Saturday, March 28, 2020

TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO phần 2

TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO - NHÂN TỬ NGUYỄN VĂN THỌ phần 2
TINH HOA CAC DAO GIAO - NHAN TU NGUYEN VAN THO  phần 2



CHƯƠNG XXII.

NHÂN SINH QUAN

(THEO TRUNG DUNG VÀ DỊCH LÝ)


Vì không hiểu được tầm quan trọng và cao siêu của Trung Dung, nên người đời thường cho rằng Trung Dung đưa ra một nếp sống trung bình, không thái quá, không bất cập; một nếp sống cầu an, không gây mâu thuẫn, để sống một cuộc đời thoải mái, an toàn. [1]

Chủ trương này, gần đây đã được chính học giả Lâm Ngữ Đường, mượn lời thơ Bán Bán Ca của Lý Mật Am, giới thiệu cùng độc giả Mỹ, và đây là lập trường “Trung Dung”, hiểu theo nghĩa lừng chừng, nước đôi đó. [2]

Ta sống quá nửa đời phù phiếm,

Mới nhận ra huyền nhiệm Trung Dung.

Trung Dung hương vị khôn cùng,

Làm ta lòng dạ tưng bừng niềm vui.

Lúc mà cái con ngưới sướng nhất,

Chính là khi tới cấp trung niên.

Quang hoa dùng dắng triền miên,

Như chờ, như đợi gót tiên tạm ngừng.

Cõi trần lọt giữa chừng Trời đất,

Giữa tỉnh quê, ta cất nhà ta,

Thảnh thôi ta mở trại hoa,

Giữa chừng sông núi, la đà nước non.

Biết vừa đủ, tiền nong vừa đủ,

Vòng lợi danh, vương nửa tấm son.

Không sang, nhưng cũng dễ nom,

Không giàu, nhưng cũng còn dòn hơn ai.

Nhà ta xây, nửa đài, nửa các,

Đồ đạc ta lác đác đủ chơi.

Áo ta cũ mới chơi vơi,

Uống ăn na ná như người bậc trung.

Vài tôi tớ không thông, không dở,

Vợ con ta đỡ đỡ, ta ưng.

Nửa tiên, nửa tục lừng chừng,

Nửa cùng thần thánh, nửa cùng thê nhi.

Nửa bụng dạ, lo vì con cái,

Nửa tâm hồn gửi lại Hoàng Thiên.

Để khi thoát xác ta yên,

Dễ bề thưa gưỉ, biết niềm tới lui.

Ngà say là lúc ly bôi,

Đóa hoa hàm tiếu là thời mê ly.

Buồm nửa cánh, thuyền đi thong thả,

Cương vừa dong, vó ngựa mới hay.

Quá giầu phiền lụy sẽ đầy,

Quá nghèo cuộc sống sẽ dầy truân chuyên.

Trần ai sướng với phiền khó tách.

Trong ngọt ngào pha phách đắng cay.

Hưởng đời đừng quá mê say,

Lừng chừng, đại khái, tháng ngày tiêu dao...

 ***

Nhưng nếu Đức Khổng và các danh Nho chỉ đưa ra cho nhân loại một mục phiêu, một lý tưởng tầm thường như vậy, thì có gì đáng cho hậu thế kính tôn?

Nếu Trung Dung và Kinh Dịch đã được các danh Nho, các tiên Hiền Đông Á cho là tuyệt phẩm, thì nó phải có gì cao siêu gấp bội. Hơn nữa, đã là tinh hoa nhân loại, chắc chắn phải tế vi, ẩn áo. Đã là Duy Nhất, Duy Tinh, thì phải tuyệt đỉnh công phu. Bác tạp dễ tìm, tinh hoa khó kiếm; kỳ hoa, dị thảo đâu phải của mỗi sớm bán mua ngoài cửa chợ?...

Cho nên có tốn công nghiên cứu, truy tầm, mới mong tìm ra được vi ý của cổ nhân, tìm ra được đường lối của Thánh Hiền...

Tiêu chuẩn để đi tìm đường lối cổ nhân.
Nhưng lấy đâu ra tiêu chuẩn để đi tìm đường lối cổ nhân?

Theo Trung Dung, đường lối Thánh Hiền phải hợp với Nhân Tâm, Thế Đạo, hợp với định luật của Trời đất.

Trung Dung viết:

Đạo quân tử phát xuất tự thâm tâm,

Đem trưng bày, phổ cập tới thứ nhân,

Khảo chứng tiên vương, không có chi lầm lỗi,

Sánh với luật đất Trời không phản bội,

Thánh Nhân ngàn đời sau chẳng hề có chê bai.

So quỉ thần đường lối đúng không sai,

Thế là đã biết lòng Trời đó,

Thánh Nhân ngàn đời sau chẳng chê bai,

Thế là đã biết lòng người tỏ rõ. [3]



Dịch kinh viết: “Thực là mênh mông, rộng rãi, sánh đất Trời; biến hóa tựa bốn mùa; theo đúng chiều âm dương sánh với hai vừng nhật nguyệt; tốt lành, giản dị, hợp với đức tối cao.” [4]

Hơn nữa, con đường lý tưởng ấy đã được vẽ thành những đồ bản trong Dịch Kinh.

Vậy, ta chỉ cần nghiên cứu tìm hiểu các đồ bản, để tìm ra con đường đạo lý. Sau đó, ta sẽ khảo sát xem con đường đạo lý đó có phù hợp với nhân tình, thế thái, với định luật đất Trời, với chu kỳ nhật nguyệt, tinh thìn hay không.

Với những tiêu chuẩn như trên, ta sẽ tha hồ lưng túi gió trăng, buồm mây, chèo quế, lãng du trong rừng Nho, biển Thánh mà không lo lạc bước, lầm đường.

 ***
*************         


I.--- Đường đời theo Dịch và Trung Dung.

Nghiên cứu các đồ bản Dịch, các họa bản Bát Quái, ta đều thấy ngôi Thái Cực được đặt vào Trung Tâm Điểm. Ý cổ nhân muốn nói Dịch, hay Vô Cực, hay Thái Cực, hay nói nôm na là Trời, là Tạo Hóa đã ở ngay Trung Tâm huyền diệu của vũ trụ. Con người là tiểu vũ trụ, tức thị Trời cũng ở ngay trong tâm hồn để làm Trung Tâm (Trung) bất biến (Dung), làm chân tâm nuôi sống con người, làm rường cột (axe) cho con người dựa nương.

Ta thường thấy dân Á Đông treo Bát Quái trước nhà mong trừ tà ma; phải chăng đó là tục lệ xa xưa, để tỏ lòng tôn kính Thái Cực, tượng trưng cho Trời, ở Trung Tâm Bát Quái?

Cắt nghĩa như vậy, thì Trung Dung là Thái Cực; Trung Dung lại là hồng tâm cho mọi người ngắm vào, là mục đích thâm viễn của cuộc đời. Còn Dịch sẽ bao quát mọi biến hóa của vũ trụ và của con người, mà mục đích tối hậu là thực hiện Trung điểm hoàn thiện đó. [5]

Nếu hiểu rằng Trời ở ngay trong Trung Tâm huyền diệu của vũ trụ, ở ngay trong tâm khảm con người, thì ta sẽ hiểu bài toán cao siêu mà Trời ra cho nhân loại: “Đứng trong khỏang Càn Khôn biến hóa vô lường này, làm sao tìm ra được Trung Tâm Điểm bất biến?” [6]

Biên khu luân lạc từ bao,

Tìm sao cho thấy đường vào Trung Dung.

Đường Trung Dung linh lung, ẩn khuất,

Nẻo Bồng Lai, gai dấp, lau che...

Phục Hi đã giải bài toán trước tiên bằng một họa bản không lời. Nghiêu, Thuấn, Văn Vương, Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Chu Tử đều lĩnh hội được vi ý của Phục Hi, đã cố giảng giải cho ta, nhưng bức màn bí mật vẫn còn như khép kín, vì đồ bản không lời làm ta lạc lõng.


Thiệu Khang Tiết là người đầu tiên giải thích rõ ràng hơn, chỉ vẽ cho ta biết đâu là đường lối Trời, đâu là đường lối người, bằng cách đánh số tám quẻ và bằng bái thơ sau đây:


Nhĩ mục thông minh nam tử thân,
 耳 目 通 明 男 子 身

Hồng quân phú dữ bất vi bần.
 洪 君 賦 與 不 為 貧

Tu tham Nguyệt Động phương tri vật
 須 探 月 洞 方 知 物

Vị nhiếp Thiên Căn khởi thức nhân
 未 攝 天 根 豈 識 人

Càn ngộ Tốn thời quan Nguyệt quật
 乾 遇 巽 時 觀 月 窟

Địa phùng Lôi xứ kiến Thiên căn
 地 逢 雷 處 見 天 根

Thiên căn, nguyệt quật thường lai vãng
 天 根 月 窟 常 來 往

Tam thập lục cung đô thị xuân
 三 十 六 宮 都 是 春


Dịch:

Tai mắt nam nhi đứng cõi đời,

Lòng mang Tạo hóa há đâu chơi.

Quyết thăm động Nguyệt cho hay vật,

Cố hiểu Thiên Căn, để biết người.

Trời nổi gió giông thông động Nguyệt,

Đất vang sấm chớp lộ căn Trời.

Căn Trời, nguyệt động thường lai vãng,

Ba sáu cung xuân trọn vẹn đời.



Hội ý Thiệu khang Tiết, ta thấy rằng công cuộc tạo thành vũ trụ, luôn đi từ chỗ phác giản đến tần phiền, theo hình vẽ sau: 1 => 2, 3, 4, 5, 6, 7, => 8.


Còn công phu tu luyện con người phải chia làm 2 giai đoạn:

1. Nửa đời đầu: đi từ phác giản đến tần phiền. Tinh thần phải mạo hiểm vào trần hoàn và vật chất, để tìm hiểu vũ trụ. Đó là Giai Đoạn hướng ngoại, giai đoạn Nghịch mà Tinh Thần sẽ bị nô lệ hoàn cảnh rất nhiều (Khuất = 屈), đó là giai đoạn ra đi (Khứ). 5--->6, 7 --->8.

2. Nửa đời sau: đi từ Tần Phiền đến Phác Giản, từ Thô đến Tinh, dùng Vật Chất để tài bồi cho Tinh Thần ngày thêm cao đẹp, cho đến chỗ thuần túy, chí thiện, nên như ảnh tượng Trời (Càn), khả dĩ có thể kết hợp với Trời, vào yên nghỉ tại Trung Tâm Huyền Diệu của vũ trụ (Thái Cực, Trung Dung). Đó là Giai Đoạn Thuận, Giai Đoạn trở về (Lai). Trong giai đoạn này, Tinh Thần sẽ dần dần chế ngự được hoàn cảnh, sẽ thảnh thơi, thoải mái (Thân = 伸)

Hai giai đoạn trên được xác định bằng đồ bản sau đây:


Nếu nhìn kỹ 32 quẻ Tiên Thiên Bát Quái phía phải, ta thấy các hào sơ. (Hào nằm trong cùng) đều là hào Âm; còn nhìn sang 32 quẻ phiá trái, ta thấy các hào sơ (hào nằm phía trong cùng) đều là hào Dương.Vì thế Hệ Từ đã nói: Nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo. (Hệ Từ Thượng, tiết 1)

Thánh hiền thiên cổ đã đem quẻ Cấu “Phong trần” để tượng trưng bước đầu đường luân lạc của con người, và đem quẻ Phục “Hồi phục”, để đánh dấu giai đoạn sau, giai đoạn giác ngộ của những người đã thấy được Thiên Địa chi tâm. [7]

Đường lối này theo đúng lẽ Âm Dương tiêu trưởng của Trời đất.

Giai đoạn đầu là Dương tiêu Âm trưởng, sa đọa lạc lõng dần vào cảnh phù du, hư ảo bên ngoài, đem tấm thân bán rẻ lấy bát cơm, manh áo, đem thân làm tôi tớ cho hoàn cảnh xã hội, mà vẫn lấy thế làm vinh dự. Trong giai đoạn này, vật chất dần dần đóng vai trò tối thượng. Nhưng có giai đoạn này, thì giang sơn mới được tô điểm, hoàn cảnh vật chất của quần chúng mới đượccải thiện. Tinh thần trong giai đoạn này dần dần thu gọn lại như một ánh sao trên bầu trời vân vũ.


Hệ Từ viết: “Con sâu đo nó co để rồi nó duỗi. Con rồng con rắn nó ẩn để bảo tồn tấm thân. Có hiểu kỹ càng, mới thấy lợi ích lớn lao. Cầu an thân trước, rồi mới có ngày sùng đức cả.” (Hệ Từ chương V, tiết 1) [8]

Đó tức là:

Anh hùng khi cuộn khúc lươn,

Khi cuộn thời vắn, khi vươn thời dài. (Ca dao)

Giai đoạn sau là Âm Tiêu Dương trưởng. Tinh thần đã biết hướng thượng, tìm về nguồn mạch cao cả của mình, và sẽ dùng vật chất làm thang mây, mà tiến lần về Trời.

Trong giai đoạn này, tinh thần dần dàn đóng vai trò tối thượng. Nó thích hợp với những con người đã đứng tuổi, đã già, những con người đã biết quẳng gánh lo, thoát vòng danh lợi, để quay về tu luyện bản thân, nêu gương sáng soi cho đời, mong kết hợp với Trời để được trường sinh bất tử.

Ngược lại, vật chất xuống giá dần, để cuối cùng biến thành chiếc xe mây cho khách du rong ruổi trên đường thiên lý sáng trong như ngọc thạch . Con đường thiên lý này gồm cả 2 bề vật chất, tinh thần, uyển chuyển diễn tiến theo đà tuổi tác như một bài thơ, một bản nhạc, mà tiết tấu hòa nhịp với trăng sao.

II.--- Đời sống con người lý tưởng với chu kỳ nhật nguyệt tinh thần.

Con người lý tưởng mong mỏi khi giã từ thế tục, tâm hồn sáng quắc như mặt trăng ngày rằm, như mặt trời chính ngọ, hay mặt trời ngày Hạ Chí. Mà kỳ diệu thay, nếu ta theo vòng Dịch trên mà đi tuần tự như vậy, thì ta sẽ thấy lúc ta thoát tục, cũng là lúc trăng tròn, hay lúc mặt trời chính Ngọ.

Con người lý tưởng lúc sơ sinh cũng như vầng trăng vừa quá rằm đẹp đẽ. Nhưng dần dà lớn lên, lạc lõng vào cuộc đờI, tìm sinh kế, cũng như vầng trăng khuyết dần, mờ dần. Đến lúc công danh ở đời rực rỡ, lợi lộc ở đời rồi rào, thì lại là lúc Tinh Thần nghèo nàn nhất.

Nhưng con người lý tưởng không thể bị vật dục che mờ mãi; nhờ sự suy tư về sự chất chưởng bên ngoài, con người đó có ngày sẽ tìm lại được nguồn sống bên trong, sẽ dần dần tài bồi cho tâm hồn mình thêm hoàn bị, và lúc thoát ly cuộc đời, sẽ rực rỡ như trăng đêm rằm.

Con đường lý tưởng nói trên cũng vạch lại sự thăng trầm của vừng dương.

Sau ngày Hạ Chí (21 tháng 6), mặt Trời đi vào cung Cự Giải (Cancer). Ánh sáng và sức nóng một ngày một giảm cho tới cực độ ở ngày Đông Chí (22 tháng 12).

Nhưng từ ngày Đông Chí trở đi, thì mặt trời lại nóng lên, sáng lên dần mãi, đem ánh dương quang đượm nhuần cho hoa lá trổ sinh, tưng bừng rộn rã với ngày Xuân, và dần dần trở lại ngôi vị tối thượng vào ngày Hạ Chí.


Nếu xét vòng Chu Thiên trong một ngày đêm, thì cuộc đời lý tưởng của người quân tử lúc sơ sinh cũng đẹp y như mặt trời vừa quá Ngọ. Lúc lớn lên, bị vật dục che mờ, người quân tử cũng như mặt trời, trải qua những cảnh hoàng hôn, và cảnh đêm dài tịch liêu u tối; nhưng rồi ra, con người lý tưởng ấy dần dà sẽ gỡ được mọi tần phiền, để cùng mặt trời trang trọng hiện ra trên nhãn giới, lúc bình minh muôn thủa: cùng bình minh hưá hẹn một trời trong sáng mới, và khi lìa thế sự, sẽ là “Nhật Lệ Trung Thiên” sáng quắc cả bầu trời...” [9]

Hơn nữa, con đường Hoàng Đạo, mà con người lý tưởng đi cũng là con đường mà Nhị Thập Bát Tú ruổi dong.


* Đường đời lý tưởng và lẽ biến thông của bốn mùa.

Đem sánh với bốn mùa, ta thấy con đường lý tưởng này hợp nhẽ biến thông của bốn mùa.

Lúc sơ sinh là lúc nhựa sống tràn đầy như muôn hoa khoe sắc trên cành sau ngày Hạ Chí. Lúc lớn lên, bước dần vào cuộc đời, thấy làn tâm sự cũng dần ngả sang thu, và đến lúc hoa niên, khi đã tiêu pha hết tinh thần, khi đã:

Mùi tục lụy, lưỡi tê tân khổ,

Đường thế đồ, gót rỗ kỳ khu.

Tâm hồn lắm lúc cảm thấy lậnh lùng như băng giá.

Nhưng có sương tuyết lạnh lùng, mới có lại ngày xuân ấm áp.

Trong những giờ phút con người chán ngán nhân tình thế thái, lại là lúc con người thấy mở tung ra trong tâm hồn mình một nhãn giới vô biên. Thế là khi mái tóc hoa râm, thì tinh thần lại đượm màu xuân sắc. Một nguồn thơ mộng mới dâng lên giữa những cảnh ngộ éo le của cuộc đời. Mùa xuân dày hi vọng trở về với một nguồn sống mới.

Và cũng như cây đâm chồi nảy lộc, vươn mãi lên trên khung trời, trong ngày xuân ấm áp, tâm hồn cũng vươn mãi lên cho tới tinh hoa cao đại. Cuối cùng, lúc từ giã cuộc đời, tâm hồn vẩn còn chứa chan sự sống như trời mùa Hạ. Bao công lao sự nghiệp của cuộc đời bấy giờ nở tung ra như muôn hoa tươi thắm để không bao giờ tàn phai.

*************         


III.--- Con đường lý tưởng với nhân tâm, thế đạo.

Con đường lý tưởng đó cũng rất phù hợp với nhân tâm, thế đạo.

Con người, từ bao ngàn năm nay, vì không hiểu định luật thiên nhiên, nên đã không đi đúng nhịp thời gian, tuổi tác, gò bó mình vào những khuôn khổ chật hẹp, máy móc hóa cuộc đời đáng lý là thơ mộng, hay lại quá phóng túng mình đến tan tác cả cuộc đời.

Mặc dầu vậy, họ vẫn phác họa lại trong cuộc đời mình bóng dáng cuộc đời lý tưởng ấy.

Bé thì thơ ngây, hồn nhiên, vô tội vạ, rồi dần dà trở nên phóng ngoại, trở nên tò mò, rồi cũng tranh đấu, xông xáo, cũng dấn thân vào phong trần, vật chất như ai. Lúc mái tóc hoa râm, lắm lúc cũng thấy giật mình, muốn đoạn tuyệt với cuộc đời phóng đãng của mình, muốn hồi tâm, tu tỉnh. Khi trở về già thời không ai bảo ai, bất kỳ thuộc tôn giáo nào, con người cũng muốn quay về Trời, Phật, Thần, Thánh, cũng kinh kệ, tụng niệm như ai...

Càng dấn thân (engagement) vào đời phong vũ bao nhiêu lại càng mong muốn thoát thân (dégagement) bấy nhiêu. Nếu như thấy được “Thiên Địa chi Tâm”, tìm ra được Trời trong đáy lòng mình, là sẽ bước được vào con đường giải thoát.

Nói rộng ra, thì nhân loại cũng đang đi trên vòng Càn Khôn đó, nhưng chậm chạp...

Giai đoạn đầu là giai đoạn đạo hạnh phù phiếm, xốc nổi bên ngoài, để rồi dần dần lạc lõng vào dị đoan, mê tín.

Càng phóng ngoại bao nhiêu, càng chạy theo cái học “trục vật” bao nhiêu, thì lại càng đi đến chỗ sa đọa tinh thần bấy nhiêu, càng “nghịch Thiên”, “bối Thiên” bấy nhiêu. Nhưng chính nhờ giai đoạn sùng thượng vật chất này mà nhân loại đã giải quyết được những vấn đề mưu sinh, thích ứng với hoàn cảnh, đã xây dựng được hạ tầng cơ sở cho vững chắc.

Nhưng khi đã trưởng thành, khi đã quá đâm chém nhau, quá dè bỉu, ghen ghét nhau, quá bóc lột, áp bức nhau, nhân loại sẽ dần dần trở lại sùng thượng các giá trị tinh thần vĩnh cửu.

Hiểu cuộc đời theo lẽ Dịch nói trên sẽ mở một con đường tiến hóa bao la cho cá nhân cũng như cho nhân quần, xã hội.

Cá nhân sẽ tùy tuổi tác mình, tùy theo “thời”, tùy theo khuynh hướng của từng tuổi, mà làm những công tác mình phải làm, để cây đàn bản thân lúc nào cũng hòa âm, theo đúng cung điệu, tiết tấu gia đình, xã hội, quốc gia, quốc tế, nhân loại và đất Trời. Đó là biết “ứng biến theo thời” [10]

Nhân loại và cá nhân sẽ không ăn rễ sâu xa vào vật chất, mà chỉ coi vật chất là phụ thuộc, văn minh vật chất là một chặng đường tiến hóa của mình, một lớp lang nhỏ bé trong tấn tuồng vĩ đại của trời đất.

IV.--- Âu Á gặp nhau trên đường Hoàng Đạo.

Các nước cổ Ba Tư, Ai Cập, Chaldée không biết vòng Dịch tiên thiên của Phục Hi, nhưng lại nghĩ ra vòng Hòang Đạo với những ẩn ý tương tự như vòng Dịch.

Vòng Hoàng Đạo cũng có 12 cung, ứng với 12 cung Tí, Ngọ của vòng Dịch. Cung Mùi là cung Cự Giải (Cancer), cung Tí là cung Nhân Mã (Sagittaire), cung Sửu là cung Ma Yết (Capricorne), cung Ngọ là cung Song Tử (Gémeaux).

Thiệu Khang Tiết phân biệt 2 chặng đường Cấu và Phục, thì Macrobe cũng cho rằng Cung Cự Giải là Cửa Người, và Cung Ma Yết (Capricorne) là Cửa Thần Minh; đôi bên các nhau bằng một giải Ngân Hà. Giải Ngân Hà ấy phải chăng đã được tượng trưng bằng con đường lượn qua giữa vòng Bát Quái của Chu Dịch? [12]


Các sách cổ Á Đông dùng con rồng để tượng trưng các đấng thánh nhân, nên cũng cho con rồng biến hóa theo vòng Dịch trên. “Rồng có thể tối hay sáng, ngắn hay dài. Xuân phân bay bổng lên Trời, thu phân lặn sâu đáy vực” [13]

Các sách cổ Ai Cập thì lại có câu chuyện thần thoại về Thần Osiris (Thái Dương Thần) thay vào đó. Thần Osiris mới đầu cũng bị gian truân, đọa đầy, hãm hại, nhưng sau ngày Đông Chí thì phục sinh, sau Xuân phân thì lại trở về ngôi Cửu Ngũ. [14]

Tóm lại, các đồ Dịch, cũng như vòng Hoàng Đạo, tuy không lời, nhưng chứa chan ý nghĩa.

Thiệu Khang Tiết nói: “Đồ Dịch tuy không văn tự, nhưng ta nói suốt ngày cũng không ra khỏi được vấn đề, vì tất cả nghĩa lý muôn vật đều nằm trong đó.”[15]

Vi ý cổ nhân.
Thánh hiền Đông Á mượn đồ Dịch để biện minh thuyết “Nhất sinh Vạn”, và chỉ lối đường cho ta có thể từ “Vạn qui Nhất”. [16]

Dịch gọi đó là phương pháp “khai vật, thành vụ”.17 Cho xem trước đầu đuôi chuyện đời, rồi mới dạy cho biết cách hoàn thành lý tưởng. [17]

Đường đời, theo Dịch Kinh, đều từ 1 tâm điểm tung ra muôn vạn ngả. Ta có lao đao suốt đời, cũng chẳng sao đi hết muôn vạn ngả đường. Càng phiêu lưu, càng lạc lõng, càng đi sâu vào một con đường, càng thông tỏ chi tiết về một vấn đề, thì lại càng thấy mình bất lực kém cỏi, lại càng thấy mình mù mờ về toàn thể vô biên. Đi ra vạn, phiêu lãng trên muôn vạn ngả đường, dù có thành công đến đâu, trong thâm tâm vẫn thấy thiếu thốn, vẫn bị ám ảnh bởi cảnh phù du, tạm bợ, vẫn thấy mình như thân phận cánh bèo, bình bồng mặt nước, chân mây, mà chẳng biết sẽ trôi gịat về đâu, bởi vì Vạn chỉ là một bóng hình hư ảo của Nhất;

Đồ tri tụ xứ, ninh tri tán,

Đãn thức phù thời, ná thức trầm. (Thơ bèo)

Dịch:

Tụ rồi, đã chắc không khi tán,

Nổi đó, nào hay có lúc trầm. (Nam Phong dịch)

Trở lại được với Nhất, là con người lý tưởng. Người xưa gọi thế là Chí Nhân, [18] là Chân Nhân.

Đào Hư Tử gọi thế là: “Tâm hồn trở về trước Tiên Thiên, siêu xuất trên hình số, siêu xuất sinh tử, không còn bị hình số câu chấp nữa..” [19]

Lối đường do “Vạn qui Nhất” đã được xác định bằng các đồ Dịch cổ nhân, theo đúng chiều Ngũ hành tương sinh.


Chu Hi cũng vẽ con đường đó, bằng cách tán phân 4 chữ Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh lên vòng Càn Khôn.



V.--- Hai ngả đường đời.

Con đường từ “Vạn qui Nhất” trên vòng Dịch, mới trông tưởng là tròn trĩnh không kẽ hở. Nhưng thực ra con đường đó vốn phân làm đôi ngả Âm Dương,

Nưả đời đầu, vì con người một ngày một chìm đắm vào bóng tối vật chất, nên Kinh Dịch gọi là Âm Đạo, Địa Đạo, hay Khôn Đạo.

Nửa đời sau, vì con người ngày một vươn lên trong ánh sáng tinh thần, nên Kinh Dịch gọi là Dương Đạo, Thiên Đạo hay Kiền Đạo. [20]

Hệ Từ viết:

“Nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo; Kế chi giả thiện dã, thành chi giả, Tính dã.”

Dịch:

Âm Dương đắp đổi Đạo Trời,

Theo thời tốt đẹp, suốt thời Toàn Chân. [21].

Đường đời có 2 chiều: 1 chiều Âm, một chiều Dương, bước vào đường đời đã là hay, đi cho đến cuối đường sẽ phục hồi được Tính Trời.

Đi chiều Âm, đi vào con đường vật chất, sẽ tiến tới chỗ Bất Nhân, chỗ không hoàn thiện.

Đi chiều Dương đi vào con đường tinh thần, sẽ tiến tới chỗ Nhân, chỗ Hoàn Thiện.

Đức Khổng nói:

“Đường đời có 2 ngả: Nhân và Bất nhân”, chính là vì thế. [22]

Đào Hư Tử viết:

“Năm mươi năm đầu cuộc đời, là Tiến Số, là học để giúp đời, càng ngày càng phải rạng mặt với đời.

Năm mươi năm sau, là Thoái Số, là học để treo gương cho đời, càng ngày càng phải tu nhân, tích đức.” [23]


Luận Ngữ viết:

“Đến chừng bốn, năm mươi mà ta chưa nghe danh tiếng họ, chừng ấy ta chẳng còn sợ họ nữa.” [24]

Nhưng con người không phải quay cuồng mãi trong vũ trụ, mà cũng có lúc được vào Trung Cung huyền diệu, để làm chủ chốt vũ trụ.

Bí quyết này đã được diễn tả bằng những hành động tượng trưng của Thiên Tử xưa trong tòa Minh Đường.

Khi xưa, mỗi năm, sau ngày Hạ Chí, nhà Vua sẽ vào Trung Cung Minh Đường, mặc áo hoàng bào, và ở đó ít ngày, cốt tượng trưng quyền Thiên Tử, làm khu nữu cho không gian và thời gian. [25]

VI.--- KẾT LUẬN.

Nghiên cứu các Đồ Dịch, ta thấy cổ nhân đã phơi bày nhẽ “Càn Khôn Hiệp Tịch” (Càn Khôn mở đóng), đã tháo gỡ máy Âm Dương, đem cài lên những bức hoạ không lời, để vẽ đường chỉ lối cho ta. Càng suy cứu vi ý cổ nhân ta càng thấy lý thú. Đồ Dịch tiên thiên còn phân ngôi Chủ, Khách, đem lẽ cát hung, thiện ác làm thành hai bức câu đối vĩ đại treo giữa trời đất cho tao nhân, mặc khách muôn đời thưởng thức.

Đôi câu đối này không đối chữ theo luật trắc bằng, nhưng đối quẻ, đối hào, đối ý, đối lý.

Đọc đôi câu đối trên, ta sẽ nghiệm ra phương pháp “Xu cát, tị hung”. “ức Âm, tiến Dương”, “trưởng Thiện, tiêu Ác” của người xưa, biết tới, biết lui, biết tìm sự sống qua sự chết, biết tìm cái hay qua cái dở, tóm lại biết “định luật tương đối” chi phối con người ra sao.

Mới hay Không, Có chuyển vần,

Dễ sinh ra Khó, Ngắn nhân thành Dài.

Thấp, Cao tuỳ ngó Ngược, Xuôi,

Tiếng ca Trầm, Bổng, dòng đời Trước, Sau.

(Lão tử, Đạo Đức Kinh, chương II, Đoạn II) [26]

Thế mới hay:

Gẫm đạo lý, có sau có trước,

Lẽ Âm Dương có ngược, có xuôi.

Xuôi là Gió cuốn bụi đời,[27]

Đẩy đưa vào chốn trần ai, cát lầm.

Có thử thách mới phân vàng đá,

Có lầm than mới rõ chuyện đời.

Ngược là Sấm Chớp tơi bời,[28]

Tầng sâu bày dãi Căn Trời nội tâm.[29]

Trông tỏ đích chí nhân, chí chính,

Biết mục phiêu mới định, mới an.

Rồi ra suy xét nguồn cơn,

Con đường Phối Mệnh chu toàn tóc tơ...

***

Hiểu thế, ta sẽ tìm ra được vi ý cổ nhân, tìm ra được then chốt kho tàng sử sách Á Đông, tìm ra được phương pháp khai thác những kho tàng ấy.

Thực vậy, các thánh hiền Đông Á từ Phục Hi, Hoàng Đế đến Nghiêu Thuấn, Khổng Tử, Lão Tử khi soạn thảo sách vở chỉ cốt xiển minh nhẽ “Thiên Nhân tương dữ” (Trời, Người giao hảo), chỉ cốt tìm ra phương pháp thể hiện lý tưởng “Thiên Nhân hợp nhất” (Trời Người hợp nhất) mà thôi. [30]

Cho nên Dịch cũng như Trung Dung chỉ cốt dạy con người biết “kính sợ Trời tiềm ẩn trong tâm hồn mình” [31], dạy con người đừng để cho tâm hồn tan tác, tả tơi trước gió giông hoàn cảnh, trước sự thử thách, cám dỗ bên ngoài; cải thiện bản thân đến chỗ hoàn thiện, khả dĩ có thể sống kết hợp với Trời (Phối Thiên), cùng đất trời trường sinh bất tử.

Nhưng Dịch và Trung Dung lại dạy ta đừng vội vàng, phải học di trên đất trước rồi mới học bay lên trời, phải biết tìm miếng cơm trước khi tìm nghĩa lý; phải biết thực tiễn trước, lý tưởng sau. Thế mới là biết thời cơ, biết nhẽ tiến thoái, biết uyển chuyển ứng phó với hoàn cảnh, biết biến thiên theo nhịp thời gian tuổi tác, để lúc nào đời cũng đẹp như bài thơ, lúc nào cũng nhịp nhàng tiết tấu như một khúc nhạc. [32]

Khúc nhạc đó thật là tuyệt vời, có vui, có buồn, có nhanh, có chậm; lúc lâm li, lúc hùng tráng; lúc rạt rào như thác đổ đầu ghềnh; lúc khinh khoát, êm đềm như gió thu lướt qua hàng tơ liễu; lúc lặng lẽ như ánh tường vân lãng đãng xuôi Nam trên đường trời muôn dặm...

Thực là:

Trời xanh dẫn dắt chúng nhân,

Như là tấu khúc nhạc Huân, nhạc Trì.

Trời, Người đôi ngọc Chương, Khuê.

Bên cho, bên lấy đề huề biết bao.

Tay cầm, tay dắt khéo sao,

Trời xanh dẫn dắt dân nào khó chi. [33]

*Hết chính văn

(xin xem chú thích)

nhuocthuy:
(tiếp và hết Chương 22)

CHÚ THÍCH


[1] Trong nhân sinh quan này tác giả không bàn tới nguồn gốc con người, các yếu tố cấu tạo nên con người vì những vấn đề này được đề cập tới trong nhiều chương khác của bộ sách này. (Xem các chương chữ Tính, chữ Mệnh; Vũ Trụ quan v.v...)

Trong Chương này, chỉ đề cập tới một đời sống lý tưởng, phù hợp với Bản Tính và có thể thực hiện được định mệnh cao sang con người.

[2] Bản dịch Việt Văn này khuôn theo bản dịch Pháp Văn, trong quyển L’Importance de Vivre của Lin YuTang, tr. 123---124.

J’ai déjà vu la plus grande moitié de cette vie flottane,

Ah! qu’il y a un mot magique,

Ce mot moitié d’une portée si riche,

Il nous fait gouter plus de joie,

Que nous n’en pouvons posséder.

Le meilleur état de l’homme

Est à mi---chemin de la vie,

Quand un pas ralenti lui permet le repos;

Le monde se trouve à mi---chemin “entre la terre et le Ciel”

Vivre à mi---chemin entre la ville et la campagne;

Avoir des fermes à mi---chemin entre les rivières et les montagnes.

Être à demi---savant, à demi---châtelain, à demi homme d’affaires;

Vivre à moitié comme un noble,

Et à moitié comme le commun des gens;

Avoir une maison moitié belle, moitié laide,

Moitié élégamment meublée et moitié nue;

Des vêtement moitié vieux, moitié neufs

Et une nourriture mi---recherchée et mi---simple;

Avoir des serviteurs ni trop intelligents ni trop bêtes;

Une femme aui soit ni trop simple ni trop habile,

Au fond, je me sens la moitié d’un Bouddha,

Et presque la moitié d’un Bienheureux Taoiste.

La moitié de moi---même est tournée vers le Ciel,

L’autre moitié vers mes enfants,

Pensant à moitié comment assurer l’avenir de ma postérité,

Et à moitié comment me présenter devant Dieu,

Quand le corps sera laissé en repos.

Il est le plus sagement ivre, celui qui est à moitié ivre;

Et les fleurs à moitié en boutons sont les plus belles;

Les bateaux à demi---voilés naviguent le mieux;

Et les chevaux avec les rênes à moitié tendue trottent le mieux.

Qui possède moitié trop est inquiet,

Qui possède moitié trop peu désire posséder plus.

Puisque la vie est à la fois amère et douce,

Celui qui n’en goute que la moitié est plus sage et plus intelligent.

(L’importance de Vivre de Lin Yutang, p.p.123---124.)

[3] Trung Dung, chương XXIX.

[4] 廣 大 配 天 地, 變 化 配 四 時, 陰 陽 之 義 配 日 月, 易 簡 之 善 配 至 德。

Hệ Từ thượng, chương VI, tiết 3

[5] Trong Thiên Khảo Luận này, tác giả chỉ dùng chữ Trung để chỉ Bất Biến, chữ Dịch để chỉ biến Thiên, mà không dùng những nghĩa khác của chữ Dịch.

[6] ...Le Principe Suprême, source de toutes les puissances, soit de celles qui vivifient les pensées dans l’homme, soit de celles qui engendrent les oeuvres visibles de la nature matérielle; cet être nécessaire á tous les êtres, germe de toutes les actions, de qui émanent (mot fatal, plume qui trahit) continuellement toutes les existences, ce terme fatal, vers lequel elles tendent, comme par un effort irrésistible, parce que toutes recherchent la vie; cet être, dis---je, est celui que les hommes appellent généralement Dieu.

Claude de Saint Martin, cité par Ilan de Casa Fuerte, La Religion Essentielle, p. 200.

[7] 復 其 見 天 地 之 心 乎。

 Phục kỳ kiến thiên địa chi tâm hồ!

Dịch kinh, Phục quái, thoán từ.

...陽 氣 生 來, 塵 夢 醒

攝 情 合 性, 歸 金 鼎

運 符 三 百 足 周 天

伏 氣 四 時 歸 靜 定

七 日 天 心 , 陽 位 復

五 龍 棒 聖 崑 崙 頂

黃 庭 十 月 產 靈 童

駕 鶴 凌 宵 任 游 騁。

Dương khí sinh lai trần mộng tỉnh,

Nhiếp tình hiệp tính, qui kim đỉnh.

Vận phù tam bách túc chu thiên

Phục khí tứ thời qui tĩnh định,

Thất nhật Thiên Tâm Dương vị phục.

Ngũ long bổng thánh Côn Lôn đỉnh

Huỳnh Đình thập nguyệt sản linh đồng,

Giá hạc lăng tiêu, nhiệm du sính

Tiên Thiên luận ngữ, tr. 5.

[8] 尺 蠖 之 屈 以 求 伸 也

龍 蛇 之 蟄, 以 存 身 也

精 義 入 神 以 至 用 也

利 用 安 身 以 崇 德 也。

Xích hoạch chi khuất, dĩ cầu thân dã,

Long xà chi trập dĩ tồn thân dã.

Tinh nghĩa nhập thần, dĩ chí dụng dã,

Lợi dụng an thân, dĩ sùng đức dã.

Dịch:

Sâu đo có lúc co mình,

Co mình cốt để duỗi mình dài hơn,

Long xà đông tới chập chờn,

Ngủ vùi tháng lạnh, bảo toàn tấm thân.

Học sao tinh nghĩa, nhập thần,

Rồi ra áp dụng muôn phần hay ho.

Đã rành, đã tỏ Hoá cơ,

Rồi ra lợi dụng hay ho thân mình.

Thân mình sung túc, an ninh,

Rồi ra nhân đức thi hành, sùng tôn.

Hệ Từ Hạ, chương V, tiết 1.

[9] Cours apparent du Soleil.

[10] 知 趨 時 應 變。

Tri xu thời ứng biến.

Tính Lý, I, 42.

[12] The Galaxy, Macrobius says, crosses the Zodiac in two opposite points, Cancer and Capricorn, the tropical points in the sun’s course, ordinariky called the Gates of the Sun. These two tropics, before his time , corresponded with those constellations, but in his day with Gemini and Sagittarius, in consequence of the precession of the equinoxes; but the Signs of the Zodiac remained unchanged; and the Milky Way crossed at the signs Cancer and Capticorn, though not at these constellations.

Through these gates souls were supposed to descend to earth and re---ascend to Heaven. One, Macrobius says, in his dream of Scipio, was style the Gate of Men; and the other, the Gate of Gods. Cancer was the former, because souls descended by into the earth; and Capricorn was the latter, because by it, they re---ascend to their seat of immortality, and became Gods

Albert Pike, Moral and Dogma, p. 437---438.

...Les Orphiques croyaient dans le Cancer le portail par où les âmes entraient en incarnation sortant en multitude de la Voie Lactée...

L’Occultisme du Zodiaque, p. 89.

... Il est intéressant de voir que la naissance de l’Univers se place tout au commencement du signe (Capricorne) était symbolisée par la naissance du Dieu solaire ou de l’enfant divin au solstice d hiver, tandis que la dissolution de l’univers matériel, suivant les Écritures de L’Inde, se produit à la fin du signe...

Như trên, p. 121.

[13] 能 幽 能 明, 能 細 能 巨, 能 短 能 長, 春 分 而 升 天, 秋 分 而 潛 淵。

Năng u năng minh, năng tế năng cự, năng đoản năng trường. Xuân phân nhi thăng Thiên, Thu phân nhi tiềm uyên. (Le Dragon)

Léon Wieger, Textes Philosophiques, I, 15.

[14] We know that the Egyptians worshipped the Sun, under the name of Osiris. The misfortune and the tragical death of this God were an allegory relating to the Sun. Typhon, like Arhiman, represented Darkness. The suffering and death of Osiris in the Mysteries of the Night were a mystic image of the phenomena of Nature, and the conflict of the two great Priciples which share the empire of Nature, and most influenced our souls...

Albert Pike, Morals and Dogmas, p. 406.

[15] 圖 雖 無 文, 吾 終 日 言, 而 未 常 離 乎 是, 蓋 天 地 萬 物 之 理 盡 在 其 中 矣。

Đồ tuy vô văn, ngô chung nhật ngôn, nhi vị thường ly hồ thị, cái Thiên Địa vạn vật chi lý, tận tại kỳ trung hĩ.

Tính Lý 1 (Kinh Thế) 58---59.

[16] 程 夫 子 曰﹕知 萬 理 歸 於 一 理 而不 知 一 理 散 於 萬 事,

 重 重 無 盡, 無 盡 重 重, 自 他 不 間 於 微 塵, 始 終 不 離 於 當 念,

 窮 玄 極 妙, 非 二 乘 凡 夫 之 所 能 知 也。

Trình Phu Tử viết: tri vạn lý qui ư nhất lý, nhi bất tri nhất lý tán ư vạn sự, trùng trùng vô tận, vô tận trùng trùng. Tự tha bất gián ư vi trần, chung thủy bất ly ư đương niệm. Cùng huyền cực diệu, phi nhị thừa phàm phu chi sở năng tri dã.

Đạo dư lục, tr. 19.

[17] 聖 人 之 憂 天 下 來 世 其 至 矣。 先 天 下 而 開 其 物,後 天 下 而 成 其 務。

Thánh nhân chi ưu thiên hạ lai thế, kỳ chí hĩ. Tiên thiên hạ nhi khai kỳ vật, hậu thiên hạ nhi thành kỳ vụ.

Dịch Kinh Đại Toàn, Dịch tự.

[18] 至 人 之 心 定 于 一。

Chí Nhân chi tâm định vu Nhất.

Chẩm thượng ngữ, tr. 1.

[19] 心 反 于 先 天 之 先, 則 超 于 形 數 之 外, 出 入 生 死, 不 為 形 數 所 拘。

Tâm phản vu tiên Thiên chi tiên, tắc siêu vu hình số chi ngoại, xuất nhập sinh tử, bất vi hình số sở câu.

Chẩm thượng ngữ, tr. 1.

[20] Ấn Độ giáo cũng nhận con người phải qua 2 con đường: Đường về với tổ tiên (Pitriyana), và đường về với Trời (Devayana). Nhưng 2 con đường đó lại mở ra sau khi con người đã chết. Con đường thứ 1 là Con đường Luân Hồi, con đường thứ 2, là con đường Niết bàn, siêu thoát Luân Hồi, sinh tử:

... Mais par la mort, s’ouvrent deux sentiers, le Pitriyâna, ou sentiers des Pitris, et le devayana ou sentier des Dieux. Ils sont très soigneusement décrits dans quelques passages que je vais vous résumer, et que l’on trouve dans les Brihadaranyaka, Chandogya et Prasna Upanishads (Brihad. Up. VI, II, 2---16. Chand. Up. V, III, Prasna I, 9---10. Chand. V, 10, Chand. IV, 15---5. Bhagavad Gita VIII, 24---260.)

Les mots indiquant obscurité tels que fumée, nuages, quinzaine sombre etc... impliquent emprisonnement dans la matière, et correspondent au retour sur la terre, par une nouvelle naissance; les mots signifiant lumière s’appliquent au triomphe du soi, et correspondent au sentier des Dieux, par lequel on ne retourne pas.

Annie Besant, La Sagesse des Upanishads, p. 92.

[21] . 一 陰 一 陽 之 謂 道, 繼 之 者 善 也, 成 之 者 性 也。

Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo, kế chi giả thiện dã, thành chi giả Tính dã.

Hệ Từ Thượng, Chương V, tiết I.

[22] 道 二﹕ 仁 與 不 仁 而 以 矣。

Mạnh Tử, Ly Lâu chương cú Thượng, câu 2.

[23] 人 生 五 十 之 前 為 進 數, 用 世 之 學, 當 一 日 章 一 日。

 五 十 以 後 為 退 數, 垂 世 之 學, 當 一 日 積 一 日。

Nhân sinh ngũ thập chi tiền vi tiến số. Dụng thế chi học, đương nhất nhật chương nhất nhật. Ngũ thập chi hậu, thùy thế chi học, đương nhất nhật tích nhất nhật.

Kỷ thượng ngữ, tr. 10.

[24] 四 十 五 十 而 無 聞 焉, 斯 亦 不 足 畏 也 已。

Tứ thập, ngũ thập nhi vô văn yên, tư diệc bất túc uý dã dĩ.

Luận Ngữ, Tử Hãn đệ cửu, câu 22.

[25] Mais le Chef ne peut poursuivre indéfinitivement sa circulation périphérique sous peine de ne jamais porter les insignes qui correspondent au Centre qui sont l’apanage du Suzerain. Aussi quand est fini le troisième mois de l’été, interrumpt---il le travail qui lui permet de singulariser les diverses durées. Il se vêt alors de jaune et ---cessant d’imiter la marche du Soleil, va se poster au Centre du Minh t’ang. S’il veut animer l’espace, il faut bien qu’il occupe cette place royale, et dès qu’il s’y arrête, c’est d’elle qu’il semble animer le temps: Il a donné un centre à l’année.

Marcel Granet, La Pensée Chinoise, p. 103.

[26] 故 有 無 相 生, 高 下 之相 傾

 難 易 之相 成, 音 聲 之相 和

 長 短 之相 形, 前 後 之相 隨。

Đạo đức kinh, Chương II.

[27] 天 風 垢 Thiên Phong Cấu.

[28] 地 雷 復 Địa lôi phục.

[29] 復 其 見 天 地 之 心 乎? Phục kỳ kiến Thiên Địc chi tâm hồ?

[30] Dịch chi vi thư quảng đại tất bị, vô sở bất bao nhi ngữ kỳ yếu qui, tắc vi minh “Thiên Nhân hợp nhất “chi đạo.

易 之 為 書 廣 大 悉 備 無 所 不 包, 而 語 其 要 歸 則 為 明 天 人 合 一 之 道。

Sách Dịch thật mênh mông bát ngát, nhưng đại khái là cốt xiển minh nhẽ Thiên Nhân Hợp Nhất.

Chu Dịch, Trương Kỳ Quân, Trung Quốc Ngũ Thiên Niên Sử, đệ Nhị sách, đệ Thập Nhị chương. Trung quốc nhất chu số 588.

---Thánh Nhân dĩ Dịch tẩy tâm, tự dữ Thiên Lý đồng lưu. Quân tử dĩ tâm thề Dịch, đương tri Thiên Lý đồng bản.

聖 人 以 易 洗 心, 自 與 天 理 同 流。 君 子 以 心 體 易, 當 知天 理 同 本。

Đào Hư Tử, Chẩm Thượng Ngữ, trang 8.

...Trung quốc tự Đường Ngu dĩ lai, tức hữu Thiên Nhân Hợp Nhất chi tư tưởng.

Kính Thiên tức sở dĩ ái nhân, ái dân tức sở dĩ tôn Thiên. Lịch đại thánh triết mạc bất kế tục hoàng dương thử Thiên Nhân Hợp Nhất chi đạo. Lão tử tức kỳ nhất dã.

中 國 自 唐 虞 以 來, 即 有 天 人 合 一 之 思 想。

敬 天 即 所 以 愛 人, 愛 民 即 所 以 尊 天。

 歷 代 聖 晢 莫 不 繼 續 弘 揚 此 天 人 合 一 之 道。 老 子 即 其 一 也。

Trương Kỳ Quân, Trung Quốc Nhất Chu, kỳ 623, tr. 21.

...Từ Thượng cổ, người Tàu đã có cái tư tưởng rằng người ta sinh ra ai cũng bẩm thụ cái tính của Trời. Cái tính ấy là một phần Thiên Lý. Vậy Trời với người quan hệ với nhau rất mật thiết lắm. Bởi thế, mới lấy phép tắc tự nhiên của Trời làm cái mô phạm của người và cho Thiên luân, Thiên đạo là nhân đạo...

Trần Trọng Kim, Nho giáo, tr. 397.

[31] Dịch đại khái dục nhân khủng cụ, tu tỉnh.

Dịch kinh đại toàn, Cương lĩnh, tr. 11.

Trung Dung chương I.

[32] Xin xem thêm Ecclésiastique 3, 1---15, Bible de Crampon tr. 745:

Pour tout, il y a un moment, un temps pour chaque chose sous le ciel: temps d’enfanter, et temps de mourir;

temps de planter et temps d’arracher les plants;

temps de tuer, et temps de guérir;

temps de démolir et temps de bâtir;

temps de pleurer et temps de rire;

temps de se lamenter et temps de danser;

temps de jeter des pierres et temps de ramasser des pierres;

temps d’embrasser et temps d’écarter les embrassements;

temps de chercher et temps de perdre;

temps de garder et temps de rejeter;

temps de déchirer et temps de coudre;

temps de se taire et temps de parler;

temps d’aimer et temps de hair;

temps de guerre et temps de paix.

Quel profit pour le travailleur, et de peine qu’il se donne?

J’ai considéré les occupations auxquelles Dieu a donné aux enfants des hommes de s’occuper.

Toute chose, Il l’a faite bonne pour tout temps; c’est aussi l’infinité du temps qu’il a mis dans leur coeur, sans que l’homme puisse découvrir l’oeuvre que Dieu fait, de bout en bout...

Dưới trời, các gì cũng có lúc, cũng có thời.

Có lúc sinh, có lúc chết;

Có khi trồng, có khi nhổ;

Có khi giết, có khi chữa;

Có lúc phá, có khi xây;

Có khi khóc, có khi cười;

Có khi than khóc, có khi vui nhảy;

Có khi ném đá, có lúc thôi.

Có khi ôm ấp, có lúc giận buông;

Có khi tìm, có khi mất;

Có khi giữ, có khi bỏ;

Có khi xé, lại có khi may;

Có khi yên, có khi nói;

Có khi ghét, có khi yêu.

Có thời chiến¡, có thời bình;

Vậy con người lao tác được lợi ích gì, và đã tốn phí biết bao là công lao?

Tôi đã xem Chúa dạy con người làm biết bao công trình. Việc gì Trời làm đúng lúc cũng hay; lại cho con người thời gian vô tận, còn người thì không sao hiểu việc Trời làm từ đầu đếùn đuôi.

Đọc đoạn này, tôi mới thấy con người thật là mâu thuẫn, suốt đời phá phá, xây xây. Thật là uổng phí công trình. Nếu mình có thời gian vô tận, sao không đặt cho đời mình một mục tiêu? Chúng ta sinh ra đời để tiến hoá cho đến Chân, Thiện, Mỹ, chứ không phải sống gặp chăng hay chớ. Trời cho ta làm trăm công nghìn việc, mục đích là cho ta tìm lại được Bản Thể ta, sức sáng tạo vô biên của ta. Vậy ta phải sống 1 cuộc đời xứng đáng. Sinh ra từ Trời, chết đi trờ về với Trời. Như vậy, mới là:

Tri xu thời ứng biến. 知 趨 時 應 變。

(Chính mông Tính Lý I, tr. 42.)

[33] 天 之 牖 民

 如 壎 如 篪

 如 璋 如 圭

 如 取 如 攜

 攜 無 曰 益

 牖 民 孔 易。

Thiên chi dũ dân,

Như Huân như Trì,

Như Chương, như Khuê,

Như thủ như huề.

Huề vô viết ích,

Dũ dân khổng dịch.

Heaven enlightens the people, as the bamboo flute responds to the porcelain whistle; as the two half maces form a whole one; as you take a thing and bring it away in your hand, bringing it away without any more ado. The enlightement of the people is very easy.

The She King. James Legge, p. 502.

*************         


CHƯƠNG XXIII

SỬ QUAN

(THEO TRUNG DUNG VÀ DỊCH LÝ)


(Con người cần được đặt lại vào Trung Tâm vũ trụ, điểm xuất phát của con người. Xưa, khi trình độ hiểu biết con người còn thấp kém, con người đã xa lìa, thì nay trong tay đã sẵn có những kiến thức mới về không gian, con người cần trở về Trung Tâm Điểm ấy.) [1]

Nghiên cứu Trung Dung và Dịch lý, chúng ta có thể tìm thấy một sử quan mới mẻ.

Xưa nay, nhiều người vì có quan niệm “tĩnh” về vũ trụ, nên cho rằng con người, đời nào cũng giống đời nào sinh ra là để chịu khổ sở gian truân, ngõ hầu đền bù những tội ác xa xăm và hiện tại; cho đời là bể khổ, đày châu lệ, chỉ muốn thoát ly đời; cho xác thân là thù địch, cố dày vò thân xác, để được coi là nhân, là đức; cúi đầu chịu mọi sự gian nan thống khổ, coi đó là những hình phạt của thần thánh; suốt đời nơm nớp lo âu, khẩn cẩu thần nọ thánh kia hộ trì cho mình siêu thoát, một khi dắm mắt, tắt hơi.

Một quan niệm như vậy dĩ nhiên làm mất hết vẻ hiên ngang và hùng khí của con người, coi con người như một thứ đồ chơi, để thần minh tha hồ dập vùi theo ý thích, thương thì để nguyên, giận lên thì phá phách cho tan tác thành tro bụi; coi lịch sử như đã đi đến tuyệt đích không còn gì để diễn tiến nữa; tô vàng son vào một dĩ vãng mình không tham dự; oán thán chê bai cuộc sống hiện tại, cho rằng chẳng mấy huy hoàng.

Nhưng nếu ta có một cái nhìn bao quát, cởi mở, nếu ta có một quan niệm “động” về lịch sử, ta sẽ thấy con người thực ra đã, đang và còn sẽ tạo cho mình một lịch sử rất ly kỳ, lắm truân chuyên, nhưng cũng lắm vinh quang. Trên thực tế, con người luôn tiến hoá.

Nói đến tiến hoá, tức là nói đến chiều hướng và mục phiêu cuộc tiến hoá đó.

Cho nên, đề cập đến sử quan nhân loại, là đề cập đến chiều hướng tiến hoá của nhân loại, đến những giai đoạn dĩ vãng và tương lai của con đường tiến hoá ấy, cũng như đến mục đích và kết quả của công cuộc tiến hoá ấy.

Trung Dung đã cho ta biết căn bản của vũ trụ nhân quần, thì cũng chỉ luôn cho ta biết mục phiêu của nhân loại.

Đâu là căn bản vũ trụ, nhân quần? Trung điểm, Trời.

Đâu là mục phiêu của nhân loại, của quần sinh? Cũng vẫn là Trời, là Trung Điểm.

Vòng Dịch Phục Hi sẽ cho ta biết các chặng đường tiến hoá của nhân quần từ lúc ban sơ đến lúc chung cuộc.

Vòng Dịch Văn Vương phơi bày cho ta thấy cùng một lúc các giá trị tôn ti, quí tiện của đất trời. [2]

Ta thường thấy trong Kinh Dịch, 64 quẻ xếp theo hình vuông, lồng trong 64 quẻ xếp theo hình tròn.

Hình vuông tượng trưng cho không gian, cho các giá trị phô diễn đồng thời trong không gian, thời gian.

Hình tròn tượng trưng cho thời gian, cho các giá trị phô diễn liên tiếp trong thời gian. [3]

Dịch là phản ảnh cuộc đời. Cho nên ta cứ việc nhìn bao quát các nếp sống của cá nhân và đoàn thể diễn ra cùng một lúc trong không gian, hoàn vũ, là ta có thể suy ra được các lớp lang lịch sử của nhân loại liên tục diễn tiến trong thời gian....

Thực ra vấn đề chiều hướng và giai đoạn cũa lịch sử không phải là một vấn đề mới mẻ.

Auguste Comte (1798---1857) đã tìm ra 3 giai đoạn của lịch sử:

1. Trạng thái thần quyền (état théologique).

2. Trạng thái siêu hình (état métaphysique).

3. Trạng thái thực tiễn (état positif).

Nhưng ta thấy quan niệm trên chỉ cho ta biết dĩ vãng và một phần của hiện đại, còn tương lai vẫn chìm đắm trong mơ hồ, bí ẩn.

Dựa vào Dịch và Trung Dung ta có thể tìm ra một chu kỳ lịch sử mênh mông, bát ngát hơn nhiều.

Chúng ta đại khái có thể phác hoạ chu kỳ lịch sử nhân loại bằng chín giai đoạn sau: [4]

1. Giai đoạn thần quyền (Tốn)

2. Giai đoạn siêu hình (Khảm)

3. Giai đoạn thực tiễn (Cấn)

4. Giai đoạn vật chất (Khôn)

5. Giai đoạn Giác Ngộ (Chấn)

6. Giai đoạn nhân đạo (Ly)

7. Giai đoạn nghệ thuật đạo đức (Đoài)

8. Giai đoạn thiên đạo (Kiền)

9. Giai đoạn toàn thiện, toàn mỹ (Thái Cực) [5]


Chu kỳ lịch sử nhân loại khó ước lượng được là bao nhiêu năm.

Thiệu Khang Tiết cho là 129.600 năm (360 X 360)

Các triết gia Hi Lạp cho là 25.920 năm.

Các triết gia Ấn Độ cho rằng chu kỳ lịch sử nhân loại là 4.320.000 năm, còn chu kỳ lịch sử vũ trụ là 4.320. 000.000. [6]

Đà diễn tiến của lịch sử cũng như của con người đều theo định luật doanh hư, tiêu tức, vãng lai, tiến thoái của trời đất.

Trong nửa chu kỳ đầu, tinh thần dần dà suy, vật chất dần dà thịnh.

Trong nửa chu kỳ sau, vật chất dần dà suy, tinh thần dần dà thịnh.[7]


*Lẽ Âm Dương tiêu trưởng trong các học thuyết Âu Á


Nhịp điệu thăng, trầm, suy, thịnh của lịch sử nhân loại cũng đươsïc áp dụng trong khúc hoà ca của vũ trụ và vạn vật. [8]

*Lẽ Âm Dương tiêu tức, vãng lai trong hoàn võ và trong con người.


Đó là đà diễn tiến theo 2 chiều Âm Dương của vòng Dịch. [9]

Dựa trên những hiện tượng lịch sử, thì nhân loại mới đang đi giữa giai đoạn thực tiễn và giai đoạn vật chầt. Nghĩa là con đưởng tiến hoá của nhân loại còn xa lắc, xa lơ, và tương lai nhân loại còn muôn vàn rực rỡ.

Con người còn phải lao lung vất vả, còn phải suy tư, lao tác, còn phải khám phá, còn phải đào thải, còn phải lọc lõi nhiều rồi mới tiến tới vinh quang được.

Đi hết giai đoạn vật chất, con người sẽ đi đến chỗ bế tắc, đến đầu đường; muốn khỏi tiêu diệt, tất nhiên phải quay lưng lại vật chất mà hướng về phía tinh thần, thế là Phục Sinh (Régénération, Palingénésie), thế là Hồi Phục (Conversion). Dịch gọi thế là “Cùng tắc thông”, hay “Cùng tắc biến”.
Đi vào con đường vật chất tức là đi vào con đường truỵ lạc, sa đoạ tinh thần.

Đi vào con đường tinh thần là đi vào con đường giải thoát, phục sinh (Rédemption, salut, régénération).

Cổ nhân đã xác định thời kỳ Hồi Phục của con người. Thời kỳ ấy chính là thời kỳ đen tối nhất của nhân loại, tượng trưng bằng giờ Tý (nửa đêm), và bằng quẻ Khôn, hoàn toàn vật chất. [10]

Nhưng giữa tối tăm, ánh sáng sẽ hiện ra; giữa chết chóc, sự tái sinh sẽ mầm mộng; sau thời kỳ vật chất vô thần, con người sẽ hồi hướng, và quay về với giá tri tinh thần. Kinh Dịch gọi luca ấy là quẻ Phục.

Sự sinh lại ấy, người xưa ví như là con người được thai nghén lại một lần nữa, vì thế dùng chữ Tí (子 Tí =子 Tử = Con), chữ Nhâm 壬 (Đồng âm với chữ Nhâm = 妊 = Có mang); chữ Thai 胎 để chỉ thời kỳ đó. [11]

Chu kỳ lịch sử tiên đoán được bằng các vòng Dịch, Can Chi và Trường sinh:---


(Chu kỳ lịch sử tiên đoán được bằng các vòng Dịch, Can Chi và Trường sinh.)

Thời kỳ ấy là thời kỳ hồi phục, vì nhân loại đã thấy được “Thiên Địa chi Tâm”, thấy được rằng “trong lòng mình có trời ngự trị” [12]

Theo sử quan này thì con người mới đầu dĩ nhiên là phải gian truân, phải phong trần (Cấu = phong trần), nhưng đến chung cuộc sẽ được hiển vinh, hạnh phúc (Kiền = Trời; Đế vượng = vua Trời xương thịnh; Bính Đinh = Sáng láng, rực rỡ) [13], để rồi vào yên nghỉ trong Trung Cung, trong Thái Cực, Hoàng Cực. Thế là “Hưu hồ thiên quân”, “Yên nghỉ trong lòng Trời” theo Trang Tử.

Mỗi cá nhân, ai cũng phải đi theo đúng con đường đã vạch cho nhân loại, và hoàn võ, nhưng tuỳ sự hiểu biết, tuỳ theo tốc độ của trí tuệ, tuỳ theo công phu tu luyện, thời gian trên trở nên co giãn vô hạn định,

Vì: ---129.600 năm cũng là 1 chu kỳ.

---25.920 năm cũng là 1 chu kỳ [14]

---1 năm cũng là 1 chu kỳ.

---1 tháng cũng là 1 chu kỳ.

---1 ngày cũng là 1 chu kỳ.

---1 hô hấp cũng là 1 chu kỳ.

---1 chớp mắt cũng là 1 chu kỳ (vì cũng gồm 2 chiều Âm Dương, động tĩnh, hạp tịch của trời đất.) [15]

Con đường thăng trầm gian lao ấy, tức là con đường định mệnh của nhân loại. Theo từ ngữ Ấn Độ thì đấy là Duyên Nghiệp, Duyên Kiếp của con người (Karma). Tìm ra được vòng Duyên Nghiệp ấy tức là tìm ra được vòng Dịch, tìm ra được Con Đường Giải Thoát. [16]

Mỗi giai đoạn lại cho con người trông thấy 1 khía cạnh của Toàn Thể bao la, mỗi giai đoạn lại làm cho con người giàu có thêm về 1 loại tư tưởng, lại khoác cho con người một bộ mặt mới.

Suy rộng ra, như Trái Đất có lúc xa, lúc gần mặt trời, thì nhân loại cũng có lúc xa, lúc gần Thượng Đế. Nhưng vòng tiến hoá của con người đã được vạch sẵn từ muôn thủa, cũng như vòng chu luân của trái đất và các vì sao đã được vạch sẵn từ khi chúng vừa dược dựng nên.

Thế tức là:

“Người tận thế, đất sét xưa nặn lại,

Hạt trường sinh gieo từ buổi hỗn mang.

Ngày khai thiên Trời đã chép kỹ càng,

Toàn lịch sử của muôn ngàn thời đại.” [17]

Con người sinh ra đời, cần phải phát huy mọi khả năng của mình, thực hiện mọi giá trị tiềm ẩn của mình, và chỉ được dừng chân đứng lại khi đã đạt mức chí thành, chí thiện, [18] khi đã thoát khỏi mọi hình tướng danh sắc, hiện tượng bên ngoài, trở về được với Hư Vô, Diệu Hữu, [19] vì mục đích của nhân loại cũng như của cá nhân là đạt tới Toàn Thể, tới Thiên Địa chi Tâm.

*************         


CHÚ THÍCH


[1] Man must be put back at the Center of the Universe, when he once began, and from which he fell away at the beginnings of Knowledge, and to which he must return with the new knowledge of space at hand.

Ray Bradbury, Remembrances of kings future.

[2] Thiên tôn địa ti, Thiên địa định hĩ,

 Cao ti dĩ trần, quí tiện lập hĩ.

 天 尊 地 卑, 乾 坤 定 矣

 高 卑 已 陳, 貴 賤 立 矣。

 Dịch. Hệ Từ Thượng, Tiết I.

[3] L’ordre des successions concrétise le temps,

 L’ordre des coexistences concrétise l’espace.

Occultisme et Magie en Extrême---orient. p. 91.

Ainsi ce qui est simultané dans l’espace, sera successif dans le temps. Ainsi, l’espace et le temps sont convertibles.

(Postulat de l’auteur.)

[4] Sử quan này dựa trên sự khảo sát các đồ Dịch, và 2 thỉnh lý sau đây của tác giả:

a. Cuộc đời của 1 cá nhân lý tưởng tương ứng với lịch sử nhân loại.

b. Các mẫu người cùng có trong không gian sẽ diễn ra liên tiếp trong thời gian.

(Ce qui est simultané dans l’espace sera successif dans le temps.)

...Cũng có thể chia lịch sử làm 13 thời kỳ như sau: Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Khôn, Phục, Lâm, Thái, Đại tráng, Quải, Kiền, và Thái Cực.

[5] ...Les époques chrétiennes futures, quand les lois du Christ seront de plus en plus connues et appliquées, verront l’homme s’allumer en lui, toujours plus fréquemment, le feu de Jésus Christ. Grâce à la force de ce feu, il s’élèvera, il se sanctifiera et les bienfaits de Dieu descendra toujours plus abondamment sur la terre, jusqu’à ce que, durant la dernière période, et conformément à l’exemple suprême donné par Jésus---Christ, le but terminal de l’homme sera atteint: l’accomplissement du Verbe de Dieu, la victoire complète sur le mal, la vie totale du Royaume céleste réalisée par l’homme sur la terre...

André Towlanski cité par Illan de Casa Fuerte, La Religion Essentielle, p. 222.

[6] Các triết gia Ấn Độ phỏng định một cho kỳ lịch sử nhân loại là 4.320.000 năm (1200 x 360 = 1 ngày của Brahma) chia ra thành 4 thời đại:

a Krita Yuga (Thời Đại Vàng) 1.728.000 năm.

b Treta Yuga (Thời Đại Bạc) 1.296.000 năm.

c Dwapara Yuga (Thời Đại Đồng Đen) 864.000 năm.

d Kali Yuga (Thời Đại Sắt) 420.000.

Theo tỉ lệ:  4/10 3/10 2/10 1/10 = 10/10 = 1

Louis Chochod, Occultisme et Magie en Extrême Orient, p. 119 et ss.

Chu Kỳ lịch sử nhân loại khác vối chu kỳ lịch sử vũ trụ: Một chu kỳ lịch sử vũ trụ là 4. 320.000. 000 năm.

Như trên, p. 129.

Xem thêm Raoul Auclair:  Le Livre des Cycles, p. 232.

---La Doctrine Secrète III, 83---85, và---A. E. Powell. Le Système Solaire, p. 113.

[7] ... Il (Fichte) affirme aussi que le but de l’humanité est la réalisation du Moi. La chose en soi n’est pas inconnnaissable: c’est notre propre ego, notre moi idéal. Prendre conscience de soi---même, c’est devenir libre. Mais la liberté ne s’atteint pas sans lutte, sans opposition, sans conquête: Le Moi atteint donc la liberté, en surmontant tout ce qui n’est pas lui---même ---le non---moi, en fait, qu’il crée afin d’engager la lutte. Ce non---moi c’est l’apparence, ce sont les phénomènes et tandis que l’entendement percoit le monde des phénomènes, concourt à le construire, la Volonté ou Moi l’utilise, comme un ponton improvisé pour découvrir la vérité qui se trouve au---delà. Agissante chez l’individu, cette dialectique l’est aussi dans la société, et vraiment, dans tout le cours de l’histoire. L’histoire n’est que histoire de la liberté, de la lutte de l’homme pour la libération, l’histoire des vicissitudes de la liberté.

F. Tomlin, Les Grandes Philosophies de l’Occident, p. 210.

[8] Origène:

La création du monde, dans le temps, devient une création éternelle, qui, déjà par ce changement, se rapproche fortement d’une émanation; derrière le Dieu fait Homme à une époque du monde, il (Origène) montre le Logos qui sort éternellement de Dieu; et pour les âmes elles---mêmes, il adnet la préexistence.

... Par le retour de tous les êtres en Dieu, s’achève par conséquent un circuit---mais qui recommence et se renouvelle dans l’éternité.

Grégoire de Nysse (né à Césarée, en Cappadoce vers 335):

Chez lui (Grégoire de Nysse) aussi, à la fin du mouvement circulaire, tous les êtres reviennent á Dieu.

Ernest d’Aster, Histoire de la Philosophie, p. 124.

Trông bao quát vòng lịch sử này, rồi đem áp dụng nó vào từng trường hợp mỗi quốc gia, các nhà chính trị có thể tuỳ thời mà thay đổi trọng tâm hoạt động để làm sao cho dân nước được sinh hoạt điều hoà, hạnh phúc.

Khi dân chúng đói khổ, thì trọng tâm là khuếch trương canh nông, kỹ nghệ; khi dân chúng yếu hèn, thì phải lo chấn chỉnh võ bị, ngoại giao; khi dân chúng no đủ thì phải lo chấn hưng đạo đức, khuyến khích thuần phong mỹ tục, cổ võ văn hoá tư tưởng, cốt sao cho dân khỏi sa đoạ vào vòng ăn chơi, truỵ lạc. Tóm lại, một quốc gia cũng như một con người, nó cũng có lúc sinh, lúc trưởng, lúc mạnh, lúc đau, lúc vinh, lúc nhục, lúc sang, lúc hèn. Cái khéo của nhà cầm quyền là phải đoán xem nước mình đang ở giai đoạn nào trên con đường tiến hoá, để tuỳ thời mà sử sự, mà ứng biến...

[9] ...Et c’est la même mystère que celui de l’Involution et de l’Évolution, de l’Incarnation Cosmique et de la Rédemption universelle, ces deux versants congugués du Cercle du Devenir.

Raoul Auclair, Le Livre des Cycles, p. 238.

Le temps éternel et indestructible comme la matière se divise en deux périodes: Utsarpini et l’Avasarpini.

Selon les Djains, L’Utsarpini est la période ascendante et l’Avasarpini est la période descendante de la durée.

Louis Chochod, Occultisme et Magie en Extrême---Orient.

Phase de négativation (Phase descendante): Oui devient Non.

Phase de positivation (Phase ascendante): Non devient Oui.

Dr Jean Choain, La Voie Rationnelle de la Médecine Chinoise.

Le demi---cercle de gauche représente l’ascension (Yang) du soleil, le demi---cercle de droite la descente (Yin). Autrement dit, à gauche, le soleil va du Yin au Yang (Le Yang monte et le Yin descend); c’est la barque de Rà ascendante (mandjit = Thăng). À droite, Il va du Yang au Yin (Le Yang descend et le Yin monte. C’est la barque de Rà descendant (Sektet = Giáng).

Như trên, p. 125.

[10] Lúc ấy cũng là lúc con người tận dụng được vật chất.

[11] Xem các đồ bản trang sau.

Ý nghĩa vòng Tuần Hoàn theo Thập Nhị Chi.

未 Mùi = Vạn vật khoác hình hài, có mùi vị (未 = 味)

申 = 身 體, 物 體 皆 成。 Thân = Thân thể, vật thể giai thành.

酉 = 縮。 Dậu = Thâu súc, thu liễm.

戌 = 滅 。 Tuất = suy diệt.

亥 = 刻 剎, 陰 氣 刻 萬 物。 Hợi = Khắc sát, Âm khí khắc vạn vật.

子 = 而 為 子 Tí= Nhi vi tử. Sau đó lại thai dưỡng, lọt lòng ra.

丑 = 紐 Sửu = Nữu = Khai triển, diễn tiến.

寅 = 演 Dần = Diễn = Tốt đẹp.

卯= 茂 Mão = Mậu.

辰 = 震 = 萬 物 盡 震 而長。 Thìn = Chấn= Vạn vật tận chấn nhi trưởng. Vạn vật phấn chấn.

巳 = 起 = 物 畢 盡 而 起。 Tị = Khởi = Vật tất tận nhi khởi. Vạn vật vươn mãi lên.

午 = 長 大。 Ngọ = Trưởng đại. Đến chỗ trưởng đại.

Nhìn vào vòng Thập Can với những ý nghĩa tượng trưng của nó, ta thấy ngay, nó nói lên nhẽ Âm Dương tiêu trưởng.

Từ Mùi đến Hợi, là Âm trưởng Dương tiêu, vật chất càng ngày càng cường thịnh sung mãn, để rồi đi đến chỗ suy diệt.

Từ Tí đến Ngọ nói lên nhẽ Dương trưởng Âm tiêu; Dương sinh ra, lớn dần và cuối cùng đi đến chỗ phát huy sung mãn.

[12] Xem các đồ bản các tr. trên.

[13] ...Cố năng niên trung thủ nguyệt, nguyệt trung thủ nhật, nhật trung thủ thời, thời trung thủ khắc, Xúc nhất niên tạo hoá ư nhất nhật chi nội, nãi ư nhất khắc chi nội hành nhất niên chi công. Đạo Thiên Địa, đoạt Tạo Hóa; thục hữu đại ư thử giả; Thần thánh tai! huyền diệu tai!

故 能 年 中 取 月, 月 中 取 日,日 中 取 時, 時 中 取 刻。

蹙 一 年 造 化 於 一 日 之 內, 乃 於 一 刻 之 內 行 一 年 之功。

盜 天 地, 奪 造 化; 孰有 大 於此 者。 神 聖 哉!玄 妙 哉!

Nhập dược kính, tr. 6.

[14] Chu kỳ của mặt trời trên vòng Hoàng Đạo. Sau 1 chu kỳ là 25.920 năm, mặt trời lại ở vị trí cũ ngày xuân phân.

...Toute la science du Yogin est d’enseigner aux hommes comment abréger, en intensifiant leur pouvoir d’assimilation, le temps nécessaire pour atteindre la perfection. Au lieu de progresser lentement, d’étape en étape, et d’attendre que toute la race humaine soit devenue parfaite.

Marc Semenoff, Pour Connaitre la pensée de Bouddha, p. 167.

[15] Le rythme alchimique consistera dans la reproduction du rythme naturel , et la Grande Oeuvre débutera à l’instant précis désignée par l’Astrologie, celui où cesse la régression, pour faire place à l’ascension (cf. Phục kỳ kiến Thiên Địa chi tâm hồ. Dịch, Phục quải)

La seule différence sera qu’une fois en possession du grand secret, la marche de l’oeuvre ne parcourra plus les millénaires comme la nature elle---même, mais se trouve réduite à quelques années, voire quelques mois. C’est donc bien une imitation de la nature, dans son processus évolutoire que se propose l’alchémiste.

J. Chabosseau, Le Tarot, p. 30.

[16] Définissons le Karma comme l’ensemble des étapes psychiques réalisées, en voie de réalisation et réalisables en vue de l’accomplissement du cycle.

En conséquence, nous prenons conscience d’un Karma cosmique, d’un Karma universel, d’un Karma particulier à chaque élément manifesté dans la nature et par conséquence, d’un Karma individuel humain..

Le Ferrer, Hatha Yogin Occidental, p. 38.

Như vậy, Duyên Nghiệp chẳng qua là những chặng đường mà vũ trụ, nhân loại và mỗi người chúng ta phải đi qua để tiến tới Thượng đế.

... La grande Année, période entre 2 conjonctions générales identiques, est finalement le multiple décimal de 420.000 soit 4.320.000 années solaires, valant 12.000 années divines.

La Science indienne antique, Histoire Générale des Sciences, Tome I, p. 165.

Cf. Cycles of Time, Encyclopedia of Religions , p. 213.

[17] “Avec la première argile de la terre,

Ils pétrirent le dernier homme.

Et là, ils ensemencèrent la graine de la moisson dernière,

Et le matin de la création écrivit

Ce qui se lira à l’aube du jour du jugement dernier.”

Omar Khayam, cité par Eddington, Cyrille Wilczkowski, L’Homme et le Zodiaque, p. 35.

[18] Chỉ ư chí thiện.

Đại học, chương I

[19] L’absence abyssale de toute image rappelle le Rien de Boehme, le Vide (Shunya) du Véda, demeure de Brahman ou le Vide (Hu kong) du Taoisme, dont “le but ultime , le secret est l’union du soi avec le Soi”

Dr Erville Roussel Seelische Fushung in lebenden Taoismus Eranos Jarhbuch 1933. p. 151.

Có lẽ sách Khải Huyền (Apocalypse, Revelations) cũng đã mô tả nhân loại lúc chung cuộc, khi đã đạt tới Thái Cực, Huyền Đồng.

Xem Apocalypse, 21, 1---27; 22, 2---5.

Nói tóm lại, Thượng Đế, Trung Dung, Trung Điểm, vừa là khởi điểm vừa là cùng đích con người (Alpha et Oméga), còn vòng Dịch với các hào quải tượng trưng cho sự thăng trầm, suy thịnh và các giai đoạn lịch sử con người.

*************         


CHƯƠNG XXIV

HAI CHỮ TÍNH MỆNH THEO KHỔNG GIÁO.


Tâm pháp chi nguyên ư Tính Mệnh gia,

Tiên hậu đồng quĩ.

Bách thế chi thánh quân,

Hiền phụ vị năng dịch dã.

心 法 之 原 於 性 命 者

先 後 同 揆

百 世 之 聖 君

賢 輔 未 能 易 也。

Kinh Thư Đại Toàn, quyển I (tựa)

Hai chữ Tính Mệnh có thể nói là 2 chữ hết sức hàm súc, huyền diệu và cao siêu trong Khổng giáo.

Tử Cống nói:

“Văn chương, bình luận, phán phê,

Văn chương Phu Tử ta nghe thường rồi.

Còn như Tính, với Đạo Trời,

Mấy đời Thày giảng, mấy đời ta nghe.” [1]

Đức Khổng nói: “Ta bàn chữ Tính không nổi.”[2]

Lời nói khiêm tốn đó làm ta liên tưởng đến một câu của Lão Tử:

“Đạo Trời ôm ấp một mình,

Còn hơn vất vả thuyết minh suốt đời.” [3]

Theo Luận Ngữ, khi 50 tuổi, Đức Khổng mới biết Mệnh Trời. [4]

Tăng Tử kết thúc quyển Luận Ngữ, bằng lời giáo hoá của Đức Khổng:

“Chẳng hiểu Mệnh Trời, không đáng gọi là người quân tử.” [5]

Ta sẽ bàn riêng từng chữ.

A. Chữ Tính.

I. Tính là Bản thể con người.

Thời Khổng Tử, chữ Tính đã thông dụng, nhưng ít được bàn giải minh bạch. Mạnh tử là người đầu tiên bàn giải cặn kẽ về chữ Tính, và đề xướng thuyết Tính thiện.

Đến đời Tống, các danh Nho đã bàn giải thêm nhiều về chữ Tính.

Theo Mạnh tử và Chu Hi, Tính hàm súc vạn lý, nhưng phần cương lĩnh lớn lao gồm 4 điều mệnh danh là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. [6]

Minh Đạo tiên sinh thường nói: Tính cùng Đạo trời, nếu không tự đắc, thì không biết dược.”[7]

Trình Y Xuyên cho Tính là Chân Nguyên, là Lý, là “Vật năng sinh”. [8]

Trương Hoành Cừ cho rằng Tính là lẽ chí thiện, chí mỹ của Trời đất.[9]

Ngu Phong nói: Tính là lẽ mà trời đất thành lập, nên tính là điều kín nhiệm của quỉ thần. [10]

Lại nói: Tính bản nhiên ấy Chí Thiện. Đã bảo rằng Chí Thiện tức Tuyệt Đối. [11]

Vậy Tính hay Thiên Tính, Thiên Lý là nguồn mạch sự sống, là Chân, Thiện, Mỹ. Vì thế Trung Dung định nghĩa: “Tính là Hoàn Thiện, quang minh.” [12]

Tóm lại, Tính là cái gì chí quí, chí bảo mà trời đất đã phú thác cho ta.

Đó là cái gì toàn thiện, toàn mỹ. Chính vì thế mà Thiền Tông nói: Minh tâm, kiến tính. Tu là làm sáng cáiTâm, thấy được cái Tính của con người. Đó là Minh Đức nói trong Đại Học. Ngày nay ta gọi thế là Bản Thể con người. Đó cũng chính là Lương Tâm con người.

II. Tính và Tâm.

Sự khảo sát này đưa đến 1 sự kiện hết sức quan trọng là sự phân biệt giữa Tính và Tâm. Theo quan niệm của các đại hiền triết Nho Giáo, thì Tính và Tâm khác nhau muôn trùng.

Tính là Thiên Tính, Thiên Lý; Tâm là Nhân tình, Nhân dục.

Tuy nhiên, đôi đằng vẫn có liên lạc mật thiết với nhau. Theo Chu Hi, Tính là Thái Cực; Tâm là Âm Dương. Tuy khác nhau trời vực, nhưng vẫn lồng vào nhau, như bóng với hình, tuy một mà hai, tuy hai mà một. [13]

Theo Trương Hoành Cừ, người ta ai ai cũng có hai tính: Một Tính bản nhiên của Trời đất phú cho, thì ai cũng lành, vì đó là lẽ Chí Thiện, Chí Mỹ của Trời Đất. Một Tính bẩm thụ của khí chất, mà khí chất có dày, có mỏng, trong đục khác nhau, thành thử tính ấy tuỳ sự bất đồng của khí chất, mà trở nên lành hay dữ. Kẻ bẩm thụ được khí chất tốt đẹp, trong trẻo thì tính thiện. Kẻ bẩm thụ phải khí chất mỏng manh, vẩn đục thì tính ác. Tuy nhiên, một người dù hung ác đến mực nào, nếu biết đổi tính ác kia đi, sẽ giữ được nguyên cái tính lành, là tính vốn có của mình.[14]

Theo Mạnh Tử và Chu Hi, thì Tính hàm súc vạn lý, gồm đủ: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. [15]

Con Nhân Tâm chỉ có Tứ Đoan, tức là bốn mầm mống của 4 đức nói trên. Nghĩa là Tâm chỉ có lòng: Tu Ố, Từ Nhượng, Trắc Ẩn, Thị Phi. [16] Ta có thể hình dung bằng hình vẽ sau:


(Hình vẽ Nhân Tâm, Đạo Tâm hay Tâm và Tính.)

*************         


Các tầng lớp trong con người đối chiếu với các Đạo Giáo và các Triết thuyết.

III. Quan niệm đối chiếu.

Quan niệm về Tính, sự phân biệt giữa Tính và Tâm của Khổng giáo, đem đối chiếu với các chủ trương của các hiền triết Đông Tây, sẽ không thấy chi sai biệt.

Các đại hiền triết Đông Tây, cũng như các danh nho lịch đại, đều cố tiến vào đáy thẳm tâm hồn, để tìm cho ra Căn Cơ Tâm Hồn mà các Ngài cho là Tuyệt đối Thể bất biến trường tồn, vừa tế vi huyền diệu, vừa mênh mông bao quát vũ trụ.

Ý Thức (Conscience Psychologique) hay nói cách khác những hiện tượng Tâm Lý (Phénomènes psychiques) góp lại dưới danh từ Tâm Hồn, mới chỉ là những hiện tượng phù phiếm, chứ chưa phải là Bản Thể Tâm Hồn.

Dưới lớp ý thức phù phiếm, biến thiên đó còn có Tiềm Thức mênh mông làm Căn Bản Tâm Hồn.

Mỗi học thuyết triết học lại dùng những danh từ riêng để diễn tả Căn Bản Tâm Hồn ấy. Đó là:

---Atman (Đại Ngã) trong triết học Bà La Môn.

---Chân Như, Phật tánh, Bản Lai Diện Mục v.v... trong Phật Giáo.

---Đạo (Logos) của Philon, của Plotin và của thánh Jean.

---Toàn---Nhất (L’Un---Tout) của Hartmann.

---Tuyệt Đối Thể (Absolu) của Shelling.

---Vô Thức Đại Đồng (Inconscient Collectif) của Carl Jung.

---Tự Thể (Noumène) của Kant.

---Thực Thể (L’Être)

---Tâm Đại Đồng (Conscience Universelle)

---Thiên Địa chi Tâm (Conscience Cosmique) trong Siêu Hình Học Âu Châu.

---Đạo của Lão tử. v.v...

Các thánh hiền trong Khổng giáo chủ trương trong Tâm có Tính, dưới lớp “Nhân Tâm nghiêng ngửa” còn có nền tảng “Đạo Tâm siêu vi ẩn áo”, thì các hiền thánh Đông Tây cũng chủ trương tâm hồn ta có 2 phần: 1 phần thẳm sâu, ẩn áo, huyền vi, cao siêu, linh diệu, hoàn thiện, tuyệt đối, hằng cửu, bất biến, đó là Bản Thể, Bản Tính nhân loại; một phần là Ta, biến thiên, nhỏ nhoi, hèn mọn, cần được uốn nắn, đẽo gọt, rũa mài.

Hai phần đó là:

---Đại Ngã, Tiểu Ngã trong Bà La Môn,

---Chân Tâm, Vọng Tâm trong Đạo Phật,

---Đạo và Tâm trong Đạo Lão.

---Đạo Tâm và Nhân Tâm trong đạo Nho.

---Thần và Hồn hay Ruah và Nephesh (Do Thái)

---Thần (Pneuma) hay Hồn (Psuche) Hi lạp.

---Tân Ước và Cựu Ưởc cũng dùng các chữ Thần Hồn như Do Thái và Hi Lạp.[17]

---Thần (The Nus, La Divine Raison), Hồn (Psuche) trong các môn phái Triết Học Âu Châu.

B. Chữ Mệnh.

Chữ Mệnh vừa là Mệnh Trời vừa là Định Mệnh con người.

Vậy Mệnh Trời muốn gì và định mệnh con người sẽ ra sao?

Đạo Nho cho rằng: Trời muốn con người tận thiện mình, hiển dương tính Trời, để kết hợp với Trời, thông phần vinh hiển của Trời.

Kinh Thi viết:

“Mệnh Trời ấy há đâu có dễ,

Muốn cho ta đùng kể tư thân,

Biểu dương, phóng phát Thiện Chân...”[18]

Tất cả pho Kinh Dịch cốt dạy ta thấu hiểu căn bản con người dể hoàn tất sứ mạng con người. [19]

Thiệu Khang Tiết chủ trương sự biến hoá củavạn vật rồi ra cũng sẽ kết thúc bằng sự hoàn thiện. Ông viết: Nhất biến thành vạn, rồi ra Vạn lại trở về Nhất, mà Nhất chính là “Thiên Địa chi tâm”, là “Tạo Hoá chi Nguyên” [20]

Ta nên nhớ: Định Mệnh con người thì trước sau ai cũng như ai, cũng đều phải tiến tới hoàn thiện, hoà đồng,hợp nhất với Trời, vì vậy cần có một thời gian vô cùng tận. Còn số mệnh, hay số kiếp, số phận con người thì có giàu nghèo, sướng khổ khác nhau.

Cho nên muốn hiểu Mệnh Trời không phải là dễ.

Dịch viết: “Phải thông suốt lý lẽ, am tường bản tính, mới có thể thấu đáo được Thiên Mệnh.”[21]

Vì hiểu được Mệnh Trời, Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn đã nên như những vì sao sáng, chiếu diệu tinh quang cho tới những thế hệ nay. Vì hiểu được Mệnh Trời, nên Nghiêu, Thuấn đã:

“Tinh ròng chuyên nhất ngày đêm,

Ra công, ra sức giữ nguyên lòng Trời.”[22]

Vì hiểu Mệnh Trời, Thành Thang đã cố đạt tới hoàn thiện, tới tinh hoa nhân loại, Hạ Võ đã cố đạt tới Trung Dung. Sự hoàn thiện ấy gọi là Đức, là Nhân, là Kính, là Thành; lời tuy khác, nhưng ý là một, nghĩa là không ngoài sự làm sáng tỏ nguồn mạch kỳ diệu của tâm hồn. [23]

Vậy Mệnh Trời là muốn cho ta tìm cho ra Bẩn Thể mình, theo tiếng lương tâm, phục tòng Thiên Lý, tận thiện mình để kết hợp với Trời.

Đó cũng la chủ trương “Qui Nguyên Phục Mệnh” của Đạo Lão.

“Muôn loài sinh hoá đa đoan,

Rồi ta cũng phải lai hoàn Bản Nguyên,

Hoàn Bản Nguyên, an nhiên Phuc Mệnh,

Phục Mệnh rồi, trường vĩnh vô cùng.” [24]

Nhà bác học Lecomte du Nouy, gần đây cũng viết trong quyển Định Mệnh con người: “Mọi người hãy ghi nhớ rằng định mệnh con người rất cao quí. Con người xin đừng bao giờ quên Tàn Lửa Trời trong thâm tâm mình. Con người có toàn quyền khinh miệt hay làm tiêu ma ngọn lửa thiêng đó, nhưng cũng có toàn quyền tiến tới Thượng đế bằng cách ra công, ra sức hoạt động với Ngài và vì Ngài. “[25]

Như vậy, theo Tiên Hiền, Tính với Mệnh thật là hoàn toàn, thật là cao sang.

Tính, Mệnh là điểm Trời, Người gặp gỡ.

Trương Tử viết: “Tinh hoa Trời ban cho người gọi là Mệnh, Tinh Hoa người thụ hưởng nơi Trời gọi là Tính.” [26]

Ngô Thảo Lư viết: Tính hay Mệnh đều là Thái Cực. [27]

Dở lại những trang sách cũ, ta mới thấy đối với các vị Thánh Hiền ngày xưa, Tính Mệnh là ngọc châu vô giá. Tính là Thiên Tính, Thiên Lý, Thiên Ý, cho nên theo “Tính Tự Nhiên” (suất Tính) là lý tưởng của các Ngài.

Thực hiện được Thiên Tính, Thiên Lý, Thiên Mệnh là đạt được định mệnh cao sang của con người, là thuận Mệnh Trời.

Có thể nói được rằng: hai chữ Tính Mệnh là khởi điểm và là cùng điểm của lịch sử nhân loại. Vì thông phần Tính Trời, nhân loại sẽ thực hiện được Mệnh Trời lúc lịch sử nhân loại cáo chung, nghĩa là nhân loại sẽ đạt tới Toàn Thiện.

--------------------------------------
**************************************         


CHÚ THÍCH


[1] Luận Ngữ, Công Dã Tràng, V, 12.

[2] Mạnh Tử, Công Tôn Sửu, chương cú thượng, tiết 2.

[3] Đa ngôn số cùng, bất như thủ trung.

多 言 數 窮, 不 如 守 中。

Lão tử, Đạo đức kinh, chương V.

[4] Luận Ngữ, Vi Chính II.

[5] Luận Ngữ, quyển 10, Nghiêu viết, Đệ nhị thập.

[6] Tống Nho, Bửu Cầm, tr. 140---141. Mạnh Tử, Công Tôn Sửu Thượng, 6.

[7] 性 與 天 道, 非 自 得 之, 則 不 知。

Tính dữ Thiên Đạo, phi tự đắc chi, tắc bất tri.

Tống Nho, Bửu Cầm, tr. 78.

[8] Tống Nho, Bửu Cẩm, tr. 89.

[9] Tống Nho, Bửu Cầm, tr. 62.

[10] 性 也 者, 天 地 之 所 立 也。

 Tính dã giả, thiên địa chi sở lập dã.

Tống Nho, Bửu Cầm, tr. 114.

[11] Tống Nho, Bửu Cầm, tr. 114, 115, và 119.

[12] 自 誠 明 謂 之 性。

Tự thành minh vị chi Tính.

Trung Dung, chương XXI.

[13] 性 猶 太 極 也; 心 猶 陰 陽 也; 太 極 只 在 陰 陽 之 中;

 非 能 離 陰 陽 也; 然 之 論 太 極 自 是 太 極, 陰 陽 自 是 陰 陽。

 惟 性 與 心 亦 然. 所 謂 一 而 二,二 而 一 也。

Tính do Thái Cực dã; Tâm do Âm Dương dã: Thái Cực chỉ tại Âm Dương chi trung, phi năng ly Âm Dương dã. Nhiên nhi luận chi, Thái cực tự thị Thái Cực, Âm Dương tự thị Âm Dương. Duy Tính dữ Tâm diệc nhiên. Sở vị Nhất nhi Nhị, Nhị nhi Nhất dã.

Le philosophe Tchou Hi, sa doctrine, son influence, Stanislas le Gall, S.J. p. 112.

[14] Mạnh Tử, Công Tôn Sửu Chương Cú Thượng, 6.

Tống Nho, Bửu Cầm, tr. 140---141.

[15] Mạnh Tử, Công Tôn Sửu Chương Cú Thượng, 6.

Tống Nho, Bửu Cầm, tr. 140---141.

[16] Như chú 15.

[17] xin xem: II, Thessaloniciens 4, 23; I Cor. 2, 14; Romains 5, 5; và 2, 29; 7,6;

II Cor. 3, 6; Galates 3, 3; Mat. 10, 39; Marc 7, 34, 35; Luc 17, 23; Jean 12, 25, Jude 19;

Ezechiel 36,27; 18, 4; Psaume 116, 8; Psaume 78, 50; Isaie 53, 12; Bible de Jesrusalem trang 1497, chú thích B; tr. 1491, chú thích g; I Pierre 18.

Rất tiếc Giáo Hội Công Giáo lại không chấp nhận con người có Thần. Công đồng Latran IV (1215) và Vatican I (1869---1870) đã xác nhận con người chỉ có 2 phần Hồn Xác, và không chấp nhận quan niệm Tam Tài: Xác, Hồn, Thần của phái Gnostiques, Manichéens, và Apollinaristes v.v... Như vậy là đi ngược lại với Thánh Hiền Thiên Cổ Tây Đông, nhất nhất đều chấp nhận quan niệm Tam Tài:  Xác, Hồn, Thần.

[18] Mệnh chi bất dị, vô át nhĩ cung, tuyên chiêu nghĩa văn,

命 之 不 易, 無遏 爾 躬, 宣 昭 義 文。

Kinh Thi, Đại Nhã, Văn vương chi thập tam chi nhất.

[19] Kỳ vi thư dã, quảng đại tất bị, dĩ thuận Tính Mệnh chi lý, thông u minh chi cố, tận sự vật chi tình, nhi thị khai vật, thành vụ chi Đạo.

其 為 書 也 廣 大 悉 備, 以 順 性 命 之 理, 通 幽 明 之故,

盡 物 之 情, 而 開 示 開 物 成 務 之 道。

Dịch Kinh Đại toàn, Chu Dịch Trình Tử.

[20] Thiên Địa vạv vật mạc bất dĩ Nhất vi bản nguyên; ư nhất nhi diễn chi dĩ vi Vạn, cùng thiên hạ chi số nhí phục quy ư Nhất, NhẤt giả, hà dã? “Thiên địa chi tâm” dã, “Tạo Hoá chi nguyên” dã.

天 地 萬 物 莫 不 以 一 為本 原, 於 一 而 衍 之 為 萬,

窮 天 下 之 數 而 復 歸 於 一。 一 者 何 也。

天 地 之 心 也, 造 化 之 原 也。

Tống Nguyên Học Án, q. 10, tr. 50.


[21] Cùng Lý tận Tính dĩ chí ư Mệnh.

窮 理, 盡 性 以 至 於 命。

Dịch, Thuyết quái.

[22] Duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết Trung.

惟 精 惟 一, 允 執 厥 中。

Kinh Thư.

[23] “Tinh Nhất chấp Trung” Nghiêu Thuấn tương thụ chi tâm pháp dã, Kiến Trung, kiến Cực , Thương, Thang, Chu, Vũ tương truyền chi tâm pháp dã. Viết Đức, viết Nhân, viết Kính, viết Thành, ngôn tuy thù, nhi Lý tắc nhất: Vô phi sở dĩ minh thử Tâm chi diệu dã.

精 一 執 中, 堯 舜 相 授 之 心 法 也。

建 中, 建 極 商 湯 周 武相 傳 之 心 法 也。

曰 德, 曰 仁, 曰 敬 曰 誠, 言 雖 殊,

而 理 則 一﹕ 無非 ,所 以 明 此心 之 妙 也。

Kinh Thư Đại Toàn, quyển I, chú.

[24] Phù vật vân vân, các qui kỳ căn, qui căn viết tĩnh, Phục Mệnh viết Thường,

夫 物 芸 芸, 各 歸 其 根, 歸 根 曰 靜, 復 命 曰 常。

Đạo Đức Kinh, chương 16.

[25] Let every man remember that the destinyof mankind is incomparable... And let him above all, never forget that the Divine Spark is in him, in him alone, and that he is frê to disregard it, to kill it, or to come closer to God by showing his eagerness to work with Him and for Him.”

Human Destiny. Preface.

[26] Trương Tử viết: Thiên thụ ư nhân tắc vi Mệnh, nhân thụ ư Thiên tắc vi Tính.

寂 子 曰﹕ 天 授 於 人 則 為 命, 人 受 於天 則 為 性。

Wieger, Textes Philosophiques tome II, p. 191---192.

[27] Đạo dã, Lý dã, Thành dã, Thiên dã, Đế dã, Thần dã, Mệnh dã, Tính dã, Đức dã, Nhân dã, Thái Cực dã, danh tuy bất đồng, kỳ thực nhất dã.

道 也, 理 也, 誠 也, 天 也, 帝 也, 神 也, 命 也,

性 也,性 也, 德 也, 仁 也, 太 極 也,名 雖 不 同, 其 實 一 也。

Tống Nguyên Học Án, q. 12, tr. 8.

******************************         


CHƯƠNG XXV

TIỂU NHÂN, QUÂN TỬ, THÁNH NHÂN.


Các sách Nho thông thường chỉ bàn đến Tiểu Nhân và Quân Tử, ít khi bàn về Thánh Nhân.

Khi thoạt soạn thảo bài này, tôi cũng chỉ muốn nói về quân tử và thánh nhân, nhưng suy đi, nghĩ lại, chỉ nói Tiểu Nhân hay Quân Tử, hay Quân Tử và Thánh Nhân đều chưa cho chúng ta một cái nhìn viên dung về các hạng người. Phải đề cập đến đủ cả ba hạng người: Tiểu Nhân, Quân Tử, Thánh Nhân mới giúp chúng ta có cái nhìn đứng đắn về con người, có một nhận định hẳn hoi về các mẫu người. Tiểu Nhân, Quân Tử và Thánh Nhân thực ra là phản ảnh Tam Tài:

Tiểu Nhân ứng với phần Địa, phần Vật, bao quát tất cả các lớp người chuyên vụ ngoại cảnh, vật chất, thân xác hữu hình.

Quân Tử úng phần Nhân, phần Tâm, bao quát những lớp người lo trau dồi tâm trí, mong ăn ở xứng đáng với danh nghĩa con người, ăn ở với mọi người vẹn tình, vẹn nghĩa.

Thánh Nhân ứng với phần Thiên, bao quát những hạng người mong mỏi vươn lên tới tinh hoa nhân loại, đạt Chân, đạt Thiên, Dữ Thiên Đồng Đức.

Và đây là quan niệm Tiểu Nhân, Quân Tử và Thánh Nhân theo Nho giáo.

A. TIỂU NHÂN.

Tiểu nhân theo Nho Giáo, là những người hạ cấp, xét về phương diện đạo đức, phẩm cách. Cho nên, một người, dẫu giàu có muôn chung, nghìn tứ, một người dẫu công danh tuyệt đỉnh, ngôi vị rất cao, nhưng nếu mặt người, lòng thú, tư cách đê hèn, thì Nho Giáo vẫn liệt họ vào hàng Tiểu Nhân.

---Lý tưởng của Tiểu Nhân là Lợi và Dục (Quân tử dụ ư Nghĩa,Tiểu Nhân dụ ư lợi: 君 子 喻 於 義, 小 人 喻 於 利。 Luận Ngữ, Lý Nhân IV, 16), mặc tình cho vật dục và ngoại cảnh khiên dẫn, không coi sao chuyện sa đoạ về phương diện đạo đức, tinh thần. (Tiểu Nhân hạ đạt 小 人 下 達。 Luận Ngữ, Hiến vấn, XIV, 24)

---Tiểu Nhân chỉ cần bề ngoài, cần hư danh, miễn sao che mắt thế gian được là đủ, còn trong dạ xấu xa, gian ác thế nào cũng không sao. (Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân 君 子 求 諸 己, 小 人 求 諸 人。Luận Ngữ, Vệ Linh Công XV, 20; Xảo ngôn, loạn đức 巧 言 亂 德 Luận Ngữ XV, 26; Tiểu Nhân vô kỵ đạn dã 小 人 無 忌 憚 也 Trung Dung, Chương 2).

---Họ thường hợm hĩnh, kiêu căng, nhưng lòng dạ chẳng bao giờ được an vui. (Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái. 君 子 泰 而 不 驕, 小 人 驕 而 不 泰。Luận Ngữ, Tử Lộ XIII,26)

---Họ thích a dua bè đảng (Quân tử hoà nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hoà 君 子 和 而 不 同, 小 人 同 而 不 和. Luận Ngữ, Tử Lộ 23)

---Họ sẵn sàng hại người để đạt ý mình. (Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác, Tiểu nhân phản thị.君 子 成 人 之 美, 不 成 人 之 惡, 小 人 反 是Luận Ngữ, Nhan Uyên, XII, 15). Họ mà lên cầm quyền trị nước là cái đại hoạ cho quốc gia. (Tiểu nhân chi sử vi quốc gia, tai hại tịnh chí 小 人 之 使 為 國 家, 災 害 並 至。 Đại học, X)

Tóm lại, Tiểu nhân chỉ lo trau dồi những phần thấp kém trong con người, như Lợi và Dục, vì thế gọi là Tiểu Nhân (Tùng kỳ tiểu thể vi Tiểu Nhân, 從 其 小 體 為 小 人Mạnh Tử, Cáo tử chương cú thượng, 15). Họ hoàn toàn phóng ngoại, và đi theo con đường bất nhân. (Khổng Tử viết: Đạo nhị: Nhân dữ Bất Nhân nhi dĩ hĩ. 道 二﹕ 仁 與 不 仁 而 已 矣 Mạnh tử Ly Lâu chương cú thượng.)

B. QUÂN TỬ:--- .

Quân tử là người:

---Biết mục đích cao cả của đời mình (Bất tri Mệnh vô dĩ vi quân tử 不 知 命 無 以 為 君 子 (Luận Ngữ Nghiêu viết XX, 3)

---Có hoài bão cao đẹp. (Quân Tử thượng đạt 君 子 上 達 Luận Ngữ Hiến Vấn, 24)

---Cố tu Đạo, theo Đạo (Sĩ chí ư Đạo 士 志 於 道 Luận Ngữ , Lý Nhân IV, 9; Quân tử hoài đức 君 子 懷 德 Luận Ngữ , Lý Nhân IV, 2)

---Đi trên đường nhân nghĩa không ham danh lợi (quân tử mưu Đạo bất mưu thực 君 子 謀 道 不 謀 食 Luận Ngữ , XV, 31)

---Lo hoàn thiện mình (Cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân 故 君 子 不 可 以 不 修 身 Trung Dung, XX).

---Tin ở sức mình (Chính kỷ nhi bất cầu chư nhân 正 己 而 不 求 諸 人 , Trung Dung, XX.)

--- Sáng suốt, ham học, biết thích thời (Tử viết: Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc bất khả phất bạn hĩ phù 子 曰﹕ 君 子 博 學 於 文, 約 之 以 禮, 亦 不 可 弗 畔 矣 夫

Luận Ngữ , Ung Dã VI, 25; quân tử chi ư thiên hạ dã, vô thích dã, vô mịch mịch dã, nghĩa chi dĩ tỉ.

--- 君 子 之 於 天 下, 無 適 也, 無 莫 也, 義 之 以 比。 Luận Ngữ , Lý Nhân IV, 10)

---Nói ít, làm nhiều (quân tử dục nột ư ngôn, nhi mẫn ư hành 君 子 欲 訥 於 言 而 敏 於 行 Luận Ngữ , Lý Nhân IV, 22)

---Thương yêu mọi người (Quân tử thành nhân chi mỹ 君 子 成 人 之 美。 Luận Ngữ Nhan Uyên XII, 15)

---Lúc nào cũng ung dung, thư thái (quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích 君 子 坦 蕩 蕩, 小 人 長 戚 戚 Luận Ngữ Thuật nhi VII, 36)

---Lúc nguy cơ vẫn bình tĩnh (quân tử cố cùng 君 子 固 窮。 Luận Ngữ XV, 1)

---Tóm lại, người quân tử luôn luôn trau dồi cái đại thể nơi con người, tức là trau dồi tâm thần. (Dưởng kỳ đại giả vi đại nhân 養 其 大 者 為 大 人。 Mạnh tử Cáo tử chương cú thượng, 15).

---Ở thì ở vào chỗ quảng đại của thiên hạ, đứng thì đứng vào chỗ chính đáng của thiên hạ, đi thì đi trên con đường lớn của thiên hạ, đắc chí thì cùng với nhân dân noi theo đạo nghĩa. Giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo nàn không thay đổi lòng, vũ lực không khuất phục được chí lớn, như thế mới là trượng phu. [1]

Đó là người quân tử mà Vương Dương Minh đã phác hoạ như sau: “Người quân tử lấy trung tín làm lợi, lấy lễ nghi làm phúc. Nếu trung tín, lễ nghi mà không còn, thời tuy lợi lộc muôn chung, tước đến vương hầu, cái quý ấy người quân tử cho là họa với hại.” [2]

Đó là người quân tử mà Kinh Thi đã khen bằng những câu thơ:

Kìa xem bên nẻo sông Kỳ,

Tre non mới mọc xanh rì vườn ai,

Người đâu văn vẻ hỡi người,

Như cắt, như đánh, rũa mài bấy nay.

Rực rỡ thay, lẫm liệt thay,

Hỡi người quân tử biết ngày nào quên! [3]

Như vậy, đã rõ ràng là 2 hạng người tiểu nhân và quân tử đi hai đường hướng khác nhau, có hai lối sống khác nhau.

Tuân Tử cho rằng: “Người quân tử chi phối, sai sử được ngoại cảnh, ngoại vật; kẻ tiểu nhân bị ngoại cảnh, ngoại vật sai sử, khiên dẫn.” [4]

Tuân Tử cũng cho rằng: Người quân tử mở rộng cái tâm ra thì hợp với Trời mà thuận Đạo; thu cái tâm nhỏ lại thì lo sợ điều nghĩa mà có tiết độ...

Kẻ tiểu nhân thì không thế, mở rộng cái tâm ra thì ngạo mạn, hung bạo, thu nhỏ cái tâm lại thì dâm đãng và nghiêng lệch. [5]

Ta có thể mượn lời Ramakrishna kết thúc lời bình luận về quân tử và tiểu nhân:

“Con người sinh ra mang theo hai khuynh hướng: Một là Giác, khuynh hướng này thúc đẩy họ đi tìm con đường giải thoát, hai là Mê, khuynh hướng này thúc đẩy họ lăn vào đời sống trần hoàn và nô lệ.

Lúc mới sinh ra, thì hai khuynh hướng cân bằng như hai đĩa cân. Thế rồi trần tục đặt trên 1 đĩa cân những thú vui thế tạm; còn bên đĩa cân kia, Trời đặt những hứa hẹn của Ngài. Nếu đĩa cân nghiêng về hướng Mê, thì con người sẽ chọn trần tục và sẽ bị lôi cuốn về vật chất thế tục; nếu con người chọn tinh thần thì đĩa cân Giác Ngộ sẽ nâng họ lên tới Thượng đế. [6]

******************************         


C. THÁNH NHÂN: ---

Nhưng quân tử chưa phải là mẫu người lý tưởng của Khổng Giáo. Đó mới là giai đoạn “thăng đường”, chưa phải giai đoạn “nhập thất”. [7]

Còn phải tu luyện tâm hồn cho tới mức cao minh, hoàn thiện để trở nên một thánh nhân phối hợp cùng thiên địa.

“Đâu có tàu bè, xe cộ đi lại, đâu sức người có thể bôn ba tới, đâu có vòm trời che, đất chở, đâu có mặt trời, mặt trăng soi sáng, đâu có sương rơi, móc đọng, đâu có nhân loại, thì đều kính mến bậc đó. Cho nên nói Thánh Nhân phối hợp với Trời. [8]

Tóm lại, tu thân mới đầu thì đặt mục tiêu nên chính nhân, quân tử, sau đó là nên thánh hiền.[9]

Quan niệm về Thánh Nhân theo Tứ Thu, Ngũ Kinh.
Trong cuộc đối thoại với Hạo Sinh Bất Hại, Mạnh Tử đã định nghĩa và định vị trí Thánh Nhân như sau:

...Hạo Sinh Bất Hại, người nước Tề, hỏi Mạnh Tử: “Nhạc Chính Tử là người thế nào?” Mạnh Tử đáp: “Là người Thiện và Tín.” Hạo Sinh Bất Hại hỏi tiếp:” Sao gọi là Thiện? Sao gọi là Tín?” Mạnh Tử giải: “Người mà hành vi nhân phẩm đáng yêu, đáng kính gọi là Thiện. Người làm Thiện theo lương tâm và Bản Tính không cưỡng ép và không giả trá, gọi là Tín. Người mà lòng thiện đày đủ phát lộ ra khắp thân thể và mỗi cử động đều hợp với ý lành, gọi là Mỹ. Người có Mỹ Đức đày đủ và làm nên sự nghiệp, khiến cho cái mỹ đức mình chói lói trên đời, gọi là Đại. Đã là bậc Đại Nhân, lại đứng ra hoằng hoá cho đời, khiến cho thiên hạ đều quay về nẻo Thiện, gọi là Thánh. Đã là bậc Thánh cảm hoá cho đời, thế mà sở hành và trí huệ mình chẳng ai ức đạc nổi, biến hoá vô tận, thông với trời đất gọi là Thần...

Trong 6 bậc đó, Nhạc Chính Tử dự vào 2 bậc thấp, còn 4 bậc kia thì ngoài sức của người vậy. [10]

Theo định nghĩa của Mạnh Tử, thì Thánh Nhân thật là hi hữu, ngàn năm một thủa.

Hữu Nhược nói:

“Người năm bảy đấng,

Kìa kỳ lân vẫn giống thú rừng,

Phượng hoàng vẫn loại chim muông,

Thái Sơn vẫn đúc theo khuôn đống gò.

Sông với biển vẫn nhà ngòi lạch,

Thánh với phàm một phách thế nhân.

Nhưng Thánh, phàm muôn phân ngàn biệt,

Vì thánh nhân bạt thiệp, siêu phàm....[11]

Thánh nhân bạt thiệp siêu quần, vì các Ngài là những người thông minh, duệ trí, [12] nhân đức tuyệt vời, noi gương Trời mà hành sự, [13] sống cuộc đời thánh thiện, phối hợp với Thượng Đế. [14]

Dịch Kinh viết: “Thánh nhân đức độ sánh đất Trời, sáng làng như 2 vầng nhật nguyệt, biến thông tựa bốn mùa, giản dị, hoàn thiện giống như Trời.” [15]

Trung Dung đề cập tới Thánh Nhân nhiều nhất, với những lời lẽ đẹp dẽ nhất. Dưới đây xin trích một trong nhiều đoạn:

Trung Dung viết:

Chỉ có đấng chí Thánh trong trần thế,

Mới có đầy đủ thông minh, trí huệ,

Y như thể có Trời ẩn áo, giáng lâm.

Mới khoan dung, hoà nhã, ôn thuần,

Y như thể có dung nhan Trời phất phưởng.

Phấn phát, tự cường, kiên cương, hùng dũng,

Ynhư là đã cầm giữ được sức thiêng.

Trang trọng, khiết tinh, trung chính, triền miên,

Y như thừa hưởng được đôi phần kính cẩn.

Nói năng văn vẻ, rõ ràng, tường tận,

Y như là chia được phần thông suốt tinh vi,

Mênh mang, sâu thẳm ứng hiện phải thì.

Mênh mang như khung Trời bao la vô hạn,

Sâu thẳm như vực muôn trùng thăm thẳm,

Thấy bóng Ngài, dân 1 dạ kính tôn,

Nghe lời Ngài dân tin tưởng trọn niềm,

Ngài hành động, muôn dân đều an lạc.

Nên thanh danh Ngài vang lừng Trung Quốc,

Đâu xe có thể đi, người có thể tới lui,

Đâu có được Trời che và đất chở,

Đâu còn nhật nguyệt 2 vầng tở mở,

Đâu có móc đọng, đâu có sương rơi,

Đâu còn có dòng máu nóng con người,

Ở nơi đó Ngài vẫn được tôn sùng, quí báu,

Thế mới gọi là “cùng Trời phối ngẫu” [16]

Quan niệm về Thánh Nhân theo Chu Hi.
Trong quyển Chu Hi học án của Linh Mục Stanislas le Gall dòng Tên [17] có một đoạn bình luận về Thánh Nhân như sau:

“Trên mẫu người quân tử còn có Thánh Nhân, kiệt tác của Tạo Hoá, tinh hoa của nhân loại.

“Xét về phương diện Bản Thể, phương diện “Thiên địa chi tính”, thì Thánh Nhân cũng như mọi người đều thụ hưởng như nhau; nhưng điểm làm cho Thánh Nhân khác biệt chính là tại “khí chất chi tính” ở nơi Thánh Nhân tinh toàn, thuần túy, y như hạt kim cương trong suốt, mặc tình cho ánh sáng rọi suốt qua.

Chu Hi nói: “Con người là tinh hoa của ngũ hành, nhưng Thánh Nhân lại là tinh hoa của tinh hoa đó.”

Trong những thế kỷ tiếp giáp với thời kỳ nguyên thuỷ, khi hoàn võ còn măng sữa, mới mẻ, khi khí chất hãy còn tinh khiết, thì dĩ nhiên có nhiều Thánh Nhân sinh: Đó là thời kỳ hoàng kim, có những thánh quân, minh triết trị dân, làm cho họ sung sướng. Hứa Dung Trai cho rằng đầu mỗi kỷ nguyên lại có một Thánh Nhân như Phục Hi. Vũ trụ càng già, càng cỗi, vật chất càng ô trọc, thì Thánh Nhân càng trở nên hiếm thấy, và hoàn võ dần dà lại quay về trạng thái hỗn mang nguyên thuỷ.[18]

“Dưới đây là những vị Thánh Nhân đã được công nhận:

1. Phục Hi (2852---2737) ---2. Thần Nông (2757---2697) ---3. Hoàng đế (2697---2597) ---4. Nghiêu (2357---2255) ---5. Thuấn (2255---2205) ---6. Vũ (2205---2197) ---7. Thành Thang (1766---1753) ---8. Y Doãn (chết 1713) ---9. Tỉ Can (1222) ---10. Văn vương (1232---1135) ---11. Vũ Vương (1196---1116) ---12 Châu công (chết 1105) ---13 Liễu hạ Huệ (khoảng 600) ---Khổng tử (551---479).

“Vị thánh sau cùng lại là vị thánh được suy tôn, sùng thượng nhất, đó là Đức Khổng. Tử Cống có nói trong quyển V, tiết 6 Luân Ngữ: Thực Trời đã ban nhiều ân trạch, nhiều tài năng cho Đức Khổng. Ngài chính là vị Thánh,”[19]

Thánh Nhân chính là hiện thân cho mẫu người lý tưởng trong nhân loại, chính là tinh hoa nhân loại, chính là người đã thể hiện được sự toàn thiện. Sự toàn thiện ấy cũng còn được gọi là Thành (誠) là Chí Thành, Chí Thiện (至 誠 至 善), vì thế mà Rémusat đã dịch Thành là Toàn Thiện, Intorcetta đã dịch là Hoàn Thiện, Tinh Tuyền. Legge dã dịch là Tinh Tuyền không pha phách tà nguỵ. 20

Chu Hi cũng dịch là Chân Thực, không còn chút chi man muội, lỗi lầm.

“Thánh nhân, như vậy, có một đời sống hoàn toàn phù hợp với Thiên Lý. Cũng có thể nói, thánh nhân được mệnh danh là Thành, chính vì đã sống cuộc đời hoàn toàn phù hợp với tính Bản Nhiên, với Thiên Lý, và vì vậy đã phối hợp được với Trời Đất, đã sánh được với Trời Đất.

“Chu Liêm Khê cho rằng chữ Thành đồng nghĩa với Thái Cực, với Lý. Thái Cực hay Lý ấy, bất kỳ ai cũng có; nhưng khi Thái Cực hay Lý đã lồng vào hình hài, khí chất không tinh tuyền, thì ảnh hưởng sẽ bị giới hạn lại. Chỉ ở nơi Thánh Nhân giới hạn ấy mới không có. Thánh Nhân sống theo tính Bản Thiện của mình, nên thần trí người nhận định được hằng tính của mỗi vật, mỗi sự ; ý chí người hướng về Chân Thiện Mỹ không chút khó khăn, và sống trong đường nhân, nẻo đức, trong trật tự và bổn phận không chút chi vất vả.

“Nhiều người thường nghĩ thánh nhân “sinh nhi tri chi”, và cho là Thánh Nhân có khối óc thông minh, quán triệt, bao quát mọi sự, mọi điều. “Thánh nhân cũng thông sáng không lường như Thần Minh”...

“Nhưng Chu Hi cho rằng Thánh Nhân chỉ thông suốt những nguyên lý đại cương, và dễ dàng suy ra những áp dụng cụ thể hữu ích cho mọi người. [20]

“Đó cũng là ý kiến của Doãn Nhan Minh (1100), một nhà bình giải Luận Ngữ. Ông nói:” Tuy là bậc Thánh Nhân, thông minh, thiên phú và sinh nhi tri tri, đức Khổng thường nhắc đi, nhắc lại rằng Ngài ham học, hiếu học. Ta đừng tưởng đó là Ngài nói nhún nhường, để khuyến khích các đệ tử theo gương mà cố gắng. Không, Ngài chỉ biết những nguyên lý hằng cửu, còn những áp dụng đặc thù, cụ thể, ví như những chi tiết về lễ nghi hay nhã nhạc, những chuyện xưa, tích cũ, biến cố lịch sử cổ kim, thời Đức Khổng cũng phải học mới biết. Nhưng mỗi khi gặp những vấn đề nan giải khó khăn, Ngài liền thấu triệt dễ dàng, có những quyết định sáng suốt, những phán đoán xác đáng chính xác, minh triết, vì Ngài thông minh, tinh tế rất mực.

“Chu Hi cho rằng Thánh Nhân có một khối óc hoàn toàn trong sáng, hàm tàng vạn lý, vừa thoạt cảm xúc, liền thông suốt ngay.[21]

“Các bậc chí thánh đều tiên tri, tiên đoán được sự suy thịnh của các triều đại. Các Ngài biết trước được những điều hay dở xảy ra cho đất nước, bằng cách quan sát hiện tượng thiên nhiên, nhân tình, thế thái, hay bằng phương pháp bốc, phệ, thi, qui.

“Thánh nhân sở dĩ có cái nhìn tinh tế, thấu triệt, là vì lòng không bợn tư tà, dục vọng, cho nên mới nhìn thấu đáo được những điều tinh vi, huyền diệu.

“Thánh Nhân lại còn là những người có đức hạnh siêu việt, theo đúng Trung Dung, Trung Đạo, xử sự luôn theo chính lý. Mạnh tử nói: “các quan năng thì Trời ban cho mọi người, nhưng chỉ có Thánh Nhân tận dụng được quan năng mình, vì các Ngài sống hoàn toàn hợp với Chân Lý, hợp với lương tri, lương năng. [22]

“Bình đoạn này, Trình Tử cũng cho rằng Thánh Nhân theo đúng Thiên Lý, Thiên đạo, vì vậy đã tận dụng được quan năng mình. Phàm nhân tuy là có đạo lý trong mình, nhưng họ nào có biết, có hay; hiền nhân, quân tử, tuy biết và theo, nhưng không hoàn toàn triệt để; duy có Thánh Nhân là giữ vẹn Đạo Lý, cho nên mới sử dụng quan năng mình cho đúng mức,

“Thánh Nhân vì không bị tình dục quấy nhiễu, nên lúc nào cũng ung dung, thanh thản. Thiên lý, Thiên Đạo được nhập thể, được thể hiện nơi Ngài một cách sáng tỏ, để soi đường, dẫn lối cho kẻ khác.

“Ở nơi Thánh Nhân, mỗi động tác, mỗi cử chỉ, mỗi lời ăn, tiếng nói, ngay đến sự nghỉ ngơi yên lặng, cũng là những bài học cho các bậc chính nhân, quân tử. Những kẻ phàm phu, tục tử, nếu không được cải hoá, thời chỉ tại họ đã thâm căn, cố đế, trong tính hư nết xấu, và lòng họ đã hư hỏng. Còn thánh nhân luôn luôn có thể soi sáng nhân trí và cải hoá nhân tâm. [23]

“Ảnh hưởng của Thánh Nhân thật là vô biên như ảnh hưởng của Trời. Chu Hi nói: Cũng như xem bốn mùa vần xoay, xem vạn vật sinh hoá, thì biết được Thiên Lý biến dịch ở khắp nơi, mà chẳng cần Trời phải nói nên lời. Ở nơi Thánh Nhân cũng vậy, động hay tĩnh, nhất nhất đều khải minh nguyên lý huyền diệu, sự toàn thiện tinh tuyền sẵn chứa nơi người. Và Chu Hi kết luận hết sức hào hứng bằng lời sau: Thánh Nhân tửc là hiện thân của Trời. [24]

“Dịch Kinh từ lâu vẫn coi con người toàn thiện là có đức độ sánh với Trời.Dịch Kinh viết: Đức độ người ngang với đức độ Trời Đất, người sáng láng như hai vầng nhật nguyệt, biến thông tựa bốn mùa, ảnh hưởng người in tựa Thần Minh....

“Tử Tư trong bộ Trung Dung, cũng nương theo ý Dịch Kinh, chủ trương Thánh Nhân có thể chuyển hoá chúng nhân bằng gương mẫu và bằng lời giáo hoá, khiến chúng dân có thể tiến hoá đến cùng cực tinh hoa. Như vậy, Thánh Nhân đã giúp đất trời trong công cuộc sinh thành muôn vật, và cùng đất trời hợp thành Bộ Ba.

“Thánh nhân sánh vai với Trời, kết hợp với Trời. [25]

Những lời bình luận trên về Thánh Nhân rất là xác đáng. Nó đúng với quan niệm truyền thống Nho Giáo. Theo Kinh Thư, thiên Khang Cáo vua Thành Vương khi phong cho chú là Khang Cáo, đã khuyên Ông Khang phải cố gắng sao “cho đức độ cao vút tới Trời” (Hoằng vu Thiên).

Ông Khế bình ba chữ Hoằng vu Thiên như sau:

“Người ta ai cũng có Tính Trời. Tính Trời đó ở trong họ, như lửa vừa nhen nhóm, như suối vừa tung toả. Con người chỉ phải khuếch sung Tính Trời đó mà thôi. 26

Vũ Chính bình rằng: “Phải khuếch sung đức hạnh để hợp nhất với Trời.” [26]

KẾT LUẬN.

Liêm Khê tiên sinh có câu bất hủ:---

Thánh hi Thiên.

Hiền hi Thánh.

Sĩ hi hiền. (Chu Hi, Cận Tư Lục, q.2, tr. 1)

Thánh Nhân nuôi hi vọng Phối Thiên.

Hiền Nhân nuôi hi vọng trở thành Thánh Nhân.

Kẻ sĩ nuôi hi vọng trở thành Hiền.

Chúng ta hãy đảo nó ngược lại:

Sĩ hi Hiền, Hiền hi Thánh, Thánh hi Thiên. Ta sẽ thấy con đường tu thân cầu Đạo của chúng ta phải đi từ mẫu người quân tử, cho lên tới bậc Hiền Thánh, cuối cùng là lên tới tuyệt điểm tinh hoa, dữ Thiên đồng đức. [27]

Tóm lại trong con người chúng ta có 3 phần khinh trọng khác nhau. Một phần là xác, dính líu đến Địa, đến Vật. Thực vậy, vì có xác nên ta phải nương vào Đất, nương vào ngũ cốc, thảo mộc mà sống. Lại nữa, vì có xác, nên chúng ta cũng có đủ nhu cầu của các sinh vật khác như ăn uống, ngủ nghỉ.

Một phần là Hồn, thuộc Nhân. Chúng ta vì vậy, phải lo sao sống cho xứng đáng với danh nghĩa con người: Ngửng lên không hổ với Trời, cúi xuống không thẹn với người. (Ngưỡng bất quí ư Thiên; phủ bất tạc ư nhân 仰 不 愧 於 天, 俯 不 怍 於 人), cùng khổ không mất nghĩa, hiển đạt không lìa đạo (cùng bất thất nghĩa, đạt bất ly đạo 窮 不 失 義, 達 不 離 道 Mạnh tử, Tận Tâm Thượng, 9).

Một phần là Thần thuộc Thiên. Đó là cái phần linh thiêng nhất trong con người chúng ta, cái phần mà chúng ta phải lo tồn dưỡng.

Thần có một và ở khắp mọi nơi, thì cái Thần của mình tức là Thần của Trời Đất. Vậy nên người quân tử phải Thận Độc, nghĩa là phải kính cẩn lúc ở một mình, không dối mình bao giờ. Mình dối mình, tức là dối Trời Đất. Người mà Thận Độc thì có thể theo được Thiên Lý mà hành động. Đã theo được Thiên Lý mà hành động, thì ta là một cái vũ trụ riêng, sức Tạo Hoá ở ta, không bị vật khác đè nén được, mà ta lại có thể tể chế được các vật.

Nhận định trên đây về Thần là nhận định của Thiệu Khang Tiết. (Nho Giáo, Trần Trọng Kim, II, tr. 113). Nếu ta có thể hoành dương tư tưởng trên cho đến kỳ cùng, ta sẽ đạt tới Phối Thiên.

Thật vậy, nếu Thần ta và Thần Trời Đất là một, thì hãy sống sao cho Thần ta và Thần trời đất luôn duy nhất, bất khả phân. Tinh Hoa nơi ta là Tinh Hoa trời đất. Cố gắng đem tinh hoa trời đất vào trong lòng mình (Trung 忠), phát huy tinh hoa ấy ra bên ngoài, làm cho mọi người chia xẻ, và thông phần tinh hoa ấy, nắm giữ được tinh hoa ấy như mình (Thứ 恕). Đó chẳng phải là chỗ Đạt Đạo của Khổng Giáo sao?

*****************************         

CHÚ THÍCH


[1] Cư thiên hạ chi quảng cư, lập thiên hạ chi chính vị, hành thiên hạ chi đại dạo. Đắc chí dữ dân do chi, bất đắc chí độc hành kỳ đạo. Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu.

居 天 下 之 廣 居, 立 天 下 之 正 位, 行 天 下 之 大 道。

得 志 與 民 由 之, 不 得 志 獨 行 其 道。 富 貴 不 能 淫,

貧 賤 不 能 移, 威 武 不 能 屈。 此 之 謂 大 丈 夫

Mạnh tử Đằng văn Công chương cú hạ, 2)

[2] Quê Hương, số 5, tháng 11, 1959, tr. 9.

[3] Chiêm bỉ kỳ úc,

Lục trúc y y.

Hữu phỉ quân tử,

Như thiết, như tha,

Như trác như ma.

Sát hề, giản hề,

Hác hề, huyến hề,

Hữu phỉ quân tử,

Chung bất khả huyến hề.

瞻 彼 其 奧

譇 竹 猗 猗

耜 匪 君 子

如 切 如 磋

如 琢 如磨

樈 兮 閒 兮

冢 兮 喧 兮

耜 匪 君 子

粖 不 可 諼 兮。

Kinh Thi, Vệ Phong, Vệ nhất chi ngũ, Kỳ Úc, 1.

Kinh Thi Tản Đà, tr. 168; Thi Kinh, Quốc Phong, Kim Y Phạm Lệ Oanh, tr. 225.

Đọc thêm Trần Trọng Kim, Nho giáo I, tr. 106---134; 240---243; 306---320 về quân tử, tiểu nhân,.

[4] Quân tử dịch vật, tiểu nhân dịch ư vật.

君 子 易 物, 小 人 易 於 物。

(Tu thân). Trần Trọng Kim, Nho giáo, quyển I, tr. 307.

[5] Quân tử đại kỳ tâm đắc thiên nhi đạo, tiểu tâm tắc uý nghĩa nhi tiết...

 Tiểu nhân tắc bất nhiên, đại tâm tắc mạn nhi bạo, tiểu tâm tắc dâm nhi khuynh

君 子 大 其 心 得 天 而 道, 小 心 則 畏 義 而 節。

小 人 則 不 然,大 心 則 慢 而 暴, 小 心 則 淫 而 傾。

Trấn Trọng Kim,Nho giáo, q. I, tr. 307.

[6] L’homme en naissant apporte deux tendances avec lui dans ce monde: l’une (vidya= sagesse) qui le pousse à chercher le chemin de sa libération, l’autre (avidya= ignorance) qui l’entraine vers la vie terrestre et vers l’esclavage. A la naissance, ces deux tendances sont en équilibre comme les deux plateaux d’une balance. Bientôt le monde pose d’un côté ses plaisirs et ses jouissances. Sur l’autre plateau, l’esprit pose alors l’attirance de ses promesses. La balance s’incline du côté avidya, si l’homme choisit le monde et il se trouve entraine vers la terre; mais s’il fait l’élection de l’esprit, le plateau de vidya s’élèvera jusqu’à Dieu...

J. Herbert, L’Enseignement de Ramakrishna, pp 5---6.

[7] Tử viết: Do chi sắt, hề vi ư Khâu chi môn? Môn nhân bất kính Tử Lộ. Tử viết: Do dã, thăng đường hĩ, vị nhập thất hĩ.

子 曰﹕ 由 之 瑟, 奚 為 於 丘 之門。 門 人 不 敬 子 路。

子 曰﹕ 由 也, 升 堂 豕o, 未 入 室 矣。

Luận Ngữ , Tiên Tấn XXI, 1.

---Tử Trương vấn thiện nhân chi đạo, Tử viết: bất tiễn tích, diệc bất nhập ư thất.

子 張 問 善 人 之 道。 子 曰; 不 踐 跡 亦 不 入 於 室。

Luận Ngữ Tiên tấn XI, 19.

[8] Châu xa sở chí, nhân lực sở thông, thiên chi sở phúc, địa chi sở tải, nhật nguyệt sở chiếu, sương lộ sở truỵ, phàm hữu huyết khí giả, mạc bất tôn thân, cố viết phối thiên.

舟 車 所 至, 人 力 所 通, 天 之 所 覆, 地 之 所 載,

日 月 所 照, 霜 露 所 墜, 凡 有 氣 血 者, 莫 不 尊 親, 故 曰 配 天。

Trung Dung, XXXI, 3.

[9] Thuỷ ư vi sĩ, chung ư Thánh Hiền 始 於為士, 終於聖 賢。

Lịch sử Triết Học Đông Phương, Nguyễn Đăng Thục, q. I, tr. 204.

[10] Mạnh Tử, Tận Tâm Chương cú hạ, 24.

[11] Hữu Nhược viết:” Khởi duy dân tai? Kỳ lân chi ư tẩu thú, phượng hoàng chi ư phi điểu, Thái Sơn chi ư khâu điệt, hà hải chi ư hàng lạo loại dã. Thánh Nhân chi ư dân, diệc loại dã. Xuất ư kỳ loại, bạt hồ kỳ tuỵ, tự sinh dân dĩ lai, vị hữu thịnh ư Khổng tử dã.

耜若 曰﹕ 麒 麟 之 於 走 獸, 鳳 凰 之 於飛 鳥, 泰 山 之於丘 垤,

河 海 之 於 行 潦 纇 也。 聖 人 之 於 民 亦 纇 也。

出 於 其 纇, 拔 乎 其 萃, 自 生 民 以 來, 未 有 盛 於孔 子 也。

Mạnh Tử, Công Tôn Sửu chương cú thượng, 2.

[12] Cẩu bất cố thông minh thánh trí, đạt Thiên Đức giả, thục năng tri chi.

 苟 不 固 通 明 聖 知 達 天 德 者, 孰 能 知 之。

Trung Dung, XXXII.

[13] Duy Thiên thông minh, duy Thánh thời hiến. (Chỉ có Trời là thông minh, chỉ có Thánh Nhân bắt chước Trời.)

惟 天 通 明, 惟 聖 時 憲。

Kinh Thư, Duyệt mệnh, tiết 3.

[14] Liêm Khê tiên sinh viết: Thánh hi Thiên, hiền hi Thánh, sĩ hi hiền.

 濂 溪 先 生 曰﹕ 聖 希天, 賢 希 聖, 士 希 賢。

Chu tử nguyên định, Cận tư lục, Tạp chú, q. II, tr. 1.

---Cố viết: phối Thiên 故 曰 配 天。

Trung Dung, XXXI.

[15] Quảng đại phối thiên địa, biến thông phối tứ thời, giản dị chi đức phối nhật nguyệt, giản dị chi thiện phối chí đức.

 廣 大 配 天 地, 變 通 配 四 時, 簡 易 之 善 配 至 德。

Dịch kinh, Hệ Từ thượng, chương VI, 3.

[16] Trung Dung, XXXI.

[17] Stanislas le Gall (VươngXươngChỉ), Le philosophe Tchou Hi, sa doctrine, son influence, p. 63 et ss.

[18] Au---dessu du Sage (賢 人 ou 君 子) , brille d’un éclat exceptionnel le chef---d’oeuvre de la nature, l’homme idéal, le type achevé de la perfection: Le Saint (聖 人). Sous le rapport de la nature originelle, c’est---à---dire, considéré hors de la matière qui l’individualise, le Saint n’est rien de moins qu’un être quelconque. Ce qui le distingue d’entre tous, c’est que sa substance matérielle est d’une pureté, d’une subtilité extrême, semblable à un diamant de la plus belle eau, qui n’offrirait aucun obstacle au passage des rayons lumineux. L’homme, dit Tchou Hi, est constitué par la portion la plus pure de la matière (陰 陽 五 行 之 氣 一 精 英 者 為 人) mais de cette quintessence la partie superfine est le partage du Saint (精 英 之 中 又 精 英 者 為 聖 人). durant les premiers siècles qui suivent le Chaos, lorsque le monde est dans sa force de jeunesse renouvelée, la matière étant plus pure, doit nécessairement produire des êtres plus parfaits: c’est l’âge d’or, le temps où de sages princes font des peuples heureux. Alors dit Hua Yong Tchai (許 庸 齋) l'homme est à l'apogée de sa perfection. Au commencement de chaque période cosmique, apparait un Fou Hi. Mais à mesure que le monde vieillit, la matière se charge de l’impureté, les Saints deviennent plus rares. L’humanité se dégrade, l’univers revient insensiblement au Chaos, son point de départ.

[19] Voici la liste des personnages reconnus officiellement comme Saints:  1. Fou---Hi (2852---2737) ---2. Chen Nong (2737---2697) ---3. Hoang---Ti (2697---2597) ---4. Yao (2357---2255) ---5. Choen (2255---2205) ---6. Yu (2205---2197) ---7. Tcheng t’ang (1766---1753) ---8. I---In (mort en 1713) ---9. Pi---Kan (1222) 10---Wen Wang (1231---1135) ---11. Ou Wang (1169---1116) ---12. Tcheou Kong (mort en 1105) ---13. Lieou H’a Hoei (environ 600) ---14. Confucius (551---479).

Trong Mạnh Tử, Tận Tâm Chương Cú hạ, tiết 38 có một danh sách khác đôi chút.

Nghiêu (2357---2255); Thuấn (2255---2205); Vũ (2205---2197); Cao Dao (Hiền thần của Thuấn và Nghiêu); Thành Thang (1766---1753); Thái Giáp; Lai Châu (đờI vua Thành Thang); Văn Vương (1231---1135); Tản Nghi Sinh (Hiền Thần của Văn Vương); Thái Công Vọng (Hiền Thần của Văn Vương); Khổng tử (551---479).

Danh sách của Mạnh Tử dĩ nhiên là không đày đủ. Đạo Nho chỉ chú trọng đến các Thánh Vương Nghiêu, Thuấn, Võ, Văn, Võ, mà không đề cập đến Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế... Vả lại, Mạnh Tử chỉ muốn nêu ra một thuyết là cứ 500 năm lại có Thánh Nhân ra đời...

Le dernier dans l’ordre chronologique, Confucius occupe cependant, depuis longtemps, parmi ses congénères, le premier rang d’honneur:  Il est le Saint par excellence 至 聖 先 師 孔 子...

Tsu Kong disait: ” Certainement le Ciel l’a doué sans mesure, il doit être un Saint... “L’idée de l’humanité réalisée dans la personne du Saint, la perfectiom absolue qui est son partage, est bien ce que signifie le terme 誠。 Rémusat l’a rendu par “la perfection”, “la perfection morale”; Le P. Intorcetti par “vera solidaque perfectio”, Legge le traduit par Sincerity, Simplicity or Singleness of Soul, “the disposition to and the capacity of what is good, without any deteriorating element, with no defect of intelligence or intromission of selfish thoughts.” Ces derniers mots décrivent très bien les effets de 誠 signalés par Tchou Hi

德 無 不 實 而 明 無 不 照 者, 聖 人 之 德 所 性 而 有 者,

天 道 也,mais ils n’expriment pas clairement ce qu’il est en soi. Tchou Hi en donne cette définition: 誠 者 真 實 無 妄 之 謂。 Cet état de conformité est le propre du Saint: 聖 人 之 德 渾 然 天 理 真 實 無 妄。

[20] Il nous semble que ce qui rend mieux l’idée de Tsh’eng (Thành) d’après les philosophes chinois, c’est la conformité parfaite avec sa nature, ou avec le principe d’ordre universel (天 理). C’est par cette conformité que l’homme devient égal du Ciel et de la Terre (聖 人 體 道 無 隱, 與 天 象 昭 然, 莫 非 至 教, 常 以 示 人, 而 人自 不 察).

Tch'eng, dit Tcheou Lien Ki est synonyme de T’ai Ki ou Li, que chaque être recoit tout entier; mais il peut être et il est généralement limité dans ses effets par l’imperfection de la matière qui le renferme. Dans le Saint, ces limites n’existent pas; il agit constamment en conformité avec sa vertueuse nature. Son intelligence percoit sans effort, la raison intime de chaque chose, sa volonté n’éprouve aucune difficulté à se porter au bien et à demeurer ferme dans la voie de la justice, de l’ordre et du devoir.

Tous les auteurs lui attribuent comme qualité essentielle la science innée infuse (生 而 知 之). La plupart semble croire qu’elle n’a pas de limite, mais s’étend à tout sans exeption: rien n’est caché au regard du Saint: Il est omniscient (聖 人 神 明 不 測 之 號) (Tchou Tse). Tchou Hi cependant enseigne que l’objet de cette science embrasse seulement les principes généraux d’où le Saint tirera sans peine, dans le cours de sa vie, les conclusions pratiques, nécessaire pour le bien des hommes...

[21] C’est l’opinion de In Yon Ming (1100), un des commentateurs du Luen Yu, exprime en ces termes:” Lorsque Confucius qui, comme Saint, possédait la science infuse, nous répète avec insistance, qu’il aimait à étudier, il ne faut pas croire qu’il ne parlait ainsi que par pure modestie et pour exciter ses disciples au travail, par la force de son exemple. Non, car la science innée n’a pour objet que les principes généraux. Quant à l’application de ces principes, comme par exemples les détails pratiques du cérémoniale et de la musique, les choses célèbres de l’antiquité, les évènements des temps anciens et modernes, le Saint lui---même, ne peut que par l’étude, une connaissance certaine. Mais, dès que l’occasion amène devant son esprit les questions les plus difficiles, aussitôt, sans effort, il les pénètre à fond; ses décisions sont claire, ses jugements infaillibles.

所 謂 聖 者 , 不 勉 不 思 而 至 焉 者 也 (Mong Tse, chap. V)

無 思 而無 不 通 為 聖 人 (T’ong Chou), car il est doué d’une pénétration sans mesure. L’Esprit du Saint, dit Tch’ou Tse, est parfaitement pur et brillant. Il contient dans son ampleur la raison de toutes choses.

À la plus légère impression recue, il répond à l’instant et rien dans la nature n’échappe à sa pénétration. (Mong Tse, Chapitre XIII, Commentaires)

[22] L’homme parfait peut lire dans l’avenir, la prospérité ou la ruine des dynasties. Tous les changements en bien ou en mal, qui doivent arriver dans l’empire, il les connait d’avance, d’une science certaine, par l’observation des phénomènes de la nature, la disposition de l’herbe divinatoire (蓍) et les lignes qu’il remarque sur la carapace de la merveilleuse tortue (龜).

La raison de ce pouvoir de claire vue est, dit Tchou Hi, que le Saint n’a devant les yeux de son intelligence aucune trace d’égoisme ou de fausseté, puisqu’il est de tout point conforme à la nature; rien ne l’empêche donc d’apercevoir les choses les plus subtiles; par sa connaissance admirable, il ressemble aux Koei Chen (唯 誠 之 至 極 而 無 毫 私 偽留 於 心 目 之 間)“Le Saint est en plus, le paragon de la perfection morale, Il possède toutes les vertus à un degré éminent. 聖 者。。。幾 無 不 明, 德 無 不 備 者 也, 乃 能 察 其幾 焉 (Tchong Yong XXIV, Commentaires)

“Constant dans la voie du juste milieu, il agit suivant la droite raison. Tout homme, dit Mong Tse, a recu du Ciel ses sens avec leurs fonctions déterminées, mais le Saint peut seul en faire un usage parfait, parce que, ajoute le commentateur, seul il sait se conformer de point en point à la direction du Principe intérieur (Li) qui l’anime et qui le dirige.

(孟 子 曰﹕ 形 色 天 性 也, 唯 聖 人 然 後 可 以 踐 形)

[23] Ce passage, dit aussi Tcheng Tse, signifie que le Saint suit en tout la voie que la nature a tracẻe aux hommes et par là, il fait un bon emploi de tous ses sens. Le vulgaire possède bien aussi le Principe directif (Li), mais il l’ignore; le sage ordinaire s’y conforme mais pas parfaitemernt, seul le Saint peut faire un emploi correct de ses sens.

(程 子 曰﹕ 此 言 聖 人 盡 人 道 而 能 充 其 形 也,

眾 人 有 之 而 不 知,

賢 人 踐 之 而 未 盡, 能 充 其 形 其 惟 聖 人 也。)

(Ibid. Commentaires)

“Jamais la passion ne l’émeut: il se possède dans un calme, que rien ne saurait altérer. Le Principe céleste incorporé dans sa personne (聖 人 體 道) se manifeste et brille au dehors pour éclairer les hommes et les porter au bien. Tout en lui, ses moindres actions, ses paroles, jusqu’à son repos et son silence même, est autant de lecons, que les Sages seuls percoivent et dont ils font leurs profits; mais si les hommes vulgaires et les hommes vicieux ne sont pas transformés, la faute en est uniquement à leurs mauvaises dispositions, et à leur volonté dépravée; car la sagesse du Saint est d’elle---même capable d’éclairer tous les esprits , comme sa vertu a la force de changer tous les coeurs.

(聖 人 體 道無 隱, 與 天 象 昭 然, 莫 非 至 教, 常 以 示 人 而 人 自 不 知。)

[24] Son influence bienfaisante est sans borne, comme l’influence du Ciel. “De même que le cours réguliers des quatre saisons, dans la production et la conservation des êtres de l’univers, se voient partout avec évidence, les effets de l’évolution du Principe Céleste (天 理) sans que le Ciel doive pour cela rompre son silence; ainsi tout dans le Saint, l’action et le repos, révèle également le principe merveilleux, la droiture parfaite dont il est plein”. Et il conclut par ce cri d’enthousiasme: En un mot, le Saint est le Ciel personnifié.

四 時 行 而 百 物 生, 莫 非 天 理。 發 現 流 行之 實 不 得 言 而 見,

聖 人 一 動 一 靜 莫 非 妙 道, 精 義 之 際 亦 天 而 以。

(Luen Yu XVII, 18, Commentaires)

Le I King avait depuis longtemps déjà représenté l’homme parfait comme l’égal du Ciel en perfection; “Ses vertus, y est---il dit, égalent celles du Ciel et de la Terre, il brille comme le soleil et la lune, sa régularité est comparable à celle des quatre saisons, son influence rappelle celle des Esprits. Si son action devance le Ciel, le Ciel ne le contrarie pas, s’il suit le Ciel, il se conforme aux saisons. Et si le Ciel même ne lui résiste pas, combien moins les hommes et les Esprits lui résistent---ils?...”

[25] Tse Se, petit fils de Confucius, nous fait dans le Tchoung Young, une description qui semble bien n’être que le développement du passage précédent du I King. Le Saint, nous y est dépeint comme transformant les hommes par la force de son exemple et de ses enseignements, et conduisant tous les êtres jusqu’au complet épanouissement de leur nature. Il aide et assiste le Ciel et la Terre dans la production et la conservation de toutes choses; il est le troisième agent de l’univers. 與 天 地 並 位 為 三 也。 (Tchoung Young, Commentaires). L’égal du Ciel = 配 天Tchoung Young XXII, XXVI: 與 天 地 參, 配 天 配 地。 XXXI, 配 天。

[26] The critic See says:  Every man has his heavenly nature, which is in him as a fire has just been kindled or a spring which is just issuing forth. What is required is the widening and enlarging of it.

James Legge, The Shoo King, p. 386, notes.

[27] The words of Woo Ch’ing:

又 當 擴 充 其 德, 與 天 為 一。(Hựu năng khuếch sung kỳ đức, dữ Thiên vi nhất.)

James Legge, The Shoo King, p. 386, notes.

-----------------------------------------------------
***********************************         


CHƯƠNG XXVI

THUYẾT THIÊN NHÂN TƯƠNG DỮ
VÀ THIÊN NHÂN HỢP NHẤT TRONG NHO GIÁO.


Thánh nhân là người “Kế Thiên lập cực” [1], thay Trời chỉ vẽ cho nhân loại đâu là cực điểm tiến hoá, soi đường, dẫn lối cho mọi người tiến tới Trung Dung,Trung Đạo,, tiến tới Tinh Hoa nhân loại.

Quan niệm về Thánh Nhân của dân tộc Trung Hoa đã cho chúng ta thấy rõ rằng muốn tiến tới Trời, tới tinh hoa nhân loại, phải thông minh, duệ trí, sống cuộc đời nhân đức, thánh thiện, phối hợp với Trời.

Nhưng muốn sống phối hợp với Trời, phải biết Trời ra sao, Trời ở đâu. Đó là cả một vấn đề. Nho gia cho rằng Trời chính là Bản Thể nhân loại. [2] Cho nên muốn tìm Trời, phải tìm ngay trong đáy lòng mình, vì thế mà Trung Dung đã có một câu rất là táo bạo:

Biết người, trước phải biết Trời,

Hiểu Trời chẳng nổi, hiểu người làm sao? [3]

Đọc bộ Kinh Thư Đại Toàn, ta thấy người bình về Tâm Pháp các vị Thánh Vương như sau:

“Tinh ròng chuyên nhất ngày đêm,

Ra công, ra sức giữ nguyên lòng trời “

“Đó là Tâm Pháp Nghiêu truyền cho Thuấn. “Kiến Trung”, cố đạt tới Trung Dung, tới tinh hoa nhân loại (Thang), “Kiến cực” cố đạt tới tinh hoa, toàn thiện (Vũ). Đó là Tâm Pháp của các đời Thương, Thang, Chu, Vũ. Sự toàn thiện đó hoặc gọi là Đức, là Nhân, là Kính, là Thành, lời tuy khác, nhưng ý là một, nghĩa là không ngoài sự làm sáng tỏ nguồn mạch kỳ diệu của tâm hồn. Nói đến Trời, thì nghiêm chỉnh lòng lại là Trời tự hiện; nói đến dân, thì cố cẩn thận tâm tư, dân sẽ được nhờ. Lễ nhạc, giáo hoá là cốt để phát huy tâm hồn. Điển chương văn vật là sự biểu dương phát lộ của tâm hồn. Suy lòng mình ra thì có thể làm cho nhà yên, nước trị, thiên hạ bình. Sức mạnh của tâm hồn thật là kỳ diệu vậy.” [4]

Cho nên thánh nhân giảng dạy, không phải là truyền đạo của mình, mà chính là truyền lòng mình; không phải là truyền lòng mình cho người, mà chính là truyền lòng người cho người, bởi vì trong lòng mọi người đã có sẵn lòng Trời rồi vậy. [5]

Mạnh Tử viết:

“Tận thiện lòng sẽ hay biết Tính,

Hay biết Tính, nhất định biết Trời.

Tồn tâm dưỡng Tính chẳng rời,

Ấy là giữ Đạo thờ Trời chẳng sai.” [6]

Mạnh tử cũng còn viết:

Cả vạn vật ở trong ta đó,

Quay về ta, ta cố tinh thành.

Kiện toàn hoàn thiện, tinh anh,

Vui nào hơn được cái mình đang vui. [7]

Cho nên, muốn tìm Đạo Trời, phải tìm nơi đáy lòng. Chu Hi viết trong Phụ Chú chương I Trung Dung như sau:

Những học giả muốn tìm Đạo ấy,

Tìm đáy lòng sẽ thấy chằng sai.

Dẹp tan cám dỗ bên ngoài,

Căn lành sẵn có đồng thời khuếch sung.[8]

 Trong bộ Cận Tư Lục, Chu Hi lại chủ trương:Nếu khai phá được hết chướng ngại vật, thấy được Bản Tính mình, sẽ đạt tới Thiên Đạo, và sẽ trở nên một với Thánh Nhân. [9]

Vương Dương Minh viết:

Thần thánh ngàn xưa đều quá vãng,

Lương Tri mới thực chính thày ta. [10]

Theo vi ý kinh Thi, kinh Thư ta có thể hiểu truyền thống chính yếu của Nho giáo như sau: Trời sinh ra con người, đã ghi vào lòng những khuôn phép thánh thiện tuyệt hảo, để làm di luân, qui tắc hằng cửu cho con người theo. [11] Nên con người chỉ cần nhận ra Bản Tâm, Bản Tính cũa mình, sẽ thấy định mệnh cao sang của mình...chỉ cần sống hoàn toàn theo tiếng gọi lương tâm, nghĩa là gạt bỏ hết mọi tư dục, tư tà, sống cuộc đời công chính cao đại, hoàn toàn theo đúng Thiên Lý, Thiên Đạo, tức là lên tới mức độ thánh thiện tuyệt vời, thế là đạt tới Trung Điểm, Trung Đạo, thế là theo đúng mệnh Trời...

Mạnh Tử nói rằng ; “Bực Đại Nhân vốn giữ được cái Tâm vốn lành của con đỏ” [12]

Như vậy Thánh Nhân chỉ là những người giữ được Bản Tâm Bản Tính của mình, giữ được Xích Tử chi Tâm, còn phàm phu tục tử chính là những người sống cuộc đời phóng túng, chạy theo vật dục bên ngoài, để mất Bản Tâm, Bản Tính, có vậy thôi!

Thánh Nhân và người thường giống nhau ở chỗ cùng có một bản tính, mà khác nhau ở chỗ giữ được và đánh mất nó mà thôi.

Mạnh Tử viết:” Cho nên phàm những vật đồng loại, thì bản tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại người ta lại nghĩ rằng Bản Tính chẳng tương tự. Những vị Thánh Nhân và chúng ta đều là một loại.

“Tâm Tính con người giống nhau ở chỗ nào? Tức là ai nấy đều công nhận chỗ hợp lý, hợp nghĩa vậy. (Lý là những lẽ đương nhiên của Bản Tính, nghĩa là sự thi hành những lẽ đương nhiên ấy). Thánh Nhân chẳng qua là những người trước ta đã tỉnh ngộ và bày tỏ ý nghĩa mà chúng ta nhìn nhận đó.” [13]

“Nếu chúng ta trở nên xấu xa, đánh mất bản tâm, bản tính, thì lỗi tại chúng ta, chứ đâu phải lỗi nơi bản tâm, bản tính.

Mạnh Tử viết:

“Cây cối trên núi Ngưu sơn (phía Đông Nam nước Tề) ngày xưa vẫn tươi tốt. Nhưng vì ở về chỗ giáp mối với một nước lớn, cho nên thường bị búa rìu bửa đốn. Như vậy, có thể nào giữ vẻ tốt tươi được chăng?

“Nhưng nhờ có sức mạnh nhựa lưu thông ngày đêm, lại được nước sương tẩm nhuận, cho nên mới đâm chồi, nảy mộng. Rồi thì bò chiên kéo nhau từng đoàn đến ăn phá, vì vậy mà cảnh núi ấy trở nên trơ trụi. Hiện nay, thấy nó trơ trụi, ai cũng ngỡ rằng núi ấy chưa từng sản xuất tài mộc. Như thế há nên đổ lỗi cho bản tính của núi sao?

“Cái Bản Tính tồn tại nơi con người cũng thế. Người ta há chẳng có những nỗi lòng Nhân Nghĩa sao? Nhưng vì họ (mê sa theo các sở dục mà) buông mất tấm lòng lương thiện của họ đi, cũng như cảnh núi trở nên trơ trụi, vì cây cối đều bị búa rìu bửa đốn hết vậy.

“Mỗi ngày họ cứ sát phạt tấm lòng lương thiện của họ mãi vậy, thì lòng dạ họ có lẽ nào mà tốt dẹp như xưa chăng?

“Cho nên, nếu khéo bồi dưỡng thì vật nào cũng sinh nảy thêm ra, còn như chẳng chịu bồi dưỡng thì vật nào cũng phải tiêu mòn.

“Đức Khổng có nói rằng: “Giữ thì còn, bỏ thì mất. Nó ra vào không chừng, không ai biết nó ở đâu. Đó là Đức Khổng nói về nỗi lòng lương thiện của con người vậy. [14]

“Nhân là lương tâm con người, Nghĩa là con đường chính đại của ngưới. Những ai bỏ con đường chính đại của mình mà chẳng theo, những kẻ để thất lạc lương tâm mình mà chẳng biết tìm nó lại, thật đáng thương hại thay. Mỗi khi con gà, con chó họ chạy lạc, thì họ biết đi tìm kiếm mà đem về, nhưng tới chừng cái lương tâm họ bị thất lạc, thì họ chẳng biết cách tìm nó trở lại. Người học vấn đạo lý chỉ có cái mục đích này mà thôi: tìm lại lương tâm thất lạc của mình.[15]

Trương Hoành Cừ chủ trương: “Người học Đạo Nho sẽ đi từ chỗ toàn thiện tiến tới chỗ minh triết hoàn toàn. Cho nên Thiên Nhân Hợp Nhất là chỗ tuyệt đỉnh của sự học vấn, và như vậy, con người cố chí học hành có thể thành Thánh.” [16]

Tống Nho luận về “Thiên tính tại nhân tâm” hay “Thánh Nhân kết hợp làm một với Trời” thật là rõ ràng. Dưới đây xin đan cử thêm một vài chứng cứ:

Diệp lục Đồng chủ trương: “Thiên tính nơi con người cũng như Tính nước nơi băng. Nước và băng tuy lưu thông hay ngưng kết có khác nhau, nhưng cũng chỉ là một vật; sự hấp thụ ánh sáng nhiều ít có khác nhau, chiếu sáng mờ tỏ có khác nhau, nhưng tính chất hấp thụ và chiếu diệu của ánh sáng chỉ có một,”

Cao Trung Hiến bình ràng: “Lấy nước ví Trời, lấy băng ví người, lấy sự lưu thông, ngưng đọng để ví sự sống chết, lấy sự hấp thụ của ánh sáng để ví sự khác nhau về Bản Chất; lấy sự thu quang, chiếu quang để ví Tính trước sau chẳng có hai.” [17]

Tôn Chung Nguyên viết: “Trời và Thần chỉ là một, Thánh với Trời cũng chẳng là hai.” [18]

Trương Tải dạy học trò rằng: “Đã học tất phải nên như Thánh Nhân rồi mới được thôi. Đòi biết người mà chẳng biết Trời, chỉ cần làm hiền nhân mà chẳng cần làm Thánh Nhân, đó là tệ hại của các học giả từ thời Tần Hán tới nay.” [19]

Trương kỳ Quân, một học giả Trung Hoa lỗi lạc hiện nay, đã viết như sau trong Tạp Chí Trung Quốc Nhất Chu và trong bộ Trung Hoa Ngũ Thiên Niên sử của Ông như sau:

“Trung quốc, từ thời Đường, Ngu (Nghiêu, Thuấn) tới nay, đều có chủ trương Trời, người có thể kết hợp. .. Kính Trời cốt là để yêu người, yêu người cốt là để kính Trời. các thánh triết lịch đại chỉ cốt làm sáng tỏ nhẽ Trời người hợp nhất.” [20]

Trong bài khảo luận của Ông về Chu Dịch, ông cũng viết: “Sách Dịch thật mênh mông, bao quát, nhưng đại khái là cốt xiển minh nhẽ Thiên Nhân hợp nhất. [21]

Thực ra, ngay ở thời nhà Thanh, khi mà nền văn học, đạo học nướcTrung Hoa đã suy vi, những quan niệm trên ---nghĩa là thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể, và thuyết Thiên Nhân hợp nhất ---cũng vẫn còn phổ thông trong giới học giả. Các học giả Âu Châu cũng đã nhận xét thấy trào lưu này, khi các Ngài mới du nhập vào Trung Quốc hồi thế kỷ XVI.

Linh mục Ricci viết: “Trào lưu tư tưởng mà nhiều người theo hiện nay, theo tôi, có lẽ đã vay mượn ỏ một giáo phái tà thần từ 500 năm nay (Tống triết). Quan niệm ấy là Thiên địa vạn vật đồng nhất thể: Hoá công cùng với trời đất, người vật, cỏ cây, tứ tượng đều hợp thành như một cơ thể duy nhất, mà vạn vật là những phân bộ. Từ quan niệm nhất thể ấy họ rút ra nhiệm vụ bác ái đối với mọi người, và chủ trương mọi người đều có thể trở nên giống Thiên Chúa...

“Đó là điều mà chúng ta cố gắng phi bác, chẳng những bằng lý luận, mà còn bằng uy thế của tiền nhân Trung Hoa, vì các vị ấy đã giảng dạy một học thuyết khác...” [22]

Đọc xong đoạn này của L.M. Ricci, tôi không thể ngờ được rằng một học giả lỗi lạc như Ngài mà lại không thấy rằng Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể và Thuyết Thiên Nhân hợp nhất là 2 học thuyết cao diệu nhất trong thiên hạ. Nó tuyên dương Bản tính và định mệnh cao sang của con người. Hai chân lý sáng ngời như vậy mà Ông cho là tà đạo, thì thật đáng thương cho Ông. Như vậy, làm sao giảng đạo cho ai được? Sao Ông dám nói tiền nhân Trung Hoa đã giảng dạy khác hẳn? Thật là ngụy biện.


Tiền nhân Trung Hoa, như các chứng cứ Kinh Thi, Kinh Thư, Luận Ngữ, Mạnh tử trích dẫn trên đây cho thấy sau trước đều có một chủ trương, một tín ngưỡng y thức như nhau, và y thức như các đại hiền triết đời Tống. Đọc Chu Hi, Trình tử, Thiệu khang Tiết, Trương Hoành Cừ, Lục cửu Uyên v.v...tôi thấy các Ngài là những vị Thánh Nhân mà tôi cần noi gương, bắt chước.

Theo Mạnh Tử, thì dẫu vị Thánh Nhân ở Đông Di, hay là vị Thánh Nhân ở Tây Di, dẫu là xa nhau nghìn dậm, hay là cách nhau nghìn năm, thì tôn chỉ và lề lối cũng y thức như nhau, y thức như hai mảnh tre ở một phù tiết, đừng lối Thánh trước Thánh sau chỉ là một. [23]

Mới hay Chân Lý chỉ có một, mà đạo giáo thì có nhiều. Ta không nên nghe những người ngu si, cuồng tín khí dỗ, mà phải biết mở mắt ra mà nhìn xem đâu là Chân Lý. Tiêu chuẩn mà Mạnh Tử nêu trên là một Chân Lý bất diệt.

Để rộng đường khảo sát, so sánh, tôi xin trưng ra đây quan điểm của 1, vài Thánh Nhân Thiên Chúa Giáo.

Theo Thánh Augustin, thì Lương Tâm là nơi tâm hồn gặp gỡ Thiên Chúa, là nơi huyền nhiệm, nơi mà tâm hồn nhận chân được sự hiện diện của Thượng Đế trong lòng mình.[24]

Nơi khác Ngài than thở: “Lạy Chúa, trong Chúa con sẽ có sự chắc chắn, vững vàng và Bản Thể rốt ráo của con.” [25]

Thánh Phaolo nhìn nhận rằng ngay những người ngoại giáo cũng tuân theo những giới luật mà Thiên Chúa đã ghi tạc trong thâm tâm của họ. [26]

Thánh Phaolo cũng là vị thánh Công Giáo đầu tiên sống với niềm tin say sưa là có Thiên Chúa hiện diện trong tâm khảm Ngài.

Ngài viết: “Thiên Chúa là đấng đã truyền cho ánh sáng bừng lên trong tăm tối, chính Ngài cũng đã bừng sáng lên trong lòng chúng ta.” [27]

Nơi khác Ngài viết:” Anh em hãy ngợi khen và hãy mang Thiên Chúa trong thể xác anh em.” [28]

Đời sống của Ngài hoàn toàn phối hợp với Thiên Chúa, vì thế nên Ngài mới dám viết cho người xứ Galates: “Tôi sống chẳng phải tôi sống mà là Chúa sống trong tôi.”[29]

Gần đây, quan điểm “Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể” và chủ trương “con người có thể tiến tới cùng cực tinh hoa”, “có thể phối hợp với Thượng Đế” của Dịch Kinh và của các Thánh Hiền Trung Hoa lại được L.M. Teilhard de Chardin công khai chủ trương bên phía trời Âu, và được các giới văn học khắp nơi tán đồng và sùng thượng. Phải chăng đó là một điềm báo hiệu cho một cuộc Đông Tây gặp gỡ, kim cổ giao duyên trong một tương lai gần gũi. [30]

Tóm lại, đối với Thánh Hiền Trung Hoa:

Đạo Trời vốn đã ẩn áo trong lòng nhân loại.

Sự toàn thiện, toàn mỹ cũng vốn đã nằm sẵn trong đáy lòng con người.

Thánh Nhân là những người thông minh, duệ trí, nhận ra được căn bản hoàn thiện nơi đáy lòng mình, sống hợp với Thiên Lý, Thiên Đạo, hợp nhất với Trời.

Cực đĩểm ấy tức là cùng đích đã đặt ra cho nhân loại: Chưa đi tới cùng đích ấy dĩ nhiên là nhân loại còn phải tiến hoá mãi.

Sách Đại Học vì thế, mới đặt lằn mức cho mọi người dừng chân. Lằn mức ấy là sự Chí Thành, Chí Thiện (Chỉ ư chí Thiện.---Đại Học, I)

Cực điểm ấy cũng chính là Trung Điểm, là Trung Dung, Trung Đạo.

Đạo Thánh Nhân cao siêu, toàn mỹ, vì thế mới được Trung Dung khen tặng chẳng tiếc lời. Trung Dung viết:

“Đạo Thánh Nhân to sao, to lớn quá,

Nó mênh mang, biến hoá chúng nhân.

Nó cao, cao vút tới Trời thẳm muôn tầm,

Nó rộng, rộng bát ngát, khôn kể xiết.

Gồm thâu hết mọi điều lễ nghi, chi tiết,

Bao uy nghi, quán triệt hết chẳng trừ,

Đợi Thánh Nhân, Trời mới phú thác cho,

Không đức cả, Trời không ngưng đạo cả.

Nên quân tử dốc một lòng, một dạ,

Trọng Tính Trời, quyết gắn bó học hành,

Tiến sao tới mức rộng rãi tinh anh,

Mức cao sáng của Trung Dung đạo cả.

Ôn điều cũ, học thêm điều mới lạ,

Chuộng lễ nghĩa, sống đời sống nết na.

Ở ngôi cao, không có thói kiêu sa,

Ở cấp dưới, không làm điều trái nghịch,

Nước có Đạo, chỉ một lời làm tiến ích,

Nước đảo điên, lặng lẽ đủ dung thân.

Thơ rằng: “Khôn lại còn ngoan,

Khôn ngoan nên mới bảo toàn tấm thân.” [31]

------------------------------------------------
*************         


CHÚ THÍCH


[1] James Legge, the Shoo King, p. 428, notes.

[2] Thiên nhân bản vô nhị, bất tất ngôn hợp. Nhược bất nhất bản, tắc an đắc tiên Thiên vi Thiên phất vi, hậu Thiên nhi phụng Thiên thời?

天 人 本 無 二, 不 必 言 合。 若 不 一 本,

則 安 得 先 天 而 天 弗 違, 後 天 而 奉 天 時?

Trình Hạo (1032---1085), Tống Nguyên Học Án, q. 13, tr. 17.

Âm Phù Kinh của Đạo Lão cũng chủ trương: Thiên tính nhân dã, Nhân tâm cơ dã, lập Thiên chi đạo, dĩ định nhân dã. Thiên tính là người, nhân tâm là máy, lập ra Thiên đạo, để định con người.

Âm phù kinh, chương I.

[3] Tư tri Nhân, bất khả dĩ bất tri Thiên. 思 知 人 不 可 以 不 知 天。

Trung Dung XX.

[4] Tinh nhất chấp trung, Nghiêu Thuấn tương thụ chi tâm pháp dã. “Kiến Trung “(Thang), “Kiến Cực” (Vũ), Thương, Thang, Chu, Vũ tương truyền chi Tâm Pháp dã. viết Đức, viết Nhân, viết Kính, viết Thành, ngôn tuy thù, nhi lý tắc nhất, vô phi sở dĩ minh thử tâm chi diệu dã. Chí ư ngôn Thiên,tắc nghiêm kỳ tâm, chi sở tự xuất; ngôn dân, tắc cẩn kỳ tâm, chi sở do thi. Lễ nhạc, giáo hoá, tâm chi sở phát dã; điển chương văn vật tâm chi trứ dã; gia tề, quốc trị, thiên hạ bình, tâm chi suy dã, tâm chi đức kỳ thịnh hỹ hồ.

精 一 執 中, 堯 舜 相 授 之心 法 也。 建 中 (湯) 建 極 (禹) 商 湯 周 禹

相 傳 之 心 法 也。 曰 德, 曰 仁, 曰 敬,

曰 誠 言 雖 殊 而理 則 一, 無 非所 以 明 此 心 之 妙 也¡至 於言 天 ,

則 嚴 其 心 之 所 自 出。 言 民 , 則 謹 其 心 之 所 自 施。

禮 樂 教 化 心 之 發 也。 典 章 文 物 心 之 著 也。

家 齊, 國 治 心 之推 也。 心 之 德 其 盛 矣 乎!

Thư kinh đại toàn, q. II.

[5] Cáo Thần Tông viết: tiên Thánh, hậu Thánh nhược hộp phù tiết, phi truyền thánh nhân chi Đạo, truyền Thánh Nhân chi tâm dã, phi truyền thánh nhân chi tâm dã, truyền kỷ chi tâm dã. Kỷ chi tâm vô dị Thánh Nhân chi tâm, Quảng đại vô hạn, vạn thiện giai bị. Dục truyền thánh nhân chi đạo, khoáng sung thử tâm yên nhĩ.

告 神 宗 曰﹕先 聖 後 聖 若 合 符 節, 非 傳 聖 人 之 道,

傳 聖 人 之 心 也。非 傳 聖 人 之 心,

傳 己 之 心 也。己 之 心 無 異 聖 人 之心。 廣 大 無 限, 萬 善 皆 備。

欲 傳 聖 人 之 道, 擴 充 此 心 焉 耳。

Trùng biên, Tống Nguyên học án, p. 1, tr. 144.

[6] Nhất nhân chi tâm, tức Thiên địa chi tâm, nhất vật chi lý, tức vạn vật chi lý, nhất nhật chi vận, tức nhất thế chi vận.

一 人 之 心即 天 地 之 心, 一 物 之 理, 即萬 物 之 理, 一 日 之 運 即 一

世 之 運。

Tống Nguyên Học Án, Q. 15, tr. 2 (Y Xuyên án thượng).

[7] Tận kỳ Tâm giả, tri kỳ Tímh dã, tri kỳ Tính tắc tri Thiên hĩ.

盡 其 心 者, 知 其 性 也, 知 其 性 則 知 天 矣。

Mạnh tử, Tân tâm chương cú thượng, 1.

...Lý Phác, một triết gia thời Tống, đã muốn đề mộ chí mình như sau: ”dĩ Thiên vi tâm, dĩ đạo vi thể, dĩ thời vi dụng” (lấy Trời làm lòng, lấy Đạo (= Trời, Tuyệt đối thể) làm Bản Thể, lấy thời gian làm ứng dụng)

以 天 違 心, 以 道 違 體, 以 時 違 用。

Tống Nguyên Học Án, Lý Chương Công tiên sinh Phác, q. 1, tr. 18.

[8] Cái dục học giả ư thử, phản cầu chư thân nhi tự đắc chi.

蓋 欲 學 者 於此, 反 求 諸 身 而 自 得 之。

Trung Dung, I Phụ chú của Chu Hi.

[9] Phàm vật mạc bất hữu tánh, do thông, tế, khai, tắc, sở dĩ hữu nhân vật chi biệt, Do Tế hữu Hậu Bạc, cố hữu trí ngu chi biệt. Tắc giả lao bất khả Khai. Hậu giả khả dĩ Khai, nhi Khai chi dã nan; Bạc giả Khai chi dã dị. Khai tắc đạt ư Thiên đạo, dữ Thánh Nhân nhất.

凡 物 莫 不 有 性, 猶 通 蔽 開 塞, 所 以 有 人 物 之 別。

由 蔽 有 厚 薄, 故 有 智 愚 之別。 塞 者 勞 不 可 開;

厚 者 可 以 開, 而 開 之 也 難, 薄 者 開 之 也 易。 開 則 達 於天 道, 與 聖 人 一。

Cận tư lục, Chu Hi, q. I, tr. 10.

[10] Thiên thánh giai quá ảnh, lương tri nãi ngô sư..

千 聖 皆 過 影, 良 知 乃 吾 師。

Vương dương Minh.


[11] Duy Hoàng Thượng đế gíang Trung vu hạ dân, nhược hữu hằng tính, khắc tuy quyết do duy Hậu.

惟 皇 上 帝 降 衷 于 下 民, 若 有 恆 性, 克 綏 厥 猷 惟 后。

Kinh Thư, Thang Cáo, 2.

[12] Mạnh Tử viết: đại nhân giả bất thấ t kỳ Xích Tử chi Tâm giả dã..

孟 子 曰; 大 人 者 不 失 其 赤 子 之 心 者 也

[13] Mạnh Tử, Cáo Tử, chương cú thượng, 7.

[14] Mạnh Tử, Cáo Tử, chương cú thượng, 7 và 8.

[15] Mạnh Tử, Cáo Tử, chương cú thượng, tiết 1.

[16] Nhu gia tắc nhân minh trí thành, nhân thành trí minh. Cớ Thiên Nhân Hợp Nhất, trí học nhi dĩ thành Thánh.

儒 家 則 因 明 致 誠, 因 誠 致 明。 故 天 人 合 一, 致 學 以 成 聖。

Tống Nguyên Học Án, Hoành Cữ học án. q. XVII, tr. 55

[17] Thiên tính tại nhân chính do thuỷ tính chi tại băng. Ngưng thích tuy dị, vi vật nhất dã. Thụ quang hữu tiểu đại, hôn minh, kỳ chiếu nạp bất nhị dã.

Cao Trung Hiến viết: Dĩ Thuỷ dụ Thiên, dĩ Băng dụ nhân; dỉ ngưng thích dụ sinh tử, dĩ thụ quang dụ khí bẩm chi bất đồng; dĩ chiếu nạp dụ Tính chi bất nhị.

天 性 在 人, 正 猶 水 性 之 在 冰, 凝 釋 雖 易, 為 物 一 也。

受 光 有 小 大, 昏 明, 其 照 納 不 二 也。

拈中 憲 曰﹕ 以 水 喻 天, 以 冰 喻 人; 以 凝 釋 喻 生 死;

以 受 光 喻 氣 稟 之 不 同; 以 照 納 喻 性 之 不 二。

[18] Tôn Chung Nguyên viết: “Thiên dữ Thần phi nhị kiến, Thánh Nhân tức Thiên.

孫 鍾 元 曰﹕ 天 與 神 非 二 見; 聖 人 即 天。

Tống Nguyên Học Án, q. 17, tr. 13)

[19] Cáo chư sinh dĩ học tất như Thánh nhi hậu dĩ. Dĩ vi tri nhân nhi bất tri Thiên; cầu vi hiền nhân nhi bất cầu vi Thánh Nhân, thử Tần, Hán dĩ lai học giả chi đại tệ dã.

兌 諸 生 以 學 必 如 聖 而 後 已。 以 為 知 人 而 不 知 天,

求 為 賢 人 而 不 為 聖 人, 此 秦 漢 以 來 學 者 之 大 敝 也。

Cùng Tính Mệnh chi nguyên tất dĩ thể Thiên vi học vấn chi bản.

窮 性 命 之 源 必 以 體 天 為 學 問 之 本。

(Liêm Khê học án) Tống Nguyên Học Án, q. 11, tr. 10.

...Thiệu Khang Tiết ; ”Học mà không đạt tới trình độ hợp Trời với người, thì không đủ gọi là học”

Học bất tế Thiên nhân, bất túc dĩ vi chi học.

學 不 際 天 人, 不 足 以 為 之 學。

Quan vật ngoại thiên.

[20]Trung Quốc tự Đường, Ngu dĩ lai tức hữu Thiên Nhân hợp nhất chi tư tưởng. Kính Thiên tức sở dĩ ái nhân, ái nhân tức sở dĩ tôn Thiên. Lịch đại Thánh Triết mạc bất kế tục hoành dương thử “Thiên Nhân hợp nhất” chi đạo. Lão tử tức kỳ nhất hỹ.

中 國 自 唐 虞 以 來, 即 有 天 人 合 一 之思 想。

敬 天 即 所 以 愛 人, 愛 人 即 所 以 尊 天。

歷 代 聖 晢 莫 不 繼 續 宏 揚 此 天 人 合 一 之 道。 老 子 即 其 一 矣。

Trung quốc nhất chu, kỳ 632, tr. 21 (Trương Kỳ Quân---Lão Tử). Trung Hoa ngũ thiên niên sử, q. 3, chương Lão Tử.

[21] Dịch chi vi thư quảng đại tất bị, nhi ngữ kỳ yếu qui, tắc vi minh Thiên Nhân Hợp nhất chi đạo

易 之 為 書 廣 大 悉 備, 而 語 其 要 歸, 則 為明 天 人 合 一 之道。

(Trương kỳ Quân, Chu Dịch) Trung Quốc nhất chu, số 588.---Trung Hoa ngũ thiên niên sử, chương Chu Dịch, tr. 12.

[22] Mais l'opinion la plus suivie actuellement, et qui me parait (pare) empruntée à la secte des idoles depuis 500 ans (philosophie des Song), c’est que tout ce monde est fait d’une seule substance, et que le Créateur du monde avec le ciel et la terre, les hommes et les animaux, les arbres et les végétaux, et les quatre éléments, fotment un corps continu dont les divers êtres sont les membres. C’est de cette unicité de substance que l’on déduit le devoir de la charité envers les hommes et la possibilité pour tous de devenir semblables à Dieu...

Voilà ce que nous nous efforcons de réfuter (procuriamo di confutare), non seulement par le raisonnement, mais avec l’autorité de leurs anciens auteurs qui très clairement ont enseigné une doctrine différente. (g. Ricci)

Opere storiche, tome I.

Henri Bernard Maitre, Sagesse Chinoise et philosophie chrétienne, p. 108.

[23] Mạnh Tử viết: Thuấn sinh ư Chư Phùng, thiên ư Phụ Hạ, tốt ư Minh Điều, Đông Di chi nhân dã. Văn vương sinh ư Kỳ Châu, tốt ư Tất Đỉnh, Tây di chi nhân dã. Địa chi tương khứ dã, thiên hữûu dư lý, thế chi tương hậu dã, thiên hữu dư tuế. Đắc chí hành hồ Trung Quốc nhược hợp phù tiết. Tiên thánh, hậu Thánh kỳ quĩ nhất dã..

孟 子 曰﹕ 舜 生 於 諸 馮, 遷 於 負 夏,

卒 於鳴 倏, 東 匈 之 人 也。 文 王 生 於 岐 周,卒 於 畢 鄙,

西 匈 之 人 也。 地 之 相 去 也, 千 有 餘 里,

世 之 相 後 也,天 有 餘 歲。 得 志 行 乎 中 國 若 合 符 節。

先 聖 後 聖 其 揆 一 也。

Mạnh Tử, Ly Lâu Chương Cú Hạ, 1.

[24] La conscience, a pour Augustin, une valeur exclusivement religieuse. C’est le lieu de rencontre entre l’âme et Dieu présent en elle...

Revue des Sciences philosophiques et théologiques, (Paris, Librairie philosophique J. Vrin , 6 Place de la Sorbonne V, tome XLIV, N0 3, Juillet 1960) p. 570.)

J. Stelzenberger, Conscientia bei Augustinus zue geschichte, der moralthologie. Paderbor n, Schoningh, 1959.

[25] En toi, mon Dieu, j’aurai ma solidité, ma fixité, mon être définitif. (Augustin)

Henri de Lubac, Aspect du Bouddhisme, note 103 du Chapitre I.

[26] Ceux---là (les Gentils) montrent gravées dans leurs coeurs les prescriptions de la Loi...

Trong Deuteronome, đoạn XXX, câu 11---15: “Vì Luật mà ta truyền hôm nay, không có quá sức quá tầm ngươi,. Nó không có ở trên Trời, để Ngươi phải nói: Ai sẽ lên Trời tìm nó cho ta để chúng ta được nghe biết Luật và tuân cứ “. Nó cũng chẳng cách mấy trùng dương, để ngươi phải nói:” Ai sẽ vượt bể mà đi tìm nó cho ta, để chúng ta được nghe biết luật và tuân cứ.”. Vì Đạo (Lời) nào có xa ngươi, nó đã ở trong miệng ngươi, và trong lòng ngươi, để ngươi tuân cứ.

Dịch theo Bible de Jérusalem tr. 206.

Jérémie viết: Ta sẽ đặt lề luật ta trong đáy lòng họ, và viết lề luật ta vào tâm khảm họ.

(Jérémie XXXI, 33.)

[27] Le Dieu qui a dit à la lumière de resplendir du fond des ténèbres est Celui qui a resplendi en nos coeurs.

II Cor. 4, 6.

[28] Glorificate et portate Deum in corpore vestro. I Cor. 4, 6. Biblia sacra juxta Vulgatoe exemplaria et correctoria romana. Paris Letouzey et Ane, 87 Bld Rspail, p. 1265.

Nhưng các bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Pháp không dám thêm chữ “Và hãy mang Thiên Chúa” trong thể xác anh em.

Crampon chỉ dịch: Glorifiez donc Dieu dans votre corps (Xem La Sainte Bible de Crampon, p. 191)

La Bible de Jérusalem dịch: “Glorifiez donc Dieu dans votre corps”, còn chữ ”et portez” cho xuống dưới chú thích K nhỏ ở dưới gầm trang. (Bible de Jérusalem, p. 1515)

Mấy chữ quan trọng như vậy mà bỏ đi, vì Công Giáo không tin rằng con người vẫn mang Trời trong dạ, thật là quá uổng, Như vậy là làm mất luôn Tinh Hoa Thiên Chúa Giáo.

[29] Ce n’est plus moi qui vit, c’est le Christ qui vit en moi. (Aux Galates, 11, 20) Crampon, p. 215.

Puto autem, quod et ego Spiritum Dei habeam (Et je pense bien, moi aussi, avoir l’Esprit de Dieu. Và tôi cũng nghĩ rằng tôi cũng có thần Chúa trong tôi) (Biblia Sacra (Vulgate) et Bible de Jérusalem. I. Cor. 40)

...et ita cadens in faciem, adorabit Deum, pronuntians quod vere Deus in vobis sit. I Cor. XIV, 25 (Và bây giờ hắn xấp mình xuống đất, thờ phượng Thiên Chúa, và nói thực có Thiên Chúa trong anh em.) Các bản dịch thánh kinh Công giáo vì không tin có Chúa trong con người, nên đều dịch 2 chữ In Vobis trên là “giữa anh em” (parmi vous), chứ không dịch là “trong anh em” (en vous). Bible de Jérusalem và La Sainte Bible de Crampon đều dịch như vậy. Mới hay “sai một ly, thì đi một dặm” , cái gì mình có hay nhất, quí nhất thì lại vất đi, cái gì lặt vặt thì lại đề cao!

[30] Pierre Teilhard voit le cosmos tout entier construit à partir d’une seule et même Énergie. Cette Énergie s’actualise sous des aspects très différents. La science, particulièrement la Physique, confirme de plus en plus le bien---fondé de cette conception.

George Magloire, Hubert cuypers, Teilhard de Chardin,p. 131

...Teilhard de Chardin résume admirablement sa conception cosmique dans ces quatre propositions:

“Je crois que l’univers est en évolution

“Je crois que l’évolution va vers l’Esprit.

Je crois que l’Esprit s’achève en Dieu personnel.

“Je crois que le Personnel Suprême est le Christ Universel.”

Ibid. p. 222.

[31] Trung Dung, XXVII.

*************         


CHƯƠNG XXVII

QUAN NIỆM TU THÂN THEO NHO GIA.


Có thể nói được rằng Nho giáo là một đạo giáo có nhiều bộ mặt nhất. Trong suốt 2500 năm nay, Nho giáo đã được khai thác về nhiềi lãnh vực như: Luân lý, tín ngưỡng, chính trị, gia đình, xã hội, từ chương, khoa cử, thuật số, tu dưỡng, đạo đức v.v...

Cũng vì thế mà xưa nay, có rất nhiều nhận định khác nhau về Nho Giáo. Người thì cho rằng Nho Giáo là một đạo nhập thế, người thì cho rằng Nho Gíao thiên về chính trị, người thì cho rằng Nho Giáo chỉ chú trọng đến luân lý, cương thường . Cũng có người chủ trương Nho giáo chỉ biết dạy con người Nhân Đạo, nghĩa là chỉ biết dạy con người ăn ở cho xứng đáng với danh nghĩa con người, chứ không dạy con người làm Thần, Thánh.

* Những người theo Tam giáo ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam thường chủ trương: ---

Nho là Nhân đạo.

Lão là Tiên đạo.

Thích là Phật đạo.

*Và như vậy, dĩ nhiên là:

Đạo Nho kém nhất.

Đạo Lão thời trung bình.

Đạo Phật là đệ nhất hạng.

Quan niệm này được thấy rải rác trong nhiều sách vở bàn về Tam Giáo. Dưới đây, xin đan cử một trường hợp điển hình; Thiền sư Tông Bổn, chùa Diên Khánh, đời nhà Tống bên Tầu, tác giả bộ sách Qui Nguyên Trực Chỉ đã nhận định như sau:

“Theo Vô Tận cư sĩ, thì đạo Nho trị bệnh ngoài da, đạo Lão trị bệnh trong huyết mạch, đạo Phật trị bệnh trong mỡ xương.” [1]

Theo Hoàng đế Hiếu Tôn thì: “Lấy đạo Phật để trị tâm, lấy đạo Lão để trị thân, lấy đạo Nho để trị đời.” [2]

“Người học Nho chết rồi thì hết, chẳng qua khoảng 100 năm thôi. Người học Đạo vụ cầu sống mãi, chẳng qua ngàn muôn năm mà thôi. Người học Phật dứt mãi mãi với sự sống chết, trong trẻo hoài, chẳng qua trải khắp số kiếp nhiều như bụi cát, mà không có cùng tận vậy. “[3]

“Nho như một cái thếp đèn, soi sáng một đêm, khi chuông ngân, hồ cạn, thời dầu khô, đèn tắt vậy. Đạo Tiên như một ngọn đèn trăm năm của vua A Xà Thế làm ra, để soi Xá lợi của Phật, khi 100 năm đã mãn, thì đèn đó liền tắt vậy. Phật như mặt trời sáng rỡ, chiếu diệu, muôn đời thường sáng, hễ lặn phía Tây, thì mọc phía Đông, xây vòng không nghỉ vậy. Đó là lời luận xa gần của Tam Giáo, có cái đại lược về cái ý lớn của Tam Giáo...” [4]

Đọc những lời nhận định trên của sách Qui nguyên trực chỉ ta thấy ngay rằng chúng thiếu vô tư, thiếu căn cứ và có mục đích tuyên truyền cho Phật Giáo rõ ràng. Theo tôi, một thái độ thiên vị như vậy không thể giúp ta nhận định được rõ ràng những ưu khuyết điểm của các đạo giáo.

Sau nhiều năm khảo cứu đạo Nho, tôi đã nhận chân được rằng: Nếu xưa nay, người ta người ta có những quan niệm sai lầm về Nho Giáo, thì cũng không lạ. Trước hết, muốn hiểu Nho Giáo, thực ra không phải là chuyện dễ. Đọc và hiểu hết toàn bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh không phải là một công trình vài tháng, vài năm; ấy là chưa kể đến Bách Gia, Chư Tử. Sau nữa, một người dẫu giỏi chữ Hán mấy nếu người đó chỉ chú trọng đến văn chương, nếu người đó chỉ dùng đạo Nho như một công cụ để bước vào con đường công danh, hoạn lộ, thì người đó chắc chắn sẽ chẳng nắm được phần nghĩa lý, phần căn cốt, chính truyền của Nho Giáo.

Khi còn ở Trung Việt, tôi có quen 1 Cụ Phó Bảng. Một hôm, tôi muốn cùng Cụ bàn bạc về nghĩa lý Kinh Dịch. Cụ tâm sự với tôi chẳng qua Cụ chỉ giỏi về văn chương, thi phú, còn nghĩa lý cao xa thì không biết, nhất là nghĩa lý kinh Dịch. Đó là vì, khi còn trẻ, đi học thì lo học thuộc lòng để đi thi. Vả hồi đó, trong chương trình thi, lại không có Kinh Dịch. Sau khi đã thi đỗ ra làm quan, thì xếp dần sách vở, lo làm, lo ăn, lo chơi. Khi về già thì học Địa lý để mua vui. Có vậy thôi. Những lời tâm sự của Cụ Phó Bảng nói trên làm tôi hết sức suy tư. Mới hay, giỏi chữ Nho không phải là giỏi đạo lý, cũng như giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh không phải là giỏi nghĩa lý, đạo đức...

Hôm nay, với đề tài “Tu Thân theo Nho Gia”, tôi muốn biện minh rằng Nho Giáo không hề có thiếu phần tu tâm, dưỡng tánh, và thánh hiền Nho Giáo, ngoài việc lo đắp xây hoà bình, thái thịnh cho đời, còn cố công tu luyện tâm tính, đúng vối tôn chỉ “nội thánh, ngoại vương chi đạo”.

Trong chương này, tôi không nhất thiết dựa vào Tứ Thư, Ngũ Kinh, mà cũng còn tham khảo thêm đời sống và quan niệm về Tu Dưỡng của các bậc danh Nho lịch đại. Làm như vậy, cốt là để cống hiến quí vị một cái nhìn nhất quán về Nho Giáo, cũng như về công phu tu thân của Nho giáo.

Trong bài thuyết trình này, tôi lần lượt trình bày:

1. Chủ trương then chốt của Nho Giáo,

2. Quan niệm Tu Thân theo Nho Giáo gồm ba đề mục:

---Lý do tu thân.

---Phương pháp tu thân.

---Mục đích tu thân.

I. Chủ trương then chốt của Nho Giáo:---

Nho giáo, nói chung, công trình tu thân nói riêng, cũng như các vấn đề chính trị, xã hội khác đều dựa trên một chủ trương căn bản này, đó là: Con người có Thiên Tính.

---Thiên Tính ấy được gọi là Đạo Tâm theo Kinh Thư. (Kinh Thư, Đại Vũ Mô, 5)

---Thiên Mệnh, hay Tính Mệnh theo Trung Dung (Trung Dung, I)

---Minh Đức, theo Đại Học (Đại Học, I)

---Di, Tắc theo Kinh Thi (Kinh Thi, Đại Nhã, Đãng, 6)

Tù ngữ tuy có khác nhau, nhưng chung qui vẫn nói lên một Chân Lý cốt cán rằng: Dưới những hiện tượng tâm tư, còn có Bản Thể Trời làm căn cốt.

---Vì Bản Tính Người là Trời, cho nên Nho Giáo mới dám nói: Tính con người vốn tốt. (Luận Ngữ, V, 12; XVII, 2; Mạnh tử, Đằng Văn Công chương cú thượng, 2; Cáo Tử chương cú thượng v.v...)

---Bản tính ấy là gốc, mọi việc khác như tâm tư, thân xác, gia dình, xã hội, thiên hạ sự v.v...là thân, là cành, là ngọn. Không biết được gốc, làm sao mà trị được ngọn, không hiểu được Trời, làm sao hiểu nổi được Người.

Trung Dung viết:

Biết người, trước phải biết Trời,

Hiểu Trời chẩng nổi, hiểu người làm sao?

(Tư tri nhân, bất khả dĩ bất tri Thiên. (Trung Dung, XX)

---Cho nên người quân tử phải cố gắng học hỏi, mài miệt suy tư để tìm cho ra cái Khuôn Trời, cái Gốc Trời nơi mình, rồi mới có thể “chính tâm, thành ý, tu thân,tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.” được.

---Vì con người đã có sẵn Thiên Chân, đã có sẵn mầm mộng hoàn thiện nơi mình, cho nên con người có bổn phận làm triển dương mầm mộng hoàn thiện ấy cho đến chỗ tinh vi, cao đại.

---Mọi người sinh ra đời này đều có bổn phận nỗ lực tiến tới mục tiêu cao cả ấy và phải góp phần vào công cuộc, đại hoá, đại tạo của đất Trời.

Tất cả chủ trương trên đã được trình bày ngay nơi đầu sách Đại Học. Đại Học viết:

Đại Học có mục tiêu rõ rệt,

Đuốc lương tâm cương quyết phát huy.

Dạy dân lối sống tân kỳ,

Chưa nơi hoàn thiện còn đi chưa ngừng.

Có mục tiêu, rồi lòng sẽ định,

Lòng định rồi, nhẹ gánh lo toan.

Hết lo, lòng sẽ bình an,

Bình an, tâm trí rộng đàng xét suy,

Suy xét rộng, tinh vi thấu triệt,

Thấu sự đời, ngành ngọn đầu đuôi.

Trước sau đã rõ khúc nôi,

Thế là gần Đạo, gần Trời còn chi.

Muốn đức sáng truyền đi thiên hạ,

Người xưa lo cải hoá dân mình,

Trị dân, trước trị gia đình,

Gia đình muốn trị, sửa mình trước tiên,

Muốn sửa mình, tâm nên sửa trước,

Sửa tâm hồn, trước cốt ý hay.

Ý hay, phải học cho dày,

Dày công học vấn sẽ hay Khuôn Trời,

Hay Khuôn Trời, ắt thôi thấu triệt,

Thấu triệt rồi, ý thiệt, lòng ngay,

Lòng ngay ta sẽ hoá hay,

Ta hay, gia đạo mỗi ngày một yên,

Nhà đã yên, nước liền thịnh trị,

Nước trị bình, bốn bể bình an,

Từ vua cho tới dân gian,

Tu thân một mực lấy làm căn cơ.

Đại Học, I.

*************************         


II. Quan niện tu thân theo thánh nhân: ---

Trong phần này, tôi sẽ lần lượt bàn về:

a) Lý do tu thân theo Nho giáo.

b) Phương pháp tu thân theo Nho Giáo.

c) Mục đích tu thân theo Nho Giáo.



a) Lý do tu thân theo Nho giáo.

Hiểu được chủ trương nòng cốt nói trên của Nho Giáo, ta sẽ hiểu rõ tại sao con người cần phải tu thân.

Tu Thân là gì? Tu thân là sửa mình.

Sửa mình là gì? Là sửa tâm hồn cho nên tốt đẹp.

Tại sao phải sửa tâm hồn cho nên tốt đẹp?

Thưa vì trong mỗi người chúng ta đều đã có Thiên Tính, cho nên đều đã có lẽ chí thiện, chí mỹ của Trời đất tiềm ẩn bên trong, vì thế nên con người cần phải tu thân, để thực hiện lẽ chí mỹ, chí thiện ấy.

Đổng trọng Thư, một danh nho đời Hán, đã cho rằng Tính như con kén, như cái trứng. Trừng được ấp rồi mới nở con, kén đợi ươm rồi mới thành tơ, Tính được dạy rồi mới thiện, thế gọi là Chân Thiện. Trời sinh ra dân, cho cái Tính có thiện chất, mà chưa có thể thiện được, rồi vì dân mà lập ra vua để làm cho thiện, ấy là ý Trời vậy. [5]

Ông còn viết: “Con người sinh ra chưa phải là con người, vì con người thời hoàn toàn như Trời vậy. Người mà làm người thời gốc ở Trời .Trời là Cụ, Ông, Cha của người vậy. [6]

Thế tức là, khi sinh ra, con người mới chỉ có khả năng để trở nên toàn thiện, chứ chưa phải là đã hoàn thiện, Con người còn cần phải dùng thời gian, hoàn cảnh, cần tốn công phu tu luyện, rồi ra mới trở nên toàn thiện được. Cho nên Sinh chưa đủ, còn cần phải Thành nữa, mới được vẹn toàn. Vì thế, đối với Thánh Hiền, người ta vừa mừng ngày Đản Sinh, vừa mừng ngày Thành Đạo.

Hiểu nhẽ đó, nên khi bình về các số Sinh (1,2,3,4.5), và các số Thành (6,7,8,9,10) trong Hà Đồ, tôi đã làm mấy vần thơ sau:

Sinh, Thành dùng số nói lên,

Lẽ Trời sau trước nói liền huyền linh.

Âm Dương khi đã phân trình,

Nếu không kết cấu sao thành hoá cơ?

Âm Dương nếu những hững hờ,

Trời, Người xa cách bao giờ có hay?

Lẽ Trời cảm ứng xưa nay,

Muôn phương hoà hợp, phơi bày tinh anh,

Có Sinh nhưng cũng có Thành,

Không tu, hồ dễ Trời dành phẩm tiên?

Mới Sinh, như gốm chưa men,

Như vàng chưa luyện, như duyên chưa Thành.

Cho nên phải tập, phải tành,

Phải trau, phải chuốt, tinh anh mới toàn...

Đã sinh ra ở trần hoàn,

Phải dùng thời thế Trời ban cho mình,

Lao lung rồi mới hiển vinh,

Chớ đừng để mặc thế tình đẩy đưa...

B. Phương pháp tu thân.

a. Lập chí.

Muốn tu thân, phải lập chí.

Theo Nho Gia chân chính, lập chí là thực tâm ước nguyện, là dốc chí học hành, quyết tâm tu tập để trở thành Thánh Hiền.

Học để biết phương pháp tu luyện.

Hành để mà chỉnh trang tâm hồn, cải thiện tâm hồn.

Nhiều bậc đại nho, sau khi đã đỗ đạt cao, đã bỏ hẳn cái học cầu danh, tranh lợi, mà theo đòi cái lối học để tìm cầu đạo lý, trở thành thánh hiền.

Chu Hi (1130---1200), một danh nho đời Tống, đỗ tiến sĩ năm 18 tuổi, ra làm quan được ít lâu, bỏ về. Năm 28 tuổi, nghe tiếng Lý Đồng, một danh nho thụ đắc được đạo lý chính truyền Nho Giáo, ông bèn đi bộ mấy trăm cây số đến xin thụ giáo, và Ông đã theo học Trung Dung với Lý đồng trong vòng 5 năm, cho tới khi Lý Đồng mãn phần.

Chu Hi viết:” Người đời nay, tham lợi lộc, mà không tham đạo lý, muốn làm người quí mà không muốn làm người tốt, đó là cái bệnh ở sự không lập chí.” [7]

Lục Tượng Sơn (1139---1192), một danh nho đời Tống, cũng cho rằng “chỉ có những bậc thiên tư dĩnh ngộ, thấy rõ đạo lý, mới quyết chí về đường tu dưỡng, còn ngoại giả chỉ là đua theo thói đời, mượn tiếng Thánh Hiền, vậy cái danh thì có, cái thực thì không.” [8]

Gương lập chí sáng tỏ nhất để thành Thánh Hiền, ta thấy được nơi Vương Dương Minh (1472---1528), một danh nho thời Minh.

Vương Dương Minh, thủa nhỏ thông minh lạ thường, ở nhà nghe tổ phụ là Trúc Hiên Công đọc sách. Nghe đến đâu, nhớ đến đấy. Năm 11 tuổi đi học, một hôm hỏi ông thày rằng: “Ở đời việc gì là hơn cả?“Thày nói rằng: “chỉ có học rồi thi đỗ là hơn cả.”. Ông không chịu và nói rằng: “Chỉ có học để thành thánh hiền là hơn.” [9]

Và từ đấy cho đấy cho đến lớn, ông tha thiết suy tư, học hành, tầm sư, cầu đạo. Năm 17 tuổi, cưới vợ, là con gái quan tham nghị Chư Dưỡng Hoà.

Ngay hôm sắp làm lễ hợp cẩn, ông đi chơi đến Thiết Trụ Cung, thấy 1 đạo sĩ đang ngồi tu luyện. Ông vào nghe nói về thuyết trường sanh, rồi ngồi đối thoại với đạo sĩ ấy suốt đêm, quên cả việc đi cưới vợ.

Năm 28 tuổi, Ông đỗ Tiến Sĩ, rồi ra làm quan, nhưng mà vẫn vẩn vơ muốn xuất gia. Ông chê lối học từ chương của các bè bạn đương thời. Ông học Phật, học Lão, học Nho, để cố tìm cho ra con đường tiến tới Thánh Hiền. Mãi tới năm 34 tuổi khi bị triều đình đày ra Long Trường, một vùng hoang vu, man mọi, một hôm nửa đêm ông mới chợt tỉnh ngộ ra cái nghĩa “cách vật trí tri” của Đại Học, và nhận chân được rõ ràng rằng Đạo chẳng ngoài tâm và Lương tri tức là Đạo, là Trời. Từ đấy Ông mới sáng lập ra được một học thuyết riêng biệt và chủ trương Trí lương Tri, để đưa người vào đường Thánh Học.

Ta thấy một người như Vương Dương Minh mà cũng phải tốn nhiều năm tháng, nhiều công phu mới trở thành Thánh Hiền, mà mãi tới năm 34 tuổi, khi bị lao lung, đày ải, xa cách hẳn với thế giới văn minh, xa cách hẳn với từ chương sách vở, ông mới tìm ra được ánh sáng Trời, chiếu rọi ở Tâm Linh. [10]

b. Học hỏi, suy tư.

Sau khi đã lập nguyện, lập chí, nhất định dùng cuộc đời mình để tu luyện và trở thành Thánh Hiền, các bậc danh nho mới ra công học hỏi, suy tư.

Mà học hỏi suy tư lúc này là không còn là cái học để thêm kiến văn, kiến thức nữa, mà chính là để tìm lại Thiên Tâm, Thiên Tính, Bản Tâm, Bản Tính của mình.

Khảo về phép học của Nho Giáo, ta thấy có 2 đường lối:

---Một là tìm lẽ Nhất Quán ở ngoài Tâm.

---Hai là tìm lẽ Nhất Quán ở trong Tâm.

Tìm lẽ Nhất Quán ở ngoài Tâm, là cái học chi li, phiền tạp. Học theo lối đó sẽ hướng ngoại, sẽ lệ thuộc ngoại cảnh, sách vở, sẽ thích nghị luận, biện bác. Đó là cái học “cầu lấy biết để mà nói”.

Tìm lẽ Nhất Quán ở trong tâm là cái học giản dị, nhưng bao quát. Nó cốt ở sự đơn giản, phác thực, tự chứng, tự nghiệm, tự đắc. Mục đích của sự học là “cầu lấy biết để mà hành” mà tu cho tâm thần ngày thêm linh sảng.

Hai đường lối học hỏi trên, tuy cao thấp khác nhau, nhưng thực ra bổ khuyết lẫn cho nhau. Và thườnh thì ai cũng phải đọc sách trước, rồi mới “quán tâm “được.

Tóm lại, học hỏi cốt là “Cùng lý, trí tri”.

Trình Tử bàn về cách học hỏi suy tư để tìm cầu cho ra nghĩa lý như sau:

“Cùng lý cũng có nhiều cách: hoặc đọc sách để giảng minh nghĩa lý, hoặc nghị luận nhân vật xưa nay để biện biệt điều phải trái, hoặc ứng tiếp sự vật mà thuận lẽ đươngï nhiên.” [11]

Trình Tử còn cho rằng: “Không suy nghĩ chín chắn, không thể đến được cõi đạo lý.” “Không suy nghĩ chín chắn mà đắc đạo, thì sự đắc đạo ấy cũng dễ mất” và “ï tư lự lâu ngày, sự minh duệ tự nhiên sinh ra.” [12]

Ông cũng hiểu rằng: điều sở đắc của người học đạo phần nhiều do ở trực giác hơn ở sách vở và thày bạn. Cho nên Ông ta thường nói: “Đại phàm học vấn, do sự nghe biết, đều không thể gọi là tự đắc. Muốn tự đắc phải mặc thức, tâm thông... Nghe thấy mà biết không phải là sự hiểu biết của đức tính. Sự hiểu biết của đức tính không mượn ở kiến văn.” [13]

Nói thế, tức là “học đạo phải tuần tự, trước sau, có gần, có xa, có thấp, có cao, có dễ, có khó, không thể nhất đán đã lĩnh hội được đạo thể. Người mới bắt đầu học đạo, mà muốn được “mặc thức tâm thông” ngay, cũng chẳng khác gì kẻ muốn đứng trên đỉnh núi, nhưng không muốn leo núi, muốn ở bên kia sông, mà chẳng vượt sông: chỉ là những chuyện hão huyền, không thể nào thực hiện được.” [14]

Trên đây, nói rằng học hỏi, suy tư để tìm ra lẽ “Nhất quán” của Trời Đất, để “cùng lý, tận tính”. Thay vì dùng những danh từ văn chương hoa dạng ấy, ta có thể nói nôm na như sau:

Người xưa học hỏi để tìm cho ra Lẽ Một chi phối hoàn võ.

Ở vũ trụ bên ngoài, thì Lẽ Một hay Trời sinh xuất ra vạn tượng, vạn hữu.

Ở vũ trụ bên trong tâm thần ta, thì Lẽ Một hay Trời sinh xuất ra vạn tình, vạn niệm .

Cho nên, tìm ra được Lẽ Một ấy nơi Tâm, tức là tìm ra được phần linh thiêng nhất của tâm thần chúng ta.

Cái phần linh thiêng nhất ấy Nho gia xưa gọi là Tính, là Mệnh, là Minh Đức, là Trung, là Đạo, là Thiên Lý...

Nhưng nói cho nôm na hơn, cho cụ thể hơn, thì cái phần Linh Thiêng ấy chính là Lương Tâm của mỗi người chúng ta.

Tôi nhận định rằng, nếu chúng ta cứ dùng những chữ như Thiên Tính, Thiên Lý, Minh Đức, ta sẽ thấy phần Linh Thiêng ấy trở nên xa vời với chúng ta, và rất khó lĩnh hội được, y thức như khi ta dùng những danh từ Chân Như, Phật Tánh hay Bản Lai Diện Mục của Đạo Phật. cho nên, từ lâu, để giản dị hoá vấn đề, tôi đã chủ trương như Vương Dương Minh:

Học là để tìm lại Lương Tâm,

Tu là để sống theo đúng Lương Tâm.

Vương Dương Minh cho rằng: Lương Tâm hay Lương Tri cũng chính là Đạo, là Trời. Ông viết: “Cái Bản Thể của Tâm là Thiên Lý, cái chiêu minh linh giác của Thiên Lý gọi là Lương Tri.” [15]

“Tâm tức là Đạo, Đạo tức là Trời. Biết Tâm thì biết Đạo, biết Trời.”

Ông còn nói:

Thiên thánh giai quá ảnh,

Lương tri nãi ngô sư.

Tạm dịch:

Thần thánh ngàn xưa đều quá vãng,

Lương tri mới thực chính Thày ta.

Ông cũng còn làm bài thơ sau:

Lương tri tựu thị độc tri thì,

Thử tri chi ngoại cánh vô tri.

Nhân nhân đô hữu lương tri tại,

Tri đắc lương tri khước thị thuỳ? [16]

Tạm dịch:

Lương tri thấy được lúc độc tri,,

Ngoài biết ấy ra há biết gì?

Ai mà chẳng có lương tri sẵn?

Hồ dễ mấy ai biết lương tri?

Tìm ra được Lương Tâm, Lương Tri rồi, chúng ta sẽ nhận thấy rõ ràng rằng: ở nơi mỗi một con người, chúng ta ai cũng có 2 phần khác biệt sau đây:

---Lương tâm.

---Tư tâm.

Và chúng ta sẽ suy ra một cách dễ dàng rằng: Tư tâm mỗi người chúng ta hết sức khác nhau; tư tâm người da vàng khác tư tâm người da đỏ, người da đen và người da trắng . Tư tâm người bây giờ khác tư tâm người xưa.

Nhưng lương tâm chúng ta đều giống nhau. Lương tâm da vàng, da đen, da trắng là một. Lương tâm người xưa và nay là một. Lương tâm ta và lương tâm Phật Thánh xưa nay là một.

Như vậy, chúng ta khác Thánh, Hiền, Tiên, Phật ở chỗ nào?

Thưa chính là ở điểm này:

---Tư Tâm và Lương Tâm Phật, Thánh hoàn toàn giống nhau. Ở nơi các Ngài, tư tâm đã hoàn toàn biến thành lương tâm.

---Còn ở nơi chúng ta, thì Tư Tâm và Lương Tâm khác nhau như trời vực, như ngày với đêm, như nóng với lạnh, như nước với lửa. Ở nơi chúng ta, thì tư tâm và lương tâm thường cãi vã nhau, chống đối nhau như Ông nói gà thì Bà nói vịt, y như trống đánh xuôi mà kèn thì thổi ngược vậy.

Như vậy ở nơi phàm phu, tục tử thì lương tâm đã bị tư tâm làm khuất lấp, y như một bàu trời vân vũ dày đặc, làm cho mất ánh dương quang. Họ y như là những người đã ký giấy cho Lương Tâm nghỉ dài hạn, để tha hồ tác yêu, tác quái. Tư tâm họ có thể ví như những máy vô tuyến truyền hình đã hỏng hết bóng đèn, không còn bắt được những tiếng nói và những hình ảnh từ trung tâm truyền hình Lương Tâm phát đi. Họ là những người đã chẳng ít, thì nhiều đã làm mất lương tâm, đã táng tận Lương Tâm. Chính vì thế mà Mạnh Tử khuyên ta đi tìm lương tâm đã thất lạc về: Học vấn chi đạo vô tha: Cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hĩ. [17]

---Triết nhân là những ngưồi trông thấy rõ 2 phần tách biệt trong con người:

Một bên là lương tâm, là Bản thể con người, là khuôn vàng, thước ngọc Trời ban cho con người.

Một bên là tư tâm, còn đầy ám hôn, khiếm khuyết, cần phải được khai quang và cải thiện.

---Thánh hiền đắc đạo là những người tư tâm chẳng còn, niềm tây đã hết, chỉ còn thuần có Lương Tâm, thuần có Thiên Lý hoạt động bên trong.

Cho nên, trong chương trình cầu học của Nho gia, cái điều quan trọng nhất là tìm lại được Lương Tâm cho mình và cho người.

Mạnh tử viết: “Nhân là Lương Tâm con người, Nghĩa là con đường chính đại của người. Những ai bỏ con đường chính đại của mình mà chẳng theo, những kẻ để thất lạc lương tâm mình mà chẳng biết tầm nó lại, thật đáng thương hại thay! Mỗi khi con gà, con chó của họ chạy lạc, thì họ biết đi kiếm mà đem về. Nhưng tới chừng cái Lương Tâm của họ thất lạc, thì họ chẳng biết cách tìm nó trở lại. Người học vấn đạo lý chỉ có cái mục đích này mà thôi: tìm cái lương tâm thất lạc của mình.” [18]

Hồ Hoằng (?---1163), một danh nho đời Tống cũng nói:”Đạo sẵn trong tâm người ta, suy ra thì rất tốt lành. Nhưng khốn nạn vì tâm bị phóng mà chẳng biết cầu lại mà thôi. Tai nghe, mắt thấy, làm che lấp được mình; cha con vợ chồng làm luỵ được mình; y cầu ẩm thực làm say mê được mình. Đã mất bản tâm của mình rồi, còn dám nói rằng ta có biết, đau đớn thiệt.” [19]

Vương Dương Minh (1472---1528) chủ trương đại khái như sau:

Sao lo lắng, lo suốt ngày, suốt buổi?

Sao học hành, bàn cãi mãi làm chi?

Bao nghi nan, mâu thuẫn của vấn đề,

Dùng trực giác, sẽ phá tan trong chốc lát.

Lòng người có chỉ nam từ sơ phát

Trong lòng người đã sẵn đấng muôn trùng,

Có mọi sự trong kho báu đáy lòng,

Sao ta vẫn ăn xin từng cửa ngõ? [20]

c. Cư kính: Kính sợ Trời như thể có Trời ẩn áo giáng lâm.

Khi đã tìm ra được Bản Tâm, Bản Tính, đã trực diện được với Lương Tâm, đã hiểu được rằng Lương Tâm là Đạo, là Trời, lúc đó người quân tử sẽ trở nên trang kính.

Sự trang kính ấy, tuỳ từng giai đoạn, sẽ có thể là:

---Kính sợ Trời như thể có Trời ẩn áo, giáng lâm.

---Kính sợ Trời tiềm ẩn đáy lòng.

---Tự trọng vì nhận ra nơi mình cũng có Bản Thể Thần Minh, y thức như ở nơi thánh hiền kim cổ.

---Trọng người vì nhận ra được rằng người cũng có bản thể Thần Minh như mình.

Có kính, có trang kính, con người mới dễ dàng tu sửa tâm hồn cho nên hẳn hoi, ngay ngắn.

Chính vì thế mà Kinh Thi mới viết:

Chái Tây Bắc, góc nhà thanh vắng,

Đừng làm chi đáng để hổ ngươi,

Đừng rằng tăm tối chơi vơi

Đừng rằng tăm tối ai người thấy ta.

Thần giáng lâm, ai mà hay biết,

Nên dám đâu, khinh miệt dể ngươi? [21]

 Trung Dung cũng viết:

Bản Tính cũng chính là Thiên Mệnh,

Đạo là noi theo tính Bản Nhiên,

Giáo là cách giữ Đạo nẹn,

Đạo Trời sau trước vẫn liền với ta.

Rời ta được, đâu là đạo nữa,

Thế cho nên, quân tử giữ gìn,

E dè cái mắt không nhìn,

Tai nghe không nổi cho nên hãi hùng.

Càng ẩn áo, lại càng hiện rõ,

Càng siêu vi, càng tỏ sáng nhiều.

Nên dù chiếc bóng tịch liêu,

Đã là quân tử chẳng siêu lòng vàng.[22]

Luận Ngữ viết:

“Ra khỏi nhà thì như đón khách quí,

Đối với dân, thì trang nghiêm như cử hành đại lễ. [23]

 Quan niệm kính Trời của Nho Gia sau này cũng đã được du nhập vào các tiểu thuyết Trung Hoa.

Đọc bộ Thuận Trị quá giang, ta thấy ngay ở hồi đầu có câu:

Nhân gian tư ngữ, Thiên văn như lôi,

Ám thất, khuy tâm, thần mục như điện. [24]

Tạm dịch:

Nhân gian thầm thĩ với nhau,

Trời nghe tỏ rõ, tưởng đâu sấm rền.

Lòng riêng, buồng kín tối đen,

Mắt Thần soi tỏ, như in chớp loà.

**************************         


 Truyện Phản Đường kể tích truyện sau:

Địch Nhân Kiệt, trên đường lai kinh ứng thí, đến huyện Lâm Thanh vào quán trọ nghỉ ngơi. Đêm đến, có một quả phụ xinh đẹp, đến gặp Ông trong phòng ngủ, tống tình, vài ép chuyện trăng hoa. Địch Nhân Kiệt, mới đầu cũng động tình, vì thấy nàng nọ nhan sắc diễm kiều, lại ăn nói mặn mà duyên dáng, nhưng sau Ông chợt nghĩ đến câu Hoàng Thiên bất khả khi, nghĩa là không thể lìa dối Trời được, nên Ông đã làm 1 bài thơ khẳng khái cự tuyệt.

Ngày hôm sau, ở kinh sư, vua Đường Thái Tôn hỏi quân sư là Lý Thuần Phong xem kỳ này ai sẽ đỗ trạng nguyên. Lý Thuần Phong về trai giới, rồi thiếp đi, lên thiên đình xem bảng Trời.

Khi hoàn hồn, Ông tâu cho vua biết: Trên bảng Trời có 6 chữ: 火 犬 二 人 之 傑 (火 犬 là chữ Địch 狄; 二 人 là chữ 仁; 傑 là chữ Kiệt 傑), và bên cạnh bảng có một lá cờ, có ghi 1 bài thơ tứ tuyệt. Ông chép lại bài thơ ấy dâng lên vua. Vua đem niêm phong, cất đi, để chờ ứng nghiệm.

Đến khi Địch đỗ trạng nguyên vào triều kiến, vua Đường Thái Tôn mới vỡ lẽ ra rằng 6 chữ mà Lý Thuần Phong chép trên bảng Trời bữa trước, chính là tên của Địch Nhân Kiệt viết theo lối chiết tự, còn bài thơ tứ tuyệt chính là bài thơ mà Địch Nhân Kiệt đã làm trong quán vắng đêm nọ, để cự tuyệt với quả phụ kia. Vua tôi đều thất kinh. Mới hay đúng là Hoàng Thiên bất khả khi vậy. [25]

d. Theo tiếng Lương Tâm cải hoá tư tâm.

Sau khi đã nắm chắc được rằng: Lương Tâm con người là Bản Tính, là Đạo, là Trời, là Thái Hư, là Thiên địa chi Tính, là gương mẫu hoàn thiện; còn Tư Tâm là Khí Chất chi Tính, có thanh, có trọc khác nhau, có hay, có dở khác nhau, Nho Gia liền gia công: Noi theo lương tâm, cải hoá tư tâm.

Công phu này Nho gia gọi là Chính Tâm: Làm cho Tâm Hồn trở nên ngay thẳng, hay là Hàm Dưỡng, hay là Tồn Tâm Dưỡng Tính.

Chung qui chỉ là biến hoá cái “Khí Chất chi Tính” theo từ ngữ của Trương Hoành Cừ.

Biết biến hoá cái khí chất chi tính, biết cải hoá cái tâm của mình, tức là biết áp dụng lẽ Dịch vào phương pháp tu thân vậy.

Mà Dịch dạy chúng ta những gì? Dịch dạy chúng ta:

---Hãy rũ bỏ những gì tư tà.

---Hãy hoành dương những gì công chính.

---Hãy bỏ nơi ti tiện mà vươn lên cho tới chỗ thanh cao.

---Hãy tữ bỏ sự tối tăm mà trở về với ánh sáng.

---Hãy tài bồi những gì còn khuyết điểm để đi đến chỗ viên mãn.

---Hãy rũ bỏ tần phiền, mà trở về giản dị.

---Hãy tránh rối loạn mà trở về sống trong qui tắc, trong trật tự...

Áp dụng những lẽ Dịch trên vào công cuộc tu thân, ta sẽ tìm ra được những đường lối, những tôn chỉ sau:

---Tâm ta dễ loạn động, phải biết giữ cho định tĩnh

---Tâm ta dễ phá tán, cần phải biết thu nhiếp, biết tập trung.

---Tâm ta rất dễ bị ngoại vật làm cho hôn ám, cần phải giữ cho nó được thanh hư, quang sáng.

---Tâm ta thường khuy khuyết, phải lo tài bồi cho ngày một thêm viên mãn.

---Lương Tâm là công chính, là Thiên Lý hằng cửu, bất biến. Tư Tâm là tà nguỵ, là Nhân dục biến thiên. Vì vậy ta cần sống theo sự công chính, theo những định luật vĩnh cửu của trời đất, và cố tránh những gì nhân vi, nhân tạo, biến thiên, chất chưởng.

---Hãy mở rộng tầm kích tâm hồn, cho nó ngày một thêm bao la rộng rãi, ngày một thêm khoan quảng hoà đồng. Tầm kích tâm hồn chúng ta phải là tầm kích vũ trụ.
Sau khi dùng Dịch Lý để tìm ra những tôn chỉ có thể dùng làm kim chỉ nam cho công cuộc tu thân, ta sẽ tìm xem Nho gia bàn về Tu Thân, Chính Tâm ra sao.

Luận Ngữ chủ trương: Khắc kỷ, phục Lễ. Thế tức là con người phải theo Thiên Lý mà sửa nhân tình, theo Lương Tâm mà sửa Tư Tâm. Nhu vậy là Nhân Đức.[26]

Công Đô Tử hỏi Mạnh Tử: “Cũng đều là người, nhưng tại sao có người thành Đại Nhân, có người hoá ra tiểu nhân? Mạnh tử đáp rằng:” Ai noi theo cái đại thể của mình, thì là bậc Đại nhân; ai noi theo cái tiểu thể của mình, thì là kẻ tiểu nhân.” [27]

Đối với Mạnh Tử, thì ngũ quan là phần tiểu thể, còn tâm hồn là phần đại thể. Cái bụng, cái miệng là phần tiểu thể, còn cái phần tinh thần là phần đại thể. [28]

Mạnh Tử cũng còn nói rằng: “Cây cối trên núi Ngưu Sơn (về phía Đông Nam nước Tề) ngày xưa vẫn tốt tươi Nhưng vì ở vào một chỗ giáp nối với một nước lớn, cho nên thường bị búa rìu (của những kẻ tiều phu) bửa đốn. Như vậy có thể nào giữ vẻ tốt tươi được chăng? Nhưng nhờ còn sức mạnh nhựa lưu thông ngày đêm, lại được mưa sương tẩm nhuận, cho nên mới đâm chồi, nảy mộng, rồi thì bò chiên kéo nhau từng đoàn đến ăn phá, vì vậy mà cảnh núi ấy trở nên trơ trụi, ai cũng ngỡ là núi ấy chưa từng sản xuất tài mộc (tức là những cây to lớn dùng trong việc kiến trúc). Nhu thế, há nên đổ lỗi cho bản tính của núi hay sao?

Cái Bản Tính tồn tại nơi người cũng thế. Người ta há chẳng có nỗi lòng nhân nghĩa sao? Nhưng vì họ (mê sa theo cái sở dục) mà buông mất tấm lòng lương thiện của họ đI, cũng như cảnh núi trở nên trơ trọi, vì cây cối bị búa rìu bửa đốn hết vậy. Mỗi ngày, họ cứ sát phạt tấm lòng nhân nghĩa của họ mãi, thì lòng dạ họ có thể nào tốt đẹp như xưa chăng? Tuy vậy, cái sức lành từ nơi Bản Tính của họ vẫn còn sanh nảy ngày đêm. Cái khí lực ấy thật chẳng bao nhiêu, nhưng vào buổi sáng sớm, nó có thể phát sinh ra lòng thương ghét một cách phải the,å gần giống với lòng người lương thiện. Rồi từ sáng cho đến chiều, trong mọi hành vi, cử chỉ của họ, họ lại ngăn bít và bỏ phế lòng lành rất yếu ớt của họ nữa. Ngày này, tháng kia, năm nọ, họ vẫn cứ ngăn bít và bỏ phế như vậy mãi, rồi ra cái khí lực về đêm chẳng còn đủ sức bảo tồn cho cái lòng lương thiện của họ khỏi tiêu ma. Khi mà cái khí lực về đêm chẳng còn đủ sức bảo tồn cho cái lòng lương thiện họ khỏi tiêu ma, bấy giờ họ chẳng khác loại cầm thú bao nhiêu vậy. Thấy họ chẳng khác gì cầm thú, ai nấy đều ngỡ rằng họ chưa từng có những thiên tài. Như vậy, há nên đổ lỗi cho chân tình, thật tính của họ sao?

Cho nên nếu khéo bồi dưỡng, thì vật nào cũng sanh nảy thêm ra; còn như chẳng chịu bồi dưỡng thì vật vào cũng phải tiêu mòn.” [29]

Trương Hoành Cừ (1020---1077) cho rằng: “Con người sở dĩ không đem tâm hợp với Thái Hư được là vì để cho cái tính khí chất nó sai khiến. Vậy nên học giả phải lấy sự biến hoá khí chất làm mục đích cho sự học của mình.” Muốn biến hoá được cái khí chất, thì trước hết phải có chí... [30]

Đông Lai, Lữ Tổ Khiêm (1113---1181) ví sự tu thân như là cách chữa bệnh. Người mắc bệnh phải tìm cho rõ bệnh căn để chữa mới lành. Kẻ học đạo phải tìm cho thấy những nhược điểm của mình, để tài bồi, mới được tấn ích. Vậy nên đối với Đông Lai, người muốn theo học thánh hiền, trước hết phải dùng công phu ở sự biến hoá khí chất của mình. Kẻ nào, nhu noạ phải tập cho được cương cường, kẻ nóng nảy, phải nên tập cho khoan hoà. Cứ tìm chỗ thiên lệch mà dụng lực. [31]

Theo Thượng Thái (1950---1103), thì Thiên Lý và nhân dục là 2 lẽ tương đối; người ta có một phần nhân dục là mất 1 phần Thiên Lý. Có 1 phần Thiên Lý tức là thắng được 1 phần nhân dục. Khi người ta đã trừ bỏ được tất cả dục vọng ở trong lòng, thì phần còn lại tức là Thiên Lý. Bởi vậy, đối với Thượng Thái, kẻ học đạo muốn được giác ngộ, không cần phải tìm những điều xa xôi, hư phí, chỉ biết khắc kỷ phục lễ, để giữ toàn Thiên Lý là đủ. [32]

Luận về phương diện tu thân, Lục Tượng Sơn (1139---1192) đưa ra 4 cương lĩnh: Lập chí, Tiến học, Tri bản và Thu thập tinh thần.

Lập chí, Tiến học trên đây ta đã bàn tới rồi. Tri bản là hiểu cho dược Bản Thể của tâm, rồi cố dùng công phu dể trừ bỏ điều tư dục, cho tâm trở nên trừng triệt thanh minh.

Sau khi Tri Bản, học giả nên tiến thêm 1 bước nữa là Thu Thập Tinh Thần. Tượng Sơn bảo rằng: “Thu được tinh thần ở trong đáng trắc ần thì trắc ẩn, đáng tu ố thì tu ố, ai khi được ngươi? ai dối được ngươi? Phương pháp Thu Thập Tinh Thần của Tượng Sơn là ngồi thẳng, chắp tay, tự làm chủ tể, tức muôn vật đều có đủ ở thân. Tượng Sơn thường dạy học giả nên tĩnh toạ, để tốn bản tâm, không cần lời biện thuyết vô ích. [33]

e. Phương pháp kiểm chứng.

Trong công cuộc tu thân, cần phải biết xét mình, biết kiểm thảo, kiểm chứng.

Tăng Tử xưa đã lấy sự xét mình làm trọng. Ông nói:

“Hằng ngày ta hãy xét mình về 3 điều này:

--- Làm việc cho ai, ta có hết lòng chăng?

--- Kết giao với bằng hữu, ta có thành tín chăng?

--- Đạo lý do thày ta truyền dạy, ta có học tập chăng? [34]

Luận Ngữ cho ta phương pháp kiểm chứng như sau:

--- Người trí không lầm.

--- Ngưởi nhân không buồn,

--- Người dũng không sợ. [35]

Luận Ngữ còn thêm rằng:

“Nếu xét mình mà chẳng thấy điều gì lầm lỗi, thì việc gì mà buồn, mà sợ? [36]

Trung Dung, Đại Học, Mạnh Tử đều cho rằng: có đức độ bên trong, thì sẽ biểu lộ ra bên ngoài.

Trung Dung viết: “Hoàn thiện rồi sẽ hiện ra ngoài hình sắc.” [37]

Đại học cho rằng:

“Giàu thời nhà cửa khang trang,

Đức thời thân thể khang an, rạng ngời,

Lòng mà khoan quảng hẳn hoi,

Rồi ra sẽ thấy tốt tươi hình hài.” [38]

Mạnh tử cho rằng:

“Người quân tử lập chí ở đạo, nếu chưa thấy phát huy được đạo ra bên ngoài, thì chưa đạt đạo.” [39]

Như vậy, theo Nho giáo, nếu 1 người mệnh danh là tu đạo mà lời ăn, tiếng nói còn thô lỗ, cục cằn; cách đi, điệu đứng còn tất tưởi, ám hôn; cốt cách còn phàm phu, ti tiện, chưa được trang nhã, cao siêu; tinh thần còn ám hôn, bì quyện, chưa được quang minh, thanh sảng; thì chắc chắn tâm hồn người ấy chưa đẹp đẽ là bao nhiêu, kết quả tu trì của người ấy hãy còn ít oi, chưa đáng kể.

III.---Mục đích tu thân theo Nho Giáo.

Theo Nho giáo, tu thân không phải để trị quốc, bình thiên hạ không mà thôi, mà còn là để trở thành thánh hiền.

Nho giáo không muốn cho con người dừng lại nửa chừng trên con đường tu đạo, tinh tiến, vì thế mà Đại Học chỉ cho con người ngừng lại sau khi đã tiến tới mức hoàn thiện.

Trong bài bình giải chương I, Trung Dung, Chu Hi đã cho thấy rằng tất cả công phu tu thân, dưỡng, tồn, tỉnh, sát của người chính nhân quân tử đều có mục đích đưa tới chỗ “Thánh Thần công hoá chi cực”

Thánh nhân theo Nho giáo là mẫu người lý tưởng của nhân loại, là những người thông minh, duệ trí phi phàm, là những người đã thể hiện được sự toàn thiện.

Chu Hi đã bình luận về Thánh Nhân như sau:

“Thánh Nhân có một đời sống hoàn toàn phù hợp với Thiên Lý. Có thể nói được thánh nhân có thể được mệnh danh là “Thành” (誠), vì đã sống một cuộc đời hoàn toàn phù hợp với tính Bản Nhiên, với Thiên Lý, và vì vậy, đã hợp được với trời đất, đã sánh được với Trời đất.”

“Chu Liêm Khê (Chu Đôn Di 1017---1073), một đại danh Nho đồi Tống, đã làm sống động lại Nho học, và chính là người đứng đầu Chu Nho thời Tống, cho rằng chữ Thành đồng nghĩa với chữ Thái Cực, chữ Lý. Thái Cực hay Lý ấy, bất kỳ ai cũng có, nhưng khi Thái Cực hay Lý đã lồng vào hình hài, khí chất không tinh tuyền, thì ảnh hưởng sẽ bị giới hạn lại. Chỉ có Thánh Nhân sống theo Tính Bản Thiện của mỉnh, nên thần trí người nhận định được hằng tính của mỗi vật, mỗi sự; ý chí người hướng về Chân, Thiện, Mỹ không chút khó khăn và sống trong đường nhân, nẻo đức, trong trật tự, trong bổn phận, không chút chi vất vả...

“Thánh Nhân sở dĩ có cái nhìn tinh tế, thấu triệt vì lòng không bợn tư tà, dục vọng, cho nên mới nhìn thấu đáo được những điều tinh vi, huyền diệu.

“Thánh Nhân không bị dục tình quấy nhiễu, nên lúc nào cũng ung dung, thanh thản. Thiên Lý, Thiên Đạo được thể hiện nơi Ngài một cách sáng tỏ, để soi đường dẫn lối cho ke ûkhác.

“Ảnh hưởng của Thánh Nhân thực là vô biên, như ảnh hưởng của Trời. Chu Hi nói:” Cũng như xem bốn mùa vần xoay, xem vạn vật sinh hoá, thì biết được Thiên Lý biến dịch ở khắp nơi, mà chẳng cấn Trời phải nói lên lời. Ở nơi Thánh Nhân cũng vậy, động hay tĩnh, nhất nhất đều khải minh nguyên lý huyền diệu: sự hoàn thiện, tinh tuyền sẵn có nơi người.” Và Chu Hi kết luận bằng những lời hào hứng nhu sau: Thánh Nhân là hiện thân của Trời.“[40]

Trung Dung có rất nhiều chương nói về Thánh Nhân. Ví dụ, nơi chương XXXII, Trung Dung viết:

Chỉ những đấng chí thánh trong thiên hạ,

Mới có thể vì đời sang sửa đại kinh.

Mới có thể xây căn bản cho xã hội quần sinh,

Mới thấy rõ luật đất trời sinh hoá,

Những bậc ấy hết cần nương tựa,

Trí tuệ Ngài thâm uyên,

Tâm hồn Ngài mang nhiên,

Nên trừ phi bậc thông minh duệ trí,

Trừ những ai đạt đức Trời tuyệt mỹ,

Ai là người hiểu được khúc nhôi?

Dịch kinh bình luận về Thánh Nhân như sau:

Đại nhân đức hạnh bao la,

Như Trời, như đất, bao la khôn cùng.

Sáng như nhật nguyệt hai vừng,

Sống đờI tiết tấu, hợp khung bốn mùa.

Những điều lành dữ, ghét ưa,

Quỉ thần đường lối, đem so khác nào.

Trước Trời, Trời chẳng trách đâu,

Sau Trời, cho hợp cơ màu thời gian.

Trời không trách cứ, phàn nàn,

Thời người còn dám than van nỗi gì?

Trời, người chẳng trách, chẳng chê,

Quỉ thần âu cũng chẳng hề oán than. [41]

TỔNG KẾT.

Đẻ thâu tóm lại quan niệm về Tu Thân của Nho Gia. ta có thể mượn lại lời lẽ giản dị của Trung Dung và của Mạnh Tử.

Trung Dung chương XX viết:

“Muốn thông thái không ngoài học vấn,

Muốn tu thân, phải gắng công lao.

Muốn nên hùng dũng, anh hào,

2 câu liêm sỉ ghi vào thâm tâm,

TRÍ, NHÂN, DŨNG tu thân ấy Lý,

Biết Tu Thân ắt trị nổi người,

Trị người hiểu biết khúc nhôi,

Con thuyền thiên hạ âu tài đẩy đưa.”

Trung Dung chương XI viết:

“Tìm bí ẩn làm điều quái dị,

Cốt mong cho hậu thế ngượi khen,

(Xá chi chuyện ấy nhỏ nhen,)

Đã là quân tử chẳng thèm quan tâm,

(Làm trai quyết chí tu thân,

Đường đường quân tử ta tuân đạo Trời.

Giữa đường đứt gánh, trở lui,

Bán đồ nhi phế có đời nào đâu.

Trung Dung quân tử trước sau,

Dẫu không tăm tiếng không rầu lòng ai.

Thánh nhân ấy thánh nhân rồi.”

Mạnh tử viết trong thiên Tận Tân chương cú thượng:

“Thấu triệt lòng sẽ hay biết Tính,

Hay biết Tính, nhất định biết Trời.

Tồn tâm, dưỡng Tính chẳng rời,

Thế là giữ Đạo thờ Trời chẳng sai.

Yểu hay thọ không thay lòng dạ,

Cứ tu thân một thủa đợi Ngài,

Đó là theo đúng mệnh Trời...

Mệnh Trời đó chớ rời gang tấc,

Theo ý Trời, ta chấc không sai.

Cho nên kẻ biết Mệnh Trời,

Tường long, vách lở là nơi chẳng gần.

Sống trọn Đạo đến cùng rồi chết,

Thế là theo đúng hết mệnh Trời.

Gông cũm chết uổng một đời,

Thế đâu phải chính ý Trời muốn đâu?

Muốn có Ngài tìm cầu sẽ cò,

Muốn mất Ngài, cứ bỏ Ngài đI.

Những điều lợi ích, tinh vi,

Lòng ta ta kiếm, ta đi ta tìm.

Tìm cầu Ngài, ta liền có Đạo,

Có được Ngài, trọn hảo Mệnh Trời.

Tìm điều vật chất bên ngoài,

Ngoài mình tìm kiếm sẽ hoài mất công.

Cả vạn vật ở trong ta đó,

Quay về ta, ta cố tinh thành,

Kiện toàn hoàn thiện tinh anh,

Vui nào hơn được vui mìng đương vui...

Cố đối với mọi người tử tế,

Muốn tìm Nhân ấy thế là Nhân,

Vẫn mang Ngài mà thân chẳng hiển,

Vì quá quen nên khiến chẳng suy.

Suốt đời Ngài độ ta đi,

Nhưng mà dung tục biết chi đạo Ngài..

Nói giản dị, vấn tắt hơn, ta thấy rằng Đạo Nho chỉ dạy con người “Khử nhân dục, tồn Thiên Lý”

Mà khử nhân dục là:

---Đừng bao giờ làm điều tà khuất.

---Đừng bao giờ suy niệm những điều tà khuất.

---Đừng bao giờ hại mình, hại người.

---Đừng làm gì đến nỗi phài che dấu, đậy điệm.

---Đừng làm gì khiến cho mình phải phàn nàn, xấu hổ.

* Mà tồn thiên lý là:

---Làm những điều quang minh, công chính, suy nghĩ những điều thanh tao, đẹp đẽ.

---Làm những điều ích mình, ích người.

---Làm những gì mình có thể làm được nơi thanh thiên, bạch nhật, mà mọi người có thể trông thấy, nghe thấy, mà mình không phải vì thế mà hối hận, phàn nàn.


Nói cho vắn tắt hơn nữa, ta thấy Nho Gia chỉ dạy con người sống theo đúng tiếng gọi của Lương Tâm.

Giờ đây, chúng ta có thể dựa vào những tiêu chuẩn tu thân của Nho giáo, để kiểm điểm lại xem tại sao chúng ta chưa tiến được bao lăm trên đường nhân, nẻo đức.

Sở dĩ chúng ta không tiến hoá được mấy, là vì:

a---Chúng ta thiếu lập chí cho hẳn hoi. Chúng ta đã không có gan dám lập chí để nên thánh hiền.

b---Chúng ta đã không dốc tâm cầu đạo, không cố gắng học hỏi, suy tư hết mình.

Những người thế gian cầu công danh, lợi lộc, có thể học hành, có thể làm lụng suốt ngày đêm, đến quên ăn, quên ngủ, thế mà những con người cầu đạo lại chưa hề đã say Đạo đến mức độ quên ngủ, quên ăn để học hỏi, suy tư.

Chúng ta học hành phất phới, thì làm sao nắm được nghĩa lý sâu xa?

Chúng ta suy tư hời hợt, thì làm sao khai trí, phát huệ?

c. ---Chúng ta, chẳng nhiều, thì ít, đã đánh mất Bản Tâm, đã đánh rơi, đánh mất lương tâm, mà chẳng biết tìm nó lại.

Chúng ta có thể có một sự hiểu biết rất sâu rộng về các đạo giáo, các triết thuyết, các phép tu, lối luyện Đông Tây. Ấy thế nhưng lại có một sự hiểu biết hết sức là nông cạn, hời hợt về con người, về bản thân chúng ta. Chúng ta tưởng rằng tâm ta chỉ toàn có những tình cảm vụn vặt, những niệm lự phù phiếm,những tình dục hư hèn, mà chẳng có gì là tinh hoa, cao đại. Chúng ta tưởng rằng bao nhiêu cái hay, cái đẹp mà ta hiện có trong tâm trí ta là của xã hội, của đạo giáo bên ngoài đổ vào.

Chúng ta chỉ chú trọng đến những tiếng khen chê của thế nhân bên ngoài, mà không chú trọng đến lồi khen chê của Thần Lương Tâm bên trong. Chúng ta lại cho rằng Lương Tâm chúng ta có thể sai lầm, còn những vị lãnh đạo giáo, chính trị, xã hội bên ngoài của chúng ta, mới thần thông, quảng đại, không thể sai lầm.

Thế là mặc nhiên, chúng ta đã bị các tổ chức chính trị, xã hội, đạo giáo bên ngoài moi móc mất Chân Tâm rồi, như vậy dù trung nghĩa như Tỉ Can, chúng ta làm sao mà sống đời, sống đạo một cách đích thực được?

Chính vì đã đánh mất Chân Tâm, cho nên nhiều khi chúng ta trở nên vẩn vơ, phờ phạc, bần thần, hoang mang, ngơ ngác, u muội, đành lòng để cho ngoại cảnh cuốn lôi, như những chiếc lá khô trước cơn gió lốc.

Vì vậy, trong công trình tu đạo, điều cần thiết là phải tìm lại Lương Tâm, làm hoà với Lương Tâm.

d ---Chúng ta đã không sống gần Trời, sống với Trời. Chúng ta đã để cho Trời sống trên các tầng Trời cao thẳm, hay trong các đền đài miếu mạo u linh, mà chẳng cho Trời sống trong đền thờ Tâm Hồn chúng ta. Và như vậy, chúng ta đã mất một người hướng dẫn chân thành nhất, sáng suốt nhất, tài năng nhất.

e ---Chúng ta đã không biết đặt trọng tâm cải thiện tâm tư mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mà coi đạo giáo như là một cuộc hành xác phũ phàng, như là một cuộc mặc cả bán buôn, điều đình hơn thiệt giữa ta và Trời.

Tại sao chúng ta hằng ngày biết dọn nhà, dọn cửa, quét sân, quét sướng, tại sao chúng ta hằng ngày biết tắm rửa, làm sạch, làm đẹp cho xác thân, mà lại quên chuyện chỉnh trang lại tâm hồn chúng ta? Sao chúng ta lại trọng xác mà khinh hồn như thế vậy?

Khảo lại quan niệm tu thân theo Nho gia, ta thấy nó rất trong sáng và giản dị.

Các bậc thánh hiền Nho Giáo trước sau chỉ khuyên chúng ta:

---Lập chí cho cao siêu, lập chí trở thành thánh hiền.

---Sống theo lương tâm.

---Cố gắng cải thiện nội tâm.

---Cố gắng học hỏi, suy tư để tiến dần tới Chân Thiện Mỹ.

Ước gì quan niệm về tu thân theo Nho Gíao sẽ góp phần làm bừng cháy lên ngọn lửa Thiên Chân hiện còn đang âm ỉ, nhen nhúm trong lòng chúng ta và nhắc nhở chúng ta bổn phận then chốt của cuộc đời, đó là cố gắng tu thân để tiến tới Chân, Thiện, Mỹ.

Ước gì chúng ta hết thảy tìm lại được Bản Tính Trời nơi ta.

Ước gì chúng ta luôn sống trực diện với Thiên Nhan.

Ước gì chúng ta luôn sống theo tiếng gọi Lương Tâm.

Ước gì chúng ta trở nên những hiện thân của Thượng Đế, nên những mẫu người lý tưởng, thể hiện được Chân Thiện, Mỹ cho đến mức toàn vẹn. Mong lắm thay.

-------------------------------------
*************         


CHÚ THÍCH


[1] Qui Nguyên Trực Chỉ, Đỗ Thiếu Lăng dịch, tr. 317.

[2] Qui Nguyên Trực Chỉ, Đỗ Thiếu Lăng dịch, tr. 317

[3] Qui Nguyên Trực Chỉ, Đỗ Thiếu Lăng dịch, tr. 335

[4] Qui Nguyên Trực Chỉ, Đỗ Thiếu Lăng dịch, tr. 335

[5] Trần Trọng Kim, Nho Giáo II, tr. 39.

[6] 為 生 不 能 為 人,為 人 者 天 也。

人 之 為 人 本 於 天, 天 亦 人 之 曾 祖 父 也。

Vi sinh bất năng vi nhân, vi nhân giả Thiên dã. Nhân chi vi nhân bản ư Thiên. Thiên diệc nhân vi tằng tổ phụ dã. (Như vậy, đối với Đổng Trọng Thư, khi sinh ra con người chưa phải là người, chỉ mới là “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi” như ta thường nói. phải đến khi nào hoàn thiện, mới thực là người.)

Trần Trọng Kim, Nho Giáo II, tr. 35.

[7] Trần trọng Kim, Nho Giáo, quyển hạ, tr. 167.

[8] Trần trọng Kim. Nho Giáo II, tr. 178---189---

[9] Trần trọng Kim. Nho Giáo II, tr. 229

[10] Trần trọng Kim. Nho Giáo II, tr. 231

[11] Bửu Cầm, Tống Nho, Đại Học tùng thư, Nhân Văn, Huế, 1952, tr. 92.

[12] Như trên, tr. 92

[13] Như trên, tr. 92---93

[14] Như trên. tr. 93.

[15] Wang Tch’ang Tche S.J. La Philosophie Morale de Wang Yang Ming, p. 1a.

[16] 良 知 即 是 獨 知 時,

此 知 之 外 更 無 知。

誰 人 不 有 良 知 在,

知 得 良知 卻 是 誰?

Lương tri tức thị độc tri thì,

Thử tri chi ngoại, cánh vô tri.

Thuỳ nhân bất hữu lương tri tại,

Tri đắc lương tri khước thị thuỳ?

Léon Wieger, Textes philosophiques, tr. 259---260.

Trung Quốc nhất chu , kỳ 682, tr. 8.

[17] 學 問 之 道 無 他﹕求 其 放 心 而 已 矣。

Mạnh tử, Cáo tử chương cú thượng, 11.

[18] Mạnh tử, Cáo tử chương cú thượng, 11

[19] Phan Bội Châu, Khổng học đăng, tr. 704.

[20] Pourquoi vous tourmenter ainsi à longueur de journée?

Pourquoi tant lire, tant étudier, tant discuter?

Toutes les incertitudes et les contradictions des Maitres.

Le savoir inné les tranche en un moment.

De naissance, tout homme a une boussole dans son coeur,

Ou mieux, il a dans son coeur même, la racine et la source de tout,

Alors que vous avez tout dans votre trésor,

Pourquoi quêtez---vous des miettes, de porte en porte?

(Wang Yang Ming), Henri Bernard Maitre, Sagesse Chinoise et Philosophie chrétienne, p. 87)

[21] Kinh Thi, Đại Nhã, Ức thiên.

[22] Trung Dung, I.

[23] 出 門 如 見 大 賓, 使 民 如 乘 大 祭。

 Xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế.

Luận Ngữ, XII, 2.

[24] 人 間 私 語, 天 聞 如 雷。

 暗 室, 窺 心 神 目 如 電。

Thuận Trị quá giang.

[25] Xem Phản Đường.

[26] 克 己 復 禮 為 仁。 Khắc kỷ phục lễ vi nhân.

Luận Ngữ, XII, 1

[27] Mạnh Tử, Cáo Tử thượng, 15.

[28] Như trên. chương XIII, XIV, XV.

[29] Mạnh Tử, Cáo Tử thượng, 8.

[30] Nho giáo, Trần trọng Kim, q. hạ, tr. 137.

[31] Tống Nho, Bửu Cầm, tr. 166.

[32] Tống Nho, Bửu Cầm, tr.102.

[33] Tống Nho, Bửu Cầm, tr. 177---178

[34] Luận Ngử, I, 4.

[35] Luận Ngữ, IX, 27

[36] Luận Ngữ, XII, 4.

[37] 誠 則 形; 形 則 著; 著 則 明; 明 則 動; 動 則 變; 變 則 化。

Thành tắc hình; hình tắc trứ, trứ tắc minh; minh tắc động; động tắc biến; biến tắc hoá.

Trung Dung, XXIII.

[38] Đại học, VI.

[39] Mạnh tử, Tận Tâm chương cú thượng, 24.

[40] Stanislas le Grall, Le Philosophe Tchou Hi, sa doctrine, son influence, page 63 và tiếp theo.

[41] Kinh Dịch, Quẻ Kiền, Văn Ngôn, Hào Cửu Ngũ.

*************         


CHƯƠNG XXVIII

CON ĐƯỜNG HUYỀN NHIỆM
TRUNG DUNG.


Từ trước tới nay, nói đến Trung Dung, người ta thường quan niệm đó là một cuộc sống không thái quá, không bất cập, nước đôi, lấp lửng giữa dòng.

Thậm chí nhà học giả Lâm Ngữ Đường còn đề cao lối sống lừng chừng, trung lập, nước đôi đó và giới thiệu nó như là một đời sống lý tưởng với các độc giả Âu Châu, qua bài Bán Bán Ca của Lý Mật Am, mà tôi xin dịch như sau:

Ta sống quá nửa đời phù phiếm,

Mới nhận ra huyền nhiệm Trung Dung,

Trung Dung hương vị khôn cùng,

Làm cho lòng dạ, tưng bừng niềm vui.

Lúc mà cái con người sướng nhất,

Chính là khi tới mức trung niên,

Quang hoa dùng dắng triền miên,

Như chờ, như đợi gót tiên tạm ngừng.

Cõi trần lọt giữa chừng Trời đất,

Giữa tỉnh quê, ta cất nhà ta,

Thảnh thơi ta mở trại hoa,

Giữa chừng sông núi, la đà nước non,

Biết vừa đủ, tiền nong vừa đủ,

Vòng lợi danh, vương nửa tấm son.

Không xinh, nhưng cũng dễ nom,

Không giàu nhưng cũng còn dòn hơn ai,

Nhà ta xây, nửa đài, nửa các,

Đồ đạc ta lác đác đủ chơi,

Áo ta cũ mới chơi vơi,

Uống ăn na ná như người bậc trung.

Vài tôi tớ không thông, không dở,

Vợ con ta đơ đỡ, ta ưng.

Nửa tiên, nửa tục lừng chừng,

Nửa cùng thần thánh, nửa cùng thê nhi,

Nửa bụng dạ, lo vì con cái,

Nửa tâm hồn gửi lại Hoàng Thiên,

Để khi thoát xác ta yên,

Dễ bề thưa gửi, biết niềm tới lui.

Ngà say là lúc ly bôi,

Đoá hoa hàm tiếu là thời mê ly,

Buồm nửa cánh, thuyền đi thong thả,

Cương vừa dong, vó ngựa mới hay.

Quá giầu, phiền luỵ sẽ dầy,

Quá nghèo cuộc sống sẽ đầy truân chuyên.

Trần ai, sướng với phiền khó tách,

Trong ngọt ngào, pha phách đắng cay.

Hưởng đời đừng quá mê say,

Lừng khừng đại khái tháng ngày tiêu dao...[1]


Nhưng nếu Đức Khổng và các danh Nho chỉ đưa ra cho nhân quần một mục phiêu tầm thường như vậy, thì có gì đáng cho thiên hạ kính tôn?

Nếu Trung Dung được các danh nho coi là tâm pháp của Khổng giáo, là tuyệt phẩm thì phải có cái gì cao siêu gấp bội.

Trong bài này, tôi muốn chứng minh Trung Dung, hiểu cho đúng mức, sẽ là Thiên Đạo, sẽ là đạo vô thượng trong thiên hạ, vì chỗ đạt đạo, đạt đích của Trung Dung cũng tương đồng với chỗ đạt đạo, đạt đích của các đạo giáo trong thiên hạ.

Tôi sẽ lần lượt:

---Định nghĩa và khai thác 2 chữ Trung Dung.

---Trình bày về Thiên Đạo với những nét đặc thù chính yếu của nó, theo Trung Dung.

A. Hai chữ Trung Dung

Chữ Trung, theo Từ Nguyên, là một mũi tên bắn trúng hồng tâm.

Trình Tử và Chu Hi giải Trung là bất thiên, bất uỷ, nghĩa là không thiên lệch, không dựa vào đâu.

Chữ Dung, theo Trịnh Huyền, có nghĩa là dùng, là áp dụng, còn theo Trình Tử, thì có nghĩa là không biến đổi.

Sau khi hội ý tiên nho, tôi giải thích 2 chữ Trung Dung một cách thông thường như sau:

Trung là Tâm Điểm.

Dung là bất biến,

Trong vòng biến thiên, ảo hoá của vũ trụ, vạn hữu này, chỉ có một Tâm Điểm bất biến, hằng cửu, ấy là Bản Thể, là Tuyệt đối, là Vô Cực, là Thái Cực, là Đạo, là Trời.

Chính vì thế, mà Dịch Kinh đã vẽ Thái Cực ở Tâm Điểm vòng Dịch, còn các hào quái, tượng trưng cho vạn hữu, hình tướng bên ngoài, thì vẽ lên trên vòng tròn bên ngoài, lên trên vòng Dịch bên ngoài.

Tâm điểm, vì ở giữa vòng biến thiên của vạn hữu, nên không hề nghiêng lệch về bên nào. Tâm điểm, vì là cơ cấu, là căn cơ, gốc gác muôn loài, nên cũng không hề phải dựa nương vào đâu. Vì thế Trình Tử mới nói Trung là bất thiên, bất ỷ.

Muôn loài, muôn vật biến thiên, âu phải có một căn cơ bất biến, hằng cửu làm chủ chốt. Chính thế mà Trình tử giải Trung Dung là bất biến.

Thế tức là với 2 chữ Trung Dung, Khổng tử đã vạch cho chúng ta cả một chương trình hành động, cả một con đường giải thoát. Nghĩa là:

---Sống trong muôn vàn hiện tượng biến thiên, chúng ta phải tìm cho ra cái Căn Cơ duy nhất, bất biến.

---Ở đâu có biến thiên, ở đấy phải có Căn Cơ duy nhất, bất biến làm chủ chốt.

---Ở nơi con người chúng ta, cũng đầy rẫy mọi hiện tượng biến thiên, như vậy, trong con người chúng ta phải có một căn cơ duy nhất, bất biến làm chủ chốt.

---Mà chỉ có Trời, có Đạo, có Thái Cực mới bất biến. Suy ra, trong ta, chắc chắn phải có Đạo, có Trời, có nguồn sống siêu nhiên, vĩnh cửu làm chủ chốt.

---Cái gì biến thiên thì còn ở trong vòng sinh tử, khổ đau. Cái gì bất biến mới thoát ra ngoài vòng biến thiên, sinh tử, khổ đau.

---Thế nên, con người, muốn thoát vòng sinh tử, khổ đau, phải đạt cho tới Tâm Điểm bất biến, đạt cho tới Trung Dung.

Đức Phật cũng đã nói: “Hỡi các tỳ Khưu, có một thực trạng bất sinh, bất thành, bất ỷ, bất tạp, vì nếu không có thực trạng ấy, thì làm sao mà giải thoát được cái sinh thành, ỷ tạp? Nhưng vì có thực trạng ấy, nên có đường thoát cho cái sinh thành, ỷ tạp.” [2]

Vivekananda cũng đã viết:” Chúng ta trước hết phải đi tìm cho ra một tâm điểm phát sinh ra mọi bình diện sinh hoạt khác. Khi đã tìm cho ra được tâm điểm rồi, chúng ta mới mong tìm ra được một giải pháp. Đó là chương trình của ta.

“Tâm điểm ấy ở đâu? Thưa nó ở ngay trong lòng chúng ta. Các hiền triết cổ thời đã tìm sâu mãi vào tâm con người, cho đến khi khám phá ra được rằng Tâm Khảm con người chính là Trung Tâm vũ trụ.

“Tất cả mọi bình diện khác đều xoay quanh tâm điểm duy nhất ấy, và chỉ từ đó, chúng ta mới tìm ra được giải pháp chung cho mọi người. [3]

Văn Đạo Tử cho rằng: Tâm điểm ấy chính là Thiên đạo. Vào được Tâm Điểm của lòng người, tức là vào được Tâm Điểm của vòng Dịch, thoát luân hồi, sinh tử, thế tức là vào được trục Pháp Luân theo danh từ Phật Giáo.

Ta hãy nghe Văn Đạo Tử trình bày:

“Thiên đạo cư Trung, lập cực, nên vận chuyển muôn đời mà không sai thất, cũng như trong bánh xe, các vành xe và tai hoa xe vận chuyển không ngừng là nhờ ở trục xe. Nếu ta giữ vững được Trung Điểm, tận dụng được Thái Cực, thì có thể chuyển vần với vạn vật mà vẫn có thể góp phần được với Trời đất trong công trình hoá dục.

“Cho nên người quân tử tu nhân đạo để hợp Thiên Đạo. Hợp Thiên Đạo tức là vào được trục của vòng Dịch, thoát ra ngoài vòng kiềm toả của các hiện tượng: Hỗ trợ muôn vật mà không tơ vương, dính bén muôn vật; xoay chuyển vòng biến dịch, mà chẳng chuyển dịch với bánh xe biến thiên, luân hồi.

“Hoàng đế nói: “Vũ trụ ở trong tay, vạn hoá sinh trong mình.

“Phật nói: “Thu bể khơi vào trong sợi lông, đem núi Tu Di lồng vào trong hạt cát, đâu phải là thuật lạ. Bất quá các Ngài đã nắm được trục Pháp Luân. Ôi vi diệu thay trục của Pháp Luân, hỏi mấy ai đã biết? Chẳng rõ được trục mà chỉ biết nói Pháp Luân vận chuyển, thì chóng chày cũng bị vận chuyển theo Pháp Luân, làm sao thoát vòng sinh tử được?” [4]

Như vậy, nếu ta đặt 2 chữ Trung Dung vào tâm điểm một vòng tròn, ta sẽ có ngay 1 chìa khoá thần để mở các chốt then đạo giáo, thấu triệt huyền cơ vũ trụ và con người. Thực vậy, nếu ta nhận định rằng Tuyệt đối hằng cửu, bất biến ở ngay tâm điểm mọi vòng biến dịch, ta sẽ nhận định ngay được rằng Tuyệt đối hằng cửu ở ngay trung tâm não bộ chúng ta, vì đầu ta là một hình cầu.

Lão giáo gọi nơi đó là Huyền quan Khiếu, là Cốc Thần là Nê Hoàn. Phật giáo với lời Chú: Oum, mani Padme Hum đã xác nhận rằng giữa bông hoa sen đầu não chúng ta, đã có sẵn Ngọc Châu Viên Giác.

Học giả Lilian Silburn, trong tác phẩm Instant et Cause đã viết: “Tìm ra được Chân Tâm tương đương với Brahman Thượng Đế, vừa là tâm điểm của lòng mình, vừa là Tâm Điểm của vũ trụ, là một khám phá lớn lao của các vị Đạo sĩ Bà La Môn, sự khám phá này đã dẫn tới sự thành hình của bộ Áo Nghĩa Thư.” [5]

Sau khi đã trình bày hai chữ Trung Dung như là Tâm Điểm bất biến của vũ trụ và của lòng con người, ta có thể nói một cách chắc chắn nhu sau: Bất kỳ ở tôn giáo nào, nếu con người chưa tìm ra được Thượng đế ngự trị trong tâm khảm mình, làm chủ chốt cho mọi tâm tư, hành vi trong ngoài mình, thì con người vẫn còn ở trong vòng mê lạc, chưa thể nào có thể giải thoát được.

Tất cả những lời trình bày minh biện ở trên chỉ có mục đích đưa tới một nhận xét sơ khởi này là: Trung Dung chính là Thiên Đạo.


*************         


II.--- TRUNG DUNG LÀ THIÊN ĐẠO.

Để cho vấn đề được sáng tỏ, chúng ta có thể dựa vào thuyết Tam Tài của Nho Giáo, mà nhận định rằng: Thực ra con người không phải chỉ có một thứ Đạo, mà có đến 3 thứ đạo:

a) Trước hết, vì có Xác, nên con người cần phải khai thác ngoại cảnh, để nuôi dưỡng chăm sóc xác thân cho nó được no ấm, khoẻ mạnh. Đó là Địa Đạo hay Vật Đạo.

b) Thứ đến, vì có Tâm Hồn, nên con người phải ăn ở cho xứng đáng, đối đãi với nhau cho hẳn hoi, để khỏi thẹn với danh hiệu con người. Đó là Nhân Đạo.

c) Sau hết vì con ngưởi có Thiên Tính, có Thần, nên con người phải sống siêu việt lên trên bình diện tâm hồn, sống trên bình diện siêu linh, thần thánh hoá mình, để sống phối hợp với Thượng Đế, ngay từ khi còn ở gian trần này. Đó là Thiên Đạo.

Người xưa, cũng còn gọi Thiên đạo là đạo Trung Dung, hay Trung Đạo, hay Chân Đạo hay Đại Đạo.

Thiên đạo không dạy ta van vái một Thần Minh nào, dù là siêu việt đến đâu, mà chỉ nhắc nhở chúng ta rằng chính mình chúng ta đã sẵn có bản thể Thần Minh, vì thế chúng ta cần phải trở thành Thần Thánh.

Trung Đạo hay Thiên Đạo, theo đúng như lời Hegel đã nói, là sự cao cả mà con người đã đạt được, sau khi đã tháo gỡ được mọi phiền trược, trở ngại, để đi vào đời sống vô cùng. Đó là Chân Đạo. [6]

Chân Đạo chính là sự vươn mình lên cho tới Thần Linh. [7]

III.--- NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ CỦA ĐẠO TRUNG DUNG.

A. Con người với Trời có đồng một bản tính.

Trung Dung với mấy chữ vắn vỏi: “Thiên Mệnh chi vị Tính” đã cho chúng ta thấy rằng: Con người nếu muốn bước vào Thiên Đạo, trước hết phải có một nhận thức nghiêm chỉnh và chính xác về Bản Thể mình, Bản Tính mình.

Trung Dung cho rằng Bản Tính con người chính là Thiên Tính. Nói nôm na, Bản tính con người và Bản Tính Trời là một.

Thế tức là sau những bộ mặt nạ hoá trang, mà sân khấu đời đã bắt ta phải mang, phải giữ, sau những lớp bùn đất thời gian, ngoại cảnh bên ngoài của những con người thực tại (empirical ego; moi empirique), còn đang luân lạc trong chốn bụi hồng của trần ai, tục luỵ, còn có bộ mặt vô cùng xinh đẹp của con nguời lý tưởng (ideal ego; moi idéal) ẩn khuất bên trong. Bộ mặt đó, người Á Đông theo Phật giáo, thường gọi là Bản Lai Diện Mục.

Từ khi tôi khám phá ra được điều quan trọng này, tôi đã dùng nó như là kim chỉ nam, để tìm cho ra Đại Đạo khuất lấp trong các cánh rừng sâu tôn giáo và triết học trên thế giới.

Gần đây, có dịp đọc quyển Lịch Đại Cao Tăng Cố Sự, tôi thấy Hoà Thượng Đạo Sinh, sống vào thời đại Nam Bắc Triều bên Tàu, đời Lưu Văn Đế (424---453) cũng có chủ trương y hệt như tôi. Đạo Sinh bình rằng: Nhà Nho gọi là Thiên Mệnh, thì Nhà Phật gọi là Phật Tính, mà Phật Tính là Thiên Tính. [8]

Ấn Độ giáo cũng cho ràng Con người chân thực trong ta chính là Atman, Brahman. Tat Tvam Asi = Con là Cái Đó.

Phật giáo nhất là nơi kinh Đại Niết Bàn chủ trương rằng mọi người đều có Phật Tính.

Thánh Kinh cũng có một câu làm tôi hết sức sung sướng. Đó là Thượng Đế chính là sự sống của bạn. [9]

Nếu Thượng đế là sự sống chúng ta, thì Ngài chính là Bản Thể chúng ta vậy. Ngài xưng Mình: “Ta là Bản Thể “(Ego sum qui sum. Exodus 3, 14). [10]

Hội Nghị Thông Thiên Học Quốc Tế tại Salzbourg nước Áo có những lời tuyên ngôn hết sức nảy lửa. Ví dụ:”

---Trong ta có một Vô Cùng. [11]

---Giác Ngộ tâm linh sẽ mặc khải cho thấy yếu tố Thần Linh duy nhất trong Tâm Thần mọi người.[12]

---Thời buổi này, cần phải nhận chân rằng trong mọi con người, có một tàn lửa Thiên Chân và những khả năng vô biên, vô tận. [13]

---Tôn giáo xưa cho rằng Trời và người xa cách nhau. Thông Thiên ngày nay cho rằng Trời Người là một. [14]


*************         


B. Nhân Tâm thuận tòng Thiên Lý thế là Đạo. (Suất tính chi vị Đạo)

Theo Trung Dung, Đạo Trời thật là chí giản, chí dị. Muốn theo Đạo Trời, muốn theo Thiên Lý, con người chỉ cần lắng nghe tiếng gọi của Lương Tâm. Trung Dung gọi thế là Suất Tính.

Lương Tâm luôn luôn dạy chúng ta làm những điều cao đại, minh chính, luôn luôn dạy chúng ta từ bi, hỉ xả, coi người như mình, trọng Nghĩa, khinh Lợi.

Còn tư tâm chúng ta thì luôn luôn muốn làm những điều tà nguỵ, bất trung, bất chính, ích kỷ, hại nhân, vọng hành, vọng niệm.

Như vậy, thuận tòng Thiên Lý, tức là gạt bỏ những điều tà nguỵ, để tiến tới công chính, từ bỏ mọi điều ti tiện, cục cằn để vươn lên tới tinh hoa, cao đại.

Vương Dương Minh nhận định về Lương Tâm, Lương Tri như sau: “Lương Tâm ở trong người ta như ánh sáng của mặt trời ở trong không gian. Khi ta ngồi vào chỗ tối, ta tưởng là không có ánh sáng nữa, nhưng kỳ thực nó vẫn vằng vặc trong khoảng trời đất. Chỗ tối ấy là vọng niệm, là tư dục, nó chỉ che được cái sáng, chứ không làm mất cái sáng... Sự học cốt là bỏ cái tối, cái che đi, để thấy rõ cái sáng của Lương Tri vậy...”[15]

Bà H. P. Blavatsky, viết trong quyển Mật Giáo (Doctrine Secrète): “Chỉ có Nguyên Lý tuyệt đối, bất khả tư nghị, căn nguyên vạn hữu, mới đáng có đền thờ và bàn thờ trong khu đất thiêng liêng và u tịch của lòng ta. Nguyên Lý ấy, nhìn không thấy, bắt không được, mung lung, huyền ảo (nhưng ta vẫn có thể cảm thấy được) qua trung gian, tiếng nói thầm lặng của Lương Tâm. Kẻ nào thờ phượng Nguyên Lý tuyệt đối ấy, phải thờ trong yên lặng và trong sựï u tịch thiêng liêng của Tâm Hồn mình.” [16]

Bà Blavastky còn viết: “Atman, Đại Ngã... sẽ tỏ quyền năng cho kẻ nào có khả năng nghe được tiếng nói thầm lặng của Lương Tâm. Từ thủa ban sơ, cho đến thời hiện đại, không có một triết gia chân chính nào mà không mang trong đền đài u tịch của tâm hồn mình Chân Lý cao đại và huyền diệu đó. Nếu là trường hợp người được điểm đạo, thì sự học biết về Lương Tâm lại trở thành một khoa học thiêng liêng...” [17]

C. Trời, Luật Trời, Đạo Trời không rời con người một phút giây.

Đọc câu “Đạo bất khả tu ru li” nơi đầu sách Trung Dung, tôi đã tìm ra được 3 định luật quan trọng của người xưa:

1)---Một là Trời chẳng hề lìa xa con người.

2)---Hai là Luật Trời chẳng hề có lìa xa con người, mà đã được ghi tạc vào trong tâm con người.

3)---Ba là Chân đạo hay là con đường dẫn từ Người tới Trời, đã có sẵn trong tâm thần mọi người.

Tôi tin rằng đó là những quan niệm hết sức xác đáng, hết sức phổ quát, cần được bàn bạc, suy tư, học hỏi cho tận tường.

---Trước hết, ta hãy bàn về quan niệm Trời chẳng xa người.

Quan niệm này chẳng những đã được trình bày nơi đoạn I, đoạn XVI sách Trung Dung, mà còn được trình bày trong Kinh Thi.

Trung Dung vì tin rằng Trời đã tiềm ẩn trong lòng con người và nhìn thấy rõ mọi tâm tư, niệm lự của chúng ta, nên đã khuyên người quân tử phải luôn luôn e dè, kính sợ, phải luôn luôn thận trọng, dầu là khi một bóng, một mình.

Trung Dung viết:

“E dè cái mắt không nhìn,

Tai nghe không nổi cho nên hãi hùng.

Càng ẩn áo lại càng hiện rõ,

Càng siêu vi, càng tỏ sáng nhiều,

Nên dù chiếc bóng tịch liêu,

Đã là quân tử chẳng siêu lòng vàng... [18]

 Kinh Thi viết:

Trái Tây Bắc góc nhà thanh vắng,

Đừng làm chi đáng để hổ ngươi.

Đừng rằng tăm tối chơi vơi,

Đừng rằng tăm tối ai người thấy ta.

Thần giáng lâm ai mà hay biết,

Nên dám đâu khinh miệt, dể ngươi. [19]


---Thứ đến là Luật Trời chẳng lìa xa con người.

Chương XIII, Trung Dung viết:

“Đạo luôn gần gũi người đời,

Những ai lập Đạo xa rời chúng dân.

Hiếu kỳ, lập dị là lầm.”

 Kinh Thi viết:

“Đẽo cán rìu, có liền bên cán mẫu,

Trông lại nhìn, cố đấu cho in”

Ngắm đi, ngắm lại liền liền,

Đẽo lui, đẽo tới, mắt xem chưa vừa.

Nên quân tử khi lo giáo hoá,

Sửa trị người, sẵn có khuôn Người,

Thấy người giác ngộ, thời thôi,

Đã chiều cải hoá, liệu bài ta ngưng.” [20]

Cụ Phan Bội Châu bình giải câu: “Dĩ Nhân trị nhân” của Trung Dung như sau: “Chữ Nhân (trong câu dĩ Nhân trị nhân) ở trên tức là Chân Lý của Người tức là Đạo, chữ nhân ở dưới là thân thể của người, tức là nhân. Lấy Đạo người trị người chính là kiểu mẫu không xa, lại còn thiết tha hơn Phạt Kha (tức là đẽo rìu có sẵn cán mẫu bên cạnh mà theo) kia nữa. [21]

---Con đường từ người tới Trời đã có sẵn trong tâm thần con người.

Nhận định này chỉ là một sự suy diễn tự nhiên của quan niệm Trời chẳng xa người đã đề cập tới nơi trên.

Thực vậy, Đạo chẳng qua là sự tìm ra được Trời ngự trị trong lòng mình, tìm lại được Bản Tính Thần Minh sang cả của mình, bắc được nhịp cầu giữa lòng mình với Thần Trời trong lòng mình, phạt quang được gai góc, lau lách của thất tình, lục dục, phá tan được lớp sương mù dày đặc của sự ngu si, mê vọng, tức là sẽ tìm lại được Trời, được Đạo nơi tâm.

Mới hay:

“Trời tuy thị vô biên, vô tận,

Nhưng mà Trời vẫn lẩn trong tâm.

Thật là kỳ ảo khôn cùng,

Không hơi, không tiếng vẫn lừng uy danh.

Khuôn phép Trời chí thành, chí thiện,

Tiếng của Trời là tiếng lương tâm,

Mới hay trong chốn cát lầm,

Muôn ngàn đã sẵn vô ngần ngọc châu,

Mới hay giữa sông sâu, núi thẳm,

Vẫn có đường bằng phảng thênh thênh.

Đường Trời rong ruổi mặc tình,

Không xiên, không vẹo, không vênh, không tà.

Đường Trời nọ bao la thảng đãng,

Không quanh co, không vặn, không xiên,

Đường trời phẳng lặng, êm đềm,

Không hề tráo trở, đảo điên, vạy vò.

Đường Trời nọ thẳng vo, thẳng tắp,

Vút một lèo tới cực cao minh,

Đó là Duy Nhất, Duy Tinh,

Đó là Thái Cực tinh thành xưa nay.

Cuộc phù thế chớ say danh lợi,

Bả lợi danh phất phới hão huyền,

Chớ mê những cái đảo điên,

Mà quên mất cái vững bền ngàn thu.

Sông thế sự hãy ưa chèo ngược,

Chèo ngược dòng lên tuốt căn nguyên.

Căn nguyên là chính thanh thiên,

Vô biên vô tận triền miên không cùng.

Bỏ phù phiếm tìm tông, tìm tích,

Dương cung thần ngắm đích thâm tâm,

Ngắm vào Trung Điểm tâm thần,

Ấy là thoát cõi hồng trần lầm than.

Như trăng sáng băng ngàn trần thế,

Rẽ Đẩu, Ngưu, đượm vẻ thần tiên.

Ấy là Tâm Pháp thánh hiền,

Ấy là Trung Đạo tương truyền xưa nay,,,[22]


*************         


Thông Thiên học cũng chủ trương phải tìm Đạo, tìm Trời ngay trong lòng mình.

Ông Joy Mills, trong 1 bài thuyết trình tại đại hội Thông Thiên Quốc Tế ở Salzbourg có trích dẫn 1 đoạn Upanishads như sau: “Có một ánh sáng chiếu soi cùng khắp trời đất, đó là ánh sáng chiếu soi trong lòng chúng ta. có 1 nhịp cầu nối liền thời gian và vĩnh cửu, và nhịp cầu ấy là Thần con người. Trên cầu ấy chẳng có ngày đêm, chẳng có lão tử, chẳng có sầu muộn...

Một khi đã tìm thấy nhịp cầu ấy, con người sẽ nhìn thấy rõ tương lai, sẽ khỏi hết thương tích, bệnh tật. Đối với ai đã vượt được cầu ấy, đêm sẽ trở thành như ngày, vì trong thế giới Thần Linh có một ánh sáng vĩnh cửu.” [23]

Đại Hội Thông Thiên Quốc Tế ở Salzbourg cũng còn nhận định rằng: “Người ta thấy được Thượng Đế trong tạo vật Ngài...Ngay trong lòng mình, con người có thể tìm thấy đời sống Thượng Đế. Về phương diện đạo giáo, sự khám phá này cũng vĩ đại như sự khám phá ra nguyên tử năng. Nó cho con người 1 quyền lực tinh thần không bờ bến, cũng như nguyên tử năng đã cho con người một sức mạnh vật chất kỳ diệu.” [24]

Nếu vậy, thì các vị Giáo chủ xưa nay, thực ra đã không tạo ra được Đạo, mà chỉ là những ngón tay chỉ cho ta thấy Đạo đã sẵn có nơi ta, chỉ là những người có công giúp chúng ta phạt quang gai góc, phạt quang lau lách đã mọc um tùm trong Tâm Hồn ta làm cho mất hết dấu vết của Đại Đạo mà thôi.

Cũng một lẽ Chân Đạo không thể xuất cảng được từ nước này sang nước nọ, và cũng không phải là một cái gì tự trên trời xa lắc rơi tòm xuống tâm hồn ta.

Năm 1961, nhân dịp ghé qua Pháp, một buổi tối, tôi đứng trên tháp Eiffel, ngắm cảnh trời mây ban đêm ở Paris, với nhũng cảnh đèn rực rỡ, như muôn vì sao óng ánh trên các căn nhà, và các nẻo đường của Paris. Tôi hết sức xúc động khi nhận thấy rằng mặt trăng và những làn mây trên bàu trời Paris, cũng như bàu không khí nơi đây cũng y hệt như mặt trăng, và những làn mây trên bàu trời V.N. và không khí quanh tôi cũng hoàn toàn giống in, không chút chi khác biệt. Tất cả đều là những gì tôi đã thường xuyên thưởng ngoạn từ khi tôi còn tấm bé.

Tôi chợt suy ra rằng: Nếu mặt trời, mặt trăng, cần yếu cho tôi, thì Thượng đế chẳng hề tỏ ra xẻn xo và cũng đã ban cho tôi mặt trời, mặt trăng y thức như là đã cho mọi người trên thế giới. Nếu không khí cần thiết cho con người, thì ai sinh ra cũng được hít thở một bàu không khí như nhau. Như vậy, nếu đạo giáo cần cho con người, thì ai sinh ra ở đời cũng đã mang sẵn như nhau một Chân Đạo ấy ở trong tâm, dầu là người thời ban sơ, hay thời thế mạt... chứ không phải nghển cổ trông tới một thời nào đó mới có những người đem Chân Đạo nhập cảng vào để ban phát cho. Và tôi cũng nhớ lời Chúa phán nhân dịp ban truyền 10 điều răn Thiên Chúa. Chúa đã phán rằng:” Thực vậy, lề luật mà ta truyền dạy ngươi hôm nay, không có ở ngoài tầm kích ngươi. Nó không ở trên Trời, để ngươi phải nói:” Ai lên Trời cho chúng tôi để tìm luật đó, để chúng tôi được nghe biết và được thi hành.” Nó cũng chẳng ở cách trùng dương để ngươi phải nói:” Ai sẽ vượt biển cả cho chúng tôi, để tìm luật đó để chúng tôi được nghe biết và được thi hành.” Đạo kề bên ngươi, Đạo ở trong miệng, trong lòng ngươi, để ngươi có thể đem thực hiện.” [25]

---Những phương pháp tổng quát để tiến tới Chân Đạo.

Sau khi đã vạch rõ cho mọi người thấy rằng có một Căn cơ hết sức là sang cả, đó là Thiên Tính ; sau khi đã cho con người thấy rằng Trời, Đạo hay Định Luật Trời đã sẵn có trong tâm linh con người, Trung Dung đã đề ra 3 phương pháp chính yếu để giúp con người tiến tới hoàn thiện.

---Mở mang trí huệ, để đi đến chỗ đại trí, đại giác. Đó là TRÍ.

---Luôn luôn thực thi những điều hay, điều phải để tiến tới Nhân Đức thực sự. Đó là NHÂN.

---Cố gắng không ngừng, để phát triển năng lực tinh thần, để tiến mãi tới chỗ tinh vi, cao đại, đó là DŨNG.

Trung Dung viết:

“Muốn thông thái không ngoài học vấn,

Muốn tu nhân, phải gắng công lao.

Muốn nên hùng dũng, anh hào,

Hai câu liêm sỉ ghi vào thâm tâm.

Trí, Nhân, Dũng tu thân ấy lý,

Biết tu thân ắt trị nổi người.

Trị người hiểu biết khúc nhôi,

Con thuyền thiên hạ, âu tài đẩy đưa. “[26]

 Muốn phát huy những năng lực nội tại, những đức tính nội tại, con người không cần phải đi vào thâm sơn, cùng cốc, bè bạn cùng hùm beo, khỉ vượn, mà chỉ việc vui sống trong mọi hoàn cảnh mình gặp trên bước đường đời. Trung Dung viết:

“Người quân tử sống theo địa vị,

Không ước mơ, suy nghĩ viển vông.

Sang giàu sống lối sang giàu,

Nghèo hèn sống lối nghèo hèn ngại chi.

Tới man di, sống y man mọi,

Gặp gian lao vui nỗi gian lao,

Bất kỳ sống ở cảnh nào,

Lòng người quân tử ra vào thoả thuê.” [27]

Gần đây, Edgar Cayce, trong giấc thôi miên, cũng đã nói: “Bạn hãy sống cho xứng đáng trong nơi chốn bạn ở. Khi bạn đã chứng minh được điều đó, Thượng Đế sẽ tìm cho bạn những con đường tốt hơn.” [28]

Trung Dung cho rằng: Theo Đạo Trời, không phải là để mong làm những điều quái dị, cho hậu thế ngượi khen, mà chính là bền vững theo con đường đạo đức, công chính cho đến kỳ cùng.

Trung Dung viết:

“Tìm bí ẩn, làm điều quái dị,

Cốt mong cho hậu thế ngượi khen.

(Xá chi chuyện ấy nhỏ nhen,)

Đã là quân tử, chẳng thèm quan tâm,

(Làm trai quyết chí tu thân,)

Đường đường quân tử, ta tuân đạo Trời.

Giữa đường, đứt gánh trở lui,

“Bán đồ nhi phế”, có đời nào đâu.

Trung dung quân tử trước sau,

Dẫu không tăm tiếng, không rầu lòng ai,

Thánh nhân, ấy thánh nhân rồi.” [29]

Về công cuộc tu thân, sách Bhgavad Gita của Ấn Giáo cũng đả kích những lối hành hạ xác thân phi lý, và chỉ khuyên những lời ý vị như sau: “Thanh tịnh, khiết trinh, từ bi, chính trực đó là Luyện Thân. Nói lời cho lành, cho đúng, cho khéo, cho hay, đó là Luyện Khẩu. Giữ cho tinh thần được thanh cao, tĩnh lãng, thái hoà, tự chủ được mình, đó là Luyện Thần.” [30]

Tóm lại, đối với Trung Dung, bí quyết để tiến tới tinh hoa, cao đại, chính là học hỏi cho tinh tế, biện luận cho rạch ròi, tìm hiểu cho rốt ráo; khi đã nắm vững chân lý rồi, nhất quyết đem ra thi hành cho tới thành toàn.

Trung Dung viết:

“Hoàn toàn là Đạo của Trời,

Trở nên hoàn thiện, đạo người xưa nay.

Người hoàn thiện cất tay là trúng,

Chẳng cần suy, cũng đúng chẳng sai.

Thung dung Trung Đạo tháng ngày.

Đó là vị thánh từ ngay lọt lòng.

Còn những kẻ cố công nên thánh,

Gặp điều lành, phải mạnh tay co,

Ra công học hỏi, thăm dò,

Học cho uyên bác, hỏi cho tận tường.

Đắn đo, suy nghĩ kỹ càng,

Biện minh thấu triệt, quyết mang thi hành.

Đã định học, chưa thành chưa bỏ,

Đã hỏi han chưa tỏ, chưa thôi.

Đã suy, suy hết khúc nhôi,

Chưa ra manh mối, không rời xét suy.

Biện luận mãi, tới khi vỡ lẽ,

Chưa rõ ràng, không thể bỏ qua,

Đã làm, làm tới tinh hoa,

Tinh hoa chưa đạt, việc ta còn làm.

Người một chuyến, thâu toàn thắng lợi,

Ta tốn công, dở dói trăm khoanh,

Người làm 10 bận đã thành,

Ta làm nghìn thứ, ta ganh với người.

Đường lối ấy, nếu ai theo được,

Dẫu u mê, sau trước sẽ thông.

Dẫu rằng mềm yếu như không,

Sớm chày, cũng sẽ ra lòng sắt son. [31]

 ***

---Đạt đạo Trung Dung sẽ trở thành thần thánh.

Sau khi đã dùi mài học hỏi, suy tư đến mức khai thông được trí tuệ, sau khi đã tha thiết đem thực thi những điều hay, điều phải, đến mức nhân đức vẹn toàn, sau khi đã phát huy được năng lực tinh thần, để có thể tiến tới chỗ quảng đại tinh vi, đếc chỗ chí cao, chí mỹ, chí thành, chí thiện, lúc ấy con người sẽ đạt tới Trung Cung, Trung Điểm, Trung Đạo. Người xưa, gọi thế là thung dung Trung Đạo, là Phối Thiên, là “Sống hợp nhất với Thượng Đế”. Đó là đạt đích của Chân Đạo. Bất kỳ một hiền thánh nào trên hoàn vũ, lúc đạt đạo cũng chỉ tới lằn mửc đó mà thôi.

Đại Học gọi thế là “chỉ ư chí thiện”.

Phật giáo gọi thế là Chính đẳng, Chính giác, là Bát Nhã Ba La Mật.

Pháp Sư Đạo Sinh, thời Nam Bắc Triều, đã nhận định về sự đắc Đạo của đức Phật như sau:

“Thưa Phật tổ, Ngài được chính đẳng, chính giác, thực ra là tại vì Ngài đã khế hợp được với Thiên Tâm. Thế nhưng tất cả những đệ tử Ngài chỉ biết giữ những qui luật thấp hèn chẳng cần thiết, những tập tục chẳng ra gì, rốt cuộc là họ đã đem những chính hạnh, chính niệm của Ngài, đem những điều quan trọng thiết yếu của giáo lý Ngài, tung hê lên chín tầng mây biếc hết cả. ..” [32]

Trung Dung bàn về đấng thánh nhân đạt Đạo như sau:

“Chỉ có đấng chí thánh trong trần thế,

Mới có đầy đủ thông minh, trí huệ,

Y như thể có Trời ẩn áo giáng lâm.

Mới khoan dung, hoà nhã, ôn thuần,

Y như thể có dung nhan Trời phất phưởng,

Phấn phát, tự cường, kiên cương, hùng dũng,

Y như là đã cầm giữ được sức thiêng.

Trang trọng, khiết tinh, trung chính, triền miên,

Y như thừa hưởng được đôi phần kính cẩn.

Nói nâng văn vẻ, rỡ ràng cẩn thận,

Y như là đã chia được phần thông suốt, tinh vi.

Mênh mang, sâu thẳm, ứng dụng phải thì,

Mênh mang như khung trời bao la vô hạn,

Sâu thẳm như vực muôn trùng sâu thăm thẳm.

Thấy bóng Ngài, dân một dạ kính tôn,

Nghe lời Ngài, dân tin tưởng trọn niềm,

Ngài hành động, muôn dân đều hoan lạc.

Nên thanh danh Ngài vang lừng Trung Quốc,

Vượt biên cương lan tới các nước ngoài.

Đâu xe có thể đi, người có thể tới lui,

Đâu còn có Trời che và đất chở,

Đâu còn có nhật nguyệt hai vừng tở mở,

Đâu có móc đọng, đâu có sương rơi,

Đâu còn có dòng máu nóng con người,

Ở nơi đó Ngài vẫn được tôn sùng, quí báu.

Thế nên gọi là “Cùng Trời phối ngẫu”.[33]

 ***

Trung Dung cho rằng đạt điểm của Thiên Đạo là Phối Thiên, là sống hợp nhất với Thượng Đế. Khảo sách Mật Giáo (The Secret Doctrine) của bà Blavatsky, và giáo lý Thông Thiên, ta sẽ nhận thấy rằng niềm tin then chốt của Thông Thiên là: Con người khi đã đạt tới chỗ toàn trí, toàn thiện cũng sẽ thông phần toàn trí, toàn năng của Trời. [34]

KẾT LUẬN

Trên đây, tôi đã chứng minh rằng Trung Dung có mục đích dạy chúng ta Thiên Đạo. Tôi cũng đã chứng minh rằnh Thiên Đạo không phải là sản phẩm riêng tư của Đạo này, Đạo nọ, mà chính là của chung của mọi người. Cái kho tàng vô giá ấy Trời dành cho bất kỳ ai có lòng thành khẩn tìm cầu. Thiên Đạo chẳng qua là những chặng đường tiến hoá của tâm linh con người, từ lúc còn là mầm mộng thần linh, cho đến khi đạt đạo, tiến tới cùng cực tinh hoa, cao đại, Chí Thành, Chí Thiện.

Tôi cũng đã lấy những quan niệm của Trung Dung, đem so sánh với quan niệm của các bậc thánh triết cổ kim, để cho thấy rằng: Con người chúng ta ai cũng có một bản chất hết sức là sang cả, một định mệnh hết sức là sang cả.

Nếu vậy, thì chúng ta sinh ra ở cõi đời này, sau trước cũng phải thực hiện một cuộc hành trình ---Không phải là một cuộc hành trình thiên sơn vạn thuỷ nơi ngoại cảnh, mà chính là một cuộc hành trình nội tâm để tìm Đạo, tìm Trời.

Chúng ta chính là những vị Thần Minh, những vì Thiên Tử đã lạc xuống hồng trần, rồi vì va chạm với cảnh đời éo le, gian khổ nên đã quên lãng mất dòng dõi cao sang cuả mình, lạc lõng, lao lung trên muôn nẻo đường trần ai, ngoại cảnh, quên mất hẳn con đường trở về Thiên Quốc.

Như vậy, đôi lúc chúng ta cũng nên cắm sào lại trên dòng sông thời gian, dành một ít phút để suy tư về thân thế và định mệnh của mình, và cũng là hồi tưởng con đường trở về Thiên quốc.

Tôi xin nhắc nhớ rằng con đường trở về Thiên quốc của chúng ta không thể nào tìm thấy đuợc trên muôn vạn nẻo đường của trần ai, ngoài cảnh, mà chính là đã có sẵn ở trong tâm thần chúng ta.

Con đường ấy, vì lâu ngày ta không ngó ngàng tới, nên đã để lau lách dục tình che khuất mất, để cho mây mù vọng niệm che phủ mất. Chúng ta hãy dùng ánh sáng của mặt trời Tuệ Giác, hãy dùng lưỡi kiếm bén của sự hùng dũng tinh thần, để trông cho tỏ hướng đi, để phạt cho quang con lộ, nhiên hậu ta sẽ thảnh thơi rong ruổi trên con đường tìm Đạo, tìm Trời, và một ngày nào đó ta sẽ được diễm phúc trực diện Thiên Nhan.

Và để kết thúc bài này, tơi xin mượn lời kinh Vệ Đà mà tôi đã mạo muội dịch thành mấy câu Lục Bát sau đây:

“Đường Trời cao vút tầng mây,

Ai ơi, đừng có một ngày lui chân.

Đức Trời lồng với kinh luân,

Ta dem ta sẻ, ta phần cho ai,

Hãy lên rong ruổi xe trời,

Băng miền cực lạc, muôn đời trường sinh.

Răng long, đầu bạc, mặc tình,

Đừng bao giờ nói rằng mình già nua.

Thần thông Trời đã phú cho,

Bạc đầu, lòng vẫn phởn phơ. nhẹ nhàng.

Vén mây, vượt núi, băng ngàn,

Đường Trời chót vót chớ màng lui chân.”[35]

---------------------------------------------

*************         


CHÚ THÍCH


[1] J’ai déjà vu la plus grande moitié de cette vie flottante,

Ah, qu’il y a un mot magique,

Ce mot: Moitié d’une portée si riche,

Il nous fait gouter plus de joie,

Que nous n’en pouvons posséder.

Le meilleur état de l’homme

Est à mi---chemin de la vie,

Quand un pas ralenti nous permet le repos;

Le monde se trouve à mi---chemin entre la terre et le Ciel’

Vivre à mi---chemin entre la ville et la campagne,

Avoir des fermes à mi---chemin entre les rivières et les montagnes,

Être à demi---savant, à demi---châtelain, à demi homme d’affaires,

Vivre à moitié comme un noble,

Et à moitié comme le commun des gens,

Avoir une maison moitié belle, moitié laide

Moitié élégamment meublée et moitié nue;

Des vêtements moitié vieux, moitié neufs,

Et une nourriture mi---recherchée, mi---simple;

Avoir des serviteurs ni trop intelligents, ni trop bêtes;

Une femme qui soit ni trop simple, ni trop habile.

Au fond, je me sens moitié d’un Bouddha,

Et presque la moitié d’un bienheureux taoiste,

La moitié de moi---même tourné vers le Ciel,

L’autre moitié vers mes enfants,

Pensant à moitié comment assurer l’avenir de ma postérité,

Et à moitié comment me présenter devant Dieu,

Quand le corps sera laissé en repos.

Il est le plus sagement ivre, celui qui est à moitié ivre;

Et les fleurs à moitié en boutons sont les plus belles;

Les navires à demi---voilés naviguent le mieux;

Et les chevaux avec des rênes à moitié tendues trottent le mieux;

Qui possède moitié trop est inquiet,

Et qui possède moitié trop peu désire posséder plus.

Puisque la vie est à la fois amère et douce,

Celui qui n’en goute que la moitié est plus sage et plus intelligent.

L’Importance de vivre de Lin Yu Tang, p. 123---124.

[2] “Ô moines, il y a un état non---né, non---devenu, non---conditionné, non---composé. S’il n’y avait pas un tel état qui soit non---né, non---devenu, non---conditionné, non---composé, il n’y aurait aucune évasion possible pour ce qui est né, ce qui est devenu, ce qui est conditionné. Puisqu’il y a un tel état, il y a une évasion de ce qui est né, de ce qui est devenu, de ce qui est conditionné, et de ce qui est composé.”

Présence du Bouddhisme, p. 266 ---Udana p. 129, Colombo, 1929.

[3] Nous devons donc d’abord trouver quelque part un centre d’où partent pour ainsi dire tous les autres plans de l’existence. Une fois là, nous devons essayer de trouver une solution. Voilà le programme.

Où est ce centre? Il est au---dedans de nous. Les anciens sages ont cherché de plus en plus profondément jusqu’à ce qu’ils aient trouvé qu’au coeur le plus intime de l’âme humaine est le Centre de l’univers tout entier. Tous les plans gravitent vers ce seul point; il est le terrain commun et c’est seulement en nous placant là que nous pourrons trouver une solution commune.

Vivekananda, Jnana Yoga, p. 138.

[4] Văn đạo tử giảng đạo tinh hoa lục (chữ Hán) tr. 366.

[5] “La découverte du Centre du soi qui coincide avec Brahman, et qui correspond au centre de l’espace et au centre du temps, ces deux centres qui permettent au sacrificiant đ’échapper à l’espace et du temps , est la grande découverte des Brahmanes, celle qui mène à l’orée de L’Upanishads.” (Lilian Silburn, Instant et Cause, p. 103.)

[6] Cette grandeur que l’homme a acquise par lui même, en se dégageant de ses entraves pour entrer dans la vie de l’infini, c’est cela la Religion.

Robert Tucker, Philosophie et Mythe chez Karl Marx, Paris, Payot, p. 32.

[7] La Religion consiste à s’élever au niveau de la vie divine.

Robert Tucker, Philosophie et Mythe chez Karl Marx, Paris, Payot, p. 32.

[8] 所 謂 佛 性 就 是 天 性。 也 就 是 儒 家 之 所 謂 天 命, 所 謂 道 了。難 怪 孔 夫 子 說﹕ 昭 聞 道 夕死 可 矣。

Sở vị Phật tính tựu thị Thiên Tính, dã tựu thị Nhu Gia sở vị Thiên Mệnh, sở vị Đạo Liễu. Nan quái Khổng Phu Tử thuyết: Chiên văn Đạo tịch tử khả hĩ.

Lịch Đại Cao Tăng Cố Sự, q. 7, tr. 30.

[9] Dieu, dit l’Écriture, est la vie de l’homme:  Ipse est vita tua. (Deutéronome XXX, 20), texte de la Vulgate cité par St Thomas d’Aquin, Summa Theologiae, Ia---IIae, P. 10a, I, Obj. 2) et St Augustin a souvent cité que Dieu est la vie de l’âme, comme l’âme elle---même est la vie du corps. Il est donc la vie de notre vie. (Saint Augustin, Confessions VII, 1, 2 et X, 6,10)

Etienne Gilson, Théologie et Histoire de la Spiritualité, Paris, Librairie philosophique J. Vrin, 1934, p. 10.

[10] Xưa nay thường không ai dịch được câu này cho ra hồn. Nguyễn Thế Thuấn dịch: Ta coó. Thực không ai hiểu nổi!

[11] Il y a un Infini en nous.

(Florilège de la Pensée Philosophique Moderne), Lotus Bleu, 72 Année, No 11, Nov. 67, p. 293.

[12] L’Illumination spirituelle révèle un élément unique qui est dans l’esprit et dans le coeur de tout être humain.

(Florilège de la Pensée Philosophique Moderne), Lotus Bleu, 72 Année, Aout, Septembre 67, p. 235.

[13] Notre temps a besoin de reconnaitre en tout homme une étincelle divine et des possibilités infinies.

Ibid. p. 235.

[14] Pour la Religion, Dieu et Homme, la Qualité et la Forme étaient séparées, elle enseigne maintenant qu’ils sont Un.

Lotus Bleu, 72 Année, Décembre 67, p. 326.

[15] Trân Trọng Kim, Vương Dương Minh, Tân Việt xuất bản, tr. 43.

[16] Madame Blavastky, dans la Doctrine Secrète, fait allusion à cette mystérieuse voix intérieure, dans ce beau passage (I, 277è édition; I, 270, 7è Édition):  “Seul, l’Inconnaissable et Incognoscible Kârana, la Cause sans Cause de toutes les causes, devrait avoir son sanctuaire et son autel sur le terrain sacré et solitaire de notre coeur, ---insaisissable, indistinct, sauf par la “petite voix silencieuse” de notre conscience spirituelle . Ceux qui l’adorent, devraient le faire dans le silence et la solitude sanctifiée de leurs âmes...”

Lotus Bleu, 73è Année, Janvier, 1968, p. 17.

[17] “L’Atman, le Soi...montrait toute sa puissance à celui qui était capable de reconnaitre “la petite voix intérieure”. Depuis les jours de l’homme primitif...jusqu’à notre âge moderne, il n’y a pas eu un philosophe digne de ce nom qui n’ait pas porté dans le sanctuaire silencieux de son coeur la grande et mystérieuse vérité. Si c’était un Initié, il l’apprenait comme une science sacrée...

Doctrine Secrète, vol. V, p. 67.

Lotus Bleu, 73è Année, No I, p. 18.

[18] Trung Dung, chương I.

[19] Kinh Thi, Đại Nhã, Ức Thiên.

[20] Trung Dung, XIII.

[21] Khổng học đăng, I, tr. 332.

[22] Trung Dung yếu chỉ của tác giả.

[23] “Il y a une lumiẻre qui brille au---delà de toutes les terres, au---delà de nous tous, au---delà des cieux vraiment les plus hauts.

C’est une lumière qui brille dans nos coeurs. Il y a un pont entre le temps et l’éternité, et ce pont est l’Esprit dans l’homme. Ni le jour, ni la nuit ne traverse ce pont, ni la vieillesse, ni la mort, ni le chagrin... Quand on a trouvé ce pont, les yeux de l’avenir peuvent voir, les blessures du blessé guérissent, et le malade guérit de sa maladie. Pour celui qui franchit ce pont, la nuit devient comme le jour, parce que, dans le monde des Esprits, il y a une lumière qui est éternelle.”

Lotus Bleu, 72 è Année, No 4 Avril, 1967, p. 115.

[24] On trouve Dieu dans sa création...dans le coeur même de l’homme, on peut trouver la vie divine. En religion, cette découverte est aussi révolutionnaire que la découverte atomique. Elle place dans la main de l’homme un pouvoir spirituel sans limite, comme l’énergie atomique lui a donné un prodigieux pouvoir physique.

Lotus Bleu, 72 è Année, No 12 Décembre, 1967, p. 327.

[25] Deutéronome, XXX, 11---14.

[26] Trung Dung XX.

[27] Trung Dung XIV.

[28] Soyez ce que vous devriez être à l’endroit où vous vous trouvez, et quand vous aurez fait vos preuves, il vous mènera vers des voies meilleures.

Cina Cerminara, De nombreuses demeures, Adya Paris,1966, p. 278.

[29] Trung Dung, XI.

[30] La pureté, la droiture, la chasteté, la mansuétude sont appelées austérités du corps. Un langage dépourvu de malveillance, qui est vérédique, agréable, bienfaisant... est appelé l’austérité de la parole.

Le calme de l’esprit, l’équilibre, le silence, la maitrise de soi---même, la pureté de l’être, telle est l’austérité de l’ esprit.

Bhavagad Gita XVII, 14---16.---Leadbeater, L’Occultisme dans la Nature, p. 164.

[31] Trung Dung XX.

[32] Lịch đại cao tăng cố sự, Đạo Sinh, tr. 1---2.

[33] Trung Dung XXXI.

[34] Et ainsi, nous sommes installés dans notre schéma planétaire, et nous disons qu’il est une partie de la Doctrine Secrète que les attributs de Dieu “Omniprésence, Omniscience, et Omnipotence peuvent être réalisés par l’homme, dans sa plénitude comme homme et humanité, les réalisant et les libérant en elle---même. (E. L. Gardner Le Jeune, De La Connaissance p. 10.) C’est ce que nous voulons dire quand nous parlons de la Divinité de l’ homme. (Wallace Slater in Lotus Bleu, Décembre, 97, p. 318)

[35] Steep and high is your path of pilgrimage,

O man, never descending low.

I have equipped Thee with the divine wisdom and power

To live a full and vigorous life.

Come and enter in the divine chariot of the immortal bliss.

Never say, you are old, my traveller,

With the advancing age,

Bless thee with the wealth of wisdom,

You shall ever remain young and vigorous .

Steep and high is your path, never descending low.

*************         


CHƯƠNG XXX.

TINH HOA HỒI GIÁO.


Hồi Giáo hay đạo Mahomed (Islam, Mohammeda-nism), là do Giáo Chủ Mohammed thừa lệnh đức Allah, sáng lập ra.

Hồi Giáo là một tôn giáo lớn trong thiên hạ. Theo một thống kê vào năm 1990, thì số giáo dân Hồi nay là:

Phi Châu: 263.132.000.

Á Châu: 608.500.000.

Âu Châu: 46.460.000.

Nam Mỹ: 1.200.000.

Bắc Mỹ: 5.200.000.

Úc Châu: 99.500.

Toàn cầu: 924. 611.500. [1]

Ngang ngửa với Công Giáo La Mã: 971. 702.000.

Mohammed (Muhammad, Mahomed) sinh năm 571 công nguyên, mất năm 632. Lập đạo năm 622 tại Medina và Mecca, trong xứ Saudi Arabia. Đạo Hồi tiến rất mau. Chỉ một thế kỷ sau, mà Hồi giáo đã từ Arabie, tiến tới Tây Ban Nha, và biên giới Ấn Độ.

Hồi giáo là Đạo Độc Thần. Sourate 112, kinh Koran tuyên bố: Hãy nói: Chúa là Chúa một, là Chúa đời đời, không sinh ra ai, và cũng chẳng ai sinh ra mình, không ai bằng Ngài.

Mohammed cho rằng câu trên đã bằng một phần ba kinh Koran.[2]

TÔN CHỈ ĐẠO

Những người theo Hồi Giáo tuyệt đối phục tòng Allah.

*Họ giữ Giáo Điều (Iman).

* Ăn ngay, ở lành (Ihsan.---Right Conduct).

* Giữ giáo luật (�ibadad).

Giáo Điều quan trọng nhất là câu: Không ai bằng Allah. (la ilaha illa Allah). Allah có 99 tên.

Ăn ngay ở lành:

Phải đối xử huynh đệ với nhau, phải trọng nữ quyền, không rượu chè, cờ bạc, thương xót người cô quả, không hiếp đáp họ, thương xót kẻ già yếu, người bần cùng, nghèo khổ v.v...[3]

Giáo Luật.

Giáo Luật Hồi Giáo có 5 điều gọi là 5 cột trụ (“Five Pillars”= Al---arkan).

1. Nhắc lại đức Tin (Shahada):

La ilaha illa Allah; Muhammad rasul Allah: Không có Chúa nào ngoài Allah; Mahommed là tiên tri của Allah.

2. Kinh (Salad).

Ngượi khen Chúa muôn loài,

Đấng lân tuất, nhân từ.

Đấng phán xét thiên hạ.

Chúng con chỉ thờ Ngài,

Chỉ xin Ngài giúp đỡ.

Xin dẫn chúng con trên đường ngay,

Đường của những người Ngài chúc phúc,

Không phải đường của những người ngài giận ghét.

Không phải đường của kẻ lầm sai. (Koran Sura I)

Một ngày 5 lần phải đọc kinh như vậy: Sáng sớm, trưa, giữa chiều, lúc mặt trời lặn, lúc chập tối.

Đi đâu giáo hữu cũng phải đem theo thảm để trải đọc kinh. Trước khi đọc kinh, phải rửa chân tay, mặt mũi. Ở sa mạc, thì rửa bằng cát. Đọc kinh, phải lạy về hướng Mecca.

Nam giáo hữu, mỗi thứ Sáu, vào buổi trưa hay tối, phải đọc kinh chung tại đền thờ, do một Imam hướng dẫn.

Sau buổi kinh, Imam có thể giảng giáo lý.

3. Bố thí. (Zakat).

Bố thí là làm phúc cho người nghèo khó. Bố thí là tuỳ hỉ, không còn được coi là một loại thuế.

4. Ăn chay trong tháng Ramadan.

Trừ người dau ốm còn ai cũng phải ăn chay trong tháng Ramadan (tháng 9, theo lịch Hồi giáo) từ bình minh đến mặt trời lặn, không được làm tình, không được ăn hay uống bất cứ vật gì.

5. Hành Hương. (Hajj)

Ai cũng nên hành hương Mecca, trong cuộc đời mình, nhất là vào tháng Dhu---Al---Hijja (Tháng 12, Hồi Giáo), để cùng mọi người đi quanh đá Ka’ba.


(Quang Cảnh Hajj)

Hồi giáo chủ trương độc thần. Allah tạo nên vũ trụ. Dưới Allah còn các thiên thần như Gabriel, Michael, Raphael, và Uriel, và các tiên tri như Adam, Noah, Abraham, Moise, Jesus và Mohammed. Mohammed là tiên tri lớn nhất. Hồi giáo tin có ngày phán xét chung, tin thiên đàng, địa ngục. Koran là Thánh Thư cao siêu nhất. Ngoài Koran, còn có phần truyền khẩu, gọi là Hadith. Hồi giáo cấm ăn thịt heo. Hồi giáo cho phép giáo hữu lấy bốn vợ. Mohammed có 11 bà vợ.

Hồi giáo muốn điều hoà cách giao tiếp giữa Trời, Người và giữa con người với con người. Luật Hồi Giáo Shari’ah bao quát gia đình, thương mại, hình án v.v...

Hồi giáo sau trước là bất biến. Trước sau như một.[4]

*************         


Các Giáo Phái.

Mohammed xưa tiên đoán sau sẽ có 72 giáo phái. Nhưng giáo phái chính không nhiều. Ta thấy có:

1. Giáo phái Kharijites.

2. Giáo phái Mu’tazilites (Mo’tazilites.)

3. Murijites.

4. Chiites (Shiites, sau chia thành Imamis, Ismaéliens, Zaidis, Twelvers v.v...).

5. Sunnis (Sunnites.)

6. Soufism (Sufism cũng nằm trong Shiites).

Khi Mohammed mất năm 832, thì Abu Bekhr (d. 633), Omar (634---644) Othman (644---656) và

1. Ali (d. 661) lên thay.

Sau đó là:

2. Al---Hasan (d. 669)

3. Al---Husain (d. 680)

4. Alizain---Al---’Abidin (d. 712): Zaidites Zaid

5. Muhammad Al Baqir (d. 731)

6. Jafar Al Sadiq (d. 765): Ismailites Ismail (d. 760)

7. Musa Al Kazim (d.797)

8. Ali Al---Rida (d. 818)

9. Muhammad Al ---Jawad (d. 835)

10. Ali Al---Hadi (d.868)

11.Al---Hasan Al---’Askari (d. 874)

12. Muhammad Al---Muntazar. (d. 878) [5]

Các giáo phái nói trên thường tranh cãi xem ai là người chính thức thừa kế Mohammed.

Phái Sunnites công nhận Abu Bekhr, Omar Othman và Ali. Phái Shiites nhận con cháu Ali là những người thừa kế chính thức. Còn gíao phái Zaidites chỉ nhận Zaid là giáo chủ thứ 5, chứ không phải là Muhammad al---Baqir. Còn phái Ismaelites nhận Ismail là giáo chủ thứ 6 thay vì Jafar Al---Sadiq. Trên đây là danh sách 12 giáo chủ mà nhóm Shi’ites công nhận. Những chi tiết này không liên quan gì đến ta.

Duy giáo phái Sufi là một giáo phái có tư tưởng phóng khóang nhất, có nhiều danh nhân nhất, cởi mở nhất, nên ta sẽ đặc biệt nghiên cứu.

Sufism (phái Bạch Y).

Hồi giáo như Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo là Đạo Độc Thần tin rằng không ai bằng Thượng đế, Thượng đế ở ngoài muôn vật.

Sufism, ngược lại, tin như các Mật Tông, Mật Giáo rằng Thượng đế ở sẵn trong lòng muôn vật, là tinh hoa muôn vật và con người lúc chung cuộc có thể sống phối kết với Thượng đế. [6]

Ba đạo giáo trên (Hồi giáo, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo) tin vào thuyết Tạo dựng, cho rằng Chúa tạo dựng nên Trời đất bởi không.

Còn Sufism tin rằng Chúa tạo nên Trời Đất bằng chính bản thể mình. Sufism tin vào Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể.[7]

Ngày nay, thế giới bắt đầu chuyển hướng và tin rằng Thượng Đế là Bản Thể con người, không coi Thiên Chúa là một nhân vật tách rời khỏi vũ trụ nữa. [8]

Những người chủ xướng học thuyết này là Giám Mục ở Woolwich, John A. T. Robinson, tác giả quyển Honest to God, và nhà thần học Tillich. Đó là một chuyển hướng đạo giáo vô cùng quan trọng.[9]

Sufism là gì?

Sufism là mặt trong của Hồi giáo. “Sufism là dòng nước ngầm, chảy qua mọi tôn giáo. Đó là sự hiểu biết về Nhất thể ---muốn gọi Nhất thể đó là gì cũng được: Đó là Sự Khôn Ngoan, là Ánh Sáng, là Tình Yêu, hay là Hư Vô.”[10]

Phái Bạch Y chống đối lễ nghi, hình thức bên ngoài, chống lại sự sa đoạ, thối nát của xã hội bệnh hoạn và vật chất bên ngoài. Bạch y đối đầu với sự cao ngạo, tàn nhẫn, mị dân, hình hạc, bất nhân. Môn phái Bạch Y muốn con người sống đời sống tinh thần ngây thơ, thuần khiết, sung sướng, hoà hài của buổi ban sơ. Phái Bạch Y muốn con người mở mắt ra và nhận thấy rằng ích kỷ, kiêu căng, tham lam, tranh chấp là điên cuồng. [11]

Có người cho rằng Bạch Y là đề cao nhân phẩm, là khoan dung, là hoà hợp, là chống giáo điều, là tính yêu nhân loại, là huynh đệ tinh thần.

Có người lại cho rằng Bạch Y là những người mơ mộng, chống đối, mua việc, thích rây vào chuyện Giáo Hội, và chuyện chính trị. [12]

Bạch Y tự hỏi là mục đích giáo hội là hợp nhất, là làm cho mọi dân tộc và mọi người thương yêu nhau, coi nhau như anh em hay là chia rẽ, là hành hạ, là đổ máu kẻ vô tội trong những trận chiến vô ích, và phạm nhiều tội ác nhân danh Allah? [13]

Bạch Y dạy phải đi vào tâm mà tìm Đạo, tìm Trời. [14]

Phái Bạch Y tin rằng Chúa ở mọi nơi, và lúc nào cũng sống kết hợp với Đạo, với Trời. Họ hoà hợp Trời, Người và lấp hố sâu giữa Trời Người. Bao giờ họ cũng tuyên xưng là chính thống Hồi Giáo, nhưng thực ra họ phá bỏ nền tảng Hồi Giáo. Họ khinh thường luật lệ, lễ nghi hình thức, và sự giả hình của hàng giáo phẩm. Họ chỉ tin vào sự giác ngộ.

Hàng Giáo Phẩm Hồi giáo coi họ là những tấm gương xấu, phá hại dân tộc, luật pháp, xã hội.

Nhưng môn phái này đã đem lại cho Ba tư một nền văn chương và một chủ thuyết Đại Đồng và Tình Yêu, và đã đóng góp nhiều cho Ba Tư.[15]

Bạch Y dạy chúng ta phải tìm hiểu mình, vì biết mình là biết Chúa. [16]

Baba Kuhi ở Shira (chết 1050) có bài thơ mà tôi phỏng dịch như sau:

Ở ngoài chợ, ở trong dòng,

Ở đâu cùng thấy thuần ròng Chúa thôi.

Xuống khe, lên núi, lên đồi,

Ở đâu cũng thấy Chúa tôi tràn đầy.

Giàu sang, nghèo khó tuy thay,

Bao giờ cũng thấy Chúa ngay bên mình.

Dù khi tĩnh tọa, cầu kinh,

Ăn chay, giữ giới, thấy mình Chúa thôi.

Bất kỳ hay dở trên đời,

Truy nguyên vẫn thấy Chúa tôi rành rành.

Mở to đôi mắt nhìn quanh,

Trông gì cũng thấy hóa thành Chúa thôi!

Nến tôi thắp cháy lửa Ngài,

Hào quang vừa tỏa, Chúa tôi hiện hình,

Mượn đôi mắt Chúa nhìn quanh,

Bỏ đôi mắt tục, vẫn rành Chúa thôi.

Giã từ hiện tượng hình hài,

Lạ sao vẫn thấy Chúa tôi như thường.

Tưởng mình tan biến, hư vương,

Nào hay mình vẫn miên trường, vô biên.[17]

 Rumi, một thánh nhân Hồi giáo khác, cũng dứt khoát cho rằng chỉ có thể tìm thấy Chúa trong tâm hồn con người mà thôi. Ông có thơ sau:

Tôi lục lạo khắp cùng Thiên Chúa Giáo,

Thánh giá nhìn lên, tôi thấy nó trống không!

Tăm tích Ngài, sao tôi thấy vẫn mịt mùng!

Tôi lang thang trong chùa chiền, miếu mạo,

Ngài ở đâu, sao chẳng thấy hình dung?

Đá Kaaba, tôi quanh quất, ruổi rong,

Đô hội ấy, mà sao Ngài vắng bóng!

Tâm hồn tôi, tôi nhìn tận bên trong,

Ôi lạ thay, kìa sao Ngài ở đó!

Thần trí tôi bỗng mãnh liệt động rung,

Rũ sạch hết bụi trần gây chia rẽ... [18]

Môn phái Bạch Y (Mật Tông Hồi giáo) ra đời vào khoảng thế kỷ 2. Dạy con người có thể kết hợp với Trời qua những giai đoạn như thống hối, hãm mình, bỏ mình, sống nghèo khó, nhẫn nhục, tin tưởng v. v...

Họ tin rằng con người có thể tiến tới thần minh, tu luyện thành thần minh và sống kết hợp với Đấng Tối Cao, sống hòa mình với Đại Thể vũ trụ. Quan niệm này cũng tương đương như quan niệm nhập Niết Bàn của Phật Giáo, hay hòa mình với Brahman của Ấn Giáo. [19]

Môn phái này cũng chủ trương thuyết:  Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Có người cho rằng tư tưởng trên có thể thấy trong vài đoạn thánh kinh Coran của Hồi Giáo, nhưng thực ra đã vay mượn ở những trào lưu ngoài đạo Hồi như Huyền Học Thiên Chúa Giáo (Catholic Mysticism), môn phái Tân Bá Lạp đồ (Néo---Platonism), Denys l'Aréopagite, môn phái Viên Giác (Gnosticism), môn phái Mandeism, Manicheism v.v...

Trong quyển Histoire du Caodaisme của Gabriel Gobron có toát lược tư tưởng môn phái này như sau: ông Ben Aliona vị giáo chủ gần ta nhất (ông chết năm 1934) chủ trương phối hợp đạo Maisen, Bái Hỏa, Công Giáo, Hồi giáo. Ông dạy như sau:

Thượng đế là duy nhất. Vũ trụ này là những bức màn che thế giới vô cùng.

Vũ trụ này được phóng phát ra từ Thượng đế. Chỉ những tâm hồn đặc biệt mới hiểu điều sâu nhiệm (bathen) ẩn áo này (sirr), chứ không phải là thế giới này được tạo dựng nên, như người tầm thường (foqara) đã tưởng. Và như vậy, Thượng đế đã ở trong ta (ai biết mình, sẽ biết Chúa, ai chịu tìm hiểu mình, sẽ tiến gần Chúa. Phải được giác ngộ (icrhraq) như mọi danh nhân Hồi Giáo đã chủ xướng.

Phái Sufism cho rằng: Dẫu bao nhiêu tiên tri cũng chỉ là một người. Họ đều là những tàn lửa do một ngọn lửa. [20]

Gobron nhận định thêm: Khi tiến tới một trình độ tâm linh cao siêu, các bậc đạo cao đức cả vượt lên trên những người thường, và coi nhau như là những người bạn của Thiên Chúa. Họ thành khẩn kết bạn với nhau. [21]

Môn phái này muốn mọi người thương yêu nhau thật sự như sách Zohar của Do Thái hay sách Ennéades của Plotinus đã dạy.

Và đây là lời lẽ toát lược sự hóa kiếp của con người, thành bản thể Trời: “

Trò tới nhà thày, gõ cửa. Không ai trả lời.

Trò gõ lại.

Trong hỏi: Ai đó? Tôi đây.

Không ai trả lời. Cửa không mở.

Lát sau, trò gọi lại.

Trong hỏi: Ai đó? Ông đây.

Và lần này cửa mở. [22]

Như vậy, khi tính người tan biến, còn nguyên có tính Trời, thì Thánh Hiền Hồi giáo gọi là fana, khi tâm hồn sống động bởi Chúa, hay nói cách khác, khi Chúa hoạt động trong tâm hồn, thì họ gọi là trạng thái Baqa. Như vậy Phối Thiên là rũ bỏ Nhân Tính, phục hồi Thiên Tính.

Giai đoạn biến hoá cuối cùng của con người là biến thành Trời như Mansur Hallaj nói:

Ta cùng với đấng ta yêu,

Hai đằng là một, khôn chiều qua phân.

Một thân mà có hai thần,

Thấy ta, thấy Chúa cũng ngần ấy thôi.[23]

Bayazid of Bistam (d. 875) nói: “Dưới lớp áo của tôi, không có gì ngoài Chúa.” [24]

Tóm lại, Bạch Y không tìm kiếm gì ngoài Thượng Đế. “Tất cả nói năng, xôn xao, hình thức, lễ nghi, tập tục, ước mơ đều là những gì ngoài Chúa, hãy vén bức màn nhị nguyên đó lên, bạn sẽ thấy còn thuần vui vẻ, tĩnh lãng, đẹp đẽ, yên nghỉ. Khi bạn đã kết hợp với đấng mình yêu, thì không còn gì là cấm kỵ, nên không nữa. [25]

Xuất xứ Bạch Y.

Bạch Y cho rằng mình xuất xứ từ Kinh Koran. Nhưng thực ra không phải. Trong Koran có rất ít câu nói Trời chẳng xa người. Hoạ chăng chỉ có câu này: “Thực ra, ta đã tạo nên con người. Ta biết hồn nó than van cái gì. Ta gần nó hơn tĩnh mạch cổ của nó.”[26]

Thực ra Thánh Hiền phái Bạch Y, có thể đã vay mượn những tư tưởng trên trong các sách viết về Đạo Huyền Đồng (Mysticism) du nhập vào Ba Tư, như sách Enneads của Plotinus, như sách Niomachus của Pythagoras, như sách Poimandres của Hermes v.v... [27] Cũng có thể là chính các Ngài đã sáng tạo nên những tư tưởng đó


Ít nhiều thánh hiền phái Bạch Y.

Bạch Y có nhiều thánh hiền. Ta kể ít nhiều vị:

---Shabastari.

---Dhul Nun.

---Bayazid of Bistam (d. 875) thường xưng mình là Thượng đế.

---Baba Kuhi of Shiraz (d. A.D. 1050).

---Hussein Ibn Mansur Hallaj (d. 922), bị xử tử trên thập giá, vì dám xưng mình là Thượng Đế.

---Jalal---ud---din Rumi (d. 1273)

---Ibn---i---Yamin.

---Ibni Arabi (born in Spain in A.D. 1165)

---Al---Ghazzali (1059---1111), nhà thần học nổi tiếng của Hồi giáo. [28]

Tổng luận về Bạch Y.

Bạch Y là một giáo phái hết sức đẹp đẽ. Nó không phân màu da, sắc áo, chủng tộc, biên cương, bờ cõi. Nó không câu nệ lễ nghi, hình thức bên ngoài. [29]

Khảo về Hồi Giáo, tôi thấy không có gì hấp dẫn, nhưng suy tư về Bạch Y, tôi thấy vô cùng sâu sắc. Bạch Y cũng như phần Vô Vi, Hồi Giáo cũng như phần Phổ Độ trong Cao Đài. Sách về Bạch Y nay bán đầy dẫy bên Hoa Kỳ. Mong quí vị nên tìm đọc.

----------------------------------------------
**********************************************         


CHÚ THÍCH


[1] Britannica Book of the Year, 1990.

[2] Dictionnaire des Religions, Royston Pike, Presses Universitaires de France, 108, Boulevard Saint Germain, Paris, 1954, p. 165.

[3] Man’s Religions, John B. Noss, The MacMillan Company, London, 1963, p. 531.

---A.J. Arberry, The Koran Interpreted. 2 vol. Georges Allen & Unwin Ltd., London, 1955. Cop. Georges Allen & Unwin, London, 1955.

Vol. II, p.344; II, 244; II, 326; II, 388; II, 329; II, 308; I, 319; I, 302; I, 112; I, 117; I,103;II, 245; I, 153; I, 159; I, 161; II, 237; I, 158; I, 194; I, 302; II, 129; II, 155; II, 152; I, 209; II, 209; II, 254 f; I, 270; I, 50 f; I, 304 f; I, 303; I, 100 f; II, 50; I, 60; I, 51 f; I, 127; I, 142; I, 29; II, 31.

[4] There is no modern or ancient Islam, no Oriental or Western Islam ---That Islam today is the same Islam as when it was born 14 centuries ago.

Miami---Dade Community College, Student’s guide to The Long Search, A Study of Religion, p. 215.

[5] John B. Noss, Man ‘s Religions, p. 551.

[6] It is interesting then, that the Eastern and Western concepts of God and especially of means of attaining valid information from and about him correspond to the milieu of the arena of greatest freedom. In the West, God is outside man in principle, and communicates by words as do free adult men. In the East he is an interior state which one has once had, and which is one’s true being, but which one has lost and can recover only by going into the depths of the self. Robert S. Ellwood, Jr, Religious and Spiritual Groups in Modern America, p. 87.

[7] The Idea of continuous emanations in constrast to the unique divine act of creation was considered by both Muslim and Christian Mystics, to be incompatible with the Biblico---Koranic idea of a creatio ex nihilo.

Annemaire Schimmel, Mystical Dimensions of Islam, The University of North Carolina Press, Chapel Hill, 1975, p. 4.

[8] Come you lost atoms, to your Center draw

And be the Eternal Mirror that you saw:

Rays that have wander’d into Darkness wide,

Return and back into your sun subside.

Farid Al---Din ‘Attar Mantiq al---Tayr.’

SUFI , Expression of the mystic quest , Laleh Bakhtiar, p. 10.

Sufi chủ trương Vạn Vật Nhất Thể. Và Vạn thù qui nhất thể. Chủ trương Vạn Hữu là do một bản thể, phóng phát, tán phân ra.

The goal of Sufism is to gather all multiplicity into Unity, with the totality of one ‘s being. Như trên. 10.

[9] God, Tillich was saying, is not a projection out there’ , an Other beyond the Skies, of whose existence we have to convince ourselves, but the Ground of our very being.

Honest to God, John A. T. Robinson, Bishop of Woolwich, The Westminster Press, Philadelphia, 1963, p. 22.

[10] Such is a case with Sufism, the generally accepted name for Islamic mysticism... Mysticism has been called “the great spiritual current which goes through all religions.” In the widest sense it may be defined as the consciousness of the One Reality ---Be it called Wisdom, Light, Love or Nothing.

Annemaire Schimmel, The University of North Carolina Press, Chapel Hill, 1975, Mystical Dimensions of Islam, p. 4.

[11] Their movement, originating as a protest against the formalism of orthodoxy in Islam, gradually developed into a rebellion against the decadence, corruption and tyranny of a sick, material society. Sufism was the antithesis of arrogance, intolerance, demagogism, hypocrisy and inhumanity. The Sufi’s purpose was to create a renaissance of man’s spirit through which he might live a simple, innocent. and harmonious life. They hope to open men’s eyes, that they might see that egoism and greed, pride, and strife are folly, that the universe is spiritual, and that men are the sons of God.

Martin Lings, What is Sufism, p. 27---28.

[12] To some, it connotes humanitarism, tolerance, harmony, defiance to the chuch and its rituals, love of mankind, and the attempt to achieve spiritual fellowship. To a few, Sufis are dreamers, rebels, and meddlers who interfere with the serious rituals of the church and the business of the state.

Như trên. p. 28.

[13] The questions they repeatedly asked were: ....”Isn’t the purpose of religion to unite, to comfort, to improve, and to bring all races and peoples of the world together in love and brotherhood, or is it to divide, to tyrannize, to shed blood of the innocent in futile wars, to mesmerize, to commit all kinds of crime in the name of Allah and to exploit our fellowmen?

Như trên. p. 29.

[14] One of the most persistent doctrine of Sufism is inwardness. They despite outward piety and shallow religious rituals.”Direct thyself to the inward and thou shalt see thy God.”

Như trên. p. 31.

[15] The Sufis wore coarse woolen robes and lived as hermits in isolated places away from people and believed in salvation through poverty (Fagr), meditation (Fihr), fortitude (Sabr), renunciation (Zuhd), good works, and service to the community. Recognizing that God’s presence was felt everywhere in creation, they became increasingly mystical, pantheistic and ascetic.

For Rabia, one of the founders of Sufism, who died at Jerusalem in A.D. 757, love and its the unquenchable flames were the torch which kindled the world of Sufism. It was she who laid the foundation of its mystical ideas. She as succeded by Adu Hasham (d. A.D. 770), who established the first convent (Khaneqah) for the Sufis at Ramaled in Palestine. Soon the movement spread to Persia. “Hand in hand with the Persian revival under the Abbaside Caliphs, the Soufis developed a new current of ideas. Speculations take a bolder flight, and essay to reconcile the creature with his creator, to bridge the chasm between the finite and infinite.

Then followed thev doctrine of ectasies, mystical stages, unification and pantheism. Though the Sufid always confessed outward connection with orthodox Islam, nonetheless they would efficially undermined its foundation. They attacked the religious institutions by claiming that religion exists only to keep mankind in order and to make all men merit the grace and love of God by their service and virtues. Every religious institutions which does not tend toward these goals is not divine but profane and dangerous. Scorning the barren desert of legalistic tradition, meaningless rituals, and the hypocrisy of the clergy, admitting no guidance but the pole star of illumination, they press the Islamic establishment to the very brink of madness. The Muslim leaders considered Sufism as a grave scandal, demoralizing the national character, undermining law and order, and subverting tradidional society. Yet the Sufis produced a literature and a doctrine of universalism and love which is considered the noblest heritage and the great contribution of Persia to world civilization.

Sufism, Message of Brotherhood, Harmony, and Hope, Nasrollah S. Fatemi, Faramarz S. Fatemi, Fariborz S. Fatemi, South Brunswich and New York, A. S. Barnes and Company, 1911, p. 33.

[16] Sufism is knowledge of oneself to Marafat (gnosis) or knowledge of God. Man’s whole life is dominated by two realities:” Thou”and “I”, the lover and the beloved, God and man...

Know thyself, for knowing true thine own heart

Thou knowest that good and ill in thee are part.

Discern the worth of thine own being, and then

Walk with pride amist the commun run of men.

Know thyself, and the whole world thus discover,

Then from all ill, they shat thyself deliver,

Thow knowest not thyself for thau art lowly,

Thou shouldst behold God if thou thyself couldst see.

From Nasir Khosrow, the famous Persian Poet (A.D. 1004---88)

Như trên. p. 37.

[17] Prof. L.F. Rasbrook Williams Ed; Sufi Studies, East & West; ÉP. Dutton Co, Inc.,New York, 1973, p. 57..

[18] Ib. p. 70.

[19] Les doctrines de Ben Aliona? Unité de Dieu (le monde temporel n'est qu'un ensemble de voiles,” barrakh “, nous cachant le monde réel: L'Infini. Univers emané de Dieu (l'inverse du Coran créationiste pour la masse des foqara, croyants ordinaires, le sirr (caché) est réservé à certains disciples capables de saisir le bathen (sens occulte); Émanationisme s'accordant avec l'immanentisme (qui pourrait connaitre son proprium, connaitrait Dieu; qui le scrute avec attention, s'approche de Dieu); doctrine de l'immanence n'excluant pas la transcendance; ichraq ou illunimation dont se réclament tous les grands hommes musulmans: Avicenne, Ghazali, ou Ibn Tofail... (Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 92)...

Les Prophetes, fussent---ils dix mille, dit l'aphorisme soufi courant, ne sont qu'un seul, rayons multiples du même feu. Ib. p. 91

[20] Les doctrines de Ben Aliona? Unité de Dieu (le monde temporel n'est qu'un ensemble de voiles,” barrakh “, nous cachant le monde réel: L'Infini. Univers emané de Dieu (l'inverse du Coran créationiste pour la masse des foqara, croyants ordinaires, le sirr (caché) est réservé à certains disciples capables de saisir le bathen (sens occulte); Émanationisme s'accordant avec l'immanentisme (qui pourrait connaitre son proprium, connaitrait Dieu; qui le scrute avec attention, s'approche de Dieu); doctrine de l'immanence n'excluant pas la transcendance; ichraq ou illunimation dont se réclament tous les grands hommes musulmans: Avicenne, Ghazali, ou Ibn Tofail... (Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 92)...

Les Prophetes, fussent---ils dix mille, dit l'aphorisme soufi courant, ne sont qu'un seul, rayons multiples du même feu. Ib. p. 91

[21] Constatation universelle: Arrivés une certaine hauteur spirituelle, les religieux exceptionnels sont au---dessus des religions du vulgaire, et reconnaissent comme “Amis de Dieu” tous les hommes sincères et de bonne volonté et fraternisent avec eux.

Ib. p. 94.

[22] Et il nous suffit de rappeler ici un des enseignements du mysticisme musulman pour constater que pas un Caodaiste ne refuserait de reconnaitre là, en cette anecdote du soufisme, l'histoire même de sa propre naissance au divin, de sa metanoia ou renversement des valeurs de l'aâme religieuse:

Le disciple se présente à la porte du maitre et frappe.

Silence.

Il frappe de nouveau. Une voix de l'intérieur:

---Qui est là?

---C'est moi.

Silence. La porte ne s'ouvre pas...

Plus tard, le disciple se présente de nouveau à la porte du maitre et frappe. ---

Qui est là?

---C'est Toi.

Et la porte s'ouvre cette fois.

Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 70,71.

[23] I am He whom I love,

He whom I love is I:

We are two souls in one body.

If thou seest me, thou seest Him,

And if thou seest Him, thou seest me.”

Như trên. p, 38.

[24] “Beneath this cloak of mine, there is nothing but God”

Như trên. p. 43.

[25] “All this talk, turmoil, rites, ritual, conventions, customs,noise and desire,” according ta Sufis,” is outside the unity of God; remove the veil of dualism then you will find joy, silence, beauty, calm and rest. When you unite with your Beloved then there is neither command nor prohibition.”

Như trên. p. 43---44.

[26] Quran 50:16.

[27] Laleh Bakhtiar, Sufi, Expressions of the Mystic Quest, 1976, p. 7

[28] Sufism, Message of Brotherhood, Harmony, and Hope, Nasrollah S. Fatemi, Faramarz S. Fatemi, Fariborz S. Patemi, 1911, p. 40---73.

[29] Because the Sufis abandoned external form and rituals and sang the praise of universal truth which is within the reach of everybody regardless of creed, color, or nationality, Sufism became a religion which was both international and universal. Its Literature and ideas have had a wide audience in North Africa, India, Malaya, China and Indonesia.

Như trên. p. 65.

In summary, the reader will perceive that Sufism is a word uniting many divergent meanings, and does not represent any particular reliigion or dogmas exclusively. Sufism is not a creed; it has no dogmatic systems; the “ways” by which one seeks God “are as numerous as the number of the people of the world.”

Như trên. p. 71.

“The keynote of Sufism,” according to Reynold Nicholson,”is disinterested, selfless devotion, in a word, love. The whole of Sufism is a protest against the unnatural divorce between God and man.”

Như trên. p. 63.

Man seeks his psychic and spiritual needs outwardly precisely because he does not know who he is . Sufism reminds man to seek all that he needs inwardly within himself, to tear his roots from the outer world and plunge them in the Divine Nature, which resides at the Center of his heart. Sufism removes man from his lowly state of asfal safilin in order to reinstate him in his premordial perfection of ahsan taqwin wherein he finds within himself all that he had sought outwardly, for being united with God he is separated from nothing.

Seyyed, Sufi Essay, p. 33.

The Sufis sought to lose what they currently perceived as labels, knowledge, concepts and to become empty (nothing) and attain the state of “void”; to attain a zero point so that they could become related to any state of being and achieve “everythingness”. Just as the discovery of zero in mathematics made the system possible, so too in the art of rebirth, the discovery of a state of “nothingness”(the void or emptiness) makes final integration a possibility.

Sufies studies East and West,

Pr. A. Reza Arasteh, Psychology of Sufi Way to Individuation, p. 107.


------------------------------------------------
************************************************         


CHƯƠNG XXXI

TINH HOA DO THÁI GIÁO: KABBALA

Do Thái giáo có công truyền và mật truyền. Công truyền là Đạo Do Thái chính thống hiện nay. Nó ra đời từ thời Moses (1250 B.C.). Phần Mật truyền hay Mật tông Do Thái được gọi là Kaballah, hình thành vào khoảng thế kỷ XIII.

Nơi đây chỉ trình bày Mật Tông Kaballah.

Kabbalah là huyền môn Do Thái có từ xa xưa. Theo Spinoza, nó tóm thâu tư tưởng của các người Do Thái thời xưa. [1]

Huyền môn này có hai bộ sách danh tiếng:

1. Sepher Yetzirah (Livre de la Création:  Sách sáng tạo) (hay Sépher Yessira, hay Sépher Yetsira) do Rabbi Akiba viết khoảng năm 120 A.D.

2. Zohar (Sepher Ha Zohar:  Livre de la Splendeur:  Sách Quang huy), do Moses de Lyon viết vào khoảng 1305 A.D.

Kabbalah giải thích căn nguyên, sự hình thành, vòng biến dịch, cùng đích vũ trụ và con người bằng:  Ein---Sof và mười Sephiroths (thập tính, thập duyên, dix attributs).

Ein---Sof là Hư vô, là Bản thể tuyệt đối của vũ trụ, khi chưa hình hiện hiển dương. Ein---Sof là toàn thể vũ trụ. Ein---Sof tương đương với Vô cực trong Kinh Dịch.

Sephiroths (Thập duyên) phác họa sơ đồ hình thành vũ trụ hữu hình.

Thập Duyên là:

1. Kéther (Crown,Couronne) là Nguyên lý sáng tạo nên vũ trụ hữu hình, tương đương với danh từ Thái cực.

2. Chocmah, Khí Dương (Male, expansive Force)

3. Binah, Khí Âm (Female, astringent Force)

4. Chesed, Nghĩa (Benevolent Force)

5. Geburah, Lễ (Destructive Force)

6. Tiphered, Tín (Harmony, equilibrium, beauty)

7. Netzach, Nhân (Amor)

8. Hod, Trí (Objective Intelligence)

9. Yésod, dục giới (Astral kingdom of desires)

10. Malkuth, sắc giới (Corporeal sphere, terrestrial kingdom).


Có thể nói được rằng Thập Duyên tương tương đương với các quan niệm Thái cực (Kéther), Âm Dương (Binah, Chocmah), Ngũ hành (Chesed, Geburah, Tiphered, Netzach, Hod), Tam tài (Kéther: Thiên); (Yesod: Nhân); (Malkuth: Địa) [2] của Kinh Dịch.

Kabbalah cũng còn dùng: ---

Tâm điểm và nhiều Vòng tròn đồng tâm để giải thích về căn do, hình thành, biến dịch, và mục phiêu vũ trụ.

Đại khái:

1.---Khi chưa có vũ trụ hữu hình (Tiên Thiên), thì chỉ có Bản thể (Ein---Sof) ở thế tiềm ẩn. Lúc ấy Ein---Sof là toàn thể vũ trụ.

2.---Khi thế giới đã hình hiện (Hậu Thiên), thì Thượng Đế là tâm điểm, là cốt lõi vũ trụ.

Từ trung tâm sáng tạo ấy, phóng phát ra vạn hữu.

Chiều sinh hóa từ vô cùng đến hữu hạn ấy được diễn biến từ một tâm điểm cho đến các Vòng tròn bên ngoài. Càng xa tâm càng trở nên chất chưởng.

Và các lớp lang hình tướng bên ngoài của vũ trụ y như là những lớp vỏ, lớp áo phủ ngoài Thượng Đế.[3]

Thời kỳ hoàng kim mai hậu là thời kỳ mà vạn vật qui căn phản bản [4]. Khi ấy Thượng Đế sẽ rũ bỏ những lớp áo, lớp vỏ bên ngoài, và sẽ hiện ra vinh quang.[5]

---Zohar chủ trương Phiếm thần (Pantheisme) và coi Thượng Đế là vũ trụ, vũ trụ là Thượng Đế. [6][7]

---Zohar chủ trương thuyết phóng xuất, sinh hóa ra vũ trụ, không chấp nhận thuyết tạo dựng.7

---Zohar cho rằng:  Cơ cấu con người, cơ cấu vũ trụ giống nhau. Hiểu vũ trụ sẽ hiểu con người, hiểu con người sẽ hiểu vũ trụ. Ngắm nhìn suy tư về vũ trụ, con người sẽ nhận ra rằng tất cả những yếu tố, những chất liệu bên ngoài đều có đủ trong mình, con người toát lược lại vũ trụ, và đấng Duy Nhất, bất khả tư nghị, đấng đã sinh ra vũ trụ và sẽ thu hút vũ trụ về, cũng chính là đấng ngự trị ngay trong lòng con người.[8]

Khảo Kabbalah, ta thấy người Do Thái xưa, ngoài cách dùng từ ngữ thông thường, để diễn tả tư tưởng, còn có những cố gắng dùng nhiều phương pháp khác để diễn tả tư tưởng. Trong những phương pháp đó ta thấy họ dùng:

---số

---chữ

---hình ảnh

Khảo Kinh Dịch, ta cũng thấy những cố gắng tương đương như vậy.

1.---Dùng số để diễn tả tư tưởng.

Để diễn tả tư tưởng: Nhất thể biến vạn thù, vạn thù qui Nhất thể, người Do Thái cũng đã dùng số, nhất là dùng 10 con số đầu.

Số 1 tượng trưng cho Bản thể duy nhất, cho Thượng đế, căn nguyên sinh xuất vạn hữu. [9]

Số 2 mới chính là con số bắt đầu, vì 2 là cơ chế biến hóa, gồm 2 động lực tương đối, sinh khắc.[10]

Số 1 như vậy là Căn nguyên, là Bản thể, 9 số sau là cung cách biến hóa. [11] Nói theo từ ngữ hiện tại, thì số 1 là Bản thể, các số khác là phụ tượng, (accidents), hay Hiện Tượng (phénomènes) [12]

Số 10 đặc biệt có nghĩa là Hòa hợp, là Thái hòa. Như vậy, nó gợi lên ý niệm rằng, đến lúc chung cuộc, vạn vật sẽ trở nên thành toàn, viên mãn, trong một toàn thể Thái Hòa.[13]

Số 10 tương ứng với mẫu tự số 10 Yod của tiếng Do Thái, mà Yod là Thượng đế. Như vậy:

1 là Thượng đế, Căn nguyên, Bản thể vũ trụ.

10, là Yod, là Thượng đế viên mãn lúc chung cuộc. Thế là thủy chung như nhất.

Ý nghĩa 10 con số càng trở nên rõ rệt, nếu ta đem so sánh nó với quan niệm dân gian về vũ trụ. Dân gian tin rằng Thượng đế ngự trên chín tầng trời.

2. Dùng chữ để diễn tả quan điểm Nhất thể vạn thù.
Do Thái gọi Thượng đế là Yod He Vav He.


(Do Thái gọi Thượng đế là Yod He Vav He.)

Khi chưa sinh thành ra vũ trụ, thì họ viết Yod, He Vav, He nguyên thành một chữ. Khi đã sinh thành ra vũ trụ thì họ chia chữ Yod He Vau He thành ra 4 phần, mỗi phần riêng chiếm 1 phương trời. Ý nói Thượng đế là vũ trụ, vũ trụ là phân thân của Thượng đế.[14]

Ngoài ra Yod י, còn có nghĩa là Bản thể.

He ה gồm hai phần:  tượng trưng cho hai động lực âm dương, tương sinh tương khắc nguyên thủy, nguồn sinh hóa ra vạn hữu.

Vav ו là chữ thứ sáu. 6 có thể cắt nghĩa là Lục hợp (sáu phương trời) [15]

3. Dùng hình ảnh để diễn tả tư tưởng Nhất thể vạn thù.
Hình ảnh mà Kabbale dùng để diễn tả tư tưởng Nhất thể tán vạn thù, như ta cũng đã thấy, là hình tròn, hay Tâm điểm và nhiều Vòng tròn đồng tâm.

Ibn Erza coi Vòng Tròn là tượng trưng cho vũ trụ biến dịch tuần hòan, thủy chung như nhất. [16]

-------------------------------
*******************************         


CHÚ THÍCH


[1] J’ai déjà vu la plus grande moitié de cette vie flottante,

Ah, qu’il y a un mot magique,

Ce mot: Moitié d’une portée si riche,

Il nous fait gouter plus de joie,

Que nous n’en pouvons posséder.

Le meilleur état de l’homme

Est à mi---chemin de la vie,

Quand un pas ralenti nous permet le repos;

Le monde se trouve à mi---chemin entre la terre et le Ciel’

Vivre à mi---chemin entre la ville et la campagne,

Avoir des fermes à mi---chemin entre les rivières et les montagnes,

Être à demi---savant, à demi---châtelain, à demi homme d’affaires,

Vivre à moitié comme un noble,

Et à moitié comme le commun des gens,

Avoir une maison moitié belle, moitié laide

Moitié élégamment meublée et moitié nue;

Des vêtements moitié vieux, moitié neufs,

Et une nourriture mi---recherchée, mi---simple;

Avoir des serviteurs ni trop intelligents, ni trop bêtes;

Une femme qui soit ni trop simple, ni trop habile.

Au fond, je me sens moitié d’un Bouddha,

Et presque la moitié d’un bienheureux taoiste,

La moitié de moi---même tourné vers le Ciel,

L’autre moitié vers mes enfants,

Pensant à moitié comment assurer l’avenir de ma postérité,

Et à moitié comment me présenter devant Dieu,

Quand le corps sera laissé en repos.

Il est le plus sagement ivre, celui qui est à moitié ivre;

Et les fleurs à moitié en boutons sont les plus belles;

Les navires à demi---voilés naviguent le mieux;

Et les chevaux avec des rênes à moitié tendues trottent le mieux;

Qui possède moitié trop est inquiet,

Et qui possède moitié trop peu désire posséder plus.

Puisque la vie est à la fois amère et douce,

Celui qui n’en goute que la moitié est plus sage et plus intelligent.

L’Importance de vivre de Lin Yu Tang, p. 123---124.

[2] “Ô moines, il y a un état non---né, non---devenu, non---conditionné, non---composé. S’il n’y avait pas un tel état qui soit non---né, non---devenu, non---conditionné, non---composé, il n’y aurait aucune évasion possible pour ce qui est né, ce qui est devenu, ce qui est conditionné. Puisqu’il y a un tel état, il y a une évasion de ce qui est né, de ce qui est devenu, de ce qui est conditionné, et de ce qui est composé.”

Présence du Bouddhisme, p. 266 ---Udana p. 129, Colombo, 1929.

[3] Nous devons donc d’abord trouver quelque part un centre d’où partent pour ainsi dire tous les autres plans de l’existence. Une fois là, nous devons essayer de trouver une solution. Voilà le programme.

Où est ce centre? Il est au---dedans de nous. Les anciens sages ont cherché de plus en plus profondément jusqu’à ce qu’ils aient trouvé qu’au coeur le plus intime de l’âme humaine est le Centre de l’univers tout entier. Tous les plans gravitent vers ce seul point; il est le terrain commun et c’est seulement en nous placant là que nous pourrons trouver une solution commune.

Vivekananda, Jnana Yoga, p. 138.

[4] Văn đạo tử giảng đạo tinh hoa lục (chữ Hán) tr. 366.

[5] “La découverte du Centre du soi qui coincide avec Brahman, et qui correspond au centre de l’espace et au centre du temps, ces deux centres qui permettent au sacrificiant đ’échapper à l’espace et du temps , est la grande découverte des Brahmanes, celle qui mène à l’orée de L’Upanishads.” (Lilian Silburn, Instant et Cause, p. 103.)

[6] Cette grandeur que l’homme a acquise par lui même, en se dégageant de ses entraves pour entrer dans la vie de l’infini, c’est cela la Religion.

Robert Tucker, Philosophie et Mythe chez Karl Marx, Paris, Payot, p. 32.

[7] La Religion consiste à s’élever au niveau de la vie divine.

Robert Tucker, Philosophie et Mythe chez Karl Marx, Paris, Payot, p. 32.

[8] 所 謂 佛 性 就 是 天 性。 也 就 是 儒 家 之 所 謂 天 命, 所 謂 道 了。難 怪 孔 夫 子 說﹕ 昭 聞 道 夕死 可 矣。

Sở vị Phật tính tựu thị Thiên Tính, dã tựu thị Nhu Gia sở vị Thiên Mệnh, sở vị Đạo Liễu. Nan quái Khổng Phu Tử thuyết: Chiên văn Đạo tịch tử khả hĩ.

Lịch Đại Cao Tăng Cố Sự, q. 7, tr. 30.

[9] Dieu, dit l’Écriture, est la vie de l’homme:  Ipse est vita tua. (Deutéronome XXX, 20), texte de la Vulgate cité par St Thomas d’Aquin, Summa Theologiae, Ia---IIae, P. 10a, I, Obj. 2) et St Augustin a souvent cité que Dieu est la vie de l’âme, comme l’âme elle---même est la vie du corps. Il est donc la vie de notre vie. (Saint Augustin, Confessions VII, 1, 2 et X, 6,10)

Etienne Gilson, Théologie et Histoire de la Spiritualité, Paris, Librairie philosophique J. Vrin, 1934, p. 10.

[10] Xưa nay thường không ai dịch được câu này cho ra hồn. Nguyễn Thế Thuấn dịch: Ta coó. Thực không ai hiểu nổi!

[11] Il y a un Infini en nous.

(Florilège de la Pensée Philosophique Moderne), Lotus Bleu, 72 Année, No 11, Nov. 67, p. 293.

[12] L’Illumination spirituelle révèle un élément unique qui est dans l’esprit et dans le coeur de tout être humain.

(Florilège de la Pensée Philosophique Moderne), Lotus Bleu, 72 Année, Aout, Septembre 67, p. 235.

[13] Notre temps a besoin de reconnaitre en tout homme une étincelle divine et des possibilités infinies.

Ibid. p. 235.

[14] Pour la Religion, Dieu et Homme, la Qualité et la Forme étaient séparées, elle enseigne maintenant qu’ils sont Un.

Lotus Bleu, 72 Année, Décembre 67, p. 326.

[15] Trân Trọng Kim, Vương Dương Minh, Tân Việt xuất bản, tr. 43.

[16] Madame Blavastky, dans la Doctrine Secrète, fait allusion à cette mystérieuse voix intérieure, dans ce beau passage (I, 277è édition; I, 270, 7è Édition):  “Seul, l’Inconnaissable et Incognoscible Kârana, la Cause sans Cause de toutes les causes, devrait avoir son sanctuaire et son autel sur le terrain sacré et solitaire de notre coeur, ---insaisissable, indistinct, sauf par la “petite voix silencieuse” de notre conscience spirituelle . Ceux qui l’adorent, devraient le faire dans le silence et la solitude sanctifiée de leurs âmes...”

Lotus Bleu, 73è Année, Janvier, 1968, p. 17.

[17] “L’Atman, le Soi...montrait toute sa puissance à celui qui était capable de reconnaitre “la petite voix intérieure”. Depuis les jours de l’homme primitif...jusqu’à notre âge moderne, il n’y a pas eu un philosophe digne de ce nom qui n’ait pas porté dans le sanctuaire silencieux de son coeur la grande et mystérieuse vérité. Si c’était un Initié, il l’apprenait comme une science sacrée...

Doctrine Secrète, vol. V, p. 67.

Lotus Bleu, 73è Année, No I, p. 18.

[18] Trung Dung, chương I.

[19] Kinh Thi, Đại Nhã, Ức Thiên.

[20] Trung Dung, XIII.

[21] Khổng học đăng, I, tr. 332.

[22] Trung Dung yếu chỉ của tác giả.

[23] “Il y a une lumiẻre qui brille au---delà de toutes les terres, au---delà de nous tous, au---delà des cieux vraiment les plus hauts.

C’est une lumière qui brille dans nos coeurs. Il y a un pont entre le temps et l’éternité, et ce pont est l’Esprit dans l’homme. Ni le jour, ni la nuit ne traverse ce pont, ni la vieillesse, ni la mort, ni le chagrin... Quand on a trouvé ce pont, les yeux de l’avenir peuvent voir, les blessures du blessé guérissent, et le malade guérit de sa maladie. Pour celui qui franchit ce pont, la nuit devient comme le jour, parce que, dans le monde des Esprits, il y a une lumière qui est éternelle.”

Lotus Bleu, 72 è Année, No 4 Avril, 1967, p. 115.

[24] On trouve Dieu dans sa création...dans le coeur même de l’homme, on peut trouver la vie divine. En religion, cette découverte est aussi révolutionnaire que la découverte atomique. Elle place dans la main de l’homme un pouvoir spirituel sans limite, comme l’énergie atomique lui a donné un prodigieux pouvoir physique.

Lotus Bleu, 72 è Année, No 12 Décembre, 1967, p. 327.

[25] Deutéronome, XXX, 11---14.

[26] Trung Dung XX.

[27] Trung Dung XIV.

[28] Soyez ce que vous devriez être à l’endroit où vous vous trouvez, et quand vous aurez fait vos preuves, il vous mènera vers des voies meilleures.

Cina Cerminara, De nombreuses demeures, Adya Paris,1966, p. 278.

[29] Trung Dung, XI.

[30] La pureté, la droiture, la chasteté, la mansuétude sont appelées austérités du corps. Un langage dépourvu de malveillance, qui est vérédique, agréable, bienfaisant... est appelé l’austérité de la parole.

Le calme de l’esprit, l’équilibre, le silence, la maitrise de soi---même, la pureté de l’être, telle est l’austérité de l’ esprit.

Bhavagad Gita XVII, 14---16.---Leadbeater, L’Occultisme dans la Nature, p. 164.

[31] Trung Dung XX.

[32] Lịch đại cao tăng cố sự, Đạo Sinh, tr. 1---2.

[33] Trung Dung XXXI.

[34] Et ainsi, nous sommes installés dans notre schéma planétaire, et nous disons qu’il est une partie de la Doctrine Secrète que les attributs de Dieu “Omniprésence, Omniscience, et Omnipotence peuvent être réalisés par l’homme, dans sa plénitude comme homme et humanité, les réalisant et les libérant en elle---même. (E. L. Gardner Le Jeune, De La Connaissance p. 10.) C’est ce que nous voulons dire quand nous parlons de la Divinité de l’ homme. (Wallace Slater in Lotus Bleu, Décembre, 97, p. 318)

[35] Steep and high is your path of pilgrimage,

O man, never descending low.

I have equipped Thee with the divine wisdom and power

To live a full and vigorous life.

Come and enter in the divine chariot of the immortal bliss.

Never say, you are old, my traveller,

With the advancing age,

Bless thee with the wealth of wisdom,

You shall ever remain young and vigorous .

Steep and high is your path, never descending low.

*************         


CHƯƠNG XXX.

TINH HOA HỒI GIÁO.


Hồi Giáo hay đạo Mahomed (Islam, Mohammeda-nism), là do Giáo Chủ Mohammed thừa lệnh đức Allah, sáng lập ra.

Hồi Giáo là một tôn giáo lớn trong thiên hạ. Theo một thống kê vào năm 1990, thì số giáo dân Hồi nay là:

Phi Châu: 263.132.000.

Á Châu: 608.500.000.

Âu Châu: 46.460.000.

Nam Mỹ: 1.200.000.

Bắc Mỹ: 5.200.000.

Úc Châu: 99.500.

Toàn cầu: 924. 611.500. [1]

Ngang ngửa với Công Giáo La Mã: 971. 702.000.

Mohammed (Muhammad, Mahomed) sinh năm 571 công nguyên, mất năm 632. Lập đạo năm 622 tại Medina và Mecca, trong xứ Saudi Arabia. Đạo Hồi tiến rất mau. Chỉ một thế kỷ sau, mà Hồi giáo đã từ Arabie, tiến tới Tây Ban Nha, và biên giới Ấn Độ.

Hồi giáo là Đạo Độc Thần. Sourate 112, kinh Koran tuyên bố: Hãy nói: Chúa là Chúa một, là Chúa đời đời, không sinh ra ai, và cũng chẳng ai sinh ra mình, không ai bằng Ngài.

Mohammed cho rằng câu trên đã bằng một phần ba kinh Koran.[2]

TÔN CHỈ ĐẠO

Những người theo Hồi Giáo tuyệt đối phục tòng Allah.

*Họ giữ Giáo Điều (Iman).

* Ăn ngay, ở lành (Ihsan.---Right Conduct).

* Giữ giáo luật (�ibadad).

Giáo Điều quan trọng nhất là câu: Không ai bằng Allah. (la ilaha illa Allah). Allah có 99 tên.

Ăn ngay ở lành:

Phải đối xử huynh đệ với nhau, phải trọng nữ quyền, không rượu chè, cờ bạc, thương xót người cô quả, không hiếp đáp họ, thương xót kẻ già yếu, người bần cùng, nghèo khổ v.v...[3]

Giáo Luật.

Giáo Luật Hồi Giáo có 5 điều gọi là 5 cột trụ (“Five Pillars”= Al---arkan).

1. Nhắc lại đức Tin (Shahada):

La ilaha illa Allah; Muhammad rasul Allah: Không có Chúa nào ngoài Allah; Mahommed là tiên tri của Allah.

2. Kinh (Salad).

Ngượi khen Chúa muôn loài,

Đấng lân tuất, nhân từ.

Đấng phán xét thiên hạ.

Chúng con chỉ thờ Ngài,

Chỉ xin Ngài giúp đỡ.

Xin dẫn chúng con trên đường ngay,

Đường của những người Ngài chúc phúc,

Không phải đường của những người ngài giận ghét.

Không phải đường của kẻ lầm sai. (Koran Sura I)

Một ngày 5 lần phải đọc kinh như vậy: Sáng sớm, trưa, giữa chiều, lúc mặt trời lặn, lúc chập tối.

Đi đâu giáo hữu cũng phải đem theo thảm để trải đọc kinh. Trước khi đọc kinh, phải rửa chân tay, mặt mũi. Ở sa mạc, thì rửa bằng cát. Đọc kinh, phải lạy về hướng Mecca.

Nam giáo hữu, mỗi thứ Sáu, vào buổi trưa hay tối, phải đọc kinh chung tại đền thờ, do một Imam hướng dẫn.

Sau buổi kinh, Imam có thể giảng giáo lý.

3. Bố thí. (Zakat).

Bố thí là làm phúc cho người nghèo khó. Bố thí là tuỳ hỉ, không còn được coi là một loại thuế.

4. Ăn chay trong tháng Ramadan.

Trừ người dau ốm còn ai cũng phải ăn chay trong tháng Ramadan (tháng 9, theo lịch Hồi giáo) từ bình minh đến mặt trời lặn, không được làm tình, không được ăn hay uống bất cứ vật gì.

5. Hành Hương. (Hajj)

Ai cũng nên hành hương Mecca, trong cuộc đời mình, nhất là vào tháng Dhu---Al---Hijja (Tháng 12, Hồi Giáo), để cùng mọi người đi quanh đá Ka’ba.


(Quang Cảnh Hajj)

Hồi giáo chủ trương độc thần. Allah tạo nên vũ trụ. Dưới Allah còn các thiên thần như Gabriel, Michael, Raphael, và Uriel, và các tiên tri như Adam, Noah, Abraham, Moise, Jesus và Mohammed. Mohammed là tiên tri lớn nhất. Hồi giáo tin có ngày phán xét chung, tin thiên đàng, địa ngục. Koran là Thánh Thư cao siêu nhất. Ngoài Koran, còn có phần truyền khẩu, gọi là Hadith. Hồi giáo cấm ăn thịt heo. Hồi giáo cho phép giáo hữu lấy bốn vợ. Mohammed có 11 bà vợ.

Hồi giáo muốn điều hoà cách giao tiếp giữa Trời, Người và giữa con người với con người. Luật Hồi Giáo Shari’ah bao quát gia đình, thương mại, hình án v.v...

Hồi giáo sau trước là bất biến. Trước sau như một.[4]


Các Giáo Phái.

Mohammed xưa tiên đoán sau sẽ có 72 giáo phái. Nhưng giáo phái chính không nhiều. Ta thấy có:

1. Giáo phái Kharijites.

2. Giáo phái Mu’tazilites (Mo’tazilites.)

3. Murijites.

4. Chiites (Shiites, sau chia thành Imamis, Ismaéliens, Zaidis, Twelvers v.v...).

5. Sunnis (Sunnites.)

6. Soufism (Sufism cũng nằm trong Shiites).

Khi Mohammed mất năm 832, thì Abu Bekhr (d. 633), Omar (634---644) Othman (644---656) và

1. Ali (d. 661) lên thay.

Sau đó là:

2. Al---Hasan (d. 669)

3. Al---Husain (d. 680)

4. Alizain---Al---’Abidin (d. 712): Zaidites Zaid

5. Muhammad Al Baqir (d. 731)

6. Jafar Al Sadiq (d. 765): Ismailites Ismail (d. 760)

7. Musa Al Kazim (d.797)

8. Ali Al---Rida (d. 818)

9. Muhammad Al ---Jawad (d. 835)

10. Ali Al---Hadi (d.868)

11.Al---Hasan Al---’Askari (d. 874)

12. Muhammad Al---Muntazar. (d. 878) [5]

Các giáo phái nói trên thường tranh cãi xem ai là người chính thức thừa kế Mohammed.

Phái Sunnites công nhận Abu Bekhr, Omar Othman và Ali. Phái Shiites nhận con cháu Ali là những người thừa kế chính thức. Còn gíao phái Zaidites chỉ nhận Zaid là giáo chủ thứ 5, chứ không phải là Muhammad al---Baqir. Còn phái Ismaelites nhận Ismail là giáo chủ thứ 6 thay vì Jafar Al---Sadiq. Trên đây là danh sách 12 giáo chủ mà nhóm Shi’ites công nhận. Những chi tiết này không liên quan gì đến ta.

Duy giáo phái Sufi là một giáo phái có tư tưởng phóng khóang nhất, có nhiều danh nhân nhất, cởi mở nhất, nên ta sẽ đặc biệt nghiên cứu.

Sufism (phái Bạch Y).

Hồi giáo như Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo là Đạo Độc Thần tin rằng không ai bằng Thượng đế, Thượng đế ở ngoài muôn vật.

Sufism, ngược lại, tin như các Mật Tông, Mật Giáo rằng Thượng đế ở sẵn trong lòng muôn vật, là tinh hoa muôn vật và con người lúc chung cuộc có thể sống phối kết với Thượng đế. [6]

Ba đạo giáo trên (Hồi giáo, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo) tin vào thuyết Tạo dựng, cho rằng Chúa tạo dựng nên Trời đất bởi không.

Còn Sufism tin rằng Chúa tạo nên Trời Đất bằng chính bản thể mình. Sufism tin vào Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể.[7]

Ngày nay, thế giới bắt đầu chuyển hướng và tin rằng Thượng Đế là Bản Thể con người, không coi Thiên Chúa là một nhân vật tách rời khỏi vũ trụ nữa. [8]

Những người chủ xướng học thuyết này là Giám Mục ở Woolwich, John A. T. Robinson, tác giả quyển Honest to God, và nhà thần học Tillich. Đó là một chuyển hướng đạo giáo vô cùng quan trọng.[9]

Sufism là gì?

Sufism là mặt trong của Hồi giáo. “Sufism là dòng nước ngầm, chảy qua mọi tôn giáo. Đó là sự hiểu biết về Nhất thể ---muốn gọi Nhất thể đó là gì cũng được: Đó là Sự Khôn Ngoan, là Ánh Sáng, là Tình Yêu, hay là Hư Vô.”[10]

Phái Bạch Y chống đối lễ nghi, hình thức bên ngoài, chống lại sự sa đoạ, thối nát của xã hội bệnh hoạn và vật chất bên ngoài. Bạch y đối đầu với sự cao ngạo, tàn nhẫn, mị dân, hình hạc, bất nhân. Môn phái Bạch Y muốn con người sống đời sống tinh thần ngây thơ, thuần khiết, sung sướng, hoà hài của buổi ban sơ. Phái Bạch Y muốn con người mở mắt ra và nhận thấy rằng ích kỷ, kiêu căng, tham lam, tranh chấp là điên cuồng. [11]

Có người cho rằng Bạch Y là đề cao nhân phẩm, là khoan dung, là hoà hợp, là chống giáo điều, là tính yêu nhân loại, là huynh đệ tinh thần.

Có người lại cho rằng Bạch Y là những người mơ mộng, chống đối, mua việc, thích rây vào chuyện Giáo Hội, và chuyện chính trị. [12]

Bạch Y tự hỏi là mục đích giáo hội là hợp nhất, là làm cho mọi dân tộc và mọi người thương yêu nhau, coi nhau như anh em hay là chia rẽ, là hành hạ, là đổ máu kẻ vô tội trong những trận chiến vô ích, và phạm nhiều tội ác nhân danh Allah? [13]

Bạch Y dạy phải đi vào tâm mà tìm Đạo, tìm Trời. [14]

Phái Bạch Y tin rằng Chúa ở mọi nơi, và lúc nào cũng sống kết hợp với Đạo, với Trời. Họ hoà hợp Trời, Người và lấp hố sâu giữa Trời Người. Bao giờ họ cũng tuyên xưng là chính thống Hồi Giáo, nhưng thực ra họ phá bỏ nền tảng Hồi Giáo. Họ khinh thường luật lệ, lễ nghi hình thức, và sự giả hình của hàng giáo phẩm. Họ chỉ tin vào sự giác ngộ.

Hàng Giáo Phẩm Hồi giáo coi họ là những tấm gương xấu, phá hại dân tộc, luật pháp, xã hội.

Nhưng môn phái này đã đem lại cho Ba tư một nền văn chương và một chủ thuyết Đại Đồng và Tình Yêu, và đã đóng góp nhiều cho Ba Tư.[15]

Bạch Y dạy chúng ta phải tìm hiểu mình, vì biết mình là biết Chúa. [16]

Baba Kuhi ở Shira (chết 1050) có bài thơ mà tôi phỏng dịch như sau:

Ở ngoài chợ, ở trong dòng,

Ở đâu cùng thấy thuần ròng Chúa thôi.

Xuống khe, lên núi, lên đồi,

Ở đâu cũng thấy Chúa tôi tràn đầy.

Giàu sang, nghèo khó tuy thay,

Bao giờ cũng thấy Chúa ngay bên mình.

Dù khi tĩnh tọa, cầu kinh,

Ăn chay, giữ giới, thấy mình Chúa thôi.

Bất kỳ hay dở trên đời,

Truy nguyên vẫn thấy Chúa tôi rành rành.

Mở to đôi mắt nhìn quanh,

Trông gì cũng thấy hóa thành Chúa thôi!

Nến tôi thắp cháy lửa Ngài,

Hào quang vừa tỏa, Chúa tôi hiện hình,

Mượn đôi mắt Chúa nhìn quanh,

Bỏ đôi mắt tục, vẫn rành Chúa thôi.

Giã từ hiện tượng hình hài,

Lạ sao vẫn thấy Chúa tôi như thường.

Tưởng mình tan biến, hư vương,

Nào hay mình vẫn miên trường, vô biên.[17]

 Rumi, một thánh nhân Hồi giáo khác, cũng dứt khoát cho rằng chỉ có thể tìm thấy Chúa trong tâm hồn con người mà thôi. Ông có thơ sau:

Tôi lục lạo khắp cùng Thiên Chúa Giáo,

Thánh giá nhìn lên, tôi thấy nó trống không!

Tăm tích Ngài, sao tôi thấy vẫn mịt mùng!

Tôi lang thang trong chùa chiền, miếu mạo,

Ngài ở đâu, sao chẳng thấy hình dung?

Đá Kaaba, tôi quanh quất, ruổi rong,

Đô hội ấy, mà sao Ngài vắng bóng!

Tâm hồn tôi, tôi nhìn tận bên trong,

Ôi lạ thay, kìa sao Ngài ở đó!

Thần trí tôi bỗng mãnh liệt động rung,

Rũ sạch hết bụi trần gây chia rẽ... [18]

Môn phái Bạch Y (Mật Tông Hồi giáo) ra đời vào khoảng thế kỷ 2. Dạy con người có thể kết hợp với Trời qua những giai đoạn như thống hối, hãm mình, bỏ mình, sống nghèo khó, nhẫn nhục, tin tưởng v. v...

Họ tin rằng con người có thể tiến tới thần minh, tu luyện thành thần minh và sống kết hợp với Đấng Tối Cao, sống hòa mình với Đại Thể vũ trụ. Quan niệm này cũng tương đương như quan niệm nhập Niết Bàn của Phật Giáo, hay hòa mình với Brahman của Ấn Giáo. [19]

Môn phái này cũng chủ trương thuyết:  Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Có người cho rằng tư tưởng trên có thể thấy trong vài đoạn thánh kinh Coran của Hồi Giáo, nhưng thực ra đã vay mượn ở những trào lưu ngoài đạo Hồi như Huyền Học Thiên Chúa Giáo (Catholic Mysticism), môn phái Tân Bá Lạp đồ (Néo---Platonism), Denys l'Aréopagite, môn phái Viên Giác (Gnosticism), môn phái Mandeism, Manicheism v.v...

Trong quyển Histoire du Caodaisme của Gabriel Gobron có toát lược tư tưởng môn phái này như sau: ông Ben Aliona vị giáo chủ gần ta nhất (ông chết năm 1934) chủ trương phối hợp đạo Maisen, Bái Hỏa, Công Giáo, Hồi giáo. Ông dạy như sau:

Thượng đế là duy nhất. Vũ trụ này là những bức màn che thế giới vô cùng.

Vũ trụ này được phóng phát ra từ Thượng đế. Chỉ những tâm hồn đặc biệt mới hiểu điều sâu nhiệm (bathen) ẩn áo này (sirr), chứ không phải là thế giới này được tạo dựng nên, như người tầm thường (foqara) đã tưởng. Và như vậy, Thượng đế đã ở trong ta (ai biết mình, sẽ biết Chúa, ai chịu tìm hiểu mình, sẽ tiến gần Chúa. Phải được giác ngộ (icrhraq) như mọi danh nhân Hồi Giáo đã chủ xướng.

Phái Sufism cho rằng: Dẫu bao nhiêu tiên tri cũng chỉ là một người. Họ đều là những tàn lửa do một ngọn lửa. [20]

Gobron nhận định thêm: Khi tiến tới một trình độ tâm linh cao siêu, các bậc đạo cao đức cả vượt lên trên những người thường, và coi nhau như là những người bạn của Thiên Chúa. Họ thành khẩn kết bạn với nhau. [21]

Môn phái này muốn mọi người thương yêu nhau thật sự như sách Zohar của Do Thái hay sách Ennéades của Plotinus đã dạy.

Và đây là lời lẽ toát lược sự hóa kiếp của con người, thành bản thể Trời: “

Trò tới nhà thày, gõ cửa. Không ai trả lời.

Trò gõ lại.

Trong hỏi: Ai đó? Tôi đây.

Không ai trả lời. Cửa không mở.

Lát sau, trò gọi lại.

Trong hỏi: Ai đó? Ông đây.

Và lần này cửa mở. [22]

Như vậy, khi tính người tan biến, còn nguyên có tính Trời, thì Thánh Hiền Hồi giáo gọi là fana, khi tâm hồn sống động bởi Chúa, hay nói cách khác, khi Chúa hoạt động trong tâm hồn, thì họ gọi là trạng thái Baqa. Như vậy Phối Thiên là rũ bỏ Nhân Tính, phục hồi Thiên Tính.

Giai đoạn biến hoá cuối cùng của con người là biến thành Trời như Mansur Hallaj nói:

Ta cùng với đấng ta yêu,

Hai đằng là một, khôn chiều qua phân.

Một thân mà có hai thần,

Thấy ta, thấy Chúa cũng ngần ấy thôi.[23]

Bayazid of Bistam (d. 875) nói: “Dưới lớp áo của tôi, không có gì ngoài Chúa.” [24]

Tóm lại, Bạch Y không tìm kiếm gì ngoài Thượng Đế. “Tất cả nói năng, xôn xao, hình thức, lễ nghi, tập tục, ước mơ đều là những gì ngoài Chúa, hãy vén bức màn nhị nguyên đó lên, bạn sẽ thấy còn thuần vui vẻ, tĩnh lãng, đẹp đẽ, yên nghỉ. Khi bạn đã kết hợp với đấng mình yêu, thì không còn gì là cấm kỵ, nên không nữa. [25]

Xuất xứ Bạch Y.

Bạch Y cho rằng mình xuất xứ từ Kinh Koran. Nhưng thực ra không phải. Trong Koran có rất ít câu nói Trời chẳng xa người. Hoạ chăng chỉ có câu này: “Thực ra, ta đã tạo nên con người. Ta biết hồn nó than van cái gì. Ta gần nó hơn tĩnh mạch cổ của nó.”[26]

Thực ra Thánh Hiền phái Bạch Y, có thể đã vay mượn những tư tưởng trên trong các sách viết về Đạo Huyền Đồng (Mysticism) du nhập vào Ba Tư, như sách Enneads của Plotinus, như sách Niomachus của Pythagoras, như sách Poimandres của Hermes v.v... [27] Cũng có thể là chính các Ngài đã sáng tạo nên những tư tưởng đó


Ít nhiều thánh hiền phái Bạch Y.

Bạch Y có nhiều thánh hiền. Ta kể ít nhiều vị:

---Shabastari.

---Dhul Nun.

---Bayazid of Bistam (d. 875) thường xưng mình là Thượng đế.

---Baba Kuhi of Shiraz (d. A.D. 1050).

---Hussein Ibn Mansur Hallaj (d. 922), bị xử tử trên thập giá, vì dám xưng mình là Thượng Đế.

---Jalal-ud-din Rumi (d. 1273)

---Ibn-i-Yamin.

---Ibni Arabi (born in Spain in A.D. 1165)

---Al-Ghazzali (1059-1111), nhà thần học nổi tiếng của Hồi giáo. [28]

Tổng luận về Bạch Y.

Bạch Y là một giáo phái hết sức đẹp đẽ. Nó không phân màu da, sắc áo, chủng tộc, biên cương, bờ cõi. Nó không câu nệ lễ nghi, hình thức bên ngoài. [29]

Khảo về Hồi Giáo, tôi thấy không có gì hấp dẫn, nhưng suy tư về Bạch Y, tôi thấy vô cùng sâu sắc. Bạch Y cũng như phần Vô Vi, Hồi Giáo cũng như phần Phổ Độ trong Cao Đài. Sách về Bạch Y nay bán đầy dẫy bên Hoa Kỳ. Mong quí vị nên tìm đọc.

---------------------------------------
***************************************         


CHÚ THÍCH


[1] Britannica Book of the Year, 1990.

[2] Dictionnaire des Religions, Royston Pike, Presses Universitaires de France, 108, Boulevard Saint Germain, Paris, 1954, p. 165.

[3] Man’s Religions, John B. Noss, The MacMillan Company, London, 1963, p. 531.

---A.J. Arberry, The Koran Interpreted. 2 vol. Georges Allen & Unwin Ltd., London, 1955. Cop. Georges Allen & Unwin, London, 1955.

Vol. II, p.344; II, 244; II, 326; II, 388; II, 329; II, 308; I, 319; I, 302; I, 112; I, 117; I,103;II, 245; I, 153; I, 159; I, 161; II, 237; I, 158; I, 194; I, 302; II, 129; II, 155; II, 152; I, 209; II, 209; II, 254 f; I, 270; I, 50 f; I, 304 f; I, 303; I, 100 f; II, 50; I, 60; I, 51 f; I, 127; I, 142; I, 29; II, 31.

[4] There is no modern or ancient Islam, no Oriental or Western Islam - That Islam today is the same Islam as when it was born 14 centuries ago.

Miami-Dade Community College, Student’s guide to The Long Search, A Study of Religion, p. 215.

[5] John B. Noss, Man ‘s Religions, p. 551.

[6] It is interesting then, that the Eastern and Western concepts of God and especially of means of attaining valid information from and about him correspond to the milieu of the arena of greatest freedom. In the West, God is outside man in principle, and communicates by words as do free adult men. In the East he is an interior state which one has once had, and which is one’s true being, but which one has lost and can recover only by going into the depths of the self. Robert S. Ellwood, Jr, Religious and Spiritual Groups in Modern America, p. 87.

[7] The Idea of continuous emanations in constrast to the unique divine act of creation was considered by both Muslim and Christian Mystics, to be incompatible with the Biblico---Koranic idea of a creatio ex nihilo.

Annemaire Schimmel, Mystical Dimensions of Islam, The University of North Carolina Press, Chapel Hill, 1975, p. 4.

[8] Come you lost atoms, to your Center draw

And be the Eternal Mirror that you saw:

Rays that have wander’d into Darkness wide,

Return and back into your sun subside.

Farid Al---Din ‘Attar Mantiq al---Tayr.’

SUFI , Expression of the mystic quest , Laleh Bakhtiar, p. 10.

Sufi chủ trương Vạn Vật Nhất Thể. Và Vạn thù qui nhất thể. Chủ trương Vạn Hữu là do một bản thể, phóng phát, tán phân ra.

The goal of Sufism is to gather all multiplicity into Unity, with the totality of one ‘s being. Như trên. 10.

[9] God, Tillich was saying, is not a projection out there’ , an Other beyond the Skies, of whose existence we have to convince ourselves, but the Ground of our very being.

Honest to God, John A. T. Robinson, Bishop of Woolwich, The Westminster Press, Philadelphia, 1963, p. 22.

[10] Such is a case with Sufism, the generally accepted name for Islamic mysticism... Mysticism has been called “the great spiritual current which goes through all religions.” In the widest sense it may be defined as the consciousness of the One Reality ---Be it called Wisdom, Light, Love or Nothing.

Annemaire Schimmel, The University of North Carolina Press, Chapel Hill, 1975, Mystical Dimensions of Islam, p. 4.

[11] Their movement, originating as a protest against the formalism of orthodoxy in Islam, gradually developed into a rebellion against the decadence, corruption and tyranny of a sick, material society. Sufism was the antithesis of arrogance, intolerance, demagogism, hypocrisy and inhumanity. The Sufi’s purpose was to create a renaissance of man’s spirit through which he might live a simple, innocent. and harmonious life. They hope to open men’s eyes, that they might see that egoism and greed, pride, and strife are folly, that the universe is spiritual, and that men are the sons of God.

Martin Lings, What is Sufism, p. 27---28.

[12] To some, it connotes humanitarism, tolerance, harmony, defiance to the chuch and its rituals, love of mankind, and the attempt to achieve spiritual fellowship. To a few, Sufis are dreamers, rebels, and meddlers who interfere with the serious rituals of the church and the business of the state.

Như trên. p. 28.

[13] The questions they repeatedly asked were: ....”Isn’t the purpose of religion to unite, to comfort, to improve, and to bring all races and peoples of the world together in love and brotherhood, or is it to divide, to tyrannize, to shed blood of the innocent in futile wars, to mesmerize, to commit all kinds of crime in the name of Allah and to exploit our fellowmen?

Như trên. p. 29.

[14] One of the most persistent doctrine of Sufism is inwardness. They despite outward piety and shallow religious rituals.”Direct thyself to the inward and thou shalt see thy God.”

Như trên. p. 31.

[15] The Sufis wore coarse woolen robes and lived as hermits in isolated places away from people and believed in salvation through poverty (Fagr), meditation (Fihr), fortitude (Sabr), renunciation (Zuhd), good works, and service to the community. Recognizing that God’s presence was felt everywhere in creation, they became increasingly mystical, pantheistic and ascetic.

For Rabia, one of the founders of Sufism, who died at Jerusalem in A.D. 757, love and its the unquenchable flames were the torch which kindled the world of Sufism. It was she who laid the foundation of its mystical ideas. She as succeded by Adu Hasham (d. A.D. 770), who established the first convent (Khaneqah) for the Sufis at Ramaled in Palestine. Soon the movement spread to Persia. “Hand in hand with the Persian revival under the Abbaside Caliphs, the Soufis developed a new current of ideas. Speculations take a bolder flight, and essay to reconcile the creature with his creator, to bridge the chasm between the finite and infinite.

Then followed thev doctrine of ectasies, mystical stages, unification and pantheism. Though the Sufid always confessed outward connection with orthodox Islam, nonetheless they would efficially undermined its foundation. They attacked the religious institutions by claiming that religion exists only to keep mankind in order and to make all men merit the grace and love of God by their service and virtues. Every religious institutions which does not tend toward these goals is not divine but profane and dangerous. Scorning the barren desert of legalistic tradition, meaningless rituals, and the hypocrisy of the clergy, admitting no guidance but the pole star of illumination, they press the Islamic establishment to the very brink of madness. The Muslim leaders considered Sufism as a grave scandal, demoralizing the national character, undermining law and order, and subverting tradidional society. Yet the Sufis produced a literature and a doctrine of universalism and love which is considered the noblest heritage and the great contribution of Persia to world civilization.

Sufism, Message of Brotherhood, Harmony, and Hope, Nasrollah S. Fatemi, Faramarz S. Fatemi, Fariborz S. Fatemi, South Brunswich and New York, A. S. Barnes and Company, 1911, p. 33.

[16] Sufism is knowledge of oneself to Marafat (gnosis) or knowledge of God. Man’s whole life is dominated by two realities:” Thou”and “I”, the lover and the beloved, God and man...

Know thyself, for knowing true thine own heart

Thou knowest that good and ill in thee are part.

Discern the worth of thine own being, and then

Walk with pride amist the commun run of men.

Know thyself, and the whole world thus discover,

Then from all ill, they shat thyself deliver,

Thow knowest not thyself for thau art lowly,

Thou shouldst behold God if thou thyself couldst see.

 From Nasir Khosrow, the famous Persian Poet (A.D. 1004---88)

Như trên. p. 37.

[17] Prof. L.F. Rasbrook Williams Ed; Sufi Studies, East & West; ÉP. Dutton Co, Inc.,New York, 1973, p. 57..

[18] Ib. p. 70.

[19] Les doctrines de Ben Aliona? Unité de Dieu (le monde temporel n'est qu'un ensemble de voiles,” barrakh “, nous cachant le monde réel: L'Infini. Univers emané de Dieu (l'inverse du Coran créationiste pour la masse des foqara, croyants ordinaires, le sirr (caché) est réservé à certains disciples capables de saisir le bathen (sens occulte); Émanationisme s'accordant avec l'immanentisme (qui pourrait connaitre son proprium, connaitrait Dieu; qui le scrute avec attention, s'approche de Dieu); doctrine de l'immanence n'excluant pas la transcendance; ichraq ou illunimation dont se réclament tous les grands hommes musulmans: Avicenne, Ghazali, ou Ibn Tofail... (Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 92)...

Les Prophetes, fussent---ils dix mille, dit l'aphorisme soufi courant, ne sont qu'un seul, rayons multiples du même feu. Ib. p. 91

[20] Les doctrines de Ben Aliona? Unité de Dieu (le monde temporel n'est qu'un ensemble de voiles,” barrakh “, nous cachant le monde réel: L'Infini. Univers emané de Dieu (l'inverse du Coran créationiste pour la masse des foqara, croyants ordinaires, le sirr (caché) est réservé à certains disciples capables de saisir le bathen (sens occulte); Émanationisme s'accordant avec l'immanentisme (qui pourrait connaitre son proprium, connaitrait Dieu; qui le scrute avec attention, s'approche de Dieu); doctrine de l'immanence n'excluant pas la transcendance; ichraq ou illunimation dont se réclament tous les grands hommes musulmans: Avicenne, Ghazali, ou Ibn Tofail... (Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 92)...

Les Prophetes, fussent---ils dix mille, dit l'aphorisme soufi courant, ne sont qu'un seul, rayons multiples du même feu. Ib. p. 91

[21] Constatation universelle: Arrivés une certaine hauteur spirituelle, les religieux exceptionnels sont au---dessus des religions du vulgaire, et reconnaissent comme “Amis de Dieu” tous les hommes sincères et de bonne volonté et fraternisent avec eux.

Ib. p. 94.

[22] Et il nous suffit de rappeler ici un des enseignements du mysticisme musulman pour constater que pas un Caodaiste ne refuserait de reconnaitre là, en cette anecdote du soufisme, l'histoire même de sa propre naissance au divin, de sa metanoia ou renversement des valeurs de l'aâme religieuse:

Le disciple se présente à la porte du maitre et frappe.

Silence.

Il frappe de nouveau. Une voix de l'intérieur:

---Qui est là?

---C'est moi.

Silence. La porte ne s'ouvre pas...

Plus tard, le disciple se présente de nouveau à la porte du maitre et frappe. ---

Qui est là?

---C'est Toi.

Et la porte s'ouvre cette fois.

Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 70,71.

[23] I am He whom I love,

He whom I love is I:

We are two souls in one body.

If thou seest me, thou seest Him,

And if thou seest Him, thou seest me.”

Như trên. p, 38.

[24] “Beneath this cloak of mine, there is nothing but God”

Như trên. p. 43.

[25] “All this talk, turmoil, rites, ritual, conventions, customs,noise and desire,” according ta Sufis,” is outside the unity of God; remove the veil of dualism then you will find joy, silence, beauty, calm and rest. When you unite with your Beloved then there is neither command nor prohibition.”

Như trên. p. 43---44.

[26] Quran 50:16.

[27] Laleh Bakhtiar, Sufi, Expressions of the Mystic Quest, 1976, p. 7

[28] Sufism, Message of Brotherhood, Harmony, and Hope, Nasrollah S. Fatemi, Faramarz S. Fatemi, Fariborz S. Patemi, 1911, p. 40---73.

[29] Because the Sufis abandoned external form and rituals and sang the praise of universal truth which is within the reach of everybody regardless of creed, color, or nationality, Sufism became a religion which was both international and universal. Its Literature and ideas have had a wide audience in North Africa, India, Malaya, China and Indonesia.

Như trên. p. 65.

In summary, the reader will perceive that Sufism is a word uniting many divergent meanings, and does not represent any particular reliigion or dogmas exclusively. Sufism is not a creed; it has no dogmatic systems; the “ways” by which one seeks God “are as numerous as the number of the people of the world.”

Như trên. p. 71.

“The keynote of Sufism,” according to Reynold Nicholson,”is disinterested, selfless devotion, in a word, love. The whole of Sufism is a protest against the unnatural divorce between God and man.”

Như trên. p. 63.

Man seeks his psychic and spiritual needs outwardly precisely because he does not know who he is . Sufism reminds man to seek all that he needs inwardly within himself, to tear his roots from the outer world and plunge them in the Divine Nature, which resides at the Center of his heart. Sufism removes man from his lowly state of asfal safilin in order to reinstate him in his premordial perfection of ahsan taqwin wherein he finds within himself all that he had sought outwardly, for being united with God he is separated from nothing.

Seyyed, Sufi Essay, p. 33.

The Sufis sought to lose what they currently perceived as labels, knowledge, concepts and to become empty (nothing) and attain the state of “void”; to attain a zero point so that they could become related to any state of being and achieve “everythingness”. Just as the discovery of zero in mathematics made the system possible, so too in the art of rebirth, the discovery of a state of “nothingness”(the void or emptiness) makes final integration a possibility.

Sufies studies East and West,

Pr. A. Reza Arasteh, Psychology of Sufi Way to Individuation, p. 107.

--------------------------------------------------
**************************************************         


CHƯƠNG XXXI

TINH HOA DO THÁI GIÁO: KABBALA

Do Thái giáo có công truyền và mật truyền. Công truyền là Đạo Do Thái chính thống hiện nay. Nó ra đời từ thời Moses (1250 B.C.). Phần Mật truyền hay Mật tông Do Thái được gọi là Kaballah, hình thành vào khoảng thế kỷ XIII.

Nơi đây chỉ trình bày Mật Tông Kaballah.

Kabbalah là huyền môn Do Thái có từ xa xưa. Theo Spinoza, nó tóm thâu tư tưởng của các người Do Thái thời xưa. [1]

Huyền môn này có hai bộ sách danh tiếng:

1. Sepher Yetzirah (Livre de la Création:  Sách sáng tạo) (hay Sépher Yessira, hay Sépher Yetsira) do Rabbi Akiba viết khoảng năm 120 A.D.

2. Zohar (Sepher Ha Zohar:  Livre de la Splendeur:  Sách Quang huy), do Moses de Lyon viết vào khoảng 1305 A.D.

Kabbalah giải thích căn nguyên, sự hình thành, vòng biến dịch, cùng đích vũ trụ và con người bằng:  Ein---Sof và mười Sephiroths (thập tính, thập duyên, dix attributs).

Ein---Sof là Hư vô, là Bản thể tuyệt đối của vũ trụ, khi chưa hình hiện hiển dương. Ein---Sof là toàn thể vũ trụ. Ein---Sof tương đương với Vô cực trong Kinh Dịch.

Sephiroths (Thập duyên) phác họa sơ đồ hình thành vũ trụ hữu hình.

Thập Duyên là:

1. Kéther (Crown,Couronne) là Nguyên lý sáng tạo nên vũ trụ hữu hình, tương đương với danh từ Thái cực.

2. Chocmah, Khí Dương (Male, expansive Force)

3. Binah, Khí Âm (Female, astringent Force)

4. Chesed, Nghĩa (Benevolent Force)

5. Geburah, Lễ (Destructive Force)

6. Tiphered, Tín (Harmony, equilibrium, beauty)

7. Netzach, Nhân (Amor)

8. Hod, Trí (Objective Intelligence)

9. Yésod, dục giới (Astral kingdom of desires)

10. Malkuth, sắc giới (Corporeal sphere, terrestrial kingdom).


Có thể nói được rằng Thập Duyên tương tương đương với các quan niệm Thái cực (Kéther), Âm Dương (Binah, Chocmah), Ngũ hành (Chesed, Geburah, Tiphered, Netzach, Hod), Tam tài (Kéther: Thiên); (Yesod: Nhân); (Malkuth: Địa) [2] của Kinh Dịch.

Kabbalah cũng còn dùng: ---

Tâm điểm và nhiều Vòng tròn đồng tâm để giải thích về căn do, hình thành, biến dịch, và mục phiêu vũ trụ.

Đại khái:

1.---Khi chưa có vũ trụ hữu hình (Tiên Thiên), thì chỉ có Bản thể (Ein---Sof) ở thế tiềm ẩn. Lúc ấy Ein---Sof là toàn thể vũ trụ.

2.---Khi thế giới đã hình hiện (Hậu Thiên), thì Thượng Đế là tâm điểm, là cốt lõi vũ trụ.

Từ trung tâm sáng tạo ấy, phóng phát ra vạn hữu.

Chiều sinh hóa từ vô cùng đến hữu hạn ấy được diễn biến từ một tâm điểm cho đến các Vòng tròn bên ngoài. Càng xa tâm càng trở nên chất chưởng.

Và các lớp lang hình tướng bên ngoài của vũ trụ y như là những lớp vỏ, lớp áo phủ ngoài Thượng Đế.[3]

Thời kỳ hoàng kim mai hậu là thời kỳ mà vạn vật qui căn phản bản [4]. Khi ấy Thượng Đế sẽ rũ bỏ những lớp áo, lớp vỏ bên ngoài, và sẽ hiện ra vinh quang.[5]

---Zohar chủ trương Phiếm thần (Pantheisme) và coi Thượng Đế là vũ trụ, vũ trụ là Thượng Đế. [6][7]

---Zohar chủ trương thuyết phóng xuất, sinh hóa ra vũ trụ, không chấp nhận thuyết tạo dựng.7

---Zohar cho rằng:  Cơ cấu con người, cơ cấu vũ trụ giống nhau. Hiểu vũ trụ sẽ hiểu con người, hiểu con người sẽ hiểu vũ trụ. Ngắm nhìn suy tư về vũ trụ, con người sẽ nhận ra rằng tất cả những yếu tố, những chất liệu bên ngoài đều có đủ trong mình, con người toát lược lại vũ trụ, và đấng Duy Nhất, bất khả tư nghị, đấng đã sinh ra vũ trụ và sẽ thu hút vũ trụ về, cũng chính là đấng ngự trị ngay trong lòng con người.[8]

Khảo Kabbalah, ta thấy người Do Thái xưa, ngoài cách dùng từ ngữ thông thường, để diễn tả tư tưởng, còn có những cố gắng dùng nhiều phương pháp khác để diễn tả tư tưởng. Trong những phương pháp đó ta thấy họ dùng:

---số

---chữ

---hình ảnh

Khảo Kinh Dịch, ta cũng thấy những cố gắng tương đương như vậy.

1.---Dùng số để diễn tả tư tưởng.

Để diễn tả tư tưởng: Nhất thể biến vạn thù, vạn thù qui Nhất thể, người Do Thái cũng đã dùng số, nhất là dùng 10 con số đầu.

Số 1 tượng trưng cho Bản thể duy nhất, cho Thượng đế, căn nguyên sinh xuất vạn hữu. [9]

Số 2 mới chính là con số bắt đầu, vì 2 là cơ chế biến hóa, gồm 2 động lực tương đối, sinh khắc.[10]

Số 1 như vậy là Căn nguyên, là Bản thể, 9 số sau là cung cách biến hóa. [11] Nói theo từ ngữ hiện tại, thì số 1 là Bản thể, các số khác là phụ tượng, (accidents), hay Hiện Tượng (phénomènes) [12]

Số 10 đặc biệt có nghĩa là Hòa hợp, là Thái hòa. Như vậy, nó gợi lên ý niệm rằng, đến lúc chung cuộc, vạn vật sẽ trở nên thành toàn, viên mãn, trong một toàn thể Thái Hòa.[13]

Số 10 tương ứng với mẫu tự số 10 Yod của tiếng Do Thái, mà Yod là Thượng đế. Như vậy:

1 là Thượng đế, Căn nguyên, Bản thể vũ trụ.

10, là Yod, là Thượng đế viên mãn lúc chung cuộc. Thế là thủy chung như nhất.

Ý nghĩa 10 con số càng trở nên rõ rệt, nếu ta đem so sánh nó với quan niệm dân gian về vũ trụ. Dân gian tin rằng Thượng đế ngự trên chín tầng trời.

2. Dùng chữ để diễn tả quan điểm Nhất thể vạn thù.
Do Thái gọi Thượng đế là Yod He Vav He.


(Do Thái gọi Thượng đế là Yod He Vav He.)

Khi chưa sinh thành ra vũ trụ, thì họ viết Yod, He Vav, He nguyên thành một chữ. Khi đã sinh thành ra vũ trụ thì họ chia chữ Yod He Vau He thành ra 4 phần, mỗi phần riêng chiếm 1 phương trời. Ý nói Thượng đế là vũ trụ, vũ trụ là phân thân của Thượng đế.[14]

Ngoài ra Yod י, còn có nghĩa là Bản thể.

He ה gồm hai phần:  tượng trưng cho hai động lực âm dương, tương sinh tương khắc nguyên thủy, nguồn sinh hóa ra vạn hữu.

Vav ו l à chữ thứ sáu. 6 có thể cắt nghĩa là Lục hợp (sáu phương trời) [15]

3. Dùng hình ảnh để diễn tả tư tưởng Nhất thể vạn thù.
Hình ảnh mà Kabbale dùng để diễn tả tư tưởng Nhất thể tán vạn thù, như ta cũng đã thấy, là hình tròn, hay Tâm điểm và nhiều Vòng tròn đồng tâm.

Ibn Erza coi Vòng Tròn là tượng trưng cho vũ trụ biến dịch tuần hòan, thủy chung như nhất. [16]

--------------------------------
********************************         


 CHÚ THÍCH


[1] J’ose même ajouter que telle fut la pensée de tous les anciens Hébreux...

(Spinoza. Lettre 73)

[2] Xin xem Gabriel Trarieux d’Egmont, Le Thyrse et la Croix, Adyar, Paris, 1947, trang 159.

Kéther được coi là tương đương với Le Logos (Plato), the Word of St John. Còn gọi là Mặt Trời thiêng liêng nơi trung điểm (Spirituel Central Sun) (Ib. 159, note 3.)

[3] Xem chú 1

[4] L’ère messianique, espérance juive, devient ainsi une espérance métaphysique:  par elle toute chose rentrera dans sa racine, comme elle en est sortie. (Ib. 227)

[5] Un jour, le Saint dépouillera ses écorces et ne réapparaitra que sous l’aspect d’un noyau substantiel. (Ib. 273)

Xin tham khảo thêm:

a/---Ad. Franck, La Kabbale ou Philosophie religieuse des Hébreux Paris, Librairie de L. Hachette, 1843.

b/---Gabriel Trarieux d’Egmont, Le Thyrse et la Croix, Adyar, Paris, 1974.

6 En d’autres termes, si l’on déclare que l’univers est Dieu, ou que Dieu est l’univers, on dit la même chose. Cette totalité qui se manifeste dans l’unité suprême de Dieu, est hors de doute dans les expressions nuancées et symboliques du Zohar, dont nous venons de citer quelques exemples frappants. Le Ein---Sof n’est autre chose que cette totalité, cette unité suprême, qui embrasse les dix Sephiroths. Le Ein---Sof, dit en effet le Zohar, est revêtu et enveloppé des Séphiroths comme le charbon de la flamme. Ailleurs après avoir rapporté le rayonnement de la lumière primordiale en dix lumières, il ajoute: Nonobstant, tout est un. (Henri Sérouya, La Kabbale, p. 226)

[6] En d’autres termes, si l’on déclare que l’univers est Dieu, ou que Dieu est l’univers, on dit la même chose. Cette totalité qui se manifeste dans l’unité suprême de Dieu, est hors de doute dans les expressions nuancées et symboliques du Zohar, dont nous venons de citer quelques exemples frappants. Le Ein---Sof n’est autre chose que cette totalité, cette unité suprême, qui embrasse les dix Sephiroths. Le Ein---Sof, dit en effet le Zohar, est revêtu et enveloppé des Séphiroths comme le charbon de la flamme. Ailleurs après avoir rapporté le rayonnement de la lumière primordiale en dix lumières, il ajoute: Nonobstant, tout est un. (Henri Sérouya, La Kabbale, p. 226)

[7] La création de l’univers est un fait de pure émanation. L’univers dans la multiplicité de ses élements est inhérent à l’õessence de l’Ein---Sof, précisément comme la potentialité de la flamme procède du charbon.

Ib. 159

...Dieu, dans son Commentaire (c’est à dire de Saadya) du Sépher Yessira, est dans l’univers ce que la vie est dans l’être vivant. Il est à la fois dans chaque partie et dans chaque tout. Autrement dit, il est partout. Ib. 139

[8] Ce qui est en haut est en bas. Chaque homme est l’expression mimuscule de son Prototype céleste, du vaste Adam Kadmon, l’Univers...

...Car c’est en regardant en lui---même que l’homme finit par commprendre le grandiose et indéchiffrable spectacle quõil contemple en ouvrant les yeux: la terre, les montagnes, la mer, ou les feux de la nuit étoilée. Il finit par se rendre compte que tous ces éléments sont en lui, qu’il est, en abrégé, l’õunivers, et l’être impensable et unique, seule Réalité éternelle, de qui cet Univers émana, dans laquelle il sera résorbé, habite en son sein, Lui aussi, est l’Hôte de sa chair périssable. Le Thyrse et la Croix, p. 161.

Để chứng minh rằng Tuyệt đối ở ngay trong con người, đoạn trên có chú thích như sau:  Ce que le Bouddha s’exprima en ces termes:  En vous est le non---né, non---causé, non---crée, non---forméï C’est la base de toute sa doctrine. (La Parole du Bouddha par Nyanatiloka, traduction La Fuente). C’est aussi de l’idéalisme absolu de Fichte, de Schelling, et Hégel.

[9] Le nombre 1 que est le principe de tous les nombres, nõest pas lui---même un nombre. C’est le nombre 2, qui est véritablement le premier nombre.

...Sérouya chú thêm như sau:

Pour le pythagoricisme aussi le nombre positif ne commence qu’à partir de 2... Le nombre 1 qui contient les deux éléments des nombres, l’impair et le pair, est à la base de tous les nombres, il en est la racine, mais lui---même n’est pas un nombre, car tout nombre implique une pluralité d’unités. (Cf. Aristote, Métaphysique, I, cha.V...) Anaximène dit que Dieu est l’Un, non en tant que commencement des nombres, qui est susceptible de devenir multiple. De même que Plotin admet que le premier, appelé Un, est sans multiple sans rien d’identique au dehors et sans différenciation en soi. La même idée se trouve chez Bahya dans sa considération théologique de l’unité véritable; puis chez Ibn Zadik et comme nous avons déjà vu précedemment chez Ibn Gabriel dans sa Couronne Royale: Tu est Un, mais non l’un tombant dans la loi des nombres. L’idée passera ainsi dans la Kabbale...(Sérouya, La Kabbale, p. 152 và chú thích 3.)

[10] Đọc đầu chú thích 1 ở trên.

[11] Mais 10 est aussi le nombre des catégories, dont neuf accidents et une substance. (Ib. 153)

[12] Xem 3.

[13] La décade renferme en elle toutes les unités simples. Pour illustrer le Yod (10 è lettre), Ibn Era tire sa racine de todath qui signifie selon lui choeur, union, harmonie. Car dix (la tetras pythagoricienne) est la somme des quatre premiers nombres.

Henri Sérouya, La Kabbale, p. 153.

[14] Xem Henri Séroya, La Kabbale, p. 130.

[15] Le Yod, première lettre du tétragramme représente la substance avant toute différenciation..

Le Hé, composé de deux parties distinctes, indique les deux contraires, essence et forme, substance et accident..

Le Vau qui a la valeur mathématique 2 x 6:  12 est la 6è lettre de l’alphabet hébraique. En ce sens, le tétragramme Yod, Hé, Vau, (Hé) est composé de trois lettres différentes, qui marquent les trois dimensions des corps: la longeur, la largeur, la hauteur ou la profondeur. Le Vau avec sa valeur numérique six, marque les six forces des corps que nous recontrons dans le Sefer Yessira. (Ib. 152)

[16] En ce qui concerne le symbolisme, Ibn Erza considère le cercle comme l’emblème de la nature, qui revient sans cesse sur elle---même. Elle rattache ses commencements à ses fins et enveloppe en son sein par une suite infinie de figures finies. (Ib. 152)
---------------------------------------------------------------
***************************************************************         


CHƯƠNG XXXII

TINH HOA PHẬT GIÁO HÒA HẢO


Người sáng lập Đạo Phật---Giáo Hòa---Hảo là:

Đức Huỳnh Giáo Chủ, tục danh là Huỳnh---Phú---Sổ. Sanh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ---Mùi (tức là 15 tháng giêng năm 1920) tại làng Hòa---Hảo, nằm trên Bắc Ngạn sông Vàm Nao, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, một tỉnh xa xôi giáp biên---thùy Việt Miên, Nam Việt (Vương Kim, Đức Huỳnh Giáo Chủ, VP Phật Giáo Hòa Hảo / HN, 1997, tr. 21)


(Chân Dung Đức Huỳnh Phú Sổ)


Ngài là trưởng nam của Ông Hương Cả Huỳnh Công Bộ và Bà Lê Thị Nhậm. Ngài là con của một kỳ lão cao cấp nhứt làng Hòa Hảo, nhiều phúc hậu và nhiều uy---tín với nhân---dân địa---phương. (PGHH Trong Dòng Lịch Sử Dân tộc của Nguyễn Long Thành Nam)

Thuở nhỏ, vừa học đến hết bậc tiểu---học thì đau ốm liên---miên, nên Ngài phải rời trường về nhà dưỡng bịnh. Từ 15 đến 18 tuổi, Ngài không lúc nào dứt được cơn đau và không một lương y nào trị được.

Năm 1939, sau khi hướng---dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất Sơn và Tà Lơn, những núi non được nổi tiếng linh thiêng hùng vĩ. Ngài tỏ ra đại ngộ. Ngày 18---5 Kỷ Mão, (1939) Ngài chính thức mở Đạo. Bắt đầu là công việc chữa bịnh. Ngài chữa lành được các chứng hiểm---nghèo với phương---pháp thật giản---đơn là chỉ dùng lá cây, nước lã, giấy vàng, khiến cho các Bác sĩ Tây y, các dược sư, Đông y lẫn các danh gia phù thủy đều phải kinh dị.

Song song với việc chữa bịnh, Ngài thuyết---pháp thao thao bất tuyệt. Nhiều thi sĩ, văn gia hoặc luật gia nghe tiếng, đến chất vấn, đều phải nhận Ngài là một bậc siêu---phàm.

Cũng từ năm 1939, Ngài sáng---tác thật nhiều kệ giảng, nội dung tiên tri chiến cuộc sẽ tràn lan, nhân loại sẽ điêu linh và kêu gọi mọi người nên bỏ dữ về lành, thực hành Tứ Ân, trau dồi Thiền tịnh để trở thành thiện nhân trong xã hội và tiến đến sự nhập diệu cõi đạo.

Nhìn qua công---đức giảng dân cứu chúng, người ta thấy Ngài chữa được hàng vạn chứng hiểm nghèo, thuyết pháp hằng ngàn lần trước đại đa thính chúng và sáng tác sáu quyển Kệ Giảng cùng với hàng trăm bài thi ca, văn có giá---trị siêu---việt đầy tình cảm rung động lòng người. Ngài đã đi vào quần chúng, sinh hoạt với quần chúng, nói ngôn ngữ của người nông dân mộc mạc đầy tình nghĩa dân tộc trong tinh thần tam giáo.

Tư tưởng của ngài xoay quanh thơ, văn, giảng, kệ và hành động là đi vào nội tâm, (nội giáo) như câu chuyện Huệ Năng và Thần Tú của Thiền tông Trung Hoa làm ta hiểu rõ thế nào là Nội Giáo, Ngoại Giáo đã được Ngài đặt để trong câu:---

Khùng nói cho già trẻ làm tin,

Theo Lục---Tổ chớ theo Thần Tú.

(Sấm Giảng Thi Văn của Huỳnh Phú Sổ Tr. 61)

Như vậy Ngài khẳng định không theo (ngoại giáo) mà đi thẳng vào Tâm tìm Trời tìm Phật.

Kệ giảng ngài gồm có sáu quyển:

1. Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. (1939) (Văn vần)

2. Kệ dân của người Khùng. (1939) (Văn vần)

3. Sấm giảng.(1939) (Văn vần)

4. Giác mê tâm kệ. (1939) (Văn vần)

5. Khuyến thiện (1941) (Văn vần)

6. Cách Tu Hiền và Sự Ăn Ở của Một Người Bổn Đạo. (1945) (văn xuôi) (Xem Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương GHPGHH,Tr. 6---10).Văn---chương của Ngài cực kỳ bình---dân nhưng rất hàm---súc hấp---dẫn. Ngài viết không cần giấy nháp. Ngài tuy ít học, nhưng lại làm nhiều thơ, và cả thơ chữ Hán rất là nghiêm túc. Ngài không học tiếng Miên, nhưng khi ngao du sang Miên ngài đã trò chuyện với dân Miên bằng tiếng Miên. (Xem Vương Kim, Đức Huỳnh Giáo Chủ, VP Phật Giáo Hòa Hảo/ HN 1997, tr. 61---63).

“Xưa nay, tuy đã có nhiều vị giáo chủ siêu việt giáng trần, nhưng vì tư tưởng các ngài quá cao siêu, nên những môn đệ, những tín đồ sau này thường lại không thấu triệt được những tư tưởng cao siêu của các ngài, nên đã bỏ mất tinh hoa, mà chỉ giữ được sáo ngữ và hình thức.” (xem Tôn Giáo Đối Chiếu Tr. 27. B.S. Nguyễn Văn Thọ)

Giáo---Pháp của Đức Giáo---Chủ tuy cao---siêu nhưng không kém phần thực tế, có thể áp---dụng cho bất cứ nơi nào trên thế gian. Ngài là một nhà đại cách mạng tôn---giáo. Vì trước khi Ngài ra đời, Đạo Phật Việt Nam bị đình---đốn sai lạc, và Đạo Phật Thế---giới chưa nói tới việc canh tân. Ngài đã cắt bỏ tất cả những nghi lễ phiền toái mà nguyên căn không phải của Đức Thích Ca chủ trương, đồng thời còn canh tân nhiều điểm trong phương pháp thực hành đạo Phật mà trước kia không hề có.

Nhờ Giáo Pháp thích thời đó nên chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài thu phục được hai triệu tín đồ tại miền Nam Việt Nam và ảnh---hưởng mỗi lúc càng lan rộng thêm ra.

Ngài cũng giả dạng, xưng hiệu khùng điên, đi đây, đi đó, thức tỉnh chúng sinh như Ông Sư Vải Bán Khoai. Dân chúng coi Ngài là Hóa thân của Đức Thày Tây An, Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư hay Sư Vãi Bán Khoai . (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 112; Để hiểu Phật Giáo Hòa Hảo, tr. 13).

Ngài sáng lập ra Đạo Hòa Hảo năm 1939, khi người 19 tuồi. Ngài là vị Giáo Chủ trẻ nhất thế giới từ xưa tới nay.

Ngài lãnh Sắc lệnh của Đức A Di Đà, của đức Thích Ca, của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, của Phật Vương, của Đức Quan Âm và có nhiệm vụ:

1. Chấn Hưng Phật Pháp.

2. Cứu độ chúng sinh khỏi Sông Mê, Bể Khổ.

3. Chỉ đường về Tây Phương Cực Lạc.

4. Tìm con lành hay tạo hạng hiền đức, để dự Hội Thi sang qua đời Thượng Nguyên an lạc,

5. Lập hội Long Hoa.

6. Lập bảng Phong Thần.

7. Đưa người đến Bồng Lai, Tiên Cảnh.

8. Trừ con Nghiệt Thú.

9. Cầm cân thưởng phạt.

10. Tá Quốc An Bang.

Ngài lập đại nguyện: Tận độ chúng sinh. (Xem Vương Kim, Đức Huỳnh Giáo Chủ, tr. 84---93).

Đức Huỳnh Giáo Chủ đưa ra một tổ chức tranh đấu gọi là Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội. Ngài tổ chức Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo.

Ngài thành lập Phật Giáo Liên Hiệp Hội. Nhưng hội này không được các nhà Sư hưởng ứng nên chết non.

Người Nhật yêu cầu Ngài đi Khuyến Nông và Ngài đã nhận. Cuộc hành trình Khuyến Nông kéo dài 2 tháng, đi khắp các tỉnh miền Tây Nam Việt, diễn thuyết 107 nơi, rất đông người đến nghe.

Sau khi Nhật Bản đầu hàng ngày 15/ 8/ 45. Ngài lại càng hăng say hoạt động chính trị, và lo cứu quốc an dân.

Ngài thành lập Đội Bảo An trong các xã ấp, để cho dân chúng được an lạc.

Sau đó Ngài định thành lập Đệ Tứ Sư Đoàn cho Hòa Hảo, nhưng bị Trần Văn Giàu đoạt mất.

Ngài tham gia thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất ngày 14/6/45.

Trong khi đó mặt trận Việt Minh ra mắt tại Sài Gòn ngày 25/8/45. Ngài đã phái ông Nguyễn Xuân Thiếp ra Bắc tiếp xúc với Tổng Bộ Việt Minh và lãnh chỉ thị về Nam.

Ngài được Tổng Bộ Việt Minh coi là Đại Biểu chính thức của Việt Minh Nam Bộ (Vương Kim, Đức Huỳnh Phú Sổ, tr.. 155)

Vào khoảng đầu năm 1946, ngài tiếp xúc với các lãnh tụ quốc gia, thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp Việt Nam. Mặt trận không hoạt động được. Ngài cùng với các lãnh tụ quốc gia, lại thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng hay Dân Xã đảng.

Sau đó Ngài được mời tham chánh nhưng chỉ giữ một chức vụ nhỏ là Ủy Viên Đặc Biệt trong Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ.

Ngài còn gia nhập Mặt Trận Toàn Quốc thành lập ngày 27---2---47 tại Nam Ninh (Trung Hoa).

Ngộ Nạn.

Sau đó Ngài di chuyển về miền Tây, để hòa giải những xô xát giữa Tín Đồ Hòa Hảo với Việt Minh.

Trước hết Ngài gặp Trần Văn Nguyên. sau gặp Bửu Vinh, mấy nhân viên cao cấp Cộng Sản.

Ngày hôm sau 16/4/47, Ngài lại họp với Trần Văn Nguyên, và tới chập tối, Ngài họp với Bửu Vinh.

Khoảng 7 giờ rưỡi tối, có 8 người vào chỗ Ngài ở, giết 3 trong 4 tên hộ vệ của Ngài, còn Ngài bị mất tích từ ấy đến nay. Như vậy là Ngài mất tích tại Đốc Vàng vùng Đồng Tháp. (STD, tr. 188---195)

Khi ấy ngài mới 26 tuổi. Các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tin rằng Ngài vẫn chưa chết.

Nói Phật giáo Hòa Hảo mới được sáng lập năm 1939 cũng chưa chính xác cho lắm, vì từ năm 1849 cho đến 1939, đã có nhiều vị Phật Thánh giáng thế dạy dân, ở vùng Hậu Giang như Đức Phật Thầy Tây An (1807-1856), Đức Phật Trùm hoạt động trong những năm 1868-1873, Đức Bổn sư , chính thức lấy danh hiệu năm 1870, tịch năm 1890, Ông Sư Vãi Bán Khoai, xuất hiện vào khoảng năm 1901, sau đó mới đến đức Huỳnh Giáo Chủ chính thức lập đạo Hòa Hảo năm 1939, khi Ngài mới có 19 tuổi. Đó là một vị ra đời lập đạo trẻ nhất thế giới.

Ta có tình yêu rất đượm nồng,

Yêu đời yêu lẫn cả non sông.

Tình ta chan chứa trong hoàn vũ,

Không thể riêng yêu khách má hồng.

 (PGHH Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, Nguyễn Long Thành Nam, tr.398)

**************************************         


Sau đây sẽ bàn qua về các vị tiên phật trên.

Đức Phật Thầy Tây An.

Đức Phật Thầy Tây An đã nổi danh khắp Miền Nam Việt Nam, là một vị Phật Sống và một nhà ái quốc, ngài sinh năm 1807, nhưng mãi đến năm 1850 ngài mới ra mở đạo, và viên tịch năm 1856, lúc Tam Giáo đã hết sức suy vi. (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 28). Ngài thành lập Giáo Phái Bửu Sơn Kỳ Hương, và khai thị môn pháp Tu Nhân Học Phật, và gợi lại tinh thần dân tộc của phái Trúc Lâm Yên Tử xưa.

Con đường tiến hóa nhân loại là con đường hướng thượng, từ bâïc thấp tiến lên bậc cao, từ chỗ không tự do tiến đến chỗ cuối cùng giải thoát. Thế nên việc Tu Nhân cũng chỉ là để trang nghiêm đoạn đường nhập thế, làm nấc thang bước lên đoạn đường xuất thế. Vì vậy mà đồng thời với Tu Nhân, Đức Phật Thầy Tây An còn chủ trương học Phật. (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 33).

Về phương diện Tu Nhân, Ngài xướng xuất Tứ Ân Hiếu Nghĩa, để dìu dắt con người trở lại với Đạo Nhân, căn bản của con đường đưa đến mục đích cuối cùng giải thoát. (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 29)

Về tu Phật Ngài xướng xuất phép tu gồm cả 3 Mật, Tịnh Thiền. Ngài dùng Mật Tông để chữa bệnh và đã dạy được nhiều đệ tử như Đạo Xuyến, Đạo Sang, Đình Tây, Đạo Lập v.v... (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 38)

Vai trò của Mật Giáo là cốt dọn lấy miếng đất “lòng tin”, để rồi gieo hạt giống Bồ Đề, thế nên đồng thời với Mật Giáo, Đức Phật Thày Tây An còn khai thị phép tu Tịnh và tu Thiền (Std, tr. 41). Ngài chủ trương Thiền Tịnh Song tu, nhưng khác với Trúc Lâm Yên Tử vì Trúc Lâm Yên Tử lấy Thiền làm chánh Tông, lấy Tịnh làm trợ tông, còn Ngài thì lấy Tịnh làm chính tông, lấy Thiền làm trợ tông (Std, tr. 46).

Bửu Sơn Kỳ Hương ở núi Sam. Ai qui y thọ giáo với Ngài thì Ngài phát cho một cái lòng phái có 4 chữ Bửu Sơn Kỳ Hương bằng son, in trên giấy vàng... (Std, tr. 83.)

Trong vòng 7 năm hoằng pháp, tín đồ qui y, thọ giới có mấy mươi vạn, (Std. tr. 85).

Đức Phật Trùm.

Ngài vốn là người Miên, ở núi Tà Lơn, vùng Xà Tón, tỉnh Châu Đốc, nhưng bỗng một hôm sau khi chết đi, sống lại vì bệnh thời Khí, ngài hốt nhiên tỏ ngộ, và không nói được tiếng Miên lại nói ròng tiếng Việt. Ngài phát phù trị bệnh, mở đạo giáo đời, y như đã được Đức Thày Tây An truyền lại. Và kỳ diệu nhất là Ngài cũng phát lòng phái Bửu Sơn Kỳ Hương, cho nên người đời quả quyết rằng Ngài là Đức Phật Thày hóa kiếp. (Std, tr, 87).

Ngài ra đời năm 1868, tức là lúc quân Pháp đã chiếm Nam Kỳ Lục Tỉnh và là lúc các anh hùng cứu quốc nổi lên gây phong trào kháng chiến Cần Vương như Trương Công Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Khoa Huân, Trần Văn Thành.

Vì Ngài là đệ tử của Đức Phật Thày, lại có cả vạn người hậu thuẫn, nên quân Pháp chú ý đến Bửu Sơn Kỳ Hương, và phá tan lực lượng của Ngài vào năm 1873, và sau đó bắt Ngài đi đày. (Std, tr. 88)

Đức Bổn Sư.

Đức Bổn Sư cũng hốt nhiên tỏ ngộ, và dùng Phép huyền diệu độ bệnh cứu dân. Ngài cũng phát lòng phái Bửu Sơn Kỳ Hương, và xiển dương pháp môn Tu Nhân Học Phật.

Ngài sáng tác bộ kinh Hiếu Nghĩa gồm 3 quyển, và lập chùa phát phái ở núi Tượng vào năm 1870. Nhưng ngôi chùa này bị quân Pháp thiêu hủy năm 1885.

Sau đó vì ngài bị hương chức hội tề quản chế không cho tự do hành Đạo, nhất nhất cái gì cũng phải xin phép. Mỗi lần tín đồ vào chùa lễ bái không quá 4 người.

Chính vì thế Ngài phải canh cải cách thờ phượng, thay vì chú trọng Vô Vi, Ngài lại trọng về sắc tướng. Đó là cách quyền xảo.

Không thời kỳ nào mà tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương chịu nhiều tai ách bằng thời kỳ này.

Trong suốt thời gian từ lúc Đức Bổn Sư ra đời cho đến khi ngài viên tịch (1890), Không có phút nào Ngài được yên thân. Ngài giữ vững được giáo hệ Bửu Sơn Ký Hương đã là may lắm rồi. (Std, tr. 93---95)

Ông Sư Vãi bán khoai.

Ông xuất hiện vào khoảng năm 1901, nghĩa là còn trong thời kỳ quân Pháp đang thi hành chính sách đàn áp gắt gao các tín đồ của Giáo Hệ Bửu Sơn Kỳ Hương.

Với Ông Sư Vãi bán khoai, một kỷ nguyên mới về sự truyền giáo mở ra. Bằng phương pháp giả dạng thay hình, khi thì làm người bán khoai, khi thì làm kẻ bán củi, ông xưng khùng xưng điên, đi nơi này nơi nọ, nhất là ở vùng kinh Vĩnh Tế và Cao Miên, khuyến hóa dân sanh, lo tu hành niệm Phật. Chẳng bao lâu mà khắp dân gian ở miệt Cao Miên cũng như ở vùng Long Xuyên và Châu Đốc, tinh thần Bửu Sơn Kỳ Hương được hưng khởi. Mặc dầu Ông không lập chùa chiền hóa độ, nhưng với quyển Sấm Giảng Người Đời 11 thiên mà ông cho truyền bá trong dân gian, không còn ai mà không công nhận Ông là bậc tiên giác trong Giáo Hệ Bửu Sơn Kỳ Hương. Người ta thấy những điều lập thuyết và giáo hóa của Đức Phật Thày Tây An, Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư phản chiếu trong quyển Sấm Giảng Người Đời ấy.

Lập thuyết của Phái Bửu Sơn Kỳ Hương, như mọi người đã biết, được xây dựng trên Lý Tam Nguyên. Cuộc đời vần xoay theo luật: từ Thượng Nguyên đến Trung Nguyên rồi Hạ Nguyên. Khi Hạ Nguyên mãn thì trở lại Thượng Nguyên và cứ thế mãi mãi. (Std, tr. 103---105).

**********************

Trong thời Hạ Nguyên này ngài khuyên mọi người phải cảnh tỉnh, và phải Tu Tứ Ân, và niệm Phật. Ngài chỉ dạy tu Tịnh Độ mà không dạy Tu Thiền. (Stđ, tr. 109---112)

1. VỊ TRÍ ĐỊA DƯ

Đạo Phật Giáo Hòa Hảo được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, Việt Nam, và từ đó phát triển, bành trướng ở miền Tây Nam Việt. Đặc biệt đây là những tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Cửu Long, giáp nước Cao Miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam. Nhờ đất đai phì nhiêu, vùng này có khả năng vĩ đại về nông nghiệp, gọi chung là Hậu Giang hay miền Tây Nam Việt.

Ngoài sự kiện kinh tế, vùng này còn có dãy núi Thất Sơn tại biên giới tỉnh Châu Đốc giáp sứ Cao Miên. Tương truyền tại đó chứa đựng nhiều điều huyền bí ly kỳ và lưu truyền trên sách vở đến nay chưa ai cắt nghĩa được.

Trên căn bản ấy, vùng Hậu Giang, nơi xuất phát và bành trướng ảnh hưởng của đạo Phật Giáo Hòa Hảo.

2. SỐ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Tổng số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được ước lượng vào khoảng trên 2 triệu người, đại diện cho một tỉ số 38% trên dân số vùng Hậu Giang, hay 10% trên tổng số dân Việt Nam Cộng Hòa. Có những tỉnh như Châu Đốc, An Giang, Kiến Phong, Sa Đéc, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo lên đến 90 % dân số; ở các tỉnh khác, tỷ số này thay đổi từ 10 đến 60 %. (thống kê trước 1975 của PGHH. Nay 2001, con số dường như lên trên 4 triệu người)

3. ĐẶC TÍNH PHẬT GIÁO HÒA HẢO

---ĐẶC TÍNH THỨ NHẤT:  Bửu Sơn Kỳ Hương hay Phật Giáo Hòa Hảo đều là một nền đạo Phật của nông dân.

Đức Phật Thầy Tây An trước kia vừa truyền bá đạo Phật vừa khuyến khích nông nghiệp dưới hình thức “Lập trại ruộng để vừa tu hành vừa cày cấy”.

Ngày nay cũng thế, hầu hết tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là nông dân, và đó cũng là một lý do tại sao Đức Huỳnh Giáo Chủ đã lập đạo tại một vùng đất phì nhiêu nhứt Việt Nam.

Trên phương diện nhân sinh và xã hội, người ta cũng nhận định rằng bản chất thuần phác của người nông dân cho họ có căn bản thuận lợi để tu học theo đạo Phật.

---ĐẶC TÍNH THỨ HAI, Phật Giáo Hòa Hảo cũng như Bửu Sơn Kỳ Hương đều chủ trương tu hành tại gia. Bởi vì các vị Giáo Chủ này đã nghĩ rằng đạo Phật không những chỉ truyền bá ở thiền môn mà còn phải phát triển rộng rãi đến mọi gia đình.

Do đó các tín đồ PGHH không bị bắt buộc phải cạo đầu vào chùa, lìa bỏ mọi việc ngoài thế gian, mà họ vẫn ở tại gia đình, sống như mọi người công dân khác với nếp sống bình dị trong nông nghiệp, đồng thời tu hành theo giáo lý của Đức Thích Ca.

Tôn chỉ tu hành của Phật Giáo Hòa Hảo là Học Phật Tu Nhân, tức là noi theo giáo lý chơn truyền của Đức Phật mà tu sửa con người, để vừa làm tròn bổn phận trong cõi đời đang sống, vừa dọn thân tâm cho trong sáng để được siêu thăng vào cõi Tịnh Độ Cực Lạc, giải thoát khỏi vòng luân hồi.

Để thi hành tôn chỉ Học Phật Tu Nhân, người tín đồ PGHH phải tích cực thực hiện Tứ Ân, tức 4 điều ân lớn, là:

1---Ân Tổ Tiên Cha Mẹ

2---Ân Đất Nước

3---Ân Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)

4---Ân Đồng Bào Nhơn Loại (Xin xem sách về Giáo Lý PGHH) Cũng trong đường lối đó, người tín đồ PGHH đã tỏ ra tích cực tu hành đồng thời cũng tích cực hy sinh vì đất nước, khi quốc gia hữu sự.

---ĐẶC TÍNH THỨ BA là sự canh tân phương pháp hành đạo nhằm loại trừ mọi hình thức rườm rà, mê tín, dị đoan. Đặc tính canh tân này có mục đích loại bỏ âm thinh sắc tướng để phát dương phần tinh túy của đạo Phật, đúng theo chánh pháp vô vi của Đức Phật.

Đạo Phật Giáo Hòa Hảo chủ trương canh tân như sau:

---Không cất chùa đúc tượng thêm, ngoài những ngôi chùa đã sẵn có. Ai giàu lòng từ thiện thì nên phát tâm bố thí, cứu trợ kẻ nghèo khổ, hơn là cất chùa lớn, đúc tượng cao.

---Không chấp nhận thầy cúng, thầy lễ, thầy bói, thầy phù thủy, cũng không dâng cúng chè xôi thực phẩm cho Phật, vì Phật không dùng những của hối lộ đó.

---Không dùng cờ phướn, lầu kho, đốt giấy tiền vàng bạc, phí tổn vô ích....

---Không khóc lóc hay làm linh đình lúc tang ma, mà chỉ im lặng cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu thoát.

Không ép hôn, thách tiền cưới hay tiệc rượu linh đình, vì sẽ mang nợ, gây hại về sau. Tóm lại, giáo pháp vô vi Phật Giáo Hòa Hảo nhằm canh tân phương pháp hành đạo để trở về với giáo lý chơn truyền của Đức Phật, là tu hành tại Tâm, chẳng phải ở hình thức lễ nghi bề ngoài.

Phật Giáo Hòa Hảo không có sư sãi.

Tóm lại, Phật Giáo Hòa Hảo dạy Tu Nhân Học Phật.

Tu Nhân là tu đạo Làm Người đối với gia đình, quốc gia, xã hội, là tu đức Nhân của Khổng Mạnh, nhất là Hiếu Nghĩa. Tứ ân hiếu nghĩa nằm gọn trong 2 chữ Tu Nhân.

“Phàm là con dân, thì biết yêu tổ quốc, hy sinh thân mạng đền bù nợ quốc gia; làm con thì hiếu thảo, thờ phượng cha mẹ, anh em thì hòa thuận nhau, vợ chồng thì ân nghĩa đối đãi nhau, Nói tóm lại, một người có đạo nhân, là người lấy nhân nghĩa, đạo đức làm phương châm xử thế tiếp vật, sống một đời chánh chân cao nhã”. Đó là bước đầu của nấc thang tiến lên con đường đi đến quả vị Tiên Phật. Ai muốn giải thoát, muốn thành Phật, thành Tiên cũng phải trải qua nấc thang đó trước; ví bằng chẳng hành xong Nhân Đạo thì không sao thành Phật Đạo .(Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 67)

Học Phật là học tinh hoa Phật Giáo. Hòa Hảo chú trọng: Mật, Tịnh, và Thiền.

Mật là Mật Tông. Mật tông cốt là dọn lấy miếng đất “lòng tin”, để rồi gieo giống Bồ Đề chánh pháp. Mật tông, hay phép nhiệm chữa trị bệnh cho những người kém tin tưởng sớm thức tỉnh , cảm lấy ơn cứu độ mà qui ngưỡng tu hành. Nhưng về sau khi người đời đem lòng mộ đạo, thì đức Huỳnh Giáo Chủ không còn thi thiết nữa. (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, 1997, tr. 41)

Có người hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ: “Bạch thầy, mấy Ông Đạo trên núi, thường luyện phép để ngày sau phò vua, giúp nước. Còn Đức Thày sao không dạy đệ tử luyện phép như Tiên Đạo?”

Ngài đáp: “Đức Phật chỉ dạy con người lo tu tâm sửa tánh, cho được trọn lành trọn sáng, còn phù phép thuộc về tà giáo. Còn ham phù phép tức là còn nuôi óc cạnh tranh cầu danh lợi: phép linh cũng như cá linh. Nước vừa chớm giựt, loại cá này đua nhãy lên nước trước, nên phải chịu chết sớm. Các ông đừng ham linh mà bỏ mình.” (Vương Kim, Đức Huỳnh Giáo Chủ, VP Phật Giáo Hòa Hảo/HN, 1997, tr. 74)

Tịnh là Tịnh Độ. Đức Huỳnh Giáo chủ dạy Thiền Tịnh song tu. Tịnh Độ là niệm danh hiệu A Di Đà, cầu vãng sanh Cực Lạc. Tịnh Độ Tông dựa vào Tha Lực của Đức Phật A Di Đà.

Thiền là Thiền Tông. Thiền Tông là Pháp Môn tự lực tu hành. Chủ yếu của pháp Thiền Tông, là đạt đến chỗ Minh Tâm Kiến Tính. Mỗi chúng sinh đều có sẵn Bản Tâm thanh tịnh, vĩnh viễn trường tồn, bất di bất dịch, nhưng vì thiên chấp sắc tướng, mà lu mờ chân giác; vì thế mà nhận lầm cái không làm có , cái có làm không. Do chỗ mê lầm ấy mà lăn lộn mãi trong tam đồ lục đạo. Chỉ có trở về với Bản Tính Thanh Tịnh, nhận rõ cái lý: sắc tức thị không, không tức thị sắc, thì mới dứt đường sinh tử, phản bản hoàn nguyên... (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 99, 100).

“Thì ra Ông Phật cũng chẳng qua từ địa vị chúng sinh, tức là con người bằng xương bằng thịt, tu hành đắc quả... Phật từ chúng sinh ra mà ra. Thế nên, muốn thành Phật, trước phải làm chúng sinh, hay nói một cách khác, trước khi làm Phật, cần phải làm một con người.

“Như vậy, con người là khởi điểm của con đường tiến hóa để đi đến Phật. Không có con người thì không thể nào thành Phật. Nhưng Phật khác hơn chúng sinh ở chỗ Phật là con người toàn thiện, toàn mỹ, rốt ráo giải thoát, còn chúng sinh là những con người chưa hoàn hảo, còn bị ràng buộc, trói trăn. Làm Phật tất phải biết hơn chúng sinh, phải làm hơn những việc của chúng sinh làm, mới xứng đáng cho chúng sinh thờ kính và quí trọng. Ví bằng Phật mà không làm hoàn toàn bổn phận con người, không vượt trên bậc phàm, thánh, thì hẳn kẻ phàm, thánh dù có thờ, cũng không trọn kính. Và như thế thì không thành một vị Phật...” (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 67---68).

Tế Điên Hòa Thượng có nói: “Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhân Đạo. Nhân đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỷ.” Muốn tu Đạo Tiên Phật, trước phải tu đạo làm người. Đạo làm người mà không tu, thì Đạo Tiên Phật khó đến vậy. (Vương Kim, Bửu Sơn Kỳ Hương, tr. 31.)

Những tư tưởng trên đây thật là trong sáng, và rất chính xác. Đáng khâm phục.

********************************         

4. SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Trong chủ trương canh tân nói trên, sự thờ phượng trong nhà các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thật là giản dị.

Trên bàn thờ, không có tượng Phật, không có chuông mõ. Chỉ có một tấm Trần bằng vải màu đà, tượng trưng cho sự hòa hợp nhơn loại, và cho màu sắc nhà thiền. Đó là bàn thờ Chư Phật. Dưới bàn thờ Phật là bàn thờ Cữu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ đã khuất. Trước nhà có một bàn thờ lộ thiên (gọi là bàn Thông Thiên) để người tín đồ cảm thông với Trời Đất, bốn phương trời, mười phương Phật. Chỉ dùng nước lạnh, bông hoa, và nhang để cúng Phật. Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang dùng để khử mùi uế trược.

Mỗi ngày người tín đồ PGHH làm lễ cúng Phật, ít nhứt hai lần, buổi sáng và buổi tối. Trong các ngày rằm, mồng một, ngày vía Chư Phật, họ đến chùa hay hội quán hành lễ, và nghe kinh giảng hay nghe thuyết pháp.

Lúc đảnh lễ họ không dùng mõ chuông, mà chỉ lâm râm tâm niệm. Khi nào mắc công việc thì đến giờ hành lễ họ quay mặt về hướng Tây mà cúng Phật, và khuyến khích nhau ngồi đâu, ở đâu cũng tụng niệm trong tâm.

Ngoài ra trong các Xã, Ấp có những độc giảng đường trang bị máy phóng thanh, để mỗi ngày trong những giờ nhất định, có những giảng viên đến đọc kinh giảng hay thuyết pháp cho người chung quanh cùng nghe.

Độc Giảng Đường Phật Giáo Hòa Hảo là những ngôi chùa thâu hẹp chỉ để truyền đạo, chớ không phải để cư trú, nên nhỏ hơn chùa, bởi bản chất Phật Giáo Hòa Hảo là cư sĩ tại gia.

Hiện nay chỗ nào có nhiều tín đồ PGHH đều có Độc Giảng Đường, với nét kiến trúc đặc biệt của Phật Giáo Hòa Hảo. Theo kiểm kê năm 1965, Phật Giáo Hòa Hảo có 390 Độc Giảng Đường.

Giới nghiên cứu giáo lý PGHH đã đúc kết hệ thống tư tưởng của Huỳnh Giáo Chủ thành một công thức ba bước bất khả phân: Bước thứ nhất là học Phật, bước thứ hai là Tu Nhân, bước thứ ba là tìm về cứu cánh giải thoát. (PGHH Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, Nguyễn Long Thành Nam. Tr 284)

5. CỜ ĐẠO, HUY HIỆU


(Huy Hiệu Hoà Hảo)

Cờ đạo hình chữ nhật màu đà, không có chữ hay hình tượng nào. Huy hiệu PGHH hình tròn màu đà, bìa vàng trên có bông sen trắng và bốn chữ viết tắt PGHH.

6. THÁNH ĐỊA

Thánh Địa Phật Giáo Hòa Hảo đặt tại làng Hòa Hảo tức là sanh quán của Đức Huỳnh Giáo Chủ, và cũng là nơi khai sáng mối Đạo. Tại đây không có sự xây cất đồ sộ, nhưng có một nếp sống đặc biệt an lạc, với không khí đạo giáo.

7. HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Đoàn thể PGHH được quản trị bởi một hệ thống Ban Trị Sự. Các Ban Trị Sự được thiết lập từ mỗi Ấp, Xã, Quận, Tỉnh. Trên hết là một Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.

Mỗi Ấp chia làm nhiều chi hội.

Nhờ một tổ chức đi sâu vào tới hạ tầng cơ sở quần chúng, nên sự điều hành công việc được chặt chẽ, và các chỉ thị được thi hành suốt từ trung ương xuống đến các chi hội.

Nguyên tắc tổ chức và điều khiển là dân chủ tập trung.

8. SINH HOẠT

Phật Giáo Hòa Hảo được khai sáng từ năm 1939.

Trong sinh hoạt bình thường, trọng tâm công tác của Giáo Hội PGHH nhắm vào 2 mục tiêu chính. Thứ nhứt là phổ truyền giáo lý trong và ngoài nước. Thứ hai, thực hiện các công tác xã hội, văn hóa, cứu trợ và bố thí.

Trong công thức Học Phật Tu Nhân, trên 2 triệu (1975) người tín đồ PGHH cư sĩ tại gia đồng thời với sự tu sửa thân tâm, lại còn đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Hơn thế, khi quốc gia hữu sự, tín đồ PGHH sẵn sàng hiến dâng đời sống , hy sinh để bảo vệ tổ quốc.

Mỗi năm đặc biệt trong ngày đại lễ Kỷ Niệm Khai Sáng Mối Đạo vào 18 tháng 5 Âm lịch, các sự kiện trên đây được thể hiện trong tổ chức đại lễ nơi Thánh địa Hòa Hảo và ở khắp vùng Hậu giang.

9. TRONG CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Trên bình diện quốc gia, giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo là một hội viên sáng lập của Hội Đồng Tôn Giáo Việt Nam, một cơ quan đoàn kết các tôn giáo chánh yếu như: Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài Giáo, Tin Lành... Đồng thời PGHH cũng tham gia các sinh hoạt quốc gia, đúng theo truyền thống của một tôn giáo dân tộc. Ngoài ra, giáo lý PGHH cũng đã được tiếp nhận với nhiều cảm tình bởi nhiều giới trí thức Đông phương cũng như Tây phương.

Bởi vì, với một giáo thuyết hòa đồng tinh hoa Tam giáo, Phật Giáo Hòa Hảo đã phát dương giáo pháp chơn truyền của Đức Thích Ca Mâu Ni làm căn bản giáo lý, lại thêm các tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, đã ăn sâu vào tập tục dân tộc Việt Nam, để kết thành một tư tưởng Đạo học có đặc thái dân tộc Việt Nam.

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.

Đền xong nợ nước thù nhà,

Thiền môn trở gót Phật---Đà nam---mô.

(SGTVTB, Huỳnh Phú Sổ tr.456)

********************

Bài này viết theo tài liệu của Phật Giáo Hòa Hảo trên trang nhà của PGHH [url]http://www.hoahao.org/[/url] và các sách

---Đức Huỳnh Giáo Chủ của Vương Kim

---Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo của Thanh sĩ và Vương Kim

---Bửu Sơn Kỳ Hương của Vương Kim

---PGHH trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam.

---Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ

---Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và Phật Giáo Thời Đại của Tiến Sĩ Lê Hiếu Liêm

---Hồn Thiêng Dân Tộc của Nguyễn Huỳnh Mai

---Đức Phật Thầy Tây An của Vương Kim và Đào Hưng


------------------------------------------
******************************************           








































No comments:

Post a Comment

Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: