang và phu thê cang.
Ngũ thường gồm có: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. 
Tam cương: tam là ba, cương (cang) là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (chồng vợ). 

A. TAM CANG


Trong nhơn đạo, người xưa ấn định, nam thì tuân theo tam cang, Ngũ thường, nữ thì giữ gìn Tam tùng Tứ đức. Trong Phần I nầy bàn trước về Tam cang Ngũ thường.
Tam cang gồm có:
- Quân thần cang.
- Phụ tử cang
- Phu thê cang

1. QUÂN THẦN CANG

 (Giềng mối Vua Tôi)
Ngày xưa, trong thể chế quân chủ thì vua là người đứng đầu trong nước, ngày nay những nước theo thể chế dân chủ thì gọi người đứng đầu lãnh đạo đất nước là Quốc trưởng, Tổng thống, Chủ tịch nước. Họ là người thọ mệnh Trời chăn dân giữ nước, có đức độ, khôn ngoan tài cán hơn thường dân. Nên người dân sống trong thể chế nào, cũng cần phải trung thành với người lãnh đạo, tức là trung với đất nước.
Bổn phận làm dân: Dân là một phần tử trong nước, người công dân phải giữ tròn bổn phận của mình. Yêu nước nhà, mến giống nòi, thuế sưu đóng đủ, đừng toan kế tà, chẳng nên vầy đoàn, hiệp lũ gây việc trộm cướp, phá xóm, phá làng.
Ở trong quốc gia phải tuân hành luật nước, cũng như ở trong đạo phải giữ qui điều giới luật của Đạo và phải kiêng sợ luật Trời báo ứng và tôn trọng người hướng đạo và giáo hội. Rồi cứ một lòng bảo hộ gia đình, tương thân, tương ái với người xã hội, góp công vào việc tạo thuần phong, mỹ tục, an cư lạc nghiệp của giống nòi, hướng đến cuộc sống tốt đời đẹp đạo.
Nếu mỗi người công dân không phạm luật nước, không trái Mạng Trời, thì gia đình được an hòa thảo thuận, góp phần xây dựng một xã hội thái bình, tiến đến thế giới đại đồng.

2. PHỤ TỬ CANG

(Giềng mối Cha con)
Bổn phận làm cha: 
Người xưa quy định:
“Vi nhơn phụ chỉ ư từ” (làm cha phải lành / Tam tự kinh) 
Chữ từ (lành) chỉ về nghĩa vụ làm cha mẹ, phải nuôi con cho nên vai, nên vóc, dạy con cho nên người hữu dụng.
Người làm cha mẹ tuy lành, nhưng cũng phải khuyên răn con vào đường đạo đức, cũng có rầy la một cách nghiêm khắc, nghĩa là phải làm thế nào cho con bỏ cái dở, theo cái hay, chớ chẳng phải lành là chiều theo ý con, muốn làm gì thì làm. Tại sao khi con còn bé người cha không để cho con được tự do hành động? Bởi vì con còn thơ ấu, trẻ lòng, non dạ; đến một lúc nào đó con trẻ lớn khôn thì sự tự do hành động trong chuẩn mực đạo đức của con được người cha nới rộng trong sự quan sát, nhắc nhở đúng lúc. 
Nói tóm lại là con chưa đủ sáng suốt, để phân biệt phải quấy và chưa đủ tinh thần cứng rắn, để vượt qua những vật dục cám dỗ. Ấy vậy nên người làm cha mẹ phải dìu dắt con trên đường đạo đức quang minh.
Giáo dục gia đình là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ, là căn bản cho đạo xử thế
Đối với con cái, cha mẹ có thể phó thác cho con cái nuôi dưỡng mình lúc về già, nhờ con cái giúp đỡ những việc nặng nề "Dưỡng nhi đãi lão" (Nuôi con để nhờ lúc về già).
Thường tình thì người có lòng nhân không những chỉ nuôi cha mẹ, mà còn tự nguyện nuôi dưỡng cả những người già yếu cô đơn, nên đạo làm con đâu có thể khước từ nghĩa vụ nầy.
Cha mẹ muốn được vậy, trước hết phải làm xong nghĩa vụ của mình, tức là nuôi con, dạy con cho nên người. Trái lại, nếu cha mẹ không làm tròn bổn phận của mình mà bắt con phục vụ cho mình như thế là bất công và không làm tròn bổn phận làm cha mẹ.
Đạo làm con
Người xưa quy định:
“Vi nhơn tử chỉ ư hiếu” (Làm con phải thảo/ Tam tự kinh). 
Hiếu thảo là Đạo làm con, chẳng những không ai được từ khước, mà ai cũng phải coi đó là bổn phận của mình nữa. Cổ nhơn có câu đối:
“Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ,
Nhơn sanh bách hạnh, hiếu vi tiên"
(Năm có bốn mùa, xuân đầu tiên, người sống có trăm nết, hiếu làm đầu).
Tại sao người ta phải hiếu với cha mẹ? Công sanh thành dưỡng dục, kể sao cho hết, nào là chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm ẵm bồng, ơn nghĩa của mẹ sâu thẳm như suối nguồn, rộng lớn như biển cả. Còn cha lại phải dày công dạy dỗ, cực nhọc, tảo tần, dẫu trăm cay ngàn đắng, dầu vào cảnh nguy nan, người cha cũng không từ, miễn là làm ra cơm tiền để nuôi con. Nhân gian có câu:
Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Công cha nghĩa mẹ như thế, thì thương mến chưa đủ, mà nghĩa vụ làm con bắt buộc phải giữ tròn đạo hiếu.
Thực hành đạo hiếu, trước nhứt là nuôi cha mẹ. Sự nuôi dưỡng ấy phải hết lòng thành kính, giàu nuôi theo giàu, nghèo nuôi theo nghèo, ngoài miếng ăn, miếng uống, tấm áo, manh quần, còn phải hết lòng vui vẻ trong phận sự, làm cho cha mẹ vui lòng. Một hôm Thầy Tử Du hỏi chữ hiếu, Đức Khổng Phu Tử đáp:
"Ngày nay, người ta bảo chữ hiếu là biết nuôi cha mẹ, nhưng xét kỹ lại thì giống chó ngựa kia cũng có người nuôi. Nếu nuôi cha mẹ mà không kính, thì lấy gì để phân biệt với sự nuôi súc vật" (Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng, bất kính hà dĩ biệt hồ! / Luận ngữ - Vi chính)
Đạo Nho có câu:
“Thượng sự phụ mẫu, thần hôn chi tỉnh, cam chỉ chi cung hậu bạc tùy duyên, hiếu kỉnh vi chủ” (Trên thờ cha mẹ, sớm thăm tối viếng, thường cung phụng thức ăn uống ngon ngọt, nhiều ít, tùy theo khả năng của mình, nhưng phải lấy hiếu kỉnh làm chủ/ Tây Viên gia huấn).
Nên phụng dưỡng cha mẹ không phải đợi giàu có mới làm được, mà nhà nghèo làm được mới quý, nên cổ nhân có câu:
"Nhà nghèo mới biết con hiếu thảo, nước loạn mới rõ bề tôi trung thành"(Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần/ Minh tâm bửu giám).
Từ xưa những gương trung hiếu, tiết liệt, phần nhiều xuất hiện trong lúc nhà nghèo khó, hoặc khi quốc gia loạn lạc.
Nên khi ở chung với cha mẹ, không nên làm buồn lòng cha mẹ, nếu mình có việc buồn riêng, cũng chẵng nên tỏ ra sắc mặt để cho cha mẹ thấy. Khi cha mẹ quở trách thì phải tự xét mình mà chừa lỗi, chớ chẳng khá buồn phiền.
Cha mẹ già phải lưu ý đến chỗ họ không nói được. Tại sao? Bởi vì có nhiều khi cha mẹ sợ con lo buồn, mà chẳng tỏ ra hết lời. Sau đây là một gương thờ Mẹ của người xưa.
Một hôm, Bá Du bị mẹ đánh đòn, ngồi khóc mãi mà không thôi. Mẹ hỏi:
- Mọi khi mẹ đánh con thì con biết lỗi mà cam chịu, cớ sao lần nầy con khóc dai như thế?
Thưa mẹ:
“Mọi khi, mẹ đánh, con thấy đau; ấy là con biết mẹ còn sức khoẻ. Lần nầy mẹ đánh, con không thấy đau lắm. Thế là con biết mẹ đã yếu mà con khóc (Cổ Học Tinh Hoa).
Như vậy là Bá Du biết lo cho sức khoẻ của mẹ.
Khi cha mẹ còn sanh tiền con chẳng nên đi xa, nếu cần đi vắng thì phải cho biết chỗ, để người nhà tìm cho dễ, khi hữu sự. Nên Nho gia có câu:
“Phụ mẫu tại bất khả viễn du, du tất hữu phương”. 
(cha mẹ còn, con không nên đi xa, nếu đi nên cho cha mẹ biết chỗ - Luận ngữ/ Lý nhân)
Cha mẹ đau ốm, kẻ làm con phải tận tâm chạy thuốc, chạy thầy, chính mình nên lo liệu mọi phương; nếu giao cho kẻ khác biết đâu người ấy vì sơ sót, làm thêm bịnh cho cha mẹ mình. Bình nhựt cũng phải xem chừng: Nếu cha mẹ khoẻ thì vui mừng, mệt thì lo lắng (xem gương Bá Du thờ mẹ đã nói trên).
Lòng hiếu thảo làm người ai cũng sẵn có trong lòng,nhưng lại có một đôi kẻ xao lãng là vì ham danh lợi hoặc chỉ lưu tâm lo cho vợ con. Vậy kẻ làm con nên thận trọng bổn phận của mình.
Đạo hiếu không bắt buộc chúng ta phải nhắm mắt tuân lời, mà trái lại, phải kiểm điểm việc cha mẹ đã làm: Nếu hay thì hết lòng theo, còn lầm lạc thì nên khuyên can với một cử chỉ kính mến.
Đức Khổng Tử dạy rằng:
"Sự phụ mẫu cơ gián, Kiến chi bất tùng, Hựu kỉnh bất di, Lao nhi bất oán" (Luận ngữ - Lý nhân).
Nghĩa là cách thờ cha mẹ: Nếu thấy cha mẹ lầm lạc thì nên khuyên can với lời lẽ ôn nhu, lễ phép. Nếu thấy cha mẹ không theo lời khuyên can thì con vẫn giữ lòng kính mến. Như cha mẹ có khiển trách hoặc đòn roi cũng chẳng khá phiền hà.
Cha mẹ mất thì phải tận tâm báo hiếu. Cổ nhơn bảo: "Tang tắc trí kỳ ai", việc tang chế phải hết lòng thương xót.
Việc tang chế không nên xa xí; không nên quàng linh cữu lâu ngày, không nên dùng Âm công lòe loẹt, không nên đãi đằng rần rộ mà mất vẻ nghiêm tịnh, ai bi.
Đức Khổng Tử cho sự thờ cha mẹ rất hiếu là:
"Kính kỳ sở tôn, Ái kỳ sở thân, Sự tử như sự sanh, Sự vong như sự tồn, Hiếu chi thỉ dã" (Luận ngữ/ Lý nhân).
Nghĩa là: Kính người mà cha mẹ đã trọng, yêu người mà cha mẹ đã mến, thờ cha mẹ khi chết cũng như lúc sống, mất cũng như còn. Ấy là hiếu ban đầu vậy.
Đại ý nói rằng khi Cha mẹ còn tại tiền thì con tôn kính cử chỉ hành vi, mãi đến khi cha mẹ thác rồi, con cũng cứ tôn kính như cha mẹ còn sống.
Ngoài ra còn phải lo tu dưỡng đạo đức để trở thành người tốt, làm rạng danh cha mẹ là điều hiếu sau cùng:
“Lập thân hành đạo, dương danh phụ mẫu, hiếu chi chung dã” (Luận ngữ/ Lý nhân).
Nên đạo làm con phải chuyên tâm trì chí suốt đời, để thực thi đạo Hiếu cho thỉ chung như nhứt.
Bổn phận làm anh chị và bổn phận làm em 
Nho gia khuyên rằng:
"Huynh tắc đễ, đệ tắc cung" (anh thì nhường nhịn, em thì cung kính/ Tam tự kinh).
Anh em, chị em đồng thọ sanh nơi một cha mẹ; bà Đoàn Thị Điểm khuyên rằng: 
"Một cục máu chia phân mấy mảnh,
Hình hài em tượng mảnh thân con.
Chữ rằng huyết mạch đồng môn, 
Riêng chưng thân thể tâm hồn cũng con" 
(Nữ Trung Tùng Phận)
Đồng cốt nhục, đồng máu mủ, từ lúc nhỏ dại, ở chung một nhà, ăn chung một mâm, nằm chung một chiếu, vui có nhau, buồn có nhau, nhứt nhứt đều chung cùng. Vậy tình thương yêu ở giữa anh em, chị em không tình nào khắn khít ruột thịt bằng tình ấy.
Muốn bảo tồn cái tình máu mủ ấy mãi mãi, thì người anh người chị phải biết bổn phận mình là thương yêu, đùm bọc, che chở, nhường nhịn đàn em, kẻ làm em phải biết bổn phận mình là cung kính, thuận tùng.
Khi cha mẹ vắng mặt anh chị phải thay cha mẹ: dạy dỗ, khuyên răn, gìn giữ em trong mọi cử chỉ, hành động. Mà muốn dùng quyền người làm anh làm chị, phải làm xong nghĩa vụ của mình, là nuôi dưỡng dạy dỗ em út. Cổ nhơn thường khuyên nhau rằng:
“Trước làm xong bổn phận rồi sau sẽ dùng quyền hạng”.
Theo lẽ thường, khi thành nhơn, mỗi người đều có gia tư. Mặc dầu xa cách nhau, nhưng anh em, chị em lúc nào cũng phải gìn giữ cái tình cốt nhục của mình, nghĩa là luôn luôn hoài bão tình thương mến, giúp đỡ, việc lớn cũng như việc nhỏ, mà muốn giữ vẹn sự thân mật, thì phải biết nhường nhịn tha thứ, không nên cố chấp lẫn nhau.
Bổn phận của mình phải sáng suốt phân định lẽ phải quấy ở giữa em chồng, chị dâu, em rể, anh vợ. Có lắm khi chỉ một việc nhỏ mọn, mà có thể làm sứt mẻ tình ruột thịt, anh chị em tượng trưng cái hình hài của cha mẹ, bất hòa là phá hại cái hình hài ấy. Anh chị em như thể tay chơn, bất hòa là đoạn ly thủ túc.
Người nào xử tròn hiếu đễ nghiêm túc trong gia đình, thì người ấy có tinh thần hòa ái, có lòng nhân. Hiếu thuận là gốc đạo xử thế; người trọn thảo thuận trong gia đình thì tất có lòng thương yêu giống nòi, trung thành với tổ quốc. Còn nếu người nào mà không tròn hiếu để, mà nói là trung thành, thương yêu đồng loại là giả dối, mà nếu có chăng nữa, cũng chỉ do động cơ danh lợi thúc đẩy mà thôi.
Bổn phận cháu chắt đối với Ông Bà: 
Ông Bà là đấng sanh thành dưỡng dục mẹ cha, lại là đấng mà cha mẹ kính trọng, thương mến. Đạo hiếu bắt buộc kẻ làm con phải kính trọng ngay những người mà cha mẹ đã thâm giao. Thử nghĩ: Người bàng quan còn phải xử trí như thế, huống chi ông bà là ruột thịt của cha mẹ mà chúng ta không tôn kính?
Ấy vậy, khi ông bà sanh tiền, chúng ta phải thay mặt cha mẹ mà trông nom, giúp đỡ những việc mà chúng ta có thể làm được và khi ông bà quá vãng thì phải thay thế cha mẹ mà phụng thờ cúng tế.
Luân lý cổ truyền của người Việt Nam dạy rằng: Ngày tế lễ, cả gia tộc hợp về nhà thờ, lo việc tế lễ hai ngày: Tiên thường và Chánh giỗ. Những người họ hàng sum hiệp, vui vầy. Có khi nhắc lại sự tích Tổ tiên, có lúc thăm hỏi việc hàn huyên gia sự. Giờ cúng tế, người người có lòng thành kính. Khi ra vào, lúc lại qua trước bàn thờ, họ cúi đầu tỏ vẻ kính trọng dường như ông bà đang ngự trên cho sở tôn. Giờ tế lễ, con cháu giữ cảnh yên lặng, tôn nghiêm, người trưởng tộc hành lễ rồi con cháu cứ theo thứ tự bái nghiêm túc.
Bổn phận đối vói Cậu, Cô, Chú, Bác
Cậu, cô, chú, bác là anh em ruột thịt của cha mẹ, kẻ làm con chẳng những phải thân yêu mà còn phải kính trọng như cha mẹ nữa. Nếu vô phước mà mồ côi, chính cậu, cô, chú, bác, là người thay mặt mẹ cha mà dưỡng dục con cháu. Vậy kẻ con cháu không vì lẽ gì mà không thân yêu quý mến.
Khi thành gia thất, tất nhiên bên chồng cũng như bên vợ, ai ai cũng có cậu cô chú bác. Kẻ làm con cháu cũng phải quý mến các đấng ấy.

3. PHU THÊ CANG

(Giềng mối vợ chồng)
Con người có một linh hồn bất tử thọ mệnh từ Thượng Đế, nên tại cỏi trần về thân xác, con người tuy có phân ra ngôi thứ, cha con chồng vợ, nhưng về phương diện linh hồn, tất cả đều là anh em với nhau. Sự gặp gở của con người tại cỏi trần, đều do cơ duyên tiền định.
Nên sự kết hợp vợ chồng không phải là điều ngẫu nhiên mà đối với thiên cơ đây là:
“Cơ sanh hóa càn khôn đào tạo,
Do âm dương hiệp đạo biến thiên.
Con người nắm vững chủ quyền,
Thay Trời tạo thế, giữ giềng nhơn luân
(Kinh hôn phối)”

Sự gặp gở giữa hai vợ chồng đều do Thiên ý:
“Ở trước mặt Hồng Quân định phận, 
Đạo vợ chồng đã xứng nợ duyên”
Con người qua nhiều lần đầu thai chuyển kiếp, đã tạo ra nhân duyên và nghiệp quả với nhau. Chính do những nhân duyên đó, mà Thượng Đế đã chọn hai linh hồn kết hợp với nhau thành vợ chồng, tùy cơ duyên tốt hay xấu, mà gia đình thường gặp hạnh phúc hay khổ đau, nhưng dù cho hạnh phúc hay khổ đau, tức là “duyên hay nợ”, nếu người nào biết nắm cơ hội trong cuộc sống vợ chồng để học hỏi, người đó sẽ lần đến chỗ hoàn thiện.
Vì không có sự giao thiệp nào hiến một cơ hội đặc biệt như tình vợ chồng, để có dịp tìm hiểu người khác cũng như tự hiểu lấy mình.
Khi con người đã nhìn nhận được mục đích cao siêu giữa sự hợp tác vợ chồng, thì cuộc sống gia đình sẽ giúp cho mỗi người hoàn thành một thiên chức mới, và những sự kiện xảy ra trong gia đình vui hay khổ, cũng cho ta những kinh nghiệm để khám phá ra những cái mới mẻ trong cuộc sống. Nếu ta hiểu biết thì mặt nào cũng đều có lợi. Nên Socrate đã nói rằng:
“Nếu anh gặp vợ hiền thì anh hạnh phúc, còn gặp vợ dữ thì anh sẽ thành một triết nhân”.
Theo đạo lý thì hai linh hồn kết hợp với nhau đều có một sứ mạng: Sứ mạng kẻ làm chồng và sứ mạng người làm vợ. Hai sứ mạng nầy ngang nhau, không bên nào khinh bên nào trọng cả.
Sự kết hợp vợ chồng là để giúp đở cho mình là “duyên”, hoặc để nhờ mình giúp đở đền đáp là “nợ”. Cho nên người đời có câu:
“Sự gặp gở giữa hai vợ chồng là do duyên nợ”.
Cổ nhân cũng có câu:
“Vô oan trái bất thành phu phụ” (Không có nợ nần vay trả thì không thành vợ chồng).
Nhưng dù cho duyên hay nợ, hạnh phúc hay khổ đau xảy ra trong gia đình, mà hai vợ chồng hiểu biết được đạo lý, đối đãi với nhau trong sự “kính trọng và thương yêu”, thì họa cũng chuyển thành phước, bất hạnh cũng biến ra hữu hạnh. Vì theo đạo lý thì sự hợp tác vợ chồng là để phụng sự thiên cơ đó là cơ tấn hóa.
Như vậy đời người, nam nữ lớn lên thường lập gia đình có đôi bạn. Ăn ở với nhau từ tóc xanh đến đầu bạc, tạo ra giềng mối “vợ chồng” tức là Phu thê cang. Cái định luật ấy, xưa nay vẫn không thay đổi, trừ một số ít cá biệt sống độc thân mà thôi. Gia đình ban đầu là sự kết hợp giữa đôi vợ chồng, rồi dần dần có thêm con cháu kế tiếp nhau để duy trì nòi giống. Nên gia đình là nơi hội tụ của nhiều linh hồn, nhiều thế hệ. Sự gặp gở nầy không phải ngẫu nhiên, mà do nhân duyên mỗi người, đến rồi đi, trong thời gian dài hay ngắn, để giúp đở lẫn nhau.
Do đó gia đình là một trường tấn hóa, mỗi thành viên đều có bổn phận giúp đở che chở lẫn nhau để đạt đến hoàn thiện. Nên có thể nói mái ấm gia đình là nơi nương náu của trẻ thơ, là trạm dừng chân nghỉ ngơi cho trai tráng, là thành lủy nương náu cuối cùng của tuổi già, nên gia đình là một tiểu xã hội.
Trong gia đình người chồng là rường cột, phải đảm đương mọi việc bên ngoài, vợ là phụ tá, đóng vai trò nội trợ để tạo hạnh phúc cho nhau. Cho nên người chồng ngoài vấn đề lo sinh kế còn có trách nhiệm khuyên bảo vợ con. Người xưa có câu:
"Giáo phụ sơ lai, giáo tử anh hài" (Dạy vợ lúc mới về nhà chồng, dạy con lúc còn thơ ấu/ Nhan thị gia huấn/ Giáo tử)
Muốn dạy người, không phải chỉ nói suông mà trước phải sửa mình cho ngay chánh, để làm gương mẫu đạo đức cho vợ con noi theo. Tiên Nho có câu:
“Dục tề kỳ gia, tiên tu kỳ thân” (Đại học). 
Người chồng nên biết rằng vợ là bạn trăm năm của mình. Đàn bà là người yếu đuối, nương dựa nơi mình, trao thân gởi phận cho mình, để cùng nhau lo việc gia thất. Hơn nữa, vợ chồng là người đầu ấp, tay gối, vui chung vui, buồn chung lo, nghèo chung chịu, giàu chung hưởng. Lòng có nghĩ được như thế thì mới có dạ yêu thương, dùm bọc.
Vợ chồng có bổn phận khuyên bảo lẫn nhau, nhưng trước phải làm xong nghĩa vụ của mình, rồi sau mới khuyến bảo người khác. Tuy nói rằng có bổn phận khuyên bảo nhau, nhưng lúc nào cũng lấy tinh thần hòa ái làm cốt. Nghĩa là có khuyên lơn lẫn nhau, thì cũng chi trong vòng lễ giáo kính mến; chớ chẳng khá gây gổ nặng lời, như kẻ võ phu. Người xưa khuyên:
“Phu thê tương kính như tân” (Vợ chồng kính trọng nhau như người khách quý – Gia ngữ).
Người chồng đừng nên có thói gia trưởng, ỷ thị mình ra ngoài, làm ra của cải vật chất, trong lúc vợ ở nhà chăm lo nội trợ, mà xử sự hẹp hòi với vợ con – tính toán chi ly với vợ con từng đồng xu từng cắt bạc. Bà Đoàn Thị Điểm khuyên con trai rằng:
“Con chớ ỷ mình là nam tử,
Chiếm chủ gia hẹp xử thê nhi.
Đừng xem ra phận tiện tỳ,
Quyền trong nội trợ cũng bì đồng nhau”
[Nữ Trung Tùng Phận]
Người chồng phải vẹn giữ thỉ chung, dù lúc cơm thô áo vải, hay lúc quyền quý cao sang, vẫn trước sau như một, đừng làm như thói đời thường tình:
“Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”.
Bà Đoàn Thị Điểm khuyên rằng:
“Nếu khổ cực chung cùng chia sớt,
Dầu sang vinh đừng bớt tình nồng.
Hễ là vào đạo vợ chồng,
Nên hư đều có của ông công bà” 
[Nữ Trung Tùng Phận]

Người vợ phải có tinh thần thuận tùng, nghĩa là phải biết dung hòa với chồng, để tạo hạnh phúc gia đình. Nhân gian có câu khuyên người làm vợ rằng:
“Chồng giận thì vợ bớt lời,
Cơm sôi bớt lửa, nghìn đời chẳng khê”.
Người vợ phải biết nhường nhịn chồng và gia nương, giữ gìn hòa khí trong gia đình, để gia đình yên vui. 
Phận gái dù có giàu sang cũng không nên ỷ thị hiếp đáp gia đình chồng. Kinh Sám hối khuyên rằng:
“Đừng có cậy giàu sang chẳng nể,
Không kiên chồng khi dể công cô. 
Ấy là những gái hung đồ, 
Xúi chồng tranh cạnh hồ đồ sân si.
Tánh ngang ngạnh không vì cô bác,
Thói lăng loàn bạn tác khinh khi.
Ngày sau đọa chốn âm ty, 
Gông kèm khảo kẹp ích gì rên la.
(Kinh Sám hối, câu 57-64)

Chén bát trong sóng (củi chén) còn động huống chi vợ chồng ăn ở với nhau cả đời, làm sao tránh khỏi một đôi khi bất đồng ý kiến, động chạm lẫn nhau. Tỉ như có trường hợp ấy xảy ra, thì vợ chồng nên nhường nhịn lẫn nhau. Nếu khi có những bất hòa xảy ra, thì chồng nói vợ nên lắng nghe, vợ nói chồng cũng phải lắng nghe; phân trần điều hơn, lẽ thiệt cho rõ ràng. Tôn trọng lẫn nhau, để hòa thuận trong vòng lễ nghi đạo đức; điều đó là tốt nhứt; chẳng nên bắt chước phường hổn ẩu chồng một lời đi, vợ năm bảy tiếng lại. Thế rồi sinh việc bất hòa; mà chồng vợ bất hòa thì gia đình tan nát.

Trong gia đình nếu có tình huống gì bất thường xảy ra, thì chuyện lớn xem như nhỏ, chuyện nhỏ xem như không có gì, cùng nhau lấy yêu thương mà giải quyết mâu thuẩn và tìm kiếm sự thỏa hiệp thì gia đình êm ấm. Đó là một gia đình hoàn toàn đạo đức, danh ngôn Tây Phương có câu:
“Tình yêu luôn luôn hợp đạo đức, kể cả khi thiếu hôn nhân, nhưng hôn nhân mà thiếu tình yêu là vô đạo đức” (Enllen Key)

Phận gái trọng nhứt là trinh tiết, người chồng trọng nhứt là chung thủy, tiết nghĩa; bởi vậy mỗi người – vợ cũng như chồng, phải giữ gìn mỗi ngày tránh sự hiểu lầm nhau, để vun bồi lòng tin tưởng lẫn nhau. Tục ngữ nói:
"Đi ngang đám dưa không nên sửa dép, Đi ngang cây lý không nên sửa mũ".
Tức là không tạo ra bối cảnh để có thể gây hiểu lầm, đại ý câu nầy khuyên người ta để ý từng hành vi, ăn nói, đi đứng đường hoàng, nhứt là phải tránh những cử chỉ nào làm cho người khác ngờ vực, cũng như đi ngang đám dưa thì không nên sửa dép, hoặc đi ngang giàn lý thì không nên sửa mũ, vì làm như thế, người ta sẽ ngờ rằng mình bẻ trộm dưa, hay hái trộm lý. Nhất là vợ chồng, nên tránh những cử chỉ hành động tạo ra sự nghi ngờ cho nhau, làm mất hạnh phúc.
Tề gia nội trợ là thiên chức của người phụ nữ; cho nên người vợ cần lưu tâm chăm nom việc nhà: Thiếu đủ phải biết, còn hết phải hay, sắp đặt an bài mọi sự; ăn cần, ở kiệm phải trọng tiền của chồng làm ra. Ăn nhịn qua ngày, ăn vay mắc nợ. Của chồng công vợ, chồng vợ chung lo tạo hạnh phúc gia đình.
Người vợ nên biết rằng sự thuận tùng cũng là một cách chỉ huy khéo léo, nên một triết gia Tây phương nói rằng:
− Đàn bà hoàn toàn thấy rõ rằng họ càng vâng lời bao nhiêu thì họ càng chỉ huy bấy nhiêu. (Jules Michelet) 
Người phụ nữ như vậy, sẽ xây dựng gia đình thành một tổ ấm cho nhiều thế hệ - là nơi nương náu cho trẻ thơ, là trạm dừng chân nghỉ ngơi cho trai tráng, là thành lũy cuối cùng của tuổi già.
Tóm lại: Đạo vợ chồng cần nhứt là thuận hòa, Nhân gian có câu:
“Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn”.

B. NGŨ THƯỜNG: 

(Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín)
1. NHÂN: 

Con người ai cũng bẩm thọ điểm linh quang của Đức Thượng Đế, để làm tự tánh của mình. Cổ nhân cho Tánh ấy là Mạng Trời, hay Thiên lý. Mạng Trời thì lặng lẽ, trầm mặc ẩn tàng trong cõi lòng thanh tịnh; nhưng khi phát động trúng tiết – Phù hợp với tình huống, thì đó là "Nhân". Bởi Thiên lý phát động là "Nhân" cho nên đức "Nhân" gồm đủ tất cả tính tốt, hạnh lành như: trung, hiếu, tiết nghĩa, cung, khoan, mẫn, huệ, cương, nghị, mộc (thật thà), nột (ít nói). Người nào giữ được đức "Nhân" và thể hiện đức "Nhân" khi xử thế, tiếp vật thì đó là làm xong đạo làm người (Nhân giả, nhơn dã). Đức Khổng Phu Tử nói rằng:
"Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân" (Kinh Dịch/ quẻ Càn - Văn ngôn).
Nghĩa là người Quân tử lấy đức "Nhân" làm thể, thì đủ làm trưởng thành mình.
Người có "Nhân" lúc nào cũng an vui, ung dung, tự tại, bình tĩnh, trầm lặng, mà luôn luôn trong lòng sẵn có một cái khiếu "Trực giác" mẫn huệ. Việc đến, họ biết với một cách mau chóng toàn diện. Họ làm việc cũng thích hợp đạo lý, họ thật thà, chất phác, nhưng giàu tình cảm tốt lành. Đối với gia đình họ hiếu để, đối với xã hội, họ thuận hòa; đối với vật, họ thương yêu giúp đỡ, làm cho vạn vật phát triển hài hòa. Việc lợi danh ở đời, họ không lánh hẳn, nhưng chẳng bỏ đạo đức để cầu lợi danh. Đạo đức với lợi danh, nếu phải bỏ một, thì họ vui lòng bỏ lợi danh, cầu đạo đức. Lòng nhân người đời nay còn gọi là bác ái, nó đứng đầu các đức tính khác.
Đức Chí Tôn dạy rằng:
“Nhơn là đầu hết các hành tàng” 
(Thi văn dạy đạo) 
Một Chơn sư cũng dạy rằng:
“Trong các đức tính thì hạnh bác ái là quan trọng hơn hết, nếu không có hạnh bác ái thì các đức tính khác không bao giờ đầy đủ” (Krishnamurti /Dưới chân Thầy). 
Trương Hoành Cừ là người Trung Hoa sanh vào khoảng (1020-1076) cho rằng: Lòng Nhân ái phải có thứ bậc, ông nói:
Tôn người già cả là sở dĩ tỏ lòng kính trọng kẻ tôn trưởng, yêu thương trẻ dại là sở dĩ tỏ lòng bênh vực kẻ yếu hèn, tôn người có đức độ hợp với lẽ Trời đất là bậc Thánh và kẻ có đức độ hơn người là bậc Hiền. Còn những người tàn tật, quan quả, cô độc, đều là anh em với ta cả. Như thế, tuy người ta có tôn ti khác nhau, nhưng ai ai cũng phải đem lòng thương xót để cư xử với nhau như anh em một nhà. (Nho giáo Trọng Trọng Kim).
Đại ý câu nầy nói lên được điều "Nhân" là tình thương yêu có thứ bực, nhưng phải trùm cả vạn vật, vì đức Nhân là phản ảnh đức Hóa sanh của Thượng Đế.
Thực hành đạo "Nhân" cũng cần có học hỏi, bởi vì có Trí sáng mới có thể phân biệt được thiện ác, phải quấy. Tử Hạ nói rằng:
"Bác học nhi đốc chi; Thiết vấn nhi cận tư. Nhân tại kỳ trung". 
(Luận ngữ/ Học nhi)
Nghĩa là: Sự học hỏi phải rộng rãi, chí hướng phải dày dặn, sự hỏi han cần thiết, sự suy nghĩ phải có dính dấp với mình. Trong những việc ấy hẳn có hàm súc đức "Nhân" vậy.
Thế đủ rõ rằng đạo "Nhân" cần có Trí để phân biệt phải quấy, có Dũng để mạnh dạn thực hiện sự thương yêu và giúp đỡ người cho phải chỗ và đúng mực, đúng lúc. Đó là mối đầu mà cổ nhân nương theo để thành lập cái thuyết "Tam đạt đức" (Nhân Trí Dũng). Cho nên khi thực hành điều nhân, cũng cần phải giữ quân bình giữa tình cảm và lý trí. Tây Phương có câu danh ngôn:
“Có những mối cảm xúc cao thượng đầy lòng nhân ái, nhưng lại không hợp lý, không khôn ngoan tý nào. Nếu chúng ta hành động theo đó, thì là một sự điên rồ đáo để”. (Trước thềm Đạo – Sur Le Seul).
Đức Khổng Phu Tử nói: 
“Trí giả nhạo thủy, Nhân giả nhạo sơn; Trí giả động, Nhân giả tịnh, Trí giả lạc, Nhân giả thọ (Luận ngữ/ Ung giả)
Nghĩa là người “Trí” thích nước, người "Nhân" thích núi; Trí giả thì động (như nước lưu thông), người "Nhân" thì an tĩnh (như núi đứng một chỗ). Bởi vậy người trí thì vui sướng, người nhân thì sống lâu. Nhờ an tịnh mà người "Nhân" giữ được Thiên lý lưu hành trong tâm, để làm chủ tể cho đời sống của phàm thân.
Đức "Nhân" chẳng phải hàm súc đủ mọi hạnh lành, đức tốt, mà là cái phản ảnh đức háo sanh của Thượng Đế nữa. Về phương diện nầy "Nhân" khởi đầu tại lòng thương xót (Trắc ẩn chi tâm), nên người ta thường dùng chữ "Ái" kèm theo, thành danh từ kép “Nhân ái” để diễn tả sự thương yêu được đầy đủ.
Làm người khi học hành, trước nhất phải ưu tiên học và thực hiện điều nhân, sau đó mới học và thực hành đến các vấn đề khác. Nên Nho gia khuyên rằng:
"Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân Nhân. Hành hữu dư lực, tắc hữu học văn (Luận ngữ/ Học nhi).
Nghĩa là: Người đệ tử trong gia đình thì hiếu với cha mẹ, ngoài xã hội thì kính người trên trước, làm việc thì cẩn mật, ăn nói chắc thật, rộng thương mọi người, thân cận với người nhân đức. Làm bao nhiêu đó, nếu còn dư sức thì mới học đến văn chương, nghề nghiệp.
Chữ "Nhân" (仁) người xưa cắt nghĩa rằng: "Nhân" gồm có một chữ "Nhơn" (人) là người, Một chữ "Nhị" (二) là hai. Đại ý Nhân là tình cảm ở giữa hai người.
Tỉ như tình thương thiêng liêng ở giữa người mẹ và đứa con, người mẹ có thể liều mạng sống của mình để cứu con trong cơn nước lửa. Hoặc giả tình thương giữa hai vợ chồng, người chồng có thể hi sinh mình để giúp vợ, ngược lại người vợ cũng hi sinh như vậy để giúp chồng.
Nên lưu ý rằng tình thương ở giữa hai người phải nhắm vào sự "vị tha", nghĩa là vì người mà thương. Trái lại, nếu thương người để cầu lợi cho mình thì sự thương ấy không phải là "Nhân". Đại sư Vivekananda nói rằng:
- Tình yêu chân thật là tình yêu không biết mặc cả. Nơi nào có chuyện tìm kiếm một sự trả giá, thì không thể có tình yêu chân thật. (Vivekananda - Tôn giáo là gì). 

- Tình yêu không cần biết phần thưởng là gì. Đừng hỏi điều gì báo đáp cho tình yêu của bạn, hãy để địa vị của bạn luôn là kẻ cho. Hãy dâng tình yêu bạn cho Thượng Đế, đừng đòi hỏi điều báo đáp, dầu là từ Ngài (Vivekananda /Tôn giáo là gì).
Tình thương không chỉ giới hạn trong sự tôn trọng người với người, mà phải lan tỏa đến tất cả chúng sanh:
"Chim khôn biết kiếm đậu cây lành,
Người thiện phải ngừa đức háo sanh.
Tôn trọng người như Trời với Phật,
Thương yêu tất cả chúng sanh thành". 
(Thánh ngôn/ Thi văn dạy đạo)

Phương pháp thực hành: 
Có người hỏi phương thức thực hiện điều Nhân. Đức Khổng Phu Tử nói rằng:
"Kỷ dục lập nhi lập nhơn; kỷ dục đại đạt nhơn. Năng cận thủ thí khả vị Nhân chi phương giả dĩ" Luận ngữ/ Ung dã XXVIII).
Nghĩa là người Nhân hễ muốn mình lập thân thế nào thì cũng giúp người cùng lập thân như mình. Mình muốn thông đạt đến đâu thì cũng giúp người cùng thông đạt như mình. Hễ xử với mình thế nào thì cũng xử với người chung quanh như thế ấy; điều đó là làm "Nhân" vậy.
Các đệ tử hỏi Đức Khổng Tử về Nhân, Ngài tùy theo trình độ mỗi người mà trả lời như sau:
- Thầy Tử Trương hỏi "Nhân", Đức Khổng Phu Tử nói:
"Hãy làm năm điều nầy trong thiên hạ là "Nhân" rằng:
Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ. Cung thì không khinh lờn, Khoan thì được lòng người, Tín thì được người tin cậy, Mẫn thì có công, Huệ có ơn thì đủ khiến được người". (Luận ngữ/ Nhan Uyên)
- Nhan Hồi hỏi Nhân, Đức Khổng Phu Tử nói rằng:
"Khắc kỷ phục lễ vi Nhân" (Sửa mình theo lễ là "Nhân" tức bỏ hết lòng tư dục để hành động theo Thiên lý / Luận ngữ - Nhan Uyên , XII)
- Phàn Trì hỏi "Nhân" Đức Khổng Phu Tử nói rằng:
"Ái nhơn: Thương người” (Luận ngữ - Nhan Uyên , XII)
Sách Luận Ngữ chép rằng Đức Khổng Phu Tử trả lời cho mỗi người một khác; ấy là Ngài tùy yếu điểm của từng đệ tử mà bổ khuyết. 
Đức "Nhân" sẵn có ở nơi người, nhưng tại sao lại có người không làm được?
Đó là do sự ganh ghét đố kỵ, làm trái đức "Nhân", nên khiến lòng nhân mất đi. Giả tỉ khi cha con ghét nhau thì mất lòng từ hiếu, chồng vợ ghét nhau thì mất thuận hòa, anh em ghét nhau thì mất kính nhường, người trong thiên hạ ghét nhau thì kẻ mạnh hiếp yếu, kẻ dữ lấn người hiền.
Bởi vì, lòng người không bao giờ có hai tình cảm một lượt. Hễ có ghét thì không thương; hoặc có thương thì không ghét. Ấy vậy nên chúng ta cứ mở rộng lòng thương, thì tự nhiên lòng ghét không xen vào được, cũng như có hòa bình thì không chiến tranh vậy.
Đức Khổng Phu Tử lấy đức "Nhân" làm căn bản cho đạo làm người, rồi tùy tình cảm mà ứng xử, cứ ung dung theo Thiên lý mà hành động, chớ không cố chấp điều gì. Thế nên đứng vào cảnh ngộ nào cũng an vui; không nghịch cảnh nào làm mất tư cách người quân tử.

NGHĨA: 

Về tâm học "Nghĩa" là phương pháp giúp cho kẻ học đạt thành đức. Về luân lý học, "Nghĩa" là lẽ phải giúp cho kẻ học hoàn thành bổn phận làm người, hoặc nói cách khác "Nghĩa" là cụ thể hóa lòng Nhân thành hành động.
Về thực tế Nghĩa là giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn, khốn khó. Ở đây, hai chữ "Nhân" có nghĩa là thương người, và "Nghĩa" có nghĩa là giúp người. Nên “nhân nghĩa” thường đi đôi với nhau, thành một danh từ kép, mới bộc lộ được cả tư tưởng và hành động đi đôi, nếu có “Nhân” mà không có "Nghĩa" thì đạo đức thiếu thực tế; còn như có "Nghĩa" mà không có “Nhân” thì đạo đức thiếu tinh thần. Tỉ như chúng ta có lòng thương người lâm nạn, nhưng không ra công, hoặc ra của, để cứu giúp, thì lòng nhân không được thể hiện bằng hành động. Ngược lại, nếu ra công, ra của để giúp đở, mà chẳng có tình thương, thì đó là một do một động cơ danh lợi nào khác, chớ không phải do bởi lòng Nhân.


LỄ: 

Lễ trước dùng để tế tự, sau lan rộng đến nề nếp xử sự, tiếp vật mà nhân quần xã hội thừa nhận. Chữ "Lễ" lại đồng thể với chữ Lý; cho nên nó phải tùy thời mà biến đổi, càng ngày càng tốt hơn, chớ chẳng nên cố chấp mà phải sa vào sự lạc hậu.

Về phương diện tế tự, Lễ có mục tiêu thứ nhất là làm cho đàn tế được trang nghiêm; mục tiêu thứ nhì là đào tạo, hướng con người tới một tâm lý Thành và Kỉnh (kính trọng). Có Kính thì mới giữ được sự nghiêm túc của mình, có Thành mới cảm ứng được với Trời. Đó là Lễ giúp người tồn tâm dưỡng tính.

Theo sách Lễ Ký: Lòng người ta lúc nào cũng ham muốn sự ăn uống, tình dục, sợ nghèo khổ và cái chết. Nếu người ta không nghĩ đến Lễ thì Thiên lý sẽ bị tiêu diệt, nên "Lễ" giúp người ta giữ vẹn Thiên lý.

Nói giữ gìn "Lễ" thì khi đi, đứng, nằm, ngồi lúc nào cũng không nên cẩu thả, lờn dễ. Thường nhật xử sự thì cung (cẩn trọng), làm việc thì kính (lễ phép), giao thiệp thì lòng thành (thành thật). Ba điều cung, kính, thành ấy, dầu ở chung với kẻ thất phu hạ tiện cũng chẳng khá lãng quên. Đức Khổng Tử dạy:
“Xuất môn như kiến đại tân, Sử nhân như thừa đại tế” (Luận ngữ, Nhan uyên XII/II).
Nghĩa là ra khỏi cửa thì tác phong, ăn mặc nghiêm túc, như tiếp vị khách quý; sai khiến kẻ dưới thì trang nghiêm cẩn trọng như chủ trì một cuộc tế lễ lớn, Nhứt cử, nhứt động, đều phải có "Lễ", đó là người lịch sự. Hành vi, lời nói và tư tưởng, mỗi mỗi đều có trước sau, là người có tiết khí.
Trên trường giao tế, "Lễ" phải có “Nghi” làm hình thức. Nên hai từ “Lễ nghi” thường đi đôi thành danh từ kép. Tỉ như chúng ta gặp người trưởng thượng, thì chúng ta đem lòng cung kính, đó thuộc về Lễ, rồi chúng ta nghiêng mũ cúi chào, tỏ lòng kính ra ngoài, đó thuộc về nghi thức. Thế nên nói: “Nghi tùy Lễ mà chế”. Hai chữ "Lễ Nghi" thiếu một thì không thành qui tắc. Tỉ như chúng ta có sự kính trọng trong lòng, mà không nghiêng mũ cúi chào, thì lòng cung kính không chỗ tỏ rõ ra bên ngoài, ai làm sao biết được lòng mình cung kính. Trái lại, trong lòng không kính mà bên ngoài làm ra vẻ cúi chào. Nghi mà không lễ thì đó chỉ là hành động giả dối khô khan mà thôi.
Lễ nghi dùng để thể hiện nhân cách và phân định ngôi thứ, tôn ti, thượng hạ. Tỉ như trong một cuộc hội đàm, người lớn cứ ăn nói lỗ mãng, hành động sỗ sàng, kẻ nhỏ thì hổn ẩu không kính nể người lớn. Thế thì làm sao mà hiệp hòa nhau được, cho nên nói rằng: “Thất Lễ” thì loạn.

Lễ về giới hạn giữa nam nữ: 
Ranh giới giữ nam nữ thời xưa, yêu cầu tương đối khắc khe. Nam nữ gần đến tuổi trường thành thì giao tiếp phải cách biệt, dù anh chị em, cha và con gái, mẹ và con trai, ông gia và dâu, bà gia và rễ, kể cả những người giúp việc nam nữ... Ở chung một nhà, phải cách biệt, ở riêng phòng, không được nằm chung một giường, không ngồi chung một ghế, ăn uống không chung một tô chén, tiếp xúc phải có một khoản cách nhứt định, không được động chạm, cọ quẹt vào quần áo da thịt của nhau.
Trong cửa đạo ngày nay còn khắc khe hơn, nam nữ phải cách biệt, thường nhật nam ở đông lang (nhà phía đông chùa) nữ ở tây lang (nhà phía tây chùa), trong khuôn viên tu hành.
Các giới hạn trên nhằm ngăn ngừa những cảm xúc xấu, dẫn đến hành động sai trái, tội lỗi. Vì trên phương diện vật lý, dòng nhân điện nam thuộc dương, dòng nhân điện nữ thuộc âm, âm dương gần nhau thì thu hút như nam châm với sắt, nếu không có một khoản cách nhất định. Nên người xưa đã nhận định “nam nữ thụ thụ tắt thân” (thân thể nam nữ gần nhau ắt sinh thân thiết), nên mới ngăn cấm “nam nữ thụ thụ bất thân” (nam nữ dù gần nhau nhưng không được thân thiết). Vì vậy trong sách giải kinh Lễ có viết:
“Tác dụng giáo hóa của lễ nó luôn thấp thoáng ẩn hiện không thấy được, trong khi tội ác chưa kịp hình thành, chính lễ đã góp phần khống chế nó, khiến con người càng ngày càng đi vào con đường lương thiện, xa rời tội ác, mà bản thân cũng chưa nhận ra” (Nguyên văn: Cố lễ chi giáo hóa dã vi, kỳ chi tả dã vu vị hình, sử nhân mục đồ thiện viễn tội nhi bất tự tri dã”).

Khi hình thành một loại lễ chế nào, đều có bối cảnh và nguyên nhân của nó cả. Kinh nghiệm nhân loại trong thời kỳ tiền sử, đã sinh hoạt tụ cư, khi bước sang xã hội văn minh, họ tự nhân thấy tình trạng không phân biệt nam nữ đã xảy ra nhiều tội ác và nhiều vấn đề khiến trật tự xã hội rối loạn. Vì vậy mới có những yêu cầu khắc khe của lễ, sau khi có lễ chế quan hệ giữa nam nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội sẽ bình thường, như vậy sẽ tạo được một gia đình có trật tự, hài hòa, một xã hội ổn định.

Tác dụng của Lễ chế trong các tình huống bình thường lại không nhận ra được. Nhưng dù không nhận ra tác dụng của nó, hoặc cho đó là sự hạn chế không cần thiết, mà hủy bỏ phá hoại nó đi, thì nam nữ không còn cách biệt. Do tình trạng tiếp xúc quá gần gũi thân mật, không có khoản cách biệt nhất định, thì tình trạng dâm dục thác loạn sẽ tràn ngập, đến khi nó trở thành vấn đề vi phạm đạo đức nghiêm trọng, dù có muốn vãn hồi cũng không còn kịp nữa. Nên nhiều nhà tâm lý học cho rằng, thà chấp nhận sự phê bình chỉ trích Lễ chế cổ đại là nghiêm khắc, bảo thủ, lạc hậu, không thông thoáng. Nhưng chúng ta nên một mực khẳng định là vẫn cứ duy trì sự ràng buộc của lễ đối với nam nữ. Có thể nói đây là một quyết định sáng suốt, thấy được cái lớn mà giữ lại cái nhỏ. Những chỗ nầy cũng chính là bài học cũng đáng để cho chúng ta ngày nay phải lưu tâm suy nghĩ.
Giới huyền môn có bí pháp cầu nguyện, để ngăn chặn tà tâm: Khi đứng trước mặt một người khác phái, hãy nhìn ngay trái tim họ và cầu nguyện:
“Cầu xin Ơn Trên ban cho anh tôi (chị tôi, hay em tôi), luôn đoan chánh, tinh tấn với tấm lòng từ thiện”
Làm như vậy tà tâm hai bên sẽ không nhen nhóm lên được.
Học "Lễ" không phải khó khăn, như có người lầm tưởng. Bởi vì "Lễ" thuận lòng người mà tỏ ra, chớ không phải cưỡng bách. Cổ nhơn thường khuyên nhau:
“Trước học lễ rồi sau mới học văn” (Tiên học lễ, hậu học văn/ Minh tâm bửu giám),
Tức là trước tiên học đạo lý lễ nghi, rồi sau mới học đến các môn văn hóa khác. Luật pháp dùng để răn người phạm tội. Lễ nghi để ngăn những biểu hiện xấu, những tình huống thiếu tôn ti trật tự. Thường tình người ta sợ luật hơn sợ lễ, đó là tại luật có hình phạt kèm theo, nên ít ai phạm; còn lễ thì chỉ khuyên lơn, răn dạy, nên những người nào ít học hay bị vi phạm, thì chỉ bị người đời chê cười mà thôi.
Người nào gìn giữ từ hành vi, lời nói và tư tưởng mỗi mỗi điều thích trung dung, ấy là người có lễ độ. Tóm lại: "Lễ" mực thước để đo lường tư tưởng, lời nói và hành vi trong khi xử thế, tiếp vật. Đức Lão Tử nói rằng:
“Khi thất Đạo mới theo Đức, khi thất Đức thì mới theo Nhân, khi thất Nhân mới theo Nghĩa, khi thất Nghĩa thì nên theo Lễ” (Đạo Đức Kinh).
Vậy chúng ta có thể nói rằng kẻ học theo Lễ để trở về với Nghĩa, theo Nghĩa để trở về với Nhân, theo Nhân để trở về với Đức và theo Đức trở về với Đạo. Nên lễ là bước đầu là nền tảng của các đức tính khác.

TRÍ: 

Trí là năng lực hiểu biết Người ta nhờ Trí để biết phân biệt phải quấy, lành dữ. Người Trí biết đạo đức và lần hồi hoán cải việc dở thành hay, điều ác thành điều thiện và mỗi ngày mỗi làm cho mình được tăng thêm phẩm hạnh, nhưng lý trí phải đi đôi với trực giác: 
“Lý trí của người ta dẫu minh mẫn thế nào, cũng có giới hạn, không hiểu biết được nhanh và sâu xa như trực giác. Có lắm điều cứ để tự nhiên theo trực giác thì biết rõ ngay được, mà dùng lý trí để suy xét, thì nghĩ ngợi mãi mà không ra manh mối. Là vì những sự biết mẫn tiệp và sâu xa là thường do trực giác, chứ không phải do lý trí. Song khi đã biết điều gì rồi, tất phải dùng lý trí mà kiểm soát lại, để biết cho rõ những điều đã do trực giác mà biết.
Lý trí là năng lực suy luận để hiểu biết sự việc tính chất, hình thể bề ngoài bằng những định nghĩa, mà không thể biết được cái tinh thần linh hoạt trong các sự vật ấy ẩn tàng bên trong. Vậy nếu ta bỏ trực giác là cái biết của tâm, mà chỉ chuyên dùng lý trí để suy luận, thì thường hay làm cho ta sai lầm, cho nên người ta cho rằng trực giác vượt trước xa lý trí là vậy” (Nho giáo Trần Trọng Kim).
Muốn thành người Trí, chúng ta phải học hành rộng rãi, quán thông. Nho gia dạy rằng:
“Học cho rộng, hỏi cho cặn kẽ, suy nghĩ cho thật cẩn thận, phân biện cho sáng tỏ, thực hành cho thiết thực. Không học thì thôi, mà đã học mà chưa lãnh hội quyết không bỏ; không hỏi thì thôi, đã hỏi mà chưa biết, quyết không bỏ; không suy nghĩ thì thôi, đã suy nghĩ mà không có kết quả quyết không bỏ; không phân biện thì thôi, mà đã phân biện mà không sáng tỏ, quyết không bỏ; đã không thực hành thì thôi, thực hành mà không thiết thực, quyết không bỏ. Người khác học một lần, ta học ngàn lần. Nếu biết thực hành theo phương pháp đó, tuy ngu muội cũng biến thành thông minh, dẫu yếu hèn cũng biến thành mạnh mẽ” (Bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, đốc hành chi. Hữu phất học, học chi phất năng, phất thố dã; hữu phất vấn, vấn chi phất trim phất thố dã; hữu phất tư, tư chi phất đắc, phất thố dã; hữu phất biên, biện chi phất minh, phất thố dã; hữu phất hành,hành chi phất đốc, phất thố dã. Nhân nhất năng chi, kỷ bách chi; nhân thập năng chi, kỷ thiên chi. Quả năng thử đạo hĩ, tuy ngu bất minh, tuy nhu bất cường”/ Trung Dung).

Theo Nho giáo, kẻ học phải thực hiện năm điều, đó là: Học, vấn, tư, biện, và hành.
Học: Lấy sự tìm kiếm làm cho giỏi mọi việc gọi là Học.
Vấn: Lấy sự học hỏi giải thích cho rõ ngờ vực gọi là Vấn.
Tư: Lấy sự suy ngẫm làm cho thông suốt mọi lý thuyết gọi là Tư.
Biện: Lấy sự thảo luận suy xét, làm cho tinh tường lẽ phải trái, để rồi đưa ra bằng chứng cho rõ, từ đó chấp nhận hay bác bỏ, gọi là Biện. Nên người ta thường dùng chung với các từ ngữ khác thành các danh từ kép như biện chứng, biện luận, biện minh, biện bạch, biện bác, biện hộ...
Hành: Lấy sự tìm kiếm hiểu biết, thực hiện sự kiện gọi là Hành động.
Học và hành phải đi đôi thì sự hiểu biết mới được cụ thể. Tỉ như chúng ta biết thờ Trời là một việc rất hữu ích: Nhưng biết thờ Trời chưa đủ, thành thử chúng ta phải thực hiện lễ bái Đức Chí Tôn hằng ngày, để tập cho mình có lòng thành kính, đạo tâm phát triển. Lòng thành kính biểu hiện từ Chân tâm, nó sẽ giúp chúng ta trừ khử được vọng tâm và cảm thông với Thiên lý (giới tu hành gọi là Công phu). Thờ Trời, tế Trời là một phương pháp làm sáng cái đức sáng của chính mình. Nên trong cửa đạo có câu:
“Lễ bái thường hành tâm đạo khởi” (Bài thài Thất nương Diêu Trì cung).
Thầy Tuân Tử nói:
“Bất văn bất nhược văn chi, văn chi bất nhược kiến chi, kiến chi bất nhược tri chi, tri chi bất nhược hành chi. Học chi ư hành chi nhi chỉ hỷ. Hành chi minh giả, minh chi vi thánh nhân. Thánh nhân giả giả bản nhân nghĩa, đương thị phi, tề ngôn hạnh, bất thất hào ly, Vô tha đạo yên, dĩ hồ hành chi hỷ”/ Tuân tử - Nho hiệu VIII). 
Nghĩa là “Chẳng nghe chẳng bằng nghe, nghe chẳng bằng trông thấy, trông thấy không bằng biết rõ, biết rõ không bằng làm được. Sáng suốt mọi việc thì làm Thánh nhân. Thánh nhân là người lấy nhân nghĩa làm gốc, định rõ phải trái, lời nói với việc làm như nhau, không sai lầm một hào một ly nào. Học đến làm được mới thôi. Không có đạo nào khác nữa”. Như vậy cái “đức sáng” của mình càng ngày càng sáng suốt thêm lên. 

Sự học có nhiều lối: Học với sách vở, với kinh nghiệm của người khác, với kinh nghiệm của chính mình, và học với trí suy ngẫm. Ví dụ: Chúng ta chưa biết lửa có tính nóng. Nay vì có một duyên cớ gì, chúng ta chạm lửa làm phỏng tay; Thế là chúng ta học bài học biết lửa có tính nóng và tránh nó lần sau. Một học giả Tây phương có câu:
“Trên thế gian có ba hạng người, một loại học hỏi bằng sách vở, lại học hỏi qua kinh nghiệm của người khác, một loại học bằng chính những hành động dại dột của mình” (Cari Barney).
Đời là một trường học: 
Rủi chúng ta bị phiền não vì một việc gì, thì chúng ta chẳng khá trách người, chẳng khá trách vật, chẳng khá trách Trời; mà trái lại, phải tự xét mình, tìm cho ra nguyên nhân nào làm cho chúng ta phải phiền não. Phải chăng: Tại không biết, tại trễ nãi, tại tức giận? Khi đã thấy nguyên nhân tạo ra phiền não rồi, chúng ta nên tìm phương giải quyết, để cho cách xử sự lần sau được khá hơn.

Trí tuệ con người là một trường tiến hóa: 
Lại nhìn đến vạn vật yên lặng, trang nghiêm, rồi nghĩ đến thân phận người ta ở đời: Sống như vậy rồi chết ra sao? Vậy chúng ta nên ghi nhận những vấn đề ấy, để rồi suy ngẫm khám phá sự liên lạc của người với Trời, người với người và người với vật.
Một khi chúng ta khám phá những lẽ bí mật của Tạo vật rồi, ắt chúng ta sẽ giải quyết được đời sống của chúng ta với một cách xứng đáng. Theo lý, đương nhiên đời sống chẳng phải tìm kiếm những việc nhỏ mọn trong vòng vật dục, mà phải vượt ra ngoài, hướng thượng để rồi sống với đạo, sống với Thượng Đế và sống với chúng sanh.
Mục đích của người Trí là biết Đạo, thế nên kẻ học phải chuyên tâm trì chí. Cách học phải mở cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cùng, phân biệt cho rõ và hết sức làm theo; để thành toàn cái biết của mình. Mỗi ngày phải xét mình và bền lòng tự xét tự tỉnh mãi cho đến một ngày kia, chúng ta sẽ có tâm trọn lành (phát Huệ tâm).
Trí đã phát khởi, thấu hiểu chơn lý thiện ác và biết giới hạn của dục tình rồi. Lúc bấy giờ, chúng ta ung dung thông cảm với Thiên lý mà sống với một thái độ thuận hòa, bình tĩnh theo Đạo thiên nhiên.

TÍN: 

Tín là tin. Thủ tín là điều quý trọng của người, nhứt là kẻ tu hành. Lời nói của mình thốt ra phải trọng nó: Nói ra rồi phải nhìn nhận, nếu nói không chắc một lần, về sau mặc dầu chúng ta nói thật, người ta cũng không tin "Nhơn vô tín bất lập": Người không đặng tín nhiệm thì chẳng làm nên việc gì được.
Đối với mình lại càng phải thủ tín hơn nữa. Chúng tôi xin nhắc câu sách Đại Học nói rằng:
"Sở vị thành kỳ ý giả vô tự khi dã".
Nghĩa là giữ ý mình cho thành thật, tức là mình không tự khinh khi mình, tức là tự trọng.
Đại để nói rằng cốt yếu là thành thật ngay từ trong tâm, nếu mà tự dối mình tức là mình không biết tự trọng lấy mình vậy.
Ví dụ: Chúng ta hứa với mình "Học cho giỏi" thế mà rồi ít lâu lại quên mất, không làm được như lời hứa. Đó là tại sao? Tại mình tự dối mình, mà kẻ tự dối mình tức là dối lương tâm; mà dối lương tâm là dối Trời. Thử hỏi: Trời có nên dối chăng?
Những kẻ bội ước, bất trung, nói rồi chối, hoặc điên đảo xảo ngôn, là kẻ xúc phạm đến thần minh, kẻ ấy thế nào cũng phải chịu sự trừng phạt.
Mất lòng tín nhiệm của người lại mất lòng tự tín của mình, kẻ ấy thành ra một nhân vật khả ố. Kẻ học đạo tự mình phải nói thật và thủ tín, vì khoản thất tín nầy này rất khó dung chế.
Chữ “Tín” về tôn giáo còn gọi là Tín ngưỡng. Đứng về phương diện tín ngưỡng tôn giáo, ngày nay nhân loại vẫn còn trạng thái cực đoan, cứ cho những giáo lý, giáo luật và nghi lễ của mình tin là chánh giáo, mà xem các tôn giáo khác là tả đạo bàng môn, cần phải loại trừ. Thậm chí những phần tử cực đoan còn tạo nên nhiều cuộc ác chiến đẩm máu tàn sát lẫn nhau, mà họ cả tin rằng hành động đó là phựng sự Thượng Đế. Chúng ta nên hiểu rằng: Thượng Đế lập ra tôn giáo là vì con người, chứ không phải tạo ra con người để vì tôn giáo.
Mục đích tôn giáo Thượng Đế lập ra, là cốt để hướng dẫn con người biết sống với phẩm chất nhân văn, cọng yêu hòa ái, tôn trọng mạng sống lẫn nhau, chứ không phải con người sinh ra với mục đích bảo vệ tôn giáo của mình, mà tàn sát hủy diệt các tôn giáo khác, để cho mình độc tôn.

TIỂU KẾT: 

Tam cang Ngũ thường là tiêu chuẩn để hướng dẫn hành động con người để trở nên đạo hạnh, cũng như thước qui để làm hình tròn, thước củ để làm hình vuông. Muốn làm hình tròn, hình vuông mà không dùng thước qui thước củ, để làm rập thì không thể được, nên người ta hay gọi chung là “quy củ”, cũng như muốn làm người đức hạnh mà chẳng dùng Tam cang Ngũ thường để hướng dẫn thì biết theo đâu mà làm.
Để cụ thể Tam cang là ba giềng mối, cổ nhân đã đề ra “Thập nghĩa” là phụ từ (lành), tử hiếu (thảo), huynh lượng (rộng rãi), đệ để (thuận hòa), phu nghĩa (ân nghĩa), phụ thính (lắng nghe), trưởng huệ (thi ân), ấu thuận (vâng lời), quân nhân (nhơn đức), thần trung (trung thành), cốt rao giảng điều tin, để đạt được sự hòa thuận, chuộng sự từ nhượng, bỏ sự tranh cướp (Lễ ký – Lễ vận XI) 
Ngũ thường tuy có năm đức con người hằng tuân thủ, nhưng Nhân đứng đầu của đạo làm người. Lễ là mực thước để làm đạo Nhân, thực hiện trọn đạo Nhân, tức là thể hiện Thiên lý thành Nhơn Luân và cũng là làm tròn bổn phận con người.
***************


















Tam tòng - Tứ đức

Tam tòng - Tứ đức 

Tam tòng - Tứ đức: 

Tam tòng: 

Tại gia tòng phụ (在家從父) 在家从父 zài jiā cóng fù 
Xuất giá tòng phu (出嫁從夫) 出嫁从夫 chū jià cóng fū 
Phu tử tòng tử (夫死從子) 夫死从子 fū sǐ cóng zǐ 

Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ có, là: công - dung - ngôn - hạnh.



Tam tòng: 

Tại gia tòng phụ (在家從父) 在家从父 zài jiā cóng fù (tại gia tòng phụ): Người phụ nữ khi còn ở nhà phải nghe theo cha. Chỉ khi nào cha mẹ làm điều gì trái với với đạo lý, thì người con cần phải khuyên cha mẹ, nhưng phải bằng tất cả sự thương yêu, hiếu kỉnh, phải hết sức khiêm tốn, nhỏ nhẹ; đề nghị cha mẹ nên xét lại điều đó, nếu cha mẹ không bằng lòng, dù có bị la rầy đánh đập, mình cũng giữ lòng tôn kính không oán hận. Đức Khổng Tử dạy rằng;
“Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chi bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán” (Thờ cha mẹ, thì khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm đềm, dịu dàng mà can ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì cũng kính trọng hiếu thảo, không trái lễ, dầu chịu đau đớn khổ nhục cũng không oán giận – Luận ngữ/ Lý nhân, IV). 
Xuất giá tòng phu (出嫁從夫) 出嫁从夫 chū jià cóng fū (xuất giá tòng phu): Có nghĩa là con gái khi đã được ngả đi rồi thì nghe theo chồng. Người phụ nữ vun vén, giúp chồng làm lên nghiệp lớn. Phải nghe theo chồng. Do đó, một cách rất tự nhiên, người vợ luôn đóng vai em, nhường cho chồng quyền làm chủ, còn vợ là phụ tá, giữ gìn gia nghiệp. Mọi việc trong gia đình, người vợ thường đóng góp ý kiến cho chồng giải quyết, nhưng dành cho chồng quyền quyết định sau cùng. 
Phu tử tòng tử (夫死從子) 夫死从子 fū sǐ cóng zǐ (phu tử tòng tử): Có nghĩa là nếu chồng qua đời thì phải theo con. Tòng tử được hiểu là nếu người chồng mất đi thì người phụ nữ phải ở vậy nuôi con trưởng thành và các việc trọng đại thì đều do con trai quyết định. Nếu chồng qua đời phải nghe theo con trai. Khi chồng chết thì người vợ nên ở vậy, thủ tiết thờ chồng, quên mình mà lo tạo dựng cho con. 

Tứ đức: 

Với người phụ nữ, tứ đức gồm phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行):
Công: 功 gōng công: Là công lao, sự nghiệp, việc lớn. Có nghĩa là người phụ nữ khéo léo trong việc làm, đảm đang, tháo vát. Sự nghiệp lớn của người phụ nữ đó là chăm sóc con cái, gìn giữ gia đình hòa thuận hạnh phúc. 
Việc nữ công, gia chánh phải khéo léo. Là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa. 
Công là sự khéo léo tinh tế về tay chân và nghề nghiệp của người con gái. Như lao động giỏi trên đồng ruộng với những đường cày thẳng tắp, với cấy lúa thẳng hàng, biết nội trợ, biết lo toan sắp xếp mọi công việc của người phụ nữ trong gia đình. Từ việc lo “cái mặc” như việc dệt vải, rồi vá may, thêu thùa… phải thông thạo. Đến việc lo “cái ăn” như việc cấy hái, trồng trọt, cơm nước, nấu nướng cho bữa ăn hàng ngày, biết lo chu tất cho mâm cỗ, bánh trái cho ngày giỗ, ngày tết. Chữ công đó sau này trở thành chuyên ngành nữ công gia chánh của phụ nữ. Nhưng bởi vì người phụ nữ là có tính âm, nhu mềm, nên mọi việc phải giữ chừng mực, xử lý tốt quan hệ giữa công việc gia đình và bên ngoài. 
Nữ công là lo về gia chánh: biết coi trong ngó ngoài, chăm sóc gia đình, nhà cửa cho sạch sẽ, trật tự, vén khéo; biết nấu nướng các món ăn, biết đường kim mối chỉ, thêu thùa may vá; để cho chồng con được ăn ngon, mặc ấm, ngoài ra còn biết lo cho chồng, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. 
Dung: 容 róng. Người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng. Là với vẻ bên ngoài hiền dịu. Người xưa thường giáo dục rất cẩn thận cho con gái về cách ăn mặc. Phụ nữ trong cách ăn mặc phải trang nhã, đứng đắn không làm mất đi đức hạnh của mình. Người phụ nữ, bên ngoài không nên ăn diện quá mức, bên trong phải chú trọng tu dưỡng đạo đức. Người xưa quan niệm rằng, người phụ nữ phải có ngôn hành dịu dàng, dáng vẻ đoan trang, nội tâm ôn hòa đó mới là người phụ nữ đẹp.
Chín tầng cửa đóng then gài,
Ra ngoài nghiêm nghị, trong thì kín chu.
Ngôn: 言 yán (ngôn) Ngôn là lời nói. Ngôn có mặt trong tứ đức là bởi xã hội xưa cho rằng người phụ nữ phải biết cách ăn nói sao cho nhẹ nhàng, khéo léo, không thô tục, hỗn hào. 
Lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng 
Ngôn là lời nói, là cách phát ngôn trong ứng xử hàng ngày, với mọi thứ bậc và mọi mối quan hệ gia đình, xã hội như: ông bà, cha mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác, chồng con, xóm giềng… Nếu trong các mỗi quan hệ ấy, việc sử dụng ngôn từ tỏ ra biết phải trái, biết điều hay điều dở, để phân biệt đối xử và ứng xử, khiến ai cũng vừa lòng và nể trọng. Người như thế được xem là người có văn hoá, có giáo dục. Thật ra mối quan hệ này vô cùng phức tạp và tế nhị. Bởi thế tục ngữ thường răn:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Hoặc:
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người ngoan ai nỡ nói nhau nặng lời
Thực ra, trong dân gian người ta vẫn định chuẩn rằng: Cô gái biết nói năng mạch lạc, biết thưa gửi rành rẽ. Lời nói điềm đạm, lễ độ, ngọt ngào, biết trên biết dưới với bố mẹ, với anh em nhà chồng bà con họ mạc và bè bạn. 
Người phụ nữ phải giữ giọng nói luôn dịu dàng ôn hòa, nói lời hay ý đẹp, không nói lời bậy bạ, hỗn hào, thô tục, khéo léo ứng đối. “Khéo léo” ở đây không phải yêu cầu là “mồm miệng lanh lợi” mà là khi nói phải suy xét xem lời nói có thỏa đáng không, có thích hợp không, không dùng lời ác làm tổn thương người khác, không cướp lời người khác. Khi nói chuyện với chồng, với con thì lời lẽ phải dịu dàng, khuyên can. Khi giao tiếp xã hội, lời nói phải rõ ràng, giữ lễ. Cho nên “ngôn” là yêu cầu người phụ nữ phải có trí tuệ và tu dưỡng mới có thể làm được. 
Người xưa có câu:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ   nghe”.
Lời  nói có duyên bao giờ cũng gây được thiện cảm với người nghe.
Ngôn trong Tứ Đức là lời nói dịu dàng, có duyên. Không thể phủ nhận sức thuyết phục của người phụ nữ mỗi khi lên tiếng khuyên chồng, dạy con ở nhà, dàn xếp công việc, thương lượng trong kinh doanh, Ngôn là lời nói có duyên, sẽ gây được thiện cảm với người nghe, người phụ nữ có lời nói dịu dàng, giọng nói nhẹ nhàng thì hiệu quả càng lớn khi dạy bảo con cái, khi khuyên nhủ người chồng và cả khi dàn xếp công việc ngoài xã hội, thương lượng trong kinh doanh.
Hạnh: 德 dé (hạnh) Hạnh chính là đức hạnh, là đức quan trọng nhất của người phụ nữ. Một người phụ nữ đức hạnh sẽ biết cách giáo dục con cái, biết cách dung hòa mối quan hệ trong gia đình. 
Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt. 
Hạnh là đạo đức, là đức hạnh của người con gái. Trong sự đánh giá toàn diện về con người, xã hội thường coi trọng đạo đức hơn cả. 
Hạnh ở đây, đề cập đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Bởi họ có ảnh hưởng rất lớn trong việc nuôi dạy con cái. Nếu con hư, trách nhiệm đầu tiên xã hội quy về người mẹ: “Con hư tại mẹ”. Nếu nhà có nền nếp kỷ cương, xã hội cũng quy công cho người mẹ: “Phúc đức tại mẫu”. 
Hạnh ở đây chính là đạo làm người. Trong đó bao hàm phần đạo lý với các bổn phận và nghĩa vụ với ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cháu, họ hàng, xóm giềng và các mối quan hệ xã hội khác. Đạo đức người phụ nữ là phải thể hiện được lòng tôn kính, tính hoà thuận, lòng nhân ái, đức bao dung… Tuy đặt xuống hàng thứ tư trong thứ tự phẩm hạnh của người phụ nữ, nhưng thực tế xã hội coi Hạnh là bao trùm. Xưa đã thế, nay cũng vẫn vậy. 
Hạnh là tánh nết hiền lành, hòa nhã, hiếu thảo, kính trên nhường dưới, khoan dung và đoan chính. Giá trị sự hiền hòa của người phụ nữ được Napoléon nhận định  rằng: 
“Đàn bà đẹp làm vui mắt, đàn bà hiền làm vui lòng. Người trước là một thứ nữ trang, còn người sau là một kho tàng”.
Hạnh của người phụ nữ đức hạnh muôn đời vẫn là yêu chồng, thương con, giàu lòng hy sinh, chung thủy trong hôn nhân, không đua đòi trong cuộc sống. Có tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.    
Đồng thời, người phụ nữ cần có lòng vị tha, độ lượng với mọi người; Cần có lòng nhân, chia ngọt sẻ bùi với nỗi bất hạnh của tha nhân. 
Biết nhường nhịn chồng và gia nương, giữ gìn hòa khí trong gia đình, để gia đình yên vui.

“Nam nữ thụ thụ bất thân” 

Theo giải thích của Huỳnh Tịnh Của trong Đại Nam quốc âm tự vị thì Tứ đức như sau:
Phụ công: Sự khéo léo thành thậo trong gia chính (việc trong nhà).
Phụ dung: Thái độ, tư thế nhẹ nhàng, đoan trang, nghiêm chỉnh
Phụ ngôn: Nói năng lễ độ, kín đáo, ôn hoà.
Phụ hạnh: Cư xử nết na, đằm thắm.
Theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì giải thích Tứ đúc mang tính “dân gian” hơn:
Phụ công: Là nghề khéo của người đàn bà, nghề khéo thì chẳng qua trong nghề vá may thêu dệt và biết buôn bán mà thôi.
Phụ dung: Dáng phải chính đính hoà nhã. 
Phụ ngôn: Là lời ăn tiếng nói của người đàn bà, ăn nói phải khoan thai, dịu dàng; đừng cẩu thả mà cũng đừng the thé, quý hồ mềm mỏng cho ai cũng dễ nghe.
Phụ hạnh: Là nết na người đàn bà, nết na thì đến trên kính, dưới nhường, ở trong nhà chiều chồng thương con và lấy nết hiền hậu mà ở với anh em họ hàng nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh mà cũng không cay nghiệt với ai. 
Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong hành vi thường ngày của người phụ nữ. Một người phụ nữ có phẩm hạnh sẽ giáo dục con cái trở thành những người có đạo đức. Hơn nữa, họ cũng giúp chồng đề cao phẩm đức của bản thân, khiến gia đình thịnh vượng. Người phụ nữ có phẩm đức phải thủ vững tiết tháo, giữ thân như ngọc, đối với hôn nhân gia đình phải một lòng một dạ, đối với cha mẹ chồng phải khiêm cung hiếu lễ.
Có thể thấy rằng, “tứ đức” đối với người phụ nữ hoàn toàn là điều cần thiết, không có điểm nào là không tốt. 
Đấy là tứ đức, có đủ chừng ấy là người đáng khen. 
Như vậy chúng ta có thể thấy Tam tòng Tứ đức đối với người phụ nữ là rất cần thiết. Tam tòng Tứ đức sẽ luôn có giá trị trong việc hình thành nhân cách của người phụ nữ. 
--------
Chú thích
^ Lễ ký, thiên Giao đặc sinh
^ Lễ ký, thiên Hôn nghĩa
^ Nghi lễ chú sớ, quyển 30
^ Chu lễ, Thiên quan trủng tể
^ Có tài liệu ghi "vị giá tòng phụ" 未嫁從父 (chưa lấy chồng thì theo cha)
^ Có tài liệu ghi "ký giá tòng phu" 既嫁从夫 (đã xuất giá thì theo chồng)
^ Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, H. 2001, trang 78.
^ Có tài liệu ghi "phụ đức" 婦德 cũng với nghĩa tương tự 婦行
---------  

Tam bất khả xuất: 

Trong phép có ba điều không được đuổi:
1. - Đàn bà từng để tang ba năm nhà chồng,
2. - Trước nghèo sau giàu,
3. - Ở nhà chồng thì được mà về nhà mình thì không có chỗ nào nương tựa.
Đàn bà đã để tang cha mẹ chồng ba năm là đã giúp chồng trong sự báo hiếu rồi, ấy cũng là có công với chồng, nếu bỏ thì chẳng những bạc tình, mà lại là người bất hiếu với cha mẹ nữa. Trước mới lấy nhau thì nghèo, mà sau rồi mới giàu có, thì là cũng có giúp đỡ mới nên. Nếu bỏ đi thì là người phụ công. Đàn bà chỉ nhờ chồng con và nhờ cha mẹ được thôi. Nếu cha mẹ người vợ mất rồi mà đuổi đi thì người ta nương nhờ vào đâu, thế là bất nghĩa, cho nên không đuổi. 
-----------



Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: