Bài tập thể dục khí công hít thở đơn giản
Bài tập thể dục khí công hít thở đơn giản.
http://www.youtube.com/v/VvSTO_trtRc&hl&autoplay=1&loop=1
------------------------------
Trong các phương pháp tập khí công, có một phương pháp cực kỳ căn bản, làm tích tụ lực ở "Đan điền" rất vững chắc, làm nền tảng cho mọi phương pháp luyện tập khí công khác, đó là "Khí công nguyên pháp" (KCNP).
- Tập khí công thường xuyên để tăng cường sức mạnh của thần kinh não, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chữa trị các bệnh mạn tính. Điều kiện để có thể tập KCNP là còn có đôi chân lành lặn bình thường, vì tập bằng chân là chính.
- Tập vào lúc buổi sáng sớm khi chưa ăn gì, và đã uống một ly nước đầy. Buổi tối tập trước khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon. Tập vào giữa buổi làm việc sẽ giúp giải tỏa căng thẳng.
Khi bắt đầu tập, ta đứng hai chân rộng hơn vai một chút, hai tay chống vào hông, toàn thân buông lõng, quan trọng nhất là giữ lưng luôn luôn thẳng đứng so với mặt đất. Mắt nhìn thẳng, nhưng không chú ý ngoại cảnh vì tâm phải lo quan sát bản thân.
Động tác một, ta hạ tấn xuống theo như "Trung bình tấn", lưng giữ tuyệt đối thẳng đứng, hít vào trong khi đang hạ tấn xuống. Nếu ai có thể hạ tấn đến khi mông gần sát hai gót chân thì rất tốt, nếu chưa quen thì hạ lưng chừng cũng được. nhưng cuối cùng cũng phải hạ tấn sao cho hai mông gần sát hai gót.
Động tác hai, ta đứng lên và nín thở lại, giữ lưng tuyệt đối thẳng đứng. Đứng thẳng hết hai chân như ban đầu.
Động tác ba, ta thở ra, và đếm số. theo dõi xem tim có bớt đập hay không.
- Khi tim đã bình thường thì tập lại chu kỳ như trước, hạ tấn xuống hít vào, đứng lên nín thở, đứng lên hết thì thở ra, đếm số.
- Ta cần chú ý đếm số cẩn thận chính xác mỗi khi xong một chu kỳ, vì khi tập như thế bộ não được củng cố rất nhiều, và ngay lúc đó ta tập trung nhớ số thì phát huy hiệu quả luyện tập bộ não rất cao.
- Mỗi buổi tập như thế nên tập ít nhất 50 lần (chu kỳ). Người tập quen có thể tập đến năm sáu trăm lần trong một buổi tập.
- Điều khó ban đầu là làm sao giữ lưng thẳng khi hạ xuống và lúc đứng lên, vì nếu lưng bị cong thì nội lực bị chạy ngược lên làm căng thẳng não bộ. Chỉ khi lưng được giữ thật thẳng thì nội lực sẽ được tích tụ tại đan điền và tạo nên nhiều điều kỳ diệu.
- Những ngày đầu mới tập thì ta sẽ bị đau mỏi hai chân, đi đứng hơi kỳ kỳ một chút, nhưng không sao, tập tiếp thì sẽ hết.
- Khi nội lực tích cụ ở "đan điền" được rồi thì hệ thống cột sống lưng, gân dây chằng hai bên cột sống được vững chắc giúp ngăn ngừa và chữa trị các bệnh về đốt sống lưng, đau lưng, suy thận…
- Nội lực tích tụ ở đan điền cũng giúp con người sống thanh thản, không bị đòi hỏi tình dục vô cớ, cũng là một sự giải phóng tâm sinh lý rất đáng kể.
- Người có tu thiền thì lại rất cần nội lực tích tụ ở "đan điền" vì giúp tập trung tinh thần tốt hơn trong việc kiểm soát vọng tưởng.
- KCNP cũng giúp rèn luyện ý chí vì thế tập đơn điệu, đều đều, và gây mỏi chân, nhưng nếu ai tập quen rồi lại thấy ghiền vì nó đem lại sự bình an kỳ lạ khi đang tập, và ảnh hưởng tốt còn kéo dài sau khi tập xong.
http://www.youtube.com/v/VvSTO_trtRc&hl&autoplay=1&loop=1
------------------------------
Trong các phương pháp tập khí công, có một phương pháp cực kỳ căn bản, làm tích tụ lực ở "Đan điền" rất vững chắc, làm nền tảng cho mọi phương pháp luyện tập khí công khác, đó là "Khí công nguyên pháp" (KCNP).
- Tập khí công thường xuyên để tăng cường sức mạnh của thần kinh não, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chữa trị các bệnh mạn tính. Điều kiện để có thể tập KCNP là còn có đôi chân lành lặn bình thường, vì tập bằng chân là chính.
- Tập vào lúc buổi sáng sớm khi chưa ăn gì, và đã uống một ly nước đầy. Buổi tối tập trước khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon. Tập vào giữa buổi làm việc sẽ giúp giải tỏa căng thẳng.
Khi bắt đầu tập, ta đứng hai chân rộng hơn vai một chút, hai tay chống vào hông, toàn thân buông lõng, quan trọng nhất là giữ lưng luôn luôn thẳng đứng so với mặt đất. Mắt nhìn thẳng, nhưng không chú ý ngoại cảnh vì tâm phải lo quan sát bản thân.
Động tác một, ta hạ tấn xuống theo như "Trung bình tấn", lưng giữ tuyệt đối thẳng đứng, hít vào trong khi đang hạ tấn xuống. Nếu ai có thể hạ tấn đến khi mông gần sát hai gót chân thì rất tốt, nếu chưa quen thì hạ lưng chừng cũng được. nhưng cuối cùng cũng phải hạ tấn sao cho hai mông gần sát hai gót.
Động tác hai, ta đứng lên và nín thở lại, giữ lưng tuyệt đối thẳng đứng. Đứng thẳng hết hai chân như ban đầu.
Động tác ba, ta thở ra, và đếm số. theo dõi xem tim có bớt đập hay không.
- Khi tim đã bình thường thì tập lại chu kỳ như trước, hạ tấn xuống hít vào, đứng lên nín thở, đứng lên hết thì thở ra, đếm số.
- Ta cần chú ý đếm số cẩn thận chính xác mỗi khi xong một chu kỳ, vì khi tập như thế bộ não được củng cố rất nhiều, và ngay lúc đó ta tập trung nhớ số thì phát huy hiệu quả luyện tập bộ não rất cao.
- Mỗi buổi tập như thế nên tập ít nhất 50 lần (chu kỳ). Người tập quen có thể tập đến năm sáu trăm lần trong một buổi tập.
- Điều khó ban đầu là làm sao giữ lưng thẳng khi hạ xuống và lúc đứng lên, vì nếu lưng bị cong thì nội lực bị chạy ngược lên làm căng thẳng não bộ. Chỉ khi lưng được giữ thật thẳng thì nội lực sẽ được tích tụ tại đan điền và tạo nên nhiều điều kỳ diệu.
- Những ngày đầu mới tập thì ta sẽ bị đau mỏi hai chân, đi đứng hơi kỳ kỳ một chút, nhưng không sao, tập tiếp thì sẽ hết.
- Khi nội lực tích cụ ở "đan điền" được rồi thì hệ thống cột sống lưng, gân dây chằng hai bên cột sống được vững chắc giúp ngăn ngừa và chữa trị các bệnh về đốt sống lưng, đau lưng, suy thận…
- Nội lực tích tụ ở đan điền cũng giúp con người sống thanh thản, không bị đòi hỏi tình dục vô cớ, cũng là một sự giải phóng tâm sinh lý rất đáng kể.
- Người có tu thiền thì lại rất cần nội lực tích tụ ở "đan điền" vì giúp tập trung tinh thần tốt hơn trong việc kiểm soát vọng tưởng.
- KCNP cũng giúp rèn luyện ý chí vì thế tập đơn điệu, đều đều, và gây mỏi chân, nhưng nếu ai tập quen rồi lại thấy ghiền vì nó đem lại sự bình an kỳ lạ khi đang tập, và ảnh hưởng tốt còn kéo dài sau khi tập xong.
No comments:
Post a Comment