Sự Tích Quán Thế Âm Bồ Tát, Su Tich Quan The Am Bo Tat
Sự Tích Quán Thế Âm Bồ Tát
Sự Tích Quán Thế Âm Bồ Tát, Su Tich Quan The Am Bo Tat
... KHÔNG DÂM DỤC CHẲNG ĐẮM SAY.
KHÔNG GIẬN CÙNG CHẲNG YÊU.
KHÔNG TRÁCH NỘ DỖI HỜN.
KHÔNG THAM CẦU ĐA SỰ.
KHÔNG BUỒN CHẲNG PHẢI LO.
KHÔNG SẦU VÀ KHÔNG KHỔ.
NHƯ THẾ BẢO TOÀN TÂM.
CHỈ HOÀN PHƯƠNG DIỆT ĐỘ (ENTER NIRVANA: ENLIGHTENED WISED WISDOM MIRACLE FAIRY ANGEL GODS). NEITHER AMBITIOUS NOR ADDICTIVE,
NO LUST NO TROUBLE,
NO CRITICISES OR SPOILED,
NO DESIRE, CAUSE NO FIGHT,
NO SEX MAKE NO RUDE,
NOT EXTREMELY TOO GREEDY,
NEITHER SAD NOR WORRIED,
NOT MIND, AND THOUGHTFULLY,
NO EXCITING IN LEWDNESS,
NO UPSET, WITHOUT ROUGH,
NO STRESS AND NO NAG,
NOT ANXIETY OR ANGRY,
NO FRIGHTENING AND NO SEXUALITY.
THIS IS THE WAY OF ALMIGHTY.
Nam mo Amitabha Buddha. Namah Qwan shir yin pu sa. Qwan yin 've just been caring for the whole publicity and never for the sound but the humane is ok and nice generous, and without any suspicious, doubt, or official legal legacy limitations just even a little bit.
Thanks qwan yin with our best gratitude again and again the greatest pu sa... cheers and bye....
And this is my own teaching rite now hi hi hi please try to understand everything, words and spelling like ur own ways those are the best suit, comfortable for u and beneficent to the whole community here and now please... So many Cheers... Thank you everybody anyway and cheering again and again... ... xie xie ... Many jokes today... hi hi hi ... thank you so much at all...
-----------------
Everyone should be generous and nice beneficent caring to everybody and everything in front of their view or their most nice forward firstly to make everything much more easily. Thanks, Cheers.
Mọi người nên Từ Bi Hỷ Xả (quan tâm) tới những thứ, những việc, những hoạch định trước mắt thì mọi việc sẽ dể dàng hơn.
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin được cám ơn tất cả.
-----------------
Please click on here for Free Heal Curing Sound Download (Click this link).
Free Heal Curing Sound I don't know if they are correct:
https://drive.google.com/drive/folders/1sf4BzOJhM9IF0xVWEXO-B2xYh1o5kT4E?usp=sharing
Quán Âm Bồ Tát là danh hiệu của một vị Phật đáng lẽ đã chứng quả Phật, nhưng còn nguyện lẫn lộn ở cõi Ta Bà để cứu độ chúng sinh. Người ta cũng gọi Ngài là Quan Âm Phật, Quan Âm Như Lai, Quan Thế Âm, Quan Âm Nam Hải, Phổ Đà Phật Tổ, v.v...
Quyền pháp năng lực của Ngài cao siêu.
Kinh nói về Ngài, mà hiện nay phái Bắc Tôn (Trung Hoa, Cao Ly, Nhựt Bổn, Việt Nam) còn truyền tụng là quyển “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm”. Theo kinh Phổ Môn bất cứ là hạng nào trong chúng sanh, bất cứ là ở vào tình cảnh nào, lúc nào, hễ cầu đến Ngài, niệm danh hiệu Ngài thì đặng cứu ngay. Ngài dùng huyền diệu cứu vớt chúng sanh không biết muôn ức nào mà kể. Nếu cầu Ngài với danh hiệu thuộc về một phân thân nào của Ngài thì Ngài xuất hiện y theo phân thân ấy để cứu độ. Kinh Phổ môn có biên rành 12 điều đại nguyện của Ngài.
Kinh truyện để lại, Ngài phân thân giáng trần 33 kiếp, khi thì mượn xác nam nhi, khi thì làm thiếu nữ, khi thì ở vào cảnh quyền quý cao sang, khi thì vào hàng bần cùng cơ khổ, khi thì sanh làm đạo sĩ, khi thì làm tỳ khưu, v.v...
Hiện nay đời còn truyền tụng hai kiếp giáng trần làm phụ nhơn của Ngài là: kiếp thứ mười làm bà Thị Kính, kiếp làm bà Diệu Thiện. Sau khi thoát kiếp này Ngài được chứng quả Phật Tổ tại Phổ Đà Sơn (Nam Hải).
SỰ TÍCH THỨ NHỨT:
QUÁN ÂM THỊ KÍNH:
Trước kia Đức Quan Âm Bồ Tát tu đã đặng tám kiếp rồi. Qua tới kiếp thứ chín Ngài phân thân nam nhi đi tu chứng bực tỳ khưu. Khi kiếp thứ chín của Ngài gần mãn thì Đức Thích Ca giáng xuống thử lòng. Đấng Thế Tôn hiện ra một người con gái tới lần khân ép nài vị tỳ khưu kia kết duyên với mình. Vị này mới thốt rằng: “Có chăng họa may là kiếp sau, chớ kiếp này vì lời thề nguyện tu trì thì không thể nào đặng.” Vì lời hứa ấy mà sau khi mãn kiếp thứ chín rồi vị tỳ khưu kia phải giáng trần đầu thai làm thiếu nữ, suốt đời phải chịu trăm điều cay đắng về vấn đề tình duyên để thử lòng Ngài coi ra sao.
Ấy là phép Phật định vậy.
Vâng lịnh của Đức Phật Tổ chơn linh vị Bồ Tát kia bèn giáng trần đầu thai làm con gái nhà họ Sùng là Sùng Ông, một nhà giàu có ở xứ Cao Ly lại là nhà từ tâm chưởng đức. Hai ông bà tuổi đã cao mà không con nên đi cầu tự và sanh ra nàng Thị Kính, dung nghi đẹp đẽ, tướng mạo đoan trang. Hai ông bà mừng được chút gái để có người hôm sớm trong lúc tuổi già. Khi nàng đã đúng tuần cập kê thì gần đó có chàng Thiện Sĩ, con nhà quyền quý trâm anh cậy mai đến nói. Vợ chồng Sùng Ông thấy phải đôi vừa lứa bèn chịu gả con gái mình.
Đến ngày nạp thái vu quy nàng Thị Kính buồn tủi muôn phần! Buồn là vì thấy mình là con một, một khi đã xuất giá rồi thì bề nhà sau trước quạnh hiu, lấy ai mà thần tỉnh mộ khang thế cho mình! Tủi là lỡ sanh làm con gái thì đúng tuổi phải xuất giá tòng phu rủi may phải chịu và ơn sanh thành không sao trả đặng! Cha mẹ nghe nàng than thở làm vậy bèn kiếm lời khuyên giải và nói rằng: Cha mẹ sanh con là gái, thì khôn lớn có nơi có chốn làm đẹp mặt nở mày mẹ cha đó là đủ rồi. Con chẳng nên lo điều chi khác nữa! Vả lại nhà bên chồng con cũng gần đây thì sự thăm viếng cũng thuận tiện. Nghe vậy nàng mới an lòng chiều ý muốn của cha mẹ. Từ khi về nhà chồng, nàng giữ một mực tôn kính, phụng sự nhà chồng, trong êm ngoài ấm, ai nấy đều khen.
Một ngày kia nàng đương ngồi may, chàng Thiện Sĩ sau khi đọc sách mỏi mệt mới ra gần chổ nàng may mà nằm nghỉ, luôn dịp ngủ quên. Từ khi về nhà chồng đến giờ nàng chưa có dịp nhìn chàng cho chính đính. Nay có cơ hội đưa đến nàng, nhơn lúc chàng ngon giấc mà nhìn kỹ mặt đức lang quân. Chợt thấy dưới cầm chàng có mọc một sợi râu và biết coi tướng ít nhiều, nàng thấy quả là sợi râu bất lợi! Nhơn cầm sẵn cái kéo trong tay nàng mới đưa kéo ra cắt lấy. Đương lúc ấy, chàng Thiện Sĩ giựt mình thức dậy, thấy vợ cầm kéo đưa ngay cổ mình, vụt la hoảng lên rằng: “Vợ tôi muốn giết tôi.” Trong nhà vỡ lở, cha mẹ gia tướng chạy đến gạn hỏi. Nàng tình thật cứ nói ngay, không ngờ cha mẹ chồng quá ư nghiêm khắc bắt tội nàng có ngoại tình và mưu giết chồng. Nhơn cớ ấy cha mẹ chồng buộc chàng Thiện Sĩ làm tờ để vợ và mời vợ chồng Sùng Ông đến lãnh con về. Vợ chồng Sùng Ông hơ hãi tới nơi mới tường tự sự. Hai ông bà kêu con ra hỏi, rầy la than trách một hồi rồi lãnh con về.
Lúc ấy Thiện Sĩ lòng như dao cắt, tưởng là việc đáng bỏ qua không dè đến nỗi rẽ thúy chia loan thì chàng ăn năn vô ngần, châu rơi lã chã. Khi nàng Thị Kính lạy từ công cô và chàng ra về, vì sợ uy cha mẹ chàng chẳng dám hở môi nói bào chữa nàng một lời nào.
Về nhà, nàng Thị Kính buồn bã muôn phần. Một là buồn cho số phận long đong, tình duyên trắc trở; hai là buồn cho cha mẹ phải mang điều phiền não trong lòng.
Vì nàng là một người đàn bà chân chính may rủi một chồng mà thôi, nàng khăng khăng không chịu “ôm cầm thuyền ai”. Nàng than rằng nếu có anh em đông thì nàng cũng đành nhắm mắt cho rồi để khỏi mang tiếng nhơ. Nhưng vì nàng là con một, nàng không nỡ hủy mình, sợ e thất hiếu, mà ở như vậy thật rất khổ tâm cho nên nàng quyết chí xuất gia, noi gương Phật Tổ, tu hành cho đắc đạo rồi trở về độ lại mẹ cha.
Một hôm, nàng lén cải trang nam tử, rồi bỏ nhà trốn đi. Hay tin cha mẹ nghi nàng vì buồn tình xưa mà sanh nhẹ dạ theo người và sai người đi kiếm cùng nơi mà không gặp.
Từ khi nàng lìa gia đình ra đi thì nàng có ý tìm một cảnh chùa để gởi thân. Đến ngôi chùa được chọn nàng gặp giờ sư cụ đang thuyết pháp. Nàng trộm xem tướng mạo thì thấy rõ đó là một bậc chơn tu, đạo pháp khá lớn. Nàng bèn xin thọ pháp quy y. Sư cụ ban đầu rất nghi ngờ nàng, bèn ngọn hỏi ngành tra vì sợ e trang thiếu niên kia sau này bán đồ nhi phế mà đắc tội với Phật Trời. Nàng thì một mực nói mình là một thư sanh, con nhà quyền quý, lòng chán công danh nên vào nương nhờ cửa Phật để gột rửa lòng phàm.
Thấy chí quả quyết của vị thiếu niên, sư ông mới vui nhận cho làm đệ tử và ban pháp danh là Kính Tâm.
Vì sãi Kính Tâm là nữ trá hình cho nên dung mạo khôi ngô kiều mị, làm cho hàng tín nữ trầm trồ, nhất là nàng Thị Mầu, con của một vị phú ông trưởng giả vùng ấy. Mượn cớ ra vô trong chùa, nàng Thị Mầu lắm khi đưa tình trêu ghẹo sãi Kính Tâm, nhưng nàng vẫn trơ trơ như không hay không biết. Thất vọng, Thị Mầu mới quay lại tư tình với đứa ở của nàng. Khi thai đã gần già, khí sắc nàng đổi, làng xã thấy thế mới đòi phú ông và nàng ra hỏi.
Chịu đòn không kham, Thị Mầu túng phải cung xưng. Trong khẩu cung Thị Mầu quả quyết rằng mình có tư tình với sãi Kính Tâm nên mới ra cớ đỗi và xin làng rộng lượng cho sãi Kính Tâm hoàn tục kết duyên với mình.
Trống mõ inh ỏi, cửa thiền xưa nay êm lặng phút chốc trở nên huyên náo, sóng dậy ba đào. Người nhà làng đến chùa đòi sư ông và sãi Kính Tâm ra nghe dạy việc.
Thầy trò cùng dắt nhau đi. Đến nơi mới hay tự sự! Tá hỏa tâm thần, thầy hỏi trò có sao nói thiệt. Trò một mực kêu oan chớ không nói điều chi thêm nữa. Hương đảng đông đủ tra hỏi sãi nhỏ đủ điều, khi dọa, khi khuyên nhủ rằng: Nếu nói thật thì làng cũng chứng cho để lập gia thất. Kẻ thì mai mỉa: Sãi kia tu có trót đời không? Rốt cuộc vì không chịu xưng tội tình và một mực kêu oan cho nên sãi Kính Tâm phải bị đem ra tra tấn.
Đứng trước cảnh thịt nát máu rơi và thấy trò bất tỉnh, sư ông mới động mối từ tâm đứng ra xin bảo lãnh cho trò để sau này về nhà khuyên nhủ dạy răn.
Thấy thế hương đảng cũng niệm tình ưng thuận cho sư tiểu cùng về. Đến chùa, Sư ông dạy tiểu ra ở ngoài tam quan để tránh tiếng không tốt cho chùa.
Thời gian qua, Thị Mầu đến ngày mãn nguyệt khai hoa, hạ sanh đặng một mụn con trai. Nàng bèn bồng hài nhi đến cửa tam quan bỏ đó rồi về, nói rằng: “Con của ngươi, đem trả cho ngươi.” Sãi Kính Tâm đương tụng kinh nghe đứa nhỏ bị bỏ dưới đất giãy giụa khóc la, động mối từ tâm người bèn ra ẵm đứa bé vào, mướn vú nuôi bên tự. Mẹ vò nuôi con nhện lắt lẻo qua ngày.
Hết thời trì kinh thì sãi Kính Tâm lại phải giữ gìn bồng bế đứa trẻ. Nghe vậy, sư cụ mới vời sãi Kính Tâm vào mà trách rằng: “Trước kia con nói rằng con bị hàm oan, mà nay như thế thì chính thầy đây cũng phải nghi ngờ nữa là ai?”
Sãi Kính Tâm bèn bạch rằng: “Bạch sư phụ, khi xưa sư phụ có dạy đệ tử rằng cứu đặng một người, phước đức hà sa. Đệ tử vâng lời thầy mới cứu mạng đứa trẻ này, chớ kỳ trung con không có ý chi hết.”
Tuy vậy sãi Kính Tâm cũng không đặng phép vô ra trong chùa để tránh tiếng cho chùa.
Đứa trẻ khi đặng hai, ba tuổi đã có vẻ thông minh và giống sãi Kính Tâm như hệt. Khi hài nhi đúng ba tuổi thì sãi Kính Tâm đến ngày phải theo Phật. Biết trước giờ phân ly, sãi Kính Tâm mới viết hai bức thơ gởi lại, một kính gởi cho sư cụ, còn một bức thì gởi cho cha mẹ ruột. Khi sãi Kính Tâm tắt hơi thì đứa nhỏ y như lời cha dặn đem bức thơ vào dâng cho sư cụ.
Xem thơ xong, sư ông rất ngậm ngùi, bèn phái vài vị ni cô ra coi tẩm liệm. Khám xét xong thì mới hay sãi Kính Tâm là nhi nữ trá hình.
Tin ấy truyền ra hương lân nhóm lại đòi cha con Thị Mầu đến buộc tội cáo gian và phạt phải chịu tổn phí về các cuộc tống táng và làm ma chay cho sãi Kính Tâm. Bằng chứng sờ sờ phú ông phải chịu, Thị Mầu xấu hổ muôn phần bèn quyên sinh để trốn khổ nhục.
Đến ngày an táng sãi Kính Tâm thì thiên hạ đồng thấy Phật hiện trên mây rước hồn sãi Kính Tâm là nàng Thị Kính. Hai vợ chồng Sùng Ông và Thiện Sĩ đặng thơ và hay tin đau đớn này đồng có đến dự. Sau cuộc tống táng vợ xưa Thiện Sĩ ăn năn lỗi trước bèn phát nguyện tu hành.
Tục truyền rằng Thiện Sĩ sau đắc quả thành con chim ngậm xâu chuỗi bồ đề, đậu một bên Đức Phật Quan Âm, Đức Phật Quan Âm cũng độ luôn con của Thị Mầu đắc quả hầu gần bên Ngài.
Ngày nay, người xứ ta và người Tàu khi họa tượng Phật Quan Âm thì thường họa một bà đội mũ ni xanh hoặc đen, ngồi trên tòa sen hoặc thạch bàn, bên tay mặt có một con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay hầu. Ấy là con của Thị Mầu.
SỰ TÍCH THỨ NHÌ:
TÍCH BÀ DIỆU THIỆN HAY QUAN ÂM NAM HẢI:
Theo sự khảo cứu của nhà bác học Hòa Lan tên là De Groot thì trong kiếp chót của Đức Phật Quan Âm, Ngài hạ phàm làm một vị công chúa Ấn Độ, con vua Linh Ưu, niên hiệu Diệu Trang.
Vào năm 2587 trước Chúa giáng sanh thuộc vào thời đại kim thiên (ciel d’or) bên Ấn Độ bên phương Tây có một tiểu quốc kêu là Hưng Lâm. Nhà vua trị vì nước ấy tên Linh Ưu (Spirituel Excellent) lấy niên hiệu là Diệu Trang (Miao Tchoang). Tứ vi xứ Hưng Lâm là như vầy: Phía Tây giáp ranh Thiên Trúc Quốc (Inde), Phía Bắc giáp ranh Xiêm La, phía Đông giáp ranh Phật Chai Quốc (Sumatra), phía Nam giáp ranh Thiên Chơn Quốc (Tiên Tchan). Trong nước Hưng Lâm cảnh tượng thái hòa là nhờ có vua hiền, tôi giỏi, bá tánh chuyên lo cày cấy, nông trang.
Chánh thê của nhà vua là bà hoàng hậu Bửu Đức. Từ ngày nhà vua tức vị đến nay đã 40 năm rồi mà bà hoàng hậu chưa hạ sanh đặng vị hoàng tử nào. Thấy thế bà lấy làm buồn và xin nhà vua đi cùng bà lên núi Huê Sơn cầu tự. Núi Huê Sơn ở về hướng Tây. Trên núi ấy có một vị thần rất linh thiêng. Ai cầu chi thì đặng nấy. Vua nghe theo, một ngày kia quân gia rần rộ, xa giá nhắm Huê Sơn trực chỉ. Cầu tự xong về triều thì một ít lâu bà có thai và đến ngày sanh đặng một vị công chúa đặt tên là Diệu Thanh (Miao Tsing). Cách một ít lâu hoàng hậu lại hạ sanh một nàng công chúa tên là Diệu Âm (Miao Yin) và sau rốt sanh ra nàng công chúa Diệu Thiện (Miao Chen). Vị công chúa thứ ba này ngày sau tu hành đắc đạo lấy hiệu là Quan Âm (Quan Yin).
Vì nhà vua không có con trai nên vua nhứt định truyền ngai vàng lại cho một trong ba vị phò mã (rể vua). Hai công chúa đầu là Diệu Thanh và Diệu Âm thì nhà vua đã đính hôn cho hai vị quan to thinh danh nhứt trong triều. Trái lại nàng công chúa thứ ba là Diệu Thiện thì cương quyết không chịu lấy chồng và nhứt định phế trần đi tu để thành chánh quả. Nghe con quyết định như thế nhà vua nổi cơn thịnh nộ và buộc nàng Diệu Thiện phải tuân lịnh xuất giá. Thấy thế nàng mới xin vua cha nếu ý định nhà vua như vậy thì ít nữa xin cho nàng kết hôn với một thầy thuốc và thưa rằng: “Ý con là muốn cứu chữa hàng quan lại bất tài và ngu xuẩn, những tai nạn do sự nắng lửa mưa dầu, tuyết giá mà ra, những tính xấu xa ích kỷ về nhục dục, các tật nguyền, bịnh hoạn do sự già nua cằn cỗi mà ra, sự phân chia giai cấp, sự khinh rẻ kẻ nghèo và sự tư lợi.”
Nàng lại nói to lên rằng: “Chỉ có Đức Phật là được chứng quả bồ đề, minh tâm kiến tánh.” Nghe vậy nhà Vua lại càng tức giận thêm bèn hạ lệnh lột hết áo quần của công chúa và nhốt nàng vào huê viên để bị đói lạnh mà chết. Công chúa không sờn lòng. Trái lại nàng cảm ơn vua cha đã phạt nàng như thế và chỉ vui tươi mà chịu khổ hình. Các bà mệnh phụ được lệnh ra khuyến dụ nàng hồi tâm tuân ý thánh chỉ. Nàng khư khư một mực và nhứt định vào chùa Bạch Tước ẩn tu, nhập thất tham thiền. Chùa Bạch Tước thuộc quận Long Thọ (Loung Chou), tỉnh Nhữ Châu (Ju Tcheou). Hay tin ấy nhà vua không cấm cản chi, đinh ninh rằng ra nơi ấy một ít lâu công chúa chịu không nổi với những nỗi khổ cực, sẽ chán nản mà về triều.
Nơi Bạch Tước Tự có mật lệnh của nhà vua phải buộc nàng làm những công việc đê tiện, hèn hạ và mệt nhọc nhứt. Nàng vẫn cúi đầu vâng chịu, không một tiếng than, là vì khi nàng làm phận sự có những hùm beo, chim chóc và thần thánh giúp sức. Biết được thế cho nên bà sư cụ chùa Bạch Tước mới cụ sớ về triều tâu vua mọi sự. Vua cha bèn nghĩ ra một chước cốt làm nàng kinh khủng bỏ chùa mà về đền. Một bữa kia quân lính đến bao vây và phóng lửa thiêu chùa bốn mặt. Sư cụ và tất cả ni cô kinh tâm tán đởm chạy ngược chạy xuôi tầm phương tẩu thoát. Tiếng kêu trời kêu đất inh ỏi! Nàng Diệu Thiện điềm tĩnh như thường. Nàng chỉ lâm râm cầu Đức Phật mà nàng nguyện theo gương và xin Ngài đến cứu nàng. Nàng bèn rút trâm cài đầu đâm vào họng và phun máu tươi lên không trung, tức thì mây kéo mịt mù, thiên hôn địa ám, mưa xuống như cầm chĩnh mà đổ. Bị đám mưa to các ngọn lửa đỏ ngất trời kia lần lần êm dịu rồi tắt. Thấy vậy quân chạy về phi báo. Nhà vua liền hạ lệnh bắt nàng và đưa về đền.
Khi điệu nàng về tới, nhà vua dạy mở yến tiệc ca xang, bày một cuộc lễ hội thật lớn cốt để đem nàng trở lại quãng đời phong lưu khoái lạc. Nhưng các cuộc bài trí ấy cũng không hiệu quả gì và cho đến những điều hăm dọa ghép nàng vào tử hình cũng không thấm vào đâu. Cùng thế nhà vua mới hạ lệnh trảm quyết nàng và dạy ba quân điệu nàng khỏi đền mới hành hình. Thần hoàng bổn cảnh liền tâu sự ấy lên cho Ngọc Đế rõ. Đức Ngọc Đế hạ lệnh cho thần hoàng bổn cảnh giữ gìn hồn nàng đừng cho nhập địa phủ. Giờ hành hình đến, giám sát vừa giơ gươm lên thì gươm gãy làm hai. Giám sát bỏ gươm rút giáo toan đâm thì giáo lại tét làm hai. Giám sát chỉ còn một nước là xử giảo nàng (thắt cổ). Đến giờ hành hình thì có một trận cuồng phong thổi tới, làm cho trời đất tối tăm mà chung quanh mình nàng thì hào quang hiện ra sáng rỡ. Thần bổn cảnh liền hóa ra một con hổ, từ trong rừng xanh nhảy ra và cõng thây nàng chạy thẳng vô núi. Những kẻ đi xem hoảng chạy tứ tung. Quan quân và giám sát ảo não muôn phần, lật đật về triều tâu vua mọi sự. Nhà vua không nao núng và lại cho rằng cọp tha thây là một sự trừng phạt nặng nề, gán thêm vào sự trừng phạt của nhà vua để phạt nàng về tội bất hiếu và tội bất tuân lệnh vua cha.
Nhờ huyền diệu ấy mà nàng Diệu Thiện tuy chết nhưng xác vẫn còn nguyên. Lúc ấy nàng mơ màng như thấy một giấc chiêm bao, cơ hồ như nàng đã lướt gió tung mây... Khi tỉnh lại nàng lấy làm lạ mà thấy mình ở vào một thế giới không nhật nguyệt, tinh tú, không núi non, không người, không loài vật.
Bỗng chốc nàng thấy hiện ra trước mắt một vị thanh niên mặc áo màu xanh dương, hào quang chói rạng. Vị ấy đến trước mặt nàng, tay cầm một tờ giấy dài và nói rằng: Mình vưng lệnh Diêm Chúa (Yama) mời nàng xuống viếng Diêm Cung để thấy rõ ràng cảnh khốn khổ và những hình phạt mà kẻ có tội phải chịu sau khi chết.
Nơi Diêm Cung mỗi khi nàng đi đến đâu nhờ sức thần thông và đức từ bi thuyết kinh của nàng các hồn bị giam cầm đều đặng cứu rỗi và thoát khỏi ngục môn hầu tái kiếp trở lại trần gian. Thập Điện Minh Vương cũng ao ước đặng nghe nàng thuyết pháp. Chiều ý Mười Vua, nhưng nàng xin rằng sau cuộc ấy các hồn tội nhân đều đặng phóng thích. Sau khi khoản ấy đã đặng các vua ưng thuận thì nàng mới dùng hết phép thần thông của nàng mà thuyết pháp. Trong nháy mắt chốn U Minh biến thành lạc cảnh và các âm hồn đều đặng trở lại cõi trần. Thấy mười cõi U đồ đã trống trơn, Thập Điện Minh Vương mới lật đật phán rằng: “Mười điện chúng ta không quyền giam cầm vong hồn nàng Diệu Thiện.” Và tức khắc dạy đưa nàng trở lại dương gian.
Khi tỉnh dậy nàng Diệu Thiện lấy làm bối rối chưa biết phải đi phương nào. Lúc ấy Đức Phật Thế Tôn hiện ra trên mây dạy nàng phải ra ở núi Phổ Đà, giữa Nam Hải thuộc cù lao Hương Đảo để tu thêm. Muốn đến đó phải trải qua ba ngàn dặm đường. Bởi thế, Đức Phật Thế Tôn mới ban cho nàng một trái bàn đào vườn Tây Vương Mẫu để nàng đỡ đói khát trong một năm và nhơn có đặng trường sanh. Nàng sắm sửa thượng trình. Thấy nàng sức yếu mà đường lại xa Đức Trường Canh Thái Bạch mới truyền cho thần bổn cảnh hóa ra con hổ, cõng đưa nàng ra nơi ấy. Thần bổn cảnh tuân y và trong giây phút nàng đã đến Phổ Đà Sơn.
Khi nàng tu đặng chín năm thì có một vị Phật Tiếp Dẫn đến cho các vị thần trấn Phổ Đà Sơn hay rằng nàng Diệu Thiện tu hành đạo pháp hiện nay cực kỳ cao siêu mà từ trước đến giờ chưa vị nào đạt được. Nàng đã đứng trên tất cả chư vị Bồ Tát và cai quản các đấng ấy. Hôm nay, ngày 19 tháng 02 chúng ta phải yêu cầu vị ấy nhận một địa vị cao thượng hơn để cứu rỗi và ban hạnh phúc cho quần sanh.” Sơn thần Phổ Đà Sơn bèn triệu tập tất cả các thần tiên, thánh phật vùng ấy đến chầu và xưng tụng công đức của vị Bồ Tát mới vừa chứng quả và từ nay người thường gọi là Quan Âm Như Lai, Quan Âm Nam Hải, Phật Tổ Phổ Đà Sơn. Tân Bồ Tát ngự trên tòa sen và tiếp kiến các đấng thiêng liêng đến bái kiến và khánh chúc. Lúc ấy chư thánh tiên mới định lựa một vị đồng tử để hầu Ngài. May đâu lúc ấy có một vị trẻ tuổi xưng là Hoàn Thiện Tài (Hoan Chen Tsai) nghĩa là người chỉ có đọc kinh mà đặng đức lành phép lạ. Thiện Tài đồng tử thú nhận rằng vì mồ côi cha mẹ chàng mới phát nguyện tu hành quy y Phật pháp nhưng chưa chứng quả. Nay nghe tin Nam Hải Phổ Đà Sơn có Bồ Tát ngự nên quyết chí vượt qua mấy muôn dặm đến đây để hầu Ngài và xin làm đệ tử. Trước khi ưng chuẩn lời nguyện ấy, Đức Bồ Tát muốn thử tâm chí coi ra sao, Ngài bèn truyền cho sơn thần, thổ địa hóa làm ăn cướp đến vây đánh Phổ Đà Sơn. Riêng về phần Ngài thì Ngài giả dạng sợ sệt, kêu la cầu cứu và giả té xuống hố sâu. Thấy vậy Thiện Tài đồng tử chạy theo cứu thầy và nhảy luôn xuống hố. Vì quyền năng pháp lực chưa đặng cao cho nên đồng tử phải thiệt mạng. Bồ Tát liền dùng thần thông cứu tử. Khi đồng tử tỉnh dậy thì thấy một cái xác bên mình, Bồ Tát cho biết đó là xác phàm của đồng tử và hiện nay đồng tử đã bỏ xác phàm và nhập vào cõi thánh. Từ đó Thiện Tài đồng tử một lòng phụng sự Bồ Tát trong sự cứu độ chúng sanh.
Sau lại Đức Bồ Tát có thâu làm đệ tử nữ vị cháu gái của vua Nam Hải Long Vương tên là Long Nữ. Việc đã xảy ra như vầy. Ngày kia đệ tam thái tử con vua Long Vương hóa làm con cá, dạo chơi trên mặt biển, chẳng may vướng phải lưới của ông chài. Ông chài bắt cá ấy đem bán ngoài chợ. Ngự trên liên đài Bồ Tát biết rõ việc ấy, bèn sai Thiện Tài Đồng tử giả dạng thường nhơn đến mua cá ấy đem ra biển phía Nam thả. Nam Hải Long Vương nhớ ơn cứu tử con mình mới định dưng cho Bồ Tát một cục ngọc ban đêm chiếu sáng để giúp Ngài đọc sách không cần đèn, và dạy Long Nữ là con gái của đệ tam thái tử phải bổn thân đem ngọc đến dưng. Đến nơi dưng ngọc xong, Long Nữ rất cảm phục huyền năng và đức độ của Bồ Tát và cầu xin Ngài cho theo hầu Ngài cùng quy thuận Phật pháp. Bồ Tát ưng cho. Từ ấy Long Nữ đặng thâu làm đệ tử hiệp cùng với đồng tử Thiện Tài mà phụng sự Ngài.
Từ khi Diệu Trang Vương dùng chước độc mà hại nàng Diệu Thiện thì nhà vua phải một chứng bệnh hết sức khổ sở.
Thân thể nhà vua phải thúi tha đầy ung thư ghẻ chốc làm cho nhà vua nhức nhối đau đớn vô hồi. Đức Bồ Tát phóng đại quang minh biết rõ mọi sự. Nhà Vua lúc ấy hạ lệnh đăng bảng cầu danh y, Bồ Tát bèn giả dạng một nhà sư già đến xin chữa bịnh.
Khi đến trước mặt vua thì nhà sư bèn tâu phải kiếm cho đặng đôi mắt và một đôi cánh tay của thân nhân nhà vua mới trị đặng bịnh, nhưng mà phải ra núi Phổ Đà mới kiếm đặng hai món ấy. Vua liền phái hai vị quan cấp tốc đến Phổ Đà Sơn để tìm hai món vừa nói. Thấy vậy hai vị phò mã rất bất bình và âm mưu định giết nhà sư và sau đó thí vua mà soán ngôi.
Bồ Tát rõ sự việc ấy và đã sai Thiện Tài đồng tử giả làm tên thị vệ hầu bên cạnh vua. Khi một tên quân của hai vị phò mã dưng cho vua một chén thuốc độc nói dối là của nhà sư dạy đem cho vua ngự thì tên thị vệ kia tiếp bưng chén ấy và sẵn tay làm đổ ngay xuống đất. Đang lúc ấy một người lẻn vào phòng nhà sư để thích khách. Bồ Tát bèn dùng thần thông làm cho tên ấy tê liệt không còn hoạt động nữa và bị bắt trói. Cơ mưu bại lộ, hai vị phò mã vì sợ bị khổ hình nên đã uống độc dược tự tử. Hai vị công chúa phải tội liên can đều bị biếm vào lãnh cung đời đời cấm cố. Hai nàng mới ăn năn, noi gương em mình là Diệu Thiện lo tu hành. Khi hai nàng đã tấn hóa nhiều về con đường tu niệm thì Bồ Tát và Thiện Tài đồng tử hóa ra hai thớt tượng bạch mà đưa hai vị công chúa đến cảnh Phật Đài để tránh xa mùi tục lụy.
Từ ngày hai vị sứ giả phụng mệnh nhà vua, tuôn mây lướt sóng trải biết bao khổ cực mới đến Phổ Đà Sơn, Thiện Tài đồng tử phụng lịnh Bồ Tát hiện ra tiếp rước. Hai sứ giả trình bày mọi sự rồi được đến yết kiến Bồ Tát. Bồ Tát Diệu Thiện ngồi trên liên đài bèn trao cho hai vị sứ giả con mắt bên tả và cánh tay bên tả của mình. Việc xong sứ giả cáo tạ rồi hồi trào, và dưng lên cho vua và hoàng hậu hai món đã kiếm đặng. Hoàng hậu nhìn lên cánh tay tả thấy có nốt ruồi và sau khi nghe sứ giả tả dung mạo người đã cho nhà vua hai vật ấy thì quả quyết đó là con mình và đau đớn không ngần.
Nhà sư bèn trộn hai món ấy với ít vị thảo dược rồi đem tất cả đắp lên nửa thân bên trái của nhà vua thì nhà vua tức khắc khỏi đau phía bên mặt. Thấy thế nhà sư bèn tâu vua xin sứ giả ra Phổ Đà Sơn tìm cho đặng con mắt phía tay mặt và cánh tay mặt. Sứ giả vâng lệnh ra đi, không bao lâu đem về dưng đủ hai món. Nhà sư cũng làm y như trước thì nửa thân bên phải của nhà vua khỏi ngay. Từ ấy vua Diệu Trang hoàn toàn lành bịnh. Trong triều, ngoài quận ai ai cũng đồng biết rằng nhờ con chí hiếu là Diệu Thiện mà nhà vua mới khỏi bệnh ngặt nghèo.
Sau khi khỏi chết vua cùng hoàng hậu cám ơn cứu tử, định ra Phổ Đà Sơn một chuyến để tạ ơn. Xa giá đăng trình gặp không biết bao là nguy nan, nhưng đều nhờ Bồ Tát dùng phép thần thông mà cứu khỏi.
Đến nơi vua cùng hoàng hậu thấy Bồ Tát tọa thoàn trên liên đài mất cả hai mắt và hai tay. Nhìn biết là con mình nhà vua ăn năn xúc động vô cùng bèn quỳ xuống cầu nguyện cho con đặng sống và đặng huờn y hai con mắt và hai tay. Khẩn nguyện xong thì nhà vua và hoàng hậu thấy con mình hiện trước mắt, tay mắt đủ, hình dạng mạnh khỏe như xưa.
Thấy phép thần thông vô biên của Bồ Tát vua cùng hoàng hậu nhứt định lìa nơi điện ngọc đền vàng, lánh mình trần tục tìm đàng thiên thai.
===============
Về ba ngày vía của Bồ tát Quan Thế Âm, dẫn theo Thiền môn nhật tụng cho biết: 19-2 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm đản sinh, 19-6 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm thành đạo, 19-9 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm xuất gia.
---------------
QUAN ÂM THIÊN THỦ THIÊN NHÃN:
(Ảnh Thánh tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn được đưa lên tem Bưu Chính Trung Quốc)
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu. Một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.
Tại hang động nổi tiếng này có một pho tượng Thiên Thủ Quan Âm với hằng nghìn cánh tay tỏa ra chiếm diện tích đến 88m2, là pho tượng huyền ảo thiêng liêng, và những câu chuyện truyền khẩu về pho tượng này cũng đủ làm cho bao người bị cuốn hút, phải cúi đầu quy y đảnh lễ.
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát, gọi ngắn gọn là Thiên Thủ Quan Âm, hay còn gọi là Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm. Theo kinh Phật, vị Quan Âm Thiên Thủ có nghìn tay nghìn mắt biểu thị sự viên mãn vô ngại, nếu chúng sinh trì niệm phụng thờ Ngài thì Bồ tát sẽ dùng nghìn tay hộ trì, nghìn mắt chiếu thấy để tiêu diệt tai họa, hàng phục tà ma.
Hình tướng của Thiên Thủ Quan Âm thường là dùng 40 cánh tay, trên mỗi tay có một con mắt, mỗi cánh tay có 25 công dụng (40x25= 1000), nên mới gọi là nghìn tay nghìn mắt. Hai tay chính của Ngài ở giữa hiệp chưởng, 38 tay hai bên cầm chày Kim Cang, bảo kiếm, bảo ấn và các loại binh khí, pháp khí khác. Trên đầu Ngài thường đội bảo quan trên đỉnh có 11 mặt (hoặc 27 mặt). Ngoài ra, ta còn thấy nhiều nơi khác thờ tượng Thiên Thủ Quan Âm có một đầu 3 mắt, thân có nghìn tay, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt.
(Thánh tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tại động Đại Túc khi chưa được phục chế tân trang)
Riêng nói về pho tượng Thiên Thủ Quan Âm tại Bảo Đỉnh Sơn ở Đại Túc Thạch Khắc thì có đến trên nghìn tay nghìn mắt với hình dáng khác nhau được bố trí xung quanh vách của điện Quan Âm, trông rất có thần. Nghe rằng, đã có rất nhiều người của nhiều thế hệ đã thử đếm tay và mắt của tượng này, nhưng đếm mãi đếm hoài mà chẳng bao giờ xong.
Đến đời nhà Thanh, có một số nhà khảo cổ đã nghĩ ra phương cách dán giấy điều lên từng bàn tay đếm qua với hi vọng sẽ đếm được số tay của pho tượng. Họ đã dùng 1000 tờ giấy điều để dán, nhưng vì 1000 bàn tay của Bồ Tát đan chéo nhau, cái ẩn cái hiện, cái thì thấy cánh tay mà không thấy bàn tay, cái thì có bàn tay mà không thấy cánh tay, càng dán càng đếm thì mắt càng hoa lên, rồi không thấy rõ đâu được là đâu nữa. Nếu không dán sót thì cũng dán trùng, dán đi dán lại nhiều lần, rốt cuộc họ cũng không đếm được chính xác có bao nhiêu tay, bao nhiêu mắt trên pho tượng thiêng liêng này.
Sau này, chính những người thợ dát vàng cho tượng mới là những người đếm được chính xác số tay số mắt của pho tượng Thiên Thủ Quan Âm. Tay được dát vàng, và tay chưa được dát vàng hiện ra rạch ròi tỏ rõ, không thể dát trùng, cũng không thể dát sót, dát đến đâu hô to lên, có người ghi sổ đến đó, và sau cùng họ đếm được cả thảy 1007 bàn tay, cũng là 1007 con mắt, quả đúng như danh hiệu của Ngài!
(Thánh tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tại động Đại Túc khi đã được dát vàng)
===============
Truyền thuyết về phật Quan Âm:
Vào thời vua Diệu Trang ở bên Ấn Độ, vua có 3 người con gái rất xinh đẹp. Hai trong số đó đã yên bề gia thất, còn Diệu Thiện – người con gái thứ 3 của vua nhất định không lấy chồng, một lòng quyết chí tu hành. Người công chúa đó chính là Phật Quan Âm sau này.
Công chúa Diệu Thiện không những là tuyệt sắc giai nhân mà còn có tấm lòng thiện lương, tính cách điềm tĩnh nhẹ nhàng và thông minh sắc sảo. Tuy nhiên, nàng đã quyết tâm buông bỏ mọi vinh hoa phú quý chốn cung thành… Không chỉ ở Đông Nam Á, mà tại các nước phương Tây và nhiều nơi khác trên thế giới đều có rất nhiều người phụng thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát là người luôn cứu vớt cuộc sống khổ nạn của thiện nam tín nữ. Bởi vậy, khi nhắc tới Quán Thế Âm Bồ Tát, người ta luôn tôn kính gọi bằng cái tên “Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn”.
(Công chúa Diệu Thiện quyết tâm tu hành, Diệu Trang Vương cố ý gây khó dễ)
Công chúa Diệu Thiện và Quán Thế Âm Bồ Tát có mối quan hệ như thế nào? Công chúa Diệu Thiện là do Quán Thế Âm Bồ Tát chuyển sinh, Công chúa Diệu Thiện trải qua quá trình tu luyện gian nan, cuối cùng đắc chính quả trở thành Quán Thế Âm Bồ Tát.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng ngược dòng lịch sử trở về thời kỳ Nam Bắc triều cách đây một nghìn năm trăm năm, để tìm hiểu về những dấu tích cũng như thân thế của người công chúa nổi tiếng này.
Tương truyền, vào thời Nam Bắc triều (420-589), vua Diệu Trang Vương có ba người con gái như hoa như ngọc lần lượt là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Công chúa thứ ba Diệu Thiện vốn rất thông minh và được vua cha yêu thương nhất mực. Nàng không những là tuyệt sắc giai nhân mà còn có tấm lòng thiện lương, tính cách điềm tĩnh nhẹ nhàng và thông minh nhanh nhẹn.
Khi công chúa đến độ tuổi kết hôn, Diệu Trang Vương đích thân lựa chọn cho nàng những bậc anh tài tuấn tú, nhưng công chúa hết lần này tới lần khác đều một mực chối từ. Bởi Diệu Thiện không màng vinh hoa và hạnh phúc nơi thế gian trần tục, mà chỉ một lòng nhất tâm tín Phật và mong muốn tu luyện để cứu độ chúng sinh. Bởi vậy, nàng kiên quyết không chịu kết hôn.
Công chúa Diệu Thiện không màng vinh hoa và hạnh phúc nơi thế gian trần tục, nàng chỉ một lòng nhất tâm tín Phật và mong muốn tu hành.
Quyết định của công chúa khiến Diệu Trang Vương, một vị vua thô bạo và ngạo mạn vô cùng phẫn nộ. Ông không tin rằng cô con gái bé bỏng vốn sống trong nhung lụa có thể thật sự chịu khổ giữa chốn trần gian, thế nên ông đã đưa ra lời thách đố: “Bây giờ đang là tháng Chạp, nếu con có thể trồng hoa tươi nở khắp trên núi, ta sẽ cho phép con tu hành”.
Tháng Chạp với thời tiết giá lạnh thấu xương, tuyết rơi phủ kín mặt đất, đó cũng là khoảng thời gian người người đều háo hức chào đón năm mới. Còn công chúa Diệu Thiện phải một mình lên núi nơi tuyết trắng phủ đầy, vừa trồng từng cây non vừa thành tâm niệm Phật. Và không biết từ lúc nào, tất cả những cây non đã được phủ đầy trên ngọn núi tuyết.
Khi quay đầu nhìn lại, công chúa phát hiện tất cả đang nở rộ những đoá hoa rực rỡ. Từ đó về sau, người dân quanh vùng gọi ngọn núi nơi công chúa trồng hoa bằng cái tên Tháp Hoa Lĩnh và lưu truyền mãi cho tới ngày nay.
(Diệu Trang Vương tức giận đốt chùa, mãnh hổ cứu nguy cho Diệu Thiện)
Thế là công chúa Diệu Thiện đã được toại nguyện, nàng rời khỏi cung vua, tới tu hành tại chùa Bạch Tước, nằm dưới chân núi phía Đông của chùa “Đại Hương Sơn” tại Diệu Châu, Thiểm Tây. Nàng không hề bước chân ra khỏi cửa, một lòng thành tâm lễ Phật. Thế nhưng, những người thành kính và quyết tâm tu hành đều phải trải qua ma nạn thử thách, và công chúa cũng vậy.
Diệu Thiện thuần khiết trong sáng là vậy, nhưng vẫn bị bôi nhọ bởi những lời đồn thổi ác ý của một số tên lưu manh vô lại. Lời đồn lưu truyền khắp bốn phương khiến Diệu Trang Vương cảm thấy mất mặt. Vua vô cùng phẫn nộ và cho rằng đó là tội không thể dung thứ, nên đã hạ lệnh cho người tới đốt chùa Bạch Tước nơi công chúa tu hành.
Chùa Bạch Tước chìm trong khói lửa ngút trời, cuối cùng chỉ còn lại một đống tro tàn, nhưng lạ thay công chúa Diệu Thiện vẫn ngồi tụng kinh niệm Phật bình an vô sự. Cơn phẫn nộ đã làm Diệu Trang Vương mất đi lý trí, ông không hề cảm nhận được sự thần thánh trang nghiêm của Phật Pháp.
Trong lúc tức giận, ông lại hạ lệnh dùng cực hình với Diệu Thiện. Thế nhưng khi đao phủ vừa vung tay lên thì cây đao bỗng gãy làm đôi. Vua Diệu Trang Vương lại hạ lệnh dùng hình thức treo cổ để xử tội, đúng lúc ấy xuất hiện một con hổ lớn nhảy vào pháp trường giải cứu cho công chúa.
Sau khi được cứu khỏi pháp trường, công chúa Diệu Thiện tới hồ Tĩnh Thủy để gột sạch bụi trần, chỉnh sửa lại xiêm y. Sau này, hồ nước nơi công chúa tẩy trần được đặt tên là hồ Phượng Hoàng, nơi cô chỉnh sửa xiêm y sau này được xây dựng thành Sơ Trang Lầu.
(Quán Thế Âm Bồ Tát mang đến sự cứu độ linh hồn)
Công chúa Diệu Thiện tiếp tục đi vào trong núi, trên đường nàng gặp các khe suối chắn ngang. Công chúa thầm nghĩ, giá như nước suối kia chảy dưới những hòn đá thì khách bộ hành sẽ đi lại dễ dàng hơn. Công chúa vừa nhắm mắt tụng kinh, trong phạm vi ba dặm ở chân núi Đại Hương Sơn, các khe suối đều chảy ngầm qua những hòn đá, nối tiếp nhau không ngừng…
Bầu trời dần tối đen như mực, rất khó để nhìn thấy đường đi, công chúa liền tới bên một tảng đá và tự nói với mình: “Hòn đá này có thể sáng như ánh trăng để giúp ta soi đường thì tốt biết mấy”. Thế là hòn đá liền phát ra những tia sáng xanh giúp nàng nhìn thấy đường đi.
Ngày nay người ta gọi loại đá đó là Nguyệt Quang Nham, trong đêm nếu nhìn từ xa, có thể thấy những tia sáng xanh phát ra, tuy nhiên ban ngày thì nó không có gì khác biệt với những hòn đá thông thường.
Cuối cùng, công chúa Diệu Thiện tới tu hành trong một hang đá trên Đại Hương Sơn. Thời gian qua đi, cuối cùng công chúa cũng đã tu thành chính quả. Sau khi đắc chính quả, Diệu Thiện hiện thân thành Pháp tượng Quán Thế Âm Bồ Tát thần thánh trang nghiêm, thần thông đại hiển cứu độ thiện nam tín nữ, bao gồm cả cha và các chị gái của mình.
Những hoàng thân quốc thích cùng người dân nghèo khó đều vì sự tu thành đắc đạo của công chúa mà thành tâm lễ Phật. Sau khi Diệu Thiện tọa hóa, nhục thân của nàng nghìn năm không bị mục nát, càng tăng thêm tín tâm cho những tín đồ tu hành.
(Chùa Đại Hương Sơn ở Diệu Châu trở thành đạo tràng Quán Thế Âm lâu đời nổi tiếng nhất ở Trung Quốc)
Công chúa Diệu Thiện là do Quán Thế Âm Bồ Tát chuyển thế. Người phải trải qua vô vàn khổ nạn khó khăn ở nhân gian để đắc được quả vị Bồ Tát.
Mục đích của Bồ Tát khi tới thế gian này không chỉ là cứu độ chúng sinh mà còn để lưu lại quá trình tu luyện của mình cho hậu thế. Người hy vọng nhân loại có thể gìn giữ đạo đức, chờ đợi Chuyển Luân Thánh Vương chuyển sinh xuống cứu độ thế gian.
Nếu bạn có cơ hội đến thăm tượng binh mã ở Thiểm Tây, hãy nhớ tới thăm Đại Hương Sơn ở Diệu Châu – đạo tràng của Quán Thế Âm Bồ Tát. Cho dù bạn không tin Thần Phật, nhưng một người con gái vì để cứu vớt khổ nạn của chúng sinh mà quên đi những vinh hoa phú quý nơi thế tục, thật đáng để chúng ta kính ngưỡng…
Vua Diệu Trang rất tức giận, giam lỏng con gái vào chùa Bạch Tước, sai các sư, sãi trong chùa phải đối xử tệ bạc với cô. Cứ tưởng làm vậy sẽ khiến Diệu Thiện thấy khó nhọc mà bỏ tu hành, về cung lấy chồng theo ý vua. Nhưng Ni Trưởng trong chùa báo lại rằng, dù đã dùng nhiều cách ngược đãi Diệu Thiện nhưng Diệu Thiện không nản lòng mà còn quyết chí tu hành hơn. Tức giận, vua bèn sai quân đốt chùa rồi bắt cô về xử trảm.
Ngọc Hoàng trên trời cảm động trước tấm lòng của Diệu Thiện mà sai thần Hoàng Bổn Cảnh hóa cọp để bảo vệ cô. Trong hồn lìa khỏi xác, Diệu Thiện xuống địa ngục và được Diêm Vương dẫn đi quan sát 18 tầng địa ngục của âm Phủ. Điều kỳ lạ là bất kỳ nơi nào mà cô tới thì vong hồn nơi đó đều được siêu thoát. Được lệnh Ngọc Hoàng, Diêm Vương đưa Diệu Thiện về trần thế. Trở lại nhân gian, lúc này Diệu Thiện không biết mình đi đâu về đâu thì được Đức Phật hiện thế chỉ cô đi về núi Phổ Đà, ở Cù Lao Hương, đảo Nam Hải để tu luyện. Trải qua 9 năm tu luyện ở đó, Diệu Thiện đã đắc đạo và được đặt với hồng danh là Quan Âm Nam Hải, còn gọi là Phật Quan Âm.
---------------
Sự tích Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện:
Thuở hồng hoang Trang Vương là bạo chúa
Thần hoàng phạt không cho sinh hoàng tử
Tuổi xế chiều mong kén rể nhường ngôi
Nghe lời cha, Diệu Thanh, Diệu Âm sớm thành gia thất
Các phò mã làm quan to nhưng kém tài, kém đức
Nhà vua nhìn vào chồng Diệu Thiện nữa mà thôi
Oái oăm thay, Diệu Thiện thấu sự đời
Trốn mẹ cha vào chùa niệm Phật
Vua đốt chùa, bắt con về giam ngục
Không một cực hình nào không tra tấn con
(Oái oăm thay, Diệu Thiện lại ngán đời.
Trốn mẹ cha vào chùa niệm Phật)
Trên đoạn đầu đài, Diệu Thiện vẫn an nhiên
Miệng niệm A Di Đà, tay lần tràng hạt
Giây phút thiêng khi hồn lìa khỏi xác
Thần Hoàng sai hổ xông vào cõng nàng về Niết Bàn
Vượt ba ngàn dặm đường đói khát gian nan
An tọa núi Phổ Đà chín năm trời tu luyện
Biết bao lần hiển linh làm việc thiện
Thu nạp Hoàn Thiện Tài và Long Nữ theo hầu.
(Vượt ba ngàn dặm đường đói khát gian nan. An tọa núi Phổ Đà chín năm trời tu luyện)
Xuống Diêm cung thấy ngục cảnh buồn đau
Dùng thuyết pháp giải oan âm hồn thập điện
Đạo hạnh của Ngài ngày càng nổi tiếng
Thần Tiên lập đàn tôn thành Phật Phổ Đà
Ngài ngự tòa sen mà hào quang phát ra
Phật tử ngước nhìn thấy nghìn tay, nghìn mắt
Ngài nhìn thấu mọi cảnh đời đau thương oan khuất
Dõi về Hưng Lâm biết cha mình bệnh tật
Ngài tự móc mắt, chặt tay mình gửi cha làm thuốc
Giúp Trang Vương chữa được bệnh hiểm nghèo
(Ngài nhìn thấu mọi cảnh đời đau thương oan khuất. Dõi về Hưng Lâm biết cha mình bệnh tật)
Hành hương về Đà Sơn, vua mang hoàng hậu theo
Ngước nhìn tòa sen nhận ra Diệu Thiện
Để sám hối tội mình hai vị xin quy y.
---------------
Ngày xưa, có một ông vua sinh ra liên tiếp hai người con gái đầu lòng. Không có con trai, vua lo lắng không kẻ nối ngôi, ngày đêm cầu khẩn Trời Phật cho hoàng hậu sinh ra hoàng nam. Nhưng đến khi đứa con thứ ba ra đời, cũng vẫn là con gái. Vua lấy tên thứ ba mà đặt cho công chúa út, giận cho các đấng thiêng liêng đã không phù trợ giúp mình đạt được ý nguyện. Tuổi thọ đã cao, vua muốn cho công chúa thứ ba lấy chồng, định sẽ truyền ngôi cho vị phò mã.
Trái hẳn với hai chị là Diệu Thanh và Diệu Âm, công chúa Ba không đắm mình trong cung vàng điện ngọc mà say mê theo tiếng kệ câu kinh, rồi hiến thân cho đạo Phật. Nàng nhất quyết không chịu lấy chồng khiến vua và hoàng hậu nổi giận, bắt giam nàng ở riêng tại vườn sau hoàng cung.
Một hôm vua cùng hoàng hậu ngự ra ngoài, công chúa Ba chạy đến đón xa giá thăm hỏi. Vua lại phán bảo nàng bỏ ý định tu hành để tính việc trăm năm song nàng vẫn một mực từ chối, và xin phép vua cha xuất gia đầu Phật. Vua giả vờ chiều theo ý con, cho nàng đến tu ở chùa Bạch Tước, đồng thời ra lệnh cho các nhà sư bị mua chuộc phải khuyên nhủ công chúa Ba trở về cung để lấy chồng. Nếu việc không thành thì chùa sẽ bị thiêu cháy và tất cả nhà sư cùng Ni Cô đều bị chém đầu.
Các nhà sư sợ hãi tìm đủ mọi cách để làm cho công chúa xiêu lòng mà hồi tục, nhưng đều vô hiệu. Vua hay tin liền nổi cơn thịnh nộ ra lệnh đốt chùa để giết luôn công chúa không tuân lệnh vua cha, nhưng ngọn lửa vừa ùn ùn nổi lên bao vây cả bốn phía chùa thì trời đang tạnh ráo bỗng tuôn mưa xối xả dập tắt ngay. Vua bèn cho bắt công chúa Ba để xử tử, nhưng trời lại nổi bão táp dữ dội, sét đánh văng xa lưỡi đao của đao phủ nhắm bổ vào cổ công chúa. Vua vẫn không nguôi giận, lại ra lệnh xử giảo nàng. Quân lính đang sửa soạn dây để treo cổ nàng lên thì bỗng đâu một con cọp lớn phóng qua hàng rào binh sĩ bao vây cướp mất công chúa Ba, cõng nàng đưa đến chùa Hương Tích.
Chùa Hương Tích ở về xã Phù Lưu, thuộc tỉnh Hà Đông, xây lên vào thời Chính Hòa nhà Lê (1687) do hai bà vợ chúa Trịnh, hai chị em Đào Thị Cư và Đào Thị Niên cùng nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm rồi xây cất lên. Đời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tôn cho khắc ngay trên cửa vào Hương Tích là Nam Thiên Đệ Nhất Động. Giữa chốn lâm tuyền này, qua Bến Đục Đò Suối, rải rác các ngôi chùa Ngoài Thiên Chủ, chùa Giải Oan, chùa Cửa Võng, chùa Tiên, chùa Trong, cùng nhiều hang động thạch nhũ, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh, đồi Không Lộ của Thần Trụ Trời, núi Gà, núi Tượng, núi Trống, núi Chiêng, núi Các Cô, núi Các Cậu cho các bà không con đến cầu tự, các cửa Võng, cửa Vương, cửa Chấn Song, lối xuống âm phủ, đường đi lên trời... Tương truyền trong động có một Lẫm Thóc vô tận trời sinh để nuôi các nhà sư tu hành ở Hương Tích, cùng Kho Tiền, Nhà Tầm Tiên, Chuồng Lợn Tiên, Phòng Sách Tiên, Quần Áo Tiên, ngày nay đã hóa thành đá.
Chùa Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm một ngàn tay một ngàn đầu và một ngàn mắt (thiên thủ thiên nhãn), cọp cõng công chúa Ba đến đây ở tu hành. Các thú dữ trong rừng núi được cảm hóa đến nghe kinh, rồi chia nhau chim hái trái, nai lấy nước, cọp bổ củi, khỉ vo gạo, rồng thổi lửa nấu cơm... giúp đỡ trong công việc hàng ngày.
Trong khi ấy, ở triều, vua cha bị phát bệnh hủi (phong cùi) ghê gớm. Các vị danh y được mời đến đều bó tay trước chứng bệnh nan y. Da thịt vua sần sùi lở lói, các ngón tay chân dần dần rơi rụng, mất cả hai bàn tay rồi mù cả hai mắt. Công chúa Ba tu đến thời kỳ gần đắc đạo, khoác lốt Ni Cô về thăm nhà, thấy vua cha bị bệnh thê thảm, liền tự moi lấy hai mắt trong sáng của mình, và chặt cả hai tay để tháp chữa cứu cho cha được lành mạnh trở lại. Sau đó, công chúa hóa về Niết Bàn, rồi sau lại độ cho vua, hoàng hậu cùng hai chị được thành Phật.
Tục truyền rằng công chúa Ba vốn là Phật Bà Quan Âm đầu thai xuống thế. Sự tích trên đây được giới tu hành truyền tụng thành kinh chữ Nôm cho thiện nam tín nữ nhắc nhở đến trong lúc trẩy hội chùa Hương vào tiết đầu xuân hàng năm, từ mồng mười tháng giêng đến cuối tháng ba.
*******
Quán Thế Âm Truyện Kỳ: Sở Trang Vương sinh được 2 người con gái, sau nhiều lần cầu trời khẩn Phật để sanh một hoàng nam để nối dõi ngôi cửu trùng, nhưng cuối cùng sanh ra một cô công chúa nữa, nhà vua và mẫu hậu rất đỗi mến thương, nhưng khốn nỗi Hoàng Thái Hậu cực kỳ tàn ác, không chấp nhận đứa cháu gái bất hạnh đó, và buộc phải quăng bỏ. Trước lúc bảo mẫu mang đi trốn, nhà vua đứt ruột cắn máu đặt tên cho công chúa là Diệu Thiện. Nàng rất hiếu thảo với cha mẹ nuôi. Rồi một ngày kia trong một cơn ngất xỉu vì đã cắt máu để bổ thuốc cho mẹ nuôi đang bị bệnh, Diệu Thiện xuất thần lên yết kiến đảnh lễ đức Phật. Nhờ đức Phật vận thần thông cho công chúa thấy những gì đang xảy ra ở dương trần từ thuở nàng mới lọt lòng đến ngày nay. Sau đó, Diệu Thiện bồ-tát cũng chữa bệnh cho cha mẹ, cha mẹ công chúa vì nỗi tiếc nuối hối hận nhớ con mà sanh bệnh. Các danh y trong nước đều bó tay. Nàng hay được, liền xin vào cung, dùng nội công và cầu nguyện chư Phật gia hộ mà trị bệnh cho cha mẹ, v.v…. Sau đó, công chúa bị đánh lừa vô chùa, nhưng thực chất là giam lỏng và bị hành hạ, nhưng nàng nhẫn nhục, chịu đựng. Công chúa độ được song thân, hai người chị, nhiều cận thần cùng dân chúng. Quán Thế Âm Bồ-Tát (công chúa) được trân trọng mời về ngồi trên toà sen để mọi người đảnh lễ thì biến mất, trên không trung thấy Diệu Thiện đi về cảnh giới của chư Phật.
Công chúa Diệu Thiện, trong câu chuyện Việt Nam là công chúa Ba là 1 hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm, trong một tiền kiếp khi chưa chứng quả Thánh phải chịu những nghiệp báo như vậy. Các vị Cổ đức xưa cũng như các bậc cao Tăng ngày nay đều có những hạnh đặc biệt không khác gì trong truyện của hai nước.
Đó là hình ảnh của một vị đang tu tập, hướng đến giác ngộ tối thượng. Chúng ta nên kính ngưỡng vị đó là một vị Phật sẽ thành, vì công hạnh của một đức Phật toàn giác rất lớn, có thể nói là không thể nghĩ bàn.
Theo luật nhân quả, kính trọng Thầy mới được làm Thầy, tương tự kính trọng chư Bồ-tát hoặc Phật thì mình mới có thể thành Bồ-tát, thành Phật được. Thuật ngữ Phật giáo gọi là có “chánh báo” rồi sẽ có “y báo” là vậy, nghĩa là mình có tâm nguyện, có ước vọng, có gieo hạt giống đó vào trong tâm, thì một ngày kia các nghiệp thiện tích luỹ sẽ thúc đẩy mình đến cảnh giới đó.
===============
Ở đất nước ta, Bồ-tát Quán Thế Âm trong kinh Pháp Hoa đã thành Quan Âm của người Việt, với hai hóa thân: “Quan Âm Thị Kính” và “Phật bà Chùa Hương”.
Hai thân pháp Quán Thế Âm người Việt này có chung đặc điểm: Hình ảnh Bồ-tát hóa thân đến cuộc đời và sống trong đời để hóa độ chúng sinh qua biểu tượng một bà mẹ, cùng ca ngợi đức hiếu và nhân.
(Quan Âm Thị Kính - chùa Tây Phương)
Phật Bà của chữ Hiếu - Nhân:
Ở truyện thơ Quan Âm Thị Kính, khắc họa một tiền kiếp của Quan Âm là chú tiểu Kính Tâm. Mặc dù bị Thị Mầu vu oan, nhưng tiểu Kính Tâm lại hết lòng nuôi con Thị Mầu, chu đáo tận tình như con đẻ. Bởi, Đức Phật dạy, người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sinh như là người mẹ thương yêu con của mình. Trải qua hai nỗi oan khuất, với “án giết chồng” và “án chửa hoang”, nhưng không chút oán hận mà xuất gia sống với lòng từ bi vô hạn. Khi chú tiểu Kính Tâm nhập cõi Niết-bàn, hiện nguyên vẹn thân nữ, Phật Tổ Như Lai đã hiện lên chứng cho bà trở thành Phật Quan Âm:
"Giữa trời một đóa tường vân
Đức Thế Tôn hiện toàn thân xuống đàn
Vần vần tỏ rạng tường loan
Tràng phan, bảo cái vân vi âm thầm
Truyền cho nào tiểu Kính Tâm
Thị thăng làm Phật Quan Âm tức thì”.
(trích truyện thơ Quan Âm Thị Kính)
Bà xuất gia tu đạo Phật, đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, giúp đời cứu người, chữ hiếu chữ nhân đều vẹn toàn. Hình ảnh Quan Âm Thị Kính xuất hiện phổ biến trong rất nhiều ngôi chùa ở miền Bắc, đó là những pho tượng “Quan Âm Tống Tử” - người phụ nữ bế đứa trẻ con:
"Nay bà Thị Kính hóa duyên
Nam-mô Phật độ vô biên hằng hà
Hóa thân được cả mẹ cha,
Kìa là bạn cũ, nọ là con thơ…”.
Truyện thơ “Nam Hải Quan Âm” được lưu truyền trong dân gian qua nhiều đời, ngày nay nhiều người thuộc, kể về một công chúa ở nước Hùng Lâm bên Ấn Độ nhưng lại sang tu ở núi Hương Tích của Việt Nam. Truyện mở đầu bằng những câu thơ:
“Chân như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân
Hiếu là độ được đấng thân
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài.
Thần thông nghìn mắt nghìn tay
Cũng trong một điểm linh đài mà ra
Rằng trong bể nước Nam ta
Chùa Hương có Đức Phật Bà Quan Âm”.
Truyện kể rằng, vào đời vua Diệu Trang Vương ở nước Hùng Lâm, vua không có con để kế vị ngai vàng, bèn đến một ngôi chùa làm lễ cầu tự. Lòng thành của nhà vua khiến Thiên Đế cảm động, cho ba linh hồn đầu thai làm con gái của Diệu Trang Vương. Hoàng hậu nước Hùng Lâm mang thai, sinh được ba người con gái, đặt tên là Diệu Thanh, Diệu Âm và Diệu Thiện. Thời gian qua đi, các công chúa dần lớn khôn.
Vì không có con trai nối ngôi nên nhà vua gả chồng cho các công chúa hy vọng kén được rể tốt để nhường ngôi báu. Hai người rể đều là những kẻ tham lam nên không xứng đáng để nhà vua nhường ngôi. Vua mong muốn công chúa thứ ba lấy được chồng có tài, có đức để nối ngôi, gìn giữ cơ nghiệp. Nhưng công chúa Diệu Thiện mặc dù vô cùng xinh đẹp, lại một mực cự tuyệt không muốn xuất giá mà muốn xuất gia đi tu. Công chúa tìm đến chùa Bạch Tước ở gần hoàng cung để tu hành. Vua biết chuyện, bèn đuổi hết các nhà sư ra khỏi chùa, rồi cho phóng hỏa đốt chùa Bạch Tước. Không muốn chùa bị cháy, công chúa cắt tay chảy máu và vung lên trời. Ngọc Hoàng thương cảm, liền biến những giọt máu đó thành mưa, dập tắt lửa.
Việc làm của nàng khiến nhà vua càng tức giận, sai quan quân đưa ra pháp trường xử chém. Ngọc Hoàng sai thần núi Hương Tích hóa thành mãnh hổ biến thành trận cuồng phong tối tăm, rồi lao ra cõng nàng công chúa chạy trên mây vượt ngàn dặm. Công chúa ngất đi, khi tỉnh dậy thấy một mình ở giữa chốn rừng xanh. Đang lúc ngỡ ngàng thì thấy một chàng trai tuấn tú đi đến chào hỏi tỏ tình. Công chúa cương quyết từ chối. Người nam nhi đó chính là Đức Phật Tổ Như Lai linh hiện để thử lòng dạ công chúa. Thấy sự kiên định của Diệu Thiện, Phật đưa cho công chúa một quả đào ăn đường và chỉ cho đường vào động Hương Tích tu hành:
"Đức Phật mới chỉ đường tu
Rằng có một chùa tại Hương Tích sơn
Gần bể Nam Việt thanh nhàn
Sang tu chốn ấy sẽ toan viên thành
Núi cao ngân ngất mịt mù
Âm thanh cảnh vắng bốn mùa cỏ cây
Trên thì năm sắc từng mây
Dưới thì bể nước trong vầy như gương
Cá chim chầu tại tĩnh đường
Hạc thường hiến quả, hươu thường dâng hoa".
Công chúa Diệu Thiện tu hành khổ hạnh ở động Hương Tích, nước Đại Việt sau chín năm thì đắc đạo, được chư Phật ấn chứng là Bồ-tát Quán Thế Âm, còn gọi là “Bà Chúa Ba”. Nghe tin cha mẹ và các chị bị yêu quái hãm hại, đất nước rối ren. Bà Chúa Ba vội trở về chữa bệnh cho cha. Bà đã tự chặt tay, khoét mắt cứu được nước Hưng Lâm qua cơn bệnh lửa cha mẹ và hai chị thoát khỏi tai ương, phổ độ cho cả gia đình bỏ tà tâm ác nghiệp, bỏ lòng tham quyền lực, tâm hoàn lương thiện.
Sau khi vua cha khỏi bệnh, bà quay lại động Hương Tích để tu hành. Đất nước Hưng Lâm trở lại thái bình, nhà vua đã dò hỏi và dẫn cả gia đình tới động Hương Tích để cảm tạ, lúc đó mới nhận ra người chữa bệnh cho mình chính là công chúa thứ ba. Cả nhà khi nhìn thấy Bà Chúa Ba bị mất cả tay và mắt thì rất đau lòng. Nhà vua thức tỉnh và mong được xuất gia tu hành để chuộc lại lỗi lầm. Thấy tấm lòng thành của cả gia đình, Ngọc Hoàng hóa phép cho bà được trở lại lành lặn như xưa. Chúa Ba được Ngọc Hoàng sắc phong là: Đại từ, Đại bi, Cứu khổ, Cứu nạn, Nam-mô Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ-tát, giao làm chủ đạo tràng Hương Tích Sơn. Đến nay, dân gian còn lưu truyền câu thơ:
“Rằng trong bể nước Nam ta
Chùa Hương có Đức Phật Bà Quan Âm”.
Truyện Quan Âm Nam Hải cũng như truyện Quan Âm Thị Kính đều có nội dung ca ngợi chữ hiếu và chữ nhân. Con cái báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính, sống có giới - định - tuệ. Nhân là độ thoát tất cả mọi loài, mọi chúng sanh, hướng dẫn tất cả mọi chúng sanh thoát khỏi vòng tội lỗi và mê lầm đến với giới hạnh và trí tuệ.
(Độc đáo tượng Quan Âm ở chùa Hương)
Phật Bà chùa Hương đã nhắc nhở mọi người lấy tâm đức, hiếu nghĩa làm trọng, lấy sự hy sinh quên mình đem lại hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Ngày nay, chùa Hương đã trở thành một sơn môn lớn quy tụ một hệ thống 18 các đền chùa hang động nằm ở 4 thôn của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Hình ảnh Bồ-tát Quan Âm hiện hữu khắp các địa danh của Thánh tích chùa Hương, với vô vàn các tôn tượng Quan Âm ở nhiều hình tướng: Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm Tống Tử, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Chuẩn Đề, Quan Âm Thập Nhất Diện, Diệu Thanh, Diệu Âm... Trong khu vực thắng tích này, có một nơi hiện giờ vẫn lưu truyền thờ phụng gia đình Bà Chúa Ba đó là động chùa Tiên Sơn - chùa Hương. Đặc biệt là tại động Hương Tích, nơi đây hiện tôn trí pho tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tọa sơn vô cùng giá trị.
(Phật bà chùa Hương)
Trong quần thể Hương Sơn, động Hương Tích là danh thắng nổi tiếng nhất với vẻ đẹp lộng lẫy kỳ vĩ chốn Bồng lai Tiên cảnh. Động được phát hiện vào thế kỷ XVI, đưa vào thờ Phật năm 1868. Cửa động bằng đá xanh đục từng phiến ghép từng viên gợi lên vẻ thâm nghiêm linh địa như hàm rồng khổng lồ, rộng và sâu hun hút.
Ngay cửa động nhìn lên vách trái có bút tích của Tĩnh vương Trịnh Sâm viết năm Canh Dần (1770) khi đi tuần thú Hương Sơn, với những chữ: “Nam thiên đệ nhất động”. Động Hương Tích như một cái hàm rồng rộng lớn, thênh thang, bên dưới, bên trên, bên phải, bên trái, đều cân đối nhau chằn chặn. Hòn thạch nhũ có tên là Đụn gạo, nằm ở chính giữa, gần lối cửa vào, giống như lưỡi trong miệng rồng. Trong lòng động, nhũ đá trên trần và cả nhũ đá mọc lên từ sàn động đều rất giống với sự vật hiện thực, tưởng như người xưa đã đem những thứ đó vào đây để thưởng ngoạn và cất giữ cho muôn đời con cháu. Đó là lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, trái bưởi, cây vàng, khánh đá, cà sa nhũ Phật… Lại còn có cả dòng sữa mẹ ngày đêm tí tách rơi nhỏ giọt, tặng người vãn cảnh: “Cảnh chùa cách một bước chân/ Trong mưa ngoài tạnh như ngăn nửa trời”.
Tòa Tam bảo trong động bày hệ thống tượng Phật như các ngôi chùa truyền thống Việt Nam. Mỗi pho tượng là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật độc đáo với chất liệu gỗ quý. Ở chính giữa tọa lạc pho tượng Đức Phật Bà Quan Thế Âm Bồ-tát, chất liệu bằng đá xanh. Tượng do võ quan Nguyễn Huy Nhật cho tạc vào thời Tây Sơn, năm Cảnh Thịnh thứ hai (1793) để cúng dàng. Thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì Quần thể chùa Hương cho biết, đây là một trong 32 hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm. Tượng có dáng người thon, mặt trái xoan-kim diện mãn nguyệt, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Tỳ-lư, sau lưng có hai lọn tóc buông xuống, y áo được tạo hình mềm mại sống động. Tòa ngồi là một bệ đá ma nhai. Chân trái đặt lên đóa sen nở, chân phải co lên, tư thế hai chân ngồi dáng ung dung tự tại. Tay phải cầm viên ngọc Như ý. Dưới chân là bông hoa sen, lá sen tỏa ra mềm mại như có gió lay động. Theo giới mỹ thuật nhận định: Đây là pho tượng bảo thạch thuần Việt, Bồ-tát tướng quý nhân hiếm thấy tại các Thánh tích Phật giáo nước ta. Pho tượng đẹp về phong cách mỹ thuật Phật giáo; linh thiêng mầu nhiệm nhất tại các động cổ Việt Nam.
Động Hương Tích là nơi trác tích tu hành của Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện, trong người dân Việt Nam. Nơi đâu chúng sinh mắc nạn, Bồ-tát Quan Âm Diệu Thiện ở chùa Hương cũng nhìn thấy, vươn tay ra để cứu độ. Cả triệu người hành hương về Hương Tích mỗi năm chính là minh chứng.
---------------
Bồ tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva) kinh Đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni… và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ tát. Ngài là vị Đại bi (trong kinh Pháp hoa) nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại trí (trong Bát-nhã Tâm kinh) liễu ngộ năm uẩn đều là không.
(Tượng Phật Quan Âm tại India, Nalanda)
Các kinh điển trên đều nói đến Bồ tát Quán Thế Âm với hình tướng nam tính, nam giới chứ không phải nữ giới. Bồ tát từ bi và trí tuệ. Ngài nghe hết tiếng kêu khổ, tiếng niệm danh hiệu Ngài, tiếng cầu xin Ngài để được như ý muốn, được cứu độ khỏi khổ đau, tai nạn…
Bồ-tát Quán Thế Âm hình ảnh phụ nữ, là mẹ, là Phật… dính dáng đến Mẹ mà rất nhiều văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… theo đó đều có các Thánh nữ. Đặc biệt, trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng có thờ thánh mẫu Tara gồm nhiều vị. Truyền thuyết cho rằng vị Tara được sinh ra từ nước mắt của Đức Quán Thế Âm; rằng trong kiếp xa xưa, mẹ Tara đã là một vị công chúa quyết tâm tu, quyết giữ hình hài nữ giới cho đến khi thành Phật. Xin nói thêm, Thánh nữ Tara còn được hiểu là hàng chục vị, có thể đến hơn một trăm vị, được phân biệt theo màu sắc của các tranh tượng. Tara màu xanh (Lục độ Tara) là vị tiêu biểu nhất.
Vì sao có 3 ngày vía Bồ Tát Quán Âm?
Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 đều theo âm lịch.
Nhưng đa phần chỉ biết suông là lễ vía Quán thế Âm thế thôi!
Thực ra trong Thiền môn nhật tụng cổ xưa đã ghi rõ:
Ngày 19/02 là vía Quán thế Âm Đản Sanh.
Ngày 19/06 là vía Quán thế Âm Thành Đạo.
Ngày 19/09 là vía Quán thế Âm Xuất Gia.
Mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho quý độc giả niềm tin chân chính và thành khẩn, luôn luôn tưởng niệm đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát để được giao cảm hằng thường với Bồ tát, dù tai họa đến đâu Hữu Cầu Tắc Ứng.
Hãy chánh tín, lời nói của Chư Phật không bao giờ hư dối.
Nếu muốn biết thực hành theo Bồ tát Quán Thế Âm thì chúng ta cùng nhau tham khảo bài yếu chỉ Phẩm Phổ Môn, phẩm thứ 25, kinh Diệu Pháp Liên Hoa của Thiền sư Thích Duy Lực:
PHẨM PHỒ MÔN:
Thứ Hai mươi Lăm.
Phổ môn là phổ biến thị hiện sức dụng thần thông của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Vô Tận Ý Bồ Tát hỏi Phật: "Quán Thế Âm Bồ Tát vì nhân duyên gì tên là Quán Thế Âm?"
Phật bảo: "Nếu có vô lượng chúng sanh chịu các khổ não, nhứt tâm xưng danh (nhứt tâm là chẳng có niệm nào khác) thì Bồ Tát Quán Thế Âm hiện ra, tất cả đều được giải thoát nên gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát độ thoát".
Thì vào lửa chẳng cháy, xuống nước chẳng chìm, dao chém chẳng đứt, thuốc độc chẳng giết được, ác quỉ chẳng hại được, lìa được tất cả tham sân si và tà kiến.
Năm thứ quán của Bồ tát Quán Thế Âm là gì?
1. Chân quán: là lập Chân để phá Vọng. Trước tiên phải xoay cái Tánh nghe trở về Tự tánh, thoát lìa âm thanh (sở nghe). Sở nghe đã tiêu thì Năng nghe cũng hết. Nên hai tướng động tịnh chẳng sanh, do đó sự dụng của lục căn (sáu giác quan) dung thông lẫn nhau gọi là nhĩ căn viên thông.
2. Thanh tịnh quán: Là dùng thanh tịnh để đối trị sự ô nhiễm của năng sở. Năng nghe Sở nghe đã hết mà chẳng trụ nơi hết. Luôn cả tri giải về sự chẳng trụ cũng không.
3. Từ quán: Là độ cho chúng sanh được vui mà chẳng có năng độ gọi là Vô Duyên Từ.
4. Bi quán: Là độ cho chúng sanh lìa khổ mà chẳng có sở độ gọi là Đồng Thể Bi.
Khi Từ Bi thể hiện thì Ngã chấp (cái Tôi ích kỷ) đều sạch. Tình cảm thương mến phát huy đến cùng tột, cũng như ánh sáng chiếu khắp mọi chúng sanh trong pháp giới vũ trụ, chẳng có thiếu sót. Như vậy được Hòa Quang Đồng Một (Nhiều đèn cùng chung một ánh sáng) Nên năng - sở đều diệt.
5. Quảng đại trí huệ quán: Là trí huệ chiếu khắp pháp giới, quảng đại siêu việt số lượng. Tất cả năng sở, sinh diệt đều diệt thì tịch diệt hiện tiền, đây là thực tướng vĩnh viễn tồn tại cũng như phẩm Phương Tiện đã nói : "Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng" vậy.
"Quán Âm Diệu Trí Lực,
Năng cứu thế gian khổ"
Là nghĩa này vậy.
(Trích Yếu chỉ Kinh Pháp Hoa của Thiền sư Thích Duy Lực)
Bồ tát Quán Âm tại Việt Nam:
Phẩm Phổ Môn, nếu có ai kêu cứu, cần hiện ra thân gì để cứu độ thì Quan Âm Bồ tát hiện ra thân đó như: thân quốc vương, thân tể tướng, thân nhi đồng, thân phụ nữ...” (phẩm Phổ Môn).
Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải (Diệu Thiện) thị hiện:
Tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền phổ biến trong dân gian Việt Nam từ xưa qua nghệ thuật hát chèo, truyện thơ và gần đây nhất là truyện văn xuôi. Theo tác giả Nguyễn Lang, sách "Việt Nam Phật giáo sử luận", tập II, “Truyện thơ Quan Âm Thị Kính (bản Nôm) chưa biết trong thời gian nào. Bản Việt ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911, gồm 788 câu lục bát và một lá thư Kính Tâm viết cho cha mẹ bằng văn biền ngẫu”.
Truyện Quan Âm Thị Kính Cao Ly (Triều Tiên): “Thị Kính là con gái của nhà họ Mãng, quận Lũng Tài, thành Đại Bang, nước Cao Ly”. Tuy vậy, bối cảnh của câu chuyện Quan Âm Thị Kính liên quan mật thiết đến một ngôi chùa cổ ở miền Bắc nước ta, Pháp Vân tự (chùa Dâu, Bắc Ninh). Và Phật Bà chùa Dâu được xem là Phật Bà Quan Âm Thị Kính, “Xem trong cõi nước Nam ta/Chùa Vân có Đức Phật Bà Quan Âm”.
Quan Âm Thị Kính bồng con trên tay, rất gần gũi và tương đồng với Quan Âm đồng tử và Quan Âm tống tử. Theo các nhà nghiên cứu, tượng Quan Âm tay ôm đồng tử xuất hiện trong lịch sử tại Việt Nam vào thế kỷ thứ XVII trở nên nổi tiếng vào thế kỷ thứ XVIII, hiện nay vẫn còn bảo lưu tại nhiều chùa.
Truyện thơ Quan Âm Nam Hải gồm 1.426 câu, lưu truyền trong dân gian trước cả Quan Âm Thị Kính. Theo Nguyễn Lang, Quan Âm Nam Hải từ vị Tăng đời Nguyên. Được truyền từ khoảng cuối thế kỷ XIV hay XV. Bản Nôm cổ nhất Quan Âm Nam Hải chưa biết được khắc vào thời đại nào. Bản Việt ngữ Quan Âm diễn ca của Huỳnh Tịnh Của, ấn hành năm 1897.
Quan Âm Nam Hải vốn là Diệu Thiện, công chúa thứ ba (về sau gọi bà Chúa Ba) con vua Diệu Trang (Subhavyùha) ở nước Hưng Lâm (thuộc Ấn Độ). Nàng từ bỏ cuộc sống xa hoa của cung đình, vượt qua mọi ngăn trở của vua cha, cương quyết vượt biển đến động Hương Tích (chùa Hương ngày nay) tu hành và chứng quả tại đây. Sau khi đắc đạo, công chúa Diệu Thiện biến thành Quan Âm nghìn mắt nghìn đầu nghìn tay cứu độ hoàng tộc và muôn dân.
Tượng Quan Âm Nam Hải xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVI. “Trong một văn bia đời nhà Mạc năm 1578, học giả nổi tiếng đương thời là Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết Diệu Thiện được tôn thờ tại chùa Cao Dương. Văn bia còn ghi Diệu Thiện giáo lý từ bi trong đạo Phật. Quan Thế Âm nghìn tay nghìn đầu nghìn mắt liên hệ với sự thực tập trì chú Đại Bi, trong các chùa viện Phật giáo”.
(Tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn đầu nghìn mắt)
Quan Âm Nam Hải, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính đều có lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa. Rất phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại chùa viện nước ta hiện nay rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát.
(Avalokitesvara, Quán Âm Diệu Trí Lực, Năng cứu thế gian khổ)
Tượng thờ Quan Âm Nam Hải ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVI. Trong một văn bia đời nhà Mạc năm 1578, học giả nổi tiếng đương thời là Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết tượng Diệu Thiện được tôn thờ tại chùa Cao Dương.
(Pho tượng cổ Quan Thế Âm chùa Hương, Hà Nội)
---------------
Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca
Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca is a Nôm poem that includes 1,424 sentences of 6-8 verses, believed to be written by Chân Nguyên (1647-1726) to tell about the myth of “Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát” (Avalokiteśvara in English or Guānshìyīn in Chinese). This poem is one of many different literary works composed by Vietnamese writers and monks based on different stories of Avalokiteśvara written in China. The story is about Princess Diệu Thiện, who overcomes all the obstacles and disapproval from her father in order to pursue her goal to learn Dharma. She then becomes a Bodhisattva and goes back to heal her father and rescue her people from suffering. Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca is believed to be written by Chân Nguyên (1647-1726, real name is Nguyễn Nghiêm, grown up name is Đình Lân, official monk name is Chân Nguyên). He was born in Tiền Liệt village, Thanh Hà district, Hải Dương province. At age 19, he became a monk under the name Tuệ Tăng at Hoa Yên temple (Yên Tử Mountain, Quảng Ninh province). After the temple’s Supreme Monk passed away, he went to Vĩnh Phúc Temple (Bắc Ninh province) to continue his study of Buddhism. At this temple, he took another name Chân Nguyên. After finishing all courses and procedures, he became Supreme Monk at two temples: Long Động and Quỳnh Lâm (Quảng Ninh province). He was recognized and consulted by Lê Emperors for his wisdom and knowledge of Buddhism.
Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca là một bài thơ Nôm viết theo thể lục bát bao gồm 1.424 câu kể về huyền thoại của "Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát". Bài thơ là một trong nhiều tác phẩm văn học được viết bởi một số nhà văn và nhà tu hành dựa trên những câu chuyện khác nhau viết về Quán Thế Âm có xuất xứ từ Trung Quốc. Câu chuyện kể về công chúa Diệu Thiện, người đã vượt qua tất cả những khó khăn, trở ngại, bất chấp sự phản đối của vua cha để kiên trì theo đuổi con đường tu hành. Sau một thời gian dài đi tu, công chúa được lên Niết Bàn trở thành Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, quay lại trị bệnh cho cha và cứu độ chúng sinh. Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca được cho là viết bởi hòa thượng Chân Nguyên (1647-1726, tên thật là Nguyễn Nghiêm, tự là Đình Lân, pháp danh là Chân Nguyên). Ông sinh ra ở làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. 19 tuổi, ông xuống tóc đi tu ở chùa Hoa Yên (Yên Tử Sơn, tỉnh Quảng Ninh) lấy pháp danh là Tuệ Tăng. Sau khi Hòa thượng trụ trì ngôi chùa này qua đời, ông đến tu ở chùa Vĩnh Phúc (tỉnh Bắc Ninh) và tiếp tục nghiên cứu về Phật giáo. Tại ngôi chùa này, ông đổi pháp danh của mình thành Chân Nguyên. Sau khi được tâm ấn, Sư thọ giới Tỳ-kheo (Tỉ-khâu). Một năm sau, Sư lập đàn thỉnh ba đức Phật (Thích-ca, A-di-đà, Di-lặc) chứng đàn, thọ giới Bồ-tát và đốt hai ngón tay nguyện hành hạnh Bồ-tát. Về sau, Sư được truyền thừa y bát của thiền phái Trúc Lâm, làm Trụ trì chùa Long Động (tức chùa Lân, nay là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử) và chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh), là hai ngôi chùa lớn của phái. Sau này ông thường được các vua Lê tham vấn về Phật pháp.
---------------
Đối với các dân tộc Á châu, không ai là chưa từng nghe đến đức Bồ Tát Quán Thế Âm.
Bồ Tát Quan Thế Âm:
Theo huyền sử thì Diệu Thiện là con gái thứ ba của vua Diệu Trang, một tiểu quốc cận biên Ấn Độ; không vâng lời vua theo gương hai người chị là Diệu Âm và Diệu Thanh lập gia thất mà muốn xuất gia quy Phật; sau nhiều lần cản ngăn và trừng phạt không thành, vua thuận cho Diệu Thiện vào chùa, nhưng mật cho các sư ni hành hạ cho Diệu Thiện nản chí mà quay về. Ni trưởng chùa Bạch Tước báo cáo về triều là công chúa Diệu Thiện vẫn cam chịu được mọi khó nhọc, một lòng quyết chú tu hành, nổi giận, vua sai đốt chùa, bắt công chúa về lại triều rồi xử trảm. Nhiều hình phạt đều bất thành vì được Ngọc Đế sai Thần hoàng bổn cảnh hóa thân cọp cỏng nàng chạy để bảo vệ nàng. Trong lúc hồn liền khỏi xác, được Diêm vương đưa nàng đi thăm các cửa ngục hành hình tội nhân. Do uy lực của Diệu Thiện mà các tội nhân được siêu thoát; Diêm vương được lệnh nghinh tiển hồn Diệu Thiện trở lại dương thế. Tỉnh lại, Diệu Thiện hoang mang không biết đi về đâu, thì được đức Phật khuyên hãy đến núi Phổ Đà ở cù lao Hương đảo Nam Hải tiếp tục tu luyện. Sau 9 năm, Ngài đắc đạo, Hồng danh là Quan Âm Nam Hải.
Những lợi ích khi niệm Quán Thế Âm Bồ tát:
Ngài đã cứu vớt bao chúng sanh lâm nạn kêu cứu đến Ngài. Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn:
Bấy giờ trong Pháp Hội, Bồ Tát Vô Tận Ý, Từ tòa ngồi đứng dậy Chắp tay nhìn Đức Phật Mà cung kính bạch rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn Bồ Tát Quán Thế Âm, vì bởi nhân duyên gì tên là Quán Thế Âm?
Đức Phật liền chỉ bảo Bồ Tát Vô Tận Ý: Này các Thiện Nam Tử! Nếu có vô lượng trăm, nghìn, muôn, ức chúng sanh phải chịu mọi khổ não mà được nghe danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm liền dốc lòng niệm tên Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì Ngài Quán xét giọng tiếng của người ấy liền được khỏi khổ não. Nếu được trì tên hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm dù vào trong lửa lớn lửa không thể cháy được là nhờ sức uy thần của Bồ Tát Quan Âm. Nếu bị nước lớn trôi mà niệm tên Bồ Tát liền được vào chỗ cạn. Nếu lại có chúng sinh hàng trăm nghìn muôn ức vì tìm cầu vàng bạc ngọc mã não, trân châu San hô cùng hổ phách và các thứ ngọc báu, phải vào trong bể lớn. Giả sử bị mây mù gió dữ thổi thuyền bè giạt vào nước La Sát. Ở trong đám người đó dù chỉ có một người dốc lòng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm những người trong thuyền ấy đều liền được giải thoát…
Bấy giờ đức Phật bảo Bồ Tát Vô Tận Ý nếu có các chúng sanh ở trong các cõi nước phải dùng thân chư Phật mới độ được người ấy Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện ra thân Phật…
Này Ông Vô Tận Ý, Bồ Tát Quán Thế Âm thành tựu các công đức đầy đủ như thế, Ngài dùng mọi thân hình dạo đi khắp các nước để độ thoát chúng sanh.
Bồ Tát Quán Âm đối với các chúng sanh Ở trong chốn tai nạn nguy cấp và sợ hãi Ngài đều hay ban cho những điều không lo sợ, cho nên cõi Ta Bà mọi người đều gọi Ngài Là bậc Thí Vô Úy…
Người Phật tử mỗi khi quỳ trước tôn tượng, thành kính thắp nhang lễ bái trước Bồ Tát mỗi sáng và tối mỗi ngày đều được che chở.
Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát:
Do hạnh nguyện đó mà những thương nhân Ấn ngày xưa thường thờ Ngài trong các thương thuyền, nạn nhân tù tội, những nạn nhân biển cả, các nạn nhân trên bờ, hay dưới nước đều thành tâm khẩn cầu và tôn kính thờ phượng Ngài. Chính vì nguyên nhân nầy mà các quốc gia châu Á đều tôn kính tạo tượng thờ phượng trong chùa hoặc ngoài sân. Không một ngôi chùa người Việt nào mà không có bóng dáng đức Quán thế Âm với bạch y, tay cầm nhành dương và bình cam lồ, mắt nhìn xuống dương thế với khuôn diện nhân ái và tấm lòng thanh thoát.
===============
Sự tích đức Quán Thế Âm Diệu Thiện Công Chúa:
(Bồ Tát Quán Thế Âm Nam Hải)Nam mô đại từ đại bi quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma ha tát.
Namah Avalokitesvara Bodhisattva Mahasattva Maha Karunikaya Tadyatha
Cuốn sách được dịch và chép tay lại từ 1 cuốn sách cổ rất lâu rồi:
Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca:
Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca tai lien ket 1
Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca tai lien ket 2
Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca tai lien ket 3
https://app.box.com/s/gvr7e923ucerduip7o1rirbzrg5s50sq
https://www.dropbox.com/s/a53vb1ox5q7x6mv/Nam%20H%E1%BA%A3i%20Quan%20%C3%82m%20Ph%E1%BA%ADt%20S%E1%BB%B1%20T%C3%ADch%20Ca_777.pdf?dl=0
https://biblebookshomeblog.files.wordpress.com/2020/07/nam-hai-quan-am-phat-su-ca_777.pdf
-----------------------
Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn:
The śūraṃgama mantra, Thu Lang Nghiem Chu, The Shurangama Mantra, Shurangama Mantra, 楞嚴咒, Chu Dai Phat Danh Thu Lang Nghiem, Chú Lăng Nghiêm, Chu Thu Lang Nghiem.Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn lien ket 1
Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn lien ket 2
Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn lien ket 3
Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn lien ket 4
Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn lien ket 5
Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn lien ket 6
Download The śūraṃgama mantra link 1
Download 楞嚴咒 link 2
Download The Shurangama Mantra link 3
Download 大佛頂首楞嚴神呪
Download 楞嚴呪
首楞嚴呪
Shortlinks:
https://tinyurl.com/chulangnghiem
https://bit.ly/thulangnghiem
http://tinyurl.com/suramgama
http://tinyurl.com/suramgamamantra
http://bit.ly/suramgamamantra
http://bit.ly/suramgama
http://tinyurl.com/shurangamamantra
https://tinyurl.com/lenyen
https://bit.ly/shurangama
https://bit.ly/lenyan
https://biblebookshomeblog.files.wordpress.com/2020/06/the_shurangama_mantra_meaning_____84000.pdf
Hoc Thuoc Chu Dai Bi tiếng Phạn:
Sanskrit Maha Karunikaya Mantra
大悲咒梵漢對照
Sanskrit Maha Karunika citta Dharani
大悲咒 [ 儿童合唱 ]
https://youTube.com/watch?v=t_1qM6yl6S0
https://youTube.com/watch?v=WsGVwVK21ks
https://youTube.com/watch?v=73xixTaAQkk
Dia Nguc Du Lam Ky:
Dia Nguc Du Lam Ky p1:
http://youtu.be/_IWnV-g5QNADia Nguc Du Lam Ky p2:
http://youtu.be/oAJYp8tI8UQ
Luan Hoi Du Lam Ky:
http://youtu.be/7dVJdgY8pHUNhan Gian Du Lam Ky:
http://youtu.be/bfDNtCtvAbMDownload Thien Duong Du Ky:
https://app.box.com/s/x0lvlevmp3hpwnx32l5bse3n19wkr6kjDownload Luan Hoi Du Ky
http://bit.ly/luanhoidukyDownload Tay Phuong Du Ky
http://bit.ly/tayphuongdukyDownload Nhan Gian Du Ky
http://bit.ly/nhangiandukyDownload Dia Nguc Du Ky
http://bit.ly/diangucdukyThien Duong Du Ky:
https://sites.google.com/site/cothuoc/thiendangduky.pdfPhân phát miễn phí!
https://app.box.com/s/qovyooo832mziyy29y9s9ole98vpbp4t
Free distribution!
---------------
Sự Tích Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật:
Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sanh chìm đắm trong biển khổ sanh tử. Vì chúng sanh vô lượng vô biên nên chư Phật cũng thị hiện vô số, tùy theo nghiệp lực, căn tánh của chúng sanh mà các Ngài kiến tạo quốc độ và lập đại nguyện để giáo hóa, đưa chúng sanh thoát khỏi phiền não khổ đau, có đời sống an lạc tự tại. Đức Phật Dược Sư là 1 trong vô số chư Phật có quốc độ và hạnh nguyện riêng của mình.
Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.
Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc, cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sanh.
Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sanh, cứu độ chúng sanh ra khỏi sanh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.
Cũng như các Đức Phật trong mười phương, Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.
12 đại nguyện của Đức Dược Sư Như Lai
1. Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như Ta.
2. Nguyện khi Ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.
3. Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.
4. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa.
5. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo.
6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan
7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mà nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.
8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dể thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.
9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.
10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻ v.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.
11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.
12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.
Trì tụng và thờ cúng
Tranh tượng của Phật Dược sư hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên mặt Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của Ngài, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp và Thiên vương.
Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.
Về công phu trì niệm hồng danh Đức Dược Sư, mặc dù Ngài có nhiều danh hiệu nhưng trì niệm hồng danh thường là Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật hay Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Theo sách Dược Sư kinh sám (HT.Trí Quang dịch), phần Niệm Phật ghi rõ niệm Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Các hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm. Cũng vậy, khi tu tập pháp môn Dược Sư, hành giả niệm danh hiệu Phật Dược Sư cũng phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Có thể niệm thầm, niệm ra tiếng, lần tràng hạt v.v… và niệm cho đến nhất tâm giống như các phương thức niệm Phật A Di Đà.
Về ý nghĩa Thánh hiệu: Dược sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bịnh, ánh sáng như ngọc lưu ly (HT.Trí Quang, sđd, tr.203). Đức Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sanh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sanh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.
Về công năng của việc trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, có thể nói là không thể nghĩ bàn. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, đại dụng của danh hiệu Phật Dược Sư, điển hình có năm vấn đề sau:
Diệt sự tham lam mà phát tâm bố thí: Nhờ trì niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà mở rộng tấm lòng, không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí.
Diệt sự phạm tội mà được sự giữ giới: Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.
Diệt sự ganh ghét mà được sự giải thoát: Do nghiệp lực ganh ghét, đố kỵ người khác nên chịu quả báo hèn hạ, thống khổ. Niệm Phật Dược Sư sẽ khiến cho hành giả phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.
Diệt sự hại nhau mà được sự thương nhau: Những ý niệm oán kết, thù hận dẫn đến hành động tiêu diệt lẫn nhau, nhờ niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà được hóa giải. Không những không còn làm hại nhau mà còn hiểu biết, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau.
Được sanh Cực lạc hay các sự chuyển sanh khác: Đối với những hành giả phát tâm niệm Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Cực lạc thì niệm Phật Dược Sư là một sự trợ duyên rất quan trọng. Chư Phật, các Đại Bồ tát trong pháp hội Dược Sư luôn trợ hóa cùng Phật A Di Đà, tiếp dẫn chúng sanh về Cực lạc. Ngoài ra, nhờ công đức tu tập Thánh hiệu Phật Dược Sư mà hành giả được đầy đủ phước báo, sanh về các thế giới an lành.
Ngoài ra, nhờ năng lực bổn nguyện của Phật Dược Sư, những chúng sanh thọ trì danh hiệu Ngài được tiêu trừ tất cả bệnh khổ và thành tựu mọi sở nguyện, sở cầu.
Bảy tôn tướng của Đức Dược Sư Như Lai
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ. Thông thường, “chúng sinh” là chỉ cho bất cứ sinh thể nào cảm nhận được cảm giác (có cảm thọ) – dễ chịu, khó chịu và trung tính. Như thế, chúng ta là những chúng sinh, và các loài sinh vật khác cũng là những chúng sinh; nhưng nhà cửa và cây cỏ thì không phải là chúng sinh bởi vì chúng không có cảm giác.
Có hai loại chúng sinh: hàm thức và giác ngộ. Một chúng sinh hàm thức, hay là một sinh thể đang sống, là chúng sinh mà tâm của nó đang bị bóng tối vô minh bao phủ. Một chúng sinh giác ngộ là một chúng sinh đã hoàn toàn thoát khỏi bóng tối của vô minh.
Cũng như các loài hàm thức có nhiều khía cạnh sai biệt, các vị đã giác ngộ cũng thế. Các vị đã giác ngộ biến hóa ra vô số hình thức sai khác để lợi lạc muôn loài sinh linh. Có khi họ xuất hiện dưới dạng những thiên thần, có khi như loài người, đôi khi lại như những loài phi nhân. Có khi họ xuất hiện như những vị Tỳ kheo, có khi lại như những vị ngoại đạo sư, có khi như một người điên hoặc xấu ác, và thậm chí có khi như những vật thể vô tri giác. Các hóa thân của những đấng giác ngộ biến mãn khắp các thế giới, nhưng vì tâm chúng ta bị bao phủ bởi vô minh nên chúng ta không nhận ra được.
Đức Phật Dược sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố - tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.
Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tượng. Có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Đức Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện (ứng thân), danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Sự tích Đức Phật Thích Ca kể chuyện Đức Phật Dược sư
Một thuở nọ, đức Thế Tôn đang trú tại thành Tỳ-xá-li với 36 ngàn vị Đệ tử Bồ tát. Lúc bấy giờ, ngài Văn thù hiện thân là một vị đệ tử ở địa vị tu Bồ tát đạo. Với lòng từ bi của mình, bồ tát Văn thù nhận thấy rằng, trong tương lai, Phật pháp sẽ suy giảm, và chúng sinh ở thế giới này sẽ rất khó tu học giáo pháp thanh tịnh cũng như chứng đạt các loại trí huệ thanh tịnh. Ngài hiểu rằng sẽ rất khó khăn cho những chúng sinh này để điều phục được tâm, và như thế, họ sẽ thuận theo tâm tánh mà làm các việc xấu ác như giết hại, trộm cắp, chấp thủ tà kiến. Kết quả là họ sẽ nhận lấy những bệnh tật khủng khiếp và những nỗi đau tinh thần không sao chịu nổi. Thế gian sẽ tràn ngập chướng ngại, hiểm nguy và nghịch duyên. Cảm thấy những khổ đau này khó có thể chịu nối, Văn thù bạch Phật:
Trong tương lai, khi giáo pháp của ngài và sự tu tập các thiện pháp khác suy giảm; khi nhân loại trong thế giới này cạn kiệt về tinh thần; khi sự tham ái, sân hận và si mê của chúng mạnh mẽ và khó chế ngự đến độ chúng phải hứng chịu những khổ đau liên tục về mặt vật lý cũng như tâm lý, những nỗi sợ hãi, những mối nguy hại, và đặc biệt là nhiều bệnh tật không thể trị liệu; ai sẽ là người làm cho chúng vơi đi những đau khổ này và bảo vệ chúng khỏi những nguy hại? Ai sẽ giúp đỡ chúng chiến thắng ba thứ độc tố tinh thần?
Để trả lời cho câu hỏi của bồ tát Văn thù, đức Phật đã giảng kinh Tám ngàn kệ tụng chủ yếu trình bày những giáo huấn về đức Phật Dược sư (Sutra of Eight Thousand Verses Principally Revealing the Instructions on Medicine Buddha). Nhiều chúng sinh đã nghe được giáo pháp này. Ngoài ra còn có ba mươi sáu ngàn Đệ tử Bồ tát thế gian, hàng triệu Đệ tử Bồ tát khác từ nhiều cõi Tịnh độ cùng với những chúng sinh từ các cõi khác như Rồng, 12 đại tướng Dạ-xoa. Trước hội chúng gồm các vị Đệ tử, đức Phật giảng giải những gì liên quan đến đức Phật Dược sư - những phẩm hạnh siêu tuyệt của ngài, tịnh độ của ngài, và làm thế nào, trong tương lai, bằng việc tín phụng đức Phật này và chỉ cần nghe danh hiệu của ngài mà chúng sinh có thể khỏi được những bệnh tật trầm kha về tâm hồn và thể xác, đặc biệt là căn bệnh si mê. Ngài cũng dạy làm cách nào để tương thông với đức Phật này, lợi ích của sự tín phụng ngài, và làm sao để thực hành những giáo huấn của đức Phật Dược sư.
Trong khi đức Phật giảng giải nghĩa lý này, bằng tha tâm thông, bồ tát Văn thù đã nhận thấy nhiều người và trời trong thính chúng đang khởi lên những nghi hoặc, hoang mang đối với lời dạy của đức Phật về sự hiện hữu của đức Phật Dược sư. Vì thế, ngài lại rời chỗ ngồi đứng lên cung kính nhiễu quanh đức Phật ba vòng, đảnh lễ dưới chân ba lần, xong rồi quỳ gối trái xuống đất theo truyền thống và thưa với đức Phật:
Để trừ mối nghi hoặc trong tâm của các đệ tử, kính mong đức Thế Tôn chỉ rõ đức Phật kia tồn tại như thế nào, ngài đang hiện diện ở đâu và công hạnh của ngài như thế nào.
Đức Phật liền nhập vào đại định, từ ngực ngài hóa hiện vô số tia sáng mời bảy đức Phật Dược sư đến thành Tỳ-xá-li để mọi người có thể nhìn thấy. Đức Dược sư đã đến với hai vị đại đệ tử - Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu – cùng với hội chúng đông đảo gồm hàng ngàn vị đệ tử khác nữa. Sáu đức Phật Dược sư còn lại cũng đến cùng với hội chúng của mình. Mọi người khi ấy nhìn thấy rõ ràng bảy đức Phật Dược sư cùng với hội chúng của các ngài, mối nghi ngờ của họ lập tức tan biến. Đức Thế Tôn giới thiệu từng đức Phật, như nói: “Đây là đức Phật Dược sư. Ngài đến từ cõi Tịnh độ phía đông có tên gọi là Lưu ly. Cõi nước của đức Phật này là bản tánh của trí tuệ với ánh sáng của ngọc lưu ly. Toàn mặt đất của cõi ấy được trang nghiêm bởi ánh sáng của vị Phật này”, và những lời tương tự như vậy.
Thế rồi, đức Phật dạy về cách thức tụng thần chú cho chính bản thân và người khác, cho người bệnh và người sắp chết… và cách thức thực hành nhiều nghi thức chữa trị khác. Mọi người hoan hỉ và phát khởi đức tin bất hoại. Nghe xong bài pháp này, bảy triệu thần Dạ-xoa đã đạt được chánh kiến đối với chân lý cao tột và phát nguyện hộ trì những ai tin nhận pháp môn tu tập của đức Phật Dược sư. Mười hai đại thần tướng Dạ-xoa đã được thọ ký quả vị Chánh giác, và đã được liệt vào số 51 thiên thần trong mạn đà la của đức Phật Dược sư.
Thực hành theo đức Phật Dược sư là một pháp môn rất hiệu nghiệm để trị liệu cho bản thân và những người khác, và để chiến thắng những căn bệnh trong tâm như tham trước, sân hận và si mê. Nếu chúng ta tín phụng đức Phật Dược sư với đức tin thanh tịnh thì nhất định chúng ta sẽ nhận được hạnh phúc từ những thành tựu này.
---------------
http://tinyurl.com/suramgamamantra
http://bit.ly/suramgamamantra
http://bit.ly/suramgama
http://tinyurl.com/shurangamamantra
https://tinyurl.com/lenyen
Kinh Lang Gia Tam Am (Sanskrit Devanagari Scriptures “The Lankawatara Sutram”)
https://1drv.ms/b/s!AlDBX_LhG5gJdmeL-eiwEFf65qM
Phân phát miễn phí!
https://app.box.com/s/qovyooo832mziyy29y9s9ole98vpbp4t
Free distribution!
Download Thien Duong Du Lam Ky:
https://app.box.com/s/41ohl7oza3kp22ngc8o22rvzgzz5z74r
https://www.dropbox.com/s/25pi7bj3648ezlc/thiendangduky.pdf?dl=0
Download The Journey to The Heaven Book:
https://app.box.com/s/fnylsthmc8u2acxw10ccda2fmrlh8uq0
https://www.dropbox.com/s/mhtesksgcwfvhqs/ThienDuongDuKy_219sactroi7.pdf?dl=0
Download:
台中圣堂
天人合一著书劝世济佛导游杨生采着
天堂游记
download printable text here:
天堂游记
下载程序
天堂游记
https://app.box.com/s/qpel1n75q1s7m1jxu3cl2r4wljwn91zj
https://biblebook.home.blog/2019/11/13/天堂游记/
Luan Hoi Du Ky
畜道輪迴記
下载程序
https://1drv.ms/b/s!AlDBX_LhG5gJeKPp0CtyGTJfidc
https://app.box.com/s/p6th3ix95n2o871tie0nt9izdgvcuwjf
人间游记
圣贤堂着
download printable copy
人间游记
下载程序
https://app.box.com/s/zmq29sdkbwkh34yrsunqrfn7y2g0g7es
天界传真
download printable copy
天界传真
下载程序
https://app.box.com/s/0qcelx0c7fqltsz05frpz420owfiti3m
洪慈普度救劫真经
玉皇大天尊玄灵高上帝诏曰
朕居金阙 燮理权衡 痌瘝在抱 眷顾苍生
时逢叔季 道德丧倾 颓风挽转 请阐真经
彭生发愿 意颇虔诚 恭承帝命 业业竞竞
老母亲著 驾落瑶京 免人校正 急要刊行
内阁中书徐
天运丙午年七月初一日
download printable copy
洪慈普度救劫真经
下载程序
https://app.box.com/s/3qpq3abjvjvlu9mx33t607320iegnrhj
修道指南
主席 文衡圣帝 关 序
中华民国六十一年岁次壬子六月十五日
五教主厘定修道指南座谈会
download printable copy here
修道指南
下载程序
https://app.box.com/s/bibst2c8tv6yymlspa7wixru3cv8x1m6
地狱游记
玉诏
本堂主席关登台
download printable copy here:
地狱游记
玉诏
下载程序
https://app.box.com/s/jhnbuj617lt95rwmotyx6sk02i53oq8d
關尹子文始真經
關尹子文始真經
宇者,道也。
https://biblebook.home.blog/2019/11/13/關尹子文始真經/
https://biblebook.home.blog/2019/11/13/周易参同契/
https://biblebook.home.blog/2019/11/13/證道歌-永嘉真覺大師/
Nhược nhân dục liễu tri.
Tam thế nhất thiết Phật.
Ưng quán pháp giới tánh.
Nhất thiết duy tâm tạo.
The ancient fairy Buddhism religion: The very most important doctrine sutra in the world nowadays. It is in the simplified Chinese language. Its links to the original listenable version are followed:
_ tian tang you ji 天堂遊記
The Primal Ancient Ancestors Angels Fairies Gods Chaos Religion Teaching:
tian tang you ji 天堂遊記
https://m.youtube.com/watch?v=oTlhfrZhOl0
Day by day, as time ‘s gone by and the wised wisdom dharma has to be recovered and refreshes again like here please: This buddhist sutra is very important all the way. Download Thien Duong Du Ky at Dropbox:
https://www.dropbox.com/s/x1nw8lp33w7wysz/thiendangduky.pdf?dl=0
台中圣堂 天人合一著书劝世济佛导游杨生采着 天堂游记
https://kinhsach.wordpress.com/2021/10/23/the-journeys-to-the-greatest-heaven-places--thien-duong-du-ky--天堂游记-part-1/
https://kinhsach.wordpress.com/2021/10/23/the-journeys-to-the-greatest-heaven-places--thien-duong-du-ky--天堂游记-part-2/
https://kinhsach.wordpress.com/2019/02/23/kinh-sach/
https://biblebooks.home.blog/2020/11/28/the-journeys-to-the-hades-hell-places-book-地狱游记/
https://www.dropbox.com/s/mkobns154une1re/DIANGUCDUKY_fin.pdf?dl=0
http://bit.ly/luanhoiduky
http://bit.ly/nhangianduky
https://www.dropbox.com/s/x1nw8lp33w7wysz/thiendangduky.pdf?dl=0
thien duong du ky:
https://app.box.com/s/x0lvlevmp3hpwnx32l5bse3n19wkr6kj
https://biblebooks.home.blog/2019/11/12/dai-phat-danh-thu-lang-nghiem-than-chu-_-the-shurangama-mantra-surangama-mantra/
https://kinhsach.wordpress.com/download-the-sutras/
http://bit.ly/thatchonnhanqua
https://kinhsach.wordpress.com/2019/02/23/kinh-sach/
dia nguc du ky:
https://www.dropbox.com/s/mkobns154une1re/DIANGUCDUKY_fin.pdf?dl=0
https://app.box.com/s/k9e7vlq2cgc3szk3s8xk0psnob62wnfy
chu dai bi:
http://biblebooks.home.blog/2019/12/30/the-great-compassion-dharani-mantra-sound-listening/
Dia Nguc Du Lam Ky:
Dia Nguc Du Lam Ky p1:
http://youtu.be/_IWnV-g5QNA
Dia Nguc Du Lam Ky p2:
http://youtu.be/oAJYp8tI8UQ
Luan Hoi Du Lam Ky:
http://youtu.be/7dVJdgY8pHU
https://youtu.be/7dVJdgY8pHU
Nhan Gian Du Lam Ky:
http://youtu.be/bfDNtCtvAbM
Download Sach Thien Duong Du Ky:
https://app.box.com/s/x0lvlevmp3hpwnx32l5bse3n19wkr6kj
Download Sach Luan Hoi Du Ky
http://bit.ly/luanhoiduky
Download Sach Nhan Gian Du Ky
http://bit.ly/nhangianduky
Download Sach Dia Nguc Du Ky
http://bit.ly/diangucduky
Free distribution! All should read about this.
Nam mo Amitabha Buddha.
Namah Qwan shir yin pu sa. Qwan yin 've just been caring for the whole publicity and never for the sound but the humane is ok and nice generous, and without any suspicious, doubt, or official legal legacy limitations just even a little bit. Thanks qwan yin with our best gratitude again and again the greatest pu sa... cheers and bye....
And this is my own teaching rite now hi hi hi please try to understand everything, words and spelling like ur own ways those are the best suit, comfortable for u and beneficent to the whole community here and now please... So many Cheers... Thank you everybody anyway and cheering again and again...
... Xie xie .... Many jokes today... Hi hi