Sunday, March 29, 2020

KHÍ CÔNG TRỊ BỆNH

KHÍ CÔNG TRỊ BỆNH 


KHI CONG TRI BENH, KHÍ CÔNG TRỊ BỆNH 


KHI CONG TRI BENH, KHÍ CÔNG TRỊ BỆNH

KHÍ CÔNG TRỊ BỆNH


I . Chẩn đoán bệnh: 
Vạn bệnh đều do khí mà ra
Bởi thế cho nên phải kiểm tra
Tĩnh tâm quán sát khí lưu chuyển
Bế ở chỗ nào cố khai ra

Thực chứng thời ta phải Tả ngay
Hư chứng ra tay Bổ ngay này
Vận Dụng Ngũ Hành và Bổ Tả
Tật bệnh ốm đau diệt hết ngay

Thực thời đầu choáng , nóng lung tung
Khí huyết Phù Cấp , khổ vô cùng
Hư thời hư nhược , người uể oải
Khí thời Trầm Bế , mệt vô cùng

Thả lỏng toàn thân , tâm an nhiên
Hít thở vào ra chẳng lụy phiền
Mắt nhìn chóp mũi quy Đan cứ
Tai lắng nghe tim phải nhẹ nhàng

Khí huyệt tự nhiên sẽ chạy thông
Bế tắt ở đâu hiểu rõ liền
Vận dùng công pháp khai thông nó
Bách bệnh dù nan , cũng sẽ thông



II . Công Pháp: 

Trước thời giáng khí xuống bàn chân
Xua khí trọc ô thoát xuống dần...
Gót chân thanh khí thăng lên não
Giáng khí trọc ô sẽ thoát dần

Tâm phải lạnh băng chuyện thế nhân
Thân như liễu rũ lỏng muôn phần
Hít vào khí lại quy Đan cứ (đan điền)
Thở nhẹ ra thôi phải ít dần...

Đến một hồi lâu khí tự lưu
Gặp chỗ bế đau phải trị mau
Hít vào khí tụ nơi bế đó
Nín khí thật lâu chỗ đó liền

Càng nín càng lâu sẽ càng hay
Hít khí vào thêm nén nó này
Bí quá liền thở ra nhè nhẹ
Rồi lại hít ngay mạnh hơn này

Chỗ bế sẽ đau , toát mồ hôi
Ngày làm vài lượt sẽ thông thôi
Việc chữa cũng đừng mong thái quá
Tự nhiên thư thả...sẽ qua thôi.

Thu công đứng giậy tay nén tay
Áp vào Đan cứ , khẽ xoay xoay (áp hai bàn tay vào nhau rồi xoay quanh rốn)
Khí dư cho thoát bàn chân ấy
Rồi bước ra sân ,dạo mấy vòng.


III . Luận Cứ: 
Sinh thời Tinh Huyết mẹ cha cho
Khí sẽ tụ nơi bát mạch đồ
Sinh Tử huyền quang còn chưa đứt
Nên sẽ còn nguyên Thái Cực Đồ (Tế Bào Gốc)

Khi ta Sinh ra tức Tử lai
Tật bệnh ốm đau lại đến này
Đừng bảo Mệnh Trời cho ta vậy
Mà tại vì ta chẳng biết thay

Hít thường khí chỉ ở Phế thôi
Lại phí tiên thiên ở chuyện đời
Thận ngày suy kiệt thân đau yếu
Phải bổ Thận ngay , cứu lấy đời

Hít phải vào ra tận gót chân
Bách lông quán khí sẽ khai thông
Da dẻ mịn màng thông khí huyết
Tâm càng rộng mở , Trí càng thông



Một số phương pháp chữa viêm xoang: 

Cây cứt lợn

Tuy có cái tên khó nghe và cũng không phải "của hiếm" nhưng cây cứt lợn lại là vị thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Loại cây này có tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.


Ở Việt Nam, viêm mũi xoang gặp ở 15-20% dân số. Bệnh khởi phát dưới ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ địa... và rất hay tái phát. Việc điều trị thường kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có người phải điều trị nhiều năm liên tục với những thuốc Tây y đắt tiền. Mỗi đợt thuốc có thể tốn hàng triệu đồng khiến nhiều bệnh nhân không "theo" được.

Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides).

Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà.


Cây cỏ hôi trong dân gian thường gọi cây cứt lợn, ngũ vị, tên khoa học: Ageratum Conyzoides-L.

Cây cao chừng 25-30 cm, lá mọc đối xứng hình quả trứng hoặc hình ba cạnh, phía trên của lá (lưng lá) màu xanh đậm, phía dưới bụng màu nhạt hơn, lá có lông, sờ nhám, vò nát có mùi thơm dễ chịu (dầu sánh màu vàng). Trong tinh dầu hoa và lá đều có cadinen, caryophyllen, geratockomen, demetoxygeratocromen và một số thành phần khác.

Và mới đây các nhà khoa học còn cho thấy cây này có 3 tác dụng chính chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng.

Ba cơ chế tác dụng này hoàn toàn phù hợp với cơ chế gây viêm xoang từ viêm họng, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm họng hạt... điều trị không khỏi hẳn, tình trạng viêm lan tới các xoang gây ra viêm xoang. Khi các hố xoang đã viêm tất nhiên sẽ phù nề gây cản trở đường hô hấp trên, như: ngạt mũi, ứ đọng, tiết dịch... và gây phản ứng cục bộ, sốt, đau đầu...

Một số bài thuốc dùng trong nhân dân: 

Chữa viêm xoang mũi do dị ứng, viêm mũi dị ứng:

Bài 1: Cỏ hôi 100g tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, dùng bông thấm nước nhét vào lỗ mũi.

Bài 2: Cỏ hôi 100g, lá long não 50g, lá chanh 10g.

Cách dùng: Rửa sạch, cho 200ml nước, sắc còn 50ml lít nước, đổ nước ra bát hoặc chén xông lên mũi, ngày xông 3 lần.

Chữa rong huyết ở phụ nữ:

Hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g, cỏ hôi 20g. Tất cả rửa sạch, phơi khô. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Thường dùng 3-4 tháng.

Cách khác:

Môi trường ô nhiễm, tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm xoang rất thường gặp, nhất là ở các thành phố lớn. Ngoài những phương pháp chữa trị bằng Tây y, ở bài này, chúng tôi đề cập đến những phương thuốc trị viêm mũi, viêm xoang theo cách của y học cổ truyền.

Đối với trường hợp viêm mũi thông thường, theo lương y Nguyễn Công Đức: "Đông y có pháp trị với tên gọi "Tân ôn giải biểu", với thành phần của phương dược bao gồm: hoắc hương, bạc hà, hậu phác, vỏ quít (mỗi thứ 10 gr), mạn kinh tử, tô điệp và gừng tươi (mỗi loại 12 gr) cùng 8 gr bạch chỉ. Những vị thuốc trên đem sắc với 3 chén nước (độ 600 ml), sắc còn lại 1,5 chén. Uống lúc nước thuốc còn ấm, trùm mền để mồ hôi xuất ra. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần nửa chén. Ngày thứ hai chỉ uống, không trùm mền nữa, uống liên tiếp 3 ngày.

Ngoài uống, còn có thể trị bằng châm cứu, châm các huyệt nghinh hương, hợp cốc, túc tam lý. Đối với viêm mũi dị ứng, Đông y có pháp trị "Bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn", với bài thuốc gồm các vị thuốc: đảng sâm, hoàng kỳ (mỗi vị 16 gr), bạch truật, bạch thược (mỗi vị 12 gr), quế chi, tế tân (mỗi vị 8 gr), phòng phong 10gr, ma hoàng 4 gr, cùng 3 quả đại táo và 3 lát gừng tươi. Tất cả đem sắc với 3 chén nước, còn lại 1,5 chén thuốc, ngày uống 3 lần (mỗi lần nửa chén). Cũng có thể dùng cách châm cứu giống như châm cứu chữa viêm mũi thông thường ở trên". Còn lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM) có phương thuốc kinh điển, đơn giản, nhưng hiệu quả trị viêm mũi dị ứng, gồm: 12 gr thương nhĩ tử, 12 gr tân di hoa, 8gr bạc hà và 12 gr bạch chỉ, đem sắc với 4 chén nước, còn lại 1 chén, chia làm hai lần dùng trong ngày sau bữa ăn.

Đối với viêm mũi mãn tính thì có phương thuốc gồm: cam thảo, cát cánh, bạch chỉ (mỗi vị 6 gr), bạc hà, tân di hoa (mỗi loại 8 gr), hoắc hương, kinh giới, phòng phong, bản lam căn (mỗi loại 12 gr), ké đầu ngựa 16 gr, hạ khô thảo 10 gr. Cũng đem sắc với 3 chén nước, sắc còn lại 1,5 chén thuốc. Chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc nước thuốc ấm. Ngoài ra, cũng tùy theo tính chất bệnh của mỗi người mà thầy thuốc có thể gia giảm phương thuốc trên. Bên cạnh đó còn có thể dùng phương pháp châm cứu các huyệt nghinh hương, hợp cốc, ấn đường, liệt khuyết.


Đối với những trường hợp bị viêm xoang do dị ứng, Đông y dùng phương thuốc và châm cứu cũng giống như viêm mũi dị ứng. Riêng với viêm xoang do nhiễm khuẩn cấp tính thì Đông y có pháp trị "Thanh phế nhiệt, giải độc" bằng bài thuốc gồm các vị thuốc: kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau dấp cá (rau diếp cá) (mỗi loại 16 gr), hoàng cầm, hoắc hương và bạc hà (mỗi loại 12 gr), 8gr chi tử và 20 gr bản lam căn. Đem sắc với 800 ml nước, sắc còn 300 ml thuốc. Chia làm 3 lần dùng trong ngày lúc bụng đói, lúc thuốc ấm.

Còn đối với viêm xoang nhiễm klhuẩn mãn tính, Đông y có pháp trị "Dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, giải độc". Bài thuốc gồm có sinh địa, ké đầu ngựa, kim ngân hoa (mỗi vị 16 gr), huyền sâm, đơn bì, mạch môn, hoắc hương (mỗi vị 12 gr), hoàng cầm, hoàng bá (10 gr mỗi loại) và 8 gr tân di hoa. Tất cả đem sắc với 800 ml nước, sắc còn lại 300 ml thuốc. Chia làm 3 lần dùng trong ngày lúc bụng no. Ngoài ra còn có phương pháp châm cứu các huyệt: thái dương, ấn đường, quyền liêu...

Cách khác:

01 thang thuốc sắc làm 02 lần, lần 1 nấu thuốc với ba chén nước đến khi thuốc còn lại 01 chén là được, lần 2 nấu tiếp với 03 chén nước còn lại khoảng 8 phân .
Thuốc uống mỗi ngày 01 thang, khoảng 10 thang là thấy có kết quả.

TOA THUỐC CHỮA BỆNH VIÊM XOANG
1- Tam nại 03 chỉ
2- Bạch chỉ 03 chỉ
3- Cam thảo ( bắc ) 02 chỉ
4- Xuyên khung 04 chỉ
5- Chỉ sát 03 chỉ
6- Linh tiên 04 chỉ
7- Kim ngân 03 chỉ
8- Tóai bộ 04 chỉ
9- Bá bộ 05 chỉ
10- Ngũ gia bì 03 chỉ
11- Bạch cúc 03 chỉ
12- Hùynh kỳ 04 chỉ
13- Hoắc hương 04 chỉ
14- Sa nhân 03 chỉ
15- Khiếm thực 03 chỉ
16- Mẫu đơn bì 03 chỉ






















Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattwa Mahasattwa maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

No comments:

Post a Comment

Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: