Sunday, March 29, 2020

NHÂN GIAN Y THUẬT KỲ BÍ


NHÂN GIAN Y THUẬT KỲ BÍ 

DÂN GIAN Y THUẬT KỲ BÍ, DAN GIAN Y THUAT KY BI, NHÂN GIAN Y THUẬT KỲ BÍ, NHAN GIAN Y THUAT KY BI  



DÂN GIAN Y THUẬT KỲ BÍ


NHÂN GIAN Y THUẬT KỲ BÍ




Nam mô Đông Phương Giáo chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam mô Đại Từ Đại Bi tầm thinh cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cả ứng Quan Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Hoan Hỉ Vương Bồ Tát, Ma Ha Tát.

*********************

BÀI THUỐC LOẠI TRỪ CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ:

Bài thuốc 2 vị:  Bán chỉ liên và Bạch hoa xà thiệt thảo.

Báo Tiền Phong ra ngày 16/05/2005, có thuật lại chuyện bác Hy Râu tự chữa khỏi bệnh ung thư thực quản ở giai đoạn cuối bằng bài thuốc này. Hiện nay có người gọi đây là "Bài thuốc bí truyền chữa ung thư".

Cuối tháng 3/2004, bác Trần Văn Hy, biệt danh "Hy Râu" 75 tuồi, ở đường Nguyễn Công Trứ - TP Buôn Mê Thuột. Được chẩn đoán bị ung thư thực quản, trong tình trạng cơ thể bị suy kiệt nặng. Kết quả nội soi cho thấy, khối u như 1 con đỉa lớn, bám dọc và chẹn gần kín thực quản, không thể ăn uống được bình thường, chỉ có thể nuốt từng giọt sữa một cách khó khăn. Khi đó các thầy thuốc ở HCMC khẳng định chỉ còn cách đặt ống tiếp thức ăn nuôi cơ thể, khi sức khoẻ ổn định sẽ xạ trị. Bác Hy không chịu điều trị theo PP này, vì nghĩ tuổi đã cao ăn uống đã khó khăn, lại xạ trị độc hại, thà chết còn hơn. Sau 1 thời gian tình cờ tìm lại đống sách cũ, bác tìm được một xấp giấy chép mấy bài thuốc dân gian của một người bạn sưu tầm tặng 5 năm trước. Đọc "Bài thuốc bí truyền chữa ung thư" thấy đơn giản, bác quyết định thử xem sao.
Ngày 18/05/2004 bác Hy bắt đầu uống thuốc. Những chén đầu tiên phải nhỏ tưng giọt một, uống cả buổi mới hết. Tới thang thứ 6, bác bắt đầu nuốt được, bệnh có vẻ tiến triển tốt. Bác tiếp tục uống và mỗi tháng đi soi 1 lần. Đến cuối năm 2004, khối u đã tan, chỉ để lại vết sẹo trên thực quản, sức khoẻ hồi phục dần. Cho đến thời điểm được thông tin trên báo (05/2005) bác Hy đã khoẻ hẳn, da dẻ hồng hào, nặng 57 kg. Bác cho biết, cũng bày cho 1 số người uống thấy có hiệu quả, bác đề nghị khoa học nghiên cứu, kiểm chứng. Nếu thực sự tốt thì phổ biến cho mọi người.

- Nội dung:  Bách Hoa Xà 2 lạng (75 Gam), Bán Liên Chi 1 lạng (37gam). Rửa sạch đất cát. Đổ 4 bát nước sắc nhỏ lửa khoảng 2h, còn 1 bát. Mỗi thang sắc 2 lần. Uống nguội, lúc đói bụng.

Bài thuốc này nguồn gốc là bài thuốc Nam lưu truyền trong dân gian ở vùng Nam trung quốc và Bắc Việt Nam. Cách đây khoảng chục năm, Hà Nội từng xôn xao về bài thuốc này, ngươi người, nhà nhà... đổ nhau đi mua về uống chữa và phòng bệnh.
Qua nghiên cứu cơ chế gây bệnh ung thư và tính năng dươc phẩm của 2 vị thuốc nói trên của cơ quan y tế Trung Quốc thì BCL và BHXTT đều là những vị thuốc thuộc nhóm "công tà". Sử dụng đơn độc thuốc công tà (không phối hợp với thuốc bổ và điều hoà), nói chung sẽ có tác dụng nhanh và mạnh. Nếu phù hợp cơ địa (bệnh tình, tuổi tác, thể lực...) có thể có kết quả mau chóng. Nếu không hợp cơ địa, hoặc uống lâu dài có thể tạo phản ứng phụ nguy hiểm. Giữa tháng 3/2006, lương y Hư Đan có dịp chứng kiến 1 trường hợp phụ nữ 82 tuổi ở phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội đã từng sử dụng bài thuốc nói trên chữa ung thư vòm họng, do tuổi già, sức yếu không thể đủ sức tiếp nhận các PP của y học hiện đại. Kết quả khối u nhỏ đi rất nhanh, ăn uống dễ dàng. Nhưng khi uống đến gần 40 thang, thì bị suy kiệt. Người mệt lả.... May là sau đó đã được 1 thầy Đông y khác chữa cho ổn định.
Qua kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng cho thấy, kinh nghiệm dùng BCL và BHXTT chữa ung thư, có cơ sở nhất định. Tuy nhiên bài thuốc có thể phù hợp với người này, mà không phù hợp với người khác, và cũng có một số tác dụng phụ. Trường hợp cần thiết, sử dụng lâu dài, nên tham khảo hướng dẫn và giám sát của các thầy thuốc có kinh nghiệm.

...........

Bài thuốc này có tác dụng loại bỏ những chất độc trong cơ thể, giúp chúng ta không bị nhiễm độc và phòng chống rất tốt những căn bệnh hiểm nghèo. Ai cũng có chất độc trong cơ thể, đây là bài thuốc loại trừ chất độc đơn giản nhất và hiệu quả nhất đã gặp và sử dụng. Đặc đểm của bài thuốc này rất rẻ tiền và đơn giản, chừng vài chục ngàn là đã thấy có hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc chỉ gồm có 2 vị:  Bách Hoa Xà và Bán Liên chi.

Khi sử dụng, tính theo khối lượng:  Bách Hoa Xà 2 phần và bán Liên Chi 1 phần.

Cách dùng:  Trong tuần đầu sắc tương đối đặc, uống 3- 4 lần/ngày.
Các tuần sau có thể nấu uống thay nước.
Đặc điểm:  Vị thơm, mát rất dễ uống.
Hiệu quả:  Thấy rõ rệt, nhất là với những chứng bệnh về gan, ung thư dạ dày, vàng da.
Kiệng cữ:  Không cần kiêng cữ gì cả.

Thảo dược chữa ung thư:
Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., "cỏ lưỡi rắn trắng" còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là "cỏ lưỡi rắn trắng" và "bán biên liên".
Trong Đông y, "cỏ lưỡi rắn trắng" có tên là "bạch hoa xà thiệt thảo", còn có tên là "bồi ngòi bò", xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là "Hedyotis diffusa Willd", thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.

Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…

Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…

Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.

Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…

Một số bài thuốc đơn giản sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo

Chữa ung thư gan:  Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa ung thư dạ dày:  Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng:  Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng:  Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da:  Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa sỏi mật:  Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Hoặc:  Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…

Chữa lỵ trực trùng:  Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa lỵ, viêm phần phụ:  Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc Kiến trung thảo dược).

Chữa nhọt lở:  Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rôm sảy:  Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.

Chữa vết thương sưng đau:  Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt:  Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rắn cắn:  Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)


* Bổ sung cho bài viết này:

Hiện nay 2 vị thuốc BCL và BHXTT đã được một số viện y học dân tộc trong và ngoài nước lấy làm chủ đạo (Vị Quân) trong các bài thuốc chữa ung thư (K). Tuy nhiên do ung thư có nhiều dạng, nhiều vị trí. Người bệnh lại có thể tạng khác nhau, nên các thày thuốc phải khám bệnh và kê toa phối các vị (Thần - Tá - Sứ) cho phù hợp với mỗi người, mỗi dạng bệnh. Đã có nhiều người chữa K bằng bài thuốc này tại các viện YHDT, có kết quả tốt. Với nội dung giới thiệu trên, thiết nghĩ chúng ta có áp dụng thì dừng ở mức:  lâu lâu người khỏe mạnh uống vài thang cho giải độc và phòng bệnh.
Còn những ai muốn áp dụng chữa bệnh nghiêm túc, nên đến các bệnh viện YHDT để khám chữa cho chu đáo, mau có hiệu quả và tránh các tác dụng phụ, ngoài ý muốn. Vì K - vốn là một bệnh nhạy cảm.


BÀI THUỐC CHỮA CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM:

Bài chữa chân thương phần mền rất dễ áp dụng và hiệu quả:

1- Đối tượng và giới hạn:
 - Với mọi người, tuy nhiên với trẻ em nhỏ tuổi thì thận trọng hơn, và tùy cơ.
 - Chỉ dùng với các chấn thương phần mềm kín:  Va chạm, bầm máu. bong gân (không bị chảy máu), không bị gãy xương.

2 - Thuốc:
--- Long não (loại bột bán ở các nhà thuốc Bắc) - màu trắng mùi thơm hắc (lưu ý là không phải viên long não thường bỏ tủ quần áo để đuổi kiến - gián...)
--- Cồn hay rượu cao độ (cỡ như Bầu Đá, Bình Định - đốt cháy được)

3- Cách làm:  - Khi có người bị chấn thương, đổ 1-2 muỗng cà phê long não vào cái đĩa sứ, rót cồn (rượu) vào. Sao cho lượng dung dịch phủ kín long não và đủ lượng để đốt cháy được.
--- Châm lửa cho hỗn hợp đó cháy.
--- Đầu tiên người chữa, dùng tay hơ vào ngọn lữa đó cho ấm nóng rồi chườm vào vết thương. Nếu ai da tay dày có thể thấm luôn dung dịch đang cháy đó, xoa vào vết thương. Làm sao cho vết thương được chườm và xoa ấm nóng lên.
--- Sau khi đã đủ ấm nóng cho vết thương, cồn hết hơi lử tắt, dùng ngay hỗn hợp đó xoa lên vết thương.

4- Lưu ý:  Bỏng - Bỏng không.
- Nếu không làm đổ ra chân tay, thân thể dung dịch đang cháy thì đảm bảo là không bỏng tay người chữa được. Là vì: Cồn (rượu) đốt không thì có thể đun sôi nước được. Tuy nhiên đây là một lượng nhỏ, lại có thành phần long não tham gia, nhiệt lượng cồn cháy bị long não thu rút bớt một phần từ đáy đĩa và ngay trong ngọn lửa. Cho nên nhiệt năng của ngọn lửa không còn cao như bình thường nữa. Tuy nhiên là vẫn nóng, như là ngâm chân nước nóng vậy 70 độ C, không bỏng chân được, chỉ hơi nóng rát thôi.
- Phải làm liền sau khi bị va đập, để càng lâu tác dụng càng kém. Do vậy mỗi gia đình nên trữ lấy một ít long não và chai cồn y tế trong tủ thuốc, để sử dụng khi hữu sự.

5- Hiệu quả:  Vết thương giảm đau ngay, có người làm 2 lần là thấy bình thường ngay. Vết thương ít bị tụ máu bầm sau đó.

**************

CHỮA HÓC XƯƠNG:

Một số mẹo chữa hóc xương động vật.

1- Ngày còn nhỏ, thỉnh thoảng tôi bị hóc xương cá - heo trong bữa ăn. Nguyên nhân là do ăn chậm nhai kỹ, nhưng mà nhai chưa hết đã nuốt. Trong khi xương là thứ khó nhai, nên hay bị hóc.
Hồi đó Mẹ tôi thường chữa cho bằng mẹo sau:
- Người chữa lấy một khúc xương bỏ trên mâm (loại bị hóc) ví dụ hóc xương cá thì lấy xương cá, hóc xương heo thì lấy xương heo. Không được hóc cá lấy heo thì không nghiệm.
Đặt lên giữa đỉnh đầu người đang bị hóc. Sau đó xuống bếp, lấy một ít muối ăn hắt vào cửa bếp. Dùng cái chổi quyét vào cửa bếp - Nam 7, nữ 9 lần.
- Cho người bị hóc uống một miếng nước canh, hay nhai nuốt một miếng cơm. Xương sẽ trôi tuột xuống.

Bài này áp dụng cho bản thân tôi 10 lần như 1, khỏi ngay. Chỉ tội vào mùa đông, sau khi khỏi hóc phải đi gội đầu.
Lưu ý:  Suốt quá trình thực hiện người chữa không được nói năng trao đổi gì cả với người bị hóc. Sau đó muốn nói gì thì nói.


**************

CHỮA HÓC XƯƠNG:

Đặt lên giữa đỉnh đầu người đang bị hóc. Sau đó xuống bếp, lấy một ít muối ăn hắt vào cửa bếp. Dùng cái chổi quét vào cửa bếp - Nam 7, nữ 9 lần.

Nếu nhà xài bếp ga thì sao?
Hất nắm muối vào lòng bếp. Dùng chổi quét vào khu vực có núm Volume.
Sau đó phiền bạn bạn phải vệ sinh bếp, nếu không muối ăn mòn chi tiết kim loại của lòng bếp.

**************

CHỮA HÓC XƯƠNG

Một số mẹo chữa hóc xương động vật.

1- Ngày còn nhỏ, thỉnh thoảng tôi bị hóc xương cá - heo trong bữa ăn. Nguyên nhân là do ăn chậm nhai kỹ, nhưng mà nhai chưa hết đã nuốt. Trong khi xương là thứ khó nhai, nên hay bị hóc.
Hồi đó Mẹ tôi thường chữa cho bằng mẹo sau:
- Người chữa lấy một khúc xương bỏ trên mâm (loại bị hóc) ví dụ hóc xương cá thì lấy xương cá, hóc xương heo thì lấy xương heo. Không được hóc cá lấy heo thì không nghiệm.
Đặt lên giữa đỉnh đầu người đang bị hóc. Sau đó xuống bếp, lấy một ít muối ăn hắt vào cửa bếp. Dùng cái chổi quyét vào cửa bếp - Nam 7, nữ 9 lần.
- Cho người bị hóc uống một miếng nước canh, hay nhai nuốt một miếng cơm. Xương sẽ trôi tuột xuống.

Bài này áp dụng cho bản thân tôi 10 lần như 1, khỏi ngay. Chỉ tội vào mùa đông, sau khi khỏi hóc phải đi gội đầu thế mới cáu chứ.

Lưu ý:  Suốt quá trình thực hiện người chữa không được nói năng trao đổi gì cả với người bị hóc. Sau đó muốn nói gì thì nói.

**************

Bài chữa hóc xương cá bằng cách ngậm quả trám (cà na) nuốt nước dần, xương bị mềm và tiêu đi.

Áp dụng cách này với bản thân khi không có ai giúp, là:
Dùng ngón tay, dò tìm bên ngoài cổ, đến điểm tương ứng vị trí bị hóc. Day và đẩy, ý là cho xương nó bên trong trồi lên, rồi ăn một miếng gì đó to to, nuốt cho nó kéo xuống. Cũng có tác dụng vài lần.

Trong các món hóc xương người ta sợ nhất là hóc xương gà.
Trường hợp nguy cấp - tốt nhất là đến BV, cho bác sĩ gắp ra. Đừng cố sử dụng lung tung nguy hiểm.

**************

Người xưa có câu:  Nho _ Y _ Lý _ Số:
“Dù xây chín cảnh phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”.


BÀI THUỐC TRỊ HO HIỆU NGHIỆM:

Carot bào sợi mỏng dài chưng cách thuỷ 15 phút rồi lấy mật ong nguyên chất trộn vài thìa vào carôt đấy để 2 tiếng cho ra nước, dùng nuớc đó cho trẻ con hay người lớn đều tốt, trị ho, viêm họng và ngứa cổ, nhớ là sau khi dùng nên ngậm để chất thuốc ngấm vào họng chứ đừng vội uống nước lọc ngay sẽ bớt tác dụng, hơi khắc cổ vì ngọt là nhược điểm duy nhất của thuốc.
**************


BÀI THUỐC LÀM TEO NHỎ SỎI THẬN:

Một trong những căn bệnh gây mệt mỏi là thận hay làm sỏi, nên ăn nhiều đậu hũ không được, cũng như các thức ăn nhiều canxi. Việc này là nỗi ưu lo cho nhiều người già, xương cốt đã bắt đầu rệu rã mà lại không bổ sung được lượng canxi hợp lý. Ngò ôm (rau ôm) về xay lấy nước uống, thậm chí ăn nhiều rau ôm trong các bữa ăn cũng là phương pháp hay, thế là dần dà viên sỏi to như hạt đậu phộng mà hôm đi bệnh viện chộp được teo nhỏ lại rõ rệt, kết quả xét nghiệm bác sỹ cho biết vậy.

**************


CHỮA TÁO BÓN CẤP

- Dùng 1 quả chuối hột - để nguyên vỏ, đốt cháy thành than đen. Để cục than nguội, đem đun nước cho người bị táo uống. Sẽ làm mềm phân thông tiện. Bài này rất hay.

Chuối hột ăn sống gây sít chắc - táo, nên thường làm gia vị chát trong các món ăn.... Đốt cháy lại thông tiện. Đây là một đặc thù thể hiện tính âm dương tồn tại trong sự vật hữu hình.

Người bị táo nên uống nước thường xuyên theo chế độ tối thiểu một ngày đủ 2 lit nước..
Nên ăn chuối già (ngoài bắc gọi chuối tiêu - thường mấy anh tập tạ, thể hình hay ăn) Ngoài ra cho trong khẩu phần ăn thêm mè, hoặc uống dầu mè đen của Tường An vừa chống táo, vừa cứng gân cốt và tăng chỉ số IQ.

**************


Bài thuốc chữa viêm đau bao tử:

* Nội dung:  Lá mơ lông (mơ tam thể) - Loại lá mơ hay sử dụng làm rau ăn.

Mỗi buổi sáng, sau khi vệ sinh răng miệng, uống một li nước đầy rửa ruột, sau khoảng 10-15 phút dùng lá mơ đã rữa sạch, gói vài hạt muối cùng thay ăn sáng. Sau đó có thể ăn sáng bình thường (có thể dùng trước bữa ăn, khi bụng đói) - lưu ý phải dùng lúc đói bụng cho chất nhựa của là mơ vào bao phủ vết thương nội tạng. Dùng liên tục từ 1 tháng trở lên sẽ thấy hiệu quả. Một số người không dùng được lá mơ, sau một thời gian sử dụng đã bị... nghiền lá mơ.
* Mơ lông (mơ tam thể, thối địt) là một loại cây dây leo, mọc tự nhiên. Mặt lá một mặt có màu xanh, một mặt có màu tím. Dân gian có bài thuốc dùng mơ lông, băm nhỏ hấp chữa kiết lị cũng rất hiệu quả.
* Bản thân tôi đã sử dụng bài lá mơ ăn sống này, trị viêm bao tử cho kết quả tốt.


**************


Bài thuốc chữa bỏng:

Bỏng lửa, bỏng nước thường hay gặp phải. Nếy bạn sử dụng xe gắn máy (loại phổ biến ở VN) Thì nguy cơ bỏng pô xe rất dễ xảy ra.

Sưu tầm từ tạp chí Sống Vui Khoẻ những năm 2000:
Chữa bằng gạo sống:  Khi có người bị bỏng tùy theo mức độ vết thương ít - nhiều, có thể từ 1 hay vài người, bốc gạo sống bỏ vô miệng nhai cho nhuyễn ra bột, rồi phun lên vết bỏng tạo thành một màng bột trắng phủ kín vết bỏng. Vết thương sẽ không bị phồng và mau lành.

**** Lưu ý:  Sử dụng cho các vết bỏng chưa bị trầy da.

* Cơ chế chữa bỏng lửa, bỏng nước:  Hạ nhiệt vết thương - tránh phồng da - tránh trầy da gây nhiễm trùng - tái tạo lại tế bào.
Các trường hợp bỏng hoá chất, nguyên tắc đầu tiên phải rửa vết bỏng bằng nước sạch (dưới một vòi nước chảy là tốt nhất) dĩ nhiên không được kì cọ sau đó mới dùng các loại thuốc phù hợp. Bỏng kiềm dùng các loại thuốc có tính a xít, bỏng a xít dùng các loại thuốc có tính kiềm để trung hoà.
Ngày còn nhỏ, một lần nghịch vỏ xe cao su đốt cháy, rơi vào cổ tay bị bỏng, sau đó vết thương trầy da viêm nhiễm không lành.

**************

Bài thuốc chữa vết thương lở loét lâu ngày không liền sẹo:

- Lấy vừng đen (mè đen) rang cho cháy thành than đen, để nguội giã nhỏ. Trôn một ít dầu ăn, thành hợp chất sền sệt. Vết thương rửa sạch bằng ô xi già hoặc nước nấu "lá trầu không" loãng. Chấm bông cho khô. Bôi hỗn hợp than mè đen + dầu ăn lên. Vết thương rất nhanh lành.

* Vết thương do bỏng bị trầy da, lở loét khó lành hơn vết trầy da do va chạm vì tổn thương da thịt ở đó là do nhiệt, các tế bào bị "chín" hoặc "tái" nên khó tái tạo.

*** Lưu ý dụng cụ giã than mè và trộn hỗn hợp phải sạch sẽ, khô ráo - không vương nước vào.
Bị bỏng dạng sâu (tuy vết thương không lớn), do đốt vỏ (lốp) xe đạp nhựa cao su cháy rơi vào bám chặt, lúc đó còn dại lấy tay phủi mạnh ra, dẫn đến nên bị tróc da. Thịt bị chín nhiều, khó lành. Bôi 3-4 ngày là lên da non.

*********************

HÀN THANH THỦY THANG

"Giận quá mất khôn"
 - Tục ngữ Việt Nam

Đã bao giờ bạn nóng giận chưa. Chí ít cũng vài.... chục lần. Do nhiều nguyên nhân, áp lực, stress....dẫn đến trạng thái này. Hậu quả của cơn nóng giận có lúc cũng nhẹ nhàng thôi, nhưng đôi khi cũng lớn chuyện đấy. Thiệt hại về vật chất và cả tinh thần.

"Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười chúm chím rằng anh giận gì...."
Hay:
"Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa mấy đời biết khê" - Ca dao Việt Nam

Đấy là liệu pháp xoa dịu khác quan. Còn chủ quan thì có bài sau đây:
Để hạn chế cơn nổi tam bành, bạn có thể dùng trị phương sau đây.
Khi cơn nóng giận nổi lên, tìm ngay một ly cối nước lạnh (nước đá càng tốt) và uống. Có thể uống 1 ly nữa, và sau đó hãy trở lại với vấn đề dang dở, bạn sẽ thấy tinh thần và thái độ tích cực hơn.

Cơ chế của cơ giận:  Do bức xúc, thần kinh trung ương sẽ chuyển xuống các bộ phận tim mạch, tiêu hoá, bài tíết....... các thông tin kích động. Thế là "ba máu, sáu cơn" nổi lên như vũ bão. Trạng thái cơ thể lại kích hoạt về trung ương thần kinh những tín hiệu bạo động, làm rối loạn. Các cơ quan "phát ngôn", "cử động" hoạt động hỗn loạn thế là đập bàn rầm rầm, "đĩa chén bát bay" la hét ầm ĩ, và sợ nhất là phát ngôn mất kiểm soát.

"Sảy chân thì đỡ bằng sào,
Sảy miệng thì đỡ.... làm sao bây giờ"
Tục ngữ, Ca dao VN

Khi các bộ phận tim mạch, tiêu hoá, bài tíết.... bị "kích hoạt", sẽ sinh nhiệt. Lúc đó lại dùng một thang "hàn thanh thủy" dập tắt lữa, các tín hiệu phản hồi về não bộ sẽ dịu dàng hơn. Và như theo mô tả như trên, sẽ tất yếu sẽ kiểm soát được cơn giận dữ.

******************

Thuốc trị tăng huyết áp - Rẻ tiền hiệu nghiệm:

Lấy rau ngót (bù ngót):  rửa sạch, để ráo - Vò hoặc giã nát, rồi vắt lấy 1 bát con nước cốt. Ban đêm đem phơi sương, có thể dùng tấm vải mùng thưa che miệng cho côn trùng không lọt vào. Buổi sáng khi thức dậy, vệ sinh răng miệng xong, uống bát nước đó. Điều trị từ 10-15 ngày một liệu trình, sau đó giữ chế độ ăn thường xưyên có rau ngót, rau cần.
Bài thuốc này không độc hại, dễ kiềm.

******************

Tác dụng của cây rau ngót:

Cây rau ngót hay còn gọi là cây bù ngót hay bồ ngót. Đây là loại cây có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt có lợi cho sức khoẻ của con người. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống hai năm trở lên.
Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc, ngày dùng 20-40g lá tươi, sắc uống. Rễ còn có rác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp, dùng 20-40g rễ tươi rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày. Nhân dân ta thường dùng rau ngót chữa sót nhau thai (cho các sản phụ sau đẻ). Lấy lá hoặc rễ tươi, rửa sạch, giã nát thêm ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước uống.

Ngoài ra, rau ngót còn chữa trẻ bị tưa lưỡi bằng cách giã nát lá rau ngót tươi sạch, vắt lấy nước hoà với mật ong thấm vào bông hoặc miếng gạc sạch chà lên lưỡi, lợi và vòm họng trẻ, chỉ hai lần là trẻ có thể bú lại được bình thường.

Chữa đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu:  lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

DS. Trần Đức

*****************

Bài thuốc chống và chữa say xe:

- Trước khi đi xa bằng ôtô, lấy 1 củ gừng to, rửa sạch, nướng sơ cho xém vỏ và chín thịt bìa ngoài. Giã nát vắt lấy nước ốt. Bỏ vô tủ lạnh. Trước khi lên xe khoảng 20-30 phút uống hết ly nước đó.
- Trước đó có thể nấu cháo đậu xanh nguyên vỏ, bỏ vô củ gừng đập dập nấu chín và ăn. Rồi uống nước gừng.
- Cất lấy 4 lát gừng KT cỡ 1cm2, buộc vào huyệt Nội quan và Ngoại Quan ở 2 cổ tay. Dùng băng keo cố định lại trong suốt chuyến đi. Có thể buộc thêm 1 lát nữa vào lỗ rốn càng tốt.
- Trong chuyến đi, cầm theo 1 miếng gừng thỉnh thoảng nhấm nháp 1 tý cho đỡ lợm giọng.

Bài này đã được Viện y học Thượng Hải TQ - nghiệm phương cho kết quả rất tốt. Giá trị của 1 củ gừng to bằng 1 viên thuốc chống say xe, nhưng ổn định lâu và không có tác dụng phụ.


*****************

Bài thuốc chữa mụn cóc:

Mụn cóc là một dạng nấm da, thường mọc trên mặt và tay chân. Tên gọi là cóc thì biết rồi, bề mặt sù sì màu sắc xấu xí. Mụn cóc thường hoạt động theo bầy đàn, nghĩa là có 1 mụn cái và vô số mụn con ăn theo ở lân cận. Thường mục cóc không gây đau ngứa, nhưng đôi khi gây bất tiện và mất thẩm mỹ. Nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ bị mục cóc rất khổ sở vì nó làm giảm dung nhan. Nhiều bài thuốc trị mục cóc mnhư đốt điện, chà vào quan tài người chết, chà rơm khô, cất bằng dao, bôi máu lươn.... nhưng thường thì không hết mà quá trình thực hiện hay gây đau đớn cũng như hơi rùng rợn.

Bài thuốc:  Dùng gừng già, giã dập chà xát mạnh vào mục cóc cái cho nó đỏ lên, sau đó thấm nước gừng lên bề mặt mụn cho dầy đặc, khi khô sẽ trở thành 1 lớp bột trắng. Những mụn cóc có ăn theo cũng chà luôn nhưng không cần kỹ như mụn cái. Một ngày làm 5-7 lần. Lần quan trọng nhất là trước khi đi ngủ. Làm liên tục 5-7 ngày tuỳ trường hợp có khi 3-4 ngày đã thấy hiệu quả. Mụn tróc vảy và bay nhanh, không gây đau đớn (chỉ hơi ngứa 1 tý không đáng kể) Sau đó không để lại sẹo. Khi mụn cái bay, các mụn con cũng bay theo.

Bài thuốc này sưu tầm từ tạp chí "Thuốc và Sức Khoẻ", được tôi thực nghiệm thành công ở 3 người - 1 cụ già 75 tuổi có 1 mụn cóc ở mặt to bằng đầu lớn đũa ăn cơm, nổi cao cả 5 - 7 ly.

Xin cám ơn vị bác sĩ (quên không nhớ tên) đã đăng phổ biến bài này trên tạp chí Thuốc và Sức Khoẻ.

Gừng còn rất nhiều tác dụng kỳ diệu, mà các bạn có thể tham khảo ở nhiều báo chí. Nói cả buổi chắc chưa hết. Ở đây chỉ giới thiệu 2 bài đã qua trải nghiệm. Ai có bài nào hay post tiếp nên. Có dịp tôi sẽ bàn thêm về gừng để cống hiến với bà con 1 vị thuốc quí, rẻ mà rất tiện lợi.

PS:  Bài này đơn giản mà tuyệt lắm, có thể nói tuyệt nhất trong hàng tá bài chữa mụn cóc vì thuốc dễ kiếm, rẻ và không phải chế biến cầu kỳ. Hiệu quả lại như mơ.

*****************

THUỐC ĐẢ TRẬT - TRỊ THƯƠNG

Võ sư Thanh Long truyền
Pleiku, ngày 17/8/1967

Viết bài này để cống hiến quí độc giả một phương pháp chữa trị té, sưng bầm trặc trẹo. Các nhà thể thao hay đồng bào nên lưu tâm đến, để trị cho mình, gia đình và giúp người khi hữu sự.

Về chứng sưng, trặc trẹo trong nghề võ lâu nay đã chữa trị đều có kết quả. Nhưng phải chia làm hai loại, loại bệnh sưng trặc trẹo nhẹ, ví dụ:  bị té, sưng bầm đỏ ở đầu, ngực, chân tay… là bệnh nhẹ còn té trật mắt cá, bong gân cổ tay, vai, đầu gối cũng là bệnh nhẹ.

Loại bệnh nặng:  Ví dụ:  bệnh nhân bị đánh, đá gãy sườn, chém đứt thịt lòi gân. Hoặc té, xe cán gãy xương bể đầu là thuộc bệnh nặng.

Vì phương pháp này khỏi cần phải học lâu và chuyên môn. Thông thường ai lanh trí là làm được ngay. Còn loại bệnh nặng tôi nêu ở trên. Nếu gặp bệnh nặng thì quí vị nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện nhờ Bác sĩ băng bột cho thuốc. Hay đến nhờ thầy thuốc trặc trẹo chuyên môn trị liệu tiện lợi hơn.

Theo phương pháp chữa trị bệnh nặng phải có thuốc tán hoàn sẵn. Nhiều thuốc uống đắng, sẵn các đồ nghề như kim chạc, kim may đăng ốp để cột xương lại. Cần mằn sắp gân xương cho liền mới chữa được. Thầy chữa chuyên môn phải học và thực tập kinh nghiệm khá lâu mới chữa bệnh nhân được.

Thầy chữa chuyên môn phải học và thực tập kinh nghiệm khá lâu mới chữa lành bệnh nhân được.

Bởi vậy tôi không ghi chép ra mục này làm gì. Sợ càng thêm rối trí cho độc giả nữa là khác.

Dưới đây là cách chữa bịnh nhẹ, các phương pháp và thuốc trị rất đơn giản và ít tốn kém. Chỉ toa thuốc bắc phải đến tiệm bổ về ngâm sẵn để dành, khi gặp bệnh thoa vào chỗ đau hơ lửa là hết bệnh.

Môn ngoại khóa cấp cứu tuy bình dân nhưng hay lắm. Hằng ngày tôi vẫn chữa phương này. Nhất là ở thôn quê xa thuốc, không thầy nên phải dùng nó mà chữa vậy. Ít tốn mà lại hay. Xin các nhà khoa học đừng chê môn thuốc quí giá tầm thường gia truyền này. Bệnh té bầm, trặc trẹo nhẹ có hai phần:

- Phần 1:  bầm sưng ở đầu mặt tay chỉ là chỗ thường chỉ thoa xức ngoài da là hết ngay. Khỏi cần uống bên trong.

CẤP CỨU PHẤN I:  Gặp bệnh nhân bị đánh té, sưng trặc các nơi tôi kể trên thì người chữa phải bình tĩnh xem kỹ nhiều hay ít. Nếu trật mắt cá, cổ tay, ngón tay… nhận định kỹ lật sấp hay ngữa. Xem kỹ người chữa dạn tay nắm lắc đưa cái xương hay bàn chân lại vài ba cái cho y như cũ. Bệnh nhân phải ráng chịu đau mới được. Nếu để quá hai, ba ngày đau lắm và sau bị tật. Còn gặp cổ tay ngón tay cũng vậy. Phải nấn mằn sửa bóp giựt lại như thường là được nhưng lại sưng to lên. Phải kiếm các món dưới đây để cấp cứu trước. Rồi phết thuốc sau.

PHƯƠNG THUỐC:  Nước tiểu nửa ly, Giấm chua nửa ly, Muối hột sống một nắm to, Gừng sống hai củ giã thật nát, Tóc một bụm to đốt cháy ra. Trộn chung năm món lại, bắc chén lên lò lửa đổ thuốc vào xào sôi. Lấy tay chấm thoa vào chỗ sưng hay chỗ trặc. Để gác lên lò lửa mà hơ, cứ khô thoa lên nữa. Hơ nóng chừng hai mươi phút rồi nghỉ. Hơ thoa vài ba lần. Rồi múc thẩu thuốc đã ngâm sẵn đem ra hơ thoa lên chỗ đau. Cứ ngày đêm 3 lần- sáng, trưa, tối. Mỗi lần độ 20 phút thôi. Nhẹ 3 ngày. Nặng 7 ngày hay 10 ngày là hết sưng.

Toa thuốc dầm rượu chép đoạn sau.

- Phần 2:  Bị té trúng sưng bầm nặng gặp phải các chỗ nghiệt như ngực, lưng, sườn, bụng. Bên ngoài hơ thoa, trong phải uống trừ căn. Nếu không về sau tiết trời trở là đau lắm. Cũng gọi là cấp cứu phương. Nếu gặp bệnh nhân té đụng vào các huyệt kể trên hay là chết giấc, người cứu phải bình tĩnh đừng sợ hãi la ó mà quên hết rối trí. Đầu tiên mở dây lưng quần ra để bệnh nhân nằm ngửa thẳng.

PHƯƠNG THUỐC:  Một bát nước tiểu con nít thật trong dưới 12 tuổi. Tiệm thuốc Bắc gọi là Nhơn trung bạch. Cho uống vào 5 phút là tỉnh ngay. Hoặc một bát nước lạnh, một nhúm muối, đường cát bỏ vừa ngọt, một trái chanh vắt trộn vào cho uống. Cách nửa giờ cho uống một lần nữa. Nếu chết ngất thì bên ngoài kiếm hai trái Tạo giác (bồ kết) đốt cháy trộn thêm các vị sau đây:  Tế tân 2 chỉ, Tạo giác 2 chỉ đốt, Bạc hà 2 chỉ, Bán hạ 1 chỉ tán nhỏ thổi vào lỗ mũi vài lần là tỉnh dậy ngay. Nếu gấp 1 vị Tạo giác cũng được vậy.

Cấp cứu phương, xông bên ngoài chỗ sưng cũng làm y toa thuốc Nam như trước thoa và hơ lửa. Rồi thoa thuốc dầm rượu nữa. Ngày mai kiếm cua đồng, nam 7 con nữ 9 con. Đem về giã nhỏ với một củ gừng một bát nước lạnh một nhúm muối, lược ra bát, cho ly nhỏ rượu trắng trộn vào uống. Lá ngũ trảo hai nắm giã chung với gừng trộn nước tiểu, xào mà đắp cũng khỏi. Còn xác cua và gừng quấn vào miếng vải sạch hơ lửa nóng chà xát ngay chỗ đau chừng 20 phút. Cứ 1 ngày chà xát cua hai lần dù bệnh sưng cách nào cũng hết. Bên trong uống tiếp bốn ngày liền. Mỗi ngày một bát nước Cua. Về sau không trở bệnh nữa.

“Thần hiệu phương”, còn nếu bệnh nhân đã té sưng tức quá 10 ngày sắp lên thì phải hốt thuốc võ riêng để uống bên trong mới hết và sau khỏi đau. Nếu ai trúng mà lơ là thuốc về lớn tuổi đau lắm, nhất là khi yếu hay trở trời.

Phương thuốc đơn sơ ít tốn tiền mà hay, xin quí vị đừng khinh mà coi thường. Hãy dùng thử kinh nghiệm, rồi để cứu người làm phước.

Toa thuốc tôi chép ngâm rượu thoa ngoài da. Sưng bầm hay trặc trẹo nhẹ. Hay đá banh tập tành mỏi tay chân. Thoa vào hơ lửa là hết.

Phương thuốc này phải hốt sẵn ngâm vào thẩu để ở trong nhà khi gặp bệnh mà dùng.

Toa thuốc này cấm uống.

Viết chữ Nho hay chữ quốc ngữ cũng được đem toa đến tiệm thuốc Bắc hốt về đổ vào thẩu ngâm rượu.

TOA THUỐC

Sanh mã tiền 1 lượng giã nhỏ- thạch tín 5 chỉ- thiên niên kiện 5 chỉ- Đình hương 4 chỉ- Nhục quế 3 chỉ- Chơn huyết kiệt 5 chỉ- Long não 5 chỉ- Thanh bì 4 chỉ - Lư hội 5 chỉ - Xuyên đại hoàng 5 chỉ - Xuyên tam thất 4 chỉ. Đem về kiếm thêm 2 củ Gừng sống giã nhỏ - một bụm tóc (đốt ra than) – cứt sắt lò rèn 2 nắm (nếu không có cũng được). Đổ chung thang thuốc Bắc vào thẩu. Thêm một ly nước tiểu, một nắm Muối sống, một ly dấm chua. Ngâm trên 20 ngày, lâu càng tốt. Lúc có bệnh rót ra chén phết vào chỗ sưng mà hơ lửa đến khi nào hết sưng, còn thì cất lúc khác mà dùng.

Toa này chỉ thoa xức ngoài bì phu. Không được uống (kỵ thực). Ai có lòng nhân đạo nên dầm sẵn để dành làm phước khi hữu sự.


Nói thêm:

 1 - Sanh mã tiền:  Hạt mã tiền sống - rất độc, lưu ý khi giã phải dùng dụng cụ riêng, sau đó không nên cất đi sử dụng vào đựng thực phẩm.
 2 - Thạch tín:  Thuốc độc bảng A.
 3 - Thiên niên kiện:  Vị thuốc bắc.
 4 - Đinh hương:  (Đinh chứ không phải đình)- vị thuốc bác.
 5 - Nhục quế:  Vò cây quế.
 6 - Chơn huyết kiệt:  Huyết kiệt vị thuốc Bác.
 7 - Long não:  Vị thuốc bắc.
 8 - Thanh bì:  Vò quýt xanh phơi khô.
 9 - Lư hội:  Vị thuốc bắc (không phải là lô hội là cây nha đam).
 10 - Xuyên Đại hoàng:  Vị Đại hoàng để sống.
 11- Xuyên tam thất:  Củ tam thất để sống. Khi dùng giã nát ra vì thân củ rất cứng.

Tất cả đều có bán tại nhà thuốc bắc. Khi mua Thạch tín, Mã tiền phải nói rõ họ mới bán. Các thứ độc để riêng ra. Đủ dùng - không mua nhiều để tàng trữ trong nhà.


*****************

Biếng ăn, mất ngủ tại người cao tuổi rất nhiều mà thuốc cho các cụ cao tuổi khó khăn tại các trung tâm người già không nơi nương tựa:

Bởi vì mỗi người một tạng - thể trạng khác nhau - Cái ốm cái đau - có đâu giống cả. Cách dùng thuốc bổ cho người già theo Đông y phải dùng phép dẫn dụ từ từ. Đầu tiên là phải bổ tì vị (cho khỏe đường tiêu hóa, lấy sức để chuyển hóa thuốc bổ) sau mới dùng đến thuốc bỗ, nếu không các cụ cho ra.... cửa sau hết còn nguy to.
Phần nữa, thuốc đến cơ sở người ta có quyền nghi ngờ và thận trọng với thuốc của lang băm chúng ta. Rồi còn nhiều vấn đề về nguyên tắc này khác:  Nhỡ có cụ xảy ra chuyện gì thì sao? ...vv... vv...
Cho nên:
1 - Mua ngay thuốc bổ Vitamin tổng hợp dạng viên sủi biếu các cụ, cho nó cơ sở pháp lý.
2 - Mua hạt sen, đường gửi nhà bếp một tuần nấu chè cho các cụ ăn vài bữa. Vì:

HẠT SEN...

Công dụng chữa bệnh của hạt sen:

Không chỉ là món ăn ngon, bổ, hạt sen còn là vị thuốc quý trong Đông y. Xin giới thiệu bài thuốc đơn giản từ hạt sen.
Theo tài liệu cổ thì hạt sen (liên nhục) vị ngọt, sáp (làm cho chặt lại, kín lại), tính bình (không nóng, không lạnh), có tác dụng chữa di tinh, mộng tinh, ỉa chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước.
Hạt sen là vị thuốc bổ dưỡng có tác dụng kích thích ăn ngon, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, dưỡng thần, tăng khí huyết cả 12 kinh mạch, giúp ngủ ngon, chóng phục hồi sức khỏe.
Liều dùng 6-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Chữa mất ngủ:
Hằng ngày nấu chè hạt sen ăn vào buổi chiều hoặc tối, có hạt sen tươi càng tốt.

Lương y Vương Thừa Ân - Văn hóa nghệ thuật ăn uống

*****************

Hạt sen & ngó sen:  dinh dưỡng, chữa bệnh;

Sen:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng, Nhụy vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn." (Ca dao) Sen là một loài hoa đẹp cả hương lẫn sắc. Từ bao đời nay, những đầm Sen sắc trắng, đỏ hồng chen lẫn những chiếc lá tròn to, xanh thẫm đã đi vào trong thơ ca, hội họa và trong tâm trí mỗi con người Việt Nam. Hè đến, Sen đua mình khoe sắc, toả hương. Thu sang, Sen ẩn mình, để lại trên mặt đầm những gương Sen xanh đậm chứa đầy hạt và dưới gốc cây trong lớp bùn dưới đáy nước là những ngó Sen trắng đục. Hạt Sen và ngó Sen không chỉ là nguồn thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày của con người mà chúng còn là những vị thuốc quý trong Đông y.

Hạt Sen - Thức ăn ngon, vị thuốc quý:

Trong 100g hạt Sen tươi có 9,5g protit, 30g gluxit, cung cấp cho cơ thể được 162 calo. Ngoài ra còn có các vitamin:  Caroten, Vitamin B1 (0,17mg%), Vitamin B2 (0,09mg%), Vitamin PP (1,7mg%), Vitamin C (17mg%)…
Trong 100g hạt Sen khô có 20g protit, 2,4g lipit, 58g gluxit, cung cấp cho cơ thể 342 calo, và một số muối khoáng quan trọng (canxi 89mg%, photpho 285mg%, sắt 6,4mg%…).
Hạt Sen là nguồn thực phẩm dùng để chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao như:  Chè Sen, Mứt Sen, Chè hạt Sen Long nhãn,…
Ngoài giá trị dinh dưỡng, hạt Sen còn là một vị thuốc quý với tên “Liên tử”, được Đông y dùng chủ yếu làm thuốc bồi dưỡng cơ thể và chữa các bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược. Liều dùng mỗi ngày 20 - 30g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trong thực tế, hạt Sen còn được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc trong các đơn thuốc bồi dưỡng cơ thể thường dùng. Ngoài ra, trong nhiều sách thuốc cổ còn nói đến tác dụng chữa lỵ của hạt Sen (hạt Sen để nguyên cả vỏ sắc uống ngày 10 - 12g). Hải Thượng Lãn Ông cũng nói đến tác dụng này trong sách Lĩnh Nam bản thảo.
Giữa hạt Sen có một mầm xanh. Khi ăn hạt Sen, ta phải lấy hết mầm xanh này ra vì mầm có vị đắng, ăn phải sẽ mất ngon. Nhưng chính mầm xanh này lại là một vị thuốc hay với tên gọi “Liên tâm”, có tác dụng thanh nhiệt, an thần, hạ huyết áp. Dân gian dùng Liên tâm để chữa mất ngủ, liều dùng mỗi ngày 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc hoặc pha lấy nước uống như pha trà.
Các món ăn chế biến từ hạt Sen có nhiều nhưng phổ biến nhất vẫn là chè Sen - một món ăn ngon đồng thời là một bài thuốc bổ có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và an thần, giúp giấc ngủ ngon hơn.


Ngó sen:

Cũng là một thức ăn đồng thời là vị thuốc thông dụng mang tên “Liên ngẫu”. Trong ngó Sen có đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C, arginin, tyrosin… Nhân dân ta vẫn lấy ngó Sen ăn sống hoặc luộc ăn để ngủ ngon giấc. Các nhà Y học và Dinh dưỡng học thời xưa đều cho rằng ngó Sen có tác dụng bổ trung khai vị, thích hợp với những người cơ thể suy nhược như vừa ốm khỏi hoặc mới sinh đẻ và đã chế biến ra nhiều món ăn, chủ yếu là cháo ngó Sen để bồi dưỡng sức khoẻ. Có nhiều cách nấu cháo ngó Sen, đơn giản nhất là lấy ngó Sen già còn tươi, rửa sạch, thái nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, cho đường kính trắng vào ăn.
Tác dụng chữa bệnh của ngó Sen đã được nhiều sách thuốc cổ nói đến. Theo Hải Thượng Lãn Ông:  ngó Sen vị ngọt, mát, tính hàn, kiêm tả bổ, có tác dụng cầm huyết, thanh nhiệt, trừ phiền, giã rượu. Ngó sen để sống:  tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, làm hết nôn, giải khát, giã rượu, chữa các chứng xuất huyết do nhiệt. Ngó Sen chín:  tính ôn, vị ngọt có tác dụng kiện tỳ, khai vị, chỉ khái, dưỡng huyết, sinh cơ, chữa vết thương lở loét lâu ngày không kín miệng… Những người yếu tỳ vị, người cao tuổi ăn ngó Sen chín rất tốt.
Ngó Sen còn được dùng để chữa một số bệnh sau:
- Chữa xuất huyết:  Lấy 10 ngó Sen, giã nát lấy nước, thêm ít đường đỏ, đun lên uống ngày hai lần sáng và tối. Bài thuốc này dùng chữa các chứng xuất huyết thông thường như chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu… có tác dụng tốt, thường chỉ dùng mươi hôm bệnh sẽ hết.
Trường hợp xuất huyết đường tiêu hoá có thể lấy nước ngó Sen và nước ép Củ cải, mỗi thứ 20ml, trộn đều uống ngày hai lần, liên tục trong nhiều ngày.
Cũng có thể chế thành Cao lỏng ngó Sen với đường và Mật ong uống dần. Cách làm như sau:  Lấy 1500g ngó Sen tươi, thái thành sợi nhỏ, cho vào túi vải xô sạch vắt kiệt lấy nước. Cho nước ngó Sen vào nồi, hoà thêm 200g đường đỏ, đun to lửa cho sôi rồi chuyển sang đun nhỏ lửa thành cao, cho thêm ít Mật ong, bắc ra để nguội, đổ vào chai hoặc lọ dùng dần. Uống mỗi lần một thìa canh (15ml) với nước đun sôi để ấm, ngày ba lần theo bữa ăn.
- Chữa nôn:  Lấy 30g ngó Sen sống, 3g Gừng sống, giã nát cả hai thứ vắt lấy nước, chia làm hai lần uống trong ngày.

HƯƠNG LIÊN - CTQ

Hải Thượng Lãn Ông đã viết về cây sen như sau:  “Cây mọc từ dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, đượm khí thơm trong lành của trời đất, nên củ, lá, hoa, tua, vỏ quả, ruột đều là thuốc hay”.
Toàn cây sen Có đến 9 vị thuốc: Ngó - củ - thân - lá - cánh hoa - nhị hoa - vỏ quả (hạt) - hạt - Tâm (tim sen).
Dưới nước có Sen. Trên bờ có Dâu (tang đố mộc đấy) toàn cây cũng có nhiều vị thuốc:  Rễ - cành (tang chi) - vỏ thân cạo bỏ lớp màu xanh bên ngoài (tang bạch bì) - lá (tang diệp) - quả (tang thầm) - con sâu trong thân - tầm gửi (tang ký sinh) - tổ bọ ngựa trên thân cây (tang phiêu tiêu).

Hạt Sen là loại thực phẩn:  Ngon - bổ - (không rẻ lắm) - lành tính, lại có tác dụng chữa bệnh - "Dược thiện".
Đây là loại thực phẩm tốt, dễ tìm kiếm. Hạt nấu chè, các cụ dùng rất dễ và... thanh tao.

*****************

Chữa đầy bụng trong ngày Tết:
Bài thuốc này không áp dụng cho quí Sư huynh ăn chay. Vì ăn chay thì quá yên tâm rồi:  D

* Bài thuốc:
 - Vỏ quýt:  1-2 cái
 - Lá tía tô:  1 nắm
 - Củ riềng (Alpinia Galanga):  1 củ bằng ngón chân cái.
(Củ riềng:  Riềng, Riềng thuốc, Cao lương khương, Tiểu lương khương, Phong khương, Tên khoa học:  Alpinia Galanga, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae. Tên tiếng trung: 高良姜 (Cao lương khương), Another one is: Alpinia officinarum hance).
Ai ăn sống được thì tốt. Còn không đem thái vụn, cho vào đun sối lấy nước uống.

* Lưu ý:  Đun củ riềng trước 10 phút, vỏ quýt và lá tía tô có tinh dầu cho vào sau, chỉ cho vào đun sôi 1- 2 phút là bắc ra ngay.

* Chữa:  Các chứng đầy bụng ậm ạch, ăn không tiêu, đi cầu (chưa đến mức tào tháo đuổi) do ăn uống quá mức hay không
điều độ sinh ra.

Vị thuốc rất dễ kiếm, rẻ - an toàn và hiệu nghiệm. Trường hợp người bị "Tào tháo đuổi", ngoài việc uống thuốc cầm, cứ sắc bài này lấy nước uống bổ sung cũng tốt. Khi đo thì phải đun các vị cho kỹ một chút.

*****************

Tâm lý liệu pháp chữa hóc xương:

Người chữa là người không hóc:

- Xoay mâm cơm đi 180 độ - Cái này mà ngồi nhà hàng thì thua. Hoặc 2 thằng lịch kịch khênh bàn, quay vòng vòng.:
- Dùng cây đũa cả (đũa to chuyên dùng vào việc xới cơm) dựng ngược trên đỉnh đầu. Mồm lẩm bẩm:  Gần thì ra, xa thì vào. Thời giờ dùng muỗng xúc cơm không biết có linh không. Nhưng kẹt quá thử xem, bạn sẽ biết ngay mà:
- Dùng tay vỗ thẳng vào đỉnh đầu người bị hóc (vị trí huyệt bách hội) - không chết được đâu mà sợ mặc dù đây là một huyệt hiểm. Nam 7 cái - Nữ 9 cái. Mồm cũng lầm bầm:  Gần ra - xa vào.

*****************


Tôi có đọc 1 bài về Chữa hóc xương bằng ngoại cảm. Xin post để mọi người cùng tham khảo:
Bị hóc xương gà, anh Chung, ở xóm 8, xã Nhân Thành, (Yên Thành, Nghệ An) gọi điện thoại cho cụ Nhâm nhờ chữa. Cụ bảo ngay “dập máy đi, lo mà làm ăn” rồi cúp máy luôn. Anh Chung bỗng thấy cơm trong bụng dồn lên trào ra cùng chiếc xương.
Về đến huyện Yên Thành hỏi thăm nhà ông Nhâm (Bính) chữa hóc xương, hầu như người dân ai cũng biết. Người thì bảo đó là thầy chữa hóc xương, kẻ thì nói ông có khả năng ngoại cảm… Họ đều ca ngợi ông với một tấm lòng khâm phục, biết ơn và kính trọng.
Cũng chẳng khó khăn gì, chúng tôi đã tìm về nhà ông ở xóm Bắc Sơn xã Nhân Thành, cách tỉnh lộ 538 khoảng 20km về phía Nam. Nhà ông nằm ở giữa xóm, mái ngói đơn sơ, mang dáng dấp của một ngôi nhà cổ đã lâu đời. Ông Nhâm mái tóc bạc phơ, khuôn mặt phúc hậu, chất phác đang ngồi uống chè xanh với một ông lão hàng xóm.
Khi biết ý định của chúng tôi, ông xởi lởi rót nước mời rồi điềm đạm:  “Tui năm nay đã 88 tuổi, cũng gần đất xa trời, rồi còn giúp được gì cho mọi người thì giúp”.
Ông Đoàn Văn Nhâm xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Những năm chống Pháp, ông cũng tham gia đi dân công 2 năm rồi về quê lấy vợ, sinh con. Hiện tại, ông Nhâm có 8 người con đã trưởng thành. Các con của ông người đi công tác xa, người lấy vợ lấy chồng ra ở riêng. Ông sống với người con út và mấy đứa cháu.
Mặc dù đã cao tuổi nhưng trông ông vẫn còn khỏe, da dẻ đỏ đắn, nói năng rất minh mẫn. Chúng tôi hỏi ông biết chữa hóc xương từ khi nào? Ông cho biết:  “Khi cha tui gần mất, ông đã truyền nghề cho tui, khoảng ba chục năm rồi. Nghề ni chỉ lúc sắp chết mới truyền lại được!”. Về nguồn gốc xuất phát của chữa bệnh hóc, ông chỉ nói vậy.
Chúng tôi tìm hiểu qua các cụ già cao tuổi ở trong làng thì được cụ Đoàn Trung kể rằng:  “Trước đây, ông nội ông Nhâm làm nghề lái đò trên sông Hàn. Vào một đêm khuya khoắt, bỗng có tiếng gọi đò. Ông chạy ra thì thấy một người đàn bà bế trên tay một đứa bé xin được qua sông. Ông đã đưa mẹ con người đàn bà đó qua sông mà không lấy tiền. Cảm kích trước cử chỉ ấy, người đàn bà đó đã truyền cho ông về cách chữa hóc xương.
Hiện nay, nghề này truyền đến ông Nhâm là đời thứ ba. Thực hư của câu chuyện đó như thế nào không biết được, chúng tôi chỉ nghe kể lại, nhưng 3 đời nhà ông Nhâm chữa hóc xương giỏi mà không hề lấy của ai một xu là chuyện hoàn toàn có thật”.
- Cụ chữa hóc xương bằng cách nào? - Chúng tôi hỏi ông Nhâm.
- Đó là bí quyết gia truyền, tui không tiết lộ được - Ông Nhâm trả lời.
- Chúng tôi nghe nói, cụ không dùng tay tác động vào bệnh nhân, cũng không dùng bất cứ loại thuốc nào mà chỉ dùng lời nói trực tiếp hoặc qua điện thoại mà chữa khỏi hóc xương, có đúng như vậy không?
- Đúng! Có thể anh không tin nhưng đó là sự thật. Tui cũng không lý giải được việc mình làm. Nhưng, có một sức hút hay sức mạnh gì đó tác động vào tui. Những người hóc xương còn thở được đem đến tui là khỏi ngay. Hơn ba chục năm hành nghề, tui chữa khỏi hết, chưa bó tay một trường hợp mô cả.
- Cụ đã chữa cho bao nhiêu người rồi?
- Nhiều lắm, tui không nhớ hết.
Anh Đoàn Đô, người con út của ông Nhâm, tâm sự:  “Cha tui chữa khỏi cho hàng trăm người ở trong huyện và các huyện lân cận như Nghi Lộc, Đô Lương, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu. Có những ca hóc nặng sắp chết như ông Văn Sơn ở chợ Bộng, Viên Thành, vừa cáng đến sân, cha tui chỉ nói vài câu là chiếc xương gà trong cổ ông Sơn trào ra. Được cái cha tui chữa bệnh không bao giờ lấy tiền, kể cả những thời cơm không có mà ăn, phải ăn khoai, ăn sắn cha tui cũng từ chối”.
Chúng tôi đang nói chuyện thì một người đàn ông trung tuổi dẫn theo một cậu bé xuất hiện trước sân với khuôn mặt hốt hoảng:  “Ông ơi, giúp cháu! Cháu nó bị hóc xương lợn!”. Chúng tôi thấy ông Nhâm đứng dậy vừa đi vào nhà trong vừa nói:  “Để tau vô lấy con dao!”.
Chờ một chút không thấy ông, thì ra ông đã lên gường nằm. Người đàn ông sốt ruột nhìn đứa con mặt nhăn nhó vì đau:  “Ông ơi, cháu nó đau lắm”. “Về đi! Nhớ đi thẳng về nhà” - ông ở trong nói vọng ra.
Hình như người đàn ông đó đã biết được cách chữa của ông nên dẫn con về. Vừa bước ra khỏi sân đứa bé ôm lấy cổ ọe và nó kêu lên:  “Cha ơi xương ra rồi!”. Anh kia dắt con trở vô cảm ơn rối rít.
Chúng tôi lại hỏi han thì anh cho biết:  “Tui là Trần Hòa! Cháu đây là Trần Huệ, con trai tui, hiện nay đang học lớp 5A Trường Tiểu học Nhân Thành. Cháu nó gặm chân giò không may bị hóc. May có ông Nhâm không thì phải đưa đi viện”. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến cách chữa hóc lạ lùng này.
Đi tìm nhân chứng
Để có chứng cứ làm cơ sở cho bài viết này, chúng tôi đã đi hầu hết các làng xóm ở xã Nhân Thành và một số địa phương khác với mong muốn có một phản ánh chân thực về khả năng chữa hóc xương của ông Đoàn Văn Nhâm.
Người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là anh Nguyễn Đình Chung, ở xóm 8, xã Nhân Thành, làm nghề thợ nề.
Anh Chung tâm sự:  “Cách đây 2 năm, tui làm ở Vinh, lúc ngồi nhậu với bạn bè chẳng may hóc chiếc xương gà. Tui làm đủ trò không được, chiếc xương cứ chắn ngang họng đau điếng. Tui xuống Bệnh viện Ba Lan, nhưng chờ lâu quübr />?. Khi đó mới sực nhớ tới cụ Nhâm, tui điện hỏi Tổng đài 108 về số điện thoại.
Biết được số tui bấm gọi. Vừa gặp, cụ đã bảo dập máy đi, lo mà làm ăn. Cụ cúp máy luôn. Tui bực mình vừa bỏ máy xuống thì cơm trong bụng dồn lên trào ra không kìm được. Chiếc xương cũng trào ra luôn. Khi đó tui mới phục cụ sát đất.
Thằng bạn tui sống ở Mỹ bị hóc xương, điện thoại về cho cụ cũng khỏi trong vòng vài ba phút. Sau này, tui về đến tạ ơn nhưng đưa tiền cụ không lấy, cụ còn mắng cho, cụ chỉ nhận miếng trầu hay chai rượu thôi!”.
Cháu Trần Huệ và anh Trần Xuân Lập, người được cụ Nhâm chữa hóc xương.
Trường hợp cháu Phan Anh Tiến Quý, học lớp 6D, Trường THCS Nhân Thành, vừa mới tháng trước hóc xương cá cũng được ông Nhâm chữa khỏi.
Mẹ cháu là chị Phan Thị Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Thành cho biết:  “Cháu nó hóc xương cá, cổ sưng tấy đau lắm. Tôi đưa cháu đến cụ Nhâm. Cụ cười, khen cháu đẹp trai, bảo về học cho giỏi, hai mẹ con về đi, nhớ đi thẳng không được dừng lại hay vô nhà ai. Cháu nó vừa bước xuống thềm thì xương đã trôi xuống bụng”…
Anh Trần Xuân Lập, sinh viên năm cuối Học viện Tài chính Hà Nội cho biết:  “5 năm về trước tôi bị hóc xương cũng được cụ Nhâm chữa khỏi bằng cách gọi điện thoại. Tôi cũng không thể hiểu tại sao chữa bằng cách ấy mà lại khỏi? Không có cơ sở khoa học gì cả! Nhưng rồi tôi lại nghĩ, khả năng của con người là vô tận”.
Ông Phan Thanh, Chủ tịch UBND xã Nhân Thành, khẳng định:  “Cách chữa hóc của cụ Nhâm đúng là lạ, nhưng cụ đã chữa khỏi cho rất nhiều người rồi, điều đó là sự thật chứ không phải tin đồn nhảm nhí! Cụ là người nhân từ, đức độ, cả xã này ai cũng biết!”.
Còn nhiều, rất nhiều người đã được ông Nhâm chữa khỏi nhưng với khuôn khổ của bài viết này chúng tôi không tiện nêu lên. Chúng tôi xin được ghi lại những gì mắt thấy tai nghe về khả năng chữa hóc xương của lão nông Đoàn Văn Nhâm.
Phương pháp chữa hóc của ông hiện nay mọi người đều cho đó là ngoại cảm. Nhưng để phân tích chính xác thì chỉ có các nhà khoa học vào cuộc mới trả lời được.
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của ông Nhâm để độc giả có thể liên hệ:  Đoàn Văn Nhâm, xóm Bắc Sơn, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. ĐT:  038.3631.809
Tiến Dũng - Lệ Thúy (cand)
Nguồn:  [url]http://haian82.wordpress.com/2007/04/17/ch%e1%bb%afa-hoc-x%c6%b0%c6%a1ng-b%e1%ba%b1ng-ngo%e1%ba%a1i-c%e1%ba%a3m/[/url]

*****************

Phương Tâm Dược:

Xuất xứ:  Bài thuốc của Hòa thượng Vô tế đại sư, đời nhà Minh bên Trung Quốc. Lưu lại ở Hoa Đình Tự, TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam - TQ.
Đây là phương thuốc rất hay để bảo vệ thân tâm an lạc, tiêu trừ phiền não nội tâm, hài hòa quan hệ giao tế, giúp cuộc sống thực tại có ý nghĩa hơn.
Đại sư từng nói:  "Phàm muốn tề gia, trị quốc, học đạo tu thân trước hết hãy uống thuốc hay 10 vị của ta mới có thể thành công".

Phương thuốc:
- Ruột tốt:  3 bộ
- Lòng từ bi:  1 miếng.
- Ôn hòa:  1/2 luợng
- Đạo lý:  3 phần
- Tính hành:  phải nhiều
- Trung thực:  1 miếng
- Hiếu thuận:  10 phần
- Âm trắc dùng hết
- Thực 1 cái
- Phương tiện ít nhiều chẳng sao.
Tất cả dùng nồi khoan tâm (rộng lòng) mà sao, không nên gấp không nên vội. Bỏ đi 3 phân hỏa tính. Rồi nghiền nát trong bồn bình đẳng. Lấy tam tư làm mạt vụn, rồi lấy 6 Ba La Mật viên thành hoàn, lớn bằng hạt Bồ Đề. Mỗi ngày uống 3 lần, thời gian bất kể, dùng thang hòa khí mà uống.
Nếu cứ đúng như vậy thì vô bệnh chẳng sai.

Thiết kỵ:  (kiêng kỵ) Nói hay mà làm bậy. Lợi mình mà hại người, như tên bắn lén như mưu độc trong lòng, như dao trong nụ cười, như rắn 2 đầu, làm cho đất bằng dậy sóng. Bảy điều trên phải nhanh chóng răn mình.

Kệ nói:
Thử phương tuyệt diệu hợp thiên ky,
Bất dụng lô sư Biển thước y,
Phổ khuyến thiện nam tịnh tín nữ,
Cấp tu đối trị mạc hồ nghi.

*****************

Chữa bạc và rụng tóc bằng Đông dược:
Tim lợn 1 quả bổ đôi, nhồi vào bên trong 10 g bách tử nhân đã tán vụn, cho vào lồng hấp chín rồi đem ra ăn. Món ăn bài thuốc này có thể chữa chứng rụng và bạc tóc sớm.

Sau đây là vài bài thuốc khác:

- Câu kỷ tử 15 g, gạo nếp 50 g (hoặc vừng đen 20 g). Câu kỷ tử sắc lấy nước đặc, cho gạo nếp vào nấu cháo ăn hằng ngày. Cũng có thể lấy hà thủ ô 30 g sao vàng, sắc lấy nước đặc cho 30 g gạo nếp nấu thành cháo, cho thêm đường phèn vừa đủ, ăn hàng ngày.

- Dâu ta rửa sạch, ép lấy nước, cho vào nồi đất hoặc nồi sành cô đặc thành cao, cho đường đỏ và đường phèn hai thứ bằng nhau, mỗi ngày uống một thìa canh với nước nóng.

- Vừng đen, lạc, hạnh đào, đậu tương lượng bằng nhau, sao riêng cho thơm, chín rồi tán vụn, trộn đều. Mỗi tối uống một thìa canh với sữa bò, sữa đậu nành hoặc nước nóng trước khi đi ngủ. Người đang bị tiêu chảy không được dùng loại này.

- Long nhãn 50 g, mộc nhĩ đen 3 g, đường phèn vừa đủ, cho nước vào đun sôi kỹ rồi uống.

Sức Khỏe & Đời Sống (theo Ǎn uống và Sức khỏe - TQ)

*****************


Trị bệnh GAI CỘT SỐNG bằng NGẢI CỨU:

NGẢI CỨU (Artemisia vulgaris L., commonly known as mugwort, belongs to family Compositae, and is native to Europe, Asia, and northern Africa),

Nội dung bài thuốc và cách trị như sau:

- Nguyên liệu:  Ngải cứu. Dấm nuôi. Một mảnh vải thưa, mỏng, mềm bằng sợi cotton
 (Dùng khăn vải mùng (khăn sô) có bán ngoài các chợ (NV).

- Cách chế biến:  * Ngải cứu rửa sạch để ráo, thái (sắt) nhỏ, giã nát.
 không nhất thiết phải thái nhỏ trước khi giã, vì Ngải cứu cũng dễ nát (NV).

 * Dấm nuôi đun thật nóng.
Nên đun bằng đồ sành sứ tốt hơn đồ kim loại (NV)

- Cách điều trị:  Buổi tối, trước khi đi ngủ, để người bệnh nằm dài, lưng trần. Dùng mảnh vải, gói một nhúm lá ngải giã nát nhúng vào dấm nuôi đã đun nóng cho thấm ướt, rồi xoa túm thuốc đó theo dọc xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, thuốc được hâm nóng thường xuyên.

- Thời gian điều trị:  Ít nhất là một tháng. Nên kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng.

Tuy đơn giản, nhưng khó thực hiện vì phải duy trì độ nóng cho thuốc.

Để duy trì độ nóng của thuốc liên tục và tiện lợi không phải đun nấu lách cách, bạn có thể đun thuốc xong rồi đổ vào cái bình thủy (mua loại nhỏ thôi) rót ra dùng dần. Lưu ý thuốc dùng hết trong ngày, không để lại dùng sang ngày hôm sau - NV

Tác dụng trị bệnh của các thành phần trong bài thuốc:

* Ngải cứu (Artemisia vulgaris L., commonly known as mugwort, belongs to family Compositae, and is native to Europe, Asia, and northern Africa):

Người dân nông thôn miền bắc dùng ngải cứu cho phụ nữ có thai uống với mục làm cho “rỏ” thai, dễ sanh. Bào thai khi đến giai đoạn cuối thì thường vị vôi hoá. Tùy theo mỗi người mà vôi hoá sớm hay muộn, vôi hoá sớm là không tốt làm ảnh hưởng đến thai nhi. Ngải cứu trị được vôi hoá, tức là thoái hoá, chắc nó cũng giống như trị dây chằng bị vôi hóa.
* Dấm nuôi:  Lúc nhỏ tôi có nghe câu đố đưa trứng to thế vào trong cái chai có cái cổ bé tẹo! Trứng được nâm vào dấm cho nó mềm dẻo vỏ thế là bỏ vào được.

Như vậy với thành phần trị bệnh của ngải cứu, dấm nuôi đều có tác dụng trị vôi hoá, chắc dấm nuôi còn giúp cho sự dẫn thuốc thấm thấu tốt hơn.

Ngoài ra với nhiệt độ và sự xoa bốp có tác dụng giúp do “dây chằng” phục hồi chức năng. Sự phục hồi chức năng thể hiện sự “trẻ” hoá lại vùng bị vôi hoá và sự khoẻ lại, săng chắc lại của những đoạn dây chằng bị dãn giúp cho nó dần dịch chuyển đĩa đệm xu hướng về đúng vị trí ban đầu…

Để duy trì sự hoạt động tốt của hệ thống dây chằng này đối với người có tuổi cần phải trị nhắc thường xuyên.

Lược khảo và biên tập lại từ lyhocdongphuong.org

Với dược tính các vị thuốc, thì nhận thấy đầu tiên là:  có giá trị làm giảm đau mỏi do vết thương.

********************************

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu ly Quang Vương Phật.

Hôm nay ngày 30/9/ Âm lịch, là ngày vía của Đức Phật Dược Sư. Chúng ta dành một chút thời gian, lắng tâm hướng về Đức Dược Sư Lưu ly Quang Vương Phật, nguyện cầu Ngài gia hộ cho bản thân, gia đình và tất cả mọi chúng sinh trong cõi nhân gian vượt qua mọi khổ đau của tâm bệnh và thân bệnh.

Mỗi người trong chúng ta là một vị y sĩ:
Đức Phật Dược Sư và Nghiệp chữa bệnh:
--------------------------------

Dịch sang tiếng Việt:  Mỹ Thanh

Một nhà cố vấn về thời trang thẩm mỹ bị bệnh ung thư. Đây là cách mà bà ta sử dụng để làm giảm nỗi đau:

Bà ta gửi một tin nhắn đến người bạn đang là học viên ở Viện Vajrapani ở California, để hỏi về cách thực tập chữa bệnh. Bà được người bạn chỉ dẫn nên mua lại các sinh vật sắp sửa bị giết và phóng sanh chúng ở một nơi an toàn, giúp cho chúng có thể sống lâu hơn.

Người phụ nữ dễ thương nầy đã cứu rất nhiều súc vật sắp sửa bị giết. Bà đã phóng sanh hai hoặc ba ngàn con vật, đa số là gà, cá, và giun trùng. Bà đem gà đến một nông trại gia súc, và thả cá xuống sông. Bà mua hai ngàn con trùng vì chúng rẻ và dễ tìm, và bà thả trùng trong khu vườn của bà. Phóng sanh trùng là một ý rất hay vì trùng khi được thả ra sẽ lẹ làng chui xuống đất. Chúng sống trong khu vườn nhà thì không bị sát hại bởi các sinh vật khác và như vậy chúng sẽ sống lâu hơn. Các con vật khác được phóng sanh trong rừng, hồ, hoặc biển không chắc sẽ sống lâu hơn vì chúng luôn có những kẻ thù trong thiên nhiên.

Nghe nói rằng sau khi đã thực tập phóng sanh, bà ấy vào nhà thương để chẩn đoán lại, và các bác sĩ đã không tìm thấy dấu vết nào của căn bệnh ung thư.

Thật hay giả, chuyện nầy cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với những ai tin tưởng thuyết nghiệp quả. Đây là những lời của ông Deepak Chopra:

«Không có món nợ nào trong vũ trụ mà không phải trả. Vũ trụ có một hệ thống tính toán sổ sách rất hoàn hảo, và tất cả mọi thứ là sự trao đổi tới lui.»

Như vậy, nhờ giúp đỡ sinh mạng các con vật yếu đuối, người phụ nữ đã xác định niềm tin của bà trong tính xác thật của luật nhân quả, gọi là «Nghiệp vừa là hành động vưà là kết quả của hành động đó». Hành động của bà không phải là ảo thuật hay phép lạ mà là gieo trồng những hạt giống thích hợp để chúng đơm hoa kết trái thành sức khỏe và niềm hạnh phúc. Thật vậy, nếu chúng ta muốn tạo dựng hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta phải học gieo trồng các hạt giống hạnh phúc cho người khác. Cũng như với các thực tập của người Phật tử thông thường, kết quả mà một người đang nhận lãnh là nghiệp của quá khứ. Tất cả mọi thứ đang xảy ra vào lúc nầy là kết quả của những hành động mà ta đã làm trước đó. Đây là một minh họa cho thành ngữ «gieo nhân nào gặt quả nấy». Nếu chúng ta có lòng từ bi và tử tế, chúng ta sẽ luôn luôn không có ý gây tổn hại đến người khác, và việc nầy chính nó đã là một phương pháp chữa bệnh. Theo niềm tin Phật giáo, một người có từ tâm là vị thầy chữa bệnh thần kỳ nhất, không những chỉ chữa lành bệnh hay giải quyết được các nan đề cho chính họ, mà còn là vị thầy chữa bệnh cho những người khác. Đa số chúng ta đều xác nhận rằng trong nhà thương, nơi căn bệnh đang hoành hành và bệnh nhân đang chịu đựng nỗi đau, với nụ cười thân thiện và lời khích lệ của vị y sĩ, bệnh nhân sẽ đỡ đau và mau khỏe hơn. Thật ra chính là do tình thương mà bệnh được chữa lành. Một khi tình thương được lan tỏa ra từ nơi sâu thẳm của một người, chính tình thương yêu đã tạo nên sức khỏe tốt.

Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy và đầu tiên là đức Phật. Thường được gọi là Đức Phật Dược Sư, chính đức Phật Dược Sư đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng được gói ghém trong những bài kinh được gọi là Tứ Mật Y Kinh (Four Medical Tantras). Tất cả y thuật của Phật giáo đều bắt nguồn từ bộ kinh thiêng liêng nầy. Như đã giải thích trong bài đầu tiên của các bài kinh nầy, đức Phật Dược Sư một lần đã ngồi thiền định, và xung quanh các vị đệ tử gồm có các vị y sĩ, các vị thông thái, thiên vương và các vị Bố Tát, tất cả đều ước muốn học hỏi về phương pháp chữa bệnh. Tất cả đều lặng người bởi hào quang sáng rỡ trang nghiêm của đức Phật, mà không dám mở lời. Biết được nguyện vọng của họ, đức Phật Dược Sư đã phát ra hai ánh hào quang, ánh hào quang thứ nhất là lời thỉnh cầu học pháp, và ánh hào quang thứ hai giảng giải về pháp nầy. Nhờ vậy, bài kinh nầy được nói ra, và đức Phật Dược Sư giải thích những chứng bệnh khác nhau về thân cũng như tâm, giảng về nguyên nhân của chúng, sự chẩn đoán bệnh tình, và cách chữa trị.

Mặt khác, đức Phật hiểu rõ nguyện vọng của các đệ tử mà không cần họ phải nói ra, việc nầy cho thấy lòng từ bi vô hạn của đức Phật đối với các đệ tử. Thật vậy, các thầy chữa bệnh như đức Phật được gọi là những vị đại y sĩ không những chỉ vì khả năng chữa lành bệnh – mà còn là vì lòng từ bi và trí tuệ để chẩn đoán và chữa trị tận gốc rễ của căn bệnh, dù là thân bệnh hay tâm bệnh.

Trong nghệ thuật tranh ảnh, hình đức Phật Dược Sư được vẽ với màu vàng hoàng kim, dù các đặc điểm khác vẫn là màu xanh dương.

Trong bất cứ hình ảnh nào, bàn tay trái của đức Phật Dược Sư đều để trên đùi trong tư thế bắt ấn của thiền định, với một cái bát bằng sắt. Tay phải ngửa lên, như đang ban phát, một cử chỉ thể hiện sự rộng lượng, một nhánh myrobalan (một loại thảo dược trong y học Tây Tạng). Đây là một loại trái cây có thể chữa bệnh rất phổ biến trong y học Tây Tạng và ở đây là biểu tượng của sự phục hồi mạnh mẽ của thế giới thực vật, nhắc nhở chúng ta là trái đất cung cấp miễn phí cho chúng ta, và không đòi hỏi gì hơn là gìn giữ sự mầu mỡ của nó với sự chăm sóc nhẹ nhàng, nâng niu.

Tuy nhiên, y học Phật giáo chỉ áp dụng thuốc men một cách có giới hạn. Việc sử dụng thuốc chỉ được áp dụng vừa phải để chữa các triệu chứng ngoại tại của căn bệnh. Việc chữa trị căn bệnh cho con người tận gốc rễ cần phải nương vào sự chứng ngộ tâm linh, mỗi người chúng ta đều có thể tự chữa trị bằng cách nầy. Đức Phật Dược sư thường được vẽ với đủ loại dược thảo thơm tho bao quanh, trong y dược Tây Tạng, với vô số thiên vương, và Bố Tát. Hình vẽ như thế nầy được gọi là «Thiên đàng của đức Dược Sư».

Thiên đàng nầy tượng trưng cho một vũ trụ lý tưởng, nơi tất cả các thuốc giải cho mỗi chứng bệnh đều hiện hữu. Đức Phật Dược Sư cũng đã nói như sau, «Bao nhiêu chúng sinh hiện hữu trong hệ thống thế giới, đều có một con đường giải thoát.»

Theo lời Romio Shrestha «Đức Phật Dược Sư là nhà bào chế thuốc tâm linh. Để khám phá ra sức mạnh chữa bệnh tiềm tàng ngay trong con người chúng ta, là lối vào thiên đàng của «Bậc thầy về thuốc giải.». Cũng có nghĩa là thiên đàng nầy nằm ngay trong lòng mỗi chúng ta, chỉ cần tâm thức sáng suốt để nhận diện và sử dụng nó. Romio Shrestha còn nói thêm, «Thân thể chúng ta có khả năng tự chữa bất cứ căn bệnh nào. Mỗi một cây, mỗi một dược thảo, mỗi thuốc giải đều có vật bổ sung của nó nằm trong cốt lõi tinh tế của thân thể con người.»

Chúng ta không những có khả năng chữa trị cho chính bản thân, mà còn có thể chữa bệnh cho những người xung quanh chúng ta như câu chuyện sau đây:

Ngày xưa đó, có một tăng sĩ sống trong một làng nhỏ ở Tây Tạng. Ông ta rất là tầm thường, và hằng ngày chăm lo nhiệm vụ tu sĩ của mình. Năm đó làng xảy ra một cơn dịch đậu mùa, giết chết vô số người trong vùng, vị tăng sĩ cũng bị đậu mùa và chết đi. Đó là vào giữa mùa đông, mặt đất bị đóng băng và củi thì khan hiếm, vì vậy xác của vị ấy được khiêng thả xuống một cái hồ đang đóng băng. Một thời gian sau đó, cơn dịch đậu mùa chấm dứt. Vào mùa xuân, mặt băng tan đi, và người ta nhận thấy một cầu vòng phía trên mặt hồ nơi họ thả xuống xác của vị tu sĩ.

Người ta liền đến nơi đó và thấy xác của vị tu sĩ đang nổi lên, hoàn toàn nguyên vẹn. Xác của ông được đưa về tu viện và được làm lễ hỏa táng theo nghi thức tăng sĩ. Khi xác thân của ông biến mất trong ngọn lửa, nơi dàn hỏa xuất hiện nhiều cầu vồng bay thẳng lên bầu trời, sau đó người ta tìm được các xá lợi trong đống tro tàn. Lúc ấy, mọi người đồng công nhận vị tăng sĩ là một người xuất chúng trong cái vỏ ngoài rất «tầm thường», và người ta khen tặng ông đã nhận lãnh căn bệnh hiểm nguy để thanh tịnh hóa các nghiệp xấu tạo nên cơn dịch. Trong Phật giáo Tây Tạng, bệnh hoạn có thể là một biểu hiện của sự thành công về mặt tâm linh, và sự hy sinh chính mình để cứu những người khác.

Một người mẹ có thể hiểu được điều nầy, bà mẹ có thể cho đi sự sống của mình để nuôi nấng các con. Thật như vậy có thể chứng minh sự ép xác, khổ hạnh là đúng, xem bệnh hoạn như một cây chổi quét sạch hết nghiệp xấu, và như vậy chứng tỏ con đường tâm linh cao nhất để thanh tịnh hóa bản thân là sự chịu đựng khổ hạnh.

Một người tầm thường có khả năng trị bệnh xuất phàm. Khả năng nầy chỉ đạt được khi chúng ta chấp nhận về mình sự đau khổ của kẻ khác, chịu đau khổ như kẻ khác, bằng cảm nhận lấy nỗi khổ của họ. Trau dồi những cảm giác tương thông nầy sẽ làm tăng trưởng lòng từ bi, sự xót thương. Chỉ có như vậy mới có thể huy động được năng lực chữa bệnh không giới hạn đã tìm tàng sâu thẳm trong tâm thức vô biên của chúng ta.

Thật sự bệnh tật và đau khổ được xem là cách giải thoát đặc thù, cho ta cơ hội để trải nghiệm sự liên hệ chặt chẽ giữa ta và những chúng sinh khác, và cho ta thấy rõ bản chất tử vong của kiếp con người. Có một câu chuyện về một vị trụ trì thiền viện đã đạt được năng lực chữa bệnh bằng lòng từ bi. Một ngày trong khi ông ta đang dạy dỗ đệ tử, bất thần ông ta la đau. Khi các đại sư hỏi ông bị gì, ông nói rằng có một con chó đang bị đánh đập bên ngoài. Khi họ ra ngoài, họ nhìn thấy một người đàn ông đang giận dữ và dùng gậy để đánh một con chó. Khi người đàn ông được gọi vào bên trong thiền viện, vị trù trì kéo áo xuống cho ông ta thấy những vết bầm và cắt trên lưng đúng ngay chỗ con chó bị đánh đập. Đây là tính chất hợp nhất mà một vị thầy chữa bệnh lý tưởng cần phải có.

Truyền thống Phật giáo nhận diện Đức Dược Sư là vị thầy chữa bệnh lý tưởng, và nhấn mạnh rằng năng lực chữa bệnh mạnh mẽ nhất nằm trong lòng chúng ta. Theo ông Deepak Chopra"Chúng ta có một dược phòng nội tại thật sự thanh nhã. Dược phòng nầy chế tạo thuốc có hiệu quả trong thời gian với mục tiêu chính xác về bộ phận được chữa trị, và không bị ảnh hưởng phụ của thuốc.."

Như vậy, chúng ta hiểu rằng đức Phật Dược Sư đang ở trong lòng mỗi chúng ta. Con đường đi đến giải thoát phải xuyên qua việc thiền định, đặc biệt là thiền định mường tượng. Bằng cách thiền về đức Dược Sư và mường tượng về Ngài trước mặt chúng ta, chúng ta có thể đối diện với đức Phật Dược Sư, và trông thấy được nụ cười từ bi sáng rỡ đối với vũ trụ, và cặp mắt hiền dịu đầy ắp tình thương yêu đối với tất cả chúng sinh.

Kế đó, từ nơi trái tim đức Phật phóng ra một luồng hào quang sáng chói và làn ánh sáng nầy ngấm dần vào trái tim của chúng ta một cách dịu dàng. (Trái tim ở đây có nghĩa là «trung tâm» - cốt lõi của bản chất nằm ngay trọng tâm ngực của chúng ta, không phải chỉ là một cơ cấu máy móc vật chất chỉ để bơm máu). Trọng tâm nầy được định nghĩa như sau:

"Ngay trong bản thân anh, đã có sự tĩnh lặng và một ngôi đền thiêng liêng mà anh có thể lui vào bất cứ lúc nào để nghỉ ngơi và yên tịnh một mình. Ngôi đền thiêng liêng nầy chính là nhận thức đơn giản về sự tiện nghi không bị bất cứ rối loạn nào có thể xâm phạm được. Nơi đây không có sự sợ hãi và không có đau thương. Một thiền sinh cần phải tìm ra không gian tâm thức nầy để có thể chữa được các bệnh."

--- Deepak Chopra

Chứng nghiệm nầy đến với chúng ta như một ánh chớp sáng suốt, và đây không phải bằng lời nói, hoặc bằng ngôn ngữ học. Đây là cảm giác thật bất ngờ, một sự hiểu biết tự do, khi mà chúng ta trải nghiệm chân lý không cần từ ngữ. Chân lý lọc qua từ ngữ sẽ bị gò bó, bởi vì chúng ta cần một thời gian nhất định để chuyên chú về ý nghĩa của nó. Xuyên qua trải nghiệm biểu tượng và sáng tạo tâm linh mà những chúng sinh «tầm thường» được chuyển hóa để trở thành những vị thầy chữa bệnh xuất chúng. Đây là cách giao tiếp với đức Phật Dược Sư, vị y sĩ chữa bệnh vĩ đại nhất.

Cũng vì vậy các y sĩ tin tưởng vào những lý tưởng nói trên sẽ thực tập thiền định và cầu khẩn đức Phật Dược Sư trước khi ra toa xắt thuốc, và trước khi đưa cho bệnh nhân sử dụng. Khi bắt đầu làm những công việc nầy, họ đọc thần chú của đức Dược Sư. Câu thần chú ấy là:
OM BEKANDZE BEKHANDZE MAHA BEKANDZE RANDZE SAUNGATE SOHA.

Khi đọc thần chú thiêng liêng nầy, họ tưởng tượng đến hình ảnh mật hoa rơi xuống, từ những âm tiết của thần chú, rớt vào chén thuốc. Những âm tiết nầy hoàn toàn tan hòa vào chén thuốc và làm cho thuốc ấy trở nên có hiệu lực và có khả năng trị bệnh.

Biểu tượng hành động nầy nhắm vào sự thực hành và các âm tiết thiêng liêng đã tạo nên câu thần chú, làm cho chén thuốc có khả năng trị bệnh, cũng như vậy, do ý thức được việc bước đi trên con đường nghiệp đúng đắn, chúng ta có thể thấm nhuần cuộc sống của chúng ta với mật hoa chảy ra từ những hành động tốt đẹp xuyên qua việc trau dồi phẩm hạnh.

Theo buddhismtoday.com

*********************

Người Việt ta có câu:  "Phúc chủ - Lộc thầy". Câu này xuất phát từ trong y học, để chí sự ứng nghiệm, hiệu quả trong chữa bệnh, rồi sau đó được vận dụng sang các môn lý học khác như Phong Thủy, Địa Lý... cũng để nói như thế.
 */ Phúc ở đây được hiểu đúng nghĩa đen là cái phước, phúc đức, cái duyên lành của người bệnh được hưởng. Nên phương thuốc chữa của thày y có thể chỉ là ly nước lã mà khỏi bệnh.
Trong Đông y có tích:  "Vận khứ Hoài sơn năng chí tử. Thời lai Bạch thủy khả thời sinh" (Nghĩa là:  Vận xấu mà đến thì dùng đến Hoài sơn (vị thuốc bổ tỳ) cũng chết - Gặp thời tốt dùng ly nuớc lã mà cũng lành).
 */ Lộc ở đây hiểu theo 2 nghĩa:
+ Nghĩa đen là:  Tiền tài, cơm áo
+ Nghĩa bóng là sự ứng nghiệm, hiệu quả của môn phép.
Như vậy thì trước hết là cái phúc của thân chủ có dầy, cái duyên có lành thì pháp thuật của thày mới tùy duyên mà ứng. Và khi có ứng thì mới có "nắm xôi" mà... nhá:D
Phúc đứng trước, Lộc đứng sau ở trong câu ví này chỉ sự quan trọng và chi phối của Phúc đến Lộc. Xưa nay ông cha ta cũng vẫn lấy chữ Phúc làm đầu, bằng chứng thể hiện qua thứ tự tam đa:  Phúc - Lộc - Thọ. Không phải chỉ là vần đâu mà rõ ràng là thứ tự của tính quan trọng.
Chúng ta có câu "Cha mẹ sống lành để Phúc cho con" và hay chăng có thể là: "Cha mẹ sống lành để Thọ cho con", chứ đâu thấy ai dùng câu "Cha mẹ sống lành để Lộc cho con" - nghe ôi chết.
Ai ở miền Bắc đi coi bói hay nghe thày phán: “Ông bà nhà anh chị phúc đức lắm” hay “Anh chị được thế này, là nhờ Phúc đức của ông bà để lại, liệu đường mà ăn ở nhá”.
Trong giao tiếp cũng thường gặp câu khen “Bà cụ trông phúc hậu quá”, chứ có mấy ai nói “Cô em trông đa lộc quá!!!"
Trong Phong thủy có câu “tiên tích Đức, hậu tầm Long" âu cũng không ngoài những lẽ "Phúc Đức vi tiên".

Nói lan man như vậy, để muốn nhấn mạnh là trong y thuật không thiếu những phương thuốc, thủ thuật hay nhưng dù có phương thuốc hay mà cái phúc phần của mình nó mỏng thì e rằng bệnh cũng lâu lui. Rồi những phương thuật đó đa phần điều trị thân bệnh. Còn tâm bệnh? Mà thường tâm bệnh thì sinh ra thân bệnh. Trị tâm bệnh bằng phương dược cũng có ít nhiều bài hay thủ thuật tâm lý liệu pháp, cổ phương Đông y có ghi lại tích một thày thuốc nổi tiếng (tôi không nhớ rõ là cụ Trương Trọng Cảnh hay Chu Đan Khê) chữa bệnh bằng thất tình (7 trạng thái tình cảm của con người) đại ý là như thế này:  Có một người đàn bà nọ, sau khi chồng mất sớm do lòng thương nhớ, đau khổ mà sinh ra ốm đau buồn phiền, thân thể héo hắt, còm cõi, bụng chướng lên. Sau khi thầy biết được nguyên nhân do chị ta chỉ vì thương nhớ chồng cũ mà như vậy bèn dụng pháp lấy bực tức trị buồn đau. Ông ta bèn nhờ người mạo tuồng chữ chồng bà kia, giả viết thư tình ý rất thắm thiết với người đàn bà khác. Sau đó, nhờ người nhà làm bộ vô tình bắt được đem cho người đàn bà nọ xem. Sau khi xem xong, bà ta tức tối, lồng lộn nhảy xổ lên ầm ầm, chửi rủa chồng. Mồ hôi theo đó toát ra như tắm. Thần khí từ từ hồng hào lại. Tòi từ sau hôm đó, bà ta không còn sống trong nhớ nhung, phiền muộn nữa và thế là căn bệnh kia cũng từ từ lui rồi khỏi hẳn. Không hề mê hoặc, có cơ sở hết (ai đã từng chữa nấc cụt cho người khác bằng sự bức tức, phản ứng nói thành hơi dài - đó là chứng nghiệm) nhưng thật ra là những bệnh tâm còn đơn giản và gặp được thầy tài. Nhưng ở đời mấy khi có cơ duyên như thế.
Duyên nghiệp của mỗi người từ kiếp trước để lại cho bây giờ thì đã là quá khứ, đâu có thể quay lại mà sửa, mà tạo lại được.
May thay cho chúng ta, Đức Phật đã khai ngộ cho vấn đề đó và Ngài lại hướng cho cách cải thiện. Ngài chỉ cho chúng ta biết được những Chư Phật, Chư Bồ tát với những quyền năng linh ứng cho từng trường hợp sở cầu ước nguyện như Đức A Di Đà Phật - đạo sư tiếp dẫn chúng sinh khi chuyển kiếp tránh được mê lầm để sang cõi cực lạc; Đức Dược Sư Quang Vương Phật trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sinh; Bồ Tát Quan Thế Âm cứu khổ trừ tai; Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi khai tâm độ trí; Bồ Tát Phổ Hiền gia hộ về tâm tính; Bồ Tát Đại Thế Chí gia hộ cho sự chí dũng...
Nên những ai đang muốn trị bệnh, ngoài việc khám bệnh kê toa, tầm sưu phương dược:
Nên thành tầm trì niệm Đức Phật Dược Sư. Công năng không thể nghĩ bàn. Chưa gặp thầy sẽ gặp thầy hay, gặp thầy hay thì lại có thuốc tốt, có thuốc tốt lại uống đúng thời… Và biết đâu chả cần đến phương dược:  Thân Tâm cường tất bệnh nhược thôi.

Người đời lúc bình thường, mấy khi nói đến Phúc, đến Đức, mải lo tài lộc, danh vọng… chỉ đến khi bí bách, khốn cùng thì mới lo cuống cuồng đủ đường, trăm mối.
Sống đời:  “Em ơi có bao nhiêu, mấy mươi năm cuộc đời…” danh lợi như phù du:  “Quan nhất thời dân vạn đại” - Tiền tài như bọt nước:  “Sống đời tích đất cho ai, đến khi nhắm mắt không ngoài (mấy) mét vuông".
Vì vậy thường nhật hãy thực hành hạnh Từ bi, hỷ xả và bố thí thật dõng mãnh theo lời Phật dạy, để mà bòn tích Phước Đức. Khi hữu sự thì lo gì!!!
Có Phúc tất có phần.
Đâu có nghe câu "có Lộc có phần" bao giờ. Nhỉ các bạn???

Niệm Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư là giáo chủ thế giới Tịnh lưu ly ở phương Đông. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc.

Phật Dược Sư, Phạn ngữ Bhaisajyaguru Buddha, Hán dịch là Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ, Thập Nhị Nguyện Vương… Cũng như các Đức Phật trong mười phương, Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

Vấn đề trì niệm hồng danh Đức Dược Sư, mặc dù Ngài có nhiều danh hiệu nhưng trì niệm hồng danh thường là Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật hay Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Theo sách Dược Sư kinh sám (HT.Trí Quang dịch), phần Niệm Phật ghi rõ niệm Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Các hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm. Cũng vậy, khi tu tập pháp môn Dược Sư, hành giả niệm danh hiệu Phật Dược Sư cũng phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Có thể niệm thầm, niệm ra tiếng, lần tràng hạt v.v… và niệm cho đến nhất tâm giống như các phương thức niệm Phật A Di Đà.

Về ý nghĩa Thánh hiệu:  Dược sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bịnh, ánh sáng như ngọc lưu ly (HT.Trí Quang, sđd, tr.203). Đức Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sanh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sanh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Về công năng của việc trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, có thể nói là không thể nghĩ bàn. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, đại dụng của danh hiệu Phật Dược Sư, điển hình có năm vấn đề sau:
- Diệt sự tham lam mà phát tâm bố thí:  Nhờ trì niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà mở rộng tấm lòng, không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí.
- Diệt sự phạm tội mà được sự giữ giới:  Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.
- Diệt sự ganh ghét mà được sự giải thoát:  Do nghiệp lực ganh ghét, đố kỵ người khác nên chịu quả báo hèn hạ, thống khổ. Niệm Phật Dược Sư sẽ khiến cho hành giả phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.
- Diệt sự hại nhau mà được sự thương nhau:  Những ý niệm oán kết, thù hận dẫn đến hành động tiêu diệt lẫn nhau, nhờ niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà được hóa giải. Không những không còn làm hại nhau mà còn hiểu biết, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau.
- Được sanh Cực lạc hay các sự chuyển sanh khác:  Đối với những hành giả phát tâm niệm Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Cực lạc thì niệm Phật Dược Sư là một sự trợ duyên rất quan trọng. Chư Phật, các Đại Bồ tát trong pháp hội Dược Sư luôn trợ hóa cùng Phật A Di Đà, tiếp dẫn chúng sanh về Cực lạc. Ngoài ra, nhờ công đức tu tập Thánh hiệu Phật Dược Sư mà hành giả được đầy đủ phước báo, sanh về các thế giới an lành.
Ngoài ra, nhờ năng lực bổn nguyện của Phật Dược Sư, những chúng sanh thọ trì danh hiệu Ngài được tiêu trừ tất cả bệnh khổ và thành tựu mọi sở nguyện, sở cầu.

Một bài kinh nghiệm trì niệm phật Dược Sư
TG:  Phapvan - vietlyso.com

Buổi sáng sớm khoảng từ 5 giờ đến 7 giờ, người niệm ngồi trước bàn thờ Phật, dâng hương đèn và nước (có thêm hoa quả nếu có điều kiện) xưng thưa họ tên và ý nguyện (chỉ được ý nguyện thiện cho mọi người và cho mình) sau đó hành niệm:

I. Phần một niệm danh hiệu Phật và Bồ tát:

1. NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT (21, LẦN)
2. NAM MÔ NHẬT QUANG BIẾN CHIẾU BỒ TÁT (21 lần)
3. NAM MÔ NGUYỆT QUANG BIẾN CHIẾU BỒ TÁT (21 lần)
4. NAM MÔ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT (21 lần)
5. NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT (21 lần)
6. NAM MÔ ĐẮC ĐẠI THẾ BỒ TÁT (21 lần)
7. NAM MÔ VÔ TẬN Ý BỒ TÁT (21 lần)
8. NAM MÔ BẢO ĐÀN HOA BỒ TÁT (21 lần)
9. NAM MÔ DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT (21 lần)
10. NAM MÔ DƯỢC THƯỢNG BỒ TÁT (21 lần)
11. NAM MÔ DI LẠC BỒ TÁT (21 lần)
12. NAM MÔ CỨU THOÁT BỒ TÁT (21 lần).

II. Phần hai chuyên niệm danh hiệu Phật Dược Sư:

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT (108 lần hoặc nhiều hơn)

III. Phần ba niệm Dược Sư Tâm Chân ngôn:

AUM HU-RU HU-RU CANDHÀRI MA TAINGHI SVAHA (21 lần).

(Âm đọc:  um hu-ru hu-ru Chanh-đa-ri Ma-tăng-ghi xoa-ha)

IV. Phần tri ân của người niệm đối với:  ông bà, cha mẹ tứ thân phụ mẫu sinh thành; tri ân thổ thần đất đai; tri ân Phật, Trời...và tri ân những gì mà người niệm cần tri ân (người niệm tự diễn giải thầm tri ân..)

Lời dặn:  Pháp này tuy đơn giản nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. nếu người niệm Chí Thành niệm vào buổi sáng là chính theo túc số tối thiểu trên, thì sẽ có kết quả. Ví dụ:  đang khó khăn về việc làm sau 7 ngày sẽ cảm ứng; nếu bị bệnh nhẹ và vừa thì cũng sau 7 ngày có cảm ứng; nếu bệnh nặng tự nhiên gặp thầy gặp thuốc bệnh thuyên giảm nhiều (có người niệm chỉ 3 ngày hiệu quả ngay).

Một ngày Người niệm được hai thời Sáng và Tối, kết quả càng mau. Nếu dùng pháp này làm khóa tu thường xuyên không gián đoạn thì rất tốt, cuộc sống sẽ thư thả về vật chất và tinh thần cho mình và gia đình.

Trước khi chuyên niệm, nên niệm danh hiệu các vị Phật và Bồ tát trên, mỗi vị lạy một lạy để sám nghiệp, sau đó mới hành niệm như trên.

Người thực hành pháp này nên thỉnh một cuốn Kinh Dược Sư và đọc trước ít nhất là một lần để hiểu lời Phật dạy, lấy đó làm căn bản để hành niệm mãi về sau.
------------

Kính chúc quí anh chị em cô bác thân tâm thường lạc. Tinh tấn và dũng mãnh.

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu ly Quang Vương Phật.
Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát.
Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát.

**********************


BÀI THUỐC CHỮA CHẤN THƯƠNG DO VA ĐẬP, ĐAU MỎI Ở DA THỊT

Khoảng năm 1989, tôi sưu tầm được bài thuốc này. Sau đó vài ngày, trong một chuyên hành hương lễ Phật, chiếc xe lambeta chở nhóm Phật tử (trong đó có Mẹ tôi) bị lật xuống ruộng. Ơn Phật Trời che chở không ai bị thương nặng đến gãy xương hay chấn thương sọ não, nhưng cũng có mấy cô bác bị chấn thương phầm mềm khá nặng, có bác T phải nằm 1 chỗ, không thể đi lại sinh hoạt được do vết bầm sưng đau và cơ bụng bị dồn. Đi bệnh viện bác sĩ chỉ cho thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm, rồi cho về nhà nằm.
Sau này cũng đã vài lần tôi áp dụng bài thuốc trên, chữa cho một số người quen bị chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã đều thu kết quả tốt.
Nay nhân biên tập lại bài dùng Ngải cứu (mugwort) chữa Gai đốt sống, tôi giới thiệu lại bài thuốc này tới cô bác anh chị em sử dụng khi hữu sự.

A - Thành phần:
 1- Ngải cứu (Artemisia vulgaris L., commonly known as mugwort, belongs to family Compositae, and is native to Europe, Asia, and northern Africa - loại dùng xông đốt điếu ngải cứu):  1 nắm tay
Chọn lá bánh tẻ (nghĩa là không non quá, không già quá) nhặt hết cành cứng chỉ lấy phần lá mềm. Rửa sạch để ráo.
 2- Đỗ đen loại xanh lòng:  khoảng 40-50gam.
 3- Rượu trắng tốt:  1 chung
 4- Một miếng vải mùng sạch:  20 phân vuông

B- Thực hiện:
Lá Ngải cứu (mugwort) dùng tay vò dập (không cần giã nát, vì hơi nóng sẽ làm lá chín trong quá trình thao tác), dàn đều trong giữa lòng tấm vải.
Đỗ đen bỏ vào xong, nồi, chảo... sao cho đến khi bốc hơi khói lên.
Đổ nắm đỗ đó vào giữa miếng lá Ngải cứu , chế một chút ruợu vô. Rồi túm lại, vuốt chườm lên vết thương.
Khi thấy đỗ nguội, mở gói ra, gạt lấy đỗ đó bỏ vào sao lại. Và thao tác như ban đầu.
Làm ba lần như vậy cho một mẻ lá Ngải cứu và đổ đen. Đến lúc đó thì lá Ngải cứu cũng chín nhừ. Nên bỏ đi.
Tùy theo vết thuơng rộng hẹp, một chỗ hay ít chỗ, hay sự dễ chịu của người bệnh ta có thể làm nhiều mồi như vậy. Nói chung là không hạn chế.

C- Chống chỉ định:  Các vết thương hở. Viêm nhiễm.
D- Phạm vi:  Cho các vết thương phần mềm. Người già đau mỏi trong xương thịt khi trở trời trái gió (Nếu có điều kiện trộn thêm ít là nhàu, lá lốt vào cùng với lá Ngải cứu thì rất tốt).

Chúc quí bà con cô bác mạnh khỏe và thành công.

OM BEKANDZE BEKHANDZE MAHA BEKANDZE RANDZE SAUNGATE SOHA

*********************


Bài thuốc trị bệnh GIỰT KINH PHONG hay là bệnh PHONG ĐÒN GÁNH.
Do đạp "đinh rỉ sét" lâu ngày thành bệnh.
Nguyên liệu:
Cái vỏ lột xác con VE KHÔ, cái này mua ở tiệm thuốc Bắc.
Cách làm:
Nam....7 vỏ xác con ve,
Nữ........9 vỏ xác con ve.
Lấy que chân nhang đâm xuyên vỏ xác con ve, rồi đem đốt trên lửa nến đèn cầy thành than, tán nhuyễn, pha với nước lọc, khuấy đều, để lóng nước trong, cho người bệnh uống, còn vỏ xác thì đem đắp vào vết thương, ngày làm 2-3 lần, vài ngày bênh sẽ hết.

* Mắt Sốn "đi ngoài đường hay bị" do bụi hay thứ gì đó bay vào mắt.... đừng dụi mắt, có dụi củng không hết sốn.
Cách làm:
Nếu bị mắt bên PHẢI.... lấy lưỡi liếm mép bên TRÁI,
...............TRÁI...........................PHẢI.
Nam........7 cái,
Nữ..........9 cái.
Rất công hiệu.

*********************


Một vài cách chữa hóc xương:
Mỗi khi người nhà bị hóc xương, bạn lẳng lặng đi ra cửa, thấy vật gì bạn quay 90 độ rồi vào nhà lấy 2 cái đũa đang ăn 1 cái chọc thẳng theo hướng trọng lực vào thóp thở người bị hóc, lấy chiếc đũa còn lại gõ 7 cái vào chiếc đũa thẳng đứng. Sau đó dùng cơm nắm, bằng ngón tay nuốt chủng 3 viên là khỏi.
Hoặc:
Hỏi tên người bị hóc xương, rồi lẳng lặng vào bếp nhóm lửa lên (làm bằng bếp gas cho nhanh) cho lửa cháy thành ngọn lớn, rồi lấy 1 nắm muối nhỏ để sẳn trên lòng bàn tay, và vái:
"Xin ông Táo linh thiêng giúp đỡ cho 1 người tên là... hết bị hóc xương, xin cảm ơn ông Táo linh thiêng" (đây là nguyên văn mà tui thường vái khi nhờ ông Táo giúp về hóc xương) sau đó lấy nắm muối rãi vào ngọn lửa chờ khoảng 10 giây và tắt bếp, rồi kêu người bị hóc xương "về đi chút nữa hết!".
Mẹo này có thể chữa qua điện thoại.
Chữa mắc xương đơn giản nhất:
Nam mắc xương:  dùng tay tả, co ngón giữa vào tiết dưới cùng của ngón cái. Bốn ngón còn lại dựng đứng. Đặt ly hoặc tách vào giữ 4 ngón tay, rót nước vào. Nín thở khi rót nước. Đưa ly nước cho người mắc xương uống.
Nữ mắc xương:  làm giống như trên, dùng tay hữu.
- Thuật chữa mắc xương của người Mường (bất kỳ loại xương gì):  Múc 1 chén nước lạnh, lấy 1 chiếc đũa gác ngang miệng chén để trước mặt người bị hóc, trên ghế, bàn gì cũng được! trước tiên ta dùng đầu ngón cái tay trái bấm ngay cung "Dần" (ngấn cuối sát lòng bàn tay của ngón trỏ) rồi sau đó bấm qua cung "Ngọ" (đầu ngón giữa) và nín thở đọc câu chú sau đây 3 lần đưa chén nước cho kẻ đó uống sẽ hết.
- úm sông sông chảy, úm chảy chảy ra, úm ở gần thì ra, úm ở xa thì vào cấp cấp như luật lịnh.

*********************
Khi bạn thấy tim mình không đc khỏe mạnh bình thường.
"Tam thất bảo vệ trái tim", cho nên hàng ngày uống nước Tam thất + nước Sơn Tra.
Căn cứ vào dược lý của hoa Sơn tra và Tam thất

*********************

* Chu sa = (Thần sa):  Là một dạng muối thủy ngân (có độc tố, poisonous toxic) trong tự nhiên. Chu sa (có độc tố, poisonous toxic) thường ở thể bột màu đỏ tươi, Thần sa (có độc tố, poisonous toxic) thường ở thể cục thành từng khối hồng đỏ óng ánh. Bóp bằng tay thì tay không bị bắt màu đỏ, hoặc nghiền cục vỡ nát không có tạp chất (hạt cát trắng hay đen là tốt). Tính vị:  Vị ngọt, tính hơi hàn.- Quy kinh:  Vào kinh Tâm (tim là một thể của tâm).
Chú ý: Là loại thuốc độc thuộc bảng B.
Chế biến không đúng cách dùng không đúng liều lượng sẽ rất nguy hiểm.
Cách bào chế:
- Theo Trung Y:  Lấy nguyên Chu sa, dùng đá nam châm hút hết mùn sắt, đổ vào cối xay đá cho vào ít nước mà xay nhỏ biến, cho vào chậu đổ nhiều nước vào quấy lên, sang ngay sang chậu khác; cặn đựng lại thì lại xay và lóng như trên - làm như vậy đến khi không còn tán được nữa thì thôi. Nước lóng được để yên cho bột Chu sa lắng xuống, gạn bỏ hết nước trong, lấy giấy bịt kín miệng chậu, mang phơi nắng cho bốc hơi nước cho đến khô.
- Theo kinh nghiệm Việt Nam:  Mài Thần sa hay tán Chu sa trong cối chày bằng sứ có ít nước mưa hay nước cất, để lắng một lúc, thấy có màng nổi lên thì vớt bỏ đi, lại quấy nhẹ lên, đồng thời gạn lấy nước đỏ. Làm như vậy nhiều lần đến khi nước không còn đỏ nữa thì thôi. Cặn còn lại là một thứ sắc đen thì bỏ đi. Nước gạn được thì để yên cho lắng, chắt bỏ nước trong, lấy vải thưa bịt lại, phơi âm Can cho đến khô.

Ghi chú:
Dùng Chu sa hay Thần sa để uống nhất thiết phải thuỷ phi (bỏ vào đồ đun nóng cho chảy ra - NV), bỏ hết chất đen lẫn lộn trong thuốc. Chất đen này không uống được và chỉ dùng ngoài trị ghẻ lở.
Chú ý: Là loại thuốc độc thuộc bảng B.
Chu sa và Thần sa kỵ sức nóng nên phải mài, tán với nước, nếu không thuỷ ngân sẽ bị giải phóng gây độc tố và làm mất tác dụng của thuốc rất nguy hiểm.
Bảo quản:  để nơi khô ráo, mát, kín, tránh ánh sáng, sức nóng và không khí.
Chú ý: Là loại thuốc độc thuộc bảng B.
Kiêng ky:  không phải thực nhiệt thì không nên dùng.
* Bệnh gì thì bệnh, thuốc gì thì thuốc đều phải thăm khám mới định toa, lượng liều cho phù hợp. Nói bệnh ti cũng dăm bảy đường bệnh như suy tim, to tim, hở van tim, nhồi máu cơ tim.... chưa nói cùng bệnh nhưng cơ địa thể trạng mỗi người một khác, mức độ nặng nhẹ của bệnh khác nữa. Cho nên không chỉ nghe thuốc đó chữa bệnh tim là dùng tuốt luốt, có khi "lợi bất cập hại".
+ Có nhiều dạng nguyên nhân của bệnh:  anh bị bệnh do tâm hỏa, anh bị thận hư, có anh bị suy nhược..... tỉ dụ: đã "tâm hỏa" lại xơi cái món Dương Khởi Thạch vào thì có mà điên, đi Biên Hòa (trong Nam) Trâu Quỳ (ngoài Bắc) sớm.
Bởi vậy bệnh nào thuốc ấy. Muốn vậy phải thăm khám cho rõ bệnh rồi mới dụng thuốc. Trừ những bệnh đơn giản, dễ hiểu dạng ngay từ ban đầu. Còn đâu thì phải thận trọng.

********************
Bị va chạm, chấn thương sưng trặc chân tay mình mẩy: Dùng lá Ngũ Trảo và dấm ăn, giã nhỏ quyện lại đem đắp vào vết thương.
Chữa sưng, bong gân: dùng ngũ trảo và dấm (nước giấm ăn), hòa trộn lại, giã nhỏ, đắp vào vết thương.
Loài Vitex negundo L. (Cây Ngũ Trảo) Loài Vitex negundo L.

Bổ túc:
--- Không dùng cho vết thương hở: rất xót đấy!
--- Cây Ngũ trảo trong Nam có nhiều. Ngoài Bắc ngày xưa chưa thấy, không biết bây giờ thì sao.

Cây Ngũ Trảo:
Tên khác: Hoàng kinh, Quan âm.
Tên khoa học: Vitex negundo L.
Tên đồng nghĩa: Vitex paniculata Lamk., V. Arborea Desf., V. Spicata Lour.
Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Tên nước ngoài: Five-leaved, chaste-tree, Indian privet, Gattilier incise.

********************

Một xác minh cho bài thuốc Đậu Đen + Ngải cứu chữa chấn thương:

Đầu tiên là đưa đi bệnh viện chấn thương chỉnh hình chiếu chụp xem đốt sống có sao không.
Chẩn đoán giãn dây chằng.
Cũng chẩn đoán là giãn dây chằng (sút lưng).
Đưa tiếp lên viện y học dân tộc trên đường Nguyễn Văn Trỗi châm cứu mấy ngày. Có đỡ nhưng tiến triển rất chậm.
Sử dụng bài thuốc Đậu đen + Ngải cứu (Artemisia vulgaris Mugwort, Common wormwood) đã giới thiệu ở trên để thoa bóp lung. Có kết hợp thoa bóp rượu thuốc trật đả.
Kết quả:  Sau 5 lần làm thuốc. Bệnh đỡ rõ rệt.
Nhắn thêm:  Người cao tuổi bị chứng tay chân đau nhức trong xương. (bệnh già) có thể áp dụng bài này rất tốt.

*********************

Hỏi có bài thuốc dân gian nào chữa bệnh ra mồ hôi tay chân không ạ?
Đông y là: đào cái hố, đốt viên gạch nóng, để nắm lá lốt, muối, ngải cứu (Mugwort, Common wormwood) lên trên, rùi lấy nước tiểu dội lên và hơ chân tay lên đó. Nhưng cách này em và vài người nữa đã làm thử nhưng chưa có kết quả!

*********************


 I/ BÀI THUỐC CHỮA SÂU QUẢNG:
 Bệnh "sâu quảng" dân gian quen gọi là ghẻ HÒM. Vết loét không chịu khép miệng, cứ ngày càng to dần có bờ chung quanh màu đỏ tím vừa ngứa vừa nhức rất khó chịu. Uống và rắc bột kháng sinh cũng không khỏi, vết loét càng ngày càng to ra và sâu xuống.
 Cách chữa:  Dùng 1 trái chanh to mọng nước chọc nhiều lỗ, mỗi lỗ nhét vào một cục vôi ăn trầu. Sau đó dùng đất sét bọc kín lại đem nướng trên lò than cho quả chanh cháy thành tro. Đem bột tro ấy rắt vào vết thương chỉ vài lần là khỏi ngay.
 (Bài này tôi đã hướng dẫn cho nhiều người, tất cả đều khỏi.)

 2/ CÁCH CHỮA BỆNH GIỜI LEO:
 Có lúc nào đó ngủ một đêm sáng thức dậy chổ môi mép hay một nơi nào đó trên cơ thể nổi lên những mụn nước nhỏ nóng rát khó chịu có thể đó là bệnh "giời leo". Tôi đã áp dụng cách chữa này rất hiệu quả: Người chữa đốt 3 nén hương nín thở hoạ 2 chữ HÁN:  NGŨ HỔ bên trên chỗ bị giời leo mỗi ngày một lần trong 3 ngày chỗ giời leo sẽ khô đi. Cẩn thận hơn có thể bôi rượu ngâm xuyên khung lên chỗ "giời leo".
 Nếu vết giời lớn quá như "giời vắt khăn" chẳng hạn thì nên uống thêm bài thuốc dưới đây để trợ thêm cách chữa trên mà cũng để tránh di chứng đau nhức các đường gân về sau:
 Bài thuốc:
 Hiện lam phương:
 Đại thanh diệp 15g (hoặc Bản lam căn); Bồ công anh 15g; Mã xĩ hiện 60g
 Sắc nước uống. Đau nhiều, gia: Diên hồ sách 9g, Xuyên luyện tử 9g. Uống cho đến khi khỏi hẳn.

*********************


Bệnh "ngứa ngoài da":

Nếu không phải là bệnh quá đặc biệt, lở loét… mà chỉ mẩn ngứa. Có thể dùng thử bài sau:
- Cám gạo (1 nắm tay) bỏ vào chảo rang nóng. Gói vào tấm vải mùng mà chườm ở khu vực da bị ngứa. Làm liền 5-7 ngày xem tác dụng ra sao.
• Cám gạo:  phải là loại vỏ lụa của hạt gạo sau khi xây xát, để nguyên chất. Ngày xưa ở quê nuôi heo người ta thường dung loại này nấu cám (cháo heo). Chứ không được dùng loại "cám Con cò" là loại tổng hợp của nhà máy công nghiệp có pha chế bột bắp, cá bột …..

*********************
*********************
Giới thiệu sách

THUỐC GIA TRUYỀN
THUỐC PHẬT TIÊN - ĐƠN THẦN THÁNH DƯỢC

Hòa thượng THÍCH GIÁC NHIÊN

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG
PHẬT LỊCH-2551


Do tác giả sử dụng thơ lục bát thể hiện nội dung cho người dọc dễ nhớ... nên nội dung có môt số chỗ cô đọng khó hiểu. Một số từ dùng ngôn ngữ địa phương cũng khó hình dung hoặc dễ hiểu lầm. Khiến người đọc dễ dùng sai thuốc, thiếu thuốc.... làm kết quả không như ý, từ đó giảm giá trị của cuốn sách.
Bằng một chút kinh nghiệm vặt và tí kiến thức thô lậu về Đông y, xin phép được đăng lại nội dung cuốn sách ở đây với phần chú thích bằng văn xuôi những chỗ khó hiểu, để mọi người tiện dùng.

KHÔNG NÊN ÍCH KỶ

Ích kỷ làm chi những bí truyền?

Cứu đời gieo tạo kết nhân duyên

Chết truyền hậu thế không ai tiếc

Giấu giếm làm chi lắm kẻ phiền

Lợi lạc cho đời cần phổ biến

Giúp cho tài liệu rất cần chuyên

Những gì cứu giúp cho nhân loại

Là hạnh Chân nhân bậc Thánh Hiền.
--------

XIN NHỜ BẬC CAO MINH TRỢ GIÚP

Ai biết chi hay để giúp đời

Nên cần phổ biến khắp cùng nơi

Đừng vì ích kỷ riêng tự hưởng

Sống có bao lâu cũng một thời

Đem giúp đỡ người là cứu thế

Góp bòn công đức đó người ơi

Xin đem cống hiến vào thi tập

Phật dược tiên đơn để giúp đời.

Chữa trị bệnh có hai cách:

Chữa bệnh hai loại khác nhau

BỆNH NGHIỆP chữa trúng thì mau hết liền

Khỏi cần uống thuốc tốn tiền

Chỉ nhờ đức độ, bậc hiền chân tu

Cầu xin oan nghiệp oán thù

Tiền khiên túc trái mặc dù thứ tha

Thế là bệnh chóng hết qua

BỆNH CĂN ngũ tạng phải là thuốc thang

Tầm thầy đúng thuốc an toàn

Vái cầu khẩn nguyện thở than ích gì

Bệnh lòng uống thuốc tiếp đi

Từ lần sẽ hết có chi ưu phiền

Đôi lời thầy nhắn nhủ khuyên

Tùy theo bệnh chữa trúng liền hết ngay.


2-TRỊ SĨ TẨU MÃ

“Răng rụng như ngựa chạy, chữa chậm là chết ngay”

Sĩ phẫu mã thật là nguy - (phẫu: tẩu)

Ai mà lỡ bị đừng khi nó thường

Ván hòm, cùi bắp đốt đi[1]

Tán nhuyễn, hòa với dầu dừa xức ngay

Là phương diệu dược rất hay

Nếu mà chậm trễ chết ngay tức thì

Mau như ngựa chạy đừng khi

Bà con mách bảo mau đi cứu người.

Chú thích:
- Sỉ: có nghĩa là răng.
- Bệnh này còn có tên là Cam tẩu mã. (Tẩu mã = ngựa chạy), bị dính là răng rụng ào ào như ngựa chạy nên có tên là Sỉ tẩu mã hay Cam tẩu mã.
- Dán hòm: Nghĩa là Ván hòm, là ván thôi, ván bỏ của cái quan tài chôn người chết. Loại ván mà người Nam bộ dùng cắt quân cơ (cầu cơ). Trong nam hơi khó kiếm, chứ ngoài Bắc thứ này về mùa cuối năm bốc mộ sang cát thì đầy nghĩa địa.
- Cùi bắp: Là lõi của bắp ngô.
- Đốt cháy thành than đen (tồn tính) là vừa, chứ đừng cháy quá thành tro trắng là hỏng
- [1]: Tác giả chú thích là dùng 1 trong 2 thứ này: Dán (Ván) hòm hay cùi bắp cũng được.
- Xức: bôi trét vào răng lợi, chỗ bị cam.
***/ Lời bàn: Dùng cùi bắp còn thấy khả dĩ. Còn ván hòm thấy ghê ghê làm sao... .


CỨU CẤP TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BÌNH PHỤC TỨC KHẮC

Chú thích:
- Bệnh đứt gân máu là cách gọi dân gian của bệnh tai biến mạch máu.
- Bồ ngót: Bù ngót, rau ngót (miền Bắc) dùng lá cây tươi.

128-CỨU CẤP TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BÌNH PHỤC TỨC KHẮC

Mạch máu não, đứt đi là nguy hiểm

Không chết liền, cũng tàn tật suốt đời

Vậy bà con, hãy cố gắng kịp thời

Đâu ngồi đó, đừng chuyển thân động đậy.

Đầu ngón tay, châm máu ra mười ngón

Bóp nặn ra, năm mười phút tỉnh liền

Nếu miệng còn méo mó, mắt xéo xiên

Liền tiếp vuốt, hai vành tai ửng đỏ.

Rồi kim chích, nặn máu ra dưới chót

Mười phút sau, miệng mắt trở bình thường

Vài giờ sau, mới đụng đến thân người

Thì mạch máu không vỡ tung nguy hại.

Điều cấm kỵ, không, cạo, xông, thoa bóp

Không chở đi cứu cấp chạy lòng vòng

Mạch máu đầu, càng bễ vỡ ở bên trong

Càng nguy kịch, cho bệnh nhân khó cứu.

Mong bà con, hãy lưu tâm chú ý

Đừng xem thường, bệnh tai biến bất ngờ

Phương pháp nầy, cứu nhiều kẻ hết ngay

Nên mách bảo cứu giúp người làm phước.

Chú thích:

Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke).
Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: 'Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai
biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.'
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng cuống quít.
Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc 'rút máu'.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.

1- Trước hết, chúng ta hãy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.

2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).

3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.

4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.

5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.

6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.

7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.

Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.
Cô Liu nói tiếp: 'Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung.
Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói 'Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não'.
'Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.
Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường.
Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc.
Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.'
Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân.
Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.


4-BỆNH UNG THƯ

Ung thư là bệnh nguy nan

“Nấm” Linh chi sắc uống mười thang giảm liền

Chặt lấy, được mủ cây sung

Phếch vào trong vải dán ngoài lớp da

Hoặc dùng thuốc dán (con rắn) nước ta

Dán vào rút độc đem ra bệnh lành

Có nhiều bệnh hết mau nhanh

Niềm tin trọn vẹn an lành bệnh nhân.

Chú thích:
Ung thư ở đây không phải là bệnh K (cancer) ngày nay mà là bệnh ung nhọt (nhọt độc).
Vì nhựa cây sung có tác dụng chữa ung nhọt độc rất tốt. Thứ nữa là thuốc: dán (con rắn) có lẽ đây là loại cao dán trị mụn, được phổ biến ở miền nam trước đây.
Thuốc cao trị mụn nhọt có rất nhiều bài. Bài con rết (rít) nấu với dầu mè làm cao dán cũng rất hay.
Thời nay có lẽ điều kiện vệ sinh cá nhân tốt hơn xưa, nên bệnh mụn nhọt có vẻ giảm nhiều. Chứ bệnh này rất quái ác. Thứ nhất là hay mắc ở con nít, sức chịu đựng kém hay la khóc thấy rất tội. Thứ hai ở người lớn nó mà mọc toàn ở chỗ hiểm như sau lưng (còn đỡ) chứ nó mọc dưới mông đít khiến đi, đứng, ngồi, nằm đều rất khốn khổ.


98-TRỊ BỆNH MẤT NGỦ RẤT HAY

Trùm bao cũng gọi nhãn lồng

Cả dây lẫn lá đem phơi tán nghiền

Đông nen lấy lá đọt non

Phơi khô tán nhuyễn hòa cùng tâm liên

Hoài sơn cùng lá dâu tằm

Mạch môn, kỷ chỉ tán thành bột khô

Mật ong thắng tới hòa vô

Hoàn viên cẩn chí mỗi ngày hai viên

Ngủ ngon chắc chắn khỏe liền

An thần tựa thể thuốc tiên rõ ràng

Bằng không sắc uống dễ dàng

Mỗi thứ một nhùm một thang tô đầy

Ba chén còn lại tám phân

Uống trước khi ngủ chắc chắn an tâm.

Chú thích:
- Chùm bao (nhãn lồng, lạc tiên) là loại cây thuốc Nam, dạng cây leo mọc hoang bờ bụi. Có tác dụng an thần rất tốt. Mùa mưa này cây lên lá non, ở SG thấy có vài chỗ bà con bứt về bán ăn thay rau, đâu như 10 ngàn/kg. Ăn hơi nhám lưỡi, vị đắng nhẹ.
- Đông nen: Đây là tên địa phương hoặc ghi chữ theo âm thì phải. Vị thuốc này là lá cây Vông nem. Vông nem ở khu vực Đông Nam Bộ trồng rất nhiều, bà con trồng tiêu thường trồng VN làm nọc. Miền Bắc cũng có, hình như là ít hơn. Lá vông này bọc gói nem sống (kiểu như lá sung, lá ổi, lác chùm ruột) ăn rất ngon nên có tên là Vông nem.
- Tâm liên: Là vị tâm (tim) sen.
- Lá dâu ai cũng biết rồi.
- Hoài Sơn (Củ mài), Mạch môn, Kỷ tử: Là những vị thuốc bắc, phải ra tiệm mua. (Riêng Hoài sơn ai ở gần rừng núi có thể vào tự đào cho tiết kiệm)

*** Bài thuốc bày cách làm hoàn tán với mật ong, để uống cho tiện và cũng chỉ cách sắc thuốc nếu không làm được hoàn.

***********         


http://www.webtretho.com/forum/showthread.php?t=285081

BÀI THUỐC TRỊ THỐI TAI CHO TRẺ EM

Cách đây khoảng 6 năm, con trai của anh bạn tôi lúc đó mới được hơn 1 tuổi (sinh 2002), bị mắc bệnh thối tai chảy mủ rất nặng.
Cha mẹ cháu chạy chữa nhiều nơi: Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện tai mũi họng, và vài bệnh viện khác ở tp HCM, rồi cả phòng mạch riêng nữa. Bác sĩ Tây y khám rất kỹ nói bị viêm tai chảy mủ, cho dùng kháng sinh uống và nhỏ. Khi dùng thuốc thì tai khô - thấy đỡ. Khi hết liều điều trị thì tai lại tiếp tục xì ra.
Tái đi tái lại nhiều lần, cháu bé phải uống kháng sinh nhiều ngày, sinh ra cái bệnh tiêu hóa. Nào ăn kho tiêu, đi cầu... . lâu ngày dẫn đến biếng ăn, còi cọc không lớn nổi.
Ngoài chuyện sức khỏe của cháu còn chuyện tiêu tốn thời gian và tiền bạc, khiến gia đình anh bạn rất rầu lòng. Bạn bè thấy thương mà không biết phương cách giúp.
Một ngày kia, trong khi đi chợ mua đậu hũ. Lúc chờ đợi và nói chuyện qua lại, anh ta than phiề về bệnh của đứa con. Bà hàng đậu hũ thấy tội, bèn gọi riêng ra chỉ cho bài thuốc sau với một câu khẳng định chắc nịch: cả 3 đứa con bà ta ngày trước, lúc nhỏ đều bị thối tai và đều được trị bằng bài này và không thấy tái phát.
Anh bạn mừng quá, về đi kiếm thuốc làm ngay.
Thật không ngờ chỉ sau lần phục thuốc đầu tiên, mủ trong tai của cháu bé đã thấy bớt. Sau 2-3 lần tai khô, bớt hôi. Và hình như không quá 5 lần. Tai khỏi hẳn.
Sau khi khỏi tai, ăn ngủ được ngon lành. Thằng bé phục hồi béo tốt lên hẳn. Bữa nay cháu học lớp 1, to khỏe và nghịch như... cướp.

Bài thuốc như sau:
Lấy lông của con chim bìm bip. Dùng rượu rửa sạch, phơi khô. Sau đó đem đốt cháy thành than (tồn tính - nghĩa là thành than đen, chưa chuyển sang than trắng).
Nghiền mịn than đó.
Sử dụng: Thổi vào tai cháu bé. Có thế dùng ống hút (để uống nước ngọt) chấm 1 đầu vào thuốc, kê vào lỗ tai. Người lớn ngậm miệng vào đầu kia thổi nhẹ cho thuốc bắn vào (nhớ là thồi nhẹ, vừa đủ cho thuốc bắn vào, chớ thổi mạnh làm ù tai các cháu)
Làm vài lần theo dõi kết quả.

* Chú thích:
- Bìm bịp: Là một loại chim, sống ở vùng đồng ruộng. Vùng đồng bằng sông Cửu long có rất nhiều.
- Lông: Là lông phủ ngoài da con chim. Lông nào cũng được. Lông ống dễ đốt hơn lông tơ.

* Chim Bìm bịp:
Chim bìm bịp có hai loài. Loài kích thước lớn có tên khoa học là Centropus sinensis Stephen. Loài nhỏ là C. benghalensis Gmelin. Hai loài đều có thân mình dài, mỏ to nhọn, mắt đỏ, đuôi dài hơn cánh. Toàn cơ thể có lông màu đen, riêng cánh màu nâu đỏ.

********************         

Xin giới thiệu bài dạy của Đại lão Hòa Thượng Tuyên Hóa:

Về việc trị bệnh cúm,
Hòa Thượng Tuyên Hóa:
 
Vì dịch bệnh cúm vẫn chưa giảm, mọi người tốt nhất là không nên uống nước lạnh hay ăn các thức ăn sống như là món xà lách (salads fast food menu).

Hãy nấu sữa (đậu nành) nóng trước khi uống, ăn nhiều cháo hơn và uống nhiều nước đa đuợc đun sôi. Bằng cách đó, quý vị có thể vô hiệu hóa các độc tố đa xâm nhập vào trong trong cơ thể mình.

Viên thuốc “Yin qiao jie du pian” (Ngân Kiều Giải Độc Phiến*) là một loại thuốc dược thảo chống cảm cúm của Trung Hoa rất hiệu nghiệm. Theo hướng dẫn sử dụng quý vị uống 4 viên mỗi lần nhưng khi bệnh nặng thì có thể uống 8 viên. Quý vị có thể uống nhiều nhất là 12 viên mỗi lần thì bệnh cúm sẽ khỏi.

(Dịch từ sách "Timely Teachings")

Ghi chú: “Yin qiao jie du pian” (Ngân Kiều Giải Độc Phiến): Ngân và Kiều là 2 cây thuốc dùng để giải độc
http://www.itmonline.org/arts/yinqiao.htm.


NGÂN KIỀU TÁN.
(sưu tầm từ chuadau.com)


Thành phần:
Ngân hoa: 1 lạng; Liên kiều: 1 lạng; Đậu xị: 5 đc; Ngưu bàng tử: 6 đc; Kinh giới: 4 đc; Bạc hà: 6 đc; Cát cánh: 6 đc; Sinh cam thảo: 5 đc; Trúc diệp: 4đc

Ct: (1 lạng (lượng) là: 36, 5 gam ~ 40gam; đc: là đồng cân (chỉ). 5dc= nửa lạng.)

- Cách dùng: Tễ lượng kể trên gốc là dùng tán tễ uống mỗi lần 6 đồng cân, gia vào 2 nhánh Lô căn tươi, sắc lên thấy bốc mùi thơm thì mới lấy uống, không đun quá vì nó nhẹ bay hết mất hơi. Bệnh nặng ngày uống 3 lần, đêm 1 lần uống. Bệnh nhẹ ngày 2 lần uống, đêm 1 lần uống. Hiện nay, thường dùng làm thang tễ, sắc nước mà uống, ngày uống 2-3 tễ, chia làm 2-4 lần uống.

- Công dụng: Tân lương, thấu biểu, thanh nhiệt giải độc.

- Chủ trị: Ngoại cảm bệnh mới dấy lên, xuất hiện các chứng phát sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi, đau đầu, ho hắng, họng đau, rêu lưỡi mỏng trắng, hoặc ven đầu lưỡi hơi hồng, mạch phù sác. Hiện nay trên lâm sàng đối với chứng phát sốt do ngoại cảm sinh ra, thường trước hết lấy phương này tiến hành gia giảm mà sử dụng, trong đó cảm nhiễm đường hô hấp trên dùng rất tốt.

- Giải nghĩa của phương: Phương này thường dùng trên lâm sàng là phương tễ đại biểu của tân ôn giải biểu. Trong phương lấy Đậu kỹ, Ngưu bàng tử, Kinh giới, Bạc hà để giải biểu phát hãn đuổi tà ra ngoài; Ngưu bàng tử, Cát cánh, Sinh cam thảo tuyên thông phế khí mà lợi hầu họng, lấy để trị chứng ho hắng, đau họng. Ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp thanh nhiệt tuyên phế mà giải nhiệt độc, Lô căn sinh tân chỉ khát mà trừ vị nhiệt, do đặc điểm của phương này là tân lương thấu phát đối với ngoại cảm nhiệt bệnh mới dấy lên từ phế vệ đều có thể dùng thích hợp.

- Cách gia giảm thường dùng: Biểu chứng rõ ràng không có mồ hôi, sợ lạnh mà nóng dữ dội có thể gia vào Khương hoạt, Tây hà liễu để tăng tác dụng thấu biểu đạt tà. Ra mồ hôi mà sốt không giải có thể bỏ Kinh giới, Bạc hà, thêm Hoàng cầm, Thanh cao. Phế khí không tuyên mà ho hắng dữ dội gia Tiền hồ, Hạnh nhân, Tượng bối để thanh tuyên phế khí. Sởi mới bước đầu có thể gia Phù bình, Thuyền y để thấu chẩn đạt tà. Hầu họng sưng đau nghiêm trọng gia Xạ can, Mã bột, Quải kim đăng, Bản lam căn để giải độc lợi họng. Thấp vướng ở trung tiêu mà thấy ngực buồn bằn hay buồn nôn mửa, có thể bớt đi Lô căn, Cam thảo gia Hậu phác, Hoắc hương, Chỉ sác để hóa thấp thư trung. Nếu phế vị nhiệt thịnh mà thấy chảy máu mũi, khạc ra máu thì thường gia Mao căn, Hoàng cầm, Sơn chi để lương huyết thanh nhiệt. Nhiệt bức tân dịch mà thấy miệng khát họng khô táo có thể gia Thiên hoa phấn để sinh tân chỉ khát. Ăn trệ vướng ở trong mà thấy bụng trướng, miệng hôi, ỉa chảy hoặc táo bón có thể thêm vào Chỉ thực, Lục khúc

*** Thuốc này ra tiệm thuốc bắc đều có cả. Bài thuốc chính (chưa gia giảm) có rất nhiều vị thuốc trồng được ở VN. Xài được.

***********************         


Bài thuốc chữa hóc xương của cụ bà 80 tuổi

Xưa nay, “hóc xương gà, sa cành khế” vẫn được xem là hai loại tai nạn nguy hiểm và khó chữa trị nhất. Ấy vậy mà, đã hơn 70 năm nay, cụ Trần Thị Lệ (Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) chỉ với một “bài thuốc” bí truyền đã chữa được cho rất nhiều người.

Bài thuốc “đặc biệt” này chỉ đơn giản là cho bệnh nhân uống 3 ngụm nước, ngậm 3 hạt muối rồi xoay chiếc đèn dầu đã cũ kỹ 3 lần là bất kể người hay vật bị mắc xương gà, xương trâu, xương cá hay kim chỉ, râu tôm, giây cao su… đều qua khỏi một cách nhẹ nhàng.

Được truyền nghề từ 6 tuổi

Hôm chúng tôi tìm đến nhà thì cụ Trần Thị Lệ đang đi vắng. Hỏi mãi, cậu cháu nội học lớp 7 mới chịu “tiết lộ” là bà đang đi chia lộc. Tưởng nhà vừa có giỗ nên bà cụ đi phát lộc cho mọi người, hóa ra là có một bệnh nhân ở Phố Huế (Hà Nội) bị mắc xương gà tìm đến cụ và được cụ chữa cho khỏi, nhưng vì cụ không bao giờ lấy tiền của ai nên anh ta mang quà đến cảm ơn. Và đã thành thói quen, cứ mỗi lần có ai đó biếu quà cụ lại cất công đi khắp khu phố để phân phát cho mọi người.

Cụ Lệ cho biết bài thuốc bí truyền này ông Cương học được từ những người dân tộc thiểu số, cụ chữa bệnh không lấy tiền của

Phải chờ gần một tiếng đồng hồ mới thấy cụ thong dong trở về. Không biết ai đó đã báo trước cho cụ biết chúng tôi là phóng viên đến tìm hiểu thông tin viết bài mà cụ lên tiếng trước: “Tiếc quá! các anh đến thì tôi lại phát hết lộc mất rồi. Nãy giờ đi các nhà để phát lộc thì nhà nào cũng đi vắng, tôi phải cất công lên tận đồn công an của phường, biếu cho các anh công an ở đó”.

Cụ Lệ kể, cụ sinh ra ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhưng từ nhỏ đã được mẹ đưa về nhà ông ngoại ở Hương Khê (Hà Tĩnh) để sống. Cạnh nhà ông ngoại cụ có một ông tên Nguyễn Văn Cương, nhà có 5 người con cả trai cả gái. Ông Cương lúc đó đã nổi tiếng khắp vùng về tài chữa hóc xương (tất cả các loại xương) bằng một bài thuốc mẹo. Do đó, nhà ông lúc nào cũng tấp nập khách vào ra.

Một lần, ông Cương sang nhà cụ chơi rồi đặt vấn đề với mẹ cụ xin phép được truyền nghề cho cụ Lệ. “Hồi đó tôi mới lên 6 tuổi, nhỏ dại lắm chả biết gì. Ông Cương sang bảo với mẹ tôi: “Mợ ơi! con giờ chỉ sống được 2 năm nữa là con chết, mợ cho con truyền nghề cho con Lệ vì không ai có thể có đủ điều kiện để truyền nghề được như con Lệ”. Mẹ tôi bảo, “trông thầy da dẻ hồng hào, khỏe mạnh thế kia thì chết sao được mà chết. Thầy đừng nói ghở thế! Sao thầy có 5 đứa con mà thầy lại không truyền cho ai cả?”.

Ông ấy trả lời, “làm cái nghề này phải có đủ: Tâm – đức – tài. Thiếu một trong những yếu tố đó thì không thể làm được. Nhà con tuy có những 5 đứa con nhưng đứa được cái này thì lại mất cái kia... ”. Mẹ tôi lại bảo. Tôi chỉ được mỗi mình cái Lệ là gái, nhỡ thầy truyền nghề cho nó rồi nó không biết làm gây nên chuyện thất đức thì sao? “Ông ấy nằng nặc đảm bảo rằng, ông ấy truyền nghề này cho tôi là để cho tôi tích nhân tích đức cho con cháu về sau... ” – cụ Lệ thật lòng tâm sự.

Thầy Cương phải thuyết phục mãi, cuối cùng mẹ cụ Lệ mới chịu cho cụ sang học nghề. Bài học chỉ đơn giản với mấy thao tác nhỏ nhưng phải mất 2 năm, cụ Lệ mới tự chữa bệnh được. Cụ vừa biết chữa bệnh cũng là lúc thầy Cương trút hơi thở cuối cùng, ngày giờ ông ra đi chính xác đến từng phút giây như lúc sinh thời ông tiên đoán.

“Đây là làm việc nghĩa cứu người, do đó mà một nguyên tắc bất di bất dịch là không bao giờ nhận tiền của ai. Cũng vì thế mà chúng tôi có được một ân huệ thật đặc biệt là có thể biết được thời điểm nào chúng tôi sẽ qua đời để chọn thời điểm mà truyền nghề cho phù hợp. Như tôi, sau này khi nào biết chỉ còn sống trên trần gian này được 2 năm nữa thì tôi mới tìm truyền nhân để truyền nghề” – cụ Lệ giải thích vì sao mình đã ngoài 80 tuổi rồi mà vẫn chưa chịu truyền nghề cho ai đó?

Khỏi hóc xương sau 12 giờ:

Cụ Lệ bật mí, bài thuốc bí truyền chữa hóc xương gà này thực chất là một bài thuốc mẹo rất đặc biệt mà thầy cụ là ông Cương học được từ những người dân tộc thiểu số sau một lần bị hóc xương gà đến thập tử nhất sinh. Kể cho chúng tôi nghe các bước chữa bệnh, cụ Lệ không quên nhắc đi nhắc lại một điều cực kỳ tối kỵ đó là người bệnh khi đã ngồi vào ghế để chữa là không được nói chuyện với cụ hoặc không được hỏi han những người xung quanh.
Người ở gần khi đến nhà cụ chữa bệnh, khi gặp cụ chỉ cần gật đầu chào là cụ biết. Còn nếu ở xa, khi cụ đến, người bệnh chỉ cần lấy chiếc áo mà mình hay mặc nhất rồi lòn một ngón tay vào trong giơ lên là cụ biết người đó bị mắc xương gì.


Cụ giơ ngón tay trỏ lên chỉ thẳng trước mặt bệnh nhân rồi lẩm bẩm điều gì đó:

Một điều đặc biệt khác, cho dù bệnh nhân bị hóc bất kỳ loại xương gì, cụ đều có thể chữa được nếu người đó mới bị hóc xương trong vòng 6 ngày trở lại. Qua đến ngày thứ 7 là cụ cũng phải “bó tay”. Khi chữa, nếu tuân thủ đúng những gì cụ dặn, thì nặng như hóc xương gà chỉ trong vòng 12giờ đồng hồ là bệnh sẽ tự khỏi một cách nhẹ nhàng, không đau đớn và nhẹ như xương cá, râu tôm là chỉ cần 6 giờ sau là khỏi hẳn.

Đang trò chuyện thì có bệnh nhân Nguyễn Văn Hoàng (12 tuổi) nhà ở phố Lương Văn Can (Hà Nội), tìm đến nhờ cụ chữa. Bệnh nhân bị hóc xương cách đây 3 ngày, đã đi một số nơi khám, uống thuốc nhưng chưa khỏi. Được một người bà con xa mách cho đến đây tìm cụ nên vội vàng đến ngay. Nghe thấy thế, cụ Lệ cáo lỗi, bỏ dở câu chuyện với chúng tôi để bắt tay ngay vào công việc quen thuộc mà gần 80 năm nay cụ vẫn làm để giúp người.

Theo quan sát, khi bệnh nhân vừa yên vị xuống ghế, cụ đi một vòng quanh người bệnh nhân rồi sau đó nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc ghế đối diện với bệnh nhân. Cụ giơ ngón tay trỏ lên chỉ thẳng vào mặt bệnh nhân rồi lẩm bẩm điều gì đó trong miệng.

Sau đó, cụ đưa cho bệnh nhân cốc nước lọc đã chuẩn bị sẵn bảo bệnh nhân uống đúng 3 ngụm. Bệnh nhân vừa dứt ngụm nước thứ 3 thì cụ đưa tay xoay chiếc đèn dầu Hoa Kỳ làm bằng sứ không dầu, đã cũ kỹ 3 vòng rồi đưa cho bệnh nhân một hạt muối bảo bệnh nhân bỏ vào miệng ngậm.

Sau đó, cụ đưa thêm cho bệnh nhân 2 hạt muối và dặn: “3 tiếng đồng hồ sau cậu tự tay bỏ một hạt muối này vào miệng và ngậm. 3 tiếng sau lại ngậm tiếp 1 hạt muối như thế... sau hạt thứ 3 một thời gian ngắn chắc chắn chiếc xương mà cậu đang hóc kia sẽ “xuống””. Đến 22g đêm hôm đó, bệnh nhân Hoàng đã đẩy được chiếc xương gà ra khỏi họng.

Cụ tâm sự, đến bây giờ cụ vẫn còn nhớ rất rõ cảm giác của một đứa bé lên 6 tuổi, lần đầu tiên chữa thành công cho một ca bệnh bị mắc xương trâu. Hôm đó, có một gia đình ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) khiêng lên một bà cụ ngoài 70 tuổi, bị hóc xương trâu đã 6 ngày liền tưởng chừng như đang “thập tử nhất sinh”. Khiêng vào đến nơi, thầy cụ không ra tay mà để cho cụ tự chữa.

Cụ cũng chỉ làm theo các bước thầy hướng dẫn không ngờ một ngày sau thì bệnh nhân đó khỏi bệnh. Khỏi phải nói, gia đình bệnh nhân mừng hơn bao giờ hết. Cả nhà họ mang đến hai con cá thu rất to và 10 kg gạo tám thơm để tạ ơn. Thầy cụ, sẻ đôi số quà ra, biếu lại gia đình bệnh nhân một nửa. Nửa còn lại thầy chia đôi, cho cụ một nửa mang về.

Đã hơn 70 năm qua, cụ Lệ không còn nhớ là mình đã chữa cho bao nhiêu người qua khỏi tai nạn hóc xương. Và cụ cũng lấy làm mãn nguyện vì dù chưa bao giờ nhận của ai bất cứ một đồng tiền nào nhưng cuộc sống của cụ lúc nào cũng sung túc, con cái trưởng thành. Đó là cái đức lớn lao nhất mà cụ có được sau ngần ấy năm làm việc nghĩa.
(Gia đình & Xã hội)

***********************         


“Đây là làm việc nghĩa cứu người, do đó mà một nguyên tắc bất di bất dịch là không bao giờ nhận tiền của ai. Cũng vì thế mà chúng tôi có được một ân huệ thật đặc biệt là có thể biết được thời điểm nào chúng tôi sẽ qua đời để chọn thời điểm mà truyền nghề cho phù hợp. Như tôi, sau này khi nào biết chỉ còn sống trên trần gian này được 2 năm nữa thì tôi mới tìm truyền nhân để truyền nghề” – cụ Lệ giải thích vì sao mình đã ngoài 80 tuổi rồi mà vẫn chưa chịu truyền nghề cho ai đó?

Nên để cuộc đời tùy duyên thôi. Mà thật ra, là ai thì đều có nhiệm vụ được... phân công cả rồi. Mình mà vô duyên và không nhiệm vụ thì bị: "vào cầm" là cái chắc.

***********************         


Trị đau nhức răng theo PP Ấn Độ

Khi bị đau răng cấp tính, hãy lấy một vài hạt tiêu sọ (tiêu tróc vỏ đen) đem nghiền vụn ra như bột tiêu để ăn.
Dùng một cây tăm tre (nguyên bản là một que gỗ mỏng) đập dập đầu. Chấm vào bột tiêu đó. Đọc câu thần chú: "Tiba Tiba Dakhonga" (5 lần) rồi hà hơi nhẹ vào đầu tăm. Chắm chỗ bột tiêu vào chỗ răng sâu đau.
Đàm bảo sẽ giảm nhức buốt trong vài phút sau đó.
Có thề làm nhiều lần trong ngày. Một lần có thể chấm vài đầu tăm,
Mỗi lần chấm thuốc thì đều phải đọc thần chú và thồi.

Lưu ý:
Cách này để trị đau răng cấp tính do sâu, tụt lợi.... muốn trị tận gốc thì sau khi đỡ cơn đau phải đi trám hay vệ sinh răng miệng.

***********************         

Thuốc Nam trị ngứa:

Ngứa là một chứng phổ biến, hay gặp nhiều trong mùa nắng nóng. Dân ta thường xếp nó vào một trong hai cực hình khó chịu bậc nhất: 'đau đẻ, ngứa ghẻ', nó bắt phải 'sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn', ... Trên thực tế, ngứa không chỉ do ghẻ và các ký sinh trùng gây bệnh ngoài da, mà còn do nhiều bệnh khác dẫn tới như: ung thư, đái tháo đường, bệnh gan mật, bệnh thận, rối loạn chức năng thần kinh, dị ứng. . Nếu để kéo dài, chứng ngứa sẽ gây cho người bệnh trạng thái căng thẳng, cáu gắt bực bội triền miên, từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến tâm thần, làm giảm sút năng suất, chất lượng công tác, học tập.
Để giải quyết chữa trị một số chứng ngứa thông thường, chúng tôi xin giới thiệu một bài thuốc Nam độc đáo mới sưu tầm được trong dân gian, bước đầu ứng dụng đã thu được nhiều kết quả khả quan.

Bài thuốc gồm 7 vị, có thể tìm thấy dễ dàng ở mọi miền trên đất nước ta. Đó là: Rau má, Chó đẻ, Cỏ sữa nhỏ lá, Đậu săng (mỗi thứ một nắm, khoảng 60g tươi hoặc 30g khô), Khoai lang (một củ), Đường bát (đường đen xứ Quảng) 1/4 tán (~ 100gam). Tất cả rửa sạch cho vào om, đổ 2 lít nước, sắc còn 1 lít, chia uống 3 lần trong ngày. Không để qua ngày vì dễ thiu.

Rau má, cỏ sữa, Khoai lang
Đậu săng, chó đẻ, cục đường
Đừng chê vị thuốc tầm thường
Bách phương chữa ngứa chẳng nhường cho ai.

Theo chúng tôi, bài thuốc dân gian này độc đáo ở chỗ nó hoàn toàn tuân thủ về lý - pháp - phương - dược của Đông y học cổ truyền. Theo Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn, tác phẩm kinh điển của Đông y thì các chứng ngứa đều do huyết hư không nuôi dưỡng được da thịt mà gây ra (chư dưỡng vi hư huyết bất vinh cơ tấu sở dĩ dưỡng dã). Lại nói các chứng đau ngứa lở đều thuộc vào Tâm (chư thống sang dưỡng giai thuộc vu tâm). Nên nhớ tạng Tâm của Đông y không chỉ riêng trái tim mà còn bao quát cả hệ tuần hoàn và thần kinh tri giác (Tâm chủ thần minh, Tâm chủ huyết mạch). Theo học thuyết ngũ hành, Tâm thuộc hành hoả, liên quan với mùa Hạ. Điều này giải thích vì sao mùa Hạ chứng ngứa phát sinh nhiều nhất và thường gặp phải ở những người có cơ địa huyết nhiệt (biểu hiện lâm sàng: nóng lòng bàn tay, bàn chân, vùng ngực; phát sốt nhẹ vào lúc xế trưa; môi đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ nhợt, hay khát nước, tiện táo bón, tiểu tiện vàng, mạch nhanh, hay cáu gắt, mất ngủ... ). Cũng theo học thuyết Ngũ hành, Can Mộc sinh tâm hoả, căn cứ nguyên tắc “con hư thì bổ mẹ”, muốn trị bệnh ở tạng Tâm, phải tăng cường chức năng tàng huyết và sơ tiết của tạng Can (sinh lý học hiện đại gọi là chức năng dự trữ máu và chức năng khử độc hay chức năng bảo vệ của gan). Nói tóm lại, muốn chữa chứng ngứa phải nhằm vào hai tạng Tâm và Can, và dùng phép chữa dưỡng huyết, thanh nhiệt, tiêu độc, khu phong trừ thấp. Khảo sát các vị thuốc trong bài thuốc này ta thấy chúng hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về phương pháp chữa đã nêu trên.

Rau Má: Tên chữ Hán là Liên tiền thảo, tên khoa học Centella asiatica Urb. Vị hơi đắng nhạt, thơm, tính mát. Tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng, cầm máu, chữa rôm sẩy, mẩn ngứa...

Chó đẻ: Còn gọi là Chó đẻ răng cưa, Diệp hạ châu, Diệp hoè thái. Tên khoa học Phyllanthus Urinaria L. Vị đắng, tính mát. Tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết.

Cỏ sữa nhỏ lá: Hồng liên thảo, Địa cầm thảo. Euphorbia thymifolia Burm = Euphorbia humifusa Will. Vị đắng, tính mát. Tác dụng thông huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu độc, sát trùng, thông sữa, lợi tiểu.

Đậu săng: Còn gọi Đậu cọc rào, Đậu chiều, Đậu chè, Mộc đậu. Cajanus flavus D. C. = Cajanus indicus speng. Lá cành Đậu săng có vị nhạt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng, giảm đau.

Khoai lang: Cam thự, Ipomoea batatas Lamk. Vị ngọt, tính bình. Tác dụng nhuận trường, bổ tỳ vị.

Đường đen: hay Đường đỏ, tức Đường mía (thành phần chủ yếu: sacaroza), chế thủ công thành từng tán hay tảng ngoài bắc gọi đường phên, miền trung thường gọi đường bát Quảng Nam. Vị ngọt, tính ấm. Tác dụng hoà trung, trợ tỳ vị, hoạt huyết, tán ứ, nhuận tâm phế khi táo nhiệt.

Như vậy, trong bài thuốc: Đường đen, Khoai lang là các vị thuốc bổ huyết, bổ tỳ vị (tỳ sinh huyết). Riêng Khoai lang còn có tác dụng nhuận trường. Còn các vị Rau má, Chó đẻ, Cỏ sữa, Đậu săng là thuốc thanh nhiệt tiêu độc.
Từ phân tích lý - pháp - phương - dược như trên, chúng tôi đã mạnh dạn ứng dụng điều trị bằng (cách kê đơn và hướng dẫn người bệnh tự tìm thuốc trong nguồn thuốc Nam hoang dã, hầu như không tốn kém. Theo dõi kết quả, chúng tôi nhận thấy bài thuốc rất thích ứng các chứng ngứa ngoài da mà mắt thường không thấy gì đặc biệt (trừ những tổn thương do gãi). Thường chỉ dùng từ 1 đến 3 thang là có kết quả. Sau đó có thể dùng thêm vài ba ngày nữa (liều lượng giảm 1/2) để phòng tái phát. Đối với các bệnh ngoài da như ghẻ, nấm (có tổn thương da mà mắt nhìn thấy được như nốt ngứa, luống ghẻ... ) mà cơ địa người bệnh nóng nhiệt có thể dùng bài này uống trong kèm với thuốc bôi ngoài đặc trị theo từng loại bệnh thì kết quả càng nhanh. Đối với các bệnh khác dẫn đến chứng ngứa cần điều trị bệnh gốc đồng thời có thể kết hợp bài này để giảm ngứa. Nhưng lưu ý, người bệnh có triệu chứng hàn (như sợ lạnh, ăn kém, ỉa chẩy lỏng kéo dài... ) thì không được dùng bài này.

(tạp chí Sống Vui Khỏe)

***********************         


Xông khói thuốc lá để cứu người chết đuối[

Một phương pháp được các bác sĩ trong Hải quân Anh vào khoảng thế kỉ 19 dùng để cứu những nạn nhân bị ngạt nước do rơi xuống biển dường như rất phản khoa học nhưng lại có hiệu quả thực tế ngoài mong đợi, đó là khói thuốc lá.

Cách cứu chữa này được ghi lại trên một tờ báo từ những năm 1801, là 1 trong số 1000 cách chữa bệnh trong Hải quân Anh mới được công bố vào ngày 30/9 tại trung tâm lưu trữ Anh.

Theo tài liệu, một trong số những người đã được khói thuốc cứu sống là thủy thủ James Calloway, 40 tuổi, bị ngã xuống biển và chìm trong nước lạnh ít nhất 12 phút. Khi được vớt lên, bác sĩ Ben Lara làm việc trên thủy đoàn đã miêu tả anh như thể một cái xác ướp nhợt nhạt.

Anh James được xông khói thuốc vào trong phổi và sau 45 phút, tim đập nhanh trở lại một cách khó lý giải.

Khi nạn nhân đã hồi tỉnh, phương pháp xông thuốc cũng chấm dứt.

Chuyên gia Daniel Gilfoyle thuộc trung tâm lưu trữ Anh cho biết phương pháp này nghe có vẻ tiêu cực nhưng người ta tin rằng khói thuốc là một yếu tố kích thích và có thể giúp cho tim đập trở lại.

Theo ông Stephen Spiro - phó giám đốc Hiệp hội các bệnh về phổi (Anh), ngoài những tác động tiêu cực như ảnh hưởng tim mạch, gây ra ung thư phổi thì dùng khói thuốc cứu người chết đuối là một ngoại lệ tích cực hi hữu.

Điều này được lí giải bởi bất cứ một chất hóa học nào có độc tính khi xâm nhập vào trong khí quản cũng làm cho nạn nhân thở gấp, trong trường hợp người chết đuối thì sẽ là hồi phục lại nhịp thở.

Ông cho rằng đến một lúc nào đó, việc chăm sóc sức khỏe con người ở thế kỉ 21 cũng sẽ phải học tập lại những cách chữa “dân dã” như thế này. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, thuốc lá vẫn luôn là thứ có hại cho sức khỏe.

Hà Thư (Theo wtop)

***********************         


Bí quyết liệu pháp trị bách bệnh trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo Tây Tạng

Một người càng phát triển trình độ tâm linh cao bao nhiêu khi tiến hành chú nguyện hoặc trị bệnh thì càng có nhiều khả năng mang lại kết quả chữa lành bệnh cao bấy nhiêu. Những viên thuốc này thường chứa xá lợi của các đại thiền sư danh tiếng và Thánh Tăng nhằm mục đích ban cho những viên thuốc ấy nhiều sức mạnh trị bệnh hơn nữa...
Thuốc trị bệnh của Tây Tạng thì nổi tiếng và hiệu nghiệm, chủ yếu là bằng thảo dược. Tuy nhiên, trên thực tế, nét độc đáo của thuốc Tây Tạng nằm trong thời điểm pha chế khi người ta tiến hành tụng niệm và trì chú để cầu nguyện chư Phật, chư đại Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng trong mười phương pháp giới ban cho nó một sức mạnh chữa bệnh. Người Tây Tạng cho rằng uống loại thuốc như thế hoặc sẽ mang lại kết quả là bệnh tật mau bình phục hoặc nếu bệnh nhân đang đứng cận kề bên cửa tử thì sẽ chóng qua đời mà không đau đớn.

Chú nguyện vào những viên thuốc và nước cũng là liệu pháp thường được sử dụng rộng rãi. Một người càng phát triển trình độ tâm linh cao bao nhiêu khi tiến hành chú nguyện hoặc trị bệnh thì càng có nhiều khả năng mang lại kết quả chữa lành bệnh cao bấy nhiêu. Những viên thuốc này thường chứa xá lợi của các đại thiền sư danh tiếng và Thánh Tăng nhằm mục đích ban cho những viên thuốc ấy nhiều sức mạnh trị bệnh hơn nữa.

Trên thực tế, có nhiều vị Lạt ma Tây Tạng còn thổi vào những bộ phận trên cơ thể để tạo ấn tượng bệnh đã lành và làm thuyên giảm sự đau đớn. Tôi từng chứng kiến một người bị bệnh AIDS có một chân cực kỳ đau đớn. Cảm giác đau đớn của cái chân anh đã biến mất sau khi anh được một vị lạt ma đã tu thiền định cao thổi vào chân anh trong 20 phút.

Quán tưởng cũng là cách trị liệu rất hữu hiệu. Một phương pháp quán tưởng trị bệnh phổ biến là quán một vầng ánh sáng trắng lan tỏa khắp các hướng trên đầu chúng ta. Sự quán tưởng ánh sáng lan tỏa xuyên qua cơ thể chúng ta ấy có thể làm tan biến hoàn toàn mọi chứng bệnh và mọi vấn đề. Hãy tập trung hình dung, tưởng tượng cơ thể chúng ta như đã hết bệnh và trong bản chất của ánh sáng.

Trong truyền thống Tây Tạng, có nhiều vị Phật, Bồ-tát có thể được dùng để quán tưởng trong lúc trì chú. Thường là đức Phật Dược Sư, hoặc Bồ-tát Quán Âm. Đối với các vị Hộ pháp Long thần thì mỗi vị có mỗi đặc tính khác nhau, hoặc điềm tĩnh hoặc nóng giận. Vị Hộ pháp, Long thần nóng giận thường được dùng để chữa trị các chứng bệnh nan y, ví dụ như bệnh AIDS.

Nếu những hình ảnh trên đây không thuận lợi, chúng ta có thể sử dụng các đối tượng khác, chẳng hạn như các đồ vật thủy tinh, hoặc đơn giản là chúng ta quán tưởng tất cả mọi năng lực chữa trị của vũ trụ đang thu hút tâm trí ta, đang chuyển hóa cơ thể ta thành ánh sáng, và tự chúng ta hình dung, tưởng tượng như mình đã hoàn toàn hết bệnh.

Trong nhiều thế kỷ, nhiều người Tây Tạng đã sử dụng các phương pháp trị liệu này. Mục đích của các phương pháp thực hành ấy là chữa trị cả tâm lẫn thân, để các chứng bệnh và các vấn đề của chúng ta sẽ không còn tái phát trong tương lai.

Thích Minh Trí biên dịch theo DNA.
Những viên thuốc này thường chứa xá lợi của các đại thiền sư danh tiếng và Thánh Tăng và đã tụng niệm, trì chú.
Nếu uống mỗi ngày cái phiền não, bệnh tật cũng giảm bớt đi rất nhiều và tâm thức rất là yên tĩnh.

Many thanks.

***********************         


Nói thêm về bài
Trị đau nhức răng theo PP Ấn Độ

Hàm răng tôi vốn theo sơ đồ 4-3-1-1 chứ không chuẩn mực theo 4-4-2 kinh điển. Các "cầu thủ" răng được luôn rèn luyện với một chế độ "khắc nghiệt" và đều đặn nên thể lực khá tốt (bài luyện tập này sẽ nói vào một dịp khác) nhưng do ý đồ chiến thuật cố hữu, nên luôn tồn tại những khoảng trống "chết người". Cái kẽ giữa các răng lâu lâu lại gây phiền toái bằng chứng viêm nướu cấp tính. Không đau nhức, nhưng ngứa ngáy, ê ê khó chịu.
Cách đây 1 tuần, tôi bị sưng nướu kẽ răng hàm. Cái kẽ đó có thể xỏ cái đầu tăm xuyên từ bên trong vòm miệng ra mặt ngoài hàm răng rất dễ dàng. Thật bất tiện, ăn uống mất ngon, sinh hoạt khó chịu.
Áp dụng bài chữa nói trên. Sau khi vệ sinh răng buổi tối, lấy một cây tăm cắn dập đầu cho bớt nhọn, chấm vào hạt tiêu xay bột, nhẩm "thần chú" thổi nhẹ vào đầu tăm, rồi xỉa đặt vào kẽ răng đang bị viêm. (Nhét đầy vào)
Chỉ 1 lần duy nhất, vâng đúng vậy.
Ngày hôm sau mọi việc trở về bình thường.

***********************         


MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM TRONG DÂN GIAN

Làm mất mụn cóc:

Lấy lá tía tô vò ra lấy nước. Uống nước, lấy bã chà lên các mụn cóc, mụn sẽ khỏi ngay sau 2-3 lần.
Làm tan u cứng trên bắp thịt:

Khi tiêm (chích) vào bắp thịt trong một thời gian dài và liên tục, đặc biệt là tiêm kháng sinh sẽ dễ làm bắp thịt nổi những u cứng, làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc và làm đau khi tiến hành tiêm.
Người ta thường dùng phương pháp chườm nóng hoặc xoa bóp nhưng hiệu quả không mấy mỹ mãn. Bạn hãy lấy khoai tây sống, cạo bỏ vỏ ngoài, cắt thành miếng mỏng khoảng 0,5-1 cm, dùng vải băng cố định vào chỗ cứng. Thường 24 giờ những chỗ cứng sẽ bị tiêu trừ.

Khi đất cát bay vào mắt:

Nếu không may bị đất cát bay vào mắt, bạn chớ dùng tay dụi mắt vì sẽ làm ảnh hưởng tới nhãn cầu. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước sạch, ngâm một nửa trên của mặt vào nước, sau đó mở mắt - nhắm mắt lại nhiều lần, đất cát sẽ tự nhiên rơi vào nước.
Ðang đi xe hay cuốc bộ trên đường, đột nhiên bị một vật lạ bay vào mắt; lúc đó, bạn hãy dùng hết sức ho lên mấy tiếng, vật lạ sẽ 'tự nhiên' tiêu tan.


Khi bị cúm:

Nghỉ ngơi: cách tốt nhất giúp cơ thể phục hồi.
Uống nhiều nước: để thay cho chất lỏng bị mất, loại trừ chất độc.
Súc miệng: bằng nước ấm pha muối.
Uống thuốc: đúng thuốc và đúng liều lượng theo toa bác sĩ.
Tắm nước ấm: tắm nhanh và lau sạch.
Tránh gió lùa: tránh các luồng gió độc và đừng ra ngoài khi cơ thể còn ướt.
Uống thêm Vitamin: vitamin C, B complex.
Ăn: Ðừng lo lắng khi bạn không cảm thấy đói trong vài ngày đầu. Khi trở lại đói bình thường là dấu hiệu phục hồi dần.

Chăm sóc trẻ nhỏ sốt cao:

Âp lạnh lên đầu: dùng khăn lạnh đấp lên trán đứa trẻ, khoảng 5-10 phút đổi một lần.
Xoa cồn: Dùng khăn lau với nước nóng pha cồn hoặc rượu trắng lau toàn thân đứa trẻ, đặc biệt là những chỗ nhiều mạch máu như nách, khuỷu tay, cổ, vùng khoeo chân. Trẻ mới sinh, cần giữ kín phần tim. Khi xoa cồn cần tránh gió kẻo làm trẻ nhiễm lạnh thêm.

(Bài này trước đây phổ biến có tác dụng, trong bệnh viện hay dùng. Nhưng gần đây có ý kiến cho rằng cần hạn chế và rất thận trọng khi sử dụng)


Trị bệnh tiểu đường:

Bạn chuẩn bị 50-100g đậu đũa, đem sắc với nước. Mỗi ngày dùng một thang, uống hết nước thì ăn đậu.
Dùng 500g rau cần tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và chiều.
Dùng 500g đậu Hòa Lan, giã nát, vắt lấy nước. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần nửa cốc.
Lấy mướp đắng phơi khô, giã thành thuốc bột, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 10g.
Lấy 50g hạt bí ngô, rang chín đem sắc với nước để uống.
Lưu ý: người mắc bệnh tiểu đường không được ăn dưa hấu, nếu không bệnh sẽ càng nặng.

Trị chứng mất ngủ:

Dùng hột sen và bánh hộp mỗi thứ 20g, thêm đường phèn, sắc với nước để uống, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối. Lấy 20g hạt táo chua, sao cho tới gần chín, nghiền nhỏ, thêm một ít đường trắng vào trộn đều. Trước khi đi ngủ, uống kèm với nước nóng. Ho đêm cũng là một nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu làm dứt cơn ho thì chứng mất ngủ sẽ hết. Bạn lấy 2-3 gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước, nhỏ vào một muỗng mật ong. Phân ra để ngậm 3-4 lần trong miệng cho tới khi ngủ. Nhớ là trước khi ngủ phải nhả gừng ra.

Tự trị bệnh đau đầu:

Khi đau đầu bạn hãy thoa một chút dầu gió lên thái dương huyệt Ấn đường (ở giữa 2 mi) hoặc huyệt Phong trì (sát 2 đường gân thô lên 2 gáy). Bạn có thể dùng muối xát một ít lên đầu lưỡi, đồng thời uống một ít nước sôi pha muối. Nằm ngửa ra rồi nhỏ 2-3 giọt nước củ cải giã nát vào lỗ mũi.

Phương pháp trị ho cho trẻ nhỏ:

Củ cải thái thành miếng mỏng thả vào ngâm trong nước đường vài ngày. Mỗi ngày lấy một muỗng nhỏ nước ngâm trên, dùng nước nóng hòa thành trà, cho trẻ uống khi nóng. Lấy một muỗng vừng (đã xào chín, xay nhỏ), 6g hạt nhân, một miếng gừng sống cho vào sắc cùng lúc. Khi uống thì cho thêm một ít mật ong. Khi bị ho, trẻ sẽ mất ngủ. Bạn hãy thái một miếng gừng sống nhỏ, đem sao qua rồi lau lên xung quanh cổ và hai đứa trẻ. Làm như vậy giúp trẻ ngủ ngon.

Có thể chống lại sự già nua?

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những cảm xúc tiêu cực thường dẫn đến việc cơ thể tiết ra chất Adrênalin - một hoóc-môn của sự căng thẳng và tuổi già. Do đó họ khuyên:

Không nên nhấc các vật nặng dù sức có thể cho phép,
Không nằm đọc sách vì như thế sẽ làm hại trí nhớ,
Không nên đi quá nhanh, không chạy mà chỉ đi tản bộ,
Mỗi tuần nên có 3 giờ hoạt động thể thao,
Lao động trí óc sẽ kéo dài tuổi trẻ,
Trong sinh hoạt hằng ngày, nên ưu tiên dùng thức ăn chống xơ cứng mạch máu,
Dầu ăn tốt cho người cao tuổi hơn chất béo từ bơ,
Chỉ đưa vào cơ thể 1g chất béo cho 1kg trọng lượng cơ thể.
Ðịnh kỳ mỗi tháng, nên uống thêm pôlivitamin,
Sau cùng muốn sống khỏe mạnh, hãy xua đuổi mọi bực bội khỏi trái tim mình, đừng để thời gian gặm nhấm sự vô vị của chính mình.

Phòng bệnh ung thư khi ăn lạp xưởng:

Trong lạp xưởng có chứa một lượng không nhiều muối của axit HNO3. Ðó chính là chất sẽ dẫn tới bệnh ung thư gan, ung thư dạ dày và thực quản. Vì thế ăn nhiều lạp xưởng trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể.
Do đó, sau khi ăn lạp xưởng bạn nên uống một ít thuốc vitamin C, ăn hoa quả như táo, hồng, cam, quít... là những chất có thể làm giảm khả năng ung thư của muối của HNO2.

Chữa bệnh lở:

Giã củ cải trắng lấy nước súc miệng.
Lở miệng lâu năm: lấy rễ cây tầm xuân sắc nước đặc, ngâm sẽ khỏi.

Trị mất tiếng hay khan cổ:

Giã củ cải trắng hòa với nước gừng mà uống. Lấy một quả khổ tử (mua ở hiệu thuốc bắc) ngâm với nước sôi cho mềm rồi ngậm, nuốt nước trong 2 giờ thì khỏi.

Trị đau khớp xương đơn giản:

Khi bị đau khớp xương, bạn sẽ thấy đi lại khó khăn, làm gì cũng ngượng nghịu, khó chịu. Bạn hãy dùng 30g gừng sống, giã nát, trộn thêm 30g bột mì và rượu trắng (hoặc cồn 70%), đảo cho đều rồi đem đắp lên chỗ đau. Người nhẹ thì độ 1-2 ngày là khỏi, người nặng thì mất khoảng 4 ngày.

Chữa trúng nắng, trúng nóng, làm tỉnh say rượu, bia:
Dùng vỏ ngoài dưa hấu tươi, cắt thành từng miếng nhỏ, nấu nước để uống thay nước trà trong ngày. Hoặc có thể ăn sống lớp cùi trắng của vỏ dưa hấu cũng phòng được trúng nắng, trúng nóng hay say rượu bia.

Chữa viêm thận cấp:
Lấy nước dưa hấu cùng vỏ dưa hấu nấu nước để uống, hoặc dùng dưa hấu (để cả vỏ xanh), thái ra từng miếng, ép lấy nước cốt cô đặc thành cao dùng hàng ngày với liều từ 1 đến 2 thìa canh, mỗi lần uống hòa thêm chút nước sôi còn ấm để uống sẽ hiệu nghiệm.

Chữa cao huyết áp:

Gọt lấy vỏ xanh ở ngoài quả dưa hấu đem phơi khô để dành. Mỗi lần dùng 12g, thêm thảo quyết minh 9g. Hai thứ nấu kỹ dùng uống thay nước trà hàng ngày.

Chữa viêm họng mãn:
Lấy ít vỏ dưa hấu rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, thêm vào chút muối ăn để ngậm và súc miệng làm nhiều lần trong ngày, sau nhổ ra không nuốt. Kiên trì sẽ có kết quả.

Chữa viêm khoang miệng hoặc viêm lở loét:
Dùng vỏ ngoài dưa hấu (phần cứng có màu xanh), sao hơi cháy, sau gia thêm ít nhựa long não (tức băng phiến) - tất cả nghiền thành bột - lấy bột này đắp vào nơi lở loét, nếu bên ngoài cần được băng lại bằng băng dính không thuốc sẽ rơi.

Chữa phù thũng do viêm thận:
Vỏ dưa hấu đã phơi khô hoặc sao hay sấy khô (tốt nhất là để cả vỏ xanh ở ngoài) lấy 40g, thêm bạch mao căn (tức rễ cỏ tranh) tất cả sắc lấy 300ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa các chứng: miệng luôn khát nước, lượng nước tiểu nhiều, nước tiểu đục do bệnh đái tháo đường.

Vỏ quả dưa hấu và vỏ quả bí đao mỗi thứ 30g, thêm thiên hoa phấn (tức là bột rễ cây quất lâu năm) 10g. Hai thứ nấu nước lên uống thay nước trà. Dùng trong 3 ngày liền sẽ hiệu nghiệm.

Dưa hấu làm thuốc dưỡng da:
Dặc biệt dưa hấu còn dùng để làm thuốc dưỡng da, làm cho làn da trở nên trắng mịn, nõn nà. Cách làm như sau:
Lấy vỏ dưa hấu còn tươi, hàng ngày xoa xát nhẹ lên da mặt chừng 15 phút - sau dùng nước sạch rửa mặt.
Hoặc thái thành từng miếng mỏng đắp kín da mặt, nằm yên chừng 15 đến 30 phút trong ngày cũng có kết quả.
Có thể nấu vỏ dưa hấu, lấy nước cô đặc thành cao để hàng ngày dùng cao bôi lên mặt một lớp mỏng cũng làm cho da đẹp.
Nói chung các phương pháp trên đòi hỏi phải kiên trì, làm liên tục trong một thời gian dài sẽ mờ dần các vết trên da, kể cả sắc tố da và những nốt có trên da, song còn làm sạch dần lớp mỡ nhầy trên da mặt khiến da trở nên tươi mát, mềm mại và trắng mịn, non trẻ lại.
Dưa hấu là loại giàu dinh dưỡng và dược tính nên được áp dụng trong chữa trị bệnh, đặc biệt là giải khát, giải nhiệt và làm những phương thuốc dưỡng da cho nhiều kết quả như mong muốn.

Chữa râu tóc bạc sớm, tóc rụng, chóng mặt hoa mắt do can thận âm hư tổn:
Bài 1: Cỏ mực 15gr, sinh địa 15gr sắc nước uống mỗi ngày 1 tễ; chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Uống liên tục 30 ngày (1 liệu trình); nghỉ vài hôm rồi lại tiếp tục.
Bài 2: Cỏ mực 25gr, hoa cúc trắng 15gr, sinh địa 15gr; sắc lấy nước, bỏ bã, uống thay nước trà hàng ngày. Mỗi ngày 1 tễ; liên tục 30 ngày.
Bài 3: Cỏ mực 15gr, nữ trinh tử 5gr, thục địa 10gr, hà thủ ô chế 15gr, sắc lấy nước, mỗi ngày 1 tễ; liên tục 30 ngày.

Chữa ho ra máu:
Cỏ mực 25gr, Bạch cập 20gr. Ðem cỏ mực và Bạch cập sắc lấy nước đổ vào bát, sau đó trộn đều. Mỗi ngày 1 tễ chia ra 2 lần trong ngày; liên tục trong 7 ngày.

Chữa sỏi thận, tiểu tiện ra máu:
Cỏ mực 15gr, cỏ mã đề (xa tiền thảo) 15gr, đường trắng vừa đủ ngọt. Ðem cỏ mực và mã đề sắc lấy nước; khi uống róc nước thuốc ra bát, sau đó cho thêm đường vào cho đủ ngọt. Mỗi ngày 1 tễ, chia ra nhiều lần uống thay trà trong ngày; liên tục trong 20 ngày.

Mũi thường chảy máu:
Cỏ mực 25gr, ngó sen 20gr. Sắc lấy nước; chia 2 lần vào sáng và chiều; liên tục trong 20 ngày.

Chữa đao thương chảy máu:
Lấy cỏ mực đem giã nát đắp lên chỗ bị thương. Cũng có thể đem cỏ mực. phơi khô, tán mịn, rắc lên vết thương.

Hỗ trợ trong điều trị chứng giảm tiểu cầu máu:
Cỏ mực 10gr, nhân sâm 5gr (nếu không có thay bằng đẳng sâm 12gr), gạo tẻ 50g, đường trắng vừa đủ. Nhân sâm thái thành lát mỏng, hấp chín. Cỏ mực rửa sạch, sắc lấy nước để nấu cháo. Sau khi cháo chín, cho sâm vào, thêm chút đường cho đủ ngọt. Dùng mỗi ngày 1 1ần, ăn thay bữa điểm tâm buổi sáng; liên tục trong 5 ngày.

Phòng và chữa viêm da khi làm ruộng nước:
- Lấy cỏ mực tươi 1 nắm - khoản 50gr, rửa sạch, vò nát rồi sát lên chân và tay cho đến khi màu da chuyển sang tím đen nhạt. Chờ một lát cho da khô rồi có thể xuống ruộng nước làm việc Thời trước, những người thợ nề hay lấy cỏ mực sát lên tay để chữa chứng bỏng rát do vôi vữa gây nên. Chất tani và một số hoạt chất khác trong cỏ mực có tác dụng làm săn da và phòng viêm nhiễm ngoài da rất tốt. Tại Trung Quốc, các thầy thuốc đã chế ra mộ loại cao mềm từ cỏ mực, chuyên dùng để phòng viêm da khi làm việc dưới ruộng nước.

Phụ nữ ngứa âm đạo:
Lấy cỏ mực tươi khoảng 100gr, sắc nước để rửa ngoài âm đạo. Có thể thêm chút câu đằng vào sắc cùng càng tốt.

***********************         


Hiện tại miền Bắc nước ta, đang phải chống chọi với cái rét lạnh của mùa đông khắc nghiệt.
Xin điểm lại vài cách chống rét và sống chung với rét xưa nay.

Ngoài các phương pháp phổ biến như ăn nóng, mặc ấm một cách thường xuyên, thì con những phương pháp có tác dụng mang tính tức thời để sử dụng khi hữu sự, hay các phương pháp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể để có thể sống chung với rét một cách bình an.

1/ Bó Tiêu Bắc vào rốn:
Hạt tiêu (tốt nhất là tiêu sọ, tiêu đã được chà vỏ lụa) khoảng 100g, sao nóng. Gói vào một miếng vải mỏng vừa, rồi áp hay buộc vào vùng rốn.
Cách này có thể áp dụng cho người già, người bị cảm lạnh. Có tác dụng nhưng không nên dùng lâu vì dễ sinh táo bón.

2/ Uống trà gừng:
Giã nhỏ gừng tươi (nhớ là phải cạo sạch vỏ ngoài) đun hay hãm nước, pha đường rồi uống. Có thể bỏ chút trà khô vào cho thêm khầu vị hấp dẫn.
Gừng nên dung về buồi sáng, hạn chế dùng về buồi tối (không tốt lắm)

3/ Thường xuyên uống mật ong: Vừa co tác dụng sát khuần, chống viêm hầu họng khi giá rét lại vừa có tác dụng sinh nhiệt cho cơ thể

4/ Ngâm chân nước nóng:
Tối trước khi đi ngủ nên thực hiện ngâm chân nước nóng. Có điều kiện thêm Đại Hồi, Quế, Gừng, Thiên niên Kiện nấu thành nước thuốc ngâm chân.
Cho tác dụng làm ấm cơ thể, giãn mạnh, dễ ngủ ngừa cảm, chống nhức mỏi. (Đặc biệt ngừa thối chân khi đi giầy kín suốt ngày. )
Người cao tuổi ngâm chân nước thuốc nóng rất tốt.

5/ Bổ sung khầu phần ăn các loại hạt giàu đạm thực vật như: Lạc (đậu phộng) Mè (vừng) hạt hướng dương, hạt điều.....

6/ Bổ thận:
Bồi bổ thận khí, thận thủy như: Ăn các thức ăn có tác dụng bổ thận Hồ đào nhục, Đậu đen, đỗ trọng, ... . Luôn xoa xát vùng lưng thận cho ấm nóng. Tiết chế quan hệ sinh lý trong mùa đông nhất là những ngày giá rét đậm (vì cực hại, rất tồn thọ).
Hạn chế ăn các thứ ăn hàn lạnh, tiết trời đã lạnh lại ăn thức hàn thì dễ bị trúng.

7/ Tập thể dục đều đặn.

8/ Tập tắm nước lạnh ngay từ cuối thu để vào đông cơ thể đã quen hoặc hình thành thói quen tắm nước lạnh lâu dài, khi đó cơ thể sẽ có sức đề kháng lạnh rất tốt.

Lưu ý: PP này phải được tập từ từ không phải đột ngột ra tắm nước lạnh ngay rất nguy hiểm (Xin tham khảo PP này trong loạt bài Dân gian y thuật kỳ bí đã đăng trước đây)

Trên đây là những phương pháp chống lạnh và sống chung với lạnh đơn giản, hiệu quả (vì bản thân người viết đã áp dụng một số pháp rất hưu hiệu, thậm chí phương pháp tắm nước lạnh đã giúp khỏi bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng kinh niên). Xin cống hiên đến mọi người tham khảo, cân nhắc áp dụng khi hữu sự. Và khi có hiệu quả thì xin phổ biến cho đồng bào ta cùng biết - để bình an.

Kính chúc mọi người, mọi nhà không sợ Rét.


***********************         


Nữ sinh đột tử vì tắm lâu ngày giá rét:

Thấy Thu tắm hai giờ mà vẫn chưa ra, gọi không thấy trả lời, gia đình đã phá cửa vào thì phát hiện em đã ngất.

Chiều 9/1 sau khi đi học về, Thu (học sinh lớp 11, THPT Trần Phú, Hà Nội) đi tắm ngay. Sau hai giờ vẫn không thấy con ra, gia đình lo lắng, gọi nhưng không thấy Thu trả lời. Phá cửa nhà tắm, cả nhà phát hoảng khi thấy em đã ngất và đang trong tình trạng hôn mê.

Thu được đưa tới bệnh viện nhưng em đã không qua khỏi. Bác sĩ kết luận Thu bị đột tử vì cảm lạnh do tắm quá lâu.

Ông Nguyễn Hữu Chiệu, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho biết, nhà trường rất đau lòng khi biết sự việc. Phụ huynh và học sinh của lớp đã đến chia buồn cùng gia đình.

"Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở các em phải giữ ấm trong mùa đông, đặc biệt là những ngày rét đậm, rét hại, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra", ông Chiệu nói.

Từ ngày 2/1, miền Bắc bước vào đợt rét đậm, rét hại thứ ba từ đầu đông đến nay, chỉ đứng sau đợt rét kỷ lục kéo dài 38 ngày đầu năm 2008. Nhiệt độ thấp nhất tại miền Bắc xuống -4 độ (ghi nhận ở Mẫu Sơn, Lạng Sơn), Hà Nội 8 độ C.
Dự báo đợt rét đậm, rét hại này còn kéo dài ít nhất đến ngày 21/1.

*Tên nạn nhân đã được thay đổi.

Thùy Nhi
(VNExpress. net)

Rét mướt này tắm táp cũng phải cần thận. Chuyện đời mấy anh uống rượu say sưa, đêm về ra tắm trúng gió mà chết cũng nhiều.
Xét ra, mùa lạnh cơn thể người bình thường cũng giống như người say rượu mùa hè. Nói vặn lý thì khác nhau, nhưng cơ chế có vẻ như một.
Mùa đông từ thiên nhiên, trời đất đến cây cối, động vật phải ẩn tàng. Loài vật có phương cách trú đông như là di cư, ngủ...  để tồn tại. Vậy mà con người lại không cẩn trọng, cứ phơi ra. Phải chăng do bởi trí thông minh siêu việt hơn các loài động thực vật, nên các giác quan bị thui chột nhất định.

Ngẫm


***********************         


Muôn kiểu chống rét của sinh viên:

Lấy máy sấy sấy cho chăn ấm lên trước khi đi ngủ, thắp bóng điện dây tóc công suất lớn hoặc đổ nước ấm vào chai để ôm là những cách để chống rét của sinh viên Hà Nội.

10 ngày nay rét đậm kéo dài, sinh viên ở ký túc xá hay thuê trọ nháo nhào tìm cách giữ ấm. Ra đường thì quần áo, mũ mão, găng tay che kín, ai cũng thực hiện nguyên tắc"chỉ để hở hai con mắt" cho khỏi rét.

"Chỉ cần hở chỗ nào là lạnh buốt chỗ đó nên bọn em cố gắng tiết kiệm tiền để sắm cho đầy đủ phụ kiện như mũ len, găng tay, bịt tai, khăn, áo. Các bạn ở xa đi học bằng xe máy có khi còn mặc thêm áo mưa, đội mũ bảo hiểm có kính chắn gió nữa", Hạnh Hoa (Học viện Báo chí) cho biết.

Những dãy trọ thường nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông nên các cử nhân tương lai đã truyền tai nhau cách giữ ấm mới được"phát minh". "Em có máy sấy tóc, mùa đông được sử dụng tối đa vì hết sấy tay chân cho khỏi cóng, trước lúc đi ngủ nó còn được trưng dụng để sấy chăn, tạo hơi ấm ở bên trong", Thu Cúc (sinh viên ĐH Thương mại) kể.

Theo Cúc, sau khi sấy chăn phồng lên và nóng dần, tỏa hơi ấm ra xung quanh. Nếu như trước đây nằm vào chăn, cô phải xuýt xoa mất một lúc để ủ ấm thì bây giờ có thể thoải mái ngủ đến sáng. Cúc đã thông báo"sáng kiến" này cho cả xóm trọ. Vậy là đêm nào, chiếc máy sấy cũng được cả xóm chuyền tay nhau.

Trời rét, mặc năm chiếc áo ấm mà Hoàng Thảo (ĐH Y Hà Nội) vẫn chưa hết run. Ngồi học bài nhưng tay lạnh cóng nên Thảo chẳng viết được gì. Đứng dậy đóng hết cửa sổ, Thảo đem hết các bóng đèn học của mấy đứa bạn trong phòng ra thắp.

"Bóng điện dây tóc khi thắp lên sẽ tỏa nhiệt rất ấm. Đứa bạn lớp mình có sáng kiến bật đèn rồi đưa vào trong chăn cho ấm, nhưng mình sợ rò rỉ điện nên không dám làm", Thảo chia sẻ.


***********************         



Sấy chăn cho phồng lên và ấm nóng là một trong nhiều chiêu giữ ấm của sinh viên.

Ở trọ trong ngõ 315 đường Nguyễn Khang (Cầu Giấy), Nguyễn Thị Toan và hai người bạn tối nào cũng đun một siêu nước nóng. Trong phòng, Toan dành riêng một góc xếp hàng chục vỏ chai Lavie. "Nhớ lại ngày ở nhà mẹ thường đổ nước ấm vào chai để chườm chỗ sưng, thế là bọn em đun nước, để nguội một chút và đổ vào chai lavi rồi ôm chúng khi ngủ. Đúng là sáng kiến của ông bà thật hữu hiệu, bọn em ngủ rất ngon lành", Toan vui vẻ cho hay.

Cô cho biết, trong xóm có một số người đã làm theo cách này, nhưng được vài hôm thì ngại đun nước nên tìm mua túi chườm nóng đa năng với giá khoảng 80.000-90.000 đồng. Trước khi đi ngủ cắm điện khoảng 5 đến 10 phút, sau đó ôm túi đi ngủ sẽ ấm cả đêm.

Dùng một chăn bông làm đệm, trên là hai chiếc chăn đắp, nhưng "đôi bạn cùng tiến" Hùng và Khoa (Học viện Tài chính) vẫn thấy lạnh nên phải nghĩ cách sưởi ấm căn phòng. "Chúng em vừa bước sang học kỳ mới. Do đăng ký tín chỉ nên học rất vất vả, nếu không cẩn thận thì thi lại, học lại mệt lắm, lại tốn tiền nữa. Tụi em đành hy sinh chiếc chậu nhôm và đi mua ít củi về đốt", Hùng cho hay.

"Dù tốn thêm chút tiền nhưng được cái ấm cúng. Cả xóm chỉ có phòng em là lúc nào cũng đỏ lửa", Khoa cười.

Bắt đầu từ ngày 2/1 và dự báo kéo dài ít nhất đến 21/1, đợt rét đậm, rét hại đang hoành hành ở miền Bắc được đánh giá chỉ đứng sau đợt rét lịch sử đầu năm 2008 kéo dài 38 ngày. Nhiệt độ thấp nhất ở miền Bắc đã xuống xấp xỉ -4 độ, tại Hà Nội là 8 độ C.

Hoàng Thùy.


Chia sẻ của độc giả:

1- Dùng một tấm nylon trùm bên ngoài chăn, chỉ trùm từ cổ trở xuống, để hơi nước không đọng lại trong chăn, thân nhiệt sẽ được giữ lại khoảng 90%. Đây là kinh nghiệm khi hành quân, ngủ ngoài trời. (Lúc bấy giờ chăn là chiếc võng hoặc cái mền xô gấp lại).

2- Bên Canada đã lâu, mùa lạnh thường nấu nuớc sôi đổ vào một cái bình (hot water bottle) sau đó lấy cái khăn bao lại (hay lấy hot water bollte cover) và bỏ trong giường, nó sẽ làm ấm rất lâu (khoảng 8 tiếng). Nêu chỉ dùng máy sấy tóc làm ấm giường, chỉ ấm đuợc thời gian ngắn thôi... Vài dòng chia sẻ với các bạn.

3- Thời tiết lạnh thật nhưng đã thấm gì đâu so với Bác Hồ mình khi người ở Paris, sao các bạn không làm theo cách chống lạnh của Bác, lấy gạch nung nóng, bỏ vào gầm giường, hơi nóng giữ được lâu hơn, ít tốn kém, đặc biệt rất an toàn. Chúc các bạn thành công!

4- Công tác vùng núi cao, công trường trên đỉnh đồi, cách chống rét thấy hay nhất là cách bác Hồ làm ngày xưa, bếp công trường lúc nào cũng cháy, tốt nhất là cứ trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng kê một viên gạch sát vào bếp, lúc nào đi ngủ kiếm giấy catton (từ thùng mì tôm) bọc lại, ném vào trong chăn, rồi chui vào ngủ, ấm đến 4-5h sáng.

5- Mấy hôm rét, học bài ngại quá, bỏ tay ra thì cóng không thể cầm nổi sách. Cũng tìm nhiều cách giữ ấm rồi, thấy túi sưởi đa năng là hợp lý nhất. Vừa ấm, vừa rẻ lại còn an toàn, chỉ cần sạc 5-7 phút, sau đó quấn vào khăn để giữa giường giữ ấm cả đêm. Còn dùng lò sưởi hay đốt thì nguy hiểm lắm, nó cháy hết oxy thì xong.

(VNexpress. net)

Đấy là ở nhà và khi đi ngủ.
Bày các bạn một chiêu dùng khi đi đường và ngày cả khi ngủ:

1- Phài mặc một bộ quần áo bó sát, thật sát người.
2- Dùng giấy báo:
+ Trải lót xuống dưới chiếu, nệm. Khi ngủ
+ Gài lót vào quanh người khi phải đi ra ngoài trời.
(Giấy báo lưu giữ nhiệt rất tốt, thủa những năm 1980 đổ về trước, miền Bắc ai chả biết chiêu dùng giấy báo bọc kem, nước đá khi đem đi xa. Ngày nay vẫn có người áp dụng. Bởi nó tiện lợi, dễ kiếm và rất rẻ.)


***********************         


Nhiếp sinh của Đại thiền – y Tuệ Tĩnh

I- Khái niệm nhiếp sinh:

Vào mùa xuân hàng năm, các thầy thuốc Đông y (xưa và nay) đều có truyền thống làm lễ giỗ kỷ niệm:
- Cụ Hải Thượng Lãn Ông vào ngày rằm tháng giêng ÂL.
- Cụ Tuệ Tĩnh vào ngày rằm tháng 2 ÂL, bởi vì hai danh y này đều có chung quan niệm “phải biết chữa bệnh khi chưa mắc bệnh” (tức là chú trọng khâu phòng bệnh hơn chữa bệnh) bằng phương pháp “Nhiếp sinh & Dưỡng sinh”.
Trong nền y học cổ truyền (YHCT) nước ta, các thầy thuốc thường phân định hai chuyên ngữ: Nhiếp sinh & Dưỡng sinh. Theo học giả Đào Duy Anh:
- Dưỡng sinh là nuôi cho sống (l'art de nourrir la vie) (“Hán Việt từ điển” quyển thượng).
- Nhiếp sinh là chăm giữ sức khỏe (l'art de conserver la santé) (“Hán Việt từ điển” quyển hạ) và khái niệm “sức khỏe đích thực” của người phương Đông (nói chung) đặc biệt là người trí thức cổ (kẻ sĩ) nước ta (nói riêng) bao gồm một khía cạnh hạt nhân (noyau) và 5 khía cạnh quỹ đạo (orbite).

1. Khỏe mạnh về thể chất (là hạt nhân)
2. khỏe mạnh về tinh thần
3. Khỏe mạnh về cảm xúc
4. Khỏe mạnh về nhân cách ứng xử
5. Khỏe mạnh về tâm linh
6. Khỏe mạnh về tương quan xã hội
(là quỹ đạo)
Do đó chúng ta không thể không nghĩ đến công trình đề xuất ý tưởng nhiếp sinh độc đáo của bậc đại thiền – đại y nhà nước Đại Việt cổ vào thế kỷ 14: sư thầy Tuệ Tĩnh.

II- Sơ lược tiểu sử sư thầy Tuệ Tĩnh

Theo tài liệu “bibliographie annamite (Thư tịch học nước An Nam) của nhà sử học người Pháp Gaspardone, đã cho biết khá chi tiết về nhân thân của đại thiền y Tuệ Tĩnh như sau:
- Nhà sư Nguyễn Bá Tĩnh người làng Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương). Ông sinh vào đời vua Trần Duệ Tông (1372-1377) thế kỷ 14, tư chất thông minh, thời trai trẻ đã thi đậu Tiến sĩ đệ nhị giáp (đời nhà Trần gọi là Hoàng Giáp); ông xuất gia tu theo giáo lý đạo Phật với pháp hiệu: Tuệ Tĩnh; khi nghiên cứu y học, ông có biệt danh: Tráng tử vô dật (hàm nghĩa: chỉ là người khờ khạo, sống nay đây mai đó... ) còn khi trước tác y học, ông lấy biệt hiệu: Hồng Nghĩa (tên ghép ngắn của làng Nghĩa Phú với phủ Thượng Hồng, nơi sinh quán của ông). Công lao chữa bệnh cứu người của ông ở Trung Quốc (thời gian ông làm “cống thần” - người tài bị trưng dụng phục vụ cho nước lớn) đã được Hoàng đế nhà Minh (Trung Quốc) phong hàm “Đại y Thiền sư”. Tuy người đời nay vẫn chưa được rõ năm sinh và năm tử của thầy thuốc Tuệ Tĩnh (mặc dù hàng năm vẫn làm lễ giỗ ngày mất là rằm tháng hai âl, theo tập quán của các địa phương có làm miếu thờ cụ Tuệ Tĩnh) nhưng ai ai cũng biết hai danh tác y học quý báu của tiên sinh:

- Hồng Nghĩa giác tư y thư (nghĩa: sách thuốc của người thầy thuốc có tên là Hồng Nghĩa).
- Nam dược thần hiệu (nghĩa: các vị thuốc Nam chữa bệnh có nhiều hiệu quả), sách giới thiệu cách sử dụng 499 vị thuốc có sẵn trên lãnh thổ của người Việt phương Nam và kinh nghiệm chữa 184 loại bệnh & chứng thường gặp.

III- Phép Nhiếp sinh của đại thiền – y Tuệ Tĩnh:

Trong các câu lạc bộ dưỡng sinh và tập luyện khí công bây giờ, mọi người rất nhớ câu thơ của sư thầy Tuệ Tĩnh:
- Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần,
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình...
Tức là muốn chăm sóc “sức khỏe đích thực” được tốt, thì cần phải rèn luyện 7 tiêu chí cùng lúc:

3. 1 Bế tinh: Bế là đóng lại, lấp tắc lại, tinh là vật chất cơ bản của cơ thể giúp dinh dưỡng cơ quan tạng phủ; do đó gìn giữ tốt “tinh” (không để thất thoát) thì cơ thể không suy yếu.

3. 2 Dưỡng khí: “Khí” theo cổ Đông y là nguồn năng lượng vô hình vô ảnh (nhìn không thấy) luôn trôi chảy trong cơ thể, là lực hoạt động của các tổ chức tạng phủ. Do vậy, khi biết vận hành tốt nguồn “khí lực” này, thì duy trì được sự sống.

3. 3 Tồn thần: “Thần” theo YHCT là thể thăng hoa của “tinh” và của “khí” hợp lại. Thần là biểu hiện của sức sống trong mỗi cơ thể người được toát ra bên ngoài; do đó: “thần” là cách diễn tả “ngoại hình” của tình trạng ý thức, tri giác vận động của mỗi người.
Vậy: Tồn thần là bảo vệ bản lĩnh sống thường ngày.

3. 4 Thanh tâm: Hiểu theo nghĩa của tâm lý học là không đua đòi, luôn ung dung không lo nghĩ - không để danh lợi, tiền bạc cám dỗ...

3. 5 Quả dục: “Quả” là làm cho ít đi, giảm bớt đi... “dục” là ham muốn, thèm khát... Do đó, sức khỏe chỉ được tốt khi người ta giảm thiểu dần tư tưởng cầu cạnh công danh, địa vị, hạn chế đắm chìm sắc đẹp nhục thể...

3. 6 Thủ Chân: “Thủ” là gìn giữ, bảo vệ; “Chân” là sự thật (của mỗi sự vật – sự kiện không bao giờ thay đổi... ). Vậy phải biết tôn trọng và giữ gìn mọi sự thật trong cuộc sống, để tinh - khí - thần không bị ảnh hưởng.

3. 7 Luyện hình: Là phương pháp vận động cơ thể (chủ yếu là các tổ chức cơ – khớp... ) để tăng tốc độ các hoạt động biến dưỡng cần thiết của các cơ quan tạng phủ, giúp tăng khả năng thích ứng và sức chịu đựng của cơ thể trong mọi môi trường sống (người xưa gọi cơ thể người là “Linh khu”).

Tam kết:

Tóm lại, Nhiếp sinh có thể được hiểu là “nắm lấy sự sống cơ bản” cũng là khái niệm “sức khỏe đích thực” (đã trình bày ở phần đầu), cho nên đề xuất cách chăm sóc sức khỏe của sư thầy Tuệ Tĩnh hẳn nhiên là cách “sống toàn diện” (conception holistique de la vie) vừa nâng cao thể lực, vừa giúp rèn luyện bản lĩnh tích cực về tinh thần cho mọi người (cần phải có trong mọi hoàn cảnh và điều kiện sống). Ý tưởng độc đáo của đại thiền - y Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14) phải chăng đã là nguồn gốc ý tưởng về sức khỏe (being heathy) đầy đủ nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
- Sức khỏe là một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và phúc lợi xã hội! Đã được định nghĩa trong thế kỷ XX vừa qua (tức là sau sư thầy Tuệ Tĩnh đến 7 thế kỷ!(1))?

Ghi chú thêm:
(1): Vào thế kỷ 18, đại y tôn Lê Hữu Trác (tức Hải Thượng Lãn Ông: ông là người phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương) thì tiêu chí chăm sóc sức khỏe như sau:

... Cần nên tiết dục, thanh tâm,
Giữ lòng liêm chính, chẳng ham tiền tài,
Chẳng vì danh lợi đua đòi,
Chẳng vì sắc đẹp đắm người hại thân.
Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần...

Cụ Lãn Ông vốn có nghiệm lý của một bậc đại Nho uyên thâm Dịch lý đời thường:
"Nhiếp sinh phép có từ xưa,
Âm dương, thời tiết, bốn mùa thuận theo,"...

**********************       

Theo tôi được biết thì là lá Ngũ trẩu chư không phải Ngũ trảo, lá này ở Tây nguyên với Bình Định có rất nhiều. Công dụng của nó chữa trặt, trẹo, đau sưng, gãy tay chân, bị té, đánh chấn thương ho ra máu rất tốt.

**********************       

BÀI THUỐC TRỊ GAI ĐỐT SÔNG LƯNG

1/ Phương 1:
- Trái cây chuỗi ngọc chín, hái rửa sạch, để ráo nước ngâm rượu. Tỉ lệ ngâm 300 gam/lit rượu. Thời gian từ 100 ngày trỏ lên.

*Cây chuỗi ngọc:

Cây Chuỗi Ngọc còn gọi là Thanh quan, Dâm xanh, Rìa xanh (E Golden Drewdrop) tên latin là Duranta erecta L. họ Cỏ roi ngựa (Vebenaceae).
Cây bụi cao khoảng 1-3m, cành non vươn dài, cong lại, lúc non có lông, sau nhẵn. Lá có hình dạng thay đổi, mép nguyên hay có răng cưa nông ở phía đầu lá.
Hoa tập trung ở đầu cành, làm thành chùm dài, thõng - có nhiều bông mang hoa xếp thưa. Hoa có kích thước trung bình màu tím lam nhạt. Quả hạch màu vàng, 8 ô, mỗi ô 1 hạt, quả kết chùm khi chín có màu vàng- đỏ như là chuổi ngọc. Do quả lâu rụng nên thường được làm cây cảnh. Có nơi dùng làm hàng rào.
(Loại cây này hiện nay thường được chọn làm cây bụi trồng viền tại các vườn hoa, dải phân cách đường trong đô thị)

Những cầy viền - là cây chuỗi ngọc,

Trái cây chuỗi ngọc:

2 - Phương 2:
Thân rễ cây sen cạn, thái nhỏ phơi khô,
Cây sen cạn trồng làm cảnh,
Rễ cây sen thái phơi khô.

3 - Cách dùng:
- Mỗi ngày dùng 1 nắm tay rễ sen cạn nấu nước uống,
- Đồng thời uống rượu ngâm trái chuỗi ngọc.
- Kết hợp liệu pháp lăn lưng bằng quả bóng ten nít ở vùng xương gai và đi bộ.
- Cũng có thể kết hợp thoa rượu ngâm hạt đu đù hay ngải cứu (Artemisia vulgaris Mugwort, Common wormwood) xào dấm lên chỗ xương gai trước và sau mỗi lần lăn trái bóng ten nít.

4 - Hiệu quả:
- Hạn chế phát triển của gai xương
- Những chỗ gai mọc sẽ lặn đi. Các dây thần kinh không bị chèn ép và gây đau nữa.

**********************       


BẢI THUỐC HỖ TRƠ BỆNH XỐP XƯƠNG - LOÃNG XƯƠNG


BÀI DƯỢC THIỆN

1 - Rau sam: Chọn cành bánh tẻ, rửa sạch thái nhỏ.
2-  Nấu một bát cháo trắng (gạo hương, gạo nếp ngon càng tốt) khi cháo chín bỏ rau sam thái nhỏ vào đun sôi 1-2 dạo.
3 - Ăn lúc cháo còn ấm.

Cháo này rất lành ăn hàng ngày được thì càng tốt.

Tác dụng: Bổ sức khòe - hỗ trợ cho xương cốt
Dùng cho: Trẻ vị còi xương, người bệnh nhũn xương, người cao tuổi loãng xương, người bệnh sau khi bị chấn thương gãy xương. Bệnh ù tai do thần kinh, cơ mặt bị co giật.

BÀI DƯỢC THIỆN

- Đỗ trọng (vị thuốc bắc): 4 gam
- Bổ cốt chi (vị thuốc bắc): 4 gam
- Hà thủ ô đò (đã được tẩm chế): 4 gam
- Nước vừa đù.

**********************       


Khi các bạn tắm sông, hồ, biển nhưng không chuẩn bị (khởi động làm nóng cơ thể) hoặc vô tình đang bơi gặp dòng nước lạnh, hiện tượng chuột rút ở chân xảy ra không phải là hiếm. Đa phần các trường hợp này rất dễ gây tai nạn đang tiếc (chết đuối) hoặc gây đau đớn. Tôi có một mẹo nhỏ có thể chữa chứng này ngay lập tức, hi vọng có thể giúp ích được các bạn. Cần phải làm theo các bước sau:

- Tuyệt đối giữ bình tĩnh,
- Yêu cầu trợ giúp khi có thể,
- Thả nổi để cơ thể trên mặt nước,
- Duỗi thẳng chân như tư thế đứng nghiêm,
- Cố gắng xoay ba vòng (toàn bộ cơ thể) trên mặt nước.

Triệu chứng chuột rút sẽ hết ngay lập tức. Điều quan trọng nhất là phải cố gắng giữ bình tĩnh, không được hốt hoảng.

**********************       

Một số lần mình bị nấc cụt liên hồi, đã áp dụng nhiều cách như uống nước, nhắm một vài giọt mật ong ở đầu lưỡi, co người nín thở, ... nhưng không hết. Được một người chỉ một phương pháp và mình đã thử nhiều lần, đều hiệu quả tốt, nay chia sẻ với mọi người.

Cách làm khá đơn giản, chỉ cần dùng hai ngón tay, bịt thật chặt hai lỗ tai lại (không để nghe thấy bất cứ tiếng động nào ngoài tiếng động của cơ thể) trong vòng 10 - 20 giây, tự nhiên cơn nấc cụt biến mất ngay.

**********************       

Thông thường, các bé sơ sinh hay khóc về đêm, khóc thét đến khàn cả giọng, dân gian hay gọi là khóc dạ đề. Tôi đã tham khảo và kiểm chứng một số cách như sau
- Đốt vía (dùng đũa tre chẻ làm 7/9 cho nam/nữ và đốt)
- quần áo lót đem ra đốt
- Đem bếp lữa, bỏ tiêu, ớt, thuốc xông
-... ...

Nói chung là nhiều cách, nếu các bạn gặp trường hợp này, cứ thử các phương pháp truyền thống, nếu không được thì áp dụng thử cách này, hi vọng mang lại kết quả (tôi đã thử các cách trên nhưng không hiệu quả - có lẽ thằng nhóc nhà tôi khó quá)
- Lấy một điếu thuốc lá
- Ngắt lấy phần đầu điếu thuốc, chỉ một phần nhỏ, tầm tí xíu thôi, không cần nhiều (nhớ là phần đầu điếu thuốc, không phải phần đầu lọc của điếu thuốc)
- Xé phần giấy, chỉ lấy thuốc lá
- Lấy 1 chung nhỏ (chung uống rượu) đổ ít nước ấm vào
- Bỏ phần thuốc lá vào chung
- Dùng ngón tay trỏ bàn tay phải (đàn ông nhá) khuấy đều
- Lọc nước ra khỏi chung
- Dùng một tờ giấy nhỏ, gói phần xác thuốc còn lại trong chung bỏ vào và gói lại
- Đặt gói này trên lỗ rốn của bé (đảm bảo chưa ầy 5 phút bé sẽ nín khóc)
- Lấy gói giấy đó ra, đốt cho cháy chết 100% (sợi thuốc lá đã ướt nên rất khó cháy, cố gắng đồt cho cháy hết, không thì lần sau không có hiệu quả)

Nên nhớ, đây là cách chữa cháy tức thời, không phải lâu dài và triệt để.

*******************       
Thuốc Nam:
Bài thuốc như sau:
1/ Đậu đen, đậu xanh mỗi thứ 100g (sách cổ ghi: 1 bụm to).
2/ Rau bù ngót bằng 2-3 mớ bán ở chợ, khoảng 200-300g, băm nhỏ cả cọng và lá.

Cách làm:
- Đậu và rau sao thơm.
- Tất cả cho vào siêu hoặc nồi đất hay nồi nhôm gang đều được.

Cho vào 4 chén nước, sắc còn 1/2 hoặc 1/3 chén.

Thuốc nầy thường cho uống 3 thang trong 3 ngày (tối nước nhất, sáng nước nhì).  Bù ngót sao thật khô giòn, thuốc sẽ có vị thuốc bắc. Bù ngót để tươi sắc không sao, nước thuốc giống chè đậu đen pha đường uống rất ngon.

Giới thiệu kiến thức thuốc Nam.

*******************         


Bài dược thiện "Tạo chất nhờn khớp gối và cột sống"

Từ tuổi trung niên trở đi, xương khớp đã bắt đầu thoái hóa, đi lại khó khăn, lưng đau, gối kêu cọt kẹt, đồng thời quả thận cũng như một nhà máy đã hoạt động nhiều năm, chức năng suy giảm, có thể gây ra đi tiểu đêm nhiều lần, rất phiền phức trong sinh hoạt và tổ chức lại giấc ngủ.
Bài thuốc dưới đây có tác dụng tạo chất nhờn khớp gối và cột sống, đồng thời chữa được chứng đi tiểu đêm nhiều lần.
Bài thuốc dạng dược thiện dễ làm, dễ dùng, hiệu quả nhanh, nhiều người đã dùng đều có kết quả rất tốt.

Các vị thuốc gồm:
- Đỗ trọng 25g
- Ngưu tất 25g
- Gừng tươi 05g

Cách làm: Đỗ trọng, ngưu tất, gừng đun sôi rồi hầm nhỏ lửa một giờ, sau đó vớt bỏ bã.

Khi mới dùng có thể ăn liên tục ba, bốn ngày, sau đó mỗi tuần dùng một lần. Tiểu đêm nhiều lần do tiền liệt tuyến không dùng bài này.
Bài thuốc góp phần giảm bớt khó chịu của gánh nặng tuổi tác.
Xin lưu ý, thuốc dù tốt đến đâu mà không có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đúng mức thì kết quả đều không cao.

*** Nhận xét:
+ Kết hợp các phương pháp xoa bóp, vận động thể dục và khí công thích hợp để có tác dụng lâu dài.
+ Phương Pháp xoa bóp khớp gối: Dùng lòng bàn tay trái úp lên bành chè đầu gối phải, rồi dùng lòng bàn tay phải úp lên lưng bàn tay trái, Day và xoay xương bánh chè thành vòng tròn nhẹ nhàng ngược chiều kim đồng hồ 36 lần - xuôi chiều kim đồng hồ 36 lần. Sau đó đổi tay làm cho đầu gối bên kia: Lòng bàn tay phải úp xuống bành chè đầu gối trái và úp lòng bàn tay trái lên lưng bàn tay phải.
Trong khi day có kết kết hợp thở "Lục tự khí công" với âm "Suy"

*******************         

http: //thuannghia. vnweblogs. com/category/7291/13209/page/17
http: //thuannghia. vnweblogs. com/post/7291/77753
Chúc sức khỏe mọi người...
http: //www. tudou. com/programs/view/1Eu4wIuFs_4

*******************         


Cây thuốc chữa bệnh về gan, kể cả ung thư thời kỳ cuối

***

(Kênh 13) – Các bệnh về gan và ung thư là những căn bệnh thế kỷ đã cướp đi sinh mạng nhiều người. Sau đây, BBT sẽ chia sẻ về 1 bài viết hay về các cây thuốc chữa bệnh gan do một thành viên chia sẻ như sau: -

Tôi tên Hòa, 50t, sống ở thị trấn Lộc Ninh, Bình Phước. Khoảng 1 năm trước đây, sức khỏe tôi bỗng suy giảm, da bắt đầu vàng, bụng chướng, ăn uống không được như trước, sức khỏe yếu dần. Thấy hoài nghi về sức khỏe tôi lên bệnh việc Chợ Rẫy ở Hồ Chí Minh, sau một loại các xét nghiệm và kiểm tra các bác sỹ đã chuẩn đoán tôi có một khối u trong gang, và chuyển tôi thẳng vào Bệnh Viện Ung Bướu ở Bình Thạnh.
Tại đây các bác sỹ lại chẩn đoán thêm một lần nữa tôi có khối u gan khoảng bằng 1 trái chanh và đang ở thời kỳ cuối. Cách duy nhất để cứu vãn tình hình đó là mổ lấy khối u, nhưng tỉ lệ thành công là 50%, cho dù ca phẫu thuật có thành công thì tôi chỉ sống được có vài năm.

Khi tôi và gia đình biết tin thì vô cùng tuyệt vọng và đau buồn, nhưng quyết định về nhà và không phẫu thuật, vì sức tôi cũng đã yếu dần. Tôi biết rất nhiều người mắc bệnh gan như tôi, nhưng bệnh gang có một đặc điểm là không có một biểu hiện bệnh lý nào biểu hiện ra bên ngoài nên người bệnh rất khó biết, kể cả các xét nghiệm và khám thông thường cũng không phát hiện ra, chỉ trừ những biện pháp khoa học kỹ thuật cao như CT, MRI…

Đến khi người bệnh thấy biểu hiện bệnh lý phát ra bên ngoài thì đã quá muộn, cũng như tôi khi đã phát hiện ra là đang ở thời kỳ cuối. Ban đầu tôi nặng 59kg, nhưng từ khi phát hiện bệnh, ăn uống dần không được, mỗi ngày chỉ uống được một muỗng sữa, chẳng thèm khát bất cứ thứ gì.

Rồi dần dần tôi chỉ còn 39kg, gần như da bọc xương, và nói thẳng ra là chờ chết. Nhiều người bạn đã chỉ tôi dùng sừng tê giác để chữa bệnh. Cho dù gia đình tôi cũng khó khăn nhưng cũng ráng chạy mua một miếng nhỏ sừng tê giác bằng một đốt ngón tay út. Sừng tê giác chỉ mài uống được 7 lần nhưng bệnh tình hầu như không giảm.

Thật tình cờ, tôi đã được một người bạn chi một loại cây chữa bệnh gan vốn là gốc người Campuchia nhưng lớn và sinh sống tạị gần khu vực biên giới của Bình Phước. Người bạn này đã chỉ cho cây “ an xoa” vốn là một phương thuốc bí truyền của gia đình nhưng vì thương người, người bạn này đã chỉ tôi tận tình.

Người nhà tôi tức tốc đi tìm cây “an xoa” về sắt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem nấu nước uống. Ban đầu thì nấu thành một chén nhỏ thật đặc cho tôi uống, sau đó lấy bã còn trong bình nấu loãng thêm 2 chén nữa. Như vậy là một ngày tôi cố gắng uống được 3 chén thuốc, không giống như các cây thuốc Nam khác, cây an xoa có vị rất dễ uống, thơm ngon, giống như trà.

Khi uống vào bụng tôi cồn cào, sôi sung sục, như cảm giác bụng đói, hơi khó chịu. 3 ngày đầu uống thuốc, tôi bắt đầu đi ngoài, ban đầu phân vô cùng tanh hôi, và sệt sệt như người hay đi kiết. Tôi đi ngoài được 3 ngày như vậy, sang ngày thứ tư là bắt đầu đi phân bình thường, bắt đầu có cảm giác thèm ăn, nhìn bất cứ thứ gì cũng muốn ăn mặc dù trước đây không hề có. Giấc ngủ tôi cũng sâu và ngon hơn trước.

Lúc đầu tôi ăn được vài muỗng cháo, sau đó tăng lên một chén, 2 chén, rồi chuyển qua thèm cơm, rồi từ từ tôi đã ăn uống lại bình thường, da dẻ dẻ hồng hào, không còn vàng da như trước. Đặc biệt bụng tôi bắt đầu xẹp dần, thon gọn trở lại, Quá trình chuyển biến từ uống một muỗng sữa sang ăn cơm, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh chỉ vẻn vẹn trong vòng 3 tháng. Người nhà tôi đã đưa tôi xuống Bệnh Viện Ung Bướu tái khám, thật không ngờ khối u trong gan đã biến mất, chỉ còn lại lớp bọc bên ngoài nhỏ như đầu ngón tay út.

Các bác sỹ và người nhà tôi cũng hết sức ngỡ ngàng, bệnh tình tôi đã khỏi và khỏe mạnh trở lại. Cây “an xoa” quả đúng là thần dược, đã đưa tôi từ cõi chết trở về. Lúc này tôi mới biết quý sinh mạng của mình hơn, và thương những người cùng cảnh ngộ không may mắn gặp được thần dược như tôi. Từ khi phát hiện loài cây này, tôi đã chỉ rất nhiều người bệnh về gan như: viêm gan siêu vi B, C, ung thư gan, men gang cao, hay thậm chí những người hay đau lưng, nhức mỏi, da xanh, mất ngủ đều khỏi hẳn, kể cả những người tim hay mệt cũng giảm bớt.

Thêm một trường hợp khác cũng là người bạn tôi, bị chứng viêm gan C, da dẻ cũng vàng, bụng cũng chướng, kèm theo viêm đại tràng cấp mãn tính nhưng chưa đến mức nặng như tôi. Theo lời khuyên của bác sỹ, những người viêm đại tràng không nên dùng thuốc Nam vì tính hàn trong thuốc Nam vì thuốc Nam có tính hàn.

Nhưng người bạn tôi vẫn muốn dùng thử để chữa bệnh mặc dù không tin là mấy. Thật không ngờ sau vài ngày sử dụng, bạn tôi cũng đi phân lỏng, sau đó đi phân bình thường, rồi từ từ da dẻ cũng hồng hảo, khỏe mạnh lại. Người bạn này chỉ mới sử dụng 1 tháng, nhưng viêm đại tràng đã dần hồi phục, không còn bị phân lỏng, và khỏe mạnh như người bình thường.

Như vậy không chỉ chữa bênh gan, mà an xoa còn chữa bệnh đại tràng cực kỳ hay, kể cả những người bịnh trĩ. Thật ra chức năng chính của cây an xoa là giải độc gan, viêm, sưng tấy ở hệ ruột. Ngoài chức này thì tôi chưa biết đến công dụng nào khác. Nhưng tất cả các bệnh về gan tôi chắc chắn với mọi người rằng tất cả các bệnh liên quan đến gan nó đều chữa được, kèm theo kích thích tuần hoàn, tiêu hóa cực tốt, ăn được, ngủ được. Ngoài công dụng chữa bệnh nó còn là một thần dược để làm đẹp da, nhiều chị em trở nên hồng hào, mặt căn tròn trông trẻ hơn rất nhiều.

Cận cảnh trái cây an xoa.

Tôi đã uống rất nhiều loại thuốc Nam, không có cây nào dễ uống, khỏe mạnh, đẹp da, giảm mỡ gan, giảm mỡ bụng hiệu quả bằng cây an xoa. Trái của cây an xoa Nhờ ơn cứu mạng của cây an xoa, nên tôi đã cố gắng chia sẽ tất cả những gì tôi biết về loại cây này sẽ đến các bác, cô, chú, anh, chị, em gần xa.

Tại Bình Phước, loại cây này hiện nay đang được nhiều bà con dùng, cho dù bệnh, hay không bệnh đều dùng cây này nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày. Nhưng chỉ một phần nào đó, vì cây thuốc quý này không phải ai cũng biết và tin dùng. Nhưng trong tương lai, bằng tấm lòng của mình tôi sẽ chỉ cho nhà nhà, người người đều dùng để bà con được khỏe mạnh, vui vẻ. Tôi mong các anh chị, cô chú, các bạn nếu ai trong tình cảnh như tôi có thể tìm đến loại cây này để chữa khỏi căn bệnh hiểm nghèo này.

Hiện nay tôi chỉ biết cây an xoa mọc ở khu vực tỉnh Bình Phước, nơi gần biên giới, và mọc hoang gần các đường mương. Nếu có cơ hội bà con cô bác có cơ duyên gặp được cây này và mang về sắc thuốc uống để chữa bệnh. Chú ý Do cây thuốc có nhiều cây na ná như nhau, có một loại cây rất giống với cây “an xoa” từ lá, thân, cho đến bông, và cả trái.

Tuy nhiên cây này mới ra trái có màu đen, chứ không màu xanh như cây an xoa và chưa biết có công dụng gì không. Mong bà con cần quan sát kỹ trước khi hái về uống. Trái cây an xoa có thể hơi ngứa, nên bà con nhớ bỏ trái, chỉ lấy lá, thân, cành để nấu nước uống mà thôi.
(http: //kenh13. info/cay-thuoc-chua-benh-ve-gan-ke-ca-ung-thu-thoi-ky-cuoi. html)

*******************         


Kính thư các thầy, do tôi đọc ở trang web uy tín thấy có cách chữa ung thư từ lá cây đu đủ kính chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo:

Trích trong bài báo
"Gần đây, thầy Thích Thông Thức, Tiến sĩ Phật học, Đại đức, trụ trì chùa Linh Am, Bắc Ninh cũng đã bày cho tôi một bài thuốc trị mỡ máu rất hay. Lấy cây chó đẻ, loại chó đẻ răng cưa, cùng với nửa trái dứa xanh gọt vỏ và một lạng gan lợn, đun sôi chừng 15 phút rồi uống hai lần trước khi ăn nửa tiếng. Sau hai tuần, sẽ sạch mỡ máu."

"Để bài thuốc thật chuẩn thì phải lấy lá đu đủ, thái ra rồi phơi khô, thêm lá sả nữa. Nếu chia làm mười phần, thì 9 phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, có thể uống hàng ngày. Nếu sau ba ngày, thấy phân đen và hôi kinh khủng thì hiệu nghiệm. Nếu ung thư, chắc chắn khỏi, nếu men gan cao thì bệnh cũng sẽ bay biến và không tái phát trở lại. Đó là một điều rất linh diệu."

Trích trong bài báo:
"Gần đây, thầy Thích Thông Thức, Tiến sĩ Phật học, Đại đức, trụ trì chùa Linh Am, Bắc Ninh cũng đã bày cho tôi một bài thuốc trị mỡ máu rất hay. Lấy cây chó đẻ, loại chó đẻ răng cưa, cùng với nửa trái dứa xanh gọt vỏ và một lạng gan lợn, đun sôi chừng 15 phút rồi uống hai lần trước khi ăn nửa tiếng. Sau hai tuần, sẽ sạch mỡ máu."

"Để bài thuốc thật chuẩn thì phải lấy lá đu đủ, thái ra rồi phơi khô, thêm lá sả nữa. Nếu chia làm mười phần, thì 9 phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, có thể uống hàng ngày. Nếu sau ba ngày, thấy phân đen và hôi kinh khủng thì hiệu nghiệm. Nếu ung thư, chắc chắn khỏi, nếu men gan cao thì bệnh cũng sẽ bay biến và không tái phát trở lại. Đó là một điều rất linh diệu."








Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

No comments:

Post a Comment

Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: