NGỘ CHÂN TRỰC CHỈ * 悟 真 直 指
THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ -- 參 同 契 直 指THAM DONG KHE TRUC CHI
THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ * 參 同 契 直 指
THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ -- 參 同 契 直 指
THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch
MỤC LỤC
Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tự
Tham Đồng Khế Tam Tướng Loại của Thuần Vu Chân Nhân
Thượng Thiên
Chương 1: Pháp Tượng — Bắt chước Trời mà hành sự
Chương 2: Thiên Địa — Âm Dương
Chương 3: Thăng Ngao — Hòa hợp Tứ Tượng
Chương 4: Lậu Khắc — Hỏa Hầu
Chương 5: Bản Chi — Âm Dương, Tam Ngũ
Hạ Thiên
Đỉnh Khí Ca — Tóm tắt về phép Luyện Đơn
Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực Chỉ của Ngụy Bá Dương
Thượng Thiên
Chương 1: Kiền Cương — Thiên Địa Âm Dương
Chương 2: Quân Tử — Ăn nói phải cho thành khẩn
Chương 3: Dịch Hành — Thuận Thời, Thuận Lý
Chương 4: Cố Suy — Phải biết Suy Tư
Chương 5: Sóc Đán — 12 quải khí: Làm gì cũng phải đúng tiết đúng thời
Chương 6: Hối Sóc — Phải biết lẽ Âm Dương tiến thoái
Chương 7: Hằng Thuận — Thuận theo Thiên Văn Địa Lý
Chương 8: Ngự Chính — Phải thuận theo đường lối Trời
Trung Thiên
Chương 1: Tương Dục — Tính Mệnh song Tu
Chương 2: Khảm Nam — Âm Dương Tương Hòa
Chương 3: Quan Quan — Cô Âm quả Dương
Chương 4: Thượng Đức — Thượng đức, hạ đức
Chương 5: Nội Dĩ — An Tĩnh Hư Vô
Hạ Thiên
Chương 1: Duy Tích — Thất Phản, Cửu Hoàn — Quy Nguyên Phản Bản
Chương 2: Hà Thượng — Dùng Đạo Tâm chế ngự Nhân Tâm
Chương 3: Thái Dương — Chế Phục Hỏa Hầu
Chương 4: Đơn Sa — Hòa Hợp Ngũ Hành
Chương 5: Cương Nhu — Diệu dụng của Âm Dương Hiệp Nhất
Chương 6: Như Thẩm — Đại Đạo Luyện Đơn
Tham Đồng Khế Trực Chỉ Kinh Văn - Du Diễm giải
Chương 1: Cối quốc — Sơ lược về cuộc đời Ngụy Bá Dương
Chương 2: Ca Tự — Tham Đồng Khế là do 3 sách hợp lại: Kinh Dịch, Hoàng Lão, Luyện Đơn
Chương 3: Phi Đồ — Văn chương Tham Đồng Khế
Chương 4: Ủy Thời — Ngụy Bá Dương xưng danh theo lối chơi chữ
Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú của Từ Cảnh Hưu
Thượng thiên
Chương 1: Kiền Khôn — Kiền Khôn là cửa Dịch, là Lô Đỉnh của đạo Kim Đan
Chương 2: Nguyệt tiết — Khảm Ly là kỷ độ của Động Tĩnh, là Dược Vật
Chương 3: Thiên địa — Tượng Kiền Khôn
Chương 4: Dịch giả — Khảm Ly là Biến Dịch
Chương 5: Ư thị — Âm Dương không hợp, thì không có Sinh Khí
Chương 6: Cố Dịch — Dịch thống Thiên Tâm
Chương 7: Bát Quái — Không biết biến thông, sẽ Chấp Trung, Chấp Nhất
Chương 8: Nhược phù — Tứ Thánh viết sách cốt minh truyền Chân Lý. Tham Đồng Khế cũng vậy
Trung Thiên
Chương 1: Dương Toại — Nếu ta thành khẩn thì cưả Trời sẽ mở ra
Chương 2: Thị phi — Đạo Trời, Đơn Đạo giản dị. Lập dị là sai
Chương 3: Thượng Đức — Bậc Thượng Đức hành Đạo Vô Vi; Bậc Hạ Đức hành Đạo Hữu Vi
Chương 4: Dĩ Kim — Diệu dụng của Hạ Đức: Tinh Hoa Hưũ Vi
Chương 5: Nhĩ mục — Yếu chỉ của Vô Vi
Hạ Thiên
Chương 1: Suy Diễn — Suy Diễn số Ngũ Hành sinh khắc sẽ suy ra Đạo Kim Đơn
Chương 2: Hồ phấn — Phải biết phục thực Hạo Nhiên chi Khí mới thành Đạo
Chương 3: Kim nhập — Luyện Đơn là thực hiện Chân Tính Thiên Lương
Chương 4: Hỏa Ký — Hoả là cái Khí làm cho Âm Dương hòa hợp
Chương 5: Thế nhân — Tiểu thuật không phải là Đại Đạo
Chương 6: Tí Ngọ — Phục thực là Điều hòa, hợp nhất Ngũ Hành
Chương 7: Cự thắng — Kim đơn là chuyện có thật
Bạt 1: Bàn về Luyện Nội Đan
Bạt 2: Nhận Định về Tham Đồng Khế của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
Các sách Tham Đồng Khế
NGUYÊN VĂN PHẦN TỰA
Tham Đồng Khế trực chỉ tự.
參 同 契 直 指 序
Thất phản cửu hoàn. Kim dịch đại hoàn đan chi đạo. Vi thiên địa sở bí. Vi quỷ thần sở kỵ. Lịch thánh khẩu khẩu tương truyền. Bất ký văn tự. Sở dĩ học đạo giả như ngưu mao, minh đạo giả như lân giác. Gia chi bàng môn tam thiên lục bách. Khúc kính thất thập nhị gia. Dĩ tà hỗn chính. Dĩ giả loạn chân. Tuy hữu nhất nhị chí sĩ. Ngọc thạch bất phân. Nhược phi phụ thiên túng chi tư. Cao minh chi kiến giả. Kỳ bất vi tà đạo sở cảm dã. Hữu kỷ nhân tai.
七 返 九 還. 金 液 大 還 丹 之 道. 為 天 地 所 秘 . 偽 眇 神 所 忌. 歷 聖 口 口 相 傳. 不 記 文 字 所 以. 道 者 如 牛 毛. 明 道 者 如 麟 角. 加 之 傍 門 三 千 六 百. 曲 徑 七十 二 家. 以 邪 混 正. 以 假 亂 真. 雖 有 一 二 志 士. 玉 石 不 分. 若 非 負 天 縱 舟 姿. 高 明 之 見 者. 其 不 為 邪 道 所 感 也. 有 幾 人 哉.
Đông Hán Ngụy Bá Dương chân nhân, đắc Trường Sinh Âm chân nhân chi truyền, hội ngộ viên thông, liễu khước đại sự, thùy mẫn hậu sinh hiếu đạo chi trác, chuẩn Dịch đạo nhi tác Tham Đồng Khế, phân thượng, trung, hạ tam thiên. Thủ tự ngự chính chi đạo, trung tự dưỡng tính chi lý, mạt tự phục thực chi phương. La liệt tam điều. Quán thông nhất lý. Biệt khai môn hộ. Đa thiết ngụ ngôn. Tiếp dẫn phương lai. Dĩ hữu tượng tỉ vô tượng. Dĩ hữu hình thị vô hình. Kỳ trung dược vật hỏa hầu. Vô nhất bất bị.
東 漢 魏 伯 陽 真 人. 得 長 生 陰 真 人 之 傳. 會 悟 歖 通. 了 卻 大 事. 垂 憫 後 生 好 道 之 涿. 準 易 道 而 作 參 同 契. 分 上 中 下 三 篇. 首 敘 御 政 之 道. 中 敘 養 性 之 理. 末 敘 伏 食 之 方. 羅 列 三 欑. 貫 通 一 理. 別 開 門 戶. 多 設 寓 言. 接 引 諘 來. 以 有 象 比 無 象. 以 有 形 示 無 形. 其 中 蹴 物 火 候. 無 一 不 備 .
Thư thành chi hậu. Chứng chư Thanh Châu tùng sự Cảnh Hưu Từ Công. Từ Công toại tiên chú tam thiên. Phát minh khế trung áo diệu. Ngụy chân nhân hựu truyền đồng quận Thuần Vu Thúc Thông. Thuần Vu thị hựu tác Tam Tướng Loại thượng hạ nhị thiên. Bổ tắc Tham Đồng Khế chi di thoát. Ư thị kim đan chi lý. Tận xuất nhi vô dư uẩn hĩ.
書 成 之 後. 證 諸 青 州 從 事 景 休 徐 公. 徐 公 遂 葮 註 三 篇. 發 明 契 中 奧 妙. 魏 真 人 又 傳 同 郡 淳 于 叔 通. 淳 于 氏 又 作 三 相 類 上 下 二 篇. 補 罻 參 同 契 之 遺 脫. 於 是 金 丹 之 理. 盡 出 而 無 餘 蘊 矣 .
Như tam ông giả giai địch diện tham chứng. Tâm ấn thành thư. Phi tha nhất thiết mô phỏng sai nghi khả tỉ. Thử hựu Tham Đồng trung chi tham đồng. Hậu thế vạn quyển đan kinh. Giai bản ư thử. Sở dĩ nhân giai xưng vi vạn cổ đan kinh chi chủ. Chu Tử tác khảo dị chú giải Tham Đồng. Trình Tử, Tượng Sơn, diệc thường tán mỹ. Khả tri thử thư vi Nho Đạo chi sở cộng thưởng giả dã. Thiết niệm thử thư. Lưu thế dĩ cửu. Thứ tự vặn loạn. Chú sớ gia các xuất kỷ kiến. Hoặc dĩ tiền giả vi hậu. Hậu giả vi tiền. Hoặc dĩ kinh văn dữ chú ngữ tương hỗn. Hoặc tương tự văn dữ chính văn giáp tạp. Bất đãn văn ý bất quán, thứ tự đại thác, thả tịnh bất phân hà giả thị kinh, hà giả thị chú, hà giả thuộc ư Ngụy, hà giả thuộc ư Từ, hà giả thuộc ư Thuần Vu. Cánh tự Ngụy chân nhân nhất nhân chi thư. Cánh hữu vô tri chi bối. Hoặc trác nhi vi thái chiến. Hoặc ngộ nhi vi thiêu luyện hủy báng thánh đạo, mai một chân tông. Đại thất tam ông độ thế chi bà tâm. Kỳ tội thượng khả ngôn hồ.
如 三 翁 者. 皆 覿 面 參 證. 心 印 成 書. 非 他 一 濬 模 倣 猜 疑 可 比. 此 又 參 同 中 之 參 同. 後 世 萬 卷 丹 經. 皆 本 於 此. 所 以 人 皆 稱 為 萬 古 丹 經 之 主. 朱 子 作 考 異 註 解 參 同. 程 子 象 山. 糈 嘗 讚 美. 可 知 此 書 為 儒 道 之 所 共 賞 者 也. 冓 念 此 書. 流 世 已 久. 次 序 紊 亂. 註 疏 家 各 出 己 見. 或 以 前 者 為 後. 後 者 為 前. 或 以 經 文 與 註 語 相 混. 或 將 序 文 與 正 文 夾. 不 但 魡 意 不 貫. 次 序 大 錯. 且 並 不 分 何 者 是 經. 蠉 者 是 註. 何 者 屬 於 魏. 何 者 屬 於 徐. 何 者 嗂 於 淳 于. 竟 似 魏 真 人 一 人 之 書. 更 有 無 知 舟輩. 或 涿 而 為 採 戰. 或 誤 而 為 燒 煉 毀 謗 聖 道. 埋 沒 真 宗. 大 失 三 翁 度 世 之 婆 心. 其 罪 尚 可 言 乎.
Càn Long Nhâm Dần tuế. Ngẫu đắc Vô Danh Thị Ông chân nhân chú. Thượng Dương Tử Trần chân nhân (Trần Chí Hư) chú. Kỳ kinh chú các phân nhất loại. Tiết tự tiền hậu tương quán. Kinh tự kinh, chú tự chú, bổ tắc tự bổ tắc, văn tự văn, tự tự tự. Mễ diêm phân phán. Tạo bạch hiển nhiên. Thiên bách niên chân kinh chi oan khuất chí thử phương thân. Nhị chú Trần giảo ư ông. Vưu vi chỉnh tề. Nhân thủ Trần bản vi cứ. Kỳ chính văn thứ tự. Tự hữu bất quán giả. Lược vi cánh di. Phân tiết chú thích. Kỳ trung nhất thiết tỉ tượng dụ ngôn. Tất giai phá vi phấn túy. Dữ đại chúng tế khán trực chỉ. Hà giả thị lô đỉnh, hà giả thị dược vật, hà giả thị âm dương, hà giả thị ngũ hành, hà giả thị tiên thiên, hà giả thị hậu thiên, hà giả thị hỏa hầu, hà giả thị phanh luyện, hà giả thị nội ngoại, hà giả thị thủy chung. Hạch thực tận lộ. Khẳng khính toàn hiện. Thư thành chi hậu. Danh viết Tham Đồng Khế Trực Chỉ. Thảng hữu đồng chí giả. Kiến nhi duyệt chi. Tắc tri Tham Đồng chi đạo. Nãi lịch thánh khẩu khẩu tương truyền chi bí. Nhi Ngộ Nguyên chi chú, diệc phi dã hồ cát đằng chi ngữ. Chính văn tiết tự. Hoặc hữu bất quán chi xứ, vưu lại hậu chi cao minh giả cải chính yên.
乾 隆 壬 寅 歲. 偶 得 無 名 氏 翁 真 人 註. 上 陽 子 陳 真 人 註. 其 經 註 各 分 一 類. 節 序 前 後 相 貫 . 經 自 經. 註 自 註. 補 塞 自 補 塞. 文 筄 文. 序 自 序. 米 鹽 分 判. 皂 白 顯 然. 千 忕 年 真 經 之冤 屈. 至 此 方 伸. 二 註 陳 較 於 侲尤 為 整 齊. 因 取 陳 本 為 據. 其 正 文 次 序. 似 有 不 貫 者. 略 為 更 移. 分 節 註 釋. 蜬 中 一 切 比 象 喻 言. 悉 皆 為 粉 粹. 與 大 眾 細 看 直 指. 何 者 是 爐 鼎. 何 者 是 藥 物. 何 者 是 陰 陽. 何 者 是 五 行 。何 者 是 先 天. 何 者 是 後 天. 何 者 是 火 候 .
何 者 是 烹 煉. 何 者 是 內 外. 何 者 是 始 終. 淀 實 盡 露. 肯 綮 全 現. 成 書 之 後. 名 曰 參 同 直 指. 倘 有 同 志 者. 見 而 閱 之. 則 知 參 同 之 道. 乃 歷 聖 口 口 相 傳 之 秘. 而 悟 元 之 註. 亦 非 野 狐 葛 藤 之 語. 正 文 節 序. 或 有 不 貫 之 處. 尤 賴 後 之 高 明 者 改 正 焉.
時
Thời:
Đại Thanh Gia Khánh tứ niên tuế tại Kỷ Mùi xuân chi chính nguyệt nguyên đán nhật Thê Vân Sơn Tố Phác Tản Nhân Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh tự tự ư tự tại oa trung.
大 清 嘉 慶 四 年 歲 在 己 未 春 之 正 月 元 旦 日
棲 雲 山 素 樸 散 人 悟 元 子 劉 一 明 自 序 於 筄 在 窩 中.
Tựa của Tham Đồng Khế trực chỉ:
Thất phản cửu hoàn là Đại Đạo Kim Dịch Hoàn Đơn. Đó là điều bí mật của Trời Đất, đó là điều úy kỵ của quỉ thần. Lịch thánh xưa nay toàn truyền miệng cho nhau, không ghi lại thành văn tự, cho nên học giả thì đông như lông trâu, mà người biết được Đạo này thì hiếm như sừng con lân vậy. Lại còn thêm 3600 bàng môn, 72 khúc kính. Đem tà hỗn với chính, đem giả loạn với chân. Tuy có một hai chí sĩ, nhưng không phân biệt được ngọc với đá, nếu không phải là họ đã phụ ơn Trời, thì họ cũng đã đem cái kiến thức cao minh của mình, để cho tà đạo mê hoặc, những người như vậy hỏi có mấy người.
Ngụy Bá Dương Chân Nhân đời Đông Hán (từ 25 đến 220), được thày là Trường Sinh Âm Chân Nhân truyền dạy. Ông có tư chất thông minh, lại có lòng thương xót hậu thế, nên đã dựa vào Chu Dịch để viết Tham Đồng Khế, chia làm Thượng, Hạ, Trung tam thiên. Tập đầu bàn về Thuật Ngự Chính, tập giữa bàn về Lý Dưỡng Tính, tập cuối bàn về phương pháp Phục Thực (Ăn Uống). Ba vấn đề nhưng qui về một Lý. Mở môn hộ riêng, dùng nhiều ngụ ngôn, đón tiếp moị người. Lấy hữu Tượng sánh với Vô Tượng, lấy hữu hình chỉ vẽ vô hình. Trong đó dược vật, hỏa hầu cái gì cũng đủ.
Khi sách đã in, thì biếu Tùng Sự Thanh Châu, Cảnh Hưu Từ Công. Từ Công chú được 3 thiên. Phát minh những điều vi diệu của Tham Đồng Khế.
Ngụy Chân Nhân lại truyền cho người Đồng Quận (ở Cối Kê) là Thuần Vu Thúc Thông. Thuần Vu Thị cũng làm Tam Tướng Loại tam thiên, bổ sung những điều khuyết điểm của Tham Đồng Khế. Thế là Kim Đơn chi lý, đã phô bày ra hết không còn gì che dấu cả,
Như thế là cả ba ngài đều chính mình tham chứng, tâm ấn viết thành sách. Các ngài không mô phỏng những gì sai trái, như đã thấy. Nên đây là cốt tủy của Tham Đồng. Vạn quyển đơn kinh của hậu thế sau này, đều lấy đây làm gốc. Cho nên ai cũng kêu nó là vạn cổ Đơn Kinh chi chủ 萬 古 丹 經 之 主 . Chu Tử (1130-1200) viết Khảo Dị Chú Giải Tham Đồng, Trình Tử (1033-1107), Tượng Sơn (1139-1192) cũng thường khen sách này. Như vậy thấy rằng Nho gia cũng rất khen thưởng sách này.
Thiết nghĩ sách này, lưu truyền đã lâu, nên thứ tự đã rối loạn. Các người bình giải sách này, đều đưa ra ý kiến riêng của mình, hoặc đem đoạn trước cho ra đoạn sau, hoặc đem sau ra trước, hoặc lẫn Kinh văn với Chú thích, hoặc đem Lời Tựa xếp lầm với Chính Văn. Chẳng những văn ý không ăn khớp với nhau, mà thứ tự cũng sai lạc. Lại cũng không phân đâu là Kinh, đâu là Lời Chú. Cái gì là của Ngụy Bá Dương, cái gì là của Cảnh Hưu Từ Công, cái gì là của Thuần Vu.
Cũng là một sách của Bá Dương, mà những kẻ vô tri, lại bàn về Thái Chiến, hoặc Thiêu Luyện, hủy báng Thánh Đạo, làm mai một Chân Tông, làm mất lòng từ bi độ thế của Ba Ông (Ngụy, Từ, và Thuần Vu).
Năm Càn Long, Nhâm Dần (1782), may được một người Vô Danh là Ông Chân Nhân chú giải, lại được Thượng Dương Tử (Trần Tử Hư) Trần Chân Nhân chú. Kinh phân rõ ràng, tiết tự trước sau ám hợp. Kinh ra kinh, chú ra chú, chỗ nào thêm thì là thêm, văn ra văn, chú ra chú, gạo muối phân biệt, hắc bạch hiển nhiên, Chân kinh bị oan khuất cả nghìn năm nay, đều được minh oan. Hai bài chú của Ông Trần và Ông đem sánh với nhau càng thấy tề chỉnh. Tôi lấy bản Ông Trần làm chính, chính văn và thứ tự thấy có gì không ổn, thì bỏ bớt đi.Phân tiết và chú thích lại, tất cả những Tỉ Tượng, Dụ Ngôn trong đó đều coi là phấn toái (không cần), cùng với đại chúng xem đâu là Chân chỉ. Thế nào là Lô Đỉnh, thế nào là Dược Vật, thế nào là Âm Dương, thế nào là Ngũ hành, thế nào là Tiên Thiên, thế nào là Hậu thiên, thế nào là Hỏa Hầu, thế nào là Phanh Luyện, thế nào là Nội Ngoại, thế nào là Chung Thủy, nhân hạt đều lộ, đầu đuôi toàn hiện.
Sách viết xong gọi là Tham Đồng trực chỉ. Nếu có ai đồng chí, xem và đọc nó, sẽ biết Tham Đồng chi Đạo. Đó chính là bí quyết của thánh hiền xưa nay, Ngộ Nguyên chú thích, không phải nói ngông cuồng. Nếu chính văn, tiết tự, có chỗ không được ổn, mong các bậc cao minh sau này cải chính cho.
Năm Đại Thanh, Gia Khánh tứ tuế (1799), ngày Nguyên Đán, Xuân Kỷ Mùi, Thê Vân Sơn, Tố Phác, Tán Nhân, Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh, viết lời tựa này tại Oa Trung.
Tam Tướng Loại nguyên tự:
三 相 類 原 序
Tham Đồng Khế giả, phô trần[1] ngạnh khái[2] bất năng thuần nhất, phiếm lạm nhi thuyết, tiêm vi vị bị, khoát lược phảng phất. Kim cánh soạn lục, bị tắc di thoát, nhuận sắc u thâm, câu viện tương đãi. Chỉ ý đẳng tề. Sở xu bất bột. Cố phục tác thử. Mệnh Tam Tướng Loại. Đại Dịch tính tình hĩ. Như khởi độ, Hoàng Lão dụng cứu, giảo nhi khả ngự. Lô hỏa chi sự, chân hữu sở cứ. Tam đạo do nhất, câu xuất kính lộ. Chi hành hoa diệp, quả thực thùy bố. Chính tại căn chu, bất thất kỳ tố. Thành tâm sở ngôn, thẩm nhi bất ngộ.
參 同 契 者. 敷 陳 梗 概. 不 能 純 一. 泛 濫 而 說. 纖 微 未 備. 闊 略 髣 拂 . 今 更 撰 錄. 補 罻 遺 脫. 潤 色 幽 深. 鉤 援 相 逮. 旨 意 等 齊. 所 趨 不 悖. 故 復 作 此. 命 三 相 類. 大 易 忕 情 矣. 如 豈 度. 黃 老 用 究. 較 而 可 御. 爐 火 之 事. 真 有 所 據. 三 道 由 一. 俱 出 徑 鶆. 枝 莖 花 葉. 果 實 垂布. 正 在 根 株. 不 素 其 素. 誠 心 所 言. 審 而 不 誤.
Tam Tướng loại Nguyên tự
Tham Đồng Khế mà nói ra cốt yếu, thì khó mà đi đến chỗ thuần nhất. Nếu nói đại khái, thì những điều nhỏ nhặt cũng chưa có đủ, hãy còn khái lược phảng phất. Nay soạn lục lại, bổ sung những gì còn thất thoát, nhuận sắc u thâm, ý chỉ tề chỉnh, không đi ra ngoài đề. Cho nên viết sách này. Gọi là Tam Tướng loại. Sách Đại Dịch thì bàn về Tính Tình. Sách của Hoàng Lão thì để suy cưú. Còn bàn về Lô Đỉnh, thì đều có sở cứ. Ba Đạo là một. Đều có đường lối. Hoa quả lá cành, tất cả đều bày ra, tất cả đều có ngọn ngành, mà vẫn giữ được Tinh Hoa. Thành Tâm nói lời, suy ra không sai.
Tiểu sử Lưu Nhất Minh
Lưu Nhất Minh 劉 一 明 (1734–1821) là truyền nhân của Long Môn Phái đời thứ 11.
Năm 17 tuổi (Càn Long 15, tức 1750), bị bệnh nặng, càng uống thuốc, bệnh càng nặng. May gặp được một Chân Nhân cho thuốc chữa trị. Năm Càn Long 17 đi phỏng đạo mọi nơi. Gặp Kham Cốc Lão Nhân dạy cho bí quyết nội đơn, sau bái Ngài làm thày. Sau đó, để cầu tham chứng, Ông ở kinh sư 4 năm, Hà Nam 2 năm, Nhiễu Đô 1 năm, Tây Tần 3 năm, đi nhiều nơi khác 4 năm. Trong vòng 13 năm, đọc hết Tam Giáo kinh thư. Năm Càn Long 37, ông lên chơi Hán Thượng. Gặp Tiên Ông Lưu Trượng Nhân, được Ông chỉ điểm. Bao điều nghi ngờ trong 13 năm qua đều được giải quyết.
Nửa đời sau, Ông ẩn cư tại Cam Túc, huyện Du Trung, núi Thê Vân, và Hưng Long Sơn tu đạo, lập đàn truyền giáo, viết sách dạy đời. Và đã gây ảnh hưởng khắp vùng Tấn Hiệp, Cam, Ninh. Lúc ấy Ông là Đạo sĩ của Long Môn Phái.
Ông tinh thông Dịch học, giỏi y học. Đã soạn Đạo Thư Thập Nhị Chủng như Ngộ Đạo phá nghi, Tượng Ngôn Phá Nghi, Tu Chân Biện Nạn, Hội Tâm Tập, Chỉ Nam Châm, Huỳnh Đình Kinh, Chu Dịch Xiển Chân, Tham Ngộ Chân Ngôn, Tu Chân Cửu Yếu, Thông Quan Văn, Tham Đồng Trực Chỉ, Ngộ Đạo Lục, Vô Căn Thụ, Âm Phù Kinh, Ngộ Chân Trực Chỉ.
Ông là nhà Đơn Học lớn của Nhà Thanh. Ông chủ trương Tam Giáo quán thông chi lý.
Lấy Trung Chính chi Đạo của Nho Gia làm gốc.
Ông cho rằng Đạo này Nho gia gọi là Trung Dung, Phật gọi là Nhất Thừa, Lão gọi là Kim Đơn.
Về phương diện luyện đơn, Ông chủ trương Tính Mệnh Song Tu, và có nhiều nhận xét rất độc đáo.
Ông là một trong những người đắc đạo mà tôi biết.[3]
CHÚ THÍCH
[1] Phô Trần = Trình bày.
[2] Ngạnh khái = Thô cử, Đại Chương = nói Đại khái.
[3] Tham khảo: Trung Quốc Đạo Giáo, Khanh Hi Thái chủ biên, Đông Phương xuất bản trung tâm, q. I, tr, 396.
*******************
THAM ĐỒNG KHẾ TAM TƯỚNG LOẠI THƯỢNG THIÊN
參 同 契 直 指 三 相 類 上 篇
Đông Hán Thúc Thông, Thuần Vu Chân Nhân soạn
東 漢 叔 通 淳 于 真 人 撰
Thê Vân Sơn, Ngộ Nguyên Tử, Lưu Nhất Minh giải
棲 雲 山 悟 元 子 劉 一 明 解
Ảo Thụ Tam Canh, Hạ Đắc Bằng khan tử
媼 樹 三 庚 賀 得 朋 刊 梓
Hậu Học Tiêu Nam Phổ trùng khan
後 學 蕭 南 浦 重 刊
Tam Tướng là
Thứ nhất: Đại Dịch Tính Tình;
Thứ hai: Hoàng Lão chi thuật;
Thứ ba: Lô Hỏa chi sự.
Tam Đạo là một. Cho nên gọi là Tam Tướng loại. Loại có nghĩa là Khế Hợp.
Thượng thiên
上 篇
Chương I
Pháp Tượng
Bắt chước Trời mà hành sự
1. Pháp tượng mạc đại hồ Thiên Địa hề,
2. Huyền Cấu sổ vạn lý.
3. Hà Cổ lâm Tinh Kỷ hề,
4. Nhân dân giai kinh hãi.
5. Quĩ ảnh vọng tiền khước hề,
6. Cửu niên bị hung cữu.
7. Hoàng thượng lãm thị chi hề.
8. Vương giả thoái tự cải.
9. Quan kiện hữu đê ngang hề.
10. Hại khí toại bôn tẩu.
11. Giang hà chi khô kiệt hề,
12. Thủy lưu chú ư hải.
法 象 莫 大 乎 天 地 兮.
玄 溝 數 萬 里.
河 鼓 臨 星 紀 兮.
人 民 皆 驚 駭.
晷 影 妄 前 卻 兮.
九 年 被 凶 咎.
皇 上 覽 視 之 兮.
王 者 退 自 改.
關 楗 有 低 昂 兮.
害 氣 遂 奔 走.
江 河 之 枯 竭 兮.
水 流 注 於 海.
Tạm dịch:
1. Pháp tượng không gì bằng Thiên Địa.
2. Sông Ngân Hà dài mấy vạn dặm.
3. Hà Cổ mà đi vào vị trí của sao Tinh Kỷ,
4. Dân gian đều kinh hãi,
5. Bóng cây nêu mà hướng về phía trước,
6. Chín năm bị tai ách.
7. Vua nhìn thấy thế,
8. Rút về để tự cải.
9. Quan kiện (cửa quan) có then chốt,
10. Nên Hại Khí liền chạy bay.
11. Giang hà mà khô kiệt,
12. Nước rút về biển khơi.
*******************
1. Kim đơn chi đạo thật là Thâm áo, thật là thần diệu. Nó ám hợp Càn Khôn, mặc thông tạo hóa, đem hữu hình nhập vô hình, lấy Vô Tượng sinh Hữu tượng, cho nên cổ lai Tiên chân, trên xem Thiên Phù, dưới xem Địa Lý, trộm Âm Dương, đoạt Tạo hóa, bảo mệnh tòan hình, để hoàn thành Đại đạo.
Tiên Ông dựa vào Trời Đất, gọi là Pháp Tượng. Vì Đại Đạo thời Vô Hình, mà Trời đất thì có tượng, cho nên lấy Hữu đi vào Vô Hình, lấy Thật chỉ cái Không. Nên cái đạo Hư Vô hiện rõ nơi Tượng vậy.
Tượng là Tượng. Lời nói là Vật này, Tượng là Vật kia. Pháp là Bắt Chước. Bắt chước cái Tượng vậy.
Tượng của Trời Đất, thì rất lớn, rất rõ, dễ thấy dễ biết. Ví như trời đất cách nhau, không biết là bao vạn dặm. Hung cát dưới đất chưa hình hiện, mà trên Trời đã thấy có Biến Tượng cho thấy.
Khí trên Trời mà có vận hành hơi sai, thì dưới đất đã thấy được hay hèn, hối lận. Tại sao vậy? Cái này cảm thì cái kia ứng. Tuy hình tương cách, mà khí tương thông vậy.
2. Huyền Cấu là chỗ hư không dưới trời trên đất. Vì nó rộng lớn khôn cùng, huyền miểu nan trắc, cho nên gọi là Huyền Cấu. (Huyền Cấu là sông Ngân Hà)
3. Hà Cổ và Tinh kỷ là tên 2 vì sao. Hà Cổ mà lâm vào địa vị của Tinh Kỷ, thì là sai Độ Số.
4. 5. 6. Bóng cây nêu của mặt trời, nếu mà thấy sai, thì đã đi không hợp Chính Đạo. Cả 2 đều không hợp lẽ thường. Phản lẽ thường sẽ có Thủy Hạn, Tai Sinh, Binh Dịch Họa Hoạn chi hung cữu.
7. 8. Nếu chưa thấy đến, thì là Nhà Vua đã xem thấy hình tượng, Nên đã biết rút lui, ăn năn hối quá, để cứu vãn Thiên Tâm.
Ví như con người vừa sinh ra thì Tính Tình thuần nhất, Âm Dương hòa hợp. Đến khi 16 tuổi có được thuần Dương chi thể, gọi là Thượng Đức chi nhân. Khi ấy, nếu không phải thánh hiền, mà giữ được Nhất Điểm Chân Dương chi thể, hỏi được mấy người?
Nhất thiết thế nhân, đều thuận hành tạo hóa. Dương Cực sinh Âm. Khi một Âm đã sinh thì Tiên Thiên biến thành Hậu Thiên (Cấu). Dương dần dần tiêu, Âm dần dần trưởng, phóng túng theo dục tình, bỏ Chân theo giả.
Nên nói: Ngũ hành thuận hành, pháp giới hỏa khanh dã. Ngũ hành thuận hành, pháp giới là lò lửa. Lại như sao dời khỏi ngôi, nhật quĩ đi sai đường, thì Hung cữu lập tức sinh ra, chuyện xảy ra sẽ như vậy.Nếu là Thánh Nhân, xa thì lấy nơi vật, gần thì lấy nơi thân.
Theo đường lối Hữu Vi của Kim Đơn, là Phản bản hoàn nguyên. Nên nói: Ngũ Hành Điên đảo, đại Địa Thất Bảo Ngũ hành điên đảo, đại Địa thất bảo. Như các vua xưa chiếm tượng ngự trị. Bỏ cái dở, đổi cái hay, đổi loạn thành trị, cũng giống như vậy
9. Quan là Cửa Sắt bên ngoài. Kiện là cửa gỗ bên trong. Có quan kiện thì đạo tặc và Hại Khí tự nhiên sẽ lánh xa. Đạo cũng có quan kiện nên Âm ma tà quái tự nhiên xa. Quan để phòng bên trong, Kiện là để phòng ngoài. Phòng ngoài là phòng Ngoại Lai chi Khách Khí. Phòng nội là phòng nội sinh chi tư dục. Nội ngoại nghiêm mật thì nội niệm bất xuất, ngoại tà bất nhập.
Âm tiệm thoái, dương tiệm trưởng, Tứ tượng khả hòa, ngũ hành khả toản, như giang hà chúng thủy, triều tông ư hải. Không còn phân dòng nước hoành lưu.
Chí thánh nói: Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ qui nhân yên. Diệu chỉ của Chính Quan Kiện là giúp con người thoái cải tội khiên vậy.
*******************
Chương 2
Thiên Địa
Âm Dương
Thiên địa chi thư hùng hề,
Bồi hồi Tí dữ Ngọ.
Dần Thân Âm Dương tổ hề
Xuất nhập phục cánh thủy.
Tuần đẩu nhi dao quang hề,
Chấp Hành định Nguyên Kỉ.
天 地 之 雌 雄 兮.
徘 徊 子 與 午.
寅 申 陰 陽 祖 兮.
出 入 復 更 始.
循 斗 而 搖 光 兮.
執 衡 定 元 紀.
Tạm dịch:
Thiên địa Âm Dương,
Vận chuyển theo vòng Tí Ngọ.
Dần Thân là tổ Âm Dương (Hạ Chí mặt trời mọc ở Dần, Đông Chí mọc ở Thân),
Xuất nhập, thủy chung là ở đó.
Sao Dao Quang (sao thứ bảy) trong bảy ngôi sao Bắc Đẩu,
Chấp theo sao Hành (sao thứ 5 trong 7 ngôi sao Bắc Đẩu) để định Nguyên Kỷ.
Trên nói Pháp Tượng là thủ hồ Thiên Địa. Đó là Kim Đơn chi Đạo, cũng là một với Thiên Địa chi đạo vậy. Thiên Địa chi Đạo là Nhất Âm Nhất Dương chi đạo. Trời là Hùng, là Dương. Địa là Thư là Âm. Dương sinh ư Tí, cực ư Tị, Âm sinh ư Ngọ cực ư hợi. Nhất nhật, nhất dạ, Tí Ngọ vận chuyển. Gọi là Thiên Địa chi thư Hùng, bồi hồi Tí Ngọ vậy.
Hạ chí nhật xuất vu Dần, nhập ư Tuất; Đông chí Nhật xuất vu Thìn, nhập ư Thân. Sau Hạ Chí thì mặt trời đi về phía Nam. Sau Đông chí thì mặt trời đi về hướng Bắc. Chung nhi phục thủy. Cho nên nói: Dần Thân Âm Dương tổ, xuất Phục cánh thủy dã.
Dao quang là Bắc Đẩu chi Tiêu Tinh, lại có tên là Thiên Cang Tinh, hay Phá Quân Tinh. Thiên Cang sở tọa là Hung, sở chỉ là Cát. Nguyệt Kiến ư Tí, tắc tọa Ngọ chỉ Tí, Thủy vượng nhi Hỏa suy. Nguyệt Kiến ư Ngọ, tắc tọa Tí nhi chỉ Ngọ, hỏa vượng nhi thủy suy.
*******************
(Mấy dòng sau đây là của Dịch Giả)
Nguyệt kiến ư Tí là tháng mười một.
Và nhất là chiếc xe trời: Đế Xa 帝 車 gồm 7 vì sao Bắc Đẩu:
(1) Khu Tinh (Tham Lang), (2) Tuyền Tinh (Cự Môn), (3) Kỵ Tinh (Lộc Tồn), (4) Quyền Tinh (Văn Khúc), (5) Hành Tinh (Liêm Trinh), (6) Khai Dương (Vũ Khúc), (7) Giao Quang (Phá Quân).
(Mấy dòng trên đây là của Dịch Giả).
12 tháng, tọa chỉ đều như vậy. 1 năm là 1 vòng chu thiên. Bắc đẩu đệ lục tinh là Hành Tinh. Cang tinh (Phá Quân) ở trước, Hành tinh ở sau. Nó vận tứ thời và hành Tạo Hóa. (Trong hình vẽ trên ta thấy Hành Tinh là sao thứ 5, không phải thứ 6.)
Cho nên nói: Tuần Đẩu nhi Giao Quang hề, chấp Hành định Nguyên Kyû. Các học giả nếu biết được thời gian mà Âm Dương phát sinh từ Thân ta, biết được độ số nó Xuất Nhập, biết nó Nữu Chuyển Cang Tinh, biết nó Cán Hồi Đẩu Bính, thì Thiên Quan ở trong tay, Địa Trục tại Tâm. Tùy thời hái thuốc, cần công phanh luyện, sẽ hồi phục được Ngã tiên Thiên Nguyên Bản, cũng không khó vậy. Vả sao Cang Tinh con người không dễ biết, cũng không dễ thấy. Nếu không được Chân sư truyền dạy, ai dám cho là mình biết? Cho nên nói:
Nhật nguyệt thường gia Tuất,
日 月 常 加 戌 ,
Thời thời kiến Phá Quân,
時 時 見 破 軍.
Phá Quân tiền nhất vị,
破 軍 前 一 位 ,
Thệ Nguyện bất truyền nhân.
誓 願 不 傳 人.
Cang tinh là tên của Phá Quân. Trước Phá Quân 1 vị (là sao Khai Dương), đó là Sở chỉ chi phương. Sở chỉ chi phương là Tiên Thiên Chân Nhất chi khí, đó là Tổ khí sinh muôn vật. Xưa nay các bậc Tiên Chân đều hái Tổ Khí đó, để liễu Tính, liễu Mệnh. Cho nên nói: Đắc kỳ Nhất, Vạn sự tất vậy. Đó là nói tới Khí ấy.
Kim đơn, Tử thư không dám khinh truyền Cang tinh là cái gì, nhất khí là ở nơi đâu. Sợ rằng người không ra gì sẽ được, và sẽ bị Trời quở trách. Ngộ Nguyên Tử xem sao, là do Tổ sư truyền chân tả thần, nếu có tiết lộ đôi chút Thiên cơ, mà có chí sĩ nào biết, thì là do họ Tâm tri mặc hội, đó là do quỉ thần dạy họ chứ không phải là tội của Ngộ Nguyên vậy,
Vả sao Cang chân chính trong ta, không phải là vật xa lạ, mà chính là Đạo Tâm chi Chân Tri của chúng ta vậy.
Chân Tri đó có đủ Tiên Thiên Nhất Dương chi Khí. Khí đó thống Âm Dương, hàm Ngũ hành, là Căn Nguyên của Tính Mệnh, là Căn Nguyên Đạo Đức, lúc cất giấu thì là Chân Tính, lúc phát ra thì là Chân Tình. Có Tính Tình là có Chí Chân chi vật. Phân ra là Tính Tình, là luận giải bằng Động Tĩnh.
Cái khí đó vốn là của nhà ta. Vì sa xuống Hậu Thiên, nên bị cái giả làm hãm mất cái Chân. Cái Chân Tri bị mê muội. Nên thông minh ngoại dụng, vọng niệm nội sinh, hồ bằng cẩu đảng (làm bạn với những người không ra gì), Chân Tri biến thành giả tri, Sinh Khí hóa thành Sát Khí. Tiên Thiên chi Khí không còn thuộc ở ta, y như vật gì của nhà ta, nay chạy sang nhà khác.
Cương Tinh toạ ư Ngã, mà Chỉ lại ở người ta vậy. Nay muốn phản hồi Tiên Thiên, thì phải ăn trộm nó về lại. Phép ăn trộm là từ trong Sát Cơ cầu lại Sinh Cơ, từ trong Vọng tình cầu lại Chân tình. Chân tình thổ nhi Chân tri hiện. Chân tri hiện nên Hồi Quang Phản Chiếu. Cang Tinh chỉ nội chứ không chỉ ngoại, sinh khí thu nội nhi bất tán ngoại, có thể hoà Tứ Tượng, có thể gom Ngũ hành, có thể Liễu Tính Mệnh, có thể toàn Đại Đạo.
Chỉ sợ con người không có Chí Khí, không chịu để tâm suy cưú cho cùng nghĩa lý, không chịu bỏ công phu để Cầu Chân. Cho nên không nhìn thấy sao Thiên Cang vậy. Ôi chỉ có thể bàn về Đạo với người biết, còn đối với người không biết thì thật khó nói.
*******************
Chương 3
Thăng Ngao
Hòa hợp Tứ Tượng
81. Thăng Ngao ư Tắng Sơn hề, [1]
(Tiết này dạy Toản Thốc Ngũ Hành)
Viêm hỏa trương thiết hạ,
Bạch Hổ đạo sướng tiền hề,
Thương dịch hòa ư hậu,
Chu Tước cao tường hí hề,
Phi dương sắc ngũ thái.
Tao ngộ la cương thi hề,
Áp chi bất đắc cử,
Ngao ngao thanh thậm bi hề,
Anh nhi chi mộ mẫu,
Điên đảo tựu thang hoạch hề.
Tồi chiết thương mao vũ.
升 熬 於 甑 山 兮.
炎 火 張 設 下.
白 虎 導 唱 前 兮.
蒼 液 和 於 後.
朱 雀 翱 翔 戲 兮.
飛 揚 色 五 彩.
遭 遇 羅 綱 施 兮.
壓 之 不 得 舉.
嗷 嗷 聲 甚 悲 兮.
嬰 兒 之 慕 母 ,
顛 倒 就 湯 鑊 兮.
摧 折 傷 毛 羽.
Tạm dịch:
Cho nước lên Tắng Sơn. (Đỉnh là đồ chứa nước)
Cho lửa cháy ở dưới. (Thế là Thuỷ Hoả ký tế)
Bạch Hổ xướng trước,
Thương địch hoạ vận sau. (Thế là Tình Tính tương đầu, Hổ Long tương ngộ)
Chu Tước bay lượn trên cao, (Hoả)
Phát ra Ngũ Sắc năm màu.
Nếu mắc lưới, (Phải giữ không cho Hoả vọng động)
Sẽ bị đè ép không vươn lên được.
Kêu lên lời bi thiết,
Như con thương mẹ,
Nếu bị điên đảo mà phải sôi bỏng,
Thì sẽ hư hết lông cánh.
Đã biết Tạo hóa quyền hành, thì phải biết Hòa Tứ Tượng, Ngũ Hành. Tắng là đồ đựng nước. Tắng Sơn là Đỉnh. Viêm hỏa là Lô. Thăng Ngao ư Tắng Sơn là nước ở trên. Viêm hỏa trương thiết hạ là lửa ở dưới. Nước ở trên, lửa ở dưới. Lấy Chân Nhất chi Tinh, dưỡng hư linh chi Thần. Đó là Thủy Hỏa Tương Tế.
Bạch Hổ ở phía Tây là Kim, là Chân Tình, Thanh Long ở phía Đông, là Mộc, là Chân Tính. Thương dịch là tinh hoa của Mộc Tính. Kim tình cương, Mộc tính nhu. Kim vốn khắc Mộc. Mộc vốn sợ Kim. Bạch hổ đạo xướng tiền là Kim tình quyến luyến lòng Từ Nhân của Mộc. Suy Tình thì hợp được Tính. Thương Dịch hoà ư hậu là: Mộc tính thì Ái Kim thuận Nghĩa, thế là Dĩ Tính Cầu Tình vậy. Khu Hổ tựu Long, dĩ Long tựu Hổ. Tính Tình tương đầu, Kim Mộc tương tính.
Chu Tước là tượng của Hỏa. Trong tứ tượng thì Hoả là linh nhất. Tính lửa bay lên. Có gì xúc phạm, thì nó bay lên, năm sắc rực rỡ. Thủy Hỏa Kim Mộc, đều đã bị thương.
Người tu đơn thì phải biết hàng phục lửa cho nó được tuần thuận, thì mới lo được việc.
Tao ngộ la cương thi áp chi bất đắc cử là hết sức luyện kỷ, trừng phẫn trật dục, không khiến cho hỏa bị vọng động.
Ngao ngao thanh thậm bi, Anh nhi chi mộ Mẫu là hỏa không vọng động. Táo tính tiêu hoá, hỏa sẽ qui nguyên, thần sẽ y ư tính vậy.
Điên đảo tựu thang hoạch, tồi chiết thương mao vũ là luyện cho tới Vô kỷ. Tà hỏa sẽ tự giáng, Chân Thủy sẽ thượng thăng, Thủy Hoả huân chưng, khí chất sẽ biến hóa, tứ tượng sẽ hoà hợp. Cứ thế sẽ luyện được Đại Dược vậy.
[1] Các bài dịch Tham Đồng Khế thường có chua một con số. Đó là số thứ tự theo Bành Hiểu. Bành Hiểu chia TĐK làm 91 chương còn Lưu Nhất Minh không chia thành chương cú và không có thứ tự đúng như thế (xin xem trang 284)
*******************
Chương 4
Lậu Khắc
Hỏa Hầu
81. (tiếp) Lậu khắc vị quá bán hề,
(Tiết này dạy về Hoả Hầu)
Ngư lân áp liệu khởi,
Ngũ sắc tượng huyễn diệu hề.
Biến hoá vô thường chủ,
Nhu nhu đỉnh phí trì hề,
Bạo dũng bất hưu chỉ,
Tiếp liên trùng điệp luỹ hề,
Khuyển nha tương thác cự.
Hình tự trọng đông băng hề,
Lan can thổ chung nhũ.
Thôi ngôi nhi tạp xí hề,
Giao tích tương chi trụ.
82. Âm Dương đắc kỳ phối hề,
Đạm bạc nhi tương thủ,
Thanh long xử phòng lục hề,
Xuân hoa Chấn đông Mão.
Bạch hổ tại Ngang thất hề,
Thu mang Đoài Tây Dậu.
Chu Tước tại Trương nhị hề,
Chính Dương Ly Nam Ngọ.
Tam giả câu lai triều hề,
Gia thuộc vi thân lữ.
漏 刻 未 過 半 兮.
魚 鱗 狎 鬣 起 ,
五 色 象 炫 耀 兮.
變 化 無 常 主.
潏 潏 鼎 沸 馳 兮.
暴 涌 不 休 止.
接 連 重 疊 累 兮.
犬 牙 相 錯 距.
形 似 仲 冬 冰 兮.
蘭 玕 吐 鍾 乳.
交 積 相 支 柱.
崔 嵬 而 雜 廁 兮.
陰 陽 得 其 配 兮.
淡 泊 而 相 守.
青 龍 處 房 六 兮.
春 華 震 東 卯.
白 虎 在 昂 七 兮.
秋 芒 兌 西 酉.
朱 雀 在 張 二 兮.
正 陽 離 南 午.
三 者 俱 來 朝 兮.
家 屬 為 親 侶.
*******************
Tạm dịch:
Thời gian chưa quá nửa,
Mà Tiên Thiên Dương khí đã phát hiện.
Ngũ hành nhất khí,
Biến hoá vô cùng.
Dược khí vừa biến hoá,
Nên còn rất non yếu,
Dược khí từ non, đã tạm ngưng kết.
Do tụ rồi tán lại,
Nay đọng lại thành băng,
Do tạp nhi thuần,
Dược khí phản dương vậy,
Âm Dương đã quân bình,
Và đã hồn nhiên nhất khí,
Đạm bạc tương thủ lẫn nhau,
Thanh Long (Mộc) ở cung sao Phòng (Thuỷ),
Hoa xuân ở cung Chấn Đông Mão.
Bạch hổ (Kim) ở cung sao Ngang (Hoả),
Mùa Thu thì Âm khí vượng tại cung Đoài,
Chu Tước (Hoả) ở nơi sao Trương (Hoả) (Đó là Dương Cực Âm sinh),
Kim, Mộc, Thuỷ lai triều,
Sẽ kết thân với nhau.
*******************
Tiết trên nói về công trình gom góp Dược vật, tiết này chỉ rõ Hỏa hậu Kết Đơn chi dụng.
Đương Tứ Tượng hoà hợp, Ngũ hành toản thốc (hoà hợp), thế là đem dược vật cho vào Càn Đỉnh, kíp đem nhất điểm Chân Hỏa của Khôn Lô mà đoàn luyện nó. Trong khoảnh khắc, Ngũ hành sẽ hỗn hoà, Tiên Thiên chi Khí sẽ từ Hư Vô sinh xuất.
Cho nên nói: Lậu khắc vị quá bán hề, Ngư lân áp liệu khởi.
Ngư là vật trong nước, nói ví dụ là Tiên Thiên Dương Khí phát hiện. Lân áp liệu khởi là Tiên Thiên Dương khí. Được Chân Hoả huân chưng. Tượng cho sự bay nhảy biến hoá. Ngũ sắc huyền dược là Ngũ Hành Nhất Khí. Biến hoá vô thường, là tiềm dược bất túc vậy. Nhu nhu đỉnh phất trì, bạo dũng bất hưu chỉ là Dược khí vừa biến hoá nên còn non yếu vậy. Tiếp liên trùng điệp điệp, khuyển nha tương thố cự là Dược khí từ non đã từ từ ngưng kết vậy.
Hình tự trọng Đông băng, Lan Can thổ chung nhũ là do tán rồi tụ lại, và ngưng kết kiên cố. Thôi ngôi nhi tạp xí, Giao tích tương chi thụ là do tạp nhi thuần. Dược Khí đã phản Dương vậy. Âm Dương đắc kỳ loại, Đạm bạc nhi tương thủ là Âm Dương đã tương đương và đã hồn nhiên nhất khí.
Dược chính là Hỏa, Hoả chính là Dược. Tự nhiên có Thiên Nhiên Chân Hoả. Lô trung rực rỡ luôn đỏ rực. Không cần phải điều hoà nữa. Chỉ cần Đạm Bạc Tương Thủ, Phòng Nguy, Lự Hiểm, Mộc Dục Ôn Dưỡng, để hành Vô Vi chi công. Thanh Long xứ Phòng lục, Xuân Hoa Chấn Đông Mão là Thanh Long tượng Mộc.
Phòng là Sao Phòng, là sao thuộc Thủy. Số sáu là số của Nước. Mộc cư Thủy địa. Mộc có Thủy nên được dưỡng nuôi. Mùa Xuân thì Dương Khí vượng hành. Bạch Hổ tại Ngang thất, Thu mang Đoài Tây Dậu là Bạch Hổ tượng Kim. Ngang là sao thuộc Hỏa. Thất là số của Hoả. Kim cư Hoả vị, Kim được Lửa nên chiếu sáng.
Thu thì Âm Khí vượng. Chu Tước tại Trương nhị, Dương Ly chính Ngọ là Chu Tước có tượng Hoả. Trương là sao của Hoả. Nhị là Sinh Số của Hỏa. Hoả cư Chính Nam Ngọ, ở giữa Kim và Mộc. Đó là Dương Cực Âm sinh chi xứ. Tượng Hạ Chí, nơi giao tiếp Âm Dương, là nơi luyện độ Hình Đức vậy.
Kim Mộc Thủy tam giả lai triều. Đơn đỉnh kết thành Thân lữ.
Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hỏa sinh Kim, Kim sinh thủy, tuy là Ba nhưng có đủ Khí của Tứ Tượng. Trong đỉnh có đủ Tứ Tượng. Tự phanh, tự luyện, Thánh thai vô chất sẽ sinh Chất, Vô Hình sẽ sinh Hình, biến hoá thật tự nhiên vậy.
Nội dược là Thiên Nhiên Chân Hỏa chi pháp tượng. So với Bạch hổ thương dịch Chu tước không giống nhau.
Trên kia nói bên ngoài, nơi đây nói bên trong. Ngoại là Hậu Thiên phản Tiên Thiên. Nội là đã phản hồi Tiên Thiên nay lại Xuất ư Thiên Nhiên. Thế là Nội Ngoại hỏa hầu có phân biệt nhau. Học giả nên coi chừng điểm này.
*******************
Chương 5
Bản Chi
Âm Dương, Tam Ngũ
82. (tiếp) Bản chi đãn nhị vật hề,
Mạt nhi vi Tam Ngũ,
Tam Ngũ tịnh dữ Nhất hề,
Đô tập qui nhất sở.
Trị chi như thượng khoa hề.
Nhật số diệc thủ phủ,
83. Tiên Bạch nhi hậu Hoàng hề,
Xích hắc đạt Biểu Lý,
Danh viết Đệ Nhất Đỉnh hề.
Thực như Đại Thử Mễ.
Tự nhiên chi sở vi hề,
Phi hữu tà ngụy đạo.
Sơn trạch khí tương chưng hề,
Hưng Vân nhi vi vũ,
Nê kiệt toại thành trần hề,
Hỏa diệt hoá vi thổ,
Như nghiệt nhiễm vi hoàng hề.
Tự lam thành lục tổ,
Bì thảo chử thành giao hề,
Khúc nghiệt hoá vi tửu,
Đồng loại dị thi công hề,
Phi chủng nan vi xảo.
Duy tư chi diệu thuật hề,
Thẩm đế bất cuống ngữ,
Truyền dữ ức hậu thế hề,
Chiếu nhiên tự khả khảo.
Hoán nhược tinh kinh Hán hề.
Bính như thủy tông hải.
Tư chi vụ lịnh thục hề,
Phản phúc thị thượng hạ,
Thiên chu xán bân bân hề,
Vạn biên tương khả đổ,
Thần minh hoặc cáo nhân hề,
Tâm linh sạ tự ngộ.
Thám đoan sách kỳ tự hề,
Tất đắc kỳ môn hộ,
Thiên đạo vô thích mạc hề,
Thường truyền dữ hiền giả.
本 之 但 二 物 兮 ,
末 而 為 三 五 ,
三 五 並 與 一 兮 ,
都 集 歸 一 所 .
治 之 如 上 科 兮 .
日 數 亦 取 甫 ,
先 白 而 後 黃 兮 ,
赤 黑 達 表 裏 ,
名 曰 第 一 鼎 兮 .
食 如 大 黍 米 .
自 然 之 所 為 兮 ,
非 有 邪 偽 道 .
山 澤 氣 相 烝 兮 ,
興 雲 而 為 雨 ,
泥 竭 遂 成 塵 兮 ,
火 滅 化 為 土 ,
如 蘗 染 為 黃 兮 .
似 藍 成 綠 組 ,
皮 草 煮 成 膠 兮 ,
麴 蘗 化 為 酒 ,
同 類 易 施 工 兮 ,
非 種 難 為 巧 .
惟 斯 之 妙 術 兮 ,
審 諦 不 誑 語 ,
傳 與 億 後 世 兮 ,
照 然 自 可 考 .
煥 若 星 經 漢 兮 .
昺 如 水 宗 海 .
思 之 務 令 熟 兮 ,
反 覆 視 上 下 ,
千 周 燦 彬 彬 兮 ,
萬 遍 將 可 睹 ,
神 明 或 告 人 兮 ,
心 靈 乍 自 悟 .
探 端 索 其 緒 兮 ,
必 得 其 門 戶 ,
天 道 無 適 莫 兮 ,
常 傳 與 賢 者 .
Chú thích:
Tịnh dữ nhất: Có bản ghi: Vi nhất. Có bản ghi: Nguy nhất.
Hoặc cáo nhân: Có bản ghi: Hốt cáo nhân.
*******************
Tạm dịch:
Mới đầu chỉ có Hai Vật (Âm Dương),
Sau hoá thành ba (Tam Ngũ),
Tam Ngũ hợp thành Nhất khí,
Đều qui về một nơi.
Mới đầu Trắng, sau thành màu vàng,
Đỏ Đen thấu trong ngoài.
Thế là Đại Nhất Đỉnh,
To như hạt vừng lớn.
Tự nhiên là như vậy,
Không phải Đạo tà ngụy.
Sơn trạch khí tương thông,
Mây nổi nên thành mưa.
Bùn khô thành bui đất,
Lửa tắt hoá thành đất,
Men đổi thành màu vàng,
Màu Lam biến màu lục.
Da nấu lên thành keo,
Men rượu biến thành rượu,
Đồng loại dễ thi công,
Không đồng loại không nên công.
Diệu thuật là như vậy,
Đó là khẩu quyết,
Truyền cho muôn đời.
Rực rỡ dễ kiểm soát,
Sáng láng như nước chảy ra bể.
Hãy suy nghĩ cho chín chắn,
Hãy nhìn kỹ dưới trên,
Sẽ thấy mọi sự dễ dàng,
Khi Thần minh muốn dạy người,
Thì Tâm Linh sẽ tự ngộ,
Hãy tìm cho ra mối manh,
Sẽ thấy rành cửa ngõ.
Thiên Đạo rất vô tư,
Thường truyền cho Hiền Giả.
*******************
Tiết này tổng kết toàn thiên đại ý:
Kim đơn chi đạo là Đạo của Âm Dương, Ngũ Hành. Mới đầu thì hoà hợp Âm Dương để thành hoàn đơn. Cuối cùng là Tam Ngũ qui nhất, để thành Thánh Thai.
Cho nên nói: Bản chi đãn nhị vật hề, Mạt nhi vi Tam Ngũ. Tam ngũ hoà hợp nhau, thành Nhất khí. Thế là Đại Đạo thành vậy.
Nhưng đạo Tu Đơn thì Hái Thuốc có thời, phanh luyện có phép, hoả hầu có số. Công phu chưa tới chưa thể hoàn thành.
Cho nên trước phải Hắc Trung Thủ Bạch để làm Đơn Mẫu. Sau đó phải dùng Trắng chế mầu vàng, để kết Thánh Thai. Đỏ là Lửa, đen là Nước. Đó là Nhị Dược trong ngoài. Kim Đơn chi đạo tuy nói là Thuốc có trong ngoài, nhưng công phu phanh luyện Thủy Hỏa, chưa tới 10 tháng mà thai đã thành, không được hưu kiệt (sao lãng công phu). Mới đầu là Luyện Kỷ, sau là Luyện Dược. Cuối cùng là Ôn Dưỡng. Chung thủy nội ngoại toàn dựa vào Thủy Hỏa để Thu Công. Cho nên nói: Xích hắc đạt biểu lý. Ý nói công phu bất đáo bất phương viên vậy.
Nói là Đệ Nhất Đỉnh là Nhất thừa pháp, cái gì là hai thì không phải là thực vậy. Thực như đại mễ châu là Đơn thành Cửu chuyển thì gọi là Thử Mễ Chi Châu. Người nào ăn được, sẽ thọ cùng trời đất, trường sinh bất lão. Ngọc Châu từ Hư Không kết tựu, khác hẳn mọi vật, đó là Âm Dương tự nhiên giao cảm chi khí mà thành; không phải là Lô Hỏa Thái Chiến tất cả các tà thuật đó. Cưỡng nữu, cưỡng niết, đều vô ích mà thôi.
Đến như Sơn Trạch thông khí nhi vi vũ. Nê thủy kiệt cạn nhi thành trần. Hỏa kiệt sinh Đất, Nghiệt nhiễm thành Hoàng, dĩ Lam thành Lục, do Da thành Keo, do men thành rượu, đều do tự nhiên mà ra. Tại sao vậy? Vì loại của chúng tương đồng nên dễ thi công. Nếu hai bên không ăn ý với nhau, mà muốn trồng đá thành lúa, leo cây bắt cá thì chỉ phí công mà thôi.
Đại để con người sinh ra nếu không có tinh huyết của cha mẹ phàm tục thì ảo thân không thành, nếu không có Âm Dương của Linh Phụ Linh Mẫu thì không có Pháp Thân. Ảo thân, Pháp Thân đều do Âm Dương mà thành tựu. Chẳng qua là vì Thuận Nghịch bất đồng nên mới phân Phàm Thánh. Tất cả thường nhân chỉ biết có lẽ Thuận Hành Âm Dương. Đến như phép Nghịch Dụng, thì vạn người may mới có một người biết.
Tham Đồng chi đạo, thần diệu xiết bao! Nó lập ngôn ở chỗ dùng thuật Âm Dương. Nó lý sự chính đáng, đạo lý nó sâu xa, lập trường nó vững chãi. Nó không phải là cái gì huyền hư, là tà thuyết không thực tế. Nó là con đường tu đạo của vạn thế, là bờ bến của tính mệnh. Học thuyết nó sáng sủa, sáng láng như sao trên giải Ngân Hà, nó toát lược hay như vạn thuỷ triều tông. Học giả nếu chịu suy tư cùng lý, thám đoan sách tự, lâu ngày sẽ được thần minh điểm cáo, tâm linh sẽ được giác ngộ, sẽ tìm ra cửa ngõ, vào được nghĩa lý vậy.
Thiên đạo vô tư, thường truyền cho các bậc hiền tài, vì Đạo là điều quí báu của Trời Đất, không phải người đại trung đại hiêú thời không truyền, không phải đại đức, đại hạnh thời không trao. Nếu quả là người hiền đức thì có bao giờ lại không chịu truyền trao?
Tham Đồng Khế trực chỉ tam tướng loại thượng thiên chung. (hết phần thượng thiên của tam tướng loại)
*******************
THAM ĐỒNG KHẾ TAM TƯỚNG LOẠI -- HẠ THIÊN
參 同 契 直 指 三 相 類 下 篇
Đông Hán Thúc Thông, Thuần Vu Chân Nhân soạn
東 漢 叔 通 淳 于 真 人 撰
Thê Vân Sơn, Ngộ Nguyên Tử, Lưu Nhất Minh giải
棲 雲 山 悟 元 子 劉 一 明 解
Ảo Thụ Tam Canh, Hạ Đắc Bằng khan tử
媼 樹 三 庚 賀 得 朋 刊 梓
Hậu Học Tiêu Nam Phổ trùng khan
後 學 蕭 南 浦 重 刊
Hạ thiên
下 篇
Đỉnh Khí Ca
鼎 器 歌
Tóm tắt về phép Luyện Đơn:
Viên tam ngũ, thốn nhất phân, Khẩu tứ bát, lưỡng thốn thần.
圓 三 五, 寸 一 分, 口 四 八, 兩 寸 唇.
Tạm dịch: Tròn ba năm, qui về Nhất thốn. Khẩu bốn tám, Môi 2 thốn.
(Tròn là Viên, là Đại Dược. Xem bài thơ 18, trong q. I, Ngộ Chân trực chỉ «Tam ngũ nhất đô tam cá tự»).
(Mồm là Phương là Biến Hoá. 4+ 8+ 2 = 14. 14 là trăng chưa tròn, ý nói tu luyện không nên đi tới Kháng Dương. Xem quẻ Tiểu Súc, hào Thượng)
Bài này tuy có tên là Đỉnh khí ca, nhưng Dược Vật, Hỏa Hầu đều có đủ trong đó.
Viên là Bất Thiên, Bất ỷ, hoạt hoạt bát bát. Còn gọi là Doãn chấp quyết Trung. Tam là sinh số của Mộc, Ngũ là sinh số của Thổ. Nhất là sinh số của Thủy.
Nhất, Tam, Ngũ đều là Dương số. Cho nên gọi là Tròn.
Mồm hình vuông. Phương là biến hoá, tài chế, tùy thời vận dụng chi vị.
Tứ là sinh số của Kim. Bát là thành số của Mộc. Nhị tứ, bát đều là Âm số. Cho nên gọi là Khẩu.
Khẩu là Hô Hấp, xuất nhập chi đạo. Một Hô là Dương là Thân, Chủ sinh, Tượng Bát Mộc. Nhất Hấp, là Âm là Khuất, Chủ Thu. Tượng Tứ Kim. Môi gồm trên dưới 2 miếng, chủ Động. Thần động thì Khí Hư (hà hơi). Tượng nhị sinh Hoả. Nhất, Tam, Ngũ là Dương Hỏa, thuộc Trời. Thiên tượng Tròn, là Kiền Đỉnh. Nhị, Tứ, Bát là Âm Số. Thuộc đất. Đất hình vuông, là Khôn Lư.
Viên chủ Hạp, phương chủ Tịch. Lấy Viên làm thể, lấy phương làm Dụng. Lấy Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, toản thốc nhất khí làm chuẩn tắc, đỉnh Khí do thế mà thành vậy.
*******************
Trường xích nhị, hậu bạc quân.
長 尺 二, 厚 薄 均.
Tạm dịch: Dài tấc hai, hãy quân bằng dày mỏng.
(Tấc 2 là 12 phân tượng trưng 12 tháng)
Trường Xích nhị là 12 thốn. Trong một năm thì là 12 tháng. Trong một tháng thì gọi là 12 hầu. Trong một ngày thì gọi là 12 giờ. Hậu là nhiều, Bạc là ít. Quân là tương đình.
Lấy Niên, Nguyệt, Nhật thời, lục Âm, lục Dương, tiến thoái chi tiết, làm Âm Hỏa Dương Phù điều đình chi độ số vậy.
Phúc tề tam, tọa thùy ôn.
腹 齊 三, 坐 垂 溫.
Tạm dịch: Ở trong bụng 3 ngày, ngồi yên cho ấm tới. (Mồng 3 quẻ Chấn tới sẽ đem lại sức nóng của Dương).
Phúc là đỉnh phúc (ruột đỉnh) để chứa thuốc. Tam là Tinh Khí Thần đại dược. Phúc tề tam là tinh khí thần tam dược tề bị. Cho nên Dịch nói: Đỉnh hữu thật là vì vậy. Thế là ngồi chẳng động chẳng lay vậy. Thùy là trầm tiềm sung mãn. Ôn là Sung hoà. Tọa thùy Ôn là Tinh Khí Thần ngưng tụ nhất xứ, thường trầm tiềm sung hoà, nhất ý bất tán.
Đạo Đức Kinh nói: Đạo xung nhi dụng chi 道 沖 而 用 之.
Vậy:
Âm tại thượng, Dương hạ bôn.
陰 在 上, 陽 下 奔.
Tạm dịch: Âm ở trên, Dương ở dưới.
Âm là Thủy, tượng Khôn. Trong đồ có nước. Dương là hỏa, tượng Kiền. Trong Đỉnh có Lửa. Thủy ở trên, Lửa ở dưới. Thủy hỏa phanh tiễn. Hỏa bất táo, thủy bất hàn, Thuỷ Hỏa Tương tế, Tinh dưỡng Thần nhi Thần cố tinh vậy.
*******************
Thủ Vĩ Vũ, trung gian Văn. Thủy thất thập, chung tam tuần, nhị bách lục. Thiện điều quân.
首 尾 武, 中 間 文. 始 七 十, 終 三 旬, 二 百 六. 善 調 勻.
Tạm dịch: Đầu và cuối dùng Vũ Hoả, giữa thì dùng Văn Hoả, Mới đầu là 70, giữa là 30, còn 260 ở giữa thì điều hoà cho khéo (70+ 30+ 260 = một năm 360 ngày.)
Công phu lúc đầu và lúc cuối thì phải mạnh, giữa chừng thì khoan hoà. (Âm trên dương dưới là Thuỷ Hoả Ký tế, là Âm Dương giao Thái.)
Tu đơn chi công, trước phải luyện Vũ Hoả để Luyện Kỷ. Sau cùng phải dùng Văn hỏa để Ôn Dưỡng. Vì Luyện Kỷ chưa thành thục, thì Hoàn Đơn không ngưng kết; Ôn Dưỡng không đủ thì Thánh Thai bất thành. Còn ở trung gian ngưng kết Thánh Thai, chỉ cần dùng ít nhiều công phu văn hỏa, thì Tạo Hóa sẽ tới tay.
Cho nên nói: Thủ vĩ Vũ, trung gian Văn. Nhưng Vũ Hỏa nơi thủ vĩ, cũng nên phân biệt. Kim Đạo lấy luyện kỷ làm đầu, lấy Ôn Dưỡng làm cuối. Nhân tâm con người từ lâu đã phóng đãng, tính hư tích tập đã dày, thật là cái hại lớn cho công việc tu hành vậy. Rất khó mà hàng phục được. Luyện kỷ phải luyện tới độ Vạn hữu giai không, nếu không Đơn khó mà thành. Vũ hỏa chi công đó thật đa dạng.
Khi đơn đã kết xong, thì phải phòng nguy, lự hiểm, mộc dục ôn dưỡng, nếu có chút biếng lười, thì thánh thai thành rồi cũng hư. Chính vì thế mà cũng dùng Vũ Hỏa. Tuy cũng dùng Vũ Hỏa, nhưng khi sau mười tháng, thai đã hoàn bị, thì phải nghỉ ngay.
So với luyện kỷ chi công thời ít hơn. Ví như 100 ngày, Dùng 70 ngày Vũ Hỏa để Luyện Kỷ, 30 ngày Vũ Hỏa để Ôn Dưỡng. Còn dư 260 ngày, thì cũng phải điều quân hỏa hầu, không được sai sót. Cho nên Tiên Ông theo chu kỳ mặt trời là 360, sánh công dụng của đơn đạo hỏa hầu, chứ không phải lấy 360 ngày làm số ngày của Hỏa Hầu. Các học giả nên tường biện.
Âm hoả bạch, hoàng nha diên. Lưỡng thất tụ, phụ dực nhân.
陰 火 白. 黃 芽 鉛. 兩 七 聚, 輔 翼 人.
Tạm dịch: Âm Hoả trắng, Dương hoả là Hoàng Nha Diên (Âm hoả sinh dược, Dương hảo thành dược.) Hai bảy tụ (2 là sinh số của Hoả, 7 là thành số của Hoả). Đều giúp người.
Âm hoả là Hống Tính chi hỏa. Dương hỏa là Diên Tình chi hỏa. Lưỡng (hai) là Sinh Số của hỏa. Thuộc Âm. Thất là Thành số của Hỏa, thuộc Dương. Khi nội dược hợp với Đơn đầu chi tế, dùng Nhất điểm Hư Linh chi hỏa, để đoàn luyện Diên Tình. Hắc trung sinh Bạch. Hư Thực sinh quang.
Cho nên nói: Âm Hỏa bạch. Hoàng Nha diên bạch là vì còn có Âm Chất. Hoàng là Âm tận Dương thuần vậy. Long Hổ Kinh nói: Khiết bạch kiến bửu, khả tạo Hoàng Dư. Hoàng Bạch chi nghĩa, chính là trong ngoài một lửa, 1 sinh 1 thành, mới đầu là Âm Hỏa sinh Dược, rồi đến Dương Hỏa thành Dược.
Hai khí Âm Dương tương tụ, từ sống đến chín. Chân nhân khí tụ thì thần toàn. Chờ giờ phi thăng. Cho nên nói: Phù dực nhân. Phù dực là phù trợ mà đi vậy. Nhân là Thánh Thai chi Chân Nhân. Ý nói: Dùng Âm Dương nhị khí mà thành toàn thánh thai vậy.
*******************
Thiệm lý não,
định thăng huyền,
tử xứ trung,
đắc an tồn,
lai khứ du,
bất xuất môn,
tiệm thành đại.
Tính tình thuần,
khước qui Nhất.
Hoàn Bản Nguyên.
Thiện ái kính,
như Quân Thần,
chí nhất chu,
thậm tân cần.
Mật phòng hộ,
mạc mê hôn,
lộ đồ viễn,
phục u huyền,
nhược đạt thử,
hội Càn Khôn,
đao khuê chiêm,
tịnh phách hồn,
đắc trường sinh,
cư tiên thôn.
贍 理 腦, 定 昇 玄, 子 處 中, 得 安 存, 來 去 遊, 不 出 門, 漸 成 大. 性 情 純, 卻 歸 一.還 本 元. 善 愛 敬, 如 君 臣, 至 一 周, 甚 辛 勤. 密 防 護, 莫 迷 昏, 路 途 遠, 復 幽 玄. 若 達 此, 會 乾 坤, 刀 圭 霑, 淨 魄 魂, 得 長 生, 居 仙 村.
Tạm dịch:
Hãy dưỡng nuôi óc chất,
Hãy tu tập định tĩnh.
Thánh thai trong người, Sẽ an toàn.
Qua lại ngao du,
Không ra khỏi cửa, dần dần lớn khôn.
Tính tình thuần, sẽ qui nhất,
Trở về bản nguyên.
Sẽ kính yêu nhau, như quân thần.
Hết một vòng, càng cẩn thận,
Phải đề phòng cẩn mật,
Không được hôn mê,
Đường sá xa xôi,
Lại rất u huyền,
Nếu đạt tới đây,
Sẽ khiến Kiền Khôn hợp nhất.
Sẽ thành Đơn.
Hồn phách sạch,
Được trường sinh,
Vào làng Trời.
*******************
Tu Chân chi đạo là đạo Cùng lý, Tận Tính dĩ chí ư Mệnh.
Nếu không tu Mệnh, làm sao có thể Dưỡng Tính.
Mệnh là những chuyện liên quan đến Sắc Thân.
Tính là những chuyện liên quan đến Pháp Thân.
Tu mệnh chưa xong, thì Sắc Thân khó lìa, tu tính chưa xong thì Pháp Thân khó thoát.
Tiên kinh nói:
Chỉ tu Mệnh, bất tu Tính,
只 修 命 不 修 性
Thử thị tu hành đệ nhất bệnh.
此 是 修 行 第 一 病
Chỉ tu tổ Tính bất tu đơn,
只 修 祖 性 不 修 丹
Vạn kiếp Âm Linh nan nhập thánh.
萬 劫 陰 靈 難 入 聖
Tính mệnh song tu,
性 命 雙 修
Phương vi liễu đáng.
方 為 了 當
Trên đây nói: Lưỡng Thất tụ, phụ dực nhân.
Thánh thai đã ngưng kết, thì Mệnh Cơ kiên cố.
Từ đó cho thấy: Tu tính cốt để thoát Pháp Thân vậy.
Đoạn trên đây nói về Tu Tính. Tu Tính là Công Phu diện bích, xuất thần.
Diện Bích không phải là là Tĩnh Tọa. Đó là Đối Cảnh vong tình, không còn Hữu Vô, Vạn vật đều không. Như quay mặt vào tường, không còn thấy cái chi. Bàng Môn gọi tĩnh tọa là Diện bích, như vậy đâu có hiểu gì là Diện Bích.
Tu tính là diện bích chi lý.
*******************
Thiệm lý não giả. Thiệm là Dưỡng.
Lý là Tính vậy. Óc ở chỗ cao nhất trong con người, ở sau đầu. Ở chỗ tai mắt nghe nhìn không tới được. Thế là Dưỡng tính.
Dưỡng Tính phải tới nơi thanh sắc câu hoá, không vô sở không, tới chỗ chí tĩnh, mới là cùng cực công phu.
Bởi vì Tu Đạo mà không tới được chỗ chí tĩnh, thì chẳng những Dương Thần không hiện ra được, mà Âm Thần cũng không hiện ra nổi.
Nếu mà Dưỡng Tính tới được chỗ Cực Tĩnh, thì Tính Mệnh đều tu xong, hình thần đều hoàn mỹ, tới kỳ sẽ thoát hoá, nhất định sẽ lên tới Huyền Đô, tức như Phật Tổ đã nói: Ta vì ngươi sẽ bảo đảm chuyện này, quyết định sẽ thành tựu.
Nhưng khi chưa tới kỳ thoát hóa, thì không nên vội mà phải ôn dưỡng.
Cho nên nói: Tử Xứ trung, đắc an tồn. Tử là Thánh Thai, là Pháp Thân.
Đương lưỡng thất tụ, phụ Dực Nhân. Thế là Thánh Thai hoàn toàn. Như con trong bụng mẹ, rất là an ổn mà chờ thời vậy. Khi thời cơ đã đến, thì cứ theo tự nhiên mà tới lui.
Nhưng Pháp Thân tuy có thể khứ lai, xuất nhập, thì cũng không được rời xa thân xác mà đi chơi xa. Khi dần dần đã già dặn rồi, khi tính tình đã thuần nhất rồi, khi nguyên bản đã kiên cố rồi, thì mới được đi chơi xa. Không hôn không mê, khoảnh khắc đã đi nghìn dặm.
Tụ thời thành hình, tán thời thành Khí vậy. Ái kính như quân thần hết lòng hộ trì nhau vậy. Tân cần chí nhất chu, sợ bị hôn mê vậy. Như vậy là Đạo đã tới mức thân ngoại hữu thân vậy.
Khi tới được chỗ Bất Sinh, Bất diệt, tuy rằng đường đi u viễn, huyền nhi hựu huyền, không có cùng tận.
Nếu lại an Lô, lập Đỉnh lại, thì Con sẽ sinh Cháu, cháu sẽ sinh Chi. Biến hóa vô cùng, không sao lường được.
Nếu các học giả hiểu được công án trên đây, thì đất trời cũng dễ gặp, Sao khuê có thể ăn được. Khi hồn phách đã Tĩnh, thì sẽ được trường sinh và sẽ ở Tiên Thôn. Chắc là có được như vậy.
*******************
Lạc đạo giả, tầm kỳ căn, Thẩm Ngũ Hành, định thù phân, đế tư chi, dĩ tu luận. Thâm tàng thủ, Mạc truyền văn. Ngự Bạch hạc, Giá Long Lân, Du Thái Hư, yết Tiên Quân, Thụ Đồ Lục, Hiệu Chân Nhân.
樂 道 者, 尋 其 根, 審 五 行, 定 銖 分, 諦 思 之, 不 須 論. 深 藏 守, 莫 傳 文. 御 白 鶴, 駕 龍 麟, 游 太 虛, 謁 仙 君, 受 圖 箓, 號 眞 人.
Tạm dịch:
Người yêu Đạo,
Tìm căn nguyên,
Xem xét Ngũ Hành,
Định cân lượng.
Suy nghĩ kỹ càng,
Không biện luận nhiều,
Hãy giữ kín,
Không viết thành văn,
Cưỡi bạch hạc,
Cưỡi lân rồng,
Chơi nơi Thái Hư,
Yết Thiên Quân,
Ghi tên vào Tiên Tịch,
Và gọi là Chân Nhân.
Thế gian có nhiều kẻ tu mù quáng.
Hoặc là Tịch Diệt Thủ Không.
Hoặc Khuê Đơn tà hành.
Hoặc Lô Hỏa Phục Thực,
Hoặc Bàn Tinh, Vận Khí.
Tất cả đều không biết Căn Bản của Tính Mệnh.
Cho nên người tu đạo thì đông như Lông Trâu, thành đạo thì ít như Lân giác.(sừng con lân)
Tiên Ông từ bi, đề xuất ra 2 chữ Tầm Căn, để thức tỉnh con người. Căn là Tiên Thiên Hư Vô chi nhất khí. Nhất thời sinh thiên, sinh địa, sinh vạn vật. Đó là gốc gác của Đạo. Người học Đạo, năng tri kỳ Nhất tắc vạn sự tất. Người tu đạo, năng đắc kỳ Nhất nhi Kim Đơn kết.
*******************
Muốn tìm căn bản, phải mau tìm được thày để cho khẩu quyết, lại phải hiểu thế nào là Ngũ Hành sinh khắc, và toản thốc (gom góp lại) ra sao. Thù Lạng của Đơn vật, phân số của Hỏa Hầu.
Khi đã biết khẩu quyết, sẽ hiểu được Diệu quyết. Khi đã hiểu ý phải quên lời. Người đại trí giống như kẻ ngu si, người thợ giỏi y như người thợ vụng. Cứ thế thi hành.
Khi ba nghìn công đã đầy đủ, tám trăm hành đã toàn vẹn, thì sẽ giá hạc, thừa lân, bạch nhật phi thăng. Gọi là Chân Nhân.
Thuốc men họ ra sao? Tiên Ông đã bổ tắc những gì sai sót. Viết Tam Tướng loại thượng hạ nhị thiên.
Thượng Thiên bàn về Hoàn Đơn Đại Đơn, Nội Ngoại nhị dược, và tầng thứ điều hoà chúng.
Hạ Thiên bàn về Đỉnh Khí vận hỏa, các tầng lớp, từ đầu đến cuối.
Cả 2 thiên lời lẽ hết sức giản dị, lý lẽ hết sức minh bạch, cách dạy hết sức tường tận, sự việc rất là tề chỉnh.
Tổng kết đại ý Tham Đồng, viết thành sách này. Tất cả đều là những gì Tham Đồng chưa từng nói tới. Vì thế gọi là Bổ Tắc Di Thoát. Nghĩa là Thêm những gì Tham Đồng còn thiếu, lấp kín lại những gì còn thất thoát.
Có Tam Tướng loại, mà Tham Đồng mới đầu cũng không có chỗ thất thoát. Tiên Ông không chú Tham Đồng, nhưng thực ra đã thành toàn cho Tham Đồng, đã theo người trước, chỉ cho người sau vậy. Đâu dám nông cạn.
HẾT
PHỤ LỤC
TOÀN VĂN CHỮ HÁN
參同契直指三相類
三相類原序
參 同契者,敷陳梗概,不能純一,氾濫而說,纖微未備,闕略彷彿。今更撰錄,補塞遺脫。潤色幽深,鉤援相逮,旨意等齊,所趨不悖,故復作此,命三相類。大易性 情,各如其度。黃老用究,較而可御。爐火之事,真有所據。三道由一,俱出徑路。枝莖花葉,果實垂布,正在根株,不失其素。誠心所言,審而不誤。
參同契直指三相類上篇
東漢叔通淳于真人撰
棲雲山悟元子劉一明解
三相者,一相大《易》性情,一相黃老之術,一相爐火之事。三道由一,故名三相類。類者,亦契合之義。
上篇
法象莫大乎天地兮,玄溝數萬里。河鼓臨星紀兮,人民皆驚駭。昝影妄前卻兮,九年被凶咎。皇上覽視之兮,王者退自改。關鍵有低昂兮,害氣遂奔走。江河之枯竭兮,水流注於海。
金丹之道,最幽最深,至神至妙,暗合乾坤,默通造化,能以有形入無形,以無象生有像。故古來仙真,上觀天符,下察地理,竊陰陽,奪造化,保命全形,完成大 道也。仙翁首以天地示法象者,蓋以大道無形,而天地有像,即有以形無,即實以示虛。而虛無之道,昭昭乎見於象矣。象者,比象,言此物象彼物也。法者,傚 法。法象者,傚法此象也。天地之象,至大至顯,易見易知。試觀天地懸隔,不知幾萬餘里,地下之吉凶未起,而天上之變像已垂。上天之氣運稍錯,而地下之悔吝 即至。何以故?此感彼應,形相隔而氣相通也。
玄溝者,天下地上中空之處。以其闊大無邊,玄渺難測,故為玄溝。河鼓星紀,皆星名。河鼓臨於星紀之位,是不循度數;日之昝影,妄有前卻,是失其正道。二者 皆反其常。反常,則水旱災生,兵疫禍患之凶咎,未有不至者。故皇王見其象,而退居悔過,以挽天心。比之人生之初,性情純一,陰陽和合,及至二八,養為純陽 之體,是謂上德之人。當此之時,苟非天縱之聖賢,而能保此一點真陽之氣者,有幾人哉!一切世人,俱順行造化,陽極生陰,陰一生而先天變為後天。陽漸消,陰 漸長,恣情縱慾,棄真從假,所謂五行順行,法界火坑也。亦如星移本位,日昝妄行,凶咎立至者同也。若是至人,遠取諸物,近取諸身,行金丹有為之道,返本還 元。所謂五行顛倒,大地七寶,如皇王佔象御治,鼎新革故,變凶為吉,拔亂反治者同也。
關為門外之鐵關,鍵為門內之木鍵。有關鍵,而盜賊害氣自遠。道有關鍵,而陰魔邪怪自滅。何則關以防內,鍵以防外?防外者,防其外來之客氣;防內者,防其內 生之私慾。內外嚴密,則內念不出,外邪不入。陰漸退,陽漸長,四象可和,五行可攢。如江河眾水,朝宗於海,而不分派橫流。至聖云:「一日克己復禮,天下歸 仁焉。」正關鍵之妙旨,退改之效征也。
天地之雌雄兮,徘徊子與午。寅申陰陽祖兮,出入復更始。循斗而搖光兮,執衡定元紀。
搖光(一本搖招,搖非斗中之星,不能定元紀,應是搖光,今作搖光解)
上言法象取乎天地,則是金丹之道、天地之道也。天地之道,一陰一陽之道。天為雄為陽,地為雌為陰。陽生於子,極於巳;陰生於午,極於亥。一日一夜,子午運 轉,是謂天地之雌雄徘徊於子午也。夏至日出於寅,入於戌,冬至日出於辰,入於申。夏至後日漸南,冬至後日漸北,終而復始,是謂寅申陰陽祖,出入復更始也。 搖光,乃北斗之標星,又名天罡星,又名破軍星。天罡所坐者凶,所指者吉。月建於子,則坐午指子,水旺而火衰;月建於午,則坐子指午,火旺而水衰。十二月皆 如是坐指,一歲一週天。北斗第六星為衡星,罡星在前,衡星在後,運四時而行造化,故日循斗而搖光兮,執衡定元紀。
學者若能知的吾身陰陽發生之時,出入之度,扭轉罡星,斡回斗柄,則天關在手,地軸由心,因時採藥,勤功烹煉,復我先天原本,亦不難也。但此罡星,人不易 知,亦不易見,若非真師指示,誰敢饒舌?所謂「日月常加戌,時時見破軍。破軍前一位,誓願不傳人」。罡星一名破軍,破軍前一位,即所指之方。所指之方,有 先天真一之氣,乃生物之祖氣。古來仙真,皆采此一氣,而了命了性。所謂得其一萬事畢者,即此一氣也。丹經子書,不肯直指罡星為何物,一氣在何處者,恐為匪 人所得,有遭天遣耳。悟元子斗膽,今為祖師傳真寫神,稍露天機。若有志士見之,心知默會,此乃鬼神所示,非悟元之罪也。
夫吾之真正罡星,不是別物,即道心之真知也。真知具有先天至陽之氣。此氣統陰陽,含五行,為性命之根,道德之源,藏而為真性,發而為真情,性也情也,皆是 至真之物。其分性情者,以動靜論之耳。此氣本來原是我家之物,因落後天,假陷其真。真知有昧,聰明外用,妄念內生,狐朋狗黨,真知變為假知,生氣化為殺 氣。先天之氣,不屬於我。如我家之物,走失他家,罡星坐於我,而指於他矣。今欲返還先天,須要在他家盜來。盜之之法,殺機中求生機,妄情中求真情。真情吐 而真知現,真知現而迴光返照。罡星指內而不指外,生氣收內而不散外,可以和四象,可以攢五行,可以了性命,可以完大道。但恐人無志氣,費不得心思窮理,下 不得功夫尋真,不得親見罡星耳。噫!可與知者道,難與不知者言也。
升熬於甑山兮,炎火張設下。白虎導唱前兮,蒼液和於後。朱雀翱翔戲兮,飛揚色五彩。遭遇羅網施兮,壓之不得舉。嗷嗷聲甚悲兮,嬰兒之慕母。顛倒就湯鑊兮,摧折傷毛羽。
既知造化權衡,須合四象五行。甑為藏水之器。甑山者,鼎也。炎火者,爐也。升熬於甑山者,水在上也。炎火張設下者,火在下也。水在上,火在下,以真一之 精,養虛靈之神,水火相濟也。白虎在西為金,為真情;青龍在東為木,為真性。蒼液,即木性之精,金情剛,木性柔,金本克木,木本畏金。白虎導唱前者,金情 戀木慈仁,推情而合性也。蒼液和於後者,木性愛金順義,以性而求情也。驅虎就龍,以龍就虎,性情相投,金木相併。朱雀者,火之象。四象之中,惟火最靈,其 性好飛,稍有觸犯,翱翔騰空,炫耀五彩,水火金木,皆受其傷。修丹者,須先將此一物,降伏馴順,方能濟事。遭遇羅網,施壓之不得舉者,盡煉己之功,懲忿室 欲,不使火之妄動也。嗷嗷聲甚悲,嬰兒之慕母者,火不妄動,燥性消化,火歸於源,神依於性矣。顛倒就湯鑊,摧折傷毛羽者,煉己煉到無己時,邪火下降,真水 上升,水火燻蒸,氣質俱化,四象和合,從此可以煉大藥矣。
漏刻未過半兮,魚鱗狎鬣起。五色象炫耀兮,變化無常主。潏潏鼎沸馳兮,暴湧不休止。接連重疊累兮,犬牙相錯距。形似仲冬冰兮,瓓玕吐鐘乳。崔嵬而雜廁兮, 交積相支柱。陰陽得其配兮,淡泊而相守。青龍處房六兮,春華震東卯。白虎在昴七兮,秋芒兌西酉;朱雀在張二兮,正陽離南午。三者具來朝兮,家屬為親侶。
上節言攢簇藥物之功,此節明結丹火候之用。當四象和合,五行攢簇,是已藥物入於乾鼎,急用坤爐中一點真火鍛鍊之。片刻之間,五行混化,先天之氣,自虛無中 生出。故曰漏刻未過半兮,魚鱗狎鬣起。魚為水中之陽物,喻先天陽氣發現。鱗狎鬣起,先天陽氣,得真火燻蒸,騰躍變化之象。五色炫耀者,五行一氣也。變化無 常者,潛躍不定也。潏潏鼎沸馳,暴湧不休止者,藥氣方化而弱嫩也。接連重疊累,犬牙相錯距者,藥氣由嫩而漸凝也。形似仲冬冰,瓓玕吐鐘乳者,由散而聚,凝 結堅固也。崔嵬而雜廁,交積相支柱者,由雜而純,藥氣返陽也。陰陽得其類,淡泊而相守者,陰陽相當,渾然一氣。藥即是火,火即是藥,自有天然真火,爐中赫 赫長紅,無容調和之力,須當淡泊相守,防危慮險,沐浴溫養,以行無為之功矣。青龍處房六,春華震東卯者,青龍,木之象;房者,水之星;六者,水之數。木居 水地,木得水而有養,春旺行陽氣也。白虎在昴七,秋芒兌西酉者,白虎,金之象,昴者,火之星;七者,火之數。金居火位,金得火而生明,秋旺運陰氣也。朱雀 在張二,正陽離南午者,朱雀,火之象;張者,火之星;二者,火之生數。火居正南午,在金木之間,陽極陰生之處。象夏至交接陰陽,煉度刑德者也。金木火三者 來朝,丹鼎結為親侶。水生木,木生火,火生金,金生水。雖三者,而具四象之氣。四象具於鼎中,自烹自煎,聖胎無質生質,無形生形,自然變化矣。此內藥天然 真火之法象,與前之白虎、蒼液、朱雀不同。前言其外,此言其內。外者後天中返先天,出於人力;內者已返回之先天,出於天然。此內外火候之別,學者須於此處 著眼。
本之但二物兮,末而為三五。三五並與一兮,都集歸一所。治之如上 科兮,日數亦取甫。先白而後黃兮,赤黑達表裡。名曰第一鼎兮,食如大黍米。自然之所為兮,非有邪偽道。山澤氣相蒸兮,興雲而為雨;泥竭遂成塵兮,火滅化為 土;如蘗染為黃兮,似藍成綠組。皮革煮成膠兮,曲蘗化為酒。同類易施功兮,非種難為巧。惟斯之妙術兮,審諦不誑語。傳於億後世兮,昭然自可考。煥若星經漢 兮,昺如水宗海。思之務令熟兮,反覆視上下。千周燦彬彬兮,萬遍將可覩。神明或告人兮,心靈乍自吾。探端索其緒兮,必得其門戶。天道無適莫兮,常傳於賢 者。
並與一(一本為一;一本危一);或告人(一本忽告人)
此節總結全篇大意。夫金丹之道,乃陰陽五行之道。始而和合陰陽以成還丹,末而三五歸一,以成聖胎。故曰本之但二物兮,末而為三五。三五和諧,渾然一氣,大 道成矣。然修丹之道,採藥有時,烹煉有法,火候有數,功夫不到,未許完成。故先黑中取白以為丹母,次則以白造黃,以結聖胎。赤者為火,黑者為水。表裡者, 內外二藥也。金丹之道,藥雖有內外之別,而水火烹煉之功,不到十月胎完之後,不得休歇,始而練己,既而煉藥,終而溫養,始終內外,全賴水火收功。故日赤黑 達表裡,所謂功夫不到不方圓也。名曰第一鼎者,只此一乘法,余二皆非真也。食如大黍米者,丹成九轉,號曰黍米之珠,人得食之。壽與天齊,長生不老。此珠從 虛空中結就,離種種法,乃陰陽自然交感之氣而成,非爐火采戰等等邪偽之術,強扭強捏,無益有損者同也。且如山澤通氣而為雨,泥水竭干而成塵,火滅為土,蘗 染為黃,以藍成綠,以皮煮膠,以曲為酒,皆自為之為。此何以故?蓋其類相同,易於施功。若兩不相涉,欲以耕石種稻、緣木求魚,雖巧何用?太抵人生非凡父凡 母之精血,而幻身不成,非靈父聖母之陰陽,而法身難就。法身幻身,皆賴陰陽而成就,是不過順逆不同,聖凡有別耳。一切常人,只知順行陰陽,至於逆用之道, 萬中無一知者。《參同》之道,神矣,妙矣!其神妙者,在乎用陰陽之術以立言。其理切,其道大,乃腳踏實地之功夫,非懸虛不實之邪說,真萬世修道之階梯,性 命之津樑。其說詳明,煥若星之經漢;其理撮要,昺如水之朝宗。學者若能熟思諦審,探端素緒,久則神明默告,心靈乍悟,必得其門戶,而鑽入理窟矣。
No comments:
Post a Comment