Wednesday, July 21, 2021

MỘT PHÉP TU DỄ DÀNG MÀ CÔNG HIỆU

MỘT PHÉP TU DỄ DÀNG MÀ CÔNG HIỆU


MỘT PHÉP TU DỄ DÀNG MÀ CÔNG HIỆU
MOT PHEP TU DE DANG MA CONG HIEU

Hello everyone!

Welcome to our webpage

Translate this page in your preferred language:

You can translate the content of this page by selecting a language in the select box (The translation is not very exactly because of the automatic machine limitation).



Tôn Giáo dạy cho con người biết “phép tu” để sửa mình, theo đường chánh, lánh đường tà, bỏ nẻo tối theo đường sáng, hầu tự tạo hạnh phúc cho bản thân mình.


Người thuở xưa, hồi đời Thượng Nguơn, Các vị Thánh Nhơn đời Thượng Cổ như vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Phục Hy, Thần Nông, v,v.. các Ngài tìm đạo ở đâu? tìm “phép tu” cách nào?

Có lẽ các Ngài không tìm Đạo ở ngoài thân, mà tìm Đạo ở trong thân rồi tự phát minh ra cái “phép tu thân” để trở nên Nhơn Hiền Thánh Triết.

Suy nghĩ cho thật kỹ, chúng ta thấy Tôn-giáo nào cũng dạy “phép tu thân” nghĩa là phép sửa mình cho ra chơn chánh, ngay thật, Thánh thiện. Theo phép tu đó mỗi người tín đồ phải tự sửa lấy mình. Luật lệ Tôn Giáo đem áp dụng vào bản thân, con người phải tự ban sự an vui hạnh phúc cho chính mình. 

Nói cho chánh lý, cái chánh đạo là phải tự tu, tự sửa, tự đạt.....

Hiện nay, nguồn Giáo Lý trực tiếp rất dồi dào phong phú.

“Phép tu” tức là cái phép sửa mình, đem thực hành nơi bản thân hầu đạt được kết quả tốt đẹp trên đường tu luyện.

Thật sự Tiên Phật chỉ muốn dạy cho con người biết “phép tu”. 

“Phép tu dễ dàng mà công hiệu” hơn hết, đó là phép tu thân sửa mình triệt để.

Phép tu dễ dàng mà công hiệu nhứt là phép tu sửa thân tâm.

Tu sửa thân tâm, nói vắn tắt là “sửa mình” và mục đích của việc tu luyện suốt đời.

Các Đấng Thiêng Liêng, các Đấng Giáo Chủ mở Đạo ở thế gian cũng chỉ với mục đích duy nhứt là dạy con người biết tu thân sửa mình để cải đổi cho người xấu trở nên tốt, cho người bệnh hoạn trở nên mạnh khỏe, cho người tà trở nên chánh, cho người ác trở nên thiện… và sau cùng cho phàm trở nên Thánh, cho tục trở nên Tiên.

Thực hành lời dạy của các Ngài, áp dụng “phép tu” để sửa mình, giản dị như người dơ bẫn hôi hám dùng nước trong mà tắm cho sạch. 

Áp dụng “phép tu” để sửa đổi con người mình cho phàm trở nên Thánh, cho tục trở nên Tiên. Nếu không được Thánh Tiên thì cũng nên Hiền nên Đức. 

Tu hành khổ hạnh như vậy, hạ mình triệt để, hy sinh tuyệt đối như vậy sẽ cảm động lòng Trời, nhiên hậu được ban vui cứu khổ, được cứu độ siêu sinh.

"Phép tu" sửa mình là gì? Làm như thế nào?

– Sửa mình là sửa cái thân, gìn cái tâm.

1.- Sửa thân: Cái thân phàm nó hay bệnh, hay biến đổi hãy sửa cho nó ra cái chơn thân không bệnh hoạn, không biến đổi.

Nói đến thân phàm thì phải biết giữ cho nó vô bệnh, nghĩa là phải chú trọng cái ăn và cái thở của nó.

Cái thân phàm do cha mẹ tạo để làm phương tiện sống trong trần. Người tu thân phải biết bảo trì, tu bổ sửa chữa cho nó đừng bệnh hoạn, đừng suy thoái và hư hoại trước hạn định. Người vô ý thức chỉ biết xài phá cái xác thân một cách quá đáng, khiến cho nó lâm bệnh, ví như người tài xế vụn về phá hoại chiếc xe chóng hư máy móc. Con người tự phá hoại xác thân mình bằng lối sống trụy lạc, cẩu thả. Khi nó lâm bệnh không biết tự sửa chữa,....

Đa số người sống chỉ biết ăn mà không biết thở. Họ không dè cái thân sống không chỉ nhờ “Ăn” mà nhờ “Thở” nữa. Xét cho kỹ, cái thở quan trọng hơn cái ăn. Vậy mà ít người lưu ý thở cho đầy đủ, thở cho đúng phép, đem dưỡng khí vào dinh dưỡng tế bào, đem tiên thiên khí vào khai thông kinh mạch, thanh lọc trược khí, bồi bổ châu thân.

Người tu thân chủ trương rằng: 

"Phuong phap hit tho": 
"Ăn vào, đem bịnh vô,
Thở vào, các bịnh ra,
Ăn vào, tạo khí huyết,
Thở vào, đạt Trung Hòa.

Ăn vào, đem trược vào thân,
Thở vào thanh lọc tinh thần tốt tươi.
Biết ăn, biết nói, biết cười :),
Cũng nên biết thở cho người trẻ trung :).
Ăn mười, giữ một là cùng :),
Thở vào dưỡng khí lưu thông trung hòa.

Trung hòa là đạo tự thân tâm,
Cái thở, cái ăn, ráng hiểu rằng.
Ăn chỉ cần: ăn cho đạm bạc,
Thở thì phải: thở thật thâm trầm.
Đạo nơi tâm tánh: là chơn đạo,
Kỳ trung hành đạo rất âm thầm".

Tóm lại, người tu sửa thân, gọi là “Luyện Mạng” thì phải biết ăn và biết thở. Ăn không thanh đạm là tự phá hoại ni tạng thân mình. Thở không đúng phép là không thanh lọc bản thân, làm cho huyết mạch chẳng lưu thông, thần kinh không ổn định, nhiên hậu thân tâm bế tắc. Phép ăn và phép thở là hai điều tối trọng và cần yếu cho việc sửa thân.

2.- Gìn tâm: Người chơn tu biết phân biệt trong bản thân mình cái nào là “phàm tâm” và cái nào là “chơn tâm“. Hằng ngày người tu nhìn thấu vào tâm mình, nhìn một cách cẩn trọng, nghiêm túc và liên tục, thế nào rồi cũng nhận biết cái nào là nhơn dục, cái nào là phàm tâm. Loại cái nhơn dục ra thì cái Thiên Lý lưu hành. Diệt cái tâm phàm cho chết thì cái đạo tâm sống dậy. Đó là cái phép tu đơn giản của bực Tiền Giác. Nếu cứ để ngoại cảnh (lục trần) lôi cuốn, cái nội tặc nó khiến xuôi (lục căn) thì có bao giờ gìn lại được cái chơn tâm.

Phép tu tâm hay là “Tu Tánh” giản dị nhất không gì bằng giờ giờ thức tâm, ngày ngày tịnh tâm, tháng tháng qui tâm, thì lần hồi mình cũng phát hiện cái Đạo nơi đó, Phật nơi đó, Chúa nơi đó, mà Cao Đài Thượng Đế cũng nơi đó. Các Ngài đều vô danh, mình tin tưởng các Ngài thì cũng tu thân tâm bằng cái pháp vô vi và cái hạnh vô danh thì có lo gì không đạt kết quả tốt trên đường tiến hóa tâm linh, phục hồi nguyên bổn.

Nói tóm lại:

"Phép tu giản dị ở nơi mình,
Tâm Phật, tánh Trời cũng giống linh.
Nếu biết tỏ tường hồn tiến hóa,
Nếu không giác ngộ, Đạo lình xình.
Trong thân có đạo, đời an lạc,
Trong tánh có tâm, đạo thái bình.
Tu sửa thân tâm là chánh đạo,
Người mà tu luyện nhớ đinh đinh".


PHÉP TU CÔNG HIỆU (Đặng Trường Sanh):
Phải để công tìm kiếm hoc hỏi cho ra ngọn nguồn thì tu mới công hiệu. Tu phải hành trọn "tam công". Nếu thiếu một thì không thể đạt Đạo. Người tu chỉ biết lo cho thân và tâm an ổn thì chưa đủ, mà phải biết điều khiển cho thân nầy chịu cực khổ lo độ rỗi chúng sanh, thì mới đầy đủ công quả: 

"Mối Đạo từ đây ráng vẹn gìn.
Tu là khổ hạnh khá đinh ninh.
Lòng thành một tấm, Trời soi xét.
Gương rạng nghìn thu nguyệt chiếu minh.
Gai gốc lần đường công trước gắng.
Thảnh thơi có lúc buổi sau dùng.
Vòng trần chìm nổi từ đây dứt.
Công quả tua bền độ chúng sinh".

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, 
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, 
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, 
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. 

****************         

Tập nội công dưỡng sinh là rèn luyện bằng kình. Vậy bằng kình là gì ???
Nếu hiểu đầy đủ nhất thì bằng kình = dưỡng sinh = thiền = Đạo. Ở mức này thì bằng kình là tròn đầy. Nếu hiểu được như vậy thì công phu đã nhập được đạo.
Ở dưới mức này thì bằng kình là đơn giản, là tự nhiên, là trung chính an thư. Đầu óc đơn giản, tự nhiên nên tĩnh. Cơ thể đơn giản tự nhiên nên vận động nhẹ nhàng, lưu loát như nước chảy, mây trôi.
Ở dưới mức này nữa thì bằng kình là cảm giác đầy đặn. Nội khí đầy đủ nên cơ thể cảm thấy đầy đặn.
Ở dưới mức này thì bằng kình là cảm giác vươn duỗi. Lực vươn duỗi xuất phát từ lòng bàn chân. Sau khi vươn duỗi xong thì là trầm trở về lòng bàn chân.
Bằng kình còn được gọi là mẫu kình. Nó là hư, là không. Nó có thể chuyển hóa thành các loại lực khác như kình lực, ca hát, nhảy múa, thể dục thể thao....
Nội công dưỡng sinh quan niệm bằng kình là hư. Nó trung dung không thu, không phát(Không phát là không phát ra kình, ra khí. Không thu là không thu khí từ bên ngoài và như nhân điện hay khí công), có lên và có xuống.
Có một số ý kiến của môn khác, khác với nội công dưỡng sinh về bằng kình như: 
1. Bằng kình chỉ có đường lên không có đường xuống.
2. Bằng kình là thực kình, nó biểu hiện ra sức mạnh của thân thể, có thể phát bằng kình đẩy văng đối thủ. 
Bằng kình hiểu là như vậy còn thì thực tế bằng kình sẽ đạt được thông qua rèn luyện cơ bản công. Cơ bản công của nội công dưỡng sinh rất đa dạng nhưng những người mới nhập môn nên rèn luyện thường xuyên 4 thức sau:
1. 1 thức vươn thở: vươn duỗi + hít thở
2. Khởi thức
3. Vẩy tay (phat thu lieu phap)
4. Lắc hông vung tay.

Tham khảo: 
Kình là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các môn quyền thuật. Vậy kình là gì? Mỗi võ phái có thể có quan niệm khác nhau về kình. Tuy nhiên, có thể nói kình là thuật ngữ ám chỉ lực, cách luyện và vận dụng lực. Có tài liệu viết rằng: lực thì chết mà kình thì sống. 
Thai cuc quyen có tám loại kình căn bản là: Bằng, Lý, Tê, Án, Thái Liệt, Chỏ, Kháo. Trong đó Bằng kình là loại kình chính sinh ra các loại kình khác. Có người nói: Thai cuc quyen là Bằng kình. Qua đó có thể thấy vai trò quan trọng của Bằng kình trong Thai cuc quyen . 
Vậy Bằng kình là gì? Theo Đại sư Dương Trừng Phủ, Bằng kình là loại kình đi từ trong ra ngoài & hướng lên trên. Cách giải thích này dường như chỉ mới chỉ nói về phương hướng chuyển động, mà chưa nói lên bản chất. 
Một điểm khó khăn khi nghiên cứu kình của Thai cuc quyen là: chữ Bằng của Bằng kình không có trong từ điển Trung Quoc. Với âm ‘bằng’ có nhiều cách viết khác nhau. Một trong những cách viết có nghĩa là ‘cái lều’. Do đó, một đệ tử của thầy Trần Vi Minh giải thích rằng: cái lều có khung – tương ứng với xương người, dây buộc – tương ứng với dây chằng, gân, cơ và vải che - tương ứng với da người. Vậy nên, Bằng cần căng ra như lớp vải che căng ra dưới sự chống đỡ, tác động của khung & dây chằng. 
Một tài liệu viết rằng: Bằng kình tựa như amip, nó truyền từ nơi nay qua nơi khác trong cơ thể. Quan sát hình ảnh một người đội vật nặng trên đầu, ta thấy trọng lực của vật đó sẽ tạo nên đường truyền lực qua đầu, xuống cổ, cột sống, hông, chân & xuống đất - gọi là lực nối đất. Hiệu quả của việc truyền lực sẽ phụ thuộc vào kết cấu cơ thể. Đây chính là mấu chốt vấn đề của kình. Một vấn đề cần lưu ý là: nếu 1 bộ phận nào đó cứng nhắc thì lực sẽ tắc ở đó – do đó người tập cần buông lỏng cơ thể để lực thông suốt toàn thân. 
Có thể thấy rằng, tuy các cách giải thích trên khác nhau, nhưng bản chất chỉ là một. 
Vậy cách tập kình như thế nào? Có 2 cách tập chính là Tĩnh & Động. 
Tập tĩnh là tập Trạm trang. Trong đó người tập dùng ý thức buông lỏng cơ thể để trọng tâm ‘chìm xuống’ - thuật ngữ gọi là mọc rễ. Khi đã đạt tớI trình độ này, nghĩa là đã có ‘trầm kình’. Tiếp theo, người tập dùng ý thức truyền lực tới các bộ phận trên có thể. 
Tập động là tập luyện các thế quyền, bài quyền, hành quyền. Lực chìm xuống sẽ theo các động tác tới mọi nơi trong cơ thể. Lực kéo về & xuống thì được gọi là Lý kình, từ dưới lên & về phía trước gọi là Án kình… 
Ngoài ra có thể dùng binh khí để tập kình. 
Bước tiếp theo là tập phát kình. 
Để nghiên cứu & luyện dụng kình, bước kế tiếp là tập đẩy tay. Và tiếp theo là tán thủ - nghĩa là đánh tự do. 
Xuyên suốt quá trình tập luyện này, người tập phải buông lỏng cơ thể, ‘buông lỏng’ ý thức, dùng ý để luyện công - đấy là điều khó khăn nhất. Có thể nói đấy chính là bí quyết để thành công. Nếu căng thẳng, co cứng thì sẽ không có kết quả.

Theo Thái cực quyền thì con người có ngũ cung: 2 chân + hai tay + thân. Nếu "ngũ cung" hợp nhất thì có thể thành một cây cung lớn. "Cây cung lớn" này có khả năng của Hậu Nghệ.

* Nội công dưỡng sinh – Khởi thức: 
Khởi thức là căn bản, là nền tảng của nội công dưỡng sinh, là cái  phải tập luyện cảm ngộ cả đời. 
Khởi thức lên xuống đều hết sức tự nhiên. Mới tập thì khi tay lên để tự nhiên. Khi lên hết, đặt ý xuống lòng bàn chân, tay tự nhiên thu về. Khi đã về hết thì ý và trọng tâm dều rơi xuống lòng bàn chân. Khi về hết thì cơ thể ở trạng thái như lúc ban đầu khi chưa đánh khởi thức, lại bắt đầu vòng mới. Nếu kết hợp với hơi thở thì lên hít vào, xuống thở ra.
Mới tập thì khi lên có cảm giác vươn tay với vật ở xa, khi xuống thì có cảm giác cổ tay vừa kéo vừa đè một quả bóng bay từ ngoài vào trong thì động tác sẽ đúng. 
Khi lên và xuống đều đúng thì để cho nó lên xuóng tự nhiên kết hợp với hơi thở.
Hàng ngày luyện tập đều đặn sẽ thấy được sự tiến bộ và đổi thay theo từng ngày.

* Vươn thở thường được hướng dẫn đầu tiên cho người mới tập nội công dưỡng sinh.
Khi lên thì hít vào khi xuống thì thở ra
Lúc mới tập thì khi lên đặt ý ở đầu ngón tay giữa, lúc bắt đầu xuống thì đặt ý ở lòng bàn chân, xuống tự nhiên. Khi đã xuống hết thì sức nặng của cơ thể và ý rơi vào lòng bàn chân. Tiếp tục vươn thở ….
Tập lâu rồi thì thở ra hít vào kết hợp với dộng tác thuần thục tự nhiên.
Tác dụng của động tác này là kích hoạt lực ở lòng bàn chân, để nó tạo thành sức vươn duỗi trong cơ thể. Sau khi vươn duỗi xong lại trầm về lòng bàn chân.


* Nội công dưỡng sinh có các yêu cầu sau:
1. Ý tĩnh.
2. Buông lỏng toàn thân.
3. Động tác hoàn toàn tự nhiên.
Làm đúng thì cơ thể thoải mái lưu loát, có thể nhập tĩnh được khi phẩy tay phất thủ dịch cân kinh.

* Nội công dưỡng sinh - Lắc hông vung tay: 
Động tác yêu cầu lưu loát tự nhiên.

* Nội công dưỡng sinh - Vươn thở nâng cao: 
Lên hít vào xuống thở ra.
Hít vào lực lên từ lòng bàn chân, vươn duỗi ra tận đầu ngón tay.
Thở ra lực lại trầm trở lại lòng bàn chân. 


********************             


Lợi ích chữa bệnh trong Thiền Quán: 
Thiền sư MAHASI SAYADAW
Dịch Anh ngữ: Tỷ kheo Aggacitta
Dịch Việt ngữ: Tỷ kheo Tăng Ðịnh
Phật lịch 2544 - Thường lịch 2000
------------------------------------------

Lời giới thiệu
Hiện nay, phong trào hành thiền tại Việt Nam và trên thế giới đang ngày càng được phát triển, tại Myanmar có nhiều trung tâm Thiền Minh Sát (Vipassanà), nơi đó các nhà Sư và các Phật tử đang ngày đêm thực hành Thiền Quán để thanh lọc thân tâm, ở Âu Mỹ nhiều trung tâm Thiền Minh Sát đã được mọc lên để giúp cho các thiền sinh nơi này thực tập những lời dạy của Ðức Phật một cách sống động. Thiền Quán không những giúp chữa bệnh phiền não trong tâm mà còn giúp hành giả vượt qua những cơn bệnh ngặt nghèo thể xác.

Tác phẩm "Phương pháp chữa bệnh bằng Thiền Quán" của Thiền sư Mahasi Sayadaw do Thượng tọa Tăng Ðịnh phiên dịch sang Việt ngữ giúp cho chúng ta có một niềm tin vững chắc vào kết quả hữu hiệu của Thiền Minh Sát.

Trong tinh thần xiển dương pháp hành, tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm "Phương pháp chữa bệnh bằng Thiền Quán" đến quý độc giả nhất là các thiền sinh Việt Nam đang tu tập Thiền Quán.

Thiền viện Phước Sơn, Ðồi Lá Giang
Mùa an cư năm 2000
Tỳ kheo Bửu Chánh


-------------------------

- Phần I -

A. PHƯƠNG PHÁP MÀ ÐỨC PHẬT ÁP DỤNG ÐỂ CHỮA BỆNH CHO CHÍNH NGÀI:

Trong suốt mùa an cư kiết hạ thứ bốn mươi lăm và cũng là mùa an cư cuối cùng, Ðức Phật trú ngụ tại Vesàli, trong ngôi làng Veluva. Các bộ kinh Mahàvagga, Dìghanikàya và Mahàvagga, Samyutta Nikàya đều có ghi rằng: Lúc bấy giờ Ðức Phật lâm vào một cơn trọng bệnh, nhưng cuối cùng Ngài đã tự chữa khỏi chứng bệnh ấy bằng phương pháp thiền Minh Sát.

Athakho vassùpagatassa bhagavato kharo àbàdho uppajji màraịantikà bàlhàvedanà vattanti. Bhagavàto tà sato sampajàno avihannamàno adhivàsesi.

Lúc bấy giờ (lúc Ngài an cư kiết hạ tại ngôi làng Veluvana), một cơn trọng bệnh đã sanh lên trong người của Ðức Thế Tôn. Những cảm thọ đau đớn và mãnh liệt đã sanh lên. Tựa như chẳng hề bị bức bách hay buồn khổ, Ngài đã nhẫn nại (trong khi) đang chánh niệm (và) giác tỉnh với những cảm thọ đau đớn và khó chịu đựng ấy.

Bài kinh trên ghi lại cách duy trì sự nhẫn nại trong khi đang chánh niệm và tỉnh giác, và thái độ không biểu lộ sự đau đớn, lại được giải thích tỉ mỉ thêm trong phần chú giải như sau:

Satim sùpatthitam katvà nànena paricchinditvà adhivàsesi.

Sau khi áp dụng chánh niệm một cách đúng mức và dùng tuệ quán để phân biệt bản chất của thọ, Ngài đã nhẫn nại.

Tìkà (phụ chú giải) giải thích nhóm chữ "phân biệt bằng tuệ quán" như vầy: "Dùng tuệ quán để phân biệt sự hiện hữu chốc lát của các cảm thọ đau đớn khi chúng phân nhỏ ra, hay phân biệt bản chất đau khổ của chúng, hay thấy rõ sự vắng mặt của cái ta; Ngài đã nhẫn nại. Trong khi nhiếp phục cơn đau và bằng pháp ghi nhận các tướng (tức là vô thường, khổ, vô ngã) mà đã được phân loại rõ ràng bằng tuệ quán, Ngài đã chấp nhận và chịu đựng được những cảm thọ ấy. Nếu nói rằng Ngài bị đau đớn là không đúng."

Vedanànuvattanavasena aparàparam parivattanam akaronto apìliyamàno adukkhiyamànova adhivàsesi.

Bằng cách theo sát khổ thọ mà không tạo ra sự thay đổi hay động đậy, lặp đi lặp lại; tựa như không hề bị bức bách, tựa như không hề bị đau đớn hay khổ, Ngài đã duy trì sự nhẫn nại.

(Trên đây là bài giải thích theo Annhakathà và Tikà. Ngày nay, khi các hành giả có được tuệ quán thấy rõ cảm thọ đau đớn xảy ra từng lúc từng lúc, và thấy rõ các cảm giác ấy đang tan rã ra từng phần nhỏ trong khi đang chuyên tâm chánh niệm ghi nhận "đau à, đau à" v.v... thì hành giả có thể cảm nhận được cơn đau đang vơi dịu và cảm thấy thoải mái dễ chịu nhờ trạng thái không đau đớn. Bài kinh trên, theo đúng với kinh nghiệm thực tiễn của các hành giả ngày nay là rất rõ ràng).

Tiếp tục bài kinh:

Athakho bhagavato etadahosi, "yvàham anàmantetvà upanntthàke, anapaloketvà bhikkhusangham, parinibbàyeyyam me etam na kho patirùpam aham imam àbàdhaư viriyena patipanàmetvà jìvitasankhàram adhitthàya vihareyyam yamnunà" ti.

Lúc bấy giờ, một ý nghĩ chợt đến với Ðức Thế Tôn như vầy: "Nếu Ta nhập Niết Bàn mà không báo trước cho hàng đệ tử của Ta biết, không thông báo với chúng Tăng về việc làm của ta, thì thật không phải. Lành thay nếu ta sống, duy trì mạng sống sau khi đã diệt trừ cơn bệnh này bằng pháp tinh tấn".

(Atthakathà nêu ra hai loại tinh tấn: Một loại tinh tấn liên quan đến thiền quán - vipassanà và một loại liên quan đến quả của định - phalasàmàpatti. Loại tinh tấn thứ hai mang ý nghĩa "sự tinh tấn đặc biệt", không được rõ ràng, bởi vì nó chỉ do kết quả của thánh đạo - ariyamagga - và do thiền quán vipassanà tạo ra. Nếu nói rằng sự tinh tấn ở trên ám chỉ đến tinh tấn trong thiền Minh Sát thì rõ ràng hơn.)

Athakho bhagavà tam àbàdhaư vìriyena panàmetvà jìvitasankhàram adhitthàya viharati. Athakho bhagavato so àbàdho patippassambhi.

Sau đó (sau khi suy nghĩ như vậy), đức Thế Tôn trú, sau khi đã diệt trừ cơn bệnh ấy bằng sự cố gắng (trong thiền Minh Sát) và duy trì mạng sống. Bấy giờ (khi đã trú như vậy), cơn bệnh dữ dội ấy của đức Thế Tôn đã được lắng dịu (nghĩa là được chữa khỏi).

Trong đoạn kinh này, Atthakathà giải thích thêm về sự biến mất của cơn bệnh như sau:

Bhagavà tam divasam mahàbodhipallanke abhinavavipassanaư patthapento viya rùpasattakam nigguưbam nijjatam katvà cuddasàhàkàrehi sannetvà mahàvipassanàya vedanam vikkhambhetvà.

Vào ngày hôm ấy (có thể là vào đêm mười sáu tháng sáu), đức Thế Tôn giống như khi Ngài thực hành pháp Minh Sát (mới được khám phá) trên đại bồ đoàn (dưới gốc của cây mà Ngài sẽ chứng đắc Phật quả), sau khi thực hành bảy cách quán về sắc và bảy cách quán về Danh, không chướng ngại, không rối ren, sau khi đã thực hành viên mãn mười bốn pháp quán, sau khi đã đoạn trừ cảm thọ đau đớn của cơn bệnh bằng pháp đại Minh Sát (ở điểm này, chúng ta có thể thấy rõ là những cảm thọ đau đớn có thể bị đoạn diệt bằng pháp quán vipassanà) trong mười tháng (từ mười sáu tháng sáu đến rằm tháng tư) quyết không để cho những khổ thọ này sanh khởi. (Ngài) quyết định như vậy (và) nhập vào quả định khi đã bị đoạn trừ bởi chánh định (samàpatti), trong mười tháng (đến rằm tháng tư) các khổ thọ của cơn bệnh mãi mãi không bao giờ sanh lên nữa.

Tam tạng Pàli và Atthakathà cho thấy rõ rằng các khổ thọ có thể bị đoạn diệt bằng phương pháp thiền Minh Sát hay bằng quả định (phalasàmàpatti). Do đó, cần chú ý rằng các bậc thánh có thể làm lắng dịu các khổ thọ bằng cả hai cách, đó là thiền Minh Sát và quả định; còn đối với những kẻ phàm phu (puthujjana), chỉ sử dụng được pháp Minh Sát mà thôi. Khả năng chữa trị các chứng bệnh và đoạn trừ các cảm thọ đau đớn qua con đường độc nhất - thiền Minh Sát - càng làm cho chúng ta tin tưởng hơn - qua những bằng chứng được kể lại dưới đây:

B. HAI TRƯỜNG HỢP DO ÐẠI ÐỨC MAHASI SAYADAW KỂ LẠI:

B.1. Một vị Trưởng lão tự chữa trị khỏi chứng bệnh rối loạn tiêu hóa kinh niên

Vào khoảng năm 1945, tại một ngôi làng mang tên Leik Chin, cách ngôi làng Seik Khun bốn dặm về hướng tây bắc, một vị trưởng lão nọ chỉ nghe nói về phương pháp thực hành thiền Minh Sát của ngài Mahasi Sayadaw, đã đồng ý tin ngay, và bắt đầu thực hành pháp quán niệm tại chùa của ngài. Xem ra chỉ trong vòng vài ngày, định và tuệ quán của thiền Minh Sát phi thường đã sanh lên và chứng bệnh rối loạn tiêu hoá kinh niên mà ngài đã chịu đựng trên hai mươi năm, hoàn toàn biến mất. Chứng bệnh kinh niên ấy đã hành hạ ngài từ khi ngài còn là một vị sa di mười tám tuổi và khiến ngài phải uống thuốc và xoa bóp mỗi ngày. Ngoài chứng bệnh ấy ra, ngài còn bị các chứng về thấp khớp, khiến ngài phải xoa bóp mỗi ngày mới bớt đau.

Nhờ chuyên tâm vào pháp niệm, tất cả những chứng bệnh ấy hoàn toàn biến mất; từ nay ngài có thể sống thoải mái mà không phải nhờ đến thuốc men hay xoa bóp. Các đệ tử Tỳ khưu của ngài kể lại rằng: "Vì trưởng lão có tin tưởng sâu đậm rằng, nếu pháp quán niệm được thực hành đúng với phương pháp của thiền Minh Sát thì bất cứ bệnh nào cũng có thể được chữa khỏi, nên ngài luôn luôn áp dụng phương pháp chữa bệnh qua thiền Minh Sát mà không nhờ vào thuốc men thường tình, bất cứ khi nào ngài cảm thấy bất an hoặc bệnh hoạn. Ngài thường khuyên nhủ các đệ tử Tỳ khưu, sa di và thiện nam tín nữ hãy thực hành pháp ấy khi nào có bệnh".

B.2. Cai rượu qua pháp niệm.

Maung Ma sống ở làng Zaung Dan, cách ngôi làng Seik Khun nơi mà anh sanh ra hai dặm về phía bắc. Anh ta còn trẻ, có vợ và rất nghiện rượu. Vào khoảng năm 1945, các anh chị của Maung Ma đều là những người siêng năng hành thiền ở tịnh xá Mahasi; họ thuyết phục anh ta thực hành thiền Minh Sát. Maung Ma hứa làm theo và chịu khởi sự vào một ngày đã định. Ðến ngày ấy, khi các anh chị đến gọi Maung Ma đi đến chỗ hành thiền thì thấy anh ta đang quờ quạng trong men rượu. Vào ngày hôm sau, các anh chị của Maung Ma ra đi sớm hơn và đến trước khi anh bắt đầu uống rượu; nhờ vậy, họ đã đưa anh vào cốc thiền mà không gặp khó khăn nào. Maung Ma tinh tấn thực hành theo lời chỉ dạy của ngài Mahasi Sayadaw và thấy thỏa mãn trong pháp đến nỗi anh không chịu rời khỏi chùa để về nhà. Maung Ma nói rằng anh muốn trở thành một vị Tỳ khưu .

"Vì anh đã có gia đình, do đó hãy tiếp tục lo cho xong các phận sự của mình trước đã. Lần sau khi nào thấy có thể xuất gia được thì đến tu", ngài Sayadaw đã an ủi anh ta như thế và cho anh ra về.

Maung Ma thực tâm rất tôn kính Pháp. Người ta nói rằng ngay khi anh ta đang mang hàng hoá trên vai và đi bán chúng, anh vẫn không rời chánh niệm, và trong khi gặt lúa cũng vậy, cứ mỗi lần gặt anh đều ghi nhận ít nhất là ba lần. Một lần khác, Maung Ma tự hỏi rằng liệu mình có còn thèm rượu nữa không. Anh ta đưa ca rượu lên miệng và nhấp một hớp, rồi nhanh chóng nhìn vào tâm của mình xem có ưa thích uống không. Xem ra, trong khi chú tâm theo dõi như vậy bốn, năm, sáu lần thì tuệ Minh Sát sanh lên và phát triển đến chỗ tịnh diệt.

Về sau, khi Maung Ma đang trải qua một cảm thọ đau đớn từ cơn bệnh ngặt nghèo, anh ta vẫn không bỏ qua pháp niệm quý báu của mình. Vào đêm mà anh sắp lìa đời, trong khi đang chánh niệm ghi nhận các cảm thọ trong thân, anh ta kể lại với vợ như sau:

- Bây giờ khúc chân từ mắt cá đến đầu gối không còn sống nữa. Sự sống chỉ còn lại từ đầu đến bánh chè mà thôi. Ôi, bây giờ sự sống chỉ còn từ hông trở lên ... bây giờ chỉ còn từ rốn ... và bây giờ chỉ còn ở giữa ngực, trong quả tim.

Từng bước, từng bước, anh đã mô tả những thay đổi đang sanh lên trong thân của mình. Cuối cùng anh ta thốt lên:

- Tôi sắp chết đây. Ðừng sợ chết. Một ngày nào đó em cũng phải chết thôi. Hãy lấy đó mà phát triển tinh tấn trong việc thực hành pháp ...

Và thực vậy, ngay sau những lời nhắn nhủ cuối cùng đến vợ nhà, anh ta đã trút hơi thở cuối cùng.

Ðây là bài tường thuật, cho thấy phương pháp trị liệu bằng pháp có thể chấm dứt tật nghiện rượu mãi mãi cho đến hết cuộc đời.

C. BẢY TRƯỜNG HỢP DO NGÀI SAYADAW U SUJATA KỂ LẠI

C.1. Một nữ hành giả tự chữa trị chứng khối u ở bụng:

Vào khoảng tháng 9 năm 1962, Daw Khin Thew, một phụ nữ ở tại Ta Mue, Rangoon, bắt đầu hành thiền Minh Sát tại thiền đường Thathana của thành phố. Ba ngày sau, tôi thấy một nhóm nữ hành giả đang vây quanh và xoa bóp cho bà ta.

- Chuyện gì xảy ra thế? Tôi hỏi.

- Con đang kiềm chế cơn đau. Daw Khin Thew trả lời.

- Có một khối u trong bụng của con, nên con không thể ngồi lâu được. Chỉ sau nửa tiếng đồng hồ là cái bụng của con lại phát cơn đau, nên con đành cáo lỗi để nhờ người thoa bóp. Con đã đi bác sĩ, ông ta nói rằng có một khối u lớn trong bụng và cần phải giải phẫu để cắt bỏ khối u ấy. Ðến nay đã bốn năm rồi. Năm nay thì ông ta nói: "Không được rồi, phải giải phẫu thôi!" nhưng nếu giải phẫu thì con sẽ chết trong khi pháp là chỗ nương tựa đáng tin cậy con lại chưa đạt được. Con nghĩ rằng mình phải cố gắng để thực hành pháp Minh Sát này. Nghĩ vậy, con đã đến đây; và bây giờ, sau khi ngồi thiền được vỏn vẹn một tiếng đồng hồ thì những cơn đau dữ dội ở bụng lại bộc phát ...

- Thế mà bà chẳng cho sư biết chuyện này ngay từ đầu. Tôi nói. Ðức Phật đã thuyết giảng bài kinh Tứ niệm xứ để người ta có thể thực hành pháp niệm trong bốn oai nghi là đi, đứng, nằm, ngồi. Trong trường hợp của bà, để ngăn chặn cơn đau ở bụng, bà phải ngồi dựa vào vách, hay ngồi dựa vào ghế, thậm chí nằm dài để niệm cũng được. Chỉ ngồi như vậy, bà sẽ thấy không đau. Bà có thể ngồi hoặc nằm để niệm tùy thích. Khi định và tuệ quán sanh lên thì khối u của bà sẽ tan mất. Tôi chỉ bảo cho bà ta như thế.

- Con sẽ tiếp tục hành thiền theo lời dạy của Ngài Sayadaw, nhưng con vẫn muốn đi khám bác sĩ. Bà ta yêu cầu và tôi đã cho phép bà ta làm như thế.

Bởi vậy bà ta về nhà và đi khám bác sĩ. Sau khi khám cho bà, bác sĩ nói rằng:

- Bà sẽ phải chịu đựng một cuộc giải phẫu để lấy khối u ra. Bà không đuợc tiếp tục ngồi (thực hành Minh Sát). Nếu bà ngồi, bà có thể chết.

kim tài thần:
Tôi bắt đầu biết chuyện đó khi bà ta trở lại, sau hai ngày ở nhà.

Trong trường hợp ấy, bà phải cương quyết hành thiền; dầu bà còn sống hay sẽ chết, hoặc khối u ấy có tan biến hay không, chắc chắn chúng tôi sẽ biết rõ điều đó. Nếu bà muốn ngồi trên ghế hay dựa vào vách v. v. .bà có thể làm như thế. Trong khi nằm, bà cũng có thể chánh niệm được. Trong những lúc ăn cơm cũng vậy, trong khi đưa tay ra lấy vật thực, cầm trong tay và đưa nó lên ... há miệng, đưa vào miệng, nhai, nuốt, ... bà phải tiếp tục niệm theo mỗi hành động ấy. Tất cả điều này đều đúng với những gì mà đức Thế Tôn đã thuyết giảng, và Ðại đức Mahasi Sayadaw cũng đã giải thích và chỉ dạy thiền cho việc thực hành thiền Minh Sát.

Daw Khin Thew tiếp tục hành thiền theo những lời chỉ dạy trên. Khoảng mười lăm ngày sau, trong khi vừa ăn vừa niệm Minh Sát, bà ta cảm thấy có một mùi rất hôi thối. Không biết là cái gì, bà ta suy xét một lát, rồi nghĩ rằng chắc đó là mùi hôi thối từ khối u ấy.

- Nếu quả thực đúng như vậy, thì khối u của bà có thể đang tan rã. Tôi nhắc nhở khuyến khích bà. Thật đúng như tôi đã nói, cái khối u to lớn của bà dần dần tan biến, và cuối cùng nó đã biến mất. Daw Khin Thew vô cùng vui sướng. Khi bà ta trở lại bác sĩ để tái khám thì bác sĩ rất đỗi ngạc nhiên.

- Ồ, khối u đã mất rồi! Bà đã làm cách gì thế? Ông ta ngạc nhiên hỏi.

- Tôi đã thực hành thiền Minh Sát ở thiền đường Mahasi Thathana. Dầu bác sĩ đã nói là nếu tôi ngồi thiền thì tôi sẽ chết, bây giờ không những tôi không chết mà khối u của tôi cũng đã biến mất! Bà ta trả lời đắc thắng.

Và ông bác sĩ thốt lên rằng:

- Ồ, thật vậy sao, pháp của bà thật là mầu nhiệm (Hình như vị bác sĩ kia là người Ấn Ðộ).

C.2. Một vị Tỳ khưu tự chữa khỏi bệnh bướu:

Một vị Tỳ khưu tám hạ ở ngôi làng Kin Byar, thị trấn Shwe Bo, đến tại thiền đường Mahasi Thathana, Rangoon, và bắt đầu thực hành thiền Minh Sát vào ngày mồng 3 tháng 10 (âl) - khoảng tháng mười một năm 1974 -. Tên của ngài là U Sobhana và ngài bệnh bướu ở bụng từ khi ngài còn là một vị sa di mười bảy tuổi. Sau các bữa ăn, cục bướu thường cương ra ở hông bên phải, khiến ngài không làm sao mà ngồi cho được, ngài nói như vậy. Nếu không có cách nào hay hơn thì ngài thường phải đè bàn tay vào phần dưới của khối u, và chỉ khi ấy ngài mới có thể ngồi yên được. Nhiều người bảo ngài nên đi bệnh viện và giải phẫu khối u ấy đi. Nhưng ngài thì sợ giải phẫu, do vậy ngài cứ để yên mọi chuyện đâu vào đó.

Trong thời gian nhập hạ của ngài ở thiền đường Mahasi Thathana, Rangoon, ngài thường không nằm sau các bữa ăn, mà thay vào đó chỉ ngồi hướng thẳng đến nhà Phát lồ và tiếp tục hành Minh Sát. Trong khi đang ngồi, ngài thường chống tay vào chỗ có khối u. Sau khoảng hai mươi ngày tinh tấn hành thiền, ngài không chống tay vào chỗ bướu ấy nữa (bắt đầu từ lúc ngồi sau bữa ăn), vì ngài thấy rằng mình có thể ngồi rất thoải mái và niệm cũng rất tốt. Chỉ khi ấy ngài mới nhận ra rằng khối u của mình đã tan mất rồi. Ngài có thể ngồi trên ba tiếng đồng hồ, vào trong một thời gian năm ngày liên tục, ngài có thể duy trì pháp niệm không gián đoạn suốt cả ngày lẫn đêm, mà chẳng nằm ngủ chút nào. Vào ngày nhập hạ thứ bốn mươi lăm, ngài có đủ khả năng để nghe bốn băng nói về Nyazin (sự diễn tiến của Tuệ Minh Sát). Ðến bây giờ, Ðại đức U Sobhana đang làm những phận sự của một vị Tỳ khưu thường trú. Chứng đau bướu của ngài không còn nữa và ngài mãi mãi khoẻ mạnh.

C.3. Một vị thiện nam bị một cục bướu lớn, đã tự chữa khỏi:

U Aung Shwe, 45 tuổi, ở tại Daing Wun Kwin, Moulmein, bị một cục bướu lớn ở bụng. Khi đến khám ở bệnh viện, người ta cho biết rằng, ông ta cần phải đi giải phẫu nó. Bởi vậy, với quyết tâm thực hành thiền Minh Sát, là chỗ nương tựa, trước khi phải giải phẫu, ông ta đến tại thiền đường Mahasi Thathana, Rangoon và bắt đầu thực hành thiền Minh Sát vào ngày 20- tháng 5 âl (khoảng tháng 6-1968). một hôm, trong khi đang hành Minh Sát, ông ta đi vào tuệ quán, và cục bướu ở bụng của ông ta bỗng vỡ ra, sau đó nó tan chảy và máu mủ bắn ra. Tựa như ông ta có thể nghe bằng tai và thấy bằng mắt vậy. Từ đó, ông ta hoàn toàn thoát khỏi bệnh bướu. Sau khi tiếp tục hành thiền để làm thỏa mãn các vị thầy của mình, cuối cùng ông ta đạt được đầy đủ tất cả tuệ quán. Cho đến nay thì ông ta vẫn khoẻ mạnh và an vui làm các phước sự của mình về cả pháp học lẫn pháp hành.

C.4. Một hành giả tự chữa khỏi bệnh viêm khớp ở đầu gối:

Vào ngày 10- tháng 7 âl (khoảng tháng 8-1951), Ko Mya Saung, 40 tuổi, đã đến thiền đường Myin Gyan, một chi nhánh của thiền đường Mahasi, và khởi sự hành Minh Sát dưới sự chỉ dẫn của một vị Sayadaw. Ko Mya Saung mang bệnh viêm khớp đầu gối đã 5 năm. Xem ra chứng bệnh vẫn không chữa khỏi được, dầu đã trải qua sự chữa trị của nhiều bác sĩ, anh ta lấy làm lo lắng và vì vậy đã đến thiền đường Myin Gyan để hành Minh Sát. Trong khi đang hành pháp, hai đầu gối bị sưng lên, và càng ghi nhận chú niệm chừng nào thì cơn đau càng tăng lên. Khi vị Sayadaw đã cho lời chỉ dạy, anh ta cương quyết theo dõi ghi nhận không hề chùn bước. Cơn đau cứ hành hạ quá đỗi khiến nước mắt chảy ròng trên mặt và thân của anh ta bị đảo tới đảo lui, hoặc thình lình thót người lên. Trạng thái này kéo dài đến bốn ngày. Và trong khi đang cố gắng hành Minh Sát như vậy, anh thấy bằng trực cảm là đầu gối và các đốt xương đang vỡ ra. Ðầy hốt hoảng, anh ta gào lên:

- Ôi, nó vỡ! Cái đầu gối to lớn của tôi đã vỡ!

Sau biến cố ấy, anh ta quá khiếp đảm đến nỗi không dám niệm tiếp nữa. Tuy nhiên, nhờ sự cổ vũ của các vị Sayadaw, anh lại tiếp tục niệm; cuối cùng, chỗ sưng và cơn đau ở đầu gối hoàn toàn biến mất và Ko Mya không còn khổ sở với chứng bệnh ấy nữa.

C.5. Một vị tu sĩ tự chữa khỏi bệnh do ăn phải vật thực có bùa

Một vị Sayadaw (tu sĩ), 55 tuổi, tên là U Sumana, ở tại tịnh xá của làng Nga Da Yaw, về hướng tây bắc của Pyin Gyan, đến tại thiền đường Myin Gyan vào ngày 2 tháng 7 âl (khoảng tháng 8-1957) và thực hành thiền Minh Sát. Vị Sayadaw vào lúc bấy giờ rất bất an trong tâm do bị một khối sưng lớn ở bụng; và dầu ngài có được sự vơi giảm đôi chút nhờ sự chữa trị của nhiều bác sĩ, ngài vẫn không thể chữa khỏi hẳn được; và vì thế, ngài quyết định thực hành Minh Sát.

Xem trong thời gian an cư kiết hạ, ngài bị đẩy tới, kéo lui, bị đánh bằng khủy tay, bị giật nảy người và thường xuyên bị quấy rầy bởi bốn loại ngải này. Ngài kể rằng ngài có thể trông thấy hình tướng diện mạo của chúng. Và khi ngài cương quyết ghi nhận chúng thì ngài phải chịu những sự co thắt và những cơn đau khó chịu ở bụng. Quá khiếp đảm, ngài bắt đầu thu xếp mọi thứ để về nhà. Rồi bị Sayadaw ở thiền đường Myin Gyan nói với ngài rằng:

- Ðừng sợ hãi. Chứng bệnh ấy đến đúng lúc chắc chắn sẽ tiêu tan. Ráng niệm để chiến thắng nó! Niệm ở đây là niệm Thất giác chi, nếu hiền giả thật sự bị khiếp đảm thì chúng tôi sẽ cử người đến canh phòng cho hiền giả.

Ðược an ủi nhờ những lời đoán chắc và sách tấn của vị thiền sư, Sayadaw U Sumana thay đổi ý định, không về chùa nữa, và thay vào đó ngài tiếp tục hành Minh Sát. Một buổi sáng sớm nọ, một cơn đau mãnh liệt phát sanh từ trong bụng, khiến ngài phải xổ đường ruột ở sau hè. Trong khi đang xổ như vậy, ngài thấy những cục cục và mủ có màu xanh nhạt, đỏ lợt, vàng lợt và lục nhạt đang tiết ra. Thân của ngài thấy nhẹ nhàng và hoạt bát lên. Từ đó trở đi, ngài hoàn toàn hết bệnh ấy. Ngài rất thỏa mãn và vui sướng đến nỗi ngài vội vã đi đến ông thầy ở thiền đường và nói rằng:

- Những nỗi đau đớn của tôi đã hết rồi! Hoàn toàn hết rồi! Chúng đã biến mất rồi!

Như vậy, ngài Sayadaw U Sumana đã khở sự hành Minh Sát vào ngày mồng 2 tháng 7(âl), và đến tháng tám sau đó thì ngài đã tự chữa khỏi bệnh. Sức khỏe trở lại bình thường, ngài tiếp tục hành thiền ở thiền đường cho đến hết mùa an cư.

C.6. Một hành giả cao tuổi tự chữa khỏi chứng bệnh hen (suyễn)

U Aung Myint, 70 tuổi, ở tại ngôi làng Le Thit, về hướng đông của Myin Gyan, khởi sự hành Minh Sát tại thiền đường Myin Gyan và ngày 22 tháng 8 (âl) (khoảng tháng 9-1964). Ông ta bị bệnh hen (suyễn) đã 30 năm. Khi trao 30 kyats (tiền Miến Ðiện) cho người thị giả của vị thiền sư, ông ta thỉnh cầu ông thầy của mình rằng:

- Nếu con chết thì hãy dùng số tiền này để lo mai táng cho con.

- Ðừng lo lắng, này đại thí chủ! Ta sẽ chăm lo mọi chuyện, vị Sayadaw đã hứa chắc với ông ta. Ông hãy cố gắng hành thiền đi!

Sáu ngày sau, do kết quả của việc hành Minh Sát, tình trạng của ông ta tệ hơn nhiều. Những cơn khó thở và sự thở hổn hển làm ông ta không thể ăn ngay cả cháo suốt hai ngày, và khiến ông ta bị đuối sức đến nỗi ông phải khòm người xuống khi đang ngồi, giống như một người gù lưng. Những hành giả khác nghĩ rằng ông già này sắp chết đến nơi rồi nên đến vây quanh để giúp ông ta, và họ báo tin với vị Sayadaw của họ. Vị Sayadaw đến sách tấn và khuyên ông niệm theo cơn mệt của mình. U Aung tín thọ và bắt đầu niệm, "mệt à, mệt à"; sau hai tiếng đồng hồ thì cơn mệt được thay thế bằng một cảm giác dễ chịu và thoải mái.

Khoảng một tuần sau, ông ta lại lâm vào tình trạng như cũ. Và suốt ba ngày liền không thể ăn cháo được. Nhiều người nghĩ rằng chắc chắn ông ta sẽ chết thôi. Vị Sayadaw lại một lần nữa quả quyết với ông ta rằng chứng bệnh ấy sắp hết và sau những lời sách tấn, khuyên ông ta hãy chuyên tâm vào pháp niệm. Nghe vậy, những người ở quanh vị hành giả già bèn mỉm cười và xì xào rằng:

- Ông ta hầu như đã ở gần cửa tử! Làm sao ông ta có thể niệm được chút nào nữa?

Về phần ông U Aung, trong khi chuyên tâm chú niệm đúng như những lời sách tấn của vị Sayadaw - bằng con mắt tuệ quán, ông ta thấy cái bụng của mình vỡ ra và những cục mủ có màu xanh lợt, đỏ lợt, vàng lợt và lục nhạt đang chảy ra.

- Bạch ngài, cái bụng to lớn của con đã vỡ ra rồi! Ông ta kêu lên. Sau đó, ông ta tiếp tục hành pháp niệm theo sự chỉ dẫn của vị Sayadaw, và không còn khổ sở bởi bệnh suyễn ấy nữa, vì nó đã tiêu mất rồi. Bởi vì U Aung Myint đã từng làm một vị Tỳ khưu nên khả năng thuyết giảng của ông ta giúp ông ta có thể giảng pháp cho bạn bè và những quyến thuộc khi trở về lại nhà. Cho đến nay (1973), ông ta vẫn còn sống và khỏe mạnh.

C.7. Một hành giả tự chữa khỏi chứng phong ngứa

Vào ngày 19 tháng 10 (âl) - khoảng tháng 11 năm 1974, Maung Win Myint 20 tuổi, ở tại số nhà 90, đường Pan Zo Tan, Rangoon, khởi sự hành Minh Sát tại thiền đường Mahasi Thathana. Cuối cùng anh ta đã tự chữa khỏi chứng bệnh ngoài da của mình. Ðây là bài tường thuật của anh ta.

"Khi tôi mười sáu tuổi, tôi đã đến tại Shewe Gyint. Ở đó tôi đã ăn nhiều loại thịt nai, thịt mèo rừng, rắn, kỳ đà, tắc kè và những loại thịt khoái khẩu khác, toàn thân của tôi, cả tay lẫn chân, bắt đầu ngứa ngáy và nhức nhối. Máu của tôi bị nhiễm độc. Da của tôi có những vết đốm màu trắng. Hằng đêm tôi thường thức dậy để cào gải những chỗ ngứa, hầu như suốt cả đêm. Do điều này mà việc học hành của tôi không tiến bộ được và cảm thấy bị sụt lùi."

"Tôi đến chữa trị nơi bác sĩ M.J đúng ba tháng, không sót một ngày nào. Tôi phải uống thuốc và tiêm chích mỗi ngày. Tiền chữa bệnh mỗi lần như vậy là 8 kyat. Nhưng bệnh vẫn không được chữa khỏi."

"Sau đó tôi đi đến một chuyên gia chữa bệnh ngoài da, là bác sĩ K.L, lại được tiêm chích và uống thuốc. Sau hai tháng chữa trị mà cũng chẳng ăn thua gì. Tiền thuốc lên đến mười kyat mỗi ngày. Tôi không thể thưởng thức những buổi biểu diễn ở nhà hát dầu chỉ vài chốc lát. Hầu như mọi lúc tôi đều phải đối diện với chứng bệnh phong ngứa cay nghiệt này. Từ năm 16 tuổi đến 20 tuổi, tôi phải chịu đựng tình trạng bệnh hoạn này mà chẳng có một ngày nào được thoải mái."

Vào ngày 2-12-1974, ông nội tôi gởi tôi đến thiền đường này để hành Minh Sát. Chỉ trong vòng hai phút sau khi tôi đã ngồi thì cơn ngứa lại sanh lên. Dầu tôi vẫn chánh niệm theo dõi nó, nó cũng chẳng biến mất. Vào ngày 11 tháng 12, cơn ngứa lại khởi lên dữ dội hơn, khiến tôi phải trốn khỏi thiền đường. Nhưng ngay khi về lại nhà, chứng ngứa vẫn như cũ, thế là tôi phải làm hai công việc xen kẽ, niệm rồi lại gải, gải rồi lại niệm. Ðến khi trời vừa sáng, ông nội gọi tôi trở lại thiền đường. Dầu thực tình tôi không muốn theo ông ta, nhưng dù sao tôi cũng phải trở lại đó. Vào lúc xế chiều, tôi đi đến vị Sayadaw và kể cho ngài biết rằng tôi không thể niệm được vì chứng ngứa quá mức chịu đựng.

"Hãy ghi nhận để khắc phục nó, rồi chứng ngứa cũng sẽ biến mất thôi. Khi con đi chích thuốc, con sẽ phải trả tiền cho việc tiêm chích ấy và con cũng cảm thọ đau đớn khi bị chích vào người. Nếu con chánh niệm ghi nhận thì con không phải trả tiền gì cả, lại không cảm thấy đau chút nào." Vị Sayadaw đã đáp lại bằng những lời sách tấn cổ vũ. Rồi vị Sayadaw nói thêm rằng:

- Hãy nhẫn nại và chuyên chú ghi nhận cơn ngứa ấy. Ðừng để pháp niệm bị đứt quãng! Rồi thế nào nó cũng sẽ diệt mất.

Ðầy tin tưởng, tôi trở lại ngồi vào tiết 5 giờ chiều. Chỉ sau 5 phút là cơn ngứa khởi lên. Bằng quyết tâm khắc phục nó, tôi chuyên chú niệm: "ngứa à, ngứa à" và cuối cùng nó đã biến mất! Tôi vui sướng. Trong tiết đầu của đêm, khoảng từ sáu đến bảy giờ chiều, cơn ngứa lại xuất hiện. Lúc này cơn ngứa thật sự nhiều hơn và nó khiến cho tôi phải chảy nước mắt. Dầu tôi đã quyết tâm vững chí ghi nhận nó - tâm niệm mà người cứ run rẩy như bị ma nhập vậy - nhưng cơn ngứa vẫn không lặn đi. Rồi tôi lại chú tâm vào cái bụng phồng xọp và quay sang theo dõi ghi nhận nó. Trong khi đang làm như vậy, kỳ diệu thay, cơn ngứa bỗng biến mất!

Vào những ngày sau, cứ mỗi lần cơn ngứa xuất hiện là tôi bắt đầu niệm, thế là nó lặn mất. Tôi sung sướng và tiếp tục ngồi hăng hái hơn. Vào ngày thứ hai mươi thì cơn ngứa trở lại. Ðầu tiên nó không chịu lặn đi dầu tôi đã niệm vào nó. Nước mắt chảy ra và toàn thân tôi rươm rướm mồ hôi. Thình lình, toàn thân tôi có những đợt biến động, nhưng tôi vẫn vững tâm chánh niệm, nên cuối cùng chứng ngứa ấy đã biến mất. Tôi cũng chẳng có một ý nghĩ nào để tìm hiểu xem nó đã xảy ra như thế nào!

Trong tiết ngồi thiền từ ba đến năm giờ sáng, vào ngày 10-1-1975, chân, tay, lưng và đầu của tôi đều bị ngứa một cách trầm trọng. Nhờ pháp ghi nhận, cơn ngứa biến mất. Nhưng về sau, khi đang niệm thì toàn thân tôi bỗng nổi ngứa, và pháp niệm lại được chiếu vào, tất cả những cảm thọ ngứa ngáy bỗng nhiên lại biến mất, như nó đang thoát ra ở đỉnh đầu; cơn ngứa khó chịu mà tôi đang cảm thọ cũng theo đó mà biến mất. Vào khoảng 11 giờ sáng khi tôi đang ngồi một lát bên ngoài trước khi tắm, một con chó lạc đến ngồi bên cạnh tôi. Tôi đuổi nó đi, vì tôi không thể chịu nổi mùi hôi hám của nó. Nhưng khi tôi vào phòng thì mùi hôi thối vẫn còn ở ngay đó.

Tôi tự hỏi: "mùi hôi thối này từ đâu đến?" Và bắt đầu nhìn quanh, chỉ thấy rằng chính thân của tôi mang mùi hôi ấy! Tôi vội vã đi tắm, thoa xà phòng lên người và cọ rửa kĩ càng. Nhưng vô ích, vì mùi hôi thối ấy vẫn không tẩy đi được. Ðúng hai ngày, cho đến ngày thứ mười hai, mùi hôi ấy xì ra từ người tôi. Vì quá xấu hổ, tôi chẳng nói chuyện này cho vị Sayadaw biết vào lúc ấy. Sau đó, trong khi đang chánh niệm ghi nhận nó, thì mùi hôi của nó biến mất. Tất cả cảm thọ ngứa ngáy cũng biến mất. Máu của tôi được trong sạch trở lại, những đốm trắng trên người cũng biến mất và da của tôi có sắc bình thường, tươi mát và khả ái.

Về sau, khi tôi đến bệnh viện da liễu để khám lại, các y tá rất đỗi ngạc nhiên, vì họ đã từng nói rằng: "dầu anh có chích thuốc bao nhiêu chăng nữa cũng không thể chữa khỏi bệnh này đâu." Chắc chắn họ phải ngạc nhiên thôi! Sau đó họ hỏi bệnh của tôi được chữa bằng cách nào, tôi trả lời:

- Tôi đến thiền đường Mahasi Thathana và thực hành thiền Minh Sát. Khi tôi đang tiếp tục quan sát và ghi nhận các Danh Sắc đang sanh lên, thì chứng bệnh ấy hoàn toàn biến mất.

- Thế à! Họ trầm trồ khen ngợi, "Ồ, pháp này thật sự có năng lực".

Ðây là bài kể lại do vị Sayadaw U Sujata nghe được từ hành giả Win Myint, là người đã bị bệnh ngứa ngoài da suốt bốn năm.


***********


1-Sơ nhất chuyển lo tròn luyện kỹ
Xây đắp nền thần khí giao thông
Diệt trừ phiền não lòng không
Thất tình lục dục tận vong đơn thành
Tâm đạo phát thanh thanh tịnh tịnh
Dưỡng thánh thai chơn bỉnh đạo huyền
Ngày đêm cướp khí hạo nhiên
Hiệp hòa tánh mạng hống diên giao đầu 

2-Sang nhị chuyển diệu mầu ứng lộ
Bế ngũ quan tứ tổ qui gia
Âm dương thăng giáng điều hòa
Huân chương đầm ấm tam hoa kết hườn
Khai cửu khiếu kim đơn phanh luyện
Vận ngũ hành lưu chuyển càn khôn
An nhiên dưỡng dục chơn hồn
Làm cho cứng cát lớn khôn diệu hiền 


\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\


Móng nền tánh mạng đắp cho xong
Niệm lự muôn duyên quét sạch lòng
Tinh chặt khí bền thần diệu dụng
Mắt ngơ, tai lãng tánh viên thông 
* * *
Ngoài thân sáu cửa đà kiên cố
Trong dạ bẩy tình đã trống không
Tâm tức điều hòa tiêu vạn bệnh
Dữ lành chẳng biết ấy huyền công.

-----------------------------------


Siêng làm việc chẳng đáng làm
Lơ là những việc vô vàn thiết thân
Quên đi mục đích tối cần
Chạy theo dục lạc muôn phần lầm sai
Ai mà như vậy muôn đời
Tỵ hiềm, ganh ghét những người chuyên tu.209

Chớ kề cận kẻ yêu thương,
Chớ gần gũi kẻ mình thường chẳng ưa,
Ở đời khổ mấy cho vừa
Khi yêu không gặp, khi ưa chẳng kề
Cũng đau cũng đớn kể chi
Ghét này phải gặp, oán kia phải kề.210

Đừng yêu đến độ say mê
Kẻo khi ly biệt não nề héo hon
Nếu mà yêu ghét không còn
Chẳng chi ràng buộc, tâm hồn thảnh thơi.211

 
Khởi từ tình ái sinh ra
Chứa chan hãi sợ, chan hòa lo âu
Thân yêu, tình ái lìa mau
Chẳng còn lo sợ, ưu sầu tiêu tan.212

 
Khởi từ luyến ái sinh ra
Chứa chan hãi sợ, chan hòa lo âu
Mến thương, luyến ái lìa mau
Chẳng còn lo sợ, ưu sầu tiêu tan.213

 
Khởi từ hỷ ái sinh ra
Sinh lo, sinh sợ khó mà tránh đi
Khi mà hỷ ái xa lìa
Chẳng còn lo sợ chút gì nữa đâu.214

 
 
Khởi từ dục ái sinh ra
Sinh lo, sinh sợ khó mà tránh đi
Khi mà dục ái xa lìa
Chẳng còn lo sợ chút gì nữa đâu.215

 
Khởi từ tham ái sinh ra
Sinh lo, sinh sợ khó mà tránh đi
Khi mà tham ái xa lìa
Chẳng còn lo sợ chút gì nữa đâu.216

 
Người mà giới hạnh chu toàn
Sáng soi trí tuệ, vững vàng đạo tâm
Bao điều chân lý thấm nhuần
Làm tròn bổn phận mười phân vẹn mười
Là người đáng kính tuyệt vời.217

 
Ai mà tâm nguyện dạt dào
Mong tìm lên chốn tối cao Niết Bàn
Thú vui ái dục chẳng màng
Đáng tôn bậc ấy là hàng "thượng lưu".218

 
 
 
Hãy nhìn người khách ly hương
Lâu ngày an ổn từ phương xa về
Bà con cùng với bạn bè
Hân hoan chào đón tràn trề niềm vui,
Người làm lành cũng vậy thôi
Tạo ra nghiệp phước để rồi mất đâu
Qua đời này đến đời sau
Bao nhiêu nghiệp phước khác nào người thân
Đón mừng họ rất ân cần.219-220


\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\


THI
Nữ Đạo Tu Chơn giải nghiệp trần,
Nguyện thành thực học lý tâm thân.
Công phu chuyển hóa phân thanh trược,
Phục dưỡng Thần Quang nhứt thể Chân.

THI BÀI
Tu thiền định là tu giác huệ,
Giải nghiệp trần hiệp thể Tiên Thiên.
Cho nên con phải chí Thiền,
Gia công học hỏi, vui siêng thọ trì.
Con trước đã tôn vì thức Tánh,
Con đã từng nuôi mãnh vọng tâm,
Thử xem bao cuộc thăng trầm,
Thị phi, vinh nhục, xa lần lẽ Chân.
Nay con quyết giải lần giả thức,
Để tìm về lãnh vực tôn linh.
Thì nên tự nhủ lấy mình,
Thanh trừ vọng niệm, khai minh giác thần.
Tâm an định, Mạng thân cũng lập,
Ấy là nguồn Chân pháp siêu nhiên.
Nhơn sanh Tánh Mạng tương liên,
Ẩn tàng báu vật Phật Tiên thọ đồng.
Nếu sớm biết tròn công ôn dưỡng,
Thì kim đơn Chân chưởng hiện thành.
Vì con chưa ngộ duyên lành,
Chưa thông yếu pháp, chưa rành công phu.
Nay Mẹ điểm trường tu Nữ lập,
Dạy các con thời tập cho thuần.
Khí Thần dược vật trong thân,
Hiệp khai nguyên Khiếu, thông tầng huyền môn.
Đây là cửa sinh tồn tiêu tức,
Đây là nơi tiềm lực căn đề,
Là nơi hiệp nhứt Đao Khuê,
Khảm Ly, Diên Hống nhất tề hiệp công.
Năng lập cực bảo tông diệu hữu,
Mới rõ đường khứ tựu Thiên Cơ.
Tĩnh tâm hội lý kịp giờ,
Đạt Chân tạo hóa, Đạo thơ chỉ truyền.
Pháp luân chuyển thường xuyên vận luyện,
Biến trược thanh dương tiến âm phù.
Đốc, Nhâm hiệp lý châu du,
Tức tâm, tâm tức tiếp thu pháp đồ.
Ngôi thượng hạ điểm tô Trời Đất,
Lục âm dương đừng thất sai cơ.
Tý Ngọ thăng giáng đúng giờ,
Mẹo Dậu ôn dưỡng phục sơ Khí Thần.
Thượng Thừa phẩm truyền Chân đã hãn,
Pháp chánh chân căn bản Đạo truyền.
Chủ đề chấn chỉnh Khôn Kiền,
Hiệp quy Thái Cực, Tiên Thiên nhất thần.
Dạy pháp tu từng phần đã rõ,
Điểm con nào chứng ngộ thiền tâm.
Không màng sắc tướng, thanh âm,
Định Chân thoát hóa ngoài tầm tử sanh.
Đạo thậm thâm công thành nghiệm chứng,
Quên thời gian chẳng luận tháng ngày.
Tâm hư, Mạng túc mới hay,
Mới là nhập diệu, trong ngoài hiệp Chơn.
Lược đề "Nữ Đạo Tu Chơn".

Thăng...


-----------------------------------

THI BÀI

Trường tu tịnh hư vô Chân Pháp,
Điểm môn đồ quy nạp Linh Căn.
Công phu vi diệu vô ngần,
Thừa hành còn phải chí chân nguyện thành.
Đủ nguyện lực mới hành Đại Đạo,
Có thiện căn mới bảo toàn công.
Có cầu lý Đạo tinh thông,
Mới đem Tánh, Mạng vào trong Thượng Thừa.
Phần Sơ thiền sớm trưa luyện kỹ,
Vì Đạo là trực chỉ chân tâm,
Đạo không ảo tưởng xa tầm,
Mà trong nội thể thâm thâm diệu huyền.
Nếu còn nặng nghiệp duyên khó thấy,
Nếu còn mang phải quấy biện minh,
Còn ham quyền tước, lợi danh,
Còn theo sắc tướng, còn sanh giả hình,
Còn phóng túng thất tình lục dục,
Còn sân dâm, còn lúc mê si,
Còn vương vật dục kéo trì,
Còn trong tứ khổ, còn đi lạc lầm.
Tu luyện Đạo là tầm nội thể,
Xét biết mình phục chế bên trong.
Tâm, Thần là chủ nhân ông,
Là chân chân giác, là không không trần.
Tâm tức Phật, Tâm chân là Phật,
Phật tức Tâm, Tâm thất là Ma.
Phật Tâm giác chiếu chan hòa,
Như như bình tịnh chẳng xa, chẳng gần.
Chân thiện hóa thu lần Tánh Đạo,
Tánh bổn lai hạo hạo nhiên không.
Thuần thành trí giác khai thông,
Sáu căn đóng cửa, ba lòng toàn vô.
Cơ nghịch vận pháp đồ thể tượng,
Quy vạn thù hiệp chưởng nhất nguyên.
Công phu kính cẩn kiền thiền,
Luân hành máy tạo cơ huyền diệu năng.
Công khởi nhập điểm phần sơ bộ,
Giải nghiệp trần điều độ thân tâm.
Tâm hư, Tánh định, Thần chân,
Bảo nguơn tam thể tiếp vâng thường hành.
Đoạn tứ tướng phân rành ảo tưởng,
Thâu phóng tâm quên chướng ngại hình.
Để cho nội giới linh minh,
Cho Thần Khí hiệp, cho tình Tánh quy.
Ấy mới gọi sơ kỳ kiến tạo,
Là Trúc Cơ cho bảo nguyên hanh.
Là công Tánh Mạng thuần thanh,
Diệu nhiên dung hóa tượng thành Đao Khuê.
Bảo linh căn hiệp tề nhất chũng,
Tam bửu quy chuyển dụng lò vàng.
Ngưng Thần, tụ Khí hồi quang,
Tức tâm, tâm tức nhịp nhàng ôn nhu.
Ly âm hỏa tiếp thu Khảm nội,
Long hổ giao chung hội nhứt đoàn.
Đãnh lư lập hướng Khôn Càn,
Chuyển xoay máy tạo, dinh hoàn định phân.
Thủ dược vật hạ tần hải để,
Tải huỳnh kim lên bệ Càn cung.
Trục Duyên thêm Hống đến cùng,
Hống thành Càn tượng, Duyên tùng Khôn diêu.
Tụ hỏa pháp là phiêu bí chỉ,
Lửa ấm thường Duyên Khí mới thăng.
Hấp, để, toát, bế làm căn,
Điền Ly, chiết Khảm hóa hoằng công phu.
Sơ tý thời hành chu vận số,
Tạo hóa dung là độ dương sanh.
Thiên nhân hiệp nhất tự thành,
Tu đơn phải biết, phải rành cơ Thiên.
Nội ngoại Khí huyền huyền tương tiếp,
Luyện phách hồn hóa hiệp Tiên Thiên.
Giải cơ thất chánh Khôn Kiền,
Chuyển cơ an định, chí huyền hư linh.
Thiền cực tịnh chờ sinh Chân động,
Thiên cơ triền hộ tống dương lai.
Quan môn đóng chặt bên ngoài,
Nhập thần điều hóa, nghịch khai dẫn hồi.
Nơi khiếu trung chỉnh ngôi ôn dưỡng,
Giữ ngoài trong chẳng chướng ngại tâm.
Chẳng còn niệm lự sai lầm,
Minh minh, ảo ảo, thâm thâm bảo toàn.
Châu thiên vận Khôn Càn mấy độ,
Cho hóa thuần khỏi chỗ lậu sanh.
Thiền tịnh, tịnh mãi động hành,
Động hành, tịnh vận, động sanh thời hầu.
Chừng nào hoán thể quy đầu,
Là Chân tiểu dược Minh châu sắp thành.

THI

Pháp đạo Tiên gia chuyển ngũ hành,
Huyền quan Tổ Khiếu tự quy sanh.
Định thần hội nhập song mâu chiếu,
Chân ý thông linh lưỡng Khí hành.
Diệu ứng huyền cơ Tiên Hậu hóa,
An nhiên Khiếu nội Khí Thần thanh.
Tu đơn rõ lý minh tinh hiện,
Chỉnh định Càn Khôn tại bản doanh.

Chư phận sự Hiệp Thiên Đài chú ý: Tất cả các đàn ban kinh được đọc và giảng tại Thánh Thất.
Việc ban hành phải chờ lệnh sau.
Giải bốn chử: Hấp, Để, Toát, Bế trong bài:
- Hấp: Mũi hít khí Hậu Thiên để tiếp Tiên Thiên.
- Để: Lưỡi trụ thượng ngạc để rước cam lồ.
- Toát: Giữ kín Cốc Đạo cho hỏa tụ.
- Bế: Xũ rèm mắt, chiếu ngược vào trong cho Dược ngưng Đơn kết.
Giờ mãn đàn, Ngô huynh ban ân chung.
Thăng...


-----------------------------------

Móng nền tánh-mạng đắp cho xong
Niệm lự muôn duyên quét sạch lòng
Tinh chặt, khí bền, thần diệu dụng
Mắt ngơ, tai lãng, tánh viên thông
Ngoài thân sáu cửa đà kiên cố
Trong dạ bẩy tình đã trống không
Tâm tức điều hòa tiêu vạn bệnh
Dữ lành chẳng biết ấy huyền công.
Nền móng là tinh bền khí đủ
Thần có nơi an trụ thần linh
Nguyên thần, nguyên khí, nguyên tinh
Tam nguyên hỗn nhứt, vô sinh đắc thường
Lục căn y vào một chỗ
Thì nền đơn không đổ không tà
Âm dương tâm tức điều hòa
Thức thần thanh tịnh hóa ra nguyên thần
Tồn tinh là phần quan trọng
Khỏi lậu hư, dâm vọng lo phòng
Tịnh thì nguồn nước lặng trong
Mới hay hóa khí, mới hay giữ thần
Khí thuần, nuôi thân tiếp mạng
Đủ đầy, không bệnh hoạn, sống lâu
Luyện đơn lấy thuốc nhiệm mầu
Kết nên thai thánh vào chầu đế kinh
Hô, hấp, phân minh hòa hoãn
Ra vào như không dạng không hình
Lần lần khí phục thân khinh
Tiên thiên chơn tức huân đình tự nhiên
Công tổng thể quy nguyên hàm dưỡng
Vạn thù không riêng hướng chia nhà
Tinh, thần, hồn, phách, nhất gia
Phóng quang ngũ khí tam hoa triều huyền.


\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\

Nhất, nhị, tam tài, ngũ, lục kinh
Đại cư tiểu thử định thành hình
Hàn duy mãn tứ thành cơ động
Khuyết hỏa thiếu khôn thu vạn linh
Mộc thái càn giao hòa tứ tượng
Âm dương thượng hạ hiệp chung minh
Phong xuân phấn lý sanh ư biến
Toàn chất tinh ba tịnh thủy bình


\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\

Tu theo Chỉ và Quán :
Chỉ, là dừng tâm tán loạn động xao
Giữ tam bửu khỏi hư hao qua các ngõ
Quán, là chiếu soi trong tánh đó
Phá hôn trầm, thần tỏ tỉnh gây mê
Nếu ngũ quan trông ngược trở về
Hay bồi dưỡng căn đề thông huyết mạch
Khai Thông Kỳ Kinh Bát Mạch Vòng Đại Chu Thiên bằng bài tập thể dục động công theo băng DVD dưới đây luyện tập mỗi ngày:


\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\

1-Sơ nhứt chuyển lo tròn luyện kỹ
Xây đắp nền thần-khí giao thông
Diệt trừ phiền não lòng không
Thất tình lục dục tận vong đơn thành
Tâm đạo phát thanh thanh tịnh tịnh
Dưỡng thánh thai chơn bỉnh đạo huyền
Ngày đêm cướp khí hạo nhiên
Hiệp hòa tánh-mạng, hống-diên giao đầu
2-Sang nhị chuyển diệu mầu ứng lộ
Bế ngũ quan tứ tổ quy gia
Âm dương thăng giáng điều hòa
Huân chưng đầm ấm tam hoa kết hườn
Khai cửu khiếu kim đơn phanh luyện
Vận ngũ hành lưu chuyển càn khôn
An nhiên dưỡng dục chơn hồn
Làm cho cứng cát lớn khôn diệu huyền
3-Đến tam chuyển hậu thiên ngưng giáng
Nhứt bộ thành, ngọc bảng đề danh
Công phu khử trược lưu thanh
Linh đơn một phẩm trường sanh muôn đời.
4-Qua tứ chuyển cơ trời phát lộ
Thoát ngoài vòng tứ khổ trần ai
Gom vào tư tưởng trong ngoài
Luyện phanh trong sạch, thánh thai nhẹ nhàng
5-Ngũ chuyển đạo thông toàn cơ nhiệm
Ngồi định thần tìm kiếm căn nguyên
Xuất thần lên cảnh thần tiên
Học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu
6-Lần lục chuyển tam diêu bất động
Tâm vô vi trống lỗng căn cơ
Bụi trần không thể đóng dơ
Linh đơn hai phẩm giựt cờ thánh tiên
7-Thất chuyển pháp hạo nhiên chi khí
Luyện chân thần quy vị hưởng an
Linh sơn nở búp sen vàng
Cởi rồi bẩy thể nhẹ nhàng biết bao
8-Bát chuyển đức thanh cao thấm nhuận
Đến bực này thì chứng kim tiên
Không không không hậu không tiền
Không lo không nghĩ không phiền não ai
Lửa cung ly nấu vàng cung khảm
Lọc âm dương hai tám thành cân
Hồn còn nương náu xác thân
Nhưng không dính líu bụi trần vào thân
9-Cửu chuyển đắc Lôi Âm an hưởng
Mặc vui chơi bốn hướng ba nhà
Rượu cờ vui thú sen tòa
Đào tiên chung cuộc điều hòa cảnh không
Pháp Tiên, Phật thần thông vô lượng
Ứng hóa linh cao thượng toàn năng
Qúy thay cảnh báu chi bằng ?
Nghêu ngao khiển hứng gió trăng khó lường
Pháp cửu chuyển là nền thanh khiết
Thoát luân hồi đoạn diệt oan khiên
Còn chi nghiệp qủa nối chuyền
Tâm không, đắc Phật thành tiên tại trần
(7 thể : 1-thân xác, 2-phách, 3-vía, 4-hạ trí, 5-thượng trí, 6-kim thân, 7-tiên thể)


\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\ 

1-Sơ nhất chuyển lo tròn luyện kỹ
Xây đắp nền thần khí giao thông
Diệt trừ phiền não lòng không
Thất tình lục dục tận vong đơn thành
Tâm đạo phát thanh thanh tịnh tịnh
Dưỡng thánh thai chơn bỉnh đạo huyền
Ngày đêm cướp khí hạo nhiên
Hiệp hòa tánh mạng hống diên giao đầu 

2-Sang nhị chuyển diệu mầu ứng lộ
Bế ngũ quan tứ tổ qui gia
Âm dương thăng giáng điều hòa
Huân chương đầm ấm tam hoa kết hườn
Khai cửu khiếu kim đơn phanh luyện
Vận ngũ hành lưu chuyển càn khôn
An nhiên dưỡng dục chơn hồn
Làm cho cứng cát lớn khôn diệu hiền 


\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\


Móng nền tánh mạng đắp cho xong
Niệm lự muôn duyên quét sạch lòng
Tinh chặt khí bền thần diệu dụng
Mắt ngơ, tai lãng tánh viên thông 
*** 
Ngoài thân sáu cửa đà kiên cố
Trong dạ bẩy tình đã trống không
Tâm tức điều hòa tiêu vạn bệnh
Dữ lành chẳng biết ấy huyền công.

-----------------------------------

 
Khí công - Luyện tập khí công: 

Khí Công: Là công phu tập luyện để điều hòa, phát huy tích luỹ và sử dụng hai loại khí nói trên. Hai loại khí ấy phối hợp và cộng hưởng với nhau làm thành Chân Khí. Chân Khí thịnh thì người khỏe, khi suy thì người yếu, khi rối thì người bệnh, khi kiệt thì người chết.

Có thể nói, Khí Công là gốc của các phái võ Nội Gia, là căn cốt của mọi phương pháp dưỡng sinh Ðông A. Hình thành từ các Phép Ðạo Dẫn của Ðạo Gia, phối hợp với Môn Phái Thiền Tông Ðạt Ma Sư Tổ, Khí Công triển khai qua dịch học đã trở nên rất phong phú và mỗi ngày một phát triển nhất là dựa vào y học hiện đại. Lấy nguyên lý Quân Bình Âm Dương, Ðiều Hòa Ngũ Hành làm căn bản trong luyện khí. Khí công làm gia tăng nội lực, một mục tiêu mà mọi võ gia đều mong muốn. Lại nữa, cũng trên căn bản này, các Võ Gia còn có thể tự trị bệnh và hơn thế, trị bệnh cho người khác, thể hiện Tinh Thần của Võ Ðạo.

Phương pháp luyện tập Khí Công không khó, nhưng muốn luyện tập Khí Công thành tựu thì phải có quyết tâm cao và tốn nhiều công phu. Cũng ví như cách học làm thơ, cách chơi các nhạc cụ thì không khó nhưng muốn trở thành một thi sĩ, một nhạc sĩ có tài thì khó hơn. Chính vì vậy có người nói muốn luyện thành Khí Công thì phải có "cơ duyên". Nhưng điều chắc chắn là bất cứ ai nếu yêu thích Khí Công và kiên trì luyện tập theo đúng phương pháp thì cũng sẽ đạt được một kết quả nhất định, đủ để giúp cho thân thể kháng kiện, kịch phát năng lực bản thân, điều trị được nhiều loại bệnh tật của chính mình và của người khác như các loại bệnh về Tim mạch - Thần Kinh - Tê Thấp - Thận Suy - Các loại bệnh về hô hấp, tiêu hóa, các loại bệnh liên quan đến cột sống v.v...

Tập Khí Công còn làm gia tăng tuổi thọ. Ðối với các học sinh luyện Khí Công còn tích lũy nội lực, tập trung tâm ý, ngõ hầu phát huy tối đa hiệu quả của đòn thế.


ÐỊNH NGHĨA: 
Khí là nguồn năng lực sống của con người. Khí luân lưu trong khắp cơ thể theo các đường Kinh mạch vào Lục phủ ngũ tạng. Khí biểu hiện dưới cả hai dạng vật chất và tinh thần, nhưng mắt ta không nhìn thấy được (không được lầm lẫn giữa
Khí và Không Khí. Không khí là khí trời, là phương tiện để ta hô hấp trong lúc luyện Khí.)
Mỗi người sinh ra đều mang trong cơ thể một lượng khí nhất định, nhiều ít tuỳ theo từng người. Ðó là Khí trời cho, tức Khí thụ hưởng từ cha mẹ, còn gọi là Tiên Thiên Khí hay Khí Bẩm Sinh. Ngoài Tiên Thiên Khí, hàng ngày con người còn tiếp thụ một lượng Khí từ bên ngoài vào cơ thể mình xuyên qua đồ ăn thứcuống, không khí, ánh sáng, vũ trụ tuyến và môi trường sống nói chung. Loại khí này gọi là Hậu Thiên Khí (tức Khí Có Sau).


Khí Công: Là công phu tập luyện để điều hòa, phát huy tích luỹ và sử dụng hai loại khí nói trên. Hai loại khí ấy phối hợp và cộng hưởng với nhau làm thành Chân Khí. Chân Khí thịnh thì người khỏe, khi suy thì người yếu, khi rối thì người bệnh, khi kiệt thì người chết.
Có thể nói, Khí Công là gốc của các phái võ Nội Gia, là căn cốt của mọi phương pháp dưỡng sinh Ðông A. Hình thành từ các Phép Ðạo Dẫn của Ðạo Gia, phối hợp với Môn Phái Thiền Tông Ðạt Ma Sư Tổ, Khí Công triển khai qua dịch học đã trở nên rất phong phú và mỗi ngày một phát triển nhất là dựa vào y học hiện đại. Lấy nguyên lý Quân Bình Âm Dương, Ðiều Hòa Ngũ Hành làm căn bản trong luyện khí. Khí công làm gia tăng nội lực, một mục tiêu mà mọi võ gia đều mong muốn. Lại nữa, cũng trên căn bản này, các Võ Gia còn có thể tự trị bệnh và hơn thế, trị bệnh cho người khác, thể hiện Tinh Thần của Võ Ðạo.
Phương pháp luyện tập Khí Công không khó, nhưng muốn luyện tập Khí Công thành tựu thì phải có quyết tâm cao và tốn nhiều công phu. Cũng ví như cách học làm thơ, cách chơi các nhạc cụ thì không khó nhưng muốn trở thành một thi sĩ, một nhạc sĩ có tài thì khó hơn. Chính vì vậy có người nói muốn luyện thành Khí Công thì phải có "cơ duyên". Nhưng điều chắc chắn là bất cứ ai nếu yêu thích Khí Công và kiên trì luyện tập theo đúng phương pháp thì cũng sẽ đạt được một kết quả nhất định, đủ để giúp cho thân thể kháng kiện, kịch phát năng lực bản thân, điều trị được nhiều loại bệnh tật của chính mình và của người khác như các loại bệnh về Tim mạch - Thần Kinh - Tê Thấp - Thận Suy - Các loại bệnh về hô hấp, tiêu hóa, các loại bệnh liên quan đến cột sống v.v...
Tập Khí Công còn làm gia tăng tuổi thọ. Ðối với các võ sinh luyện Khí Công còn tích lũy nội lực, tập trung tâm ý, ngõ hầu phát huy tối đa hiệu quả của đòn thế.

KỸ THUẬT LUYỆN KHÍ

Các phương pháp luyện khí thay đổi tùy theo các Trường Phái. Ðại để có năm Trường Phái chính: Ðạo Gia - Phật Gia - Y Gia - Võ Gia.
Phương pháp của Ðạo Gia chủ yếu tạo sự kháng kiện cả thể xác và tâm hồn.
Phương pháp này dạy cách phát triển trau dồi Tâm Chất và sự sống. Nghĩa là nhấn mạnh cả về hai mặt: luyện tập và suy tưởng.
Phương pháp của Phật Gia đặt nặng về sự điều hòa phần Tâm, tức là gạt bỏ mọi tạp niệm để đầuóc trống rỗng, tiến đến giác ngộ.
Phương pháp của Khổng Gia lại nêu ra những "Nguyên Tắc Của Tâm Hồn!" Sự chân chính và sự rèn luyện các đức tính. Ðưa người tập vào trạng thái nghỉ ngơi, an bình và yên tĩnh.
Phương pháp của Y Gia chủ trương dùng Khí Công để điều trị bệnh tật, bảo dưỡng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Phương pháp của Võ Gia nhằm xây dựng sức mạnh cá nhân, biết chấn tĩnh tinh thần khi bị tấn công hoặc để công kích địch thủ. Mặc dầu phương pháp này cũng có chức năng bảo vệ sức khỏe và nâng cao tuổi thọ nhưng nó khác hẳn với các Trường Phái nói trên.
Tuy các phương pháp của các Trường Phái có sự khác biệt nhưng chúng vẫn không nằm ngoài ba nguyên tắc chính: Tĩnh Luyện, Ðộng Luyện, và Tĩnh Ðộng Luyện. Cả ba nguyên tắc này đều có 3 mặt: Luyện Tâm (tức Ðiều Tâm), Luyện
Thở (tức Ðiều Tức) và Luyện Hình (tức Ðiều Thân).
Luyện Tâm (Ðiều Tâm): Bắt buộc phải gạt bỏ mọi suy nghĩ, ưu tư và tình cảm để đầu óc trống rỗng hoặc phải tập trung ý niệm vào một điểm để đưa trí não vào một trạng thái đặc biệt. Cách luyện này gọi là Ðịnh Thần.
Luyện Thở (Ðiều Tức): Những bài tập thở gồm: Nạp Khí - Vận Khí - Xả Khí - Bế Khí, đều phải "nhẹ và sâu" (sẽ chỉ dẫn ở phần sau).
Luyện Hình (Ðiều Thân): Gồm nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể qua nhiều tư thế, xuyên qua 6 cách: Ði - Ðứng - Ngồi - Nằm - Quỳ - Thoa Bóp.
Bất kể luyện tập theo phương pháp nào, nếu tập bền bỉ và đúng phép thì chắc chắn sẽ đạt được một công phu đáng kể. Khí Công của Việt Võ Ðạo tổng hợp các kinh nghiệm của nhiều Trường Phái khác nhau, chủ yếu để luyện Tâm & Thân
theo nguyên lý "Cương Nhu Phối Triển." Cũng để tập trung sức mạnh của TÂM THÂN trong tự vệ chiến đấu, điều trị bệnh tật và gia tăng tuổi thọ.
Phương pháp khí công trong võ thuật còn gọi là: Nội Công. Nội công là phương pháp luyện tập những phần bên trong của cơ thể con người (không luyện cơ bắp như thể thao). Luyện bên trong tức là phương pháp luyện để :
- Kinh mạch điều hòa (luyện Kinh Mạch).
- Thần kinh vững mạnh (luyện Tâm).
- Lục phủ ngũ tạng được kích phát và kháng kiện (luyện Phủ Tạng).
Muốn "luyện bên trong" chủ yếu là phải vận dụng hơi thở. Thở đúng phương pháp là cơ bản của việc luyện công. Thở tự nhiên hàng ngày là thở Vô Thức. Thở Nội Công là thở Có Ý Thức. Thở chủ động theo phương pháp đã được nghiên cứu công phu.

CÁCH THỞ NỘI CÔNG: 

A. Thở Bụng: là cách thở chủ yếu, trong Nội Công gọi là "Thở Thuận".
Trong khi luyện thở có thể Nằm - Ngồi - Ði - Ðứng đều được cả, nhưng bao giờ cũng phải giữ cho xương sống thật thẳng.
Nằm: Trên một mặt bằng cứng (không nệm, không gối đầu) hai tay để úp xuôi theo thân mình.
Ngồi: Ngồi xếp bằng theo lối bán già hay kiết già tùy ý. Cũng có thể ngồi trên ghế, không dựa lưng, hai chân để xuôi xuống sàn một cách ngay ngắn, hai tay buông xuôi xuống hoặc để trên hai bắp vế. Giữ lưng thẳng góc với mặt ghế.
Ðứng: Ðứng thật thẳng như thế "Nghiêm" nhưng hai chân ngang rộng khoảng 25cm cho vững. Hai tay buông xuôi thoải mái, không co cứng cơ.
Ði: Hai chân di động nhưng giữ thân người thật thẳng. Dù ở tư thế nào hai tay và hai vai đều buông lỏng thoải mái. Trước khi thở phải gạt bỏ tạp niệm. Tập trung ý vào hơi thở.
Lưu ý: chữ Khí dùng ở đây chỉ là Khí Trời, tức Hơi Thở, không phải là Chân Khí như đã định nghĩa.

Thực Hành: 
Nạp Khí: Hít khí trời thẳng vào bụng dưới.
Vận Khí: Nín thở, hơi vào Ðan Ðiền (cách vùng bụng dưới rốn khoảng 3- 4cm) (rồi dồn khí luân lưu theo Kinh Mạch).
Xả Khí: Thở ra hết, thót bụng lại, từ từ nhẹ nhàng cho hơi ra hết.
Bế Khí: Ngưng thở trong lúc bụng trống rỗng, nhíu cơ hậu môn lại và tưởng tượng khí của toàn cơ thể trở về Ðan Ðiền.
Một vòng thở đủ bốn nhịp như thế gọi là "Phép Thở 4 Thì".
Lưu ý:
Cả 4 thì đều phải: Êm, Nhẹ, Ðều Ðặn. Kết hợp co cơ và giãn cơ, nhưng giãn cơ là chính.
Tự điều hòa 4 nhịp sao cho vừa phải để cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu chỉ Nạp, Vận, và Xả mà không Bế Khí thì đó là Phép Thở 3 thì.
Nếu chỉ Nạp và Xả không thôi thì đó là Phép Thở 2 thì. Các Ðạo Gia thường áp dụng lối thở hai thì và lấy thư giãn là chủ yếu.
Những người bị bệnh do cao huyết áp, bệnh Tim mạch, bệnh Hen Suyễn chỉ nên thở 2 thì. Thở thật đều, nhẹ và êm.

B. Thở Ngực (Còn gọi là Thở Nghịch):

Lúc Nạp Khí, Ngực căng lên, Bụng thót lại. Lúc Xả Khí, Ngực xẹp xuống, Bụng hơi phình ra. Phép Thở Nghịch rất tốt cho Phế Nang Thượng, tạo sự cường tráng. Người mới tập thở mỗi ngày nên chia làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 5, 10 phút và đúng giờ, trong tư thế Ði - Ðứng - Ngồi - Nằm đều được cả.
Khi đã thở quen, dần dần tăng thời gian tập lên. Những nhà Khí Công chuyên nghiệp họ thở hầu như suốt ngày, dĩ nhiên là không ăn quá no, làm việc nặng, ngủ nghỉ. Ðây mới chỉ là những cách thở căn bản trong Khí Công. Thở đúng cách theo các tư thế khác nhau là chúng ta bắt đầu bước vào con đường luyện tập Khí Công hay Nội Công vậy.

Khí là nguồn năng lực sống của con người (vital energy). Có hai loại Khí: Khí Tiên Thiên do cha mẹ truyền thụ, Khí Hậu Thiên do ta tiếp thụ qua dinh dưỡng và môi trường sống. Khí luân lưu khắp cơ thể, qua các đường Kinh Mạch vào lục phủ ngũ tạng. Khí biểu hiện dưới cả hai dạng vật chất và tinh thần (các nhà khoa học đã dùng máy móc để thí nghiệm và xác minh điều đó), nhưng với mắt thường ta không nhìn thấy được. Không bao giờ được lầm lẫn Khí và Khí Trời (tức không khí), vì không khí (air) chỉ là một trong những phương tiện, dùng để hô hấp trong khi Luyện Khí.
Võ lâm Trung Nguyên thường truyền tụng một câu nói rất nổi tiếng:
"Lực bất đả quyền, 
Quyền bất đả công, 
Luyện vũ bất luyện công, 
Ðáo lão nhất trường không..... "

Có nghĩa là "người chỉ có sức khỏe không thôi thì không thể đánh người giỏi quyền pháp, và người có quyền pháp không thắng được người có Khí Công pháp. Tập võ mà không luyện Khí Công pháp thì khi về già sẽ không còn gì nữa".

Những Phương Pháp Thở Thông Thường Ðể Chuẩn Bị Luyện Khí: 

Lưu ý: Thở đúng phương pháp là phần cơ bản của việc luyện Công. Thở hàng ngày là thở tự nhiên, thở vô thức. Thở Khí Công hay Nội Công là thở có ý thức, thở theo phương pháp. Các bài thở thông thường này, chưa cần thiết phải áp dụng những phương pháp Nhập Tĩnh, Thu Công.

Tư Thế : Trong khi luyện thở, có thể Nằm - Ngồi - Ðứng đều được cả, nhưng bao giờ cũng phải cho đầu, cổ và xương sống thật thẳng thì Khí mới có thể lưu thông được.
Nằm: trên một mặt bằng và cứng (không nệm, không gối đầu), hai tay để úp, xuôi theo thân mình. Hai chân duỗi thẳng, gót chân chạm nhau, mũi bàn chân ngả ra hai bên. Tư thế nằm áp dụng cho những người sức khỏe quá yếu, hoặc những người thiếu máu, không thể ngồi lâu được.
Ngồi: ngồi xếp bằng theo lối bán già hay kiết già tùy ý, cũng có thể ngồi trên ghế, không dựa lưng, hai chân để xuôi xuống sàn một cách tự nhiên, ngay ngắn, hai tay buông xuôi xuống hoặc để trên hai bắp vế. Ðiều quan trọng là phải giữ cho đầu, cổ xương sống xuống đến hậu môn ở trên một đường thẳng. Ngồi là tư thế đúng nhất và tốt nhất cho việc Luyện Khí´.
Ðứng: Hai chân đứng song song, dang rộng khoảng 25cm, cho vững, hai tay buông xuôi theo thân người, hai đầu gối hơi chùng xuống một chút, nặng ở hai gót chân, buông lỏng hai vai. Tư thế đứng dùng để tập luyện nhiều động tác quan trọng.
Dù ở tư thế nào, thân, vai, bụng đều buông lỏng, thoải mái. Trước khi thở phải gạt bỏ hết mọi ý nghĩ, tập trung tinh thần vào hơi thở. Trước khi Luyện Khí nên biết Thư Giãn. Không biết Thư Giãn thì kết quả Luyện Khí sẽ bị giới hạn rất nhiều:
Thư giãn Cơ Bắp: buông lỏng tất cả dường gân, thớ thịt: từ đầu ngón tay cho tới tứ chi, vai, bụng và toàn thể thân người, coi như toàn thân mềm nhũn ra, không còn một trương lực nào cả.
Thư giãn Tâm Thần: để bộ não từ từ tan biến đi, không còn một ý thức nào nữa, không nghe, không thấy, không biết gì nữa, cứ để tâm chìm vào hư vô... Mới đầu khó thực hiện, nhưng sau sẽ quen dần. Ðộng tác Thư Giãn sẽ giúp ta thấy nhẹ nhàng, khoan thai, dễ chịu sau những giờ làm việc căng thẳng. Thư giãn thoải mái xong mới bắt đầu tập luyện.
I. Thở Bụng: (còn gọi là thở Thuận):
Phương pháp thở bụng 2 thời liên tục: ngồi bán già hay kiết già, hay ngồi trên ghế hoặc đứng, hoặc nằm trên mặt phẳng và cứng, không gối đầu, mục đích giữ cho đầu, cổ, lưng thật thẳng, hai tay buông xuôi.
Nạp Khí: Từ từ hít hơi vào thẳng bụng dưới theo phương pháp: đều, nhẹ, êm, sâu (khi đầy, bụng hơi phình ra).
Xả Khí: ngay khi đó, từ từ thở ra cũng đều- nhẹ - êm và thở ra hết.
Ghi chú quan trọng:
- Hít vào và thở ra đều bằng mũi.
- Công thức : mới tập theo công thức 3-3 (nghĩa là hít vào trong 3 giây và thở ra cũng đúng 3 giây, nghĩa là thở 10 vòng trong 1 phút. Cách đếm : ba trăm lẻ một, ba trăm lẻ hai, ba trăm lẻ ba... cứ đếm đều đặn là rất đúng, nếu cần lấy đồng hồ ra căn lại cách đếm cho chính xác hơn), dù ta có thể tập dài hơn cũng đừng cố, phải tập ít nhất trong 3 tuần lễ mới có thể tăng dần.
Về sau, khi đã tập luyện vững vàng rồi, ta có thể theo công thức : 5-5 (tức 5 vòng thở ra một phút) hoặc 6-6 (tức 6 vòng thở trong một phút). Một người bình thường, thở trung bình 15 vòng trong 1 phút, nếu nay ta thở chỉ còn 10 vòng/phút là đã khá tốt rồi.
So sánh với nhịp thở của một loài động vật: gà mái 30 nhịp /phút, chó 28 nhịp /phút, mèo 24 nhịp /phút, ngựa 16 nhịp /phút, rùa 2 nhịp /phút. Nếu nhiều công phu tập luyện, sau này ta có thể thở từ 2 nhịp hay 1 nhịp trong một phút thì tuổi thọ của ta có thể tăng lên như loài rùa. Mặt khác, khi thở chậm, nhịp tim cũng sẽ đập chậm lại và đều hơn. Giả thử nhịp tim đang từ 90 giảm xuống 60 lần/phút, tức là tiết giảm được 30 lần/phút. Nếu tính trong một năm thì sẽ tiết giảm được: 30 lần x 60 x 24 x 365 ngày = 15,768,000 lần.
Tập đúng: thân thể tráng kiện, da mặt hồng hào, sáng láng, mắt sáng, tinh thần thoải mái dễ chịu.
Tập sai: Nồng độ CO2 trong máu quá cao, gây ra các triệu chứng dễ nhức đỉnh đầu và vùng gáy. Tim bị hồi hộp, ăn không tiêu... gặp trường hợp này, xả trong một tuần lễ sẽ khỏi (xem cách XẢ ở phần Thụ Công - đoạn chót bài 4).
Phương pháp thở bụng 3 thời: công thức 3-3-3 hoặc 4-4-4. Nghĩa là Nạp Khí trong 3 giây. Sau đó dồn khí xuống Ðan Ðiền (tức huyệt Khí Hải - cách lỗ rốn khoảng từ 3 tới 4 cm), ngưng tụ khí tại đó trong 3 giây, làm cho đan điền căng lên, đồng thời ta nhíu hậu môn và đường tiểu tiện lại. Sau đó, buông lỏng tất cả và từ từ Xả Khí ra trong 3 giây, cho không khí ra hết, xả xong lại tiếp tục Nạp Khí, thở cho vòng kế tiếp, liên tục không ngừng. Sự ngưng tụ khí tại Ðan Ðiền này rất quan trọng sẽ giải thích sau.
Phương pháp thở bụng 4 thời: công thức 3-3-3-3 về sau khi thở đã quen có thể áp dụng công thức 4-4-4-4 hoặc cao hơn nữa (nhưng đừng cố quá sẽ có hại!).
Nạp trong 3 giây, ngưng tụ tại Ðan Ðiền trong 3 giây, nhíu hậu môn và đường tiểu tiện lại, như nói ở đoạn trên. Sau đó buông lỏng tất cả, Xả (tức thở ra nhẹ, đều, êm trong 3 giây cho hết không khí). Khi bụng đã xẹp hết hơi, ta Bế Khí, tức
là ngưng thở hoàn toàn, để bụng trống rỗng trong 3 giây... rồi lại tiếp tục Nạp Khí cho vòng kế tiếp .
Ghi chú: Việc thở phải điều hòa, liên tục, nhịp nhàng và bao giờ cũng phải Êm - Nhẹ - Ðều - Dài. Thở hấp tấp, vội vàng, cốt cho đủ số là hoàn toàn vô ích!
Nên khai thác triệt để hơi thở trong ngày: nếu ta chỉ tập thở trong những buổi chính thức theo đúng nghi thức, thì nhiều lắm, mỗi ngày, ta cũng chỉ tập được hai buổi (mỗi buổi khoảng nửa giờ mà thôi) và tất nhiên kết quả chỉ có giới hạn.
Nhưng theo lối thở phổ thông trình bày ở trên, ta có thể thở bất cứ lúc nào, bất cứ tại đâu, tại văn phòng, trong xưởng, trong phòng khách, tại nơi đang làm việc v.v... Ta khai thác được rất nhiều dịp thở trong ngày mà những người xung quanh không hay biết, theo kiểu "tích tiểu thành đại", lâu dần thành thói quen.
Càng thở nhiều càng thấy thoải mái dễ chịu không bị mệt mỏi, căng thẳng, chán nả n, mất tinh thần... Tất nhiên không nên thở lúc ăn no, uống say hoặc lúc làm việc nặng.
II . Thở Ngực (còn gọi là thở nghịch):
Ðây là phương pháp thở phổ thông trong các môn thể thao, điền kinh của Tây phương.
Phương Pháp
Khi Nạp Khí, ta dồn không khí lên ngực trên, bụng sẽ thót lại. Lúc Xả Khí, ngực sẽ xẹp xuống, bụng hơi phình ra. Phép thở nghịch tốt cho Phế Nang Thượng, làm cho ngực nở nang, nhưng không hữu dụng cho phương pháp tập KHÍ CÔNG.
Lý giải theo Y-học Tây phương:
Khi ta tập các cơ bắp như tập tay, tập chân, tập cổ, tập ngực v.v... ta thường dùng các dụng cụ như tạ, dây kéo, para fix, parallel, hoặc hít đất, nhẩy xổm, bơi lội v.v... Nhưng nếu ta muốn tập các bộ phận bên trong như Tim, Gan, Tì, Phế, Thận (ngũ tạng) hoặc DạDầy, Mật, Bàng Quan, Tam Tiêu, Ruột Non, Ruột Già (lục phủ)... nhất là các Kinh Mạch và Thần Kinh, thì chúng ta tập ra sao?
Người xưa dạy ta tập bằng cách Thở Khí Công: khi ta Nạp không khí vào phần Hạ Phế (phổi dưới) - nói là thở Bụng, nhưng thực tế, không bao giờ không khí có thể vào thẳng bụng được. Không khí vào phần Phổi dưới, nó sẽ nở ra, đẩy Cơ Hoành và Cơ Bụng xuống, làm cho Lục Phủ Ngũ Tạng bị ép nhẹ xuống. Khi ta Xả Khí, Cơ Hoành và Cơ Bụng lại nâng Lục Phủ Ngũ Tạng lên. Như vậy, toàn bộ các cơ quan trong người ta cứ liên tục bị nhồi lên, ép xuống một cách nhẹ nhàng, nhu nhuyễn, như vậy các bộ phận bên trong của ta đã được "thoa bóp bằng hơi một cách vô cùng êm ái". Nói cách khác, Lục Phủ Ngũ Tạng của ta đã được tập luyện bằng những đệm hơi rất vi tế. Một khi các bộ phận trong người đã được tập có phương pháp như thế thì tất nhiên chúng sẽ trở nên linh hoạt, không bịu trệ và hoạt động tốt hơn, do đó Kinh Mạch của ta sẽ vận hành đều hòa hơn. Mặt khác, vì phải tập trung tinh thần, không suy nghĩ vẩn vơ, điều này sẽ giúp cho Thần Kinh của chúng ta vững vàng, Tâm không bị giao động, âm dương được quân bình.
Tập như thế, tức là Tập Bên Trong - Công Phu Tập Luyện Bên Trong- Tức là Tập Nội Công vậy.
Ghi chú: Nếu chịu khó tập Thở Nội Công liên tục đều đặn, sau 3 tháng sẽ có kết quả cụ thể: người khỏe mạnh, năng động, vui tươi, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giảm huyết áp (nếu có), ăn uống, tiêu hóa tốt, sinh lý mạnh và có thể chữa khỏi những chứng bệnh thông thường.


Khí Công có những nét đặc thù riêng, mục đích để luyện Tâm Thân theo nguyên lý Cương Nhu Phối Triển. Chủ yếu luyện Khí Công để Dưỡng sinh, bảo kiện, tăng cường thể lực để tự chữa một số bệnh cho chính bản thân. 


1. Môi Trường Tập
Môi trường Tập rất quan trọng, để tránh những tác động của khung cảnh từ bên ngoài có thể tác động không tốt vào cơ thể.
Không gian: Yên tĩnh - Sạch sẽ - Thoáng mát (đừng để bị ngoại cảnh quấy rầy, nhất là những thứ ảnh hưởng tới Ngũ Quan và cần nơi an toàn...). Không nên ngồi tập chỗ có gió lùa. Khi trời giông bão, sấm sét, mưa to, điện trường xung quanh biến động quá nhanh. Nên ngồi tập trên một tấm chiếu hay một tấm mền mỏng.
Thời gian: Người xưa chia thời gian theo giờ sinh thái rất phức tạp, ngày nay ít ai theo được. Tốt nhất là nên tập vào lúc bình minh, hoặc vào những giờ rảnh rỗi, không bị công việc chi phối là được.
Không nên luyện công trong lúc ăn no, uống say, chỉ tập khi bụng đã nhẹ (sau bữa ăn khoảng 2 giờ).
Không tập khi đau yếu, hoặc khi làm việc quá mệt mỏi.
Không giao hợp trước và sau buổi tập.
Uống một ly nước đun sôi để nguội trước và sau buổi tập.
2. Chuẩn bị tư tưởng: 
Trước khi tập thở Nội Công, điều quan trọng trước hết là phải chuẩn bị Ý Niệm và Tư Tưởng: hãy buông bỏ tất cả... không còn hình ảnh nào vương vấn trong tâm ta nữa, không lo lắng, ưu tư, yêu ghét gì nữa... cuộc đời dù có ghê gớm đến đâu, ta cũng nên "vứt bỏ ra ngoài trong chốc lát, để Tâm được thực sự an bình, thư thái (điều Tâm).
3. Tư thế mẫu: 
Hướng ngồi nên theo hướng Nam Bắc (quay mặt về hướng Bắc cho hợp với Ðịa từ, nhưng cũng không cần quan trọng hóa). Ngồi kiết già hay bán già đều được cả, miễn sao thấy thoải mái. Áp dụng các nguyên tắc sau:
Lưng thẳng, cổ thẳng, đầu ngay ngắn, cằm hơi thu lại.
Bụng lỏng, hai vai và hai tay buông lỏng, toàn thân thư giãn (điều thân) cho hai mạch Nhâm Ðốc và 12 kinh thông.
Miệng ngậm để giữ Khí, lưỡi cong đặt trên vòm ếch để thông giữa hai mạch Nhâm Ðốc, nếu có nước miếng thì nuốt đi.
Hai lòng bàn tay để ngửa, chồng lên nhau, đặt ở vị trí bụng dưới. 
Mắt nhắm để định thần, tư tưởng tập trung dùng Ý dẫn Khí, vì vậy phải thuộc vị trí của các đại huyệt (coi bảng hướng dẫn).
Ðầu tiên hơi thở phải tự nhiên, đều đặn (điều Tức).
Nhập Tĩnh: Tập trung tinh thần, ta nhẩm đọc bài Kệ, trong ý:

Lưng thẳng, vai mềm, bụng lỏng ra,
Gát phăng ý nghĩ khỏi đầu ta,
Ðiều hơi, vận khí theo phương pháp,
Óc cố, tâm yên, tiến rất xa.

(Óc cố có nghĩa là đầu óc chỉ tập trung cố định vào một điểm như hơi thở chẳng hạn).
Nếu Tâm vẫn chưa thực sự yên tĩnh, ta nhẩm đọc bài Kệ sau đây:

Chẳng mừng giận, cũng không yêu ghét,
Chẳng thương xót, cũng không lo buồn,
Ðã không ham muốn, có chi sợ hãi,
Ðể lòng thanh thản, an nhiên tự tại.

4. Luyện Công: 
Khi Tâm hồn đã thực sự đi vào yên tĩnh và thoải mái, ta bắt đầu luyện Công theo phương pháp 3 thời hoặc 4 thời, nhưng theo các nguyên tắc sau đây: 3-6-3.
Mượn hơi thở không khí bằng mũi, thở Nhẹ - Êm - Dài, nhưng thực tế dùng ý thở bằng toàn thân.
Tất nhiên vẫn thở như bài luyện thở Nội Công số 2, nhưng không quan tâm nhiều đến hơi thở (bằng khí trời) như trước mà thở gần như vô thức. Nhưng điểm chủ yếu là Thở Bằng Ý, thở bằng tất cả các huyệt đạo, bắt đầu thở từ huyệt Bách hội (đỉnh đầu), thở bằng tất cả các huyệt cao trên đầu, thở bằng lỗ tai, thở bằng các huyệt Dũng Tuyền (giữa gan bàn chân), bằng các huyệt Lao Cung (giữa gan bàn tay), thở bằng tất cả những lỗ chân lông, dưới hạ bàn, từ hậu môn, bộ phận sinh dục, từ huyệt Hội Âm, Trường Cường và các huyệt đạo khác... ta hấp thụ được Ðịa Khí v.v.. nghĩa là toàn thân đều thở. Thở như thế, có nghĩa là toàn bộ cơ thể ta đã được hấp thụ được nhiều Tinh Khí của trời đất, của Vũ Trụ, của các tia alfa, các tia điện từ của trái đất và các hành tinh khác...
Ta dồn tất cả các khí "Âm Dương" của trời đất ấy, tích tụ vào Ðan Ðiền, nén thành một trái cầu ngũ sắc, to như một quả cam. Ta vận hành cho trái cầu này quay tròn trong Ðan Ðiền, theo chiều quay của kim đồng hồ và ngược lại. Trái cầu này sẽ phát ánh sáng, soi sáng Lục Phủ Ngũ Tạng của ta, rồi soi sáng khắp các Kinh Mạch và cơ thể ta, có thể đó chỉ là do ta tưởng tượng ra mà cũng có thể là thật. Ánh sáng đó mỗi lúc một sáng, soi toả khắp cơ quan trong người.
Hiện tượng này có thể chỉ là ý niệm, nhưng cũng có thể là sự thật. Người Tây phương sẽ khó có thể cảm nhận được hiện tượng này.
Trái cầu ấy chính là Khí Hậu Thiên của Trời Ðất, kết hợp với Khí Tiên Thiên vốn đã sẵn có trong cơ thể ta để tăng cường, phối hợp, làm thành Chân Khí, mà Chân Khí là cái gốc của sự sống, nó lưu hành, cung ứng cho các Kinh Mạch và Nội Tạng của ta. Trái cầu "Chân Khí" đó, sau khi cung ứng cho các nội tạng và Kinh Mạch, nó sẽ mờ dần và nhỏ dần, chỉ còn là một điểm sáng... Nhưng sau đó ta lại tiếp tục thở, tiếp tục Nạp... trái cầu lại càng lớn và sáng trở lại... và cứ thế tiếp tục mãi cho đến hết buổi tập. Trung bình, mỗi buổi tập ít nhất cũng phải kéo dài trong 30 phút, ta sẽ tiếp thụ được thêm Chân Khí.

Ghi chú: Vòng Tiểu Chu Thiên (còn gọi là Vòng Nhâm Ðốc Mạch) xưa kia được coi như một phương pháp Khí Công bí truyền vì Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên duy trì sự quân bình Âm Dương. Khí luôn vận hành theo vòng khép kín, không bao giờ ngừng, tầm mức tác dụng rất cao vào toàn bộ Kinh Mạch và chức năng của Phủ Tạng.
Hướng đi của hai mạch Nhâm Ðốc.
Mạch Nhâm thuộc Âm (thuộc phía trước thân ngực, bụng của ta).
Mạch Ðốc thuộc Dương (thuộc phía sau lưng, chạy qua đỉnh đầu của ta).
Theo luật Âm giáng (đi xuống), Dương thăng (đi lên) thì:
Mạch Nhâm sẽ đi từ huyệt Thừa Tương (huyệt nằm ở giữa cằm, cách môi dưới độ 1cm), đi xuống theo đường giữa bụng, xuống đến huyệt Hội Âm (huyệt Hội Âm nằm ở chính giữa bộ phận sinh dục và hậu môn).
Mạch Ðốc sẽ đi ngược lên, đi từ huyệt Trường Cường (huyệt này nằm ở điểm chót của đốt cột sống cuối cùng, ngay đầu hậu môn), chạy ngược lên, qua đỉnh đầu, xuống tới huyệt Ngân Giao (là huyệt nằm ở chính giữa vòm miệng, thường gọi là hàm ếch).
Vì vậy, trong tập luyện vòng Tiểu Chu Thiên, cũng như luyện các phương pháp Khí Công khác, lưỡi luôn phải uốn cong, đặt lên nóc hàm ếch, tại vùng huyệt Ngân Giao, nhằm khép kín vòng Âm Dương, để Khí không bị phân tán.
Nhập Tĩnh: Ngồi bán già hay kiết già, hoặc ngồi trên ghế, từ huyệt Bách hội (đỉnh đầu) qua sống lưng, xuống huyệt Hội Âm đều nằm trên một trục thẳng.
I. Luyện Nhâm Mạch và Ðốc Mạch Riêng (áp dụng phương pháp thở hai thời): 
Luyện Nhâm Mạch: 
Thở vào: từ từ dẫn Khí theo Mạch Nhâm, đi từ huyệt Thừa Tương xuống huyệt Hội Âm
Thở ra: từ từ dẫn Khí theo Mạch Nhâm, đi từ huyệt Hội Âm đi ngược lên huyệt Thừa Tương.
Luyện Mạch Ðốc: 
Thở vào: dẫn Khí từ huyệt Trường Cường, ngược lên theo cột sống, qua đỉnh đầu, tới huyệt Ngân Giao (vòm miệng)
Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Nhân Trung (huyệt này nằm giữa vùng môi trên, ngay giữa sống mũi), lên đỉnh đầu, xuống gáy, chạy dọc theo cột sống, xuống huyệt Trường Cường.
II. Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung: 
Thông suốt hai mạch mà không cảm thấy vướng víu, do đó cần tập trung Ý để Khí có thể chạy dễ dàng.
a. Phương pháp thứ nhất: Luyện vòng Tiểu Chu Thiên theo hai hơi thở (mỗi hơi hai thời).
** Hơi thở thứ nhất:
Thở vào: dẫn Khí từ huyệt Thừa Tương, xuống tới huyệt Khí Hải, hay Ðan Ðiền.
Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Khí Hải xuống Hội Âm rồi theo Ðốc Mạch lên huyệt Trường Cường, đồng thời co thắt hậu môn để đẩy Khí lên.
** Hơi thở thứ hai:
Thở vào: dẫn Khí từ huyệt Trường Cường cho tới huyệt Ðại Chùy (huyệt này nằm dưới các đốt xương cổ, nhưng ngay ở đốt xương sống đầu tiên, khi ta cúi đầu xuống, ở phần giáp xương cổ và lưng có một cục xương nhô cao, sát bên dưới đốt xương đó là huyệt Ðại Chùy).
Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Ðại Chùy cho tới huyệt Nhân Trung.
b. Phương pháp thứ hai: Luyện nguyên vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở
Thở vào: tưởng tượng Khí nhập vào huyệt Thừa tương, dẫn xuống qua huyệt Khí Hải, tới Hội Âm (trong 5 giây)
Thở ra: Co thắt hậu môn, đẩy Khí từ huyệt Hội Âm, ngược theo cột sống, chạy lên đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), rồi tới huyệt Nhân Trung (trong 5 giây).
Cứ thế tiếp tục không ngừng nghỉ cho đến hết buổi tập. Ðến khi kết thúc buổ tập, lúc thở ra, ta sẽ dẫn Khí xuống thẳng Ðan Ðiền.
c. Phương pháp thứ ba: Luyện hai vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở :
Thở vào: dẫn Khí đi từ huyệt Thừa Tương, chạy suốt hai mạch Nhâm Ðốc đến huyệt Nhân Trung.
Thở ra: cũng dẫn Khí chạy suốt hai mạch Nhâm Ðốc, nhưng ở vòng cuối, dẫn Khí chạy thẳng xuống Ðan Ðiền.
d. Phương pháp thứ tư: Luyện nhiều vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở ba thời:
Tạm ngưng thở : dẫn Khí chạy lướt qua vòng Nhâm Ðốc mạch.
Thở vào: tụ Khí đầy ở huyệt Thừa Tương. Ngưng thở : Tập trung ý, dẫn Khí chạy theo đường Nhâm Ðốc mạch từ 3 đến 4 lần nhanh. Ở vòng cuối cùng dẫn Khí xuống Ðan Ðiền.
Thở ra: tưởng tượng Khí tỏa ra khắp vùng bụng dưới.
e. Phương pháp thứ năm: Vận Khí chạy ngược vòng Nhâm Ðốc Mạch. Sau khi đã tập thành thục, ta có thể :
1. Vận Khí chạy ngược với đường đi tự nhiên trên vòng Nhâm Ðốc:
Thở vào: Vận Khí từ huyệt Hội Âm ngược lên đường giữa bụng, lên huyệt Thừa Tương (luyện Nhâm Mạch).
Thở ra: vận Khí từ huyệt Thừa Tương, lên mặt, qua đỉnh đầu, chạy dọc xương sống xuống Hội Âm, về Ðan Ðiền.
2. Vận Khí chạy ngược xuôi, qua lại, tới lui trên suốt vòng Nhâm Ðốc:
Có khi, chỉ cần dùng lưỡi, để lên vòm miệng (hàm ếch), hơi thở tự nhiên bình thường, tự động vòng Nhâm Ðốc vận hành chạy liên tục không ngừng nghỉ. Tất nhiên phải đạt tới giai đoạn nhuần nhuyền lắm thì mới có thành tựu như vậy được.
Ghi chú: Những huyệt khó vượt qua trên mạch Ðốc:
Huyệt Trường Cường (nằm ở đốt xương cùng của cột sống), từ Hội Âm lên Trường Cường phải qua hậu môn, là một đường cong... vì thế, ta phải co thắt hậu môn để giúp đẩy Khí lên.
Huyệt Mệnh Môn (nằm trong khối thận, khoảng chính giữa trục Ðan Ðiền và cột xương sống.) Khi dẫn Khí qua Mệnh Môn, ta chỉ cần tập trung Ý, cho chạy chậm lại một chút là có thể vượt qua dễ dàng.
Huyệt Não Hộ (nằm trên vùng gáy, dưới Bách Hội, ngang với huyệt Ấn Ðường ở phía trước), vì Khí phải vượt qua đường hõm, vòng cung của gáy nên khó đi, nhưng nếu ta tập trung Ý, cho chạy chậm lại một chút thì Khí sẽ vượt qua dễ dàng.
Người mới tập vòng Tiểu Chu Thiên, lúc đầu chưa thấy cảm giác gì. Nhưng sau thời gian tập quen, ta tập trung được Tâm Ý, dẫn Khí đi đúng hướng, không bị phân tán, lúc đó ta sẽ thấy một luồng chân Khí chạy thành vòng cung trên suốt vòng Nhâm Ðốc.
Tầm quan trọng của vòng Nhâm Ðốc: luyện vòng Nhâm Ðốc là sự giao hòa giữa Tiên Thiên (mạch Ðốc vốn là di sản của cha mẹ), và Hậu Thiên (mạch Nhâm được tiếp thụ từ đời sống bên ngoài).
Luyện Tiểu Chu Thiên làm thanh khiết và quân bình Âm Dương, tránh được sự rối loạn chức năng của Phủ Tạng. Luyện vòng Tiểu Chu Thiên là bước đầu tác động vào Tinh - Khí - Thần, tiến tới bài tập để "Tinh biến thành Khí, Khí biến thành Thần".


A. Tinh - Khí - Thần

Tinh, Khí, Thần là tam Bảo của con người, không có chúng thì chúng ta không thể tồn tại được. Tinh - Khí - Thần cũng đều có Tiên Thiên và Hậu Thiên, do đó đều có thể luyện tập để trở nên tăng tiến, sung mãn.
Tinh Tiên Thiên: (còn gọi là Nguyên Khí) là tinh chất cốt lõi của con người, vốn là do Âm Dương của cha mẹ truyền lại, vì vậy, Tinh là nguồn mạch của sự sống, nó duy trì tính chất di truyền của gene DNA.
Tinh Hậu Thiên: (còn có tên gọi là Thiên Ðịa Khí và Thủy Cốc Khí) có chức năng duy trì và bù đắp cho sự tiêu hao của Tinh Tiên Thiên, do ta hấp thụ từ trời đất (tiết thực, dinh dưỡng, thu nạp trong những môi trường sống nói chung).
Phân biệt như vậy cho có nguồn gốc, thực ra Tinh Tiên Thiên hay Tinh Hậu Thiên cùng giao hòa làm một và ta gọi chung là Tinh Khí.
Sách Hoàng Ðế Nội Kinh cho rằng Tinh tích tụ tại Thận, điều này cũng không sai vì Thận nên hiểu là cơ quan bao hàm cả cơ quan sinh dục, trong đó có tinh hoàn và buồng trứng. Hai Khí giao hòa với nhau, bổ túc cho nhau để tạo thành một dạng chung gọi là Chân Khí, hàng ngày luân lưu trong các kinh mạch và Lục Phủ Ngũ Tạng của ta.

Chân Khí lại chia thành:

Vinh Khí: luân lưu trong các Kinh Mạch và Tạng Phủ với chức năng điều hòa và tăng cường cho sức mạnh của Kinh Mạch và Nội Tạng. Vinh Khí mạnh hay yếu tùy thuộc rất nhiều và tiết thực, vì vậy chúng ta phải rất cẩn thận trong việc ăn uống.
Vệ Khí: không đi theo Kinh Mạch mà lại đi vào da thịt.
Vệ Khí khuếch tán mạnh có thể đi vào vùng rỗng của khoang ngực, bụng. Tập thở bằng Cơ Hoành (ở bài 2) có thể làm cho Vệ Khí rất có lợi trong luyện tập võ thuật, nó giúp cho gân, xương, cơ bắp của ta trở nên vững chắc và bảo vệ thân thể ta chống chọi với những thay đổi của môi trường xung quanh (như trong thiết bố sam).

Thần là chủ đạo của não. Thần có liên quan mật thiết với Tâm, nên mới nói Tâm tàng Thần. Ðan Ðiền của Thần đóng ở Ấn Ðường và phía sau là Bách Hội (đỉnh đầu). Nói tóm lại, Tinh là gốc của sự sống, được nuôi dưỡng hàng ngày bởi Khí sinh sau và chịu ảnh hưởng của Chân Khí và Nguyên Khí. Mục tiêu tối hậu của Khí Công là luyện Tinh thành Khí - Luyện Khí thành Thần (trong dịp khác, tôi sẽ trình bày bài tập này).
Tinh - Khí - Thần xét cho cùng chỉ là một, Tinh và Thần chỉ là hai dạng khác nhau của Khí. Tinh là trạng thái gốc, Thần là trạng thái thăng hoa của Khí. Ba trạng thái này có liên hệ mật thiết với nhau và có tác động qua lại rất hài hòa.

B. Nội Lực: Nội lực là sức mạnh bên trong cơ thể con người, ai cũng có Nội Lực, chỉ nhiều ít khác nhau mà thôi. Nội lực cũng có hai dạng: bẩm sinh và tự tạo. Rất nhiều người, trời sinh ra đã có sẵn một nội lực phi thường và cũng không ít người, khi ra đời chỉ có một sức mạnh yếu kém, nhưng nhờ bền chí luyện tập đúng phương pháp, cũng trở nên những con người có sức mạnh siêu phàm.
Cái gốc của Nội Lực là Tinh - Khí - Thần, nên muốn luyện Nội Lực thì ta phải đi từng bước. Trước hết luyện Tinh - Khí - Thần, sau đó phải biết phương pháp luyện tập để thúc đẩy nội lực lên. Ðiều quan trọng là phải biết huy động và tập trung nội lực vào một mục tiêu để "phá v ỡ " hay "bẻ gẫy" những chướng ngại cần
thiết, nhất là trong võ thuật.

Nội lực thường tản mát trong khắp cơ thể ta, nhưng thường thường ta không biết sử dụng chúng vào những mục tiêu mong muốn. Có rất nhiều câu chuyện thực tế được kể lại như sau: có nhiều người khi gặp cơn nguy khốn, họ đã vượt thoát được sự hiểm nghèo như nhẩy qua một hố sâu rộng nhiều mét, vượt qua một bức tường 3 mét, phóng mình lên một cành cây cao khi gặp một con gấu đuổi tấn công, vác được những vật nặng hàng trăm ký khi nhà đang bị cháy, bị trượt chân trên một tòa nhà cao 33 tầng, phải túm lấy nhau, đu bám trên một bậc cửa sổ và đã được thoát chết v.v... nhưng sau đó họ sẽ không thể nào lập lại quá trình đó được nữa, vì nội lực của họ đã bị phân tán mỏng, không có "yếu tố kích thích để tập trung vào một điểm hay một vùng" của cơ thể để có thể thực hiện được những mục tiêu mong muốn, tất nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể tập trung được nội lực trong lúc hiểm nguy như thế, vì thường thường lúc đó họ "mất tinh thần, có khuynh hướng buông xuôi !"

Thường thường những nhà quán quân trong các môn điền kinh hoặc những võ sĩ chuyên nghiệp, do công phu tập luyện hàng ngày đã quá nhuần nhuyễn, nên họ có khả năng tập trung nội lực để phát huy hết khả năng vào đôi chân hay đôi tay... do đó, họ đạt được những thành tích cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào họcũng làm được những điều mà họ mong muốn, nhiều khi họ cũng bị "phân tâm, mất tự tin" khiến thành tích của họ bị sút giảm . Chỉ khi nào chúng ta tập được tới trình độ "tâm ý tương thông", tập trung được toàn bộ nội lực vào một điểm, đột khởi xuất chiêu thì lúc đó ta mới có thể cho rằng "mình đã tự làm chủ được nội lực của mình".

Muốn phát huy được nội lực cao độ để thực hiện những mục tiêu mong muốn, ta phải thực hiện được hai yếu tố sau đây:
Luyện nội lực thật sung mãn.

Tập trung cao độ nội lực vào một bộ phận của cơ thể để đạt mục đích.

1. Luyện Tinh - Khí - Thần để nâng cao nội lực.

Muốn luyện nội lực thì trước hết phải luyện Tinh - Khí - Thần, vì đó là cái "thế chân vạc" để nâng cao nội lực. Cũng phải theo đúng quy trình, ngồi bán già hay kiết già, "Khai Công Nhập Tĩnh", thư giãn, an thần, vứt bỏ mọi tạp niệm v.v...

a. Luyện Tinh: 

Nạp Khí: thở vào từ tất cả các huyệt đạo, tập trung toàn bộ suống vùng bụng dưới (Quan Nguyên - Khí Hải), từ 5 đến 6 giây, tập trung cao độ ý niệm vào vùng này.
Vận Khí: ngưng thở để thu hút khí trời đất và vận hành để nén chúng thành một "Khối Tinh Chất", quán tưởng khối đó như một bông hoa sen lớn, thơm và tinh khiết, dùng cơ bụng dưới vận khí cho bông sen đó quay vòng theo chiều kim
đồng hồ, rồi sau đó quay ngược lại, thời gian trong vòng khoảng 20 giây.
Xả Khí: thở ra, buông lõng tất cả cơ bắp, thở ra từ từ, bông sen sẽ tan biến và loan tỏa ra khắp vùng Quan Nguyên, vùng bụng dưới, theo vòng đôi mạch chạy sang Mệnh Môn, xuống Trường Cường và chạy ngược lên vùng thận du (Bế Thận).
Bế Khí: sau đó Bế Khí trong 3 giây để Tinh tan biến vào Phủ Tạng, tích lũy và tàng trữ Tinh trong đó.

b. Luyện Khí: 

Luyện Khí ở đây cũng có những điểm như luyện Khí ở bài số ba, nhưng có điểm khác biệt là tụ Khí để tăng cường trực tiếp cho Nội Lực .
Nạp Khí: qua tất cả các huyệt đạo nạp khí vào trung tâm Ðan Ðiền (Khí Hải) trong vòng 5 giây.
Vận Khí: cắn chặt hai hàm răng, hai nắm tay nắm xiết chặt đến cao độ, cơ bụng dưới căng ra như có một khối đá nặng hàng trăm ký đang đè xuống... Tất cả tư tưởng và ý niệm đặt hết vào bụng dưới, không một chút gì có thể làm ta phân tâm trong lúc này... thời gian kéo dài trong 20 giây hoặc hơn (có thể làm cho ta toát mồ hôi).
Xả Khí: buông lỏng cơ bắp thở ra từ từ, để Khí lan tỏa ra khắp vùng bụng dưới.
Thư Giãn hoàn toàn: tất cả Tâm Thần như chết đi, tất cả mọi cơ bắp như tan rã ra, mềm nhũn ra, dùng hai tay thoa nhẹ vào khắp vùng bụng dưới - thời gian khoảng 10 giây, sau đó lại tiếp tục nạp Khí để làm chu kỳ tiếp theo. Trung bình Nam làm 7 vòng, Nữ làm 9 vòng. Vì tập theo chu kỳ này rất tổn hao sức, nên nếu muốn tập nhiều thì phải chia ra làm nhiều buổi trong ngày mà tập.
Chỉ cần tập đều trong 3 tháng, các bạn có thể hít một luồng khí vào bụng dưới, trương cơ bụng lên và cho những môn sinh khoẻ mạnh tha hồ đấm cực mạnh vào bụng mà chẳng sao cả.

c. Luyện Thần: 

Nạp Khí: Khi đã "Óc cố - Tâm an" xong, từ huyệt Bách Hội, Nhân Trung, Phong Phủ, Não Hộ, Thái Dương, nói chung là tất cả các huyệt đạo trên đầu... ta quán tưởng, nạp Khí từ khắp không gian thu vào Bách Hội, kết lại ở đó thành một vòng hào quang - thời gian 10 giây.
Vận Khí: tập trung tư tưởng, ý niệm cao độ vào Bách Hội, vận hành cho vòng"hào quang" đó xoay nhiều vòng theo chiều kim đồng hồ và sau đó quay ngược lại - thời gian 10 giây.
Xả Khí: sau đó, dẫn một nửa Khí chạy theo Nhâm Mạch xuống Hội Âm, từ từ buông lỏng, thư giãn và để cho Khí tự bung ra lan tỏa từ Bách Hội ra khắp không gian, phần kia, lan xuống hạ bàn và đi vào lòng đất - thời gian 10 giây.
Bế Khí: sau đó bế Khí (ngưng thở) trong 5 giây và để cho Bách Hội và tất cả các huyệt đạo trên đầu như chìm đắm đi, quên hết mọi thứ... và ngay sau đó lại tiếp tục Chu Kỳ kế tiếp . Trung bình mỗi buổi tập khoảng 24 chu kỳ.

d. Luyện Nội Lực: Luyện Tinh - Khí -Thần chính là những phương pháp luyện Nội Lực cơ bản, vì chính chúng là những chất liệu để gia tăng nội lực. Nhưng sau đây có

ba phương pháp mà nếu tập luyện đúng cách thì Nội Lực sẽ gia tăng nhanh chóng: Ðó là tập luyện 3 vòng xoay trên cơ thể.
Vòng xoay thứ nhất là Xoay Cổ.
Vòng xoay thứ hai là Xoay Hai Vai.
Vòng xoay thứ ba là Xoay Vòng Cột Sống Vùng Thắt Lưng.

Phương pháp: 

Ðứng trung bình tấn, tập trung hết Tâm Ý vào nơi tập luyện. Nạp Khí đầy bụng dưới - nín thở (Bế Khí).

Quay cổ: cắn chặt hai hàm răng, vận tối đa gân, xương cơ Cổ lên một trương lực thật cao. Từ từ quay cổ sát theo thân người (đầu lúc nào cũng sát xuống xương va i- lưng - ngực), quay nhanh dần, nhanh dần, sau đó quay ngược lại... quay cho đến khi nào hơi thể hết, cần phải thở ra thì ngưng. Thở sâu 3 hơi, để lấy sức và tiếp tục quay vòng thứ hai. Trung bình nam 7, nữ 9.

Quay vai: cắn chặt hai hàm răng, nắm chặt hai tay, vận hết xương, gân ở hai vai và hai tay... quay vòng tay theo hai vai từ phía sau ra phía trước, mỗi lúc một nhanh dần, sau đó quay ngược lại, cũng nhanh dần. Khi hơi thở đã hết thì ngưng lại. Tạm ngưng, thở sâu ba hơi để lấy lại sức và tiếp tục quay vòng thứ hai.
Trung bình Nam 7, Nữ 9.

Xoay Cột Sống (đây là vòng xoay quan trọng nhất và cũng khó nhất): cắn chặt hai hàm răng, căng cứng phần bụng dưới, hai tay nắm thật chặt, dang rộng ra hai bên, cúi gục người xuống, xoay quanh vòng bụng, quanh thắt lưng, từ phải sang trái, thân người phải bẻ gập sang các phía, lúc ngửa thì lưng song song với mặt đất. Lúc nghiêng thì sườn phải gập hẳn sang một bên, quay nhanh dần, nhanh dần, sau đó quay ngược lại, cũng nhanh dần. Khi hơi thở đã hết thì ngưng lại. Tạm ngưng, thở sâu ba hơi để lấy lại sức, tiếp tục quay vòng thứ hai. Trung bình: Nam 7, Nữ 9.
Ðây là ba vòng quay quan trọng, trong lúc quay phải vận hết Khí lực trong người, tập trung Tâm Ý cao độ, nên việc luyện tập khá vất vả, nhưng nhờ đó mà Nội Lực sẽ được phát triển sung mãn, nhanh chóng.

Những bài tập Khí Công còn nhiều. Ngoài Ðộng Công còn có Tĩnh Công. Trong chương trình đã được phổ biến (giới hạn) còn có bài Khí Công Quyền, thuộc loại "động công", vừa ứng dụng để luyện Khí, vừa ứng dụng trong kỹ thuật chiến đấu. Một chương trình khác là "Nhị Thập Bát Tú," bao gồm 28 tư thế Ðộng Công, luyện tập để dưỡng sinh và tự chữa bệnh cho mình và cho người khác.

Lưu ý: người ta nói "Tập Khí Công rất dễ, ai cũng có thể tập được, chỉ không có duyên với nó mà thôi, nhưng muốn giỏi về Khí Công thì lại rất khó," theo tôi phần đông không chịu tập đều đặn, hoặc Tâm - Ý bị phân tán vì công việc (cứ lo ra vớ vẩn), không thể tập trung được, hoặc đời sống hàng ngày buông thả quá, nào hút thuốc, chơi khuya, ăn uống tự do quá độ v.v... Tuy nhiên nếu không thể nào theo đúng đưoc pháp độ, thì cứ chịu khó tập thở đúng (theo bài 222) thì cũng giúp cho các bạn được rất nhiều trong khoa dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe, ....

THU CÔNG: 

Sau khi đã Nhập Tĩnh để tập luyện, sau giai đoạn kết thúc buổi tập, ta phải Thu Công để trở lại trạng thái bình thường. Trước khi Thu Công, phải có ý niệm chuẩn bị Thu Công.

Bước đầu tiên là Xả : phải buông lỏng các khớp toàn thân nhão hết ra, rời rạc ra, mắt mở nhìn ra xa. Từ từ hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, nhưng chậm hơn, trung bình khoảng 20 lần, nhằm thải bớt khí CO2 tích tụ trong máu.
Bước hai: dùng song chưởng đẩy nhè nhẹ ra như đẩy một cái hộp (thở ra), xong lại co vào cũng nhè nhẹ như thế (trong 20 lần).
Bước ba: thoa hai bàn tay vào nhau cho thật nóng, rồi ấp vào hai mắt, tìm cảm giác có ánh sáng từ lòng bàn tay truyền vào mắt để tăng thị lực. Rồi dùng hai bàn tay vuốt mặt nhiều lần, rồi vuốt ngược lên đỉnh đầu cho đến khi thấy thoải mái.
Bước bốn: duỗi hai chân ra, dùng hai tay thoa bóp và vuốt mắt trên, rồi mắt dưới, rồi tay này vuốt tay kia, theo chiều trong rồi chiều ngoài.
Bước năm: dùng lưỡi xoay vòng trong vòng miệng nhiều lần, có nước bọt thì nuốt đi.
Bước sáu: hít hơi đầy bụng, xong từ từ cúi gập mình xuống (hai chân duỗi thẳng) thở ra chậm, lúc nâng người lên thì hít hơi vào (làm khoảng từ 5-7 lần).
Chấm dứt Thu Công. 


Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm (địa khí) từ dưới đi lên, 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua cơ thể con người, tạo thành 8 kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch.

Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm (địa khí) từ dưới đi lên, 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua cơ thể con người, tạo thành 8 kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch.

Kỳ kinh bát mạch gồm: Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Dương Kiều (Kiểu) mạch, Âm Kiều (Kiểu) mạch, Xung mạch và Đái (Đới) mạch.
Trong 8 mạch, trừ 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng, có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này.

Khác với 12 kinh chính, đường tuần hoàn mạch khí của 8 mạch, chỉ đi từ phần dưới cơ thể lên đầu mặt, trừ mạch Đới đi vòng quanh bụng dưới và thắt lưng.
Trên lâm sàng, chỉ có Mạch Nhâm và Mạch Đốc là thường được dùng đến, các mạch khác rất ít khi dùng hoặc chỉ được dùng như có tính cách phân chia trên lý thuyết cho hợp với hệ thống hoặc chỉ được nghiên cứu và dùng trong phép châm "Linh Quy Bát Pháp".

- 8 mạch, Nhâm, Đốc, Dương duy, Âm duy, Âm kiều, Dương kiều, Đới, Xung và Đới giao hội với 8 kinh : Tỳ, Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang, Đởm, Tam tiêu, Phế và Thận ở các huyệt : Công Tôn, Nội quan, Hậu khê, Thân mạch, Túc lâm khấp, ngoại quan, Liệt khuyết và Chiếu hải.

- 8 mạch có tác dụng : bổ sung chỗ thiếu hụt của 12 kinh
- Đốc, Nhâm, Xung và Đới trực tiếp với chức năng sinh đẻ.
- Dương kiều, Âm kiều trực tiếp với chức năng vận động.
- Dương duy, Âm duy trực tiếp với chức năng thăng bằng của cơ thể.


BẢNG TÓM KẾT KỲ KINH BÁT MẠCH: 

Mạch Biểu hiện Bệnh lý Tác dụng chữa bệnh

ĐỐC: 
(28 huyệt riêng) Cột sống vận động khó, bệnh nặng thì như uốn ván, đầu váng, lưng yếu Cứng lưng, uốn ván do bệnh não, bệnh của tạng phủ

NHÂM: 
(24 huyệt riêng) Nam : thoái vị
Nữ : khí hư, không sinh đẻ, bụng có u Hệ sinh dục, tiết niệu, bao tử, ngực, họng, trợ dương, bổ âm

XUNG: 
(Không huyệt riêng) Kinh nguyệt không đều, vô sinh, khí hư, đái dầm, thoái vị, khí bốc lên đau trước tim Đau bụng, ngực cấp, các chứng của kinh thận, suyễn

ĐỚI: 
(Không huyệt riêng) Bụng đầy trướng, lưng lạnh, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân teo, liệt Bụng, thắt lưng đau thắt, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân yếu

DƯƠNG KIỂU: 
(Không huyệt riêng) Mắt mờ, đau mắt đỏ, mất ngủ, động kinh, lưng đau Bàn chân lệch ngoài, động kinh, mất ngủ

ÂM KIỂU: 
(Không huyệt riêng) Ngủ nhiều, động kinh, bụng dưới đau, thoái vị ở nam, băng lậu ở nữ Bàn chân lệch trong, họng đau, động kinh, buồn ngủ

DƯƠNG DUY: 
(Không huyệt riêng) Sức yếu, sốt rét, đầu váng, hoa mắt, suyễn, đau sưng thắt lưng Chứng sốt ở Biểu

ÂM DUY: 
(Không huyệt riêng) Vùng tim đau, ngực sườn đau, Thắt lưng đau, vùng sinh dục nam Bao tử đau, vùng tim đau, ngực đau, bụng đau












 












Find us at:
Share on facebook: You don't have to be worried about the FACEbook Robots Auto Blocking Servers anyway. Bạn hãy nhấn nút sau để chia sẽ liên kết trang web mới này trên FACEBOOK. Xin các bạn cứ yên tâm mà chia sẽ vì sẽ không bị các chương trình auto robot servers kiểm tra tin rác ngăn chặn được đâu. Xin cám ơn FACEBOOK, INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi! Please click these buttons to share these links (these new other sites) on FACEBOOK. (You don't have to be worried about any FACEBOOK firewall automatic spam checking robot servers anyway, it is our warranty now. Thanks to our FACEBOOK. INC,. and many others. Cheers! From Yours friends!!! Hi!)
You can also find us at:
Trang Web Site 1: 
You can also find us at Web Site #1: 
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or
Trang Web Site 2: 
You can also find us at Web Site #2: 
Click this button to Share on FACEBOOK: site02232d1
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
ANOTHER ONE AT:
Trang Web Site 3: 
You can also find us at Web Site #3:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn
or:
Trang Web Site 4:
You can also find us at Web Site #4:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
or:
Trang Web Site 5:
You can also find us at Web Site #5:
Please click this link to see more.
Xin các bạn hãy nhấn vào liên kết trên để xem nhiều thông tin hơn.
Namah Shakya Mouni Buddha. Nam mo Awalokiteshwara Bodhisattva Mahasattva maha karunikaya karuna Tadyatha. Aum, Mouniye, Maha Mouniye, Swaha.

No comments:

Post a Comment

Feature Post Co Thuoc

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are just exactly some cold or flu influenza) Smart Curing Therapy Treatment _ Toa Thuoc dieu tri benh Corona hieu qua nhat hien nay

Corona Virus (exactly flu influenza or high /low blood pressure syndrome statement, the corona or covid-19 pandemic are j...

Popular post Co Thuoc: