Monday, October 5, 2020

Tam tòng - Tứ đức

Tam tòng - Tứ đức 

Tam tòng - Tứ đức: 

Tam tòng: 

Tại gia tòng phụ (在家從父) 在家从父 zài jiā cóng fù 
Xuất giá tòng phu (出嫁從夫) 出嫁从夫 chū jià cóng fū 
Phu tử tòng tử (夫死從子) 夫死从子 fū sǐ cóng zǐ 

Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ có, là: công - dung - ngôn - hạnh.



Tam tòng: 

Tại gia tòng phụ (在家從父) 在家从父 zài jiā cóng fù (tại gia tòng phụ): Người phụ nữ khi còn ở nhà phải nghe theo cha. Chỉ khi nào cha mẹ làm điều gì trái với với đạo lý, thì người con cần phải khuyên cha mẹ, nhưng phải bằng tất cả sự thương yêu, hiếu kỉnh, phải hết sức khiêm tốn, nhỏ nhẹ; đề nghị cha mẹ nên xét lại điều đó, nếu cha mẹ không bằng lòng, dù có bị la rầy đánh đập, mình cũng giữ lòng tôn kính không oán hận. Đức Khổng Tử dạy rằng;
“Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chi bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán” (Thờ cha mẹ, thì khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm đềm, dịu dàng mà can ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì cũng kính trọng hiếu thảo, không trái lễ, dầu chịu đau đớn khổ nhục cũng không oán giận – Luận ngữ/ Lý nhân, IV). 
Xuất giá tòng phu (出嫁從夫) 出嫁从夫 chū jià cóng fū (xuất giá tòng phu): Có nghĩa là con gái khi đã được ngả đi rồi thì nghe theo chồng. Người phụ nữ vun vén, giúp chồng làm lên nghiệp lớn. Phải nghe theo chồng. Do đó, một cách rất tự nhiên, người vợ luôn đóng vai em, nhường cho chồng quyền làm chủ, còn vợ là phụ tá, giữ gìn gia nghiệp. Mọi việc trong gia đình, người vợ thường đóng góp ý kiến cho chồng giải quyết, nhưng dành cho chồng quyền quyết định sau cùng. 
Phu tử tòng tử (夫死從子) 夫死从子 fū sǐ cóng zǐ (phu tử tòng tử): Có nghĩa là nếu chồng qua đời thì phải theo con. Tòng tử được hiểu là nếu người chồng mất đi thì người phụ nữ phải ở vậy nuôi con trưởng thành và các việc trọng đại thì đều do con trai quyết định. Nếu chồng qua đời phải nghe theo con trai. Khi chồng chết thì người vợ nên ở vậy, thủ tiết thờ chồng, quên mình mà lo tạo dựng cho con. 

Tứ đức: 

Với người phụ nữ, tứ đức gồm phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行):
Công: 功 gōng công: Là công lao, sự nghiệp, việc lớn. Có nghĩa là người phụ nữ khéo léo trong việc làm, đảm đang, tháo vát. Sự nghiệp lớn của người phụ nữ đó là chăm sóc con cái, gìn giữ gia đình hòa thuận hạnh phúc. 
Việc nữ công, gia chánh phải khéo léo. Là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa. 
Công là sự khéo léo tinh tế về tay chân và nghề nghiệp của người con gái. Như lao động giỏi trên đồng ruộng với những đường cày thẳng tắp, với cấy lúa thẳng hàng, biết nội trợ, biết lo toan sắp xếp mọi công việc của người phụ nữ trong gia đình. Từ việc lo “cái mặc” như việc dệt vải, rồi vá may, thêu thùa… phải thông thạo. Đến việc lo “cái ăn” như việc cấy hái, trồng trọt, cơm nước, nấu nướng cho bữa ăn hàng ngày, biết lo chu tất cho mâm cỗ, bánh trái cho ngày giỗ, ngày tết. Chữ công đó sau này trở thành chuyên ngành nữ công gia chánh của phụ nữ. Nhưng bởi vì người phụ nữ là có tính âm, nhu mềm, nên mọi việc phải giữ chừng mực, xử lý tốt quan hệ giữa công việc gia đình và bên ngoài. 
Nữ công là lo về gia chánh: biết coi trong ngó ngoài, chăm sóc gia đình, nhà cửa cho sạch sẽ, trật tự, vén khéo; biết nấu nướng các món ăn, biết đường kim mối chỉ, thêu thùa may vá; để cho chồng con được ăn ngon, mặc ấm, ngoài ra còn biết lo cho chồng, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. 
Dung: 容 róng. Người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng. Là với vẻ bên ngoài hiền dịu. Người xưa thường giáo dục rất cẩn thận cho con gái về cách ăn mặc. Phụ nữ trong cách ăn mặc phải trang nhã, đứng đắn không làm mất đi đức hạnh của mình. Người phụ nữ, bên ngoài không nên ăn diện quá mức, bên trong phải chú trọng tu dưỡng đạo đức. Người xưa quan niệm rằng, người phụ nữ phải có ngôn hành dịu dàng, dáng vẻ đoan trang, nội tâm ôn hòa đó mới là người phụ nữ đẹp.
Chín tầng cửa đóng then gài,
Ra ngoài nghiêm nghị, trong thì kín chu.
Ngôn: 言 yán (ngôn) Ngôn là lời nói. Ngôn có mặt trong tứ đức là bởi xã hội xưa cho rằng người phụ nữ phải biết cách ăn nói sao cho nhẹ nhàng, khéo léo, không thô tục, hỗn hào. 
Lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng 
Ngôn là lời nói, là cách phát ngôn trong ứng xử hàng ngày, với mọi thứ bậc và mọi mối quan hệ gia đình, xã hội như: ông bà, cha mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác, chồng con, xóm giềng… Nếu trong các mỗi quan hệ ấy, việc sử dụng ngôn từ tỏ ra biết phải trái, biết điều hay điều dở, để phân biệt đối xử và ứng xử, khiến ai cũng vừa lòng và nể trọng. Người như thế được xem là người có văn hoá, có giáo dục. Thật ra mối quan hệ này vô cùng phức tạp và tế nhị. Bởi thế tục ngữ thường răn:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Hoặc:
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người ngoan ai nỡ nói nhau nặng lời
Thực ra, trong dân gian người ta vẫn định chuẩn rằng: Cô gái biết nói năng mạch lạc, biết thưa gửi rành rẽ. Lời nói điềm đạm, lễ độ, ngọt ngào, biết trên biết dưới với bố mẹ, với anh em nhà chồng bà con họ mạc và bè bạn. 
Người phụ nữ phải giữ giọng nói luôn dịu dàng ôn hòa, nói lời hay ý đẹp, không nói lời bậy bạ, hỗn hào, thô tục, khéo léo ứng đối. “Khéo léo” ở đây không phải yêu cầu là “mồm miệng lanh lợi” mà là khi nói phải suy xét xem lời nói có thỏa đáng không, có thích hợp không, không dùng lời ác làm tổn thương người khác, không cướp lời người khác. Khi nói chuyện với chồng, với con thì lời lẽ phải dịu dàng, khuyên can. Khi giao tiếp xã hội, lời nói phải rõ ràng, giữ lễ. Cho nên “ngôn” là yêu cầu người phụ nữ phải có trí tuệ và tu dưỡng mới có thể làm được. 
Người xưa có câu:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ   nghe”.
Lời  nói có duyên bao giờ cũng gây được thiện cảm với người nghe.
Ngôn trong Tứ Đức là lời nói dịu dàng, có duyên. Không thể phủ nhận sức thuyết phục của người phụ nữ mỗi khi lên tiếng khuyên chồng, dạy con ở nhà, dàn xếp công việc, thương lượng trong kinh doanh, Ngôn là lời nói có duyên, sẽ gây được thiện cảm với người nghe, người phụ nữ có lời nói dịu dàng, giọng nói nhẹ nhàng thì hiệu quả càng lớn khi dạy bảo con cái, khi khuyên nhủ người chồng và cả khi dàn xếp công việc ngoài xã hội, thương lượng trong kinh doanh.
Hạnh: 德 dé (hạnh) Hạnh chính là đức hạnh, là đức quan trọng nhất của người phụ nữ. Một người phụ nữ đức hạnh sẽ biết cách giáo dục con cái, biết cách dung hòa mối quan hệ trong gia đình. 
Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt. 
Hạnh là đạo đức, là đức hạnh của người con gái. Trong sự đánh giá toàn diện về con người, xã hội thường coi trọng đạo đức hơn cả. 
Hạnh ở đây, đề cập đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Bởi họ có ảnh hưởng rất lớn trong việc nuôi dạy con cái. Nếu con hư, trách nhiệm đầu tiên xã hội quy về người mẹ: “Con hư tại mẹ”. Nếu nhà có nền nếp kỷ cương, xã hội cũng quy công cho người mẹ: “Phúc đức tại mẫu”. 
Hạnh ở đây chính là đạo làm người. Trong đó bao hàm phần đạo lý với các bổn phận và nghĩa vụ với ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cháu, họ hàng, xóm giềng và các mối quan hệ xã hội khác. Đạo đức người phụ nữ là phải thể hiện được lòng tôn kính, tính hoà thuận, lòng nhân ái, đức bao dung… Tuy đặt xuống hàng thứ tư trong thứ tự phẩm hạnh của người phụ nữ, nhưng thực tế xã hội coi Hạnh là bao trùm. Xưa đã thế, nay cũng vẫn vậy. 
Hạnh là tánh nết hiền lành, hòa nhã, hiếu thảo, kính trên nhường dưới, khoan dung và đoan chính. Giá trị sự hiền hòa của người phụ nữ được Napoléon nhận định  rằng: 
“Đàn bà đẹp làm vui mắt, đàn bà hiền làm vui lòng. Người trước là một thứ nữ trang, còn người sau là một kho tàng”.
Hạnh của người phụ nữ đức hạnh muôn đời vẫn là yêu chồng, thương con, giàu lòng hy sinh, chung thủy trong hôn nhân, không đua đòi trong cuộc sống. Có tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.    
Đồng thời, người phụ nữ cần có lòng vị tha, độ lượng với mọi người; Cần có lòng nhân, chia ngọt sẻ bùi với nỗi bất hạnh của tha nhân. 
Biết nhường nhịn chồng và gia nương, giữ gìn hòa khí trong gia đình, để gia đình yên vui.

“Nam nữ thụ thụ bất thân” 

Theo giải thích của Huỳnh Tịnh Của trong Đại Nam quốc âm tự vị thì Tứ đức như sau:
Phụ công: Sự khéo léo thành thậo trong gia chính (việc trong nhà).
Phụ dung: Thái độ, tư thế nhẹ nhàng, đoan trang, nghiêm chỉnh
Phụ ngôn: Nói năng lễ độ, kín đáo, ôn hoà.
Phụ hạnh: Cư xử nết na, đằm thắm.
Theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì giải thích Tứ đúc mang tính “dân gian” hơn:
Phụ công: Là nghề khéo của người đàn bà, nghề khéo thì chẳng qua trong nghề vá may thêu dệt và biết buôn bán mà thôi.
Phụ dung: Dáng phải chính đính hoà nhã. 
Phụ ngôn: Là lời ăn tiếng nói của người đàn bà, ăn nói phải khoan thai, dịu dàng; đừng cẩu thả mà cũng đừng the thé, quý hồ mềm mỏng cho ai cũng dễ nghe.
Phụ hạnh: Là nết na người đàn bà, nết na thì đến trên kính, dưới nhường, ở trong nhà chiều chồng thương con và lấy nết hiền hậu mà ở với anh em họ hàng nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh mà cũng không cay nghiệt với ai. 
Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong hành vi thường ngày của người phụ nữ. Một người phụ nữ có phẩm hạnh sẽ giáo dục con cái trở thành những người có đạo đức. Hơn nữa, họ cũng giúp chồng đề cao phẩm đức của bản thân, khiến gia đình thịnh vượng. Người phụ nữ có phẩm đức phải thủ vững tiết tháo, giữ thân như ngọc, đối với hôn nhân gia đình phải một lòng một dạ, đối với cha mẹ chồng phải khiêm cung hiếu lễ.
Có thể thấy rằng, “tứ đức” đối với người phụ nữ hoàn toàn là điều cần thiết, không có điểm nào là không tốt. 
Đấy là tứ đức, có đủ chừng ấy là người đáng khen. 
Như vậy chúng ta có thể thấy Tam tòng Tứ đức đối với người phụ nữ là rất cần thiết. Tam tòng Tứ đức sẽ luôn có giá trị trong việc hình thành nhân cách của người phụ nữ. 
--------
Chú thích
^ Lễ ký, thiên Giao đặc sinh
^ Lễ ký, thiên Hôn nghĩa
^ Nghi lễ chú sớ, quyển 30
^ Chu lễ, Thiên quan trủng tể
^ Có tài liệu ghi "vị giá tòng phụ" 未嫁從父 (chưa lấy chồng thì theo cha)
^ Có tài liệu ghi "ký giá tòng phu" 既嫁从夫 (đã xuất giá thì theo chồng)
^ Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, H. 2001, trang 78.
^ Có tài liệu ghi "phụ đức" 婦德 cũng với nghĩa tương tự 婦行
---------  

Tam bất khả xuất: 

Trong phép có ba điều không được đuổi:
1. - Đàn bà từng để tang ba năm nhà chồng,
2. - Trước nghèo sau giàu,
3. - Ở nhà chồng thì được mà về nhà mình thì không có chỗ nào nương tựa.
Đàn bà đã để tang cha mẹ chồng ba năm là đã giúp chồng trong sự báo hiếu rồi, ấy cũng là có công với chồng, nếu bỏ thì chẳng những bạc tình, mà lại là người bất hiếu với cha mẹ nữa. Trước mới lấy nhau thì nghèo, mà sau rồi mới giàu có, thì là cũng có giúp đỡ mới nên. Nếu bỏ đi thì là người phụ công. Đàn bà chỉ nhờ chồng con và nhờ cha mẹ được thôi. Nếu cha mẹ người vợ mất rồi mà đuổi đi thì người ta nương nhờ vào đâu, thế là bất nghĩa, cho nên không đuổi. 
-----------



Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

No comments:

Post a Comment

Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: