NHẪN như thế nào?
NHẪN NHỤC,
NHAN nhu the nao - NHAN NHUC
NHẪN như thế nào? NHẪN NHỤC, NHAN nhu the nao - NHAN NHUC
NHẪN như thế nào?
NHẪN NHỤC
Nhẫn nhục là nhịn thua người ta và chấp nhận điều sỉ nhục, không có ý trả hận.
“Thiên tử mà nhẫn thì nước không sanh hại,
Chư Hầu mà nhẫn thì sẽ mạnh lớn thêm,
Quan lại mà nhẫn thì chức vị sẽ tăng tiến,
Anh em mà nhẫn thì gia đình giàu sang,
Chồng vợ mà nhẫn thì được trọn đời,
Bạn bè mà nhẫn thì tiếng tăm không mất,
Tự mình mà nhẫn thì không có hoạn họa.”
“Thiên tử mà không nhẫn thì nước trống không, hư hỏng,
Chư Hầu không nhẫn thì thân mình phải mất,
Quan lại không nhẫn thì sẽ bị trách cứ bằng hình phạt,
Anh em không nhẫn thì bị chia rẽ mỗi người một nơi,
Chồng vợ không nhẫn thì tình ý xa nhau,
Tự mình mà không nhẫn thì tai họa chẳng dứt.”
(Đức Khổng Tử)
Tại hạ cũng theo Thiền Tông và cũng hằng tham thiền.
Trong quá trình "vọng tưởng" nghiệm ra một chữ giống chữ Nhẫn là chữ "Trụ".
Trụ có thể bất động như Nhẫn - nhịn nhục như Nhẫn.
Thần giữ cột đá chống trời gọi là "Thần trụ trời"
Trụ im lìm như vách đá bên bờ biển hàng triệu năm...
Trụ như quả mìn nằm im lìm nhưng có thể phát nổ bất cứ lúc nào?
Trụ như viên đá bên đường mặc gió mưa nhưng cũng có khi là một món quà.
Trụ có vẻ tích cực hơn Nhẫn chăng...?
NHẪN như thế nào?
Nhẫn trong vinh nhục tấm thân yên,
Nhịn sự chua cay đở lụy phiền,
Nhịn kẻ tiểu nhân quân tử trí,
Nhịn điều dục vọng đắc thần tiên.
Xưa, Ông Quách-Tử-Nghi, đời nhà Ðường khi còn nhỏ đang đi học, một hôm ông xem kinh Phật thấy câu "Hắc phong xuy châu phiêu nhập chi khổ hải". Nghĩa là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào trong biển khổ. Ông không hiểu ý câu ấy ra sao, bèn đến hỏi một Hòa-Thượng, vị Hòa-Thượng thấy hỏi như vậy, thì thịnh nộ mắng ông Quách-Tử-Nghi rằng mầy còn con nít biết gì mà dám hỏi những câu đó. Ông Quách-Tử-Nghi thấy vị Hòa-Thượng trả lời như vậy thì nổi giận hầm-hầm tím mặt. Lúc ấy vị Hòa-Thượng bèn ung dung day lại cười mà cắt nghĩa cho ông Quách-Tử-Nghi biết rằng: Sự thịnh nộ của công-tử từ nãy đến giờ tức là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào biển khổ đó....
Ông Quách-Tử-Nghi hồi tâm tỉnh ngộ, bèn chấp tay tạ ơn vị Hòa-Thượng, đã dùng một cách gián-tiếp mà chỉ giáo cho mình. Ôi! Ở đời biết bao nhiêu luồng gió đen, hằng ngày lẩn-quẩn xung quanh mình của chúng ta, nếu chúng ta không hết sức lấy tấm lòng kiên-nhẫn ra chống chỏi, thì cơ hồ thân thể của chúng ta như một chiếc thuyền nhỏ kia, có ngày chìm đắm vào trong bể khổ.
Trong Kinh Hoa-Nghiêm có câu rằng: "Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai". Một phen nư giận nổi lên thì muôn ngàn nghiệt chướng nảy sanh. Trong các kinh sách của Phật, Tiên, Thánh-Hiền hằng ngày dạy nhơn-sanh chữ nhẫn làm đầu, mà con người mơ-màng chưa tỉnh ngộ.
Chúng ta nhận xét qua một trận giông tố, ắt phải có cây ngã, nhà sập, thuyền tàu chìm đắm. Còn người trải qua những cơn thịnh nộ rồi, thường có xãy ra lắm điều tai ương hoạn-họa, khi biết tự-tỉnh ăn-năn thì việc đã muộn rồi.
Vậy mà có nhiều người trải qua biết bao nhiêu lần giông tố, mà cũng không biết kiên-nhẫn chút nào, thật cũng đáng buồn cho đó...
Ta thấy được hậu quả nếu ta không thể nhẫn: không nhẫn thì phát sinh đau khổ và tạo ra biết bao nghiệp chướng đôi khi ta không hề hay biết. Thế thì nhẫn nhục phải chăng là hèn nhát, thiếu dũng khí không? Chắc là không rồi. Thật vậy, nhẫn có thể đem lại hạnh phúc cho mình và cho nhiều người khác nữa.
Chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên, Tâm ở dưới. Nếu Tâm (trái tim) mà không chịu yên, thì Đao (con dao) sẽ phập xuống ngay lập tức. Chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ Nhẫn của người xưa lại có bộ Đao, như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc, như dao nhọn có thể đâm vào tim làm con người đau đớn vô cùng.
Chữ Nhẫn tuy được hiểu theo nhiều nghĩa, nhưng không phải tất cả những nghĩa đó đều mang tính tích cực. Nhưng có một điều chắc chắn: Nhẫn không phải là chịu nhục, hạ mình, cam chịu.
NHẪN như thế nào?
Bạn thân mến, khuyên người “Nhẫn” thì dễ, tự mình “Nhẫn” thì khó hơn gấp bội. Tại hạ chưa bao giờ thấy tận mắt người nào sau khi ăn một cái tát gãy răng, vêu mỏ, phù mặt mà lại có cái “Nhẫn” để đưa nốt má bên kia cho người khác tát cả.
Trên dđ cũng thế, nhiều cao nhân tự xưng này nọ nhưng chỉ cần bị bài xích chút ít là “sân, si” cuồn cuộn.
Chứng tỏ nói về “Nhẫn” thì dễ, hành về “Nhẫn” thì khó.
Khuyên người “Nhẫn” thì dễ, tự mình “Nhẫn” thì khó.
Vợ chồng cãi nhau chút ít thì dễ “Nhẫn”, nhưng vợ đánh đề đến phải bán nhà để con cái ra đường ở thì cũng khó mà nhẫn nổi. Chồng dẫn gái về ngay nhà thì bà vợ cũng khó mà “Nhẫn” được….
Vì thế tại hạ mới tìm cho mình một chữ “Trụ”.
Tại hạ cho rằng “Trụ” ở trong “Nhẫn” nhưng có một người bạn lại cho rằng “Trụ” lớn hơn “Nhẫn” và “Nhẫn” ở trong “Trụ”.
Vì thế đành chia ra Trụ lớn và Trụ nhỏ.
Trụ lớn như cây cột chống trời, như vạn lý trường thành, như kim tự tháp… không gì chạm đến nổi, làm lung lay được.
Trụ lớn như người thầy vĩ đại đã mất, không còn gì sai sót, không thể gì so sánh nữa.
Trụ nhỏ là chính ta, ta có căn nhà của ta, ta còn nhà ở thì ta còn sống được, ta mất nhà thì cuộc sống bấp bênh, gạo không có mà ăn thì đâu có lên dđ “tám” nổi nữa.
Công việc của ta chính là “Trụ”.Việc tốt thì trụ vững, việc bấp bênh thì trụ phải nghiêng ngả, người phải lao đao.
Trụ của ta chính là thầy, gặp thầy tốt thì đường đạo tinh tấn, gặp thầy “đểu” thì xem như “móc bọc”.: ((: ((: ((
Trụ mà vững thì Nhẫn cũng dễ dàng hơn.
Trụ chính là Niềm Tin vào tôn giáo, tin một cách mù quáng hay sáng suốt đều là niềm tin… đánh mất niềm tin ấy là mất Trụ, còn niềm tin thì còn “Trụ”…
Đã nhiều phen trong cuộc đời nhận ra mình đã đánh mất quá nhiều thứ qúy giá và quan trọng hơn là đã đánh mất chính bản thân mình vì không biết nhẫn nhục để vượt qua. Kết quả là,... : ((: ((: (( thật là tệ hại nên lòng mong mỏi chia sẽ cùng các huynh đệ ta cùng nhau trau dồi đức hạnh này. Rất khó, cực kỳ khó làm nhưng vẫn cố gắng hết sức nha các huynh đệ.
Chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên, Tâm ở dưới.
Chữ Nhẫn tuy được hiểu theo nhiều nghĩa, nhưng không phải tất cả những nghĩa đó đều mang tính tích cực. Nhưng có một điều chắc chắn: Nhẫn không phải là chịu nhục, hạ mình, cam chịu.
Thần giữ cột đá chống trời gọi là "Thần trụ trời",
Trụ im lìm như vách đá bên bờ biển hàng triệu năm...
Trụ như quả mìn nằm im lìm nhưng có thể phát nổ bất cứ lúc nào?
Trụ như viên đá bên đường mặc gió mưa nhưng cũng có khi là một món quà.
Trụ có vẻ tích cực hơn Nhẫn chăng...?
Nhẫn: nói về thái độ đối phó với hoàn cảnh. Thuộc về Tâm.
Trụ: nói về sức sống trước hoàn cảnh. Thuộc về Trí.
Trụ do đó sẽ tích cực hơn Nhẫn một bước, bởi vì Trụ là tư thế chủ động, Nhẫn là tư thế bị động.
Trụ và Nhẫn quan hệ bổ sung cho nhau, Lý trí và Tình cảm không tách riêng ra được. Nhẫn tốt thì Trụ tốt, và Trụ tốt nhờ Nhẫn tốt.
Trong kinh điển, có một vị Sa môn chất vấn Đức Phật:
"Hà giả đa lực? Hà giả tối minh?"
Có nghĩa là: cái gì mạnh nhất? cái gì sáng nhất?
Đức Phật dạy: "Nhẫn nhục đa lực, bất hoài ác cố, kiêm gia an kiện. Nhẫn giả vô ác, tất vi nhân tôn. Tâm cấu diệt tận, tịnh vô hà uế, thị vi tối minh. Vị hữu thiên địa, đãi ư kim nhật, thập phương sở hữu, vô hữu bất kiến, vô hữu bất tri, vô hữu bất văn. Ðắc Nhất-thiết Trí, khả vị minh hỹ."
Có nghĩa là: "Nhẫn nhục mạnh nhất, vì chẳng mang lòng ác, lại được thêm an kiện. Kẻ nhẫn nhục không ác, tất được người đời tôn kính. Cấu bẩn trong tâm diệt hết, sạch không còn vết dơ, đó là sáng nhất. Từ khi chưa có trời đất cho đến ngày nay, bao nhiêu sự vật trong mười phương, không có gì là chẳng thấy, không có gì là chẳng biết, không có gì là chẳng nghe. Ðược Nhất-thiết Trí có thể gọi là sáng vậy."
No comments:
Post a Comment