Sunday, March 29, 2020

Cây quanh nhà và lá quanh vườn



Cây quanh nhà và lá quanh vườn

Cay quanh nha va la quanh vuon


Cây quanh nhà và lá quanh vườn, Cay quanh nha va la quanh vuon

Cay quanh nha va la quanh vuon

Cây quanh nhà và lá quanh vườn


Nước trà:
Nước trà là loại nước được nhiều người ưa thích, vừa là nước giải khát, giải nhiệt giúp ra mồ hôi lại vừa bổ sung nước cho cơ thể. Có thể dùng trà tươi (chè xanh) hoặc trà khô để hãm nước.

Ngoài tác dụng làm nước uống, nếu kết hợp uống trà với các vị thuốc (gọi là trà thuốc) còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất hiệu quả.

Sau đây xin giới thiệu một số loại trà thuốc đơn giản dễ chế biến.

Trà gừng

Lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp. Trà gừng còn chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng. Theo Đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay tính ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ và vị.

Trà muối

Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm... Về mùa hè nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3 kinh: thận, tâm và tỳ. Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.

Trà đường

Lấy 15g chè xanh, 60g đường trắng hãm với 2 bát nước đun sôi sau đó để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín). Sáng sớm hôm sau uống hết, tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối loạn kinh nguyệt.

Trà sơn tra

Lấy 10 miếng sơn tra giã nát đun sôi, chắt lấy nước để hãm với lá chè, uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo. Ngoài ra còn trị được bệnh huyết áp cao, bệnh tim. Theo Đông y, sơn tra có vị chua ngọt, tính ôn đi vào 3 kinh: tỳ, vị và can.

Trà gạo

Lấy 100g gạo, 6g lá chè rửa sạch, hãm với nước sôi trong 6 phút, lấy nước chè nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hòa tiêu hóa tốt, chữa đầy bụng khó tiêu.

Trà hoa cúc

Lấy 9g lá chè xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp. Hoa cúc có vị cay, tê, nóng. Vị thuốc hay dùng trong dân gian từ lâu đời.

Trà lá tre - mã đề:
Lá mã đề 10 g, lá tre 10 g, cam thảo sống 10 g. Sắc uống (bỏ bã), thêm đường trắng vừa đủ, uống thay trà, mỗi ngày nấu 1 lần. Thích hợp cho người bệnh tâm phiền, miệng lưỡi lở loét, tiểu ngắn, buốt đau.

Trà muối nhạt:
Trà xanh 10 g, muối ăn 5 g, cùng hãm với nước sôi, uống nhiều lần. Có tác dụng bù nước giải khát, giải nhiệt trừ phiền, thanh thử giảm nhiệt.

Trên đây là những loại trà thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh thông thường rất thuận lợi.

Theo Sức khỏe đời sống

***************

* Nước giải khát chữa bệnh từ quả mướp:

Từ mướp, bạn có thể chế nước giải khát cho người cao huyết áp, viêm thận, viêm gan: Mướp tươi 300 g, táo tây 200 g, chanh 50 g; mướp và táo ép lấy nước, hòa với nước chanh và ít đường phèn. Nước này mát bổ, lợi tiểu, giúp hạ huyết áp, cân bằng gan.

Mướp, theo dược học cổ truyền, có công dụng sinh tân dịch, chống ho, thanh nhiệt, làm tan đờm, mát máu, giải độc, an thai, thông sữa. Nó được dùng chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, viêm họng, viêm phế quản, trĩ, băng lậu, khí hư, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm bể thận, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...

Ngoài canh mướp, bạn có thể chế biến các món dược thiện khác từ loại quả này:

Mướp tươi 500 g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, trị ho.

Mướp tươi 500 g, khổ qua 200 g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Giải nắng nóng, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chữa ho.

Mướp tươi 500 g, khế 200 g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Hóa đàm, tiêu viêm, chống ho. Đây là loại đồ uống rất giàu sinh tố và vi lượng, dùng làm nước giải khát mùa hè rất tốt.

Mướp tươi 500 g, củ cải 200 g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: Lợi tiểu, hóa đàm, tiêu viêm, mát họng.

Mướp tươi 500 g, rau cần tây 100 g, một chút muối ăn. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng; rau cần rửa sạch, cắt đoạn; hai thứ đem ép lấy nước, lọc qua vải sạch, pha thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Cân bằng gan, hạ huyết áp, thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đàm, tiêu viêm, chống ho.

Mướp tươi 500 g, nước dừa 500 ml. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: Giải nắng nóng, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, cầm ho.

Mướp tươi 100 g, sữa bò tươi 500 ml. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm.

Theo Sức khỏe- Đời sống

Về mặt y học, nhiều bộ phận của cây mướp có tác dụng chữa bệnh.

Lá mướp: Có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, được nấu uống để chữa ho, hen kéo dài với liều 10-15g mỗi lần. Có thể dùng dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml. Lá mướp giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống chữa viêm họng (nam dược thần hiệu). Lá mướp sắc với cây cứt lợn uống chữa phù thũng. Dùng ngoài, lá mướp tươi giã nát, lấy nước bôi chữa lở đầu, mẩn ngứa do con giời leo. Nếu đem nướng lá rồi giã và xát lại chữa nước ăn chân. Lá mướp phơi khô, đốt toàn tính, tán bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi chữa nứt nẻ đầu vú.

Gốc thân cây mướp: Y học cổ truyền gọi là ty qua đằng hay thiên la, lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, đốt tồn tính tán nhỏ, uống mỗi lần 10g với ít nước chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi.

Quả mướp: Có vị ngọt, tính bình, nấu ăn để tăng tiết sữa và làm máu lưu thông. Chất nhầy trong quả mướp có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (ăn canh mướp hằng ngày). Đài tồn tại của quả mướp (1-2 cái) sắc với rễ cỏ tranh (một nắm nhỏ) huyết dụ (2-3 lá), cỏ giầy (một nắm nhỏ) uống chữa băng huyết, Hạt mướp già (5-10g) sao vàng, sắc uống chữa đau lưng.

Xơ mướp: Tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng cầm máu, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4-8g, chia làm hai lần, chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu.

Xơ mướp (20g, băm nhỏ, sao) phối hợp với hạt đay quả dài (12g, giã giập sao) sắc với 200ml nước còn 50ml, uống lúc nóng chữa hen. Để thúc sởi chóng mọc, hạn chế các biến chứng, lấy xơ mướp (20g), kinh giới (12g), bạch chỉ (12g), kim ngân (12g), cỏ mần trầu (8g), cam thảo nam (4g), thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm hai lần trong ngày. Xơ mướp đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn thành bánh, rồi phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g vào lúc đói chữa bế kinh (nam dược thần hiệu).

Theo tài liệu nước ngoài, quả mướp đốt thành tro, pha nước uống chữa đau lưng, viêm vú. Quả mướp non nấu ăn là thuốc mát, giải độc, lợi sữa. Lá mướp tươi giã nát, đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy, phát ban ở trẻ em. Dịch ép lá mướp có tác dụng điều kinh.

Theo sách Thuốc từ cây cỏ và động vật

***************

Quả vải - vị thuốc bổ dưỡng:

Theo các sách thuốc cổ, việc thường xuyên ăn vải giúp bổ não, lợi tỳ vị, phục hồi rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu. Vải cũng làm đẹp da, rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ.

Vải có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, caroten, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Ngoài việc dùng ăn tươi, quả vải còn có tác dụng chữa bệnh từ lâu đời với tên thuốc trong y học cổ truyền là lệ chi.

Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, làm mạnh khỏe, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”.

Cùi quả vải (lệ chi nhục) được dùng phổ biến dưới dạng nước giải khát với cách chế như sau: Chọn 1 kg quả vải chín đỏ, bóc vỏ và hạt (để riêng), chú ý không làm nát cùi. Lấy 3 lít nước đã hòa tan 0,5 kg đường kính và 5 g acid citric, đun sôi trong khoảng 5-10 phút.

Khi nước còn ấm, cho cùi vải vào rồi đựng trong lọ kín, đun cách thủy khoảng 20 phút để diệt khuẩn. Để nguội, nút kín. Khi dùng, lấy nước và cùi vải ra cốc, pha thêm nước đun sôi để nguội cho đủ ngọt để uống. Đây là loại đồ uống ngon, mát, rẻ tiền trong mùa hè với tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát, bổ dưỡng, tiêu độc.

Cùi vải phơi khô 10 quả, phối hợp với đại táo 5 quả, thái nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày là thuốc dưỡng huyết, bổ tỳ, chống tiêu chảy.

Để chữa nấc, lấy cùi vải khô 7 quả, gừng tươi 6 g, nấu với đường đỏ mà dùng.

Người ta cho rằng Dương Quý Phi đời nhà Đường (Trung Quốc) nhờ ăn quả vải thường xuyên mà đã trở thành một tuyệt thế mỹ nhân thời đó. Nhưng cũng có người cho rằng ăn nhiều vải sẽ phát nhiệt, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây chảy máu cam, sinh mụn nhọt, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Hạt vải (lệ chi hạch) cũng được dùng làm thuốc. Cách chế biến là bổ đôi, đồ qua hơi nước, rồi phơi khô để tránh bị sâu mọt. Thường dùng loại hạt to, mẩy, màu đen sáng bóng. Nó có tác dụng giảm đau trong các bệnh tinh hoàn sưng đau, thống kinh, dạ dày lạnh đau, thoát vị bẹn. Liều dùng hằng ngày 3-6 g dưới dạng thuốc sắc.

Chữa đau bụng kinh hoặc sau đẻ: Hạt vải đốt tồn tính (không để cháy thành than) 20 g, hương phụ sao 40 g, tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 8 g với nước muối nhạt hoặc nước cơm, ngày 2-3 lần.

Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải, vỏ quýt xanh (thanh bì), quả hồi ba thứ lượng bằng nhau, sao qua, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 8 g với nước.

Chữa đau nhức răng: Hạt vải gọt vỏ ngoài, lấy nhân, sấy khô, tán bột, rây mịn. Khi dùng, chấm thuốc vào chỗ răng đau làm nhiều lần trong ngày.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Những bài thuốc cây lá rất gần gũi và hiệu nghiệm đấy chứ! Mừng vì có người mê tiếng nói cỏ hoa. Cỏ hoa còn để chữa bệnh chứ đâu đơn thuần để đẹp và thơm.
Túc bái.

***************

"Siêu trái cây" măng cụt

Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới thì măng cụt là 1 trong 10 "siêu trái cây" và được xếp vào nhóm thực phẩm chức năng. Sở dĩ có được vị trí này vì măng cụt là sự kết hợp hoàn hảo về nhiều mặt như: hương vị thơm ngon đặc sắc, hình dáng và màu sắc đẹp mắt, giàu dưỡng chất, có khả năng chống oxy hóa và giúp cơ thể chống lại được nhiều bệnh tật.

Theo thống kê thành phần tối đa và tối thiểu nghiên cứu được ở Philippines và Washington, D.C (Mỹ) thì trong 100 gr thịt (phần ruột màu trắng, chiếm 31% toàn bộ trái măng cụt) có chứa 60-63 calories, 0,50 - 0,60 gr chất đạm, 0,1 - 0,6 gr chất béo, 5,0 - 5,1 gr chất xơ, 0,20 - 0,80 mg chất sắt, 14,3 - 15,6 gr tổng carbohydrate, 16,42 - 16,82 gr đường (bao gồm cả đường sucrose, glucose, và fructose), 1,0 - 2,0 mg vitamin C. Ngoài ra, loại trái này còn có chứa vitamin B, canxi, phospho và một số các chất khác nữa.

Vỏ măng cụt được xắt lát, sấy khô, rồi nghiền thành bột trị bệnh kiết lỵ. Tinh dầu trích từ vỏ măng cụt được dùng để chữa bệnh eczema (chàm bội nhiễm) và các rối loạn về da khác. Vỏ măng cụt đem sắc lấy nước uống chữa tiêu chảy, viêm bàng quang, và dùng ngoài da để chữa bệnh lậu, ung nhọt. Ngoài ra, người ta còn dùng lá và vỏ cây măng cụt sắc lấy nước làm thuốc hạ nhiệt, điều trị bệnh tưa miệng ở trẻ em, nấm candida ở phụ nữ và rối loạn đường tiết niệu. Rễ cây măng cụt sắc lấy nước uống giúp điều hòa kinh nguyệt.

Bảo Tâm (Thanhnien)

***************

Chữa bệnh gan và vàng da từ sầu riêng

Sầu riêng được trồng rất nhiều ở miền Nam nước ta. Sầu riêng được biết đến như một loại trái cây đặc sản của vùng Nam Bộ chủ yếu vì mùi vị thơm ngon của nó. Ít ai biết được rằng sầu riêng còn có công dụng như một vị thuốc, không những trái sầu riêng mà những bộ phận khác cũng có nhiều chức năng hữu ích cho sức khỏe con người

Cây sầu riêng cao tới 25 m. Lá mọc so le, đơn, nguyên, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn, dày, trên mặt có những lông vảy. Quả to, hình đầu hay hình trứng dài, vỏ cứng, trên mặt vỏ có rất nhiều gai ngắn, nhọn. Quả có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 hạt; quanh hạt có chất cơm màu trắng vàng mùi đặc biệt, hạt có lá mầm dày.

Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, về thành phần hóa học, trong 100 g cơm sầu riêng có 37,14% nước, 6,38% chất đạm, 2,7% chất béo, 16,2% chất đường và nhiều chất khác.

Người ta dùng rễ, lá làm thuốc, có thể dùng tươi hay phơi khô. Quả sầu riêng ngon, lại có tác dụng kích thích sinh dục, rễ và lá còn được dùng làm thuốc chữa sốt và chữa bệnh về gan và da vàng. Mỗi ngày có thể dùng khoảng 10 – 16 g dưới dạng thuốc sắc. Ngoài ra, lá còn dùng dưới dạng nấu nước tắm cho những người vàng da do bệnh gan. Hạt sầu riêng rang lên hay nấu chín ăn được, có thể làm thành kẹo, mứt.


***************

Xoài - "Vua của loài quả"

Quả xoài theo Đông y lúc chín có vị ngọt (có loại hơi chua), tính bình. Có sách nói ôn hoặc lương, nhưng ôn thì hợp lý hơn vì chứa nhiều đường ngọt, ăn nhiều sẽ bị "phát nhiệt", trẻ em bị rôm sảy.

Ăn ít nhuận tràng, ăn nhiều có thể tiêu chảy cũng do quá ngọt. Quả xanh chua chát gây táo bón nếu ăn nhiều. Cũng do tanin và xơ, ăn vào lúc đói nồng độ dịch vị cao sẽ tạo điều kiện gây vón làm tắc ruột.

Quả xoài chín kích thích tiết nước bọt, chống khát khô họng, lợi tiểu chống phù thũng, nhuận tràng chống táo bón.

Theo y học hiện đại, xoài có thành phần hóa học như sau: 100g xoài chín cho 65 calo, 17g hydrat cacbon, 3.894 UI.vitamin A (78% nhu cầu hằng ngày), 28mg vitamin C (46% nhu cầu), 1mg E (10%)... Đường của xoài là loại cấp năng lượng nhanh. Quả xanh ít vitamin A và nhiều vitamin C.

Xoài có những tác dụng sau: Chất glucozit chống viêm, ung thư, diệt khuẩn. Xoài làm giảm cholesterol, hạ huyết áp phòng chống bệnh tim mạch, tăng nhu động ruột thải nhanh chất cặn bã trong ruột nên phòng chống được bệnh ung thư ruột kết.

Xoài là một thức ăn bổ não, rất tốt cho những người làm việc nhiều bằng trí óc, thi cử. Tuy nhiên không nên ăn xoài lúc đói qúa và sau bữa ăn no, đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất xoài nóng. Không nên ăn nhiều đối với cả hai loại xoài xanh và chín.

Cách ăn xoài chín an toàn là thái nhỏ, làm nhuyễn, không để cả lát to, không nhai dối, nuốt chửng (chú ý đối với trẻ em và người già răng yếu).

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số công dụng phòng chữa bệnh từ xoài

Thịt quả xoài:

- Chống khát khô giọng miệng, ho khản cổ, mất tiếng, viêm họng: Ăn uống xoài tươi hoặc lấy nước, ngậm xoài khô, mứt. Dùng tốt cho thầy cô giáo, ca sĩ...

- Chống say tàu xe, buồn nôn: Ăn sống hoặc nấu chín còn cứng giòn.

- Chữa ăn không tiêu, trẻ bị cam tích: Ăn xoài chín tươi vào các buổi tối.

- Chữa táo bón và đau dạ dày thừa toan: Ăn xoài chín.

- Chảy máu chân răng (thiếu vitamin C): Dùng quả xoài gần chín còn chứa nhiều vitamin C làm các dạng thích hợp. Hoặc ăn xoài chín, uống nước ép.

- Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng: Ăn xoài chín thái nhỏ hoặc nghiền. Hoặc làm bột khô hòa nấu với sữa để được cung cấp vitamin A.

- Ho đờm nhiều do phế nhiệt: Ăn xoài chín tươi.

- Bồi bổ trí não, chữa suy nhược thần kinh: Ăn xoài tươi chín hằng ngày trước bữa ăn.

- Chữa bỏng nước sôi, bỏng lửa: Lấy phần thịt xoài chín cắt lát hoặc giã nhuyễn đắp có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, diệt khuẩn.

- Chữa các bệnh đường hô hấp. Dùng xoài xanh tươi hoặc khô nấu. Có thêm 1 miếng trần bì (vỏ quýt lâu năm).


Vỏ quả xoài

- Cầm máu ở các trường hợp chảy máu: Ho, nôn, đại tiểu tiện, rong kinh... Vỏ quả xoài chín khoảng 30g sắc nước uống. Hoặc nấu thành cao lỏng (1ml-1g) rồi lấy ra pha loãng để uống. Uống mỗi lần 1 thìa con (thìa cà phê 15ml). Uống cách nhau vài giờ.

- Viêm da, chàm: Vỏ quả xoài 150g, nấu lấy nước để rửa, bã đắp.

- Thủy thũng: Vỏ quả xoài 15g, nhân hột xoài 30g. Sắc uống ngày 1 lần. Chu ý nhân hạt xoài có độc gây say.

- Sâu răng: Lấy vỏ thân cây xoài sắc đặc chấm hoặc pha loãng ngậm phía răng sâu. có thể phối hợp với các vị khác.

Lá xoài:

- Chữa cao huyết áp: Sắc nước lá xoài khô để uống. Hái để sau 1 ngày thì dùng được, thái nhỏ hãm nước sôi sau 1 giờ lọc lấy nước uống thay nước uống hàng ngày hoặc ngày 2 bát trong 3 ngày liền, nghỉ 1 ngày uống tiếp. Lá xoài có tác dụng an thần.

- Chữa đái tháo đường. Do lá xoài có chất anthxyanidin có tác dụng hạ đường huyết, phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường.

- Hạt xoài trị giun sán: Nhân hạt xoài 20g, hạt chanh 15g, 2 thứ giã nát. Đổ 2 bát nước sắc còn một bát. Uống vào sáng sớm vừa ngủ dậy khi chưa ăn gì. Uống xong nằm nghỉ 1 lúc. Uống liền 3 buổi sáng. Chú ý hạt xoài có độc cần theo dõi trong thời gian dùng thuốc.

(Theo SucKhoe & ĐoiSong)

+ Ở một số nước, người ta dùng quả xoài xanh thái mỏng phơi khô, bổ sung nguồn vitamin C thiên nhiên. Hoặc quả xoài thái mỏng ngâm với đường, quế để làm mứt hoặc nước xoài. Dân gian có món xoài xanh thái mỏng trộn với lá sầu đâu (lá sầu đâu đắng, nhưng dùng chung với xoài xanh sẽ bớt đắng). Món này có công dụng kích thích tiêu hóa.

+ Lá xoài dùng làm món gỏi lá xoài. Thành phần: một số loại lá: xoài non, lá đài bi, lá đinh lăng, lá cóc, lá ổi non, lá mơ, các loại rau thơm, cùng gia vị. Sau đó, đem trộn làm món gỏi. Công dụng: kích thích tiêu hóa, bồi bổ.

+ Hạt xoài có vị đắng, chát. Dân gian dùng hạt xoài chín phơi khô. Khi bị ho dùng 3 - 5 hạt đập ra lấy phần lõi bên trong, cắt nhỏ nấu nước uống, trị ho rất hiệu quả. Ở Ấn Độ và Brazil, người ta dùng hạt xoài sấy khô làm thuốc tẩy giun.

+ Vỏ thân cây xoài dùng cầm máu tử cung, chữa ho ra máu. Ở Campuchia người ta dùng vỏ thân cây xoài đắp nóng để chữa trị chứng phong thấp, hoặc nấu nước rửa trị tình trạng huyết trắng ở phụ nữ. Ngoài ra, người ta còn dùng vỏ thân cây xoài ngâm nước để ngậm trị cơn đau nhức răng. Trước đây người ta còn dùng vỏ thân cây xoài mài ra lấy bột đắp vào chỗ tiêm ngừa để tránh bị sẹo.

+ Nhựa của vỏ xoài pha với nước chanh dùng bôi, trị ghẻ.

Lưu ý: với những người thường bị ợ chua (do dư acid dạ dày), không nên dùng nhiều xoài chua. Không để nhựa xoài văng vào mắt có thể làm tổn thương giác mạc.

(Bao thanh niên)

- Ho ra máu: Vỏ trái xoài chín nấu thành cao lỏng, mỗi lần dùng 10 g hòa với 120 ml nước, cách 1-2 giờ uống 1 thìa cà phê.

- Chảy máu đường ruột hoặc tử cung: Lấy vỏ quả xoài cát chín nấu thành cao lỏng. Khi dùng, lấy 10 g cao hòa với 120 ml nước sôi, cách 3 giờ uống 2 thìa cà phê.

- Đau răng, lở loét chân răng: Vạt lấy một miếng vỏ cây xoài bằng 2 bàn tay, thái nhỏ, đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Mỗi ngày ngậm (thỉnh thoảng súc cho thuốc thấm vào chân răng) 3 lần, mỗi lần 10 phút.

Hoặc: Vỏ cây xoài sao khô 3 phần, bồ kết sao khô 1 phần, quả na sao khô 1 phần. Tất cả tán mịn, trộn đều, rắc vào chỗ răng đau hoặc xát vào lợi.

- Thổ tả: Lá xoài 100 g (sao vàng), lá chanh 100 g, đổ 2 bát nước vào sắc còn 1 bát, sau đó cho thêm 50 g lá bạc hà vào nấu chung, uống nóng, từng hớp một.

- Rong kinh và khí hư: Vỏ quả xoài chín 30 g, sắc uống hằng ngày.

- Đi ngoài ra máu, lỵ mạn tính: Vỏ quả xoài chín 50 g, phơi khô, sắc uống hằng ngày.

- Trừ giun đũa: Nhân hạt xoài 20 g, hạt chanh 15 g, 2 thứ giã nát, đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát, uống vào sáng sớm lúc còn đói, uống liền trong 2-3 ngày.

- Làm săn da: Lá xoài tươi 50 g, giã nát, đắp mặt trong 20 phút rồi rửa mặt thật sạch.

- Rửa vết thương: Lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun sôi 10 phút, dùng để rửa vết thương.

- Ho, viêm họng: Lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho sôi 15 phút, sau đó bắc xuống, dùng khăn trùm kín đầu để xông. Khi xông nhớ há miệng để đưa hơi vào cổ họng. Làm mỗi ngày 1 lần.

Lưu ý:

- Thịt quả xoài có tác dụng lợi tiểu, chữa hoại huyết, nhưng nếu ăn nhiều sẽ nóng.

- Mủ xoài có chất độc gây nôn mửa, tiêu chảy, viêm da.

(Sức Khỏe & Đời Sống)

***************

Dùng hoa chữa mất ngủ:

Để phòng chống tình trạng mất ngủ, còn lại là chứng thất miên, bất đắc miên, bất mị... Y học cổ truyền có rất nhiều biện pháp như uống thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dinh dưỡng, sử dụng các món ăn - bài thuốc...

Xin được giới thiệu một vài bài thuốc dân gian để độc giả tham khảo.

Áp những bài thuốc này, nó sẽ giúp bạn lấy lại được giấc ngủ ngon.

Bài 1: Hoa hồng tươi 50g (nếu khô dùng 15g), muối tinh 50g, gia vị vừa đủ. Cho hoa hồng và muối tinh vào nồi, đổ nước sắc trong 10 phút, để nguội;

Công dụng: Sơ can giải uất, dưỡng tâm an thần, dùng rất tốt cho trường hợp mất ngủ do tâm huyết hư.

Bài 2: Hoa mai trắng 5g, hợp hoan hoa 10g, nước vang 50ml. Ba thứ cho vào nồi sắc cách thủy, uống ấm sau bữa ăn tối 60 phút.

Công dụng: Sơ can khai uất, lý khí ân thần, dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút.

Bài 3: Hợp hoan hoa 50g, đường mía 100g, nước trắng 300ml. 3 thứ cho vào bình kín, ngâm trong 7 ngày là dùng được, mỗi tối uống trước khi đi ngủ chừng 10 - 20ml.

Công dụng: Giải uất lý khí, an thần hoạt lạc.

Bài 4: Hoa bách hợp 20g, nước vang 50ml. Hai thứ đem sắc cách thủy, uống ấm làm 1 lần vào buổi tối.

Công dụng: Nhuận phế, thanh hỏa, an thần, dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo cảm giác nóng lòng bàn tay chân, ngực, bụng bồn chồn rạo rực không yên, táo bón, đổ mồ hôi trộm...

Bài 5: Hoa hồng 12g, hợp hoan 10g. Hai thứ đem ngâm tròn 10 phút rồi sắc lấy nước, uống ấm trước khi đi ngủ.

Công dụng: Thư uất, lý khí, an thần.

Bài 6: Hoa hiên 30g, đường phèn 15g. Hoa hiên rửa sạch thái vụn, cho vào nồi, đổ nước sắc trong 15 phút, khi được hòa đường phèn, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Công dụng: Thanh triệt trừ phiền, giải uất an thần.

Bài 7: Hợp hoan hoa 15g, bách hợp 20g, gạo tẻ 60g. Hợp hoan hoa rửa sạch, sắc kỹ lấy nước bỏ bã, cho gạo tẻ vào ninh thành cháo, khi gần được thì cho bách hợp vào, ăn vào buổi tối.

Công dụng: Thanh tâm nhuận phế, thư uất an thần, dùng cho những trường hợp mất ngủ do tâm tỳ hư nhược.

Bài 8: Hoa bách hợp 60g, hợp hoan hoa 60g. Hai thứ sấy khô, tán bột, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 6g với nước trắng.

Công dụng: Thanh nhiệt nhuận phế, thư uất an thần.

Bài 9: Cúc tươi 30g, đậu hà lan 20g, dầu thực vật, nước dùng, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Cúc hoa sắc kỹ lấy nước bỏ bã; rồi trộn đều với một chút bột mì; cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi đổ nước sắc cúc hoa, gừng tươi thái chỉ, đun sôi vài phút là được, ăn nóng.

Công dụng: Thanh can minh mục, khu phong trấn tĩnh, dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo đau đầu, nhức mỏi mắt, thị lực suy giảm, huyết áp cao hoặc có xu hướng tăng cao.

Bài 10: Hoa bách hợp tươi 30g, đậu phụ 250g, vừng 15g, hạt tiêu 2g, nước dùng và gia vị vừa đủ.

Hoa bách hợp rửa sạch, tỉa lấy các cánh hoa, chần qua nước sôi rồi vớt ra ngâm trong nước lạnh độ 1 giờ; đậu phụ luộc qua, cắt miếng; nước dùng đun sôi rồi cho hoa bách hợp, đậu phụ, vừng giã nát vào, chế đủ gia vị, đun nhỏ lửa cho sôi một lát là được, dùng làm canh ăn hàng ngày.

Công dụng: Bổ tâm dưỡng huyết thanh phế an thần.

Bài 11: Cam cúc hoa 60g, hợp hoan hoa 15g, linh chi 30g, bá tử nhân 30g, toan táo nhân 30g. Các vị rửa sạch, sắc trong 90 phút, chia uống vài ba lần trong ngày.

Công dụng: Dưỡng huyết nhu can, thanh tâm an thần, dùng cho trường hợp mất ngủ thể âm hư hỏa vượng, biểu hiện bằng các triệu chứng có những cơn bốc hỏa, lòng bàn tay chân nóng, ngực bụng bức bối không yên, đầu choáng mắt hoa, hay mê mộng, đổ mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ...

Bài 12: Hoa bách hợp tươi 25g, dầu thực vật, gừng tươi, và gia vị vừa đủ. Hoa bách hợp tỉa lấy cánh rửa sạch; cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi sau đó chế nước vừa đủ, bỏ hoa bách hợp và gia vị rồi đun nhỏ lửa cho chín, ăn nóng.

Công dụng: Kiện tỳ ích khí, thanh tâm an thần.

Bài 13: Hoa nhài 16g, thạch xương bồ 6g, trà xanh 10g. Tất cả đem hãm vào nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Kiện tỳ ích khí, thanh tâm an thần.

Bài 14: Hoa chuối 30g. Hoa chuối rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi đun trong 30 phút, sau đó bỏ bã thuốc.

Công dụng: Bình can giáng nghịch, ích khí an thần, trấn tĩnh.

Bài 15: Hoa thiên lý vừa đủ, rửa sạch, đem xào hoặc nấu canh ăn hàng ngày.

Theo SK&ĐS

***************

Cây súng có nhiều loại: loại hoa trắng, hoa tím, hoa đỏ... rất đẹp, có thể trồng làm cảnh. Theo bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y Lâm Đồng thì củ súng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận, kiện tỳ, sáp tinh, nên được dùng làm thuốc bổ (tỳ, thận), an thần, trị chứng đau lưng, mỏi gối, di - mộng tinh, tiểu nhiều, tiết tả, khí hư, bạch đới...

Bà con miền Nam thường dùng bông súng và cuống bông súng làm rau ăn (ăn sống hay nấu canh, nấu lẩu); bà con miền Bắc thì dùng củ súng nấu chè - một món ăn rất ngon (dẻo, bùi), có tác dụng an thần rất tốt.

Cách dùng: Củ súng tươi loại bỏ vỏ cứng, phơi hay sấy khô, bảo quản như các loại ngũ cốc khác. Nếu nấu chè (khối lượng không hạn chế): luộc qua (đun sôi chừng 3-5 phút), gạn bỏ nước đầu, đổ nước mới, đun nhỏ lửa đến khi củ súng chín (mềm, bở) rồi hãy cho đường vào (nếu cho đường sớm sẽ bị sượng). Người già yếu, ăn uống kém, mất ngủ, tiểu đêm nhiều, di - mộng tinh, hoạt tính... nên ăn chè củ súng từng đợt (15-20 ngày/đợt), sau đó nghỉ khoảng 10-15 ngày rồi ăn tiếp, sẽ có tác dụng rất tốt.

Củ súng cũng có thể phơi khô, rang vàng, tán mịn, mỗi ngày dùng 60g (sáng, chiều) liên tục trong 20 - 30 ngày sẽ thấy kết quả.


Hoa súng (Nymphaea stellata Willd), tên khác là củ súng, súng lam, là một cây thảo sống ở nước trong các ao hồ, đồng chiêm trũng, kênh rạch. Thân rễ ngắn mang nhiều củ nhỏ. Mùa hoa súng vào tháng 5-6.

Theo kinh nghiệm dân gian, hoa súng thu hái khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô, 15-30g sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày để an thần chữa mất ngủ. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: hoa súng 15g, tâm sen 10g, hoa nhi 10g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, hãm uống làm 2 lần trong ngày.

Để chữa viêm bàng quang, đái rắt, dùng hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, diếp cá 10g, sắc lấy nước đặc uống làm 2 lần.

Từ lâu, những người làm thuốc y học cổ truyền đã dùng rễ hoa súng thay thế khiếm thực (Euryale ferox Salisb.) là một vị thuốc bắc. Dược liệu là những củ nhỏ mọc bám xung quanh thân rễ, có vị ngọt nhạt, bùi hơi béo, tính mát, không độc, có tác dụng đối với các chứng bệnh do thận hư, thần kinh suy nhược, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đau lưng, ù tai, viêm ruột mạn tính, phụ nữ khí hư, trẻ em đái dầm. Cách dùng như sau: rễ hoa súng thu hoạch về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, rồi sao qua. Quả kim anh cạo hết gai, bổ đôi, nạo sạch hạt và lông, sao vàng. Lấy mỗi thứ 15g tán nhỏ, rây bột mịn làm viên. Mỗi ngày uống 10-20g, chia làm 2 lần.

Có thể dùng đơn thuốc bổ thận gồm rễ củ súng 40g, thục địa 40g, thạch hộc 30g, hoài sơn 30g, táo nhân 20g, tỳ giải hoặc thổ phục linh 20g. Thục địa thái mỏng, chưng cách thủy cho mềm, tán nhuyễn. Các dược liệu khác phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, rồi trộn với thục địa và làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.

Hoặc rễ hoa súng 20g, ba kích, cẩu tích, tỳ giải (tẩm nước sao), hà thủ ô (chế với đậu đen), ngưu tất, mỗi vị 12g, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Trong dân gian, rễ hoa súng nấu chè ăn có tác dụng giải cảm, nhất là cảm nắng. Rễ hoa súng phơi khô, nấu với nước 2 lần, rồi cô thành cao, thêm đường làm sirô uống để chữa ho, rát cổ, sốt cao.

Hồng Hạnh (Theo SK & ĐS)

***************

Lá xương rồng Nopal có thể làm rau, có vị gần giống như ớt Đà Lạt, dùng để chế biến hoặc ăn sống như dưa leo. Xương rồng Nopal được chế biến thành bột dinh dưỡng giá trị cao và có thể coi như một nguồn thức ăn bổ sung quý cho con người: Chế biến đóng hộp, muối dưa, nghiền bột để làm bánh... Theo các nhà khoa học, xương rồng Nopal còn được coi như là 1 loại cây dược liệu trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh rối loạn tiêu hoá, béo phì, bệnh tim, bệnh tiểu đường và làm tiêu mỡ.
Thạc sĩ Tạ Thu Hằng cho biết, đây là loại xương rồng không chỉ ăn được mà còn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao!

Xương rồng Nopal (tên khoa học Opuntia spp.) có nguồn gốc từ châu Mỹ. Hàm lượng chất khoáng trong xương rồng Nopal rất lớn, đặc biệt là hàm lượng canxi, các vitamin A, B, C. Ngoài ra trong xương rồng Nopal còn có 17 loại axít amin tồn tại ở dạng protein dễ tiêu. Vì vậy lá Nopal sử dụng làm rau xanh và được chế biến thành các loại thực phẩm khô, làm bột dinh dưỡng, bột làm bánh. Trái xương rồng Nopal có thể ăn tươi hoặc dùng làm màu thực phẩm cho công nghệ chế biến thực phẩm không gây độc hại.

Hiện nay ở Việt Nam đã nhân được 15 giống xương rồng Nopal, gồm: 5 giống Nopal ăn quả, 7 giống Nopal rau (trong đó có 4 loại rau cao sản, có giá trị kinh tế cao) và 3 giống Nopal làm thức ăn cho gia súc. Các nghiên cứu còn cho thấy cây xương rồng Nopal có khả năng chữa được nhiều bệnh. Nopal rau được ứng dụng trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư đại tràng. Các axit amin, các sợi thớ và vitamin B3 trong Nopal ngăn cản quá trình tăng lượng đường trong máu, có tác dụng phòng ngừa, điều trị bệnh đái tháo đường và góp phần làm tiêu mỡ. Từ sản phẩm của Nopal người ta điều chế ra các loại thuốc điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa, béo phì, bệnh tim...

Mềm, hơi nhớt nhát nhưng giòn sần sật (nghe chừng giống món rau dổi ở Việt Nam), món xương rồng ở Mexico vừa có vị giống bánh tác đậu xanh, lại hao hao mùi măng tây pha thêm chút hạt tiêu cay nồng.

Trước khi cho vào nồi chế biến, người ta phải "đánh" cho hết gai góc trên mặt lá đi - như kiểu đánh vẩy cá. Hiện ở Mexico đã có hơn 350 kiểu món ăn khác nhau chế biến từ loài cây đặc biệt này.

Những hình ảnh này được ghi lại tại Miermoa Puerto Vallarta, một tỉnh lẻ của Mexico nhưng nổi tiếng nhờ ngành trồng trọt xương rồng.

Theo dược sĩ Trần Việt Hưng:
Khi nói đến Xương Rồng, chúng ta thường nghĩ ngay đến một loại cây có thân đầy gai, chứa nhựa... đáng ghét chỉ mọc nơi sa mạc hoang dã và ngay đến dê, là loài ăn tạp dễ tính... cũng chê... Nhưng thật ra trong gia đình Xương Rồng còn có những cây cho hoa rất quý như Quỳnh và những cây có thể ăn được, dùng làm rau và còn có thể làm thuốc như Xương Rồng Bà...

Tên Khoa học: Opuntia ficus-indica thuộc họ thực vật Cacta ceae. Một loài khác cũng được dùng làm thực phẩm là O.megacantha (loài này chỉ gặp tại Hoa Kỳ và Mexico). Các loài được dùng làm thực là O.dillenii, O.streptacantha...

Tên thông thường:
Quả được gọi là Prickly Pear, hay Barbary Pear, Cactus Pear, Indian Pear, Indian Fig, Tuna Fig (loài Opuntia tuna mill)...
Trong khi đó, phần 'lá' (đúng hơn là... thân) được gọi là Nopal cactus...
Xương Rồng bà (O. dillenii) thuộc loại cây nhỏ, cao 0.5-2m. Thân do các lóng dẹp hình cái vợt bong bàn (pingpong) dài 15-cm, rộng 4-10 cm, màu xanh nhạt, mang núm với 8-10 gai, gai to với sọc ngang dài 1-3 cm (phần này thường được xem lá bày bán tại các chợ). Hoa vàng rồi đỏ. Quả mọng to cỡ 5-10 cm.
Thành phần dinh dưỡng:
Quả: 100 gram phần ăn được chứa:
- Calories 41
- Chất đạm 0.73 gram
- Chất béo 0.51 g
- Chất sơ 1.81 g
- Calcium 56 mg
- Sắt 0.30 mg
- Magnesium 85 mg
- Phosphorus 24 mg
- Potassium 220 mg
- Sodium 5 mg
- Beta Carotene (A) 51 IU
- Thiamine (B1) 0.014 mg
- Riboflavine (B2) 0.060 mg
- Niacin (B3) 0.460 mg
- Ascorbic acid (C) 14 mg



Thành phần hóa học:

Theo phân chất của Institut National de la Santé et de la Recherche Medicale, Nancy (Pháp) thì: Opuntia ficus-indica.
Phần thịt chứa Glucose (35%), Fructose (29%), trong khi đó vỏ ngoài chứa glucose (21%).
Tỉ lệ protein: Thịt (5.1%), Vỏ da (8.3%), Hạt (11.8%).
Chất bột có trong cả 3 phần: vỏ, thịt và hạt.
Chất xơ trong phần thịt chứa nhiều pectin (14.4%) trong khi đó Vỏ và Hạt chứa nhiều cellulose (Vò 29.1%; Hạt 45.1%).
Vỏ chứ nhiều Calcium (2.09%) và Potassium (3.4%). Phần vỏ bọc bên ngoài hạt có chứa nhiều D-xylans.
Quả còn chứa:
Nhiều sắc tố loại betalains như Betanin, Indica xanthin (sự phối hợp các sắc tố này tạo ra nhiều màu sắc khác nhau cho quả như vàng cho đển đỏ, trắng..).
Nhiều flavonoids như Quercetin, Dihydroquercetin, Querce tin 3-methyl ether, Kaempferol, Rutin.. Các polyphenols,
Gai có chứa những hợp chất Arabinan-cellulose...
Đặc tính dược học:

Tác dụng trên Hệ Tiêu hóa và Chống sưng-viêm:

Pectin và Chất nhày của Opuntia có lợi cho Hệ tiêu hóa. Hoa được dùng để trị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khó chịu đường ruột. Khả năng chống ung loét bao tử đã được nghiên cứu tại Messina -Ý (Journal of Ethnopharmacology Số 76 - Jan 2001) Opuntia đã được nghiên cứu để làm nguồn cung cấp chất sơ trong dinh dưỡng.
Tác dụng trên Lipids:
Opuntia ficus-indica, khi dùng tươi có những tác dụng tốt khi thử trên chuột: những thông số về tình trạng cholesterol cao trong máu máu giảm bớt rõ rệt.

Tác dụng làm giảm hàm lượng đường trong máu:

Có nhiều nghiên cứu ghi nhận tác dụng làm hạ đường trong máu của Opuntia streptacantha nơi người và thú vật thử nghiệm. Nghiên cứu quan trọng nhất đươc công bố trên Diabetes Care Số-1990. Ngoài ra các loài Opuntia khác như O. fuliginosa và O.megacantha đều có tác dụng hạ đường, tuy nhiên O. megacantha bị ghi nhận là có tác dụng độc cho thận. Tác dụng hạ đường mạnh hơn khi dùng lá nấu sôi, sau khi dùng, tác dụng hạ đường tăng dần, lên đến điểm cao nhất sau 3-4 tiếng và có thể kéo dài hơn 6 tiếng (Liều dùng được đề nghị là 500 g lá đuun sôi, chia làm 2-3 lần trong ngày).

Hoạt tính ngoài da:

Hoa của Opuntia đã đượcc dùng làm chất gây co mạch, chất chát nơi vết thương, và giúp vết thương mau lành. Lá Nopales đã được dùng phổ biến tại Mexico để trị phỏng, phỏng nắng, ngứa...

Hoạt tính bảo vệ Hệ thần kinh:

Nghiên cứu tại Khoa Dược lực học, ĐH Y Khoa Dongguk, Kyongju (Nam Hàn) ghi nhận những flavonoids trong Opuntia ficus-indica (trích bằng ethyl acetate) có hoạt tính bảo vệ thần kinh chống lại các hư hại do oxyd hóa gây ra bởi xanthine/xanthi ne oxydase (liều IC50 =4-5 microg/ ml), ức chế được tác dụng độc hại của các gốc tự do loại picrylhydrazyl và lipid peroxidase (Brain Research Só 7 tháng 3, 2003).

Vài phương thức sử dụng trong dân gian:

Dùng làm thực phẩm:

Khi dùng làm thực phẩm, nên chọn quả mềm nhưng đừng nhụn, quả nguyên vẹn, màu xậm, không có những nấm mốc. Nếu quả còn cứng nên đẻ vài ngày ỏ nhiệt độ bình thường, chỉ để vào tủ lạnh khi quả đã mềm. Có thể ăn lạnh, thêm nước cót chanh, đường, xay nhuyễn, lược qua rây bỏ hạt... Lá hay Nopales có thể nấu sôi vài phút rồi xắt nhỏ ăn như salad hoặc chiên với cà chua.

Tại Việt Nam:

Cành (Lá) có nhựa được dùng làm thuốc chữa mụn nhọt. (Lấy một khúc lá, cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi, rồi đắp vào mụn, hay nhọt đầu đinh).

Tại Trung Hoa:

Lá Xương Rồng bà (Tiên nhân chưởng= Xian ren zhăng) được xem lá có tính mát vị đắng có tác dụng hoạt khí hành huyết thanh nhiệt giải độc tán ứ tiêu thụng kiện vị và chỉ khái. Rễ và thân dùng trị Vị khí thống, bang, lị, ho, đau cổ họng
Ở các nước Phương Tây, hoa được nghiên cứu sâu về mặt thực vật học, sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm...

Người phương Đông cũng quan tâm đến "khía cạnh thực dụng" của hoa. Bằng chứng là tất cả các loài hoa sử dụng để thưởng ngoạn, đều có thể dùng làm thuốc. Mặt khác, trong các vị thuốc của Đông Y, rất nhiều thứ lại chính là hoa, như "Kim ngân hoa", "hòe hoa", "nguyên hoa"... Vì vậy người ta mới nói hoa là thuốc, thuốc cũng là hoa.
Về "hoa và thuốc", xin tạm quy ước: Những loại hoa thường ngày chủ yếu sử dụng để thưởng ngoạn, nhưng khi cần có thể làm thuốc, ta sẽ nói rằng "hoa là thuốc". Còn những loài hoa, chủ yếu được sử dụng làm dược liệu, nhưng cũng có hương sắc và dáng vẻ đẹp, có thể thưởng ngoạn, ta sẽ nói rằng "thuốc là hoa".

Tết Việt Nam từ xưa đã gắn liền với hoa đào. Có điều, người chơi đào thường ít khi chú ý đến tác dụng làm thuốc. Thực ra hoa đào, lá đào, nhựa đào, rễ đào... đều có thể sử dụng làm thuốc. Hoa đào ngâm với nước uống dần, vừa có thể phòng được nhiều bệnh, vừa đẹp dung nhan. Hoa đào ngâm đường mía là một thứ thuốc tuyệt diệu, có tác dụng bổ ngũ tạng và tăng nhan sắc. Để làm giảm vết nhăn trên mặt, có thể đun nước hoa đào để rửa mặt, hoặc lấy hoa đào, nhân hạt bí đao, cùng nghiền mịn, trộn với đường mía, tối trước khi đi ngủ xoa lên mặt, mát xa nhẹ, sáng dậy rửa sạch. Hoa đào có thể chữa phù thũng, bí đại tiện, kiết lỵ...

***************

Hoa đào:

Hãy cải thiện làn da nám và tàn nhang bằng trà hoa đào. Lấy 10g hoa đào và 15 g hoa sen đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Bột thuốc hoa đào: Hoa đào, bạch dương bì mỗi thứ 30 g; đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 40 g; tất cả sấy khô, tán mịn, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 g với nước nhạt. Công dụng: Làm nhuận và sáng da, phòng chống vết nhăn trên da mặt

Hoặc: Hoa đào 300 g hái vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, phơi khô trong bóng râm rồi tán thành bột mịn, đựng trong bình kín, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 g. Công dụng: Giảm béo, làm cho da mặt hồng hào, tươi tắn.

Hoặc: Hái hoa đào tươi vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, đem phơi khô trong bóng râm rồi tán thành bột mịn. Sau đó, vào ngày mùng 7 tháng 7, hòa đều bột hoa đào thành thuốc, thoa một lớp mỏng lên da mặt. Công dụng: Làm cho da dẻ mịn màng tươi sáng. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của cung đình đời Đường (Trung Quốc).

Món ăn hoa đào: Hoa đào 20 bông; tương cà chua 50 g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hoa đào lấy cánh rửa sạch, củ cải rửa sạch thái mỏng, đổ dầu vào chảo, rồi cho củ cải vào xào to lửa, khi chín cho tương cà chua và gia vị vừa đủ, đổ ra đĩa, rắc cánh hoa đào lên trên, ăn nóng. Công dụng: tư âm bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc.

Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường. Lá đào vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, bài thấp, thanh nhiệt, sát trùng. Rễ đào vị đắng, tính bình.
Nhựa đào vị đắng ngọt, tính bình, có tác dụng làm tan kết tụ, giảm đau và lợi tiểu. Hoa đào vị đắng, tính bình, có tác dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện.
- Chữa huyết bế sau khi đẻ: Đào nhân (bỏ vỏ) 12 hạt, ngó sen 1 cái, sắc nước uống.

- Chữa bế kinh, ứ huyết đau bụng kinh: Đào nhân 6 g, đương quy 10 g, xích thược 10 g, xuyên khung 3 g, hồng hoa 5 g. Sắc nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

- Chữa ngứa âm hộ: Lá đào tươi, vỏ cây xoan, hoàng bá tươi mỗi thứ 30 g, vỏ rễ lựu tươi 50 g, lá khuynh diệp tươi 25 g, hạt tiêu 20 g, đun sôi, bỏ bã, cho thêm băng phiến, dùng nước xông rửa bên ngoài và ngâm, không được uống.

- Chữa ghẻ lở: Lá đào tươi giã nát, đắp tại chỗ.

- Chữa sốt rét: Lá đào tươi 70g, sắc nước uống ngày 1 lần, dùng 5 ngày.

- Chữa mề đay: Lá đào tươi 500 g, thái nhỏ ngâm vào cồn 500 ml trong vòng 24-48 giờ, lọc bỏ bã, dùng bôi ngày 2-3 lần.

- Chữa phụ nữ nhiều năm kinh không thông, da vàng vọt, môi trắng bệch: Rễ đào 600 g, rễ ngưu bàng 600 g, rễ ma tiền thảo 600 g, ngưu tất 1.200 g, các vị chặt nhỏ, thêm 6.000 ml nước đun sôi cô đặc còn 200 ml, lọc bã. Uống trước bữa ăn với nước nóng, ngày 2 lần, mỗi lần 15 g.

- Chữa đái ra máu: Nhựa đào, thạch cao, mộc thông mỗi thứ 15 g, nghiền thành bột mịn, mỗi lần dùng 6 g, sắc với 200 ml nước còn 100 ml, uống trước bữa ăn.

- Chữa đái ra dưỡng chấp: Nhựa đào 10 g phối hợp với đường kính, đun cách thủy uống làm nhiều lần trong ngày.

- Chữa bệnh tiểu đường: Nhựa đào 20 g, tán nhỏ, uống với nước sắc địa cốt bì và râu ngô (mỗi vị 30 g).
(Sức Khỏe & Đời Sống)

***************
Có thể có sự nhầm lẫn về cây hoa mai ở Việt Nam và Trung Quốc, trong các tài liệu về y học cổ truyền có lẽ nói về cây mai bên Trung Quốc.

Tham khảo thông tin sau:

Mai có nhiều loại. Về mặt cấu trúc, mai được chia ra mai sẻ, mai châu, mai liễu, mai chùm. Dựa vào màu sắc, mai được sắp thành hoàng mai, bạch mai, thanh mai, hồng mai (2). Trong sách Cây cảnh, hoa Việt Nam (**), ông Trần Hợp kê năm loài hoa mai thuộc ba họ. Cây mai tứ quý tức mai đỏ Ochna atropurpurea DC, cây huỳnh mai tức mai vàng O. integerrima (Lour.) Merr. (còn có tên O. harmandii H. Lec) và cây mai vàng thơm Ouratea lobopetala Gagnep. thuộc họ Mai tức Lão mai Ochnaceae. Cây mai chấm thủy Wrightia religiosa (Teijeims. et Binn.) Hook.f., hoa màu trắng xoè rất thơm, chủng lá nhỏ trồng làm cảnh trong chậu gọi là cẩm mai, thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Còn cây mai gốc Nhật Prunus mume Sieb. et Zucc. (hay Armaniaca mume Sieb.) thì thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Cây nầy rất phổ biến ở Á Đông. Bên Nhật Bản gọi cây là ume, từ đấy có tên nước umeshu, dưa umeboshi.
Người Trung Quốc có tên mei tương tự mai của ta, và rễ cây yemeigen.
Tên cây mai nầy bên Hàn Quốc là maesil. Anh Mỹ có danh từ Japanese apricot. Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ (***), ngoài ba cây mai vàng O. integerrima, mai đỏ O. atropurpurea và mai chấm thủy Wrightia religiosa, ở Việt Nam còn có bốn cây: mai cánh lõm Gomphia serrata (Gaertn.) Kanis, mai sọc G. striata (V. Tiegh.) C.F. Wie, mai mù u tức bạch mai Ochrocarpus siamensis var. odoratissimus Pierre và mao lai Bon Sinosideroxylon bonii Anbr. đều thuộc họ Mai Ochnaceae. Ở Huế, những cây thuộc họ Mai, ngành Thực vật có hoa Anthophyta, chỉ thu thập và định danh được ba loài mai vàng O.integerrima (với hai biến dạng: mao hồng diệp và mai trắng), mai tứ quý O. atropurpura và mai núi Indosinia involucrata (Gagnep.) Vid. (1).

***************

Những bài thuốc quý từ cây sen:

Trong thiên nhiên, có lẽ ít có loài thực vật nào như cây sen mà toàn bộ các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Hải Thượng Lãn Ông đã viết về cây sen như sau: “Cây mọc từ dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, đượm khí thơm trong lành của trời đất, nên củ, lá, hoa, tua, vỏ quả, ruột đều là thuốc hay”.

Ngó sen: Có tên thuốc là liên ngẫu, vị ngọt, hơi sít, tính mát, không độc, để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu, điều kinh, bổ huyết, giải độc. Dùng riêng, khi bị chảy máu cam, lấy ngó sen tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống và nhỏ vào lỗ mũi. Ngó sen phơi khô, 6-12g, sắc uống là thuốc giải độc nước. Dùng phối hợp để chữa các bệnh như sau:

Chữa ho ra máu: Ngó sen 20g, bách hợp hoặc lá trắc bá 20g, cỏ nhọ nồi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Chữa băng huyết: Ngó sen sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng, mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa tiểu tiện ra máu: Ngó sen 12g, sinh địa 20g, hoạt thạch 16g; tiểu kê, mộc thông, bồ hoàng, đạm trúc diệp, sơn chi tử, mỗi vị 12g; chích cam thảo, đương quy, mỗi vị 6g. Sắc uống trong ngày.

Đốt ngó sen, tên thuốc là ngẫu tiết, cũng được dùng như ngó sen.

- Lá sen: Chỉ dùng lá non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) và lá bánh tẻ. Dùng tươi hay phơi khô. Trong y học cổ truyền, lá sen được dùng với tên thuốc lá liên diệp hoặc hà diệp, có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, có tác dụng giải nhiệt, cầm máu, an thần, lợi thấp.

Chữa sốt, miệng khô khát: Lá sen non 50-100g, rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày.

Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 20-30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, hãm hoặc sắc uống. Có thể chế biến thành cao rồi làm viên.

Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen tươi 40g, rau má sao 12g, thái nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày.

- Hoa sen: Dùng loại hoa mới nở, bứt từng cánh, phơi nắng nhẹ cho khô để bảo đảm mùi thơm và phẩm chất. Dược liệu, tên thuốc là liên hoa, chứa tanin và tinh dầu, có vị ngọt, đắng, tính ấm, có tác dụng an thần, cầm máu, chống viêm, trừ thấp. Dùng riêng, cánh hoa sen phơi khô, 3-5g, hãm với nước sôi hoặc sắc uống chữa nôn ra máu, rong kinh, trĩ ra máu. Dùng phối hợp, cánh hoa sen 100g, rễ bạch chỉ 100g, thái thật nhỏ, phơi khô, trộn đều, quấn như điếu thuốc lá rồi hút, hít và thở qua đường mũi để chữa viêm xoang, ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi. Phụ nữ thường làm đẹp nhan sắc, da dẻ mịn màng bằng cánh hoa sen, ngó sen và hạt sen, lượng mỗi thứ bằng nhau, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 8g, ngày 2-3 lần.

- Tua sen: Lá nhị của hoa sen, thu hoạch khi hoa đã nở, bỏ hạt gạo ở đầu rồi phơi hoặc sấy khô. Tua sen có tên thuốc là liên tu, có vị chát, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ích thận, cố tinh, thanh tâm, chỉ huyết, chữa di mộng tinh, băng huyết, thổ huyết, mất ngủ, đái són, bạch đới. Ngày dùng 5-10g, sắc uống.

- Quả sen: Thu hoạch khi quả đã chín già với thể chất mập, chắc. Nếu để nguyên vỏ ngoài thì được liên thạch, bóc bỏ vỏ là liên nhục (thường gọi là hạt sen).

Dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, mất ngủ, kiết lỵ, di mộng tinh, khí hư. Ngày dùng 12-20g, có thể đến 100g, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

- Tâm sen: Là lá mầm màu lục sẫm nằm ở phần trong của quả sen. Dược liệu có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền, khát nước, thổ huyết. Liều dùng hằng ngày 4-8g dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa suy nhược cơ thể ở người bị viêm phế quản mạn tính, lao: Tâm sen 10g; đan bì, ý dĩ, sinh địa, bạch thược, đảng sâm, mỗi vị 12g; quy bản, mạch môn, ngũ vị tử, mỗi vị 10g; trần bì, chích cam thảo, mỗi vị 6g; đại táo 4 quả. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đái tháo đường: Tâm sen 8g; thạch cao 20g; sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Gương sen: Lá đế của hoa sen phát triển mang quả. Chỉ dùng gương đã gỡ hết quả già. Dược liệu có tên thuốc là liên phòng, dùng sống hoặc sao cháy tồn tính, có vị đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng cầm máu.

Chữa băng huyết: Gương sen và kinh giới tuệ với lượng bằng nhau, đốt tồn tính, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm hay nước cháo (Nam dược thần hiệu). Hoặc gương sen 30g, cau điếc 40g. Hai thứ cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Chữa rong huyết: Gương sen 20g, sao cháy tồn tính; kinh giới tuệ 20g, sao đen; ngải cứu 12g, sao đen; cỏ nhọ nồi 12, để tươi; rau má 20g, để tươi; bách thảo sương 12. Sắc uống trong ngày.

Chữa đi ngoài ra máu: Gương sen, cỏ seo gà, vỏ cây vải, tinh tre, hồng hoa, mỗi vị 20g; vỏ bưởi (bỏ cùi trắng) 15g; cỏ bấc 8g; mộc thông 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với nước, cô còn 50ml, hòa nửa chén đường mía vào, uống lúc đói (Nam dược thần hiệu).

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống).

Hạt sen - liên nhục, liên tử - là vị thuốc quý, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Một số bài thuốc với hạt sen là:

- Chữa di tinh, hoạt tinh, di niệu: bài Cố tinh hoàn, gồm liên nhục 2 kg, liên tu 1 kg, hoài sơn 2 kg, sừng nai 1 kg, khiếm thực 0,5 kg, kim anh 0,5 kg. Các vị tán thành bột, riêng kim anh nấu cao, làm thành viên hoàn, ngày uống 10-20 g.

- Chữa tiêu chảy mãn tính: gồm liên nhục 12 g, đảng sâm 12 g, hoàng liên 5 g. Các vị sắc uống hoặc tán bột uống mỗi ngày 10 g.

- Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng: bài Táo nhân thang, gồm táo nhân 10 g, viễn trí 10 g, liên tử 10 g, phục thần 10 g, phục linh 10 g, hoàng kỳ 10 g, đảng sâm 10 g, trần bì 5 g, cam thảo 4 g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.

Tâm sen - liên tử tâm: vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm trừ phiền, chỉ huyết sáp tinh, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao. Tâm sen thường được phối hợp với cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng... pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp. Liều dùng 1,5-3 g.

Tua sen - liên tu: vị ngọt sáp, tính bình, tác dụng thanh tâm cố thận, sáp tinh chỉ huyết, dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen. Liều thường dùng 1,5-5 g.

Gương sen - liên phòng: vị đắng sáp, tính ôn, có tác dụng tiêu ứ chỉ huyết, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu ra máu... Gương sen thường dùng để cầm máu bằng cách đốt thành than rồi phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng 5-10 g.

Lá sen - hà diệp, ngẫu diệp: vị đắng sáp, tính bình, tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết, dùng để trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao và chứng cảm sốt mùa hè. Lá sen đã được ứng dụng nhiều năm chữa sốt xuất huyết thể nhẹ. Một số bài thuốc khác với lá sen:

- Chữa sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam: bài Tứ sinh thang, gồm sinh địa tươi 24 g, trắc bá diệp tươi 12 g, lá sen tươi 12 g, ngải cứu tươi 8 g. Các vị nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

- Trị béo phì, hạ cholesterol máu cao: đây là công dụng mới được phát hiện của lá sen. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.

Ngó sen - ngẫu tiết: là một món ăn ngon và dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết kéo dài, khí hư bạch đới, tiêu chảy kéo dài. Liều dùng 6-12 g.

Bác sĩ Quan Thế Dân, Sức Khỏe & Đời Sống

***************

Hoa Thiên Lý:

Hoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng.

Ngoài ra sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì bởi thường xuyên tiếp xúc với vật liệu chứa chì như ắc quy, mực in, xăng pha chì, các động cơ có chì...

Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng mộng, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim.

Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để có thể tự chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.

- Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.

- Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7-10 ngày sẽ hiệu quả.

- Chữa lòi dom, sa dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1-2 lần, sử dụng liền 5-7 ngày sẽ có tác dụng co dần phần dom hay dạ con lòi ra.

- Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.

- Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.

- Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30-50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.

- Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10-20g, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.

Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu cùng thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt nạc lợn, rau muống... vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi cơ thể.

(BS. Hoàng Xuân Đại - Sức Khoẻ & Đời Sống)

Hoa thiên lý - món ăn - bài thuốc Ở nông thôn nước ta, nhiều nhà có giàn thiên lý. Đây là loại cây dây leo, tên khoa học là Telosma cordata (Burm.f.Merr.) thuộc họ thiên lý, có những lá xanh hình trứng đầu nhọn, mép hơi cong.

Hoa thiên lý mọc thành chùm xim ở kẽ lá, màu xanh dịu, toả hương thơm nhẹ nhàng. Điều rất đáng quý là cây hoa giản dị này còn là một cây thuốc. Từ lâu đời nhân dân ta đã dùng hoa và lá thiên lý làm thuốc.

Bát canh nấu bằng hoa và lá thiên lý non không những có giá trị dinh dưỡng mà còn được coi là một bài thuốc mát và bổ, trừ được giun kim. Có thể nấu canh thiên lý suông nấu đều ngon.

Canh giò sống hoa thiên lý:

Đây là một món ăn ngon và bổ, rất thích hợp trong những bữa cơm mùa hè của chúng ta. Cách chế biến cũng đơn giản, tốt nhất là nấu với nước xương hầm, khi nước sôi cho giò sống vào, đợi giò nổi lên là chín, cho tiếp hoa thiên lý rồi cho gia vị (mắm, muối, hạt tiêu...) đủ dùng.

Canh này ăn ngọt, giàu chất dinh dưỡng, có mùi thơm hoa thiên lý rất quyến rũ, đồng thời được coi là một bài thuốc mát, giải nhiệt, tẩy giun kim thông dụng.

Canh hoa thiên lý:

Cách làm: nấu cũng giống các loại canh khác, chỉ thay các loại rau thông thường bằng hoa thiên lý. Đun canh sôi, rồi thả hoa thiên lý vào, đun sôi lại, cho gia vị đủ dùng.

Canh này ăn ngon ngọt, có mùi thơm đặc trưng của hoa thiên lý và cũng có tác dụng chữa bệnh như trên.

Trên đây là mấy món canh ngon, đồng thời cũng là những bài thuốc mát, bổ, có tác dụng giải nhiệt và trừ giun kim.

Ngoài giá trị làm thức ăn và làm thuốc nói trên, gần đây người ta còn nghiên cứu dùng lá thiên lý chữa trĩ (lòi dom) có kết quả tốt.

Cách dùng như sau: Lấy 100g lá thiên lý non và bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với 5g muối ăn, thêm 30ml nước cất, lọc qua gạc sạch. Rửa sạch chỗ lòi dom bằng nước pha thuốc tím, lấy bông tẩm nước thiên lý đắp lên, băng như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Thường chỉ chữa 4-5 ngày như trên sẽ thấy kết quả tốt.

(Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống)

***************

Hoa Ngâu:

Không chỉ dùng để ướp trà, hoa ngâu còn là một vị thuốc. Ngoài tác dụng nổi bật là chữa cao huyết áp, hoa ngâu còn giúp làm tỉnh nước, chữa bế kinh, giúp tỉnh táo đầu óc... Không dùng cho phụ nữ có thai.

Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc, mùa hoa vào tháng 7, tháng 8. Hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh nước, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Nó được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc.

Chữa tăng huyết áp: Hoa ngâu 10 g, hoa cúc 30 g. Hai thứ gộp chung, chia làm 3 phần bằng nhau. Khi dùng cho một phần vào tách, rót nước sôi già ngâm, để nguội uống. Uống hết 3 phần thuốc đó trong một ngày.

Chữa chứng bế kinh: Hoa ngâu 10 g, nước 50 g. Cho hoa vào nước, thêm vào chút nước, nấu cách thủy đến khi hoa chín nhừ, để nguội uống. Uống trước ngày có kinh 3 ngày, uống liền trong 5 ngày, ngày uống 1 lần.

Chữa chứng thương tích do vấp ngã, bị đòn: Hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50 g. Gộp chung cả hai thứ, cho vào một lượng nước vừa phải nấu chín, chắt lấy nước, đổ nước vào nấu tiếp, nấu đủ 3 lần, gộp chung nước thuốc chắt 3 lần, trước tiên nấu bằng lửa mạnh (vũ hỏa), sau nấu bằng lửa yếu (văn hỏa) thành cao. Mỗi lần dùng, quết một ít cao này lên vải lụa mỏng đắp vào chỗ vết thương sưng đau, ngày đắp thuốc cao này một lần.

Chữa chứng say nước: Hoa ngâu, hoa sắn dây (cát hoa) mỗi thứ 10 g. Gộp chung cả hai thứ vào ly, rót nước sôi già vào ngâm uống.

Ngoài ra nhân dân còn dùng hoa ngâu để ướp trà, uống rất thơm và mát.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Đây là loài cây cho hoa nhỏ mầu vàng, rất thơm, cây có thể sống lâu năm và cao tới 4 - 7m. Cây ngâu thường được dùng ướp trà, hoa và lá ngâu còn dùng để chữa sốt vàng da, hen xuyễn rất tốt, mỗi ngày có thể dùng tới 10 - 16g (hoa và lá) dưới dạng thuốc sắc. Lá ngâu tươi còn dùng đê nấu nước tắm trị bệnh ghẻ rất công hiệu.
(Theo tạp chí nông thôn Việt nam)

***************

Hoa Lài (Nhài)

Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít nước trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được nước, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà.

Hoa nhài là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây

Một số bài thuốc Nam thường dùng:

- Chữa ngoại cảm, phát sốt: Hoa nhài 4 g, chè xanh 10 g, thảo quả 3 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

- Chữa tiêu chảy: Hoa nhài 6 g, vỏ ổi dộp 8 g, thảo quả 3 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống liên tục 3-5 ngày. Hoặc hoa nhài 10 g, vỏ quả lựu 10 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Chữa mất ngủ: Hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.

- Chữa nhức đầu, hoa mắt chóng mặt: Hoa nhài 6 g, hoa cúc vàng (kim cúc) 6 g. Hãm uống thay chè.

- Chữa tăng huyết áp: Hoa nhài 10 g, hoa hòe 10 g, kim cúc 6 g, hoa đại 6 g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa rôm sảy: Lá nhài 50 g, lá ngải cứu 30 g, lá sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống liên tục 3-5 ngày.

- Chữa mụn nhọt: Hoa nhài 10 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.

- Chữa sưng đau do chấn thương: Rễ hoa nhài 12 g, lá thanh táo 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

(BS Quang Minh, Sức Khỏe & Đời Sống)

Hoa nhài khi nấu canh cùng mộc nhĩ sẽ trở thành món ăn bổ tỳ, ích phế, chữa ho: Cánh hoa nhài 24 g, rửa sạch, để khô, mộc nhĩ trắng 15 g, ngâm với nước nóng, rửa sạch, cắt bỏ cuống, thái nhỏ. Nước (một bát) đun sôi, ít muối và gia vị đủ đậm rồi cho mộc nhĩ vào nấu chín. Đổ ra bát rắc cánh hoa nhài lên mặt canh trộn đều, ăn trong ngày.

(Nguồn: Sức Khỏe & Đời Sống)

***************


Sơn tra - Bắc sơn tra

Dã sơn tra - Nam sơn tra
Y học cổ truyền có một số bài thuốc độc đáo giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì bằng các loài hoa quanh nhà, quanh vườn, chẳng hạn như hoa Cúc, hoa Hồng, hoa Nhài, hoa Chanh…

- Hoa Hồng, hoa Nhài, hoa Chanh (có thể dùng hoa Cam, hoa Quýt, hoa Quất thay thế), lá Sen, Xuyên khung mỗi vị 10g, sắc uống mỗi ngày một thang. Cũng có thể hãm uống thay trà. Rất thích hợp cho những người béo phì có rối loạn lipid máu.

- Cúc hoa 6g, Sơn tra 15g, Thảo quyết minh (sao thơm) 15g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà này đặc biệt tốt cho những phụ nữ béo phì kèm theo các triệu chứng ngực sườn đầy tức, bụng chướng, kinh nguyệt không đều, có thể bế kinh, ngủ kém hay mê mộng, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhờn…

- Kim ngân hoa, Cúc hoa, Sơn tra mỗi vị 10g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà này đặc biệt tốt cho những người thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thuộc thể vị nhiệt thấp trở, biểu hiện bằng các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, tay chân buồn mỏi, chóng đói, miệng khát, thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính.

- Súp lơ 350g, Tôm nõn (đã chín) 25g, Gừng tươi thái chỉ, muối, gia vị, mì chính, giấm gạo và dầu thực vật cho vừa đủ. Súp lơ rửa sạch thái miếng, chần qua nước sôi, để ráo nước rồi đem trộn với muối, mì chính, giấm chua thành dạng dưa góp, sau chừng nửa giờ là ăn được. Khi ăn cho thêm một chút dầu thực vật lên trên.

Công dụng: Tư âm dưỡng huyết, hạ mỡ máu và giảm béo phì.

- Hoa tam thất, Hoè hoa, Cúc hoa mỗi vị 10g. Ba loại hoa đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà này dùng rất tốt cho những người thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, hay đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mặt đỏ, dễ cáu giận, thích uống nước mát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ.

- Dã cúc hoa 15g, Hà diệp (lá Sen) 20g. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho những người thừa cân và béo phì có kèm tăng huyết áp.

- Hoa Sơn tra, lá Sơn tra mỗi vị 6g. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hạ huyết áp, giảm mỡ máu, phòng chống thừa cân và béo phì.

(Theo Sức khoẻ & Đời sống)

***************

Nguy cơ ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích... ngày càng nhiều, người tiêu dùng đang phải tìm cách tự vệ. Ở Hà Nội, phong trào trồng rau mầm tại nhà đang nở rộ giúp tiết kiệm trong thời buổi bão giá, vừa an toàn cho bữa ăn vừa giúp nhiều người bệnh duy trì cuộc sống.

Rau mầm làm từ hạt đậu đỏ, đậu tương và hạt cải củ:
Hiện nay Hà Nội có khoảng 10 siêu thị bán các loại rau mầm: cải củ, cải ngọt, bông cải xanh... Một phần không nhỏ sản phẩm tại các siêu thị trên có xuất xứ từ trang trại ở Lương Sơn - Hòa Bình của hai chị em bà Đặng Phương Trâm và Đặng Kim Trâm (em của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm).

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, rau mầm là một trong những món ăn bổ dưỡng nhất và hoàn thiện nhất đối với sức khỏe con người. Sự nảy mầm làm tăng hàm lượng enzyme trong rau cao hơn 43 lần so với thức ăn bình thường. Quá trình nảy mầm dưới tác dụng của ánh sáng sẽ tạo chất diệp lục. Chất này giúp cơ thể khắc phục hiện tượng thiếu protein trong bệnh thiếu máu. Sử dụng rau mầm trong bữa ăn hằng ngày, cơ thể chúng ta sẽ được cung cấp lượng vitamin C, caroten A, vitamin B... rất dồi dào, có lợi cho sức khỏe.

Rau mầm - sản phẩm “quí tộc”

Rau mầm có thể trồng ngay ở bancông, hành lang hay góc trống trong nhà, vì thế rất phù hợp với điều kiện sinh sống ở đô thị. Do là loại rau bổ dưỡng và an toàn nên giá của rau mầm đang ở hàng “quí tộc”. Tại các siêu thị, giá của rau mầm 30.000-90.000đ/kg. Với đại đa số người dân, việc mua rau sạch giá cao như trên là một điều không tưởng. Tuy nhiên, trồng rau mầm rất đơn giản, vì vậy giờ đi trên đường phố Hà Nội có thể thấy nhiều nhà có những thùng xốp con con, bên trong xanh um rau mầm.

Tại nhà ông Nguyễn Văn Khởi ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cả sân thượng chừng 5m2 trước là chậu cảnh, nay được biến thành thế giới của rau mầm. Từng là cán bộ công tác tại Trường ĐH Nông nghiệp, khi về hưu ông thử nghiệm trồng rau mầm. Ban đầu ông trồng đủ loại rau mầm: rau vừng, rau muống, cải ngọt, mầm lạc, mầm đỗ tương, đỗ đỏ... Đến nay chỉ với một diện tích khiêm tốn nhưng mỗi tuần ông Khởi cũng thu hoạch khoảng 10kg rau mầm, toàn bộ đã được đặt hàng để cung cấp cho khách sạn Daewoo.

Chị Bùi Thị Phương, 50 tuổi, ở khu đô thị Mỹ Đình 2 - người trồng rau mầm khá sớm - cho biết: “Nhà tôi ở tầng cao chỉ có bancông chừng 2m2, vừa đủ chỗ đặt hai khay rau. Đầu tuần nào tôi cũng gieo hạt để cuối tuần thu hoạch, cải thiện bữa ăn cho cả gia đình. Cách trồng rất đơn giản: chỉ cần mua hạt, ngâm khoảng năm giờ rồi trải hạt lên một tấm vải, ngày vẩy nước 2-3 lần. Ban đầu đậy kín, chỉ ba ngày rau mầm cao 4-5cm thì thi thoảng mở ra lấy nắng. Thường sau năm ngày là ăn được”... Thích rau gì được rau đó - đó là cái thú và cũng là niềm vui rau mầm đem lại cho người

Rau mầm giúp người chạy thận:

Anh Phương giới thiệu với hàng xóm về rau mầm.

Nhiều năm qua, hơn 50 bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở trọ tại khu nhà tôn phường Phương Mai sống lay lắt không kế sinh nhai, nhiều người phải bán gia sản tổ tiên để lấy tiền chữa bệnh. 50% số họ là những người trong độ tuổi lao động nhưng chẳng thể làm gì để sinh sống. Họ tìm việc khắp nơi, kẻ nhặt ve chai người đi bán nước... Nhiều người ngất lịm bên vệ đường vì tai biến. Điều mà những bệnh nhân chạy thận luôn trăn trở là có một công việc phù hợp với sức khỏe để giúp họ tự nuôi sống bản thân và chữa bệnh lâu dài.
Được sự giúp đỡ của các cán bộ Trung tâm khuyến nông Hà Nội, hội “Bồ đề chạy thận” đã học cách trồng rau mầm. “Ăn loại rau này chúng tôi thấy khỏe hơn và quan trọng là có thêm thu nhập để tiếp tục chiến đấu với bệnh tật - ông Trần Văn Tặng - hội trưởng hội “Bồ đề chạy thận” - nói và chia sẻ: Cách trồng đơn giản, chỉ phải tưới nước kịp thời. Lứa rau đầu tiên thành công được bán hết ngay trong buổi chiều. Chúng tôi mừng quá, ươm ngay những giá rau mầm mới và cũng bán hết... Một quầy bán rau mầm của hội chạy thận nhân tạo đã xuất hiện tại cổng công viên Lênin.

Theo ông Nguyễn Văn Khởi, gia đình nào cũng có thể trồng rau mầm vì chỉ cần 3 thùng xốp đặt góc bếp, khéo chăm mỗi tuần đã có 3-4 ngày được ăn rau mầm. Nên ưu tiên trồng rau mầm từ các loại hạt: đỗ, vừng, lạc... vì rất ngon, có vị thơm và béo, có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe. Sản xuất rau mầm là một phương án kinh tế phù hợp với điều kiện của những người dân ngoại thành Hà Nội hiện nay, khi diện tích đất nông nghiệp đang ngày một thu hẹp.

C.V.KÌNH - T.T.HƯƠNG - tuoitre

***************

Bất kỳ một người phụ nữ nông dân Việt Nam nào đến tuổi lấy chồng cũng đều được thế hệ đi trước dặn dò là đừng ăn đu đủ xanh (non). Bài viết này nhằm tổng quan những kiến thức y học hiện đại về vấn đề trên, và xem xét niềm tin trong dân gian về mối liên hệ của đu đủ đến thai nghén là có cơ sở khoa học hay không.

Sinh học quả đu đủ:

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới, được trồng nhiều ở các nước Nam Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á. Nói đến cây và trái đu đủ thì mọi người Việt Nam ai cũng hình dung được. Trái đu đủ gắn liền với đời sống người dân Việt Nam từ thuở ấu thơ, trái chín để ăn, trái xanh để làm gỏi đu đủ, nấu canh; trẻ con dùng cọng (cuống lá) đu đủ làm súng đồ chơi, tán lá đu đủ làm dù che.
Về mặt dinh dưỡng đu đủ là loại trái cây có đủ chất sắt (Fe) và calcium, khá giàu vitamin A, B, G và rất giàu vitamin C. Tuy là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng, nhưng theo kinh nghiệm dân gian đu đủ được xếp vào nhóm thức ăn tự nhiên “không lành” với sản phụ.


Tác dụng của đu đủ:

Ở Trung Mỹ, trong dân gian, người ta sử dụng đu đủ để điều trị bệnh lỵ amip (Entamoeba histolytica), một loại ký sinh trùng gây tiêu chảy dạng lỵ và biến chứng áp xe gan. Ở Samoa, người dân dùng phần dưới vỏ thân cây đu đủ để chữa chứng nhức răng. Nhựa đu đủ có chứa papain là một trong hai loại men tiêu hủy protein (proteolytic enzym) có tác dụng làm mềm thịt bắp. Phần cơm của đu đủ là thành phần chính của các loại mỹ phẩm như kem nền (mặt), kem đánh răng, dầu gội đầu.
Các ứng dụng quan trọng trong y học của nhựa đu đủ là chiết xuất papain để dùng trong phẫu thuật cột sống (là một loại “dao phẫu thuật tự nhiên” để mở đĩa đệm). Nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất papain còn có hoạt tính kháng sinh (antibiotic activity) có tác dụng chống vi khuẩn gram dương (gram-positive bacteria). Nó còn được dùng để điều trị lở loét, làm tiêu giả mạc trong bệnh bạch hầu, chống kết dính sau phẫu thuật, thuốc giúp tiêu hóa. Trong công nghiệp papain được dùng để tinh chế, xử lý len và lụa trước khi nhuộm, là phụ gia trong công nghệ chế biến cao su; khi tinh chế người ta tiêm papain vào trước khi chiết xuất, làm cho thành phẩm giàu vitamin A và D hơn. Khoảng 1.500 trái đu đủ xanh cỡ vừa cho được khoảng 650 gram papain.

Tác hại được cho là nguy hiểm nhất của đu đủ, mà hầu như kinh nghiệm truyền thống của nhiều nước đã đúc kết, đó là mối liên quan giữa đu đủ xanh với sinh sản và thai nghén.
Đã từ lâu đời người Ấn Độ đã sử dụng đu đủ xanh (non) cũng như hạt đu đủ để tránh thai, không những ở phụ nữ mà còn ở cả nam giới. Hàng hàng thế hệ phụ nữ châu Phi, Á, và Mỹ đã sử dụng đu đủ như một loại thuốc tránh thai, trong ngày quan hệ tình dục người phụ nữ thường ăn đu đủ vì cho rằng nó có thể ngừa đậu thai.
Ở Ấn Độ có khá nhiều các nghiên cứu về thái độ và thực hành (attitude and behaviour) ăn uống trong thai nghén, khi phỏng vấn các đối tượng, đu đủ là thành phần được nhắc đến nhiều nhất. Một nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trên 1.106 phụ nữ có thai và cho con bú ở 44 làng vào những năm 70, 72% cho biết họ tin rằng đu đủ là thức ăn “nóng”, có hại cho thai nghén. Các nghiên cứu khác tương tự trên số đông phụ nữ (từ 500 đến 1.200), khi phỏng vấn họ cho rằng đu đủ có tác động gây sẩy thai, và trong một nghiên cứu cho thấy 35% số người mẹ tránh không ăn đu đủ trong kỳ thai nghén. Ở Ấn Độ, muốn gây sẩy thai, người ta cho ăn đu đủ non hoặc dùng rễ cây đu đủ nghiền nát, thêm ít muối và cho uống.

Bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa đu đủ với sinh sản và thai nghén:

Đứng về mặt bằng chứng khoa học, loại bằng chứng trực tiếp không thể thực hiện được đối với loại các chất nghi ngờ là có hại cho con người, do đó chỉ có thể nghiên cứu được những bằng chứng gián tiếp. Những bằng chứng gián tiếp này có thể là in vitro (nghiên cứu phòng thí nghiệm) hoặc in vivo (nghiên cứu trên sinh vật, cụ thể ở đây là động vật thực nghiệm). Nếu các kết quả ủng hộ giả thuyết thì chúng ta có thể suy luận chất nghi ngờ đó có thể có tác động lên cơ thể con người. Cũng có thể tìm mối tương quan này trên con người bằng nghiên cứu quan sát (observation), định hướng (prospective) hoặc hồi cứu (retrospective), loại nghiên cứu có đối chứng (case-control).
Trong những năm qua có hàng trăm bài báo khoa học viết về tác dụng y học của cây đu đủ trên nhiều mặt được ấn hành, trong số đó có nhiều bài liên quan đến tác động của đu đủ lên sinh sản và thai nghén. Những nghiên cứu này hầu hết là những nghiên cứu tiến hành trên động vật thực nghiệm và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các kết quả được tóm tắt như sau:

Tác dụng tránh thai của trái đu đủ:

Một điều ngạc nhiên là trái đu đủ có thể có tác dụng phòng tránh thai không chỉ trên phụ nữ mà còn cả trên nam giới.
Năm 1993, một nhóm khoa học gia Anh Quốc thuộc Viện đại học Sussex tìm thấy papain có tác dụng làm ngăn cản quá trình thụ thai ở phụ nữ. Qua kết quả nghiên cứu họ đưa ra hai thuyết về tác dụng ngừa thai của trái đu đủ: chất papain trong đu đủ có tác dụng ức chế hormon (nội tiết tố) progesteron và làm ngăn cản quá trình thụ thai, thứ hai là chính tác dụng làm mềm thịt của papain này có thể phá hủy màng tế bào phôi thai. Phụ nữ ở Sri Lanka muốn tránh thai, chỉ đơn giản là họ ăn đu đủ hàng ngày, và khi muốn đậu thai thì chỉ việc dừng ăn đu đủ!
Trong kinh nghiệm dân gian ở một số nước châu Á cho thấy, không chỉ ở phụ nữ, mà nam giới nếu ăn đu đủ một thời gian dài cũng có khả năng tránh thai. Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cũng cho các kết quả lý thú. Hạt đu đủ đã được chứng minh là có hiệu quả tránh thai trên nam giới. Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột và thỏ cho thấy các thành phần chiết xuất từ chloroform có trong hạt đu đủ có tác dụng tránh thụ thai có thể phục hồi được (reversible) trên chuột và thỏ đực mà không có độc tính. Thử nghiệm trên các chất chiết xuất từ hạt đu đủ cho thấy chúng có khả năng ức chế sự di chuyển của tinh trùng trên chuột và giảm sinh tinh trùng trên thỏ. Nghiên cứu gần đây nhất tiến hành theo cùng cách thức với các thí nghiệm trên, trên loài khỉ langur cho thấy hiệu quả làm giảm sinh tinh trùng xuất hiện sau điều trị 90 ngày mà không có tác dụng độc tính. Chức năng sinh tinh trùng được phục hồi hoàn toàn sau khi ngưng dùng thuốc 150 ngày. Về cơ chế hoạt động của các chất chiết xuất từ hạt đu đủ này vẫn còn chưa nhất quán. Các nghiên cứu trước cho thấy có lẽ các tác động này là do tương tác của các hoạt chất lên nguồn estrogen, androgen và antiandrogen. Tuy nhiên trong nghiên cứu sau này trên loài khỉ nêu trên, cho thấy số lượng tế bào tinh trùng bất thường đếm được tăng lên và cũng như bị bất động hoàn toàn ngay trong giai đoạn đầu điều trị, và như thế khả năng tác động có thể vào môi trường bên trong của thừng tinh hoặc vào trong giai đoạn tế bào mầm (germ cell) của tinh trùng trong tinh hoàn. Nghiên cứu sâu hơn nữa trên cùng một nghiên cứu, các tác giả quan sát thấy tổn thương xảy ra ở tế bào sertolli (một tế bào sinh tinh), và tình trạng giảm thiểu tinh trùng có thể là do tác động chọn lọc của thuốc lên sự phát triển của tế bào mầm, có lẽ qua trung gian là các tế bào sertolli, gây nên tình trạng ức chế hoạt động của các ty lạp thể (mitochondri), mà có thể ảnh hưởng đến chuỗi hô hấp tế bào gây độc tế bào trong quá trình tăng sinh tế bào mầm. Đây là một kết quả quan trọng cho việc hứa hẹn một loại thuốc tránh thai tạm thời cho nam giới ra đời.

Tác dụng lên thai nghén của đu đủ:

Như đã nêu trên, nhiều người ở các nước châu Á cho rằng đu đủ non có khả năng gây sẩy thai.
Trong một nghiên cứu trên chuột ở Ấn Độ, người ta cho chuột đang mang thai ăn (không ép buộc) các loại trái cây khác nhau, thì kết quả cho thấy trái đu đủ non có tác dụng ngăn cản chu kỳ động dục và gây sẩy thai. Mức độ sẩy thai giảm xuống khi cho chuột ăn loại trái đu đủ chín.
Một nghiên cứu khác về sau, nghiên cứu về tác dụng trên trương lực tử cung, người ta đã thử nghiệm chất chiết xuất từ nhựa đu đủ (papaya latex extract - PLE) trên tử cung chuột ở các chu kỳ động dục và thai nghén khác nhau. Kết quả cho thấy tác động của PLE gây co thắt tử cung xảy ra mạnh nhất là ở các giai đoạn sau của thai kỳ, tương ứng với kỳ estrogen đạt được nồng độ cao nhất. Nghiên cứu này cũng rút ra được tác động gây co thắt tử cung của PLE là một tác động phối hợp của các enzym, alkaloid, và các chất khác, hoạt động chủ yếu vào quần thể thụ thể (receptor) alpha adrenergic của tử cung ở các giai đoạn khác nhau. Một nghiên cứu mới gần đây nhất cũng trên chuột, loài Sprague-Dawley ở 4 giai đoạn thai nghén khác nhau, nhóm chứng chỉ dùng nước. Kết quả cho thấy nếu sử dụng nước trái đu đủ chín, thì các nhóm nghiên cứu không có khác biệt gì với nhóm chứng về ảnh hưởng co thắt cơ trơn tử cung được biệt lập từ chuột có thai và không có thai. Ngược lại, với nhựa đu đủ sống sử dụng ở nồng độ 0,1 - 3,2 mg/ml thì gây ra hiện tượng co thắt cơ tử cung giống như hiện tượng co thắt của oxytocin (một loại thuốc gây co thắt tử cung, dùng trong sản khoa) ở nồng độ 1 - 64 mU/ml và prostaglandin F (2 a) 0,028 - 1,81 microm. Đối với cơ trơn tử cung biệt lập thì đáp ứng co thắt cơ xảy ra đối với nhựa đu đủ sống (PLE) ở nồng độ 0,2 mg/ml tương đương với 0,23 microM prostaglandin F (2 a) và 32 mU oxytocin/ml. Trên chuột có thai 18 - 19 ngày thì có PLE hiện tượng co thắt như uốn ván. Như vậy từ kết quả của nghiên cứu này có thể rút ra rằng nếu ăn đu đủ chín ở mức độ bình thường thì không gây hại gì trên chuột có thai, nhưng ngược lại với loại đu đủ sống hoặc gần chín - loại còn chứa nhiều nhựa - có thể không an toàn cho thai nghén.
Tóm lại, những niềm tin và thực hành sử dụng trái đu đủ của người dân các nước châu Á từ lâu đã là một quan sát thực nghiệm, cho đến những năm gần đây câu chuyện chỉ là sự bổ sung cho thực nghiệm đó bằng cách tìm hiểu cơ chế hoạt động của đu đủ trên sinh sản và thai nghén mà thôi. Ngoài những ứng dụng như đã nêu trên, đu đủ xanh có thể được xem như là có tác dụng phòng tránh thai tạm thời trên nữ giới, đặc biệt là trên nam giới, các nghiên cứu đang đi đến giai đoạn sau cùng trước khi đưa ra áp dụng rộng rãi. Trong khi đó, trên thực nghiệm ở động vật, nhựa đu đủ xanh cũng đã được chứng minh là không an toàn cho thai nghén và có khả năng gây sẩy thai, thì đối với cơ thể con người chúng ta, nên tránh sử dụng đu đủ xanh, đu đủ gần chín trong thời kỳ mang thai.
BS. NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN
--------------------------------


Phương thuốc từ đu đủ:

Ở Trung Quốc có câu chuyện tương truyền rằng vào đời nhà Minh có một viên quan sinh hạ được 3 người con gái, mãi tới năm 42 tuổi vị quan này mới sinh thêm được một cậu con trai đặt tên là Đức Lâm. Cậu ấm được cả phủ quý như một viên ngọc sáng. Nhưng không ngờ cậu ấm này tuy được chăm chút rất chu đáo và cẩn trọng mà vẫn gầy còm trông như que củi và cứ quặt quẹo ốm yếu luôn. Do vậy đến tuổi 13 – 14 mà đi vẫn chưa vững, hay buồn nôn, kém ăn, uống rất nhiều thuốc mà sức khỏe vẫn không khá lên được. Sự thế biến chuyển, vào mùa xuân năm ấy đã xảy ra chiến tranh, viên quan đã không chống lại nổi thiên binh vạn mã của quân giặc và đã chết nơi chiến trận.

Lúc này cậu ấm Đức Lâm phải theo mẹ đi lánh nạn lang bạt dưới vùng Lĩnh Nam khiến cho người mệt, bụng đói làm cho bệnh tình càng thêm nặng. Đêm đến mẹ con đều mệt nhoài tựa vào nhau ngủ thiếp đi. Về khuya, trăng lên cao, một cơn gió lạnh làm cho phu nhân tỉnh giấc. Bỗng bà thấy trên sườn đồi trước mặt có ánh vàng lấp lánh. Một ông tiên râu tóc bạc phơ cầm gậy, lúc chỉ sang phía Đông, lúc lại chỉ sang phía Tây. Mấy chục con hạc tiên tỏa ánh bạc long lanh bay lượn trên không trung và biến hóa đội hình theo sự điều khiển cây gậy của ông tiên và chừng nửa giờ sau tự biến mất.

Phu nhân lấy làm lạ và bà suy nghĩ phải chăng thần tiên đang thương tình mách bảo mẹ con bà? Sáng sớm hôm sau phu nhân cố sức cõng con trai về phía quả đồi. Lên đến sườn đồi bà sững sờ không đỗi ngạc nhiên vì trong thung lũng có tới mấy chục cây lạ chi chít những quả to bằng quả bầu màu vàng óng. Bên cạnh là một dòng suối trong chảy từ trên cao xuống, xung quanh cỏ hoa tươi tốt um tùm, tỏa ra mùi hương thơm mát chẳng khác nào nơi bồng lại tiên cảnh. Giữa lúc đang đói mệt, bà đặt Đức Lâm xuống rồi lại hái một quả chín vàng và ăn. Thấy quả hương vị thơm ngon và lần đầu tiên trong đời được ăn làm cho phu nhân thấy trong người tỉnh táo hẳn lên. Bà bèn đưa một miếng vào miệng con và cứ thế hai mẹ con ăn no nê. Ngày hôm sau bà dựng lều tại đó và hết ăn quả tươi, lại nấu chín quả ấy để hai mẹ con cùng ăn. Bỗng điều kỳ lạ, sau 10 ngày bà thấy bệnh của Đức Lâm lui giảm, cậu con khỏe hẳn. Cây ấy sau được đặt tên là đu đủ. Sau vài ngày nữa ăn đu đủ thì thấy Đức Lâm đã tự leo được lên núi đốn củi giúp mẹ làm lụng mọi việc. Cơ thể cậu rắn chắc khỏe mạnh cao lớn hẳn lên.

Sự thật chắc hẳn không hoàn toàn như vậy, nhưng dù sao câu chuyện cũng muốn nói với chúng ta rằng quả đu đủ là loại quả có tác dụng bổ dưỡng và chữa trị được nhiều bệnh.

Chính thế mà trong Trung dược đại từ điển của Trung Quốc có ghi rằng: đu đủ có chứa một loại kiềm có tác dụng phòng chống ung thư, sát khuẩn. Trong đu đủ có men protein giúp cho tiêu hóa đạm, chữa rối loạn tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính, chữa mỏi chân gối... Còn nhựa quả đu đủ xanh có thể làm tan các tổ chức mô bị hoại thư. Lá đu đủ giã nát đắp chữa mụn nhọt hay vết thương viêm loét. Đu đủ có chất men papain có lợi cho tiêu hóa. Các nhà khoa học Mỹ còn cho rằng đu đủ có khả năng ngăn ngừa ung thư phổi, cả ung thư dạ dày hay tuyến tiền liệt nhờ sự phong phú chất lycopen có trong quả đu đủ. Ngoài ra enzym papain còn có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhất là vết thương do bỏng. Đu đủ lại cho năng lượng thấp nên trở thành thực phẩm lý tưởng cho những người béo phì...

Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ đu đủ.

- Chữa chứng viêm dạ dày: đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g. Tất cả sắc lấy nước uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.

- Chữa tỳ vị hư nhược: đu đủ 30g, củ mài 15g, sơn tra 6g, gạo nếp 100g. Tất cả nấu nhừ thành cháo ăn hai lần trong ngày vào buổi sáng và chiều. Cần ăn 10 ngày liền.

- Chữa đau lưng mỏi gối: đu đủ 30g, ngưu tất 15g, hoàng kỳ 10g, đỗ tương 15g, câu kỷ tử 10g, cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Cần uống 10 ngày liền.

- Chữa ho do phế hư: đu đủ 100g, đường phèn 20 – 30g, hầm nhừ ăn ngày một lần. Cần ăn 5 – 7 ngày liền.

- Chữa mụn nhọt: lấy lá đu đủ giã nát đắp rịt vào nơi mụn nhọt ngày một lần.

- Đu đủ hầm đường phèn: đây là món ăn mà người Quảng Đông, Trung Quốc rất thích. Món ăn này nếu ăn thường xuyên vào mùa xuân hè có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Nếu ăn vào mùa thu đông lại có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm. Là một món ăn có hương vị thơm ngon đặc trưng có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi như già, trẻ, người lớn ăn quanh năm đều được. Cách chế biến rất dễ: lấy một quả đu đủ chín vàng, gọt vỏ, thái miếng cho vào bát to, tra đường phèn vào vừa đủ, sau đặt bát vào nồi hầm cách thủy sau 1 giờ lấy ra ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn 1 lần, có thể ăn 2 lần trong một ngày.

(BS. Hoàng Xuân Đại)

***************

Nhiều người dùng lá sài đất tắm cho con vì tin nó làm mát da:
Cháu Huy, 1 tháng tuổi (Hà Nội) nhập viện vì sốt cao, da nổi nhiều mụn kê. Bác sĩ chẩn đoán bé bị nhiễm khuẩn ngoài da nặng, có nguy cơ nhiễm khuẩn máu. Nguyên do bố mẹ dùng lá sài đất, hạt kê và chân vịt tắm cho cháu.

Bé Nguyễn Thanh Thảo, 2 tuổi ở quận Hoàng Mai, Hà Nội nhập viện trong tình trạng sốt cao, bỏ bú, một số vùng da bị lở loét. Kết quả khám cho thấy, bé bị nhiễm khuẩn da và đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Nguyên nhân là vì gia đình muốn cô con gái cưng sau này có làn da trắng trẻo, mịn màng nên mua nước dừa nguyên chất về tắm cho bé. Được vài ngày, da bé nổi vài nốt li ti, mọi người cho là do kê nóng và tiếp tục tắm. Đến khi bé bỏ bú, sốt cao, cả nhà mới vội đưa bé đi cấp cứu.

Theo, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, phó trưởng khoa nhi, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, tắm nước dừa chỉ làm da thêm bẩn vì lượng đường nhiều là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, da của trẻ nhỏ rất mỏng nên rất dễ bị tổn thương, gây nhiễm trùng.

Có không ít trẻ nhỏ bị chàm sữa (bệnh xảy ra nhiều ở trẻ 3-6 tháng), ngoài việc tắm lá, có gia đình còn lấy tôm hoặc nhai bã trầu xát vào, khiến bé bị tổn thương nặng nề.

Không chỉ tại Bạch Mai, tại Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng thường xuyên tiếp nhận trẻ bị viêm da do tắm lá. Tiến sĩ Khu Thị Khánh Dung, phó giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nơi đây cũng tiếp nhận không ít trường hợp bị dị ứng dẫn tới tróc và bỏng da toàn thân do trẻ được tắm một số loại lá cây như rẻ quạt, nước gừng hay dùng lá khế chữa dị ứng.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Viện Bỏng quốc gia cũng cho biết, rất nhiều người có thói quen dùng chanh tắm cho trẻ. Thực tế, axit chanh có tác dụng sát trùng tốt, có thể dùng để gội đầu, tắm ở người lớn. Nhưng với da trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, chanh lại không có lợi. Khi kỳ cọ, chất axit trong chanh có thể làm bong tróc các mảnh da non, gây xót và tẩy mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình lên da non, nhất là nếu pha quá nhiều chanh và chậu nước tắm.

Hơn nữa, trẻ nhỏ hay dụi mắt, mặt, đầu nên nếu móng tay trẻ sắc, gây xước da, tắm chanh quá đặc sẽ làm bé đau. Việc tắm chanh quá đặc, tắm xong mà không tráng lại nước sạch, chà sát trực tiếp cả miếng chanh lên da khi tắm, gội đầu... là những quan niệm sai lầm. Làn da mỏng manh, non nớt của bé sẽ bị ảnh hưởng, tổn thương dù chất axit trong chanh chỉ tẩy rất nhẹ.

Mắc bệnh ngoài da, tắm lá sẽ nguy hiểm

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội khẳng định, quan niệm "khi trẻ bị rôm sảy hay kê phải tắm các loại lá mới hết" là rất nguy hiểm. Vì đây chỉ là những biểu hiện của viêm da nhẹ, có thể tự khỏi, nếu dùng những loại lá như sài đất, chân vịt, rẻ quạt... có khi làm bệnh nặng hơn. Bởi các loại lá, quả có khi mọc ở những bờ bụi, bị nhiễm khuẩn, côn trùng hay cả thuốc bảo vệ thực vật... rửa rất khó sạch nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn da rất cao. Thậm chí ngay cả việc đun sôi cũng không có tác dụng diệt khuẩn trong lá.

Hiện tượng viêm da do tắm lá mùa nào cũng gặp nhưng vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, trẻ bị rôm sảy, trốc lở, mụn nhọt, côn trùng đốt tăng cao nên biến chứng do tắm lá cũng nhiều hơn: có trẻ bị bội nhiễm, nhất là nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, phó trưởng khoa nhi, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: Cách phòng chống viêm da cho trẻ:

Thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện. Hằng ngày, vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé bằng nước sạch hoặc xà phòng diệt khuẩn. Tuyệt đối không nên tự ý dùng nước lá tắm để chữa các bệnh ngoài da cho trẻ. Mùa hè, nên hạn chế dùng tã và phải thay thường xuyên. Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn. Các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Mặc khác, những người gần gũi chăm sóc trẻ hằng ngày cũng phải chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể vì dễ lây bệnh cho trẻ. Đặc biệt, môi trường sống của trẻ cần sạch sẽ, thoáng mát.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch hội Đông y Việt Nam: Tắm lá không có khả năng làm mát.

Việc tắm lá (tắm thuốc) trong đông y cũng phải có chỉ định rõ ràng đối với từng bệnh hoặc đối tượng nào không được tắm. Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh tắm lá có khả năng làm mát da hay toàn bộ cơ thể mà đó chỉ là những kinh nghiệm dân gian lưu truyền. Việc tắm lá phải rất cẩn trọng, tuyệt đối không nên tắm lá tươi vì rất dễ gây kích ứng cho da. Đối với da bình thường, không nên tắm lá, còn nếu do rôm sảy thì lấy quả mướp đắng, rửa sạch, đun sôi để nguội lấy nước tắm, do chốc lở, mụn nhọt thì lấy 20 gam lá đào tươi, rửa sạch đun nước tắm. Không lấy nước dừa tắm cho trẻ vì không có tài liệu nào hướng dẫn như vậy.
(Theo Thế Giới Mới)

***************

Cây cúc tần.

Cây cúc tần còn gọi là cây từ bi, cây lức... có tên khoa học Pluchea indica Less thuộc họ cúc (Compositae). Ở nước ta cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, thường trồng làm hàng rào cây xanh và lấy lá làm thuốc. Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy; lá gần giống hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép lá có răng cưa, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô, làm thuốc.

Trong toàn cây chủ yếu có tinh dầu mùi thơm đặc trưng. Theo y học cổ truyền: cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Chủ trị cảm sốt ho, bụng trướng, nôn oẹ, tiêu độc, tiêu đờm, bí tiểu tiện, phong thấp, đau mỏi lưng. Dùng dưới dạng thuốc sắc (ngày uống 10-20g) hay thuốc xông. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Chữa nhức đầu cảm sốt: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 8-10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông.

Cũng có nơi nhân dân dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng (có tính mát) và lá hương nhu, sắc uống có công dụng chữa cảm sốt.

Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít nước sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.

Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.

BS.Vũ Nguyên Khiết

***************

Rau mồng tơi đã quá quen thuộc với chúng ta. Đối với người dân vùng nhiệt đới, mùa hè nóng khát phải có các món canh rau như mồng tơi. Nói đến mồng tơi người ta nghĩ ngay đến tác dụng nhuận tràng "trơn ruột" của nó để chữa táo bón. Tuy nhiên còn nhiều công dụng chữa bệnh nữa của rau mồng tơi mà bạn đọc có thể chưa biết.

Rau mồng tơi còn có các tên mùng tơi, tầm tơi (Tuệ Tĩnh) tên Hán là lạc quỳ, đằng quỳ, đằng nhi thái, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái. Tên khoa học Basella rubra Lin., họ mồng tơi. Mồng tơi tính hàn, vị chua, vào 5 kinh tâm, can, tỳ, đại tràng, tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, chỉ lỵ, chữa ban chẩn, định sang tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc, làm nhuận da, hoạt trường, không độc. Theo Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh còn có tác dụng hoạt thai làm dễ đẻ.

Trong mồng tơi chứa chất nhày pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, giúp cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.

Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:

- Thanh nhiệt giải độc: Có nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp. Ta đã có những cách thông dụng như canh rau mồng tơi, hoặc kèm rau đay, mướp,... ăn với cà pháo muối giòn thì ngon tuyệt, lại mát ruột, ăn được nhiều cơm khi trời nóng bức...

- Hoạt trường, thanh nhiệt, dưỡng âm, giúp da tươi nhuận: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột.

- Để da tươi nhuận hồng hào: Dùng rau mồng tơi nấu canh, mỗi tuần ăn một lần.
- Đại tiện xuất huyết kinh niên suy nhược: Rau mồng tơi 30g, cho mồng tơi vào nấu thêm 20 phút. Ăn cái, uống nước.

- Chữa đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc bỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ngày. Hoặc dùng 4 loại rau: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má với lượng bằng nhau nấu canh ăn.

- Chữa táo bón lâu ngày gây thoát giang: Lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ) sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.

- Chữa khí hư, suy nhược: Lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần cách nhau 3 ngày, 6 ngày. Khi thấy có kết quả cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.

- Chữa tiểu tiện buốt nóng: Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước, chắt lấy nước, uống nóng với ít hạt muối. Bã đắp vùng bàng quang hoặc nấu lấy nước uống hằng ngày.

- Chữa đầu vú sưng, nứt, trĩ, mụn nhọt, bỏng: Lá mồng tơi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên chỗ tổn thương. Da mặt khô nhăn nẻ, tay chân bị cước cũng có thể dùng lá mồng tơi như vậy. Chú ý rau mồng tơi phải rửa sạch.

- Bị thương chảy máu: Rau mồng tơi trộn đường phèn, giã đắp.

- Chảy máu mũi (do huyết nhiệt): Lá mồng tơi tươi sạch giã nát lấy nước tẩm bông nhét vào mũi.

- Đau nhức khớp do phong thấp: Rau mồng tơi cả cây 50g - 100g, hầm với nước ăn với cơm hằng ngày.

- Ngực bồn chồn đầy tức: Rau mồng tơi 60g, sắc đặc thêm chút nước uống khi còn ấm.

- Nhức đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương băng lại.


- Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc. Mỗi thứ một nắm nấu, rồi mới cho đậu lạc vào cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Có thể cho thêm tiêu bột, nước tương, nước mắm. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.

- Chữa hoạt tinh: Rau mồng tơi 1 nắm. Rau giền tía 1 nắm nấu. Ăn nóng, xong uống nước trà gừng nóng sẽ tăng hiệu quả. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen (đã rang thơm) nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt.

- Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.

Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.
(BS. Phó Thuần Phương)
---------------------------

Rau mồng tơi chữa bệnh:

Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) cho biết: theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh. Nó có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng... Dùng mồng tơi để giải độc, chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện khó, đái nhỏ giọt, đái dắt, chữa kiết lỵ hiệu quả.

Theo lương y Huyên Thảo, rau mồng tơi đã được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh:

+ Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Món ăn này chữa đại tiện táo bón rất hiệu quả. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông.

+ Dùng khoảng 100g mồng tơi sắc nước uống trong ngày thay trà chữa tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ giọt hiệu quả.

+ Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn.

+ Dùng mồng tơi giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ mau lành.

+ Mồng tơi cả cây khoảng 100g, hầm với nước. Ăn trong bữa cơm hằng ngày có tác dụng chữa khớp chân tay đau nhức do phong thấp.

+ Mồng tơi 60g sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút nước còn ấm, uống có tác dụng chữa chứng ngực bồn chồn, đầy tức.

Lương y Huyên Thảo cho biết thêm: Mồng tơi còn có tác dụng tốt trong việc cầm máu, giúp vết thương mau lành, cụ thể:

+ Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt (dân gian thường gọi là chảy máu cam).

+ Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu, vết thương mau lành.

Theo M. N
ThanhNienOnline

***************


Cây hoa nhài.

Mùa hè do nhiệt độ tăng cao, làm cho khí hậu trở nên oi bức, cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi để tỏa bớt nhiệt độ giúp cho thân nhiệt luôn giữ được trạng thái bình thường. Cũng chính do mồ hôi bài tiết nhiều ở bề mặt ngoài da nên đã kéo theo những cặn bã trong cơ thể đào thải ra, vì vậy làm cho da bẩn lại ướt nên dễ kết dính bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí khiến da trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra ngứa ngáy, mụn nhọt...

Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu về cách chữa trị mụn nhọt mùa hè bằng những cây lá quanh ta vừa tiện lợi, dễ kiếm, dễ tìm.

Hút mụn nhọt đã vỡ bằng khoai lang: Lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối giã nhuyễn bọc vào vải sạch đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay 1 lần.

Chữa mụn nhọt bằng cây mua bà: Lấy lá non, giã hơ nóng đắp vào chỗ có nhọt. Ngày thay 1 lần.

Chữa mụn nhọt bằng bí ngô: Lấy cuống bí ngô đốt thành than, rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần. Hoặc lấy cuống bí ngô đốt thành than, nghiền nát trộn với dầu mè hay dầu sở rồi đắp vào. Ngày thay 1 lần.

Chữa mụn nhọt bằng lá sen: Dùng ngoài lấy cuống lá sen sắc lấy nước đặc rửa nơi mụn nhọt. Mặt khác lấy lá sen rửa sạch giã nát cùng với cơm nếp rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần.

Chữa mụn nhọt bằng rau mồng tơi: Lấy rau mồng tơi tươi, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt, ngày thay 2-3 lần.

Theo Thực liệu kỳ phương thì cần chờ đúng giờ thìn (tức đúng 8 giờ sáng) hãy hái một nắm ngọn rau mồng tơi không non quá cũng không già (rau bánh tẻ) vào lúc đang có ánh nắng mặt trời chiếu rọi vào vườn rau, sau đó mang vào không rửa (nếu có bụi bẩn lấy khăn sạch lau) và cho vào cối giã nhuyễn cùng chút muối ăn đem đắp vào nơi mụn nhọt, rất hiệu nghiệm.

Chữa mụn nhọt bằng hoa nhài: Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.

Chữa mụn nhọt bằng cây chua me đất: Lấy lá giã nhỏ hơ nóng đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương bằng lá ớt: Lấy lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo, mỗi thứ từ 10-20g, đem rửa sạch, giã nát cùng ít muối ăn rồi đắp vào vết thương hay mụn nhọt, đầu đinh. Hoặc lấy lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5-10g, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

Chữa mụn nhọt bằng lá lô hội (cây lưỡi hổ): Lấy lá lô hội tươi giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.


Cây lô hội.

Chữa mụn nhọt sưng đỏ bằng rau diếp cá: Lấy rau diếp cá giã nát rịt vào nơi mụn nhọt vào lúc đi ngủ, sáng dậy thấy đỡ đau, rất mau khỏi.

Chữa mụn nhọt lở loét bằng vừng đen (mè đen): Lấy mè đen rang lên, tán nhỏ. Rửa sạch mủ trên mụn, sau lấy bột mè đen đã tán đắp lên, chỉ vài lần sẽ khỏi.

Chữa mụn nhọt sưng tấy bằng rau hồng trai và cây sống đời: Lấy rau hồng trai và lá cây sống đời mỗi thứ 25-30g, rửa sạch để ráo nước, giã nát tẩm chút nước rồi vắt nước cốt uống, còn bã đắp lên mụn nhọt. Ngày 1 lần, vài lần là khỏi.

Chữa mụn nhọt bằng lá táo chua: Lấy một nắm con lá táo rửa sạch giã nát cùng ít muối ăn đem đắp vào nơi mụn nhọt đang sưng tấy.

(BS. Hoàng Xuân Đại)

***************

Cà là loại cây trồng hoặc mọc hoang ở những vùng đất ẩm, mỗi loại cà cũng có hình dáng, màu và kích cỡ khác nhau. Chẳng hạn cà pháo quả tròn bé màu trắng hay vàng, rất nhiều quả và có khi cho thu hoạch quanh năm. Cà nghệ có cùi mỏng màu xanh hoặc trắng ăn giòn không kém cà pháo. Cà tứ thời quả bé, tròn có màu sắc thay đổi, cho quả quanh năm. Cà xoan quả hình quả xoan, màu xanh. Loại cà bát quả to như cái bát có màu trắng hay màu xanh. Cà dái dê có màu tím hoặc xanh hay trắng...

Đông y gọi chung các loại cà là giã tử, ái qua, nuy qua, tên khoa học là Solanum milogena L. thuộc họ cà (Solanaceae). Theo Đông y, cà có vị ngọt tính hàn (có tài liệu ghi là cực hàn và có độc). Sách Trung dược học bản thảo cho biết cà tác dụng hoạt lợi (nhuận trường), lợi tiểu, trị thũng, thấp độc, trừ hòn cục trong bụng (chưng hà), chứng lao truyền, ôn bệnh trong 4 mùa (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Tán huyết tiêm viêm, chỉ thống... Còn trong Thực liệu bản thảo có nói cà có tác dụng chữa ngũ tạng lao tổn. Trong sách Thực kinh viết: Cà có tác dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí... cùng nhiều chứng bệnh.

Y học hiện đại cũng xác nhận rằng cà cũng giàu dinh dưỡng. Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong 100g cà: nước chiếm 92%, đạm 1,3%, chất béo 0,2%, đường 0,5% cùng các chất khoáng như lân 15mg, magnesi 12mg, calcium 10mg, kalium 22mg, natri 15, 16mg, lưu huỳnh 15, 16mg, sắt 0,5mg, mangan 0,2mg, kẽm 0,2mg, đồng 0,1mg, iod 0,002mg, các vitamin như caroten (tiền vitamin A) 0,04mg, vitamin B1 0,04mg, vitamin B2 0,35mg, vitamin C 6mg, vitamin PP 0,6mg, và chất nhày hay cellulose...

Riêng với giống cà tím (cà dái dê) ở phương Tây người ta cũng đã nghiên cứu nhiều và được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP cao nhất. Có tài liệu nói vitamin PP chứa trong cà tím là 72g. Người ta còn phát hiện vitamin E trong cà và hàm lượng các chất khoáng thường cao hơn hẳn các loại rau quả khác. Đặc biệt hơn ở cà còn chứa chất nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa. Ngay ở Nhật Bản các chuyên gia cũng đã phát hiện thấy trong cà tím có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Vì vậy có ý kiến đã khuyên nên sử dụng nước ép cà tím khi người bệnh đang dùng xạ trị và cả ngay sau khi phẫu thuật ung thư.

Tại Áo, nhóm chuyên gia Trường đại học Graz đã chứng minh tác dụng khử chất béo của loại cà tím, được thể hiện rõ khi sử dụng cà tím với các thức ăn động vật. Cà tím còn tác dụng chống ứ đọng cholesterol và urê huyết nên rất có lợi trong điều trị các bệnh tim mạch, chứng huyết áp cao, béo phì vì cho năng lượng thấp (ví dụ như cà pháo trong 1kg chỉ cho 24,4 kcalo hay cà bát là 441 kcalo, cà dái dê 454 kcalo), đái tháo đường, thống phong (gout).

Tại Hoa Kỳ, một tạp chí có đăng tải bài “12 cách giảm cholesterol trong máu” đã xếp ăn cà là biện pháp hàng đầu. Người ta đều xác nhận rằng cà tím có tác dụng kích thích tiết mật và tụy khiến khả năng tiêu hóa được tăng cường, lại giúp nhuận tràng, giải độc, có lợi cho bệnh gan mật. Ngoài ra còn có công hiệu lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong việc điều trị bệnh thận. Trong thực nghiệm cũng cho thấy khi động vật được uống nước ép cà tím thì gây động kinh nhân tạo đã không phát bệnh. Bởi thế người ta khuyên những người dễ bị kích động tâm thần mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng nên uống 1 ly nhỏ nước ép cà tím.

Trong Hội nghị các nhà gây mê của Hoa Kỳ tại Orlando vào tháng 10/1998 cũng đã thông báo rằng: Nếu người bệnh ăn nhiều cà tím, cà chua, khoai tây, sẽ làm chậm chuyển hóa một số thuốc mê và thuốc giãn cơ trong phẫu thuật, do các glycoalcaloid của họ cà (Solanaceae) đã gây ức chế các men acetylcholinesteraza và butylcholinesterase là những men làm giảm hóa thuốc mê.

Như vậy thật sự cà còn là một vị thuốc hay được sử dụng chữa trị nhiều bệnh từ lâu đời ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới.

Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cà để cùng tham khảo và có thể áp dụng khi cần.

Chữa phụ nữ huyết hư, da vàng: Lấy quả cà pháo già bổ ra phơi khô trong bóng râm cho đến khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với nước hâm nóng. Cần uống liền dài ngày.

Chữa đại, tiểu tiện, đường tiêu hóa ra máu: Lấy quả cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g hòa với giấm pha loãng.

Chữa đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón: Lấy cà tím 500g đem thái dọc, gừng tươi 4 lát nghiền nhuyễn. Sau trộn với nước tương, dầu, muối, đường chưng cách thủy. Ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn một lần, cần ăn 5-7 ngày liền.

Chữa ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30-60g, nấu chín cho đường mía vào vừa đủ rồi nấu lại là được. Ngày ăn 2 lần (theo Ẩm thực phương Đông trị bệnh của Hồng Minh Viễn năm 1998 của Trung Quốc).

Chữa hoàng đản (chứng viêm gan vàng da): Lấy cà tím thái miếng, trộn lẫn gạo nấu thành cơm ăn trong 5 ngày đến 1 tuần.

Chữa bệnh ngoài da và niêm mạc, bầm máu, lở loét, chảy máu ở lợi, chín mé ở tay, nứt đầu vú, lấy quả cà pháo đốt thành than rồi tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.

Chữa chứng đau bụng ở nữ (theo tạp chí Tropical doctor tháng 4/1982): Lấy quả cà khô và quả me chín, cả hai thứ lượng bằng nhau. Cho vào 1.000ml nước (1 lít) rồi đun sau 30 phút lọc lấy nước chia ra vài lần uống nóng.

BS. Hoàng Xuân Đại

***************

- Hoa Sơn tra, lá Sơn tra mỗi vị 6g. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hạ huyết áp, giảm mỡ máu, phòng chống thừa cân và béo phì.

Tôi kg biết tiệm thuốc Bắc họ bán sơn tra ở dạng gì chứ tôi có người quen uống theo cách trên thì trong vòng 1 tuần kết quả tiến bộ tốt lắm. Trước đó đi chữa rất nhiều theo Tây y nhưng không khỏi. Ở trong Nam thì mặt hàng hoa lá này khó có, phải nhờ ngoài Bắc gửi vào mà nhiều nhất ở miền Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam rất nhiều.

***************


Theo Đông y, lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng, cả lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống 2 năm trở lên. Theo nghiên cứu, trong 100g rau ngót có chứa tới 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg kali, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 0,45mg đồng, 85mg vitamin C, 0,033mg B1, 0,88mg B2... Ngoài ra, rau ngót rất giàu đạm nên được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa can xi gây loãng xương và sỏi thận. Với những thành phần trên, rau ngót được khuyên dùng cho người muốn giảm cân và người bị tăng huyết áp.

Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em... Xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng rau ngót:

- Với chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

- Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu, không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh. Nhất là với phụ nữ sắp sinh, hàng ngày nếu được ăn canh rau ngót sẽ giúp tăng sức cho các bắp thịt, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

- Chữa tưa lưỡi: lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.

- Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

- Bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức.

Theo sách "Thức ăn vị thuốc

***************


Tạng can, theo Đông y: Can chủ tàng huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân khai khiếu ra mắt, ninh nhuận ra móng tay, móng chân.

“Cổ trướng” là một trong tứ chứng nan y của Đông y. Phải xét về: khí, huyết, thủy, nhiệt, hàn; thận, tỳ hư cổ trướng, luận trị rất phức tạp nhưng kết quả chưa thấy trước.

“Xơ gan cổ trướng” là thuật ngữ của y học hiện đại do khám cận lâm sàng và lâm sàng kết luận: Xơ gan cổ trướng độ I, II và III. Nguyên nhân do xơ gan mạn, xơ gan cổ trướng.

Triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, phù và phù toàn thân, bụng trướng nước, gan, lách to, cứng, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách to, giãn. Tay, chân teo tóp hoặc phù, da vàng mắt vàng. Vùng gan mật đau tức, đại tiện nhiều lần, phân nát, tiểu tiện ít, bụng dưới nặng tức. Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi vàng, mạch trầm tế vô lực. Từ triệu chứng của bệnh nhân được khám cận lâm sàng và lâm sàng có kết luận là “xơ gan cổ trướng”.


Bài thuốc dân gian gia truyền trị chứng xơ gan cổ trướng:

 Cây chó đẻ.

Vị thuốc:

- Quả dứa dại tách ra từng múi (pandannustectoriussot) đập dập phơi khô 100g, nếu tươi 300g.

- Cây chó đẻ răng cưa (phyllan thusurinarial) còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).

- Cây mã đề (plantagoasiatica) vật liệu tươi 50g.

- Củ tam thất (panaxpseudo-ginseng) burk. Xay thành bột mịn 6g/ngày chia làm 3 lần.

Sắc uống: Sắc 3 vị thuốc đầu. Nước 2 lít (2.000ml) sắc còn 1/2 lít 500ml. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần - ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống một lần. Uống liên tục một ngày một thang trong vòng 30 ngày.

Ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.

Liệu trình điều trị 6 tháng (theo kinh nghiệm).

- Điều trị 15 ngày: Bệnh nhân thấy người nhẹ nhõm, ăn ngủ được, đi lại trong nhà.

- Điều trị 30 ngày: Bụng mềm, nhỏ lại, bệnh nhân khỏe, tự giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân.

- Điều trị 3 tháng: Bệnh nhân hoàn toàn khỏe, gan, lách mềm, nhỏ nhưng siêu âm thấy gan còn thô (còn xơ gan).

Tháng thứ 4 vẫn uống 3 vị trên (dứa dại, diệp hạ châu và tam thất).

Tháng thứ 5 và 6 uống 1 tuần 2 thang gồm 2 vị (dứa dại, diệp hạ châu).

Sau 6 tháng điều trị bệnh nhân khỏe đạt 80-90% lao động bình thường.

Ghi chú: Nếu bụng trướng nước, gan cứng to gây khó thở thì trục nước ra bằng một trong các cách sau:

Bài 1: Rễ cỏ tranh khô 70g (tươi 210g), vỏ quả cau (đại phúc bì) 3 vỏ, hạt mã đề (xa tiền tử) 30g, đậu đen sao vàng 50g. Cho nước 1.000ml sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: Nếu đã uống bài 1 từ 1-2 thang bệnh nhân vẫn khó thở bụng vẫn trướng nước thì uống bài 2.

- Vị thuốc: Lá nhót tươi 100g + lá cây cà phê, chè tươi 100g. Nước 600ml sắc còn 200ml uống hết một lần khi nước còn ấm.

- Sau khi uống từ 1-2 giờ bệnh nhân đi tiểu 7-8 lần/ngày (lượng nước tiểu từ 8-9 lít).

- Cầm đi tiểu: Cho uống nước sắc hạt đậu xanh còn nguyên vỏ. Đậu xanh 150g nước 400ml sắc còn 150ml để thật nguội. Khi bệnh nhân đi tiểu được 7-8 lít thì cho bệnh nhân uống.

- Khi cần đến bài trục nước thứ 2 này thì dừng uống thuốc trị bệnh một ngày.

Lương y Trần Văn Thà

***************


Phúc bồn tử:

Phúc bồn tử còn gọi là điền bào, ông nữu, sinh nãi mẫu; là thuốc y học cổ truyền có tác dụng bình bổ can thận thường gặp, được Danh y biệt lục xếp vào hạng thượng phẩm.

Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh phúc bồn tử có tác dụng sau:

Bổ can, minh mục. Nghiên cứu của Đức đã phát hiện trong phúc bồn tử có chứa một hàm lượng lớn chất chống ôxy hóa, loại chất này khi vào cơ thể tập trung nhiều nhất ở màng võng mạc của nhãn cầu có tác dụng phòng ngừa sự ôxy hóa của võng mạc và loại trừ những gốc tự do gây hại đến võng mạc. Vì vậy, phúc bồn tử được dùng làm thuốc để bảo vệ và nâng cao thị lực rất tốt. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng như thực nghiệm đã chứng minh thuốc có tác dụng rõ rệt trong điều trị một số bệnh về mắt ở người già, ví dụ bệnh do thoái hóa điểm vàng.

Kiện não ích trí: Nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện phúc bồn tử có tác dụng kiện não ích trí, tăng khả năng tư duy một cách vượt trội. Nghiên cứu cho rằng chất chống ôxy hóa trong phúc bồn tử có tác dụng phòng ngừa các gốc tự do gây tổn hại đến não, đồng thời tăng lưu lượng máu và ôxy đến não từ đó có tác dụng kiện não ích trí.

Thẩm mỹ, làm đẹp da mặt: Flavonoid có trong phúc bồn tử ngoài tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, hạ áp, chống dị ứng... còn có tác dụng tốt trong việc bảo vệ và làm đẹp da. Loại vật chất này có tác dụng tuần hoàn huyết dịch da, tăng độ đàn hồi vi mạch máu ở da, thúc đẩy nhanh sự tái tạo các tế bào da mới, từ đó phát huy tác dụng bảo vệ da và làm đẹp da.

Phòng và điều trị ung thư: Các chất tự do trong cơ thể làm tổn thương các tổ chức tế bào, thay đổi kết cấu phân tử DNA từ đó phát sinh ra bệnh ung thư. Trong phúc bồn tử có chứa một loại thành phần cực kỳ có lợi cho sức khỏe là anthocyanin, chất này có tác dụng thanh trừ các gốc tự do phòng chữa bệnh ung thư phát sinh. Do đó phúc bồn tử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phòng chữa bệnh ung thư.

Phúc bồn tử vị ngọt chua, tính hơi ấm, tính năng trung hòa, quy kinh can thận, tác dụng thu liễm chỉ huyết, bổ can ích thận, cố niệu. Lâm sàng dùng trong thận hư di niệu, đi tiểu nhiều lần.

Chống lão hóa: Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh trong phúc bồn tử có chứa nhiều loại chất khoáng ôxy hóa, điều chỉnh miễn dịch và nhiều thành phần có tác dụng điều chỉnh vật chất chuyển hóa. Nghiên cứu gần đây chọn lựa từ 100 bài thuốc cổ phương có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ kết hợp thông qua nghiên cứu thực nghiệm kết quả cho thấy phúc bồn tử là 1 trong 7 vị thuốc có tác dụng nổi rõ nhất. Nghiên cứu khác trên chuột cũng chứng minh phúc bồn tử có tác dụng cải thiện năng lực trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa.

Điều tiết tác dụng của hệ thống sinh dục: Phúc bồn tử có tác dụng tăng cường chức năng của trục tuyến hạ khâu não – tuyến yên, do đó có tác dụng làm chậm quá trình suy thoái, tăng tuổi thọ.

Tác dụng đối với hệ miễn dịch: Nghiên cứu thực nghiệm chứng minh thành phần đa đường trong phúc bồn tử có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa tế bào lâm ba.

Lịch sử ứng dụng trong lâm sàng điều trị của phúc bồn tử có từ rất lâu đời, thực tế điều trị trên lâm sàng cũng như thực nghiệm đều chứng minh nó có 3 tác dụng lớn là bổ can thận, ích tinh khí, cố niệu, là loại thuốc bổ rất tốt.

Một số phương thuốc kinh nghiệm có tác dụng bổ thận:

Phương 1: Phúc bồn tử 12g, ích trí nhân 12g, nhục quế 6g, thêm gia vị vừa đủ (rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa). Trước tiên, bỏ phúc bồn tử và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước thuốc cho nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ là được, bắc ra thêm gia vị vừa đủ là có thể dùng được. Tác dụng: bổ thận ích khí, ôn dương điều trị chứng tiểu tiện nhiều lần do thận hư.

Phương 2: Phúc bồn tử 10 – 15g, câu kỷ tử 20 – 30g, gạo 100g, thêm gừng, gia vị vừa đủ, nấu cháo ngày 2 lần, ăn lúc nóng, 3 - 5 ngày một liệu trình, tốt nhất nên ăn vào mùa đông. Tác dụng: bổ tinh huyết, ích can thận, ấm lưng gối. Phù hợp cho các trường hợp thận khí không đủ dẫn đến lưng gối mỏi đau hoặc lạnh đau, hoa mắt váng đầu, ù tai, di niệu, tiểu nhiều, phụ nữ khí hư nhiều...


(TS.BS. Nguyễn Thị Tâm Thuận)
Cây thông:

Ngoài tác dụng trồng để lấy gỗ, thông còn là cây thuốc đã được sử dụng để giữ gìn vẻ đẹp từ lâu đời. Trong những bộ sách thuốc kinh điển của Đông y, đều có những ghi chép về tác dụng “dưỡng nhan” (nuôi dưỡng sắc đẹp), tăng cường sức khỏe, và làm tăng tuổi thọ của cây thông.

Trên thực tế tất cả các bộ phận của cây thông (lá, hoa, quả, rễ, nhựa…) đều có thể sử dụng làm thuốc và mỹ phẩm. Tuy nhiên theo yêu cầu của bạn, ở đây chỉ giới thiệu về tác dụng và cách dùng lá thông.

Theo Đông y, lá thông (tùng diệp) có vị đắng, tính ấm: vào hai kinh tâm và tỳ. Có tác dụng trừ phong thấp, sát trùng, chống ngứa, kích thích tóc mọc nhanh. Có thể sử dụng để chữa các chứng phong thấp, khớp xương đau nhức, ngứa đầu, ngứa da, cước khí (phù do thiếu vitamin B1) và làn đen râu tóc.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy: Nước sắc lá thông có tác dụng chống lão suy, có tác dụng kéo dài tuổi thọ trên động vật thí nghiệm, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

Tinh dầu lá thông có tác dụng kháng khuẩn và virus, có thể phòng ngừa cảm cúm và chữa viêm phế quản mãn tính. Hiện tại lá thông là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ mỹ phẩm, thường được dùng để chế ra các mỹ phẩm dưỡng tóc và da.

Dưới đây là một số “mỹ phẩm thiên nhiên” mà bạn có thể tự chế biến từ lá thông, để bảo vệ sức khỏe và giữ gìn vẻ đẹp.

+ nước thuốc trừ gầu, chống rụng tóc: Lá thông 500g, lá trắc bách diệp 200g, gừng tươi 100g, ngâm trong 3 lít nước từ 15 đến 30 ngày . Dùng bông thấm nước thuốc bôi lên toàn bộ da đầu, sau đó mát xa nhẹ, ngày 2-3 lần. Có tác dụng kích thích mọc tóc, chống rụng tóc, sát trùng, chống ngứa và trừ gầu rất tốt.

+ Thuốc viên làm đen tóc: Dùng lá thông 200g, lá trắc bách diệp 150g, huyền sâm 100g. Tất cả nghiền thành bột mịn làm thuốc bột uống, hoặc luyện với mât ong làm thành viên to cỡ hạt ngô. Hàng ngày, tối trước khi đi ngủ uống 10-12g, chiêu thuốc bằng nước ấm hoặc nước sắc đậu đen. Đây là bài thuốc cải tiến từ một phương thuốc cổ trong sách “Thái bình thánh huệ phương”, có tác dụng bổ âm huyết và làm cho tóc râu đen mượt.

+ Chữa mất ngủ: Dùng lá thông 10-15g, thảo quyết minh (hạt muồng ngủ, sao cháy đen) 8g, sắc nước uống trong ngày.

+ Chữa phong thấp khớp xương đau nhức: Dùng lá thông 30g, thái ngắn, sắc kỹ, lọc lấy nước, thêm 30 -50g gạo, nấu cháo ăn trong ngày.

+ Chữa trĩ hoặc âm nang lở loét, chảy nước: Dùng lá thông 50 – 100g, sắc lấy nước đặc, đổ vào chậu, chờ nước nguội, ngâm giang môn hoặc âm nang, ngày ngân 2-3 lần mỗi lần 30 phút.

+ Chữa viêm da do lội nước: Dùng lá thông, lá ngải cứu, hai thứ lượng bằng nhau, ngâm nước, lấy nước thuốc bôi vào những chỗ da có bệnh.
KHÁMPHÁĐẸP.VN

***************

Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là cây thuốc dùng làm thuốc chữa bệnh thì lấy cả cây trừ rễ. Khi cây kinh giới bắt đầu nở hoa, nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, đem phơi hoặc sấy khô.


Toàn kinh giới:

Theo sách thuốc cổ, toàn kinh giới (dùng cành lá dài không quá 40cm tính từ ngọn) 12g phối hợp với sắn dây 24g, sắc uống chữa sốt nóng, nhức đầu, đau mình. Nước sắc toàn kinh giới uống nóng với nước ép măng tre và nước cốt gừng chữa trúng phong, cấm khẩu.

Theo kinh nghiệm dân gian, toàn kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Chữa cảm cúm, sốt, đau nhức: lấy toàn kinh giới 5g phối hợp với lá tía tô 3g, cam thảo đất 3g, sài hồ nam hoặc cúc tần 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày; kết hợp lấy lá kinh giới tươi 50g, giã nát với gừng sống 10g, gói vào vải sạch, đánh dọc sống lưng. Hoặc toàn kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền, mỗi vị 5g; phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g.

Chữa cảm hàn ở trẻ em: toàn kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 – 4g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa ban chẩn: toàn kinh giới, lá dâu, mỗi vị 6g; lá bạc hà, kim ngân, sài đất, mỗi vị 4g; sắc uống ngày một thang.

Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ: toàn kinh giới, cúc hoa, xuyên khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, tế tân, bạch cương tàm. Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g với nước ấm, sau bữa ăn.

Chữa sưng vú, mụn nhọt: toàn kinh giới, thương nhĩ tử, vòi voi, liên kiều, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, cỏ mần trầu, hạ khô thảo, mỗi thứ 10g; bồ công anh 8g. Tất cả sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa ho, mất tiếng: toàn kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi thứ 12g; tử tô, bán hạ chế, mỗi thứ 8g; trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang.

Kinh giới tuệ:

Tên thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian là những cụm hoa kinh giới (hoa đã nở, bông còn xanh) kèm theo 1 – 2 lá ngọn. Dược liệu có dạng bông lệch (các hoa đều mọc hướng về một bên) dài 6 – 10cm, đường kính 0,5 – 0,6cm, tràng hoa phần lớn đã rụng, chỉ còn đài hoa màu lục hoặc tím nhạt, trong chứa hạt màu nâu đen. Chất nhẹ, giòn, dễ gẫy, vị hơi chát, cay và mát, mùi thơm. Thứ màu tím nhạt, cuống nhỏ, bông to nhiều hoa là loại tốt.

Tùy theo cách chế biến mà tính vị, tác dụng của kinh giới tuệ thể hiện cụ thể như sau:

Kinh giới tuệ để sống: Có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, tiêu viêm.

Chữa cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi: kinh giới tuệ sống và rễ bạch chỉ với lượng bằng nhau phơi khô, tán bột; ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g với nước chè nóng cho ra mồ hôi.

Chữa cảm, sốt, cúm: kinh giới tuệ sống, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương, lượng mỗi vị 20g, sắc với nước nhiều lần, rồi cô thành cao đặc, luyện với bột nếp làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, người lớn mỗi lần 7 – 8 viên với nước sắc lá tre; trẻ em tùy tuổi, 2 – 4 viên. Thuốc còn chữa kiết lỵ (chiêu thuốc với nước sắc lá mơ lông).

Chữa mụn nhọt: kinh giới tuệ sống 12g; mã đề, bồ công anh, kim ngân, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo nam, mỗi thứ 10g; thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa viêm họng, khản tiếng: Kinh giới tuệ sống 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên, ngâm làm nhiều lần trong ngày.

Chữa trĩ: kinh giới tuệ sống, hoàng bá, ngũ bội tử, mỗi vị 12g; phèn phi 4g; sắc lấy 300 – 400ml nước, dùng ngâm hậu môn hằng ngày.

Phòng chống bệnh sởi: kinh giới tuệ sống, vỏ quả bưởi, thanh hoa, mỗi vị 20g, đặt lên than đang đỏ hồng, dùng khói xông khắp người trong 15 phút.

Kinh giới tuệ sao vàng: Dùng riêng, tán bột mịn, uống ngày hai lần, mỗi lần 6 – 8g chữa cảm, cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng. Hoặc phối hợp với tía tô, lượng mỗi thứ 20g, sắc nước uống, rồi nằm nghỉ, đắp kín cho ra mồ hôi.

Kinh giới tuệ sao đen (dược liệu sống đem rang nhỏ lửa đến khi có màu đen sém, không để cháy thành than). Có tác dụng cầm máu. Dùng riêng, mỗi ngày 12g, dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột. Dùng phối hợp, chữa băng huyết, rong huyết: kinh giới tuệ sao đen, gương sen (sao cháy), ngải cứu (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao qua), bách thảo sương, mỗi thứ 12g; rau má 20g; sắc uống ngày một thang.

Chữa tiêu chảy ra máu: kinh giới tuệ sao đen và lá trắc bá sao sém, với lượng mỗi thứ 15 – 20g, sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày.

Chữa kinh nguyệt ra nhiều không dứt: kinh giới tuệ sao đen 12g, bồ hóng 8g, sao cho hết khói; trộn đều, uống với nước chè làm một lần trong ngày.
DS. Bảo Hoa

***************

Cây lá lốt tên khoa học Piper lolot C.DC. thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là loại cây mềm mọc hoang ở nơi ẩm thấp trong rừng núi, và cũng được trồng ở nhiều nơi lấy lá làm gia vị và làm thuốc, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ.

Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau:

Chữa đau nhức xương khớp:

Bài 1: Dùng 5-10g lá lốt phơi khô, hay 15-30g lá tươi, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, liều lượng bằng nhau (khoảng 15g khô mỗi loại), sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 3: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống trong ngày. Có thể dùng một trong các bài thuốc này, sắc uống liên tục 7-8 ngày sẽ có tác dụng tốt.

Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.

Chữa lỵ: Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống.

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.

BS. Vũ Nguyên Khiết

***************
Chè dây:
Chè dây hiện nay được nhiều người biết đến như vị thuốc chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém.
Có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), chè dây còn được gọi là Thau rả (theo dân tộc Tày) hay Khau rả (theo dân tộc Nùng). Là loại dây leo có vị ngọt, đắng, tính mát, được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chữa các bệnh liên quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị... Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ. Cách đây gần hai chục năm, chè dây đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra những tác dụng tích cực trong việc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8-9 ngày, hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Các bệnh nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, có tới gần 80% bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày - hành tá tràng là làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày. Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ. Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ: sử dụng chè dây trong điều trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng cũng không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu nhân giống, trồng chè dây để phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm cũng như bảo tồn vị thuốc quý vốn là loài cây mọc hoang này. Chè dây có thể sản xuất thành dạng viên nang, hoặc sử dụng ở dạng khô nấu như nấu nước chè mạn để dùng.
(thanhnien)

***************


Rau tàu bay:
1) Rau tàu bay:

Gọi là rau tàu bay vì khi có gió, hoa của nó bay phát tán trong không khí như “tàu bay”...

Rau tàu bay có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth. Họ cúc Asteraceac. Rau này được xếp vào nhóm rau rừng. Rau tàu bay đã cung cấp nguồn rau xanh sẵn có khắp nơi để ăn sống, muối dưa, luộc, xào, nấu canh.... Rau tàu bay mọc ở đồng bằng, trên núi, trong rừng, bên đường, bờ mương, ven suối.

Tháng 9/1950, Bác Hồ đi thị sát chiến dịch biên giới. Hôm đi qua chợ mới Bắc Kạn, 6 bác cháu ăn lương khô, có được chút chất tươi chính là món rau tàu bay luộc. Anh em khen được bữa ăn ngon miệng. Bác Hồ nói: “rau tàu bay có khác, ăn vào thấy nhẹ cả người, lại có cả mùi xăng”. Anh em lại được dịp phá lên cười vui vẻ.

Còn với nhân dân ở thời bình, rau tàu bay là món rau thường thấy bên cạnh “nước chấm đại dương và nước canh toàn quốc” trong bữa ăn của sinh viên. Đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới vào những ngày đầu khai hoang cũng tìm đến rau tàu bay. Có lẽ cũng vì ân tình đối với rau tàu bay mà trong hàng trăm rau rừng ăn được thì hiếm có rau được nghiên cứu thành phần hóa học, trong rau tàu bay cho thấy (tính theo %): nước 91,1, protein 2,5, lipid 0,2, cellulose 1,6 dẫn xuất không protein 3,7. Khoáng toàn phần 0,9. Về vitamin có 3,4mg% caroten (tiền sinh tố A), 10mg% vitamin C.

Rau tàu bay có những công dụng phòng chữa bệnh như sau: Cũng như các loại rau xanh khác, rau tàu bay cung cấp các loại vitamin nói chung và vitamin A, C là những vitamin chống ôxy hóa, khử gốc tự do. Rau tàu bay có nhiều xơ gây nhuận tràng và giảm hấp thu chất béo, làm thức ăn kiêng cho người béo phì.

Một số vùng dân cư người ta quen dùng rau tàu bay phòng chống côn trùng, rắn rết cắn, bằng cách giã nhuyễn xoa đắp lên chỗ bị tổn thương.

Có người khoái mùi vị đặc trưng của rau tàu bay. Nhưng có ý kiến cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau tàu bay sẽ bị thiếu máu. Để khắc phục tình trạng đó thì cần làm toan hóa rau tàu bay bằng cách phối hợp chấm nước mắm chanh hoặc làm rau trộn có chanh hoặc giấm để tăng hấp thu sắt tạo huyết sắc tố. Cũng có ý kiến dùng kéo dài rau tàu bay có thể bị sỏi thận. Do đó nên ăn thay đổi những món rau rừng khác. Tuy nhiên, những ý kiến này chưa được khoa học kiểm chứng.

Nấu canh rau tàu bay nên lắng bỏ phần dầu để khỏi bị có mùi hắc như mùi xăng rất đặc trưng của rau tàu bay, rồi mới cho gia vị vào, thì sẽ thơm ngon.

2) Cỏ tàu bay:

Cỏ tàu bay - bơm bớp, bớp bớp, cây cỏ Lào, cây cộng sản. Cây có tên tàu bay vì hoa bay khắp nơi trong gió như tàu bay. Gọi cây cộng sản vì cỏ này phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng khắp nơi. Tên cỏ Lào thì chưa thấy ai giải thích. Tên khoa học Chromolarna odorata (L) King et Robinson.

Cây chứa 2,65% đạm, 0,5% phospho, 2,48% các chất kalium, tinh dầu, tanin, alcaloid.

Theo Đông y cỏ tàu bay có vị đắng, ấm. Có sách nói mùi thơm, có sách cho là hôi nên còn có nơi gọi cỏ hôi. Đây là vị thuốc chữa chấn thương của quân và dân cả nước trong kháng chiến do có tính năng hành huyết, chỉ huyết, sát khuẩn, giải độc, tiêu sưng, giảm đau. Có tác dụng cầm máu rất hiệu quả, đối với trường hợp chảy máu ngoài chỉ cần vò nát hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương là máu thôi chảy (tất nhiên với vết thương nặng phải dùng biện pháp thích hợp để tránh hậu họa).

Cỏ tàu bay chế dạng nước sắc, sirô để chữa lỵ, tiêu chảy trẻ em, chữa đau nhức xương người lớn. Chữa lở ghẻ thì dùng lá tàu bay giã nhuyễn xoa xát hoặc nấu nước ngâm tắm rửa. Để phòng chống đỉa cắn thì cũng làm như vậy để xoa xát tay chân... Rễ cỏ tàu bay sắc nước uống chữa sốt.

Quân y viện dùng cao đặc cỏ tàu bay bôi chữa viêm lợi, viêm ổ răng sau mổ đạt kết quả tốt. Viện mắt Trung ương nghiên cứu dùng lá non cỏ tàu bay làm thuốc chữa viêm giác mạc.

Cỏ tàu bay giã nát hoặc chặt nhỏ cho xuống ruộng lúa, sẽ cho tác dụng diệt các loại ký sinh trùng hại người, trừ được cỏ dại, có lẽ do tinh dầu mùi xăng và alcaloid mà nó chứa.

BS. Phó Đức Thuần

Cá nhân tôi có kinh nghiệm từ những người đi rừng: Nếu lỡ đường mà bị đau bụng tiêu chảy dữ dội thì ngắt đọt non của có tàu bay nay (có nơi gọi là cây bông bay). Đàn ông 7 ngọn đàn bà 9 ngọn cho vào miệng nhai nuốt nước, nếu có chút muối kèm theo càng tốt, chưa đầy 1 phút thì sẽ khỏi. Tôi làm khá nhiều lần rồi.

***************

* Những toa thuốc hay bằng “DẤM TÁO” (Apple Cider Vinegar)
-------------------

Hình ảnh các đạo sĩ gác bỏ danh lợi ngoài tai, một mình tìm lên núi hái là thuốc đem về "chế đan phục dược" để cứu đời là một hình ảnh đẹp trong trí tưởng của mọi người.

Mới đây, theo quyển sách đang làm rung động Âu Châu, "Natrual Cures" của Bác sĩ Ducarre, thì ai trong chúng ta củng có thể tự điều chế lấy một loại tiên dược vừa có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, vừa trị được bách bệnh.

*Không cần phải lên núi hái lá thuốc và sau đó mất công sao, sắc rắc rối như các danh y ngày xưa: Dược liệu dung để bào chế tiên dược có sẳn bên ta và cách "luyện" tiên dược cũng dễ... Chỉ cần bỏ ra vài đồng mua lấy một lọ dấm táo (Apple Cider Vinegar) và lọ đường mía là xong ngay.

*Theo cách chỉ dẫn của BS Ducarre, sau đây là cách thức "pha chế" tiên dược dấm táo-đường mía để trị bệnh:

1.-Thấp Khớp:

Lấy một muỗng canh (tablespoon) dấm táo quậy với một muỗng canh đường mía rồi đổ chung vào tách nước đã nấu sôi để uống ngày hai lần - vào buổi sáng và buổi tối - hầu trị bệnh thấp khớp. Ngoài ra, dùng dung hổn hợp dấm táo - đường mía khuấy kỹ để thoa lên chổ thấp khớp theo dùng phương cách trị liệu trong uống ngoài thoa.

2.-Nhiễm trùng bọng đái.

Vào buổi sáng, trưa và chiều, mỗi lần trộn lộn một muỗng trà (teaspoon) dấm táo cùng một mỗng nhỏ đường mía để uống như một thứ thuốc nhằm diệt vi khuẩn gây nhiễm trong bọng đái. Có thể cho thêm một muỗng nhỏ nước Cranberry vào hổn hợp nơi trên để gia tăng hiệu năng của loại thuốc diệt trùng thiên nhiên này.

3.-Ung Thư:

Các cuộc khảo cứu chỉ rằng các bệnh nhân ung thư được chữa trị bằng phương pháp hóa học trị liệu, nếu chịu uống thêm dấm táo trộn đường mía mỗi ngày sẽ thuyên giảm bệnh nhanh gấp hai lần số bệnh nhân không uống mà chỉ dùng phương pháp hóa học trị liệu không thôi để điều trị.

4.-Sưng loét miệng:

Ăn rau xà lách trộn với dấm táo cùng đường mía hai lần một ngày, sẽ trị dứt chứng sưng loét miệng.

5.- Hạ mức Cholesterol:

Khuấy 3 muỗng canh đường mía, 3 muỗng canh dấm táo với 2 tách nước trà nóng, uống như thế, ít nhất, ngày 2 lần, sẽ hạ và giữ được mức Cholesterol thấp.

6.-Bị cảm lạnh, đau cổ họng:

Uống hổn hợp gồm một muỗng canh dấm táo và một muỗng nhỏ (teaspoon) đường mía, là sau vài giờ các khó chịu do cảm lạnh và đau cổ họng gây ra sẽ biến mất.

7.-Mệt mỏi:

Nửa muỗng nhỏ dấm táo và một muỗng canh đường mía trộn chung là liều thuốc hồi lực xua tan mệt mỏi.

8.- Trị rụng tóc, tăng thính giác:

Sáng, trưa, chiều, uống dấm táo trộn đường mía theo một tỉ lệ đồng đều, làm tóc không bị rụng và làm tai thính hơn.

9.-Trị đau tim:

Để phòng ngừa đau tim và tránh được những tai biến do mở đóng ở thành động mạch, thì mỗi ngày nên uống một tách dấm táo được làm ngọt bằng một muỗng nhỏ đường mía.

10.-Áp huyết cao:

Trong vòng một tháng sau khi uống một hỗn hợp gồm 2 phần dấm táo, trộn với 1 phần đường mía, thì các người bị cao máu trong một cuộc thử nghiệm ở Ý đã khỏi bệnh.

11.-Tăng cường khả năng của hệ miễn nhiễm của cơ thể:

Hỗn hợp dấm táo - đường mía làm cho các bạch huyết cầu mạnh mẽ hơn, vì vậy gia tăng khả năng tiêu diệt vi trùng, và phòng vệ cơ thể của hệ miễn nhiễm lên gấp 3 lần.

12.-Bao tử:

Trộn ¼ tách dấm táo với hai muỗng nhỏ đường mía rồi đem cất vào tủ lạnh, là coi như có hủ thuốc trị đau dạ dày, và trị chứng khó tiêu rất công hiệu.

Mỗi lần khó chịu bao tử uống hai muỗng nhỏ hỗn hợp đó.

13.-Trị cúm:

Các cuộc khảo cứu của y giới Đan Mạch chỉ rằng mỗi giờ uống một muỗng nhỏ của hai phân lượng đường mía và dấm táo bằng nhau, và trộn chung với nhau, sẽ chữa được bệnh cúm.

14.-Sống lâu trăm tuổi:

Không còn là giấc mơ xa vời nếu mỗi ngày uống một tách trà nóng có trộn hai muỗng nhỏ đường mía và hai muỗng nhỏ dấm táo.


***

Ngoài tất cả các công dụng vừa nói, dung hỗn hợp dấm táo, đường mía một cách đều đặn và thường xuyên còn làm cho da dẻ mịn màng hơn, giúp cơ thể có thêm năng lực, làm cơ thể thon gọn. Và thoa ngoài da để trị chứng đau nhức bắp thịt, đau bàn chân vì tập thể thao nhiều quá.

A.- Thực phẩm tốt cho mùa lạnh

Nếu ốm trong ngày lạnh, bạn nên ăn bát cháo nóng. Món ăn này giúp bạn chống lại sự mất nước, hơi nóng giúp mủi ấm và dễ thở hơn.

Các món ăn sau có thể giúp bạn khỏe trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông.

1.-Quả thuộc họ cam quýt:

Đây là những trái cây giàu vitamin C và bioflavonoid, những chất giúp chúng ta chống chọi với cái lạnh và bệnh cảm cúm.

2.-Bí đỏ:

Là nguồn beta-caroten dồi dào, một trong những chất chống ôxy hóa mạnh, vốn được coi là võ khí chủ lực của mùa đông. Beta-caroten là tiền vitamin A, sau này được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng phòng chống bệnh tật rất tốt.

3.-Thực phẩm lên men: Các thực phẩm lên men như yogurt, kefir rất tốt cho sức khỏe vì chứa các vi sinh vật có ích, giúp chống lại mầm bệnh.

4.-Nấm:

Những nghiên cứu mới đây cho thấy, ăn nấm rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi loại nấm lại có những công dụng khác nhau. Nấm cung cấp ít năng lượng, có thể ăn thoải mái mà không sợ tăng cân.

5.-Trà:

Các nghiên cứu mới đây cho thấy 5-6 tách trà đen mỗi ngày sẽ giúp cơ thể kháng viêm nhiễm rất tốt./.

*doducngoc
--------------------------------------------------------------------------------
*Hỏi:-
Cảm ơn bạn đã sưu tầm tài liệu về dấm táo và đường mía. Hai thứ này tôi cũng nghe nói là tốt cho sức khỏe, giống như mỗi sáng bạn ăn một trái táo, thì bạn sẽ không bị hư răng.
--------------------------------------------------------------------------------
*Trả lời:-
Muốn chữa bệnh đau cổ họng bằng dấm táo+đường mía mau có kết quả chỉ một ngày là khỏi thì nên làm như sau, theo kinh nghiệm bản thân.
Khi tôi ở VN mới sang Canada, tôi bị đau cổ họng, bác sĩ cho 10 ngày trụ sinh mỗi ngày uống 3 viên, bác sĩ dặn nếu không hết trở lại lấy toa mua 10 ngày trụ sinh nữa. Tôi nghĩ đúng là xứ sở phí phạm tiền bạc và thuốc men, ở VN chỉ tối đa là 3 ngày hay 6 ngày trụ sinh là khỏi rồi. Cho nên tôi không trở lại Tây y nữa. Tôi nhìn cổ họng trong gương thấy nhiều vết đỏ, lấy tay đè phía ngoài cổ họng có 6-7 chỗ đau. Tôi thử chữa bằng dấm táo: -

2 muổng canh dấm táo + 2 muổng canh đường mía (hàm lượng cao) pha với 1 ly nước ấm.

Ngậm một ngụm rồi nằm ngửa há họng, lấy ngón tay vuốt cổ, tìm chỗ đau day ấn vào đó, dấm táo thấm vào những chỗ đau lâu khoảng 30 phút nước ngận trong miệng trở nên nóng mới nhổ đi, ngậm ngụm khác, tìm chỗ đau khác day vuốt một lúc khi nào nước ngậm trong miệng nóng lại nhổ đi, làm lại nhiều lần cho hết ly nước. Đúng là phép lạ, ấn vào những chỗ đau ở cổ họng không còn đau, soi trong gương, những vết đỏ bầm trong họng nhạt dần. Tiếp tục làm 1 ly thứ hai giống như trên, nhưng trước khi nhổ đi, nằm ngửa cổ khò khò cho nước dấm táo thấm sâu vào trong cổ họng, một hai ngụm cuối cùng ngậm lâu không thấy nước nóng mới thấm nuốt từ từ chút một cho thấm vào họng. Thế là bệnh viêm đau cổ họng được chữa bằng dấm táo khỏi trong một ngày công hiệu hay hơn 30 viên trụ sinh.

Bệnh chảy nước mũi, sổ mũi cũng vậy, xì cho ra hết nước mũi rồi xông bằng 1 ly nước nóng với 3 muổng canh dấm táo không pha đường mía, lấy hai bàn tay ôm vào ly cho xông hơi vào lỗ mũi, cùng lúc hít hơi dấm táo vào lỗ mũi thật nhiều, thật mạnh, cho đến khi lỗ mũi khô để sát trùng và diệt virus, khi mới xông, nước trong mũi lại chảy ra phải xì ra cho hết rồi xông tiếp, cuối cùng niêm mạc mũi khô, khi xì ra không còn nước mũi chảy ra nữa là khỏi bệnh, sau đó để tăng sức đề kháng cho phổi, mới uống 1 ly nước nóng pha 2 muổng cà phê dấm táo+2 muổng cà phê đường mía.

Tôi cũng đã hướng dẫn cho những bệnh nhân của tôi áp dụng có kết quả, nên mỗi lần đổi mùa không cần chích thuốc ngừa cảm cúm, viêm họng và allergy nữa.
Đó là những kinh nghiệm dùng dấm táo đường mía của chúng tôi được viết ra đây để quý vị tham khảo.

*Doducngoc
([url]http://tvvn.org/f122/nha-ng-toa-thua-c-trae-ng-sinh-ba-t-la-o-xin-ha-i-ca-na-n-da-ng-hay-kha-ng-11570/[/url])
--------------------
***************

Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... Đây là loại cây cỏ, sống một hay nhiều năm, cao 30 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2 - 3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh vì nhọ nồi là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay... Một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi:

Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày.

Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Chữa mề đay: Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.

Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.

Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.

Chữa bạch biến: Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày. Công dụng: cỏ nhọ nồi, đương quy, hà thủ ô, đảng sâm, bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; bạch chỉ, thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; đan sâm, xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.

Trị eczema trẻ em: Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.

Chữa gan nhiễm mỡ: Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện nước thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan

***************
Củ năn:
Củ mã thầy là tên gọi ở miền Bắc hoặc củ năn, củ năng ở miền Nam. So với các loại củ ăn mát như củ ấu, củ đậu thì mã thầy có giá trị sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc cao hơn. Trong mã thầy, có 68,52% nước; 18,75% tinh bột; 2,25% protein, 0,19% lipid; đường; pectin; các muối calci, phospho, sắt; các vitamin A, B1, B2, C... và một hoạt chất gọi là puchiin có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư.

Trong dân gian, củ mã thầy thường được dùng để ăn chơi hoặc tráng miệng sau bữa ăn. Củ mềm, giòn, nhiều nước, vị ngọt. Nhiều người sử dụng mã thầy dưới dạng thức ăn - vị thuốc làm cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.

Ở Trung Quốc, người ta đã tổng kết cách chữa bệnh bằng mã thầy như sau: Hằng ngày, ăn củ tươi hoặc nghiền củ lấy nước uống (có thể phối hợp với nước ép rễ cỏ tranh hoặc ngó sen tươi) hoặc uống bột củ để giúp tiêu hóa, sinh tân dịch, chống háo khát, cầm máu, giải độc nước, lợi tiểu. Mã thầy 1-2 củ, đốt, tán nhỏ, uống với nước chữa băng huyết hoặc bôi để trị lở loét trong khoang miệng của trẻ em. Dịch ép củ mã thầy hòa với nước (lượng bằng nhau) hâm nóng, uống vào lúc đói chữa kiết lỵ ra máu do nhiệt. Nước sắc củ mã thầy có đường làm tiểu tiện dễ dàng, giảm viêm nhiệt và nóng buốt; phối hợp với rau câu và râu ngô lại chữa tăng huyết áp. Mã thầy nấu làm canh ăn rất tốt với tác dụng tiêu đờm.

Để chữa sởi, ngay ngày đầu tiên, cho trẻ uống nước ép củ mã thầy. Khi sởi sắp mọc và cả sau khi sởi đã mọc, lấy mã thầy nấu với củ cà rốt và hạt mùi cho ăn đến khi sởi bay. Tiếp đó vài ngày, uống nước củ mã thầy để tẩy độc và giúp cơ thể chóng hồi phục.

Dùng ngoài, củ mã thầy rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nước.

Ngoài củ, nhân dân còn có kinh nghiệm dùng thân cây mã thầy 10-20g, phối hợp với rễ cây lau (lô căn) 30g, để tươi, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó khăn, khát nước, táo bón.

Chú ý: Người tỳ thận hư hàn, trẻ em hay đái dầm, không được dùng mã thầy. Hơn nữa, vì mọc trong bùn, vỏ ngoài củ mã thầy dễ bị ấu trùng sán lá bám vào, nên phải rửa sạch củ và chần qua nước sôi, rồi mới gọt ăn.

DS. Hữu Bảo

***************
Gừng:
Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu có xu hướng nóng lên, trong những năm gần đây, ở miền Bắc và miền Trung nước ta thường xuất hiện những trận mưa lũ lớn hoặc cực lớn trái mùa vào tháng 9, 10 âm lịch. Đây là thời gian chuyển mùa giữa cuối thu đầu đông. Những người có thể tạng yếu hoặc phải vận lộn với gió mưa, lạnh giá rất dễ bị cảm lạnh hoặc bệnh đường ruột.

Ở những nơi vùng sâu, vùng xa hoặc bị lũ cách ly với những cơ sở khám chữa bệnh, mỗi gia đình nên phòng bị vài củ gừng, vừa làm thức ăn, gia vị (dược thiện), vừa phòng chống bệnh kịp thời trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt.

Theo Nam dược thần hiệu: Gừng tươi (sinh khương) vị cay, tính ấm, thông được khí, khởi được thần, mở được 9 khiếu, trừ tà khí, hồi phục chính khí. Gừng khô (can khương) vị cay, tính ấm, chữa được chứng hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các chứng thất huyết...

Cách dùng gừng:

Trong các chứng cảm:

- Nếu phải dầm mưa dãi gió nhiều, bị hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững chỉ cần một nhánh gừng nhỏ đập giập vào cốc nước đường uống ấm.

- Người ăn khó tiêu hoặc chán ăn chỉ cần một nhánh gừng băm nhỏ với 2 – 3 củ sả, 1 quả ớt (chín hoặc xanh đều được) gia vị vừa đủ tráng hoặc hấp cơm, nếu vừa lội nước nhiều giờ ăn sẽ ấm lên. Nếu người biếng ăn, ăn liên tục 2 – 3 ngày.

- Nếu vừa ngâm mình dưới nước lâu, lạnh rét, nhấm một miếng gừng nhai rồi chiêu với một cốc nước nóng, người sẽ ấm lên.

- Lội nước bị cảm lạnh, lấy một nhánh gừng giã với tóc rối, trộn với nước bọc vào miếng vải thưa, đánh gió. Khi đánh gió nhớ đánh xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết (mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, kheo chân) sẽ nhanh chóng được giải cảm.

Nếu có đồng tiền bạc cổ hoặc trang sức bằng bạc gói lẫn vào thì càng tốt. Bạc sẽ thu liễm các axít độc ra khỏi cơ thể (đồng tiền bạc bị chuyển màu đen) người sẽ càng nhanh khỏi...

Các chứng cảm:

Bị cảm lạnh, bất tỉnh nhân sự, miệng sùi bọt mép, chân tay không co duỗi được: Nước cốt gừng (khương trấp) 1 chén nhỏ, nước vòi măng tre (trúc lịch) 2 chén nhỏ. Hòa cùng nhau uống (Nam dược thần hiệu).

Nếu cảm mà mình nóng, muốn nôn oẹ: Gạo nếp (1/3 bát) sao vàng, gừng 1 củ đập giập. Nấu cháo ăn nóng bất kể giờ giấc.

Bị cảm, miệng lập cập, tay run rẩy không cầm nắm gì được: Gừng khô (can khương) 1 phần (khoảng 3g), nhục quế (cạo bỏ vỏ) 2 phần, thạch hộc 6 phần, ngưu tất 8 phần, ngũ gia bì 10 phần. Đun với 2 bát nước lấy 1 bát (8 phân). Nếu có đồng bạc ngâm sẵn trong dầu vừng bỏ vào sắc chung uống bất kỳ lúc nào thì càng tốt. Người ấm lên ngay, hết run, nói được.

Nếu mình nóng, ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, ho và sốt (bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính – ta gọi là cảm cúm) thì dùng ngay bài thuốc sau: gừng tươi 3 lát, trần bì (vỏ quýt) 5g, thanh bì (vỏ quýt non) 5g, chỉ xác (quả trấp, bỏ ruột) 5g, cát cánh 8g, tô diệp (lá tía tô) 9g, ma hoàng 8g, hương phụ (củ cỏ gấu) 12g, cam thảo 3g.

Nếu ho nhiều gia thêm tang bạch bì 8g (vỏ rễ cây dâu cạo bỏ vỏ đỏ ở ngoài) hoặc mạch môn đông 8g sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát uống ấm, nếu có chua me đất hoa vàng thì gia thêm 1 nắm, nếu có nước tre non (nướng lên rồi đập, giã, ép lấy nước) uống cùng thì sẽ hạ sốt nhanh. Nên uống trước bữa ăn, sau đó ăn cháo thì càng tốt, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

Người không ra được mồ hôi, rét trong, nóng ngoài: Gừng sống 1 củ, hạt đào cả vỏ giã nát 7 hạt, chè tươi 1 nắm. Sắc uống ấm (đổ hai bát nước lấy 2/3 bát thuốc).

Hoặc làm như sau: Gừng sống 1 củ, đậu sị 1 thìa. Cả 3 thứ giã nhỏ, gói vào vải mỏng buộc vào rốn cho ra mồ hôi là khỏi.

Ngâm mình lâu trong nước trúng cảm, tay chân quyết lạnh, nấc cụt: gừng sống 1 nhánh, vỏ quýt 1 nhúm, tai quả hồng 3 – 5 cái. Sắc với nước uống nóng.

Các chứng đường tiêu hóa:

Thình lình đau bụng: Gừng sống 7 lát (1 nhánh vừa), muối sao vàng 5g, nước 1 bát. Sắc uống khi còn ấm.

Tiêu chảy liên tục do bị lạnh: Gừng tươi 1 củ rửa sạch vỏ, đập giập, búp ổi 1 nắm to. Nếu có búp ổi tàu (loại ổi cảnh có bán ở chợ cây cảnh, lá nhỏ bằng đầu đũa, quả bằng ngón tay thì càng tốt). Đun với 3 bát nước lấy một bát uống ngay, uống liên tục nhiều lần trong ngày sẽ ngừng.

Lỵ ra máu: Gừng tươi đập dập 1 nhánh, cành lá phèn đen 1 nắm, tô mộc (gỗ vang) chẻ nhỏ 1 nắm. Sắc uống ấm.

Hoặc: Gừng tươi 1 nhánh, rễ cỏ tranh 1 nắm, phèn đen 1 nắm, cỏ seo gà 1 nắm, mơ lông (mơ trắng, mơ hôi) 1 nắm.

Tất cả sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống ấm; hoặc như bài 2 nhưng thay vì búp ổi để tươi (chữa tiêu chảy) thì nay sao vàng hạ thổ chữa kiết lỵ.

Đau bụng (miệng nôn trôn tháo): Gạo nếp 1 vốc, gừng sống 1 nhánh, cũng giã nát, hòa đều với nước, bỏ bã uống nước.

Hoặc: Gừng sống 1 nhánh nhỏ, lá tre 20 lá (loại bánh tẻ không già quá), cát căn 10g (nếu xa hiệu thuốc thì lấy bột sắn dây hoặc 1 khúc sắn dây). Cơm gạo tẻ sao vàng (một chút bằng quả quýt). Tất cả cùng đem sắc uống (3 phần nước lấy 1 phần thuốc).

Đau bụng toát mồ hôi, muốn thổ không thổ được, muốn tả không tả được: Gừng sống sao vàng 7 miếng, muối trắng khoảng 50g, nước đái trẻ em (đồng tiện) bỏ phần đầu và phần cuối lấy 2 bát sắc còn một nửa, uống lúc ấm.

Hoặc: Gừng sống 1 lạng, rễ lau (lô căn) 1 lạng, vỏ quýt (trần bì) 20g, nước 1 bát, sắc còn một nửa, chia đôi uống.

Dạ dày đầy cứng, ăn uống không ngon, cồn cào (phiên vị) oẹ mửa: Gừng khô (can khương), giềng ấm (lương khương). Hai thứ bằng nhau, sắc uống. Nếu có điều kiện, tán bột, khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô uống dần, lần đầu 15 viên, lần sau 20 viên.

Chạm thương:

Chạm thương, chảy máu thì dùng 1 củ gừng tươi (tùy theo vết thương to, nhỏ) rửa sạch, giã nát băng vào vết thương, vừa chống nhiễm khuẩn, nhanh lên da non và không để lại sẹo lồi, lõm.

(Lương y Nguyễn Minh Đức)
*******************     

Tía tô:
Tía tô vừa là rau gia vị, vừa là cây thuốc phổ biến trong nhân dân. Có 2 loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm mạnh. Loại tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn. Tránh nhầm với cây cọc giậu (dã tô, cây nhâm) có bề ngoài giống hệt loại tía tô mép lá phẳng, nhưng không có mùi thơm của tía tô.

Lá: Tên thuốc trong y học cổ truyền là tô diệp. Hái lá già cả cuống làm 2 lần cách nhau một tháng, đem phơi trong mát hoặc sấy nhẹ cho khô để giữ nguyên màu sắc và hương vị. Dược liệu có vị cay, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng phát tán, phong hàn, hành khí, hóa trung, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa cảm sốt, trong người khó chịu, mệt mỏi: Lá tía tô, kinh giới, cam thảo đất, cúc tần hay sài hồ nam, mỗi thứ 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Đồng thời, dùng dạng món ăn, bài thuốc dân gian thay cho bữa ăn trong ngày là ăn cháo giải cảm.

Chữa ho do cảm lạnh: Lá tía tô, lá xương sông, mỗi thứ 12g; kinh giới, gừng mỗi thứ 8g. Sắc uống lúc nóng.

Chữa sốt, sổ mũi, chân tay nhức mỏi: Tía tô, kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, cát căn mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền mỗi thứ 5g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.

Chữa cảm cúm, nhức đầu, nôn nao: Viên cảm “hương tô” chứa 0,263g, lá tía tô 0,187g hương phụ, 0,15g bạch chỉ, 0,075 trần bì, 0,075g cam thảo. Người lớn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 viên (thuốc có bán ở các hiệu thuốc).

Chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy: Tía tô 20g, rau sam 20g, cỏ sữa 16g, cam thảo đất, cỏ mần trầu, kinh giới mỗi thứ 12g. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc hoàn. Nếu bệnh cấp, có thể sắc uống.

Dùng ngoài, lá tía tô phối hợp với lá thanh yên, lá chanh, lá ráy, lá lốt, mỗi thứ 50g, giã nhỏ, gói vào một miếng lá chuối tươi, dùi nhiều lỗ thủng, hơi nóng, đắp lên vết thương sau khi đã rửa sạch và sắc bột màng lụa bên trong vỏ quả chanh để chữa mụn nhọt độc vỡ mủ lâu ngày, không liền miệng. Ngày làm một lần trong nhiều ngày.

Cành: Tên thuốc là tô ngạnh. Nhổ cả cây sau khi đã hái lá lần thứ hai, bỏ rễ để riêng, cắt thành từng đoạn dài 5 – 10cm, phơi hoặc sấy khô (chỉ lấy thân chính, không lấy những cành nhỏ).

Chữa động thai: Cành tía tô 8g, rễ cây gai 8g, ngải cứu hoặc cam thảo dây 4g. Tất cả sắc uống. Nếu thấy ra máu, thêm lá huyết dụ 10g, hoặc cành tía tô, tục đoạn, ngải cứu, mỗi thứ 12g, rễ gai, thục địa, hoài sơn, mỗi thứ 20g, chỉ xác 8g, sa nhân 6g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa băng huyết, động thai: Cành tía tô 10g, lá huyết dụ 10g, hoa cau đực 10g, tóc đốt thành than một dúm. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Chữa sưng vú: Cành tía tô, rễ gai, mỗi thứ 12g, ngải cứu, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp sao cháy đen, mỗi thứ 30g. Sắc đặc, uống làm một lần.

Chữa suy nhược thần kinh: Cành tía tô 8g, câu đằng, thảo quyết minh, cam thảo dây, mỗi vị 12g; cúc hoa, hương phụ, chỉ xác, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống.

Chữa bế kinh: Cành tía tô 8g, đan sâm, ngưu tất mỗi thứ 12g; xuyên khung 10g; quế chi, bạch chỉ, uất kim, nga truật, mỗi thứ 8g. Sắc uống trong ngày.

Dùng ngoài, cành tía tô phối hợp với rễ cây vương tùng, vỏ thân cây thông, vỏ xác khô ve sầu (thuyền thoái) mỗi thứ 20 – 30g. Nấu nước tắm rửa chữa phù toàn thân.

Quả: Tên thuốc là tô tử. Hái quả ở những cây định lấy quả, không hái lá hoặc chỉ hái ít lá ở lần thứ nhất. Phơi hoặc sấy khô.

Dùng riêng, quả tía tô với liều 6 – 12g sắc uống chữa ho, nôn mửa, đau bụng, khó tiêu. Dùng phối hợp với những vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa ho có đờm, ho hen lâu ngày ở người cao tuổi: Quả tía tô và hạt cải bẹ, mỗi thứ 10g, tán bột, uống hằng ngày với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng.

Chữa ho suyễn, ngực đầy tức, thở đứt quãng: Quả tía tô, bán hạ chế, mỗi vị 10g; đương quy 8g; cam thảo, nhục quế mỗi vị 6g; tiền hồ, hậu phác, tô diệp mỗi vị 4g; gừng tươi 2 lát; đại táo 1 quả. Sắc uống ngày một thang.

Hoặc quả tía tô 10g; bạch giới tử, lai phục tử mỗi vị 8g. Giã nhỏ, hấp với đường phèn vừa đủ ngọt. Uống lúc nóng.

Chữa mày đay: Quả tía tô 12g; kinh giới, ké đầu ngựa, ý dĩ mỗi thứ 16g; phòng phong, đan sâm mỗi thứ 12g; bạch chỉ, quế chi mỗi thứ 8g; gừng sống 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa viêm phổi ở trẻ em: Quả tía tô 8g; sài đất, thạch cao mỗi thứ 20g; kim ngân hoa 16g; lá tre 12g; hoàng liên, tang bạch bì mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa phù khi mang thai (do khí trệ): Quả tía tô, hương phụ, trần bì ô dược, mộc qua, mỗi thứ 8g; cam thảo 4g; sinh khương 2g. Sắc uống.

Rễ: Tên thuốc là tô căn. Thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô, dùng trong, rễ tía tô với rễ cây gai, rễ đu đủ và rễ cỏ lào mỗi thứ 20 - 30g. Sắc uống chữa kiết lỵ, tiêu chảy.

Dùng ngoài, rễ tía tô, lá thanh yên, nõn khoai môn, lá lốt, giã nhỏ, gói vào vải xô, hơ nóng, đắp chữa vết thương tụ máu, sưng tấy và đau nhức. Ngày làm 2 – 3 lần.

(DS. Bảo Hoa)

********************           

Mướp đắng:


Mướp đắng chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nó còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Mướp đắng còn gọi là khổ qua, lương qua, mướp mủ... Trong công trình nghiên cứu về “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, cố Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi cho biết: mướp đắng được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta và một số nước.

Quả có chứa một chất glucozit đắng gọi là momocdicin. Ngoài ra còn có vitamin B1, C, adenin, betain, protein... Ở nước ta ngoài việc dùng để chế biến thành món ăn, mướp đắng còn được dùng làm vị thuốc. Cụ thể: mướp đắng 2 - 3 quả nấu nước tắm cho trẻ em để trừ rôm sảy. Mướp đắng 1 - 2 quả nấu nước uống, ngày 1 - 2 lần để chữa ho.

Ở Ấn Độ, nước ép của lá dùng làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh về đường mật. Nó còn có tác dụng chữa giun. Ở Puerto Rico, mướp đắng đã được dùng để chữa đái tháo đường...

Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) cho biết: theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, không độc. Nó có tác dụng giải cảm nắng, chống khát, thanh nhiệt, giải độc, giúp mát gan, sáng mắt. Có thể dùng mướp đắng chữa say nắng phát sốt, kiết lỵ, mắt đau sưng đỏ, mụn độc sưng tấy, chữa đái tháo đường. Cụ thể:

+ Dùng mướp đắng 60 gr, cuống lá sen 30 gr, đậu ván trắng 30 gr, sắc nước uống trong ngày để chữa say nắng phát sốt. Nếu trường hợp bị nhẹ chỉ cần dùng 15 gr mướp đắng đã bỏ lõi phơi khô, sắc nước uống.

+ Dùng mướp đắng 1 quả, đường kính trắng 60 gr. Mướp đắng rửa sạch, bỏ lõi, giã nhuyễn, cho vào đường trộn đều. Sau 2 giờ, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc này chữa đau răng do nắng nóng hay ăn nhiều chất cay nóng hiệu quả.

+ Dùng mướp đắng tươi 60 - 80 gr, rau cần 200 gr, sắc nước uống trong ngày, liên tục 7 - 10 ngày (một liệu trình) chữa tăng huyết áp.

+ Mướp đắng 150 gr thái nhỏ, gạo tẻ 30 - 50 gr. Cho gạo vào nồi đổ nước, đun sôi một lúc rồi cho mướp đắng vào nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn ấm. Bài thuốc này chữa đái tháo đường hiệu quả.

+ Mướp đắng tươi 60 - 80 gr (hoặc 30 - 40 gr khô), thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Cũng có thể dùng mướp đắng phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 gr bằng nước đun sôi. Bài thuốc này chữa đái tháo đường hiệu quả.

Lương y Huyên Thảo cho biết thêm: mướp đắng có tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn ăn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa vì vậy không nên dùng nhiều.

(thanhnien)

Loại mướp đắng này bào mỏng, kiếm trái non, sau khi bào để lên đĩa và cho vào ngăn đá để chừng 15 phút sẽ mất vị đắng, ngày nào cũng ăn, giảm cân rất là tốt! Lời khuyên cho những bạn béo phì...

**************             
Có quen 2 người bị bịnh ung thư, cả 2 đều được bịnh viện trả về nhà. Có 1 người ăn lá cây lược vàng lại khỏi bịnh 1 cách ngạc nhiên, người thứ 2 cũng ăn nhưng cuối cùng vẫn phải về nơi ... cách nay mấy tháng rồi. (ăn sống hoặc nấu canh hoặc làm salad dưới mọi hình thức như là 1 lọai rau).
Thì thôi, hữu bịnh tắc cầu.

**************             
Cây lược vàng:

Một số thông tin về cây lược vàng:

Cây lược vàng xuất hiện lần đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa vào cuối những năm 90. Và từ năm 2005, cây được giới thiệu phổ biến tại địa phương với nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có một số bệnh khó. Đó là các chứng bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ, viêm đại tràng mạn tính, viêm gan, táo bón, chảy máu dạ dày, tiểu đường, mỡ máu, thấp khớp, chấn thương trầy xước, bầm tím, viêm họng, viêm mũi, viêm thận, đau răng, loét lợi, eczema, sỏi thận, tai biến mạch máu não, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư, đau lưng, bỏng, say nước...

Cây lược vàng.

Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá) hoặc cắt nhỏ, ngâm nước, uống (mỗi lần 1/3 chén con). Ngày dùng 3 lần. Dùng ngoài, giã đắp hoặc xoa bóp bằng nước ngâm lá.

Lược vàng là một loại cây cỏ, có nguồn gốc ở Mexico, được di thực sang nước Nga, rồi đến Việt Nam (đầu tiên là tỉnh Thanh Hóa).

Cây và hoa lược vàng.

Cây có tên khác là lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, tên khoa học là Callificia fragrans, thuộc họ thài lài (Commelinaceae) do Viện Dược liệu xác định. Cây được giới thiệu làm thuốc qua tài liệu dịch từ bài báo đăng trên Tạp chí 30 K “Sức khỏe và Đời sống” của Cộng hòa liên bang Nga mà tác giả là Vladimir Ogarkov.

**********************     

Những năm gần đây, đã có một số cây thuốc từ kinh nghiệm nhân dân được khoa học chứng minh đầy đủ về mặt hóa học, dược lý; được áp dụng thực nghiệm có kết quả tốt và được sản xuất thành những chế phẩm bán ra thị trường với độ tin cậy cao trong việc chữa bệnh. Đó là cây chè dây (Ampelopsis canto-niensis) với chế phẩm Ampelop chữa đau dạ dày; trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) với chế phẩm Crila chữa viêm tuyến tiền liệt; dây thìa canh (Gymnema sylvestre) với chế phẩm Diabetna chữa tiểu đường...

**********************     

Tam thất:
Tam thất là vị thuốc y học cổ truyền quý, được sử dụng nhiều từ xưa đến nay. Theo Đông y, tam thất vị đắng hơi ngọt, tính âm, nằm trong nhóm hoạt huyết hóa ứ, có tác dụng hành ứ, chỉ huyết, tiêu thũng. Dùng để chữa những chứng bệnh xuất huyết do huyết ứ, thủy thũng, ho ra máu…

Tam thất thường dùng cho phụ nữ sau khi sinh, người mới ốm dậy, người già yếu. Gần đây người ta phát hiện ra tam thất cũng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u.

Hiện nay người ta sử dụng tam thất trong các món ăn để tăng sự bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh.

Tam thất là vị thuốc y học cổ truyền quý, được sử dụng nhiều từ xưa đến nay:

- Phụ nữ sau sinh có thể dùng tam thất: Tam thất thái lát 30g, đương quy 08g, kỷ tự 16g, đại táo 20g. Các vị thuốc hầm cách thủy 2 tiếng. Món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tiêu huyết ứ, huyết xấu trong cơ thể sản phụ, hồi phục nhanh sức khoẻ.

- Người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh: Tam thất 30g, long nhãn 16g, đương quy 6g, đảng sâm 16g, hạt sen 20g. Hấp cách thủy 30 phút.

- Thống kinh (đau bụng khi hành kinh): Tam thất 20g hòa với nước ấm hoặc cháo loãng uống 10 ngày trước kỳ kinh. Tam thất có tác dụng hoạt huyết, chỉ đau.

- Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.

- Người bị ung thư, ngoài các thuốc đặc trị có thể dùng thêm tam thất sống (chưa sao) hỗ trợ điều trị: Tam thất rửa sạch, thái lát. Các món ăn cho vài lát tam thất nấu cùng. Ngày ăn 30 - 40g tam thất.

- Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Dùng bột tam thất hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.

Các món ăn trên thích hợp với những người yếu mệt sau khi ốm dậy hoặc phụ nữ sau khi sinh mất máu, những người mắc bệnh tim.

(Theo BS Minh Trang - Lương y Vũ Quốc Trung)

********************       


Quả dâu tằm ăn:
Quả dâu ta còn gọi là quả dâu tằm (dâu cho lá nuôi tằm kéo tơ). Quả dâu có tên Hán là tang thậm (tang thậm tử). Họ dâu tằm Moraceae.

Theo Trung dược học bản thảo: Trái dâu tằm có công dụng bổ thận, dưỡng huyết, khu phong, sáng tai, mắt, dài râu tóc, tăng lực, chữa táo bón kinh niên. Trong Bản thảo bị yếu viết: an thần, thính tai, sáng mắt, tiết nhiều nước miếng, trị khát, lợi thủy, tiêu thũng. Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân: trái dâu giải được độc của nước, lợi cho cả khí huyết. Bản thảo cầu chân nói trái dâu làm xanh tóc, đen râu... Tân tu bản thảo nói có thể chỉ dùng trái dâu cũng chữa được các chứng khát... (như đái tháo đường).


Công dụng và cách dùng quả dâu chín:

Bổ can thận, ích tâm huyết, thính tai, sáng mắt, đen râu tóc, lợi xương khớp: nước tang thậm (tang thậm tửu). Quả dâu chín 5kg. Gạo nếp 6kg. Men nước vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội cho cùng cơm nếp men nước trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30-50ml. Nếu cho vào nước dâu thêm đường mía, nước sẽ ngon bổ hơn.

Dưỡng huyết: Quả dâu tươi chín 50g. Đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi đất cho nước vừa đủ sắc lấy nước hòa đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè. Nếu không có đường phèn có thể dùng đường hoa mơ hoặc đường trắng.

Tóc khô gãy, rụng, chóng bạc: Quả dâu 1kg, nước 0,5 lít ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 lần vào 2 bữa cơm. Mỗi lần 20ml.

Quả dâu, sinh địa, mỗi thứ 30g. Đường trắng 15g. Giã nát sắc uống chia 10 lần.

Chống lão hóa: Nhức mỏi cơ xương khớp, đau lưng gối, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, táo bón, kém ăn, yếu sức, đoản hơi, tóc râu khô bạc, rụng, hay quên, lẫn. Nên sách cổ gọi quả dâu là quả trường thọ.

- Cháo quả dâu: Quả dâu chín 40g, gạo 50g. Đường phèn vừa đủ. Nấu cháo lỏng ăn buổi sáng (lúc chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.

- Bánh mè quả dâu: Quả dâu 30g, vừng đen 60g, bột nếp 700g, hạt đay 10g, đường trắng 30g. Làm bánh hấp chín ăn.

Mất ngủ cấp tính: Quả dâu tươi 60g (khô 30g) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối.

Mất ngủ kinh niên: Quả dâu 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g, sắc uống ngày 1 thang.

Các chứng bệnh sau đẻ (hậu sản do âm huyết kém, ho, sốt): dâu, long nhãn, đảng sâm, mỗi thứ 30g nghiền nát. Uống mỗi lần 2-3g với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần.

Hồi hộp, tim đập nhanh, đau tức ngực: Quả dâu 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc kỹ uống ngày 2 lần.

Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu 150g, lá dâu 100g, vừng đen 100g, cô cao lỏng thêm 500g đường. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 15g (1 thìa con).

Đau họng, đau do ung thư: Dùng quả dâu chín ăn khoảng 20g quả để bổ dưỡng. Ép nước súc miệng chữa các chứng đau ở miệng, họng.

Phù thũng: Một nắm cành dâu băm nhỏ, đổ ngập nước đun còn một nửa bỏ bã, một lượng quả dâu chín bằng lượng cành nấu nhừ lọc bỏ bã cô đặc, thêm đường, ít nước. Ngày uống 2 thìa canh, hòa nước cơm uống trước bữa ăn.

Chảy nước mắt (nước mắt tự nhiên chảy ra): Quả dâu 20g. Cà chua một quả. Đem nghiền nát. Ăn hết một lần. Ngày 1-2 lần. Đồng thời lấy lá dâu già chưa rụng nấu lấy nước rửa mắt hằng ngày.

Ăn không tiêu, trướng bụng, óc ách, tức thở: Quả dâu 10g, bạch truật 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Hoạt huyết, dưỡng huyết thông kinh, chữa bế kinh do huyết ứ: Quả dâu 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 13g, nước trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày 1 thang, uống trong 5-7 ngày.

Ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm: Quả dâu, ngũ vị tử mỗi loại 10g sắc kỹ, uống ngày 1 lần.

Bệnh mạch vành: Quả dâu 30g, câu kỷ tử 30g, gạo dính 15g. Nấu uống ngày 2 lần.

Viêm đa khớp dạng thấp: Quả dâu tươi 100g, nước trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào nước 3-5 ngày. Uống mỗi lần 20-25ml.

Viêm khớp nói chung: Quả dâu 250g, cành dâu 150g, chùm gửi dâu 100g. Ngâm nước uống.

Đái tháo đường do can thận âm suy: Quả dâu 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc quả dâu tươi 1kg, gạo nếp 0,5kg, men nước vừa đủ dùng. Giã nát dâu cho nếp vào nấu cùng thành cơm nếp, để nguội rắc men nước, trộn đều cho lên men thành nước cái. Ăn khai vị trước bữa cơm.

Viêm gan mạn tính, ung thư gan: Quả dâu tươi 500g, bột củ ấu 50g, đường mía 30ml. Ép dâu lấy nước cô đặc, trộn bột củ ấu và đường mía nấu chín. Dùng điều trị hỗ trợ ung thư gan bị huyết hư, miệng lưỡi khô, thần kinh suy nhược mất ngủ, táo bón.

Tràng nhạc: Trái dâu chín 500g, thục địa 200g (thái nhỏ) cho vào túi vắt lấy nước cô thành cao dùng mỗi lần một thìa với nước đun sôi, để nguội. Ngày 3 lần.

Quả dâu dùng ngoài:

Tóc khô gãy rụng nhiều: Quả dâu chín đen giã nhuyễn, lấy cả nước và cái xoa xát lên đầu tóc.
Bỏng, vết thương chảy máu: Quả dâu rửa sạch, ép lấy nước, bôi, rửa, đắp.
Nấm, hắc lào: Quả dâu tươi 60g. Giã nát xát lên chỗ tổn thương.

Một số món ăn từ quả dâu:

Quả dâu, đậu đen, rau cần lượng bằng nhau ninh nhừ ăn nóng, chữa rụng tóc.
Dâu hấp: Mứt dâu 25g, cùi đào 30g, mì chính, xì dầu. Tất cả đánh trộn đều hấp chín.

Dâu xào thịt: Dâu tươi 200g. Bột ướt, nước, muối, mì chính, dầu lạc, gừng. Cách làm như sau: Dâu bỏ cuống, bắc chảo nóng, cho dầu, cho các thứ vào xào. Cho dâu vào cùng mì chính, nước, muối đảo chín.

Những tương kỵ khi dùng quả dâu:

Chống chỉ định đối với các bệnh thuộc hàn chứng (vì quả dâu thuộc tính hàn) như sôi bụng, tiêu chảy. Theo sách xưa kỵ dùng dụng cụ kim loại.

BS. Phó Thuần Hương.

**************   


Mướp đắng, người miền Nam người ta gọi là trái hủ qua, khổ qua:

------------
* Tên đúng của nó là: - KHỔ QUA 苦瓜
苦 Khổ:- vị đắng
瓜 Qua:- trái thuộc họ dưa

苦瓜:- Khổ qua:- trái thuộc họ dưa, vị đắng.
------------

**************   


Trái dứa (miền Nam: trái khóm ăn):
Vitamin C, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng có trong trái dứa không chỉ là món ăn bổ ích mà còn là phương thuốc trị bệnh rất tốt cho cơ thể.

Cải thiện da

Tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn thường xuyên sẽ làm cho da mặt bị sần sùi và dễ bị nám. Đắp mặt nạ từ nước cốt trái dứa sẽ làm cho làn da của bạn tươi sáng hơn mỗi ngày vì chất acid bromatic có trong trái dứa sẽ lột nhẹ lớp tế bào sừng phía ngoài làm cho da mịn màng và trắng hơn.

Đắp mặt nạ từ nước cốt trái dứa sẽ làm cho làn da của bạn tươi sáng hơn mỗi ngày

Cách đắp mặt nạ này là phương pháp trị nám tự nhiên rất tốt vì vậy mỗi tuần đắp mặt nạ một lần sẽ làm cải thiện làn da nám của bạn. Tuy nhiên, những người có làn da nhạy cảm và đang sử dụng thuốc trị mụn, trị nám thì không nên làm hoặc làm 2 tuần/lần và chỉ nên để từ 3 đến 5 phút.

Giải nhiệt

Dứa không chỉ dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn mà nước ép của trái dứa còn giúp giải nhiệt và giải khát rất tốt. Nước cốt trái dứa giúp giảm mệt mỏi vì nó có chứa vitamin A, C, canxi, mangan... giúp mô tránh khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Vì vậy, uống nước ép từ trái dứa sẽ giúp giảm stress và làm việc hiệu quả hơn.

Trị bệnh

Vì chứa nhiều chất bromelin nên dứa có tác dụng thủy phân protein thành các acid amin nên giúp tiêu hóa tốt, ngoài ra bromelin còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, trái dứa chín còn có chức năng chữa bệnh rất tốt.

Khoét một lỗ nhỏ ngay cuống trái dứa chín rồi nhét vào đó từ 7-8g phèn chua giã nhỏ, sau đó nướng trên than hồng cho lớp vỏ ngoài cháy sém, thịt trái dứa mềm rồi ép lấy nước uống, mỗi ngày một quả sẽ làm tan sỏi thận.

Hoặc nướng cháy trái dứa chín, gọt vỏ, ăn trong 4 ngày, mỗi ngày một trái sẽ chữa được bệnh huyết áp cao.

Tuy nhiên, ăn dứa nhiều sẽ bị rát lưỡi và rát môi. Không nên ăn dứa khi bụng đói vì các axit hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày sẽ gây khó chịu, xót ruột.

**********           

Rau sam:

Rau sam tên khoa học Portulaca oleracea L. Đó là cây nhỏ mọc hoang xen lẫn với cỏ dại, nhưng nhân dân gọi "rau sam", chứ không gọi "cỏ sam", vì coi nó là một thứ rau ăn. Rau sam không có chất độc, có thể dùng nấu canh hoặc ăn sống. Các chất dinh dưỡng có trong rau sam nói chung cũng tương đương như nhiều loại rau ăn thông thường, nhưng đặc biệt hàm lượng vitamin E rất cao (10-12mg/100g rau sam) gấp 7 lần rau xà lách.

Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới có ghi cây rau sam dùng chữa được các bệnh thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, trị sốt cao, giun kim, kích thích tiết mật...

Theo các tài liệu cổ: Rau sam vị chua, tính hàn, không độc, vào các kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa lỵ ra máu, viêm khớp xương cấp tính, hậu môn sưng đau, trĩ, sưng tinh hoàn cấp tính, bạch đới (khí hư), các chứng lở.

Sau đây là một số bài thuốc hay được dùng:

- Chữa xích bạch đới (khí hư có nhiễm khuẩn, đục, dính...): dùng 100g rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước, hấp chín mà ăn. Ăn liên tiếp 3-5 ngày là khỏi.

- Chữa tiểu tiện ra máu: Hái rau sam nấu canh ăn hằng ngày, ăn liên tục 4-7 ngày là khỏi.

- Đái buốt: Dùng rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước mà uống, bã xoa khắp cơ thể.

Ngoài ra, trong nhân dân còn hay giã nát rau sam tươi đắp lên mụn nhọt cho ngòi mụn dễ ra. Hoặc cho thêm nước đem sắc đặc, dùng bôi lên chỗ chốc đầu của trẻ em cho mau lành.

BS. Vũ Nguyên Khiết

******************         

Sắn dây (Cát căn):

Cát căn là rễ củ của Sắn dây (Kudzu wine), tên khoa học Pueraria lobata, tên cũ P. thunbergiana, thuộc họ Đậu Fabaceae. Dây leo mọc hoang trong rừng núi hoặc được trồng làm thực phẩm, làm thuốc tại nhiều nơi ở nước ta.

Là dây leo quấn, hoặc mọc bò lan lên cây chói hoặc giàn. Thân dây rất dài có thể từ 4 đến 12 m, phủ lông tơ. Rễ phát triển thành dạng củ thuôn dài, chứa tinh bột và xơ. Lá kép có ba lá chét cỡ 15 cm. Lá có lông mịn ở cả hai mặt. Cuống lá dài và cứng, cũng phủ lông. Hoa mọc thành cụm ở nách lá: chùm hoa mang nhiều hoa to (2,5 cm) màu xanh tím, hoặc tím sậm, có mùi thơm kiểu hoa nho. Quả đậu cũng có lông màu vàng, dài. Dây phát triển một năm, đến cuối mùa thu thì thu hoạch củ. Sắn dây được trồng bằng hột hoặc đoạn thân già (giâm cành) trên luống đất xốp cao khoảng 5 tấc. (Tránh nhầm với Củ đậu mà nhiều nơi cũng gọi là Sắn dây).
Rễ củ được luộc chín để ăn như khoai, vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng trị bệnh. Rễ củ cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài và cắt lát dày từ 0,6 - 1 cm phơi sấy khô ta có vị Cát căn. Rễ củ rửa sạch, giã nát, ngâm nước, khuấy đảo và thay nước mỗi ngày, lọc lấy tinh bột, phơi khô, ta có vị Cát phấn hay bột Sắn dây.


Thành phần hóa học
Cát căn hay rễ củ Sắn dây chứa:
- Flavonoid: daidzein, daidzin, puerarin, puerarin-7-xylosid, genistein, formonetin, puerarol, kakkonein.
- Tinh bột (10 - 15%) có D-mannitol.
- Acid hữu cơ: succinic acid, arachidic acid.
- Các chất: miroestrol, allantoin, acetylcholin.
Hoa Sắn dây chứa:
- Tinh dầu bay hơi có ethyl acetat, isoamyl alcohol, octyl alcohol, lanalool, eugenol...
- Acid hữu cơ: benzoic acid, propionic acid, isovaleric acid, capronic acid; p-coumaric acid.
- Irisolidon.
- Flavonoid: genistein, daidzein, quercetin...

Dược tính và cách dùng:

Đông y cổ truyền:
Cát căn:
Cát căn đã được dùng trong đông y cổ truyền từ thế kỷ đầu tiên sau tây lịch. Cát căn có vị ngọt, hơi chua, tính mát; tác động vào các kinh mạch thuộc tỳ và vị.
Các sách thuốc cổ truyền đã viết khá nhiều về Cát căn:
- Danh y Nhân Quyền (đời nhà Đường) đã ghi nhận tác dụng khai vị, giải độc được nước..., trị được những chứng thiên hành, thượng khí, úa ngược...
- Sách “Khai Bảo Trùng Định Tân Bảo”của thời nhà Tống đã viết: Bột Cát căn làm khỏi khát, thông được đại tiểu tiện, giải được độc của nước..., trị được những chứng buồn phiền nóng nảy.
- Các danh y Hoàng Cung Tú, Giả Cửu Như... (đời Thanh) ghi rằng Cát căn có tính thăng - phát, đi vào kinh Túc dương minh vị... giúp sinh “khí” trong bao tử, làm sinh tân dịch, chỉ khát..., đồng thời cũng vào được cả tỳ kinh, nên giúp khai thông, giải biểu, trừ được sự nóng nhiệt...
Cát căn được xem là có những dược tính:
- Thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, thư giãn cơ; trị sốt nóng, nhức đầu. Trị đau cứng cổ và bả vai (phối hợp với Ma hoàng, Quế chi và Bạch thược).
- Nuôi dưỡng tân dịch và giải khát: nhất là khát do nhiệt tại vị gây thất thoát tân dịch: thường dùng chung với Thiên hoa phấn (Trichosanthis kirilowii) và Mạch môn đông. Cát căn rất công hiệu để trị nhiệt do “phong tà” ngoại nhập: trong trường hợp này Cát căn được dùng chung với Sài hồ và Hoàng cầm.
- Làm mau lành bệnh sởi: giúp mau lành, nhất là khi các nốt sởi chưa mọc trổ hết: khi bắt đầu lên sởi... nên dùng chung với Thăng ma (Rhizoma cimicifuga).
- Chữa tiêu chảy: tiêu chảy hay kiết do ở nhiệt, kể cả trường hợp tiêu chảy do “suy tỳ”. Dùng thêm Hoài sơn nếu tân dịch bị tổn hại; dùng thêm Hoàng liên và Hoàng cầm nếu bị tiêu chảy do “nhiệt thấp”.
- Đông y cổ truyền dùng Cát căn dưới dạng sao đến vàng để làm bớt tính “hàn”, nhất là khi trị tiêu chảy do tỳ suy. Liều trung bình từ 6 - 12 g dược liệu khô.
Cát căn trong dược học hiện đại
Những nghiên cứu về Cát căn theo quan niệm y học hiện đại được thực hiện phần lớn tại Trung Hoa, Nhật, Đức... tuy nhiên vì daidzein đã được thử nghiệm rộng rãi trên thế giới nên có thể chứng minh cho các tác dụng của Cát căn....
Dược điển Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1985) chính thức ghi Cát căn là vị thuốc hạ nhiệt dùng trong các trường hợp cảm sốt kèm theo cảm giác khó chịu hoặc đau nhức nơi cổ, bả vai; giải khát khi sốt nóng...
Tác dụng điều hòa thân nhiệt: bột Sắn dây thường được dùng tại nước ta để làm cho “mát”: thử nghiệm tại Nhật đã chứng minh các chế phẩm từ Cát căn có tác dụng hạ nhiệt nơi thỏ đã bị gây sốt.
Tác dụng trên cơ trơn (thư giãn cơ): tác dụng này do ở daidzein: chống co giật nơi ruột chuột thử nghiệm, tương tự như tác động của papaverin.
Tác dụng trên hệ tim mạch, trị đau thắt ngực: (puerarin, daidzein, daidzin làm nở động mạch tim, tăng máu về não và giảm sự tiêu hao oxy ở tim nên giúp chống thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim). Cát căn làm gia tăng lượng máu đưa về não của những người bị xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu tại Nhật cho thấy Cát căn có những tác động trên những bệnh nhân bị đau thắt ngực (angina pectoris): 38% bệnh nhân thuyên giảm, 42% có những chuyển biến tốt sau 1 tháng thử nghiệm. Cát căn cũng có những tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết. Trong một thử nghiệm tại Trung Hoa: 52 người cao huyết áp được cho uống mỗi ngày 8 muỗng cà phê bột Cát căn dưới dạng trà, sau 8 tuần: 17 người đạt kết quả tốt, 30 người thuyên giảm rõ rệt (bột Sắn dây có thể sẽ là thực phẩm tốt cho những người bệnh tim mạch).
Cát căn trong tai - mũi - họng: khi thử nghiệm trên 33 người bị mất thính lực bất ngờ, Cát căn được cho dùng chung với vitamin B hỗn hợp: 9 trường hợp khỏi hẳn và 6 trường hợp thuyên giảm.
Tác dụng của các flavonoid: các isoflavon trong Cát căn như daidzein, daidzin và puerarin có những tác động như những chất ức chế, có tính nghịch chuyển, các phân hóa tố alcohol và aldehyd dehydrogenase. (Alcohol Clin. Exp Res No 18-1994). Daidzein, trích tinh Cát căn làm giảm sự tiêu thụ alcohol, giảm cao điểm của nồng độ alcohol trong máu, và rút ngắn thời gian gây ngủ của alcohol nơi thú vật. Sự giảm cao điểm nồng độ alcohol có thể do ở sự kéo dài thêm thời gian của thực phẩm trong bao tử (Am J Clin Nutr No 68-1998). Các thí nghiệm của Yujiro Niiho tại Viện bào chế Isan, dùng trích tinh hoa Sắn dây bằng methanol cho thấy... khi cho uống trích tinh, nồng độ alcohol và aldehyd trong máu người uống nước giảm xuống rất nhanh. (Herbal Gram No 23-1990). Cát căn là thuốc giải độc nước.
Alcohol trong nước khi vào cơ thể sẽ được biến đổi một phần thành aldehyd, tác dụng của aldehyd khiến người say có những cảm giác ngầy ngật...
Các tác dụng dược học của puerarin: Các nghiên cứu về puerarin trích từ Cát căn cho thấy những tác dụng làm giảm nhịp tim, hoạt tính renin trong huyết tương, độ thẩm thấu của mao quản, độ kết tụ của tiểu cầu. Puerarin làm hạ được huyết áp (15%) nơi thú vật thử nghiệm. Puerarin còn có tác dụng hạ đường trong máu, hạ cholesterol, chống loạn nhịp tim và chống oxy hóa (Natural Medicines Comprehensive Database - 2000).
- Đông y cổ truyền dùng hoa Sắn dây (Cát căn hoa) làm thuốc: dược liệu là hoa đang nở được thu hái vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu, khi hoa nở nửa chừng, bỏ cuống và phơi khô trong bóng mát. Cát căn hoa có vị đắng và tính hàn nhẹ, có tác dụng trừ say, an định tỳ. Hoa được dùng để giúp người quá chén mau tỉnh và để giải khát, trị ói ra máu, bao tử nhiều acid... Liều thường dùng từ 3 - 9 g dưới dạng bột.
- Bột Sắn dây (Cát phấn) được xem là có vị đắng nhẹ, và tính hàn mạnh: dùng để giải khát, giúp sinh tân dịch, trừ nhiệt khi bị nóng sốt, sưng cổ họng, khó chịu bao tử. Để trị “tức ngực”, và khát khô họng có thể dùng bột Sắn dây (120 g) nấu với hạt kê (250 g) thành cháo (hạt kê được ngâm qua đêm).
- Lá cây Sắn dây hay Cát diệp dùng cầm máu khi bị đứt tay (giã nát và đắp lên vết thương).
- Đọt Sắn dây được dùng để trị mụn nhọt, sưng và đau cổ họng. Có thể dùng nước sắc từ 6 - 9 g đọt khô hay 30 - 60 g đọt tươi. Để trị mụn nhọt, đọt khô được nướng từ từ đến khi thành than, tán than để đắp vào vết thương...
- Không dùng chung Cát căn với thuốc chống đông máu, thuốc ức chế MAO.
Tóm lại, nên trồng nhiều Cát căn vừa làm thực phẩm vừa làm thuốc. Người cao tuổi, người bị suy tim, người nghiện nước... có thể ăn mỗi ngày 1 lát củ Cát căn nấu (50 g) hoặc sắc uống 25 g rễ Cát căn khô như một thực phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.
DS. PHAN ĐỨC BÌNH
DS. TRẦN VIỆT HƯNG

***************       

Gạo nếp:


Gạo nếp là loại lương thực quá quen thuộc với mọi người. Vào dịp lễ tết không nhà nào không dùng gạo nếp: bánh chưng, bánh tét, nấu xôi, nấu chè, làm các loại bánh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết gạo nếp còn có tác dụng chữa bệnh như dưới đây.

Những ai không dùng nhiều gạo nếp?

Gạo nếp còn gọi là nọa mễ, đạo mề, giang mễ, nguyên mễ, là nhân của cây lúa nếp. Thành phần chính gồm có: chất bột 75%, protein 6,7%, chất béo, canxi, phospho, sắt, vitamin B1, PP, axit fumalic, axit butanedioic, cùng đường saccarôzơ, mạch nha... 100g gạo nếp cho độ 347 kcal.

Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tỳ vị, giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, dạ dày, ruột hư hàn, hay đi tiểu, tiểu về đêm nhiều. Với cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng...

Tuy nhiên do nó có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, trướng bụng thì không nên dùng. Ngoài ra, chất amilopectin - thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp lại gây khó tiêu, vì vậy không nên dùng nhiều gạo nếp cho trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược. Nếu muốn ăn quá, thì tốt nhất là nấu thành cháo.

Những cách vận dụng gạo nếp chữa bệnh

Dân gian hay dùng cơm nếp nóng để chườm chữa tắc tia sữa cho sản phụ; hoặc lấy cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân; dân gian còn dùng gạo nếp để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, tiểu đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, chứng buồn nôn ở phụ nữ có thai.

* Gạo nếp 30g tán thành bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g đường mía, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người mắc chứng vị âm hư với biểu hiện: miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.

* Mệt mỏi không có sức: Cho gạo vào bao tử heo nướng khô, giã ra làm viên hoàn để ăn hằng ngày.

* Đi lỵ cấm khẩu: Một bát lúa nếp rang cho nổ trắng, bỏ vỏ trấu, trộn với nước gừng rồi sao cho thành bột. Mỗi ngày ăn một thìa với nước canh. Ngày dùng 3 lần.

* Viêm dạ dày mãn tính, và loét dạ dày: Gạo nếp cho thêm táo tàu vừa đủ đun thành cháo loãng mà ăn. Ngày 1 - 2 lần, có thêm ít nho khô vào cháo mà đun chín để ăn.

* Thiếu máu do thiếu sắt: Gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 - 2 lần.

* Cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy: Gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem đun thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.

* Tiêu hóa kém, hay đi lỏng: Gạo nếp, hạt sen, khoai mài lượng vừa đủ. Đun thành cháo mà ăn.

* Trẻ con hay nôn trớ sữa: Gạo nếp sao vàng đun nước cho uống.

* Đái tháo đường: Hoa gạo nếp (lúa nếp rang cho nổ trắng ra, bỏ vỏ) vỏ lụa cây dâu (vỏ trắng) mỗi thứ 100g, sắc uống; hoặc gạo nếp 100g, đậu xanh 50g, nấu cháo ăn.

* Thở không tốt, ho: Gạo nếp và đường phèn lượng vừa phải, đồ chín lên ăn.

Hoài Vũ(thanhnien)


***************         


Cây lá lốt:

Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.

Em đã dùng bài thuốc này rồi, ngâm cũng có, sao vàng sắc đặc uống cũng có, nhưng cái bệnh ra mồ hôi ở chân tay nhiều thì chẳng thấy đỡ tẹo nào cả, hic hic.

***************         


Mộc nhĩ và nấm hương:

Mộc nhĩ và nấm hương là những thực phẩm gia vị được dùng phổ biến để nấu cỗ. Ngày Tết, mộc nhĩ thường có mặt trong các món thịt đông, giò thủ, canh miến... và nấm hương trong món bóng thả, nấm bao giò... Chúng ngon là vậy, nhưng ít người nghĩ rằng chúng còn là những vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.


Mộc nhĩ.

Mộc nhĩ (Auricularia polytricha (Mont.) Sacc.) thuộc họ mộc nhĩ (Auriculariaceve), tên khác là mộc nhĩ đen, mộc nhĩ lông, nấm tai mèo. Trong 100g mộc nhĩ, có 10,6g protid, 0,2g lipid, 65g glucid, 63mg Na, 856mg K, 357mg Ca, 56,1mg Fe, 201mg P, 20mcg beta-caroten, 0,14mg vitamin B1, 0,55mg vitamin B2, 2,7mg vitamin PP và cung cấp cho cơ thể 312 calo.

Từ lâu đời, mộc nhĩ đã được dùng làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, ích khí, giải độc, làm săn se. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng mộc nhĩ ở cây dâu sao khô, tán bột, uống với liều 16g chữa băng huyết, rong kinh, vết máu thâm đen trên mặt; nếu đốt tồn tính, mỗi lần uống 2g với nước lại chữa đau dữ dội ở vùng thượng vị hoặc giã nhỏ, tẩm mật, ngậm chữa viêm họng. Mộc nhĩ cây hòe đốt tồn tính, tán nhỏ, uống 8g với nước nóng vào lúc đói để tẩy sán. Mộc nhĩ và kinh giới với lượng bằng nhau, sắc lấy nước đặc, ngậm súc để chữa các chứng đau ở răng, miệng. Mộc nhĩ và mộc tặc tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước gạo đun sôi chữa chứng chảy nước mắt liên tục.

Theo kinh nghiệm dân gian, mộc nhĩ được dùng trong những trường hợp sau: Dùng riêng, mộc nhĩ phơi khô, rang cháy, tán bột, mỗi lần uống 3 - 6g với nước rau muống ép càng đặc càng tốt, ngày 2 lần, chữa ngộ độc nấm.
Dùng phối hợp, chữa kiết lỵ: mộc nhĩ 20g, núm quả chuối tiêu 10g, lá dạ cẩm 10g, lá mã đề 10g, phơi khô, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ rồi sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa băng huyết, rong kinh: mộc nhĩ 100g, hấp cách thủy cho chín, phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, cây cứt lợn (loại hoa tím) 50g, lá ngải cứu 30g, thái nhỏ, phơi khô, tán bột mịn. Trộn đều 2 bột, luyện với đường mía làm viên 15g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên với nước chè nóng (kinh nghiệm của Trường Lâm nghiệp - Sông Bé).
Chữa vết thương lở loét: mộc nhĩ và vỏ quả bí đỏ, lượng mỗi thứ 50 - 100g, phơi khô, đốt thành than, dùng rắc 2 - 3 lần trong ngày. Thuốc có tác dụng làm khô nhanh, sạch nước vàng, không có mùi hôi.

Theo tài liệu nước ngoài, mộc nhĩ 30g, ngâm nước trong một đêm, rồi hấp chín với đường phèn trong 1 - 2 giờ, ăn trước khi đi ngủ là thuốc hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Trong y học cổ truyền và dân gian, còn có mộc nhĩ trắng hay ngân nhĩ (Tremella Fuciformis Berk) thuộc họ Ngân nhĩ (Tremellaceae) cũng là loại nấm ăn được và làm thuốc. Trong 100g mộc nhĩ trắng có 5g protid, 0,6g lipid, 79g glucid, các polysaccharid và nhiều loại acid amin. Tác dụng của mộc nhĩ trắng là bổ thận, bổ khí, nhuận tràng. Đặc biệt là chất polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u.

Nấm hương (Lentinus edodes (Burki.) Sing.) thuộc họ nấm tán (Agaricaceae), tên khác là hương đàm, hương cô, người Tày gọi là bioóc hom. Trong 100g nấm hương khô có 36g protid, 23,5g glucid, 4g lipid; các polysaccharid lentinan, lentysin; các acid amin cần thiết là cystin, histidin, arginin, alanin, tryptophan, lencin, valin, phenylalanin, acid glutamic; các nguyên tố vi lượng Ca, P, sắt; các vitamin A, B1, B2, C, acid nicotinic; đặc biệt là chất tạo mùi thơm đặc trưng của nấm là matsutakeol. Do đó, từ xa xưa, nấm hương đã được mệnh danh là "Vua của các loại nấm".


Nấm Hương

Các nhà khoa học đã chứng minh nấm hương có các tác dụng quý sau:

Tác dụng hạ lipid máu: Lentysin chiết được từ nấm bằng đường uống với liều 150 - 300mg/kg sau 15 tuần, hàm lượng friglycerid, phospholipid, lipid toàn phần trong máu đều giảm.

Tác dụng chống ung thư: Lentinan trong nấm bằng đường tiêm với liều 25mg/kg trong 10 ngày liên tục, làm ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Dùng liều cao, các tế bào ung thư hoàn toàn bị hủy diệt. Thuốc đã được một số nước dùng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Y học hiện đại coi nấm hương như một nguồn bổ sung đáng kể lượng vitamin D2 để phòng và chống bệnh còi xương, trị chứng thiếu máu. Đó là do chất ergosterol có trong nấm hương, dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin này.

Trong y học cổ truyền, nấm hương có vị ngọt, mùi thơm, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại, tổn thương huyết quản, chảy máu chân răng. Liều dùng hàng ngày là 6 - 8g dưới dạng thuốc sắc.

Những nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết có thể triệt được bệnh ung thư ở những người mới mắc nhờ ăn nấm hương đều đặn hằng ngày. Đối với những trường hợp bị ung thư đã được giải quyết bằng phẫu thuật, nếu dùng nấm hương đều đặn sẽ tránh được di căn. Ở Trung Quốc, người ta còn cho rằng ăn nấm hương có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể chống ngộ độc thức ăn, giảm béo, chữa bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh, lao phổi, viêm gan, gan nhiễm mỡ, béo phì.

Do đó, ở những nước này, người ta khuyên nhân dân thường xuyên ăn nấm hương để bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực và chống đỡ bệnh tật.

TTƯT.DSCKII. Đỗ Huy Bích

***************         


Bìm bìm:
Bìm bìm là loài cây có hoa đẹp, nhiều màu sắc, lại mọc nhanh và không cần chăm sóc cầu kỳ, nên ở nhiều nước cây thường được trồng làm cảnh, cho leo lên những tấm phên dựng đứng hoặc trên bờ rào, nhìn vào rất đẹp và vui mắt. Ở Nhật Bản, bìm bìm là cây cảnh rất được ưa chuộng, người ta đã tiến hành lai giống, tạo ra gần trăm loại bìm bìm khác nhau.

Nhưng ở nước ta, mỗi khi nhắc tới loài cây này, nhiều người thường liên tưởng đến câu tục ngữ "giậu đổ bìm leo". Trong mắt nhiều người, đó là loài cây xấu, chuyên lợi dụng lúc người gặp nạn thừa cơ lấn át. Hoa bìm bìm dù đẹp, nhưng bị coi là thứ "hoa hèn", nên ít người trồng nó làm cảnh. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện y học, cũng như về giá trị thực dụng, thì định kiến nói trên là quá bất công.

Loài cây kỳ lạ

Bìm bìm là loài cây có rất nhiều đặc tính kỳ lạ. Cây mọc leo lên cao nhờ có thân cuốn, nhưng khác với những loài dây leo khác, dây bìm bìm chỉ quay theo hướng ngược kim đồng hồ, theo chiều đông - Bắc - Tây - Nam. Hoa bìm bìm hình chuông, mọc thành xim ở kẽ lá, với 1 - 3 bông, có thể đổi màu. Từ sáng đến chiều, màu hoa chuyển từ lam nhạt sang hồng hoặc tím. Bí mật này, mãi về sau khoa học mới lý giải được. Sáng sớm, hoa bắt đầu phân giải chất đường và giải phóng khí CO2 ra ngoài, độ kiềm trong hoa tăng lên do nồng độ acid giảm xuống, nên cánh hoa có màu lam nhạt. Khi mặt trời lên cao, hoa bắt đầu hấp thụ thêm khí CO2 khiến cho độ acid trong hoa tăng lên, nên cánh hoa lúc này có màu hồng hoặc tím. Ban ngày, trời nắng, cánh hoa nở xòe ra, nhìn tựa như cái ô che nắng. Chiều đến hoặc lúc trời âm u, cánh hoa cụp lại, như chiếc ô đã gấp, lúc này hoa xoắn lại, theo chiều quay của kim đồng hồ, ngược với chiều quay của thân cây.

Bìm bìm còn có một tính năng rất quý nữa, đó là có thể hấp thụ một số chất có hại: sulfur dioxid, carbon dioxid, fluorine hydrid, chlorin và hydrogen sulfid... Do đó, trồng bìm bìm làm cảnh, còn có thêm tác dụng làm sạch môi trường.

Truyền thuyết về vị thuốc “dắt trâu”

Hạt bìm bìm trong Đông y có tên là "khiên ngưu tử", có nghĩa là "thằng bé dắt trâu". Vì sao vị thuốc lại có tên như vậy?

Xuất xứ của tên "khiên ngưu tử" được nói tới trong sách "Danh y biệt lục" của Đào Hoằng Cảnh (456 - 536), nhưng rất vắn tắt: "Vị thuốc này mọc ở ngoài đồng, có người dắt trâu đến tạ ơn thầy thuốc, nên có tên như vậy". Chuyện dắt trâu diễn ra cụ thể như thế nào, thì không thấy y thư mô tả. Tương truyền: Có bác nông dân, con mắc bệnh trướng bụng, đưa đi khám, được thầy thuốc cho uống một thứ thuốc tán. Mang về nhà uống, bụng đứa con bắt đầu nhỏ dần, chẳng bao lâu sức khỏe phục hồi như trước. Cả nhà vô cùng cảm kích, bàn đi bàn lại, cuối cùng quyết định mang con trâu vừa tròn 1 tuổi, đến biếu thầy thuốc để tỏ lòng biết ơn. Thế là, bác nông dân bảo con dắt trâu, cùng đến nhà thầy thuốc tạ ơn. Khi hỏi con mình đã được cho uống thứ thuốc gì mà khỏi bệnh, thầy nói: "Đó là thứ mọc hoang ở ngoài đồng, bản thân ta cũng chưa biết vị thuốc có tên là gì! Thằng bé đã dắt trâu tới, thì hãy gọi là "khiên ngưu tử" vậy!" Còn con trâu thầy thuốc từ chối nhất quyết không nhận, bác nông dân đành bảo con dắt trâu trở về. Nhưng từ đó, vị thuốc mới có tên là "khiên ngưu tử". "Tử" nghĩa là đứa con trai hoặc là hạt giống. Vì vậy "khiên ngưu tử" có thể hiểu là: "Thằng bé dắt trâu", mà cũng có thể hiểu là "hạt dắt trâu".

Vị thuốc "khiên ngưu tử" là hạt đã phơi hoặc sấy khô của cây bìm bìm. Hạt bìm bìm có 2 loại: màu nâu đen và màu vàng nhạt. Loại thứ nhất gọi là "hắc khiên ngưu tử" hoặc "hắc sửu", loại thứ hai gọi là "bạch khiên ngưu tử" hoặc "bạch sửu". Màu sắc của hạt không liên quan tới nguồn gốc thực vật của cây, nhưng phụ thuộc vào màu sắc của hoa: hoa màu thẫm (tím hoặc đỏ tía) cho hạt nâu đen; còn hoa màu nhạt (phớt hồng hoặc trắng) cho hạt màu vàng nhạt. Y gia thời cho rằng, "hắc khiên ngưu tử" có tác dụng nhanh và mạnh hơn, còn "bạch khiên ngưu tử" có tác dụng tương đối chậm và bình hòa hơn. Trên lâm sàng, thường dùng cả hai loại với cùng tác dụng.

Tác dụng phi thường

Đối với người nông dân thời xưa, con trâu là đầu cơ nghiệp", là thứ quý giá nhất có ở trong nhà; Đem cả gia tài đi tạ ơn, chứng tỏ hạt bìm bìm có thể chữa được cả những bệnh nan y. Sự tích dắt trâu tạ ơn, tuy đã được Đào Hoằng Cảnh ghi lại từ xưa, nhưng phải mãi về sau, với tài dùng thuốc của Lý Thời Trân (1518 - 1593), người đời mới biết rõ những tác dụng phi thường của thứ hạt tưởng như rất tầm thường này. Lý Thời Trân không chỉ là một nhà dược học uyên bác, mà còn là thầy thuốc rất giỏi. Sách "Bản thảo cương mục" còn ghi lại hai trường hợp mắc bệnh nan y, đã chữa trị nhiều nơi, nhiều thầy không khỏi, cuối cùng phải mời đến Lý Thời Trân và ông đã sử dụng hạt bìm bìm chữa cho khỏi bệnh. Ngoài ra, Lý Thời Trân còn phát hiện ra tác dụng mỹ dung, làm đẹp của hạt bìm bìm.

Từ đó, hạt bìm bìm - “khiên ngưu tử” mới thật sự trở nên nổi tiếng. Và cũng từ đó, trong tất cả các sách Đông dược thông dụng, “khiên ngưu tử” là vị thuốc không thể vắng mặt. Trong các sách Đông dược hiện đại, “khiên ngưu tử” được xếp trong nhóm thuốc "tuấn tả trục thủy", cùng với những vị thuốc như cam toại, đại kích, nguyên hoa, thương lục, ba đậu, thiên kim tử...

Theo Đông y, khiên ngưu có vị cay, tính nóng, hơi có độc, vào 3 kinh: Thủ thái âm phế, túc thiếu âm thận và thủ dương minh đại tràng. Có tác dụng tả thấp nhiệt ở khí phận, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện (đại tiểu tiện) là thuốc chữa tiện bí, cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu tiện, chữa cước thũng (phù), sát khuẩn. Trên thực tế, khiên ngưu thường dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật, còn sử dụng cả để trị giun.

Liều dùng mỗi ngày 4 - 8g.

Kiêng kỵ: người cơ thể hư nhược, phụ nữ đang có thai không dùng được. Theo tài liệu cổ: không được dùng khiên ngưu tử cùng với ba đậu.

Một số bài thuốc thường dùng khiên ngưu tử:

- Chữa các chứng thũng trướng: Dùng độc vị khiên ngưu tử, tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, dùng nước chiêu thuốc. Hoặc dùng khiên ngưu tử 10g, nước 300ml, sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi không được, uống thuốc nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi.

- Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính: Khiên ngưu tử 80g, hồi hương 40g; tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi; uống liên tục trong 2 - 3 ngày.

- Chữa phù do viêm thận: Khiên ngưu tử 100g - nghiền mịn, hồng táo (táo tầu) 80g - hấp chín, bỏ hột, giã nát, gừng tươi 500g - giã nát vắt lấy nước, bỏ bã; tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp nửa giờ, trộn đều, lại hấp thêm nửa giờ nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần - sáng, trưa, chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2,5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng.

- Trị giun đũa, giun móc: Khiên ngưu tử 8g, tân lang (vỏ quả cau) 8g, đại hoàng 4g; tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, ngày uống 2 lần, vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, mỗi lần uống 3 - 4g, dùng nước sôi chiêu thuốc, trẻ nhỏ tùy theo tuổi cần giảm bớt liều.

Giữ gìn vẻ đẹp, chữa nám da

Cho đến nay, dân gian thường sử dụng hạt bìm bìm để làm mờ các nốt tàn nhang và vết nám, theo cách thức ghi trong sách "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân như sau: Dùng "hắc khiên ngưu tử" (hạt bìm bìm có màu nâu đen) nghiền thành bột mịn, tối trước khi đi ngủ xoa đều lên da mặt, sáng dậy rửa sạch; bôi liên tục, tới khi các vết nám mờ hết thì ngừng. Làm như vậy còn có tác dụng phòng và chữa trị mụn trứng cá.

Ngoài ra, hạt bìm bìm còn được sử dụng để giữ gìn vẻ dẹp theo một số cách khác như sau:

- Làm mịn da mặt: Hắc khiên ngưu tử (sao), bạch chỉ, linh lăng hương, cam tùng, quát lâu nhân - mỗi thứ 100g, trà tử 200g, tạo giác mạt (trái bồ kết tán mịn) 200g. Tất cả đem nghiền thành bột mịn, trộn đều, ngày xoa lên da mặt 3 - 4 lần.

- Chữa mụn trứng cá: Dùng hắc khiên ngưu tử tẩm nước 3 ngày. Sau đó vớt hạt ra, phơi khô, nghiền thành bột mịn. Trước hết giã gừng tươi vắt lấy nước cốt bôi lên chỗ da bị bệnh, sau đó rắc bột thuốc lên; mỗi ngày 2 - 3 lần.

- Làm mờ các vết đen trên da mặt: Hắc khiên ngưu tử, bạch cương tàm, tế tân, các vị thuốc dùng liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn. Hòa với nước ấm để rửa mặt, ngày 3 - 4 lần.

Lương y Huyên Thảo

**************       

Rau rệu (rau giệu):

Rau rệu có nơi gọi rau giệu. Tên Hán là kê tràng thái (từ nguyên) tên khoa học Alternanthera sessilis (L) R. Br. Ex Roem et S chult. Ngọn non làm rau ăn sống, luộc nấu canh. Cứ 100g rau rệu có 89,3g nước, 4,5g protein, 19g protid, 2,1g chất xơ, 2,2g khoáng toàn phần, 98mg canxi, 22mg phospho, 1,2mg sắt, 5,1mg caroten (tiền sinh tố A) và 77mg sinh tố.

Tính năng: vị ngọt, nhạt, mát, tác dụng chống viêm, lọc máu, lợi tiểu, tiêu sưng, chống ngứa, cầm máu (máu cam, ho ra máu).

Công dụng và cách dùng:

Thúc sởi mọc nhanh, rút ngắn thời gian sởi mọc, hạn chế biến chứng.

Cách dùng: Thời kỳ xuất hiện nốt sởi: nấu rau rệu để ăn với cơm, hoặc nấu cháo với nước canh. Hoặc nấu chín đơn thuần, hoặc cùng với rau kinh giới, hoặc với tía tô để ăn cái uống nước.

Viêm da có mủ, chàm, mẩn ngứa, nấm, viêm vú... Dùng cây tươi (60 - 120g) giã lấy nước uống, bã đắp lên tổn thương hoặc sắc nước uống 15 - 30g mỗi lần.

Tràng nhạc: một nắm rau rệu, rửa sạch, giã nát, 1/2 vắt lấy nước cốt uống 1/2 đặt lên lá chuối rắc lên 1 ít phác tiêu đắp vào chỗ đau. Ngày thay thuốc một lần.

Sưng hạch ở nách bẹn: rau rệu, bèo tía, gừng sống, 3 thứ lượng bằng nhau giã nát, cho ít muối sắc kỹ lấy một chén nước, uống nóng, bã đắp chỗ đau. Trước khi đắp thuốc dùng nước vôi vẽ một vòng quanh chỗ đau để độc khỏi lan xung quanh.

Tỳ hư, uất nhiệt, đại tiện ra đờm máu ở người già: rau rệu tía một nắm nấu canh. Ăn nhiều lần.

Chữa các chứng máu nóng (huyết nhiệt) nổi ban ngứa, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu... Rau rệu ăn sống, uống nước giã rau rệu tươi, luộc, nấu canh, xào...

Lợi tiểu tiêu phù ở những trường hợp bệnh đường tiết niệu, gan, đái dắt, đái đỏ. Cách dùng như trên hoặc nấu canh.

Chữa các chứng bệnh do nhiệt, sốt, khát nước, táo bón, kiết lỵ. Cách dùng như trên. Hoặc nấu canh.

BS. Phó Thuần Hương

*********************           


Nha đam:

Một trong những dược thảo đã vượt được hàng rào ngăn cách giữa đông và Tây y, để được mọi ngành y học cùng sử dụng... là Nha đam (Lô hội). Ngay cả Hoa Kỳ, vốn được xem là một nước… chậm tiến trong việc dùng thảo dược để chữa bệnh, cũng đã dùng Nha đam trong nhiều dược phẩm và mỹ phẩm. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu Mỹ đã phải khuyên dân Mỹ là mỗi nhà nên trồng… một cây để vừa làm cảnh vừa làm thuốc và dùng khi cần cấp cứu vì phỏng!

Nha đam còn được gọi là cây Lô hội, tên khoa học là Aloe vera hoặc Aloe barbadensis, thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae) . Tên Aloe vera được chính thức công nhận bởi Quy ước quốc tế về danh xưng thực vật (International rules of botanical nomenclature), và A. barbadensis được xem là một tên đồng nghĩa.
Tuy nhiên, trong danh mục cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Aloe được xem là tên chung của khá nhiều loài khác nhau như Aloe chinensis, A. elongata, A. indica… Ngoài ra, một loài Aloe khác, Aloe ferox cũng được chấp nhận là một cây cung cấp nhựa Aloe.
Mỹ gọi cây Aloe vera dưới tên “Curacao Aloes”, còn Aloe ferox dưới tên “Cape Aloes”. Người Pháp gọi dưới những tên: Aloe de Curacao, Aloe du Cap. Đông y gọi là Lô hội. WHO cũng liệt kê tên gọi của Lô hội tại các nước với 78 danh xưng khác nhau… Tại nước ta, A. vera được gọi là Lô hội hoặc Nha đam, Lưỡi hổ.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY NHA ĐAM
Nha đam đã được dùng làm thuốc trị bệnh từ khi chưa có lịch sử y học. Sách thuốc cổ Ai Cập (3500 năm trước Tây lịch) đã chỉ dẫn cách dùng Nha đam để trị nhiễm trùng, các bệnh ngoài da và làm thuốc nhuận trường, trị táo bón… Nha đam đã được vẽ và mô tả trên các bản văn làm bằng đất sét tại Mesopotamia từ năm 1750 trước Tây lịch như một cây thuốc.
Tên “Aloe’’ có thể phát xuất từ chữ Ả Rập “Alloeh’’ với ý nghĩa là một “chất đắng và óng ánh”. Nha đam là một cây thuốc, không thuộc loại ma túy, nhưng đã gây ra cả một cuộc chiến tranh: Khi Đại đế Alexander chinh phục Ai Cập vào năm 332 trước Tây lịch, ông đã nghe nói đến một cây thuốc có khả năng trị vết thương thần kỳ tại một hòn đảo tên là Socotra, ngoài khơi Somalia, và để lấy cây này về làm thuốc cho quân của mình, đồng thời ngăn chặn địch quân không cho họ chiếm được cây thuốc này, ông đã gửi hẳn một đoàn quân đi chiếm hòn đảo (có lẽ là Madagascar ngày nay) và cây này chính là Nha đam.
Cũng nên ghi nhận là tên của dược chất “Aloe” được ghi trong Phúc Âm Thánh Gioan (19: 39- 40) dùng để ướp xác Chúa Jesus không phải từ Nha đam, nhưng từ một cây khác


Aloe vera trong y học thời Trung cổ

gọi là Aloewood. (Aloewood chính là cây Gió bầu cung cấp hai hương liệu quý: Trầm hương và Kỳ nam).
Dioscorides, y sĩ trứ danh người Hy Lạp, đã dùng Nha đam để trị vết thương ngoài da, bệnh trĩ, vết ung loét và cả rụng tóc. Pliny, y sĩ La Mã đã biết dùng Nha đam để trị táo bón… Các nhà buôn Ả Rập đã đem Nha đam từ Tây Ban Nha sang các nước Á đông trong khoảng thế kỷ thứ 6 và từ đó y học Ayuraveda của Ấn Độ biết dùng Nha đam để trị bệnh ngoài da, ký sinh trùng đường ruột và cả đau bụng khi có kinh.
Tuy Nha đam có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng sau đó đã được đưa sang trồng tại châu Mỹ, nhất là vùng West-Indies và dọc bờ biển Venezuela. Trong thế kỷ 19, đa số Aloe xuất cảng sang châu Âu đều từ các đồn điền tại West-Indies thuộc địa của Hà Lan (tại các đảo Aruba và Barbados), qua hải cảng Curacao, nên được gọi là Curacao Aloe, Barbados Aloe… Các Aloe của châu Phi như Cape Aloe, Uganda Aloe, Natal Aloe… được gọi chung dưới tên thương mãi Zanzibar Aloe. Đầu thế kỷ 20, người Pháp cũng đã đem Nha đam vào trồng ở nước ta, nhất là tại Phan Rang, Phan Thiết để lấy nhựa Aloe xuất sang châu Âu cho đến sau thế giới chiến tranh lần thứ hai thì không xuất được nữa nên Aloe vera trở thành cây hoang dại tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Trong những năm gần đây, khi tái phát minh những dược tính quý giá của Nha đam thì Hoa Kỳ đã trồng khá nhiều Aloe vera tại Florida, Texas và Arizona do ở nhu cầu chất gel Aloe để làm mỹ phẩm tăng cao. Khoảng 10 năm trở lại đây thì phong trào trồng Nha đam để xuất khẩu lớn mạnh tại hai tỉnh mà cây phát triển tốt nhất nêu trên.

ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
Nha đam thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá dạng bẹ, không có cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm. Lá mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, cứng tùy theo loại, mặt trên lõm có nhiều đốm không đều, lá dài từ 30 - 60 cm. Phát hoa ở nách lá, có thể dài đến 1 m, mang rất nhiều hoa mọc rũ xuống, với 6 cánh hoa dính nhau ở phần gốc, 6 nhị thò. Quả nang chứa nhiều hột.
Cây Nha đam rất dễ trồng nơi ráo nước, nhiều nắng nhưng cần tưới 2 - 3 ngày 1 lần. Trồng bằng chồi non phát xuất từ gốc. Có thể trồng trong chậu kiểng. Cây tuy thích ánh sáng mặt trời nhưng cũng chịu được bóng râm 50% và đất cằn cỗi. Aloe vera không phát triển được ở nơi có mùa đông dưới 60C. Trong số hơn 300 loài Aloe, ngoài Aloe vera, Aloe ferox… dùng làm thuốc, còn một loài được dùng làm cây cảnh rất đẹp, như Aloe variegata (Lô hội mỏ két) có hoa màu đỏ; Aloe maculata (Lô hội vằn), hoa màu da cam...



THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Aloe vera là nguồn cung cấp hai dược liệu khác hẳn nhau.
Dược liệu thứ nhất là một chất nhựa Aloe, ở ngay dưới lớp biểu bì hay “da” mỏng của lá có những tế bào đặc biệt gọi là tế bào trụ bì (là những tế bào gân màu lục ở mặt ngoài miếng gel khi ta gọt bỏ lớp vỏ màu lục phía ngoài), chứa một chất nước cốt màu vàng lục, sau khi chảy ra, tự cô đặc lại ở nhiệt độ bình thường, có màu vàng nâu, óng ánh và rất đắng, đông y cũng gọi là Nha đam (nhựa khô).
Chất nước cốt tự khô này chứa các hoạt chất hydroanthron: gồm các chuyển hóa chất hydroanthracen, mà những chất quan trọng nhất là aloin A và B (từ 25 đến 40%). Hỗn hợp aloin A và B còn được gọi là Barbaloin; hydroxy-aloin A và B (từ 3 đến 4%); một ít aloe-emodin và chrysophanol. Các chuyển hóa chất Chromon gồm 8-C-glycosyl chromon, còn gọi aloeisin (khoảng 30%) và các aloeresin A và B.
Dược liệu thứ hai là một chất nhày gọi là gel Aloe. Chất gel này có thể lấy bằng cách gọt bỏ vỏ lá Nha đam màu lục rồi nghiền nát miếng gel trong suốt trong lá. Chất gel này chứa một loại polysaccharid gồm: pectin, hemicellulose, gluco mannan, acemannan và các chuyển hóa chất mannose.
Trong Nha đam còn có thêm những chất khác như: enzym: bradykinase, các acid amin, lipid, sterol (lupeol, campesterol, beta-sitosterol), tanin, hợp chất hữu cơ loại magnesium lactat, một chất kháng-prostaglandin…

DƯỢC TÍNH & CÁCH SỬ DỤNG

NHA ĐAM TRONG ĐÔNG Y
Đông y cổ truyền dùng Nha đam dưới dạng chất nhựa khô từ nhựa lá cô đặc. Dược liệu được lấy từ các loài Aloe vera var. chinensis hay A. ferox trồng tại các tỉnh phía nam. Theo đông y thì Nha đam hay Lư hội có vị đắng, tính hàn, tác dụng vào các kinh thuộc can, vị và đại trường. Nha đam có tác dụng hạ hỏa, tống ứ: dùng để trị táo bón, chóng mặt, mắt đỏ và tinh thần cáu kỉnh do ở “nhiệt” ứ. Dùng chung với Chu sa (Cinnabaris) để trị táo bón kinh niên do nhiệt ứ. Nha đam diệt được ký sinh trùng, và bổ được vị: trị được trẻ em chậm phát triển vì sán lãi. Nha đam “thanh nhiệt” và làm mát gan: trị các chứng đau hạ vị, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, cáu bực, bón và sốt nóng do ở nhiệt tại kinh can. Nha đam được dùng chung với rễ Long đởm (Radix Gentianae) và Hoàng cầm (Radix Scutellariae Baicalensis). Liều dùng Nha đam trong đông y: từ 0,3 - 1,5 gr dưới dạng viên, hoàn hoặc bột (không công hiệu khi dùng dưới dạng thuốc sắc).

NHA ĐAM TRONG Tây y
Tây y sử dụng Nha đam như hai loại dược phẩm khác hẳn nhau: Aloe gel và nhựa Aloe.

KHẢ NĂNG TRỊ LIỆU CỦA ALOE GEL
Tác dụng trị phỏng và giúp làm lành vết thương:
Khả năng của chất Aloe gel tươi trong việc giúp trị lành các vết thương đã được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1935 khi tạp chí Y khoa Mỹ công bố trường hợp một phụ nữ bị phỏng vì tia X được trị lành bằng cách đắp chất nhày lấy trực tiếp từ lá Aloe tươi. Sau đó các tác dụng của Aloe gel trên vết thương và vết phỏng đã được nghiên cứu rất kỹ tại khắp nơi trên thế giới. Riêng công trình nghiên cứu tại ĐH Texas (Galverton) đã ghi nhận: Aloe gel có thể thấm sâu vào mô tế bào, có tác dụng kháng sinh và có tác dụng làm tê tế bào (giảm đau). Nó diệt vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ngăn sự phát triển của nấm gây bệnh.
Aloe gel có tác dụng kháng viêm giảm đau, làm giãn nở các vi mạch máu, giúp đưa máu về nuôi dưỡng các tế bào bị hư hại. Tác dụng kháng viêm của Aloe gel đã được giải thích bằng 3 cơ chế sinh học (Journal of the American Pediatric Medical Association No 84-1994): (1) phân hóa tố (enzym) bradykinase (loại carboxypeptidase) trong Aloe gel có thể ức chế tác dụng gây đau nhức của Bradykinin. (2) Magnesium lactat có khả năng ngăn cản tiến trình tạo histamin. (3) Khi có sự hiện diện của Aloe gel, các chất thromboxan B2 và prostaglandin F2 (các chất gây viêm và gây đau nhức) đều giảm bớt.
Hợp chất loại sterol (lupeol) trong Aloe gel có tác dụng chống sưng rất mạnh. Aloe gel đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn được sự phát triển của các vi trùng Mycobacterium tuberculosis (bệnh lao), Staphyloccoccus aureus, Streptococcus pyogenes (gây mụn nhọt), Salmonella paratyphi, Pseudomonas, Escherichia coli... và các loại nấm gây bệnh như Candida albicans, Trichophyton (nấm tóc), và cả siêu vi Herpes.

Các thử nghiệm lâm sàng ghi nhận Aloe gel giúp vết thương mau lành (International Journal of Dermatology No. 30-1991): Trong thử nghiệm “in vivo” Aloe gel giúp mau lành bằng cách kích hoạt trực tiếp hoạt tính của các đại thực bào và các nguyên bào sợi. Sự kích hoạt các nguyên bào sợi làm gia tăng sự tổng hợp collagen và proteoglcan… giúp sửa chữa các hư hỏng nơi mô tế bào. Tác dụng này có lẽ do các polysaccharid loại mannose: Chất mannose-6-phosphat là chất chính tác dụng bằng cách kết dính nơi các thụ thể của các yếu tố tăng trưởng trên bề mặt của các nguyên bào sợi (fibroblast) và do đó gia tăng hoạt tính của chúng. Hơn nữa, Acemannan, một hợp chất phức tạp trong lá Nha đam cũng cho thấy có khả năng giúp vết thương chóng lành và giảm được các phản ứng tác hại của tia phóng xạ trên da (International Journal of Radiation oncology, biology and physiology No.15-1995). Cơ chế tác dụng này gồm hai mặt: trước hết Acemannan là một tác nhân kích hoạt đại thực bào rất mạnh và do đó kích thích sự phóng thích các cytokin, và thứ đến là các yếu tố tăng trưởng có thể kết dính trực tiếp với acemannan, tạo sự ổn định và kéo dài khả năng kích ứng tạo mô tế bào.
Tác dụng trị phỏng:
Các vết phỏng cấp 1 và 2 khi được chữa trị bằng cách thoa trực tiếp Aloe gel tươi cho thấy thời gian lành vết thương nhanh hơn, đồng thời vết thẹo cũng nhỏ hơn (Journal of burn care and rehabilitation No 3-1982). Tác dụng này được cho là do allantoin trong gel. Aloe gel cũng khá hữu hiệu trong các trường hợp vết thương ngoài da do băng giá và cả phỏng da vì phơi nắng quá độ: khi phân tích tác dụng trên vết thương cho thấy Aloe gel tác dụng như một chất ức chế Thromboxane A2, một chất trung gian gây tiến trình hư hại mô tế bào.
Trong trường hợp phỏng thông thường, vấn đề quan trọng nhất là phải chữa ngay, càng sớm càng tốt, và điều tốt nhất là dùng ngay chất gel từ một lá Nha đam tươi làm thuốc thoa ngay vào chỗ bị phỏng và đây là tiến trình cần làm: trước hết làm lạnh ngay vùng bị phỏng bằng cách ngâm trong nước lã hoặc nước đá chừng 1 phút (nước làm nguội, nước lạnh có tác dụng làm tê, làm ngưng cảm giác đau và ngăn chặn sự lan tràn của vết thương). Cắt một lá Aloe tươi, thành từng đoạn và khía một đường sâu, bóc lớp vỏ ngoài và thoa chất nhày (gel trong suốt) ngay vào vết thương, để chất nhày tự khô lại trên vết thương. Có thể lặp lại vài lần nếu cần.

Tác dụng trị nấm nơi bộ phận sinh dục Tuy những thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy Aloe gel có thể làm Candida albicans (thủ phạm gây bệnh nấm nơi bộ phận sinh dục phụ nữ - yeast infection) ngưng tăng trưởng. Nhưng các kết quả này chưa được FDA chấp nhận.

Khả năng kích thích hệ miễn dịch và trị một vài loại ung thư
Các nhà nghiên cứu tại Đại học y khoa Tokyo đã tìm thấy những lectin trong Aloe gel có khả năng kích thích hệ miễn dịch gia tăng sự sản xuất các đại thực bào có thể tiêu diệt được các vi khuẩn và các tế bào lạ (tế bào ung thư mới phát).
Các nghiên cứu tại Nhật và Hà Lan cho rằng các hợp chất trong Aloe gel có thể giúp gia tăng sự hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách trung hòa được các hóa chất độc hại từ các tế bào hư hỏng và nhờ đó giúp bảo vệ được các tế bào khác còn nguyên vẹn.
Một nghiên cứu khác tại Trung tâm y học thuộc Viện ĐH Texas (San Antonio), khi nghiên cứu tác dụng của trích tinh Aloe trên tế bào ung thư cũng cho thấy những kết quả khả quan; tuy nhiên về tác dụng của Aloe-emodin trên tế bào ung thư bạch cầu thì chưa được Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ chấp nhận vì liều sử dụng tương đối cao, có thể gây độc hại cho người bệnh.
Aloe gel và bệnh tiểu đường
Một thử nghiệm tại châu Âu cho thấy Aloe gel có khả năng làm hạ đường huyết nơi thú vật. Và thử nghiệm tại Thái Lan (1996) trên 72 người tiểu đường, tuổi từ 35 đến 60, uống một dung dịch Aloe gel tươi, sau 1 tuần lễ, lượng đường huyết giảm rõ rệt, và tiếp tục giảm đều trong 35 ngày sau đó; nồng độ triglycerid cũng giảm theo với nồng độ đường (Phytomedicine No 3-1996).
Tại nước ta hiện thời có nhiều người dùng lá Nha đam tươi xay sinh tố luôn cả vỏ để trị bệnh là không tốt vì chất nhựa Aloe trong vỏ màu lục có độc. Ngoài ra trên thị trường có nhiều sản phẩm từ gel Aloe được bán với giá rất đắt là không cần thiết vì không đạt yêu cầu bằng ăn gel tươi. Liều dùng có thể từ 100 - 200 g Aloe gel tươi mỗi ngày.

Aloe gel trong mỹ phẩm

Aloe gel được dùng trong nhiều mỹ phẩm, nhất là những loại kem thoa ngoài da. Nữ hoàng Cleopâtre đã từng dùng Aloe gel để thoa da cho bóng, nhưng muốn có một làn da đẹp nên dùng Aloe gel tươi, lấy ngay từ lá, vì đa số các loại gel “ổn định hóa” trong công nghiệp mỹ phẩm dùng trên thị trường như kem thoa mặt, dưỡng da, dưỡng thể và dầu gội đầu lại không hề có tác dụng trị liệu vì các hợp chất thiên nhiên của Aloe gel bị phân hủy do quá trình chế biến, bảo quản. Việc lựa chọn một loại mỹ phẩm cho thật tác dụng cũng là một vấn đề khó khăn; tuy nhiên các thử nghiệm cho thấy, các chất gel ngay sau khi trích khỏi lá cây sẽ thay đổi phẩm chất rất nhanh (do tác động của enzym trong gel), nên người ta phải thêm vào mỹ phẩm những chất chống oxy hóa thích hợp nhưng cũng không duy trì được những tác dụng tốt của Aloe gel tươi. Nhiệt độ nóng cũng gây hư hại gel, nên cần tránh sử dụng nhiệt (nấu chè ăn thì không tốt bằng ăn gel tươi), đồng thời người ta cũng còn phải thêm những chất diệt khuẩn, chống mốc để tránh việc hư hại do vi khuẩn, nấm mốc và chính những chất phụ gia ấy gây hại tế bào da. Thông thường thì một nồng độ 40% gel trở lên mới có thể có tác dụng sinh học. (Theo tiêu chuẩn của WHO thì chỉ có gel ở trạng thái tươi mới có tác dụng, và cách trích gel được làm như sau: Lấy lá tươi, rửa sạch bằng nước máy có đủ độ clor dư. Tách bỏ lớp vỏ ngoài của lá kể cả các tế bào trụ bì. Cần thận trọng đừng đụng đến các khoang vỏ màu lục, vì có thể làm ô nhiễm gel bởi các chất nhựa của lá. Có thể sát trùng gel bằng phương pháp pasteurization ở 75 - 800C trong thời gian ít là hơn 3 phút). Người ta biết chất Aloe gel tươi có tính sát khuẩn và bảo quản tốt cho gel nếu lúc thao tác ta không làm nhiễm trùng miếng gel.
Dùng một khúc lá Nha đam tươi, gọt bỏ vỏ xanh, cầm miếng gel thoa lên mặt và da để làm “kem” chống nắng, dưỡng da, giữ ẩm, chống nhăn, ngừa, trị nám là tốt hơn hết. Một số người có thể bị dị ứng, ngứa ngáy thì không dùng.
Một số nhà sản xuất mỹ phẩm còn quảng cáo là Nha đam có thể ngăn chặn sự lão hóa của da, nhưng thật ra Aloe gel có khả năng thấm ướt, làm ẩm da (moisturizing) nên tạm thời làm da bớt bị nhăn mà thôi. Aloe gel có thể có tác dụng kích thích sự tổng hợp các chất collagen và sợi elastin, nên có thể ngăn chặn sự hủy hoại của da trong tiến trình của sự lão suy khi ta bôi gel tươi cho da (International Journal of Dermatology No 30-1991).

TÁC DỤNG TRỊ LIỆU CỦA NHỰA ALOE

Tác dụng trị liệu chính thức của nhựa Aloe khô (đông y gọi là Nha đam hay Lư hội) được y học phương Tây chấp nhận là gây xổ, trị táo bón hay nhuận trường nếu dùng liều thấp. Tác dụng làm xổ của nhựa Aloe do hoạt chất 1,8-dihydroanthracen glycosid, aloin A và B. Sau khi uống aloin A và B, không bị hấp thu nơi phần trên của ruột, sẽ bị thủy phân nơi ruột bởi các vi khuẩn để trở thành các chất biến dưỡng có hoạt tính (chất chính là aloe-emodin-9-anthron). Tác dụng xổ của nhựa Aloe thường xảy ra 6 giờ sau khi uống, và có khi chậm đến 24 giờ sau. Cơ chế hoạt động của nhựa Aloe gồm 2 phần:
Kích thích nhu động ruột, gia tăng sự tống xuất và thu ngắn thời gian thực phẩm chuyển qua ruột, và làm giảm bớt sự hấp thu chất lỏng từ khối lượng phân.
Gia tăng sự thẩm thấu tế bào qua màng nhày ruột có lẽ nhờ ở ức chế các ion Na+, K+, adenosin triphosphatase hoặc ức chế các kênh clorur đưa đến sự gia tăng lượng nước trong ruột già.

Việc dùng nhựa Aloe làm thuốc nhuận trường, trị táo bón cũng là một vấn đề bàn cãi giữa y học Hoa Kỳ và các nước châu Âu: Các nước châu Âu, nhất là Đức, cho phép dùng nhựa Lư hội làm thuốc xổ (ghi trong German Commission E Mono graph), với cách dùng là sử dụng trích tinh khô đã được tiêu chuẩn hóa (Standardized dry extract, theo Dược điển châu Âu 2 hoặc Dược điển Anh (BP 1988) phải chứa từ 19 đến 21% các chất hydro-anthracen. Trích tinh này có lợi điểm là loại được các chất nhựa tạp thường gây ra các phản ứng phụ không tốt. Liều đề nghị dùng để xổ là 0,05 đến 0,1 g (50 - 100 centigram) trích tinh khô. Tại châu Âu, Lư hội là thành phần của các dược phẩm như Compound Benzoin Tincture, Opobyl… trong khi đó aloin là thành phần của các dược phẩm Alophen, Purgoids…
Các nhà dược học Hoa Kỳ nói không nên dùng nhựa Aloe, nếu không thật cần thiết để trị táo bón; vì ngoài vị đắng, nhựa Nha đam do chứa các hợp chất anthraquinon là những chất gây xổ bằng cách kích thích nhu động ruột, còn gây ra những phản ứng đau quặn bụng và gây khó chịu cho ruột. Nếu dùng quá liều có thể đưa đến xuất huyết đường ruột và cả sạn thận. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng thuốc xổ có nhựa Aloe vì tác dụng kích thích tử cung có thể gây ra trụy thai và vì nhựa Aloe đi qua sữa mẹ có thể gây hại cho trẻ bú mẹ. Với các trường hợp táo bón, cơ quan FDA khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo khác như Muồng (Senna) hoặc Cascara là những dược phẩm có tính xổ nhẹ hơn và an toàn hơn.
DS. PHAN ĐỨC BÌNH
DS. TRẦN VIỆT HƯNG



*********************         

Nấm Thái dương (Agaricus blazei Murrill):

Tháng 9/2007, trong một chuyến đi khảo sát dược liệu do Công ty Domesco tổ chức, ThS. Cổ Đức Trọng đã phát hiện một loài nấm quý mọc hoang tại tỉnh Đồng Tháp. Đó là loài nấm Thái dương, còn gọi nấm Búp (Agaricus blazei). Đây là phát hiện lần đầu tiên nấm này có ngoài tự nhiên chẳng những ở Việt Nam mà còn của châu Á nữa. Việc tìm thấy nấm Thái dương ngay tại một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy sự phong phú và đa dạng sinh học của các loài nấm trên đất nước ta, là một khích lệ rất lớn cho các nhà khảo cứu về nấm và càng chứng tỏ Việt Nam có khá nhiều loài nấm đặc hữu chưa khám phá hết. Sau đây chúng ta thử tìm hiểu về loài nấm quý này.

Nấm Thái dương (Agaricus blazei Murrill) có tên thông dụng là Sun Agaricus hay Royal Sun Agaricus. Nấm được Takatoshi Furumoto (Nhật kiều) phát hiện ở Brasil năm 1960. Năm 1965 ông gởi bào tử nấm về Nhật nghiên cứu và một nhà nấm học người Bỉ là Heinemann xác định tên khoa học là Agaricus blazei Murrill, cùng loài với Agaricus blazei do nhà khoa học W. Blazei phát hiện năm 1944 tại bang Florida của Mỹ và do Murrill định danh. Tuy nhiên, đến năm 2002 Wasser và cộng sự bằng những khảo cứu kỹ lưỡng về hình thái và sinh học phân tử, xác định loài ở Brasil và loài ở Florida là hai loài khác nhau và chỉnh lý tên của loài Agaricus mọc tại Brasil là Agaricus brasiliensis. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi và tên thông dụng hiện nay vẫn là Agaricus blazei Murrill.

ThS. Cổ Đức Trọng phát hiện nấm Thái dương (Agaricus blazei) tại Đồng Tháp (9/2007) -

Nấm có màu nâu hồng, thịt ở mũ, trên mũ có những vảy nhỏ màu nâu sậm, đường kính mũ khi còn búp là 3 - 4 cm, khi nở có thể đến 10 cm, có vòng bao. Cuống nấm màu trắng, có đường kính từ 1 cm trở lên, cao 6 - 7 cm. Cho đến nay chưa thấy ghi nhận nấm này mọc hoang ở nơi khác, kể cả các nước châu Á.
Nấm có thành phần dinh dưỡng rất cao. Kết quả phân tích thành phần trong 100 g nấm khô theo số liệu của Paul Stamets (2005): 100 g nấm cung cấp Calori: 362, protein: 35,19 g, chất béo: 3,39 g, trong đó chất béo chưa bão hòa: 1,71 g, chất béo bão hòa: 0,37 g, carbohydrat: 47,7 g, trong đó carbohydrat phức hợp: 26,5 g, đường: 21,2 g, chất xơ: 21 g. Rất giàu các vitamin nhóm B: vitamin B1: 0,26 mg, vitamin B2: 2,4 mg, vitamin B3: 58,5 mg, vitamin B5: 14,2 mg, vitamin D: 731 IU, calcium: 36 mg, đồng: 4,28 mg, sắt: 1,9 mg, kali: 5,20 mg, selenium: 0,35 mg.

Nấm Thái dương (nấm Búp) - Agaricus blazei so với kích thước cây bút bi -

Hương vị của nấm Thái dương có hương hạnh nhân rất mạnh.
Ngoài tác dụng dinh dưỡng, nấm còn có dược tính quý trong hỗ trợ điều trị ung thư. Các khảo cứu đầu tiên xuất phát từ Nhật Bản từ 20 năm nay và khoảng 10 năm trở lại đây là Trung Quốc, Brasil, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Australia. Tác dụng chống ung thư của nấm Thái dương là chủ đề của những khảo cứu của nhiều nhóm nghiên cứu Nhật Bản. Thành phần có tác dụng chống tế bào ung thư là các polysaccharid bao gồm ß (1-3) D-glucan và ß (1-6) D - glucan có sức mạnh chống tế bào ung thư sarcoma 180. Ngoài ra ergosterol chiết xuất từ nấm có tác dụng chống khối u rất mạnh thông qua nâng cao hệ miễn dịch. Các polysaccharid này cùng ergosterol hoạt hóa mạnh mẽ các đại thực bào, làm tăng hàm lượng các cytokin và tương tác với các tế bào lympho T khởi động các phản ứng miễn dịch đặc hiệu đồng thời kích thích sự gia tăng các tế bào sát thủ tự nhiên chuyên tìm diệt các tế bào lạ (ung thư). Delmanto et al, 2001 đã chứng minh nước chiết nấm Thái dương có tác dụng chống đột biến trên chuột. Gennari et al, 2001 khảo cứu trên bệnh nhân ung thư thấy nấm Thái dương làm gia tăng số lượng rất nhiều các tế bào sát thủ tự nhiên trong cơ thể bệnh nhân.

Hiệp hội ung thư Nhật Bản đã chứng minh rằng polysaccharid của một số loài nấm có tác dụng trên các dạng ung thư thể rắn trong khi polysaccharid của nấm Thái dương không chỉ có tác dụng trên ung thư thể rắn mà còn có hiệu quả trên ung thư biểu bì, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư gan. Cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan cũng đã dùng nấm Thái dương để điều trị thành công bệnh ung thư da và chính sự hiệu quả này của nấm đã được các nhà khoa học ngày càng chú ý. Nấm Thái dương chứa ß (1-6 ) D-glucan cao hơn bất kỳ một loại nấm nào khác và được xác nhận có khả năng gia tăng chức năng đáp ứng miễn dịch chống lại hầu hết các tế bào lạ trong cơ thể. Từ năm 1968 Takashi Mizuno, một nhà nghiên cứu về nấm nổi tiếng của Nhật Bản đã khảo cứu các hợp chất sinh học trong các loài nấm, đặc biệt là những polysaccharid có tác dụng chống khối u. Năm 1995 ông đã giới thiệu kết quả khảo cứu về nấm Thái dương như sau:
“Tác dụng chống khối u phi thường được tìm thấy trong glycoprotein FIII-2-b chiết xuất từ quả thể nấm Thái dương. Đây là phức hợp glucan-protein lần đầu tiên được tìm thấy trong nấm ăn”.
Theo các công trình nghiên cứu tại Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Nhật Bản, phối hợp với Viện đại học y và đại học dược Tokyo cho thấy nấm Thái dương có hiệu quả phòng ung thư đến 99% và hiệu quả điều trị đạt 90% với liều 10 mg tinh chất/ngày trong khi các loài nấm khác dùng với liều 30 mg tinh chất/ ngày nhưng tác dụng không cao bằng. Các nhà nghiên cứu cho rằng nấm Thái dương có các tác dụng như sau:

Các tác dụng kích thích hệ miễn dịch:

Hiệu quả chống khối u: polysaccharid bao gồm beta và protein-glucan làm giảm và kiểm soát sự gia tăng nhanh chóng của tế bào ung thư.
- Hiệu quả ngăn chặn ung thư: các steroid, nucleic acid, lipid và lectin ngăn cản sự sinh sản của tế bào ung thư.
- Làm giảm đường huyết, có hiệu quả trong điều trị tiểu đường.
- Giảm cholesterol và làm giảm xơ cứng động mạch.
Hiện nay nấm Thái dương được công nhận rộng rãi là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đặc biệt hiếm có trong mục đích chống ung thư, gia tăng hệ miễn dịch và cũng được lưu ý trong điều trị bệnh AIDS.
Mỗi năm tại Nhật có từ 300.000 - 500.000 người dùng nấm Thái dương để ngăn ngừa các bệnh ung thư với liều dùng nước chiết Thái dương 3 - 5 g/lần, dùng 3 lần/ngày (khoảng 25 tỷ yên hay 230 triệu USD/năm).
TS. Inosuke Iwade là người trồng thành công nấm Thái dương lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1975 tại Nhật Bản. Hiện nay các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Brazil đều đã trồng và sử dụng nấm này. Nhật Bản đứng đầu thế giới về tiêu thụ nấm Thái dương. Gần 90% sản lượng nấm Thái dương của Brazil (60 tấn khô/năm) được xuất sang Nhật Bản (220 - 250 USD/kg nấm khô).
Điểm đặc biệt khác với các loại nấm mỡ trong chi Agaricus, là nấm trồng được ở xứ nóng. Nấm Thái dương trồng được ở nhiệt độ môi trường từ 250-270C, trong khi các loài Agaricus khác chỉ trồng được ở nhiệt độ từ 16 - 210C. Nấm được trồng bằng các chất hoại sinh phân hủy thứ cấp như rơm rạ, phân trâu, bò, ngựa…
Trung tâm nghiên cứu Linh chi & Nấm dược liệu TP.HCM chúng tôi đã nuôi trồng thành công nấm Thái dương trong bịch mạt cưa với công thức đất được phối trộn đặc biệt phủ lên mặt bịch sau khi hệ sợi đã sinh trưởng đầy đủ. Sau 15 ngày phủ đất, các hạt nhỏ hình trứng li ti xuất hiện, kết lại và lớn dần thành quả thể, sau 3 ngày đã thành tai nấm hoàn chỉnh và có thể thu hoạch. Nấm có mùi thơm, vị ngọt, ăn rất ngon, năng suất ban đầu đạt 150 g/kg cơ chất, hiệu suất sinh học là 15%. Đây là lần đầu tiên nấm Thái dương được trồng thành công ở Việt Nam (TP.HCM) với nhiệt độ ngày đêm trung bình trong khoảng 26 - 300C.
ThS. CỔ ĐỨC TRỌNG

*************   

Cây đinh lăng:

Cây đinh lăng thường được trồng ở các đình chùa, trước sân nhà làm cảnh bởi lẽ có dáng cây, kiểu lá đẹp xum xuê và quanh năm xanh tốt. Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn.
Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L...) Harms, cùng họ với cây nhân sâm (sâm Triều Tiên) nổi tiếng (họ Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều. Vò ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt. Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.

Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất... Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm nước, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.

Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học quân sự) cũng có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.

Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc nước thuốc.

Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.

BS. Vũ Nguyên Khiết

**********************         

Trái nhàu:

Có 1 thời gian trái nhàu hot lên với lời đồn trị bá bịnh. Dù chưa có số liệu chính thức nghiên cứu về trái nhàu ở nước ta nhưng dân gian đã dùng từ lâu, ở nước ngoài họ phát triển sản phẩm trái nhàu như nước hoa quả trái nhàu, bột trái nhàu ăn thường xuyên chữa cao huyết áp rất hiệu quả và các bịnh về tiêu hóa, đường ruột.

THÀNH PHẦN

Có 150 chất được tìm thấy trong quả nhàu, trong đó có: beta-carotence, canxi, axit linoleic, magiê, kali, protein, các vitamin nhóm B và những chất chống oxy hóa như vitamin C… Ngoài những chất này, quả nhàu đặc biệt có chứa hợp chất prexonine. Hợp chất này khi kết hợp với enzym prexoronase (có trong dạ dày) sẽ tạo thành chất xeronine. Khi protein kết hợp với xeronine tạo thành những khối có khả năng sản xuất năng lượng và giúp những tế bào khỏe mạnh phát triển hoàn hảo.

TÁC DỤNG CHÍNH

Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do.

• Giảm đau: Chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu.

• Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T - tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại bệnh tật. Giúp đai thực bào và tế bào bạch huyết họat động mạnh. Có thể tấn công nhiều loại vi khuẩn, kiềm chế khả năng tiền ung thư và sự phát triển của khối ung thư bằng cách cho phép những tế bào khác thường hoạt động bình thường trở lại.

• Chống viêm: Có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban.

• Chữa bệnh: Nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hữu ích của quả nhàu đối với dạ dày (bệnh tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, viêm ruột kết, loét dạ dày), cơ quan sinh dục (những vần đề về kinh nguyệt, nhiễm nấm men), gan và lá lách (bệnh đái đường, tuyến tụy), hệ hô hấp (hen suyễn, viêm xoang, bệnh khí thủng), hệ thống nội tiết (bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thân), hệ tim mạch (bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ), hệ thần kinh (stress, suy nhược cơ thể, trí nhớ, năng lượng),…

Tạp chí Đông y của Hội đông y Việt nam số 338 năm 2002:

Nhàu là cây được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta. Nhàu có tác dụng dược lý như: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp...

Dân gian có kinh nghiệm dùng quả nhàu ăn với muối để giúp dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen suyễn, đau gân, đái đường. Các nghiên cứu còn phát hiện trong nhàu có nhiều chất selenium là một nguyên tố vi lượng có tác dụng kháng ung thư.

Ăn quả nhàu ngâm đường còn có tác dụng chữa bệnh đau nhức cơ. Bởi vì, bản thân quả nhàu có tác dụng làm êm dịu thần kinh giao cảm, chữa được đau gân, với người đau nhức cơ ăn quả nhàu ngâm đường là tốt và an toàn. Người bị đau bao tử (hang vị) ăn quả nhàu ngâm đường không có gì hại cả vì quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, sẽ giúp bạn lợi đại tiện nên có lợi cho người bệnh.

Chưa có nghiên cứu về lượng dùng quả nhàu cụ thể để chữa bệnh, song các nghiên cứu cho thấy nhàu không độc khi ăn, nên nếu có ăn nhiều cũng không sợ ngộ độc. Quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ, vì thế nên ăn sau bữa ăn (lúc no), không nên dùng khi còn đói có thể gây cồn cào ruột. Nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày trung bình 20 - 40g cho 2 lần.

Lương y Hoài Vũ
********************         

Trái nhàu:
Trái nhàu, cây nhàu không lạ đối với nhiều người ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ vì đây là loại cây thường mọc ở những nơi ẩm thấp, dọc bờ sông, bờ suối, cho trái quanh năm.

GS-TS Đỗ Tất Lợi, một trong những nhà dược học có uy tín nhất ở Việt Nam, đã bỏ nhiều công sức khi biên soạn cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trong đó ông đã dành 2 trang sách nêu cái hay của toàn bộ cây nhàu (lá, trái, vỏ, rễ).

Nhàu phơi khô hay dùng tươi đều là vị thuốc chữa các bệnh cao huyết áp, nhuận tràng, băng huyết, nhức mỏi, đau lưng, tiểu đường, mụn nhọt. Rễ cây nhàu xắt nhỏ, phơi khô, nấu nước uống hàng ngày (30g đến 40g) thay nước trà trong vài tháng liền sẽ chữa được bệnh cao huyết áp; nếu đem ngâm nước, sau một vài tháng lấy ra mỗi ngày uống một vài ly nhỏ sẽ chữa được bệnh nhức mỏi.

Trái nhàu tươi cũng có thể xắt nhỏ, phơi khô, sao vàng ngâm với nước thay cho rễ nhàu. Nhiều người còn dùng trái nhàu tươi ủ với một ít đường, để hai tuần cho ra nước, uống mỗi ngày một ly nhỏ sẽ chữa được bệnh đau nhức các khớp tay, khớp chân và bệnh đường ruột. Quả nhàu nướng chín có công dụng chữa được bệnh lỵ. Còn lá nhàu tươi, nếu dùng từ độ 8g đến 10g nấu với 1/2 lít nước uống làm 2 lần trong ngày sẽ chữa được chứng nhức đầu, chóng mặt.

Theo sách 250 cây thuốc thông dụng của Giáo sư Võ Văn Chi thì trái nhàu có tác dụng dược lý làm hạ huyết áp, êm dịu thần kinh, lợi tiểu, nhuận tràng và chữa được bệnh tiểu đường. Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Tuấn Vinh trong cuốn sách Dùng cây thuốc do nhà Xuất bản Y học và nhà Xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 2005, dẫn chứng nghiên cứu của các nhà khoa học xác định trong quả nhàu có chứa nhiều chất prosertonin, một chất dinh dưỡng, nhiều gấp 40 lần so với trong trái dứa.

Khi chất này kết hợp với một enzym nội bào sinh ra xeronin có khả năng giúp tế bào tự sửa chữa và tái tạo nên ngoài công hiệu chữa đau lưng, nhức mỏi tay chân, táo bón, hạ huyết áp ra, nếu uống thường xuyên phụ nữ còn tránh được mối nguy rối loạn kinh nguyệt hoặc dùng 20g vỏ cây nhàu (đã sao khô) nấu nước cho phụ nữ mới sinh uống sẽ chữa được bệnh thiếu máu. Bài thuốc này đã được áp dụng tại các tuyến y tế cơ sở trong và ngoài quân đội. Điều đáng nói là các bài viết đều có câu kết luận là ở loại trái này, độ độc không đáng kể và không gây nghiện.
(Theo sggp tổng hợp)

Trái nhàu hơi khó ăn với 1 số người. Làm sao để ăn cho ngon mà ghiền luôn: Chia sẻ kinh nghiệm như sau:
Bạn hái trái nhàu sắp chín, đem vào vùi ngập vào trong lọ muối (nếu thích ăn mặn) hoặc vùi ngập vào lọ đường nếu thích ngọt đậy kín. Khoảng vài ngày sẽ chín, trong quá trình chín đó, muối hoặc đường đã thẩm thấu vào bên trong trái nhàu ăn rất ngon, đậm đà.

**********************           

Cây sầu đâu:

Tất cả những gì có trên thân cây sầu đâu đều là nguồn dược liệu quý.

Cây sầu đâu còn được gọi là cây xoan, tên khoa học là Azadirachta indica A.Juss, hoặc Melia azedarach Linn, thuộc họ xoan Meliaceae. Cây được phân bố nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Indonesia, VN. Tại VN cây mọc hoang nhiều nhất ở An Giang, Kiên Giang, Ninh Thuận và rải rác ở đồng bằng sông Cửu Long. Riêng TP.HCM tôi thấy cây mọc nhiều ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.

Cây có lá rất xanh, mọc đối xứng, mép lá có răng cưa và đặc biệt là hai đáy của phiến lá không đều. Lá có vị rất đắng nhưng có hậu ngọt, tính mát. Xuất xứ từ Ấn Độ với tên gọi “neem”, sầu đâu là loài cây thân mộc có tuổi thọ khoảng 200 năm. Tất cả những gì có trên thân cây này đều là nguồn dược liệu quý, cũng như lợi ích của cây về lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Lá, hoa, nhựa, vỏ cây... có thể khử trừ khoảng 200 loại côn trùng có hại trong sản xuất nông nghiệp... Và hơn hết là chức năng thanh lọc không khí, làm tăng độ ẩm ổn định môi trường.

Mới đây nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu hóa sinh ứng dụng TP.HCM, do GS.TS Trần Kim Quy chủ trì, vừa công bố việc điều chế thành công ba nhóm thuốc bảo vệ thực vật mới được trích ly từ hạt và lá cây sầu đâu với tên gọi limonoid. Chất này có khả năng diệt mọt trong ngũ cốc và ức chế 100% sự nảy mầm của hạch nấm gây hại hoa màu. Đây là công trình điều chế thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật, không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại cho con người.

Trị nhiều bệnh:

Riêng về lĩnh vực y học, tác dụng kỳ diệu của lá sầu đâu đã được người Ấn Độ ứng dụng từ xa xưa để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư...

Đối với bệnh đái tháo đường, mỗi ngày có thể dùng 5-10 lá, tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt, cũng không khó uống.

Các nước Ấn Độ, Mỹ, Hà Lan, Nhật... đã điều chế sản xuất từ lá sầu đâu thành các dạng thuốc uống như thuốc viên, chữa loét bao tử, bệnh đường ruột, sán lãi, dạng trà thuốc, dạng kem và các mỹ phẩm thoa da chữa ghẻ, mụn nhọt, lang ben, hắc lào, xà bông tắm sát khuẩn ngoài da, hoặc cao dán trị các vết thương làm độc, ung mủ, các vết loét của phong hủi. Nước sắc của cây còn dùng để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, chữa viêm cơ, viêm khớp. Dùng ngoài đắp lên các ápxe, bướu ác tính, trĩ hoặc các vết thương do rắn, rết cắn.

Ngành công nghiệp dược của nhiều nước đã trích ly hoạt chất của cành, lá sầu đâu và chế thành thuốc viên trị bệnh đái tháo đường do thiếu insulin, làm thuốc lọc máu, trị bệnh cao huyết áp và rối loạn nhịp tim, làm giảm mỡ và cholesterol trong máu.

Cây sầu đâu đang được trồng và khai thác đại trà tại các nông trường neem tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Trung tâm Nghiên cứu nông dược TP.HCM (sản xuất với quy mô 50 tấn/năm).

Ds LÊ KIM PHỤNG (ĐH Y Dược TP.HCM)


*********************           

Bí đao:
Bí đao (Bí đao) là một loại thức ăn được y văn kim cổ ca tụng nhiều về công năng lợi tiểu tiêu thũng, tháo nước trong toàn thân do giải quyết được “bí đái”. Nhưng còn chữa được rất nhiều bệnh khác từ đơn giản đến phức tạp, nhất là vào mùa hè. Hè lại là chính vụ của Bí đao nên dễ có Bí đao tươi sử dụng cho công hiệu mạnh hơn. Đồng thời hè cũng gây nên nhiều bệnh lý cần có tính chất công năng của Bí đao.

Bí đao trong đông y:

Bí đao có ưu điểm dễ bảo quản, có thể để dành cho cả thời gian dài trái vụ. Nghĩa là lúc nào ta cũng có Bí đao để phục vụ cho phòng chữa bệnh ở cộng đồng. Bí đao luôn có các dạng túi, thái lát phơi khô, hay tán thành bột và còn chế thành nước (đông qua thủy). Bí đao có thể cung cấp cho ta thức ăn ngon, mát bổ dưới dạng khô (sào thịt), dạng lỏng nước (luộc, nấu canh tôm). Chúng đều có tác dụng cải thiện sức khỏe ngày hè cho mọi lứa tuổi. Các bộ phận của cây Bí đao đều được dùng làm món ăn và thuốc: quả (gồm cuống, vỏ, thịt, hột), thân, lá, hoa…

Bí đao còn có tên bí xanh (vỏ màu xanh có hoặc không có phấn). Vùng Nghệ Tĩnh gọi Bí đao là quả bim. Tên Hán là đông qua. Tên khoa học của Bí đao là Benincasa cerifera Savi. Họ bầu bí Cucurbitaceae.

Trong sách cổ, Bí đao còn có nhiều tên khác: bạch qua (dưa trắng), thủy chi (Thần nông bản thảo), địa chi (quảng nhã…). Về tính năng, công dụng tập hợp từ nhiều sách cổ cho thấy: đông qua vị ngọt, tính hàn, vào các kinh phế, vị, bàng quang, tiểu tràng, không có độc tính. Có tác dụng rõ rệt kiện tỳ, ích khí, tiêu thủy. Ăn bí xanh lâu dài có thể tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân chống mập phì. Bí đao thích hợp cho người bị khí hư, tỳ yếu, béo bệu, phù thũng cục bộ hoặc toàn thân. Bí xanh đã được ghi trong những phương thuốc bí truyền làm đẹp của mỹ nhân, cung phi. Trong Trung dược học bản thảo nói rõ thêm tính khử thấp, trừ nhiệt (hạ sốt cao), Hải Thượng Lãn Ông viết trong Y tông tâm lĩnh: Bí đao giải khát, thanh tâm hư nhiệt phiền, tiêu úng thũng trướng và lợi thủy…

Thành phần hóa học: 100g bí đao có 0,4g protein, 2,4g đường bột, 19mg canxi, 12mg photpho, 0,3mg sắt, 0,01mg caroten, 0,01mg vitamin B1, 0,02mg B2, 0,3mg PP, 16mg C. Do lượng natri trong bí đao rất thấp nên dùng tốt cho trường hợp xơ cứng mạch máu, huyết áp cao, bệnh thận phù thũng…



Một số cách dùng:

Phòng chữa bệnh mùa hè:

Nắng nóng, nồm ẩm gây nhiều mỏi mệt, uể oải, thân thể nặng nề, đau đầu, tiểu vàng, ăn không tiêu các loại ôn bệnh. Có thể bị trúng thử (cảm nắng, cảm thử).

Đơn giản, hiệu quả là chỉ có Bí đao với cà chua, vài lát gừng giã dập.

Canh mùa hè chống nóng nực, háo khát phòng cảm cúm dịch (viêm não, sốt xuất huyết…). Bí đao chỉ cạo sơ qua vỏ, thái miếng 500g, nấm rơm tươi 50g, đậu xanh.

Có thể phối hợp thêm cho trường hợp cần tác dụng mạnh hơn. Cho thêm ý dĩ, bạch biển đậu, lá sen thái chỉ…

Ở Trung Quốc, nhiều nơi có tập quán vào những ngày hè oi bức mọi người đều uống nước nấu bí đao.

Đông qua thủy (nước Bí đao) chữa sốt cao. Dùng khạp to, bí đao cắt thành miếng nhỏ cho đầy khạp, không cho nước hoặc rất ít. Đậy kín rồi trát xi-măng cho kín, hạ thổ thì tốt hơn. Sau một thời gian khoảng 1-20 năm Bí đao biến thành nước. Khi dùng không cần đun nấu lại. Để càng lâu càng tốt.

Bệnh tiết niệu sinh dục:

Tiểu không thông, tiểu đục do thấp nhiệt bàng quang: nấu bí cả vỏ xanh. Uống nước ăn cái.

Phù khi có thai: Bí đao và đậu đỏ lượng bằng nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối).

Bạch đới: hạt Bí đao lâu năm rang nghiền bột uống 15g mỗi lần, vào lúc đói.

Bệnh đái tháo đường:

- Bí đao 2.500g cắt đầu làm nắp cho vào trong 30g bột hoàng liên. Đậy nắp găm chặt bằng tăm. Nấu chín nhừ, để nguội, ép lấy nước uống ngày 3 lần.

- Bí đao 30g, vỏ Bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc lấy nước uống.

Ho gà, viêm phế quản cấp và mãn: hạt Bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với đường mía uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2-3 lần.

Hen suyễn: quả Bí đao còn cuống, bổ ra cho đường phèn hấp chín. Ăn hết khoảng 4 quả mới thấy rõ hiệu quả. Có thể thêm gừng.

Mũi chảy nước hôi (viêm mũi): Bí đao, ý dĩ mỗi thứ 40g, nấu nước uống hàng ngày.

Ngộ độc thức ăn (tôm, cá, cá nóc…): Bí đao tươi, giã nát, vắt lấy nước thật nhiều để uống.

Giữ da mặt đẹp: quả Bí đao, nước 1.500g, nước 100g, đường mía 500g.

Dùng dao tre nứa gọt vỏ bí. Cắt thành miếng nhỏ, nước, nước cho vào nồi hầm nát nhuyễn, lọc lấy nước cô thành cao rồi cho mật vào đun lại. Để nguội cho vào lọ nút kín dùng dần vào buổi tối xoa mặt.

Tàn nhang: hạt Bí đao 350g, hạt sen 30g, Bạch chỉ 15g. Tất cả nghiền mịn. Hàng ngày uống sau bữa cơm. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội.

Sụn lưng do lao động: vỏ Bí đao đốt thành than tán bột uống với nước. Mỗi lần 6g.

Phạm phòng (Phòng sự quá độ gây ốm yếu mệt mỏi, suy nhược): vỏ Bí đao sao vàng 12g, sắc uống. Ngày 3 lần.

Phối hợp trong ung thư gan có báng: Bí đao 300g, canh sườn lợn 1000ml. Dầu ăn 60g, muối ăn 3g, nước gạo 9g. Bí đao bỏ vỏ, ruột, cắt miếng vuông xào, rồi nấu sôi nhỏ lửa 15’, thêm gia vị nước nấu 3’. Ăn tất cả ngày 1 lần, liền một tuần.

Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật: Măng vụ đông 100g. Nấm hương vụ đông 20g. Giăm bông 30g. Đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. nước vang 5g. Các thứ tẩm gia vị cho chín rồi tưới dầu lên.

Ung thư họng: Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho Bí đao vào nấu chín, gia vị. Ăn cái, uống nước. Chia 2 lần ăn hết trong ngày.

Ung thư trực tràng, kết tràng: đông qua nhân (hạt Bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư phổi: đông qua nhân 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cấp 16g, bối mẫu 10g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư tế bào nhung lông thượng bì, chửa trứng: đông qua nhân 30g, xích tiểu đậu 30g, ngư tinh thảo 30g, bại tương thảo 15g, tử thảo 10g, đương quy 20g, cam thảo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thuốc trường thọ:

Theo Thực liệu bản thảo: Bí đao ích khí, trừ đầy ngực, tan nhiệt bốc lên mặt. Theo Lý Thạc đời Tống (Trung Quốc) ăn lâu dài hạt bí xanh (bỏ vỏ) có thể trường thọ. Bỏ hạt bí vào túi lụa, luộc sôi trong nước một giờ lấy ra phơi khô. Làm 3 lần như vậy rồi ngâm vào giấm gạo một đêm, phơi khô, tán bột. Ngày uống một thìa canh.

Như trên đã nói Bí đao tiêu mỡ, giảm cân, cũng là cách phòng chống mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch gây tử vong cao.

BS. Phó Thuần Hương

*****************         

Cây bá bệnh:

Loại cây này mọc nhiều ở nước ta, tập trung chủ yếu ở miền Trung và Đông Nam Bộ.
Với tên khoa học là Euricoma longifolia Jack, cây bá bệnh là một loại cây sống trong rừng rậm nhiệt đới vùng Đông Nam Á (tiếng Indonesia gọi là pasak bumi, tiếng Mã Lai là tongkat ali). Từ xưa người dân Indonesia thường sắc rễ cây này để uống, xem nó như là một vị thuốc thiên nhiên cường dương. Theo nghiên cứu tại Trường đại học Malaysia, chiết xuất từ cây bá bệnh còn có tác dụng tăng cường thể lực, giảm mỏi mệt, sát trùng, chống lở loét, hạ sốt, cải thiện các triệu chứng của các bệnh cao huyết áp và tiểu đường.

Theo lương y Nguyễn Công Đức: cây mật nhân hay còn có các tên gọi là "bá bệnh", "bách bệnh" (Eurycoma Longifolia Jack) thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae). Loài cây này cao 2-8 mét, lá kép, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11.

Mật nhân mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ, ở nước ta cây mọc chủ yếu tại miền Trung và Đông Nam Bộ.

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) băm nhỏ đem tẩm nước, sao vàng để trị bệnh. Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động, thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn hay phong nhiệt cả 4 mùa trong năm), say nước và tẩy giun.

Vỏ thân mật nhân dùng làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu, phối hợp với rễ chữa đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả mật nhân thì dùng để chữa lỵ, tiêu chảy. Lá thì dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa.

Cách sử dụng mật nhân chữa bệnh như sau: Nếu rễ hoặc vỏ thân thì phơi khô tẩm nước sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm nước thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít nước loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml). Lưu ý, phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.

Theo thanhnien

Theo TS. Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn thực vật, Trường đại học dược Hà Nội, các nhà khoa học đã tìm thấy cây bá bệnh tại Việt Nam và các bước nghiên cứu ban đầu cho thấy nó có tác dụng không kém và có phần vượt trội so với cây xuất xứ từ các nước khác.
Cách dùng tốt nhất là lấy rễ cây (20 - 50 g) hãm với nước sôi, dùng uống thay trà. Tuy nhiên loại trà thuốc này có vị rất đắng, nên cách sử dụng tiện lợi nhất là tán thành bột để chứa trong viên nang.

******************         

Cà chua:
Tên khoa học Licopercicum Esculentum Mill, cây thân thảo. Theo Đông phương Y thảo dược, trung bình mỗi ngày một người ăn 1 quả cà chua (30-50gr) + 1 quả táo (50gr, không bỏ vỏ) sẽ giảm từ 50%-80% tỷ lệ ung thư, đặc biệt ung thư thực quản, dạ dày và máu so với người không ăn hoặc ăn ít hơn 3 trái/tuần.
Theo Viện Y học Lâm sàng Đài Bắc, những người thường xuyên uống nước, mỗi sáng và trước khi ngủ uống 1 ly nước ép cà chua (80ml), liên tục 1-2 tuần để tránh ung thư đại tràng và trực tràng. Người ung thư bàng quang giai đoạn đầu, mỗi sáng, trưa, chiều uống 3 trái cà chua ép với ¼ muỗng muối, liên tục 30 ngày sẽ giảm.Lưu ý, xen kẽ uống cà chua với 6-10 cốc nước đun sôi để nguội (không ướp lạnh) khi thấy khát.

Một số đơn thuốc về cà chua:

Giúp ngừa ung thư bàng quang, thải u-rê, đường.

+ Nam dưới 30 tuổi: tiểu đêm nhiều, tiểu gắt, tiểu không thông: 30-50gr cà chua vừa chín, bổ đôi, bỏ hột, hòa chung ¼ muỗng muối nấu trong 3 chén nước còn 8 phân, phơi sương. Chia làm 2 phần, uống sáng và tối.

+ Nam trên 30 tuổi: 50-80gr cà chua chín đỏ, bổ đôi, bỏ hột, ép lấy nước pha với 50ml nước (nấu sôi để nguội), thêm 30gr lá chùm bao sao khử thổ đã tán nhuyễn, quậy hòa tan, cho 2gr đường phèn, 1/5 muỗng cà phê muối. Dùng 3 lần/ngày. Liên tục trong 7 ngày.

Viêm, loét bao tử, ăn khó tiêu, ăn vào thấy đau, táo bón: 500gr cà chua chín căng mọng. Rửa sạch, thái hột lựu, phơi khô 2 nắng, 150gr thân, cây, lá, rễ cây cà chua rửa sạch, cắt khúc 3cm, sao khử thổ, cho cả 2 thứ vào 500ml nước, nấu còn 100ml. Chia làm 2 lần, uống sáng, tối. Liên tục 2-3 tuần.

Nhiễm độc mãn tính, thống phong, thấp khớp, xơ cứng mạch máu: Cà chua vừa chín (đỏ nhiều hơn xanh) 250gr, cải xà lách xoong 150gr, gừng già 10gr, khổ qua 50gr (bỏ hột). Tất cả rửa sạch, sao khử thổ, nấu trong 1 lít nước còn 250ml. Chia làm 4 phần, uống sáng, trưa, chiều, tối. Liên tục 20-30 ngày (hoặc ngày uống, ngày nghỉ).

Triệt sỏi mật, sỏi niệu đạo, huyết áp cao, thấp bất thường: 10gr hột chuối hột tán nhuyễn, 200gr cà chua chín (vỏ còn cứng, bỏ hột), 120gr vỏ khổ qua, 50gr lá khổ qua, 50gr thịt bí đao (đông qua). Tất cả rửa sạch, sao khử thổ, cho thêm 1/3 muỗng muối, sắc chung trong 500ml nước, còn 100ml. Vớt xác nấu lần 2 với 100ml nước đợt 1, còn 30ml cao đặc. Ăn 2 lần sáng, chiều. Liên tục 2 tuần.

Đông y sĩ Kiều Bá Long

***********************         


Trái ổi:

Không ngoa để nói rằng tất cả chúng ta đều đã ít nhất một lần thử qua hương vị thơm ngon của ổi, hoặc ít ra cũng đã thấy được hình dạng của trái ổi. Đây là một loại trái cây biểu tượng của nhiều quốc gia ở châu Á. Ổi là một “kho dinh dưỡng” mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng con người.
Nếu người Mỹ và châu Âu có câu “Mỗi ngày ăn một quả táo sẽ không cần gặp bác sĩ” thì người Ấn Độ có câu “Vài trái ổi trong mùa sẽ không cần gặp bác sĩ nguyên năm”.

Ổi có tên khoa học là Psidium guajava. Ổi mang lại một lợi ích về sức khỏe vô cùng to lớn, có khả năng chữa một số bệnh như tiêu chảy, lỵ, táo bón, ho, cảm, các bệnh về da, các trường hợp cao huyết áp, béo phì, hoại huyết...

“Bạn tốt” của hệ tiêu hóa:

Do ổi chứa rất nhiều tác nhân làm se, nhờ đó có tác dụng hỗ trợ đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy. Những tác nhân làm se này có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế, nhờ đó có tác dụng chữa lỵ bằng cách ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật và loại bỏ những chất nhầy thặng dư trong ruột.

Bên cạnh đó, những chất dinh dưỡng có trong ổi như vitamin C, carotenoids có tác dụng bồi dưỡng hệ tiêu hóa. Ổi còn kiêm luôn chức năng hỗ trợ ruột và dạ dày trong trường hợp những bộ phận này bị viêm nhiễm. Ổi cũng rất giàu chất xơ, hạt ổi còn “phục vụ” hệ tiêu hóa như là một chất nhuận trường, do đó ăn ổi sẽ giúp ruột giữ nước, làm sạch hệ tiêu hóa và các dịch bài tiết.

Giảm ho và làm đẹp da:

Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi.

Ổi sẽ giúp cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa những bệnh về da tốt hơn bất cứ loại mỹ phẩm nào nhờ tính chất làm se của trái ổi và lá ổi. Bên cạnh đó, do ổi rất giàu vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C tác động như những chất chống oxy hóa nhờ vậy giúp da tránh khỏi những dấu hiệu lão hóa. Bạn có thể hưởng thụ những lợi ích này bằng cách ăn ổi hoặc rửa da bằng dịch sắc của trái ổi hoặc lá ổi (ổi non có tác dụng tốt hơn).

Ngừa cao huyết áp:

Ổi còn giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa quá trình làm máu trở nên đặc, vì vậy làm tăng tính linh động của máu, giúp máu thoát khỏi họa “kẹt xe” và lưu thông trong cơ thể một cách dễ dàng hơn. Những nghiên cứu y học cho thấy nếu cơ thể chúng ta tiêu thụ những loại thực phẩm không có chất xơ thì dễ bị “dính” chứng cao huyết áp, thực phẩm được tiêu thụ sẽ mau chóng chuyển thành đường. Do ổi có nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết (glycemic index) thấp nên cũng có tác dụng hạ huyết áp.

Hỗ trợ phụ nữ:

Gần đây ổi cũng đã trở thành “đối tượng săn lùng” của phụ nữ. Ngoài hương vị khoái khẩu, ổi còn có chức năng giúp giảm cân do chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất, ít carbohydrates nên có thể giúp thỏa mãn cảm giác thèm ăn một cách nhanh chóng. Chỉ cần một quả ổi buổi trưa cũng có thể giúp có cảm giác no tới bữa tối.

Cũng thật là nghịch lý, ổi sẽ giúp tăng trọng cho những người có thân hình mỏng manh. Điều này được các nhà khoa học giải thích rằng các chất dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất có trong ổi sẽ giúp sự chuyển hóa xảy ra một cách đúng đắn, nhờ đó sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ diễn ra một cách “ăn ý” hơn.

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường
(ĐH Dược Curtin, Úc)/ Tuổi Trẻ

*******************             

     

Chùm ngây (Moringa oleifera Lamk., tên cũ: Moringa pterygosperma Gaertn.):

Chùm ngây (Moringa oleifera Lamk., tên cũ: Moringa pterygosperma Gaertn.), thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Cây Chùm ngây có ở Việt Nam ta từ lâu đời (mọc hoang nhiều nhất ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) nhưng trong vài chục năm trở lại đây người ta nghiên cứu thấy nó có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây mới du nhập.
Cây Moringa, được một số nhà khoa học gọi là "cây phép lạ - miracle tree" vì nó có thể giúp chống nạn thiếu dinh dưỡng và nhiều chứng bệnh khắp trên thế giới, nhất là ở những vùng đang phát triển ở châu Á và châu Phi. Ngay ở Mỹ và các nước ở châu Âu cũng có bán các loại nước uống, thuốc viên vitamin được chế biến từ cây thần diệu này. Ước tính đã có 1,3 tỉ người thường xuyên dùng các sản phẩm của Moringa. Người ta đầy cảm hứng với Moringa. Ở châu Phi, Nam Mỹ... các nghệ nhân thường dùng biểu tượng Moringa để làm hoa văn chủ đạo trên các tác phẩm gốm.

Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa có nhiều vitamin C hơn trái cam bảy lần, bốn lần chất calcium và hai lần protein của sữa, bốn lần vitamin A của cà rốt, ba lần chất sắt của rau nhiếp (spinach) và ba lần chất potassium của chuối. Trái và hột cây Moringa cũng ăn được, hột cây có mùi vị như măng tây (asparagus). Trong hoa và rễ cây Moringa có chất pterygospermin là một trụ sinh (antibiotic) rất mạnh để chống các vi trùng. Lá và hoa đã được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim. Ngoài ra cây Moringa còn có nhiều ứng dụng khác, như hột cây được dùng để lọc nước.

Sách Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ) quyển I, trang 607 mô tả: “Cây Chùm ngây cao 5 - 10 m. Lá ba lần kép, lá phụ tròn hay xoan màu xanh lục mốc mốc, không lông; lá bẹ bao lấy chồi. Hoa trắng, to, trông hơi giống hao Đậu, 5 cánh hoa, dảnh lên; 5 tiểu nhị thụ, xen với 5 tiểu nhị lép; noãn sào 1 buồng, đính phôi trắc mô ba. Trái nang dài đến 55 cm, to 3 cm, nở ra thành 3 mảnh, cho nhiều hột tròn, dẹp, to 0,5 cm, có cánh mỏng bao quanh. Mùa hoa tháng 1.
Trồng được ở cao độ dưới 500 m; lá ăn được như rau, trái (nạc nương) dùng làm bột cà ri; dầu từ hột ăn được, có tính làm giảm sự thụ thai. Cây gặp ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc.

* Từ lâu nhân dân ta đã biết sử dụng cây Chùm ngây để làm rau, đầu thập niên 1950, Vialard Goudou đã phân tích lá Chùm ngây mà nhân dân bán ở các chợ để làm rau ăn, cho thấy lá Chùm ngây rất giàu dinh dưỡng, nhất là chất đạm, chất sắt và sinh tố C.
Lá Chùm ngây tươi chứa 6,35 g% chất đạm, 1,7 g% chất béo, 8 g% bột đường; 1,9 g% chất xơ; 3,75 g% chất khoáng; 50 mg% phosphor; 25 mg% natri; 216 mg% kali; 122 mg% calci; 123 mg% magnesium; 0,1 mg% đồng, 16,4 mg% sắt, 6.250 UI% sinh tố A; 0,3 mg% B2; 2,3 mg% PP và 110 mg% sinh tố C.

* Sách nghiên cứu y học cổ truyền Đông Dương (Les Plantes Médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam) của Alfred Petelot, Saigon 1953, cho thấy tất cả bộ phận của cây đều chứa một chất glycosid có vị cay cay giống như hột Cải cay (mù tạc). Rễ cây được dùng ở châu Âu làm gia vị kích thích tiêu hóa thế Cải gia vị (Raifort hay Horse Radish - Cải ngựa). Hoa, lá và cành non, trái non đều luộc ăn được, lại có kích thích tiêu hóa và có tính kháng sinh (nhờ chất lacton: ptyrigospermin). Thân cây bị vết chặt sẽ tiết ra một gôm trắng đục, sau phơi nắng trở thành hồng hay đỏ nâu ở mặt ngoài. Gôm này có tính trương nở lớn, ở Ấn Độ người ta đã biết dùng làm trương nở cổ tử cung để phá thai (Pharmacographia Indica 1890). Ở Philippines người ta dùng rễ làm thuốc đắp thế mù tạc làm tụ máu, nó gây cảm giác rất đau.
* Trong vài chục năm gần đây, do sự bùng nổ dân số, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều cây có công dụng lớn trong việc giải quyết thực phẩm cho những năm 2000, nhất là ở các nước nghèo và đang phát triển, trong đó có nước ta...
Thí dụ cây rau Dền được gọi là “Thức ăn trời cho của năm 2000” vì có lá giàu protein và sinh tố, hạt giàu protein không thua đạm động vật. Đậu rồng có lá non ăn được, giàu protein và sinh tố; trái non làm rau; hột khô giàu protein không thua Đậu nành; củ Đậu rồng vừa giàu protein vừa giàu chất bột.
Chùm ngây cũng nằm trong khả năng này. Cho tới nay các nghiên cứu của các nhà khoa học đã đi đến kết luận sau:
* Chùm ngây là cây dễ trồng, (trồng bằng hột hoặc giâm cành), mau phát triển, từ vùng biển, đồng bằng và rừng núi cho đến độ cao 500 mét đều trồng được. Có thể trồng đại trà hoặc trồng làm hàng rào, dọc đường đi hoặc trồng xen những nơi đất thừa, đất thẹo... Có thể khai thác lá non (trồng dọc hàng rào lên cao khỏi đầu người thì chặt bằng, cách mặt đất độ 1,5 m, để khai thác cành lá non, vài chục ngày từng lứa làm rau); khai thác trái (trồng thành đám); để trồng thành rừng vừa phủ đất vừa thu hoạch trái hay khai thác dược liệu.
* Về dược phẩm (chứ không phải lương thực), lá và cành non làm rau (giàu dưỡng chất như đã nói trên). Hột khô rang ăn (như Đậu phộng); dầu hột Chùm ngây ăn được, thuộc dầu lâu khô nên có thể dùng làm mỹ phẩm hay tá dược.
* Về thành phần hóa học, lá chứa các dưỡng chất đã nêu, gôm tiết từ thân cây Chùm ngây chứa polyuronid gồm arabinoz, galactoz, rhamnoz, glycuronic acid. Mùi Cải ngựa và rễ Chùm ngây là do chất benzyl - isothiocyanat.
Thân, cành và vỏ rễ Chùm ngây chứa moringin (= belzylamil), moringinin, athonin, spirochin, pterigospermin.
* Về dược tính, dùng trong y học cổ truyền cành lá luộc ăn hay sắc uống kích thích tiêu hóa, kiện vị, trị tiêu chảy, kiết lỵ, viêm phổi. Rễ Chùm ngây sắc uống, có tác dụng kiện vị; giã đắp làm sung huyết (tụ máu) thay cải Mù tạc trị thấp khớp.
Ở Senegal, người ta dùng cành, lá sắc uống trị còi xương, viêm cuống phổi, phù nề, thấp khớp.
Chất chiết từ vỏ cây có tính kháng sinh trên Micrococcus pyogenes var. aureus, Bacillus subtilis, Diplococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli, Salmonella typhi, Vibrio coma, Shigella dysenteriae, Mycobacterium phlei. Nó cũng ức chế vi nấm Microsporum gypseum, Trichophyton mantagrophytes, Candida albicans, Helminthosporium sativum (Bhatnaga và cs 1961).
Trích tinh lá bằng ether có tác dụng trụ sinh (bacteriostatic activity) đối với Staphyllococcus aureus và Salmonella typhi (Bhawasa và cs 1965).
Chất moringinin có tác dụng như nhóm giống giao cảm thần kinh (sympathomimethic group) tương tự epinephrin và ephedrin nhưng yếu hơn.
Athonin có tác dụng kháng sinh trên vi trùng dịch tả (Vibrio cholerae) và hoạt tính của nó nằm giữa chloromycetin và streptomycin (Sen Gupta và cs 1956).
Spirochin có tính kháng sinh trên vi khuẩn gram+ nhất là chống Staphyllococcus và Streptococcus (Chatterjee, 1951).
Pterigospermin là kháng sinh quan trọng nhất của Chùm ngây, với kháng khuẩn phổ rộng, trên cả vi khuẩn gram + lẫn gram-: Micrococcus pyogenes var. aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Aerobacter aerogenes, Salmonella typhi, Salmonella enteritidis, Shigella dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis (Kurup và Narasimha 1954).
4 (? - L - rhamnosyloxy) - benzylisothiocyanat là chất có hoạt tính kháng sinh trong hột và rễ Chùm ngây. Hàm lượng chất này rất cao: 8 - 10%, với điều kiện trong quá trình tách chiết phải thêm ascorbic acid vào nước trích. Nó có tác dụng kháng sinh với rất nhiều vi khuẩn và vi nấm (Eilert và cs, 1981).
Chất chiết bằng cồn của cây Chùm ngây, kể cả rễ, có tính kháng ung thư biểu mô mũi hầu, trên mô cấy và tế bào lymphô P388 của ung thư bạch cầu của Chuột (Dhawan và cs 1980).
* Về khả năng làm sạch nước, theo như tài liệu thì nghiền hột Chùm ngây thành bột rồi hòa với ít nước thành một “dịch cái” rồi tùy theo độ bẩn của nước muốn khử trùng mà pha vào từ 1- 3% dịch cái ấy, khuấy đều và để lắng. Chất gôm trong bột hột có tác dụng như một chất điện phân đa cực sẽ thu hút vi trùng và bụi bẩn rồi lắng đọng xuống đáy. Mặt khác các chất có hoạt tính kháng sinh nói trên cũng tiêu diệt vi trùng và nấm mốc trong nước. Tuy nhiên, những chất bổ dưỡng có trong hột Chùm ngây cũng có thể là nguồn thức ăn cho một số vi sinh vật phát triển sau lắng lọc! Do đó, theo chúng tôi, phèn chua vẫn dễ tìm hơn: sau khi đánh phèn, lắng gạn lấy nước trong rồi cho vào túi ny lông trong suốt và treo lên phơi nắng từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều là sạch trùng, sẽ đơn giản dễ áp dụng hơn.
Tóm lại, Chùm ngây là cây dễ trồng, mau thu hoạch, với nhiều công dụng vô cùng hữu ích, nên trồng khắp nơi.
DS. PHAN ĐỨC BÌNH

**********************           














Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: