CHÂN DUNG KHỔNG TỬ * 孔 夫 子 的 真 容
CHÂN DUNG KHỔNG TỬ
孔 夫 子 的 真 容
Tác giả :-
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
CHÂN DUNG KHỔNG TỬ
孔 夫 子 的 真 容
CHÂN DUNG KHỔNG TỬ
Tác giả :- Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
CHÂN DUNG KHỔNG TỬ
Tác giả :- Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
CHÂN DUNG KHỔNG TỬ
孔 夫 子 的 真 容
CHÂN DUNG KHỔNG TỬ
Tác giả :- Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
孔夫子的真容
Mục lục
Phi lộ
Chương 1: Bối cảnh địa dư
Chương 2: Bối cảnh lịch sử
Chương 3: Tiểu sử đức Khổng
Chương 4: Môn đệ đức Khổng
Chương 5: Đức Khổng dưới mắt ít nhiều phê bình gia và đệ tử
Chương 6: Đức Khổng, con người nhiệt thành đi tìm chân lý
Chương 7: Đức Khổng, con người rất cũ và rất mới
Chương 8: Đức Khổng, con người có niềm tin vững mạnh về thân thế và sứ mạng mình
Chương 9: Đức Khổng, con người đã được đạo thống Trung Dung
Chương 10: Đức Khổng, con người vụ bản (giữ gốc của Đạo)
Chương 11: Đức Khổng, con người biết thuận theo các định luật của trời đất
Chương 12: Đức Khổng, con người linh động và uyển chuyển
Chương 13: Đức Khổng, một thi sĩ
Chương 14: Đức Khổng, con người nghệ sĩ
Chương 15: Đức Khổng, một vị giáo sư gương mẫu
Chương 16: Đức Khổng, một sử gia
Chương 17: Đức Khổng, một chính trị gia
Chương 18: Đức Khổng, vị thánh nhân chân thực
Chương 19: Đức Khổng với ít nhiều thánh nhân kim cổ
Chương 20: Đức Khổng có ích lợi gì cho chúng ta?
Bản đính chính về gia phả đức Khổng
Phụ lục
Các sách tham khảo
*******************
Lời Phi lộ:
Phác họa lại chân dung, chân tướng Đức Khổng chẳng phải là một công trình mới mẻ gì. Từ mấy nghìn năm nay, người ta đã đổ không biết cơ man nào là mực, đã tốn mất không biết cơ man nào là giấy để làm công chuyện này.
Phác họa lại chân dung, chân tướng đức Khổng không phải là chuyện dễ dàng, vì phải tìm cho ra những nét đặc thù, những điểm độc đáo, những điều kỳ bí, mà từ trước đến nay người ta chưa tìm thấy.
Phác họa lại chân dung, chân tướng đức Khổng lúc này cũng không phải là một công chuyện lỗi thời, vì các bậc vĩ nhân siêu không gian và thời gian, cũng như chân lý chẳng hề có niên canh cùng tuế nguyệt.
Hơn thế nữa, phác họa lại chân dung, chân tướng đức Khổng nói riêng, và khảo sát các học thuyết Á Đông nói chung, có thể nói được là cần yếu và hữu ích trong giai đoạn này, giai đoạn mà con người chỉ sống hời hợt, phù phiếm ngoài bì phu, bám víu vào tha nhân và ngoại cảnh, lấy thành công và hưởng thụ tạm bợ, nhất thời làm cứu cánh cuộc đời, xây dựng hạnh phúc mình trên đau khổ kẻ khác, mà không còn biết thế nào là đời sống nội tâm, đời sống nhân nghĩa, đạo đức thật sự.
Phác họa lại chân dung, chân tướng, khảo sát về tinh hoa Khổng giáo lúc này càng cần thiết, nhất là vì các chủ nghĩa, các nền văn minh hiện thời với tất cả nghệ thuật hóa trang, son phấn của các đào kép chính trị, và lý thuyết gia già dặn, lõi đời, cũng không giấu nổi được bộ mặt thực quái gở của nó với những sự mua bán nô lệ công khai ngay ở những nước nổi tiếng là văn minh, đạo đức cách đây không đầy một trăm năm, với sự kỳ thị chủng tộc, với sự cướp bóc, được tổ chức đại qui mô với chiêu bài đạo đức và nhân nghĩa, đã được diễn ra khắp năm châu trong vòng vài thế kỷ nay, với những trận đại chiến, những số thương vong khổng lồ, những lò sát sinh tàn khốc, những trại tập trung man rợ, với những kinh thành hoa lệ và những ánh đèn màu rực rỡ như muôn vì sao lấp lánh ban đêm, để cho muôn vạn con «thiêu thân người» say sưa và trác táng tuổi xuân xanh…
Phác họa chân dung, chân tướng đức Khổng là dựa vào các văn liệu, sử liệu, các tác phẩm đức Khổng để tìm hiểu tâm tư, hoài bão, nguyện vọng đức Khổng, lý tưởng và đạo lý của ngài.
Phác họa chân dung, chân tướng đức Khổng nhằm vào nhiều mục đích:
1- Mục đích thứ nhất là giúp ta hiểu rõ hơn về đức Khổng.
2- Công trình khảo sát của chúng ta sẽ là sự dẫn nhập vào Tứ Thư, Ngũ Kinh, vào cửa Khổng, sân Trình, cho ta thấy những nét đặc thù, chính yếu của Khổng giáo, trước khi đi sâu vào chi tiết sau này.
3- Sự hiểu biết về đức Khổng chẳng những sẽ làm cho học thuyết Khổng Tử trở nên trong sáng, mạch lạc, mà cũng sẽ giúp chúng ta hiểu biết về các tầng lớp thâm sâu của tâm hồn con người, hiểu biết về con người muôn thuở, về thân thế và định mệnh con người, để nhân sự tìm hiểu chân dung, chân tướng đức Khổng, chúng ta sẽ tìm thấy chân dung, chân tướng chúng ta.
Chúng ta chẳng phải là những kẻ cổ hủ, nhất thiết bám vào những đường xưa lối cũ. Chúng ta cũng chẳng phải là những kẻ ngu muội có thiên kiến, đến nỗi chẳng nhận định ra được những cái hay của nền văn minh khoa học, vật chất hiện thời. Chúng ta không phải là những kẻ «không tưởng» sống trên mây xanh, mà chúng ta sẽ hết sức thực tế. Chúng ta sẽ hết sức vô tư trong công trình khảo sát của chúng ta, sẽ hết sức thực tế, hết sức khoa học.
Phương pháp của chúng ta là phương pháp khoa học. Nó đòi hỏi một sự nhận xét tinh tế, một sự phân tách rõ ràng, một sự phán đoán vô tư, thẳng thắn, và một công trình tổng hợp.
Đồng thời đường lối của chúng ta là đường lối giản dị. Chúng ta sẽ tránh mọi điều viển vông, mơ hồ, mù mịt rắc rối, tần phiền. Như vậy công trình khảo sát của chúng ta đòi nhiều công phu, nhiều tìm tòi, nhưng cũng sẽ hết sức hồn nhiên, sống động, thoát sáo, tự nhiên.
Tóm lại, chúng ta không làm một công chuyện tắc trách, lấy lệ, mà chúng ta thành khẩn, tha thiết muốn khơi sâu về thân thế và chân dung Khổng Phu Tử, muốn khơi sâu về thân thế và định mệnh con người muôn thuở, cũng như học hỏi cách tiếp nhân, xử thế cho hay cho khéo, cách sử dụng hoàn cảnh và thời gian để khai tâm, khai trí, khai thần, luyện tình, luyện tính để tiến mãi trên con đường hoàn thiện.
Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát:
1- Bối cảnh địa dư.
2- Bối cảnh lịch sử.
3- Sơ lược về thân thế và sự nghiệp đức Khổng.
4- Môn đệ đức Khổng.
5- Đức Khổng dưới mắt ít nhiều phê bình gia và đệ tử.
6- Đức Khổng, con người nhiệt thành đi tìm chân lý
7- Đức Khổng, con người rất cũ và rất mới.
8- Đức Khổng, con người có niềm tin vững mạnh về thân thế và sứ mạng mình.
9- Đức Khổng, con người đã được đạo thống Trung Dung.
10- Đức Khổng, con người vụ bản.
11- Đức Khổng, con người biết thuận theo các định luật của trời đất (Lễ).
12- Đức Khổng, con người linh động và uyển chuyển (Dịch).
13- Đức Khổng, một thi sĩ (Kinh Thi).
14- Đức Khổng, con người nghệ sĩ (Nhạc).
15- Đức Khổng, một vị giáo sư gương mẫu.
16- Đức Khổng, một sử gia (Kinh Thư và Xuân Thu).
17- Đức Khổng, một chính trị gia (Luận Ngữ, Đại Học).
18- Đức Khổng, vị thánh nhân chân thực (Trung Dung).
19- Đức Khổng với ít nhiều thánh nhân kim cổ.
20- Tổng luận: Đức Khổng có ích lợi gì cho chúng ta?
Saigon 16/10/1969
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
chuyết đề
*******************
Chương 1
Bối cảnh địa dư:
Như sông Gange và sông Indus đã ngưng đọng nền văn minh Ấn Độ, như sông Tigre và sông Euphrate đã chứng kiến một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử nước Babylonie, sông Hoàng Hà và sông Dương Tử cũng đã đem lại nền văn minh, thịnh vượng cho Trung Hoa.
Sông Hoàng Hà uy nghi dưới ngòi bút của Lý Thái Bạch:
«Quân bất kiến Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.»
«Anh chẳng thấy Hoàng Hà nước nọ,
Tụ trên trời chảy đổ ra khơi.
Ra khơi thôi thế thì thôi,
Về nguồn trở lại có đời nào đâu.»
(Đường Thi, Trần Trọng Kim, trang 97)
Sông Hoàng Hà dũng mãnh đã tràn ngập Trung Quốc và đã làm cho vua Thuấn, vua Võ mất bao nhiêu công trị thủy. (Textes historiques, Wieger, p. 33)
Sông Hoàng Hà linh diệu đã đem bao nhiêu đất đỏ phì nhiêu từ các vùng cao nguyên hiểm trở xuống để lấp một quãng bể bao la từ Sơn Tây ra tới bờ bể ngày nay, đem người Trung Hoa từ các cao nguyên xuống, và bình nguyên nó đã thành trung tâm Trung Quốc kết tụ lại tất cả những huy hoàng tráng lệ vê tinh thần, vật chất Trung Hoa. (Histoire de la Chine, René Grousset, p. 73) (Chương này phần lớn trích trong sách Khảo luận và phê bình học thuyết của Khổng Tử của tác giả, từ trang 7- 11).
Sông Dương Tử và phụ lưu là sông Hán cũng không kém phần mênh mang. Kinh Thi ca tụng:
Hán chi quảng hĩ, bất khả vịnh ti,
Giang chi vĩnh hĩ, bất khả phương ti.
Dịch:
Mênh mông sông Hán, sông Giang
Lặn sang chẳng được, bè sang khó lòng.
(Kinh Thi, Tản Đà, trang 43)
Vài con sông nhỏ trở nên tiếng tăm vì nhờ có liên lạc, dính dấp đến đời sống các danh nhân, ví dụ như:
- Sông Vị, nơi Lã Vọng buông câu, đợi ngày Văn Vương mời ra giúp nước.
- Sông Thù, sông Tứ chảy qua khúc Phụ, nơi chôn rau cắt rốn của Hoàng Đế, của Y Doãn, nơi có lăng của Thiếu Hạo, có miếu của Chu Công, nơi mà đức Khổng mở mắt chào đời, sinh sống một thời kỳ thơ ấu, giảng giáo trong những năm già nua, yên nghỉ khi đã mãn phần, vì thế cho nên nói đến dòng Thù, Tứ, tức là ám chỉ đến Khổng giáo, Khổng môn.
- Sông Nghi miền nam nước Lỗ, nơi mà ông Tăng Tích ước muốn được sống thanh nhàn, ngoài vòng cuong tỏa lợi danh, cùng ít nhiều bạn bè trẻ, tắm mát rong chơi, trong những ngày cuối xuân đầm ấm. (LN, 12, 25).
- Sông Vấn giáp giới Lỗ với Tề, nơi mà Mẫn Tử Khiên dọa đi ẩn dật để khỏi phải ra làm quan đất Phí theo lời mời của quyền thần nước Lỗ là Quý Khương Tử. (LN, VI, 7).
Rồi đến giải núi Tần Lĩnh cao ngất trời, chia Trung Hoa làm hai phần Nam Bắc, mà đám mây vắt trên đỉnh cao xa như ấp ủ cả những tình lưu luyến cố hương.
«Đoái trông muôn dặm tử phần,
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa.»
Nguyễn Du
Bốn ngọn núi lịch sử Thái Sơn, Hằng Sơn, Hoa Sơn, Hành Sơn là chỗ vua tập hợp các chư hầu, mỗi núi dành cho chư hầu một phương.
Nhìn địa dư, ta nhận thấy hai phần phân biệt:
1- Một phần là cao nguyên rừng núi, nơi xưng hùng xưng bá của những nước Tấn, Tần, Tề, Sở, đất phát sinh ra những chiến sĩ hùng cường, nguyện da ngựa bọc thây nơi chiến địa.
2- Một phần là bình nguyên qui tụ văn minh tinh thần Trung Hoa, nhưng chỉ có những nước nhỏ: Lỗ, Vệ, Trần, Tống, Trịnh, Kỷ, Thái…
Và dĩ nhiên là các nước hùng cứ Bắc Nam đều dồn mắt vào các nước trong bình nguyên sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, cho nên bình nguyên sông Hoàng Hà và sông Dương Tử cũng đã chứng kiến bao cảnh tàn phá. Nó «không những được cày bằng cày mà còn bị cày bằng vó ngựa, không những được gieo bằng hạt lúa mà còn bị gieo bằng đầu người, và hai dòng sông Hoàng Hà và Dương Tử đã được tô điểm bằng những nàng con gái góa bụa, đã được nở đầy hoa trẻ mồ côi; những lớp sóng sông Hoàng Hà và Dương Tử đã dâng lên đầy những nước mắt của người cha già mẹ yếu.» (Văn Hóa Á Châu, số 19, 1959, trang 68). Đối với những người chinh phụ mong chồng thì:
Nước sông trôi hết xuân dần,
Trăng sông cũng lại xế dần sang Tây.
Đường Thi, Trần Trọng Kim, trang 91)
Và đối với đức Khổng thì bình nguyên Trung Hoa cũng đã từng ghi dấu gót phong sương…
Nhìn chung vào bản đồ Trung Quốc, ta thấy thực là «giang sơn riêng chiếm một cảnh trời». Phía Đông thì là cả một đại dương với muôn tầm sóng cả, phía Bắc thời Hoàng Hà chín khúc cuồn cuộn chảy, dãy Thái Hằng tuyết phủ mây che, làm cho Thái Bạch phải viết:
«Đường đi khó, tìm đường đi khó quá,
Rút kiếm bén ngỡ ngàng trông đây đó,
Lòng băn khoăn ta biết sẽ đi đâu,
Muốn qua Hoàng Hà, băng giá lấp sông sâu,
Muốn lên non Thái tuyết một mầu ảm đạm.»
(Hành Lộ Nan)
Xa hơn nữa là sa mạc Gobi với cát phủ bao la, với gió gào lạnh lẽo.
Phía Tây thì Tần Lĩnh và Côn Lôn là hai dãy núi trập trùng hiểm trở. Phía Tây Nam thời Hi Mã Lạp Sơn với những ngọn núi cao vút chín tầng mây, như những bức trường thành muôn vạn nhận, vươn lên thinh không để ngăn cách Trung Hoa với các nước miền Nam như Ấn Độ và Tây Tạng.
Nói thế nghĩa là Trung Quốc cổ thời rất khó mà có được những liên lạc văn hóa với các trung tâm văn hóa khác như Ấn Độ, Babylone, Hi Lạp, Ai Cập. Thế nhưng ngày nay khi mà từ ngữ cũng như những biên giới thiên nhiên, núi sông hiểm trở không còn là những bức tường thành kiên cố ngăn cách con người, ngày nay, khi đem so sánh học thuyết Khổng Tử với các học thuyết khác trên thế giới, ta thấy có rất nhiều điểm tương đồng, y như đã phát xuất từ một nguồn. Nguồn ấy là đâu, phải chăng là tâm linh con người?
Sách Deutéronome viết:
«Thực vậy, lề luật mà ta truyền dạy ngươi hôm nay, không có ở ngoài tầm kích ngươi. Nó không ở trên trời để ngươi phải nói: Ai lên trời cho chúng tôi tìm luật đó, để chúng tôi được nghe biết và được thi hành. Nó cũng không phải ở cách trùng dương để ngươi phải nói: Ai sẽ vượt biển cho chúng tôi tìm luật đó, để chúng tôi được nghe biết và được thi hành. Đạo kề bên ngươi, đạo ở trong miệng, trong lòng ngươi, để có thể đem thực hiện.» (Deut. 30, 11- 14)
Thế mới hay:
«Muốn tìm cho ra pháp giới tính, nhất định phải do tâm.»
(Ưng quan pháp giới tính, nhất thiết do tâm tạo.)[1]
Người Việt xưa viết:
«Quan Âm nghìn mắt nghìn tay,
Cũng do một điểm linh đài mà ra.»
thật là chí lý vậy.
Khu vực Khúc Phụ, quê hương đức Khổng.
Chú thích :-
Trung Quốc Ngũ Thiên Niên Sử - quyển 3, trang 401.
[1] Hoa Nghiêm Kinh, trang 12, Hán văn của chùa Hoa Nghiêm, Gia Định.
*******************
Chương 2
Bối cảnh lịch sử:
A. Đồ biểu lịch sử
ĐỜI |
VUA |
ĐÔ |
TIỀN SỬ |
Phục Hy, Thần Nông |
Trần (Hoài), Khúc Phụ |
CẬN SỬ 2686 |
Hoàng Đế |
Trác Lộc |
SỬ 2357-2255 2255-2205 |
Thời phong kiến Nghiêu Thuấn |
Bình Dương Bồ Bản |
HẠ 17 vua, 439 năm 2205- 1766 |
Đại Võ (2205-2197) Đế Kiệt (1818-1766) |
An Ấp |
THƯƠNG ÂN 28 vua, 644 năm, 1766-1122 |
Thành Thang (1766-1753) Trụ (1154-1122) |
Bạc |
CHU 38 vua, 873 năm |
Văn Vương (thụy phong) Võ Vương (1122-1115) Bình Vương (770-719) |
Phong Cảo Lạc Dương |
Thế Xuân Thu: 722-481 Thế Chiến Quốc: 481-249 |
||
Khổng Tử: 551-479 Mạnh Tử: 372-289 |
ĐỜI VUA ĐÔ
TIỀN SỬ "Phục Hy, Thần Nông" "Trần (Hoài), Khúc Phụ"
CẬN SỬ 2686 Hoàng Đế Trác Lộc
SỬ Thời phong kiến
2357-2255 Nghiêu Bình Dương
2255-2205 Thuấn Bồ Bản
"HẠ 17 vua, 439 năm" Đại Võ (2205-2197) An Ấp
2205- 1766 Đế Kiệt (1818-1766)
"THƯƠNG ÂN 28 vua, 644 năm, 1766-1122" Thành Thang (1766-1753) Bạc
Trụ (1154-1122)
"CHU 38 vua, 873 năm" Văn Vương (thụy phong)
Võ Vương (1122-1115) Phong Cảo
Bình Vương (770-719) Lạc Dương
Thế Xuân Thu: 722-481
Thế Chiến Quốc: 481-249
Khổng Tử: 551-479
Mạnh Tử: 372-289
Bị chú:
Niên lịch đây là theo Thông Giám Cương Mục. Từ năm 827 trước Tây Lịch về trước sử Tàu còn có ghi theo niên lịch ghi trong Trúc Thư kỷ Niên. Sự sai biệt giữa hai niên lịch xê xích chừng vài chục năm. Trên đây chỉ ghi vua đầu và cuối đời.
Thời Khổng Tử ứng vào cuối đời Hồng Bàng, ứng vào các vua sau đây bên Nhật Bản: Thần Võ Thiên Hoàng (660- 585), Tuy Tĩnh Thiên Hoàng (581- 549), An Ninh Thiên Hoàng (548- 511), Ý Đức Thiên Hoàng (510- 477). (Xem Synchronisme chinois, Variétés sinologiques No24)
*******************
CHÂN DUNG KHỔNG TỬ
孔 夫 子 的 真 容
B. Ít dòng lịch sử
Thời Chu mạt là thời đế vương mạt vận, thời phong kiến vô kỷ cương.
Còn đâu thời oanh liệt của vua Nghiêu, vua Thuấn, tuy cũng phong kiến nhưng uy quyền đế vương còn tràn ngập thiên hạ, mỗi năm năm lại rầm rộ đi tuần thú thiên hạ; tới bốn ngọn núi lịch sử họp chư hầu bốn phương.
Còn đâu cảnh huy hoàng trật tự thời Văn Vương, Võ Vương hùng cứ Kiểu kinh, giữa những sông sâu núi thẳm, để làm thế ỷ dốc, rồi lập thêm một đô ở Lạc Dương, triều kiến chư hầu; sai Bá Cầm con Chu Công sang trọng nhậm nước Lỗ để trấn áp miền duyên hải, như vươn hai caánh tay khổng lồ ôm ấp cả bình nguyên Trung Quốc vào trong. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
Nay chỉ còn thời Khuyển Nhung tàn phá Đế kinh (thời U Vương, 781- 770) để vua tôi nhà Chu lạc lõng dời đô về lạc Dương (thời Chu Bình Vương, 770- 719).
Nay chỉ còn là thời các vua chư hầu lũng đoạn, xưng hùng xưng bá, mưu mô chém giết, giành giật chính quyền, là thời cá lớn nuốt cá bé, là thời mà các nước nhỏ chông chênh như trứng để đầu đẳng, thời mà chiến mã hí bên thành…
Ta có thể mượn lời Kinh Thi mà mô tả thời kỳ đó bằng những lời thơ thắm thiết sau:
Chiến tranh như mưa bấc tuyết sa đem tê tái và hoang mang lại cho lòng người:
Vù vù gió bấc ghê thay,
Phay phay mưa tuyết, tuyết bay đầy trời
Ai ơi ai có yêu ai
Dắt nhau ta kiếm một nơi đi cùng
Còn gì là cái thung dung
Sự đời đã giục bên lòng xiết bao.
(Bội phong - Bắc phong)
(Bắc phong kỳ đê. Vũ tuyết kỳ phi. Huệ nhi hiếu ngã. Huề thủ đồng qui. Kỳ hư kỳ từ. Kỳ cức chỉ thư.) (Kinh Thi, Tản Đà, trang 132)
Bầu không khí chiến tranh bao trùm khắp nơi:
Trống đánh thùy thuỳnh
Gươm giáo tập tành
Những ai đắp đất xây thành
Xa nhà xa nước riêng mình sang Nam.
(Bội phong - Kích cổ)
(Kích cổ kỳ đường. Dũng dược dụng binh. Thổ quốc thành tào. Ngã độc nam hành). (Kinh Thi, Tản Đà, trang 94)
Làm cho con dân đau lòng sinh ly tử biệt:
Tử sinh cách trở đôi nơi,
Cùng em anh đã nặng lời từ xưa.
Đôi ta những nguyện cùng già,
Cầm tay thủa ấy, bây giờ chưa quên.
Nhưng:
Cùng nhau thôi đã cách xa,
Sống đâu còn đến thân ta hỡi mình.
Thề xưa còn đó rành rành,
Nay thôi anh đã phụ tình cùng em.
(Bội phong - Kích cổ)
(Tử sinh khế khoát. Dữ tử thành thuyết. Chấp tử chi thủ. Dữ tử giai lão. Hu ta khoát hề. Bất ngã hoạt hề. Hu ta tuân hề. Bất ngã thân hề). (Kinh Thi, Tản Đà, trang 96)
Những vua nước nhỏ, cũng có khi nước nhà tan tác, cùng bọn vong thần vất vưởng nước người, đến nỗi:
Áo cừu đã rách tả tơi,
Bánh xe nào phải không rời sang Đông.
Ai ơi chẳng giúp nhau cùng,
Tủi thân hèn mọn, đau lòng lưu ly.
Ai ơi, ai chỉ cười khì.
(Bội phong - Mao khâu)
(Hồ cừu mông nhung. Phỉ xa bất đông. Thúc hề bá hề. Mỹ sở dữ đồng. Tỏa hề vỹ hề. Lưu ly chi tử. Thúc hề bá hề. Rứu như xung nhĩ.) (Kinh Thi, Tản Đà, trang 119- 120)
Dân thì đói khổ nghèo túng, cái nghèo túng đó được mô tả trong bài Xuất tự Bắc môn:
Từ trong cửa Bắc bước ra,
Lòng ta trăm mối, cho ta ngậm ngùi.
Phận sao nghèo khổ suốt đời,
Nỗi ta ta biết, ai người biết ta.
Đành thôi còn nói chi mà,
Trời kia bảo vậy, biết là làm sao?
(Bội phong - Bắc môn)
(Xuất tự bắc môn. Ưu tâm ân ân. Chung lũ thả bần. Mạc tri ngã gian. Dĩ yên tai. Thiên thực vi chi. Vị chi hà tai.) (Kinh Thi, Tản Đà, trang 129- 130)
Nghiên cứu tỉ mỉ hơn ta thấy tình hình Xuân Thu, Chu mạt tổng quát như sau:
1- CHU
- Linh Vương (571-545)
- Cảnh Vương (544-520)
- Điệu Vương (519)
- Kính Vương (519-476)
2- LỖ
- Tương Công (572-542)
- Chiêu Công (541-510)
- Định Công (509-495) (LN III, 19. - XII, 15)
- Ai Công (494-468) (LN II, 19 - III, 21 - VI, 2 - XII, 9 - Trung Dung XX)
3- VỆ
- Linh Công (534-493) (LN XV, 1)
- Xuất Công (492-480) (Hiếu Công)
4- TỀ
- Trang Công (553-548)
- Cảnh Công (547-490) (LN XII, 11 - XVI, 12 - XVIII, 3)
- Án Nhụ Tử (489)
- Điệu Công (488-485)
- Giản Công (484-481) (LN XIV, 22)
- Bình Công (480-456)
5- SỞ
- Khang Vương (559-545)
- Hùng Quân (544-541)
- Linh Vương (540-529)
- Bình Vương (528-516)
- Chiêu Vương (515-489)
6- TỐNG
- Bình Công (575-532)
- Nguyên Công (531-517)
- Cảnh Công (516-453)
7- NGÔ
- Hạp Lư (514-496)
- Phù Sai (495-473)
8- VIỆT
- Câu Tiễn (498-465) (Câu Tiễn diệt Phù Sai và Ngô năm 473)
9- TRỊNH
- Giản Công (565-530)
- Định Công (529-514)
- Hiến Công (513-501)
- Thanh Công (500-463)
10- TẤN
- Bình Công (557-532)
- Chiêu Công (531-526)
- Khoảnh Công (525-512)
- Định Công (511-475)
Ngoài ra còn các nước nhỏ như Trần, Thái, Tào, Triệu, Ngụy, Hàn, Đằng, Tiết, Hứa, Kỷ, Cử, Trâu, v.v…
Đây là những đoạn trong Tứ Thư có liên lạc đến những nước kể trên;
1- Đằng: MT, II, 13; V, 1; V, 2, 3; XIV, 30.
2- Kỷ: Trung Dung XXVIII.
3- Lỗ: Luận Ngữ: VI, 3, 22; VII, 16; XIII, 7; XIII, 13; XIV, 15, 38.
Mạnh Tử: II, 12, 16; IV, 7; IV, 10; XII, 8, 13.
4- Ngụy: MT: I, 1- 4.
5- Sở: LN: XVIII, 5, 6, 7. MT: V, 1; ĐH: X.
6- Tần: Luận Ngữ: XIV, 12; XIX, 12.
7- Tào: MT: XII, 2.
8- Tề: Luận Ngữ VI, 3, 22; XIV, 17, 18; XIV, 22, 41; XVII, 9. MT: I, 7; II 1- 7, 10- 11; IV, 12- 14; VII, 7; VIII, 3, 27, 32, 33; XI, 8- 9; XII, 6; XIII, 33- 39; XIV, 14, 23, 25, 29.
9- Tiết: MT: IV, 3.
10- Tống: LN VII, 22; MT IV, 3; VI, 8; TD, XXVIII.
11- Thái: LN XI, 2.
12- Trần: LN VIII, 30; XI, 2; XV, 2.
13- Trịnh: LN XIV, 10; MT VIII, 2.
14- Vệ: LN: VI, 26; VII, 14; IX, 15; XI, 22; XIII, 7, 8, 9; XIV, 14, 19, 20, 26, 42; XV, 1, 6; XIX, 22.
15- Yên: MT IV, 3.
16- Trâu: MT II, 12; V, 2; XII, 5.
Trong Luận Ngữ ta thấy đề cập đến những nước nhỏ, thành nhỏ, như:
Khuông (LN, IX) (Khuông ở giữa nước Trịnh và Tống) (LN XI, 22).
Diệp (LN XIII, 16, 18) (Diệp giữa Thái và Sở và thuộc Sở).
Phí (LN VI, 7; XVII, 5) (Phí thuộc Lỗ).
Trung Mâu (LN XVII, 7) (Trung Mâu thuộc Tấn).
Trong Khổng Tử thế gia còn nói đến đất Bồ (phía Tây nước Vệ), nơi mà Khổng Tử bị dân chúng ngăn không cho đến nước Vệ, may nhờ có Công Lương Nhụ liều chết điều khiển năm cỗ xe chiến đấu với dân Bồ sau mới thoát.
Chúng ta còn có thể có những nhận định sau về thời Xuân Thu:
1- Thế lực Chu triều đã hết sức suy giảm. Thời đức Khổng ta thấy có bốn vua kế tiếp:
- Linh Vương (571-545)
- Cảnh Vương (544-520)
- Điệu Vương (519)
- Kính Vương (519-476)
Năm 518, có loạn Vương Tử Triều. Kính Vương chịu mất kinh đô, lui về Thành Chu (Hạ Chu) 30 dặm, phía đông huyện Lạc Dương (Hà Nam).
Năm 516, sau khi đã đánh đuổi được Vương Tử Triều, Kính Vương mới trở về được cố đô. Dẫu sao, Vương Tử Triều cũng đã thoán vị và xưng vương được một thời gian. (Cf. Variétés sinologiques No24, Synchronismes chinois par Mathieu Tchang SJ, nơi năm Quý Mùi 518.)
2- Các nước chư hầu xích mích, tranh chấp với nhau, nên thường có những trận giao binh:
Ví dụ: Tấn Sở tranh chấp về cương giới (xem Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia).
Ngô đánh Trần.
Sở cứu Trần đánh Ngô.
Tề đánh nhau với Lỗ (LN VI, 13) (Ai Công 2) (năm 484).
Ngô đánh nhau với Việt (xem Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia).
Thời đức Khổng chính là thời Ngô, Việt tranh nhau, là thời Hạp Lư (514-496), Phù Sai (495-473) và Câu Tiễn (498-465).
3- Nước Sở ở phía nam xa xôi hiểm trở, nên các vua đều xưng vương:
- Khang Vương (559-545)
- Hùng Quân (544-541)
- Linh Vương (540-529)
- Bình Vương (528-516)
- Chiêu Vương (515-489)
- Huệ Vương (488-436)
4- Nước nọ đôi khi bị nước kia tiêu diệt:
Trần bị Sở thôn tính năm 478 (xem Synchronismes chinois nơi các năm kể trên).
Tiết bị tàn vong vào năm 480.
Ngô bị tàn vong vào năm 473.
5- Các nước chư hầu không còn thần phục quyền nhà Chu như xưa.
Ngược lại, các vua chư hầu lại thường bị quyền thần nắm quyền.
Ví dụ nước Lỗ, trong các đời vua Tuyên Công, Thành Công, Tương Công, Chiêu Công, Định Công bị ba họ Quí, Mạnh, Thúc lấn quyền.
Ba họ này thoạt kỳ thủy là ba con vợ lẽ của Hoàn Công nước Lỗ (711- 699). Ba họ Mạnh, Quí, Thúc còn được gọi là Mạnh Tôn, Quí Tôn hay Trọng Tôn, và Thúc Tôn. (xem Legge, The Chinese Classics, T 1, p. 147 notes; xem Luận Ngữ Đoàn Trung Còn, các trang 261, 31, v.v…; xem Đông Chu Liệt Quốc Võ Minh Trí dịch, trang 932; xem Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia).
Nổi bật nhất là họ Quí với những:
- Quí Võ Tử (Quí Tôn Túc)
- Quí Bình Tử (Quí Tôn Ý Như)
- Quí Hoàn Tử (Quí Tôn Tư)
- Quí Khang Tử (Quí Tôn Phi) (LN II, 20; III, 1, 6; VI, 7; XI, 6; XII, 16- 18)
Rồi họ Mạnh với:
- Mạnh Ly Tử (Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia)
- Mạnh Ý Tử (Mạnh Tôn Vô Kỵ: LN II, 5)
- Mạnh Võ Bá (LN II, 6; V, 7)
- Mạnh Trang Tử.
Họ Thúc với:
- Thúc Tôn Châu Cừu (xem Đông Chu Liệt Quốc Võ Minh Trí dịch, trang 932)
- Thúc Tôn Võ Thúc (LN XIX, 23)
Mội nhà quyền thần đều có thành, có ấp riêng; giao cho gia thần cai trị (thời ấy gọi là quan Tể):
- Họ Mạnh có ấp Thành, do Liễm Dương cai trị.
- Họ Thúc có ấp Hậu, do Nhược Diếu cai trị.
- Họ Quí có ấp Phí, giao cho Quí Sơn Phất Nhiễu (Quí Sơn Bất Nựu) và Dương Hổ cai trị. (xem Đông Chu Liệt Quốc Võ Minh Trí dịch, trang 922).
Ở nước Tấn thì có ba nhà Triệu (Triệu Ưởng), Ngụy, Hàn (LN XIV, 12) chuyên quyền…
Những quan đại phu lắm lúc coi mình như vua: Ngang nhiên lấy tiền thuế vua cho vào kho mình (LN XVI, 3), dùng lễ nhạc nhà Chu (LN III, 1, 2, 6).
Ngược lại, đại phu lại bị gia thần lũng đoạn. Đó là trường hợp Dương Hổ, gia thần của Quí Hoàn Tử. Dương Hổ đã có lần cùng Công Tôn Phất Nhiễu bắt giam Quí Hoàn Tử (xem LN XXII, 1, 5; Khổng Tử thế gia, năm Khổng Tử 50 tuổi, tức Định Công bát niên.)
6- Đời Xuân Thu, trong khoảng đời đức Khổng, nhìn vào liệt quốc, ta thấy những bộ mặt quen thuộc sau đây:
- Tề Cảnh Công với hai trung thần là thừa tướng Yến Anh (Yến Bình Trọng hay Yến Tử) và thượng tướng Điền Nhương Thư.
- Vệ Linh Công với bà vợ đa tình là Nam Tử, một mỹ nhân mà trước khi về với Vệ Linh Công đã từng dan díu duyên tơ với Công Tử Triều, một thanh niên nổi tiếng mỹ mạo ở nước Tống (LN VI, 14); với sủng thần xinh trai là Di Tử Hà; với những quan đại phu hóm hỉnh như Vương Tôn Giả (LN III, 13), trung trực như quan sử Ngư (LN XV, 6), quân tử như Cừ Bá Ngọc (LN XV, 6; XIV, 20).
- Trịnh Định Công với thừa tướng Tử Sản (Công Tôn Kiều), một người nổi tiếng là bác học (LN XIV, 10, 9).
- Sở Chiêu Vương với quan đại phu là Tử Tây (LN XIV, 10).
- Hạp Lư và Phù Sai với những Ngũ Tử Tư, Tôn Võ, Tây Thi.
- Câu Tiễn với Phạm Lãi, Văn Chủng.
Ta cũng không nên quên những nhân vật như Lão Tử ở Đông Chu; Sư Quyến thày đàn nước Vệ; Sư Quáng, thày đàn nước Tấn. (xem Đông Chu, hồi 68).
7- Thời Chu mạt là thời luân thường đảo lộn, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, anh em chẳng ra anh em.
- Vua chúa thời nghĩ chuyện ăn chơi, hưởng thụ, hoặc chinh phạt lẫn nhau để tranh bá đồ vương, ưa xây cung cất điện, xây thành xây quách, hơn là xây dựng đạo lý, nhân luân.
- Tấn Bình Công xây cung Tê Kỳ ở gần Khúc Ốc (xem Đông Chu, trang 811).
- Sở Linh Vương xây cung Hoa Chương và cung Tế Yêu, rong chơi hưởng thụ cùng những mỹ nữ lưng ong thắt đáy. (xem Đông Chu, trang 811).
- Phù Sai xây Cô Tô đài để thơ mộng với Tây Thi. (xem Đông Chu, trang 960).
- Cha lấy tranh vợ con: như Bình Vương nước Sở lấy tranh nàng Mạnh Doanh, cô con dâu mà ông cưới về cho con là thái tử Kiến. (xem Đông Chu, trang 852).
- Con muốn giết mẹ: Thái tử Khoái Hội nước Vệ toan ám sát mẹ là nàng Nam Tử, vì dan díu với công tử Triều nước Tống.
- Cha con cự địch lẫn nhau để tranh cướp ngôi báu: công tử Triếp tức là Vệ Xuất Công cực địch với cha là Khoái Hội tức là Vệ Trang Công sau này. Vụ tranh chấp này làm cho Tử Lộ chết bất đắc kỳ tử. (xem Đông Chu, trang 977- 978).
- Anh em giết chóc lẫn nhau: Hoàn Công nước Tề giết em là công tử Củ (LN XIV, 18). Hạp Lư nước Ngô, nhờ tay Chuyên Chư, tặng anh mình là Vương Liêu một nhát gươm chủy thủ vào lưng.
- Thần dân rước voi về dầy mồ: như Ngũ Tử Tư, vì báo thù cha, đã đem binh Ngô về đánh tan nát nước Sở là quê hương của mình. (xem Đông Chu, trang 900- 908).
- Bày tôi đánh đuổi vua: Ba họ Quí, Mạnh, Thúc hợp nhau đánh đuổi Lỗ Chiêu Công, làm cho Lỗ Chiêu Công phải lưu vong sang đất Kiền Hầu nước Tề cho đến chết. (xem Khổng Tử thế gia, năm Khổng Tử 35 tuổi).
- Bày tôi giết vua: Thôi Tử giết Tề Trang Công (553- 548) (LN XIV, 22); Trần Thành Tử giết Tề Giản Công (484- 481) (LN XIV, 22); Công Tôn Phiên bắn chết Thái Chiêu Công (518- 491) (xem Khổng Tử thế gia, năm Khổng Tử 61 tuổi).
Có thể nói được rằng thời Xuân Thu, Chu mạt, người ta không còn biết con người sinh ra đời để làm gì, và cũng chẳng còn tôn trọng sinh mạng con người. Người ta giết nhau như bỡn, tự tử như chơi.
Ông lái đò, cũng như cô gái sông Lô, đã tự tử vì cái khí tiết không đâu, sau khi đã giúp Ngũ Tử Tư qua sông, hay đã biếu Tử Tư một nắm cơm. Mạc Gia cam tâm nhảy vào lò để đúc nên đôi kiếm Can Tương, Mạc Gia. (xem Đông Chu, trang 884).
Sừ Sư tham vàng, giết hai con lấy huyết bôi vào sắt, để đúc hai vòng kim câu dâng cho Hạp Lư (xem Đông Chu, trang 885)…
Giữa thời buổi nhiễu nhương, tao loạn, cương thường điên đảo ấy, đức Khổng ra đời, đem đuốc chân lý soi cho nhân thế…
*******************
Chương 3
Tiểu sử đức Khổng:
Giữa lúc thiên hạ đang quay cuồng trong khói lửa, con người thả lỏng lòng tham, đem kinh hoàng gieo rắc khắp nơi, thì đức Khổng ra đời, đem lại cho nhân quần một ý nghĩa mới mẻ về cuộc đời: Sống để thực hiện lý tưởng, để tiến tới hoàn thiện và một viễn tượng hòa bình xây dựng trên nền móng cải thiện nhân tâm, trật tự, hòa hợp.
Ngài sinh năm Canh Tuất, 551 trước kỷ nguyên, năm 21 đời Linh Vương nhà Chu, năm 22 đời Tương Công nước Lỗ, vào khoảng cuối đời Hồng Bàng, đồng thời với các tiên tri Ezechiel, Daniel bên Do Thái, triết gia Zoroastre bên Ba Tư, Pythagore và Solon bên Hi Lạp, đức Phật bên Ấn Độ, Lão Tử bên Trung Hoa.
Ngài sinh tại làng Xương Bình, ấp Trâu, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ. Cha là Thúc Lương Ngột, mẹ là Nhan Trưng Tại (Nhan thị). Ngài họ Khổng, tên Khâu, tự Trọng Ni; người đời sau xưng Khổng Tử hay Khổng Phu Tử.
Ngài xuất thân từ một gia đình bần bách, lại mồ côi cha từ tấm bé, nên biết nhiều nghề, đảm đang, tháo vát (LN IX, 2, 6).
Ngài có tầm vóc cao lớn (xem Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia) nên tuy sống một cuộc đời rất hoạt động, nhiều khi lại còn phong trần vất vả, mà vẫn khang kiện như thường. Có lẽ cả đời Ngài chỉ đau nặng một lần. (LN VII, 34; IX, 11; X, 13). Về phương diện tâm thần, Ngài:
- Thông minh hiếu học (LN VII, 19, 33).
- Say sưa nghệ thuật và lý tưởng (LN VII, 13, 16, 18, 19).
- Khiêm cung (LN VII, 1, 3, 5, 28, 32, 33; IX, 7; XIV, 30; MT Công Tôn Suu3 thượng, 2).
- Lễ độ (LN III, 12; IX, 15, 16; X, 1- 7, 11- 14).
- Nghiêm trang, hòa nhã (LN VII, 37).
- Luôn luôn cẩn trọng (LN X, 11; X, 6, 7) (MT Vạn Chương thượng, 8).
- Luôn luôn ở ăn theo đúng luật Trời (LN X, 8, 9) (MT Cáo Tử thượng 6; Ly Lâu thượng 18).
- Tùy thời xử thế (MT Vạn Chương hạ, 1, 4).
- Có niềm tin tưởng vững mạnh vào sứ mạng mà Thượng Đế giao phó cho Ngài (LN VII, 22; IX, 15).
- Thẳng tiến trên con đường hoàn thiện. (LN IX, 18; XIV, 37) để sau cùng:
- Thung dung Trung Đạo (LN II, 4; IX, 4; XIII, 21) (MT Tận Tâm hạ 7, 38) (Trung Dung XXX, XXXI).
Cuộc đời Ngài đã được mô tả đầy đủ trong Sử Ký Tư Mã Thiên. Đây xin tóm thành bốn thời kỳ:
1- Thời kỳ thơ ấu và tráng niên: Từ 1 đến 30 tuổi: Thời kỳ côi cút, nghèo nàn, hay làm, ham học.
2- Thời kỳ trưởng thành: Từ 30 đến 50 tuổi: Thời kỳ lập chí học đạo, sang Chu, sang Tề khảo sát phong tục, lễ nhạc, nghiên cứu sách vở tiền nhân.
3- Thời kỳ giảng giáo bằng phương pháp chính trị: Từ 50 đến 68.
- hoặc chấp chánh tại Lỗ (50- 55 tuổi)
- hoặc chu du thiên hạ (55- 68)
4- Thời kỳ giảng giáo bằng phương pháp giảng dạy, giáo dục môn đệ và trước tác: Từ 68 đến 73.
Hai thời kỳ sau là thời kỳ quan trọng, ta sẽ lược khảo.
Đức Khổng nói: «Ngũ thập tri thiên mệnh» tức là 50 tuổi mới biết rõ về định mệnh con người, mới tìm ra được chân lý, chân đạo, nên từ đó ta thấy Ngài trở nên hoạt động phi thường. Cũng có lúc làm quan nước Lỗ, từ chức Trung Đô Tể đến chức Nhiếp Tướng Sự, hết lòng đem đạo giáo dạy dân, cảnh thái thịnh hòa bình, trật tự, bầu không khí đạo giáo dần dần bao trùm nước Lỗ. Nhưng sau vua Lỗ mắc kế mỹ nhân của Tề Cảnh Công, đâm mê say nữ sắc. Ngài liền bỏ đi du thuyết các nước, lúc đó đã 56 tuổi.
Ngài mỏi chân đi lại nhiều nước trong khắp vùng bình nguyên Hoàng Hà, Dương Tử; Bắc thì lên đến sông Hoàng Hà giáp địa phận nước Tấn; Nam thì tiến đến nước Thái, nước Sở, mà không vua nào chịu dùng. Trên con đường rao truyền đạo lý, Ngài đã gặp biết bao gian khổ:
- Bị vây ở đất Khuông (LN IX, 5; XI, 22).
- Bị mưu sát ở Tống (LN VII, 22; MT, Vạn Chương thượng 8).
- Thầy trò lạc nhau ở Trịnh.
- Bị cản trở ở đất Bồ.
- Bị bao vây đến tuyệt lương ở giữa nước Trần, nước Thái (LN XI, 2; XV, 1; MT Tận tâm hạ 18).
Nếm biết bao mùi vị đắng cay của thất bại:
- Vua chúa lừng khừng không chịu nghe (LN XV, 1; XVIII, 3).
- Quần thần gièm pha mưu hại (LN VII, 22).
- Các ẩn sĩ chê bai (LN XVI, 42; XVII, 5; XVIII, 5).
Thật là: «Bình sinh phong vũ lăng tằng thậm», đời phong sương luống trải mấy gió mưa…
Nhưng gian lao là trường rèn luyện chí khí: Ta có thể bình luận quãng đời phong trần của đức Khổng bằng những lời văn của Mạnh Tử:
«Trời kia khi sắp trao ai nhiệm vụ lớn, tất trước làm cho khổ chí, nhọc gân cốt, đói thể xác, cùng túng cái thân, động làm gì thì làm cho trái loạn ý mình muốn. Trời khiến thế, là để khích động cái tâm, kiên nhẫn cái tánh, bổ khuyết những chỗ còn sơ suất.» (MT Cáo Tử hạ 15).
Năm Ngài 68 tuổi, Quí Khang Tử nước Lỗ thay mặt vua Ai Công cho mời Ngài về. Ngài về cố quốc sau 13 năm phiêu bạt, thật là:
Ta từ viễn xứ trở về,
Chân trời vẫn dáng mây thề năm xưa.
Dòng sông nước vẫn lờ đờ,
Con đò năm trước bây giờ thay mui.
Gió qua sóng vỗ tay cười,
Sao lay động, nguyệt chìm xuôi theo dòng.
Trăng chưa vàng giấc mộng lòng,
Non xanh chưa hẹn thành công với đời.
Đã lâu trăng lạ nước người,
Ngàn thiêng nước độc, phương trời một ta.
Bụi đường ố áo hào hoa,
Mây lìa xa tóc, màu da hôn hoàng.
(Nhất Sơn - Vũ Quang Hân)
Ngài đã già… Ngài về Lỗ không phải để dự quốc chính nữa, mà là để truyền đạo bằng cách dạy học và đồng thời khảo sát, san định kinh điển. Ngài hoạt động vô cùng:
- Khảo sát nghi lễ của ba đời Hạ, Thương, Chu.
- Khảo sát lý thuyết về nhạc và chia nhạc thành hai loại: Nhã (musique sacrée; hymne sacré), Tụng (musique classique).
- San định Kinh Thi.
- San định Kinh Thư và muốn phục hồi nền vương đạo chân chính.
- Khảo cứu Kinh Dịch.
- Viết Xuân Thu, tức là cuốn sử ký đầu tiên có niên hiệu mạch lạc từ đời Lỗ Ẩn Công đến Lỗ Ai Công 14, gồm 240 năm (từ 721 đến 481 trước Tây lịch).
Năm Nhâm Tuất, 479 trước Tây lịch, một hôm Ngài dậy sớm đi tiêu dao trước cửa, tay chống gậy mà hát: «Thái sơn kỳ đồi hồ, lương mộc kỳ hoại hồ, triết nhân kỳ nuy hồ.» (Ôi non Thái bạt ngàn, lương mộc nát tan, triết nhân suy tàn.)
Hát xong Ngài vào ngồi giữa cửa. Tử Cống đến. Ngài kể chuyện chiêm bao sắp chết. Được mấy hôm thì mất, thọ 73 tuổi. Mộ Ngài hiện nay ở Khổng lâm thuộc huyện Khúc Phụ, Sơn Đông.
Tư Mã Thiên sau khi thuật sự tích đức Khổng có phê bình:
«Tôi đọc sách họ Khổng, tưởng tượng như trông thấy cách làm người của Thầy. Sang Lỗ xem nhà thờ Trọng Ni, nào xe, nào áo, nào đồ thờ; các học trò thời thường tới đó tập lễ. Tôi bồi hồi ở lại không dứt ra về được. Trong đời, vua chúa cho đến người tài giỏi nhiều lắm; sống thì vẻ vang nhưng chết rồi thì hết. Thầy Khổng áo vải truyền hơn mười đời mà học giả vẫn tôn trọng. Từ thiên tử đến vương hầu ở Trung Quốc này, hỏi đến sáu kinh, đều phải lấy Thầy làm chuẩn đích. Thật là bậc chí thánh vậy.» (Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia, bản dịch Nhượng Tống). Câu trên tuy là cảm tưởng, nhưng cũng là tổng luận về thân thế, sự nghiệp đức Khổng.
Nếu cần thêm, thiết tưởng chỉ nên dẫn chứng câu của Nhiễm Hữu, môn đệ Ngài:
«Đạo Ngài để truyền bá cho quần chúng trăm họ. Nếu muốn Đạo ấy thực hiện mà dùng Ngài, Ngài sẽ tận tâm hành đạo mà không màng đến lợi phong ấp ngàn xã.» (Dụng chi hữu danh, bá chi bách tính… Cầu chi ư thử Đạo, tuy lụy thiên xã, phu tử bất lợi dã…) (Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia). Đạo ấy là Đạo gì mà làm cho Ngài mê say đến quên cả danh lợi, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát… Để tiện bề khảo cứu, xin kèm theo đây hai đồ biểu:
a.- Gia phả đức Khổng
b.- Tiểu sử đức Khổng với những niên kỷ, sử tích và các đoạn Tứ Thư có liên hệ.
GIA PHẢ ĐỨC KHỔNG
1- Vi Tử (em Trụ Vương 1191- 1154) được Võ Vương phong làm Tống hầu.
2- ?
3- ?
4- Tống Mẫn Công (935- 909); em Tống Dương Công (908- 893)
5- Tống Dương Công; Phất Phụ hà; Phòng Kỷ giết Dương Công, lên ngôi hiệu lệ Công (893- 859).
6- Tống Phụ Châu.
7- Thế tử Thắng.
8- Chính Khảo Phủ (sử gia, văn gia đời các vua Tống Đái Công (799- 766), Tống Vũ Công (765- 748), Tống Tuyên Công (747- 729).
9- Khổng Phụ Gia…?
Khổng Phụ Gia làm tư mã đời Tống Mục Công (728- 720), Tống Trang Công (719- 710). Khổng Phụ Gia có bà vợ rất xinh đẹp là Ngụy Thị. Quan Thái tể nước Tống là Hoa Đốc, trông thấy đâm mê mẩn, sinh lòng muốn chiếm đoạt, bèn âm mưu giết Khổng Phụ Gia. Bà Ngụy Thị bị Hoa Đốc bắt, giữa đường tuẫn tiết theo chồng.
10- Mộc Kim Phụ (còn bé, được gia thần bế trốn sang Lỗ).
11- Kỳ Phụ Cao Di.
12- Khổng Phòng Thúc (nhiều người cho rằng mãi tới đời Khổng Phòng Thúc mới chạy sang Lỗ. Thuyết này không đúng, vì lúc ấy dòng họ Hoa đã sa sút.
13- Bá Hạ.
14- Thúc Lương Ngột (làm quan tể ấp Tưu (Trâu). Thúc Lương Ngột năm 70 lấy bà Nhan Trưng Thị. Vợ chồng đi cầu đảo ở Ni Sơn, sinh ra Ngài).
TIỂU SỬ ĐỨC KHỔNG
NĂM |
THIÊN HẠ SỰ |
TUỔI |
TÍCH SỰ |
551 (Canh Tuất) |
Linh Vương năm 21. Lỗ Tương Công năm 22 |
Khổng Tử sinh |
Ngài sinh tại làng Xương Bình, ấp Trâu, huyện Khúc Phụ. Cha là Thúc Lương Ngột. Mẹ là Nhan Thị. |
549 |
|
3 t |
Cha chết, chôn ở Phòng Sơn |
546 |
|
6 t |
Còn bé, Ngài thích chơi trò «trở đậu» (tế lễ) |
537 |
Lỗ Chiêu Công năm 5 |
15 t |
Lập chí học hành (LN II, 4) |
533 |
|
19 t |
Lấy bà Khiên Thị nước Tống. |
532 |
|
20 t |
Sinh Bá Ngư tên Lý.[2] |
532 |
|
20 t |
Làm Ủy Lại (giữ kho) cho họ Quí Thị. Làm Thặng điền (coi cừu và bò) (xem MT Vạn Chương hạ 5). |
530 |
|
22 t |
Bắt đầu dạy học.[3] |
527 |
|
25 t |
Mẹ chết, chôn ở gần đường Ngũ Phụ; sau đem cải táng về cạnh mộ cha ở Phòng Sơn, phía Đông nước Lỗ (Lễ Ký II, Đàn Cung).[4] |
523 |
|
29 t |
Học đàn với Sư Tương, nước Lỗ (xem Xuân Thu, Chiêu Công 19). |
B- Thời kỳ trưởng thành, lập chí học Đạo, sang Châu, sang Tề khảo sát lễ nhạc, nghiên cứu cổ sử, cổ tích (30- 50 tuổi) - (522- 502).
NĂM |
THIÊN HẠ SỰ |
TUỔI |
TÍCH SỰ |
522 |
Lỗ Chiêu Công |
30 t |
Lập chí học đạo (LN II, 4) |
518 |
Bình Vương I Chiêu Công 24 |
34 t |
Nhờ nam Cung Kính Thúc đề bạt, Lỗ Chiêu Công cấp phương tiện cho đức Khổng sang Lạc Dương (Châu) khảo về lễ nghi, thư tịch. Ở Châu Ngài gặp Lão Tử, nhạc sĩ Trành Hoằng. Sau đó về Lỗ dạy học. |
517 |
Quí Bình Tử đánh đuổi Chiêu Công; Chiêu Công trốn sang Tề ở Kiền hầu cho đến chết. |
35 t |
Sang Tề, học nhạc Thiều (LN VII, 13), bàn bạc chính trị với Tề Cảnh Công (LN XII, 11). Cảnh Công định tiếp Ngài theo hàng đại phu (LN XVIII, 3); lại định cắt đất Ni Khê phong cho Ngài. Án Anh can, nên Tề Cảnh Công lại thôi (LN XVIII, 3). |
516 |
|
36 t |
Đức Khổng trở về Lỗ (LN XVIII, 3). Ở Lỗ gần 15 năm, đến 50 mới tham chính. |
510 |
|
42 t |
- Dạy học (xem Khổng Tử thánh tích, trang 78). - Dạy Bá Ngư (LN XVI, 13; LN XVII, 10). - Trước tác (xem Khổng Tử thánh tích, trang 78). |
505 |
Định Công 5 |
47 t |
Hội kiến với Quí Hoàn Tử. Giải thích về con phần dương. Đức Khổng không ra tham chính, vì lúc ấy Dương Hổ thao túng quyền chính, có lần bắt giam cả Quí Hoàn Tử. Dương Hổ muốn dụ đức Khổng ra làm quan theo phe mình. Đức Khổng không chịu (LN XVII, 1; MT V, 13). Dương Hổ làm loạn, định giết Hoàn Tử; không thành, trốn sang Tề. |
502 |
Định Công 8 |
50 t |
Công Sơn Phất Nhiễu chiếm đất Phí, làm loạn, muốn mời đức Khổng, Ngài không đi (LN XII, 5). |
C- Thời kỳ chấp chính ở Lỗ (50- 55 tuổi) - (502- 497).
NĂM |
THIÊN HẠ SỰ |
TUỔI |
TÍCH SỰ |
502 |
Định Công 8 |
50 t |
Định Công mời đức Khổng làm Trung Đô Tể (quan coi ấp Trung Đô). |
501 |
Định Công 9 |
51 t |
Thăng chức Tư Không. Đồng thời Tử Lộ, Tử Du cũng ra làm quan với họ Quí. |
500 |
Định Công 10 |
52 t |
Phò Định Công đi phó hội Giáp Cốc với Tề Cảnh Công, đuổi bọn vũ công người mọi lai Giả, chém phường tuồng của lê Di, khiến cho Định Công thoát hiểm. Tế Cảnh Công tạ lỗi bằng cách trả lại Lỗ ba xứ Hoan, vân, và Qui Âm. Luận về chim Thương Dương và cho rằng Thương Dương múa là điềm mưa lớn. (xem Xuân Thu, Định Công 10; hội Giáp Cốc). |
498 |
Định Công 12 |
54 t |
Tập trung quyền chính vào tay Định Công, bằng cách đề nghị phá ba ấp Phí, Hậu, Thành của ba họ Quí, Mạnh, Thúc. Nhưng chỉ phá được Phí và Hậu, còn ấp Thành thì Công Liễm Dương không cho phá (xem Xuân Thu, Định Công 12). Quí Sơn Bất Nữu (Phất Nhiễu) quan tể ấp Phí làm loạn. Thất bại, trốn sang Ngô (Xuân Thu, Định Công 12). Đức Khổng được phong chức Nhiếp Tướng Sự. Giết Thiếu Chính Mão ở cửa Lưỡng Quan. Nước Lỗ dần dà trở nên có trật tự, thịnh vượng. |
497 |
Định Công 13, Tề Hầu dâng nữ sắc. |
|
Đức Khổng thấy Định Công và Quí Hoàn mê nữ sắc, ba ngày không ra thiết triều, liền viện cớ thất thố, không chia thịt tế cho các quan ngày lễ Giao, từ quan bỏ Lỗ, sang Vệ (LN XIII, 9; XII, 6; XIV, 17). |
D- Thời kỳ chu du liệt quốc, phiêu bạt, giang hồ (55- 68 tuổi) - (497- 484).
NĂM |
THIÊN HẠ SỰ |
TUỔI |
TÍCH SỰ |
497 |
Định Công 13 |
55 t |
Sang Vệ. Đi qua đất Nghi (LN III, 24). Sang Vệ (LN XIII, 9) ở nhà Nhan Thù. Vệ Linh Công mới đầu cũng trợ cấp 60.000 thùng gạo như bên Lỗ. Sau lại sai Công Tôn Cổ tới nhà, ra ý dọa nạt. Đức Khổng bèn bỏ đi, sau 10 tháng ở Vệ. Muốn sang Trần, nhưng đi qua Khuông, bị người đất Khuông nhận lầm là Dương Hổ, nên bao vây. (LN IX, 5; XI, 22). |
496 |
Định Công 14 |
56 t |
Sang Bồ ở một tháng. Gặp lúc Công Thúc Thị (Công Thúc Tuất) nổi loạn chống với bè của Nam Tử nên bao vây đức Khổng, không cho trở về Vệ. Đệ tử là Công Lương Nhụ liều chết chống lại mới giải được vây. Về Vệ, ở nhà Cao Cừ Ngọc. Nam Tử vời vào yết kiến (LN VI, 26). Tháp tùng vệ Linh Công và Nam Tử đi dạo phố. (LN IX, 17; XIII, 10). Đức Khổng tủi lòng bỏ sang Tào. |
495 |
Định Công 15 (Định Công chết) |
57 t |
Bỏ Vệ sang Tào. Bỏ Tào sang Tống. |
494 |
Ai Công 1 (Phù Sai đánh Việt ở Cối Kê, phá thành Cối kê, tìm được xương người khổng lồ; cho sứ hỏi đức Khổng. Ngô đánh Trần, Tấn, Sở. Ngô quấy Trần.) |
58 t |
Ở Tống gặp nạn Hoàn Khôi. Hoàn Khôi đốn cây cho đổ, để đè chết đức Khổng và môn đệ. Sau lại đón đường giết. Thày trò phải cải trang, trốn sang Trịnh (LN VII, 22; MT Vạn Chương thượng 8). Thày trò lạc nhau ở Trịnh. Sang Trần ở nhà Tư Thành Trinh Tử. - Đức Khổng luận về người khổng lồ Phòng Phong. - Luận về mũi tên gỗ Hộ có đầu bịt đá của rợ Túc Thân. |
493 |
Ai Công 2 |
59 t |
Đức Khổng muốn trở về Lỗ (LN V, 21) Nhưng lại sang VệVề Vệ: Phật bật làm loạn ở Trung Mâu (Tấn), mời đức Khổng. Ngài muốn đi, sau lại thôi. Nhàn cư ở Vệ, học đánh khánh với Sư Tương (LN XIV, 42). Đ sang Tấn định gặp Triệu Ưởng. Đến sông Hoàng Hà nghe tin Triệu Ưởng giết hại hiền thần là Đậu Minh Độc và Thuần Hoa, nên lại trở về. Về Vệ, ở nhà Cao Cừ Ngọc. Vệ Linh Công vấn trận. Đức Khổng thoái thác. Vệ Linh Công coi thường đức Khổng, ngó lên trời xem chim nhạn bay thay vì bàn bạc. Đức Khổng bỏ sang Trần. Năm ấy Vệ Linh Công chết. (LN XV, 1) |
492 |
Ai Công 3 Vệ Xuất Công với cha là Khoái Hội tranh ngôi. Quí Khang Tử lên thay Quí Hoàn Tử. |
60 t |
Quí Khang Tử thay vì nghe lời di chúc của cha là Quí Hoàn Tử là mời Khổng Tử, lại mời Nhiễm Hữu. |
491 |
Ai Công 4 Thái Chiêu Công bị bắn chết. Thái đầu Ngô. Một số dân Thái bị di cư sang đất Sở. |
61 t |
Từ Trần sang Thái. |
490 |
Ai Công 5 Tề Cảnh Công chết |
62 t |
Từ Thái qua Diệp. Diệp Công (Trần Chư Lương) hỏi Ngài về chính trị. (LN VII, 18; XIII, 16, 18). Từ Diệp về Thái, giữa đường gs85p Tràng Thư, Kiệt Nịch (LN XVIII, 5). Ở Thái. |
489 |
Ai Công 6 Mùa hạ 489 Sở Vương mất ở Thành Phụ. |
63 t |
(Ngô đánh Trần. Sở cứu Trần, đem quân đến Thành Phụ). Vua Sở bắt được một thứ quả lạ, đem hỏi đức Khổng. Đáp: đó là quả bèo. Vua Sở mời Ngài. Ngài toan đi hội kiến. Đại phu hai nước Trần, Thái sợ, đem quân vây Ngài ở cánh đồng giữa Trần và Thái. Tuyệt lương. (xem LNXI, 2; XV, 1; MT Tận Tâm hạ 18). Sở Vương cứu. Muốn đem đất Thư Xã 100 dặm dâng cho Ngài. Tử Tây can. Gặp Sở Cuồng là Tiếp Dư (LN XVIII, 5). Ở Sở về vệ, không tham chính vì Vệ loạn. Hai cha con Khoái Hội và Xuất Công tranh ngôi với nhau (LN VII, 14). Khổng Tử bàn về thuyết chính danh (LN XIII, 3). |
485 |
Ai Công 10 |
67 t |
Vợ Ngài là bà Khiên Quan Thị mất. |
484 |
Ai Công 11 Tề Lỗ đánh nhau ở lang. Nhiễm Hữu thắng. |
68 t |
Quí Khang Tử sai Công Hoa, Công Tân, Lâm đi mời đức Khổng trở về Lỗ. |
E- Thời kỳ trước tác, giảng học ở Lỗ (68- 73 tuổi) - (484- 479).
NĂM |
THIÊN HẠ SỰ |
TUỔI |
TÍCH SỰ |
484 |
Ai Công 11 |
68 t |
Về Lỗ. Bàn về chính trị với Ai Công (LN II, 19; TD XIX) và với Quí Khang Tử (LN XII, 17, 18, 19; XII, 24). Soạn Thi, Thư, Lễ, Nhạc (LN VII, 17; IX, 14). Bàn về nhạc với thái sư nước Lỗ (LN III, 23). Khảo Kinh Dịch (LN VII, 16). Viết Xuân Thu (MT Đằng Văn Công hạ 9). Dạy học trò, văn, hạnh, trung, tín (LN VII, 24). Cư xử với mọi người lịch sự, chu đáo (LN X). Tiến mãi trên đường nhân nẻo đức (LN IX, 4). Bá Ngư chết |
482 |
Ai Công 14. Tề Giản Công bị Trần Hằng giết. (Nhật thực, sao chổi). |
71 t |
Họ Thúc bắt được kỳ lân ở huyện Gia Tường (LN IX, 8; Xuân Thu, Ai Công XIV). Nhan Hồi chết (LN XI, 7, 8, 9, 10). Khổng Tử bàn phạt Tề (LN XIV, 22). Mạnh Ý Tử chết. Những câu Luận Ngữ có thể nói trong thời kỳ này: LN XIV, 37; XV, 18, 19; XVIII, 8). Xuân Thu đến đây ngừng. |
481 |
Ai Công 15 |
72 t |
Tử Lộ chết ở Vệ, bị phe Khoái Hội xả thịt, làm thịt ngâm giấm. Khổng Tử khóc thương như con. (Lễ Ký, Đàn Cung II, 7) |
479 |
Ai Công 17 (Nhâm Tuất) |
73 t |
Đức Khổng mất ngày 18/2, táng ở Khổng Lâm |
A- Thời kỳ thơ ấu và tráng niên, từ 1 đến 30 tuổi.
B- Thời kỳ trưởng thành, lập chí học Đạo, sang Châu, sang Tề khảo sát lễ nhạc, nghiên cứu cổ sử, cổ tích (30- 50).
C- Thời kỳ chấp chính ở Lỗ (50- 55).
D- Thời kỳ chu du phiêu bạt (55- 68).
E- Thời kỳ trước tác, giảng học ở Lỗ (68- 73).
A- Thời kỳ thơ ấu và tráng niên (1- 30 tuổi).
Thời kỳ thơ ấu và tráng niên (1- 30 tuổi).
NĂM THIÊN HẠ SỰ TUỔI TÍCH SỰ
551,
(Canh Tuất) Linh Vương năm 21. Khổng Tử sinh "Ngài sinh tại làng Xương Bình, ấp Trâu,
huyện Khúc Phụ.
Cha là Thúc Lương Ngột. Mẹ là Nhan Thị."
Lỗ Tương Công năm 22
549 3 t "Cha chết, chôn ở Phòng Sơn"
546 6 t "Còn bé, Ngài thích chơi trò «trở đậu» (tế lễ)"
537 Lỗ Chiêu Công năm 5 15 t "Lập chí học hành (LN II, 4)"
533 19 t Lấy bà Khiên Thị nước Tống.
532 20 t Sinh Bá Ngư tên Lý.[2]
532 20 t Làm Ủy Lại (giữ kho) cho họ Quí Thị.
Làm Thặng điền (coi cừu và bò)
(xem MT Vạn Chương hạ 5).
530 22 t Bắt đầu dạy học.[3]
527 25 t "Mẹ chết, chôn ở gần đường Ngũ Phụ;
sau đem cải táng về cạnh mộ cha ở Phòng Sơn,
phía Đông nước Lỗ (Lễ Ký II, Đàn Cung).[4]"
523 29 t "Học đàn với Sư Tương, nước Lỗ (xem Xuân Thu,
Chiêu Công 19)."
B- Thời kỳ trưởng thành, lập chí học Đạo, sang Châu, sang Tề khảo sát lễ nhạc, nghiên cứu cổ sử, cổ tích (30- 50 tuổi) - (522- 502).
NĂM THIÊN HẠ SỰ TUỔI TÍCH SỰ
522 Lỗ Chiêu Công 30 t "Lập chí học đạo (LN II, 4)"
518 Bình Vương I,
Chiêu Công 24 34 t "Nhờ nam Cung Kính Thúc đề bạt,
Lỗ Chiêu Công cấp phương tiện cho
đức Khổng sang Lạc Dương (Châu)
khảo về lễ nghi, thư tịch.
Ở Châu Ngài gặp Lão Tử, nhạc sĩ Trành Hoằng.
Sau đó về Lỗ dạy học".
517 Quí Bình Tử đánh
đuổi Chiêu Công;
Chiêu Công trốn
sang Tề ở Kiền
hầu cho đến chết. 35 t "Sang Tề, học nhạc Thiều (LN VII, 13),
bàn bạc chính trị với Tề Cảnh Công (LN XII, 11).
Cảnh Công định tiếp Ngài theo hàng đại phu
(LN XVIII, 3);
lại định cắt đất Ni Khê phong cho Ngài.
Án Anh can, nên Tề Cảnh Công lại thôi
(LN XVIII, 3)".
516 36 t "Đức Khổng trở về Lỗ (LN XVIII, 3).
Ở Lỗ gần 15 năm,
đến 50 mới tham chính."
510 42 t "- Dạy học (xem Khổng Tử thánh tích, trang 78)."
"- Dạy Bá Ngư (LN XVI, 13; LN XVII, 10)."
"- Trước tác (xem Khổng Tử thánh tích, trang 78)."
505 Định Công 5 47 t "Hội kiến với Quí Hoàn Tử.
Giải thích về con phần dương.
Đức Khổng không ra tham chính,
vì lúc ấy Dương Hổ thao túng quyền chính,
có lần bắt giam cả Quí Hoàn Tử.
Dương Hổ muốn dụ đức Khổng ra làm quan theo phe mình.
Đức Khổng không chịu (LN XVII, 1; MT V, 13).
Dương Hổ làm loạn, định giết Hoàn Tử;
không thành, trốn sang Tề."
502 Định Công 8 50 t "Công Sơn Phất Nhiễu chiếm đất Phí, làm loạn,
muốn mời đức Khổng, Ngài không đi (LN XII, 5)".
C- Thời kỳ chấp chính ở Lỗ (50- 55 tuổi) - (502- 497).
NĂM THIÊN HẠ SỰ TUỔI TÍCH SỰ
502 Định Công 8 50 t Định Công mời đức Khổng làm Trung Đô Tể
(quan coi ấp Trung Đô).
501 Định Công 9 51 t "Thăng chức Tư Không. Đồng thời Tử Lộ,
Tử Du cũng ra làm quan với họ Quí."
500 Định Công 10 52 t "Phò Định Công đi phó hội Giáp Cốc với Tề Cảnh Công,
đuổi bọn vũ công người mọi lai Giả,
chém phường tuồng của Lê Di,
khiến cho Định Công thoát hiểm.
Tế Cảnh Công tạ lỗi bằng cách trả lại Lỗ ba xứ Hoan,
vân, và Qui Âm."
"Luận về chim Thương Dương
và cho rằng Thương Dương múa là điềm mưa lớn.
(xem Xuân Thu, Định Công 10; hội Giáp Cốc)."
498 Định Công 12 54 t "Tập trung quyền chính vào tay Định Công,
bằng cách đề nghị phá ba ấp Phí, Hậu,
Thành của ba họ Quí, Mạnh, Thúc.
Nhưng chỉ phá được Phí và Hậu,
còn ấp Thành thì Công Liễm Dương không cho phá
(xem Xuân Thu, Định Công 12).
Quí Sơn Bất Nữu (Phất Nhiễu)
quan tể ấp Phí làm loạn.
Thất bại, trốn sang Ngô
(Xuân Thu, Định Công 12).
Đức Khổng được phong chức Nhiếp Tướng Sự.
Giết Thiếu Chính Mão ở cửa Lưỡng Quan.
Nước Lỗ dần dà trở nên có trật tự, thịnh vượng."
497 "Định Công 13,
Tề Hầu dâng nữ sắc." "Đức Khổng thấy Định Công và Quí Hoàn mê nữ sắc,
ba ngày không ra thiết triều,
liền viện cớ thất thố,
không chia thịt tế cho các quan ngày lễ Giao,
từ quan bỏ Lỗ, sang Vệ
(LN XIII, 9; XII, 6; XIV, 17)".
D- Thời kỳ chu du liệt quốc, phiêu bạt, giang hồ (55- 68 tuổi) - (497- 484).
NĂM THIÊN HẠ SỰ TUỔI TÍCH SỰ
497 Định Công 13 55 t "Sang Vệ. Đi qua đất Nghi (LN III, 24).
Sang Vệ (LN XIII, 9) ở nhà Nhan Thù.
Vệ Linh Công mới đầu cũng trợ
cấp 60.000 thùng gạo như bên Lỗ.
Sau lại sai Công Tôn Cổ tới nhà,
ra ý dọa nạt.
Đức Khổng bèn bỏ đi, sau 10 tháng ở Vệ.
Muốn sang Trần, nhưng đi qua Khuông,
bị người đất Khuông nhận lầm là Dương Hổ,
nên bao vây. (LN IX, 5; XI, 22)."
496 Định Công 14 56 t "Sang Bồ ở một tháng. Gặp lúc Công Thúc Thị
(Công Thúc Tuất)
nổi loạn chống với bè của Nam Tử nên bao vây đức Khổng,
không cho trở về Vệ.
Đệ tử là Công Lương Nhụ liều chết chống lại mới giải được vây."
"Về Vệ, ở nhà Cao Cừ Ngọc.
Nam Tử vời vào yết kiến (LN VI, 26).
Tháp tùng vệ Linh Công và Nam Tử đi dạo phố.
(LN IX, 17; XIII, 10).
Đức Khổng tủi lòng bỏ sang Tào."
495 Định Công 15 57 t Bỏ Vệ sang Tào.
(Định Công chết) Bỏ Tào sang Tống.
494 Ai Công 1,
(Phù Sai đánh Việt ở Cối Kê,
phá thành Cối kê,
tìm được xương người khổng lồ;
cho sứ hỏi đức Khổng.
Ngô đánh Trần, Tấn, Sở.
Ngô quấy Trần.)" 58 t "Ở Tống gặp nạn Hoàn Khôi. Hoàn Khôi đốn cây cho đổ,
để đè chết đức Khổng và môn đệ.
Sau lại đón đường giết. Thầy trò phải cải trang,
trốn sang Trịnh (LN VII, 22;
MT Vạn Chương thượng 8). Thầy trò lạc nhau ở Trịnh.
Sang Trần ở nhà Tư Thành Trinh Tử."
- Đức Khổng luận về người khổng lồ Phòng Phong.
- Luận về mũi tên gỗ Hộ có đầu bịt đá của rợ Túc Thân.
493 Ai Công 2 59 t "Đức Khổng muốn trở về Lỗ (LN V, 21)"
"Nhưng lại sang Vệ Về Vệ:
Phật bật làm loạn ở Trung Mâu (Tấn),
mời đức Khổng. Ngài muốn đi, sau lại thôi."
"Nhàn cư ở Vệ, học đánh khánh với Sư Tương
(LN XIV, 42).
Đi sang Tấn định gặp Triệu Ưởng.
Đến sông Hoàng Hà nghe tin
Triệu Ưởng giết hại hiền thần
là Đậu Minh Độc và Thuần Hoa,
nên lại trở về." "Về Vệ, ở nhà Cao Cừ Ngọc."
"Vệ Linh Công vấn trận. Đức Khổng thoái thác.
Vệ Linh Công coi thường đức Khổng,
ngó lên trời xem chim nhạn bay thay vì bàn bạc.
Đức Khổng bỏ sang Trần.
Năm ấy Vệ Linh Công chết. (LN XV, 1)"
492 Ai Công 3,
Vệ Xuất Công với cha
là Khoái Hội tranh ngôi.
Quí Khang Tử lên
thay Quí Hoàn Tử. 60 t "Quí Khang Tử thay vì nghe lời di chúc
của cha là Quí Hoàn Tử
là mời Khổng Tử, lại mời Nhiễm Hữu."
491 Ai Công 4,
Thái Chiêu Công bị bắn chết.
Thái đầu Ngô.
Một số dân Thái bị di cư
sang đất Sở. 61 t Từ Trần sang Thái.
490 Ai Công 5 62 t "Từ Thái qua Diệp.
Diệp Công (Trần Chư Lương) hỏi Ngài về chính trị.
(LN VII, 18; XIII, 16, 18). Từ Diệp về Thái,
giữa đường gs85p Tràng Thư,
Kiệt Nịch (LN XVIII, 5). Ở Thái."
Tề Cảnh Công chết
489 Ai Công 6 63 t "(Ngô đánh Trần. Sở cứu Trần,
đem quân đến Thành Phụ).
Vua Sở bắt được một thứ quả lạ, đem hỏi đức Khổng.
Đáp: đó là quả bèo. Vua Sở mời Ngài.
Ngài toan đi hội kiến.
Đại phu hai nước Trần, Thái sợ,
đem quân vây Ngài ở cánh đồng giữa Trần và Thái.
Tuyệt lương. (xem LNXI, 2; XV, 1; MT Tận Tâm hạ 18).
Sở Vương cứu.
Muốn đem đất Thư Xã 100 dặm dâng cho Ngài.
Tử Tây can. Gặp Sở Cuồng là Tiếp Dư (LN XVIII, 5)."
Mùa hạ 489
Sở Vương mất ở Thành Phụ. "Ở Sở về vệ, không tham chính vì Vệ loạn.
Hai cha con Khoái Hội và Xuất Công tranh ngôi với nhau
(LN VII, 14)."
"Khổng Tử bàn về thuyết chính danh (LN XIII, 3)."
485 Ai Công 10 67 t Vợ Ngài là bà Khiên Quan Thị mất.
484 Ai Công 11,
Tề Lỗ đánh nhau ở lang.
Nhiễm Hữu thắng. 68 t "Quí Khang Tử sai Công Hoa, Công Tân,
Lâm đi mời đức Khổng trở về Lỗ."
E- Thời kỳ trước tác, giảng học ở Lỗ (68- 73 tuổi) - (484- 479).
"E- Thời kỳ trước tác, giảng học ở Lỗ (68- 73 tuổi) - (484- 479)."
NĂM THIÊN HẠ SỰ TUỔI TÍCH SỰ
484 Ai Công 11 68 t "Về Lỗ. Bàn về chính trị với Ai Công (LN II, 19;
TD XIX) và với Quí Khang Tử
(LN XII, 17, 18, 19; XII, 24)."
"Soạn Thi, Thư, Lễ, Nhạc (LN VII, 17; IX, 14)."
"Bàn về nhạc với thái sư nước Lỗ (LN III, 23)."
"Khảo Kinh Dịch (LN VII, 16)."
Viết Xuân Thu (MT Đằng Văn Công hạ 9).
"Dạy học trò, văn, hạnh, trung, tín (LN VII, 24)."
"Cư xử với mọi người lịch sự, chu đáo (LN X)."
"Tiến mãi trên đường nhân nẻo đức (LN IX, 4)."
Bá Ngư chết
482 "Ai Công 14.
Tề Giản Công bị
Trần Hằng giết.
(Nhật thực,
sao chổi)." 71 t "Họ Thúc bắt được kỳ lân ở huyện Gia Tường
(LN IX, 8; Xuân Thu, Ai Công XIV).
Nhan Hồi chết (LN XI, 7, 8, 9, 10)."
"Khổng Tử bàn phạt Tề (LN XIV, 22)."
Mạnh Ý Tử chết.
"Những câu Luận Ngữ có thể nói trong thời kỳ này:
LN XIV, 37; XV, 18, 19; XVIII, 8)."
Xuân Thu đến đây ngừng.
481 Ai Công 15 72 t "Tử Lộ chết ở Vệ, bị phe Khoái Hội xả thịt,
làm thịt ngâm giấm. Khổng Tử khóc thương như con.
(Lễ Ký, Đàn Cung II, 7)"
479 Ai Công 17
(Nhâm Tuất) 73 t "Đức Khổng mất ngày 18/2, táng ở Khổng Lâm"
*******************
CHÚ THÍCH
[1] Các tài liệu về gia phả Khổng Tử đã rút từ:
1– James Legge, Chinese Classics, I, pp. 56 trở đi.
2– Tưởng Bá Tiềm, Chư Tử Thông Khảo, tr. 35.
3– Đông Châu Liệt Quốc, Võ Minh Trí dịch, tr. 90 trở đi (hồi 8).
[2] Khổng Tử có người con gái, sau gả cho Công Dã Tràng. (LN V, 1).
[3] Ở Lỗ lúc ấy đã có những sách như: Dịch Tượng, Lỗ Xuân Thu, Thi, Nhạc, v.v… (xem Xuân Thu, Chiêu Công, 2).
[4] Có thuyết cho rằng bà Nhan Thị chết khi Khổng Tử mới 16 tuổi.
*******************
Chương 4
Môn đệ đức Khổng
Sau khi đã khảo sát về tiểu sử đức Khổng, tưởng cũng nên đề cập ít là sơ qua về các môn đệ đức Khổng. Lý do trước tiên là các môn đệ đức Khổng chính là những người có công bảo tồn, phát huy và phổ biến đạo Khổng. Sau nữa, học về các môn đệ, ta sẽ biết rõ đức Khổng hơn, qua các lời lẽ đối thoại giữa Thầy, trò.
Tục truyền đức Khổng có đến hàng mấy nghìn học trò. Điều đó chắc không đúng sự thật, vì lấy đâu ra thì giờ, ra chỗ mà dạy. Vả lại đâu phải cứ dạy nhiều mới là hay, dạy ít nhưng thành nhân hết mới hay.
Nên chúng ta chỉ nên lưu ý đến số đệ tử giới hạn trong khoảng 72 (đời sau gọi là thất thập nhị hiền, xem Nho Giáo Trần Trọng Kim I, tr. 200), 77 (Khổng Tử viết: Thụ nghiệp thân thông giả, thất thập hữu thất nhân, giai dị năng chi sĩ dã. Legge, Chinese Classics I, 112), hoặc hơn 80 (Legge, Chinese Classics I, pp. 112- 127).
Trước hết, chúng ta đề cập đến những đệ tử có tên trong Tứ Thư. Sau đó chúng ta sẽ trình bày ba danh sách:
a/ Danh sách ít nhiều môn đệ xếp theo tuổi.
b/ Danh sách ít nhiều môn đệ xếp theo sở trường.
c/ Danh sách Tứ Phối, Thập Nhị Triết, và Tiên Nho được dự phần hương khói nơi Khổng Miếu.
I. Những môn đệ có tên trong Tứ Thư
1- Nhan Hồi:
Nhan Hồi tự là Tử Uyên hay Nhan Uyên, sinh năm 513, kém đức Khổng 39 tuổi. Ông là cao đồ của Khổng Tử, đứng đầu hàng Tứ Phối. Người sau xưng là Phục Thánh Nhan Uyên. Người nước Lỗ, thông minh xuất chúng, theo đức Khổng từ 16, 17 tuổi. Từng chia sẻ hoạn nạn với Ngài ở Khuông (LN XI, 22) (năm 427), ở Trần, Thái (489) (LN XI, 2; XV, 1). Nhà nghèo nhưng an bần, lạc đạo (LN VI, 9). Khiêm cung (LN V, 25), ý hợp tâm đầu với Khổng Tử (LN XI, 3), biết lẽ xuất xử hành tàng như Ngài (LN VII, 10). Thích hỏi về đức nhân (LN XII, 1), về trị quốc (LN XV, 10). Một lòng tu đạo tiến đức (LN IX, 10, 20; XI, 2; IX, 19; XI, 6). Chết năm 482 khi 32 tuổi (LN XI, 6, 7, 8, 9, 10).
2- Tăng Sâm:
Tăng Sâm tữ Tử Dư sinh năm 506, kém đức Khổng 46 tuổi. (Sau xưng là Tăng Tử hay Tông Thánh Tăng Sâm).
Người ở Nam Vũ Thành. Thực thà chất phác (LN XI, 17). Lĩnh hội được đạo trung thứ (LN IV, 5). Truyền đạo cho Tử Tư, Tử Tư truyền cho Mạnh Tử. Hiếu thảo (LN 1, 9; XIX, 17, 18). Ưa xét mình (LN I, 4). Thích có bầu bạn để học hỏi, tiến đức (LN XII, 23). Không muốn làm gì vượt quyền hạn mình (LN XIV, 29). Sau đó có mở trường (MT Ly Lâu hạ 31). Chủ trương người đứng đầu nước phải thành khẩn, tiết tháo, khiêm cung (LN VIII, 4, 5, 6, 7, 8). THông cảm với dân và thương dân (LN XIX, 19). Sau được liệt vào hàng Tứ Phối.
3- Mẫn Tổn:
Mẫn Tổn tự Tử Khiên, sinh năm 537, kém đức Khổng 15 tuổi. Người nước Lỗ. Đại hiếu (có tích trong Nhị Thập Tứ Hiếu). Không ưa quyền thế, xa hoa, ưa đạo hạnh, ẩn dật (LN VI, 7). Dáng điệu thư thái (LN XI, 12), ngôn từ đoan chính (LN XI, 13).
4- Nhiễm Canh:
Nhiễm Canh tự Bá Ngưu, người nước Lỗ, sinh năm 545, kém đức Khổng 7 tuổi. Đạo đức như Mẫn Tử, Nhan Uyên, Trọng Cung (LN XI, 2). Sau bị bệnh phong (LN VI, 8).
5- Nhiễm Ung:
Nhiễm Ung tự Trọng Cung, người Lỗ, sinh năm 523, kém đức Khổng 29 tuổi. Đức hạnh (LN XI, 2), tuy người cha không ra gì (LN XI, 4). Đức Khổng cho rằng ông đáng làm vua (LN VI, 4). Sau ông ra làm quan với nhà họ Quí (LN XIII, 2). Hay hỏi về nhân (LN XII, 2), về sùng đức (LN XII, 10), chính trị (LN XIII, 2). Sau có mở trường.
6- Tể Dư:
Tể Dư tự Tử Ngã (Tể Ngã), người nước Lỗ, có tài biện bác, có khiếu chính trị (LN XI, 2). Một lần bị Khổng Tử chê về tội ngủ ngày (LN V, 9). Chủ trương nhân là liều chết cứu người (LN VI, 24). Chủ trương nên để tang cha mẹ một năm thôi (LN XVII, 20). Sau làm quan ở Tề, chết năm 482 nhân loạn Trần Hằng.
7- Đoan Mộc Tứ:
Đoan Mộc Tứ tự Tử Cống, người nước Vệ. Sinh năm 521, kém đức Khổng 31 tuổi. Có tài biện bác, có khiếu chính trị (LN XI, 2). Tâm phục đức Khổng (LN I, 10; IX, 6, 12; XXI, 22, 23, 24, 25). Đức Khổng liệt vào bậc có tài chính trị, có thể ra làm quan đại phu (LN V, 3). Đã có lần ra tham chính ở Lỗ (LN III, 17). Được đức Khổng tâm sự (LN XVII, 18). Thường hay đàm đạo cùng đức Khổng, để hỏi về sĩ (LN XIII, 20), quân tử (LN II, 13), về nhân vật (về Tử Trương, Tử Hạ, LN XI, 15) (về Khổng Văn Tử LN V, 14) (về Quản Trọng, LN XIV, 18), về chính trị (LN VI, 28; XII, 7), về cách tiếp nhân xử thế, về các định luật luân lý (LN XII, 24; XVII, 23; XIX, 20, 21). Nhận mình thua Nhan Hồi (LN V, 8). Mới được truyền nhân đạo (LN V, 11; XV, 23), chưa được truyền thiên đạo (LN V, 12). Cư tang đức Khổng 6 năm (MT Công Tôn Sửu thượng 3).
8- Nhiễm Cầu:
Nhiễm Cầu tự Tử Hữu (Nhiễm Hữu), người nước Lỗ, sinh năm 523 kém đức Khổng 29 tuổi. Có tài chính trị (LN XI, 2). Đức Khổng cho rằng chỉ làm được gia thần, không làm được đại phu (LN XI, 23). Đã từng làm gia thần cho Quí Khang Tử (LN XI, 23; XIII, 14; XVI, 1), tuy nhiên ông không ngăn ngừa được những sự lạm dụng của họ Quí (LN III, 6;XVI, 1), lại còn cố làm giàu cho họ Quí, nên đức Khổng giận, nói không còn phải là học trò nữa (LN XI, 16; MT Ly Lâu thượng 14). Vẻ người đoan chính (LN XI, 12), nhưng nhút nhát (LN XI, 21), cho rằng mình không theo nổi đạo Khổng (LN VI, 10). Hỏi đức Khổng về chính trị (LN XIII, 9). Không thân cận đức Khổng bằng Tử Cống (LN VII, 14).
9- Trọng Do:
Trọng Do tự Tử lộ hay Quí Lộ. Sinh năm 543, kém đức Khổng 9 tuổi. Tính tình cương trực, nóng nảy (LN XI, 25). Thô lỗ (LN XI, 17). Ít biến báo (LN VII, 18) nhưng rộng rãi (LN V, 25). Chủ trương tri hành hiệp nhất (LN V, 13). Theo đức Khổng rất sớm. Có lẽ theo Ngài từ khi Ngài sang Tề (LN XIV, 4) vì thế, là một đệ tử duy nhất, dám phê bình hoặc can gián Ngài. Phê bình đức Khổng vì đã yết kiến Nam Tử (LN VI, 26). Can Ngài không nên theo Qui Sơn Phất Nhiễu (LN XVII, 5), Phật bật (LN XVII, 7). Trình độ tâm thần còn thấp kém (LN XI, 14), khuyên Thầy cầu nguyện (LN VII, 34). Thích lễ nghi, hình thức bên ngoài (LN IX, 11), lo thờ phụng quỉ thần (LN XI, 2). Vất vả vì Thầy (LN XVIII, 6, 7). Hay đàm đạo cùng đức Khổng về chính trị (LN XIII, 1, 3) về kẻ sĩ (LN XIII, 28) về quân tử (LN XIV, 45), về người hoàn thiện (LN XIV, 1, 3) người nhân (LN XIV, 17) về dũng (LN XVII, 23; TD X) về cách thờ vua (LN XII, 23). Đức Khổng thường dạy dỗ riêng (LN XVII, 8).
Theo ý đức Khổng thời Tử Lộ cương quyết, có thể làm quan (LN VI, 6) nhưng chỉ có thể làm gia thần, không thể làm quan đại phu (LN XI, 23), và đoán rằng Tử Lộ chết bất đắc kỳ tử (LN XI, 12). Có thời làm quan với Quí Thị (LN XIV, 38) nhưng không biết dùng người (LN XI, 24). Thích cầm quân (ít ra đó là sở nguyện của ông) (LN XI, 25). Chết ở vệ, ở Thích thành trong loạn Xuất Công, Khổng Ly, Khoái Hội. Phe Khoái Hội xẻ thịt ông ra ngâm giấm. (xem Lễ Ký Đàn Cung II). Đức Khổng thương xót như con (xem Lễ Ký Đàn Cung II).
10- Ngôn Yển:
Ngôn Yển: tự Tử Du, người nước Ngô. Sinh năm 507, kém đức Khổng 45 tuổi. Con người văn học, nho phong (LN XI, 2). Vụ bản (LN XVII, 12, 13, 14, 15). Chủ trương không nên đàn hạch người trên, chỉ trích bè bạn nhiều (LN IV, 25). Làm quan Tể ấp Võ Thành (LN VI, 12). Đem nhạc dạy dân (LN XVII, 4).
11- Bốc Thương:
Bốc Thương tự Tử Hạ. Sinh năm 508, kém đức Khổng 44 tuổi. Người nước Vệ. Con người văn học (LN XI, 2). Chưa đạt đạo Trung Dung (LN XI, 15). Đức Khổng khuyên ông nên sống cao thượng (LN VI, 11) và dạy về hiếu (LN II, 8). Tử Hạ sau có mở trường dạy học. Chủ trương tuần tự nhi tiến (LN XIX, 12), con người phải hướng thượng (LN I, 7), phải có tâm thành (LN III, 8), không nên quá ư hào nháng (LN XIX, 4) và quân tử không nên mất thì giờ vào những việc nhỏ (LN XIX, 4). Đã học, phải chuyên tâm (LN XIX, 7), phải học cho súc tích, sâu rộng (LN XIX, 5), nên chọn những người hay mà giao tiếp (LN XIX, 3).
12- Chuyên Tôn Sư:
Chuyên Tôn Sư tự Tử Trương, sinh năm 504, kém đức Khổng 48 tuổi. Tính tình phóng khoáng, tiêu sái (LN XIX, 3). Chưa đạt đạo Trung Dung (LN XI, 15). Mong học giỏi để làm quan, hưởng lộc (LN II, 18), muốn học để biết tiên tri, tiên đoán (LN II, 23). Hỏi đức Khổng rất nhiều và được giải đáp dài dòng nhất về nhiều vấn đề như: nhân sự (về Tử Văn, Trần Văn Tử, LN V, 18), sĩ khí (LN XII, 9; XIX, 1), thiện nhân (LN XI, 19), tôn sùng đức tính (LN XII, 10), đức sáng suốt (LN XII, 6), cư tang của vua chúa như của vua Cao Tông (LN XIX, 43), chính sự (LN XII, 14), trách nhiệm của kẻ lãnh đạo dân nước (LN XX, 2). Ông sau cũng mở trường. Chủ trương: linh động, bao dung (LN XIX, 3), cần có đạo đức sâu rộng mới đáng sống (LN XIX, 3).
13- Hữu Nhược:
Hữu Nhược tự Tử Nhược, hay Hữu Tử. Không biết rõ kém đức Khổng bao nhiêu tuổi: 13, 33, 36, hay 43 tuổi. Dung nghi giống đức Khổng, nên sau này Tử Hạ, Tử Trương, Tử Du muốn tôn làm thầy; Tăng Tử can mới thôi (MT Đằng Văn Công thượng 4). Dầu sao cũng được các đồng môn trọng vọng. Luận Ngữ chỉ có Hữu Nhược và Tăng Sâm là những đệ tử được tôn xưng là Hữu Tử, Tăng Tử (LN I, 2). Chủ trương vụ bản, dạy hiếu đễ tức là dạy làm công dân tốt (LN I, 2), chủ trương cư xử phải trang nghiêm, hòa duyệt (LN I, 12), người được hứa hẹn bậy, cư xử hợp lễ, làm con có tốt thời sau mới trở thành cha tốt (LN I, 13), làm vua phải thương dân (LN XII, 9). Rất tâm phục đức Khổng (MT Công Tôn Sửu thượng 2).
14- Công Dã Tràng:
Công Dã Tràng tự Tử Trường, con rể đức Khổng (LN V, 1).
15- Phàn Tu:
Phàn Tu hay Phàn Trì tự Tử Trì, sinh năm 515, kém đức Khổng 37 tuổi. Đức Khổng chê chí khí nhỏ hẹp (LN XIII, 4). Hỏi đức Khổng về nhân (LN II, 5; XII, 21) về trí (LN VI, 20), về cách tu đức (LN XII, 20), về cách làm ruộng (LN XIII, 4).
16- Công Tây Xích:
Công Tây Xích tự Tử Hoa, sinh năm 510, kém đức Khổng 42 tuổi. Có lần đức Khổng phái đi sứ sang Tề (LN VI, 3). Muốn giữ chức quan nhỏ (LN XI, 25).
17- Tăng Điểm:
Tăng Điểm tự Tăng Tích (cha Tăng Sâm). Thích sống ẩn dật, ngoài vòng cương tỏa lợi danh (LN XI, 25).
18- Mật Bất Tề:
Mật Bất Tề tự Tử Tiện. Sinh năm 503, kém đức Khổng 49 tuổi. Được đức Khổng khen là người quân tử (LN V, 2).
19- Tất Điêu Khai:
Tất Điêu Khai (Tử Khai (tự Tử Nhược). Sinh năm 541, kém đức Khổng 11 tuổi. Có lần đức Khổng khuyên ra làm quan. Ông không chịu vì chưa tự tin (LN V, 5). Sau có mở trường.
20- Nguyên Hiến:
Nguyên Hiến (Nguyên Tư) tự Tử Tư. Thanh liêm, không ham tài lộc (LN VI, 3).
21- Tư Mã Canh:
Tư Mã Canh tự Tử Ngưu. Anh Hoàn Khôi. Hỏi về quân tử (LN XII, 4). Phàn nàn vì thân phận cô đơn (LN XII, 5).
22- Trần Cang:
Trần Cang tự Tử Cầm. Hỏi về đức Khổng (LN I, 10). Hỏi dò Bá Ngư xem đức Khổng có truyền cho điều gì lạ không (LN XVI, 13). Nghĩ rằng đức Khổng không hơn Tử Cống (LN XIX, 25).
23- Nhan Vô Diêu:
Nhan Vô Diêu (Nhan Do) tự Lộ hay Quí Lộ. Cha Nhan Uyên (LN XI, 7). Sinh năm 546, kém đức Khổng 5 tuổi.
24- Vu Mã Kỳ:
Vu Mã Kỳ (Vu Mã Thi) tự Tử Kỳ, sinh năm 522, kém đức Khổng 30 tuổi.
25- Cao Sài:
Cao Sài tự Tử Cao, sinh năm 522, kém đức Khổng 30 tuổi. Kém học thức (LN XI, 17). Tử Lộ cho ra làm quan, đức Khổng không bằng lòng (LN XI, 24).
26- Nam Dung Đạo (Quát):
Nam Dung Đạo tự Tử Dung (LN XIV, 6), được đức Khổng khen là quân tử (LN XIV, 6).
27- Thân Trành:
Đức Khổng cho rằng có tính tham, chứ không phải cương quyết (LN V, 10).
28- Lao:
Lao (Cầm Trương) tự Tử Khai (LN IX, 6; MT XIII, hạ 37).
29- Đạm Đài Diệt Minh:
Đạm Đài Diệt Minh tự Tử Vũ. Người trung trực (LN VI, 12).
30- Công Bá Liêu:
Công Bá Liêu tự Tử Chân. Có lần gièm Tử Lộ với Quí Thị (LN XIV, 38).
31- Lâm Phỏng:
Lâm Phỏng tự Tử Khưu. Hỏi đức Khổng về gốc Lễ (LN III, 4, 6).
32- Nhu Bi:
Có lỗi, muốn gặp đức Khổng, bị từ chối khéo (LN XVII, 19).
II. Danh sách ít nhiều môn đệ xếp theo tuổi
A. Những môn đệ chết trước đức Khổng
- Nhan Hồi (513- 482), chết năm 32 tuổi khi đức Khổng 70 tuổi.
- Tử Lộ (543- 481) chết trong loạn ở Thích Thành (ở Vệ) khi đức Khổng 71 tuổi.
- Nhiễm Canh sinh năm 545, sau chết bệnh phong (LN VI, 8).
- Tể Ngã sau làm quan nước Tề. Chết năm 482, kỳ Trần Hằng nổi loạn.
B. Niên canh ít nhiều đệ tử khi đức Khổng mất (năm 479)
- Nhan Lộ (cha Nhan Hồi) 68
- Tất Điêu Khai 62
- Mẫn Tử Khiên 58
- Nhiễm Cung (Trọng Cung) 44
- Nhiễm Cầu (Nhiễm Hữu) 44
- Vu Mã Kỳ 43
- Cao Sài 43
- Tử Cống 32
- Công Tây Xích 31
- Hữu Nhược 30
- Tử Hạ 29
- Tử Du 28
- Tăng Tử 27
- Phàn Trì 26
- Tử Trương 25
- Mật Bất Tề (Tử Tiện) 24
III. Danh sách ít nhiều môn đệ xếp theo sở trường
A. Đức hạnh: Nhan Hồi, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung.
B. Ngôn ngữ, đối đáp: Tể Ngã, Tử Cống.
C. Chính trị: Nhiễm Hữu, Tử Lộ.
D. Văn học: Tử Hạ, Tử Du.
(xem LN XI, 2).
(Như vậy thì lúc sinh thời đức Khổng, Tăng Tử và Hữu Nhược chưa nổi bật. Sau khi đức Khổng mất, mới gây được nhiều thanh thế và uy tín.)
*******************
IV. Danh sách Tứ Phối, Thập Nhị Triết và Tiên Nho
A. Tứ Phối:
1- Nhan Hồi tự Tử Uyên (Phục Thánh Nhan Uyên).
2- Tăng Sâm tự Tử Dư (Tông Thánh Tăng Sâm).
3- Khổng Cấp tự Tử Tư (Thuật Thánh Tử Tư).
4- Mạnh Kha tự Mạnh Tử (Á Thánh Mạnh Kha).
(Tử Tư và Mạnh Tử không phải là môn đệ đức Khổng. Tăng Tử dạy Tử Tư, Tử Tư truyền lại cho Mạnh Tử.)
B. Thập Nhị Triết (Thập nhị tiên hiền)
1- Mẫn Tổn tự Tử Khiên.
2- Nhiễm Canh tự Bá Ngưu.
3- Nhiễm Ung tự Trọng Cung.
4- Tể Dư tự Tử Ngã (Tể Ngã).
5- Đoan Mộc Tứ tự Tử Cống.
6- Nhiễm Cầu tự Tử Hữu (Nhiễm Hữu).
7- Trọng Do tự Tử Lộ (Quí Lộ).
8- Ngôn Yển tự Tử Du.
9- Bốc Thương tự Tử Hạ.
10. Chuyên Tôn Sư tự Tử Trương.
11. Hữu Nhược tự Tử Nhược (Hữu Tử).
12. Chu Hi tự Nguyên Hối (Trọng Hối). (Chu Hi là một thạc nho thời Tống, 1130- 1200).
C. Tiên Nho:
(Thất thập nhị hiền = 72 vị)
1- Đạm Đài Diệt Minh tự Tử Vũ.
2- Mật Bất Tề tự Tử Tiện.
3- Nguyên Hiến tự Tử Tư.
4- Công Dã Tràng tự Tử Trường (Tử Chi).
5- Nam Cung Quát (Đạo) tự Tử Dung.
6- Công Triết Ai tự Qúi Thứ (Quí Trầm).
7- Tăng Điểm (Tử Triết).
8- Nhan Vô Diêu (Nhan Lộ).
9- Thương Cù tự Tử Mộc.
10- Cao Sài tự Tử cao (Quí Cao).
11- Tất Điêu Khai tự Tử Khai, Tử Nhược, Tử Du.
12- Công Bá Liêu tự Tử Chu.
13- Tư Mã Canh tự Tử Ngưu (Lê Canh).
14- Phàn Tu tự Tử Trì.
15- Công Tây Xích tự Tử Hoa.
16- Tư Mã Thi (Kỳ) tự Tử Kỳ.
17- Lương Chiên (Lý) tự Thúc Ngư.
18- Nhan Hạnh tự Tử Liễu.
19- Nhiễm Nhụ tự Tử Lộ, Tử Tăng, Tử Ngư.
20- Tào Tuất tự Tử Tuần.
21- Bá Kiền tự Tử Triết.
22- Công Tôn Long tự Tử Thạch.
23- Nhiễm Quí tự Tử Sản (Tử Đạt).
24- Công Tổ Câu Tư tự Tử Chi.
25- Tần Tổ tự Tử Nam.
26- Tất Điêu Xa tự Tử Liễm.
27- Nhan Cao tự Tử Kiêu.
28- Tất Điêu Đồ Phụ tự Tử Hữu.
29- Nhưỡng Tứ Xích tự Tử Đồ.
30- Thương Trạch tự Tử Quí.
31- Thạch Tác (Thục) tự Tử Minh.
32- Nhiệm Bất Tề tự Tốn.
33- Công Lương Nhụ (Nhu) tự Tử Chính.
34- Hậu Xứ (Thạch Xứ) (Hậu Kiền) tự Tử Lý (Lý Chi).
35- Tần Nhiễm tự Tử Khai.
36- Công Hạ Thủ tự Tử Thừa.
37- Hệ Dung Điểm tự Tử Triết.
38- Công Kiên Định (Công Hữu) tự Tử Trọng.
39- Nhan Tổ tự Tử Tương.
40- Ô Đơn tự Tử Gia.
41- Câu Tỉnh Cương tự Tử Cương.
42- Hãn Phụ Hắc tự Tử Hắc, Tử Sách.
43- Tần Thương tự Tử Phi.
44- Thân Đảng vChu.
45- Nhan Chi Bộc tự Tử Thúc.
46- Vinh Kỳ tự Tử Kỳ.
47- Huyện Thành tự Tử Kỳ, Tử Hoành.
48- Tả Nhân Dinh tự Tử Hành.
49- Yến Cấp tự Ân (Tử Tư).
50- Trịnh Quốc tự Tử Đồ.
51- Tần Phi tự Tử Chi.
52- Thân Chi Thường tự Tử Hằng.
53- Nhan Khoái tự Tử Thanh.
54- Bộ Thúc Thặng tự Tử Xa.
55- Nguyên Cang tự Tử Tịch.
56- Lạc Khái tự Tử Thanh.
57- Liêm Khiết tự Tử Dung.
58- Thúc Trọng Hội tự Tử Kỳ.
59- Nhan Hà tự Tử Nhiễm.
60- Địch Hắc tự Tử Triết (Triết Chi).
61- Qui (Bang) tự Tử Liễm.
62- Khổng Trung tự Tử Miệt.
63- Công Tây Dư Như tự Tử Thượng.
64- Cầm Trương tự Tử Khai.
65- Trần Cang tự Tử Cang, Tử cầm.
66- Công Tây Điểm tự Tử Thượng.
67- Huyền Đản tự Tử Tượng.
68- Lâm Phỏng tự Tử Khưu.
69- Cừ Viên tự Bá Ngọc (LN XIV, 26; XVI, 6).
70- Thân Trành.
71- Mục Bì (MT XIII hạ 37).
72- Tả Khâu Minh, bình giải Xuân Thu (LN V, 24).[1]
----------------------
CHÚ THÍCH
[1] Những sách dùng để tham khảo:
a/ Tứ Thư
b/ Chinese Classics của James Legge.
c/ Chư Tử Thông Khảo của Tưởng Bá Tiềm.
d/ Nho giáo của Trần Trọng Kim.
e/ Khổng Tử Thánh Tích Đồ của Khổng Đức Thành.
Những chữ viết tắt ở 4 chương đầu:
LN: Luận Ngữ.
MT: Mạnh Tử.
TD: Trung Dung.
ĐH: Đại Học.
-----------------
*****************
Chương 5
Đức Khổng dưới mắt ít nhiều phê bình gia và đệ tử
Trước khi đi sâu hơn vào cuộc đời, vào tâm tư, nguyện vọng và học thuyết Khổng Tử, ta hãy thành khẩn trình bày những lời khen chê đức Khổng để chứng minh chúng ta luôn luôn nhìn vào sự thật, nhìn tỏ sự thật; rồi mới công bình phê phán, và cũng là để chứng minh chúng ta đi vào học thuyết Khổng Tử không phải một cách mù quáng mà chính là sau khi đã cân nhắc mọi lời khen chê, mọi thái độ khinh trọng.
Trải ngót 2500 năm nay, đức Khổng được khen cũng nhiều mà bị chê cũng lắm.
Sự phê bình chỉ trích cũng như những lời tán tụng, khen lao đã phát khởi ngay từ khi Ngài còn sinh thời.
Các ẩn sĩ thời Xuân Thu, như Tràng Thư, Kiệt Nịch, cho rằng sự suy vong, loạn lạc trong thiên hạ như ba đào muôn đợt trập trùng, làm sao mà ngăn chận được. Chẳng thà lánh đời còn hơn.
Nhưng đức Khổng chủ trương ngược lại: gặp trắc trở khó khăn không thể nhắm mắt buông xuôi, mặc cho dòng đời lôi cuốn. Đời càng dang dở, lại càng phải lo liệu lý, kinh luân, cải thiện. (LN XVIII, 6).
- Sở Cuồng Tiếp Dư cho rằng đức Khổng làm một công trình viễn vông, vô ích. Vả lại đâm vào vòng chính trị, tức là lao mình vào một môi trường nguy hiểm khôn cùng. Sở Cuồng Tiếp Dư hát:
«Phượng ơi, phượng ơi,
Đức người suy rồi,
Tương lai còn mờ mịt,
Dĩ vãng đã xa xôi,
Thôi đừng khuyên đạo đức,
Cẩn thận kẻo lụy ngươi,
Chính trường nay gian hiểm,
Đọa lạc biết bao người.» (LN XVIII, 5).
- Án Anh, thừa tướng nước Tề, khuyên Tề Cảnh Công không nên dùng Khổng Tử, vì Nho gia chỉ là những người hoạt kê, lợi khẩu, mà không có phương pháp hoạt động thiết thực; kiêu căng, tự thị nên không thể dùng làm bầy tôi; phí phao gia tài sản nghiệp để lo tang ma, tống táng; muốn phục hồi những lễ nghi phiền toái thời xưa, vì thế chẳng có lợi cho dân (xem Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia, Khổng Tử 35 tuổi).
- Ngược lại, Tử Tây, đại phu nước Sở, lại can Sở Chiêu Vương không nên cắt đất Thư Xã phong cho đức Khổng, vì đức Khổng có thể từ cứ điểm ấy mà dựng nên nghiệp vương như vua Văn, vua Võ; gồm thâu thiên hạ vào trong tay và sẽ làm cho Sở quốc suy vi, lụn bại (xem Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia, Khổng Tử 63 tuổi).
- Nhiều người khác như Trần Cang (Trần Tử Cầm) (LN XIX, 25), Thúc Tôn Võ Thúc (LN XIX, 24) lại cho rằng đức Khổng cũng chẳng tài đức gì hơn Tử Cống môn đệ Ngài.
- Nhưng các cao đệ Ngài đều hết sức khâm phục, ngưỡng mộ Ngài, và cho rằng phàm nhân sở dĩ không hiểu Ngài, là vì chưa đủ khả năng, chưa đủ tầm kích mà hiểu Ngài, y thức như một người đi ở ngoài đường bị bức tường cao ngăn chận, không sao nhìn thấy được những đồ quý báu trần thiết bên trong nhà. (LN XIX, 23).
- Tử Cống cho rằng tài đức đức Khổng cao trổi như hai vầng nhật nguyệt, không thể ai vượt nổi (LN XIX, 24).
- Tể Ngã nói: Theo sự quan sát của tôi, Thầy chúng ta hơn vua Nghiêu, Thuấn xa (MT Công Tôn Sửu thượng 2).
- Hữu Nhược cho rằng đức Khổng là một vị thánh nhân siêu quần, bạt tụy (MT Công Tôn Sửu thượng 2).
- Tăng Tử cho rằng đạo lý đức Khổng trong trẻo như món đồ quí đã được rửa sạch bằng nước sông Giang, sông Hán, lại được đem phơi dưới ánh sáng mặt trời thu, nên trong sạch, tinh thuần không gì sánh kịp. (MT Đằng Văn Công thượng 4).
- Tử Cống tâm niệm thầy mình là thánh nhân (MT Công Tôn Sửu thượng 2) và cho rằng từ khi có nhân loại đến đời Xuân Thu, chưa ai có học vấn, đạo đức bằng đức Khổng (MT Công Tôn Sửu thượng 2).
- Mạnh Tử cho rằng đức Khổng là vị thánh nhân đã đạt đạo Trung Dung (MT Tận Tâm hạ 38), có một đời sống linh động, tùy thời xử thế (MT Vạn Chương hạ 1) và qui tụ lại được tinh hoa nhân loại, vừa trí huệ lại vừa dũng mãnh (MT Vạn Chương hạ 1).
- Và đây là một cuộc kiểm điểm và nhận xét về giá trị học thuyết giữa Thầy và trò trong lúc cùng quẫn, tuyệt lương nơi hoang dã, khoảng giữa hai nước Trần và Thái.
Lúc ấy, môn đệ vừa đói vừa khổ, vừa phẫn uất, vừa thất vọng… Khổng Tử cho vời Tử Lộ tới mà hỏi: «Kinh Thi có câu: "Chẳng phải tê, chẳng phải hổ, sao lang thang nơi hoang dã?" Đạo ta có gì chếch lệch mà thầy trò ta đến nông nỗi này?»
Tử Lộ đáp: «Đó là tại ta chưa hoàn toàn sáng suốt nên dân không theo.»
Đức Khổng trả lời: «Nếu người hiền nhân quân tử bao giờ cũng được dân tin, thì sao Bá Di, Thúc Tề phải chết đói trong núi? Nếu khôn ngoan mà người theo, thì sao Tỉ Can phải chết?»
Ngài lại cho vời Tử Cống tới và nói: «Này trò Tứ, Kinh Thi có câu:”Chẳng phải tê, chẳng phải hổ, sao lang thang nơi hoang dã?” Đạo ta có gì chếch mác mà thầy trò ta đến nông nỗi này?»
Tử Cống đáp: «Đạo Thầy quá cao, nên dân không theo được, phải hạ xuống cho bằng trình độ họ.» Đức Khổng trả lời: «Người nông phu biết gieo giống, nhưng không bảo đảm được mùa màng, người thợ tinh xảo không chiều cho hết được khách hàng, người quân tử có thể tu luyện đạo đức, có thể hệ thống được đạo lý mình, nhưng không bắt được dân theo. Nay trò chẳng lo trau dồi Đạo, mà mong người theo, là thiển cận vậy.»
Tử Cống rút lui. Ngài lại cho vời Nhan Hồi. Đức Khổng nói: «Trò Hồi, Kinh Thi có câu:”Chẳng phải tê, chẳng phải hổ, sao lang thang nơi hoang dã?” Đạo ta có gì chếch mác mà thầy trò ta đến nông nỗi này?»
Nhan Hồi đáp: «Đạo Thày cao siêu nên thiên hạ khó theo. Tuy nhiên Thày cứ tiếp tục mà giảng dạy như thế. Dân không theo, không sao! Dân không theo, càng tỏ ra ta là hiền nhân quân tử. Nếu ta không trau chuốt đạo ta thì ta nên hổ thẹn; bằng đạo ta đã trau chuốt, mà đời không theo dùng, thì các bậc vua chúa phải hổ thẹn. Nên, đời không theo, không sao; không theo ta, càng tỏ ra ta là hiền nhân quân tử.» Đức Khổng vui cười mà đáp: «Thật đúng thế. Nhan ơi, ngươi mà giàu, ta nguyện làm quản gia cho ngươi.» (Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia, Khổng Tử 63 tuổi).
Trải hơn hai nghìn năm nay, các vua chúa ở Trung Hoa hết sức tôn sùng Ngài. Từ đời nhà tây Hán về sau, trải qua các thời đại, trước sau có 59 vị hoàng đế đã phong tặng, suy tôn đức Khổng:
Đây chỉ đan cử ít nhiều trường hợp:
- Năm 154 trước Tây lịch, vua Hán Cao Tổ đến Lỗ dùng lễ Thái Lao lễ đức Khổng.
- Năm 183 sau Tây lịch, vua Hán Linh Đế dựng Hồng Đô Môn có vẽ hình dung đức Khổng và 72 môn đệ.
- Năm 1110 vua Tống Huy Tông sắc phong đức Khổng làm Văn Tuyên Vương.
- Vua Vũ Tông nhà Minh, năm 1512, tôn Ngài là Chí Thánh Tiên Sư.
- Năm 1929, năm Trung Hoa dân Quốc thứ 18, chính phủ Trung Hoa chọn ngày 27- 8 làm ngày lễ thánh đản.
- Năm 1935, Trung Hoa dân Quốc 24 phong cho cháu 77 đời của Ngài là Khổng Đức Thành làm quan coi Thánh miếu.
- Năm 1952, đổi ngày đản sinh làm ngày 28- 9 mỗi năm (xem Khổng Tử thánh tích đồ).
Trong Nho giáo Trần Trọng Kim quyển 2, trang 80, có một đoạn như sau: «Xưa kia các nhà làm vua vẫn sùng bái Khổng Tử, nhưng không tôn danh hiệu gì cả. Đến năm Trinh Quán thứ 2 (637), vua Thái Tông mới tôn Khổng Tử là Tiên thánh và Nhan Hồi là Tiên Sư cùng thờ với Chu Công ở nhà Thái Học. Năm Khai Nguyên thứ 27 (739) vua Huyền Tông (Đường) có chiếu truy thụy Khổng Tử là Văn Tuyên Vương để theo Vương lễ mà thờ.»
«Trong tờ chiếu ấy nói rằng: "Mở rộng vương hóa cốt ở Nho thuật, phát minh đạo ấy để lưu truyền về sau và có vẻ thiêng liêng, rực rỡ, từ lúc có Phu Tử đến nay, chưa ai bằng vậy. Thế mới thực là tự Trời sinh ra Ngài là thánh, mà chỉ có thánh mới biết nhiều; đức sánh với trời đất, mình mở mặt trời mặt trăng, cho nên dựng gốc lớn của thiên hạ, làm cho đẹp việc chính, việc giáo, sửa đổi phong tục, vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, đến đời nay còn nhớ Ngài, há chẳng tốt lắm ru! Than ôi! Sở Vương không phong, Lỗ Công không dùng, để bậc đại thánh như Ngài ngang hàng với bọn bồi thần, làm người lữ khách đi chu du liệt quốc, vốn đã đành vậy. Song niên tự càng xa, quang linh càng rõ, dầu các đời có khen ngợi, nhưng chưa được tôn sùng, danh không phó với thực, sao nên! Phu tử đã xưng là Tiên Thánh, nay khá truy tặng là Văn Tuyên Vương.”» (TTK Nho giáo, quyển 2, tr. 80- 81).
Các danh nho lịch đại cũng hết sức xưng tụng đức Khổng:
Tuân Tử nói: «Không có chỗ đất cắm dùi, mà bậc vương công không thể cùng với những người ấy tranh cái danh dự; ở cái ngôi một bậc đại phu, mà một ông vua không thể nuôi được, một nước không thể dùng nổi. Cái danh dự của những người ấy không ai so sánh được, cho nên chư hầu ai cũng muốn được những người ấy mà dùng. Những người ấy là bậc thánh nhân không đắc thời thế. Ấy là Khổng Tử và Tử Cung…» (TTK Nho giáo, quyển 1, tr. 262).
Chu Liêm Khê nói: «Đạo đức cao dày, giáo hóa vô cùng, thực sánh ngang với trời đất mà cùng đồng với bốn mùa, chỉ có Khổng Tử vậy.» (TTK Nho giáo, quyển 2, tr. 125).
Thiêu Khang Tiết nói: «Sự nghiệp của Tam Hoàng chỉ có nghìn đời, sự nghiệp của Ngũ Đế chỉ có trăm đời, sự nghiệp của Tam Vương chỉ có 10 đời, sự nghiệp của Ngũ Bá chỉ có một đời. Duy đức Khổng mới có sự nghiệp vạn thế.» (phỏng theo Khổng Học Đăng, II, tr. 682).
Mấy thế kỷ nay, nhờ có khoa học, tổ chức, và nhờ văn minh vật chất, Âu Châu sang chinh phục Á Châu, đem văn minh và đạo giáo Âu Châu du nhập vào các nước Á Châu, làm cho những nước này dần dần lọt vào vòng thống trị, hoặc ảnh hưởng Âu Châu. Và cũng từ đấy, nhiều người cũng có những lời phê bình, chỉ trích đức Khổng và học thuyết Ngài đôi khi hết sức nghiệt ngã và hết sức nặng nề.
Các giáo sĩ Âu Châu phần đông khinh thị Khổng Tử, vì vốn đã có sẵn thành kiến.
Thực vậy, «các giáo sĩ đến không phải để bàn cãi, mà là để dạy bảo, không phải để nghe biết, mà là để ra lệnh…» [1]
Vả lại người Âu Châu vốn cho rằng chỉ có mình họ là con cái Thiên Chúa, còn các dân khác là con cái ma quỉ làm mồi cho lửa hỏa ngục, nên dẫu mình có tước đoạt đất đai của họ cũng không sao…,[2] huống chi là phê bình, chỉ trích.
Hơn nữa, trong khi tiếp xúc với các dân tộc khác không chia sẻ một nền văn minh như họ, người Âu Châu đã có lần tự hỏi những dân tộc ấy có phải là người hay không, mà nếu là người, thì họ là hạng người gì?
Dĩ vãng của những người ấy là một dĩ vãng tội lỗi, cần phải xóa bỏ; hiện tại và tương lai của họ tùy thuộc vào nền văn hóa của những kẻ thống trị. [3]
Các chính trị gia cũng ra công phá phách các giá trị tinh thần của các nước bị trị với mục đích gây lũng đoạn, và khủng hoảng trong các nước mà họ đang kiểm soát, chi phối.
Họ khuyên nhau «nên xâm nhập vào các nền văn minh khác, dạy cho dân bản xứ biết phát minh kỹ thuật của ta, cách tổ chức công quyền, giáo dục, luật pháp, ý tế, và tài chánh, xui họ khinh khi những phong tục của họ, và khuyến cáo nên có một thái độ sáng suốt đối với những mê tín đạo giáo, rồi mặc họ tự nấu lấy nồi canh mà ta đã pha phách cho họ.» [4]
Khảo các văn liệu do chính người Âu Châu viết, ta thấy ngoại trừ một số ít học giả Âu Châu thực tình mến chuộng văn hóa Á Châu, đa số các vị giáo sĩ Âu Châu, các học giả Âu Châu hoặc là theo phương pháp tiệm tiến, dùng Khổng giáo làm bàn đạp để đi đến Công giáo, như sách lược của cha Ricci (1552- 1610) và của dòng tên, hoặc công khai đả phá mọi thứ đạo giáo Á Châu, như đường lối của các dòng truyền giáo khác. [5]
Các thức giả trong nước phần đông được đào luyện theo phương pháp giáo dục, và theo chương trình học vấn của Âu Châu, hấp thụ các triết thuyết Tây Phương, nên không còn thì giờ, hay còn muốn có thì giờ để nghiên cứu các học thuyết cũ. Và đứng trước những cảnh tượng điêu tàn về chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước mà họ không tìm ra được lý do và nguyên ủy đích thực, nên họ sẵn sàng cho rằng những lời đả kích, mạt sát của ngoại nhân là xác đáng, mà không hề kiểm điểm lại.
Họ không nhận thức được rằng sĩ khí, nho phong, nhân cách tuy cần, nhưng không còn đủ để phục hưng đất nước đã bị ngoại nhân lũng đoạn, qua phân hay thống trị; mà ngoài chí khí, ngoài nhân cách, ngoài tinh thần bất khuất, quật cường, còn cần phải có kỹ thuật, khoa học, đường lối, tổ chức, sự đồng tâm, nhất trí của toàn dân; nhưng bao giờ cũng như bao giờ, nhân cách, nah6n phẩm, lòng hiếu trung tiết liệt cũng vẫn là những yếu tố cần thiết, không sao có thể bỏ được. Vì không phân tách được rõ ràng những lý do hưng vong, thành bại, nên nhiều người trong nước cũng quay ra đả kích đức Khổng, đả kích Khổng giáo nói riêng và các đạo giáo Á Đông nói chung, cho rằng đó chính là căn nguyên của sự hủ hóa, lạc hậu.
Họ cũng không nhận định ra được rằng sự hùng mạnh của Âu Châu không phải ở chỗ họ theo đạo Công giáo mà chính là ở chỗ đã đi ngược lại với tôn chỉ Công giáo. Đáng Christ dạy hiền lành, thương xót, thì họ lại đề cao sự liều lĩnh, can đảm, cố gắng tranh thắng với hoàn cảnh, ráo riết đấu tranh với đồng loại để mưu cầu cho mình một đời sống ngày một hoàn bị hơn.[6]
Họ cũng không phân tích được rằng Âu Châu ngoài mặt nói đạo lý, tinh thần, nhân nghĩa, nhưng thâm tâm thì theo vật chất, vụ lợi, vụ thực, cho rằng thành công ở đời tức là thành nhân.
Họ cũng không nhận thấy tòa lâu đài văn minh Âu Châu đang nứt rạn và lung lay đến tận nền tảng.
Cho nên nhiều người bản xứ ra sức cổ súy nếp sống Âu Châu, nền văn minh vật chất Âu Châu mà khinh thị nền văn hóa tinh thần Á Châu.
Hiểu được các lý do xa gần ấy, mới đánh giá được cho đúng mức các lời phê bình về đức Khổng.
Dưới đây xin trích dẫn ít nhiều lời phê bình:
- Đức Giám mục Navarette tuyên bố: «Ngay cả Socrate, Platon, Aristote, Pline, Sénèque, v.v… cũng còn bị xuống hỏa ngục, thì Khổng Tử, một kẻ không đáng hôn chân họ, lại thoát được hỏa ngục hay sao?»
- Giám mục Navarette trong trường hợp này cũng đã hỏi ý kiến bộ thánh vụ La Mã vào khoảng năm 1674, và được trả lời như sau: «Chiếu theo những điều đã nói trên, thời cấm không được nói rằng Khổng Tử đã được cứu rỗi.» [7]
Alexandre de Rhodes cho rằng: «Khổng Tử chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ; vì sự nhất, phải, hay đầu hết, mà chẳng có dạy ai. Ví bằng ông Khổng chẳng biết đức Chúa Trời là cội rễ, và cội rễ của mọi sự lành, mọi sự thánh, nên hiền làm sao được?» (Catechismus Phép giảng tám ngày - Tinh Việt xuất bản, trang 81).
Linh mục Léon Wieger là một trong những học giả viết rất nhiều về các học thuyết Trung Hoa cũng coi thường Khổng Tử. Ông viết: «Đức Khổng đòi hỏi nơi vương giả, nơi hiền nhân, quân tử cái gì? Bác ái hay hi sinh? Ôi! Đâu phải thế… Ngài đòi hỏi một khối óc trung lập, 1khối óc trung lập, một con tim lạnh lùng, na ná như chủ trương của Hồng Phạm Cửu Trù: Chẳng thương, chẳng ghét, không thiên kiến, không tin tưởng chắc chắn, không ý chí bền bĩ, không bản ngã… Thoạt tiên đừng vội khen hay chê, theo hay bỏ. Rồi sau khi đã suy xét, đừng có nghiêng theo một cực đoan nào, vì thái quá hay bất cập đều hại. Phải theo đường trung dung, có thái độ chiết trung. Đừng hăng hái nhiệt thành, chớ thất vọng lạnh lùng, bao giờ cũng điềm đạm theo thời. Phải bắt chước trời lạnh lùng không tây vị, và lúc hành sự phải biết chần chờ, khoan dãn, len lỏi, nước đôi.» (xem Histoire des Croyances religieuses et des opinions philosophiques en Chine, p. 135).
Bình luận về học thuyết Khổng Tử, René Grousset viết: «Tất cả những vấn đề quan thiết đến định mệnh nhân loại, đều bị hạ xuống thành chủ trương công ích, hay tùy thời xử thế. Thiếu nền tảng siêu hình, luân lý Khổng Tử chỉ dựa vào những sự kiện xã hội.» [8]
Ông P.H. Bernard còn phán quyết hách dịch và dõng dạc gấp bội: «Cái mà xưa kia ta gọi triết học Khổng Tử chỉ là sự phủ quyết của triết lý. Đó là bất cứ cái gì: xã hội học, kinh tế học, một cuốn sách dạy lịch sự thơ ngây và thành thực, chứ nhất định không phải là triết lý thật sự.» [9]
Giá trị nội tại của lời phê bình tùy thuộc vào:
- Sự thành khẩn hay không thành khẩn.
- Sự có thiên kiến hay không có thiên kiến.
- Trình độ hiểu biết của người phê bình.
- Trình độ tiến hóa tinh thần của người phê bình.
Giá trị ngoại tại, tức là ảnh hưởng của lời phê bình, tùy thuộc vào:
- Địa vị.
- Quyền thế.
- Uy tín, tiếng tăm của người phê bình.
- Trình độ văn hóa cao hay thấp của quần chúng.
Cho nên xét về phương diện nội tại, thì phần nhiều các lời phê bình của các giáo sĩ và các học giả có thể nói được là vô giá trị vì có mục đích phá hoại, có thiên kiến; vì không biết rõ vấn đề, chỉ biết loáng thoáng qua các bản dịch.
Nhưng về phương diện ngoại tại, những lời phê bình của họ có ảnh hưởng hết sức lớn lao, làm được cho quần chúng khinh khi đức Khổng và học thuyết Khổng Tử.
Về phía Trung Hoa, Hồ Thích cho rằng Khổng giáo là một thứ đồ cổ vô dụng. Ông cũng không trông gì ở văn hóa Á Châu, mà chỉ cần lợi ích thực tiễn. [10]
Quách Mạt Nhược cho rằng học thuyết Khổng Tử là «khiết phẩn chi học»(cái học ăn phân).
Về phía Việt Nam, Phan Khôi cho rằng Khổng Tử là vô thần, v.v… «Phan tiên sinh quyết đoán rằng Khổng Tử là một nhà vô thần luận gia.» (Cf. Trần Trọng Kim, Nho giáo, quyển 2, tr. 407).
Đọc những lời phê bình đó ta cảm thấy chua xót, vì lầm lẫn chung của chúng ta là không hiểu đã vội phê bình người xưa, thấy trân châu tưởng lầm là mắt cá.
Ông Robert Maguenoz suy nghĩ về duyên do thắng lợi của cộng sản ở lục địa Trung Hoa đã viết đại khái như sau: «Âu Châu và Mỹ Châu đã ra công phá những con đê ngàn đời từng ngăn ngọn thủy triều Đông Á, đã cố phá những cơ cấu, những truyền thống và những nguồn gốc triết học Đông Phương. Những thân cây dân tộc Á Đông vì thế mà héo hon. Nhân đó chủ nghĩa cộng sản mới có thể tháp vào mà mọc lên như qua cát, sắn bìm, làm nghẹt hết chồi văn minh Đông Á.» (xem De Confucius à Lénine, Préface. Xem Trung Dung Tân Khảo của tác giả. Chương 1, nguyên văn chữ Pháp có ghi chú trong quyển Trung Dung Tân Khảo của tác giả.)
Mấy trận thế chiến gần đây đã làm cho các giá trị tinh thần của nền văn minh Âu Châu sụp đổ, và đã cho thấy bộ mặt thực, vật chất, tàn nhẫn, vụ thực, vụ lợi của họ. Đồng thời Á Châu, sau khi bị vũ nhục, kích động, cũng vùng lên, chạy theo khoa học, vật chất, tiền tài, dục vọng như Âu Châu, tưởng thế là con đường cứu rỗi.
Kết quả là thời nay, con người đã trở nên «trống rỗng» theo lời văn của văn hào T.S. Eliot trong bài thơ đại khái như sau:
Bụng ta trống rỗng, trống trơn,
Tuy bao kiến thức luôn luôn tọng nhồi.
Chụm đầu tình tự khúc nhôi,
Đầu toàn rạ nhét, than ôi, phũ phàng!
Lời ta héo hắt khô khan,
Những khi to nhỏ, thở than sự tình.
Lời êm, ý rỗng tuếch tuênh,
Như làn gió thổng, dưới vành cỏ khô.
Hay như bầy chuột nhởn nhơ,
Trong hầm nhà vắng, bãi bừa miểng gương.[11]
Nói thế, không có ý vơ đũa cả nắm, vì thời đại nào ở bên Đông cũng như bên tây, vẫn có những siêu nhân, những chân nhân, những bậc đại hiền, đại triết, những triết gia, những học giả chân chính mà chúng ta cần bái phục, mặc dù đường lối tư tưởng các Ngài chưa được phổ biến, chưa được đại chúng hóa.
Về bên phía Á Đông, sự hoang mang của giới trí thức cũng hết sức là lớn lao.
Bởi vậy nên đã phát sinh bốn phong trào lớn này:
1- Phục hưng các giá trị văn hóa cổ truyền, lọc lõi tinh hoa, loại trừ phiền toái.
2- Dung hòa Á đạo với Âu thuật.
3- Thoát Á, nhập Âu.
4- Theo những chủ nghĩa mới, học thuyết mới: Tam Dân chủ nghĩa, chủ nghĩa Karl Marx, chủ nghĩa chủ nghiệm (pragmatisme) của Dewey mà Hồ Thích ra công đề xướng, v.v… (xin đọc Văn Hóa Á Châu, tập III, các số 4 và 5, tháng 7, 8, năm 1960).
Tất cả những hoang mang, những do dự, những quyết tâm xóa bỏ mọi ảnh hưởng, mọi vết tích cũ nhiều khi đã đưa tới khẩu hiệu quá khích như: «Đả đảo Khổng Tử» «Giã từ Khổng Tử» v.v… (Cf. Time, Dec. 12. 1969, p. 27, mục Goodbye, Confucius- Japan).
Cho nên trước khi đi sâu vào học thuyết Khổng Tử, buộc lòng chúng ta phải soát xét lại học thuyết này thực sự hay hay dở, còn hợp thời hay không hợp thời.
Năm 1919, Trung Hoa có mời Bertrand Russell sang, để hỏi về đường lối phải theo để phục hưng xứ sở.
Russell phân tách rằng: «Người Trung Hoa đang trông về Âu Mỹ để tìm ra những phương thức khả dĩ thay thế được học thuyết Khổng Tử. Nhưng họ có biết đâu rằng quần chúng thì ở đâu đâu cũng như nhau: Thả lỏng thì làm bậy, có đe nẹt thằng thúc mới chịu làm tốt.
Cái điều mà chúng ta cần dạy người Trung Hoa không phải là luân lý, hay thuật trị dân, mà chính là khoa học và kiến thức kỹ thuật.» Thế tức là Russell khuyên chúng ta chớ nên bỏ mất những giá trị tinh thần của tiền nhân, mà chỉ nên học của Âu Châu kỹ thuật và khoa học. [12]
Nhà học giả Nhật là Yamagata Banto (Sơn Phiến Bàn Đào, 1748- 1821) cách đây hơn một thế kỷ đã nói: «Về đạo đức và bản tánh con người, cần phải theo gương hiền thánh xưa, nhưng về phương diện thiên văn, địa lý, y học, có điên mới bám chặt cổ thời, mới theo gương cổ thời.» [13]
Sau khi đã trình bày một cách thành khẩn những lời khen chê, ta có thể xác định lại lập trường của chúng ta như sau:
Làm văn hóa không phải là làm chính trị. Văn hóa siêu việt trên chính trị. Cho nên ta không thể trông vào cái lợi nhãn tiền, mà quên mất cái hại xa xăm. Làm văn hóa không thể xao lãng tinh thần hay vật chất, mà phải gồm đủ hai chiều, hai mặt. Làm văn hóa không phải là nệ cổ hay nệ kim, mà phải phân tích và tổng hợp cổ kim. Vì thế chúng ta nên theo phương châm Á đạo Âu thuât của Russell và của các học giả Đông Phương sáng suốt như Sơn Phiến Bàn Đào. Làm thế, ta giữ được hết tinh hoa của người xưa, học hỏi được hết những kinh nghiệm, những phát minh của thời nay, để thành những con người toàn diện.
Vì thế mà trong thời đại hỏa tiễn, nguyên tử, cung trăng, sao hỏa này, chúng ta vẫn hãnh diện khảo sát lại một học thuyết cổ truyền, tức là học thuyết Khổng Tử, với chủ trương và tâm niệm:
Rẽ sóng thời gian tìm nghĩa lý,
Khơi lòng trời đất lấy tinh hoa.
Chúng ta không hoài cổ, nhưng chúng ta khảo cổ để xây dựng cho hiện tại và tương lai ta thêm đẹp, thêm tươi. Học thuyết Khổng Tử thực ra vẫn còn hợp thời, và còn đáng cho ta riềm tâm suy cứu, vì:
1- Về phương diện đạo giáo, đức Khổng dạy người sống một cách rất cao siêu: là sống tinh toàn, hoàn thiện, để phối hợp với Trời.
2- Về phương diện triết học, Khổng giáo đã khám phá ra được tầng lờp thâm sâu nhất trong con người, mà Nho gia gọi là Tính, hay bản Tính, mà triết học ngày nay gọi là bản thể hay vô thức.
3- Về phương diện chính trị, đức Khổng đặt nặng vấn đề cải thiện nội tâm, và muốn xây dựng trật tự, hòa bình trên nền tảng đạo lý.
4- Về phương diện khoa học, đức Khổng đã cố gắng tìm ra những định luật thiên nhiên, chi phối mọi sự biến dịch trong hoàn vũ và trong đời sống con người.
5- Về phương diện văn hóa, Khổng Tử đã dạy con người phải luôn luôn cố gắng, nỗ lực hướng thượng, để tiến tới tinh hoa thuần túy, chí thành chí thiện.
Bấy nhiêu lý do thiết tưởng đã đủ để chúng ta lưu tâm khảo sát về đức Khổng và học thuyết của Ngài.
CHÚ THÍCH
[1] New missionaires had come not to discuss, but to dictate, not to listen and learn, but to give orders.
[2] Vì vậy nên trong thời kỳ đi chinh phục Mỹ Châu, người Âu Châu vẫn tưởng mình là đi cứu rỗi dân ngoại. Đây là đoạn sách chứng minh: «Ferdinand and Isabella at once dispatched an embassy to Alexander VI for the purpose of ensuring their rights to the new territories, on the principle that Martin V had given to the king of Portugal possession of all lands he might discover between cape Bojador and the East Indies, with plenary indulgence for the souls who perished in the conquest. The pontifical action was based essentially on the principle that pagans and infidels have no lawful rights in their lands and goods, and the children of God may rightfully take them over.» (The Roy Edwin Froom - The Prophetic faith of uor fathers, vol II, p. 169).
[3] Qui étaient ces hommes ainsi demeurés étrangers à la culture universelle? Etaient- ce des hommes? Etaient- ce des bêtes? Et si c’étaient des hommes, quelle sorte d’homme étaient- ils? Son passé est le péché qui doit être effacé; son présent et son avenir doivent se subordonner à la culture de ses conquérants. (Léopold Zéa - L’Originalité des Cultures, p. 298).
[4] We do well to intrude ourselves upon another civilisation, equip the members of it with our mechanical contrivances, our system of government, education, law, medicine and finance, inspire them with a comtempt for their own customs and with an enlightened attitude towards religious superstition, and then leave them to stew in the broth which we have brewed for them. - TS Eliot, Notes towards the definition of cultures, p. 92.
[5] Les Jésuites avaient entrepris cette évangélisation sur une échelle cyclopéenne et s’étaient dressés contre les autres missions catholiques, franciscaines, capucines et dominicaines qui toutes, croyaient en la politique de la «table rase» c’est- à- dire en l’absence de compromis avec les cultures et les modes de pensée de l’étranger. Selon cette doctrine, les missions chrétiennes devaient tenter de convertir les masses et détruire de fond en comble les civilisations paїennes. Les Jésuites, au contraire, croyaient en une «politique des élites consistant à convertir d’abord l’intelligentsia.» - Amaury de Riencourt, L’Âme de la Chine, p. 230.
[6] Si au lieu de prêcher l’Evangile, les missionnaires occidentaux avaient apporté avec eux un Coran occidental ou une proclamation nietzchéenne, dans laquelle les sources spirituelles de l’immense puissance occidentale auraient été clairement révélées, si, au lieu du doux message d’amour du Christ, il avaient prêché les dynamiques vertus de l’audace et du courage, ou encore le devoir prométhéen qu’a tout homme de dominer la nature et de concevoir des formes toujours plus élevées d’existence sans se soucier dse souffrances qui en résultent … alors la Chine aurait volontiers prêté l’oreille à leur enseignement… - L’Âme de la Chine, p. 216.
[7] Navarette declared that since Socrates, Plato, Aristotle, Pliny, Seneca, etc. were irretrievably damned, how much more Confucius who was not worthy to kiss their feet. - Malcolm Hay, Failure in the Far East, p. 129. The Holy Office replied: «Allowing for what has been said, it is forbidden to say that Confucius is saved.» - Ib. 128.
[8] Les plus hauts problèm es de la destinée humaine étaient ramenés à une question d’utilité ou mieux d’opportunité sociale. Dépourvue de base métaphysique, la morale de Confucius sera simplement fondée sur les faites sociaux. - La Conception confucéenne de l’homme par Trần Văn Hiến Minh, p. 15.
[9] Ce qu’on appelait la philosophie confucianiste, dit- il, était la négation même de la philosophie: c’était tout ce qu’on voudra: de la sociologie, de l’économie politique, un manuel de civilité naїve et honête - tout - sauf une philosophie véritable. Ib., p. 13.
[10] Il (Hu Shih) se servit du scientisme comme d’une arme, avec laquelle il s’efforça de détruire les éléments du passé resté cher au cœur des conservateurs. Il vitupéra contre l’intérêt croissant que manifestait l’Occident pour les «valeurs spirituelles de l’Orient» et dénonça le Confucianisme comme étant une antiquité inutilisable. - Amaury de Riencourt, L’Âme de la Chine, p. 316- 317.
[11] Dịch theo bài Les Hommes Creux của T.S. Eliot đăng trong Tout l’Univers, No 305, septembre 1967, tr. 1574:
LES HOMMES CREUX
Nous n’avons rien dans le ventre,
Nous sommes bourrés de science.
Penchés les uns sur les autres,
La caboche pleine de paille, hélas!
Nos voix desséchée,
Lorsque nous murmurons ensemble,
Sont douces et vides de sens,
Comme vent dans l’herbe sèche,
Ou des rats trottinant sur les débris de verre,
Dans nos caves stériles…
[12] Les chinois, écrivit-il alors, même les plus modernes d’entre-eux, regardent vers les peuples blancs, en particulier vers l’Amérique pour qu’ils leur fournissent des maximes morales capables de remplacer celle de Confucius… «Ils n’ont pas encore réalisé que la morale des masses est la même partout: les hommes font tout le mal don’t ils sont capables et tout le bien auquel ils sont contraints.» Ce que nous devons enseigner aux Chinois, c’est la science et les connaissances techniques. (L’Âme de la Chine, p. 321.)
[13] Yamagata Banto said: «As to the virtue and the nature of man, the example of the ancient sages should generally be followed, but in the case of astronomy, geography, and medicine, it is foolish to stick to and follow the example of the olden times.» - Acta Asiatica, Bulletin of the Institute of Eastern Culture, No 13, Tokyo, tr. 63. Trích trong bài của Toyama Shigekin nói về vấn đề: Reforms of the Meiji Restoration and the Birth of Modern Intellectuals. -Ta cũng nên ghi nhận rằng ngược lại với quan điểm của Yamagata Banto về y học Đông Phương, nhiều quốc gia Âu Châu đã cho các bác sĩ hành nghề châm cứu của Đông Phương.
-----------------
*****************
Chương 6
Đức Khổng, con người nhiệt thành đi tìm chân lý
Thế nhân thường cho rằng đã là thánh nhân, đã là giáo chủ, thì phải là thánh nhân ngay từ trong bụng mẹ, phải có những cách thai sanh kỳ bí, thoát khỏi hết các định luật và trật tự chi phối vũ trụ, nhân quần, lại thông minh tuyệt đối, sinh nhi tri chi, không cần học hỏi, suy tư gì, mà đã biết hết mọi sự trên trời dưới đất, quá khứ, vị lai, ngay từ tấm bé.
Nói thế chẳng khác nào nói rằng có những cây vừa mới mọc, đã cao vút từng mây, đã sinh hoa, kết quả sum sê, hay có những người vừa mới sinh ra đã trưởng thành ngay, không cần cúc dục, cù lao, không cần thời gian, tuổi tác…
Thiết tưởng muốn tìm hiểu thánh hiền, ta không nên bắt chước đường lối phàm tục đó, mà phải tìm cho ra những tiêu chuẩn chính xác, hướng dẫn sự suy khảo của chúng ta.
Tuân Tử nói: «Quân tử thời nói điều chân thường, hợp lý; tiểu nhân nói điều kỳ quái.» (Vinh nhục VI, xem Trần Trọng Kim, Nho giáo trang 308.)
Sách Minh Triết, thánh thư công giáo nói:
«Ta đây cũng phận hèn như chúng,
Cũng tổ tông xác đất vật hèn,
Cũng từ trong bụng mẹ thai nên,
Tinh cha huyết mẹ đôi bên tạo thành.
Cũng mười tháng mới sinh mới nở,
Khi lọt lòng cũng thở khí phàm,
Như ai cũng kiếp trần gian,
Mới sinh cũng khóc mà toan chào đời,
Cũng tã lót, cũng thời cúc dục,
Cũng cù lao cực nhọc như ai.
Xưa nay vua cũng như tôi,
Tử sinh một phép khác bài nào đâu?»
(Phỏng dịch Livre de la Sagesse, VII, 1- 6)
Cát Hồng khi viết về Lão Tử đã nhận định như sau: «Các học giả có óc chất hẹp hòi, đã coi Lão Tử như là một người trời siêu xuất quần linh, và khuyên các thế hệ tương lai bắt chước Ngài, nhưng làm thế là ngăn cản không cho mọi người tin được rằng mình cũng có thể nhờ học hỏi mà tìm ra được bí quyết trường sinh bất tử.»
Thực vậy, nếu Lão Tử chỉ là một hiền nhân đã đắc Đạo thì mọi người phải hết sức noi gương, bắt chước Ngài, nhưng nếu ta nói rằng đó là một nhân vật đặc biệt, có thiên tính thì ta không thể nào bắt chước Ngài được. (Cf. Matgioi, La voie rationelle, p. 19 và Lecomte du Noüy và học thuyết viễn đích của tác giả, trang 331.)
Mạnh Tử nói: «Phàm những vật đồng loại thì bản tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại, người ta lại nghĩ rằng bản tính chẳng tương tự? Những vị thánh nhân và chúng ta đều là một loại…» (MT, Ly Lâu chương cú hạ, tiết 12). Khảo về đời sống và những lời giảng giáo của các bậc giáo chủ ta thấy:
1- Sự khôn ngoan thông thái của các Ngài cũng cần có đủ thời gian, tuổi tác mới phát triển được.[1]
2- Nhiều khi các ngài cũng phải học hỏi với các bậc tiền bối, trước khi trở nên minh giác. [2]
3- Học thuyết các Ngài, tư tưởng các Ngài cũng có nhiều vay mượn ở nơi các học thuyết, hoặc các luồng tư tưởng đã có trước.[3]
4- Các Ngài có công ở chỗ là làm cho những tư tưởng cũ kỹ trở nên linh động, có thần lực tác động, lôi cuốn, hoán cải được tâm hồn quần chúng.
Chủ trương rằng các vị thánh hiền xưa cũng cần phải có thời gian tuổi tác mới phát huy được trí tuệ và đức độ mình, chủ trương rằng các Ngài cũng phải cố gắng nhiều mới tiến tới địa vị siêu việt, là một chủ trương hết sức lành mạnh, vì:
1- Nó phản ảnh lại một cách chân thực cuộc đời các Ngài, giúp ta gạt bỏ được hết mọi huyền thoại.
2- Nó hợp với các định luật tự nhiên.
3- Nó cũng chẳng làm giảm giá trị các Ngài chút nào.
4- Nó vạch cho ta thấy con đường và phương pháp để trở nên hiền thánh.
5- Nó phù hợp với quan niệm của các danh nho, vì Nho gia vốn chủ trương rằng nếu chúng ta cố gắng tiến hóa, tu trì theo đúng đường lối thì cũng có thể trở nên như vua Nghiêu, vua Thuấn. (Cf. MT, Ly Lâu chương cú hạ, 28, 32, v.v…)
6- Nó cũng phù hợp với những học thuyết tiến hóa, thuyết viễn đích mới mẻ nhất, cho rằng nhân loại sẽ còn tiến hóa lâu dài để trong một thời gian còn xa lắc sẽ tiến tới cực điểm tinh hoa: đó là sống một cuộc đời thần tiên, phối hợp với Thượng Đế. Các thánh hiền chẳng qua là người đã sớm lãnh hội được định mệnh cao cả của con người, và đã thực hiện được ngay trong đời mình định mệnh sang cả ấy. Như vậy các Ngài là những vị tiền phong khả kính, soi đường, chỉ lối cho chúng ta noi theo mà bắt chước để nên giống các Ngài. (Cf. Teilhard de Chardin và Lecomte du Noüy).
Nhờ những quan niệm lành mạnh và chính xác ấy hướng dẫn, ta có thể vạch lại bước đường tìm cầu đạo lý của đức Khổng:
Đức Khổng tâm sự:
- Hồi 15 tuổi, ta để hết tâm trí vào sự học.
- Đến 30 tuổi, ta vững chí mà tiến lên trên đường đạo đức.
- Đến 40 tuổi, tâm tư ta sáng suốt, hiểu rõ việc phải trái, đạt được sự lý, chẳng còn nghi hoặc.
- Qua 50 tuổi, ta biết mạng Trời (tức là biết căn cốt và định mệnh con người).
- Đến 60 tuổi, lời chi, tiếng chi lọt vào tai ta thì ta hiểu ngay, chẳng cần suy nghĩ lâu dài.
- Đến 70 tuổi, trong tâm ta dầu có muốn sự chi cũng chẳng hề sai phép.
(LN, II, 4) (Xem Đoàn Trung Còn, LN, trang 14- 16.)
Lần khác, Ngài than: «Ôi, đời chẳng biết ta.»
Tử Cống hỏi: «Tại sao Thầy than rằng chẳng ai biết Thầy?»
Đức Khổng đáp: «Ta không oán Trời, ta không trách người; (còn về đạo lý) thì ta khởi học từ mức thấp nhất để đạt lên mức cao. Biết ta chẳng chỉ có Trời.» (LN, XIV, 37) (Cf. Đoàn Trung Còn, trang 231).
Ngài chủ trương ở đời không được làm càn, làm gì cũng cần phải rõ đường lối trước đã; muốn được như vậy, phải chịu khó học hỏi, suy tư, phán đoán. Ngài nói: «Có những kẻ không biết mà cũng làm càn; ta không phải như họ vậy. Sau khi nghe nhiều, ta chọn những điều phải mà theo; sau khi thấy nhiều, ta ghi nhớ lấy những điều ta chú ý. Nhờ vậy mà ta trở thành người thứ tri.» (LN, VII, 27).
Đức Khổng không bao giờ nhận Ngài sinh nhi tri chi. Ngài nói: «Ta chẳng phải sinh ra đã biết. Thực ta là người hâm mộ tinh hoa đạo lý cổ nhân và mê mải tìm cầu tinh hoa đạo lý ấy mà thôi.» (LN, VII, 19).
Trên con đường đi tìm chân lý, Ngài chủ trương hai công trình: Suy Tư và Học Hỏi. Học để rút kinh nghiệm của tiền nhân; Suy để tìm cho ra những đường lối mới, những quan niệm mới, những giá trị mới về cuộc đời. Hai công trình ấy luôn luôn phải hỗ trợ, bổ túc lẫn nhau. Như vậy mới hữu ích, mới hoàn hảo. Ngài viết: «Trước đây ta mảng trầm tư, mặc tưởng, mà trọn ngày quên ăn, trọn đêm quên ngủ. Xét ra sự việc ấy không mấy ích gì cho ta, chẳng bằng học.» (LN, XV, 30).
Thế tức là Ngài cũng đã phải dày công học hỏi, suy tư, cố gắng tiến bước trên con đường đạo lý. Ngài cũng đã phải tiến từ thấp đến cao, cố gắng không ngừng để tiến mãi trên con đường hoàn thiện.
Ngài hết sức trọng sự cố gắng tâm thần, vì tâm thần không cố gắng, không hoạt động thì làm sao mà phát triển được. Do đó Ngài rất sợ hãi sự ù lì, sống qua ngày đoạn tháng, không chịu tìm hiểu, suy tư của rất nhiều người đương thời. Ngài nói: «Thà họ đánh cờ, đánh bạc, còn hơn là ăn không, ngồi rồi.» (LN, XVII, 21). Cũng vì vậy mà Ngài nặng lời quở trách Tể Ngã về tật ngủ ngày của ông. Ngài nói: «Cây mục không chạm khắc được, vách bằng bùn đất không tô vẽ được, ta còn trách người Dư làm gì.» (LN, V, 9).
Đức Khổng luôn luôn tỏ ra mình là một con người hiếu học, chịu trông, chịu nhìn, chịu quan sát, chịu hỏi, chịu suy để tìm cho ra nguyên ủy, thủy chung của cuộc đời. Không biết khi còn nhỏ Ngài đã học chữ với ai. Có người đã cho rằng Ngài đã học với Án Bình Trọng, tức là Án Anh nước Tề. Điều này dĩ nhiên là không đúng, vì sau này, nhiều lần gặp nhau, mà đôi bên không thấy có dấu hiệu nào, cử chỉ nào biểu lộ tình thầy trò cả.
Chỉ biết rằng Ngài lập chí học hành từ khi 15 tuổi, và chắc chắn đã dày công sưu khảo các sách vở như Dịch Tượng, Xuân Thu, Thi, Nhạc trong tàng thư của nước Lỗ (Xem Tả Truyện, Chiêu Công 2 và Chư Tử Thông Khảo, trang 47). Năm 30 tuổi, Ngài lại quyết tâm học đạo lý cho sâu xa hơn, và có lẽ từ ấy Ngài đã mơ ước sang lạc ấp, kinh đô nhà Châu một chuyến để thỏa lòng cầu học. Nguyện vọng ấy mãi đến năm 34 tuổi Ngài mới thực hiện được.
Sau đây xin mượn lời lẽ trong Khổng Tử Gia Ngữ mà thuật lại cuộc du hành quan trọng ấy, cũng như những điều mà Ngài đã thâu thập được trong khi quan sát di tích và phỏng vấn các nhân vật ở kinh đô nhà Châu.
Khổng Tử nói với Nam Cung Kính Thúc: «Ta nghe Lão Đam là một người bác cổ, tri kim, biết nguồn gốc của Lễ Nhạc, hay mối manh của đạo đức, như vậy là thầy ta vậy. Nay đi sang Châu.»
Kính Thúc đáp: «Cần phải có mệnh vua.» Bèn xin với vua Lỗ. Vua Lỗ bằng lòng và cấp cho thầy trò một xe, hai ngựa và một tiểu đồng. Ngài bèn cùng với Nam Cung Kính Thúc sang Châu.
Sang đến kinh đô Châu, Ngài phỏng vấn Lão Đam về Lễ, Trành Hoằng về Nhạc, đi xem các địa điểm tế Giao, tế Xã, khảo sát về phép tắc của tòa Minh Đường, xem cách tổ chức nơi Tông Miếu…
Sau khi khảo sát các phép tắc, qui mô, tổ chức của nhà Châu, đức Khổng than rằng: «Bây giờ ta mới hay Châu Công là vị thánh nhân, và lý do tại sao nhà Châu lại được làm vua cai trị thiên hạ.»
Đức Khổng đi xem tòa Minh Đường thấy trên tường, bốn bên cửa, có hình vua Nghiêu, Thuấn, lại có hình vua Trụ, vua Kiệt, như muốn phơi bày ra trạng thái, ra dung mạo của thiện, ác, và như muốn răn dạy về sự hưng vong. Lại thấy hình Châu Công bồng Thành Vương, cầm phủ việt, quay mặt về nam mà tiếp chư hầu. Thấy thế đức Khổng bồi hồi mà nói cùng tùy tùng rằng: «Đây là lý do tại sao nhà Châu thái thịnh.» Ý Ngài muốn nói: Quốc gia thái thịnh một phần lớn là nhờ có những con thảo, tôi hiền, những vị đại thần trung liệt một lòng vì nước vì vua như Châu Công.
Ngài nói rằng: «Gương trong thời dùng để soi bóng hình. Thời xưa cốt là giúp ta biết rõ thời nay. Bậc nhân quân mà không chịu cố gắng làm việc, chỉ ẩn núp sau những gì làm cho mình an hưởng mà lãng quên những căn do đưa đến suy vong (chỉ lo hưởng thụ mà quên phòng nguy lự hiểm) thời có khác nào người không chịu đi mà muốn đuổi theo kịp người đi trước mình. Thật là lầm lạc vậy.»
Khi Ngài vào thăm miếu của tổ tiên nhà Châu, là Hậu Tắc, Ngài thấy ở trước thềm bên phải có khắc một người vàng, miệng niêm phong ba đợt, sau lưng có khắc những lời đại loại như sau:
Đây là tượng một người xưa,
Lời ăn tiếng nói đắn đo, giữ gìn,
Gương xưa, ta cũng nên xem,
Nói năng cẩn trọng, hãy nên lo lường.
Rườm lời, sẽ lắm nhiễu nhương,
Ôm đồm nhiều việc, lòng thường xuyến xao.
Khi hay, cẩn trọng mới hào,
Đừng làm chi để nữa nào ăn năn.
Đừng rằng họa chẳng bao lăm,
Họa kia đến lúc rần rần, lớn lao.
Đừng rằng hại chẳng nỗi nào,
Họa kia lúc đến rạt rào, gớm ghê.
Đừng rằng: ai biết ai nghe,
Thần minh soi xét chi li, tỏ tường,
Lửa hừng mãi sẽ cao vươn,
Lửa vươn chất ngất, muôn phương cháy rần.
Nước kia nhỏ giọt chẳng ngừng,
Sông con, sóng cả vẫy vùng đó đây.
Sợi tơ kéo mãi cho dài,
Võng la giăng mắc khắp nơi trùng trùng.
Cành non để mọc đẫy tầm,
Búa rìu hồ dễ chặt phăng được nào?
Ở đời thận trọng hay sao!
Rồi ra phúc khánh rạt rào, láng lai!
Là chi cái miệng con người?
Miệng là cửa họa tai xưa rày!
Hùng hùng, hổ hổ cậy tài,
Chết oan, chết uổng rồi đời dở dang!
Ỷ mình hiếu thắng dương dương,
Sớm chày sẽ gặp người đương cự mình.
Trộm thời ghét chủ nhà lành
Dân thì luôn oán bậc anh, bậc thầy.
Biết rằng khó ở trên người,
Hiền nhân khiêm tốn chọn nơi thấp hèn.
Biết rằng đời khó tranh tiên,
Sau người ta bước, ấm êm, vẹn toàn.
Luôn luôn hòa nhã, nhún nhường,
Tự nhiên người sẽ yêu thương, nể vì.
Nhún nhường, chẳng chút suy bì,
Mình nhường, thiên hạ dám chi vượt mình?
Mặc người háo hấc, điêu linh,
Riêng ta, ta giữ tâm thành của ta;
Mặc người xuôi ngược phôi pha,
Riêng ta, ta vẫn ôn hòa thung dung.
Tuy là thông sáng quá chừng,
Nhưng ta che giấu chẳng trưng với người.
Cho nên dẫu ở cao ngôi,
Khiêm cung, hòa nhã, ai người hại ta.
Biển sông, vì thấp hết đà,
Nước muôn sông suối mới là của riêng!
Đạo trời chẳng vị chẳng thiên,
Đạo trời vốn đã kề bên mọi người!
Hãy nên cẩn trọng, hỡi ai!
Sau khi đọc đoạn văn này, đức Khổng bảo đệ tử: «Các trò nên ghi nhớ những lời này. Chúng thiết thực lại đúng lý, chí tình, lại thành khẩn. Kinh Thi rằng:
Hãy nên năm liệu bảy lo
Như qua vực thẳm như chà băng thưa.
Nếu các trò ăn ở được như vậy, lẽ nào mà mắc họa khẩu thiệt được.»
Khi đức Khổng ra về, Lão Tử tiễn đưa bằng những lời sau đây: «Tôi nghe người giàu có tiễn nhau bằng tiền, người nhân đức tiễn nhau bằng lời lẽ. Tôi chẳng giàu sang, nên trộm lấy tiếng người nhân mà xin tiễn biệt ông bằng lời lẽ: Ngày nay người càng thông minh sâu sắc lại càng dễ chết vì thích chỉ trích kẻ khác. Người khéo biện bác lý sự lại hay bị nguy hại đến thân, vì hay bới xấu kẻ khác. Đạo làm con là phải biết quên mình. Đạo làm bầy tôi là phải biết tự trọng.» [4]
Đức Khổng đáp: «Tôi xin kính cẩn phụng giáo.»
Tổng kết lại, trong cuộc du hành sang Châu, đức Khổng có thể đã lãnh hội, thâu thập được rất nhiều bổ ích. Ví dụ: tinh thần trách nhiệm, tài tổ chức của các bậc quân vương hồi mới lập quốc; lòng trung liệt của các bậc trọng thần, các bậc thần tử; đó chính là những yếu tố làm căn bản cho một nền hành chánh lành mạnh, hợp lễ nghĩa, đẹp lòng người. Đức Khổng cũng ghi nhận được những bài học khôn ngoan, như thận trọng trong khi ăn nói; cố gắng tu nhân tích đức, tích thiểu thành đại, để đi đến tinh hoa hoàn thiện; khiêm cung và thành khẩn trong khi tiếp nhân xử thế; không nên bài bác người, không nên bới xấu người; làm con phải biết quên mình, biết hy sinh; làm bầy tôi phải biết tự trọng, phải biết giữ cho tròn khí tiết, thanh danh.
Lúc ấy Ngài 34 tuổi. Xem như vậy thì lúc sang Châu, Ngài chỉ mới thâu lượm được những bài học tiếp nhân xử thế, những bài học chính trị, những bài học về nhân đạo mà thôi. Sau khi đi Châu về, Ngài còn sang Tề một thời gian ngắn, rồi lại trở về Lỗ. Trong khoảng 14 năm, từ 36 đến 50 tuổi, ắt hẳn là Ngài vừa dạy học, vừa khảo cứu thêm, vừa suy tư, vừa tìm hiểu. Nhờ vậy mà tới 50 tuổi, Ngài biết được mệnh Trời, thấy được thiên địa chi tâm, bước lên thánh vức. Trong thời gian ấy, Ngài khảo cứu sách vở, dạy dỗ học trò, quan sát nhân tình thế thái; quan sát cảnh vật; học rồi lại suy, suy rồi lại học. Càng suy tư mài miệt, lại càng nhìn thấy chân lý; càng đi sâu vào nội tâm, lại càng thấy mình sống liên kết với Thượng Đế. Ngài cho rằng chỉ khi nào con người sống kết hợp được với Thượng Đế, thì đời sống mới trở nên mãnh liệt rạt rào, y như nước suối, vì phát xuất tự nguồn nên tung tỏa mãi mãi chẳng bao giờ hao kiệt, còn như sống cách biệt với trời, thì có khác nào những giòng nước của trận mưa rào, lai láng đấy rồi lại tiêu ma đấy, nào có ra chi. Mạnh Tử đã ghi lại những những sự suy tư của đức Khổng, trước những giòng sông suối như sau:
Tử Tư hỏi Mạnh Tử rằng: «Thuở xưa đức Trọng Ni thường khen nước rằng: Nước thay, nước thay. Nước có chi mà Ngài khen vậy?»
Mạnh Tử đáp rằng: -
«Nước từ trên nguồn chảy xuống, cuồn cuộn ngày đêm chẳng ngừng, ngập hết các hang, ngách; kế chảy thêm nữa và phóng ra bốn bể. Nước có nguồn mới được như thế. Vì chỗ đó nên đức Khổng khen vậy. Chí như nước không nguồn, vào khoảng tháng bảy tháng tám, mưa lớn nước ngập hết các mương cống. Nhưng mưa vừa dứt, mình chỉ đứng chờ một chút, thì nước rút đi mất hết.» (MT, Ly Lâu chương cú hạ, 18).
Chắc niềm tin ấy của Ngài cũng có thể phát sinh, hoặc đã được làm cho trở nên mãnh liệt hơn, trong khi Ngài khảo lại Kinh Thi, Kinh Thư, vì trong Kinh Thi, Kinh Thư, ta thấy thuyết: Thiên Nhân Tương Dữ, Thiên Nhân Hợp Nhất, hoặc những từ ngữ Phối Thiên, Phối Mệnh thường hay được nhắc tới. (Cf. Kinh Thi, Đại Nhã, Văn Vương IV và VI. Kinh Thư, Cao Dao mô 7; Thái Thệ hạ 2; Thái Giáp hạ 3; Cao Tông, Dung Nhật 3; Thái Thệ trung 7; Đa Sĩ 6; Quân Thích 6, 7; Quýnh mệnh 2, v.v…)
Ngài ghi rằng Ngài 50 tuổi, Ngài mới biết mệnh Trời. Thế nào là biết mệnh Trời? Biết mệnh Trời tức là:
1- Biết rằng trong thâm tâm mình có Trời làm căn cơ, chủ chốt (Thiên Mệnh chi vị tính).
2- Biết rằng con người sinh ra là cốt để thực hiện một định mệnh sang cả, là sống một cuộc đời hoàn thiện, thuận theo thiên lý, sống phối kết với Trời (suất tính chi vị Đạo).
3- Chủ trương rằng con người phải làm bừng sáng ngọn lửa thiên chân, vốn đã tiềm ẩn, đã âm ỉ cháy lòng; phải tiến mãi trên con đường tu đức, tu đạo, cho đến chỗ chí thành chí thiện. (Cf. Đại Học 1).
Vì đã lập được căn cơ vào nơi Trời, nên sau này khi bị vây ở đất Khuông (LN, IV, 5), bị nạn ở đất Tống (LN, VII, 22), Ngài mới nói một cách tin tưởng được rằng Ngài đã là vẻ sáng của Thượng Đế, thì những kẻ phàm phu tục tử không thể nào hãm hại Ngài được.
Cũng vì vậy mà sau này có nhiều lúc Ngài muốn lặng thinh để bắt chước Trời (LN, XVII, 18); hoặc than rằng chỉ có Trời mới hiểu được Ngài mà thôi (LN, XIV, 37). Nói thế, tức là Ngài muốn ám chỉ Ngài đã lên tới một trình độ, một cảnh giới tinh thần siêu xuất quần sinh….
Dầu sao thì từ trước tới sau ta thấy Ngài vẫn luôn luôn tỏ ra thiết tha đi tìm chân lý, thiết tha học hỏi, thiết tha suy tư, cố gắng để tiến tới mãi mãi (LN, VII, 1, 2, 19; XV, 30).
Ngài nói: «Tỉ như đắp đất cho thành núi, chỉ còn một giỏ nữa là xong, nhưng mình lại thôi, đó là tại mình bỏ vậy. Lai tỉ như lấp một vực sâu cho thành đất bằng, dầu cho mình mới đổ xuống một giỏ, nhưng mình tinh tấn đổ thêm, đó là mình đi đến chỗ thành công vậy.» (LN, IX, 18).
Ngài lại còn chủ trương Tri Hành Hợp Nhất. Ngài nói: «Mình có đủ tri thức để hiểu đạo, nhưng mình chẳng có lòng nhân để giữ gìn, dẫu mình có được đạo ấy, rồi cũng mất đi.» (LN, XV, 32). Tấm lòng thiết tha tìm cầu đạo lý ấy còn được đức Khổng minh xác với Diệp Công khi Ngài đã 63 tuổi. Diệp Công hỏi Tử Lộ về đức Khổng; Tử Lộ không đáp. Đức Khổng nói: «Tại sao ngươi không nói thế này: Đó là người khi hăng say suy tư thì quên ăn; khi được chân lý thì vui sướng quên hết mọi nỗi buồn lo; chuyên tâm về đạo đến nỗi tuổi già sắp tới mà chẳng biết.» (LN, VII, 18). Và cũng vì lòng tha thiết luôn luôn cầu học, cầu tiến, nên ngay khi gần chết, Ngài vẫn còn học Dịch đến bật cả lề sách ba lần (LN, VII, 16).
Nhờ sự cố gắng học hỏi, suy tư ấy, đức Khổng đã có một kiến thức hết sức sâu rộng, khiến cho nhiều người phải bỡ ngỡ (LN, XIX, 22). Nhưng quý báu nhất, là nhờ sự thành khẩn tìm cầu chân, thiện, mỹ ấy, mà chân, thiện, mỹ đã đến với Ngài, đã thể nhập vào Ngài. Trung Dung say này cũng đã ghi lại phương pháp để tiến tới chân, thiện, mỹ. Trung Dung viết:
Hoàn toàn là đạo của Trời,
Trở nên hoàn thiện, đạo người xưa nay.
Người hoàn thiện cất tay là trúng,
Chẳng cần suy, cũng đúng chẳng sai.
Thung dung trung đạo tháng ngày,
Ấy là vị Thánh, từ ngay lọt lòng.
Còn những kẻ cố công nên thánh,
Gặp điều lành, phải mạnh tay co...
Ra công học hỏi thăm dò,
Học cho uyên bác, hỏi cho tận tường.
Đắn đo suy nghĩ kỹ càng,
Biện minh thấu triệt, mới mang thi hành.
Đã định học, chưa thành, chưa bỏ,
Đã hỏi han, chưa tỏ, chưa thôi.
Đã suy, suy hết khúc nhôi.
Chưa ra manh mối, chưa rời xét suy.
Biện luận mãi, tới khi vỡ lẽ,
Chưa rõ ràng, không thể bỏ qua.
Đã làm làm tới tinh hoa,
Tinh hoa chưa đạt, việc ta còn làm.
Người một chuyến, thâu toàn thắng lợi,
Ta tốn công dở dói trăm khoanh;
Người làm mười bận đã thành,
Ta làm nghìn thứ, ta ganh với người.
Đường lối ấy, nếu ai theo được,
Dẫu u mê, sau trước sẽ thông.
Dẫu rằng mềm yếu như không,
Sớm chày cũng sẽ ra lòng sắt son.
(Trung Dung XX)
Ngày nay khảo lại cuộc đời đức Khổng, ta còn như vẳng vẳng nghe thấy lời Ngài nhắn nhủ: Bạn hỡi, xưa kia ta đã cố gắng học hỏi, suy tư, tu luyện, nên mới đạt tới địa vị thánh hiền. Nay sao bạn không đi lại con đường của ta đã đi, áp dụng những phương pháp của ta đã dùng, để tiến tới thánh vị, thiên vị, mà ta đã đạt được?
CHÚ THÍCH
[1] La tempête dans l’âme du Bodhisattva s’était apaisée. Il entreprit le laborieux voyage vers la suprême clarté. Présence du Bouddhisme, p.4. - Quant à Jésus, il croissait en sagesse, en taille et en grâce… (Luc. 2, 52).
[2] Naturellement ceux qui suivent les voies nouvelles doivent toujours partir de ce qui est connu; Sakyamuni, pour s’éclairer, se tourna vers les maîtres qui vivaient alors. Présence du Bouddhisme, p.4.
[3] Ví dụ: Phật giáo có nhiều vay mượn ở Bà La Môn; Công giáo có nhiều vay mượn ở đạo Do Thái, và nhất là giáo phái Esséniens. (Xem Edmun Wilson, The Scrolls from the Dead Sea. - Millar Burrows, Les Manucrits de la Mer Morte. - John J. Dougherty, The Searching the Scriptures (Appendix I, The Significance of Qumram).
[4] Khổng Học Đăng chỗ này lại ghi những lời Lão Tử khuyên nhủ khác hẳn (Xem Khổng Học Đăng trang 12 quyển 1. Quyển Khổng Tử Thánh Tích Đồ cũng ghi những lời lẽ của Lão Tử giống như Khổng Học Đăng. Những lời lẽ trên trích dịch trong quyển Khổng Tử Gia Ngữ).
-------------------
*******************
Chương 7
Đức Khổng, con người rất cũ và rất mới
Suy khảo về cuộc đời đức Khổng, ta thấy Ngài có một điểm hết sức đặc biệt và một thái độ hết sức khiêm tốn.
Ngài nói: «Ta trần thuật chứ không sáng tạo,
Tin cổ nhân, mộ đạo cổ nhân.» (LN, VII, 1)
Trung Dung viết thêm:
«Đức Khổng tiếp nối đạo Thuấn, Nghiêu,
Làm sáng tỏ lối đường Văn, Võ.» (Trung Dung, chương XXX)
Ngài sống vào khoảng thời gian từ 551 đến 479 Trước Công nguyên, mà đã tốn rất nhiều công phu khảo sát về các đạo giáo, chính trị, tư tưởng, triết học, phong tục của một khoảng thời gian lịch sử ước chừng 2.000 năm về trước cho tới đời Ngài. Ngài đã san định, biên khảo trước sau sáu bộ sách lớn: Lễ, Nhạc, Thi, Thư, Dịch, Xuân Thu. Đây ta chỉ đề cập sơ về Thi, Thư, Dịch, Xuân Thu.
A. KINH THI
Kinh Thi mô tả lại niềm tín ngưỡng của các vị thánh vương nhà Châu; ghi chú lại những phong tục và nếp sống thường nhật của dân Trung Hoa, từ thời Hậu Tắc cho tới thời đức Khổng.
Hậu Tắc hay Khí, tức là anh em ruột với vua Nghiêu (2356- 2255), mới đầu ở đất Thai. Sau này cháu bốn đời ngài, là Công Lưu, thiên sang đất Bân.
Năm Giáp Dần, 1327, cháu 16 đời của Ngài, là Cổ Công Đản Phụ, lại thiên sang dãy Kỳ Sơn, và cải quốc hiệu là Châu.
Năm Đinh Dậu, 1284, tức năm 41 đời vua Vũ Đinh, Cổ Công Đản Phụ sinh Quí Lịch.
Năm Canh Dần, 1231, tức năm 28 đời vua Tổ Giáp, Quí Lịch sinh Văn Vương.
Năm Nhâm Thìn, 1169, tức năm thứ 2 đời vua Đế Ất, Văn Vương sinh Cơ Phát, tức là Chu Vũ Vương sau này.
Kinh Thi, ngoài những thi ca mô tả phong tục, tâm sự, nếp sống thường ngày của người xưa, còn cho ta thấy một niềm tin về Thượng Đế hết sức lạ lùng, và một nền đạo đức hết sức cao siêu.
Kinh Thi chủ trương rằng các bậc thánh vương, các bậc hiền thánh đời xưa, đã có một đời sống tinh toàn, phối kết với Thượng Đế với Thượng Đế và chủ trương Thượng Đế sống rất gần vua, gần dân, gần quân sĩ.
Kinh Thi viết:
«Quân Thương Ân bạt ngàn Mục Dã,
Một rừng người chật cả sa tràng.
Cho ba quân thêm dạ sắt gan vàng,
Võ Vương kêu: Thượng đế ở cùng ta đó,
Ba quân hãy vững lòng vững dạ.» [1]
Lời kêu gọi đó làm cho binh sĩ nhà Châu ào lên đánh tan quân Thương Ân trong có một buổi sáng.
Kinh Thi viết thêm:
«Nơi Mục Dã mênh mang rộng rãi,
Xe bạch đàn chói chói chang chang,
Ngựa tứ nguyên phau phau đẹp rỡ ràng,
Khương thượng phụ trông oai phong lẫm lẫm,
Ngài như chim ưng xoè tung đôi cánh,
Giúp Võ Vương thế mạnh xiết bao,
Cả phá Thương, ba quân tiến ào ào,
Sau một sáng, trời thanh quang trở lại.» [2]
Thời buổi thô sơ ấy, nhân loại đã tin rằng Trời chiếu ánh sáng muôn trùng vào tâm hồn họ, để làm khuôn phép mẫu mực, để ra mệnh lệnh cho họ theo. Các vương giả, hiền nhân thời ấy cố gắng sống sao cho đức hạnh tuyệt vời, để kết hợp với Trời, để có thể coi như là vẻ sáng của Trời, như Văn Vương. Họ mong muốn được đức hạnh như Trời (dữ Thiên, đồng đức).
Hễ thấy ai:
Đức sáng quắc sáng choang ở dưới,
Họ liền biết:
Mệnh hiển dương, chói lọi ở trên.[3]
Thời buổi ấy, các bậc hiền nhân, vương giả đều tin có ảnh tượng Trời trong đáy lòng mình.
Văn Vương nói:
«Chẳng thấy nhãn tiền, nhưng vẫn giáng lâm,
Chẳng phải long đong nhưng vẫn giữ được.» [4]
Thế là nhờ sự hiếu cổ, tồn cổ của đức Khổng mà ngày nay ta còn có được một bằng chứng lịch sử cụ thể về quan niệm «Thiên Nhân Tương Dữ» của người xưa, về ước vọng của hiền thánh xưa, là sống phối hợp với Trời.
Trương Kỳ Quân, một học giả Trung Hoa Dân Quốc hiện đại đã viết: «Trung Quốc từ thời đại Đường Ngu (Nghiêu Thuấn) tới nay vốn có tư tưởng về lý lẽ "Thiên Nhân Hợp Nhất”. Kính Trời cốt là để yêu người. Yêu dân tức là để tôn Thiên. Thánh triết lịch đại đều nối tiếp phát huy cái đạo”Thiên Nhân Hợp Nhất” ấy. Lão Tử chính là một trong các bậc thánh hiền ấy.» (Cf. Trương Kỳ Quân, Trung Hoa Ngũ Thiên Niên Sử, chương Lão Tử.)
Khảo Đạo Đức Kinh, ta thấy Lão Tử cũng sùng cổ như Khổng Tử và cũng chủ trương: «Lý tưởng của người xưa là sống phối kết với Trời.» (Thị vị phối Thiên, cổ chi cực. Đạo Đức Kinh, ch. 68).
Nơi chương 15, Đạo Đức Kinh, Lão Tử mô tả hình dung dáng dấp những người xưa sống khuôn theo đạo cả, kết hợp với Trời như sau:
«Ai người xưa khuôn theo Đạo cả,
Sống huyền vi rất khó tri tường.
Nay ta gạn ép văn chương,
Hình dung dáng dấp liệu đường phác ra.
Họ e ấp như qua băng tuyết,
Họ ngỡ ngàng như khiếp láng giềng.
Hình dung phong thái trang nghiêm,
Băng tan, tuyết tán như in lạnh lùng.
Họ đầy đặn in chừng mộc mạc,
Nhưng phiêu khinh man mác hang sâu.
Hỗn mang ngỡ nước đục ngầu,
Đục ngầu lắng xuống một mầu trong veo.
Ngỡ ù cạc một chiều an phận,
Nào ai hay sống động khôn lường.
Phù hoa gom góp chẳng màng,
Đã say đạo cả coi thường phù hoa.
Sống ẩn dật không phô thanh thế,
Việc thế gian hồ dễ đổi thay..»
(Lão Tử, Đạo Đức Kinh, chương 15.)
B. KINH THƯ
Kinh Thư mô tả lại gương tích ít nhiều vị đế vương xưa, từ thời vua Nghiêu (2356- 2255) cho đến đời vua Bình Vương (770- 719), tức là đến hết thời Tây Chu. Nếu ta bỏ đoạn cuối nói về Tần Mục Công (659- 620), và đọc tiếp theo bộ Xuân Thu, ta sẽ có một quan niệm khái quát về các bậc thánh vương Trung Hoa thời cổ, và sự thăng trầm của các nền chính trị Trung Hoa, từ Nghiêu cho tới năm 14 đời Ai Công nước Lỗ (481).
Nhưng mục đích Kinh Thư là cho ta thấy rõ quan niệm về nền Thiên trị Trung Hoa thời cổ, với bản hiến chương căn bản của nó là Hồng Phạm Cửu Trù.
Thế nào là một nền Thiên trị?
Nền Thiên trị là một nền chính trị nhận Trời làm khởi điểm và làm cùng điểm nhân loại; lấy sự hoàn thiện làm khởi điểm và làm cùng điểm nhân loại. Nên bậc thánh vương tế tự Trời, tức là lấy Trời làm cùng điểm, làm cứu cánh cho mình và cho muôn dân, cố đem những khuôn phép hằng cửu áp dụng vào công cuộc trị dân, tức là dùng những khuôn phép hoàn thiện để uốn nắn con người trở nên hoàn thiện.
Những luật pháp cũng cố khuôn theo đúng các định luật thiên nhiên; nên luật pháp của dân xưa chính là tam cương ngũ thường; chính là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Các luật lệ nhân tạo, các hình pháp nhân tạo đều cố hết sức tránh. Nếu bất đắc dĩ phải lập ra, thì chỉ muốn dùng tạm thời. Thế tức là ý nghĩa «dùng hình pháp cốt là mong sao bỏ được hình pháp», «xử kiện cốt là mong sao bỏ được kiện tụng.» [5]
Thiên tử hay thánh vương phải là một người siêu việt quán tam tài, nối kết Trời, đất, người.
Tinh thần ngài phối hợp với Trời, vì thế gọi là Thiên Tử.
Tim óc người nhân hậu, thông minh, cốt là để thương xót, hướng dẫn chúng dân.
Thể xác người và áo mão người tượng trưng cho vẻ đẹp đẽ của vật chất.
Ảnh hưởng, ân trạch, ngài thụ lãnh được nơi Trời, sẽ qua trung gian các hiền thần, thâm nhập vào bách tính. Bách tính hấp thụ được ảnh hưởng ấy, sẽ được giáo hóa, sẽ được hoán cải.
Chúng dân lại đem tài sức ra cải tạo vật chất, cải tạo hoàn cảnh, trong những điều kiện thuận tiện.
Vật chất được hoán cải, canh tác, trở ngược lại sẽ đem no ấm, sung túc lại cho chúng dân.
Con người được no ấm, an bình, có cơ hội học hỏi, suy nghĩ, sẽ tiến dần trên các nấc thang giá trị, để tiến dần tới hoàn thiện. Hơn nữa, mọi người sẽ trông vào gương sáng của vì thiên tử, sẽ cố gắng hướng thượng, cải thiện mình mãi mãi, để tiến tới chí mỹ, chí thiện…
Nói cách khác, các bậc thánh vương lên trị nước không phải là để hưởng thụ, để buông thả cho dục tình tha hồ mà phóng túng, nhưng chính là để tuân theo ý Trời, tuân theo những định luật nhiên nhiên của trời đất và nhân loại. Vì thế, các Ngài thời thường yêu cầu đình thần và dân chúng đàn hạch, kiểm thảo hành vi, hoạt động của mình.[6]
Các Ngài hứa đem an bình lại cho nhân loại; thế nhưng không có hứa suông, mà lại dạy mọi người phải thực hiện an bình, bằng cách tu thân, bằng cách tôn trọng tam cương ngũ thường, giữ vẹn tín nghĩa, trọng đức, khinh tài, cố gắng không ngừng để cải thiện hoàn cảnh, cải thiện nội tâm, tiến mãi trên con đường chân, thiện, mỹ.[7] Thế tức là dạy cho dân biết tự trọng, biết tự tạo cho mình một nếp sống an bình, an lạc, do tài đức của moi người chứ không phải là ngồi không ăn sẵn, ỷ lại, chờ mong Trời đổ an bình xuống cho mình, như đổ mưa móc xuống cho cây cỏ.
Xét Hồng Phạm Cửu Trù ta thấy nó xây nền tảng chính trị trên căn bản vĩnh cửu tuyệt đối, vì đã biết lấy Trời làm căn cốt cho mọi người. Trời từ đáy thẳm lòng sâu vũ trụ, đáy thẳm lòng sâu con người, đã tung tỏa muôn ánh hào quang để hướng dẫn nhân loại. Thiên tử là người hấp thụ được hào quang ấy nhiều nhất, nên vừa thông minh vừa đạo đức vượt quá chúng nhân, vừa thay Trời trị dân, vừa là gương mẫu sống động cho một đời sống lý tưởng cao đẹp nhất, lúc nào cũng treo cao cho muôn dân soi chung, và là trung gian giữa Trời người; qui tụ lại mọi điều hạnh phúc của Trời, để rồi lại tung toả ra cho toàn dân thiên hạ. Nó cũng dựa trên sơ đồ Trung điểm và vòng Dịch để tổ chức quốc gia. Nó cũng dựa theo sơ đồ Trung điểm và vòng Dịch để tổ chức quốc gia.
Lập đế đô ở giữa muôn dân và càng xa đế đô, là càng xuống man di, mọi rợ, xuống tới các tầng lớp thấp kém.[8]
Cũng vì thế mà muôn dân đều có nguyện vọng về sống ở đế đô, gần thiện tử. Đại Học nói: «Bang kỳ thiên lý, duy dân sở chỉ» cũng không ngoài ý đó.
Ở nơi con người cũng theo một tổ chức như vậy. Tầng ngoài cùng là dáng điệu, tầng trong cùng là duệ trí. Có đạt tới duệ trí mới đạt tới mức thánh thiện. (Hồng Phạm, trang 6).
Bậc thánh vương không bỏ sót tầng lớp giá trị nào mà không khai thác; từ vật chất đến tinh thần, từ miếng cơm manh áo đến đạo đức, tế tự, nhất nhất đều được đề cập tới.
Bậc thánh vương hiểu được gốc ngọn, đầu đuôi, nên bao giờ cũng lấy Trời làm gốc, lấy tâm hồn con người làm trọng, của cải vật chất bên ngoài làm tùy. (Đại Học, X).
Ý niệm Thiên Tử trong Hồng Phạm Cửu Trù bắt nguồn từ Trời, có một ý nghĩa thần thánh, và phổ quát, một giá trị vũ trụ.
Các học giả Âu Châu sau này như Wieger, Marcel Granet, đã nhìn thấy giá trị cũng như ý nghĩ sâu xa của chức vị thiên tử trong nền chính trị Trung Hoa thời cổ.[9]
C. KINH XUÂN THU
Kinh Xuân Thu là một bộ sử có niên hiệu mạch lạc ghi chú các công chuyện từ đời Lỗ Ẩn Công nguyên niên, tức 721, đến hết năm 14 đời vua Lỗ Ai Công, tức 481.
Viết Xuân Thu, đức Khổng muốn áp dụng thuyết chính danh vào công chuyện viết sử, và cũng muốn phục hồi lại nền Thiên Trị, phục hồi lại vương đạo trong công cuộc trị dân.
Theo Đổng Trọng Thư, thì sách Xuân Thu cũng cốt là để xiển minh cái quan niệm «Thiên nhân tương dữ», nghĩa là Trời và người có quan hệ mật thiết với nhau. (TTK, Nho Giáo, II, tr. 35). Trời là tổ của vạn vật, là tổ của con người. Cho nên khi ta mới sinh, chưa phải là người, vì con người xứng đáng với danh hiệu nó, phải hoàn toàn như Trời. (Nho Giáo, II, tr. 35).
Người có địa vị tôn quý hơn cả là bậc vương giả. Vương giả là người đứng giữa, tham tán, quán thông cả Trời, đất, và người, cho nên nói rằng: «Đời xưa đặt chữ, vẽ 3 vạch và sổ một cái ở giữa, là chữ Vương. ba cái vạch ngang là biểu thị Trời, đất, và người, cái sổ ở giữa là biểu thị cái ý tham thông ba bậc ấy.» (Vương Đạo thông tam, XLIV). Bậc vương giả có cái địa vị quan trọng như thế và lại có cái trách nhiệm rất lớn, không những là đối với người mà thôi, nhưng đối với cả trời đất nữa, cho nên người làm vua phải thận trọng mà giữ ngôi mình cho xứng đáng. Bậc nhân quân một đằng là tham dữ với trời đất, một đằng làm cái khu cơ, nghĩa là cái then máy để phát động sự hành vi trong nước. Cái khu cơ mà sai một hào ly, thì mọi việc hư hỏng cả. Vậy nên kẻ nhân quân cần phải «cẩn bản, tường thủy, kính tiểu, thận vi»: cẩn cái gốc, rõ cái mối đầu, kính cái nhỏ, thận cái không rõ. (Lập Nguyên Thần XIX) (TTK, Nho Giáo, II, tr. 36).
Như vậy vi ý Xuân Thu ngoài phương pháp dùng từ ngữ, danh xưng để bao biếm ra, thì cũng tương tự vi ý Kinh Thư.
D. KINH DỊCH
Theo Luận Ngữ thì về già đức Khổng mới chuyên tâm nghiên cứu và xiển minh Dịch lý (LN, VII, 16).
Theo truyền thuyết thì:
- Phục Hi vẽ Bát Quái.
- Văn Vương lập 64 quẻ, viết Thoán Từ, giải đại cương về mỗi quẻ.
- Chu Công viết 384 Hào Từ, giải đại cương về mỗi hào.
- Khổng Tử viết Thập Dực để bổ sung cho Kinh Dịch.
Thập Dực là:
1- Thoán Thượng Truyện: để cắt nghĩa Thoán Từ của Thượng Kinh.
2- Thoán Hạ Truyện: để cắt nghĩa Thoán Từ của Hạ Kinh. Thoán Truyện khác Thoán Từ của Văn Vương. Thoán Từ bao giờ cũng xếp ngay ở đầu quẻ. Thoán Truyện xếp tiếp theo, và bao giờ cũng bắt đầu bằng hai chữ «Thoán viết».
3- Tượng Thượng Truyện: để giải thích các Tượng nơi Thượng Kinh.
4- Tượng Hạ Truyện: để giải thích các Tượng trong Hạ Kinh. Tượng Truyện chia thành Đại Tượng (cắt nghĩa hình ảnh của toàn quẻ với bài học luân lý kèm theo) và Tiểu Tượng để cắt nghĩa hình ảnh đề cập trong Hào Từ; như vậy Tiểu Tượng cốt cắt nghĩa Hào Từ cho thêm rõ nghĩa. Như vậy quẻ nào cũng có một Đại Tượng và sáu Tiểu Tượng, và đều bắt đầu bằng hai chữ «Tượng viết».
5- Hệ Từ Thượng Truyện.
6- Hệ Từ Hạ Truyện. Hệ Từ Thượng và Hạ bàn về đạo lý, triết lý đại cương trong Kinh Dịch, lại đôi khi cũng bình thêm một ít hào cho rõ nghĩa hơn.
7- Văn Ngôn. Văn Ngôn chỉ có ở trong hai quẻ Kiền và Khôn. Văn Ngôn bình giải Thoán và sáu Hào của hai quẻ Kiền và Khôn cho thêm rõ ràng, lý sự hơn.
8- Thuyết Quái Truyện: Thuyết Quái cho biết mục đích của thánh nhân khi viết ra bộ Kinh Dịch, đồng thời bàn về những ảnh hưởng mà 8 quẻ chính trong Kinh Dịch có thể tượng trưng được.
9- Tự Quái: Tự Quái bàn về thứ tự của 64 quẻ trong Kinh Dịch, như ta thường thấy theo, trong mọi bộ Kinh Dịch.
Thượng Kinh 30 quẻ, bắt đầu là Kiền, Khôn; kết cục là Khảm, Ly.
Hạ Kinh bắt đầu bằng Hàm, Hằng; kết thúc bằng Ký Tế, Vị Tế; gồm 34 quẻ.
10- Tạp Quái Truyện: bàn sơ về ý nghĩa của 64 quẻ, xếp thành 32 đôi, có ý nghĩa thường là nghịch nhau.
Nếu khảo cứu Kinh Dịch cho đúng đắn, ta sẽ thấy đó là một bộ sách triết học rất cao siêu. Các đồ bản Dịch chính là những họa đồ phô bày ra cơ cấu của vũ trụ, con người và vạn vật; cũng như các định luật tuần hoàn, thăng giáng, vãng lai, tiến thoái, tiêu tức của nhị khí Âm Dương, của tinh thần và vật chất.
Vì ý cổ nhân khi viết Kinh Dịch, chính là muốn cho ta tìm cho ra căn để của con người và vạn vật; gốc gác của vũ trụ; những định luật chi phối mọi sự biến thiên của trời đất; cũng như viễn đích, cùng lý của quần sinh và nhân loại.
Nhìn vào các họa bản Dịch ta sẽ lĩnh hội được sự kiện vô cùng quan trọng này là:
Tạo hóa hay Thái Cực ẩn áo ngay trong lòng vạn hữu.
Tạo Hóa và vạn hữu không thể nào tách rời nhau ra được.
Tạo Hóa và vạn hữu hợp lại thành một đại thể, y như một cây vĩ đại có muôn cành lá, hoa quả, xum xuê.
Thái Cực hay Tạo Hóa là căn cốt. Vạn tượng, vạn hữu là những hiện tượng biến thiên, chuyển dịch bên ngoài.
Suy ra, nếu ta vượt qua những lớp lang biến ảo của hoàn cảnh, xác thân và tâm hồn, ta sẽ tìm về được với Tạo Hóa, với Thái Cực ẩn áo nơi đáy lòng ta.
Thế là từ ngọn suy ra gốc, từ biến thiên suy ra hằng cửu, từ các tầng lớp biến thiên bên ngoài suy ra tâm điểm bất biến bên trong. Như vậy học Dịch là để biết các lớp lang biến hóa chuyển dịch của vũ trụ và của lòng mình; nhân đó sẽ suy ra được chiều hướng tiến thoái và trở về được với bản thể duy nhất, tiềm ẩn nơi đáy lòng mình.
Khi tâm thần, nhờ Dịch học, đã băng qua được các lớp lang biến ảo bên ngoài, trở về được với căn nguyên bất biến, trở về được với khu nữu của trần hoàn rồi, ta sẽ từ đó đi ngược lại, để tìm cho ra căn cơ, then chốt, cũng như nhịp điệu, tiết tấu của mọi biến thiên, cốt là góp phần vào công cuộc đại tạo của trời đất, tức là vào công cuộc tinh luyện vĩ đại, để đi đến tinh hoa, toàn mỹ.
Nhờ bộ Kinh Dịch mà xưa nay biết bao người đã trở về được với căn nguyên của mình, với Trời với Thái Cực.
Ngụy Bá Dương chân nhân đời nhà Hán, tác giả bộ Chu Dịch Tham Đồng Khế, một bộ sách căn bản của đạo Thần tiên, đã đề tựa sách như sau:
Đạo thần tiên, luyện đơn tu Đạo thực hết sức giản dị, chẳng qua là phối hợp với Thái Cực (với Tạo Hóa mà thôi). Ông giải thích:
Tham là tham dự cùng Thái Cực
Đồng là hòa đồng cùng Thái Cực
Khế là khế hợp với Thái Cực.
Thái Uyên, một nho gia đời Tống, cho rằng: «Người quân tử học Dịch để tiến tới thần minh.» (Quân tử học Dịch nhi chí ư thần dã. - Trùng biên Tống Nguyên học án, quyển III, trang 678).
Tác giả quyển Thái Cực Quyền Bổng Đồ Thuyết cho rằng: «Dịch là một phương pháp, một con đường lớn lao giúp ta trở về với Trời, với Thượng Đế.» (Dịch chi vi thư giáo nhân hồi thiên chi đại kinh, đại pháp dã. Sách trích dẫn, trang 52).
Gần đây, Văn Đạo Tử cũng chủ trương rằng học Dịch cốt là để tìm cho ra căn cốt, tinh hoa của mình, tìm cho ra định mệnh sang cả của mình, tìm cho ra lẽ phản bản quy nguyên, chứ không phải vụ chuyện bói toán, sấm vĩ. (Cf. Văn Đạo Tử giảng Đạo tinh hoa lục, quyển 1, trang 9).
Nói như vậy cốt là để ta biết tại sao đức Khổng ưa khảo Dịch, mê nghiên cứu Kinh Dịch …
Căn cứ Trung Dung, ta thấy đức Khổng sau khi đã khảo cứu sử sách, các thi văn cổ thời, sau khi đã khảo sát niềm tín ngưỡng và đạo giáo thời xưa, liền minh định được rằng: Trời chẳng có ở đâu xa, mà Trời đã ở ngay trong lòng con người. Cho nên chân đạo, chân lý, cũng phải phát xuất từ đáy lòng con người. Chân đạo, chân lý ấy, nếu đem so với đường lối của tiên vương, sẽ không có chi là khác; nếu đem so với định luật của trời đất cũng sẽ đúng như in, và nếu đem so với đạo của các hiền thánh ngàn đời về sau, cũng vẫn y thức như vậy. Thế mới là chân đạo, chân lý.
Trung Dung viết:
«Nên đạo quân tử phát xuất tự thâm tâm.
Đem trưng bày phổ cập tới thứ dân,
Khảo chứng tiên vương, không có chi lầm lỗi.
Sánh với luật đất trời không phản bội,
So quỉ thần, thấy đường lối đúng không sai.
Thế là đã biết lòng Trời đó,
Thánh nhân ngàn đời sau chẳng có chê bai
Thế là đã biết lòng người tỏ rõ.»
(Trung Dung, XXIX)
Tóm lại đức Khổng đã khảo sát thư tịch cổ nhân, triết lý cổ nhân, cốt là để tìm ra:
1- Chân đạo của các vị thánh vương, thánh triết xưa, mà ta thường thấy Kinh Thi, Kinh Thư đề cập tới.
2- Nền Thiên trị (Théocratie) Trung Hoa thời cổ, với hiến chương căn bản là Hồng Phạm Cửu Trù.
3- Tinh hoa triết học và siêu hình học cổ thời mà Kinh Dịch đã hàm tàng, dung trữ.
4- Những định luật tự nhiên, những nguyên tắc căn bản,những khuôn phép, những đường lối lý tưởng, chi phối mọi sự biến dịch và mọi hoạt động cá nhân và xã hội.
Cũng vì Ngài chỉ lấy thực tại làm đối tượng; chân, thiện, mỹ làm mục phiêu, cho nên đạo của Ngài, học thuật của Ngài sẽ trường tồn với thời gian …
Vả lại Trung Dung cho rằng phàm những bậc thánh nhân đã đạt được tới mức độ Phối Thiên, sẽ sống mãi cùng trời đất. Trung Dung viết:
«Nên thanh danh ngài vang lừng Trung Quốc,
Vượt biên cương lan tới các nước ngoài.
Đâu xe có thể đi, người có thể tới lui,
Đâu có được trời che và đất chở.
Đâu còn nhật nguyệt hai vầng tở mở,
Đâu có móc đọng đâu có sương rơi.
Đâu còn có dòng máu nóng con người,
Ở nơi đó ngài vẫn được tôn sùng quí báu.»
(Trung Dung, 31)
Điều đó không sai, vì Thánh Vịnh David cũng viết:
«Danh người sẽ muôn đời sáng tỏ,
Cùng vầng dương muôn thuở lâu lai.
Muôn dân diễm phúc nhờ người,
Phúc người truyền tụng muôn đời dài lâu.»
(Thánh Vịnh David, 72, 17)
Sách Minh Triết viết:
«Nhờ minh triết tiếng ta vang dậy,
Trẻ như ta, già thảy kính tôn,
Ngồi tòa, thiên hạ khen khôn,
Gặp ta, vương tướng cũng còn ngạc nhiên.
Ta nín lặng, người thêm mong đợi,
Ta nói năng, người vội lắng nghe.
Lời ta nhả ngọc phun huê,
Làm cho thiên hạ say mê nghe hoài.
Nhờ minh triết muôn đời trường thọ,
Ta lưu danh vạn cổ hậu lai,
Muôn dân ta quản, ta coi,
Muôn dân, muôn nước, trong ngoài phục ta.»
(Minh Triết, 8, 10, 14)
Vả lại, đức Khổng vừa rất cổ vừa rất kim, là vì Ngài đã đi vào được tới lương tâm con người, mà lương tâm thời không có cổ kim, không có mầu da, sắc áo, không có biên cương, bờ cõi.
Ngày nay chúng ta sở dĩ không hiểu nổi cổ, không theo kịp kim, là vì con đường nội tâm chúng ta đã bị lau lách dục vọng làm cho bế tắc.
Mạnh Tử nói với Cáo Tử: «Trong núi, nếu người ta vạch một lối mà đi, lại thường thường, thì lối ấy thành ra một cái lộ. Rồi nếu trong một thời gian người ta chẳng dùng cái lộ ấy, thì cỏ lau sẽ làm cho nó bế tắc. Hiện nay lòng dạ ngươi đã bị cỏ lau bế tắc mất rồi.» (MT, Tận Tâm, hạ, 21).
Chính vì đã đi được vào lương tâm, vào tâm linh con người, chính vì chuyên khảo về những định luật, những nguyên lý tự nhiên, những nguyên tắc lý tưởng, chi phôi đời sống con người, cũng như sự biến dịch của hoàn vũ, nên đức Khổng chẳng hề có lỗi thời. Ngày nay, học về đạo Khổng ta thấy nó luôn luôn gần gũi với ta, vì nó không phải là một thứ kiến trúc tinh thần, văn học xa xưa, mà nó chỉ là phản ảnh của chân đạo, chân lý của tâm thần ta, phản ảnh cuộc biến dịch tuần hoàn trong vũ trụ.
Trong bức thư đề ngày 6- 9- 69, đăng tải trong báo Minh Tân nguyệt san, số 1, bộ mới, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền có những nhận xét hết sức tinh tế về Khổng giáo như sau:
«Đành rằng trong hiện tại Khổng giáo không còn mấy người theo học. Nhưng đó là Khổng giáo hình thức. Cái khẩn thiết cho tất cả người Việt chúng ta là phần tinh thần của Khổng giáo, thứ Khổng giáo đại đồng bàng bạc khắp không gian, thời gian, từ những trang sử xưa, dòng sách cổ, đến những đền đài, miếu mạo, đến tập tục, ngôn ngữ, tín ngưỡng, nếp sống hằng ngày của dân tộc ta.
«Ẩn tàng trong mọi người, tinh thần ấy là một trong những yếu tố của cái nay ta gọi là dân tộc tính, là hồn nước. Làm sống dậy tinh thần ấy, là làm sống lại hồn nước, đồng thời làm thức tỉnh thiên lương.
«Đạo Khổng lấy "cách vật trí tri, thành ý, chính tâm” làm phương tiện, lấy "minh minh đức” tức hoàn thiện nhân cách, làm cứu cánh.
Thế là Khổng học đã đặt cá nhân làm đơn vị cho xã hội. Muốn xã hội tốt, cá nhân cần phải được tinh luyện đến chí thanh chí chánh, bởi lẽ ý thành, tâm chánh thì đạo chứng đến chỗ chí Thiện, chí Chân - tôi muốn nói chung đến chân lý tối hậu của vũ trụ và nhân sinh, đến uyên nguyên của cuộc sống…»
Ngày nay, ta thấy ở ít nhiều nước Á Châu, ví dụ như ở Trung Hoa lục địa, người ta đã cố vùi lấp cái dĩ vãng đầy tràn ảnh hưởng Khổng giáo để theo chủ nghĩa Các Mác. Nhưng lạ lùng thay, gần đây ông tổ cách mạng Trung Hoa là mao Trạch Đông, đã có lần trích dẫn Luận Ngữ để tự hỏi rằng có phải vì ông đã phạm lỗi lầm, mà Trời đã bắt ông phải tuyệt tự, đã để cho một con ông bị chết, một con ông bị điên không? [10]
Vả, nếu có những nước Á Châu muốn giã biệt Khổng Tử, thì Khổng Tử đã và đang được tiếp đón bên Tây phương.
Năm 1593, linh mục Matteo Ricci đã dịch Tứ Thư ra La ngữ.
Năm 1626, N. Trigault đã dịch Tứ Thư, Ngũ Kinh sang La ngữ.
Gần đây ta có những bản dịch Tứ Thư, Ngũ Kinh rất có giá trị như:
- Bản dịch Tứ Thư, Ngũ Kinh của James Legge bằng Anh văn.
- Bản dịch Tứ Thư, Ngũ Kinh của Linh mục Seraphin Couvreur bằng hai thứ tiếng Pháp và la.
- Bản dịch Kinh Dịch ra tiếng Pháp của Philastre.
- Bản dịch Kinh Dịch ra tiếng Đức của Richard Wilhelm. Sau này bản dịch ấy lại được dịch ra Anh văn, v.v…
Và kỳ lạ thay, chính nhờ những bản dịch công phu ấy của Âu Châu mà ta đã hiểu Khổng giáo một cách dễ dàng hơn trước nhiều.
Nhà triết học Carl Jung đã viết lời dí dỏm như sau: «Chúng ta đã chinh phục được Á Đông, nhưng tinh thần Á Đông đã thâm nhập vào mọi khí khổng và đã đạt tới những nhược địa của Âu Châu. Có thể gọi đó là một bệnh truyền nhiễm mà cũng có thể coi đó là một phương dược.» [11]
Để chứng minh đức Khổng vẫn còn rất là tân tiến, rất là hợp thời, dưới đây chỉ xin trưng ra ít nhiều bằng chứng:
1- Như trên đã nói, đức Khổng chủ trương chân đạo phát xuất tự chân tâm, và Trời chẳng có ở đâu xa, Trời đã ở ngay trong đáy lòng con người.
Thì mới đây trong số báo Time ra ngày 26- 12- 1969 với chủ đề là «Thượng Đế có đang sống lại không?» (Thượng Đế có đang trở lại cuộc đời ta không?) và với phụ đề «Những khoa thần học biến thể cho một thế giới biến thể», ta thấy có đoạn rất là kỳ thú sau đây với tiểu đề là «Sự du hành nội tâm».
Trong đề mục này, bà Jean Houston, một triết gia kiêm tâm lý học gia, giám đốc viện khảo cứu về tâm linh ở Mỹ, tin rằng những cuộc thí nghiệm gần đây về nội giác bằng những phương pháp tâm lý học, hay bằng những dược liệu, đã đưa đến sự phát sinh ra một nền thần học chứng nghiệm. Theo bà Houston, thì tâm hồn con người có một điểm tiếp xúc được với đại thể, một đại thể đã được chứng nghiệm là thần linh.
Trong các phòng thí nghiệm, ngày nay người ta đã cải thiện được các phương pháp các dòng tu xưa đã dùng, nên con người ngày nay, càng ngày càng tiếp xúc được với sự linh thiêng nội tại ấy. Bà Houston cho rằng khoa thần học rồi đâysẽ bị chi phối, hướng dẫn bởi những cuộc du hành nội tâm, bằng phương cách này hay bằng phương cách khác.[12]
Như vậy tức là con người đời nay đang chập chững đi vào nội tâm để tìm Trời, tìm thần linh, một công chuyện mà đức Khổng cũng như các hiền thánh xa xưa đã làm từ mấy nghìn năm nay. Hệ Từ Thượng, nơi chương XI, có nói: «Thánh nhân dĩ thử tâm thoái tàng ư mật» chính là muốn dạy con người đi vào trong tâm, thanh lọc tâm thần để tìm cho ra Trời tiềm ẩn trong lòng mình vậy.
2- Từ ngàn xưa đức Khổng đã nói: «Thiên hạ lo gì, nghĩ gì? Đường đi khác nhau, nhưng mục đích là một, tư lự trăm chiều mà chân lý không hai» (Thiên hạ hà tư hà lự? thiên hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất tri nhi bách lự. Thiên hạ hà tư hà lự?) (Dịch, Hệ Từ Hạ); thì ngày nay sau mấy nghìn năm thù ghét nhau, hãm hại nhau, giết lát, chém giết nhau vì bất đồng tín ngưỡng, con người gần đây đã tỏ ra thông cảm, hiểu biết nhau hơn, và ta đã thấy những phong trào hòa đồng tôn giáo, với mục đích là tìm hiểu lẫn nhau, kính trọng lẫn nhau, đối thoại với nhau, hay ít ra là thân thiện với nhau hơn.
3- Ấy là chưa kể đến «Đại đồng thuyết» của Khổng Tử: «Thiên hạ là một nhà, bốn biển đều là anh em», mà còn lâu lắm con người mới có thể thực hiện được.
Như vậy, chẳng phải đức Khổng là con người vừa rất cũ vừa rất mới là gì?
CHÚ THÍCH
[1] Thương Ân chi lữ, kỳ hội như lâm, thỉ vu Mục Dã, duy dư hầu hâm, Thượng đế lâm nhữ, vô nhị nhĩ tâm.(J. Legge, The She King, tr. 435) ― Kinh Thi, Đại Nhã, Văn Vương, Đại minh, thất chương.
[2] Mục dã dương dương, Đàn xa hoàng hoàng, Tứ nguyên bành bành, Duy sư Thượng phụ, Thời duy ưng dương, Lượng bỉ Võ Vương, Tứ phạt Đại Thương, Hội chiêu thanh minh. ― Kinh Thi, Đại Nhã, Văn Vương, Đại minh, bát chương. (J. Legge, the She king, p. 436)
[3] Minh minh tại hạ, hách hách tại thượng. ― Kinh Thi, Đại Nhã,Văn Vương, Đại minh nhất chương.(J. Legge, the She King, p. 432)
[4] Bất hiển diệc lâm, vô dịch diệc bảo. ― Kinh Thi, Đại Nhã,Văn Vương, Tư Trai, tam chương. (J. Legge, the She King, p. 447)
[5] Kinh Thư, Đại Vũ Mô, tiết 2; LN, XII, 13; Đại Học, IV.
[6] Kinh Thư, Duyệt Mệnh, thượng, tiết 5, 6; Duyệt Mệnh, hạ).
[7] Kinh Thư, Dận Chinh, tiết 3.
[8] Legge, The Shoo King, p. 149.
[9] Marcel Granet, La Pensée chinoise, chap. IV, Le Tao, p. 300- 339.
[10] Citing Confucius Analects of the effet that the man who initiates something evil, will be severely punished by God, Mao revealed that he had been struck down by the very punishment prescribed by the Sage, the loss of his sons. He disclosed that one of his sons had died in battle (presumably in Korea) and the other had gone insane. Then, in a cry approaching agony, he asked his audience: «Because of my gilt, should I be deprived of my posterity?» -The mao papers: A New View of China’s Chairman… (Cf. Time, Dec, 12/1969, p. 24).
[11] We have conquered the East politically. Do you know what happened when Rome overthrew the Near East politically? The spirit of the East entered Rome… Thus places of Europe. It could be a dangerous infection, but perhaps it is also a remedy. - The Secret of the Golden Flower, p. 148.
[12] Cf. Time, 28, 1969. IS GOD COMING BACK TO LIFE? - Changing Theology for a Changing World. - Inner Voyages. «What might the next in theology? Philosopher- psychologist Jean Houston, co-director with her husband R. E. L. Masters of the Foundation for Mind Research, believes that current experiments in deepening awareness by psychological techniques or with drugs (which she does not advocate) are already leading to a rise of what she calls «experimental» psychology. According to Houston, the human psyche possesses a «built- in point of contact» with larger reality that is experienced as divine. As the laboratory «improves upon techniques developed in the monastery», people will increasingly encounter this interior sacrality. Indeed, she claims «theology may soon become dominated by men whose minds and imaginations have been stimulated by inner voyages of one kind or another.» - Time Dec. 26, 1969, p. 35.
------------------
******************
Chương 8
Đức Khổng, con người có niềm tin
vững mạnh về thân thế và sứ mạng mình
Các đấng thánh nhân, các vị giáo chủ thường biết rõ thân thế mình và sứ mạng mình.
Phật xưng mình là Phật đã thành.
Chúa Giêsu nhiều lần xưng mình là con Thiên Chúa (Jean, 5, 25, 18; Marc 14, 61, 62; Jean 9, 35, 37; 10, 36).
Thánh Phaolô xưng mình có Thần Chúa trong mình. (I, Cor. VII, 40).
Vậy khảo về đức Khổng ta cũng cần phải xét thêm Ngài có niềm tin về thân thế và sứ mạng của Ngài ra sao.
Sự khảo sát này rất cần thiết, vì nó làm cho chúng ta hiểu rõ chân tướng đức Khổng. Khi đã biết chân dung, chân tướng Ngài, ta có thể suy ra khẩu khí, ước nguyện, hành vi, thái độ và nếp sống thường nhật của Ngài.
Sự khảo sát này cũng có mục đích thứ hai, không kém phần quan trọng, là cho chúng ta thấy sự cần thiết tạo cho chúng ta một lý tưởng, một vai trò, một niềm tin, một sứ mạng; có vậy thì cuộc đời chúng ta mới trở nên thực sự linh động và có ý nghĩa.
Cho nên trước khi tìm xem đức Khổng tin tưởng thế nào về thân thế mình và sứ mạng mình, ta cũng nên đề cập đến ích lợi của sự tạo dựng cho chúng ta một niềm tin, một sứ mạng và tìm xem chân tướng chúng ta là gì.
Descartes cho rằng kẻ nào không có niềm tin, không có sự hứng khởi, sẽ chỉ là người tầm thường.[1]
Pasteur cho rằng sự hứng khởi (enthousiasme) theo từ nguyên Hi Lạp, chính là có «Thần», có «Chúa» trong tâm, và người không có hứng khởi thì không tìm ra được chân lý vật chất, cũng như người không có niềm tin sẽ không tìm ra được chân lý siêu nhiên. [2]
Pasteur thường khuyên các sinh viên như sau:
«Bạn hãy làm việc, hãy cố gắng, hãy bền gan, trì thủ. Chỉ có sự làm việc mới làm cho con người vui sướng thực sự và mới làm ích cho mình, cho đồng loại, và cho tổ quốc.»
«Bất kỳ nghề chọn nào, bạn hãy đặt cho mình một mục đích cao cả. Bạn hãy sùng thượng những danh nhân, danh sĩ, những đại sự, đại nghiệp.»
«Hạnh phúc thay cho kẻ nào mang trong tâm hồn một Thượng Đế, một lý tưởng đẹp đẽ, và sống theo lý tưởng ấy, bất lỳ là lý tưởng nghệ thuật, khoa học, quốc gia, hay lý tưởng đạo giáo, Phúc âm. Đó là những nguồn mạch sống động phát sinh ra những tư tưởng cao đại, những hành vi cao đại. Tư tưởng và hành vi ấy sẽ bừng sáng lên trong những ánh quang huy của vô cùng.» [3]
Đời chúng ta nay sở dĩ còn buồn tẻ chính là vì chúng ta chưa tìm thấy lý tưởng cho cuộc đời chúng ta.
Thực vậy, chính vì chúng ta không biết được chúng ta là ai, chúng ta sinh ra đời với sứ mạng gì, nên đời chúng ta trở nên tan tác như những mảnh gương vụn, vãi vương trên mặt đất, hay như một nắm lá khô mà mỗi trào lưu, khuynh hướng, mỗi hoàn cảnh lại như một trận gió lốc khác chiều, cuốn lôi cho thành rã rời, tơi tả, tản mạn ra khắp muôn phương.
Chúng ta trở nên yếu đuối, vì lòng chúng ta muốn nhiều sự trong một lúc, vì chúng ta bị co kéo, giày vò bởi nhiều động lực khác chiều.
Chúng ta trở nên tối tăm, vì không mấy khi chịu tập trung ánh sáng tâm hồn trí tuệ chúng ta vào một đề tài, hay một mục phiêu nào lâu lai cho đủ.
Chúng ta trở nên cằn cỗi, vì chúng ta gieo trồng vào lòng chúng ta những hạt giống không thích hợp.
Chúng ta trở nên cằn cỗi, vì chúng ta ôm đồm lấy những công việc mà thực ra đối với chúng, lòng ta dửng dưng hay làm miễn cưỡng.
Chúng ta trở nên kiểu điệu, ngớ ngẩn, vụng về, vì chúng ta lệ thuộc vào hoàn cảnh, vào ngoại cảnh, cho rằng mình dở hay hay là tùy ngoại cảnh hay hay dở; mà không biết rằng mình hay hay dở chính là tùy cốt cách, tùy tâm tư mình, và tùy cách mình đối phó với hoàn cảnh hay hay là dở. [4]
Chúng ta là những kẻ khát khao mà đã không được thỏa mãn, chúng ta là những kẻ muốn triển dương mà đã bị hãm kìm, chúng ta mất mát nhiều mà chẳng được đền bù cho xứng đáng. Chúng ta là những kẻ lạc hướng trong cuộc đời, thất thểu cất bước đi, mà chẳng biết rồi ra mình sẽ đi đến những nơi đâu.
Sự hồn nhiên, niềm hứng khởi của chúng ta đôi khi còn bị bóp nghẹt vì những sự gò bó, thằng thúc, tù túng, ngăn chặn vô ý thức, vì vậy cho nên nhiều khi chúng ta:
«Hình thì còn, bụng chết đòi nau!...»
Chúng ta phải biết chúng ta là ai, là gì, thì nhiên hậu mới sống theo khuôn khổ lý tưởng ấy được. Một triết gia hiện đại nói: «Trong bản tính con người có khuynh hướng sâu xa này là hễ mình tưởng mình là ai, thì sẽ trở nên giống như vậy.» [5]
Chúng ta chỉ có thể sống một cuộc đời hoàn toàn ý nghĩa khi chúng ta hoài bão một lý tưởng gì, khi chúng ta có một ước mơ gì, và muốn cho ước mơ ấy trở thành thực tại. [6]
Đời chúng ta phải có sự hứng khởi, sự hăng nồng, vì hứng khởi, hăng nồng chính là thần lực có thể làm chúng ta trở nên linh động tuyệt vời, theo như lời Pasteur đã trích dẫn bên trên …
Dưới làn khăn áo, dưới lớp tóc da, chúng ta như kịch sĩ thủ rất nhiều vai trò, nào là vai trò gia đình, nào là vai trò xã hội, nào là vai trò cá nhân, nào là vai trò trên sân khấu đời, nào là vai trò trên sân khấu lòng.
Chúng ta cố thủ thật nhiều vai trò vụn vặt, cho đời đỡ buồn nản. Nhiều khi chúng ta sợ không muốn chỉ đóng mãi có một vai trò, và nếu phải đóng mãi một vai trò ta muốn nói lên như Logan Pearsall Smith’s:
«Chán chường thay, chán chường thay,
Sáng nào cũng thứ người này mãi sao!...» [7]
Nhưng thực ra chúng ta sinh ở đời, sau khi đã đóng nhiều vai trò, sau khi đã có nhiều kinh nghiệm, phải chọn cho mình một vai trò ăn ý nhất; sau khi đã trải qua lớp sống của nhiều thứ hạng người: học sinh, sinh viên, thưởng dân, binh sĩ, v.v… phải cố đóng lấy vai trò con người; phải ! vai trò Con Người với tất cả ý nghĩa cao đẹp của nó: một thứ con người tinh hoa, một thứ con người muôn thuở, «quán tam tài» và «dữ thiên địa tham».
Chính vì muốn trở nên một Con Người với tất cả ý nghĩa cao đẹp của nó, mà chúng ta đã tự nguyện đi vào con đường nghiên cứu triết học, khảo sát lại cuộc đời của các vị thánh hiền, một công việc mà hiện nay chúng ta đang làm…
***
Trở lại vấn đề chân dung, chân tướng của đức Khổng, chính đức Khổng đã vạch cho ta phương pháp để tìm cho ra chân tướng của một người. Ngài nói:
«Mình hãy nhìn kỹ cách làm việc của người ta, mình hãy xem xét coi vì cớ chi mà người ta làm vậy, rồi quan sát coi họ làm việc ấy có được yên vui không. Nếu mình xét được ba điều đó, thì họ làm sao mà giấu được chân tướng của họ với mình? Họ không thể giấu giếm tình cảnh của họ đối với mình vậy.» (LN, II, 10).
Như vậy nếu ta quan sát đời sống Ngài, nghiên cứu lời ăn, tiếng nói của Ngài, nhất là nghiên cứu những trường hợp Ngài gặp hoạn nạn, ta sẽ thấy chân tướng của Ngài.
- Đức Khổng phải chăng là người ham công danh? Không ! vì Ngài đã từ bỏ được chức Nhiếp tướng sự để dấn thân vào con đường bôn ba, phong vũ. (LN, XVII, 4)
- Phải chăng Ngài đã súc tích tiền tài? Không ! vì Ngài tỏ ra không có tiền bạc, đến nỗi khi Nhan Hồi chết, Nhan Lộ định xin Ngài cho phá cỗ xe Ngài đang đi để làm quách chôn. (LN, XI, 7)
- Phải chăng Ngài ra đời cốt để dạy hai chữ Hiếu Trung? Không phải ! vì nếu Ngài chỉ làm công việc ấy thì đâu có hơn gì Cơ Tử, Tỉ Can xưa, là những người chí trung; hơn nữa Mẫn Tử Khiên, Tử Lộ cũng là những người chí hiếu.
Ngài phải có gì hơn người mới làm được cho những người như Nhan Hồi, Tử Lộ, Hữu Nhược, Tăng Tử, Mạnh Tử thâm phục được.
Ngài nói: «Sớm nghe biết Đạo, chiều chết cũng cam!» (LN, IV, 7).
Nếu ta chịu tốn công tìm tòi, sẽ thấy Đạo ấy hiện ra…
Đức Khổng bình nhật rất khiêm cung, Ngài chỉ nhận Ngài là một học giả, chứ không nhận mình là thánh hiền.
Ngài nói: «Như làm bực thánh và bực nhân thì ta há dám? Nhưng làm mà không chán, dạy người mà không mỏi, ta chỉ có thể gọi được như vậy mà thôi!» (LN, VII, 33).
Nhưng khi bị vây ở đất Khuông, Ngài mới cho ta thấy rõ chân tướng của Ngài. Ngài mới xác định một cách long trọng niềm tin của Ngài về thân thế mình. Ngài nói: «Văn Vương thác rồi, vẻ sáng ấy chẳng ở lại nơi ta hay sao? Nếu Trời muốn để mất vẻ sáng ấy, thì khi Văn Vương đã thác, chẳng có ban nó cho ta. Bằng Trời chưa muốn mất vẻ sáng ấy, thì người đất Khuông làm gì được ta?» (LN, IX, 5).
Khi bị nạn ở đất Tống, Ngài lại nói: «Trời đã sinh đức người nơi ta, Hoàn Khôi làm gì được ta?» (LN. VII, 22).
Ngài xưng mình có đức Trời, có vẻ sáng Trời; Ngài nhắc đến sự tích Văn Vương, và sánh mình như Văn Vương là có ý nghĩa gì?
Khảo Kinh Thi ta thấy Văn Vương là một vị thánh nhân đã đạt tới mức độ nhân đức cao siêu, có một đời sống phối kết với Thượng Đế, mường tượng như Thượng Đế sống kề cận bên mình, như nhìn thấy Thượng Đế.
Ngài nói:
«Chẳng thấy nhãn tiền nhưng vẫn giáng lâm; chẳng phải long đong nhưng vẫn giữ được.» [8]
Kinh Thi viết:
«Việc Trời chẳng tiếng chẳng tăm,
Nên dùng dạng thức vua Văn hiển hình,
Cho muôn dân thấy mà tin.» [9]
Kinh Thi viết thêm:
«Văn Vương trọn một lòng kính nể,
Làm chói chang Thượng Đế ra ngoài,
Muôn nghìn phúc lộc chiêu lai,
Một niềm nhân đức chẳng phai lòng vàng.»
(Kinh Thi, Văn Vương, thất chương, bát cú.)
Có lúc Thượng Đế đã đối thoại với Văn Vương. Kinh Thi, thiên Hoàng Hĩ viết:
«Thượng đế gọi vua Văn phán bảo,
“Ngươi chớ nên trở tráo đảo điên.
Đừng cho dục vọng tần phiền,
Đừng vì ngoại cảnh rối ren tơ lòng.”
Vua Văn tiến tới cùng nẻo đức,
Đức vua văn rất mực cao siêu…»[10]
Thượng đế gọi vua Văn phán bảo,
«Ta ưa ngươi hoài bão đức nhân,
Chẳng cần khoe tiếng khoe tăm,
Chẳng cần thanh sắc lố lăng bên ngoài,
Không hay, không biết, thảnh thơi,
Thung dung theo đúng luật trời ở ăn.» [11]
Khi Văn Vương băng hà, Châu Công thuật lại công nghiệp của Văn Vương, nói:
«Văn Vương ở trên trời cao thẳm,
Trên trời cao rạng ánh quang minh,
Nước Châu tuế nguyệt dư nghìn,
Nhưng mà thiên mệnh mới truyền từ đây.
Phải chăng vì Châu đầy vinh hiển?
Phải chăng vì đế mệnh gặp thời?
Văn Vương lên xuống thảnh thơi,
Hai bên Thượng Đế tới lui thanh nhàn.» [12]
Như vậy Văn Vương chính là vẻ sáng của Thượng Đế. Nói theo từ ngữ đạo giáo, thì Văn Vương chính là hiện thân của Thượng Đế …
Đức Khổng sánh mình với Văn Vương, tức là xác nhận gián tiếp rằng Ngài chính là vẻ sáng của Thượng Đế, là hiện thân của Thượng Đế, xác nhận rằng Ngài có một đời sống thánh thiện phối kết với Thượng Đế.
Ngài công nhận Ngài là vẻ sáng của Thượng Đế, cũng y như thánh Paul nhiều lần đã công nhận Ngài có thần Chúa ở trong tâm. (I Cor. VII, 40 và II, 16).
Đó là lý do tại sao đức Khổng trở nên thông sáng quá chừng. Xưa nay, các thánh nhân khi đã đắc Đạo đều trở nên thông sáng.
Lão Tử viết trong Đạo Đức Kinh:
«Ở nhà chẳng bước đi đâu,
Thế mà thiên hạ gót đầu vẫn hay.
Tuy rằng cửa đóng then cài,
Thế mà vẫn hiểu Đạo trời tinh vi.
Con đường phiêu lãng càng đi,
Càng xa càng lạc biết gì nữa đâu.
Cho nên hiền thánh trước sau,
Không đi mà biết, không cầu mà nên.
Cần chi vất vả bon chen,
Không làm mà vẫn ấm êm vuông tròn.»
(Đạo Đức Kinh, chương 47)
Nguyễn Đình Chiểu cũng viết trong Ngư Tiều vấn đáp y thuật (trang 372):
«Có Trời thầm dụ trong lòng,
Tuy ngồi một chỗ suốt thông trăm đời.»
Một khi đã có một đức độ siêu việt như vậy rồi, một đời sống nội tâm dồi dào và sâu xa như vậy rồi, dẫu có sống trong nghịch cảnh cũng không sao.
Văn Thiên Tường sau này cũng viết trong bài Chính Khí Ca đại loại như sau:
«Anh hoa chính khí đất trời
Khoác hình vật chất khắp nơi vẫy vùng.
Tràn mặt đất tuôn sông kết núi,
Vút trời mây chói lói trăng sao
Trần ai lẩn bóng anh hào,
Muôn ngàn khí phách rạt rào tầng xanh.
Thuở non nước thanh bình khắp chốn,
Nét đan thanh chóng lộn bệ rồng.
Sơn hà gặp buổi lao lung,
Càng cao tiết ngọc, càng bừng vẻ son.»
(Xem bản dịch Chính Khí Ca của tác giả, đăng trong Văn Đàn, số 37- 38, ngày 12- 25 tháng 7- 1962.)
Đức Khổng đã muốn chứng minh điều đó trong trường hợp đặc biệt sau: Phật Bật mời đức Khổng. Ngài muốn đến. Tử Lộ can: «Trước đây Do này có nghe Thầy dạy rằng: Ngài quân tử chẳng vào đảng của kẻ gây ra việc bất thiện. Người Phật Bật chiếm đất Trung Mâu làm phản, nay Thầy muốn đến với va, lẽ sao nên.» Đức Khổng nói rằng: «Phải, trước kia ta có nói lời ấy. Nhưng ta cũng có nói câu này:”Vật chi thật bền chắc, dẫu mài cách mấy nó cũng chẳng mòn.” Ta cũng lại nói câu này:”Vật chi mà trắng trẻo, dẫu nhuộm nó cách mấy, nó cũng chẳng đen.” Ta há phải trái bầu để treo lòng thòng làm cảnh mà chẳng để ăn hay sao?» (LN, XVII, 7).
Câu ấy có nghĩa rằng đức Khổng đã lên tới bậc thánh nhân rồi, thì bản tính trở nên tinh khiết như bông sen thơm phức, tuy ở gần bùn cũng vẫn chẳng có hôi tanh mùi bùn.
Cho nên cuộc đời Ngài toàn hướng về sự hoàn thiện, cốt là để thực hiện sự hoàn thiện (LN, VII, 14: Cầu điều nhân được điều nhân thì còn oán trách gì nữa?) và dạy cho mọi người con đường hoàn thiện (Đại Học chương I, Trung Dung chương XX và XXI).
Cũng vì thế, phú quý mà bất nghĩa, Ngài coi như mây nổi (LN, VII, 15), công danh mà suông tình, Ngài cũng chẳng vấn vương (LN, XII, 4). Ngài biết mình có thể làm ích cho nhân loại bất kỳ ở đâu; dẫu có phải sống giữa mọi rợ Ngài cũng vẫn cải hóa được họ (LN, IX, 13); dẫu một vị lãnh đạo tầm thường mà thực tâm cầu Ngài chỉ giáo, thực tâm thi hành những điều Ngài chỉ bảo, Ngài cũng có thể giúp cho họ trở nên những vị vương giả chân chính (LN, XVII, 5).
Tóm lại, đức Khổng đã nhận thức được mình là một vị thánh nhân có một đời sống hoàn thiện, phối kết với Thượng Đế, ngay từ khi còn ở trần gian này.
Sứ mạng của Ngài sẽ là một sứ mạng hết sức cao cả: Đó là sứ mạng chỉ vẻ cho con người biết đường phát huy vật đạo, nhân đạo, và thiên đạo.
Thế nào là vật đạo? Vật đạo là lo cho mọi người có đủ cơm ăn áo mặc, sống trong những hoàn cảnh vật chất thuận tiện, sinh sôi nảy nở cho nhiều, cho đông. Đức Khổng tới nước Vệ. Ông Nhiễm Hữu đánh xe hầu Ngài, đức Khổng khen rằng: «Dân Vệ đông thay!» Ông Nhiễm Hữu hỏi: «Dân đã đông, nhà cầm quyền phải làm gì cho họ nhờ?» Đáp: «Phải giúp cho họ trở nên giàu có.» (LN, XIII, 9).
Trung Dung cũng viết:
«Hoàn thành mình là người nhân đức,
Tác thành vật là bực thông minh.
Thiên nhiên tự tính uy linh,
Trong ngoài hai mặt một mình quán thâu.
Nên quân tử biết câu sau trước,
Xếp thời giờ tổ chức cho hay.»
(Trung Dung chương 26)
Thế nào là nhân đạo? Nhân đạo là dạy cho con người biết sống cho xứng đáng với danh nghĩa con người; biết hiếu trung, tiết liệt, nhân hậu, từ nhượng, liêm sỉ, tín thành, trở nên những mẫu người quân tử, có một trí óc sáng suốt, một tâm hồn thanh cao, trang nhã như Kinh Thi mô tả:
«Kìa xem bên khuỷu sông Kỳ,
Tre non mới mọc xanh rì vườn ai,
Người sao văn vẻ hỡi người,
Dường như cắt đánh rũa mài bấy nay,
Lẫm liệt thay, rực rỡ thay,
Hỡi người quân tử biết ngày nào quên.»
(Kinh Thi, Tản Đà, tr. 168)
Thế nào là Thiên đạo?
Thiên đạo là dạy cho con người biết rõ rằng mình có nguồn mạch chí thành, chí thiện trong tâm khảm mình, nói cách khác, căn nguyên gốc gác con người, tuyệt đối thể, Thượng Đế, chẳng ở đâu xa, mà đã hiện diện ngay trong lòng con người. Vì thế con người cần phải kính cẩn, nghiêm chỉnh lòng lại, theo gương mẫu, khuôn phép hoàn thiện sẵn có trong lòng mình, mà tự tu tự luyện, để ngày một trở nên siêu phàm thoát tục, trở nên khinh khoát, trở nên hoàn thiện, và con người cố gắng triển dương mầm mống hoàn thiện sẵn có nơi mình cho tới tầm mức chí cao, chí đại, chí thành, chí thiện, mới được ngưng nghỉ.
Đạt đạo tức là thực hiện được bản tính của mình, thực hiện được định mệnh sang cả của mình, phối kết với Thượng Đế.
Trung Dung gọi thế là Trung Đạo hay đạo Phối Thiên (TD chương 30) mà Lão Tử cũng coi là tuyệt điểm tinh hoa của cổ nhân (ĐĐK, ch 47: Thị vị phối thiên, cổ chi cực). Đó cũng là tinh hoa mà bộ kinh Vệ Đà đã cố gắng phát huy. [13]
Thế tức là đức Khổng đã muốn giúp đất trời trong công cuộc hóa sinh. Trung Dung viết:
«Chỉ những bậc chí thánh trong thiên hạ,
Mới phát huy vẹn cả tính nhân loài.
Tận thiện mình rồi cải thiện mọi người,
Cải thiện người, rồi tác thành muôn vật.
Tác thành cho quần sinh trong trời đất,
Là giúp đất trời dinh dưỡng sinh linh.
Giúp đất trời trong công cuộc dưỡng sinh,
Nghiễm nhiên sẽ được cùng đất trời tham tán.»
(Trung Dung chương 22)
Muốn được vậy cần phải dạy cho con người biết rằng vạn sự, vạn vật trong vũ trụ cũng như trong con người đều hàm tàng những năng lực vô biên, đều có thể phát triển vô tận, cho nên cần phải học hỏi để biết tính chất, biết đường lối sử dụng và triển dương, phóng phát các tiềm năng, tiềm lực nơi vạn hữu và nơi con người.
Trung Dung viết:
«Đạo trời đất một câu tóm hết,
Làm muôn loài chẳng biết hai khuôn.
Nhưng mà sinh hóa khôn lường,
Đất trời đường lối mênh mang rộng dày.
Cao minh trong sáng xưa nay,
Xa gần vĩnh cửu đó đây khôn lường.
*
Kìa như trời vài nguồn sang sáng,
Nhưng một khi tản mạn vô cùng.
Lửng lơ nhật nguyệt hai vừng,
Muôn vàn tinh tú tưng bừng treo trên.
Trời còn che chở mọi miền...
*
Kìa như đất vài thưng bụi cát,
Nhưng một khi bát ngát rộng dày.
Hoa sơn nó chở như bay,
Muôn vàn sông biển hút ngay vào lòng.
Đất còn chở hết non sông.
*
Kìa núi non, đá chồng mấy tảng,
Nhưng một khi khoáng đãng vươn cao.
Cỏ cây muôn khóm chen nhau,
Muôn chim cầm thú nương vào ở ăn.
Núi còn biết mấy kho tàng.
*
Kìa sông nước, mấy ang, mấy gáo,
Nhưng một khi biến ảo mênh mông.
Sấu, rùa, cá, giải, giao long,
Sinh sinh, hóa hóa vẫy vùng triền miên.
Nước còn biết mấy nguồn tiền,
Biết bao hóa phẩm còn chìm biển sâu.
*
Việc trời ngẫm xiết bao huyền ảo,
Thực sâu xa, ẩn áo, không cùng.
Thực là đáng mặt hóa công…
Đức vua Văn tinh thuần chói lọi.
Thế cho nên đáng gọi vua Văn,
Tinh ròng vĩnh cửu vô chung.»
(Trung Dung chương 26)
*******************
Văn Ngôn hào cửu nhị quẻ Kiền ,sánh vị thánh nhân ra đời như con rồng hiện ra giữa cánh đồng , vị thánh ấy đem văn minh lại cho thiên hạ:
Văn Ngôn viết:
«Hào hai rồng hiện trong đồng,
Thế gian nhờ đó tưng bừng văn minh.»
Đức Khổng chính là con rồng thiêng đã có công lớn trong cuộc đem văn minh lại cho trần thế, nếu ta hiểu như Lecomte de Noüy: «Văn minh là nỗ lực để giải phóng con người khỏi đói khát, rét mướt, bệnh tật, đau khổ; giải thoát con người khỏi sự ngăn cách, khỏi những dục vọng, những khát khao; tổng quát lại, giải phóng con người về phương diện thể chất, giải thoát con người về phương diện tinh thần.» [14]
Đức Khổng hằng ôm ấp nguyện vọng cao siêu là làm bừng sáng ngọn đuốc lương tâm nhân loại, để đem an bình lại cho thiên hạ muôn đời.
Đại Học viết:
«Đại Học có mục phiêu rõ rệt,
Đuốc lương tâm cương quyết phát huy,
Dạy dân lối sống tân kỳ,
Chưa nơi hoàn thiện còn đi chưa ngừng,
Có mục phiêu rồi lòng sẽ định,
Lòng định rồi, nhẹ gánh lo toan,
Hết lo, lòng sẽ bình an,
Bình an, tâm trí rộng đàng xét suy,
Suy xét rộng, tinh vi thấu trọn,
Thấu sự đời, ngành ngọn đầu đuôi,
Trước sau đã rõ khúc nhôi,
Thế là gần Đạo, gần Trời còn chi,
Muốn Đức, sáng truyền đi thiên hạ,
Người xưa, lo cải hoá dân mình,
Trị dân, trước trị gia đình,
Gia đình muốn trị, sửa mình trước tiên,
Dày công học vấn sẽ hay KHUÔN TRỜI.
Hay Khuôn Trời, ắt thôi thấu triệt,
Thấu triệt rồi ý thiệt lòng ngay,
Lòng ngay ta sẽ hoá hay,
Ta hay, gia đạo mỗi ngày một yên,
Nhà đã yên, nước liền thịnh trị,
Nước trị bình, bốn bể bình an,
Từ vua cho tới dân gian,
Tu thân, một mực lấy làm căn cơ.»
(Đại Học, chương I).
Để kết thúc chương này, ta toát lược lai như sau:
- Đức Khổng hết sức tin vào thân thế và sứ mạng của Ngài. Ngài tin mình là vẻ sáng của Thượng Đế.
- Ngài dạy Vật Đạo, Nhân Đạo cho đa số, Thiên Đạo cho một thiểu số.
- Ngài muốn cảnh tỉnh nhân quần, cải thiện con người, dạy cho mọi người biết tự lực cánh sinh, biết cố gắng góp phần vào công trình xây dựng một xã hội công bình, trật tự, hoan lạc; cố gắng trau giồi nhân cách, cải thiện mình, để tiến mãi trên đường tinh hoa, hoàn thiện.
Vì vậy mà đức Khổng có lần vì mình như một người đánh xe (LN, IX, 2), đánh xe đạo lý để đưa muôn triệu người tới tinh hoa, tới hoàn thiện. Vì vậy mà quan tể đất Nhi đã ví Ngài như chiếc mõ gỗ (LN, III, 24): mõ gỗ để rao truyền chân lý cho vang dậy khắp muôn phương...
CHÚ THÍCH
[1] C’est un signe de médiocrité que d’être dépourvu d’enthousiasme. - Pierre Lecomte du Noüy, Entre Savoir et Croire, p. 117.
[2] Et Pasteur exaltent le mot lui-même, légué par les Grecs: entheos, un Dieu intérieur, écrivait que l’enthousiasme est à la recherche de la vérité matérielle, ce que la foi est à la vérité spirituelle: on ne peut atteindre l’une ou l’autre qu’à la condition d’être enthousiaste ou croyant. (Ib, p. 117)
[3] «Travaille et persévère. Le travail amuse vraiment et seul, il profite à l’homme, au citoyen, à la patrie.
«Quelle que soi la carrière que vous embrassiez, proposez- vous un but élevé. Ayez le culte des grands hommes et des grandes choses…
«Heureux celui qui porte en soi un Dieu, un idéal de beauté et qui lui obéit, idéal de la science, idéal de la patrie, idéal des vertus de l’évangile ! Ce sont là les sources vives des grandes pensées et des grandes actions. Toutes s’éclairent des reflets de l’infini.» -De l’Agnosticisme à la Foi, p. 82.
[4] Epictetus said: «The condition and characteristic of a vulgar person is that he never expects either benefit or hurt from himself, but from externals. The condition and characteristic of a philosopher is that he expects all hurt and benefit from himself…» - (Harry Emerson Fosdick, On Being A Real Person. Introduction XII.)
[5] There is a deep tendency in human nature to become like that which we imagine ourselves to be. (Ibid, p. 20).
[6] Il nous faut manger, boire, dormir, paresser, aimer, toucher aux choses les plus douces de cette vie et pourtant ne pas succomber, il faut qu’en faisant tout cela, les pensées antinaturelles auxquelles on s’est voué restent dominantes et continuent leur cours impassible dans notre pauvre tête; il faut faire de la vie un rêve et faire d’un rêve, la vie. - Pierre Curie. (Cf. Lecomte de Noüy, Entre Savoir et Croire, p. 197).
[7] What a bore it is, waking up in the morning always the same person! - Logan Pearsall Smith’s. Cf. Harry Emerson Fosdick, On Being a Real Person, p. 38.
[8] Bất hiển diệc lâm, vô dịch diệc bảo. - Kinh Thi, Đại Nhã, Tư Trai, Tứ chương, chương lục cú.
[9] Thượng thiên chi tải vô thanh vô xú, nghi hình Văn Vương, vạn bang tác phu. - Kinh Thi, Đại Nhã tam, Văn Vương chi thập tam chi nhất.
[10] Kinh Thi, Đại nhã, Văn Vương, Hoàng Hĩ Thượng đế 5.
[11] Kinh Thi, Đại nhã, Văn Vương, Hoàng Hĩ Thượng đế 6.
[12] Kinh Thi, Văn Vương: Văn Vương tại thượng, ô chiêu vu thiên…
[13] An essential part of the teaching regarding Brahman is the belief that a man can by personal effort, and use of inner knowledge, attain the union with the Divine One while still on earth. - nancy Wilson Ross, Three Ways of Asian Wisdom, p. 19.
[14] On peut dire que la civilisation représente un effort en vue d’une libération de plus en plus grande: libération de la faim, du froid, de la peur, de la maladie, de la douleur qui depuis des millénaires, ont menacé l’homme; libération de tous les esclavages, l’esclavage de la distance, du temps, vaincu par l’avion et la radio. Enfin l’esclavage des appétits, des passions, de tous les souvenirs charnels hérités de la bête… La combination de ces deux efforts, l’effort matériel d’une part, vers l’affranchissement du corps et l’effort moral, vers l’affranchissement de l’esprit, qui lui succède, représente donc la contribution de l’homme à la civilisation. - Entre Savoir et Croire, p. 199.
----------------
****************
Chương 9
Đức Khổng, con người đã được đạo thống Trung Dung
A. THÀNH KIẾN SAI LẦM VỀ TRUNG DUNG
Ngày nay nói đến chữ Trung Dung, Trung Đạo, hay đạo thống Trung Dung, không còn gây được âm hưởng gì đối với người nghe.
Thực vậy, mấy nghìn năm thành kiến của dân gian đã làm cho danh từ ấy mất hết ý nghĩa, mất hết hiệu năng của nó.
Người đời thường hiểu Trung Dung là một lối sống khéo léo, vừa phải, không thái quá, không bất cập.
Các học giả Á Châu cũng sa vào vòng lầm lạc ấy. Họ cũng hiểu Trung Dung một cách chơi vơi, nông cạn như vậy, mà không hề chịu tốn công suy sâu, xét rộng vấn đề.
Ngay đến học giả Lâm Ngữ Đường cũng cho rằng Trung Dung là một lối sống lưng chừng, đại khái như vậy. Và ông đã mượn bài thơ «Bán bán ca» của Lý Mật Am mô tả đời sống Trung Dung lý tưởng đại khái như sau:
«Ta sống quá nửa đời phù phiếm,
Mới nhận ra huyền nhiệm Trung Dung.
Trung Dung hương vị khôn cùng,
Làm cho lòng dạ tưng bừng niềm vui.
Lúc mà cái con người sướng nhất,
Chính là khi tới cấp trung niên.
Quang hoa dùng dắng triền miên,
Như chờ như đợi, gót tiên tạm dừng.
Cõi trần lọt giữa chừng Trời đất,
Giữa tỉnh quê, ta cất nhà ta.
Thảnh thơi ta mở trại hoa,
Giữa chừng sông núi, la đà nước non.
Biết vừa đủ, tiền nong vừa đủ,
Vòng lợi danh, vương nửa tấm son
Không sang nhưng cũng dễ nom,
Không giàu nhưng cũng còn dòn hơn ai.
Nhà ta xây nửa đài nửa các,
Đồ đạc ta lác đác đủ chơi,
Áo ta cũ mới chơi vơi,
Uống ăn na ná như người bậc trung,
Vài tôi tớ không thông không dở,
Vợ con ta đơ đỡ ta ưng,
Nửa tiên nửa tục lừng chừng
Nửa cùng thần thánh, nửa cùng thê nhi,
Nửa bụng dạ lo vì con cái.
Nửa tâm hồn gởi lại Hoàng thiên,
Để khi thoát xác, ta yên,
Biết đường thưa gửi, biết niềm tới lui.
Ngà say là lúc ly bôi,
Đóa hoa hàm tiếu là thời mê ly.
Buồm nửa cánh, thuyền đi thanh thả.
Cương vừa giong, vó ngựa mới hay.
Quá giầu phiền lụy sẽ dầy,
Quá nghèo cuộc sống sẽ đầy truân chuyên.
Trần ai sướng với phiền khó tách,
Trong ngọt ngào pha phách đắng cay.
Hưởng đời đừng quá mê say,
Lừng chừng đại khái, tháng ngày tiêu dao.»
(Cf. L’Importance de vivre, p. 123- 124; Sinh hoạt đích nghệ thuật, tr. 131- 132)
*******************
B. ĐẠO TRUNG DUNG CHÂN THỰC
Nhưng nếu hiểu Trung Dung như vậy thì có gì là cao siêu, có gì đáng cho ta lưu tâm, chú ý.
Dĩ nhiên quan niệm trên không phải là quan niệm của đức Khổng.
Ta có thể chứng minh bằng Luận Ngữ, Trung Dung, và Mạnh Tử.
Đức Khổng nói trong Luận Ngữ: «Trung Dung là đức hạnh tuyệt vời. Đã lâu nay ít người đạt được.» (Trung Dung chi vi đức kỳ chí hỹ hồ; dân tiển năng cửu hỹ. LN, VI, 27).
Trung Dung chương III lại nhắc lại:
«Đạo Trung Dung cao siêu hoàn mỹ,
Theo Trung Dung hồ dễ mấy ai!»
Chương IV bàn tiếp:
Đức Khổng nói:
«Ta biết đạo Trung Dung theo rất khó
Người sắc sảo quá trớn chân đi lỡ,
Kẻ ngu đần chậm chạp khó khuôn theo.
Ta biết đời chảng hiểu đạo cao siêu
Người hiền đức ỷ mình không suy xét,
Kẻ ngu si trông vào thì mù mịt,
Uống ăn kia ai cũng lấy làm thường,
Nhưng mấy ai sành mùi vị tinh tươm.»
Mạnh Tử viết: «Đức Khổng chẳng được hạng người đạt đến mức Trung Dung đặng người truyền đạo. Cho nên Ngài há chẳng chọn hạng cuồng và hạng quyến sao. Cuồng giả là kẻ sĩ có chí tấn thủ trên đường đạo lý, dẫu làm chẳng được cũng gắng sức mà làm. Quyến giả là kẻ sĩ giữ bền khí tiết; chuyện chẳng hạp nghĩa thì chẳng làm. Đức Khổng há chẳng muốn có những đệ tử đạt đến mức Trung Dung sao? Nhưng Ngài thấy rằng chẳng ai tu học đến mức đó, cho nên Ngài mới nhớ đến những hạng đệ tử thấp hơn vậy.» (Mạnh Tử, Tận Tâm chương cú hạ, câu 37).
Như vậy Trung Dung không phải là một đạo tầm thường. Nó chính là thứ đạo mà «Sáng nghe được, chiều chết cũng cam.» (Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ. - LN, IV, 8)
Chu Hi nói: «Tôi yêu cầu mọi người học Đại Học trước để biết qui mô; đoạn học Luận Ngữ để lập căn bản; kế đó, đọc Mạnh Tử để biết đường tiến triển; rồi mới đọc Trung Dung để tìm cho ra điều vi diệu của cổ nhân.» [1]
Khảo sát Tứ Thư, Ngũ Kinh, ta thấy Trung Dung là đạo của các bậc thánh hiền. Nó có tác dụng và có mục đích đưa con người lên đến tuyệt đỉnh tinh hoa, lên đến mức toàn thiện toàn mỹ.
Vì thế, Trung Dung là một đạo khó theo, khó biết.
Đức Khổng nói:
«Ai cũng nói ta đây tài giỏi,
Đường trần hoàn rong ruổi ngược xuôi.
Sa vào cạm bẫy ngoài đời,
Sa hầm sụp hố thoát thôi dễ nào.
Ai cũng ỷ trí cao tài giỏi,
Theo Trung Dung không nổi tháng trời.»
(Trung Dung chương VII)
Ngài cũng nói:
«Người có thể trị yên thiên hạ.
Người có gan từ bả vinh hoa.
Gươm trần người dám bước qua,
Trung Dung đạo ấy khó mà người theo.»
(Trung Dung chương IX)
*******************
Đạo Trung Dung đòi hỏi:
1- Một tâm thần, trí lự sáng suốt, tinh tế, có thể suy xét và thấu đáo được huyền cơ vũ trụ và con người.
2- Nó đòi hỏi con người phải lãnh hội được rằng dưới tầng lớp nhân tâm đảo điên, nghiêng ngửa, còn có lớp thiên tâm tế vi ẩn áo, làm then chốt ở bên trong.
Vì thế Kinh Thư mới viết:
Nhân tâm duy nguy,
Đạo tâm duy vi,
Duy tinh, duy nhất,
Doãn chấp, quyết trung.
(Kinh Thư, Đại Vũ Mô, tiết 15.)
Dịch:
Lòng của trời siêu vi, huyền ảo,
Lòng con người điên đảo, ngã nghiêng,
Tinh ròng, chuyên nhất ngày đêm,
Ra công, ra sức, giữ nguyên lòng Trời.
3- Trung Dung phát khởi từ một niềm tin, một linh giác rằng con người thông phần bản tính của Trời, cho nên con người sinh ra đời, có mục đích tối hậu là thực hiện bản tính chí thiện ấy. Nói cách khác, con người phải học hỏi, suy tư cố gắng không ngừng, để tiến tới hoàn thiện, hoàn mỹ. Vì vậy mà ngay đầu sách Trung Dung đã mở đầu bằng mấy chữ:
«Thiên mệnh cũng chính là bản tính,
Đạo là noi theo tính bản nhiên…»
4- Nói theo từ ngữ đạo giáo thì Trung Dung dạy cho con người biết rằng Trời chẳng có đâu xa, mà Trời đã tiềm ẩn ngay trong lòng con người. Cho nên người quân tử phải biết kính sợ Trời tiềm ẩn trong lòng mình, tuy nhìn chẳng ra, nghe chẳng thấy:
Trung Dung viết:
«Thiên mệnh cũng chính là bản tính,
Đạo là noi theo tính bản nhiên.
Giáo là cách giữ đạo nên,
Đạo trời giây phút vẫn liền với ta.
Rời ta được đâu là đạo nữa.
Thế cho nên quân tử giữ gìn,
E dè cái mắt không nhìn.
Tai nghe không nổi cho nên hãi hùng.
Càng ẩn áo lại càng hiện rõ,
Càng siêu vi càng tỏ sáng nhiều.
Nên dù chiếc bóng tịch liêu,
Đã là quân tử chẳng xiêu lòng vàng.»
(Trung Dung I)
5- Tính mệnh, bản tính con người chính là Tính Trời đã phú cho con người, chính là mẫu mực hoàn thiện cho con người khuôn theo, cho nên con người chỉ việc nghe theo tiếng nói của lương tâm, theo dõi những định luật vĩnh cửu đã ghi tạc trong lòng mình mà phát huy dần dà các đức tính đã tiềm ẩn nơi mình để tiến tới hoàn thiện.
Kinh Thi viết:
«Trời sinh ra khắp muôn dân,
Vật nào phép ấy, định phân rành rành.
Lòng dân chứa sẵn căn lành,
Nên ưa những cái tinh thành tốt tươi.» [2]
Trung Dung viết:
«Đạo luôn gần gũi người đời,
Những ai lập đạo xa vời chúng nhân,
Hiếu kỳ, lập dị, là nhầm.
Kinh Thi viết:
Đẽo cán rìu, có liền bên cán mẫu,
Trông lại nhìn cố đấu cho in.
Ngắm đi ngắm lại liền liền,
Đẽo lui đẽo tới, mắt xem chưa vừa.
Nên quân tử khi lo giáo hóa,
Sửa trị người sẵn có khuôn người.
Thấy người giác ngộ thì thôi,
Đã chiều cải hóa liệu bài ta ngưng.»
(Trung Dung XIII)
*******************
6- Theo những khuôn phép mẫu mực đã ghi sẵn trong lòng con người, làm sáng tỏ thiên lương đã tiềm ẩn sẵn trong lòng con người; Trung Dung gọi là «Suất Tính», Đại Học gọi là «Minh Minh Đức» (làm bừng sáng ngọn lửa thiên chân tiềm ẩn đáy lòng). Sau này Vương Dương Minh gọi thế là «Trí Lương Tri».
Tóm lại, Trung Dung cũng như Tứ Thư, Ngũ Kinh, đưa ra quan niệm Trời chẳng xa người, và dạy người quân tử phải luôn luôn bắt chước Trời, theo gương Trời mà hành sự.
Kinh Thi viết:
«Trời xanh dẫn dắt chúng dân,
Như là tấu khúc nhạc huân, nhạc trì,
Trời, Người, đôi ngọc chương khuê,
Bên cho, bên lấy, đề huề, xiết bao,
Tay cầm, tay giắt, khéo sao,
Trời xanh, dẫn dắt dân nào khó chi.» [3]
Kinh Dịch viết: «Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức.» (Kiền, Tượng. - Trời vận hành không ngừng nghỉ, người quân tử cũng phải bắt chước mà hoạt động không ngừng.
Như vậy Trung Dung chính là Thiên Đạo. Trung Dung là Thiên Đạo, vì:
- Nó tương ứng với phần Thần, phần Thiên, phần Thiên Địa chi tâm, Thiên Địa chi tính, phần «tính bản thiện» nơi con người.
- Nó hướng con người lên đến chỗ hoàn thiện, lên địa vị thánh nhân, sống phối kết với Thượng Đế ngay từ khi còn ở trần gian này.
Trung Dung viết:
«Chỉ có đấng chí thánh trong trần thế,
Mới có đầy đủ thông minh trí tuệ.
Y như thể có trời ẩn áo giáng lâm,
Mới khoan dung, hòa nhã, ôn thuần.
Y như có dung nhan Trời phất phưởng,
Phấn phát, tự cường, kiên cương, hùng dũng.
Y như là đã cầm giữ được sức thiêng;
Trang trọng, khiết tinh, trung chính, triền miên,
Y như thừa hưởng được đôi phần kính cẩn.
Nói năng văn vẻ rõ ràng, tường tận,
Y như là chia được phần thông suốt tinh vi.
Mênh mang sâu thẳm, ứng hiện phải thì,
Mênh mang như khung trời bao la vô hạn,
Sâu thẳm như vực muôn trùng thăm thẳm.
Thấy bóng ngài, dân một dạ kính tôn,
Nghe lời ngài, dân tin tưởng trọn niềm,
Ngài hành động: muôn dân đều hoan lạc.»
(Trung Dung XXXI)
*******************
C. ĐẠO THỐNG TRUNG DUNG
Xưa nay trong thiên hạ đã có một số thánh nhân đã đạt tới mức độ Trung Dung, đã đạt tới Trung Đạo, Thiên Đạo.
Riêng ở Trung Hoa, theo quan niệm Mạnh Tử, thì đã có những vị thánh nhân sau đây đắc đạo Trung Dung:
- Nghiêu - Thuấn
- Đại Võ - Cao Dao
- Thành Thang - Y Doãn
- Lai Châu - Văn Vương
- Thái Công Vọng - Tản Nghi Sinh
- Khổng Tử.
Mạnh Tử lại cho rằng cứ 500 năm mới lại có một ít người đắc đạo Trung Dung: Từ Nghiêu, Thuấn, Võ, Cao Dao cho tới Thành Thang là 500 năm. Từ Thành Thang và hiền thần Y Doãn, Lai Châu cho tới Văn Vương là 500 năm. Từ Văn Vương và hiến thần là Thái Công Vọng, Tản Nghi Sinh cho tới Khổng Tử là 500 năm. (Xem Mạnh Tử, Tận Tâm chương, chương cú hạ, tiết 38).
Sau này, Miễn Trai tiên sinh đời Tống lại làm một bản thống kê những bậc thánh hiền từ thượng cổ đến đời Tống đã đắc đạo Trung Dung như sau:
- Nghiêu
- Thuấn
- Thành Thang
- Văn Vương
- Châu Công
- Khổng Tử
- Nhan Tử (Nhan Hồi)
- Tử Tư
- Mạnh Tử
- Chu Tử (Chu Liêm Khê)
- Nhị Trình (Trình Di và Trình Hạo)
- Chu Hi
(Xem Bửu Cầm, Tống Nho, trang 188- 193. Tống Nguyên Học Án, quyển 63, trang 2: Thánh hiền đạo thống truyền thụ tổng tự thuyết của Miễn Trai.)
Như vậy đức Khổng là một trong những vị thánh nhân đã đạt đạo Trung Dung.
Khảo Tứ Thư, Ngũ Kinh, và hai bản liệt kê các thánh hiền đã đạt đạo Trung Dung nói trên, ta thấy:
1- Trung Dung là một đạo cao siêu, không phải ai cũng lãnh hội được. Xưa nay chỉ mới có ít người đạt đạo Trung Dung.
Trung Dung có viết:
«Đạo thánh nhân to sao, to lớn quá,
Nó mênh mang biến hóa chúng nhân.
Nó cao, cao vút tới trời thẳm muôn tầm,
Nó rộng, rộng bát ngát khôn kể xiết.
Gồm thâu mọi điều lễ nghi chi tiết,
Bao uy nghi quán triệt hết chẳng trừ.
Đợi thánh nhân, Trời mới phú thác cho.
Không đức cả, Trời không ngưng đạo cả.»
(Trung Dung chương XXVII)
Vì vậy mà Trung Dung không tiếc lời khen ngợi đức Khổng:
«Đức Khổng tiếp nối đạo Thuấn Nghiêu,
Làm sáng tỏ lối đường Văn Võ.
Trên thuận thiên trời, dưới theo thủy thổ,
Như đất trời bát ngát bao la.
Che chở muôn loài khắp gần xa,
Như tứ thời luân lưu chuyển động.
Như nhật nguyệt hai vầng chiếu rạng,
Muôn loài cùng chung sống chẳng hại nhau.
Đi một chiều, chẳng phản bội chi đâu,
Tiểu Đức như sông ngòi dinh dưỡng.
Đại Đức luôn hóa sinh tăng trưởng,
Phép tắc trời cao cả xiết bao.»
(Trung Dung chương XXX)
Trung Dung viết thêm:
«Nên thanh danh ngài vang lừng Trung Quốc,
Vượt biên cương lan tới các nước ngoài.
Đâu xe có thể đi, người có thể tới lui,
Đâu có được trời che và đất chở.
Đâu còn nhật nguyệt hai vầng tở mở,
Đâu có móc đọng đâu có sương rơi.
Đâu còn có dòng máu nóng con người,
Ở nơi đó ngài vẫn được tôn sùng quí báu.
Thế nên gọi là”cùng trời phối ngẫu”.»
(Trung Dung chương XXXI)
*******************
2- Đạo Trung Dung là một đạo «nội giáo», «nội đạo» (tiếng Pháp là Esotérisme, do chữ Hi Lạp là «Eis» là «trong»). Nó đối nghịch với «ngoại giáo», «ngoại đạo» (Exotérisme) như Chính đối với Tà, như Chính Đạo đối với Bàng môn, tả đạo, như Chân đối với Giả, như Tinh Hoa đối với Thô Thiển, như Tinh thần đối với Hình thức bên ngoài …
3- Tất cả các vị thánh hiền đạt đạo Trung Dung, đều đã tìm ra được căn cốt Trời, Thiên Tính tiềm ẩn nơi lòng mình, và đã phát huy, đã thể hiện được Thiên Tính ấy. Ta có thể mượn ý một danh nho đất Quảng Nam là cụ Lương Gia Hòa mà toát lược Trung Dung, Trung Đạo, Đạo thống Trung Dung như sau:
«Trộm nghĩ rằng duyên do sinh Bát Quái, Lạc Thư
Làm chủ chốt cho cuộc trời đất doanh hư
Gồm Thái cực cả hai bề động tĩnh,
Làm chủ chốt cho muôn điều chân chính,
Thao túng hết vi diệu của Hoàng Thiên,
Duyên do ấy ngự trong thâm tâm ta ẩn áo an nhiên.
Làm vua Nghiêu treo cao gương đức cả.
Làm vua Thuấn, kính tin vô tư lự,
Cho Đại Võ nương vào khi giáo hóa,
Cho Cao Dao lấy đó để dạy đời,
Thành Thang nhờ đó nên hiền thánh hơn người,
Y Doãn Lai Châu nương vào nên nhân đức.
Văn Vương những ước mơ mà chưa thấy được
Võ Vương, Châu Công rong ruổi trên đường ngài.
Ngài cho đức Khổng biết chóng, chậm, tiến, lui,
Cái thuật ấy xưa nay, ai vượt nổi,
Cảm thấy Ngài cao, chắc trước sau vươn khó tới,
Như Nhan Hồi thiên hạ dễ mấy mươi.
Đạo "nhất quán” thầy Tăng thấy nơi người,
Mạnh Tử nhờ đức tài bồi "Hạo nhiên chi khí”.»
(Phỏng dịch bài Trung Dung phú của cụ Lương Gia Hòa - Xem Cổ học tinh hoa Quảng Nam, Thu, Canh Tý, 1960, trang 21.)
Tóm lại, nói rằng đức Khổng là một người đã đạt đạo Trung Dung, đã được đạo thống Trung Dung là một lời khen hết sức lớn lao vậy.
CHÚ THÍCH
[1] Chu Tử viết: «Mỗ yêu nhân, tiên độc Đại Học dĩ định kỳ qui mô, thứ độc Luận Ngữ dĩ lập kỳ căn bản, thứ độc Mạnh Tử dĩ quan kỳ phát việt, thứ độc Trung Dung dĩ cầu cổ nhân chi vi diệu. – Thánh tổ ngự chế Tứ Thư, Ngũ Kinh, Tính Lý đại toàn, Đại Học trang 11.
[2] Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc; Dân chi bỉnh di, hảo thị ý đức. (Kinh Thi, Chưng Dân).
[3] Thiên chi dũ dân, Như huân như trì, Như chương như Khuê, Như thủ như huề, Huề vô viết ích, Dũ dân khổng dịch. Kinh Thi, Đại Nhã, Sinh Dân, thập chương, Bản, lục chương. (James Legge, tr. 502)
*******************
Chương 10
Đức Khổng, con người vụ bản
(trọng gốc)
Ở đời, càng là những phàm phu tục tử, càng là những người phù phiếm sốc nổi, lại càng sống vụ vào những chi tiết vụn vặt, những hiện tượng biến thiên hào nháng bên ngoài, những biến cố lịch sử phù du, vân cẩu… Càng là những bậc minh tri, giác ngộ, lại càng sống một cuộc sống nội tâm thâm trầm, sâu sắc; dựa vào tinh hoa, bản thể con người; dựa vào những gì vĩnh cửu trường tồn. Các Ngài tìm tòi học hỏi, nhưng tìm tòi học hỏi những điều chính yếu, những điều tinh hoa, căn bản, quan thiết đến hạnh phúc và định mệnh con người; các Ngài súc tích, nhưng súc tích những gì không hao mòn, hủy hoại được với thời gian; các Ngài xây dựng, nhưng xây dựng trên những nền tảng cố định và vững chắc. Mạnh Tử viết:
«Ngày đêm suy rộng xét sâu,
Xét sâu suy rộng ngõ hầu tìm ra,
Tìm ra rồi sống an hòa,
An hòa, thanh thả, vốn nhà càng tăng.
Vốn tăng mặc sức tiêu dùng,
Vén mây, tỏ nhẽ cùng thông, gốc nguồn.
Nên người quân tử lo toan,
Cố sao nắm được vẹn toàn tinh hoa.
Học nhiều bàn tỏ mãi ra,
Để rồi tóm lại chẳng qua vài lời…» [1]
Ta có thể nói được rằng phàm là thánh nhân, hiền triết đều có tinh thần vụ bản.
Thánh kinh công giáo viết: «Hãy tìm nước Trời trước đã, rồi mọi sự sẽ thêm cho anh em sau.» (Mat. 5, 20; Sag. 7, 11; Luc. 12, 21). Thế tức là xây nhà trên đá, chứ không xây nhà trên cát… (Mat. 7, 24).
Trang Tử viết trong Nam Hoa Kinh: «Cho nên những người am hiểu đại đạo xưa, trước hết hiểu biết về Trời. Hiểu Trời, rồi sẽ hiểu đạo đức; hiểu đạo đức rồi sẽ hiểu nhân nghĩa.» [2]
Đức Khổng là một trong những bậc thánh hiền chủ trương vụ bản.
Đại Học viết: «Mỗi vật đều có gốc, có ngọn; mỗi việc đều có đầu đuôi. Biết cái gì trước cái gì sau, tức là gần Đạo, gần Trời vậy.» [3]
«Không bao giờ gốc loạn mà ngọn lại trị được.» [4]
Chủ trương vụ bản của đức Khổng, sau này ta thấy Tử Du lãnh hội được.
Tử Du nói: «Học trò Tử Hạ rửa quét giỏi, ứng đáp nhanh, tới lui lẹ, chỉ làm được như vậy thôi. Đó là những việc học nhỏ nhít, phụ thuộc. Còn những việc học lớn lao chính gốc thì chẳng thấy dạy, dạy học như thế thì sao nên?» (LN, Tử Trương, tiết 12).
Vậy vụ bản là gì?
Vụ bản là trọng gốc. Vụ bản là lưu tâm, lưu ý đến căn bản vũ trụ quần sinh; là lưu tâm lưu ý đến những vấn đề hệ trọng nhất, quan thiết đến vận mạng con người; là suy khảo về nguyên lý vũ trụ quần sinh, về bản tính con người, về chân đạo, chân lý.
A. Vụ bản là quan tâm đến căn bản vũ trụ quần sinh, đến nguyên lý duy nhất chi phối hoàn võ và con người.
Cái gì là căn bản vũ trụ quần sinh?
Trung Quốc xưa vốn cho rằng: Thái Cực hay Trời là căn bản vũ trụ quần sinh.
Đại Đỗng Chân Kinh viết: «Muốn tìm căn bản, phải tìm nơi Thái Cực.» [5]
Hệ Từ cũng viết: «Dịch hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi.» Dịch Kinh Đại Toàn cũng có một bài thơ, trong đó có câu:
«Tu tri nhất bản sinh song cán,
Thủy tin thiên nhi dữ vạn tôn…»
(Có hay một gốc đôi cành rẽ,
Mới thấy nghìn con, vạn cháu đông…)
Một gốc nói nơi đây tức là Thái Cực.
Trang Tử viết trong Nam Hoa Kinh như sau: «Hư tĩnh, điềm đạm, tịch mạc, vô vi, ấy chính là gốc sinh vạn vật. Hiểu điều đó nên Nghiêu làm vua thiên hạ, Thuấn trở nên hiền thần; ở ngôi trên, áp dụng được nó, nên đế vương, thiên tử; ở cấp dưới, áp dụng được nó, thời thành huyền thánh, tố vương.» [6]
Nhìn sang phía triết học Ấn Độ, ta thấy Áo Nghĩa Thư cũng có chủ trương tương tự.
Shri Aurobindo toát lược Áo Nghĩa Thư đại khái như sau:
- Áo Nghĩa Thư muốn lập căn bản vũ trụ quần sinh và đưa ra quan niệm Thực thể duy nhất, bất biến, lồng trong mọi tạp thù, biến ảo, và là chủ chốt chi phối vũ trụ hình tướng, biến dịch bên ngoài.
- Áo Nghĩa Thư cho rằng hai phương diện biến hằng của vũ trụ quần sinh đều bao hàm trong những trạng thái động tĩnh của Brahman, Thực thể duy nhất bất khả phân, và căn cơ của vũ trụ.
- Theo Áo Nghĩa Thư, Thực thể duy nhất ấy thể hiện và hiển dương trong thế giới chuyển dịch và hình tướng này, qua trung gian những lớp lang, tiết tấu, những giai đoạn, những trình độ, những thời kỳ khác nhau.
- Sự biến thiên chuyển dịch cốt là để thực hiện lại Duy Nhất, cốt là để cho quần sinh phối hợp được với Duy Nhất… (Xem Shri Aurobindo, Trois Upanishads, p. 20 et ss).
Tư Mã Thiên tóm tắt niềm tín ngưỡng tự nhiên của nhân loại ấy bằng những lời lẽ mộc mạc sau đây: «Trời là thủy tổ của con người, cha mẹ là gốc gác của con người. Người ta khi cùng khổ sẽ quay về nguồn, về gốc, cho nên khi khổ sở lao lung cùng cực thời thường kêu Trời, lúc đau đớn thảm thiết thời thường kêu cha mẹ…» [7]
Đức Khổng cũng tin rằng Trời là gốc gác muôn vật, quần sinh, gốc gác con người, nên muốn hiểu con người, trước phải hiểu Trời, vì Trời là gốc mà con người là cành, là ngọn.
Trung Dung viết:
«Biết người trước phải biết Trời,
Hiểu Trời chẳng nổi, hiểu người làm sao?»
(Tư tri nhân, bất khả dĩ bất tri thiên.)
(Trung Dung chương XX)
Suy rộng ra, muốn trị dân, trị nước mà không biết được căn bản quần sinh thì chắc là không thể trị dân, trị nước cho hay. Bằng như biết ra, thì trị nước trị dân không có khó. Vì thế mà Trung Dung lại viết: «Lễ Giao, lễ Xã để thờ phụng đấng Thượng Đế, lễ Tông miếu là để tế tự tổ tiên. Nếu ai hiểu nghĩa lễ Giao, lễ Xã, lễ Đế, lễ Thường, thời trị nước dễ như trở bàn tay.» (Trung Dung chương XIX; LN, III, 11)
B. Vụ bản là suy khảo và khám phá ra được căn cơ tính mệnh, được thực thể con người.
Những người vụ bản là những người đã đi sâu được vào tầng lớp làm căn cơ, cốt cách con người, tìm ra được Đạo, được Trời ở đáy lòng.
Ngày nay người ta gọi những người đó là những người có «tâm địa ban sơ» (mentalité archaïque), nghĩa là những tâm hồn sống kề cận với căn bản, với cốt cách con người (Arché). [8]
Đó là những người hãy còn hồn nhiên, toàn vẹn, chưa bị pha phôi bởi vọng niệm, tư tâm, kiến văn, kiến thức. [9]
Nói thế, tức là con người vụ bản đi sâu được vào vô thức. Vô thức đây không phải thứ tiềm thức hời hợt của Freud, chơi vơi giữa óc não và nhân tâm, nhưng vô thức đây chính là vô thức đại đồng của Jung, là Toàn Nhất của Hartmann, là Tự Thể của Kant, hay Tuyệt Đối của Schelling, Bản Tính của Carus…
Đức Khổng gọi cái Vô thức ấy là Tính (Trung Dung I), là Thiên mệnh (Trung Dung I), là Mệnh (LN, XX, 3), là Đạo (Trung Dung I), là Thành (Trung Dung XX, XXI), là Minh Đức (Đại Học I), và suy luận ra rằng ý thức hay nhân tâm không phải là chủ, mà ý thức hay nhân tâm phải khuôn theo Vô thức, khuôn theo Thiên tính để tiến tới hoàn thiện. Tìm ra được căn cơ, cốt cách, bản tính con người tức là tìm thấy Đạo, thấy Trời trong tâm khảm mình.
Ngô Thảo Lư viết: «Đạo, Lý, Thành, Thiên, Đế, Thần, Mệnh, Tính, Đức, Nhân, Thái Cực, lời tuy khác, nhưng ý chỉ có một.» (Đạo dã, Lý dã, Thành dã, Thiên dã, Đế dã, Thần dã, Mệnh dã, Tính dã, Đức dã, Nhân dã, Thái Cực dã, danh tuy bất đồng, kỳ thực nhất dã. - Tống Nguyên Học Án, q. 12, trang 8.)
Cũng vì thế mà Mạnh Tử viết:
«Thấu triệt lòng sẽ hay biết tính,
Hay biết tính, nhất định biết Trời.
Tồn tâm dưỡng tính chẳng rời,
Ấy là giữ đạo thờ Trời chẳng sai.»
(Mạnh Tử, Tận Tâm chương cú thượng 1)
C. Vụ bản là tin ngọn ngành không lìa xa gốc gác, người chẳng lìa xa Trời.
Đã nói rằng Trời là căn cơ, gốc gác con người, thì con người chẳng thế nào lìa xa khỏi Trời, dầu là một phút giây. Vì thế Trung Dung viết: «Đạo dã giả, bất khả tu du ly dã.» (Trung Dung I: Đạo Trời sau trước vẫn liền với ta.)
Quan niệm này nếu đem đối chiếu với quan niệm của các bậc minh triết Ấn Độ, ta sẽ thấy giống hoàn toàn.
Katha Upanishad viết:
«Chân tâm chủ thể muôn loài,
Thể thời duy nhất, hình thời ngàn muôn.
Biết Ngài ngự giữa tâm hồn,
Mới mong hạnh phúc, trường tồn, vô chung.
Biết Ngài bất biến, thung dung,
Lồng trong trời đất lao lung chuyển vần,
Biết Ngài Thần giữa chúng Thần,
Biết Ngài duy nhất giữa quần sinh ban.
Bao nhiêu mơ ước chứa chan,
Biết Ngài phân phát cho toàn sinh linh.
Biết Ngài ngự giữa lòng mình,
Mới mong hạnh phúc siêu sinh, trường tồn.»
(Katha Up. 5, 14. - Prasna 6, 5. - Brih. 4, 4. - 1, 2)
Vì thế mà Kinh Thi mới viết:
«Chái Tây Bắc góc nhà thanh vắng,
Đừng làm chi đáng để hổ ngươi.
Đừng rằng tăm tối chơi vơi,
Đừng rằng tăm tối ai người thấy ta.
Thần giáng lâm ai mà hay biết,
Nên dám đâu khinh miệt, dễ ngươi.»
(Cf. Mao Thi, Đại Nhã Úc Thiên)
Quan niệm trên đã được Trung Dung nhắc lại nơi chương XVI.
D. Vụ bản là phương pháp để tìm ra thiên lý, thiên đạo.
Đức Khổng vì tìm ra được Trời, được Đạo tàng ẩn trong tâm khảm mình, nên đã sống một cuộc đời đạo hạnh chân thực, nghĩa là sống phối kết với Trời. Thomas Mann gần đây cũng cho rằng đạo hạnh chân thực chính là sống phối kết với bản thể. [10]
Ngoài ra đức Khổng còn cho rằng tất cả mọi lề luật chi phối con người, cũng như quần sinh vũ trụ đều đã được ghi tạc ngay trong lòng con người, trong lòng vạn vật.
Trung Dung viết:
«Đạo luôn gần gũi người đời,
Những ai lập đạo xa vời chúng nhân,
Hiếu kỳ, lập dị, là nhầm…
Kinh Thi viết:
“Đẽo cán rìu, có liền bên cán mẫu,
Trông lại nhìn cố đấu cho in.”
Ngắm đi ngắm lại liền liền,
Đẽo lui đẽo tới, mắt xem chưa vừa.
Nên quân tử khi lo giáo hóa,
Sửa trị người sẵn có khuôn người.
Thấy người giác ngộ thì thôi,
Đã chiều cải hóa liệu bài ta ngưng.»
(Trung Dung XXII)
Kinh Thi viết:
«Trời sinh ra khắp muôn dân,
Vật nào phép nấy định phân rành rành.
Lòng dân sẵn có căn lành,
Nên ưa những cái tinh thành đẹp tươi.» [11]
Chính vì lĩnh hội được cái chân đạo ấy mà đức Khổng không câu nệ về những hình thức cầu đão bên ngoài.
Khi Ngài đau, Tử Lộ khuyên Ngài nên cầu đảo. Ngài trả lời: «Ta cầu đảo từ lâu rồi.» (LN, VII, 34). Ý Ngài muốn nói tuy không cầu đảo theo thói thường, nhưng thực ra, đời Ngài là cả một bài kinh nguyện trường thiên, vì luôn sống phối kết với Thượng Đế.
Khi Tử Lộ không bằng lòng Ngài vì Ngài đã vào yết kiến nàng Nam Tử, Ngài trả lời: «Nếu ta làm điều gì không phải, thì Trời hại ta!» (LN, VI, 26)
Ngài khuyên mọi người nên học cho nhiều để tìm cho ra cốt cách, căn cơ, ra Trời, ra Đạo ở nơi tâm khảm mình, và cho rằng đó là điều kiện thiết yếu để sống cuộc đời đạo hạnh chân thực.
Đại Học viết:
«Muốn sửa mình, tâm nên sửa trước,
Sửa tâm hồn trước cốt ý ngay.
Ý ngay phải học cho dày,
Học cho thấu triệt, mới hay «khuôn Trời»
Hay «khuôn Trời», thoắt thôi thấu triệt,
Thấu triệt rồi, ý thiệt lòng ngay,
Lòng ngay, ta sẽ hóa hay…»
(Đại Học I)
Ngài chủ trương dạy thiên hạ làm bừng sáng ngọn đuốc lương tâm, cố gắng không ngừng để tiến tới hoàn thiện.
Đại Học viết:
«Đại Học có mục phiêu rõ rệt,
Đuốc lương tâm cương quyết phát huy,
Dạy dân lối sống tân kỳ,
Chưa nơi hoàn thiện còn đi chưa ngừng…»
Đó chính là chủ trương của các bậc đại thánh đại hiền muôn thuở.
Thời cổ xa xưa, Mahagourou, vị thánh Ai Cập, cũng đã dạy thiên hạ phát huy «ánh sáng nội tại ấy». Đó là ánh sáng sáng soi cho mọi người sinh ra nơi trần thế. Ánh sáng ấy là con đường chân thực. Ánh sáng ấy tiềm tàng khắp nơi, ẩn áo ngay cả trong lòng nham thạch. Đối với con người, Ánh sáng ấy gần gũi họ hơn mọi sự, ánh sáng ấy đã hiện diện trong lòng của mọi người. Thực thể ấy gần gũi con người hơn mọi hình thức, lễ nghi, vì con người chỉ cần hồi quang quán chiếu là tìm thấy ngay ánh sáng ấy. Khi con người biết ra mà vượt được lên trên mọi lễ nghi, hình thức, là con người lên được tới cùng Osiris, lên được tới Ánh sáng: Ánh sáng ấy chính là thượng thần Amoun- Ra, căn nguyên và cùng đích mọi sự. [12]
Tóm lại, đức Khổng chủ trương chân đạo, chân lý phát xuất tự thâm tâm.
Trung Dung viết:
«Nên đạo quân tử phát xuất tự thâm tâm.
Đem trưng bày phổ cập tới thứ dân,
Khảo chứng tiên vương, không có chi lầm lỗi.
Sánh với luật đất trời không phản bội,
So quỉ thần, thấy đường lối đúng không sai.
Thế là đã biết lòng Trời đó,
Thánh nhân ngàn đời sau chẳng có chê bai
Thế là đã biết lòng người tỏ rõ.»
(Trung Dung XXIX)
*******************
F. Những người vụ bản có tâm hồn định tĩnh.
Những người vụ bản, vì chú trọng đến các tầng lớp thẳm sâu trong tâm hồn, nên có đời sống nội tâm dồi dào.
Các Ngài ưa trầm tư mặc tưởng để tìm ra nguyên lý tìm ra định luật chi phối vũ trụ.
Đại Học viết:
«Có mục phiêu rồi lòng mới định,
Lòng định rồi nhẹ gánh lo toan.
Hết lo lòng sẽ bình an,
Bình an, tâm trí rộng đàng xét suy
Xét suy rộng, tinh vi thấu trọn,
Thấu sự đời ngành ngọn đầu đuôi,
Trước sau đã rõ khúc nhôi,
Tức là gần đạo, gần Trời còn chi.»
Trang Tử cũng chủ trương tương tự. Ông viết: «Nước lặng sẽ chiếu soi thấy được râu mày, lại được thợ dùng để đánh thăng bằng. Nước lặng mà còn trong, huống chi là tinh thần? Lòng thánh nhân mà tĩnh lãng thời nên gương soi trời đất vạn vật.» (Thủy tĩnh tắc minh chúc tu mi. Bình trung chuẩn đại tượng thủ pháp yên. Thủy tĩnh do minh huống tinh thần. Thánh nhân chi tâm tĩnh hồ, thiên địa chi giám dã, vạn vật chi kính dã. - Nam Hoa Kinh chương Thiên Đạo XIII, A.)
Vì vậy mà đức Khổng thường trầm tư, mặc tưởng (LN, XV, 30). Ngài cũng dạy các môn đệ năng xét mình để trừ khử những điều không hay, không tốt (LN, I, 3), để khiến cho tâm thần trở nên tinh ròng, bắng tuyết. (LN, II, 2; XII, 4).
Chính nhờ sống một cuộc sống nội tâm sâu sắc như vậy mà đức Khổng thường thư thái, ung dung, tự tại (LN, VII, 4). Có thể nói được rằng ngày nay chúng ta thường buồn bực, khổ sở, bất mãn, một phần lớn là vì đã bỏ quên mất nếp sống tâm hồn, mà sống phiến diện nơi óc não, nơi giác quan, nơi bì phu, hay vùi đầu vào ngoại cảnh, đem hết tâm lực chạy theo tiền bạc lợi danh hoặc thú vui nhục dục.[14]
Thế chính là trạng thái đánh mất linh hồn mình theo từ ngữ thánh kinh,[15] hoặc theo từ ngữ của Harvey Cox trong cuốn The Feast of Fools,[16] hay là làm thất lạc con tim theo từ ngữ Mạnh Tử. [17]
G. Nhờ vụ bản nên đức Khổng đã tìm ra được nguyên lý duy nhất, do đó suy ra vạn sự.
Đức Khổng đã nói: «Đạo ta do một nguyên lý mà suy rộng ra để quán triệt mọi sự.» (Ngô đạo nhất dĩ quán chi. - LN, IV, 15; XV, 2).
Nguyên lý duy nhất ấy chính là gốc, mọi sự khác chỉ là ngọn. Biết được nguyên lý duy nhất, rồi sau sẽ suy ra được mọi điều khác. Không biết nguyên lý duy nhất, thì mọi sự sẽ rối mù.
Chính vì thế mà Trang Tử đã nói: «Thông kỳ nhất nhi vạn sự tất.» (Biết được nguyên lý duy nhất thời vạn sự cũng biết xong xuôi.) (Nam Hoa Kinh, Thiên Địa, XII, A). Ông cũng còn nói: «Trước hết phải nắm được tâm điểm, sau đó sẽ ứng dụng được vô cùng.» (Khu thủy đắc kỳ hoàn trung dĩ ứng vô cùng.) (Nam Hoa Kinh, Tề Vật Luận II, C.)
H. Đức Khổng dùng nguyên lý duy nhất mà suy ra lẽ tuần hoàn của mọi sự biến dịch trong hoàn võ.
Ngài cho rằng mọi sự biến hóa chung qui đều trở về lại căn nguyên, và sự tu luyện học hỏi của con người cũng cốt là để nhập thần, huyền hóa. Vì thế mà Ngài đã viết trong Hệ Từ Hạ khi Ngài bình về hào Cửu Tứ quẻ Hàm như sau:
«Dạy rằng: muôn sự trên đời,
Cần chi lo nghĩ, rối bời mà chi.
Muôn đường, nhưng vẫn đồng qui,
Trăm chiều lo lắng, rút về một căn.
Cần chi mà phải băn khoăn,
Việc gì mà phải bận tâm lo lường.
Vừng trăng đắp đổi vừng dương,
Vừng dương đắp đổi đài gương Quảng Hằng.
Mặt trời cùng với mặt trăng,
Luân phiên đắp đổi, nên hằng sáng soi.
Lạnh đi, nóng lại tới nơi,
Nóng đi, lạnh lại trở lui thay liền.
Hàn, ôn đắp đổi thường xuyên,
Cho nên, niên tuế triền triền sinh ra.
Trôi vào dĩ vãng là co,
Vị lai là dãn, dãn là triển dương.
Khuất thân, lai vãng thời thường,
Đôi bên cảm ứng, mở đường lợi sinh.
Sâu đo có lúc co mình,
Co mình, cốt để duỗi mình dễ hơn.
Long xà, đông tới chợp chờn,
Ngủ vùi tháng lạnh, bảo toàn tấm thân.
Học sao, tinh nghĩa nhập thần,
Rồi ra áp dụng, muôn phần hay ho.
Đã rành, đã tỏ Hóa cơ,
Rồi ra lợi dụng ấm no thân mình.
Thân mình, sung túc, an ninh,
Rồi ra nhân đức thi hành, sùng tôn.
Băng chừng, từ đó tiến lên,
Là vào tới cõi siêu nhiên, Thánh Thần.
Thần minh, khế hợp với tâm,
Hóa cơ đã tỏ, siêu nhân đã đành.»
1- Đức Khổng đã áp dụng nguyên lý duy nhất ấy vào công cuộc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
2- Sau khi đã định được căn bản của vũ trụ quần sinh là Trời, là Thái Cực, mà Trời thì:
- Bất biến
- Hằng cửu
- Siêu vi
- Vừa lồng trong nhân quần, vạn vật, vừa siêu xuất nhân quần, vạn vật.
- Vừa là căn cơ, vừa là cùng đích nhân loại
- Hoàn thiện tuyệt đối.
Đức Khổng liền định được đạo làm người là «trở nên hoàn thiện»; và làm chính trị là làm cho con người trở nên hoàn thiện. Chung qui, tu thân, chính nhân, bình thiên hạ đều cốt tại chữ Thành (Hoàn Thiện).
Vì thế mà Trung Dung viết:
«Hoàn toàn là đạo của Trời,
Trở nên hoàn thiện đạo người xưa nay.»
(Trung Dung XX)
Trung Dung còn viết:
«Đạo thiên hạ có năm hình thức,
Nương ba chồi thịnh đức sum sê.
Quân thần, phụ tử, phu thê,
Anh em cốt nhục, bạn bè tất giao.
Ấy năm đạo tối cao thiên hạ,
Trí, dũng, nhân đức cả ba chồi.
Năm cành ba cỗi tốt tươi,
“Tinh thành” do một gốc trời trổ sinh.»
(Trung Dung XX)
«Thành vốn dĩ tự mình hoàn thiện,
Đạo thời thường tự khiển tự do.
Thành là cùng đích duyên do,
Duyên do cùng đích khắp cho muôn loài.
Bỏ lẽ ấy khôn bài có vật,
Nên hiền nhân quý nhất chữ thành.
Hoàn thành không những riêng mình,
Rồi ra hoàn thiện quần sinh muôn loài.
Hoàn thành mình, là người nhân đức,
Tác thành vật, là bậc thông minh.
Thiên nhiên tự tính uy linh,
Trong ngoài hai mặt, một mình quán thâu.
Nên quân tử biết câu sau trước,
Xếp thời giờ tổ chức cho hay.»
(Trung Dung XXV)
*******************
Về phương diện chính trị, tất nhiên cũng phải liệu lý từ trong ra ngoài.
Căn cơ có tỏ, thì tâm mới định; thần có linh thì tâm mới thiện; tâm có thiện thì thân mới an; thân có an thì gia đình mới tốt; gia đình có tốt thì quốc gia mới thịnh; quốc gia có thịnh thì thiên hạ mới mong bình.
Thế mới hay, có thấu đáo căn cơ cốt cách của mình thì thân mới tu, gia mới tề, quốc mới trị, thiên hạ mới bình. Cái gốc có vững, thì cái ngọn mới không xiêu.
Ngày nay thế giới trở nên điên đảo, suy vi, loạn lạc, chính là vì người ta đã trở nên vong bản, đã quên mất gốc, hoặc không biết rằng cái gốc hoàn thiện đã ở ngay trong tâm cơ con người.
Thành thử người ta cầu mong hòa bình mà chỉ thấy loạn lạc; người ta hứa hẹn an lạc mà chỉ thấy toàn gian khổ, điêu linh.
Tất cả những cái thống khổ, điêu linh, khốn nạn, tất cả những chén phiền não tân toan mà con người đã, đang, và sẽ uống hằng ngày, đều là do đã lạc mất tâm, đã quên mất gốc…
Chúng ta muốn an bình ư ? Hãy bắt chước đức Khổng trở về gốc, trở về nguồn.
Chúng ta muốn có một nền học vấn cao siêu ư ? Hãy bắt chước đức Khổng khảo về gốc, suy về nguồn.
Chúng ta muốn tìm ra giải đồng thân ái, liên kết ta được với chúng dân trong hoàn võ ư ? Chúng ta hãy bắt chước đức Khổng tìm ra gốc, tìm ra nguồn.
Nguồn gốc chúng ta, chúng ta khỏi tìm ở khởi điểm sáu nghìn năm lịch sử. Nguồn gốc vũ trụ, nhân quần, chúng ta khỏi suy khảo cho tới phút lập địa khai thiên. Muốn tìm cho ra chính gốc chính nguồn của chúng ta, chúng ta chỉ việc phạt cho quang hết những lau lách dục vọng hay tạp niệm nội tâm, rồi ra chúng ta sẽ thấy hiện ra một con đường quang, đưa thẳng chúng ta tới nguồn, tới gốc. Đó là một công trình hết sức khó khăn, nhưng cũng hết sức thích thú. Chúng ta phải bắt tay ngay vào công việc, vì thực ra, như lời Mạnh Tử, nay lau lách đã lấp kín tâm hồn chúng ta rồi ! (Kim mao tắc tử chi tâm hỹ. - Mạnh Tử, Tận Tâm chương cú hạ, 21).
CHÚ THÍCH
[1] Mạnh Tử viết: «Quân tử thâm tháo chi dĩ đạo; dục kỳ tự đắc chi dã. Tự đắc chi, tắc cư chi an; cư chi an, tắc tư chi thâm; tắc thủ tả hữu, phùng kỳ nguyên; cố quân tử đắc kỳ tự đắc chi dã. Bác học nhi tường thuyết chi, tương dĩ phản thuyết ước dã. – Mạnh Tử, Ly Lâu chương cú hạ, 14, 15.
[2] Cổ chi minh đại đạo giả, tiên minh thiên, nhi đạo đức thứ chi; đạo đức dĩ minh, nhi nhân nghĩa thứ chi. (Nam Hoa Kinh, chương 13, Thiên Đạo, mục C. – Les Pères du Système Taoiste, trang 313.)
[3] Vật hữu bản mạt, sự hữu thủy chung. Tri sở tiên hậu, tắc cận Đạo hỹ. (Đại Học).
[4] Kỳ bản loạn nhi mạt trị giả, phủ hỹ. (Đại Học).
[5] Căn bản do lai Thái Cực tầm. (Đại Đỗng Chân Kinh, trang 4b.)
[6] Phù hư tĩnh, điềm đạm, tịch mạc, vô vi giả, vạn vật chi bản dã. Minh thử dĩ nam hướng. Nghiêu chi vi quân dã, dĩ bắc diện Thuấn chi vi thần dã. Dĩ thử xử thượng, d8e61 vương, thiên tử chi đức dã. Dĩ thử xử hạ, huyền thánh, tố vương chi đạo dã… (Nam Hoa Kinh, Thiên Đạo, XIII, A.)
[7] Phù Thiên giả, nhân chi thủy dã; phụ mẫu giả, nhân chi bản dã. Nhân cùng tắc phản bản, cố lao khổ quyện cực, vị thường bất hô thiên dã; tật thống, thảm đát, vị thường bất hô phụ mẫu dã. – (Livre 84 des Mémoires de Seu ma Ts’ien; Annales de la Chine, traduction Couvreur, p. 110). Đó cũng là quan niệm của Khuất Nguyên. Khuất Nguyên viết: «Nhân cùng tắc phản bản, cố lao khổ quyện cực, vị thường bất hô thiên dã.» (Cf. Annales de la Chine, traduction Couvreur, p. 110).
[8] Dans un article publié il y a quelques années par Clémence Ramnoux dans Psychanalyse, cette équivalence entre archaïque et primitif apparaissait déjà nettement et cela grâce à la meditation de la notion de subsconscient: l’archaïsme y est considéré comme une structure permanente de l’esprit humain, plus accentuée dans sociétés dites primitives et qui tiendrait à l’influence exercée par le système préconscient. L’archaïque ne serait pas seulement ce qui est avant nous, mais aussi ce qui est au fond de nous et que nous avons oublié. «A notre époque, déclare Clémence Ramnoux, où l’homme d’Occident tente de surmonter le vide intérieur d’un rationalisme trop abstrait, de sortir de son isolement pour renouer avec les grandes forces naturelles, les premiers penseurs de la Grèce ne peuvent manquer d’exercer sur nous charme et fascination, parce qu’ils sont justement les témoins de ces couches oubliées que nous nous efforçons vainement de retrouver.» (p. 195) (Cf. Critique Mars 1961, No 166, p. 251).
[9] Nous sommes dans un univers où les routes de la mystique, de la théologie, de l’éthique, de la politique, de la science, de la logique, n’ont point encore divergé. La pensée rationnelle ne s’est pas pleinement séparée de la pensée magique. L’analyse du moi est encore utilisée comme instrument pour nous faire pénétrer dans l’essence de la chose. (Ib. p. 253).
[10] L’Homme se sente directement branché sur le mystère profond de l’Être (unmittelbare Seinbeziehung: was ist religio anderes als dies?) (Critique Mars 1961, No 166, p. 218).
[11] Xem Kinh Thi, Chưng Dân: Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc. Dân chi bỉnh di, hiếu thị ý đức.
[12] Le Mahagourou vint au milieu de son peuple comme Tehouti ou Thoth, appelé plus tard Hermès par le Grecs. Il enseigna la grande doctrine de la «Lumière Intérieure». Il leur parla de «la Lumière qui éclaire tout homme venant au monde»… «Cette Lumière, dissait– il, c’est l’homme vrai… La Lumière est cachée partout; elle est dans toute roche et dans toute pierre. La Lumière est la vie des hommes… Pour chaque homme… cette Lumière est plus proche que toute autre chose: elle est au fond de son coeur. Pour chaque homme, la Réalité est plus proche que toute cérémonie car il lui suffit de se tourner au dedans, et alors il verra la Lumière … Quand l’homme sait, alors il franchit le stade des cérémonies, il va à Osiris, il va à la Lumière, la Lumière qui est Amoun– Ra, de qui tout est venu, à qui tout retournera.» (A. E. Powell, Le système solaire, p. 351).
[13] Xem Mạnh Tử, Tận Tâm chương cú hạ, tiết 37; LN, VII, 19; LN, IV, 21.
[14] L’homme moderne est en général triste, malheureux, mécontent. Faute de connaitre des fins plus élevées, il consacre toutes ses énergies à l’acquisition de richesses et à la quête de satisfactions sexuelles et sensuelles. (Cf. Originalité des Cultures, p. 153 nơi bài Aspects de la Culture indienne của B. L. Atreya.)
[15] Mat. 16, 26.
[16] While gaining the whole world, Western man has been losing his own soul. (Cf. Life Feb. 2. 1970, p. 21)
[17] Hữu phóng tâm nhi bất tri cầu. Học vấn chi đạo vô tha: cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hĩ. – Mạnh Tử Cáo Tử chương cú thượng, 2.
--------------
**************
Chương 11
Đức Khổng, con người biết thuận theo
các định luật của trời đất
Con người muốn sống hạnh phúc, sung sướng, không thể nào sống bừa phứa được mà phải biết tuân theo những qui luật, những định tắc mà thiên nhiên đã phú bẩm cho mình.
Con người sống trong thiên nhiên phải biết sống thuận theo thời tiết, mới có thể sống khỏe mạnh, sung sướng.
Con người sống trong xã hội, cũng cần phải biết sống với người, cần phải chấp nhận những định tắc, những tiêu chuẩn, những đường lối, những khuôn khổ mà tiền nhân, đại chúng, phong tục, tập quán đã chấp nhận là hay, là phải, mới tránh được lỗi lầm, mới mong tạo được niềm hòa khí và sự thái thịnh chung.
Con người sống không phải để sống suông, mà chính là để tiến hóa, mà chính là để trở nên hoàn hảo ngày một hơn mãi.
Tóm lại, con người sinh ra, muốn cho có một cuộc sống hẳn hoi, mạnh giỏi, có ý nghĩa, về phương diện cá nhân, cũng như về phương diện xã hội, cần phải biết thuận theo những định luật thiên nhiên, những định luật sinh lý, tâm lý, xã hội.
Tuy nhiên, con người ngày xưa và con người ngày nay cũng đã khác nhau. Người xưa sống chất phác hơn, sống dựa vào những định luật tự nhiên, những tiêu chuẩn nội tại hơn, mà ta gọi chung là Lễ.
Con người ngày nay sống dựa vào những định luật, những qui ước nhân tạo, những tiêu chuẩn ngoại tại hơn, mà chúng ta gọi chung là Luật.
Đức Khổng là một trong những vị thánh nhân đã cố gắng tìm cho ra những định tắc, những qui luật thiên nhiên chi phối con người, cũng như những lễ phép mà người xưa đã suy diễn ra từ những qui luật thiên nhiên ấy. Ngài san định bộ kinh Lễ với mục đích qui định lại hành vi, cử chỉ, bổn phận của con người sống trong xã hội, từ tấm bé cho đến khi nhắm mắt tắt hơi.
Trong chương này, ta lần lượt khảo sát:
1- Đức Khổng quan niệm thế nào về Lễ.
2- Đức Khổng sống thuận theo những định luật thiên nhiên ra sao?
3- Đại cương về ba bộ kinh Lễ (Chu Lễ, Lễ Nghi, Lễ Ký).
Nhưng trước khi đi sâu vào vấn đề, ta hãy mượn những ý kiến của Alexis Carrel về sinh lý, về nhân luân, để hướng dẫn chúng ta trong công trình suy khảo về lễ. (Xem quyển Réflexions sur la conduite de la vie của Alexis Carrel).
Alexis Carrel cho rằng:
Có ba định luật chính chi phối đời sống con người:
1- Định luật bảo vệ sinh mạng (Loi de la conservation de la vie).
2- Định luật sinh sản, truyền dòng (Loi de la propagation de la race).
3- Định luật tiến hóa tinh thần. (Loi de l’évolution de l’esprit).
Các triết gia và các bác học thuộc phái tiến hoá cũng chủ trương: con người cũng như vạn vật phải thích ứng với hoàn cảnh để sinh tồn, phải cố gắng, phải đấu tranh để tiến hóa.
Nói nôm na, thời thiên nhiên muốn ta phải thích ứng với hoàn cảnh để mà sống, lại phải biết lợi dụng hoàn cảnh để mà sống cho vui, cho mạnh. Mỗi người lại còn có nhiệm vụ truyền dòng giống. Nhưng con người sinh ra chính là có nhiệm vụ tiến hóa, để tiến tới chân, thiện, mỹ.
Suy ra, ta sẽ có những tiêu chuẩn, những định tắc sau đây để hướng dẫn hành vi, sinh hoạt của ta.
1- Phải biết vệ sinh, phải biết hiếu sinh.
2- Phải lo cho có một dòng dõi hoàn hảo, lành mạnh.
3- Phải lo gia tăng sinh lực, trau giồi tình cảm, mở mang trí tuệ, nâng cao phẩm giá, nhân cách con người, vươn mãi lên theo hướng chân, thiện, mỹ.
Vậy «cái hay» là cái gì làm cho đời sống ta thêm mạnh, thêm sung sướng, thêm trật tự, thêm an lạc, thêm hòa hợp, thêm văn minh, tiến bộ.
«Cái dở» là cái gì làm cho đời sống cá nhân, gia đình, quốc gia, xã hội trở nên rối loạn, bệnh hoạn, vô nghĩa, vô lý.
Nói cách khác, cái gì làm cho ta sống xứng đáng với danh nghĩa con người, cái gì nâng cao giá trị con người, nâng cao phẩm cách con người, khiến cho con người tiến về phía tinh thần, trở nên thanh cao là hay.
Cái gì làm cho con người trở nên cục cằn, ti tiện, gian manh, tàn ác, trở nên thoái hóa giống như muông thú là dở.
*******************
A. ĐỨC KHỔNG QUAN NIỆM THẾ NÀO VỀ LỄ?
Những tư tưởng ấy chính là phản ảnh của đức Khổng và Nho giáo về Lễ.
Lễ là một danh từ rất bao quát, hàm súc rất nhiều ý nghĩa.
1- Lễ trước hết chính là một danh từ chung, bao quát hết mọi định luật tự nhiên chi phối vạn vật quần sinh. (Ensemble des lois naturelles).
2- Lễ là nghi lễ, là tất cả bổn phận con người đối với trời đất, với tổ tiên. (Cérémonies, rites religieux, rituel, cérémonial).
3- Lễ là tất cả các qui luật chi phối sinh hoạt tâm thần con người (Lois morales).
4- Lễ là tất cả các cách tổ chức chính trị, xã hội (organisation politique et sociale).
5- Lễ là những cách cư xử, tiếp nhân, đối vật thanh lịch, khéo léo (bonnes manières, convenances, décence, bonne conduite, bonne tenue, bienséance, politesse, courtoisie.)
6- Lễ là phong tục, tập quán, hay nói đúng hơn là tất cả những gì gọi là thuần phong mỹ tục. (Usages et coutumes, tradition). [1]
Mục đích của Lễ là:
- Nuôi dưỡng những tính tốt.
- Ngăn chặn những tính xấu.
- Điều hòa đời sống tình cảm, tâm tình.
- Xác định tôn ti, thiện ác, thị phi.
- Đem lại sự hòa hợp, ngăn chặn sự chia rẽ, loạn lạc.
- Đào luyện cho con người ngày một thêm thanh lịch, thêm nhân cách.
Nói cách khác, muốn sống một cuộc sống cá nhân, gia đình, quốc gia, xã hội hạnh phúc, đầm ấm, hòa hợp, ý nghĩa, cần phải biết rõ những định luật thiên nhiên chi phối vạn vật, chi phối sinh hoạt cá nhân và đoàn thể.
Tìm ra những định luật thiên nhiên ấy không phải là chuyện dễ. Đức Khổng đã cố gắng nhiều trong phạm vi này.
Chẳng những Ngài đã cố gắng suy tư, để tìm ra các định luật chi phối sinh hoạt cá nhân và đoàn thể, mà lại còn thu thập lấy những lề lối xử sự của người xưa trong việc tề gia, trị quốc, trong việc đối phó với hoàn cảnh, nhất là trong những trường hợp đặc biệt, để làm kim chỉ nam cho người đời sau.
Tất cả những phong tục, lễ nghi của tiền nhân đã được ghi lại trong ba bộ: Chu Lễ, Lễ Nghi, Lễ Ký.
Đức Khổng cho rằng những định luật thiên nhiên chi phối vạn vật đã gắn liền với bản chất vạn vật.
Kinh Thi viết:
«Trời sinh ra khắp muôn dân,
Vật nào phép ấy, định phân rành rành.
Lòng dân chứa sẵn căn lành,
Nên ưa những cái tinh thành tốt tươi.» [2]
Đức Khổng khi đọc ácc câu kinh Thi ấy, có khen rằng: tác giả mấy câu thi ấy hẳn là người biết đạo vậy. (Mạnh Tử, Cáo Tử chương cú thượng, tiết 7)
Cho nên, muốn tìm ra những định luật chi phối vạn vật, trước hết phải quan sát vạn vật. Người gọi thế là «ngửa xem, cúi xét» (Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý) (Dịch, Hệ Từ Thượng, chương IV, tiết 2).
Những định luật thiên nhiên chi phối con người, có thể được nhìn ra bằng trực giác; hoặc suy diễn ra bằng phương pháp loại suy; hoặc bằng cách khảo sát lại lịch sử, quan sát hiện tại, hiện tình; hay suy diễn ra từ những quan niệm của Dịch Kinh. Thế tức là phải hiểu vật, hiểu người, biết nay, biết xưa, khảo sát lại hiến chương của đời trước, tham khảo lại sự thành bại của đời nay. (Bác vật, thông nhân, tri kim, ôn cố, khảo tiên đại chi hiến chương, tham đương thời chi đắc thất. - Lễ Ký chính nghĩa, Tựa, trang 1. Xem Tống bản thậm tam kinh, Lễ Ký.)
Trực giác cho ta thấy con người có hai mặt trong ngoài:
- Tâm ở trong.
- Xác và hoàn cảnh ở ngoài.
Nhưng tâm mới là trọng; xác và hoàn cảnh chỉ có thể đóng vai phụ thuộc. Vậy nên trong công cuộc trị dân, lập lễ, cần phải chú trọng đến Tâm. Lễ Ký viết: «Thánh vương xưa lập lễ nghĩa cốt là để trị nhân tình. Cho nên nhân tình là môi trường của thánh nhân.» (Cố thánh nhân tu nghĩa chi bính, lễ chi tự, dĩ trị nhân tình. Cố nhân tình giả, thánh vương chi điền dã. - Lễ Ký I, Lễ Vận, 7).
Luận Ngữ viết: «Làm người trước phải trung tín, rồi sau mới giữ Lễ, cũng y như muốn vẽ một bức họa đủ màu đẹp đẽ, trước hết phải cần có cái nền trắng tốt.» (LN, III, 8).
Phương pháp loại suy cho ta thấy rằng tâm hồn con người cũng như miếng ngà, miếng ngọc. Ngọc ngà có trau chuốt mới trở nên thanh quý; con người cũng vậy, có trau chuốt điêu luyện, mới trở nên thanh cao, khả ái.
Kinh Thi viết:
«Kìa xem bên khuỷu sông Kỳ,
Tre non mới mọc xanh rì vườn ai,
Người sao văn vẻ hỡi người,
Dường như cắt đánh rũa mài bấy nay,
Lẫm liệt thay, rực rỡ thay,
Hỡi người quân tử biết ngày nào quên.»
(Kinh Thi, Tản Đà, tr. 168)
Đọc 64 quẻ Dịch, ta thấy trong phần Đại Tượng của mỗi quẻ, đều dùng phương pháp loại suy để nhìn cảnh vật mà suy ra đường lối ở ăn.
Ví dụ thấy Trời vận hành không hề ngơi nghỉ, người quân tử liền suy ra rằng sống trên đời cần phải bắt chước Trời, cố gắng không ngừng để tiến đức, tu nghiệp. (Xem Dịch, Kiền quái, Tượng.)
Ngoài ra cũng còn có thể dùng quan niệm Dịch mà suy ra đường lối ở ăn, tiếp nhân, xử kỷ. Đây là một ví dụ:
«Nguyên khí khi đã phân chia, thời khí khinh thanh là trời ở trên, phần trọng trọc là đất ở dưới. Người lập ra Lễ nhân đó mà suy ra giai cấp, tôn ti… Khi trời đất đã phân thành hai hình thái khác nhau, thời thiên khí vận chuyển thành Dương, địa khí vận chuyển thành Âm; người chế Lễ quí phía Tả vì bắt chước Dương, quí phía Hữu để bắt chước Âm, lại tùy theo bốn mùa để thi hành thưởng phạt; mùa Dương thời thưởng; mùa Âm thời phạt… Dương khí biến thành Xuân, Hạ; Âm khí biến thành Thu, Đông… Bốn mùa biến hóa để sinh thành vạn vật. Đó đều là công trình của quỉ thần.» [3]
Chính vì thế mà Lễ Ký đã nói: «Lễ vốn xuất phát từ Đại Nhất, phân ra nên thành trời đất, chuyển vần nên thành Dương Âm, biến hóa nên thành bốn mùa, phân liệt nên thành quỉ thần.» [4]
Chính nhờ những sự học hỏi suy tư này mà đức Khổng đã tìm ra được những nguyên lý, những định luật cơ bản chi phối sinh hoạt con người.
Ví dụ:
- Định luật tôn ti, trật tự, trong trời đất và trong xã hội
- Định luật «hiệt củ», suy bụng ta ra bụng người.
- Định luật tâm vật hỗ tương ảnh hưởng.
Về định luật tôn ti, Hạ Dương nói: «Vạn vật đều có quí tiện, cao hạ, đại tiểu, tôn ti, văn chất khác nhau. Thánh nhân chế phép tắc để mọi loài, quí, tiện, cao, hạ, sống xứng với tính cách của mình.» [5]
Về định luật «hiệt củ», Đại Học và Luận Ngữ nhiều lần đã đề cập tới.
Định luật ấy chẳng qua là suy bụng ta ra bụng người. Mình thích gì hãy làm cho người; mình không muốn gì, đừng làm cho người. [6]
Về định luật tâm vật hỗ tương ảnh hưởng, ta thấy Đại Học và Khổng Tử Gia Ngữ đã đề cập tới cả hai phương diện ngược xuôi.
Đại Học bàn về Tâm ảnh hưởng đến Vật:
«Giàu thời nhà cửa khang trang
Đức thời thân thể khang an, rạng ngời.
Lòng mà khinh khoát, thảnh thơi,
Rồi ra sẽ thấy hình hài tốt tươi.» [7]
Khổng Tử Gia Ngữ bàn ảnh hưởng của vật, của hoàn cảnh đến tâm tình:
Môt hôm Ai Công nước Lỗ hỏi Khổng Tử: «Giải mũ và áo chương phủ có ích cho đạo nhân không?»
Khổng Tử nghiêm sắc mặt mà thưa:
«Sao vua lại nghĩ thế? Người mặc áo sô gai chống gậy, chí không để đến sự vui, không phải là tại không nghe thấy, vì y phục khiến như thế; người mặc cái phủ, cái phất, áo cổn, mũ miện, dáng điệu không nhờn, không phải là nguyên tính vốn trang nghiêm, vì y phục khiến như thế; người đội mũ trụ, mặc áo giáp, cầm cây giáo, không có cái khí nhút nhát, không phải là thân thể vốn mạnh bạo, vì y phục khiến như thế.»
(Xem Trần Trọng Kim, Nho giáo I, trang 149. - Khổng Tử Gia Ngữ, Hiếu Sinh X).
Sự khảo sát ở trên đây đã cho ta thấy quan niệm của đức Khổng về luân lý, về nhân luân, nhân đạo, về Lễ. Những nguyên tắc, những định lý của Ngài đã tìm ra hoặc đã dựa theo, đều là những tiêu chuẩn phổ quát và vĩnh cửu. Ta tóm lại:
- Con người phải biết thích ứng với hoàn cảnh.
- Con người phải biết tùy thời xử thế.
- Phải coi người như mình. Phải biết suy bụng ta ra bụng người.
- Phải cố gắng luôn luôn để tiến tới hoàn thiện.
- Trong xã hội phải có tôn ti, trật tự; phải có kẻ trên người dưới; phải có sự đoàn kết, tương thân, tương ái, thì mới có thể đạt được tới an bình, thái thịnh được …
B. ĐỨC KHỔNG SỐNG THUẬN THEO NHỮNG ĐỊNH LUẬT THIÊN NHIÊN RA SAO?
Khảo sát đời sống thường nhật của đức Khổng, ta thấy Ngài không cầu kỳ, không lập dị, mà chỉ sống theo đúng định luật thiên nhiên.
- Đức Khổng rất thận trọng trong việc ăn uống, rất quí trọng và rất giữ gìn sức khỏe.
Luận Ngữ viết: «Đức Khổng thích ăn cơm gạo giã trắng tinh. Ngài ưa ăn gỏi thái nhỏ. Cơm hẩm và thiu, cá ươn, thịt bở nát, thì Ngài chẳng ăn. Đồ nấu chẳng vừa thì Ngài chẳng ăn. Khi ăn thì cần có đồ để chấm…» (LN, X, 8)
Khi Ngài đau, ông Quí Khang Tử, đại phu nước Lỗ, sai người đưa thuốc tới tặng Ngài. Đức Khổng vái và lãnh thuốc, rồi nói với sứ giả rằng: «Khâu này chưa rõ tính thuốc thế nào nên chẳng dám nếm lấy.» (LN, X, 11)
- Ngài hiểu rằng con người cần phải tiến tới hoàn thiện, hoàn mỹ. (TD XX: Thành giả, thiên chi đạo dã; thành chi giả, nhân chi đạo dã.) Cho nên con người sinh ra đời cần phải hiểu định mệnh mình là tiến tới hoàn mỹ; chẳng vậy, chẳng phải là người quân tử (LN, XX, 3).
- Ngài hiểu rằng con người sinh ra ở đời cần phải biết những định luật chi phối sinh hoạt con người (Không biết Lễ không thể lập thân, lập mệnh. - LN, XVI, 13); cần phải cố gắng không ngừng để tiến tới hoàn thiện, tiến tới chân, thiện, mỹ (Quân tử thành chi vi quí. - TD XXV. - Duy thiên hạ chí thành vi năng tận kỷ chi tính. TD XXV). Vì vậy, chủ trương của Ngài là đổi mới hằng ngày (Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân. ĐH II), cố gắng mãi mãi (ĐH II), cố gắng mãi mãi (LN, VIII, 8; IX, 18); để tiến tới hoàn thiện (LN, XIV, 24; ĐH I; TD XXVII).
Muốn được vậy, cần phải cố gắng không ngừng (Dịch, Kiền quái, Tượng truyện), suy tư mãi mãi (LN, XV, 30), và cần phải có một đời sống nội tâm bình tĩnh, trật tự, mạnh mẽ, và phải biết hướng thượng (xem LN XIV, 17, 18, 24, 30, 32).
Trong công cuộc giao tiếp thường nhật, đức Khổng áp dụng mấy tôn chỉ:
1- Thành
2- Kính
3- Ái.
- Ngài rất thành khẩn. Ngài nói: «Các trò ngỡ rằng ta có điều giấu giếm với các trò sao? Không, ta chẳng có giấu giếm điều gì hết. Ta chẳng có làm điều gì mà chẳng cho các trò hay. Khâu này là vậy đó.» (LN, VII, 23)
- Đối với mọi người, nhất là đối với kẻ già cả, người có chức tước, hay những người gặp tang chế, Ngài rất trọng kính.
Khi dự tiệc rượu với người làng, Ngài chờ mấy ông lão chống gậy ra trước, rồi Ngài mới ra sau. (LN, X, 9).
Khi thấy người mặc đồ tang, dẫu quen biết, Ngài cũng đổi sắc diện. Thấy người đội mũ, mặc áo nhà quan cùng người đui mù, Ngài cũng đối đãi có lễ mạo… Ngồi trên xe thấy người mặc đồ tang, Ngài liền nắm lấy thức xe, cúi đầu chào; và khi thấy người công chức mang sổ kê khai dân số, thì Ngài cũng vịn lấy cái thức xe, mà cúi đầu chào. (LN, X, 15).
Ngài thương yêu mọi người. Chủ trương của Ngài là «Phiếm ái chúng nhi thân nhân» (Thương yêu mọi người nhưng thân cận với người nhân đức. - LN, I, 6).
Tàu ngựa của Ngài cháy. Ngài ở triều về, hỏi rằng: «Có ai bị hại không ?» Ngài chỉ hỏi thăm người, chứ chẳng hỏi thăm ngựa (LN, X, 12).
Khi bằng hữu Ngài có người thác mà chẳng có ai là thân thuộc để đưa người thác này về thì Ngài nói rằng: «Để ta lo liệu việc chôn cất cho.» (LN, X, 14).
Về cách tổ chức đời sống xã hội, Ngài áp dụng hai định luật chính yếu:
- Định luật «hiệt củ»: suy ta ra người (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân).
- Định luật «ảnh hưởng dây chuyền» thực ra đã được áp dụng từ thời vua Nghiêu. [8]
Mình mà hay, rồi ra người cũng hay theo. Đó chính là ý nghĩa câu «Tu kỷ dĩ an nhân; tu kỷ dĩ an bách tính» (LN, XIV, 45). Đó chính là đề tài chính yếu của Đại Học, vì Đại Học chủ trương «Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.» (Đại Học I)
Đại Học còn viết: «Nếu trong một nhà mà mọi người đều nhân hậu, lần ra cả nước đều nhân hậu. Nếu trong một nhà mà mọi người đều lễ nhượng, lần ra cả nước đều lễ nhượng. Một người mà tham lam, trái ngược, lần ra cả nước đều rối loạn. Cái cơ là như vậy đó. Bởi đó, người xưa có truyền lại rằng: «Một lời mà làm hại cả công việc, một người là làm yên cả đất nước.» (Đại Học IX)
Cho nên người trên cần phải chính trực: «Nếu đại phu ở trên mà chính, thì còn ai dám bất chính.» (LN, XII, 16). Người trên như gió, người dưới như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp theo chiều. (LN, XII, 18).
Về những nguyên tắc làm căn bản cho công cuộc tổ chức một xã hội trật tự, an ninh, ta thấy rằng đức Khổng qui định xã hội thành ba phần khác nhau:
I. Thành phần thiêng liêng vô hình
Đó chính là Thượng Đế, thần minh, và tiên tổ.
Thành phần vô hình và thiêng liêng này chính là thành phần gốc gác, căn cơ, mà con người không thể nào quên lãng được.
Vì thế mới có lễ Giao, lễ Xã, lễ Thường, lễ Đế (TD XIX) và Xuân Thu nhị kỳ có lệ tế lễ nơi tông miếu (TD XIX)
II. Thành phần xã hội hữu hình
- Quân, thần; phụ, tử; phu, phụ; huynh, đệ; trưởng, ấu.
Mỗi thứ hạng có một bổn phận khác nhau:
- Quân nhân (vua phải nhân)
- Thần trung (thần phải trung)
- Phụ từ (cha phải khoan từ)
- Tử hiếu (con phải hiếu)
- Huynh lương (anh phải tốt lành)
- Đệ đễ (em phải kính thuận)
- Phu nghĩa (chồng phải chính đính)
- Phụ thính (vợ phải nghe lời)
- Trưởng huệ (người lớn phải thi ân)
- Ấu thuận (người nhỏ phải vâng phục).
Đó là Thập Nghĩa (Lễ Ký, Lễ Vận, chương VIII, tiết II, mục 19).
Nếu ai cũng ăn ở cho đúng phương vị, đúng bổn phận mình, thì thân tu, quốc trị, thiên hạ bình (LN, XII, 11).
Ngoài ra, con người ai cũng có thất tình (hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục). Cần phải lo điều hòa tiết chế thất tình ấy (Lễ Ký, Lễ Vận, chương VII, tiết 2, mục 19)
III. Thành phần hoàn cảnh vật chất
Hoàn cảnh vật chất gồm có trời đất, nhị khí Âm Dương, nóng lạnh, sáng tối, thời tiết; có tinh, thần, nhật, nguyệt; có thảo mộc sơn xuyên; ngũ vị (toan, khổ, tân, hàm, cam); ngũ âm (cung, thương, giốc, chủy, vũ); ngũ sắc (thanh, xích, hoàng, bạch, hắc).
Cho nên, con người phải dựa vào Âm Dương, thời tiết nóng lạnh, vào bốn mùa mà tổ chức công việc, nhất là tổ chức công việc đồng áng, tằm tơ. Phải biết tận dụng ngũ vị, ngũ sắc, ngũ âm mà tài bồi cho đời mình càng ngày càng thêm đậm đà, ý vị, đẹp tươi. Lễ Ký đã quảng luận vấn đề này rất dài dòng nơi thiên Lễ Vận.
C. ĐẠI CƯƠNG VỀ BA BỘ KINH LỄ
Lễ Ký nơi thiên Lễ Vận, bình luận về Lễ như sau:
Lễ phát xuất tự Trời, đem áp dụng ở dưới đất, lồng vào trong mọi công việc, biến hóa theo thời gian, thích ứng với phương tiện và nghề nghiệp từng người; ở nơi lòng người nó điều hòa và làm phát triển được mọi tính tình. Trong hành vi nó bao quát mọi công việc, mậu dịch, lao tác, ngôn ngữ, ẩm thực, quan, hôn, táng, tế, xạ, ngự, triều, sính.
Lễ qui định cái gì hay, cái gì phải. Đối với con người nó rất là cần thiết.
Nó giúp con người hiểu thế nào là nhân đức thật sự, là hòa hợp thật sự. Nó làm cho cơ nhục con người gắn bó với nhau, làm cho cốt tiết con người liên kết với nhau. Nó giúp con người nuôi kẻ sống, chôn kẻ chết, thờ quỉ thần, đạt thiên đạo, thuận nhân tình. Cho nên thánh nhân cho rằng con người cần phải biết Lễ.
Chop nên quốc phá, gia vong, trước hết là vì con người đã quên lễ nghĩa, quên bổn phận.
Thánh vương xưa lập ra qui tắc, lễ nghĩa là để trị nhân tình.
Nhân tình như ruộng đất, mà lễ phép như cày bừa; giảng điều hay như gieo hạt; dạy dỗ, giáo hóa là như làm cỏ; lấy nhân ái (đạo đức) để dạy dân; lấy âm nhạc để an dân…
Mục đích là đi đến chỗ đại hòa, đại thuận… (Lễ Ký, Lễ Vận, chương VII, tiết 4, mục 5, 6, 7, …)
Tóm lại, nhờ Lễ ta có thể:
- Phân biệt được kẻ hay người dở
- Xây dựng được tương lai.
- Đề phòng được loạn ly chia rẽ.
- Gây được niềm hòa khí.
Những nghi lễ, phong tục sau này được lập ra và được lưu hành trong dân gian đều gói ghém một bài học nhân luân, và có một mục đích giáo hóa, tự nhiên, và trang trọng.
Mạnh Tử viết:
Trong Kinh Lễ có dạy rằng: «Khi một người con trai trưởng thành, tức là được hai mươi tuổi, thì thọ lễ đội mão. Người cha bèn dạy cho biết những phận sự của kẻ trượng phu… Kẻ trượng phu ở trong đức Nhân, là chỗ rộng rãi nhất trong thiên hạ. Lúc đắc chí ra làm quan, thì chung sức cùng dân mà thi hành những đức Nhân, Lễ, Nghĩa. Khi chẳng đắc chí, thì ẩn dật mà tu thân hành đạo. Nếu được giàu có sang trọng thì chẳng hoang dâm, phóng túng. Gặp cơn nghèo khó ti tiện, thì chẳng đổi dời tiết tháo. Cho nên oai thế và võ lực chẳng làm cong vạy được chí khí của mình…» (Xem Mạnh Tử, Đằng Văn Công chương cú hạ, tiết 2. Bản dịch Đoàn Trung Còn, tr. 185).
Khi một cô gái đúng tuổi được xuất giá, người mẹ dạy con phận sự của kẻ làm vợ: «Khi con về nhà chồng tức là nhà của con, thì nên kính nhường, giữ mình cho vén khéo, đừng có trái ý chồng. Nên đem nết thuận tòng làm phép chính, đó là đạo làm vợ.» (Mạnh Tử, Đằng Văn Công chương cú hạ, tiết 2).
Đức Khổng chỉ có công san định lại Kinh Lễ, vì Kinh Lễ phần lớn đã do Chu Công soạn ra (Xem Lễ Ký, Minh Đường vị, chương XII, tiết 6), nhưng Ngài có công gầy dựng và phục hưng tinh thần trọng Lễ, trọng các định luật tự nhiên. Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta còn được ba bộ Kinh Lễ.
Ba bộ Kinh Lễ là: Chu Lễ, Nghi Lễ, Lễ Ký.
CHU LỄ
Chu Lễ (Chu Quan) do Chu Công soạn ra trong khi nhiếp chính. Chu Lễ bàn về cách tổ chức hành chánh, chính trị, xã hội đời Chu.
Thời Hán, Lý Thị tìm ra bộ này, đem dâng cho Hiến Vương, xứ Hà Gian, một người thích sưu tầm sách. Hiến Vương đem nó dâng cho Vũ Đế (140 trước TL - 86). Vũ Đế cất vào kho. Mãi đến đời Thành Đế (32-6), Lưu Hâm mới ghi nó vào sổ bộ của Hán Thư tam thập nghệ văn chí.
NGHI LỄ
Nghi Lễ (hay Sĩ lễ, hay Lễ Kinh, hay Kinh) qui định thể thức, lễ nghi về quan, hôn, tang, tế.
Thời Hán sơ, bộ Nghi Lễ xuất hiện.
Trước tiên có một học giả người nước Lỗ, tên là Cao Đường, nhớ thuộc lòng được 17 chương.
Đến thời Vũ Đế, nhân phá bức tường nhà đức Khổng đã tìm ra được 56 chương bộ Nghi lễ.
Trong bộ Hán Thư nghệ văn chí của Lưu Hâm, ta thấy Nghi Lễ gồm 56 chương, viết bằng cổ tự, và 17 chương viết bằng kim văn. Chu Hi cho rằng đó chính là bộ Nghi Lễ lưu hành ngày nay.
LỄ KÝ
Lễ Ký là ký sự của môn đệ đức Khổng về lễ nghi phong tục. Nội dung có thể cổ hơn hai quyển trên, nhưng lại xuất hiện sau hơn, vì tới thế kỷ 2 sau TL mới hoàn thành.
Cuối đời Vũ Đế, Lỗ Cung Vương phá tường vách nhà đức Khổng đã tìm thấy một số sách cổ, như Thượng Thư, Lễ Ký, Luận Ngữ, Hiếu Kinh, v.v… Lễ Ký tìm được lúc ấy gồm 131 chương.
Sau này Hiến Vương sưu tầm được 131 chương ấy. Thời Hiến Vương (xứ Hà Gian) không ai khảo cứu bộ sách này. Mãi đến đời Lưu Hướng, con Lưu Hâm, mới kiểm điểm lại kinh tịch và rút Lễ Ký còn lại 130 chương.
Sau Lưu Hướng (80-9 sau TL) lại tăng bổ thêm vào 130 chương bộ Lễ Ký nguyên thủy, những thiên sau đây:
- Minh Đường Âm Dương Ký, 33 thiên
- Khổng Tử Tam Triều Ký, 7 thiên
- Vương thị, Sử thị Ký, 21 thiên
- Nhạc Ký, 23 thiên
Thành thử bộ Lễ Ký của Lưu Hướng gồm những 240 thiên.
Đến sau, Đới Đức thu lại còn 85 thiên (gọi là Đại Đới Ký).
Đới Thánh rút lại còn 46 thiên (gọi là Tiểu Đới Ký).
Cuối đời Hán, Mã Dung (79- 160) đem 3 thiên (Nguyết lệnh, Minh Đường Vị, Nhạc Ký) thêm vào 46 chương Lễ Ký của Đới Thánh, thành thử bộ Lễ Ký của Mã Dung gồm 49 thiên.
Bộ Lễ Ký của Mã Dung sau này được đệ tử là Trịnh Huyền (Trịnh Khang Thành, 127- 200) chú giải.
Nay ta thấy trong «Tống bản thập tam kinh», Lễ Ký chỉ có 46 chương. Lễ Ký do Couvreur dịch, cũng theo «Tống bản thập tam kinh» gồm 46 chương. (Những tài liệu về Tam Lễ đều rút trong bộ Lễ Ký của Couvreur, nơi phần nhập đề.)
****
Ngày nay, những lễ nghi, tập tục xưa đã tiếp theo nhau đi vào dĩ vãng, nhưng bài học của đức Khổng về Lễ vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Thời nào cũng như thời nào, con người sinh ra ở đời, không thể tự do muốn làm gì thì làm, mà phải tuân theo các định luật thiên nhiên, các định luật sinh lý, tâm lý, nhân sinh, các định luật giao tế, xã hội. Tuân theo các định luật thiên nhiên, chúng ta mới có thể tạo cho mình một đời sống lý sự, đẹp, tươi, vui; tạo cho mọi người một đời sống xã hội an vui hòa hợp. Đó là điều kiện căn bản để tiến tới chân, thiện, mỹ…
CHÚ THÍCH
[1] Xem các định nghĩa về Lễ: 1– Couvreur Liki I, Introduction, p.IX. 2– Nho giáo, Trần Trọng Kim, I, trang 147 và tiếp theo.
[2] Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc; Dân chi bỉnh di, hảo thị ý đức. (Kinh Thi, Chưng Dân).
[3] Hỗn độn nguyên khí ký phân, khinh thanh vi thiên tại thượng, trọng trọc vi địa tại hạ; nhi chế lễ giả pháp chi, dĩ lập tôn ti chi vị dã… Thiên địa nhị hình ký phân, nhi thiên chi khí vận chuyển vi Dương, địa chi khí vận chuyển vi Âm; nhi chế lễ giả, quý tả dĩ tượng Dương, quý hữu dĩ pháp Âm; hựu nhân Dương thời nhi hành thưởng, nhân Âm thời nhi hành phạt dã… Dương khí tắc biến vi Xuân, Hạ; Âm khí tắc biến vi Thu, Đông… Tứ thời biến hóa, sinh thành vạn vật, giai thị quỉ thần chi công. (Khổng Đĩnh Đạt. – Lễ Ký Couvreur, I, trang 527– 528, chú.)
[4] Phù lễ tất bản ư Đại Nhất, phân nhi vi thiên địa, chuyển nhi vi Âm Dương, biến nhi vi tứ thời, liệt nhi vi quỉ thần… (Lễ Ký, Lễ vận, 4).
[5] Vạn vật quí tiện, cao hạ, tiểu đại, văn chất, các hữu kỳ thể… thánh nhân chế pháp thể thử vạn vật, sử cao hạ, quí tiện, các đắc kỳ nghi… Lễ Ký, Tựa.
[6] Xem Đại Học chương X.– Luận Ngữ, XV, 23: Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân.
[7] Phú nhuận ốc, đức nhuận thân, tâm quảng, thể bàn.– Đại Học, VI.
[8] Xem Kinh Thư, Nghiêu Điển, câu 2: Khắc minh tuấn đức dĩ ninh cửu tộc. Cửu tộc ký mục, bình chương bách tính. Bách tính chiêu minh, hiệp hòa vạn bang. Lê dân ư biến thời ung.
----------------
****************
Chương 12
Đức Khổng, con người linh động và uyển chuyển
Đức Khổng là một trong những người đã biết áp dụng Dịch lý vào cuộc đời, cho nên cuộc sống của Ngài hết sức linh động và uyển chuyển.
Khảo sát đời sống Ngài, ta sẽ hiểu cách người xưa áp dụng Dịch lý vào đời sống, vào cách tiếp nhân xử thế; xử kỷ, đối vật; vào cách trị dân.
Trong chương này ta sẽ nghiên cứu xem:
A. Đức Khổng áp dụng Dịch lý vào đời sống Ngài ra sao?
B. Người xưa áp dụng Dịch lý vào phép trị dân ra sao?
C. Dịch Kinh đại khái chủ trương những gì?
A. ĐỨC KHỔNG ÁP DỤNG DỊCH LÝ VÀO CUỘC ĐỜI NGÀI RA SAO?
Dịch lý là các định luật chi phối mọi cuộc biến thiên, chuyển dịch trong hoàn võ và trong nhân sinh, nhân thế.
Con người sinh ra ở đời không thể trần trần một nếp, không thể ù lì bất động, mà phải biến thiên; phải biết khuất, thân, tiến, thoái; phải biết tùy thời xử thế; tùy cảnh ngộ mà xuất xử, hành tàng.
Đằng khác, con người sinh ra không phải để thích ứng (adaptation) suông với hoàn cảnh, mà còn có nhiệm vụ tiến hóa (évolution). Tiến hóa tức là phát triển, thi thố mọi tiềm năng, tiềm lực của mình. Trong tiếng Đức, chữ Entwicklung vừa có nghĩa là tiến hóa, vừa có nghĩa là phát triển (développement).
Các định luật biến động, chuyển dịch là là những định luật chi phối vũ trụ quần sinh.
Đức Khổng một hôm đứng trên bờ sông, đã than thở:
«Vật như sông nước cùng trôi,
Ngày đêm chuyển dịch, chẳng ngơi, chẳng ngừng!»
(Thệ giả như tư phù bất xả trú dạ. - LN, IX, 16; xem them: Khổng Tử thánh tích đồ, trang 60, 61)
Ý Ngài muốn dạy đệ tử rằng: thể theo mạng Trời, mọi vật trong vũ trụ đều biến hóa; dầu ngày, dầu đêm, dầu trong phút chốc, không vật gì ngừng nghỉ một chỗ. Vậy kẻ học đạo nên đắc lý ấy, mà tiến lên trên đường đạo lý; mỗi ngày nên cải hóa lấy mình. (Cf. LN, Đoàn Trung Còn dịch, trang 141, lời bàn của Đoàn Trung Còn).
I. ĐỨC KHỔNG BIẾT THÍCH THỜI, QUYỀN BIẾN
Vì thế nên chủ trương của đức Khổng là uyển chuyển, tùy thời xử thế.
Ngài nói: «Người quân tử ở trên đời không nhất thiết phò cái gì, không nhất thiết chống cái gì; cái gì phải thời theo.» (Quân tử chi ư thiên hạ dã, vô thích dã, vô mịch dã, nghĩa chi dĩ tỉ. - LN, IV, 10).
Nhân khi phê bình các ẩn sĩ như Bá Di, Thúc Tề, Hạ Huệ, Thiếu Liên, v.v…đức Khổng tuyên bố Ngài không giống các vị ấy, vì Ngài đã không nhất thiết vạch sẵn cho mình một thái độ, một đường lối bất di, bất dịch; nhưng Ngài uyển chuyển tùy thời. Ngài nói: «Ta thì không thế, không nhất thiết là không thể, không nhất thiết là có thể.» (LN, XVIII, 8: Ngã tắc dị ư thị, vô khả, vô bất khả. - xem thêm Mạnh Tử, Công Tôn Sửu thượng.)
Đức Khổng rất trọng chữ Thời, nên trong Kinh Dịch có tất cả 12 quẻ đã đề cập đến chữ Thời, mà ta có thể trình bày thành mấy vần thơ sau đây:
«Thời đại hỹ tai» bốn quẻ gồm:
CÁCH, DI, ĐẠI QUÁ, GIẢI theo luôn;
DỰ, ĐỘN, CẤU, LỮ bàn «thời nghĩa»;
«Tùy thời chi nghĩa» độc TÙY suông;
Nói về «thời dụng» âu ba quẻ:
Một KHẢM, hai KHUÊ, KIỂN nữa tam.
Vì thế Ngài hết sức linh động. Nhan Hồi hỏi Ngài về cách trị nước. Ngài trả lời:
- Nên theo lịch nhà Hạ (2205- 1765) (vì lịch đó lấy tháng Dần làm tháng giêng, tháng đầu năm. Lúc ấy thời tiết đã bớt lạnh, thuận tiện cho công việc đồng áng).
- Nên đi xe nhà Ân (vì xe nhà Ân bền chắc).
- Nên đội mũ nhà Châu (vì mũ nhà Châu khéo hơn, đẹp hơn).
- Nên dùng nhạc Thiều của vua Thuấn (2255- 2205) vì nhạc ấy toàn mỹ, mà không nên dùng nhạc Trịnh (806- 395), tuy mới hơn, nhưng khiêu dâm (xem LN, XV, 10; LN Đoàn Trung Còn, 245) [1]
Tinh thần quyền biến ấy còn được minh chứng bằng ba trường hợp khác nhau sau đây:
a- Trong thiên Tử Hãn IX, 3, đức Khổng nói: «Đội mũ bằng gai là theo lễ xưa. Nhưng đời nay người ta toàn dùng mũ bằng tơ rẻ tiền hơn. Vậy ta làm theo đại chúng.»
«Còn trong việc bái yết vua, mình ở dước bậc thềm mà bái theo lễ xưa. Nhưng ngày nay các quan đều ở bậc trên mà bái. Tuy ta trái với đại chúng, nhưng ta vẫn theo lễ xưa là ở dưới bậc thềm mà chiêm bái vậy.» (LN, Tử Hãn IX, 3)
b- Trong thiên Tiên Tấn XI, 1, Ngài nói: «Về phương diện lễ nhạc, người xưa xem ra quê mùa hơn, người nay xem ra thanh lịch hơn. Nếu như ta dùng lễ, ta sẽ theo người xưa.» (LN, Tiên Tấn XI, 1).
c- Về lễ, sau khi đã khảo sát lễ nhà Hạ, nhà Ân, nhà Châu, Ngài theo nghi lễ nhà Châu, vì thấy trang nghiêm rực rỡ hơn. (Cf. LN 9, 14.- Trung Dung, XX)
Mạnh Tử, một triết gia chủ trương quyền biến tùy thời (xem Mạnh Tử, Ly Lâu thượng VII, 17) đã hết lời khen đức Khổng là một vị thánh nhân biết «tùy thời».
Mạnh Tử viết:
«Đức Khổng khi ra khỏi nước Tề, gạo vừa vo xong, chưa kịp nấu chín, thế mà Ngài tiếp lấy và vội vã ra đi.
Khi ra khỏi nước Lỗ, Ngài nói rằng:”Ta đi chậm chậm vậy thôi.”
Đó là cách buộc lòng rời đất nước của cha mẹ vậy. Lúc cần đi gấp thì Ngài đi gấp; lúc cần ở lâu thì Ngài ở lâu. Khi nên lui về ẩn, thì Ngài lui về ẩn; khi nên tiến ra làm quan thì Ngài tiến lên làm quan. Đó là phong độ của đức Khổng vậy… Ngài là một bậc thánh biết thích thời.»
(Xem Mạnh Tử, Vạn Chương chương cú hạ X, 1)
Mạnh Tử viết thêm:
«Đức Khổng bình sinh ra làm quan là do một lẽ trong ba lẽ này:
-một là thấy mình có thể thi hành đạo lý;
-hai là nhà vua giao tế với mình có lễ phép và cung kính;
- ba là thấy bậc quốc quân ái mộ tài đức mình, đem công quỹ ra mà cấp dưỡng mình vậy.
Hồi ở nước Lỗ, lúc ông Quí Hoàn Tử cầm quyền, thấy mình có thể thi hành đạo lý, Ngài đã ra làm quan.
Khi ở nước Vệ, nhằm khi vua Linh Công giao tế với Ngài có lễ phép và cung kính, Ngài chịu nhận chức quan.
Và lúc ở Vệ, nhằm đời vua Hiến Công (Xuất Công), vua ái mộ tài đức Ngài, đem công quỹ ra mà cấp dưỡng Ngài, cho nên Ngài mới ra làm quan vậy.»
(Mạnh Tử, Vạn Chương chương cú hạ, 4).
II. ĐỨC KHỔNG «TỐ KỲ VỊ NHI HÀNH»
Đức Khổng đã triệt để áp dụng phương châm «quân tử tố kỳ vị nhi hành» mà Tử Tư đã ghi chép lại trong Trung Dung như sau:
«Người quân tử sống theo địa vị,
Không ước mơ lo nghĩ viễn vông.
Sang giàu sống lối giàu sang,
Nghèo nàn sống lối nghèo nàn ngại chi.
Tới man di, sống y man mọi,
Gặp gian lao, vui nỗi gian lao.
Bất kỳ sống ở cảnh nào,
Lòng người quân tử ra vào thỏa thuê.
Ở cấp trên không đè nén dưới,
Ở dưới không luồn cúi người trên.
Trời, người, chẳng oán chẳng phiền,
Ung dung thanh thản, chờ xem ý trời.»
(Trung Dung chương XIV)
Nguyên tắc này, đức Khổng lại nhắc lại nơi Tượng Truyện quẻ Cấn.
«Cấn là núi mọc chập chùng,
Quân tử cư vị, chứ không ra ngoài.»
(Tượng viết: Kiêm sơn. Cấn. Quân tử dĩ tư bất xuất kỳ vị. - Dịch, Cấn quái, Tượng Truyện).
Đó cũng chính là đường lối của Văn Vương mà Đại Học đã đề cao:
«Văn Vương thâm thúy biết bao,
Luôn luôn lo giữ sống sao chu toàn.
Làm vua: một dạ nhân khoan,
Làm tôi: kính cẩn lo toan hết lòng.
Làm con: hiếu thảo thủy chung,
Làm cha: nhân ái, bao dung, khoan từ.
Cùng người tiếp đãi giao du:
Một lòng thành tín, khư khư chẳng rời.»
(Đại Học chương III)
Biết nguyên tắc này, ta sẽ hiểu rõ hơn hành vi và thái độ của đức Khổng.
Đức Khổng chủ trương: «Nếu mình chẳng có chức vị trong một xứ, thì chẳng cần mưu tính chính sự của xứ ấy.» (Tử viết: Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chánh. - LN, VIII, 15.)
Mạnh Tử nói: «Đức Khổng khi mới ra làm quan, Ngài từng làm chức Ủy lại (tiểu quan trông coi thương khố). Ngài nói rằng:”Ta chỉ lo cho sổ sách phù hợp với việc thâu xuất lúa thóc, như vậy là đủ rồi.” Rồi Ngài làm chức Thặng điền (tiểu quan lĩnh việc chăn nuôi). Ngài nói rằng:”Ta nuôi bò, chiên cho mập mạp, mạnh khỏe và chóng lớn, thế là đủ rồi.” Ở địa vị thấp mà trèo đèo lên tước vị cao, là phạm tôi việt chức vậy. Làm quan lớn tại triều đình, mà chẳng thi hành đạo lý để dạy dân, giúp nước, đó là một điều sỉ nhục vậy. Đức Khổng không hề mắc hai lỗi đó.» (Mạnh Tử, Vạn Chương hạ, 5.)
Vạn Chương hỏi rằng: «Đức Khổng khi có lệnh vua triệu, chẳng đợi thắng xe, Ngài đi liền. Như vậy đức Khổng có điều chẳng phải chứ gì?» Mạnh Tử đáp: «Đức Khổng thuở ấy đang làm quan, Ngài thi hành phận sự của một viên quan. Vua vì chức quan của Ngài mà triệu Ngài vậy.» (Xem Mạnh Tử, Vạn Chương X, 7. - xem thêm LN, X, 13: Quân mạng triệu, bất sĩ giá, hành hỹ.)
*******************
III. ĐỨC KHỔNG AM TƯỜNG LẼ BIẾN DỊCH, THĂNG TRẦM CỦA TRỜI ĐẤT
Ngài viết nơi Thoán Truyện quẻ Phong:
«Vừng dương cao sẽ xế ngang,
Trăg tròn, rồi sẽ chuyển sang vơi, gầy.
Đất trời, lúc rỗng, lúc đầy,
Thăng trầm, tăng giảm, đổi thay theo thời.
Đất trời còn thế, nữa người.
Quỉ thần âu cũng một bài thịnh suy.» [2]
Cho nên Ngài dạy phải bền gan, trì chí, chớ nên thất vọng khi cùng khổ. Luận Ngữ viết: «Quân tử cố cùng.» (LN, XV, 1). Hào Thượng Cửu quẻ Bĩ viết:
«Tượng rằng bĩ cực thái lai,
Có gì trường cửu ở đời này đâu?» [3]
Ngược lại, Ngài chủ trương phải hết sức khiêm cung, cẩn trọng khi thịnh mãn; chỉ có như vậy mới giữ được sự thịnh mãn của mình.
Trong quyển Khổng Tử Thánh Tích Đồ có kể: Trong miếu thờ Lỗ Hoàn Công có treo một bình gọi là «y khí». Để không thì nghiêng; đổ nước vào lưng chừng thì ngay ngắn, đổ nước đầy tới miệng thì lật úp sấp lại. Vua chúa treo để tự răn. Đức Khổng bảo môn đệ đổ nước thí nghiệm, thấy đúng như vậy. Ngài dạy các môn đệ rằng: Muốn trì mãn (giữ sự sung mãn), phải hết sức khiêm cung (Xem Khổng Tử Thánh Tích Đồ trang 62, 63). Ngài cũng dạy đệ tử bài học khiêm cung tương tự, khi Ngài đọc tới hai quẻ Tổn, Ích (Xem Khổng Tử Thánh Tích Đồ trang 81). Lý do là vì:
«Trời làm vơi chốn rồi rào,
Mà thêm vào những chỗ nào khiêm cung.
Đất soi mòn, bớt cao phong,
Để cho lòng biển, lòng sông thêm dày,
Quỷ thần hại kẻ no đầy,
Mà đem phúc lại cho người khiêm cung.
Người thường ghét kẻ thừa dùng,
Còn người khiêm tốn thật lòng, thời ưa.
Trên khiêm, thì sáng mãi ra,
Dưới khiêm, ai kẻ hơn ta được nào,
Khiêm cung, giữ vẹn trước sau,
Rồi ra, quân tử gót đầu hanh thông.»
(Dịch, Khiêm quái, Thoán Truyện)
IV. ĐỨC KHỔNG TỬ NHÌN THẤY CƠ VI CỦA CUỘC BIẾN HÓA
Theo Dịch lý cái gì cũng phát triển, chuyển dịch từ bé đến lớn, từ gần đến xa. Cho nên đức Khổng dạy người phải ngăn chặn họa hoạn, tai ương, loạn lạc ngay từ khi chúng mới nất nanh, mầm mộng.
Luận Ngữ viết: "Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu." (Người không lo xa, ắt có rầu gần. - LN, XV, 2).
Nơi quẻ Khôn, đức Khổng dạy về «phòng nguy lự hiểm» như sau:
«Nhà nào tích thiện sẽ hay,
Nhà nào tích ác sẽ đầy tai ương,
Tôi mà dám giết quân vương,
Con mà giết bố, dễ thường ngay sao?
Việc đâu một sớm, một chiều,
Duyên do tích lũy, bao nhiêu lâu rồi.
Duyên do lần dẫn tới nơi,
Tại mình chẳng sớm phanh phui tỏ tường.
Dịch rằng: Khi bước trên sương,
Hãy phòng băng cứng, thời thường đến sau,
Ý rằng chuyện sẽ nối nhau,
Nếu mình để mặc từ đầu, đến đuôi.»
(Dịch, Khôn quái, Văn Ngôn, hào sơ lục.)
V. ĐỨC KHỔNG CHỦ TRƯƠNG LÀM GÌ CŨNG PHẢI TÙY THỜI, NHẤT LÀ TRONG PHẠM VI CHÁNH TRỊ
Theo Dịch lý, một công chuyện gì cũng có đầu, có đuôi, có giai đoạn, có tiết tấu. Phàm công chuyện gì muốn nên công, chẳng những cần đến tài đức của người chủ xướng mà còn cần đến hoàn cảnh thuận tiện, thời cơ thuận tiện, tâm cơ thuận tiện.
Phàm việc gì bị gàng quải sẽ khó nên công; phàm việc gì được ủng hộ sẽ dễ thành sự. Như vậy tuy ta làm điều hay, mà lỗi thời, lỗi vận, trái cảnh, trái nơi, ngược đời, ngược chúng, cũng thất bại như thường; dẫu người làm điểu dở, nhưng khéo xoay, khéo xở, lại gặp thời, gặp vận vẫn thành công như thường. Vì thế người quân tử phải lấy đó làm phương châm hành sự.
Lúc nước có đạo, nên đem tài sức ra giúp đời, vì đó là thời cơ thuận tiện để thi hành đạo lý.
Quẻ Thái, hào Sơ Cửu viết:
«Hào Sơ Cửu, cỏ gianh muốn nhổ,
Nhổ một cây, cụm bửa lên theo,
Giúp đời, đã đúng lúc chiều.»
Khi nước vô đạo, khi tiểu nhân lên cầm quyền, người quân tử cần phải lui về ẩn dật.
Tượng Truyện quẻ Bĩ viết:
«Tượng rằng: Trời đất quải gàng,
Mỗi bên, mỗi ngã, đôi đàng chẳng giao.
Hiền nhân đức cả, tài cao,
Liệu bề che dấu, cốt sao thoát nàn.
Đừng mong lợi lộc, vinh quang.
Tiểu nhân đắc thế, ẩn tàng là hơn.»
VI. ĐỨC KHỔNG BIẾT RẰNG CON NGƯỜI BỊ HOÀN CẢNH CHI PHỐI RẤT NHIỀU
Theo Dịch lý, sự biến hóa và môi trường biến hóa có ảnh hưởng và liên lạc với nhau rất nhiều. Vì thế đức Khổng dạy các môn đệ không được đến một nước loạn lạc, vô đạo, đảo điên (LN, VII, 14: Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư).
Hơn nữa phải xa lánh kẻ tiểu nhân. Đã không ý hợp tâm đầu với tiểu nhân, mà còn mưu sự với tiểu nhân, thời tránh sao được họa hại? (LN, XV, 39: Đạo bất đồng bất tương vi mưu.)
Dịch Kinh về điểm này đã luận như sau:
«Dịch kinh, trong cả toàn pho,
Gần mà chẳng hợp, tức là chẳng hay.
Chẳng hay, họa hại có ngày.
Phàn nàn, tủi hận dắt dây hiện hình.»
(Hệ Từ Hạ chương 12: Phàm Dịch chi tình. Cận nhi bất tương đắc. Tắc hung. Hoặc hại chi. Hối thả lận.)
VII. ĐỨC KHỔNG CHỦ TRƯƠNG PHÀM LÀM CÔNG VIỆC GÌ CŨNG CẦN PHẢI CÓ NGHIÊN CỨU, CÓ TỔ CHỨC, CÓ GẮNG GỎI MỚI NÊN CÔNG
Trung Dung viết:
«Việc gì tính trước cũng linh,
Không toan tính trước âu đành dở dang.
Lời xếp trước, hoang mang khôn lẽ,
Việc tính rồi hồ dễ rối ren.
Hành vi đã sẵn chốt then,
Sẽ không vấp vướng, sẽ nên tinh thành.
Đạo làm người có rành duyên cớ,
Sẽ mênh mang muôn thuở, muôn đời…»
(Trung Dung chương XX)
Sự chuẩn bị chu đáo đó cũng đã được Kinh Dịch đề cao như sau:
«Hiền nhân thủ khí trong người,
Đợi thời hoạt động, đợi thời ra tay.
Sẵn đồ, lại sẵn dịp may,
Làm gì mà chẳng được hay, được lời.
Làm mà thông suốt, xong xuôi,
Không vương trở ngại, ắt thời nên công.
Ý rằng: Sắm đủ đồ dùng,
Sắm sanh đầy đủ, ra công mới là.»
(Dịch, Hệ Từ Hạ, chương V, bình giải hào Thượng Lục quẻ Giải)
Hơn nữa, lúc nào cũng phải thận trọng, lo lắng, dẫu công trình đã gần tới thành công.
Hào Cửu Ngũ quẻ Bĩ viết:
«Cơn đen, vận bĩ đã lui,
Đại nhân đã gặp được hồi hay ho.
rằng nguy, rằng hỏng mới là,
Khóm dâu vững chãi, thiết tha buộc ràng.»
(Dịch, Bĩ quái, hào Cửu Ngũ.)
Hệ Từ quảng luận hào này như sau:
«Nguy thay, kẻ tưởng vững ngôi,
Táng vong, kẻ tưởng thảnh thơi, trường tồn.
Loạn là kẻ tưởng trị an,
Tưởng an, khinh thị, ly loàn mới sinh.
Cho nên, quân tử giữ mình,
Đương yên, mà vẫn nhớ rành cơn nguy.
Đang còn, vẫn sợ mất đi.
Nước yên, mà vẫn phòng khi ly loàn.
Biết lo, thân mới được an,
Biết lo, nên mới bảo toàn quốc gia.
Dịch rằng: Rằng nguy, rằng hỏng, mới là,
Khóm dâu vững chãi, thiết tha buộc ràng.»
(Hệ Từ Hạ, V)
*******************
VIII. TUY NHIÊN ĐỨC KHỔNG CHO RẰNG HAY TẠI MÌNH, DỞ CŨNG TẠI MÌNH
Mạnh Tử thuật:
Thuở xưa có một đứa trẻ hát:
«Thương Lang nếu nước mà trong,
Ta đem giải mũ ra giòng giặt chơi.
Thương Lang nước đục thời thôi,
Ta dùng ta rửa, rửa đôi chân này.»
Nghe câu hát ấy, đức Khổng nói với đệ tử rằng:
«Các ngươi hãy lắng nghe: Nước trong thì dùng giặt giải mũ; nước đục thì dùng rửa bàn chân. Đó là người ta tùy theo sự tốt xấu, trong đục mà dùng vậy. Này, một người tự khinh mình trước, rồi kẻ khác mới khinh khi mình. Một nhà tự hủy hoại mình trước, rồi kẻ khác mới hũy hoại nhà mình. Một nước mà phe này, đảng nọ, người này, kẻ khác đánh nhau, rồi nước khác mới thừa dịp mà đánh nước mình.»
Trong thiên Thái Giáp, Kinh Thư có chép rằng: «Những tai ách do Trời làm ra, mình còn tránh được; những tai ách do tự mình gây nên, thì mình phải chết.» (Xem Mạnh Tử, Ly Lâu thượng, 8). Thế là «Linh tại ngã, bất linh tại ngã.»
Trung Dung viết:
«Người quân tử như tay xạ thủ,
Chệch hồng tâm, lỗi đó trách mình.»
(Trung Dung, XIV)
IX. ĐỨC KHỔNG LINH ĐỘNG, BIẾN DỊCH CỐT LÀ ĐỂ THỰC HIỆN ĐẠO LÝ, CỐT LÀ ĐỂ ĐI ĐẾN CHỖ TOÀN THIỆN
Đức Khổng tùy thời xử thế, cốt là để tu đạo lập thân, đem Trung, đem toàn thiện vào trong lòng mình (TRUNG), rồi ra sẽ thành nhân chi mỹ (LN, XII, 15), làm cho người trở nên giống mình (THỨ) để cùng nhau tiến bước mãi mãi, cố gắng mãi mãi (LN, X, 18), và chỉ dừng bước nơi mức hoàn thiện (Chỉ ư chí thiện. - Đại Học 1).
Tóm lại, làm người phải biết thời cơ, như chim trĩ trước khi muốn đậu, liệng vòng tròn rồi mới đậu, thấy người có khí sắc dữ tợn thì bay đi (LN, X, 18); và phải biết «chỉ ư chí thiện» như chim hoàng điểu, nói trong Đại Học, biết tìm nơi góc núi mà đậu cho yên thân.
(ĐH III: Miên mang hoàng điểu, chỉ vu kỳ ngung).
B. NGƯỜI XƯA ÁP DỤNG DỊCH LÝ VÀO PHÉP TRỊ DÂN RA SAO?
Trong Tứ Thư, Ngũ Kinh,, đức Khổng đã nhiều lần lấy gương xưa tích cũ, đường xưa lối cũ ra để gián tiếp dạy người cầm quyền phải áp dụng Dịch lý vào công cuộc chính trị.
Người xưa trị dân dực vào ba nguyên tắc:
- Thuận theo thời trời
- Thuận theo thế đất
- Thuận theo lòng người.
1. Trị dân thuận theo thời trời
Người xưa trị dân rất chú trọng đến thời trời, vì thế rất chú trọng đến thiên văn và lịch số.
Vua Nghiêu từng sai Hi, Hòa khảo sát tinh tượng, tiên đoán các ngày nhật thực, nguyệt thực, v.v… Thời Nghiêu đã có tên nhị thập bát tú… (xem Kinh Thư, Nghiêu Điển).
Thiên Nguyệt Lệnh trong Lễ Ký đã mô tả tỉ mỉ công việc của nhà vua trong từng tháng mỗi năm.
Đại khái:
- Trong những mùa Xuân, Hạ, nhựa sống đang tràn đầy trong vũ trụ, công việc đồng áng tằm tang đang bận rộn, vua sẽ không động dụng đến dân chúng, sẽ không giết lát tội nhân, không động dụng quân sĩ binh đao; dân sẽ không giết chim, phá tổ; không săn bắn; không vét lát sông hồ; không đốt phá rừng rú; không chặt cây, đẵn cối. Vả cây cối đẵn vào mùa Xuân, Hạ sẽ dễ bị mọt. (Phàm mộc Xuân Hạ trảm giả đa đố. - Khâm định Lễ Ký án. Cf. Couvreur Li Ki, I, p. 369)
- Trong những mùa Thu, Đông, vạn vật héo khô dần, vua mới bắt đầu cho thi hành các hình án trảm quyết. thu, Đông là những mùa gặt hái, thâu liễm. Người xưa chặt cây, chặt tre vào ngày Đông Chí.
- Khi Âm Dương nhị khí giao nhau, nên giảm công việc, tránh viễn hành. (Xem Nguyệt Lệnh, các ngày Đông Chí, Hạ Chí).
- Trước Xuân Phân ba ngày thường có sấm động; nhà vua truyền dân chúng kiêng việc phòng sự, kẻo sinh quái thai.
- Ngày Xuân Phân và Thu Phân, nhật dạ tương đồng, nên nhà vua truyền xem xét lại cân lường, đấu hộc, v.v… (Xem Nguyệt Lệnh Lễ Ký Couvreur I, 330, 410. Xem Nguyệt Lệnh trong quyển Khổng Học Tinh Hoa của tác giả, trang 337- 438).
2. Người xưa trị dân thuận theo thủy thổ
Vua Vũ là vị vua Trung Hoa đầu tiên rất sành về địa lý. Ngài đã vẽ địa đồ nước Trung Hoa. Thiên Vũ Cống trong Kinh Thư cho thấy:
Ngài biết rõ:
- Địa thế từng miền.
- Năng suất đất đai của từng miền.
- Nghề nghiệp của từng miền.
- Đường lối giao thông của từng miền.
Tùy theo sức sản xuất và sự phú cường của từng miền, Ngài định thuế khóa và phẩm vật cống hiến. (Xem Kinh Thư Vũ Cống.)
Lễ Ký viết: «Các thánh vương xưa thuận theo định luật trời đất mà cai trị. Các Ngài không bắt người vùng núi xuống ở vùng biển; không bắt người ở ngoài đảo vào ở trong đồng. Các Ngài sử dụng ngũ hành, sử dụng nguyên liệu vật thực tùy theo thời. Các Ngài tùy tuổi dân mà cho phép kết hôn; tùy tài đức mà ban tước vị.
«Các Ngài sử dụng dân theo đúng thời tiết, cho nên trong nước thoát thủy tai, hạn hán, côn trùng; dân chúng không lo đói khát.»
(Cf. Lễ Ký, Lễ Vận, tiết IV, 16. Couvreur Li Ki, I, 535; xem thêm Lễ Ký, Lễ Khí, tiết II, 10; tiết 1, 3.)
3. Người xưa cai trị thuận theo nhân tâm
Các vị thánh vương xưa cho rằng dân muốn là trời muốn, nên làm vua phải biết thuận nhân tâm.[4]
Vậy nên các vua xưa, làm việc gì trọng đại, thường hỏi ý dân, hay ít ra là giải thích cho dân, cho quân được rõ nguyên do hành động của mình.
- Thành Thang trước khi cất binh đánh vua Kiệt nhà Hạ, đã làm bài Thang Thệ, phủ dụ dân quân (Xem Kinh Thư, Thang Thệ).
- Võ Vương trước khi cất binh đánh vua Trụ nhà Thương, đã họp quân sĩ và chư hầu ở bến Mạnh Tân, để hiểu thị (Xem Kinh Thư, Thái Thệ).
- Vua Bàn Canh khi muốn dời đô từ Cảnh sang Ân để đề phòng lụt lội cho dân, đã hội họp dân lại để giải thích hơn thiệt. (Kinh Thư, Bàn Canh).
Đại Học viết:
«Sướng thay bậc phụ mẫu dân,
Cùng dân yêu ghét muôn phần chẳng sai.
Đáng làm cha mẹ muôn người.»
(Đại Học X)
Luận Ngữ chủ trương phải sử dụng dân cho hợp thời (LN, I, 5: Sử dân dĩ thì.)
Trung Dung cũng ghi:
«Muốn bách tính kính tin một dạ,
Xâu (sưu) phải thời, thuế má phải chăng.» [5]
Tóm lại, theo thời trời, theo thế đất, theo nhân tình mà cai trị, chính là bí quyết thành công của người xưa.
Thế tức là:
- «Thượng luật thiên thời, hạ tập thủy thổ» của Trung Dung (chương XIX)
- «Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi.» của Đại Học (chương X)
- «Sử dân dĩ thì.» của Luận Ngữ (I, 5) và Trung Dung (chương XX).
Đó cũng chính là ba yếu tố tạo dựng lịch sử: thiên thời, địa lợi, nhân hòa đề cập ở thiên Công Tôn Sửu hạ, sách Mạnh Tử.
C. DỊCH KINH ĐẠI KHÁI CHỦ TRƯƠNG NHỮNG GÌ ?
Dịch Kinh khảo sát tất cả hiện tượng biến thiên, các trạng thái chuyển dịch vô thường của một bản thể bất biến mà Dịch gọi là Thái Cực.
Về vũ trụ quan, Dịch cho rằng vạn vật từ một Đại Thể, một Bản Thể, một Nguyên Thể sinh xuất, phát tán ra; biến thiên, thắng giáng theo định luật tuần hoàn, rồi lại kết cục trở về Nguyên Thể.
Vì thế mà Nho gia sau này chủ trương:
«Nhất thể tán vạn thù, vạn thù qui nhất thể.»
«Vạn vật tuần hoàn, chung nhi phục thủy.»
Về nhân sinh quan, Dịch Kinh chủ trương con người phải biết tùy thời xử thế, để tránh được điều họa hung, mưu cầu được hạnh phúc, cát tường. Kinh Dịch dạy con người nên sống theo lối đường người quân tử (Dịch vi quân tử mưu, bất vi tiểu nhân mưu); và nếu có thể, trở nên hiền thánh, sống huyền hóa với đất trời (xem quẻ Kiền)
Dịch Kinh, ngoài ra, còn muốn đề cập đến các định luật biến dịch của vũ trụ cũng như của quần sinh.
«Dịch sở dĩ có là cốt để mở mang trí tuệ cho con người, tác thành muôn việc cho con người, bao trùm tất cả đạo lý trong thiên hạ …» (Phù Dịch sở dĩ vi giả dã, khai vật thành vụ, mạo thiên hạ chi đạo, như tư nhi dĩ dã. - Hệ Từ Thượng, chương XI, tiết I).
Dịch Kinh theo đúng khuôn khổ của trời đất, vì vậy nên có thể điều hòa, sắp xếp mọi việc trong thiên hạ (Dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên hạ chi đạo. - Hệ Từ Thượng, chương IV). Vì không thể nào đề cập đến Dịch Kinh một cách nông cạn, một sớm một chiều được, nên ở đây chúng ta chỉ bàn qua về phương pháp xu cát, tị hung của Kinh Dịch.
Dịch Kinh dạy chúng ta xu cát, tị hung bằng sự hiểu biết của mình, bằng sự cố gắng của mình, sự khéo léo của mình.
Dịch Kinh nhận định rằng ta lệ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, cho nên biết hoàn cảnh là biết được một phần lớn số phận cá nhân.
Hoàn cảnh hay, dở khác nhau, tùy như ở chỗ chính thắng hay tà thắng; quân tử thắng hay tiểu nhân thắng; tinh thần thắng hay vật chất thắng; tinh thần làm chủ hay vật chất làm chủ. Nhưng, trong mỗi hoàn cảnh, cá nhân có hay có dở khác nhau, vì địa vị tài đức khác nhau; vì có người giúp đỡ hay gàng quải; vì gần quí nhân hay tiểu nhân…
Hành động có hay có dở khác nhau:
+ Hành động hay:
- sẽ đem lại lợi ích.
- hợp đạo lý
- hợp tình, hợp cảnh, không làm cho ta phải xấu hổ, hay hối hận, phàn nàn.
+ Hành động dở sẽ đem lại cho mình hung họa, làm cho mình băn khoăn, hối hận.
+ Một phần lớn hung họa của ta phát sinh là vì ta:
- sống trong những hoàn cảnh bất xứng, địa vị bất xứng.
- thiếu tài đức
- thiếu nhẫn nại.
- thiếu quan phòng
- ghét nhau mà vẫn phải gần nhau
- giao thiệp với nhau toàn bằng sự dối trá.
Vậy, muốn sống một đời sống lý tưởng, phải thuận theo đạo lý, tức là theo các định luật thiên nhiên, đừng gàng quải với trời đất, với tuổi tác. Phải tìm hoàn cảnh thuận tiện cho mình mà sống, giao thiệp với những người mình thích; rồi lại phải tránh ác, tránh hung, từ khi nó mới chớm phát; phải cố gắng tạo cho mình một lề lối sống hay, đẹp; khi đã được phải chắt chiu bảo vệ.
Đó là chủ trương của Dịch về phép xu cát tị hung. Nếu mình theo được vậy, mình sẽ thấy tinh thần thung dung, thoải mái, óc chất minh mẫn, con người khỏe khoắn, linh động và sẽ được mọi người quí mến, kính trọng; mình sẽ như một vị thuyền trưởng có kinh nghiệm, lèo lái con thuyền bản thân trên trùng dương trần thế, cho đến bến bờ hoàn thiện.
Nhận định ra được chân giá trị của Dịch, lại biết áp dụng thực thi được Dịch lý vào công cuộc tu luyện bản thân, nên đức Khổng rất tha thiết khảo cứu Kinh Dịch.
Ngài nói: «Nếu Trời cho ta sống thêm ít tuổi nữa để học Dịch, ta có thể không phạm lỗi lầm lớn nữa.» (LN, VII, 16). Lời nói ấy thật là khiêm tốn và cũng là một lời chân thành khuyến cáo chúng ta nên để tâm học Kinh Dịch.
-----------
CHÚ THÍCH
[1] Ở đây thêm hai niên kỷ 255: Châu mạt, và 395: Trịnh mạt, là những niên kỷ sau thời đức Khổng.
[2] Xem Dịch Kinh, Thoán Truyện quẻ Phong: Nhật trung tắc trắc. Nguyệt doanh tắc thực. Thiên địa doanh hư. Dữ thời tiêu tức. Nhi huống ư nhân hồ? Huống ư quỉ thần hồ?
[3] Tượng viết: Bĩ chung tắc khuynh, hà khả trường dã.
[4] Thiện thị tự ngã dân thị; thiên thính tự ngã dân thính. (Kinh Thư Thái Thệ Trung, 7). – Dân chi sở dục thiên tất tòng chi. (Thái Thệ Thượng, 11). – Duy thiên huệ dân, duy tích phụng thiên (Thái Thệ Trung, 4).
[5] Trung Dung XX.– Cửu kinh VI: Thì sử, bạc liễm, sở dĩ khuyến bách tính dã.
---------------
***************
Chương 13
Đức Khổng, một thi sĩ
Người ta thường hình dung đức Khổng như là một vị thánh nhân đạo mạo, khắc khổ, nhưng khảo sát kỹ đời sống Ngài, ta thấy Ngài thật là một con người có tâm hồn thi sĩ.
Ngài không để lại một bài thơ nào do Ngài sáng tác, nhưng Ngài thật là một con người yêu thơ.
Ngài chẳng những san định lại Kinh Thi mà còn phổ Kinh Thi vào nhạc.
Tư Mã Thiên viết: «Đức Khổng đem ba trăm lẻ năm thiên Kinh Thi ra mà đàn ca cho hợp với âm thanh của Thiều, Vũ, Nhã, Tụng.» [1]
Khổng Tử Thế Gia còn chép: «Ngày xưa Thi có hơn ba ngàn thiên, Khổng Tử san khứ phần trùng phức, chỉ lấy những thiên hợp với lễ nghĩa, trước nhặt các bài từ đời Tiết, Hậu Tắc, đến các bài thuật sự hưng thịnh đời Ân, Chu, sau là các bài nói về sự khuyết điểm của U Vương và Lệ Vương, gồm có 305 thiên.» [2]
Có điều này lạ lùng là đức Khổng yêu thơ nhất là lúc Ngài trở về già. Tuy cuộc đời phiêu lưu tranh đấu cho đạo lý của Ngài đã không mang lại thắng lợi nhãn tiền cho Ngài, nhưng Ngài chẳng vì thế mà trở nên yếm thế. Càng già, Ngài càng trở nên hồn nhiên, yêu đời, yêu vẻ đẹp thiên nhiên.
Ngài khen Tăng Tích, vì Tăng Tích đã sống tiêu sái hồn nhiên, muốn cùng ít nhiều bạn trẻ, vào những ngày cuối xuân ấm áp, tắm mát ở sông Nghi, hóng gió ở đàn Vũ Vu; rồi trên đường về, cùng nhau ca vịnh cho vui. (LN, XI, 25)
Thế tức là đức Khổng cũng chủ trương:
«Đành vũ trụ ấy ngô nhân phận sự,
Cũng tiêu dao cho tuế nguyệt thêm trường.
Vân thương thương hề thủy thương thương,
Phong quang ấy người sao nỡ phụ!»
(Nguyễn Công Trứ, Kiếp Nhân Sinh) [3]
Ngài bắt đầu san định Kinh Thi, khi Ngài trở về Lỗ. Lúc ấy Ngài đã 68 tuổi. Ngài nói: «Sau khi ta từ Vệ trở về Lỗ, ta chỉnh đốn Kinh Nhạc, và san định lại Nhã, Tụng (Kinh Thi)» (LN, IX, 14).
Trong khi giảng dạy học trò, Ngài thường nói đến kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ (LN, VII, 17). Ngài cũng đã nhiều lần trích dẫn cổ thi (LN, IX, 29) hoặc kinh Thi để giảng dạy (ĐH III; TD XIII, XV, XVI, v.v…)
Ngài đặc biệt khuyến khích con mình là Bá Ngư nên học Kinh Thi (LN, XVI, 13), nhất là hai thiên Chu Nam và Thiệu Nam (LN, XVII, 10).
Ngài cũng dạy đệ tử phải học Kinh Thi để:
- Gây niềm hứng khởi cho mình.
- Cảm thông hòa hợp với người.
- Biết oán ghét những gì dở dang chếch mác.
- Biết hiếu.
- Biết trung.
- Trau giồi thêm kiến thức (biết thêm các tên thảo, mộc, điểu, thú, ngư, cầm) (LN, XVII, 9).
Ngài chủ trương:
- Học Kinh Thi để lòng thêm hứng khởi vui sống.
- Học Kinh Lễ để biết tuân theo định luật tự nhiên mà ở ăn.
- Học Nhạc để cho con người trở nên vẹn hảo, hòa hợp được với nhân quần, với vũ trụ (LN, XII, 9).
Ngài cho rằng học Kinh Thi cho phải, sẽ làm cho lòng mình trở nên xởi lởi, hồn nhiên, cởi mở, không còn nghĩ ngợi lăng nhăng tà vạy. (LN, II, 2).
Nhờ ảnh hưởng của Ngài mà thơ cũng như thi nhân sau này có một địa vị quan trọng trong nền văn học Đông Á. Các Nho gia cự phách sau này, như Chu Liêm Khê, Nhị Trình (Trình Di, Trình Hạo), Chu Hi, Vương Dương Minh ở Trung Hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Yên Đổ, Nguyễn Du, v.v… ở Việt Nam, sau một thời gian xuất chính, tích cực xây dựng cho non sông đất nước, đều trở về với thú điền viên, ngâm phong, lộng nguyệt, khiến cho lòng hồn nhiên, phơi phới như Tăng Tích xưa cùng bè bạn trên bờ sông Nghi, hoặc trên đàn Vũ Vu (LN, XI, 25. - Khổng Học Đăng II, trang 685: Ngâm phong lộng nguyệt dĩ qui hữu ngô dữ Điểm dã chi ý.)
Đức Khổng với Kinh Thi
Đức Khổng khuyên ta nên đọc Kinh Thi. Vậy trong chương này, ta sẽ nghiên cứu Kinh Thi một cách khái quát, với mục đích tìm hiểu tâm hồn thi nhân muôn thuở, qua những hình thức thi ca, và nhân đó hiểu thêm về tâm hồn đức Khổng. Kinh Thi lúc này đối với ta sẽ là phương tiện gián tiếp để «phân tâm», để đi sâu vào tâm tư đức Khổng, để tìm thêm những nét đặc thù, tô điểm cho bức chân dung Ngài càng ngày càng trở nên linh động, chính xác.
Bộ Kinh Thi với 305 bài thơ mà đức Khổng đã san định là cả một cuộc triển lãm sống động về nhân tình thế thái, về lòng tin tưởng, về đạo đức của người xưa.
Kinh Thi chia làm ba phần:
1. Quốc Phong (160 thiên)
Gồm các bài ca dao của 15 nước: Chu Nam, Thiệu Nam, Bội, Dung, Vệ, Vương, Trịnh, Tề, Ngụy, Đường, Trần, tần, Cối, Tào, Bân. Các nước này đều ở về phía bắc nước Trung Hoa.
Ta có bản địa đồ sơ lược sau đây:
(Phỏng theo Cursus litteraturæ sinicæ của Zottoli, volumen tertium.)
2. Nhã (105 thiên)
Gồm những bài hát ở nơi triều đình, miếu mạo. Nhã chia làm:
a. Tiểu Nhã (74 thiên) gồm những bài thơ dùng trong những trường hợp không quan trọng, như yến tiệc.
b. Đại Nhã (31 thiên) gồm những bài thơ dùng trong những trường hợp quan trọng, như khi thiên tử họp vua chư hầu, hoặc tế ở miếu đường.
3. Tụng (40 thiên)
Gồm những bài ca tụng các đời vua trước và dùng để hát múa nơi miếu đường.
Tụng gồm có:
- Chu Tụng, 31 thiên
- Lỗ Tụng, 4 thiên
- Thương Tụng, 5 thiên.
Kinh Thi cũng như các sách Nho khác, đã gặp nạn «phần thư» (đốt sách) đời Tần.
Đến đời Hán, có 4 bản Kinh Thi xuất hiện:
- Lỗ Thi của Thân Bồi.
- Tề Thi của Viên Cố Sinh.
- Hàn Thi của Hàn Anh.
- Mao Thi của Mao Hanh và Mao Trường.
Nay chỉ còn truyền tụng lại bản Mao Thi.
NỘI DUNG KINH THI
Đọc Kinh Thi ta thấy như cả một dân tộc xa xưa đang sống dưới những vần thơ linh động.
Đọc Kinh Thi ta thấy hiện ra trước mắt:
- Niềm tín ngưỡng sâu xa của người xưa về Thượng Đế.[4]
- Nguyện ước sâu xa của thánh hiền thiên cổ là sống phối kết với Thượng Đế (Ân chi vị táng sư khắc phối Thượng Đế) (Đại Nhã, Văn Vương) (Xem thêm Đại Nhã, Bản, và Hoàng Hĩ).
Đọc Kinh Thi ta thấy phơi bày ra mọi hạng người hay, dở trong xã hội, đại loại:
- Con thảo, dâu hiền (Chu Nam, Cát Đàm. - Đường Phong, Bảo Vũ).
- Những anh em vẹn tình cốt nhục (Bội Phong, Nhị tử thừa chu).
- Những cặp vợ chồng keo sơn gắn bó (Chu Nam, Quan Quan. - Chu Nam, Quyền NHĩ. - Chu Nam, Nhữ Phần. - Thiệu Nam, Thảo Trùng; Ẩn kỳ lôi; hà bỉ nùng hĩ, v.v…)
- Những bậc lãnh đạo anh minh một lòng vì dân, vì nước (Đại Nhã, Văn Vương, Hạn Lộc; Tư Trai; Sinh Dân, v.v…)
Nhưng ngược lai ta cũng thấy:
- Những vị vua chua hoang dâm (Trần Phong, Tru Lâm), bất tài, bất lực (Đại Nhã, Chiêm Ngưỡng; Thiệu Mân; Uất Liễu.)
- Những vị quan tham nhũng (Tào Phong, Hậu Nhân. - Ngụy Phong, Thạc Thử. - Đường Phong, Cao Cầu.)
- Những đàn bà dâm loạn (Tề Phong, Tề Cẩu; Tái Khu, v.v…)
- Những bà mẹ bỏ con để đi tái giá (Bội Phong, Khải Phong.)
- Những cặp nhân tình hẹn hò (Trần Phong, Đông môn chi dương); ngõ liễu hoa tường (Tề Phong, Đông phương chi nhật. - Trịnh Phong, Thương Trọng Tử.)
Kinh Thi phơi bày ra mọi hoạt cảnh của xã hội. Ta thấy:
- Những cảnh trai thanh, gái lịch, rộn rực yêu đương, đem trăng, sao, hoa, lá, đem cảnh vật, điểm tô cho tình thương, nỗi nhớ; mượn vật, mượn cảnh để nói lên nỗi niềm tha thiết yêu đương, tương tư, sầu bi, khắc khoải, nhớ mong. (Xem Chu Nam, Thư Cưu. - Bội Phong, Tình Nữ. - Dung Phong, Tang Trung. - Trịng Phong, Xuất kỳ Đông môn; Tử Khâm; Phong Vũ; Đông Môn; Phong; Tuân đại lộ. - Vương Phong, Thái Cát. - Dung Phong, Đế Đống, v.v…)
- Những cảnh vui xuân hồn nhiên giữa gái trai trên những dòng sông xuân, lồng vẻ xuân tươi thắm. (Trịnh Phong, Trăn dữ Vĩ)
- Những cảnh nợ nước tình nhà rối ren, khó gỡ. Bận lo toan việc vua chúa, thời lại bỏ mất bổn phận săn sóc gia đình; thương cha xót mẹ không người định tỉnh thần hôn. (Tiểu Nhã, Tứ Mẫu. - Đường Phong, Bảo Vũ)
- Những cảnh trị dân bê tha, bạo tàn, tham nhũng, làm cho dân sống lắt lay, cơ cực (Ngụy Phong, Thạc Thử. - Tần Phong, Hoàng Điểu. - Tiểu Nhã, Vũ vô chính; Thập nguyệt chi giao; Tiểu Mân; Bắc Sơn; Cổ Chung, v.v…)
- Những cảnh chinh chiến phân ly, những cảnh chiến xa, chiến mã đưa người chinh phu ra nơi quan ải, làm cho lòng người khuê phụ ở nhà sầu thương man mác (Tần Phong, Tiểu Nhung. - Đường Phong, Cát Sinh, v.v…)
- Những cảnh quân sĩ, viễn chinh lâu ngày, hồi hương; trên đường về mường tưởng như nhà cũ, vườn xưa đã trở nên xác xơ, hoang vắng, mặc cho nhện giăng tơ, bầu thòng quả, hươu chạy, đóm bay (Bân Phong, Ngã tồ Đông sơn….
Nghệ thuật diễn tả trong Kinh Thi
Đối với một người có tâm hồn mộc mạc, hồn nhiên, biết rung động trước cảnh sắc thiên nhiên, thì cái gì cũng trở nên nguồn thơ sóng nhạc; cái gì cũng có thể mượn được để làm đề tài ngâm vịnh.
Tiếng gà eo óc lúc bình minh (Trịnh Phong, PhongVũ), tiếng chim gù ghì ngoài bãi vắng (Chu Nam, Quan Quan), tiếng oanh lo líu trên cành (Bân Phong, Tất Nguyệt), đôi cánh phù du trước gió (Tào Phong, Phù Du), con nhện giăng tơ, quả bầu lủng lẳng (Bân Phong, Đông Sơn), thậm chí đến mưa sa tuyết rơi (Trịnh Phong, PhongVũ), gió gào (Trịnh Phong, PhongVũ), sấm động (Thiệu Nam, Ẩn kỳ lôi), nhất nhất cái gì cũng trở nên trào thơ, nguồn hứng; cái gì cũng có thể dùng để điểm tô, để gửi gấm, để đưa đà cho một mối tâm tình, một bầu tâm sự, một ước mơ hay một khát vọng.
Nghệ thuật của thi nhân là làm cho tất cả tâm tình, tất cả cảnh vật trở nên rạo rực, trở nên sống động rạt rào bằng những âm vận, bằng những cảnh sắc, bằng những nhịp điệu.
Lời thơ đọc lên có âm có vận, lúc chậm lúc nhanh, lúc vắn lúc dài, biến ảo linh động, rộn rã âm thanh, chứa chan tình tứ, rực rỡ sắc màu.
Thơ tuy có thiên có chương có cú, nhưng không trang nào giống trang nào.
Các câu thơ dài vắn thường khi không đều; vắn thời ba chữ, dài thời chín, mười chữ không chừng, theo nhau tùy điệu, tùy hứng. Đọc lời thơ, ta thấy thần thơ, tứ thơ rạt rào, cuồn cuộn bên trong, lôi cuốn âm thanh và từ ngữ theo hứng lòng, theo nhịp khoái cảm, chứ không gò gập theo một khuôn khổ nhất định nào.
Vần thơ có yêu vận, cước vận; những chữ «chi», chữ «hề» thường được dùng để cho bài thơ có một âm điệu, một duyên dáng huyền kỳ. (Ngụy Phong, Phạt Đàn. - Chu Nam, Sâm si hạnh thái).
Thơ làm theo nhiều lối:
- Nói ngay, nói thẳng (Phú)
- Nói quanh co, mượn cảnh vật làm nhịp cầu để vào đề (Hứng).
- Nói bóng, nói gió, nói xa, nói gần (Tỉ)
Một nghệ thuật hành văn đặc biệt của Kinh Thi là cách khai thác triệt để song ngữ, điệp ngữ để tả tình, tả cảnh.
Kinh Thi dùng điệp ngữ để bắt chước tiếng chim véo von (anh anh), tiếng gà eo óc (giê giê, kiêu kiêu) (Trịnh Phong, Phong Vũ), tiếng búa choang choang (khảm khảm) (Phạt Đàn); để diễn tả sắc màu mơn mởn của đào tơ, liễu yếu (Đào chi yêu yêu, kỳ diệp tần tần); mô tả những nỗi băn khoăn, khắc khoải của tâm tư (thảm thảm, đát đát, chuyết chuyết; túc túc, đao đao, v.v…)
Kinh Thi còn áp dụng lối thơ điệp khúc, lối diễn xuất tiệm tăng, tiệm tiến, thêu đi, dệt lại một hoạt cảnh. Mỗi chương thơ mới lại y như một bộ mặt cũ hóa trang cho mới mẻ thêm ít nhiều; lại y như một đợt sóng mới của ngọn nước triều dâng: đợt sóng này tiếp đợt sóng kia, tràn vào bờ, tuy có giống nhau, nhưng mà vẫn có khác nhau.
Kinh Thi dùng lời thơ mà mô tả vạn sự: Tả cảnh, tả tình. Mọi khía cạnh của đời sống con người lần lượt hiện lên, tân kỳ, biến ảo, như những ảnh tượng trong ống kính vạn hoa.
Trong Kinh Thi chữ Hán cũng biến chuyển khôn cùng: nhiều chữ không còn đọc theo nguyên âm nữa, mà phải đọc trại đi cho hợp vần, hợp giọng. Nếu ta cứ đọc đúng theo mặt chữ thì không còn ra âm điệu gì nữa…
Như vậy muốn thưởng thức Kinh Thi, ta phải như người chơi hoa, chơi cảnh, phải có thời giờ mà thưởng thức mới thấy được hết cái hay.
Một vài bài thơ trong Kinh Thi
Muốn thưởng thức Kinh Thi dĩ nhiên là phải đọc chính văn, chính bản. Nhưng nếu chúng ta đi ngay vào chính văn, chính bản, thì e thế nào lúc mới, cũng chập chững, ngỡ ngàng. Chi bằng chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức Kinh Thi qua ít nhiều bản dịch.
Dưới đây là một vài vần thơ dịch:
1. Thạc nhân (Vệ Phong)
Tay ai như cái gianh non,
Da như mỡ đọng! cổ như con nhạy dài!
Hạt bầu như thể răng ai!
Đầu trăn! Mà lại mày ngài thêm xinh!
Hai con mắt tốt long lanh!
Miện cười tươi đẹp, khéo sinh tình, càng ưa…
(Kinh Thi, Tản Đà, tr. 175)
*******************
2. Hữu nữ đồng xa (Trịnh Phong)
Chung xe chàng có cô em gái,
Mặt như hoa, xinh hỡi là xinh.
Dáng nàng uyển chuyển hữu tình,
Hoa cài ngọc dắt, rung rinh bên người.
Nàng Khương xuân sắc xinh tươi,
Trên đời hồ dễ mấy ai như nàng.
*
Đi cùng chàng có cô em gái,
Mặt như hoa, phơi phới tươi xinh.
Dáng nàng uyển chuyển hữu tình,
Hoa kia ngọc nọ, rung rinh rộn ràng.
Đẹp thay cô gái Mạnh Khương,
Nết na đức hạnh chi nhường cho ai.
(Bản dịch Nguyễn Văn Thọ)
3. Xuất kỳ Đông môn (Trịnh Phong)
Vui chân ra phía cửa đông,
Gái đâu óng ả mơ màng như mây.
Gái đâu uyển chuyển mây bay,
Dẫu như mây đẹp ta đây chẳng màng.
Vợ ta áo trắng khăn lam,
Khăn lam áo trắng vẫn làm ta vui.
*
Vui chân ra phía địch lâu,
Mặt hoa da phấn gái đâu thế này.
Mặt hoa ta cũng chẳng say,
Vợ ta mộc mạc, ta đây vừa lòng.
(Bản dịch của tác giả)
4. Khiên thường (Trịnh Phong)
Anh nhớ em, vén xiêm em lội,
Qua sông Trăn em vội em sang.
Như anh chẳng khứng ngó ngàng,
Trên đời khối kẻ hoàn toàn hơn anh !
Sao anh vẫn thói trẻ ranh?
(Bản dịch của tác giả)
5. Trăn dữ Vĩ (Trịnh Phong)
Con sông Trăn với con sông Vĩ,
Nước trong veo, lồng vẻ xuân tươi.
Trai thanh gái lịch đua chơi,
Từng đoàn lũ lượt, tươi cười thênh thang.
Nàng ướm hỏi: Anh sang xem thử,
Chàng vội thưa: Xem đủ lắm rồi.
Nàng rằng sang nữa mà coi,
Bên kia sông Vĩ có nơi rỡn đùa.
Gái sang, trai cũng đua sang với,
Gái cùng trai thỏa mãn vui đùa.
Đem hoa thược dược tặng cho,
Đem hoa thược dược hẹn hò cùng nhau.
*
Con sông Trăn với con sông Vĩ,
Nước mênh mông lồng vẻ xinh tươi.
Trai thanh gái lịch đua chơi,
Hoa lan mấy đóa kẻ cài người mang.
Nàng ướm hỏi: Anh sang xem thử,
Chàng vội thưa: Xem đủ lắm rồi.
Nàng rằng sang nữa mà coi,
Bên kia sông Vĩ có nơi rỡn đùa.
Đem hoa thược dược tặng cho,
Đem hoa thược dược hẹn hò cùng nhau.
(Bản dịch Nguyễn Văn Thọ)
6. Tiểu nhung (Tần Phong)
Chiến xa chàng nhỏ lại xinh,
Đầu xe sóng lượn năm vành da bao.
Đai trơn lồng xấp cương đào,
Vàng tô khoen trắng, lẫn vào hàm xe.
Trục dài, xe trải hổ bì,
Ngựa Kỳ, ngựa Chức, lông khoe sắc mầu.
Chinh phu nhớ tới thêm sầu,
Chinh phu mỹ mạo ta đâu bây giờ?
Chàng thời ván liếp thô sơ,
Em thời thương nhớ tơ vò niềm tây.
Xe chàng bốn ngựa phây phây,
Sáu dây cương ngựa một tay chàng dòng.
Kỳ, Lưu, hai ngựa bên trong,
Qua, Ly, hai ngựa song song bên ngoài.
Thuẫn rồng đã ghép thành đôi,
Vòng khoen dây thắng chưa phôi ánh vàng.
Nhớ chàng dạ những bàng hoàng,
Nhớ ai mỹ mạo bạt ngàn thành xa.
Khi nào chàng trở lại nhà?
Nhớ chàng thắm thiết biết là mấy mươi!
***
Ngựa chàng giáp thắng hẳn hoi,
Cầu mâu ba chẽ sáng ngời vàng tô.
Khiên chàng lông vẽ nên hoa,
Bao cung da hổ bạc tra phía ngoài.
Trong bao cung chập một đôi,
Lồng trong kẹp trúc, cánh gài sẵn dây.
Nhớ chàng lòng dạ khôn khuây,
Nhớ đêm khi ngủ, nhớ ngày khi chong.
Nhớ ai đi mấy thong dong,
Nết na thuần cẩn, tiếng lừng gần xa.
(Bản dịch Nguyễn Văn Thọ)
7. Nguyệt xuất (Trần Phong)
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Người đâu nhan sắc rạng ngời ánh hoa.
Sầu vương ai gỡ cho ra,
Nỗi lòng khắc khoải bao giờ mới khuây.
*
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Người đâu ngọc nói hoa cười trớ trêu.
Nỗi buồn càng dập càng khêu,
Tình thương nỗi nhớ trăm chiều vò tơ.
***
Vầng trăng sáng quắc đều trời,
Người đâu rực rỡ rạng ngời ánh hoa.
Sầu này ai gỡ cho ra,
Trăm thương nghìn nhớ, lòng ta tơ vò.
(Bản dịch của tác giả)
8. Đông sơn (Bân Phong)
Đông sơn từ buổi chinh yên,
Ngày qua tháng lại triền miên chẳng về.
Ngày ta nhẹ bước hồi quy,
Mưa bay lất phất lâm li mấy hồi.
Ngàn đông từ dáng quân lui,
Sầu dâng lòng thét, non đoài nhớ quê.
Y thường đã sẵn mọi bề,
Rồi đây hết chuyện đi về ngậm tăm.
Sâu dâu lổn nhổn nó nằm
Ngàn dâu bát ngát lăng xăng nó bò.
Canh khuya chiếc bóng co ro,
Canh khuya hồn mộng thẫn thờ bên xe.
***
Đông sơn từ buổi chinh yên,
Tháng ngày đằng đẵng, triền miên khó về.
Ngày ta nhẹ bước hồi quy,
Mưa bay lất phất lâm li mấy hồi.
Bầu kia chắc đã sinh sôi,
Quả thòng, lủng lẳng lôi thôi đầu nhà.
Bọ mát chắc khắp buồng ta,
Nhện kia trước cửa chắc đà giăng tơ.
Vườn ta hươu chắc nhởn nhơ,
Lập lòe đom đóm nó đùa nó bay.
Nghĩ càng sợ hãi lắm thay,
Nỗi lòng canh cánh, niềm tây thẫn thờ.
***
Đông sơn từ buổi chinh yên,
Tháng ngày đằng đẵng, triền miên chẳng về.
Những từ trở ngọn chinh kỳ
Mưa bay lất phất lâm li mấy hồi.
Cò trên tổ kiến kêu chơi,
Phòng khuê chinh phụ bồi hồi thở than.
Cửa nhà kìa đã sửa sang,
Ta nay phút đã lai hoàn nhà ta.
Khổ qua cành lật la đà,
Kể từ xa cách tính vừa ba năm.
***
Ta từ nhẹ bước chinh yên,
Tháng ngày đằng đẵng, triền miên chẳng về.
Những từ trở bóng chinh kỳ,
Mưa bay lất phất lâm li mấy hồi.
Con oanh bay lượn rong chơi,
Lấp loa lấp loáng như phơi cánh vàng.
Vu quy óng ả mấy nàng,
Ngựa vàng ngựa đỏ đàng hoàng đón đưa.
Ân cần mẹ thắt khăn tua,
Chín mười thôi thế đã vừa tiện nghi.
Tình nay nếu đáng chuốc vì,
Duyên xưa thắm thiết nói chi cho cùng.
(Bản dịch của tác giả)
*******************
Ích lợi của Kinh Thi
Đọc Kinh Thi chúng ta thấy dân Trung Hoa xưa đã biết sống một đời sống thuần phác, hòa mình với thiên nhiên và cảnh sắc. Tuy họ cần cù lao tác suốt tháng suốt năm, nhưng vẫn biết sống hồn nhiên rạt rào nhựa sống, vẫn biết thương yêu tha thiết, gửi gấm cho người mình yêu những gì cao quí nhất của tâm hồn, đem cảnh sắc, trời mây, hoa lá mà cài lên, tô điểm cho tình ái, tâm tư…
Cái lối sống thơ mộng hồn nhiên ấy đã biến cái thế giới thô sơ, mộc mạc của thời xưa thành một khung cảnh đẹp đẽ, làm cho cuộc đời vơi bớt đi vẻ trần ai tục lụy…
Đức Khổng khuyên ta đọc Kinh Thi, muốn cho chúng ta yêu thơ, là muốn chúng ta đem thi hứng vào tâm hồn, làm cho chúng ta nên hồn nhiên sống động, vui tươi, xởi lởi, chấp nhận những cái éo le dang dở của cuộc đời, nhưng vẫn tích cực sửa sang cho hết những chếch mác, dở dang ấy, hoặc bằng những hoạt động tích cực trực tiếp, hoặc bằng những lời bao biếm, bóng gió, chỉ trích, phê bình…
Khi chúng ta đã biết yêu thơ, khi chúng ta đã có hồn thơ, chúng ta sẽ nhìn thấy những vẻ đẹp lung linh của trời đất, của trăng sao, của cành đào ngà nghiêng trước gió, của vì sao mai lấp lánh lúc bình minh, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng rạo rực của tâm tư, tiếng xuyến xao của muôn vật, và nhờ đó chúng ta sẽ sống một đời sống đẹp đẽ hơn, duyên dáng hơn.
Tóm lại, đức Khổng đã sống một cuộc đời hào hứng, thơ mộng, và Ngài đã khuyên ta học Kinh Thi, để cũng có được một đời sống đẹp đẽ thơ mộng như Ngài. «Hưng ư thi» là như thế vậy…
----------------------------
CHÚ THÍCH
[1] Tam bách ngũ thiên, Khổng Tử giai huyền ca chi, dĩ cầu hợp Thiều, Vũ, Nhã, Tụng chi âm. (Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia.)
[2] Cổ giả Thi tam thiên dư thiên; cập chí Khổng Tử, khứ kỳ trùng, thủ khả thi ư lễ nghĩa; thượng thái Tiết, Hậu Tắc; trung thuật Ân Chu chi thịnh, chí U Lệ chi khuyết… tam bách ngũ thiên. (Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia) (Xem lời dẫn nhập: Tìm hiểu kinh Thi của giáo sư Bửu Cầm, trong Thi Kinh tập Truyện của Tạ Quang Phát, q. 1, trang xviii, xix).
[3] Đọc thêm:
– Lược khảo Kinh Thi của Trần Trọng San, đăng trong Văn Hóa Á Châu, tháng 6/1958, tr. 57; tháng 7/1958, tr. 65; và Ảnh Hưởng Kinh Thi, Văn Hóa Á Châu, tháng 9/1959, tr. 23.
– Trương Tửu, Kinh Thi Việt Nam.
– Kinh Thi, Tạ Quang Phát.
– Kinh Thi, Tản Đà.
– James Legge, The She King, Prolegomena.
– Liber Carminum của P. Angelo Zottoli.
[4] Xem: Đường Phong, Bảo vũ. – Tần Phong, Hoàng điểu. Tiểu Nhã: Lộc Minh, Đông Cung; Kỳ Phụ; Tiểu Mân; Bắc Sơn; Tang Hộ, v.v… Đại Nhã: Văn Vương, Sinh Dân; Đãng, v.v….
Xem James Legge, The She King, Prolegomena, p. 131.
*******************
Chương 14
Đức Khổng, con người nghệ sĩ
*****
Đức Khổng là một con người rất có tâm hồn nghệ sĩ. Ngài rất say mê ưa chuộng âm nhạc, và dùng âm nhạc để bình tâm tĩnh trí, hàm dưỡng cho tinh thần trở nên cao khiết.
Đức Khổng biết nhạc từ hồi còn trẻ.
Khi nghe ai hát bài nào hay, Ngài thường yêu cầu hát lại, và tập hòa theo. (LN, VII, 31).
Ở đâu mà có nhạc sư danh tiếng Ngài cũng tìm tới để học hỏi, hoặc để bàn bạc. Ngài đã gặp Trành Hoằng ở Châu, các nhạc sư ở Tề (LN, VI, 13) và Lỗ (LN, III, 23).
Khi 35 tuổi, sang Tề, Ngài có dịp học nhạc Thiều. Ngài học say mê đến nỗi trong vòng ba tháng không biết mùi vị thịt (LN, VII, 13).
Thường nhật, Ngài hay đàn ca hoặc gảy đàn sắt (LN, XVI, 19) hoặc đánh khánh (LN, XIV, 42).
Ngài thích các loại nhạc uy nghi, trang trọng như nhạc Thiều (LN, III, 25) và ghét các loại nhạc dâm đãng, phóng túng như nhạc Trịnh (LN, XVII, 17).
Ngài khiển trách Tử Lộ vì đã tấu những khúc nhạc có những cung điệu cuồng bạo, sát phạt trong nhà Ngài (LN, XI, 14).
Khi trở về già, Ngài đã sửa sang lại âm nhạc (LN, XI, 14).
Ngài đã đem hết các bài ca trong Kinh Thi để phổ nhạc. Tư Mã Thiên viết: «Đức Khổng đem ba trăm lẻ năm thiên Kinh Thi ra mà đàn ca cho hợp với âm thanh của Thiều, Vũ, Nhã, Tụng.» [1]
Ngài chủ trương:
Học Kinh Thi để cho lòng thêm hứng khởi, vui sống.
Học Kinh Lễ để biết tuân theo luật lệ tự nhiên mà ở ăn.
Học Nhạc để cho con người trở nên vẹn hảo, hòa hợp được với nhân quần và vũ trụ (LN, VIII, 9).
Những lúc Ngài bị lao lung nguy khốn nhất, lại là lúc ta thấy Ngài dùng âm nhạc để trấn tĩnh tinh thần (xem Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia, lúc Ngài bị tuyệt lương ở cánh đồng giữa Trần và Thái.)
Đức Khổng là một người sành về nhạc lý (LN, III, 3, 23, 25; XVI, 2; XVII, 11).
Các môn đệ Ngài cũng có nhiều người ưa nhạc, thích tấu nhạc như Tử Lộ (LN, XI, 14), Tăng Tích (LN, XI, 25), Tử Du (LN, XIII, 4).
Đức Khổng cho rằng nhạc rất quan hệ trong đời sống cá nhân cũng như trong nghệ thuật trị dân. Người xưa cho rằng Lễ, Nhạc, Hình, Chính phải đi với nhau, thì dân mới yên, nước mới trị.
KHÁI NIỆM VỀ NHẠC
Đức Khổng đã san định lại cả một bộ Kinh Nhạc. Bộ sách này đã bị thất lạc.
Ở Lễ Ký ta thấy vẻn vẹn còn có một thiên Nhạc Ký.
Nhưng nhờ đoạn này và tham khảo thêm Tứ Thư, Ngũ Kinh, và cổ thư, ta cũng có thể có một khái niệm về nhạc xưa.
Nhạc là gì?
Chữ nhạc đây không phải là ca nhạc suông, mà gồm cả nhạc và vũ.
Nhạc Ký viết: «Chuông, trống, sáo, khánh, vũ, thược, can, qua là những nhạc khí. Co, ruỗi, ưỡn, khom, chụm, tỏa, nhanh, chậm là nhạc văn.» (Chung, cổ, quản, khánh, vũ, thược, can, thích, nhạc chi khí dã; khuất thân, phủ ngưỡng, chuyết triệu, tật thư, nhạc chi văn dã. - Uyên Giám Loại Hàm, III, 3203).
Nói cách khác, nhạc gồm:
- Thi
- Ca
- Nhạc
- Vũ
Nhạc là sự phối hợp của thanh âm, màu sắc, tiết tấu, chuyển động, để mà kích thích, di dưỡng tâm thần con người.
Nhạc tức là tiếng lòng con người, tâm tình, tâm trạng con người phát ra qua lời ca, giọng hát; qua âm thanh của nhạc khí; qua điệu bộ của nhạc công, vũ công; qua màu sắc và hình thù của mao, vũ (dùng khi múa), can, thích (dùng khi múa võ).
Cho nên khi lòng đau thương, thì tiếng nhạc lời ca cũng lâm li ai oán.
Khi lòng vui vẻ, thì lời ca tiếng nhạc cũng rộn rã vui hòa.
Khi lòng thư thái, tiếng nhạc lời ca sẽ khoan hòa, êm ả.
Khi lòng mà kính cẩn, tiếng nhạc lời ca sẽ trang nghiêm, réo rắt.
Khi lòng mà oán hờn, giận dữ, nhạc và ca cũng sẽ chát chúa, sôi sục.
Khi lòng mà dâm đãng, phóng túng, nhạc và ca cũng sẽ ủy mị, khêu gợi, phóng túng, lả lơi.
Những yếu tố cấu tạo nên nhạc
Muốn ca hát, nhã nhạc, trươc hết phải qui định những cung điệu cơ bản, những âm thanh cơ bản.
Có năm cung điệu cơ bản, đó là: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ (Nhiệm Ứng Thu, trong quyển Ngũ vận Lục Khí đã cho rằng Cung thời trầm nhất mà Vũ thời cao nhất).
Có 12 âm thanh cơ bản (thập nhị luật), gồm:
- Sáu dấu Dương gọi là Lục Luật: Hoàng Chung, Thái Thốc, Cô Tẩy, Nhuy Tân, Di Tắc, Vô Dịch.
- Sáu dấu Âm gọi là Lục Lữ: Lâm Chung, Nam Lữ, Ứng Chung, Đại Lữ, Giáp Chung, Trọng Lữ.
Ta viết:
- Hoàng Chung : Do
- Đại Lữ : Do#
- Thái Thốc : Ré
- Giáp Chung : Ré#
- Cô Tẩy : Mi
- Trọng Lữ : Fa
- Nhuy Tân : Fa#
- Lâm Chung : Sol
- Di Tắc : Sol#
- Nam Lữ : La
- Vô Dịch : La#
- Ứng Chung : Si
Về nhạc liệu, người xưa dùng tám loại, gọi là Bát âm:
- Da (Cách)
- Bầu (Bào)
- Trúc (Trúc)
- Tơ (Ti)
- Gỗ (Mộc)
- Đất (Thổ)
- Kim (Kim)
- Đá (Thạch)
CÁC LOẠI NHẠC CỤ XƯA
cổ cầm
tì bà
hồ cầm
địch
sanh
tiêu
tỏa nột (xô - na)
tam huyền
nhị hồ
não bạt
cổ tranh
trống
Mỗi loại chất liệu kể trên lại có thể dùng để chế tạo một hay nhiều nhạc khí.
- Da (Cách) dùng để làm các loại trống: trống lớn, trống nhỏ, trống treo: hoặc lục lăng, hoặc bát giác, hoặc vuông; các loại trống trận lớn, nhỏ.
- Bầu (Bào) dùng để chế tạo các loại nhạc khí như Sênh, Hoàng, Vũ.
- Trúc (Trúc) dùng để chế tạo các loại quản, sáo (trì, địch, thược, tiêu, quản).
- Tơ (Ti) dùng để chế thành các loại đàn (Cầm, Sắt, Đàn Không Hầu, Tì Bà, v.v…)
- Gỗ (Mộc) dùng để chế thành các loại Chúc, Ngữ.
- Đất (Thổ) dùng để chế thành các loại Huân, Phữu.
- Kim (Kim) dùng để chế thành các loại Chuông, Chiêng, Não Bạt.
- Đá (Thạch) dùng để chế thành các loại Khánh.
Nhạc khí chưa đủ, còn phải có nhạc công, vũ công. Âm thanh chưa đủ, còn phải có màu sắc, có điệu bộ, có cung cách trình diễn. Xưa bao giờ nhạc cũng gồm cả ca lẫn vũ.
Những vũ khí, tức là những dụng cụ dùng để múa, thời có:
- Can (múa võ)
- Thích (múa võ)
- Mao (múa văn)
- Vũ (múa văn)
Những nhạc khúc xưa có nhiều nhạc khúc nổi tiếng như:
- Hàm Trì (thời Hoàng Đế) ca tụng công lao của Hoàng Đế đã có công làm cho đạo đức phát huy, thi triển được khắp nơi.
- Đại Chương (thời Nghiêu) ý muốn nói lên lòng mong muốn của vua, muốn cho nhân nghĩa đại hành, pháp độ chương minh.
- Lục Anh (đời Đế Khốc).
- Ngũ Hành (thời Chuyên Húc).
- Tiêu Thiều (đời Thuấn) ý rằng vua Thuấn muốn tiếp tục (Thiều nghĩa là kế tục) con đường của vua Nghiêu.
- Đại Hộ (nhà Thương Ân) ý nói nhà Ân sẽ cố phục hưng, bảo hộ nền đạo đức của các thánh vương xưa.
- Đại Chước hay Đại Vũ (đời Chu) ý nói nhà Chu sẽ châm chước để luôn theo đường lối của hai vua Văn, Vũ.
(Xem Uyên Giám Loại Hàm, quyển III, mục nhạc Tổng tải, trang 3204.)
Thế mới hay người xưa mượn lời thơ để nói lên chí hướng và hoài bão của mình, rồi phổ vào ca nhạc và vũ, để lời thơ trở nên bất diệt, hoài bão của mình được quảng thi, quảng diễn, nhờ đó có ảnh hưởng sâu rộng vào quần chúng.
(Thi ngôn chí, ca vĩnh ngôn, thanh y vĩnh, luật hòa thanh, bát âm khắc hài… - kinh Thư, Thuấn Điển, tiết 23.)
Những bài học mà nhạc dạy cho con người
Ta thấy trong trời đất bất kỳ là chất liệu gì, dầu đất, dầu đá, dầu gỗ, dầu da, cvẫn có thể tinh luyện, vẫn có thể chế tạo cho thành nhạc khí. Như vậy, đã sinh ra làm người, ai cũng có thể trau chuốt dùi mài để trở nên thanh lịch, cao quý được. Một chính trị gia chân chính sau khi đã lo phần cơm áo, phần ngoại cảnh cho dân, phải lo tinh luyện cho tâm thần dân con được trở nên cao khiết, khoan quảng, hòa duyệt, để cùng nhau sống trong cảnh thái hòa.
Hơn nữa, con người sinh ra chính là để tinh luyện tâm thần mình ngày một trở nên tinh toàn, cao khiết, khiến cho lòng mình trở nên khúc nhạc tuyệt vời, hòa nhịp được cùng với khúc đại nhạc của vũ trụ. Sự tinh luyện, sự phát triển các tài đức còn tiềm ẩn trong lòng mình, sẽ đem lại cho mình một thú vui chân thật và cao quý chứ con người sinh ra không phải là để đắm mình trong những thú vui ô trọc. Đi con đường ấy tức là nghịch thiên, nghịch lý, sẽ bị tử vong, đào thải (xem Kinh Dịch, nơi quẻ Dự).
Muốn tấu nên một khúc nhạc tuyệt vời, thanh âm của mỗi loại nhạc khí cần phải tinh tuyền; nhạc công phải là những người điêu luyện. Lúc tấu nhạc phải theo nhịp điệu, tình tiết của toàn ban, chứ không được theo những ý thích riêng tư.
Suy ra, trong một nước, muốn tạo nên một nền đại hòa, đại thuận, mỗi người phải làm bổn phận mình cho chu đáo, phải có tài đức đúng với ngôi vị mình, rồi phải cộng tác với nhau, phải đồng tâm nhất trí mà xây dựng, mà điểm tô cho non sông đất nước.
Thế là vừa có tôn ti trật tự (Lễ) vừa có phân công (division du travail), vừa có sự thống nhất đường lối hoạt động, để cho tất cả mọi nỗ lực đều qui hướng về một mục phiêu nào (coordination du travail).
Nếu nhạc có năm cung: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, thì đời sống quốc gia cũng gồm năm yếu tố:
- Vua (Cung)
- Quan (Thương)
- Dân (Giốc)
- Công tác xây dựng đất nước (Chủy)
- Nguyên liệu và ngoại cảnh (Vũ)
Nếu vua không xứng đáng để làm chủ chốt, cầm giềng mối đất nước; nếu quan không đủ tài đôn đốc thi hành; nếu dân bạc nhược, suy vi, phóng túng, không chịu cần cù, lao tác; nếu công cuộc xây dựng phong doanh thái thịnh cho dân nước bị bê trễ; nếu các tài nguyên trong nước không được khai thác cho chu đáo, hẳn hoi, thì làm sao mà có được sự thái hòa, đại thuận?
Nhạc là sự rung động của tâm hồn để rồi phát sinh ra thành âm thanh, nhạc điệu: lòng buồn sinh nhạc buồn, lòng vui tạo nhạc vui. Nếu vậy, ta có thể dùng nhạc mà tạo nên được những tâm trạng vui, buồn, hùng, kính, v.v…
Ảnh hưởng của nhạc rất là sâu xa:
- Nhạc đạo, nhạc Thiều sẽ gây kính cẩn trang nghiêm.
- Nhạc đời, nhạc Trịnh sẽ gây tình dục.
- Nhạc chiến sẽ gây hùng tâm dũng khí.
- Nhạc sầu sẽ làm ủy mị lòng người.
Vì thế cho nên ngày xưa, cổ nhân cố bài trừ những loại nhạc dâm bôn, phóng đãng, mà chỉ cho phổ biến những ca khúc thanh khiết, trang trọng, hào hùng.
Thiên Nguyệt Lệnh Lễ Ký cho ta thấy đời xưa vua chúa hết sức chú trọng đến âm nhạc, và các trường đều phải học tập, đều phải trình diễn nhạc vào những thời kỳ nhất định. Những cuộc trình diễn âm nhạc đặc biệt đều có sự hiện diện của vua và triều đình, bá quan văn võ…
Nhạc là một lợi khí để di dưỡng tinh thần
Trần Trọng Kim viết:
«Cái tác dụng của nhạc cốt để hòa thanh âm cho tao nhã, để di dưỡng tính tình".
Cho nên Khổng Tử nói:”Trí nhạc dĩ trị tâm, tắc dĩ trực, từ, lương chi tâm du du nhiên sinh hỹ.” Trau chuốt âm nhạc để trị lòng người, thì cái lòng giản dị, chính trực, từ ái, thành tín, tự nhiên phơi phới mà sinh ra. (Lễ Ký, Tế Nghĩa XXIV). Thánh nhân biết nhạc có cái thế lực rất mạnh về đường đạo đức, cho nên mới chế ra nhạc để dạy người.”Nhạc là cái vui của thánh nhân, mà có thể khiến cho lòng dân trở nên tốt lành, có thể cảm lòng người rất sâu và đi đến di phong, dịch tục, cho nên tiên vương mới đặt ra dạy nhạc.” (Nhạc dã giả, thánh nhân chi sở lạc dã, nhi khả dĩ thiện dân tâm, kỳ cảm nhân thâm, kỳ di phong, dịch tục, cố tiên vương trứ kỳ giáo yên. - Nhạc Ký XIX).» (Xem Trần Trọng Kim, Nho giáo I, trang 157, 158.)
Lịch sử đã nhiều lần chứng minh ảnh hưởng lớn lao ghê gớm của nhạc.
Tề Vương dâng nữ nhạc để khuynh đảo vua Lỗ và Quí Hoàn Tử, khiến cho đức Khổng phải cất bước ra đi (LN, XVIII, 4).
Trương Lương thổi tiêu mà làm cho quân binh Hạng Võ tan rã…
Một bài Marseillaise của Pháp cũng gây được xúc động và cũng đã hô hào, đã đoàn kết được dân Pháp, đã thúc đầy được họ vác súng ra sa trường, mạnh mẽ hơn bất kỳ bài diễn văn hùng hồn nào.
Nhạc chẳng những điều hòa được tâm tình con người mà còn khiến cho lòng họ trở nên thanh cao, tế nhị. Vì thế, Dịch Kinh chủ trương sau khi đã đoàn kết được mọi người (Đồng Nhân), sau khi đã đem lại cho dân nước một nền phong doanh, phú thịnh (Đại Hữu), bậc quốc quân còn phải dùng nhạc để làm cho con người có được một tâm thần thanh cao, hòa duyệt (Dự), …
Nhạc là một lợi khí đoàn kết con người, một biểu tượng cho sự hòa thuận
Nhạc cũng có mục đích là dạy con người đoàn kết, hợp quần, chung lưng, góp sức để cùng nhau tạo dựng một đời sống tâm thần và vật chất vẹn hảo.
Muốn có một khúc nhạc cho hay, phải có đủ sự hòa hợp của tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng đá, tiếng vàng, tiếng bầu, tiếng gỗ, tiếng da, tiếng đất; lại cũng phải có sự hòa tấu của các loại âm thanh cao thấp; có sự tiết tấu nhanh chậm, sự hòa nhịp của mọi loại nhạc khí.
Cho nên vơ chồng mà hòa hợp thì gọi là sắt cầm hòa hợp (Trung Dung XV); anh em mà hòa thuận thời cũng gọi là hòa lạc vui vầy (Trung Dung XV); vua tôi mà hòa lạc thời gọi là đại hòa, đại thuận. (Xem Lễ Ký, Lễ Vận, tiết IV, câu 14.)
Sự gàng quải, chia phôi, ngược lại, đã được phô diễn bằng những thành ngữ âm nhạc như sau:
- Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
- Đàn ngang cung, v.v…
Mạnh Tử có bàn về âm nhạc rất là sâu sắc như sau:
Trang Bạo, một viên quan của Tề Tuyên Vương, một hôm đến viếng Mạnh Tử và nói rằng: «Tôi có đến chầu vua. Trong khi nói chuyện vua có cho tôi biết vua thích âm nhạc. Nhưng tôi chẳng có lời chi đáp lại. Vậy tôi xin hỏi phu tử: Bực quốc trưởng mà thích âm nhạc, thời cuộc trị nước ra thế nào?» Mạnh Tử đáp rằng: «Nếu vua mà thật lòng ưa nhạc một cách thận trọng, thì vận nước Tề có mòi hưng vượng đó.»
Một ngày khác, Mạnh Tử vào chầu vua, tâu rằng: «Vua có nói với Thầy Trang rằng vua thích âm nhạc, phải vậy chăng?» Vua biến sắc đáp rằng: «Quả nhân chẳng đủ sức mà hâm mộ và luyện tập âm nhạc của các vị thánh vương đời xưa; thật ra quả nhân chỉ thích âm nhạc của thế tục thôi.»
Mạnh Tử nói: «Nếu vua mà thật lòng yêu thích âm nhạc một cách trân trọng, thì vận nước Tề có mòi hưng vượng đó. Là vì nhạc đời nay do nhạc đời xưa mà ra; cũng cùng công dụng chứ không khác gì.»
Vua hỏi: «Quả nhân muốn biết hiệu lực của âm nhạc có được chăng?»
Mạnh Tử vừa đáp vừa hỏi rằng: «Về thú vị âm nhạc, một mình mình hưởng và cùng hưởng với người, bề nào vui hơn?»
- Cùng hưởng với người thì vui hơn.
- Cùng hưởng với một số ít người và cùng hưởng với một số đông người, bề nào vui hơn?
- Cùng hưởng với một số đông người vui hơn.
Mạnh Tử nói: Tôi xin giảng giải về âm nhạc để vua nghe: Tỉ như nay vua ra lệnh tấu nhạc ở đây. Bá tánh nghe tiếng chuông, tiếng trống cùng tiếng sáo tiếng tiêu của vua, họ đều nhức đầu nhăn mày và méo mặt, bèn nói với nhau rằng: «Vua ta chỉ thích hòa nhạc mà thôi. Sao người nỡ đày đọa chúng ta trong cảnh cùng cực như vầy? Cha con chẳng thấy nhau; anh em, vợ con đều chia lìa phân tán.»
Tỉ như nay vua mở cuộc săn bắn ở đây. Bá tánh nghe tiếng xe chạy, ngựa hí, cùng thấy những ngọn cờ hoa mỹ có kết lông chim và lông thú của nhà vua, họ đều nhức đầu nhăn mày và méo mặt, bèn nói với nhau rằng: «Vua ta chỉ ham săn bắn mà thôi. Sao người nỡ đày đọa chúng ta trong cảnh cùng cực này? Cha con chẳng được thấy nhau; anh em, vợ con đều chia lìa phân tán.»
Bá tánh oán than vua chỉ vì việc này thôi: Vua chẳng cùng hưởng sự vui với dân.
Tỉ như nay vua ra lệnh tấu nhạc ở đây. Bá tánh nghe tiếng chuông, tiếng trống cùng tiếng sáo, tiếng tiêu của vua, gương mặt họ lộ vẻ vui mừng hớn hở. Họ bèn nói với nhau rằng: «Đó là điềm lành chứng tỏ vua ta chẳng có tật bệnh chứ gì? Nếu người đau yếu, thì làm sao mở ra cuộc tấu nhạc cho được?»
Tỉ như nay vua mở ra cuộc săn bắn ở đây. Bá tánh nghe tiếng xe chạy, ngựa hí, cùng thấy những ngọn cờ hoa mỹ có kết lông chim và lông thú của nhà vua, gương mặt họ lộ vẻ vui sướng hớn hở. Họ bèn nói với nhau rằng: «Đó là điềm lành chứng tỏ vua ta chẳng có tật bệnh chứ gì? Nếu người đau yếu, thì làm sao mở ra cuộc săn bắn cho được? Bá tánh hoan nghênh vua chỉ vì việc này thôi: Vua cùng hưởng sự vui với dân. Hiện nay nếu vua với bá tánh cùng nhau vui hưởng sự khoái lạc, thì nền cai trị của vua có bề hưng vượng đó.» (Cf. Mạnh Tử, Đoàn Trung Còn I, 41, 43. Mạnh Tử, Lương Huệ Vương, chương cú hạ, 1.) Thế mới hay nhạc dạy hòa thuận, mà hòa thuận chính là phúc cùng hưởng, họa cùng chia vậy.
Nhạc là phản ảnh tình trạng đất nước
Cho nên nhạc là tấm gương phản ảnh lại nền hành chính, hoặc tình trạng hay dở trong dân, trong nước.
- Nước mạnh, thời nhạc hùng.
- Nước yếu, thời nhạc bạc nhược.
- Nước loạn ly, tang tóc, thời nhạc ai oán, sầu bi, hay là buông thả cho đoạn tháng qua ngày.
- Nước trị bình, thời nhạc yên vui, đầm ấm.
Lễ và Nhạc:
Trần Trọng Kim bàn về tương quan giữa Lễ và Nhạc như sau:
«Lễ, Nhạc quan hệ đến luân lý, phong tục, và chính trị rất mật thiết lắm. Cho nên các Nho gia tìm cái căn nguyên ở trong đạo tự nhiên của trời đất, cho Lễ là cái trật tự của trời đất, Nhạc là cái điều hòa của trời đất. (Nhạc giả thiên địa chi hòa dã, Lễ giả thiên địa chi tự dã. - Lễ Ký, Nhạc Ký XIX). Lễ phân ra trật tự khác nhau, để cho vạn vật có thứ vị phân minh; Nhạc hợp đồng lại làm một, để người ta biết vạn vật tuy khác nhau nhưng cũng đồng một thể, cùng theo một lẽ điều hòa mà sinh hóa. Cho nên mới nói rằng:”Trời cao đất thấp, muôn vật khác nhau, cho nên mới nhân đó mà định ra Lễ chế, để phân tôn ti, trật tự. Trời đất và vạn vật lưu hành không nghỉ, rồi hội họp khí tính cho điều hòa, để hợp đức mà sinh dục, thế mới thành ra có Nhạc vậy.” (Thiên cao địa hạ, vạn vật tán thù, nhi lễ chế hành hỹ. Lưu nhi bất tức, hợp đồng nhi hóa, nhi Nhạc hưng yên. - Lễ Ký, Nhạc Ký XII)
«Tiên vương chế ra nhạc không phải là để làm cho cùng cực cái dục của miệng, bụng, tai, mắt, nhưng để khiến cho dân giữ lòng hiếu, ố cho vừa phải, mà sửa lại cái đạo làm người cho chính vậy. (Tiên vương chi dĩ chế Lễ Nhạc dã, phi dĩ cực khẩu, phúc, nhĩ, mục chi dục dã, tương giáo dân bình hiếu ố, nhi phản nhân đạo chi chính dã).» - Lễ Ký XIX. Cf. TTK, Nho giáo I, 146, 147)
Lễ, Nhạc, Hình, Chính.
Lễ, Nhạc quan trọng như thế nên người xưa đã đem áp dụng vào nghệ thuật trị dân.
Người xưa trị dân dựa vào bốn phương pháp:
- Lễ
- Nhạc
- Hình
- Chính
+ Lễ qui định tôn ti, trật tự, xác định bổn phận của mọi tầng lớp trong xã hội, khiến cho mọi người kính trọng lẫn nhau, vẹn nhân, vẹn nghĩa.
+ Nhạc có mục đích làm cho con người trở nên thanh lịch, cao khiết, sống xứng đáng với danh nghĩa con người, sống trọn vẹn với huy hiệu con người, tạo nên tình thân ái, hòa thuận trong quốc gia, xã hội.
+ Hình có mục đích ngăn chặn mọi ảnh hưởng xấu xa, ác độc, làm cho con người tránh được những hiểm họa hư hỏng, băng đọa, phân tán, chia ly…
+ Chính có mục đích tổ chức đời sống xã hội cho có lý sự, đem lại no ấm, an bình, trật tự cho dân, giáo hóa dân, cải thiện dân, để mỗi ngày mỗi hơn, mỗi ngày mỗi tiến…
Khảo về lòng yêu âm nhạc của đức Khổng, ta thấy được ý nghĩa sâu xa của nhạc, ta hiểu được tầm kích của âm nhạc.
Chung qui, nhạc muốn cho hay, cốt là ở chỗ có tâm hồn cao khiết, biết rung cảm, biết truyền tâm, truyền thần, lồng tình lồng ý của mình vào vần thơ, tiếng nhạc, chứ nhạc không phải là ở chỗ khua chiêng, gióng trống, đánh mõ, đánh khánh. (LN, XVII, 11).
Muốn tạo nhạc, muốn tấu nhạc, con người cần phải có một tâm hồn cao khiết, vẹn toàn (LN, III, 3).
Nhạc vũ thực ra không phải là để thỏa mãn, để kích thích giác quan, kích thích tình dục, thị hiếu, mà nhạc là để điều hòa tình tiết; gạn đục, khơi trong tâm hồn, khiến cho tâm hồn ngày một nên cao khiết siêu vi. (Cf. Lễ Ký, Nhạc Ký XIX).
Nhạc có mục đích chính yếu là đem lại vui chung cho mọi người, thắt chặt tình đoàn kết, đem lại hòa thuận cho mọi tầng lớp nhân dân, chứ không phải là một sản phẩm của những người dư tiền, dư bạc; một công cụ giúp cho những cuộc ăn chơi, sa đọa, trác táng. (Cf. Mạnh Tử Lương Huệ Vương chương cú hạ, 1).
Xưa cũng như nay, Nhạc có mục đích có ý nghĩa của nó. Hiểu nhạc như vậy, sẽ giúp ta hiểu thêm về đức Khổng và quan niệm của Nho gia sau này về Nhạc và công dụng của Nhạc…
CHÚ THÍCH
[1] Tam bách ngũ thiên, Khổng Tử giai huyền ca chi, dĩ cầu hợp Thiều, Vũ, Nhã, Tụng chi âm. (Sử Ký Tư Mã Thiên, chương Khổng Tử thế gia.)
-------------------
No comments:
Post a Comment