KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
QUYỂN MỘT
Thích Duy Lực (Dịch giả)
Tôi nghe như vầy: Lúc bấy giờ tại tịnh xá Kỳ Hoàn thành Thất La Phiệt, Đức Phật và chúng Đại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, đều là Đại A La Hán, đã ra khỏi luân hồi, đầy đủ oai nghi, giúp Phật hoằng pháp nơi các quốc độ, trì giới thanh tịnh, làm mô phạm cho tam giới, ứng hiện vô số thân, hóa độ chúng sanh đến cùng tột vị lai ra khỏi trần lao. Hàng đệ tử được phó chúc trụ trì Phật pháp gồm có: Đại Trí Xá lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Câu Si La, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, Tu Bồ Đề, Ưu Ba Ni Sa Đà v.v... là bậc thượng thủ, và có vô số Bích Chi với môn đồ đồng đến nơi Phật cùng các Tỳ Kheo mãn hạ tự tứ. Khi ấy, mười phương Bồ Tát tuân theo lời Phật sẽ cầu Mật nghĩa, hỏi đạo để quyết nghị.
Bấy giờ, Như Lai trải tòa ngồi yên vì đại chúng trong Hội khai thị pháp chưa từng có, nghĩa lý thâm sâu, diệu âm thuyết pháp vang khắp mười phương thế giới, hằng sa Bồ Tát đều đến tụ hợp, trong đó Văn Thù Sư Lợi là bậc Thượng thủ.
Khi ấy, vua Ba Tư Nặc nhân ngày giỗ của phụ vương làm lễ trai tăng, sắm đủ các món ăn quý báu, đích thân đến thỉnh Phật và chư Đại Bồ Tát vào cung thọ trai. Trong thành còn có nhiều trưởng giả, cư sĩ khác cũng cùng ngày thiết lễ trai tăng, thỉnh Phật đến thọ cúng dường. Phật sai Văn Thù dẫn đầu chư Bồ Tát và A La Hán, chia thành nhiều nhóm, ứng lời mời đến thọ trai nơi các trai chủ. Chỉ có A Nan được vị khác mời riêng, đi xa chưa về, không kịp cùng dự với tăng chúng.
Lúc ấy, trên đường trở về, một mình A Nan chẳng có thượng tọa và A Xà Lê cùng đi, ngày đó lại không ai mời đi cúng dường, trong tâm mong cầu gặp được vị trai chủ sau cùng. Trước kia, A Nan đã từng nghe Phật quở Tu Bồ Đề và Đại Ca Diếp, là bậc A La Hán, mà người chuyên chọn khất thực nhà giàu, người chuyên chọn khất thực nhà nghèo, tâm chẳng bình đẳng, quyết tuân theo pháp bình đẳng bất nhị của Như Lai, để tránh mọi sự chê bai và nghi hoặc, trong tâm cho rằng: Đối với trai chủ, chẳng kể quý tộc hay hèn hạ, thức ăn dơ sạch, phát tâm từ bi để thành tựu cho tất cả chúng sanh đều được gieo trồng vô lượng công đức. Vừa nghĩ như vậy, tay ôm bình bát, đi từng nhà dọc theo đường phố, oai nghi nghiêm chỉnh, đúng pháp khất thực.
Lúc A Nan đang khất thực đi ngang nhà dâm, bị nàng huyễn thuật Ma Đăng Già dùng tà chú Phạm Thiên của ngoại đạo tóc vàng nhiếp vào nhà dâm, vuốt ve cám dỗ, sắp bị hoại giới thể.
Phật đã biết trước việc này, thọ trai xong, liền về, vua và đại thần, trưởng giả cư sĩ, đều đi theo Phật, xin nghe pháp yếu.
Bấy giờ, đảnh đầu Thế Tôn phóng ra hào quang bách bửu vô úy, trong hào quang nở ra bửu liên hoa ngàn cánh, trên đó có hóa thân Phật ngồi kiết già thuyết thần chú, sai Văn Thù đem chú đến cứu hộ, tà chú tiêu diệt, dắt A Nan và Ma Đăng Già về nơi Phật ở.
A Nan gặp Phật, đảnh lễ rơi lệ, hối hận xưa nay chỉ ham học rộng nghe nhiều, chưa tròn đạo lực, nay ân cần thỉnh hỏi Như Lai về phương tiện đầu tiên của ba thứ thiền quán: Sa Ma Tha (1), Tam Ma (2) và Thiền Na (3), mà mười phương Như Lai đã tu được thành chánh giác. Khi đó có hằng sa Bồ Tát và các bậc Đại A La Hán, Bích Chi Phật nơi mười phương đều xin cùng nghe, im lặng ngồi yên để lãnh thọ pháp yếu của Phật.
Khi ấy, Thế Tôn giơ tay dịu dàng rờ đầu A Nan, nói với A Nan và đại chúng:
- Có pháp Tam Ma Đề, gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, bao hàm vạn hạnh, là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp môn đưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai, nay ngươi hãy chú ý nghe.
A Nan đảnh lễ, kính vâng lời Phật dạy.
Phật bảo A Nan:
- Ngươi và ta là anh em, cùng một giống nòi, chẳng biết lúc mới phát tâm, ở nơi pháp ta, ngươi thấy tướng thù thắng gì liền xả ân ái sâu nặng của thế gian?
A Nan bạch Phật:
- Con thấy ba mươi hai tướng thù thắng tuyệt diệu của Như Lai, hình thể trong sáng như lưu ly, thường tự nghĩ tướng này chẳng phải do dục ái sanh ra. Tại sao? Vì dục ái ô nhiễm xấu xí, cấu kết tinh huyết nhơ bẩn chẳng thể sanh ra diệu tướng quang minh, thanh tịnh thù thắng như thế, do đó nên khâm mộ theo Phật xuất gia.
Phật nói:
- Lành thay! A Nan, các ngươi nên biết, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co.
- Nay ngươi muốn tham cứu vô thượng Bồ Đề, phát minh chơn tánh, hãy trực tâm mà trả lời câu hỏi của ta. A Nan, nay ta hỏi ngươi: lúc ngươi phát tâm duyên theo ba mươi hai tướng của Như Lai, lấy gì để thấy? Ai biết sự ham thích?
- Bạch Thế Tôn, dùng tâm và mắt của con thấy tướng thù thắng của Như Lai, sanh lòng ham thích nên phát tâm, nguyện xả bỏ sanh tử.
Phật bảo:
- Như ngươi vừa nói, sự ham thích do nơi tâm và mắt. Nếu chẳng biết tâm và mắt ở đâu thì chẳng thể hàng phục được trần lao; ví như đất nước có giặc, vua sai binh dẹp trừ, binh lính tất phải biết sào huyệt của giặc. Khiến ngươi bị luân chuyển ấy là lỗi tại tâm và mắt. Ta hỏi ngươi: Tâm và mắt của ngươi hiện đang ở đâu?
BẢY CHỖ GẠN HỎI TÌM TÂM
Phá chấp tâm ở trong thân
- Bạch Thế Tôn! Tất cả mười loại chúng sanh trên thế gian đều cho tâm thức ở trong thân. Nay con nhận được mắt con ở trên mặt con và tâm thức ở trong thân, như mắt Thanh Liên Hoa của Như Lai ở trên mặt Như Lai vậy.
Phật bảo:
- A Nan! Nay ngươi ngồi trong giảng đường của Như Lai, nhìn thấy rừng Kỳ Đà ở chỗ nào?
- Bạch Thế Tôn! Giảng đường rộng rãûi thanh tịnh này trong vườn Cấp Cô Độc, còn rừng Kỳ Đà thì ở ngoài giảng đường.
- A Nan! Bây giờ ngươi ở trong giảng đường trước tiên thấy gì?
- Bạch Thế Tôn! Con ở trong giảng đường trước thấy Như Lai, sau thấy đại chúng, rồi nhìn ra ngoài mới thấy rừng cây.
- A Nan! Ngươi thấy rừng cây, do nhân nào được thấy?
- Bạch Thế Tôn! Vì cửa sổ giảng đường mở trống nên con ở trong thấy suốt bên ngoài.
Phật bảo A Nan:
- Như ngươi vừa nói, thân ở trong giảng đường, nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây; mà có chúng sanh nào ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài chăng?
- Bạch Thế Tôn! Ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài thì chẳng đúng.
- A Nan! Ngươi cũng như vậy, linh tâm của ngươi tất cả sáng tỏ, nếu tâm sáng tỏ hiện tiền của ngươi thật ở trong thân thì trước tiên phải thấy rõ trong thân. Vậy có chúng sanh nào trước thấy trong thân rồi sau mới thấy vật bên ngoài chăng? Dẫu chẳng thấy được tim, gan, tỳ, vị, thì các chỗ: móng ra, tóc dài, gân chuyển cũng phải thấy chứ, sao lại chẳng thấy? Nếu trong thân còn chẳng thấy thì làm sao thấy vật bên ngoài? Cho nên ngươi nói "Cái tâm giác tri trụ ở trong thân" là chẳng đúng. (Tự tánh bất nhị, vốn chẳng có nghĩa đúng và chẳng đúng, chỉ vì trị bệnh chấp thật nên nói chẳng đúng).
Phá chấp tâm ở ngoài thân
A Nan cúi đầu bạch Phật:
- Con nghe lời dạy của Như Lai, ngộ được tâm con thật ở ngoài thân. Tại sao? Ví như đèn thắp trong phòng thì trước phải chiếu sáng trong phòng, rồi sau mới từ cửa rọi ra ngoài sân. Tất cả chúng sanh chẳng thấy trong thân, chỉ thấy ngoài thân, cũng như ngọn đèn ở ngoài phòng chẳng thể chiếu sáng trong phòng, nghĩa này rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ, vậy so với nghĩa lý rốt ráo của Phật chẳng sai ư?
Phật bảo A Nan:
- Các Tỳ Kheo vừa theo ta khất thực trong thành rồi trở về rừng Kỳ Đà. Ta đã thọ trai xong, ngươi thử nghĩ, trong số Tỳ Kheo, chỉ một người ăn mà các vị khác được no chăng?
- Bạch Thế Tôn! Không ạ! Tại sao? Dù các Tỳ Kheo đều là bậc A La Hán, nhưng cơ thể chẳng đồng, đâu thể một người ăn mà khiến cả chúng đều no.
- A Nan! Nếu tâm giác tri của ngươi thật ở ngoài thân thì trong ngoài khác nhau, chẳng có liên quan, hễ tâm biết thì thân chẳng biết, thân biết thì tâm chẳng biết. Nay ta đưa tay cho ngươi xem, trong lúc mắt thấy, tâm ngươi biết được chăng?
- Bạch Thế Tôn! Vâng biết.
- A Nan! Nếu thân và tâm cùng biết một lượt thì sao lại nói tâm ở ngoài thân? Nên biết, ngươi nói "tâm giác tri trụ ở ngoài thân" là chẳng đúng.
Phá chấp tâm ẩn núp sau con mắt
- Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, chẳng thấy bên trong nên chẳng ở trong thân; thân tâm cùng biết một lượt chẳng thể rời nhau nên chẳng ở ngoài thân, nay con thiết nghĩ tâm ở một chỗ.
- Ở chỗ nào?
- Tâm giác tri này đã chẳng biết trong mà thấy bên ngoài, theo con nghĩ là nó ẩn núp sau con mắt. Ví như có người lấy chén lưu ly úp vào hai mắt (ngày nay có thể nói là đeo kính), tuy có vật úp ở ngoài mà chẳng ngại nhãn căn, tùy sự thấy liền phân biệt được. Tâm giác tri của con chẳng thấy bên trong vì ở nơi con mắt, thấy rõ ràng bên ngoài vì ẩn núp sau con mắt.
Phật bảo A Nan:
- Theo lời ngươi nói, tâm núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly, vậy thì lúc thấy núi sông, mắt thấy chén lưu ly chăng?
- Bạch Thế Tôn! Thật thấy chén lưu ly.
- A Nan, con mắt núp sau chén lưu ly thì thấy được chén lưu ly; còn tâm núp sau con mắt sao chẳng thấy mắt? Dù cho là thấy mắt, mắt tức là cảnh, cảnh làm sao thấy cảnh? Nếu chẳng thấy mắt thì ngươi nói "Tâm giác tri ẩn núp sau con mắt" là chẳng đúng.
Phá chấp nhắm mắt thấy tối là thấy trong thân
- Bạch Thế Tôn! Nay con lại thiết nghĩ rằng, thân thể của chúng sanh, tạng phủ ở trong, khiếu huyệt (ngũû căn) ở ngoài, nơi tạng thì tối, nơi khiếu thì sáng. Nay con ở trước mặt Phật, mở mắt thấy sáng gọi là thấy bên ngoài, nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân, nghĩa này thế nào?
Phật bảo A Nan:
- Khi ngươi nhắm mắt thấy tối, cái cảnh tối ấy là đối với mắt hay chẳng đối với mắt?
- Nếu đối với mắt thì tối ở trước mắt, tức ở ngoài thân, sao nói ở trong thân? Giả sử cho tối là trong thân thì lúc trong phòng tối chẳng có ánh sáng, những gì trong phòng tối đều là tạng phủ của ngươi sao?
- Nếu chẳng đối với mắt thì làm sao được thấy? Nếu lìa sự thấy bên ngoài, thành lập sự thấy đối vào trong, khi nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân; vậy khi mở mắt thấy sáng sao chẳng thấy mặt?
- Lại, nếu chẳng thấy mặt thì cái nghĩa "con mắt đối vào trong" chẳng thể thành lập: nếu thấy mặt thì tâm giác tri và nhãn căn đều ở tại hư không, làm sao nói ở trong?
- Lại, nếu ở ngoài hư không thì chẳng phải thân ngươi, tức hiện nay Như Lai thấy mặt ngươi cũng là thân ngươi sao? Vậy mắt ngươi thấy biết thì thân ngươi chẳng biết. Nếu ngươi cho thân và mắt cùng biết một lượt, thì phải có hai cái biết, tức một thân ngươi phải thành hai Phật! Nên biết ngươi nói "thấy tối gọi là thấy trong thân" là chẳng đúng.
Phá chấp sự suy nghĩ là tâm
- Con đã từng nghe Phật khai thị chúng rằng: Tâm sanh nên các pháp sanh, pháp sanh nên các tâm sanh. Nay con suy nghĩ, chính cái suy nghĩ ấy là tâm của con; tùy sự suy nghĩ tâm liền có, cũng chẳng ở trong, ngoài và chính giữa.
- A Nan, ngươi nói pháp sanh nên các tâm sanh, tùy sự suy nghĩ tâm liền có. Tâm chẳng có tự thể thì chẳng thể suy nghĩ; nếu chẳng có tự thể mà suy nghĩ được thì vô căn phải thấy được vô trần, nghĩa này chẳng đúng.
Nếu có tự thể thì ngươi thử dùng tay tự búng thân mình xem, cái tâm biết của ngươi là từ trong thân ra hay từ bên ngoài ra? Nếu từ bên trong ra thì phải thấy trong thân; nếu từ bên ngoài ra thì trước tiên phải thấy mặt.
- Mắt chủ sự thấy, tâm chủ sự biết, tâm không phải như mắt, nói tâm thấy là chẳng đúng nghĩa.
Phật bảo A Nan:
- Nếu thấy là con mắt thì ngươi ở trong phòng, cửa biết thấy chăng? (phòng dụ cho thân, cửa dụ cho mắt). Như kẻ đã chết con mắt vẫn còn, lẽ ra phải thấy được vật; nếu thấy được vật thì sao gọi là chết?
- Lại, tâm hay biết của ngươi nếu thật có tự thể, là một thể hay nhiều thể? Nay nơi thân ngươi, tâm cùng khắp cơ thể hay chẳng cùng khắp?
- Nếu nói một thể, khi tay ngươi búng một chi, lẽ ra tứ chi đều biết, nếu đều biết thì chỗ búng chẳng có, nếu có chỗ búng thì chẳng phải một thể. Nếu như nhiều thể thì thành nhiều người, vậy thể nào là của ngươi?
- Nếu nói khắp cả cơ thể thì đồng như sự búng kể trên, nếu chẳng khắp thì khi ngươi rờ đầu và chân, đầu có biết chân phải không biết, nhưng hiện nay ngươi lại chẳng phải như vậy. Nên biết ngươi nói: "Tùy sự suy nghĩ tâm liền có" là chẳng đúng.
Phá chấp tâm ở chính giữa
- Bạch Thế Tôn! Khi Phật với Văn Thù và các Pháp Vương Tử luận về thật tướng, con cũng nghe Phật nói tâm chẳng ở trong cũng chẳng ở ngoài. Theo như con nghĩ, vì chẳng biết trong nên chẳng phải ở trong, thân tâm cùng biết một lượt nên chẳng phải ở ngoài, nay cùng biết một lượt mà chẳng thấy bên trong, tất phải ở giữa.
- Ngươi nói "ở giữa" thì cái chính giữa ấy phải rõ ràng, chẳng phải không chỗ. Theo ngươi suy xét, giữa ở chỗ nào? Ở nơi xứ (12 xứ, gồm cả lục căn, lục trần) hay ở nơi thân?
- Nếu ở nơi thân, nơi ngoài da thì chẳng phải là giữa; ở giữa thì đồng như ở trong. Nếu ở nơi xứ, là có thể nêu ra hay chẳng thể nêu ra? Nếu chẳng thể nêu ra thì đồng như không có; nếu có thể nêu ra lại chẳng định được chỗ nào. Tại sao? Ví như có người cắm cây nêu làm chính giữa, nhìn từ phương Đông thì cho cây nêu ở phương Tây, nhìn từ phương Nam thì cho cây nêu ở phương Bắc, cái thể giữa được nêu ra đã lẫn lộn thì tâm cũng thành rối loạn, chẳng rõ ở đâu.
A Nan thưa:
- Con nói "chính giữa" chẳng phải hai thứ này. Như Thế Tôn nói: Nhãn căn và sắc trần duyên nhau sanh ra nhãn thức. Nhãn căn phân biệt, sắc trần vô tri, thức sanh nơi giữa, tức là tâm vậy.
Phật bảo:
- Nếu tâm ngươi ở giữa căn trần, vậy tâm thể này gồm cả hai hay chẳng gồm? Nếu gồm cả hai thì vật và thể xen lộn, vật thì vô tri, thể thì có biết, thành hai thứ đối địch, lấy gì làm giữa? Nếu lìa biết (căn) và không biết (trần) thì chẳng có thể tánh, vậy lấy tướng nào làm chính giữa? Nên biết ngươi nói "Tâm ở chính giữa" là chẳng đúng.
Phá chấp "tất cả vô trước" là tâm
- Bạch Thế Tôn! Khi xưa con thấy Phật với bốn đại đệ tử (Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na và Xá Lợi Phất) cùng chuyển pháp luân, thường nói "cái tâm giác tri chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, cũng chẳng ở giữa, chẳng ở chỗ nào cả, tất cả vô trước gọi là tâm". Vậy con vô trước, được gọi là tâm chăng?
Phật bảo A Nan:
- Ngươi nói cái tâm giác tri chẳng ở chỗ nào cả, vậy như các loài bay trên hư không, ở dưới nước và trên bờ, gọi là tất cả vật tượng nơi thế gian mà ngươi vô trước đó, là có hay không? Không thì đồng như lông rùa sừng thỏ, nói gì vô trước? Nếu có sự vô trước thì chẳng thể gọi là không. Không tướng mới không, chẳng không thì có tướng, tâm đã chấp có tướng, thì còn nói gì vô trước? Nên biết, nói "Tất cả vô trước gọi là tâm giác tri" là chẳng đúng.
LƯỢC GIẢI
Ở đây nêu ra bảy chỗ gạn hỏi, ý Phật là muốn đưa A Nan thẳng đến chỗ tự ngộ, lời Phật chẳng phải chơn lý. Phật chỉ dùng thuốc giả để trị bịnh giả của A Nan. Tại sao nói là bệnh giả? Vì những kiến chấp của A Nan vốn chẳng thật. Tại sao nói thuốc giả? Vì lời phá chấp của Phật cũng chẳng thật.
Cũng như A Nan nói tâm ở trong thân, ở ngoài thân, cho đến nói vô trước là tâm, kỳ thật không phải có chỗ chẳng đúng hay chẳng sai, vì chấp nhất định ở một chỗ, nên Phật nói chẳng đúng. Nếu bệnh chấp chưa hết thì có thể nêu ra vô số chỗ, chứ đâu phải chỉ có bảy chỗ ư? Nếu bệnh chấp đã hết thì một chỗ cũng chẳng có, nói gì đến bảy chỗ!
Tự tánh vốn bất nhị, nếu chấp theo lời Phật, cho "thật chẳng ở trong" là nhị, cho "thật chẳng ở ngoài" cũng là nhị, cho đến bất cứ có ở một chỗ nào, hay chẳng ở một chỗ nào đều là nhị. Tại sao? Vì nếu có ở một chỗ này thì những chỗ kia không có, chỗ có chỗ không tức là nhị. Nên Phật nói: Phàm hữu ngôn thuyết, giai phi thật nghĩa (Phàm có lời nói đều chẳng phải nghĩa thật).
*****
Bấy giờ, A Nan ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo tay phải, quỳ gối chân phải, chắp tay cung kính bạch Phật:
- Con là em út của Như Lai, được Phật thương mến, nay dù xuất gia nhưng còn ỷ lại nơi lòng thương của Phật, chỉ ham học rộng nghe nhiều, chưa được vô lậu, chẳng uốn dẹp được tà chú, bị nhiếp vào nhà dâm, chỉ vì chẳng biết chỗ đến của Chơn Thật, kính mong Thế Tôn từ bi thương xót, khai thị cho chúng con đường lối tu thiền quán Sa Ma Tha, khiến kẻ Xiển đề xóa bỏ ác kiến.
Nói xong đảnh lễ, năm vóc gieo sát đất, cùng đại chúng khao khát kính nghe chỉ dạy.
Lúc ấy, Thế Tôn từ trên mặt phóng ra đủ thứ hào quang, sáng lạn như trăm ngàn mặt trời, chiếu khắp các thế giới Phật, khiến thành sáu thứ rung động, mười phương vô số quốc độ đồng thời hiện ra. Oai thần của Phật khiến các thế giới hợp thành một thế giới, tất cả chư Đại Bồ Tát trong thế giới đều an trụ nơi quốc độ của mình, chắp tay lắng nghe.
Phật bảo A Nan:
- Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, đủ thứ điên đảo tạo thành giống nghiệp, kết tụ nghiệp nhân thành quả luân hồi. Những người tu hành chẳng được chứng quả vô thượng Bồ Đề, trở thành Thanh Văn, Duyên Giác hoặc thành cõi trời ngoại đạo, ma vương và quyến thuộc ma, đều do chẳng biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dẫu cho trải qua nhiều kiếp cũng chẳng đắc đạo.
- Thế nào là hai thứ căn bản?
- Một là căn bản của sanh tử từ vô thỉ, tức là nay nhận tâm phan duyên làm tự tánh của ngươi và chúng sanh;
- Hai là bản thể vốn thanh tịnh của Bồ Đề Niết Bàn từ vô thỉ, tức là cái bản thức (4) vốn sáng tỏ, hay sanh các duyên mà bị các duyên che khuất thành lạc mất của ngươi. Vì chúng sanh lạc mất bản thức sáng tỏ, dù hàng ngày sống trong bản thức mà chẳng tự biết, oan uổng vào lục đạo.
- A Nan, nay ngươi muốn biết đường tu thiền quán Sa Ma Tha, mong ra khỏi sanh tử, vậy ta hỏi ngươi.
Liền đó, Như Lai giơ cánh tay sắc vàng co năm ngón tay, bảo A Nan:
- Ngươi có thấy chăng?
A Nan đáp:
- Thấy.
Phật bảo:
- Ngươi thấy cái gì?
A Nan đáp:
- Con thấy Như Lai giơ tay, co ngón tay thành nắm tay sáng ngời, chói tâm và mắt con.
Phật bảo:
- Ngươi dùng cái gì để thấy?
- Con và đại chúng đều dùng mắt thấy.
Phật bảo A Nan:
- Theo lời ngươi đáp, Như Lai co ngón tay thành nắm tay sáng ngời, chói tâm mắt của ngươi, vậy lúc nắm tay ta chói rọi, mắt ngươi thấy được, lấy gì làm tâm?
A Nan đáp:
- Nay Như Lai gạn hỏi tâm ở chỗ nào, con dùng tư tưởng suy tìm, thì cái hay suy tìm ấy, con cho là tâm.
Phật bảo:
- Sai rồi, A Nan! Cái ấy chẳng phải tâm ngươi.
A Nan giựt mình đứng dậy, chắp tay bạch Phật rằng:
- Cái ấy chẳng phải tâm con thì gọi là cái gì?
Phật bảo A Nan:
- Ấy là tướng vọng tưởng của tiền trần, mê hoặc chơn tánh của ngươi. Do ngươi xưa nay nhận giặc làm con, lạc mất bản thức chơn thường, nên bị luân chuyển.
- Bạch Thế Tôn! Con là em cưng của Phật, vì mến Phật nên xuất gia. Tâm con chẳng những cúng dường Như Lai, mà còn muốn trải khắp hằng sa quốc độ, phụng sự chư Phật và thiện tri thức, phát tâm dũng mãnh, làm những Phật sự khó làm, đều dùng tâm này; dẫu cho báng pháp, bỏ hẳn thiện căn cũng vì tâm này. Nếu Thế Tôn phát minh cái ấy chẳng phải tâm, vậy con thành không có tâm, đồng như đất gỗ, lìa giác tri này chẳng còn gì cả, sao Như Lai nói cái ấy chẳng phải tâm? Con thật kinh sợ, và cả đại chúng đều chẳng khỏi nghi hoặc, kính mong Thế Tôn rủõ lòng từ bi, khai thị cho kẻ chưa ngộ.
Bấây giờ, Thế Tôn muốn cho A Nan và đại chúng đều được chứng nhập vô sanh pháp nhẫn, nơi tòa sư tử, xoa đầu A Nan khai thị rằng:
- Như Lai thường nói: Chư pháp sở sanh, duy tâm sở hiện. Tất cả nhân quả, thế giới vi trần đều do tâm này mới thành có thể tánh. A Nan, tất cả sự vật trên thế gian, cho đến cỏ, lá, chỉ mành, cứu xét cội gốc đều có thể tánh, dẫu cho hư không cũng có danh hiệu, huống là cái tánh trong sạch sáng tỏ của tất cả tâm lại chẳng có tự thể ư? Nếu ngươi chấp thật cái tánh giác tri phân biệt cho là tâm, thì tâm này lìa tất cả sự vật lục trần phải riêng có tự thể (chẳng theo cảnh trần sanh diệt). Như ngươi hiện nay đang nghe thuyết pháp, là do âm thanh nên có phân biệt; dẫu cho diệt hết tất cả kiến, văn, giác, tri, trong giữ u nhàn, cũng còn là bóng phân biệt của pháp trần.
- Ta chẳng bảo ngươi chấp thật phi tâm, nhưng ngươi hãy xét kỹ nơi tâm: nếu lìa tiền trần mà có tự thể của tánh phân biệt, tức là chơn tâm của ngươi. Nếu tánh phân biệt lìa trần chẳng có tự thể, ấy là bóng phân biệt của tiền trần. Trần chẳng thường trụ, khi biến diệt thì tâm này đồng như lông rùa, sừng thỏ, vậy pháp thân của ngươi thành ra đoạn diệt, còn ai tu chứng vô sanh pháp nhẫn? (Cảnh trần có hai loại: đối với ngũ căn gọi là tiền trần, đối với ý căn gọi là pháp trần).
Tức thời, A Nan cùng đại chúng im lặng ngơ ngác, chẳng còn lý lẽ gì để nói nữa.
Phật bảo A Nan:
- Tất cả người tu học trên thế gian, vì chưa dứt sạch tập khí phiền não, dù đã tu đến chín bậc thiền định, chẳng thành quả A La Hán, đều do chấp trước sanh tử vọng tưởng, cho là chơn thật, nên ngươi dẫu được học rộng nghe nhiều, chẳng chứng thánh quả.
A Nan nghe rồi, lại đau xót rơi lệ, năm vóc gieo sát đất, quỳ gối chắp tay bạch Phật rằng:
- Từ khi con phát tâm xuất gia, ỷ cậy oai thần của Phật, thường nghĩ rằng chẳng nhọc tự tu, cho rằng Như Lai sẽ ban cho tam muội, không biết thân tâm vốn chẳng thể thay thế nhau được, nên lạc mất bản tâm; thân dù xuất gia, tâm chẳng nhập đạo, như đứa con nghèo bỏ cha chạy trốn. Đến nay mới biết, dẫu cho học rộng nghe nhiều, nếu chẳng tu hành (5) thì khác gì người chẳng nghe! Cũng như nói ăn mà không ăn thì làm sao được no!
- Thế Tôn, hiện nay chúng con bị hai chướng ràng buộc (phiền não chướng và sở tri chướng), vì chẳng biết tự tánh thường tịch, mong Như Lai thương xót kẻ khốn cùng, khai phát diệu tâm, sáng tỏ đạo nhãn cho chúng con.
Lúc ấy, Như Lai từ chữ vạn ( ) trước ngực phóng ra hào quang, rực rỡ trăm ngàn màu sắc, đồng thời chiếu khắp mười phương vô số quốc độ Phật, soi khắp đỉnh đầu tất cả Như Lai trong mười phương bửu sát, rồi xoay về soi cả đầu A Nan cùng đại chúng, bảo A Nan rằng:
- Nay ta vì ngươi dựng đại pháp tràng, khiến mười phương chúng sanh đều được diệu tâm sáng tỏ, pháp nhãn thanh tịnh. A Nan, trước ngươi trả lời thấy nắm tay chói sáng, vậy cái nắm tay này do đâu mà có? Làm sao thành nắm tay? Ngươi lấy gì để thấy?
A Nan đáp:
- Do tánh thanh tịnh sáng ngời như núi báu của thân Phật sanh ra hào quang, ngón tay Phật co nắm lại thành nắm tay, chính mắt con thấy tướng nắm tay vậy.
Phật bảo A Nan:
- Hôm nay ta nói thật cho nghe: Những người có trí cũng phải nhờ thí dụ mới được khai ngộ. A Nan, ví như tay của ta, nếu chẳng có cánh tay thì chẳng thành nắm tay của ta, nếu chẳng có con mắt ngươi thì chẳng thành sự thấy của ngươi. Vậy lấy nhãn căn của ngươi so với nắm tay của ta, hai nghĩa giống nhau chăng?
- Bạch Thế Tôn! Vâng giống. Nếu chẳng có con mắt thì chẳng thành sự thấy của con, vậy đem nhãn căn của con so với nắm tay của Như Lai, hai nghĩa giống nhau.
Phật bảo A Nan:
- Ngươi nói giống nhau, nghĩa này chẳng đúng. Tại sao? Như người không có cánh tay thì tuyệt nhiên chẳng có nắm tay, nhưng người không có mắt thì chẳng phải không thấy. Vì sao? Ngươi thử hỏi người mù có thấy gì chăng? Người ấy ắt sẽ trả lời: "Nay trước mắt tôi chỉ thấy tối đen, chẳng còn thấy gì khác". Xét theo nghĩa này thì tiền trần tự tối, sự thấy đâu có giảm bớt!
A Nan nói:
- Những người mù trước mắt chỉ thấy tối đen, sao gọi là thấy?
Phật bảo A Nan:
- Người mù không có mắt, chỉ thấy tối đen, so với người có mắt ở trong phòng tối, cũng chỉ thấy tối đen, hai thứ tối đen ấy có khác hay chẳng khác?
- Bạch Thế Tôn! Thật chẳng có khác.
- A Nan, nếu người không có mắt, thấy toàn tối đen, bỗng được mắt sáng, liền thấy các sắc tướng trước mắt, gọi là "mắt thấy", người ở trong phòng tối cũng toàn thấy tối đen, bỗng được đèn sáng, cũng thấy các sắc tướng trước mắt, thì phải gọi là "đèn thấy". Nếu đèn có thấy thì chẳng được gọi là đèn, lại đèn thấy thì có dính dáng gì đến ngươi? Vậy biết, đèn chỉ có tác dụng hiển hiện sắc tướng, sự thấy là mắt, chẳng phải đèn; mắt chỉ có tác dụng hiển hiện sắc tướng, sự thấy là tâm, chẳng phải mắt.
A Nan và đại chúng dù nghe lời Phật nói vậy, miệng tuy im lặng, nhưng tâm vẫn chưa ngộ, mong được giảng rõ thêm, nên thành tâm chắp tay, đợi Phật dạy bảo.
Bấy giờ, Thế Tôn duỗi cánh tay sáng ngời, mở năm ngón tay, bảo A Nan và đại chúng:
- Lúc ta mới thành đạo nơi Lộc Viên, có nói với năm vị Tỳ Kheo và tứ chúng rằng: Tất cả chúng sanh chẳng thành Bồ-Đề và chứng quả A La Hán, đều tại lầm theo phiền não khách trần. Lúc đó, các ngươi do đâu được khai ngộ, nay chứng thánh quả?
Khi ấy, Kiều Trần Như đứng dậy bạch Phật:
- Con là bậc trưởng lão trong chúng được gọi là hiểu rộng biết nhiều, vì ngộ hai chữ Khách Trần nên được chứng quả. Thế Tôn, ví như người đi đường vào nghỉ ở khách sạn, ăn ngủ xong rồi lên đường đi tiếp, chẳng thể ở lại, còn người chủ thì cư trú tại đó, chẳng cần đi đâu. Vậy chẳng trụ là khách, trụ gọi là chủ, nên lấy sự "chẳng trụ" làm nghĩa chữ Khách.
- Cũng như mưa mới tạnh, ánh sáng mặt trời rọi qua kẽ hở, thấy rõ tướng bụi trần lăng xăng nơi hư không. Trần thì lay động. Hư không tịch nhiên. Vậy tịch lặng gọi là không, lay động gọi là trần, nên lấy sự "lay động" làm nghĩa chữ Trần.
Phật nói:
- Đúng thế!
Tức thời Như Lai ở trong đại chúng co năm ngón tay, nắm rồi lại mở, mở rồi lại nắm, hỏi A Nan:
- Nay ngươi thấy gì?
A Nan đáp:
- Con thấy bàn tay của Như Lai lúc mở lúc nắm.
Phật bảo A Nan:
- Ngươi thấy tay ta mở nắm, là tay ta có mở có nắm, hay cái thấy của ngươi có mở có nắm?
A Nan đáp:
- Bàn tay của Như Lai tự mở nắm, chứ chẳng phải tánh thấy của con có mở nắm.
Phật hỏi:
- Cái nào động, cái nào tịnh?
A Nan đáp:
- Tay Phật chẳng trụ, tánh thấy của con tịnh còn chẳng có, làm sao có động! (Bản kiến bất nhị, động tịnh đều chẳng nhiễm).
Phật nói:
- Đúng thế!
Liền đó, Như Lai từ trong bàn tay phóng ra một tia hào quang rọi bên phải A Nan. A Nan liền quay đầu nhìn bên phải, Phật lại phóng một tia hào quang rọi bên trái A Nan, A Nan lại quay đầu nhìn bên trái, Phật bảo A Nan:
- Đầu ngươi vì sao lại lay động?
A Nan đáp:
- Con thấy Như Lai phóng hào quang đến hai bên cạnh con, nên theo đó nhìn qua nhìn lại, đầu tự lay động.
- A Nan, ngươi nhìn theo hào quang lay động là đầu ngươi động hay cái thấy động?
- Bạch Thế Tôn! Đầu con tự động, tánh thấy của con ngưng còn chẳng có, nói gì lay động! (Bản kiến không đối đãi, động và chẳng động đều chẳng dính dáng).
Phật nói:
- Đúng thế!
Do đó, Phật bảo đại chúng rằng:
- Nếu chúng sanh cho "lay động" là trần, "chẳng trụ" là khách, các ngươi hãy xem, như A Nan đầu tự lay động mà tánh thấy chẳng động; lại tay ta tự mở nắm mà tánh thấy chẳng mở nắm. Vậy sao các ngươi hiện nay lại cho động là thân, cho động là cảnh, từ đầu đến cuối niệm niệm sanh diệt, lạc mất chơn tánh, hành theo điên đảo. Vì tâm tánh chẳng chơn, nhận vật làm mình, tự trôi lăn theo dòng sanh tử, cam chịu luân hồi.
GHI CHÚ:
(l) Sa Ma Tha: Thiền định cực tịnh đồng như không quán.
(2) Tam Ma Đề: Thiền định phát dụng biến hóa, đồng như giả quán.
(3) Thiền Na: Thiền định tịch diệt, lìa năng sở đối đãi, đồng như trung đạo quán.
(4) Bản thức: Bản tâm, bản kiến, bản văn, bản giác, bản tri đều là biệt danh của tự tánh.
(5) Theo đúng pháp môn thực hành, có tu có chứng, mới được gọi là tu hành.
(HẾT QUYỂN MỘT)
QUYỂN MỘT
Thích Duy Lực (Dịch giả)
Tôi nghe như vầy: Lúc bấy giờ tại tịnh xá Kỳ Hoàn thành Thất La Phiệt, Đức Phật và chúng Đại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, đều là Đại A La Hán, đã ra khỏi luân hồi, đầy đủ oai nghi, giúp Phật hoằng pháp nơi các quốc độ, trì giới thanh tịnh, làm mô phạm cho tam giới, ứng hiện vô số thân, hóa độ chúng sanh đến cùng tột vị lai ra khỏi trần lao. Hàng đệ tử được phó chúc trụ trì Phật pháp gồm có: Đại Trí Xá lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Câu Si La, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, Tu Bồ Đề, Ưu Ba Ni Sa Đà v.v... là bậc thượng thủ, và có vô số Bích Chi với môn đồ đồng đến nơi Phật cùng các Tỳ Kheo mãn hạ tự tứ. Khi ấy, mười phương Bồ Tát tuân theo lời Phật sẽ cầu Mật nghĩa, hỏi đạo để quyết nghị.
Bấy giờ, Như Lai trải tòa ngồi yên vì đại chúng trong Hội khai thị pháp chưa từng có, nghĩa lý thâm sâu, diệu âm thuyết pháp vang khắp mười phương thế giới, hằng sa Bồ Tát đều đến tụ hợp, trong đó Văn Thù Sư Lợi là bậc Thượng thủ.
Khi ấy, vua Ba Tư Nặc nhân ngày giỗ của phụ vương làm lễ trai tăng, sắm đủ các món ăn quý báu, đích thân đến thỉnh Phật và chư Đại Bồ Tát vào cung thọ trai. Trong thành còn có nhiều trưởng giả, cư sĩ khác cũng cùng ngày thiết lễ trai tăng, thỉnh Phật đến thọ cúng dường. Phật sai Văn Thù dẫn đầu chư Bồ Tát và A La Hán, chia thành nhiều nhóm, ứng lời mời đến thọ trai nơi các trai chủ. Chỉ có A Nan được vị khác mời riêng, đi xa chưa về, không kịp cùng dự với tăng chúng.
Lúc ấy, trên đường trở về, một mình A Nan chẳng có thượng tọa và A Xà Lê cùng đi, ngày đó lại không ai mời đi cúng dường, trong tâm mong cầu gặp được vị trai chủ sau cùng. Trước kia, A Nan đã từng nghe Phật quở Tu Bồ Đề và Đại Ca Diếp, là bậc A La Hán, mà người chuyên chọn khất thực nhà giàu, người chuyên chọn khất thực nhà nghèo, tâm chẳng bình đẳng, quyết tuân theo pháp bình đẳng bất nhị của Như Lai, để tránh mọi sự chê bai và nghi hoặc, trong tâm cho rằng: Đối với trai chủ, chẳng kể quý tộc hay hèn hạ, thức ăn dơ sạch, phát tâm từ bi để thành tựu cho tất cả chúng sanh đều được gieo trồng vô lượng công đức. Vừa nghĩ như vậy, tay ôm bình bát, đi từng nhà dọc theo đường phố, oai nghi nghiêm chỉnh, đúng pháp khất thực.
Lúc A Nan đang khất thực đi ngang nhà dâm, bị nàng huyễn thuật Ma Đăng Già dùng tà chú Phạm Thiên của ngoại đạo tóc vàng nhiếp vào nhà dâm, vuốt ve cám dỗ, sắp bị hoại giới thể.
Phật đã biết trước việc này, thọ trai xong, liền về, vua và đại thần, trưởng giả cư sĩ, đều đi theo Phật, xin nghe pháp yếu.
Bấy giờ, đảnh đầu Thế Tôn phóng ra hào quang bách bửu vô úy, trong hào quang nở ra bửu liên hoa ngàn cánh, trên đó có hóa thân Phật ngồi kiết già thuyết thần chú, sai Văn Thù đem chú đến cứu hộ, tà chú tiêu diệt, dắt A Nan và Ma Đăng Già về nơi Phật ở.
A Nan gặp Phật, đảnh lễ rơi lệ, hối hận xưa nay chỉ ham học rộng nghe nhiều, chưa tròn đạo lực, nay ân cần thỉnh hỏi Như Lai về phương tiện đầu tiên của ba thứ thiền quán: Sa Ma Tha (1), Tam Ma (2) và Thiền Na (3), mà mười phương Như Lai đã tu được thành chánh giác. Khi đó có hằng sa Bồ Tát và các bậc Đại A La Hán, Bích Chi Phật nơi mười phương đều xin cùng nghe, im lặng ngồi yên để lãnh thọ pháp yếu của Phật.
Khi ấy, Thế Tôn giơ tay dịu dàng rờ đầu A Nan, nói với A Nan và đại chúng:
- Có pháp Tam Ma Đề, gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, bao hàm vạn hạnh, là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp môn đưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai, nay ngươi hãy chú ý nghe.
A Nan đảnh lễ, kính vâng lời Phật dạy.
Phật bảo A Nan:
- Ngươi và ta là anh em, cùng một giống nòi, chẳng biết lúc mới phát tâm, ở nơi pháp ta, ngươi thấy tướng thù thắng gì liền xả ân ái sâu nặng của thế gian?
A Nan bạch Phật:
- Con thấy ba mươi hai tướng thù thắng tuyệt diệu của Như Lai, hình thể trong sáng như lưu ly, thường tự nghĩ tướng này chẳng phải do dục ái sanh ra. Tại sao? Vì dục ái ô nhiễm xấu xí, cấu kết tinh huyết nhơ bẩn chẳng thể sanh ra diệu tướng quang minh, thanh tịnh thù thắng như thế, do đó nên khâm mộ theo Phật xuất gia.
Phật nói:
- Lành thay! A Nan, các ngươi nên biết, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co.
- Nay ngươi muốn tham cứu vô thượng Bồ Đề, phát minh chơn tánh, hãy trực tâm mà trả lời câu hỏi của ta. A Nan, nay ta hỏi ngươi: lúc ngươi phát tâm duyên theo ba mươi hai tướng của Như Lai, lấy gì để thấy? Ai biết sự ham thích?
- Bạch Thế Tôn, dùng tâm và mắt của con thấy tướng thù thắng của Như Lai, sanh lòng ham thích nên phát tâm, nguyện xả bỏ sanh tử.
Phật bảo:
- Như ngươi vừa nói, sự ham thích do nơi tâm và mắt. Nếu chẳng biết tâm và mắt ở đâu thì chẳng thể hàng phục được trần lao; ví như đất nước có giặc, vua sai binh dẹp trừ, binh lính tất phải biết sào huyệt của giặc. Khiến ngươi bị luân chuyển ấy là lỗi tại tâm và mắt. Ta hỏi ngươi: Tâm và mắt của ngươi hiện đang ở đâu?
BẢY CHỖ GẠN HỎI TÌM TÂM
Phá chấp tâm ở trong thân
- Bạch Thế Tôn! Tất cả mười loại chúng sanh trên thế gian đều cho tâm thức ở trong thân. Nay con nhận được mắt con ở trên mặt con và tâm thức ở trong thân, như mắt Thanh Liên Hoa của Như Lai ở trên mặt Như Lai vậy.
Phật bảo:
- A Nan! Nay ngươi ngồi trong giảng đường của Như Lai, nhìn thấy rừng Kỳ Đà ở chỗ nào?
- Bạch Thế Tôn! Giảng đường rộng rãûi thanh tịnh này trong vườn Cấp Cô Độc, còn rừng Kỳ Đà thì ở ngoài giảng đường.
- A Nan! Bây giờ ngươi ở trong giảng đường trước tiên thấy gì?
- Bạch Thế Tôn! Con ở trong giảng đường trước thấy Như Lai, sau thấy đại chúng, rồi nhìn ra ngoài mới thấy rừng cây.
- A Nan! Ngươi thấy rừng cây, do nhân nào được thấy?
- Bạch Thế Tôn! Vì cửa sổ giảng đường mở trống nên con ở trong thấy suốt bên ngoài.
Phật bảo A Nan:
- Như ngươi vừa nói, thân ở trong giảng đường, nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây; mà có chúng sanh nào ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài chăng?
- Bạch Thế Tôn! Ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài thì chẳng đúng.
- A Nan! Ngươi cũng như vậy, linh tâm của ngươi tất cả sáng tỏ, nếu tâm sáng tỏ hiện tiền của ngươi thật ở trong thân thì trước tiên phải thấy rõ trong thân. Vậy có chúng sanh nào trước thấy trong thân rồi sau mới thấy vật bên ngoài chăng? Dẫu chẳng thấy được tim, gan, tỳ, vị, thì các chỗ: móng ra, tóc dài, gân chuyển cũng phải thấy chứ, sao lại chẳng thấy? Nếu trong thân còn chẳng thấy thì làm sao thấy vật bên ngoài? Cho nên ngươi nói "Cái tâm giác tri trụ ở trong thân" là chẳng đúng. (Tự tánh bất nhị, vốn chẳng có nghĩa đúng và chẳng đúng, chỉ vì trị bệnh chấp thật nên nói chẳng đúng).
Phá chấp tâm ở ngoài thân
A Nan cúi đầu bạch Phật:
- Con nghe lời dạy của Như Lai, ngộ được tâm con thật ở ngoài thân. Tại sao? Ví như đèn thắp trong phòng thì trước phải chiếu sáng trong phòng, rồi sau mới từ cửa rọi ra ngoài sân. Tất cả chúng sanh chẳng thấy trong thân, chỉ thấy ngoài thân, cũng như ngọn đèn ở ngoài phòng chẳng thể chiếu sáng trong phòng, nghĩa này rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ, vậy so với nghĩa lý rốt ráo của Phật chẳng sai ư?
Phật bảo A Nan:
- Các Tỳ Kheo vừa theo ta khất thực trong thành rồi trở về rừng Kỳ Đà. Ta đã thọ trai xong, ngươi thử nghĩ, trong số Tỳ Kheo, chỉ một người ăn mà các vị khác được no chăng?
- Bạch Thế Tôn! Không ạ! Tại sao? Dù các Tỳ Kheo đều là bậc A La Hán, nhưng cơ thể chẳng đồng, đâu thể một người ăn mà khiến cả chúng đều no.
- A Nan! Nếu tâm giác tri của ngươi thật ở ngoài thân thì trong ngoài khác nhau, chẳng có liên quan, hễ tâm biết thì thân chẳng biết, thân biết thì tâm chẳng biết. Nay ta đưa tay cho ngươi xem, trong lúc mắt thấy, tâm ngươi biết được chăng?
- Bạch Thế Tôn! Vâng biết.
- A Nan! Nếu thân và tâm cùng biết một lượt thì sao lại nói tâm ở ngoài thân? Nên biết, ngươi nói "tâm giác tri trụ ở ngoài thân" là chẳng đúng.
Phá chấp tâm ẩn núp sau con mắt
- Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, chẳng thấy bên trong nên chẳng ở trong thân; thân tâm cùng biết một lượt chẳng thể rời nhau nên chẳng ở ngoài thân, nay con thiết nghĩ tâm ở một chỗ.
- Ở chỗ nào?
- Tâm giác tri này đã chẳng biết trong mà thấy bên ngoài, theo con nghĩ là nó ẩn núp sau con mắt. Ví như có người lấy chén lưu ly úp vào hai mắt (ngày nay có thể nói là đeo kính), tuy có vật úp ở ngoài mà chẳng ngại nhãn căn, tùy sự thấy liền phân biệt được. Tâm giác tri của con chẳng thấy bên trong vì ở nơi con mắt, thấy rõ ràng bên ngoài vì ẩn núp sau con mắt.
Phật bảo A Nan:
- Theo lời ngươi nói, tâm núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly, vậy thì lúc thấy núi sông, mắt thấy chén lưu ly chăng?
- Bạch Thế Tôn! Thật thấy chén lưu ly.
- A Nan, con mắt núp sau chén lưu ly thì thấy được chén lưu ly; còn tâm núp sau con mắt sao chẳng thấy mắt? Dù cho là thấy mắt, mắt tức là cảnh, cảnh làm sao thấy cảnh? Nếu chẳng thấy mắt thì ngươi nói "Tâm giác tri ẩn núp sau con mắt" là chẳng đúng.
Phá chấp nhắm mắt thấy tối là thấy trong thân
- Bạch Thế Tôn! Nay con lại thiết nghĩ rằng, thân thể của chúng sanh, tạng phủ ở trong, khiếu huyệt (ngũû căn) ở ngoài, nơi tạng thì tối, nơi khiếu thì sáng. Nay con ở trước mặt Phật, mở mắt thấy sáng gọi là thấy bên ngoài, nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân, nghĩa này thế nào?
Phật bảo A Nan:
- Khi ngươi nhắm mắt thấy tối, cái cảnh tối ấy là đối với mắt hay chẳng đối với mắt?
- Nếu đối với mắt thì tối ở trước mắt, tức ở ngoài thân, sao nói ở trong thân? Giả sử cho tối là trong thân thì lúc trong phòng tối chẳng có ánh sáng, những gì trong phòng tối đều là tạng phủ của ngươi sao?
- Nếu chẳng đối với mắt thì làm sao được thấy? Nếu lìa sự thấy bên ngoài, thành lập sự thấy đối vào trong, khi nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân; vậy khi mở mắt thấy sáng sao chẳng thấy mặt?
- Lại, nếu chẳng thấy mặt thì cái nghĩa "con mắt đối vào trong" chẳng thể thành lập: nếu thấy mặt thì tâm giác tri và nhãn căn đều ở tại hư không, làm sao nói ở trong?
- Lại, nếu ở ngoài hư không thì chẳng phải thân ngươi, tức hiện nay Như Lai thấy mặt ngươi cũng là thân ngươi sao? Vậy mắt ngươi thấy biết thì thân ngươi chẳng biết. Nếu ngươi cho thân và mắt cùng biết một lượt, thì phải có hai cái biết, tức một thân ngươi phải thành hai Phật! Nên biết ngươi nói "thấy tối gọi là thấy trong thân" là chẳng đúng.
Phá chấp sự suy nghĩ là tâm
- Con đã từng nghe Phật khai thị chúng rằng: Tâm sanh nên các pháp sanh, pháp sanh nên các tâm sanh. Nay con suy nghĩ, chính cái suy nghĩ ấy là tâm của con; tùy sự suy nghĩ tâm liền có, cũng chẳng ở trong, ngoài và chính giữa.
- A Nan, ngươi nói pháp sanh nên các tâm sanh, tùy sự suy nghĩ tâm liền có. Tâm chẳng có tự thể thì chẳng thể suy nghĩ; nếu chẳng có tự thể mà suy nghĩ được thì vô căn phải thấy được vô trần, nghĩa này chẳng đúng.
Nếu có tự thể thì ngươi thử dùng tay tự búng thân mình xem, cái tâm biết của ngươi là từ trong thân ra hay từ bên ngoài ra? Nếu từ bên trong ra thì phải thấy trong thân; nếu từ bên ngoài ra thì trước tiên phải thấy mặt.
- Mắt chủ sự thấy, tâm chủ sự biết, tâm không phải như mắt, nói tâm thấy là chẳng đúng nghĩa.
Phật bảo A Nan:
- Nếu thấy là con mắt thì ngươi ở trong phòng, cửa biết thấy chăng? (phòng dụ cho thân, cửa dụ cho mắt). Như kẻ đã chết con mắt vẫn còn, lẽ ra phải thấy được vật; nếu thấy được vật thì sao gọi là chết?
- Lại, tâm hay biết của ngươi nếu thật có tự thể, là một thể hay nhiều thể? Nay nơi thân ngươi, tâm cùng khắp cơ thể hay chẳng cùng khắp?
- Nếu nói một thể, khi tay ngươi búng một chi, lẽ ra tứ chi đều biết, nếu đều biết thì chỗ búng chẳng có, nếu có chỗ búng thì chẳng phải một thể. Nếu như nhiều thể thì thành nhiều người, vậy thể nào là của ngươi?
- Nếu nói khắp cả cơ thể thì đồng như sự búng kể trên, nếu chẳng khắp thì khi ngươi rờ đầu và chân, đầu có biết chân phải không biết, nhưng hiện nay ngươi lại chẳng phải như vậy. Nên biết ngươi nói: "Tùy sự suy nghĩ tâm liền có" là chẳng đúng.
Phá chấp tâm ở chính giữa
- Bạch Thế Tôn! Khi Phật với Văn Thù và các Pháp Vương Tử luận về thật tướng, con cũng nghe Phật nói tâm chẳng ở trong cũng chẳng ở ngoài. Theo như con nghĩ, vì chẳng biết trong nên chẳng phải ở trong, thân tâm cùng biết một lượt nên chẳng phải ở ngoài, nay cùng biết một lượt mà chẳng thấy bên trong, tất phải ở giữa.
- Ngươi nói "ở giữa" thì cái chính giữa ấy phải rõ ràng, chẳng phải không chỗ. Theo ngươi suy xét, giữa ở chỗ nào? Ở nơi xứ (12 xứ, gồm cả lục căn, lục trần) hay ở nơi thân?
- Nếu ở nơi thân, nơi ngoài da thì chẳng phải là giữa; ở giữa thì đồng như ở trong. Nếu ở nơi xứ, là có thể nêu ra hay chẳng thể nêu ra? Nếu chẳng thể nêu ra thì đồng như không có; nếu có thể nêu ra lại chẳng định được chỗ nào. Tại sao? Ví như có người cắm cây nêu làm chính giữa, nhìn từ phương Đông thì cho cây nêu ở phương Tây, nhìn từ phương Nam thì cho cây nêu ở phương Bắc, cái thể giữa được nêu ra đã lẫn lộn thì tâm cũng thành rối loạn, chẳng rõ ở đâu.
A Nan thưa:
- Con nói "chính giữa" chẳng phải hai thứ này. Như Thế Tôn nói: Nhãn căn và sắc trần duyên nhau sanh ra nhãn thức. Nhãn căn phân biệt, sắc trần vô tri, thức sanh nơi giữa, tức là tâm vậy.
Phật bảo:
- Nếu tâm ngươi ở giữa căn trần, vậy tâm thể này gồm cả hai hay chẳng gồm? Nếu gồm cả hai thì vật và thể xen lộn, vật thì vô tri, thể thì có biết, thành hai thứ đối địch, lấy gì làm giữa? Nếu lìa biết (căn) và không biết (trần) thì chẳng có thể tánh, vậy lấy tướng nào làm chính giữa? Nên biết ngươi nói "Tâm ở chính giữa" là chẳng đúng.
Phá chấp "tất cả vô trước" là tâm
- Bạch Thế Tôn! Khi xưa con thấy Phật với bốn đại đệ tử (Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na và Xá Lợi Phất) cùng chuyển pháp luân, thường nói "cái tâm giác tri chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, cũng chẳng ở giữa, chẳng ở chỗ nào cả, tất cả vô trước gọi là tâm". Vậy con vô trước, được gọi là tâm chăng?
Phật bảo A Nan:
- Ngươi nói cái tâm giác tri chẳng ở chỗ nào cả, vậy như các loài bay trên hư không, ở dưới nước và trên bờ, gọi là tất cả vật tượng nơi thế gian mà ngươi vô trước đó, là có hay không? Không thì đồng như lông rùa sừng thỏ, nói gì vô trước? Nếu có sự vô trước thì chẳng thể gọi là không. Không tướng mới không, chẳng không thì có tướng, tâm đã chấp có tướng, thì còn nói gì vô trước? Nên biết, nói "Tất cả vô trước gọi là tâm giác tri" là chẳng đúng.
LƯỢC GIẢI
Ở đây nêu ra bảy chỗ gạn hỏi, ý Phật là muốn đưa A Nan thẳng đến chỗ tự ngộ, lời Phật chẳng phải chơn lý. Phật chỉ dùng thuốc giả để trị bịnh giả của A Nan. Tại sao nói là bệnh giả? Vì những kiến chấp của A Nan vốn chẳng thật. Tại sao nói thuốc giả? Vì lời phá chấp của Phật cũng chẳng thật.
Cũng như A Nan nói tâm ở trong thân, ở ngoài thân, cho đến nói vô trước là tâm, kỳ thật không phải có chỗ chẳng đúng hay chẳng sai, vì chấp nhất định ở một chỗ, nên Phật nói chẳng đúng. Nếu bệnh chấp chưa hết thì có thể nêu ra vô số chỗ, chứ đâu phải chỉ có bảy chỗ ư? Nếu bệnh chấp đã hết thì một chỗ cũng chẳng có, nói gì đến bảy chỗ!
Tự tánh vốn bất nhị, nếu chấp theo lời Phật, cho "thật chẳng ở trong" là nhị, cho "thật chẳng ở ngoài" cũng là nhị, cho đến bất cứ có ở một chỗ nào, hay chẳng ở một chỗ nào đều là nhị. Tại sao? Vì nếu có ở một chỗ này thì những chỗ kia không có, chỗ có chỗ không tức là nhị. Nên Phật nói: Phàm hữu ngôn thuyết, giai phi thật nghĩa (Phàm có lời nói đều chẳng phải nghĩa thật).
*****
Bấy giờ, A Nan ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo tay phải, quỳ gối chân phải, chắp tay cung kính bạch Phật:
- Con là em út của Như Lai, được Phật thương mến, nay dù xuất gia nhưng còn ỷ lại nơi lòng thương của Phật, chỉ ham học rộng nghe nhiều, chưa được vô lậu, chẳng uốn dẹp được tà chú, bị nhiếp vào nhà dâm, chỉ vì chẳng biết chỗ đến của Chơn Thật, kính mong Thế Tôn từ bi thương xót, khai thị cho chúng con đường lối tu thiền quán Sa Ma Tha, khiến kẻ Xiển đề xóa bỏ ác kiến.
Nói xong đảnh lễ, năm vóc gieo sát đất, cùng đại chúng khao khát kính nghe chỉ dạy.
Lúc ấy, Thế Tôn từ trên mặt phóng ra đủ thứ hào quang, sáng lạn như trăm ngàn mặt trời, chiếu khắp các thế giới Phật, khiến thành sáu thứ rung động, mười phương vô số quốc độ đồng thời hiện ra. Oai thần của Phật khiến các thế giới hợp thành một thế giới, tất cả chư Đại Bồ Tát trong thế giới đều an trụ nơi quốc độ của mình, chắp tay lắng nghe.
Phật bảo A Nan:
- Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, đủ thứ điên đảo tạo thành giống nghiệp, kết tụ nghiệp nhân thành quả luân hồi. Những người tu hành chẳng được chứng quả vô thượng Bồ Đề, trở thành Thanh Văn, Duyên Giác hoặc thành cõi trời ngoại đạo, ma vương và quyến thuộc ma, đều do chẳng biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dẫu cho trải qua nhiều kiếp cũng chẳng đắc đạo.
- Thế nào là hai thứ căn bản?
- Một là căn bản của sanh tử từ vô thỉ, tức là nay nhận tâm phan duyên làm tự tánh của ngươi và chúng sanh;
- Hai là bản thể vốn thanh tịnh của Bồ Đề Niết Bàn từ vô thỉ, tức là cái bản thức (4) vốn sáng tỏ, hay sanh các duyên mà bị các duyên che khuất thành lạc mất của ngươi. Vì chúng sanh lạc mất bản thức sáng tỏ, dù hàng ngày sống trong bản thức mà chẳng tự biết, oan uổng vào lục đạo.
- A Nan, nay ngươi muốn biết đường tu thiền quán Sa Ma Tha, mong ra khỏi sanh tử, vậy ta hỏi ngươi.
Liền đó, Như Lai giơ cánh tay sắc vàng co năm ngón tay, bảo A Nan:
- Ngươi có thấy chăng?
A Nan đáp:
- Thấy.
Phật bảo:
- Ngươi thấy cái gì?
A Nan đáp:
- Con thấy Như Lai giơ tay, co ngón tay thành nắm tay sáng ngời, chói tâm và mắt con.
Phật bảo:
- Ngươi dùng cái gì để thấy?
- Con và đại chúng đều dùng mắt thấy.
Phật bảo A Nan:
- Theo lời ngươi đáp, Như Lai co ngón tay thành nắm tay sáng ngời, chói tâm mắt của ngươi, vậy lúc nắm tay ta chói rọi, mắt ngươi thấy được, lấy gì làm tâm?
A Nan đáp:
- Nay Như Lai gạn hỏi tâm ở chỗ nào, con dùng tư tưởng suy tìm, thì cái hay suy tìm ấy, con cho là tâm.
Phật bảo:
- Sai rồi, A Nan! Cái ấy chẳng phải tâm ngươi.
A Nan giựt mình đứng dậy, chắp tay bạch Phật rằng:
- Cái ấy chẳng phải tâm con thì gọi là cái gì?
Phật bảo A Nan:
- Ấy là tướng vọng tưởng của tiền trần, mê hoặc chơn tánh của ngươi. Do ngươi xưa nay nhận giặc làm con, lạc mất bản thức chơn thường, nên bị luân chuyển.
- Bạch Thế Tôn! Con là em cưng của Phật, vì mến Phật nên xuất gia. Tâm con chẳng những cúng dường Như Lai, mà còn muốn trải khắp hằng sa quốc độ, phụng sự chư Phật và thiện tri thức, phát tâm dũng mãnh, làm những Phật sự khó làm, đều dùng tâm này; dẫu cho báng pháp, bỏ hẳn thiện căn cũng vì tâm này. Nếu Thế Tôn phát minh cái ấy chẳng phải tâm, vậy con thành không có tâm, đồng như đất gỗ, lìa giác tri này chẳng còn gì cả, sao Như Lai nói cái ấy chẳng phải tâm? Con thật kinh sợ, và cả đại chúng đều chẳng khỏi nghi hoặc, kính mong Thế Tôn rủõ lòng từ bi, khai thị cho kẻ chưa ngộ.
Bấây giờ, Thế Tôn muốn cho A Nan và đại chúng đều được chứng nhập vô sanh pháp nhẫn, nơi tòa sư tử, xoa đầu A Nan khai thị rằng:
- Như Lai thường nói: Chư pháp sở sanh, duy tâm sở hiện. Tất cả nhân quả, thế giới vi trần đều do tâm này mới thành có thể tánh. A Nan, tất cả sự vật trên thế gian, cho đến cỏ, lá, chỉ mành, cứu xét cội gốc đều có thể tánh, dẫu cho hư không cũng có danh hiệu, huống là cái tánh trong sạch sáng tỏ của tất cả tâm lại chẳng có tự thể ư? Nếu ngươi chấp thật cái tánh giác tri phân biệt cho là tâm, thì tâm này lìa tất cả sự vật lục trần phải riêng có tự thể (chẳng theo cảnh trần sanh diệt). Như ngươi hiện nay đang nghe thuyết pháp, là do âm thanh nên có phân biệt; dẫu cho diệt hết tất cả kiến, văn, giác, tri, trong giữ u nhàn, cũng còn là bóng phân biệt của pháp trần.
- Ta chẳng bảo ngươi chấp thật phi tâm, nhưng ngươi hãy xét kỹ nơi tâm: nếu lìa tiền trần mà có tự thể của tánh phân biệt, tức là chơn tâm của ngươi. Nếu tánh phân biệt lìa trần chẳng có tự thể, ấy là bóng phân biệt của tiền trần. Trần chẳng thường trụ, khi biến diệt thì tâm này đồng như lông rùa, sừng thỏ, vậy pháp thân của ngươi thành ra đoạn diệt, còn ai tu chứng vô sanh pháp nhẫn? (Cảnh trần có hai loại: đối với ngũ căn gọi là tiền trần, đối với ý căn gọi là pháp trần).
Tức thời, A Nan cùng đại chúng im lặng ngơ ngác, chẳng còn lý lẽ gì để nói nữa.
Phật bảo A Nan:
- Tất cả người tu học trên thế gian, vì chưa dứt sạch tập khí phiền não, dù đã tu đến chín bậc thiền định, chẳng thành quả A La Hán, đều do chấp trước sanh tử vọng tưởng, cho là chơn thật, nên ngươi dẫu được học rộng nghe nhiều, chẳng chứng thánh quả.
A Nan nghe rồi, lại đau xót rơi lệ, năm vóc gieo sát đất, quỳ gối chắp tay bạch Phật rằng:
- Từ khi con phát tâm xuất gia, ỷ cậy oai thần của Phật, thường nghĩ rằng chẳng nhọc tự tu, cho rằng Như Lai sẽ ban cho tam muội, không biết thân tâm vốn chẳng thể thay thế nhau được, nên lạc mất bản tâm; thân dù xuất gia, tâm chẳng nhập đạo, như đứa con nghèo bỏ cha chạy trốn. Đến nay mới biết, dẫu cho học rộng nghe nhiều, nếu chẳng tu hành (5) thì khác gì người chẳng nghe! Cũng như nói ăn mà không ăn thì làm sao được no!
- Thế Tôn, hiện nay chúng con bị hai chướng ràng buộc (phiền não chướng và sở tri chướng), vì chẳng biết tự tánh thường tịch, mong Như Lai thương xót kẻ khốn cùng, khai phát diệu tâm, sáng tỏ đạo nhãn cho chúng con.
Lúc ấy, Như Lai từ chữ vạn ( ) trước ngực phóng ra hào quang, rực rỡ trăm ngàn màu sắc, đồng thời chiếu khắp mười phương vô số quốc độ Phật, soi khắp đỉnh đầu tất cả Như Lai trong mười phương bửu sát, rồi xoay về soi cả đầu A Nan cùng đại chúng, bảo A Nan rằng:
- Nay ta vì ngươi dựng đại pháp tràng, khiến mười phương chúng sanh đều được diệu tâm sáng tỏ, pháp nhãn thanh tịnh. A Nan, trước ngươi trả lời thấy nắm tay chói sáng, vậy cái nắm tay này do đâu mà có? Làm sao thành nắm tay? Ngươi lấy gì để thấy?
A Nan đáp:
- Do tánh thanh tịnh sáng ngời như núi báu của thân Phật sanh ra hào quang, ngón tay Phật co nắm lại thành nắm tay, chính mắt con thấy tướng nắm tay vậy.
Phật bảo A Nan:
- Hôm nay ta nói thật cho nghe: Những người có trí cũng phải nhờ thí dụ mới được khai ngộ. A Nan, ví như tay của ta, nếu chẳng có cánh tay thì chẳng thành nắm tay của ta, nếu chẳng có con mắt ngươi thì chẳng thành sự thấy của ngươi. Vậy lấy nhãn căn của ngươi so với nắm tay của ta, hai nghĩa giống nhau chăng?
- Bạch Thế Tôn! Vâng giống. Nếu chẳng có con mắt thì chẳng thành sự thấy của con, vậy đem nhãn căn của con so với nắm tay của Như Lai, hai nghĩa giống nhau.
Phật bảo A Nan:
- Ngươi nói giống nhau, nghĩa này chẳng đúng. Tại sao? Như người không có cánh tay thì tuyệt nhiên chẳng có nắm tay, nhưng người không có mắt thì chẳng phải không thấy. Vì sao? Ngươi thử hỏi người mù có thấy gì chăng? Người ấy ắt sẽ trả lời: "Nay trước mắt tôi chỉ thấy tối đen, chẳng còn thấy gì khác". Xét theo nghĩa này thì tiền trần tự tối, sự thấy đâu có giảm bớt!
A Nan nói:
- Những người mù trước mắt chỉ thấy tối đen, sao gọi là thấy?
Phật bảo A Nan:
- Người mù không có mắt, chỉ thấy tối đen, so với người có mắt ở trong phòng tối, cũng chỉ thấy tối đen, hai thứ tối đen ấy có khác hay chẳng khác?
- Bạch Thế Tôn! Thật chẳng có khác.
- A Nan, nếu người không có mắt, thấy toàn tối đen, bỗng được mắt sáng, liền thấy các sắc tướng trước mắt, gọi là "mắt thấy", người ở trong phòng tối cũng toàn thấy tối đen, bỗng được đèn sáng, cũng thấy các sắc tướng trước mắt, thì phải gọi là "đèn thấy". Nếu đèn có thấy thì chẳng được gọi là đèn, lại đèn thấy thì có dính dáng gì đến ngươi? Vậy biết, đèn chỉ có tác dụng hiển hiện sắc tướng, sự thấy là mắt, chẳng phải đèn; mắt chỉ có tác dụng hiển hiện sắc tướng, sự thấy là tâm, chẳng phải mắt.
A Nan và đại chúng dù nghe lời Phật nói vậy, miệng tuy im lặng, nhưng tâm vẫn chưa ngộ, mong được giảng rõ thêm, nên thành tâm chắp tay, đợi Phật dạy bảo.
Bấy giờ, Thế Tôn duỗi cánh tay sáng ngời, mở năm ngón tay, bảo A Nan và đại chúng:
- Lúc ta mới thành đạo nơi Lộc Viên, có nói với năm vị Tỳ Kheo và tứ chúng rằng: Tất cả chúng sanh chẳng thành Bồ-Đề và chứng quả A La Hán, đều tại lầm theo phiền não khách trần. Lúc đó, các ngươi do đâu được khai ngộ, nay chứng thánh quả?
Khi ấy, Kiều Trần Như đứng dậy bạch Phật:
- Con là bậc trưởng lão trong chúng được gọi là hiểu rộng biết nhiều, vì ngộ hai chữ Khách Trần nên được chứng quả. Thế Tôn, ví như người đi đường vào nghỉ ở khách sạn, ăn ngủ xong rồi lên đường đi tiếp, chẳng thể ở lại, còn người chủ thì cư trú tại đó, chẳng cần đi đâu. Vậy chẳng trụ là khách, trụ gọi là chủ, nên lấy sự "chẳng trụ" làm nghĩa chữ Khách.
- Cũng như mưa mới tạnh, ánh sáng mặt trời rọi qua kẽ hở, thấy rõ tướng bụi trần lăng xăng nơi hư không. Trần thì lay động. Hư không tịch nhiên. Vậy tịch lặng gọi là không, lay động gọi là trần, nên lấy sự "lay động" làm nghĩa chữ Trần.
Phật nói:
- Đúng thế!
Tức thời Như Lai ở trong đại chúng co năm ngón tay, nắm rồi lại mở, mở rồi lại nắm, hỏi A Nan:
- Nay ngươi thấy gì?
A Nan đáp:
- Con thấy bàn tay của Như Lai lúc mở lúc nắm.
Phật bảo A Nan:
- Ngươi thấy tay ta mở nắm, là tay ta có mở có nắm, hay cái thấy của ngươi có mở có nắm?
A Nan đáp:
- Bàn tay của Như Lai tự mở nắm, chứ chẳng phải tánh thấy của con có mở nắm.
Phật hỏi:
- Cái nào động, cái nào tịnh?
A Nan đáp:
- Tay Phật chẳng trụ, tánh thấy của con tịnh còn chẳng có, làm sao có động! (Bản kiến bất nhị, động tịnh đều chẳng nhiễm).
Phật nói:
- Đúng thế!
Liền đó, Như Lai từ trong bàn tay phóng ra một tia hào quang rọi bên phải A Nan. A Nan liền quay đầu nhìn bên phải, Phật lại phóng một tia hào quang rọi bên trái A Nan, A Nan lại quay đầu nhìn bên trái, Phật bảo A Nan:
- Đầu ngươi vì sao lại lay động?
A Nan đáp:
- Con thấy Như Lai phóng hào quang đến hai bên cạnh con, nên theo đó nhìn qua nhìn lại, đầu tự lay động.
- A Nan, ngươi nhìn theo hào quang lay động là đầu ngươi động hay cái thấy động?
- Bạch Thế Tôn! Đầu con tự động, tánh thấy của con ngưng còn chẳng có, nói gì lay động! (Bản kiến không đối đãi, động và chẳng động đều chẳng dính dáng).
Phật nói:
- Đúng thế!
Do đó, Phật bảo đại chúng rằng:
- Nếu chúng sanh cho "lay động" là trần, "chẳng trụ" là khách, các ngươi hãy xem, như A Nan đầu tự lay động mà tánh thấy chẳng động; lại tay ta tự mở nắm mà tánh thấy chẳng mở nắm. Vậy sao các ngươi hiện nay lại cho động là thân, cho động là cảnh, từ đầu đến cuối niệm niệm sanh diệt, lạc mất chơn tánh, hành theo điên đảo. Vì tâm tánh chẳng chơn, nhận vật làm mình, tự trôi lăn theo dòng sanh tử, cam chịu luân hồi.
GHI CHÚ:
(l) Sa Ma Tha: Thiền định cực tịnh đồng như không quán.
(2) Tam Ma Đề: Thiền định phát dụng biến hóa, đồng như giả quán.
(3) Thiền Na: Thiền định tịch diệt, lìa năng sở đối đãi, đồng như trung đạo quán.
(4) Bản thức: Bản tâm, bản kiến, bản văn, bản giác, bản tri đều là biệt danh của tự tánh.
(5) Theo đúng pháp môn thực hành, có tu có chứng, mới được gọi là tu hành.
(HẾT QUYỂN MỘT)