Dịch Cân Kinh
Hello everyone!
Welcome to our webpage
Translate this page in your preferred language:
You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not very exactly because of the automatic machine limitation).
Nguyên bản: Vô danh
thời Minh-Thanh, Trung-Quốc
Hà-Nam đăng phong
Tung-sơn Trung-châu Thiếu-lâm tự,
Hà Bắc Bàn-sơn Thiếu-lâm tự,
Phúc-kiến Tuyền-châu Nam Thiếu-lâm tự,
Dịch Cân
Kinh
Phần
thứ nhất:
1- Dẫn nhập:
Từ năm 1974, các Đại-học Y-khoa Trung-quốc dùng Dịch Cân kinh làm khóa bản giảng
dạy cho các thầy Tẩm-quất (Kinésithérapeutre) và Bác-sĩ Thể-thao để luyện lực phục
hồi sau khi trị bệnh bị tiêu hao chân khí. Tài liệu còn dùng trị bệnh kết hợp Tây-y,
Trung-dược, Châm-cứu:
_ Lão khoa,
_ Thần kinh,
_ Não khoa, (Neurology)
_ Niệu khoa (Urology)
_ Phong thấp (Rhumatology)
_ Phế khoa (Pneumology)
_ V.v...
Dịch Cân kinh được giảng dạy chung với một số bộ Khí-công khác, theo thứ tự là:
1, Dịch Cân kinh,
2, Tráng yêu bát đoạn công, (8 thức luyện cho lưng khỏe).
3, Ngũ cầm công, (năm thức luyện nhái theo 5 loại thú).
4, Bát đoạn cẩm, (8 thức Khí-công đẹp như gấm).
5, 24 thức luyện công của Trần Hy-Di.
6, Nội đơn thuật (căn cứ vào Kinh Dịch, Đạo Đức kinh).
7, Thất diệu pháp môn (bẩy phép luyện công tuyệt diệu).
Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau:
- Dễ luyện,
- Luyện mau kết quả,
- Khi luyện dù trẻ con, dù người già, dù ngộ tính kém cũng thu được kết quả.
- Dù luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.
2- Nội dung
Cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Dịch Cân kinh chia ra làm 12 thức.
Mỗi thức gồm nhiều câu Khẩu-quyết, theo thể văn vần để dễ nhớ.
Mỗi thức gồm có:
_ Động tác và tư thế: thế đứng khởi đầu, rồi các động tác biến hóa, thở hít.
_ Hiệu năng (actions): tổng quát của kết quả đạt được.
_ Chủ trị (Indications).
_ Vị trí, huyệt vị.
Phần thứ nhì: Chuẩn bị
1- Điều kiện: ,
_ Từ sáu tuổi trở lên.
_ Chỗ luyện phải thoáng khí, không nên nhiễu loạn vì tiếng động, không nóng hay
lạnh quá (20 đến 30 độ C).
_ Ăn vừa đù no, không đói quá, không no quá, không say rượu.
_ Y phục rộng.
_ Giải khai đại tiểu tiện trước khi luyện.
_ Luyện từng thức theo thứ tự.
_ Không nhất thiết phải luyện đủ 12 thức một lúc.
_ Khi mới luyện, luyện từng thức một. Tỷ dụ hôm nay luyện thức thứ nhất. Ngày mai
ôn lại thức thứ nhất, rồi luyện sang thức thứ nhì. Ngày thứ ba ôn lại hai thức đầu
rồi luyện thức thứ ba.
_ Mỗi ngày luyện một hay hai lần.
_ Trong chữ: “thổ nạp” để chỉ thở hít hay hô hấp. Thổ (hô) để chỉ thở ra. Còn gọi
là thổ cố nạp tân (thở khí cũ ra, nạp khí mới vào). Nạp (hấp) để chỉ hít vào. Thổ
nạp dài ngắn tùy ý, không bắt buộc.
_ Dẫn khí, tức dùng ý dẫn khí, hay tưởng tượng dẫn khí theo hướng nhất định.
2.- Trường hợp không nên luyện Dịch Cân kinh,
_ Đang bị cảm, cúm, sốt.
_ Bị thương các vết thương chưa đóng sẹo.
_ Phụ nữ có thai từ 3 tháng trở đi (Phụ nữ đang cho con bú luyện rất tốt).
_ Ăn no quá hay đói quá.
_ Sau khi làm việc quá mệt.
3.- Tư thức dự bị lúc mới luyện.
Đứng: thân ngay thẳng tự nhiên.
_ Hai chân mở vừa tầm, rộng bằng hai vai,
_ Gối, bàn chân tự nhiên, thẳng,
_ Hai vai, tay buông thõng, hai bàn tay khép nhẹ,
_ Mắt nhìn thẳng phía trước, không lưu ý vào hình, cảnh,
Tiến hành toàn thân buông lỏng:
Mắt đầu, cần cổ, hai vai, hai tay, ngực, lưng, bụng, đùi, chân...
Buông lỏng hay còn gọi là phóng túng, nghĩa là thả cho cơ thể tự do, không cố gắng,
không chú ý, không suy nghĩ.
_ Ý niệm: thần tĩnh, không suy nghĩ, không chú ý đến âm thanh, mầu sắc, nóng lạnh.
_ Hơi thở bình thường.
Đây là tư thức căn bản, lấy làm gốc khởi đầu cho nhiều thức. Tất cả các thức Dịch
Cân kinh đều là lập thức (thức đứng). Không có Ngọa thức (thức nằm) và Tọa thức
(thức ngồi).
4.- Hiệu năng,
_ Điều thông khí huyết,
_ Tăng vệ khí,
_ Ích tủy thiêm tinh,
_ Kiên cân, ích cốt.
_ Gia tăng chân-nguyên khí,
_ Minh tâm, định thần,
_ Giữ tuổi trẻ lâu dài.
_ Gia tăng nội lực.
5.-
Chủ trị,
_ Có thể trị độc lập, hay phụ trợ cho việc trị bệnh bằng bất cứ khoa nào: Tây-y,
Châm-cứu, Trung-dược v.v.
_ Phục hồi sức khỏe sau khi trị bệnh:
Trị tất cả các bệnh khí: khí hư, bế khí, khí hãm.
Trị tất cả các bệnh về huyết: huyết hư, bần huyết.
Trị tất cả các chứng phong thấp.
Trị tất cả các bệnh về thần kinh.
Trị tất cả các bệnh tâm, phế.
Phần
thứ ba:
Phương pháp luyện Dịch Cân kinh
Phần thứ ba: 12 thức Dịch Cân kinh:
·
Thức
thứ nhất: Cung thủ đương hung (Chắp tay ngang ngực).
·
Thức
Thứ Nhì: Lưỡng Kiên Hoành Đản (Hai vai đánh ngang).
·
Thức
Thứ Ba: Chưởng Thác Thiên Môn (Hai tay mở lên trời)
·
Thức
Thứ Tư: Trích Tinh Hoán Đẩu (Với sao, đổi vị)
·
Thức
Thứ Năm: Trắc Sưu Cửu Ngưu Vỹ ( Nghiêng mình tìm đuôi trâu).
·
Thức
Thứ Sáu: Xuất Trảo Lượng Phiên (Xuất móng khuất thân)
·
Thức
Thứ Bảy: Bạt Mã Đao Thế (Cỡi ngựa vung đao)
·
Thức
Thứ Tám: Tam Thứ Lạc Địa (Ba lần xuống đất)
·
Thức
Thứ Chín: Thanh Long Thám Trảo (Rồng xanh dương vuốt)
·
Thức
Thứ Mười: Ngoạ Hổ Phốc Thực (Cọp đói vồ mồi).
·
Thức
Thứ Mười Một: Hoành Chưởng Kích Cổ (Vung tay đánh trống)
·
Thức
Thứ Mười Hai: Đề Chủng Hợp Chưởng (Đưa gót hợp chưởng)
Phần
thứ tư: Tổng kết.
- Những động tác mà chúng tôi trình bày không nhất thuyết phải giữ vị trí này hay
vị trí nọ.
- Khi mới luyện thì mỗi ngày chỉ luyện một lần, mỗi lần một thức. Sau khi đã quen
rồi, thì cũng mỗi ngày một lần, mỗi lần nhiều thức.
- Cổ nhân nói: Văn ôn, võ luyện, quý dĩ chuyên. Nghĩa là học văn thì phải ôn nhiều
lần; luyện võ thì cần chuyên. Muốn có kết quả thì ngày nào cũng phải luyện.
- Một yếu tố quan trọng, là sau khi luyện phải thu công. Không thu công thì khí
sẽ chạy hỗn loạn.
Phần
thứ năm Thu công.
No comments:
Post a Comment