Sunday, July 4, 2021

BÁT ĐỨC - Hiếu - Đễ - Lễ - Nghĩa - Trung - Tín - Liêm - Sỉ - Tam Cương - Ngũ Thường - Tứ duy - Bát đức - Hoà Bình

Hello everyone!

Welcome to our webpage

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not very exactly because of the automatic machine limitation).

BÁT ĐỨC là gì ?

Free distribution. 

BÁT ĐỨC là gì ?

Tại sao các cụ nói câu: Sống có ĐỨC, mặc sức mà ăn ???

Hiếu, Đễ, Lễ, Nghĩa,Trung, Tín, Liêm, Sỉtám đức tính căn bản để làm người.
1.Hiếu: tức là hiếu thảo. Hiếu thảo với phụ mẫu là điều căn bản làm con. Hiếu thảo nghĩa là báo đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ, hiếu thảo cũng có nghĩa là biết vâng lời cha mẹ chỉ dạy.
2.Đễ: tức là kính trọng. Kính trọng người lớn hơn mình vì mình làm em nên có bổn phận phải kính trọng huynh đệ tỷ muội mình.
3.Trung: tức là trung thành. Hết lòng trung thành với tổ quốc của mình, đó là trách nhiệm của người công dân, có tận trung thì mình mới báo đền được công ơn của đất nước.
4.Tín: tức là nhiệm. Ðối với bạn bè phải có tín nhiệm, hứa với bạn chuyện gì thì phải làm chuyện đó, không thể thất tín, sai hẹn.
5.Lễ: tức là lễ phép. Ðối với người, mình phải có lễ phép, phải hết sức khiêm nhường. Cho nên các bạn nhỏ, khi gặp các sư phụ thì phải biết chào hỏi, về nhà gặp phụ huynh phải biết lễ phép.
6.Nghĩa : tức là nghĩa khí. Thấy điều gì có nghĩa thì phải dũng cảm mà làm. Khi thấy ai gặp tai nạn thì mình phải tận lực giúp đỡ, giải quyết vấn đề giúp họ. Với bằng hữu thì mình phải có đạo nghĩa ; 
7.Liêm : tức là liêm khìết. Người liêm khiết thì bất luận gặp hoàn cảnh nào cũng không động lòng tham cầu, cũng chẳng muốn hưởng tiện nghi. Hơn nữa mình phải có tinh thần chí công vô tư, và biết quên mình mà làm chuyện ích chung.
8.Sỉ : tức là hổ thẹn. Gặp chuyện gì không hợp đạo lý, đi ngược lại với lương tâm của mình thì tuyệt đối chẳng làm. 
-----------------------------
Một người có thể giữ vững được tín thì đúng là chính nhân quân tử.
Tứ duy bát đức
Tứ duy là bốn cơ sở chính yếu: Lễ (lễ độ, khiêm tốm), nghĩa (chính nghĩa, con người mà có lòng biết ơn thì chính là có nghĩa), liêm (liêm khiết, trong sạch, không tham thì chính là liêm), sỉ (xấu hổ mà cải sửa bản thân chính là sỉ).
Bát đức là: Hiếu (hiếu thuận, hiếu thảo), đễ (kính nhường), trung (trung thành), tín , lễ, nghĩa, liêm, sỉ.
Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bản tính tiên thiên tốt đẹp của con người, được gọi là đức tính.
Luân lý đạo đức cũng được gọi là đạo đức làm người. Con người có thể tuân thủ đạo đức, luân lý làm người thì chính là đang đi trên con đường đại đạo của bậc thánh hiền.
------------------             
Luân lý đạo đức là cái gốc làm người
Ngũ Luân
Tam Cương
Ngũ Thường
Luân lý đạo đức vốn có nguồn gốc từ thời Tam Hoàng, thủy tổ. Nó là nguyên tắc chỉ đạo trong việc trị quốc bình thiên hạ. Khi người ta hiểu và hành theo thì mới có thể chu toàn được đạo làm người mà đạt được thánh đạo. Trong xã hội hiện đại ngày nay sở dĩ xuất hiện một số loạn bậy chính là bởi vì người ta bỏ qua giáo dục luân lý đạo đức truyền thống.
Người xưa có câu: “Thiên hữu đạo, tắc nhật nguyệt thanh minh. Nhân hữu đạo, tự nhiên xã hội an trữ” (Tạm dịch: Trời có đạo, thì nhật nguyệt rõ ràng. Người có đạo thì xã hội tất sẽ bình an). Chỉ có người người đều tuân theo sự chỉ dạy của bậc thánh nhân xưa, khôi phục lại bản tính lương thiện thì thiên hạ mới có thể thực sự thống nhất, nhân loại mới thực sự hòa ái, bình an.
Ngũ luân
Luân lý đạo đức chính là cái gốc của con người, là đạo đức căn bản nhất của làm người. Có thể thủ vững đạo làm người thì mới là người quân tử. Không khuyết thiếu đạo làm người thì chính là người lương thiện. Đạo đức là cái gốc của con người và cũng là đạo lý đúng đắn mà người người đều nên tuân theo.
Trong đối nhân xử thế có ngũ luân: Giữa vua tôi, quân thần là có nghĩa. Giữa phụ tử cha con là có gần gũi thân thiết. Giữa vợ chồng là có phân biệt. Giữa lớn bé là có thứ tự. Giữa bạn bè là có thành tín.
Quân thần có nghĩa: Đối với bậc trên như vua, tướng lĩnh (quân) là phải dùng lễ để đối nhân xử thế. Đối với người bên dưới (thần) phải lấy trung thành, kính trọng để đối xử. Bậc quân vương thì nhân ái mà bậc tôi thần thì trung thành, như vậy tắc thì quân sẽ an tâm mà thần sẽ vui mừng.
Phụ - tử có thân: Khi cha mẹ dạy dỗ, giáo hóa con cái phải dùng nhân từ. Con cái phụng dưỡng cha mẹ phải hiếu thuận cung kính. Phụ hiền tử hiếu, tắc thì Phụ - tử sẽ thân thiết gần gũi.
Vợ chồng có phân biệt: Chồng kính trọng yêu thương vợ hiền, vợ kính trọng yêu thương chồng. Hai vợ chồng tương kính như tân (kính trọng nhau như khách). Trong gia đình mọi việc đều bàn bạc cùng nhau mà làm. Có như thế, gia đình mới hưng thịnh, tự nhiên cũng sẽ hòa thuận cùng nhau đến đầu bạc răng long.
Lớn bé có thứ tự: Kính trọng người lớn, yêu mến người trẻ. Người lớn phải cố gắng tận sức giáo dục trẻ, người trẻ phải cung kính người lớn tuổi. Nếu lớn bé đều thủ vững được đạo lý này thì “tam cương, ngũ thường” sẽ không loạn, tức thì sẽ hòa hợp êm ấm.
Bạn bè có thành tín: Giữa bạn bè phải lấy tín nghĩa mà kết giao, bất luận là giàu có hay nghèo hèn đều phải bình đẳng. Biết việc thiện thì hết lòng trợ giúp, biết việc ác thì phải khuyên can. Người quân tử kết giao bạn bè đạm bạc như nước nhưng khi gặp việc thì tận tâm tận sức trợ giúp.
Tam Cương
Tam cương là đạo giữa quân – thần, vợ – chồng và phụ - tử.
Quân – Thần: Đối với người bề trên (người lãnh đạo) phải trở thành tấm gương tốt đẹp, không vì tình mà thiên vị, bảo vệ cấp dưới. Nếu người cấp dưới có sai sót thì người lãnh đạo phải khiêm tốn chỉ bảo, khuyên can. Thân là người cấp dưới phải phục tùng cấp trên, có sai lầm phải mau chóng sửa chữa. Như thế mới phù hợp với đạo quân – thần.
Vợ – chồng: Người chồng phải là tấm gương về đạo đức, người vợ phải trợ giúp người chồng thành người tài đức. Hai vợ chồng phải cùng tận sức hiếu đạo cha mẹ, giáo dưỡng con cái, có việc thì phải cùng nhau bàn bạc, nếu làm được như vậy thì gia đình mới đầm ấm hạnh phúc. Vợ chồng nếu có thể thường xuyên sẵn lòng tiếp thu ý kiến của đối phương, suy nghĩ nhiều hơn cho đối phương, đồng thời yêu thương lẫn nhau, thông cảm cho nhau thì gia đình sẽ tốt lành hòa thuận.
Mạnh Quang và Lương Hồng “tương kính như tân”, dùng lễ để đối đãi với nhau. 
Phụ - tử: Phụ phải là tấm gương tốt cho con thì con sẽ tự nhiên hiểu rõ hiếu kính. Nếu Phụ có chút sai sót phải khiêm tốn nghe lời giãi bày của tử. Làm con phải nghe lời dạy của người lớn, nếu có sai lầm phải biết tiếp nhận lời khuyên của bề trên.
Ngũ Thường
Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Nhân: Nhân ái, nhân từ tức là lương tâm, lương tâm chính là thiên lý chính đạo. Người có tấm lòng nhân từ, nhân ái chính là lòng dạ của bậc thánh nhân. Chúng sinh vốn là một gốc mà thành, cũng là anh em, chị em cho nên phải dùng từ bi mà đối đãi.
Nghĩa: Có nghĩa là phù hợp đạo nghĩa, thực hiện nghĩa vụ, có ơn thì báo ơn, gặp việc thiện thì phải làm, không hổ thẹn với lương tâm.
Lễ: Biểu đạt tâm chân thành, cung kính, bản thân phải khiêm tốn mà đối với người phải kính trọng. Lễ tiết là quy phạm giữa người với người. Người coi trọng lễ tiết, nhất định có thể rời xa hết thảy dâm loạn.
Trí: Bản tính không ác, gặp việc thiện phải làm, có sai phải sửa, học tập bậc thánh hiền, tế thế cứu nhân.
Tín: Làm người, lời nói và việc làm phải có tín, thành thật không lừa gạt người, lấy tu đạo làm thước đo. Một người có thể giữ vững được tín thì đúng là chính nhân quân tử.
------------------             

Luân lý đạo đức vốn có nguồn gốc từ thời Tam Hoàng, thủy tổ của Trung Hoa. Nó là nguyên tắc chỉ đạo trong việc trị quốc bình thiên hạ. Khi người ta hiểu và hành theo thì mới có thể chu toàn được đạo làm người mà đạt được thánh đạo. Trong xã hội hiện đại ngày nay sở dĩ xuất hiện một số loạn bậy chính là bởi vì người ta bỏ qua giáo dục luân lý đạo đức truyền thống.
Người xưa có câu:Thiên hữu đạo, tắc nhật nguyệt thanh minh. Nhân hữu đạo, tự nhiên xã hội an trữ” (Tạm dịch: Trời có đạo, thì nhật nguyệt rõ ràng. Người có đạo thì xã hội tất sẽ bình an). Chỉ có người người đều tuân theo sự chỉ dạy của bậc thánh nhân xưa, khôi phục lại bản tính lương thiện thì thiên hạ mới có thể thực sự thống nhất, nhân loại mới thực sự hòa ái, bình an.
Ngũ luân
Luân lý đạo đức chính là cái gốc của con người, là đạo đức căn bản nhất của làm người. Có thể thủ vững đạo làm người thì mới là người quân tử. Không khuyết thiếu đạo làm người thì chính là người lương thiện. Đạo đức là cái gốc của con người và cũng là đạo lý đúng đắn mà người người đều nên tuân theo.
Trong đối nhân xử thế có ngũ luân: Giữa vua tôi, quân thần là có nghĩa. Giữa phụ tử cha con là có gần gũi thân thiết. Giữa vợ chồng là có phân biệt. Giữa lớn bé là có thứ tự. Giữa bạn bè là có thành tín.

Quân thần có nghĩa, QUÂN THẦN (thankfully aiding gratitude support) HỮU NGHĨA; Đối với bậc trên như vua, tướng lĩnh (quân) là phải dùng lễ để đối nhân xử thế. Đối với người bên dưới (thần) phải lấy trung thành, kính trọng để đối xử. Bậc quân vương thì nhân ái mà bậc tôi thần thì trung thành, như vậy tắc thì quân sẽ an tâm mà thần sẽ vui mừng.
Cha mẹ con có thân, PHỤ (parents - children 's Love) TỬ HỮU THÂN (Love); Khi cha mẹ dạy dỗ, giáo hóa con cái phải dùng nhân từ. Con cái phụng dưỡng cha mẹ phải hiếu thuận cung kính. Cha hiền con hiếu, tắc thì cha mẹ con sẽ thân thiết gần gũi.
Vợ chồng có phân biệt: Chồng kính trọng yêu thương vợ hiền, vợ kính trọng yêu thương chồng. Hai vợ chồng tương kính như tân (kính trọng nhau như khách). Trong gia đình mọi việc đều bàn bạc cùng nhau mà làm. Có như thế, gia đình mới hưng thịnh, tự nhiên cũng sẽ hòa thuận cùng nhau đến đầu bạc răng long.
Lớn bé có thứ tự (Trưởng Ấu Hữu Tự _ Family- ship Older to Younger Responsibility Order): Kính trọng người lớn, yêu mến người trẻ. Người lớn phải cố gắng tận sức giáo dục trẻ, người trẻ phải cung kính người lớn tuổi. Nếu lớn bé đều thủ vững được đạo lý này thì “tam cương, ngũ thường” sẽ không loạn, tức thì sẽ hòa hợp êm ấm.
Bạn bè có thành tín (Bằng hữu hữu tín _  Frendship sincerely reliable regards): Giữa bạn bè phải lấy tín nghĩa mà kết giao, bất luận là giàu có hay nghèo hèn đều phải bình đẳng. Biết việc thiện thì hết lòng trợ giúp, biết việc ác thì phải khuyên can. Người quân tử kết giao bạn bè đạm bạc như nước nhưng khi gặp việc thì tận tâm tận sức trợ giúp.
Tam Cương: 
Tam cương là đạo giữa quân – thần, vợ – chồng và cha mẹ (parents) - con (children).
Quân – Thần: QUÂN THẦN HỮU NGHĨA (General Official Respective Thankfully Gratitude Orders), đối với người bề trên (người lãnh đạo) phải trở thành tấm gương tốt đẹp, không vì tình mà thiên vị, bảo vệ cấp dưới. Nếu người cấp dưới có sai sót thì người lãnh đạo phải khiêm tốn chỉ bảo, khuyên can. Thân là người cấp dưới phải phục tùng cấp trên, có sai lầm phải mau chóng sửa chữa. Như thế mới phù hợp với đạo quân – thần.
Vợ – chồng (Parents): PHU PHỤ (Parents) HỮU BIỆT (Partners Ship); Người chồng phải là tấm gương về đạo đức, người vợ phải trợ giúp người chồng thành người tài đức. Hai vợ chồng phải cùng tận sức hiếu đạo cha mẹ, giáo dưỡng con cái, có việc thì phải cùng nhau bàn bạc, nếu làm được như vậy thì gia đình mới đầm ấm hạnh phúc. Vợ chồng nếu có thể thường xuyên sẵn lòng tiếp thu ý kiến của đối phương, suy nghĩ nhiều hơn cho đối phương, đồng thời yêu thương lẫn nhau, thông cảm cho nhau thì gia đình sẽ tốt lành hòa thuận.
Mạnh Quang và Lương Hồng “tương kính như tân”, dùng lễ để đối đãi với nhau. 
Phụ - tử: PHỤ (patriot - parents - children) TỬ HỮU THÂN (LOVE), Phụ phải là tấm gương tốt cho con thì con sẽ tự nhiên hiểu rõ hiếu kính. Nếu Phụ có chút sai sót phải khiêm tốn nghe lời giãi bày của tử. Làm con phải nghe lời dạy của người lớn, nếu có sai lầm phải biết tiếp nhận lời khuyên của bề trên.

Ngũ Thường
Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Nhân (Generous compassionately charity Love): Nhân ái, nhân từ tức là lương tâm, lương tâm chính là thiên lý chính đạo. Người có tấm lòng nhân từ, nhân ái chính là lòng dạ của bậc thánh nhân. Chúng sinh vốn là một gốc mà thành, cũng là anh em, chị em cho nên phải dùng từ bi mà đối đãi.
Nghĩa (Gratitude Thankfully Boon): Có nghĩa là phù hợp đạo nghĩa, thực hiện nghĩa vụ, có ơn thì báo ơn, gặp việc thiện thì phải làm, không hổ thẹn với lương tâm.
Lễ (Gently Politeness Respective Mildly Behavior): Biểu đạt tâm chân thành, cung kính, bản thân phải khiêm tốn mà đối với người phải kính trọng. Lễ tiết là quy phạm giữa người với người. Người coi trọng lễ tiết, nhất định có thể rời xa hết thảy dâm loạn.
Trí (Durable Steadily Wised Wisdom Intelligent Smart): Bản tính không ác, gặp việc thiện phải làm, có sai phải sửa, học tập bậc thánh hiền, tế thế cứu nhân.
Tín (Sincerely Truthfully Faithful Reliable Believable Regards): Làm người, lời nói và việc làm phải có tín, thành thật không lừa gạt người, lấy tu đạo làm thước đo. Một người có thể giữ vững được tín thì đúng là chính nhân quân tử.

Tứ duy - bát đức
Tứ duy: là bốn cơ sở chính yếu: 
Lễ (Gentle, Respect, Polite; lễ độ, khiêm tốn), 
nghĩa (Gratitude, thankful, helpful, chính nghĩa, con người mà có lòng biết ơn thì chính là có nghĩa), 
liêm (moral, virtue, purely, innocent, liêm khiết, trong sạch, không tham thì chính là liêm), 
sỉ (good moral scholar aristocrat, xấu hổ mà cải sửa bản thân chính là sỉ).

Bát đức là: 
Hiếu (filial piety thankful gratitude, hiếu thuận, hiếu thảo), 
đễ (nice helpful aiding supporting boon savior offer, kính nhường), 
trung (steadily forever unchanging constantly true faith, trung thành), 
tín (sincere, regards, believable, reliable, confidence, believe in real faith, faithful), 
lễ (gentle, polite, respective, respective), 
nghĩa (gratitude, thankful, helpful, saving, rescueing), 
liêm (pure innocently moral virtue), 
sỉ (intelligent wise scholar aristocrat).
Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bản tính tiên thiên tốt đẹp của con người, được gọi là đức tính.
Luân lý đạo đức cũng được gọi là đạo đức làm người. Con người có thể tuân thủ đạo đức, luân lý làm người thì chính là đang đi trên con đường đại đạo của bậc Thánh hiền.
-------

Hoà: Peace, không nóng giận, thân thiện vui vẻ, dể thương, dể chịu, hoà thuận, dể mến. 
Bình: Calm, Steady, non-vibrate, stability; không dao động, không cầu kỳ, kiểu cách, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thăng trầm của cuộc sống. 


















Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

PHƯƠNG HƯỚNG TU HÀNH

PHƯƠNG HƯỚNG TU HÀNH

PHUONG HUONG TU HANH

Hello everyone!

Welcome to our webpage

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not very exactly because of the automatic machine limitation).


PHƯƠNG HƯỚNG TU HÀNH
(Tế Công Hoạt Phật từ bi)
Các con nhận thấy tu hành là như thế nào? Không gì khác ngoài cái tâm, tâm thì được phân thành nhiều loại, về tâm tính, về tâm linh, quan niệm hành vi, mỗi người đều không thể qua loa được, có quan niệm chính xác hay không? Đắc đạo không phải là tu đạo, tự hỏi mình xem? Tu hành con đã thể ngộ được gì? Thể ngộ không phải là nghe người ta giảng, mà là ở chỗ con đã ngộ được điều gì? Nói về hồi tâm chuyển ý, mỗi ngày có nghĩ đến không? Giống như vẽ tranh, phải có phác họa, như vậy mới vẽ được một bức tranh đẹp, như vậy các con mới sáng tạo được thánh nghiệp tươi đẹp, chứ không phải tu hành một cách mù quáng, nhiều lúc bản thân không biết mình đang làm gì?
Tu là tu cái gì? Tu là hành cái gì? Phân tích ra mà nói, tu là sữa những tập tính thói xấu không tốt; hành là hành đoan chánh ngay thẳng, hành ra phương hướng có chính xác hay không? Như vậy đường đi mới có phương hướng.
Mỗi người trong quá trình tu hành, gặp phải rất nhiều khảo nghiệm, chướng ngại, khó khăn, nhưng hãy nghĩ kỹ xem, đều đến từ những điều không viên mãn của nhiều kiếp, kiếp này phải vượt qua, phải hóa giải.
Có nghĩ qua con đến đây làm gì không? Kiếp này để làm gì? Mỗi một người đều có tố chất của họ, không nên xem thường bất cứ người nào, thân là người đều có hành vi tu sữa của bản thân họ, nếu không thì sẽ không có thân người này, lục đạo chúng sanh khó được thân người, là người ứng vận thời kỳ Bạch Dương, đều có nhân duyên của bản thân, đều có pháp tu của bản thân mà họ phải thực hiện, đây là chương trình học, chương trình học này có viên mãn hay không? Thì phải xem mỗi một chúng sanh tu như thế nào? Phải hiểu những lời Thầy nói ở đây, đêm khuya phải suy nghĩ lấy, trong lúc bận rộn tu hành, đôi khi tịnh xuống, lắng đọng tâm linh lại, mình hôm nay có chỗ nào làm không tốt? Như vậy con sẽ tốt đẹp hơn mỗi ngày, tiến bộ hơn mỗi năm, tâm tính mới được nâng cao.
Đạo trường bây giờ không giống như xưa, chất lượng cuộc sống được nâng cao, quan niệm cũng khác nhau, ngày xưa thì chất phác hơn, rất nhiều trò từ môi trường làm việc mà tiến vào đạo trường, thánh nghiệp cũng là trách nhiệm của con đường thánh hiền, khi hợp nhất lại, môi trường làm việc cũng có thể độ người.
Đạo lý làm người thật ra rất áo diệu, một lúc nói không hết, vẫn là ở sự thể ngộ của mỗi trò, của mình vẫn là của mình, không thể cho các con cũng như không thể lấy đi được. Cuộc đời do mình tạo ra, nghĩ lại xem lúc còn trẻ, đã làm sai việc gì? Đã lãng phí thời gian tốt đẹp, cũng may là đã tìm được con đường về nhà.
Tặng một câu nói cho mỗi trò: "Tất cả đều không mang đi được, chỉ có nghiệp tùy thân." Hành công lập đức là gốc của tu hành, đề thăng bản thân để chiếu sáng người khác, mới không uổng phí đến với kiếp này, nắm bắt hiện tại sáng tạo thánh nghiệp của bản thân, đừng nghĩ người khác giúp gì mình? Hỏi bản thân: "Con có thể giúp gì cho người khác? Con có thể làm gì cho chúng sanh?" Còn bao nhiêu chúng sanh chưa gặp được đại đạo? Chưa cầu được chân lý? Đây mới là trọng điểm, đắc được đạo có thể ngộ được tôn quý của đạo hay không?



















Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

CƠ CHẾ KHOA HỌC CỦA BÀI KỆ DIỆT TRỪ DỊCH BỆNH

CƠ CHẾ KHOA HỌC CỦA BÀI KỆ DIỆT TRỪ DỊCH BỆNH


Hello everyone!

Welcome to our webpage

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not very exactly because of the automatic machine limitation).

CƠ CHẾ KHOA HỌC CỦA BÀI KỆ DIỆT TRỪ DỊCH BỆNH
    Có lần ở xứ Vesali bị dịch bệnh bùng phát, người chết tràn lan. Phật đã dạy một bài Kệ tụng cho dân chúng. Nhờ tụng bài Kệ này mà dịch bệnh bị đẩy lùi biến mất. Thế cơ chế khoa học của bài kệ tụng này là gì mà có thể xóa hết dịch bệnh?
     Có những nơi bị ruồi sinh sản tràn ngập, tấn công, bay bám vào thức ăn, bay bám vào người cực kỳ khó chịu. Muốn diệt ruồi, chẳng ai ngu dại đem tên lửa đại bác mà bắn chúng. Chúng có kích thước nhỏ, di chuyển cơ động, dùng vũ khí to lớn không thích hợp... Muốn diệt ruồi cần có những phương pháp thích hợp hơn, tinh tế hơn, thông minh hơn, phù hợp hơn.
     Virus cũng vậy, kích thước nhỏ quá, xâm nhập khéo léo quá, tự phân bào sinh sôi thông minh quá ... Phải tự làm tăng sức đề kháng của cơ thể, để cơ thể tự chiến đấu chống lại virus.
☆ Có một cơ chế khác nữa để tiêu diệt virus độc hại, đó là : " Tần số sóng não, rất nhỏ nhiệm, rất hiệu quả. Khi não phát ra những tần số tích cực thì virus với kích thước nhỏ xíu ở cấp độ phân tử bị tổn hại suy yếu".
● Nếu não tiếp tục phát ra những ý nghĩ tiêu cực, sợ chết, ích kỷ, vơ vét, độc ác, thì virus được tăng thêm sức mạnh để sinh sôi nảy nở.
● Nếu não phát ra những ý nghĩ thiện lành tích cực, yêu thương, tử tế, vị tha, thì virus dịch bệnh bị suy yếu rồi tan biến.
=》Nếu mỗi ngày ta ngồi yên, nguyện lòng yêu thương tất cả, cầu nguyện cho thế giới hòa bình đạo đức, cầu nguyện cho mọi người, mọi loài yêu mến nhau, khởi lòng tôn kính các bậc Thánh siêu phàm, thì sóng não này sẽ gây ra một hiệu ứng bất lợi cho virus trong cơ thể, khiến cho virus bị suy yếu rồi biến mất.
 Đây chính là cơ chế khoa học của bài Kệ tụng mà Đức Phật đã dùng để diệt trừ dịch bệnh cho xứ Vesali ngày xưa.
● Nguồn : Thiền Tôn Phật Quang.
=========================

Lâu Gia Vịnh đạo trưởng diễn giảng {{ Khâu Tổ Sám Hối Văn}}
Khâu Tổ Sám Hối Văn

Kinh công hạo lực bất tư nghị
Hồi hướng thập phương chư Thánh chúng
Nguyện kiến chân tâm cầu sám hối
Hà sa tội chướng tiêu tai trừ
Sám hối chúng đẳng
Tự tùng nẵng kiếp nãi chí kim sinh
Giả hỏa phong địa thủy đi thành hình
Luyến hương vị sắc sinh nhi xúc pháp
Tham sân tật đố, ác khẩu vọng ngôn
Sát đạo tà dâm, tư tình túng dục
Nghịch nhục phụ mẫu, bội phụ quân sư
Bất kính thiên địa thần chi
Ha phong mạ vũ
Bất tín tội phúc nhân quả
Muội lí khi tâm
Toại trí báo đối thăng trầm
Luân hồi triển chuyển
Thọ chư khổ não
Vô hữu hưu đình
Giai do nhất niệm chi sai
Chướng mê tự tỉnh
Vọng nhận lục trần chi huyễn
Trầm nịch ái hà
Kim nhi kí hoạch nhân thân
Thao thân chính giáo
Khởi phi thiên sinh khánh hạnh
Nhất đán tao phùng tự hợp tỉnh tâm
Tảo cầu độ thế
Nhược phù tự tiền lưu đãng, tất cánh mê thất bản lai
Nhất đọa minh đồ
Hóa vi di loại
Thị cố, tư trầm luân khổ phát thanh tịnh tâm
Quy phụng thánh chân
Đặc cầu sám hối
Kí lân ngu muội
Nguyên xá tội khiên
Giả thích báo oan
Quyên tiêu ma chướng
Sở kí mệnh phùng xương vận
Danh chú đan dài
Tế ngộ chân sư
Thân văn chí đạo
Tinh tu diệu hạnh
Tăng trưởng thiện nha
Tẫn tiết huyền môn
Di thần chân cảnh
Tha nhật vận ứng diệt độ
Tự tính bất trí hôn mê
Kính sinh thập thiện chi gia
Năng thông túc mệnh
Hoàn chứng thượng thừa chi đạo
Thừa thị hư hoàng thượng

Nguyện quốc thái dân phong, thời hòa tuế nhẫm
Nguyện chân phong phi điên, đạo hóa hưng hành
Nguyện hung ác hóa hiền, tà ma quy chính
Nguyện binh hình võng trách, linh ngữ không nhàn
Nguyện trầm trệ thăng thiên, oan thù hóa thích
Nguyện tham huyền học giả ngộ đạo thành chân
Nguyện lịch kiếp tông thân câu giai siêu độ
Nguyện lịch thế sư hữu đồng đăng chân thường
Nguyện sở hữu quyến duyên tăng sùng phúc huệ
Nguyện sở thương vật mệnh tảo sinh nhân thiên
Nguyện tuyệt thực tửu huân bất tương sát hại
Nguyện trì thân đoan chánh bất lí tà dâm
Nguyện ất phá san tham tất trừ hiểm tuấn
Nguyện ngôn vô cuống vọng, hành quý chân thành
Nguyện nhược kỉ nhiêu nhân tiềm nhẫn phẫn nộ
Nguyện từ tâm hạ khí cung kính nhất thiết
Nguyện bất đọa biên di bất tùy tà kiến
Nguyện kết giao tiên hữu thê tập thanh hư
Nguyện trí tuệ khai minh thần thông khôi khuếch
Nguyện quảng hành phương tiên phổ tế độ quần sinh
Nguyện vĩnh đoạn chấp mê hàm quy chí đạo
Trầm kiếp hữu tận, ngã nguyện vô cùng (3 lần)

Đoan vọng

Đế chân khúc thủy tế độ, quy mệnh lễ tạ
Vô thượng hư hoành chí chân tam bảo

Nhất giả nhất nhân hữu khánh
Nhị giả nhị cảnh tề minh
Tam giả tam nông lạc nghiệp
Tứ giả tứ tự hòa bình
Ngũ giả ngũ từ củng cố
Lục giả lục hợp trừng thanh
Thất giả thất tinh lâm chiếu
Bát giả bát tiết an ninh
Cửu giả cửu tuyền khai thái
Thập giả thập loại sinh thành
Thập nhất giả phúc lưu thiện tín
Thập nhị giả đại đạo hưng hành

Nhất thiết thần quang phổ chiếu
Nhất thiết chúng Thánh lưu ân
Nhất thiết hữu tình lại thiện
Nhất thiết chính quả thành chân

Phổ thiên quân lạc
Tứ hải đồng xuân
Văn kinh ngộ đạo- Tội diệt phúc sinh (3 lần)


You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more. 
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.



or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Please click this link to see more. 
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.



ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3: 
Please click this link to see more. 
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn


or: 
Trang Web Site 4: 
You can also find us at Web Site #4
Please click this link to see more. 
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.

or: 
Trang Web Site 5: 
You can also find us at Web Site #5: 
Please click this link to see more. 
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.

















Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

LỤC ĐẠO LUÂN HỒI





Hello everyone!

Welcome to our webpage

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not exactly because of the automatic machine limitation).

LỤC ĐẠO LUÂN HỒI 


LỤC ĐẠO LUÂN HỒI 
*********************
I. Định nghĩa: 
1) Vì sao gọi là “lục đạo”: Lục là sáu; đạo là con đường đi. Đó là: Thiên đạo, Nhân đạo, Atula đạo, Súc sinh đạo, Ngạ quỷ đạo, Địa ngục đạo. 
2) Vì sao gọi là “luân hồi”: Luân là bánh xe, khi bánh xe di chuyển được một vòng gọi là một hồi. Nếu luân chuyển mãi thì tuần-hoàn bất tức, đi rồi trở lại. Trời đất cũng như một bánh xe, thiên-địa vận chuyển mà sinh bốn mùa. Xuân đi Hạ sang, Thu qua Đông đến. Xuân đi rồi xuân đến, đó là luân-hồi của một năm. Mặt trời là một bánh xe, mặt trăng cũng là một bánh xe, Nhật nguyệt vận chuyển nên ngày đêm tuần-hoàn, đó là luân-hồi của một ngày. Thiên địa, nhật nguyệt là trung tâm điểm của luân-hồi. Âm cực thì sinh dương, dương thịnh thì sinh âm. Phàm vật hễ nằm trong vòng âm dương của Thiên-địa nhật-nguyệt đều ở trong vòng luân-hồi. Loài người chịu chánh-khí của Thiên-địa mà thành hình, cho nên không một giờ khắc nào rời khỏi Thiên-địa nhật-nguyệt, chẳng phải đã ở trong vòng luân-hồi hay sao? Mặt trời mọc lúc ban ngày, thuộc dương, nhân-loại làm việc vào ban ngày. Mặt trăng mọc lúc tối, thuộc âm chủ tĩnh, nên mọi người đều nghỉ vào lúc đêm. Mọi vật trên thế-gian đều nằm trong vòng luân-hồi, nên có sống sẽ có chết, có phú sẽ có bần, có thọ tất có yểu. Đó là sự đối-đãi của âm-dương. Từ cổ chí kim, dù anh-hùng hào-kiệt cũng không thoát khỏi được mê hồn trận này, sống đi chết lại, thay mặt đổi tên mà không hay. Người có trí-tuệ cao minh, hiểu được sinh-tử vô thường, phải tìm đường tu hành để thoát khỏi mê hồn trận này.
.............................................
II. Giới thiệu sơ lược về lục đạo: 
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận: Thế Tôn nói: Hết thảy chúng sanh từ vô thỉ đến nay gây tạo nhiều việc điên đảo, niệm niệm không lành, vùi lấp chơn tánh, tham luyến trần duyên mãi mãi, bởi tham, sân, si tạo các tội lỗi không lường không ngăn như là sát sanh, trộm cướp, tà dâm, v.v… đến khi luân hồi bẩm thụ thân hình đều khác. Nay nói sơ qua nghiệp chướng của bốn loại: 
1. Noãn sanh: Là người đời trước vì kế sinh hoạt, tâm hay sắp đặt mưu mô xảo trá lừa gạt người nên đọa làm noãn sanh như các loài chim, v.v… người tham kế cao thì làm chim, thấy người thì bay cao. 
2. Thai sanh: Người này đời trước tham đắm dâm dục nên đọa thai sanh, dê, heo, cùng thú có vú đẻ con như trâu, bò, ngựa, mèo, chó. 
3. Thấp sanh: Người này đời trước tham ăn rượu thịt cho là việc vui chơi hay đánh lộn giữa chợ, loạn tâm điên đảo nên đọa làm thấp sanh là loài cua, tôm, rùa, trạch v.v... 
4. Hóa sanh: Người này đời trước tâm hay dời đổi, ý niệm khác thường, trước mặt nói phải, sau lưng nói quấy, làm nhiều tội ác nên đọa làm hóa sanh như loài ve, bướm, muỗi, ruồi, v.v… 
* Lục đạo: chúng sinh ở đời quá khứ gây nghiệp, sẽ tạo thành trạng thái tồn tại của sinh mệnh khác nhau, trạng thái tồn tại ấy có thể chia ra làm 6 loại như: Trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, gọi là “lục đạo”. 
1) Thiên đạo: Tức Khí Thiên Thần Tiên như: Trung thần – hiếu tử – Liệt nữ – tiết phụ.
                   Khéo tu thập thiện
                   Tạo phước, cúng dường; 
                   Sắc, vô sắc thiền; 
                   Là cõi Chư Thiên.
2) Nhân đạo: Phân làm thượng - trung - hạ 3 bậc: 
• Bậc thượng: Công nhiều tội ít, chuyển thế làm người phú quý. 
• Bậc trung: Công tội ngang nhau, chuyển thế làm người bình dân. 
• Bậc hạ: Công ít tội nhiều, chuyển thế làm người bần tiện cô quả. 
                    Giữ gìn ngũ giới; 
                    Hoặc ít hoặc nhiều; 
                    Sang hèn thọ yểu;
                    Theo nghiệp cảm chiêu.
3) A-tu-la đạo: Tức là người tu hành, chưa trừ diệt lòng sân hận, ghen ghét, tuy có phúc đức, nhưng lại lạc vào ma đạo, làm ma binh ma tướng.
                     Phước báo như trời;
                     Đức lại kém vơi;
                     Sân hận tật đố;
                     Tranh đấu mọi nơi.
4) Súc sinh đạo: Phàm là người nghịch Thiên hoành hành, tội nghiệp nặng nề, thì trụy vào súc sinh Đạo 
                      Ngu si biếng lười; 
                      Dối gạt móc bươi; 
                      Làm thân súc vật; 
                      Đền trả cho người
5) Ngạ quỷ đạo: Phàm người hưởng thụ quá độ, tàn hại Thiên vật thì sẽ trụy vào ngạ quỷ đạo
                      Tham lam bỏn xẻn; 
                      Ích kỷ ghét ganh; 
                      Thấy lợi giành tranh; 
                      Đói khổ hoành hành.
6) Địa ngục đạo: Phàm là người, không lễ kính Thiên Địa Thần Minh, không tin nhân quả báo ứng, tạo ác quá nhiều, thì trụy vào Địa ngục Đạo.
                      Không tin nhân quả; 
                      Độc ác hại nhau; 
                      Chẳng kính tam bảo; 
                      Địa ngục khổ đau.
................................................
III. Kết luận: 
Viện trưởng sư huynh (Trấn Điện Nguyên Soái – đương thời là con của Sư Tôn Thiên Nhiên Cổ Phật) từ huấn: 
             Người có tứ sinh lục Đạo chuyển,
             Duy chỉ Tu Đạo liễu tuần hoàn.

==============












Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

Tu Thiên Đạo Phải Bắt Đầu Từ Nhân Đạo

Tu Thiên Đạo Phải Bắt Đầu Từ Nhân Đạo

Hello everyone!

Welcome to our web page

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not exactly because of the automatic machine limitation).

Tu Thiên Đạo Phải Bắt Đầu Từ Nhân Đạo

Tu Thien Dao Phai Bat Dau Tu Nhan Dao 


I. Lời Nói Đầu
Sống ở đời điều trước tiên là nên hiểu rõ Thiên thời, hiểu rõ bổn phận của chính mình, đứng thẳng mà lập tài năng ở đời. Người hiện nay, không hỏi Thiên thời, một lòng một dạ chắt chiu chủ nghĩa công danh lợi lộc, thử hỏi như vậy XH có yên ổn được chăng? Chỉ lo cho sự yên vui của cá nhân, hướng tâm vào danh lợi, nào nghĩ đến việc tổn hại nhân cách, người tranh ta đoạt, tạo ra nguy cơ hủy diệt của thế giới. Làm cho đời them rối ren xao động. Chúng ta cũng biết, hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển đến cực điểm, đồng thời đã không còn cách cứu vãn, những uy lực đó đủ để làm cho thế giơi bị hủy diệt không còn sót lại tí gì, con người chỉ biết đến lợi nhưng không hề biết đến hại, không biết sinh mạng của sinh linh khắp nơi chỉ trong một sớm một chiều. Hiện nay chính là lúc vạn vật đang bị nguy hiểm bởi nguy cơ bị hủy diệt.
II. Nội Dung
- Mạnh Tử rằng: ‘‘Khi thiên hạ bị chìm đắm thì lấy Đạo lại cứu vớt’’. Chúng ta tuổi tác còn trẻ, lại được hưởng một nền giáo dục cao, thân là một kẻ sĩ, nên biết địa vị của mình trong xã hội, kẻ sĩ đứng đầu trong tầng lớp thứ dân, sĩ khí hưng nước nhà mạnh; sĩ khí suy, nước nhà yếu.
- Tăng Tử rằng: ‘‘Kẻ sĩ không thể không hoằng nghị, trách nhiệm lớn đường đi được xa. Lấy điều nhơn làm trách nhiệm của mình, há chẳng lớn ư? Chết không hối tiếc há chẳng xa ư?
- Khổng Tử rằng: “Kẻ sĩ mà thích nhàn cư, không đủ được gọi là kẻ sĩ.” Chúng ta nay đã cầu Đạo rồi, càng nên gánh lấy trách nhiệm cấp bách cứu đời cứu kiếp, ưu lo cho cái ưu lo của đời, nắm bắt tốt thời vận.Tục ngữ có câu: “Thời loạn tạo Thánh Hiền”. Người có ăn học chí nơi Thánh Hiền, lúc này chính là thời cơ tốt để thành tựu Thánh nghiệp. Quá khứ Thánh Hiền Tiên Phật, đã xả bỏ vinh hoa phú quý, chỉ một lòng một dạ lo cứu đời cứu kiếp, vì vậy chúng sinh đã bày tỏ lòng tưởng nhớ đến ân trạch của các Ngài bằng cách xây cất chùa chiền thành tâm cúng bái kính ngưỡng. Hiện nay người ăn học rất nhiều, nhưng không một ai làm được Thánh nhân, không một ai tưởng nhớ đến họ. Bởi do lúc sinh thời họ chỉ lo cho mỗi thân mình, không hề có chút lợi ích cho đời, vì vậy vô thanh vô xú không chút tiếng tăm, có khác gì loài cỏ loài cây.
- Khổng Tử rằng: “Bậc quân tử sợ sau khi chết đi rồi, sẽ lưu lại danh không tốt”. Mọi sự trên đời không có gì là thật cả, chỉ có điều mà Thánh nhân nói “Tam bất hữu” (lập đức – lập ngôn – lập công) là thật sự có thể lưu lại tiếng thơm muôn đời. Chúng ta không thể chết đi rồi mà chẳng lưu lại chút gì cho đời, vậy nên hãy mau chóng nghiên cứu tham khảo Đạo làm người xử thế.
1. Nói đến Đạo làm người, điều cần nhất là nuôi dưỡng nhân cách kiện toàn đầy đủ
Có nhân cách kiện toàn rồi, thì mới kiện toàn được sự việc, nếu nhân cách không kiện toàn, mọi lúc luôn có nguy cơ thân bại danh liệt. Làm người xử thế việc trước tiên nên làm là đặt trọng căn bản,rồi sau đó mới đạt được sở dụng, nhờ vậy mới trở thành một con người hoàn thiện. Mạnh Tử rằng: “Chữ nhơn này là người vậy, hợp với điều nhơn rồi hẳn nói hẳn làm, được vậy là Đạo vậy”. Chữ nhơn là do hai người hợp lại mà thành:
- Người thật: linh tánh – tam ngũ thành tánh – thể
- Người giả: nhục thể - nhị ngũ thành hình – dụng.
Hợp lại thành một người trọn vẹn, từ chổ này con người được sinh ra, cho nên nói “tánh còn người còn”; hai người phân khai thì “tánh đi người vong”, nếu có thể mượn giả tu chân,đốc soái theo tánh mà hành ra, làm được thì chính là Đạo vậy.
Tư tưởng nhân sinh của Khổng Lão Phu Tử là nhơn Đạo, đây cũng là mục tiêu của các môn đồ Khổng môn nỗ lực thực thi. Trong “Luận Ngữ” có ghi chép lại rất nhiều đoạn hội thoại của các môn đồ:
- Nhan Uyên hỏi về điều nhơn, Khổng Tử đáp rằng: “Khắc kỷ phục lễ gọi là nhơn. Một ngày khắc kỷ phục lễ, thảy thiên hạ há chẳng quy thuận theo điều nhơn chăng?” (Một ngày không phải nói một ngày có 24 tiếng đồng hồ, người người trong thiên hạ rồi sẽ có một ngày tươi sáng chiếu rọi, một ngày là chỉ người người khắp trong thiên hạ). Người người có thể khắc kỷ phục lễ (uốn nắn mình để hành theo điều lễ), thiên hạ tự nhiên sẽ quy về điều nhơn rồi.
- Hàn Trì hỏi về điều nhơn, Khổng Tử lại đáp rằng: “Yêu thương người”. Loại công phu này chính là nền tảng đạo đức nên thực thi rộng khắp. Loại thực thi đạo đức này được bắt gặp nhiều trong Luận ngữ, nay chỉ liệt kê ra vài điều:
1) Phương diện ý chí
Nên kiên cường không đổi, Khổng Tử rằng: “Người có chí nơi Đạo, nên chiếu theo đức mà hành”.
2) Phương diện lý trí
“Cần phải khéo suy ra, cần phải bắt tay vào thực thi. Khổng Tử rằng: “Căn cứ vào một khía cạnh, không cần xét 3 cạnh còn lại, thì sẽ không bị trùng lập”. Lại nói rằng:
- Bác học (học rộng)
- Thẩm vấn (suy xét kỹ)
- Thận tư (nghĩ kỹ)
- Minh biện (phân biệt rõ)
- Đốc hành (dốc sức mà làm)
Chúng ta không được mù quáng mà làm theo, hoặc giả tùy tiện mà hùa theo, Khổng Tử dạy rằng: “Các điều ác nên quán xét kỹ xem có thật là ác chăng? Các điều tốt cũng nên quán xét kỹ xem có thật sự là tốt chăng?”. Vậy nên những lời nói xuyên tạc đồn đại truyền miệng sẽ được ngừng lại nơi người có lý trí.
3) Phương diện tình cảm
Nên yêu thương mọi người.
- Khổng Tử dạy rằng: “Chỉ có người làm đặng điều nhơn, mới có thể yêu thương được người khác”
- Tử Lộ rằng: “Người nhơn là người làm cho người ta biết yêu thương trân trọng chính mình”
- Tử Cống rằng: “Người nhơn thì biết yêu thương người khác”.
- Nhan Uyên rằng: “Người nhơn là người biết tự yêu thương mình”.
Quả thật người biết yêu thương mình thì mới có thể yêu thương được người khác, yêu thương người thì người yêu thương mình vậy. Bậc quân tử ưu lo cho cái ưu lo của người, và vui trên niềm vui của người.
4) Phương diện tu thân:
Cần phải uốn nắn mình theo lễ, luôn biết cung kính lượng xét mà tha thứ.
- Khổng Tử rằng: “Một ngày khắc kỷ phục lễ, thảy thiên hạ há chẳng quy theo điều nhơn chăng?”
- Trọng Cung hỏi về điều nhơn, Khổng Tử đáp rằng: “Ra khỏi cửa, xem mọi người như thấy khách quý, khiến mọi người xung quanh hành nghi cung kính như đang có lễ trọng đại diễn ra, điều mình không muốn chớ bắt người phải chịu”.
- Đại học rằng: “Từ thiên tử cho đến thứ dân, tất cả nên lấy tu thân làm gốc”.
- Mạnh Tử rằng: “Vạn vật đều sẳn có trong ta, xét mình mà thành vậy, niềm vui há chẳng lớn lắm sao, dũng mãnh lượng xét mà tha thứ, một mực theo đuổi điều nhơn, há chẳng gần Đạo lắm sao?”
5) Phương diện cầu học:
Cần phải siêng học, từ học rộng rồi phán xét mình uốn nắn theo điều lễ. Khổng Tử rằng: “Ta không phải là người sinh ra đã biết, nhờ đã yêu thích tìm tòi và học hỏi những học thức của người xưa vậy.”, Ngài lại nói rằng: “Học rồi lại thường đem nó ra mà ôn lại, há chẳng vui lắm sao?” Lại nói rằng: “Học rộng văn chương, ước thúc uốn nắn theo điều lễ”. Nếu chỉ có học rộng mà không uốn nắn theo điều lễ, chẳng khác gì một chú cừu ương ngạnh đang rẽ qua ngõ hẹp.
6) Phương diện kỹ nghệ (nghề nghiệp):
Cần phải phong phú.
- Khổng Tử rằng: “Y theo điều nhơn, dạo lướt trong kỹ nghệ”. Đủ thấy chúng ta cần phải thận trọng lựa chọn nghề nghiệp sao cho hạp với điều nhơn.
- Mạnh Tử rằng: “Kẻ bắn cung cầm gươm đao liệu có được lòng nhơn như người ăn học chăng? Kẻ cầm cung gươm thì lo sợ mình không làm tổn thương được đối phương, còn người ăn học thì lại lo sợ mình làm tổn thương đến đối phương; kẻ tâm địa bất chính cũng vậy, cho nên người có tài năng về nghệ thuật không thể không thận trọng.’’
7) Phương diện đối nhân:
Cần phải cung – khoan – tín - mẫn – huệ. Khổng Tử đáp lời Tử Trương hỏi về điều nhơn rằng: “Có thể làm được 5 điều cung – khoan – tín - mẫn – huệ này, trong thiên hạ là người đạt được điều nhơn vậy. Cung kính ắt không khinh mạn, khoan dung ắt được lòng người, tín nhiệm ắt gánh được trách nhiệm, cần mẫn ắt có công, ban ân huệ cho người ắt sẽ đủ để dùng người.”
- Tử Hạ rằng: “Quân tử đắc được sự tín nhiệm của mọi người rồi sau mới dùng được người, chưa có tín nhiệm ắt nên khích lệ bản thân càng them nỗ lực; có được tín nhiệm rồi sau hẳn can gián khuyên răn, chưa có tín nhiệm hẳn là đang tự hủy mình vậy.” Nên tự lượng sức mà làm tự biết mình biết người.
- Mạnh Tử rằng: “Yêu người không thân gọi là nhơn, trị người bất trị gọi là trí, lễ người không đáp gọi là kính, những việc làm không có thành quả, thảy nên tự yêu cầu soi xét nguyên nhân ở mình. Thân này chính chắn ngay thẳng ắt thiên hạ sẽ quy thuận theo.”
😎 Phương diện phụng sự cha mẹ
- Hữu Tử rằng: “Hai điều hiếu và đễ, đó là cái gốc của điều nhơn vậy”. Phụng sự cha mẹ phải xuất phát từ lòng chí thành, muốn kính trọng song thân thì nên làm theo chí hướng của song thân.
- Khổng Tử đáp lời vấn hiếu của Tử Du rằng: “Hiếu tử hiện nay gọi là có thể nuôi, đến loài chó ngựa đều có thể nuôi, bất kính với song thân nào có khác biệt gì”.
- Đáp lời của Tử Hạ rằng: “Phụng sự cha mẹ đoán được sắc mặt của cha mẹ (xem cha mẹ có tâm trạng buồn hay vui) thì khó, có việc thì mau mau chóng vánh phụ giúp đỡ đần cha mẹ, có rượu thịt thì dọn ra mời cha mẹ dùng, con có cho rằng được như vậy là tròn được chữ hiếu chăng?”
- Lại đáp lời của Mạnh Bá Võ rằng: “Lo lắng cho sức khỏe và bệnh tật của cha mẹ”.
- Mạnh Tử rằng: “Phụng sự ai là trọng đại? Phụng sự cha mẹ là trọng đại; gìn giữ ai là trọng đại? Giữ thân là trọng đại.”
- Hiếu Kinh rằng: “Thân thể tóc tai là do cha mẹ ban cho, vì vậy không dám để cho nó bị thương tật và hủy hoại, là bước đầu của hiếu vậy; lập thân hành Đạo dương danh hậu thế để hiển vinh tên tuổi của cha mẹ là tột cùng của hiếu vậy.”
Vài điều dẫn chứng trên, mặc dù ngắn gọn, nhưng lại hàm chứa sâu rộng, đủ thấy Khổng Lão Phu Tử giáo hối người thật là rộng lớn và cũng thật là tinh vi không chổ thiếu sót. Khổng Tử cho rằng một người muốn đạt được cảnh giới nhơn, thì phải nên tu dưỡng về mọi mặt, vã lại còn có thể thực thi ra các phương diện đạo đức, bằng không thì nếu chỉ có tu dưỡng rất tốt về một mặt, các mặt còn lại làm không tốt, như vậy không thể gọi là người đã đạt được cảnh giới nhơn, bởi nhân cách của người đó vẫn chưa kiện toàn (trọn vẹn, đầy đủ).
Ở trên là các công phu tu dưỡng mà Khổng Tử đã vạch ra, mục đích cuối cùng là cốt để cho người người đều có thể đạt đến cảnh giới nhơn, khi đã làm tốt được 8 phương diện tu dưỡng, đồng nghĩa với việc chúng ta đã có được một nhân cách kiện toàn trọn vẹn. Đó là các loại công phu tích cực để theo đuổi điều nhơn, ngoài ra Khổng Tử còn chủ trương 1 loại công phu tiêu cực nhằm để giúp ích thêm cho việc theo đuổi điều nhơn, loại công phu này chính là “an bần lạc nghiệp”, Khổng Tử rằng: “Sáng nghe được Đạo, chiều chết cũng đành”, lại nói: “Chí sĩ nhơn nhân, không cầu sinh tồn để tổn hại đến điều nhơn, cho dù có hy sinh đến thân này, miễn sao thành tựu được điều nhơn.”
2.  Tu Thiên Đạo Phải Bắt Đầu Từ Nhân Đạo
Từ xưa đến nay bao đời Thánh Hiền Tiên Phật đều do người tu thành, chúng ta cúng phụng tượng thần của các Ngài là muốn vì mọi người lập nên tấm gương mẫu mực, sùng bái khấu đầu là muốn kêu gọi mọi người học tập noi theo các Ngài; Thánh Hiền cũng là người, chúng ta cũng là người, cho nên từ ở điểm này mà chúng ta sanh ra lòng hỗ thẹn và tự khích lệ gắng sức tiến lên theo bước chân của các Ngài. Tiên Phật Thánh nhân không phải chỉ có trong chùa miếu, vậy thì Phật ở đâu? Phật ở trong lòng chúng ta. Kinh Phật rằng:
“Phật ở Linh Sơn chớ kiếm xa,
Linh Sơn ở tận đáy lòng ta,
Người người đều có Linh Sơn tháp,
Nhắm hướng Linh Sơn tháp hạ tu.”
Lại nói rằng: “Tâm ta tự có Phật, Phật ta là chân Phật, Ta nếu không Phật tâm, Nơi đâu tìm chân Phật?” Chúng ta đã thọ được một chỉ điểm, phải biết phản bổn hoàn nguyên (quay về nguồn cội), hướng Thánh Hiền Tiên Phật học tập uốn nắn mình cho ngay thẳng. Chúng ta tuy đã đắc Đạo, nhưng vẫn còn nhiều chổ sánh không kịp Thánh Hiền, tội lỗi chất chồng, làm vẫn chưa được tốt lắm, nào có ai tán thưởng chúng ta là Thánh Hiền? Thánh Hiền là những bậc làm tốt được Thiên Đạo, còn chúng ta ngay cả Nhân Đạo làm chưa xong. Vì vậy nếu chúng ta lập chí làm Thánh Hiền, trước tiên phải từ nhân Đạo mà hạ công phu. Nhân Đạo chính là Đạo lý làm người, đòi hỏi chúng ta cần phải có nhân cách đầy đủ.
Mỗi điều Thánh nhân dạy bên trên, đều nên thực tiễn mà tu thực tiễn mà làm, Khổng Tử rằng: “Ra sức làm thì gần với điều nhơn vậy.” Bây giờ chúng ta hãy lấy “Ngũ nghi” (5 loại người) mà Khổng Tử đã phân tích lại cùng mọi người chia sẻ. Đây là lời của Khổng Tử đáp lời hỏi của Lỗ Ai Công.
Khổng Tử rằng: “Có 5 loại người: Có loại người dung tục, có loại người là kẻ sĩ, có loại người là quân tử, có loại người là Hiền nhân, có loại người là Thánh nhân.
1) Người như thế nào gọi là người dung tục?
Là người trong lòng không tồn nề nếp thận trọng kiêng nể, miệng không nói lời huấn dạy; không chọn người Hiền để gửi thân, không dốc sức hành để tự yên vững, chỉ thấy được tiểu ám, việc lớn thì chẳng biết phải làm sao; mặc cho cảnh vật ở bên ngoài lôi kéo cuốn trôi, không biết phải bám víu vào đâu, người như vậy gọi là người dung tục.
2) Người như thế nào gọi là kẻ sĩ?
Là người yên vững được cái tâm, giữ sách lược vững vàng, tuy không thể tận được cái gốc của lẽ Đạo, nhưng có được chút ít vậy, tuy không thể vẹn toàn được cái đẹp của trăm thiện, nhưng có được vài chổ vậy. Vậy nên biết không được nhiều, thì nên xét kỹ cái biết; lời không được nhiều, thì nên xét kỹ điều nói ra; hành không được nhiều, thì nên xét kỹ nguyên do. Trí đã biết, lời đã rõ, hành đã rành nguyên do, giống như hình hài của tính mệnh không thể dễ dàng đắc được. Phú quý cũng không hề chi, bần tiện cũng không tổn gì. Người như vậy gọi là kẻ sĩ.
3) Người như thế nào gọi là quân tử?
Là người nói lời giữ lời, trong lòng không chán ghét; nhơn nghĩa kề thân mà không bị sắc đốn ngã; suy xét thông rõ mà từ khước những điều không nên. Đốc sức mà hành tin tưởng vào Đạo, tự cường không ngơi nghỉ, cho dù chúng ta muốn vượt qua họ nhưng cuối cùng không sánh kịp họ, người như vậy gọi là quân tử.
4) Người như thế nào gọi là Hiền nhân?
Đức của Hiền nhân không vượt quá không cho phép, làm theo khuôn phép, lời nói đủ để làm phép tắc cho thiên hạ, mà không làm tổn thương đến thân, Đạo đủ cảm hóa trăm họ, mà không làm tổn thương đến căn bản, giàu có cũng không tích cóp tiền tài của thiên hạ, thí xả làm cho thiên hạ không còn người nghèo bệnh, người làm được như vậy gọi là Hiền nhân.
5) Người như thế nào gọi là Thánh nhân?
Đức của Thánh nhân hòa cùng Trời đất, biến thông khắp nơi, vận hành muôn việc, hiệp giúp cho muôn dân bá tánh đều có thể đạt được Đạo Trời, đức hạnh được phơi bày ra đều rất tự nhiên, sáng cùng nhật nguyệt, sánh vai cùng quỷ Thần, người thường không biết được cái đức này, thấy cũng không biết ở cạnh mình, người làm được như vậy gọi là Thánh nhân.
III. Kết Luận
Thông qua 5 loại người mà Khổng Tử nhắc đến bên trên chúng ta có thể nghĩ nghĩ xem, loại người nào cao thượng? Người người đều có thể thành Thánh Hiền, chỉ xem bản thân chúng ta có chí hay không mà thôi.

======================


Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Your friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Your friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: