Monday, December 23, 2019

Guan Shi Yin Pu Sa shou ji jing * 觀世音菩薩授記經



觀世音菩薩授記經

(Kinh Quan The Am Bo-tat Tho Ky)

觀世音菩薩授記經




觀世音菩薩授記經


劉宋黃龍法師曇無竭譯

如是我聞 。

一時佛在波羅奈 。 仙人鹿苑中 。 與大比丘眾 。

二萬人俱 。 菩薩萬二千 。 其名曰 。 師子菩薩 。 師子意菩薩 。 安意菩薩 。 無喻意菩薩 。 持地菩薩 。 般羅達菩薩 。 神天菩薩 。 實事菩薩 。 伽睺多菩薩 。 賢力菩薩 。 明天菩薩 。 愛喜菩薩 。 文殊師利菩薩 。 智行菩薩 。 專行菩薩 。 現無礙菩薩 。 彌勒菩薩 。 如是等上首 。 菩薩摩訶薩 。 萬二千人俱 。

復有二萬天子 。 善界天子 。 善住天子等 。 以為上首 。 皆住大乘 。

爾時世尊 。 與無量百千眷屬圍遶 。 而為說法 。

爾時會中 。 有一菩薩 。 名華德藏 。 即從坐起 。 偏袒右肩 。 右膝著地 。 合掌向佛 。 而作是言 。

惟願世尊 。 賜我中間 。 欲有所問 。

佛告華德藏菩薩 。

恣汝所問 。 諸有疑者 。 吾已知之 。 當為解說 。 令汝歡喜 。

爾時華德藏白佛言 。

世尊 。 菩薩摩訶薩 。 云何不退轉 。 於阿耨多羅三藐三菩提 。 及五神通 。 得如幻三昧 。 以善方便 。 能化其身 。 隨眾形類 。 所成善根 。 而為說法 。 令得阿耨多羅三藐三菩提 。

佛告華德藏菩薩摩訶薩 。

善哉善哉 。 能於如來 。 等正覺前 。 問如是義 。

汝華德藏 。 已於過去諸佛 。 殖諸善根 。 供養無數百千萬億 。 諸佛世尊 。 於諸眾生 。 興大悲心 。

善哉華德藏 。 諦聽諦聽 。 善思念之 。 當為汝說 。

對曰 。

唯然 。 願樂欲聞 。

佛告華德藏菩薩摩訶薩 。

成就一法 。 得如幻三昧 。 得是三昧 。 以善方便 。 能化其身 。 隨眾形類 。 所成善根 。 而為說法 。 令得阿耨多羅三藐三菩提 。

何等一法 。 謂無依止 。 不依三界 。 亦不依內 。 又不依外 。 於無所依 。 得正觀察 。 正觀察已 。 便得正盡 。 而於覺知 。 無所損減 。 以無減心 。 悉度正慧 。

謂一切法 。 從緣而起 。 虛假而有 。 一切諸法 。 因緣而生 。 若無因緣 。 無有生法 。 雖一切法 。 從因緣生 。 而無所生 。

如是通達 。 無生法者 。 得入菩薩 。 真實之道 。 亦名得入 。 大慈悲心 。 憐愍度脫 。 一切眾生 。 善能深解 。 如是義已 。 則知一切 。 諸法如幻 。

但以憶想語言 。 造化法耳 。 然此憶想語言 。 造化諸法 。 究竟悉空 。 善能通達 。 諸法空已 。 是名逮得 。 如幻三昧 。

得三昧已 。 以善方便 。 能化其身 。 隨眾形類 。 而成善根 。 而為說法 。 令得阿耨多羅三藐三菩提 。

爾時華德藏菩薩摩訶薩 。 白佛言 。

世尊 。 於此眾中 。 頗有菩薩 。 得是三昧乎 。

佛言 。

有 。 今是會中 。 彌勒菩薩 。 文殊師利等 。 六十正士 。 不可思議 。 大誓莊嚴 。 得是三昧 。

又白佛言 。

世尊 。 唯此世界菩薩 。 得是三昧 。 他方世界 。 復有菩薩 。 成就如是 。 如幻三昧 。

佛告華德藏 。

西方過此 。 億百千剎 。 有世界名安樂 。 其國有佛 。 號阿彌陀如來 。 應供 。 正遍知 。 今現在說法 。 彼有菩薩 。 一名觀世音 。 二名得大勢 。 得是三昧 。

復次華德藏 。 若有菩薩 。 從彼正士 。 七日七夜 。 聽受是法 。 便逮得如幻三昧 。

華德藏菩薩白佛言 。

世尊 。 彼國應有 。 無量菩薩 。 得是三昧 。

何以故 。 其餘菩薩 。 生彼國者 。 皆當往至 。 彼正士所 。 聽受是法 。

佛言 。

如是如是 。 如汝所言 。 有無量阿僧祇 。 菩薩摩訶薩 。 從彼正士 。 得是三昧 。

華德藏菩薩白佛言 。

善哉世尊 。 如來 。 應供 。 正遍知 。 願以神力 。 令彼正士 。 至此世界 。 又令彼此 。 兩得相見 。

何以故 。 以彼正士 。 至此剎故 。 善男子善女人 。 成善根者 。 聞其說法 。 得是三昧 。 又願見彼 。 安樂世界 。 阿彌陀佛 。 令此善男子善女人 。 發阿耨多羅三藐三菩提心 。 願生彼國 。 生彼國已 。 絕不退轉 。 阿耨多羅三藐三菩提 。

爾時世尊 。 受彼請已 。 即放眉間 。 白毫相光 。 遍照三千大千國土 。 於此世界 。 草木土石 。 須彌山王 。 目真隣陀山 。 大目真隣陀山 。 斫迦羅山 。 大斫迦羅山 。 乃至世界中間 。 幽冥之處 。 普皆金色 。 莫不大明 。 日月暉曜 。 及大力威光 。 悉不復現 。 遍照西方 。 億百千剎 。 乃至安樂世界 。 悉皆金色 。 大光右遶 。 彼佛七匝 。 於如來前 。 廓然不現 。

彼國眾生 。 菩薩聲聞 。 悉見此土 。 及釋迦文 。 與諸大眾 。 圍遶說法 。 猶如掌中 。 觀阿摩勒果 。

皆生愛樂 。 歡喜之心 。 唱如是言 。

南無釋迦如來 。 應供 。 正遍知 。

於此眾會 。 比丘 。 比丘尼 。 優婆塞 。 優婆夷 。 天 。 龍 。 夜叉 。 乾闥婆 。 阿修羅 。 迦樓羅 。 緊那羅 。 摩睺羅伽 。 人非人等 。 釋 。 梵 。 四天王 。 菩薩 。 聲聞 。 皆見安樂世界 。 阿彌陀佛 。 菩薩聲聞 。 眷屬圍遶 。 晃若寶山 。 高顯殊特 。 威光赫奕 。 普照諸剎 。 如淨目人 。 於一尋內 。 覩人面貌 。 明了無礙 。

既見是已 。 歡喜踊躍 。 唱如是言 。

南無阿彌陀如來 。 應供 。 正遍知 。

時此眾中 。 八萬四千眾生 。 皆發阿耨多羅三藐三菩提心 。 及種善根 。 願生彼國 。

爾時安樂世界 。 菩薩聲聞 。 見此剎已 。 怪未曾有 。 歡喜合掌 。 禮釋迦牟尼如來 。 應供 。 正遍知 。 作如是言 。

南無釋迦牟尼佛 。 能為菩薩聲聞 。 說如是法 。

爾時安樂世界 。 六種震動 。 動遍動 。 等遍動 。 搖遍搖 。 等遍搖 。 震遍震 。 等遍震 。

爾時觀世音 。 及得大勢菩薩摩訶薩 。 白彼佛言 。

甚奇世尊 。 釋迦如來 。 現希有事 。

何以故 。 彼釋迦牟尼如來 。 應供 。 正遍知 。 少現名號 。 令無想大地 。 六種震動 。

爾時阿彌陀佛 。 告彼菩薩 。

釋迦牟尼 。 不但此土 。 現其名號 。 其餘無量諸佛世界 。 悉現名號 。 大光普照 。 六種震動 。 亦復如是 。

彼諸世界 。 無量阿僧祇眾生 。 聞釋迦牟尼 。 稱譽名號 。 善根成就 。 皆得不退轉 。 於阿耨多羅三藐三菩提 。

時彼眾中 。 四十億菩薩 。 聞釋迦牟尼如來 。 應供 。 等正覺名號 。 同聲發願 。 善根迴向 。 阿耨多羅三藐三菩提 。 佛即授記 。 當得阿耨多羅三藐三菩提 。

爾時觀世音 。 及得大勢菩薩摩訶薩 。 詣彼佛所 。 頭面禮足 。 恭敬合掌 。 於一面住 。 白佛言 。

世尊 。 釋迦牟尼 。 放此光明 。 何因何緣 。

爾時彼佛 。 告觀世音 。

如來 。 應供 。 等正覺 。 放斯光明 。 非無因緣 。

何以故 。 今日釋迦牟尼如來 。 應供 。 正遍知 。 將欲演說 。 菩薩珍寶處三昧經 。 故先現瑞 。

爾時觀世音 。 及得大勢菩薩摩訶薩 。 白佛言 。

世尊 。 我等欲詣 。 娑婆世界 。 禮拜供養 。 釋迦牟尼佛 。 聽其說法 。

佛言 。

善男子 。 宜知是時 。

時二菩薩 。 即相謂言 。

我等今日 。 定聞彼佛 。 所說妙法 。

時二菩薩 。 受佛教已 。 告彼四十億 。 菩薩眷屬 。

善男子 。 當共往詣 。 娑婆世界 。 禮拜供養 。 釋迦牟尼佛 。 聽受正法 。

何以故 。 釋迦牟尼如來 。 應供 。 等正覺 。 能為難事 。 捨淨妙國 。 以本願力 。 興大悲心 。 於薄德少福 。 增貪恚癡 。 濁惡世中 。 成阿耨多羅三藐三菩提 。 而為說法 。

說是語時 。 菩薩聲聞 。 同聲歎言 。

彼土眾生 。 得聞釋迦牟尼如來 。 應供 。 正遍知名號 。 快得善利 。 何況得見 。 發歡喜心 。

世尊 。 我等當共 。 詣彼世界 。 禮拜供養 。 釋迦牟尼佛 。

佛言 。

善男子 。 宜知是時 。

爾時觀世音 。 及得大勢菩薩摩訶薩 。 與四十億菩薩 。 前後圍遶 。 於彼世界 。 以神通力 。 各為眷屬 。 化作四十億 。 莊嚴寶臺 。 是諸寶臺 。 縱廣十二由旬 。 端嚴微妙 。

其寶臺上 。 有處黃金 。 有處白銀 。 有處琉璃 。 有處頗梨 。 有處赤珠 。 有處車璩 。 有處馬瑙 。 有處二寶 。 黃金 。 白銀 。 有處三寶 。 金 。 銀 。 琉璃 。 有處四寶 。 黃金 。 白銀 。 琉璃 。 頗梨 。 有處五寶 。 金 。 銀 。 琉璃 。 頗梨 。 赤珠 。 有處六寶 。 黃金 。 白銀 。 琉璃 。 頗梨 。 車璩 。 赤珠 。 有處七寶 。 乃至馬瑙 。

又以赤珠 。 栴檀 。 優鉢羅 。 鉢曇摩 。 拘物頭 。 分陀利 。 而莊嚴之 。

又雨須曼那華 。 瞻蔔花 。 波羅羅花 。 阿提目多花 。 羅尼花 。 瞿羅尼花 。 曼陀羅花 。 摩訶曼陀羅花 。 波樓沙花 。 摩訶波樓沙花 。 曼殊沙花 。 摩訶曼殊沙花 。 盧遮那花 。 摩訶盧遮那花 。 遮迦花 。 摩訶遮迦花 。 蘇樓至遮迦花 。 栴那花 。 摩訶栴那花 。 蘇樓至栴檀那花 。 栴奴多羅花 。 他邏花 。 摩訶他邏花 。

其寶臺上 。 種種雜色 。 斑爛煒曄 。 清淨照耀 。

諸寶臺上 。 有化玉女 。 八萬四千 。

或執箜篌 。 琴瑟 。 箏笛 。 琵琶 。 鼓貝 。 如是無量 。 眾寶樂器 。 奏微妙音 。 儼然而住 。

或有玉女 。 執赤栴檀香 。 沈水栴檀香 。 或執黑沈水栴檀香 。 儼然而住 。

或有玉女 。 執優波羅 。 波頭摩 。 拘物頭 。 分陀利華 。 儼然而住 。

或有玉女 。 執曼陀羅花 。 摩訶曼陀羅花 。 波樓沙花 。 摩訶波樓沙花 。 盧遮那花 。 摩訶盧遮那花 。 栴那花 。 摩訶栴那花 。 蘇樓至栴那花 。 遮迦花 。 摩訶遮迦花 。 蘇樓至遮迦花 。 陀羅花 。 摩訶陀羅花 。 蘇樓至陀羅花 。 莊嚴而住 。

或有玉女 。 執一切花果 。 儼然而住 。

諸寶臺上 。 眾寶莊嚴 。 師子之座 。 座上皆有化佛 。 三十二相 。 八十種好 。 而自嚴身 。

臺上各懸 。 八萬四千 。 青黃赤白雜真珠 。

貫諸寶臺上 。 各有八萬四千 。 眾妙寶瓶 。 盛滿末香 。 列置其上 。

諸寶臺上 。 各有八萬四千 。 眾寶妙蓋 。 彌覆其上 。

諸寶臺上 。 各有八萬四千眾寶樹 。 殖其上 。

諸寶臺上 。 各有八萬四千寶鈴 。 羅覆其上 。

諸寶樹間 。 有七寶池 。 八功德水 。 盈滿其中 。 青黃赤白 。 雜寶蓮花 。 光色鮮映 。 微風吹動 。 眾寶行樹 。 出微妙音 。 其音和雅 。 踰於天樂 。

諸寶臺上 。 各有八萬四千 。 眾妙寶繩 。 連綿樹間 。

一一寶臺 。 光明照耀 。 八萬四千由旬 。 莫不大明 。

爾時觀世音 。 及得大勢菩薩摩訶薩 。 與其眷屬 。 八十億眾 。 諸菩薩俱 。 莊嚴寶臺 。 悉皆同等 。 譬如力士 。 屈伸臂頃 。 從彼國沒 。 至此世界 。

時彼菩薩 。 以神通力 。 令此世界 。 地平如水 。 與八十億菩薩 。 前後圍遶 。 以大功德 。 莊嚴成就 。 端嚴殊特 。 無可為喻 。 光明遍照 。 娑婆世界 。

是諸菩薩 。 詣釋迦牟尼佛所 。 頭面禮足 。 右遶七匝 。 卻住一面 。 白佛言 。

世尊 。 阿彌陀佛 。 問訊世尊 。 少病少惱 。 起居輕利 。 安樂行不 。

又現彼土 。 莊嚴妙事時 。 此菩薩及聲聞眾 。 見此寶臺 。 眾妙莊嚴 。 歎未曾有 。

各作是念 。

此諸寶臺 。 莊嚴微妙 。 從安樂國 。 至此世界 。 為是佛力 。 菩薩力耶 。

爾時華德藏菩薩 。 承佛神力 。 白佛言 。

甚奇世尊 。 未曾有也 。 今此娑婆世界 。 眾妙寶臺 。 莊嚴如是 。 是誰威力 。

佛言 。

是觀世音 。 及得大勢 。 神通之力 。 於此世界 。 現大莊嚴 。

甚奇世尊 。 不可思議 。 彼善男子 。 願行清淨 。 能以神力 。 莊嚴寶臺 。 現此世界 。

佛言 。

如是如是 。 如汝所說 。 彼善男子 。 已於無數 。 億那由他 。 百千劫中 。 淨諸善根 。 得如幻三昧 。 住是三昧 。 能以神通變化 。 現如是事 。

又華德藏 。 汝今且觀 。 東方世界 。 為何所見 。

時華德藏 。 即以菩薩 。 種種天眼 。 觀于東方 。 恆河沙等 。 諸佛世界 。 見彼佛前 。 皆有觀世音 。 及得大勢 。 莊嚴如前 。

恭敬供養 。

皆稱阿彌陀佛 。 問訊世尊 。 少病少惱 。 起居輕利 。 安樂行不 。

南西北方 。 四維上下 。 亦復如是 。

爾時華德藏菩薩 。 見是事已 。 歡喜踊躍 。 得未曾有 。 而白佛言 。

甚奇世尊 。 今此大士 。 乃能成就 。 如是三昧 。

何以故 。 今此正士 。 能現莊嚴 。 是諸佛剎 。

爾時世尊 。 即以神力 。 令此眾會 。 見是事已 。 三萬二千人 。 發阿耨多羅三藐三菩提心 。

華德藏菩薩白佛言 。

世尊 。 是二正士 。 久如發阿耨多羅三藐三菩提心 。 於何佛所 。 唯願說之 。 令諸菩薩 。 修此願行 。 具足成就 。

佛言 。

諦聽 。 善思念之 。 當為汝說 。

善哉世尊 。 願樂欲聞 。

佛言 。

乃往過去 。 廣遠無量 。 不可思議 。 阿僧祇劫 。 我於爾時 。 為百千王 。 時初大王劫欲盡 。 時有世界 。 名無量德聚安樂示現 。 其國有佛 。 號金光師子遊戲如來 。 應供 。 正遍知 。 明行足 。 善逝 。 世間解 。 無上士 。 調御丈夫 。 天人師 。 佛 。 世尊 。

是佛剎土 。 所有清淨 。 嚴飾之事 。 今為汝說 。 於意云何 。 安樂世界 。 阿彌陀佛國土 。 所有嚴淨之事 。 寧為多不 。

答曰 。

甚多 。 不可思議 。 難可具說 。

佛告華德藏 。

假使有人 。 分析一毛 。 以為百毛 。 以一分毛 。 渧大海水 。

於意云何 。 一毛端水 。 於大海水 。 何者為多 。

答曰 。

海水甚多 。 不可為譬 。

如是華德藏 。 應作是知 。 阿彌陀國 。 莊嚴之事 。 如毛端水 。 金光師子遊戲佛國 。 如大海水 。 聲聞菩薩 。 差降亦爾 。

彼金光師子遊戲如來 。 亦為眾生 。 說三乘法 。 我於恆沙等劫 。 說此佛國 。 功德莊嚴 。 菩薩聲聞 。 快樂之事 。 猶不能盡 。

爾時金光師子遊戲如來 。 法中有王 。 名曰威德 。 王千世界 。 正法治化 。 號為法王 。 其威德王 。 多諸子息 。 具二十八 。 大人之相 。 是諸王子 。 皆悉住於 。 無上之道 。 王有七萬六千園觀 。 其王諸子 。 遊戲其中 。

華德藏白佛言 。

世尊 。 彼佛剎土 。 有女人耶 。

佛言 。

善男子 。 彼佛國土 。 尚無女名 。 何況有實 。 其國眾生 。 淨修梵行 。 純一化生 。 禪悅為食 。 彼威德王 。 於八萬四千億歲 。 奉事如來 。 不習餘法 。 佛知至心 。 即為演說 。 無量法印 。

何等為無量法印 。 華德藏菩薩 。 凡所修行 。 應當發於 。 無量誓願 。

何以故 。 菩薩摩訶薩 。 布施無量 。 持戒無量 。 忍辱無量 。 精進無量 。 禪定無量 。 智慧無量 。 所行六度 。 攝生死無量 。 慈愍眾生無量 。 莊嚴淨土無量 。 音聲無量 。 辯才無量 。

華德藏 。 乃至一念善相應 。 迴向無量 。

云何迴向無量 。 如迴向一切眾生 。 令一切眾生 。 得無生證 。 以佛涅槃 。 而般涅槃 。 是名迴向無量 。

無邊空無量 。 無相無量 。 無願無量 。 無行如是 。 無欲實際 。 法性無生 。 無著解脫 。 涅槃無量 。

善男子 。 我但略說 。 諸法無量 。

何以故 。 以一切法 。 無有限量 。

復次華德藏 。 彼威德王 。 於其園觀 。 入于三昧 。 其王左右 。 有二蓮花 。 從地踊出 。 雜色莊嚴 。 其香芬馥 。 如天栴檀 。 有二童子 。 化生其中 。 加趺而坐 。 一名寶意 。 二名寶上 。

時威德王 。 從禪定起 。 見二童子 。 坐蓮華藏 。 以偈問曰 。

時王右面 。 童子以偈 。 答曰 。

左面童子 。 而說偈言 。

華德藏 。 是二童子 。 說是偈已 。 與威德王 。 俱詣佛所 。 頭面禮足 。 右遶七匝 。 合掌恭敬 。 於一面住 。

時二童子 。 即共同聲 。 以偈問佛 。

爾時彼佛 。 即為童子 。 而說偈言 。

時二童子 。 復說偈言 。

說如是偈已 。 應時普震動 。 百千眾伎樂 。 演發和雅音 。 光耀微妙服 。 旋轉而來降 。 諸天於空中 。 雨散眾末香 。 其香普流熏 。 悅可眾生心 。

佛告華德藏 。

於汝意云何 。 爾時威德王者 。 豈異人乎 。 我身是也 。 時二童子 。 今觀世音 。 及得大勢菩薩摩訶薩是也 。

善男子 。 是二菩薩 。 於彼佛所 。 初發阿耨多羅三藐三菩提心 。

爾時華德藏白佛言 。

甚奇世尊 。 是善男子 。 未曾發心 。 成就如是 。 甚深智慧 。 了達名字 。 悉不可得 。

世尊 。 是二正士 。 於彼先佛 。 已曾供養 。 作諸功德 。

善男子 。 此恆河沙 。 悉可知數 。 而此大士 。 先供養佛 。 種諸善根 。 不可稱計 。 雖未發於 。 菩提之心 。 而以不可思議 。 而自莊嚴 。 於諸眾生 。 為最勇猛 。

爾時華德藏菩薩白佛言 。

世尊 。 其無量德聚安樂示現國土 。 為在何方 。

佛言 。

善男子 。 今此西方 。 安樂世界 。 當於爾時 。 號無量德聚安樂示現 。

華德藏菩薩白佛言 。

世尊 。 願為解說 。 令無量眾生 。 得大利益 。 是觀世音 。 於何國土 。 成等正覺 。 世界莊嚴 。 光明名號 。 聲聞菩薩 。 壽命所有 。 乃至成佛 。 其事云何 。

若世尊 。 說是菩薩 。 先所行願 。 其餘菩薩 。 聞是願已 。 必當修行 。 而得滿足 。

佛言 。

善哉諦聽 。 當為汝說 。

對曰 。

唯然 。 願樂欲聞 。

佛言 。

善男子 。 阿彌陀佛 。 壽命無量 。 百千億劫 。 當有終極 。

善男子 。 當來廣遠 。 不可計劫 。 阿彌陀佛 。 當般涅槃 。

般涅槃後 。 正法住世 。 等佛壽命 。 在世滅後 。 所度眾生 。 悉皆同等 。

佛涅槃後 。 或有眾生 。 不見佛者 。 有諸菩薩 。 得念佛三昧 。 常見阿彌陀佛 。

復次善男子 。 彼佛滅後 。 一切寶物 。 浴池蓮花 。 眾寶行樹 。 常演法音 。 與佛無異 。

善男子 。 阿彌陀佛 。 正法滅後 。 過中夜分 。 明相出時 。 觀世音菩薩 。 於七寶菩提樹下 。 結跏趺坐 。 成等正覺 。 號普光功德山王如來 。 應供 。 正遍知 。 明行足 。 善逝 。 世間解 。 無上士 。 調御丈夫 。 天人師 。 佛 。 世尊 。

其佛國土 。 自然七寶 。 眾妙合成 。 莊嚴之事 。 諸佛世尊 。 於恆沙劫 。 說不能盡 。

善男子 。 我於今者 。 為汝說譬 。 彼金光師子遊戲如來國土 。 莊嚴之事 。 方於普光功德山王如來國土 。 百萬千倍 。 億倍 。 億兆載倍 。 乃至算數 。 所不能及 。

其佛國土 。 無有聲聞 。 緣覺之名 。 純諸菩薩 。 充滿其國 。

華德藏菩薩白佛言 。

世尊 。 彼佛國土 。 名安樂耶 。

佛言 。

善男子 。 其佛國土 。 號曰眾寶普集莊嚴 。

善男子 。 普光功德山王如來 。 隨其壽命 。 得大勢菩薩 。 親覲供養 。 至于涅槃 。

般涅槃後 。 奉持正法 。 乃至滅盡 。

法滅盡已 。 即於其國 。 成阿耨多羅三藐三菩提 。 號曰善住功德寶王如來 。 應供 。 正遍知 。 明行足 。 善逝 。 世間解 。 無上士 。 調御丈夫 。 天人師 。 佛 。 世尊 。

如普光功德山王如來國土 。 光明壽命 。 菩薩眾 。 乃至法住 。 等無有異 。

若善男子善女人 。 聞善住功德寶王如來名者 。 皆得不退 。 於阿耨多羅三藐三菩提 。

又善男子 。 若有女人 。 得聞過去 。 金光師子遊戲如來 。 善住功德寶王如來名者 。 皆轉女身 。 卻四十億劫 。 生死之罪 。 皆不退轉 。 於阿耨多羅三藐三菩提 。 常得見佛 。 聞受正法 。 供養眾僧 。 捨此身已 。 出家 。 成無礙辯 。 速得總持 。

爾時會中 。 六十億眾 。 同聲歎言 。

南無十方般涅槃佛 。

同心共議 。 發阿耨多羅三藐三菩提 。 佛即受記 。 當成阿耨多羅三藐三菩提 。

復有八萬四千 。 那由他眾生 。 遠塵離垢 。 於諸法中 。 得法眼淨 。 七千比丘 。 漏盡意解 。

爾時觀世音 。 及得大勢菩薩 。 即以神力 。 令此眾會 。 悉見十方無數 。 諸佛世尊 。 皆為授其 。 阿耨多羅三藐三菩提記 。

見已 。 歎言 。

甚奇世尊 。 是諸如來 。 為此大士 。 授如是記 。

爾時華德藏菩薩 。 白佛言 。

世尊 。 若善男子善女人 。 於此如來 。 甚深經典 。 受持讀誦 。 解說書寫 。 廣宣流布 。 得幾所福 。 唯願如來 。 分別解說 。

何以故 。 當來惡世 。 薄德眾生 。 於此如來 。 甚深經典 。 而不信受 。 以是因緣 。 長夜受苦 。 難得解脫 。

世尊 。 唯願說之 。 憐愍利益 。 諸眾生故 。

世尊 。 今此會中 。 多有利根 。 善男子善女人 。 於當來世 。 而作大明 。

佛言 。

華德藏 。 善哉諦聽 。 當為汝說 。

對曰 。

受教 。 願樂欲聞 。

佛言 。

若善男子 。 以三千大千世界 。 一切眾生 。 置兩肩上 。 盡其形壽 。 隨所須欲 。 衣食臥具 。 床褥湯藥 。 而供養之 。 所得功德 。 寧為多不 。

甚多 。 世尊 。 若以慈心 。 供一眾生 。 隨其所須 。 功德無量 。 何況一切 。

佛言 。

若善男子善女人 。 於此經典 。 受持讀誦 。 解說書寫 。 種種供養 。 廣宣流布 。 發菩提心 。 所得功德 。 百千萬倍 。 不可為譬 。

華德藏菩薩白佛言 。

世尊 。 我從今日 。 於此如來 。 所說經典 。 及過去當來 。 三佛名號 。 常當受持讀誦 。 解說書寫 。 廣宣流布 。 遠離貪恚癡心 。 發阿耨多羅三藐三菩提 。 終不虛妄 。

世尊 。 我成佛者 。 若有女人 。 聞如是法 。 現轉女身 。 轉女身已 。 當為授記 。 得阿耨多羅三藐三菩提 。 號曰離垢 。 多陀阿伽度 。 阿羅訶 。 三藐三佛陀 。

說是經已 。 華德藏菩薩摩訶薩 。 及諸比丘 。 比丘尼 。 菩薩 。 聲聞 。 天 。 龍 。 夜叉 。 乾闥婆 。 阿修羅 。 迦樓羅 。 緊那羅 。 摩睺羅伽 。 人非人等 。 聞佛所說 。 皆大歡喜 。

觀世音菩薩授記經







Kinh Quán Thế Âm Bồ-tát Thọ Ký



Kinh Quán Thế Âm Bồ-tát Thọ Ký

Kinh Quan The Am Bo-tat Tho Ky

Kinh Quán Thế Âm Bồ-tát Thọ Ký

Kinh Quán Thế Âm Bồ-tát Thọ Ký



TÔI NGHE NHƯ VẦY:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại Tiên Nhân Lộc Uyển gần thành Lộc Dã, cùng với 20.000 vị đại Bhikṣu [bíc su].

Ngoài ra còn có 12.000 vị Bồ-tát. Tên các ngài là: Sư Tử Bồ-tát, Sư Tử Ý Bồ-tát, An Ý Bồ-tát, Vô Dụ Ý Bồ-tát, Trì Địa Bồ-tát, Nhân Thọ Bồ-tát, Thần Thiên Bồ-tát, Thật Sự Bồ-tát, Ẩn Mật Bồ-tát, Hiền Lực Bồ-tát, Minh Thiên Bồ-tát, Ái Hỷ Bồ-tát, Diệu Cát Tường Bồ-tát, Trí Hành Bồ-tát, Chuyên Hành Bồ-tát, Hiện Vô Ngại Bồ-tát, Từ Thị Bồ-tát, và chư đại Bồ-tát khác như vậy; là những bậc thượng thủ của 12.000 vị Bồ-tát đến dự.

Lại có 20.000 thiên tử. Trong số ấy có Thiện Giới Thiên Tử, Thiện Trụ Thiên Tử, cùng những vị khác làm thượng thủ và họ đều trụ ở Đại Thừa.

Lúc bấy giờ có vô lượng trăm ngàn quyến thuộc vây quanh Thế Tôn và Ngài thuyết Pháp cho họ.



Khi ấy trong Pháp hội có một vị Bồ-tát tên là Hoa Đức Tạng, từ chỗ ngồi đứng dậy, vén áo lộ vai phải, gối phải quỳ sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật, và nói lời như vầy:

"Bạch Thế Tôn! Con có việc muốn thưa hỏi, kính mong Như Lai cho phép."

Phật bảo Hoa Đức Tạng Bồ-tát:

"Ông có điều nghi vấn thì hãy cứ hỏi. Ta đã biết điều ông muốn hỏi. Như Lai sẽ thuyết giảng để khiến ông hoan hỷ."

Lúc bấy giờ ngài Hoa Đức Tạng bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát làm sao sẽ không thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hoặc không mất năm loại thần thông? Làm thế nào để đắc Như Huyễn Chánh Định? Bởi khi đã đắc chánh định đó, họ với thiện xảo phương tiện của chánh định ấy mà có thể biến hóa tùy theo hình loại của mỗi chúng sanh, rồi thuyết Pháp tùy theo căn lành của họ, và khiến chúng sanh đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác."

Phật bảo Hoa Đức Tạng Đại Bồ-tát:

"Lành thay, lành thay! Ông có thể ở trước Như Lai, Chánh Đẳng Chánh Giác mà khéo hỏi nghĩa lý như vậy.

Này Hoa Đức Tạng! Ông đã gieo trồng các căn lành ở nơi chư Phật quá khứ, cúng dường vô số tỷ ức chư Phật Thế Tôn, và khởi lòng đại bi đối với các chúng sanh.

Lành thay, Hoa Đức Tạng! Lắng nghe, lắng nghe, và khéo tư duy! Ta sẽ thuyết giảng cho ông."

Ngài Hoa Đức Tạng thưa rằng:

"Dạ vâng! Con vui thích muốn nghe."



Phật bảo Hoa Đức Tạng Đại Bồ-tát:

"Nếu ai thành tựu một pháp này thì họ sẽ đắc Như Huyễn Chánh Định. Khi đã đắc chánh định đó, họ với thiện xảo phương tiện của chánh định ấy mà có thể biến hóa tùy theo hình loại của mỗi chúng sanh, rồi thuyết Pháp tùy theo căn lành của họ, và khiến chúng sanh đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Một pháp này là gì? Đó là không nương dựa. Không nương vào ba cõi, cũng không nương ở trong, lại cũng không nương ở ngoài. Khi không có chỗ để nương thì lúc đó mới có chánh quán. Khi đã có chánh quán thì sẽ dẫn đến chánh tận với giác tri không hề bị tổn giảm. Rồi từ cái tâm không tăng không giảm sẽ khởi sanh trí tuệ chân chánh.

Khi đến giai đoạn này thì sẽ thấu hiểu tất cả pháp từ duyên mà sanh và đều do hư giả mà có. Hết thảy các pháp từ nhân duyên mà sanh, nếu chẳng có nhân duyên thì pháp sẽ không sanh. Tuy hết thảy pháp từ nhân duyên sanh, nhưng thật chẳng có chỗ nào sanh.

Phàm ai thông đạt pháp vô sanh như vậy, họ sẽ được vào Đạo chân thật của Bồ-tát, hay còn gọi là được vào tâm đại từ bi. Thế nên họ sẽ thương xót và muốn độ thoát tất cả chúng sanh. Khi đã khéo có thể liễu giải nghĩa lý thâm sâu như vậy, thì liền biết hết thảy mọi pháp đều như huyễn.

Do bởi sự nhớ tưởng và ngôn từ nên mới tạo ra các pháp. Thế nhưng các pháp hình thành từ sự nhớ tưởng và ngôn từ đó cứu cánh đều không. Khi đã khéo có thể thông đạt các pháp không thì mới gọi là đắc Như Huyễn Chánh Định.

Khi đã đắc chánh định đó, họ với thiện xảo phương tiện của chánh định ấy mà có thể biến hóa tùy theo hình loại của mỗi chúng sanh, rồi thuyết Pháp tùy theo căn lành của họ, và khiến chúng sanh đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác."



Lúc bấy giờ ngài Hoa Đức Tạng Đại Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Ở trong chúng hội đây có vị Bồ-tát nào đắc chánh định đó không?"

Đức Phật bảo:

"Có! Nay trong chúng hội đây có những vị trang nghiêm với đại thệ nguyện chẳng thể nghĩ bàn, như là Từ Thị Bồ-tát, Diệu Cát Tường Bồ-tát, và 60 vị Chánh Sĩ--họ đã đắc chánh định đó."

Lại bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Chỉ riêng ở thế giới này mới có các vị Bồ-tát đắc chánh định đó, hay còn có các vị Bồ-tát ở thế giới phương khác cũng thành tựu Như Huyễn Chánh Định như vậy?"

Phật bảo ngài Hoa Đức Tạng:

"Từ đây về hướng tây, vượt qua 100.000 ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Vô Lượng Thọ, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và Ngài hiện đang thuyết Pháp ở đó. Đức Phật ấy có hai vị Bồ-tát làm thị giả. Vị thứ nhất tên là Quán Thế Âm. Vị thứ nhì tên là Đắc Đại Thế. Cả hai ngài đã đắc chánh định đó.

Lại nữa, Hoa Đức Tạng! Nếu có Bồ-tát nào nghe và thọ trì Pháp này trong bảy ngày bảy đêm từ hai vị Chánh Sĩ kia, ngay sau đó, họ sẽ đắc Như Huyễn Chánh Định."

Hoa Đức Tạng Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Cõi nước kia chắc hẳn phải có vô lượng Bồ-tát đắc chánh định đó.

Vì sao thế? Bởi các vị Bồ-tát nào đã sanh về cõi nước kia đều sẽ đi đến chỗ của hai vị Chánh Sĩ ấy mà lắng nghe và thọ trì Pháp này."

Đức Phật bảo:

"Như thị, như thị! Đúng như lời ông nói. Ở quốc độ ấy có vô lượng vô số chư đại Bồ-tát đã đắc chánh định đó từ hai vị Chánh Sĩ kia."

Hoa Đức Tạng Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Lành thay, thưa Thế Tôn! Kính mong Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, hãy dùng thần lực để làm cho hai vị Chánh Sĩ kia đến thế giới này và cũng làm cho đại chúng của hai bên đồng thấy lẫn nhau.

Vì sao thế? Bởi nếu hai vị Chánh Sĩ kia đến thế giới này, thì các thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào với căn lành thành thục mà khi nghe các ngài thuyết Pháp, họ sẽ đắc chánh định đó. Con cũng mong thấy được Thế giới Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Thọ. Do nhân ấy mà cũng sẽ khiến cho các thiện nam tử và thiện nữ nhân nơi đây phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và nguyện sanh về cõi nước kia. Khi đã sanh về cõi nước kia, họ quyết sẽ không còn thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác."



Khi ấy Thế Tôn chấp thuận lời thỉnh cầu trên, rồi Ngài liền phóng quang minh từ tướng bạch hào ở giữa đôi chân mày. Ánh sáng đó chiếu khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Tất cả cỏ cây và đất đá ở thế giới này, cũng như Vua núi Diệu Cao, Thạch Sơn, Đại Thạch Sơn, núi Luân Vi, núi Đại Luân Vi, và cho đến những nơi u tối trong thế giới này thảy đều thành sắc vàng và không nơi nào là chẳng sáng chói. Ánh sáng của mặt trời mặt trăng và hào quang của những vị có uy lực lớn thảy đều chẳng hiện. Ánh sáng đó còn chiếu đến khắp trăm ngàn ức cõi nước ở phương tây và cho đến Thế giới Cực Lạc cũng đều thành sắc vàng. Tiếp đến, vầng đại hào quang đó nhiễu bên phải của Đức Phật ấy bảy vòng, rồi hốt nhiên biến mất ở trước Như Lai kia.

Lúc bấy giờ chư Bồ-tát, Thanh Văn, và các chúng sanh ở cõi nước kia đều thấy thế giới này với các đại chúng vây quanh Đức Phật Năng Nhân Tịch Tĩnh để lắng nghe Pháp. Họ thấy rõ như nhìn trái xoài trong lòng bàn tay.

Rồi với lòng yêu mến và hoan hỷ, họ xướng lên lời như vầy:

"♪ Quy mạng Năng Nhân Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri!"

Khi ấy ở trong chúng hội nơi đây, các vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī [bíc su ni], Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, trời, rồng, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân, Năng Thiên Đế, Phạm Vương, Bốn Vị Thiên Vương, Bồ-tát, và Thanh Văn đều thấy Thế giới Cực Lạc, cùng chư Bồ-tát và Thanh Văn quyến thuộc đang vây quanh Đức Phật Vô Lượng Thọ. Quang minh của Đức Phật kia rực rỡ như hòn núi báu, sáng chói thù đặc, uy quang hiển hách, và chiếu khắp các cõi nước. Đây ví như có một người với cặp mắt sáng và nhìn thấy rõ rệt từng nét trên diện mạo của người khác trong phạm vi tầm mắt của họ. [Đại chúng nơi đây nhìn thấy Đức Phật kia thì cũng lại như vậy.]

Khi đã thấy xong, họ vui mừng hớn hở và xướng lên lời như vầy:

"♪ Quy mạng Vô Lượng Thọ Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri!"

Khi ấy ở trong chúng hội này có 84.000 chúng sanh đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cùng gieo trồng căn lành, và nguyện sanh về cõi nước kia.

Khi chư Bồ-tát và Thanh Văn ở Thế giới Cực Lạc đã thấy quốc độ này, họ vui mừng cùng ngạc nhiên chưa từng có, rồi chắp tay, đảnh lễ Năng Nhân Tịch Tĩnh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, và nói lời như vầy:

"♪ Quy mạng Năng Nhân Tịch Tĩnh Phật! Ngài đã có thể thuyết Pháp như thế cho chư Bồ-tát và Thanh Văn."

Lúc bấy giờ ở Thế giới Cực Lạc chấn động sáu cách, gồm có: khắp nơi chuyển động, khắp nơi đồng thời chuyển động, khắp nơi dao động, khắp nơi đồng thời dao động, khắp nơi chấn động, và khắp nơi đồng thời chấn động.



Khi ấy Quán Thế Âm cùng Đắc Đại Thế Đại Bồ-tát bạch Đức Phật kia rằng:

"Thật là kỳ diệu thay, thưa Thế Tôn! Đức Năng Nhân Như Lai đã có thể hiện việc hy hữu như vậy.

Vì sao thế? Bởi Năng Nhân Tịch Tĩnh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri kia, chỉ mới vừa thị hiện danh hiệu của Ngài mà đã khiến cho đại địa vô tri vô tưởng chấn động sáu cách."

Lúc bấy giờ Đức Phật Vô Lượng Thọ bảo hai vị Bồ-tát kia rằng:

"Đức Phật Năng Nhân Tịch Tĩnh chẳng phải chỉ thị hiện danh hiệu của Ngài ở quốc độ này, mà trong vô lượng thế giới của chư Phật khác, Ngài cũng đều thị hiện danh hiệu. Ánh sáng lớn chiếu khắp và đại địa chấn động sáu cách cũng lại như vậy.

Khi vô lượng vô số chúng sanh ở nơi của các thế giới kia nghe được danh hiệu Ngài, rồi xưng tụng và tán thán danh hiệu ấy, họ sẽ thành tựu các thiện căn và đều được không thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác."

Lúc ấy có 40 ức Bồ-tát ở giữa đại chúng kia, khi vừa nghe danh hiệu của Năng Nhân Tịch Tĩnh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, họ đồng thanh phát nguyện và hồi hướng thiện căn của mình đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đức Phật kia liền thọ ký cho họ sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.



Lúc bấy giờ Quán Thế Âm cùng Đắc Đại Thế Đại Bồ-tát đi đến chỗ của Đức Phật Vô Lượng Thọ, họ cúi đầu đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, cung kính chắp tay, rồi đứng qua một bên, và bạch Đức Phật kia rằng:

"Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Đức Phật Năng Nhân Tịch Tĩnh phóng ra ánh sáng này?"

Khi ấy Đức Phật kia bảo ngài Quán Thế Âm:

"Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, sẽ không phóng ra ánh sáng mà chẳng có nguyên nhân.

Vì sao thế? Bởi hôm nay, Năng Nhân Tịch Tĩnh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, đang sắp muốn diễn nói Kinh Bồ-tát Trân Bảo Xứ Chánh Định. Cho nên trước tiên Ngài hiện điềm tướng này."

Lúc bấy giờ Quán Thế Âm cùng Đắc Đại Thế Đại Bồ-tát bạch Đức Phật kia rằng:

"Bạch Thế Tôn! Chúng con muốn đến Thế giới Kham Nhẫn để lễ bái và cúng dường Đức Phật Năng Nhân Tịch Tĩnh, rồi lắng nghe Ngài thuyết Pháp."

Đức Phật kia bảo:

"Thiện nam tử! Nên biết bây giờ chính là lúc."

Khi ấy hai vị Bồ-tát đó liền nói với nhau rằng:

"Hôm nay chúng ta nhất định sẽ nghe được Đức Phật kia thuyết giảng diệu Pháp."

Khi hai vị Bồ-tát đó đã được Đức Phật kia giáo huấn, mỗi vị liền bảo 40 ức chư Bồ-tát quyến thuộc của mình rằng:

"Thiện nam tử! Chúng ta hãy cùng đi đến Thế giới Kham Nhẫn để lễ bái và cúng dường Đức Phật Năng Nhân Tịch Tĩnh, rồi lắng nghe và thọ trì Chánh Pháp ở đó.

Vì sao thế? Bởi Năng Nhân Tịch Tĩnh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, đã có thể rời cõi nước thanh tịnh vi diệu để làm những việc khó làm. Bằng vào sức bổn nguyện, Ngài khởi lòng đại bi để thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ở trong đời ác trược với tham sân si hẫy hừng, chúng sanh đức bạc phước mỏng, rồi Ngài thuyết Pháp cho họ."

Khi nói lời ấy xong, chư Bồ-tát và Thanh Văn đều đồng thanh tán thán rằng:

"Khi chúng sanh ở cõi nước kia nghe đến danh hiệu của Năng Nhân Tịch Tĩnh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, mà liền được lợi ích lành. Hà huống là còn thấy Ngài, rồi sanh tâm hoan hỷ.

Thưa Thế Tôn! Chúng con muốn cùng đi đến thế giới kia để lễ bái và cúng dường Đức Phật Năng Nhân Tịch Tĩnh."

Đức Phật kia bảo:

"Thiện nam tử! Nên biết bây giờ chính là lúc."



Lúc bấy giờ ở thế giới kia, Quán Thế Âm cùng Đắc Đại Thế Đại Bồ-tát, mỗi vị với 40 ức Bồ-tát vây quanh. Khi ấy mỗi vị Bồ-tát dùng sức thần thông hóa làm 40 ức đài báu trang nghiêm cho hàng quyến thuộc của mình. Những đài báu vi diệu đoan nghiêm này có chu vi là 12 yojana [dô cha na].

Ở trên bảo đài:
- có nơi làm bằng hoàng kim;
- có nơi làm bằng bạc trắng;
- có nơi làm bằng lưu ly;
- có nơi làm bằng pha lê;
- có nơi làm bằng xích châu;
- có nơi làm bằng xa cừ;
- có nơi làm bằng mã não;
- có nơi làm bằng hai báu: hoàng kim và bạc trắng;
- có nơi làm bằng ba báu: vàng, bạc, và lưu ly;
- có nơi làm bằng bốn báu: hoàng kim, bạc trắng, lưu ly, và pha lê;
- có nơi làm bằng năm báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, và xích châu;
- có nơi làm bằng sáu báu: hoàng kim, bạc trắng, lưu ly, pha lê, xa cừ, và xích châu;
- có nơi làm bằng bảy báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, và mã não;

Lại có chỗ trên đài báu lấy xích châu, hương đàn, hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, và hoa sen trắng dùng để trang nghiêm.

Trên không trung lại mưa xuống hoa lài, hoa ngọc lan, hoa trùng sanh, hoa giải thoát, hoa raṇi [ra ni], hoa bạch, hoa vi diệu âm, hoa vi diệu âm lớn, hoa hốt, hoa hốt lớn, hoa nhu nhuyễn, hoa nhu nhuyễn lớn, hoa nhãn, hoa nhãn lớn, hoa cāka [cha ca], hoa cāka lớn, hoa tịnh luận, hoa hương đàn, hoa hương đàn lớn, hoa hảo nhạo, hoa tinh nguyệt, hoa tāla [ta la], và hoa tāla lớn.

Ở trên mỗi đài báu này có muôn loại màu sắc rực rỡ, sáng chói thanh tịnh, và chiếu sáng như vậy.

Ở trên những đài báu còn có 84.000 hóa ngọc nữ.

Hoặc có ngọc nữ cầm đàn hạc, đàn cầm, đàn sắt, đàn tranh, sáo, tỳ bà, trống, hay loa ốc. Với vô lượng nhạc khí được làm bằng trân bảo như vậy, họ đứng uy nghiêm nơi đó và khảy tấu âm nhạc vi diệu.

Hoặc có ngọc nữ cầm hương đàn màu đỏ, hương đàn trầm thủy, hay cầm hương đàn trầm thủy màu đen mà đứng uy nghiêm nơi đó.

Hoặc có ngọc nữ cầm hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hay hoa sen trắng mà đứng uy nghiêm nơi đó.

Hoặc có ngọc nữ cầm hoa vi diệu âm, hoa vi diệu âm lớn, hoa hốt, hoa hốt lớn, hoa nhãn, hoa nhãn lớn, hoa hương đàn, hoa hương đàn lớn, hoa hảo nhạo, hoa cāka, hoa cāka lớn, hoa tịnh luận, hoa tāla, hoa tāla lớn, hay hoa suloci-tāla [su lô chi ta la] mà đứng uy nghiêm nơi đó.

Hoặc có ngọc nữ cầm muôn loại hoa quả mà đứng uy nghiêm nơi đó.

Ở trên những đài báu còn có những tòa sư tử được trang nghiêm bằng trân bảo. Trên mỗi tòa đều có một hóa Phật với 32 tướng hảo và 80 vẻ đẹp mà dùng tự trang nghiêm nơi thân.

Treo ở phía trên mỗi đài báu là 84.000 trân châu hỗn hợp với màu xanh, vàng, đỏ, trắng.

Trên mỗi đài báu còn có 84.000 bình báu vi diệu đựng đầy hương bột và chúng được sắp thành hàng ở trên ấy.

Trên mỗi đài báu còn có 84.000 lọng báu vi diệu và chúng phủ trùm ở trên ấy.

Trên mỗi đài báu còn có 84.000 cây báu vi diệu và chúng nảy nở ở trên ấy.

Trên mỗi đài báu còn có những lưới giăng và chúng được gắn vào 84.000 chuông báu ở trên ấy.

Ở giữa của những cây báu có ao bảy báu với nước tám công đức tràn đầy trong ấy. Trong ao có nhiều hoa sen báu lẫn lộn với màu xanh, vàng, đỏ, trắng; sắc màu của chúng rực rỡ và tươi sáng. Khi gió thổi nhẹ làm lay động các hàng cây báu, chúng phát ra âm thanh vi diệu. Tiếng ấy hòa nhã và còn hay hơn cả âm nhạc cõi trời.

Trên mỗi đài báu còn có 84.000 sợi dây báu vi diệu và chúng được cột nối liền với các cây báu.

Mỗi đài báu phóng quang minh và chiếu sáng đến 84.000 yojana--không nơi nào mà chẳng tỏa sáng.



Lúc bấy giờ Quán Thế Âm cùng Đắc Đại Thế Đại Bồ-tát và 80 ức chư Bồ-tát quyến thuộc của các ngài, họ thảy đều vào những đài báu trang nghiêm giống nhau. Rồi vụt thoáng như vị tráng sĩ co duỗi cánh tay, họ biến mất ở cõi nước kia và xuất hiện đến thế giới này.

Lúc đến nơi với 80 ức chư Bồ-tát quyến thuộc vây quanh, hai vị Bồ-tát dùng sức thần thông để khiến cho đất đai ở thế giới này bằng phẳng như mặt nước. Với đại công đức trang nghiêm thành tựu, ánh sáng của họ chiếu khắp Thế giới Kham Nhẫn và sự đoan nghiêm thù đặc thật không thể nào tả xiết.

Sau đó chư Bồ-tát này đến chỗ của Đức Phật Năng Nhân Tịch Tĩnh, họ cúi đầu đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, rồi đứng qua một bên, và bạch rằng:

"Bạch Thế Tôn! Đức Phật Vô Lượng Thọ thăm hỏi Thế Tôn không có bệnh và không có phiền não chứ? Đi đứng có nhẹ nhàng chăng? Hạnh làm có an lạc chăng?"

Khi chư Bồ-tát cùng hàng Thanh Văn ở thế giới này thấy những sự trang nghiêm vi diệu ở cõi nước kia, và cũng như thấy các đài báu vi diệu trang nghiêm, họ tán thán là việc chưa từng có.

Rồi ai nấy đều nghĩ như vầy:

"Các đài báu vi diệu trang nghiêm đó đã từ cõi nước Cực Lạc đến thế giới này, là do Phật lực hay là do sức thần thông của hai vị Bồ-tát kia?"

Lúc bấy giờ Hoa Đức Tạng Bồ-tát nương uy thần của Phật và bạch Phật rằng:

"Thật là kỳ diệu thay, thưa Thế Tôn! Đây quả là điều chưa từng có bao giờ. Nay các đài báu vi diệu trang nghiêm như thế đang hiện ra ở Thế giới Kham Nhẫn này đây, là do uy lực của ai?"

Đức Phật bảo:

"Đây là do sức thần thông của Quán Thế Âm và Đắc Đại Thế, nên ở thế giới này mới hiện ra những sự trang nghiêm quảng đại như vậy."

"Thật là kỳ diệu thay, thưa Thế Tôn! Đây quả là việc chẳng thể nghĩ bàn. Do hạnh nguyện thanh tịnh của hai vị thiện nam tử kia nên mới có thể dùng thần lực để trang nghiêm đài báu và làm cho chúng hiện ra ở thế giới này."

Đức Phật bảo:

"Như thị, như thị! Đúng như lời ông nói. Hai vị thiện nam tử kia đã thanh tịnh các thiện căn của mình trong vô số ức nayuta [na du ta] trăm ngàn kiếp và đã đắc Như Huyễn Chánh Định. Bởi trụ ở chánh định đó nên họ mới có thể dùng sức thần thông biến hóa mà hiện ra những việc như vậy.

Lại nữa, Hoa Đức Tạng! Bây giờ ông hãy quán các thế giới ở phương đông. Ông thấy những gì?"

Khi ấy ngài Hoa Đức Tạng liền dùng đủ mọi thiên nhãn của Bồ-tát để quán Hằng Hà sa thế giới của chư Phật ở phương đông. Ngài thấy ở trước mỗi chư Phật kia đều có Quán Thế Âm cùng Đắc Đại Thế với những sự trang nghiêm như ở trên.

Họ đều cung kính cúng dường chư Phật kia và thưa rằng:

"Đức Phật Vô Lượng Thọ thăm hỏi Thế Tôn không có bệnh và không có phiền não chứ? Đi đứng có nhẹ nhàng chăng? Hạnh làm có an lạc chăng?"

Tây nam bắc phương, bốn hướng phụ, cùng phương trên và phương dưới cũng lại như vậy.

Khi Hoa Đức Tạng Bồ-tát đã thấy những việc như thế xong, ngài vui mừng hớn hở và được điều chưa từng có, rồi bạch Phật rằng:

"Thật là kỳ diệu thay, thưa Thế Tôn! Hai vị Đại Sĩ đó đã tu hành như thế nào mà có thể thành tựu chánh định như vậy?

Vì sao thế? Bởi hôm nay hai vị Chánh Sĩ đó đã có thể hiện ra những sự trang nghiêm như dường ấy ở các quốc độ của chư Phật kia."

Lúc bấy giờ Thế Tôn liền dùng thần lực để khiến cho chúng hội này thấy được những việc mà như Hoa Đức Tạng Bồ-tát đã thấy. Khi thấy xong, có 32.000 người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.



Khi ấy Hoa Đức Tạng Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Từ lâu hai vị Chánh Sĩ này chắc hẳn đã phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nếu là vậy thì các ngài đã phát tâm ở chỗ của Đức Phật nào? Kính mong Thế Tôn hãy thuyết giảng, như thế sẽ khiến cho chư Bồ-tát cũng sẽ tu các hạnh nguyện đó mà sớm được thành tựu viên mãn."

Đức Phật bảo:

"Hãy lắng nghe và khéo tư duy! Ta sẽ thuyết giảng cho ông."

"Lành thay, thưa Thế Tôn. Con vui thích muốn nghe."



Đức Phật bảo:

"Vào thuở quá khứ xa xưa vô lượng vô số kiếp chẳng thể nghĩ bàn, lúc bấy giờ ta đã từng làm vua 100.000 lần. Lần đầu tiên là ở gần cuối của kiếp Đại Vương. Thuở đó có thế giới tên là Vô Lượng Đức Tụ An Lạc Thị Hiện. Ở quốc độ ấy có Đức Phật hiệu là Kim Quang Sư Tử Du Hí Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Bây giờ Ta sẽ nói cho ông biết về những sự trang nghiêm và thanh tịnh ở cõi nước của Đức Phật kia. Ý ông nghĩ sao? Những sự trang nghiêm và thanh tịnh ở Thế giới Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Thọ có nhiều chăng?"

Ngài Hoa Đức Tạng thưa rằng:

"Rất nhiều, thưa Thế Tôn! Thật chẳng thể nghĩ bàn và không thể nào kể xiết."

Phật bảo ngài Hoa Đức Tạng:

"Giả sử có người cắt sợi lông ra làm trăm phần, rồi dùng một phần đó chấm vào nước ở biển cả.

Ý ông nghĩ sao? Giọt nước ở trên đầu sợi lông đó mà so với dung lượng của nước trong biển lớn kia thì bên nào nhiều hơn?"

Ngài Hoa Đức Tạng thưa rằng:

"Thưa Thế Tôn! Nước trong biển nhiều hơn đến nỗi chẳng thể nào ví dụ được."

"Cũng như vậy, Hoa Đức Tạng! Ông nên biết điều này. Những sự trang nghiêm ở quốc độ của Đức Phật Vô Lượng Thọ thì như giọt nước ở trên đầu sợi lông, còn quốc độ của Kim Quang Sư Tử Du Hí Như Lai thì như dung lượng của nước trong biển lớn. Số lượng của chư Bồ-tát và Thanh Văn giữa hai quốc độ ấy cũng không giống nhau.

Đức Phật Kim Quang Sư Tử Du Hí kia cũng thuyết giảng Pháp của ba thừa cho chúng sanh. Cho dù Ta nói về công đức trang nghiêm, những sự an lạc, và chư Bồ-tát Thanh Văn ở cõi nước của Đức Phật đó trong Hằng Hà sa kiếp, thì cũng không thể hết.

Lúc bấy giờ trong thời giáo hóa của Kim Quang Sư Tử Du Hí Như Lai có một vị vua, tên là Uy Đức. Ngài dùng Chánh Pháp trị vì 1.000 thế giới. Cho nên ngài được gọi là Pháp Vương. Vị vua Uy Đức này có rất nhiều con trai. Hết thảy các vương tử của ngài có đầy đủ 28 tướng của bậc đại nhân và đều trụ nơi Đạo vô thượng. Nhà vua có 76.000 viên lâm và các vương tử của ngài hay vui chơi trong đó."

Ngài Hoa Đức Tạng bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Ở cõi nước của Đức Phật kia có người nữ không?"

Đức Phật bảo:

"Thiện nam tử! Tên người nữ ở cõi nước của Đức Phật kia còn không có, hà huống là có thật. Chúng sanh ở quốc độ ấy đều tu tịnh hạnh, thuần nhất hóa sanh, và họ lấy niềm vui của thiền định làm thức ăn. Suốt 84.000 năm, vua Uy Đức đó luôn phụng sự Như Lai kia và không tu tập pháp nào khác. Biết được tâm chí thành của nhà vua nên Đức Phật kia liền diễn nói Vô Lượng Pháp Ấn cho ngài.

Sao gọi là Vô Lượng Pháp Ấn? Này Hoa Đức Tạng Bồ-tát! Phàm người tu hành thì phải nên phát vô lượng thệ nguyện.

Vì sao thế? Bởi là một vị đại Bồ-tát thì luôn tu hành bố thí vô lượng, trì giới vô lượng, nhẫn nhục vô lượng, tinh tấn vô lượng, thiền định vô lượng, và trí tuệ vô lượng. Họ luôn tu hành Sáu Độ trong vô lượng kiếp sanh tử, từ mẫn vô lượng đối với chúng sanh, trang nghiêm tịnh độ vô lượng, diễn nói vô lượng âm thanh, và tu tập vô lượng biện tài.

Này Hoa Đức Tạng! Cho đến chỉ một niệm hồi hướng của họ cũng là vô lượng.

Thế nào là hồi hướng vô lượng? Đó là sự hồi hướng công đức đến tất cả chúng sanh để khiến hết thảy chúng sanh chứng đắc vô sanh, và với tịch diệt của chư Phật mà vào tịch diệt. Đây gọi là Hồi Hướng Vô Lượng.

Lại có không vô lượng, vô tướng vô lượng, và vô nguyện vô lượng. Cũng như vô lượng của vô tác, chân thật của vô dục, vô sanh của pháp tánh, không chấp trước nơi giải thoát, và tịch diệt.

Thiện nam tử! Ta nay chỉ nói sơ về các pháp vô lượng như vậy.

Vì sao thế? Bởi hết thảy pháp đều không có hạn lượng.



Lại nữa, Hoa Đức Tạng! Có một lúc nọ, vị vua Uy Đức kia đang nhập chánh định trong khu vườn của mình, thì ở hai bên tả hữu của nhà vua có hai đóa hoa sen từ dưới đất vọt ra. Chúng có màu sắc hỗn tạp trang nghiêm, hương thơm ngào ngạt như hương đàn cõi trời. Ở trong mỗi hoa sen có một vị đồng tử hóa sanh và đang ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen. Vị thứ nhất tên là Bảo Ý. Vị thứ nhì tên là Bảo Thượng.

Khi vua Uy Đức từ thiền định dậy, thì thấy hai đồng tử ngồi trong hoa sen, nên ngài dùng kệ hỏi rằng:

'Các vị là trời rồng
Tiệp tật, quỷ úng hình
Là người hay phi nhân
Xin nói rõ tên danh'

Khi ấy vị đồng tử bên phải của nhà vua dùng kệ đáp rằng:

'Hết thảy pháp đều không
Sao ngài hỏi tên danh
Pháp quá khứ đã diệt
Pháp vị lai chưa sanh
Pháp hiện tại chẳng trụ
Nhân Giả hỏi tên ai?
Không pháp cũng phi nhân
Chẳng rồng, quỷ bạo ác
Dù người hay phi nhân
Đều chẳng thể nắm bắt'

Vị đồng tử bên trái nói kệ rằng:

'Tên danh thảy đều không
Tên danh chẳng thể được
Tất cả pháp vô danh
Lại muốn hỏi danh tự
Muốn cầu chân thật danh
Chưa từng nghe nói đến
Pháp mới sanh liền diệt
Vậy hỏi tên làm chi?
Nói danh tự ngữ ngôn
Đều là giả mà thôi

Tên tôi là Bảo Ý
Bạn ấy là Bảo Thượng'



Này Hoa Đức Tạng! Khi đã nói bài kệ đó xong, hai vị đồng tử cùng với vua Uy Đức đi đến Đạo Tràng của Đức Phật kia. Khi đến nơi, họ cúi đầu đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, chắp tay cung kính, rồi đứng qua một bên.

Lúc ấy hai vị đồng tử liền đồng thanh dùng kệ hỏi Phật rằng:

'Phải cúng dường thế nào?
Vô thượng Lưỡng Túc Tôn
Xin Ngài giảng nghĩa thú
Người nghe sẽ phụng hành

Hương hoa nhạc y phục
Ẩm thực nệm thuốc thang
Các cúng dường như thế
Loại nào là tối thắng?'

Lúc bấy giờ Đức Phật kia vì hai vị đồng tử mà nói kệ rằng:

'Ai phát khởi Đạo tâm
Rộng cứu các chúng sanh
Là cúng dường chánh giác
Với ba hai tướng hảo

Dù lấy Hằng Hà sa
Trân diệu vật trang nghiêm
Phụng hiến chư Như Lai
Cùng hoan hỷ tín thọ

Chẳng bằng với từ tâm
Hồi hướng về Phật Đạo
Phước này là tối thắng
Vô lượng vô biên tế

Không cúng dường nào hơn
Siêu việt chẳng tính kể
Đạo tâm như thế ấy
Tất thành Đẳng Chánh Giác'

Khi ấy hai vị đồng tử lại nói kệ rằng:

'Chư thiên long quỷ thần
Hãy nghe sư tử hống
Nay ở trước Như Lai
Nguyện phát khởi Đạo tâm

Sanh tử vô lượng kiếp
Vô thỉ chẳng thể biết
Vì chỉ một chúng sanh
Mà bao kiếp hành Đạo

Huống trong những kiếp này
Độ thoát vô lượng chúng
Tu hành Đạo Bồ-tát
Lại sanh tâm mệt mỏi

Con từ nay về sau
Nếu khởi lòng tham dục
Thì tức là phỉnh gạt
Tất cả mười phương Phật

Sân hận cùng si mê
Và ganh ghét cũng vậy
Nay con nói lời thật
Xa lìa điều dối trá

Con từ nay về sau
Nếu khởi tâm Thanh Văn
Chẳng thích tu Phật Đạo
Tức là lừa Thế Tôn

Cũng không cầu Duyên Giác
Chỉ tự cứu bản thân
Sẽ trong vạn ức kiếp
Đại bi độ chúng sanh

Như Phật độ ngày nay
Thanh tịnh diệu trang nghiêm
Khi con đắc Đạo Quả
Siêu vượt trăm ngàn muôn

Cõi nước không Thanh Văn
Cũng không Duyên Giác Thừa
Thuần chỉ chư Bồ-tát
Số ấy vô hạn lượng

Chúng sanh tịnh vô cấu
Đầy đủ thượng diệu lạc
Sanh ra ở chánh giác
Tổng trì mọi Pháp tạng

Nguyện này nếu thành thật
Chấn động khắp Đại Thiên'

Khi nói bài kệ như vậy xong, lập tức khắp nơi đều chấn động. Trăm ngàn loại âm nhạc trỗi vang tiếng hòa nhã. Y phục sáng chói tuyệt đẹp xoay lượn rơi xuống. Còn ở trên không trung, chư thiên tuôn mưa hương bột; hương thơm ấy xông khắp nơi và làm tâm chúng sanh vui sướng."



Phật bảo ngài Hoa Đức Tạng:

"Ý ông nghĩ sao? Vua Uy Đức thuở xưa nào có ai khác, là tiền thân của Ta đó. Còn hai vị đồng tử, nay chính là Quán Thế Âm và Đắc Đại Thế Đại Bồ-tát.

Thiện nam tử! Ở nơi của Đức Phật kia, hai vị Bồ-tát ấy đã sơ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác."

Lúc bấy giờ ngài Hoa Đức Tạng bạch Phật rằng:

"Thật là kỳ diệu thay, thưa Thế Tôn! Mặc dù hai vị thiện nam tử này chưa từng phát khởi Đạo tâm, nhưng họ đã thành tựu trí tuệ thâm sâu như thế và liễu đạt danh tự đều chẳng thể nắm giữ.

Bạch Thế Tôn! Hai vị Chánh Sĩ này chắc hẳn đã từng cúng dường và làm các công đức ở nơi của chư Phật quá khứ."

"Thiện nam tử! Số lượng cát của sông Hằng kia còn có thể tính đếm. Tuy nhiên, số lượng chư Phật quá khứ mà hai vị Đại Sĩ ấy đã cúng dường và gieo trồng các thiện căn, thì chẳng thể nào tính xuể. Mặc dù chưa phát khởi Đạo tâm, nhưng họ đã có thể làm những việc chẳng thể nghĩ bàn để tự trang nghiêm. Ở trong các chúng sanh, các ngài là những bậc dũng mãnh nhất."



Lúc bấy giờ Hoa Đức Tạng Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Cõi nước Vô Lượng Đức Tụ An Lạc Thị Hiện của ngày trước, bây giờ là ở nơi nào?"

Đức Phật bảo:

"Thiện nam tử! Thế giới Cực Lạc ở phương tây bây giờ, vào thuở xưa gọi là Vô Lượng Đức Tụ An Lạc Thị Hiện."

Hoa Đức Tạng Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Kính mong Ngài hãy thuyết giảng để khiến cho vô lượng chúng sanh được những lợi ích to lớn. Ngài Quán Thế Âm này đây sẽ ở trong cõi nước nào mà thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác? Thế giới trang nghiêm ra sao? Danh hiệu quang minh của Ngài sẽ là gì? Còn thọ mạng của hàng Thanh Văn cùng chư Bồ-tát nơi đó, cho đến những việc của họ đến lúc thành Phật, việc ấy thế nào?

Nếu Thế Tôn nói ra các hạnh nguyện đã làm của vị Bồ-tát này, thì khi chư Bồ-tát khác nghe các hạnh nguyện đó rồi, họ nhất định sẽ tu hành để được viên mãn."

Đức Phật bảo:

"Lành thay! Hãy lắng nghe! Ta sẽ thuyết giảng cho ông."

Ngài Hoa Đức Tạng thưa rằng:

"Dạ vâng! Con vui thích muốn nghe."



Đức Phật bảo:

"Thiện nam tử! Thọ mạng vô lượng của Đức Phật Vô Lượng Thọ dài đến trăm ngàn ức kiếp, rồi cuối cùng sẽ chấm dứt.

Thiện nam tử! Trong tương lai không thể tính xuể số kiếp lâu xa về sau, Đức Phật Vô Lượng Thọ sẽ vào Cứu Cánh Tịch Diệt.

Sau khi Ngài vào Cứu Cánh Tịch Diệt, thời gian Chánh Pháp trụ thế sẽ bằng như thọ mạng của Đức Phật ấy. Số lượng chúng sanh được độ thoát cũng bằng như lúc Ngài còn tại thế.

Sau khi Đức Phật ấy vào tịch diệt, sẽ có những chúng sanh không thấy Phật. Tuy nhiên, sẽ có các bậc Bồ-tát đắc Niệm Phật Chánh Định và họ luôn thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ.

Lại nữa, thiện nam tử! Sau khi Đức Phật kia diệt độ, hết thảy mọi vật báu, ao tắm, hoa sen, cùng những hàng cây báu sẽ thường diễn xướng Pháp âm và y như lúc Đức Phật ấy còn tại thế không khác.

Thiện nam tử! Ở vào đêm mà Chánh Pháp của Đức Phật Vô Lượng Thọ diệt hết, ngay sau nửa đêm đó, khi ngôi sao minh tướng xuất hiện, Quán Thế âm Bồ-tát ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen ở dưới cội Đạo thụ bảy báu và sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Quốc độ của Đức Phật ấy sẽ tự nhiên có bảy báu vi diệu hợp thành. Dù chư Phật Thế Tôn trong Hằng Hà sa kiếp nói về những sự trang nghiêm nơi đó thì cũng chẳng thể hết.

Thiện nam tử! Ta bây giờ sẽ nói một thí dụ cho ông hiểu. Như những sự trang nghiêm ở cõi nước của Kim Quang Sư Tử Du Hí Như Lai kia, cõi nước của Đức Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai còn gấp ức lần, tỷ lần, ức tỷ lần, và cho đến toán số thí dụ cũng chẳng thể biết.

Quốc độ của Đức Phật đó không có tên Thanh Văn và Duyên Giác; thuần nhất chỉ có chư Bồ-tát đầy khắp cõi nước ấy."



Hoa Đức Tạng Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Quốc độ của Đức Phật kia sẽ còn gọi là Cực Lạc không?"

Đức Phật bảo:

"Thiện nam tử! Cõi nước của Đức Phật ấy sẽ gọi là Chúng Bảo Phổ Tập Trang Nghiêm.

Thiện nam tử! Suốt thời gian Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai trụ thế, Đắc Đại Thế Bồ-tát sẽ thân cận và cúng dường cho đến khi Ngài vào tịch diệt.

Sau khi Đức Phật kia vào Cứu Cánh Tịch Diệt, Đắc Đại Thế Bồ-tát sẽ phụng trì Chánh Pháp cho đến khi diệt hết.

Sau khi Chánh Pháp đã diệt tận, Đắc Đại Thế Bồ-tát sẽ ở trong cõi nước đó mà thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hiệu là Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Quốc độ, quang minh, thọ mạng, chư Bồ-tát, và cho đến thời gian Chánh Pháp trụ thế của Đức Phật ấy thì cũng giống như của Đức Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai--không chút sai khác.

Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào nghe được danh hiệu của Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Như Lai, họ đều sẽ được không thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Lại nữa, thiện nam tử! Nếu có người nữ nào nghe được danh hiệu của quá khứ Kim Quang Sư Tử Du Hí Như Lai và vị lai Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Như Lai, họ sẽ diệt trừ 40 ức kiếp sanh tử nghiệp tội và không bao giờ còn thọ thân nữ. Họ đều sẽ không thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, luôn được thấy Phật, nghe cùng thọ trì Chánh Pháp, và cúng dường chư Tăng. Sau khi xả thân ấy rồi, vào đời sau họ có thể xuất gia, thành tựu biện tài vô ngại, và mau chứng đắc các môn tổng trì."



Lúc bấy giờ trong Pháp hội có 60 ức người trong đại chúng đồng thanh tán thán rằng:

"♪ Quy mạng Thập Phương Cứu Cánh Tịch Diệt Chư Phật!"

Rồi họ đồng một lòng quyết định phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Khi ấy Đức Phật liền thọ ký cho họ sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Lại có 84.000 nayuta chúng sanh xa rời trần cấu, ở trong các pháp, họ đắc Pháp nhãn thanh tịnh. 7.000 vị Bhikṣu được lậu tận ý giải.

Lúc bấy giờ Quán Thế Âm cùng Đắc Đại Thế Bồ-tát liền dùng thần lực để khiến cho chúng hội nơi đây thấy được vô số chư Phật Thế Tôn khắp mười phương đều thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho các ngài.

Khi thấy xong, họ đều tán dương rằng:

"Thật là kỳ diệu thay, thưa Thế Tôn! Chư Như Lai kia đều thọ ký như vậy cho hai vị Đại Sĩ đó."



Lúc bấy giờ Hoa Đức Tạng Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào đối với Kinh điển thâm sâu này của Như Lai mà thọ trì đọc tụng, thuyết giảng, biên chép, và truyền bá rộng rãi, họ sẽ được bao nhiêu phước? Kính mong Như Lai hãy phân biệt và giảng giải.

Vì sao thế? Bởi ở đời ác vị lai, những chúng sanh đức bạc sẽ không tin và thọ trì Kinh điển thâm sâu này của Như Lai. Do nhân duyên ấy, họ sẽ phải thọ khổ trong suốt đêm dài và rất khó được giải thoát.

Bạch Thế Tôn! Kính mong Ngài hãy thương xót mà thuyết giảng để làm lợi ích cho các chúng sanh.

Lại nữa, thưa Thế Tôn! Trong chúng hội hôm nay có rất nhiều thiện nam tử và thiện nữ nhân với căn tánh lanh lợi, và họ sẽ làm vòm ánh sáng rộng lớn ở vào đời vị lai."

Đức Phật bảo:

"Lành thay, Hoa Đức Tạng! Hãy lắng nghe! Ta sẽ thuyết giảng cho ông."

Ngài Hoa Đức Tạng thưa rằng:

"Xin Thế Tôn giảng dạy! Con vui thích muốn nghe."



Đức Phật bảo:

"Giả như có thiện nam tử nào đặt tất cả chúng sanh trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới lên hai vai của mình đến trọn đời, rồi tùy theo ước muốn của họ mà cúng dường, như là y phục, ẩm thực, giường nệm, và thuốc thang, vậy công đức của người ấy có nhiều chăng?"

"Rất nhiều, thưa Thế Tôn! Nếu với lòng từ mẫn mà cúng dường tùy theo ước muốn cho một chúng sanh thôi, thì công đức ấy cũng đã vô lượng rồi, hà huống là tất cả."

Đức Phật bảo:

"Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào đối với Kinh điển này mà thọ trì đọc tụng, thuyết giảng, biên chép, truyền bá rộng rãi, và làm muôn sự cúng dường, rồi phát khởi Đạo tâm, thì công đức có được của họ sẽ gấp một tỷ lần so với ở trên. Thật không thể nào thí dụ cho xuể."

Hoa Đức Tạng Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Kể từ hôm nay, con sẽ đối với Kinh điển đã thuyết giảng này của Như Lai, cùng ba danh hiệu chư Phật ở trên--một danh hiệu của Đức Phật quá khứ và hai danh hiệu của chư Phật vị lai--mà luôn thọ trì đọc tụng, thuyết giảng, biên chép, và truyền bá rộng rãi. Con sẽ xa lìa tham sân si và phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lời nguyện này quyết không bao giờ hư dối!

Bạch Thế Tôn! Nguyện con khi thành Phật, nếu có người nữ nào nghe được Pháp như vầy, thì ở đời sau, họ sẽ không bao giờ còn thọ thân nữ. Sau khi đã chuyển thân nữ, con sẽ thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho họ với danh hiệu là Ly Cấu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác."



Lúc Phật thuyết Kinh này xong, Hoa Đức Tạng Đại Bồ-tát cùng các vị BhikṣuBhikṣuṇī, Bồ-tát, Thanh Văn, trời, rồng, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân, khi nghe lời Phật dạy, họ đều sanh tâm đại hoan hỷ. 




Dịch sang cổ văn: Pháp sư Pháp Dũng ở Thế Kỷ 4-5
Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 13/9/2012 ◊ Cập nhật: 15/2/2016

 Cách đọc âm tiếng Phạn

Bhikṣu: bíc su
Bhikṣuṇī: bíc su ni
yojana: dô cha na
raṇi: ra ni
cāka: cha ca
tāla: ta la
suloci-tāla: su lô chi ta la
nayuta: na du ta














Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: