BỒ TÁT GIỚI
Kinh Phạm Võng BỒ TÁT GIỚI – Quyển ThượngPhạm Võng BỒ TÁT GIỚI KinhKinh Pham Vong BỒ TÁT GIỚI – Quyen ThuongHậu Tần Cưu Ma La Thập dịch
BỒ TÁT GIỚI
Kinh Phạm Võng BỒ TÁT GIỚI – Quyển Thượng
Phạm Võng BỒ TÁT GIỚI Kinh
Kinh Pham Vong BỒ TÁT GIỚI – Quyen Thuong
Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch
Bản Việt dịch:
Quảng Minh
T. Trí Tịnh
Kinh Phạm Võng BỒ TÁT GIỚI – Quyển Thượng
Bản Việt dịch:
Quảng Minh
T. Trí Tịnh
Hỷ xả là cái đức rất cần thiết và quý báu cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Muốn được vui, muốn được tươi đẹp, sống lâu thì chúng ta phải tu hạnh hỷ xả.
-----------------------------
Kinh Phạm Võng BỒ TÁT GIỚI – Quyển Thượng
Phạm Võng BỒ TÁT GIỚI Kinh
Kinh Pham Vong BỒ TÁT GIỚI – Quyen Thuong
Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch
BỒ TÁT GIỚI
Bản Việt dịch:
Quảng Minh
T. Trí Tịnh
***
I. Lời dẫn
Tạng: Chos-kyi rgya-mo saís-rgyas rnam-par snaí-mdsad-kyis byaí-chub sems-dpa#i sems-kyi gnas bzad-pa le#u bcu-pa.
Gọi đủ: Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập. Cũng gọi Phạm võng kinh Bồ tát tâm địa phẩm, Phạm võng giới phẩm Kinh, 2 quyển, ngài Cưu ma la thập dịch vào đời Diêu Tần, Đại chính tạng tập 24.
–Quyển thượng: Từ tầng trời Đệ tứ thiền, đức Phật Thích ca tiếp dắt đại chúng về cung Tử kim cương quang minh ở thế giới Liên hoa tạng, chiêm ngưỡng đức Phật Lô xá na và thưa hỏi về nhân hạnh của Bồ tát, đức Phật Lô xá na liền đối trước trăm nghìn Phật Thích ca nói rộng về 40 pháp môn: 10 tâm phát thú, 10 tâm trưởng dưỡng, 10 tâm kim cương và 10 địa.
-Quyển hạ: 10 giới nặng và 48 giới nhẹ của Bồ tát. Đây là các giới pháp do đức Phật Thích ca chỉ dạy dưới gốc cây Bồ đề ở cõi Diêm phù đề trong thế giới Sa bà.
Kinh này được xem là kinh điển bậc nhất về luật Đại thừa, rất được giới Phật giáo Trung quốc và Nhật bản coi trọng. Ngài Tối trừng của Nhật bản đã lấy kinh này làm căn cứ, mà xử đoán các vấn đề có liên quan đến giới luật đương thời.
Xưa nay kinh này thường được lưu hành quyển hạ, gọi là Phạm võng bồ tát giới kinh, Bồ tát giới bản, Đa la giới bản, Bồ tát ba la đề mộc xoa kinh, Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát thập trọng tứ thập bát khinh giới.
Kinh này có rất nhiều sách chú thích như: Bồ tát giới nghĩa sớ, 2 quyển, do ngàiTrí khải soạn vào đời Tùy; Thiên thai bồ tát giới sớ, 3 quyển, do ngài Minh khoáng san bổ vào đời Đường; Phạm võng kinh bồ tát giới bản sớ, 6 quyển, do ngài Pháp tạng soạn vào đời Đường; Bồ tát giới bản sớ, 3 quyển, do ngài Nghĩa tịch, người Tân la soạn. [X. Kim cương đính kinh đại du già bí mật tâm địa pháp môn nghĩa quyết Q.thượng; Khai nguyên thích giáo lục Q.4; luận Hiển giới Q.trung].
*
Kinh Phạm Võng BỒ TÁT GIỚI – Quyển Thượng
Bồ Tát Giới được đề cập trong Kinh Phạm Võng rất cụ thể.
Kinh nầy theo lời tựa của Ngài Tăng Triệu, thì Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch gồm có 120 cuốn, bao gồm 61 phẩm. Nhưng, hiện tại ở Đại Tạng Tân Tu chỉ hai cuốn Thượng và Hạ.
Cuốn Thượng: Đức Phật Thích Ca bấy giờ, ở tại cõi trời Ma Hê Thủ La của sắc giới, đã đưa tất cả đại chúng đến Liên Hoa Đài Tạng Thế Giới gặp Đức Phật Tỳ Lô Xá Na, con đường thành tựu hàng Bồ Tát Thập địa và cũng như những hình thái để thành tựu Phật quả.
Và bấy giờ, Đức Phật Tỳ Lô Xá Na, đã nói cho đại chúng nghe pháp môn Tâm địa, tức là con đường tu tập thành Phật của Ngài, và thế giới Liên Hoa Đài Tạng là do Ngài tu tập pháp môn Tam địa nầy mà tạo nên, cũng như trăm ngàn ức Đức Thích Ca cũng đều là hóa thân từ Ngài.
Đức Phật Tỳ Lô Xá Na đã nói cho ngàn Đức Phật Thích Ca báo thân và trăm ngàn Đức Phật Thích Ca ứng hóa thân về pháp môn Tâm Địa, mà trong đó gồm có: Thập Phát Thú Tâm, Thập Trưởng Dưỡng Tâm, Thập Kim Cang Tâm và Thập Địa.
Cuốn Hạ, sự ẩn một của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng và sự xuất hiện của Ngài trong thế giới Ta Bà nầy. Trong đó, nội dung thân thế, chí nguyện xuất gia, tu tập, thành đạo và nói năm mươi tám giới của Bồ Tát, gồm mười giới tướng là thuộc về giới pháp vô tận.
Kinh do Ngài cưu Ma La Thập (Kumarajìra) dịch vào thời hậu Tần.
Ngài người Kucha (Khâu Tư) thuộc Ấn Độ, xuất gia năm bảy tuổi. Ngài là vị thần đồng không thua bất cứ ai về sự thông minh vào thời bấy giờ.
Ngài học thông Tam Tạng, đáp ứng lời mời của vua Phù Kiên đời Tiền Tần, nên đã đến Trung Quốc năm 383-386.
Ngài đã ở Tràng An để dịch thuật nhiều kinh điển từ Phạn sang Hán và mất năm 413 T L.
Sự nghiệp dịch kinh của Ngài đã để lại cho đời rất vĩ đại. Kinh Phạm Võng là một bản kinh do Ngài dịch, hiện đang được lưu hành, trì tụng rất phổ biến ở các nước Phật giáo Đại Thừa. Kinh hiện có ở Đại Tạng Tân Tu 24, trang 997.
Kinh Phạm Võng BỒ TÁT GIỚI – Quyển Thượng
Đức Phật Lô-xá-na thuyết tâm địa giới của Bồ-tát
Phẩm thứ mười
(Quyển thượng)
Thời Hậu Tần, nước Quy Tư, Tam tạng Cưu Ma La Thập dịch.
Bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở tại cung điện của thiên vương Ma Hê Thủ La, nơi Đệ tứ thiền địa, cùng với vô lượng Đại Phạm thiên vương, và bất khả thuyết bất khả thuyết chúng Bồ tát; Ngài thuyết phẩm Pháp Môn Tâm Địa mà đức Phật Lô Xá Na đã nói ở thế giới Liên Hoa Đài Tạng.
Khi ấy, thân đức Phật Thích Ca phóng ra ánh sáng trí tuệ, chiếu từ thiên vương cung đây cho đến thế giới Liên Hoa Đài Tạng. Chúng sinh trong các thế giới được ánh sáng chiếu đến, thảy đều biểu lộ niềm hoan hỷ an lạc, đều sinh nghi ngờ, không biết lý do gì mà có ánh sáng này; vô lượng chư thiên, loài người cũng sinh nghi ngờ.
Bấy giờ, trong đại chúng có bồ-tát Huyền Thông Hoa Quang Vương vừa rời khỏi Đại trang nghiêm hoa quang tam muội. Đức Phật dùng thần lực phóng ra ánh sáng màu mây trắng và kim cương, soi sáng tất cả thế giới, do đó tất cả Bồ tát cùng về tập hội, chung lòng khác miệng, thưa hỏi: “Những ánh sáng này là biểu tượng cho gì?”
Khi ấy, đức Thích Ca liền nâng đỡ đại chúng ở thế giới này đưa về thế giới Liên Hoa Đài Tạng, vào trong trăm vạn ức cung điện Tử Kim Cương Quang Minh, thấy đức Phật Lô Xá Na đang ngồi trên tòa hoa sen triệu cánh rực rỡ ánh sáng. Sau khi đức Phật Thích Ca và chư đại chúng kính lễ dưới chân đức Phật Lô Xá Na, đức Phật Thích Ca thưa: “Trong thế giới này, tất cả chúng sinh nơi đại địa và hư không thực hành nhân duyên gì để thành tựu con đường của Bồ tát thập địa? Thành tựu quả Phật bằng những sắc thái nào?” Như trong phẩm Phật Tánh Bản Nguyên có hỏi rộng về chủng tử của tất cả Bồ tát.
Bấy giờ, đức Phật Lô Xá Na liền rất hoan hỷ, hiện ra thể tánh hư không và ánh sáng, cùng Bản nguyên thành Phật thường trú pháp thân tam muội, chỉ dạy chư đại chúng: “Này chư Phật tử, hãy lắng nghe, khéo tư duy và tu hành, Ta đã trải qua trăm A tăng kỳ kiếp tu hành tâm địa, lấy đó làm nhân tố, mới bỏ được tánh phàm phu mà thành Đẳng chánh giác, hiệu là Lô Xá Na, trú thế giới hải Liên Hoa Đài Tạng. Có ngàn cánh hoa sen bao quanh đài ấy, một cánh là một thế giới, làm thành một ngàn thế giới. Ta hóa ra một ngàn đức Thích Ca trú ở một ngàn thế giới. Rồi thì một thế giới cánh sen, lại có trăm ức núi Tu Di, trăm ức mặt trời – mặt trăng, trăm ức Bốn châu thiên hạ, trăm ức Nam Diêm Phù Đề, trăm ức Bồ tát Thích Ca ngồi dưới trăm ức cội Bồ đề, mỗi đức Thích Ca sẽ nói pháp môn Tâm địa của Bồ-đề-tát-đỏa mà các ông vừa hỏi. Chín trăm chín mươi chín đức Thích Ca còn lại cũng như vậy. Ngàn Phật Thích Ca hiện ra ngàn lần trăm ức đức Thích Ca. Ngàn Phật Thích Ca trên ngàn cánh sen là hóa thân của Ta. Ngàn lần trăm ức đức Thích Ca là hóa thân của ngàn Phật Thích Ca. Ta chính là bản nguyên, danh hiệu là Phật Lô Xá Na.”
Bấy giờ, đức Phật Lô Xá Na ngự trên tòa Liên Hoa Đài Tạng, dạy bảo thêm cho lời hỏi về pháp môn Tâm địa của ngàn Phật Thích Ca và ngàn lần trăm ức đức Thích Ca: “Chư Phật nên biết, trong tín nhẫn kiên cố có mười tâm phát thú để hướng quả: 1. Xả tâm; 2. Giới tâm; 3. Nhẫn tâm; 4. Tiến tâm; 5. Định tâm; 6. Tuệ tâm; 7. Nguyện tâm; 8. Hộ tâm; 9. Hỷ tâm; 10. Đảnh tâm. Chư Phật nên biết, từ mười tâm phát thú đi vào pháp nhẫn kiên cố, có mười tâm trưởng dưỡng để hướng quả: 1. Từ tâm; 2. Bi tâm; 3. Hỷ tâm; 4. Xả tâm; 5. Thí tâm; 6. Hảo ngữ tâm; 7. Ích tâm; 8. Đồng tâm; 9. Định tâm; 10. Tuệ tâm. Chư Phật nên biết, từ mười tâm trưởng dưỡng đi vào tu nhẫn kiên cố, có mười tâm kim cương để hướng quả: 1. Tín tâm; 2. Niệm tâm; 3. Hồi hướng tâm; 4. Đạt tâm; 5. Trực tâm; 6. Bất thối tâm; 7. Đại thừa tâm; 8. Vô tướng tâm; 9. Tuệ tâm; 10. Bất hoại tâm. Chư Phật nên biết, từ mười tâm kim cương đi vào thánh nhẫn kiên cố, có mười địa để hướng quả: 1. Thể tánh bình đẳng địa; 2. Thể tánh thiện tuệ địa; 3. Thể tánh quang minh địa; 4. Thể tánh nhĩ diễm địa; 5. Thể tánh tuệ chiếu địa; 6. Thể tánh hoa quang địa; 7. Thể tánh mãn túc địa; 8. Thể tánh Phật hống địa; 9. Thể tánh hoa nghiêm địa; 10. Thể tánh nhập Phật giới địa. Đó là phẩm loại của bốn mươi pháp môn. Đó là căn nguyên tu hành đi vào quả Phật khi Ta làm Bồ tát. Như vậy, tất cả chúng sinh đi vào phát thú, trưởng dưỡng, kim cương, thập địa, chứng thành quả Phật: vô vi, vô tướng, đại mãn thường trú, mười lực, mười tám hành bất cộng, đầy đủ pháp thân, trí thân.”
Bấy giờ, nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng, đức Phật Lô Xá Na đang ngự trên tòa ánh sáng lớn rực rỡ; ngàn đức Phật ngự trên ngàn cánh hoa; ngàn lần trăm ức đức Phật trú nơi tất cả thế giới Phật. Trong chúng hội có một vị Bồ tát tên là Hoa Quang Vương Đại Trí Minh Bồ tát, từ chỗ ngồi đứng dậy, thưa với đức Phật Lô Xá Na rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Ngài đã khai thị sơ lược về danh tướng của mười phát thú, mười trưởng dưỡng, mười kim cương và mười địa. Đối với những nghĩa lý mà chưa thể hiểu rõ, cúi xin đức Thế Tôn nói đó, cúi xin đức Thế Tôn nói đó.” Đó là tất cả trí môn của Diệu cực Kim cương bảo tạng, mà trong phẩm Như Lai Bách Quán đã hỏi rõ.
Bấy giờ, đức Phật Lô Xá Na dạy: “Ngàn Phật hãy lắng nghe! Trước hết Ta sẽ nói cho các ông thế nào là nghĩa của mười phát thú. Chư Phật tử, xả tâm là xả tất cả các vật hữu vi như quốc độ, thành ấp, ruộng vườn, nhà cửa, vàng bạc châu báu, người nam, người nữ, bản thân. Xả tất cả là vô vi, vô tướng . Tri kiến về mình người toàn do giả danh hội hợp, thành ra có chủ thể tạo tác ngã kiến. Mười hai nhân duyên thì không có hội hợp, không có tan rã, không có thọ giả. Mười hai nhập, mười tám giới, năm ấm, tất cả pháp là tướng nhất hợp, nhưng là tướng vô ngã và vô ngã sở, do giả hợp làm thành các pháp. Nếu đối với tất cả pháp ở trong và tất cả pháp ở ngoài mà Bồ tát không xả bỏ, không thọ nhận, thì gọi là Như giả hội quán hiện tiền. Xả tâm thì đi vào Không tam muội.”
“Chư Phật tử! Giới tâm là phi giới, là chẳng phải phi giới, là không có người thọ giới, là thập thiện giới, là không có đạo sư thuyết pháp, là không dối trá cho đến không tà kiến, là không có sự tập khởi. Tình thương, lương thiện, trong sáng, thẳng thắng, chánh đáng, chân thật, chánh kiến, xả, hỷ, là thể tánh của mười giới. Giới ấy chế ngự và đình chỉ tám thứ điên đảo , rời xa tất cả tánh [nhị biên], là con đường duy nhất đưa tới thanh tịnh.”
“Chư Phật tử! Nhẫn tâm là thể tánh của trí tuệ hữu tướng và vô tướng. Nhất thiết không gọi là Không nhẫn. Nhất thiết xứ nhẫn gọi là Vô sinh hành nhẫn. Nhất thiết xứ đắc gọi là Như khổ nhẫn. Vô lượng hành tướng, mỗi một hành tướng gọi là nhẫn. Nhẫn là không nhận, không đánh, không dao gậy, không tâm giận dữ, đều là chân như. Không có tánh chất biệt lập, đế lý nhất tướng, không có vô tướng, có vô hữu tướng, chẳng phải phi tâm tướng, duyên và vô duyên tướng, đứng đi động dừng, mình người trói buộc và cởi thoát; tất cả các pháp đều là chân như, nên sắc thái của nhẫn là bất khả đắc.”
“Chư Phật tử! Tiến tâm là thực hành bốn uy nghi trong mọi thời gian, chế phục cái không và cái giả, thể hội pháp tánh , lên núi vô sinh, để thấy tất cả pháp là hữu, vô, như hữu, như vô . Quán nhập đại địa, xanh, vàng, đỏ, trắng , biến khắp tất cả, cho đến trí tánh của Tam bảo. Đem tất cả đức tin ấy để thăng tiến đạo: không, vô sinh, vô tác, vô tuệ . Từ cái không đi vào pháp thế tục đế mà không có hai tướng. Tương tục không tâm để thấu suốt thiện căn tiến phần.”
“Chư Phật tử! Định tâm là tịch diệt vô tướng. Người [thông đạt] vô tướng bấy giờ đi vào nội không, gặp bậc đạo tâm chúng sinh , không nói duyên, không thấy vô tướng, có vô lượng hạnh, được Vô lượng tâm tam muội. Phàm phu và Thánh nhân, ai cũng có thể đi vào tam muội, nếu có được định lực và tương ưng được với thể tánh thanh tịnh. Ngã, nhân, tác giả, thọ giả và tất cả phược là nhân duyên chướng ngại cho sự kiến tánh. Tâm trí tán động thì không cần tĩnh lặng mà tự diệt. Không không thì tám thứ điên đảo không còn duyên tố [sinh khởi]. Tuệ quán về giả danh và thanh tịnh thì tất cả ý niệm giả hợp đều diệt. Tất cả tội tánh nhận chịu quả dị thục trong ba cõi được diệt trừ toàn do có được định tâm, từ đó phát sinh tất cả thiện.”
“Chư Phật tử! Tuệ tâm là tuệ giác về không. Tuệ tâm ấy chẳng phải không có duyên tố. Nhận biết thể tánh gọi là tâm. Tâm phân biệt được tất cả pháp, tạm gọi là ông chủ. Tâm ấy xuyên suốt và đồng điệu với tuệ giác, nắm giữ quả, thực hành nhân, nhập Thánh xả phàm, diệt tội khởi phước, giải thoát những phiền não trói buộc, đó là thể tánh và công dụng của tâm. Tất cả những kiến chấp về thường, lạc, ngã, tịnh có ra là do không hiểu rõ phiền não và tuệ tánh. Lấy tuệ làm đầu, tu hành tuệ quán bất khả thuyết , đi vào trung đạo nhất đế . Cái tuệ bị vô minh che lấp, tuệ ấy chẳng có tướng, chẳng từ đâu đến, chẳng phải duyên, chẳng phải tội, chẳng phải tám thứ điên đảo, không có sinh diệt. Ánh sáng tuệ giác soi chiếu bao trùm cái không, từ đó phương tiện chuyển biến thành thần thông, vì lấy cái thể của trí làm ra cái dụng của tuệ vậy.”
“Chư Phật tử! Nguyện tâm là thệ nguyện và mong cầu sự vĩ đại , đó là cầu nhất thiết trí. Vì quả trí mà thực hành nhân hạnh, cho nên nguyện tâm tiếp nối nguyện tâm, tương tục trải trăm [A tăng kỳ] kiếp. Đắc quả Phật thì tội chướng diệt, thiết tha cầu tâm địa, cầu đạt vô sinh, không không và nhất nguyện. Khi tu quán thì phải quán nhập chánh định soi chiếu tuệ giác. Vô lượng thấy biết bị trói buộc nhờ tâm mong cầu mà được giải thoát. Vô lượng diệu hạnh nương tâm mong cầu mà được thành tựu. Vô lượng công đức của bồ đề lấy tâm mong cầu làm căn bản. Khởi đầu phát tâm mong cầu, khoảng giữa tu đạo, thực hiện trọn vẹn những nguyện cầu thì quả Phật liền thành tựu. Quán nhập trung đạo nhất đế, [thường an trú tịch tĩnh], thì chẳng có tịch chiếu, chẳng có ấm giới, chẳng có mất đi và sinh ra, cái thấy chẳng phải là cái thấy. Hiểu biết về tuệ giác là thể tánh của nguyện, là bản nguyên của tất cả hành.”
“Chư Phật tử! Hộ tâm là hộ trì Tam bảo và hộ trì công đức của tất cả hành, bằng cách không cho ngoại đạo, tám thứ điên đảo, ác tà kiến, v.v… nhiễu loạn đức tin chân chánh. Diệt ngã phược và kiến phược bằng tuệ quán vô sinh thì thông suốt hai đế chân tục. Quán tâm ngay hiện tại là sự hộ trì căn bản , trong đó: (1) Hộ trì vô tướng là hộ trì ba giải thoát môn: không, vô tác và vô tướng, để tâm và tuệ đi vào vô sinh, để không đạo và trí đạo đều là ánh sáng. (2) Hộ trì ánh sáng [tuệ giác] là quán nhập đạo lý không và giả nơi các pháp, thấy từng phần là huyễn hóa. Huyễn hóa sinh khởi thì như là không có (như vô). Pháp thể như vô ấy dù tập khởi hay ly tán đều không thể hộ trì, [không thể thủ đắc] . Quán pháp cũng như vậy.”
“Chư Phật tử! Hỷ tâm là thường sinh tùy hỷ, vui thích khi thấy người khác và muôn vật được an vui. Thể hội đạo lý giả không và tịch chiếu, cho nên không đi vào hữu vi, không đi vào vô vi, có được đại lạc của sự tịch nhiên: không có hội hợp, không có ly tán, có tiếp nhận thì dạy dỗ, có giáo pháp thì học hỏi. Huyền diệu (vô vi) và giả huyễn (hữu vi) là pháp tánh bình đẳng. Quán chiếu chuyên nhất vào tâm và tâm hành, nghe nhiều về phước đức và công hạnh của chư Phật. Hoan hỷ và trí tuệ thì vô tướng, nên khi duyên với các pháp, trong tâm sinh khởi ý niệm mà tâm vẫn vắng lặng, sáng soi và an lạc.”
“Chư Phật tử! Đảnh tâm là Bồ tát có được cái trí tối thượng, diệt được vô ngã luân , những kiến nghi về thân và tất cả phiền não tham, sân, v.v… , đảnh pháp quán trí liên tục, quán trí liên tục đảnh pháp . Nhân quả trong pháp giới đều là nhất đạo chân như. Trí tác quán đây là trí tối thắng thượng, như đảnh của sự vật, như đảnh đầu người. Quán trí ấy chẳng phải thân kiến, chẳng phải sáu mươi hai kiến chấp, chẳng phải năm uẩn sinh diệt, chẳng phải thần ngã làm chủ sự chuyển động co duỗi, không tác ý, không cảm thọ, không tâm hành, không có gì để nắm buộc. Bồ tát bấy giờ đi vào nội không, gặp bậc đạo tâm chúng sinh, không thấy duyên, không thấy phi duyên, trú Đảnh tam muội, được Tịch diệt định, phát khởi diệu hạnh, hướng đến tuệ giác, tánh thật. Bồ tát đối với thường kiến về mình người, sinh tám thứ điên đảo, thì vin vào pháp môn bất nhị, vì vậy không thọ tám nạn , hoàn toàn không thọ những quả báo huyễn hóa . Đó là một chúng sinh mà đến đi tọa vị, tu hành diệt tội, trừ mười việc ác, sinh mười việc thiện, là bậc chánh nhân nhập đạo, bậc chánh trí chánh hành, là Bồ tát đạt quán trí hiện tiền, là người không thọ quả báo sáu đường, chắc chắn không thoái lui chủng tánh Phật, đời đời vào nhà của Phật, không rời xa chánh tín.”
Mười phát thú ở trên được nói rộng trong phẩm Thập thiên quang.
[Mười tâm trưởng dưỡng:]
Đức Phật Lô xá na dạy: “Này ngàn đức Phật! Mười tâm trưởng dưỡng các ông đã hỏi. Chư Phật tử! Từ tâm là thường thực hành tâm từ, nhân tố sinh ra cái lạc. Quán chiếu cái lạc tương ưng bằng trí vô ngã[26] để đi vào các pháp. Trong đại pháp: thọ, tưởng, hành, thức và sắc[27], không có sinh, không có trú, không có diệt, như huyễn hóa, là chân như vô nhị, cho nên tất cả sự tu hành là làm thành pháp luân[28], hóa độ tất cả chúng sinh, làm họ sinh chánh tín, không do ma vương dạy dỗ, cũng làm cho tất cả chúng sinh có được cái quả an lạc của từ tâm, cái quả mà phi thật, phi thiện ác, và có được tam muội Thể tánh giải không.”
“Chư Phật tử! Bi tâm là vận dụng tánh không không và vô tướng vào tâm bi, và lấy tâm bi làm duyên để hành đạo, tự diệt tất cả nguyên nhân của khổ. Đối với vô lượng khổ của tất cả chúng sinh thì sinh khởi trí [đại bi], không làm duyên sát sinh, không làm duyên hủy pháp, không làm duyên chấp ngã, cho nên thường hành không sát, không trộm, không dâm, không gây phiền não cho một chúng sinh nào. Phát bồ đề tâm là thấy như thật tướng của tất cả pháp qua sự quán sát tánh Không; là sinh đạo trí tâm[29] bằng sự thực hành chủng tánh [thanh tịnh sẵn có]; là giúp ba loại người: sáu thân, sáu ác và sáu thân ác[30] bằng Thượng lạc trí[31]. Trong chín phẩm người ác duyên[32] ở trên, ai có được kết quả an vui, Bồ tát đều vui mừng khởi tâm đại bi, vì nơi tánh Không thì tự thân, tha thân, tất cả chúng sinh đều bình đẳng.”
“Chư Phật tử! Hỷ tâm là tâm hỷ duyệt đối với pháp Vô sinh, khi ấy chủng tánh và thể tướng [của các pháp], cùng với đạo trí đều là tánh Không không[33]. Hỷ tâm là không dính mắc ngã và ngã sở, là không có tập khởi sự sinh tử nhân quả ba đời. Tất cả pháp hiện hữu đi vào Không, nên quán hạnh thành tựu. Hỷ tâm là bình đẳng với tất cả chúng sinh, khởi Không nhập đạo, bỏ ác tri thức, cầu thiện tri thức chỉ dạy cho mình con đường tốt, là làm cho chúng sinh đi vào ngôi nhà Phật pháp. Khi đi vào pháp vị thì thường sinh tâm hoan hỷ đối với chánh pháp. Và còn khiến cho các chúng sinh đi vào chánh tín, bỏ tà kiến, vui mừng khi bỏ được khổ đau trong sáu đường.”
“Chư Phật tử! Xả tâm là thường tu tâm xả bỏ, qua ba pháp như hư không: vô tạo, vô tướng và không. Bình đẳng quán chiếu đối với nhị nguyên: thiện và ác, hữu kiến và vô kiến, tội và phước. Nơi đối tượng của tâm không thấy có nhân ngã, vì tự thể của tự tha thì không thể thủ đắc. Đại xả[34] là xả bỏ tay, chân, thân mạng của mình, xả bỏ con trai, con gái, quốc thành, coi như huyễn hóa, dòng nước, ánh đèn, tất cả vật đều xả bỏ, mà tâm vô sinh. Xả tâm là thường tu sự xả bỏ như vậy.”
“Chư Phật tử! Thí tâm là thường đem tâm thí xả khắp cả chúng sinh, như thí thân thể, thí lời nói, thí ý nghĩ, thí của cải, thí giáo pháp, nghĩa là dạy bảo, hướng dẫn tất cả chúng sinh bằng Phật pháp. Nội thân, ngoại thân, quốc thành, người nam, người nữ, ruộng vườn, nhà cửa, đều là sắc thái của chân như. Thí xả mà không có ý niệm về tài vật, người nhận, người cho, không có trong ngoài, không có kết hợp, không có tan rã, không có tâm hành hóa[35] mà vẫn đạt đạo lý, đạt bố thí, tất cả tướng[36] hiện hành ngay hiện tại.”
“Chư Phật tử! Hảo ngữ tâm[37] là nhập tam muội Thể tánh ái ngữ, là pháp ngữ và nghĩa ngữ của đệ nhất nghĩa đế[38]. Tất cả thật ngữ đều thuận theo đệ nhất ngữ của Phật[39], ngôn ngữ mà điều hòa tâm tánh của tất cả chúng sinh, ngôn ngữ không sân giận và tranh cãi. Trí tuệ về Nhất thiết pháp không thì không có duyên tố, thường sinh ái tâm, hành thuận ý Phật, cũng thuận tất cả người khác. Bồ tát dùng Thánh pháp ngữ để dạy bảo các chúng sinh, thường hành tâm như thật, phát khởi các thiện căn.”
“Chư Phật tử! Lợi ích tâm[40] là khi phát tâm làm lợi ích thì vận dụng thể tánh thật trí để thực hành đạo trí[41]: tập hợp tất cả pháp môn Minh diễm[42], tập hợp quán hạnh Thất tài[43]. Trên hết là vì lợi ích cho người, nhiếp thọ tất cả thân mạng bằng sự thể nhập tam muội Lợi ích, hóa hiện tất cả thân, tất cả lời nói và tất cả ý nghĩ mà chấn động Đại thiên thế giới. Tất cả hành vi, tạo tác của Bồ tát là vì đưa người vào trong Pháp chủng, Không chủng và Đạo chủng[44], để được lợi ích và an vui. Bồ tát dù hiện hình trong sáu đường, sống giữa vô lượng khổ não mà không lo lắng gì cả, chỉ có một mục đích là lợi ích mọi người.”
“Chư Phật tử! Đồng tâm[45] là vận dụng Đạo tánh trí, cái trí đồng thể với tánh Không. Lấy trí Vô ngã mà quán chiếu đạo lý Vô nhị[46] thì thấy pháp vô sinh đồng với pháp sinh diệt; thấy tánh Không đồng với nguyên cảnh[47]. Sắc thái chân như của các pháp là thường sinh, thường trú, thường diệt. Các pháp thế gian tương tục, lưu chuyển không có hạn lượng, thế nhưng Bồ tát có thể hiện hóa vô lượng hình thân, sắc tâm, theo các nghiệp của chúng sinh, đi vào sáu đường, hòa đồng tất cả sự loại, tánh Không đồng với Vô sinh, tự ngã đồng với vô vật. Bồ tát phân thân tán hình như vậy mà vẫn đi vào tam muội Đồng pháp.”
“Chư Phật tử! Định tâm là từ tâm định tĩnh, một lần nữa quán tuệ để chứng tánh Không, tâm thức luôn duyên tĩnh lặng. Bồ tát đối với ngã, ngã sở, pháp, thức giới, sắc giới,[48] mà tâm không động chuyển. Bồ tát dù có sống trong thuận cảnh hay nghịch duyên, có thị hiện hay nhập diệt thì vẫn thường đi vào trăm tam muội[49], mười thiền chi[50], lấy một niệm trí[51] làm thành cái biết, biết tất cả ngã nhân, hoặc căn ở trong, hoặc cảnh ở ngoài, chủng tử hiện hành, đều không có tụ hội, ly tán, các pháp tập thành, khởi tác mà không thể thủ đắc.”
“Chư Phật tử! Tuệ tâm là khi tuệ khởi tác thì thấy biết tâm; quán sát sự trói buộc của các tà kiến, kết sử, quá hoạn v.v… thì biết thể tánh của chúng là không cố định. Vì thuận nhẫn [giải thoát] và tánh Không thì đồng nhất, cho nên chẳng có ấm, chẳng có giới, chẳng có nhập[52], chẳng có chúng sinh, chẳng có nhất ngã, chẳng có nhân quả, chẳng có pháp ba đời. Tuệ tánh khởi vầng sáng, một tia sáng soi sáng, thấy hư không không có tiếp nhận. Tuệ ấy làm phương tiện sinh khởi, trưởng dưỡng tâm. Tâm ấy đi vào Không không[53], khởi Trung đạo, phát Vô sinh tâm.”
Trong phẩm Thiên hải minh vương đã nói về mười tâm ở trên và Trăm môn pháp minh[54].
[Mười tâm Kim cương:]
Đức Phật Lô xá na dạy: “Này ngàn đức Phật! Trước có nói, chủng tử kim cương có mười tâm.”
“Chư Phật tử! Tín tâm dẫn đầu cho tất cả hành, là căn bản của các công đức. Người có tín tâm thì không khởi các tà kiến của ngoại đạo. Các kiến còn gọi là chấp trước[55]. Các kết[56] tạo nên các nghiệp, [và chướng ngại Thánh đạo]. Bồ tát thì chắc chắn không tiếp nhận các kiến và kết. Bồ tát đi vào trong pháp Không vô vi, thì liễu tri ba tướng: sinh, trú, diệt, đương thể của chúng là vô; vô tướng cũng vô nên sinh tức vô sinh, vô sinh tức sinh, vô trú mà trú, trú tức vô trú, vô diệt mà diệt, diệt tức vô diệt, cho nên không chỉ vô nhất thiết pháp, mà còn vô nhất thiết pháp Không[57]. Trí thế đế và trí đệ nhất nghĩa đế hủy diệt hết cái không dị biệt, cái không đối lập với sắc, cái không của một niệm tâm vi tế[58], cái không của không một niệm tâm vi tế[59], nên gọi là tín. Tín tâm đi vào tịch diệt thì không thể tánh, và tướng hòa hợp cũng không có chỗ dựa. Tuy nhiên, chủ giả, ngã nhân vẫn có danh ngôn, vẫn có tác dụng. Ba cõi giả lập có ngã, nhưng ngã ấy không có cái tướng thủ đắc và tập khởi, cho nên gọi là vô tướng tín.”
“Chư Phật tử! Niệm tâm là thường tác ý nhớ nghĩ về sáu niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí và niệm thiên. Nơi tất cả pháp, Bồ tát tu đệ nhất nghĩa đế, Không, vô trước, vô giải; nơi tướng sinh, trú, diệt không thấy có động, [không thấy không động], không thấy có đến nơi, [không thấy không đến nơi]; nơi các nghiệp đời trước, đời sau, và người thọ nhận quả báo là nhất hợp tướng. Bồ tát luôn hồi hướng về cái trí nhập pháp giới, trí tuệ tương ứng ba thừa, ba thừa đồng quy tịch diệt, ánh lửa vô thường, vầng sáng vô sinh, vô sinh chẳng khởi, chuyển đổi Không đạo[60], biến trước chuyển sau[61], biến chuyển hóa hóa[62], hóa chuyển chuyển biến[63], đồng thời đồng trú[64], ánh lửa nhất tướng, sinh diệt nhất thời, đã biến sẽ biến hiện biến[65], hóa cảnh cũng đắc nhất, thọ dụng cũng như vậy.”
“Chư Phật tử! Hồi hướng tâm là đệ nhất nghĩa không. Đối với thật pháp, Bồ tát vận dụng Không trí để chiếu soi thế đế và thật đế. Nghiệp đạo tương tục, nhân duyên, trung đạo, gọi là thật đế. Các pháp giả danh, ngã nhân, chủ giả, gọi là thế đế. Với cả hai đế, sâu xa nhập Không mà không đến đi, huyễn hóa thọ quả mà không tiếp nhận, cho nên thâm tâm đưa đến giải thoát.”
“Chư Phật tử! Đạt chiếu tâm là nhẫn thuận tất cả thật tánh, tánh tánh[66], không trói buộc, không giải thoát[67], pháp đạt vô ngại, nghĩa đạt vô ngại, từ đạt vô ngại, giáo hóa đạt vô ngại[68]. Ba đời nhân quả, chúng sinh căn hành toàn là chân như: không hội hợp, không ly tán, không có thật dụng, không có vô dụng, không dụng của danh, không dụng của dụng, nhất thiết Không không, Không chiếu đạt Không, gọi là thông đạt Nhất thiết pháp không. Không thể thủ đắc tướng trạng của Không không và chân như.”
“Chư Phật tử! Trực tâm là trực chiếu tự ngã thủ chấp, năng duyên, nhập Vô sinh trí. Vô minh và tự ngã đều Không. Trong cái Không cũng Không. Theo đạo lý Không không, tâm thức ở trong cái hữu hay ở trong cái vô, thì chủng tử của tuệ giác cũng chẳng hư hoại. Nơi trung đạo vô lậu, nhất tâm quán sát tất cả chúng sinh ở mười phương cần được giáo hóa, làm cho tất cả chúng sinh đều chuyển nhập Tát-bà-nhã[69], chân tánh Không. Nương chân tánh Không mà tu hành chân thật thì Bồ tát đi vào ba cõi với bao kết phược mà không thọ nhận chúng.”
“Chư Phật tử! Bất thối tâm là không đi vào những lãnh vực của phàm phu, không khởi và tăng thêm các kiến tạp loạn, cũng như không tập khởi nhân tố khổ đau và ý niệm mình người; là dấn thân vào các nghiệp trong ba cõi để thực hành tánh Không, tâm không thoái chuyển đối với giải thoát. Nơi trung đạo đệ nhất nghĩa đế, tâm hành hợp nhất nên hành không thoái lui, bản tế[70] [với thân tâm] không hai nên niệm không thoái lui. Quán trí Không sinh về chân như nơi các pháp, tương tục không thoái không trú, tâm đi vào Bất nhị, tâm an trú Không sinh. Nhất đạo và nhất tịnh[71] làm sự bất thối cho nhất đạo và nhất chiếu[72].”
“Chư Phật tử! Đại thừa tâm là trí thấu suốt Đệ nhất nghĩa Không. Tất cả hành là pháp giới hành, tất cả tâm là pháp giới tâm, đó gọi là Nhất thừa. Ngồi cổ xe Nhất thừa Không trí là ngồi cổ xe trí và cổ xe hành. Ngồi cổ xe trí là vận dụng tâm, chuyển tải trí một cách tự nhiên, để hóa độ tất cả chúng sinh vượt qua dòng sông ba cõi, dòng sông kết phược, dòng sông sinh diệt. Ngồi cổ xe hành là vận dụng trí, chuyển hóa tâm một cách tự nhiên, đi vào trong biển tuệ giác của Phật. Cho nên, những chúng sinh nào chưa được Không trí thì chưa gọi là có Đại thừa tâm, mà chỉ gọi là Thừa tâm, nghĩa là người được đưa qua biển khổ.”
“Chư Phật tử, Vô tướng tâm là trí tuệ ba-la-mật soi chiếu không hai: vọng tưởng và giải thoát, tất cả kết nghiệp và chân như, các pháp ba đời và đệ nhất nghĩa đế; cho nên sự tu hành nơi Vô sinh không, thì tự biết tương lai được thành Phật. Tất cả Phật là đạo sư của ta, tất cả Hiền thánh là bạn đồng học của ta, đều đồng nhất bản thể Vô sinh Không, nên gọi là Vô tướng tâm.”
“Chư Phật tử! Tuệ tâm là quán trí nơi vô lượng pháp giới thì không có nhân tập khởi, không có quả thọ sinh, sống trong phiền não mà không bị trói buộc; quán trí nơi tất cả pháp môn đều là chỗ hành đạo của các bậc Hiền, chỗ quán pháp của các bậc Thánh, bao nhiêu Bồ đề Thánh đạo cũng như vậy. Tất cả pháp trí phương tiện giáo hóa của chư Phật, tôi đều tích tập ở trong tâm. Tất cả luận thuyết, tà định của ngoại đạo, công dụng, huyễn hóa, ma thuyết, Phật thuyết, tôi đều phân biệt, đi vào nhị đế xứ: chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng có ấm giới nhập. Đó là ánh sáng của tuệ giác, ánh sáng soi chiếu tự tánh để thể nhập tất cả pháp.”
“Chư Phật tử! Bất hoại tâm là đi vào Thánh địa trí, đến gần Giải thoát vị, có được Đạo chánh môn, soi sáng Bồ đề tâm, Phục nhẫn[73] thuận với Không, tám loại ma[74] không thể phá hoại.[75] Bấy giớ, Bồ tát được chúng Thánh xoa đảnh, chư Phật khuyến phát, đi vào tam muội Ma đảnh (xoa đảnh), thân phóng hào quang chiếu khắp mười phương Phật độ, tức là thể nhập thần thông và uy nghi của Phật, ẩn hiện tự tại, chấn động Đại thiên thế giới, cùng với Bình đẳng địa tâm không hai, không khác, tuy nhiên chẳng phải là trung quán tri đạo. Nhờ sức tam muội Ma đảnh, trong hào quang, Bồ tát thấy chư Phật nơi vô lượng quốc độ, hiện đang thuyết pháp. Bấy giờ, Bồ tát liền đắc nhập tam muội Đảnh, chứng được Hư không bình đẳng địa và Tổng trì pháp môn, đầy đủ các Thánh hành. Bồ tát tâm tâm hành nơi Không không, Không tuệ nơi trung đạo, vô vi vô tướng, nhất chiếu nhất tịch, tất cả tướng diệt, chứng đắc Kim cương tam muội môn, thể nhập Nhất thiết hành môn.”
Trong kinh Phật Hoa có nói rộng về sự thể nhập Hư không bình đẳng địa.
[Mười địa:]
Đức Phật Lô xá na dạy: “Này ngàn đức Phật! Trước các ông có hỏi, mười địa có nghĩa thú gì?”
“Chư Phật tử! Bồ-đề-tát-đỏa đi vào Thể tánh Bình đẳng tuệ địa, lưu xuất từ pháp chân thật mà giáo hóa chúng sinh bằng tất cả hành, đầy đủ trí Hoa quang, du hành Bốn thiên hạ, hóa độ tự tại, hóa độ khắp cả, đầy đủ thần thông, mười lực, mười hiệu, mười tám pháp bất cộng, trú tịnh độ của Phật. Vô lượng đại nguyện, biện tài vô úy, tất cả luận[76], tất cả hành, tôi đều đắc nhập. Bồ tát sinh ra từ nhà Phật, ngồi ở tánh địa Phật, hoàn toàn không nhận tất cả chướng ngại và nhân quả phàm phu, đại lạc hoan hỷ. Từ một Phật độ đi vào vô lượng Phật độ, từ một kiếp đi vào vô lượng kiếp, từ pháp bất khả thuyết làm thành pháp khả thuyết. Bồ tát dùng tuệ soi thấy tất cả pháp, thấy tất cả pháp theo chiều thuận, thấy tất cả pháp theo chiều nghịch[77], thường đi vào nhị đế mà vẫn ở trong đệ nhất nghĩa đế. Bồ tát lấy một trí [bình đẳng] để biết thứ tự của mười địa, mỗi một sự khai thị cho chúng sinh, nhưng tâm thường an trú trung đạo. Bồ tất lấy một trí [bình đẳng] để biết mười phương Phật độ thù thắng sai biệt và những giáo pháp của chư Phật thuyết, nhưng thân tâm không biến động. Bồ tát lấy một trí [bình đẳng] để biết mười hai nhân duyên, mười chủng tánh ác, mà thường trú đường lành. Bồ tát lấy một trí [bình đẳng] để biết cái thấy không có hai tướng. Bồ tát lấy một trí [bình đẳng] để biết sự nhập mười thiền chi, sự hành ba mươi bảy đạo phẩm, mà hóa hiện tất cả sắc thân trong sáu đường. Bồ tát lấy một trí [bình đẳng] để biết mười phương các sắc pháp, từng phần sinh khởi rõ ràng, đi vào sinh tử thọ nhận quả báo hình sắc mà tâm thức không bị ràng buộc, ánh sáng tuệ giác soi chiếu tất cả, vì vậy hiện tiền có được Không tuệ tín nhẫn Vô sinh. Từ địa thứ nhất, địa thứ hai, cho đến quả vị Phật, trong khoảng thời gian ấy, Bồ tát một lúc thực hành tất cả pháp môn. Đây là lược nói kho tàng biển cả công đức và hạnh nguyện của pháp môn Bình đẳng địa, sự thể đó như một giọt nước biển trên đầu cọng lông.”
“Chư Phật tử! Bồ-đề-tát-đỏa đi vào Thể tánh Thiện tuệ địa, thấu suốt pháp giới thanh tịnh, thành tựu tất cả thiện căn, được gọi là tuệ giác của bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả. Căn bản của tất cả công đức là từ sơ quán nhập Đại không tuệ. Trong Phương tiện đạo trí, Bồ tát thấy khổ đế luôn có mặt trong các chúng sinh có thức tâm. Khi duyên với tất cả khổ não: dao, gậy, v.v… trong ba đường dữ mà sinh khởi nhận biết, gọi là khổ đế. Ba sắc thái khổ, đó là: (1) Cái biết nơi thân: từ dao, gậy, v.v… và cái thân sắc ấm; hai duyên này xúc chạm, sinh ra cái biết Hành khổ duyên[78]. (2) Cái biết nơi ý thức: khi ý thức duyên với đối tượng nhận biết của năm thức thân, nên cảm nhận được khổ đau do trúng dao, gậy, v.v… hay thân có vết thương, sưng bầm, v.v…, gọi là cái biết Khổ khổ duyên. Vì khổ não thêm lên, nên gọi là Khổ khổ. (3) Cái biết nơi thọ hành: hai tâm nơi hành khổ và khổ khổ, tức duyên trên cái thân sắc ấm, những vết thương đang hủy hoại mà sinh cái biết về khổ, gọi là cái biết Hoại khổ duyên. Như vậy, ba cái biết này theo thứ tự sinh ra ba tâm (hành khổ, khổ khổ, hoại khổ), gọi là Khổ khổ khổ. Nơi tất cả chúng sinh có tâm thức, Bồ tát thấy có ba khổ, làm nhân duyên sinh khởi vô lượng khổ não. Bồ tát phát nguyện: ‘Tôi nguyện ở trong mọi khổ não, đi vào tam muội Giáo hóa đạo, hiện hóa tất cả sắc thân trong sáu đường, chứng mười thứ biện tài, nói ra các pháp môn.’ Đó là tất cả chúng sinh lấy khổ thức làm căn bản, sinh ra khổ duyên. Có đủ cái duyên dao gậy, thì khổ thức hiện hành, những vết thương sưng bầm trên thân bắt đầu hủy hoại. Nội thân và ngoại trần tiếp xúc nhau thì hoặc có đủ duyên, hoặc không có đủ duyên. Có đủ hai duyên thì sinh ra thức phân biệt, thức tạo tác, thức cảm thọ; cái biết của thức khi xúc đối, gọi là Khổ thức. Vì hiện hữu hai duyên (căn và trần) nên tâm tâm duyên sắc, tâm xúc xúc não; thọ nhận phiền độc thì là Khổ khổ. Tâm duyên thức, khởi đầu ở căn môn, nhận biết nơi trần duyên, gọi là Khổ giác. Tâm tạo tác, tâm cảm thọ, khi xúc đối trần cảnh ý thức biết xúc đối nhưng tâm chưa cảm thọ phiền độc thì gọi là Hành khổ. Cảnh duyên bức bách sinh ra cái biết, như quẹt đá ra lửa. Nơi tâm thì niệm niệm sinh diệt, nơi thân thì tán hoại, chuyển biến. Thức đi vào hoại duyên, theo duyên ấy mà tập khởi hay ly tán; tâm khổ tâm não nên lãnh thọ những niệm mà duyên sau bị nhiễm trước, tâm tâm không buông xả được, đó là Hoại khổ. Bồ tát quán tất cả Khổ đế nơi ba cõi như thế. Lại quán vô minh tích tập vô lượng tâm, khởi tác tất cả nghiệp tương tục, tương liên. Thói quen tích tập làm nhân, gọi là Tập đế. Chánh kiến, giải thoát, Không không, trí đạo tâm tâm; vì lấy trí làm đạo nên gọi là Đạo đế. Hết quả báo của chư hữu, hết nguyên nhân của chư hữu, thanh tịnh nhất chiếu, thể tánh diệu trí, là Tịch diệt đế. Tuệ phẩm đầy đủ gọi là căn. Bồ tát vận dụng tất cả tuệ tánh để khởi Không nhập quán, đó là thiện căn ban đầu. Tiếp theo, Bồ tát quán xả tất cả tham trước, v.v… của chư hành, nhập Nhất thiết bình đẳng Không, xả vô duyên mà quán tưởng biên tế tánh Không của các pháp, rằng: ‘Tôi quán mười phương tất cả địa độ đều là đất tạo dựng các thân xưa cũ, quán nước trong bốn biển lớn là nước tạo dựng các thân xưa cũ, quán tất cả kiếp hỏa là lửa tạo dựng các thân xưa cũ, quán tất cả phong luân là gió tạo dựng các thân xưa cũ. Tôi nay đi vào trong quốc độ này, pháp thân đầy đủ, xả bỏ các thân xưa cũ, hoàn toàn không thọ nhận cái thân được tạo dựng bằng tứ đại, phần đoạn, bất tịnh. Vì vậy mà Xả phẩm của tôi đầy đủ.’ Sau cùng, Bồ tát quán chiếu tất cả chúng sinh mà mình giáo hóa, trao cho họ cái vui của trời người, ý lạc của mười địa, ý lạc rời xa mười ác, có được ý lạc của tam muội Diệu hoa, cho đến ý lạc của Phật địa. Bồ tát quán nhập như vậy thì phẩm tánh Từ bi đầy đủ. Bấy giờ, Bồ tát an trú nơi địa vị không si, không tham, không sân; thể nhập trí Bình đẳng nhất đế, cái trí làm căn bản cho tất cả hành; du hành tất cả thế giới chư Phật, hiện hóa vô lượng pháp thân.”
Phần trên giống như phẩm Nhất thiết chúng sinh Thiên Hoa đã nói.
“Chư Phật tử! Bồ-đề-tát-đỏa đi vào Thể tánh Quang minh địa, từ tam muội sinh khởi cái trí thấu rõ mọi sự, biết các pháp môn của tất cả Phật trong ba đời, qua danh vị cú[79] của mười hai pháp phẩm: trùng tụng, ký biệt, trực ngữ, kệ, bất thỉnh thuyết, luật nghi, thí dụ, Phật giới, tích sự, phương chánh, vị tằng hữu, đàm thuyết[80]; thể tánh của giáo pháp ấy là đệ nhất nghĩa biệt. Trong danh vị cú ấy nói rằng, tất cả pháp hữu vi, trong đó, mỗi tự thể thọ sinh: (1) ban đầu nhập thức thai, (2) tứ đại tăng trưởng, sắc và tâm, gọi là danh sắc, (3) sáu căn khởi lên cái biết chân thật, gọi là sáu trú, (4) cái biết mà chưa phân biệt được khổ vui gọi là xúc thức, (5) cái thức biết khổ vui gọi là ba thọ[81], (6) liên tục nhận biết và ái chấp các thọ khởi lên không dứt, (7) cho nên có dục thủ, ngã kiến thủ và giới cấm thủ; (8) vì vậy đường lành, đường dữ hiện hữu; (9) tâm thức sinh khởi gọi là sinh, (10) tâm thức diệt mất gọi là tử. Đây là mười phẩm nhân duyên quả khổ hiện tại.[82] Quán trung đạo về hành tướng ấy, Bồ tát nói: ‘Tôi từ lâu đã rời xa hành tướng sinh tử, vì các pháp không có tự thể tánh.’ Bồ tát đi vào tam muội Quang minh, dẫn sinh ra thần thông, tổng trì biện tài, tâm trí hiện hành tánh Không, cho nên ở trong mười phương Phật độ, nơi kiếp hiện tại hóa chuyển chúng sinh, hóa chuyển đến trăm kiếp, ngàn kiếp. Trong mỗi quốc độ của Phật, Bồ tát nuôi dưỡng thần thông, lễ kính trước đức Phật, thưa thỉnh, tiếp nhận giáo pháp. Lại nữa, nơi sáu đường, Bồ tát hiện hóa các thân hình, trong một âm thanh thuyết ra vô lượng pháp phẩm, làm cho mỗi chúng sinh được nghe, sinh tâm ưa thích giáo pháp. Đó là âm thanh của đệ nhất nghĩa đế: khổ, không, vô thường, vô ngã. Cho dù quốc độ bất đồng, chúng sinh khác biệt thân tâm, Bồ tát cũng hóa độ khắp cả.”
Đây là nói một chút phần về Diệu hoa quang minh địa, nếu hiểu rộng thì xem phẩm Pháp, mục Pháp môn Giải quán, và xem phẩm Thiên tam muội.
“Chư Phật tử! Bồ-đề-tát-đỏa an trú trong Thể tánh Nhĩ diễm địa, từ chân đế như thế mà sáng tỏ tục đế, chân tục không hai, không đoạn, không thường, tức sinh, tức trú, tức diệt. Trong một thế giới, một thời gian, một niệm, có vô số sai biệt, hiện hữu, biến dị. Các pháp duyên khởi trung đạo thì chẳng một, chẳng khác, chẳng thiện, chẳng ác, chẳng phàm, chẳng Phật. Cõi Phật và cõi phàm, tất cả đều là giả danh, gọi là thế đế. Bồ tát lấy đạo trí mà quán chiếu, thấu rõ thế đế không một, không khác, đi vào huyền thông trung đạo chánh định phẩm, chỗ gọi là tâm hành của Phật, là những giác chi làm nhân tố khởi đầu cho chánh định: tín giác, tư giác, tịnh giác (thiền định), thượng giác (tinh tiến), niệm giác, tuệ giác, quán giác, ỷ giác (khinh an), lạc giác và xả giác; mười giác chi đây là phẩm loại của phương tiện đạo, là tâm hành để nhập định quả. Bồ tát trú trong định, phát sinh tuệ quang soi chiếu tướng Không của các pháp. Nếu khởi niệm nhập định thì nhập cái định Tâm không, sinh tâm ái thuận Thánh đạo, từ đạo pháp hóa sinh, gọi là pháp lạc nhẫn, trú nhẫn, chứng nhẫn, tịch diệt nhẫn. Cho nên chư Phật nhập vào tam muội Quang quang hoa, hiện vô lượng Phật, dùng tay xoa đảnh chư Bồ tát, thuyết pháp bằng một âm thanh, khởi phát trăm ngàn giáo pháp mà không xuất định. Trú định, vị lạc định, trước định, tham định; trong một kiếp, ngàn kiếp, trú định. Thấy đức Phật ngồi tòa liên hoa, thuyết một trăm pháp minh môn; Bồ tát cúng dường, nghe pháp, một kiếp trú định. Khi đó, trong ánh sáng, được chư Phật xoa đảnh, Bồ tát phát khởi định phẩm, xuất tướng, tiến tướng, khứ hướng tướng, cho nên không mất định, không thoái định, không đọa lạc, an trú nơi pháp tánh của tam muội Đảnh, có được lạc nhẫn ở trên, phiền não dứt hết không sót. Bồ tát liền đi vào tất cả Phật độ, tu trì vô lượng phẩm hạnh công đức. Bồ tát thực hành trong ánh sáng tuệ giác, thể nhập thiện quyền phương tiện, giáo hóa tất cả chúng sinh, làm cho chúng sinh thấy được thể tánh thường, lạc, ngã, tịnh của chư Phật. Bồ tát sống và trú trong thể tánh địa như vậy mà hành hóa các pháp môn, dần dần thâm nhập thể tánh trung đạo của Diệu hoa quán trí, đầy đủ tất cả pháp môn phẩm, giống như trăm ngàn tam muội Kim cương.”
Trong phẩm Minh nguyệt đạo ở trên, đã nói rõ nghĩa lý ấy.
“Chư Phật tử! Bồ-đề-tát-đỏa an trú trong Thể tánh Tuệ chiếu địa, pháp sở chứng có mười thứ lực sinh phẩm, khởi tất cả công đức hành, tức đem nhất tuệ phương tiện để biết: (1) Biệt hành của hai nghiệp thiện ác, tức Xứ lực phẩm; (2) Những nghiệp thiện tác, ác tác, tức Trí lực phẩm; (3) Tất cả những mong cầu quả dị thục trong sáu đường, tức Dục lực phẩm; (4) Tánh phân biệt bất đồng trong sáu đường, tức Tánh lực phẩm; (5) Tất cả thiện căn, ác căn, mỗi một bất đồng, tức Căn lực phẩm; (6) Tà định tụ, chánh định tụ và bất định tụ, tức Định lực phẩm; (7) Tất cả nhân quả, vừa làm nhân, vừa làm quả, cho đến đạo phẩm làm nhân cho quả xứ, tức Đạo lực phẩm; (8) Con mắt biết tất cả pháp, thấy tất cả thọ sinh, tức Thiên nhãn lực phẩm; (9) Biết hết thảy sự trong trăm kiếp, tức Túc thế lực phẩm; (10) Nơi tất cả sinh, phiền não diệt, nơi tất cả thọ, vô minh diệt, tức Giải thoát lực phẩm. Đó là Thập lực phẩm trí. Bồ tát biết nhân quả của sự tự tu hành, cũng biết nhân quả sai biệt của tất cả chúng sinh, nên thân, khẩu, ý có sự biệt dụng. Bồ tát lấy tịnh quốc độ làm ác quốc độ, lấy ác quốc độ làm diệu lạc độ, có thể chuyển thiện tác ác, chuyển ác tác thiện, sắc làm phi sắc, phi sắc làm sắc, lấy nam làm nữ, lấy nữ làm nam, lấy lục đạo làm phi lục đạo, phi lục đạo làm lục đạo, cho đến địa thủy hỏa phong làm phi địa thủy hỏa phong. Bấy giờ, bồ tát lấy đại phương tiện lực, nơi tất cả chúng sinh mà thấy được sự bất khả tư nghị, nơi mỗi bước chân ở hạ địa không có việc gì bồ tát không hay biết. Đại minh trí của bồ tát ấy dần dần tiến tới Phần phần trí, ánh sáng vô lượng vô lượng, pháp môn bất khả thuyết bất khả thuyết được thực hành ngay trong hiện tại.”
“Chư Phật tử! Bồ-đề-tát-đỏa an trú trong Thể tánh Hoa quang địa, thường ở trong tất cả thế giới, sử dụng mười thần thông minh trí phẩm, qua các loại biến hóa để chỉ dạy tất cả chúng sinh. (1) Bồ tát dùng trí Thiên nhãn minh, biết trong các quốc độ ba đời, tất cả sắc như vi trần, v.v…, từng phần của chúng tạo dựng các thân của chúng sinh trong sáu đường, mỗi thân là tổ hợp của những vi trần, tế sắc tạo thành đại sắc. (2) Bồ tát dùng trí Thiên nhĩ minh, biết âm thanh khổ vui của chúng sinh sáu đường, trong ba đời và mười phương, biết phi phi âm, biết phi phi thanh, biết tất cả âm thanh của giáo pháp. (3) Bồ tát dùng trí Thiên thân minh, biết tất cả sắc, sắc và phi sắc, biết những thân hình phi nam phi nữ, ở trong một niệm hiện hóa số thân nhiều như vi trần nơi các vô số quốc độ lớn nhỏ trong mười phương ba đời. (4) Bồ tát dùng trí Thiên tha tâm, biết được tâm hành của chúng sinh ba đời, biết những tâm niệm, mong cầu khổ vui, việc thiện ác, v.v… của tất cả chúng sinh trong sáu đường mười phương. (5) Bồ tát dùng trí Thiên nhân, biết sự khổ vui, thọ mạng và đời trước của tất cả chúng sinh trong các quốc độ mười phương ba đời, biết đời sống của một chúng sinh trong một trăm kiếp. (6) Bồ tát dùng trí Thiên giải thoát, biết sự giải thoát của chúng sinh mười phương ba đời, biết sự đoạn trừ tất cả phiền não nhiều ít như thế nào, biết tùy miên diệt tận ở địa thứ nhất cho đến địa thứ mười. (7) Bồ tát dùng trí Thiên định tâm, biết tâm chúng sinh trong các quốc độ mười phương ba đời, là định, bất định, phi định, phi bất định, biết phương pháp khởi định, biết cả trăm tam muội, và biết tam muội nào chúng sinh có thể nhiếp thọ. (8) Bồ tát dùng trí Thiên giác, biết tất cả chúng sinh đã thành Phật, chưa thành Phật, cho đến tâm niệm của tất cả chúng sinh trong sáu đường, cũng biết giáo pháp tâm địa của mười phương chư Phật. (9) Bồ tát dùng trí Thiên niệm, biết trăm kiếp, ngàn kiếp, đại kiếp, tiểu kiếp, biết tất cả chúng sinh thọ mạng dài ngắn. (10) Bồ tát dùng trí Thiên nguyện, biết tất cả chúng sinh, Hiền thánh ở mười địa, trong ba mươi tâm[83], mỗi một hạnh nguyện, hoặc cầu khổ vui, hoặc pháp phi pháp, tất cả mong cầu, mười nguyện[84], trăm ngàn đại nguyện phẩm thảy đều đầy đủ. Bồ tát ấy an trú trong Thể tánh Quang hoa địa, vận dụng mười thần thông minh, hiện vô lượng thân tâm khẩu với những ứng dụng sai biệt, thuyết giảng về công đức ở các địa không thể cùng tận trong trăm ngàn muôn kiếp.”
Như vậy, đức Phật Thích Ca đã lược khai phẩm Thần thông minh, cũng như trong phẩm Quán mười hai nhân duyên có đề cập.
“Chư Phật tử! Bồ-đề-tát-đỏa an trú trong Thể tánh Mãn túc địa, đi vào trong pháp tánh ấy có mười tám trí phẩm của bậc Thánh[85] mà Bồ tát ở hạ địa không có, đó là: (1) Thân không lầm lỗi; (2) Miệng không lầm lỗi; (3) Niệm không lầm lỗi; (4) Rời xa tám pháp[86]; (5) Xả bỏ tất cả pháp; (6) Thường an trú tam muội. Bồ tát nhập địa thì đầy đủ sáu phẩm trí như vậy. Lại từ sáu trí ấy sinh ra sáu Cụ túc trí, đó là: (1) Hoàn toàn không thọ nhận kết tập của ba cõi, cho nên Dục cụ túc; (2) Tất cả công đức, tất cả pháp môn mà mình mong cầu thì đầy đủ, cho nên Tiến tâm cụ túc; (3) Đối với tất cả pháp sự, tất cả kiếp sự, tất cả chúng sinh sự[87], thì biết hết khắp cả chỉ trong một niệm, cho nên Niệm tâm cụ túc; (4) Biết hai đế tướng chân tục là tất cả pháp Không và sáu đường chúng sinh, cho nên Trí tuệ cụ túc; (5) Biết hàng Bồ tát mười phát thú cho đến tất cả đức Phật, không có kết, không có tập, cho nên Giải thoát cụ túc. Đối với tất cả chúng sinh, thì biết phân biệt mình người, đệ tử, sư trưởng, v.v… mà không có lậu hoặc, không có các phiền não, cho nên lấy trí biết tha thân để đầy đủ sự giải thoát. Bồ tát thể nhập sáu minh trí cụ túc liền khởi thêm các trí, đó là: (1) Theo tâm hành của chúng sinh trong sáu đường, mà thân hiện hóa tất cả thân chúng sinh, miệng biện thuyết vô lượng pháp môn phẩm; (2) Theo tâm hành của chúng sinh, Bồ tát thường đi vào tam muội, mà hiện chấn động mười phương đại địa, hóa hoa quang nơi hư không, làm cho tâm hành của chúng sinh đi vào được Đại minh trí cụ túc; (3) Thấy chư Phật xuất thế trong tất cả kiếp ở thời quá khứ, cũng như chỉ dạy tất cả chúng sinh tâm; (4) Đem cái trí vô trước để thấy tất cả đức Phật trong tất cả quốc độ mười phương hiện tại, và thấy những sở hành trong từng ý nghĩ của tất cả chúng sinh; (5) Đem cái trí thần thông để thấy chư Phật xuất thế trong tất cả kiếp ở thời vị lai; (6) Thấy tất cả chúng sinh từ chư Phật tiếp nhận và lắng nghe đạo pháp. Bồ tát chứng nhập và an trú trong mười tám phẩm trí của bậc Thánh thì tâm trí luôn ở trong tam muội, quán chiếu các thân sắc nhiều như vi trần của ba cõi là các thân đời trước của mình, tất cả chúng sinh là cha mẹ mình, làm cho họ đi vào các địa, để có được tất cả công đức, tất cả thần quang, tất cả pháp sở hành của chư Phật, cho đến tất cả pháp môn phẩm ở địa thứ tám và địa thứ chín. Bồ tát đã thể nhập các địa, cho nên ở trong tất cả quốc độ của chư Phật, Bồ tát thị hiện làm Phật, thành đạo, chuyển pháp luân, thị nhập diệt độ, chuyển hóa tha phương nơi ba thời gian, thường đi vào các quốc độ của Phật nhiều như vô số vi trần.”
“Chư Phật tử! Bồ-đề-tát-đỏa an trú trong Thể tánh Phật hống địa, đi vào tam muội Pháp vương vị. Trí tuệ của Bồ tát ấy như trí tuệ của Phật, nên gọi là tam muội Phật hống. Bồ tát đi vào trí Thập phẩm đại minh, định môn Tịch diệt thường hiện hữu trước mặt, tam muội thể nhập tâm tánh là Hoa quang âm. Không tuệ của Bồ tát ấy là tuệ môn nội không, tuệ môn ngoại không, tuệ môn hữu vi không, tuệ môn vô vi không, tuệ môn tánh không, tuệ môn vô thủy không, tuệ môn đệ nhất nghĩa không, tuệ môn không không, tuệ môn không không phục không, tuệ môn không không phục không không. Như vậy là mười không môn mà Bồ tát ở hạ địa không biết đến. Bồ tát ở địa này thể nhập hư không bình đẳng tánh, có được đạo trí và thần thông không thể nghĩ bàn. Bồ tát dùng một niệm trí biết tất cả pháp từng phần sai biệt, đi vào trong vô lượng quốc độ của chư Phật, học hỏi giáo pháp với mỗi đức Phật, rồi chuyển vận giáo pháp ấy hóa độ tất cả chúng sinh, trao cho chúng sinh tất cả pháp lạc. Bồ tát ấy là đại pháp sư, là đại đạo sư, phá hủy bốn loại ma quân[88], pháp thân biến hóa đi vào các cảnh giới Phật. Ở nơi chư Phật và nơi các Bồ tát ở địa thứ chín và thứ mười, Bồ tát ấy trưởng dưỡng pháp thân, có được trăm ngàn đà-la-ni môn, trăm ngàn tam muội môn, trăm ngàm kim cương môn, trăm ngàn thần thông môn, trăm ngàn giải thoát môn. Như vậy, ở trong trăm ngàn Hư không bình đẳng môn, Bồ tát ấy được sự đại tự tại, thực hành trong một niệm, một thời gian. Bồ tát ấy nhận biết: kiếp thuyết phi kiếp, phi kiếp thuyết kiếp, phi đạo thuyết đạo, đạo thuyết phi đạo, phi lục đạo chúng sinh thuyết lục đạo chúng sinh, lục đạo chúng sinh thuyết phi lục đạo chúng sinh, phi Phật thuyết Phật, Phật thuyết phi Phật, cho nên nhập xuất tam muội Thể tánh chư Phật, bằng sự quán chiếu tự tánh, quán chiếu thuận nghịch mười hai duyên khởi, quán chiến đời trước và đời sau, quán chiếu nhân và quả, quán chiếu không và có, quán chiếu đệ nhất trung đạo nghĩa đế. Trí quán chiếu ấy là sở chứng của Bồ tát địa thứ tám, mà Bồ tát ở hạ địa không thể có được. Bất động bất đáo, bất xuất bất nhập, bất sinh bất diệt, chính là pháp môn phẩm của địa này. Pháp môn của địa này thì có vô lượng vô số, bất khả thuyết bất khả thuyết, nay chỉ trình bày sơ lược một chút phần trong trăm ngàn phần.”
Trong phẩm La hán cũng đã nói rõ.
“Chư Phật tử! Bồ-đề-tát-đỏa an trú trong Thể tánh Phật Hoa nghiêm địa, vận dụng uy nghi của Phật, tự tại xuất nhập tam muội Như lai, vua của các loại định. Khắp mười phương, trong các thế giới Tam thiên với trăm ức nhật nguyệt, trăm ức tứ thiên hạ, Bồ tát nhất thời thành Phật, chuyển pháp luân cho đến diệt độ[89]. Trong cái Tâm duy nhất [và đồng nhất], Bồ tát làm tất cả Phật sự, trong một thời gian nhất định, thị hiện cho tất cả chúng sinh thấy được cái thân tám mươi vẻ đẹp và ba mươi hai tướng tốt, thị hiện sự an lạc tự tại đồng như hư không. Bồ tát trang nghiêm bằng vô lượng đại bi, quang minh tướng hảo, mà chư thiên, nhân loại và chúng sinh sáu đường không thể có được. Bồ tát vận dụng mọi phương pháp trong sự hóa độ sáu đường chúng sinh: hiện vô lượng thân, vô lượng khẩu, vô lượng ý; thuyết vô lượng pháp môn, để chuyển ma giới vào Phật giới, Phật giới vào ma giới, lại chuyển tất cả kiến vào Phật tri kiến, Phật tri kiến vào tất cả kiến, Phật tánh vào chúng sinh tánh, chúng sinh tánh vào Phật tánh. Ánh sáng tuệ giác của Bồ tát ở địa này soi chiếu rực rỡ, biểu hiện bằng bốn đức vô úy, bốn tâm vô lượng, mười lực, mười tám pháp bất cộng, tám giải thoát, niết bàn vô vi, nhất đạo thanh tịnh. Bồ tát vì hóa độ chúng sinh mà hiện làm cha mẹ, anh em, thuyết pháp cho họ, dẫn dắt họ trong vô số kiếp cho đến khi thành đạo quả. Lại hiện hóa trong tất cả quốc độ, xem tất cả chúng sinh như cha mẹ, xem thiên ma ngoại đạo như cha mẹ. Bồ tát an trú trong địa này, khởi đi từ biên tế sinh tử cho đến biên tế Kim cương, đem một niệm tâm mà hiện các sự việc như vậy, có khả năng chuyển nhập vô lượng chúng sinh giới. Có vô lượng sự hiện hóa của Bồ tát, những sự được nói ra chỉ như giọt nước biển.”
“Chư Phật tử! Bồ-đề-tát-đỏa an trú trong Thể tánh Phật giới địa, chứng nhập đại tuệ về cái Không tuyệt đối[90]. Trí tuệ bình đẳng như tánh hư không thì có đầy đủ mười phẩm tánh công đức của Như lai: (1) Không đồng nhất tướng, thể tánh vô vi, thần hư thể nhất, pháp đồng pháp tánh, nên gọi là Như ai. (2) Ứng thuận tứ đế và nhị đế, tận cùng biên tế sinh tử luân chuyển, pháp nuôi lớn pháp thân không hai, gọi là Ứng cúng. (3) Biết hết mọi sự trên mọi thế giới, biết tất cả pháp hữu vi, biết căn tánh tất cả chúng sinh bằng chánh trí và chánh giải thoát trí, đó là Chánh biến tri. (4) Trí tuệ sáng suốt, tu hành phước đức thì cụ túc quả Phật, gọi là Minh hạnh túc. (5) Khéo đi vào pháp của chư Phật trong ba đời, giáo pháp của Phật trước và Phật sau, thời quá khứ thiện thiện, thời vị lai thiện thiện, gọi là Thiện thệ. (6) Bồ tát thực hiện công đức cao tột, đi vào trong thế gian để giáo hóa chúng sinh, làm cho chúng sinh giải thoát tất cả kết phược, gọi là Thế gian giải thoát. (7) Bồ tát ở trên tất cả pháp, thể nhập uy thần của Phật, hình nghi như Phật, hành xứ của bậc đại sĩ, làm bậc giải thoát thế gian, gọi là Vô thượng sĩ. (8) Điều thuận tất cả chúng sinh, gọi là Trượng phu. (9) Ở trong chư thiên và nhân loại mà giáo hóa tất cả chúng sinh, trao truyền pháp ngữ, gọi là Thiên nhân sư. (10) Bậc diệu bản không hai, Phật tánh huyền giác, thường trú đại mãn, nên tất cả chúng sinh tôn kính và lễ lạy, gọi là Phật Thế Tôn. Tất cả người đời đều tin nhận và vâng làm, đó là Phật địa. Phật địa ấy là nơi mà tất cả Thánh nhân đi vào, gọi là Phật giới địa.”
“Bấy giờ, đức Phật Lô xá na đang ngồi trên tòa hoa sen trăm báu, thọ ký cho chư vị Bồ tát khiến ai cũng sinh tâm hoan hỷ. Đức Phật pháp thân dùng tay xoa đảnh của chư vị Bồ tát. Chư vị Bồ tát đồng kiến đồng học, khác miệng chung lời, ngợi khen sự Vô nhị. Lại nữa, trong trăm ngàn ức thế giới, có tất cả Phật, tất cả Bồ tát, nhất thời vân tập, thỉnh chuyển pháp luân bất khả thuyết, là pháp môn hóa đạo Hư không tạng. Phật địa có những pháp môn mà phẩm tánh kỳ diệu bất khả thuyết, như là tam minh, tam muội môn, đà-la-ni môn, chẳng phải tâm thức ở hạ địa và phàm phu có thể biết được, chì có thân, khẩu, tâm ý của vô lượng chư Phật mới có thể biết hết căn nguyên.”
Như trong phẩm Quang âm thiên cũng nói về mười vô úy[91] và đường đi của Phật.
Khởi dịch 24/12/2016 đến 12/3/2017
[1] Kiên tín nhẫn = tín nhẫn kiên cố. Kiên pháp nhẫn = pháp nhẫn kiên cố. Kiên Thánh nhẫn = Thánh nhẫn kiên cố.
[2] Vô vi là nhân không. Vô tướng là pháp không.
[3] Pháp ở trong là thân tâm. Pháp ở ngoài là thế giới của thân tâm.
[4] Từ đề phòng sát sinh. Lương đề phòng trộm cắp. Thanh đề phòng dâm dục. Trực đề phòng vọng ngữ. Chánh đề phòng rượu chè. Thật đề phòng hủy báng. Chánh kiến đề phòng tà kiến. Xả đề phòng xan tham. Hỷ đề phòng sân hận. (9 giới)
[5] Bát đảo: Phàm phu có 4 thứ điên đảo hữu vi: vô thường chấp là thường, vô lạc chấp là lạc, vô ngã chấp là ngã, vô tịnh chấp là tịnh. Nhị thừa có 4 thứ điên đảo vô vi: thường chấp là vô thường, lạc chấp là vô lạc, ngã chấp là vô ngã, tịnh chấp là vô tịnh. (tứ đức niết bàn)
[6] Không là biến kế. Giả là y tha. Pháp tánh là viên thành.
[7] Hữu là hữu tướng. Vô là vô tướng. Như hữu là thế tục tợ có. Như vô là thắng nghĩa tợ không có.
[8] Chỉ cho mười biến xứ, cũng gọi là mười nhất thiết xứ, là quán 10 thứ sau đây mỗi mỗi biến khắp tất cả nơi, đó là xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, không, thức.
[9] Chỉ cho tam giải thoát môn: không, vô tướng, vô tác.
[10] Vô tuệ là không có tam giải thoát tuệ.
[11] Chánh văn là đạo tâm chúng sinh, cách gọi khác của Bồ tát. Bồ tát, gọi đủ là Bồ đề tát đõa, ý dịch là Đạo chúng sinh, Giác hữu tình, Đại giác hữu tình, Đạo tâm chúng sinh, Đại sĩ.
[12] Không không là một trong 17 cái Không mà kinh điển thường nói. Sự tác ý tư duy về cái không để đối trị các cái tướng (như tướng nhân vô ngã, tướng pháp vô ngã, tướng duy thức, tướng thắng nghĩa, tướng vô vi, tướng không biến dịch, v.v…) thì có cái tướng không, cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi không không.
[13] Tuệ quán bất khả thuyết = tuệ quán vô ngôn: tuệ quán về pháp tánh vô ngôn.
[14] Nhất đế = đệ nhất nghĩa đế: cũng gọi thắng nghĩa đế, chân đế, Thánh đế, niết bàn, chân như, thật tướng, trung đạo, pháp giới.
[15] Dục tâm = Bồ đề tâm: Đó là chí cầu đạo quả Vô thượng bồ đề, cùng với tất cả bồ tát, tất cả chúng sinh, đồng tâm, đồng hành, đồng nguyện, đồng cầu.
[16] Ngã phược và kiến phược là hai chấp ngã và pháp.
[17] Căn bản là hộ trì tâm mình.
[18] Bản thể của các pháp vốn không tập tán, sinh diệt, nên không thể thủ đắc.
[19] Vô ngã luân là phiền não nhiễu loạn ở Bồ tát thập trụ.
[20] Chỉ cho ngũ lợi sử phiền não: thân kiến, biên chấp kiến, kiến thủ kiến, tà kiến và giới cấm thủ kiến.
[21] Chỉ cho ngũ độn sử phiền não: tham, sân, si, mạn và nghi.
[22] Chánh văn là như đảnh quán liên, quán liên như đảnh. Đảnh là đảnh đầu hay đảnh núi. Luận Câu xá, quyển 23 tr. 119c15: “Noãn thiện căn đây, hạ trung thượng phẩm, lần lượt tăng trưởng cho đến khi thành mãn, có thiện căn sanh tên là đảnh pháp. Do sự chuyển thắng này nên lập tên khác; trong thiện căn động, pháp đây tối thắng, như là đảnh đầu nên gọi đảnh pháp; hoặc do từ đây có sự tiến thoái hai bên, như đang ở đảnh núi, gọi tên là đảnh.”
[23] Xem Kinh Phạm võng lục thập nhị kiến, ĐTK No.21, đời Ngô, Chi Khiêm, H.T Thích Chánh Lạc dịch. Trường bô kinh - Kinh Phạm võng, H.T Thích Minh Châu dịch.
[24] Tám nạn xứ: tám trường hợp không may mắn, chướng nạn cho sự thấy Phật nghe pháp: 1. Địa ngục; 2. Ngạ quỷ; 3. Súc sinh (1,2,3 là ba đường dữ); 4. Bắc câu lô châu (sống quá sướng); 5. Trời Trường thọ (sống quá lâu); 6. Làm người mà đui, điếc, câm, ngọng; 7. Làm người mà thế trí biện thông; 8. Làm người mà sinh trước hay sau Phật xuất thế và nhằm chỗ hay lúc không có Phật pháp.
[25] Chỉ quả báo trong ba cõi, sáu đường.
[26] Vô ngã trí = căn bản trí.
[27] Đại pháp là tứ đại pháp. Thọ, tưởng, hành, thức là tâm. Sắc là thân.
[28] Pháp luân: bánh xe chánh pháp, tức thành tựu pháp của Phật thuyết.
[29] Đạo trí tâm = hậu đắc trí.
[30] Sáu thân: cha, mẹ, vợ, con, anh, em. Sáu ác là sáu thân mà không tốt (oan gia). Sáu thân ác là người ngoài như thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, người làm công, người không quen, v.v…
[31] Thượng lạc trí = đại bi trí: trí trao cho niềm vui.
[32] Nói về mặt ác (không tốt, xấu xa) thì được chia làm 3 bậc thượng trung hạ, mỗi bậc lại có 3, thành ra 9 phẩm.
[33] Đạo trí = trung đạo trí, trí biết về chủng tánh và thể tướng của các pháp. Không không là tự tha không và ngã pháp không.
[34] Đại xả: vô vi xả, vô tướng xả.
[35] Không có thí tâm sinh khởi, không có thí hạnh thực hiện, không có chúng sinh hóa độ.
[36] Tất cả tướng: không tướng, vô sinh tướng.
[37] Hảo ngữ tâm là ái ngữ nhiếp.
[38] Các pháp có pháp tướng và nghĩa tướng. Pháp ngữ là ngôn ngữ về pháp tướng. Nghĩa ngữ là ngôn ngữ về nghĩa tướng. Đệ nhất nghĩa đế (chân lý bậc nhất) cũng gọi là thắng nghĩa đế, chân đế (chân lý chân thật); đối lại là thế tục đế (chân lý phổ thông), cũng gọi là thế đế hay tục đế (chân lý giả thiết).
[39] Trong tất cả thật ngữ của người thế gian, lời dạy của chư Phật là chân thật bậc nhất.
[40] Lợi ích tâm là lợi hành nhiếp.
[41] Thật trí (trí chân thật) = căn bản trí. Đạo trí = hậu đắc trí, quyền trí, phương tiện trí.
[42] Pháp môn minh diễm: pháp môn ngọn lửa sáng, pháp môn trí tuệ. Đây là tư lương trí tuệ.
[43] Thất tài: Cũng gọi là Thất Thánh tài, Thất đức tài, Thất pháp tài. Chỉ cho 7 Thánh pháp để thành tựu Phật đạo. Đó là tín, giới, tàm, quí, văn, thí và tuệ. Vì 7 pháp được gìn giữ này có công năng trợ giúp cho sự nghiệp thành Phật nên gọi là Tài (của cải). 1. Tín tài: Tin nhận chánh pháp; 2. Giới tài: Giữ gìn giới luật; 3. Tàm tài: Tự hổ thẹn không dám làm các việc xấu ác; 4. Quí tài: Tâm sinh hổ thẹn khi làm điều bất thiện; 5. Văn tài: Có khả năng nghe chánh giáo; 6. Thí tài: Lìa bỏ tất cả không đắm trước; 7. Định tuệ tài: Thu nhiếp tâm không tán loạn, chiếu soi rõ các pháp. Đây là tư lương phước đức.
[44] Pháp chủng là trung quán. Không chủng là Không quán. Đạo chủng là giả quán.
[45] Đồng tâm = đồng sự tâm, là đồng sự nhiếp.
[46] Vô nhị = bất nhị: Nghĩa đen là không hai. Hai là chỉ cho khái niệm đối hiện và đối lập lẫn nhau. Khái niệm như vậy là hiện thân của sự thác loạn. Vô nhị là tự siêu việt lấy nó, là pháp tánh phi hữu vi, phi vô vi. Luận Đại thừa trang nghiêm kinh, phẩm Chân thật: “Vô nhị nghĩa là đệ nhất nghĩa. Năm sắc thái vô nhị được trình bày như sau: (1) Chẳng có, là sự biểu hiện của hai tánh phân biệt và y tha thì không phải thật có, nên nói là không. Chẳng không, là tánh chân thật biểu hiện thì thật có, nên nói là có. (2) Chẳng một, là hai tánh phân biệt và y tha không cùng một thật thể (với tánh chân thật). Chẳng khác, là hai tánh ấy cũng không phải khác thể (với tánh chân thật). (3) Chẳng sanh, chẳng diệt, là vì (chân như thì) vô vi. (4) Chẳng thêm, chẳng bớt, là hai phần tạp nhiễm và thanh tịnh khi sanh khởi hay khi đoạn diệt thì pháp giới các pháp vẫn an trú đúng như vậy. (5) Chẳng sạch, là tự tánh (chân như) vốn vô nhiễm nên chẳng cần tu tập cho thanh tịnh. Chẳng không sạch, là khách trần (phiền não) đã bỏ đi. Đây là năm sắc thái vô nhị, chính là sắc thái đệ nhất nghĩa, cần phải biết.” (tr. 598b24) Tánh phân biệt là tánh biến kế sở chấp. Tánh chân thật là tánh viên thành thật.
[47] Đối cảnh chưa có sự phân biệt, còn gọi là hiện lượng.
[48] Ngã, ngã sở, pháp, thức giới, sắc giới: nói chung lại là thân tâm và thế giới của thân tâm, tùy theo cấp độ nhận thức, định tâm (không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, diệt tận định).
[49] Trăm tam muội: Kinh Nhập Lăng già: “Quán sát hạnh địa liền được Sơ địa vào cả trăm tam muội, được sai biệt tam muội, thấy cả trăm đức Phật và cả trăm Bồ tát. Biết việc về trước về sau cả trăm kiếp, hào quang chiếu cả trăm cõi nước, biết tướng các địa trên, đại nguyện thù thắng, thần lực tự tại, được Pháp vân địa vào vị Quán đảnh, sẽ được Như Lai tự giác địa. Khéo buộc tâm nơi thập vô tận cú, làm thành thục chúng sanh, các thứ biến hóa trang nghiêm sáng suốt, được tự giác thánh lạc tam muội chánh thọ.” (tr. 538a01~09)
[50] Mười thiền chi = mười nhất thiết xứ: xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, không, thức.
[51] Một niệm trí: một niệm tương ưng trí, tức định và tuệ cùng tương ưng trong một niệm.
[52] Năm ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Mười tám giới: 6 căn, 6 cảnh, 6 thức. Mười hai nhập: 6 căn, 6 cảnh. Tất cả chỉ cho thân tâm và thế giới của thân tâm.
[53] Không không: ngã pháp nhị không.
[54] Bách pháp minh môn: Pháp là chánh pháp, là vô lượng Phật pháp. Minh là ánh sáng, là trí tuệ. Pháp minh là ánh sáng chánh pháp, là thừa tự và gìn giữ vô lượng Phật pháp, lấy ánh sáng tuệ giác để soi sáng cho mình và cho người. Trăm pháp minh môn này là pháp học và pháp hành của bồ tát Sơ địa, được đức Phật Lô xá na chỉ dạy.
[55] Phàm phu chấp hữu; nhị thừa chấp Không; ngoại đạo chấp thường, đoạn, v.v… (có 62 kiến)
[56] Có 9 thứ kết (phiền não): ái, sân, mạn, vô minh, kiến, thủ, nghi, tật và xan. Trong 9 kết, có kết thuộc căn bản phiền não: ái, sân, mạn, vô minh, kiến (thân kiến, biên kiến và tà kiến), thủ (kiến thủ và giới cấm thủ) và nghi; có kết thuộc tùy phiền não: tật và xan.
[57] Không ấy là siêu việt khái niệm, đối đãi, là vô tự tánh, vô ngã tánh, chính là duyên sinh tánh của các pháp.
[58] Chánh văn là tế tâm tâm không.
[59] Chánh văn là tế tâm tâm tâm không.
[60] Chuyển đổi vô minh thành chân trí, chuyển đổi phiền não thành bồ đề, chuyển sinh tử thành niết bàn.
[61] Chuyển diệt tướng vô minh thành bất diệt tướng.
[62] Chuyển trú tướng vô minh thành vô trú tướng.
[63] Chuyển sinh tướng vô minh thành vô sinh tướng.
[64] Bốn tướng sinh, trú, dị, diệt nương nhau mà có, vì đồng nhất bản thể.
[65] Ba đời sinh diệt pháp.
[66] Tánh tánh là hữu tình và vô tình thì nhất thể không sai biệt, bản lai thanh tịnh.
[67] Không trói buộc là không sinh tử. Không giải thoát là không niết bàn.
[68] Bốn vô ngại trí: pháp vô ngại trí, nghĩa vô ngại trí, từ vô ngại trí, lạc thuyết vô ngại trí.
[69] Tát-bà-nhã: Phạn ngữ là Sarvajđa, dịch nghĩa là Nhất thiết trí, chỉ trí tuệ của bậc giác ngộ viên mãn, vì có thể thấu suốt tất cả mọi sự vật, thấu suốt cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
[70] Bản tế: bản thể phổ biến vũ trụ.
[71] Nhất đạo và nhất tịnh: trung quán và không quán. Khế hợp tâm thể, bất nhiễm nhị biên.
[72] Nhất đạo và nhất chiếu: trung quán và giả quán. Lý trí nhất như.
[73] Nhẫn có 5: 1. Phục nhẫn; 2. Tín nhẫn; 3. Thuận nhẫn; 4. Vô sinh nhẫn; 5. Tịch diệt nhẫn. Hành giả sơ tâm muốn nhẫn thuận nghịch cảnh, thì trước phải chế phục tâm mình, gọi là Phục nhẫn. Bồ tát tam hiền (mười trú, mười hành và mười hồi hướng), gọi là Phục nhẫn vị; Bồ tát sơ địa đến địa thứ ba, gọi là Tín nhẫn vị; Bồ tát địa thứ tư đến địa thứ sáu, gọi là Thuận nhẫn vị; Bồ tát địa thứ bảy đến địa thứ chín, gọi là Vô sinh nhẫn vị; Bồ tát địa thứ mười, đẳng giác, diệu giác, gọi là Tịch diệt nhẫn vị.
[74] Bát ma: tám loại ma là ma phiền não, ma năm ấm, ma chết, ma trời Tha hóa tự tại (là những yếu tố não hại tất cả phàm phu) và vô thường, vô ngã, vô lạc, vô tịnh (là những yếu tố não hại hàng Nhị thừa).
[75] Có sáu yếu tố này gọi là Bất hoại tâm.
[76] Tất cả luận chỉ cho ngũ minh: thanh minh, công xảo minh, y phương minh, nhân minh, nội minh.
[77] Thấy tất cả pháp theo chiều thuận là thấy các pháp đều không. Thấy tất cả pháp theo chiều nghịch là thấy các pháp đều giả.
[78] Cái biết này chưa phân biệt được khổ, vui, chỉ theo niệm, không có so sánh.
[79] Danh vị cú: nghĩa vị do danh cú tạo thành, cũng gọi là danh cú văn. Danh thân, cú thân và văn thân (danh cú văn) là tổng thuyết (hợp thể) của ý tưởng, chương cú và âm tiết. Trong đó, danh thân chỉ các danh từ như rūpa (sắc), śabda (thanh), v.v.; cú thân, chỉ thành cú hay mệnh đề như anityā bata samskārāḥ (ôi, các hành là vô thường). Văn thân là âm tiết như nguyên âm: a ā i ī; phụ âm: k, c, ṭ, t, p. (trong tiếng Pali).
[80] Mười hai phần giáo, hay 12 loại thể văn và sự lý trong tất cả các kinh: 1. Trùng tụng (Gaya); 2. Thọ ký (Vyakarama); 3. Khế kinh (Sùtra); 4. Phúng tụng (Gàthà); 5. Tự thuyết (Udana); 6. Nhân duyên (Nidàna); 7. Thí dụ (Avadàna); 8. Bổn sự (Itivrtaka); 9. Bổn sanh (Jàtaka); 10. Phương quảng (Vaipulya); 11. Vị tằng hữu (Adbhutahdarma); 12. Luận thuyết (Upadisa).
[81] Ba thọ: khổ thọ, lạc thọ và bất khổ bất lạc thọ.
[82] Đây là nói 10 chi duyên khởi: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, tử. Hai chi vô minh và hành thuộc nhân quá khứ. Hai chi sinh và lão tử thuộc quả vị lai. Tám chi còn lại là nhân quả hiện tại.
[83] Ba mươi tâm: 10 tâm phát thú, 10 tâm trưởng dưỡng và 10 tâm kim cương.
[84] Mười nguyện của Bồ tát Phổ HIền.
[85] Chỉ cho 18 pháp bất cộng: 1. Thân không lầm lỗi; 2. Miệng không lầm lỗi; 3. Ý không lầm lỗi; 4. Không có ý tưởng riêng khác; 5. Không lúc nào tâm không trú định; 6. Không có sự không biết mà đã xả; 7. Nguyện dục không giảm; 8. Tinh tiến không giảm; 9. Niệm không giảm; 10. Tuệ không giảm; 11. Giải thoát không giảm; 12. Giải thoát tri kiến không giảm; 13. Trí biết đời quá khứ không vướng mắc, không chướng ngại; 14. Trí biết đời vị lai không vướng mắc, không chướng ngại; 15. Trí biết đời hiện tại không vướng mắc, không chướng ngại; 16. Thân nghiệp hành động theo trí tuệ; 17. Khẩu nghiệp hành động theo trí tuệ; 18. Ý nghiệp hành động theo trí tuệ.
[86] Tám pháp: thường, lạc, ngã, tịnh, vô thường, khổ, không, bất tịnh.
[87] Pháp sự là các pháp. Kiếp sự là thời gian. Chúng sinh sự là sáu đường chúng sinh.
[88] Bốn loại ma quân: ngũ ấm ma, phiền não ma, tử ma và thiên ma.
[89] Bồ tát thị hiện 8 tướng thành đạo: giáng thần, nhập thai, trú thai, xuất thai, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn, để khiến chúng sinh đều tín lạc và thanh tịnh.
[90] Chánh văn là “Không không phục không không phục không”. Mười tuệ môn: tuệ môn nội không, tuệ môn ngoại không, tuệ môn hữu vi không, tuệ môn vô vi không, tuệ môn tánh không, tuệ môn vô thủy không, tuệ môn đệ nhất nghĩa không, tuệ môn không không, tuệ môn không không phục không, tuệ môn không không phục không không.
[91] Kinh Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm, quyển 39: “Chư Phật tử! Đại Bồ Tát có mười vô úy:
(1) Đại Bồ Tát đều hay văn trì tất cả ngôn thuyết nghĩ rằng: giả sử có vô lượng vô biên chúng sanh từ mười phương đến đem trăm ngàn đại pháp để hỏi tôi. Nơi tất cả câu hỏi của họ, tôi không thấy có chút gì khó đáp cả. Vì không thấy khó nên tâm được vô úy, rốt ráo đến bĩ ngạn đại vô úy. Tùy theo chỗ họ hỏi đều có thể giải đáp quyết đoán trừ sự nghi hoặc cho họ không hề khiếp sợ. Đây là vô úy thứ nhứt của đại Bồ Tát.
(2) Đại Bồ Tát được Như Lai quán đảnh vô ngại biện tài đến nơi bĩ ngạn rốt ráo tất cả văn tự ngôn âm khai thị bí mật. Nghĩ rằng: giả sử có vô lượng vô biên chúng sanh từ mười phương đến, đem vô lượng pháp hỏi tôi. Nơi tất cả lời hỏi của họ, tôi không thấy có chút gì là khó đáp cả. Vì không thấy khó nên tâm được vô úy, rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy. Tùy chỗ hỏi của họ đều có thể giải đáp dứt nghi hoặc không kinh sợ. Đây là môn vô úy thứ hai của đại Bồ Tát.
(3) Đại Bồ Tát biết tất cả pháp là không, lìa ngã, lìa ngã sở, không tạo tác, không tác giả, không tri giả, không mạng giả, không dưỡng dục giả, không bổ đặc già la. Rời uẩn, xứ, giới. Thoát hẳn các kiến chấp. Tâm như hư không. Nghĩ rằng: chẳng thấy chúng sanh có chút tướng tổn não được thân ngữ ý của tôi. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát đã rời ngã và ngã sở, nên chẳng thấy các pháp có chút tánh tướng. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, rốt ráo đến bĩ ngạn đại vô úy, kiên cố dũng mãnh chẳng ai trở hoại được. Đây là môn vô úy thứ ba của đại Bồ Tát.
(4) Đại Bồ Tát được Phật lực gia hộ, Phật lực nhiếp trì, trụ tại oai nghi của Phật, việc làm chơn thiệt không biến đổi. Nghĩ rằng: tôi chẳng thấy có chút phần oai nghi làm cho chúng sanh móng lòng quở trách. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, ở trong đại chúng an ổn thuyết pháp. Đây là môn vô úy thứ tư của đại Bồ Tát.
(5) Đại Bồ Tát, thân khẩu ý đều thanh tịnh, sạch trắng nhu hòa, xa lìa những điều ác. Nghĩ rằng: tôi chẳng thấy thân khẩu ý ba nghiệp có chút phần đáng quở trách. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, có thể làm cho chúng sanh an trụ nơi Phật pháp. Đây là môn vô úy thứ năm của đại Bồ Tát.
(6) Đại Bồ Tát thường được Kim Cang lực sĩ, Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Đế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương v.v... theo hộ vệ. Tất cả Như Lai luôn hộ niệm chẳng rời. Đại Bồ Tát nghĩ rằng tôi chẳng thấy có chúng ma ngoại đạo kẻ tà kiến nào có thể đến làm chướng ngại hạnh Bồ Tát của tôi. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy rốt ráo đến bỉ ngạn đại vô úy, phát tâm hoan hỷ thật hành hạnh Bồ Tát. Đây là môn vô úy thứ sáu của đại Bồ Tát.
(7) Đại Bồ Tát đã được thành tựu niệm căn đệ nhứt tâm không quên mất, được Phật hứa khả. Nghĩ rằng: Đức Như Lai nói văn tự cú pháp thành đạo Bồ đề. Trong đó tôi chẳng thấy có chút phần quên mất. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, thọ trì tất cả chánh pháp của Như Lai, thật hành Bồ Tát hạnh. Đây là môn vô úy thứ bảy của đại Bồ Tát.
(8) Đại Bồ Tát trí huệ phương tiện đều đã thông đạt, Bồ Tát chư lực đều đã rốt ráo, thường xuyên giáo hóa tất cả chúng sanh. Vì bi mẫn chúng sanh nên luôn dùng nguyện tâm khắn chặt nơi Phật Bồ đề. Vì thành tựu chúng sanh nên ở nơi đời phiền não trược thị hiện thọ sanh, dòng họ tôn quý, quyến thuộc viên mãn, chỗ mong muốn tùy tâm được toại nguyện, hoan hỷ vui sướng. Nghĩ rằng: tôi dầu cùng quyến thuộc này tụ hội mà chẳng có một chút gì đáng tham luyến để bỏ phế việc tu hành thiền định, giải thoát và các môn tam muội, tổng trì, biện tài, đạo pháp Bồ Tát. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát ở nơi tất cả pháp đã được tự tại đến bĩ ngạn, tu hạnh Bồ Tát thề chẳng đoạn tuyệt. Chẳng thấy thế gian có một cảnh giới nào làm mê loạn được Bồ Tát đạo. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy. Dùng đại nguyện lực nơi tất cả thế giới thị hiện thọ sanh. Đây là môn vô úy thứ tám của đại Bồ Tát.
(9) Đại Bồ Tát luôn chẳng quên mất tâm Nhứt thiết trí, ngự nơi Đại thừa, thật hành hạnh Bồ Tát. Dùng thế lực của đại tâm nhứt thiết trí, thị hiện tất cả oai nghi tịch tịnh của Thanh Văn, Độc Giác. Nghĩ rằng: tôi chẳng tự thấy sẽ ở nơi nhị thừa mà lấy chút phần xuất ly. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy đến nơi bĩ ngạn vô thượng đại vô úy. Có thể khắp thị hiện đạo nhứt thiết thừa, rốt ráo đầy đủ bình đẳng Đại thừa. Đây là môn vô úy thứ chín của đại Bồ Tát.
(10) Đại Bồ Tát thành tựu tất cả pháp bạch tịnh, đầy đủ thiện căn, viên mãn thần thông, rốt ráo an trụ nơi Phật Bồ đề, đầy đủ tất cả hạnh Bồ Tát. Ở chỗ chư Phật thọ ký nhứt thiết trí quán đảnh, mà thường khuyến hóa chúng sanh thật hành Bồ Tát đạo. Nghĩ rằng: tôi chẳng tự thấy có một chúng sanh đáng được thành thục, mà chẳng thể thị hiện Phật tự tại để thành thục. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy, chẳng dứt Bồ Tát hạnh, chẳng bỏ Bồ Tát nguyện. Tùy tất cả chúng sanh đáng được giáo hóa, hiện Phật cảnh giới để giáo hóa họ. Đây là môn vô úy thứ mười của đại Bồ Tát.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đại úy vô thượng của chư Phật, nhưng cũng chẳng bỏ vô úy của Bồ Tát.” (No. 278, 649c16~650b24, H.T Thích Trí Tịnh dịch)
Đức Phật Lô Xá Na dạy: “Này ngàn đức Phật! Mười tâm trưởng dưỡng các ông đã hỏi. Chư Phật tử! Từ tâm là thường thực hành tâm từ, nhân tố sinh ra cái lạc. Quán chiếu cái lạc tương ưng bằng trí vô ngã để đi vào các pháp. Trong đại pháp: thọ, tưởng, hành, thức, sắc, không có sinh, không có trú, không có diệt, như huyễn hóa, là chân như vô nhị, cho nên tất cả sự tu hành là làm thành pháp luân , hóa độ tất cả chúng sinh, làm họ sinh chánh tín, không do ma vương dạy dỗ, cũng làm cho tất cả chúng sinh có được cái quả an lạc của từ tâm, cái quả mà phi thật, phi thiện ác, và có được Giải Không thể tánh tam muội.”
“Chư Phật tử! Bi tâm là vận dụng không không và vô tướng vào tâm bi, và lấy tâm bi làm duyên để hành đạo, tự diệt tất cả nguyên nhân của khổ. Đối với vô lượng khổ của tất cả chúng sinh thì sinh khởi trí [đại bi], không làm duyên sát sinh, không làm duyên hủy pháp, không làm duyên chấp ngã, cho nên thường hành không sát, không trộm, không dâm, không gây phiền não cho một chúng sinh nào. Phát bồ đề tâm là thấy như thật tướng của tất cả pháp qua sự quán sát tánh Không; là sinh đạo trí tâm bằng sự thực hành chủng tánh [thanh tịnh sẵn có]; là giúp ba loại người: sáu thân, sáu ác và sáu thân ác bằng Thượng lạc trí . Trong chín phẩm người ác duyên ở trên, ai có được kết quả an vui, Bồ tát đều vui mừng khởi tâm đại bi, vì nơi tánh Không thì tự thân, tha thân, tất cả chúng sinh đều bình đẳng.”
“Chư Phật tử! Hỷ tâm là tâm hỷ duyệt đối với pháp Vô sinh, khi ấy chủng tánh và thể tướng [của các pháp], cùng với đạo trí đều là không không . Hỷ tâm là không dính mắc ngã và ngã sở, là không có tập khởi sự sinh tử nhân quả ba đời. Tất cả pháp hiện hữu đi vào Không, nên quán hạnh thành tựu. Hỷ tâm bình đẳng với tất cả chúng sinh, khởi Không nhập đạo, bỏ ác tri thức, cầu thiện tri thức chỉ dạy mình con đường tốt, làm cho chúng sinh đi vào ngôi nhà Phật pháp. Khi đi vào pháp vị thì thường sinh tâm hoan hỷ đối với chánh pháp. Và còn khiến cho các chúng sinh đi vào chánh tín, bỏ tà kiến, vui mừng khi bỏ được khổ đau trong sáu đường.”
“Chư Phật tử! Xả tâm là thường tu tâm xả bỏ, qua ba pháp như hư không: vô tạo, vô tướng và không. Bình đẳng quán chiếu đối với nhị nguyên: thiện ác, hữu kiến vô kiến, tội phước. Nơi đối tượng của tâm không thấy có nhân ngã, vì tự thể của tự tha thì không thể thủ đắc. Đại xả là xả bỏ tay, chân, thân mạng của mình, xả bỏ con trai, con gái, quốc thành, coi như huyễn hóa, dòng nước, ánh đèn, tất cả vật đều xả bỏ, mà tâm vô sinh. Xả tâm là thường tu sự xả bỏ như vậy.”
“Chư Phật tử! Thí tâm là thường đem tâm thí xả khắp cả chúng sinh, như thí thân thể, thí lời nói, thí ý nghĩ, thí của cải, thí giáo pháp, tức dạy bảo, hướng dẫn tất cả chúng sinh bằng Phật pháp. Nội thân, ngoại thân, quốc thành, người nam, người nữ, ruộng vườn, nhà cửa, đều là sắc thái của chân như. Thí xả mà không có ý niệm về tài vật, người nhận, người cho, không có trong ngoài, không có kết hợp, không có tan rã, không có tâm hành hóa mà vẫn đạt đạo lý, đạt bố thí, tất cả tướng hiện hành ngay hiện tại.”
“Chư Phật tử! Hảo ngữ tâm là nhập Thể tánh ái ngữ tam muội, là pháp ngữ và nghĩa ngữ của đệ nhất nghĩa đế . Tất cả thật ngữ đều thuận theo đệ nhất ngữ của Phật , ngôn ngữ mà điều hòa tâm tánh của tất cả chúng sinh, ngôn ngữ không sân giận và tranh cãi. Trí tuệ về Nhất thiết pháp không thì không có duyên tố, thường sinh ái tâm, hành thuận ý Phật, cũng thuận tất cả người khác. Bồ tát dùng Thánh pháp ngữ để dạy bảo các chúng sinh, thường hành tâm như thật, phát khởi các thiện căn.”
“Chư Phật tử! Lợi ích tâm là khi phát tâm làm lợi ích thì vận dụng thể tánh thật trí để thực hành đạo trí: tập hợp tất cả pháp môn Minh diễm , tập hợp quán hạnh Thất tài . Trên hết là vì lợi ích cho người, nhiếp thọ tất cả thân mạng bằng sự thể nhập Lợi ích tam muội, hóa hiện tất cả thân, tất cả lời nói và tất cả ý nghĩ mà chấn động Đại thiên thế giới. Tất cả hành vi, tạo tác của Bồ tát là vì đưa người vào trong Pháp chủng, Không chủng và Đạo chủng , có được lợi ích và an vui. Bồ tát dù hiện hình trong sáu đường, sống giữa vô lượng khổ não mà không lo lắng gì cả, chỉ có một mục đích là lợi ích mọi người.”
“Chư Phật tử! Đồng tâm là vận dụng Đạo tánh trí, cái trí đồng thể với tánh Không. Lấy trí Vô ngã mà quán chiếu đạo lý Vô nhị thì thấy pháp vô sinh đồng với pháp sinh diệt; thấy tánh Không đồng với nguyên cảnh . Sắc thái chân như của các pháp là thường sinh, thường trú, thường diệt. Các pháp thế gian tương tục, lưu chuyển không có hạn lượng, thế nhưng Bồ tát có thể hiện hóa vô lượng hình thân, sắc tâm, theo các nghiệp của chúng sinh, đi vào sáu đường, hòa đồng tất cả sự loại, tánh Không đồng với Vô sinh, tự ngã đồng với vô vật. Bồ tát phân thân tán hình như vậy mà vẫn đi vào Đồng pháp tam muội.”
“Chư Phật tử! Định tâm là lại từ tâm định tĩnh, quán tuệ để chứng tánh Không, tâm thức luôn duyên tĩnh lặng. Bồ tát đối với ngã, ngã sở, các pháp, thức giới, sắc giới, mà tâm không động chuyển. Bồ tát dù có sống trong thuận cảnh hay nghịch duyên, có thị hiện hay nhập diệt thì vẫn thường đi vào trăm tam muội , mười thiền chi , lấy một niệm trí làm thành cái biết, biết tất cả ngã nhân, hoặc căn ở trong, hoặc cảnh ở ngoài, chủng tử hiện hành, đều không có tụ hội, ly tán, các pháp tập thành, khởi tác mà không thể thủ đắc.”
Chư Đại-Đức! (Đại-chúng, chư Phật-Tử) Chắp tay chí tâm lóng nghe! – Nay tôi sắp tụng lời tựa về pháp Đại-Thừa của Chư Phật. Đại-chúng lẳng-lặng lóng nghe. Trong đây vị nào biết mình có tội phải sám-hối. Sám-hối thời được an vui. Không sám-hối thì tội lỗi càng thêm nặng. Người không có lỗi thời yên lặng. Vì yên lặng nên biết đại-chúng thanh-tịnh.
Chư Đại-Đức (Đại-chúng, chư Phật-Tử) lóng nghe! Sau khi đức Phật diệt-độ, trong thời mạt-pháp, nên phải tôn kính Ba-La-Đề-Mộc-Xoa. Ba-La-Đề-Mộc-Xoa chính là giới pháp nầy. Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như bịnh được lành, như người tù được thả, như kẻ đi xa được về nhà . Nên biết rằng giới-pháp nầy là đức Thầy sáng-suốt của đại-chúng, không khác đức phật còn ở đời. Nếu không có lòng sợ tội, thời tâm lành khó nẩy nở. Cho nên trong Kinh có lời dạy: – Chớ xem thường lỗi nhỏ mà cho là không hại, giọt nước dầu nhỏ mà lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút, mà phải nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa-ngục. Một phen bị đọa-lạc mất thân người, thời muôn đời khó đặng lại. Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô-thường, mau hơn nước dốc. Ngày nay dầu còn, khó bảo-đảm được ngày mai. Đại chúng, mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn. Chớ biếng-nhác trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật tham-thiền, chớ để thời gian luống qua vô-ích, mà sau này phải ăn-năn. Đại-chúng mỗi người nên nhất tâm cung-kính y theo giới nầy, như pháp tu-hành, cần nên học tập.
KINH PHẠM VÕNG
NGHI TỤNG GIỚI BỒ-TÁT
Thích Trí Tịnh
Bài Tán Lư Hương
Lò Hương vừa ngún chiên đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết-tha
Ngửa mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam-Mô Phạm-Võng Giáo-Chủ Lô-Xá-Na Phật. (3 lần)
Bài Kệ Khai Kinh
Pháp Phật cao sâu rất nhiệm mầu
Ngàn muôn ức kiếp dễ hay đâu
Con nay nghe thấy xin vâng giữ
Chân Nghĩa Như-Lai hiểu thật sâu.
Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (3 lần)
Chúng thọ Bồ-Tát giới lắng nghe!
Quy-mạng Lô-Xá-Na,
Mười phương Kim-Cương Phật.
Đảnh lễ Đức Di-Lặc
Sẽ hạ-sanh thành Phật
Nay tụng ba tụ giới
Bồ-Tát đều cùng nghe.
Giới như đèn sáng lớn
Soi sáng đêm tối tăm.
Giới như gương báu sáng
Chiếu rõ tất cả pháp.
Giới như Châu Ma-Ni
Rưới của giúp kẻ nghèo.
Thoát khổ mau thành Phật
Chỉ giới này hơn cả.
Vì thế nên Bồ-Tát
Phải tinh-tấn giữ-gìn.
Già chết gần kề, Phật-Pháp sắp diệt, chư Đại-Đức
(Đại-chúng, chư Phật-Tử) vì muốn đắc đạo nên nhất tâm cần cầu tinh tấn. Chư Phật do nhất tâm cần cầu tinh-tấn nên đặng chứng quả vô-thượng chánh-giác, huống là các pháp lành khác.
Nhân lúc còn mạnh khỏe, các Ngài phải gắng sức siêng tu pháp lành. Đâu nên chẳng gấp cầu đạo lại chần chờ đợi già yếu. Còn mong mỏi thú vui gì?
Ngày nay đã qua. Mạng sống giảm lần,
Như cá cạn nước. Nào có vui chi!!
Hỏi: Chúng nhóm chưa? (Vị tụng giới hỏi)
Đáp: Chúng đã nhóm. (Vị tri-sự đáp).
Hỏi: Hòa-hiệp chăng?
Đáp: Hòa-hiệp.
Hỏi: Chúng nhóm họp để làm gì?
Đáp: Thuyết giới bố-tát.
Hỏi: Người chưa thọ giới Bồ-Tát và người không thanh-tịnh ra chưa?
Đáp: Trong đây không có người chưa thọ giới Bồ-Tát và người không thanh-tịnh.
(Nếu có thì bảo ra rồi đáp rằng: - Người chưa thọ giới Bồ-Tát và không thanh-tịnh đã ra).
Hỏi: Có bao nhiêu vị Bồ-Tát khiếm-diện thuyết-dục và thanh-tịnh?
Đáp: Trong đây không có Bồ-Tát khiếm-diện thuyết-dục và thanh-tịnh. (Nếu có thời ra thuyết-dục. Nên ra thưa: - Chư Đại-Đức lóng nghe cho. Tôi là Bồ-Tát ... có lãnh giữ dục cho Bồ-Tát ... những việc làm đúng pháp của Tăng, Bồ-Tát ... giữ dục và thanh-tịnh).
Chư Đại-Đức! (Đại-chúng, chư Phật-Tử) Chắp tay chí tâm lóng nghe! - Nay tôi sắp tụng lời tựa về pháp Đại-Thừa của Chư Phật. Đại-chúng lẳng-lặng lóng nghe. Trong đây vị nào biết mình có tội phải sám-hối. Sám-hối thời được an vui. Không sám-hối thì tội lỗi càng thêm nặng. Người không có lỗi thời yên lặng. Vì yên lặng nên biết đại-chúng thanh-tịnh.
Chư Đại-Đức (Đại-chúng, chư Phật-Tử) lóng nghe! Sau khi đức Phật diệt-độ, trong thời mạt-pháp, nên phải tôn kính Ba-La-Đề-Mộc-Xoa. Ba-La-Đề-Mộc-Xoa chính là giới pháp nầy. Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như bịnh được lành, như người tù được thả, như kẻ đi xa được về nhà . Nên biết rằng giới-pháp nầy là đức Thầy sáng-suốt của đại-chúng, không khác đức phật còn ở đời. Nếu không có lòng sợ tội, thời tâm lành khó nẩy nở. Cho nên trong Kinh có lời dạy: - Chớ xem thường lỗi nhỏ mà cho là không hại, giọt nước dầu nhỏ mà lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút, mà phải nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa-ngục. Một phen bị đọa-lạc mất thân người, thời muôn đời khó đặng lại. Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô-thường, mau hơn nước dốc. Ngày nay dầu còn, khó bảo-đảm được ngày mai. Đại chúng, mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn. Chớ biếng-nhác trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật tham-thiền, chớ để thời gian luống qua vô-ích, mà sau này phải ăn-năn. Đại-chúng mỗi người nên nhất tâm cung-kính y theo giới nầy, như pháp tu-hành, cần nên học tập.
Chư Đại-Đức! (Đại-chúng, chư Phật-Tử) nay là ngày thứ mười lăm có trăng (mười bốn không trăng), làm phép Bố-Tát tụng Bồ-Tát giới. Đại chúng nên nhất tâm nghe kỹ.
Ai có tội thời phát lồ. Người không tội thời im-lặng. Vì im-lặng nên biết Đại-chúng thanh-tịnh, có thể tụng giới Bồ-Tát. Tội đã tụng lời tựa của giới Bồ-Tát rồi.
Nay xin hỏi Đại-chúng đây được thanh tịnh không?
(hỏi 3 lần)
Thưa Đại-chúng! Trong đây thanh-tịnh, vì im-lặng. Việc này xin nhận biết như vậy.
Nam-Mô Phạm-Võng Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)
Phật Thuyết
PHẠM-VÕNG KINH
BỒ-TÁT TÂM-ĐỊA PHẨM
(Nhà Dao-Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư CƯU-MA-LA-THẬP Hán dịch
Hòa-Thượng THÍCH TRÍ TỊNH Việt dịch).
I.- LÔ-XÁ-NA PHẬT:
Bấy giờ, đức Phật Lô-Xá-Na vì trong đại-chúng lược giảng “Tâm-Địa” như chừng đầu sợi lông trong số trăm nghìn hằng-hà-sa bất-khả-thuyết pháp-môn.
Ngài kết “Tâm-Địa đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng. Cũng là pháp-môn mà tất cả Bồ-Tát đã học, sẽ học và đương học.
Ta đã từng trăm A-Tăng-Kỳ kiếp tu-tập tâm-địa nầy, do đó ta được hiệu là Lô-Xá-Na. Chư Phật! Các Ngài đem lời giảng của ta đây hầu mở con đường tâm-địa cho hết thảy chúng-sanh”.
Liền đó, từ trên Tòa Thiên-Quang Sư-Tử rực-rỡ nơi thế-giới Liên-Hoa Đài-Tạng, đức Phật Lô-Xá-Na phóng ra những tia sáng. Trong tia sáng ấy có tiếng nói với chư Phật đang ngự trên nghìn cánh sen báu: “Các Ngài thọ-trì phẩm Tâm-Địa Pháp-Môn của ta đây, rồi tuần tự đem giảng lại cho nghìn trăm ức Thích-Ca cùng tất cả chúng-sanh. Ai nấy đều nên thọ-trì đọc tụng và nhất-tâm vâng làm”.
Sau khi lãnh-thọ phẩm Tâm-Địa Pháp-Môn, chư Phật đang ngự trên nghìn cánh sen báu cùng nghìn trăm ức đức Thích-Ca đồng đứng dậy rời khỏi tòa Sư-Tử. Toàn thân của các Ngài chiếu ra vô-số tia sáng. Trong mỗi tia sáng ấy đều hóa hiện vô-lượng đức Phật, đồng thời tung lên vô-lượng hoa đẹp xanh, vàng, đỏ, trắng để cúng-dường đức Phật Lô-Xá-Na. Cúng-dường xong, chư Phật từ tạ trở về.
Khi rời khỏi thế-giới Liên-Hoa Đài-Tạng, chư Phật vào chánh-định thể tánh hư-không hoa-quang, mỗi Ngài trở lại chốn cũ, dưới cội Bồ-Đề nơi cõi Diêm-Phù.
Sau khi ra khỏi chánh-định thể-tánh hư-không hoa-quang, đức Phật mới ngự trên tòa Kim-Cương Thiên-Quang-Vương và Diệu-Quang-Đường mà giảng về Thập Thế-Giới-Hải.
Rồi đức Phật giảng pháp Thập-Trụ nơi cung Đế-Thích, giảng pháp Thập-Hạnh nơi cung trời Diệm-Ma, giảng pháp Thập Hồi-Hướng nơi cung trời Đâu-Xuất, giảng pháp Thập Thiền-Định nơi cung trời Hóa-Lạc, giảng pháp Thập-Địa nơi cung Trời Tha-Hóa, giảng pháp Thập Kim-Cương cõi Sơ-Thiền, giảng pháp Thập-Nhẫn nơi cõi Nhị-Thiền, giảng pháp Thập-Nguyện nơi cõi Tam-Thiền, và sau cùng ở Tứ-Thiền nơi cung của Đại-Tự-Tại Thiên-Vương, đức Phật giảng Phẩm Tâm-Địa Pháp-Môn mà thủa trước đức Phật Lô-Xá-Na đã giảng ở thế-giới Liên-Hoa Đài-Tạng. Tất cả nghìn trăm ức đức Thích-Ca ở nơi Thế-giới của mình đều giảng nói như thế cả. (Như trong phẩm “Hiền Kiếp” đã nói).
II.- THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT:
Bấy giờ, đức Thích-Ca Mâu-Ni, từ lúc sơ-khởi hiện thân nơi thế-giới Liên-Hoa Đài-Tạng, rồi qua phương Đông đến tại cung của Thiên-Vương, diễn nói kinh
“Ma-Thọ-Hóa”. Sau đó, Ngài giáng-sanh nơi cõi Nam-Diêm-Phù-Đề tại nước Ca-Tỳ-La, Vua Bạch-Tịnh là thân-phụ, và Hoàng-Hậu Ma-Gia là sinh mẫu, nhũ-danh của Ngài là Tất-Đạt-Đa. Xuất gia bảy năm, ba mươi tuổi thành đạo hiệu Ngài là Thích-Ca Mâu-Ni Phật. Từ Bửu-Tòa Kim-Cương Hoa-Quang nơi đạo-tràng Tịch-diệt nhẫn đến nơi cung của Đại-Tự-Tại Thiên-Vương, trong mười nơi ấy đức Phật tuần-tự ngự đến thuyết-pháp. Lúc đó nhơn khi xem bửu-tràng mành lưới của Đại-Phạm Thiên-Vương, đức Phật vì đại-chúng mà giảng Kinh Phạm-Võng.
Ngài dạy rằng: – Vô-lượng thế-giới dường như là lỗ lưới. Mỗi thế-giới đều khác nhau cả, khác nhau đến số vô-lượng. Giáo-pháp của Phật cũng như vậy.
Đức Phật đã tám nghìn lần đến thế-giới Ta-Bà nầy, ngự trên Bửu-Tòa Kim-Cương Hoa-Quang nhẫn đến ngự nơi cung của Đại-Tự-Tại Thiên-Vương, lược giảng
“Tâm-Địa Pháp-Môn” cho cả thảy đại-chúng trong những Pháp-Hội ấy. Sau đó từ cung của Thiên-Vương, đức Phật trở xuống ngự dưới cội Bồ-Đề nơi cõi Diêm-Phù, vì tất cả chúng-sanh trên quả đất nầy, hạng người Phàm ngu tối mà giảng một giới-pháp Kim-Cương Quang-Minh Bửu-Giới. Giới-Pháp nầy là lời thường trì tụng của Phật-Lô-Xá-Na, khi Ngài mới phát Bồ-Đề tâm trong thời kỳ tu nhân của Ngài. Giới pháp nầy cũng chính là bổn-nguyên của tất cả Phật, là bổn-nguyên của tất cả Bồ-Tát và là chủng-tử của Phật-Tánh. Tất cả chúng-sanh đều có Phật-Tánh. Tất cả ý-thức, sắc, tâm, là tình, là tâm đều vào trong phạm-vi giới-pháp Phật-Tánh. Vì chắc-chắn thường có chánh-nhân, nên chắc-chắn Pháp-Thân thường-trụ. Mười Ba-La-Đề-Mộc-Xoa như thế xuất hiện trong đời. Giới-pháp nầy là chỗ kính-trọng thọ-trì của tất cả chúng-sanh trong ba thủa. Giờ đây, đức Phật sẽ vì trong đại-chúng nầy mà giảng lại Giới-Phẩm Vô-Tận-Tạng, là Giới-Phẩm của tất cả chúng-sanh, bổn-nguyên tự-tánh thanh-tịnh.
Nay ta là Lô-Xá-Na
Đương ngồi trên đài Liên-Hoa.
Trên nghìn cánh sen đơm vòng
Lại hiện ra nghìn Thích-Ca.
Mỗi cánh sen trăm ức cõi
Mỗi cõi một Phật Thích-Ca.
Đều ngồi dưới cội Bồ-Đề
Đồng thời thành chánh-giác đạo.
Nghìn trăm ức Phật như vậy
Lô-Xá-Na là bổn thân.
Nghìn trăm ức Phật Thích-Ca
Đều đem theo vi-trần chúng
Cùng nhau đến tại chỗ ta
Để nghe ta tụng Phật-Giới,
Ta liền giảng môn Cam-Lộ.
Bây giờ nghìn trăm ức Phật,
Trở về đạo-tràng của mình,
Đều ngồi nơi cội Bồ-Đề
Tụng mười trọng, bốn-mươi-tám
Giới của Bổn-Sư Xá-Na,
Giới như vừng nhựt-nguyệt sáng,
Cũng như chuỗi báu ngọc châu,
Chúng Bồ-Tát như vi-trần
Do giới này mà thành Phật,
Đây là đức Xá-Na tụng
Ta đây cũng tụng như vậy.
Các ông tân-học Bồ-tát
Phải cung kính thọ trì-giới!
Khi thọ trì giới nầy rồi
Nên truyền lại cho chúng-sanh,
Lắng nghe ta đang trì tụng
Pháp Ba-La-Đề-Mộc-Xoa
Là giới-tạng trong Phật-Pháp.
Đại-Chúng lòng nên tin chắc:
Các người là Phật sẽ thành,
Ta đây là Phật đã thành.
Thường có lòng tin như vậy
Thời giới-phẩm đã tròn-vẹn
Tất cả những người có tâm
Đều nên nhiếp hộ Phật-Giới.
Chúng-sanh nào thọ Phật-Giới
Chính là vào hàng chư Phật.
Đã đồng hàng bực Đại-Giác
Mới thật là con chư Phật.
Đại-Chúng đều nên cung-kính
Chí tâm nghe lời ta tụng.
III.- ĐỨC PHẬT KIẾT BỒ-TÁT GIỚI:
Thủa ấy, đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, lúc mới thành đạo vô-thượng chánh-giác trong khi ngồi dưới cội Bồ-Đề, Ngài bắt đầu kiết “Bồ-Tát Giới”. Ngài dạy:
Hiếu thuận với cha mẹ, Sư-Tăng, Tam-Bảo. Hiếu thuận pháp chí-đạo. Hiếu gọi là giới, cũng gọi là cấm ngăn. Liền đó, từ nơi miệng, đức Phật phóng ra vô-lượng tia sáng. Bấy-giờ có đến trăm vạn ức đại-chúng, các Bồ-Tát, mười tám Phạm-Thiên, sáu cõi Trời Dục, mười sáu đại Quốc-vương đồng chắp tay chí tâm nghe đức Phật tụng Giới-Pháp đại-thừa của tất cả chư Phật.
Đức Phật nói với các vị Bồ-Tát: Nay ta cứ mỗi nửa tháng tự tụng giới-pháp của chư Phật. Tất cả hàng Bồ-Tát sơ phát tâm, nhẫn đến các Bồ-Tát thập Phát-Thú. Thập Trưởng-Dưỡng, Thập Kim-Cương, Thập-Địa cũng tụng giới ấy. Vì thế nên giới-quang từ miệng ta phóng ra. Phóng quang là vì có duyên do, chớ chẳng phải vô cớ. Giới-Quang ấy chẳng phải màu xanh, vàng, đỏ, trắng và đen, chẳng phải sắc-pháp, cũng chẳng phải tâm-pháp, chẳng phải pháp-hữu, pháp-vô, cũng chẳng phải pháp nhân, pháp quả. Nó chính là bổn-nguyên của chư Phật, là căn-bổn của chúng Phật-Tử. Vì thế nên chúng Phật-Tử phải thọ-trì, phải đọc tụng, phải học kỹ giới-pháp nầy.
Chúng Phật-Tử lóng nghe! Nếu là người thọ giới Bồ-Tát nầy, không luận là Quốc-Vương Thái-Tử, các Quan-chức hay Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, không luận là chư Thiên cõi Sắc, cõi Dục, không luận là hàng thứ-dân, huỳnh-môn, dâm-nam, dâm-nữ hay hàng nô-tỳ, cũng không luận là tám bộ quỷ-thần, thần Kim-Cương hay loài súc-sanh nhẫn đến kẻ biến-hóa hễ ai nhận hiểu được lời truyền giới của Pháp-Sư thời đều thọ đặng giới, và đều gọi là thanh-tịnh thứ nhất.
IV.- MƯỜI GIỚI TRỌNG:
Đức Phật bảo các Phật-Tử rằng:
Có mười điều giới trọng. Nếu người thọ giới Bồ-Tát mà không tụng điều giới nầy, thời người ấy không phải Bồ-Tát, không phải Phật-Tử. Chính ta cũng tụng như vậy. Tất cả Bồ-Tát đã học, sẽ học và đương học. Đã lược giảng xong tướng-trạng của giới Bồ-Tát cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì. Đức Phật dạy:
1.- Giới sát sanh:
Nếu Phật-Tử, hoặc tự mình giết, bảo người giết, phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy-hỉ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết: Nhân giết, duyên giết, cách-thức giết, nghiệp giết. Phàm tất cả loài hữu-tình có mạng sống đều không được cố ý giết. Là Phật-Tử, lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ-bi, lòng hiếu-thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng-sanh, mà trái lại tự phóng tâm nỡ lòng sát-sanh, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.
2.- Giới trộm cướp:
Nếu Phật-Tử tự mình trộm cướp, bảo người trộm cướp, phương-tiện trộm cướp, nhẫn đến dùng bùa chú trộm cướp: Nhân trộm cướp, duyên trộm cướp, cách thức trộm cướp, nghiệp trộm cướp. Tất cả tài-vật có chủ, dầu là của quỷ-thần hay kẻ giặc cướp, nhẫn đến một cây kim, một ngọn cỏ đều không đặng trộm cướp. Là Phật-Tử, lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ-bi, lòng hiếu-thuận, thường giúp cho mọi người được phước, được vui, mà trái lại trộm cướp tài-vật của người, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.
3.- Giới dâm:
Nếu Phật-Tử, tự mình dâm dục, bảo người dâm-dục, với tất cả phụ-nữ, các loài cái, loài mái, cho đến Thiên-Nữ, Quỷ-nữ, Thần-nữ cùng phi-đạo mà hành dâm: Nhân dâm-dục, duyên dâm-dục, cách-thức dâm-dục, nghiệp dâm-dục. Là Phật-Tử, đối với tất cả không được cố dâm-dục. Lẽ ra phải có lòng hiếu-thuận, cứu-độ tất cả những chúng-sanh, đem pháp thanh-tịnh khuyên dạy người, mà trái lại không có tâm từ-bi, làm cho mọi người sanh việc dâm-dục, kể cả súc-sanh, cho đến hành-dâm với mẹ, con, chị, em trong lục thân, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.
4.- Giới vọng:
Nếu Phật-Tử, mình nói vọng-ngữ, bảo người vọng-ngữ, phương-tiện vọng-ngữ: Nhân vọng-ngữ, duyên vọng-ngữ, cách-thức vọng-ngữ, nghiệp vọng-ngữ. Nhẫn đến không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, hoặc thân vọng-ngữ, tâm vọng-ngữ. Là Phật-Tử, lẽ ra phải luôn luôn chánh-ngữ, chánh-kiến, và cũng làm cho tất cả chúng-sanh có chánh-ngữ, chánh-kiến, mà trái lại làm cho mọi người tà-ngữ, tà-kiến, tà-nghiệp, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.
5.- Giới bán rượu:
Nếu Phật-Tử, tự mình bán rượu, bảo người bán rượu: Nhân bán rượu, duyên bán rượu, nghiệp bán rượu, – Tất cả rượu không được bán – Rượu là nhân-duyên sanh tội lỗi. Là Phật-Tử, lẽ ra phải làm cho tất cả chúng-sanh có trí-tuệ sáng-suốt, mà trái lại đem sự mê say điên-dảo cho tất cả chúng-sanh, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.
6.- Giới rao lỗi của tứ chúng:
Nếu Phật-Tử, tự miệng rao nói tội lỗi, của Bồ-Tát xuất-gia, Bồ-Tát tại-gia, Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, hoặc bảo người rao nói những tội lỗi ấy: Nhân rao nói tội lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách-thức rao nói tội-lỗi, nghiệp rao nói tội-lỗi. Là Phật-Tử, khi nghe những kẻ ác, ngoại-đạo cùng người nhị-thừa nói những điều phi-pháp, trái Luật trong Phật-Pháp, thời phải luôn luôn có lòng từ-bi giáo-hóa những kẻ ác ấy cho họ sanh tín-tâm lành đối với đại-thừa, mà trái lại Phật-Tử lại tự mình rao nói những tội lỗi trong Phật-Pháp, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.
7.- Giới tự khen mình chê người:
Nếu Phật-Tử, tự khen mình chê người, cũng bảo người khác khen ngợi mình chê người: Nhân chê người, duyên chê người, cách thức chê người, nghiệp chê người. Là Phật-Tử, lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ-nhục cho tất cả chúng-sanh, mình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu Phật-Tử tự phô dương tài-đức của mình mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.
8.- Giới bỏn sẻn thêm mắng đuổi:
Nếu Phật-Tử, tự mình bỏn-sẻn, bảo người bỏn-sẻn: Nhân bỏn-sẻn, duyên bỏn-sẻn, cách-thức bỏn-sẻn, nghiệp bỏn-sẻn. Phật-Tử khi thấy những người bần-cùng đến cầu xin, phải cấp cho theo chỗ cần dùng của họ. Mà Phật-Tử lại đem lòng giận ghét, cho đến không cho một mảy, có người đến cầu học giáo-pháp cũng chẳng nói một kệ một câu, lại còn xua đuổi quở mắng, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.
9.- Giới giận hờn không nguôi:
Nếu Phật-Tử, tự mình giận, bảo người giận: Nhân giận, duyên giận, cách thức giận, nghiệp giận. Người Phật-Tử lẽ ra phải làm cho tất cả chúng-sanh được những căn lành không gây gổ, thường có lòng từ-bi, lòng hiếu-thuận. Mà trái lại, đối với trong tất cả chúng-sanh, cho đến trong loài phi chúng-sanh, đem lời ác mạ-nhục, còn thêm dùng tay, chân, dao, gậy để đánh đập mà vẫn chưa hả dạ, cho đến nạn-nhân kia lấy lời nhỏ nhẹ xin lỗi, cầu sám-hối tạ-tội, nhưng vẫn còn không hết giận, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.
10.- Giới hủy-báng Tam-Bảo:
Nếu Phật-Tử, tự mình hủy-báng Tam-Bảo, xúi người hủy-báng Tam-Bảo: Nhân hủy-báng, duyên hủy-báng, cách-thức hủy-báng, nghiệp hủy-báng. Phật-Tử nghe một lời hủy-báng Tam-Bảo của ngoại-đạo và kẻ ác, còn đau lòng như ba trăm cây nhọn đâm vào tim mình, huống là tự miệng mình hủy-báng! Không có đức tin và lòng hiếu-thuận đối với Tam-Bảo, lại còn giúp sức cho những kẻ ác, kẻ tà-kiến hủy-báng nữa, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.
V.- ĐỨC PHẬT KẾT RĂN:
Nầy các Phật-Tử! Trên đây là mười giới trọng của Bồ-Tát, các Phật-Tử cần nên học. Trong mười giới đó không nên trái phạm một giới nào cả, dầu một mảy nhỏ như vi-trần, huống chi phạm đủ cả mười giới ư! Nếu có người nào trái phạm, thời người ấy hiện đời không được phát Bồ-Đề tâm, rồi cũng mất ngôi Quốc-Vương, ngôi Chuyển-Luân-Vương, ngôi Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, cũng mất những quả “Thập Phát Thu”, “Thập Trưởng-Dưỡng”, “Thập Kim-Cương”, “Thập-Địa”, tất cả diệu quả Phật-Tánh thường-trú đều mất, đọa trong ba ác-đạo, trong hai kiếp, ba kiếp chẳng được nghe danh-tự của cha mẹ và Tam-Bảo. Vì thế nên không được phạm một giới nào cả. Tất cả Bồ-Tát các Ngài đã học, sẽ học và hiện nay học. Mười giới như thế cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì. (Trong phẩm “Bát Nạn Oai Nghi” có giảng rộng)
VI.- 48 ĐIỀU GIỚI KHINH:
Đức Phật bảo các vị Bồ-Tát rằng: Đã giảng mười giới trọng rồi, nay tôi sẽ nói về bốn mươi tám giới khinh.
1.- Giới không kính thầy bạn:
Nếu Phật-Tử, lúc sắp lãnh ngôi Quốc-Vương, ngôi Chuyển Luân-Vương, hay sắp lãnh chức Quan, trươcù nên thọ giới Bồ-Tát. Như thế tất cả Quỷ-thần cứu hộ thân Vua và thân các Quan, Chư Phật đều hoan hỷ.
Đã đắc giới rôài, Phật-Tử nên có lòng hiếu thuận và cung kính. Nếu thấy có bực Thượng-Tọa, Hòa-Thượng, A-Xà-Lê, những bực Đại-Đức, đồng học, đồng kiến, đồng hạnh đến nhà, phải đứng dậy tiếp rước lạy chào, hỏi thăm. Mỗi sự đều đúng như Pháp cúng dường, hoặc tự bán thân cho đến Quốc thành con cái, cùng bảy báu trăm vật để cung cấp các bực ấy. Nếu Phật-Tử lại sanh lòng kiêu mạn, sân hận, ngu-si, không chịu tiếp rước lạy chào, cho đến không chịu y theo Pháp mà cúng dường, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
2.- Giới uống rượu:
Nếu Phật-Tử cố uống rượu, mà rượu là thứ làm cho người uống hay sanh ra vô-lượng tội lỗi. Nếu tự tay trao chén rượu cho người uống sẽ mang ác báo: Năm trăm đời không tay, huống là tự uống. Cũng chẳng tự bảo người và tất cả chúng-sanh uống rượu, huống là tự mình uống! Tất cả các thứ rượu, Phật-Tử không được uống. Nếu mình cố uống cùng bảo người uống, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
3.- Giới ăn thịt:
Nếu Phật-Tử cố ăn thịt, tất cả thịt của mọi loài chúng-sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thời mất lòng đại từ-bi, dứt giống Phâät-Tánh, tất cả chúng-sanh thấy đều tránh xa người này. Người ăn thịt măéc vô-lượng tội lỗi. Vì thế nên tất cả Phật-Tử không được ăn tâát cả thứ thịt của mọi loài chúng-sanh. Nếu cố ăn thịt, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
4.- Giới ăn ngũ-tân:
Nếu Phật-Tử, chẳng được ăn loại “Ngũ tân” loại hành, hẹ, tỏi, nén và hưng cừ. Loại ngũ tân này gia vào trong tâát cả các thực phẩm đều không được ăn. Nếu cố ăn, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
5.- Giới không dạy người sám tội:
Nếu Phật-Tử khi thấy người phạm ngũ giới, bát giới, thập giới, phá giới, hay phạm thất nghịch, bát-nạn, tất cả tội phạm giới v. v. . . , phải khuyên bảo người ấy sám-hối. Nếu Phật-Tử chẳng khuyên bảo người phạm tôäi sám hối, lại cùng ở chung, đồng sống chung, đồng chúng Bồ-Tát, đồng thuyết giới, mà không cử tôäi người ấy, không nhắc người ấy sám-hối, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
6.- Giới không cúng dường thỉnh Pháp:
Nếu Phật-Tử, thấy có vị Pháp-Sư Đại-thừa hay những bực đồng học, đồng kiến, đồng hạnh Đại-thừa, từ trăm dặm nghìn dặm đến nơi Tăng phường, nhà cửa, thành ấp thời liền đứng dậy rước vào, đưa đi, lễ bái, cúng dường. Mỗi ngày ba thời cúng duờng, trăm thức uống ăn, giường ghế, thuốc men, tất cả đồ cần dùng giá đáng ba lượng vàng đều phải cấp hộ cho Pháp-Sư. Môãi ngày: Sáng, trưa và chiều, thường thỉnh Pháp-Sư thuyết Pháp và đảnh lễ. Không hề có lòng sân hận buồn rầu. Luôn thỉnh Pháp không mỏi nhàm, chỉ trọng Pháp chứ không kể thân. Nếu Phật-Tử không như thế thời phạm “Khinh Cấu Tội”.
7.- Giới không đi nghe Pháp:
Nếu Phật-Tử, hàng Tân-học Bồ-Tát, phàm nơi nào, chốn nào có giảng Kinh, Luật, phải mang Kinh, Luật đến chỗ Pháp-Sư để nghe giảng và thưa hỏi. Hoặc nơi núi rừng, trong vườn cây, chùa, nhà v.v. .. Tất cả chỗ thuyết pháp đều đến nghe học. Nếu Phật-Tử không đến nơi ấy để nghe Pháp cùng thưa hỏi, thời phạm “Khinh cấu tội”.
8.- Giới có tâm trái bỏ Đại-Thừa:
Nếu Phật-Tử, có quan niệm trái bỏ Kinh Luâät Đại-thừa thường trụ, cho rằng không phải của Phật nói mà đi thọ trì Kinh Luật tà kiến và tâá cả cấm giới của Thanh-văn Nhị-thừa cùng ngoại đạo ác kiến, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
9.- Giới không khán bịnh:
Nếu Phật-Tử, thấy tất cả người tật bệnh phải tận tâm cúng dường như cúng dường Phật. Trong tám phước điền, khán bệnh là “Phước điền thứ nhất”. Nếu như cha mẹ, sư Tăng cùng đệ-tử có bệnh, có tật, trăm thứ bệnh đau khổ, đều nên săn sóc cho được lành mạnh, Phật-tử lại vì lòng hờn giận không chăm nuôi, nhẫn đến thâáy trong tăng phường, thành ấp, nơi núi rừng đồng nội, đường xá có người tật bệnh mà không lo cứu tế, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
10.- Giới chứa khí cụ sát-sanh:
Nếu Phật-Tử không đặng cất chứa những binh khí, như dao, gậy, cung, tên, búa, giáo, v.v… cùng những đồ sát sanh như chài, lưới, rập, bẫy v.v… Là Phâät-Tử, dầu cho đến cha mẹ bị người giết, còn không báo thù, huống lại đi giết tất cả chúng-sanh! Không được cất chứa những khí cụ sát sanh! Nếu cố cất chứa, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
Mười giới như thế, cần nên học và kính trọng phụng trì. (Trong sáu phẩm sau có giảng rộng)
11.- Giới đi sứ:
Nếu Phật-Tử, chẳng đặng vì quyền lợi và ác tâm mà đi thông sứ mạng cho hai nước hiệp hội quân trận, đem binh đánh nhau làm cho vô-lượng chúng-sanh bị giết hại. Là Phật-Tử còn không được vào, cùng qua lại trong quân trận, huống lại cố làm môi giới chiến tranh. Nếu cố làm, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
12.- Giới buôn bán phi pháp:
Nếu Phật-Tử cố bán người lành, tôi trai, tớ gái, lục-súc, buôn bán quan tài, ván cây, đồ đựng thây chết, còn không được tự mình buôn bán các thứ ấy, huống lại bảo người. Nếu cố tự buôn bán, hay bảo người buôn bán các thứ ấy, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
13.- Giới hủy-báng:
Nếu Phật-Tử, vì ác tâm, nơi người tôát, người lành, Pháp-sư, Sư-tăng, hoặc Quốc-vương và hàng quý nhân, vốn vô sự mà hủy báng là phạm bảy tội nghịch, mười giới trọng. Với cha, mẹ, anh, em, lục thân phải có lòng từ-bi, lòng hiếu thuận, mà trở lại vu khống cho là phạm tôäi nghịch, đọa nơi ác đạo, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
14.- Giới phóng hỏa:
Nếu Phật-Tử, vì tâm ác, phóng hỏa đốt núi, rừng, đồng nôäi. Từ tháng tư đến tháng chín phóng hỏa. Hoặc cháy lan đến nhà cửa, thành ấp, tăng phường, ruộng cây của người và cung điện tài vật của Quỷ-thần. Tất cả chỗ có sanh vật không được cố thiêu đốt. Nếu cố thiêu đóát, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
15.- Giới dạy giáo-lý ngoài Đại-Thừa:
Nếu Phật-Tử, từ Phật đệ-tử, lục thân, tất cả thiện tri-thức, đến ngoại-đạo ác nhân, đều phải khuyên bảo thọ trì Kinh Luật Đại-thừa. Nên giảng cho hiểu nghĩa lý khiến phát Bồ-Đề Tâm, Thập-Phát-Thu, Thập Trưởng-Dưỡng Tâm, Thập Kim-Cương Tâm. Trong ba mươi tâm ấy, giảng cho họ hiểu Pháp dụng tuần thứ của mỗi món. Mà Phâät-tử lại vì ác tâm, sân tâm đem Kinh Luật của Thanh-Văn Nhị-thừa, cùng các bộ Luận của ngoại-đạo tà kiến để dạy ngang cho người, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
16.- Giới vì lợi mà giảng pháp lộn lạo:
Nếu Phật-Tử, phải tận-tâm học Kinh-Luật oai-nghi đại-thừa. Thông hiểu nghĩa-lý, khi thấy có hàng tân-học Bồ-Tát từ xa trăm dặm nghìn dặm đến cầu học Kinh Luật Đại-thừa, nên đúng như pháp giảng giải tất cả khổ-hạnh, hoặc đốt thân, đốt cánh tay. Nếu không đốt thân hay cánh tay, ngón tay cúng dường chư Phật thời không phải là hàng Bồ-Tát xuất-gia. Nhẫn đến xả thịt nơi thân mình cùng tay chân mà bố-thí cho tất cả những cọp, sói, sư-tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói. Rồi sau mới tuần tự theo căn-cơ của mỗi người mà giảng chánh-pháp cho hàng tân-học ấy được mở thông tâm-ý. Nếu Phật-tử vì quyền-lợi, đáng dạy mà không dạy, lại giảng Kinh-Luật một cách điên-đảo, văn-tự lộn-xộn không có thứ lớp trước sau, thuyết-pháp có tánh cách hủy-báng Tam-Bảo, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
17.- Giới cậy thế-lực quyên tởi:
Nếu Phật-Tử, tự mình vì việc ăn uống tiền của, lợi-dưỡng, danh-dự mà thân-cận Quốc-Vương, Hoàng-Tử cùng các Quan, nương quyền cậy thế bức người để lấy tiền của, lại bảo người khác cũng cầu lợi như vậy. Tất cả sự cầu lợi ấy gọi là ác-cầu, đa-cầu, đều không có lòng từ-bi, lòng hiếu-thuận, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
18.- Giới không thông hiểu mà làm thầy truyền giới:
Nếu Phật-Tử, phải học mười hai phần Kinh, thường tụng giới. Mỗi ngày sáu thời, nghiêm-trì Bồ-Tát giới, hiểu rõ nghĩa lý-tánh Phật-Tánh của giới. Nếu Phật-Tử không hiểu một kệ một câu cùng nhân-duyên của Giới-Luật, mà dối rằng thông hiểu, đó chính là dối gạt mình và cũng là dối gạt người khác. Không hiểu một Pháp, không biết một Luật mà lại đi làm Thầy truyền giới cho người. Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
19.- Giới lưỡng thiệt (Lưỡi đôi chiều):
Nếu Phật-Tử, vì ác tâm, thấy Thầy Tỳ-Kheo trì-giới tay bưng lư-hương, tu hạnh Bồ-Tát, tự đi đâm thọc hai đầu, cho sanh sự bất hòa khinh-khi người hiền, tạo nhiều tội ác. Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
20.- Giới không phóng-sanh:
Nếu Phật-Tử, vì tâm từ-bi mà làm việc phóng-sanh. Tất cả nam-tử là cha ta, tất cả nữ-nhân là mẹ ta. Từ nhiều đời ta đều thác-sanh nơi đó. Vì lẽ ấy nên chúng-sanh trong lục-đạo đều là cha mẹ ta. Nếu giết chúng để ăn thịt, thời chính là giết cha mẹ ta, mà cũng là giết thân cũ của ta. Tất cả chất tứ-đại đều là bổn-thân bổn-thể của ta, cho nên phải thường làm việc phóng sanh và khuyên bảo người làm. Nếu lúc thấy người đời sát sanh, nên tìm cách cứu-hộ cho chúng được thoát khỏi nạn khổ! Thường đem giới Bồ-Tát giảng dạy để cứu-độ chúng-sanh.
Nếu ngày cha mẹ hay anh chị em chết, nên thỉnh Pháp-Sư giảng Kinh-Luật Bồ-Tát giới. Người chết nhờ phước-đức ấy, hoặc được vãng-sanh Tịnh-Độ ra mắt chư Phật, hay thác-sanh trong cõi Trời, cõi Người. Nếu không làm các điều trên đây, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
Mười giới như thế cần nên học tập kính-trọng phụng-trì. (Như trong phẩm “Diệt tội” giảng rõ mỗi giới)
21.- Giới đem sân báo sân đem đánh trả đánh:
Nếu Phật-Tử, không được đem giận trả giận, đem đánh trả đánh. Nếu cha mẹ anh em hay lục-thân bị người giết cũng chẳng được báo thù, hoặc quốc chủ bị người thí chết cũng chẳng được báo-thù. Giết sanh mạng để báo thù sanh mạng, đó là việc không thuận với hiếu đạo. Hãy còn không được chứa nuôi tôi tớ, rồi đánh đập mắng nhiếc chúng, mỗi ngày tam nghiệp tạo vô lượng tội, nhất là khẩu-nghiệp. Huống lại cố đi làm tội thất nghịch. Nếu xuất-gia Bồ-Tát không có lòng từ-bi cố báo-thù, nhẫn đến cố báo thù cho trong hàng lục-thân, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
22.- Giới kiêu mạn không thỉnh Pháp:
Nếu Phật-Tử, mới xuất-gia chưa thông hiểu Kinh-Luật, mà tự ỷ mình là trí-thức thông-minh, hoặc ỷ mình là cao quý, lớn tuổi, hoặc ỷ mình là giòng sang, con nhà quyền quý, hoặc ỷ mình học rộng, phước to giàu lớn v.v.. rồi sanh lòng kiêu-mạn mà không chịu học hỏi Kinh-Luật với các vị Pháp-Sư học đạo trước mình. Vị Pháp-Sư ấy hoặc dòng hèn, con nhà hạ tiện, tuổi trẻ, nghèo nàn, hèn-hạ hay có tật nguyền nhưng lại thiệt có đức hạnh cùng thông hiểu nhiều Kinh Luật. Hàng tân-học Bồ-Tát không được nhìn vào dòng giống vị Pháp-Sư mà không chịu đến học đạo-lý đại-thừa với vị ấy, Phật-Tử nếu như vậy thời phạm “Khinh cấu tội”.
23.- Giới khinh ngạo không tận tâm dạy:
Nếu Phật-Tử, sau khi Phật nhập-diệt, lúc có tâm tốt muốn thọ giới Bồ-Tát, thời đối trước tượng Phật cùng tượng Bồ-Tát mà tự nguyện thọ giới. Nên ở trước tượng Phật và tượng Bồ-Tát sám-hối trong bảy ngày, hễ được thấy hảo tướng là đắc giới. Như chưa thấy hảo tướng thời phải sám-hối 14 ngày, 21 ngày, hay đến cả năm, cầu thấy được hảo-tướng. Khi được thấy hảo-tướng rồi, thời được đối trước tượng Phật, Bồ-Tát mà thọ giới. Như chưa thấy hảo tướng thời dầu có đối trước tượng Phật thọ giới, vẫn không gọi là đắc giới. Nếu đối trước vị Pháp-Sư đã thọ Bồ-Tát mà thọ giới, thời không cần thấy hảo tướng. Tại sao vậy ? Vì vị Pháp-Sư ấy là chư sự truyền giới cho nhau, nên không cần hảo tướng. Hễ đối trước vị Pháp-Sư ấy mà thọ giới liền đắc giới, do vì hết lòng kính trọng nên đắc giới. Nếu ở trong vòng nghìn dặm, mà tìm không được vị Pháp-Sư truyền-giới, thời Phật-Tử đuọc phép đối trước tượng Phật và Bồ-Tát mà tự nguyện thọ giới Bồ-Tát, nhưng cần phải thấy hảo tướng.
Nếu các vị Pháp-Sư ỷ mình thông Kinh-Luật cùng giới-pháp đại-thừa, kết-giao với các nhà quyền quý, khi có hàng tân-học Bồ-Tát đến cầu học nghĩa Kinh, Luật, lại giận ghét, hay khinh ngạo, không chịu tận tâm chỉ bảo, vị nầy phạm “Khinh cấu tội”.
24.- Giới không tập học Đại-Thừa:
Nếu Phật-Tử, có Kinh Luật Đại-Thừa-Pháp chánh-kiến, chánh-tánh, chánh-pháp-thân của Phật, mà không chịu siêng học siêng tu, lại bỏ bảy của báu, trở học những sách luật tà-kiến của nhị-thừa, ngoại-đạo, thế-tục, đó mà làm mất giống Phật, là nhân-duyên chướng-đạo, chẳng phải thật hành đạo Bồ-Tát. Nếu cố làm như vậy, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
25.- Giới tri-Chúng vụng về:
Nếu Phật-Tử, sau khi Phật nhập-diệt làm Pháp-Sư, Giảng-Sư, Luật-Sư, Thiền-Sư Thủ-Tọa, Tri-Sự, Tri-Khách, phải có lòng từ-bi khéo hòa-giải trong chúng, khéo giữ-gìn tài vật của Tam-Bảo, chớ dùng vô-độ như của riêng mình, mà trở lại khuấy chúng gây gổ, kình-chống, lung lòng xài của Tam-Bảo, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
26.- Giới riêng thọ lợi dưỡng:
Nếu Phật-Tử ở trước trong Tăng-phường, lúc sau thấy có khách Bồ-Tát Tỳ-Kheo đến hoặc nơi thành ấp nhà cửa của Tăng hay của Vua, nhẫn đến chỗ kiết-hạ an-cư cùng trong đại-hội … chư Tăng ở trước phải rước đến đưa đi, cung cấp cho những đồ uống ăn, đồ nằm, thuốc men, nhà, phòng, giường, ghế v.v… Nếu tự mình không có, thì phải bán thân, bán con cái, lóc thịt thân mình mà bán, để sắm đồ cung cấp cho những khách Tăng ấy. Nếu có thí-chủ đến thỉnh chúng Tăng thọ trai, khách Tăng có dự phần, vị Tri-Sự phải theo thứ-tự phái Khách Tăng đi thọ trai. Nếu chư Tăng ở trước riêng đi thọ trai mà không phái Khách Tăng đi, thời vị Tri-Sự mắc vô-lượng tội, không đáng là hàng Sa-Môn không phải dòng Thích-Tử, nào khác gì loài súc-sanh. Phật-Tử nầy phạm “Khinh cấu tội”.
27.- Giới thọ biệt thỉnh:
Nếu Phật-Tử, tất cả chẳng được nhận của cúng-dường dành riêng về mình. Của cúng-dường nầy thuộc thập-phương Tăng, nếu nhận riêng thời là lấy của thập-phương Tăng đem về phần mình. Và của vật trong tám phước-điền: Chư Phật, Thánh-Nhân, các Sư-Tăng, cha, mẹ và người bịnh, tự mình riêng nhận dùng. Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
28.- Giới biệt thỉnh Tăng:
Nếu Phật-Tử có những hàng Bồ-Tát xuất-gia, Bồ-Tát tại gia và tất cả đàn-việt lúc muốn thỉnh Tăng để cúng-dường cầu-nguyện, nên vào Tăng-phường thưa với vị Tri-Sự. Vị Tri-Sự bảo rằng: Theo thứ-tự mà thỉnh thời được Thập-Phương Hiền-Thánh-Tăng. Mà người đời thỉnh riêng năm trăm vị A-La-Hán Bồ-Tát Tăng vẫn không bằng theo thứ-tự thỉnh một phàm-phu Tăng. Trong giáo-pháp của bảy đức Phật đều không có pháp thỉnh Tăng riêng. Nếu thỉnh Tăng riêng đó là pháp của ngoại-đạo, là không thuận với hiếu-đạo. Nếu Phật-Tử cố thỉnh riêng thời phạm “Khinh cấu tội”.
29.- Giới tà mạng nuôi sống:
Nếu Phật-Tử dùng ác tâm vì lợi-dưỡng buôn bán nam-sắc, nữ-sắc, tự tay làm đồ ăn, tự xay, tự giã, xem tướng, bàn mộng, đoán sẽ sanh trai hay gái, bùa chú, pháp thuật, nghề-nghiệp, phương-pháp nuôi ó và chó săn, hòa-hiệp trăm thứ thuốc độc, nghìn thứ thuốc độc, độc rắn, độc sanh-kim, sanh-ngân, độc sâu cổ, đều không có lòng từ-bi, lòng hiếu-thuận. Nếu cố làm các điều như thế, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
30.- Giới quản-lý cho Bạch-Y:
Nếu Phật-Tử vì ác tâm, tự mình hủy-báng Tam-Bảo, giả tuồng kính mến, miệng thì nói không, mà hành-vi lại ở trong có, làm Quản-lý cho hàng bạch-y, vì hàng bạch-y làm mai làm mối cho nam cho nữ giao-hội dâm-sắc gây thành các nghiệp kiết-phược, những ngày lục-trai trong mỗi tháng, ba tháng trường trai trong mỗi năm, làm việc sát sanh, trộm cướp, phá-trai, phạm-giới. Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
Mười giới như thế, cần nên học hết lòng kính-trọng phụng-trì. (Trong phẩm “Chế Giới” có giảng rõ)
31.- Giới không mua chuộc:
Nếu Phật-Tử, sau khi Phật nhập-diệt ở trong đời ác, thấy hàng ngoại-đạo, bọn giặc cướp cùng tất cả người ác đem bán hình tượng Phật, Bồ-Tát, cha mẹ, đem bán Kinh Luật, đem bán Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, cùng người hành đạo Bồ-Tát, kẻ phát tâm Bồ-Đề, để làm tay sai cho các quan hay làm tôi tớ cho mọi người. Phật-Tử thấy những sự như thế, nên có lòng từ-bi tìm cách cứu vớt. Nếu không đủ sức, Phật-Tử phải đi quyên tiền các nơi để chuộc hình tượng Phật, Bồ-Tát và tất cả Kinh Luật, chuộc Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, người tu hạnh Bồ-Tát, kẻ phát tâm Bồ-Đề. Nếu không chuộc, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
32.- Giới tổn hại chúng-sanh:
Nếu Phật-Tử, không được buôn bán dao, gậy, cung, tên những khí-giới sát-sanh. Không được chứa cân non giạ thiếu. Không được nương thế-lực quan quyền mà lấy tài vật của người. Không được ác tâm trói buộc người, và phá hoại việc thành-công của người. Không được nuôi mèo, chồn, heo, chó … Nếu cố làm các điều trên, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
33.- Giới tà nghiệp giác quán:
Nếu Phật-Tử, không đặng vì ác-tâm đi xem tất cả nam nữ v.v… đánh nhau, hay quân trận binh tướng giặc cướp v.v… đấu chiến nhau. Cũng chẳng được đi xem hát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc, đá cầu, đá bóng v.v… cho đền bói xủ. Chẳng được làm tay sai cho kẻ trộm cướp. Nếu cố làm các điều trên, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
34.- Giới tạm bỏ Bồ-Đề tâm:
Nếu Phật-Tử, ngày đêm sáu thời đọc tụng giới Bồ-Tát nầy. Nên giữ gìn giới luật trong tất cả khi đi đứng nằm ngồi, vững chắc như kim-cương, nhe đeo trái nổi để qua biển lớn, như các Tỳ-Kheo bị cột bằng dây cỏ. Thường có tín tâm lành đối với đại-thừa. Tự biết rằng mình là Phật chưa thành, còn chư Phật là Phật đã thành, rồi phát Bồ-Đề-Tâm và giữ vững không thối chuyển. Nếu có một tâm-niệm xu-hướng theo Nhị-Thừa hay ngoại-đạo, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
35.- Giới không phát nguyện:
Nếu Phật-Tử, nên phát những điều nguyện lớn: Nguyện ở hiếu thuận với cha mẹ, Sư-Tăng – Nguyện đặng gặp được thầy tốt – Bạn Thiện-Tri-Thức – Thường dạy bảo tôi các Kinh Luật Đại-Thừa – dạy cho tôi về “Thập-Phát-Thu” – “Thập-Trưởng-Dưỡng” – “Thập-Kim-Cương” – “Thập-Địa” – Cho tôi hiểu rõ để tu hành đúng chánh-pháp – Nguyện giữ vững giới của Phật: Thà chết chớ không chịu phai lòng. Nếu tất cả Phật-Tử không phát những điều nguyện trên đây thời phạm “Khinh cấu tội”.
36.- Giới không phát thệ:
Nếu Phật-Tử khi đã phát mười điều nguyện lớn trên đây rồi, phải giữ gìn giới-cấm của Phật. Tự thệ rằng: Thà nhảy vào đống lửa, hố sâu, núi dao, quyết không cùng với tất cả người nữ (nam) làm điều bất-tịnh để phạm điều cấm trong Kinh Luật của Tam-Thế chư Phật.
Lại thệ rằng: Thà lấy lưới sắt nóng quấn thân mình cả nghìn lớp, quyết không để thân nầy phá giới mà thọ những đồ y-phục của tín tâm đàn-việt. Thà chịu nuốt hòn sắt cháy đỏ và uống nước đồng sôi mãi đến trăm nghìn kiếp quyết không để miệng này phá giới mà ăn các thứ thực-phẩm của tín-tâm đàn-việt. Thà nằm trên đống lửa lớn, trên tấm sắt nóng, quyết không để thân này phá giới mà nhận lấy các thứ giường ghế của tín-tâm đàn-việt. Thà trong một hai kiếp chịu cho cả trăm gươm giáo đâm vào mình, quyết không để thân này phá giới mà thọ các thứ thuốc men của tín-tâm đàn-việt. Thà nhảy vào vạc dầu sôi trong trăm nghìn kiếp quyết không để thân này phá giới mà lãnh những phòng nhà, ruộng vườn, đất đai của tín-tâm đàn-việt.
– Lại phát thệ rằng: Thà dùng chày sắt đập thân nầy từ đầu tới chân nát như tro bụi, quyết không để thân nầy phá giới mà thọ sự cung-kính lễ-bái của tín-tâm đàn-việt.
– Lại phát thệ rằng: Thà lấy trăm nghìn lưỡi gươm giáo khoét đôi mắt mình quyết không đem tâm phá giới này mà nhìn xem sắc đẹp của người. Thà lấy trăm nghìn dùi sắt đâm thủng lỗ tai mình trải trong một hai kiếp, quyết không đem tâm phá giới này mà nghe tiếng tốt giọng hay. Thà lấy trăm nghìn lưỡi dao cắt bỏ lỗ mũi mình, quyết không đem tâm phá giới này mà ngửi các mùi thơm. Thà lấy trăm nghìn lưỡi dao cắt đứt lưỡi mình, quyết không đem tâm phá giới này, mà ăn các thứ tinh-thực của người. Thà lấy búa bén chặt chém thân thể mình, quyết không đem tâm phá giới này mà tham mặt đồ tốt.
– Lại phát nguyện: Nguyện cho tất cả chúng-sanh đều được thành Phật.
Nếu Phật-Tử không phát những điều thệ này, thời phạm “Khinh cấu tội”.
37.- Giới vào chỗ hiểm nạn:
Nếu Phật-Tử, mỗi năm phải hai kỳ hành đầu đà, mùa Đông mùa Hạ thời ngồi thiền kiết-hạ an-cư. Thường dùng nhành dương, nước tro, ba Y, bát, bình, tọa-cụ, tích-trượng, hộp lư-hương, đãy lược nước, khăn tay, con dao, đá lửa, cái nhíp, giường dây, kinh, luật, tượng Phật, tượng Bồ-Tát. Khi Phật-tử hành đầu-đà cùng lúc du-phương đi lại trăm dặm ngàn dặm, mười tám món này mang luôn bên mình. Đây là hai kỳ hành đầu-đà trong mỗi năm: Từ rằm tháng Giêng đến rằm tháng Ba, và từ rằm tháng Tám đến rằm tháng Mười. Trong hai kỳ hành đầu-đà luôn mang theo mình mười tám món ấy như chim hai cánh.
Nếu đến ngày Bố-tát, hàng tân-học Phật-tử, mỗi nửa tháng luôn Bố-tát, tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh.
Lúc tụng giới, nên ở trước tượng Phật và Bồ-Tát mà tụng. Chỉ có một người Bố-Tát thời một người tụng, nếu hai người, ba người nhẫn đến trăm nghìn người cũng một người tụng, còn bao nhiêu thời lắng nghe. Người tụng ngồi cao người nghe ngồi thấp. Mỗi người đều đắp y hoại-sắc chín điều, bảy điều và năm điều. Trong lúc Kiết-Hạ an-cư cũng phải mỗi việc đúng theo phép tắc.
Lúc hành đầu-đà chớ đi đến chỗ có tai nạn, cõi nước hiểm-ác, nhà vua hung bạo, đất đai gập-gềnh, cỏ cây rậm-rạp, chỗ có giống sư-tử, cọp, sói, cùng lụt, bão, nạn cháy, giặc cướp, đường xá có rắn rít … Tất cả nơi hiểm nạn ấy điều không được đến. Chẳng những lúc hành đầu-đà, mà lúc kiết-hạ, an-cư cũng không được vào những chỗ hiểm-nạn ấy.
Nếu cố vào những nơi ấy, Phật-Tử này phạm
“Khinh cấu tội”.
38.- Giới trái thứ tự tôn ty:
Nếu Phật-Tử, phải theo thứ-tự đúng pháp mà ngồi: Người thọ giới trước thời ngồi trước, người thọ giới sau thời ngồi sau. Không luận già, trẻ, Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, người sang như Quốc-Vương, Hoàng-Tử, nhẫn đến kẻ hèn như Huỳnh-môn, tôi-tớ v.v… tất cả đều nên theo thứ-tự mà ngồi: Người thọ giới trước thời ngồi trước, người thọ giới sau thời ngồi sau.
Không được như hàng ngoại-đạo, si-mê, hoặc già, hoặc trẻ, ngồi trước sau lộn-xộn không có thứ-tự, không khác cách ngồi của bọn binh-nô. Trong Phật-Pháp của Ta, hễ người thọ giới trước thời ngồi trước, còn người thọ giới sau thời ngồi sau.
Nếu Phật-Tử không theo thứ tự đúng pháp mà ngồi, thời phạm “Khinh-Cấu-Tội”.
39.- Giới không tu phước-huệ:
Nếu Phật-Tử, thường phải khuyến hóa tất cả mọi người kiến tạo Tăng-Phường nơi núi rừng vườn ruộng, xây dựng Phật-Tháp, chỗ an-cư, tọa-thiền trong mùa Đông mùa Hạ, tất cả những cơ-sở hành-đạo đều nên kiến-tạo.
Người Phật-Tử phải giảng-thuyết Kinh Luật Đại-Thừa cho tất cả chúng-sanh. Lúc tật-bịnh, nước có nạn có giặc, ngày cha, mẹ, anh, em, Hòa-Thượng, A-Xà-Lê khuất-tịch, và mỗi tuần thất, nhẫn đến bảy tuần thất, cũng nên giảng thuyết Kinh Luật Đại-Thừa. Tất cả những Trai-hội cầu nguyện, những lúc đi làm ăn, những khi có tai nạn lụt, bão, hỏa-hoạn, ghe thuyền trôi giạt nơi sông to biển lớn, gặp quỷ La-Sát v.v… đều cũng đọc tụng Kinh Luật Đại-Thừa. Nhẫn đến tất cả tội báo, tam ác, bát nạn. Thất nghịch gông cùm xiềng xích trói buộc tay chân, hoặc người nhiều dâm, nhiều sân, nhiều ngu si, nhiều tật bệnh, đều nên giảng Kinh Luật Đại-Thừa nầy.
Nếu hàng tân-học Phật-Tử không thực-hành như trên đây, thời phạm “Khinh cấu tội”.
Chín giới như thế cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì. (Trong phẩm “Phạm Đàn” có giảng rộng)
40.- Giới không bình đẳng truyền giới:
Nếu Phật-Tử, lúc cho người thọ giới không được lựa chọn. Tất cả hàng Quốc-Vương, Hoàng-Tử, các Quan, Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, Tín-Nam, Tín-Nữ, Dâm-Nam, Dâm-Nữ, Phạm-Thiên trong 18 cõi Sắc, Thiên-Tử trong sáu cõi dục, người thiếu căn, hai căn, huỳnh-môn, tôi-tớ và tất cả Quỷ-Thần đều được thọ giới. Tất cả y-phục ngọa-cụ nên bảo phải hòa màu: Xanh, đỏ, đen, tím nhuộm thành hoại sắc cho hiệp với đạo.
Trong tất cả quốc-độ, theo y-phục của người trong nước mặc, y-phục của thầy Tỳ-Kheo đều phải khác với y-phục của người thế-tục.
Khi ai muốn thọ Bồ-Tát giới, vị Sư phải hỏi rằng: Trong đời nầy ngươi có phạm tội thất-nghịch chăng ? Bồ-Tát Pháp-Sư không được cho người phạm tội thất-nghịch thọ giới trong đời nầy.
Đây là tội thất-nghịch: Ác-tâm làm thân Phật chảy máu, hại bực Thánh-Nhân, giết cha, giết mẹ, giết Hòa-Thượng, giết A-Xà-Lê, phá Yết-Ma-Tăng, chuyển Pháp-Luân-Tăng Nếu phạm tội thất-nghịch, thời hiện đời không đắc giới. Ngoài ra tất cả người đều được thọ giới.
Theo pháp của người xuất-gia, không lạy Quốc-Vương, cha mẹ, lục thân và quỷ-thần.
Phàm hễ ai nhận được hiểu lời nói của Pháp-Sư đều được thọ giới. Mà có người từ trăm dặm nghìn dặm đến cầu Pháp, nếu Bồ-Tát Pháp-Sư vì ác tâm, sân tâm, mà không mau mắn truyền giới Bồ-Tát cho người ấy, thời phạm “Khinh cấu tội”.
41.- Giới vì lợi làm thầy:
Nếu Phật-Tử, giáo hóa người sanh lòng tin tưởng Pháp đại-thừa, Bồ-Tát làm Pháp-Sư giáo giới cho người. Lúc thấy có người muốn thọ giới Bồ-Tát, nên bảo người ấy thỉnh hai Đại-Sư: Hòa-Thượng và A-Xà-Lê.
Phải hỏi người ấy có phạm tội thất-nghịch không ? Nếu người ấy hiện đời có phạm tội thất-nghịch, thời Pháp-Sư không được cho người ấy thọ giới. Như không phạm tội thất-nghịch thời cho thọ giới. Nếu có phạm trong mười giới trọng, phải bảo người ấy sám-hối, đối trước tượng Phật và Bồ-Tát. Ngày đêm sáu thời tụng giới Bồ-Tát tha-thiết đảnh-lễ Tam-Thế Chư Phật cho được thấy hảo tướng. Sám-hối như thế trong bảy ngày, mười bốn ngày, hai mươi mốt ngày, nhẫn đến trọn năm mãi đến chừng nào thấy được hảo-tướng. Đây là hảo-tướng: Thấy Phật đến xoa đầu mình, thấy quang-minh, thấy hoa báu v.v… các thứ cảnh tưởng lạ. Thấy được những hảo tướng ấy là triệu chứng tội đã tiêu diệt. Nếu không được thấy hảo tướng, dầu có sám-hối vẫn vô ích. Người này hiện đời cũng không đắc giới, nhưng đặng tăng ích thọ giới.
Nếu là người phạm trong bốn mươi tám điều giới khinh, đối-thú sám-hối, thời tội đặng tiêu-diệt, không phải như tội thất-nghịch.
Vị Pháp-Sư giáo-giới ở trong những pháp này phải hiểu rõ. Nếu không hiểu Kinh Luật Đại-thừa, những giới khinh, giới trọng, hành tướng phải, chẳng phải, không hiểu đệ-nhất Nghĩa-đế, tập chủng-tánh, trưởng-dưỡng tánh, tánh chủng-tánh, bất-khả hoại-tánh, đạo-chủng-tánh, chánh-pháp-tánh. Những quán-hạnh đa, thiểu, xuất, nhập của trong các pháp đó, cùng mười chi thiền, tất cả pháp hạnh, mỗi mỗi đều không thông hiểu. Phật-tử vì tài lợi, vì danh tiếng, cầu quấy, cầu nhiều, tham đệ tử đông lên giả tuồng là mình hiểu biết tất cả Kinh Luật để được cúng-dường đó là tự dối mình mà cũng khi-dối người khác. Nếu cố làm Giáo-Sư truyền giới cho người, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
42.- Giới vì người ác giảng giới:
Nếu Phật-Tử, không được vì tài lợi mà đem đại giới của chư Phật đây, nói với người chưa thọ giới Bồ-Tát, hoặc với hàng ngoại-đạo, những người tà kiến … trừ Quốc-Vương, ngoài ra không được nói với tất cả hạng người ấy. Những hạng người ấy chẳng thọ giới của Phật, gọi là súc-sanh, đời đời sanh ra không gặp được Tam-Bảo, như cây đá, không có tâm-thức, gọi là ngoại-đạo, bọn tà-kiến, nào khác cây cối. Với những hạng người tà ác ấy, nếu Phật-Tử giảng nói giới-pháp của chư Phật, thời phạm “Khinh cấu tội”.
43.- Giới cố mống tâm phạm giới:
Nếu Phật-Tử, do đức tin mà xuất gia, thọ chánh-giới của Phật, lại cố mống tâm hủy phạm giới-pháp, thời không được thọ lãnh đồ cúng dường của tất cả đàn-việt, cũng không được đi trên đất của Quốc-dân, không được uống nước của Quốc-dân. Năm nghìn Đại-Quỷ luôn đứng án trước mặt người đó mà gọi là “Gã bợm giặc”.
Nếu khi đi vào trong phòng nhà thành ấp, các Quỷ thường theo chà quét dấu chân của người ấy. Tất cả người đời đều mắng người ấy là kẻ giặc trong Phật-Pháp. Hết thảy chúng-sanh đều không muốn nhìn ngó người ấy. Người phạm giới, khác nào loài súc-sanh, cây cỏ. Nếu cố phá-hủy giới-pháp của Phật, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
44.- Giới không cúng-dường Kinh-Luật:
Nếu Phật-Tử, phải thường nhất-tâm thọ-trì đọc tụng Kinh Luật Đại-thừa, dùng giấy, vải, hàng, lụa, thẻ tre, vỏ cây, cho đến lột da làm giấy, chích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm viết, để biên chép Kinh Luật, dùng vàng bạc làm hộp, rương, đựng những quyển Kinh Luật.
Nếu không y theo Pháp mà cúng-dường Kinh Luật, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
45.- Giới không giáo hóa chúng-sanh:
Nếu Phật-Tử, nên có lòng đại-bi, khi vào trong tất cả nhà cửa thành ấp, thấy những loài chúng-sanh, phải xướng lên rằng: “Các ngươi đều nên thọ Tam-Quy và Thập-Giới”. Nếu gặp trâu, bò, chó, ngựa, heo, dê, v.v.. nên tâm nghĩ miệng nói: “Các ngươi là súc sanh phát Bồ-Đề-Tâm”. Khi Phật-tử đi đến núi, rừng, sông, nội cùng tất cả chỗ, đều làm cho hết thẩy chúng-sanh phát Bồ-Đề-Tâm.
Nếu Phật-Tử không phát-tâm giáo hóa chúng-sanh, thời phạm “Khinh cấu tội”.
46.- Giới thuyết-Pháp không đúng Pháp:
Nếu Phật-Tử, thường nên có lòng đại-bi phát tâm giáo hóa. Lúc vào nhà đàn-việt sang giàu, cùng trong tất cả chúng hội, không được đứng thuyết-pháp cho hàng bạch-y. Phải ngồi trên tòa cao trước chúng bạch-y.
Vị Tỳ-Kheo Pháp-Sư không được đứng dưới đất thuyết-pháp cho tứ-chúng. Khi thuyết-pháp vị Pháp-Sư ngồi tòa cao, dùng hương hoa cúng dường, còn tứ chúng, hàng thính-giả thời ngồi dưới. Đối với Pháp-Sư phải như là hiếu-thuận cha mẹ, kính-thuận Sư-trưởng như Bà-La-Môn thờ lửa. Nếu Phật-Tử thuyết-pháp mà không đúng như pháp thời phạm “Khinh cấu tội”.
47.- Giới chế hạn phi pháp:
Nếu Phật-Tử, đều đã có lòng tin thọ giới của Phật, hoặc Quốc-Vương, Hoàng-tử, các Quan, bốn bộ đệ-tử tự ỷ thế lực cao-quý, phá diệt giới-luật Phật-Pháp, lập ra điều-luật chế, hạn chế bốn bộ đệ-tử của Phật, không cho xuất-gia hành-đạo, cũng không cho tạo lập hình tượng Phật và Bồ-Tát, cùng Tháp và Kinh Luật. Lại đặt ra chức Quan đổng-lý hạn-chế tứ-chúng, và lập bộ sổ ghi số Tăng Tỳ-Kheo Bồ-Tát đứng dưới đất còn Bạch-y ngồi tòa cao, làm nhiều việc phi-pháp như binh-nô thờ chủ. Hàng Bồ-Tát này chính nên được mọi người cúng-dường, mà trở lại bắt làm tay sai của các Quan chức, thế là phi-pháp phi-luật.
Nếu Quốc-vương và các Quan có lòng tốt thọ-giới của Phật, chớ làm những tội phá Tam-Bảo ấy. Nếu cố làm, thời phạm “Khinh cấu tội”.
48.- Giới phá diệt Phật-Pháp:
Nếu Phật-Tử, do lòng tốt mà xuất-gia, lại vì danh tiếng cùng tài lợi, giảng thuyết giới của Phật cho Quốc-Vương và các Quan, làm những sự gông trói các Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, người thọ giới Bồ-Tát như cách của ngục-tù và binh-nô. Như trùng trong thân Sư-tử tự ăn thịt Sư-tử, chớ chẳng phải trùng ở ngoài đến ăn. Cũng thế, các Phật-Tử tự hủy phá Phật-Pháp, không phải ngoại-đạo hay Thiên-Ma phá được.
Người đã thọ giới của Phật, nên hộ trì giới-luật của Phật như ấp yêu con một, như kính thờ cha mẹ, không được hủy phá.
Người Phật-Tử khi nghe ngoại-đạo, người ác dùng lời xấu hủy-báng giới-pháp của Phật, thời đau đớn không khác nào cả ba trăm cây giáo nhọn đâm vào tim mình, hay cả nghìn lưỡi dao, cả vạn cây gậy đánh bổ vào thân mình. Thà tự cam vào ở địa-ngục đến trăm kiếp, chớ không muốn nghe lời hủy-báng giới pháp của Phật do bọn người ác. Huống là không lòng hiếu-thuận, tự mình hủy-phá giới-pháp của Phật, hay làm nhân duyên bảo người khác hủy-phá. Nếu cố phá giới-pháp, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.
Chín giới như vậy, cầu nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì.
VII.- TỔNG-KẾT:
Đức Phật dạy: Các Phật-Tử! Đó là bốn mươi tám điều giới khinh, các người phải thọ-trì. Chư Bồ-Tát thủa đời quá-khứ đã tụng, chư Bồ-Tát thuở đời vị-lai sẽ tụng, chư Bồ-Tát hiện-tại đương tụng.
Các Phật-Tử lóng nghe! Mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh đây, chư Phật trong ba thủa đã tụng, sẽ tụng và hiện đương tụng. Nay ta cũng tụng như vậy.
VIII.- LƯU-THÔNG:
Đức Phật phán tiếp: Tất cả Đại-Chúng, Quốc-Vương, Vương-Tử, các Quan, Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, Tín-Nam, Tín-Nữ thảy, những người thọ-trì giới Bồ-Tát, nên phải thọ-trì đọc tụng giảng-thuyết biên chép quyển giới-pháp Phật-Tánh thường-trụ để lưu-thông mãi-mãi. Tất cả chúng-sanh xoay vần truyền dạy lẫn nhau không dứt. Do đây, đặng gặp chư Phật, được chư Phật trao tay. Đời đời khỏi hẳn ba ác đạo và tám chỗ nạn. Thường được thác-sanh trong loài người, hay cõi Trời.
Nay Ta ở dưới cội Bồ-Đề nầy, lược-giảng giới-pháp của chư Phật. Tất cả đại-chúng phải nhất-tâm học Ba-La-Đề-Mộc-Xoa, hoan hỷ phụng hành.
Như phần “Khuyến Học” trong phẩm “Vô-Tướng Thiên-Vương” mỗi mỗi đều giảng rõ.
Lúc đó chư vị Học-sĩ trong cõi tam-thiên ngồi lóng nghe đức Phật tụng giới, hết lòng kính-trọng, hoan-hỷ thọ-trì. Đức Thích-Ca Mâu-Ni giảng xong về mười vô-tận giới pháp trong phẩm “Tâm-Địa Pháp-Môn” của đức Phật Lô-Xá-Na đã giảng nơi thế-giới Liên-Hoa Đài-Tạng lúc trước, nghìn trăm ức đức Thích-Ca cũng đồng giảng như vậy. Từ cung Đại-Tự-Tại Thiên-Vương đến dưới cây Bồ-Đề nầy, thuyết-pháp cả mười chỗ, vì tất cả Bồ-Tát và vô-số đại-chúng thọ-trì đọc tụng giải-thuyết pháp-nghĩa cũng như vậy.
Nghì trăm ức thế-giới, Liên-Hoa Đài-Tạng thế-giới, vi-trần thế-giới, chư Phật cũng giảng-thuyết như vậy. Tất cả Phật-Tâm-Tạng, Địa-Tạng, Giới-Tạng, Vô-Lượng Hạnh-Nguyện-Tạng, Nhân-Quả Phật-Tánh Thường-Trụ-Tạng. Tất cả chư Phật giảng thuyết vô-lượng pháp-tạng như thế đã xong.
Hết thảy chúng-sanh trong nghìn trăm ức thế-giới đều thọ trì hoan-hỷ phụng-hành.
Còn về phần giảng rộng những hành-tướng của tâm-địa thời như trong phẩm “Phật-Hoa Quang-Vương Thất-Hạnh” có nói.
IX.- KỆ KHEN TẶNG GIỚI PHÁP:
Người trí nhiều Định Huệ
Thọ trì được pháp này
Lúc còn chưa thành Phật
Được hưởng năm điều lợi:
Một là Thập-Phương Phật
Thương tưởng hộ-trì luôn
Hai là lúc lâm chung
Chánh niệm lòng vui vẻ
Ba là sanh chỗ nào
Cùng Bồ-Tát làm bạn
Bốn là những công-đức
Giới-độ đều thành tựu
Năm, đời này, đời sau
Đủû giới và phước-huệ
Đây là các Phật-Tử
Người trí khéo nghĩ lường
Kẻ trước tướng chấp-ngã (Phàm phu)
Không thể được pháp nầy
Người trầm không trệ-tịch (Tiểu-Thừa)
Cũng không gieo giống được.
Muốn nẩy mầm Bồ-Đề
Trí-Huệ soi thế-gian
Phải nên quan sát kỹ
Thật tướng của các pháp:
Không sanh cũng không diệt
Không thường lại không đoạn
Chẳng đồng cũng chẳng khác
Chẳng đến cũng chẳng đi.
Trong thể nhất-tâm ấy
Siêng tu tập trang-nghiêm,
Công-hạnh của Bồ-Tát
Phải tuần tự học tập.
Nơi học, nơi “Vô học”
Chớ mống tưởng phân biệt
Đấy là “Đệ Nhất-Đạo”,
Cũng gọi pháp Đại-Thừa
Hết thảy lỗi hý-luận
Đều từ đây dứt sạch
Vô-thượng trí của Phật
Đều do đây mà thành.
Vì thế nên Phật-Tử
Phải phát-tâm dõng-mãnh
Nghiêm trì giới của Phật
Tròn sạch như Minh-Châu.
Chư Bồ-Tát quá-khứ
Đã từng học giới này,
Hàng vị-lai sẽ học,
Người hiện-tại đương-học.
Đây là đường Phật đi
Là chỗ Phật khen ngợi.
Ta đã giảng giới xong
Phước-đức nhiều vô-lượng,
Hồi-hướng cho chúng-sanh
Đồng đến “Nhất-Thiết-Trí”
Nguyện ai nghe pháp này
Đều được thành Phật đạo
X.- PHẦN HỒI-HƯỚNG:
Trên Liên-Hoa-Tạng
Đức Xá-Na Tôn
Lược giảng Tâm-Địa Pháp-môn này
Truyền lại chư Thế-Tôn
Khinh, Trọng phân rành
Tất cả được nhờ ân
Nam-Mô Phạm-Võng Giáo-Chủ Lô-Xá-Na Phật Biến Pháp-giới Tam-Bảo (3 lần)
KIẾT KINH KỆ
Trời, A-Tu-La, Dạ-Xoa thảy
Ai đến nghe pháp phải hết lòng
Ủng-hộ Phật-Pháp cho thường còn
Mọi người siêng tu lời Phật dạy
Bao nhiêu thính-giả đến chỗ này
Hoặc ở cõi đất hoặc trên không
Nương theo chánh-pháp ngày đêm tu
Xót thương người đời luôn cứu-hộ
Cầu cho Thế-giới thường an-ổn
Pháp-trí vô-biên lợi quần-sanh
Tất cả tội-nghiệp đều tiêu trừ
Dứt hẳn quả khổ vào viên-tịch
Thường dùng giới-hương thoa vóc sáng
Luôn gìn định-phục mặc che thân
Hoa mầu trí-giác khắp trang-nghiêm
Khắp xứ, khắp nơi thường an-lạc.
Nam-Mô Hộ-Pháp Chư-Tôn Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
(Người tụng giới đứng dậy chắp tay nói: Kính bạch đại-chúng, nay tôi là ... vưng lịnh tụng giới, vì ba nghiệp biếng trễ, nếu có điều chi sai sót, xin đại-chúng bố-thí hoan-hỷ).
KINH TÂM-YẾU BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
Bồ-tát Quán-Tự-Tại thực hành sâu xa pháp Bát-Nhã ba-la-mật-đa. Ngài soi thấy năm uẩn đều không, độ thoát hết thảy khổ ách.
Này Xá-Lợi-Tử ! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như thế.
Này Xá-Lợi-Tử ! Tướng Không của mọi pháp không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt.
Cho nên trong Chân-không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn-thức giới cho đến không có ý-thức giới. Không có vô-minh cũng không có hết vô-minh cho đến không có già chết cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí-tuệ cũng không có chứng đắc. Bởi vì vô sở đắc.
Bồ-tát y Bát-Nhã ba-la-mật-đa nên tâm không quản ngại. Vì không quản ngại nên không sợ hãi, xa hẳn mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu-cánh Niết-Bàn. Ba đời chư Phật y Bát-Nhã ba-la-mật-đa nên được đạo quả Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
Cho nên biết Bát-Nhã ba-la-mật-đa là đại-thần chú, là đại-minh chú, là vô-thượng chú, vô-đẳng-đẳng chú, trừ được hết thảy khổ, chân thật không hư.
Vì vậy nói chú Bát-Nhã ba-la-mật-đa:
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, sa bà ha ! (3 lần)
(Nếu có thì giờ thì niệm Phật hồi-hướng theo nghi Tinh-Độ phổ-thông, bằng không có thì giờ dư thời theo nghi lễ dưới đây):
HỒI HƯỚNG
Tụng giới công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước con hồi hướng
Khắp nguyện trầm nịch bao chúng-sanh
Sớm về cõi Phật Quang Vô Lượng
Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não
Nguyện được trí tuệ chơn minh liễu
Khắp nguyện tội chướng đều tiêu trừ
Đời đời thường hành Bồ-Tát Hạnh
Nguyện sanh Tây Phương cõi Tịnh Độ
Chín phẩm Hoa sen làm cha mẹ
Hoa nở thấy Phật chứng Vô sanh
Bất Thoái Bồ-Tát làm bạn lữ
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng-sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
Tự quy-y Phật, xin nguyện chúng-sanh hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ-đề. (1 lạy)
Tự quy-y Pháp, xin nguyện chúng-sanh vào sâu kinh tạng, trí-tuệ như biển. (1 lạy)
Tự quy-y Tăng, xin nguyện chúng-sanh thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lạy)
Bài Phát Nguyện
Nguyện cầu Sư Tăng cha mẹ đời này đời trước, thiện ác tri thức, đàn việt lập chùa, Mười phương tín thí, bà con quyến thuộc, hoặc còn hoặc mất, sáu đạo chúng sanh, hoặc oán hoặc thân.
Nguyện giải tất cả bao oan khiên, tiêu tất cả bao tội nghiệp, đồng chứng Đại Bồ-Đề, đồng sanh cõi An-Lạc.
Nam-Mô Tây-Phương An-Lạc Thế-Giới Đại-Từ Đại-Bi Tiếp-Dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật. (3 lần)
Nam-Mô Tây-Thiên Đông-Độ Việt-Nam Lịch-Đại Nhất Thiết Chư Vị Tổ Sư. (3 lần)
KỆ ĐỊA-TẠNG
Từ bi quảng đại diệu khó lường,
Cứu khổ đường mê Địa-Tạng Vương,
Tích trượng rung thời khai Địa Ngục,
Thần châu trổ chiếu hết đau thương,
Bi quang cứu tế U-Minh Giới,
Pháp lực dương buồm Bát-Nhã thuyền,
Tiếp dẫn tinh thần cao đuốc tuệ,
Đường đường khắp phóng ngọc hào quang.
Nam-Mô Đại Hoằng Thệ Nguyện Địa Ngục chưa không thề chẳng thành Phật, chúng-sanh độ tận mới chứng Bồ-Đề, Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Thánh, Đại Từ Bổn Tôn Địa-Tạng Vương Bồ-Tát. (3 lần)
KỆ HỘ PHÁP
Trời A-Tu-La, Dạ-Xoa thảy
Ai đến nghe pháp nên chí tâm
Ủng-hộ Phật-Pháp cho thường còn
Mọi người siêng tu lời Phật dạy
Bao nhiêu thính-giả đến chỗ nầy
Hoặc ở cõi đất hoặc trên không
Nương theo chánh-pháp ngày đêm tu
Xót thương người đời luôn cứu-hộ
Cầu cho Thế-giới thường an-ổn
Pháp-trí vô biên lợi quần-sanh
Tất cả tội nghiệp đều tiêu trừ
Dứt hẳn quả khổ vào viên-tịch
Thường dùng giới-hương thoa vóc sáng
Luôn gìn định-phục mặc che thân
Hoa mầu trí-giác khắp trang nghiêm
Khắp xứ, khắp nơi thường an-lạc.
Nam-mô Tồi Tà Phụ Chánh Hộ-Pháp Chư Tôn Bồ-Tát Ma-ha-tát. (3 lần)
CHÚ THÍCH
1. Vô vi là nhân không. Vô tướng là pháp không.
2. Pháp ở trong là thân tâm. Pháp ở ngoài là thế giới của thân tâm.
3. Từ phòng sát sinh. Lương phòng trộm cắp. Thanh phòng dâm dục. Trực phòng vọng ngữ. Chánh phòng rượu chè. Thật phòng hủy báng. Chánh kiến phòng tà kiến. Xả phòng xan tham. Hỷ phòng sân hận. (9 giới)
4. Bát đảo: Phàm phu có 4 thứ điên đảo hữu vi: vô thường chấp là thường, vô lạc chấp là lạc, vô ngã chấp là ngã, vô tịnh chấp là tịnh. Nhị thừa có 4 thứ điên đảo vô vi: thường chấp là vô thường, lạc chấp là vô lạc, ngã chấp là vô ngã, tịnh chấp là vô tịnh. (tứ đức niết bàn)
5. Không là biến kế. Giả là y tha. Pháp tánh là viên thành.
6. Hữu là hữu tướng. Vô là vô tướng. Như hữu là thế tục tợ có. Như vô là thắng nghĩa tợ không có.
7. Chỉ cho mười biến xứ, cũng gọi là mười nhất thiết xứ, là quán 10 thứ sau đây mỗi mỗi biến khắp tất cả nơi, đó là xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, không, thức.
8. Chỉ cho tam giải thoát môn: không, vô tướng, vô tác.
9. Vô tuệ là không có tam giải thoát tuệ.
10. Chánh văn là đạo tâm chúng sinh, cách gọi khác của Bồ tát. Bồ tát, gọi đủ là Bồ đề tát đõa, ý dịch là Đạo chúng sinh, Giác hữu tình, Đại giác hữu tình, Đạo tâm chúng sinh, Đại sĩ.
11. Không không là một trong 17 cái Không mà kinh điển thường nói. Sự tác ý tư duy về cái không để đối trị các cái tướng (như tướng nhân vô ngã, tướng pháp vô ngã, tướng duy thức, tướng thắng nghĩa, tướng vô vi, tướng không biến dịch, v.v…) thì có cái tướng không, cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi không không.
12. Tuệ quán bất khả thuyết = tuệ quán vô ngôn: tuệ quán về pháp tánh vô ngôn.
13. Nhất đế = đệ nhất nghĩa đế: cũng gọi thắng nghĩa đế, chân đế, Thánh đế, niết bàn, chân như, thật tướng, trung đạo, pháp giới.
14. Đó là chí cầu đạo quả Vô thượng bồ đề, cùng với tất cả bồ tát, tất cả chúng sinh, đồng tâm, đồng hành, đồng nguyện, đồng cầu.
15. Ngã phược và kiến phược là hai chấp ngã và pháp.
16. Căn bản là hộ trì tâm mình.
17. Bản thể của các pháp vốn không tập tán, sinh diệt.
18. Vô ngã luân là phiền não nhiễu loạn ở Bồ tát thập trụ.
19. Chỉ cho ngũ lợi sử phiền não: thân kiến, biên chấp kiến, kiến thủ kiến, tà kiến và giới cấm thủ kiến.
20. Chỉ cho ngũ độn sử phiền não: tham, sân, si, mạn và nghi.
21. Chánh văn là như đảnh quán liên, quán liên như đảnh. Đảnh là đảnh đầu hay đảnh núi. Luận Câu xá, quyển 23 tr. 119c15: “Noãn thiện căn đây, hạ trung thượng phẩm, lần lượt tăng trưởng cho đến khi thành mãn, có thiện căn sanh tên là đảnh pháp. Do sự chuyển thắng này nên lập tên khác; trong thiện căn động, pháp đây tối thắng, như là đảnh đầu nên gọi đảnh pháp; hoặc do từ đây có sự tiến thoái hai bên, như đang ở đảnh núi, gọi tên là đảnh.”
22. Tám nạn xứ: tám trường hợp không may mắn, chướng nạn cho sự thấy Phật nghe pháp: 1. Địa ngục; 2. Ngạ quỷ; 3. Súc sinh (1,2,3 là ba đường dữ); 4. Bắc câu lô châu (sống quá sướng); 5. Trời Trường thọ (sống quá lâu); 6. Làm người mà đui, điếc, câm, ngọng; 7. Làm người mà thế trí biện thông; 8. Làm người mà sinh trước hay sau Phật xuất thế và nhằm chỗ hay lúc không có Phật pháp.
23. Chỉ quả báo trong ba cõi, sáu đường.
24. Vô ngã trí = căn bản trí.
25. Đại pháp là tứ đại pháp. Thọ, tưởng, hành, thức là tâm. Sắc là thân.
26. Pháp luân: bánh xe chánh pháp, tức thành tựu pháp của Phật thuyết.
27. Đạo trí tâm = hậu đắc trí.
28. Sáu thân: cha, mẹ, vợ, con, anh, em. Sáu ác là sáu thân mà không tốt (oan gia). Sáu thân ác là người ngoài như thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, người làm công, người không quen, v.v…
29. Thượng lạc trí = đại bi trí: trí trao cho niềm vui.
30. Nói về mặt ác (không tốt, xấu xa) thì được chia làm 3 bậc thượng trung hạ, mỗi bậc lại có 3, thành ra 9 phẩm.
31. Đạo trí = trung đạo trí, trí biết về chủng tánh và thể tướng của các pháp. Không không là tự tha không, ngã pháp không.
32. Đại xả: vô vi xả, vô tướng xả.
33. Không có thí tâm sinh khởi, không có thí hạnh thực hiện, không có chúng sinh hóa độ.
34. Tất cả tướng: không tướng, vô sinh tướng.
35. Hảo ngữ tâm là ái ngữ nhiếp.
36. Các pháp có pháp tướng và nghĩa tướng. Pháp ngữ là ngôn ngữ về pháp tướng. Nghĩa ngữ là ngôn ngữ về nghĩa tướng. Đệ nhất nghĩa đế (chân lý bậc nhất) cũng gọi là thắng nghĩa đế, chân đế (chân lý chân thật); đối lại là thế tục đế (chân lý phổ thông), cũng gọi là thế đế hay tục đế (chân lý giả thiết).
37. Trong tất cả thật ngữ của người thế gian, lời dạy của chư Phật là chân thật bậc nhất.
38. Lợi ích tâm là lợi hành nhiếp.
39. Thật trí (trí chân thật) = căn bản trí. Đạo trí = hậu đắc trí, quyền trí, phương tiện trí.
40. Pháp môn minh diễm: pháp môn ngọn lửa sáng, pháp môn trí tuệ. Đây là tư lương trí tuệ.
41. Thất tài: cũng gọi là Thất Thánh tài, Thất đức tài, Thất pháp tài. Chỉ cho 7 Thánh pháp để thành tựu Phật đạo. Đó là Tín, Giới, Tàm, Quí, Văn, Thí và Tuệ. Vì 7 pháp được gìn giữ này có công năng trợ giúp cho sự nghiệp thành Phật nên gọi là Tài (của cải). 1. Tín tài: Tin nhận chánh pháp; 2. Giới tài: Giữ gìn giới luật; 3. Tàm tài: Tự hổ thẹn không dám làm các việc xấu ác; 4. Quí tài: Tâm sinh hổ thẹn khi làm điều bất thiện; 5. Văn tài: Có khả năng nghe chánh giáo; 6. Thí tài: Lìa bỏ tất cả không đắm trước; 7. Định tuệ tài: Thu nhiếp tâm không tán loạn, chiếu soi rõ các pháp. Đây là tư lương phước đức.
42. Pháp chủng là trung quán. Không chủng là Không quán. Đạo chủng là giả quán.
43. Đồng tâm = đồng sự tâm, là đồng sự nhiếp.
44. Vô nhị = bất nhị: Nghĩa đen là không hai. Hai là chỉ cho khái niệm đối hiện và đối lập lẫn nhau. Khái niệm như vậy là hiện thân của sự thác loạn. Vô nhị là tự siêu việt lấy nó, là pháp tánh phi hữu vi, phi vô vi. Luận Đại thừa trang nghiêm kinh, phẩm Chân thật: “Vô nhị nghĩa là đệ nhất nghĩa. Năm sắc thái vô nhị được trình bày như sau: (1) Chẳng có, là sự biểu hiện của hai tánh phân biệt và y tha thì không phải thật có, nên nói là không. Chẳng không, là tánh chân thật biểu hiện thì thật có, nên nói là có. (2) Chẳng một, là hai tánh phân biệt và y tha không cùng một thật thể (với tánh chân thật). Chẳng khác, là hai tánh ấy cũng không phải khác thể (với tánh chân thật). (3) Chẳng sanh, chẳng diệt, là vì (chân như thì) vô vi. (4) Chẳng thêm, chẳng bớt, là hai phần tạp nhiễm và thanh tịnh khi sanh khởi hay khi đoạn diệt thì pháp giới các pháp vẫn an trú đúng như vậy. (5) Chẳng sạch, là tự tánh (chân như) vốn vô nhiễm nên chẳng cần tu tập cho thanh tịnh. Chẳng không sạch, là khách trần (phiền não) đã bỏ đi. Đây là năm sắc thái vô nhị, chính là sắc thái đệ nhất nghĩa, cần phải biết.” (tr. 598b24) Tánh phân biệt là tánh biến kế sở chấp. Tánh chân thật là tánh viên thành thật.
45. Đối cảnh chưa có sự phân biệt.
46. Ngã, ngã sở, pháp, thức giới, sắc giới: nói chung lại là thân tâm và thế giới của thân tâm, tùy theo cấp độ nhận thức, định tâm (không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, diệt tận định).
47. Trăm tam muội: Kinh Nhập Lăng già: “Quán sát hạnh địa liền được Sơ địa vào cả trăm tam muội, được sai biệt tam muội, thấy cả trăm đức Phật và cả trăm Bồ tát. Biết việc về trước về sau cả trăm kiếp, hào quang chiếu cả trăm cõi nước, biết tướng các địa trên, đại nguyện thù thắng, thần lực tự tại, được Pháp vân địa vào vị Quán đảnh, sẽ được Như Lai tự giác địa. Khéo buộc tâm nơi thập vô tận cú, làm thành thục chúng sanh, các thứ biến hóa trang nghiêm sáng suốt, được tự giác thánh lạc tam muội chánh thọ.” (tr. 538a01~09)
48. Mười thiền chi = mười nhất thiết xứ: xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, không, thức.
49. Một niệm trí: một niệm tương ưng trí, tức định và tuệ cùng tương ưng trong một niệm.
-----------------------------
*****************************
-----------------------------
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Khái thuật tiểu sử
Hòa Thượng Thích Trí Minh
Thân thế, dòng dõi
Hòa Thượng Thích Trí Minh, pháp hiệu là Huệ Định, tự Giải Không, pháp danh Tâm Hy do Bổn Sư của ngài đặt. Riêng pháp hiệu Trí Minh là Pháp Sư thượng Trí hạ Tịnh, vốn là hòa thượng của chùa Vạn Đức ban cho. Thế danh của Hòa Thượng là Đặng Lợi, tự Ngọc Chấn, sinh năm 1921 tại xã Phước Bình, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Phụ thân của Hòa Thượng là cụ Đặng Hiển, tự Quang Minh, lúc trẻ là xã trưởng, một chức vụ cao cấp trong làng. Đến lúc về già, được các hương chức và nhân dân trong vùng suy tôn lên chức Thủ Sắc. Theo tục lệ miền Trung, người được suy tôn lên chức vị Thủ Sắc phải là người có đức hạnh, cao niên, và gia tộc phải thuộc thành phần nghiêm chính và liêm khiết, để đại diện dân chúng phụng thờ các vị Thần, Thánh trong lành, danh từ địa phương gọi là các “sắc thần”, cho nên chức vụ này gọi là Thủ Sắc.
Mẫu thân Hòa Thượng nhũ danh là Nguyễn thị Hà, tự Trinh Thuận, cũng là một bậc nữ lưu đoan chính. Hòa Thượng là con thứ bảy trong gia đình (Ngài là con trai út, sau Ngài là người em gái út).
2. Cuộc đời
Cuộc đời tu hành của Hòa Thượng có thể tóm lược thành các giai đoạn sau đây:
Xuất gia
Năm 18 tuổi, Hòa Thượng xuất gia tại chùa Sắc Tứ Long Khánh, thị xã Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Bổn Sư của Hòa Thượng là Đại Lão Hòa Thượng thượng Chánh hạ Nhơn, bạn thân của Tổ Phước Huệ chùa Thập Tháp, thành Bình Định, thầy của Hoàng Thái Hậu - mẹ hoàng đế Bảo Đại. Khi ở ngôi già-lam này, Hòa Thượng làm thị giả cho Bổn Sư của ngài suốt ba năm và học giáo lý Phật pháp. Trong thời gian này, ngoài phần học giáo lý Phật pháp và hai thời khóa tụng hằng ngày, Ngài chỉ học thuộc lòng bốn quyển Luật Trường Hàng, chờ đợi có lúc tổ chức Giới Đàn khóa luật để thọ giới Sa Di.
Năm 1942, tại chùa Hưng Khánh, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định, có mở Giới Đàn, Hòa Thượng đã thọ giới Sa Di tại đây.
b. Thời kỳ tu học Phật pháp
Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1942 đến 1950. Ròng rã suốt 9 năm, Hòa Thượng đã trải qua 5 ngôi Phật Học Viện, suốt từ giải đất miền Trung “đất cày lên sỏi đá”, vào đến tận miền Nam “ruộng đồng thẳng cánh cò bay”. Với tinh thần tinh tấn dõng mãnh, Hòa Thượng đã quyết lòng tiến bước trên con đường học đạo.
Năm 1946, Hòa Thượng về tu học tại Phật Học Viện Phật Quang, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ, cũng tại nơi này, Hòa Thượng cùng cố viện trưởng viện Hóa Đạo là Thích Thiện Hoa và một số chư Tăng khác đến chùa Kim Huê, tỉnh Sa Đéc, đảnh lễ cung thỉnh Đại Lão Hòa Thượng Viện Chủ Kim Huê khai đàn thí giới. Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa và Ngài thọ giới Tỳ Kheo và Bồ Tát tại đây. Những ngôi Phật học viện ngài đã trải qua trong thời kỳ này là:
- Lưỡng Xuyên Phật Học Viện thuộc tỉnh Trà Vinh.
- Phật Quang học viện thuộc quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ.
- Liên Hải Phật Học Viện, thuộc xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh, tỉnh Gia Định (nay là chùa Vạn Phước).
- Báo Quốc Phật Học Viện, tỉnh Thừa Thiên.
- Từ Đàm Phật Học Viện, tỉnh Thừa Thiên.
c. Hành Phật sự
Năm 1950, cả 3 Phật học viện Liên Hải, Mai Sơn và Ứng Quang (tức chùa Ấn Quang ngày nay) hợp nhất tại chùa Sùng Đức. Hòa Thượng về đây để cùng làm công tác Phật sự với chư Tăng, gồm có cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, giám đốc Phật Học Viện Ấn Quang, Thượng Tọa Huyền Dung, Thượng Tọa Quảng Minh.
d. Thời gian chuyên tu
Bắt đầu từ năm 1952 cho đến nay, Hòa Thượng đã hoàn toàn dứt bặt mọi ngoại duyên, cam nhận cuộc đời ẩn tích mai danh, chuyên tu tịnh nghiệp. Suốt gần 42 năm, tấm áo cà sa đã trải qua không biết bao nhiêu nỗi thăng trầm gian khổ của con đường tu hành.
Hòa Thượng đã rày đây mai đó, khi thì vào thâm sơn cùng cốc, lúc lại về chốn làng mạc hoang vắng tiêu sơ. Cuộc đời tu hành phiêu bạt, nối tiếp suốt giòng thời gian âm thầm lặng lẽ. Ngài khước từ mọi danh vọng, chức vị mà lẽ ra, với cương vị một cao tăng đạo pháp, đức hạnh kiêm toàn như Ngài thừa sức nắm giữ.
Hòa Thượng chỉ tha thiết với hoài bão duy nhất là đem tất cả tâm lực hướng về đấng Từ Phụ A Di Đà, cầu mong khi xả báo thân, Ngài sẽ được vãng sanh về nước An Dưỡng. Hòa Thượng muốn chứng minh cho mọi người thấy sự mầu nhiệm nơi lời hạnh nguyện bất diệt của đức Từ Phụ A Di Đà, đồng thời, cũng muốn nêu tấm gương trong sạch, thanh cao của một vị Bồ Tát. Với lòng từ bi vô lượng, Ngài muốn tất cả đệ tử của Ngài, cũng như Phật tử gần xa, noi theo tấm gương tu hành, bất chấp mọi gian lao, không nài bao thử thách của kẻ đã quyết chí đi theo con đường giải thoát của chư Phật.
Đức hạnh cao quý của Hòa Thượng, bất cứ đồ đệ hay Phật tử nào được phước duyên kề cận đều không thể nào phủ nhận Ngài là vị chân tu, đã sống một cuộc đời hết sức thanh bần, giản dị: Một tịnh thất đơn sơ, chỉ với đôi mái lá chan hòa mưa nắng, bốn bức vách ghép bằng những thân cây còn nguyên dạng, thật thô sơ. Manh áo hoại sắc bạc màu in dấu ấn thời gian qua những mảnh vá trên đôi vai mỗi ngày một còng xuống, theo tuổi hạc tháng năm chồng chất. Lòng khát khao giải thoát với niềm tin sâu dày đối với Phật pháp, thể hiện một cách sâu sắc qua lời cầu xin Tam Bảo chứng minh gia hộ, khi Ngài tự thuật cuộc đời mình:
“Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Từ Phụ A Di Đà Phật.
Cúi xin mười phương Tam Bảo, Bổn Sư Thích Ca, Từ Phụ A Di Đà Phật bất xả từ bi, chứng minh gia hộ con: Bồ Tát giới tỳ kheo Thích Trí Minh, thừa từ lực của Tam Bảo và Bổn Sư Thích Ca, Từ Phụ A Di Đà Phật, tự thuật sơ lược cuộc đời con. Những lời tự thuật này chỉ xin tóm lược một phần trong trăm phần khoảng đời từ thuở còn ở thế tục cho đến nay đã quá thất tuần”.
Ý nguyện tha thiết được vãng sanh của Ngài đã thể hiện rõ ràng khi giải thích về Pháp danh của mình:
“Pháp hiệu của tôi chính là Huệ Định, tự Giải Không, pháp danh Tâm Hy là do Bổn Sư của tôi ban cho, còn pháp hiệu Trí Minh là do Pháp Sư thượng Trí hạ Tịnh ban cho. Vì khi tùng học với Pháp Sư tại Phật học viện Phật Quang (Cần Thơ), tôi nhận thấy Pháp Sư là một bậc tài đức kiêm toàn, nên tôi cầu Ngài làm Y Chỉ Sư cho tôi, nhưng Ngài từ khước và chỉ nguyện kết làm huynh đệ, trong lúc sống đồng tu hành, đồng làm Phật sự, khi xả báo thân này, đồng vãng sanh Cực Lạc thế giới, nên Ngài tặng tôi pháp hiệu Trí Minh”.
Ngoài tấm lòng tha thiết, ý nguyện quyết tâm trực chỉ Tây Phương, Hòa Thượng còn là một vị tu hành gìn giữ giới hạnh thật nghiêm túc, luôn thể hiện một phong thái từ ái, khiêm nhường. Có thể nói, suốt thời gian ngày cũng như đêm, Ngài không sót một thời khóa tu hành nào, nếu không muốn nói, Ngài tận dụng hết cả thời gian của mình để chuyên tu Tịnh nghiệp.
Trong lúc hoàn cảnh Ngài thật đơn độc, sức khỏe ở vào giai đoạn suy thoái trầm trọng. Tu cho mình, Ngài không bao giờ quên tất cả chúng sanh đang chìm đắm trong biển trầm luân sanh tử, nhất là vào thời điểm Phật pháp đang ở vào giai đoạn mạt pháp, Hòa Thượng càng quan tâm sâu sắc, lo lắng tận cùng cho cơ nghiệp Phật giáo, dù Hòa Thượng không trực tiếp tham gia các hoạt động của giáo hội.
Mục tiêu chính yếu của Ngài là xây dựng những nhân tố hoàn thiện, hoàn lương trong giới đệ tử của Ngài, cũng như tất cả Phật tử hai chúng xuất gia và tại gia. Hòa Thượng nhận thấy tình trạng suy thoát của Phật giáo đồ đang ngày càng nguy ngập, chánh pháp của Như Lai ngày càng không được xiển dương đúng mức, nhất là Giới Luật của Phật, một nền tảng duy nhất và căn bản cho những người muốn thực hiện sự giải thoát chân chính, đã không được giới Phật tử ngày nay xem trọng.
Nỗi lo âu trước hiểm họa diệt vong của nhân loại cùng sự suy tàn của Phật giáo đã khiến Hòa Thượng quên đi tuổi già mắt mờ, tai yếu, thân thể đau ốm triền miên; Ngài đã dồn hết tâm lực để phiên dịch bộ sách “Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký” do Pháp Sư Thích Diễn Bồi, một cao tăng của Trung Quốc thuyết giảng. Suốt thời gian phiên dịch, với bao công trình gian khổ, bao thử thách cam go, Ngài đã chiến thắng tuổi già, chiến thắng ma bệnh, vượt mọi thử thách, để hoàn thành bộ sách trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nghiệt ngã: chỗ ở không ổn định, không người hầu cận chăm sóc chu đáo.
Chúng ta hãy nghe lời tâm sự chân thành, đầy xúc cảm của Thầy khi nói về thời gian chuyên tu của mình, với một tinh thần hết sức khiêm nhường khả kính:
“Nói đến chuyên tu, nơi đây lòng tôi hổ thẹn muôn phần. Tại sao thế? Vì ý nghĩa chuyên tu là bặt dứt muôn duyên, và có người hỗ trợ để có thể nhất tâm tu niệm cho được thành tựu một pháp môn nào. Chẳng hạn như pháp môn Thiền hay Niệm Phật. Nhưng ngược lại, tôi luôn bị muôn duyên ràng buộc, làm cho thân tâm không an. Vì trong thời gian cộng tác với chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, để làm các Phật sự nói trên, báo thân của tôi mang nhiều tật bệnh, nên đối với các Phật sự tôi hoàn toàn bất lực. Lòng quá buồn đau, tôi tìm chỗ ẩn tu, cầu sớm được xả bỏ báo thân để về quê hương Cực Lạc. Ý muốn dù như thế, nhưng sự thực hành là cả một vấn đề trăm ngàn phần khó khăn. Vì hoàn cảnh tôi cô thân đơn độc, linh đinh rày đây mai đó, lại không người giúp đỡ.
Thế nên, trong suốt thời gian từ năm 1952 đến năm 1994 là 42 năm, trong thời gian ấy, dù mang danh Viện Chủ ngôi già-lam Mai Sơn, xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh, nhưng sự thật là việc chùa tôi hoàn toàn không biết đến, vì mải rày đây mai đó… Thân tôi chẳng khác nào chiếc lục bình lênh đênh trên sông lớn… nhất là trong lúc dịch bộ kinh “Phạm Võng Bồ Tát Giới Giảng Ký” này. Về nội chướng thì thân bệnh khổ triền miên, đôi mắt lại bị cườm, nên không thấy rõ. Còn về ngoại chướng thì thôi không thể nói… Tuy nhiên, tôi rất cảm động hồng ân Tam Bảo đã minh gia, nên bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký đã được thành tựu. Và dù chịu nhiều gian truân khổ sở, nhưng bản thân tôi vẫn cố vững bước trên con đường giải thoát và tiếp tục cuộc hành trình…”
Với những dòng sơ lược về tiểu sử của Hòa Thượng, người viết bài này chỉ là một đệ tử tại gia của Thầy. Nhưng với tấm lòng ngưỡng mộ tấm gương tu hành cao quý, cũng như lòng tận tụy hy sinh vì đạo pháp của Thầy, chúng tôi ước mong những lời dịch thuật vàng ngọc của Hòa Thượng qua bộ kinh “Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký” sẽ được sự tiếp nhận trong tinh thần tôn kính, tha thiết và ân cần của những Phật tử hữu duyên với Phật pháp, hữu duyên với Thầy, một lòng chuyên nhất, đem tất cả tâm tư, chí nguyện hướng về con đường giải thoát chân chính.
Chúng tôi xin thành tâm cầu nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho tất cả Phật tử, những vị nhiệt tâm vì đạo pháp, có đầy đủ thiện duyên lãnh hội và tuân hành triệt để những lời pháp vô giá, để không phụ lòng từ bi của chư Phật, của Pháp Sư Diễn Bồi, người trực tiếp giảng các giới của bộ kinh này, và nhất là đối với Hòa Thượng Thích Trí Minh, vị thầy tôn kính, đã dầy công phiên dịch từ Hán văn sang Việt văn, bằng những lời lẽ đầy cố gắng, để phù hợp với trình độ của mọi giới Phật tử.
Lẽ tất nhiên, chúng tôi nghĩ rằng bản dịch này không thể nào đáp ứng yêu cầu của mọi tầng lớp Phật tử với nhiều trình độ khác nhau: những người bình dân sở học còn hạn chế, cũng như đối với quý học giả kiến thức uyên thâm, văn từ điêu luyện. Dịch giả đã cố gắng hết sức mình trong công việc phiên dịch này, một công trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, mà với điều kiện sức khỏe yếu kém, dịch giả khó lòng khắc phục.
Ngoài ra, công việc phiên dịch nếu muốn hoàn hảo, đòi hỏi dịch giả phải là người có trình độ chuyên môn thật cao, kiến thức về ngôn ngữ thật rộng. Đôi lúc cần phải có điều kiện tìm hiểu sâu về đặc điểm của nền văn hóa các dân tộc, nơi nguyên tác được hình thành, cũng như nơi sử dụng ngôn ngữ mà dịch giả đang phiên dịch. Như thế mới có thể chuyển dịch toàn bộ tư tưởng của nguyên tác, đồng thời vẫn tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, mà qua bản dịch, độc giả không còn cảm thấy ranh giới giữa các ngôn ngữ. Nói như vậy để mong tất cả quý độc giả, cùng chư Phật tử cảm thông cho tấm lòng Hòa Thượng. Ngài chỉ có một hoài bão duy nhất là muốn chấn hưng lại cơ đồ Phật giáo đang bị lung lay tận gốc, trước tình trạng giới luật không được các tín đồ Phật giáo tôn trọng và tuân hành nghiêm túc như hiện nay.
Ngài muốn cho bánh xe pháp lưu chuyển đến mọi nơi; dòng pháp nhũ của Phật rót vào tận tâm hồn những chúng sanh còn mải chìm đắm trong đêm dài tăm tối, dẫy đầy giết chóc, tràn ngập đau thương. Chung quy cũng là vì ánh đạo vàng của Phật không còn được rạng ngời trong lòng chúng sanh hiện đại, những con người chỉ biết mải miết đeo đuổi mộng mưu bá đồ vương, lao mình vào biển lửa chiến tranh, để mong tìm cầu hạnh phúc trong vật chất xa hoa hoặc bóng hình lợi danh hư ảo.
Bằng tất cả sức lực tồn tại trong tấm thân già nua mà phút vô thường không bao giờ hẹn trước, Hòa Thượng đã dồn hết vào công trình dịch thuật này.Thầy đã hy sinh quá nhiều cho đạo pháp, tận lực vì chúng sinh, nỗ lực kết lại chiếc bè pháp để đưa rước khách hữu duyên. Trong những tháng năm còn lại của cuộc đời, Ngài vẫn không nguôi lòng từ mẫn đối với chúng ta, luôn giúp toàn thể chúng sinh cơ hội trở về quê hương vĩnh cửu. Đó chính là nước Cực Lạc thanh lương, giải thoát của đức Từ Phụ A Di Đà.
Thành tâm cảm thán:
THƯỢNG đức ngàn thu rực ánh vàng,
TỌA Thiền, niệm Phật hướng Tây Bang,
TRÍ lành tận lực phiên kinh báu,
MINH tuệ dốc lòng độ chúng sanh,
THANH tịnh tâm thành dương Phật pháp.
TU hành chí quyết đáo Tây Phương.
TỊNH am vùi lấp mùi chung đỉnh
NGHIỆP đạo hoằng khai rạng Thích Tràng.
Mùa Thu Giáp Tuất, 1994
Đệ tử cẩn bút
Liên Hoa
-----------------------------
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Phàm lệ của dịch giả:
Lệ Ngôn
1. “Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký”: Đề mục bộ kinh này có chín chữ. Bảy chữ trước ở đây xin gác qua, vì trong phần giải thích đề mục kinh, và đề mục phẩm có nói rõ, nên ở đây chỉ nói qua hai chữ “giảng ký”. Giảng là do Pháp Sư Diễn Bồi y trong Bồ Tát Giới Bổn, tức là năm mươi tám giới (58) gồm có 10 giới trọng (10) và bốn mươi tám giới khinh (48) (Ở đây chỉ nói qua 58 giới, là thuộc về phần giới tướng, còn phần trước và sau, không nói, vì không cần).
Năm mươi tám giới (58) này chính là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã nghe đức Lô Xá Na giảng ở thế giới Liên Hoa Đài Tạng, Khi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hạ sanh nơi cõi Diêm Phù Đề này đã tụng lại. 10 giới trọng, 48 giới khinh này dù đã từ Phạn văn phiên dịch thành Hán Văn, nhưng không dễ gì hiểu cho tường tận được. Nên Pháp Sư y trong Tam Tạng thánh giáo và chỗ chánh tri chánh kiến của mình tu học mà giảng giải kinh văn một cách rành rẽ, rõ ràng, để cho hai chúng Phật tử xuất gia cũng như tại gia, những vị đã thọ giới Bồ Tát, hiểu rõ mà hành trì. Sau khi giảng, có đệ tử của Pháp Sư ghi lại, nên mệnh danh là Giảng Ký.
2. Bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này gồm có hai phần:
- Kinh văn
- Lời giảng
Trong khi tôi phiên dịch từ Hán văn ra Việt văn thì chỉ phiên dịch phần của Pháp Sư giảng. Còn phần kinh văn thì hoàn toàn y theo bản giới bổn Việt văn của Hòa Thượng Vạn Đức (Pháp Sư Thích Trí Tịnh) đã phiên dịch. Tôi không phiên dịch lại. Tuy nhiên cũng có những chỗ cần thay đổi vì muốn cho phù hợp với phần giảng giải của Pháp Sư. Những chỗ ấy có mở và đóng ngoặc đơn (...); xin chư thượng đức cũng như quý Phật tử tại gia thọ Bồ Tát giới, khi đọc thì rõ.
Về lý do tôi không dịch lại phần kinh văn, có hai nguyên nhân:
- Bản dịch của Hòa Thượng Vạn Đức đã lưu hành từ lâu. Trong giới Phật tử thọ Bồ Tát Giới, xuất gia cũng như tại gia, thọ trì, tụng kinh khi làm lễ Bố Tát trong mỗi nửa tháng đã thuần thục. Vì thế, tôi phiên dịch lại cũng thành thừa.
- Bản dịch của Hòa Thượng chẳng những lưu hành từ lâu, lại được Giáo Hội Tăng Già Nam Việt công nhận là bản dịch xứng đáng và có giá trị. Điều ấy như trong quyển kinh Phạm Võng lược giảng nghi thức tụng giới Bồ Tát thuyết minh như sau:
“Trong đây nói ngài Cưu Ma La Thập dịch từ văn Phạn ra văn Hán, hồi đời nhà Dao Tần. Trong mục lục của Tạng thì để rõ là có những vị nhuận bút, vị nào chép văn, vị nào dịch nghĩa. Như vậy có nghĩa là kinh này chắc chắn là có bổn chánh bằng văn Phạn, đã kết tập từ xưa, truyền qua Tàu, rồi ngài Cưu Ma La Thập mới dịch ra văn Hán. Và từ nơi quyển chánh văn chữ Hán, tôi dịch ra quyển chữ Việt đây.
Trước khi tôi dịch ra bổn này, ở Việt Nam, cũng có vài vị Thượng Tọa đã dịch. Nhưng các vị trong Giáo Hội Tăng Già Nam Việt thấy rằng cần phải có bản dịch chỉnh đốn hơn để cho chư Tăng cũng như các vị cư sĩ thọ giới Bồ Tát có bổn để tụng, để bố-tát, cho nên yêu cầu tôi dịch; thành ra mới có bổn này. Lúc đó, Hòa Thượng Huệ Quang đang làm Pháp Chủ trong Giáo Hội Tăng Già Nam Việt.
Sau khi phiên dịch xong, tôi đệ trình lên giáo hội, và giáo hội đã triệu tập một ban để kiểm duyệt. Sau đó, giáo hội đã nhận định bản dịch của tôi có phần giá trị xứng đáng, có thể lưu hành, giúp cho hàng tăng giới cũng như tại gia thọ Bồ Tát Giới, có thể thọ trì và tụng niệm”.
Vì lẽ đó, tôi nói rằng bản dịch này do Hòa Thượng Huệ Quang, Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, chứng minh.
3. Khi đọc những bộ kinh, luật, luận; nếu co phần chú giải, phải luôn nắm vững phần chánh văn mới dễ lãnh hội. Dù phần giải thích ngắn hay dài đến đâu, cũng chỉ nhằm vào chánh văn mà giải thích, không bao giờ ra ngoài ý chánh văn. Đọc bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này cũng vậy, quý đại sĩ phải luôn ghi nhớ chánh văn của giới bổn.
Sự giải thích kinh văn bộ Giảng Ký này có hai cách:
- Trước nêu kinh văn rồi sau mới giải thích. Phần này rất dễ phân biệt lời giải thích với kinh văn.
- Đem kinh văn xen trong phần giải thích, để làm sáng tỏ phần Phật dạy. Lối này hơi khó hiểu, và quý đại sĩ nào không đọc bổn Hán văn, đối với lời giải thích khó mà phân biệt. Vì thế, khi dịch phần giải thích lối này, với những chữ hay những câu thuộc phần kinh văn đều có mở và đóng ngoặc kép “...” để quý đại sĩ phân biệt được kinh văn, không phải lời chú giải.
4. Về sự xếp đặt kinh văn của bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này, trước tiên nêu đề mục của mỗi giới và kinh văn, rồi sau mới giải thích.
Khi giải thích cũng thế, nghĩa là trước giải thích đề mục, sau mới giải thích kinh văn. Về phần giải thích đề mục của mỗi giới không nhứt định. Có giới giảng rất rộng từ 2 đến 3 trang, có giới giảng ít hơn. Nên biết dù nhiều hay ít, các phần giảng này cũng chỉ ở trong phạm vi đề mục, không quan hệ gì đến kinh văn.
Xong phần đề mục của mỗi giới, đến phần giảng kinh văn, các phần này luôn được mở đầu bằng câu “Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “...” Khi đọc cứ lưu ý như vậy, thì khỏi có sự lộn xộn giữa đề mục và kinh văn.
5. Bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này chỉ bắt đầu giải thích từ câu: “Nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật tùng sơ hiện Liên Hoa Đài Tạng Thế Giới...” (Bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ lúc sơ khởi, hiện thân nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng), chứ không y theo trong bộ Giới Bổn tụng giới mỗi nửa tháng, trước tiên bắt đầu từ câu: “Nhĩ thời Lô Xá Na Phật vị thử đại chúng, lược khai bá thiên hằng hà sa bất khả thuyết pháp môn trung tâm địa như mao đầu hử”. Sự việc ấy trong phần giải thích có nói rõ nguyên nhân.
-----------------------------
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Lời Pháp Sư Diễn Bồi
nhân dịp khai giảng kinh Phạm Võng
Kính thưa quý vị Pháp sư!
Quý ni sư!
Quý cư sĩ và thiện tín!
Hôm nay, nhằm tháng Giêng, Phật lịch 2512, tôi ở đây vì quý vị giảng kinh Kim Cương. Đáng lẽ quyển kinh đã được giảng xong sớm, nhưng vì Bồ Đề Lan Nhã là đạo tràng hoằng hóa, quý vị cao tăng thường đến rất đông để thỉnh cầu khai thị. Vì muốn các vị không phải nhọc công tham phỏng, hành cước các nơi, mà vẫn có thể thâu hoạch được những lời chỉ giáo hữu ích của quý thiện tri thức, cho nên tôi phải đình giảng kinh Kim Cương một cách bất ngờ, mãi đến kỳ A Di Đà Phật thất năm rồi, mới kết thúc được toàn bộ. Thế là trước sau, khóa giảng kéo dài gần trọn hai năm.
Giảng kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật xong, bổn ý của tôi là định tiếp tục giảng phẩm pHổ Hiền Hạnh Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm. Nhưng vì có nhiều vị muốn nghe kinh Phạm Võng, để đối với Bồ Tát giới có chỗ liễu giải rõ ràng. Vì thế, Phổ Hiền Hạnh Nguyện phẩm phải bị đình lại, và chỉ khai giảng vào chiều thứ Bảy mỗi tuần tại Bát Nhã giảng đường.
Còn nơi Bồ Đề Lan Nhã này, tôi tuyên thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Tâm Địa Phẩm để thỏa mãn ý nguyện của quý vị. Và do sự giảng kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Địa này, sẽ kích thích quý vị phát tâm Bồ Đề, thực hành Bồ Tát đạo, đồng hướng về quả tối cao vô thượng Bồ Đề.
Đồng thời, lần giảng kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn này, lại còn có một điểm thâm ý đặc biệt bên trong. Đó là đối với kinh Kim Cang đã giảng trước đây, tư tưởng lý luận của kinh ấy thuộc về lý Không. Nếu không hiểu được Không lý thì quả là nguy hiểm vô cùng.
Tổ Long Thọ có dạy: “Tín giới vô cơ, vọng tưởng ức thủ nhất không, thị vị tà không” - (người tu hành lòng tin đối với giới pháp không có nền tảng, vọng tưởng ức đoán, chấp thủ một khía cạnh Không, là thiên không, như vậy chính là tà không).
Nên biết lý chân không Bát Nhã là tức không, tức giả, tức trung. Nếu thiên chấp một bên không, ấy thuộc về ngoan không, thì nguy hiểm vô cùng.
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại. Do đó, giới hạnh của Phật tử phải nghiêm trì, không nên xem thường và cũng chính là để giúp trừ khử cái tệ hại “vọng tưởng ức đoán, chấp thủ một bên không” như Tổ đã dạy.
Cho nên quý vị nào nghe qua kinh Kim Cương, lại nghe tiếp kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn này, tôi tin chắc rằng quý vị ấy sẽ được sự thọ dụng vĩ đại!
-----------------------------
Chương I: Tiền Đề Khái Thuyết
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương I: TIỀN ĐỀ KHÁI THUYẾT
(những điều khái quát đầu tiên)
A. Giới học vi Phật pháp đích căn bổn
(Giới học là căn bản trọng yếu của Phật pháp).
Giới luật học của Phật giáo trong hai phái Nam, Bắc truyền có những điểm bất đồng rõ rệt:
- Về Phật giáo Nam Truyền chỉ có giới học của Thanh Văn, hoàn toàn không có giới học của Bồ Tát, đối với giới này, thất chúng Phật tử mỗi chúng đều thọ riêng.
- Trái lại, về Phật giáo Bắc Truyền chẳng những có giới học của Thanh Văn, lại có giới học của Bồ Tát, trong đó Tam Tụ Tịnh Giới của giới Bồ Tát thì thất chúng Phật tử đều chung thọ.
Phật giáo Bắc tông hay Nam tông đối với giới luật học, dù có điểm bất đồng như vậy, nhưng đều nhận chân giới học là căn bổn của Phật pháp. Cho nên bất luận Phật giáo đồ Nam Tông hay Bắc Tông, đối với giới pháp mình đã bẩm thọ, hoàn toàn không được xem thường. Vì sao vậy? Vì học Phật, cần lấy Giới Luật làm cơ sở đầu tiên. Một hành giả có chí hướng cầu Phật pháp, nếu không nghiêm trì tánh giới pháp Phật đã chế lập một cách hoàn chỉnh, thì người ấy vẫn y nhiên đứng ở ngoài cửa mà chưa được vào trong nhà, cũng không được lên chốn lầu cao của Phật Pháp.
Thế nên căn cứ vào Tiểu Thừa mà thuyết minh: “Giới thị chánh thuận giải thoát chi bổn”, nghĩa là: Giới pháp là căn bản chính, thuận theo con đường giải thoát. Căn cứ vào Đại Thừa mà thuyết minh: “Giới vi vô thượng Bồ Đề chi bổn”, có nghĩa: giới là cội gốc của quả Vô Thượng Bồ Đề. Vì lý do ấy, lẽ đương nhiên, muốn được chân chính giải thoát và chứng đắc quả vị Vô Thượng Bồ Đề, vẫn còn phải nương nơi trí tuệ vô lậu, mà cơ sở tối sơ, phải nói là Giới Học.
Tại sao vậy? Bởi nhờ sự hạn chế của Giới Học, khiến cho tâm niệm của hành giả tuyệt đối không được dong ruổi theo ngoại cảnh, nhờ đó mà nội tâm dần dần được an tịnh. Bấy giờ, từ trong tâm cảnh an định, trí huệ vô lậu sẽ được khai phát. Sau đó, lại phải vận dụng huệ kiếm Bát Nhã chặt đứt dây vô minh từ vô thỉ, mới được lên ngồi giường giải thoát, mới được an tọa trên tòa Bồ Đề.
Nên kinh dạy: “Nhơn Giới sanh Định, tùng Định phát Huệ”, nghĩa là: nhờ giữ Giới mà được Định tâm, từ định tâm khai phát trí huệ. Đích thực là một tuần tự bất di, bất dịch, không ai có thể vượt bực được.
Do đó, có thể thấy rõ Trí Huệ ở tầng tối cao, cố nhiên là trọng yếu, và Giới Luật tuy ở tầng nền tảng thấp nhất, nhưng lại càng trọng yếu hơn. Nếu như Giới Luật ở tầng nền tảng không được củng cố thì Thiền Định ở tầng giữa, Trí Huệ ở tầng cao đều không thể xuất hiện trong tâm của hành giả.
Giờ đây, tôi (Pháp Sư giảng giới) xin thỉnh vấn một điều: Mục đích chính của quý vị (chỉ chung giới Phật tử xuất gia và tại gia) học Phật, có phải muốn được giải thoát không?
Nếu như thừa nhận là phải, thì quý vị đối với Giới Học cần phải giữ gìn nghiêm cẩn, nhiên hậu mới có thể được giải thoát theo đúng chỗ quý vị mong cầu.
Có phải mục đích chính của quý vị học Phật là muốn chứng quả vị Bồ Đề vô thượng không?
Quả như quý vị thừa nhận là phải, thì đối với Giới Học, quý vị cần phải thủ trì nghiêm cẩn, nhiên hậu, mới có thể được chứng quả Vô Thượng Bồ Đề, theo chỗ mong muốn của mình.
Giả như không phải như thế, nghĩa là đối với Giới Học, quý vị có chỗ khuyết phạm, thì chẳng những đối với thắng lợi xuất thế, không thể mong được kết quả, mà chính với công đức cõi Nhơn Thiên, quý vị cũng vẫn vô phần. Thế nên, chư Phật mười phương ba đời xuất hiện ở thế gian, không vị Phật nào không cực lực suy tôn giới pháp một cách cẩn trọng. Lịch đại Tổ Sư Tây Thiên cũng như Đông Độ, không Ngài nào chẳng đem giới pháp ân cần giáo hóa hậu sanh.
Nên kinh Anh Lạc Bổn Nghiệp thuyết minh: “Nhứt thiết chúng sanh, sơ nhập Tam Bảo hải, dĩ Tín vi bổn. Trụ tại Phật gia, dĩ Giới vi bổn”. Nghĩa là tất cả chúng sanh khi mới vào trong bể Tam Bảo, phải dùng lòng tin sâu dày làm gốc. Khi đã an trú trong nhà Phật, thì dùng Giới làm cội gốc.
Tại sao vậy? Vì Giới là khởi điểm để hướng thượng, hướng thiện, hướng quang minh, hướng lên đường giải thoát. Thế nên không cho phép hành giả bất luận xuất gia hay tại gia có một chút xem thường.
Vì thế, khi đức Bổn Sư sắp tịch diệt, do tâm Đại Bi, Ngài đinh ninh dạy các đệ tử: “Sau khi ta diệt độ, các ông phải nhất tâm tôn kính Giới Luật, phải xem Giới Luật như thầy của các ông”.
Ở đây, không khỏi có người hỏi rằng: Tại sao giới pháp lại có tính trọng yếu như thế?
Giải đáp điều này, xin dẫn lời thuyết minh trong kinh Đại Niết Bàn như sau:
- Giới là thềm thang của tất cả pháp lành, cũng là cội gốc của tất cả thiện pháp; như quả đại địa là cội gốc của tất cả thảo mộc phát sanh.
- Giới là một đấng đạo sư tối cao của các thiện căn; là vị thương chủ dẫn dắt đàn thương nhân.
- Giới là thắng tràng của tất cả các thiện pháp; như thắng tràng của Thiên Đế Thích.
- Giới có công năng đoạn trừ vĩnh viễn tất cả ác nghiệp và tam ác đạo; như các dược thảo có công năng trị liệu tất cả các thứ ác bịnh.
- Giới là tư lương trên đường hiểm sanh tử, giới là chiếc áo giáp đồng, là cây gậy thần trừ diệt ác tặc kiết sử.
- Giới là một thần chú tối linh, diệt trừ rắn độc phiền não. Giới là cây cầu để qua khỏi hạnh nghiệp tội ác.
Kinh văn quá minh bạch, không cần phải nói thêm nhiều. Căn cứ theo đó, có thể khẳng định rằng: Bất luận tu tập thiện nghiệp hay đoạn trừ ác pháp; bất luận mong thoát ly khổ não hay cầu được giải thoát an lạc; bất luận đoạn phiền não nghi hoặc hay chứng chơn thường, đối với giới pháp, đều phải có tánh cách quyết định. Nếu không có Giới thì tất cả việc nói trên đều không thành tựu.
Như thế tại sao có thể nói là Giới không trọng yếu? Lại vì sao có thể đối với giới pháp dám sanh tâm khinh thường?
Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Muốn thấy đuợc Phật tánh, chứng Đại Niết Bàn, quyết định phải có tâm thâm tín, kính trọng, tu trì tịnh giới. Nếu người nào thọ trì kinh này mà hủy phạm tịnh giới, người ấy là quyến thuộc của ma, không phải là đệ tử của ta. Ta cũng không cho người ấy thọ trì, đọc tụng kinh này”.
Đối với việc thọ trì, đọc tụng kinh điển Đại Thừa, hành giả thu hoạch được công đức vĩ đại. Hơn nữa, công đức thọ trì kinh điển Đại Thừa mà hành giả thu hoạch được, nếu so với người đem thất bảo bố thí, thì gấp bội hơn không biết mấy lần. Điều ấy cứ xem trong kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật thì rõ.
Lại nữa, việc thọ trì, đọc tụng kinh điển Đại Thừa, ở các kinh Đại Thừa đồng nhất trí tán thán, nên thông thường hàng Phật tử đa số đều thọ trì, đọc tụng kinh điển Đại Thừa. Nhưng y chiếu theo lời Phật dạy trong kinh Niết Bàn dẫn trên, thì thọ trì kinh điển, cố nhiên là điều tốt, nhưng phải dùng thân tâm thanh tịnh mà thọ trì.
Nói rõ hơn, là phải lấy việc tu trì tịnh giới mà đọc tụng. Nếu chỉ thọ trì kinh điển mà không xem trọng tịnh giới của Như Lai, thậm chí hủy phạm tịnh giới thì đức Phật không nhận người này là Phật tử chơn chánh, mà là quyến thuộc của ma vương. Đức Phật chẳng những không do vì việc người ấy thọ trì kinh Niết Bàn mà hoan hỷ, lại còn không cho người ấy thọ trì kinh này.
Chúng ta hãy suy tưởng thái độ của Phật, thì biết rằng thọ trì tịnh giới là trọng yếu biết dường nào! Sao lại có thể không vâng giữ một cách nghiêm cẩn?
Trong kinh Nguyệt Đăng Tam Muội, lại dạy rõ về điểm trọng yếu của Giới Pháp như vầy:
Tuy hữu sắc tộc cập đa văn
Nhược vô giới trí do cầm thú,
Tuy xử ty hạ thiểu văn kiến,
Năng trì tịnh giới danh thắng sĩ.
Dịch:
Dù có sắc tộc và đa văn,
Nếu không giới trí như cầm thú,
Tuy hạng tầm thường, ít kiến văn,
Nghiêm trì tịnh giới là thắng sĩ.
Xin giải thích rõ bài kệ trên như sau:
Một cá nhân ở đời, sự cao thấp về địa vị không phải căn cứ vào chủng tộc tôn quý, cũng không phải vì họ có sắc tướng đoan nghiêm, hay nhằm vào sự bác học đa văn của họ, mà hoàn toàn căn cứ nơi đức hạnh của người ấy cao thượng hay không. Thông thường, nói theo thế tục là đức hạnh, trong Phật pháp gọi là tịnh giới. Dù là một người thông thường hay một hành giả tu học Phật pháp, giới hạnh đích xác là vô cùng trọng yếu.
Vì thế, nếu không có giới hạnh và trí huệ, dù chủng tộc người ấy cao quý đến mức nào, sắc tướng đoan nghiêm đến mức nào, học vấn quảng bác đến đâu, căn cứ vào quan niệm Phật pháp mà xét, thì kẻ ấy so với cầm thú nào khác gì mấy. Ngược lại, nếu tu trì tịnh giới làm một con người có đạo đức cao thượng, dù ở vào địa vị thật thấp kém, dù kiến văn cạn hẹp, hiếm hoi, nhưng vẫn có thể được suy tôn là bậc thắng sĩ trên thế gian. Giá trị của con người đó, mọi người đều cung kính tôn trọng. Cho nên, giới hạnh là căn bản làm người.
Hành giả tu học Phật pháp, đặc biệt là người xuất gia tu Đại Thừa, cần phải làm cho ngôi Tam Bảo không đoạn tuyệt, Chánh Pháp được cửu trụ ở thế gian.
Khi đức Phật còn tại thế, đầu tiên Ngài chế định Giới Luật, đem pháp giới nhiếp phục chúng Tăng. Bản hoài của Đức Phật chính là mong muốn làm sao cho Tăng đoàn hòa vui thanh tịnh. Tăng đoàn cần phải gánh vác trách nhiệm trọng đại ấy. Nhưng trách nhiệm trọng đại ấy có gánh vác được hay không, điều trọng yếu không gì khác hơn là hành giả có tu trì tịnh giới hay không?
Nếu như mọi Phật tử xuất gia đều nghiêm trì pháp giới thanh tịnh, thực hành pháp Lục Hòa Kính, thì mới có thể làm cho ngôi Tam Bảo không đoạn tuyệt, Chánh Pháp được cửu trụ mãi nơi thế gian. Nên trong kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy: “Thọ trì oai nghi giới pháp được đầy đủ, thực hành pháp Lục Hòa Kính, khéo léo ngự trị đại chúng, tâm không lo buồn, hối hận, thuận theo chánh pháp của Phật, không trái lời Phật dạy. Thế nên có thể làm cho ngôi Tam Bảo không đoạn tuyệt và chánh pháp do đó được cửu trụ trong thế gian”.
Hành giả Đại Thừa lấy việc cầu Phật Quả làm mục đích tối cao, mà thành Phật nhất định sẽ được tướng phước báo của bậc đại nhân, tức là ba mươi hai hảo tướng của đức Phật. Nhưng nguyên nhân được ba mươi hai tướng, không phải do nhân duyên sai biệt nào khác, chính là do ở nơi tu trì tịnh giới mà được. Nếu không theo đúng phép tu trì tịnh giới, chẳng những không được ba mươi hai tướng phước báo của bậc đại nhân, mà đến cả cái thân người hạ tiện cũng không thể có được.
Trong Đại Trí Độ Luận cũng từng thuyết minh: “Nếu người nào muốn cầu sự lợi ích vĩ đại, quyết phải nghiêm trì tịnh giới như yêu quý của báu, như ái hộ thân mạng. Tại sao thế? Vì giới pháp là nơi cư trú của tất cả pháp lành”.
Trong kinh luận nói lên sự lợi ích vĩ đại, đương nhiên là chỉ cho quả vị Vô Thượng Bồ Đề. Cho nên chẳng những chư hành giả Thanh Văn thừa cần phải nghiêm cẩn vâng giữ giới pháp, mà chính bậc Bồ Tát Đại Thừa càng cần phải vâng giữ nghiêm mật hơn.
Giới là cội gốc xuất sanh tất cả pháp lành công đức và cũng là cội gốc đắc Niết Bàn, chứng Bồ Đề. Nên Giới là chỗ chung cùng đồng vâng giữ của hành giả trong ngũ thừa.
Chúng ta nếu không muốn đi trên con đường Phật Pháp thì thôi, nếu như muốn đi trên con đường Phật pháp, thì cần phải theo đúng như pháp, giữ gìn tịnh giới cho nghiêm cẩn.
Kinh Anh Lạc Bổn Nghiệp dạy: “Tiến nhập Phật gia, dĩ Giới vi bổn”. Nghĩa là khi mới bước vào nhà Phật, phải lấy Giới Pháp làm cội gốc. Do đó, không cho phép bất cứ một hành giả nào tu học Phật pháp mà còn có chỗ vi phạm giới luật.
Bộ Giới Học Yếu Thuật dạy rõ: “Từ chỗ thiển cận mà nói thì Giới Học của Phật pháp là quy luật, luân lý, đạo đức của nhân sinh, là chuẩn tắc của con người, sở dĩ gọi là con người. Nếu đi vào chỗ thâm sâu mà giảng, giới pháp của Như Lai là đào tạo nhân cách cho đến chỗ viên mãn, cứu cánh Phật Quả”.
Người tu hành học Phật pháp từ khi phát tâm đối với Tam Bảo, bước vào cửa Phật, mãi đến lúc hoàn thành Phật quả, đều có thể nói là có giới tướng trong suốt giai đoạn xa xôi ấy (thông thường trong kinh Phật dạy một người từ khi mới phát Bồ Đề tâm, cho đến lúc viên thành Phật quả, phải qua hằng hà sa số kiếp, chính là chỉ cho giai đoạn xa xôi ấy). Thế nên, nghiêm trì tịnh giới đầy đủ thật là hạng mục (1) hành đạo. Ngừời tu trong Phật giáo Đại Thừa cần phải có đủ, không thì không thể đạt đến mục đích dự kỳ của hành giả ngũ thừa. Do đó, có thể thấy rằng dù giới học có những sai biệt, nhưng thật sự rất là nhất quán.
Đại Thừa Phật giáo phải lấy sự phát tâm Bồ Đề làm căn bản. Tức là lấy tâm Bồ Đề làm giới thể của Đại Thừa Bồ Tát Giới. Nếu như không phát tâm Bồ Đề thì dù có nghiêm trì tịnh giới, cũng chỉ là giới của thế tục.
Cho nên Hoằng Nhứt Luật Sư dạy: “Ngũ giới, bát giới tuy thuộc Tiểu thừa, nhưng hàng Phật tử muốn bẩm thọ giới phẩm ấy, cần phát tâm đại Bồ Đề, không nên độc thiện nhứt thân, nghĩa là chuyên tu thiện pháp để cầu giải thoát cho riêng bản thân mình, riêng thụ hưởng cảnh tịch diệt. Dù rằng, Khai, Giá, Trì, Phạm không khác với Thanh Văn, nhưng sự phát tâm khởi hạnh đồng với đại sĩ, mong tất cả thanh tín nên cố gắng”.
(thanh tín: thiện nam tín nữ)
Đây là lời khích lệ của Hoằng Nhứt Luật Sư, hy vọng rằng mỗi Phật tử đều nên thực hành Bồ Tát Đại Thừa. Thực là lời dạy có giá trị, mỗi Phật tử học Phật phải nên xem trọng!
Chí hướng Đại Thừa cốt ở lợi tha, nếu không phát tâm Bồ Đề thì không thể nào mang sự lợi ích phổ biến rộng rãi cho khắp chúng sanh. Cho nên, Bồ Tát vì muốn lợi ích chúng sanh, nếu có thể không rời Bồ Đề nguyện, thì mới gọi là tịnh giới đầy đủ vậy!
B. Thinh Văn Giới dữ Bồ Tát Giới dị đồng
(Điểm dị đồng của giới Thanh Văn và Bồ Tát)
Hành giả tu học Phật pháp, căn cứ theo kinh từ trước đến nay, phân làm 2 loại: Hàng Thanh Văn thì phát tâm chán lìa và hàng Bồ Tát thì phát tâm Bồ Đề. Bất luận chỗ phát tâm của hành giả thuộc Đại Thừa hay Tiểu Thừa (Thanh Văn thuộc Tiểu Thừa, Bồ Tát thuộc Đại Thừa) khác nhau như thế nào, nhưng cả hai vẫn đồng có giới hạnh riêng để tự tu trì.
Sự sai biệt của hai hạng hành giả nói trên như thế nào?
Đây là một vấn đề chúng ta cần phải thấu triệt. Quan niệm thông thường cho Biệt Giải Thoát Giới của thất chúng Phật tử thuộc về giới hạnh tu trì của hàng Thanh Văn; Tam Tụ Tịnh Giới là giới hạnh tu trì của hàng Bồ Tát. Đứng về mặt đại thể, đây là biểu thị sự sai biệt giữa hai giới Thanh Văn và Bồ Tát. Nhưng nói một cách quả quyết, nghiêm cẩn và tường tận hơn, thì điểm dị đồng giữa hai giới Thanh Văn và Bồ Tát lại phải căn cứ vào nhiều phương tiện để luận đàm. Các phương diện đó bao gồm tám chủng loại sau đây:
1. Thông Giới dữ Biệt Giới (thông giới và biệt giới)
* Thanh Văn giới thuộc về Biệt Giới: những giới mà thất chúng Phật tử từng hạng bẩm thọ riêng, như:
- Ngũ Giới là Giới của các Phật tử tại gia bẩm thọ.
- Thập Giới là Giới của Phật tử xuất gia sa-di, sa-di-ni.
- Sáu học pháp là Giới của Thức-xoa-ma-na.
- Cụ Túc Giới là Giới của tỳ kheo, tỳ-kheo-ni.
Đệ tử Phật sở dĩ được phân làm thất chúng là do nơi sự bẩm thọ giới pháp bất đồng phát sinh ra. Chiếu theo chỗ thọ giới pháp khác nhau của thất chúng Phật tử mà phân biệt, thì chẳng những có từng lớp cạn sâu trong từng giới, mà còn phân ra những giới dành cho nam, nữ Phật tử riêng thọ. Điều này do bởi chính Đức Phật chế ra khi còn tại thế, chế lập đầu tiên. Ngài vì muốn thích ứng với hoàn cảnh xã hội cũng như tâm cơ sanh chúng đương thời, nên chế giới ngăn cấm Phật tử không được hành động như thế này hay thế khác.
* Bồ Tát Giới thuộc về Thông Giới: Bất cứ Phật tử nào có tín tâm đối với Phật đều có thể thọ. Chỉ đặc biệt là phải có một điều kiện duy nhất: phải phát tâm Bồ Đề, bất luận tại gia hay xuất gia; già, trẻ, lớn, nhỏ, nam, nữ v.v... Đó là điểm cốt yếu cho những ai muốn bẩm thọ Bồ Tát Giới.
- Như người nào trước kia thọ Ngũ Giới, về sau phát tâm Bồ Đề thọ Bồ Tát Giới, thì gọi là Bồ Tát Ưu Bà Tắc hoặc Bồ Tát Ưu Bà Di.
- Như người trước kia thọ Thập Giới, về sau phát tâm Bồ Đề thọ Bồ Tát Giới, thì gọi là Bồ Tát Sa Di hoặc Bồ Tát Sa Di Ni.
- Như người trước kia thọ Cụ Túc Giới, về sau phát tâm Bồ Đề thọ Bồ Tát Giới, thì gọi là Bồ Tát Tỳ Kheo hoặc Bồ Tát Tỳ Kheo Ni.
Căn cứ vào việc mọi hành giả theo Phật pháp, khi đã phát tâm Bồ Đề, đều có thể thọ Bồ Tát Giới, nên gọi là Thông Giới.
2. Nhiếp Luật Nghi Giới dữ Tam Tụ Tịnh Giới (Nhiếp Luật Nghi Giới và Tam Tụ Tịnh Giới)
* Thanh Văn Giới mà thất chúng Phật tử riêng thọ, thông thường gọi là Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Công dụng duy nhất của giới này cốt ở sự “phòng phi chỉ ác” (phòng ngừa tất cả những việc sai quấy mà ngăn dứt tất cả tội ác), cho nên đều dạy chúng ta những sự việc nào không nên làm. Hành giả nếu đúng như pháp tuân giữ, sẽ riêng được giải thoát. Cho nên Nhiếp Luật Nghi Giới còn được gọi là Biệt Giải Thoát Giới.
* Ngoài Nhiếp Luật Nghi Giới, hành giả Thanh Văn còn có Định Cộng Giới và Đạo Cộng Giới (còn gọi là Tịnh Lự Luật Nghi và Vô Lậu Luật Nghi).
- Biệt Giải Thoát Giới chứng đắc từ nơi sự bẩm thọ, trong khi Định Cộng Giới và Đạo Cộng Giới không phải do nơi bẩm thọ mà chứng đắc. Đây là sự khác biệt của ba loại giới nói trên.
- Biệt Giải Thoát Giới thuộc về thi-la của cõi Dục Giới.
- Định Cộng Giới thuộc về thi-la của cõi Sắc và Vô Sắc Giới.
Dù có sự sai biệt như vậy, nhưng đồng thuộc về nghiệp hữu lậu trong tam giới. Đạo Cộng Giới thuộc về thi-la vô lậu, không thuộc về nghiệp trong tam giới. Định Cộng Giới và Đạo Cộng Giới dù có những đặc điểm riêng, nhưng cùng đồng tôn chỉ khuyên răn xa lìa tội ác. Cả hai giới này đều gọi là “tùy tâm chuyển giới” (giới tùy theo tâm mà chuyển biến).
Khi tâm của hành giả ở trong trạng thái Định, tương ứng với cảnh Định, hoặc lúc tâm tương ứng với Vô Lậu Thánh Đạo; khi ấy, hai nghiệp thân, ngữ của hành giả tùy thuận theo sự tương ứng đó mà phát sanh tác dụng “phòng phi chỉ ác” một cách tự nhiên.
Tác dụng này là do khi hành giả ở trong Định và Vô Lậu Đạo mà phát sanh. Dù có công hiệu như vậy, nhưng phỏng sử một khi xuất định, hoặc giả khi tâm duyên theo cảnh khác thì tác dụng “phòng phi chỉ ác” cũng tùy theo đó mà mất đi lập tức.
Cho nên Định Cộng Giới, Đạo Cộng Giới và cả Biệt Giải Thoát Giới (luật nghi do bẩm thọ mà chứng đắc) bị chuyển biến suốt đời. Đây lại có thêm một điểm tương đồng giữa ba giới.
Ngoài Nhiếp Luật Nghi Giới, Đại Thừa Bồ Tát Giới lại còn có Nhiếp Thiện Pháp Giới và Nhiêu Ích Hữu Tình Giới.
- Nhiếp Thiện Pháp Giới: hành giả thọ giới Bồ Tát không phải chỉ không được làm tất cả những điều ác là đủ; vì như vậy mới chỉ thể hiện ở mặt tiêu cực. Hành giả còn phải cố gắng tu tập các thiện pháp. Đây mới chính là thể hiện mặt tích cực.
Ấn Thuận Đại Sư có dạy: “Người học Bồ Tát đạo để mong cầu thành Phật quả, không phải có một việc là xa lìa và không làm các pháp nhiễm ô, rồi cho là xong chuyện. Nói thí dụ như một khu vườn chẳng những cần phải dọn dẹp, nhổ và phát cỏ cho sạch sẽ; lại còn cần trồng những thực vật hữu dụng. Cho nên Bồ Tát cần phải học rộng tất cả những Phật pháp, viên thành tất cả công đức, thì mới có thể thực hiện được sự tích cực phi thường”.
Dù hành giả Thanh Văn bẩm thọ Luật Nghi Giới, không phải là hoàn toàn không cần tu tập tất cả thiện pháp, nhưng vẫn không giống với sự rộng học tất cả Phật pháp của hành giả Bồ Tát.
- Nhiêu Ích Hữu Tình Giới: biểu thị sự việc hành giả Bồ Tát lấy việc hóa độ chúng sanh làm chủ đích. Vì Bồ Tát phát tâm hóa độ chúng sanh, nếu không thực hành việc độ sanh thì đâu thể gọi là Bồ Tát?
Bồ Tát đã lấy việc nhiếp hóa chúng sanh làm căn bản, lẽ đương nhiên chính bản thân mình phải làm mô phạm cho chúng sanh. Nếu như bản thân Bồ Tát không tu giới hạnh, thử hỏi thì làm sao được sự tín nhiệm của chúng sanh?
Cho nên nếu lấy sự hóa độ chúng sanh làm hạnh nguyện thì cần nghiêm giữ giới pháp không được vi phạm.
Có người cho giới Thanh Văn là quá nghiêm cẩn, mỗi chút mỗi vi phạm. Vì thế rất khó giữ gìn cho trọn vẹn, nhưng giới Bồ Tát trái lại rất khoan dung; vả lại, đại sĩ không câu chấp tiểu tiết. Bấy giờ mọi người đua nhau nguyện tu học Đại Thừa Bồ Tát, đều tự cho mình là hành giả đã an trụ trong Bồ Tát hạnh. Khi làm những điều bất hợp pháp, bị người khác chỉ trích là luật nghi không hoàn chỉnh, lại lấy cớ ta đây là Bồ Tát để đáp lại kẻ chỉ trích mình, không biết đó chính là điều tuyệt đối sai lầm.
Chân chánh và thẳng thắn mà nói, Bồ Tát nếu muốn làm sư phạm cho nhơn thiên, điều kiện trước nhất cần thọ trì là Nhiếp Luật Nghi Giới. Vì Nhiếp Luật Nghi Giới chẳng những là cội gốc của Nhiếp Thiện Pháp Giới mà còn là cơ thạch cho Nhiêu Ích Hữu Tình Giới (cơ là nền tảng, thạch là đá; nghĩa là nền tảng xây bằng đá, mượn để thí dụ cho Nhiếp Luật Nghi Giới là một nền tảng rất cứng chắc cho Nhiêu Ích Hữu Tình và Nhiếp Thiện Pháp Giới).
Bồ Tát nếu không khéo hộ Nhiếp Luật Nghi Giới, thì chẳng những với Nhiếp Thiện Pháp Giới không thể sanh khởi, mà luôn cả Nhiêu Ích Hữu Tình Giới cũng hoàn toàn không thực hiện được. Vì thế, hành giả Bồ Tát đối với Tam Tụ Tịnh Giới, cần phải xem trọng ngang nhau. Có như thế, mới thể hiện rõ điểm đặc sắc của Đại Thừa Bồ Tát Giới.
3. Tùng sư thọ giới dữ bất tùng sư thọ giới (thọ giới nơi thầy và không thọ giới nơi thầy)
Thọ giới mà đắc giới có một pháp thức nhất định, nhưng giới Thanh Văn và Bồ Tát đều có chỗ bất đồng. Thất chúng Phật tử Thanh Văn thừa muốn thọ giới, đại thể mà nói, đều phải có thầy truyền trao giới pháp.
Như chúng tại gia thọ trì Ngũ Giới, phải thọ từ nơi một đại đức xuất gia. Điều này trong nhiều kinh điển và luận Câu Xá đều nói như vậy. Trường hợp nhất định không tìm không có sư tôn truyền thọ giới pháp, có thể đặc biệt cho phép tự phát nguyện bẩm thọ. Việc này trong Luật Tứ Phần và Đại Trí Độ Luận quy định như vậy. Đây chẳng qua là phương tiện ngoại ngạch, bất đắc dĩ.
Như thế, nếu gặp trường hợp có sư tôn truyền trao giới pháp, thì tuyệt đối không được áp dụng ngoại lệ tự phát nguyện bẩm thọ. Đến như chúng tại gia thọ Bát Quan Trai Giới, cũng phải ở trước ngũ chúng xuất gia mà bẩm thọ, lại còn phải tìm một vị giới sư suốt đời không ăn phi thời làm thầy truyền giới.
Trường hợp không thể tìm được vị sư tôn như thế, Phật tử có thể ở trước hình tượng Phật, Bồ Tát tự phát thệ thọ giới.
Đối với chúng xuất gia thọ giới Sa Di và Sa Di Ni, phải có hai thứ giới sư truyền giới. Trường hợp đặc biệt thọ giới Cụ Túc, phải có đủ tam sư thất chứng. Đây là nghi thức tối quan trọng.
Vấn đề từ Thập Sư thọ giới Cụ Túc dành cho những nơi Phật pháp thịnh hành, Tăng chúng đông đảo. Trái lại, đối với những vùng biên địa hẻo lánh, Tăng chúng không đông, không có phương tiện quy tụ đầy đủ Thập Sư truyền giới, có thể giảm bớt phân nửa, chỉ cần 5 vị: bốn vị làm chúng Tăng, một vị làm Yết Ma sư tác pháp để truyền trao giới phẩm. Đây là chánh thuyết của Tỳ Bà Sa Luận, Chánh Lý Luật v.v... Đức Đạo Tuyên Luật Sư cũng căn cứ theo thuyết này.
Tóm lại:
Giới Thanh Văn quyết định phải thọ giới pháp từ nơi thầy với các nghi thức quy định bắt buộc.
Về giới Bồ Tát, phần nghi thức được quy định như thế nào?
Điều này trong kinh Bồ Tát Bổn Nghiệp Anh Lạc dạy rõ có 3 phẩm thọ giới: thượng, trung, và hạ phẩm.
- Thượng phẩm: Từ nơi Đức Phật mà thọ giới. Điều kiện này rất khó thực hiện. Trong kinh Phật dạy: “Một là giới tử lúc thọ giới, ở trước chư Phật, Bồ Tát mà bẩm thọ. Đây thực sự là Thượng Phẩm Giới”.
- Trung phẩm: Từ nơi những đệ tử của Phật mà bẩm thọ. Trong kinh Phật dạy: “Hai là sau khi Phật, Bồ Tát nhập diệt. Trong vòng một ngàn dặm, nếu có vị Bồ Tát nào đã thọ giới trước thì phải thỉnh làm Pháp Sư, dạy bảo, truyền trao giới pháp cho mình. Trước tiên, phải thành kính đảnh lễ dưới chân Pháp Sư, thứ đến tác bạch như vầy: ‘Kính thỉnh tôn giả làm thầy truyền trao giới pháp cho con’. Giới tử đắc giới ấy gọi là Trung Phẩm giới”.
- Hạ phẩm: Sự thọ giới trong trường hợp không gặp Phật xuất thế, hoặc đã nhập diệt, trong vòng ngàn dặm cũng không có đệ tử của Phật để làm thầy truyền giới, Phật tử có thể ở trước hình tượng Phật bẩm thọ. Trong kinh Phật dạy: “Ba là sau khi Phật, Bồ Tát nhập diệt, trong vòng nghìn dặm, không có Pháp Sư làm thầy truyền trao giới pháp thì nên ở trước hình tượng Phật, Bồ Tát, hồ quỳ chắp tay tự thệ nguyện thọ giới. Nên tác bạch như vầy: Đệ tử... kính bạch thập phương chư Phật và đại địa Bồ Tát, con nguyện thệ học tất cả giới của tất cả Bồ Tát. Đây là hạ phẩm giới”.
Ấn Thuận Luật Sư thuyết minh: “Trường hợp thậm chí không có hình tượng Phật để tự thọ giới thì y cứ theo trong kinh Phổ Hiền Quán dạy: Giới tử có thể quán tưởng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật làm hòa thượng, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát làm Yết Ma A Xà Lê, Di Lặc Bồ Tát làm Giáo Thọ A Xà Lê, vẫn có thể thọ giới được”.
Theo kinh Phạm Võng này chỉ có hai cách thọ giới:
- Tự thệ thọ giới: Đây là trường hợp trong vòng mấy ngàn dặm, không có Pháp Sư truyền trao giới pháp. Giới điều thứ 23 trong 48 giới khinh, tuyên thuyết minh bạch như vầy: “Dục dĩ hảo tâm thọ Bồ Tát Giới thời, ư Phật, Bồ Tát hình tượng tiền, tự thệ thọ giới, đương dĩ thất nhật, Phật tiền sám hối, đắc kiến hảo tướng tiện đắc giới. Nhược bất đắc hảo tướng, ưng nhị thất, tam thất, nãi chí nhất niên, yếu đắc hảo tướng. Đắc hảo tướng dĩ, tiện đắc Phật, Bồ Tát hình tượng tiền thọ giới. Nhược bất đắc hảo tướng, tuy Phật tượng tiền thọ giới, bất danh đắc giới”.
(Nếu Phật tử sau khi Phật nhập diệt, lúc có tâm tốt muốn thọ giới Bồ Tát, thì đối trước tượng Phật cùng tượng Bồ Tát mà tự nguyện thọ giới. Nên ở trước tượng Phật và tượng Bồ Tát, sám hối trong bảy ngày. Nếu thấy được hảo tướng là đắc giới. Nếu chưa thấy được hảo tướng thì sám hối 14 ngày, 21 ngày hay đến cả năm, cầu cho được thấy hảo tướng. Khi được thấy hảo tướng rồi, thời được đối trước tượng Phật, Bồ Tát mà thọ giới. Như chưa thấy hảo tướng, thời dầu có đối trước tượng Phật thọ giới, vẫn không gọi là đắc giới).
- Từ thầy thọ giới: Đây là trường hợp có thể thỉnh được vị Pháp Sư truyền trao giới pháp. Cũng theo giới điều hai mươi ba dạy tiếp rằng: “Nhược tiên thọ Bồ Tát giới Pháp Sư tiền thọ giới thời, bất tu yếu kiến hảo tướng. Hà dĩ cố? Thị Pháp Sư chư sư tương thọ cố, bất tu hảo tướng. Thị dĩ Pháp Sư tiền thọ giới thời tức đắc giới, dĩ sanh chí trọng tâm cố tiện đắc giới”.
(Nếu khi đối trước vị Pháp Sư đã thọ giới Bồ Tát thì không cần thấy hảo tướng. Vì sao vậy? Vì vị Pháp Sư là chư sư truyền giới cho nhau, nên không cần hảo tướng. Hễ đối trước vị Pháp Sư ấy mà thọ giới liền đắc giới, do vì hết lòng kính trọng nên đắc giới).
Với hai trường hợp thọ giới đã nói rõ ở trên, Ấn Thuận Luật Sư trịnh trọng dạy như vầy: “Nếu không có Phật xuất thế, cũng không có đệ tử Phật, thì có thể ở trước tượng Phật hoặc quán tưởng Phật mà thọ giới, nhưng nếu có đệ tử Phật thì vẫn cần phải từ nơi đệ tử của Phật mà bẩm thọ giới mới là thích hợp”.
4. Thanh Văn Giới thị tân đắc dữ Bồ Tát giới thị huân phát (Giới Thanh Văn thuộc về tân đắc và giới Bồ Tát thuộc về huân phát)
Giới pháp Thanh Văn xuất gia hay tại gia đều phải trải qua nghi thức thọ giới mới đắc giới thể. Giới thể này trước vốn không có mà khi thọ giới mới được, nên gọi là “tân đắc”. Cũng chính vì tính chất mới được này nên có thể có hai tình trạng xảy ra nơi Phật tử thọ giới là “đắc giới”, rồi lại có thể “thất giới”. Hai tình trạng có thể dẫn đến sự thất giới là:
- Phạm căn bản trọng giới (vi phạm những giới cấm quan trọng): Bất luận hình tướng bên ngoài thể hiện giống hệt một Phật tử chân chính đến mức độ nào (Phật tử ở đây bao gồm hai chúng), nếu giới thể đã bị mất thì người Phật tử đó đã mất hẳn đặc chất của người Phật tử.
- Nhất kỳ sanh mạng kết thúc (thời gian mạng sống đã đến lúc chấm dứt): Nguyên vì giới thể Thanh Văn thuộc về “tận hình thọ”, nghĩa là khi thời gian thọ mạng của người thọ giới tồn tại, giới thể tất nhiên theo sanh mạng mà chuyển sanh. Một khi sanh mạng băng hoại, giới thể tự nhiên cũng theo đó mà tiêu mất. Như vậy, có đắc giới tất nhiên sẽ có thất giới.
Với quan điểm này, Ấn Thuận Đại Sư thuyết minh: “Các học giả Thanh Văn có người cho giới thể là Vô Biểu Sắc, hoặc có người cho là Bất Tương Ưng Hành Pháp”.
Gần đây, quý sư trong giới xuất gia thuộc hệ phái Đại Thừa, cho là công năng tự tâm sở trong tâm tương tục, cũng thuộc về “tân huân”. Quan niệm như thế có phần không đúng. Vì Đại Thừa Bồ Tát Giới là pháp sẵn đủ của tự tâm, là pháp sẵn có, không phải sau khi thọ giới mới có được giới pháp đó.
Trong kinh Bồ Tát Bổn Nghiệp Anh Lạc có thuyết minh: “Giới phẩm của tất cả hàng Bồ Tát, bất luận phàm hay thánh, đều lấy tự tâm làm thể, vì tâm vô tận nên giới thể cũng vô tận”.
Phần văn trường hàng mở đầu kinh này cũng nêu rõ: “Quang minh kim cương bửu giới thị nhứt thiết Phật bổn nguyên, nhứt thiết Bồ Tát bổn nguyên, phật tánh chủng tử. Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Nhứt thiết ý thức sắc tâm thị tình, thị tâm, giai nhập Phật tánh giới trung”.
Nghĩa là: “Giới pháp kim cương quang minh quý báu này chính là bổn nguyên của tất cả chư Phật, bổn nguyên của tất cả Bồ Tát, cũng là chủng tử của Phật tánh. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả ý thức sắc tâm, là tình, là tâm, đều vào trong phạm vi Phật tánh”.
Bồ Tát Giới là pháp sẵn đủ trong tâm của tất cả chúng sanh. Chẳng những không cần đợi duyên chế lập, mà còn có sẵn công năng “phòng phi chỉ ác”, công năng “từ bi lợi vật”, công năng “vô biên công đức thanh tịnh định huệ” v.v... Nhưng sở dĩ phải thọ giới trở lại trong hiện tại, chẳng qua là làm cho giới đức sẵn đủ ấy huân phát và tăng trưởng mạnh mẽ. Giới Phật tánh thường trụ lấy tâm làm giới thể, nên sau khi phát tâm thọ giới, chẳng những trong đời hiện tại không bị mất giới, mà khi sanh mạng kết thúc, giới thể cũng vẫn tồn tại.
Bồ Tát Giới là giới tột cùng đời vị lai, nếu Phật tử thọ trì không thất giới thì mãi mãi cho đến khi chứng quả Vô Thượng Bồ Đề, giới thể đều tương tục, không gián đoạn. Dẫu sau khi sanh mạng kết thúc, tái sanh trở lại không ghi nhớ được việc mình đã thọ giới ở đời quá khứ. Nếu hiện tại phát tâm thọ giới trở lại, trường hợp này gọi là duyên tăng thượng, tuyệt đối không được gọi là “tân đắc”. Đến như trong đời hiện tại, giả sử phạm trọng giới, dù cũng có thể gọi là thất giới, nhưng nếu đúng theo pháp sám hối, thì có thể thọ giới trở lại.
Cho nên kinh nói: “Giới Bồ Tát có pháp thọ mà không có pháp xả; có phạm nhưng không mất giới, vì là giới thể cùng tột đến đời vị lai vậy”. Điều này Ấn Thuận Luật Sư nhấn mạnh như sau: “Bồ Tát từ khi mới phát tâm nhẫn lại, giới đức trong tự tâm mỗi ngày dần tăng trưởng. Hiện tại trở lại thọ giới, cũng chẳng qua là nương theo ngoại duyên để huân phát, làm cho sự huân trưởng ấy được thành thục mà thôi”.
Cho nên giới Bồ Tát đúng như trong kinh này thuyết minh: “Thị chư Phật chi bổn nguyên, hành Bồ Tát đạo chi căn bổn, thị đại chúng chư Phật tử chi căn bổn” (Nghĩa là: “Tâm địa đại giới này là bổn nguyên của chư Phật, là căn bản của người hành đạo Bồ Tát, là căn bản của đại chúng Phật tử”).
Bất luận là chúng sanh ở trong hình thái nào, chỉ cần hiểu rõ lời Pháp Sư thuyết giới, đều được phép thọ giới.
5. Thanh Văn Giới bất khả văn độc dữ Bồ Tát Giới khả dĩ văn độc (Giới Thanh Văn không được đọc và nghe, trong khi giới Bồ Tát có thể nghe hoặc đọc)
Giới Tỳ Kheo Thanh Văn y cứ theo luật Phật chế định, có quan hệ điều văn của Ngũ Thiên, Thất Tụ, nên hàng Phật tử tại gia chưa thọ giới Cụ Túc, tuyệt đối không được phép xem giới, đọc giới và nghe giới.
Việc này trong Luật Văn có dạy rõ ràng: “Một lúc nọ, chúng Tăng làm lễ Bố-tát, có người lén nghe tụng giới, bị Hộ Pháp Thiện Thần đánh đuổi”. Nhưng đối với giới Đại Thừa Bồ Tát khi chưa thọ giới, tuy không được tham dự bố-tát, tụng giới, nhưng nghe giảng ý nghĩa của giới pháp hay xem, đọc, hoặc nghiên cứu ý nghĩa của giới bổn thì có thể được, không bị cấm chỉ tuyệt đối.
Vì thế, sau khi tôi tuyên bố giảng kinh Phạm Võng, có những Phật tử hỏi: - Con chưa thọ Bồ Tát Giới, Pháp Sư có thể cho con tham dự được không? Tôi trả lời: - Đương nhiên là được.
Nhưng nếu khi giảng giới tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, dù quý vị nào có tâm thành khẩn muốn nghe, tôi cũng không chấp thuận. Còn giảng kinh Đại Thừa Phạm Võng Bồ Tát Giới, tôi rất mong muốn quý vị đến nghe thật đông, càng đông càng tốt. Chẳng những không vi phạm giới luật mà còn có nhiều lợi ích. Vì do sự nghe giảng ấy, quý vị sẽ được kích phát tâm Bồ Đề và huân phát Phật Tánh vốn đã có sẵn trong mỗi quý vị.
6. Thanh Văn đích giới điều dữ Bồ Tát đích giới điều (Giới điều của Thanh Văn và giới điều của Bồ Tát)
Giới điều của thất chúng Phật tử Thanh Văn thừa đều khác biệt, không giống nhau như:
- Ngũ Giới của hàng Phật tử nam, nữ tại gia.
- Thập Giới của Phật tử xuất gia: sa-di, sa-di-ni.
- Và những giới điều tối cực nghiêm cẩn, chu mật của hàng tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni.
Thông thường giới tỳ-kheo gồm 250 giới, nhưng trong Luật Tăng Kỳ thì chỉ có 218 giới, luật của Nhứt Thiết Hữu Bộ xưa truyền lại cho là 260 giới. Về số mục, điều văn của hai bộ Luật nói trên có nhiều điểm bất đồng, nhưng phần đại thể vẫn giống nhau.
Có đoạn thuyết minh rõ như vầy: Giới tỳ-kheo phần đại lược thì có hai trăm năm mươi giới, phần trung bình thì ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh. Giới tỳ-kheo-ni phần đại lược gồm ba trăm bốn mươi tám giới, phần trung bình gồm tám vạn oai nghi, mười hai vạn tế hạnh.
Nếu nói rộng ra thì giới của tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni đều là vô lượng vô biên vì tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni lúc thọ giới đều được pháp giới vô lượng vô biên, số lượng đồng với cảnh hư không khắp pháp giới, không một pháp nào không trọn vẹn, đầy đủ, nên mệnh danh là giới Cụ Túc.
Còn như giới Bồ Tát thì:
- Kinh Phạm Võng quy định là mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh.
- Kinh Ưu Bà Tắc Giới nói là sáu giới trọng, hai mươi tám giới khinh.
- Kinh Du Già Bồ Tát Giới nói là bốn giới trọng, năm mươi mốt giới khinh.
Lại có nhiều kinh khác như kinh Bồ Tát Thiện Giới, kinh Bồ Tát Địa Trì v.v... giảng nói các giới nhiều ít rất khác nhau, nhưng về phần căn bản trọng giới vẫn giống nhau.
Vì sự kiện ấy, Ấn Thuận Luật Sư nhấn mạnh: “Thông thường thọ giới là bẩm thọ mỗi một giới điều như trong kinh văn đã dạy. Nhưng kỳ thật, thọ giới là phát khởi công năng “phòng phi chỉ ác” trong nội tâm, quyết không chỉ thu hẹp trong giới hạn của điều văn. Vì thế, hàng Phật tử bất luận xuất gia hay tại gia, xin đừng ngộ nhận những gì trong Giới Luật không đề cập đến thì quý Phật tử đều hành động được”.
Tại sao vậy? Đơn cử giới uống rượu, tất cả hàng Phật tử từ cư sĩ đến tỳ-kheo đều phải thọ trì nghiêm cẩn. Nhưng trong Luật không quy định việc cấm hút thuốc, cũng không cấm chỉ các loại độc phẩm như nha phiến, hải lạc nhơn (một loại thuộc ma túy) v.v... Do đó, có người cho rằng Đức Phật không có chế giới cấm hút thuốc thì cứ việc hút không tổn hại gì. Thật là sai lầm! Họ không biết rằng, khi Đức Phật còn tại thế, không có những ác tập (tập quán xấu) về độc phẩm như hút thuốc, nghiện nha phiến v.v... cho nên đức Phật không chế giới này.
Căn cứ vào việc Đức Phật cấm uống rượu vì rất có hại cho thân tâm mà nói thì những thức độc phẩm kia đương nhiên cũng phải cấm chỉ, không được hút. Việc chế định bằng văn tự rõ ràng của Giới Luật chẳng qua chỉ thích ứng theo thời cơ mà chọn lấy những thứ trọng yếu để nêu lên làm quy lệ mà thôi.
Đến như Bồ Tát giới trong các kinh giải nói nhiều ít không đồng, cũng là do nơi ý nghĩa ấy. Do vậy, chúng ta đối với Giới Luật của Đức Như Lai đã chế định, cần phải vận dụng một cách linh động, hoạt bát, không nên chấp nhặt một khía cạnh, rồi cho rằng: “Những gì Đức Phật không cấm ngăn thì bây giờ cũng không cần ngăn cấm, những gì Đức Phật đã chế chỉ cũng không cần canh cải”. Cần phải có sự thích nghi với thời gian, địa phương. Nên nhận chân những gì không nên làm thì không nên cố ý làm, để tránh những ảnh hưởng xấu trong mọi cảm quan xã hội đối với Phật giáo.
Quan niệm của các hạng nhân sĩ trong xã hội đặc biệt chú trọng là: “Phật giáo đồ phải có đức hạnh”; cho nên hàng Phật tử, nhất là chúng xuất gia, cần phải tuân thủ giới hạnh thật nghiêm cẩn.
7. Thanh Văn đãi duyên chế dữ Bồ Tát Giới bất đãi duyên chế (Giới Thanh Văn đợi đúng thời duyên Đức Phật mới chế lập, còn giới Bồ Tát không cần đợi thời duyên):
Về phương diện ngôn từ giáo hóa chúng sanh, chẳng những duy có Đức Phật là người có thể tuyên thuyết, mà còn có năm hạng người có thể tuyên thuyết. Về vấn đề chế giới (chế định Giới Luật khinh, trọng), duy chỉ có Đức Phật chế lập, ngoài ra không ai có thể chế lập được. Cho nên giới Thanh Văn và giới Bồ Tát đều do Đức Phật đích thân chế định.
Tuy rằng tất cả đều từ Đức Phật chế định, nhưng pháp thức chế lập có điểm bất đồng. Như trường hợp giới Thanh Văn cần đợi đủ nhân duyên mới chế lập, nghĩa là: nhân vì có những sự phạm giới của tín đồ, Phật mới tùy theo hình thức và mức độ tội trạng mà chế giới, để răn dạy đệ tử về sau không được tái phạm. Nếu vi phạm ở mức độ không thể dung thứ, cần phải trị phạt nghiêm khắc.
Trái lại, Bồ Tát Giới không như vậy! Nghĩa là, không cần phải đợi có thật phạm giới mới chế định Giới Luật mà Đức Như Lai nhứt thời đốn chế (nghĩa là: Khi Đức Như Lai thành Đạo, liền chế định giới Bồ Tát ngay lúc đó).
Văn trường hàng nối tiếp sau phần văn kệ tụng mở đầu kinh này thuyết minh: “Nhĩ thời, Thích Ca Mâu Ni Phật sơ tọa Bồ Đề thọ hạ, thành Vô Thượng Chánh Giác, dĩ sơ kiết Bồ Tát Ba-la-đề mộc-xoa” (Lúc bấy giờ, Thích Ca Mâu Ni Phật mới thành đạo Vô Thượng Chánh Giác, Ngài ngồi dưới gốc Bồ Đề, bắt đầu kiết giới Bồ Tát ba-la-đề mộc-xoa).
Kinh văn nói rõ Đức Phật vừa thành Vô Thượng Chánh Giác thì bắt đầu kiết giới Bồ Tát. Đó chẳng phải là một chứng minh rất rõ về việc đốn chế hay sao?
Tại sao giới Bồ Tát nhứt thời đốn chế, mà không đợi nhân duyên phạm giới?
Theo lý mà giải, việc ấy có quan hệ với cơ nghi chúng sanh. Vì Bồ Tát là đại căn cơ, không cần những vấn đề nhỏ nhặt thế nọ, thế kia; cho nên Đức Phật dụng pháp đốn chế. Còn Thanh Văn là tiểu căn cơ, nếu không đợi nhân duyên riêng biệt mà chế lập, thì họ sẽ khó tiếp thọ, nên Đức Phật phải dụng pháp biệt chế.
Về phương diện sự tướng mà nói, chư Cổ Đức nêu ra ba lý do:
- Bồ Tát đủ tín tâm sâu nhiệm: Vừa nghe đức Như Lai chế Đại Thừa giới liền tiếp thọ, không trái nghịch và cũng không cảm thấy có bất cứ sự kinh lạ nào. Trái lại, tín tâm của Thanh Văn còn nông cạn. Nếu Đức Như Lai đồng một lúc vì họ đốn chế, họ sẽ không thể nào thừa nhận được. Lại còn cảm thấy rất khó khăn trong việc tu học Phật pháp, thậm chí thối thất dũng khí hành đạo!
- Bồ Tát phải đi khắp nơi hóa độ chúng sanh nên không thể từng giây phút theo hầu bên Phật. Khi gặp những sự tình không đúng giới pháp, không thể tức khắc bẩm bạch lên Đức Phật để cầu Đức Phật giải quyết, hay phán đoán điều ấy có hợp giới pháp hay không. Cho nên giới Bồ Tát phải nhất thời đốn chế. Trong khi Thanh Văn là chúng thường tùy của Phật, luôn hầu cận bên Phật. Mỗi khi có những sự kiện trái với đức hạnh, lập tức chư vị có thể bạch Phật để Ngài quyết đoán. Cho nên giới Thanh Văn cần phải đợi có trường hợp phạm giới mới chế lập.
- Giới Bồ Tát đã chế lập trong kinh này thật sự phát khởi từ nơi Đức Phật Lô Xá Na. Đức Lô Xá Na vì Diệu Hải Vương Tử muốn thọ Bồ Tát Giới, và chư Đại Sĩ đương thời hiện diện ở pháp tòa, nên đã tuyên thuyết, chế lập 10 giới trọng, 48 giới khinh này.
Đó là những nguyên do giới Bồ Tát nhất thời đốn chế; giới Thanh Văn thì căn cứ vào từng trường hợp phạm giới của đệ tử mà Đức Phật tùy chế, nói rõ hơn là đợi có nhân duyên mới chế giới.
Tóm lại:
- Giới Bồ Tát căn cứ vào Lý Thiện mà chế lập, gọi là giới “Phật tánh thường trụ”.
- Giới Thanh Văn căn cứ vào Sự Thiện mà chế lập, gọi là “hộ thế cơ hiềm giới” (hỗ trợ tâm niệm, chấn chỉnh nhân cách người tu hành để tránh sự sanh tâm báng bổ của người thế gian).
- Giới BồTát chủ đích là trở về Bản Tánh.
- Giới Thanh Văn cốt yếu tránh xa sự chê bai, dị nghị của thế nhân.
Đây là sự bất đồng về y chỉ trong sự chế lập giới pháp của Đại Thừa và Tiểu Thừa vậy.
8. Thanh Văn dữ Bồ Tát thọ giới ưng hữu đích tư chất (giảng về tư chất thọ giới cần thiết của Thanh Văn và Bồ Tát)
Thọ Luật Nghi Giới của Thanh Văn thừa chẳng những có những quy luật nghiêm mật và không phải bất cứ người nào cũng đều được thọ giới. Nhất là việc thọ giới của hàng đệ tử xuất gia thì vấn đề tư chất của những vị ấy càng được chú trọng một cách nghiêm cẩn đặc biệt.
- Chẳng hạn những người bản thân có những thứ bệnh bạch lại (hủi, cùi, lác trắng), ung thư, điên loạn v.v...
- Hoặc là sáu căn không toàn vẹn (như người một mắt, sứt môi...), tàn tật, xấu xí.
- Hoặc là người hoàng môn nhị hình (2).
- Hoặc là người làm nô bộc cho người (trừ trường hợp được chủ nhân ưng thuận thì không thuộc phạm vi hạn chế).
- Hoặc là phi nhơn và súc sanh v.v...
Những hạng người kể trên, chẳng những không đủ tư cách thọ giới Tỳ-kheo mà luôn cả tư cách để thọ giới Sa-di cũng không được. Trái lại, giới Bồ Tát không có những hạn chế nghiêm khắc như vậy.
Trong kinh Anh Lạc giảng dạy: “Lục đạo chúng sanh thọ đắc giới, đản giải ngữ đắc giới bất thất” (Tất cả chúng sanh trong lục đạo đều được thọ giới, chỉ cần hiểu được lời nói của Pháp Sư thì đắc giới không mất).
Trong phần văn tụng của kinh này cũng thuyết minh:
Nhứt thiết hữu tâm dã,
Giai ưng nhiếp Phật giới.
Dịch:
Tất cả những người có tâm thức,
Đều nên nhiếp thọ Giới Luật.
Cũng trong kinh này, văn trường hàng lại nói rõ hơn: “Nếu người thọ giới Bồ Tát này, không luận là quốc vương, thái tử, các quan chức hay tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, không luận là chư thiên cõi Sắc, cõi Dục, không luận là hàng thứ dân, huỳnh môn, dâm nam, dâm nữ hay hàng nô tỳ, cũng không luận là tám bộ quỷ thần, thần Kim Cương hay loài súc sanh, nhẫn đến kẻ biến hóa, hễ ai nhận hiểu được lời truyền giới của Pháp Sư thời đều được thọ giới và đều gọi là thanh tịnh thứ nhất”.
Y chiếu theo Đại Thừa Giới Kinh thuyết minh thì bất cứ loại chúng sanh nào trong lục đạo, bất luận tư chất thế nào, chỉ cần hiểu được lời nói của Pháp Sư thuyết giới, đều có tư cách để thọ giới của Phật, không giảm biệt những căn cơ nào.
Trường hợp này so với những quy định thọ giới Tỳ Kheo bên Thanh Văn thừa, đích thực là khoan dung hơn nhiều. Thọ luật nghi giới bên Thanh Văn, chẳng những kẻ hoàng môn, nhị hình ở trong cõi Nam Thiệm Bộ Châu không thể thành tựu luật nghi, mà chính những người chánh thường (sáu căn đầy đủ), thân tướng đoan nghiêm ở Bắc Câu Lô Châu cũng không thể thọ Biệt Giải Thoát Giới, vì đời sống của những người ở châu ấy quá sung mãn, nên không thể thọ Biệt Giải Thoát Giới (giới Thanh Văn).
Tư cách thọ giới Bồ Tát dù nói là rất phóng khoáng, chỉ cần những loại chúng sanh hiểu được lời của Pháp Sư truyền giới thì đều được thọ giới. Nhưng cần phải có chủng tánh Bồ Tát, phát tâm Bồ Đề, có tâm hạnh thù thắng, mới có thể cảm được tịnh giới Bồ Tát.
C. Phạm Võng Giới Kinh đích truyền lai ngã quốc
(kinh Phạm Võng chính thức truyền đến nước của tác giả)
Trong phạm vi những khu vực Đại Thừa Phật giáo lưu hành, tất cả Phật tử đều phải thọ Luật Nghi giới. Riêng hai chúng xuất gia tỳ kheo và tỳ kheo ni tuyệt đối phải thọ giới Bồ Tát. Những hành giả khác trong ngũ chúng, nếu ai phát Bồ Đề tâm thọ giới Bồ Tát, đều có thể thọ Tâm Địa đại giới này. Hơn nữa, từ trước đến nay, các Phật tử đều y theo kinh Phạm Võng này để thọ giới Bồ Tát. Cho đến gần đây, Thái Hư đại sư đề xướng giảng giải kinh Ưu Bà Tắc Giới, mới có sự phân biệt trong việc truyền trao giới Bồ Tát:
- Hàng Phật tử tại gia thọ giới Bồ Tát thì y theo kinh Ưu Bà Tắc, thọ sáu giới trọng, hai mươi giới khinh.
- Chúng Phật tử xuất gia, thọ giới Bồ Tát thì y theo kinh Phạm Võng thọ mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh.
Phạm Võng Giới Kinh nhờ đó lưu hành rất rộng ở Trung Quốc, và được chư đại đức nhiều thời đại rất mực tôn trọng. Nhưng vì vấn đề văn tự truyền dịch cũng như lịch sử truyền dịch thiếu sự minh bạch, kỹ lưỡng nên về sau không ít học giả nghi kinh Phạm Võng là ngụy tạo. Do đó sự hoằng thông kinh Phạm Võng bị ảnh hưởng rất lớn. Vì lý do ấy, bây giờ nên giải thích thế nào về vấn đề truyền nhập kinh Phạm Võng sang Trung Quốc?
Trước khi nói về vấn đề truyền dịch kinh này, tôi thiết nghĩ trước tiên, nên thuyết minh về:
* Sự truyền dịch Bồ Tát Luật tạng
Theo tương truyền của chư thượng đức cổ đại: Vào triều nhà Lương, ngài Chơn Đế tam tạng Pháp Sư lúc sắp đến Trung Hoa hoằng truyền Phật pháp, ngài từng suy nghĩ phải mang Bồ Tát Luật Tạng theo.
Nhưng lúc ngài vừa đem bộ Luật Tạng lên thuyền thì thuyền sắp bị đắm xuống biển. Mọi người trong thuyền lúc bấy giờ đều kinh sợ, cho rằng vì đồ vật quá nhiều, nên vội vã lấy bớt ra. Nhưng dù bớt ra bao nhiêu, thuyền vẫn cứ như sắp đắm.
Đến cuối cùng khi lấy Bồ Tát Luật tạng đem ra thì thuyền nhẹ tênh lướt sóng, không còn hiện tượng sắp chìm đắm nữa. Chơn Đế tam tạng mục kích sự kiện này, lòng ngài buồn vô hạn, không thể dằn được, Ngài than rằng: “Giới Luật Bồ Tát vô duyên với đất Hán như thế ư!”
Nếu như truyền thuyết trên là sự thật, thì chẳng những Chơn Đế tam tạng có cảm tưởng đáng buồn, mà chính chúng ta hiện tại cũng có cảm giác bi thống vô hạn. Do đó nên biết sự lưu truyền Bồ Tát Giới không phải là dễ!
Lại có một truyền thuyết nữa như sau:
Ngài Đàm Vô Sấm tam tạng Pháp Sư đến Trung Hoa. Lúc ngài ở tại châu Tây Lương, hoằng truyền Phật pháp, có quý sa môn Pháp Tấn v.v... từng hết lòng thỉnh cầu Đàm Vô Sấm tam tạng truyền trao giới pháp Bồ Tát và khao khát được ngài phiên dịch Bồ Tát Giới Bổn để nương theo đó mà trì tụng, phụng hành. Nhưng Đàm Vô Sấm tam tạng chẳng những không tiếp nhận lời thỉnh cầu của chư sa môn Pháp Tấn, lại còn thốt ra những lời hàm chứa nhiều ý khinh miệt: “Thử quốc nhơn đẳng tánh đa giảo hoạt, hựu vô cương tiết, khởi hữu kham vi Bồ Tát lợi khí” (Nghĩa là: Những người trong nước này đa số là hạng người tâm tánh giả dối, quỷ quyệt, không có tánh cương trực khí tiết, làm sao có thể kham nhẫn thực hành pháp khí của Bồ Tát đạo!)
Thế nên mặc cho quý sa môn Pháp Tấn khổ lụy cầu khẩn thế nào, trước sau Đàm Vô Sấm tam tạng vẫn quyết không bằng lòng truyền trao Bồ Tát giới cho các vị này. Chư sa môn Pháp Tấn không còn cách nào hơn, chỉ đem tâm tối cực thành kính, khẩn thiết ở trước tượng Phật ai khẩn, lập thệ thỉnh cầu pháp giới.
Do nơi tinh thần thành khẩn của quý ngài đã đến mức cùng tột, nên vừa đúng một tuần, các Ngài mộng thấy đức Di Lặc Bồ Tát đích thân vì các ngài truyền trao giới pháp. Sau khi truyền giới Bồ Tát xong, đức Di Lặc lại đem bộ Bồ Tát Giới Bổn trao cho quý sa-môn. Các ngài ghi nhớ đọc tụng rất rõ ràng.
Sau khi tỉnh mộng, các ngài đặc biệt đến ra mắt Đàm Vô Sấm tam tạng. Khi Đàm Vô Sấm vừa trông thấy tướng mạo khác hẳn với trước đây của các ngài, Pháp Sư biết đó là những bậc pháp khí Đại Thừa nên vô cùng hân hoan bảo rằng: “Hán độ diệc hữu nhơn hĩ!” (Đất Hán cũng có người đủ pháp khí Đại Thừa). Ngài không đợi sự cầu thỉnh của quý sa môn, tự động dịch quyển giới bổn ra Hán tự.
Thật là một sự trùng hợp không thể nghĩ bàn, vì quyển giới bổn của Ngài Đàm Vô Sấm phiên dịch so với văn nghĩa của quyển Giới Bổn mà đức Di Lặc trao cho quý sa môn trong giấc mộng rốt ráo giống hệt nhau.
Bộ Địa Trì Giới Bổn hiện đang lưu hành trong kinh tạng gọi là Bồ Tát Địa Trì Kinh. Thật ra, Bồ Tát Địa Trì Kinh là tên phiên dịch khác của Du Già Luận Bồ Tát Tâm Địa. Nhưng chỉ có điều là giới bổn của Huyền Trang Pháp Sư phiên dịch, sự tường lược có chút sai khác mà thôi.
Trên đây là nói về sự liên quan giữa các Đại Thừa Giới Bổn. Ở Ấn Độ vẫn sẵn có Bồ Tát Quảng Luật, nhưng vì chưa truyền đến Trung Quốc, nên Đại Thừa Bồ Tát Luật Nghi ở Trung Quốc không hoàn bị bằng luật nghi của Thanh Văn thừa.
Năm bộ luật của Thanh Văn Thừa:
- Đàm Vô Đức.
- Tất Bà Đạ.
- Ca Diếp Di.
- Sa Di Tắc.
- Bà Ta Phú Đa.
Muốn biết rõ phải tham khảo trong Đại Luật Tỳ Kheo sớm đã truyền đến Trung Quốc từ trước. Những mối quan hệ này, thiết tưởng không cần nói nhiều. Phần chủ yếu cần đề cập chi tiết và rõ ràng là sự phiên dịch của kinh Phạm Võng khi được truyền đến Đông Độ.
Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn từ trước đến nay đều nói Huyền Trang Pháp Sư phiên dịch. Sự việc này được các nhà chép kinh đồng ghi nhận, dường như không có điều gì nghi hoặc, nếu không muốn nói là rất thâm tín.
Nhưng căn cứ vào Pháp Kinh Sở Biên Soạn Chi Chúng Kinh Mục Lục (bộ sách ghi chép mục lục các kinh), thì vào triều đại nhà Tùy, niên hiệu Khai Hoàng thứ 14 (Tây lịch 594), kinh Phạm Võng bị liệt vào hạng các luật đáng nghi hoặc, lại có nơi cho: “Chư gia cụ lục, đa nhập nghi phẩm”, nghĩa là: Các nhà ký lục ngày xưa phần nhiều liệt kinh Phạm Võng vào loại kinh luật đáng nghi ngờ.
Chính vì lẽ đó nên về sau, một số học giả nghi kinh Phạm Võng không phải do đức La Thập Pháp Sư chính tay phiên dịch. Từ mối nghi ngờ về dịch giả, tiến đến sự nghi kinh Phạm Võng là ngụy tạo. Những vấn đề quan hệ đến quyển kinh, thiết tưởng không nên nói nhiều để tránh cho vấn đề càng thêm phức tạp. Vì sự việc ấy rốt ráo như thế nào, xin đợi hàng học giả khảo chứng.
Căn cứ vào chư thượng đức trong nhiều thời đại đã y cứ theo kinh Phạm Võng truyền giới Bồ Tát, cho nên chúng tôi hiện nay cũng công nhận kinh Phạm Võng này chính từ đức La Thập Pháp Sư phiên dịch.
* Việc La Thập Pháp Sư phiên dịch kinh Phạm Võng như sau:
Tương truyền kinh Phạm Võng ở Ấn Độ có mười vạn bài tụng, nếu y theo kinh văn dịch hết ra thì có tất cả một trăm hai mươi quyển, sáu mươi mốt phẩm. Khi đức La Thập Pháp Sư dịch kinh này, chỉ dịch một phẩm thứ mười, thuyết minh về Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm.
Phiên dịch xong, Ngài lại cho chép ra tám mươi mốt bộ để lưu thông nơi đời. Việc này trong bài tựa kinh Phạm Võng lại ghi: “Triều Hậu Tần tại Trường An, Thích Tăng Triệu thuật”. Nhưng sự thật không phải Thích Tăng Triệu thuật, mà chỉ nói rằng:
“Cho nên niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ ba, gió thuần hòa thổi đến Đông Độ” (Câu này ám chỉ chánh pháp Như Lai truyền đến Đông Độ).
Bấy giờ, Thiên Tử hạ chiếu, kính thỉnh Pháp Sư Cưu Ma La Thập nước Thiên Trúc, đến ở chùa Thảo Đường, nơi Trường An, để cùng các sa môn Nghĩa Học, hơn ba ngàn vị Pháp Sư, tay cầm bản Phạn văn, miệng thì phiên dịch, giải thích tất cả hơn năm mươi bộ. Trong đó, có kinh Phạm Võng gồm một trăm hai mươi quyển, sáu mươi mốt phẩm, và Bồ Tát Tâm Địa Phẩm, là phẩm thứ mười trong kinh này, chuyên thuyết minh những công hạnh của Bồ Tát.
Lúc bấy giờ, quý sa môn Đạo Dung, Đạo Ảnh v.v... tất cả gồm ba trăm vị, đều thọ giới Bồ Tát. Mỗi người đều có tụng phẩm Tâm Địa này để làm chỗ thù hướng cho tâm mình. Cho nên thầy trò tâm ý khế hợp, đồng nhau kính cẩn, tả phẩm Tâm Địa này, tất cả tám mươi mốt bộ để lưu truyền trong nhân gian”.
Căn cứ vào đoạn văn tự thuật trong kinh Phạm Võng vừa dẫn trên thì thấy đó là một bằng chứng hiển nhiên chứng tỏ chính Pháp Sư La Thập phiên dịch bộ kinh này, không một luận thuyết nào có thể bác bỏ được. Có thể nói đó là một bằng chứng vững vàng như núi, không một thế lực nào có thể xô ngã được. Thế mà hàng học giả không xem kỹ lời tựa trong kinh đã nói, lại cho rằng do ngài Tăng Triệu thuật, đến nỗi khiến cho mọi người hoài nghi, cho rằng kinh Phạm Võng không phải chính tay đức La Thập dịch.
Kinh Phạm Võng hiện nay có hai quyển: Thượng và Hạ.
Có người cho rằng: “Quyển thượng không phải do La Thập Pháp Sư dịch, việc ấy miễn tranh luận. Quyển Hạ mới chính là Pháp Sư La Thập dịch và cần phải hết lòng tin chắc”. Đây chẳng qua là một cách nói dung hòa, cũng là một dụng tâm duy trì giới pháp. Nhưng nếu khảo sát thật sự trên lịch sử thì thuyết dung hòa này đúng hay không? Chúng ta nên có thái độ dè dặt, và hãy đợi khi nào có tài liệu khả dĩ tin tưởng được, sẽ xét lại sau.
Lại còn có sự tương truyền rằng kinh Phạm Võng là do đức La Thập phiên dịch từ trước đến nay gọi: “Phạm Võng Kinh Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm”, cũng có nơi bỏ bớt chữ Giới mà gọi: “Phật thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Tâm Địa phẩm”.
Bồ Tát Tâm Địa Phẩm này lại chia làm hai phẩm: Thượng và Hạ.
- Theo kinh văn, phẩm Thượng do Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn ở cung trời Đệ Tứ Thiền kình tiếp (4) tất cả đại chúng, đồng đi về cung Tử Kim Cương Quang Minh ở thế giới Liên Hoa Tạng. Nơi đó, đức Phật Lô Xá Na ở trên đài Liên Hoa, đối trước ngàn trăm ức Phật, Phật Thích Ca và Hoa Quang Vương Đại Trí Minh Bồ Tát, rộng giảng ba mươi tâm, pháp Thập Trụ v.v... cùng với pháp môn Thập Địa. Do nơi thuyết giả và thọ giả đều là Thánh Nhơn, nên đối với căn cơ của phàm phu, đương nhiên là khó khế hợp được phần giảng pháp này.
- Phẩm Hạ là do Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn, sau khi thọ trì pháp môn Tâm Địa do đức Lô Xá Na giảng (đã nói ở bên trên), từ thế giới Liên Hoa Tạng ẩn thân, rồi ở nơi 10 chỗ khác thị hiện thành Phật thuyết pháp. Đức Phật ngồi ở dưới cội Bồ Đề nơi cõi Diêm Phù Đề, tại thế giới Ta Bà này, tụng lại giới pháp Bồ Tát, gồm mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh, mà đức Phật Lô Xá Na đã kiết giới và giảng giới. Hiện nay, chúng tôi đang giảng kinh văn phẩm Hạ. Xưa gọi là “Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật Sở Thuyết Thập Trọng, Tứ Thập Bát Khinh Giới”; ý ấy cũng chính là do sự tích này.
Kinh này do chính đức La Thập Pháp Sư phiên dịch, từ trước đến nay đã lưu truyền như vậy. Phần lịch sử của dịch giả, thiết tưởng cũng nên giới thiệu sơ lược nơi đây.
Căn cứ theo bộ Trung Quốc Phật Giáo Sử, đức La Thập Pháp Sư đến Trung Quốc nhằm lúc mùa Đông, triều Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thỉ thứ ba (Tây lịch 401). Ngài ở tại Trường An đến niên hiệu Hoằng Thỉ thứ mười lăm (Tây lịch 413), tháng Tư năm ấy, Pháp Sư viên tịch. Pháp sư đã ở tại Trung Quốc hoằng truyền chánh pháp, giáo hóa chúng sanh chỉ trong thời gian hơn 10 năm. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, công trình phu dương (5) thánh giáo và phiên dịch rộng rãi các diệu điển của Pháp Sư thực là một ảnh hưởng hết sức vĩ đại đối với Phật giáo Trung Quốc.
Công đức này được thể hiện rõ trong hai câu điếu văn của Tăng Triệu Pháp Sư, khi đến phúng điếu đức La Thập, như sau:
Pháp cổ trùng chấn ư Diêm Phù,
Phạm luân tái chuyển ư Thiên Bắc.
Dịch:
Trống chánh pháp rung chuyển cõi Diêm Phù,
Xe phạm hạnh trở lại vận chuyển miền trời Bắc.
Sự hưng thạnh pháp duyên của đức La Thập đương thời có thể nói rằng xưa nay ít có pháp tịch nào có thể sánh kịp. Vì thế, khi đức La Thập vừa đến Quan Trung, tất cả tăng tài tuấn tú của Phật giáo quốc nội đương thời, đều vân tập đến dưới pháp tòa của Ngài để học hỏi và tùng sự phiên dịch kinh luận, đồng thời cộng tác việc hoằng hóa chánh pháp.
Kinh luận của La Thập Pháp Sư phiên dịch lấy “tánh không, Bát Nhã học” làm chủ yếu:
- Các kinh phiên dịch gồm có Đại Phẩm Bát Nhã, Tiểu Phẩm Bát Nhã, Pháp Hoa, Duy Ma, Tư Ích...
- Các luận phiên dịch gồm có Trung Luận, Bách Luận, Thập Nhị Môn Luận, Đại Trí Độ Luận...
Đức Pháp Sư La Thập cùng tất cả môn nhân của ngài, những vị đã thấm nhuần giáo lý và được huân đào từ lâu, đều lấy Đề Bà Luận của Long Thọ Bồ Tát để xiển dương Trung Đạo Diệu Nghĩa, Bát Nhã Tánh Không. Chân nghĩa của Đại Thừa Phật pháp nhờ đó mới được tỏ rạng ở Trung Quốc.
Nên trong bộ Trung Quán Luận Giảng Ký giải rõ: “Sự dịch thuật của đức La Thập ảnh hưởng cho Đại Thừa Phật giáo ở Trung Quốc vô cùng sâu rộng, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều được thọ nhận ảnh hưởng của Ngài, nếu không có sự truyền dịch của đức La Thập thì Phật Giáo Trung Quốc hiện tại, quyết không được như thế...”
Chúng ta đối với thành tích dịch thuật của Ngài, cần phải từng giờ, từng phút tri ân không quên! Phụ thân của La Thập Pháp Sư tên Cưu Ma La Viêm, người nước Thiên Trúc. Mẫu thân ngài là Kỳ Bà công chúa, em gái quốc vương nước Quy Tư. Khi phụ thân của Pháp Sư đến Quy Tư, quốc vương nước này đem em gái gả cho. Sau khi kết hôn, bà đản sanh ra Pháp Sư. Ngài xuất gia lúc bảy tuổi, sau đó du học các địa phương ở Ấn Độ, việc này các kinh thường nói, ở đây miễn thuật lại.
D. Bổn kinh kinh đề - phẩm đề đích lược thích
(lược giải thích đề mục kinh và đề mục phẩm Tâm Địa)
Kinh này gọi là “Phật thuyết Phạm Võng kinh”, chủ đích lấy Tâm Địa Giới Pháp làm phép tắc thân tâm cho hành giả. Cho nên cả đến các bậc chư thiên, chư tiên, biến hóa nhơn và Bồ Tát, cũng không thể tuyên thuyết. Duy chỉ có mỗi một mình đức Phật, là bậc đại giác thánh giả, mới có thể tự thân phu dương. Vì thế mà trên đề mục để là “Phật thuyết”.
Bồ Tát giới kinh ở đây chẳng những Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hiện thuyết, mà chư Phật quá khứ cũng đã tuyên thuyết.
Chẳng hạn giới kinh của:
- Đức Câu Lưu Tôn Phật tuyên thuyết gọi là Cam Lộ Cổ.
- Đức Câu Na Hàm Mâu Ni Phật tuyên thuyết gọi là Pháp Cảnh.
- Đức Ca Diếp Phật tuyên thuyết gọi là Phân Biệt Không.
- Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên thuyết gọi là Phạm Võng.
Nói như thế để thấy rõ giới Bồ Tát này, chính bảy Đức Phật đồng phụng hành và dùng làm Nghi Quỹ (nghi thức phép tắc). Chúng ta là phàm phu không nên có tâm niệm xem thường.
Nếu nói kinh này do đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên thuyết là nói một cách đơn giản nhất. Vì bảy đức Phật đều trở lại truyền trì giới này, cho nên có nơi cho là đức Bổn Sư Thích Ca không phải là vị Phật bổn nguyên của Giới Kinh. Chẳng qua, Ngài vì chúng ta mà tụng giới.
Có nơi nói quyển Thượng của bộ kinh này là do đức Phật Lô Xá Na tuyên thuyết, quyển Hạ là do Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên thuyết. Có nơi nói kinh này do ba thân Phật đồng tuyên thuyết. Ba thân Phật thuyết pháp nghĩa là: Đầu tiên, y nơi Căn Bổn Trí của Pháp Thân mà khởi Hậu Đắc Trí. Từ Hậu Đắc Trí hiện Báo Thân để làm vị chủ thuyết pháp. Kế đó, Báo Thân hiện ra ngàn hóa thân Phật Thích Ca và ngàn trăm ức Phật Thích Ca làm thính chúng.
Sau cùng, đức Phật Lô Xá Na lại bảo ngàn Phật Thích Ca và ngàn trăm ức Phật Thích Ca ở các thế giới làm vị chủ thuyết pháp. Hàng nhân, thiên, phàm thánh v.v... là thính chúng.
Ba thân Phật như thế bất luận ở thời gian nào, địa phương nào, đều có thể tùy thuận căn cơ bất đồng của các loại chúng sanh mà tuyên thuyết Phạm Võng Giới Pháp, năm mươi tám giới – trong trăm nghìn pháp môn. Vì thế, ba thân Phật về mặt ứng cơ, dù rằng có chỗ sai khác, nhưng về mặt bản thể vẫn tương đồng.
Y chiếu theo Tam Thân Phật giảng nói Tâm Địa Giới Pháp, chúng ta thấy có ba tầng lớp rõ ràng:
- Đức Lô Xá Na truyền pháp cho ngàn Phật Thích Ca thừa thọ.
- Ngàn Phật Thích Ca truyền pháp cho trăm ngàn ức Phật Thích Ca thừa thọ.
- Ngàn trăm ức Phật Thích Ca truyền pháp, tất cả chúng sanh đồng thừa thọ.
Cứ như thế mà suy diễn, triển chuyển xuống mãi, thì chúng sanh hiện tại truyền pháp, chúng sanh tương lai thứ lớp thừa thọ, miên viễn không cùng tận... nên gọi là Vô Tận Pháp Giới.
Về sự lưu truyền kinh Phạm Võng trên thế giới hiện thực của chúng ta đang cư trú, không ai còn có thể nghi ngờ. Vì chính thực là do đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thuật lại mới có. Cho nên đề mục của kinh là “Phật thuyết”.
Như thế, chúng tôi quyết định thừa nhận kinh này đích xác chỉ do đức Bổn Sư Thích Ca tuyên thuyết. Nếu như không phải là do đức Thế Tôn thuật lại, thì trên thế gian này, không bao giờ có kinh Phạm Võng lưu truyền. Và ngày hôm nay, chúng ta chẳng những không được nghe Tâm Địa giới pháp này là bổn nguyên của chư Phật, lại không có nhơn duyên gì để được nương theo tâm địa giới pháp này mà bẩm thọ Bồ Tát đại giới!
- Hai chữ “Phật thuyết” là chỉ cho người năng thuyết.
- Hai chữ “Phạm Võng” chỉ rõ nghĩa “sở thuyên” (thuyên giải), tức là nêu thí dụ để thuyết minh giới pháp.
Tâm địa giới pháp của chư Phật đồng tuyên dương, ngàn Thánh đồng thực hiện, cũng là huệ mạng của chư Phật, là bổn nguyên của tất cả chúng sanh.
Bổn nguyên tự tánh thanh tịnh nên gọi là Phạm.
Huệ mạng khắp truyền nơi trần sát nên gọi là Võng.
Trên đây là giải thích hai chữ Phạm Võng một cách đơn giản. Nhưng trên thực tế, lúc đương thời, đức Phật lấy mành lưới bảo tràng dùng để trang nghiêm bảo điện của Đại Phạm Thiên Vương ẩn dụ cho giới kinh Tâm Địa Pháp Môn này. Nói một cách đơn giản là dùng mành lưới của Đại Phạm Thiên Vương để dụ cho nghĩa Sở Thuyên.
Đức Phật sở dĩ nêu lên thí dụ này vì trong kinh văn thuyết minh: “Lúc đó, nhân khi xem mành lưới bảo tràng của Đại Phạm ThiênVương, Đức Phật vì đại chúng mà giảng kinh Phạm Võng, ngài dạy rằng: Vô lượng thế giới dường như là lỗ lưới. Mỗi thế giới đều khác nhau, khác nhau đến số vô lượng, giáo pháp của Phật cũng như vậy”. Chính nơi thí dụ Phạm Võng này hàm nhiếp nhiều ý nghĩa bên trong cho nên từ nơi thí dụ mà lập đề mục kinh.
Y cứ theo kinh Phạm Võng quyển thượng, Phạm Võng thì lúc đức Phật nói kinh Phạm Võng không phải ở cảnh giới nhân gian hiện thực này, mà Ngài ngự ở nội đình trong cung của Đại Phạm Thiên Vương. Vì đức Phận nhận thấy Tâm Địa giới pháp sắp giảng là pháp thậm thâm, bí mật, thanh tịnh, tối thắng, độc tôn, vô thượng, không thể ở trong cõi nhân gian này tuyên nói được nên đặc biệt, Ngài ngự ở nơi nội đình, trong cung của Đại Phạm Thiên Vương mà tuyên thuyết.
Chính vì vậy Ngài mới lấy từ Phạm Võng làm thí dụ. Mành lưới bửu tràng trong cung của Đại Phạm Thiên Vương mệnh danh là Nhơn Đà La Võng. Trung Hoa dịch là Thiên Xích Châu. Mành lưới xích châu của Đại Phạm Thiên Vương này có từng lớp. Cứ mỗi lớp mà tính, lại có đến nghìn lớp bên trong. Mỗi lớp đều có mười đường hồng quang. Những đường hồng quang ấy ưởng xạ lẫn nhau, màu sắc của các bảo châu chói sáng lẫn nhau, lớp lớp vô tận, không chướng ngại nhau.
Tại sao được như vậy? Lẽ đương nhiên đây là mối quan hệ Nhơn Quả. Vì đức Đại Phạm Thiên Vương ở trong nhân địa tu tập các công đức, nên phước báo được chiêu cảm, có phạm võng trang nghiêm. Đức Phật thấy trên mành lưới bảo tràng này màu sắc các tia trùng trùng chói suốt lẫn nhau. Hình tượng của nó giống như pháp môn sự lý kết chặt lẫn nhau. Vì thế, Ngài đặc biệt dùng vô lượng lỗ lưới của mành bảo tràng ấy để thí dụ:
- Cho sự an lập vô lượng thế giới trong mười phương cũng giống như vậy.
- Cho sự thi thiết vô lượng pháp môn trong mười phương cũng giống như vậy.
- Cho chư Bồ Tát trong mười phương y theo giới pháp tu chứng có vô lượng giai cấp khác nhau, cũng giống như vậy
- Cho chư Phật trong mười phương thọ dụng vô lượng cảnh giới, cũng giống như vậy
- Cho tất cả chúng sanh trong mười phương thế giới có vô lượng tâm hạnh, cũng giống như vậy.
...Dù có nhiều thí dụ như trên, nhưng thực ra đó chỉ là biểu thị cho tự tâm của tất cả chúng sanh. Vì thế giới có vô lượng sai khác đều do nơi tâm hạnh của chúng sanh cấu thành.
Pháp môn của Đức Phật nói có vô lượng sai khác, thi thiết giai cấp của Thánh Hiền có vô lượng sai khác, không pháp nào chẳng phải là tùy theo sự cấu nhiễm trong tâm của chúng sanh có khinh, có trọng mà phương tiện an lập. Nếu như không có tất cả Tâm, nhọc chi Phật nói tất cả Pháp?
Dù Phật nói pháp môn có nhiều, nhưng đều là vốn ở trong tâm của chúng sanh, và cũng không ra ngoài thí dụ Phạm Võng.
Chúng ta nghe được Phật nói thí dụ này, nếu có thể vâng giữ Kim Cang Quang Minh Bửu Giới thì nước Thiền Định đứng lặng, gươm trí huệ sắc bén, xé rách các thứ lưới kiến chấp. Giới quang minh liền nơi đó có thể riêng hiển lộ, đấy là diệu dụng của việc trì giới.
Như trên đã giải thích, Phạm Võng có nhiều ý nghĩa. Nhưng lại còn có một thuyết nữa:
- Phạm Võng là tóm tắt về ngôn giáo của đức Như Lai.
Chữ Phạm ý nghĩa là thanh tịnh, để biểu thị ngôn giáo của đức Như Lai từ trong bể Đại Giác thanh tịnh mà lưu lộ ra, đều là có công năng chỉ đạo cho mọi người hướng thượng, hướng thiện, hướng quang minh, thân tâm được thanh tịnh, là ngôn giáo tối cực thanh tịnh trên thế gian. Nên bất luận loài hữu tình nào được tiếp thọ ngôn giáo ấy, đều có thể xa lìa tất cả cấu uế.
Chữ Võng là ý nghĩa gạn lọc, mò bắt, để biểu thị giáo pháp thanh tịnh của Đức Như Lai giống như cái lưới bắt cá người thế gian dùng bắt cá. Giáo pháp của Phật có công năng lựa lọc, mò bắt tất cả chúng sanh đang lặn ngụp trong bể khổ sanh tử, đem về cảnh giới Niết Bàn an ổn, không còn bị nổi chìm trong bể khổ sanh tử nữa.
Thí dụ này trong kinh Hoa Nghiêm thuyết minh như sau:
Trương đại giáo võng,
Cắng sanh tử hải
Lộc thiên, nhơn, long,
Chí Niết Bàn ngạn.
Dịch:
Bủa giăng màng lưới pháp Đại Thừa,
Trùm suốt khắp cả bể sanh tử,
Gạn bắt tất cả người, trời, rồng,
Đem về để trên bờ Niết Bàn.
Bài kệ này chứng minh rõ ràng giáo pháp của Phật như Phạm Võng rất quý báu vậy.
Cuối cùng, căn cứ vào giới pháp để thuyết minh hai chữ Phạm Võng. Phật pháp xưa nay thường nói “nghiêm trì giới cấm là phạm hạnh”, nên giới pháp chính là Phạm. Vì giới có công năng “phòng phạm chỉ ác” nên cùng một ý nghĩa thanh tịnh với chữ Phạm, nhưng đó là phân biệt mà nói.
Năm giới của chúng Phật tử tại gia đang giữ gìn, không được gọi là Phạm hạnh, tại sao vậy?
Vì quý Phật tử tại gia vẫn chưa tuyệt đối ly khai vấn đề nam nữ (theo việc kết hôn, vợ chồng chính thức thông thường là không ở trong phạm vi cấm chỉ). Còn giới điều của ngũ chúng Phật tử xuất gia riêng giữ gìn thì được công nhận là Phạm hạnh. Vì quý Phật tử xuất gia vâng giữ mười giới Sa Di và giới Cụ Túc của tỳ kheo, tỳ kheo ni; sự quan hệ giữa nam nữ hoàn toàn không cho phép có sự tiêm nhiễm. Tuyệt đối cấm chỉ vấn đề dâm dục, bởi lẽ dâm dục chính là cội gốc của sanh tử. Hành giả nếu có thể nghiêm trì tịnh giới tức là tu Phạm hạnh.
Kinh Tăng Nhất A Hàm thuyết minh: “Nhược hữu giới luật cụ túc nhi vô sở phạm, thử danh thanh tịnh, đắc tu phạm hạnh” (nghĩa là: “Nếu có người giữ giới luật đầy đủ, không vi phạm, thì người ấy được gọi là tu Phạm hạnh rất thanh tịnh”).
Căn cứ vào đấy, chúng ta có thể thấy nghiêm trì giới pháp thanh tịnh gọi là tu Phạm Hạnh.
Trên đây là căn cứ vào việc trì giới của hai chúng Phật tử tại gia và xuất gia để phân biệt. Bây giờ, hãy tiến lên một bước nữa, thuyết minh về sự trì giới của Thanh Văn và Bồ Tát.
Luật nghi giới Thanh Văn của hành giả thọ trì xem trọng hai nghiệp thân và khẩu, tuyệt đối không được vi phạm. Hễ khi nào hai nghiệp thân, khẩu thực hành đúng pháp, đúng luật thì được cho là giữ giới hạnh thanh tịnh. Trường hợp tâm ý khởi những vọng niệm không chính đáng thế nào chăng nữa thì cũng không thuộc vào trong hạn lệ của phạm vi ngăn cấm. Nếu khi nào bản thân thực sự giết người, miệng thực sự nói lời không thật, dối gạt người, đương nhiên là đã phạm giới.
Nhưng nếu nội tâm khởi một niệm giết người, tư tưởng muốn nói một câu dối gạt người, nhưng vì chưa thực sự giết người, chưa dối gạt người, như thế không thể gọi là phạm giới. Vì hành giả Thanh Văn thừa không phòng chỉ ác niệm của tâm ý, cũng không phá trừ các kiến giải, cho nên dù giữ gìn tịnh giới một cách nghiêm cẩn, nhưng xét một cách thâm sâu vào bên trong, vẫn không được gọi là Phạm hạnh.
Còn như Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát tuân giữ, chẳng những hai nghiệp thân khẩu tuyệt đối không được vi phạm, mà đến ý nghiệp của tự tâm phát khởi cũng không được trái phạm.
Nói một cách khác, trong lúc khởi tâm động niệm, cũng quyết không được vi phạm cấm giới của Như Lai. Như việc sát sanh, nếu chính thân mình giết hại sanh mạng của chúng sanh, tất nhiên phạm giới căn bổn sát sanh. Nếu nội tâm chỉ khởi một niệm muốn sát hại sanh mạng chúng sanh là đã vi phạm giới sát căn bổn.
Có người cho rằng Giới Bồ Tát chỉ căn cứ vào đại thể, không câu chấp tiểu tiết. Ý nghĩa này thực sự sai lầm vô cùng! Họ hẳn không biết rằng giới Bồ Tát nghiêm cẩn đến mức ngăn cấm ngay trong lúc khởi tâm động niệm những tư tưởng phi pháp. Nếu đem so sánh Luật Nghi Giới của Thanh Văn thừa, lại càng khó giữ gìn cho được thanh tịnh.
Kinh Đại Bảo Tích, Ưu Ba Ly tôn giả từng nói: “Phật vì Bồ Tát thừa giảng nói thâm tâm giới, vì Thanh Văn thừa giảng nói thứ đệ giới”.
Căn cứ vào đó đủ chứng minh Đại Thừa Bồ Tát giới rất xem trọng nội tâm thanh tịnh. Vì Bồ Tát giới căn cứ nơi tâm mà luận việc phạm tội. Cho nên hành giả Đại Thừa cần phải phòng hộ trong lúc khởi tâm động niệm.
Nếu có thể phòng hộ trọn vẹn ba nghiệp, phá trừ các kiến chấp, chứng nhập chân lý, thế mới được gọi là “chân phạm hạnh”. Đó là phân biệt rõ về nghĩa thế nào là Phạm Hạnh và không phải Phạm Hạnh.
Về ý nghĩa chữ Võng, căn cứ vào Giới để giải rõ, thì có thể phân biệt như sau:
- Căn cứ vào giáo pháp thì Võng là lựa lọc, mò bắt.
- Căn cứ về mặt Giới Luật thì Võng cũng đồng công năng lựa lọc, mò bắt.
Như Nhiếp Thiện Pháp Giới và Nhiêu Ích Hữu Tình Giới của Bồ Tát vẫn có công năng lựa lọc, mò bắt chính mình và tha nhân ra khỏi bể khổ sanh tử.
Nhiêu Ích Hữu Tình Giới lấy sự cứu tế chúng sanh làm cội gốc, vì Bồ Tát sở dĩ trở thành một vị Bồ Tát, danh phù hợp với thật, chính ở chỗ phải làm thế nào lợi tế hữu tình và lựa lọc, mò bắt tất cả chúng sanh trong bể khổ sanh tử đem ra. Một vị Bồ Tát đã phát Bồ Đề tâm, nếu như không tuân thủ giới điều này thật nghiêm cẩn, buông bỏ việc làm lựa lọc, mò bắt chúng sanh trong bể khổ sanh tử, chẳng những vi phạm tịnh giới của Bồ Tát, mà còn mất hẳn tư cách của Bồ Tát. Sở dĩ gọi là Bồ Tát là do ý nghĩa như vậy. Cho nên Nhiêu Ích Hữu Tình Giới có công năng lựa lọc, mò bắt chúng sanh giống như màng lưới.
Nhiếp Thiện Pháp Giới lấy sự rộng tu vô lượng thiện pháp làm chủ đích, tức là từ trong vệc tu tập vô lượng thiện pháp, hành giả có thể tự lựa lọc, mò bắt chính mình ra khỏi bể sanh tử. Đó là mục đích duy nhất. Nếu hành giả Bồ Tát không thể rộng tu vô lượng thiện pháp thì muôn đời vẫn nổi chìm trong bể khổ sanh tử, đâu còn khả năng lợi tế tất cả chúng sanh? Cho nên Nhiếp Thiện Pháp Giới có khả năng lựa lọc, mò bắt chính mình ra khỏi biển khổ sanh tử giống như màng lưới.
Riêng về Nhiếp Luật Nghi Giới đặc biệt ngăn cấm chúng sanh không cho tạo ác, khác nào dùng cái lồng để nhốt chim, không cho chúng mặc ý hoạt động. Chúng ta sở dĩ thường hành động trái phạm giới luật là do không dùng mành lưới Luật Nghi Giới để nhốt tâm chúng ta cho chắc chắn, để nhờ đó, chúng ta có thể hành động trong một phạm vi thích đáng, không vi phạm Giới Luật.
Lại còn một thuyết nữa, cho rằng “giới tướng Bồ Tát giới quá nhiều như trần sa, vi tế khác biệt, xen lộn, xuất nhập, khuất khúc, thật khó nhận thức được, nên dụ như mành lưới”. Mành lưới giới pháp này sẽ thúc đẩy hành giả đi trên con đường giải thoát, chứ không phải thúc phược (6) mình và người.
Bốn chữ “Phật thuyết Phạm Võng” là thuộc về Biệt Đề của kinh này. Nhưng phần Biệt Đề chỉ có hai chữ Phạm Võng, còn hai chữ “Phật thuyết” là Thông Đề, vì rất nhiều kinh, trong phần tựa đều mang hai chữ “Phật thuyết” ở phía trước như Phật thuyết A Di Đà Kinh, Phật thuyết Bát Đại Nhơn Giác kinh...
Phần cần giảng tiếp theo là chữ Kinh, thường được đặt ở phần rốt sau của tựa đề. Kinh là chữ thuộc về Thông Đề, vì nó mang tính chất phổ biến với tất cả kinh điển Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, Hiển Giáo và Mật giáo. Tất cả đại tạng giáo của đức Thế Tôn tuyên thuyết đều gọi là Kinh. Chữ Kinh ở Ấn Độ gọi là Tu-đa-la, Tu-đố-lộ, hay Tố-đát-lãm, Trung Hoa dịch là Khế Kinh.
Khế kinh theo nghĩa thông thường giải thích:
Thượng khế chư Phật chi diệu lý,
Hạ khế chúng sanh chi cơ nghi.
Nghĩa là: trên khế hợp với giáo lý của chư Phật, dưới thì khế hợp với cơ nghi của chúng sanh, nên gọi là Khế Kinh. Nhưng thông thường gọi vắn tắt là Kinh, ấy là bỏ bớt chữ Khế.
Thật ra, chữ Kinh mang ý nghĩa chữ Tuyến (sợi chỉ), có tác dụng xỏ xâu lại những vật rời rạc nhau. Chẳng hạn, những đóa hoa trên bàn đang rời nhau, không thể đeo vào cổ tay hay vòng lên đầu được, nếu dùng sợi chỉ xâu tất cả đóa hoa ấy lại, sẽ thành một vòng hoa, dùng làm đồ trang sức.
Ngôn giáo của Phật cũng như thế. Vốn là từ trong bể Đại Giác lưu lộ ra. Giảng xong là hết chuyện, nhưng nhờ sự biên tập và ghi chép lại của các đệ tử Phật, tập trung tất cả lời dạy của đức Phật đã tuyên thuyết, tổ chức lại cho có hệ thống, điều lý, quy củ hẳn hòi, thành ra một đại tạng kinh.
Các tạng kinh này được sắp xếp theo từng bộ, loại, khiến cho mọi người nói chung, giới Phật tử nói riêng, đều có thể thọ trì đọc tụng một cách tiện lợi, đặc biệt đối với ngôn giáo của Phật đã giảng, nhờ việc này mà không đến nỗi “người hành pháp không còn”, nên gọi là Kinh.
Căn cứ vào kinh Phạm Võng thì Tâm Địa giới pháp bao gồm mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh, vốn khác biệt vì tính chất khinh và trọng. Nếu đem mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh của đức Phật đã nói, quán xuyến và nhiếp trì lại thành một bộ Bồ Tát Giới Kinh duy nhất, cũng như những hạt ngọc trong mành lưới của Đại Phạm Vương, vốn là những hạt ngọc rời rạc. Sở dĩ chúng trở thành mành lưới báu là do dùng chỉ xâu lại mới thành.
Trên đây, chữ Kinh đã được giải thích là Tuyến. Ngoài ra, có những danh từ để định nghĩa chữ Kinh như Dũng Tuyến, Thằng Mặc v.v... ở đây giảm bớt không đề cập nhiều, vì xét thấy không quan hệ lắm.
Về phần Đề Mục của phẩm, cần phải hiểu tại sao là gọi là Bồ Tát Tâm Địa Phẩm?
Theo kinh tạng từ trước đến nay, phẩm này là phẩm thứ 10, trong số 61 bộ Quảng Luật Bồ Tát. Đức La Thập khi dịch phẩm này đã chia ra thành hai quyển thượng và hạ:
- Quyển thượng giảng về giai cấp tu chứng, lý trí quán hạnh của Bồ Tát, nghĩa là gồm 30 tâm và Thập Địa.
- Quyển hạ giảng về Tâm Địa Giới pháp của Bồ Tát. Chính là mười giới trọng và 48 giới khinh.
Trước tiên, xin giải thích sơ lược danh từ Bồ Tát. Bồ Tát là chữ gọi tắt của tiếng Ấn Độ, nói đủ là Bồ Đề Tát Đỏa, Trung văn gọi là Giác Hữu Tình hoặc Đại Đạo Tâm Chúng Sanh, cũng gọi là Khai Sĩ, hoặc Đại Dũng Tâm.
Kinh Đại Phẩm Bát Nhã thuyết minh: “Người này có Đại Đạo Tâm không thể nào làm hư hoại, cũng như kim cương (rất cứng chắc). Đầu tiên từ khi mới phát tâm đến cuối cùng thành bậc Đẳng Giác, đều gọi là Bồ Tát”.
Vì thế, quá trình của một vị Bồ Tát thật lâu dài. Trong quá trình dài xa ấy, trình độ tu chứng của một vị Bồ Tát được phân ra làm hai cấp cao, hạ khác nhau. Trong kinh cũng như vậy, Bồ Tát được phân chia thành nhiều giai cấp, địa vị sai khác như 30 tâm và Thập Thánh v.v...
Vì vậy, phàm người đã phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát lợi mình, lợi người, lấy việc cầu thành Phật đạo làm mục đích, đều gọi là Bồ Tát. Đối với tất cả hành giả trong Phật pháp, Bồ Tát là bậc quý nhất, hành giả bên Nhị Thừa không thể bì kịp, nên trong kinh có câu: “Sơ phát dĩ vi nhơn thiên sư; thắng xuất Thanh Văn, Duyên Giác”. Nghĩa là: Người mới phát tâm Bồ Đề, đã là bậc thầy của nhân, thiên, vượt lên trên bậc Nhị Thừa Thanh Văn, Duyên Giác, chính là ý nghĩa này vậy.
Tiếp theo xin giải thích hai chữ Tâm Địa:
- Tâm Địa chính là chỉ thẳng vào vùng đất bổn nguyên của tâm tất cả chúng sanh.
- Cảnh giới chứng đắc của chư Phật là chứng ngay Tâm Địa này.
- Chỗ mê muội của chúng sanh cũng chính là sự mê muội ngay trong Tâm Địa này.
Cho nên đức Như Lai đã qua lại trong tam giới hơn tám nghìn lần, không lần nào lại không vì mục đích duy nhất: Phát minh bổn nguyên Tâm Địa cho tất cả chúng sanh. Vì vậy, Phật khuyên bảo tất cả chúng sanh nên y theo Tâm Địa này bẩm thọ bảo giới Phật Tánh, làm chỗ tu nhơn căn bản, hướng về Phật Quả tối cao mà thẳng tiến, cho nên mệnh danh là Tâm Địa.
Bổn nguyên Tâm Địa này là tâm của chúng sanh, nhưng không thể dùng tai nghe, mắt thấy được; cũng không thể dùng tâm thức mà suy tư được. Nếu nói lớn thì nó rất lớn, không có gì ra ngoài nó được. Nhược bằng cho là nhỏ thì nó rất nhỏ không thể chứa vật gì bên trong, rỗng rang, sáng suốt, vắng lặng, thường hằng, tuyệt danh, tuyệt tướng, vô cùng linh minh.
Tất cả pháp giới, tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình đồng nương nơi Tâm này. Tâm tánh thanh tịnh này của chúng sanh, xưa nay vẫn thanh tịnh, nhưng vì bị phiền não làm nhiễm ô, nên biến thành cảnh tượng tạp nhiễm. Những tạp nhiễm này chẳng qua là khách trần.
Hiện tại chúng ta chỉ cần nương nơi Tâm Địa giới pháp này, từ lúc sơ phát tâm chho đến bực Đẳng Giác đại sĩ, mà tu tập theo từng giai cấp, địa vị. Cứ lên mỗi giai cấp, địa vị, những ô nhiễm khách trần sẽ dần dần được tước bỏ khiến cho Tâm Địa giới được thành tựu kiên cố. Một ngày kia, chứng nhập quả vị Diệu Giác, giới thể được viên tịch, tất cả ác pháp được vĩnh viễn tịch trừ, muôn pháp lành được hoàn thành mỹ mãn, ấy chính gọi là Lô Xá Na Phật (7).
Như trong quyển thượng của kinh này thuyết minh: “Ngã dĩ bá kiếp tu hành thị Tâm Địa, hiệu ngô vi Xá Na” (Ta trải qua trăm ngàn a tăng kỳ kiếp tu tập tâm địa này, ta được hiệu là Lô Xá Na).
Đức Lô Xá Na sở dĩ được gọi như vậy, không phải ngẫu nhiên mà được, mà là do tu tập tâm địa này và được chứng đắc. Chư Bồ Tát trong nhân vị tâm địa này, muôn đức đều tu, chính là dùng bổn nguyên tâm địa giới làm diệu dụng duy nhất. Quả vị thù thắng nhờ đó phát sinh. Cũng như quả đại địa có công năng trưởng dưỡng tất cả vạn vật nên gọi là Tâm Địa.
Nếu phân chia mà nói, có người dùng 30 tâm để giải thích chữ Tâm; dùng Thập Địa để giải thích chữ Địa. Họ không biết rằng ba mươi tâm đều là chỗ đi quả của chư Bồ Tát. Không có 30 tâm thì không thể nào xuất sanh diệu quả thù thắng. Cho nên mỗi tâm đều có thể gọi là Địa.
Đến như thể tánh của Thập Địa, mỗi mỗi địa đều thống nhiếp vạn pháp, không địa nào chẳng phải là diệu tâm của Bồ Tát. Cho nên mỗi địa đều có thể gọi là Tâm.
Tóm lại:
Nếu muốn tu tập các pháp lành, tăng trưởng Bồ Đề tâm, chỉ có thể nương theo Kim Cương Quang Minh Bảo Giới sẵn có đủ trong Tâm Địa này, tu tập mới chứng đắc diệu quả thù thắng.
Cuối cùng, xin lược giải về ý nghĩa chữ Phẩm:
Chữ Phẩm nghĩa là thể loại, nghĩa là đem từng loại, từng thứ để tập hợp lại một chỗ mà giải thích rõ ràng, nên gọi là Phẩm.
Chú thích:
(1) Hạng mục: Hạng là phần phía sau của cổ, tục gọi là gáy hoặc ót; Mục là đôi mắt. Hai thứ trọng yếu của cơ thể con người, ám chỉ sự trọng yếu của tịnh giới.
(2) Hoàng môn nhị hình: Người bán nam bán nữ, làm thái giám trong cung vua nên gọi là hoàng môn.
(3) Kình tiếp: Kình là vác đồ vật đưa lên cao, ở đây dùng hai chữ “kình tiếp” để hình dung đức Bổn Sư lúc ấy dùng thần thông tiếp dắt đại chúng, chư Thiên, chư Bồ Tát v.v... Cũng như trong kinh Duy Ma Cật thuyết minh đức Bồ Tát Duy Ma Cật tiếp lấy toàn thế giới Hương Chúng của đức Bất Động Như Lai, luôn cả đức Phật và chư Đại Bồ Tát đem đến cõi Ta Bà này. Ngài cầm trên tay cả đại chúng mà xem giống như chỉ cầm một cái tràng hoa nhẹ nhàng.
(4) Phu dương: phu là bày ra, giăng ra; dương là làm dấy lên, cất lên, khen ngợi. Phơi bày, đăng ra làm cho mọi người đều thấy biết được để tán tụng, khen ngợi.
(5) Thúc phược: Thúc: buộc lại thành bó; phược: lấy dây mà buộc.
(6) Từ Lô Xá Na: Kinh Văn quyển Thượng có chép 2 đoạn:
Đoạn 1:
Đức Lô Xá Na tự thuật: “Ngã dĩ bá a tăng kỳ kiếp, tu hành tâm địa, dĩ chỉ vi nhơn. Sơ xả phàm phu, thành Đẳng Chánh Giác, hiệu vi Lô Xá Na” (Ta đã tu tập tâm địa, trải qua trăm a tăng kỳ kiếp, lấy tâm địa làm nhơn, ban sơ bỏ hẳn tâm phàm, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Do đó, ta được danh hiệu Lô Xá Na).
Đoạn 2:
Cũng chính đức Lô Xá Na tự thuật: “Ngã dĩ bá kiếp tu hành thị tâm địa, hiệu ngô vi Lô Xá Na” (ta đã trải qua thời gian trăm kiếp tu tâm địa này, hiện thời gọi ta là Lô Xá Na).
Trong Giới Bổn Việt văn dịch hai câu trên là: “Ta đã từng trăm a tăng kỳ kiếp tu tập tâm địa này, do đó ta được hiệu là Lô Xá Na”.
Dù là không phù hợp với kinh văn, vì đoạn này chỉ nói là “bá kiếp” chứ không nói “bá a tăng kỳ kiếp”, nhưng thật sự không phải sai, vì Hòa Thượng Vạn Đức căn cứ vào đoạn kinh văn bên trên. Sau đó, Hòa Thượng có chú thích ở số 11, trong phần chú thích.
1. Lô Xá Na: phiên âm từ tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Quang Minh Biến Chiếu, có hai nghĩa:
- Bên trong dùng trí quang chiếu nơi Chơn Pháp Giới. Đây là chỉ về sự tự thọ dụng thân để giải rõ.
- Bên ngoài dùng thân quang chiếu ứng đại cơ. Đại Cơ chỉ cho Đại Thừa Bồ Tát. Điều này chỉ về sự tha thọ dụng thân để thuyết minh.
Ngoài ra, còn một từ dịch chữ Lô Xá Na là Tịnh Mãn:
- Tịnh: tẩy trừ tất cả các ác pháp. Ứng theo nghĩa Quả Báo là ngăn chặn việc ác để thuyết minh.
- Mãn: Tất cả các công đức đều được thực hiện một cách trọn vẹn và đầy đủ. Ở đây căn cứ vào Quả Báo hiện hành mà thuyết minh.
Tịnh Mãn nghĩa là căn cứ phần lớn vào sự Tự Thọ Dụng mà mệnh danh. Quang Minh Biến Chiếu nghĩa là căn cứ vào nơi sự Tha Thọ Dụng để đặt hiệu.
2. Phân tích về sự sai biệt của hai từ “a tăng kỳ kiếp” và “bá kiếp” trong hai đoạn kinh văn nêu trên:
Đức Lô Xá Na tự thuật Ngài đã tu hành trải qua trăm a tăng kỳ kiếp. Cũng chính đức Lô Xá Na tự thuật là Ngài đã tu hành trải qua trăm kiếp.
Theo trong bộ “Phật thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Tâm Địa”, phẩm hạ, phần sơ lược của Tổ Hoằng Tán vào triều nhà Minh, thì Tổ giải thích rằng:
- Ý thứ nhứt: theo kinh văn phần trước, đức Lô Xá Na tự thuật rằng Ngài đã trải qua trăm a tăng kỳ kiếp để tu tập pháp môn Tâm Địa.
Đoạn kinh văn phần sau cũng chính nơi Kim Khẩu của Ngài tự thuật, chỉ nói có trăm kiếp.
Tổ Hoằng Tán cho đây là có lẽ đức Lô Xá Na nói vắn tắt, nghĩa là muốn nói cho đủ phải là trăm a tăng kỳ kiếp.
- Ý thứ hai: Tổ Hoằng Tán cho rằng đức Lô Xá Na sau khi trải qua trăm a tăng kỳ kiếp tu hành viên mãn. Sau đó, lại phải trải qua trăm kiếp để tu nhân tướng hảo.
Nam mô A Di Đà Phật!
Dịch giả y theo các kinh, kính thuật những dòng chú thích vừa nêu trên, là có ý thành khẩn, muốn cho tất cả quý đại sĩ khi đọc bộ Phật thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này nếu là người trí thì nên tự suy tư với việc tu hành. Đối với pháp môn của Phật dạy, dù có 84.000 pháp môn, nhưng tóm tắt lại, không ngoài hai môn Tự Lực và Tha Lực.
- Về pháp môn Tự Lực, như đức Lô Xá Na tự thuật, Ngài đã tu hành trải qua trăm a tăng kỳ kiếp.
- Về pháp môn Tha Lực, tức là chỉ cho pháp môn Tịnh Độ, dùng Tín, Hạnh, Nguyện làm ba món tư lương. Nếu y theo kinh pháp đức Phật đã dạy mà thực hành, thì chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, sau khi xả báo thân, sẽ được vãng sanh về Cực Lạc thế giới. Khi đã được vãng sanh, liền vào ngôi Bất Thối Chuyển.
Chính trong kinh Phật thuyết A Di Đà, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thân tuyên: “Nhược hữu chúng sanh sanh giả, giai thị A Bệ Bạt Trí” (đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không còn thối chuyển nữa).
Tu theo pháp môn Tịnh Độ này:
- Bực thượng căn, thượng trí thì được nhất tâm bất loạn.
- Bực hạ căn, hạ trí dù là nghiệp chướng sâu dày, nhưng nếu dùng tâm chí thành khẩn thiết, thâm tín phát nguyện mà niệm Phật thì cũng nhất định được vãng sanh.
- Cho đến người suốt đời tạo nghiệp, lúc lâm chung, được gặp thiện tri thức nhắc nhở, dạy bảo, chỉ xưng danh hiệu Từ Phụ A Di Đà Phật trong mười niệm cũng được vãng sanh. Khi đã vãng sanh rồi, đều vào ngôi Bất Thối Chuyển.
Nên trong kinh dạy: “Y theo pháp môn Niệm Phật mà tu trì thì rất dễ dàng như người đi thuyền, đã gặp nước xuôi, gió thuận, mà lại trương buồm lên thì lo gì đi không tới bến. Y theo pháp môn khác mà tu trì thì khác nào con kiến trèo lên ngọn núi cao nghìn trượng. Thật hoàn toàn vô hy vọng!”
Thưa quý đại sĩ!
Là người có trí, phải tự suy tư trong hai con đường: một rất dễ, hai rất khó, nên lựa chọn mà đi. Trong kinh Bổn Nghiệp Anh Lạc bên trên đã thuyết minh về thuật ngữ “a tăng kỳ kiếp” là để nhấn mạnh ở trong vô số kiếp như thế, nếu người nào phát tâm Bồ Đề, thực hành Bồ Tát đạo, được gặp chư Phật thì mới có hy vọng đi trên đường giải thoát và thành Phật. Còn những người nào chưa ở trong số ấy thì hoàn toàn vô phận.
3. Thuật ngữ A Tăng Kỳ kiếp:
Chữ Kiếp là gọi tắt của tiếng Phạn, gọi đầy đủ là “kiếp-bà bát-đà”, Trung Hoa dịch là Đại Thời Phần. Do vì thời gian quá lâu, không thể dùng năm tháng thông thường để tính được.
Như trong kinh Anh Lạc Bổn Nghiệp thuyết minh:
“Thí như dùng một tảng đá vuông vức, cạnh dài một dặm, hai dặm, cho đến bốn mươi dặm. Dùng một chiếc thiên y, nặng chỉ ba thù (đơn vị đo lường của Trung Hoa, tương đương với năm lượng). Lấy đơn vị thời gian của thế gian, cứ ba năm một lần, dùng chiếc thiên y ấy phất qua một cái. Bao giờ tảng đá này mòn hết thì chính là một tiểu kiếp.
Nếu đem tảng đá vuông vức, mỗi cạnh dài 80 dặm, dùng chiếc thiên y của trời Phạm Thiên nặng ba thù. Lấy đơn vị ở cõi trời Phạm thiên mà tính, cứ đúng ba năm một lần, dùng chiếc thiên y ấy phất qua một cái. Bao giờ tảng đá này mòn hết thì tính là một trung kiếp.
Nếu đem tảng đá vuông vức, mỗi cạnh dài 800 dặm, dùng chiếc thiên y ở cõi trời Tịnh Cư, nặng ba thù. Lấy đơn vị thời gian ở cõi trời Tịnh Cư mà tính, ba năm một lần, dùng chiếc thiên y ấy phất qua một cái. Bao giờ tảng đá này mòn hết thì tính là một đại ta tăng kỳ kiếp”.
Lưu ý:
Tiểu, trung, đại a tăng kỳ kiếp khác với tiểu kiếp, trung kiếp và đại kiếp trong các kinh thường nói. Vì tiểu, trung và đại kiếp trong các kinh thường nói có thể tính đếm được.
Cứ 20 tiểu kiếp hợp lại thành một trung kiếp, 4 trung kiếp hợp lại thành một đại kiếp. Như vậy, cứ 80 tiểu kiếp là một đại kiếp. Niên số tính như sau:
1 tiểu kiếp = 1.680 vạn năm = 1.680 x 10.000 năm.
1 trung kiếp = 1.680 x 10.000 x 20 = 336.000.000 năm.
1 đại kiếp = 336.000.000 x 4 = 1.344.000.000 năm.
Luận về đơn vị thời gian tính bằng niên số thì hoàn toàn khác nhau giữa các cõi nhân gian, trờiPhạm thiên và trời Tịnh Cư.
Niên số ở nhân gian không cần đề cập vì mọi người đều biết.
Niên số ở cõi trời Phạm Thiên, tức là trời Sơ Thiền, thuộc về cõi Sắc, gồm có 3 tầng:
1) Tầng trời Phạm Chúng
2) Tầng trời Phạm Phụ
3) Tầng trời Đại Phạm.
Trong kinh Anh Lạc Bổn Nghiệp chỉ nói Phạm Thiên tức là một trong ba tầng trời cõi Sơ Thiền. Muốn biết niên số ở cõi trời Phạm Thiên phải y cứ theo sáu cõi trời ở Dục Giới mà tính. Thọ mạng của chư Thiên nơi cõi trời Tứ Thiên Vương là năm trăm năm. Một ngày một đêm ở cõi trời Tứ Thiên Vương bằng nửa thế kỷ chốn nhân gian. Thọ mạng của chư Thiên nơi cõi Trời Đao Lợi đúng một ngàn năm. Một ngày đêm ở cõi trời Đao Lợi bằng một trăm năm ở thế gian. Cứ lấy các số tương ứng này nhân lên thì tính được thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tứ Thiên Vương và Đao Lợi.
Thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tha Hóa Tự Tại thứ sáu là ba vạn hai ngàn năm. Một ngày đêm ở cõi Trời Tha Hóa Tự Tại tính theo niên số ở thế gian dài đến một ngàn sáu trăm năm. Niên số này tăng gấp đôi ở mỗi tầng trời Phạm Chúng, Phạm Phụ và Đại Phạm thuộc cõi Sơ Thiền, nghĩa là:
Một ngày đêm ở cõi trời Phạm Chúng = 1.600 x 2 = 3.200 năm của thế gian.
Một ngày đêm ở cõi trời Phạm Phụ = 3.200 x 2 = 6.400 năm của thế gian.
Một ngày đêm ở cõi trời Đại Phạm = 6.400 x 2 = 12.800 năm của thế gian.
Cứ như vậy nhơn lên mãi sẽ suy ra được thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tịnh Cư.
Trời Tịnh Cư gồm có năm cõi:
- Vô Phiền Thiên.
- Vô Nhiệt Thiên.
- Thiện Kiến Thiên.
- Thiện Hiện Thiên.
- Sắc Cứu Cánh Thiên.
Năm cõi trời này trong kinh gọi là Ngũ Tịnh Cư thiên, là nơi của Đệ Tam Quả A Na Hàm thánh nhân cư trú.
-----------------------------
Chương Ii: Chánh Thích Kinh Văn
PHẠM VÕNG KINH BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương II: CHÁNH THÍCH KINH VĂN (Chánh thức giải thích kinh văn)
THẬP XỨ THUYẾT PHÁP (nhân duyên thuyết giới)
THUYẾT PHÁP DUYÊN KHỞI (khởi sự thuyết pháp nhân duyên)
VÃNG HOÀN PHI NHẤT (qua lại không phải một lần)
NHÂN GIAN THUYẾT GIỚI (thuyết giới pháp nơi cõi nhân gian)
THÍCH CA CHUYỂN THỌ Phật Thích Ca truyền trao giới pháp)
TỔNG KẾT GIỚI TƯỚNG (chung kiết tướng trạng giới tướng)
PHẬT TỰ TỰ THUYẾT (Đức Phật tự thuật thuyết giới)
-----------------------------
(說法) Phạm: Dharma-dezanà. Pàli: Dhamma-desanà. Đồng nghĩa: Thuyết giáo, Thuyết kinh, Diễn thuyết, Pháp thí, Pháp độc, Pháp đàm, Đàm nghĩa, Tán thán, Khuyến hóa, Xướng đạo.Giảng nói Phật pháp để giáo hóa làm lợi ích cho chúng sinh. Việc thuyết pháp của đức Phật là tùy theo năng lực, căn cơ... chúng sinh mà ban cho họ giáo pháp thích hợp để đạt đến hiệu quả trọn vẹn. Trong một hội thuyết pháp, Phật dùng một âm thanh diễn nói giáo pháp, người nghe tùy theo căn cơ mà hiểu sâu, cạn khác nhau. Cứ theo kinh Tư ích phạm thiên sở vấn quyển 2 thì Phật dùng 5 lực dụng mà nói pháp trong 5 trường hợp sau đây: 1. Ngôn thuyết: Lời nói. Nghĩa là Phật dùng lời nói khế hợp với chân lí để nói về các pháp 3 đời, pháp thế gian và xuất thế gian, pháp có tội không tội, pháp hữu lậu vô lậu... 2. Tùy nghi: Nghĩa là Phật tùy theo năng lực, căn tính... của chúng sinh mà nói các giáo pháp thiên, viên, tiệm, đốn... 3. Phương tiện: Nghĩa là Phật dùng phương tiện khéo léo như nói bố thí sẽ được phúc lớn, giữ giới sẽ được sinh lên cõi trời... để khuyến khích chúng sinh tu thiện mà ra khỏi biển khổ. 4. Pháp môn: Nghĩa là đức Phật nói pháp thù thắng để hiển bày đạoBồ đề. 5. Đại bi: Vì cứu độ chúng sinh nên Phật dùng tâm đại bi dắt dẫn họ, đối với người chấp không thì nói có, với người hay oán giận thì nói từ bi... Về tư cách thuyết pháp thì có 5 hạng người gọi là Ngũ thuyết, hoặc Ngũ chủng thuyết nhân. Theo luận Đại trí độ quyển 2, Ngũ chủng thuyết nhân là: Phật, đệ tử Phật, tiên nhân, chư thiên và hóa nhân (Phật, Bồ tát hoặc La hán... ẩn tướng chân thực mà hiển hiện dưới mọi hình tượng để thuyết pháp). Trong Quán kinh sớ huyền nghĩa phần của ngài Thiện đạo thì nêu Ngũ chủng nhân là: Phật, Thánh đệ tử, Thiên tiên, Quỉ thần và biến hóa. Ngoài ra, trong Hoa nghiêm kinh sớ quyển 1 của ngài Trừng quán thì nêu: Phật, Bồ tát, Thanh văn, chúng sinh và khí giới(núi, sông, đất đai...) giảng nói giáo pháp trong kinh Hoa nghiêm, gọi là Ngũ loại thuyết hoặc Ngũ loại thuyết pháp. Còn theo Đại nhật kinh sớ quyển 7 của ngài Nhất hạnh thì Ngũ chủng thuyết chân ngôn là: Như lai, Kim cương tát đỏa, Nhị thừa, chư thiên và Địa cư thiên. Thuyết pháp thuộc về pháp lí, là việc mà người xuất gia phải làm. Theo phẩm Phápsư trong kinh Pháp hoa quyển 4 thì người thuyết pháp phải vào nhà Như lai (có nghĩa là đại từ bi), mặc áo Như lai(nhu hòa nhịn nhục), ngồi tòa Như lai(các pháp không). Kinh Ưu bà tắc giới quyển 2 cũng nêu 16 việc liên quan đến thuyết pháp như: Thời thuyết, Chí tâm thuyết, Thứ đệ thuyết, Hòa hợp thuyết, Tùy nghĩa thuyết... [X. phẩm Tứ nhiếp trong kinh Đại phẩm bát nhã Q.24; phẩm Quán thếâm bồ tát phổ môn trong kinh Pháp hoa Q.7; luật Tứ phần Q.52; luật Ngũ phần Q.18; luận Thập trụ tì bà sa Q.7; luận Du già sư địa Q.45; luận Đại trí độ Q.1, 28; luận Hiển dương thánh giáo Q.17; Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.6 thượng; Pháp uyển châu lâm Q.23]. (xt. Xướng Đạo).
To teach—To preach—To sermon—To lecture on the Dharma—To tell or expound the law, or doctrine. a) Theo Kinh Duy Ma Cật, khi Mục Kiền Liên vào trong thành Tỳ Xá Lê, ở trong xóm làng nói Pháp cho các hàng cư sĩ nghe, lúc ấy ông Duy Ma Cật đến bảo rằng—According to the Vimalakirti Sutra, one day when Maudgalyayana came to Vaisali to expound the Dharma to lay Buddhists in the street there, Vimalakirti came to him and said: • “Nầy ngài Đại Mục Kiền Liên, nói Pháp cho bạch y cư sĩ, không phải như ngài nói đó. Vả chăng nói Pháp phải đúng như pháp (xứng tánh) mà nói. Pháp không chúng sanh, lìa chúng sanh cấu; Pháp không có ngã, lìa ngã cấu; Pháp không có thọ mạng, lìa sanh tử; Pháp không có nhơn, làn trước làn sau đều dứt; Pháp thường vắng lặng, bặt hết các tướng; Pháp lìa các tướng, không phải cảnh bị duyên; Pháp không danh tự, dứt đường ngôn ngữ; Pháp không nói năng, lìa giác quán; Pháp không hình tướng, như hư không; Pháp không hý luận, rốt ráo là không; Pháp không ngã sở, lìa ngã sở; Pháp không phân biệt, lìa các thức; Pháp không chi so sánh, không có đối đãi; Pháp không thuộc nhân, không nhờ duyên; Pháp đồng pháp tánh, khắp vào các Pháp; Pháp tùy nơi như không có chỗ tùy; Pháp trụ thực tế, các bên hữu, vô thường, đoạn, không động được; Pháp không lay động, không nương sáu trần; Pháp không tới lui, thường không dừng trụ; Pháp thuận 'không,' tùy 'vô tướng,' ứng 'vô tác;' Pháp lìa tốt xấu; Pháp không thêm bớt; Pháp không sanh diệt; Pháp không chỗ về; Pháp ngoài mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; Pháp không cao thấp; Pháp thường trụ không động; Pháp lìa tất cả quán hạnh. Thưa ngài Đại Mục Kiền Liên! Pháp tướng như thế đâu có thể nói ư?—“Maudgalyayana! When expounding the Dharma to these upasakas, you should not preach like that for what you teach should agree with the absolute Dharma which is free from the (illusion of) living beings; is free from the self for it is beyond an ego; from life for it is beyond birth and death and from the concept of a man which lacks continuity (thought seemingly continuous, like a torch whirled around); is always still for it is beyond (stirring) phenomena; is above form for it is causeless; is inexpressible for it is beyond word and speech; is inexplainable for it is beyond intellection; is formless like empty space; is beyond sophistry for it is immaterial; is egoless for it is beyond (the duality of) subject and object; is free from discrimination for it is beyond consciousness; is without compare for it is beyond all relativities; is beyond cause for it is causeless; is identical with Dharmata (or Dharma-nature), the underlying nature (of all things); is in line with the absolute for it is independent; dwells in the region of absolute reality, being above and beyond all dualities; is unmovable for it does not rely on the six objects of sense; neither comes nor goes for it does not stay anywhere; is in line with voidness, formlessness and inactivity; is beyond beauty and ugliness; neither increases nor decreases; is beyond creation and destruction; does not return to anywhere; is above the six sense organs of eye, ear, nose, tongue, body and mind; is neither up nor down; is eternal and immutable; and is beyond contemplation and practice. “Maudgalyayana, such being the characteristics of the Dharma, how can it be expounded?” • Vả chăng người nói Pháp, không nói, không dạy; còn người nghe, cũng không nghe, không được. Ví như nhà huyễn thuật nói Pháp cho người huyễn hóa nghe, phải dụng tâm như thế mà nói Pháp. Phải biết căn cơ của chúng sanh có lợi có độn, khéo nơi tri kiến không bị ngăn ngại, lấy tâm đại bi khen ngợi Pháp Đại Thừa, nghĩ nhớ đền trả ơn Phật, chớ để ngôi Tam Bảo dứt mất, như vậy mới nên nói Pháp—For expounding it is beyond speech and indication, and listening to it is above hearing and grasping. This is like a conjurer expounding the Dharma to illusory men, and you should always bear all this in mind when expounding the Dharma. You should be clear about the sharp or dull roots of your audience and have a good knowledge of this to avoid all sorts of hindrance. Before expounding the Dharma you should use your great compassion (for all living beings) to extol Mahayana to them, and think of repaying your own debt of gratitude to the Buddha by striving to preserve the three treasures (of Buddha, Dharma and Sangha) for ever. b) Cũng theo Kinh Duy Ma Cật, ông Duy Ma Cật đã nhắc nhở Phú Lâu Na về nói pháp phải tùy căn cơ chúng sanh như sau—Also according to the Vimalakirti Sutra, Vimalakirti reminded Purna that expounding Dharma should always be in accordance with sentient beings' faculties: • “Thưa Phú Lâu Na! Ngài nên nhập định trước để quan sát tâm địa của những người nầy, rồi sau mới nói đến nói Pháp. Ngài chớ đem món ăn dơ để trong bát báu, phải biết rõ tâm niệm của các vị Tỳ Kheo nầy, chớ cho ngọc lưu ly đồng với thủy tinh. Ngài không biết được căn nguyên của chúng sanh, chớ nên dùng Pháp Tiểu Thừa mà phát khởi cho họ, những người kia tự không có tì vết, chớ làm cho họ có tì vết, họ muốn đi đường lớn, chớ chỉ lối nhỏ. Ngài chớ nên đem biển lớn để vào dấu chơn trâu, chớ cho ánh sáng mặt trời đồng với lửa đom đóm—“Purnamaitraynaiputra, you should first enter the state of samadhi to examine the minds of your listeners before expounding the Dharma to them. Do not put rotten food in precious bowls. You should know their minds and do not take their (precious crystal for (ordinary) glass. If you do not know their propensities, do not teach them Hinayana. They have no wounds, so do not hurt them. To those who want to tread the wide path do not show narrow tracks. Do not enclose the great sea in the print of an ox's foot; do not liken sunlight to the dim glow of a firefly.” • “Ngài Phú Lâu Na! Những vị Tỳ Kheo nầy đã phát tâm Đại Thừa từ lâu, giữa chừng quên lãng, nay sao lại lấy Pháp Tiểu Thừa dẫn dạy họ? Tôi xem hàng Tiểu Thừa trí huệ cạn cợt cũng như người mù, không phân biệt được căn tánh lợi độn của chúng sanh.”—“Purnamaitryaniputra, these bhiksus have long ago developed the Mahayana mind but they now forget all about it; how can you teach them Hinayana? Wisdom as taught by Hinayana is shallow; it is like a blind man who cannot discern the sharp from the dull roots of living beings.” c) Theo Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết khi ông Ca Chiên Diên diễn nói lại lời Phật thuyết pháp về vô thường, khổ, không và vô ngã, Duy Ma Cật đã nhắc ông Ma Ha Ca Chiên Diên rằng chớ nên đem tâm sanh diệt ra mà nói Pháp thực tướng như sau—According to the Vimalakirti Sutra, Vimalakirti reminded Mahakatyayana not to use mortal mind to preach immortal reality as follows: • “Thưa ngài Ca Chiên Diên! Ngài chớ nên đem tâm hạnh sanh diệt mà nói Pháp thực tướng. Ngài Ca Chiên Diên! Các Pháp rốt ráo không sanh, không diệt, là nghĩa vô thường, năm ấm rỗng không, không chỗ khởi là nghĩa khổ; các Pháp rốt ráo không có, là nghĩa không; ngã và vô ngã không hai, là nghĩa vô ngã; Pháp trước không sanh, nay cũng không diệt, là nghĩa tịch diệt.”—Mahakatyayana said: “Vimalakirti came and said: 'Mahakatyayana, do not use your mortal mind to preach immortal reality. Mahakatyayana, all things are fundamentally above creation and destruction; this is what impermanence means. The five aggregates are perceived as void and not arising; this is what suffering means. All things are basically non-existent; this is what voidness means. Ego and its absence are not a duality; this is what egolessness means. All things basically are not what they seem to be, they cannot be subject to extinction now; this is what nirvana means.”
Dharma-desanà (S). To tell or expound the law, or doctrine; to preach. Also Giảng đạo, Pháp thí.
5922梵語 dharma-deśanā,巴利語 dhamma-desanā。即宣說佛法,以化導利益眾生。與說教、說經、演說、法施、法讀、法談、談義、讚歎、勸化、唱導等同義。佛之說法乃應眾生之能力、根機等,各施以適當之教法,以達完全效果。又於一座說法中,佛以一音演說教法,聽者各依其根機而理解之深淺互異。據思益梵天所問經卷二載,佛以五力而有五種說法情況,即:(一)言說,指以契合真理之言說,說三世、世間與出世間、有罪無罪、有漏無漏等法。(二)隨宜,指隨應眾生之能力、性質而說偏圓、漸頓之教法。(三)方便,即善巧方便,說布施能得大富、持戒能升天等,使眾生修之,而得以脫離苦海。(四)法門,即宣說殊勝法,顯示菩提之道。(五)大悲,指爲救度眾生,以大悲心導引之,爲執著於「無」者說「有」、執著於瞋恚者說慈悲等。 宣說經論者有五種人,稱爲五說或五種說人。據大智度論卷二所舉,五種說人爲佛、佛弟子、仙人、諸天、化人(佛、菩薩或羅漢等,隱其本相,示現種種形像而說法者)。善導之觀經疏玄義分則舉出佛、聖弟子、天仙、鬼神、變化等五種。在佛十大弟子中,富樓那尊者即被譽爲「說法第一」。此外,據澄觀之華嚴經疏卷一所舉,佛、菩薩、聲聞、眾生、器界(山河、大地等)五種,宣說華嚴經中之教法,稱爲五類說或五類說法。又據一行之大日經疏卷七所舉,說真言者,有如來、菩薩金剛、二乘、諸天、地居天等五種。 說法屬於法施,爲出家者應行之布施行爲。又據五分律卷二十六載,於自恣之終夜,應行說法、經唄(配合節拍歌詠經文)等教團行事。有關說法所應注意之事項,據法華經卷四法師品所載,說法者應入如來之室(大慈悲之意)、著如來之衣(柔和忍辱之意)、坐如來之座(諸法空之意)。優婆塞戒經卷二亦舉出時說、至心說、次第說、和合說、隨義說等十六事。有關說法之儀式,詳見佛本行集經卷四十九說法儀式品。此外,經論中亦載有聽法者所應注意之事;凡說者與聽者須注意之事項,統稱爲說聽方軌。 據優婆塞戒經卷二載,說法有清淨、不清淨二種。凡先施食而後說法,或爲增長三寶、斷自他煩惱、分別正邪、使聽法者得最勝而說法,稱爲清淨說法;反之,凡存有利己心、與他人競爭之心,或爲報、爲世報,或有疑而說法,均爲不淨說法。我國舉行齋會時之說法,稱爲唱導;梁高僧傳卷十三即載有善於唱導之高僧傳記。 日本自平安朝後期以降,出現專門以唱導技術爲家業者,其中部分逐漸俗化,與說經祭文、佛寺緣起等配合節拍而宣說,復配以三絃而歌詠之。〔大品般若經卷二十四「四攝品」、法華經卷七觀世音菩薩普門品、四分律卷五十二、五分律卷十八、十住毘婆沙論卷七、瑜伽師地論卷四十五、大智度論卷一、卷二十八、顯揚聖教論卷十七、法華經玄義卷六上、法苑珠林卷二十三〕(參閱「唱導」4418)
-----------------------------
(因緣說) Chỉ cho phần nói về nhân duyên thấy Phật nghe pháp và nhân duyên đức Phật thuyết pháp giáo hóa trong các kinh, như phẩm Tựa của các kinh, là 1 trong 12 thể tài kinh. (xt. Thập Nhị Bộ Kinh).
Patthana (S), Conditional Relations Phát Thú LuậnMột tập trong 7 tập của bộ Thắng Pháp Tạng. 2- nhân quả tương quan.
2303為十二部經之一。指經中記載見佛聞法之因緣及佛說法教化因緣之處,稱為因緣說;如諸經之序品。(參閱「十二部經」344)
-----------------------------
To interpret—To explain
5605指解說、釋明經典之文義。如顯揚聖教論卷十三所說,應以六種相應,解釋一切佛經(大三一‧五四四下):「一、由遍知諸法故,二、由捨惡行大小惑故,三、由受善行故,四、由智遍知通達病等行故,五、由彼果故,六、由自他受彼果故。由如是六相及由如前建立諸相應,善解釋一切佛經。」我國註釋家註解經典時,大多初敘經文大意,次釋經文,稱爲入文解釋。此外,天台宗釋經文時,每以因緣、約教、本迹、觀心等四種釋義;三論宗釋宗義時,以隨名、就因緣、顯道、無方等四種釋義。日本方面,真言宗明宗義時,以淺略、深祕、祕中深祕、祕祕中深祕等四種解釋;日蓮宗說宗旨,以文上、文底等二種解釋。以上皆爲各宗獨特之解釋法。〔金剛仙論卷一、十住毘婆沙論卷一、遺教經論、勝思惟梵天所問經論卷四〕
-----------------------------
人間; C: rénjiān; J: ningen;
Có các nghĩa: 1. Người, loài người; 2. Nơi loài người sinh sống, thế gian; 3. Loài người (s: manuṣya, manuṣa), phiên âm là Mạt-nô-sa (末奴沙), Ma-nô-xà (摩奴闍)… và còn được dịch là Nhân gian giới (人間界), Nhân giới (人界), Nhân thú (人趣), Nhân đạo (人道) và Thế gian (世間). Một trong 6 nơi (Lục đạo 六道), năm đường (Ngũ thú 五趣), hoặc mười cõi (Thập giới 十界) mà loài hữu tình thụ sinh; 4. Ở ngay trong thế giới loài người.
(人間) Phạm: Manuwya. Hán âm: Ma nâu sa, Mạt nô sa, Ma nô xà, Ma nâu sử. Cũng gọi Nhân gian giới, Nhân giới, Nhân thú, Nhân đạo, Thế gian. Chỉ cho nơi loài người sinh sống, 1 trong 6 đường, 5 ngả, 10 cõi. Tiếng Manuwya là từ ngữ căn Manas (Mạt na: Suy xét) mà ra, tức cho rằng con người có khả năng tư duy khảo sát. Còn về nơi ở của con người thì có 4 châu quanh núi Tu di. Diện mạo của con người ở châu nào thì giống với địa hình của châu ấy, tuổi thọ con người ở mỗi châu cũng khác nhau tùy theo nghiệp nhân. [X. phẩm Diêm phù đề châu trong Trường a hàm Q.18; kinh Đại bát niết bàn Q.18 (bản Bắc); kinh Khởi thế Q.1; luận Đại tì bà sa Q.172; luận Câu xá Q.1; Pháp uyển châu lâm Q.5; Huyền ứng âm nghĩa Q.25]. (xt. Thập Tuế Giảm Kiếp, Tứ Châu, Kiếp).
In this world.
258梵語 manuṣya。音譯摩㝹沙、末奴沙、摩奴闍、摩㝹史。指人所住之界域。乃六道、五趣、十界之一,又稱人間界、人界、人趣、人道或稱世間。印度原語與漢譯之語,皆以複數來表示;蓋人之欲真正為人者,必須與眾人接觸,謀眾人之幸福,此亦大乘佛教菩薩精神之基礎。又 manuṣya 係自 manas(末那,即思考之意)語根衍生,即認為能思考者是人,此想法見於八正道第二之「正思惟」,其所以特重般若(梵 praiñā,巴 Paññā,睿智)與意識問題,即由此種佛教觀點而來。 至於人之住處,即所謂須彌四洲,面貌各如其洲之地形,壽命則隨各洲而互異。關於閻浮提之人壽,俱舍論卷十二有住劫二十中劫之說法。又人間受生之業因,雜阿含經卷三十七載,若行十不善業則生地獄,雖生人中則受諸難;若行十善業則生天上,若生於人中則能免諸難。〔長阿含卷十八閻浮提洲品、北本大般涅槃經卷十八、起世經卷一、大毘婆沙論卷一七二、俱舍論卷一、法苑珠林卷五、玄應音義卷二十五〕(參閱「十歲減劫」478、「四洲」1731、「劫」2811)
-----------------------------
(釋迦) Phạm:Zàkya. Hán dịch: Năng nhân. Dòng họ của đức Phật, 1 trong 5 họ của Ngài. Tộc Thích ca là 1 trong các dân tộc ở Ấn độ đời xưa, thuộc giai cấp Vũ sĩ, là con cháu của vua Cam giá (Phạm: Jkwvàka) thuộc hệ thống Nhật chủng (Phạm:Sùryavaôsa). Đức Phật xuất thân từ chủng tộc này, cho nên gọi là Thích ca mâu ni (Phạm: Zàkya-muni, tức là bậc Thánh của chủng tộc Thích ca).
Sakya (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, bộ tộc hay gia đình Thích Ca, người ta nói từ Thích Ca lấy từ danh từ “Saka” có nghĩa là thực vật, nhưng theo Hoa ngữ có nghĩa là mạnh, có sức lực, và được giải thích bằng chữ “Năng.” Dòng họ Thích Ca đã rày đây mai đó (dân du mục) dọc theo thung lũng đồng bằng Ấn Hà,sau đó chiếm cứ một khu vực vài ngàn dặm vuông nằm theo triền đồi xứ Népal và những vùng thảo nguyên về phía nam. Kinh đô là thành Ca Tỳ La Vệ. Vào thời Đức Phật còn tại thế, bộ tộc được đặt dưới sự quyền cai trị của Kosala, một vương quốc lân cận. Về sau nầy, muốn cho vượt trội hơn Bà La Môn, những Phật tử đã dựng nên một dòng họ huyền thoại—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, the clan or family of the Buddha, said to be derived from Saka, vegetables, but interpreted in Chinese as powerful, strong, and explained by “Neng.” The clan, which is said to have wandered hither from the delta of the Indus, occupied a district of a few thousand square miles lying on the slopes of the Nepalese hills and on the plains to the south. Its capital was Kapilavastu. At the time of the Buddha, the clan was under the suzerainty of Kosala, an adjoining kingdom. Later Buddhists, in order to surpass Brahmans, invented a fabulous line of five kings: (I) Một dòng họ huyền thoại Vivartakalpa khởi đầu bởi Thiên Tam Muội Đa—A fabulous line of five kings of the Vivartaklapa headed by Mahasammata. (II) Theo sau đó là năm vị Luân Vương, và vị vua đầu tiên là Đảnh Sanh Vương: Followed by five Cakravarti, the first being Murdhaja. (III) Theo sau đó là mười chín (19) vua khác, bắt đầu với vua Xả Đế và cuối cùng là vua Đại Thiên—Then came nineteen kings, the first being Catiya, the last Mahadeva. (IV) Sau đó được kế vị bởi các triều đại của 5.000 vị vua—These were succeeded by dynasties of 5,000 kings. (V) 7.000 vị vua—7,000 kings. (VI) 8.000 vị vua—8,000 kings. (VII) 9.000 vị vua—9,000 kings. (VIII) 10.000 vị vua—10,000 kings. (IX) 15.000 vị vua—15,000 kings. (X) Sau đó vua Cồ Đàm mở đầu 1.100 vị vua, cuối cùng bởi vua Iksvaku, ngự trị vùng Potala—After which king Gautama opens a line of 1,100 kings, the last, Iksvaku, reigning at Potala. (XI) Với dòng vua cuối cùng Iksvaku, người ta nói dòng Thích Ca khởi đầu. Bốn người con của Iksvaku ngự trị vùng Ca Tỳ La Vệ. Thích Ca Mâu Ni là dòng dõi bảy đời của Iksvaku. Về sau thành Ca Tỳ La Vệ bị Trì Quốc tiêu diệt, bốn người sống sót của dòng họ lập nên những vương quốc Udyana, Bamyam, Himatala, và Sambi—With Iksvaku, the sakyas are said to have begun. His four sons reigned at Kapilavastu. Sakyamuni was one of his descendants in the seven generations. Later, after the destruction of Kapilavastu by Virudhaka, four survivors of the family founded the kingdoms of Udyana, Bamyam, Himatala, and Sambi.
Sakiya (P), Śākya (S), Sakka (P), Sakiya (P)Thiên chủ, Thích Đề Hoàn.
6823梵名 Śākya。意譯作能仁。釋迦牟尼所屬種族之名稱,為佛陀五姓之一。又為釋迦牟尼之簡稱。釋迦族為古印度民族之一,屬武士階級,為雅利安民族中日種系(梵 Sūryavaṃśa)甘蔗王(梵 Ikṣvāku)之後裔。佛陀出身於此族,因而稱為釋迦牟尼(梵 Śākya-muni,即釋迦族之聖者)。
-----------------------------
(戒法): chỉ chung cho luật pháp do đức Phật chế ra, cũng là quỹ phạm của chúng sanh. Phàm 5 giới, 8 giới, 10 giới, Cụ Túc Giới (具足戒), Tam Tụ Tịnh Giới (三聚淨戒), 10 giới trọng, 48 giới khinh, v.v., được gọi là giới pháp; sau đó chỉ chung cho giới luật. Giới là căn bản của Thánh đạo, nhờ nương vào giới này, sanh Thiền định và trí tuệ diệt khổ; được miễn khỏi bị chìm đắm trong biển sanh tử luân hồi, nên được gọi là một trong những con đường tắt dẫn đến giải thoát. Trong tác phẩm Sự Vật Kỷ Nguyên (事物紀原), chương Đạo Thích Khoa Giáo (道釋科敎), Giới Đàn (戒壇), của Cao Thừa (高承, ?-?) nhà Tống, cho biết rằng: “Hán Ngụy chi tăng, tuy thế nhiễm nhi giới pháp vị bị, duy thọ Tam Quy (漢魏之僧、雖剃染而戒法未僃、唯受三歸, tăng sĩ thời nhà Hán và Ngụy, tuy xuất gia mà giới pháp chưa đủ, chỉ thọ Tam Quy thôi).” Hay trong Lược Thọ Tam Quy Ngũ Bát Giới Tinh Bồ Tát Giới (略授三歸五八戒幷菩薩戒, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1087) cũng khẳng định rằng: “Phù giới pháp giả, nãi thị thành Phật chi nguyên, chứng Thánh chi bản (夫戒法者、乃是成佛之源、證聖之本, phàm giới pháp chính là nguồn để thành Phật, là gốc để chứng Thánh).” Hoặc trong Ngũ Dăng Hội Nguyên (五燈會元, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1565) quyển 1, phần Thập Tam Tổ Ca Tỳ La Tôn Giả (十三祖迦毗摩羅尊者), lại có đoạn: “Khởi sân hận tưởng, mạng chung đọa vi mãng thân, trú thị quật trung, kim dĩ thiên tải, thích ngộ tôn giả, hoạch văn giới pháp, cố lai tạ nhĩ (起嗔恨想、命終墮爲蟒身、住是窟中、今已千載、適遇尊者、獲聞戒法、故來謝爾, do khởi tưởng sân hận, khi mạng hết đọa làm thân con trăn, sống trong động này, nay đã ngàn năm, may gặp tôn giả, được nghe giới pháp, nên đến tạ người).”
Śīladharma (S).
2908泛指佛陀所制之律法,乃眾生之軌範。凡五戒、八戒、十戒、具足戒、三聚淨戒、十重戒、四十八輕戒等律法,通稱戒法。蓋戒係聖道之根本,因依此戒,得生諸禪定及滅苦之智慧,得免沒溺於生死海,故為解脫途徑之一。南山律宗立此為戒四別中之一者。〔四分律刪繁補闕行事鈔卷中一〕(參閱「戒四別」2905)
-----------------------------
Tướng trạng khác biệt của các giới từ ngũ giới đến 250 giới Tỳ Kheo—The commandments or rules in their various forms, from the basic five moral precepts to 250 commandments for monks.
The commandments, or rules in their various forms.
2911謂持戒表現之相狀差別。如持五戒、十戒,乃至二百五十戒,一一戒中各有差別,按其持犯之輕重,各有不同之相狀。一般指切切實實遵守戒律之相狀。此乃南山行事鈔所立戒四別之一。 四分律行事鈔資持記卷中一下(大四○‧二七四下):「相有形狀,覽而可別。前明戒法,但述功能;次明戒體,唯論業性;後明戒行,略示攝修。若非辨相,則法、體、行三,一無所曉,何以然耶?法無別法,即相是法;體無別體,總相為體;行無別行,履相成行;是故學者於此一門深須研考。」(參閱「戒四別」2905)
-----------------------------
Tướng trạng khác biệt của các giới từ ngũ giới đến 250 giới Tỳ Kheo—The commandments or rules in their various forms, from the basic five moral precepts to 250 commandments for monks.
The commandments, or rules in their various forms.
2911謂持戒表現之相狀差別。如持五戒、十戒,乃至二百五十戒,一一戒中各有差別,按其持犯之輕重,各有不同之相狀。一般指切切實實遵守戒律之相狀。此乃南山行事鈔所立戒四別之一。 四分律行事鈔資持記卷中一下(大四○‧二七四下):「相有形狀,覽而可別。前明戒法,但述功能;次明戒體,唯論業性;後明戒行,略示攝修。若非辨相,則法、體、行三,一無所曉,何以然耶?法無別法,即相是法;體無別體,總相為體;行無別行,履相成行;是故學者於此一門深須研考。」(參閱「戒四別」2905)
-----------------------------
Tụng giới mỗi nửa tháng (ngày rằm và 30). Tăng chúng tập hợp lại đọc giới kinh, nói ra những tội lỗi phạm phải và phát lồ sám hối những tội lỗi nầy (tiếng Phạn là “Bố Tát,” làm như vậy sẽ giúp tăng trưởng điều thiện, trừ bỏ điều ác. Tuy nhiên, chỉ những chư Tăng đã thọ cụ túc giới rồi mới được tham dự, còn những vị chưa thọ cụ túc giới thì không)—The bi-monthly reading of the prohibitions for the order and of mutual confession.
The bi-monthly reading of the prohibitions for the order and of mutual confession.
5921指爲受戒者講解戒律。有二義,或單指解說戒法;或於每半月布薩之日,上座比丘誦讀戒本時,諸比丘中若有犯戒者,須於眾前懺悔,亦稱說戒,未受具足戒者不得聽之。後者就布薩日之作爲而稱爲說戒;若就比丘之懺悔而言,則稱說罪。四分律二十犍度中即有說戒犍度之設立。(參閱「布薩」1910)
-----------------------------
A.1. Thập Xứ Thuyết Pháp
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương II: CHÁNH THÍCH KINH VĂN
(Chánh thức giải thích kinh văn)
DẪN NHẬP:
Trước khi đi vào phần giải thích kinh văn quyển Hạ, chúng tôi xin trình bày sơ lược về sự sai biệt trong vấn đề phân chia ranh giới giữa quyển Thượng và quyển Hạ của bộ kinh Phạm Võng.
Căn cứ vào các bộ chú sớ của chư thượng đức còn lưu trữ trong các bộ kinh tạng để nghiên cứu thì có những điểm bất đồng quan trọng trong sự phân chia này:
- Theo bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Thuật Ký của Thắng Trang Pháp Sư triều nhà Đường soạn.
- Bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Chú của Pháp Sư Huệ Nhân triều nhà Tống soạn.
- Bộ Phạm Võng Kinh Trực Giải của Tịnh Quang Pháp Sư triều Minh soạn.
- Bộ Phật Thuyết Phạm Võng Kinh Thuận Thù của Đức Ngọc Pháp Sư triều nhà Thanh soạn.
Quyển Hạ bộ Phạm Võng Kinh bắt đầu từ câu: “Nhĩ thời, Lô Xá Na Phật vị thử đại chúng lược khai bá thiên hằng hà sa bất khả thuyết pháp môn” (lúc bấy giờ, Đức Phật Lô Xá Na vì đại chúng trong pháp hội, lược giảng vô số pháp môn không thể tính kể như số cát của trăm ngàn muôn ức sông Hằng).
- Theo bộ Phật thuyết Phạm Võng Kinh Hợp Chú do Trí Húc Đại Sư triều Minh soạn.
- Bộ Phật Thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Phẩm Hạ Lược Sớ do Hoằng Tán Đại Sư triều Minh thuật.
Quyển Hạ bộ kinh Phạm Võng bắt đầu từ câu: “Nhĩ thời, Thích Ca Mâu Ni Phật tùng sơ hiện Liên Hoa Đài Tạng thế giới, Đông phương lai nhập thiên vương cung trung...” (Lúc bấy giờ, đức Thích Ca Mâu Ni Phật từ lúc sơ khởi, hiện thân nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng, qua phương Đông đến tại cung của thiên vương...)
- Theo bộ Phạm Võng Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ của Quán Đảnh Đại Sư ký lục, do tổ Trí Giả triều nhà Tùy giảng.
- Bộ Phạm Võng Bồ Tát Giới Kinh Sớ San Bổ của Minh Khoán Pháp Sư triều nhà Đường soạn.
- Bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Sớ của Pháp Tạng Pháp Sư triều nhà Đường soạn.
- Bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Sớ của Nghĩa Tịnh Pháp Sư triều nhà Đường thuật v.v...
Quyển Hạ của bộ kinh Phạm Võng bắt đầu ở phần Văn Tụng: “Ngã kim Lô Xá Na, phương tọa Liên Đài Tạng..” (Nay ta là Lô Xá Na, đang ngồi trên đài Liên Hoa...)
Vì có nhiều bộ chú sớ hiện còn lưu giữ trong các Đại Tạng Kinh không thống nhất nhau về vấn đề phân ranh giới giữa quyển Thượng và quyển Hạ trong kinh Phạm Võng nên chúng ta hiện nay không thể lấy giả thuyết nào làm căn cứ chính xác. Đây là một vấn đề khó phán đoán và quyết định.
Theo các bổn kinh Phạm Võng hiện đang lưu hành thì quyển Hạ bắt đầu từ đoạn kinh văn: “Nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật...” Và người giảng cũng xin bắt đầu từ đoạn này. Xin chư Phật tử lưu ý, từ phần này trở đi, là phần chính thức giải thích kinh văn.
Kinh điển gồm ba phần:
- Tự phần.
- Chánh Tông phần.
- Lưu Thông phần.
Nhưng vì phần giảng kinh này thuộc về quyển Hạ nên về mặt hình thức không hội đủ ba phần, nên tôi (pháp sư giảng kinh) vẫn phân làm ba đoạn:
- Tự thuyết giới duyên (nhơn duyên Đức Phật thuyết pháp).
- Chánh thuyết giới tướng (chánh thức tuyên nói giới tướng).
- Kết khuyến lưu thông (kết thúc và khuyên lưu hành kinh).
A. TỰ THUYẾT GIỚI DUYÊN (nhân duyên thuyết giới)
A.1. THẬP XỨ THUYẾT PHÁP (thuyết pháp mười nơi)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật...” cho đến câu “...kỳ trung thứ đệ thập trụ xứ thuyết pháp”.
2. Dịch nghĩa:
Bấy giờ, đức Thích Ca Mâu Ni Phật từ lúc sơ khởi, hiện thân nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng, sau đó qua phương Đông, đến tại cung của Thiên Vương, diễn nói kinh Ma Thọ Hóa. Sau rốt, Ngài giáng sanh nơi cõi Nam Diêm Phù Đề tại nước Ca Di La. Vua Tịnh Phạn là thân phụ và hoàng hậu Ma Gia là sanh mẫu. Nhũ danh của Ngài là Tất Đạt Đa, Ngài xuất gia bảy năm, ba mươi tuổi thành đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật. Từ bửu tòa Kim Cương Hoa Quang, nơi đạo tràng Tịch Diệt, nhẫn đến nơi cung của Đại Tự Tại Thiên Vương, trong mười nơi ấy, Đức Phật tuần tự ngự đến thuyết pháp.
Lời giảng:
Quyển Thượng kinh Phạm Võng chủ yếu thuyết minh việc có từ ngàn Đức Phật Thích Ca đến trăm ngàn ức Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết pháp môn Tâm Địa của Bồ Tát ở ngàn trăm ức thế giới trong mười phương.
Quyển Hạ kinh Phạm Võng thuyết minh về việc Đức Phật Thích Ca ngự nơi thế giới Ta Bà này, vì các đại chúng giảng nói pháp môn Tâm Địa của Bồ Tát.
Vì thế, chữ “nhĩ thời” (bấy giờ) trong kinh có nghĩa chỉ thời gian lúc ngàn trăm ức Đức Phật Thích Ca ở trong trăm ngàn ức thế giới giảng nói pháp môn Tâm Địa đã hoàn tất.
Chư cổ đức cũng có vị đem hai chữ “nhĩ thời” giải thích là thời gian từ nơi Thể mà khởi Dụng. Nghĩa là: Ngàn trăm ức Phật Thích Ca từ nơi chỗ Phật Lô Xá Na sau khi nghe pháp môn Tâm Địa của Bồ Tát, trở lại thị hiện nơi thế giới Ta Bà, vì tất cả chúng sanh ở cõi này tuyên thuyết pháp môn Tâm Địa của Bồ Tát. Đây tức là sự diệu dụng từ bản thể mà phát khởi ra.
Năm chữ “Thích Ca Mâu Ni Phật” như mọi người đều biết là đức Giáo Chủ thế giới Ta Bà mà cũng là đức Bổn Sư của chúng ta.
Thích Ca Mâu Ni Phật là đức hiệu cỉa Phật. Phật vốn có nhiều thứ công đức bất đồng, thế nên đức hiệu cũng có nhiều tên khác nhau. Nhưng hiện tại gọi là Thích Ca Mâu Ni thể hiện ý nghĩa Đức Phật xuất hiện ở thế giới Ta Bà này, đản sanh vào giòng họ một vị vua trong một quốc độ (chỉ cho xứ Ấn Độ). Danh hiệu của Ngài do phụ hoàng và mẫu hậu đặt. Thích Ca là họ, Mâu Ni là tên của Đức Phật.
Thích Ca là họ của hoàng tộc, Trung Quốc dịch là Năng Nhân hoặc Năng Nhu, lại có chỗ dịch là Trực Lâm.
Chữ Nhân có nghĩa là Nhẫn. Hai chữ Năng Nhân có nghĩa là Năng Nhẫn.
Ví như có người tán thán công đức thiện hạnh của Đức Phật, Đức Phật quyết không bao giờ vì sự tán thán ấy mà thể hiện thái độ kiêu căng, tự đắc, hoan hỷ. Trái lại, giả sử có người phê bình những điểm không đúng của Phật, Phật cũng tuyệt đối không bao giờ cảm thấy không vui. Thế nên, đối với những điều vui mừng, buồn giận, trong tâm hoàn toàn không xao động, không ảnh hưởng, nên gọi là Năng Nhân.
Mâu Ni là đức hiệu của Thánh Giả, Trung Quốc dịch là Tịch Mặc. Đây là danh từ phụ hoàng đặt cho Ngài. Sự việc này, trong kinh đề cập như vầy: “Chính lúc Bổn Sư Thích Ca còn làm vị Thái Tử. Lần nọ, Ngài tham dự đại hội của triều đình do hoàng tộc Thích Ca tổ chức. Khi đại hội sắp khai mạc, vì số người tham dự quá đông, nên không khí đại hội ồn ào, huyên náo một cách dị thường. Nhưng khi Thái Tử vừa đến thì tất cả những người tham dự đại hội đều đột nhiên im lặng. Cả đại hội đông người như thế mà không một tiếng nói phát ra, tất cả đều im bặt. Phụ hoàng của Ngài trông thấy cảnh tượng ấy, nội tâm dâng lên niềm cảm khái phi thường, liền đặt cho Thái Tử đức hiệu Mâu Ni”.
Họ của hoàng tộc hợp với đức hiệu của Ngài thành danh từ Thích Ca Mâu Ni. Bốn chữ này thông thường giải thích như vậy.
Nhưng cũng có người đứng trên lập trường tôn giáo mà giải thích: Thích Ca gọi là Năng Nhân, là tiêu biểu cho tâm đại bi của Phật. Dù Phật đã chứng đắc Niết Bàn một cách rốt ráo, nhưng vì tâm đại bi từ mẫn, Ngài không thể đành lòng để cho tất cả chúng sanh trầm luân trong sanh tử, không tìm được phương pháp nào để được an trụ trong cảnh Niết Bàn. Cho nên, Đức Phật dù đã an trụ trong cảnh Niết Bàn, lại phải từ Niết Bàn tịch tịnh, đi vào cõi sanh tử luân hồi cứu độ chúng sanh.
Mâu Ni là Tịch Mặc, biểu thị cho đại trí của Phật, tượng trưng tâm tịch nhiên, mặc nhiên của Phật. Mặc dù Ngài đi vào cõi sanh tử để cứu độ chúng sanh, nhưng do nơi đại trí huệ rộng sâu của Ngài, Ngài đã thấu rõ sanh tử là bể khổ mênh mông, hoàn toàn hư giả, không gì chân thật, dường như mộng huyễn. Cho nên, Ngài dù ở trong cảnh sanh tử, mà vẫn không trụ trong sanh tử, không bị sanh tử làm loạn động, vẫn an trụ trong cảnh giới tịch nhiên, mặc nhiên.
Căn cứ vào đây thì thấy rằng bốn chữ Thích Ca Mâu Ni là hình ảnh của một vị Phật, biểu thị đầy đủ tính chất Bi, Trí song vận của một bậc Đại Giác. Ngài được tôn xưng là Thích Ca Mâu Ni chính vì như vậy.
Tiếp theo đây, xin giải thích ba câu: “Tùng sơ hiện Liên Hoa Đài Tạng thế giới, Đông phương lai nhập Thiên Vương cung trung, thuyết Ma Thọ Hóa kinh dĩ” – (từ lúc sơ khởi, hiện thân nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng, rồi qua phương Đông đến tại cung của Thiên Vương, diễn nói kinh Ma Thọ Hóa).
Liên Hoa Đài Tạng thế giới chỉ cho Hoa Tạng thế giới trong kinh Hoa Nghiêm thường nói đến, cũng có chỗ gọi là Hoa Nghiêm Hải Tạng thế giới. Căn cứ theo kinh Hoa Nghiêm thuyết minh: “Hoa Tạng thế giới ở trong Đại Hương Thủy Hải. Trong Đại Hương Thủy Hải này có một thế giới mà hình tượng giống như một đài hoa sen, cho nên gọi là Liên Hoa Đài Tạng thế giới”.
Nếu chỉ là ý nghĩa như vậy thì cũng đủ, tại sao lại phải gọi là Liên Hoa Đài Tạng thế giới?
Chúng ta nên biết rằng, chữ Tạng nghĩa là ẩn chứa, bao dung, biểu thị cho mười phương pháp giới được bao dung, hàm tàng trong Liên Hoa Đài Tạng thế giới. Cho nên thêm chữ Tạng vào danh từ Liên Hoa Đài và gọi đầy đủ là Liên Hoa Đài Tạng thế giới.
Trong kinh Hoa Nghiêm thuyết minh: “Hoa Tạng thế giới có nhiều lớp, hết lớp này đến lớp khác. Trong mỗi lớp có hai mươi lớp nữa, đều thuộc Hoa Tạng thế giới. Cõi Ta Bà của chúng ta hiện đang cư trú thuộc về lớp thứ 13 của 20 lớp trong Hoa Tạng Hải thế giới; đồng thời, thế giới Ta Bà nằm ở mạn Đông của thế giới Liên Hoa Đài Tạng nên gọi là phương Đông”.
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật vốn ở nơi Liên Hoa Đài Tạng thế giới, nghe đức Lô Xá Na giảng pháp môn Tâm Địa của Bồ Tát. Sau khi nghe xong, Ngài từ biệt Đức Phật Lô Xá Na, trở về phương Đông, đến cung của Thiên Vương. Như vậy, thế giới Liên Hoa Đài Tạng là nơi đức Bổn Sư Thích Ca đến, và cung của Thiên Vương là nơi Đức Bổn Sư trở về.
Trước tiên, Đức Bổn Sư cáo biệt đức Lô Xá Na nên kinh nói là “sơ” (trong bản Việt văn gọi là “sơ khởi”). Sau đó, Ngài xuất hiện nơi thế giới Ta Bà, cho nên nói là “hiện” (bản Việt văn gọi là “hiện thân”).
Ba chữ Thiên Vương Cung trong câu: “Lai nhập thiên vương cung trung”, có chỗ nói là Ma Hê Thủ La thiên cung, nhưng đa số nói là Đâu Suất Thiên Cung (cung của thiên vương cõi trời Đâu Suất) vì căn cứ vào trong kinh nói, mỗi Đức Phật trước khi hạ sanh xuống nhân gian thành Phật đều cư trú ở cung trời Đâu Suất.
Đâu Suất là tầng trời thứ tư của cõi Dục, chia ra làm hai phần:
- Ngoại viện: là nơi cư trú của phàm phu thiên, cùng tất cả thiên nhơn thông thường của cõi trời Đâu Suất. Tất cả chư vị cõi này còn thọ hưởng dục lạc.
- Nội viện: nơi cư trú của vị Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát và tất cả Bồ Tát khác.
Như đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta, khi chưa hạ sanh trong nhân gian, tất nhiên là cư trú nơi Đâu Suất nội viện. Đức Di Lặc Bồ Tát đương lai hạ sanh thành Phật, hiện nay Ngài cũng vẫn cư trú nơi Đâu Suất nội viện.
Căn cứ theo sự giới thiệu trong kinh Phật, chẳng những Bồ Tát Thích Ca cùng Bồ Tát Di Lặc thường ngự ở Đâu Suất nội viện để sau đó hạ sanh xuống nhân gian thành Phật, mà đại phàm, tối hậu thân của chư vị Bồ Tát sắp hạ sanh xuống thế gian, đều an trú Đâu Suất nội viện.
Trong Phật pháp thường đề cập ba cõi, 28 từng trời, chư Thiên ở cõi Sắc giới và Vô Sắc giới. Những phần này hãy tạm gác qua, riêng cõi Dục Giới có 6 tầng trời:
1. Trời Tứ Thiên Vương.
2. Trời Đao Lợi.
3. Trời Dạ Ma.
4. Trời Đâu Suất.
5. Trời Hóa Lạc.
6. Trời Tha Hóa Tự Tại.
Tối hậu thân của Bổ Xứ Bồ Tát do nguyên nhân nào mà không an trú ở năm cõi Trời kia, lại riêng ngự nơi cõi trời Đâu Suất Đà?
Đối với vấn đề này, trong kinh từng nói rõ:
- Chư Thiên ở ba cõi trời Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên và Dạ Ma Thiên, suốt ngày chỉ đam mê say đắm trong việc hưởng thọ khoái lạc cảnh ngũ dục, không bao giờ hay biết, hay nghĩ tưởng đến sự việc phải làm thế nào để thoát ly sanh tử. Cả đến chư Thiên ở cõi trời Hóa Lạc và Tha Hóa Tự Tại cũng để hết tâm chí buông lung theo cảnh ngũ dục, không biết, không hay, cũng không từng nghĩ đến phải làm cách nào mong cầu thoát ly sanh tử.
Vì lý do ấy, tối hậu thân Bồ Tát quyết không cư trú nơi các cõi ấy. Từ ngữ Đâu Suất Đà là âm Phạn, Trung Quốc dịch là Tri Túc Thiên, nghĩa là:
- Chư thiên ở cõi trời này đều có ý niệm tri túc, tiết chế đối với sự hưởng thọ cảnh ngũ dục. Chư vị đối với cảnh ngũ dục không chìm đắm, say mê, cũng không buông lung theo chúng.
- Chư thiên phàm phu ở cõi này còn được như thế, nói chi đến nội viện là nơi cư trú của Thánh Nhân, đương nhiên không bao giờ bị cảnh ngũ dục làm mê hoặc.
Vì lẽ đó, tối hậu thân Bồ Tát đều cư trú nơi Đâu Suất thiên cung.
Lại có một thuyết nữa:
- Ba cõi bên dưới của Dục Giới thì cực kỳ buông lung theo ngũ dục, trong khi hai cõi Trời bên trên thì căn cơ lại quá ám độn. Chư Thiên cõi Trời Đâu Suất ly khai được cả hai thứ đại hoạn nói trên. Vì thế, Bồ Tát đã sợ nơi buông lung, chán nhàm nơi độn căn, cho nên chỉ cư trú ở Đâu Suất nội viện, mà không cư trú nơi các cõi Trời khác.
Tối hậu thân Bồ Tát an trú trong cung thiên vương Đâu Suất nội viện, không phải ở yên trong ấy, đợi đến ngày hạ sanh xuống nhân gian thành Phật, mà là ngự trong ấy, chủ yếu vì chư Bồ Tát và tất cả chúng sanh được vãng sanh lên Nội Viện, giảng nói Phật Pháp.
Cho nên chúng ta thấy trong Phật Pháp từ trước đến nay vẫn đều thường đề cập đến thuyết Đâu Suất Tịnh Độ, khuyên mọi người phát nguyện vãng sanh Đâu Suất Tịnh Độ, để được thân cận với đức Di Lặc Bồ Tát đương lai hạ sanh. Vì thế, chư cổ đức Trung Quốc vãng sanh lên Đâu Suất nội viện cũng rất nhiều.
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi từ biệt Đức Phật Lô Xá Na, trước tiên Ngài đến cung của thiên vương ở thế giới Ta Bà, nơi phương Đông của Hoa Tạng thế giới, thuyết pháp hóa độ chúng ma, khiến cho chúng tiếp thọ được sự giáo hóa.
Ma tiếng Ấn Độ gọi là Ma La, Trung Quốc dịch là Sát Giả; nghĩa là nó có khả năng sát hại huệ mạng của chúng sanh, khiến cho thân tâm của chúng sanh không thể được tự tại.
Phật pháp không đề cập đến Ma thì thôi, nếu đề cập đến thì đều nhắm vào ý nghĩa không tốt. Vì các thứ này hay nhiễu loạn sự tu hành của hành giả. Nếu căn cứ vào bản ý của Thiên Ma mà nói thì yêu cầu tối đại của chúng là muốn cho tất cả chúng sanh đều thành quyến thuộc của chúng.
Nếu chúng sanh nào cứ mải lặn ngụp trong tam giới, không có ý niệm nghĩ đến pháp xuất ly thì chúng ma đối với chúng sanh ấy rất là khách khí (tử tế, cung kính, khiêm nhường, vị nể...). Nếu người đó có yêu cầu việc chi thì Ma có khả năng cung cấp cho đầy đủ. Nếu muốn hưởng thọ sự khoái lạc, nó cũng đem sự khoái lạc cấp cho.
Nhưng nếu chúng sanh nào có tâm niệm mong cầu thoát ly tam giới, ly khai khỏi quyền hạn của Ma, không chịu làm quyến thuộc của chúng; lúc đó, chúng sẽ bắt đầu lộ ra bộ mặt dữ tợn, cực lực ngăn trở và phá hoại, không chút vị nể, làm cho chúng sanh ấy không còn cách nào có thể thoát ly tam giới, vĩnh viễn ở trong quyền quản chưởng của chúng.
Phật giáo nói đến Ma đương nhiên là rất nhiều. Nhưng khi Đức Phật ở trong cung của Thiên Vương giảng kinh Ma Thọ Hóa, chủ ý của Đức Phật là khắc phục chúng Ma. Nghĩa là: Dùng các thứ ngôn giáo để chỉ dạy chúng Ma và cảm hóa Ma chúng, khiến cho chúng tiếp thọ được sự giáo hóa của Phật, không còn làm những việc nhiễu loạn các hành giả trong Phật pháp.
Đức Phật ở trong cung của thiên vương nói kinh Ma Thọ Hóa xong, khiến các Ma chúng tiếp thọ được sự giáo hóa của Ngài rồi, sau đó, Đức Phật mới hạ sanh xuống Nhân gian và ở nơi thế gian này thành Phật.
Nơi đây, có một vấn đề cần phải giải thích rõ: Thông thường nói khi Đức Phật ở dưới cội Bồ Đề hàng phục được chúng Ma rồi thành đạo. Tại sao hiện tại, kinh này nói Đức Phật ngự trong cung của thiên vương nói kinh Ma Thọ Hóa? Nếu Ma ở trong cung của thiên vương đã tiếp thọ sự giáo hóa của Phật rồi thì khi đức Thích Tôn thành Phật ở nhân gian, sao lại còn phải hàng phục Ma nữa? Lại còn có Ma gì để hàng phục?
Để giải đáp nghi vấn này, chúng ta nên biết:
- Ma có rất nhiều, không phải là một hay hai con Ma mà thôi, nên biết rằng: phía trước, phía sau, hai bên của hành giả, không lúc nào là không có ma.
- Ma luôn ở sát bên để dòm ngó. Cho nên, trong cung của Thiên Vương dù đã hàng phục Ma vương, nhưng đến khi xuất hiện ở thế gian, trước khi thành Phật, Đức Phật vẫn còn phải hàng phục chúng Ma.
Tuyệt đối không nên nói rằng Đức Phật ở trong cung của Thiên Vương đã khiến cho Ma Vương tiếp thọ được sự giáo hóa thì lúc ở nhân gian thành Phật, Phật không cần hàng phục chúng Ma nữa! Phật biết rằng ở nhân gian cũng có chúng ma cần phải khắc phục. Ngay khi Đức Phật ở dưới cội Bồ Đề đã hàng phục ma rồi, nhưng không thể nói là ở nhân gian do vậy mà không còn Ma.
Sự thật vẫn còn rất nhiều Ma, bằng chứng là sau khi Phật diệt độ, lúc quý đệ tử kiết tập Pháp Tạng, vẫn từng bị Ma xuất hiện quấy rối. Nếu như tất cả các chúng ma bị hàng phục rồi, thì lúc kiết tập Pháp Tạng, chư đệ tử Phật đâu còn bị Ma đến quấy phá nữa. Tuy rằng, các ma ở cung thiên vương cũng như dưới cội Bồ Đề đã được Đức Phật vận dụng sức đại từ bi, đại trí huệ, đại tinh tiến mà hàng phục chúng. Cho nên dù có đến đời vị lai, Ma vẫn còn xuất hiện để phá rối. Đó là những chúng Ma chưa được Phật giáo hóa.
Riêng về kinh Ma Thọ Hóa, Phật giảng ở trong cung thiên vương; về mặt nội dung, Phật giảng những gì chúng ta không biết được vì chưa được truyền sang Trung Quốc.
Nói đến Ma thì có nhiều thứ Ma, không phải chỉ Ma ở bên ngoài. Y cứ theo trong Du Già Bồ Tát Giới giảng rõ rằng: “Bao nhiêu những thứ lợi dưỡng, danh dự, cung kính, phóng dật, keo kiết, bỏn xẻn, ham muốn, tức giận, giả dối, kiêu ngạo v.v... đều là Ma”.
Ngoài ra trong Pháp Tướng Duy Thức Học cũng nói rõ có nhiều thứ Ma như:
- Tham, sân, si: Ba thứ này trong kinh thường gọi là Tam Độc, vì nó làm hại tất cả thiện căn của chúng sanh. Nó là ba thứ tương phản với ba thứ thiện căn: vô tham, vô sân, vô si.
- Mạn (ngã mạn).
- Nghi (không quyết định được chân giả, phải trái).
- Ác kiến (chủng loại này chia làm năm thứ: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ).
Sáu thứ ma vừa kể trên thuộc về Ma căn bản, còn hai mươi thứ sau đây thuộc về ma chi mạt (chi mạt: cành, ngọn cây), bao gồm:
1. Phẫn (giận).
2. Hận (tâm ấp ủ sự tức giận không quên).
3. Phú (có tội lỗi mà che giấu, không chịu phát lồ sám hối).
4. Não (đối với nghịch cảnh, tâm phát sinh sự nóng nảy, bực tức).
5. Tật (thấy người hơn mình sanh lòng ganh ghét).
6. Xan (có của cải, tiền tài sanh tâm keo kiết, cất giấu, không bố thí).
7. Cuống (đối với mọi người giả dối, không chân thật).
8. Siểm (dua nịnh mọi người).
9. Hại (có ác ý làm tổn hoại loài hữu tình).
10. Kiêu (kiêu căng, ngạo mạn).
11. Vô tàm (tự mình có lỗi mà không biết hổ thẹn).
12. Vô quý (bản thân có lỗi mà đối với người khác không biết hổ thẹn).
13. Trạo cử (nội tâm loạn động, lăng xăng).
14. Hôn trầm (tâm hồn không sáng suốt, tỉnh táo).
15. Bất tín (không có niềm tin chánh đáng).
16. Giải đãi (lười biếng, không siêng năng).
17. Phóng dật (buông lung theo bản năng).
18. Thất niệm (không giữ được chánh niệm).
19. Tán loạn (tâm không ổn định).
20. Bất chánh tri (hiểu biết sai lầm).
Sáu thứ ma căn bản và 20 thứ ma chi mạt trong Duy Thức Học vừa kể trên hằng ngày chúng ta cần phải kiểm điểm, mỗi khi chúng vừa xuất hiện trong tâm đều phải lập tức khắc phục.
Ở đây lại còn một vấn đề cần giải thích nữa:
Hàng thiên nhơn ở cung trời Đâu Suất thường tu tập Thiền Định, hỷ túc, vốn không bị ma nhiễu loạn, nên đương nhiên không có ma để hàng phục. Thế nhưng tại sao trong kinh văn lại nói Đức Phật ngự trong cung Thiên vương, nơi cõi trời Đâu Suất, giảng nói kinh Ma Thọ Hóa? Hơn nữa, thông thường khi nói đến Thiên Ma, không phải chỉ cho Thiên Ma ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại mà chính là chỉ cho Thiên Ma ở cõi trời Ma Hê Thủ La. Như vậy, về điểm này không có sự thống nhất, làm sao có thể hội thông được?
Nên biết cung trời Đâu Suất trong kinh văn là nơi ở giữa cõi trời Lục Dục và Phạm Thế, nhưng vì Đức Phật thường chủ trương theo Lý Trung Đạo nên dù Ngài ngự ở cung Thiên Vương nơi cõi trời Đâu Suất thì thật ra cung của Ma vương cũng ở trong đó. Vì vậy, khi nói Phật ngự trong cung của Thiên Vương giảng nói kinh Ma Thọ Hóa thì không có gì nghịch lý.
Ngay đến như cung điện của Thiên Vương cõi trời Ma Hê Thủ La từ trước đến nay cho là thuộc phạm vi cõi trời Tứ Thiền, nhưng trời Tứ Thiền là tột đỉnh của Sắc Giới, tổng cộng có chín tầng, phía trên là cõi Ngũ Bất Hoàn Thiên, nơi cư trú của Đệ Tam Quả Thánh Nhân. Lẽ tất nhiên là không bao giờ có Ma ở cõi ấy, đến như trên đảnh của Sắc Giới lại có cung điện của đức Tỳ Lô Xá Na. Chư đại Bồ Tát thường tụ hợp trong ấy và cũng không bao giờ có Ma. Cho nên có người cho rằng Đức Phật ngự trong cung của Ma Vương, trên cõi trời Tha Hóa Tự Tại giảng nói kinh Ma Thọ Hóa này, rồi sau mới vào Đâu Suất nội viện.
Nhưng cũng có người cho rằng Đức Thích Tôn sau khi từ biệt đức Lô Xá Na, đích xác là Ngài vào trong cung của Thiên Vương cõi trời Đâu Suất. Lúc ấy, những Ma vương có đầy đủ nhân duyên được độ thoát đã thuần thục, tự động đi vào cung của Thiên Vương cõi trời Đâu Suất để tiếp thọ sự giáo hóa của Phật. Thuyết này được đa số thừa nhận nên hiện tại tôi cũng chấp nhận lối giải thích này.
Khi Đức Phật ở trong cung của Thiên Vương giảng kinh Ma Thọ Hóa xong, Ngài chuẩn bị giáng sanh xuống cõi nhân gian của chúng ta đang cư trú. Nhưng trước khi hạ sanh, thoạt tiên, Ngài dùng Thiên Nhãn quan sát cảnh nhân gian, thấy tất cả chúng sanh đều là những kẻ tạo ác nghiệp thì nhiều, mà tu theo thiện pháp thì ít. Do đó, bị các thứ khổ não vây quanh và đánh phá.
Nội tâm của Ngài cảm thấy xúc động tột cùng, Ngài tự nghĩ nên hạ sanh xuống thế gian để cứu độ chúng sanh sớm được ngày nào càng tốt, để giúp chúng sanh tất cả đều được hưởng hạnh phúc an lạc. Vẫn biết rằng trong pháp giới chúng sanh, có người căn cơ nghiệp chướng nặng nề, không dễ gì giáo hóa. Nhưng cũng có những kẻ căn cơ đã thuần thục, có thể hóa độ được. Cho nên, Ngài quyết định: Trước tiên phải hạ sanh ở nhân gian để giáo hóa những chúng sanh có thể tiếp thọ được sự giáo hóa, khiến cho chúng sanh đó được giải thoát.
Ngài lại vì những chúng sanh khó hóa độ, làm nhơn duyên được độ, để mong cho chúng gieo trồng thiện căn giải thoát ở cõi đời vị lai. Đồng thời, Ngài lại vì muốn cho sự độ sanh được thuận lợi, nên quán sát kỹ năm việc:
1. Quán sát căn cơ tất cả chúng sanh trong nhân gian, xem tất cả đã rốt ráo thuần thục hay không.
2. Quán sát thời cơ Ngài hạ sanh ở nhân gian và thành Phật đã thật đúng lúc hay chưa đúng lúc.
3. Quán sát tất cả quốc độ trong nhân gian một cách tường tận, xem Ngài nên sanh vào quốc độ nào. Vấn đề lựa chọn quốc độ để hạ sanh, không phải căn cứ vào tiêu chuẩn giàu có, cường thịnh, mà căn cứ vào tiêu chuẩn quốc độ nào nằm ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc khai hóa.
4. Quán sát chủng tánh trong nhân gian một cách rốt ráo, xem chủng tánh nào cao quý, thù thắng để thọ sanh. Vì chúng sanh ở thế gian đều có quan niệm những người thuộc dòng dõi cao quý, nói chuyện hay giảng đạo dễ được mọi người tiếp thọ. Vì thế, nếu hạ sanh vào trong chủng tộc tầm thường, khi giảng đạo hoặc nói chuyện, người khác không tiếp thọ, thì mất ý nghĩa hạ sanh ở nhân gian để giáo hóa chúng sanh.
5. Quán sát tất cả nam nữ trên thế gian, rốt ráo xem người nào có đủ tư cách làm cha mẹ mình.
Sự quán sát của Phật đã kết thúc, Ngài thấy rõ căn cơ của chúng sanh đã thuần thục, thời cơ hạ sanh đã đúng lúc, nước Ca Di La là trung tâm điểm của thế giới, dòng họ Sát Đế Lợi là thuộc về chủng tộc cao quý, Tịnh Phạn đại vương và Ma Gia hoàng hậu có thể kham nhận làm cha mẹ của mình.
Sự quán sát đã kết thúc, Đức Phật quyết định hạ sanh nơi nước Ca Di La của châu Nam Diêm Phù Đề, thọ sanh nơi mẫu thân là Ma Gia, phụ thân tự là Bạch Tịnh, danh hiệu của Ngài gọi là Tất Đạt (câu này bổn Việt Văn dịch: “Nhũ danh của Ngài là Tất Đạt Đa”).
Thế giới của chúng ta hiện đang cư trú, trong kinh chia làm 4 đại bộ châu:
- Phía Đông là Đông Thắng Thần Châu.
- Phía Tây là Tây Ngưu Hóa Châu.
- Phía Bắc là Bắc Câu Lô Châu.
- Phía Nam là Nam Thiệm Bộ Châu.
Nam Thiệm Bộ Châu cũng là địa phương hiện tại chúng ta đang cư trú, có chỗ dịch là Nam Diêm Phù Đề. Theo trong kinh điển thuyết minh, chẳng những đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni giáng sanh ở châu Nam Diêm Phù Đề trong nhân gian này, mà tất cả chư Phật trên thế giới này đều giáng sanh và thành Phật ở cõi Nam Diêm Phù Đề này.
Nam Diêm Phù Đề là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Thắng Kim. Theo tương truyền, phía Bắc châu Diêm Phù Đề có một đại thọ thật cao lớn, gọi là Diêm Phù Đề thọ. Dưới đại thọ ấy có một con sông lớn, cát trong sông ấy toàn là màu tử kim, là thứ kim trấp (nước vàng), từ trên đại thọ chảy ra mà thành cát tử kim. Như thế, chúng ta biết đại thọ này là do nơi con sông lớn mà có tên, và châu Diêm Phù Đề là do đại thọ mà đặt tên.
Tại vì sao chư Phật đều xuất hiện ở châu Diêm Phù Đề mà thành Phật?
Việc này trong kinh A Hàm, Đức Thế Tôn từng dạy rõ: Châu Nam Diêm Phù Đề trong nhân gian có ba đặc điểm, mà ba châu khác không sánh kịp. Ba đặc điểm ấy như sau:
- Phạm hạnh thù thắng: Phạm hạnh là tu tập hạnh thanh tịnh. Do nơi tu tập hạnh thanh tịnh này mà khiến cho thân tâm của mỗi cá nhân được tập hợp với lý thanh tịnh, thậm chí còn làm những việc hữu ích cho nhân quần xã hội. Tinh thần đạo đức của nhân loại chính do nơi đây mà được phát triển và điểm đặc sắc của con người, gọi là bản chất Người, cũng từ nơi đây mà được biểu lộ đầy đủ.
- Ức niệm thù thắng: “Ức niệm” nghĩa là đối với những việc đã kinh nghiệm có công năng lưu giữ trong tâm, bỗng nhiên một lúc nào đó có thể ghi nhớ lại rõ ràng. Chính vì chúng ta có khả năng ghi nhớ những việc dĩ vãng, nên đối với lịch sử, văn hóa, chúng ta có thể bảo tồn, và từ trong ký ức tích lũy kinh nghiệm, chúng ta có thể khai phát trí huệ để giải quyết mọi vấn đề.
- Tinh tấn thù thắng: Người ở châu Nam Diêm Phù Đề có tinh thần nhẫn nại đặc biệt trước những khó khăn, khổ nhọc. Trong bất cứ hoàn cảnh dù khắc nghiệt thế nào, hay tình trạng sinh sống cơ cực cỡ nào, họ đều có thể vận dụng tất cả nghị lực khắc phục và vô cùng tinh tấn, hướng về mục tiêu của mình đã nhắm đến. Nếu chưa đạt đến mục đích, họ quyết không dừng nghỉ. Có thể nói, đây chính là điểm ưu thắng tối đại của loài người ở Nam Thiệm Bộ Châu.
Ngoài ba đặc điểm nói trên, cõi Nam Diêm Phù Đề còn có một thắng duyên cực tốt mà cả ba châu kia không hề có. Đó là chư Phật xuất thế, thành Phật trong nhân gian, đều ở Nam Thiệm Bộ Châu.
Phẩm Đẳng Kiến trong kinh Tăng Nhứt A Hàm thuyết minh: “Chư Phật Thế Tôn giai xuất nhân gian, chung bất tại thiên thượng thành Phật giả” (chư Phật Thế Tôn đều xuất hiện và thành Phật tại thế gian, không bao giờ ở thiên giới mà thành Phật vậy).
Căn cứ theo Phật pháp Tiểu Thừa, thì không có một Đức Phật nào thành Phật ở trên cõi trời. Chư vị luôn xuất thế nơi cõi Diêm Phù Đề và thành Phật cũng tại cõi nhân gian này.
Vì thế chúng sanh ở Nam Thiệm Bộ Châu đặc biệt có rất nhiều cơ hội gặp Phật cũng như nhân duyên nghe pháp cũng rất thù thắng. Cho nên làm người trên thế gian được sanh ở châu Nam Diêm Phù Đề, nói theo lãnh vực Phật pháp, người ấy rất có phước báo và đầy đủ thiện căn thù thắng vậy.
Châu Nam Diêm Phù Đề là một châu rất rộng lớn và có rất nhiều quốc gia. Khi một vị Phật giáng sanh, không phải tùy tiện bất cứ nơi nào Ngài cũng giáng sanh được, mà cần phải xuất hiện nơi trung tâm điểm của Nam Châu để biểu thị Đức Phật thường an trú trong lý Trung Đạo. Trung tâm điểm của Nam Diêm Phù Đề này dưới sự quan sát của Phật nhãn, chính là nước Ca Tỳ La Vệ (Ca Di La), Trung Quốc dịch là Hoàng Phát (tóc vàng). Có hai lối giải thích từ ngữ này:
- Tương truyền rằng vào thuở xa xưa, nơi nước Ca Di La này có một vị tiên nhơn tóc vàng tu hành. Từ đó về sau, con cháu nhiều đời sau này của Hoàng Phát tiên nhơn tiếp tục cư trú nơi đấy, nên gọi nước này là Hoàng Phát.
- Thông thường mọi người cho rằng trong năm màu (đen, trắng, xanh, đỏ, vàng) thì hoàng sắc (màu vàng) là biểu thị cho lý Trung Đạo. Và quốc hiệu Ca Di La, người Trung Quốc dịch là Hoàng Phát, là nhắm vào nguyên lý Trung Đạo này vậy.
Về lãnh vực lịch sử, xưa kia người Ấn Độ thuộc chủng tộc Nhã Lụy An. Suy cứu về nguồn gốc phát tích của chủng tộc này từ phương Đông hay phương Tây đến, các nhà sử học tranh luận nhiều, nhưng chưa đi đến kết luận. Nhưng theo ý nghĩa phiên dịch danh từ Hoàng Phát thì chủng tộc của nước Ca Di La chúng ta nên đồng ý rằng đó là người Hoàng chủng ở Đông phương, không phải là người bạch chủng Nhã Lụy An từ phương Tây đến. Trong giống người Hoàng chủng đã xuất sanh một bậc Đại Giác Thánh Giả vĩ đại như thế, đấy là một điều chúng ta phải hết sức vui mừng và hân hạnh!
Chính khi đức Bổn Sư Thích Tôn ở cung của Thiên Vương sắp hạ sanh nơi Diêm Phù Đề, Ngài đã từng quán sát xem người nào xứng đáng làm cha mẹ mình, thì thấy chỉ có Ma Gia phu nhân kham làm sanh mẫu, Bạch Tịnh Phạn Vương kham làm nghiêm phụ.
Hai chữ “Ma Gia” nói cho đủ phải là Ma-ha Ma Gia, Trung Quốc dịch là Đại Huyễn Thuật, có chỗ gọi là Đại Trí Mẫu. Tương truyền, đức Ma Gia chẳng những làm Phật mẫu của đức Thích Ca mà còn có thể làm mẹ của chư Phật do vì Ngài có thể thành tựu pháp môn Đại Nguyện Trí Giải Thoát của Bồ Tát, dùng Đại Trí Huyễn Thuật thường làm mẹ chư Phật.
Đến như vấn đề nhập thai của Bồ Tát, theo chỗ kiến giải của Đại và Tiểu thừa không thống nhất nhau.
- Theo kiến giải của Tiểu thừa thì Bồ Tát ngự trên đại bạch tượng vương, từ hông phía bên mặt của mẹ mà nhập thai, và cũng an trụ ở hông phía hữu.
- Theo kiến giải của Đại Thừa thì Bồ Tát ngự trên một lâu các bằng gỗ chiên đàn mà nhập thai.
Hai lối giải thích trên hoàn toàn khác nhau. Tên của phụ thân Đức Phật, Trung Quốc dịch là Bạch Tịnh Phạn Vương, Ấn Độ gọi là Duyệt Đầu Đàn, là quốc vương nước Ca Di La đương thời. Đức Thế Tôn xuất hiện ở nhân gian không phải sanh vào trong gia đình của người tầm thường, mà là sanh vào cung vua làm Thái Tử. Sau khi Thái Tử đản sanh, phụ hoàng và mẫu hậu đặt tên cho Ngài là Tất Đạt Đa.
Danh từ Tất Đạt Đa, Trung Quốc dịch theo hai nghĩa:
- Đốn Kiết: biểu thị ý nghĩa khi Đức Phật đản sanh, bỗng nhiên tất cả những điềm tốt lành đều cùng trong một lúc hiện ra.
- Nhứt Thiết Nghĩa Thành: biểu thị ý nghĩa Đức Phật xuất hiện ở thế gian này, ở nơi thế tục làm Chuyển Luân Thánh Vương muốn thành tựu thì không điều gì chẳng thành tựu. Nếu xuất gia làm bậc Pháp Vương muốn thành tựu thì không pháp nào chẳng thành tựu. Vì thế nên gọi là Tất Đạt Đa.
(Xin Phật tử lưu ý: Từ đoạn này về sau, những phần chúng tôi để trong ngoặc đơn chính là phần dịch nghĩa theo Giới Bổn Việt văn, chúng tôi sẽ không lập những chữ “theo Giới Bổn Việt văn” mỗi khi dịch nghĩa nữa).
Như trên đã giải thích nguyên văn trong kinh, từ câu “nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật...” cho đến “nhũ danh Tất Đạt Đa”. Giờ đây, xin giải thích tiếp:
Kinh văn:
1. Phiên âm:
“Thất tuế xuất gia, tam thập thành đạo, hiệu ngô vi Thích Ca”.
2. Dịch nghĩa:
Bảy năm xuất gia, ba mươi tuổi thành đạo, hiệu Ngài là Thích Ca Mâu Ni Phật.
Lời giảng:
Từ trước đến nay một vấn đề quan hệ đến tuổi tác của Đức Phật khi Ngài xuất gia. Từ trước đến nay, trong kinh thường có hai thuyết:
- Một số kinh cho rằng Đức Phật xuất gia lúc mười chín tuổi.
- Một số khác cho rằng Đức Phật xuất gia lúc hai mươi chín tuổi.
Hai thuyết này đều căn cứ vào Thánh Giáo hẳn hoi. Ngay trong Giới Bổn hiện tại khẳng định rằng Đức Phật xuất gia vào lúc bảy tuổi. Điều này khó tránh khỏi sự hoài nghi của mọi người.
Căn cứ vào tiểu sử Đức Phật: Sau khi Đức Thế Tôn đản sanh, lúc Ngài bảy tuổi mới bắt đầu đọc sách thì làm sao có thể nói là đi xuất gia. Hơn nữa, sau khi Ngài kết hôn, Ngài mới thể ngộ sự vô thường, thống khổ của nhân loại. Do đó, Ngài động mối từ tâm, quyết bỏ hẳn ngai vàng, điện ngọc đi xuất gia để tầm đạo, cứu độ chúng sanh.
Y cứ theo sử liệu thì Tất Đạt Đa thái tử, năm mười bảy tuổi kết hôn với công chúa Gia Du Đà La. Dù cũng có nơi nói là mười chín hoặc hai mươi tuổi. Thậm chí có chỗ nói là Thái Tử kết hôn trước năm mười sáu tuổi. Dù Ấn Độ là một nước nhiệt đới, con người ở đấy phát dục sớm, nhưng có sớm thế nào thì cũng không thể có chuyện kết hôn lúc bảy tuổi. Vì bảy tuổi thì lúc bấy giờ thái tử còn là một tiểu hài, làm sao nói đến chuyện kết hôn?
Hơn nữa, vấn đề cho rằng Đức Phật thành đạo vào lúc ba mươi hay ba mươi lăm tuổi, trong kinh cũng có nhiều thuyết bất đồng. Dù là thuyết nào, nhưng nếu cho rằng Đức Phật bảy tuổi xuất gia, ba mươi tuổi thành đạo, có nghĩa là Đức Phật xuất gia hơn hai mươi năm, sau mới thành đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Trong khi đó, các kinh thông thường đều nói rằng, sau khi Phật xuất gia, Ngài tu khổ hạnh sáu năm thì thành Phật. So lại với những điều các thuyết bên trên đã nói thì hoàn toàn không hợp lý và hợp nhất. Do vậy, giả thuyết bảy tuổi xuất gia, lẽ tự nhiên đã khiến cho mọi người hoài nghi. Cũng từ đó, chư cổ đức có vị cho rằng “bảy tuổi xuất gia” nên nói ngược lại là “xuất gia bảy năm”; tức là: ý nói Thái Tử sau khi xuất gia bảy năm mới thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Thuyết vừa nêu trên, chúng ta thấy rằng hợp lý hơn cả. Vì nếu căn cứ vào thuyết cho rằng Đức Phật hai mươi chín tuổi xuất gia, ba mươi lăm tuổi thành Đạo, trước sau cách nhau bảy năm, thì vấn đề nói “bảy tuổi xuất gia” nên đảo lại là “xuất gia bảy năm”, chúng ta nên hoàn toàn chấp nhận.
* Riêng đối với thuyết cho rằng: Đức Phật hai mươi chín tuổi xuất gia, hiện tại xin trích dẫn trong một số kinh điển để chứng minh:
- Trong kinh Niết Bàn viết bằng tiếng Pali, phái Nam Tông thuyết minh: “Tu Bạt! Ngã nhị thập cửu tuế xuất gia cầu thiện” (Này Tu Bạt! Ta lúc hai mươi chín tuổi xuất gia để cầu thiện pháp).
- Kinh Trường Hàm Du Hành của Bắc Tông thuyết minh: “Ngã niên nhị thập cửu xuất gia cầu thiện đạo” (Ta lúc hai mươi chín tuổi xuất gia để cầu thiện đạo).
- Trong kinh Đại Thừa Đại Bát Niết Bàn thuyết minh: “Tu Bạt Đà! Ngã niên nhị thập hữu cửu xuất gia học đạo” (Này Tu Bạt Đà! Lúc ta hai mươi lẻ chín tuổi xuất gia học đạo).
Trong Luật Điển bộ Tạp Sự Luật của Nhứt Thiết Hữu Bộ, quyển 38 thuyết minh: “Ngã niên nhị thập cửu xuất gia cầu thiện pháp” (lúc Ta hai mươi chín tuổi xuất gia cầu thiện pháp).
Ngoài ra, còn các kinh như Tăng Nhứt A Hàm, Trường A Hàm, Trung A Hàm đều nói: Đức Thích Tôn xuất gia lúc hai mươi chín tuổi.
* Về giả thuyết nói Đức Phật xuất gia lúc mười chín tuổi thì có kinh, luận: Kinh Tu Hành Bổn Khởi, kinh Thái Tử Thoại Ứng, kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả, Đại Trí Độ Luận v.v...
Trong bộ Tây Vực Ký của Huyền Trang Pháp Sư cũng thuyết minh: “Du thành xuất gia, thời diệc bất định, hoặc vân Bồ Tát niên thập cửu, hoặc vân nhị thập cửu” (Thời điểm vượt thành xuất gia của Bồ Tát không thống nhất, có chỗ nói là mười chín tuổi, có nơi nói là hai mươi chín tuổi).
Dù có đến 2 thuyết như vậy, nhưng Phật giáo đồ trên thế giới hiện nay đều thừa nhận sự kiện Đức Phật xuất gia lúc hai mươi chín tuổi.
Đối với thuyết này, kinh Vị Tằng Hữu Nhân Duyên cũng có một đoạn ghi như vầy:
“Một hôm, Đức Phật sai tôn giả Mục Kiền Liên đi về hoàng cung để độ La Hầu La xuất gia, tôn giả vâng lời Phật dạy, trở về hoàng cung để thăm dò ý kiến của công chúa Gia Du Đà La.
Biết được sự kiện ấy, thâm tâm công chúa đau khổ vô cùng. Nàng đến trước tôn giả Mục Kiền Liên bạch rằng:
- Kính bạch Tôn Giả! Lúc Như Lai còn làm Thái Tử, Ngài kết hôn với tôi, thời gian chưa đầy chín năm, Ngài ly khai tôi đi xuất gia, vào chốn thâm sơn cùng cốc tu tập khổ hạnh, trải qua thời gian sáu năm, đắc thành Phật. Việc Ngài vất bỏ tôi đi xuất gia đã là một việc nhẫn tâm, thế nhưng tôi không tìm đến Ngài để gây chuyện phá rối, phiền phức. Như thế cũng là sự hết sức tử tế, khiêm nhượng, cung kính Ngài. Nay Ngài lại còn bảo tôn giả về bắt đứa bé này là con của tôi xuất gia, tại sao Ngài nhẫn tâm đến như thế?”
Căn cứ vào đoạn kinh văn trên, có thể nhận thực rằng Đức Phật xuất gia lúc hai mươi chín tuổi, xuất gia tu học khổ hạnh sáu năm, đến năm ba mươi lăm tuổi thành đạo quả. So ra thì thuyết này hợp nhất. Cho nên trong kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn này nói “ba mươi tuổi thành đạo”, tôi thiết nghĩ, nên nói là “ba mươi lăm tuổi thành đạo” mới đúng.
Phụ chú:
Sở dĩ phải giải thích, biện luận, dẫn chứng câu kinh văn “thất tuế xuất gia” qua các kinh, luật, luận một cách cụ thể và chi tiết, vì nếu chỉ y theo câu kinh ấy thì không phù hợp với tiểu sử Đức Phật.
Nguyên bổn Hán Văn Bồ Tát Giới lưu truyền từ lâu nói: “Thất tuế xuất gia” (xuất gia lúc bảy tuổi), với thuyết này, những vị đọc bổn Hán Văn hoàn toàn không hiểu được tại sao có sự không hợp nhất. Vì trong bổn Việt văn, Hòa Thượng Trí Tịnh dịch: “Xuất gia bảy năm”, nên ít nhiều cũng gây ra hoang mang cho độc giả. Có vị cho rằng tôi giải thích như thế là thừa, vì trong Giới Bổn không nói Đức Phật xuất gia lúc bảy tuổi, cần chi biện luận lung tung?
Nên biết Thượng Tọa Trí Tịnh, trước khi dịch Giới Bổn Hán văn, Ngài đã khảo cứu các bộ chú sớ về Bồ Tát Giới trong Đại Tạng. Khi đã khảo cứu tường tận, Ngài thấy nếu y theo giới bổn Hán văn mà dịch là “bảy tuổi xuất gia” sẽ làm cho quý Phật tử đã thọ giới Bồ Tát rất hoang mang khi tụng giới, nhất là sẽ hoài nghi về lịch sử Đức Phật.
Hầu hết Phật tử Việt Nam đều biết rõ Đức Phật xuất gia lúc hai mươi chín tuổi, nên Ngài dịch là “xuất gia bảy năm”.
Căn cứ theo bộ Phật thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Tâm Địa Phẩm Hạ Lược Sớ của tổ Hoằng Tán triều Minh, thì Ngài cho rằng câu “thất tuế xuất gia” do người đời sao chép lúc bấy giờ đã nhầm lẫn. Nghĩa là: Thay vì viết “xuất gia thất tuế” lại viết lộn “thất tuế xuất gia”, và người đời sau xem thấy nhưng không dám tự ý sửa đổi.
Kinh văn:
1. Phiên âm:
“Hiệu ngô vi Thích Ca Mâu Ni Phật”.
2. Dịch nghĩa:
Hiệu Ngài là Thích Ca Mâu Ni Phật.
Lời giảng:
Đây là thuộc về thánh hiệu thọ ký không phải tên do cha mẹ đặt. Trong kinh Phật thường nói; Đức Bổn Sư Thích Tôn, vào thời quá khứ, lúc Ngài còn thực hành Bồ Tát Đạo, đến a-tăng-kỳ kiếp thứ hai đã mãn, được gặp Đức Phật Nhiên Đăng ở tại nước Liên Hoa. Bồ Tát phát tâm muốn đến thân cận với Đức Phật để học hỏi kinh pháp.
Trong khi đi đến, Bồ Tát mua năm đóa hoa sen để cúng dường lên Đức Phật, do nơi nhân duyên và nguyện lực của Bồ Tát, những đóa hoa ấy kết thành tàn lọng báu. Bất kỳ Đức Phật đi, đứng chỗ nào, tàn lọng báu ấy đều theo Đức Phật để che cho Ngài. Đồng thời Bồ Tát Thiện Huệ lại phát thiện nguyện xin dùng tóc của mình trải lên bùn, cầu xin Đức Phật đạp lên thân mình đi qua, để cầu xin được Đức Phật thọ ký cho Bồ Tát thành Phật. Nếu như không được Đức Phật thọ ký thì Bồ Tát nguyện nằm mãi dưới đất, quyết không đức dậy.
Đức Nhiên Đăng Thế Tôn trông thấy sự chí thành khẩn thiết của Bồ Tát Thiện Huệ như vậy, Ngài liền đi qua tóc của Bồ Tát và vì Bồ Tát thọ ký rằng: “Thử Thiện Huệ Bồ Tát! Ư vị lai thế đương đắc tác Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, thập hiệu cụ túc như ngã vô dị!” (Này Bồ Tát Thiện Huệ! Nơi đời vị lai, Người sẽ được thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni, đầy đủ mười danh hiệu như Ta đây không khác). Sau khi Đức Phật vì Bồ Tát Thiện Huệ thọ ký như thế, ngay lúc ấy, Bồ Tát lên ngôi Bát Địa, chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn.
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Ư Tịch Diệt đạo tràng.
2. Dịch nghĩa:
Nơi đạo tràng Tịch Diệt.
Lời giảng:
Hai chữ “đạo tràng” thông thường trong kinh có 2 lối giải thích:
- Chỉ các nơi hành đạo như: tu viện, điện đường, am thất... đều gọi là “đạo tràng”. Do vì đại chúng nơi đó dụng công hành đạo.
- Chỗ thành đạo rốt ráo, chỉ nơi Đức Phật thành đạo.
Nói chung, bốn chữ “tịch diệt đạo tràng” ở đây ý chỉ nơi thành đạo của chư Phật vậy.
Đại phàm, những địa phương chư Phật thành đạo, nghĩa là đã đạt thành ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và tất nhiên, đã hoàn toàn đoạn trừ tất cả phiền não, giải quyết mọi sanh tử.
Do ý nghĩa này, chư cổ đức giải thích hai chữ “tịch diệt”: “Tịch ngũ trụ phiền não, diệt nhị chủng sanh tử” (năm điều phiền não cốt yếu đều vắng lặng, hai mầm mống sanh tử đã diệt trừ).
Phiền não tuy có rất nhiều thứ, nhưng chung quy gồm năm thứ chính yếu:
- Kiến nhứt thiết xứ trụ địa.
- Dục ái trụ địa
- Sắc ái trụ địa
- Vô sắc ái trụ địa
- Vô minh trụ địa
Bậc Thánh Nhân trong Nhị Thừa chỉ có thể đoạn trừ bốn thứ phiền não trên, nhưng đối với Vô Minh Trụ Địa là loại phiền não rốt sau thì không thể đoạn trừ, chỉ có chư Phật mới có thể đoạn trừ hết ngũ trụ phiền não mà thôi.
Hai chữ “sanh tử” trong kinh chia làm hai loại:
- Phần đoạn sanh tử.
- Biến dịch sanh tử.
* Phần đoạn sanh tử: Ví như con người thọ sanh thân mạng ở nhân gian, không luận thọ hay yểu, lâu hay mau. Có người vừa sanh đã chết, có người thọ mạng được mười hay hai mươi tuổi, cho đến bảy mươi, tám mươi, một trăm tuổi. Khi sanh mạng kết thúc, tức là cáo chung một giai đoạn. Chính vì tính cách phân ra từng giai đoạn một trong sự thọ sanh của sanh chúng phàm phu, nên gọi là “phần đoạn sanh tử”. Thánh nhân trong Nhị Thừa chứng đến cực quả mới có thể đoạn hẳn chủng loại phần đoạn sanh tử này.
* Biến dịch sanh tử: Loại này chẳng những phàm phu không thể đoạn mà đến bậc thánh nhân Nhị Thừa cũng không thể đoạn trừ. Thứ biến dịch sanh tử này không thể cho là ra ngoài phạm vi của phần đoạn sanh tử. Thực ra, đó chỉ là những khổ tướng hoặc nghiệp khổ vi tế ẩn trong tâm thức rất khó nhận biết. Thứ khổ tướng hoặc nghiệp khổ vi tế này lên đến quả vị Phật mới đoạn trừ hẳn được. Cho nên Đức Phật ở nơi đạo tràng Tịch Diệt thành Phật, tất nhiên là đã đoạn hẳn hai thứ sanh tử này.
Đối với bốn chữ “đạo tràng Tịch Diệt” này, chư cổ đức còn giải thích như sau:
Căn cứ về Lý mà nói, “đạo tràng Tịch Diệt” là chỉ cho sự sở chứng lý tịch diệt thanh tịnh, vô vi, vô tướng của Bồ Đề Niết Bàn. Có chỗ gọi là viên mãn Bồ Đề, tức là trở về với chỗ Vô Sở Đắc.
Chư Phật ở trong lý Tịch Diệt Vô Sở Đắc thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; ở trong lý tịch diệt Vô Sở Đắc mà ngồi đại đạo tràng, chuyển đại pháp luân. Hoặc còn có nơi nói Bồ Đề là Trí, Tịch Diệt là Lý. Nghĩa là dùng trí Bồ Đề để chứng lý Tịch Diệt, cho nên gọi là Tịch Diệt Đạo Tràng.
Kinh văn
1. Phiên âm
Tọa Kim Cương Hoa Quang Vương tòa.
2. Dịch nghĩa:
Ngồi trên bảo tòa Kim Cương Hoa Quang Vương.
Lời giảng:
Căn cứ theo kinh thì bảo tòa Kim Cương Hoa Quang Vương này ở cách phía Tây thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà của Ấn Độ chừng khoảng hơn 100 dặm. Nơi ấy, có một cây đại thọ trước đó gọi là Tất Bát La. Về sau, do vì Đức Phật ngồi dưới cây đại thọ ấy chứng quả Vô Thượng Bồ Đề nên được mọi người gọi là Bồ Đề thọ. Đức Phật ngồi nơi bửu tòa Kim Cương Hoa Quang Vương dưới đại thọ này mà thành Vô Thượng Chánh Giác.
Chẳng những Bổn Sư Thích Tôn ở thế giới này, ngồi nơi tòa ấy thành Phật, mà nghìn Đức Phật trong Hiền kiếp này thành Phật đều ngồi nơi Bửu Tòa ấy mà nhập Kim Cương Định, phóng đại quang minh, thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Vả lại, theo sự tương truyền thì lúc thế giới này mới thành lập, bảo tòa này xuất hiện cùng một lúc với đại địa và chiếm cứ ngay trung tâm của Tam Thiên Đại Thiên thế giới. Phần hướng xuống phía dưới thấu tột đến kim luân, phần hướng lên trên ăn liền đến địa tế (mặt đất). Toàn thể thuần là kim cương tạo thành, chu vi ước chừng hơn một trăm bộ.
Chư cổ đức giải thích: “Kim cương sắc bén lại thêm cứng rắn, có ngàn quang minh và rất rộng lớn. Chữ Vương là ý nghĩa của sự tôn quý, dùng để biểu thị cho bảo tòa, do chính hàng ngàn Đức Phật truyền lại, không lay động, không hư hoại, không bị mờ tối, cũng không có một thứ gì có thể sánh được”. Cho nên gọi là Kim Cương Hoa Quang Vương tòa.
Về phương diện Phật pháp:
- Kim Cương dùng chỉ cho Định.
- Hoa Quang chỉ cho Huệ.
Định, Huệ tương ứng, đoạn hẳn phần vi tế sinh tướng vô minh rốt sau, được rốt ráo tự do, tự tại, nên gọi là Vương. Như vị Quốc Vương thời xưa có quyền tự do tuyệt đối.
Trong kinh Pháp Hoa thuyết minh: “Phật vi pháp vương, ư pháp tự tại” (Phật là pháp vương, đối với tất cả các pháp đều được tự tại).
Chữ Pháp ở đây biểu thị cho Chân Lý, tức ý nói Đức Phật lúc bấy giờ đã thể ngộ chân lý một cách rốt ráo, ở trong chân lý sinh hoạt một cách tự do, tự tại.
Lưu ý:
Trong bổn Việt văn dịch: “Từ trên bửu tòa Kim Cương Hoa Quang nơi đạo tràng Tịch Diệt”.
Nếu quý đại sĩ nào tham cứu giới bổn Hán Văn sẽ thấy nguyên tác ghi: “Ư Tịch Diệt đạo tràng, tọa Kim Cương Hoa Quang Vương tòa”. Điều này thực ra không phải là sự nhầm lẫn của dịch giả mà chính vì cách diễn đạt khác nhau giữa Hán văn và Việt văn.
Theo cách nói của người Việt thì nhóm từ chỉ vị trí, nơi chốn (ngữ trạng từ chỉ nơi chốn), thường được đặt cuối câu. Do đó, Hòa Thượng Trí Tịnh đã đảo vị trí hai phần của câu Kinh văn để phù hợp với phong cách Việt văn.
Trong bổn Việt văn dịch thiếu chữ “vương”.
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Nãi chí Ma Hê Thủ La Thiên vương cung.
2. Dịch nghĩa:
Nhẫn đến nơi cung của trời Ma Hê Thủ La (trong giới bổn Việt văn dịch: “Nhẫn đến nơi cung của Đại Tự Tại Thiên Vương”).
Lời giảng:
Ma Hê Thủ La là tiếng Ấn Độ, Trung Văn dịch là Đại Tự Tại, Đại Oai Đức hoặc Tam Mục.
Trong bộ Phụ Hành Ký nói: “Vị thiên vương ở Sắc giới có ba mắt, tám tay, cỡi bạch ngưu, cầm cây phất phủ trắng, có oai đức rất lớn. Ngài an trụ nơi trụ xứ của Bồ Tát. Trí huệ của Ngài có thể suốt thấu tất cả mọi việc dù khó hiểu đến đâu, chẳng hạn cả cõi đại thiên đồng thời có mưa, tất cả những hạt mưa Ngài đều biết rõ, không sai lầm. Ngài còn có khả năng thống nhiếp khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới. Ở Sắc Giới, vị thiên vương này là vị trời độc tôn, là vị chúa thống lãnh các vị Đại Phạm Thiên Vương”.
Thực tế mà nói, vị trời Ma Hê Thủ La này an trụ nơi “xả niệm thanh tịnh địa” đệ tứ thiền thuộc cõi Sắc, còn gọi là Hữu Đảnh thiên hay Sắc Cứu Cánh thiên.
Thông thường trong kinh nói Pháp Vân Địa Bồ Tát phần nhiều an trú trong cung trời này mà thuyết pháp giáo hóa thiên chúng.
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Kỳ trung thứ đệ thập trụ xứ sở thuyết.
2. Dịch nghĩa:
Trong mười nơi ấy, Đức Phật tuần tự ngự đến thuyết pháp.
Lời giảng:
Đây ý nói Đức Phật ở mười nơi khác nhau giảng nói mười pháp môn khác nhau.
Cảnh giới của Đức Phật khi thành Phật, căn cơ của Đại Thừa và Tiểu Thừa nhận thức không đồng. Hàng Đại Thừa Bồ Tát thì thấy Đức Phật khi mới thành đạo đến nơi cung trời Đại Tự Tại thiên vương ở Đệ Tứ Thiền, phóng quang tiếp dắt đại chúng ở thế giới này đi về trong cung Bách Vạn Ức Tử Kim Cương Quang Minh ở thế giới Liên Hoa Đài Tạng, để ra mắt Đức Phật Lô Xá Na và nghe Ngài giảng pháp môn Tâm Địa. Sau đó, trở lại cõi nhân gian này, ngồi dưới cội Bồ Đề, xuất định, giảng nói chánh pháp. Mười nơi Đức Phật tuần tự đến thuyết pháp:
1. Ngồi nơi tòa Kim Cương Thiên Quang Vương và Diệu Quang Đường, giảng nói pháp môn Thập Thế Giới Hải, tức là hội đầu tiên của pháp môn Thập Tín.
2. Lại từ bảo tòa đứng dậy, đến cung trời Đế Thích, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Trụ.
3. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Diệm Ma, tuần tự giảng pháp môn Thập Hạnh.
4. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Đâu Suất, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Hồi Hướng.
5. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Hóa Lạc, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Thiền Định.
6. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại, tuần tự giảng pháp môn Thập Địa.
7. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Sơ Thiền, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Kim Cương.
8. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Nhị Thiền, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Nhẫn.
9. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Tam Thiền, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Nguyện.
10. Cuối cùng Đức Phật đến cung Đại Tự Tại thiên ở Đệ Tứ Thiền, giảng nói pháp môn Tâm Địa, do đức Lô Xá Na Phật đã giảng ở Liên Hoa Đài Tạng thế giới trước kia.
Đối với vấn đề Đức Phật thuyết pháp ở mười nơi, kinh này nơi quyển thượng có giảng giải và chư cổ đức đối với đoạn kinh văn này cũng đã giải thích tường tận. Nơi đây tôi chỉ nói sơ lược.
Chú thích:
1. Tối hậu thân Bồ Tát:
Còn gọi là tối hậu sanh hoặc tối hậu hữu, hoặc hậu thân Bồ Tát, tức là thân rốt sau của Bồ Tát trong đường sanh tử. Sau đó, Bồ Tát đắc quả thành Phật.
- Luận Câu Xá quyển mười tám nói: “Trụ tối hậu hữu gọi là tối hậu sanh”.
- Bộ Câu Xá Quang Ký quyển 18 giải thích: “Tối hậu sanh tức chỉ cho thân sanh trong vương cung”.
- Trong Du Già Lược Soán Luận thuyết minh: “Tối hậu thân nghĩa là đã sanh ở cõi Dục Giới, thì chính ở nơi thân này thành đạo. Vì thế, nên thân này là thân tối hậu hữu, ở trong sanh tử nên gọi là tối hậu thân”.
2. Ngũ Bất Hoàn Thiên:
Còn gọi là Ngũ Tịnh Cư thiên, bậc thánh nhân đã chứng quả Bất Hoàn ở Đệ Tứ Thiền cõi Sắc.
Chỗ của thánh nhân sanh này có năm cảnh giới sau đây:
- Vô Phiền Thiên: cảnh trời này là cảnh giới hoàn toàn không còn những phiền tạp nên gọi là Vô Phiền Thiên.
- Vô Nhiệt Thiên: cảnh trời này hoàn toàn không có sự nhiệt não.
- Thiện Hiện Thiên: cảnh trời này những thiện pháp thù thắng thường xuất hiện.
- Thiện Kiến Thiên: cảnh trời này thường thấy được những thiện pháp thù thắng.
- Sắc Cứu Cánh Thiên: cảnh trời này là tối thắng Sắc Giới thiên. Trong Thế Phẩm của bộ Câu Xá Tịnh Sớ thuyết minh: “Vì sao năm cõi trời trên gọi là Tịnh Cư thiên? Vì năm cõi ấy, chỉ có thánh nhơn cư trú, không có phàm phu xen lẫn, nên gọi là Tịnh Cư thiên”.
3. Đốn Kiết:
Đốn Kiết ở đây chỉ cho việc khi Thái Tử sắp đản sanh, có rất nhiều điềm lành xuất hiện. Gồm có tất cả ba mươi bốn thứ thoại ứng. Nhưng trước khi liệt kê, thiết tưởng chúng ta nên biết qua tình trạng của Bồ Tát khi còn ở trong thai.
Khi còn trong thai mẹ, Ngài không bao giờ làm cho mẫu thân có những khổ não, lo buồn và nhất thiết mọi tư thế đi, đứng, nằm, ngồi đều được tự tại, không bị chướng ngại. Đấy là đối với mẫu thân.
Riêng đối với chúng sanh, Ngài luôn thực hành sự lợi tha giáo hóa, nên vô lượng chúng sanh đều được sự lợi ích thuần thục. Ngày đêm phân ra làm sáu thời:
- Buổi mai, Ngài vì chư Thiên cõi Sắc giảng diệu pháp.
- Khi giữa trưa (đứng bóng), Ngài vì chư Thiên cõi Dục chỉ dạy, giảng nói các pháp.
- Buổi chiều, vì quỷ thần giảng pháp.
- Ban đêm cũng chia ba thời như vậy.
Khi phu nhơn mang thai ngày tháng sắp đủ, bà muốn ngự ra chốn viên lâm để ngoạn cảnh, Bạch Tịnh Đại Vương hay tin, liền hạ lịnh quét dọn sạch sẽ khu vườn Lâm Tỳ Ni.
Chi tiết này trong kinh Hoa Nghiêm thuyết minh: “Khi phu nhân mang thai đã đủ mười tháng, vào ngày mùng Tám tháng Tư, khi mặt trời sắp mọc, phu nhân trông thấy trong vườn có một cây đại thọ mang tên là Vô Ưu, đang nở hoa màu sắc tươi đẹp, lại ngát hương. Cành cây tỏa ra bốn phía vô cùng xum xuê, tươi tốt. Phu nhân đưa tay phải định kéo cành hoa để hái, Bồ Tát từ nơi hông phải của mẹ thoát thai”.
“Chính lúc ấy, dưới đại thọ bỗng hiện bảy đóa hoa sen bằng thất bảo lớn như bánh xe. Bồ Tát Thích Ca rơi trên hoa sen. Không cần người dìu đỡ, Ngài tự đi bảy bước, đưa tay hữu lên, phát ra âm thanh sư tử hẩu” (tiếng rống của sư tử. Nên biết sư tử là vua trong muôn thú. Khi nó thét một tiếng, tất cả mọi loài thú đều nép phục sợ hãi. Ở đây dùng thí dụ này để chỉ cho âm thanh của Phật cũng vậy. Nghĩa là tiếng nói của Phật khiến tất cả thiên ma, ngoại đạo khi nghe đến đều phải quy hàng).
Câu nói đầu tiên của Ngài là “thiên thượng, thiên hạ, duy Ngã độc tôn” (ta ở trong tất cả nhân, thiên là bực tối tôn, tối thắng, không ai hơn được).
Ngay chính lúc ấy, 34 điềm lành cảm ứng hiện ra:
1) Mười phương thế giới chiếu sáng rực rỡ.
2) Tam thiên đại thiên thế giới có mười tám thứ chấn động. Trong kinh thường gọi sáu loại chấn động, nhưng trong đây nói có mười tám tướng vì sự chấn động của đại địa có 3 loại, mỗi loại có sáu thứ, tổng cộng thành mười tám thứ. Ba loại chấn động: động lục thời, động lục phương, động lục tướng.
+ Động lục thời: sáu thời kỳ chấn động của đại địa. Kinh Trường A Hàm thuyết minh sáu thời kỳ này:
- Lúc Phật nhập thai.
- Lúc Phật xuất thai.
- Lúc Phật thành đạo.
- Lúc Phật chuyển pháp luân.
- Lúc thiên ma khuyến thỉnh và Phật sắp nhập Niết Bàn.
- Lúc Phật nhập Niết Bàn.
+ Động lục phương: cả sáu phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung Ương và biên tế đều chấn động.
+ Động lục tướng: Trong sáu loại này, ba thứ đầu thuộc về tướng, ba thứ sau thuộc về thanh. Nơi đây chỉ nêu tên 18 thứ, muốn hiểu rõ xin tham khảo các kinh Đại Niết Bàn, Đại Bát Nhã v.v...
- Động (chấn động).
- Dũng (bắn vọt lên).
- Chấn (rung chuyển).
- Kích (đánh).
- Hẩu (tiếng rống).
- Bộc (tiếng nổ).
3) Trên quả đất, những gò nổng trở nên bằng phẳng, cây khô tươi lại, đâm chồi nẩy lộc, lá cành xum xuê tươi tốt, trong cõi nước mọc những cây kỳ đặc (kỳ hoa dị thảo).
4) Cây cối sanh ra những trái ngon ngọt dị thường.
5) Trên đất liền bỗng tự nhiên sanh ra những hoa sen báu lớn như bánh xe.
6) Những kho tàng ẩn trong các kho phát tia sáng rực rỡ.
7) Những trân bảo trong các kho phát tia sáng rực rỡ.
8) Những y phục thượng diệu trên cõi trời tự nhiên rơi xuống.
9) Muôn ngàn sông suối nước đều đứng lặng và trong trẻo.
10) Gió im phăng phắc, mây lành bủa giăng đầy khắp cõi hư không.
11) Gió thơm từ bốn phương thổi đến bát ngát hương thơm và những đám mưa nhẹ rưới xuống khiến mặt đất được im mát, không bị vẩn bụi.
12) Tất cả người bệnh trong nước đều được hồi phục sức khoẻ và trở lại bình thường.
13) Những cung điện, phòng ốc trong nước đều rực sáng, không cần đèn nến.
14) Mặt trời, mặt trăng, sao trên không đều đình trụ không di động.
15) Sao Tỳ Xá Khư (kiết tinh) hiện xuống nhân gian, đợi giờ đản sanh của Thái Tử.
16) Các Phạm thiên vương cầm lọng báu, đứng sắp hàng che khắp trên cung điện.
17) Chư thiên nhân sư ở tám phương đều đem bảo vật đến dâng cúng.
18) Trăm thức ăn ngon quý ở cõi trời tự nhiên hiện ra.
19) Có vô số bình báu đựng nước Cam Lồ.
20) Các thứ xe đẹp quý ở cõi trời chở báu vật đến.
21) Có vô số voi trắng đầu đội hoa sen đứng sắp hàng trước cung điện.
22) Bảo mã thiên thanh tự nhiên đi đến (ngựa tốt quý báu lông màu xanh biếc như da trời).
23) Có 500 bạch sư tử vương từ núi Tuyết Sơn đi ra, chúng rất bạo ác, nhưng lúc bấy giờ đều trở thành hiền thục, không có ác niệm, lòng chúng đều vui mừng.
24) Các kỹ nữ cõi Trời đứng sắp hàng trên hư không, trỗi các âm nhạc thanh tao, vi diệu.
25) Các ngọc nữ trên thiên giới cầm phủ phất lông khổng tước (công) hiện trên vách tường cung điện.
26) Các ngọc nữ trên thiên giới cầm bình vàng đựng đầy nước thơm, đứng sắp hàng trên hư không, rưới cúng dường.
27) Chư thiên đồng ca tụng, tán thán công đức của Thái Tử.
28) Tất cả cảnh giới địa ngục khi Phật đản sanh đều ngưng hành hạ tội nhơn.
29) Tất cả độc trùng ẩn núp dưới đất và các ác quỷ đều phát khởi thiện tâm.
30) Những người sống theo ác luật nghi (6) đều đồng một lúc khởi thiện tâm.
31) Những phụ nữ có thai trong nước, ngày ấy đều sanh con trai. Nếu người nào mắc phải trăm thứ bịnh tật liền được tiêu trừ, thân thể lành mạnh.
32) Tất cả Thọ Thần đều hóa thành hình người, đồng đến đảnh lễ Thái Tử và đứng hầu.
33) Quốc vương trong các nước đều mang bảo vật danh tiếng đến phụng hiến.
34) Tất cả trời, người không nói những tiếng phi pháp.
4. Thọ ký
Thọ Ký là tiếng Trung Hoa, tiếng Phạn gọi là Hòa-già-la, Thọ Ký còn là tên của một trong số mười hai bộ kinh.
Đức Phật đối với những chúng sanh đã phát Bồ Đề tâm, thọ ký cho chúng sanh ấy trong tương lai sẽ thành Phật. Thọ ký có nhiều loại: hai loại, bốn loại, sáu loại, tám loại. Ở đây chỉ đề cập đến hai loại:
- Vô dư thọ ký: Khi Đức Phật còn tại thế, thọ ký cho Bồ Tát ở kiếp... thành Phật hiệu... Như Lai ứng cúng... ở quốc độ nào, quyến thuộc bao nhiêu... Đức Phật nói toàn bộ một cách rõ ràng, nên gọi là Vô Dư Thọ Ký. Trong kinh Pháp Hoa, Phật từng nói rằng: “Nếu ta tại thế hoặc sau khi diệt độ, chúng sanh nào được nghe kinh Pháp Hoa này chừng một câu, một bài kệ đều được ta thọ ký Vô Thượng Bồ Đề”. Ấy là Vô Dư Thọ Ký.
- Hữu dư thọ ký: Như trong kinh Đức Phật bảo chúng sanh rằng: “Ông ở đời vị lai khi Đức Phật xuất thế độ sanh sẽ hết tội này; đức Như Lai ấy sẽ vì ông thọ ký”. Đấy là Hữu Dư Thọ Ký.
5. Ngũ trụ phiền não:
Trong kinh thường gọi là Ngũ Trụ Địa. Tại sao gọi là Trụ Địa? Vì phiền não căn bổn có khả năng sinh ra phiền não chi mạt (chi: cành, mạt: ngọn) nên gọi là Trụ Địa, cũng như đất đai có thể sanh trưởng mọi vật.
Có năm loại Phiền Não Trụ Địa:
- Kiến Nhứt Xứ Trụ Địa: Chỉ cho những Kiến Hoặc (những sự thấy biết không rõ ràng) trong tam giới, thân kiến, biên kiến... Khi chứng nhập bậc Kiến Đạo thì đoạn trừ được kiến hoặc nhứt xứ, cho nên gọi là “kiến nhứt xứ”.
- Dục Ái Trụ Địa: Nghĩa là trong tất cả các loại phiền não ở Dục Giới, trừ Kiến Hoặc và Vô Minh Hoặc ra, thì tội ái trước nặng nhất, nên gọi riêng là Ái.
- Sắc Ái Trụ Địa: Nghĩa là trong tất cả loại phiền não ở Sắc Giới, trừ Kiến Hoặc và Vô Minh Hoặc ra, thì tội ái trước nặng nhất, nên gọi riêng tên là Ái.
- Hữu Ái Trụ Địa: Nghĩa là trong các loại phiền não ở Vô Sắc Giới, trừ Kiến Hoặc và Vô Minh Hoặc ra, thì tội ái trước nặng nhất, cho nên chỉ nêu riêng tên Ái. Chữ Hữu trong từ Hữu Ái là nguyên do của sanh tử, của phiền não. Nơi Vô Sắc Giới, sanh tử là quả báo cuối cùng của sự ái trước, cho nên gọi là Hữu Ái.
- Vô Minh Trụ Địa: vô minh là tâm thức si mê, ám độn, không có trí huệ minh đạt. Ấy là cội gốc của tất cả mọi phiền não trong tam giới, nên đặc biệt cho nó là một Trụ.
Trong bộ Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển 5, thuyết minh: Thế nào gọi là Trụ Địa?
- Căn bổn phiền não làm cơ sở cho chi mạt phiền não nên gọi là Trụ.
- Căn bổn phiền não sanh ra chi mạt phiền não nên gọi là Địa.
Trong Thắng Man Kinh Bảo Quật nói: “Căn bổn phiền não sanh ra chi mạt phiền não nên gọi là Địa; làm cho pháp sở sanh được thành lập nên gọi là Trụ”.
(Muốn dễ nhớ, dễ hiểu thì xem biểu đồ Ngũ Trụ Phiền Não)
6. Ác Luật Nghi:
Luật Nghi là gì? Nghĩa là ấn định thời gian, công việc, rồi theo chương trình, quy chế đó mà giữ gìn và thực hành đúng theo như vậy.
Có hai loại Luật Nghi:
- Thiện luật nghi: những giới pháp của Đức Phật chế lập cho hàng đệ tử để y theo đó mà phụng hành, không được trái phạm.
- Ác luật nghi: những người làm nghề săn bắn, chài lưới...
Là Phật tử bất luận tại gia hay xuất gia, chẳng những không được làm theo ác luật, mà lại còn phải xa lánh những người hành nghề theo Ác Luật Nghi.
Phẩm An Lạc Hạnh trong kinh Pháp Hoa đã dạy: “Người tu hành không được thân cận Chiên-đà-la, cùng những người sống theo Ác Luật Nghi như nuôi heo, gà, chó... cùng những người làm nghề săn bắn, chài lưới...”
7. Chiên Đà La:
Còn gọi là Chiên Đồ La, Trung Hoa dịch ra nhiều danh từ như Đồ Giả, Nghiêm Xí, Chấp Bạo Ác Nhơn, Hạ Tánh v.v... Hạng loại Chiên Đà La này ở ngoài tứ tánh. Những người thuộc hạng này chuyên làm việc sát hại nên gọi là Đồ Giả. Nam thì gọi là Chiên Đà La, nữ gọi là Chiên Đà Lợi.
Nghiêm Xí:
- Nghiêm: Chuyên làm những ác nghiệp để tự nghiêm sức nơi thân.
- Xí: gọi đủ là “tiêu xí”, những người thuộc hạng này, lúc đi ra đường thường cầm chuông rung hay gõ mõ tre để làm cho mọi người nghe thấy (tiêu: nêu ra, nêu lên cho mọi người thấy biết; xí: nghĩa đen là nhón chân lên mà trông cho rõ, nghĩa bóng là trù tính kế hoạch để tạo lợi).
Trong bộ Tây Vực Ký nói: “Người chủng tộc Chiên Đà La lúc đi đường phải rung chuông, hoặc gõ lên cây tre chẻ đầu, để làm tiêu xí, nếu không sẽ bị quốc vương hành tội”.
Bộ Pháp Hiển Truyện thuyết minh: “Chiên Đà La gọi là “ác nhân”, phải sống riêng biệt không được ở chung với người khác. Nếu khi vào trong thành thị cần đánh mõ, rung chuông để mọi người nghe thấy mà tránh xa, không được đường đột xông pha vào chỗ đông người”.
-----------------------------
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương II: CHÁNH THÍCH KINH VĂN
(Chánh thức giải thích kinh văn)
A.2. THUYẾT PHÁP DUYÊN KHỞI
(khởi sự thuyết pháp nhân duyên)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Nhĩ thời, Phật quán chư Đại Phạm Thiên Vương võng la tràng, nhơn thị thuyết vô lượng thế giới do như võng khổng, nhứt nhứt thế giới, các các bất đồng, Phật giáo môn diệc như thị.
2. Dịch nghĩa:
Lúc bấy giờ, nhân khi xem mành lưới bảo tràng của Đại Phạm Thiên Vương, Đức Phật vì đại chúng mà giảng kinh Phạm Võng. Ngài dạy rằng: “Vô lượng thế giới dường như lỗ lưới. Mỗi mỗi thế giới đều khác nhau, khác nhau đến số vô lượng. Giáo pháp của Phật cũng lại như vậy”.
Lời giảng
Đoạn kinh văn nói trên, nói rõ do nhân duyên nào Đức Phật khởi sự thuyết pháp. Điều này trong phần giải thích đề mục đã nói rõ:
Nhân lúc ngự trong cung của Đại Phạm Thiên Vương, Đức Phật giảng pháp môn Tâm Địa. Khi ấy, quý Đại Phạm Thiên Vương mang mành lưới bảo tràng đến để cúng dường Đức Phật và chư vị có ý muốn gần gũi Đức Phật để nghe tuyên pháp yếu.
Bấy giờ, Đức Phật nhân dịp xem mành lưới bảo tràng của Đại Phạm Thiên Vương, Ngài phát sanh cảm nghĩ sâu xa và vì đại chúng tuyên nói những sự sai biệt của vô lượng thế giới trong mười phương giống như lỗ lưới.
Mỗi thế giới đều khác nhau, khác nhau đến vô lượng. Sự an lập của các thế giới đều bất đồng. Có thế giới ngửa, có thế giới úp, có thế giới thanh tịnh, có thế giới uế trược... trong đồng có biệt, trong biệt có đồng. Đồng, biệt nương nhau mà an lập sát võng.
- Chữ Sát thuộc Pháp chỉ cho vô lượng quốc độ thanh tịnh, uế trược khác biệt nhau, không thể dùng lời mà có thể giảng nói đến cùng tột.
- Chữ Võng thuộc Dụ, nghĩa là mành lưới, là sự an lập bất đồng của vô lượng quốc độ trong mười phương cũng như vô lượng lỗ lưới trong một mành lưới, nên gọi là Sát Võng.
Ở đây về năng dụ, duy nhất chỉ có mành lưới bảo tràng của Đại Phạm Thiên Vương. Về sở dụ thì có hai loại là thế giới và pháp môn của Phật.
Thế giới sở dụ ý chỉ căn cơ sở bị (sở bị đồng nghĩa với “sở nhiếp”, ý chỉ căn cơ của chúng sanh đã được thu phục, đưa vào trong giáo pháp của Phật).
Giáo pháp sở dụ ý chỉ pháp môn năng bị. Đứng về phương diện pháp tánh bình đẳng mà nói, thì không thể có các thứ sai khác. Nhưng vì căn cơ thọ giáo của chúng sanh có ngàn muôn sai khác, nên pháp môn của Như Lai thi thiết đương nhiên cũng có nhiều thứ bất đồng.
Về căn cơ sở bị, sở dĩ không gọi là chúng sanh, lại gọi là thế giới, vì thế giới là y báo của chúng sanh. Thế giới y báo này có thể trùm nhiếp cả chúng sanh chánh báo trong ấy.
Trong kinh thường nói Thập Giới là ý bao gồm từ Phật Giới đến Địa Ngục Giới vậy. Sở dĩ Đức Phật đặc biệt dùng mành lưới bảo tràng làm thí dụ vì những lỗ lưới ở mành lưới này rất nhiều, có thể nói là trùng trùng muôn mắt, vô lượng sự sai biệt khác mà vẫn xâu mắc được vào nhau một cách xuyên suốt không ngăn ngại.
Chư Phật tùy theo căn cơ của chúng sanh mà thi thiết những pháp môn sai khác vô lượng, mà vẫn giao suốt nhau không ngăn ngại. Vô lượng thế giới trong mười phương có tịnh, có uế, có ngửa, có úp, nhưng nương theo các duyên hòa hợp mà thành, mặc dù có vô lượng sai khác, nhưng vẫn giao suốt nhau không ngăn ngại.
Hoặc có nơi cho rằng lỗ lưới của mành lưới bảo tràng lớn, nhỏ, vuông, tròn, bất đồng, cũng như thế giới cùng chúng sanh thân tâm cũng sai khác, nên Đức Phật dùng pháp môn giáo hóa, dẫn dắt chúng sanh cũng phân ra thành nhất thừa, tam thừa sai khác nhau.
-----------------------------
A.3. Vãng Hoàn Phi Nhất
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương II: CHÁNH THÍCH KINH VĂN
(Chánh thức giải thích kinh văn)
A.3. VÃNG HOÀN PHI NHẤT
(qua lại không phải một lần)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “ngô kim lai thử thế giới bát thiên phản...” cho đến câu “lược khai tâm địa pháp môn cánh”.
2. Dịch nghĩa:
Đức Phật đã tám ngàn lần đến thế giới Ta Bà này, ngự trên bảo tòa Kim Cương Hoa Quang, nhẫn đến ngự nơi cung của Đại Tự Tại thiên vương lược giảng Tâm Địa pháp môn cho cả thảy đại chúng trong pháp hội ấy.
Lời giảng:
Phẩm Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa thuyết minh: “Tất cả trời, người, a tu la đều cho rằng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện tại cung họ Thích, cách thành Dà Gia không bao xa, ngồi nơi đạo tràng chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề”.
Chẳng những hàng thiên, nhân và a tu la khi Phật còn tại thế đã nghĩ và nói như vậy, mà hiện nay chúng ta cũng nghĩ và nói như vậy. Cho nên mỗi khi nói đến đức Giáo Chủ của chúng ta, mọi người đều nói cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm về trước, Đức Phật đã xuất hiện ở Ấn Độ. Do đó, mỗi năm khi cử hành lễ Phật Đản, kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh, ai cũng chúc mừng là cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, Đức Phật đã giáng sanh ở Ấn Độ.
Thật vậy, chúng ta căn cứ vào lịch sử hiện hữu để biết đích xác sự kiện Đức Phật xuất hiện trên thế gian. Nhưng đứng về mặt tôn giáo thì đây không phải là lần đầu Đức Phật xuất hiện ở thế gian, nơi hiện tại chúng ta đang sống, để chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Phẩm Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa giảng tiếp rằng: “Thực ra ta thành Phật trải qua vô lượng, vô biên trăm ngàn muôn ức na do tha kiếp”.
Trong kinh này, Phật cũng nói: “Ta đến thế giới Ta Bà này đã tám ngàn lần”. Kinh văn nói tám ngàn lần, nhưng con số này không nhứt định, có thể hoặc nhiều hơn hay ít hơn đôi chút, chúng ta không nên quy định một cách nhất định.
Thông thường trong kinh nói “ngũ trược ác thế”, về tính chất này thì chưa có thế giới nào hơn thế giới Ta Bà này, nhưng bi nguyện của đức Đại Thánh Thế Tôn quá sâu rộng: vì muốn hóa độ chúng ta cùng tất cả chúng sanh khổ não thoát ly khỏi thế giới Ta Bà đầy ác trược này, nên Ngài một lần, rồi nhiều lần trở lại trong nhân gian.
Điều đáng thương tiếc cho chúng ta là đã quá ngu si, mê muội, không chút giác ngộ, vẫn y nhiên làm chúng sanh điên đảo, quá phụ bạc với tâm đại từ, với ân rộng lớn của Đức Phật. Lại còn phụ bạc với chính tánh linh bổn hữu của chính mình. Nghĩ đến như vậy càng thêm đau đớn và làm sao chẳng cảm thấy hổ thẹn muôn phần?
Ở đây, chúng ta cần phải biết là Đức Phật tuy qua lại thế giới Ta Bà này liên tục, nhưng đó là Ứng Thân của Như Lai, do nơi đại dụng Bi Trí của Phật Đà; còn Pháp Thân của Như Lai thì hoàn toàn vắng lặng, dường như hư không, không có hiện tượng sinh diệt, cũng không có trạng thái đến hoặc đi, không có những biểu hiện động hoặc tịnh.
Kinh Kim Cương thuyết minh: “Như Lai giả vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ” (Như Lai không từ chỗ nào đến, cũng không từ chỗ nào đi).
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Như Lai vô thân, vị chúng sanh cố thị hiện kỳ thân” (Như Lai hoàn toàn không có thân, vì hóa độ chúng sanh nên thị hiện có thân hình). Đức Như Lai vì chúng sanh mà thị hiện có thân, và cũng do nơi nhân duyên cơ cảm, chúng sanh mới trông thấy Đức Phật xuất hiện ở thế gian. Một khi nhân duyên cơ cảm của chúng sanh đã hết, tự nhiên chúng sanh lại trông thấy Đức Phật ly khai thế gian này.
Thế nên vấn đề Đức Phật xuất thế hay nhập diệt không phải do nơi bản của Phật, mà hoàn toàn tùy thuộc vào nơi chúng ta và tất cả chúng sanh, vì Phật không bao giờ có tướng khứ lai.
Như trong kinh Niết Bàn nói: “Vì muốn chúng sanh sanh khởi tâm hoan hỷ cực kỳ, nên chư Phật Như Lai xuất hiện trên thế gian này một cách bất ngờ. Vì muốn cho chúng sanh, tất cả sanh khởi tâm luyến mộ đến cao độ, chư Phật Như Lai thị hiện Niết Bàn một cách tự nhiên”.
Thật ra thì Phật là thường trụ và bất diệt. Chúng sanh sở dĩ thấy có Phật xuất thế, có khi thấy Phật diệt độ, việc ấy hoàn toàn do nghiệp chướng chúng sanh nặng hay nhẹ. Nếu chúng sanh nghiệp chướng nhẹ thì trông thấy Đức Phật vẫn hiện ở thế gian; chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng thì không thấy Đức Phật trụ thế.
Kinh Niết Bàn đối với vấn đề này lý giải rất rõ ràng: “Ta dù ở cõi Diêm Phù Đề này, thường thị hiện nhập Niết Bàn, nhưng thật ra ta không hề nhập Niết Bàn mà chúng sanh đều cho rằng Như Lai thật sự diệt độ. Nhưng tánh Như Lai vốn không diệt. Thế nên phải biết Như Lai là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Đại Niết Bàn tức là pháp giới của Như Lai”.
Phẩm Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa cũng nói: “Như thế, từ khi Ta thành Phật đến nay đã trải qua thời gian hết sức lâu xa, thọ mạng vô lượng a tăng kỳ kiếp, thường trụ bất diệt”.
Căn cứ vào những lời kinh trích dẫn bên trên thì chúng ta biết rằng Như Lai vốn chưa từng nhập diệt. Vấn đề Như Lai chưa từng nhập diệt, căn cứ vào ba thân của Phật để giảng thì:
- Pháp thân vốn không có tướng sanh diệt, đương nhiên không thể nói nhập diệt.
- Báo thân vạn đức trang nghiêm, thọ mạng vô biên vô tận, lẽ tự nhiên cũng không thể nói nhập diệt.
- Hóa thân do vì độ chúng sanh nên tùy duyên thị hiện, thì làm sao có thể bỏ chúng sanh mà vào cõi Vô Dư Niết Bàn?
Phật xưa nay vốn không diệt độ, nhưng sở dĩ nói diệt độ vì Như Lai dùng đó như một phương tiện hóa độ chúng sanh. Vì có những hạng chúng sanh, Phật cần phải thị hiện Niết Bàn mới có thể độ được, nên Đức Phật không thể không thị hiện nhập Niết Bàn.
Vì sao nhất thiết phải làm như thế? Vì có những hạng chúng sanh phước đức quá mỏng manh, thấy Như Lai ở lâu nơi thế gian cho Phật là tầm thường, không sanh ý tưởng khó gặp, lại cũng không có tâm cung kính. Và vì vậy, những hạng chúng sanh này không chịu theo đúng như pháp Phật dạy, để tinh tấn gieo trồng các thiện căn.
Để cứu độ những hạng chúng sanh kiêu mạn, phóng dật, giải đãi, hay ôm lòng nhàm chán này, Đức Phật phải vận dụng phương tiện đại bi trên và tuyên bố sẽ diệt độ để cảnh tỉnh những chúng sanh ấy, khiến cho họ biết rằng Phật xuất thế rất khó gặp, muốn thấy được Như Lai thật là một việc không phải dễ dàng.
Điều này không riêng gì đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà tất cả chư Phật trong ba đời và ở mười phương cũng đều thị hiện như vậy. Nơi đây, có người hỏi rằng: Rõ ràng đức Như Lai đã thành Phật từ nhiều kiếp lâu xa, khi đến thế gian này giáo hóa chúng sanh thì cứ trực tiếp hiện thân thuyết pháp là tốt lắm rồi, tại sao cần phải nương nhờ duyên cha mẹ giáng sanh? Tại sao lại phải xuất gia tu hành? Tại sao phải hàng phục chúng ma rồi sau mới thành Phật?
Giải đáp vấn đề này thật đơn giản: Tất cả chúng sanh trên thế gian đại đa số đều là hạng vô trí. Nếu như Đức Phật không trải qua những giai đoạn như vậy thì họ cho Phật là người biến hóa, không có cha mẹ, vợ con, mới có thể tu hành thành Phật, rồi họ tự nghĩ mình là phàm phu đầy khổ não, lại thêm có vợ con đa mang nhiều hệ lụy, làm sao có thể tu hành và thành đạo như Đức Phật được.
Vì những lý do đó, Đức Phật đã xuất hiện ở nhân gian và không thể không thị hiện đồng như mọi người để chúng sanh thấy rằng Đức Phật không có những điểm đặc thù nào khác họ, khiến họ học theo chỗ Đức Phật học, thực hành những điều Đức Phật thực hành và chứng đắc chỗ Đức Phật đã chứng đắc.
Đức Phật đến thế giới này những tám ngàn lần để làm gì?
Chính là vì những chúng sanh ở thế giới Ta Bà này thuyết pháp giáo hóa.
Ta Bà là tiếng Ấn Độ, Trung Quốc dịch là Kham Nhẫn. Tất cả những chúng sanh trên thế giới này đều có thể kham thọ sự độc hại của tam độc, có thể nhẫn thọ sự bức bách của tất cả phiền não; có thể nhẫn thọ bao nhiêu sự thống khổ trên thế gian mà không có niệm mong cầu thoát ly để được sự giải thoát (tam độc: tham, sân, si).
Hai câu “tọa Kim Cương Hoa Quang Vương tòa, nãi chí Ma Hê Thủ La thiên vương cung” (ngự trên tòa báu Kim Cương Hoa Quang Vương, nhẫn đến ngự nơi cung của Đại Tự Tại Thiên Vương). Đây chỉ mười nơi Đức Phật ngự đến thuyết pháp. Trong kinh văn chỉ nêu ra Kim Cương Hoa Quang Vương là chỗ đầu tiên với cung của Đại Tự Tại Thiên Vương là nơi cuối cùng. Còn tám chỗ kia dùng hai chữ “nãi chí” là lời lược qua, không kể hết, nhưng đã bao hàm tất cả trong đó. Vì kinh văn đoạn trước đã nêu rõ thứ tự mười trụ xứ Phật thuyết pháp, cho nên ở đây không cần nhắc lại.
Kinh văn
1. Phiên âm
Vị thị trung nhứt thiết đại chúng lược khai tâm địa pháp môn cánh.
2. Dịch nghĩa:
Lược giảng Tâm Địa pháp môn cho cả đại chúng trong những pháp hội ấy.
Lời giảng:
Câu “vị thị nhứt thiết đại chúng” chỉ cho đại chúng trong mười trụ xứ. Vì Phật nói pháp ở mười nơi khác nhau, lẽ đương nhiên mỗi nơi có một đại chúng của địa phương ấy nghe pháp.
Đức Phật đã vì đại chúng mười nơi ấy giảng nói pháp gì?
Trong kinh văn nói rõ là lược giảng Tâm Địa pháp môn; nghĩa là Đức Phật lược giảng pháp môn Tâm Địa, là một trong trăm nghìn hằng hà sa số pháp môn. Đây chỉ lược nói một vài pháp môn, nếu so sánh với tất cả pháp môn thì con số này chỉ ước chừng bằng đầu một sợi lông. Nếu như muốn nói rõ ràng thì những pháp môn ấy có vô lượng, vô biên, vô cùng tận, bất khả thuyết, bất khả thuyết...
Khi Đức Phật đã vì đại chúng lược giảng pháp môn Tâm Địa rồi, Ngài tiến thêm một bước nữa, vì hàng phàm phu trên quả địa cầu này giảng nói Giới pháp, bao gồm mười giới trọng, 48 giới khinh. Ý của Phật là muốn cho tất cả chúng sanh nương theo giới pháp ấy, nghiêm trì thanh tịnh để chứng đắc Tâm Địa pháp môn, hoàn thành quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
-----------------------------
A.4. Nhân Gian Thuyết Giới
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương II: CHÁNH THÍCH KINH VĂN
(Chánh thức giải thích kinh văn)
A.4. NHÂN GIAN THUYẾT GIỚI
(thuyết giới pháp nơi cõi nhân gian)
A.4.1. THÁNH PHÀM BỔN NGUYÊN
(nguồn gốc thánh nhân, phàm nhân)
A.4.1.1. TIÊU GIỚI BỔN NGUYÊN (nêu rõ bổn nguyên của Giới)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “phục tùng thiên vương cung”... cho đến câu: “...nhứt thiết Bồ Tát bổn nguyên, Phật tánh chủng tử”.
2. Dịch nghĩa:
Sau đó từ cung của Thiên Vương, Đức Phật trở xuống ngự dưới cội Bồ Đề nơi cõi Diêm Phù, vì tất cả chúng sanh ở cõi này, hạng phàm phu ngu tối, mà giảng Kim Cương Quang Minh Bảo Giới. Giới pháp này là lời thường trì tụng của Phật Lô Xá Na khi Ngài mới phát tâm Bồ Đề và trong suốt thời kỳ tu nhân của Ngài. Giới pháp này cũng là bổn nguyên của tất cả chư Phật, là bổn nguyên của tất cả Bồ Tát và là chủng tử của Phật tánh.
Lời giảng:
Đức Phật ở nơi mười pháp hội, sau khi giảng Tâm Địa pháp môn xong, từ trong cung của Đại Tự Tại Thiên Vương, Ngài ngự xuống châu Nam Diêm Phù Đề, tức cõi nhân gian của chúng ta, ngồi dưới cội Bồ Đề, vì tất cả chúng sanh phàm phu si ám, tuyên thuyết một giới pháp trong Tâm Địa pháp môn mà Đức Phật Lô Xá Na thường trì tụng trong thời kỳ Ngài mới phát tâm.
“Địa thượng” trong kinh văn chỉ cảnh giới nhân gian hiện tại.
“Nhứt thiết chúng sanh” có nghĩa là bao gồm tất cả các loại chúng sanh (trừ Đức Phật là bậc tối cao) như nhân loại chúng ta, các bậc Thánh Nhân (từ nhân loại trở lên) và tất cả động vật (từ nhân loại trở xuống).
Danh từ “chúng sanh” trong kinh có hai lối giải thích:
- “Chúng duyên hòa hợp nhi sanh, danh vi chúng sanh” (các duyên hòa hợp lại mà sanh, gọi là chúng sanh). Nên biết rằng cứ một sinh vật nào có đầy đủ phần tinh thần và hoạt động, đều không phải do một pháp đơn thuần, độc lập mà hình thành, mà là do nhiều điều kiện tập hợp lại mà tạo nên.
- Trong kinh Đại Pháp Cổ thuyết minh: “Tất cả pháp hòa hợp thi thiết gọi là chúng sanh. Nghĩa là do tứ đại, ngũ uẩn, thập nhị xứ và thập bát giới, thập nhị nhân duyên v.v... hòa hợp lại mà thành, nên chỉ là hư giả, gọi là người hay chúng sanh”. Lối giải thích ý nghĩa chúng sanh sở dĩ gọi là “chúng sanh” trên đây rất xác đáng.
- “Sát sát bất đoạn thọ sanh, danh vi chúng sanh” (thường thường thọ sanh không gián đoạn, gọi là chúng sanh).
- Mỗi chúng sanh hoạt động trên thế gian, chẳng phải chỉ trong một giai đoạn và khi kết liễu sanh mạng là xong, phải luôn luôn có một sanh mạng khác thọ sanh tiếp theo. Hơn nữa, khi chưa giải thoát khỏi vấn đề sanh tử, tất cả đều phải ở trong chu trình sanh rồi tử, tử rồi lại sanh và hình thành một giòng đại sanh tử.
- Trong luận Bát Nhã Đăng thuyết minh: Tại sao gọi là hữu tình? Nói hữu tình là do tính chất luôn luôn thọ sanh nên gọi là “chúng sanh”. Đây là lối giải thích ý nghĩa tại sao chúng sanh được mệnh danh là chúng sanh. “Phàm phu” là tiếng Trung Hoa, xưa dịch là phàm phu, nay dịch là “dị sanh”. Tiếng Ấn Độ gọi là Ba-la, là từ phản nghĩa của “thánh giả”.
Ở trong bộ Thiên Thai Chỉ Quán thuyết minh: “Phàm thánh tương hành, phán như thiên nhưỡng” (nhưỡng: chỗ đất người ta ở, nghĩa là: phàm phu với thánh nhân, nếu đem so sánh thì chẳng khác nào trời với vực). Phiền não chưa đoạn, lý tánh chưa chứng, muôn đời qua lại mãi trong tam giới, đó là hạng phàm phu.
Kinh Pháp Hoa nói: “Phàm phu thiển thức, thâm trước ngũ dục” (Phàm phu ý thức nông cạn, mải say đắm theo ngũ dục, hế không được thoát ly khỏi tam giới).
Vì đã là phàm phu thì cứ gọi là phàm được rồi, sao lại còn nói là người si ám?
- Vì phàm phu là những chúng sanh đối với phiền não chưa đoạn trừ được chút nào, do vô minh phiền não tự đóng bít tâm địa, khiến cho trí huệ quang minh vốn sẵn đủ không được khai phát, mãi sinh hoạt trong cảnh thiên hôn địa ám, vì thế nên gọi là “ám”.
- Do vô minh phiền não che đậy tâm địa của mình, không hiểu rõ chánh pháp của chư Phật, vọng sanh các thứ tà kiến không chánh đáng nên gọi là “si”.
Hạng người phàm phu si ám như thế làm sao có thể từ trong cảnh trầm mê bất giác, chuyển phàm nhập thánh?
Đây là một khóa đề trọng yếu của hàng Phật tử tu học Phật pháp. Và đối với vấn đề này, hẳn nhiên theo Phật pháp, có biện pháp để giải quyết là liệu chúng ta có chịu phát Bồ Đề tâm hay không?
Ngay như Đức Phật Lô Xá Na không phải tự nhiên được thành Phật. Tận ban sơ, Ngài cũng chỉ là một kẻ phàm phu si ám như chúng ta, sau đó Ngài phát tâm Bồ Đề, bẩm thọ Tâm Địa diệu giới này và luôn thường trì tụng cho đến lúc chứng được quả Tâm Địa rốt ráo, hoàn thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nói như thế để thấy rõ cảnh giới này chính là Quang Kiến siêu phàm nhập thánh.
Nếu như không có tâm địa diệu giới này thu nhiếp tự tâm, lẽ tất nhiên chúng sanh phải muôn đời trầm luân trong biển khổ sanh tử, vĩnh viễn không có ngày thoát khỏi luân hồi sanh tử được.
Đức Đại Thánh Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn vì thương xót những hạng người phàm phu si ám này mới đi vào cảnh nhân gian đầy thống khổ, uế trược, giảng nói một trong số những giới pháp của Tâm Địa pháp môn của Đức Phật Lô Xá Na thường trì tụng trong thời kỳ mới phát tâm.
Giới pháp Tâm Địa này chính là nhân tối thắng để thành Phật. Tất cả chư Phật trong ba đời, trước tiên đều bẩm thọ giới pháp này, sau đó mới bước lên bảo tòa Vô Thượng Chánh Giác. Chính Đức Phật Lô Xá Na thường trì tụng giới pháp này nên gọi là “Quang Minh Kim Cương Bảo Giới”.
Quang Minh đối chọi với Hắc Ám. Có quang minh thì hắc ám không thể tồn tại. Đây là một sự kiện hiển nhiên, ai cũng thấy rõ. Và vì giới này có công năng diệt trừ hắc ám, vô minh từ vô thỉ, nên gọi là “quang minh”.
Kim Cương là một loại khoáng thạch vô cùng cứng rắn, có thể phá hủy bất cứ một vật thể cứng rắn nào khác. Điều này cũng là một sự kiện thông thường mọi người đều biết. Vì giới pháp này có thể tồn phá tất cả phiền não khó tồn phá nhất, cho nên gọi là “kim cương”.
Bửu chỉ những vật quý trọng, có thể dứt trừ sự nghèo cùng khốn khổ của mọi người, nên được tất cả thế nhân xem trọng. Và cũng vì giới pháp này có thể xuất sanh vô lượng công đức, pháp tài, khiến cho công đức thiện pháp của chúng sanh ngày càng tăng trưởng nên gọi là Bửu.
Chính Kim Cương Quang Minh Bửu Giới là giới tối thượng vi diệu đệ nhứt, là thể tạng của mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh, là tâm địa giới pháp của chư Cổ Phật triển chuyển truyền lại, không phải do đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật riêng sáng lập sau này. Vì vậy, giới pháp này rất có giá trị đối với mỗi chúng sanh, nhất là đối với các hành giả bậc Đại Thừa, tu học Phật pháp, lại cần phải đặc biệt xem trọng.
Danh từ Quang Minh Kim Cương nghiên cứu cao hơn một bước, cũng như căn cứ vào phương diện đạo lý, chư cổ đức đã giải thích như sau:
- Quang Minh là căn cứ vào Nhiếp Thiện Pháp Giới để nói, vì Tâm Địa diệu giới này có thể soi chiếu tất cả các pháp.
- Kim Cương là căn cứ vào Nhiếp Luật Nghi Giới mà nói, vì Tâm Địa diệu giới này bản thể của nó thuộc về Vô Lậu Tánh.
- Bửu là căn cứ vào Nhiếp Chúng Sanh Giới vì Tâm Địa diệu giới này có công năng cứu tế muôn vật, lợi ích quần sanh.
Nếu nghiêm cẩn hành trì Luật Nghi Giới thì không một ác pháp nào chẳng trừ được, đạt đến quả vị Phật và thành tựu Đoạn đức.
Nếu phụng hành Nhiếp Thiện Pháp Giới một cách thiết thực thì không một thiện pháp nào chẳng tu được, đạt đến quả vị Phật, thành tựu được Trí đức.
Nếu thực tiễn nhận chân được Nhiếp Chúng Sanh Giới thì chính là không một chúng sanh nào chẳng cứu độ, đạt đến quả vị Phật, thành tựu được Ân đức.
Cho nên, chỉ có một giới pháp của đức Lô Xá Na thường trì tụng, xem qua rất đơn giản, nhưng sự thật thì bao hàm của nhơn quả Đại Thừa bên trong. Vì lý do nói trên, Đức Phật tiếp tục dạy: Quang Minh Kim Cương Bửu Giới không phải là pháp gì khác, chính là bổn nguyên của tất cả chư Phật, là bổn nguyên của tất cả Bồ Tát.
Nói rõ hơn, Tát Bà Nhã hải của chư Phật còn gọi là Bát Nhã Ba La Mật, tức là Nhất Thiết Chủng Trí của chư Phật.
Chữ Hải ở đây ý nói đại trí của chư Phật sâu rộng như biển cả, cố nhiên là lấy giới này làm bổn nguyên. Lục độ vạn hạnh của Bồ Tát cũng dùng giới này làm bổn nguyên. Đức Lô Xá Na do nơi giới này mà thành đạo. Chư Phật trong ba đời, mười phương cũng từ nơi giới này mà thành đạo. Tất cả Bồ Tát ở thế giới này và ở các phương khác lẽ đương nhiên phải lấy giới này làm cội gốc, nương theo để tu hành.
Nếu ly khai Quang Minh Kim Cương Bảo Giới này mà tu hành pháp môn của 30 tâm và Thập Địa, cố nhiên không thể nào thành tựu được. Ngay chính công đức của Phật địa cũng không thể phát sanh. Tánh trọng yếu của Tâm Địa diệu giới này, nơi đây càng có thể nhận thức rõ ràng nhất.
Chư Phật, Bồ Tát sở dĩ đều lấy giới này làm bổn nguyên vì giới pháp này là chủng tử Phật tánh sẵn có của chúng sanh.
Căn cứ vào lý Đại Thừa mà nói, Phật tánh vốn là pháp sẵn đủ của tất cả chúng sanh, nhưng cần phải nương nhờ vào Giới mới có thể phát sanh, cho nên gọi là “chủng tử”. Kinh Pháp Hoa nói: “Phật chủng tùng duyên khởi” (chủng tử Phật tánh tùy nhân duyên mà sanh ra) cũng chính là ý này.
Trong kinh Niết Bàn thuyết minh: “Nhất thiết chúng sanh tuy hữu Phật tánh, yếu nhân trì giới, nhiên hậu nãi kiến, nhân kiến Phật tánh, đắc thành a nậu đa la tam miệu tam bồ đề” (Tất cả chúng sanh dù sẵn có Phật tánh, nhưng cần phải nghiêm trì tịnh giới, sau đó mới thấy được Phật tánh. Do thấy được Phật tánh mà đắc thành quả vị a nậu đa la tam miệu tam bồ đề). Đây là nói về ý nghĩa nhân duyên Phật tánh và liễu nhân Phật tánh lấy giới này làm chủng tử.
Trong luận Khởi Tín thuyết minh: “Dĩ tri pháp tánh vô nhiễm ô, tùy ly ngũ dục quá cố, tùy thuận tu hành Thí Ba La Mật” (Do biết rõ pháp tánh vốn không ô nhiễm, lập tức xa lìa tội lỗi say mê ngũ dục, tùy thuận theo pháp mà tu hành Thí Ba La Mật).
Đây là nói về Quang Minh Kim Cương Bảo Giới lấy chánh nhân Phật Tánh làm chủng tử. Tất cả chúng sanh đều đồng sẵn đủ Phật Tánh chủng tử này, nhưng vì sao chúng ta cũng như tất cả chúng sanh không thể chứng đắc Tâm Địa pháp môn?
Trả lời câu hỏi này thật đơn giản. Ấy là do nơi chúng sanh bị phiền não che đậy, làm chướng, luôn trái ngược lại giác tánh và thuận hợp với trần lao mà ra nông nỗi như vậy. Nếu thuận theo Phật tánh mà tu hành thì có thể siêu thoát khỏi biển khổ sanh tử, ngộ nhập tự tánh Niết Bàn sẵn có và mới có thể chứng đắc Tâm Địa pháp môn, đồng như chư Phật.
Sở dĩ Đức Phật đến nhân gian tuyên thuyết Tâm Địa diệu giới này; và chúng ta sở dĩ phải bẩm thọ Tâm Địa diệu giới này, vì Phật muốn cho chúng ta chứng đắc Tâm Địa pháp môn. Hơn nữa, chỉ có Tâm Địa diệu giới này mới có thể giúp chúng ta chứng đắc Tâm Địa pháp môn. Thế nên chúng ta không nên xem thường.
A.4.1.2. HIỂN GIỚI THẮNG LỢI (nêu rõ sự lợi ích của giới)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh...” đến câu “... đương đương thường hữu nhân cố, đương đương thường trụ pháp thân”.
2. Dịch nghĩa:
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả ý thức sắc, tâm, là tình, là tâm đều nằm trong phạm vi giới tánh Phật tánh, vì chắc chắn thường có chánh nhân, nên chắc chắn pháp thân luôn thường trụ.
Lời giảng:
Bổn nguyên của Quang Minh Kim Cương Bửu Giới đã nêu rõ bên trên. Giờ đây xin thuyết minh phần thắng lợi của Quang Minh Kim Cương Bửu Giới.
“Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” trong phần kinh văn trên trong kinh Niết Bàn cũng từng nói đến. Các học giả trong Phật giáo Trung Quốc tối sơ đều thừa nhận tất cả chúng sanh đều sẽ được thành Phật, chính do từ câu này.
Kinh Niết Bàn nói tiếp: “Phàm hữu tâm dã, giai đương tác Phật” (Phàm chúng sanh nào có tâm đều sẽ thành Phật).
Tâm nghĩa là pháp mà mỗi chúng sanh đều có sẵn, Phật tánh ẩn tàng trong tâm chúng sanh; vì thế nên các chúng hữu tình nếu có đủ tâm thức hoạt động đều có thể thành Phật.
Ở đây có người hỏi: Chúng tôi hiện có Phật tánh hay không?
Tôi dám quả quyết đáp rằng: Đương nhiên là có.
Nếu như quý vị hỏi tiếp: Chúng tôi đã có Phật tánh, tại sao không thành Phật?
Tôi xin đáp: Đủ Phật tánh là một sự kiện, thành Phật hay không lại là một sự kiện khác. Chư Đại Giác Thánh Nhân sở dĩ nói các Ngài đã thành Phật do vì các Ngài đã đem Phật tánh sẵn đủ của mình chẳng những khai phát mà còn trang nghiêm Phật tánh, để hoàn thành diệu quả Pháp Thân thanh tịnh. Hàng phàm phu cụ phược chúng ta sở dĩ vẫn là chúng sanh, vì Phật tánh còn bị vô minh hắc ám bao phủ, ngăn che, nên phải thành thân sanh tử trong vòng luân hồi. Do đó, sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong vòng sanh tử, không được thành Phật, vấn đề không phải là ở nơi chúng ta không đủ Phật tánh, mà chính ở chỗ do căn bệnh vô minh che đậy Phật tánh, làm cho Phật tánh không thể hiển hiện.
Hiện tại, nếu có thể bẩm thọ Quang Minh Kim Cương Bảo Giới này thì vô minh che đậy Phật tánh bị tiêu diệt, khiến cho Phật tánh lý thể hoàn toàn hiển lộ, tức thời có thể thành Phật. Thế nên hiện tại không thành Phật được, không phải là không có Phật tánh; cũng không nên buồn trách một người nào, mà cần nên tự trách mình chưa phá trừ được vô minh đó thôi.
Phật tánh bao gồm tất cả pháp và không cuộc hạn ở một khía cạnh nào. Cho nên tất cả hoặc ý hoặc thức, hoặc sắc, hoặc tâm, đều là tình, là tâm. Không một pháp nào chẳng điều nhiếp vào trong phạm vi giới pháp Phật tánh. Lý thể Phật tánh bất sanh bất diệt và luôn thường trụ, cho nên tất cả các tâm thức hoạt động hư vọng, phân biệt, hoàn toàn do vô minh, bất giác gây ra.
Chủ thể của tâm hư vọng, phân biệt là A Lại Da Thức. Nguyên nhân sanh khởi A Lại Da Thức là nương nơi Như Lai Tạng mà có. Nên Khởi Tín Luận nói: “Tâm sanh diệt giả, y Như Lai Tạng, cố hữu sanh diệt tâm. Sở vị: Bất sanh, bất diệt, dữ sanh diệt hòa hợp, phi nhứt, phi dị, danh vi A Lại Da thức” (Nói đến tâm sanh diệt phải biết do đâu mà có? Tức là y theo Như Lai Tạng phát sanh nên có tâm sanh diệt. Trong kinh gọi là bất sanh, bất diệt, hòa hợp với sanh diệt, chẳng phải hợp làm một, chẳng phải phân ra khác nhau, gọi là A Lại Da thức).
Tiếp theo đó, nương theo A Lại Da thức này mà sanh khởi ra ý. Nương nơi tâm và ý mà có ý thức sanh khởi. Đồng thời, cũng trong Khởi Tín Luận nói: “Dĩ A Lại Da thức thuyết hữu vô minh” (do nương nơi A Lại Da thức mà nói là có vô minh). Chúng sanh mãi trôi lăn trong vòng sanh tử, không được thành Phật, thật ra không phải do nguyên nhân nào khác mà chính do Vô Minh Trụ Địa từ vô thỉ ở trong A Lại Da thức quấy rối!
Ở đây nói là tâm là theo ý nghĩa tập khởi, không giống như ý nghĩa tích tập chủng tử sanh khởi hiện hành trong pháp tướng Duy Thức đã nói, mà chỉ cho vọng niệm bỗng nhiên tập khởi.
Ý là ý nghĩa tư lương, có đủ công năng tác dụng hằng thẩm tư lương (kiểm soát tư tưởng). Theo Duy Thức thì đó là “đệ thất nhiễm ô ý”. Khởi Tín Luận cho là có năm thứ ý (năm thứ này có nêu và giảng rõ trong Khởi Tín Luận và các bộ chú sớ).
Thức là liễu việc (hiểu rốt ráo mọi việc). Cả sáu thức đều gồm luôn trong đó. Sắc là chỉ cho vật chất cụ thể hiện tại thường nói đến, cũng chỉ cho sanh mạng nhục thể của chúng sanh do tứ đại tổ hợp. Tâm, Ý, Thức ba thứ này gọi chung là tinh thần.
Sanh mạng chúng sanh là sự hòa hợp của hai thể: tinh thần lẫn vật chất. Chúng sanh do sắc tâm hòa hợp và sẵn có Phật tánh tiềm ẩn trong đó. Chúng ta nên biết rằng Phật tánh chính là ở trong tâm thức. Ngoài tâm thức này ra, không có Phật tánh nào tồn tại riêng được.
Nên trong kinh Lăng Già, Đức Phật từng nói: “Ngã thuyết A Lại Da thức tức thị Như Lai Tạng” (Ta nói A Lại Da thức chính là Như Lai Tạng).
Hai chữ “thị tình” (là tình) dùng phân biệt với vô tình.
Hai chữ “thị tâm” (là tâm) dùng phân biệt với vô tâm.
Vô tình, vô tâm chính là những loại cây, đá vô ý thức. Những vật thuộc về gỗ, đá đương nhiên không thể kham thọ Tâm Địa diệu giới. Chỉ có loài hữu tình có đầy đủ tinh thần và hoạt động mới có thể bẩm thọ Tâm Địa diệu giới. Đã là hữu tình, tức có đủ Phật tánh, nên đương nhiên vào trong pháp giới Phật tánh.
Hai câu:
Đương đương thường hữu nhân cố.
Đương đương thường trụ Pháp Thân.
Dịch: “Vì chắc chắn thường có chánh nhân nên chắc chắn Pháp Thân thường trụ” biểu thị lý tất nhiên của luật nhân quả. Hai chữ “đương đương” ở đây có thể hiểu là “đích thực như vậy”. Nghĩa là: Quang Minh Kim Cương Bửu Giới đích thực thường có chân nhân thành Phật, đích thực là diệu quả Pháp Thân thường trụ sẵn có. Nhân và quả đều không ly khai Tâm Địa diệu giới này.
Hai chữ “thường hữu” dùng để phân biệt với ý nghĩa không phải thoạt có, thoạt không, mà bất cứ lúc nào cũng có, đích xác làm chân nhân thành Phật. Hai chữ “thường trụ” dùng để phân biệt với ý nghĩa không phải thoạt đến, thoạt đi mà biểu thị ý nghĩa Pháp Thân diệu quả vĩnh viễn thường hằng, không có tướng khứ lai, động tĩnh. Nhưng Pháp Thân diệu quả thường trụ này không phải do từ bên ngoài mà có được; chính là do Phật tánh sẵn có bên trong, cực lực khai phát trang nghiêm mà thành.
Bởi vì sự lợi ích thù thắng của Quang Minh Kim Cương Bửu Giới là chân nhân thành Phật, là Pháp Thân Diệu Quả Thường Trụ thanh tịnh, cho nên ở phần khai mạc bên trên nêu là Hiển Giới Thắng Lợi.
A.4.1.3. KHUYẾN TÍN THỌ TRÌ (khuyên phát tín tâm thọ trì giới)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu: “Như thị thập Ba La Đề Mộc Xoa xuất ư thế giới...” cho đến câu: “...bổn nguyên tự tánh thanh tịnh”.
2. Dịch nghĩa:
Mười Ba La Đề Mộc Xoa như thế xuất hiện trong đời. Giới pháp này là chỗ kính trọng thọ trì của tất cả chúng sanh trong ba đời. Giờ đây, Đức Phật sẽ vì trong đại chúng mà giảng lại giới phẩm vô tận tạng, là giới phẩm của tất cả chúng sanh, bổn nguyên tự tánh thanh tịnh.
Lời giảng:
Giới pháp Phật tánh như trên đã thuyết minh, là nhân tố duy nhất để thành Phật của tất cả chúng sanh. Nếu như đối với Phật tánh pháp giới này mà cực lực trang nghiêm thì cũng có thể hoàn thành Phật quả tối cao.
Nói một cách khác, chỗ tu nhân hạnh chính là giới pháp Phật tánh này, chỗ chứng đắc quả vị cũng chính là Phật tánh giới pháp này. Vì thế, chúng ta có thể biết chỗ chứng ngộ của chư Phật Như Lai cố nhiên là giới pháp Phật tánh này. Phàm phu chúng sanh mê hoặc, không thể giác ngộ đều là do bị mê hoặc, không hiển lộ được giới pháp Phật tánh này. Đức Đại Thánh Thích Tôn đã phát lộ được điểm ấy. Đối với tất cả chúng sanh đã sẵn đủ nhân thù thắng thì đều có thể chứng đắc quả thù thắng này, nhưng vì bị mê hoặc không giác ngộ, nên trước sau phải chịu trầm luân trong biển khổ sanh tử. Đức Phật vô cùng thương xót, không nỡ để sanh chúng cứ mãi trầm luân như thế, nên Ngài mới suy nghĩ tìm phương cách cứu độ.
Nhưng dùng phương cách nào mới có thể khiến chúng sanh giác ngộ Phật tánh?
Không có phương pháp nào hơn là tuyên thuyết các giới pháp, khiến cho tất cả chúng sanh nhất nhất đều y theo đó giữ gìn, mới có thể chuyển mê thành ngộ, siêu phàm nhập thánh và hoàn thành vô thượng Phật quả.
Đức Phật dùng tâm đại từ, đại bi vận dụng những phương tiện khác nhau, đem giới pháp Phật tánh sẵn có của chúng sanh khai ra thành mười thứ để tuyên thuyết, cho nên nói: “Mười Ba La Đề Mộc Xoa như thế xuất hiện trong đời”. Mười Ba La Đề Mộc Xoa chính là mười giới trọng căn bổn.
Tâm Địa giới pháp trọng yếu dường ấy, thế gian không dễ gì gặp được. Hiện tại, nhờ đức Như Lai xuất thế tuyên thuyết, mới có giới pháp này xuất hiện trên thế gian. Chúng ta rất có phước duyên và hạnh vận mới được gặp Tâm Địa giới pháp này, nên phải phát tâm đại hoan hỷ, hết lòng tôn trọng cung kính đối với Ba La Đề Mộc Xoa này và y theo đó, đúng như pháp tu trì, mới mong ngộ nhập vào phạm vi giới pháp Phật tánh.
Ba chữ “thị pháp giới” (pháp giới này), chữ Pháp nghĩa là quỹ tắc hoặc phép tắc. Nếu như có người hỏi chư Phật vì sao mà được thành Phật? Chúng ta ắt có thể đáp lại một cách quả quyết rằng: “Căn cứ vào quỹ tắc mười giới trọng mà được thành Phật”.
Sự thành Phật của chư Phật đã rõ ràng như thế, chúng ta nếu muốn thành Phật cũng không có gì lạ; phải vâng theo phép tắc thành Phật này, thể hiện một cách thiết thực, tu hành một cách nhận chân, lẽ tất nhiên, sẽ đạt đến mục đích thành Phật.
Nếu không vâng theo phép tắc này, không theo quy luật này mà thực hành, mà muốn được thành Phật, thiết tưởng đó là điều không thể được. Và do vì giới pháp này là phép tắc tu thành Phật, nên kinh văn gọi là “giới pháp”.
Danh từ Ba La Đề Mộc Xoa là tiếng Ấn Độ, trong kinh từ trước đến nay tiếng Trung Quốc dịch là Biệt Biệt Giải Thoát. Người đời không rõ được chủ ý của Đức Phật khi chế giới, nên khi nhìn thấy những giới điều của Ngài đã chế định, trong đó Ngài dạy hàng đệ tử việc này không được làm, việc kia không được làm; từ đó, họ ngộ nhận giới pháp của Phật giáo là một thứ thúc phược con người, nên không dám phát tâm tin Phật, cũng không dám thọ giới. Họ không biết rằng: Giới pháp của Như Lai chế định chẳng những không thúc phược chúng ta, mà là muốn cho chúng ta được tự tại giải thoát.
Ý nghĩa Biệt Biệt Giải Thoát là như thế nào?
- Nếu như nghiêm trì giới không sát sanh thì chúng ta đối với việc sát sanh này chắc chắn được giải thoát.
- Như nghiêm trì giới không trộm cắp thì đối với sự trộm cắp này, chúng ta mới được giải thoát.
- Như nghiêm trì giới không dâm dục thì đối với việc dâm dục, chúng ta mới được giải thoát.
Trên đây nêu ra ba giới để làm tiêu biểu. Ngoài ra, nghiêm trì các giới pháp khác cũng đều được giải thoát như vậy.
Trong phạm vi quan hệ với điểm này, tôi cần phải giải thích rõ để quý vị khỏi thắc mắc và không cảm thấy có sự khác lạ. Tỷ như chúng ta tạo nghiệp sát sanh, đặc biệt là sát nhân. Chính trong lúc tạo nghiệp là do bị ma phiền não xúi giục, sai sử, hoặc chính thân tâm ta cho là không có gì tội lỗi. Nhưng sau khi đã tạo nghiệp rồi, trong nội tâm của chúng ta lúc nào cũng bị tồn tại một ám ảnh đã giết người. Bấy giờ, dù chúng ta đi đến bất cứ nơi nào, chúng ta cũng cảm thấy dường như có người luôn theo sau muốn giết mình. Một khi đã có ý niệm như thế thì trống ngực liền đập, nội tâm cảm thấy không an ổn.
Tâm trạng bất ổn này chính là không giải thoát. Trái lại, nếu chúng ta chưa từng có hành động sát nhân bao giờ, thì nội tâm luôn bình thản, không sợ sệt, lại luôn được tự do tự tại. Đó chính là do không tạo nghiệp sát sanh nên được kết quả giải thoát rõ ràng như vậy. Không sát sanh như thế thì không trộm cắp cũng như vậy.
Nho thi có câu:
Vị nhơn bất tác khuy tâm sự,
Bán dạ xao môn diệc bất kinh.
Dịch:
Làm người đừng mưu tâm làm hại kẻ khác thì nửa đêm dù có bị gõ cửa, lòng cũng không kinh sợ.
Chẳng hạn, những kẻ trộm cắp tài vật của người, đến lúc chiều tối, dù ngủ ngon giấc cách nào, khi nghe tiếng gõ cửa liền sanh tâm sợ hãi. Nếu không phải sợ cảnh sát đến bắt thì cũng sợ khổ chủ bị mất tài vật đến tìm. Thâm tâm lúc bấy giờ không được tự tại, an ổn. Trái lại, nếu giữ gìn giới không trộm cắp thật nghiêm cẩn, không bao giờ trộm lấy tài vật của người dù là một vật nhỏ, thì trong lúc nửa đêm, dẫu có người đến gõ cửa, trong tâm vẫn không chút gì sợ sệt. Không sợ sệt tức là giải thoát.
Như trên đã thuyết minh về sự tai hại và lợi ích của việc phạm giới, giữ giới. Tiếp theo đây, xin nói qua giới dâm dục và xin dẫn vài câu chuyện ngắn trong bộ Cảm Ứng Thiên quyển 3, nói về tai hại của dâm dục và lợi ích của sự giữ gìn giới cấm này.
* Truyện thứ nhất:
Ở Trung Hoa, vào triều nhà Minh, tại xã Địch Dương, có người tên Vương Cần Chính thông dâm với một phụ nữ hàng xóm, và họ cùng nhau ước hẹn đi nơi khác.
Vì sợ chồng đuổi theo kịp sẽ rất nguy hại, người phụ nữ ấy bèn tính kế giết chồng. Sau khi người chồng bị giết, Cần Chánh nghe tin ấy, hoảng sợ, tức khắc một mình đến huyện Giang Sơn mong trốn khỏi vụ án ấy.
Từ Địch Dương đến huyện Giang Sơn cách nhau 70 dặm. Cần Chánh định chắc đã xa, và có thể thoát qua tai họa. Trong lúc đi đường, vì bụng đói, anh ta ghé vào tiệm ăn cơm. Chủ quán bảo người làm công dọn một mâm cơm có chén đũa cho cả hai người dùng. Cần Chánh thấy thế bảo rằng: “Chỉ một mình tôi, sao lại dọn cho hai người?” Chủ quán đáp: “Khi nãy tôi thấy có một người bỏ tóc xõa cùng đi với ông vào tiệm, vì thế tôi bảo dọn cho hai người”.
Cần Chánh nghe qua vô cùng sợ hãi, biết là oan quỷ tức chồng của tình nhân đi theo, liền tự động đến quan huyện thú tội. Quan huyện tức khắc cho bắt người đàn bà kia. Thế là cả hai đồng bị xử án sát nhân.
* Truyện thứ hai:
Lại tại huyện Kinh Khê có hai người, lúc nhỏ cùng học một trường, kết bạn với nhau rất thân thiện. Khi đến tuổi thành niên, cả hai đều lập gia đình. Một người giàu có, một người thì nghèo cùng, túng thiếu. Người bạn nghèo có một cô vợ tuyệt đẹp. Người bạn giàu kia thấy người đẹp nên tính kế chiếm đoạt.
Một hôm anh ta nói với người bạn nghèo rằng: “Tôi có quen một gia đình đại phú, vợ chồng anh có thể đến đó nương náu và an sống”.
Người bạn nghèo nghe nói, tưởng là tình bằng hữu mãi thương nhau nên vô cùng cảm tạ. Bấy giờ, bạn kia xuất tiền sắm một chiếc ghe khá lớn để chở hành lý, rồi cùng hai vợ chồng bạn cùng đi. Ba người chèo ghe đến một ngọn núi, người bạn giàu bảo bạn nghèo rằng: “Để chị ở đây giữ đồ, tôi và anh đi trước lên núi”.
Người ấy dẫn bạn vào rừng rậm, rồi tức khắc lấy búa dắt sẵn trong lưng chém chết. Sau đó, giả vờ khóc lóc một cách thê thảm, xuống núi bảo với vợ bạn rằng: “Chồng chị chết vì nạn cọp”.
Người phụ nữ vừa nghe xong ngã xuống bất tỉnh nhân sự. Một hồi lâu nàng tỉnh lại khóc lóc thê thảm. Người bạn giàu an ủi rằng: “Tai nạn xảy ra là việc đã rồi, giờ chị có quá buồn đau cũng không làm sao được. Chị nên cùng tôi lên núi kiếm thi hài”.
Người phụ nữ dù hết sức đau đớn, nhưng nghe nói cũng cố gắng đi tìm thi hài của chồng. Người này dẫn vợ bạn đến chỗ rừng suối rậm rạp, liền ôm người đàn bà ấy và cầu làm việc bất chánh. Người đàn bà la lên phản đối. Ngay lúc ấy, bỗng nhiên mãnh hổ nhảy ra ngậm anh bạn giàu có đi một mạch. Người phụ nữ thấy thế cả kinh và cho rằng quả thật chồng mình đã lọt vào miệng cọp, nên vừa khóc kể, vừa lần xuống chân núi.
Lúc đang đi trông thấy xa xa có một người vừa khóc,vừa đi đến, người phụ nữ nhận ra đó chính là chồng mình. Khi vừa gặp nhau, cả hai nắm tay khóc lóc thê thảm, rồi cùng thuật lại những việc đã qua. Người chồng bảo: “Anh ấy toan làm nhục em, nhưng không bị làm nhục; toan giết anh, nhưng anh không chết, giờ đây anh đâu có ân hận gì!”
Người vợ cũng nói: “Cái khổ nhất của em là tưởng anh đã chết, em toan báo thù kẻ địch, nhưng kẻ địch đã tự thọ báo, giờ đây em rất mãn nguyện”.
Bấy giờ cả hai buồn vui lẫn lộn, dẫn nhau xuống ghe cùng chèo về xóm.
Qua hai câu chuyện trên thuyết minh về việc phạm dâm nghiệp mà bị hiện báo.
Tiếp theo đây, xin trích dẫn hai truyện ngắn nói về sự giữ gìn thân tâm thanh tịnh, không phạm tội dâm mà được phước báo hiện tại.
* Truyện thứ nhất:
Ở Trung Hoa, tại tỉnh Chiết Giang, có quan Chỉ Huy Sứ, rước một giáo sư về nội dinh dạy con.
Một hôm, vị giáo sư bị bệnh thương hàn, vì muốn cơn bệnh mau nhẹ, nên liệu trị theo cách phát hãn (làm cho toát mồ hôi), giáo sư bảo học trò đi lấy mền. Cậu bé khi đi lấy mền, vì sơ ý, nên kéo luôn chiếc dép của mẫu thân đến phòng thầy giáo. Khi xông thuốc lá xong, giáo sư bảo cậu bé đem trả mền thì chiếc dép còn lại trong phòng thầy giáo, nhưng cả thầy lẫn trò đều không biết.
Quan Chỉ Huy Sứ trông thấy nghi ngờ vợ mình tư thông với thầy giáo nên tra hỏi người vợ; nhưng tra hỏi cách nào phu nhân vẫn không chịu tội. Quan Chỉ Huy Sứ lập mưu dò xét. Ông sai một tỳ nữ đến phòng thầy giáo gõ cửa và nói lệnh bà mời thầy đến. Thầy giáo cả giận mắng: “Đêm khuya giờ này mà mời cái gì!”
Tỳ nữ tức khắc về thưa lại. Chỉ Huy Sứ bắt buộc phu nhân phải đích thân đi. Khi phu nhân đi trước, quan Chỉ Huy Sứ nối gót theo sau và cầm một thanh bạch nhẫn (gươm trắng) đứng bên ngoài đợi mở cửa. Phu nhân gõ cửa xin vào phòng, thầy giáo liền cự tuyệt và bảo rằng: “Giờ này phu nhân không được phép vào phòng tôi”.
Phu nhân khẩn khoản nhiều lần, nhưng thầy giáo quyết định không mở. Hôm sau, theo thường lệ mỗi buổi sáng, sau khi súc miệng, rửa mặt, điểm tâm xong, thầy giáo sẽ bắt đầu dạy học. Nhưng trái lại, thầy giáo sau khi súc miệng, chải đầu xong, liền từ biệt quan Chỉ Huy Sứ đi về.
Quan Chỉ Huy Sứ bấy giờ mới rõ sự thật, nói rằng: “Tiên sinh thật là một bậc chân quân tử”. Đoạn thuật hết đầu đuôi tự sự chính mình đã làm và thành tâm tạ lỗi, mời thầy ở lại lớp tiếp tục giáo huấn các con trong nhà.
Thầy giáo là một thanh niên trẻ tuổi. Trong kỳ thi năm ấy, thầy đậu khoa cao, sau đó làm quan trong nội triều.
* Truyện thứ hai:
Cũng tại Trung Hoa, thời bấy giờ có một tướng lãnh tên Trình Ngạn Tân. Lúc đi chinh phạt tại Ninh Thành, trong thời gian ở thành nội, một hôm, kẻ tả hữu đưa vào ba thiếu nữ chưa chồng, không biết con nhà ai, dâng cho tướng lãnh. Ba cô đều là người quốc sắc khuynh thành. Tướng công đang lúc rượu say, thấy ba cô thiếu nữ còn quá trẻ, bảo rằng: “Ba cô cũng như con gái tôi ở nhà, tôi đâu dám làm việc phạm giới”. Sau đó, vị tướng lãnh ra lệnh thuộc hạ cho ba cô ăn uống no đủ và dẫn vào một ngôi nhà tử tế cho cả ba an nghỉ. Ngài ra ngoài khóa cửa lại. Đến sáng, bảo người dẫn đến hỏi danh tánh, xứ sở, cha mẹ, rồi sai người mang về trao trả cho gia đình.
Sau này, tướng công trí sĩ về cố hương, tịnh dưỡng tu hành. Đến ngày từ trần, ông đi từ biệt các thân hữu, rồi niệm Phật mà tạ thế, hưởng thọ chín mươi ba tuổi. Các con của ông sau này đều đậu khoa cao và rất vinh hiển.
Truyện kể trên đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng giữ gìn hạnh thanh tịnh, không phạm tội mà được phước báo hiện tiền.
Như thế, chúng ta thấy rõ những giới điều của Phật chế định, ngăn cấm việc này không được làm, việc kia không được làm, chính là xuất phát từ tâm từ bi của Phật. Ngài muốn cho chúng ta đi trên con đường giải thoát, thoát hẳn sự thúc phược và mọi khổ đau.
Thế nên người đời nếu quan niệm những giới luật của Phật là những quy điều bó buộc con người một cách vô ích, thì họ hoàn toàn sai lầm. Có một điều chúng ta cần phải biết: Bốn giới Sát, Đạo, Dâm, Vọng thuộc về tánh giới. Đứng về phương diện tội lỗi thì gọi là tánh tội. Nghĩa là bốn sự việc ấy bản chất của chúng vốn là tội lỗi. Thế nên nếu người nào giữ gìn không phạm thì được phước vô lượng; người nào trái phạm thì khổ quả vô biên. Không luận có Phật ra đời hay không, có Phật chế giới hay không chế giới, hễ nghiêm trì thì được phước, vi phạm thì mang họa.
Như trên đã giải thích danh từ Ba La Đề Mộc Xoa là Biệt Biệt Giải Thoát, cũng có thể dịch là Bảo Giải Thoát. Nghĩa là người thọ trì giới pháp này, nếu theo đúng pháp, giữ gìn không hề vi phạm, nếu là hành giả Thanh Văn thừa, thì Như Lai bảo đảm, chứng chắc người ấy quyết định được quả giải thoát tất cả vô minh, phiền não v.v... được chứng Pháp Thân thanh tịnh, đạt đến quả vị như Phật.
Căn cứ vào ý nghĩa trên đây, chúng ta có thể nói như vầy: “Lúc tu nhân, giữ gìn tịnh giới nghiêm cẩn, đạt đến chỗ chứng quả Pháp Thân thanh tịnh nên gọi là Ba La Đề Mộc Xoa”. Tính chất trọng yếu của Ba La Đề Mộc Xoa, từ những thuyết minh trên, có thể nói, đã được biểu thị một cách minh bạch.
Trong kinh Phạm Võng này giảng mười giới trọng căn bản gọi là Thập Ba La Đề Mộc Xoa.
Trong Luận Du Già Bồ Tát Giới giảng bốn giới trọng căn bản, gọi là Tứ Ba La Đề Mộc Xoa.
Kinh Ưu Bà Tắc giảng sáu giới trọng căn bản, gọi là Lục Ba La Đề Mộc Xoa.
Trong kinh Thiện Giới giảng tám giới căn bổn thì gọi là Bát Ba La Đề Mộc Xoa...
Như thế, các kinh giảng giới trọng căn bổn, nhiều ít không đồng đều. Mười Ba La Đề Mộc Xoa, Đức Phật đã giảng, là phép tắc thành Phật của chúng sanh, nên tất cả chúng sanh trong ba đời đều phải đảnh đới thọ trì.
Hai chữ “đảnh đới” nghĩa là đầu đội (bản Việt văn dịch là kính trọng thọ trì).
Dùng “đầu đội” ý muốn nói sự tôn trọng đến cực điểm, như đem những vật quý báu đội lên đầu, không dám tùy tiện sơ suất, không dám xem nhẹ mảy may và cũng không dám có tâm khinh thường.
Hai chữ “thọ trì” là ý nghĩa lãnh thọ, chấp trì, biểu thị tinh thần đối với giới pháp, từng giờ, từng phút dùng tâm thể hội, như giữ gìn cẩn thận những vật mình yêu tiếc, không một giây phút buông bỏ, xa lìa hoặc quên lãng.
Chỉ có thái độ tinh thần và đầu đội tuân giữ đối với giới pháp như thế mới mong tránh khỏi sự sai phạm giới luật.
Đầu đội, vâng giữ giới pháp thành Phật này, không chỉ riêng một chúng sanh nào cần phải thực hành mà tất cả chúng sanh đều phải thực hành. Không phải chỉ riêng đời hiện tại, mà cả đến đời quá khứ, vị lai, tất cả chúng sanh đều phải thực hành đúng theo như thế.
Tóm lại:
Tất cả chúng sanh đều phải hết lòng tôn trọng giới pháp này. Trừ phi những chúng sanh nào không muốn được giải thoát và thành Phật. Trái lại, nếu muốn được giải thoát và thành Phật thì cần phải trân trọng tôn kính Ba La Đề Mộc Xoa.
Nếu đối với Ba La Đề Mộc Xoa này hơi có chút xem thường, hủy phạm, phá hoại mà muốn thành Vô Thượng Phật Quả thì hoàn toàn vô vọng. Tính chất trọng yếu của giới pháp chúng ta đã có thể thấy rõ nơi đây, nên tôi (pháp sư giảng kinh) hy vọng mỗi hành giả đang tu học Phật pháp, đối với giới pháp thành Phật này, phải đúng theo pháp mà đảnh đới thọ trì (đầu đội vâng giữ).
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện trong nhân gian vì muốn cho chúng sanh biết rõ trọng yếu tính của giới pháp này, nên Ngài vì đại chúng đương thời giảng lại Thập Vô Tận Tạng Giới Phẩm (câu này bản Việt văn dịch là “Đức Phật vì trong đại chúng này mà giảng lại giới phẩm Vô Tận Tạng).
Hai chữ “đại chúng” trong kinh văn đoạn này, chỉ cho hàng tứ chúng hiện tiền có thể bẩm thọ giới pháp, cùng với chúng thiên, long, bát bộ quỷ thần v.v... Nhân vì giới pháp này, bất luận người nào, chúng sanh nào chỉ cần hiểu được lời giảng của Pháp Sư truyền giới thì đều có thể bẩm thọ.
Hai chữ “trùng thuyết” trong câu “trùng thuyết Vô Tận Tạng Giới Phẩm” (giảng lại giới phẩm Vô Tận Tạng), chứng tỏ trước đã giảng qua, hiện tại giảng lại lần nữa, hoàn toàn không có ý nào mới lạ, cho nên gọi là “trùng thuyết”. Hoặc trước kia, Đức Phật Lô Xá Na ở thiên cung vì chư Bồ Tát và chư thiên nhân đã giảng qua 10 Ba La Đề Mộc Xoa này. Giờ đây, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng sanh trong cõi nhơn gian đây giảng lại 10 giới phẩm Vô Tận Tạng.
Có người cho: Đem trọng yếu tính của giới pháp để giảng nói, chỉ dạy cho mọi người một lần là đủ rồi, sao lại phải giảng nói lại lần nữa?
Nên biết: Giới là nền tảng thành Phật. Trong kinh Hoa Nghiêm dạy: “Giới vi Vô Thượng Bồ Đề bổn” (giới pháp là căn bổn để thành tựu Vô Thượng Bồ Đề). Vì thế, tuy đã nói một lần rồi, phải nói lại lần nữa, mà không cảm thấy nhàm chán, phiền nhọc để cho chúng sanh đối với giới pháp này luôn đề cao cảnh giác, đem giới pháp này ghi nhớ trong não hải, không được quên lãng.
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài vì chúng đệ tử xuất gia và tại gia cùng chế định nguyên tắc nửa tháng tụng giới một lần. Chính Đức Phật cứ mỗi nửa tháng, Ngài cũng tự tụng giới, đây là ý nghĩa Trùng Thuyết.
Đức Đạo Tuyên Luật Sư, sơ tổ của Luật Tông Trung Hoa, cứ mỗi nửa tháng, vì đại chúng công khai tụng với chúng một lần; riêng cá nhân, Tổ lại tụng đến 10 lần. Đây đều là biểu thị ý nghĩa chư Phật Như Lai, chư Đại Bồ Tát tôn trọng kính cẩn đối với giới pháp chưa đủ, lại còn phải tụng nhiều lần cho thuần thục điều văn của mỗi giới.
Nếu không nằm lòng giới điều thì sẽ không biết thế nào là Trì, thế nào là Phạm, có khi phạm giới vẫn không biết, lại tự cho mình là trì giới, thật nguy hiểm biết dường nào!
Nếu như thường tụng giới, thường giảng giới thì đối với việc trì phạm, ghi nhớ rõ ràng, biết việc nào không nên làm, nếu làm thì phạm giới. Nhờ thế, nhất cử, nhất động của chúng ta đều có sự lưu ý giữ gìn, nên không đến nỗi xảy ra những việc vi phạm giới luật.
Đức Phật trước vì chúng sanh giảng nói mười Ba La Đề Mộc Xoa, rồi từ 10 Ba La Đề Mộc Xoa diễn rộng ra thành 48 giới khinh. Lại từ 48 giới khinh khai triển ra thành ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh. Rốt sau, đối với giới Bồ Tát diễn thành vô cùng vô tận; cho nên gọi là Vô Tận Tạng Giới.
Như trên đã thuyết minh, bất luận giới pháp Phật tánh hay Quang Minh Kim Cương Bửu Giới này mà Đức Phật Lô Xá Na thường trì tụng trong thời kỳ tu nhân là chỉ có một giới này duy nhất.
Tại sao hiện tại gọi là Vô Tận Giới?
Tâm Địa diệu giới, thật tế mà nói, chỉ là một giới mà thôi. Nhưng vì do tâm niệm của chúng sanh vô tận nên giới pháp này cũng thành ra vô tận.
Trong kinh Anh Lạc thuyết minh: “Giới pháp của tất cả phàm, thánh đều lấy tâm làm thể. Tâm nếu như có chỗ cùng tận thì giới pháp cũng có chỗ tận cùng; nhưng vì tâm không cùng tận nên giới pháp cũng không cùng tận”.
Cho nên Vô Tận Tạng Giới vốn là do tâm thể vô tận mà sinh ra. Giới pháp của Bồ Tát dù có nhiều đến vô cùng, vô tận như vậy, nhưng đều không lìa bản thể của tự tâm. Vì thế nên gọi là một giới.
Tâm Địa diệu giới bản thể của nó vốn là nhất vị bình đẳng, không thể nói có nhiều thứ sai khác. Nhưng ở trước sở dĩ nói Vô Tận Giới Tạng, chẳng qua vì nhắm vào sự sai biệt của giới tướng. Nếu như căn cứ vào giới thể mà nói thì vẫn là một chớ không phải nhiều.
Đức Phật giảng Vô Tận Tạng Giới vì ngại rằng chúng sanh căn cứ vào giới tướng mà sanh vọng tưởng chấp trước, rồi đối với Giới Thể Bổn Hữu lại quên mất. Cho nên bấy giờ lại phải đem giới tướng vô tận quy nạp về giới thể bổn hữu; nhưng giới thể này không phải từ bên ngoài mà đến, cũng không phải do người nào cấp cho, mà chính là giới pháp Phật tánh sẵn đủ của tất cả chúng sanh.
Phật tánh này là bổn nguyên tự tánh thanh tịnh. Từ nơi giới pháp này, chúng sanh cùng Phật đồng nguyên gốc. Phật tánh tự nó từ xưa nay thanh tịnh. Chỉ có điểm bất đồng là ở chỗ chư Phật đã trở lại bổn nguyên, khôi phục được tự tánh thanh tịnh ấy, còn phàm phu chúng ta vì chưa trở về bổn nguyên, nên cần phải bẩm thọ giới pháp mới khôi phục được tự tánh thanh tịnh của mình. Dù chưa khôi phục được tự tánh thanh tịnh, dù mãi còn trôi lăn trong biển sanh tử, nhưng nếu suy tìm đến tận nguồn gốc thì tự tánh vẫn là thanh tịnh, từ trước đến nay chưa từng bị nhiễm ô.
Ở đây một vấn đề đặt ra là tại sao giới pháp Phật tánh sẵn đủ của chúng sanh, nếu vốn đã là bổn nguyên thanh tịnh, sao lại còn phải bẩm thọ Vô Tận Tạng Giới?
Đối với điểm này, Phật đã dạy rõ: “Như Lai nói Vô Tận Tạng Giới là phương tiện của Như Lai, người bẩm thọ Vô Tận Tạng Giới là phương tiện của người bẩm thọ”.
Như vậy, Phật tánh vẫn là căn bổn của giới pháp, là tự tánh thanh tịnh vốn sẵn có từ xưa đến nay của chúng sanh, lấy giới pháp Phật tánh làm thể sở y. Hành giả sở dĩ cần phải bẩm thọ giới pháp, mục tiêu duy nhất là vì khôi phục bổn nguyên tự tánh thanh tịnh.
Nếu như không bẩm thọ giới pháp thì không làm sao có thể khôi phục bổn nguyên tự tánh thanh tịnh. Cũng vì lý do ấy, Đức Phật đã vì chúng sanh giảng nói Vô Tận Giới Tạng. Thế thì thuyết giả hay thọ giả đều là tối yếu, nếu không thì không thể khôi phục bổn nguyên tự tánh thanh tịnh.
A.4.1.4. TỤNG TIỀN KHỞI HẬU (tụng phần trước, khởi phát phần sau)
A.4.1.4.1. XÁ NA THỈ THỌ (Đức Phật Xá Na bắt đầu thuyết trao giới pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “ngã kim Lô Xá Na...” cho đến câu “...cam lộ tức khai”.
2. Dịch nghĩa
Nay ta là Lô Xá Na
Đang ngự trị trên đài Liên Hoa
Trên nghìn cánh sen đơm vòng
Lại hiện ra nghìn đức Thích Ca
Mỗi cánh sen trăm ức cõi,
Đều ngồi dưới cội Bồ Đề
Đồng thời thành Chánh Giác đạo,
Nghìn trăm ức Phật cũng vậy.
Lô Xá Na là bổn thân,
Nghìn trăm ức Phật Thích Ca
Đều đem theo vi trần chúng.
Cùng nhau đến tại chỗ Ta.
Để nghe Ta tụng Phật giới,
Ta liền giảng môn cam lộ...
Lời giảng:
Ở phần trên là lối văn trường hàng, từ đây trở về sau là lối văn trùng tụng. Trong mười lăm câu kệ trên, câu đầu tiên nói rõ Phật Lô Xá Na bắt đầu truyền trao Quang Minh Kim Cương Bửu Giới.
Trong kinh thường nói Phật có ba thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Theo như tông Thiên Thai thì:
- Đức Tỳ Lô Xá Na là biểu tượng cho Pháp thân Phật.
- Đức Lô Xá Na là biểu tượng cho Báo thân Phật.
- Đức Thích Ca Mâu Ni là biểu tượng cho Ứng thân Phật.
Nhưng theo kinh Hoa Nghiêm giảng thì:
- Đức Tỳ Lô Xá Na chính là đức Lô Xá Na, và ngược lại. Hai thân ấy chỉ là một mà thôi, không nên phân biệt. Kinh Hoa Nghiêm do đức Lô Xá Na Phật tuyên thuyết bởi vì đức Lô Xá Na chính là đức Tỳ Lô Xá Na.
Cho nên bộ Hoa Nghiêm bổn dịch ở triều Tấn, gồm sáu mươi quyển, để là Đức Phật Lô Xá Na; trong khi cũng bộ Hoa Nghiêm nhưng bổn dịch ở triều Đường gồm tám mươi quyển thì để là đức Tỳ Lô Xá Na.
Lô Xá Na là tiếng Ấn Độ, Trung Quốc dịch là Tịnh Mãn.
- Chữ Tịnh ý muốn nói sự tu hành khi đạt đến quả vị Phật thì bao nhiêu tội ác và các thứ hư vọng đều diệt trừ hết sạch, không còn một sợi tơ hay mảy lông, cho nên gọi là Tịnh.
- Chữ Mãn có nghĩa là khi sự tu hành đã đạt đến quả vị Phật thì bao nhiêu thiện pháp, vô lượng vô biên công đức đều đã tu tập, đã viên mãn tất cả, không còn thiếu sót cả đến sợi tơ, mảy lông, nên gọi là Mãn.
Nói một cách đơn giản hơn, tất cả mọi nhiễm pháp đều đoạn dứt không còn thừa, tất cả tịnh pháp đều viên mãn trang nghiêm, không thiếu. Đấy gọi là Lô Xá Na Phật.
Có nơi gọi là Quang Minh Biến Chiếu; danh từ này vốn dịch từ đức hiệu Tỳ Lô Xá Na. Bởi vì tông Hoa Nghiêm xem Lô Xá Na và Tỳ Lô Xá Na là một. Vì vậy, cũng dịch đức hiệu Lô Xá Na là Quang Minh Biến Chiếu.
Thông thường trong kinh giải thích danh từ Quang Minh Biến Chiếu như sau: “Nội trí dĩ quang, chiếu chơn pháp giới. Ngoại dĩ thân quang chiếu ứng đại cơ” (Bên trong dùng Trí quang chiếu chơn pháp giới; bên ngoài dùng thân quang chiếu ứng đại cơ - đại cơ là chỉ cho Đại Bồ Tát).
Chư cổ đức cũng nói: “Đức hiệu Tịnh Mãn là ý chỉ sự tự thọ dụng thân mà đặt tên; đức hiệu Quang Minh Biến Chiếu là ý chỉ sự tha thọ dụng thân mà đặt”.
Dù có sự sai khác nhưng tự thọ dụng thân hay tha thọ dụng thân đều chỉ cho báo thân của Phật.
- Tự thọ dụng báo thân là chỉ cho quả vị cứu cánh, chư Phật đã chứng đắc Trí đức và Đoạn đức.
- Tha thọ dụng báo thân tức chỉ sát trần tướng hảo (tướng tốt của báo thân rất nhiều, không thể tính kể, dường như vi trần của sát độ nên gọi là “sát trần tướng hảo”).
Hàng Địa Thượng Bồ Tát tùy theo tâm lượng của các Ngài mà trông thấy vì mỗi mỗi tướng tốt đều không có chừng ngằn, hạn lượng.
Câu “ngã kim Lô Xá Na” (nay ta là Lô Xá Na), tức chánh báo của Phật.
Câu “phương tọa Liên Hoa đài tạng” (đang ngồi trên đài Liên Hoa) chỉ cho bổn độ của Đức Phật Lô Xá Na, cũng tức là y báo của Phật.
Chữ “ngã” trong câu “ngã kim Lô Xá Na” là chữ đức Lô Xá Na tự xưng mình, có nghĩa là Ta hoặc Tôi.
Nhưng Đức Phật Lô Xá Na cũng là bậc đã chứng quả vị, tuyệt đối phá trừ tất cả cái Ngã, hoàn toàn không còn chấp ngã. Vì nếu còn chấp ngã thì chưa thể thành Phật. Vì vậy, chữ Ngã dùng ở đây không phải là cái Thật Ngã của hạng phàm phu vọng chấp, cũng không phải là Thần Ngã của ngoại đạo vọng chấp là có thật, mà chỉ thuận theo Thế Đế giả danh mà gọi là Ngã, cũng gọi là Vô Sanh Ngã, “ngã” trong Vô Ngã. Không nên xem chữ Ngã ở đây là Thật Ngã của phàm phu hay Thần Ngã của ngoại đạo.
Chữ “kim” nghĩa là hiện tại, dùng chỉ thời gian Đức Phật đang thuyết giới, không thuộc về quá khứ hay vị lai, mà chính là ở ngay lúc hiện tại đương thời. Trong lúc đức Lô Xá Na thuyết giới, Ngài ngự ở đâu?
Chính ngay trên đài Liên Hoa. Theo nhãn quang của chúng sanh quan sát thì thấy Chánh Báo là Chánh Báo, Y Báo là Y Báo. Hai thực thể này cách biệt không thể dung thông thành một, nhưng với Phật nhãn thì chân Chánh Báo là Y Báo, Y Báo là Chánh Báo, cả hai dung thông lẫn nhau. Căn thân cùng quốc độ xưa nay không phải là hai, và vốn không thể phân chia, sai biệt.
Chữ “phương” trong câu “phương tọa Liên Hoa đài” có hai nghĩa:
1. Chỉ cho thời gian sắp ngự nhưng chưa ngự, vì đức Lô Xá Na sắp vì chúng sanh truyền trao Quang Minh Kim Cương Bửu Giới, tất nhiên trước tiên, Ngài chuẩn bị đến ngồi trên Liên Hoa đài.
2. Nói rõ thời gian đã ngồi, nghĩa là Đức Phật sắp truyền trao Quang Minh Kim Cương Bửu Giới nên đã an tọa trên Liên Hoa Đài.
Liên Hoa là hình tượng của Hoa Tạng thế giới giống như hoa sen.
Chữ Đài nghĩa là cao hiển, như thông thường gọi là cái đài cao. Đây biểu thị tâm địa diệu giới của Đức Phật Lô Xá Na sắp tuyên thuyết. Trên thế gian này, không có một pháp nào có thể sánh kịp, không pháp nào có thể trên Tâm Địa diệu giới; không một pháp nào vượt qua Tâm Địa diệu giới. Trong giới Thanh Văn có hai câu tụng:
Nhứt thiết chúng luật trung,
Giới kinh vi tối thượng.
Dịch:
Trong tất cả luật giới
Giới kinh là trên hết.
Hơn nữa, chữ Đài là ở chính giữa, có thể hàm nhiếp mười phương, biểu thị đức Lô Xá Na là chủ trong ngàn Đức Phật và Tâm Địa diệu giới là căn bản của các giới. Đức Phật Lô Xá Na ngồi trên đài Liên Hoa, thân của Ngài cùng với đài Liên Hoa tương xứng vừa vặn, không lớn, không nhỏ, tức biểu thị nghĩa mầu viên dung của y báo và chánh báo trùng trùng, thân và độ (cõi nước) không có hai.
Cũng có thể nói: tâm tánh của chúng sanh ở cõi này chính là một hoa sen đẹp, không những ở nơi bùn không dính bùn mà còn mang ý nghĩa nhân quả đồng thời. Chính vì tâm tánh của chúng sanh ở thế giới này là một đóa sen đẹp, nên thế giới Hoa Tạng giống như đóa hoa sen. Thế giới nương nơi tâm tánh của chúng sanh mà hiển hiện, và cũng y theo tâm tánh của chúng mà an trụ, cho nên nói: “Phương tọa Liên Hoa đài”.
Hoa sen có những điểm đặc sắc:
- Ở nơi bùn mà không nhiễm bùn, vẫn luôn giữ được bản chất tinh khiết, thường hằng vĩnh viễn. Đây là biểu thị tâm địa bất biến của giới thể. Lúc ở địa vị phàm phu, xem ra dường như bị ô nhiễm, nhưng thực tế không có tướng cấu nhiễm. Lúc ở địa vị Thánh Nhân, trông thấy dường như thanh tịnh, nhưng thực tế không có tướng thanh tịnh.
Cổ đức có câu: “Xử sanh tử lưu, ly châu độc diệu ư thương hải. Cư Niết Bàn ngạn, quải luân cô lãng ư bích thiên” (Trong dòng sanh tử, ly châu riêng chiếu nơi biển cả. Ở bờ Niết Bàn, trăng sáng soi riêng trên trời xanh).
Hai câu “ly châu độc diệu ư thương hải; quải luân cô lãng ư bích thiên” tượng trưng Tâm Địa diệu giới như như bất biến, ở thánh bất tăng, ở phàm bất giảm. Ở thánh không có tướng thanh tịnh, ở phàm không có tướng ô nhiễm. Giống như hoa sen “cư trần bất nhễm trần”, cũng như hạt ngọc dưới cổ con Ly long luôn soi sáng trong biển cả, cũng như vầng minh nguyệt lơ lửng luôn soi sáng nơi trời xanh.
- Hoa sen khi lên khỏi mặt nước thì hết sức trong sạch thơm tho. Trong kinh Phật thuyết A Di Đà nói: “Vi diệu hương khiết” là chỉ cho nghĩa này.
Dùng hai đặc tính hoa sen kể trên để biểu thị cho Tâm Địa giới thể trước cũng như sau luôn tinh khiết, trong sạch, thơm tho, bát ngát, không bị bất cứ sự huân nhiễm nào của ác pháp mà bị biến đổi.
Hoa sen lại còn đặc tính nở búp, biểu thị ý nghĩa đức Lô Xá Na Phật khai thật Nhất Thừa Tâm Địa giới pháp, diễn nói bằng cách dùng Quyền thừa phân ra mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh. Đến rốt sau, Ngài lại đem Quyền (mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh) hội quy về Thực (bổn nguyên tự tánh thanh tịnh tâm địa giới thể duy nhất).
Hai câu:
Châu tráp thiên hoa thượng,
Phục hiện thiên Thích Ca
Dịch:
Trên ngàn cánh sen đơm vòng
Lại hiện ra ngàn Thích Ca.
Hai chữ “châu tráp” là vây quanh thành vòng tròn. Chữ “hoa” trong hai chữ “thiên hoa” thông thường gọi là “biện hoa” (biện: cánh), vì hoa sen có nhiều cánh, nói cánh hoa nhưng chủ ý là chỉ cho toàn bộ đóa hoa (đây chỉ là cách nói hoán dụ).
Hoa sen ở nhân gian lớn nhất chỉ mấy mươi cánh là cùng, nhưng hoa sen ở thiên giới so sánh với hoa sen ở nhân gian thì lớn hơn nhiều, có đến hơn trăm cánh. Hoa sen của chư Phật, Bồ Tát ngồi lại lớn hơn hoa sen ở thiên giới. Mỗi đóa hoa có ngàn cánh, như vậy, trong ngàn cánh hoa đơm vòng này lại hiện ra ngàn Phật Thích Ca.
Hai chữ “phục hiện” ở câu “phục hiện thiên Thích Ca” có sự liên hệ tương tục:
- “Châu tráp thiên hoa thượng” và “phương tọa liên hoa đài” hai câu này chỉ về y báo.
- “Phục hiện thiên Thích Ca” và câu “ngã kim Lô Xá Na”, hai câu ấy thuộc về chánh báo.
Trước tiên, trông thấy ngàn cánh hoa (y báo), sau trông thấy ngàn Phật Thích Ca ở trên ngàn cánh hoa hiện ra, cho nên dùng chữ “phục hiện”. Như thế nếu phân tích thì thấy trên một cánh hoa sen có một Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trên ngàn cánh hoa sen tức nhiên có ngàn đức Thích Ca Mâu Ni.
Như phần trước đã giải, Thích Ca tiêu biểu cho ứng thân Phật, tùy theo cơ cảm của chúng sanh mà thị hiện. Trong kinh đôi lúc chia làm 2 loại: ứng thân và hóa thân.
- Ứng thân chính là ngàn Đức Phật.
- Hóa thân là chỉ cho trăm ngàn ức Phật Thích Ca.
Sở dĩ như thế là vì không có một thân nào của Phật thị hiện mà không phải vì một sự kiện duy nhất: hóa độ các loại chúng sanh bất đồng.
Ngàn Phật Thích Ca ngồi trên ngàn cánh sen, chúng ta đã cảm thấy rất nhiều Phật. Thế nhưng tiếp theo trên mỗi cánh sen lại có trăm ức quốc độ, và trong mỗi quốc độ lại có một đức Thích Ca đi du hành giáo hóa (Trong bản Việt văn, dùng hai câu sau đây để phiên nghĩa: “Mỗi cánh sen trăm ức cõi, mỗi cõi một Phật Thích Ca”).
Trong mỗi quốc độ, mỗi quốc độ có một Phật Thích Ca, trăm ức quốc độ trăm ức Đức Phật Thích Ca. Ngàn cánh sen có trăm ngàn ức quốc độ, như vậy sẽ có đến trăm ngàn ức Đức Phật Thích Ca.
- Về mặt không gian, chúng ta thấy số quốc độ có đến trăm ngàn ức như vậy, lẽ đương nhiên giữa các quốc độ đều có vô lượng sự khác biệt nhau. Trong trăm ngàn ức quốc độ sai khác vô lượng vô biên ấy, có trăm ngàn ức Phật Thích Ca, tính như vậy thì biết là rất nhiều.
- Về phương diện thời gian, Phật Thích Ca tuy nhiều như vậy, nhưng đó chỉ là những ứng thân và hóa thân của Ngài, cho nên sự thành Phật của trăm ngàn ức Đức Phật Thích Ca không có sự sai biệt khác nhau về thời gian. Và chính vì sự không có sự sai khác bất đồng về vấn đề thời gian, cho nên ngàn Đức Phật Thích Ca đều ngồi dưới cội Bồ Đề, cùng trong một lúc hoàn thành Phật đạo.
Cho đến trăm ngàn Phật Thích Ca cũng đều đồng ở trong một thời gian chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề. Đoạn chú thích này để giải thích hai câu kinh tụng trong bản Việt văn: “Đều ngồi dưới gốc cội Bồ Đề, đồng thời Chánh Giác đạo”. Ý nói ứng thân và hóa thân Phật ở trong trăm ngàn ức quốc độ thị hiện thành Phật và thuyết pháp độ sanh, tuyệt đối không có vấn đề phân biệt trước sau.
Tại sao vậy?
Vì mục đích duy nhất của ứng thân và hóa thân Phật là vì độ những chúng sanh hữu duyên nên thị hiện hai hình tướng ấy. Nhưng cơ duyên của các chúng sanh trong quốc độ nào đã thuần thục cần hóa độ thì ở trong quốc độ ấy thị hiện thành Phật để hóa độ.
Nếu như khi chúng sanh trong trăm nghìn ức quốc độ, nhân duyên hóa độ đã thuần thục, lúc bấy giờ đức Thích Ca Mâu Ni Phật xem việc hóa độ chúng sanh là trách nhiệm của Ngài, nên đương nhiên trong trăm nghìn ức quốc độ khác nhau đó, đồng trong một lúc, Ngài thị hiện thành Phật đạo để hóa độ.
Đức Phật bao giờ cũng tùy cơ duyên của chúng sanh mà phó cảm, không bao giờ để mất thời cơ. Như thủy triều trong biển cả, lúc lên, lúc xuống đều có thời gian nhất định không sai chạy, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trong nghìn trăm quốc độ thị hiện thành Phật cũng lại như thế.
Ngoài ra, sự kiện từ nơi Phật Lô Xá Na thị hiện ngàn Phật Thích Ca hay ngàn trăm ức Phật Thích Ca chính là từ Thể mà khởi ra Dụng.
Nếu như hỏi ngàn trăm ức Phật Thích Ca từ đâu mà có?
Lẽ đương nhiên là từ bổn thân của Phật Lô Xá Na thị hiện mà có. Như vậy, trăm ngàn ức Phật Thích Ca vốn phát xuất từ chính Đức Phật Lô Xá Na. Đó chính là quy trình thu nhiếp Dụng trở về Bổn. Đoạn này dùng để giải thích hai câu kệ trong bổn Việt dịch:
Nghìn trăm ức Phật như vậy,
Lô Xá Na là bổn thân.
Đem sự biến Dụng (nghìn trăm ức Phật Thích Ca) thu nhiếp lại để quy nạp về Căn Bổn (Phật Lô Xá Na), vì ngàn trăm ức Phật Thích Ca thuộc về thân “sở hóa hiện” (đối lập với năng hóa hiện) của ngàn Phật Thích Ca. Suy luận ngược lại thì ngàn Phật Thích Ca đương nhiên chính là bổn thân của ngàn trăm ức Phật Thích Ca. Tương tự, ngàn Phật Thích Ca là thân sở hóa hiện của Phật Lô Xá Na. Như vậy, đương nhiên Phật Lô Xá Na là bổn thân của ngàn Phật Thích Ca.
Cho nên Dụng dù có đến nghìn, trăm, ức như vậy, nhưng Thể thực ra chỉ là một mà thôi. Nên bộ Phát Ẩn giải thích hai câu kệ này như sau: “Phật Lô Xá Na là Bổn, ngàn Phật Thích Ca là Tích. Ngàn Phật Thích Ca là Bổn, trăm ức Phật Thích Ca là Tích. Bổn Phật hay Tích Phật không phân trước sau, đồng thành Phật một lúc. Đây chính là tượng trưng cho Thể và Dụng vốn không hai vậy”.
Về mặt danh từ, dù phân chia ra Bổn và Tích, nhưng đừng sinh ý tưởng là có hai. Vì ngàn trăm ức Phật Thích Ca tức là một thân của Đức Phật Lô Xá Na mà thôi.
Nói thí dụ cho dễ hiểu: Ảnh tượng của vầng minh nguyệt hiện khắp trăm ngàn ức sông hồ, nhưng ngước nhìn lên không trung chỉ thấy một vầng minh nguyệt duy nhất. Lại như nghìn trăm ức người đồng dùng miệng truyền âm thanh; âm thanh từ mỗi người tuy có sai khác, nhưng tiếng vang ở hang trống không thể phân biệt. Ứng thân và hóa thân Phật vô cùng vô tận, nhưng về Pháp Thân chỉ có một và bất di bất dịch như vậy.
Phật Thích Ca phân thân ở nghìn trăm ức quốc độ, đương nhiên phải có chúng sanh được hóa độ nhiều như vi trần trong những quốc độ ấy. Lúc bấy giờ, Phật Thích Ca đem vi trần chúng sanh được giáo hóa ấy, từ các quốc độ đến thế giới Liên Hoa Đài Tạng. Một Phật Thích Ca dẫn dắt vi trần chúng sanh, ngàn trăm ức Phật Thích Ca đem theo ngàn trăm ức vi trần chúng sanh. Cho nên nói: “Các tiếp vi trần chúng” (đều đem theo vi trần chúng). Danh từ “vi trần” có nghĩa là hạt bụi nhỏ, dùng để chỉ con số nhiều đến mức không thể ước lượng được, cũng ví như những hạt bụi nhỏ, không thể nào đếm được.
Kinh Phạm Võng quyển Thượng thuyết minh: “Bấy giờ Đức Phật Thích Ca liền kình tiếp đại chúng trong thế giới này đến cung Bách Vạn Ức Tử Kim Cang Quang Minh ở thế giới Liên Hoa Đài Tạng, để ra mắt Đức Phật Lô Xá Na, Ngài đang ngự trên bửu tòa trăm ngàn ức cánh sen sáng suốt rực rỡ”.
Văn tụng ở phần này dùng chữ “tiếp”, nhưng trong phần văn trường hàng thì lại dùng chữ “kình tiếp”.
- Trong kinh Duy Ma Cật nói: “Thủ kình đại thiên”.
- Kinh Pháp Hoa nói: “Thần thông tiếp chúng”.
Kinh Duy Ma Cật ở phẩm Kiến A Súc Phật, phẩm 12, giải thích: “Sở dĩ dùng từ ‘thủ kình đại thiên’ nhân vì đại chúng trong pháp hội lúc Phật nói kinh Duy Ma Cật đều sanh tâm khát ngưỡng, muốn được thấy thếu giới Diệu Hỷ và đức Vô Động Như Lai, cùng với chúng Bồ Tát, Thanh Văn, của thế giới ấy. Vì vậy, Đức Phật bảo Bồ Tát Duy Ma Cật tiếp lấy thế giới Diệu Hỷ cùng với chúng Bồ Tát, Thanh Văn... đem đến cõi Ta Bà cho đại chúng được xem thấy”.
Đức Duy Ma Cật Bồ Tát phụng mệnh Đức Phật, hiện thần thông, dùng tay hữu tiếp lấy thế giới Diệu Hỷ và đức Bất Động Như Lai cùng với chúng Bồ Tát, Thanh Văn... đem đến thế giới Ta Bà cho đại chúng được trông thấy. Bồ Tát tiếp lấy thế giới Diệu Hỷ về mặt y báo lẫn chánh báo một cách dễ dàng như những người thợ gốm để đất vào khuôn. Khi Bồ Tát đặt thế giới ấy trên tay đem về thế giới Ta Bà này giống như Ngài để một tràng hoa trên tay và đưa cho đại chúng xem.
Mặc dù các từ ngữ không giống nhau, nhưng ý nghĩa giữa các kinh vẫn tương đồng.
Đức Phật Thích Ca tiếp vi trần chúng sanh đến nơi nào?
Hiển nhiên là đến Hoa Tạng thế giới của Phật Lô Xá Na cư trú vậy. Đoạn này giải thích câu “cùng nhau đến tại chỗ Ta” trong bổn Việt dịch.
Hai chữ “câu lai” (cùng đến) ý nói rằng chẳng những vi trần chúng sanh được tiếp nhận đưa đi, mà chính nghìn trăm ức Phật Thích Ca cũng đồng đi đến nơi đức Lô Xá Na Phật. Khi đến nơi, việc đầu tiên là ngàn, trăm, ức Phật Thích Ca (người đưa đại chúng: năng tiếp) và vi trần chúng sanh (những kẻ được đưa đến: sở tiếp), đồng kính lễ đức Lô Xá Na Phật. Sau khi kính lễ xong, tất cả đều nghe Đức Phật Lô Xá Na đích thân tụng Tâm Địa đại giới của chư Phật. Đây cũng chính là giới pháp Ngài hằng trì tụng. Giới pháp này gọi là Quang Minh Kim Cương Bửu Giới.
Một điểm cần lưu ý là tại sao ở đây dùng từ “tụng giới” mà không dùng từ “giảng giới” trong câu “để nghe ta tụng giới?”
Nguyên vì Tâm Địa pháp giới vốn do chư Phật đồng chứng đắc, cùng nhau truyền thừa, bất luận chư Phật thời quá khứ, hiện tại hay vị lai, chỗ sở chứng và truyền thừa đều là Tâm Địa pháp giới này. Ngoài Tâm Địa pháp giới này ra không còn một giới pháp nào khác.
Chư Phật thời quá khứ đã tụng giới pháp như thế, hiện tại Đức Phật Lô Xá Na cũng đem giới pháp này vì đại chúng tụng lại. Điều này chính là biểu thị ý nghĩa đây không phải là lần đầu tiên Đức Phật Lô Xá Na tụng “Tâm Địa diệu giới” này.
Nếu hỏi giới pháp này từ đâu mà có?
Có thể trả lời một cách khẳng định rằng: Do chư Phật trong đời quá khứ khởi tụng mà có.
Nếu hỏi tấn thêm rằng: Chư Phật thời quá khứ vì sao đồng tụng giới pháp này?
Có thể không ngần ngại trả lời rằng: giới pháp này là giới pháp Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh và chư Phật. Tức là chư Phật nhờ giới này mà thành Phật; chẳng qua chư Phật đem Tâm Địa giới pháp sẵn đủ của mình khai hiển ra, cho nên được thọ dụng giới pháp này. Còn chúng sanh tuy vốn sẵn đủ giới pháp, nhưng vì phiền não bao vây, che đậy, chưa có thể khai hiển được giới pháp, cho nên không thọ dụng được giới pháp này mà thôi.
Ví như hai người đều có vàng ngọc do tổ tiên chôn giấu dưới đất. Một người biết khai quật lên nên được giàu có hưởng thụ đầy đủ mọi khoái lạc. Một người không biết khai quật lên nên phải đi làm thuê mướn khổ sở, hoặc đến nỗi phải đi ăn xin, chẳng hạn. Đó chính là vì không biết tự mình có của báu nên phải chịu khổ sở như vậy.
Nếu khi biết được, hoặc có người khác chỉ bảo cho, lấy của báu lên được để tiêu dùng, thì được sung sướng như người kia không khác.
Chư Phật Như Lai chứng được Tâm Địa diệu giới này, biết rõ nó không phải là vật sở hữu riêng của bất cứ ai, mà là một pháp sẵn có, sẵn đủ của tất cả chúng sanh, nên chư Phật sau khi thành Phật liền vì chúng sanh tụng ra giới pháp này.
Chư Phật quá khứ đã tụng trì như vậy, hôm nay Đức Phật Lô Xá Na cũng theo gương chư Phật quá khứ vì vi trần chúng sanh do ngàn trăm ức Đức Phật Thích Ca tiếp dắt đến, cũng như trăm ngàn ức Đức Phật Thích Ca mà tụng lại một biến. Vì lý do ấy nên ở đây gọi là “tụng” mà không nói là “giảng”.
Câu: “Cam lộ môn tức khai” (ta liền giảng pháp môn cam lộ) chủ ý nêu thí dụ và tán thán công đức này. Tương truyền ở Trung Hoa ngày xưa có một thứ tiên đơn diệu dược trường sanh bất lão. Đã nói là “bất lão” đương nhiên sẽ bất tử. Ở Ấn Độ vào thời xưa cũng tương truyền có vị thuốc Cam Lộ giống như loại tiên đơn mà Trung Quốc gọi là “thuốc bất tử”.
Có thuyết cho rằng Cam Lộ là một thứ tinh khí của thần linh, ngưng đặc lại giống như chất mỡ và ngon ngọt như kẹo mạch nha, lại thêm tươi đẹp thanh khiết. Có nơi nói rằng: Trên cõi Trời có một thứ thiên đơn gọi là Cam Lộ, nếu ai ăn được vị Cam Lộ này thì thân tâm được thanh tịnh và sẽ không già, không chết.
Do nơi truyền thuyết trong nước Ấn Độ xưa kia có vị Cam Lộ, nên khi Đức Phật thuyết pháp thường dùng từ Cam Lộ để ví cho Thật Tướng của các pháp, hoặc ví cho cảnh Niết Bàn rốt ráo, hoặc ví cho giáo pháp của Đức Phật đã thuyết giảng. Trong kinh này dùng Cam Lộ để ví cho Tâm Địa Diệu Giới.
Nếu người nào bẩm thọ Tâm Địa diệu giới này sẽ được thoát ly sự nhiệt não sanh tử trong tam giới, chứng đắc cảnh Niết Bàn thanh tịnh tự tại. Cũng như bệnh nhân có phước duyên được uống Cam Lộ diệu dược thì tất cả bệnh tật tiêu trừ. Vì thế nên gọi là: “Cam lộ môn khai” (cửa cam lộ liền mở).
Dù rằng Phật tánh diệu giới là pháp sẵn đủ của tất ca chúng sanh, nhưng do từ vô thỉ đến nay bị những thứ hoặc nghiệp che đậy, chẳng khác nào những cánh cửa đã đóng chặt, không cách gì mở ra được. Cho nên dẫu rằng có sẵn nhưng chúng sanh vẫn không thể thọ dụng được thứ “cam lộ” này. Chư Phật dùng Phật nhãn xem xét, thấy chúng sanh sẵn có Cam Lộ mà không thọ dụng được, nên rất xót thương và đau buồn. Cho nên lúc bấy giờ Đức Phật Lô Xá Na vì tất cả chúng sanh mà tụng Tâm Địa diệu giới, mà trước đó chư Phật đã tụng.
Như thế, có nghĩa là Ngài cũng như chư Phật đồng vì chúng sanh mà mở toang cánh cửa Cam Lộ đã bị đóng bít từ lâu. Vì tất cả chúng sanh nào được nghe và được thọ trì giới pháp này chẳng khác nào người được uống vị Cam Lộ, thâm tâm mát mẻ, tự tại, thoát ly khỏi sự nhiệt não trong sanh tử luân hồi, chứng đắc cảnh Niết Bàn bất sanh bất diệt.
Vị Cam Lộ được xem là diệu dược bất tử, nên dùng làm thức ăn thì no lòng, dùng làm thức uống thì giải khát, dùng làm thuốc uống thì có thể trị liệu bá bệnh. Chính do có ba thứ đặc dụng kể trên, nên chư cổ đức đem Cam Lộ tượng trung cho Tam Tụ Tịnh Giới của Đại Thừa Bồ Tát.
Nếu dùng Cam Lộ làm thức ăn thì chẳng những đỡ đói mà lại vĩnh viễn no đủ. Đây ví cho Nhiếp Thiện Pháp Giới, nghĩa là nếu hành giả Bồ Tát nào có thể thọ trì Nhiếp Thiện Pháp Giới một cách chân thực, thực hành tất cả các thiện pháp tích cực thì các công đức pháp lành sẽ được sung mãn nơi sanh mạng, như ăn Cam Lộ mà được no đủ.
Nếu dùng Cam Lộ làm trà để uống, chẳng những có thể giải khát lúc khí trời nóng bức mà lại vĩnh viễn không cảm thấy khô miệng. Đây là ví cho Nhiêu Ích Hữu Tình Giới, nghĩa là: Nếu hành giả Bồ Tát thấy những chúng sanh cõi thế gian bị các thứ khổ não bức ngặt, với tinh thần Nhiêu Ích Hữu Tình, các Ngài liền hóa độ chúng sanh không giây phút chậm trễ, cũng không quên lãng khiến cho chúng sanh trừ hết nhiệt não, được trạng thái thanh lương, dường như uống vị Cam Lộ mà được mát mẻ.
Nếu dùng Cam Lộ như một thứ linh đơn diệu dược có công dụng trị liệu bách bệnh, chỉ cần dùng một lần, tức khắc mọi bệnh tật tiêu trừ, thân thể trở lại khang kiện, đây ví cho Nhiếp Luật Nghi Giới. Nghĩa là nếu hành giả Bồ Tát nào có thể nghiêm trì Nhiếp Luật Nghi Giới một cách chân thành thì tự nhiên được đoạn dứt tất cả ác pháp và không còn tạo tội.
Chúng ta sở dĩ tạo ra các tội ác, đấy là những chứng bệnh, do nơi không y theo Nhiếp Luật Nghi Giới mà phụng hành, để đoạn trừ tất cả tội ác. Nếu nghiêm trì Nhiếp Luật Nghi Giới, đoạn trừ tất cả tội ác, thì ví như bệnh nhân được uống vị Cam Lộ, tất cả tật bệnh đều được thuyên giảm lành mạnh. Vì thế, chính nơi một thí dụ Cam Lộ này, hàm nhiếp Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát.
Đại môn Tam Tụ Tịnh Giới làm thế nào để có thể mở toang ra được?
Điều đó không có gì đặc biệt, diệu xảo cả. Chỉ cần được nghe Đức Phật Lô Xá Na tụng giới pháp mà chư Phật đã thường trì tụng thì cánh cửa to lớn ấy tự nhiên mở rộng ra. Do đây, chúng ta biết được rằng: Nếu không có Đức Phật Lô Xá Na đọc tụng giới pháp này, tất nhiên cánh cửa cam lộ kia chắc chắn trường kỳ đóng bít. Tất cả chúng sanh trên thế gian nếu chỉ nương vào sức lực của mình thì không bao giờ có thể mở toang cửa ấy ra được. Chúng ta biết rõ giới pháp này không phải ở ngoài mà là sẵn có nơi nội tâm. Khi nghe Phật tụng giới, nếu y theo đó mà phụng hành thì Tâm Địa diệu giới sẵn có sẽ được khai phát. Ấy tức là mở toang cánh cửa cam lộ vậy.
A.4.1.4.2. THÍCH CA CHUYỂN THỌ (Phật Thích Ca truyền trao giới pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “thị thời thiên bách ức...” cho đến câu “...chuyển thọ chư chúng sanh”.
1. Dịch nghĩa:
Bấy giờ ngàn trăm ức Phật,
Trở về đạo tràng của mình.
Đều ngồi dưới cội Bồ Đề,
Tụng mười giới trọng,
Bốn mươi tám giới khinh
Của Bổn Sư Xá Na.
Giới như vầng nhật nguyệt sáng
Cũng như chuỗi báu, ngọc châu,
Chúng Bồ Tát như vi trần,
Do giới này mà thành Phật,
Đây là đức Xá Na tụng,
Ta đây cũng tụng như vậy,
Các ông tân học Bồ Tát,
Phải cung kính thọ trì giới,
Khi thọ trì giới này rồi,
Nên truyền lại cho chúng sanh...
Lời giảng
Hai chữ “thị thời” (bấy giờ) là chỉ thời gian Phật Lô Xá Na vì ngàn Phật Thích Ca và ngàn trăm ức Phật Thích Ca truyền trao Tâm Địa giới pháp. Ngàn Phật Thích Ca và ngàn trăm ức Phật Thích Ca đương thời sau khi ở Liên Hoa Đài Tạng thế giới, nghe Đức Phật Lô Xá Na tụng giới xong, đều trở về đạo tràng nơi mình đắc đạo trước kia. Tất cả đều ngồi dưới cội Bồ Đề, tụng lại giới pháp của Bổn Sư Lô Xá Na Phật. Ta (chỉ cho Đức Phật Thích Ca) đã trì tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh.
Ngàn Phật Thích Ca và ngàn trăm ức Phật Thích Ca đều nhận Đức Phật Lô Xá Na làm Bổn Sư, cho nên cần phải tụng lại giới pháp của Bổn Sư đã tụng. Đây là biểu thị giới pháp có thầy truyền trao và trong thân tâm không bao giờ vong bổn. Đoạn trên đây dùng giải thích các câu kệ trong giới bổn Hán văn:
Thị thời thiên bách ức,
Hoàn chi bổn đạo tràng,
Các tọa Bồ Đề thọ,
Tụng ngã Bổn Sư giới.
Phần tiếp theo, giải thích câu kệ: “Giới như minh nhật nguyệt” (giới như vầng nhật nguyệt sáng). Câu này có hai phần:
* “Giới như vầng minh nhật”. Trong kinh thường nói:
Trọng tội như sương, lộ
Huệ nhật năng tiêu trừ
Dịch:
Tội trọng như sương, giá,
Mặt trời trí huệ hay tiêu trừ.
Ở phương Bắc Trung Hoa (pháp sư Diễn Bồi ở Trung Hoa), hàng năm từ khoảng tháng Chín, tháng Mười, bắt đầu có sương xuống nhiều. Dù chỉ là một màng mỏng manh, nhưng che phủ cả trên nóc nhà, cây cối, núi rừng. Tất cả hiện ra một màu trắng xóa. Sớm mai thức dậy có thể trông thấy rõ ràng. Nhưng lúc vầng thái dương vừa xuất hiện, bao nhiêu sương tuyết trắng xóa kia đều bị ánh mặt trời chiếu rọi, tức khắc tan biến, không tồn tại được lâu dài. Ngoài sương tuyết ra, còn có một thứ nước mù sa, cũng như thế, cứ mỗi sớm mai, thứ mù sa này đọng khắp trên các đầu ngọn cỏ xanh trong những cánh đồng mênh mông bát ngát, lóng lánh như ngọc. Nhưng khi mặt trời xuất hiện, bao nhiêu giọt mù sa kia đều bị tia sáng mặt trời làm tan biến tức khắc.
Bao nhiêu tội ác của chúng sanh đã tạo ra từ vô thỉ cũng giống như sương tuyết, mù sa, không có thực thể. Nên một khi mặt trời trí tuệ xuất hiện thì tất cả tội ác ấy tức khắc tiêu trừ. Ở đây dùng “minh nhật” để dụ cho Tâm Địa diệu giới, nghĩa là khi ánh sáng của vầng thái dương xuất hiện, tất cả hắc ám đều bị tiêu diệt như quang minh của giới pháp có công năng diệt trừ tất cả sương mù tội ác.
* Giới như vầng minh nguyệt:
Minh nguyệt là trăng sáng. Vầng trăng tượng trưng cho sự thanh lương, u tịch. Trong đêm tối, vầng trăng tỏa ra những tia sáng vừa trong sạch, vừa mát mẻ, tạo cho con người cảm giác sảng khoái dễ chịu. Dù ban ngày nóng bức đến độ nào, đêm về, khi vầng minh nguyệt xuất hiện, tất cả sự nóng bức đều tan biến, khiến mọi người cảm thấy mát mẻ, an vui, tự tại.
Ví giới pháp như vầng trăng sáng, là biểu thị ý nghĩa nếu hành giả thật sự nghiêm trì tịnh giới sẽ luôn cảm thấy thân tâm thường được mát mẻ, an vui, tự tại. Trái lại, nếu tạo tội lỗi, hoặc vi phạm giới pháp, dù không ai hay biết, nhưng nội tâm tự biết rõ tội lỗi của mình. Nếu không nghĩ đến thì thôi, một khi bỗng nhiên nghĩ đến, tức khắc mặt sẽ nóng bừng, nội tâm nhiệt não, như tiết mùa Hạ nóng bức không chịu nổi.
Nên kinh luật từng nói:
Phạm giới tựu đắc nhiệt não,
Trì giới tựu đắc thanh lương.
Dịch:
Phạm giới sẽ bị nhiệt não,
Trì giới sẽ được mát mẻ, an lạc.
Vì thế nên ví giới pháp như vầng minh nguyệt.
Phần tiếp theo sau đây, xin giải thích câu: “Diệc như anh lạc châu” (cũng như chuỗi anh lạc).
- Anh là tên chung của loài hoa, thứ hoa tốt nhất, hoặc cái tinh túy, tốt đẹp nhất.
- Lạc là vui.
- Châu là hột ngọc sinh ra do nước bọt của con trai dưới biển kết tụ lại rất đẹp và quý.
Anh lạc là một loại chuỗi người Ấn Độ dùng làm vật trang sức. Người thì dùng ngọc thật để xâu thành chuỗi, người thì dùng hoa tươi đẹp đẽ để xâu thành tràng hoa trang sức nơi cổ. Ở đây, nói chuỗi ngọc Anh Lạc chỉ cho những hạt trân châu, kim ngân có giá trị được kết lại thành chuỗi, một thứ trang sức quý giá của những người giàu.
Dùng hình tượng chuỗi Anh Lạc quý báu để ví cho chúng sanh, nếu có thể nghiêm trì tịnh giới thì được đắc vô lượng thiện pháp, mà không bị bần cùng, cô độc. Sự bần cùng, cô độc của chúng sanh ở thế gian, đối với Phật pháp mà nói, thì không phải là không có tài sản, tiền bạc, giàu có mà gọi là “bần cùng”. Ở đây chính là chỗ không có công đức, pháp tài, do không nghiêm trì tịnh giới hoàn hảo, khiến cho các thiện pháp quý báu bị tản thất.
Nếu có thể nghiêm trì tịnh giới thì tất cả của báu thiện pháp tự nhiên mỗi ngày dần dần tích tụ lại thành một đại phú gia. Vì vậy, giới pháp được ví như chuỗi ngọc Anh Lạc.
Anh Lạc là loại chuỗi trang nghiêm. Mọi người vì muốn trang sức thân mình nên dùng chuỗi ngọc Anh Lạc mang vào cổ, vì nó là vật vô cùng quý giá và đẹp đẽ. Ấy là dụ cho hành giả nếu có thể nghiêm trì tịnh giới thì có thể không còn những tướng mạo xấu xa. Nếu sanh làm người mà lại bị tướng mạo xấu xí, theo như Phật pháp, thì đó là hậu quả của những việc không nghiêm trì tịnh giới. Nếu có thể nghiêm trì tịnh giới thì chắc chắn được tướng hảo viên mãn.
Hai câu kệ:
Giới như minh nhật nguyệt,
Diệc như Anh Lạc châu.
Còn có lối giải thích khác:
- “Giới như minh nhật nguyệt”: mặt trời, mặt trăng tượng trưng cho sự quang minh, biểu thị cho trí huệ quang minh, trang nghiêm.
- “Diệc như anh lạc châu”: anh lạc tượng trưng cho sự giàu sang, biểu thị cho phước đức trang nghiêm.
Căn cứ vào đây, chúng ta có thể biết nếu hành giả có thể nghiêm trì tịnh giới thì chắc chắn được phước huệ nhị nghiêm. Trong kinh thường nói, hành giả tu học Phật pháp, không phải chỉ cần tu phước đức mà đối với trí huệ cũng cần phải chuyên tâm tu học.
Việc tu phước đức, trí huệ này không phải là tìm cầu ở bên ngoài. Chỉ có nghiêm trì tịnh giới mới có thể được phước huệ nhị nghiêm. Tu hành đến mức phước huệ viên mãn, thì đương nhiên được thành Phật quả. Nói như thế mới có thể thấy rõ được rõ ràng tính chất trọng yếu của sự trì giới.
Cổ thi Trung Hoa có câu “nhật nguyệt lệ thiên”. Mặt trời, mặt trăng soi sáng trên không trung, lúc trời quang mây tạnh, tạo nên một khung cảnh vô cùng diễm lệ, trang điểm cho bầu trời trở nên rực rỡ, khiến cho mọi người đối cảnh đều sanh tâm ưa thích, chiêm ngưỡng.
Đây ví như hành giả tu học Phật pháp, nếu có thể nghiêm trì tịnh giới sẽ được các giới đức trang nghiêm nơi thân. Thế nhân trông thấy đều tín ngưỡng, tôn sùng. Trong xã hội, chúng ta có thể chứng kiến một sự kiện thật rõ ràng: Một tăng nhân phá hủy giới pháp, người ấy không bao giờ được sự kính ngưỡng của giới Phật tử. Vì sự kính ngưỡng là nơi giới đức đầy đủ, chứ không do nơi cá nhân của vị Tăng ấy.
Thế nên chúng Tăng trì giới thanh tịnh, thì dù đi đến đâu cũng đều được sự tôn kính sùng bái của mọi người. Vì thế, hành giả tu học Phật pháp bất luận tại gia hay xuất gia đều phải nghiêm trì tịnh giới.
Vấn đề nghiêm trì tịnh giới chẳng những triệt để đối với hàng Tăng chúng, Phật tử tại gia hay xuất gia, mà đối với vô lượng vô biên chúng Bồ Tát nhiều như vi trần. Trong tương lai, sở dĩ các Ngài được thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không phải do nguyên nhân nào khác mà chính là do nơi thọ trì mười giới trọng, 48 giới khinh.
Cho nên, trong văn tụng có câu: “Do thị thành Chánh Giác” (do đây mà thành Chánh Giác).
Nói như thế để thấy rõ, muốn được thành Phật, phải thọ trì giới này. Vì thọ trì giới là Nhân, thành Chánh Đẳng Chánh Giác là Quả. Nhân quả rõ ràng như thế đều là do nơi lực dụng của giới pháp. Như thế chúng ta đối với giới pháp này có thể nào lại bỏ qua, không thọ trì!
Đoạn này dùng giải thích hai câu:
Vi trần Bồ Tát chúng,
Do thị thành Chánh Giác.
Như trên đã nói: Mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh vốn do “Bổn Sư Lô Xá Na Phật của ta trì tụng, nên Thích Ca Mâu Ni Phật Ta đây cũng đúng pháp, đúng luật như lời Phật dạy, mà trì tụng như thế” (lời Phật Thích Ca tự nói). Như thế để mọi người thấy rằng: nói tụng giới, không phải bản thân mình không cần tụng, chỉ chuyên môn dùng miệng bảo người khác tụng.
Nho thư có câu “thượng hành hạ hiệu” (người trên thực hành, kẻ dưới mới làm theo). Nên biết đức Lô Xá Na Phật đích thân tụng giới, chính là thể hiện tinh thần “thượng hành”, Bổn Sư Thích Ca cũng tụng như thế chính là ý nghĩa “hạ hiệu” vậy.
Chúng ta không bao giờ tự mình không thực hành mà có thể bảo người khác thực hành được. Chỉ khi nào đem chính bản thân mình thực hành phép tắc thì mới có thể khiến kẻ khác tùy thuận theo để thực hành. Ngược lại, nếu như tự mình không trì tụng, chỉ khiến bảo người trì tụng, thì dù cho có hiệu quả thì cũng chỉ có tính cách nhất thời, không thể nào vĩnh cửu được. Phật Lô Xá Na hiểu rất rõ điểm này.
Bổn Sư Thích Ca cũng nhận thức rất minh bạch nguyên lý ấy. Vì thế nên Bổn Sư Lô Xá Na cũng như ngàn Phật Thích Ca, trăm ngàn ức Phật Thích Ca mỗi mỗi đều trì tụng giới pháp. Đây là giải thích hai câu:
Thị Lô Xá Na tụng,
Ngã diệc như thị tụng.
Dịch:
Đây là đức Lô Xá Na tụng,
Ta cũng tụng y như vậy.
Phật Lô Xá Na và Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, các ngài hãy còn tụng giới, không dám cẩu thả một mảy tơ, sợi lông như vậy. Hàng tân học Bồ Tát các ông mới được nghe giới pháp, lẽ tất nhiên lại càng cần phải thân tâm cung kính, đảnh đới thọ trì Tâm Địa diệu giới này không nên xao lãng, xem thường bất cứ phút giây nào.
- Đảnh đới thuộc về thân nghiệp, nghĩa là đối với pháp thể hiện thái độ tôn trọng cực điểm.
- Thọ trì thuộc về ý nghiệp, nghĩa là đối với giới pháp phải có tâm quý trọng tuyệt đỉnh.
Vì nếu đối với giới pháp không tôn trọng, quý kính tuyệt đối thì không bao giờ đầu đội và thọ trì. Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni rất e ngại cho những người mới phát tâm, mà lại có sự xem thường đối với giới pháp. Cho nên Ngài đặc biệt thận trọng và cực lực răn dạy. Chẳng những hành giả bản thân phải theo đúng pháp thọ trì như thế, và khi thọ trì rồi lại còn phải truyền trao lại cho những chúng sanh đã phát đại tâm, để giới pháp này mãi được triển chuyển lưu truyền không bị đoạn tuyệt.
- Tự mình thọ trì giới là tự lợi; đem giới pháp truyền trao lại cho chúng sanh là lợi tha. Như vậy mới có thể gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nếu chỉ nghĩ tự mình thọ trì mà không truyền trao cho những chúng sanh phát đại thừa tâm thì thành ra phong cách của Thanh Văn, không thể gọi là Bồ Tát.
Phần trên đây giải thích bốn câu kệ:
Nhữ tân học Bồ Tát
Đảnh đới thọ trì giới.
Thọ trì thị giới dĩ,
Chuyển thọ chư chúng sanh.
Dịch:
Các ông mới học Bồ Tát,
Phải cung kính thọ trì giới.
Khi thọ giới này rồi,
Nên truyền lại cho chúng sanh
Lưu ý: “Đảnh đới” ở đây dịch là cung kính.
Theo sự phân tích ở trên, chúng ta có thể xác định rõ ràng: Đối với giới pháp này cần phải lưu truyền cho hậu thế mãi mãi, cũng như những ngọn đèn, ngọn này nối tiếp qua ngọn kia. Ánh sáng tiếp nhau mãi mãi không đoạn tuyệt. Đó chính là do sự triển chuyển truyền giao. Như đầu tiên căn bổn từ đức Lô Xá Na, truyền trao cho Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật lại đem giới pháp căn bổn này truyền trao cho chúng Bồ Tát vi trần. Chúng Bồ Tát vi trần được giới pháp này làm căn bổn và tiếp tục truyền trao cho phàm phu chúng sanh, truyền trao xuống mãi như thế, cùng tột đến đời vị lai vô biên, vô tận.
A.4.1.4.3. KHUYẾN CHÚNG TÍN THỌ (khuyên đại chúng tin tưởng, thọ trì)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “đế thính ngã chánh tụng...” đến câu “...chí tâm thính ngã tụng”.
2. Dịch nghĩa:
Lắng nghe ta đang trì tụng,
Pháp Ba La Đề Mộc Xoa
Là giới tạng trong Phật pháp,
Đại chúng lòng nên tin chắc,
Các ngươi là Phật sẽ thành.
Ta đây là Phật đã thành,
Thường có lòng tin như vậy.
Thời giới phẩm đã được trọn vẹn,
Tất cả những người có tâm,
Đều nên nhiếp hộ Phật giới.
Chúng sanh nào thọ Phật giới,
Chính là vào hàng chư Phật.
Đã đồng hàng bực Đại Giác.
Mới thật là con chư Phật.
Đại chúng đều nên cung kính,
Chí tâm nghe lời ta tụng.
Lời giảng
“Đức Bổn Sư Lô Xá Na đã thọ trì, đọc tụng đại giới của chư Phật. Giờ đây, Ta (Bổn Sư Thích Ca) cũng đang tụng giới pháp này mà Bổn Sư của ta đã tụng. Các ông cần phải nhứt tâm lắng nghe đúng như pháp ta đang tụng cho nghiêm túc, không được để tâm nghĩ tưởng Đông, Tây, mà ngăn ngại cho việc nghe giới của các ông”.
Đây là một điều khẩn yếu vì nếu người không chuyên tâm nghe kỹ, sẽ không được thâm nhập Tâm Địa diệu giới của Phật. Như thế thì dù có nghe cũng như không nghe, đối với bản thân không được một chút lợi ích nào cả. Đây là giải thích câu kệ: “Đế thính ngã chánh tụng”.
Pháp Ba La Đề Mộc Xoa là giới tạng trong Phật pháp, tức là vô thượng Tâm Địa giới pháp, là bổn nguyên của tất cả giới pháp như: Ngũ Giới, Bát Giới, Thập Giới, hai trăm năm mươi giới v.v... Không một giới nào chẳng từ nơi căn nguyên Tâm Địa diệu giới này mà lưu xuất. Đồng thời tất cả Ngũ Giới, Bát Giới, hai trăm năm mươi giới... này cũng không một giới nào chẳng nhiếp vào trong căn nguyên này. Cho nên gọi là giới tạng trong Phật pháp.
Trong kinh Thanh Tịnh Tỳ Ni Phương Quảng thuyết minh: “Bồ Tát Tỳ Ni do như đại hải, nhứt thiết Tỳ Ni vô bất nạp thọ” (Tỳ Ni của Bồ Tát như bể cả, tất cả các Tỳ Ni khác không một Tỳ Ni nào chẳng nhiếp thọ) chính là ý này.
* Có một lối giải thích khác:
Giới tạng của Phật giáo thuộc về Đại Thừa Tỳ Ni. Chẳng những khác hẳn tà giới của ngoại đạo, lại cũng khác biệt với thiên giới của Thanh Văn, Duyên Gác (thiên giới là giới của hàng hành giả Nhị Thừa, chỉ thiên trọng về tự lợi mà tu hành, nên giới pháp của các Ngài bẩm thọ gọi là Thiên Giới).
Giới của ngoại đạo tu hành sao gọi là tà giới?
Nguyên vì các ngoại đạo ấy cho là con người kiếp trước là loài súc sanh như gà, chó v.v... cho nên trong đời hiện tại cần phải giữ giới không ăn thịt gà, chó... Họ tự lập riêng ra những giới khổ hạnh như ăn những đồ phẩn uế... và cho rằng có thực hành những khổ hạnh ấy mới tiêu tội, được phước, để có thể được sanh lên thiên đường, hưởng sự khoái lạc. Sự thật ý nghĩa của hành động này không phải là giới hạnh được sanh lên thiên đường, nhưng họ vọng chấp như vậy, nên gọi là tà giới.
Hai chữ Tỳ Ni trong thuật từ Đại Thừa Tà Ni là tiếng Ấn Độ, Trung Quốc dịch là Thiên Thọ. Ý nghĩa cho rằng Tỳ Ni là thọ mạng của Phật pháp, cho nên Tỳ Ni tồn tại một ngày ở thế gian là Phật pháp cũng tồn tại ở thế gian một ngày. Nếu một mai Tỳ Ni bị tiêu diệt trên thế gian thì Phật pháp cũng không còn!
Cũng có nơi giải thích Tỳ Ni là Thiện Tánh, tức là tự tánh của Tỳ Ni vốn là thuần thiện. Chủ yếu là đúng theo giới pháp thọ trì thì hàng Phật tử tu học Phật pháp có thể tăng tiến thiện hạnh. Có chỗ dịch là Thiên Trụ, từ này cũng đồng nghĩa với Thiên Thọ, ý nói nếu Tỳ Ni cửu trụ thế gian thì chánh pháp của Như Lai cũng cửu trụ ở thế gian.
Giới tạng của Phật pháp quan hệ mật thiết đến sự tồn vong của Phật pháp là như thế. Vì thế, hàng tân học Bồ Tát các ông phải thiết thực dụng tâm lắng nghe cho kỹ, không được khinh suất.
Này đại chúng! Các ông chẳng những phải chí tâm lắng nghe thật nghiêm túc, lại phải thật lòng tin tưởng sâu chắc. Nếu như chỉ nghe mà không có tâm thâm tín, nghĩa là nghe qua rồi cho là xong chuyện, thế là vô dụng. Cho nên tuyệt đối sau khi nghe tụng giới phải xác thực tin chắc giới này là chánh nhân thành Phật. Nếu đúng pháp, y luật, phụng trì không biếng nhác thì tương lai nhất định sẽ thành tựu vô thượng Phật Quả không nghi. Chẳng những phải tin chắc rằng tự mình do nghiêm trì tịnh giới mà được thành Phật, lại càng phải tin tưởng rằng đức Lô Xá Na thành Phật cũng là do Ngài nghiêm trì tịnh giới mà được. Nếu có được tín tâm đầy đủ như vậy, thì niệm niệm hộ trì giới mới không dám sanh tâm hủy phạm giới, dù như mảy lông.
Thế nên chữ Tín ở đây mang ý nghĩa trọng yếu vô cùng. Trên đây là giải thích câu kệ: “Đại chúng tâm đế thính”.
Vì muốn củng cố tín tâm của đại chúng cho kiên cố hơn, đức Bổn Sư Thích Tôn tiến xa hơn một bước, Ngài đối trước đại chúng trong pháp hội dạy rằng:
- “Này toàn thể đại chúng! Các ông không nên tự xem nhẹ mình, tự cho mình là tâm địa phàm phu, không mong gì đạt đến quả Phật. Các ông nên biết: dù hiện tại các ông là phàm phu, nhưng trong tương lai đều quyết định sẽ được thành Phật. Nhưng điều cần yếu là các ông phải có tín tâm sâu chắc khi thọ trì giới pháp này.
Giờ đây ta vì các ông nói một lời khẳng định: Ta đây là đấng Đại Thánh Giác đã thành Phật, nhưng nguyên nhân ta được thành Phật chính là do tin chắc vào giới pháp này. Do ta đối với giới pháp này thâm tín thọ trì, cho nên được thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Các ông cũng cần phải tự tin chắc nơi mình.
Điều tối yếu là phải thọ trì giới pháp này mới quyết định thành tựu được Phật quả. Ta cũng có thể nói với các ông một cách quả quyết rằng: Hiện tại ta truyền trao giới pháp này lại cho các ông, bảo đảm rằng các ông được giải thoát chắc chắn. Đây là sự kiện nhất định, không có gì đáng nghi!”
Đây là lời Phật nói với đại chúng đương thời, nhưng cũng bao hàm tất cả đại chúng thọ trì Bồ Tát giới đời vị lai.
Như vậy, muốn thành tựu quả Phật, nhất quyết phải cầu thọ Tâm Địa diệu giới này, nhưng muốn cầu thọ Tâm Địa diệu giới này, cần phải khởi tín tâm quảng đại. Chỉ có đủ tín tâm này thì Phật chủng mới không bị đoạn tuyệt và đối với tự thân, quyết sẽ được thành Phật.
Nếu như không có tín tâm sâu chắc thì đối với tất cả giới pháp không thể nào giữ gìn một cách nghiêm cẩn được. Trong Đại Trí Độ Luận nói: “Phật pháp đại hải, tín vi năng nhập” (Bể cả Phật pháp, chỉ có lòng tin mới vào được).
Phần trên dùng giải thích hai câu kệ:
Nhữ thị đương thành Phật,
Ngã thị dĩ thành Phật.
Dịch:
Các ngươi là Phật sẽ thành,
Ta đây là Phật đã thành.
Trì giới quyết định sẽ được thành Phật, điều ấy cần phải tin chắc không nên nghi ngại. Nếu như thường được tín tâm như vậy, thì giới phẩm trọn vẹn. Do đây, chúng ta thấy giới phẩm được trọn vẹn không phải là một sự kiện khó khăn. Điều quan hệ trọng yếu là hoàn toàn ở sự tin chắc!
Thế nên người có tín tâm chỉ cần phóng hạ đồ đao tức khắc thành tựu một vị Phật trong trăm ngàn vị Phật. Trái lại, nếu không có tín tâm thì dù có gặp được sự kêu gọi phát khởi giác tánh nơi chúng sanh của ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát cũng vẫn mãi trầm mê (Ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát kêu gọi chúng sanh phát khởi tín tâm, nhưng chúng sanh thời bấy giờ không tin, lại còn phỉ báng, nên bị đọa lạc trong nghìn kiếp).
Đã tin Tâm Địa đại giới này là chánh nhân thành Phật thì hẳn nhiên cần phải thọ trì giới pháp này. Nếu chỉ tin suông mà không bẩm thọ giới pháp ấy tức không phải chân thật tín tâm.
Bồ Tát đại giới này trừ những loại cây đá vô trí, không phải là pháp khí thì không thể bẩm thọ đại giới này. Ngoài ra, tất cả chúng sanh có tâm thức (chí cho loài hữu tình có sự hoạt động về tinh thần) bất luận cao cấp hay hạ cấp đều nên nhiếp thọ Phật giới.
Chữ Nhiếp ở đây có nghĩa là nạp thọ, thu nhận và giữ mãi trong tâm những gì được nghe giảng từ bên ngoài, không cho mất, ấy gọi là Nhiếp. Tại sao những người có tâm thức đều nên nhiếp thọ Phật giới?
Vấn đề này trong kinh Niết Bàn thuyết minh: “Phàm hữu tâm giả, giai đương tác Phật” (tất cả chúng sanh có tâm thức đều có thể thành Phật). Có tâm thức cũng tức là có sẵn Phật tánh. Sẵn có Phật tánh đương nhiên có thể thành Phật.
Trong Quán kinh cũng nói: “Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật” (tâm này là Phật, tâm này làm Phật). Vì Phật không phải ở ngoài tâm; ngoài tâm hoàn toàn không có Phật. Cho nên Tâm Địa đại giới này chỉ từ tâm mới có được.
Chính vì như vậy, cho nên tất cả những chúng sanh nào có tâm thức, kể cả những hàm linh xuẩn động, bò bay, cựa quậy, không một chúng sanh nào chẳng có thể nhiếp hộ Phật giới này; cũng không một chúng sanh nào chẳng do nhiếp hộ Phật giới này mà thành Phật.
Phần trên dùng để giải thích hai câu kệ:
Nhứt thiết hữu tâm giả,
Giai ưng nhiếp Phật giới.
Nên tiếp theo hai câu:
Chúng sanh thọ Phật giới,
Tức nhập chư Phật vị.
Từ địa vị phàm phu đến địa vị Phật cách nhau rất xa, như vậy tại sao mới vừa thọ giới pháp mà lập tức được vào địa vị của chư Phật?
Nguyên vì Tâm Địa giới pháp này do chư Phật truyền trao lẫn nhau, chính chư Phật từ nơi giới pháp này mà được thành Phật. Hiện nay, chúng sanh do Tâm Địa giới pháp của chư Phật đây thì đương nhiên đã bước lên giai cấp địa vị của chư Phật.
Nơi đây có một vấn đề cần nên biết: Địa vị đã đồng với Phật quả Đại Giác thì cứ xác thực gọi những người thọ giới là Phật, sao lại còn gọi là “chân thị chư Phật tử?”
Hai chữ “Phật tử” là đệ tử của Phật là điều không còn nghi gì cả. Nhưng sánh với Phật quả đại giác thì có một khoảng cách rất xa. Như vậy sao lại bảo “tức nhập chư Phật vị?”
Chúng ta nên biết rằng “thọ giới vị Phật giới” (giới vị tức là địa vị của giới tử thọ giới pháp của chư Phật), tuy nói là đồng hàng với Đại Giác nhưng trên thực tế hoàn toàn chưa chứng được quả Đại Giác tối cao. Vì tu hành nhân hạnh chưa viên thành, về công đức chứng đắc vẫn chưa viên mãn. Cho nên sau khi thọ Phật giới, phải ở trong khoảng thời gian lâu dài là trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp. Trong thời gian ấy, phải rộng tu lục độ vạn hạnh, thừa sự chư Phật trong mười phương, thực hành tất cả đại pháp của chư Phật. Chừng nào đạt đến hạnh nguyện viên mãn, mới chân thực bước vào địa vị của Như Lai. Như vị vương tử làm lễ Quán Đảnh, trong tương lai chắc chắn thừa kế vương vị, nhưng hiện tại thì vẫn còn ở Đông Cung nên chỉ được gọi là Vương Tử, chưa được gọi là Quốc Vương.
Danh từ “Phật tử” giải thích theo lối thông thường là đại phàm từ miệng Phật sanh, từ pháp hóa sanh đều gọi là Phật tử. Căn cứ vào phương diện phân biệt thể loại, thì có nơi chia làm ba thể loại như sau:
- Tu hành còn ở trong địa vị phàm phu, chưa ngộ nhập Phật đạo, chưa thể thiệu long Phật chủng thì chỉ gọi là ngoại Phật tử.
- Hành giả nhị thừa, bẩm thọ giới pháp Tiểu thừa của Như Lai, dù có thể sanh trưởng pháp thân, hoàn thành thánh quả, nhưng không từ trong giáp pháp đại thừa xuất sanh, nên gọi là Thứ Phật tử.
- Hành giả Bồ Tát đã bẩm thọ Đại Thừa giáo pháp của Như Lai, phát Bồ Đề tâm, thọ Bồ Tát giới, Pháp Thân sanh trưởng, gọi là chân Phật tử.
Câu kệ: “Chơn thị Phật tử” chính là chỉ cho loại Phật tử thứ ba này.
Trong bộ Pháp Tạng Giới Bổn Sớ quyển một, đối với danh từ Phật tử phân biệt rõ ràng như sau:
- Y cứ theo kinh Lăng Già thuyết minh: “Bát địa Bồ Tát, danh tối thắng Phật tử” (Bồ Tát đệ bát địa gọi là tối thắng Phật tử). Vì Bồ Tát ở địa vị thứ tám tu hành đã đạt đến trình độ “vô công dụng hạnh”, nghĩa là tất cả công hạnh nhiệm vận tự nhiên, đồng thời với tác dụng của chư Phật, mới đủ tư cách là Phật tử.
- Y cứ trong Phật Tánh Luận thuyết minh: “Sơ Địa danh vi Phật tử” nghĩa là Bồ Tát ở địa vị sơ đẳng, nhưng đã thể ngộ chơn lý của các pháp, bắt đầu chứng được Pháp Thân, được khí phần của Phật, mới đủ tư cách gọi là Phật tử.
- Kinh Anh Lạc thuyết minh: “Thập Trụ tức danh Phật tử”. Bồ Tát Thập Trụ dù mới bắt đầu vào địa vị Tam Hiền, nhưng các Ngài đã tu hành đến bậc bất thối chuyển, nên đầy đủ tư cách gọi là Phật tử.
- Phát Bồ Đề tâm, thọ Bồ Tát giới, liệt vào hàng Đại Thừa, mới có tư cách gọi là Phật tử. Hạng Phật tử thứ tư này ứng vào câu kệ: “Chơn thị chư Phật tử” của kinh Phạm Võng vậy.
Như trên đã nói rõ, giai cấp, địa vị của Bồ Tát dù thứ tự cao thấp bất đồng, nhưng tất cả đều phải thọ trì giới pháp này triệt để, cho nên các chúng Phật tử kể trên đều bao hàm trong đây.
Theo bộ Nhiếp Luận của Chơn Đế tam tạng pháp sư dịch vào triều nhà Lương, Đại Thừa Bồ Tát chân thật là con Phật phải hội đủ năm điều kiện sau đây:
1. Dùng Phương Tiện làm cha.
2. Dùng Bát Nhã làm mẹ.
3. Dùng Thiền Định làm thai.
4. Dùng Từ Bi làm người dưỡng dục.
5. Dùng lòng tin ưa pháp Đại Thừa làm chủng tử.
Đủ năm điều kiện trên thì mới là chân thật Phật tử, thiếu một trong năm điều kiện trên thì vẫn không thể gọi là chân Phật tử.
Đức Phật Thích Ca dạy: “Thọ giới Phật rồi là chân Phật tử, tương lai được thành Phật đó là lẽ tự nhiên, không còn vấn đề gì. Thế nên, hiện tại, lúc ta đang tụng giới pháp của Bổn Sư Lô Xá Na, đại chúng các ông đều phải cung kính, chí tâm, nhất ý lắng nghe Ta tụng lại đại giới của chư Phật đây vậy”.
Ba chữ “chí tâm thính” nghĩa là trong lúc nghe giới, không phải nghe một cách tùy tiện mà là nghe một cách nhận chân. Vì chỉ có nghe với tinh thần nhận chân, không lơ đễnh, giới pháp mới có thể thâm nhập vào Tâm Địa, để trở lại với bổn nguyên tự tánh thanh tịnh của mình.
Nghe giới chí tâm hay không, vấn đề này hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ cung kính. Hai chữ “cung kính” trong văn tự thường đi đôi với nhau có ý nghĩa:
Chữ Cung là biểu thị hình tướng, oai nghi, nghiêm chỉnh ở bên ngoài.
Chữ Kính là chỉ về tâm ý kiền thành ở bên trong.
Như vậy, trong cũng như ngoài đều phải tinh thành mới gọi là “chí tâm”. Giới tạng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đang tụng là giới tạng của chư Phật, tất cả đại chúng phải chí tâm lắng nghe. Nếu lúc nghe mà không chí tâm thành khẩn, thì không thể vào được bổn nguyên Tâm Địa. Cho nên lời cuối cùng của Đức Phật ở đây, đặc biệt là kết khuyến, răn nhắc đại chúng phải chí tâm lắng nghe.
Trên đây là giải thích hai câu kệ:
Đại chúng giai cung kính,
Chí tâm thính ngã tụng.
Chú thích:
Thành ngữ “phóng hạ đồ đao” trong kinh điển thường đề cập. Bộ Sơn Đường Tứ Khảo dẫn giải:
Ngày xưa có một đồ tể ở hội Niết Bàn vừa buông bỏ con dao làm nghề sát hại xuống, lập tức được thành Phật. Đây ý nói sự bỏ dữ theo lành một cách nhanh chóng, chứ thật sự không phải có thể thành Phật một cách nhanh chóng như thế. Bởi lẽ, tạo ác nghiệp hay thiện nghiệp đều do nơi tâm. Lúc si mê, tùy theo vọng tưởng phiền não tạo ác nghiệp; khi tỉnh ngộ, tùy thuận theo trí huệ mà tạo thiện nghiệp.
Như vậy, Thiện hay Ác nghiệp đồng do tâm tạo nên. Chính trong khi bỏ Ác đấy tức là Thiện. Nên nói: “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”. Hai câu này người thế gian dù chưa tin Phật cũng thường nói đến, nhưng phải hiểu rõ ý nghĩa là như vậy.
Câu này đồng nghĩa với câu: “Phiền não tức Bồ Đề”. Nghĩa là mê thì phiền não, ngộ thì Bồ Đề. Nhưng nên biết rằng, từ sự giác ngộ ấy tiến tu phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp, chứ không phải buông bỏ con dao sát hại mà thành Phật lập tức. Nguyên nhân sự thành Phật ở vô lượng kiếp về sau cũng do giờ phút buông bỏ con dao đồ tể này. Cũng vì thế, chư cổ đức gọi là “hồi đầu thị ngạn”. Ý nói khi si mê thì sanh tử luân hồi; một khi đã hồi quang phản chiếu thì tiến đến cảnh giới Niết Bàn.
-----------------------------
A.4.2. Tổng Kết Giới Tướng
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương II: CHÁNH THÍCH KINH VĂN
(Chánh thức giải thích kinh văn)
A.4. NHÂN GIAN THUYẾT GIỚI
(thuyết giới pháp nơi cõi nhân gian)
A.4.2. TỔNG KẾT GIỚI TƯỚNG
(chung kiết tướng trạng giới tướng)
A.4.2.1. KINH GIA TỰ THUYẾT (nhà kiết lập kinh tự thuyết)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật...” đến câu “...Thính Phật tụng nhất thiết chư Phật đại thừa giới”.
2. Dịch nghĩa:
Thuở ấy, Đức Phật Thích Ca mới thành đạo Vô Thượng Chánh Giác. Trong khi ngồi dưới cội Bồ Đề, Ngài bắt đầu kiết giới Bồ Tát. Ngài dạy: “Hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng, tam bảo, hiếu thuận với pháp chí đạo. Hiếu gọi là Giới, tức là ngăn cấm”.
Liền khi ấy, từ nơi miệng Phật phóng ra vô lượng tia sáng. Các Bồ Tát, mười tám Phạm thiên, sáu cõi trời Dục giới, mười sáu đại quốc vương đồng chắp tay, chí tâm nghe Đức Phật tụng giới pháp Đại Thừa của tất cả chư Phật.
Lời giảng:
Hai chữ “nhĩ thời” (khi ấy) chỉ thời gian Đức Phật từ cõi trời trở lại nhân gian, thị hiện xuất gia, thành đạo tại châu Diêm Phù Đề.
Năm chữ “Thích Ca Mâu Ni Phật” là tôn hiệu, chỉ cho vị Hóa Chủ tụng giới.
Câu “sơ tọa Bồ Đề thọ hạ” (ngồi dưới cội Bồ Đề) chỉ về hóa xứ tụng giới (hóa xứ: xứ giáo hóa; hóa chủ: người giáo hóa), chỉ cho địa phương Đức Phật đến giáo hóa.
Câu “thành Vô Thượng Chánh Giác dĩ” chỉ cho quả vị Bồ Đề tối cao mà Phật thị hiện chứng đắc. Bởi quả vị Bồ Đề của hàng thánh nhân trong tam thừa chứng đắc, không thể sánh ngang hàng với Phật vị, cũng không có người nào có thể vượt qua Bồ Đề Phật quả. Cho nên gọi là Vô Thượng Chánh Giác.
Đức Phật ở dưới cội Bồ Đề, sau khi thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, lập tức chế định Đại Thừa Bồ Tát giới. Cho nên nói: “Sơ kiết Bồ Tát Ba La Đề Mộc Xoa”. Đức Phật thành Phật không bao lâu đã chế định giới pháp. Điều đó chứng tỏ giới pháp là điều kiện tối yếu nhập đạo không thể chậm trễ.
Nói giới Bồ Tát, đương nhiên là để phân biệt với giới Thanh Văn. Vì giới pháp Thanh Văn là tùy duyên phạm tội mà Đức Phật căn cứ vào đó để chế giới.
Trái lại giới Bồ Tát không như thế. Nghĩa là tất cả năm mươi tám giới Đức Phật chế định ngay trong một lúc (điều này trong phần Tiên Đề Khái Thuyết đã nói qua).
Chính vì cơ nghi thụ nhiếp giới pháp Đại Thừa chỉ dành cho hành giả Đại Thừa, cho nên Đức Phật chế định hai phần giới trọng, giới khinh. Đó không phải là giới pháp hàng Nhị Thừa có thể học được. Duy chỉ có Đại Thừa Bồ Tát mới có thể giữ gìn Bồ Tát Ba La Đề Mộc Xoa mà Đức Phật đã kiến lập khi vừa mới thành đạo.
Phần trên đã giải thích bốn câu: “Nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật sơ tọa Bồ Đề thọ hạ, thành Vô Thượng Chánh Giác dĩ, sơ kiết Bồ Tát Ba La Đề Mộc Xoa” (thuở ấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc mới thành đạo Vô Thượng Chánh Giác. Trong khi Ngài ngồi dưới cội Bồ Đề, Ngài bắt đầu kiết giới Bồ Tát).
Thật vậy, Đức Phật khi mới thành đạo Vô Thượng Chánh Giác, Ngài liền chế định Bồ Tát đại giới.
Nhưng định nghĩa thế nào là Giới?
Ngài hoàn toàn chưa vì đại chúng giải thích minh bạch. Bấy giờ, Ngài mới nêu ra cương lãnh của Giới, đó chính là “hiếu thuận”.
Ngài đem chữ Hiếu hợp cùng chữ Giới chung làm một để thuyết minh rằng giới pháp Chân Đế chính là hiếu đạo. Duy chỉ có hiếu hạnh mới là giữ gìn giới pháp một cách chân thật.
Cũng như chỉ có theo đúng pháp để giữ giới mới thiết thực đạt tới sự cùng tột của hiếu đạo. Cho nên, học giới không có gì khó, chỉ cần học tập “hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng, Tam Bảo” mà thôi.
Nếu đối với cha mẹ, sư tăng, Tam Bảo có thể thực hành đến mức hiếu thuận chơn chánh tức là đã đồng với nghiêm trì tịnh giới.
Như thế đủ thấy rằng: Giới hạnh của Bồ Tát là nhân tối thắng trong muôn hạnh. Cha mẹ là người sanh thành, dưỡng dục sắc thân của chúng ta. Nếu như không có cha mẹ thì không bao giờ có sắc thân của chúng ta trên thế gian. Và đã không có sắc thân thì làm sao có thể hành đạo? Cho nên ân đức của cha mẹ đối với chúng ta thật là vĩ đại.
Thử nghĩ, cha mẹ ban sanh mạng cho chúng ta, lại nuôi nấng, vỗ về cho chúng ta được trưởng thành. Trong suốt quá trình ấy, cha mẹ đã nếm không biết bao nhiêu sự cay đắng. Chúng ta bổn phận làm con, dù trai hay gái, đối với cha mẹ, phải phát khởi hiếu tâm, thừa thuận, phụng sự cha mẹ để mong đền đáp một phần trong muôn một thâm ân này.
Nếu đối với cha mẹ không thực hành hiếu đạo thì bất luận đối với thế pháp hay xuất thế pháp đều không bằng loài cầm thú!
Trung Hoa xưa có tích “ô nha phản bổ” (quạ con nuôi mẹ). Danh từ “ô nha” nếu phân tích kỹ thì Ô là con quạ lông cánh đen mướt. Loài quạ này biết đền đáp công ơn cha mẹ nó. Nha cũng là loài quạ, nhưng loại này không biết báo hiếu. Nhưng danh từ “ô nha” ở đây chỉ chung loài quạ lông cánh xanh đen. Khi quạ mẹ già không thể kiếm ăn được thì quạ con đi khắp nơi tìm kiếm vật thực đem về nuôi dưỡng quạ già. Quạ là loài phi cầm mà còn biết hiếu thảo như thế, còn chúng ta là loài người, lẽ nào đối với cha mẹ không thực hành được hiếu đạo đối với mẹ cha?
Tiện đây, dịch giả xin trích bộ Vật Do Như Thử của Từ Thái Sử, vài mẫu truyện ngắn về loài phi cầm, tẩu thú còn biết báo hiếu cha mẹ.
* Tích thứ 1: Trường Hưng hiếu nga trủng (mộ phần con ngỗng có hiếu tại Trường Hưng)
Vào niên hiệu Thiên Bảo năm cuối, tại huyện Trường Hưng, có một người phụ nữ tên Trần Thị, nuôi một con ngỗng mái. Ngỗng ấy khi đẻ trứng, bị ruột sa mà chết. Bấy giờ, ngỗng con thấy thế buồn rầu kêu la thảm thiết và bỏ ăn. Sau đó, nó đi kéo một chiếc chiếu rách che thi hài của mẹ nó. Rồi lại ngậm những cọng cỏ non sắp bày trước thi hài như hình trạng cúng tế. Ngỗng con ngước lên trời buồn kêu một lúc rồi cũng chết theo mẹ.
Trần thị thấy thế làm lạ, sanh lòng thương cảm, bèn mua một cái tráp ván, bỏ ngỗng vào đem chôn. Người sau nhân đó gọi là “mộ phần của hiếu nga”.
Lý Tự Nghĩa xem chuyện ấy xong, nhận xét: “Tôi thiết nghĩ chỉ một con ngỗng con mà còn biết báo hiếu cho mẹ nó. Con người đối với cha mẹ cư xử như thế nào? Chính mắt tôi trông thấy có những người khi cha mẹ chết, họ vẫn uống rượu, ăn thịt, vui cười, đùa giỡn trong khi đọc văn tế lễ. Họ cũng tự lấy đó làm cao. Con người như thế chắc chắn không phải là con người! Nếu họ đọc truyện ngắn của con hiếu nga trên thì không cảm thấy thẹn đến chết hay sao?”
Ông Hạo tử (biệt hiệu của Từ Thái Sử, người trước tác bộ Vật Do Như Thử) nói: “Mẫu thân chết, hiếu nga bi thảm đến như thế, không biết nếu mẫu thân nó còn sống thì con hiếu nga ấy gần gũi luyến ái biết dường nào!” Hạc tử làm bài thơ rằng:
Sự tử hà cập sự sanh,
Ngưỡng thiên khốc thuyết lệ tung hoành,
Vi nhi xả mạng thân nan thục,
Tuyền hạ nan văn đổng mẫu thinh.
Đại ý bài thơ này nói lên tình thương của ngỗng con đối với ngỗng mẹ. Trong đó, Hạc tử muốn nhấn mạnh ý nghĩa: Thờ phượng cha mẹ lúc chết không bằng lúc sống. Nhưng ngỗng con kia quá thương mẹ. Khi thấy thi hài của mẹ nó nằm đó, nó buồn đau vô cùng, nên ngước mặt lên trời than khóc, máu hòa nước mắt tuôn rơi chung quanh xác mẹ. Bổn phận làm con dù có xả thân mạng cũng khó đền đáp công ơn sanh dưỡng. Và ngỗng mẹ ở suối vàng đâu nghe được những tiếng khóc đau thương của ngỗng con?
* Tích thứ 2: Biển bức thức mẫu khí (dơi con biết hơi mẹ)
Tiêu Vu Thị, người tại My Châu, vì bệnh cần phải hòa hợp các thứ thuốc để làm thành tễ (thuốc tễ). Trong tễ thuốc, tất cả các loại thuốc đều lấy từ dược thảo, riêng có một vị phải dùng biển bức (con dơi). Do đó, ông tìm bắt một con dơi đem về nhổ lông, phơi khô, sao tán thành bột, hòa thuốc làm tễ.
Trong khi ông làm thuốc tễ thì có vài con dơi nhỏ tự nhiên đến vây quanh. Những con dơi kia chưa mở mắt, nhưng chính do biết hơi mẹ mà bay đến. Cả nhà họ Đinh thấy thế đều rơi lệ, thệ nguyện từ đó về sau, nếu có bào chế thuốc, quyết không dùng sanh mạng loài vật, lại rất siêng năng phóng sanh. Nhờ đó, thuốc kia chưa uống mà bệnh đã lành.
Lý Tự Nghĩa nói: “Những biển bức con biết hơi mẹ mà đến, có thể thấy tình mẫu tử nhất khí đồng thể, sanh tử tương quan. Thế nên nhất quyết không nên dùng sinh mệnh để hòa hợp thuốc. Suy gẫm kỹ, nếu thương tổn sinh mạng loài vật để cứu mạng mình thì dù có thể cứu được đi nữa, vẫn còn rất tàn nhẫn, huống chi vị tất cứu được ư?
Tôi nhớ lại năm Ất Hợi, phu nhân trong nhà tôi bệnh nặng, thầy thuốc bảo phải dùng toàn thân con trạch lớn, hòa với các thứ thuốc để làm thành hoàn (viên tròn) mới có thể cứu được. Tôi quyết định ngăn cản không cho. Nhưng y sĩ muốn cứu phu nhân tôi, lén mua trạch chế thuốc cho uống, nhưng rốt cuộc bệnh vẫn không lành. Thế là không thể cứu mạng người, còn làm thương hại đến sanh mạng loài vật. Thực là việc đáng thương, đáng buồn!”
Hạc tử nói: “Xét cho kỹ những con biển bức biết hơi mẹ, đến vây quanh nơi chỗ làm thuốc. Đối với sự việc ấy, chẳng những toàn gia họ Đinh đều rơi lệ mà đến hôm nay tôi đọc truyện này cũng liền gấp quyển, nước mắt tự nhiên chảy ròng ròng xuống”.
* Tích thứ 3: Độc thôn đao (trâu nghé nuốt đao - truyện trích trong tập Liễu Nhai Tử)
Ở Trung Hoa ngày xưa, tại huyện Thuật Dương, có anh đồ tể họ Vương chuyên nghề giết trâu bán thịt nuôi sống.
Một hôm anh mua về hai con trâu: một mẹ, một con. Anh định giết trâu mẹ trước nên cột trâu mẹ vào một cây cột để đi mài dao. Đang lúc đó có người đến gõ cửa, anh để dao xuống chạy ra mở cửa. Trâu nghé thừa dịp không người, liền ngậm con dao của anh đồ tể, chạy thẳng đến nhà hàng xóm.
Đến nhà của Tôn Lão, trâu nghé dùng sừng cụng vào cửa. Nghe tiếng động, Tôn Lão chạy ra mở cửa thì thấy một con nghé, trong miệng ngậm một con dao đã nuốt gần một nửa. Chỉ trong chốc lát sau, nó đã nuốt hết con dao. Trâu nghé nhìn Tôn Lão với vẻ buồn rầu và kêu la thảm thiết.
Trong lúc Tôn Lão còn đang kinh dị thì anh đồ tể họ Vương hơ hải chạy đến. Vì sau khi tiếp khách xong, anh định tiếp tục mài dao, nhưng xem lại thì con dao biến mất. Trâu nghé cũng không còn. Anh ta đi kiếm, khi đến nhà Tôn Lão hỏi lý do, mới biết sự thật trâu nghé nuốt dao, vì nó không muốn trâu mẹ bị giết.
Tôn Lão là người sống bằng nghề nông, nghe chàng họ Vương thuật lại việc trâu nghé ngậm dao chạy đi, ông liền động mối từ tâm, chẳng nỡ để cả hai mẹ con bị giết, nên hỏi đồ tể họ Vương giá hai con trâu bao nhiêu. Biết được giá cả, Tôn Lão liền xuất một món tiền lớn và dùng lời nhã nhặn bảo họ Vương: “Anh làm nghề bán thịt trâu thì phải có lời mới sống. Hôm nay xin anh hoan hỷ cho tôi mua lại hai mẹ con trâu. Tôi xin hoàn số tiền gấp đôi”.
Đồ tể họ Vương biết Tôn Lão là người nhân đức từ trước đến nay, nên vui vẻ nhận lấy số tiền. Tôn Lão đến nhà họ Vương mở trói trâu mẹ, dắt đem về. Trâu nghé vừa thấy mẹ, hai hàng lệ tuôn rơi, và quỳ bên Tôn Lão tỏ vẻ tạ ơn. Trâu mẹ cũng đến liếm con từ đầu đến đuôi. Tôn Lão nghĩ rằng trâu nghé không thể sống, nhưng trải qua cả tuần lễ vẫn không thấy có gì lạ. Về sau trâu mẹ đem hết sức lực làm ruộng cho Tôn Lão được vài năm rồi chết. Tôn Lão chôn cất tử tế, trâu nghé cũng đem hết sức làm ruộng cho con của Tôn Lão sau khi ông qua đời hơn hai mươi năm.
Khi trâu nghé chết, những người biết chuyện 20 năm trước trâu nghé nuốt đao, họ xúm nhau bàn với con Tôn Lão mổ bụng trâu ra xem. Con Tôn Lão nghĩ rằng nếu con vật còn sống mà đem mổ bụng là tội ác, nhưng nay nó đã chết rồi thì tử thi giống như cây đá, nên bằng lòng cho người mổ bụng trước khi chôn cất. Khi mổ bụng ra thì rõ ràng chiếc dao nằm ở dạ dày. Điều quái lạ là có một cái bao da rất dày bọc chung quanh con dao, giống như chiếc vỏ đao bọc bên ngoài.
Hạc tử nói: “Sự việc con trâu nghé này thật là kinh thiên động địa! Tôi đọc truyện này đầu tiên phải tấm tắc khen ngợi, thế rồi kính cẩn thâu nhiếp sắc diện, rồi lại xúc động rơi lệ, đứng dậy khoa chân múa tay...
Sau đó, ông lại đề thơ cảm tác:
Thôn đao tạc tạc mạc nghi hư,
Khấu giác độc cầm Tôn lão cư,
Tử mẫu sạ phùng ngưỡng thiên đống,
Nhứt thời cuồng hỷ cánh hà như?
Dịch:
Nuốt dao việc ấy chớ hồ nghi,
Húc sừng gõ cửa lão Tôn bi,
Mẹ con gặp gỡ nhìn trời rống,
Mừng này mấy thuở sánh sao bì?
* Tích thứ 4: Khuyển bộ mẫu (Chó nuôi mẹ - truyện này trích trong Cẩm Tâm Lục)
Ở Trung Hoa, tại huyện Đức Hưng, có người chuyên làm ruộng, gia đình nghèo túng. Trong nhà có nuôi con chó cái. Lúc nó sinh con, vì không có gì ăn, lại thêm đám con xúm nhau bú, cho nên thân hình nó chỉ còn da bọc xương.
Cách nhà này hơn nửa dặm, có người họ Vương, một hôm đến nhà bác nông phu, thấy tình trạng thảm thương như vậy, nên nhân khi mấy con chó con dứt bú, bèn xin một con chó con đem về nuôi.
Hằng ngày ông này dùng tấm cám nấu cho chó con ăn no. Chó con sau khi được ăn no liền vui mừng ngoắt đuôi, hớn hở chạy về chỗ cũ ói ra những đồ ăn trong bụng cho mẹ nó ăn. Buổi mai cũng như chiều, dù gặp lúc mưa gió, chó con vẫn không quên mẹ.
Một nhân sĩ đương thời mục kích cảnh ấy có làm bài phú ca ngợi hiếu khuyển sau đây:
Cảm từ phong vũ lộ giang tân,
Triêu mộ bái hồi bàng mẫu thân,
An đắc gia gia hoan thúc thỉ,
Bạch đầu thùy niệm ỷ lư nhân.
Dịch:
Cảm lòng con trẻ gió mưa sông,
Chiều mai nuôi mẹ chẳng thưa lòng,
Cảnh nghèo hôm sớm vui rau cháo,
Tóc trắng phương trời tựa cửa trông.
Ý nghĩa bài phú trên:
Hai câu đầu mô tả hoản cảnh chó con nuôi mẹ. Sau khi được chủ mới xin về nhà nuôi và cho ăn uống no đủ, chó con không quên mẹ, nên ngày ngày hai lượt chạy trở về chốn cũ ói thức ăn ra để nuôi mẹ. Dù gặp lúc mưa to, gió lớn, sông nước ngăn trở, chó con vẫn không ngại khổ nhọc, lo cho mẹ khỏi bị đói lòng, không bao giờ xao lãng bổn phận.
Hai câu dưới đem cảnh nghèo khổ của chó con nuôi mẹ so sánh với cảnh nghèo túng của những người nghèo trong xã hội. Trên đời này, có mấy người sống trong cảnh nghèo đói mà được niềm hạnh phúc đầm ấm, trong sự hiếu thảo của con nuôi dưỡng như trường hợp chó mẹ được con nuôi như vậy?
Ba chữ “hoan thúc thỉ” mô tả cảnh người nghèo, tuy chỉ ăn đậu, uống nước lã, sống qua ngày nhưng vui sống với những đứa con hiếu thảo. Ba chữ này trích trong kinh Lễ: “Chiết thúc, ẩm thỉ tận kỳ hoan” (ăn đậu, uống nước lã cũng vui vô cùng).
Hai chữ “bạch đầu” ý chỉ mẹ nuôi con khôn lớn đến lúc bạc đầu nhưng có mấy ai nghĩ đến thâm ân từ mẫu.
Ba chữ “ỷ lư nhân” ý nói khi con ra khỏi nhà, mẹ thường sớm chiều tựa cửa ngóng trông.
* Tích thứ 5: Độc tàng đao (bò con giấu dao – truyện trích trong tập Đồng Sanh Lục)
Tại tỉnh Vân Nam, châu An Ninh bên Trung Hoa, có anh chàng đồ tể họ Triệu, chuyên làm nghề bán thịt bò nuôi sống. Một hôm, anh ta mua về hai con bò một mẹ, một con. Khi đem về nhà, anh định giết bò mẹ trước, nên trói lại rồi vào nhà lấy thùng ra hứng huyết. Bò con đứng cạnh trông thấy chiếc dao đồ tể để gần mẹ nó, nó vội ngậm dao đem giấu nơi kẹt đá.
Anh đồ tể khi xách thùng ra, kiếm con dao thọc cổ bò, nhưng không thấy đâu cả. Trong lúc anh ta đi kiếm khắp chỗ, thì có người hàng xóm trông thấy việc làm của bò con thuật lại cho anh ta. Nhưng anh đồ tể không tin, sau đó lấy một con dao khác đặt vào chỗ cũ, rồi vào trong nhà nép bên cửa sổ nhìn xem, anh thấy rõ ràng bò con cũng làm như trước.
Đồ tể họ Triệu chính mắt thấy cảnh đó, lòng buồn vô hạn, nước mắt tuôn rơi, ăn năn những tội đã làm từ trước. Chàng lập tức bỏ nhà vào trong Hoa Sơn làm đạo sĩ. Hằng ngày hành thiện và chí thành sám hối, lại dặn mẹ ở nhà nuôi hai con bò ấy. Đến 20 năm sau, khi chúng chết, chôn cất chu toàn.
Hạc Tử đề thơ cảm tác:
Đao đầu chuyển thính huyết phi hồng,
Tiểu độc hàm đao dĩ kế cùng;
Nhị thập niên gian tì mẫu hạn,
Hoa Sơn tiêu thụ hảo tòng phong.
Ý nghĩa bài thơ trên diễn tả cảnh người đồ tể trong lúc giết bò, chỉ cầm dao trong nháy mắt thì máu đỏ đã bắn ra tung tóe. Câu hai diễn tả hành động bò con ngậm dao đem giấu để cứu mẹ. Hai câu sau nói sự hai mẹ con bò được gia đình họ Triệu nuôi tử tế, riêng anh đồ tể bây giờ chuyên lo tu dưỡng, hưởng cảnh thanh nhàn nơi Hoa Sơn.
Hạc Tử đã bình luận: “Việc làm của đồ tể họ Triệu trong truyện này cùng với đồ tể họ An đem dê mẹ, dê con vào chùa phóng sanh, đều là bậc anh dũng, phát tâm dõng mãnh, phóng hạ đồ đao một cách dứt khoát dễ dàng”.
Hàng Sơn Tử có câu: “Liên hoa sanh phất thang”, nghĩa là “hoa sen sanh trong nước sôi” cũng là để nhắc nhở tích xưa, chuyện thật vậy.
Dịch giả thành kính y trong bộ Vật Do Như Thử dịch lại 5 truyện ngắn trên. Hai chuyện thuộc về phi cầm; ba truyện thuộc về tẩu thú. Kính mong chư thượng đức, tăng ni hai giới cùng quý Phật tử tại gia đã thọ Bồ Tát giới sau khi đọc những truyện này, luôn nhớ lời Phật dạy: “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, thị tâm tác Phật” (Tất cả loài hữu tình có tâm thức, có hoạt động, tức nhiên có Phật tánh. Đã có Phật tánh thì trong những kiếp tương lai, không chóng thì chầy, cũng sẽ thành Phật).
Khi đã hiểu như thế, đối với cá nhân tự mình, nên nghiêm trì tịnh giới, làm cho Bồ Đề tâm tăng trưởng. Đối với chúng sanh (lớn như voi, trâu; nhỏ như kiến, mọt) luôn thực hành theo lời Phật dạy là phải có tâm hiếu thuận, từ bi. Được như thế thì phước đức vô lượng và mau viên mãn quả Bồ Đề.
Riêng về ý nghĩa bốn chữ Vật Do Như Thử là tựa đề quyển sách, có ý nghĩa là loài vật, cầm thú còn như thế (biết hiếu thảo) huống chi là con người, không lẽ không bằng loài vật.
Như trên đã nói qua hiếu đạo của loài cầm thú, bây giờ xin nói qua hiếu đạo của con người. Y chiếu theo trong kinh điển, xin nêu lên hai gương hiếu hạnh:
* Tích 1: Gương đại hiếu của Viêm Ma vương tử
Phụ thân của Viêm Ma Vương Tử một hôm lâm trọng bệnh. Sau khi chẩn mạch, y sĩ cho biết muốn chữa bệnh phải có con mắt của người từ lúc sơ sinh đã không bao giờ có tâm nóng giận, chưng làm thuốc uống thì bệnh mới hy vọng chữa khỏi. Ngoài ra không có vị thuốc nào có thể chữa khỏi được.
Viêm Ma Vương Tử nghe vậy liền thưa với y sĩ rằng: “Thưa tiên sinh, tôi là người từ trước đến nay không hề nóng giận. Vậy tôi xin thành tâm nguyện móc mắt để trị bệnh cho thân phụ”.
Chư vị hãy suy nghĩ đây là một gương hiếu hạnh vĩ đại biết dường nào!
* Tích 2: Đồng tử Từ Tâm
Trong kinh lại nói, có một đồng tử tên là Từ Tâm. Vì muốn ra biển cả tìm châu báu để cứu tế những chúng sanh trong cảnh bần cùng, khốn khổ. Sau khi định như vậy, đồng tử bèn từ biệt thân mẫu của mình để ra đi.
Thân mẫu của đồng tử vì lòng thương con tha thiết, bà e rằng đồng tử xuống biển tìm châu báu chưa chắc đã tìm được, nhưng sanh mạng quý báu lại bị mất. Vì thế bà không tán thành ý kiến của con. Nhưng từ tâm muốn tìm châu báu cứu giúp chúng sanh của Từ Tâm quá tha thiết, đồng tử không kể đến lời can ngăn của mẹ, quyết chí ra đi.
Trước khi đi, trong lúc nóng giận vì sự cản trở của mẹ, đồng tử đã đến gần bà nhổ đi một sợi tóc mà không ai hay biết. Vì hành động ngỗ nghịch bất hiếu đối với thân mẫu như vậy, nên khi đồng tử vào trong biển cả, tự nhiên thấy một vòng sắt nóng cháy đỏ từ không trung rơi xuống ngay đỉnh đầu xoay tít trên ấy.
Đồng tử cảm thấy thống khổ cực điểm, liền lập tức phát đại thệ nguyện rằng: “Từ này về sau, tôi nguyện nếu có bao nhiêu tội nhân phải chịu khổ hình này, tôi xin tình nguyện chịu thay tất cả”.
Do sự phát nguyện rộng sâu như thế, vòng lửa cháy đỏ đang xoay trên đầu đồng tử liền tiêu diệt.
Kinh Khê Đại Sư khi xem truyện ấy, có làm bài kệ:
Nghịch mẫu tổn phát,
Thành địa ngục tâm,
Phát thệ lập nguyện,
Thuộc Phật giới hiện.
Dịch:
Nghịch với mẫu thân nhổ sợi tóc,
Tâm ngỗ nghịch ấy thành nhân địa ngục.
Phát thệ lập nguyện độ chúng sanh
Tức là thiện tâm soi nơi Phật giới.
Thế nên, chúng ta đối với cha mẹ phải luôn thực hành hiếu đạo.
Trên đã đề cập đến sự hiếu thuận đối với phụ mẫu, tiếp theo xin giải thích sự hiếu thuận đối với sư tăng, Tam Bảo. Chữ Sư trong kinh văn chỉ cho Bổn Sư Hòa Thượng, cũng chỉ cho tam sư thất chứng. Bổn Sư Hòa Thượng và tam sư thất chứng chẳng những có ân đức dạy dỗ chúng ta, mà còn có trọng ân thành tựu giới thân huệ mạng cho chúng ta.
Nếu không có giới thân để làm gốc tu nhân thì tất cả công đức pháp lành đều không thể sanh trưởng được. Nếu như không có sự giáo huấn của sư trưởng thì chúng ta không biết tu hành như thế nào. Dù có tu đi nữa, cũng lạc vào đường lối tu hành mù quáng, không có hy vọng được thành Phật.
Thâm ân trọng đức vĩ đại này hoàn toàn từ nơi bậc sư trưởng đã ban cho chúng ta. Cho nên đối với sư trưởng chúng ta phải hết lòng thờ kính, phụng dưỡng và hiếu thuận, không được trái nghịch, để khả dĩ gọi là báo bổ một phần trong muôn một thâm ân trọng đức này!
Tam Bảo nghĩa là Phật, Pháp, Tăng. Phật là đấng Đạo Sư trong tam giới. Pháp là hoằng quy xuất thế gian. Tăng là đệ tử Như Lai, người thay thế cho Phật tuyên dương chánh pháp, lợi ích quần sanh. Phật, Pháp, Tăng gọi là Tam Bảo, là phước điền tốt của muôn loài, là từ phụ của tứ sanh. Có công năng thành tựu huệ mạng cho chúng sanh. Huệ mạng của chúng ta hoàn toàn nương nhờ sự huân tu trong ngôi Tam Bảo mà thành.
Nếu không có sự huân tu trong ngôi Tam Bảo thì chúng ta nhờ đâu mà được huệ mạng cho đến chứng đắc quả Vô Thượng Bồ Đề? Vì thế, thâm ân trọng đức của Tam Bảo đối với chúng ta thật vĩ đại, không thể nào hình dung và đo lường.
Cho nên là một Phật tử đối với ân sâu dường bể cả của Tam Bảo, phải khéo léo cung kính, phụng dưỡng, hết lòng hiếu thuận, tôn trọng, không được trái nghịch, mới có thể đền đáp thâm ân trong muôn một. Nếu không như thế, thì không xứng đáng là người đệ tử của Tam Bảo.
Tóm lại:
Cha mẹ có công sanh thành dưỡng dục. Sư tăng có công giáo huấn dẫn dắt. Tam Bảo có ân cứu độ. Thế nên chúng ta nhất thiết phải hiếu thuận. Hiếu thuận đối với cha mẹ, sư tăng, tam bảo là đồng với vâng giữ giới cấm của Như Lai, nên gọi hiếu thuận là cương lãnh của giới pháp. Đây là một giá trị đặc biệt, chúng ta phải chiêm nghiệm, nghiên cứu và tôn trọng triệt để.
Thông thường, thế nhân không hiểu rõ giới pháp và hiếu thuận tuy dị danh nhưng đồng nhất thể. Nên khi nhìn thấy những người xuất gia, cát ái từ thân, không nuôi dưỡng cha mẹ, cạo râu, bỏ tóc, đem thân giam hãm nơi chốn thiền môn thanh tịnh hay chốn lan nhã tịch tĩnh; họ liền cho rằng hành động ấy là đại bất hiếu. Vì thế, họ kết luận Phật giáo là một tôn giáo không xem trọng Hiếu đạo.
Quan niệm ấy thật vô cùng sai lầm! Phải biết giới pháp của Phật là hiếu đạo, bao dung tất cả. Không thể cho Phật pháp là quên đạo hiếu thuận. Phật pháp chẳng những không quên hiếu đạo mà trái lại còn xem đó là điều tối trọng yếu.
Do vậy, nên trong Tây Quy Trực Chỉ quyển 3 của bộ An Sĩ Toàn Thư, có chương mang đề mục “Đại hiếu nhân bất nguyện nhập thai” (người đại hiếu không nguyện nhập vào thai mẹ) thuyết minh như sau:
Thần thức con người khi gá vào thai mẹ, chẳng những tự mình bị khổ, mà chính cũng làm cho mẫu thân thọ đại khổ.
- Đây xin nói về nỗi khổ khi còn ở trong thai và lúc thoát thai. Khi còn trong thai, hài nhi nằm ở dưới sanh tạng, trên đại trường. Ban đầu hình thể dường như váng cháo, sau đó như cái bóng nước, tiếp tục triển chuyển đổi thay dần dà thành hình. Lúc ở trong bào thai hoàn toàn không được tự do, lại chịu nhiều thống khổ, khi mẹ ăn đồ nóng, thai khác nào như bị nước sôi rưới và thân; khi mẹ ăn thức lạnh, thai nhi dường nằm trên băng tuyết.
- Chỗ ở là nơi hoàn toàn không tinh khiết, thức ăn đều là máu huyết bất tịnh. Thời kỳ hoài thai tuy không quá ba trăm ngày mà sự thọ khổ dài gần 20 năm, nên trong kinh gọi là “thai ngục”. Đến khi đã đầy đủ ngày tháng, hài nhi lộn ngược, đầu hướng xuống sản môn, hình chất dần dà to lớn, muốn tìm lối ra cũng không biết phải làm sao!
Thế là con đường tự tử chính ở giờ phút này, mà nhân duyên giết mẹ cũng ngay giờ phút này. Lúc sanh, bà mụ kéo hài nhi từ bụng mẹ ra, nỗi đau ấy hài nhi cảm thấy dường như bị xe cán. Vì thế, khi vừa ra khỏi thai, không một hài nhi nào mà không cất tiếng khóc. Tiếng khóc nghe chừng âm vang hai chữ: “Khổ a! Khổ a!”
Khi ra khỏi thai, trẻ chưa nhận thức được thế nào là dơ sạch, bò lết nằm ngồi trên phẩn uế. Cho dù người đại phú quý hay bậc đại thánh, đại hiền cũng vẫn như vậy. Nhưng vì mọi người đã quen chấp nhận, nên cho là luật tự nhiên, không lưu tâm đến những điểm đó.
Nhưng nếu là kẻ có tâm tỉnh ngộ, những lúc đêm khuya thanh vắng, tự mình suy ngẫm, lẽ nào không cảm thấy buồn chán hổ thẹn! Lúc lâm bồn hài nhi chịu thống khổ đã đành, nhưng người mẹ lại càng muôn vàn nỗi thống khổ lẫn hổ thẹn. Từng phút giây đối diện với tử thần, mỗi niệm, mỗi niệm, sợ sanh khó được. Nếu may mắn qua khỏi, sống lại, khi vừa thấy hài nhi thì bao nhiêu đớn đau, hổ thẹn đều quên mất, lòng mẹ thương yêu quý trọng con dường như châu ngọc.
Từ đây lo chăm sóc, ẵm bồng, cho ăn, cho bú, nằm nơi ẩm ướt, nhường chỗ khô ráo cho con. Khi sanh nở, bao nhiêu tinh huyết đều tiêu mòn, nỗi khổ của từ mẫu nói sao cho cạn.
Nên xưa kia có thầy sa-di mới bảy tuổi xuất gia, tinh tấn tu hành. Sau khi đắc đạo Lục Thông, thầy dùng Túc Mạng Thông tự biết rõ những đời quá khứ của mình. Thầy xúc động than rằng:
- Chỉ một thân ta đây mà làm khổ lụy không biết bao nhiêu bà mẹ. Ở đây, ta chỉ nói sự thống khổ của năm bà mẹ thôi. Khi làm con của bà mẹ thứ nhứt, gần nhà một sản phụ cũng sanh một nam tử như ta. Riêng ta đoản mạng, mỗi khi mẹ ta nhìn thấy con bà hàng xóm trưởng thành liền sanh lòng buồn rầu, khổ não. Khi làm con bà mẹ thứ hai, ta cũng lại chết sớm. Mẹ ta nếu thấy người cho con bú liền sanh lòng buồn khổ. Đến khi làm con người thứ ba, mới lên mười tuổi, ta cũng qua đời. Mẹ ta mỗi khi thấy con của người khác ăn uống như ta, thì đâm ra đau buồn, khổ não. Khi làm con bà mẹ thứ tư, chưa nói đến cuộc hôn nhân thì ta đã chết. Mẹ ta trông thấy những thanh niên trang lứa như ta, có cha mẹ đi kết thông gia và cưới vợ, thì cũng buồn rầu đau khổ vô cùng. Hiện tại làm con bà mẹ thứ năm, ta mới bảy tuổi, theo thầy xuất gia, học đạo, mẹ ta ở nhà trơ trọi một mình, mỗi khi nhớ đến con, quên ăn, bỏ ngủ sanh ra đau buồn khổ não.
Chao ôi! Chúng sanh ở trong vòng luân hồi sanh tử có vui thú gì? Mỗi khi thọ sanh chỉ làm khổ lụy cho mẹ như thế. Vì vậy, sau khi xa lìa cha mẹ, ta tinh tấn học đạo chuyên tu, hôm nay đạo quả đã viên thành...
Hiện nay trên khắp nẻo đường thênh thang xuôi ngược, bao nhiêu lữ hành lại qua nhộn nhịp như thoi đưa. Đại đa số đều là những kẻ làm khổ lụy cho cha mẹ, có mấy ai biết báo đáp công ơn dưỡng dục sanh thành?
Nếu suy gẫm cho kỹ, thoát thai một đời làm khổ lụy cho cha mẹ một đời; thoát thai trăm ngàn muôn ức đời làm khổ lụy cho cha mẹ đến trăm ngàn muôn ức đời, chẳng phải thật đáng buồn hay sao?
Thế nên Đại Thánh Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta thương xót thế gian, Ngài dạy chúng ta nhứt tâm niệm Phật, cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen. Tự mình đã tránh khỏi được hoạn nạn về sanh khổ, mà đối với cha mẹ cũng vĩnh viễn tránh được sự gây khổ lụy cho từ thân. Đó chẳng phải là hạnh đại hiếu của bậc đại hiếu hay sao?
Thế nhưng, có lắm người không tin Phật, họ trở lại phỉ báng Phật, cho rằng những người xuất gia là đại bất hiếu. Ấy là họ cam lòng chịu ở trong thai ngục, cũng như làm khổ lụy cho mẫu thân!
Truyện ngắn trên đây cho chúng ta thấy đạo hiếu thuận trong Phật pháp là hàm dung tất cả.
Ở đây, những Phật giáo đồ thuần chánh, đôi lúc cũng có thể phát sanh nghi vấn: “Ý nghĩa giới pháp trong Phật pháp rất rộng lớn, còn hiếu thuận thông thường của thế tục đâu thể nào là cùng tột, để sánh với nghĩa giới pháp của Phật?”
Nên biết rằng: Hiếu thuận trong Phật pháp giảng nói, không phải là thứ hiếu thuận thông thường trong thế tục.
Tại sao vậy? Vì quan niệm về hiếu thuận của thế tục, mọi người nếu quả có thể thực hành được thì chẳng qua chỉ thu được tiểu quả của cõi nhân thiên mà thôi. Ngược lại, quan niệm hiếu thuận của Phật pháp rộng lớn dường như hư không.
Nếu có thể thực hành được thì thâu hoạch được quả vị Vô Thượng Bồ Đề, cho nên trong kinh văn nói hiếu thuận là pháp chí đạo. Không phải là thứ hiếu thuận phục lao, phụng dưỡng thông thường.
Trong Vu Lan Bồn Sớ thuyết minh:
Khể thủ tam giới chủ,
Đại hiếu Thích Ca tôn,
Lịch kiếp báo thâm ân,
Tích nhân thành Chánh Giác.
Dịch:
Cúi đầu đảnh lễ Tam Giới Chủ
Thích Ca Mâu Ni đại hiếu tôn
Nhiều kiếp đáp đền ơn cha mẹ,
Chứa nhóm nhân lành thành Chánh Giác.
Cực đỉnh của vô thượng Phật quả là do báo đáp thâm ân của song thân mà thành, thì đâu phải là thứ hiếu thuận của thế gian? Hiếu thuận với song thân sẽ được đắc thành quả Phật và bất hiếu với song thân lẽ đương nhiên phải thọ quả khổ. Nói vậy để thấy rằng quả báo sướng, khổ của thế gian và xuất thế gian đều do nơi hiếu hoặc bất hiếu chiêu cảm nên, tức là do nơi trì giới hay không trì giới mà thọ lãnh vậy.
Phần trên giải thích câu: “Hiếu thuận chí đạo chi pháp”. Theo sự dẫn giải này, chúng ta thấy rõ hiếu thuận cùng pháp giới tuy dị danh nhưng đồng nhất thể.
Nên Đức Phật dạy tiếp: “Hiếu danh vi Giới” (Hiếu gọi là Giới). Theo quan niệm trong Phật pháp, hiếu thuận đứng về mặt thời gian, chẳng những trong đời hiện tại, bổn phận làm con, không phân biệt nam nữ, dù hết lòng hầu hạ, phụng dưỡng, cúng dường cho cha mẹ, cũng chưa được xem là hoàn toàn hiếu thuận và đền đáp thâm ân cha mẹ đầy đủ; mà phải làm thế nào cho cha mẹ sanh tín tâm đối với Tam Bảo, từ trong Tam Bảo tu học, để thâm tâm được giải thoát. Đó mới chính thật là đại hiếu hạnh theo quan niệm của Phật pháp.
Trên thế gian này nếu nói về bậc chân chánh, có đầy đủ tư cách thực hành hạnh đại hiếu, thì phải suy tôn đức Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta. Khi thành đạo, Ngài chẳng những riêng vì cha mẹ hiện đời thuyết pháp, mà còn muốn đền đáp công ơn của cha mẹ nhiều đời. Nên khi hóa độ chúng sanh, lúc giảng đến vấn đề hiếu thuận với cha mẹ, Ngài dạy chúng ta phương thức làm thế nào để thể hiện hạnh hiếu thuận với cha mẹ hiện đời, luôn cả đối với cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp.
Theo quan điểm của Phật pháp mà nói, chẳng những như trong kinh Phạm Võng nhấn mạnh: “Nhứt thiết nam tử thị ngã phụ, nhứt thiết nữ nhơn thị ngã mẫu” (tất cả người nam đều là cha của ta; tất cả người nữ đều là mẹ của ta), mà tất cả chúng sanh bao gồm nhân loại đến các loài hữu tình khác, không một chúng sanh nào không phải là cha mẹ của chúng ta. Vì từ vô thỉ cho đến ngày nay, chúng ta trôi lăn trong vòng sanh tử, thì không có chúng sanh nào không từng làm cha mẹ của chúng ta. Chẳng qua vì luân hồi nhiều kiếp thay hình đổi dạng nên không còn nhận ra lẫn nhau, chỉ biết cha mẹ trong đời hiện tại của mình, còn với tất cả người khác không cho là cha mẹ.
Cũng vì không biết tất cả chúng sanh đều là cha mẹ của mình nên tâm lượng của chúng sanh vô cùng hạn hẹp. Vì muốn mở rộng lòng dạ của chúng ta, Đức Phật đã nhiều phen đặc biệt khai thị rằng: “Nhất thiết chúng sanh giai thị phụ mẫu”. Như thế, đối với tất cả chúng sanh, nếu chúng ta đồng thực hành sự không sát sanh, không trộm cắp... phải biết đó chính là nghiêm trì tịnh giới.
Chúng ta đối với tất cả chúng sanh, nếu đã xem là cha mẹ của mình thì cần phải cung kính, tôn trọng, không chút khinh suất. Đó chính là hiếu thuận. Cho nên ý nghĩa sở tại của hiếu thuận chính là giới hạnh đầy đủ. Chính vì như thế, trong phần kinh văn phía sau, khi giảng đến mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh, rất nhiều giới, Đức Phật đề cập đến tâm hiếu thuận, tâm cung kính, tâm từ bi.
Tất cả tâm này lại xuất phát từ tâm hiếu thuận mà lưu lộ. Tất cả đều lấy tâm hiếu thuận làm căn bản. Do đó, chúng ta thấy rõ hiếu thuận tức là giới pháp.
Vì thế, hành giả trong Phật pháp, bất luận tại gia hay xuất gia, nếu không thể chân chánh thực hành hiếu đạo, tức không phải chơn tâm học Phật và cũng sẽ không được thọ dụng pháp vị trong Phật pháp. Như vậy, là Phật tử nói riêng, tất cả nhân loại nói chung, không nên khinh thường bỏ qua hạnh hiếu thuận, nếu không muốn nói là phải hết sức xem trọng.
Đại Thừa Bồ Tát giới tức Tam Tụ Tịnh Giới, dù bàn luận ý nghĩa ra thì rất sâu rộng, không cùng tận. Nhưng nếu đem so sánh với ba câu trong Nho Giáo của Trung Hoa về đạo hiếu thuận đối với cha mẹ thì nội dung tư tưởng rất phù hợp với Tam Tụ Tịnh Giới. Ba câu ấy như sau:
1. Bất nhục kỳ thân (không làm cho cha mẹ bị nhục)
Ý nói phận làm con phải triệt để tránh mọi hành vi, cử chỉ trong cuộc sống khả dĩ làm cho cha mẹ chúng ta bị sỉ nhục. Nếu thường giữ tâm niệm không làm cho cha mẹ bị sỉ nhục, thì lẽ tự nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ làm những việc trái với đạo đức nhân sinh, cũng như những tội ác vi phạm pháp luật.
Nên Nhạc Chánh Tư Xuân nói: “Nhứt cử túc nhi bất cảm vong phụ mẫu; nhứt xuất ngôn chi bất cảm vong phụ mẫu; thị cố ác ngôn bất xuất ư khẩu, phẫn ngôn bất cập ư thân. Bất nhục kỳ thân, bất sỉ kỳ thân, khả vi hiếu hĩ” (Mỗi khi giở chân không dám quên ơn cha mẹ, mỗi khi thốt lời cũng không dám quên ơn cha mẹ.Thế nên, lời nói ác không bao giờ thốt ra khỏi miệng, những lời nói tức giận cũng không đến nơi thân mình được. Giữ gìn bản thân không bị sỉ nhục, cũng không làm cho song thân bị sỉ nhục. Như thế có thể gọi là hiếu vậy).
Phải thực hành thế nào để có thể đạt đến mức độ nói trên? Muốn vậy, chỉ có việc duy nhất là vâng giữ Nhiếp Luật Nghi Giới của Bồ Tát. Vì công hiệu tối đại của Nhiếp Luật Nghi Giới là khiến cho chúng sanh không làm tất cả những tội ác.
Chúng ta lúc sinh tồn trên thế gian nếu có thể tránh làm tất cả những tội ác thì tất cả mọi sự đều quang minh chánh đại, nào ai dám xem thường mình, cũng như khinh nhục cha mẹ mình.
Sở dĩ cha mẹ bị người hủy nhục chỉ vì con cái tạo gây việc lỗi lầm. Tỷ như người đó trộm cướp, giết người, thì dư luận sẽ nói kẻ đó là con của ông đó, bà đó... do không chịu quan tâm đến sự giáo dục con cái nên mới xảy ra những việc đồi phong bại tục như thế... Thật là oan uổng cho cha mẹ biết dường nào! Sự sỉ nhục ấy không phải là do con cái gây nên hay sao?
Nếu phụng hành Nhiếp Luật Nghi Giới của Bồ Tát nghiêm túc thì không bao giờ làm cho cha mẹ bị sỉ nhục, hay nói khác đi, đó chính là sự chân thật hiếu thuận đối với song thân.
2. Hiển dương phụ mẫu (làm cho cha mẹ được vinh hiển)
Ý nói phận làm con dù nam hay nữ, mọi hành động, cử chỉ đều phải làm cho cha mẹ được vinh diệu, hân hoan, rạng rỡ mày mặt.
Đức Khổng tử nói: “Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển kỳ phụ mẫu, hiếu chi chung dã” (đạo làm con phải lo lập thân hành đạo, để tiếng tốt cho đời sau, làm cho cha mẹ được hiển vinh, đấy là trọn với hiếu đạo vậy).
Trung Hoa ngày xưa dùng bộ Tam Tự Kinh để dạy vỡ lòng cho trẻ con, trong ấy cũng nói: “Dương danh thanh, hiển phụ mẫu” (đạo làm con phải làm sao cho thanh danh của mình được hiển đạt, khiến cho cha mẹ được rỡ ràng mày mặt).
Nếu chúng ta có học vấn quảng bác, trí thức phong phú, phẩm tánh cao thượng thì dù ở bất cứ xã hội nào, quốc gia nào, đều có danh dự lành tốt, được mọi người tôn kính. Từ đó, thanh danh chúng ta được lan truyền rộng rãi. Tự bản thân đã có thanh danh lành tốt, đương nhiên cha mẹ cũng được vinh quang vô hạn. Ngược lại, cha mẹ sẽ cảm thấy tủi nhục, xấu hổ vô cùng.
Nhưng làm thế nào để cha mẹ được hiển vinh?
Chỉ duy nhất cố gắng vâng giữ Nhiếp Thiện Pháp Giới của Bồ Tát. Vì Nhiếp Thiện Pháp Giới có công dụng khiến chúng sanh thực hành tất cả việc thiện. Chúng ta sanh tồn trên thế gian, nếu có thể tận lực đem hết khả năng, thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân để làm những việc lợi ích cho nhân quần, xã hội, thì mọi người sẽ ca ngợi: “Người ấy rất nhiệt tâm đối với việc giáo dục trong xã hội và mọi công tác từ thiện, thật là một người hiếm có. Người ấy là con trai, con gái của ai? Ồ! Vốn là con của ông ấy, bà ấy. Có được một người con trai như thế hẳn ông cha cũng như thế. Có được một người con gái như thế, hẳn là bà mẹ cũng như thế. Tốt thay! Quý thay!”
Chỉ một lời khen ngợi như thế cha mẹ cảm thấy vinh diệu vô cùng. Cho nên muốn thực hành được bốn chữ “quang tông diệu tổ” của người Trung Hoa nói, chỉ duy nhất là y theo Nhiếp Thiện Pháp Giới của Bồ Tát mà thực hành, nên có tể nói trì giới chính là hiếu thuận vậy.
3. Tứ loại bất quỹ (ban bố cho nhân loại không thiếu sót)
Ý nói đạo làm con, ngoài vấn đề chính tự bản thân thực hiện hiếu thuận với mẹ cha, còn nên khuyên bảo mọi người đều nên hiếu thuận với cha mẹ, làm cho tất cả đều thấm nhuần trong hạnh hiếu thảo, không bỏ sót một cá nhân nào. Cổ đức giải thích câu “tứ loại bất quỹ” như sau: Tứ là ban bố, quỹ là thiếu sót.
Ý nói: Tự mình đã thực hành hiếu đạo, lại còn đem hạnh hiếu rải đều, ban bố cho tất cả chúng sanh, chẳng để thiếu sót mọi ai. Đó chính là dùng thân mình làm phép tắc, tự mình hiếu thuận với cha mẹ, lại còn phải “khổ khẩu bà tâm” khuyên người hiếu thuận với cha mẹ để làm tròn bổn phận làm con. Nếu như không hiếu thuận với cha mẹ, đó chính là phạm tội ác lớn.
(“Khổ khẩu bà tâm” là một thành ngữ. “Khổ khẩu” đồng nghĩa với “khổ ngôn”: lời nói dùng để khiển trách, răn đe mọi người chừa bỏ những việc làm gây tạo lỗi lầm và tội ác, nên thường là nghịch tai mọi người. “Bà tâm” là lòng từ lành. Nói chung thành ngữ này có nghĩa là vì lòng từ lành, không quản mệt nhọc, đem lời khiển trách răn đe, khiển trách chúng sanh từ bỏ tội ác, lỗi lầm).
Làm thế nào để mình và mọi người thực hành hạnh hiếu thuận?
Chỉ có vâng giữ Nhiếp Chúng Sanh Giới của Bồ Tát giới. Vì lực dụng tối đại của Nhiếp Chúng Sanh Giới chính là hóa độ cho tất cả chúng sanh, khiến tất cả đều được vào Phật đạo.
Bất cứ người tu hành nào đã vào được trong Phật Pháp, thì không ai chẳng hiếu thuận với cha mẹ. Chẳng những đối với cha mẹ hiện đời, mà cả với cha mẹ nhiều đời quá khứ, đều mong mỏi cho các vị được độ thoát.
Nếu như không y chiếu thực hành theo Nhiếp Chúng Sanh Giới thì không bao giờ đạt được mục đích ấy. Vì thế nếu có thể thực hành Nhiếp Chúng Sanh Giới một cách nghiêm cẩn, tức là thể hiện hạnh hiếu thuận với cha mẹ từ vô thỉ đến hiện tại. Như vậy, chúng ta đủ thấy hiếu thuận tức là Trì Giới.
Phần trên đã giải thích câu “hiếu danh vi giới”. Tiếp theo đây xin giải thích câu “diệc danh chế chỉ” (cũng gọi là cấm ngăn).
Chữ “chế” có nghĩa là định ra với tính cách bó buộc để chống lại điều gì. Ở đây, có nghĩa là chế ngự ba nghiệp không cho tạo tác các điều ác quấy. Chữ “chế” ở đây còn có nghĩa là chế định, quy định ra những pháp lành cần phải thực hiện rốt ráo.
Chữ “chỉ” có nghĩa là dừng lại, nghĩa là ngăn các vọng niệm, không cho sanh khởi và loạn động. Chữ “chỉ” còn có nghĩa là ngưng ngay tất cả mọi ác pháp, không được tiếp tục tạo tác, như không được sát sanh, trộm cắp, tà dâm... chính là phạm vi của chữ Chỉ.
Nên biết rằng: Ngăn dứt tất cả tội ác không làm nữa, có nghĩa là “chỉ trì”. Đó chính là điều cấm chỉ trong hạnh hiếu thuận.
Còn như phóng sanh, bố thí, tu phạm hạnh ấy chính là Tác Trì, nghĩa là pháp chế trong tâm hiếu thuận. Cho nên hiếu thuận gọi là Chế Chỉ.
Trong kinh, Phật dạy:
Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành.
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.
Dịch:
Đừng làm điều ác,
Vâng làm việc lành.
Tự giữ thanh tịnh,
Chính lời Phật dạy.
Bài kệ trên giải thích hai chữ “chỉ trì” rất thấu đáo.
Theo sự thuyết giảng bên trên, chúng ta thấy hiếu đạo trong Phật pháp mang tính siêu việt hơn hiếu đạo của Nho gia cũng như hiếu đạo thông thường ở thế gian. Tại vì sao?
Vì hiếu đạo trong Phật pháp mang ý nghĩa giới pháp - Hiếu gọi là Giới. Hiếu đạo của Phật pháp chẳng những có tính chất bình đẳng, rộng lớn và bao dung, mà còn lìa khổ được vui, thú hướng quả vô thượng Bồ Đề tối cao là mục đích. Khi mới thành đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Đức Phật kiết giới Bồ Tát này, Ngài đã dạy như thế. Chính ngay trên hội Niết Bàn, trong kinh Di Giáo, Đức Phật cũng dạy: “Này các tỳ kheo! Sau khi ta diệt độ, các ông phải trân trọng tôn kính Ba La Đề Mộc Xoa như người trong bóng tối gặp được ánh sáng, người nghèo được của báu. Các ông nên biết Ba La Đề Mộc Xoa tức là vị đại sư của các ông. Hãy xem giới pháp này như ta còn trụ thế không khác. Ba La Đề Mộc Xoa chính là Giới, Đại Sư của các ông chính là Hiếu!”
Do đó, chúng ta thấy giáo pháp suốt thời đại của Đức Phật đã tuyên thuyết, trước sau đều lấy Hiếu là giới, Hiếu làm chế chỉ. Điều này thể hiện trong toàn bộ giáo pháp của Phật và trong kinh này, trước sau cũng đều nhất quán như thế.
Hành giả Bồ Tát nếu không trái nghịch với mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh thì chẳng những thuận với bổn nguyên Tâm Địa, cũng như đối với Tam Tụ Tịnh Giới mà còn là hiếu thuận với tất cả. Làm con, không phân biệt trai gái, đều phải hiếu thuận với cha mẹ. Có thể nói đó là việc thiên kinh địa nghĩa (đạo của trời, nghĩa của đất), xưa nay không bao giờ thay đổi, không được hoài nghi. Nhưng muốn biết hiếu chân hay giả, cần phải khảo nghiệm.
Giờ đây, xin kể một câu chuyện có thật như sau:
Vào thời xưa tại Trung Quốc, có một ông cụ tuổi đã cao. Bà cụ đã qua đời, chỉ còn một mình ông sống với ba người con. Cụ ông là người tiền của rất nhiều, ruộng vườn không kể xiết; nhưng thân thể ông lại mang nhiều bệnh tật.
Sau khi cụ bà mãn phần một thời gian, ông đem tài sản chia ra làm bốn phần bằng nhau. Mỗi phần gồm một ngàn vạn quan tiền, thêm ruộng đất thật nhiều. Ba phần gia sản được cấp cho con trưởng, con thứ và con út. Còn lại một phần ông để dành làm phần dưỡng lão cho mình.
Sự phân chia rất công bằng của ông khiến các người con không ai phản đối đuợc. Nhưng vì cho rằng ông còn giữ một phần gia sản to lớn, nên người con cả nảy sinh ý định chiếm đoạt. Anh ta đến thưa với cha rằng: “Con xin thỉnh phụ thân về nhà ở, con nguyện phụng dưỡng phụ thân trong lúc tuổi già và cố gắng làm cho phụ thân được vui lòng trong những ngày già”.
Cậu con thứ hai cũng đồng tâm trạng tranh đoạt phần gia tài còn lại nên cũng thưa với cha: “Con nguyện giúp cho phụ thân du lịch ngoại quốc, con sẽ theo hầu để phụ thân được nhìn thấy sự phong quang trên thế giới. Nhãn quan của phụ thân sẽ được mở rộng, tâm hồn sẽ được thơ thới trong những ngày già”.
Riêng phần người con út sau khi cha chia gia tài, cậu không biểu lộ bất cứ thái độ nào. Cũng không thốt một lời nào, lúc nào cũng im lặng, trầm ngâm.
Nhìn vẻ bên ngoài, ai cũng nghĩ hai người con lớn thật hiếu thảo, và cậu con út dường như bất hiếu. Người cha muốn khảo nghiệm các con của mình để biết xem người nào chân thật hiếu thảo. Ông cho gọi cả ba về nhà và bảo rằng: “Cha cho các con biết: Gia tài của cha đã chia làm bốn phần, đã cho các con ba phần. Riêng phần của cha, cha đã đem trợ giúp cho cơ quan từ thiện. Hiện nay cha không còn một đồng, lại thêm thân mang bệnh mỗi ngày một trầm trọng. Từ đây về sau, cha cần nương vào các con, để nhờ các con chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh hoạn và cung cấp sự sống hằng ngày”.
Ba người con khi nghe cha nói xong, đều có phản ứng khác nhau. Cậu con cả trong lòng tự nghĩ: “Tưởng gia tài của ông còn nguyên, té ra trong tay không còn một đồng. Vậy ta cũng không cần nuôi dưỡng ổng làm gì”. Sau khi suy nghĩ như vậy, cậu ta liền thưa rằng: “Thưa phụ thân, lẽ ra con phải rước phụ thân về nhà con ở, nhưng nhà con chật hẹp, con nít lại đông, e rằng phụ thân không được yên ổn lúc tuổi già. Theo con nhận thấy, tốt nhứt phụ thân nên đến nhà chú hai ở vì chú hai trước đây có hứa giúp cho phụ thân đi du lịch ngoại quốc. Chú sẽ giúp phụ thân được toại nguyện”.
Cậu thứ hai vừa nghe anh cả nói xong, vội tiếp lời: “Thưa cha, sức khỏe của cha hiện nay đã suy yếu, đối với sự du lịch thật không còn thích hợp. Còn việc về nhà con ở thì rất bất tiện, vì nhà con chật hẹp. Hơn nữa, con phải ra ngoài công tác, không ai ở nhà lo cơm cháo cho cha. Theo con thấy, cha nên về nhà chú ba ở tiện hơn!”.
Cậu thứ ba nghe hai anh nói vậy, không cần suy nghĩ liền thưa rằng: “Con xin thỉnh cha về nhà để con lo lắng cho cha, con cố gắp giúp cha vui sống lúc tuổi già và sẽ rước lương y điều trị bệnh hoạn cho cha. Tốn hao bao nhiêu cũng được, xin cha yên tâm đừng nghĩ đến. Con chỉ mong cha được mạnh khỏe, khang kiện là con mừng!”
Nghe xong ông cụ liền nói rằng: “Việc ấy đâu có được, gia tài cha cho con, để con lo cho gia đình con sau này. Con phải giữ gìn cho kỹ. Cha nay tuổi đã già, bệnh lại trầm trọng thế này, sống được ngày nào thì sống, con chớ bận tâm lo lắng, cần gì phải rước lương y!”
Cậu út thưa rằng: “Xin cha đừng nghĩ như thế! Tài sản của cha cho con là những giọt mồ hôi và nước mắt của cha từ bao nhiêu sự thống khổ mà có ra. Hiện nay trong tay cha không còn đồng nào nữa, thì phần tài sản của con, con xin đem toàn bộ để lo cho cha. Còn sự sống của vợ con của con về sau, con và chúng nó tự lo để duy trì đời sống. Con đâu nỡ thấy cha bệnh hoạn mà không lo lắng”.
Sau khi nghe cậu thứ ba thành khẩn chí thiết thưa như trên, cụ ông vô cùng cảm động, bảo rằng: “Con thật là đứa hiếu tử chơn thật. Con đối với cha hoàn toàn không có bất cứ tham vọng nào về tài sản. Giờ đây, cha công khai tuyên bố với ba con: Số gia tài một ngàn vạn quan và ruộng đất của cha không hề có sự trợ giúp cho cơ quan từ thiện nào cả. Hôm nay cha rất an tâm mà đem toàn bộ tài sản của cha giao cho đứa con thứ ba này. Tương lai, hai anh của con nếu lúc nào thật túng thiếu, có thể đến nơi con lấy tiền tiêu xài. Cha tin chắc đứa con út sẽ cấp cho hai anh của nó. Tốt lắm! Lời nói của cha đến đây là kết thúc. Ai chân thật hiếu thuận, ai giả vờ hiếu thuận, ta đã thấy minh bạch lắm rồi!”
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy muốn khảo nghiệm con cái hiếu thuận hay không, không phải trong lúc giàu có mà chính trong lúc nghèo khốn mới có thể thấy được những đứa con chân thật hiếu thuận.
Trung Hoa có câu: “Hàn môn xuất hiếu tử” (nhà nghèo sanh con hiếu). Đây thật là câu danh ngôn chí lý, vì hầu như chỉ những gia đình nghèo mới có thể xuất sanh con thảo.
Những gia đình giàu có thường khi vừa sanh con ra đã mướn vú nuôi dưỡng. Kết quả tình thương yêu giữa đứa trẻ với cha mẹ trở nên nhạt nhẽo, không gắn bó bằng tình thương với vú nuôi. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho tâm hiếu thuận khó phát sanh. Những đứa con dễ có quan niệm sai lầm, cho rằng bổn phận cha mẹ phải cung cấp cho chúng mọi nhu cầu. Đó là việc cha mẹ chúng cần phải làm và đương nhiên phải làm. Đây không phải nói tất cả gia đình giàu có đều không thể có được hiếu tử, nhưng là trường hợp thật hiếm hoi đó thôi.
Căn cứ vào tình trạng xã hội hiện nay, chúng ta có thể thấy có nhiều gia đình giàu có, chỉ vì vấn đề phân chia tài sản không vừa ý con cái mà xảy ra những thảm kịch tranh giành đến nỗi gây nên cảnh đổ máu. Đôi khi con cái còn loạn ngôn, mắng nhiếc cha mẹ bằng những ngôn từ thật vô lễ, chẳng hạn chúng gọi cha mẹ là “lão già này, mụ già kia... sao không chết phứt cho rồi!”
Trái lại trong những gia đình bần hàn, sự nuôi dưỡng con cái do một tay cha mẹ đảm trách. Những đứa con khi khôn lớn, nghĩ nhớ nỗi tân khổ của mẹ cha, nào ẵm bồng, nâng niu, nuốt đắng, nhường ngọt để nuôi dưỡng cho mình được nên người. Nay đã đến tuổi trưởng thành, sức lực dồi dào khỏe mạnh, có thể tự lập mưu sinh cho gia đình. Nhất là nhận thấy cha mẹ đều đến tuổi già, nếu bản thân mình không lo phụng dưỡng thì biết còn ai? Do suy nghĩ như vậy, tâm hiếu thuận tự phát một cách chân thành, chúng nó sẽ hết lòng phụng dưỡng cha mẹ.
Như thế, chúng ta thấy rằng: Bậc làm cha mẹ không nhất thiết phải vì con cái tích lũy tiền của thật nhiều; cũng không nên quá vì con mà đem thân làm trâu ngựa!
Sách Nho có câu: “Nhi tôn tự hữu nhi tôn phước, mạc vị nhi tôn tác mã ngưu” (con cháu tự có phước phần của con cháu, đừng vì con cháu mà làm trâu ngựa). Chính là vì ý đã nói ở phần trên vậy.
Nếu như chỉ vì con cái mà chuyên lo tích lũy tiền của, thì rốt cuộc chỉ làm gia tăng tội lỗi cho chúng. Do đó, bậc làm cha mẹ, nếu ý thức đúng đắn đường lối ái hộ con cái, thì một phải un đúc tư tưởng đạo đức, hiếu thuận cho con cái. Một mặt phải vun trồng tài năng và kiến thức phong phú, giúp chúng có được nghề nghiệp vững vàng, thì đương nhiên chúng có thể độc lập trong cuộc mưu sinh. Đây mới chính thực là sự thương yêu chính đáng.
Nhưng dù xuất thân từ nơi bần hàn hay phú quý, phận làm con phải luôn tưởng nhớ công ơn cha mẹ trong mỗi phút giây, và hết lòng hiếu thuận đối với cha mẹ, sư tăng, tam bảo, cũng như đối với tất cả chúng sanh.
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi giảng dạy về vấn đề “Hiếu gọi là giới”, tức thời từ nơi miệng của Ngài phóng ra vô lượng tia sáng. Trong kinh, từ trước đến nay, có hai lối giải thích hiện tượng này:
1. Như Lai mỗi khi sắp giảng nói giáo pháp Đại Thừa, trước tiên, luôn luôn phóng hào quang biểu hiện điềm lành cho thính chúng trong pháp hội trông thấy. Trước là để chúng phát sanh tín tâm cung kính sâu sắc, sau đó, nghe Đức Phật tuyên thuyết đại pháp, mới có thể thành khẩn và nhận chân giáp pháp một cách rốt ráo.
2. Đức Phật chế lập giới pháp, bất luận giới Thanh Văn Tiểu Thừa hay là Bồ Tát Đại Thừa đều là giới pháp, chỉ có chính Đức Phật mới có quyền chế lập. Và cũng chỉ chính từ nơi kim khẩu của Ngài tuyên thuyết. Ngoài ra, không có một ai có quyền làm việc đó. Hiện tại, Đức Phật sắp tuyên đọc giới pháp Đại Thừa của tất cả chư Phật. Cho nên đặc biệt từ trong miệng Ngài phóng ra quang minh.
Trong kinh văn nói Đức Phật phóng ra vô lượng quang minh, biểu thị Tâm Địa diệu giới vốn sẵn đủ nơi chư Phật cùng chúng sanh cũng vốn là Vô Tận Tạng Giới, vô lượng vô biên nên gọi là “vô lượng" và bản chất của diệu giới này vốn thanh tịnh, không ô nhiễm nên gọi là “quang minh”.
Một lối giải thích khác nữa là Đức Phật phóng vô lượng quang minh để chỉ rõ chúng sanh cần phải nương theo Quang Minh Kim Cương bửu giới nơi bổn nguyên Tâm Địa của mình để làm căn bổn tu nhân, sau đó mới chứng đắc quả vị thù thắng Quang Minh Kim Cương bửu giới nơi bổn nguyên Tâm Địa.
Đây là giải thích câu “Phật tức khẩu phóng vô lượng quang minh” (liền khi đó nơi miệng Đức Phật phóng ra vô lượng tia sáng). Tiếp theo, xin giải thích đoạn kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “thị thời bá vạn ức đại chúng...” cho đến câu “...thính Phật tụng giới nhứt thiết chư Phật Đại Thừa giới”.
2. Dịch nghĩa:
Bấy giờ, có đến trăm vạn ức đại chúng, các Bồ Tát, mười tám Phạm thiên ở sáu cõi trời Dục Giới, mười sáu đại quốc vương đồng chí tâm chắp tay nghe Đức Phật tụng giới pháp Đại Thừa của tất cả chư Phật.
Lời giảng:
Hai chữ “thị thời” tức chỉ thời gian Đức Phật phóng ra vô lượng tia sáng.
Câu “bá vạn ức đại chúng” là ước lượng số đại chúng nhân, thiên, phàm, thánh đến tập hợp nơi pháp hội đương thời.
Ba chữ “chư Bồ Tát” chỉ chư Bồ Tát từ hàng mới phát tâm đến chư vị đại Bồ Tát đã trải qua nhiều kiếp tu tập đại hạnh tự lợi, lợi tha.
Bốn chữ “thập bát Phạm thiên” là chỉ cho chư thiên ở cõi Sắc giới, gồm 18 cõi trời như sau:
* Sơ Thiền gồm có ba tầng trời:
- Phạm Chúng
- Phạm Phụ
- Đại Phạm.
* Nhị Thiền gồm ba từng trời:
- Thiểu Quang
- Vô Lượng Quang
- Quang Âm.
* Tam Thiền gồm ba từng trời:
- Thiểu Tịnh
- Vô Lượng Tịnh
- Biến Tịnh
* Tứ Thiền gồm 9 tầng trời:
- Vô Vân
- Phước Sanh
- Quảng Quả
- Vô Tưởng
- Vô Phiền
- Vô Nhiệt
- Thiện Kiến
- Thiện Hiện
- Sắc Cứu Cánh
Trong số chín từng trời này, ba tầng trước thuộc về Phàm Phu Thiên, từng thứ tư là Ngoại Đạo Thiên, và năm từng sau thuộc Thánh Nhân Thiên.
Mười tám từng trời ở Sắc Giới do đâu mà gọi là Phạm Thiên?
Chữ Phạm ý nghĩa là thanh tịnh. Nghĩa là mười tám từng trời ấy, về phương diện dục trần hoàn toàn đã chế ngự và được rốt ráo thanh tịnh. Chỉ còn có sắc thân là tồn tại, nhưng phần sắc thân tồn tại này hoàn toàn thanh tịnh, không giống với sắc thân ô uế, cấu nhiễm của chúng sanh cõi Dục Giới, nên gọi là Phạm.
Như trong Trí Độ Luận thuyết minh: “Thanh tịnh quang khiết, tối thắng, tối tôn, cố danh vi Thiên” (thanh tịnh, sáng sạch, tối thắng, tối tôn nên gọi là Trời). Hợp lại gọi chung là Phạm Thiên.
Lục Dục thiên tử là sáu tầng trời cõi Dục Giới bao gồm Địa Cư thiên và Vô Cư thiên.
* Địa Cư thiên
- Trời Tứ Thiên Vương: cõi này ở giữa núi Tu Di.
- Trời Đao Lợi: ở đảnh núi Tu Di.
* Vô Cư Thiên:
- Trời Dạ Ma.
- Trời Đâu Suất Đà.
- Trời Hóa Lạc.
- Trời Tha Hóa Tự Tại.
Sáu từng trời trên vì chưa ly khai vật dục và nam nữ dục nên gọi là Lục Dục Thiên.
Câu “thập lục đại quốc vương” (16 vị đại quốc vương): Ở Ấn Độ lúc bấy giờ có rất nhiều nước nhỏ, không thể liệt kê hết, nên chỉ nêu ra 16 nước lớn làm tiêu biểu. Theo kinh Trường A Hàm thì 16 quốc gia này là:
1. Nước Sử Già.
2. Nước Ma Kiệt Đề.
3. Nước Ca Thi.
4. Nước Câu Tất La.
5. Nước Bạt Kỳ.
6. Nước Mạt La.
7. Nước Chi Đề.
8. Nước Bạt Sa.
9. Nước Ni Lâu.
10. Nước Bàn Xà La.
11. Nước A Thấp Bà.
12. Nước Bà Ta.
13. Nước Tô La.
14. Nước Càn Đà Sa.
15. Nước Kiếm Phù Sa.
16. Nước A Bàn Đề.
Như thế toàn bộ đại chúng nhân, thiên, phàm, thánh trăm vạn ức đều chắp tay chí tâm lắng nghe Đức Phật tụng giới pháp Đại Thừa của tất cả chư Phật.
Hai chữ “hiệp chưởng” biểu thị thái độ cung kính cực điểm, tượng trưng thân nghiệp của đại chúng thanh tịnh.
Hai chữ “chí tâm” là chuyên tâm, nhất ý, tượng trưng ý nghiệp của đại chúng đã thanh tịnh.
Hai chữ “thính tụng” là ý chỉ sự gìn giữ yên lặng, lắng nghe, tượng trưng khẩu nghiệp của đại chúng thanh tịnh.
Dùng ba nghiệp thanh tịnh, kiền thành này để nghe Đức Phật đọc tụng giới pháp Đại Thừa, tức là mười giới trọng và 48 giới khinh mà tất cả chư Phật đã đồng tụng. Chính từ nơi Tâm Địa giới quang này, tâm nguyên có thể được soi sáng.
Vì vậy, lúc nghe Giới, triệt để phải giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh, tuyệt đối không được buông lung với thái độ dường như kẻ bàng quan vô sự, chỉ ngồi nghe cho có lệ mà thôi.
-----------------------------
A.4.2.2. Phật Tự Tự Thuyết
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương II: CHÁNH THÍCH KINH VĂN
(Chánh thức giải thích kinh văn)
A.4. NHÂN GIAN THUYẾT GIỚI
(thuyết giới pháp nơi cõi nhân gian)
A.4.2.2. PHẬT TỰ TỰ THUYẾT (Đức Phật tự thuật thuyết giới)
A.4.2.2.1. TỰ TỤNG KHUYẾN NHÂN (tự tụng giới để khuyên người)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “Phật cáo chư Bồ Tát ngôn...” cho đến câu “... Thập Địa chư Bồ Tát diệc tụng”.
2. Dịch nghĩa:
Đức Phật nói với các vị Bồ Tát: “Nay ta cứ mỗi nửa tháng tự tụng giới pháp của chư Phật. Tất cả hàng Bồ Tát sơ phát tâm nhẫn đến các Bồ Tát Thập Phát Thu, Thập Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương, Thập Địa cũng tụng giới ấy”.
Lời giảng:
Ở trên là nhà kiết tập kinh thuật lại việc Đức Phật kiết giới, giờ đây là thuyết minh Đức Phật tự thuật việc Ngài tụng giới.
Đức Phật nói với chư Bồ Tát rằng: “Ta hôm nay, mỗi nửa tháng tự tụng giới pháp của chư Phật”. Trước tiên, điều cần nói rõ là giới quang đương thời trùm nhiếp tất cả đại chúng, nhân, thiên, phàm thánh, trăm vạn ức rất nhiều.
Tại sao hiện tại chỉ nói Đức Phật riêng nói với chư Bồ Tát?
Vì giới pháp của chư Phật hiện tại, Đức Phật tự đương tụng là thuộc Đại Thừa Bồ Tát giới, đối tượng thọ trì giới ấy dĩ nhiên là Bồ Tát. Mà Bồ Tát trong trăm vạn ức đại chúng được nhân, thiên, phàm phu, Tiểu Thừa đồng tôn trọng. Nên kinh văn dù chép: “Phật nói với chư Bồ Tát”, nhưng sự thật bao gồm cả đại chúng nhân, thiên trong ấy.
Bốn chữ “bán mạc, bán mạc” chỉ cho “hắc bạch” là hai bán cá nguyệt, tức từ mùng một đến rằm là “bạch bán nguyệt” (nửa tháng có trăng). Từ mười sáu đến ba mươi là “hắc bán nguyệt”.
Nguyên nhân mỗi tháng phải tụng giới hai lần là vì muốn biểu thị sự tôn trọng của Đức Phật đối với giới pháp và muốn hành giả phải thẩm sát giới pháp mình đã thọ có vi phạm hay không?
Sở dĩ Đức Phật đặc biệt tôn trọng giới pháp vì giới này là căn bổn chánh nhơn của Phật, Bồ Tát tu chứng Bồ Đề Niết Bàn. Vì nếu không do giới pháp này thì chư Phật, Bồ Tát quyết không thể chứng đắc cực quả rốt ráo Bồ Đề, Niết Bàn.
Nói như thế, Đức Phật đối với giới pháp không thể không hết lòng tôn trọng. Sở dĩ hành giả phải thẩm sát giới pháp mình đã bẩm thọ, vì thông thường đại đa số chúng ta đều có tánh hay quên. Nếu lâu ngày không tụng giới kinh thì những giới đã bẩm thọ có phạm hay không sẽ mặc nhiên không hay biết.
Nếu cứ mỗi nửa tháng tụng giới một kỳ thì tự mình sẽ đề cao cảnh giác, không đến nỗi khi phạm giới mà cho là trì giới. Vì thế, tụng giới là một điều vô cùng trọng yếu.
Nói rõ hơn, chánh pháp của Đức Phật được cửu trụ trong thế gian hay không, cứ xem quy củ Đức Phật chế định mỗi nửa tháng tụng giới có được duy trì trường cửu hay không?
Luật Thiện Kiến dạy: “Vân hà danh vi Chánh Pháp cửu trụ? Phật ngôn: Bố Tát pháp bất hoại thị” (Thế nào gọi là chánh pháp được cửu trụ? Đức Phật dạy: “Với pháp bố-tát không phá hoại chính là đấy”).
Bố-tát là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Tịnh Trụ, nghĩa là làm lễ bố-tát tụng giới thì thân tâm được thanh tịnh, và y như giới pháp Phật dạy mà an trụ. Chúng ta thử tưởng Phật tử đã thọ đại giới, mà không y như giới pháp Phật dạy an trụ thì chánh pháp Như Lai làm sao cửu trụ thế gian? Vì thế, luật tụng giới tuyệt đối không vì nguyên nhân gì mà không tuân hành.
Bậc cổ đức đối với sự tụng giới ở hai bán cá nguyệt hắc bạch đã giải thích sâu thêm một mức nữa như vầy: Bạch bán cá nguyệt là từ mùng Một đến Rằm. Trong bán cá nguyệt ấy mặt trăng từ khuyết đến tròn biểu thị cho trí quang dần dần được tăng trưởng, cùng trí đức được viên mãn. Hắc bán cá nguyệt là từ mười sáu đến ba mươi, mặt trăng từ sáng chuyển sang tối, tượng trưng tà quang dần giảm và đoạn đức được cứu kính.
Đức Phật là bậc đã ở quả vị tối cao mà còn trịnh trọng tụng giới như vậy, chư Bồ Tát ở nhơn địa, hành Bồ Tát đạo, phải tụng giới là lẽ đương nhiên.
Nên tiếp theo kinh văn nói: “Nhữ đẳng nhứt thiết phát tâm Bồ Tát, nãi chí Thập Phát Thú, Thập Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương, Thập Địa chư Bồ Tát diệc tụng”.
Câu “nhứt thiết phát tâm Bồ Tát” (tất cả hàng Bồ Tát sơ phát tâm) là chỉ Bồ Tát mới phát tâm Đại Thừa, theo địa vị thứ lớp là chỉ Bồ Tát ở vị Thập Tín, tức là sơ bộ của Tam Hiền, giai cấp đầu tiên của Thập Thánh. Nếu không trải qua giai đoạn Thập Tín này thì không thể bước lên đại đạo Hiền Thánh.
Còn chữ Tín ở dây nói là chỉ sự tin giới pháp của chư Phật để làm chủng tử thành Phật. Vì không có giới pháp này, quyết không thể thành Phật.
Trong kinh Anh Lạc có nói rõ việc ấy như sau: “Người tu hành ở địa vị phàm phu, được gặp chư Phật, Bồ Tát thuyết pháp giáo hóa, trong giới pháp của Phật, sanh một niệm thâm tín liền phát tâm Bồ Đề, người ấy lúc bấy giờ ở trước Thập Trụ gọi là danh tự Bồ Tát”.
Tu học Đại Thừa Phật pháp mà không có tín tâm thì làm sao mà tu hành?
Chẳng những Bồ Tát mới phát tâm, giới tâm chưa được kiên cố, giới hạnh chưa được viên thành, cần phải tụng giới mỗi nửa tháng, mà chính chư đại Bồ Tát trong Tam Hiền Thập Thánh, giới tâm đã kiên cố, giới hạnh đã viên thành, cũng phải tụng giới như vậy. Vì tụng giới là quy luật vĩnh thường của chư Phật, nên bất luận vị thứ cao thấp như thế nào, đều phải đồng tụng giới. Điều này không giản biệt bất cứ người nào đã phát Bồ Đề tâm, thọ Bồ Tát giới.
Thập Phát Thú, theo như quyển thượng của kinh này nói: “Chư Phật các ngài nên biết! Trong Kiên Tín Nhẫn, Thập Phát Thú Tâm hướng quả:
1. Xả tâm.
2. Giới tâm.
3. Nhẫn tâm.
4. Tấn tâm.
5. Định tâm.
6. Huệ tâm.
7. Nguyện tâm.
8. Hộ tâm.
9. Hỷ tâm.
10. Đảnh tâm.
Mười tâm này lấy Thập Tín trước làm căn bổn. Vì mười tâm này từ quả Giả Quán nhập Không quán, tâm tâm khai phát, thú hướng về Phật quả, cho nên gọi là Phát Thú. Mười phát thú tâm này thông thường gọi là Thập Trụ. Vì sau khi tín tâm đã thành tựu, trí huệ an trụ nơi lý, chứng được địa vị bất thối chuyển.
Thập Trưởng Dưỡng như quyển thượng kinh này thuyết minh: “Chư Phật các ngài nên biết: Từ Thập Phát Thú tâm này vào trong Kiên Phát Nhẫn, Thập Trưởng Dưỡng tâm hướng quả:
1. Từ tâm.
2. Bi tâm.
3. Hỷ tâm.
4. Xả tâm.
5. Thí tâm.
6. Hảo ngữ tâm.
7. Ích tâm.
8. Đồng tâm.
9. Định
10. Huệ tâm.
Hành giả Bồ Tát do mười tâm này từ quả Không Quán nhập Giả Quán, tinh tấn dõng mãnh, với công hạnh tự lợi lợi tha, tăng trưởng Phật đạo cho tự mình, dưỡng dục thánh thai cho tất cả chúng sanh, nên gọi là “trưởng dưỡng”. Thập Trưởng Dưỡng thường gọi là Thập Hạnh, là do Thập Trụ tâm trước phát chơn ngộ lý. Từ đây, tiến thú về Phật đạo không gián đoạn, rộng tu công hạnh lợi tha một cách tích cực, nên gọi là Thập Hạnh.
Thập Kim Cương, quyển thượng của kinh này thuyết minh: “Chư Phật các ngài nên biết: từ nơi Thập Trưởng Dưỡng tâm hướng vào trong Kiên Tu Nhẫn, Thập Kim Cương tâm hướng quả:
1. Tín tâm
2. Niệm tâm
3. Hồi hướng tâm
4. Đạt tâm
5. Trực tâm
6. Bất thối tâm
7. Đại thừa tâm
8. Vô tướng tâm
9. Huệ tâm
10. Bất hoại tâm
Hành giả Bồ Tát do mười tâm này tu tập pháp quán Trung Đạo, hàng phục vô minh, tánh như kim cương, không bị bất cứ cái gì làm hư hoại, nên gọi là kim cương.Thập Kim Cương thường gọi là Thập Hồi Hướng. Vì ở trong mười tâm này mà tu hành, có thể thực hành ba thứ đại hồi hướng:
- Hồi sự hướng lý.
- Hồi nhân hướng quả.
- Hồi tự hướng tha.
Hồi là hồi chuyển. Hướng là thú hướng. Hồi hướng: đem công đức thiện căn của mình đã tu hành thú hướng đến chỗ mong cầu, nên gọi là “hồi hướng”. Hồi Hướng có ba loại:
- Hồi nhơn hướng quả: Cũng gọi là Bồ Đề Hồi Hướng, là đem thiện nhơn công đức của mình tu tập, thú hướng cầu chứng quả vị Bồ Đề.
- Hồi sự hướng lý: cũng gọi là Thực Tế Hồi Hướng, là đem công đức thiên căn của mình tu tập thú hướng cầu chứng vô vi Niết Bàn.
- Hồi tự hướng tha: cũng gọi là Chúng Sanh Hồi Hướng, là nguyện đem công đức thiện căn của mình tu tập, mà bố thí cho tất cả chúng sanh, nên gọi là Thập Hồi Hướng.
Thập Địa như quyển thượng của kinh này thuyết minh: “Chư Phật các ngài nên biết: từ Thập Kim Cương, tâm này vào trong Kiên Thánh Nhẫn, Thập Địa hướng quả:
1. Thể Tánh Bình Đẳng Địa.
2. Thể Tánh Thiện Huệ Địa.
3. Thể Tánh Quang Minh Địa.
4. Thể Tánh Nhĩ Diệm Địa.
5. Thể Tánh Huệ Chiếu Địa.
6. Thể Tánh Hoa Quang Địa.
7. Thể Tánh Mãn Túc Địa.
8. Thể Tánh Phật Hậu Địa.
9. Thể Tánh Hoa Nghiêm Địa.
10. Thể Tánh Nhập Phật Giới Địa.
Hành giả Bồ Tát do mười tâm trên làm trí huệ vào thánh địa, nên tiến thêm một bước nữa mới vào trong địa này.
Địa là ý nghĩa gánh vác, chở che, là Bồ Tát tu hành đã vào bực Thập Địa, hướng thượng: phải gánh vác chánh pháp của Như Lai, hướng hạ: có thể che chở cho chúng sanh một cách rộng lớn.
Chỗ quy thú của công đức trí huệ, chỗ phát sanh từ bi phương tiện, nên gọi là Địa. Dù mỗi Địa đều có thể xuất sanh vô lượng pháp môn, nhưng vì sự cạn sâu của Địa và vì thứ lớp bất đồng nên mới phân thành thập địa. Mười địa này cùng với thập địa, thường nói trong các kinh, tên gọi bất đồng, nhưng đều đồng gọi là bực thánh giả.
Như Lai sở dĩ ân cần khuyến giáo chư Bồ Tát phải nửa tháng tụng giới vì sự thật, lúc hành Bồ Tát đạo, Đức Phật do thường tụng giới pháp của chư Phật mà được hoàn thành Phật quả.
Giờ đây, Ngài vì chúng sanh giảng Tâm Địa giới, mong tất cả chúng sanh đều được siêu phàm nhập thánh, tuần tự chuyển tiến, thú hướng Phật đạo và chúng sanh, đương nhiên cũng phải y theo quy củ này của Phật, mỗi nửa tháng tụng giới pháp của chư Phật, để huệ mạng của Như Lai được liên tục không đoạn tuyệt. Thế nên Ngài phải hai ba phen ân cần khuyên chư Bồ Tát tụng giới pháp này.
A.4.2.2.2. PHÓNG QUANG GIỚI HỌC
(phóng quang khiến đại chúng tụng và học giới pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “Thị cố giới quang tùng khẩu xuất...” cho đến câu “...ưng thọ trì, ưng độc tụng, ưng thiện học”.
2. Dịch nghĩa:
Vì thế, nên giới quang từ miệng phóng ra. Phóng quang là vì có nguyên do chớ chẳng phải vô cớ. Giới quang ấy chẳng phải màu xanh, vàng, đỏ, trắng, và đen; chẳng phải sắc pháp cũng chẳng phải tâm pháp, chẳng phải pháp hữu, pháp vô, cũng chẳng phải pháp nhơn, pháp quả. Nó chính là bổn nguyên của chư Phật, là căn bổn hành Bồ Tát đạo, là căn bổn của chúng Phật tử. Vì thế nên chúng Phật tử phải thọ trì, phải đọc tụng, phải học kỹ giới pháp này.
Lời giảng
Kinh văn phần trước nói: “Phật tức khẩu phóng vô lượng quang minh” (Đức Phật liền từ trong mịêng phóng ra vô lượng tia sáng).
Giới quang từ nơi miệng phóng ra, ý muốn nói rõ giới pháp từ miệng Phật tuyên thuyết, quang minh ứng từ miệng Phật phóng ra. Sở dĩ trong miệng Phật phóng ra quang minh, giảng nói giới pháp này, là do nhờ lúc tu nhơn, hành Bồ Tát đạo, ngài thường trì tụng giới pháp của chư Phật.
Giới đủ công năng sanh thiện diệt ác, quang minh có lực dụng chiếu sáng phá tối; nên giới quang từ miệng Phật phóng ra, chúng sanh nào thấy được đều phát tâm Bồ Đề. Chúng sanh nào nghe được đều lìa khổ sanh tử.
Giới quang đầy đủ công năng, lực dụng như vậy, không phải vô nhân, vô duyên mà phóng quang nên nói “hữu duyên, phi vô nhơn duyên cố quang” (phóng quang là vì có nguyên do, chớ không phải vô cớ).
Giới quang từ miệng đức Xá Na phóng ra, tất nhiên phải có nguyên do, và việc đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tụng giới pháp hẳn nhiên không phải là vô cớ. Có chỗ giải thích Tâm Địa diệu giới vốn không tự tánh; vô tự tánh giới hiện khởi, dĩ nhiên phải nương nhờ nhân duyên.
Cái gì là nhân? Cơ cảm chúng sanh là nhân.
Cái gì là duyên? Đức Như Lai tuyên thuyết là Duyên.
Lại có chỗ nói giới pháp của chư Phật, đức Lô Xá Na tự tụng, ngàn Phật tùy theo mà tụng. Ngàn Phật tự tụng, hàng Bồ Tát sơ phát tâm và chư Bồ Tát đã phát tâm từ nhiều kiếp lâu xa cũng tụng như thế. Cho nên duyên của giới quang chính từ miệng Phật lưu xuất.
Đã có duyên thù thắng như thế thì chắc chắn có nhân thù thắng của nó. Cho nên nói: “Hữu duyên phi vô nhân cố quang”.
Vì e phàm phu, ngoại đạo và tiểu thừa khi nghe Phật nói có nhân, có duyên, không liễu đạt giới quang sẵn có của tự mình, một mặt hướng về ngoại cảnh dong ruổi tầm cầu, sanh khởi vọng chấp không chánh đáng, nên Phật lại phân biệt tổng phá rằng: Như trên nói phóng giới quang, đã là vật sắc ngũ phương (1), chẳng phải màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, nên không sa vào ảnh tượng quả Biến Kế Chấp của phàm phu; là lục nhập sắc tâm (2), chẳng phải sắc pháp, chẳng phải tâm pháp, nên không sa vào quả vọng tưởng tình cảnh của nhơn thiên. Lại không phải là vọng chấp của lục sư (3), chẳng phải là pháp hữu, chẳng phải là pháp vô thì không sa vào quả tà kiến, chấp thường, chấp đoạn của ngoại đạo.
Cũng không phải là pháp hý luận, chẳng phải là pháp nhân, pháp quả, thì không sa vào quả sự tướng có tu, có chứng của Tiểu Thừa. Đã không lạc vào các quả trên, thì đương nhiên chứng nhập Pháp Thân Diệu Quả. Tức là chân nhơn thành Phật. Cho nên Tâm Địa giới quang này là pháp siêu việt tình trần, ly khai kiến chấp hữu vô, bặt dứt tâm tu chứng và không thể nghĩ bàn được.
Từ trong miệng Đức Phật phóng ra tâm địa giới quang không thể nghĩ bàn, ấy là Bổn Nguyên Chánh Biến Tri Hải thênh thang vô tận của chư Phật chứng đắc. Vì nếu chư Phật không có tâm địa giới pháp này thì không thể chứng đắc quả vô thượng Bồ Đề và vô trụ Niết Bàn.
Chẳng những là bổn nguyên của chư Phật thành Phật, mà cũng là căn bổn của chư Bồ Tát hành Bồ Tát đạo. Vì Bồ Tát nếu không có tâm địa giới pháp này thì không thể tu lục độ vạn hạnh. Suy xuống những tầng lớp bên dưới, chúng sanh đời đời kiếp kiếp sanh tử không cùng, nhưng đến đời vị lai sẽ được thành Phật, ấy là do lấy tâm địa giới pháp này làm căn bổn.
Cho nên nói: “Thị đại chúng chư Phật tử chi căn bổn” (là căn bổn của chư Phật tử). Thật có thể nói phàm thánh không ai chẳng nương vào giới pháp này. Vì nương nơi giới thanh tịnh, lẽ đương nhiên được chỗ gọi là Tịnh Cực Quang Thông (giới nhơn là thời kỳ tu nhơn nghiêm trì tịnh giới). Tâm Địa giới pháp này đã là căn bổn của đại chúng, của chư Bồ Tát và của các đức Như Lai. Nên tiếp theo kinh nói: “Thị cố đại chúng chư Phật tử ưng thọ trì, ưng độc tụng, ưng thiện học” (Vì thế chúng Phật tử phải thọ trì, phải đọc tụng, phải học kỹ giới này) không nên có chút xem thường.
Thế nào là thọ trì, đọc tụng?
- Lãnh nạp nơi tâm là Thọ.
- Giữ mãi không quên là Trì.
- Niệm văn tự trong giới kinh là Đọc.
- Niệm thuộc lòng giới kinh là Tụng.
- Gắng sức thực hành theo là Thiện Học.
Trong ấy có sự liên quan với nhau, nghe rồi cần phải thọ trì. Thọ trì rồi nhất định phải đọc tụng, Đọc tụng thì phải học kỹ. Vì nếu không thọ trì thì không thể tạo được nhân thành Phật. Nếu không đọc tụng thì không thể làm nhân tăng trưởng. Đọc tụng mà không học kỹ thì chẳng những trở thành nói suông, không bổ ích, lại không thể chứng đắc diệu quả. Vì thế học giả với bốn việc nghe, trì, đọc, học này phải thuận theo thứ lớp, đúng như pháp mà thực hành, mới thấy được công dụng của giới pháp.
Chú thích:
1. Ngũ phương vật sắc:
* Ngũ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung Ương.
* Vật sắc: ngũ sắc gồm có hai loại:
- Ngũ chánh sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.
- Ngũ gián sắc: phi (màu điều), hồng, tử (tím), lục (xanh lá cây), lưu hoàng (màu vàng cam).
Bộ Hành Sự Sao Tư Trì Ký nói: “Ngũ sắc gồm nhiếp chánh sắc và gián sắc trong ngũ phương. Mỗi sắc phối hợp với vị trí trong ngũ phương như sau:
Ngũ chánh sắc
Phương hướng
Ngũ gián sắc
Thanh sắc
Đông phương
Lục sắc
Bạch sắc
Tây phương
Phi sắc
Xích sắc
Nam phương
Hồng sắc
Hắc sắc
Bắc phương
Tử sắc
Hoàng sắc
Trung Ương
Lưu hoàng
2. Lục nhập sắc tâm (lục nhập tức là lục căn): nhãn – nhĩ - tỉ - thiệt – thân – ý.
Lục căn thuộc về Tâm; Sắc là một ở trong lục trần. Nhưng Sắc ở đây tượng trưng cho lục trần. Lục trần còn gọi là Lục Cảnh. Vì sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là sáu cảnh sở duyên của sáu căn. Xưa dịch là Lục Nhập, nay dịch là Lục Xứ. Lục Cảnh là Lục Nhập bên ngoài. Lục Căn là Lục Nhập bên trong. Lục Nhập trong Thập Nhị Nhân Duyên là Lục Nhập bên trong, tức Lục Căn. Chữ Nhập nghĩa là Thiệp Nhập, là sáu căn với sáu cảnh thiệp nhập lẫn nhau mà sanh ra sáu thức nên gọi là Xứ.
3. Lục sư: Ngoại đạo nước Thiên Trúc, trong bộ Phiên Dịch có thiên Lục Sư, nói tên Lục Sư như sau:
1) Phú Lan Na Ca Diếp.
2) Mạc Già Lê Câu Xa Lê.
3) San Xà Dạ Tỳ La Chi.
4) A Kỳ Đa Xí Sá Khâm Bà La.
5) Ca La Cưu Đà Ca Chiên Diên.
6) Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử.
A.4.2.2.3. PHỔ NHẾP QUẦN CƠ (thâu nhiếp căn cơ của đại chúng)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “Phật tử đế thính! Nhược thọ Bồ Tát giới giả...” cho đến câu “...giai danh đệ nhứt thanh tịnh giả”.
2. Dịch nghĩa:
Chúng Phật tử hãy lóng nghe! Nếu là người thọ giới Bồ Tát này không luận là quốc vương, thái tử, các quan chức, hay tỳ kheo, tỳ kheo ni, không luận là chư thiên cõi Sắc, cõi Dục; không luận là hàng thứ dân, huỳnh môn, dâm nam, dâm nữ, hay hàng nô tỳ, cũng không luận là tám bộ quỷ thần, thần Kim Cương hay loài súc sanh nhẫn đến kẻ biến hóa, hễ ai nhận hiểu được lời truyền giới của Pháp Sư; thời đều thọ đặng giới và đều giới gọi là thanh tịnh thứ nhứt.
Lời giảng
Giảng đến đây, Đức Phật lại bảo các Phật tử rằng:
- “Hiện tại các ông cần phải chí tâm thành ý lóng nghe cho kỹ, ta nói đây: Trường hợp của người phát tâm thọ giới pháp của Phật, cùng người thọ giới tỳ kheo tăng có điểm bất đồng: Thọ giới tỳ kheo chẳng những phải đủ năm duyên thành tựu (1), lại phải trừ bỏ mười ba giá nạn (2) mới được cho thọ giới. Nếu thiếu một trong năm duyên nói trên và có một giá nạn vào trong mười ba giá nạn thì không cho thọ giới tỳ kheo tăng”.
Vì tỳ kheo tăng là thành phần trụ trì Tam Bảo (3), là phước điền trong thế gian, là sư phạm của Nhân Thiên. Nếu không phải là pháp khí thanh tịnh thì không thể phát sanh vô tác giới thể. Trái lại, thọ giới Bồ Tát thì không khó khăn như thế, chỉ có điểm tối cần là phải phát tâm Bồ Đề mới được thọ giới pháp của Phật.
Vì bổn nguyên Tâm Địa diệu giới này tất cả chúng sanh đều sẵn đủ, nên bất luận hiền, ngu, quý, tiện, nhân, phi nhân (quỷ thần)... chủ yếu là có thể lãnh hội được lời nói của Pháp Sư truyền giới, thì không chúng sanh nào không có thể thọ giới pháp này của Phật. Những chúng sanh ấy trong kinh văn lược nêu như sau:
- Quốc vương là vị nhân chủ.
- Vương tử là thanh cung (4).
- Bá quan là các quan chức làm việc công của quốc gia để quyết đoán những sự phải quấy.
- Tể tướng (giới bổn Việt văn dịch là các quan chức) là vị quân đứng đầu trong bá quan nắm cương lãnh triều đình giúp cho quốc vương.
- Tỳ kheo, tỳ kheo ni.
- Mười tám vị Phạm thiên cõi trời Sắc giới (bổn Việt văn gọi là “chư thiên cõi Sắc”)
- Các thiên tử sáu cõi Dục (chư thiên cõi Dục) cõi trời Dục Giới.
- Ngoài ra hàng thứ dân là bá tánh ở nhân gian.
- Hoàng môn là các quan hoạn ở nội cung.
- Dâm nam, dâm nữ hy sinh sắc tướng.
- Hàng nô tỳ phục vụ con người.
- Lại còn có bát bộ quỷ thần thuộc về chúng Hộ Pháp.
- Thần Kim Cương là vị thần cầm kim cương bảo xử theo hầu chư Phật để ngăn dẹp ngoại ma, hộ trì Chánh Pháp.
- Súc sanh là lục súc... cho đến người biến hóa là chỉ cho thiên, long, quỷ, thần...
Vì các vị này nếu để nguyên hình vào trong đại chúng rất bất tiện, nên biến hóa hình người đến đạo tràng thọ giới pháp của Phật.
Các thứ chúng sanh như trên chủng loại bất đồng, chỉ cần hiểu lời nói của Pháp Sư đều được thọ giới.
Nên biết những chúng sanh vừa kể, xem về hình thái thì có sai khác, nhưng về bổn tánh thì không có gì bất đồng. Cho nên ở nhân gian này, bậc quý trọng như quốc vương, thái tử, hạ tiện như hoàng môn, nô tỳ, cho đến những chúng sanh khác, bất luận là quỷ thần, chủ yếu nghe hiểu được lời nói của vị Pháp Sư thuyết giới, thì vị hành giả Bồ Tát làm Truyền Giới Sư phải vì tất cả phải vì tất cả chúng sanh ấy truyền trao Tâm Địa giới pháp.
Tuyệt đối không nên có tâm phân biệt lựa chọn, nói chúng sanh này có thể thọ giới, chúng sanh kia không được thọ giới. Phải có tâm đại từ bình đẳng, không bỏ sót một chúng sanh nào. Nhưng trong sự không lựa chọn phân biệt, vẫn có chỗ lựa chọn phân biệt như sau:
1. Chúng sanh nào không hiểu được lời nói của Pháp Sư truyền giới thì không nên truyền giới Bồ Tát, vì dù truyền giới cũng không thể đắc giới.
2. Chúng sanh cõi Vô Sắc vì không có sắc thân, không phải pháp khí thọ giới, nên phải trừ bỏ, không truyền giới.
3. Chúng sanh trong địa ngục, thọ các thứ thống khổ, cực hình, bị các khổ làm chướng ngại, nên cũng phải trừ bỏ, không truyền giới.
Chúng ta thấy Bồ Tát giới hết sức bao dung, không quá nghiêm khắc như giới Thanh Văn. Vấn đề cần phải rõ ở đây là vì sao thọ giới Thanh Văn lại nghiêm khắc như thế và thọ giới Bồ Tát lại bao dung đến cả phi nhân, quỷ thần... đều được bẩm thọ? Như thế không lẽ Bồ Tát thuần khiết không bằng Thanh Văn hay sao? Sự thật vấn đề thế này:
- Bồ Tát lấy việc lợi sanh làm mục đích duy nhứt, nên tinh thần dung nạp luôn phải rộng mở, nếu như không thể bao dung tất cả thì sự hóa độ không khỏi có hạn lượng.
- Thanh Văn vâng giữ theo Tăng chế của đức Như Lai, trụ trì chánh pháp của Phật, nên cần phải lựa chọn nghiêm cẩn, nếu không thì chánh pháp của Như Lai không tránh khỏi có chỗ tổn thất.
Đây là nguyên nhân căn bản khác nhau giữa Bồ Tát giới và Thanh Văn giới.
Câu “giai danh đệ nhứt thanh tịnh giả” (đều gọi là thanh tịnh thứ nhứt) là nói các loại hữu tình trên, khi chưa thọ giới Bồ Tát, thì có sự sai biệt nhiễm tịnh, cao hạ, quý tiện.
Khi thọ giới rồi, như kinh văn dạy ở trước: “Chúng sanh thọ Phật giới tức nhập chư Phật vị” (chúng sanh nào thọ giới của Phật, tức đã dự vào hàng chư Phật). Lúc ấy, chúng sanh nào cũng thành pháp khí, tối thượng, đều là thanh tịnh thứ nhất, lại cũng không còn sữ khác biệt ai nhiễm, ai tịnh, ai cao, ai thấp, ai quý, ai tiện, ai trí, ai ngu....
Lại có chỗ giải thích: Khi chưa thọ giới, vì Tâm Địa diệu giới bị phiền não làm nhiễm ô, nên không được thanh tịnh. Giờ đây thọ giới trước tiên theo kinh dạy phải tha thiết sám hối, gột rửa thân tâm, đầy đủ phạm hạnh thanh tịnh, nên gọi là đệ nhứt thanh tịnh.
Chú thích:
1. Năm duyên thành tựu:
* Lối giải thích thứ nhất:
- Nhân: chỉ người thọ giới
- Tăng chỉ cho chúng tăng như Hòa Thượng truyền giới và Yết Ma, Giáo Thọ, các tôn chứng....
- Pháp: là lúc làm lễ truyền trao giới pháp đúng như pháp, như luật, như lời Phật dạy mà thực hành.
- Y bát là mỗi giới tử lúc thọ giới Cụ Túc phải có đủ ba y và bình bát.
* Lối giải thích thứ hai:
- Nhơn thành tựu: chỉ cho các vị thọ giới thuộc về người trong nhơn đạo và các căn phải đầy đủ, không phải là người phá trọng giới, cũng phải đầy đủ hình tướng của người xuất gia. Trước tiên thọ giới Sa Di, sau mới cho thọ giới Cụ Túc (bên Ni thọ Sa Di, phải thọ Thức Xoa, học giới hai năm mới thọ Cụ Túc).
- Kiết giới thành tựu: bạch Tứ Yết Ma, tăng số đầy đủ, không có lỗi biệt chúng, y bát đầy đủ.
- Tự xưng danh thành tựu: Giới tử thọ giới Cụ Túc phải tự xưng tên của mình và xưng tên của Hòa Thượng, thành tâm khất cầu giới pháp.
- Tâm thành tựu: tâm và cảnh đều tương ứng.
- Sự thành tựu: việc thọ giới được cứu cánh thành tựu, trước là thỉnh sư, sau thọ giới. Xong rồi, trước cũng như sau đều đúng pháp.
2. Mười ba giá nạn
Nói chung gồm 13 giá tội và mười ba nạn tội. Giá tội thuộc về khinh, chữ “giá” nghĩa là ngăn che. Nạn tội thuộc về trọng; chữ “nạn” là chướng nạn.
* Mười ba nạn tội:
- Biên tội nạn: Người trước kia thọ Cụ Túc Giới, rồi phạm bốn pháp Ba La Di thì người ấy ở bên ngoài Phật pháp nên gọi là Biên Tội.
- Phạm Tỳ Kheo Ni: Lúc còn làm người thế tục, phạm giới tỳ kheo ni nghiêm trì tịnh giới.
- Tặc tâm thọ giới: Lúc làm người thế tục, hoặc xuất gia làm sa di, trộm nghe chúng tăng thuyết giới yết ma, rồi giả dối xưng mình là tỳ kheo, nên gọi là “tặc tâm thọ giới”.
- Người phá nội, ngoại đạo: Người trước kia tu theo ngoại đạo, sau vào Phật pháp thọ giới Cụ Túc. Thọ giới Cụ Túc rồi lại bỏ Phật pháp trở về ngoại đạo, bấy giờ muốn trở lại thọ giới Cụ Túc. Người này với hai bên Phật pháp và ngoại đạo đều phá hoại, tâm tánh không nhất định, nên gọi là “phá nội ngoại đạo”.
- Hoàng môn: năm hạng người bất nam. Trong Luật gọi là “sanh bất nam” là khi vừa sanh ra không có bộ phận dương vật của nam tử. Kiện bất nam là có dương vật nhưng tự cắt (trường hợp cắt sau khi thọ Cụ Túc thì không ở trong cấm lệ), biến bất nam, bán bất nam, đố bất nam.
- Giết cha.
- Giết mẹ.
- Giết A La Hán.
- Phá Tăng và phá pháp luân tăng, nếu là phá yết ma tăng thì không ở trong nạn này.
- Làm thân Phật xuất huyết.
- Nạn phi nhơn: quỷ thần trong bát bộ biến hóa thành hình người để thọ giới.
- Súc sanh nạn: súc sanh biến hóa làm hình người để thọ giới.
Nạn nhị hình: người đủ hai căn nam và nữ.
* Mười ba giá tội (có chỗ gọi là thập lục giá):
- Không biết tên mình.
- Không biết tên Hòa Thượng của mình.
- Không đủ hai mươi tuổi.
- Không đủ ba y.
- Không có bình bát.
- Cha không cho phép.
- Mẹ không cho phép.
- Mình thiếu nợ của người.
- Làm nô lệ cho người.
- Đương làm quan trong quốc gia (nếu hưu trí hay xin nghỉ thì không trong hạn lệ cấm này).
- Không phải là nam tử.
- Có bịnh hủi.
- Có bịnh ung thư.
- Có bịnh bạch lại.
- Mắc bịnh còm xấu, thân hình gầy gò, ốm yếu.
- Bị điên cuồng.
Mười sáu giá tội này thường gọi là “mười ba giá tội”, nhưng trong Luật khi chất vấn giới tử thì chỉ có mười thứ: y bát tính là một, cha mẹ tính là một, năm thứ bịnh tính là một, cộng là mười giá tội.
3. Trụ Trì Tam Bảo:
Một trong bốn loại Tam Bảo. Kính Quán Vô Lượng Thọ nói: “Là Phật tử phải nhất tâm cung kính Tam Bảo và phụng sự sư trưởng. Tất cả:
- Phật Đà là Phật Bảo.
- Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là Pháp Bảo.
- Những người theo giáo pháp của Phật tu hành là Tăng Bảo.
- Phật là giác tri.
- Pháp là phép tắc.
- Tăng là hòa hợp.
Bốn loại Tam Bảo:
1) Nhứt Thể Tam Bảo: còn gọi là đồng thể Tam Bảo, đồng tướng Tam Bảo, nghĩa là thể của mỗi Tam Bảo đều có ý nghĩa Tam Bảo. Trên thể của Phật Bảo bao hàm ý nghĩa giác chiếu là Phật Bảo, Quỹ Tắc là Pháp Bảo, không trái chống nhau là Tăng Bảo. Như thế, Phật Bảo có đủ Tam Bảo. Tóm lại, Tam Bảo có quán trí là Phật Bảo, có quỹ tắc là Pháp Bảo, hòa hợp không chống trái là Tăng Bảo.
2) Lý Thể Tam Bảo: trên thể của Chơn Như mà thành lập đủ Tam Bảo. Lý thể Chơn Như cùng với giác tánh, pháp tướng không trái chống nhau nên gọi là Lý Thể Tam Bảo.
3) Hóa Tướng Tam Bảo: Còn gọi là Biệt Tướng Tam Bảo, Chơn Thật Tam Bảo. Tam Bảo này có hai loại:
- Tam Bảo Đại Thừa: ba thân của chư Phật là Phật Bảo, lục độ là Pháp Bảo, Thập Thánh là Tăng Bảo.
- Tam Bảo Tiểu Thừa: Hóa thân Phật tương tục là Phật Bảo, pháp Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên là Pháp Bảo, tứ quả Thanh Văn, Duyên Giác là Tăng Bảo.
4) Trụ Trì Tam Bảo: Sau khi Phật nhập diệt, Tam Bảo cửu trụ ở thế gian, dùng các danh mộc điêu khắc tượng Phật, hoặc dùng bùn, đất, xi măng tô đắp tượng Phật, dùng giấy vẽ hình tượng Phật... là Phật Bảo. Văn cú trong Tam Tạng thánh điển là Pháp Bảo. Phật tử xuất gia, cạo râu tóc, mặc y hoại sắc là Tăng Bảo.
Bốn loại Tam Bảo trên có hai loại trước thuộc Đại Thừa, hai loại sau thông cả Đại, Tiểu Thừa.
1. Thanh Cung
Cung điện của Thái Tử. Bộ Thần Dị Ký nói: “Ở phương Đông núi Đông Minh có một cung điện dùng đá xanh làm vách, ngoài cửa có bảng bằng bạc, cũng dùng đá xanh chạm khắc sáu chữ “thiên địa trưởng nam chi cung” (cung con trưởng nam của trời đất). Vì lý do ấy nên gọi là Thanh Cung. Bộ sách trên nói:
- Phương Đông thuộc về cung Chấn. Cung Chấn là trưởng tử. Xưa kia Tần Vương lúc còn làm Thái Tử. Phụ hoàng của Tần Vương nói: “Phương vị của con ta ở tại Đông Cung nên cần đem việc trong cung ủy thác cho Thái Tử”. Vì thế nên nói Đông Cung là cung điện của Thái Tử ở.
-----------------------------
Chương Iii: Chánh Thuyết Giới Tướng
A. TỔNG THUYẾT GIỚI TƯỚNG
B. BIỆT THUYẾT THẬP TRỌNG
1. SÁT GIỚI (giới sát sanh)
2. ĐẠO GIỚI (giới trộm cướp)
3. DÂM GIỚI (giới dâm)
4. VỌNG NGỮ GIỚI (giới vọng ngữ)
5 CÔ TỬU GIỚI (giới bán rượu)
6. THUYẾT TỨ CHÚNG QUÁ GIỚI (Giới cấm rao nói lỗi của tứ chúng)
7. TỰ TÁN HỦY THA GIỚI (Giới tự khen mình chê người)
8. XAN TÍCH GIA HỦY GIỚI (bỏn xẻn lại thêm hủy báng)
9. SÂN TÂM BẤT THỌ HỐI GIỚI (tâm sân hận, không chịu tiếp thọ sám hối)
10. HỦY BÁNG TAM BẢO GIỚI (giới hủy báng Tam Bảo)
KHINH GIỚI TƯỚNG
TỔNG TIÊU KHINH GIỚI
01. BẤT KÍNH SƯ HỮU GIỚI (giới không kính thầy - bạn)
02. ẨM TỬU GIỚI (giới uống rượu)
03. THỰC NHỤC GIỚI (Giới ăn thịt)
04. THỰC NGŨ TÂN GIỚI (giới ăn món gia vị cay đắng)
05. BẤT GIÁO HỐI TỘI GIỚI (giới không dạy sám hối tội lỗi)
06. BẤT CUNG CẤP THỈNH PHÁP GIỚI (Giới không cúng dường và cung thỉnh pháp)
07. BẤT VÃNG THÍNH PHÁP GIỚI (giới không đi nghe pháp)
08. BỘI ĐẠI HƯỚNG TIỂU GIỚI (giới bỏ Đại Thừa theo Tiểu Thừa)
09. BẤT KHÁN BỆNH GIỚI (giới không khám bệnh)
10. SÚC SÁT SANH CỤ GIỚI (giới chứa khí cụ sát sanh)
11. QUỐC SỨ GIỚI (giới đi sứ cho quốc gia)
12. PHẢN MẠI GIỚI (giới mua bán)
13. BÁNG HỦY GIỚI (giới hủy báng)
14. PHÓNG HỎA THIÊU PHẦN GIỚI (giới phóng hỏa)
15.TỊCH GIÁO GIỚI (giới không được dạy giáo lý)
16. VỊ LỢI ĐẢO THUYẾT GIỚI (giới cấm vì lợi mà nói pháp điên đảo, lộn lạo)
17. Ỷ THẾ KHẤT CẦU GIỚI (giới cậy thế lực đi cầu pháp)
18. VÔ GIẢI TÁC SƯ GIỚI (giới không hiểu biết mà làm thầy)
19. LƯỠNG THIỆT GIỚI (giới lưỡng thiệt: lưỡi đôi chiều)
20. BẤT HÀNH PHÓNG CỨU GIỚI (giới không thực hành phóng sanh cứu độ)
21. SÂN ĐẢ BÁO THÙ GIỚI (giới tức giận đánh lại để báo thù)
22. KIÊU MẠN BẤT THỈNH PHÁP GIỚI (Giới kiêu mạn không thỉnh pháp)
23. KIÊU MẠN TỊCH THUYẾT GIỚI (kiêu mạn thuyết giới, không đúng)
24. BẤT HỌC TẬP PHẬT GIỚI (không học tập Phật giáo Đại Thừa)
25. BẤT THIỆN HÒA CHÚNG GIỚI (giới trị chúng vụng về)
26. ĐỘC THỌ LỢI DƯỠNG GIỚI (giới riêng thọ lợi dưỡng)
27. THỌ BIỆT THỈNH GIỚI (giới thọ nhận sự biệt thỉnh
28. BIỆT THỈNH TĂNG GIỚI (giới riêng thỉnh tăng)
29. TÀ MẠNG TỰ HOẠT GIỚI (Giới ngăn cấm mưu sinh bằng những tà nghiệp)
30. KINH LÝ BẠCH Y GIỚI (giới quản lý cho bạch y)
31. BẤT HÀNH CỨU THỤC GIỚI (giới không chịu cứu chuộc)
32. TỔN HẠI CHÚNG SANH GIỚI (giới tổn hại chúng sanh)
33. TÀ NGHIỆP GIÁC QUÁN GIỚI (Giới không được đi xem tà nghiệp)
34. TẠM LY BỒ ĐỀ TÂM (giới tạm lìa Bồ Đề tâm)
35. BẤT PHÁT NGUYỆN GIỚI (giới không phát nguyện)
36. BẤT PHÁT THỆ NGUYỆN GIỚI (giới không phát thệ nguyện)
37. MẠO NẠN DU HÀNH GIỚI (giới cấm vào nơi hiểm nạn)
38. QUAI TÔN TY THỨ ĐỆ GIỚI (giới trái thứ tự trên dưới)
39. . BẤT TU PHƯỚC HUỆ GIỚI (giới không tu phước huệ)
40. GIẢN TRẠCH THỌ GIỚI (giới không bình đẳng truyền giới)
41. VỊ LỢI TÁC SƯ GIỚI (giới vì lợi mà làm thầy)
42. VỊ ÁC NHÂN THUYẾT GIỚI (vì người ác giảng giới)
43. CỐ KHỞI PHẠM TÂM GIỚI (cố khởi tâm phạm giới)
44. BẤT CÚNG DƯỜNG KINH LUẬT GIỚI (giới không cúng dường kinh luật)
45. BẤT GIÁO HÓA CHÚNG SANH GIỚI (giới không giáo hóa chúng sanh
46. THUYẾT PHÁP BẤT NHƯ PHÁP GIỚI (giới thuyết pháp không đúng pháp)
47. PHI PHÁP CHẾ HẠN GIỚI (giới chế hạn phi pháp)
48. PHÁ PHÁP GIỚI (giới phá diệt Phật pháp)
-----------------------------
A. Tổng Thuyết Giới Tướng
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
A. TỔNG THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(Thuyết giảng tổng quán tướng trạng của các giới)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Phật cáo chư Phật tử ngôn: “Hữu thập trọng Ba La Đề Mộc Xoa...” cho đến câu: “..ưng đương học, kính tâm phụng trì”.
2. Dịch nghĩa:
Đức Phật bảo các Phật tử rằng: “Có mười giới trọng; nếu người thọ giới Bồ Tát mà không tụng những giới điều này thì người ấy không phải là Bồ Tát, không phải là Phật tử. Chính Ta cũng tụng như vậy. Tất cả Bồ Tát đã học, đương học và sẽ học, sau khi nghe lược giảng xong tướng trạng của giới Bồ Tát, đều cần nên học và hết lòng kính trọng, phụng trì”.
Lời giảng:
Tiếp theo, vì cần phải chánh thức tuyên thuyết tướng trạng của các giới trọng và giới khinh, cho nên đức Phật lại bảo các Phật tử rằng:
- Các ông phải biết có mười giới trọng Ba La Đề Mộc Xoa, là người thọ giới Bồ Tát, quyết phải đọc tụng. Nếu như không tụng giới Bồ Tát này thì chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phải giòng giống Phật tử.
Vì thọ giới quyết định phải tụng giới. Tụng giới mới biết rõ thế nào là Trì, thế nào là Phạm, thế nào là giới trọng, thế nào là giới khinh. Có biết rõ Trì, Phạm, Trọng, Khinh mới có thể hộ trì giới pháp một cách hoàn bị.
Nếu thọ giới mà không tụng giới thì trải qua một thời gian lâu xa, sẽ dần dần quên lãng. Do đó, đối với những giới tướng đã bẩm thọ, sẽ không biết rõ được giới tướng khinh, trọng, cho nên cũng không thể nào minh bạch được Khai, Giá.
Khai, Giá phân biệt không rành thì khi phạm giới lại không hay biết, như thế chẳng phải là tạo tội lỗi rất lớn ư? Chẳng những vậy, hiện tiền lại mất hẳn danh vị Đại Thừa và luôn cả tư cách của một vị Bồ Tát cũng không được bảo tồn.
Nên biết: Mười giới trọng Ba La Đề Mộc Xoa là bổn nghiệp của Bồ Tát nên thực hành. Nếu hiện tại không tuân theo lời Phật dạy, đúng như pháp mỗi nửa tháng phải tụng giới một lần, thì sẽ bị mất hẳn bổn nghiệp.
Đối với bổn nghiệp đã không thể bảo tồn, thử hỏi làm sao nói đến việc lợi ích cho chúng sanh? Không làm lợi ích cho chúng sanh thì còn tư cách gì là Bồ Tát? Nên kinh Phật dạy: “Chẳng phải là Bồ Tát”. Một khi tư cách Bồ Tát đã bị tán thất thì cũng mất hẳn quả Phật ở tương lai.
Phật quả do đâu mà thành?
Do Phật chủng tử kết thành. Chủng tử chân thật thành Phật chính là giới này. Nếu chỉ có danh suông mà không thực hành theo lời Phật dạy thì Phật quả đương nhiên cũng mất theo. Cho nên thà rằng không thọ giới, nếu đã thọ giới thì nhất định phải đọc tụng, bất luận tại gia hay xuất gia.
Vì có tụng giới mới biết rõ Trì, Phạm, Khinh, Trọng. Tụng giới chính là từng giờ, từng phút dùng nước pháp tưới rưới chủng tử chân thật thành Phật cho luôn được tươi nhuận, không bị héo khô.
Tiến lên một bậc nữa, Đức Phật lại dạy rằng: “Chẳng những Bồ Tát các ông cần phải tụng, chính Ta, cũng mỗi nửa tháng tự tụng như thế. Lại tất cả Bồ Tát thời quá khứ mong cầu quả vị đại Bồ Đề đã học giới này. Tất cả các Bồ Tát đời vị lai mong cầu quả vị Đại Bồ Đề, đối với giới này, cũng sẽ học. Tất cả các Bồ Tát hiện tại cầu quả vị Bồ Đề cũng đang học giới này. Tức là chư Bồ Tát ba đời, cứ mỗi nửa tháng, đều tụng pháp Ba La Đề Mộc Xoa này. Hiện tại ta đã lược giảng tướng trạng Ba La Đề Mộc Xoa của Bồ Tát. Hàng Bồ Tát các ông cần phải hết lòng kính trọng, phụng trì”.
Giới thể, đặc biệt là Tâm Địa diệu giới này, vốn không có tướng trạng nào có thể chỉ ra được, chỉ căn cứ vào thâm tâm của hành giả trì giới hay phạm giới biểu hiện như thế nào, thì giới tướng thể hiện ra như thế ấy. Nghĩa là: Người trì giới có tướng mạo của người trì giới, người phạm giới có tướng mạo của người phạm giới. Cho nên kinh Lăng Nghiêm dạy: “Tâm trì cấm giới, cử thân khinh thanh” (tâm giữ gìn giới cấm, thân thể sẽ được nhẹ nhàng, trong sạch) là biểu thị ý nghĩa trên đây vậy.
Trì giới hay phạm giới biểu hiện tướng mạo như thế, cho nên Bồ Tát được nghe giới này và đã bẩm thọ giới pháp, cần phải sanh tâm hiếu thuận, hết lòng kính trọng, phụng trì. Nếu không hết lòng phụng trì thì chẳng những không được gọi là hiếu thuận, lại còn mất hẳn chân nhân thành Phật, không mong gì được thành Phật ở tương lai.
-----------------------------
B. Biệt Thuyết Thập Trọng
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT THẬP TRỌNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
1. SÁT GIỚI (giới sát sanh)
2. ĐẠO GIỚI (giới trộm cướp)
3. DÂM GIỚI (giới dâm)
4. VỌNG NGỮ GIỚI (giới vọng ngữ)
5 CÔ TỬU GIỚI (giới bán rượu)
6. THUYẾT TỨ CHÚNG QUÁ GIỚI (Giới cấm rao nói lỗi của tứ chúng)
7. TỰ TÁN HỦY THA GIỚI (Giới tự khen mình chê người)
8. XAN TÍCH GIA HỦY GIỚI (bỏn xẻn lại thêm hủy báng)
9. SÂN TÂM BẤT THỌ HỐI GIỚI (tâm sân hận, không chịu tiếp thọ sám hối)
10. HỦY BÁNG TAM BẢO GIỚI (giới hủy báng Tam Bảo)
-----------------------------
1. Sát Giới (Giới Sát Sanh)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.1. THUYẾT TRỌNG GIỚI TƯỚNG (thuyết giảng về các giới trọng)
B.1.1. BIỆT THUYẾT THẬP TRỌNG (giảng riêng mười giới trọng)
B.1.1. SÁT GIỚI (giới sát sanh)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Phật ngôn: Nhược Phật tử...” cho đến câu: “...thị Bồ Tát Ba La Di tội”.
2. Dịch nghĩa:
Đức Phật dạy: “Nếu Phật tử hoặc tự mình giết, hoặc bảo người giết, phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết, nhân giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết. Phàm tất cả loài hữu tình có mạng sống, đều không được cố ý giết. Là Phật tử lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sanh, nhưng nếu trái lại, tự phóng tâm nỡ lòng sát hại, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội”.
Lời giảng:
Từ đây trở xuống, chánh thức tuyên thuyết giới tướng. Trong phần này, trước tiên giảng nói tướng trạng của 10 giới trọng. Bây giờ xin bắt đầu giảng nói giới sát sanh thứ nhất.
Thế nào gọi là sát sanh?
Mỗi sanh mạng hình thể của chúng sanh có đủ tâm thức và hoạt động, lấy hơi thở ra vào để duy trì sự sanh tồn của sanh mạng; nên nói: Một hơi thở còn là sanh mạng chưa đoạn tuyệt. Nếu người nào đoạn tuyệt hơi thở vào ra của chúng sanh làm cho không còn tiếp tục phát sanh, sanh mạng không tương tục được nữa, gọi là Sát Sanh.
Ý nghĩa sát sanh của Phật pháp không phải ở nơi niệm niệm tương tục mà là nhất kỳ tương tục (1). Cưỡng đoạt sự tương tục của sanh mạng là trái ngược với ý chí mong cầu sanh tồn của chúng sanh; nên sát sanh là một tội ác rất lớn.
Nói theo Phật pháp, hơi thở của chúng sanh có sai khác trong ba thời: hơi thở trong quá khứ đã diệt, không thể tương tục, không gián đoạn. Hơi thở hiện tại tuy sát na không dừng, nhưng cũng không thể tương tục không gián đoạn. Hơi thở vị lai vì chưa sanh nên không thể từ đâu để tương tục, không gián đoạn.
Thế thì nói “đoạn tuyệt hơi thở ra vào gọi là sát sanh”, rốt ráo căn cứ vào đâu mà nói? Nên biết quá khứ, hiện tại không thể sát hại, nói một cách chính xác; mà Sát ở đây mang ý nghĩa làm việc ngăn chặn sự hoạt động tương tục trong vị lai của sanh mạng hữu tình. Nghĩa là hiện tại, dùng những sát cụ: gươm, đao, súng, giáo... làm thương hại cho sanh mạng vị lai của chúng sanh, hiện tiền không còn được nữa, nên gọi là Sát Sanh.
Có người căn cứ vào lập trường Duyên Khởi Tánh Không nói: “Sát sanh là từ nơi nhân, từ nơi duyên. Như trong kinh này nói nhân sát, duyên sát. Đã do nhân duyên hòa hợp sát hại, tất nhiên là không có, vì tự tánh vốn là không. Rõ biết tánh Sát vốn không nên đúng theo lý thì không phạm tội sát sanh” (sát sanh không phạm tội). Lời trên là tà thuyết, hiểu lầm ý nghĩa chữ Không. Tuyệt đối không nên thủ tín theo thuyết ấy.
Nên biết rằng lý Duyên Khởi Tánh Không của Phật pháp dùng để đối trị bệnh chấp Có của phàm phu. Không nên nói: Do hiểu rõ “tánh Sát vốn không” là không có tội sát sanh! Người học Phật chân chánh thông đạt lý Không, chẳng bao giờ sát sanh.
Nếu tạo tội sát sanh, tất nhiên không hiểu rõ lý Không. Nếu cho là không có tội mà hành động sát sanh tức là tà kiến; Phật pháp cực lực bài bác và quở trách. Chẳng những không nói là vô tội, mà tội ấy còn nặng hơn những tội khác. Điều này người học Phật, xuất gia lẫn tại gia, cần phải đặc biệt chú ý!
Giới Bồ Tát lấy việc sát sanh làm giới cấm trước nhất, giới Thanh Văn lấy việc dâm dục làm giới cấm hàng đầu; đó là ý gì?
Như trước đã nói, giới Thanh Văn đợi có cơ duyên Phật mới chế lập, nghĩa là: Ví như một tăng nhân nào đó khi phạm sai lầm, sau đó, Đức Phật mới nhân đó mà chế định ra cấm giới.
Chẳng hạn như giới Dâm của Thanh Văn, do vì có một Tôn Giả sau khi xuất gia, về thăm gia đình. Vì Tôn Giả này là con trai duy nhất, nên cha mẹ tìm mọi cách khiến Tôn Giả cùng vợ chăn gối để có con nối giòng. Sau khi Tôn Giả làm việc như vậy, Ngài vô cùng buồn thẹn. Bạn đồng tu hỏi duyên cớ, Tôn Giả đem sự việc trên nói thật. Nhân đó, Đức Phật quở trách, rồi bắt đầu kiết giới Dâm. Thế nên gọi là: “Đợi có duyên mới chế giới”.
Theo luật Tiểu Thừa thì: “Tỳ kheo phạm tội tối sơ là dâm dục, cho nên Phật chế giới Dâm trước”, cho nên sát sanh không có liệt ở trước. Lại nữa, mục đích duy nhất của hành giả Thanh Văn thừa là thoát ly sanh tử trong tam giới, không lập chí thành Phật, chỉ mong đời vị lai đừng tái phục sanh mạng này nữa. Cho nên giới Dâm đặt ở trước.
Bồ Tát lấy từ bi lợi tế chúng sanh làm cơ bản, thấy mỗi chúng sanh sinh tồn ở thế gian đều tham sanh úy tử; Bồ Tát cảm thông sâu xa, nên chỉ lo cứu tế chúng sanh không kịp, làm sao có thể đi giết hại chúng sanh? Nếu sát hại sanh mạng chúng sanh là mất tâm Từ Bi sẵn có của Bồ Tát và đâu còn tư cách gì là Bồ Tát?
Nên luận Du Già nói:
- Nếu có người hỏi Bồ Tát lấy gì làm thể? Nên chánh thức đáp rằng: “Lấy đại bi làm thể”. Cho nên vị Bồ Tát chân chánh còn vì vật mà xả thân, làm sao có thể sát hại chúng sanh. Vì vậy, giới Sát đặc biệt đứng hàng đầu.
Sát sanh trong giới Đại Thừa cũng như Tiểu Thừa, xuất gia cùng tại gia đều chế lập thành giới trọng. Nếu sát sanh, tội ấy rất nặng.
Thế nên bất luận một Phật tử nào, xuất gia cũng như tại gia, nếu như làm những hành động sát sanh thì đều bị liệt vào tội rất nặng, không còn tư cách nhập đạo.
Đối với Bồ Tát thì sát sanh là việc càng trọng đại hơn. Vì đại hạnh của Bồ Tát nương nơi chúng sanh mà thành tựu. Trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện nói: “Tất cả chúng sanh là gốc rễ, chư Phật, Bồ Tát là hoa trái. Dùng nước Đại Bi làm lợi ích chúng sanh, thì thành tựu hoa quả trí huệ của chư Phật, Bồ Tát”.
Có chúng sanh để độ mới có Bồ Tát đi cứu độ. Vì thế, chúng sanh là ân nhân thành tựu đại hạnh cho Bồ Tát, nên từng giờ, từng phút phải nghĩ đến việc báo ân, đâu thể nào trở lại giết hại chúng sanh?
Đối với Bồ Tát, chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp. Trong đời đời kiếp kiếp, ta từ nơi đó sanh ra, bổn phận làm con phải báo đáp thâm ân cha mẹ, đâu nên giết hại?
Lại nữa, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tương lai đều sẽ thành Phật. Ai là người thành Phật trước? Điều ấy không khẳng định được. Hành giả Bồ Tát cần phải kết duyên, phải cung kỉnh tôn trọng đối với tất cả chúng sanh, nên tự nghĩ: “Chúng sanh kia có kẻ sẽ thành Phật trước mình, tương lai sẽ tế độ mình”.
Đại Trí Độ Luận nói: “Với những đàn kiến kia, có thể sẽ thành Phật trước mình, mình sẽ nhờ nó tế độ, việc ấy nào đâu biết được!”
Hiện tại, nếu sát hại sanh mạng chúng sanh, ấy là giết hại chư Phật vị lai, cũng làm tổn hại tiền đồ của chính mình. Nếu nghiêm trì giới không sát sanh, chẳng những kết thiện duyên với chúng sanh một cách thâm hậu, mà lại còn rộng bố thí vô úy cho chúng sanh. Nên biết, chúng sanh sợ nhất là việc tử vong sanh mạng. Nếu Bồ Tát không sát hại, tự nhiên chúng sanh không hãi sợ, nên kinh Niết Bàn nói:
Nhứt thiết úy đao trượng,
Mạc bất ái thọ mạng,
Thứ kỷ khả vi dụ,
Vật sát, vật hành trượng.
Dịch:
Tất cả chúng sanh sợ đao gậy,
Không thể không yêu sanh mạng,
Cứ xét nơi bản thân thì rõ,
Nên không giết hại, không đánh đập.
Câu “thứ kỷ khả vi dụ” ở Nho gia gọi là Thứ Đạo, trong Phật pháp gọi là Pháp Tự Thông. Nói một cách dễ hiểu: “Tức thị dĩ kỷ chi tình đạt tha chi tình” (Phàm những việc mình không muốn người khác mang đến cho mình, mình không nên cưỡng chế đưa cho người). Lấy bụng ta suy ra bụng người.
Giả như có người muốn đến sát hại sanh mạng của chúng ta, ta không bao giờ chấp nhận, vì ta vẫn mong cho sanh mạng này tiếp tục sanh tồn mãi mãi, không đoạn tuyệt. Riêng mình đã thế, thì phải tưởng đến người khác cũng đồng một tâm trạng như vậy.
Như thế, chúng ta không thể nào giết hại sanh mạng của chúng sanh, cũng không nên vô cớ làm cho chúng sanh bị đau khổ, sợ hãi.
Kinh Tăng Nhứt A Hàm quyển ba mươi bảy nói: “Ta bao giờ cũng muốn sống, muốn đừng chết, bao giờ cũng muốn được hạnh phúc, bao giờ cũng mong tránh khỏi khổ đau. Vì thế, nếu có người muốn đến phá hoại sanh mạng muốn sống, không muốn chết, muốn được hạnh phúc, muốn tránh xa khổ đau của ta đây, đấy là việc ta có ưa thích hay không? Nếu ta không ưa thích, mà lại đi phá hoại sanh mạng của người khác thì người khác cũng đồng như ta: không bao giờ ưa thích. Phàm việc gì riêng mình không ưa thích, không vui sướng, thì người khác cũng không ưa thích, không vui sướng. Thế thì tại sao ta lại đem những việc chính mình không ưa thích, không vui sướng mà trói cột cho người? Cứ suy nơi mình mà xét đến người như vậy, thông thường gọi là có tâm niệm đồng tình với nhau”.
Bồ Tát lấy sự nhiếp hóa chúng sanh làm khóa đề duy nhất, mà yếu vụ tối đại để nhiếp hóa là phải làm thế nào tiếp cận với chúng sanh, rồi sau dẫn dắt chúng sanh vào trong Phật pháp.
Nếu Bồ Tát luôn ôm ấp tâm niệm sát hại thì chúng sanh mỗi khi trông thấy liền sanh tâm sợ hãi, tức khắc sẽ ly khai vị Bồ Tát ấy; thì thử hỏi vị ấy làm sao nhiếp hóa chúng sanh? Và như thế thì sao được gọi là Bồ Tát? Vì thế, Bồ Tát cần phải giữ giới bất sát sanh cho nghiêm cẩn.
Đến đây Đức Phật dạy rằng: “Nếu Phật tử đã phát tâm Bồ Đề, thọ giới Bồ Tát, cần phải y theo giới pháp ấy tu hành, không nên có tâm khinh thường vi phạm lời Phật dạy”.
Trước tiên nói về giới sát sanh. Bất luận là tự sát, giáo nhân sát, phương tiện sát, hoặc tán thán sát, hoặc kiến sát tùy hỷ, cho đến chú sát. Đây đều là hành vi sai lầm, là tội ác cực trọng!
Sau đây xin giải thích riêng từng thể loại:
- Tự sát: tự mình làm việc sát hại, hành quyết sanh mạng chúng sanh. Hoặc dùng tay chân và các bộ phận khác trên thân mình làm việc giết hại; hoặc dùng những vật như dao, kiếm, gậy gộc, ngói, đá, súng, ống v.v... bên ngoài làm việc sát hại. Bất luận sát hại cách nào, chủ yếu là chính tay mình kết thúc sanh mạng của đối phương thì kết thành tội sát sanh. Lối tự sát này là sát nghiệp do hai thứ thân, tâm tạo thành.
- Giáo nhân sát: chính miệng mình dạy bảo người khác làm việc giết hại. Hoặc trước mặt người dạy bảo họ làm như thế nào; hoặc sai khiến người khác, nói rõ phải làm như thế nào; hoặc viết thư bảo người khác làm như thế nào. Dù không phải chính tay mình sát hại chúng sanh, nhưng dạy bảo người làm, chủ yếu là lúc sanh mạng đối phương bị kết liễu thì thành tội sát sanh. Lối sát sanh này là sát nghiệp do thân, khẩu hai thứ tạo thành. Cổ đức có nói:
Thiệt thượng hữu Long Tuyền,
Sát nhân bất kiến huyết.
Nghĩa là: Trên lưỡi con người có bảo kiếm Long Tuyền, giết chết người mà không thấy máu chảy. Do đó, chúng ta thấy rõ tội xúi bảo người khác giết hại trọng đại biết dường nào.
- Phương tiện sát: Cách sát hại thứ ba này chẳng phải mình trực tiếp hành động, cũng không dạy bảo người khác làm việc sát hại. Lối sát hại này là khéo léo lập ra những phương tiện đặc biệt, khiến sanh mạng của đối phương phải bị đoạn tuyệt như: trói cột, giam nhốt, hoặc chỉ đường lối bảo người tìm kiếm, bắt cho được, rồi sau đó kết thúc sanh mạng của chúng sanh. Những việc này gọi là phương tiện sát. Lối sát sanh này là sát nghiệp do tâm ý tạo thành.
- Tán thán sát (khen tặng giết): Như có người vốn không có tâm ý sát sanh, nhưng có người bên cạnh dùng các thứ hoa ngôn, xảo ngữ, khen tặng là người ấy có sức mạnh vĩ đại, có khả năng giải quyết sanh mạng của chúng sanh, khiến cho người ấy, lúc bấy giờ, sanh khởi tâm sát hại, thực hiện việc sát hại, thành tựu việc sát hại.
Hoặc trường hợp trước mắt có một người chán đời, muốn tự tận cuộc sống của họ. Có người thừa cơ hội ấy khen tặng những mỹ đức của người chán đời kia, nói rằng: “Anh đã có nhiều công đức như thế, nếu chết đi sẽ được sanh thiên giới, hưởng thọ bao nhiêu khoái lạc ở thiên đường, thật là một việc vừa lòng, khoái ý biết chừng nào? Tại sao sanh tồn ở thế gian này để chịu nhiều khổ não? Tại sao không mau mau chết đi?” Nếu đối phương vì sự khen tặng này tự tận thì kết thành tội sát sanh. Loại sát sanh này là sát nghiệp do tâm, khẩu tạo thành.
- Kiến sát tùy hỷ (thấy sự sát hại mà vui mừng): Lối sát hại này dù không dạy người giết, khen tặng sự giết, nhưng thấy người làm việc giết hại cho rằng việc giết hại là rất đúng, không có gì tội lỗi, tâm tùy hỷ theo việc ấy. Hoặc có người trước đã có tâm sát hại, nhưng còn ở trong vòng lưng chừng, chưa quyết định, nhân bấy giờ có người tùy hỷ, khác gì khích lệ làm việc sát hại, mới quyết định giết chúng sanh. Lúc sanh mạng chúng sanh kết thúc là thành tội sát sanh. Sát nghiệp này do tâm ý tạo thành.
- Chú sát (dùng bùa chú để giết): Lối này là dùng chú thuật cực ác, chú nguyền cho chúng sanh bị chết. Tương truyền ở Ấn Độ có thứ Tỳ Đà La chú. Niệm tụng chú ấy có thể làm cho tử thi chưa bị hoại hư đứng dậy, đoạn dùng nước tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục, rồi đưa đao trượng cho tử thi, đặt trên một chiếc xe, rồi bảo với tử thi rằng: “Người ấy... có việc oán thù với ta. Giờ ngươi hãy đi giết người ấy”. Đây là sát tội dùng bùa chú giết. Sát nghiệp này do tâm, khẩu tạo thành.
Hai chữ “nãi chí” (cho đến) là nói chưa hết, nghĩa là những phương pháp sát hại rất nhiều, không phải chỉ có mấy thứ kể trên, mà còn những các giết khác như đào hầm, đốt lửa để cho hết khói. Đoạn dùng cát đất phủ lên trên, rồi bảo người đi trên ấy cho họ sụp hầm lửa mà chết. Hoặc đào hầm sâu khiến người ấy rơi xuống mà chết. Hoặc gài bẫy khiến người vương bẫy mà chết. Hoặc đưa thuốc độc bảo người uống, hoặc làm đọa thai, chết người v.v... Tóm lại, phàm dùng những phương pháp chi kết liễu sanh mạng chúng sanh đều là tội sát sanh.
Tướng trạng sát sanh như thế, nếu chỉ có nhân sát mà không có duyên sát, cố nhiên không cấu thành sát nghiệp, mà phải do nhân duyên hòa hợp mới thành. Như khởi tâm mà không tương tục, vẫn không thể thành sát nghiệp, nên phải hội đủ ba điều. Kết thành sát nghiệp, tất cả gồm bốn thứ như sau:
- Nhân sát (nguyên nhân giết): Do phiền não từ vô thỉ xung động trong nội tâm, sanh khởi niệm sát hại, gọi là nhân sát.
- Duyên sát: là sát tâm tương tục không gián đoạn, nên dùng nhiều phương tiện để thực hiện việc sát sanh là duyên sát.
- Sát pháp (cách thức giết): Bày chỉ các thứ làm việc sát hại, phương pháp dùng những hung cụ như: đao, kiếm, cung, tên, súng đạn v.v... gọi là sát pháp.
- Sát nghiệp (nghiệp giết): Do ba duyên nói trên thành tựu, làm cho những sanh mạng hữu tình mà mình muốn đoạn diệt không còn tương tục nữa, gọi là sát nghiệp.
Nhân sát có thể xuyên suốt đời quá khứ. Duyên sát, pháp sát chỉ thuộc về hiện tại, trong khi sát nghiệp chẳng những ở đời hiện tại mà còn kéo luôn đến đời vị lai. Như vậy, bốn thứ này triển chuyển giúp đỡ cho nhau đến đời vị lai, khiến chúng sanh giết hại lẫn nhau và sự sanh tử luân hồi không bao giờ chấm dứt.
Nói về ba chướng thì một niệm sát tâm sanh khởi đầu tiên là Phiền Não Chướng, hoàn thành việc sát hại chúng sanh là Nghiệp Chướng, và nghiệp này chiêu cảm nỗi khổ trong tam ác đạo đời vị lai là Báo Chướng. Do đó, có thể thấy ba chướng làm cho chúng sanh luân chuyển đều là do một niệm sát tâm tối sơ. Nếu không có sát niệm tối sơ bất thiện này thì không bao giờ tạo thành sát nghiệp, gây nên trọng tội như núi Tu Di và chiêu cảm quả khổ cùng cực trong sanh tử. Cho nên giới sát sanh thật vô cùng trọng yếu.
Câu “nãi chí nhất thiết hữu mạng dã bất đắc cố sát” nghĩa là: Phàm tất cả loài hữu tình có mạng sống đều không được cố ý giết. Nói rõ hơn, chẳng những đối với con người cùng những chúng sanh có hình vóc to lớn, chúng ta không được giết hại; mà ngay cả đến những giống loại có thân hình rất nhỏ như côn trùng, sâu kiến, bọ mạt, các côn trùng bò, bay, máy, cựa đều không được cố ý sát hại.
Kinh văn nói “cố sát” là cố tâm sát hại, không phải vô ý lầm lỡ mà giết. Về việc ngộ sát, Kết Quả Luận của Kỳ Na Giáo ở Ấn Độ cho là vẫn bị tội sát sanh như thường. Các luận giả này nêu ví dụ như sau: Nếu như lầm đụng phải lửa thì vẫn bị lửa cháy phỏng mình; đối với lý sát sanh cũng như thế. Nhưng Phật giáo căn cứ theo Động Cơ Luận mà thuyết minh, nên không thừa nhận việc ngộ sát là có tội.
Tại sao không thừa nhận việc ngộ sát là có tội? Nên biết rằng Phật giáo vẫn cho rằng sát sanh là có tội, nhưng phân ra nhiều điều kiện khác nhau và chủ yếu là phải xem xét động cơ thúc đẩy của người tạo sát nghiệp như thế nào mới luận tội trạng. Chẳng hạn, người nào đó không có động cơ thúc đẩy, không có ý muốn sát hại, dẫu lầm giết chết người thì tối đa chỉ phải gánh lấy trách nhiệm do sự không chú ý, nhưng không thể nói người ấy phải mang tội sát sanh.
Kinh văn nói: “Nhất thiết hữu mạng” là nói chung tất cả hữu tình, bất luận cao cấp hay hạ cấp, thân hình to lớn hay nhỏ bé, chủ yếu nếu đoạn tuyệt sanh mạng của chúng sanh đều thành trọng tội, không thể khoan dung. Thế nên đức Như Lai đại từ đại bi với tất cả chúng sanh, Ngài cấm chế tất cả cảnh duyên có thể gây nên sự sát hại. Thậm chí nghiêm cẩn đến mức độ đối với loài thảo mộc có đủ tính sanh trưởng, đều không được vô cớ chặt nhổ hay làm tổn thương, huống gì là các loài hữu tình có đủ tâm thức hoạt động?
Làm người nơi thế gian, nếu có chút từ tân, đối với việc sát sanh còn không bao giờ cố ý hành động, huống chi bậc Bồ Tát lấy đại bi tâm làm gốc, dĩ nhiên không nên làm thương hại sanh mạng chúng sanh.
Do vậy, kinh văn dạy tiếp rằng: “Thị Bồ Tát ưng khởi thường trụ từ bi tâm, hiếu thuận tâm, phương tiện cứu hộ nhất thiết chúng sanh” (là Phật tử lẽ ra phải luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sanh).
Từ Bi tâm là cơ bản của Bồ Tát. Sở dĩ được gọi là Bồ Tát vì từng giờ, từng phút thường an trụ nơi tâm niệm này không gián đoạn, lại cũng không tạm quên trong một niệm.
Từ bi thương xót nghĩ nhớ đến chúng sanh như thủ hộ con đỏ, chỉ nghĩ làm cách nào đem sự an lạc ban cho chúng sanh, làm thế nào để bạt trừ sự thống khổ cho chúng sanh. Mà thể hiện sự cứu khổ ban vui lớn nhất không chi hơn việc bảo hộ sanh mạng của chúng sanh, tâm không bao giờ móng khởi một niệm sát hại.
Cho nên tâm từ bi của các vị Bồ Tát không thể xa lìa trong chốc lát. Nếu lìa tâm từ bi mà sát hại chúng sanh, đương nhiên mất hẳn tư cách của Bồ Tát.
Bồ Tát quán sát tất cả chúng sanh đều là cha mẹ của mình. Bổn phận làm con phải hiếu thuận với cha mẹ. Việc này có thể nói là thiên kinh, địa nghĩa. Cho nên hiếu đạo trong Phật pháp lấy tất cả chúng sanh làm đối tượng. Nhưng đối tượng của Bồ Tát nhiếp hóa cũng lấy chúng sanh làm mục tiêu. Vì lý do ấy nên Bồ Tát phải từng giờ, từng khắc an trụ nơi một niệm hiếu tâm này, luôn luôn đừng cho gián đoạn. Chẳng những không cho gián đoạn trong một giờ, một phút, cũng không có một niệm xao lãng, quên đi. Bồ Tát cung kính, hiếu thuận với tất cả chúng sanh, chỉ biết lấy ý chỉ cha mẹ làm ý chỉ của mình, dùng sự ưa chán của cha mẹ làm sự ưa chán của mình, cung kính tùy thuận không trái nghịch. Trái nghịch còn không được, huống chi là có tâm sát hại?
Nên biết sát hại là việc bội nghịch thiên địa và trái với chánh lý, là tội bất hiếu, bất thuận tối đại. Nên kinh này đã nói: “Hiếu danh vi giới” (hiếu thuận gọi là giới), hàm chứa đạo lý vô cùng sâu sắc. Cho nên:
Phật tử muốn đừng sát sanh, phải thường an trụ tâm từ bi, hiếu thuận. Căn cứ vào chúng sanh sở duyên thì tâm từ bi và tâm hiếu thuận khác nhau:
- Từ tâm là duyên nơi thù oán của chúng sanh mà phát khởi.
- Bi tâm là duyên nơi khổ não của chúng sanh mà phát khởi.
- Hiếu tâm duyên nơi thượng phẩm chúng sanh mà phát khởi (“thượng phẩm” chỉ cho chư Phật, thánh nhân, sư tăng, cha mẹ).
Nếu xem tất cả chúng sanh là cha mẹ thì duyên nơi mỗi chúng sanh đều phải đủ cả ba tâm. Bồ Tát thường an trụ tâm từ bi, hiếu thuận, chẳng những không được sát hại chúng sanh, lại phải vận dụng nhiều phương tiện cứu hộ chúng sanh. Như khi thấy người sát sanh, phải khéo léo dùng phương tiện, đối với người ấy, nói rõ tội lỗi sát sanh, khiến cho họ bỏ hẳn sát niệm. Như thế người ấy không hoàn thành sát nghiệp và chúng sanh bị sát hại kia khỏi phải chịu cực kỳ thống khổ. Thật là phương tiện từ bi vĩ đại, niệm cung kính hiếu thuận chân thật biết dường nào!
Cho nên dùng phương tiện cứu hộ chúng sanh là chỗ tu học thiện xảo tối yếu trong tâm từ bi hiếu thuận. Vì làm cho chúng sanh sắp bị sát hại được thoát ly những cực hình thống khổ như cắt cổ, nhổ lông, lột da, cạo vảy, nằm dãy dụa trên đao thớt v.v... và được hưởng thọ sự an lạc.
Bồ Tát phải thực hành công hạnh như vậy, nếu không thì không xứng đáng với tư cách Bồ Tát. Vì thế, kinh dạy tiếp: “Nhi phản tự tâm khoái ý sát sanh giả, thọ Bồ Tát Ba La Di tội” (mà trái lại, tự phóng tâm nỡ lòng sát sanh, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội).
Chữ “phản” ở đây là không nên làm như thế, ý nói: vị Bồ Tát chơn chánh phải lấy sự lợi ích của chúng sanh làm tiên đề. Bất luận lúc nào, nơi nào, nếu thấy chúng sanh lâm vòng khổ nạn, Bồ Tát cần phải suy nghĩ, tìm mọi phương cách cứu hộ, khiến các chúng sanh được thoát ly khổ nạn, mới là hành vi cần phải có của Bồ Tát. Nếu không cứu hộ chúng sanh đang khổ nạn thì trái với bản nguyện độ sanh và mất lòng từ bi hộ sanh. Huống gì hiện tại lại tiến thêm một bước nữa, buông lung theo tâm mình, thuận theo khoái lạc của ý mình, giết hại chúng sanh, không tâm lân mẫn mảy may, không có tâm đồng tình, nhẫn tâm làm việc giết hại chúng sanh.
Bồ Tát nếu quả thật nhẫn tâm đến độ ấy, chứng tỏ là người tàn nhẫn đến cực điểm, điều mà đức Bổn Sư Thích Ca dạy là “đoạn đại từ bi”, tức là đã đoạn tuyệt tâm đại từ bi, không còn có tư cách gì gọi là Bồ Tát. Người Phật tử tàn bạo kia, nếu do lòng tham, tâm buông lung giết hại chúng sanh, thì đồng như hàng đồ tể (người chuyên nghề giết súc vật, trâu, bò, dê, heo v.v...)
Nếu do tâm sân, có ý khoái lạc sát sanh thì khác gì kẻ làm công bộc trong xã hội, chuyên dùng hình phạt tàn ác, ngược đãi nhân dân (công bộc: người phục vụ cho nhân dân).
Dù do động cơ nào (tham hoặc sân) mà sát sanh đều là việc bội thiên nghịch địa, trái với chân lý, trái với tâm hạnh của Bồ Tát, cần phải phán vào trọng tội, nên nói: “Thị Bồ Tát Ba La Di tội”. Ba La Di là tên trọng tội cực ác như hiện nay tuyên phán tội tử hình.
Danh từ Ba La Di, Trung Hoa dịch ra nhiều tên như:
- Quyên Khí: Hành giả tu học Bồ Tát đạo vốn có nhiều công đức, nhưng vì phạm tội Ba La Di nên tất cả công đức quảng đại kia kể như vứt bỏ, không thể chứng đắc đạo quả, nên gọi là Quyên Khí.
- Khí Tội: hành giả phạm tội này thì gạt bỏ hẳn ra ngoài biển cả Phật pháp, không được nhập trong chúng thanh tịnh để cùng nhau cử hành các Phật sự: thuyết giới, yết ma v.v... Hai chúng thanh tịnh cũng không dung nạp người ấy sống chung, nên trong Luật dụ như: “Như đại hải thủy bất nạp tử thi” (như nước bể cả không bao giờ dung chứa thây người chết).
- Đọa Lạc: người phạm tội này, sau khi xả thân, nhất định bị đọa vào tam ác đạo, chịu những cực hình thống khổ.
- Đoạn Đầu Pháp: Trong luật Ngũ Phần với nghĩa thứ tư này giải thích rất tường tận: “Ba La Di gọi là pháp cực ác, gọi là pháp đoạn đầu, gọi là không phải pháp Sa Môn. Như cây kim bị sứt đít, không thể dùng được. Như người đã chết không thể sống lại. Như tảng đá to bị bể nát không thể hoàn nguyên lại. Như cây đa-la đã bị chặt rồi, không thể sống lại”.
- Tha Thắng Xứ Pháp: Bồ Tát lấy trí huệ làm Tự, lấy phiền não làm Tha. Thọ Bồ Tát giới là phải dùng gươm trí huệ chém phiền não, nhưng hiện tại, do sự phá giới này, chẳng những không thể phá trừ phiền não, mà trái lại còn bị phiền não thắng phục. Tất cả sự hủy phạm khác đều từ nơi đây phát sanh nên gọi là Tha Thắng Xứ Pháp.
Tóm lại:
- Không được cố ý sát hại tất cả chúng sanh có sanh mạng là Nhiếp Luật Nghi Giới của Bồ Tát.
- Thường an trụ tâm từ bi, tâm hiếu thuận là Nhiếp Thiện Pháp Giới của Bồ Tát.
- Phương tiện cứu hộ tất cả chúng sanh là Nhiếp Chúng Sanh Giới của Bồ Tát.
Nếu giữ gìn giới bất sát sanh nghiêm cẩn thì Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát đều ở trong ấy. Thế nên, hành giả Bồ Tát phải hộ trì giới này cẩn thận.
Nên biết sát sanh đích xác là trái với Bồ Tát hạnh, nên Bồ Tát phải y kinh Thập Thiện Giới dạy:
Nhược kiến sát sanh giả,
Như đao thích kỳ tâm.
Dịch:
Nếu thấy người sát sanh,
Như đao đâm tim mình.
Thấy người sát hại còn như thế, huống chi chính mình sát hại? Tại sao Bồ Tát phải như vậy? Kinh Thập Thiện Giới lại dạy:
Nhứt thiết ái nhãn mục,
Ái tử diệc phục nhĩ,
Ái thọ mạng vô cực,
Thị cố bất sát sanh,
Danh vi phạm hạnh tối.
Dịch:
Tất cả thế nhân yêu đôi mắt,
Lòng thương yêu con cũng như vậy.
Yêu tiếc thọ mạng không cùng tột,
Thế nên hành giả đừng sát sanh,
Gọi là phạm hạnh cao tột nhất.
Sát sanh chẳng những đem lại thương hại cho người khác mà với chính mình cũng hoàn toàn bất lợi, như kinh Thập Thiện Giới lại dạy:
Đạm nhục giả đa bệnh,
Đoản mạng tự trang nghiêm,
Đương hành đại bi tâm,
Phụng trì bất sát giới.
Dịch:
Những người ăn thịt sanh nhiều bệnh hoạn,
Tự lấy đoản mạng để trang nghiêm.
Thế nên phải tu tâm đại bi,
Cung kính giữ gìn giới bất sát.
Vị Bồ Tát chân chánh chẳng phải như vậy, nếu vi phạm thì chẳng phải là chơn Bồ Tát. Giới sát sanh này nếu người đã thọ giới rồi mà vi phạm thì mắc 2 thứ tội là Tánh tội và Giá tội, còn người chưa thọ giới thì chỉ bị tánh tội mà thôi. Tánh tội là chính pháp ấy – pháp nhĩ – có tội như vậy (“pháp nhĩ”, trong kinh thường dùng từ này để chỉ lẽ tự nhiên phải như vậy, như lửa thì bốc lên, nước thì chảy xuống). Bất luận thọ giới hay không, hễ phạm thì mắc tội. Giống như luật pháp của quốc gia ấn định, sát nhân tất nhiên phải đền mạng, chính là ý ấy.
Giá tội, chữ “giá” là ngăn chận, chỉ cho những điều Đức Phật cấm ngăn, chế định trong giới luật. Phật tử đã thọ giới rồi mà hủy phạm, chẳng những phạm tánh tội lại thêm giá tội. Vì Phật tử ấy phạm giới luật của Phật.
Cần nên lưu ý:
Có người lầm tưởng rằng Sát, Đạo, Dâm v.v... đối với những người chưa thọ giới của Phật chỉ mắc một tánh tội, còn người đã thọ giới lại bị mắc cả hai tánh và giá tội. Như vậy, thọ giới là nhân duyên để chiêu lấy tội lỗi. Về phía bản thân mình, tự bị tổn hại chứ không ích lợi gì, cần chi phải thọ giới của Phật? Thọ giới nếu không phải là tìm lấy sự phiền phức cho mình, tăng thêm tội lỗi cho mình ư? Lầm rồi! Quan niệm này tuyệt đối thực sai lầm.
Ở trước Phật có dạy: “Người đã thọ giới tức là dự vào hàng của chư Phật, thành ra một người thanh tịnh đệ nhứt, đầy đủ các công đức. Vì lực dụng của trì giới vĩ đại, nên tội nghiệp của phá giới cũng đặc biệt sâu nặng. Vì tội phá giới sâu nặng nên Phật tử thọ giới rồi, dù gặp duyên phải hy sinh tánh mạng cũng không nên hủy phạm giới. Do công đức trì giới thù thắng nên những người chưa thọ giới, đáng lý phải bẩm thọ, không nên vì phạm giới có đủ hai thứ tội, vội cho thọ giới là tổn hại chứ không ích lợi, rồi không chịu thọ giới.
Nên biết: Thọ giới là cốt cho Phật tử trì giới, chớ không phải để cho thọ giới rồi phạm giới. Vì nếu trì giới được thanh tịnh, há chẳng phải là tự mình được sự lợi ích thù thắng vĩ đại sao? Không nên sợ tội mà không chịu thọ giới. Nếu sợ tội thì phải sợ phạm giới, chớ không nên sợ thọ giới!
Điều văn giới sát sanh trên đã giảng rõ, nhưng còn những điểm trọng yếu cần phải nói rõ thêm:
Căn cứ theo các kinh luật thuyết minh, kết thành tội sát sanh phải hội đủ bốn điều kiện. Giờ đây, quý vị hãy dụng tâm nghe kỹ. Chỉ có hiểu minh bạch được lý này mới có thể biện biệt thật sự vi phạm căn bản trọng tội hay không. Bốn điều kiện vừa nói tức là bốn duyên sau đây:
1. Chúng sanh: Đối tượng bị sát hại đích xác là chúng sanh. Nhưng chúng sanh lại rất nhiều loại, đại khái có thể phân làm 3 phẩm:
* Thượng phẩm chúng sanh: Chư Phật, thánh nhân, sư trưởng, cha mẹ.
- Phật là bậc thánh nhân tối cao, không phải ai cũng có thể giết hại được, nên trong kinh xưa nay không nói chuyện sát hại Phật. Dù có chúng sanh ác tâm muốn giết hại Phật, nhưng không bao giờ giết được. Tuy không giết được Phật, nhưng do khởi ác tâm, chỉ làm cho thân Phật xuất huyết cũng đã phạm trọng tội, và là một thứ tội nghịch trong ngũ nghịch.
- Giết A La Hán cũng là một trong ngũ nghịch tội. Giết thánh nhân đệ tam quả trở xuống chỉ phạm trọng tội Ba La Di, không thuộc về tội ngũ nghịch. Đến như giết Bồ Tát ở địa vị ngoại phàm thì chỉ phạm trọng tội, còn giết Bồ Tát Thập Phát Thú trở lên thì phạm nghịch tội.
- Lại giết hại sanh thân phụ mẫu, hòa thượng thế độ, vị a xà lê truyền giới cho mình, đều phạm ngũ nghịch tội. Tội trọng là tội Ba La Di. Ngũ nghịch là tội đại nghịch, phi đạo lý, vì kẻ dưới mà giết hại bực bề trên. Như con đối với cha mẹ, cha mẹ là bực bề trên, sản sanh căn bản sanh mạng của chúng ta. Làm con phải hết lòng cung kính, hiếu thuận; trái lại, đi xâm phạm giết hại cha mẹ là bực bề trên, đương nhiên phải gia tội một bực.
- Đối với hành giả tu học Phật pháp, Hòa Thượng thế độ, A Xà Lê truyền giới là cha mẹ Pháp Thân huệ mạng, sánh với công ơn sanh thành dưỡng dục nhục thân của cha mẹ hơn gấp bội lần. Đáng lẽ phải hết lòng cung kính cúng dường, mà trở lại giết hại các Ngài, là tội đại nghịch, phi đạo lý vì kẻ dưới lại giết hại bực bề trên.
* Trung phẩm chúng sanh: nhân loại và trên thiên giới. Nếu sát hại những chúng sanh cõi trời, cõi người, chẳng những phạm căn bản trọng tội, đồng thời mất hẳn giới thể đã bẩm thọ.
* Hạ phẩm chúng sanh: a tu la, quỷ thần, súc sanh v.v... những chúng sanh này nếu hiểu rõ lời của Pháp Sư truyền giới, và thọ giới Bồ Tát rồi, nếu sanh ác tâm giết hại chúng sanh ấy là phạm căn bản trọng giới, nhưng giới thể không bị mất. Nhưng có một điểm đặc biệt chú ý là: Trong khi sát hại chúng sanh hạ phẩm mà không một chút gì sanh tâm hổ thẹn sợ tội, lại càng sát hại càng cao hứng, càng cố ý làm thương hại chúng sanh không ngớt, thì chẳng những phạm tội Ba La Di mà giới thể cũng bị mất!
Những hạng a tu la, quỷ thần v.v... nếu không hiểu rõ lời nói của Pháp Sư truyền giới pháp, không đủ tư cách thọ giới, chưa thọ Bồ Tát giới, như có ác tâm sát hại thì không phạm tội Ba La Di, giới thể không bị mất, chỉ phạm tội khinh cấu mà thôi.
Tuy nhiên, theo sự giải thích của Linh Phong Đại Sư về Bồ Tát giới, thì sát hại chúng sanh hạ phẩm có hai thứ:
- Đồng phạm trọng tội: Bồ Tát phải nghiêm hộ sanh mạng chúng sanh, nếu có tâm sát sanh, cố nhiên phạm trọng tội. Vì đứng về giới Bồ Tát, đối với chúng sanh trong lục đạo đều thâu nhiếp. Vì thế nên phạm trọng tội.
- Phạm tội khinh cấu: Chúng sanh trong tứ ác thú, a tu la v.v... chẳng phải là pháp khí của đạo pháp. Đây là nhắm vào giới tỳ kheo, chỉ giới hạn trong phạm vi nhơn đạo, nên chỉ phạm tội khinh.
Như trên đã giảng về những chúng sanh bị giết hại có sự sai khác giữa các bậc thánh, phàm, cao thấp bất đồng. Do đó, sự phán định tội sát sanh cũng có sự khác biệt về trọng, khinh và ngũ nghịch.
Đồng là tội sát sanh, nhưng đừng cho rằng tất cả các trường hợp sát sanh mang tội giống nhau. Chúng ta cần phải phân biệt hết sức tinh tế, tuyệt đối không nên mù mờ, cho rằng tội sát sanh là đồng một thứ.
2. Chúng sanh tưởng (trong tâm tưởng là chúng sanh): Trong lúc người tạo sát nghiệp, trong ý tưởng cho đối tượng đích xác là chúng sanh. Cổ đức đối với duyên thứ hai này chia làm ba trường hợp chính, và mỗi trường hợp chính này lại bao gồm hai trường hợp phụ:
* Đương (đúng như vậy), chia làm hai trường hợp:
- Thực tại là chúng sanh: người tạo sát nghiệp trong ý tưởng cho chúng sanh đang lúc bị sát hại là chúng sanh. Như thế, sau khi giết chúng sanh ấy chết, tất nhiên người đó phạm căn bản trọng tội.
- Thực tại không phải là chúng sanh: người tạo sát nghiệp kia, trong ý tưởng cũng cho là không phải chúng sanh. Như thế, dù cho giết chúng sanh ấy chết, cũng có thể nói là hoàn toàn vô tội.
* Nghi (nghi ngờ) có hai trường hợp:
- Thực tại là chúng sanh: trong lúc tạo sát nghiệp, người ấy sanh tâm nghi ngờ: đây có phải là chúng sanh hay không phải chúng sanh? Nghi thế, nhưng cuối cùng cũng giết chết chúng sanh ấy, tức phạm căn bản trọng tội.
- Thực tại không phải là chúng sanh: trong lúc tạo sát nghiệp, người kia trong tâm sanh nghi ngờ như vầy: đây có phải là chúng sanh hay không phải chúng sanh? Chẳng hạn, như ban đêm, người ấy thấy sợi dây lầm cho là con rắn, thấy đất cho là con trùng, rồi dùng dao chém hoặc dùng tay bóp vật ấy. Tuy không thương hại sanh mạng của chúng sanh, nhưng vì người ấy trong tâm có đủ một niệm sát, nên dù không phạm căn bản trọng tội, vẫn phạm tội khinh cấu.
* Tịch (sai lầm) chia làm hai loại:
- Thực tại là chúng sanh: trong lúc tạo sát nghiệp, trong tâm ý người tạo tuyệt đối không cho chúng sanh ấy thực là chúng sanh. Như ban đêm đi đường thấy con rắn. Con rắn ấy thực chất là chúng sanh, nhưng người đi đêm kia cho con rắn là sợi dây, sanh tâm đùa cợt, liền cầm dao chặt đứt, giết chết sanh mạng con rắn. Vì tâm ý người ấy hoàn toàn không có niệm sát sanh, nên dù giết chết rắn, nhưng vẫn không phạm tội sát sanh.
- Thực tại không phải là chúng sanh: trong lúc tạo sát nghiệp, trong thâm tâm người tạo hoàn toàn tưởng thực là chúng sanh. Chẳng hạn như người ấy đi đêm, thấy gốc cây khô. Gốc cây khô không phải là chúng sanh, nhưng người ấy tưởng là người, liền chặt đứt gốc cây khô ấy. Như thế, dù thật sự không gây thương tổn đến sanh mạng chúng sanh, nhưng vì trong tâm ý người ấy, lúc đó có đủ niệm sát hại, nên cũng phạm tội khinh cấu, mặc dù không phạm căn bản trọng tội.
Cho nên tội sát sanh trong Phật pháp là một sự kiện được phân tích, kết luận hợp tình, hợp lý, không phải hư vọng đem tội gán ghép cho người, mà hoàn toàn phải xem xét trạng thái tâm lý của người ấy ngay lúc tạo nghiệp thế nào. Nếu có đủ tâm niệm sát sanh, dù không sát hại chúng sanh, cũng phạm tội khinh cấu. Nếu không có tâm sát sanh, dù có sát hại chúng sanh, cũng không nhất định là có tội.
Cho nên Phật pháp đối với việc sát sanh phán đoán theo khuynh hướng “động cơ luận giải” chứ không theo “kết quả luận giải”; cần phải biện biệt người tạo nghiệp đương thời có tâm sát sanh hay không? Đây là sự tối khẩn yếu! Vấn đề này cùng với pháp luật hiện tại của xã hội có thể nói là hoàn toàn thích hợp, nghĩa là phải xem xét động cơ của người ấy có thực là sát tâm hay không!
3. Sát tâm: động cơ sát hại chúng sanh. Đã có động cơ này thì lúc nào và ở đâu cũng muốn bức não, muốn sát hại chúng sanh. Đây là chủ nghiệp của sát nghiệp. Chủ yếu là ôm ấp ác niệm, thì dù tự thân hay bảo người khác, hoặc dùng phương pháp gì để thực hiện việc sát hại, đều bị kết tội sát sanh. Tâm sát sanh có hai loại khác nhau:
- Thông tâm: buông lung tâm ý, làm những việc như đào hầm hố, làm cung tên, hay chặt phá, thiêu đốt v.v... và trong lúc làm có mang tâm giết hại chúng sanh. Nếu chúng sanh vì việc này mà chết, thì người hành động bị phạm căn bổn trọng tội. Nếu chúng sanh không vì duyên cớ đó mà chết thì chỉ phạm tội phương tiện, tức là khinh cấu.
- Cách tâm: là bổn ý làm phương tiện để giết người này, nhưng lại giết lầm người kia. Tức là vô tâm mà lầm giết. Vì đối với cá nhân kia, không có tâm sát hại, nên dù có lầm lẫn làm thương hại người ấy, nhưng không kết thành tội. Nhưng do hữu ý với cá nhân này, mà làm phương tiện để sát hại, tuy không giết hại được, nhưng với người này vẫn kết thành tội phương tiện.
4. Tiền nhân đoạn mạng (sinh mạng người bị giết đoạn tuyệt)
Là sanh mạng những chúng sanh bị giết hại, đích xác do người tạo ác nghiệp kia mà bị kết thúc, không thể tiếp tục sanh tồn nữa, bấy giờ mới kết thành sát nghiệp. Nhưng người tạo sát nghiệp mang tội khinh hay trọng, tùy thuộc vào hai thời gian không đồng mà kết luận:
* Ở trong đời hiện tại: Cần phải xem xét bản thân người tạo sát nghiệp có đủ giới phẩm hay không để phán đoán sát tội là khinh hay trọng. Nếu người ấy có đủ giới phẩm, khi thấy sanh mạng của chúng sanh bị giết hại kia kết thúc thì kết thành căn bổn trọng tội. Nếu như sau một thời gian xả giới, người tạo sát nghiệp mới thấy sanh mạng chúng sanh kia bị kết thúc thì chỉ trước lúc xả giới mới kết thành tội phương tiện. Sau khi xả giới thì không phạm căn bản trọng tội. Nhưng với tánh tội thế gian vẫn không tránh khỏi.
* Ở trong đời tương lai: trường hợp người tạo sát nghiệp làm phương tiện để giết một chúng sanh. Sau khi làm phương tiện, sinh mạng của người tạo sát nghiệp kết thúc trước sanh mạng của người bị giết kia. Thế thì sát tội mắc phải nên phán xét như thế nào? Điều này phải căn cứ vào hai phương diện mà thuyết minh:
- Người tạo sát nghiệp sau khi chết rồi, trong đời vị lai tự nhớ túc mạng. Người bị sát hại kia, mặc dù do nguyên nhân thế lực nào khác, hoặc bị thêm phương tiện gì khác, sanh mạng phải đoạn tuyệt, nhưng đều kết thành trọng tội.
- Người tạo sát nghiệp sau khi chết rồi, trong đời vị lai không nhớ túc mạng. Người bị sát hại kia, mặc dù do thế lực khác mà sanh mạng đoạn tuyệt. Trường hợp này cũng giống như trên, nghĩa là kết thành trọng tội. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát sau khi chết rồi, giới thể vẫn còn chứ không mất.
Nếu người bị giết kia do nơi thế lực khác, phương tiện khác mà chết, chứ không phải do phương tiện trước mà chết, thì chỉ kết thành tội khinh cấu, không kết thành căn bổn trọng tội.
Nếu như về sau, những phương tiện thêm vào ấy, là bởi túc nghiệp sai sử, tự bản thân mình không thể nhớ biết một điểm gì. Thí như tỳ kheo bị bệnh si cuồng, loạn tâm... chẳng những không kết thành căn bổn trọng tội mà cả tội khinh cấu cũng không phạm.
Như trên đã nói rất tường tận và đầy đủ những điều kiện sát sanh để kết thành tội nghiệp sát sanh.
Việc sát sanh ở thế gian này dường như khó tránh khỏi, nhất là đối với những người có bổn phận thống lãnh quốc gia, gánh lấy quyền sát sanh, có những trường hợp không thể tránh được.
Như trường hợp tội nhân trong nước tạo tội gian phạm, người ngoại quốc xâm lăng, hoặc phe đảng dùng bạo lực tàn sát nhân dân vô tội, người có bổn phận thống lãnh quốc gia, vì muốn duy trì sự an ninh trong nước, vì muốn bảo vệ tổ quốc, vì bổn phận cứu độ nhân dân lương thiện, nếu như không giết kẻ địch và tội nhân thì không thể nào được.
Cho nên Phật pháp đối với giới sát sanh có thể khai giới cho. Điều này trong bộ Phật Pháp Khái Luận, Ấn Thuận Luật Sư thuyết minh:
“Nếu nói về Đại Trí khế hợp với Chân Lý, Đại Bi phải tùy thuận thế gian, thì giới luật quyết không thể nào không tiêu cực. Có khi gặp trường hợp không tiêu cực thì không xong việc, như vậy cần phải linh động nhằm vào phương tiện Từ Bi mà có thể Sát, có thể Đạo, có thể Dâm, có thể vọng ngữ, mới thực hiện được hoàn mãn.
Thí dụ như có người tàn hại nhân loại nói riêng, hữu tình nói chung, sinh linh bị thống khổ, bức bách, không thể kham nhẫn được. Nếu không giết kẻ ác này, hữu tình sẽ bị sa vào thảm vận càng lớn, kẻ ác này sẽ tạo tội ác càng to, và vị lai kẻ ấy sẽ bị thống khổ cực hình. Như thế, thà giết kẻ ác ấy, thà mình đọa địa ngục, không nên để kẻ ấy tạo ác, tự hại mình, hại người. Thế nên phải dụng tâm Từ Bi mà giết kẻ ác này. Đây là giết thiểu số mà cứu khắp tất cả.
Đặc biệt là phải có tâm thương xót đối với người làm ác. Vì thương xót họ, nên phải giết họ, để họ đừng tạo thêm ác nghiệp mà phải bị đọa địa ngục. Dù cho chính mình vì việc sát sanh này mà đọa địa ngục, cũng không mảy may do dự. Việc sát hại cá nhân này thuộc về hành vi đạo đức, thuộc về đức hạnh cao thượng và tâm từ bi vô hạn, tự nguyện hy sinh!”
Sát sanh để cứu sanh mạng như thế, Phật giáo đồ ở Ấn Độ trước kia, đệ tử Phật ở Trung Hoa và các Phật tử các quốc gia khác hiện nay hành theo đó, có thể nói là rất nhiều:
* Như vào triều Tống, niên hiệu Nguyên Gia, Cầu Na Bạt Đà La pháp sư (Trung Hoa dịch là Công Đức Khải) đến Trung Quốc hoằng truyền chánh pháp. Ngài ở tại nước Quang Bà. Quốc vương nước ấy hết sức sùng kính Pháp Sư. Lúc ấy, đại quân lân bang đem quân xâm lấn. Quốc vương đến trước Pháp Sư bạch rằng:
- Bạch tôn sư! Nay kẻ ngoại xâm sắp đến xâm phạm quốc gia của con. Nếu đấu tranh với họ thì sát hại thương tổn rất nhiều. Là một Phật tử, tâm con thật là bất nhẫn! Nếu không chiến đấu thì quốc gia sẽ bị diệt vong. Tâm của người làm chủ quốc gia có chỗ không yên. Kính bạch tôn sư! Con đang tấn thối lưỡng nan, không biết làm thế nào cho đúng, chỉ đến trước tôn sư nhất tâm quy mạng, xin quyết định cho con!
Cầu Na Bạt Đà La pháp sư thản nhiên đáp: “Kẻ địch đã xâm phạm quốc gia, biện pháp duy nhất là phải kháng cự. Nhưng lúc đại vương khởi binh giao chiến, quyết đừng khởi ác niệm, mà cần phải giữ gìn tâm từ bi lân mẫn, thương hại kẻ địch”.
Quốc vương lãnh lời chỉ giáo của Pháp Sư, thống lãnh hùng binh giao chiến với địch. Hai bên giao phong, kẻ địch quy hàng.
Đây thật là dụng binh nhân nghĩa. Theo đúng tinh thần này thì đi chinh phạt không phải là không được. Chủ yếu không phải là hiếu chiến, hiếu sát, thì trong Phật pháp vẫn không phản đối.
* Kinh Tăng Nhứt A Hàm có chép như vầy:
Vua Ba Tư Nặc một hôm đơn thân đến Kỳ Hoàn tịnh xá, bạch với đức Bổn Sư rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Vừa rồi trong nước có đại đạo tặc nổi dậy, vì thế đêm hôm qua con thống lãnh đại quân thảo trừ kẻ giặc. Kết cuộc con đã bắt được nó, nên hiện tại con cảm thấy vô cùng hoan hỷ, nên đến đây bái yết Thế Tôn. Nếu đêm rồi con không cử binh thì không bắt được giặc. Giặc không bắt được, quốc gia sẽ không an, nhân dân bị thống khổ...”
Đức Phật nghe xong, đối với đại vương dạy rằng: “Đúng thế! Đúng như lời đại vương nói...”
Đức Phật chẳng những không quở trách Ba Tư Nặc vương chinh phạt kẻ địch, lại còn tán thán cho là việc rất đúng. Do đó, thấy rõ trong Phật pháp không phải là tuyệt đối không được sát sanh. Vấn đề chính là cần phải xem xét tình trạng sát sanh như thế nào để quyết định.
Đối với vấn đề này, Du Già Luận Bồ Tát giới bổn có nói rất rõ như sau: “Nếu Bồ Tát thấy kẻ cướp hung bạo, tham tàn, giết hại nhiều sanh mạng, hoặc muốn giết hại bậc đại đức, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát, và tạo nhiều nghiệp vô gián. Bồ Tát thấy rồi suy nghĩ: “Nếu ta giết chúng sanh ác này sẽ bị đọa vào Na Lạc Ca (địa ngục), còn nếu không, nó sẽ tạo nghiệp vô gián, sẽ chịu đại thống khổ. Ta thà giết nó mà đọa Na Lạc Ca, chứ không để nó chịu kịch khổ vô gián”.
Suy nghĩ như thế đối với chúng sanh kia, Bồ Tát sanh lòng hết sức hổ thẹn, do thiện tâm thương xót mà đoạn mạng ác nhân kia. Theo nhân duyên này, đối với Bồ Tát giới chẳng những không hủy phạm, mà lại còn sanh nhiều công đức.
Sự sát hại này không phải do tham tâm, không phải do sân tâm, hoàn toàn do tâm đại bi tăng thượng, thuần dùng tâm “đại khổ chúng sanh” (thay thế chúng sanh chịu khổ) mà làm sát nghiệp. Đối với giới Bồ Tát chẳng những không có chỗ vi phạm, mà còn sanh khởi công đức rất lớn.
Bộ Phạm Võng Giới Sớ Phát Ẩn của Liên Trì đại sư cũng nói: “Giết chết người rồi tự mình rơi lệ, suy nghĩ nhiều phen rồi sau đó hành hình, chính sát sanh mà thành từ bi. Sát sanh nhưng thực chẳng phải sát sanh. Với giới pháp không trái phạm; với ân đức cũng không tổn thương. Quốc chánh cũng như Phật tâm, cả hai đều vô ngại”.
Đây là lối sát sanh với thế pháp và Phật pháp, cả hai đều thông suốt. Đây là lối sát sanh hợp tình, hợp lý biết dường nào! Sát sanh như thế rốt ráo có gì không được! Cần phải sát sanh mà không sát, đây mới là điều không được bỏ qua. Không nên sát sanh mà sát sanh, đấy là do nhẫn tâm, khoái ý mà làm, là thuộc về tội ác!
Có nghiệp nhân như thế, tất phải bị chiêu cảm lấy quả khổ. Chánh báo là phải đọa vào tam ác đạo; dư báo là phải thọ quả báo đoản mạng cùng nhiều tật bệnh trong nhân đạo. Phân biệt rõ hơn thì:
- Sát sanh thượng phẩm, đọa vào địa ngục.
- Sát sanh trung phẩm, đọa làm súc sanh.
- Sát sanh hạ phẩm, thọ khổ ngạ quỷ.
Có chỗ nói tội sát sanh căn cứ vào ba phẩm chúng sanh thì phân biệt như vậy. Có chỗ luận sát tâm mạnh hay yếu mà phân biệt. Có chỗ ước về sự quan hệ ân cầm sám hối mà phân biệt, như tạo tội sát sanh về thượng phẩm, nhưng nhờ ân cần khẩn thiết sám hối tội lỗi mà chuyển thành tội nghiệp trung phẩm, hạ phẩm. Có người tạo tội sát hạ phẩm, nhưng vì che giấu tội ác, bào chữa lỗi lầm, không biết hổ thẹn, mà chuyển thành tội nghiệp trung phẩm, thượng phẩm.
Vì thế, đồng là tội sát sanh, do quá trình tâm lý chuyển đổi mà tội tánh thành khinh hay trọng sai khác. Điều này phàm phu chúng ta không thể biết được, duy có Phật với Phật mới thấu rõ cùng tột. Cho nên điều tốt nhứt là không nên sát sanh!
Chú thích:
1) Niệm niệm tương tục; nhứt kỳ tương tục: ý nói về sự vô thường. Vô thường dịch từ ba chữ A-nễ-đát, nghĩa là tất cả các pháp trên thế gian luôn sanh diệt, đổi dời, không một sát-na đình trụ, nên gọi là “vô thường”. Có hai loại:
- Sát na vô thường: từng mỗi sát na đều có sự biến hóa sanh, trụ, dị, diệt. Đây tức là niệm niệm tương tục.
- Tương tục vô thường: sự tương tục trong một thời kỳ có bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt (sanh, lão, bệnh, tử).
Kinh Niết Bàn nói: “Thân này vô thường, niệm niệm không dừng, dường như điển quang, dường như thác nước, dường như huyễn mộng, dường như dương diệm”. Đây thuộc về nhứt kỳ tương tục, chỉ cho sự tương tục của một thời kỳ của sanh mạng này. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Sanh tử là việc lớn, vô thường nhanh chóng”.
Kinh Vô Thường nói: “Trên thế gian chưa từng có việc nào chẳng bị vô thường nó thôn tính”. Lại nữa, thế tục cho vô thường là con quỷ, nên Trần Dục có hai câu thơ rằng:
Nhứt triêu nhược giả vô thường chí,
Kiếm thọ, đao sơn bất phóng y
Dịch:
Nếu như một mai vô thường đến,
Núi đao, rừng kiếm không buông tha.
Là Phật tử, đối với vô thường luôn có tâm sợ sệt. Trong kinh có ví dụ “vô thường lang” nghĩa là vô thường đáng sợ như chó sói.
* Trong Trí Độ Luận, quyển 15 thuyết minh: “Bồ Tát dù đối với cảnh Ngũ Dục Thượng Diệu (về danh là Chuyển Luân Vương, về sắc thì ngọc nữ muôn ngàn), cũng không bao giờ sanh tâm ham muốn đắm say.
Tại sao vậy? Vì chư Bồ Tát luôn quán niệm vô thường khổ, không! Thí dụ như vị quốc vương có một viên đại thần có tội mà lại che giấu.
Quốc vương muốn trị phạt bèn bảo đại thần rằng: ‘Nếu khanh tìm được một con dê thật mập mà không có mỡ, trẫm sẽ tha tội cho khanh’.
Viên đại thần có trí liền bắt một con dê cột lại, hằng ngày dùng cỏ tươi non, nước trong nuôi dưỡng, lại mỗi ngày ba lần, đem chó sói đến khủng bố dê. Dê do được nuôi dưỡng kỹ nên rất mập tốt, nhưng không có mỡ. Quốc vương hỏi duyên cớ, viên đại thần tâu lên sự việc.
Bồ Tát cũng thế, thường trông thấy con chó sói vô thường khổ, không v.v... nên tiêu diệt những thứ mỡ kiết sử, phiền não nên thân công đức được mập béo...”
-----------------------------
2. Đạo Giới (Giới Trộm Cướp)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.1.1.2. ĐẠO GIỚI (giới trộm cướp)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử...” cho đến câu: “...thị Bồ Tát Ba La Di tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử tự mình trộm cướp, bảo người trộm cướp, phương tiện trộm cướp nhẫn đến dùng bùa chú trộm cướp. Nhân trộm cướp, duyên trộm cướp, cách thức trộm cướp. Tất cả các tài vật có chủ, dầu là của quỷ, thần hay kẻ giặc cướp, nhẫn đến một cây kim, một ngọn cỏ đều không đặng trộm cướp. Là Phật tử lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, thường giúp cho mọi người được phước, được vui; mà trái lại, trộm cướp tài vật của người, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Lời giảng:
Phật pháp phân biệt sanh mạng chúng sanh làm hai loại:
- Ngoại sanh mạng: Tất cả y thực, tài vật. Sanh mạng thể của chúng sanh được sanh tồn trên thế gian này do nhờ sự duy trì của y thực, tài vật. Chúng ta thử nghĩ một người sống ở đời này nếu không có sự tư trợ của vật chất thì làm sao sanh tồn được? Nên bất cứ ai muốn sanh mạng của mình sanh tồn, phải nhờ sự duy trì, nuôi sống của vật chất. Cho nên sát sanh là giải quyết lấy nội sanh mạng của chúng sanh, trộm cắp là đoạt lấy ngoại sanh mạng của chúng sanh.
Lại nữa, nhân sinh từ mai đến chiều bận rộn, cực nhọc để làm gì? Đều vì vấn đề cơm ăn, áo mặc; nhưng suốt đời bôn ba vì áo mặc, cơm ăn để làm chi?
Để duy trì sanh mạng. Vì nếu không có y thực, tài vật v.v... thì sanh mạng không thể sống còn. Vì thế, y thực, tài vật của người mình không nên đoạt lấy. Nếu trộm cắp hết tài vật của người khác khiến cho sự sanh sống của người ấy trở thành vấn đề nan giải, không khác chi gián tiếp đoạt nội sanh mạng của người.
Trong Trí Độ Luận, quyển 13, Tổ Long Thọ thuyết minh:
Nhất thiết chư chúng sanh,
Y thực dĩ tự hoạt.
Nhược kiếp, nhược đoạt thủ,
Tức vi kiếp đoạt mạng.
Dịch:
Tất cả chúng sanh trên thế gian,
Nương nhờ áo cơm mà sống còn.
Nếu như cướp đoạt lấy của người,
Tức là cướp đoạt sanh mạng người.
Vì trạng huống này, nên làm người, lẽ đương nhiên không được trộm lấy của người. Nếu trộm lấy là phạm giới.
Nhưng thế nào trộm cắp?
Trong giới luật nói: Không cho mà tự lấy gọi là trộm cắp. Tức là người không có tâm đem tài vật ấy cho mình mà mình tự tiện lấy đi, gọi là “không cho mà tự lấy”.
Không cho mà lấy có những loại như sau:
- Kiếp thủ (cướp lấy): dùng sức lực đoạt tài vật của người một cách trắng trợn, công khai, không cần chủ của tài vật ấy bằng lòng cho hay không, cứ tự tiện theo ý của mình, đoạt tài vật của người đem đi. Như thế gian thường nói những kẻ cường đạo, tự ỷ quyền thế đem những hung cụ vào nhà người, như chĩa súng vào ngực, đóng đinh vào tai v.v... rồi tự ý lấy ngang của người đem đi.
- Hậu thủ (trộm lấy): tránh né tai mắt của chủ vật, lúc chủ vật không để ý, thừa dịp lấy im lặng rồi đem đi, như trên báo chí hằng ngày thường đăng tải. Chẳng hạn, ngày Chủ Nhật, gia đình nào đó có duyên sự phải đi ra ngoài để giải trí hay xem hát, mấy chú tiểu đạo tặc thừa dịp trong nhà không ai, yên lặng lủi vào nhà người, bẻ khóa, mở tủ, đập rương, lấy đồ vật của người đem đi. Đó là loại thâu thủ thứ hai này.
- Hách thủ (dọa lấy): biết một người nào đó có điều gì bí ẩn, dùng cớ này làm thủ đoạn uy hiếp đối phương, dọa nạt lấy của tiền, công khai bảo rằng: “Nếu anh không muốn tôi chỉ vạch việc xấu của anh, hãy mau mau đem tiền của ra, nếu không anh sẽ biết v.v...” Bấy giờ, người bị uy hiếp kia suy nghĩ: “Mình thật có việc không thể nói với người”. Vì không muốn người này đem sự tình ấy rao bán, nói với bất cứ ai, nên phải nhẫn chịu đưa số vàng bạc theo yêu sách để được yên ổn. Đây là loại hách thủ.
- Phiến thủ (dối gạt mà lấy): Chữ Phiến thường gọi là “biến”, là dùng những phương pháp dối gạt người để lấy tiền của mang đi. Khi người chủ phát giác biết đã bị lừa gạt thì tiền của đã mất rồi. Tình trạng này có thể nói rằng hiện tại đâu đâu cũng có.
Tóm lại:
Giới trộm cắp này rất dễ bị phạm, nên Hoằng Nhất luật sư nói: “Theo ý tôi suy nghĩ kỹ, ở trong năm giới, khó giữ gìn nhất không chi hơn trộm cắp”.
Thông thường mọi người cho giới trộm cắp không dễ phạm, nhưng Luật Sư lại nhận là một thứ giới khó giữ vô cùng, chứng tỏ ai ai cũng đều có thể phạm giới này.
* Xin nêu một vài câu chuyện để làm lệ rõ ràng:
- Như chuyện nhỏ mọn là việc gởi thư. Viết một lá thư quá dài, đương nhiên thư quá nặng, bưu phí phải gia bội. Để bớt bưu phí nên để thư ấy cuốn vào giấy báo hoặc tạp chí gởi đi. Đó là chuyện rất bình thường, không có gì là tội lỗi. Nhưng nếu nói theo giới luật của Phật pháp, điều ấy đã phạm giới trộm cắp, trộm tiền của quốc gia.
- Lại như một người phục vụ trong cơ quan, quy định mỗi ngày cấp cho năm tờ giấy và năm phong bì. Có một người vì sự giao tế thù ứng rộng rãi, với số giấy ấy không đủ dùng, lại không nói cho người phụ trách biết, tự tiện yên lặng lấy thêm giấy và phong bì. Việc này thông thường cho là việc rất bình thường, vì là của chính phủ, lấy thêm ít cái có hề chi. Dĩ nhiên là như vậy, nhưng phải có sự đồng ý của người phụ trách, nếu không thì tự mình lén lấy xài dùng nên phạm tội trộm cắp.
- Lại tỉ như các thương nhân mua bán, phải đóng tiền thuế là hai ngàn đồng. Những người rành mua bán thường có hai quyển sổ. Một để chính phủ kiểm tra, một lập riêng cho mình kiểm soát. Quyển dành để cho chính phủ: đem số thu một vạn đồng bớt còn năm ngàn đồng. Thế là tiền thuế chỉ còn một ngàn đồng. Nói theo thế tục, việc này là trốn thuế. Luận về Phật pháp thì phạm giới trộm cắp của chính phủ một ngàn đồng.
Trong xã hội có rất nhiều người tự cho mình là đứng đắn, không bao giờ lấy của người; nghĩa là không phạm giới trộm cắp. Nhưng cứ xem bên trên, làm người không phạm giới trộm cắp thật là hiếm có. Vì thế, Hoằng Nhất Luật Sư nói: “Giới trộm cắp rất khó giữ gìn”.
Mọi người đều công nhận trộm cắp là việc không tốt, pháp luật của các quốc gia trên thế giới từ xưa đến nay, cả Đông phương lẫn Tây phương đều nghiêm cấm nhân dân việc trộm cắp. Dù lén trộm hay công khai cướp đoạt, đều vi phạm pháp luật quốc gia và bị trừng trị.
Trong Phật pháp, bất luận Đại Thừa hay Tiểu Thừa, từ tại gia đến xuất gia, đều chế định giới trộm cắp và đều phán vào trọng tội.
Tại sao Phật pháp cùng thế pháp đều ngăn cấm việc trộm cắp như thế? Mọi người trên thế gian đều hết sức yêu quý của tiền, vàng ngọc, châu báu... không bao giờ muốn kẻ khác lấy đi. Với những người xem nhẹ tài vật thì không nói chi. Còn với những người quá xem trọng tài vật, nếu có người dùng thủ đoạn không chánh đáng trộm mất tài vật, nhất là những vật quá yêu tiếc, thì có thể vì đó bỏ ăn, mất ngủ, thậm chí bệnh liệt giường, sầu khổ suốt đời. Như thế thì đâu thể nào xem nhẹ việc trộm cắp là không trọng và phạm giới trộm cắp không phải là trọng tội.
Trong Phật pháp, hành giả Bồ Tát chí hướng ở nơi giáo hóa chúng sanh, với phương tiện tối thắng là Bố Thí, nên pháp Lục Độ Tứ Nhiếp (2) đều lấy Bố Thí làm đầu.
Bố thí là đem tài vật của mình cấp phát cho chúng sanh, giúp cho chúng sanh giải trừ những khó khăn về sinh hoạt vật chất, khiến cho chúng sanh phát khởi thiện tâm và thích gần gũi, thân cận với Bồ Tát. Nhờ đó, Bồ Tát dần dần đem Phật pháp giáo hóa, khiến chúng sanh bước lên con đường lớn, xán lạn của Phật pháp.
Trái lại, nếu chẳng những không bố thí giúp đỡ chúng sanh, lại còn trộm tài vật của chúng sanh, thì làm sao nhiếp hóa được chúng sanh? Lại nữa, chúng sanh một khi trông thấy Bồ Tát, đều không muốn lui tới, không muốn thân cận với Bồ Tát. Như thế, mất hẳn hạnh đại từ đại bi tế độ chúng sanh của Bồ Tát, trái với pháp môn lục độ tứ nhiếp của Bồ Tát cần phải tu.
Thế nên, giới trộm cắp tuy thông thường nhưng thật hết sức trọng yếu. Nhất là ở lập trường Đại Thừa Phật giáo, thì hành giả Bồ Tát lại cần phải giữ gìn hết sức nghiêm cẩn, không được có chút vi phạm. Nếu không thì không thể gánh vác trách nhiệm trọng đại hóa độ chúng sanh, và không có tư cách gì được gọi là Bồ Tát. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật từng dạy như vầy: “Tâm trộm cắp không diệt trừ thì không dễ gì thoát khỏi trần lao. Dù có đa trí thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ trộm cắp, chắc chắn lạc vào đường tà”.
Lời Phật dạy trên ý nói: Bất luận trí huệ của người ấy cao siêu thế nào, thiền định của người ấy sâu như thế nào, nếu tâm trộm cắp không đoạn trừ, chẳng những không thể ra khỏi trần lao, mà kết quả chắc chắn lạc vào đường tà, vĩnh viễn trầm luân trong sanh tử.
Thử nghĩ tội trộm cắp nặng biết dường nào? Sự chướng ngại thánh đạo lớn biết dường nào? Vì thế nên làm người trên thế gian, đặc biệt là một hành giả Bồ Tát, quyết phải răn chừa tội trộm cắp, không được có chút vi bội. Nếu không thì tuyệt đối không thể nào bước lên con đường rộng lớn quang minh của Bồ Tát, để thực hiện công tác hóa độ chúng sanh!
Đức Phật dạy nếu là Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, bất luận là tự đạo (tự mình trộm cướp), giáo nhân đạo (bảo người trộm cướp), phương tiện đạo (phương tiện trộm cướp), chú đạo (dùng bùa chú trộm cướp)... đều là không thể được, vì những việc ấy đều vi phản (trái ngược) với hạnh từ bi lợi tế của Bồ Tát.
- Tự đạo: chính tay mình trộm cắp tài vật của người đem đi.
* Thí như có người hữu sự cần đi xa, ở nhà không có ai, bèn đem vàng bạc, châu báu gởi cho một người bạn thân, tin cậy nhất, và nói rằng: “Xin anh hoan hỷ cho, vì tôi có duyên sự cần đi xa. Ở nhà không ai, nên đem những vật báu này gởi cho anh, xong việc tôi sẽ trở lại lấy!” Người bạn sẵn sàng đồng ý cho gởi.
Nhưng người bạn sau đó vì kiến tài ám nhãn, khởi tâm tham, muốn chiếm đoạt của báu, nên khi người chủ trở về, đến lấy lại, người bằng hữu kia cực lực phủ nhận: “Không có bất cứ thứ gì anh gởi cho tôi, đừng nói lôi thôi!”
Người bằng hữu chiếm được châu báu kia muốn làm việc buôn bán, nhưng vì tự mình không có vốn, lợi dụng ba tấc lưỡi chưa hư nát, sẵn có số châu báu này, đi rủ ren mọi người vào cổ phần. Khi vàng bạc đã đến tay liền cao bay xa chạy. Mọi hành động trên đều thuộc về loại trộm cắp này.
* Lại như nhiều người trong xã hội chơi hội (chơi hụi). Nếu một phần là một ngàn đồng, nếu rủ được năm mươi phần thì được năm vạn. Mình làm chủ hụi, gom hết rồi trốn đi. Đây cũng là một hình thức tự trộm cắp.
Cho nên vận dụng những thủ đoạn không chánh đáng, những phương pháp dối gạt để lấy tiền của đều là tự trộm cắp.
- Giáo nhân đạo: Dùng lời nói xúi biểu người: “Nơi ấy có đồ vật gì... anh thế tôi đi lấy về”. Dù không phải chính tay mình tự đi lấy, nhưng đồng phạm tội trộm cắp.
Nhưng có một điểm hơi sai khác: nếu tài vật lấy đem về đều thuộc về phần mình thì phạm căn bổn trọng tội. Còn tài vật người đi trộm lấy luôn, không chia cho mình thì chỉ phạm tội khinh cấu. Vì kẻ trộm kia vốn không biết những vật ấy, nhưng vì do mình bảo họ đi lấy, nên dù tài vật không thuộc về mình, cũng phải gánh lấy tội xúi biểu.
Lại còn như miệng không bảo người đi lấy, nhưng dùng tay ra dấu, trên tướng ám chỉ cho biết để người đi trộm, đều là tội xúi biểu.
- Phương tiện đạo: Vốn không có tâm trộm của người, nhưng bỗng nhiên tài vật ở trước mặt mình, lại không ai thấy biết nên không ngần ngại, nhân cơ hội đó làm phương tiện lấy tài vật bỏ túi, hay cất giấu nơi khác, không ai biết. Tục ngữ có câu rằng: “Thuận thủ khiên dương, bất vi thâu” (thuận tay dắt dê không phải là trộm cắp). Với thế tục cho là không phải trộm cắp, nhưng trong Phật pháp cũng là phạm tội phương tiện trộm cắp.
- Chú đạo: dùng những chú thuật cướp tài vật của người. Tương truyền ở Ấn Độ có thứ ác chú. Ác chú sư sau khi niệm chú ấy sẽ lấy tiền của kẻ khác về cho mình. Hoặc niệm ác chú kêu gọi quỷ thần đến, để sai khiến quỷ thần đi trộm lấy tài vật mình muốn đem về. Đấy là dùng những bùa chú trộm cắp. Đối với người thường làm việc này đã là tội rất nặng.
Nếu như Phật tử, nhất là hàng xuất gia mà đi làm cống đầu cho người, ấy là tội nhơn trong Phật pháp. Tỳ kheo sống theo lối tà mạng, vì người làm cống đầu, trong Phật pháp tuyệt đối không thể được, cần phải ly khai thật xa, không nên xem là người trong Phật pháp, vì là một thứ dùng bùa chú trộm cắp, một trong các thứ trộm cắp.
Trong giới Sát Sanh có tán thán sát và tùy hỷ sát, giới trộm cắp vì sao không có hai thứ ấy?
Vì sát sanh nếu đủ sức thì làm một mình. Nếu một người không làm được thì vài người thương lượng hợp tác nhau làm, nhưng với trộm cắp thì riêng âm thầm tính mưu kế mà làm, không muốn một người nào hay biết. Cho nên tội trộm cắp lúc nào cũng bị sự khiển trách của các nhân sĩ trong xã hội, không bao giờ được mọi người tán thán.
Tán thán đã không có thì tùy hỷ cũng không có, nên trong kinh văn không đề cập đến hai loại ấy. Tuy nhiên, hai thứ này hàm nhiếp trong phương tiện trộm cắp; vì tán thán và tùy hỷ không phải chính thức trộm cắp, cũng không thể tán thán hoặc tùy hỷ việc trộm cắp của người một cách công khai, nên liệt vào trong phương tiện trộm cắp.
Kết thành việc trộm cắp cần phải đầy đủ các điều kiện. Nếu chỉ có nhân trộm cắp mà không có duyên trộm cắp, vẫn không thành việc trộm cắp, cần phải đủ nhân duyên hòa hợp. Nhưng nếu không có phương pháp trộm cắp (cách thức) vẫn không thành trộm cắp. Cần phải đủ ba yếu tố trên mới thành nghiệp trộm cắp, tổng cộng thành bốn thứ được phân biệt như sau:
- Đạo nhân (nhân trộm cắp): Do chủng tử tham lam, trộm cắp thành thục từ vô thỉ. Hiện tại nội tâm khởi một niệm trộm cắp làm nhân, đã có nhân rồi mới tiến hành việc trộm cắp.
- Đạo duyên (duyên trộm cắp): những tài vật quý báu mình rất ưa thích hiện bày trước mắt, dụ dỗ, dẫn dắt mình đến sự trộm lấy của người.
- Đạo pháp (phương tiện trộm cắp): khi làm việc trộm cắp, phải tính toán khéo léo, lập mưu bày kế, hoặc bẻ khóa, hoặc trèo tường nhảy vào, hoặc leo lên nóc nhà nhảy xuống, hoặc đào hầm bò vào. Khi vào được trong nhà thì cạy rương, mở tủ v.v... Đấy là những cách thức trộm cướp.
- Đạo nghiệp (nghiệp trộm cướp): do đầy đủ ba điều kiện trên, tiến đến lấy sự tài vật của người, khiến tài vật kia ly khai khỏi khổ chủ, hoàn thành việc trộm cướp, ấy là nghiệp trộm cướp.
Nếu luận về ba chướng thì đầu tiên do chủng tử tham lam trộm cướp mà sanh khởi ý niệm trộm cướp. Đó là Phiền Não Chướng. Khi hoàn thành việc trộm cướp, gọi là Nghiệp Chướng. Do phiền não chướng và nghiệp chướng chiêu cảm quả khổ trong tam ác đạo đời vị lai, ấy là Báo Chướng.
Như thế thấy rõ, chẳng những sát sanh tạo thành sự thọ khổ trong luân hồi, trong sanh tử, mà trộm cướp cũng đồng khiến cho chúng sanh sanh tử không dứt.
Nếu không trộm cắp thì không tạo thành tội trộm cắp cực trọng và không chiêu cảm quả khổ trong tam ác đạo. Cho nên răn ngừa tội trộm cắp là một sự kiện trọng yếu.
Chẳng những tài vật của nhân dân không được trộm lấy, mà bất cứ tài vật có chủ nào, dù là tài vật của quỷ thần, của giặc cướp, một vật dù nhỏ bé như cây kim, ngọn cỏ, cũng không được cố ý trộm cắp.
Tài vật của quỷ thần là những đồ cúng trong miễu quỷ thần, đều không được trộm lấy. Vì những đồ cúng trong miễu thờ quỷ thần, tức quỷ thần làm chủ, hay người làm chức Từ giữ miễu làm chủ. Phàm những tài vật có chủ đều không được phép trộm lấy.
Tài vật của kẻ trộm cướp là những thứ mà kẻ trộm lấy được, vốn là đồ lấy trộm. Hiện tại nếu trộm lấy đồ vật của kẻ trộm cướp, tại sao nói là phạm tội trộm cướp? Cổ đức đối với việc này có hai lối giải thích:
- Như tài vật của mình bị kẻ trộm lấy đi, trong tâm mình nghĩ rằng chúng đã mất rồi. Hiện tại, kẻ trộm hoàn toàn không bằng lòng hoặc không nói cho mình lấy lại, thì thuộc về tội “không cho mà lấy”. Trường hợp này căn cứ vào ý tưởng mà phạm tội; nghĩa là sau khi kẻ trộm lấy đồ, tâm khởi niệm đã mất rồi, nếu như chưa khởi niệm ấy mà lấy lại thì không phạm tội.
- Đồ vật của kẻ trộm lấy của kẻ khác, đã thuộc về sở hữu của giặc cướp. Hiện tại kẻ trộm hoàn toàn không có nói cho mình. Nếu mình lấy lại của kẻ cướp kia, ấy là giặc cướp đi lấy của giặc cướp, thuộc về tội “không cho mà lấy”. Cho nên lấy tài vật của kẻ cướp cũng vẫn phạm tội trộm cướp.
* Về việc lấy lại tài vật của kẻ trộm cướp, Phật giáo tại Nhật Bản có một câu chuyện thật như thế này:
Trong một ngôi chùa ni, vị trụ trì hiệu là An Dưỡng tỳ kheo ni. Một đêm nọ, có kẻ trộm lẻn vào chùa lấy mùng, mền, nệm, gối... của chùa mang đi.
Đêm ấy, An Dưỡng tỳ kheo ni ngủ không có mền đắp, phải lấy giấy đắp. Nhằm tiết Đông trời quá lạnh, ni sư run rẩy, miệng đánh bò cạp. Bấy giờ, có một tiểu ni nghe được, xô cửa bước vào. Khi vừa vào tới phòng, thấy có chiếc áo ngự hàn dồn bông rơi dưới đất. Tiểu ni nhặt lên và đem đưa với ni sư, nói rằng: “Chiếc áo này là của kẻ trộm làm rơi lại, xin thầy hãy mặc cho bớt run và đỡ lạnh”.
An Dưỡng tỳ kheo ni đáp rằng: “Đồ vật của kẻ trộm lấy được tức là đồ của kẻ trộm rồi. Chúng ta là người xuất gia, không được tùy tiện dùng đồ vật của người đã trộm lấy. Thầy nghĩ kẻ trộm chưa đi xa, con nên mau mau mang trả cho nó”.
Tiểu ni vâng lệnh, tức tốc đuổi theo kẻ trộm, giao trả chiếc áo và nói rõ lời Thầy mình dạy. Tên trộm nghe xong thấm thía và cảm động, liền đem toàn bộ đồ đã trộm trả lại cho nhà chùa. Lại đến trước mặt tỳ kheo ni An Dưỡng xin Ngài nhận lại đồ vật và hoan hỷ cho chú ta thành tâm sám hối.
Tỳ kheo ni nói rằng: “Thật làm nhọc cho cậu quá! Đồ lấy được đã gói tử tế, giờ lại mang giao cho chùa”. Trên nét mặt của An Dưỡng tỳ kheo ni lộ vẻ từ bi khoan thứ, khiến kẻ trộm vô cùng cảm động.
Tóm lại:
Tất cả tài vật, bất luận quý, tiện, trọng, khinh, cũng không luận là nhiều, ít, tốt, xấu, cho đến những vật nhỏ nhất như một cây kim, một ngọn cỏ đều không được không cho mà lấy. Nếu trộm lấy tức là phạm giới trộm cắp, nên trong kinh văn nói: “Bất đắc cố đạo” (không được cố ý lấy).
Tại sao không được cố ý lấy trộm?
Trong kinh văn, Phật dạy như sau: “Bồ Tát ưng sanh Phật tánh, hiếu thuận tâm, từ bi tâm, thường trợ nhứt thiết nhân sanh phước, sanh lạc” (Là Phật tử, lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, thường giúp cho mọi người được phước, được vui).
Hai chữ “Phật tánh”, bổn Việt văn dịch là “luôn luôn”, ý nói: Phật tánh là một pháp thường trụ, bất sanh bất diệt, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Hành giả Bồ Tát luôn thấy biết như thế và nhận chân tất cả chúng sanh trong tương lai đều sẽ thành Phật. Bổn phận của một vị Bồ Tát đối với Phật hết lòng cung kính, cúng dường còn không đủ, làm sao có thể trở lại trộm lấy tài vật của các Ngài?
Nếu như trộm lấy tài vật của các Ngài (chúng sanh) tức là đồng với tội trộm tài vật của chư Phật, tội này lớn biết dường nào? Nếu nhìn xa thì tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật. Nếu nói gần hơn, thì tất cả chúng sanh đều là cha mẹ. Bổn phận làm con phải sanh tâm hiếu thuận, hiếu kính cha mẹ không hết, đâu nên trộm lấy tài vật của cha mẹ? Nếu trộm lấy tài vật của cha mẹ, tội ấy lớn biết chừng nào?
Bây giờ không nói chúng sanh đều là Phật vị lai, làm cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, mà cứ xem chúng sanh là chúng sanh. Bổn phận của Bồ Tát là lấy việc lợi ích chúng sanh làm bổn hoài, đối với chúng sanh cần phải sanh tâm từ bi. Chúng sanh gặp khốn khổ khó khăn, Bồ Tát phải lo giúp đỡ, chúng sanh cần chi, phải vội cấp cho, không được nhẫn tâm an nhiên ngồi xem chúng sanh bị khổ đói khát. Như thế làm sao nỡ lấy đi tài vật của chúng sanh, nhẫn tâm làm cho chúng sanh bị khổ đói rét? Ngoại sanh mạng đã bị cướp đi thì nội sanh mạng nương vào đâu mà sanh tồn? Sự việc này đâu đúng với tư cách của Bồ Tát?
Hành giả Bồ Tát chân chánh phải thường giúp cho mọi người sanh phước, sanh lạc, không nên trộm lấy tài vật của người mà làm cho người bị tội, bị khổ (đối với sanh phước, sanh lạc mà nói). Đây là việc tối yếu!
Giúp cho mọi người sanh phước là khiến cho mọi người gieo trồng nhân an lạc; giúp cho mọi người sanh vui là khiến cho người được quả vui. Hành giả Bồ Tát cần phải thường an trụ tâm từ bi như vậy, cần phải thực hành theo những thiện sự như vậy, làm lợi ích cho khắp tất cả chúng sanh, khiến chúng sanh được an vui và giải thoát. Đấy là hạnh từ bi tế độ của Bồ Tát cần phải có.
Nếu Bồ Tát trộm cướp tài vật của người, tức đoạt ngoại sanh mạng của người, làm cho sanh sống của người bị quẫn bách, bức ngặt, là vi phạm với thánh giáo của Đức Phật Đà, cho nên nói là “không thuận”. Đồng thời, tất cả chúng sanh đã đều là cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp của mình. Làm con đã không phụng dưỡng cha mẹ, lại trở lại trộm lấy tài vật của cha mẹ, làm não hại cho cha mẹ, đâu còn tội lỗi nào nặng hơn?
Đứng về mặt luật pháp hay Phật pháp đều là bất hiếu. Đã bất hiếu thì với tư cách làm người còn không trọn, thì đâu còn tư cách gì gọi là Bồ Tát? Vì thế, chỉ có kính cẩn vâng theo lời Phật dạy, mới có thể gọi là hiếu thuận. Không trộm cắp tài vật của người mới gọi là từ bi. Làm cho chúng sanh không bị nghèo cùng, thiếu thốn mới gọi là sanh phước, sanh lạc.
Bồ Tát vì lợi sanh mà phát tâm Bồ Đề, nhằm vào khía cạnh nào cũng phải thực hiện Đàn Ba La Mật, đem hết khả năng của mình bố thí cho chúng sanh, khiến chúng sanh không sợ thiếu thốn về đời sống. Nếu không thực hành như vậy thì trái với tinh thần nên có của Bồ Tát.
Nếu chẳng những không thực hành như vậy mà trở lại trộm cắp tài vật của người, khiến chúng sanh bị thống khổ, nghèo thiếu, có thể nói là một tội ác rất lớn. Cho nên kinh văn nói: “Bồ Tát này phạm Ba La Di tội”.
Giới trộm cắp vừa xem qua rất là đơn giản, nhưng nếu vi phạm chính là hủy hoại Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát.
Việc ấy như thế nào?
Không nên trộm mà đi trộm là phạm Nhiếp Luật Nghi Giới, cần phải huệ thí cho chúng sanh mà không huệ thí là phạm Nhiếp Thiện Pháp Giới. Cần phải nhiếp hóa chúng sanh mà không nhiếp hóa là phạm Nhiếp Chúng Sanh Giới. Cần phải giúp cho mọi người sanh phước, sanh lạc mà không giúp, trái lại trộm lấy tài vật, làm cho người sanh tội, sanh khổ, vi phạm đức hạnh của Bồ Tát thái quá nên kết thành tội Ba La Di.
Điều văn của giới trộm cướp đã giảng rõ, nhưng còn những điều trọng yếu cần phải nói rõ thêm:
Căn cứ trong các kinh luận, kết thành tội trộm cướp phải hội đủ năm điều kiện, tức năm duyên, mới thật sự phạm căn bổn trọng tội. Không phải hành vi trộm cướp nào cũng kết thành căn bổn trọng tội. Năm duyên ấy như sau:
1. Thị hữu chủ vật (là vật có chủ): tài vật bị trộm đích thực có chủ, không phải vật vất bỏ hoặc không thuộc về bất cứ ai. Đồng là có chủ, nhưng vật còn được chia thành ba phẩm:
a. Thượng phẩm vật: vật của Phật, Pháp, Hiện Tiền Tăng vật, tứ phương Tăng vật, phụ mẫu - sư trưởng vật.
+ Phật vật: Phật tử phải hiểu Phật có công đức tối thù thắng, cần phải có tâm chí thành, cung kính cúng dường Phật. Nếu chẳng những không cung kính cúng dường, lại còn trộm tài vật của Phật, đương nhiên là không được. Tội trộm tài vật của Phật nặng hay nhẹ, trong kinh tạng có hai lối giải thích:
- Theo kinh Niết Bàn thì chỉ mắc tội Thâu Lan Giá, còn gọi là Thâu Lan Giá Gia hay Tát Thâu La, không phạm trọng tội. Trung Hoa dịch là Đại Chướng Thiện Đạo, Đại Tội, Thô Ác... Tội này là một trong sáu tụ. Nó là tội nhân của hai thiên đầu tiên là Ba La Di và Tăng Tàn (ở đây chỉ nói qua tên tội, không cần giải thích kỹ vì phần này thuộc về Đại Luật Tỳ Kheo).
Vì Phật không chấp trước ngũ sở, đối với bất cứ tài vật chi đều không xem là vật sở hữu của mình, dù bị người trộm lấy, đối với vật bị mất, Phật không bao giờ cảm thấy luyến tiếc, khổ não. Vì thế, tội của người trộm cắp không nặng lắm.
- Theo kinh Thiện Sanh và Phạm Võng này, trộm tài vật của Phật bị ghép vào trọng tội. Tại sao vậy? Vì trộm của người hạ phẩm còn kết thành trọng tội, Phật là đấng thiên trong thiên, thánh trong thánh, địa vị của Ngài cao thượng không ai sánh bằng. Huống chi là tài vật của Ngài do hàng nhân thiên thành kính cúng dường, không vì một lý do gì được trộm lấy tài vật đó đem đi. Do đó, không được nói là chỉ phạm tội khinh.
+ Pháp vật: tức chỉ Tam Tạng giáo điển, ghi chép lại ngôn giáo của Phật đã tuyên thuyết, gồm Kinh, Luật, Luận. Pháp của Phật thuộc về Pháp Bảo vô giá. Vì nội dung trong Tam Tạng giáo điển của Phật tuyên thuyết đều dạy người hướng thượng, hướng thiện, hướng quang minh, hướng đến đường giải thoát, hướng về quả vị Bồ Đề.
Chẳng những trộm kinh, luật, luận là phạm tội cực trọng; mà thiêu đốt kinh, luật, luận cũ hư đồng như tội thiêu đốt cha mẹ mình, đều phạm tội cực trọng! Những người không biết việc ấy có tội, trong khi thiêu đốt cho là đốt giấy chữ, chỉ phạm tội khinh cấu.
Lại còn có trường hợp những người mượn kinh, luật, luận, sớ sao của người khác xem, có ý muốn lấy luôn không trả lại. Hoặc bên trong có chỗ hư tổn, không nói rõ với người mình mượn kinh, cũng không thay thế người chủ quyển kinh để tu bổ lại, cứ để như vậy, lén gấp lại rồi đem trả, không nói cho người chủ biết bên trong đã bị hư tổn. Trường hợp trên đều phạm tội cực trọng.
Cho nên nếu mượn kinh, luật, luận của người khác cần phải đúng kỳ hẹn đem trả lại. Nếu bên trong có chỗ hư tổn, phải tìm cách tu bổ lại kỹ lưỡng; và đối với người chủ kinh, công khai nói rõ cho họ biết. Đấy là đức hạnh cơ bản làm người cần phải có, huống chi là một Phật tử thọ Bồ Tát giới, mượn kinh pháp của người lại cố ý chiếm đoạt luôn, hoặc nội dung bị hư tổn mà không nói rõ thì tội lỗi lớn biết dường nào!
+ Tăng vật: tài vật của Tăng đoàn. Tổ Nam Sơn Luật Sư dạy rằng: “Trộm cắp tài vật thông cả Tam Bảo, nhưng riêng tài vật của chúng tăng thì nặng nhất”. Vì thế, tỳ kheo làm tổn hại hay thọ dụng tài vật của chúng tăng, tối thiểu chừng một sợi lông, tức là đối với thánh phàm trong mười phương mỗi mỗi đều kết tội.
Cho nên trong Luật Ngũ Phần nói: “Khi Phật còn tại thế, các Phật tử, bất luận vương thần, sĩ thứ, đem tài vật cúng dường cho Phật, Đức Phật đều từ chối và đáp rằng: -Quý vị nên đem cúng dường cho chúng tăng sẽ được phước báo lớn”.
Theo lời Phật dạy trong Luật, thì thấy tài vật của chúng Tăng rất là quý trọng, không nên tùy tiện tự trộm lấy. Nếu tùy vọng tâm tham lam trộm lấy thì tội ấy rất nặng.
* Luận về việc thọ quả báo, kinh Đại Tập có dẫn chuyện về sự thọ khổ của Long Nữ mù như sau:
Khi Phật còn tại thế, một hôm có long nữ mù đến đầu, mặt đảnh lễ Phật, bạch rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Bổn nhân địa của con (chỉ nghiệp nhân đã tạo đời trước), nhớ lại một lúc nọ, con đến vườn rừng của nhà chùa, lén hái trộm mười trái Am-la để ăn. Do nhân duyên ác nghiệp ấy, sau khi con xả thân người, đọa vào địa ngục, thọ thống khổ không sao nói được. Sau khi thoát khỏi địa ngục, nhân ác nghiệp vẫn còn. Hôm nay con phải mang thân long nữ mù này, lại bị đói khát và thường bị các thứ trùng cắn rúc máu mủ trên thân mà ăn. Sự thống khổ ấy không thể nào nhẫn thọ. Hôm nay, con nguyện quy đầu nơi Phật, nương về với Phật, mong cầu giải thoát thân thống khổ này”.
Đức Phật dạy rằng: “Này long nữ! Nghiệp nhân ấy quá nặng, kế với nghiệp ngũ vô gián (1). Tại sao vậy? Vì tài vật của tứ phương tăng, thường trụ tăng hoặc hiện tiền tăng là của thí chủ có tâm thành kính cúng dường mong cầu phước báo. Hoặc là hoa trái, hoặc cây trong vườn rừng, hoặc cơm cháo, thức ăn uống, cùng thuốc men, giường nệm... tất cả những vật nhu dụng của chúng tăng, nếu tự mình lén lấy xài dùng, hoặc đem cho người quen hay bà con, láng giềng, cùng bạch y, tội này nặng hơn tội A Tỳ địa ngục”.
Tiếp theo Phật nói kệ rằng:
Thà nuốt hoàn sắt nóng cháy đỏ,
Khiến cho trong miệng lửa phựt ra,
Những đồ ăn uống của chúng tăng,
Tự mình không nên riêng thọ dụng.
Thà dùng dao bén tự cắt tóc,
Da thịt thân mình để ăn dùng,
Phật tử tại gia và người tục,
Không nên ăn dùng của chúng tăng.
Bộ Chư Kinh Tập Yếu nói: “Hiện nay kẻ thế tục si mê, thấy tài vật phước điền, sanh tâm tham lam cẩu thả, lấy dùng tư dưỡng cho bản thân mình, ăn những thức ăn uống của chúng tăng, thọ dụng hoa quả của chúng tăng, dùng những súc vật của chúng tăng nuôi đem về cỡi, làm việc riêng cho mình, dẫn dụ nô bộc của chúng tăng nuôi để sai khiến, mượn tài vật của chúng tăng không trả, hoặc nương cậy quan quyền thế lực tìm kiếm lỗi lầm của chúng tăng...”
Dùng những việc như thế làm tổn hại chúng tăng không thể nào kể ra cho hết được. Đêm khuya thanh vắng, suy nghĩ đến những tội này sao khỏi rùng mình, sởn óc và đau lòng.
Ở các tu viện, gìn giữ tài vật của chúng tăng, không cho người thế tục lấy, không phải có tâm xan lẫn, không bố thí mà chính là vì thương xót hàng bạch y, sợ họ phải thọ lấy kịch khổ ở tương lai. Vì thế, đem của chúng tăng cho người thế tục, không phải chỉ tổn hại cho người thế tục, mà cũng làm lụy cho người trị sự trong chùa. Do nghiệp nhơn ấy, chỗ thọ sanh ở tương lai đồng với người thế tục thọ khổ.
Như Phước Tăng tỳ kheo đi nơi đồng vắng, thấy một đại thọ bị vô số loài trùng cắn ăn hết sức ghê sợ. Lúc trở về, thầy đem chuyện ấy bạch lên Phật. Phật dạy rằng: “Cây đại thọ ấy tiền thân là một vị sư trong chùa thời quá khứ. Vô số loài trùng cắn cây ăn là người thọ dụng tài vật của chúng tăng”. Tội báo trộm cắp tài vật của chúng tăng thâm trọng như thế nên trong kinh Phương Đẳng, Hoa Tụ Bồ Tát nói rằng:
Ngũ nghịch, tứ trọng,
Ngã diệc năng cứu
Đạo tăng vật giả
Ngã sở bất cứu.
Dịch:
Tội ngũ nghịch, tứ trọng
Ta có thể cứu được.
Tội trộm cắp tài vật của chúng tăng
Ta không thể cứu được.
Lại kinh Đại Tập nói: “Đạo tăng vật giả, tội đồng ngũ nghịch” (tội trộm cắp tài vật của chúng tăng mang tội ngang với tội ngũ nghịch).
Kinh Quán Phật Tam Muội nói: “Dụng tăng kỳ vật giả, quá sát bát vạn tứ thiên phụ mẫu đẳng tội” (tội dùng tài vật của chúng tăng nặng hơn tội sát hại tám muôn bốn ngàn cha mẹ).
Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem, tội trộm cắp của chúng tăng nặng biết dường nào; thật là làm cho con người dù không lạnh cũng phải run. Nhưng cùng là tài vật của chúng tăng, nhưng mức độ phạm tội lại có sự sai biệt bất đồng với tài vật của hiện tiền tăng cũng như tứ phương tăng. Nhưng bất luận là tài vật của tăng chúng thế nào, chủ yếu là lấy trộm một vật rất nhỏ, chừng bằng sợi lông, cũng là phạm tội cực trọng. Việc này nếu nói rõ ra thì phiền toái phi thường, nên ở đây không cần nói nhiều.
Tóm lại:
Tài vật của chúng tăng không nên trộm lấy, nếu tham lam trộm lấy phải phạm trọng tội, Phật cũng không cứu được.
Chúng ta tại sao lại can phạm đến những trọng tội như thế để hiện tại chính bản thân mình bị gác bỏ ra khỏi biển Phật pháp, tương lai phải bị khổ quả cực hình nơi ác đạo?
b. Trung phẩm vật: tài vật của hữu tình, nhân loại và của thiên giới. Trộm tài vật trung phẩm này nếu của nhân loại là phạm trọng tội. Nếu của chư thiên, chỉ phạm tội khinh cấu hoặc dù phạm trọng tội, nhưng giới thể không bị tán thất.
c. Hạ phẩm vật: tài vật của quỷ thần và súc sanh. Nếu trộm lấy chỉ phạm tội khinh cấu, hoặc nếu là trọng tội, nhưng giới thể không mất.
Tài vật có chủ gồm ba phẩm bất đồng đã nói trên, bên cạnh còn có một vấn đề cũng cần giải thích nữa, là tài vật chôn cất dưới đất, nếu trộm lấy có phạm tội hay không?
Khi Phật còn tại thế, một số tỳ kheo cho rằng Phật chế định giới trộm cắp là chỉ nhằm răn cấm không được lấy tài vật trên mặt đất, còn những tài vật chôn dưới mặt đất thì không ngăn cấm. Về sau, Đức Phật biết được đã cực lực quở trách là hiểu lầm ý Phật.
Vì tài vật chôn giấu dưới đất dường như vô chủ, nhưng thực sự là của quốc vương (hay thuộc về quốc gia). Nếu lấy tài vật ấy là phạm tội trộm cắp. Vì quyền sở hữu của nhân dân chỉ ở trên mặt đất, còn quyền sở hữu của quốc gia luôn cả dưới mặt đất như mỏ vàng, mỏ bạc... nếu đào lấy là phạm tội trộm của quốc gia.
2. Hữu chủ tưởng (tưởng là vật có chủ): chia thành hai loại: tưởng có chủ và tưởng vật của người. Hai loại này, mỗi loại đều có sáu thứ sai khác:
a. Loại tưởng có chủ gồm:
- Có chủ tưởng có chủ.
- Có chủ nghi có chủ.
Nếu trộm lấy tài vật như thế thành trọng tội.
- Không chủ tưởng có chủ.
- Không chủ nghi có chủ.
Nếu trộm lấy tài vật như thế thành tội khinh cấu.
- Có chủ tưởng có chủ.
- Không chủ tưởng không chủ.
Nếu lấy tài vật như thế hoàn toàn không phạm tội.
b. Loại tưởng vật của người gồm:
- Vật của người tưởng vật của người.
- Vật của người nghi là vật của người.
Nếu trộm lấy tài vật ấy thì phạm trọng tội.
- Vật của người tưởng là vật của phi nhơn.
- Vật của người nghi là vật của phi nhơn.
- Vật của phi nhơn tưởng là vật của người.
- Vật của phi nhơn tưởng là vật của phi nhơn.
Nếu trộm lấy những tài vật như thế sẽ phạm tội khinh cấu.
Tội trộm cướp hoặc khinh hay trọng, có tội cùng không, hoàn toàn do tưởng nghĩ của kẻ trộm đối với tài vật lúc ấy như thế nào mà định tội; không phải căn cứ vào một mặt rồi đều phán vào tội Trọng mà không phân biệt rõ ràng.
3. Đạo tâm: Chỉ cho khi có một tâm niệm trộm cắp, lấy trộm tài vật của người để hoàn thành chủ nghiệp của nghiệp trộm cướp. Do có một tâm niệm trộm cướp, khi lấy tài vật của người, không có ý tưởng người ta cho mình, cũng không nghĩ là của mình, cũng không nghĩ vật ấy là đồ phấn tảo (thứ hư hỏng, vất đi), không có ý lấy tạm dùng sẽ trả lại, không có ý cho vật ấy là của người thân. Do không có những ý tưởng trên, nên thành chủ nghiệp trộm cắp.
4. Trị ngũ tiền: Lấy tài vật giá trị cao, nhiều tiền mới phán vào tội Ba La Di. Luật Ngũ Phần nói: “Luật pháp của nước Ma Kiệt Đề thời vua A Xà Thế chế định tội trộm tài vật giá đáng năm tiền trở lên thì bị tội tử hình. Về sau, đức Phật chế giới tỳ kheo, tham chiếu vào luật quốc gia đương thời, cũng phán định tỳ kheo trộm lấy tài vật năm tiền trở lên phạm Ba La Di tội.
Ở Ấn Độ ngày xưa, một đồng tiền lớn bằng 16 đồng tiền nhỏ. Còn ở Trung Hoa kia, dù trộm lấy năm tiền hay tài vật đáng giá năm tiền, đều kết thành trọng tội. Nếu trộm từ bốn tiền trở xuống, chỉ phạm tội khinh. Dù kết thành tội trọng, nhưng giới thể cũng không bị mất.
Trường hợp mỗi lần trộm tài vật không tới năm tiền, nhưng hai ba lần mới được năm tiền thì phạm tội khinh hay trọng? Điều này cần phải xem xét ý niệm kẻ trộm khi ấy mà quyết đoán: nếu cố tâm đi trộm nhiều lần cho đến số năm tiền thì phạm tội trọng.
Nếu kẻ trộm không có ý tương tục, thì cứ mỗi lần trộm, một lần kết tội khinh. Mười lần trộm, kết tội khinh mười lần. Còn thêm một vấn đề nữa là tùy địa phương mà tài vật lấy được đáng giá năm đồng tiền hay chưa được năm đồng tiền mà kết tội khinh hay trọng. Thí dụ như một vật ở Tân Gia Ba giá đáng năm tiền hay hơn năm tiền, nhưng ở Kiết Long Ba lại không đến năm tiền. Việc nầy cần phải xem xét giá trị đồ vật ở nơi trộm mà luận tội. Như vật bị trộm ở Tân Gia Ba đáng năm tiền hay hơn năm tiền thì kết thành trọng tội, nhưng có thể đem dùng ở Kiết Long Ba thì vật ấy không đến năm tiền.
5. Cử ly bổn xứ (lấy đem đi khỏi chỗ cũ): Nói vật của người cất giấu tại một nơi, kẻ trộm đem vật ấy ra khỏi nơi người chủ cất giấu. Bất luận tự mình di động vật, bảo người di động, phương tiện di động, dùng chú thuật di động. Lúc tài vật ly khai khỏi chỗ cũ thì thành tội trộm cắp.
Trường hợp mượn tiền bạc hay tài vật của người, về sau chối nợ không chịu trả. Nếu người chủ nợ chưa có ý không đòi, tâm họ còn hy vọng người mượn sẽ trả đủ số tiền mượn cho mình thì vẫn không kết thành tội trộm cắp. Khi nào chủ nợ thấy tuyệt vọng không đòi được nữa, quyết định bỏ số nợ ấy, thì người mượn phạm tội trộm cắp.
Như trường hợp có người bạn thân đem tiền của, vàng bạc, châu báu gởi cho mình; về sau mình phủ nhận là chưa từng nhận đồ của người gởi. Không phải mới phủ nhận một lần liền bị kết tội, tại sao vậy? Vì người chủ kia không bao giờ bỏ tài vật một cách dễ dàng, mà nhất định dùng nhiều phương pháp, hoặc đối với người kia nói rõ ngày tháng đã trải qua trong thời gian gởi tài vật, hoặc nói nhân duyên hai người là thân hữu với nhau để hy vọng người kia trả lại.
Đến khi người chủ tài vật tuyệt vọng, không còn hy vọng đòi được và có ý tưởng bỏ của. Khi ấy, người chiếm đoạt tài bảo kia mới đầy đủ nhân duyên kết thành tội trộm cắp. Đến như những hàng hóa hay tài vật phải đóng thuế mà qua mắt nhân viên kiểm tra chính phủ, khi đạt được mục đích trốn thuế mới kết thành tội trộm cắp.
Trường hợp sai bảo người trộm cắp, nếu bảo người đến nơi ấy lấy vật ấy đem về. Nhưng người nhận lời sai bảo lại đi đến nơi khác, lấy vật khác đem về, thì người đi trộm đem về kia phạm tội trộm cắp, còn người sai bảo chỉ mang tội phương tiện trộm cắp.
Trường hợp người sai bảo đi lấy tài vật, tiền bạc, cố tâm có ý trộm cắp, còn người nhận lời sai bảo kia vô tâm, cho rằng chỉ theo lời sai bảo, cần lấy đồ vật, tiền bạc... đem về. Khi tài vật ly khai khỏi chỗ của người chủ cất giấu, thì người sai bảo kẻ đi lấy phạm tội trọng, còn người nhận lời sai bảo không phạm tội.
Trường hợp trái lại, nếu người bảo đi lấy tiền bạc, đồ vật không có tâm trộm cắp, nhưng người được bảo đi lấy lại có tâm trộm cắp; lúc tài vật ly khai khỏi chỗ của người chủ cất giữ thì người lấy phạm trọng tội, còn người sai bảo đi hoàn toàn không phạm tội.
Lại còn trường hợp người sai bảo đi, bổn ý muốn người mình sai bảo trộm lấy tài vật đáng giá năm tiền, nhưng người kia lại đi lấy tài vật không đủ số năm tiền mà chỉ bốn tiền trở xuống. Trường hợp này, cả hai đều chỉ kết thành tội khinh cấu mà thôi. Trái lại, nếu bảo người đi trộm lấy đồ vật, bổn ý người sai bảo muốn lấy chừng bốn tiền trở xuống, nhưng người nhận lời sai bảo lại trộm lấy tài vật đáng giá năm tiền trở lên. Trường hợp này, người sai bảo chỉ bị kết tội khinh cấu, còn người đi lấy phạm trọng tội.
Lại nữa, nếu người bảo đi lấy tài vật, bổn ý không định nhiều ít, năm tiền trở lên hay bốn tiền trở xuống... Người đi lấy trong tâm mù mờ, trộm tài vật đem về. Trường hợp này kết tội cách nào? Phải xem xét giá trị tài vật ấy mà quyết định:
- Nếu giá đáng năm tiền trở lên thì cả hai đều mang tội trọng.
- Nếu giá đáng bốn tiền trở xuống thì cả hai chỉ bị kết tội khinh cấu.
Còn có trường hợp cả hai người đi lấy món đồ trị giá năm tiền trở lên, nhưng khi chia, mỗi người chỉ nhận được phân nửa, nghĩa là không đến năm tiền. Trường hợp này lẽ ra không phạm tội, nhưng vì lúc tài vật ly khai khỏi địa phương cất giữ, giá đáng năm tiền hay hơn, nên cả hai đều phạm tội trọng.
Hoặc giả có trường hợp chỉ bảo cho người đi lấy vật ấy, nhưng tự mình không có ý lấy một phần nào trong số đó, thì người dạy bảo này không phạm tội trọng. Nhưng nếu lúc người nhận lời sai bảo lấy tài vật ly khai khỏi chỗ cũ đem về, người sai bảo nhận một phần do người đi trộm chia cho. Nếu người sai bảo biết rõ đồ vật là do trộm cắp đem về mà vẫn tiếp thọ, thì không tránh khỏi tội trộm cắp. Nếu người ấy hoàn toàn không biết đồ vật vốn là do trộm cắp đem về, tưởng lầm là của người tặng cho mình thì dù có nhận cũng không tội.
Theo sự phân biệt trên, chúng ta thấy trộm cướp có nhiều tội khác nhau và rất vi tế. Nếu không lưu tâm, chỉ một chút cũng có thể phạm giới rồi. Thế nên, chúng ta là Phật tử, nhất là một vị Đại Thừa Bồ Tát, đối với giới trộm cướp này cần phải đặc biệt lưu ý một cách nghiêm cẩn.
Vậy phải làm thế nào để không phạm tội trộm cắp?
Trong Luật dạy chúng ta thế này: Nếu trong tâm nhận là người khác cho mình, hoặc xem đồ vật hay tiền bạc ấy là của mình, hoặc cho là vật phấn tảo người khác không cần dùng, vất bỏ, hoặc lấy đồ vật hay tiền bạc có ý nghĩ là của thân hữu, tạm dùng sau này sẽ trả lại, hoặc vì bệnh loạn tâm cuồng trí, không biết là đồ vật, tiền bạc của người. Những trường hợp trên không phạm giới trộm.
Trộm cướp cũng đồng với sát sanh. Có khi Bồ Tát có thể từ trong tay người khác cướp đoạt tài vật lại. Việc này Ấn Thuận Luật Sư trong Phật Pháp Khái Niệm có thuyết minh:
“Trộm cướp và sát sanh vẫn tương đồng. Bất luận là quốc vương, tể tướng, đại thần hay thường dân, nếu có người cướp tài vật một cách phi pháp, thì Bồ Tát không ngần ngại truất phế, lật đổ quyền vị của các quốc vương, tể tướng, chủ tụ lạc hay thường dân ấy... Với khả năng của mình, vị Bồ Tát đoạt lại tài vật từ trong tay kẻ cướp đoạt đem trả lại cho người bị cướp đoạt. Đây là việc cần phải thực hiện, không thể bỏ qua. Đối với kẻ cướp đoạt kia, việc làm này của Bồ Tát cũng là một thiện hạnh. Vì nếu để cho họ thọ dụng tài vật đã cướp đoạt một cách phi pháp, tức là gia thêm tội ác cho họ càng sâu. Cướp đoạt lại là cứu tế cho họ.
Trong tâm Bồ Tát hoàn toàn không có tâm niệm giận ghét như đối với cừu thù, mà vẫn phải có tâm từ bi, lân mẫn với những kẻ ác ấy hơn người lương thiện. Nếu làm như vậy mà những người ấy vẫn không lìa bỏ những hành vi tội ác, cứ buông lung cướp đoạt tài vật của người một cách phi pháp, Bồ Tát cần phải dùng tinh thần “ngã bất nhập địa ngục, thùy nhập địa ngục” (ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục). Đã có tinh thần như vậy, đối với người hành động phi pháp trên, cứ giết họ hay đoạt tài vật trở lại!”
Vấn đề này, Du Già Luận Bồ Tát Giới Bổn nói rất rõ ràng như sau:
“Nếu chư Bồ Tát khi thấy kẻ cường đạo hay bọn trộm cướp đoạt lấy tài vật của người khác hoặc của tăng già hay tháp Phật. Kẻ cường đạo kia ngoan cố buông lung, tùy tình tự ý thọ dụng những tài vật đã cướp đoạt ấy. Buông lung thọ dụng tài vật của Tam Bảo mà không biết tội ấy rất nặng, tương lai sẽ thọ khổ trong ác thú trải qua nhiều kiếp.
Bồ Tát thấy thế, đối với kẻ giặc cướp ấy sanh khởi tâm lân mẫn thâm sâu, muốn làm lợi ích an lạc cho chúng, tùy theo khả năng của mình, chọn lấy một phương cách cưỡng bức mà đoạt tài vật, đừng để bọn chúng buông lung thọ dụng mà trong đời vị lai phải chịu lấy khổ quả bi thảm.
Bồ Tát vì tâm lân mẫn, muốn lợi ích hữu tình mà đoạt lại tài vật. Nếu đồ vật ấy thuộc về tăng già thì đem trả cho tăng già; thuộc về tháp Phật đem trả lại tháp Phật; là tài vật của thường dân, trả lại cho thường dân. Riêng mình, một vật rất nhỏ như sợi tơ, sợi tóc đều không tâm ham muốn.
Bồ Tát vận dụng khả năng, tự mình có sức mạnh đoạt lại tài vật đem trả lại chỗ cũ, do tâm lân mẫn đối với hữu tình, vị Bồ Tát đó chẳng những không vi phạm tội mà lại còn sanh nhiều công đức. Nếu đối với tài vật đã đoạt lại, sanh khởi tâm tham, dù một vật nhỏ như sợi tơ, chẳng những không sanh công đức, lại trở thành kẻ trộm cướp, đoạt lấy của cải kẻ trộm cướp là một việc tuyệt đối không được”.
Không nên trộm cướp mà trộm cướp, buông lung theo vọng tình thọ dụng quyết không nên. Đã có nghiệp nhơn này đương nhiên phải thọ khổ quả.
Nói về chánh báo thì đọa trong tam ác thú, chịu nhiều thống khổ.
Nói về dư báo sau khi thoát khỏi tam ác đạo, sanh trong nhơn đạo phải chịu hai thứ quả báo là bần cùng và cộng tài bất đắc tự tại. Nghĩa là tài vật trên thế gian thuộc về sở hữu cộng đồng của năm nhà:
- Ác quốc vương.
- Giặc cướp.
- Nạn nước.
- Nạn lửa.
- Con bất hiếu phá của.
Vì thế gọi là “cộng tài bất đắc tự tại”, chứ không phải có nghĩa ai cũng có thể tự do thọ dụng. Nói theo Phật pháp thì tiền của dù nhiều đến đâu, không sớm thì muộn cũng đều tiêu tan, không thể vĩnh viễn là vật của mình; nên tục ngữ có câu:
Tiền tài bất hội siêu tam đại,
Vãng vãng đệ thị cập thân nhi tận.
Dịch:
Tiền của không bao giờ tồn tại hơn ba đời.
Thường thường truyền đến đời mình đã hết.
Vì thế, theo Phật pháp, việc tích chứa tiền của giàu có chính đáng còn không được khích lệ tán dương, hà huống làm giàu trộm cướp hoặc do kiến lợi vong nghĩa mà được, đều là những việc nhơ bẩn và muôn ngàn tội ác. Đức Phật không bao giờ tán thán, hứa khả. Nhưng bất hạnh thay cho thế nhân! Quá yêu tiếc tiền của, chỉ ghét ít chứ không ghét nhiều, vì thế thường tạo nhiều tội ác. Họ không biết rằng: không nên tích tụ tiền của. Vì sao vậy?
Vì đến khi ta tích tụ được nhiều tiền của thì sanh mạng của ta cũng sắp kết thúc. Cổ đức có hai câu răn dạy:
Chúng sanh chỉ hận tụ vô đa,
Cập đáo đa thời nhãn bế liễu
Dịch:
Một đời chỉ hận chứa không nhiều,
Đến khi được nhiều thì nhắm mắt.
Khi nhắm mắt chẳng mang được gì theo! Cái có thể mang theo chính là Nghiệp, thế tại sao cứ khổ thân vì của, vì tiền mà tạo nghiệp?
Cho nên làm người, nếu không trộm lấy của người, chẳng những đời này không bỏ được tâm tham lam, tật đố, thân tâm được an lạc, thanh tịnh, mà trong đời tương lai được phước báo đại phú, đại tài bảo, hào quý tự tại. Tiền của vật quý của mình, quốc vương, trộm cướp, nạn nước, nạn lửa không thể xâm đoạt. Vì thế, hàng Phật tử nói riêng, tất cả nhân loại nói chung, cần phải vâng lời Phật dạy, nghiêm cẩn trì giới không trộm cướp này cho thanh tịnh.
Chú thích:
1) Tứ Nhiếp Pháp: Bồ Tát dùng bốn pháp này để nhiếp hóa chúng sanh. Tứ Nhiếp Pháp gồm:
- Bố Thí Nhiếp: nếu chúng sanh ưa thích tài vật thì đem tài vật bố thí, ưa nghe chánh pháp thì đem chánh pháp bố thí, khiến chúng sanh nhân đó sanh tâm ưa thích, thân cận, nương theo mà bẩm thọ giáo pháp.
- Ái Ngữ Nhiếp: tùy theo căn tánh của chúng sanh mà dùng lời khéo léo, nhã nhặn an ủi, khuyến dụ, khiến chúng sanh sanh tâm thân ái, nương tựa mà bẩm thọ đạo pháp.
- Lợi Hành Nhiếp: từ ba nghiệp thân, khẩu, ý sanh khởi thiện hạnh, làm lợi ích cho chúng sanh.
- Đồng Sự Nhiếp: dùng pháp nhãn xem căn tánh của chúng sanh, tùy chỗ ưa muốn của chúng mà phân thân thị hiện đồng việc làm với chúng, để chúng sanh do đây mà bẩm thọ đạo pháp.
2) Ngũ Vô Gián: địa ngục A Tỳ thứ tám trong tám cảnh đại địa ngục. Gọi địa ngục A Tỳ là Ngũ Vô Gián vì có năm duyên cớ không gián đoạn:
- Thủ quả vô gián: thọ quả báo không gián đoạn, vì tạo tội cực ác, chiêu cảm quả khổ trong địa ngục này, thuận theo hiện nghiệp (nghiệp hiện tại) hoặc sanh nghiệp (nghiệp đời vị lai), thời gian tạo nghiệp cùng với thọ quả liên tục, không gián đoạn đến đời khác.
- Thọ khổ vô gián
- Mạng vô gián: thọ mạng của tội nhơn trong địa ngục này tương tục, không gián đoạn.
- Hình vô gián: ngục A Tỳ này rộng tám muôn do tuần, thân hình của tội nhân cũng lớn tám muôn do tuần, không còn một chỗ hở trống, nên kinh Địa Tạng nói: “Nhứt nhân diệc mãn, đa nhân diệc mãn” là lý ấy (một người cũng đầy, mà nhiều người cũng đầy).
-----------------------------
3. Dâm Giới (Giới Dâm)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.1.3. DÂM GIỚI (giới dâm)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử tự dâm, giáo dâm” cho đến câu: “Vô từ bi tâm dã thị Bồ Tát Ba La Di tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử tự mình dâm dục, bảo người dâm dục với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ, cùng phi đạo mà hành dâm dưới mọi hình thức: nhân dâm dục, duyên dâm dục, cách thức dâm dục, nghiệp dâm dục. Là Phật tử, đối với tất cả mọi đối tượng trên, không được cố ý dâm dục và phải có lòng hiếu thuận, cứu độ tất cả chúng sanh, đem pháp thanh tịnh răn dạy người; trái lại, không có tâm từ bi, làm cho mọi người sanh việc dâm dục, không phân biệt súc sanh cho đến mẹ con, chị em trong lục thân cũng hành dâm. Phật tử này phạm Ba La Di tội.
Lời giảng:
Dâm tức là dâm dục, nghĩa là giữa nam nữ có tâm ái nhiễm, đắm trước với nhau, tức là tâm tình đối với sắc dục thiên trọng không thể xa lìa nên gọi là dâm sắc, là hoang dâm.
Cổ thi Trung Quốc có câu: “Nội tác sắc hoang, ngoại tác cầm hoang” (bên trong hoang mê theo sắc dục, bên ngoài làm việc hoang mê theo cầm thú). Trong Phật pháp, dâm dục gọi là “bất tịnh hạnh”, là do ái dục làm nhiễm ô nội tâm của chính mình, nên gọi là “bất tịnh”; bằng những việc làm phi pháp, giới phẩm thanh tịnh, gọi là “hạnh”, bị nhiễm ô; còn gọi là “phi phạm hạnh”.
Người tu học Phật pháp phải tu diệu hạnh thanh tịnh, nhưng vì làm việc giao cấu ô uế, bỉ ổi, hư lậu thật đáng hổ thẹn nên gọi là “phi phạm hạnh” vậy.
Người làm việc phi phạm hạnh, bên trong làm nhơ thể tánh của mình, bên ngoài làm nhơ bẩn tâm địa của người khác. Trong kinh thường nói dâm dục là chánh nhân sanh tử, cội gốc luân hồi. Tại sao vậy?
Vì cội gốc dâm dục không đoạn trừ vĩnh viễn, không mong gì thoát ly sanh tử luân hồi. Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Dâm tâm bất trừ, trần bất khả xuất. Túng hữu đa trí, thiền định hiện tiền, như bất đoạn dâm, tất lạc ma đạo” (tâm dâm dục không đoạn trừ, không dễ gì ra khỏi trần lao. Dù có đa trí thiền định ngay hiện tại, dâm dục không đoạn tuyệt, chắc chắn lạc vào ma đạo).
Theo kinh dạy trên, chúng ta thấy đối với người tu học Phật pháp, vấn đề dâm dục rất trọng đại. Những ai không muốn lặn ngụp trong bể dục, nổi chìm trong sông ái, cần phải làm thế nào đoạn trừ dâm dục cho kỳ được. Đây là công phu đứng đầu.
Có người cho rằng quan hệ nam nữ chỉ có song phương đồng ý với nhau, ngoài ra không làm tổn hại đến người khác, không làm não loạn chúng sanh, tại sao lại xem dâm dục quá quan trọng đến như vậy?
Nên biết, việc dâm dục nếu chưa bị tiêm nhiễm thì thôi, khi đã bị tiêm nhiễm rồi thì bị nó trói cột rất chặt. Chừng ấy muốn thoát ly nó, hoặc muốn cắt đứt dây ái dục, thật không phải đơn giản, nên Đại Trí Độ Luận của tổ Long Thọ dạy: “Dâm dục tuy bất não chúng sanh, hệ phược cố vi đại tội” (dâm dục dù không não hại chúng sanh, nhưng có sức trói cột, nên tội ác rất lớn).
Ví như lao ngục ở thế gian, vì sợ tù nhân chạy trốn nên bắt mỗi người phải mang gông vào cổ, lấy xiềng sắt còng tay chân lại. Nhưng đối với lao ngục sanh tử trong tam giới, gông cùm, xiềng xích tròng trói chúng sanh lại chính là ái dục vô hình.
Tất cả hữu tình bị dây ái trói cột rất chắc chắn, muốn thoát ly lao ngục tam giới rất là khó. Càng rất khó! Nên trong nhiều kinh, Đức Phật cực lực quở trách việc dâm dục không chỗ nào sót.
Trong kinh có nói: Vào thời quá khứ có vị tiên nhân đã đắc ngũ thông, dùng thần thông bay vào cung vua. Các cung nga, thể nữ xúm nhau lễ bái, rờ rẫm, vuốt ve. Lúc ấy tiên nhân khởi sanh tâm dục nhiễm khiến thần thông tự nhiên tiêu mất. Vì không thể dùng thần túc thông bay ra khỏi vương cung, tiên nhân phải đi bộ từng bước trở về thâm sơn, cùng cốc.
Chúng ta thử nghĩ tai họa của dâm dục lớn biết chừng nào! Nên trong luật Tăng Kỳ nói: “Khả úy chi thậm vô quá nữ nhân, bại chánh hoại đức mạc bất do chi!” Nghĩa là: Những việc đáng sợ nhất không gì hơn người nữ; chánh pháp bại hoại, đạo đức suy đồi, tất cả đều do nơi người nữ. Nếu không tin hãy xem trên thế gian này nhiều việc thương phong bại đức, đâu có việc nào chẳng do nữ nhân mà ra.
Cho nên dù là một chánh nhân quân tử hay dù là một cao tăng đạo đức đến độ nào, nếu nội tâm chưa ly dục, một mai bị nữ nhân cột trói rồi, chánh nhân quân tử có thể thành hư ngụy tiểu nhân, cao tăng đạo đức có thể thành phá giới tỳ kheo. Nữ nhân thế đấy, không đáng ghê sợ hay sao?
Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ đối với vấn đề này lại càng kêu gọi thống thiết:
Thế gian nan đắc khổ,
Giai do ư nữ phụ.
Phi thiểu, phi trung niên,
Mạc bất do thử nhân.
Nữ nhân hoại thế gian
Linh thiện tất diệt tận.
Thiên trung đại hệ phược,
Mạc quá ư nữ sắc.
Nữ nhân phược chư thiên,
Tương chí tam ác đạo.
Dịch:
Nam tử thế gian bị thống khổ,
Đều do bởi nơi phụ nữ,
Không luận thiếu niên hay trung niên,
Không ai chẳng do nguyên nhân này.
Nữ nhân phá hoại thế gian,
Làm cho thiện pháp tiêu diệt hết.
Triền phược lớn nhất ở thiên giới.
Không có gì hơn là nữ sắc,
Nữ nhân trói cột hàng chư Thiên,
Dẫn dắt đi vào tam ác đạo.
Tai hại của nữ nhân là một thứ cực trọng, lời kinh dạy ở trên có thể nói đã thổ lộ tường tận. Kinh Tạp A Hàm, quyển 36 cũng nói: “Nữ nhân phạm hạnh cấu, nữ tắc lụy thế gian” (người nữ làm nhơ phạm hạnh, người nữ làm lụy thế gian).
Tất cả tội ác tánh dục đều đem đổ cho nữ giới. Nếu nói nghiêm cẩn hơn, việc dâm dục đâu phải là thứ nhu yếu đơn phương của nữ giới? Tất cả nam giới chưa ly dục, đối với vấn đề này lại không phải là một thứ nhu cầu đồng như nữ giới hay sao? Tại sao trong kinh phần nhiều chỉ chuyên quở trách nữ sắc?
Vấn đề này trong bộ Phật Pháp Khái Luận của Ấn Thuận Luật Sư có nói: “Vì Phật pháp phần nhiều là vì tỳ kheo mà Phật thuyết pháp, cho nên tánh dục đối với nam nữ, thiên trọng quở trách nữ sắc”.
Lại nói tiếp: “Kỳ thật, nếu Đức Phật vì nữ chúng thuyết pháp thì lại dạy là ‘nam nhân phạm hạnh cấu, nam tắc lụy thế gian’.
Cả nam lẫn nữ đối với vấn đề dâm dục này đều có tâm tiêm nhiễm đắm say. Nên bao nhiêu tội ác có quan hệ đến tính dục, cả nam lẫn nữ phải cùng gánh trách nhiệm, không thể hoàn toàn quy lỗi về cho nữ chúng một cách đơn phương”.
Vì thế cả nam lẫn nữ, đối với sự sinh hoạt dâm dục đều phải tiết chế hoàn toàn, cho đến tuyệt đối đoạn tuyệt, không nên túng tình phóng đãng.
Nếu dâm dục vô độ, buông lung, chẳng những tự mình gặp nhiều việc khó khăn, lại phá hoại tín tâm của người đối với mình, đồng thời gây ra việc hủy báng cho nhiều người. Dĩ nhiên là tự mình bất lợi trước nhất.
Trên đây là nói riêng về Phật tử tại gia, vì với kẻ xuất gia thì hoàn toàn đoạn tuyệt dâm dục nên không đề cập. Cổ đức dạy: “Một người hành dâm có thể hủy hoại thế gian, cho đến các chú thuật và việc hòa hợp các phương thuốc chế luyện cũng không thành. Lại có thể hủy hoại tất cả giới hạnh, thiền định, giải thoát và tất cả thiện căn xuất thế của tam thừa”.
Luận Du Già nói: “Chư ái vi trung, ái dục vi tối” (trong các thứ tham ái, ái dục là thứ nhất). Hành giả tu học Phật pháp, nếu đối trị ái dục gắt gao, thì những tham ái khác tự nhiên có thể khắc phục. Tai hại của dâm dục rất nhiều nói không thể hết được. Chỉ y theo các kinh, luật, luận, lược nói ba điều quá hoạn như sau:
- Tợ lạc thật khổ (tợ hồ vui nhưng thực sự là khổ): Nam nữ ở đời vì sao đều ưa thích việc ái dục? Vì đều lầm cho ái dục là đại lạc của nhân sinh. Đối với Phật pháp, việc nhiễm dục tợ hồ vui, nhưng sự thực là khổ não, hoàn toàn khổ chứ không vui.
Giống như một người mắc bệnh ghẻ ngứa hay lác. Lúc quá ngứa ngáy khó chịu, phải cào gãi không ngớt thật là khổ não, nhưng người ấy cảm thấy khoái lạc, dễ chịu. Với người không mắc bệnh, thấy kẻ ấy cào gãi, chẳng những không cho là vui, lại nhận là rất khổ.
Cũng thế, người đã ly dục thấy tính dục giữa nam nữ hoàn toàn khổ chứ chẳng vui. Sự khoái lạc của dâm dục thực sự không phải vui, tính nó hoàn toàn hư ngụy. Nhưng nó có một sức mạnh, có khả năng dối gạt, mê hoặc chúng sanh, khiến chúng sanh tự động tiến vào ái dục như con phi nga (thiêu thân) gieo mình vào lửa, để rồi bị lửa thiêu thân.
Đại Trí Độ Luận nói: “Xưa kia có một dâm nữ đến trong miễu Thiên Thần hẹn hò với một nam nhân; nhưng nam nhân ấy không đến. Dâm nữ không được toại ý, lửa dục bồng bột bèn đốt cháy cả miễu Thiên Thần”. Như thế không lạ gì thế nhân bị lửa dục thiêu đốt, tất cả đều không nghĩ tưởng đến sự tác hại, chỉ tìm cầu ái dục cho kỳ được, quyết không thôi. Quả thật đó là lấy lửa tự thiêu đốt mình, không một chút gì tốt đẹp, cho nên cổ đức nói:
Sĩ đao nhân chi mật,
Tham độc hoa chi sắc,
Tổn hại chư chúng sanh
Thị ma chi ý nguyện.
Dịch:
Liếm chút mật trên dao bén,
Tham sắc đẹp của hoa độc,
Làm tổn hại chúng sanh,
Đấy là ý nguyện của ma.
Sắc dục mới xem qua dường như rất đẹp, nhưng đụng đến không được vì trong ấy có chất độc. Nếu động đến nó, chắc chắn bị chất độc làm hại, có thể táng thân mất mạng, nên nói tợ hồ vui nhưng thật sự là khổ.
- Tợ vị thật tai (tợ hồ thú vị nhưng thật sự là tai nạn): Thông thường thế nhân đối với việc dâm dục đều cảm thấy thú vị vô hạn. Một thứ tư vị rất nồng nàn. Nhưng trong Phật pháp lại thấy dâm dục là một thứ rất nhiều tai hại, hoàn toàn không thú vị.
Trong kinh nêu một thí dụ: Những La Sát nữ lúc mới gặp người liền thân thiết vô cùng. Sau khi đã thân cận với người, nó liền ăn tươi nuốt sống người ấy.
Như vậy thử hỏi đối với người, La Sát nữ có thú vị gì? Là những kẻ oan gia đối đầu muốn đến hại chúng ta, nên tỏ ra vô cùng thân thiết, thương mến chúng ta, để chúng ta không đề phòng; đến lúc chúng ta lọt vào trong vòng của họ rồi, khi phát giác được thì chúng ta đã bị họ làm hại rồi. Lúc bấy giờ, không có phương chi cứu vãn được nữa...
Nên biết tai hại của dâm dục như thế. Thường đối với những người có sức cám dỗ, mê hoặc, người khác rất ưa thích vì thấy nơi đó thú vị vô cùng. Nhưng đến lúc người đã thật tiêm nhiễm nó rồi thì tán thân hoại thể. Đây cũng chỉ là việc nhỏ. Việc lớn lao là bị nó đoạn tuyệt Pháp Thân huệ mạng, chẳng những làm chướng ngại khiến người không đến được cảnh an lạc Niết Bàn, lại còn chịu vô lượng sự thống khổ. Nên kinh Bồ Tát Tạng, quyển 10, nói:
Tập cận dục thời,
Vô ác bất tạo;
Thọ bỉ quả thời,
Vô khổ bất thọ.
Dịch:
Trong khi gần ái dục,
Không tội ác nào chẳng tạo tác.
Đến khi thọ quả báo của ái dục,
Không thống khổ nào chẳng lãnh thọ.
Hay:
Trong khi ái dục cận kề,
Bao nhiêu tội ác chẳng nề tạo gây.
Đến khi quả báo đã đầy,
Làm sao thoát khỏi trùng vây khổ sầu.
Hoặc:
Ái hà dục hải,
Phiêu nịch vô ngạn,
Tứ sanh chi ba,
Trường lưu bất tuyệt,
Nhất thiết oán hại,
Giai tùng dục sanh.
Dịch:
Sông ái biển dục,
Nổi chìm không bờ,
Sóng lớp sanh tử,
Chảy hoài chẳng dứt,
Tất cả oán hại,
Đều từ dục sanh.
Hay:
Sông biển mênh mông ái dục đầy,
Bến bờ chìm nổi ngút chân mây,
Tử sinh lớp lớp không ngừng nghỉ,
Oán hại đều nơi ái dục này.
Chúng sanh ở trong đêm dài sanh tử thường cảm thọ những nỗi thống khổ biệt ly, không phải đều do dâm dục mà ra hay sao? Vì thế, nói dâm dục tựa hồ thú vị mà thật ra nhiều tai nạn.
- Tợ tịnh thật uế (tợ hồ sạch sẽ, nhưng thật sự ô uế): Nhục thân của chúng sanh tất cả đều toàn là những thứ bất tịnh. Dù cho tắm hết nước trong bể cả cũng không thanh tịnh được mảy may. Vì sanh mạng nhục thể là do bao nhiêu xương thịt hợp thành, bên ngoài bọc một lớp da mỏng, bên trong là huyết nhục, đại tiện, tiểu tiện... nhơ bẩn không kham nổi.
Nếu lột lớp da mỏng ra thì thật hôi thối không thể chịu được. Còn ở các miền nhiệt đới, nếu một ngày không tắm gội thì thân thể có mùi khó chịu vô cùng. Việc này ai cũng biết, nhưng mọi người đều dễ bị lớp ngụy trang bên ngoài giả hiện dường như thanh tịnh dối gạt, khiến những hạng tầm thường thích ưa nhục thể thối hôi, nhơ bẩn này, tâm không chút nhàm chán. Đấy không phải là chúng sanh quá điên đảo là gì?
Vấn đề này trong kinh thường nêu thí dụ: như các con heo người đời nuôi dưỡng, suốt ngày đêm chúng lăn lóc trong bùn sình, phẩn tiểu bất tịnh, nhìn thấy rất dơ bẩn. Nhưng những con heo kia tâm chúng lại rất ưa thích, ở mãi trong ấy. Nếu có người muốn dắt chúng ra, chúng lại không ưa thích. Nên có bài tụng này:
Nhục thân tuy bất tịnh,
Tợ tịnh cuống ngu phu.
Nhạo uế nhi vô yểm,
Tợ trư nhạo ứ uế.
Dịch:
Với nhục thân này dù bất tịnh,
Tợ hồ thanh tịnh gạt kẻ ngu,
Ưa thích nhơ bẩn không biết chán,
Nào khác loài heo thích bùn sình.
Nhất là nữ giới vì muốn dối gạt, cám dỗ nam nhân nên trang điểm dung nhan, lại còn dùng nước thơm thoa xức, khiến người ta sa vào lưới ái tình. Khi đã vướng vào lưới rồi, thì không phương gì xé rách để thoát ly. Nên trong Đại Trí Độ Luận, tổ Long Thọ nói:
Xảo sát nhân ý,
Nữ nhân vi trí.
Dịch:
Khôn khéo quan sát tâm ý của người,
Ấy là mưu trí của người nữ.
Ở lãnh vực này, quả thật nữ giới có khả năng; nhưng nếu có thể quán thân bất tịnh, dù thấy mỹ nhân dường như thiên nữ hay tiên nữ, cũng không bao giờ sanh khởi dục niệm.
Đức Phật dạy: “Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát rồi, bất luận là tự dâm hay giáo nhơn dâm đều vi phạm Luật Nghi Giới của Bồ Tát”.
Điều ấy lược giải như sau:
* Tự dâm: tự thân mình làm hạnh ô uế, tức sự giao cấu nam nữ, quyến luyến triền trược lẫn nhau.
* Giới nhơn dâm: bảo người làm hạnh ô uế, khiến sa vào lưới ái tình, không thể nào giải thoát. Việc tự dâm và giáo nhơn dâm ở Đại Thừa và Tiểu Thừa giải thích có những điểm bất đồng.
Thanh Văn thừa cho rằng: tự dâm phạm căn bổn trọng tội mà thành nghiệp đạo. Theo pháp Bồ Tát thì chẳng những tự dâm mà cả giáo nhơn dâm đều phạm căn bổn trọng tội mà thành nghiệp đạo.
Vì vậy, Phật giáo Đại Thừa quan niệm tự mình hay bảo người khác làm tội vẫn đồng nhau, không có sự sai khác khinh - trọng. Vì Bồ Tát hành Bồ Tát hạnh, hóa độ chúng sanh, phải đem pháp thanh tịnh dạy bảo, dẫn dắt chúng sanh, khiến chúng sanh đi trên con đường thanh tịnh, mới là hợp đạo lý, đâu nên bảo người làm hạnh bất tịnh? Nếu bảo người làm hạnh ô uế, khiến chúng sanh chìm đắm trong sông ái, dĩ nhiên phạm giới luật nghi của Bồ Tát.
Câu “nãi chí nhất thiết nữ nhân bất đắc cố dâm” là nói đối với tất cả phụ nữ, không luận sang, hèn, già, trẻ, lớn, nhỏ; bất luận xấu, đẹp, thân, sơ, chủ yếu là nữ nhân thì không được cố ý cùng họ hành dâm. Đối với hai chúng tại gia và xuất gia có sự sai khác. Chúng xuất gia tuyệt đối cấm chỉ hành dâm. Chúng tại gia thì chỉ được chánh dâm, không được tà dâm.
Trong bộ Thành Phật Chi Đạo, Ấn Thuận Luật Sư thuyết minh:
“Nếu nam nữ đồng ý được cha mẹ cùng người bảo hộ đồng ý, không trái với luật pháp quốc gia và trải qua hôn lễ, kết thành phu phụ. Đây là chánh dâm, là yếu tố tổ hợp thành tựu gia đình, là việc cần yếu để có con cháu nối giòng, là việc chánh đáng không tội.
Trái lại, nam nữ Phật tử tại gia dù hai bên đồng ý, mà trong Phật pháp cấm ngăn (lúc thọ Bát Quan Trai Giới), hay luật pháp quốc gia không cho phép, hoặc thân nhân cùng người bảo hộ không đồng ý, đều thuộc về tà dâm. Cần phải ngăn cấm! Việc ấy là ác hạnh, phá hoại sự hòa vui trong gia đình, nhiễu loạn trật tự của xã hội”.
Tiếp theo xin giải thích câu “không được cố ý dâm dục”. Chữ “cố” không phải là trường hợp bị sự cưỡng bức của kẻ bạo lực, cũng không phải vô tâm làm hạnh bất tịnh, mà là hữu ý khởi tâm làm việc ấy. Nghĩa là sự hành dâm không phải do vô tình, lầm lỡ; vì hữu ý dĩ nhiên không phải là lầm lỡ. Trường hợp gặp phải nạn duyên đặc biệt, bị sự cưỡng bức của kẻ ác, tự mình không tự chủ được nên bị người làm hạnh nhiễm ô. Trường hợp này không thể nói là “cố ý dâm dục”.
Nhưng cần phân biệt là trong trường hợp bị cưỡng bức như thế, nếu nội tâm hoàn toàn không chút ưa thích thì không phạm tội. Trong Luật dạy, khi bị người cưỡng bức mà không có ý ưa thích là thế nào?
Là lúc ấy cảm thấy như bị người dùng sắt nóng nung vào thân, không có một niệm ưa thích. Nếu lúc ấy có một niệm ưa thích là phạm tội. “Có niệm ưa thích” là thế nào? Là như đói được thức ăn, khát gặp nước uống. Cho nên trong Phật pháp, trường hợp bị cưỡng bức này phân tách rất nghiêm cẩn, chu đáo.
Ở đây, có người nêu lên một vấn đề để đàm luận: nước Ấn Độ có nói đến việc dùng bùa chú để dâm dục, như trường hợp Ma Đăng Già nữ niệm chú Tiên Phạm thiên để nhiếp lấy A Nan tôn giả. Tôn Giả nhờ vào sự cứu hộ của đức Phật mà giữ gìn giới thân được thanh tịnh. Nhưng nếu Ma Đăng Già nữ nhiếp lấy chúng sanh khác thì không thể không hoàn thành dâm sự. Tại sao trong kinh đây không cấm chế?
Phải biết dâm dục tiến hành là ý muốn của song phương, không có gì trở ngại, nên đâu cần gì phải dùng chú thuật mới thành tựu việc ưa thích? Nên trong kinh, đối với việc dùng bùa chú dâm dục được bỏ qua, không nói đến.
Dâm dục sở dĩ trở thành việc dâm dục không phải là việc đơn giản, cần phải hội đủ bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp mới thành tựu việc dâm dục. Bốn điều kiện ấy lược giảng như sau:
- Dâm nhân (nhân dâm dục): tập khí, chủng tử tham nhiễm dâm dục có sẵn trong tạng thức từ vô thỉ trở lại. Do đó, hiện tại mới danh khởi tâm niệm dâm dục. Ấy gọi là dâm nhân.
- Dâm duyên (duyên dâm dục): sau khi sanh khởi một niệm dâm dục, tâm niệm ấy tương tục không gián đoạn. Bấy giờ, đối với đối phương lưu tâm liếc ngó, đi theo gần gũi, dùng nhiều cách cho thành việc gặp gỡ giữa nam nữ. Đấy gọi là dâm duyên.
- Dâm pháp (cách thức dâm dục): khi hai bên tiếp cận nhau, có những thái độ luyến ái với nhau, như má tựa, vai kề, lại tán thán thuật ái tình cùng với tác dụng, phương tiện, tư cụ, pháp tắc... Đấy gọi là dâm pháp.
- Dâm nghiệp (nghiệp dâm dục): do ba điều kiện nhân, duyên, pháp hòa hợp. Bấy giờ, tùy ý khiến hai căn của đôi bên giao tiếp. Bất luận có xuất tinh hay không, chủ yếu là sự tiếp xúc, tiến vào chừng như hạt mè để thành tựu việc dâm dục. Đấy là dâm nghiệp.
Như giới sát sanh, trộm cắp, việc hành dâm cũng đủ ba chướng:
- Sanh khởi một tâm niệm ham muốn dâm dục là phiền não chướng.
- Thành tựu sự ưa muốn của việc dâm dục là nghiệp chướng.
- Chiêu cảm lấy quả khổ trong luân hồi sanh tử là báo chướng.
Như trước đã nói, dâm dục là chánh nhân sanh tử, là cội gốc của luân hồi. Người tu học Phật pháp, bất luận tại gia hay xuất gia, muốn thoát ly sanh tử luân hồi, điều kiện tối yếu là cần phải đoạn trừ dâm dục. Nếu không đoạn trừ dâm dục thì ước muốn siêu thoát luân hồi là chuyện vô hy vọng.
Nói một cách nghiêm khắc hơn, chẳng những với nữ nhân trong nhân đạo, mà là đối với tất cả giống nữ, không được sanh khởi nhiễm tâm cùng với họ hành hạnh bất tịnh, nên kinh dạy: “Nãi chí súc sanh nữ, chư thiên nữ, quỷ thần nữ, cập phi đạo hành dâm” (cho đến các loài cái, loài mái, thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ cùng phi đạo mà hành dâm). Nếu có hành vi ấy đều là phạm trọng tội.
Việc hành dâm giữa người và súc sanh cái tuy ít thấy, nhưng không phải là không có. Kinh Lăng Già nói: Xưa kia có một vị quốc vương vào rừng săn bắn, ngựa sợ rong chạy vào rừng sâu. Bấy giờ, quốc vương gặp một sư tử cái, bèn cùng với sư tử làm hạnh bất tịnh, sau sanh ra con.
Theo trên, chứng tỏ trên thế gian này đã từng có những việc như vậy. Vì muốn ngăn chặn nhân vi tế dần đi đến sự thật, Đức Phật đặc biệt chế định điều này để tránh việc phi pháp như vậy phát sanh.
Lại như chư thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ, những nữ tử này vốn không phải là kẻ hành dâm của thế nhân, chẳng qua có khi các nữ nhân ấy hóa hiện thân người, nên người đời không biết là nữ của chư thiên và quỷ thần nên mới cùng họ sanh phát ái nhiễm.
Tuy không phải là việc thông thường, nhưng đều không được đối với thiên nữ, quỷ thần nữ hành dâm. Với người thế tục, thông thường việc hành dâm chánh thức giữa nam nữ nơi hai căn kết hợp, ấy là chánh dâm. Nếu về phi đạo hành dâm đều gọi là tà dâm.
Kinh Thiện Sanh nói: “Nếu ở phi thời, phi xứ, phi nữ, xử nữ, tha phụ, hoặc tự thân mình đều gọi là hạnh tà dâm” vì những thứ hành dâm trên đây đều không thuận với đạo lý thế gian, lại trái với tự nhiên tính, nên gọi là phi đạo.
Thế nào gọi là phi thời?
Như hành dâm lúc ban ngày, hoặc ngày lục trai trong mỗi tháng, ba tháng trường trai trong một năm, hoặc thê thiếp trong khi có thai nghén hay sau thời gian sanh sản, hoặc lúc con còn bú, lúc có kinh nguyệt... đều không phải là lúc hành dâm. Nếu hành dâm tức phạm tà dâm.
Thế nào gọi là phi xứ?
Ngoại trừ âm hộ của nữ nhân, nếu ở đường đại tiện, trong miệng, cùng với những bộ phận khác trên thân đều không phải là chỗ để hành dâm. Nếu hành dâm tức phạm tội tà dâm.
Thế nào gọi là phi nữ?
Là nam tử: người hoàng môn, nhị căn đều không phải đối tượng hành dâm. Nếu hành dâm tức phạm tội tà dâm.
Thế nào gọi là xử nữ?
Là hoàng hoa khuê nữ chưa gả cho người, cũng không phải thuộc về mình, dĩ nhiên không được có những hành động không đúng đạo lý. Nếu xâm phạm tới các cô ấy tức phạm tà dâm.
Thế nào gọi là tha phụ?
Là hạng phụ nữ đã có chồng, thuộc về chồng của người ấy. Đối với những phụ nữ này lại càng không được có những điều phi lễ. Nếu đối với họ có chỗ ái nhiễm thì phạm giới tà dâm.
Thế nào gọi là tự thân?
Là hạng người có thứ phiền não kỳ dị, bảo người khác làm hạnh bất tịnh ở trên thân mình, hoặc đường đại tiện, hoặc trong miệng... Những việc này không hợp đạo, chúng ta không nên làm theo vì tự thân họ ưa thích tiếp thọ những hành vi phi pháp này, Trong trường hợp đó, cả hai đều phạm giới tà dâm.
Việc hành dâm trong miệng, trong Đại Luật Tỳ Kheo có thuật một câu chuyện như sau: Vua A Xà Thế sanh một hoàng tử tên Ưu Bà Di Bạt Đà. Khi mới sanh ra, dương vật của hoàng tử sanh trùng rất ngứa ngáy, mà dùng bao nhiêu thuốc trị liệu cũng không hết. Bấy giờ, người ẵm bồng hoàng tử thường dùng miệng ngậm dương vật hoàng tử, thì sự ngứa ngáy dần dần bớt, nên bà bảo mẫu vẫn thường làm như vậy. Vì hơi nóng trong miệng làm xuất tinh nên các thứ trùng đó theo tinh dịch ra ngoài mà được lành bệnh. Việc đó thành thói quen, về sau hoàng tử cưới vợ thường bảo vợ ngậm nam căn để cảm thọ sự khoái lạc. Người vợ quá tức giận, đang lúc lõa thể, trùm mặt, chạy trốn về nhà. Việc trên loan truyền trong cung, lan đến nhân dân trong nước, dân chúng nhiều người bắt chước làm theo. Vua A Xà Thế hạ lệnh cấm chỉ nhân dân không được hành dâm trong miệng.
Là một vị Bồ Tát, có đầy đủ trí huệ, phải khác hẳn với người ngu si vô trí thông thường. Chẳng những không hành dâm với tất cả, lại còn phải xem tất cả nam tử là cha mình, tất cả nữ nhân là mẹ mình, khởi tâm cung kính hiếu thuận không hết, làm thế nào lại có những hành vi không chánh đáng? Nếu có, tức là trái nghịch với thiên lý, tán thất bổn tánh của chính mình, làm não hại cha mẹ thì không còn tội nào lớn hơn và đâu được gọi là hiếu thuận? Làm sao có tư cách gọi là Bồ Tát?
Bồ Tát không được não hại chúng sanh mà phải cứu độ chúng sanh. Không phải chỉ khiến cho chúng sanh thọ hưởng phước báo an vui cõi nhân thiên là đủ, mà cần phải thực hành những điều thiện khiến cho chúng sanh đồng vào Vô Dư Niết Bàn, được diệt độ, xa lìa gốc khổ sanh tử vĩnh viễn.
Muốn được vậy, quyết phải đem pháp thanh tịnh khuyên dạy mọi người, dạy tu pháp quán bất tịnh, dạy nghiêm trì giới hạnh, đoạn tuyệt ái căn dâm dục, cứu người ra khỏi sông ái phiền não, mới là diệu dụng của đại sĩ, mới là có tâm từ bi giáo hóa dẫn dắt chúng sanh.
Trong kinh Lăng Nghiêm dạy: “Căn bổn do dâm dục mà bị luân hồi trong tam đồ ác đạo. Còn Niết Bàn của Như Lai do đâu mà tu chứng? Cần phải cả thân, tâm, dâm cơ đều đoạn, mới mong chứng đắc quả Vô Thượng Bồ Đề”, chính là ý này vậy.
Bồ Tát lấy việc độ sanh làm trách nhiệm, nếu không đem pháp thanh tịnh khuyên dạy người, khởi tâm từ bi giáo hóa dẫn dắt như đã nói trên, lại còn sanh khởi dâm niệm với mọi người, khiến tánh thức bị hôn mê, hoang dâm vô độ, thậm chí hành dâm với cả súc sanh lẫn cả với mẹ, con, chị, em... Đây là một tội ác to lớn biết dường nào!
Về lục thân thì có lục thân của cha là chú, bác, anh, em, con, cháu; lục thân của mẹ là cô, dì, chị, em, con, cháu. Trên thực tế, làm điều phi pháp trong lục thân thật ít có và không thể được.
Nhưng ở đây, Phật sở dĩ ngăn cấm là để đề phòng trước, vì sợ e thế gian có hạng người tà kiến, cho là với thân nhân làm điều phi pháp thì không có tội như xâm phạm đến người khác; cho nên Đức Phật đại từ đại bi đặc biệt răn dạy chúng ta việc ấy là điều tối yếu, không thể hành động được.
Trong giới sát sanh đã nói Bồ Tát lấy đại bi làm thể, vì có tâm đại bi mới có thể bạt trừ những thống khổ phiền não sanh tử cho chúng sanh. Có tâm đại bi mới có thể ban an vui Bồ Đề Niết Bàn cho chúng sanh.
Bồ Tát phải từng giờ, từng phút khởi tâm đại từ bi như thế, vì chúng sanh giảng nói pháp môn ly dục tịch tịnh Niết Bàn. Nếu không thực hành như vậy, trở lại sanh niệm dâm dục với người, dùng dây luyến ái trói cột chúng sanh một cách chắc chắn trong bể khổ sanh tử. Đấy chứng tỏ vị Bồ Tát này không có tâm từ bi với chúng sanh. Đã không có tâm từ bi lại còn sanh khởi dâm niệm với tất cả mọi người, nên kinh răn dạy: “Phật tử này phạm Ba La Di tội”, tức căn bản trọng tội không thể dung thứ.
Từ trước đến nay, trong kinh đều cho dân dục là cội gốc của sanh tử, việc này dĩ nhiên là đúng. Nhưng sự thật dâm dục cũng không phải hoàn toàn là cội gốc của sanh tử. Tại sao như vậy?
Vì có những chúng sanh tuy không sinh hoạt trong việc dâm dục nhưng với sanh tử cũng không giải quyết được. Như chư thiên cõi Sơ Thiền trở lên hoàn toàn không có dâm dục, nhưng vẫn còn ở trong sanh tử luân hồi, không thoát ly tam giới, không được giải thoát.
Như vậy thì ngũ chúng xuất gia trong Phật pháp, tại sao lại phải cấm tuyệt?
Điều này trong bộ Phật Pháp Khái Luận của Ấn Thuận Luật Sư có nói: “Sự lôi cuốn ràng buộc nam nữ có sức mạnh đặc biệt. Trong xã hội, sự kết hợp nam nữ có nhiều điều thống khổ không thể tránh khỏi. Thật là nhân duyên chướng đạo! Cho nên để thích hợp với pháp xuất gia trong xã hội hiện tại, cần phải triệt để cấm tuyệt sự dâm dục giữa nam nữ”.
Vì triệt để cấm tuyệt, nếu gặp trường hợp vi phạm, tức là phạm căn bổn tánh tội. Phật tử tại gia dù thọ Ngũ Giới hay Bồ Tát Giới, lúc thọ Bát Quan Trai Giới một ngày một đêm nếu không đoạn trừ chánh dâm, đây là “giá tội”. Nên giới Dâm cũng có đủ tánh tội và giá tội.
Có người cho rằng nam nữ ở đời, pháp luật thế gian không cấm, nên chỉ những người thọ giới của Phật mới gọi là phạm tội. Như thế đáng lẽ chỉ có giá tội chứ không có tánh tội. Lời này hoàn toàn không đúng!
Pháp luật thế gian không cấm việc vợ chồng chánh thức thông thường. Nếu gian dâm, phóng đãng, phá hoại sự hòa vui trong gia đình người khác, đối với pháp luật thế gian, tội ấy cũng không nhẹ. Vì thế giới dâm dục, thất chúng Bồ Tát đều cấm chế. Luật Đại, Tiểu Thừa cũng đồng nhau. Và riêng chỉ có ngũ chúng xuất gia mới tuyệt đối nghiêm cấm sự dâm dục, còn hai chúng tại gia dù chỉ cấm đoán tà dâm, nhưng về lãnh vực chánh dâm với thê thiếp của mình cùng hành dâm phi thời, phi xứ, nếu vi phạm, đều kết thành căn bổn trọng tội.
Trong giới dâm này có đủ tam tụ tịnh giới:
- Không được cố ý dâm dục, thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Đem pháp thanh tịnh khuyên dạy người thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Cứu độ chúng sanh thuộc về Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Nếu không có tâm từ bi, dùng dây ái nhiễm trói cột chúng sanh, tức là phạm Nhiếp Chúng Sanh Giới. Cho nên nếu Bồ Tát phạm giới dâm, tức đã phạm Tam Tụ Tịnh Giới, mất hẳn tư cách của Bồ Tát. Vì thế, nên phải giữ gìn thật nghiêm cẩn.
Giới dâm kết thành tội nghiệp, không phải có đủ bốn duyên như nghiệp sát sanh, năm duyên như nghiệp trộm cắp, chỉ cần 3 duyên là thành tựu tội trọng giới dâm, xin lược giải như sau:
1) Dâm đạo: chỉ 3 đường đại tiện, tiểu tiện và miệng. Nếu với ba đường của nữ tử mà nhân, thiên, tu la, quỷ thần, súc sanh hành dâm, tức là phạm căn bổn trọng tội.
- Nếu trong 2 đường của người hoàng môn cho đến súc sanh hoàng môn mà hành dâm cũng phạm tội căn bổn trọng tội.
- Nếu trong hai đường của người nhị căn cho đến súc sanh nhị căn mà hành dâm cũng phạm căn bổn trọng tội.
- Nếu nơi súc sanh đã chết, thân chưa rục rã hư nát, ở nơi ba đường mà hành dâm cũng phạm căn bổn trọng tội.
Nói chung là tất cả chúng sanh trong lục thú, bất luận đường nào trong ba đường mà phát sanh tánh hành dâm, tức phạm căn bổn trọng tội.
Đức Phật ngăn cấm một cách nghiêm khắc vấn đề trong hai hoặc ba đường của các nam nữ hành dâm, chính thật là có thâm ý từ bi của Ngài trong việc ngăn cấm này.
2) Dâm tâm: đây là căn bổn phạm giới. Vì nếu không có một tâm niệm dâm dục này, tuyệt đối không bao giờ hành dâm.
Trong Luật nói: có một tỳ kheo đặc biệt dâm tâm rất nặng, không phương cách gì khống chế, nhưng lại sợ phạm căn bổn giới, bất đắc dĩ phải cắt sanh thực khí mà vất bỏ. Đức Phật biết việc này, quở trách thầy tỳ kheo ấy rằng: “Cái nên đoạn là dâm tâm mà ông không đoạn, cái không nên đoạn, trở lại đi đoạn tuyệt, thật là ngu si”.
Đã có tâm niệm dâm, trong lúc hành dâm, trong tâm sanh vô cùng ưa thích, khoái lạc như người đói được ăn, khát gặp nước uống, ý cảm thấy thỏa mãn khoái lạc vô hạn. Nếu có tâm lý này, đương nhiên không bị khó chịu như người dùng sắt nóng đâm vào tim, đem tử thi hôi thối cột vào cổ, ăn nuốt đồ phẩn uế. Chỉ có cảm thọ sự khoái lạc, không có một niệm cảm thọ sự khổ đau. Đấy chính là dâm tâm.
3) Sự toại: như thế nào mới kể là hoàn thành dâm dục? Nói về nam giới, chỉ cần để nam căn vào một trong ba đường của nữ tử chừng bằng hột hồ ma (mè), tức phạm căn bản trọng tội, giới thể bị mất hẳn.
Nên trong Luật dạy: “Thà để nam căn vào miệng rắn độc, không nên để vào trong ba đường của nữ nhân vì rắn độc chẳng qua chỉ hại nhục thân mà thôi. Nhưng cùng với người nữ phát sinh nhục dục, quyết có nguy hại cho pháp thân, huệ mạng. Sự tai hại này lớn biết dường nào?”
Thế thì làm sao mới không bị phạm căn bổn trọng tội?
Là khi nam căn hướng về ba đường của nữ tử, khi chưa để vào, phải tức khắc cảnh giác, đình chỉ ngay thì chỉ kết thành tội phương tiện.
Nói đi rồi phải nói lại, nếu gặp trường hợp mình không có ý dâm dục, nhưng bị sự cưỡng bức của kẻ oan gia, cừu địch. Trong lúc bị đối phương hành xử bức bách, không thể tự chủ được, cảm thọ như bị người dùng sắt nóng nung vào thân, thực là đau khổ không kham chịu được, không có chút lạc thú. Trường hợp này hoàn toàn không phạm.
Hoặc trong lúc ngủ mê, bị kẻ lãng mạn lừa dịp, mà tự mình không hay biết, cũng không phạm tội.
Hoặc bị bệnh tâm loạn mê cuồng.
Hoặc chuyển sanh qua đời khác không tự nhớ biết. Dù có trải qua sự hành dâm, nhưng cũng không phạm tội.
Để minh chứng những trường hợp bị cưỡng hiếp mà không phạm tội, xin trích trong các bộ luật Tiểu Thừa những dẫn chứng như sau:
* Trong luật Thiện Kiến, quyển tám, nói: Ưu Bát La Hoa tỳ kheo ni đi khất thực bên ngoài, lúc trở về mở cửa vào thất. Lúc ấy, trong thất có một nam bà la môn núp dưới gầm giường. Vì tối không nhìn thấy, tỳ kheo ni tháo y nằm ngủ.
Bấy giờ, người Bà La Môn từ dưới giường bò ra, phạm tỳ kheo ni; nhưng tỳ kheo ni này ái dục đã hoàn toàn đoạn hết, nên trong lúc ấy như bị sắt nóng nung vào thân, nên không phạm tội.
Người bà la môn kia sau đó bỏ đi. Quả đại địa này dầu có khả năng mang nổi Tu Di Sơn vương nhưng không thể mang nổi kẻ ác thân bảy thước (tức thước Tàu ngày xưa, không phải thước Tây bây giờ). Thế nên bị quả đất nứt ra, tội nhân kia lập tức đọa A Tỳ địa ngục. Đến địa ngục, tội nhân bị lửa dữ thiêu đốt như mành lưới bao phủ, vô phương thoát khỏi.
Chư tỳ kheo biết việc này, bạch lên Đức Phật. Đức Thế Tôn bảo rằng: “Ưu Bát La Hoa tỳ kheo ni vì ái dục đã đoạn hết, lúc ấy không có một cảm niệm khoái lạc nên không phạm tội”.
* Vì có một số tỳ kheo ni ở một mình nơi chốn lan nhã tịch tịnh, hoặc tọa thiền một mình dưới gốc đại thọ, dễ bị kẻ cường đồ xâm phạm. Thế nên đức Thế Tôn cấm các tỳ kheo ni không được một mình ở chốn A Lan Nhã, hay ngồi dưới cội cây trong núi rừng hoặc đồng trống. Việc này trong Luật Tứ Phần, quyển năm mươi lăm nói:
- Liên Hoa Sắc tỳ kheo ni ngủ ngày không đóng cửa, bị kẻ giặc vào thất hành dâm rồi bỏ đi, ni cô vì ngủ mê không hay biết. Khi thức dậy, thấy trên thân thể bất tịnh, sanh nghi là phạm tội, bèn đem sự thật bạch lên Đức Phật. Ngài dạy: “Không phạm! Nhưng tỳ kheo ni không nên ngủ ngày mà không đóng cửa”.
- Bấy giờ có Nan Đà tỳ kheo ni ban ngày ngồi dưới một đại thọ cành lá sum sê đầy hoa trái, bị kẻ giặc phạm dâm. Nan Đà tỳ kheo ni nghi mình phạm giới, bạch lên Phật. Ngài dạy: “Này Nan Đà! Khi ấy ngươi có cảm thọ sự khoái lạc không?”
- Bạch Thế Tôn! Khi ấy con như bị người dùng sắt nóng nung vào thân.
Phật dạy: - Không phạm! Nhưng tỳ kheo ni không nên ở chỗ như vậy.
* Lại trong bộ Ni Tỳ Nại Da nói: Liên Hoa Sắc tỳ kheo ni đã chứng quả A La Hán, ở trong rừng vắng tọa thiền, có một bà la môn thấy nàng dung nhan đoan chánh, đẹp đẽ, phi thường, bèn cầu xin cùng mình hoan lạc.
Tỳ kheo ni hỏi rằng: - Này bà la môn tử! Thứ ác pháp nhơ bẩn ấy ta đã hoàn toàn xa lìa. Nhơn giả đối với thân ta thấy có thú lạc chi mà sanh dục nhiễm?
Gã Bà-la-môn đáp rằng: - Tôi rất yêu đôi mắt của thánh giả.
Tỳ kheo ni dùng thần thông lấy tròng mắt của mình ra, để vào bàn tay bảo rằng: - Giờ đây nhơn giả hãy xem kỹ cục thịt này có chỗ nào đẹp mà ưa thích!
Gã Bà-la-môn thấy thế nổi giận nói rằng: -Nữ sa môn trọc khéo làm chuyện huyễn thuật. Đoạn đánh lên đầu tỳ kheo ni, rồi bỏ đi.
Liên Hoa Sắc tỳ kheo ni bạch lên Phật, Đức Phật dạy rằng: - Thí như một cục thịt vứt bỏ nơi ngã tư, các phi điểu cầm thú đều bu lại. Nữ nhân cũng thế; nên từ nay chư tỳ kheo ni không được ở chốn A Lan Nhã.
* Thời bấy giờ các bí sô ni vào thành Thất La Phiệt, ngồi nơi ngã tư đường, bị các ác nam tử và kẻ trộm cướp bức hiếp. Các tỳ kheo ni đem việc ấy bạch lên Phật, Ngài dạy: “Nên ở trong chùa ni!”
Ngoài ra, còn có những quả báo túc nghiệp bị cưỡng bức, không cảm thọ khoái lạc, mà chỉ có sự đau khổ như bị dùi sắt nóng đâm vào thân thì không phạm. Như trường hợp Kim Sắc Nữ tỳ kheo ni đã chứng quả La Hán, bị vương tử bức hiếp, khi bị nhục, cảm thấy như bị sắt nóng nung vào thân. Sau đó, vận thần thông từ lầu các ở vương cung bay về chùa ni nên không phạm.
Nếu lúc hôn mê bất tỉnh, bị người cưỡng gian không hay biết thì không phạm. Nếu nửa tỉnh nửa mê hoặc lúc thức bị cưỡng hiếp, không khởi niệm khoái lạc, lại buồn rầu, đau khổ thì không phạm.
Còn một điều đặc biệt cần nói thêm cho rõ là lúc ngủ mộng mị xuất tinh có phạm giới hay không?
Điều này ở trong luật Đại Thừa và Tiểu Thừa có điểm bất đồng:
- Luật Tiểu Thừa: trong giấc mộng xuất tinh là hiện tượng tự nhiên của sinh lý, tối đa là tự trách vọng tưởng của tâm mình là quá nhiều, chứ không thể nói việc ấy có phạm giới.
- Luật Đại Thừa: Nếu trong giấc mộng thấy tự làm việc dâm dục xuất tinh, thức dậy phải sanh tâm cải hối mãnh liệt, quở trách, phiền não một cách nghiêm khắc, tại sao mình bị lầm loạn, điên đảo như thế?
Ở đây thấy rõ, so với giới Thanh Văn, giới Bồ Tát nghiêm trọng hơn, vì Thanh Văn cố giữ thân thể không phạm, còn Bồ Tát lại nghiêm cẩn đi sâu vào nội tâm, nên trong giấc mộng di tinh cũng không tránh khỏi lỗi lầm.
Kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Bồ Tát nghĩ tưởng chuỗi anh lạc trên thân của nữ nhân v.v... đều phạm tội Ba La Di”.
Kinh Niết Bàn nói: “Dù không cùng với nữ nhân giao cấu, chỉ xa nghe tiếng chuỗi anh lạc của nữ tử ở ngoài vách tường, tâm sanh ái nhiễm, tức thành dâm dục phá giới!”
Ở đây có thể thấy Bồ Tát giới xem trọng nội tâm biết dường nào!
Bất cứ phương diện nào, trong Phật pháp đều xem giới dâm rất là quan trọng, quyết không thể có chỗ vi phạm, mà đặc biệt là đối với Thanh Văn Tiểu Thừa lại càng xem trọng.
Còn Đại Thừa Bồ Tát có hai loại xuất gia và tại gia:
Hàng Bồ Tát tại gia có khi vì hóa độ, dẫn dắt chúng sanh đi vào con đường chánh của Phật pháp, cũng có thể đặc biệt khai cho. Điều này trong bộ Phật Pháp Khái Luận của Ấn Thuận Luật Sư có nói rõ: “Với sự luyến ái của dị tánh, nếu nhân việc này mà dẫn người vào con đường chánh đáng, ly khai ác pháp, hướng về thiện pháp, trường hợp này cũng không ngại gì dùng tâm bi mẫn, cùng với người ấy giao hợp theo ý muốn của họ”. Tuy nhiên ở đây phải đặc biệt chú ý là theo lời Luật Sư, duy chỉ có hạng Bồ Tát tại gia mới có thể khai cho. Còn Bồ Tát xuất gia, quyết không thể viện theo cớ ấy mà hành động theo vọng tình. Tại sao vậy?
Trong Du Già Luận nói: “Xuất gia Bồ Tát vị hộ Thanh Văn thánh giáo giới bất linh hoại diệt” (Bồ Tát xuất gia vì hộ trì lời răn dạy của Phật trong Thanh Văn thừa, đối với giới pháp, quyết không cho hoại diệt). Bất luận ở trường hợp nào, tất cả không được phép làm việc phi phạm hạnh.
Nếu chân thật đích xác vì tâm đại bi sai khiến, quyết cũng phải chánh thức xả giới xuất gia. Sau khi hoàn tục mới có thể thỏa mãn ý nguyện của đối phương. Ngoài ra không được viện lý do gì, vin theo cớ lợi sanh để làm việc phi phạm hạnh.
Hàng Bồ Tát tại gia vì sao với giới tà dâm có thể thể hiện một ít phần?
Trong Du Già Giới Bổn đối với trường hợp này có lời dạy rất hay: “Nếu ưu bà tắc tại gia thấy có nữ tử chưa gả cho người, không có cha mẹ, thân thuộc, bằng hữu... nhiếp hộ; vì không có người dạy bảo, dẫn dắt nữ tử ấy trôi trong giới phóng đãng, dâm dật, nữ tử ấy đối với Bồ Tát ưu bà tắc khởi tâm ái nhiễm không chánh đáng, chỉ hy vọng cùng với Bồ Tát làm việc dâm dục.
Tại gia Bồ Tát thấy sự tình như thế, suy nghĩ như vầy: Nữ tử này không thuộc về người nào. Đối với mình lại sanh tâm luyến ái khôn nguôi. Nếu mình không phương tiện làm thỏa mãn sự mong muốn của cô, cô sẽ buồn rầu cuồng loạn, có thể đến tự sát. Thật là việc mình không muốn thấy. Nếu mình phương tiện giúp cho cô thỏa mãn sở nguyện, và cung cấp tất cả sự nhu dụng cho cô, rồi khuyến hóa, dẫn dắt cô ấy đối với Tam Bảo sanh khởi tâm tín kính, khiến cho cô gieo trồng thiện căn sâu dày trong Phật pháp và dạy bảo cô xa lìa tội ác, tập quán phóng đãng dâm dật, không còn ưa thích với việc hành tà dâm. Như thế không phải là một đại thiện sự sao?
Bồ Tát ưu bà tắc suy nghĩ như thế rồi, an trụ trên tâm từ bi, cùng với nữ nhân kia làm việc phi phạm hạnh. Dù tập theo pháp ô nhiễm như vậy, nhưng vì do tâm từ bi khiến cho nữ tử ấy ra khỏi con đường bất thiện, đi vào con đường thiện pháp chánh đáng. Cho nên trường hợp này đối với Bồ Tát giới chẳng những không vi phạm, lại còn được sanh nhiều công đức”.
Trong kinh Thanh Tịnh Tỳ Ni, đối với việc này cũng có nói một cách rõ rệt: Có trường hợp Bồ Tát muốn giáo hóa những chúng sanh cần giáo hóa, bấy giờ trong tâm mục của Bồ Tát chỉ biết có chúng sanh cần phải cứu độ, vốn không có ý niệm đem giới pháp để vào trong tâm (ý nói vì muốn cứu độ chúng sanh nên không chấp nhặt vào giới pháp, phải phương tiện chớ không có ý hủy giới pháp), miễn sao cứu độ được chúng sanh. Dù cho đối với giới pháp tựa hồ không tương ứng, nhưng cuối cùng vẫn thành tựu Thi Ba La Mật.
Đại Thừa Bồ Tát lấy việc lợi tha làm nhiệm vụ duy nhất, chủ yếu là có lợi cho chúng sanh, không phải vì mình đối với người ấy có tâm ái nhiễm. Trường hợp này không gọi là phạm giới.
Không nên dâm dục mà dâm dục, tâm ý buông theo dục lạc, nếu có nhân như vậy, sẽ mắc quả báo.
Về chánh báo thì nhất định phải bị đọa lạc trong tam ác đạo, chịu thống khổ rất nặng. Hoặc ở trong địa ngục ôm cột đồng, nằm giường sắt, hoặc làm chúng sanh thì thành chim uyên ương...
Về dư báo thì thoát khỏi tam ác đạo, sanh ở nhân gian này thì cũng gặp người vợ không trinh lương, gia đình xào xáo, quyến thuộc không hòa thuận...
Vì thế dâm dục là nguồn gốc của mọi đau khổ, là gốc chướng đạo, nên đối với nó phải hết sức răn dè, sợ sệt, không nên có chút xem thường. Muốn vậy chúng ta phải làm thế nào?
Cổ đức có dạy: “Hoặc tu quán pháp Bất Tịnh: quán thân này là một đãy da đựng các đồ dơ bẩn, phẩn uế... hoặc quán kỹ dâm căn kia, thực chỉ là đường tiểu tiện, hoặc duyên nơi ảnh tượng Phật, Bồ Tát, hoặc chuyên tâm thành ý niệm hồng danh A Di Đà Phật, hoặc cung kính niệm danh hiệu Quán Tự Tại Bồ Tát, hoặc tụng kinh trì chú, hoặc chuyên nghĩ nhớ đến giới thể của mình bẩm thọ, hoặc nhiếp niệm nơi tâm, hoặc quán sự sanh diệt vô thường, hoặc quán tất cả pháp đều duy thức biến. Tùy theo tâm đi đến chỗ nào đều phải cố gắng đối trị”.
Nếu như mặc tình trôi theo dòng vọng tưởng ái dục, thì thật khó cứu vãn. Vì đắm say theo sắc dục nam nữ, khác nào đắm say theo chút mật dính trên mũi dao bén và hoàn sắt nóng, chỉ thuần khổ não không một chút vui sướng; chỉ có hại chứ không có lợi. Nên từng giờ, từng phút đối với việc dâm dục phải luôn cảnh giác!
-----------------------------
4. Vọng Ngữ Giới (Giới Vọng Ngữ)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.1.1.44. VỌNG NGỮ GIỚI (giới vọng ngữ)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử...” cho đến câu “...thị Bồ Tát Ba La Di”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử tự mình nói vọng ngữ, bảo người nói vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ, duyên vọng ngữ, cách thức vọng ngữ, nghiệp vọng ngữ, nhẫn đến không thấy nói thấy, thấy nói không thấy. Hoặc thân vọng ngữ, hoặc tâm vọng ngữ. Là Phật tử lẽ ra phải luôn luôn chánh ngữ, chánh kiến và cũng làm cho tất cả chúng sanh có chánh ngữ, chánh kiến, mà trái lại làm cho mọi người tà ngữ, tà kiến, Phật tử này phạm Ba La Di tội.
Lời giảng:
Từ “vọng ngữ” hằng ngày Phật giáo đồ chúng ta thường nghe nói đến như thầy dạy đệ tử: “Các con không được vọng ngữ, các con không nên tùy tiện nói vọng ngữ”. Như thế, vọng ngữ là nhất định không được, vì chỉ có tổn mà không có ích. Cho nên trong Phật pháp nhận chân vọng ngữ là một tội ác và cực lực ngăn cấm.
Nói vọng ngữ là như thế nào?
- Lời nói không hợp với sự thật là Vọng.
- Lời nói làm cho người lãnh hội là Ngữ.
Đối với người phải thành thật, đó chẳng những là điều tối yếu nhập đạo mà làm người chính đáng ở đời cũng phải thành thật. Vọng ngữ là giả dối, không phải đạo đức.
Vọng ngữ là tự mình biết rõ điều ấy không thật, vì muốn dối gạt, mê hoặc người nên nói không chút nể sợ. Tuy thấy là dối gạt người, nhưng nhìn sâu vào trong cốt tủy chính là tự dối gạt mình.
Như thế giữ thái độ thành thật không phải là việc rất tốt hay sao? Tại sao lại nói lời giả dối, gạt người?
Xét kỹ nguyên nhân ấy không ngoài vọng cầu danh lợi, tham đồ lợi dưỡng, là một việc không tốt, nên cần cực lực ngăn cấm. Nói vọng ngữ để cầu danh dự lợi dưỡng là thuộc về tội ác, mà chính sự tùy tiện nói quàng, nói xiên, nói bậy bạ không ngăn chặn khẩu nghiệp cũng là một điều quyết định không được.
Khi Phật còn tại thế, La Hầu La sau khi xuất gia, vì tuổi nhỏ không biết cẩn thận giữ gìn khẩu nghiệp. Như khi Phật tử đến hỏi: “Hôm nay đức Thế Tôn có trong tịnh xá không?”
La Hầu La biết có Đức Phật, nhưng cứ tùy tiện nói dối là không. Đến khi Đức Phật đi hoằng hóa nơi khác, Phật tử đến hỏi, sa di lại nói là có. La Hầu La nói dối như vậy nhiều lần, có người bạch lên Phật.
Một hôm, Đức Phật đi khất thực mang bát về, bảo La Hầu La đem nước đến cho Ngài rửa chân. Rửa xong, Ngài hỏi La Hầu La rằng: “Nước này có thể dùng nấu trà, nấu cơm được không?”
La Hầu La đáp rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Không được, vì pha trà, nấu cơm phải dùng nước trong sạch mới được. Nước này đã rửa chân rồi, thành ra dơ bẩn, đâu có thể dùng được”.
Đức Phật dạy: “Đúng thế! Ông cũng như vậy. Ông thường nói lời giả dối với người như nước đã rửa chân nhơ bẩn không thể dùng pha trà, nấu cơm. Ông thường nói dối thì không thể tu đạo vô lậu”.
Phật dạy như vậy rồi lại bảo La Hầu La đổ nước và đem bồn úp lại chỗ cũ. La Hầu La vâng lời, Phật lại bảo La Hầu La đem nước đổ lên bồn, nước chỉ lưu lại một chút ít trên đáy bồn.
Phật biết rõ, nhưng cố ý hỏi rằng: - Nước đổ vào bồn sao lại không có?
La Hầu La bạch: - Kính bạch Thế Tôn! Nước không còn trong bồn vì bồn đã úp lại cất.
Bấy giờ, Phật mới nghiêm khắc quở trách rằng: “Ông là người không có tâm hổ thẹn, do tội vọng ngữ che lấp tâm tánh như nước không chảy vào bồn, ông không thấm đạo cũng như thế”.
La Hầu La được sự giáo huấn của Phật, biết vọng ngữ là điều quyết không được làm. Từ đấy về sau không bao giờ nói một lời vọng ngữ.
Đại Trí Độ Luận nói: “Người vọng ngữ trước tiên là tự dối gạt mình, rồi sau mới dối gạt người. Cho thực là hư, cho hư là thực. Hư thực điên đảo thì không thể nào lãnh thọ thiện pháp, như cái bình úp, nước không chảy vào được. Người nói vọng ngữ tâm không biết hổ thẹn, đóng bít con đường nhân thiên và cửa ngõ đi đến Niết Bàn. Quán biết tội lỗi này rồi, thế nên đừng nói vọng ngữ”.
Trong kinh dạy: Xưa có một tỳ kheo tên Ha Đa rất có tài tuyên thuyết chánh pháp và thường bố thí chánh pháp. Công đức vĩ đại này đáng lẽ được quả báo tốt đẹp, nhưng bất hạnh thay! Tỳ kheo này sau khi xả thân đọa vào địa ngục chịu các kịch khổ, lý do vì sao? Có trái với luật nhân quả hay không?
Đức Phật bảo các tỳ kheo rằng: “Tỳ kheo Ha Đa đọa địa ngục không phải do tuyên thuyết chánh pháp, mà do thường nói vọng ngữ”. Tai hại của vọng ngữ thấy rõ nơi đây!
Quý vị không nên cho rằng tùy tiện nói vọng ngữ chút ít không quan hệ chi. Nên biết tội sát sanh, trộm cắp, tà dâm đã giảng, phần nhiều do vọng ngữ trợ thành. Vì thế lúc chúng ta nói vọng ngữ, chư thiên, quỷ thần đều thấy biết. Các Ngài vốn muốn ủng hộ chúng ta, nhưng vì chúng ta nói vọng ngữ mà các Ngài xa lánh, không muốn ủng hộ nữa.
Thử tưởng tội vọng ngữ tổn thất cho chúng ta lớn biết chừng nào. Cho nên trong kinh, Đức Phật khai thị rằng: “Thà nên hy sinh thân mạng của chính mình, không nên phạm giới vọng ngữ”.
Nói lời thành thật lắm lúc bị thiệt thòi, bị khinh nhục hoặc bị kết tội, với tự mình đó là sự hy sinh rất lớn. Tuy vậy, đối với Phật pháp vẫn cần phải nói lời chân thật. Không thể vì mình bị bất lợi mà không nói lời thành thật.
Trong luận Bồ Đề Tư Lương nói: “Dù do nói lời thành thật mà phải bị chết, bị mất địa vị Chuyển Luân Vương cùng chư thiên vương, nhưng cũng phải nói lời thành thật”. Sự quý báu của lời chân thật, lời đứng đắn, hoàn toàn thấy rõ nơi đây.
Trái ngược với lời vọng ngữ là lời thành thật, chân thành phát xuất từ nội tâm. Người làm đến mức độ chân thành chính là chân thực không khi người, không bao giờ nói lời hoang đường để gạt người. Cho nên dù đối với Phật pháp hay với Nho gia, chân thành vẫn là tối trọng yếu. Chân thành chẳng những là chánh nghĩa không thể thiếu giữa người với người tương xử với nhau, mà cũng là một nhân tố xây dựng tín tâm với nhau.
Chân thành chẳng những phát xuất từ nơi chân lý mà cũng là biểu lộ từ nơi chân tình. Chân thành lại còn là sức thúc đẩy rất lớn đối với con người, có thể làm cho con người trở nên dũng cảm, không sợ điều gì, có khả năng tồi phá đến mức không có thứ cứng rắn nào chịu đựng được, giữ được.
Nên cổ nhân Trung Hoa có nói: “Tinh thành sở chí, kiên thạch vi khai” (tinh thành đi đến đâu thì mọi thứ dù cứng rắn như vàng đá, cũng phải vỡ tan), chính là ý nói trên vậy.
Lại nữa nhân loại chung sống với nhau, cùng xây dựng nền tảng trên hai chữ Chân Thành. Nếu không có chân thành thì nhân loại làm sao chung sống? Tại sao người quân tử nhìn nhận Chân Thành là điều hết sức quý giá?
Vì chân thành là tuyền nguyên duy nhất của đạo đức (tuyền nguyên là nguồn của suối, tức cội gốc của dòng nước, dùng danh từ này ám chỉ chân thành là nguồn cội của đạo đức).
Chánh tâm tu thân của mỗi cá nhân nương nhờ nơi sự chân thành. Sự đối xử lẫn nhau giữa mình và người được duy trì cũng nhờ sự chân thành. Cho nên cần phải thể hiện đến mức độ chân thành mới là đạo lý làm người.
Lại nữa, chỉ có những người thật sự chân thành trong thiên hạ mới có thể đem hết năng lực phát huy bổn tánh của chính mình. Khi dùng sự chân thành tiếp đãi với người, tự nhiên người sẽ tiếp thọ sự cảm hóa của mình và lại có ý rất thích được đồng hóa với mình.
Do đây, ta thấy sức mạnh vĩ đại của sự chân thành mà những kẻ tầm thường không thể hiểu được. Cho nên nói: “Thành ý là tiền đề của chánh tâm, là cơ sở của tu thân, là điều tất cả các tôn giáo đều nhu dụng, là điều kiện tiên quyết của người tu hành cần phải đủ”.
Phật giáo xem tội vọng ngữ là căn bổn trọng tội nên càng xem trọng sự chân thành, cho chân thành là đạo làm người. Nếu không chân thành thì không đủ tư cách làm người. Đức Phật lại đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử, làm vị Bồ Tát lẽ ra phải dùng tâm chân thành mà cảm hóa chúng sanh. Vì chỉ có sự chân thành mới khiến chúng sanh tiếp thọ sự giáo hóa của mình. Nếu không làm như vậy, lại thường nói những lời hư giả, một ngày nào đó, khi chúng sanh biết được thì còn ai tin lời nói của mình nữa? Cho nên bất luận tự vọng ngữ, giáo vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ, đều không thể được, nên phải triệt để ngăn cấm, chừa bỏ”.
* Thế nào là tự vọng ngữ?
Là chính mình đối với người, nói là mình đã chứng đắc pháp thượng nhơn, là pháp sở tu sở chứng của bậc thánh hiền. Pháp sở tu gồm 37 phẩm Bồ Đề phần và các môn tam muội; pháp sở chứng bao gồm các địa vị trong Tam Hiền, Thập Thánh.
Nói đại vọng ngữ là nói như thế nào?
Là tự nói mình đã chứng đắc Thập Địa, Bích Chi, Tứ Quả, Tứ Hướng, Tứ Thiền, Tứ Không, thành tựu pháp quán Bất Tịnh, pháp quán Sổ Tức, Lục Thông, Bát Giải Thoát; chư thiên long đến thưa hỏi, quỷ thần đến vấn đáp với mình. Hoặc nói rằng chính mình đã đoạn kiết sử, đã vĩnh viễn xa lìa tam đồ... Những việc trên đều hư giả không chân thật, chỉ có tâm mong cầu danh dự lợi dưỡng, nên gọi là “đại vọng ngữ”.
Trong Luật dạy, khi nói rằng mình đã tu đắc các pháp kể trên mới kể là hoàn thành căn bổn trọng tội. Phàm bực tu hành đã chứng đắc thì pháp sở tu hay sở chứng chỉ tự mình biết lấy, như người uống nước nóng, lạnh tự mình hay biết.
Cổ đức có dạy: “Hữu đạo, vô đạo, tự kỷ tri chi” (có đạo hay không có đạo, tự mình biết lấy, không cần nói với người). Không được nói vọng ngữ là mình đã chứng đắc, trong trường hợp nếu mình thật sự đã chứng đắc, cũng không nên nói với người.
Do nguyên nhân nào mà nói vọng ngữ, không chân thật?
Bệnh căn lớn nhất là do tham cầu danh dự, lợi dưỡng. Vì nhiều người ở đời rất ưa thích cung kính, cúng dường những bậc đã chứng đắc thiền định, thần thông, đạo quả. Nếu chúng ta bày tỏ với mọi người rằng mình đã chứng đắc những pháp ấy, thì danh dự, lợi dưỡng sẽ tấp nập đưa đến.
Quả thật, nhìn bên ngoài thì thấy được vô số danh dự, lợi dưỡng, nhưng thật sự chúng ta đã tự tạo vô biên tội nghiệp. Tại sao vậy?
Nên biết rằng, việc đó không nên tùy tiện nói bậy, vì lời nói không tương xứng với sự thật. Do đó, danh dự lợi dưỡng sẽ bị mất đi nhanh chóng, lại còn mang tội đại vọng ngữ, não hại người đời, gây một ấn tượng xấu xa cho Phật pháp, làm thối mất tín tâm của chúng sanh đối với Phật pháp. Thử hỏi việc này đối với Phật pháp tổn hại biết chừng nào?
Thế nên vọng ngữ đối với bản thân mình đã không lợi ích, cũng không làm lợi ích cho Phật pháp, thì tại sao ta có thể tùy tiện nói bậy bạ? Như người ban đêm bắn tên, không chắc trúng ai, trở lại hại mình?
* Thế nào là giáo nhân vọng ngữ?
Giáo nhân vọng ngữ (bảo người nói vọng ngữ), loại này gồm hai thứ:
- Bảo người đối với người khác nói vọng ngữ rằng vị ấy thật là bậc tu hành đạo đức cao siêu, đã chứng đắc pháp thượng nhân... hoặc là bảo người tuyên dương mỹ đức của chính mình; hoặc bảo các đệ tử đi các nơi rao nói sư phụ tôi là một bậc tu hành đạo đức cao siêu, hoặc nhờ bằng hữu đối đáp lẫn nhau truyền nói: Vị ấy là bậc đại đức duy nhất đương thời, có các thứ thần thông diệu dụng. Nhờ đó mà được danh dự, lợi dưỡng tức là đã phạm căn bổn trọng tội.
- Bảo người ấy đối với kẻ khác nói rằng; Ông nên đi rao truyền với mọi người rằng ông đã chứng được pháp thượng nhơn, có khi ông cùng với chư thiên quỷ thần đàm thoại, lắm lúc ông cùng long vương đàm đạo. Có khi quỷ thần đến chỗ ông nêu ra nhiều vấn đề thưa hỏi. Ông đều có đủ khả năng giải đáp cho các vị ấy rất ưa thích, sau đó từ biệt...
Nhờ nói như vậy mà người kia thu được nhiều danh dự lợi dưỡng, tự mình hoàn toàn không được chút gì. Người kia đến nơi nào cũng rao nói như vậy. Vì nguyên nhân xúi biểu người, cho nên dù không kết thành căn bổn trọng tội, nhưng không tránh khỏi phạm tội khinh cấu.
Vì thế, một Phật tử chơn chánh, chẳng những không nên tùy ý tuyên dương mỹ đức của mình, hoặc bảo người khác tuyên dương mỹ đức của họ để tự mong cầu lợi dưỡng.
* Thế nào là phương tiện vọng ngữ?
Là lúc muốn nói vọng ngữ, trước tiên, phải mượn những lời xảo trá, quỷ quyệt như nói rằng: “Tôi tu hành, một ngày nọ đương lúc tọa Thiền hay niệm Phật, tụng kinh có thiên hoa từ hư không rải xuống” khiến người nghe sanh tâm tín thọ.
Tự mình phương tiện nói vọng ngữ như vậy sẽ phạm căn bổn trọng tội, còn sai khiến người khác đi các nơi rao nói như thế, hay viết thư gởi các nơi biểu dương đức hạnh của mình, hoặc dùng tay, chân... ra dấu, hoặc làm một động tác dụng ý làm cho người nhân đó mà hiểu, cũng đều phạm căn bổn trọng tội.
Lại bên ngoài giả mượn ngôn thuyết tán thán kẻ khác, nhưng sự thật bên trong tự ẩn ý khen mình là người đức hạnh... Còn có những trường hợp quái gở khác như: trước hết dùng mật thoa lên thân một cây đại thọ, do đó hấp dẫn nhiều ong mật bay đến, rồi không biết hổ thẹn, đối với người nói rằng: “Tôi có thể chiêu dẫn những đàn ong mật bay đến”, để dối gạt người... đều phạm căn bổn trọng tội.
Ngoài ra, còn mượn cơ quỷ thần, thiên tiên... những pháp mê tín nói là thỉnh thần tiên, hoặc nói đại tiên này lâm đàn dạy chúng ta phải làm thế này, thế kia. Hoặc nói Tế Công Hòa Thượng lâm đàn, Ngọc Hoàng Đại Đế lâm đàn, thậm chí nói là Quán Thế Âm Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát... lâm đàn. Những loại hội môn, đạo môn, những đoàn thể mê tín, phong kiến vào các thời đại trước thường lợi dụng những việc ấy để dối gạt người.
Vì mượn cớ quỷ thần, tiên, Phật lâm đàn nói thế này, thế khác, bảo người phải phụng hiến một số kim tiền đại lượng. Tất cả những việc đó, Phật pháp quy vào tội phương tiện vọng ngữ và xem là một tội ác rất lớn.
Thông thường người đời không biết đây là một lối lừa gạt kẻ mê tín, cho là việc thực có mà không liễu giải được chân tướng của nó, lại còn cho đó là sự việc trong Phật pháp. Như thế, không thể không nói là một tai hại vô vọng ở trong Phật pháp (vô vọng ở đây phản nghĩa với hư vọng; nghĩa có thật, rõ ràng trong thực tế, không phải không có). Vì thế, người Phật tử chánh tín tuyệt đối không được đi cầu cơ. Nếu mê tín cầu cơ để mong cầu danh dự, lợi dưỡng đều phạm căn bổn trọng tội.
Kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Nếu Bồ Tát được người tán thán là đã chứng đắc Thập Trụ, A La Hán... mà yên lặng lãnh thọ, tức phạm căn bổn trọng tội. Nếu là người tăng thượng mạn, tuy không có tâm dối gạt, nhưng cũng phạm tội khinh cấu, vì người ấy chỉ sở đắc chút ít, đã tự cho mình là thật chứng!”
Người tăng thượng mạn là thế nào?
Nghĩa là thông thường chưa được mà nói được, chưa chứng mà nói chứng. Thật ra không phải người tăng thượng mạn không có công phu tu hành, nhưng dụng công tu hành của họ vừa hơi tương ứng chánh pháp, đã vội tự cho mình thật sự đã đắc pháp gì, hoặc chứng quả vị gì... Tuy sanh khởi tâm tăng thượng mạn như vậy, nhưng nội tâm hoàn toàn không phải cố ý muốn dối gạt người để cầu danh dự lợi dưỡng. Cho nên dù đối với người nói được pháp gì, chứng quả vị gì... chỉ phạm tội khinh cấu, không phạm căn bổn trọng tội.
Kết thành tội vọng ngữ phải hội đủ bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp như sau:
- Vọng ngữ nhân (nhân vọng ngữ): do chủng tử tham lam từ vô thỉ trở lại dối gạt. Nay phát sanh tâm muốn nói dối gạt người để mong được nhiều danh dự, lợi dưỡng. Ấy là nhân vọng ngữ.
- Vọng ngữ duyên (duyên vọng ngữ): người hiện đang ở trước mặt để dối gạt là cái duyên rất tốt, hỗ trợ cho việc vọng ngữ. Hoặc dùng những phương tiện khác như nói, im lặng, động, tịnh, qua, lại, đi, đứng, hiện oai nghi tề chỉnh... chứng tỏ mình là người có thánh đức. Tất cả đều là duyên vọng ngữ.
- Vọng ngữ pháp (cách thức vọng ngữ): Các pháp tắc dùng vận dụng lúc nói vọng ngữ. Có chỗ giải thích pháp vọng ngữ là chỉ cho Thập Địa, Tứ Quả...
- Vọng ngữ nghiệp (nghiệp vọng ngữ): do ba việc trên hợp lại thành tội vọng ngữ, có chỗ giải thích là từ trong miệng thốt ra lời nói rõ ràng, khiến cho người đối diện lãnh hội được, thế gọi là vọng ngữ.
Cho nên kết thành tội vọng ngữ không phải là đơn giản, phải có đủ điều kiện hợp thành. Chẳng những tội đại vọng ngữ như trên không nên tùy tiện nói bậy, mà các tội vọng ngữ khác cũng không nên tùy ý muốn nói thế nào thì nói.
Vì thế, kinh dạy tiếp theo: “Nãi chí bất ngôn kiến, kiến ngôn bất kiến, thân tâm vọng ngữ” (cho đến không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, thân tâm đều vọng ngữ). Những thứ tiểu vọng ngữ này cũng không nên nói.
* Thế nào gọi là không thấy nói thấy?
Như chính mình chưa từng thấy người kia làm những việc không chính đáng hoặc tội ác. Như vì mình đối với những người ấy có mặc cảm không tốt, hay có chút phiền hà trong lòng, rồi tự đi nói: “Chính mắt tôi trông thấy người ấy làm những việc tội ác như vậy...” Cố ý ghép người vào tội ác như thế, gọi là “không thấy nói thấy”.
* Thế nào gọi là thấy nói không thấy?
Như chính mình thấy người ấy làm những việc thiện, hữu ích cho nhân quần, xã hội. Nhưng vì mình đối với người ấy không có thiện cảm, hoặc bị tâm tật đố sai khiến, muốn che đậy thiện hạnh của người mà moi móc tội ác của người, rồi tự đi nói: “Chính tôi chưa từng thấy người ấy làm những việc gì tốt...” gọi là thấy nói không thấy.
Ngoài việc đã nói trên, còn có những thứ vọng ngữ khác như:
- Không nghe nói nghe, nghe nói không nghe.
- Không giác nói giác, giác nói không giác.
- Không biết nói biết, biết nói không biết.
- Thật có nói là không, thật không nói có.
- Pháp nói là phi pháp, phi pháp nói là pháp...
Tóm lại, vọng ngữ có rất nhiều, khi nào tương vi (trái với) tâm mà nói đều thuộc về vọng ngữ.
Vọng ngữ là lời nói không thật thốt ra từ nơi miệng, còn hành động của thân tâm biểu hiện như thế nào mà thành vọng ngữ?
- Thân vọng ngữ: như thân hành động hoặc biểu hiện một thái độ cho người biết một sự việc nào đó. Chẳng hạn như có người hỏi bạn đã chứng được quả vị ấy hay chưa? Dù bạn không nói nhưng gật đầu và người kia hiểu là bạn muốn nói là đã chứng.
- Tâm vọng ngữ: lại như hỏi bạn tu hành đã đến mức thân tâm thanh tịnh phải không? Bạn không đáp lại, nhưng vì muốn tỏ ra mình đã được thân tâm thanh tịnh, bạn yên lặng, đồng nghĩa với sự thừa nhận và người trước mặt đã hiểu ý bạn.
Những loại như vậy, do có tâm dối gạt biểu hiện ra những thân tướng, khiến người đối diện lãnh hội dụng ý của mình. Dù không mở miệng một lời hay một câu nào, nhưng nghiệp vọng ngữ đã kết thành. Trường hợp này gọi là thân vọng ngữ và tâm vọng ngữ.
Dù là đại hay tiểu vọng ngữ, đúng lý mà nói, đều không thể tùy tiện nói bướng. Trên thực tế, đại vọng ngữ không nhiều, tiểu vọng ngữ thì thật nhiều. Nhất là trường hợp giả dối làm nhân chứng cho người ở thời này rất nhiều.
Chẳng hạn một người vốn không trộm lấy đồ vật, nhưng bất hạnh cho anh khi đi đến nơi có người bị trộm và nhân viên trị an đang lùng bắt kẻ trộm. Khi cảnh sát hỏi một người bên cạnh: “Có phải người đang đi này trộm đồ vật hay không?” Người này chính là oan gia đối đầu của người đi đường. Vì muốn trả thù cho hả dạ, tuy biết người này không từng lấy trộm, nhưng cứ làm chứng bướng và quả quyết rằng chính người này lấy trộm. Nên người đi đường bị bắt về bót, mang phải tai nạn thật nguy hiểm và chịu đau khổ thảm não vô cùng. Trong Phật pháp, giả dối làm chứng cho người như vậy là một tội ác rất lớn, không thể dung thứ.
Cho nên làm người, đặc biệt là một hành giả Bồ Tát, chẳng những tự mình phải thường sanh chánh ngữ, chánh kiến, không được lầm lộn nói phàm là thánh, hư vọng cho chánh là tà, đồng thời cũng cần phải sanh chánh ngữ, chánh kiến cho tất cả chúng sanh, mới tỏ rõ bổn hoài lợi sanh của Bồ Tát.
- Chánh ngữ: lời nói chính xác, còn gọi là lời thành thật, không nói những lời hư vọng, không chân thật, nên gọi là Chánh Ngữ.
- Chánh kiến: sự kiến giải chính xác, là chủ trương kiên định bất di bất dịch. Với hành giả tu học Phật pháp, mục đích duy nhất là tự mình mong cầu thoát ly sanh tử và làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Có kiến giải như vậy gọi là Chánh Kiến.
Nếu hành giả tu học Phật pháp mà mong cầu lợi dưỡng, tính toán mưu cầu quyền lợi, địa vị cho chính mình, điều đó chứng tỏ tri kiến của bạn không thích đáng. Như thế, Chánh Ngữ biểu hiện bên ngoài, Chánh Kiến súc tích bên trong, nên không bao giờ dám nói phải thành trái, trắng thành đen, tà nói chánh, ác nói thiện, cho đến đem phàm nhân nói thành thánh giả.
Tự mình thường sanh chánh kiến, chánh ngữ là phần tư lợi, giúp người sanh chánh ngữ, chánh kiến là lợi tha. Có đầy đủ tự lợi, lợi tha như thế mới đúng phong cách của một vị Bồ Tát. Không thực hành đúng theo tinh thần chân chánh của một hành giả Bồ Tát, trái lại còn khiến cho chúng sanh khởi sanh tà ngữ, tà kiến, tà nghiệp, lẽ tất nhiên, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Tại sao vậy?
Vì do tà kiến sách động ở bên trong, tự nhiên thốt ra những tà ngôn vọng ngữ bất tam, bất tứ, không việc gì ra việc gì, tạo ra tội ác tà nghiệp bên ngoài. Do hành vi tội ác tà ngữ, tà nghiệp này sẽ chiêu cảm quả khổ đời vị lai.
Bồ Tát hóa độ chúng sanh, chủ ý muốn cho chúng sanh xa lìa tất cả khổ não, được đến cảnh Niết Bàn an vui. Nếu hiện tại đã không thể hiện được mục đích ấy, trái lại còn làm cho tất cả chúng sanh phải chịu đại thống khổ thì không phải là hành vi nên có của một vị Bồ Tát.
Một cử chỉ, một việc làm, một lời nói của Bồ Tát đều phải làm gương mẫu cho chúng sanh biết và noi theo. Nếu chính bản thân Bồ Tát có những hành vi trái phép, khiến những Phật tử mới phát tâm cảm thấy hoang mang, mất chỗ nương tựa, không biết hướng về nơi đâu để tiến tu. Như thế là “khi phàm dối thánh, mê hoặc nhân tâm”, trên thì phạm tội với chư Phật, dưới thì lầm loạn chúng sanh, tội này trọng đại biết chừng nào! Vì thế, nên phạm căn bổn trọng tội.
Cổ nhân Trung Quốc nói: “Nhứt ngôn ngộ tận, thiên hạ thương sanh” (một lời nói nhầm lẫn có thể làm khắp bá tánh thiên hạ bị tổn hại). Ý nghĩa này chứng tỏ sự trọng yếu của lời nói mà đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cùng các thánh triết trong thế gian đều đã răn dạy chúng ta phải hết sức thận trọng.
Giới vọng ngữ cũng có đủ Tam Tụ Tịnh Giới:
- Thân tâm không vọng ngữ thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Thường sanh chánh ngữ và chánh kiến thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Khiến cho chúng sanh có chánh ngữ và chánh kiến thuộc về Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Vì thế nếu Bồ Tát nói vọng ngữ thì với Tam Tụ Tịnh Giới hoàn toàn hủy phá. Vì thế, tư cách của Bồ Tát cũng bị mất hẳn. Như vậy, Phật tử đã phát tâm tu Bồ Tát hạnh, lẽ nào không nên thận trọng lời nói?
Vọng ngữ mà thành trọng tội cũng không phải đơn thuần, mà phải có đủ 5 duyên, phân biệt sơ lược như sau:
1. Thị chúng sanh (là chúng sanh): phân làm 3 phẩm:
- Thượng phẩm chúng sanh: như đối với cha mẹ, sư tăng mà nói vọng ngữ thì phạm căn bổn trọng tội. Vì sư tăng, cha mẹ đều là bực bề trên, có ân đức với mình. Bổn phận làm con, làm đệ tử, dám cả gan nói lời hư giả với các Ngài, tội ấy nặng biết bao! Nếu nói lời vọng ngữ với các bậc thánh nhân, nếu các thánh giả ấy không bị bạn dối gạt, lại còn dùng sức thần thông ngăn che, khiến người khác không nghe được lời nói dối của bạn, và không bị lừa gạt, mê hoặc thì chỉ kết tội phương tiện. Nếu các thánh giả ấy chưa chứng đắc Tha Tâm Thông, không biết lời bạn là hư dối, cho là chân thật, thì phạm căn bổn trọng tội.
- Trung phẩm chúng sanh: đối với chúng sanh ở cõi người, cõi trời, mà nói lời vọng ngữ với họ. Nếu họ bị lừa gạt thì bạn phạm căn bổn trọng tội. Nếu chư thiên ở thiên giới có tha tâm thông, biết rõ lời nói không chân thật của bạn mà không bị mê hoặc thì chỉ kết thành tội phương tiện.
- Hạ phẩm chúng sanh: đối với a tu la, quỷ thần, súc sanh mà nói vọng ngữ. Trong kinh có chỗ nói là phạm căn bổn trọng tội, có chỗ nói chỉ kết thành hư cấu.
Phạm trọng tội là luận về căn cơ của chúng sanh, có thể hiểu rõ được lời giảng của Pháp Sư, bẩm thọ giới Bồ Tát. Nếu cố ý nói vọng ngữ để mê hoặc quỷ thần, súc sanh để tự mình thu được nhiều danh dự, lợi dưỡng thì phạm căn bổn trọng tội, nhưng khác ở chỗ là không bị mất giới. Hoặc có bị mất giới nhưng vẫn có thể tái thọ. Cho nên phải xem trình độ lãnh thọ của chúng sanh bị bạn lừa dối cạn hay sâu mà quyết định.
2. Chúng sanh tưởng (tưởng là chúng sanh): duyên thứ hai này có 3 loại. Mỗi loại lại phân ra nhiều trường hợp cụ thể:
* Tưởng chúng sanh có sáu trường hợp:
- Chúng sanh tưởng là chúng sanh: phạm trọng tội.
- Chúng sanh nghi là chúng sanh: phạm trọng tội.
- Chúng sanh tưởng phi chúng sanh (loài vô tình): không phạm nhưng trái lại.
- Không phải chúng sanh tưởng là chúng sanh: phạm tội khinh cấu.
- Phi chúng sanh nghi là chúng sanh: phạm tội khinh cấu.
- Phi chúng sanh tưởng phi chúng sanh: không phạm.
* Tưởng thánh nhân cũng có sáu trường hợp:
- Là thánh nhân tưởng là thánh nhân: chẳng hạn trong một nhóm đông người, trong ấy có vị A La Hán, bạn biết đích xác như thế mà lại nói lời vọng ngữ với vị ấy. Vì đã là thánh nhân nên vị ấy không bị lừa gạt và bạn bị phạm tội khinh cấu.
- Chính là thánh nhân nghi là thánh nhân: Như có vị A La Hán lẫn lộn trong đám đông, bạn không nhận định một cách đích xác được. Trong tâm bạn nghĩ như vầy: “Người trước mặt mình có phải là A La Hán hay không phải A La Hán?” Cuối cùng dù người ấy phải hay không phải, bạn vẫn cứ nói lời vọng ngữ, và cho rằng không quan hệ gì, thì tội này so với tội trước nặng hơn, nhưng vẫn kết thành tội khinh cấu.
- Thánh nhân tưởng chẳng phải thánh nhân: Vì không nhận thức được người ấy là thánh nhân, dù có kẻ nói rằng người này là bậc A La Hán, nhưng bạn vẫn không tin là thánh nhân. Như thế, trường hợp này so với trường hợp trước, tội vọng ngữ của bạn nặng hơn.
- Chẳng phải thánh nhân tưởng là thánh nhân: Ví như có một kẻ phàm phu mà bạn lại cho là thánh nhân và nói vọng ngữ với người ấy, bạn sẽ phạm tội khinh cấu.
- Chhẳng phải thánh nhân tưởng chẳng phải thánh nhân mà nói vọng ngữ sẽ phạm tội trọng.
- Chẳng phải thánh nhân nghi chẳng phải thánh nhân và nói vọng ngữ sẽ phạm tội trọng.
*Tưởng là người cũng có sáu trường hợp:
- Người tưởng là người mà nói vọng ngữ, và người đó hiểu rõ ý nghĩa lời nói của bạn, bạn sẽ phạm trọng tội.
- Người nghi là người: đối với một người nào đó, mà bạn nghi ngờ không biết là người hay phi nhân, nói vọng ngữ với người đó bạn sẽ phạm căn bổn trọng tội. Vì người ấy đích thực là người và hiểu được lời nói của bạn.
- Người tưởng là phi nhân: nói vọng ngữ với người ấy, tội này so với tội trước có phần nhẹ hơn.
- Phi nhân mà tưởng là người: đối với người ấy nói vọng ngữ, dù kẻ ấy không phải là người, nhưng vì bạn đã xem kẻ ấy chính là người nên tội nầy nặng hơn trước.
- Phi nhân nghi là người: bạn không thể biết đích xác người ấy là người hay không phải là người, hoặc sanh nghi ngờ rằng không biết họ có phải là người hay không. Tội này hơi nhẹ.
- Phi nhân tưởng là phi nhân: đối với trường hợp này nói vọng ngữ mắc tội nhẹ.
Ở đây, có điểm cần nói thêm cho rõ:
- Tưởng chúng sanh: chỉ về loài hữu tình.
- Phi chúng sanh: chỉ cho loài vô tình.
Hữu tình, vô tình tương phản nhau, nên trong 6 trường hợp thuộc tưởng chúng sanh, có hai trường hợp không phạm. Còn trong phần tưởng người, chữ “người” ở đây chỉ nhân loại. Phi nhân là quỷ thần, súc sanh. Tuy hai hạng này sánh với người có chỗ sai biệt, nhưng đồng là loài hữu tình. Giữa người với phi nhân sự tương phản chỉ có tính cách tương đối nên khi nói vọng ngữ phải bị phạm tội khinh, chớ không phải hoàn toàn không phạm.
4. Khi cuống tâm (tâm dối gạt)
Cuống: nói láo (khác với cuồng: điên khùng).
Động cơ phát xuất từ sự mong cầu danh dự, lợi dưỡng là điều chủ yếu kết thành tội vọng ngữ. Thông thường hầu hết nhân loại trên thế gian này, không ai không mong cầu danh dự, lợi dưỡng. Nên có thể nói rằng mọi người suốt ngày lăn lộn trong trường danh lợi. Nho thi có câu:
Thiên hạ hi hi, giai vị danh lai,
Thiên hạ nhương nhương, giai vị lợi vãng.
Dịch:
Thiên hạ tưng bừng vì danh mà đến,
Thiên hạ nhộn nhịp vì lợi mà đi.
Nhưng cầu danh chưa chắc được danh, cầu lợi chưa chắc được lợi. Vì cầu mà không được mới sanh khởi ý tưởng không tốt, đưa đến việc tìm kiếm những phương pháp mê hoặc, lường gạt mọi người, để thâu được nhiều danh lợi. Đó gọi là tâm dối gạt. Mục đích chủ yếu là hoàn toàn muốn dối gạt người, chớ không phải chỉ nói nói cười cười cho vui chuyện.
5. Tâm dối gạt này có hai loại:
- Thông tâm: bạn dùng lời giả dối không phải mong lừa gạt một người, mà hy vọng được nhiều người nghe theo lời giả dối của bạn. Trường hợp này tùy theo người nghe lời giả dối của bạn nhiều hay ít mà kết thành căn bổn trọng tội.
- Cách tâm: bạn dùng lời hư dối để mong dối gạt một người nào đó. Nhưng người này lại không nghe theo lời dối gạt của bạn, trong khi đó, một kẻ khác lại nghe theo lời bạn. Vì bạn vốn không có tâm lừa gạt kẻ nầy, nên người này dù có nghe, nhưng bạn không phạm tội. Còn đối với người kia, vì bạn cố tâm muốn lừa gạt, dù họ không nghe theo, nhưng đối với người ấy, bạn vẫn bị kết thành tội phương tiện.
6. Thuyên trọng cụ:
Nói về thân chứng mắt thấy. Ví như tự nói chứng đắc Tứ Quả, Thập Địa, Bát Định, Thần Thông; hoặc nói “tôi thấy chư thiên, long vương, quỷ thần... đến chỗ tôi”. Những quả vị, những pháp, những người đã nói trên gọi là “trọng cụ”.
Thập Địa, Tứ Quả, Bích Chi Phật v.v... là thánh nhân Đại Thừa và Tiểu Thừa trong Phật pháp. Nếu tùy tiện nói dối mình đã chứng đắc quả vị ấy sẽ phạm căn bổn trọng tội. Còn như Bát Định, Tứ Thiền, và Tứ Không của phàm phu, ngoại đạo có thể tu chứng, dù không do những pháp này mà được liễu thoát sanh tử, nhưng là những pháp thù thắng trong thế gian, nếu bạn tùy tiện nói vọng ngữ là đã chứng đắc những pháp thiền định ấy, cũng đồng phạm căn bổn trọng tội.
Đến như pháp quán Bất Tịnh, quán Sổ Tức, là hai món cam lồ trong Phật pháp. Nếu tu tập được thành tựu hai pháp quán này cũng có thể tiến vào thành Niết Bàn, hưởng thọ diệu vị cam lồ. Nay bạn tùy tiện nói với người rằng: “Tôi đã thành tựu pháp quán bất tịnh, tôi đã khéo tu pháp quán sổ tức”, tỏ ra rằng bạn đã chứng đắc, nhưng sự thật hoàn toàn chưa có chỗ chứng đắc nên bạn phạm căn bổn trọng tội.
Như nói: “Chư thiên, long vương, quỷ thần v.v... đến chỗ tôi cúng dường”, như thế nhất định là bạn phải có đủ thánh đức mới có thể khiến cho thiên long, quỷ thần cảm động đến cúng dường, chứ không phải đơn giản. Người đời nghe như vậy, cho rằng bạn phải là một bậc tu hành cao siêu phi thường nên họ cũng phải tranh nhau đến cúng dường cho bạn. Vì thế bạn phải gánh lấy căn bổn trọng tội.
Lại còn trường hợp nói với người: “Tôi đã tu hành đến mức vĩnh ly tam đồ, tôi đã đoạn trừ tất cả phiền não...” Nên biết việc này cũng không thể tùy tiện muốn nói gì thì nói, vì đều là việc nằm trong những chứng quả. Bạn chưa có được quả chứng gì, phiền não vẫn còn y nguyên, tam đồ cũng chưa thể thoát ly. Vì thế, nếu đối với người đời, bạn nói như vậy tất nhiên sẽ phạm căn bổn trọng tội.
Nếu đối với người nói rằng: “Tôi đã thành tựu tổng tướng niệm xứ, biệt tướng niệm xứ. Tôi đã tu thành các pháp Noãn, Đảnh, Thế Đệ Nhất v.v... (chỉ về tứ thiền căn, thuộc về Gia Vị Hạnh trong năm hạnh, là địa vị giai cấp tu hành trong tông Pháp Tướng Đại Thừa). Những pháp trên đối với các hành giả rất khó, nhưng rốt ráo vẫn thuộc về pháp phàm phu, nên dù nói với người vẫn kết thành căn bổn trọng tội, nhưng giới thể không bị mất, hoặc giả không kết trọng tội mà chỉ kết thành tội khinh cấu.
Nếu đối với người nói: “Toàn thể phong thổ quỷ thần đều đến chỗ tôi, họ rất thích nghe tôi nói, tôi muốn họ làm việc chi, họ đều vâng lời làm theo”. Hoặc nói: “Tôi đối với những giới cấm của Như Lai đều giữ gìn được thanh tịnh một cách phi thường. Dù là giới Đại, Tiểu, thô, tế như thế nào tôi hoàn toàn không dám có chút vi phạm”. Hoặc nói: “Tôi có thể thông đạt Tam Tạng thánh điển của Như Lai, bất cứ vấn đề nào trong Phật pháp, tôi đều đủ khả năng giải đáp một cách khéo léo. Quý vị có những nghi vấn gì trong Phật pháp, có thể tùy thời tự tiện đến hỏi tôi, tôi sẽ giải đáp cho quý vị một cách mỹ mãn”.
Nói như thế để tỏ ra bạn là người lảu thông tam tạng kinh điển, hoặc nói: “Tôi có thể khéo tu tập thiền định, mỗi ngày tôi định thời khóa lạy Phật bao nhiêu, niệm Phật bao nhiêu, tụng kinh bao nhiêu, trì mật chú bao nhiêu, tôi mỗi ngày đều có tu mật hạnh” v.v... để tỏ ra bạn là người đúng như pháp tu trì.
Những lời nói như thế, nhưng thực tế hoàn toàn không được như thế. Đó chỉ là những lời vọng ngữ, không chân thật, nên phạm tội Khinh Cấu.
Lại nếu bạn khởi tâm dối gạt người. Bổn ý muốn nói tự mình đã chứng được Sơ Quả, nhưng lại nói chứng được Nhị Quả, muốn nói chứng được Nhị Quả, lại lầm nói chứng Sơ Quả; muốn nói chứng được đệ tam quả, lại lầm nói chứng Tứ Quả, muốn nói chứng được Tứ Quả lại lầm nói chứng được Tam Quả v.v... những loại như thế, vì chưa đạt được mục đích của mình đã rao nói, nên chỉ kết thành tội phương tiện.
7. Tiền nhân lãnh giải (người trước mặt lãnh hội được những điều giảng giải)
Dù là nói lời vọng ngữ thế nào, chủ yếu là người đối diện hiểu rõ, mới có thể bị người nói vọng ngữ dối gạt. Nói lời hư vọng dối gạt người, bất luận là tự mình nói, hay bảo người nói, hoặc dù là viết thư nói... Cốt yếu là người nghe lời nói lãnh hội được ý nghĩa của bạn, hiểu rõ được dụng ý của bạn và cực lực tín phụng. Đây là lúc bạn bị kết thành căn bổn trọng tội.
Giả như bạn nói những lời hư vọng mà người trước mặt không hiểu rõ dụng ý của bạn, không tin phục lời bạn, không bị sự lừa gạt của bạn, thì chỉ kết thành tội khinh cấu. Hoặc giả đối với người, bạn nói lời hư giả, ngay lúc ấy, người nghe không hiểu, nhưng về sau, họ hồi tưởng lại lời của bạn và mới hiểu rõ ý tứ nguyên lai của bạn. Lúc ấy mới kết thành căn bổn trọng tội.
Trường hợp bạn không đi đến người để nói tự mình chứng đắc thánh quả, đắc thiền định, đắc thần thông, nhưng người lại đến hỏi bạn có đắc thánh quả, đắc thiền định, đắc thần thônghay không? Bạn thật sự không có chứng đắc, đáng lý bạn phải thành thật nói chưa chứng đắc, nhưng vì bạn bị tâm mong cầu danh dự, lợi dưỡng sai khiến, thúc đẩy, nên đối với người hỏi, bạn gật đầu một cái, chứng tỏ bạn đã đắc quả, đắc định... và người ấy cũng thừa nhận như vậy, chứng tỏ bạn đã đắc quả, đắc định. Bạn dù không khai khẩu, nhưng đã gật đầu tự nhận, nên vẫn phạm căn bổn trọng tội.
Hoặc giả sau khi người ấy hỏi rồi, bạn không gật đầu tự nhận, cũng không nói rằng tôi chưa chứng đắc, chỉ yên lặng không nói gì, khiến người kia không biết bạn có chứng đắc hay không? Trường hợp này dù không phạm tội trọng, nhưng tội khinh cấu thì không tránh khỏi vì dù bạn không nói gì, nhưng đã tỏ thái độ không thành thật.
Ngoài những tội vọng ngữ trên, còn có những thứ tiểu vọng ngữ rất nhiều, thông thường thế nhân rất dễ phạm. Có người cho rằng nói vọng ngữ chút ít không quan hệ chi; nhưng không biết rằng, lúc bạn nói mỗi một lời tiểu vọng ngữ nào, bạn phải bị kết mỗi một tội khinh cấu. Và căn cứ vào mức độ, người lãnh hội hiểu rõ lời nói hư vọng của bạn nhiều hay ít mà kết thành tội khinh cấu nhiều hay ít.
Như có 500 người lãnh hội, hiểu rõ thì kết thành 500 tội khinh cấu. Tiểu vọng ngữ mới xem, dường như không quan hệ gì, nhưng nếu do sự sai sử của tăng thượng phiền não, thường xuyên vi phạm mãi không thôi. Lại thêm rất hứng thú, ưa thích trong việc vọng ngữ; không có tâm hổ thẹn mảy may, cũng bị mất giới thể Bồ Tát. Do đó mà thành căn bổn trọng tội.
Giới thể Bồ Tát đã mất rồi, bạn lại không biết tỉnh ngộ, nên đến đâu cũng nói tiểu vọng ngữ. Vì trên thân bạn không có giới thể để kềm chế, nên chỉ phạm tánh tội, còn giá tội thì không.
Nếu lúc nói vọng ngữ, bạn thường có tâm phát giác, biết đó không phải là tư cách làm người, không phải là hành vi nên có của người Phật tử tu học Phật pháp. Do đó, trong tâm sanh rất hổ thẹn, lập tức từ đó về sau không dám nói vọng ngữ nữa; thì dù cho giới thể của bạn đã bị mất, nhưng bạn vẫn có thể thọ được tái thọ giới Bồ Tát, cũng không nhất thiết trước tiên phải sám hối cho thấy được hảo tướng mới được thọ trở lại giới pháp.
Trên thực tế, tội đại vọng ngữ, không thấy hành Phật tử tại gia lẫn xuất gia phạm nhiều, vì tất cả đều biết rõ tội đại vọng ngữ “chưa đắc nói đắc, chưa chứng nói chứng” có một hậu hoạn không thể lường. Đối với tội tiểu vọng ngữ, trong sinh hoạt hằng ngày, tùy thời gian và địa phương đều khó tránh khỏi sự vi phạm. Dù rằng dường như không quan hệ trọng yếu lắm, nhưng khi đã nói quá nhiều thì sẽ biến thành tội đại vọng ngữ. Từ tội khinh trở thành trọng tội. Vì thế chúng ta cần phải hết sức thận trọng!
Giảng đến đây chúng tôi xin hỏi: Như thế nào mới khỏi phạm tội vọng ngữ?
Dụ như một vị Pháp Sư hoằng dương chánh pháp, vì quần chúng giảng nói việc chứng đắc Thập Địa như thế nào, quả vị Thập Địa ra sao, tu chứng tứ quả như thế nào, tuần thứ của tứ quả ra sao... Cho đến dạy bảo hành giả tu pháp quán bất tịnh thế nào, tu pháp quán sổ tức thế nào, tu tập tứ thiền định như thế nào, tu tứ không định như thế nào... Cứ thường nhật vì thính chúng giảng nói như vậy, nhưng chưa từng bao giờ nói tự mình đã chứng đắc thì không phạm tội vọng ngữ.
Lại những trường hợp nói đùa, nói giỡn, nói một mình, nói lầm lộn mà vốn không có ý dối gạt ai, cũng không vi phạm. Hoặc tự mình trong lúc nội tâm bị cuồng loạn, điên đảo, không tự chủ được, hoặc do một chứng bệnh gì làm cho nội tâm mất sự minh chánh trầm trọng. Trong tình trạng này, dù nói những lời không đúng sự thật cũng không phạm tội vọng ngữ.
Lại trường hợp xả bỏ báo thân, chuyển sanh qua đời khác không tự nhớ cũng không phạm tội.
Tóm lại:
Tội đại vọng ngữ ở trong Phật pháp rất quan trọng. Không những rao nói nơi miệng mà trong nội tâm uẩn súc đại vọng ngữ cũng thuộc về căn bổn trọng tội.
Trong kinh Văn Thù Vấn nói: “Đản khởi nhất niệm vọng ngữ tưởng, phạm Ba La Di tội” (nội tâm khởi một tưởng niệm vọng ngữ thì phạm Ba La Di tội).
Tại sao lại phải nhận thức đến độ ấy?
Một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, trong mọi trường hợp đều phải xa lìa bốn thứ lỗi của vọng ngữ, cả trong giấc mộng cũng không nên nói lời dối gạt người, huống chi lúc bình thường lại cố ý nói vọng ngữ. Vì thế nên cần phải luôn luôn nói lời chơn thật, không nên nói lời hư vọng. Điều này đối với một vị Bồ Tát hóa độ chúng sanh rất là khẩn yếu.
Vị Bồ Tát cần phải vì chúng sanh diễn nói chánh pháp, chúng sanh có tín thọ mới đạt được mục đích độ sanh của mình. Nếu Bồ Tát trước đã nói vọng ngữ với chúng sanh rồi, thì về sau dù có nói lời chi, chúng sanh cũng không thể tin. Như vậy, thử hỏi làm sao hóa độ chúng sanh?
Kinh Niết Bàn nói: “Tất cả chúng sanh dù có đủ Phật tánh, nhưng cần phải do sự trì giới thanh tịnh, về sau mới thấy được Phật tánh. Nhân thấy được Phật tánh mới đắc thành quả A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ- đề”.
Theo lời kinh dạy trên thì biết rằng: Dù mọi người đều sẵn đủ Phật tánh, nhưng từ vô thỉ lại bị phiền não che đậy, nên chưa từng thấy được Phật tánh. Dù trên lý thể nói là Phật, nhưng thực tế vẫn là một phàm phu khổ não. Thế nên muốn thấy được Phật tánh, hoàn thành Phật quả tối cao, cần phải tu các thiện hạnh để đối trị các thứ phiền não. Lúc phiền não đã sạch hết, Phật tánh toàn thể hiển hiện, mới mong thành tựu quả vô thượng Bồ Đề.
Nếu không thực hành như vậy mà đi đến đâu cũng nói: “Tôi đã thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề”. Nếu ai hỏi vô thượng Bồ Đề làm thế nào mà được thành thì nói: “Vì tôi sẵn đủ Phật tánh cho nên đắc thành vô thượng Bồ Đề”. Nên biết người thốt ra lời ấy đã phạm Ba La Di tội về đại vọng ngữ.
Như vậy thì bất cứ trường hợp nào cũng không được nói vọng ngữ phải không?
Không! Phải xem tùy lãnh vực, khía cạnh nào nên hay không nên nói. Nếu vì bản thân mình thì dù nguy hiểm hoặc phải hy sinh đến tính mạng, cũng nên hy sinh, chớ không nên nói vọng ngữ. Nếu vì lợi sanh, thật sự có lợi ích cho chúng sanh, cũng không ngần ngại, nên phương tiện quyền xảo nói vọng ngữ. Nói vọng ngữ như vậy, chẳng những mình không phạm tội lại còn sanh nhiều công đức.
Điều này đức Bổn Sư Thích Ca là một tấm gương rất tốt. Khi Ngài còn tại thế, một hôm có con thỏ bị thợ săn rượt bắt. Nó chạy trốn vào trong đạo tràng của Phật. Ngài thấy rõ thỏ chạy vào, nhưng khi người thợ săn đến hỏi, Ngài nói không thấy con thỏ nào chạy vào tịnh xá. Vì muốn cứu sanh mạng thỏ, Phật dù nói không thấy nhưng không phạm giới vọng ngữ, lại sanh rất nhiều công đức.
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn có nói rất rõ: “Nếu gặp những nhân duyên hữu tình bị mạng nạn, vì muốn cứu những hữu tình ấy khỏi cảnh tán thất sanh mạng nên suy nghĩ như vầy: Việc này dù ta biết rõ nhưng ta không thể nói thật, vì làm cho chúng sanh chịu cảnh khổ nạn, nhưng nếu ta che giấu cũng khó tránh khỏi lỗi trái với tự tâm. Suy tư hai ba phen như vậy rồi vì muốn giải thoát mạng nạn cho chúng sanh, nên đành phải nói trái với tự tâm”.
Nên biết Bồ Tát nói vọng ngữ như thế, không vì mong cầu danh dự, lợi dưỡng cho cá nhân mình, mà hoàn toàn xuất phát từ lợi tha. Nên tuy nói vọng ngữ nhưng đối với giới Bồ Tát, chẳng những không mảy may vi phạm, lại còn sanh nhiều công đức.
Vọng ngữ không vì tâm nhiễm ô mà vì tâm từ bi, cố nhiên là vô tội. Nếu do nơi tâm cầu danh dự, lợi dưỡng thì tội ấy nặng vô cùng, sẽ chiêu cảm quả báo kịch trọng. Nói về chánh báo của tội vọng ngữ là đọa vào trong tam ác đạo, thọ các khổ quả. Về dư báo thì khi ra khỏi tam ác đạo, sanh ra trên thế gian này phải chịu hai hậu quả:
- Một là thường bị người bài báng. Như có những người thật sự chẳng có lỗi lầm gì, nhưng đi đến đâu cũng bị người nói xấu. Đó là do dư báo của tội vọng ngữ đời quá khứ chiêu cảm nên.
- Hai là thường bị người lừa gạt, mê hoặc mà bị tổn thất tài vật rất nhiều.
Nói lời dối gạt có quả báo như vậy, còn nếu không nói hư dối mà nói lời chân thật thì có lợi ích gì?
Trong kinh Đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật, phẩm Tịnh Giới nói: “Ly hư cuống ngữ diệc tứ chủng báo” (xa lìa lời nói hư dối thì được bốn thứ quả báo). Phân biệt sơ lược như sau:
1. Một người nói lời chân thật, chư thiên, long thần đều để tâm thương xót, luôn theo thủ hộ, nhờ đó mà không đến nỗi bị tổn hại một cách vô duyên cớ. Trên đời này, chúng ta đến bất cứ nơi nào cũng đều có cạm bẫy. Chỉ cần sơ ý một chút liền bị vướng bẫy, trợt té. Hiện tại tu hành các công đức, lại giữ giới vọng ngữ thanh tịnh nên được chư thiên thủ hộ, tự nhiên không sợ lạc vào trong vòng của người khác. Sở dĩ chư thiên thủ hộ bạn vì bạn thường nói lời chân thành. Do đó, chúng ta thấy lời nói chân thành rất cần yếu vậy.
2. Người nói lời chân thật không bao giờ dùng lời hư vọng lừa gạt người, nên nói ra lời chi cũng đều được người tín thọ. Đó là một điều không phải dễ làm. Vì trải qua thời gian lâu dài hai bên giao tiếp nhau, người ta biết lời của bạn nói ra đều là sự thật, có căn cứ, không phải tùy tiện nói bướng, nói càn. Lâu ngày chầy tháng, lời nói của bạn mới được tín nhiệm không nghi.
Là một vị Bồ Tát lợi sanh, vì người tuyên thuyết chánh pháp của Như Lai, đã xa lìa hẳn lời nói hư vọng, nên chúng sanh nghe pháp liền phát tâm thâm tín, thừa nhận những điều Phật pháp đã giảng dạy rất hợp lý, lập ý vâng theo lời dạy mà thực hành. Như thế bạn vừa khỏi phí công lại đạt được mục đích thuyết pháp độ sanh của mình.
Giả như lời nói của một vị pháp sư hoằng dương Phật pháp không được sự tín thọ của thính chúng thì vị pháp sư ấy thành tựu được cái gì? Người thông thường khi nói chuyện còn cần làm cho người khác tín nhiệm lời nói của mình, với vị hoằng truyền chánh pháp của Như Lai, thuyết pháp lợi sanh thì điều khiến cho nhân quần tín nhiệm lời nói của mình lại càng trọng yếu hơn nữa.
Như vậy, phải làm thế nào để có thuyết pháp được sự tín thọ của mọi người?
Điều này chỉ có xa lìa vọng ngữ mới được như vậy.
3. Người nói lời chân thật vì đã xa lìa lời nói dối, nên bất cứ sanh ở nào, trong miệng thường toát ra hương vị thanh khiết của liên hoa.
Nói ra, tôi (pháp sư) tin chắc rằng quý vị cũng như tôi, nhưng thấy khi chúng ta mặt đối mặt nói chuyện, nếu trong miệng của người phát ra hơi hôi thối thì nhất định chúng ta không thích nói chuyện với kẻ ấy. Trái lại, miệng người thường phát ra mùi hương liên hoa, dù người ấy nói những điều không đúng với những chỗ ta thích nghe, nhưng chúng ta vẫn có ý muốn cùng với người ấy nói chuyện và những người như thế luôn được mọi người ái kính.
Lại nữa, do nơi mình thành thật, không hư dối, tin chắc người đối với mình cũng không bao giờ nói lời giả dối, cho nên không nghi người khác nói lời giả dối. Mình đối với người có thái độ chân thành như vậy, nên tự nhiên người cũng sẽ tin lời nói của mình là chân thật. Như thế, hai bên đã tương xử với nhau, hoàn toàn đặt lòng tin nơi nhau, thì không xảy ra việc bạn nghi ngờ, tôi nghi kỵ, lưới nghi từng từng lớp lớp phát sanh. Đấy là kết quả tốt đẹp do xa lìa lời nói dối mà được.
Việc rất khó làm của người đời là gây lòng uy tín với nhau. Một người đã có uy tín tốt đẹp thì đi đến đâu cũng được. Cho nên cần phải nói lời thành thật, xa lìa lời nói hư dối.
4. Người nói lời chân thật thì bất cứ nói ra lời chi, tự nhiên được sự tín nhiệm của mọi người, nhất là một vị Bồ Tát thuyết pháp độ sanh. Khi bạn nói ra một lời pháp nào cũng đều được chúng sanh nghe theo và cảm thấy vô cùng hoan hỷ. Nếu bạn đem công đức, lời nói chân thật ấy hồi hướng về quả vô thượng Bồ Đề thì sẽ được chân thật ngữ của Như Lai, đắc quả vô thượng Bồ Đề. Xa lìa lời nói hư giả dối gạt có thể thâu hoạch được quả báo thù thắng như trên vậy.
-----------------------------
5 Cô Tửu Giới (Giới Bán Rượu)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.1.1.5. CÔ TỬU GIỚI (giới bán rượu)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử tự cô tửu, giáo nhân cô tửu...” cho đến câu “thị Bồ Tát Ba La Di tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử tự mình bán rượu, bảo người bán rượu, nhân bán rượu, duyên bán rượu, cách thứ bán rượu, nghiệp bán rượu. Tất cả mọi thứ rượu đều không được bán. Rượu là nguyên nhân danh tội lỗi. Là Phật tử lẽ ra phải làm cho tất cả chúng sanh có trí huệ sáng suốt, nhưng trái lại đem sự say mê điên đảo cho tất cả chúng sanh, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Lời giảng:
Bốn trọng giới Sát, Đạo, Dâm, Vọng đều đã giảng rõ ở trước. Giờ đây, xin giảng giới Cô Tửu thứ năm.
Chữ “cô” có hai nghĩa: mua và bán, nên mua rượu gọi là cô tửu, mà bán rượu cũng gọi là cô tửu.
Rượu là ẩm liệu để uống, có chứa tính ma túy bên trong nên uống nhiều sẽ làm cho người hôn mê. Do đó, Đại Thừa cũng như Tiểu Thừa, Tăng cũng như tục, đối với rượu đều bị nghiêm cấm. Chẳng những năm chúng xuất gia không được sinh sống bằng nghề bán rượu, mà cả hai chúng tại gia cũng không được làm nghề này.
Phật pháp cho việc bán rượu và đặt mua rượu là việc bất hợp luật nghi. Nếu làm việc này để làm phương tiện mưu sinh về kinh tế, là điều Phật pháp không thừa nhận, vì trái với tinh thần Phật pháp. Với hành giả bên Thanh Văn thì phạm về luật mua bán quy định trong Thất Tụ và chỉ phạm vào thiên thứ ba của giới “cấm mua bán”.
Nhưng với hành giả Bồ Tát bên Đại Thừa, trong tinh thần lấy lợi tha làm chủ yếu, tuyệt đối không được mua bán rượu, nếu làm thì phạm căn bổn trọng tội không thể tha thứ.
Tại sao mua bán rượu phạm căn bổn trọng tội không thể tha thứ?
Vì rượu là thuốc vô minh, cũng là thứ làm loạn tâm tánh, uống vào sẽ bị hôn mê. Thế là không hợp với tinh thần Bồ Tát. Bồ Tát giáo hóa dẫn dắt chúng sanh được tăng trưởng và kích phát mọi người hướng thiện. Đã không làm như vậy, lại cho người uống thuốc vô minh, khiến tâm tánh hôn mê tán loạn thì đâu phải là hành vi của Bồ Tát, cho nên phải quyết định nghiêm cấm.
Thông thường việc uống rượu được xem là rất quan trọng, là một trong năm giới cấm. Thế tại sao việc mua bán rượu liệt vào giới trọng mà uống rượu để vào giới khinh?
Vì tội uống rượu quả thật rất nặng, nhưng chỉ tai hại trong phạm vi bản thân một cá nhân, chứ không gây tổn hại đến nhiều người. Đối với Đại Thừa Bồ Tát, uống rượu không phải là một trọng tội đứng đầu mà chỉ liệt vào một trong bốn mươi tám giới khinh.
Còn người đặt rượu và bán rượu làm cho quảng đại quần chúng bị thương hại, thậm chí còn đi đến chỗ bại quốc, vong gia, táng thân, mất mạng. Việc này thường thấy không ít trong lịch sử, Cho nên Đức Phật đặc biệt đem việc mua bán rượu và đặt rượu chế thành giới trọng.
Triều nhà Hạ bên Trung Hoa có ông Nghi Địch có tài pha chế rượu rất ngon, ông đem rượu phụng hiến lên vua Võ Đế. Nhà vua dùng thử, thấy hương vị của rượu rất đậm đà, ngấm vào cơ thể tạo ra cảm giác ngất ngây.
Vua biết rằng nếu để nhân gian uống rượu này sẽ gây hậu quả vô cùng tai hại, thậm chí có thể đến cảnh nước mất nhà tan. Từ đó, chẳng những ngài cấm không cho nấu và pha chế rượu; riêng đối với Nghi Địch, ngài còn xa lánh dần dần và chính bản thân nhà vua cũng hết sức tự khiển trách về việc uống rượu.
Trong lịch sử Trung Hoa, vua Võ Đế nhà Hạ thật là một bậc minh quân, minh trí. Chính thiện cử này là một trong những nguyên nhân tạo nên phong cách, cũng như tinh thần cao quý của ngài. Nếu đương thời, sau khi uống rượu, Ngài cảm thấy ưa thích vị ngon ngọt của rượu, rồi mải trầm mê trong những chén rượu ấy thì Ngài sẽ không bao giờ được lịch sử suy tôn là một bậc minh quân như thế.
Vì người nấu rượu và mua bán rượu gây ảnh hưởng xấu cho rất nhiều người, nên quyết không phải đó là hành vi của một vị Bồ Tát. Vì thế, trong kinh này, dù chưa luận đến tội lỗi của việc uống rượu, mà trước tiên, đã ngăn cấm việc nấu rượu cũng như bán rượu.
* Thời kỳ chiến tranh Hoa - Nhật:
Ở Hương Cảng có một vị ưu bà di rất thâm tín pháp môn Tịnh Độ, và rất tôn kính ngài Liên Tông Thập Tam Tổ Ấn Quang đại sư. Phật tử này viết thư thỉnh đại sư đến Hương Cảng tỵ nạn.
Ngài biết gia đình của Phật tử này đã nhiều đời sống với nghề nấu và pha chế rượu nên viết thư phúc đáp rằng nếu muốn ngài đến Hương Cảng tỵ nạn thì phải từ bỏ nghề nấu rượu. Theo đây, chúng ta thấy đối với giới này, Ấn Tổ xem trọng đến mức nào.
Rượu sở dĩ bị nghiêm cấm vì nó là tuyền nguyên sản sanh các tội lỗi. Trên thế gian, biết bao người tạo không biết bao nhiêu tội lỗi, thậm chí phạm đến tội ngũ nghịch, thập ác, đều là do sau khi uống rượu quá độ, sanh hôn mê mà tạo thành. Vì khi say rượu thì lý trí bị mất hẳn. Chẳng những đối với những việc công đức pháp lành cần phải làm, họ đã không chịu làm, mà chính những công đức pháp lành họ đã tạo trước đây cũng bị mất hẳn, để rồi trọn ngày thân tâm điên đảo, không biết làm việc gì.
Lại nữa, khi uống rượu say thì không thể tự khống chế mình. Trong việc sinh hoạt hằng ngày thì hoang phí, huy hoắc (tiêu tiền không nghĩ) vô độ, là cội gốc mọi sự gây gỗ với người khác; là yếu môn sanh các thứ bịnh cho bản thân, tâm tánh cuồng loạn, không biết hổ thẹn, không biết liêm sỉ. Đến nỗi, nhiều khi thoát hết cả y phục trên thân, đi đứng xiêu vẹo, té lên té xuống, nằm vất vưởng đầu đường xó chợ, bị người chê bai không đếm xỉa đến, tiếng xấu lan khắp mọi nơi.
Cuối cùng, với các bậc chánh nhân quân tử ngày một xa dần, với bọn ác hữu, ác nhân ngày một gần gũi. Để rồi ngày càng đi vào vực sâu tội ác không phương cách tự cứu!
Như thế, chúng ta thử nghĩ tai hại của rượu lớn biết chừng nào! Chẳng những thế, còn có những sự tình bất luận quan hệ với mình hay liên quan đến người, vốn nên giữ bí mật, nhưng khi đã quá say, không kiềm chế được miệng, đem nói hết cho mọi người nghe. Nếu vấn đề hay sự việc không đến nỗi quan trọng thì không nói chi; trái lại, giả như đó là sự việc tối mật, thì họa hoạn vô cùng. Có nhiều kẻ sau khi uống rượu, phát cuồng, nói bậy đến nỗi táng thân mất mạng, việc này rất thường thấy trong xã hội.
Dù bạn là một người biết tôn trọng lễ nghi đến độ nào, khi say rồi thì nội tâm mờ mịt, tôn ty già trẻ không phân. Đối với cha mẹ đáng lẽ phải hiếu thuận cung kính, trở lại đánh mắng. Đối với bậc trưởng thượng, lẽ ra phải tôn trọng, nhưng ngược lại làm ô nhục, hủy báng các ngài.
Còn như bạn là một Phật tử, xưa nay đối với Tam Bảo hết dạ chí thành, chí kính; nhưng một khi uống rượu vào rồi hôn mê, vội đem Tam Bảo vất ra sau ót, lại cũng không biết thế nào là cung kính Phật, Pháp, Tăng. Chẳng những thế khi chất độc của rượu ăn sâu quá rồi, bạn không còn được là một người bình thường, mà đã trở thành một kẻ cuồng si.
Những việc không đáng nóng giận, bạn lại phát đại sân nộ một cách phi lý. Những việc vốn không nên buồn rầu khóc lóc, bạn lại thương tâm khóc kể mãi không thôi. Những việc vốn không nên nói nhiều, bạn lại lớn tiếng, cao giọng, nói bậy. Những người vốn không nên đánh đập thì bạn lại xông tới đánh họ. Những hành động mất phong độ chánh thường như vậy, không phải là điên cuồng thì là gì?
Khi đã như thế thì những giới phẩm bạn cần phải nghiêm giữ, lại không thể giữ gìn đúng theo pháp, nên tự nhiên bạn sẽ trở thành một tội nhân phạm giới trong Phật pháp.
Giới phẩm đã không giữ gìn, nội tâm lại tán loạn không thôi. Khi tưởng nhớ việc này, khi nghĩ suy việc khác. Sinh hoạt theo lối si mê, tán loạn trong cảnh thiên hôn địa ám, tự nhiên trí huệ sẽ mất hẳn, không thể biện biệt phải quấy, chánh tà.
Lại nữa người uống rượu quá say, tất nhiên thân tâm phóng dật theo đuổi thú vui thinh sắc. Lâu ngày thể xác dần suy, sắc thân mỗi ngày một bại hoại, cuối cùng chỉ còn da bọc xương, không còn giống hình hài một con người nữa.
Tóm lại:
Rượu có những đại quá hoạn như thế. Lớn thì tán thất huệ mạng; nhỏ thì tàn hại sắc thân, nên Phật pháp không thể cho phép bán rượu hay nấu chế rượu.
Mua hay bán đều gọi là “cô”. Nhưng chữ “cô” ở đây là chỉ về việc bán rượu. Bán rượu là việc đổi chác, đem vốn cầu lời. Nếu nói về tinh thần kinh thương thế tục thì không có gì đáng phải cấm ngăn, bàn luận. Nhưng đối với lập trường của Phật pháp, luận về cầu đạo giải thoát thì không thể không phân tách sự lợi hại đối với việc này, nên dù là Phật tử tại gia, đã thọ Bồ Tát giới, bạn cũng không được làm việc buôn bán bất hợp luật nghi ấy.
Đức Phật dạy: Nếu một Phật tử hành Bồ Tát đạo, dù tự cô tửu hay giáo nhân cô tửu đều trái với luật nghi của Bồ Tát.
- Tự cô tửu là chính mình làm nghề pha chế rượu bán để thu lợi sinh sống.
- Giáo nhân cô tửu là mình mở tiệm, quán cho kẻ khác bán rượu.
Nếu số lời thu được thuộc về phần mình thì đồng với tự mình bán rượu không khác, nên phạm căn bổn trọng tội. Nếu số lời thu hoạch được thuộc về phần người đứng bán, theo sự lý giải của kinh, có chỗ cho là kết thành tội khinh cấu, có chỗ lại cho rằng thuộc về căn bổn trọng tội.
Tại sao vậy? Vì tiền lời tuy thuộc về người khác, nhưng chính bạn dạy người bán rượu, cho nên mới khiến có người mua rượu về uống, gây tổn hại thân thể họ, tán thất huệ mạng của họ. Vì vậy, tự bán hay bảo người bán không có gì khác nhau. Đây là những tác hại nhắm vào việc làm cho tâm chúng sanh bị điên đảo, chứ không chỉ đơn thuần nhắm vào phương tiện kiếm lời mà thôi. Nghĩa là chủ yếu làm cho chúng sanh bị hôn mê, điên đảo thì không luận là đích thân bạn hay bạn bảo người khác bán rượu, tội ấy vẫn bằng nhau. Cho nên đều kết thành căn bổn trọng tội.
Do đó, một hành giả Bồ Tát chân chánh, dù bất cứ nhân duyên nào đều không được bán rượu. Dù trước kia bạn sống với nghề bán rượu, nhưng một khi đã phát tâm Bồ Đề, thọ Bồ Tát giới, phải tức khắc đổi nghề. Nhất định không giữ mãi nghề bán rượu này để tự hại mình và hại người.
Bán rượu kết thành trọng tội đều do hội đủ bốn điều kiện giống như các giới trước: nhân, duyên, pháp, nghiệp.
1. Cô tửu nhân (nhân bán rượu): đầu tiên khởi một tâm niệm bán rượu để lấy lời nhiều gọi là nhân bán rượu.
2. Cô tửu duyên (duyên bán rượu): tâm niệm bán rượu này tương tục không gián đoạn, đưa đến việc bán rượu.
3. Cô tửu pháp (cách thức bán rượu): quá trình làm việc bán rượu có những hình thức mua vô, bán ra một lít, hai lít, một xị, hai xị v.v... cùng các phương thức, tư cụ mua bán gọi là cách thức bán rượu.
4. Cô tửu nghiệp (nghiệp bán rượu): việc vận dụng tay mình bán rượu, đem rượu trao cho người mua để hình thành việc bán rượu, gọi là nghiệp bán rượu.
Rượu có nhiều loại như:
- Thiêu tửu (rượu dùng để đốt như alcohol), loại này hàm chứa tinh chất của rượu rất nhiều và trong suốt, không màu sắc.
- Hoàng tửu là rượu có sắc vàng.
- Khúc tửu là rượu ở trong chất men.
- Bồ đào tửu là rượu làm bằng trái bồ đào.
- Cam giá tửu là rượu mía.
- Quả tử tửu là rượu làm bằng các thứ trái cây.
- Thảo mộc tửu là rượu chế bằng các thứ cây cỏ.
- Mễ tửu là rượu nấu bằng gạo, nếp v.v...
Bất luận là thứ nào trong các thứ nói trên, không luận về nồng độ rượu mạnh hay yếu, chỉ cần người uống bị hôn mê, đều không được bán. Cho nên kinh dạy: “Nhứt thiết tửu bất đắc cô” (tất cả các thứ rượu đều không được bán).
Tại sao vậy?
Trong kinh dạy tiếp rằng: “Rượu là nhân duyên sanh khởi các tội ác”. Cứ xem nhân loại hiện nay trong xã hội, phân tranh gay gắt, phát sanh vô số đại quá hoạn, đa số đều do uống rượu mà ra. Hàng Phật tử bất luận tại gia hay xuất gia, nhiều vị giới hạnh không thanh tịnh cũng do nơi uống rượu mà hủy phạm giới cấm. Thậm chí đến nỗi khuynh gia bại sản, tán quốc vong gia, tán thân mất mạng, đa số đều do uống rượu gây nên.
Đại Trang Nghiêm Luận có dạy: “Phật thuyết thân khẩu ý, tam nghiệp chi ác hạnh, duy tửu vi căn bổn” (Phật dạy thân, khẩu, ý, ác hạnh của ba nghiệp chỉ do rượu làm gốc).
Do đây, chúng ta thấy tai hại của rượu to lớn vô cùng. Như một người bản chất văn nhã và từ ái, khi bị rượu làm hôn mê, dám làm những việc đánh mắng người và trở thành một kẻ hung bạo. Như vậy không phải là do uống rượu mà sanh ra là gì?
Vì rượu có khả năng sanh ra các tội ác, là cội nguồn của tất cả ác hạnh, cho nên Phật nghiêm cấm tất cả hành giả Đại Thừa Bồ Tát không được bán rượu.
Bồ Tát vì hóa độ chúng sanh mà phát tâm Bồ Đề, nhận thấy chúng sanh đang ở trong vòng vô minh mê vọng, sinh hoạt quanh quẩn trong vòng tội ác thiên hôn địa ám, nên mới vận dụng các thứ thiện quyền phương tiện để khai phát trí huệ minh đạt cho chúng sanh.
Kinh dạy tiếp theo: “Nhi Bồ Tát ưng sanh nhứt thiết chúng sanh minh đạt chi huệ” (là Bồ Tát, lẽ ra phải làm cho tất cả chúng sanh có trí huệ sáng suốt).
Sanh khởi trí huệ minh đạt cho chúng sanh là làm cho chúng sanh biện biệt được phải quấy, thiện ác, thông đạt sự lý, biết chỗ thủ xả, hiểu rõ chánh tà, không bị hôn mê che lấp, cũng không bị trệ ngại, không còn bồi hồi trên con đường mê tối, chỉ hướng về con đường của đấng Đại Giác mà tiền tiến. Đấy mới chính là bi nguyện của Bồ Tát cần thực hành. Nếu đã không thực hành như vậy, lại còn đi bán rượu, khiến cho người sau khi uống rồi, vốn là kẻ nhút nhát, biến thành người to gan, tâm tánh vốn nhu hòa trở thành cường bạo; bản chất là người thông đạt sự lý trở nên kẻ mê muội, tối tăm, vốn là người thông đạt quyền biến trở nên kẻ ngu muội, đần độn. Như vậy đều là do nơi rượu sai khiến.
Vì vậy, làm sao có thể nói việc bán rượu là không quan trọng? Làm sao có thể nói chỉ là tùy tiện đôi chút mà không cần lưu tâm đề phòng? Làm sao không cực lực tuyệt đối ngăn cấm?
Hành giả Bồ Tát lấy việc lợi sanh làm trách nhiệm của mình, nên trên mọi khía cạnh, đều có bổn phận khai phát trí huệ cho chúng sanh, khích phát chúng sanh có chí hướng thượng, khiến cho chúng sanh đồng bước trên con đường của đấng Đại Giác luôn tiến bước không ngừng. Nếu không thành tựu được những điều như vậy, thì không đúng với hạnh nguyện của Bồ Tát.
Nên kinh dạy tiếp: “Nhưng trái lại còn làm cho tất cả chúng sanh sanh tâm điên đảo”, ở đây bảo là làm cho tất cả chúng sanh điên đảo, có nghĩa là đem rượu bán cho người, làm cho tâm tánh của chúng sanh mê hoặc, điên điên đảo đảo thì đâu còn gì là tâm hạnh của vị Bồ Tát.
Đúng thế! Đại đa số chúng sanh trên thế gian này đều ngu muội, nhưng không phải không có người minh đạt luân lý. Đã minh đạt thì không có lỗi lầm, và nếu lại gia tâm đề cao cảnh giác, luôn luôn tự sách phát cho mình thì có thể đi trên con đường giải thoát lớn của pháp xuất thế. Nay vì bạn đem rượu bán cho người làm cho người mãi hôn mê, đó là việc hoàn toàn trái nghịch với luân lý, thử hỏi tội ác của bạn lớn hay không?
Lại nữa có những hành giả tu học Phật pháp, thông đạt và vững tin nơi luật nhân quả, thiện ác. Việc làm không bao giờ dám trái luật nhân quả và đã có công phu tu chứng; nay vì bạn đem rượu bán cho người, khiến người biến thành một kẻ ngu xuẩn, vô trí, mê muội đối với lý nhân quả, hoặc phủ nhận luật nhân quả và cho tu chứng không có ý nghĩa gì. Bấy giờ, họ bỏ phế công phu tu hành trước kia, thử hỏi tội ác của bạn lớn hay không lớn?
Vì tham lam muốn thâu được nhiều tiền của, vận dụng phương kế bán rượu cho người uống, khiến người hôn mê, điên đảo, và làm những việc không nên làm. Tội lỗi này đương nhiên rất nặng, nên cuối cùng, kinh văn dạy: “Thị Bồ Tát Ba La Di tội” (Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội).
- Không được bán rượu là đoạn trừ tất cả ác, thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Nên sanh khởi trí huệ minh đạt do nơi tu tập tất cả các pháp lành, thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Làm cho chúng sanh tâm không điên đảo, đó là khắp độ chúng sanh, thuộc Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Nếu giữ gìn giới không bán rượu nghiêm cẩn thì Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát được trọn vẹn. Nếu phạm giới bán rượu là hủy phạm Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát, như vậy mất hẳn tư cách Bồ Tát.
Cho nên, muốn làm một vị Bồ Tát chân chánh, danh hợp với thật, chẳng những không được sát sanh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ, mà còn không được bán rượu nữa. Vì họa hại của sự bán rượu vô cùng vô tận. Trong khi Bồ Tát phải lấy việc lợi sanh làm tối yếu, đâu nên vì mưu cầu sự sống cho cá nhân mình mà để họa hại vô cùng tận cho chúng sanh?
Giới không bán rượu chỉ thuộc về giá nghiệp mà không thông nơi tánh nghiệp. Vì giới này chỉ ngăn cấm những người thọ giới Bồ Tát, không phải là điều ngăn cấm của pháp luật thế gian.
Các quốc gia trên thế giới hiện nay, không nước nào ngăn cấm làm rượu và bán rượu hay nấu rượu vì việc bán rượu thu được một số ngoại tệ rất lớn và tiền thuế rượu cũng nhiều. Nhưng vì việc này thuộc về Ác Luật Nghi nên chẳng những hàng Phật tử đã thọ giới nếu bán rượu sẽ phạm tội này mà ngay đến những người không thọ giới, sống với nghề này cũng bị chiêu cảm quả báo không tốt.
Cho nên Đức Phật đặc biệt vì các đại sĩ đã phát Bồ Đề tâm và thọ Bồ Tát giới, chế định giới điều này để ngăn cấm rất nghiêm khắc. Đồng thời, khuyến dạy các Bồ Tát không được sinh sống bằng nghề bán rượu và làm rượu. Nếu làm thì phạm Ba La Di tội.
Như có người lại cho rằng không có quả báo tội ác thì Đức Phật là một đấng đại từ đại bi cần gì phải chế lập giới điều này làm cho chư Bồ Tát phải bị sự thúc phược vô ích?
Uống rượu làm cho người say loạn nên đương nhiên không được bán. Nhưng các thứ rượu dùng trị liệu những bịnh đau nhức vẫn không được bán hay sao?
Có chỗ nói: Bồ Tát tại gia vì muốn duy trì sự sanh sống cho cá nhân và gia đình, hoặc vì mong cầu tiền lời mà bán rượu thuốc thì không vi phạm Bồ Tát luật nghi vì hai lý do sau đây:
- Vì rượu thuốc diệt trừ bệnh hoạn cho người, làm cho thân tâm con người được an ổn, khang kiện.
- Trong rượu thuốc có các thứ thuốc nên khi người dùng, chỉ dùng đúng liều lượng mà thôi, không thể buông lung uống quá lượng đến nỗi sanh ra tội hôn mê, say loạn, cho nên không vi phạm Bồ Tát giới. Những điều này chỉ cho phép Bồ Tát tại gia, còn Bồ Tát xuất gia thì tuyệt đối không cho phép, vì đó là việc nuôi sống tà mạng, trái với nếp sống chánh mạng.
Có chỗ nói rằng bất luận Bồ Tát tại gia hay xuất gia, đều ở trong phạm vi ngăn cấm không cho phép, vì trong các luật, luận từ trước đến nay không thấy khai mở giới này. Nhưng đó là nói về tất cả các thứ rượu uống vào làm cho tâm tánh mê loạn, chứ đối với các thứ rượu thuốc thì vô hại.
Giới bán rượu kết thành trọng tội cũng không phải đơn giản, phải hội đủ năm duyên, lược phân biệt như sau:
1. Thị chúng sanh: Có ba phẩm sai biệt:
- Nếu bán rượu cho chúng sanh thượng phẩm thì phải căn cứ bán rượu cho người nào để định tội khinh, trọng.
- Nếu bán cho những người uống mà họ không bị hôn mê, tán loạn thì chỉ phạm tội khinh cấu.
- Nếu bán cho những người uống vào mà họ bị say sưa, loạn tâm thì kết thành căn bổn trọng tội.
Ở đây có người hỏi: chúng sanh thượng phẩm tức là Phật, thánh nhân, sư tăng v.v... những bậc này uống rượu cũng bị say loạn hay sao?
Chư Phật, thánh nhân đương nhiên không bao giờ uống rượu, say loạn; nhưng hàng cha mẹ, sư tăng dù thuộc về thượng phẩm, nhưng không nhất định là thánh nhân nên khi uống rượu quá lượng cũng say khướt như thường. Cũng có rất nhiều bậc sư trưởng uống rượu say nhừ tử như bùn. Cũng có những tăng chúng xuất gia không giữ gìn đúng theo giới luật, khi uống rượu chẳng những không biết hổ thẹn, mà khi càng uống lại càng cảm thấy vui tươi, hớn hở. Vì thế, nếu đem rượu bán cho những chúng sanh không phải thánh nhân này, sẽ phạm căn bổn trọng tội.
Bán rượu cho chúng sanh trung phẩm (cõi trời, cõi người), tất nhiên phạm căn bổn trọng tội. Vì những chúng sanh này là đối tượng chủ yếu của giới điều Đức Phật chế lập. Người, trời là những chúng sanh rất thích uống rượu, nên bán cho những chúng sanh này, chính là khuyến khích, thúc đẩy sự say mê, hôn loạn cho họ.
Bán rượu cho chúng sanh hạ phẩm là quỷ thần v.v... Nếu những chúng sanh này chưa thọ giới Bồ Tát thì ít gây ảnh hưởng tổn hại cho đạo pháp nên các bậc cổ nhân quy kết thành tội khinh cấu. Nếu là chúng sanh đã thọ giới Bồ Tát, vì trên thân đã mang giới thể nên phạm căn bổn trọng tội.
Bất luận chúng sanh thuộc phẩm nào, nếu bán rượu cho họ, đều không khỏi phạm tội khinh hay trọng.
2. Chúng sanh tưởng (tưởng là chúng sanh), duyên này căn cứ vào ba phẩm để phân biệt:
* Chúng sanh thượng phẩm:
Hai trường hợp này phạm căn bổn trọng tội:
- Say loạn tưởng là say loạn.
- Say loạn nghi là say loạn.
Bốn trường hợp phạm tội khinh cấu:
- Say loạn tưởng chẳng phải say loạn.
- Không say loạn tưởng không phải say loạn.
- Không say loạn nghi là say loạn.
- Không say loạn nghi không say loạn.
* Chúng sanh trung phẩm:
Cả bốn trường hợp này đều phạm tội khinh cấu:
- Chúng sanh trung phẩm tưởng là chúng sanh hạ phẩm.
- Ba trường hợp ở hạ phẩm.
Hai trường hợp này phạm căn bổn trọng tội:
- Chúng sanh trung phẩm tưởng là trung phẩm.
- Chúng sanh trung phẩm nghi là trung phẩm.
* Chúng sanh hạ phẩm:
Hai trường hợp này phạm căn bổn trọng tội:
- Chúng sanh hạ phẩm có giới tưởng là có giới.
- Chúng sanh hạ phẩm có giới nghi là có giới.
Ba trường hợp này đều phạm tội khinh cấu:
- Chúng sanh hạ phẩm có giới tưởng không có giới.
- Chúng sanh hạ phẩm không có giới tưởng có giới.
- Chúng sanh hạ phẩm không có giới nghi là có giới.
3. Hy lợi phản mại (có tâm mong cầu tài lợi mà bán rượu):
Điểm này chính là do chủ thể tạo nghiệp. Vì người đời sở dĩ mở tiệm bán rượu, mục đích duy nhất là vì cầu lợi. Đối với thế tục, thông thường rất thích mua bán làm ăn để nuôi sống bằng nghề này, vì thu được nhiều tài lợi. Nhưng với một Phật tử, đặc biệt là hành giả Đại Thừa Bồ Tát, tuyệt đối không được làm việc bán rượu này.
Như mọi người đều biết, Bồ Tát có hai loại: xuất gia và tại gia.
Bồ Tát tại gia đúng theo pháp cầu lợi, bất cứ sự mua bán nào chánh đáng đều được làm, không phải là không cho mua bán. Vả lại, từ trong việc mua bán ấy có thể nhiếp hóa được số chúng sanh rộng lớn. Nhưng đối với sự mua bán rượu thuộc về ác luật nghi này, dù Bồ Tát tại gia cũng không được phép làm.
Bồ Tát xuất gia chẳng những không được phép mua bán thuộc về ác luật nghi mà bất cứ lối mua bán nào để cầu lợi, đều nằm trong phạm vi nghiêm cẩn một cách nghiêm mật.
4. Thị chân tửu (thật là rượu):
Rượu sở dĩ được gọi là rượu vì có đủ ba yếu tố: sắc, hương và vị. Khi uống vào nhất định khiến người bị say loạn. Dù những loại rượu không có sắc và hương, nhưng vị rượu rất nồng, uống vào khiến người bị say, nếu đem mua bán những thứ rượu như thế phải phạm vào căn bổn trọng tội.
Bồ Tát tại gia làm việc ở các dâm xá hoặc làm nhân viên chiêu đãi cho các tiệm bán rượu, nếu tự mình không bán rượu thì chỉ phạm tội khinh cấu.
5. Thọ dữ tiền nhân (trao cho người trước mặt):
Nghĩa là bán rượu và giao cho người mua một cách trực tiếp. Thời gian xảy ra việc người giao, người nhận kết thúc thì kết thành trọng tội. Nếu vì cầu tài lợi mà bán rượu thì mắc tội rất nặng và rất đáng sợ.
Nói về tội này, kinh Thập Luân có ghi rõ:
Thập áp du luận tội,
Đẳng bỉ nhất dâm phòng,
Trí bỉ thập dâm phòng,
Đẳng nhất tửu phòng tội.
Dịch:
Mười tội làm nghề ép dầu,
Bằng tội mở một dâm xá,
Tạo tội lập mười dâm xá,
Bằng tội mở một tiệm rượu.
Theo luật nhân quả, tội trọng như thế, tương lai phải cảm thọ khổ báo như thế nào?
Đức Phật dạy rằng:
- Những người làm rượu, chiêu cảm quả địa ngục Tửu Hà.
- Những người bán rượu, cảm thọ địa ngục Tửu Trì.
- Những người bán rượu khi ra khỏi địa ngục Tửu Trì, chuyển sanh trong nhân gian chịu dư báo làm một kẻ điên điên, cuồng cuồng, không được như người bình thường.
Bồ Tát đã biết rõ tội ác bán rượu thảm trọng và quả báo thống khổ như vậy phải nghĩ tưởng như vầy: “Ta đây là Bồ Tát có bổn phận hóa độ chúng sanh, đem trí huệ minh đạt sự lý truyền trao cho chúng sanh, khiến cho chúng sanh khỏi ngu si vô trí, thú hướng đến con đường lớn quang minh vô thượng Bồ Đề mới phải. Tại sao lại bán rượu cho người uống vào phải bị hôn mê cuồng loạn mà thành đại tội”. Trải qua một phen suy tư như vậy thì không bao giờ đi bán rượu.
-----------------------------
6. Thuyết Tứ Chúng Quá Giới (Giới Cấm Rao Nói Lỗi Của Tứ Chúng)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.1.1.6. THUYẾT TỨ CHÚNG QUÁ GIỚI
(Giới cấm rao nói lỗi của tứ chúng)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử tự thuyết xuất gia, tại gia Bồ Tát...” cho đến câu “thị Bồ Tát Ba La Di tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử miệng tự rao nói tội lỗi của Bồ Tát xuất gia, Bồ Tát tại gia, tỳ kheo, tỳ kheo ni, hoặc bảo người rao nói những tội lỗi ấy; nhân rao nói tội lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách thứ rao nói tội lỗi, nghiệp rao nói tội lỗi. Là Phật tử khi nghe những kẻ ác ngoại đạo, cùng người Nhị Thừa nói những điều phi pháp, trái luật trong Phật pháp, thời phải luôn có lòng từ bi giáo hóa những kẻ ác ấy, khiến họ sanh tín tâm lành đối với Đại Thừa. Nếu trái lại, Phật tử lại tự mình rao nói tội lỗi trong Phật pháp, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Lời giảng:
Mười giới trọng trong kinh Phạm Võng này, bốn giới trước giống với giới căn bổn của Thanh Văn. Bốn giới sau giống với giới trọng trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn. Chặng giữa, thêm hai giới bán rượu và “rao nói tội lỗi” hợp thành mười giới.
Trong hai giới giữa này, vì giới bán rượu mang tính chất thô phù, rõ ràng hơn nên giảng trước, giới rao nói tội lỗi có phần vi tế hơn nên giảng sau.
Giới thuyết tứ chúng quá này quan trọng nơi chữ Thuyết, tức là lời nói. Vì lời nói là công cụ diễn đạt tư tưởng và tình ý. Nếu như không có công cụ này thì tình ý và tư tưởng của chúng ta không cách gì biểu đạt ra được.
Nhưng đồng là lời nói, có người khi nói ra được mọi người cảm mến, thân thiết cao độ, có người nói ra khiến mọi người cảm thấy khó chịu và ẩu tâm vô hạn (Ẩu là nôn ói. Ám chỉ người đối diện khi nghe lời nói đó, trong tâm khó chịu, không muốn nghe). Vì thế, đối với lời nói chúng ta phải cực lực chú ý và thận trọng.
Tục ngữ Trung Hoa có câu:
Đao tử cát thương dung dị thủ,
Ngôn ngữ thương tâm hận nan tiêu.
Dịch:
Dao cắt bị thương lành lại dễ,
Lời nói thương tâm hận khó tiêu.
Lúc nói chuyện với người không suy nghĩ, vọt miệng nói quàng, nói xiên, bướng bỉnh, dù không phạm tội lỗi cũng làm thương hại tâm tự tôn của người. Vì thế có rất nhiều người hoạt động trong xã hội không được mọi người hoan nghênh lắm.
Nguyên nhân dù rất nhiều, nhưng đại khái là do cao đàm khoát luận, không biết tự thẹn. Trong khi nói chuyện, nói quàng, nói xiên, miệng phun nước miếng lung tung, nói hay, nói dở buông lung, không chút nể sợ. Đây có thể nói là một nguyên nhân trọng yếu.
Vì ngoài việc nói chuyện ra, không có gì ảnh hưởng lớn đến hành vi của nhân loại hơn là lời nói. Như khi bạn mở miệng nói ra những lời làm cho người như bị kim đâm vào tai, hay những lời nhảm nhí không căn cứ, đương nhiên khó làm cho người sanh hảo cảm tốt đẹp.
Nhưng thật bất hạnh thay, mọi người, nhất là nữ giới, khi có cơ hội gặp nhau, họp lại thường nói những chuyện hay của nhà bên Đông, chuyện dở của nhà bê Tây không ngừng. Như ai có tin gì xấu thì các bà, các cô như một phát ngôn viên truyền bá tin tức ấy ra rất nhanh. Và đáng ghét nhất là mấy bà cố ý thêm dầu, thêm tương vào những việc nhỏ nhặt, nói cho thành việc nghiêm trọng phi thường khiến người nghe không thể tin. Có người còn ưa đem những sự việc không căn cứ, rao nói thành một sự thật có hình có tiếng, làm lan ra khắp trong thiên hạ.
Vì thế nếu bạn nói những lời nhảm nhí, không duyên cớ gán cho người thật đáng sợ biết dường nào! Vì có người khi nghe lời nói nhảm ấy, không đè nén nổi lòng tức giận, khiến cho tình bạn hữu đột nhiên biến thành thù địch. Giữa người với người đang đối xử nhau tốt đẹp, đột nhiên biến thành kẻ oán thù. Hai bên oán hận nhau mãi không thôi. Việc ấy chính do những lời nói nhảm, không căn cứ tạo nên.
Thế nên, kẻ rao nói tội lỗi của người là một nhân vật nguy hiểm, đáng sợ cho mọi người biết chừng nào! Cho nên làm người bất cứ thuộc giai cấp nào trong đời này, ngàn lần, muôn lần, không nên dưỡng thành tập quán xấu rao nói tội lỗi của người, để bị mọi người xem là kẻ nhiều miệng lưỡi, vĩnh viễn sẽ bị mọi người oán giận và chán ghét.
Rao nói tội lỗi của tứ chúng, theo trong kinh này, chỉ sự hư vọng, luận bàn lỗi lầm của hai chúng tại gia và hai chúng xuất gia.
Phàm làm người trong thế gian, dù là một bậc có hàm dưỡng đến đâu, đều không tránh khỏi có ít nhiều lỗi lầm (“hàm dưỡng” là đem đạo đức, học vấn để chuyển đổi mình từ người xấu trở nên tốt, hung ác trở nên hiền từ...)
Nho thi có câu: “Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá”, nghĩa là: người chưa phải thánh hiền, mấy ai khỏi lầm lỗi.
Vì thế, chẳng những mình không biết rõ họ có lỗi hay không thì không nên tùy tiện, mặc ý nói vọng ngữ. Thậm chí mình biết rõ người có tội lỗi, cũng phải nhắm vào tâm từ bi trong Phật pháp, dùng những phương tiện thật thiện xảo, khuyên nhủ, giảng nói cho họ một cách khéo léo, nhã nhặn, khiến cho họ tự biết lỗi mình mà chừa bỏ. Hoặc dùng phương pháp sám hối để giúp họ trở lại thành một cá nhân mới tốt đẹp, được Phật hóa, không nên trở lại rao nói tội lỗi của người với những kẻ khác.
Rao nói tội lỗi của tứ chúng, chẳng những làm cho người có tội khó chịu, mà còn làm nhục cho danh dự pháp môn, khiến cho thánh đạo của Như Lai không lưu hành mang lợi ích cho thế gian. Tội này lớn biết dường nào!
Vì muốn hộ trì sự thanh tịnh trong pháp môn, vì muốn ái hộ danh dự của tứ chúng, nên Phật răn cấm nghiêm nhặt việc vọng rao tội lỗi của tứ chúng. Hơn nữa, chẳng những tứ chúng thông thường không khỏi có những lỗi lầm, mà hàng Bồ Tát mới phát tâm, đa số cũng không tránh khỏi những hành vi lỗi lầm vì vẫn còn là phàm phu Bồ Tát.
Nhưng các vị đã phát tâm Bồ Đề, học Bồ Tát đạo, thật rất hiếm có và khó được. Đáng lẽ chúng ta cần phải tán thán công đức của quý vị, khích lệ việc làm vì pháp, vì người của quý vị, khiến cho quý vị tiến bước mãi trên con đường vô thượng Bồ Đề. Như thế mới là hành vi cần có của một Phật tử trong Phật pháp.
Hiện tại, chẳng những không tán thán công đức của Bồ Tát, lại còn dùng tâm bất chánh bới lông tìm vết, kiếm chỗ sở đoản của người, rao nói tội lỗi của người. Như thế, đối với đạo làm người còn không được, hà huống là một Phật tử tu học Phật pháp!
Chúng ta nên biết rao nói tội lỗi của người chưa chắc đã được, mà tự mình vì đó tạo khẩu nghiệp nặng nề. Như vậy, cần chi phải đi làm việc tổn người hại mình như vậy?
Tứ chúng trong Phật giáo, dù tại gia hay xuất gia, đều cùng ở trong Tam Bảo; cùng là thiện hữu, pháp lữ với nhau, cùng ẩn nấp dưới bóng từ bi của Tam Bảo gia bị; cùng nhờ sự phòng hộ thân tâm của giới pháp; cùng lo tu học không gián đoạn để tăng tiến công đức cho mình và người, để mong cầu thù thắng xuất thế, để hoàn thành mục đích của người học Phật.
Xin quý vị thử nghĩ: Nếu chúng ta không nương nhờ đức từ bi oai lực của Tam Bảo gia hộ, không có sự phòng hộ thân tâm của giới pháp, thì làm sao đạt đến mục đích học Phật của chúng ta? Là người trong cửa Tam Bảo, chúng ta hãy đem hết những năng lực của mình có thể làm được, hộ trì ngôi Tam Bảo, để giữ gìn chánh pháp của Như Lai, khiến chánh pháp của Phật Đà được cửu trụ vĩnh viễn nơi thế gian, mang lại lợi ích rộng lớn cho chúng sanh.
Muốn được như vậy, trong hàng đệ tử Tam Bảo, chúng ta phải tôn kính lẫn nhau, tán thán cho nhau, sách tấn nhau. Mình cùng người phải tinh tấn, lo trau giồi giới hạnh để phát khởi tín tâm cho chúng sanh. Như thế mới hợp với đạo lý.
Nếu đã không thực hành như thế, trái lại, bạn còn nói lỗi lầm của tôi, tôi đi rao tội ác của bạn. Hai bên cùng nói những sở đoản của nhau, tự mình giở lưng chỉ sẹo cho người. Như thế, trái với sơ tâm của người học Phật, lại vi phản với ân đức từ bi của Tam Bảo. Tội này rất nặng, không tội nào hơn. Vì thế, Phật ngài đặc biệt chế lập giới điều này để cho hàng Phật tử xuất gia và tại gia nghiêm cẩn giữ gìn.
Thật ra, không phải chỉ riêng hàng Phật tử phải đặc biệt thận trọng khi thốt lời, mà mọi người ở thế tục, thông thường cũng không nên “tín khẩu khai hà, hồ ngôn loạn thuyết” (mở miệng không thận trọng, nói quàng xiên bướng bỉnh) mà quyết định cần phải có thái độ thận trọng như cổ đức từng dạy:
Hàm dưỡng nộ trung khí,
Đề phòng thuận khẩu ngôn,
Khiêm cung nguyện ích kỷ,
Khinh bạc dị chiêu khiên.
Dịch:
Trong khi tức giận nên hàm dưỡng,
Lời nói thỏa miệng phải đề phòng,
Khiêm nhường cung kính ích lợi cho mình,
Khinh khi, xem rẻ dời họa lại.
Tuyệt đối đừng nói những lời làm người chán ghét, và làm tổn thương lòng tự tôn, tự ái của người. Nếu lỗ miệng cứ thường thốt ra những lời nói xấu người, hoặc đàm tiếu những việc lỗi lầm của người thì chính là làm thương tổn đến hậu đạo và sanh nhiều tội ác.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới mà đi rao lỗi của tức chúng, nghĩa là: tự mình đi rao lỗi của Bồ Tát xuất gia, Bồ Tát tại gia, tỳ kheo, tỳ kheo ni”.
Trong tứ chúng:
* Bồ Tát xuất gia chỉ ngũ chúng Phật tử xuất gia đã phát Bồ Đề, thọ tâm địa đại giới:
- Tỳ kheo.
- Tỳ kheo ni.
- Thức Xoa Ma Na.
- Sa Di
- Sa Di Ni.
* Bồ Tát tại gia là chỉ hai chúng đã phát Bồ Đề tâm, thọ Bồ Tát giới:
- Ưu bà tắc.
- Ưu bà di.
* Hai chúng xuất gia thọ Cụ Túc Giới, nhưng chưa phát tâm Bồ Đề, thọ Bồ Tát giới:
- Tỳ kheo.
- Tỳ kheo ni.
Tội là chỉ những việc trong giới khinh đã phạm.
Quá là chỉ pháp thập ác, ngũ nghịch đã làm.
Bất luận là tội khinh hay ác nặng, đều không được đi rao nói. Mặc dù những tội ác ấy, mọi người cũng như trong hàng tứ chúng không tránh khỏi vi phạm, nhưng chúng ta tuyệt đối không được tùy tiện đi rao nói tội lỗi của người mà kết thành trọng tội cho chính mình.
Về hàng Bồ Tát thì gồm có Bồ Tát cao cấp và Bồ Tát hạ cấp. Bồ Tát cao cấp như chư Bồ Tát đã chứng đắc bậc Nhị Địa trở lên. Đối với những giới hết sức vi tế đều hoàn toàn không hủy phạm, thì với tội trọng ngũ nghịch, thập ác, không bao giờ có. Nhưng vì muốn lợi ích chúng sanh nên lắm lúc các Ngài cố ý thị hiện những nghịch hạnh để bức bách chúng sanh đi trên con đường lớn quang minh của Phật pháp.
Phàm phu không biết đây là việc đại nguyện thị hiện của Bồ Tát, cho là Bồ Tát thật sự điên đảo tạo những nghịch hạnh như vậy. Bấy giờ, khởi tâm xem rẻ Bồ Tát và đi đến đâu cũng nói Bồ Tát là không đúng. Rao nói tội lỗi của Bồ Tát để vừa lòng, khoái ý cho cá nhân mình, không ngờ rằng chính mình đã tạo ra ác nghiệp cực trọng, thật vô cùng bất lợi cho chính mình.
Vì vậy, dù chúng ta biết hay không biết người ấy là đại Bồ Tát, cốt yếu là người ấy làm những việc lợi ích cho chúng sanh, chúng ta phải mỹ tán các Ngài, không nên rao nói tội lỗi của các ngài.
Bồ Tát ở địa vị Tam Hiền cùng với thánh nhân trong Tứ Quả, tuyệt đối không bao giờ vi phạm các tội trọng; nhưng với những lỗi lầm vi tế vẫn không tránh khỏi. Đặc biệt là Bồ Tát sơ phát tâm vì các ngài còn là phàm phu, vẫn có những điểm không đúng pháp. Chỉ cần các Ngài noi theo con đường chính của Bồ Tát, thì không chóng thì chầy, các ngài sẽ bước lên Chánh Đạo trong Phật pháp. Chúng ta không thể vì hiện tại các ngài còn có những lỗi lầm, rồi đi đến đâu cũng rao nói các ngài không đúng, mà tự mình tạo ra khẩu nghiệp vô biên.
Đến chư vị Hòa Thượng mà mình nương theo Ngài xuất gia, hoặc chư đại đức cao tăng trụ trì chánh pháp của Như Lai, hoặc các pháp hữu đồng tu tịnh hạnh, đều không nên đi rao nói tội lỗi của các ngài.
Chúng ta nên biết, trong các ngài, có vị vẫn có các tội lỗi, có vị hoàn toàn không có lỗi chi. Nhưng dù có hay không, chúng ta đều không được tự đi vọng rao nói tội lỗi của các bực sư trưởng, thượng nhân, cùng chư đại đức cao tăng. Đó là điều quyết định không được làm.
Tỳ kheo, tỳ kheo ni dù là hành giả tu học theo Tiểu Thừa, nhưng quý vị là Tăng Bảo trụ trì Phật pháp, quan hệ với pháp môn không phải nhỏ. Vì ở đời này, người thông đạt được giáo lý mà vào Phật pháp thật là rất hiếm.
Thông thường, đại đa số người nhận thức Phật pháp, đi vào Phật pháp do hành vi của Phật tử xuất gia. Nếu thấy tăng nhân giới hạnh thanh tịnh, oai nghi nghiêm chỉnh, cử chỉ trang nghiêm, đối với Phật pháp, họ liền sanh khởi tín tâm cao độ.
Giả như bản thân của chúng tăng có quá nhiều khuyết điểm thì không hấp dẫn được sự tôn kính của thế nhân. Do đó, sự tồn tại của Phật pháp cũng thành đại vấn đề rất khó.
Vì muốn trụ trì Phật pháp, vì muốn cho Phật pháp được phát triển, vì muốn cho việc hoằng dương Phật pháp được phổ biến v.v... cho nên, dù ở khía cạnh nào, cũng đều không được đi rao nói tội lỗi của hai chúng xuất gia tỳ kheo, tỳ kheo ni. Vì chẳng những ảnh hưởng cho cá nhân của các vị, lại còn ảnh hưởng rất lớn cho Phật pháp!
Nhưng tình hình Phật pháp hiện tại thật bất hạnh và đáng buồn thay! Đến đâu cũng nghe những lời chỉ trích tỳ kheo, tỳ kheo ni. Dường như toàn thể chúng xuất gia đều nhiều khuyết điểm và tội lỗi. Quan trọng nhất là bên này, bên kia xúm lại nói tội lẫn nhau. Chẳng những tỳ kheo rao nói tội lỗi của tỳ kheo, tỳ kheo ni; tỳ kheo ni rao nói tội lỗi tỳ kheo ni; tỳ kheo ni rao nói tội tỳ kheo... khiến kẻ sơ phát tâm vừa bước chân vào cửa các tự viện, am cốc, chỉ nghe vị Hòa Thượng này không đúng, vị Ni kia rất xấu!
Đến chùa này cũng là phải quấy, đi tự viện kia cũng là phải quấy. Bấy giờ, những đạo tràng của Phật pháp dường như không còn chút gì thanh tịnh. Nên tôi (Pháp Sư) thường nói: Người xuất gia này nói xấu kẻ xuất gia kia, người xuất gia kia nói việc xấu của cá nhân này, khiến mọi người nghe được, tự nhiên cảm thấy người xuất gia vốn như thế. Không vị nào đúng pháp, đúng luật. Như thế chúng ta cần chi đến các tự viện?
Chúng ta vào các tự viện vốn mong được thanh tịnh, hy vọng được thấm nhuần chút ít Phật pháp cho tâm điền khô khan của mình bấy lâu. Ngờ đâu bước vào tự viện chỉ nghe việc thị phi như thế!
Những người tín tâm chưa vững chắc, do đây bị thối tín tâm. Còn những vị tín tâm kiên cố cũng thấy đi chùa là một việc đáng buồn! Trong Phật giáo ngày nay, hiện tượng này ở khắp nơi, có thể nói là vô cùng phổ biến!
Người xuất gia đối đáp, nói lỗi của nhau đã là một việc rất sai lầm; thêm vào đó, Phật tử tại gia góp phần làm cho làn sóng càng dâng lên cao. Vì muốn tán thán công đức của sư phụ mình, mà đi rao nói tội lỗi của những vị xuất gia khác. Bạn như vậy, tôi cũng như vậy, mọi người đều như thế. Bấy giờ đến chỗ nào cũng nghe dư luận cho rằng tất cả người xuất gia đều không tốt...
Thật ra, sự việc không phải hoàn toàn như vậy, cũng có nhiều vị xuất gia có tu, có chứng, ở đâu cũng đều có những vị đứng đắn. Nhưng chẳng qua, những vị thật có tu chứng trong Phật pháp không muốn tùy tiện phô bày mà thôi.
Nói một cách nghiêm túc, bậc xuất gia có đức hạnh, có học vấn, có tu hành, có chứng đắc, là phước điền cho nhân thiên, là người trụ trì Phật pháp. Chúng ta không nên tùy tiện đi rao nói tội lỗi của các ngài, mà sự thật thì các ngài cũng không có bất cứ lỗi lầm gì để chúng ta đi rao nói. Dù cho có vị tỳ kheo, tỳ kheo ni phá giới đi nữa, chúng ta cũng không nên tùy tiện đi rao nói tội lỗi của quý vị. Vì dù sao thì các vị đã xuất gia, so sánh với những người thế tục thông thường thì các vị vẫn hơn rất nhiều. Nên trong kinh từng dạy:
Đởm bặc hoa tuy nuy,
Do thắng chư dư hoa,
Phá giới chư tỳ kheo,
Do thắng chư ngoại đạo.
Dịch:
Hoa đởm bặc dù héo,
Vẫn hơn các thứ hoa.
Chư tỳ kheo phá giới,
Vẫn hơn các ngoại đạo.
Trong kinh lại nói:
Hữu phạm danh Bồ Tát,
Vô phạm danh ngoại đạo.
Dịch:
Dù có phạm tội vẫn gọi là Bồ Tát,
Không phạm tội vẫn gọi là ngoại đạo.
Ý nghĩa hai câu kinh văn trên là nói bậc Bồ Tát xuất gia, dù hủy phạm giới cấm, nhưng vẫn làm lợi ích cho chúng sanh. Dù bản thân mình giới pháp không trọn vẹn, nhưng vẫn đem chánh pháp lợi lạc quần sanh, làm một đối tượng trong Phật pháp để cho người nương theo.
Bằng chứng hiển nhiên là những tăng nhân có vợ con, chính cá nhân quý vị ấy vẫn tự biết hổ thẹn; nhưng các Phật tử tại gia khi hữu sự, như khi cúng kiếng, cầu an, cầu siêu... đa số đều nhờ quý vị ấy. Trái lại, hàng ngoại đạo dù khổ hạnh, thanh tịnh, không phạm lỗi chi, nhưng chính bản thân các vị đã đi vào con đường tà lại dẫn dắt người vào con đường tội ác của mình.
Vì thế, không riêng tỳ kheo, tỳ kheo ni không phạm giới, chúng ta không được khinh thị và rao nói lỗi lầm của quý vị, mà ngay chính những tỳ kheo phạm giới, chúng ta cũng không nên khinh thị và đi rao nói những lỗi lầm của quý ngài.
Chúng ta nên biết, một vị xuất gia thật sự rất khó có. Chẳng hạn như con bò dù đã chết, nhưng vị ngưu hoàng của nó vẫn hữu ích cho mọi người (ngưu hoàng là một vị thuốc lấy từ chất vàng trong thân con bò mà chế tạo ra). Vị tỳ kheo phá giới cũng thế, xem thấy rất là tầm thường, nhưng vẫn hơn hàng nhân thiên thông thường, vì những hạng này vẫn thuộc về thế gian.
Tỳ kheo phá giới, giới hạnh dù không thanh tịnh nhưng đã có sự huân đào trong Phật pháp, đã gieo trồng thiện căn xuất thế. Việc này trong kinh Đại Bi nói rất rõ: “Những người xuất gia tay tả bồng con trai, tay hữu bồng con gái, từ quán rượu này đến quán rượu khác, tuy nhiên các vị ấy không ngoài Hiền kiếp này sẽ nhập Niết Bàn”.
Không thể chấp nhận người xuất gia ẵm con trai, con gái, ra vào các quán rượu. Đương nhiên việc đó không thể được, vì hoàn toàn không giống với bậc xuất gia trong Phật pháp, lại còn làm cho người tạo khẩu nghiệp. Chúng ta không thể che giấu, bào chữa cho việc làm ấy là hợp pháp, hợp luật. Có điều là dù quý vị ấy như vậy, nhưng không thể nói quý vị ấy đối với Phật pháp không có chút cống hiến, đem sự lợi ích cho mọi người. Chỉ cần các vị ấy có chút cống hiến cho Phật pháp, chúng ta cũng phải tán thán các vị ấy, khiến cho quý vị ở trong Phật pháp càng tăng tiến.
(Những lời trên của pháp sư Diễn Bồi rất là thật tế. Vì đối với những vị xuất gia không tâm tàm quý, ở đây tạm gác qua, không bàn đến; còn những vị biết tàm quý, trong khi chính mình giới hạnh không được trọn mà được tín đồ cung kính, cúng dường, nội tâm tự hổ thẹn, nhờ đó mà có thể xa lìa mọi lỗi lầm, ở trong Phật pháp tu hành tinh tấn để trở thành một tăng nhân có giới đức).
Ở đây, cần phải nói rõ tội rao nói tội lỗi của tứ chúng trong Phật pháp khinh hay trọng, căn cứ vào đối tượng nào mà bạn đi rao nói để phán đoán?
Như đối với các vị lãnh đạo tối cao trong quốc gia mà bạn đi rao nói tội lỗi của tứ chúng thì bạn mắc tội rất nặng. Tại sao vậy?
Vì người lãnh đạo tối cao của quốc gia đều có tâm hy vọng các tôn giáo trong nước mình góp sức gánh vác trách nhiệm giáo hóa nhân dân, để bổ sung những chỗ không hoàn hảo của pháp luật, chính trị quốc gia. Nhưng bản thân của quý vị trong tôn giáo không kiện toàn, khiến các vị lãnh đạo quốc gia cảm thấy tôn giáo này vô ích cho nhân dân xã hội. Để tôn giáo này lưu hành trong nước chẳng ích lợi gì, chi bằng tiêu diệt nó cho xong. Trong lịch sử, các bạo quân phá diệt Phật pháp, đa số đều do động niệm này mà sinh ra.
Nếu bạn đối trước kẻ ác, ngoại đạo, rao nói tội lỗi của tứ chúng, tội ấy dù không nặng như nói đối với quốc vương, nhưng cũng không phải nhẹ. Vì kẻ ác, ngoại đạo, từng giờ từng phút tìm kiếm những lỗi lầm của tứ chúng để giúp thêm tài liệu bài báng Phật pháp. Bấy giờ, họ không cần tìm kiếm mà chính chúng ta tự động cung cấp tài liệu cho họ, giúp cho họ mạnh mẽ bài báng Phật pháp. Nếu bạn trách họ, hỏi họ: “Tại sao các ông đi bài báng Phật pháp như vậy?” họ sẽ đáp ngay không chậm trễ: “Điều ấy không phải chúng tôi cố ý làm như vậy, mà chính người học Phật của các ông tự đi rao nói. Người học Phật của các ông đều không đúng, thì thấy rằng giáo pháp hay lý luận của Phật pháp không thể tĩnh hóa nhân tâm. Như thế, trên thế gian này, cần chi phải có Phật pháp?” Chúng ta hãy tưởng tượng sự tổn thất của đối với Phật pháp lớn biết dường nào!
Nếu bạn đối với Phật tử tại gia rao nói tội lỗi của hàng xuất gia thì vị Phật tử tại gia trước đây trong tâm bao giờ cũng cung kính tôn trọng các vị xuất gia như một vị Bồ Tát. Giờ đây, do bạn nói với các Phật tử ấy tội lỗi của các vị xuất gia này, tội lỗi của người xuất gia kia, khiến các Phật tử ấy đối với người xuất gia có ấn tượng không tốt. Từ đó, thối thất tín tâm đối với ngôi Tam Bảo. Do đó, tội của bạn đương nhiên cũng không phải nhẹ.
Không nói tội lỗi của người khác là một mỹ đức rất lớn của tư cách làm người. Ở thế gian này rất ít người có được. Đa số người đều bị kẹt vào cái tội đi rao nói tội lỗi của người khác, không nhiều thì ít, không cách gì tránh được.
Như trong tình đồng đạo, mà đi rao nói người ấy thế này, người kia khác, đúng lý mà nói là không nên, nhưng vì không phải nói với ngoại đạo, nên tội cũng không nặng lắm, chỉ kết thành tội phương tiện.
Còn trong tăng đoàn, nếu trước khi cử hành lễ, Bồ Tát được phép công khai kiểm điểm cử tội chúng tăng, đôi khi còn cực lực quở trách. Trường hợp này hoàn toàn không phạm. Hoặc vì thiện ý, đem tội lỗi của một đồ chúng nói cho sư phụ của người ấy nghe, để đúng pháp dạy bảo họ, khiến họ cải hối lỗi lầm, theo Phật pháp tu tập. Trường hợp này hoàn toàn không phạm.
Như các nữ hài ở trong trai đường, là chỗ các thiếu nữ tập học kinh luật và tụng kinh niệm Phật, tu hành trai giới thanh tịnh. Ở Trung Hoa thời xưa, các Phật tử tại gia lập trai đường cho các thiếu nữ con em của mình phát tâm đến tu học Phật pháp như người xuất gia. Vì các nữ hài ấy không biết sự hiểm ác của nhân tâm, cũng không biết sự ác trược ngoài xã hội, nên bị người dụ dỗ mê hoặc, đi vào con đường sai lầm. Và vì sư trưởng hoặc giám hộ bận rộn không biết được sự nguy hại trên. Nhưng người bên cạnh nhận thấy sự nguy hại cho các cô, khởi tâm muốn cứu giúp các cô ra khỏi sự sa đọa, bèn đem sự thật mình đã thấy nghe nói với gia trưởng, hy vọng gia trưởng của họ sẽ khai hóa, dẫn dắt họ ra khỏi con đường tội lỗi. Dù bạn có thể bị các cô thiếu nữ kia oán ghét, hay hờn giận suốt đời, nhưng bạn chỉ cần hỏi lương tâm mình, nếu thấy không thẹn vì là việc làm không tội ác, thì cũng không nên ngại gì sự giận ghét của các cô.
Rao nói tội lỗi của người, phạm tội khinh hay trọng phải căn cứ vào động cơ thúc đẩy bên trong và lời nói bên ngoài để phán đoán. Nếu vì tham cầu tài lợi và danh dự, rao nói tội lỗi của người để mong bao nhiêu danh dự, lợi dưỡng về phần mình, bèn dùng những lời hết sức bỉ ác, tội này đương nhiên là rất nặng.
Trường hợp vì báo cừu hận của mình với người nào, nên dùng tâm sân hận rao nói tội lỗi của người, trong tâm cảm thấy được thỏa mãn vui sướng vô hạn, bên ngoài hiện ra sắc mặt hung dữ, lời nói ác độc mãnh liệt, tội này rất nặng.
Nếu vì ngu si không biết lời nói của mình là khinh hay trọng, cũng không biết có sự tổn hại cho người, nói một cách lơ láo, miễn cưỡng, không hăng hái, tội này so ra nhẹ hơn.
Nếu như dùng tâm vô ký khinh suất mà rao nói tội lỗi của người thì chỉ phạm tội phi nhiễm ô hạnh (nghĩa là lúc rao nói lỗi của người, không phải do phiền não sai sử thì không phạm căn bổn trọng tội).
Vì vậy, cùng là rao tội lỗi của người nhưng kết tội khinh hay trọng không đồng nhau.
Ngoài việc tự mình rao nói lỗi của tứ chúng, có khi lại bảo người khác rao nói tội lỗi của tứ chúng.
Bảo người rao nói tội lỗi cũng có nhiều hình thức khác nhau, có khi dùng miệng như bảo người rằng: “Kẻ kia có điều không đúng với tôi. Anh nên đi các nơi rao nói cho mọi người biết kẻ ấy là người không đúng...”
Có khi hiện tướng sai bảo người, nghĩa là, tuy miệng không nói rõ người mình muốn rao nói tội lỗi như thế nào, chỉ hiện thái độ bên ngoài để người bị sai bảo biết rõ phải làm việc chi, rồi theo đó, đi đến các nơi rao nói tội lỗi của người cho mọi người biết. Có khi sai bảo người thân tín mang thơ mình viết trao cho một người tin cậy khác, bảo họ rao nói tội lỗi của người mình muốn rao nói v.v... Như trên đều là bảo người đi rao nói tội lỗi của người.
Bảo người rao nói tội lỗi của người đại khái có hai nguyên nhân:
1. Chính mình với kẻ ấy có mối tư hận hoặc tư thù rất lớn. Nếu không bộc lộ tội lỗi của người ấy ra, trong lòng mình cảm thấy không vui. Nhưng nếu tự mình đi rao nói thì có thể người khác biết mình có ác cảm với cá nhân kia và sẽ không tín thọ lời nói của mình, sanh ra ảnh hưởng không tốt. Do đó, mới bảo người khác đi rao nói tội lỗi của người mà mình muốn nói, để tránh sự hiểu xấu của người khác đối với mình, đồng thời mình cũng được vừa lòng, thỏa chí.
2. Biết người này có mối thù rất lớn đối với một người khác, nhưng họ không biết đi rao nói tội lỗi của kẻ ấy. Bấy giờ bạn mới nói với người này rằng: “Kẻ ấy có cừu hận với anh như vậy, sao không đem tội lỗi của y nói cho mọi người nghe, để lột mặt nạ của y cho mọi người biết chỗ xấu ác của y”. Người ấy nghe lời xúi biểu của bạn, đi nơi khác rao nói tội lỗi của kẻ kia, làm cho họ bị tổn thất danh dự. Bấy giờ bạn mới vui cười sung sướng vì đạt được mục đích đả kích địch nhân.
Thứ dụng tâm xấu ác này thật là không được làm. Một vị Bồ Tát chân chánh khi nghe người khác rao nói tội lỗi của tứ chúng, phải khuyên bảo họ đừng nên rao nói. Có lẽ đâu lại tự mình đi rao nói tội lỗi của người đi tu hành trong Đại Thừa, Tiểu Thừa, còn lại đi khuyến bảo kẻ khác đi rao nói?
Nên trong Nhiếp Luật có dạy: “Phàm Phật tử xuất gia thốt ra một lời chi đều vì lợi ích cho người, không nên ôm ấp niệm tư thù, tư hận mà đi rao nói tội lỗi của người”.
Luật Tát Bà Đa nói: “Thà làm tội ác phá hoại tượng tháp, quyết không đi rao nói tội lỗi của người xuất gia. Nếu rao nói tội lỗi của người xuất gia tức là phá hoại Pháp Thân của Phật”.
Quý vị hãy suy nghĩ cho kỹ, tội lỗi ấy lớn biết dường nào?!
Rao nói tội lỗi của tứ chúng cũng có bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp. Đúng ra phải gọi là thuyết nhân, thuyết duyên, thuyết pháp, thuyết nghiệp, nghĩa là: nhân rao nói, duyên rao nói, phương pháp rao nói, nghiệp rao nói.
(Ghi chú: Như trong kinh này lại nói: “Tội quá nhân, tội quá duyên, tội quá pháp, tội quá nghiệp” (nhân tội lỗi, duyên tội lỗi, cách thức tội lỗi, nghiệp tội lỗi). Vì lý do trên, trong giới bổn Việt văn, sau khi tham khảo kỹ, Hòa Thượng dịch rõ là nhân rao nói tội lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách thức rao nói tội lỗi, nghiệp rao nói tội lỗi).
Hiện tại, y cứ theo kinh văn giới bổn chữ Hán, lược phân biệt bốn thứ như sau:
1. Nhân rao nói tội lỗi: do ba độc tham, sân, si huân nhiễm ở trong tâm từ vô thỉ đến nay, hiện tại mới khởi sanh ra tâm niệm rao nói tội lỗi của người, nên gọi là nhân tội lỗi.
2. Duyên rao nói tội lỗi: lúc rao nói tội lỗi, phải tìm kiếm cho được những lỗi lầm của đối phương, để làm tài liệu cho mình lúc rao nói. Đó là duyên tội lỗi.
3. Cách thức rao nói tội lỗi: dùng các thứ phương tiện như lời nói khôn khéo, khiến cho người khác nghe biết tội lỗi của người mình muốn nói. Đó là cách thức tội lỗi.
4. Nghiệp rao nói tội lỗi: từ nơi miệng mình thốt ra lời nói rõ ràng, rành rẽ, người đối diện lãnh hội những lời nói ấy một cách minh bạch. Ấy là nghiệp tội lỗi.
Bốn pháp như thế hòa hợp mới kết thành căn bổn trọng tội.
Đúng sự thật mà nói, một vị Bồ Tát phát tâm độ người, chẳng những tự mình không nên rao nói tội lỗi của tứ chúng mà khi nghe kẻ ác bên ngoại đạo hoặc người ác bên Tiểu Thừa đi rao nói những sự việc phi pháp, phi luật trong Phật pháp, phải thường sanh khởi tâm từ bi giáo hóa những bọn người ác ấy, khiến họ sanh tín tâm lành đối với Đại Thừa.
Ngoại đạo chỉ dùng những đồ chúng các tôn giáo khác. Nguyên vì họ không đạt được nội tâm, chỉ một mặt hướng về bên ngoài để cầu pháp. Vì thế, Phật pháp cho họ là ngoại đạo. Họ đã không đạt nội tâm, đương nhiên không tin tâm mình là Phật. Bấy giờ mê chân, theo vọng, cho tà là chánh, tạo những nghiệp bất thiện, bị luân hồi trong lục đạo nên gọi là “người ác”.
Nhị Thừa trong kinh dạy là bậc thánh nhân trong Phật pháp, đã vượt ra ngoài tam giới và được giải thoát, việc này không phải kẻ tầm thường làm được. Nhưng tại sao trong kinh này lại gọi nhị thừa là ác nhân?
Vì hành giả trong nhị thừa chấp quy mô nhất định, với những việc làm của hành giả Đại Thừa sanh tâm nghi ngờ. Không biết sự diệu dụng của Đại Thừa là vô cùng vô tận nên không chịu phát đại tâm cứu độ chúng sanh, cứ chấp chặt cho việc ấy là như vậy, phải như vậy, không thể phương tiện linh động chút nào nên bị quở là ác nhân.
Người ác trong ngoại đạo, đại đa số đều bác cho là không nhân không quả. Mỗi khi trông thấy việc làm đúng pháp, đúng luật của hành giả trong Phật pháp, chẳng những họ không thừa nhận là đúng, trái lại còn nói việc làm ấy không hợp với chánh pháp, và tu theo chánh hạnh luật nghi. Như thế thì bạn nói là họ điên đảo hay không điên đảo?
Người ác trong Tiểu Thừa, dù y theo luật nghi giới một cách nghiêm cẩn, tất cả đều đúng pháp, đúng luật, mọi việc đều trúng quy, trúng củ. Nhưng đối với các phương tiện của hành giả trong Đại Thừa vận dụng, họ không biết được chỗ dụng ý u vi của, thâm áo của các ngài, không biết đấy là phương tiện vì độ sanh mà làm ra, cũng không biết đó là vì tâm đại bi thúc đẩy các ngài làm như thế, họ trở lại nói những hành động của Bồ Tát là phi pháp, phi luật, trái với chánh đạo của Như Lai. Bấy giờ họ sanh tâm khinh thị Bồ Tát, thậm chí nói Bồ Tát là người phá hoại Phật pháp.
Hành giả Bồ Tát bất luận nghe ngoại đạo rao nói tội lỗi của người tu hành trong Phật pháp, hoặc nghe hàng Nhị Thừa rao nói tội lỗi của tứ chúng trong Phật pháp, phải sanh tâm lân mẫn, từ bi, vận dụng lời nói của mình để giáo hóa bọn người ác ấy, khuyên bảo hàng ngoại đạo rằng: “Các ông rao nói tội lỗi của người tu hành trong Phật pháp là không đúng. Vì các ông không hiểu rõ được Phật pháp. Đáng lẽ các ông phải mau mau từ bỏ con đường sai lầm của mình mà vào trong con đường chánh đáng của Phật pháp. Nếu các ông cứ mê mải trầm luân trong tư tưởng sai lầm của mình thì không thể nương vào đâu để tự cứu được”.
Lại khuyến hóa các hành giả trong Nhị Thừa rằng: “Các ngài không nên cho rằng việc làm của các ngài đều đã xong. Các ngài cũng không nên cho rằng các ngài đã chứng Niết Bàn. Thật ra trong lộ trình của Phật pháp, các ngài chỉ mới đi được phân nửa đường mà thôi. Các ngài phải bỏ ngay Tiểu Thừa, hướng về Đại Thừa để đi tiếp đoạn đường các Ngài chưa đi”.
Giáo hóa những bọn người ác như vậy, khiến họ sanh tín tâm lành đối với Phật pháp Đại Thừa, đây mới là con đường chánh đáng của Bồ Tát giác ngộ quần sanh. Nếu không thực hành như vậy, thì không đúng với tư cách của Bồ Tát.
Vì thế, kinh dạy tiếp theo: “Nhi Bồ Tát phản cánh tự thuyết Phật pháp trung hội quá giả” (mà trái lại, Phật tử lại tự mình rao nói tội lỗi trong Phật pháp), lẽ tự nhiên tội ác này rất lớn!
Vì dụng tâm của Bồ Tát hoàn toàn là làm lợi ích cho chúng sanh, khiến cho chúng sanh được an ổn không lo sợ. Nếu có người rao nói tội lỗi trong Phật pháp, đáng lẽ Bồ Tát phải đem hết sức mình khai hóa, dẫn dắt họ, không cho nói bậy bạ như thế, để khỏi chướng ngại việc hoằng dương Phật pháp và không tán thất tánh đức của họ. Có đâu lại tự mình rao nói tội lỗi của người tu hành trong Phật pháp, làm cho họ không thể tăng tấn trong Phật pháp, thậm chí còn thối thất tín tâm. Như thế, đối với thiện lữ trong Phật pháp đã gây thương hại, mà đối với chánh pháp của Như Lai cũng bị tổn thương. Thử hỏi tại sao bạn lại đi nói như thế? Và hạnh bi tế Bồ Tát của bạn ở chỗ nào? Vì thế trong kinh kết tội là Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Tứ chúng trong Phật pháp không có tội lỗi mà rao nói tội lỗi, đương nhiên là không được. Nhưng trên thực tế, có những việc không đúng pháp, nếu nói tội lỗi của họ, khiến hành giả biết mà cảnh giác lo sợ, hoặc khi nghe nói lỗi của mình sẽ dõng mãnh cải hối thì có gì là không được.
Nếu cấm hẳn không được đi rao nói thì không lẽ Phật pháp che đậy, bào chữa tội lỗi của Phật tử để cho Phật giáo đồ không được thanh tịnh hay sao?
Không! Tuyệt đối là không! Phật tử cứ mỗi nửa tháng trong lúc tụng giới thường phải kiểm điểm cử tội với nhau. Nếu có tội, phải bảo nhau sám hối. Nếu có người không thừa nhận lỗi lầm của mình, không thành tâm tiếp thọ sự trị phạt của chúng tăng, sẽ bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn không cho cộng trú.
Cho nên Tăng đoàn trong Phật giáo trước cũng như sau, luôn giữ không khí hòa hợp, an vui thanh tịnh, tuyệt đối không cho người phạm giới tồn tại trong Tăng đoàn.
Những việc làm này cùng với tâm tư hận thù của riêng mình không sợ tội phước, nhân quả, rao nói tội lỗi của người, dùng những lời ác độc đi rao nói cốt sao cho được sâu rộng, hai việc làm này hoàn toàn khác hẳn nhau, không nên xen lộn và cho là giống nhau.
Bồ Tát lấy việc lợi tha làm trách nhiệm của mình. Khi chúng sanh có lỗi lầm gì, phải vì họ che giấu, không nên moi móc, rao nói. Sau đó, dần dần khuyên răn cảm hóa để chúng sanh ấy “cải quá tự tân”, trở thành một người tốt trong Phật pháp. Khi thấy chúng sanh ấy có những công đức gì, cần phải cực lực tuyên dương khích lệ, giúp cho chúng sanh ấy làm thiện sự một cách tích cực, hầu làm cho thiện hạnh chúng sanh ngày một tăng trưởng.
Vì thế, trong bất cứ trường hợp nào, cũng không nên đi rao nói tội lỗi của hành giả trong tứ chúng. Nếu Bồ Tát rao nói tội lỗi trong tứ chúng, dù là sự thật hay bịa đặt, nếu rao nói trọng tội thì thành trọng tội, nói lỗi khinh thì thành tội khinh.
Dù những tội lỗi là sự thật, nếu đi rao nói cũng phạm tội lưỡng thiệt thượng phẩm và tội ác khẩu. Nếu tội lỗi không có thật, chỉ là bịa đặt thì chồng thêm một tội vọng ngữ. Như thế, buông lung, khoái ý, rao nói tội lỗi của tứ chúng, tổn hại cho người thế nào, tạm gác qua một bên, không cần luận đến. Trước tiên, chính mình đã tạo khẩu nghiệp rất nặng. Như thế, tại sao lại muốn rao nói tội lỗi của người và khổ gì mà lại đi làm như thế?!
Nếu giữ giới rao nói tội lỗi của tứ chúng là nghiêm trì Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát.
- Không rao nói tội lỗi của tứ chúng thuộc về Nhiếp Giới.
- Thường sanh khởi tâm từ bi, thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Dạy người sanh tín tâm lành đối với Đại Thừa, thuộc Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Vì thế, nếu hủy phạm giới rao nói tội lỗi của tứ chúng là trái nghịch với Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát, và tư cách của Bồ Tát sẽ bị mất hẳn. Thế thì chúng ta đối với giới này không thận trọng, chú ý gìn giữ hay sao? Đặc biệt là hành giả Bồ Tát, đối với giới điều này, lại càng phải lưu tâm giữ gìn cho nghiêm cẩn.
Nhưng làm thế nào mới là giới không rao nói tội lỗi của tứ chúng?
Đối với Bồ Tát xuất gia và tại gia, cùng tỳ kheo, tỳ kheo ni, khi hành được việc lành, dù chỉ mảy may, cũng phải cực lực tùy hỷ tán thán. Nếu như các vị không có thiện hạnh gì cũng phải thường nghĩ đến thiện pháp trong Phật tánh của họ mà tán thán, như trong kinh Niết Bàn, đức Phật đã dạy chúng ta như thế. Do đó, tự nhiên không bao giờ chúng ta đi rao nói tội lỗi của tứ chúng.
Rao nói tội lỗi của tứ chúng là một tội ác rất nặng và quả báo phải cảm thọ trong tương lai như thế nào?
Kinh dạy người ấy phải bị đọa vào địa ngục Bạt Thiệt (bị rút lưỡi), hoặc Canh Thiệt (kéo lưỡi ra cho trâu cày), những nỗi thống khổ phải cảm thọ như thế thật nói không hết được. Nếu luận về tội lưỡng thiệt, tương lai sẽ chịu báo ứng không lưỡi hay trăm lưỡi. Còn luận tội ác khẩu thì đời hiện tại nếu bạn nói chuyện xấu của người khác làm cho giữa người với người xảy ra mối bất hòa, tương lai sẽ bị đọa địa ngục. Khi từ địa ngục ra, chuyển sanh làm người sẽ chiêu cảm quả báo quyến thuộc bất hòa, gây gổ, gia đình xáo trộn, ngửa nghiêng, không được an vui.
Trung Hoa có câu: “Họa tùng khẩu xuất”, cái lưỡi con người chính là cái búa chém vào thân. Cho nên, làm người trên thế gian, đối với lời nói, phải luôn kiểm điểm và hết sức thận trọng, không nên buông lung, khoái ý hại người trong hiện tại, mà phải xem thường quả khổ phải chịu của thân sau.
Kết thành tội nghiệp của giới này phải có đủ sáu duyên, phân biệt như sau:
1. Thị chúng sanh (là chúng sanh) gồm 3 phẩm khác nhau:
- Đối với hai phẩm thượng và trung, nếu bạn rao nói tội lỗi của người đã thọ giới Bồ Tát, tức phạm căn bổn trọng tội. Nếu nói tội lỗi của người chưa thọ giới Bồ Tát và tỳ kheo, tỳ kheo ni, chỉ phạm tội khinh cấu.
- Trường hợp chúng sanh hạ phẩm, có chỗ nói là dù chúng sanh ấy có thọ giới hay không, nếu bạn đi rao nói tội của họ thì chỉ phạm tội khinh cấu. Có chỗ nói là nếu rao nói tội của chúng sanh đã thọ giới Bồ Tát thì phạm trọng tội, nhưng không nhất định bị mất giới thể.
Đối với trường hợp người không có tội mà nói có tội là phạm trọng tội. Còn người thật có phạm trọng tội, nếu đi rao nói tội lỗi của họ sẽ như thế nào?
Nếu thật có phạm trọng tội và người ấy giới thể đã mất, nếu rao nói tội lỗi của họ thì chỉ phạm tội khinh cấu. Nhưng nếu giới thể của họ chưa mất, hoặc giới thể đã mất, nhưng đã theo đúng pháp mà thọ trở lại, nếu rao nói tội lỗi của người ấy sẽ phạm căn bổn trọng tội.
2. Chúng sanh tưởng (tưởng là chúng sanh): duyên này cũng gồm sáu trường hợp:
Hai loại chúng sanh sau đây, nếu nói tội lỗi của họ sẽ phạm trọng tội:
- Chúng sanh tưởng là chúng sanh có giới.
- Chúng sanh nghi là chúng sanh có giới.
Nói tội lỗi của bốn loại dưới đây sẽ phạm tội khinh cấu:
- Chúng sanh tưởng không phải chúng sanh và không giới.
- Chẳng phải chúng sanh tưởng là chúng sanh có giới.
- Chẳng phải chúng sanh nghi chúng sanh có giới.
- Chẳng phải chúng sanh nghi là chúng sanh không giới.
3. Thuyết tội tâm (tâm rao nói tội lỗi):
- Tâm hãm một: mục đích là muốn cho người ấy mất hết danh dự, lợi dưỡng, không còn chỗ đứng trong xã hội.
- Tâm trị phạt: mục đích là muốn người ấy bị những hình phạt đánh đập, trói cột, phải thọ lấy những nỗi thống khổ thê thảm. Những tội lỗi mà bạn rao nói dù có thật hay không, hoặc nếu bịa đặt thì cũng phạm trọng tội. Đây chính là chủ nghiệp của rao nói tội lỗi.
4. Sở thuyết hóa (những tội lỗi đã rao nói): những việc tội lỗi cùng với tên tội lỗi đã rao nói, tức là chỉ những việc sát, đạo, dâm, vọng, uống rượu, ăn thịt, những tên tội rao nói, bên Đại Thừa như ngũ nghịch, thập trọng và khinh cấu; bên Tiểu Thừa thì Ngũ Thiên, Thất Tụ...
Trong khi rao nói tên tội trọng, những tội trọng mà trong ý tưởng của bạn cho là trọng tội, nghi là tội trọng thì sẽ phạm trọng tội. Nếu bạn tưởng là tội khinh thì sẽ phạm tội khinh cấu.
Tên tội khinh, sự việc khinh, nếu bạn tưởng là khinh thì phạm khinh cấu; hoặc nghi là khinh thì phạm khinh cấu; nhưng nếu bạn tưởng là trọng mà rao nói thì phạm trọng tội.
Đồng là rao nói tội lỗi, nhưng rốt ráo phạm khinh hay trọng cứ xem tư tưởng của bạn lúc bấy giờ để quyết định, không nên căn cứ vào một mặt mà kết luận.
5. Sở hướng nhân: duyên này xem bạn đối với người nào rao nói để định tội khinh hay trọng.
- Với thượng và trung phẩm chúng sanh, trường hợp đối với những người không thọ giới Bồ Tát mà rao nói tội lỗi của thất chúng Bồ Tát, hoặc với những người không thọ giới tỳ kheo mà rao nói tội lỗi của hai chúng tỳ kheo thì phạm trọng tội.
- Với hạ phẩm chúng sanh dù có giới hay không, đối với chúng sanh này mà nói tội lỗi của tứ chúng thì chỉ phạm tội khinh cấu. Vì với chúng sanh này, sự tổn thất thiệt hại của tứ chúng không sâu rộng lắm, không gây ảnh hưởng lớn lắm.
6. Tiền nhân lãnh giải (người trước mặt lãnh hội hiểu rõ)
Lúc bạn rao nói tội lỗi của tứ chúng, người trước mặt hoàn toàn lãnh hội hiểu biết rõ bạn rao nói tội lỗi của người nào. Lúc hoàn thành khẩu nghiệp rao nói tội lỗi của bạn, lúc ấy mới kết tội.
Lại còn tùy theo từng mỗi lời mà kết tội, cũng tùy theo người lãnh hội nhiều ít mà kết tội. Nếu lúc bạn rao nói tội lỗi của tứ chúng, nhưng người nghe hoàn toàn chưa hiểu rõ ý nghĩa, lý thú trong lời nói của bạn thì chỉ kết thành tội phương tiện.
Ở đây có người hỏi rằng: Bồ Tát nếu rao nói tội lỗi của người ngoại đạo, để họ đừng mê hoặc, dối gạt chúng sanh, như thế có phạm tội hay không?
Đáp: Không!
Trường hợp này chẳng những không phạm căn bổn trọng tội, lại chính là đại nguyện phương tiện, tồi tà hiển chánh của Bồ Tát.
Tại sao vậy? Vì Bồ Tát có bổn phận cứu độ chúng sanh, quyết không để chúng sanh lạc vào đường tà ác. Mà ngoại đạo là những người dẫn dắt chúng sanh đi lên con đường ấy. Nếu Bồ Tát không đem những lỗi lầm của ngoại đạo chỉ ra, thì chúng sanh làm sao biết quay đầu, bước lên con đường quang minh chính đại của Phật pháp?
Lại có người hỏi rằng: Nếu ác tỳ kheo làm những việc không đúng pháp, nhưng tỳ kheo vốn là bậc sư phạm của nhân, thiên, nhất cử nhất động, một lời nói, một việc làm đều mô phạm cho nhân, thiên. Chúng sanh không biết việc làm của tỳ kheo ấy phi pháp lại cho là rất đúng và bắt chước theo, Bồ Tát thấy như vậy, không muốn cho chúng sanh bắt chước theo để tương lai pphải cảm thọ các khổ quả bèn đem tội ác của tỳ kheo kia nói cho chúng sanh, những người bắt chước theo tỳ kheo ấy được rõ biết. Như vậy có phạm trọng tội hay không?
Đáp: Không!
Trường hợp này chẳng những không phạm căn bổn trọng tội mà chính là việc làm hoạt bát khuyến thiện, trừng ác của đại sĩ. Không phải vì tâm tư thù mà rao nói tội của người. Nhưng có điều phải lưu tâm phân biệt là chỉ có hàng Bồ Tát xuất gia mới được đi rao nói tội lỗi của ác tỳ kheo như vậy. Còn Bồ Tát tại gia, dù tỳ kheo ấy không đúng pháp như thế nào, vẫn không được phép đi rao nói.
Lại có người hỏi: Bồ Tát có hai loại xuất gia và tại gia. Bồ Tát tại gia thì nhiều hơn xuất gia, và có thể phục vụ bất cứ tầng lớp nào, giai cấp nào trong xã hội. Có một vị Bồ Tát tại gia, làm quan trong quốc gia, thấy các quan trong chánh phủ làm nhiễu hại nhân dân, nếu để trường kỳ như vậy, sanh linh sẽ bị đồ thán. Vì không muốn nhân dân bị hại, bấy giờ Bồ Tát nhằm vào tâm từ bi của mình, đem tất cả âm mưu làm hại nhân dân của họ, công khai rao nói, khuyến cáo nhân dân trong toàn quốc, không để họ làm hại. Như thế có phạm căn bổn trọng tội hay không?
Đáp: Không! Trường hợp này chẳng những không phạm trọng tội, mà còn biểu hiện đại nghĩa thương nước, thương dân của đại sĩ, không phải vì tâm mong cầu danh lợi mà rao nói tội lỗi của người.
Bồ Tát tại gia vì quốc gia mà phục vụ, cốt yếu có lợi cho quốc gia và nhân dân, nên không ngại gì nói thẳng tội lỗi của các quan viên, đừng sợ mà che giấu.
-----------------------------
7. Tự Tán Hủy Tha Giới (Giới Tự Khen Mình Chê Người)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.1.1.7. TỰ TÁN HỦY THA GIỚI
(Giới tự khen mình chê người)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử tự tán hủy tha...” cho đến “thị Bồ Tát Ba La Di tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu như Phật tử tự khen mình, chê người, cũng như bảo người khác khen ngợi mình, chê người; nhân chê người, duyên chê người, cách thứ chê người, nghiệp chê người. Là Phật tử lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, bản thân nhận lấy những điều xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu Phật tử tự phô trương tài đức của mình, mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Lời giảng:
Từ đây trở xuống, bốn trọng giới sắp giảng là bốn pháp Tha Thắng Xứ ở trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn. Giờ đây, trước nhất xin giảng về giới tự khen mình chê người.
Tự khen mình chính là tán dương công đức của mình, đem các thứ đặc trường (sở trường đặc sắc) của mình sẵn có, cực lực tuyên dương ra bên ngoài cho mọi người biết mình là người giữ giới hạnh bậc nhất, thuyết pháp không ai bì v.v... Để các thứ danh dự, lợi dưỡng ồ ạt tuôn về mình, sẽ được các thiện nam tín nữ tôn kính, tài lợi phong phú, thọ dụng không cùng. Như vậy, tự khen mình hoàn toàn xuất phát từ nơi tâm niệm tham cầu danh dự, lợi dưỡng mà ra.
Chê người là chê bai tội ác của người khác, moi móc ra tất cả những khuyết điểm như thế, làm cho người bị chê bai, mất cả danh dự, lợi dưỡng, không còn được ai tôn kính và đến cúng dường. Do đó, chúng ta thấy rõ sự chê bai người hoàn toàn phát xuất từ tâm niệm sân hận, thấy người được nhiều lợi dưỡng mà ra.
Tự tán dương công đức của mình, mục đích là phô bày tội lỗi của người khác. Chê bai hủy nhục người mục đích là phô bày công đức của chính mình. Cho nên tự khen mình, chê người, mục đích duy nhất là mong mọi sự cung kính, lợi dưỡng đều về hết nơi mình. Dụng tâm này thật là một tội ác rất lớn nên thuộc về căn bổn trọng tội. Nếu chỉ phô trương tài đức của mình mà không chê bai tội lỗi của người, hoặc chỉ chê bai người, không tán dương mình thì chỉ phạm tội khinh cấu.
Có thể nói, tâm lý khen mình chê người mọi người đều có. Cho nên ở mọi nơi, mỗi khi có dịp nghe đến, chúng ta đều thấy rằng, nếu đó không phải là những lời tán dương cá nhân mình thì cũng là những luận điệu phỉ báng người, rất ít khi được nghe ai nói chỗ không đúng của chính họ mà tán dương mỹ đức của người.
Vì thế, làm người sống ở thế gian, xưa nay không dễ gì tạo gây được một bầu không khí hòa vui giữa người và người. Dù đôi khi, chúng ta cũng được nghe vài lời tán thán mỹ đức của người khác, nhưng cũng không phải hoàn toàn phát xuất nơi tâm ý chân thành.
Người người đều tự cho mình là đúng, không biết rằng tự mình cũng còn nhiều chỗ không đúng, và không chịu thừa nhận thế thôi. Ngược lại, họ thường cho người khác là sai, mà không biết rằng người khác cũng có chỗ rất đúng. Vì thế, nếu bạn hủy báng tôi, tôi nói xấu bạn, ai cũng không muốn tuyên nói chuyện tốt của người, nên trên đời này nhiều vấn đề phức tạp thường xảy ra vô cùng vô tận.
Nếu con người thường tự phản tỉnh từng giờ, từng phút, biết có rất nhiều chỗ sai lầm, và người khác có nhiều điều siêu thắng hơn mình thì tự nhiên, không bao giờ có hành động khen mình, chê người. Nhất là một Bồ Tát hành giả, lại cần phải luôn luôn phô bày những tội lỗi của chính mình, tuyệt đối không nên có tâm niệm che giấu tội lỗi của mình.
Nếu che giấu tội lỗi thì những tội lỗi ấy chẳng những không được tiêu diệt, trái lại còn tăng trưởng lên mãi, cho đến lúc quá nhiều, bấy giờ muốn diệt trừ chúng thì quả thật hết sức khó khăn. Chẳng những không nên che giấu tội lỗi của mình mà nếu có công đức chi, cũng không nên khởi tâm khoe khoang với mọi người. Nếu khoe khoang công đức của mình thì các công đức chẳng những không được tăng trưởng, trái lại, do đây mà bị hao tổn. Khi công đức đã bị hao tổn và hết sạch, bấy giờ, dù bạn có muốn khoe khoang cũng không thể được.
Vì cầu danh lợi bằng cách tự tán dương mình chưa chắc đã được. Phải biết rằng, bạn có công đức hay không, những người chung quanh bạn thấy rất rõ ràng. Nếu bạn thật sự có công đức, tự nhiên sẽ được mọi người tán dương, không cần bạn tự khen và sẽ được hiệu quả cùng ảnh hưởng rất lớn. Thế nên, nếu mình thực sự có tài đức, cần chi tự tán dương?
Nếu mình thực sự không tài đức, chỉ là tự thổi kèn, đánh trống, tự khen mình rồi tự vỗ tay. Những điều này chỉ khiến cho người khác ẩu tâm khó chịu, và chẳng những họ không sanh khởi hảo cảm lại còn mất hẳn tín tâm đối với bạn, vì họ biết bạn chỉ là người tự đề cao mình, và không có một mảy may thực đức. Như vậy thì có gì đáng để họ cung kính, tôn trọng? Hóa ra, muốn được lợi ích mà trái lại bị tổn hại. Chính mình thật sự chưa không có tài đức thì không nên tự khen; nhưng buồn thay trên đời này, nơi nào đa số cũng đều là những người tự khen mình.
Tật đố người, phỉ báng người chưa chắc làm cho người bị thiệt hại. Chúng ta nên biết, con người sanh tồn trên cõi thế gian này đứng vững được hay không, không phải do nơi sự khen chê của người khác, mà chính là tự nơi họ có đủ điều kiện đứng vững hay không. Nếu người ấy có đủ điều kiện đứng vững trong xã hội thì bất cứ người nào chê bai, phỉ báng họ cũng không gây được ảnh hưởng gì và còn có tác dụng ngược lại.
Cho nên thánh Gandhi nói: “Bất cứ người nào cũng không thể làm tổn hại được bạn. Chỉ có bạn tự làm tổn hại bạn mà thôi”.
Vì thế, nếu cho rằng chê bai để đả đảo họ, đó là quan niệm sai lầm tuyệt đối, đôi khi lại còn có tác dụng ngược lại.
Tại sao?
Vì nếu người khác biết được bạn có tâm niệm “đố hiền hại năng” (ganh ghét người hiền, hãm hại kẻ tài năng), họ sẽ mất hẳn tín tâm đối với bạn, ly khai bạn và không giờ tiếp thọ sự cảm hóa của bạn.
Bồ Tát hóa độ chúng sanh phải làm gương mẫu cho chúng sanh, nên nhất cử, nhất động, một lời nói, một việc làm phải hợp với phép tắc để cho chúng sanh bắt chước noi theo. Nếu Bồ Tát tự khen mình chê người khiến bắt chước, học tập theo gương Bồ Tát, tự tán dương mình, rồi rao nói mình là một bậc vĩ nhân. Dưới gầm trời này chỉ có mình là nhân vật không thể tưởng, người khác không ai có thể so sánh với mình, Thậm chí còn cho mọi người đều tầm thường, không có gì đáng nói. Rồi cực lực tìm cách chê bai, hủy nhục người, nói họ việc này không đúng, việc kia là sai...
Nói tóm lại, trên thế gian này chỉ có một mình ta là đúng, tất cả mọi người đều sai. Chúng sanh sẽ bắt chước thói quen khen mình chê người như vậy thì bao nhiêu thiện pháp công đức, mỗi ngày sẽ bị tổn giảm, ác pháp tội lỗi ngày một gia tăng. Bồ Tát dẫn dắt chúng sanh như vậy, thử hỏi, tội ác của bạn lớn biết dường nào?!
Tâm lý tội lỗi tự khen mình, chê người này xưa nay đều có; nhưng thời cận đại này lại càng thịnh hành hơn. Chẳng những mọi người thông thường đã như vậy, mà ngay cả những người tu học trong Phật pháp cũng thế.
Như có người học giáo lý, hơi hiểu biết chút ít Phật pháp, nếu động đến liền cho người tham thiền là ám chứng, hoặc nói những người này là tu mù, luyện quáng. Người tham thiền mới thực hành công phu tĩnh tọa được ít nhiều đôi chút, vội cho mình là người “chân tu thực học”, lại chê bai, hủy báng những người học giáo lý là không có tu trì, hoặc nói họ là kẻ chuyên đếm của báu cho người v.v... Những hạng người tự cho mình là phải, chê người khác là trái như thế thì đâu xứng đáng với tư cách một vị có bổn phận duy trì Phật pháp?
Đối với hai hạng người nói trên, trong kinh nếu không bài xích cho là giặc, đem Phật pháp xuất mại (bán rao), thì cũng quở trách là bè đảng của ma vương, phá hoại Phật pháp.
Vì thế, đệ tử Phật, nhất là hành giả Bồ Tát, phải tán tụng, tuyên dương công đức của người càng nhiều càng tốt. Không nên một mặt tự thổi kèn đánh trống, tán dương rao nói chỗ hay, tốt của mình; một mặt moi móc kiếm tìm lỗi lầm của người khác (hết phần giảng ý nghĩa tên của giới).
Đức Phật đối với đại chúng dạy tiếp rằng: “Nếu Phật tử là một vị Bồ Tát, ở trong quá trình giáo hóa chúng sanh, thường luôn tự khen mình chê người, hoàn toàn không đúng với tư cách của hành giả Bồ Tát”.
Tự bản thân mình không có công đức chi mà lại đi phô bày công đức của chính mình gọi là “tự tán”. Người khác thật có đạo đức cao siêu mà lại hủy nhục gọi là “hủy tha”. Bồ Tát lấy việc lợi tha làm bổn phận, đúng lý phải tận lực tuyên dương tài đức của người, không nên tự khen mình chê người. Suy cùng nguyên nhân tự nâng cao mình, đè bẹp người cốt để cầu lợi dưỡng và sự cung kính. Bảo người làm như vậy đều do nơi tham tâm hoặc sân tâm. Trong đó, đương nhiên có si tâm, nhưng động cơ chính yếu là tham tâm.
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn có nói: “Vì muốn tham cầu lợi dưỡng, cung kính, mà tự khen mình chê người, ấy gọi là pháp Tha Thắng Xứ thứ nhất”. Cho nên tham tâm là một tội đứng đầu trong các tội.
Trong Luật dạy chê người có ba thứ:
1. Đối trước mặt chê bai, mạ nhục; như nói: “Mầy là hạng người sanh trong gia đình Chiên Đà La, mầy không phải là người tốt...”
2. Dùng tỷ dụ để hủy báng, mạ nhục, như nói: “Mầy sẽ giống với kẻ sanh trong nhà Chiên Đà La v.v...”
3. Tự so sánh mà hủy báng, mạ nhục; như nói: “Ta đây không phải thuộc vào giòng Chiên Đà La, ta đây không giống như mầy, là một người không ai đếm xỉa đến...” v.v...
Vì vậy, phàm những lời nói khiến kẻ đối diện không còn chỗ đứng, không có cơ hội ngóc đầu lên, làm cho mọi người xa lánh, không muốn gần gũi với kẻ ấy, làm cho họ bị cô lập, muốn làm việc gì đều không được ai hưởng ứng. Những hành động ấy đều thuộc về chê bai người. Loại dụng tâm này rất ác độc nên tội lỗi cũng vô lượng vô biên.
Tự khen mình chê người đối với đối tượng nào mới kết thành tội?
Có hai lối giải thích:
1. Đối với những người thường chưa thọ giới Bồ Tát, tự khen mình chê người thì phạm căn bổn trọng tội. Với Phật tử đã thọ giới, tự khen mình chê người chỉ phạm tội khinh cấu.
2. Bất luật đối với hành giả đồng đạo, hoặc người thông thường không ở trong Phật pháp, nếu tự khen mình chê người chỉ cần phát xuất từ tâm mong cầu danh dự, lợi dưỡng đều phạm căn bổn trọng tội, không được nói là khinh cấu.
Hai lối giải thích trên đều rất thông suốt, nhưng xét kỹ, thuyết thứ hai có phần thấu đáo hơn. Vì khen mình, chê người mục đích chính là để mong cầu lợi dưỡng, cung kính nên tội này rất nặng.
Chúng ta nên biết, đối với lợi dưỡng không nên cho là quý tốt. Nó thật sự là kẻ đại tặc phá hoại công đức. Như sấm chớp, mưa đá làm thương hại ngũ cốc, hoa màu, không thâu hoạch được gì. Cũng vậy, danh dự, lợi dưỡng phá hoại mầm công đức không thể tăng trưởng được. Vì thế, bất luận ở trường hợp nào, có liên quan đến danh dự, lợi dưỡng đều không nên mong cầu và gần gũi.
Trong kinh, Đức Phật từng dạy chúng ta như vầy: “Người vào rừng chiên đàn, hãy nhặt lấy gỗ chiên đàn, không nên lấy lá chiên đàn. Nếu chỉ lấy lá mà không lấy gỗ, người ấy đã tự cô phụ công phu vào rừng chiên đàn của mình. Cũng thế, hành giả đi vào Phật pháp phải cầu cho kỳ được sự an vui Niết Bàn, không nên mong cầu danh lợi, cúng dường. Nếu không mong cầu sự an lạc Niết Bàn, trở lại cầu danh lợi, cúng dường, kẻ ấy đã tự dối gạt mình. Chhẳng khác nào người vào núi báu, lại trở về với hai bàn tay không, lại còn thiêu đốt tất cả thiện căn ở đời hiện tại, và chắc chắn bị đọa địa ngục nơi đời vị lai”.
Thế thì thử hỏi lợi dưỡng có gì tốt đẹp? Tại sao chúng ta phải miệt mài theo đuổi mong cầu? Và cần chi phải vì lợi dưỡng mà làm việc khen mình, chê người?
Vì thế, đặc biệt nếu một hành giả Bồ Tát tự phô trương công đức của mình, mà dìm che công đức của người, tất nhiên sẽ gây bất lợi cho người, mà ngay cả bản thân mình cũng chẳng được đẹp đẽ chi. Cho nên Đức Phật đặc biệt chế định lỗi khen mình, chê người thành căn bổn trọng tội.
Chẳng những không được chính miệng mình tự khen mình, chê người mà bảo kẻ khác tự khen mình, chê người cũng không được. Việc này chia làm hai loại:
1. Bảo người trước mặt mình tán thán công đức của chính mình và chê bai tội lỗi của người.
2. Bảo người trước mặt mình tán thán công đức của chính họ và hủy báng tội lỗi của người.
Tán thán, dù là tự tán hay bảo người tán thán, tuy bất đồng, nhưng tự khen mình, chê người trong bất cứ trường hợp nào, trong hai loại trên, chủ yếu là người lãnh thọ lời sai bảo và hoàn thành việc khen mình, chê người thì người sai bảo phải lãnh lấy căn bổn trọng tội.
Tại sao tự miệng mình không khen mình, chê người, chỉ bảo người thực hiện lại bị trọng tội như thế?
Do vì người mà bạn sai bảo kia, vốn không khởi tâm niệm khen mình, chê người, nhưng vì bạn xúi bảo họ hành động, nên bạn không thể viện một lý do nào để từ chối việc lãnh trách nhiệm ấy.
Kết thành tội trọng khen mình, chê người cũng phải hội đủ bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp; phân biệt sơ lược như sau:
1. Hủy tha nhân (nhân chê người): do phiền não tham lam sẵn có trong tạng thức phát động, đầu tiên sanh khởi một niệm tự khen mình, chê người nên gọi là nhân chê người.
2. Hủy tha duyên (duyên chê người): Tâm khen mình, chê người tương tục mãi, không gián đoạn, mục đích là hoàn thành việc mong cầu danh lợi, gọi là duyên chê người.
3. Hủy tha pháp (cách thức chê người): dùng những phương tiện khéo léo để thành tựu việc tự tán dương mình và lăng nhục người, gọi là cách thức chê người.
4. Hủy tha nghiệp (nghiệp chê người): ba việc trên hòa hợp, khiến người trước mặt lãnh hội, hoàn thành việc chê người, kết thành nghiệp chê người.
Một điểm cần lưu ý là giới thứ bảy, gọi là giới “tự khen mình, chê người” nhưng tại sao ở đây, kinh văn chỉ nói chê người mà không nêu tự khen mình cho đầy đủ?
Vì tự khen mục đích chính là chê người, chỉ cần đạt đến mục đích chê người, tự nhiên có việc tự khen trong đó; nên kinh văn không cần nêu ra một cách rõ ràng mà chỉ cần nói là nhân chê người, duyên chê người v.v...
Nhưng một vị Bồ Tát chân chánh, đúng lý phải thay thế chịu những sự khinh chê, hủy nhục cho tất cả chúng sanh, nghĩa là vị Bồ Tát đối với những chúng sanh vô tội, hẳn nhiên không nên hủy báng; mà ngay cả đến những chúng sanh tạo nhiều tội lỗi, nếu có người muốn hủy báng chúng sanh ấy, Bồ Tát cũng phải đem thân mình ra thay thế, nhận chịu sự hủy nhục ấy cho chúng sanh. Bồ Tát đối với kẻ hủy nhục chúng sanh kia nói rằng: “Tội lỗi này không phải của người ấy, mà chính là của tôi. Nếu bạn muốn hủy nhục thì hãy hủy nhục tôi đây, không nên hủy báng người ấy”.
Vì vậy, Bồ Tát phát đại nguyện vô thượng Bồ Đề, nguyện ở trong sanh tử lãnh thọ vô lượng thống khổ, làm lợi ích cho hữu tình. Nên đem tất cả những việc đáng ghét, đáng chê nhận về mình, còn tất cả những việc vừa lòng, xứng ý đều nhường cho kẻ khác.
Việc tốt nhường cho người, chứng tỏ không phải tự khen ngợi mình, mà trái lại là khen ngợi người khác. Việc xấu đem về phần mình, biểu thị không phải chê bai người, mà là tự chê bai mình. Nếu không phải là Bồ Tát thì không bao giờ hành động được như vậy.
Ở đây có người hỏi rằng: Bản thân của Bồ Tát quả thật không có việc xấu, chúng sanh vốn thật không có việc tốt, làm sao có thể lấy việc ác về cho mình, nhường việc tốt cho người?
Cổ đức có hai lối giải thích như sau:
1. Như có người vô duyên cớ đến hủy nhục Bồ Tát; bấy giờ vị Bồ Tát suy nghĩ như vầy: Dụ như người bắn tên, có đích mới có chỗ bắn trúng. Không đích thì không chỗ bắn trúng.
- Chúng sanh hủy nhục mình cũng thế. Do mình có sanh mạng nhục thể này, chúng sanh đối với mình mới sanh ác niệm hủy nhục. Nếu mình không có sanh mạng nhục thể này, chúng sanh nương vào đâu để sanh ác niệm hủy nhục mình? Thế thì nguyên nhân chúng sanh khởi ác niệm, chính là do mình có sanh mạng nhục thể này.
Như vậy, tội ác chính do ở nơi mình, chớ không phải ở nơi chúng sanh, cho nên phải quy việc xấu về cho mình, không nên quy cho chúng sanh.
Bồ Tát lại còn suy tư như vầy: ta phải làm thế nào để tu giới, để phòng hộ thân, khẩu, nghiệp? Nếu không phải nhờ nơi chúng sanh hủy báng ta hay sao? Nếu không có chúng sanh hủy báng thì ta nương vào đâu để trì giới mà thành tựu thiện pháp? Thế thì thiện pháp trì giới của ta được sanh khởi hoàn toàn nhờ nơi chúng sanh. Đã nhờ nơi chúng sanh mà sanh được thiện pháp công đức thì phải đem việc tốt nhường cho chúng sanh, không nên nhận về phần mình.
2. Bồ Tát suy nghĩ như vầy: Thông thường cho rằng chúng sanh làm việc ác đối với ta, đấy chỉ là do ngã kiến của ta nghĩ như vậy. Nếu nói về đạo lý chân thật (chỉ cho tâm thể bình đẳng), chúng sanh với ta đều đồng nhất thể. Vậy thì có ai làm việc ác đối với ta? Bồ Tát phải quán sát theo chân lý như vậy, không nên tùy theo vọng kiến của mình. Khi suy tư như vậy tự nhiên nhận việc xấu về mình, nhường việc tốt cho người.
Lại nữa, trong lúc Bồ Tát phát Bồ Tát tâm, chính là đã quyết định phải làm thế nào khiến chúng sanh xa lìa tất cả tội ác. Hiện tại chúng sanh đối với mình làm những việc tội ác, không phải lỗi của chúng sanh, mà chính là do mình không tròn trách nhiệm, nên phải nhận lỗi về mình, tự trách mình và nhìn nhận tội lỗi ấy của chính mình, không nên đổ cho chúng sanh.
Lại nữa, Bồ Tát trong khi phát Bồ Đề tâm, chính là đã quyết định phải vì chúng sanh tu tập các thiện căn. Do đó, sở dĩ mình được tu tập lục độ vạn hạnh ở hiện tại, là hoàn toàn do nơi chúng sanh cung cấp cơ hội cho mình. Nếu không có chúng sanh thì mình phải làm thế nào tu tập thành tựu được những thiện căn như vậy? Thế thì bao nhiêu thiện căn xưa kia đều thuộc về chúng sanh, tại sao lại giành về phần mình? Suy nghĩ như thế, tự nhiên sẽ nhận việc xấu về mình, nhường việc tốt cho người.
Đệ tử của đức Khổng Tử là thầy Tử Cống, bình nhật ưa so sánh chỗ sở trường, sở đoản của người. Một hôm, đức Khổng Tử dạy rằng:
- Ông thật là điên đảo, dám đi nghị luận chuyện người, tự cho mình thật là người rất tốt. Đối với bản thân mình, chỉ nên nghĩ lo cho mình tránh lầm lỗi, không có công phu rảnh rỗi đâu để bàn luận chuyện người.
Lại dạy thêm rằng:
- Người trên thế gian này, chỉ cần một lời nói mà có thể tu thân hạnh. Lời ấy là gì? Chính là một chữ Thứ. Chữ Thứ là gì? Là đối với tất cả việc tự mình không muốn thì không nên đem đổ cho người.
Cũng thế, nếu bạn không muốn người khác hủy báng bạn, thì bạn không nên hủy báng người.
Như trên đã nói, Bồ Tát đáng lẽ phải thay thế cho tất cả chúng sanh lãnh thọ sự hủy nhục. Nếu không thực hành như thế, trái lại tự phô trương tài đức của mình mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê, đến nỗi bị hủy nhục một cách không duyên cớ. Thẳng thắn mà nói: Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Tại sao thế?
Phải biết rằng: một vị Bồ Tát, đặc biệt với công đức của tự mình, phải giữ gìn giấu kín, không được đem ra tuyên dương cho người nghe. Những thiện hạnh của người khác phải cực lực phu dương, không được che giấu mới là hợp với đạo lý.
Hiện tại nếu tự phô trương tài đức của mình thì còn đâu là tư cách của một vị Bồ Tát? Phu dương tài đức của mình đã không xứng với tư cách của một vị Bồ Tát, huống chi lại thêm dìm che sự hay tốt của người, thì tội lỗi của bạn đương nhiên lại càng gia tăng. Cho nên, đứng về lập trường của Bồ Tát thì tội ấy đương nhiên thuộc về Ba La Di tội rất nặng.
Kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Bồ Tát lúc được người tán thán là đã chứng đắc bậc Thập Trụ hoặc A La Hán... nếu yên lặng nhận lời thì đắc tội”. Theo lời kinh dạy trên, nhận lời tán thán của người còn không nên, huống chi là tự khen ngợi mình, chê bai người. Nên biết rằng: che giấu điều tội ác, phu dương công đức lành của người, đấy là bản hoài lợi sanh của Bồ Tát, bất cứ ở trường hợp nào đều phải thực hành như vậy.
Trái lại, nếu khen ngợi mình, chê bai người để mong cầu lợi ích cho mình, làm tổn hại người, thì đâu còn là tâm từ bi của Bồ Tát?
Cho nên cổ đức dạy: “Lửa ác nghiệp tự khen tặng mình, chê bai người, phá hoại thiện căn Đại Thừa tánh giới”.
Hủy báng người thông thường tội ác đã rất nặng. Hủy báng một vị pháp sư hoằng dương Phật pháp, tội càng nặng hơn. Nên trong kinh Thập Luân nói: “Hủy báng vị pháp sư truyền pháp lợi sanh, làm cho Phật pháp nơi ấy không lưu hành được, tội ấy hết sức trọng đại”.
Vị pháp sư hoằng truyền Phật pháp chính là hộ trì chánh pháp của Như Lai, đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh. Nếu bạn hủy báng vị pháp sư ấy, khiến Phật pháp bị trệ ngại, không lưu thông được, chúng sanh không biết nương vào đâu để được cứu độ, tội ấy đâu có thể nói là nhỏ?
Ở đây có người hỏi: bịa đặt chuyện phải quấy, đè bẹp những người khác là không được. Còn chư Phật, Bồ Tát vì hóa độ chúng sanh mà thị hiện trong nhân gian, vì muốn dẫn dắt chúng sanh từ con đường tà đi lên con đường chánh đại quang minh của Phật pháp, hoặc vì bài xích hàng Nhị Thừa về vấn đề không trở về với pháp Nhất Thừa, là pháp rốt ráo, thì có phạm tội tự khen mình, chê người hay không?
Đáp: Không!
Vấn đề ấy, nếu luận nói cũng dường như có sự khen chê, nhưng sự thật hoàn toàn lưu lộ từ tâm đại từ bi, thể hiện lòng từ thương xót chúng sanh mà hoằng truyền Phật pháp, đồng thời do đại nguyện nêu cao pháp tràng thúc đẩy. Vì thế, không được dùng ngã kiến của phàm phu, cùng sự hơn thua nhân ngã thông thường mà luận bàn.
Trong Phật pháp nhận định rõ: tuyệt đối không được khen chê. Đấy là nói về sự phân biệt nhân ngã tranh hơn thua với người. Nếu có tâm ấy thì lúc nào cũng chỉ biết mưu sự lợi ích cho mình, không kể đến sự tổn hại của người.
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn, giới khen mình, chê người nói: “Có bốn nhân duyên không vi phạm giới điều này:
1. Vì muốn tồi phục tà thuyết của ngoại đạo, hiển dương chánh lý của Phật Đà, nên đem Phật pháp so sánh cùng ngoại đạo thì không phạm giới này.
2. Vì muốn duy trì thánh giáo của Như Lai, đem Phật pháp so sánh với pháp ngoại đạo, nói rõ Phật pháp lợi ích cho chúng sanh như thế nào; tà thuyết của ngoại đạo làm cho chúng sanh bị trầm luân, thống khổ như thế nào, cũng không vi phạm giới điều này.
3. Vì muốn cho ngoại đạo xa lìa pháp tà ác của họ mà tu học theo thiện hạnh chánh pháp của Như Lai, nên đem Phật pháp so sánh với pháp ngoại đạo, làm phương tiện để điều phục ngoại đạo. Cho nên dù có tánh khen mình, chê người nhưng không vi phạm giới điều này.
4. Vì muốn cho ngoại đạo cùng những người chưa sanh tín tâm thanh tịnh đối với Phật pháp, khiến cho họ phát sanh tín tâm thanh tịnh. Những người đã có tín tâm thanh tịnh khiến cho tâm tịnh tín của họ càng thêm tăng trưởng, nên dù có tính cách khen mình, chê người cũng không vi phạm giới điều này.
Giới khen mình, chê người này, người người đều vi phạm. Thất chúng Phật tử cũng đều có thể vi phạm giới này. Vì thế, trong giới luật Đại Thừa cũng như Tiểu Thừa đều có chế lập giới điều này.
Nhưng giới Đại Thừa thuộc về tội trọng rất lớn, trong khi bên Thanh Văn thừa, tự khen mình chỉ phạm đệ thất tụ trong tổng số bảy tụ và tội chê người phạm đệ tam thiên trong tổng số năm thiên.
Tại sao lại có sự sai biệt như thế?
Vì hành giả Thanh Văn thừa lấy tư lợi làm chủ đích, không lấy lợi tha làm yếu vụ, nên tội này có phần nhẹ hơn. Còn hành giả thuộc Bồ Tát thừa, xem lợi tha là nhiệm vụ căn bản của mình. Nếu tùy vọng tình mà đi chê bai người, làm cho chúng sanh bị tổn thất trong những trường hợp không cần thiết, tội này đương nhiên rất nặng.
Như thế, chúng ta thấy rõ rằng: đồng là tự khen mình, chê người nhưng luận về tội trạng giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa có sự bất đồng rất lớn. Vì thế, các hàng Phật tử phải chú ý, không được vi phạm giới này. Riêng hành giả Bồ Tát lại càng phải thận trọng và lưu tâm đặc biệt hơn.
Giới này gồm đủ cả hai nghiệp Tánh và Giá:
- Đức Phật chế định giới điều này không cho đệ tử vi phạm, đấy là Giá nghiệp.
- Còn phần Tánh tội là những trường hợp kẻ thế nhân thông thường vì sự tranh đoạt danh lợi gây ra tội ác, tai hại phải tán thân mất mạng, mà nguyên nhân tranh danh đoạt lợi là từ nơi sự khen mình, chê người. Do đó, những trường hợp này thuộc về Tánh tội.
Bồ Tát vi phạm giới trọng này, quả báo phải lãnh thọ trong tương lai như thế nào?
Điều này cần phải xem xét động cơ thúc đẩy sự tự khen mình, chê người chân thật hay không mới phân biệt được.
- Nếu bạn tự phu dương tài đức của mình, mà bạn là người có tài đức thật thì chẳng khác nào các dâm nữ vì muốn được tiền tài mà hy sinh sắc tướng của mình làm những trò lả lơi, cười cợt để quyến rũ người. Kết quả bị mọi người không đoái hoài đến. Cũng thế, hành giả trong Phật pháp mà tự tán dương mình để mong cầu tài lợi thì sẽ không được sự đồng tình của mọi người.
- Nếu những công đức được tán dương ấy không phải là thật mà chỉ là sự dối gạt mọi người, thì chẳng những hiện đời bị mọi người khinh rẻ, lại còn mắc tội đại vọng ngữ.
- Nếu chê bai tội người khác mà tội này có thật thì tội của họ, chính bản thân họ sẽ mang chịu lấy quả báo, không cần bạn thay họ phu dương. Nếu bạn đi rao nói tội lỗi của họ thì chính bạn tự gây nghiệp ác khẩu.
- Nếu hủy báng lỗi người, nhưng lỗi đó không có thật, thì chẳng những mang nghiệp ác khẩu lại còn gây thêm tội vọng ngữ. Vì thế, quả báo thọ lãnh dĩ nhiên phải rất nặng.
* Tội chê bai người, trong kinh Báng Phật, chính Đức Phật kể lại một câu chuyện có thật như sau:
Vào thời quá khứ, có một vị pháp sư hiệu Biện Tích, là bậc đại đức cao tăng, tuyên thuyết chánh pháp rất hay, nên ngài đến bất cứ nơi nào để hoằng truyền chánh pháp, thính chúng đông đến nghìn muôn.
Lúc bấy giờ có nhiều kẻ sanh tâm tật đố với ngài. Trong số ấy có 10 người liên kết nhau đi hủy báng Pháp Sư làm cho Pháp Sư bị ảnh hưởng tai hại rất lớn, đến nỗi không thể cư trú tại khu vực Ngài đang hoằng hóa thuyết pháp độ sanh. Do đó, Phật pháp nơi đó mỗi ngày một suy vi. Biện Tích Pháp Sư mất hẳn một số rất đông tín chúng.
10 người hủy báng Pháp Sư kia, sau khi xả thân, cảm thọ quả báo thật vô cùng bi thảm. Đầu tiên đọa vào địa ngục trải qua vô lượng kiếp, bị những sự thống khổ như rút lưỡi, trâu cày... Sau khi khổ địa ngục đã mãn, chuyển thân lên nhân gian bị sanh manh (đui mù bẩm sinh), cho đến khi đức Thích Ca xuất thế. Dù được theo Phật xuất gia tu tập các khổ hạnh, nhưng vì nghiệp chướng tàn dư hủy báng Pháp Sư trước kia, nên trong thân tâm khởi ra những tác dụng cực hại. Nghĩa là, dù các vị ấy tuy khổ hạnh cách nào, rốt cuộc đều không thể chứng đắc một pháp gì. Do đó về sau vẫn trở lại đọa vào địa ngục.
* Tội tự khen mình, trong kinh Đức Phật cũng từng kể một sự thật như sau:
Vào thời quá khứ, có năm người Phiến-đề-la (1), luân phiên nhau đi tự tán dương công đức của mình. Trong năm người, bốn người ngồi trong rừng, một người đi đến các thôn trang, làng mạc rao nói: “Người ở nơi này rất có diễm phúc, vì trong khu rừng phụ cận xóm làng này, có bốn vị A La Hán cư trú nơi ấy. Nếu các người phát tâm lễ bái, cúng dường sẽ được công đức vô lượng vô biên”. Vì năm người luân phiên đi rao nói như vậy nên được sự cúng dường rất rộng lớn, sự thụ hưởng vô cùng sung mãn. Nhưng sau khi sanh mạng kết thúc, phải đọa vào địa ngục thọ đủ sự thống khổ. Khi quả báo địa ngục đã hết, tái sanh trong nhân gian phải trả nợ cho các thí chủ đã cúng dường trước kia. Nếu không làm việc khiêng kiệu thì cũng đi đổ phẩn uế cho đàn na.
Quý vị hãy nghĩ thử xem, tội tự phu dương tài đức của mình, đối với chính mình có được tốt đẹp chi đâu? Tự tán dương mục đích vì mong cầu lợi dưỡng, nhưng những thứ lợi dưỡng đúng như pháp mà được còn phải xa lánh, huống chi dùng thủ đoạn tự tán dương không chánh đáng để có được. Cho nên một vị Bồ Tát đúng lý không nên làm việc ấy.
Trong kinh Hộ Quốc Bồ Tát thuyết minh: “Làm một vị Bồ Tát, phải tuyệt đối xa lìa bốn pháp:
1. Xa lìa gia đình mình cư trú trước kia, xem gia đình là chốn lao ngục.
2. Xa lìa tất cả danh dự, lợi dưỡng trên thế gian. Vì đã xuất gia rồi thì không nên trở lại tham trước các thứ ấy.
3. Xa lìa Phật tử, đàn việt hộ pháp của mình, không nên thường lui tới gần gũi các đàn việt. Nếu gần gũi sẽ có tai hại đắm nhiễm tất cả việc thế tục.
4. Xa lìa sự yêu tiếc, tham đắm sanh mạng nhục thể của chính mình. Nếu yêu tiếc, tham đắm nhục thân của mình, tất nhiên sẽ tham trước mong cầu nhiều lợi dưỡng.
Cũng trong kinh này, có nói bốn pháp làm cho Bồ Tát phải đọa lạc, nên Bồ Tát cần phải đề phòng:
1. Bồ Tát lấy việc lợi tha làm cơ bản, nên đối với mọi hạng người đều phải có tâm cung kính. Nếu không cung kính người tương lai chắc bị đọa lạc.
2. Bồ Tát đối với bậc có ân đức với mình, phải trực tâm, thành tâm, hết lòng cung kính, không nên bội ân, dua nịnh mà bị đọa lạc.
3. Bồ Tát biết lợi dưỡng phá hoại mầm công đức. Vì thế không nên tham cầu nhiều danh dự, lợi dưỡng. Nếu tham cầu, tương lai quyết định bị đọa lạc.
4. Bồ Tát biết tự mình có tài đức, không nên tự đi phu dương, huống chi giả hiện một người hiền đức, tự đi phu dương tài đức của mình? Nếu giả hiện rồi tự đi phu dương, tương lai quyết định bị đọa lạc.
Tóm lại:
Bồ Tát không nên vì mong cầu danh dự, lợi dưỡng mà tự khen mình, chê người. Trong kinh dạy: “Bồ Tát không nên cư trú ở những chỗ có nhiều danh dự, lợi dưỡng phát sanh vì sẽ làm thương hại rất lớn sự thiện pháp của chính mình”.
Nhưng những bậc tu hành trong Phật pháp hiện nay, từ sáng đến chiều lăn lộn trong vòng danh dự, lợi dưỡng, nơi nào có danh dự, lợi dưỡng mới đến. Thế là so với tinh thần Phật dạy trong kinh: “Chỗ nào danh dự, lợi dưỡng tấp nập đưa đến, cần phải xa lánh ngoài ba do tuần” đã hoàn toàn hành động trái hẳn lại.
Hàng Phật tử xuất gia rong ruổi theo danh lợi, có thể nói là hiện tượng Phật pháp bị trầm một. Lại cũng chính là tuyền nguyên (tuyền: suối; nguyên: nguồn nước. Chỉ nguyên gốc phát sinh) khiến hàng Phật tử xuất gia bị đọa lạc.
Chẳng những tự khen mình, chê người là có tội, mà thấy người có công đức không tùy hỷ, trong Phật pháp cũng xác định là một việc không đúng. Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn đối với vấn đề này thuyết giảng rất hay: “Nếu chư Bồ Tát an trụ tịnh giới luật nghi, khi thấy người có các công đức thiện pháp, theo đúng đạo lý phải sanh tâm tùy hỷ, phải cực lực xưng dương, tán thán người ấy, khiến cho mọi người được nghe công đức của người ấy để phát sanh tín tâm thanh tịnh, hầu gia tăng công đức cho chính họ”.
Thế nên, dù ở bất cứ trường hợp nào, cũng không nên sanh tâm tật đố, làm chướng ngại đối với người.
Nếu Bồ Tát do tâm giận ghét tác động, khi thấy người khác quả thực có đầy đủ các công đức, giới, định, huệ v.v... hoặc có đủ chánh kiến, chánh mạng, danh dự cao trỗi, hay có đủ tài năng tuyên diễn chánh pháp, cùng thiện hạnh phương tiện v.v... mà không có ý nguyện cực lực tuyên dương, tán thán mỹ đức của người ấy là quý hóa thay thì mang tội nhiễm ô, vi phạm giới không tùy hỷ công đức, do trong lòng ôm ấp tâm niệm nhiễm ô không chánh đáng.
Kết thành tội trọng của giới khen mình, chê người không phải đơn giản, mà phải hội đủ năm duyên hoàn bị:
1. Thị chúng sanh (là chúng sanh): Chúng sanh có ba phẩm:
- Nếu đối với chúng sanh ở hai phẩm thượng và trung, mà khen mình, chê người thì phạm căn bổn trọng tội.
Với chúng sanh hạ phẩm mà khen mình, chê người thì sự tổn hại đối với người khác không lớn lắm, và lợi dưỡng đối với mình cũng không nhiều nên chỉ phạm tội khinh cấu.
2. Chúng sanh tưởng (tưởng là chúng sanh)
* Đối với hai hạng chúng sanh thượng và trung phẩm nếu khen mình, chê người thì phạm trọng tội, có hai trường hợp:
- Tâm tưởng là chúng sanh thuộc hai phẩm thượng và trung.
- Tâm nghi là chúng sanh thuộc hai phẩm thượng và trung
* Đối với chúng sanh hạ phẩm nếu khen mình, chê người thì phạm tội khinh cấu, cũng có hai trường hợp:
- Tâm tưởng là chúng sanh thuộc hạ phẩm.
- Tâm nghi là chúng sanh thuộc hạ phẩm.
3. Tán hủy tâm (tâm khen chê):
Nếu không phải vì muốn chiết phục ngoại đạo, hay vì muốn đem sự lợi ích cho chúng sanh, mà chỉ vì cá nhân mình tán dương tài đức của mình; và hủy báng tội lỗi của người chỉ vì để mong cầu bao nhiêu danh dự, lợi dưỡng đều thuộc về mình, còn người phải bị mất hết, khiến họ không còn tư thế vững vàng. Dụng tâm như vậy gọi là tâm khen chê, chính là chủ nghiệp nhân của giới khen mình, chê người. Do chủ nghiệp này, phải thọ quả báo đọa lạc tam đồ, chịu nhiều thống khổ.
Vì thế, mỗi khi nội tâm chúng ta khởi niệm khen mình, chê người, phải tìm cách diệt trừ nó, đừng để nó trở thành kẻ thống soái sai khiến chúng ta tạo ra ác nghiệp.
4. Thuyết tán hủy cụ (công cụ làm việc khen chê):
Khen chê không phải tùy ý khai khẩu nói suông mà nhất định phải có công cụ. Trong Luật dạy có bảy loại công cụ:
- Chủng tánh: tự khen chủng tánh của mình thuộc về giòng dõi cao quý như các giòng dõi lớn ở Ấn Độ là Bà La Môn, Sát Đế Lợi v.v... chê bai chủng tánh người thuộc về hạng ty tiện như Thủ Đà La, Chiên Đà La...
- Hạnh nghiệp: tự khen hạnh nghiệp của mình đang làm là thuộc hàng chức nghiệp cao thượng, không phải kẻ thông thường có thể làm được; chê bai hạnh nghiệp của người là chức nghiệp đê tiện, không phải là người có địa vị.
- Kỹ thuật công xảo: tự khen kỹ thuật công xảo của mình hết sức cao minh, tinh xảo đặc biệt; chê bai kỹ thuật công xảo của người là vô cùng vụng về, thấp kém.
- Phạm tội: tự khen mình là chưa từng làm việc tội ác, tất cả việc làm của mình đều là công đức, chê bai người trên thế gian này chưa từng làm những việc hữu ích cho nhân quần xã hội. Tất cả việc làm của họ đều là tội ác, tổn người lợi mình.
- Kiết sử (kiết phược sai sử): tự khen mình, cho rằng mình dù có phiền não, nhưng sự hoạt động của phiền não rất là vi tế; chê bai phiền não của người là hết sức thô trọng, suốt ngày chỉ sinh hoạt quanh quẩn trong hang ổ phiền não, không giờ phút nào thoát ly.
- Hình tướng: tự khen tướng mạo của mình trang nghiêm, chê bai tướng của người xấu xa.
- Thiện pháp: tự khen mình có đủ các thiện pháp công đức, chê bai người không có thiện pháp công đức để thực hành những công phu như vậy, như vậy...
5. Tiền nhân lãnh giải (người trước mặt hiểu rõ điều mình giải nói):
Khi bạn thốt ra lời khen mình chê người nếu người đối diện nghe, hiểu rõ ý nghĩa lời nói của bạn. Tùy theo ý nghĩa những lời đã nói này, mỗi mỗi đều kết thành tội.
Chú thích:
(1) Năm người Phiến-đề-la chỉ cho năm vị ác tỳ kheo mắc quả báo sanh làm thạch nữ (là những người không đủ nam căn và nữ căn), xem kinh Vị Tằng Hữu, quyển hạ.
-----------------------------
8. Xan Tích Gia Hủy Giới (Bỏn Xẻn Lại Thêm Hủy Báng)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.1.1.8. XAN TÍCH GIA HỦY GIỚI
(bỏn xẻn lại thêm hủy báng)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử tự xan, giáo nhân xan...” cho đến câu ‘Thị Bồ Tát Ba La Di tội”.
2. Dịch nghĩa:
Giới bỏn xẻn thêm mắng đuổi. Nếu Phật tử tự mình bỏn xẻn, bảo người bỏn xẻn: nhân bỏn xẻn, duyên bỏn xẻn, cách thức bỏn xẻn, nghiệp bỏn xẻn. Phật tử khi thấy những người bần cùng đến cầu xin, phải cấp theo chỗ cần dùng của họ. Nếu không như thế lại đem lòng giận ghét, cho đến không cho một mảy. Nếu có người đến cầu học giáo pháp, cũng chẳng nói một câu, một kệ, lại còn xua đuổi quở mắng. Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Lời giảng:
Mục đích của giới khen mình, chê người là vì muốn mong cầu danh dự, lợi dưỡng; nhưng vì khi mong cầu chưa được danh dự, lợi dưỡng nên sanh ra thủ đoạn khen mình, chê người.
Giới bỏn xẻn lại thêm hủy nhục xuất phát từ nơi lợi dưỡng đã thuộc về phần sở hữu của mình, muốn cất chứa cho kỹ, bỏn xẻn, yêu tiếc, không chịu bố thí cho người.
Giới trước so ra có phần thô phù, trong khi giới sau thì có phần vi tế hơn. Vì vậy, nên sắp đặt thành thứ tự trước sau như vậy.
Trong kinh, Phật dạy Xan (bỏn xẻn) cùng với Tham có chỗ bất đồng.
Tham là ham muốn không biết nhàm chán. Khi lợi dưỡng chưa thuộc về mình, cần phải tìm mọi cách làm sao cho vừa lòng thỏa ý. Thế nên luôn tìm nhiều biện pháp để cầu cho được càng nhiều càng tốt, không bao giờ cho là vừa đủ.
Xan là bỏn xẻn, không xả thí. Phàm những tài vật thuộc về phần sở hữu của mình, bất luận tiền tài, tri thức hay năng lực đều tuyệt đối ôm giữ riêng cho mình. Dù bất cứ ai đến nhờ mình trợ giúp cũng không bao giờ giúp đỡ cho họ mảy may, hoặc cho chút ít, cũng thấy đó là mối tổn thất rất to lớn.
Trên đời này, những hạng người tham không biết đủ thật rất nhiều. Người bỏn xẻn không xả thí cũng nhiều như vậy và nơi nào cũng vậy. Con người chính là như vậy nên khi được người đem tài lợi đến thì rất hoan hỷ, còn khi phải đưa ra thì lại không vui lòng.
Đúng theo lẽ phải, nhân loại sanh tồn trên thế gian phải giúp đỡ lẫn nhau. Đem chỗ hữu dư bổ vào phần bất túc. Không nên chỉ biết có sự giàu sang cho mình mà không nghĩ gì đến sự chết sống của người.
Làm một đại sĩ, đã phát Bồ Đề tâm, trong khi nhiếp hóa chúng sanh, phải y nơi tâm từ bi của mình, bố thí những nhu dụng cho tất cả chúng sanh, vì bố thí là cơ bản của muôn hạnh. Hiện tại nếu người đến chỗ của bạn cầu xin hay khất cầu chánh pháp hoặc tài vật; nếu bạn không đem hết khả năng của mình cấp cho người vật ấy thì đã là một việc không nên làm, huống chi lại tỏ thái độ phẫn nộ, hủy nhục một cách vô tình đối với họ, như vậy làm thế nào gọi là Bồ Tát?
Vì vậy, đối với Bồ Tát sự bỏn xẻn và hủy nhục là tội rất nặng. Nếu chỉ bỏn xẻn mà không hủy nhục hay chỉ hủy nhục mà không bỏn xẻn thì chỉ kết tội khinh cấu chứ không phải là căn bổn trọng tội.
Đối với người đến cầu xin, mà bỏn xẻn không cho là tham phiền não; đối với người đến van xin mãi không chịu đi mà nổi giận hủy nhục họ là lỗi của sân phiền não.
Tham hoặc Sân đều là do vô tri sai sử. Đó chính là si phiền não. Do đó, nếu hủy phạm giới này tức là gồm đủ ba độc. Nên chẳng những Bồ Tát có thể vi phạm mà cả thất chúng Phật tử cũng đều khó tránh khỏi. Luận giải về vấn đề này giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa có chỗ bất đồng:
- Theo quan điểm của Đại Thừa, trách nhiệm của Bồ Tát là lợi tha. Dù mình với người có quan hệ hay không thì bổn phận của mình vẫn phải giáo hóa. Nên khi có người đến cầu xin phải bình đẳng bố thí. Nếu không bố thí lại còn hủy nhục thì trái với Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát nên phải phạm trọng tội.
- Còn hành giả Thanh Văn bên Tiểu thừa vì chỉ trọng nơi tư lợi, nên chỉ có trách nhiệm giáo hóa, khai thị đối với đệ tử xuất gia của mình. Nếu không đem chánh pháp truyền dạy đệ tử mới vi phạm giới, nhưng không phạm căn bổn trọng tội, mà chỉ phạm tội Đột-kiết-la trong Thất Tụ.
Còn trường hợp thầy không cấp tiền tài cho đệ tử, chưa thấy trong giới luật quy định vào tội gì. Vì chúng xuất gia lấy việc trì bình khất thực nuôi sống nên bổn phận của Thầy không cần phải cấp tiền tài cho đệ tử.
Riêng bên Tăng chúng được tín đồ cúng dường, không cần phải nhờ nơi thầy. Chỉ trong trường hợp của Ni chúng, trong khoảng thời gian mới xuất gia 2 năm đầu, vì tự mình chưa thể tự lập, cũng không dễ dàng đi khất cầu được tài pháp, nên phải nhờ sự cung cấp của sư trưởng. Vì thế, bổn phận làm thầy, nếu không dạy bảo chánh pháp và cấp cho tiền tài để ni chúng an tâm tu học thì phạm Ba Dật Đề, thiên thứ ba trong năm thiên. Sau hai năm xuất gia, ni chúng có thể tự mình dần dần tự lập. Dù thầy không bố thí tài pháp, nhưng cũng không quan hệ lắm.
Sở dĩ Phật chế ra giới điều này vì Bồ Tát phát Bồ Đề tâm phải lấy việc nhiếp hóa chúng sanh làm cơ bổn. Mà bố thí tài pháp cho chúng sanh là phương tiện tối thắng cho việc nhiếp hóa chúng sanh.
Nếu Bồ Tát thật không có tài pháp để bố thí cho chúng sanh thì phải nhã nhặn nói với chúng sanh rằng: “Tôi rất lấy làm hổ thẹn vì phước đức của tôi quá kém, không thể làm mãn nguyện cho quý vị. Lỗi này không phải là lỗi của quý vị, mà thật là lỗi của tôi. Tôi nguyện cố gắng tu trì, tương lai sẽ làm mãn nguyện cho quý vị”.
An ủi chúng sanh và biểu lộ ý khiêm nhường của mình như vậy rồi, nếu không bố thí cho chúng sanh cũng không phạm tội. Nếu Bồ Tát hiểu biết chánh pháp và thật sẵn có tiền tài, nhưng vì tánh bỏn xẻn, không lấy tâm từ bi của mình mà thực hành huệ thí, là trái với đại đạo Bồ Đề của Bồ Tát, nên Phật đặc biệt chế thành trọng tội. Một vị Bồ Tát nếu bỏn xẻn, không thực hành hạnh bố thí thì tổn thương cho đại hạnh của Bồ Tát. Cho nên bất cứ trường hợp nào, Bồ Tát đều phải tìm cách bố thí mới hợp với pháp khí của Đại Thừa.
Nhưng phải tu tập bố thí cách nào mới là đúng pháp?
Trước tiên phải nghĩ đến những việc sau đây:
- Sanh mạng nhục thể này cũng như tiền tài, bảo vật của mình đều như bọt nước, không lâu dài. Thân này theo thời gian sẽ băng hoại. Tiền tài, bảo vật cũng tùy thời bỏ chúng ta ra đi. Ngày nay, tài bảo là sở hữu của ta, nhưng biết đâu ngày mai kia sẽ trở thành của kẻ khác. Và những kim ngân tài bảo đó, không phải vì sự bỏn xẻn yêu tiếc của ta mà có thể giữ gìn được bên ta vĩnh viễn. Đó là một sự thật muôn đời, bất cứ nơi nào và bất cứ người nào, không ai có thể phủ nhận điều đó, thì thử hỏi, bạn bỏn xẻn yêu tiếc kim ngân tài bảo, rốt lại tự mình có lợi ích gì?
Hành giả Bồ Tát nếu từng giờ phút tưởng đến điều ấy, tự nhiên thường ưa thích việc bố thí, không lẫn tiếc chút mảy may.
Suy tư rằng tài bảo ở thế gian, nhất định không phải là vật sở hữu của riêng ai, mà là vật của năm nhà:
1. Những đứa con bất hiếu, xài phí, phá sản.
2. Giặc nhà vua hung bạo.
3. Giặc giặc cướp vét sạch đem đi.
4. Khi gặp tai nạn hỏa hoạn, của cải, tài bảo gia đình thành đống tro tàn.
5. Tai nạn bão lụt: chỉ trong khoảnh khắc, tài sản bị trôi ra bể cả.
Như thế tại sao trước khi năm nhà thay thế mình phân tán tài sản, tự tay mình trước không lo đem của ra bố thí, thực hành việc công đức? Của ấy mới thật là tài bảo vĩnh cửu, cất kỹ trong kho tàng kiên cố. Khi suy nghĩ như thế, tự nhiên hành giả sẽ rất ưa thích thực hành công đức bố thí.
Bồ Tát vì lợi ích chúng sanh, phải thường bố thí cho chúng sanh. Nhưng trên thực tế, nếu không đủ khả năng bố thí, vì trong thời quá khứ không tu nhân bố thí, nên đời đời kiếp kiếp bị khổ nghèo cùng không thể tự cứu. Hiện tại nay may mắn sinh ra trong nhà có sẵn tài bảo, có thể đem ra bố thí mà không bố thí thì chẳng phải là hành động làm tăng trưởng tâm bỏn xẻn, tham tiếc của cải của bạn hay sao?
Nếu tập quán bỏn xẻn tăng trưởng mãi không thôi, do nhân ấy sẽ bị quả nghèo cùng, không thể tiến hành công đức bố thí rộng lớn. Như vậy làm thế nào thú hướng đến quả đại Bồ Đề? Huống chi do nghiệp lực bỏn xẻn không xả thí của nhiều kiếp quá khứ, chúng ta bị khổ quả bần cùng, đói khát. Chính mình ở trong cảnh khổ thì làm sao có thể đúng như pháp làm lợi ích cho chúng sanh một cách rộng lớn.
Vì thế hiện tại, chúng ta phải tận lực hành bố thí lợi ích cho chúng sanh. Dù cho mình phải bị hết sức nghèo cùng, thậm chí vì bố thí mà phải hy sinh cả sinh mạng cũng quyết lòng không để chúng sanh đến chỗ mình cầu xin phải trở về với hai tay không. Huống chi chúng ta dù có bố thí cho chúng sanh cũng vẫn còn những tài vật dư thừa để duy trì sự sống của mình.
Cho nên dù bố thí mà phải bị nghèo cùng đến thế nào chăng nữa, chúng ta cũng phải nhẫn thọ cảnh nghèo khổ, mà thực hành những hạnh bố thí cần phải thực hành.
Lại nữa, chúng ta đã đối trước Đức Phật, đầu tiên phát đại Bồ Đề tâm, lập thệ từ đây về sau sẽ đem cả thân tâm trong ngoài xả thí. Giờ đây, sao lại có thể vi bội bổn thệ ấy?
Nếu chúng ta trái nghịch với bổn thệ, tức đã phụ lòng kỳ vọng của chúng sanh đối với chúng ta, và cũng là khinh dối mười phương chư Phật, tội lỗi này nặng biết dường nào?!
Vì thế, bất cứ phương diện nào, vạn vạn lần chúng ta đều phải giữ gìn lời thệ nguyện chính mình đã phát. Chẳng những xả thí tài bảo bên ngoài, mà nếu phải hy sinh cả tính mạng bên trong, cũng không luyến tiếc mảy may.
Tại sao vậy?
Vì nhục thân này cùng tài bảo đều là vật mong manh, không bền chắc, như vậy chúng ta luyến tiếc bỏn xẻn để làm gì? Thế nên cần phải đem vật mong manh, không bền chắc đổi lấy Pháp Thân thanh tịnh, kiên cố mới hợp đạo. Bồ Tát nếu thường tư duy như thế thì không một tài vật nào không dám xả thí, cũng không bao giờ chính mình hiểu biết chánh pháp, lại không vì người giảng nói.
Bồ Tát thực hành bố thí là việc thiên kinh địa nghĩa, không còn giá trị nào hơn. Nhưng vào những trường hợp nào, Bồ Tát không bố thí mà vẫn không phạm tội?
Phải biết bố thí chẳng những làm cho chúng sanh được an vui mà còn phải khiến cho chúng sanh được đại lợi ích.
Nếu Bồ Tát thấy rõ xả thí chỉ có thể khiến chúng sanh được an lạc, nhưng không giúp cho chúng sanh được đại lợi ích, hoặc thậm chí an lạc và lợi ích cả hai đều không thì không nên bố thí.
Hoặc nếu chúng sanh yêu cầu một cách vô lý như họ khẩn thiết cầu xin bố thí các thứ thuốc độc để giải quyết mạng sống của chính bản thân họ, hoặc xin gươm dao, súng ống để hại mạng chúng sanh khác, hoặc đòi rượu thịt để ăn nhậu.... Bồ Tát dù sẵn có những thứ ấy cũng không nên bố thí chho những kẻ đó. Nếu bố thí cho họ những thứ trên, thì chẳng những không có công đức, lại còn trái nghịch với bi nguyện độ sanh của Bồ Tát.
Lại như trường hợp chúng sanh bị bệnh, đến Bồ Tát cầu xin thuốc để trị bệnh. Bồ Tát tùy theo khả năng của mình mà bố thí thuốc cho chúng sanh. Nhưng nếu bệnh nhân xin những vật thực không thích hợp cho sự ăn uống hoặc sử dụng, hoặc nếu họ yêu cầu những nhu dụng quá mức, thì Bồ Tát không thể cấp thí cho.
Lại có những hạng chúng sanh đã ăn uống quá no đủ, nhưng vì sự tham lam, thèm muốn mà cầu xin bạn những thức ăn ngon quý. Bạn dù có sẵn, nhưng nên giữ lại để cấp cho những chúng sanh khác đang cần hơn. Không nên ban phát cho những hạng chúng sanh đã no đủ.
Lại nữa, là vị Bồ Tát mới phát tâm, bạn chưa thể xả thí đầu, mắt, tủy, não, nếu có người đến xin các thứ ấy, bạn cứ thản nhiên trả lời rằng: “Hiện tôi không thể làm những việc khó làm ấy, trong tương lai, khi tôi đã thành thục các thiện căn ấy, tôi sẽ bố thí không luyến tiếc mảy may nào”.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu Phật tử là một vị Bồ Tát phải đem tài pháp bố thí để nhiếp hóa chúng sanh. Đấy là nhiệm vụ đầu tiên và duy nhất của Bồ Tát. Làm Bồ Tát mà không thực hành bố thí là không phù hợp với tư cách của Bồ Tát. Cho nên, bất luận tự xan hay giáo nhân xan đều trái với bản thệ của Bồ Tát, và làm bại hoại Bồ Tát hạnh”.
- Tự xan: tự mình bỏn xẻn, không đem tài pháp bố thí cho người.
- Giáo nhân xan: dạy bảo, khuyên người bỏn xẻn, không bố thí tài pháp cho kẻ khác.
Bỏn xẻn không bố thí là hành động không đúng với tư cách của Bồ Tát, huống chi lại thêm hủy nhục chúng sanh?
Tục ngữ nói: “Giúp người khi bận rộn đấy là bổn phận đồng tình, không giúp được người khác lúc bận rộn đấy cũng là bổn phận”.
Giúp người trong cơn bận rộn, người sẽ cảm ơn mình. Không giúp được người lúc bận rộn, người cũng không buồn trách gì mình, nhưng tuyệt đối không nên nói với người những lời khiếm nhã, khiến họ đau khổ, thậm chí đi đến chỗ tuyệt tình giao hảo. Người thế gian thông thường còn phải như vậy, huống chi vị Bồ Tát có đủ tâm lượng từ bi?
Bồ Tát đầu tiên lúc phát đại tâm là vì muốn cứu hộ chúng sanh, phải giải quyết sự đau khổ khó khăn cho chúng sanh. Nên nếu trường hợp bạn không đủ khả năng để thực hiện hạnh nguyện, thì phải tự hổ thẹn, tại sao lại còn có thể chửi bới, mạ nhục những người đến cầu xin? Chính mình hủy nhục người đến cầu xin đã là một việc không thể chấp nhận, lại còn xúi bảo người hủy nhục chúng sanh thì còn gì là tư cách của một vị Bồ Tát?
Bỏn xẻn thêm hủy nhục người: cả hai trường hợp này tội trạng đồng nhau.
1. Có người đến bạn để yêu cầu sự giúp đỡ. Bạn không muốn cho họ gì cả, nhưng kẻ ấy vẫn cứ van nài, và bạn lúc ấy không chút kiêng dè, vị tình, trước mặt kẻ ấy mạ nhục họ một trận để họ không còn van xin nữa.
2. Hoặc bạn viết thư bảo người khác bỏn xẻn, mạ nhục những người đến cầu xin, khiến kẻ ấy có thái độ không tử tế, đôi khi thốt ra những lời lẽ khiếm nhã đối với những người đến xin giúp đỡ.
Giới này bao gồm bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp, lược giải như sau:
1. Xan nhân (nhân bỏn xẻn): chúng sanh từ vô thỉ đã sẵn có tâm bỏn xẻn trong tạng thức. Hiện tại khởi tâm niệm bỏn xẻn, đó chính là nhân, nên gọi là nhân bỏn xẻn.
2. Xan duyên (duyên bỏn xẻn): tâm niệm bỏn xẻn tiếp nối không gián đoạn, nên khi có ai đến khất cầu tài pháp, tâm liền không vui thích, đem che giấu tài vật không cho, hay không hoan hỷ nói pháp cho người. Đấy là duyên bỏn xẻn.
3. Xan pháp (cách thức bỏn xẻn): nếu như có người đến, quyết tâm cầu xin. Bạn liền tìm những phương cách khéo léo để khỏi bố thí tài pháp cho người, ấy là xan pháp.
4. Xan nghiệp (nghiệp bỏn xẻn): do ba thứ trên hòa hiệp lại tạo thành nghiệp bỏn xẻn.
Nói một cách đúng lý là một vị Bồ Tát, đối với tất cả những người bần cùng đến cầu xin, đều phải theo chỗ cần dùng của họ mà cung cấp một cách vô điều kiện. Tuyệt đối không nên có hành động làm lưu nạn.
Tất cả những kẻ bần cùng, nói chung là những người dù có quan hệ thân thiết với mình hay không có mối liên quan nào cả. Cũng không phân biệt là những người gần gũi bên cạnh hay những người ở cách xa v.v... chỉ cần những người ấy thật sự có nhu cầu, thì bổn phận của Bồ Tát là phải đem hết khả năng của mình bố thí cho họ khiến họ được thỏa mãn theo đúng chỗ mong cầu.
Theo Phật pháp, người bần cùng có hai loại:
1 Thân bần cùng: những người nghèo nàn, thiếu thốn, sự sinh sống rất khó khăn, đến nỗi ảnh hưởng nguy hại đến sự sanh tồn của sanh mạng. Chúng ta nên biết rằng: bất cứ hạng người nào khi đến người năn nỉ, cầu xin, đều là vạn bất đắc dĩ mới mở miệng. Vì nếu có thể sống cho qua kiếp sống, quyết không bao giờ họ đến người cầu cạnh, van xin. Đây là nói những người biết liêm sỉ.
Nhưng cũng có những hạng người vô lương tâm, không liêm sỉ. Thật sự không ở trong hoàn cảnh thiếu thốn mà vẫn giả dối cầu xin cho thật nhiều. Do đó, nếu có người đến bạn cầu xin: Họ cần y phục, bạn nên cấp cho y phục, cần thức uống ăn nên cấp cho thức uống ăn. Cần chỗ ở nên cấp cho chỗ ở. Cần những nhu yếu phẩm để sinh sống nên cấp cho họ những nhu yếu phẩm để cho sinh mạng của họ được tiếp tục sinh tồn.
2. Tâm bần cùng: những hạng người thiếu thốn về tri thức nội tâm, tinh thần trống rỗng. Chẳng hạn đối với lịch sử, họ mờ mịt không biết gì, là bị thiếu thốn về kiến thức lịch sử, bị chứng bần huyết về lịch sử rất nghiêm trọng.
Trường hợp đối với Phật pháp mà mù mờ, không hiểu biết gì, là thiếu tri thức về Phật pháp, mắc phải chứng bần huyết về Phật pháp rất nghiêm trọng. Nếu những người này tự biết Phật pháp vô cùng trọng yếu đối với nhân sanh, nên tìm đến Bồ Tát cầu thỉnh Phật pháp. Bồ Tát phải đem sự hiểu biết về Phật pháp của mình, giảng dạy cho người ấy vô điều kiện.
Nếu là người có căn tánh nhân thiên thừa, Bồ Tát phải đem Phật pháp nhân thiên thừa giảng cho họ nghe.
Nếu là người có căn tánh Thanh Văn thừa đến khất cầu giáo lý Phật pháp, Bồ Tát phải đem Phật pháp Thanh Văn thừa giảng nói cho họ nghe.
Nếu là căn tánh Duyên Giác thừa, phải đem Phật pháp Duyên Giác thừa giảng nói.
Nếu là căn tánh Bồ Tát thừa, phải đem Phật pháp Bồ Tát thừa giảng nói.
Tóm lại:
Bất cứ chúng sanh nào đến cầu tài vật hoặc chánh pháp, Bồ Tát phải theo khả năng của mình cấp cho họ không một niệm bỏn xẻn, luyến tiếc. Đấy là hạnh từ bi lợi tế của Bồ Tát.
Đem tài vật cấp cho chúng sanh là tài thí; đem chánh pháp giảng cho chúng sanh là pháp thí. Thông thường, Phật tử tại gia trọng nơi tài thí, hàng xuất gia trọng nơi pháp thí.
Nhưng đối với Bồ Tát đạo, thì Bồ Tát tại gia chẳng những đem tài vật bố thí mà còn phải bố thí chánh pháp. Còn Bồ Tát xuất gia chỉ đem chánh pháp bố thí, như cấp giấy mực, viết bố thí cho chúng sanh để biên chép kinh điển. Bên ngoài mới xem qua thì cho là tài thí, nhưng thực ra là pháp thí.
Trong kinh Quyết Định Tỳ Ni nói: “Bồ Tát tại gia nên thực hành tài thí và pháp thí; Bồ Tát xuất gia nên thực hành bốn thứ bố thí: giấy, mực, bút, pháp”.
Bồ Tát xuất gia sở dĩ không bố thí tài vật không phải Bồ Tát xuất gia bỏn xẻn tiền tài. Nhưng sự thật vì người xuất gia không có tiền tài. Tuy nói như vậy, nhưng căn cứ vào thực tế, chúng xuất gia theo Đại Thừa Phật giáo ở các nơi thì nhiều vị xuất gia có tiền tài đến số vạn lượng. Có tiền tài mà không xả thí thì không phù hợp với tinh thần của Đại Thừa Phật pháp. Vậy hy vọng quý Bồ Tát xuất gia có sẵn tiền tài nên phát tâm bố thí cho nhiều.
Bồ Tát phàm phu sơ phát tâm dĩ nhiên không thể làm thỏa mãn chỗ mong cầu của chúng sanh, vì khả năng tài vật có giới hạn. Nhưng không thể mượn cớ này mà không bố thí cho chúng sanh.
Xưa nay Phật pháp không bao giờ bắt buộc người đi vào cảnh khó khăn, tùy theo năng lực và bổn phận nhiều ít mà bố thí cho chúng sanh theo đúng khả năng của mình, chớ không bao giờ có quy luật nhứt định. Với những người không có nhiều tài vật, mà bảo phải xuất ra số tiền bao nhiêu đấy để bố thí thì không thể được. Nhưng nếu để cho chúng sanh đến rồi về tay không một đồng xu không xả thí thì trái với tinh thần nên xả thí của tất cả Bồ Tát.
Cho nên kinh Ưu Bà Tắc có dạy: “Khi có người đến cầu xin, tùy theo năng lực của mình mà bố thí nhiều hay ít. Nếu để người ra về tay không thế là phạm tội”.
Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận cũng nói:
“Nếu thấy tất cả người đến cầu xin, tùy theo tài vật của mình sẵn có đem ra bố thí theo khả năng của mình, để xa lìa tâm bỏn xẻn tham lam và khiến người cầu xin hoan hỷ.
Nếu thấy chúng sanh bị tai nạn khổ ách, bị khủng bố bức bách, tùy theo khả năng của mình mà bố thí vô úy cho chúng sanh.
Nếu có chúng sanh khất cầu chánh pháp, tùy theo chỗ hiểu biết của mình mà phương tiện vì người giảng nói”.
Theo lời dạy của kinh luận trên, chúng ta thấy dù là tài thí, pháp thí hay vô úy thí, đều cần phải tùy theo năng lực của mình mà gắng làm. Tuyệt đối không nên có tâm niệm keo kiết, bỏn xẻn.
Hành giả Bồ Tát cần phải thực hành bố thí, điều này các kinh điển Đại Thừa đều nói như vậy. Chỉ có huệ thí một cách chân chánh mới là phong cách của Đại Thừa Bồ Tát.
Nhưng một vị Bồ Tát đã phát Bồ Đề tâm, thấy rõ chúng sanh nghèo cùng không nơi nương tựa, đến mình yêu cầu trợ giúp tiền tài, vật dụng. Nhưng cá tính đối với tiền tài, vật dụng bỏn xẻn vô cùng, nên chẳng những không đem hết khả năng mình mà bố thí, và đối với người cầu xin khởi niệm đồng tình lân mẫn; trái lại, đem lòng giận ghét, ngược đãi chúng sanh, cho đến một đồng hay vật tối thiểu như cây kim, ngọn cỏ cũng không bố thí. Hành giả Bồ Tát bỏn xẻn đến độ ấy thì đối với vị Bồ Tát này còn gì để nói?! Cho đến trường hợp có người đến Bồ Tát khất cầu giáo pháp, vị Bồ Tát đáng lẽ phải đem hết sức hiểu biết Phật pháp của mình giảng nói cho chúng sanh nghe, không giữ lại một điều gì. Nhưng vì tâm tánh của mình đối với chánh pháp cũng vô cùng bỏn xẻn, nên chẳng những không chịu đem hết chỗ hiểu biết của mình khai thị cho chúng sanh, không sanh tâm hoan hỷ vô hạn đối với người đến cầu pháp, mà trái lại sanh tâm sân ác, cho đến “không vì người nói một kệ, một câu” nhỏ như vi trần. Bồ Tát không vì chúng sanh giảng nói chánh pháp như thế, chúng ta đối với vị Bồ Tát này còn hy vọng chi?!
Không bố thí một đồng, không giảng nói một câu giáo pháp đã là việc quá đáng rồi. Trái lại, còn tiến thêm một mức nữa, đối với người đến khất cầu tài pháp, cực lực mắng nhiếc, hạ nhục, khiến cho chúng sanh khổ tâm vô hạn. Hành động như thế chẳng những mất hẳn tư cách của một vị Bồ Tát, lại còn trở thành người phạm tội ác rất lớn.
Vì thế, cuối cùng Đức Phật phán định: “Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội”. Giới này trong Du Già Giới Bổn gọi là pháp Tha Thắng Xứ thứ hai.
Bồ Tát mới phát tâm dĩ nhiên dùng tiền tài, vật dụng bên ngoài để bố thí làm mục tiêu chánh yếu, nhưng những vị Bồ Tát đã chứng đắc vô sanh pháp nhẫn, ngoài việc dùng tiền tài bố thí cho chúng sanh, còn đem quốc thành, thê tử bố thí. Nếu cần phải xả thí đầu, mắt, tủy, não của mình vẫn không luyến tiếc mảy may.
Như xưa kia, khi đức Bổn Sư Thích Ca lúc hành Bồ Tát đạo, làm Chuyển Luân Vương, nhằm trong năm nước mất mùa, nhân dân bị nạn đại cơ cẩn (mất mùa lúa gọi là Cơ, mất mùa rau gọi là Cẩn), không có cơm ăn. Bồ Tát lập nguyện biến thân mình to lớn như một tòa núi thịt, cấp cho chúng sanh ăn để khỏi nạn đói khổ. Tinh thần hy sinh cá nhân mình để lợi ích cho chúng sanh này hành giả Bồ Tát chúng ta phải bắt chước noi gương. Đức Bổn Sư Thích Ca lúc ở nhân địa, hành Bồ Tát đạo, đã quên mình vì lợi íchh chúng sanh rất nhiều, không sao kể hết được.
Nhưng căn cứ theo Luật dạy, có hai trường hợp người đến cầu xin, không bố thí mà không vi phạm giới này:
1. Người đến khất cầu tài vật, thật sự không phải vì thiếu thốn mà chủ ý muốn xin tiền tài để làm việc tội ác, làm thương hại chúng sanh. Như vậy, đối với cả mình lẫn người đều không lợi ích. Bồ Tát xét như vậy nên không bố thí. Việc này đương nhiên không có lỗi chi, ngay đến nếu có cực lực quở trách nghiêm khắc, cũng không có gì là không đúng.
2. Những người đến khất cầu chánh pháp, sự thật không phải có tâm chân thành vì pháp mà chính là kẻ ngoại đạo muốn trộm pháp của Phật đem về trang nghiêm cho pháp ngoại đạo, và đem pháp ngoại đạo phá hoại Phật pháp. Như thế không lợi ích cho ngoại đạo lẫn cả Phật pháp. Bồ Tát biết rõ như thế, nên không vì chúng sanh ấy giảng nói chánh pháp, lại còn lột mặt nạ và kế ma quỷ của kẻ ấy, chỉ rõ chỗ không đúng của họ. Trường hợp này không phạm giới Bồ Tát.
Trong trường hợp chính bản thân không hiểu tí gì về Phật lý, thật sự không có Phật pháp để giáo hóa dẫn dắt cho người cầu pháp, thì như thế nào?
Trường hợp này chỉ có thành thật nói với người cầu pháp rằng: “Tôi đối với Phật pháp hoàn toàn không hiểu chi hết, không dám tùy tiện vọng nói là hiểu Phật pháp, để rồi giảng nói sai lạc, khiến bạn sanh hiểu lầm đối với Phật pháp thì tôi phải mang tội rất lớn”.
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn cũng có nói trường hợp không xả thí tài pháp mà không phạm tội như sau:
1. Đối với người đến khất cầu tài vật:
- Nếu bản thân quả thật hiện không có tài vật mà người đến xin, nên bạn không thể bố thí cho họ. Như vậy, trong trường hợp này bạn không phạm tội.
- Nếu người đến cầu xin những vật không hợp pháp như súng đạn, gươm đao, cung tên, lưới bẫy v.v... có thể gây thương hại cho chúng sanh. Vì vậy, bạn không cung cấp cho họ và bạn không bị phạm tội.
Nếu người đến cầu xin những thứ hoàn toàn không thích hợp như rượu thịt, nam nữ, cầm kỳ, khí cụ, bài bạc... bạn không bố thí. Trong trường hợp này, bạn không phạm tội.
- Nếu người đến cầu xin không phải là hạng người lương thiện, mà là loại nguy hiểm. Nếu bạn cung cấp đồ cần dùng cho họ thì không phải là giúp cho họ khỏi khó khăn, túng thiếu mà là giúp cho họ tạo thêm tội ác. Vì thế, không bố thí trong trường hợp này, bạn không phạm tội.
- Nếu người đến cầu xin là một tội nhân phạm pháp luật của quốc gia và sẽ bị trừng trị, bạn vì muốn ủng hộ pháp luật của quốc gia cũng như uy tín của chánh phủ. Trường hợp này, bạn không bố thí sẽ không phạm tội.
Tóm lại:
Nên hay không nên bố thí cần phải xét kỹ tình hình thực tế đương thời.
2. Người đến khất cầu chánh pháp:
- Như người ấy là ngoại đạo, ôm ấp tâm niệm bất lương. Họ vào trong Phật pháp vì muốn tò mò, dò xét những chỗ sở đoản cũng như tội lỗi của Phật tử. Không giảng nói chánh pháp cho họ, bạn không bị phạm tội.
- Hoặc người ấy đối với chánh pháp của Như Lai không có tâm cung kính, tôn trọng, hoặc không có tâm tàm quý, không phù hợp với thái độ oai nghi của người nghe pháp, nên không giảng nói Phật pháp cho hạng người này, bạn sẽ không phạm tội.
- Hoặc người cầu pháp thuộc về hạng độn căn, nhưng lại muốn thỉnh vấn pháp Đại Thừa vô thượng thậm thâm. Nếu bạn giảng nói pháp Đại Thừa, chẳng những họ không tiếp thọ nổi, lại còn sanh tâm thối chuyển, ăn năn vì đã đến với Phật pháp, nên bạn không giảng nói chánh pháp và không bị phạm tội.
Hoặc người cầu pháp thuộc căn cơ hạ liệt, nếu bạn giảng nói Phật pháp cao thâm, chẳng những họ không thể lãnh thọ. Trái lại, còn sanh khởi tà kiến, cho rằng Phật pháp của bạn nói không phải là chánh pháp của Phật. Sanh khởi niệm này tức là tội phỉ báng Đại Thừa, tương lai nhất định sẽ bị đọa lạc vào trong ác đạo thọ khổ quả. Do đó, bạn không giảng nói chánh pháp và không phạm tội.
- Hoặc người ấy thật sự vì cầu pháp mà đến, nhưng Bồ Tát xét người ấy sau khi được Phật pháp rồi sẽ đi giảng nói chánh pháp cho những người tà ác, không đáng nghe. Vì thế, bạn không giảng nói chánh pháp và không bị phạm tội.
Giới này cũng có đủ Tam Tụ Tịnh Giới:
- Tự mình không bỏn xẻn, không bảo người bỏn xẻn, không ác pháp nào chẳng đoạn trừ, thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Tất cả tài vật cũng như chánh pháp đều cấp cho, không thiện pháp nào chẳng tu, thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Đã đoạn ác, tu thiện như thế, tùy theo sự cần dùng của chúng sanh, tài pháp đều xả thí, tức là không chúng sanh nào không độ, thuộc về Nhiêu Ích Hữu Tình Giới.
Nếu tự mình bỏn xẻn, bảo người bỏn xẻn, lại còn thêm mạ nhục chúng sanh tức là vi phạm Tam Tụ Tịnh Giới, mất hẳn tư cách Bồ Tát.
Giới này đầy đủ cả hại tội Tánh và Giá.
- Bỏn xẻn không xả thí, chứng tỏ Bồ Tát không có tâm từ bi, cũng là trái với bản hoài phát Bồ Đề tâm lúc đầu tiên của Bồ Tát, cho nên thuộc về Tánh tội.
- Đức Phật ngăn cấm Phật tử không được vi phạm giới này, nếu trái phạm tức thuộc về Giá tội.
Phạm giới này phải hội đủ năm nhân duyên mới thành căn bổn trọng tội.
1. Thị chúng sanh (chính là chúng sanh):
- Chúng sanh có ba phẩm thượng, trung, hạ. Trường hợp hủy nhục chúng sanh không căn cứ vào phẩm cấp cao hay hạ của chúng sanh mà phải căn cứ vào chúng sanh có giới phẩm hay không để luận tội.
- Nếu đối với chúng sanh có đủ giới phẩm, mà bỏn xẻn, hủy nhục thì phạm căn bổn trọng tội. Còn đối với chúng sanh không đủ giới phẩm mà bỏn xẻn hủy nhục thì chỉ phạm tội khinh cấu.
2. Chúng sanh tướng (tướng là chúng sanh)
* Hai trường hợp này nếu bỏn xẻn, hủy nhục phạm căn bổn trọng tội:
- Thật là chúng sanh mà tưởng thật là chúng sanh.
- Thật là chúng sanh nghi là chúng sanh.
* Hai trường hợp này nếu bỏn xẻn, hủy nhục phạm căn bổn trọng tội:
- Thật là chúng sanh tưởng chẳng phải là chúng sanh.
- Thật chẳng phải là chúng sanh tưởng là chúng sanh.
* Hai trường hợp này nếu bỏn xẻn, hủy nhục phạm tội khinh cấu:
- Thật chẳng phải chúng sanh tưởng chẳng phải chúng sanh.
- Thật chẳng phải chúng sanh nghi chẳng phải chúng sanh.
Như trên là phân biệt tội khinh, tội trọng. Ý ở ba phần Đương, Nghi, Tịch, mỗi phần đều có hai trường hợp, tổng cộng thành sáu trường hợp (Đương, Nghi, Tịch đã giảng ở giới phần thứ nhất, xin xem lại).
3. Xan hủy tâm (tâm bỏn xẻn, hủy nhục):
- Là đối với tài pháp của mình sẵn có, nhưng vì tâm bỏn xẻn xúi giục sai sử nên chẳng những không xả thí vô điều kiện, lại còn khởi ác tâm, sân tâm, đánh mắng cự tuyệt những người đến cầu xin, như thế là đã phạm căn bổn trọng tội.
- Nếu những người đến cầu xin tài vật thuộc về hạng không nên cho, hoặc người đến cầu chánh pháp thuộc về hạng không nên giảng nói. Vì thế, không bố thí tài pháp cho họ, bạn không phạm tội. Nếu cần, bạn nên cực lực quở trách cũng vẫn không phạm tội.
Với những hạng người nào cần quở trách, hủy nhục?
- Những chúng sanh có tâm tánh ngu si, đần độn, bạn nói lời nhã nhặn, hòa hảo, họ không muốn tiếp thọ. Đối với chúng sanh này, bạn trừng trị một cách nghiêm khắc, thì đôi khi trái lại, họ chịu phục tùng cải hối.
- Hoặc những chúng sanh tự cho mình là hào kiệt, bạn càng đối xử tử tế, họ càng sanh tâm tự cao tự đại. Đối với những hạng chúng sanh này, bạn cần phải dùng những phương pháp chiết phục mạnh, thì họ mới trở lại sanh khởi chánh niệm.
- Bỏn xẻn, hủy nhục trong những trường hợp trên, không phải là gây thương tổn cho chúng sanh, mà là muốn thành tựu việc tốt cho chúng sanh, nên không phạm tội.
4. Xan hủy tướng (tướng bỏn xẻn, hủy nhục)
Như thế nào gọi là tướng bỏn xẻn, hủy nhục của Bồ Tát?
- Như sẵn có tài vật mà khi người đến xin lại đem cất giấu không bố thí cho, hoặc tự mình hiểu biết chánh pháp, có người đến cầu pháp lại lẩn tránh, không chịu giảng nói. Tự mình có tài vật, hiểu biết chánh pháp, nhưng đối với người đến cầu xin, nói là không có, không hiểu biết. Đấy là tướng bỏn xẻn, hủy nhục.
- Thêm một mức nữa, đối với chúng sanh đến cầu tài, cầu pháp, chẳng những không sanh khởi niệm đồng tình, đồng loại, thương xót mà trái lại dùng những lời thô ác, mạ nhục, thậm chí còn dùng tay chân đấm đá, xua đuổi người đến cầu tài pháp. Dù tự mình làm hay bảo người làm, đều phạm căn bổn trọng tội.
- Lại còn có những người đến cầu tài, cầu pháp một lần, hai lần, ba lần không được, và tâm bạn hoàn toàn không xúc động đến mức không bố thí cho một xu, một đồng, cũng không giảng nói cho một câu giáo pháp thì đều là phạm căn bổn trọng tội.
5. Tiền nhân lãnh giải (người trước mặt hiểu rõ những lời giảng giải)
Là trường hợp người đến cầu tài pháp biết rõ thái độ bỏn xẻn của bạn và cũng lãnh thọ sự nhục nhã, đánh mắng của bạn. Tùy theo lời nói việc làm của bạn mà kết thành trọng tội.
Nếu kẻ cầu xin sai bảo người đến chỗ ở của Bồ Tát cầu tài pháp, Bồ Tát đối với sứ giả tỏ cử chỉ không chịu thí cho, lại còn mạ nhục, quở trách, nói rằng người ấy không nên sai người đến chỗ ta cầu xin. Kẻ sứ giả nghe những lời quở trách, mạ nhục ấy, vì tự tâm người này không có chỗ yêu cầu chi nên không cảm thấy khó chịu lắm. Còn người sai sứ giả đến, không trực tiếp nghe những lời mạ nhục, dù sứ giả có thuật lại, nhưng sự tổn não cũng không lớn lắm. Cho nên hành giả chỉ bị kết tội khinh cấu, hoặc có nơi cho là phạm trọng tội, nhưng không mất hẳn giới thể Bồ Tát.
Dù là tài hay pháp, cốt yếu là tự mình sẵn có. Khi có chúng sanh đến khất cầu, phải hoan hỷ bố thí cho. Nếu không như vậy, tương lai sẽ bị đọa lạc trong tam đồ.
- Khi thọ khổ trong tam đồ đã mãn, sanh trong nhân gian, nếu bạn là người keo kiết của tiền, thì đời đời kiếp kiếp phải chịu dư báo nghèo cùng, thiếu thốn.
- Nếu bạn xan lẫn chánh pháp thì đời đời kiếp kiếp cảm thọ dư báo đần độn, ngu si. Nên kinh Thiện Sanh dạy: “Nếu có chúng sanh nào đối với của tiền, chánh pháp, thức uống ăn, sanh tâm bỏn xẻn, nên biết chúng sanh ấy ở trong vô lượng đời, phải bị quả báo bần cùng, ngu si”.
Vì thế, tất cả Phật tử, đặc biệt là những vị thọ Đại Thừa Bồ Tát giới, dù ở hoàn cảnh nào, có tài phải bố thí tài, có pháp phải bố thí pháp, không nên có tâm bỏn xẻn và hủy nhục.
-----------------------------
9. Sân Tâm Bất Thọ Hối Giới (Tâm Sân Hận, Không Chịu Tiếp Thọ Sám Hối)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.1.1.9. SÂN TÂM BẤT THỌ HỐI GIỚI
(tâm sân hận, không chịu tiếp thọ sám hối)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử tự sân, giáo nhân sân...” cho đến câu “thị Bồ Tát Ba La Di tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử tự mình giận, bảo người giận, duyên giận, nhân giận, cách thức giận, nghiệp giận. Người Phật tử lẽ ra phải làm sao cho chúng sanh được những căn lành, tránh sự gây gổ, thường có lòng từ bi, hiếu thuận. Nếu trái lại đối với tất cả chúng sanh, cả đến loài phi chúng sanh, mà đem lời nhục mạ, lại thêm dùng tay chân, dao gậy để đánh đập mà vẫn chưa hả dạ. Thậm chí, nạn nhân kia lấy lời nhỏ nhẹ xin cầu sám hối tạ tội, nhưng vẫn không nguôi giận, Phật tử này phạm lấy Bồ Tát Ba La Di tội.
Lời giảng:
Đối với Bồ Tát, tội lỗi của sân nặng hơn tham. Chẳng hạn tham có được đồ chúng đông đảo nên tiếp cận với chúng sanh, thường cùng chúng sanh giao tiếp, liên quan mật thiết. Còn sân hận là thứ ác độc làm tổn hại người, không thể thường qua lại lui tới với chúng sanh. Dù có ý muốn tiếp xúc với chúng sanh, nhưng chúng sanh đã biết tính nóng giận của Bồ Tát, sẽ ly khai xa lìa thì làm sao nhiếp hóa chúng sanh?
Cho nên, đứng về phương diện lợi sanh thì không có thứ ác pháp nào có thể siêu thắng hơn một tâm niệm sân của Bồ Tát. Tại sao vậy?
Vì thứ sân độc này khiến chúng sanh có thể giáo hóa đều xa lánh. Ngoài ra còn có đủ trăm nghìn thứ chướng ngại như chướng ngại hạnh nhẫn nhục của Bồ Tát, phá hoại tâm đại bi của Bồ Tát.
Tâm đại bi là động lực duy nhất bạt trừ thống khổ cho chúng sanh. Chúng sanh bị bất cứ thống khổ gì, Bồ Tát đều nhằm vào bi tâm của mình để bạt trừ khổ não cho chúng sanh. Nhưng khi sân tâm phát khởi, thì quên hẳn sự thống khổ của chúng sanh, nên chẳng những không giải trừ lại còn làm tăng sự thống khổ, gây tổn hại cho chúng sanh. Cho nên vị Bồ Tát chân chánh phát tâm độ sanh, phải luôn an trụ trên tâm từ bi, thương xót nỗi thống khổ của chúng sanh. Thấy chúng sanh ngu si, vô trí lại càng đáng thương hơn nữa, nên từng giờ, từng phút tìm cách giải quyết sự khó khăn khổ não cho chúng sanh, không nên sân hận làm tăng gia sự thống khổ cho chúng sanh.
Bồ Tát vì hóa độ chúng sanh trong sanh tử, thà hy sinh cảnh giới an vui tịch diệt Niết Bàn thì không nên phát đại sân nộ đối với chúng sanh. Nếu Bồ Tát khởi tâm sân hận sẽ hành động những việc không phải đối với chúng sanh. Như vậy làm sao có thể tu học hạnh Bồ Tát tự lợi, lợi tha?
Hơn nữa, Bồ Tát lấy nhẫn nhục làm bản hoài. Dù chúng sanh có đến làm não loạn mình cũng không nên đối với chúng sanh khởi tâm sân hận.
Nên biết chúng sanh não loạn, đánh mắng, khủng bố, giết hại mình hoặc trói cột mình đều do nơi ác nghiệp thuở quá khứ của mình phát sinh, nên mới sinh ra những việc bất như ý ấy. Như thế chỉ nên buồn trách mình, không nên đối với chúng sanh sân hận quở trách.
Lại nữa, nói về luật nhân quả, sở dĩ người đối đãi với mình như vậy là do mình ở thời quá khứ đã từng não hại người. Do nghiệp nhân đó, mà hiện phải cảm thọ những nỗi thống khổ như vậy. Nếu nay ta không an tâm nhẫn thọ những điều này thì chỉ gieo thêm nhân khổ đến tận đời vị lai.
Vì thế, đối với lỗi lầm của người khác, không chịu an tâm nhẫn thọ bỏ qua là tự mình chuốc lấy sự phiền phức cho chính mình và tự mình trói buộc lấy mình. Cho nên hành giả Bồ Tát ngay lúc phát sanh nóng giận, dù không nghĩ đến chúng sanh, cũng phải nghĩ đến mình. Khi có tư tưởng như vậy thì tâm nóng giận tự nhiên không phát sanh.
Lại nữa, trường hợp chúng sanh gây ra những chuyện phi lý làm mình khổ, không phải là tội lỗi của của chúng sanh mà là do ma phiền não sai sử làm như vậy. Chính chúng sanh kia cũng không làm chủ được.
Ta hôm nay đã phát tâm Bồ Đề, cầu quả vô thượng Chánh Giác, phải vì chữa trị đại bịnh phiền não cho chúng sanh. Ngay lúc bệnh sân phiền não của chúng sanh phát hiện, chính là lúc ta phải đối trị cho chúng sanh. Phải cấp thời dùng thuốc pháp tối thượng từ bi trị liệu căn bệnh sân phiền não cho chúng sanh, mới giúp cho chúng sanh được thuyên giảm, dứt trừ vĩnh viễn, mới là hợp đạo.
Như vậy Bồ Tát không nên chấp theo sở kiến thông thường của chúng sanh mà phát đại sân nộ, lôi đình, đem giận trả giận.
Lại nữa, chúng sanh ở trong sanh tử thì cả mình và người đều đau khổ, chúng sanh không hiểu Phật pháp nên ngu si, mê muội mới đến tăng gia khổ não cho ta. Chúng ta thực lòng không nên buồn trách họ. Ta đã phát Bồ Đề tâm, đã biết chúng sanh trong sanh tử toàn là khổ não, thì lẽ nào lại làm tăng sự khổ não giống như chúng sanh vô trí kia? Chẳng những ta không nên làm như vậy mà còn phải tùy theo sức mình, khả năng mình khiến cho chúng sanh xa lìa những thống khổ, mới là một Phật tử hành Bồ Tát đạo.
Vì ta lúc tối sơ phát tâm Bồ Đề, chính là phải vì tất cả chúng sanh gánh vác lấy gánh nặng. Chẳng những đối với những nỗi đau khổ nhỏ nhặt phải nhẫn thọ cho chúng sanh, mà đại kịch khổ trong địa ngục, ta cũng phải lãnh thọ thế cho chúng sanh. Có như vậy mới không trái với bổn thệ của ta.
Nếu không thể nhẫn thọ những nỗi khổ lớn hay nhỏ này, tự mình không thể điều phục được, thì làm sao khiến cho chúng sanh xa lìa các phiền não? Suy tư như thế, tự nhiên không bao giờ sân hận.
Lại nữa, Bồ Tát đã thọ sanh trong uế độ này, thế giới ác trược dĩ nhiên phải có những điều bất như ý. Lúc những việc bất như ý hiển hiện, chỉ có tự mình phải điều phục lấy mình để thoát khỏi cảnh khổ bất như ý ấy, đâu nên phát đại sân nộ?
Như người đi vào trong rừng rậm đầy gai góc, đương nhiên là phải bị gai góc đâm vào thân. Lúc ấy chỉ tìm cách làm thế nào mau ra khỏi rừng gai góc ấy. Nếu sân hận mắng nhiếc những gai nhọn đâm vào thân mình thì thật hoàn toàn không hợp đạo lý.
Bồ Tát lại suy tư như vầy: sanh mạng nhục thể của tất cả chúng sanh đều không vĩnh cửu. Niệm niệm đều tiến đến chỗ hoại diệt. Xưa nay không một sát na nào dừng trụ. Vị Bồ Tát có đủ trí huệ, đối với sanh mạng nhục thể vô thường hoại diệt ấy, không nên nhẫn tâm khởi niệm sân hận. Lại không nên vì sân hận mà não hại chúng sanh, thậm chí còn đoạn tuyệt sanh mạng của chúng sanh!
Hành giả Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh não hại mình đều phải suy tưởng nhiều khía cạnh như vậy, để chỉ thấy rằng chúng sanh đáng thương xót. Đối với tất cả đều phải dung thứ, nhờ đó có thể nhẫn thọ tất cả sự não hại của chúng sanh không khởi tâm sân hận nữa.
Bồ Tát thực hành sáu pháp Ba La Mật, nhất là Nhẫn Nhục Ba La Mật, nhờ chúng sanh làm trợ duyên để thành tựu. Vì thế nếu không có chúng sanh thì công đức sáu ba la mật không thể viên thành. Hơn nữa, Bồ Tát tu hạnh Nhẫn Nhục, cần phải có người đến não hại thì Bồ Tát mới có thể thành tựu hạnh Nhẫn Nhục. Nếu không như vậy thì hạnh Nhẫn Nhục của Bồ Tát làm sao tu thành được!
Ở Tây Phương Cực Lạc Tịnh Độ, không cần tu pháp nhẫn nhục, vì ở trong cõi ấy đều là chư Thượng Thiện Nhân câu hội, không có ai não hại ai. Ở uế độ Ta Bà này, ai đến não hại Bồ Tát, thì người ấy chính là người giúp thành tựu hạnh Nhẫn Nhục cho Bồ Tát, và người ấy cũng chính là thiện tri thức của Bồ Tát. Thế thì đối với người ấy, tạ ơn không xiết, sao lại trở nên sanh tâm sân hận?
Không lưu tâm tạ ơn đã là việc không đúng rất lớn, lại còn sanh tâm tức giận với người ấy thì đâu phải là tư cách của một vị Bồ Tát? Vì thế, Bồ Tát đối với chúng sanh đến não hại mình, chỉ nên cám ơn, không nên sân não!
Bồ Tát quan sát vạn vật, vạn sự, tất cả các pháp trong vũ trụ đều từ nhân duyên sanh. chúng sanh sân hận, đánh đập Bồ Tát cũng là do nhân duyên. Duyên bên ngoài như do tay chân, gậy gộc, gươm đao của chúng sanh. Duyên bên trong do sanh mạng nhục thể của mình. Nhân duyên trong ngoài kết hợp lại mới thành việc đánh đập, mạ nhục. Vì thế, không nên đơn phương sân hận với người, vì nếu sân hận với người thì nên sân hận với chính mình.
Tại sao nếu sân hận với người thì nên sân hận với chính mình?
Vì có nhục thân của mình, người mới đến đánh mắng mình. Đánh đập mắng nhiếc đã do nhân duyên mà thành, tất nhiên không có thật tánh. Thế thì đã không có người năng đánh mắng, cũng không có mình là kẻ bị đánh mắng.
Suy tư như thế thì Nhẫn còn không có cơ sở để thành lập, thì làm sao có pháp gì gọi là Sân? Nên kinh Pháp Cú nói:
Tri sân đẳng dương diệm,
Nhẫn diệc vô sở nhẫn.
Dịch:
Biết sân như khí nóng,
Nhẫn cũng không có chỗ để nhẫn.
(Dương: khí dương; diệm: nóng bừng. Dương diệm là sức nóng của vầng thái dương, ở những chỗ trống trải như sa mạc buổi trưa, trời hạ, sức nóng bốc lên)
Kinh Tư Ích cũng dạy: “Thân mình cùng kẻ oán địch và đao trượng đều do tứ đại sanh. Với địa, thủy, hỏa, phong chưa từng thấy có sự tổn thương. Dầu cho thân này có bị lóc từng mảnh thịt, nhưng tâm ấy vẫn thường nhiên bất động. Biết rõ tâm không phải ở trong, không phải ở ngoài sanh ra. Các pháp niệm niệm, sanh diệt không ngừng. Tánh của nó thường không tự lập. Ở trong ấy không có người mạ nhục, cũng không có ai là người cung kính. Tất cả pháp đều như huyễn, như mộng, nên Bồ Tát đối với việc mạ nhục, chẳng những không sanh tâm sân hận. Trái lại, càng gia tăng sức nhẫn nhục cho chính mình. Bồ Tát đối với người cung kính mình chẳng những không sanh tâm vui mừng, ưa thích, thậm chí cũng không xem sự cung kính ấy là việc để mình hưởng thụ”.
Bồ Tát chẳng những không nên đối với chúng sanh sanh tâm sân hận, bức não không duyên cớ, mà chính chúng sanh cố ý đến não hại Bồ Tát, Bồ Tát cũng vận dụng những phương tiện suy tưởng để nhẫn thọ.
Trong kinh dạy ba cách tư duy để nhẫn thọ sự não hại của người khác:
1. Trách nghiệp khiên ương tư (suy nghĩ tự trách do nghiệp lực chiêu cảm tai ương):
Bồ Tát khi bị người bức bách não hại, phải suy tưởng như vầy: Ta bị những nỗi thống khổ tai nạn như vầy, không phải do nhân duyên gì khác, mà chính do nghiệp lực của ta đã tạo gây trong thời quá khứ theo đuổi, khiến ta phải chịu sự bức bách, não hại của người. Nếu ta không nhẫn thọ thì sẽ bị gia tăng nhân thống khổ và tự trói cột lấy mình. Như thế là tự mình không thương lấy mình. Chỉ có nhẫn thọ mới tránh khỏi khổ lớn trong tương lai. Thế nên đối với sự bức não của người khác, chúng ta cần phải nhẫn thọ.
2. Tánh gia hình khổ tư (tư duy rằng tự tánh của sinh mạng là hành khổ)
Hành khổ là cái khổ của sự sanh diệt không ngừng. Người bức bách, não hại và người bị bức bách, não hại, tự thể tánh sanh mạng của cả hai đều bị khổ nên lẽ ra không nên ai bức bách, não hại để gia tăng sự thống khổ cho nhau.
Hiện chúng sanh vô tri mê tối, vô cớ đến não hại thân ta, khiến thân ta chịu rất nhiều sự thống khổ. Lỗi ấy là do người, nhưng ta là người đã hiểu được đạo lý thì không nên hành động theo sự hiểu biết của những người thông thường, làm gia tăng sự thống khổ cho chúng sanh. Nên dù hiện tại ta bị thống khổ đến mức độ nào, cũng đều phải nhẫn thọ, tuyệt đối khống được trở lại não hại người.
3. Dẫn liệt huống thắng tư (tư duy đem sự kém thua so sánh với cái thắng):
Là những hành giả trong Nhị Thừa, mục đích là mong cầu tư lợi, còn không làm khổ chúng sanh. Ta là Bồ Tát Đại Thừa, lấy lợi tha làm bổn nghiệp duy nhất, nên khi thấy chúng sanh khổ, ta phải giúp họ bạt trừ không hết, sao lại làm việc gia tăng sự thống khổ cho chúng sanh? Suy tư như thế rồi tự nhiên an nhẫn với các thống khổ.
Nho gia Trung Quốc có nói: “Giữa người với người tương xử với nhau, không làm sao tránh khỏi việc oán hận mất lòng, nhưng nhất quyết không nên dùng oán trả oán, mà phải dùng trực trả oán, dùng đức báo oán”.
Dùng đức báo oán là như thế nào?
Như người đem đại thống khổ đến cho ta, ta lại đem đại an lạc trả lại cho người. Đó là dùng Đức để báo oán.
Dùng trực trả oán là như thế nào?
Như có người làm cho ta chịu nhiều đau khổ, ta đừng buồn giận họ, mà nên tự nghĩ đấy là nợ ta phải trả. Đấy là dùng Trực báo oán.
Nếu người người đều có thái độ như thế thì trên thế gian này làm sao có thể xảy ra không khí bạo ác hung tàn, nhưng nhìn khắp cả nhân loại trên thế gian hiện nay, mấy ai được quan niệm lương hảo này? Khắp mọi nơi đều diễn ra cảnh bạo lực hung tàn. Bạo lực càng mãnh liệt chừng nào càng được mọi người xem là anh hùng đệ nhất. Vì thế, không lạ gì trên toàn thế giới, nơi nào cũng nhiễu nhương, không an ổn. Nhân loại dường như đang sống trên ngọn núi lửa, giờ giờ phút phút trong cảnh sợ sệt, hãi hùng.
Vì thế, chúng ta phải nhận chân rằng: hạnh nhẫn nhục của Phật pháp thật là một sự kiện tối cần yếu, phải luôn được đề xướng và thực hành một cách thiết thực.
Dù là người đến xúc phạm bạn, nhưng nếu họ đã biết lỗi, không muốn cho bạn sanh phiền não, nội tâm không an vui, nên đến tạ tội với bạn. Là một vị Bồ Tát, bất luận là như thế nào, khi ấy, bạn cần phải tiếp thọ sự sám hối tạ lỗi của chúng sanh để mối quan hệ giữa hai bên được hòa thuận trở lại, không nên tạo sự căng thẳng mãi, như thế mới là hợp đạo.
Nhưng nếu trong khi ấy, nội tâm của bạn vẫn ôm ấp mối sân hận cao độ, không tỏ thái độ tiếp thọ sự sám hối tạ lỗi của chúng sanh. Đấy không còn là lỗi của chúng sanh mà hoàn toàn là lỗi của Bồ Tát. Vì vậy, đề mục của giới này là “sân tâm bất thọ hối giới”.
Chữ Giới là ngăn ngừa, cấm chỉ không cho phát sanh tội lỗi nói trên. Giới này thất chúng đệ tử đều có thể vi phạm. Nhưng quy định khinh hoặc trọng không giống nhau, là do quan niệm sai khác rất lớn giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa.
Đại Thừa Bồ Tát lấy việc tiếp độ chúng sanh làm nhiệm vụ duy nhất. Bất cứ mọi lúc tới lui, qua lại, tiếp xúc với chúng sanh đều phải tỏ thái độ thân thiết đầy thiện cảm, và sắc diện luôn hòa vui. Nếu Bồ Tát đối với chúng sanh thường sanh nóng giận, sắc diện lộ vẻ sân nộ, không đúng với tư cách tiếp đãi người. Do vậy, sự quan hệ giao tiếp với chúng sanh càng thêm cách biệt. Cho nên tội này rất nặng.
Thanh Văn Tiểu Thừa lấy tư lợi làm mục đích duy nhất, nên không cần giao tiếp thường xuyên với chúng sanh. Nhưng đôi khi bị người gây chướng ngại việc tu đạo của mình nên khởi niệm sân hận đối với người. Việc ấy dù không nên, nhưng chẳng qua chỉ mắc tội nhỏ Đột Kiết La trong tụ thứ bảy mà thôi.
Chúng sanh không ai thích nhìn thấy thái độ của người nổi trận lôi đình. Trong kinh dạy:
Chúng sanh bất hỷ kiến,
Vô nghịch, vô sân nhuế.
Dịch:
Tất cả chúng sanh không thích thấy thái độ giận dữ nên đừng trái nghịch, đừng nổi sân nhuế.
Vì người lúc nổi giận, hiện ra tướng hung bạo, thân tưng bừng, miệng la hét, tâm phẫn nộ, làm cho ai trông thấy cũng sợ. Tự mình không thấy biết, nhưng những người xung quanh nhìn thấy rất rõ ràng. Phụ nữ khi phát sân nộ, người ta gọi là Dạ Xoa cái, đàn ông khi nổi giận đùng đùng gọi là quỷ La Sát, mặt mày rất khó xem, không ai thích nhìn thấy.
Sân tâm một khi đã phát sanh rồi thì ba nghiệp đều gồm đủ như sắc diện lộ vẻ sân si, cử chỉ hung thần ác quỷ, chính là thân nghiệp. Miệng thốt những lời thô ác, người khác không muốn nghe lọt vào tai, đấy là khẩu nghiệp. Trong tâm phát sanh sân nộ hung hăng, ấy là ý nghiệp. Một niệm sân khi nổi dậy, cả ba nghiệp đều hiện bày. Thế thì hành giả trong Phật pháp không nên lưu tâm đặc biệt đến giới này sao?
Đức Phật lại dạy đại chúng rằng: “Nếu Phật tử là một vị Đại Thừa Bồ Tát, bất luận là tự sân, hoặc bảo người sân, đều không thể được. Vì sân hận là thứ đại tặc cướp mất công đức. Đã làm thương tổn từ tâm của mình lại cũng tổn thương đạo niệm của mình. Đối với người đã không ích, với mình cũng bất lợi, thế thì hà tất chi mà sanh sân hận, phát cơn nóng giận đùng đùng?”
Tự sân là tự mình ôm ấp niệm sân hận bên trong, hàm chứa độc ác trong nội tâm, phát lộ ra thân, khẩu, nghiệp bên ngoài, làm những việc bạo ác hung tàn, khiến chúng sanh trông thấy phải sợ hãi, kinh hoàng.
Bảo người sân là bảo người khác phát đại sân nộ đối với kẻ khác. Trường hợp này có người cho rằng: tự mình nổi giận, muốn phát lúc nào cũng được, không có vấn đề gì khó; còn bảo người khác nóng giận thì họ đâu dễ dàng gì nghe theo mình, nên khi bảo họ nổi giận, mà họ liền nổi giận thì đâu có hợp lý?
Lời nói ấy thật sai lầm! Nên biết mọi người đều có sẵn tánh hung ác bạo tàn, nên khi bạn bảo họ nổi nóng, chỉ cần lúc ấy bạn nói vài câu khích động thì tâm họ đang vui vẻ chuyển sang nóng giận tức thì. Nhưng nếu bạn bảo họ nhường nhịn, họ khó lòng nghe theo, đôi khi còn không hài lòng, vì cho rằng làm người trên thế gian, việc gì phải nhu nhược đến thế?
Nhẫn nhịn, nhu hòa vốn là mỹ đức. Thực tế, đối với những việc đáng nhường nhịn, nhưng khi bảo người làm thì lại rất khó khăn, còn sân nộ là thứ tội ác mà bảo người làm lại rất dễ dàng. Do đó, đủ thấy nhân tính đa số là hung bạo, mà nhân từ thì lại rất ít.
Bảo người khác sân hận, khái lược gồm ba động cơ:
1. Mình đối với người có ý không tốt: Nếu mình trực tiếp có thái độ sân si đối với người làm mình phật ý thì chứng tỏ tư cách thấp kém của mình. Vì vậy, bảo người khác sân hận với họ để thay mình rửa sự oán hận.
2. Bảo người này sân hận với người kia, rồi mình đóng vai kẻ có lòng tốt, đi hòa giải đôi bên để giữ thế trung gian trục lợi.
3. Bảo người sân hận với những kẻ vốn là cừu địch của họ để cho đôi bên mưu nghịch, giết hại lẫn nhau. Còn mình làm kẻ bàng quan, nhìn xem đôi bên xung đột, mưu hại lẫn nhau, nội tâm vô cùng thích thú. Khởi tâm xúi giục người này sân hận với người kia rất là độc ác. Cả hai trường hợp này: tự mình sân hoặc bảo người sân đều trái với bi tâm của Bồ Tát và mang tội rất nặng.
Kết thành tội sân tâm không tiếp thọ sám hối cũng có bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp, phân biệt sơ lược như sau:
1. Sân nhân (nhân giận): chủng tử sân hận từ vô thỉ, trở lại huân tập, hàm chứa trong tạng thức. Do chủng tử sẵn có ấy, hiện tại mới phát khởi tâm niệm sân, gọi là sân nhân.
2. Sân duyên (duyên giận): tâm niệm sân hận sau khi đã phát sanh, tiếp tục không gián đoạn. Lại thêm đối tượng sân kia hiện ở trước mắt trợ giúp cho sự sân hận nổi lên, nên gọi là sân duyên.
3. Sân pháp (cách thức giận): mưu tính kế hoạch như thế nào để làm cho đối phương phải bị nhục, như đánh đập, mạ nhục v.v... gọi là cách thức giận.
4. Sân nghiệp (nghiệp giận): Do ba việc trên hòa hợp để thành tựu nghiệp sân hận, làm cho đối phương biết rõ mình giận họ, gọi là sân nghiệp.
Cổ đức có dạy: “Nghiệp thành tất ưng đọa trầm luân, oán kết vạn đại, thế thế mạc giải, khả bất thận tai!” (Ác nghiệp thành rồi thì bị trầm luân đọa lạc; muôn đời kết oán kết thù, đời đời không thể cởi mở, vậy thì không nên thận trọng hay sao?)
Nhưng Bồ Tát muốn không sân hận phải làm cách nào?
Phải triệt để tuân theo lời Phật dạy: “Ưng sanh nhứt thiết chúng sanh thiện căn vô tranh chi sự, thường sanh từ bi tâm, hiếu thuận tâm” (nên làm cho chúng sanh tất cả được những căn lành không tranh chấp, và phải thường có lòng từ bi, lòng hiếu thuận).
Theo Phật pháp, tâm địa của tất cả chúng sanh vốn là nhu hòa, thuần thiện, nhưng vì từ vô thỉ, bị vô minh phiền não che đậy khiến chúng sanh khởi tâm sân hận, phát sanh tranh luận, tranh chấp. Lúc đầu không cần thiết, nhưng dần dà đi đến cảnh ẩu đả tàn khốc với nhau, thậm chí gây cảnh máu rơi thịt nát. Đấy là sự thống khổ của chúng sanh.
Sự thật là tất cả sự tranh luận trên thế gian đều do tâm sân phát sanh. Nếu sân tâm không hiện khởi tức là pháp vô tranh (không gây gổ, tranh chấp). Pháp vô tranh chính là căn bản làm tăng thiện pháp.
Bồ Tát đã hiểu đạo lý này thì phải thường khởi tâm từ bi, phát khởi căn lành sẵn có cho chúng sanh. Khi căn lành ấy được phát khởi thì thực hành thiện sự và sẽ không bao giờ xảy ra việc gây gổ, tranh chấp. Chừng ấy mọi người sẽ sống trong không khí hòa vui, đi đến nơi nào cũng tạo được một bầu không khí tràn đầy hạnh phúc và thế gian này sẽ trở thành cảnh nhân gian tịnh độ.
Nếu không thực hành như vậy, ta phát nóng giận với người, người nổi sân hận với ta. Dần dần đôi bên tranh cãi, ẩu đả, thì thế gian này biến thành đấu trường của A Tu La. Bồ Tát lại phải thường sanh tâm hiếu thuận. Quán sát tất cả chúng sanh là cha mẹ của mình. Trọn ngày luôn phụng dưỡng, kính thờ không đủ làm sao dám ngỗ nghịch và sanh lòng tức giận đối với mẹ cha.
Về mặt thế gian pháp, một người con đối với cha mẹ mà sanh lòng nóng giận thì bị mọi người cho là đứa con bất hiếu. Huống chi một Phật tử thọ Bồ Tát giới mà không lo việc phụng sự hiếu dưỡng, lại nhẫn tâm trái nghịch từ ý của song thân?
Nói ngược lại, Bồ Tát cũng xem tất cả chúng sanh như con đỏ của mình, phải thường sanh tâm từ bi dưỡng dục con trai, con gái của mình cho tử tế. Đến khi khôn lớn trở thành một người hữu ích cho nhân quần, xã hội. Đâu thể nào nhẫn tâm sân hận với các con của mình, thậm chí còn đánh đập, mạ nhục chúng?
Nói theo thế tục, kẻ thường đánh đập, mắng chửi con cái là người không có tâm từ ái. Hà huống là một vị Bồ Tát, đối với chúng sanh như con đỏ của mình mà không có tâm từ bi, ái hộ hay sao? Làm sao có thể nhẫn tâm làm tổn hại các con của mình?
Cho nên một hành giả Bồ Tát chân chánh, không thể buông lung sân tâm của mình, không thể vừa mới động đến đã đùng đùng nổi giận. Như thế sẽ không thể nào nhiếp hóa chúng sanh tu theo Phật pháp.
Vì sân tâm khi sanh khởi, tất nhiên mất tâm từ bi. Tâm từ bi đã mất thì huệ mạng của Phật cũng bị đoạn tuyệt. Như vậy, còn đâu là tư cách của vị Bồ Tát?
Dù ở trường hợp nào, Bồ Tát hóa độ chúng sanh đều phải khuyến hóa chúng sanh phát sanh thiện căn, không được sân hận. Lại phải khởi tâm từ bi, tâm hiếu thuận đối với chúng sanh. Nếu không thực hành như vậy mà trái lại, đối với tất cả chúng sanh cùng những loài phi chúng sanh đem lời ác mắng mạ nhục, còn thêm đánh đập bằng tay chân hay dao gậy mà vẫn chưa hả dạ thì hoàn toàn không đúng với tư cách của Bồ Tát.
Ở trong kinh văn nói loài phi chúng sanh, ý nghĩa rốt ráo là gì?
Có chỗ giải thích phi chúng sanh là loại vô tình như cây đá v.v... Có chỗ cho là biến hóa thân. Có chỗ nói là chư Phật, thánh nhân. Nếu đối với các đối tượng ấy sanh khởi sân tâm thì những tội lỗi vương lấy có khinh, có trọng, luận giải bất đồng.
Những trường hợp phát tâm sân nộ đối với những loài vô tình như cây, đá... vẫn có thể xảy ra. Có những người khi phát tâm đại sân nộ, chẳng những đánh mắng những kẻ chung quanh mà ngay cả với những vật vô tình như bàn ghế, cây cối v.v... cũng vẫn nổi nóng, đánh đá, chửi mắng lung tung. Vì cây đá... là loài vô tri nên dù bạn khởi đại sân hận cách nào, đối với chúng hoàn toàn không bị tổn hại. Chẳng qua hành động trên, chỉ chứng tỏ bạn là người không có công phu tu dưỡng, gây sự bất lợi cho chính bạn. Hành động này không phạm căn bổn trọng tội, chỉ phạm tội khinh cấu mà thôi.
Trường hợp đối với hàng biến hóa nhân mà sanh tâm sân hận, dù biến hóa nhân thuộc về vô tình, nhưng bạn cứ tưởng thuộc về hữu tình nên sanh tâm sân hận, mạ nhục, nên cũng chỉ phạm tội khinh cấu.
Nếu đối với chư Phật, thánh nhân mà sanh tâm sân hận. Vì không rõ các ngài là thánh nhân có đủ các công đức nên mới sân si, cực lực đánh đập. Sở dĩ gọi các ngài là phi chúng sanh, vì các ngài không như chúng sanh thông thường, tùy nghiệp thọ sanh trong các cõi sanh tử.
Nếu đem lời ác mạ nhục là khẩu nghiệp. Dùng tay chân, dao gậy đánh đập là thân nghiệp, mà vẫn chưa thỏa dạ là ý nghiệp. Ba nghiệp như thế hung dữ còn hơn cọp sói nên kết thành căn bổn trọng tội.
Bồ Tát dùng tâm sân hận mãnh liệt tổn não hữu tình, hoặc hữu tình dùng tâm phẫn nộ mãnh liệt xúc phạm Bồ Tát. Về sau hữu tình tỉnh ngộ biết mình có lỗi. Bấy giờ nạn nhân kia mới đến trước mặt Bồ Tát, đặc biệt dùng lời nhỏ nhẹ xin lỗi cầu sám hối, tạ tội. Đúng luật, Bồ Tát lúc ấy phải tiếp thọ sự sám hối của người, nhưng trái lại nếu vẫn còn không hết giận thì Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Trường hợp trên đây, vì người biết lỗi đến trước Bồ Tát cầu xin sám hối là đủ hai nghiệp thân và ý. Họ dùng lời nhỏ nhẹ xin lỗi sám hối tạ tội là thêm phần khẩu nghiệp. Dùng ba nghiệp kiền thành như thế để sám hối với Bồ Tát. Nếu Bồ Tát vẫn không hết giận: trên thì trái với Phật dạy, giữa thì trái với bổn tâm của mình, dưới thì trái với hạnh độ sanh. Ác nghiệp gia tăng không tổn giảm, thánh đạo cách xa không thể tu hành. Cho nên nói Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Bồ Tát nổi sân mắc phải trọng tội như vậy, vì mỗi khi có hành động cử chỉ sân nộ, chúng sanh chẳng những không dám đến gần, lại còn ly khai xa rời Phật pháp. Nên biết rằng Phật pháp cốt yếu nhiếp thọ chúng sanh. Nay bạn xô chúng sanh ra ngoài Phật pháp, đó chính là tội ác của bạn. Vì vậy, nếu Bồ Tát sân si với chúng sanh, thì tội ấy không thể dung thứ.
Nên kinh Hoa Nghiêm dạy: “Ninh ái nhiễm vô sân” (thà sanh tâm ái nhiễm, không nên sanh tâm sân hận) là ý nghĩa này vậy.
Tại sao Phật lại dạy như thế?
Vì ái nhiễm dù không tốt, nhưng còn có thể kết duyên gần gũi với chúng sanh, để đem Phật pháp giáo hóa, dẫn dắt khiến chúng sanh tín thọ để trở thành một người tốt trong Phật pháp. Còn phát khởi nóng giận với chúng sanh, chỉ làm cho chúng sanh xa lìa và kết ác duyên thì dù Phật pháp tốt đẹp đến đâu, chúng sanh cũng không chịu tiếp thọ sự khuyến hóa của bạn, để tin theo Phật pháp mà tu hành.
Giới này đủ Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát:
- Tự mình không giận, không bảo người giận, thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Thường sanh tâm từ bi thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Thường sanh tâm hiếu thuận là Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Vì thế nếu vi phạm giới này là hủy phá Tam Tụ Tịnh Giới thì không còn là tư cách của Bồ Tát.
Giới này cũng có đủ hai loại Tánh và Giá tội:
Tự trong tâm mình khởi sân hận là bị giặc sân phiền não cướp mất hết tất cả công đức pháp tài và làm thương tổn pháp thân huệ mạng của hành giả, nên thuộc về Tánh tội. Đức Phật ngăn cấm không được vi phạm giới này, nếu có chỗ vi phạm thì thuộc về Giá tội.
Phạm giới này phải hội đủ năm duyên mới kết thành trọng tội. Phân biệt sơ lược như sau:
1. Thị chúng sanh (là chúng sanh):
- Nếu đối với chúng sanh thượng, trung phẩm mà nổi sân hận thì phạm căn bổn trọng tội.
- Với chúng sanh hạ phẩm, sanh tâm sân hận, phạm tội khinh cấu.
Nếu với chúng sanh hạ phẩm có đủ giới Bồ Tát mà sanh tâm sân hận cũng phạm căn bổn trọng tội, nhưng giới thể không bị mất, cần phân biệt cho rõ.
2. Tưởng chúng sanh (tưởng là chúng sanh): Gồm các trường hợp sau:
Căn cứ vào Đương, Nghi, Tịch mà phân biệt tội trọng và khinh, mỗi loại có hai câu, thành ra tất cả 6 trường hợp:
* Với ba trường hợp này, nếu khởi tâm đại sân nộ thì phạm căn bổn trọng tội.
- Thật là chúng sanh tưởng là chúng sanh thật.
- Thật là chúng sanh nghi là chúng sanh thật.
- Thật không phải chúng sanh tưởng là chúng sanh thật.
* Với ba trường hợp này, nếu khởi tâm đại sân nộ thì phạm tội khinh cấu.
- Thật là chúng sanh nhưng tưởng không phải chúng sanh.
- Thật không phải chúng sanh tưởng không phải chúng sanh.
- Thật không phải chúng sanh nghi là không phải chúng sanh.
3. Sân tâm:
Trong tâm ôm ấp niệm tức giận cao độ, khi người làm ta tức giận không đến bày tỏ ý sám hối tạ tội, lòng ta luôn ôm ấp sự tức giận. Hoặc người đó sau khi biết lỗi đến trước Bồ Tát, chí thành khẩn thiết cầu sám hối tạ tội, nhưng Bồ Tát vẫn sân hận không nguôi, không chịu hòa giải, tha thứ cho người đến sám hối. Đây chính là chủ nghiệp kết thành căn bổn trọng tội.
4. Sân tướng (biểu lộ tướng không thọ sám hối):
Những người đến Bồ Tát sám hối, tạ tội. Khi ấy, căn cứ vào đâu để biết Bồ Tát có tiếp thọ sự sám hối của người hay không? Như người biết lỗi, đến trước Bồ Tát sám hối, tạ tội, Bồ Tát liền vào phòng đóng cửa lại, làm hai bên ngăn ngại nhau. Dù người ấy van xin, cầu khẩn cách nào, Bồ Tát cũng không đếm xỉa đến. Hoặc đối với người đến sám hối, không chút thương tình, nói rằng: “Thôi ông đừng đến đây nữa. Tôi không thể nào hòa giải với ông. Tôi suốt đời tức giận ông. Tôi trông thấy ông càng thêm chán ghét. Tôi không muốn nói chuyện với ông nữa. Ông hãy mau mau đi xa khỏi chỗ tôi v.v...” Như trên là biểu thị ý không tiếp thọ sự sám hối của người.
5. Tiền nhân lãnh giải (người trước mặt lãnh hội, hiểu rõ)
Bất luận bạn dùng những lời cự tuyệt, dứt khoát hay dùng những hành động tỏ ý cự tuyệt. Nếu người xác thực biết rõ bạn không chịu tiếp nhận sự sám hối của họ. Tùy theo hai nghiệp thân khẩu của bạn biểu hiện nhiều hay ít, mà kết thành tội nặng hay nhẹ.
Trong Du Già Giới Bổn có nói về vấn đề này: Bồ Tát an trụ nơi giới pháp mà bị hữu tình vì không biết nên có những hành động lỗi lầm xúc phạm đến Bồ Tát. Sau khi nghĩ lại, biết mình có lỗi, hữu tình ấy liền đến trước Bồ Tát chí thành cung kính, đúng như pháp mà nhận lỗi, khẩn thiết cầu xin sám hối. Đúng lẽ ra, lúc ấy Bồ Tát phải sanh tâm đại hoan hỷ, tiếp thọ sự sám hối tạ tội của người, dùng những lời từ hòa nhã nhặn an ủi để cho người được an vui. Nhưng Bồ Tát này trong tâm lại còn ôm niệm giận ghét, nhân cơ hội này buông lời đả kích khiến người mất hết danh dự, và tăng thêm phiền não. Như thế, hoàn toàn trái với giới luật Bồ Tát và bị phạm tội nhiễm ô.
Dù cho Bồ Tát không ôm tâm sân hận, bực tức đối với người đến sám hối, tạ tội; cũng không có ý muốn tổn não người, nhưng vì bản tánh hẹp hòi, không thể dung thứ sự xâm phạm mình trước kia, nên hiện tại dù người năn nỉ, sám tạ cách nào cũng không chịu tiếp thọ. Như thế trái với bổn nguyện lợi sanh của Bồ Tát nên cũng thuộc về tội nhiễm ô, vi phạm không thể dung thứ.
Lại nữa, Bồ Tát an trụ giới luật dù hữu tâm hay vô ý xâm phạm, tổn hại đến hữu tình, hoặc dù không tổn hại, nhưng nếu người khác cho là bạn làm tổn hại thì bạn phải thành khẩn sám hối, tạ lỗi với hữu tình ấy, để tránh sự hiểu lầm mà kết thành oán thù giữ hai bên. Nhưng vì trong tâm bạn có niệm ghét giận tật đố, hoặc do tánh cống cao ngã mạn nên đã không nhận lỗi và không sám hối tạ tội với hữu tình. Hoặc do nhân duyên đặc biệt nào đó, phải gắng gượng đến người nói lời khiêm nhượng, nhưng trong tâm vẫn mang niệm khinh thường. Như vậy là không đúng với tư cách một vị Bồ Tát, nên cũng thuộc về tội nhiễm ô.
Trường hợp Bồ Tát dùng phương tiện để điều phục chúng sanh, khiến chúng sanh ra khỏi cảnh giới bất thiện, được an trụ trong Phật pháp nên Bồ Tát không tiếp thọ sự sám hối của chúng sanh. Trường hợp này không bị phạm tội.
Trường hợp bạn phải đến trước người sám hối, tạ tội, nhưng bạn biết trước tánh tình của người ấy ưa gây gổ, và sự việc không đến sám hối, tạ lỗi tính ra có phần tốt hơn. Vì nếu đến sẽ làm tăng thêm phần nóng giận và phát đại sân nộ cho họ, nên bạn không đến cũng không phạm tội.
Hoặc bạn biết cá tánh của người ấy rất hòa nhẫn, đối với bất cứ việc gì cũng không có tâm hơn thua. Nếu bạn đến sám hối chỉ làm cho người đó thêm hổ thẹn. Bạn nhận thấy như thế nên không đến hối tạ, cũng không phạm tội.
Điều quyết định: Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh không nên phát đại sân nộ. Đó là quy định không thể thay đổi. Nhưng chúng sanh căn tánh bất đồng, vì thế phương pháp giáo hóa dẫn dắt cũng không thể một mực.
Nghĩa là lúc cần phải từ bi thì thực hành hạnh từ bi. Lúc đáng chiết phục cũng phải tỏ sân hận. Như trường hợp chúng sanh tánh tình bạo ác, hoặc với những đồ chúng ác tánh, ác kiến, vì muốn cho những người ấy tiến vào con đường chánh của Phật pháp nên không thể không biểu lộ ra cặp mắt phẫn nộ của thần Kim Cang.
Cổ đức có dạy:
Ngoại hiện oai nghi tâm thực từ,
Khẩu hạ xích chi niệm chí mẫn;
Chánh thị đại sĩ điều phục cang cường
Chúng sanh chi đại dụng,
Khởi dữ cụ tam độc giả nhi tỷ gia?
Dịch:
Bên ngoài hiện tướng oai nghi mà nội tâm thì hiền từ, ngoài miệng quở la, xua đuổi mà trong lòng vô cùng thương xót. Đây chính là sự đại dụng để điều phục chúng sanh cang cường của bậc đại sĩ, đâu có thể so sánh với những người đầy đủ tam độc trong lòng.
Cho nên xưa nay Phật pháp cũng có câu:
Kim Cương nộ mục;
Bồ Tát tâm trường.
Dịch:
Bên ngoài hiện cặp mắt phẫn nộ như thần Kim Cương, nhưng tâm dạ lại là tấm lòng nhân hậu của Bồ Tát.
Nơi đây xin nêu một thí dụ, như trường hợp có những chúng sanh không biết hổ thẹn, nếu không hủy phá cấm giới của Như Lai thì cũng vi phạm quy chế của Tăng đoàn. Bồ Tát gánh vác trách nhiệm giáo hóa dẫn dắt mọi người. Nếu thấy chúng sanh có những sai phạm phải quở trách, thì phải cực lực quở trách. Cần phải trị phạt thì trị phạt; cần tẫn xuất thì phải y luật tẫn xuất. Tuyệt đối không được vị nể. Những chúng sanh như vậy không nên dung túng họ làm ác mãi.
Nếu Bồ Tát có tâm nhiễm ô, đối với người có tội nhiều lại thương xót, luyến ái, ấy là từ bi giả dối. Trường hợp đáng quở trách mà không quở trách, đáng trị phạt mà không trị phạt, đáng tẫn xuất mà không tẫn xuất; dung túng những người phá cấm giới, phạm quy điều, để cho họ tiếp tục tạo ác, để rồi phải bị đọa lạc. Điều ấy chẳng những không phải tâm từ bi của Bồ Tát mà thuộc về tội nhiễm ô, vi phạm giới hạnh của Bồ Tát.
Cho nên một vị Bồ Tát không phải giữ lấy một mặt từ bi mà được, có khi cũng cần hiện oai lực để dẫn dắt chúng sanh đi lên con đường chánh của Phật pháp. Có những trường hợp đặc biệt, Bồ Tát không cần phải quở trách, trị phạt, tẫn xuất các hành giả học Phật ấy, vẫn không bị phạm tội.
Chẳng hạn như Bồ Tát biết rõ kẻ ấy nương vào một thế lực ác. Dù trách phạt họ thế nào cũng không có tác dụng. Hoặc biết chúng sanh ấy tánh tình đặc biệt ngang trái, không thể giảng giải, hoặc nói lời chi họ cũng không chịu tiếp thọ. Hoặc biết chúng sanh ấy không có chút tâm hổ thẹn. Nếu bạn hành sự đúng theo pháp, chẳng những họ không tiếp thọ, lại còn thốt ra những lời thô ác, khiến việc làm của bạn không thành tựu. Hoặc biết chúng sanh ấy tâm sân hận rất nặng, nếu quở trách, trị phạt chẳng những họ không cho là bạn muốn dạy bảo để họ trở thành người tốt, ngược lại giận ghét bạn suốt đời...
Những loại chúng sanh nói trên bạn có thể mặc kệ chúng không cần quở trách, trị phạt, tẫn xuất, mà không vi phạm giới Bồ Tát. Vì sao vậy?
Vì dù răn dạy cách nào, nhất định phải đạt tác dụng lợi ích mới được. Bằng ngược lại, thà đừng răn dạy tốt hơn.
Lại nữa việc trị phạt, quở trách còn phải hợp và thích ứng với thời cơ. Nếu tình hình thực tế lúc ấy không thích hợp, trị phạt sẽ sanh khởi chuyện tranh chấp, gây gổ càng dữ dội. Nếu không trị phạt thì vấn đề lại không đến nỗi thành việc ác thì không nên trị phạt.
Hoặc biết rõ nếu trị phạt, quở trách, chẳng những không thể khiến người bỏ dữ theo lành, lại còn làm cho tăng đoàn sanh chuyện gây gổ, náo loạn, không thể cùng nhau an tu, thậm chí vì sự quở trách này mà tăng đoàn bị rạn nứt thì không nên quở trách.
Hoặc kẻ phá giới phạm quy kia vốn là kẻ rất biết bổn phận, nhưng vì sự lầm lỡ nhất thời mà làm những việc không đúng pháp, về sau tự phản tỉnh, biết mình có lỗi sẽ tự trách phạt lấy mình và cải hối một cách nhanh chóng, thệ nguyện không bao giờ tái phạm lỗi lầm.
Những trường hợp như vậy, Bồ Tát không quở trách, trị phạt vẫn không vi phạm Bồ Tát giới. Với người thường sanh tâm sân hận, tương lai quyết phải đọa lạc vào trong tam ác đạo, thọ các quả báo thống khổ. Đại Trí Độ Luận có nói: “Do duyên cớ sân hận, sau khi xả thân bị đọa vào tám cảnh đại địa ngục”.
Kinh Hoa Nghiêm cũng dạy: “Tội sân hận thượng phẩm là nhân địa ngục; trung phẩm là nhân súc sanh; hạ phẩm là nhân ngạ quỷ”. Nếu khi thọ quả báo trong tam ác đạo đã mãn, chuyển sanh trong nhân gian sẽ bị hai thứ quả báo:
1. Thường bị người tìm kiếm chỗ hay dở của mình. Nói bạn việc này không đúng, việc kia không đúng. Xem như bạn là một người không có một điều gì đúng cả.
2. Thường bị người não hại sự sinh hoạt của bạn, ở bất cứ nơi nào cũng làm cho bạn bị khổ não. Do đó, bạn không bao giờ được an ổn.
Lại nữa, phàm người có tánh nóng giận, do trong lúc phát đại sân nộ, sắc mặt hết sức khó nhìn. Cho nên lúc chuyển sanh làm người tướng mạo rất xấu xa, người người thấy đều không ưa thích. Chánh báo đã như vậy thì y báo thọ dụng hoàn toàn không được vừa ý, thậm chí những hoa quả, phẩm vị của chúng dù ngọt, nhưng bạn ăn vào lại rất đắng chua.
Theo Phật pháp dạy: “Chư Thiên cõi Dục còn có sân hận, nhưng chư thiên hai cõi Sắc và Vô Sắc đều không sân hận”. Trong Câu Xá Luận có câu tụng rằng: “Thượng nhị bất hành sân” (hai cõi trời trên, sân tâm không hiện hành).
Hiện tại lúc làm người thường vọng sanh sân hận thì trạng thái an vui thiền định của hai cõi trên tự nhiên mất hẳn, không thể hưởng thọ. Chẳng những trạng thái an vui thiền định ở thế gian không được phần mà vui giải thoát của Nhị Thừa tự nhiên cũng không có.
Là một vị Bồ Tát, cần phải lấy tư lợi, lợi tha làm bổn nguyện duy nhất. Và bổn nguyện này, nhất định phải phát xuất từ nơi tâm từ bi mới có thể hoàn thành hạnh nguyện tư lợi, lợi tha. Vì thế, nếu thường sanh tâm nóng giận thì hạnh nhị lợi nói trên bị sân hận làm tổn hại. Cho nên dù ở bất cứ trường hợp nào, quyết không nên sân hận vậy.
-----------------------------
10. Hủy Báng Tam Bảo Giới (Giới Hủy Báng Tam Bảo)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.1.1.10. HỦY BÁNG TAM BẢO GIỚI
(giới hủy báng Tam Bảo)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử tự báng Tam Bảo” cho đến câu “thị Bồ Tát Ba La Di tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử tự mình hủy báng Tam Bảo, xúi người hủy báng Tam Bảo, nhân hủy báng, duyên hủy báng, cách thức hủy báng, nghiệp hủy báng. Phật tử nghe một lời hủy báng Tam Bảo của ngoại đạo và kẻ ác, lòng đau như ba trăm cây nhọn đâm vào tim mình, huống là tự miệng mình hủy báng. Không có đức tin và lòng hiếu thuận đối với Tam Bảo, lại còn giúp sức cho kẻ ác, kẻ tà kiến hủy báng Tam Bảo, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Lời giảng:
Đây là giới rốt sau của mười giới trọng. Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn gọi là giới “báng loạn chánh pháp”, hay gọi là “hủy báng Bồ Tát pháp”, cũng gọi là giới “tà kiến, tà thuyết”.
Tam Bảo tức là chiếc đò rộng lớn đưa người ra khỏi nẻo tà:
- Là yếu môn đi vào Phật đạo.
- Là cảnh thù thắng cho người sơ phát tâm.
- Là chỗ cùng tột của tất cả những ai muốn nương về.
- Là chiếc thuyền từ đưa chúng sanh qua bể khổ.
- Là ngọn minh đăng soi sáng trong đêm trường hắc ám.
- Là trận mưa to lúc ngôi nhà lớn đang hỏa hoạn.
Vì thế, tất cả mọi phương diện, tất cả chúng sanh đều phải nhất tâm thừa sự, kính thuận và thân cận cúng dường, mong cho ngôi Tam Bảo trong thế gian được mãi mãi hưng thạnh, làm chỗ nương nhờ an ổn cho chúng sanh. Nếu đã không làm được như vậy, lại còn cực lực hủy báng Tam Bảo, là tự mình chuốc lấy tai họa thâm sâu và làm hại cho tất cả mọi người, làm đoạn tuyệt tất cả hạt giống trong ngôi Tam Bảo. Tội ác này lớn biết dường nào, vì vậy mà kết thành căn bổn trọng tội!
Đề mục giới này gọi là hủy báng, chính là sự chống trái, tự mình không minh bạch chút đạo lý nào, không có tri kiến chính xác, rồi đối với Tam Bảo vọng sanh chê bai, bàn luận hoàn toàn không đúng sự thật, nên gọi là hủy báng.
Tam Bảo là phước điền mầu mỡ, đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh, đáng lẽ không được hủy báng. Nhưng chúng sanh sở dĩ hủy báng Tam Bảo là do tà kiến xúi giục.
Tà kiến là sự sai lầm của tư tưởng. Khi một người có tư tưởng sai lầm thì bất cứ điều gì họ cũng cực lực bài bác, không thừa nhận. Phật pháp nhận định rằng những tội lỗi do tư tưởng sai lầm sản sinh, so với tất cả những tội khác thì nặng hơn hết. Tà kiến nói ra thì rất nhiều, nhưng chư cổ đức quy nạp lại một cách đại khái gồm có bốn loại sau đây:
1. Thượng phẩm tà kiến: loại tà kiến này phủ nhận mọi hành vi đạo đức. Căn bản là bài bác luật nhân quả của thiện ác nghiệp. Không thừa nhận bất cứ thuyết thiện nhân, thiện quả hay ác nhân, ác quả nào, như hạng nhất-xiển-đề thuộc loại tà kiến thượng phẩm này.
(Nhất-xiển-đề, Trung Hoa dịch là Bất Tín. Nghĩa là không tin Phật pháp. Kinh Niết Bàn quyển năm nói: “Những người không có tín tâm với Tam Bảo gọi là nhất-xiển-đề”).
2. Trung phẩm tà kiến: thứ tà kiến này không thừa nhận Tam Bảo có công đức thù thắng hơn ngoại đạo, thậm chí còn nói Tam Bảo không bằng ngoại đạo là khác.
Nếu loại chấp trước sai lầm này uẩn súc trong nội tâm đã thành thục rồi hủy báng Tam Bảo thì phạm căn bổn trọng tội, luôn cả giới thể cũng bị mất. Nếu nội tâm đã thừa nhận Tam Bảo là thù thắng hơn ngoại đạo, nhưng chỉ ở đầu lưỡi rao nói Tam Bảo không bằng ngoại đạo. Vì chưa bỏ Chánh Đế theo hẳn Tà Đạo, dù là phạm căn bổn trọng tội, nhưng giới thể không hoàn toàn bị mất. Nhưng nếu một lần nói Tam Bảo không bằng ngoại đạo thì kết trọng tội một lần. Nói nhiều lần thì kết trọng tội nhiều lần. Vì thế, tội hủy báng Tam Bảo này không nên tùy tiện nói càn.
3. Hạ phẩm tà kiến: các Phật tử thọ Bồ Tát giới, tu học pháp Đại Thừa, phải thú hướng đến Đại Thừa, là mục đích duy nhất của mình. Về sau nếu bỗng nhiên biến cải ý niệm của mình, buông bỏ bổn nghiệp Đại Thừa cần phải học tập của mình, để chuyên tâm nhứt ý học theo pháp Tiểu Thừa.
Nếu thứ pháp chấp trước này đã thành tựu trong nội tâm thì phạm căn bổn trọng tội, và mất hẳn giới thể của Bồ Tát.
Nếu thứ chấp trước này chưa thành tựu trong nội tâm, thì chỉ thuộc về giới có tâm trái bỏ Đại Thừa, trong phần các giới khinh.
4. Tạp loại tà kiến (tà kiến tạp nhạp, gặp thứ nào cũng tin): Chia làm nhiều trường hợp.
* Chấp Đại Thừa hủy Tiểu Thừa: cho rằng Bồ Tát học pháp Đại Thừa, chỉ cần thành thật học pháp Đại Thừa là đủ. Với giáo pháp tương ứng Thanh Văn thừa, Bồ Tát không cần phải học tập, như trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn nói: “Bồ Tát cần chi học tập, cần gì phải nghe theo và bẩm thọ, hành trì, tinh tấn tu học giáo pháp tương ứng Thanh Văn thừa?” Như thế sẽ phạm tội khinh cấu “nhiễm ô khởi”.
(Lưu ý: Danh từ “nhiễm ô khởi” có rất nhiều ý nghĩa. Ở đây có nghĩa là một thứ tội từ phiền não phát sanh).
Phải biết Phật pháp bên Tiểu Thừa dù nói là không được rốt ráo, nhưng đây là phần cơ bản rốt ráo của Phật pháp xuất thế. Vả lại, chư Phật trong ba đời xuất hiện ở thế gian, giáo hóa chúng sanh, không vị Phật nào chẳng tuyên thuyết giáo pháp Tam Thừa.
Cho nên Bồ Tát đã phát Bồ Đề tâm, đối với pháp Đại Thừa cần phải tu học là lẽ đương nhiên, nhưng với pháp Thanh Văn thừa cũng cần phải học tập, để làm phương tiện độ sanh cho chính mình. Không được nói: “Tôi đây là người Đại Thừa, không cần học pháp Tiểu Thừa”. Nhưng nếu chỉ chấp chặt một bên, theo pháp Tiểu Thừa không ra khỏi, cố nhiên cũng không đúng; nhưng bài bác pháp Tiểu Thừa không chịu học tập, cũng là điều tuyệt đối sai lầm.
Lại có người khuynh hướng thiên về sự hủy báng một bộ kinh nào đó. Như đối với các kinh điển Đại Thừa, bộ nào hợp với tư tưởng của mình thì thừa nhận là Phật nói. Nếu bộ nào không hợp thì cho là không phải Phật nói, và cho rằng bộ kinh ấy không phải của Phật giáo, mà thuộc về tà thuyết của ngoại đạo. Chấp như vậy sẽ phạm tội khinh cấu.
Trong giới kinh nói: “Nếu Bồ Tát khi nghe nghĩa lý thậm thâm, chân thật của Bồ Tát pháp tạng cùng với vô lượng thần thông diệu dụng của chư Phật, Bồ Tát, mà bài báng, không tiếp thọ, nói là không có lợi ích cho chúng sanh, không phải pháp của Như Lai nói, không thể đem sự lợi ích an lạc lại cho chúng sanh thì vị Bồ Tát này phạm tội nhiễm ô khởi”.
Lại nữa, nếu có kẻ tín tâm không được thuần khiết, người ấy đối với oai đức của Tam Bảo, với nghĩa lý của pháp Đại Thừa, luật nhân quả thiện ác, tuy có tâm thâm tín không đối nghịch, nhận chân những lời trong kinh nói đều đúng. Nhưng đồng thời cũng cho rằng ngoại đạo, quỷ thần cũng có oai lực của quý vị ấy, nên bảo nhau tín phụng theo ngoại đạo hoặc quỷ thần. Thậm chí còn dùng phù chú, điệp sớ cúng tâu lên cho quỷ thần biết rõ. Chẳng những tự mình tin hiểu, thực hành như vậy, lại còn khuyến hóa mọi người cũng tin hiểu và thực hành như vậy.
Việc này trong thời buổi hiện tại có thể nói là rất nhiều. Y theo giới Bồ Tát mà nói, lối tin không thuần khiết này không thể chấp nhận và sẽ phạm tội khinh cấu.
Chúng ta nên biết, đối với tín ngưỡng, điều tối yếu là không được phức tạp. Nếu bất cứ điều gì cũng cho là đúng, tin một cách tạp nhạp, không phân biệt Phật, quỷ thần hoặc Bồ Tát, là trái với chánh tín của người Phật tử, thuộc về tri kiến điên đảo, không thể gọi là người Phật tử chánh tín.
Lại có hạng người vì sức trí huệ kém, đối với mọi vấn đề không biết khéo léo phân biệt lựa chọn, chỉ nương theo những lời giải thích bất đồng của người khác; cho rằng lời giải thích này cũng đúng, lời giải thích kia cũng đúng, nên không dám có ý kiến riêng để bài bác người. Hạng người này không phạm tội gì. Nếu tự mình sức trí huệ kém, hiểu biết không tới, đối với kiến giải của người không tự thấu triệt lại theo trí huệ thiển cận của mình mặc tình lấy, bỏ, người này phạm giới khinh suất.
Lại nữa, có kẻ biết lý thuyết của người khác là đúng, nhưng vì muốn phô bày kiến giải của mình, tự cho là cao siêu, cưỡng kiến, lập tư tưởng, lý luận của tự mình không đồng với mọi người. Lại còn cực lực bài xích tư tưởng, lý luận của người, cho rằng không đúng. Hạng người này phạm tội kiêu mạn.
Lại có hạng người thuyết pháp theo lối tương tự (mới nghe thấy giống như chánh pháp), nghĩa là điên đảo giảng nói cho người. Chẳng hạn nói rằng: Đại phàm Bồ Tát hành Bồ Tát đạo, phải ở trong sanh tử hóa độ chúng sanh, cho nên không tích cực mong cầu lạc thú Niết Bàn. Nếu chỉ ưa thích chứng đắc Niết Bàn thì bị sa vào lỗi trầm không trệ tịch như những kẻ chấp Không bên Tiểu thừa, mãi ở trong cảnh Niết Bàn, hưởng thụ sự khoái lạc của Niết Bàn, nên không thể ở trong sanh tử hóa độ chúng sanh (“trầm không trệ tịch” chỉ cho các thánh nhân phái Tiểu thừa, ưa thích an trụ Niết Bàn, không nhập thế độ sanh). Vì muốn gánh vác trách nhiệm hóa độ chúng sanh, vì muốn tích cực với công tác độ sanh nên vị Bồ Tát bất luận thế nào cũng không nên cầu ưa thích chứng đắc Niết Bàn, mà phải cực lực nhàm chán lìa bỏ. Cần phải ở trong sanh tử cứu độ chúng sanh, nên đối với các phiền não có công năng tư nhuận cho sanh tử, không nên sanh tâm sợ sệt, không nên suốt năm tháng lo đoạn trừ phiền não.
Tại sao vậy? Vì phiền não một khi đã đoạn trừ, thì sẽ chứng đắc Niết Bàn. Mà đã chứng đắc Niết Bàn thì không thể ở trong sanh tử hóa độ chúng sanh. Thế là hoàn toàn không tương ứng với tinh thần Bồ Tát đạo.
Vì thế, Bồ Tát đối với các phiền não làm não loạn thân tâm, không cần sanh tâm nhàm chán như các hành giả Thanh Văn thừa.
Tại sao vậy?
Vì Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, hành Bồ Tát đạo, phải ở trong thời gian lâu xa ba a tăng kỳ kiếp thọ sanh tử, để cầu quả vô thượng Bồ Đề. Điều minh chứng là trường hợp đức Di Lặc Bồ Tát ở trong sanh tử độ sanh. Chính Ngài không cần tu tập Thiền Định, cũng không cần đoạn phiền não. Ngài là tấm gương rất tốt cho chúng sanh noi theo. Như vậy, cần chi phải sanh tâm nhàm lìa sanh tử và đoạn diệt phiền não, ưa thích Niết Bàn?
Lối thuyết pháp trên hoàn toàn sai lầm, và trái hẳn với tinh thần của Đại Thừa Phật pháp, và đối với giới Bồ Tát cũng có chỗ vi phạm. Tại sao vậy? Nên biết rằng: phiền não nhiễu loạn thân tâm giới. Chẳng những hành giả Thanh Văn trong thâm tâm cực lực nhàm lìa, mà chính ngay chư Bồ Tát trong thâm tâm cũng chán lìa phiền não một cách nhiệt thiết. Tâm chán lìa phiền não của Bồ Tát, nếu đem so với hành giả Thanh Văn thì vượt xa đến trăm nghìn vạn ức lần.
Với sự sợ hãi sanh tử, sự ưa thích mong cầu Niết Bàn, hành giả Thanh Văn thừa đều không thể sánh kịp với Bồ Tát. Tại sao vậy?
Vì hành giả Thanh Văn chỉ mong giải thoát cho chính mình; còn Bồ Tát mục đích là khắp vì tất cả chúng sanh mà cầu chứng Niết Bàn, nên nỗ lực đoạn phiền não để giải thoát cho chính mình, đồng thời làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, như thế không thể bảo là giống nhau được.
Đặc điểm lớn nhất của Bồ Tát là ở trong sanh tử mà không bị sanh tử lay động và dần dần thoát ly sanh tử. Lăn lộn trong phiền não mà có thể dần dần xa lìa phiền não.
Như đức Di Lặc Bồ Tát không cần tu tập Thiền Định, không cần đoạn trừ phiền não mà lại được đức Bổn Sư Thích Ca thọ ký cho Ngài sẽ ở thế giới này thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Công phu tu hành đến mức này đâu phải hành giả Thanh Văn có thể thực hành được.
Theo những điều vừa phân tích, chúng ta thấy Bồ Tát không phải không có tâm ưa thích cầu chứng Niết Bàn, không phải không sợ sanh tử, không phải không lo đoạn trừ phiền não. Như vậy thì những lời thuyết pháp trên thuộc về lối vọng ngữ điên đảo và lầm lộn.
Giới này thất chúng Phật tử dù không hoàn toàn vi phạm, nhưng cũng không phải hoàn toàn không trái phạm. Vì phiền não chúng sanh quá sâu nặng, đôi lúc phiền não xung động mà quên hẳn mình là đệ tử của Tam Bảo. Đối với Tam Bảo mà mình đã phụng kính từ lâu, vô tình không ý thức, sanh ra hủy báng mà tự tạo tội nghiệp rất sâu nặng cho chính mình. Đức Phật biết rõ Phật tử có thể vi phạm giới này nên trong giới Đại Thừa và Tiểu Thừa đều có chế định giới điều này, để ngăn ngừa tội hủy báng phi lý. Nhưng lập trường của Đại Thừa và Tiểu Thừa bất đồng, nên việc phạm giới có sự khinh, trọng sai khác.
Bồ Tát lấy việc độ sanh làm trách nhiệm, nên đối với chúng sanh phải giảng nói Phật pháp thuần chánh, không nên nói Phật pháp tương tự. Với Tam Bảo, phải tìm nhiều phương tiện xưng dương, tán thán, không nên có một niệm hủy báng, bất kính.
Nếu hủy báng Tam Bảo và tuyên thuyết chánh pháp tương tự làm lầm loạn giáo pháp của Như Lai, tội này nặng vô cùng, nên liệt vào căn bổn trọng tội. Hành giả Thanh Văn lấy việc tự tu làm trách nhiệm, nếu giảng nói pháp tương tự, tuy không đến nỗi đầu độc chúng sanh sâu nặng, nhưng hủy báng Tam Bảo đương nhiên cũng là tội đại nghịch.
Những bạn đồng đạo khi thấy xảy ra sự kiện này, phải cố gắng khuyên ngăn, giảng giải cho họ rằng: hành động giảng nói pháp tương tự hoàn toàn bất lợi với họ, và điều ấy quyết không được làm.
Nếu như một, hai lần đến ba lần khuyên gián mà họ vẫn không từ bỏ, thì xem như họ đã bị tà độc ăn sâu vào tâm, không phương thế cứu vãn. Lúc ấy, đành phải kết tội họ, nhưng chỉ là phạm Ba Dật Đề, thiên thứ ba trong số năm thiên, và so với căn bổn trọng tội của Bồ Tát có sự khác biệt thật sự:
Thể của Tam Bảo như vầng nhật nguyệt không thể dùng một ngón tay mà ngăn che được.
Đức của Tam Bảo không thể dùng một lời mà có thể hủy báng được. Nếu hủy báng Tam Bảo chẳng khác nào người quăng búa muốn chém chặt hư không. Hư không không thể chém chặt được, trái lại tự thương hại cho bản thân mình. Hủy báng Tam Bảo cũng thế, chỉ gia tăng tội ác cho mình mà thôi,
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu Phật tử là một vị Bồ Tát đi lợi ích chúng sanh, bất luận tự mình hủy báng Tam Bảo, hay bảo người hủy báng Tam Bảo, tội lỗi ấy rất nặng và to lớn. Vì chẳng những đem hết thiện căn công đức của mình thiêu đốt hết, lại còn phá hoại tín tâm của chúng sanh đối với Tam Bảo, đồng thời còn tiêu diệt pháp nhãn của chúng sanh. Ấy là một đại ác tri thức của chúng sanh, làm cho cả mình lẫn người thành tựu nghiệp nhân A Tỳ địa ngục”. Vì thế, để tăng trưởng thiện căn cho mình hay cho người, đều không nên hủy báng Tam Bảo.
Thế nào là tự mình hủy báng Tam Bảo?
Có một loại ngoại đạo nói như vầy: “Đệ tử Phật thường nói đức Giáo Chủ của họ là bậc Nhất Thiết Trí, nhưng chúng ta xem ra trên thế gian này, không có một người nào là Nhất Thiết Trí. Thế mà tín đồ Phật giáo nói bậc Nhất Thiết Trí chính là Đức Phật. Chúng ta không thể thừa nhận, vì trong thực tế vẫn không có Phật...” Như thế là hủy báng Phật Bảo.
Chánh pháp của Như Lai tuyên thuyết có bốn thứ: Giáo, Lý, Hạnh, Quả. Bất luận hủy báng thứ nào đều gọi là hủy báng Pháp Bảo.
Như có người bị ma làm mê hoặc, do đó, đối với Phật pháp tín giải không chính xác, nên đối với kinh điển thậm thâm của Như Lai cực lực hủy báng rằng: “Kinh điển này không phải của Phật nói, Phật không bao giờ nói những lời như vậy”. Người thốt ra những lời như thế là hủy báng Pháp Bảo.
Vì đối với giáo pháp của Phật dám cả gan phán đoán cho là không phải pháp, không phải luật. Như trong kinh Đại Bát Nhã, quyển thứ năm trăm, cũng nói:
“Thiện Huệ bạch Phật rằng:
- Người ngu si kia do duyên cớ, nghiệp duyên chi mà hủy báng pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa thậm thâm như thế?
Đức Phật bảo Thiện Huệ vì bốn nhân duyên như sau:
- Bị các tà ma dối gạt, mê hoặc.
- Do nguyên nhân đối với pháp thậm thâm không tín giải.
- Do nguyên nhân không chuyên cần tinh tấn tu tập, chỉ đắm trước thân ngũ uẩn và bị các ác tri thức dẫn dắt.
- Do nguyên nhân thường ôm ấp tâm niệm sâu hận, ưa làm ác pháp, tự mình cống cao, khinh miệt người khác.
Hạng người ngu si kia vì hội đủ bốn duyên nên hủy báng pháp Ba La Mật thậm thâm của Như Lai.
Tăng Bảo, theo Phật pháp nói có hai loại là Thanh Văn Tăng và Bồ Tát Tăng. Thanh Văn tăng lấy tự lợi làm chủ; Bồ Tát Tăng lấy lợi tha làm gốc, đều là phước điền của nhân gian, người người cần phải cung kính, tôn trọng. Nhưng có người, do tà kiến đã ăn sâu vào tâm, nói rằng: “A La Hán và Bồ Tát quả thật là đáng tôn, đáng quý, vì các Ngài đều là bậc thân tâm thanh tịnh mà được tự do giải thoát. Nhưng hiện trên đời này tôi không tin có vị A La Hán và Bồ Tát chân thật. Chẳng qua là Bồ Tát tương tự và Thanh Văn giả mà thôi”. Người nào nói như vậy, chính là hủy báng Tam Bảo.
Hủy báng Tam Bảo như vậy tự mình mất hẳn mầm thiện căn, cùng làm cho mầm thiện căn của chúng sanh cũng mất hẳn, tội này rất nặng.
Thế nào là người hủy báng Tam Bảo?
Là có hạng người tà kiến, đã tự mình hủy báng Tam Bảo, lại còn muốn nhiều người kết thành bè đảng hủy báng Tam Bảo. Vì người ấy nghĩ rằng: nếu riêng một cá nhân họ hủy báng thì chỉ gây một ảnh hưởng quá yếu, khó làm cho người tin nhận, cũng không thể làm cho ngôi Tam Bảo lay động. Bấy giờ đi đâu cũng cổ động người khác hủy báng Tam Bảo, kéo người vào bè đảng của mình để cho thanh thế của mình được lừng lẫy và Tam Bảo không thể ở lâu trong thế gian. Làm cho tất cả chúng sanh sa vào trong lưới tà kiến của mình, không cách nào tự cứu.
Sau đó, không cần dùng miệng bảo người hủy báng Tam Bảo, chỉ cần đem những tư tưởng, ngôn luận của mình muốn hủy báng Tam Bảo, viết thành một thiên văn chương, hoặc quyển sách nho nhỏ, truyền bá khắp nơi và lưu truyền mãi đến đời vị lâu dài, khiến những người kiến giải cạn cợt, đối với Phật pháp không có nhận thức, sau khi xem quyển sách ấy, vì trong tâm đã có tri kiến nhất định, nên phụ họa theo, đi đến đâu cũng hủy báng Tam Bảo. Như thế là đã đầy đủ hai thứ tội: tự mình hủy báng và bảo người hủy báng.
Sự thật Tam Bảo không có gì hủy báng được. Một người sở dĩ hủy báng Tam Bảo không phải do tri kiến của họ không chính xác, mà vì họ chưa có sự nhận thức chính xác đối với Tam Bảo. Hoặc vì xem những sách tà giáo hay nghe theo lời bài bác, luận nghị của những người có thế lực, rồi vô tình không hay biết, đâm ra hủy báng Tam Bảo.
Tội hủy báng Tam Bảo làm cho tự mình trong tương lai không được gặp Tam Bảo, vĩnh viễn đọa trong tam ác đạo, thọ các bệnh khổ. Thật bất lợi hoàn toàn cho chính mình.
Giới này ở đây gọi là giới “hủy báng Tam Bảo”. Trong Du Già Bồ Tát giới bổn, gọi là giới “báng loạn chánh pháp”. Nghĩa là đem tà kiến của mình báng loạn chánh pháp của Như Lai.
Báng loạn cùng hủy báng, hai từ này không giống nghĩa nhau. Tội hủy báng nhẹ hơn tội báng loạn chánh pháp. Báng loạn chánh pháp mắc tội rất nặng, vì báng loạn chánh pháp của Như Lai, nói pháp tương tự khiến tà, chánh không phân biệt. Chẳng những có hại chánh tri, chánh kiến của Như Lai, còn làm cho chúng sanh đui mù, không có cặp mắt trí huệ.
Vì thế, nếu chính mình đối với Bồ Tát Tạng thậm thâm chưa hiểu rõ, thì nên thừa nhận trí huệ của mình chưa đủ, cần phải học tập thêm cho được thông suốt. Tuyệt đối không nên vì sự thiển cận của mình mà tùy tình mặc ý hủy báng Tam Bảo. Hoặc không khéo phân biệt pháp tướng, thấy người nói mình cũng nói theo, mà hủy báng pháp Đại Thừa, nói đây không phải là lời Phật. Vị Bồ Tát này đã bị tà kiến, phiền não sai sử và chiết phục, nên phạm pháp Tha Thắng Xứ.
Như trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn nói: “Nếu chư Bồ Tát hủy báng Bồ Tát Tạng, ưa thích tuyên thuyết, khai thị, kiến lập chánh pháp tương tự. Đối với chánh pháp tương tự, tự mình sanh tín giải, hoặc bị pháp tương tự ấy lay chuyển, gọi là pháp Tha Thắng Xứ thứ tư”.
Kết thành tội hủy báng Tam Bảo cũng có bốn điều kiện: Nhân, duyên, pháp, nghiệp:
1. Báng nhân (nhân hủy báng): từ vô thỉ chúng sanh đã sẵn có tâm tà kiến ở trong Tạng Thức, do đó mà ưa theo những thứ luận nghị tà đạo, nên hiện tại sanh khởi tâm niệm tà kiến, muốn hủy báng Tam Bảo, đấy là nhân hủy báng.
2. Báng duyên (duyên hủy báng): vì đã có nhân hủy báng, nhân ấy tương tục mãi trong tâm, đến khi có một kẽ hở làm phương tiện, giúp thành tựu cho tà thuyết, gọi là duyên hủy báng.
3. Báng pháp (cách thức hủy báng): dùng những lời khéo léo hư ngụy để hủy báng hoặc theo lối lý luận tà thuyết của mình, sáng tác, viết sách để mê hoặc nhân tâm, gọi là cách thức hủy báng.
4. Báng nghiệp (nghiệp hủy báng): do ba nghiệp trên hòa hợp lại, tạo thành sự hủy báng. Nếu người trước mặt lãnh hội những lời hủy báng thì sẽ thành tựu khổ quả của nghiệp hủy báng, phải bị đọa trong tam ác đạo, gọi là nghiệp hủy báng.
Tội hủy báng Tam Bảo khiến những người tà kiến tin theo, tương lai chẳng những không được gặp Tam Bảo, lại cũng không nghe được danh từ Tam Bảo.
Ở đây có điều cần nói rõ: nhân hủy báng dù lấy tà kiến làm chủ, nhưng thật sự bao gồm cả tam độc.
- Như vì cầu danh lợi mà hủy báng là do tham tâm làm nhân.
- Nếu do ôm ấp niệm oán thù mà hủy báng là do sân tâm làm nhân.
- Nếu do mê muội không biết mà hủy báng là do si tâm làm nhân.
Vì thế, với tội hủy báng Tam Bảo, cần phải xem phát xuất từ động cơ nào, và dù là do động cơ nào, chỉ cần hủy báng Tam Bảo thì phạm căn bổn trọng tội.
“Một hành giả Bồ Tát chân chính, khi nghe một lời hủy báng Tam Bảo của ngoại đạo và người ác, lòng cảm thấy đau như bị ba trăm cây nhọn đâm vào tim mình, huống là tự miệng mình hủy báng”.
Phàm những người ngoài tâm cầu pháp, bất cứ ở Ấn Độ, Trung Hoa hay những quốc gia khác, hoặc bất cứ là tín đồ của tôn giáo nào... đều cùng gọi là ngoại đạo, chứ không chỉ nhất định là kẻ cực tà. Phàm những người không tin Đại Thừa thường trụ Tam Bảo, xa lìa tâm địa đại giới này, mà học tập theo tà giáo của những đạo khác, cùng những người bác không nhân, không quả, không thiện, không ác đều thuộc về hạng ác nhân, không riêng gì những hạng người hung ác cùng cực mới tính kể.
Ngoại đạo cùng với người ác đều không tránh khỏi tội hủy báng Phật.
Là Phật tử, hết lòng cung kính tôn trọng Phật là đấng Từ Phụ của mình, không bao giờ có tâm muốn nghe người nào hủy bángười Đấng Cha Lành của mình. Khi nghe một lời hủy báng Phật, nội tâm sẽ cảm thấy đau đớn không yên. Sự đau đớn bất ổn này đến mức độ nào? Sự đau khổ này dường như ba trăm cây nhọn đâm vào tim mình, như vậy làm sao có thể chịu nổi?
Sự đau đớn do ba trăm cây nhọn đâm vào tim thực không thể nào tả xiết. Nhưng cùng tận của sự đau thân mạng nhục thể này đến mức nó bị tiêu diệt là cùng, còn sự nguy hại của hủy báng Tam Bảo, đoạn tuyệt Phật chủng của chúng sanh, tán thất huệ mạng của chúng sanh, đương nhiên khiến cho người không thể nào nhẫn thọ được. Chỉ thốt một lời hủy báng còn như thế, huống chi dùng nhiều lời để hủy báng? Tai nghe người hủy báng hãy còn như vậy, huống chi chính miệng thốt lời hủy báng? Vì thế, một Phật tử, đặc biệt là Phật tử thọ Bồ Tát giới thì không thể nào chấp nhận hoặc hành động như vậy được.
Trong Du Già, quyển bảy mươi chín, nói: “Bồ Tát lấy cái gì làm khổ? Chúng sanh bị tổn não chính là nỗi khổ của Bồ Tát. Như thế, Bồ Tát lấy cái gì làm vui? Chúng sanh được sự lợi ích, chính là niềm vui của Bồ Tát. Những nỗi khổ của chúng sanh thật rất nhiều, nhưng có nỗi khổ nào hơn sự hủy báng chánh pháp”.
Tại sao vậy?
Vì chánh pháp của Như Lai là chỗ nương dựa của chúng sanh. Chúng sanh nương theo đó mà tu trì để được giải thoát và chứng quả. Nếu như hủy báng chánh pháp, khi chúng sanh nghe những lời hủy báng này sẽ không còn dám nương theo chánh pháp để tu trì. Đây là sự não hại chúng sanh rất lớn, không thể đo lường được. Cho nên Bồ Tát khi nghe lời hủy báng Tam Bảo, tự mình cảm thấy khác nào như bị cây nhọn đâm vào tim.
Theo quan niệm của Phật pháp, một người Phật tử tu tập từ tâm, đương nhiên lấy lợi ích của chúng sanh để làm sự khoái lạc cho chính mình. Ngược lại, những người chưa từng tu tập từ tâm, thì lấy sự đau khổ của chúng sanh để làm sự khoái lạc cho chính bản thân họ. Bồ Tát lấy lòng từ bi làm gốc, nên không thể nỡ lòng thấy chúng sanh quay cuồng trong đau khổ.
Ở đây có một điểm cần lưu ý là theo kinh văn thì giới này chỉ đề cập sự báng Phật, như vậy, tại sao đề mục của giới lại đề là “hủy báng Tam Bảo”?
Nên biết Pháp Bảo là từ nơi kim khẩu của Đức Phật tuyên thuyết. Tăng bảo là những đệ tử xuất gia của Đức Phật, nên kinh văn chỉ nói Phật Bảo tức là đã bao trùm Pháp Bảo và Tăng Bảo trong ấy. Báng Phật tự nhiên cũng là báng Pháp và Tăng, cho nên nói là “hủy báng Tam Bảo”.
Lại nữa, Phật là bậc đạo sư của nhân thiên, là cha lành của bốn loài. Ngài vẹt tan mây mờ cho chúng sanh, dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi trong tam giới. Đối với Phật, lẽ ra phải hết lòng sanh tâm tin kính tột độ, sao lại đi ngược lại, sanh tâm bất tín đối với ngài?
Phật là đấng Đại Từ Phụ bạt trừ thống khổ cho chúng sanh, ban sự an vui cho chúng sanh, lẽ ra phải khởi tâm hiếu thuận, chí thành; nếu ngược lại, đối với Phật không sanh tâm hiếu thuận, chính là liệt vào hạng đồng với kẻ ác. Không có lòng kính tin là đồng với ngoại đạo. Như thế, không đúng với tư cách một người Phật tử, “lại còn giúp sức cho kẻ ác, kẻ tà kiến hủy báng” để tự mình được khoái ý, thì khác gì kẻ phản nghịch. Như vậy chính là rận trong thân sư tử, ăn thịt sư tử, làm sao xứng đáng là một vị Bồ Tát có đầy đủ tư cách để vâng giữ Ba La Đề Mộc Xoa? Cho nên cuối cùng trong kinh phán định: “Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội”.
Giới này bao gồm đủ cả Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát:
- Mình và người không hủy báng Tam Bảo, mỗi việc đều không phạm tức là không ác pháp nào chẳng đoạn trừ, nên thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Khi nghe người ác và ngoại đạo hủy báng Tam Bảo, lòng cảm thấy đau đớn như hàng trăm cây nhọn đâm vào tim nên thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Giáo hóa chúng sanh nên có lòng kín tin, hiếu thuận, tức là không một chúng sanh nào không độ, nên thuộc về Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Nếu vi phạm giới này, tức là hủy báng Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát thì tư cách của một vị Bồ Tát đã bị bại hoại và mất hẳn.
Muốn đừng hủy phá giới này, điều kiện duy nhất chỉ có trí huệ hợp cùng với tâm thâm tín. Đối với ngôi Tam Bảo phải có tín tâm thanh tịnh sâu dày, giữ gìn kiên cố không để bị phá hoại. Dầu ở hoàn cảnh nào, thà hy sinh tính mạng, trải qua trăm ngàn vạn ức kiếp, đối với Tam Bảo quyết không sanh một niệm nghi ngờ.
Nếu chúng ta dùng trí huệ phân biệt, tìm xét khắp trong nhân gian cũng như ở thiên giới sẽ thấy tất cả pháp trong thế gian hay xuất thế gian, không có pháp nào đem so với ngôi Tam Bảo thù thắng và kiết tường hơn; không có pháp nào công đức rộng lớn hơn.
Tín tâm đối với ngôi Tam Bảo phải luôn luôn có tinh thần quyết định như vậy. Không được để bất cứ tư tưởng lầm loạn nào làm lay động tín tâm thanh tịnh của mình đối với ngôi Tam Bảo.
Tội hủy báng Tam Bảo thật là rất nặng, trong đó tội hủy báng Pháp Bảo thì trọng đại nhất. Sự trọng đại này, nếu đem so sánh với sự tạo nghiệp ngũ vô gián lại còn nặng hơn nữa.
Nên kinh Đại Bát Nhã, quyển thứ năm trăm, nói:
“Tôn giả Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Chúng sanh tạo tác ác nghiệp có thể chiêu cảm quả báo không được nghe chánh pháp, đem so sánh với nghiệp ngũ vô gián có bằng nhau hay không?”
Đức Phật bảo rằng: - Chiêu cảm nghiệp không được nghe chánh pháp hết sức thô trọng, không thể đem so sánh với nghiệp ngũ vô gián. Chúng sanh nghe pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa thậm thâm, liền chống lại, hủy báng rằng những lời như thế không phải là Phật nói, đó là những lời phi pháp, phi luật. Xá Lợi Tử! Người nào hủy báng chánh pháp, Ta quyết định không cho người ấy an trụ Bồ Tát thừa”.
Tội hủy báng Tam Bảo hay hủy báng Đại Thừa rất thô trọng và quả báo người ấy phải lãnh thọ như thế nào?
Tội này đồng với tội Ngũ Nghịch, sau khi xả báo thân quyết định đọa vào địa ngục A Tỳ, phải trường kỳ chịu bao nhiêu kịch khổ, nên trong kinh Chư Pháp Vô Hành có nói:
“Thời quá khứ có một pháp sư hiệu Oai Nghi, chuyên học tập pháp Tiểu Thừa, không tin pháp Đại Thừa, lại còn sanh tâm hủy báng, cho pháp Đại Thừa không phải do Phật thuyết. Do ác nghiệp ấy, sau khi xả thân, đọa vào đại địa ngục, trải qua bao nhiêu số kiếp phải thọ quả khổ. Khi từ trong địa ngục ra, chuyển sanh lên nhân gian được làm người nhưng lại bị đui mù. Nếu không đui mù thì sanh vào nhà tà kiến, không có nhân duyên gần gũi Tam Bảo để nghe chánh pháp”.
Trong tất cả các thứ tà kiến, tà kiến hủy báng là nặng nhất. Như trong Du Già, quyển thứ 59 có hỏi rằng:
“Tất cả kiến giải điên đảo đều gọi là tà kiến. Vì sao Thế Tôn ở trong nghiệp nhân chỉ giảng nói kiến giải hủy báng gọi là tà kiến?
Bởi vì tà kiến này đối với trong tất cả các tà kiến khác nặng hơn hết. Vì tà kiến này làm chỗ nương tựa cho các tà kiến khác. Nên có những Sa Môn hay Bà La Môn đoạn diệt tất cả các thiện căn, cũng do thứ tà kiến hủy báng này mà ra! Vì tà kiến hủy báng tạo tội ác quá nặng, nên bị đọa trong tam ác đạo, cảm thọ quả khổ cũng rất nặng!”
Giới này cũng có đủ hai loại Tánh và Giá Tội. Vì dù hủy báng Tam Bảo hay hủy báng chánh pháp đều do tà kiến làm cơ bản phát sanh, mà căn nguyên của tà kiến là ở tự nơi tâm, cho nên thuộc về tánh tội. Đức Phật ngăn cấm không được vi phạm giới này. Nếu vi phạm tức phạm về Giá tội.
Phạm giới này cũng phải hội đủ năm duyên mới kết thành tội cực trọng như sau:
1. Thị chúng sanh (đúng là chúng sanh): với chúng sanh hai phẩm thượng và trung, nếu hủy báng thì phạm căn bổn trọng tội. Với chúng sanh hạ phẩm nếu hủy báng thì chỉ phạm tội khinh cấu.
2. Tướng chúng sanh: duyên này cũng chia làm 6 trường hợp khác nhau, tương tự như các giới bên trên đã phân biệt rõ.
3. Tâm dùng những tà kiến không chánh đáng, có sự tính toán sai lầm, rồi vọng nhận những việc ấy là chân thật, đúng đắn, cho tất cả điều còn lại là hư vọng. Do nội tâm có những quan niệm sai lầm này, nên đối với người khác luôn thích nói những lời phỉ báng.
4. Lúc thốt lời hủy báng: duyên thứ ba bên trên chỉ là trong tâm muốn nói, nên còn thuộc về trong nội tâm, nhưng chưa chánh thức thể hiện ra lời mình muốn nói.
Trung Hoa có câu: “Cốt ngạnh tại hầu, bất thổ bất khoái” (trong cổ mắc xương, không khạc ra được thì rất khó chịu). Nên cuối cùng phải đem những điều nghĩ tưởng trong tâm nói ra. Hoặc tự mình rao nói với người, hay bảo người triển chuyển rao nói để cho sự hủy báng lan rộng, hoặc trước tác sách vở để lưu truyền mãi mãi ở hậu lai.
5. Người trước mặt lãnh hội và hiểu rõ: nghĩa là lời bạn nói ra, người đối diện có lãnh hội được và hiểu rõ. Dù là lời nói hay những sách vở bạn trước thuật, nếu mang ý tưởng tà kiến thì cứ một lời, hay một câu, sẽ kết thành một trọng tội. Tùy theo bạn nói lời hủy báng nhiều hay ít mà kết thành trọng tội ít hay nhiều, không có sự dung thứ mảy may nào.
B.1.2. TỔNG KẾT THẬP TRỌNG (chung kết luận mười giới trọng):
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “thiện học chư nhân giả!...” cho đến câu “...bát vạn oai nghi phẩm đương quảng minh”.
2. Dịch nghĩa:
Đức Phật kết luận và răn dạy: “Này các Phật tử! Trên đây là mười giới trọng của Bồ Tát, các Phật tử cần nên học. Trong mười giới đó, không nên trái phạm một giới nào cả, dẫu một mảy nhỏ như vi trần, huống chi phạm đủ cả mười giới ư! Nếu có người nào trái phạm, thời người ấy hiện đời không được phát Bồ Đề tâm, rồi cũng mất ngôi quốc vương, ngôi Chuyển Luân Vương, ngôi tỳ kheo, tỳ kheo ni, cũng mất những quả Thập Phát Thú, Thập Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương, Thập Địa... tất cả diệu quả Phật tánh thường trụ đều mất, lại bị đọa vào tam ác đạo trong hai kiếp, ba kiếp. Chẳng được nghe danh tự của cha mẹ và Tam Bảo. Vì thế nên không được phạm một giới nào cả. Tất cả Bồ Tát các Ngài đã học, sẽ học và hiện nay đang học. Mười giới như thế cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì”.
Lời giảng:
Đã giảng xong phần mười giới, đến đây xin giảng phần Tổng Kết:
“Thiện học chư nhân giả” chỉ những người học giới pháp Bồ Tát.
Vì sao gọi là “thiện học chư nhân giả”? Những vị Phật tử học giới Bồ Tát vì sao gọi là “thiện học”?
Nghĩa là cần phải đúng pháp, đúng luật, vâng lời Phật dạy, không trái với bổn nguyên tâm địa, thuận theo lý mà tu học mới được gọi là “thiện học”. “Chư nhân giả” tức là chư đại đức như trong giới kinh thường gọi.
Vì hành giả tu học Bồ Tát hạnh, lẽ tất nhiên phải có đủ tâm từ bi lợi tế, tâm nhân ái hiếu thuận nên gọi là “nhân giả”. Danh từ này là tiếng gọi tốt đẹp của Đức Phật, hàm ý khen ngợi những Phật tử học giới Bồ Tát, không phải những người thường mà được gọi bằng danh từ ấy.
“Thị Bồ Tát Ba La Đề Mộc Xoa”: câu kinh văn thứ hai nêu pháp sở học. Câu “thiện học chư nhân giả” chỉ những người luôn học hỏi. Nghĩa là, mười pháp Ba La Đề Mộc Xoa đã giảng ở trên, là thuộc về Quang Minh Kim Cương Bửu Giới của bổn nguyên tâm địa, chỉ có Bồ Tát mới có thể hết lòng kính trọng phụng trì, không phải hành giả Thanh Văn thừa có thể tu học được.
Tu học Quang Minh Kim Cương Bửu Giới này hiện tại tuy chưa được giải thoát, nhưng nếu chân thành nghiêm trì không vi phạm, thì Đức Phật bảo chứng cho chúng ta trong tương lai nhất định sẽ được giải thoát. Phải biết rằng pháp Ba La Đề Mộc Xoa sở học này là Nhân và trong tương lai được giải thoát gọi là Quả; tức là ở trong Nhân mà nói Quả.
Ba La Đề Mộc Xoa đối với hành giả Bồ Tát quan hệ lớn lao như vậy, nên các Phật tử cần phải học cho kỹ lưỡng, ở trong mười giới ấy, không nên trái phạm giới nào cả, dù một mảy nhỏ vi trần. Vi phạm rất nhỏ còn không được gọi là Bồ Tát, huống chi phạm đủ cả mười giới ư? Như vậy, tư cách của Bồ Tát do đó sẽ bị mất. Nhân mầu và cực quả đã mất, lại thêm phạm tội ác cực trọng và bị thọ khổ quả rất lớn.
Thêm nữa, nếu có người nào trái phạm thì khổ quả đời vị lai khỏi cần nói, ngay trong hiện tại, người ấy trong hiện đời không được phát Bồ Đề tâm.
Nên biết, sự trì giới ví như bình địa, Phật tánh ví như hạt giống tốt; tâm Bồ Đề ví như mầm. Tâm Địa Đại Giới đã hư tổn thì dù Phật chủng sẵn có cũng không thể mầm mọc được. Cho nên dù sẵn có Phật tánh, nhưng trong hiện thời, mầm Bồ Đề quyết không thể phát sanh. Vì chẳng những mất tư cách của Bồ Tát, đồng thời cũng mất ngôi quốc vương và ngôi chuyển luân vương.
Nói theo thế gian, vào thời quân chủ trước kia, dù là tiểu quốc vương hay Chuyển Luân Vương đều được tôn quý như nhau. Nhưng vương vị tôn quý ấy do đâu mà có được?
Theo Phật pháp là do nơi Tâm Địa Đại Giới này mà chiêu cảm địa vị tôn quý đoan nghiêm. Nay nếu bạn vi phạm giới pháp, dĩ nhiên vương vị bị mất hẳn. Ngôi tỳ kheo, tỳ kheo ni cũng mất. Tỳ kheo, tỳ kheo ni là hai chúng xuất thế, bậc sư phạm của nhân thiên, cũng thuộc về hạng tôn quý. Sở dĩ thành một vị tỳ kheo, tỳ kheo ni là do bẩm thọ đại giới và nghiêm trì giới pháp thanh tịnh mà được.
Nếu vi phạm Tâm Địa tịnh giới này thì tư cách của tỳ kheo, tỳ kheo ni cũng tự nhiên mất hẳn. Lại như ba mươi tâm của Bồ Tát cũng do trì giới mà được. Nếu đối với Tâm Địa đại giới này có chỗ vi phạm, thì giai cấp, địa vị của Bồ Tát là Thập Phát Thú, Thập Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương cũng bị mất. Bồ Tát trong các địa vị Tam Hiền, Thập Thánh, Thập Địa cũng đều bị mất.
“Phật tánh diệu quả thường trụ” là chỉ cho vô thượng Phật quả tối cao, dù nói tâm địa vốn là Phật, nhưng ở đây là nói về Phật quả viên mãn.
Nên trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới vi vô thượng Bồ Đề bổn” (Giới là cội gốc của quả vô thượng Bồ Đề). Do đây, có thể thấy Phật quả cũng do nơi tịnh giới mà có được. Nếu vi phạm tịnh giới thì Phật tánh diệu quả thường trụ tự nhiên cũng bị mất hẳn.
Tóm lại:
Phạm mười giới Trọng trên thì những lợi ích to lớn vừa đề cập tất cả đều bị mất; nghĩa là những sự lợi ích thù thắng của thế gian và xuất thế gian; Đại Thừa cùng Tiểu Thừa đều bị mất, không có phần được thọ hưởng.
Hơn nữa, không bàn việc được lợi ích hay không được lợi ích, nếu vi phạm giới pháp sẽ bị đọa trong tam ác đạo, thọ thống khổ rất lớn. Thời gian thọ khổ không phải ngắn mà thật dài lâu, những hai kiếp, ba kiếp. Sau đó, lại phải trải qua những kiếp sống rất đau khổ. Chẳng những không được nghe danh tự của cha mẹ lại cũng không được nghe danh tự của Tam Bảo.
Vì nhân duyên ấy, nên hành giả tu học Phật pháp, đối với mười giới trọng này không được phạm một giới nào cả.
Cuối cùng, đối với đại chúng, Đức Phật đã khổ khẩu bà tâm khuyên dạy rằng: “Tất cả các Bồ Tát, các ngài hiện đang học Bồ Tát hạnh cũng quý, sẽ học Bồ Tát hạnh cũng quý, đã học Bồ Tát hạnh cũng quý. Đối với mười giới như thế cần phải khéo léo tu học. Lại cần phải hết hết lòng kính trọng, phụng trì, không được phạm một giới nào cả, dù một mảy may như vi trần. Vì tất cả chư Phật, Bồ Tát đều do mười trọng trên đây mà chứng đắc quả vị hiền thánh, cho nên đức Như Lai hai, ba phen đinh ninh khuyên dạy phải nghiêm trì”.
Đây chỉ là lược giảng, nếu muốn biết rõ ràng thì xem trong phẩm Bát Vạn Oai Nghi có giảng sâu rộng hơn.
-----------------------------
Khinh Giới Tướng
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
01. BẤT KÍNH SƯ HỮU GIỚI (giới không kính thầy - bạn)
02. ẨM TỬU GIỚI (giới uống rượu)
03. THỰC NHỤC GIỚI (Giới ăn thịt)
04. THỰC NGŨ TÂN GIỚI (giới ăn món gia vị cay đắng)
05. BẤT GIÁO HỐI TỘI GIỚI (giới không dạy sám hối tội lỗi)
06. BẤT CUNG CẤP THỈNH PHÁP GIỚI (Giới không cúng dường và cung thỉnh pháp)
07. BẤT VÃNG THÍNH PHÁP GIỚI (giới không đi nghe pháp)
08. BỘI ĐẠI HƯỚNG TIỂU GIỚI (giới bỏ Đại Thừa theo Tiểu Thừa)
09. BẤT KHÁN BỆNH GIỚI (giới không khám bệnh)
10. SÚC SÁT SANH CỤ GIỚI (giới chứa khí cụ sát sanh)
11. QUỐC SỨ GIỚI (giới đi sứ cho quốc gia)
12. PHẢN MẠI GIỚI (giới mua bán)
13. BÁNG HỦY GIỚI (giới hủy báng)
14. PHÓNG HỎA THIÊU PHẦN GIỚI (giới phóng hỏa)
15.TỊCH GIÁO GIỚI (giới không được dạy giáo lý)
16. VỊ LỢI ĐẢO THUYẾT GIỚI (giới cấm vì lợi mà nói pháp điên đảo, lộn lạo)
17. Ỷ THẾ KHẤT CẦU GIỚI (giới cậy thế lực đi cầu pháp)
18. VÔ GIẢI TÁC SƯ GIỚI (giới không hiểu biết mà làm thầy)
19. LƯỠNG THIỆT GIỚI (giới lưỡng thiệt: lưỡi đôi chiều)
20. BẤT HÀNH PHÓNG CỨU GIỚI (giới không thực hành phóng sanh cứu độ)
21. SÂN ĐẢ BÁO THÙ GIỚI (giới tức giận đánh lại để báo thù)
22. KIÊU MẠN BẤT THỈNH PHÁP GIỚI (Giới kiêu mạn không thỉnh pháp)
23. KIÊU MẠN TỊCH THUYẾT GIỚI (kiêu mạn thuyết giới, không đúng)
24. BẤT HỌC TẬP PHẬT GIỚI (không học tập Phật giáo Đại Thừa)
25. BẤT THIỆN HÒA CHÚNG GIỚI (giới trị chúng vụng về)
26. ĐỘC THỌ LỢI DƯỠNG GIỚI (giới riêng thọ lợi dưỡng)
27. THỌ BIỆT THỈNH GIỚI (giới thọ nhận sự biệt thỉnh
28. BIỆT THỈNH TĂNG GIỚI (giới riêng thỉnh tăng)
29. TÀ MẠNG TỰ HOẠT GIỚI (Giới ngăn cấm mưu sinh bằng những tà nghiệp)
30. KINH LÝ BẠCH Y GIỚI (giới quản lý cho bạch y)
31. BẤT HÀNH CỨU THỤC GIỚI (giới không chịu cứu chuộc)
32. TỔN HẠI CHÚNG SANH GIỚI (giới tổn hại chúng sanh)
33. TÀ NGHIỆP GIÁC QUÁN GIỚI (Giới không được đi xem tà nghiệp)
34. TẠM LY BỒ ĐỀ TÂM (giới tạm lìa Bồ Đề tâm)
35. BẤT PHÁT NGUYỆN GIỚI (giới không phát nguyện)
36. BẤT PHÁT THỆ NGUYỆN GIỚI (giới không phát thệ nguyện)
37. MẠO NẠN DU HÀNH GIỚI (giới cấm vào nơi hiểm nạn)
38. QUAI TÔN TY THỨ ĐỆ GIỚI (giới trái thứ tự trên dưới)
39. . BẤT TU PHƯỚC HUỆ GIỚI (giới không tu phước huệ)
40. GIẢN TRẠCH THỌ GIỚI (giới không bình đẳng truyền giới)
41. VỊ LỢI TÁC SƯ GIỚI (giới vì lợi mà làm thầy)
42. VỊ ÁC NHÂN THUYẾT GIỚI (vì người ác giảng giới)
43. CỐ KHỞI PHẠM TÂM GIỚI (cố khởi tâm phạm giới)
44. BẤT CÚNG DƯỜNG KINH LUẬT GIỚI (giới không cúng dường kinh luật)
45. BẤT GIÁO HÓA CHÚNG SANH GIỚI (giới không giáo hóa chúng sanh
46. THUYẾT PHÁP BẤT NHƯ PHÁP GIỚI (giới thuyết pháp không đúng pháp)
47. PHI PHÁP CHẾ HẠN GIỚI (giới chế hạn phi pháp)
48. PHÁ PHÁP GIỚI (giới phá diệt Phật pháp)
-----------------------------
Tổng Tiêu Khinh Giới
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2. ĐÀM KHINH GIỚI TƯỚNG
(tuyên thuyết các tướng trạng của giới khinh)
B.2.1. TỔNG TIÊU KHINH GIỚI
(Nêu tổng quát các giới khinh)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Câu “Phật cáo chư Bồ Tát ngôn: - Dĩ thuyết thập Ba La Đề Mộc Xoa, cánh tứ thập bát khinh kim đương thuyết”.
2. Dịch nghĩa:
Đức Phật bảo các vị Bồ Tát rằng: “Trước đã giảng mười giới trọng rồi, nay ta sẽ nói về bốn mươi tám giới khinh”.
Lời giảng:
Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới này do Đức Phật chế lập và được chia thành hai phần lớn: mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh.
Giảng đến đây, Đức Phật lại bảo các vị Bồ Tát rằng: “Từ trước đến nay, ta đã vì quý vị giảng nói mười pháp Ba La Đề Mộc Xoa rồi. Giờ đây, ta sẽ tiếp tục vì quý vị giảng nói bốn mươi tám giới khinh”.
Có người hỏi:
Sự quan trọng của mười giới trọng là ngăn cấm một cách triệt để nghiêm mật, đó là điều dĩ nhiên, không có gì phải nói. Còn nói bốn mươi tám giới khinh thì không quan trọng gì lắm, nhưng vì sao Đức Phật lại phải chế lập?
Nên biết bốn mươi tám giới khinh sắp giảng, vừa mới xem qua thì dường như không quan hệ gì lắm. Nhưng Đức Phật vì muốn đề phòng sự chê bai bàn luận của thế gian, có thể xảy ra, nên phải chế lập. Vì có những việc, về phía người thế tục làm thì không ai chỉ trích, phê bình gì. Nhưng nếu một vị Bồ Tát làm thì mọi người sẽ chê bai, phê bình rằng: Bồ Tát sao lại làm như thế? Như thế là trái với tinh thần của Bồ Tát v.v... Vì muốn ngăn chặn sự chê bai, bình luận ấy nên Đức Phật phải chế lập bốn mươi tám giới khinh này.
Hơn nữa, có những việc mới xem qua rất là nhỏ nhặt, nhưng nếu thường làm, sẽ từ việc nhỏ mà thành việc to, từ giới khinh mà thành giới trọng. Dần dần đi đến chỗ vi phạm vi phạm mười giới trọng. Vì thế, để ngăn chặn trước những nhân vi tế dần dà thành đại sự, vì muốn tạo những phương tiện phòng xa để hỗ trợ sự tuân giữ giới trọng được nghiêm cẩn, nên Đức Phật phải chế lập những điều giới khinh này.
Có người cho rằng: Bồ Tát không câu chấp tiểu tiết và cái gì cũng đều có thể dễ dãi chấp thuận, cho phép hành động. Quan niệm ấy hoàn toàn sai lầm. Vì nói đúng theo đạo lý, Bồ Tát nhập thế độ sanh, thân tâm cũng như mọi hành vi đều phải theo đúng quy củ, hầu nêu gương mẫu cho chúng sanh. Tuyệt đối không được tùy tiện tự ý hành động. Cả đến niệm tưởng rất vi tế trong nội tâm cũng phải diệt trừ cho sạch hết. Vì thế nên Đức Phật đặc biệt vì Bồ Tát chế lập bốn mươi tám giới khinh này.
Bồ Tát nếu giữ gìn giới khinh này được hoàn toàn thanh tịnh, chẳng những làm rạng rỡ cho đạo pháp xuất thế của Bồ Tát, mà còn giúp sự tăng trưởng của Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát, cho nên đối với bốn mươi tám giới này, Bồ Tát tuyệt đối không được xem thường.
Sở dĩ gọi là khinh giới, trọng giới, giải thích theo danh từ:
- Khinh là nhẹ.
- Trọng là nặng.
Trong kinh Thiện Giới và Địa Trì đều gọi là giới khinh là Đột Kiết La.
Đột Kiết La là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Ác Tác Ý, việc làm không hợp với đạo lý gọi là Ác Tác. Theo luật Tứ Phần thì Đột Kiết La chỉ về hai nghiệp thân và khẩu. Việc làm của thân nghiệp không hợp với đạo lý thì gọi là Ác Tác. Việc làm của khẩu nghiệp không hợp đạo lý thì gọi là Ác Thuyết.
Trong kinh Thiện Sanh lại gọi Đột Kiết La là tội Thất Ý, tức là tội ác do trái với bổn tâm, quên mất chánh niệm mà làm ra thành tội.
Tội khinh cấu có thể phân làm 3 loại:
1. Tùng sanh khinh cấu: tội này từ nơi giới trọng mà phát sanh nên gọi là “tùng sanh”, nghĩa là khi thực hành mười giới trọng chưa thành tựu viên mãn, lại phát sanh tội phương tiện trước khi làm, nên gọi là “tùng sanh” hay khinh cấu.
2. Độc đầu khinh cấu: tội này không phải từ các giới trọng phát sanh, chỉ do đơn độc một mình nó sanh khởi, nên gọi là “độc đầu khinh cấu”.
3. Căn bổn khinh cấu: tức bốn mươi tám giới khinh trong kinh này nói và chia làm ba loại khác nhau:
- Tùng sanh khinh cấu: tức là trước khi phạn căn bổn khinh cấu, đã sanh khởi tất cả các phương tiện nên gọi là “tùng sanh khinh cấu”.
- Cố ý phạm: do phiền não nội tâm phát động mà phạm tội, gọi là “nhiễm ô phạm”, thuộc về căn bổn khinh cấu. Phạm tội trong trường hợp này phải sám hối theo tội Đột Kiết La.
- Lầm phạm: Nếu do tâm giải đãi, biếng lười hay vô ký mà sanh khởi thì gọi là “lầm phạm”, không phải “nhiễm ô”. Cần phải sám hối theo cách thức: Đột-kiết-la trách tâm (Sám hối tội Đột Kiết La nghĩa là hình thức đối trước một vị Bồ Tát đã xuất gia để xin sám hối những tội lỗi của mình đã gây tạo. Còn sám hối tội Đột Kiết La trách tâm là tự mình sám hối bằng cách tự trách tâm của mình, khỏi phải đối trước người khác xin sám hối).
Giới khinh:
- Kinh Phạm Võng có bốn mươi tám giới.
- Kinh Du Già, kinh Trì Địa chỉ có bốn mươi ba giới. Kinh Bồ Tát Thiện Giới dù có phần tăng giảm nhưng đại thể vẫn đồng với Du Già.
- Riêng kinh Ưu Bà Tắc chỉ có hai mươi tám giới v.v...
Các bộ Bồ Tát Giới Bổn, số lượng các giới khinh nhiều, ít không nhất định. 48 giới khinh trong kinh Phạm Võng này, có giới thì các bổn đều đủ; có giới thì các bổn khác lại không có. Có những giới văn tự bất đồng, nhưng thể loại thì giống nhau. Có giới ở bổn này mang tính chất khai triển, nhưng trong bổn khác lại hợp nhất. Có giới trong bổn này nói sơ lược, nhưng trong bổn khác lại rất chi tiết v.v... Sự bất đồng này do ứng cơ mà có sự khác biệt như vậy, không nên căn cứ theo một bên mà bình luận.
Thật sự mà nói, giới khinh nhiều đến vô lượng vô biên, không thể tính kể được. Các kinh đề cập đến nhiều hay ít, chẳng qua là chỉ khái lược một khía cạnh nào đó mà thôi.
Kinh Anh Lạc Bổn Nghiệp nói: “Đúng sự thật mà nói thì tám muôn bốn ngàn oai nghi đều gọi là giới khinh, chứ không nêu riêng từng điều hoặc từng giới tướng”.
Điều cần phải biết là bốn mươi tám giới khinh trong kinh này, kinh Pháp Tạng Giới Bổn Sớ, quyển bốn, thuyết minh như sau: “Có giới cố nhiên thuộc về giới khinh, có giới nội dung bao gồm cả hai tính chất khinh lẫn trọng. Tính ra có hơn sáu điều”. Việc này phần sau sẽ giảng giải rõ ràng.
-----------------------------
01. Bất Kính Sư Hữu Giới (Giới Không Kính Thầy - Bạn)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.1. BẤT KÍNH SƯ HỮU GIỚI
(giới không kính thầy - bạn)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử nhược thọ quốc vương vị thời...” cho đến câu “nhược bất nhĩ giả, phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử lúc sắp lãnh ngôi quốc vương, ngôi Chuyển Luân Vương, hay sắp lãnh chức quan, trước nên thọ giới Bồ Tát. Như thế tất cả quỷ thần sẽ cứu hộ thân vua và thân các quan. Chư Phật cũng đồng hoan hỷ.
Khi đã đắc giới rồi, Phật tử nên có lòng cung kính. Nếu thấy có bực thượng tọa, hòa thượng, a xà lê, những bậc đại đức đồng học, đồng kiến, đồng hạnh đến nhà, phải đứng lên tiếp rước, lạy chào, hỏi thăm. Mỗi sự đều đúng như pháp dạy mà cúng dường, hoặc tự bản thân cho đến quốc thành, con cái, cùng bảy thứ báu, trăm vật để cung cấp cho các bậc ấy. Nếu Phật tử lại sanh lòng kiêu mạn, sân hận, ngu si, không chịu tiếp rước, lạy chào. Cho đến không chịu y theo pháp mà cúng dường. Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Đương thời, Đức Phật ở trước đại chúng dạy như vầy: Nếu làm một vị Phật tử trong hàng học Phật tại gia, trong lúc sắp lãnh ngôi quốc vương, hoặc giả lúc lãnh ngôi Chuyển Luân Vương, hoặc là bá quan văn võ, lúc thọ lãnh chức vụ, việc duy nhất và tối yếu là trước nhất nên thọ giới Bồ Tát.
Quốc Vương là vị thủ trưởng hành chánh tối cao, có quyền thống lãnh nhân dân như các chức vị Tổng Thống, Chủ Tịch, Quốc Trưởng... trong các quốc gia hiện nay.
Chuyển Luân Vương là vị thánh vương, ngự trên kim luân, đi giáo hóa chúng sanh (Kim Luân là chiếc xe của Chuyển Luân Vương bằng vàng ròng). Chuyển Luân Vương có bốn loại:
1. Kim Luân Vương: có oai đức chấn động 4 châu.
2. Ngân Luân Vương: có oai đức chấn động 3 châu.
3. Đồng Luân Vương: có oai đức chấn động 2 châu.
4. Luân Vương: có oai đức chấn động 1 châu.
“Bá quan” là toàn thể các quan văn võ, cấp bậc lớn nhỏ không đồng, giúp vị nguyên thủ quốc gia giáo hóa thống nhiếp nhân dân, như bộ trưởng, tỉnh trưởng, quận trưởng... hiện nay.
Các vị Quốc Vương, Chuyển Luân Vương... có bổn phận trực tiếp giáo hóa cai trị nhân dân, có quan hệ mật thiết với nhân dân. Nếu các vị ấy là bậc hiền minh, biết thương dân yêu nước, xem dân chúng như con mình, ở đâu cũng vì nhân dân, nghĩ suy phương cách làm cho nhân dân được yên vui, lúc nào cũng mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, thì nhân dân sẽ được lợi ích rất lớn.
Ngược lại, nếu các vị ấy là người cường bạo, xem nhân dân như kẻ thù, coi trăm họ như rơm rác, cỏ cây, lúc nào cũng chuyên bóc lột nhân dân, ở đâu cũng hà hiếp dân chúng, làm cho họ bị điêu đứng, lâm vào cảnh dầu sôi lửa bỏng thì dân chúng sẽ bất lợi muôn phần.
Do đó, vào thời quân chủ, người dân luôn khao khát có được những bậc thánh quân, hiền thần xuất hiện. Nhưng muốn làm một vị thánh quân hay hiền thần, điều kiện tối yếu là hành vi của bản thân mình cần phải hết sức kiện toàn.
Vì thế trước nên thọ giới Bồ Tát để được thấm nhuần giới hạnh. Nhờ đó sẽ thương yêu giúp đỡ nhân dân, sẽ trở thành một vị lãnh tụ muôn dân đều kính mến ủng hộ. Quốc gia nhờ đó được cảm ứng điềm lành như phong điều vũ thuận, nhân dân được an cư lạc nghiệp. Từ vua quan đến nhân dân đều sống trong không khí thái hòa thạnh trị.
Quốc vương, đại thần khi đã thọ giới Bồ Tát, nhờ nơi sức oai đức của tịnh giới, phước đức sẽ cảm hóa được tất cả quỷ thần, cho nên mới được chư thiện thần hộ pháp đến cứu hộ thân vua, giúp cho thân tâm quốc vương được vui vẻ, khang kiện, vĩnh viễn hộ trì địa vị tôn quý của quốc vương, tránh khỏi họa xâm lăng của nước ngoài. Đồng thời thân của bá quan cũng được sự hộ vệ của hộ pháp thiện thần, chẳng những thân thể của họ được khang kiện, tinh thần được thư thái an lạc, lại được tăng gia quan chức, mọi việc đều thuận lợi.
Trong kinh nói người Phật tử thọ trì năm giới sẽ được sự ủng hộ của hai mươi lăm vị thiện thần, tức là mỗi giới sẽ có năm vị thiện thần ủng hộ. Thọ trì ngũ giới còn được như vậy, huống chi thọ giới Bồ Tát, dĩ nhiên được sự ủng hộ của chư Bồ Tát thiện thần.
Giới Bồ Tát là bổn nguyên của chư Phật, các ngài luôn mong muốn mọi người đều bẩm thọ giới này. Hiện tại quốc vương, đại thần đã phát tâm Bồ Đề, phát nguyện thọ giới này, khiến cho Quang Minh Kim Cương Bửu Giới được miên viễn không đoạn tuyệt. Thế nên chư Phật tự nhiên sanh tâm đại hoan hỷ, vì hiện tại phước đức tăng trưởng, tương lai diệu quả được chắc chắn thành tựu.
Bồ Tát giới gồm cả hai chúng xuất gia và tại gia, luôn cả những người có đủ tư cách thọ Bồ Tát giới. Nhưng tại sao ở đây chỉ đề cập đến các vị quốc vương, chuyển luân vương và bá quan?
- Chúng xuất gia đối với sư trưởng, huynh đệ, rất ít khi sanh tâm kiêu mạn, bất kính, nên ở đây không đề cập đến hàng Bồ Tát xuất gia.
- Bồ Tát tại gia thì rất dễ sanh tâm kiêu mạn, nhất là những người có địa vị cao quý đặc biệt như quốc vương, đại thần v.v... đều tự cho mình là cao tột, mọi người đều phải cung kính, tôn trọng và họ không có ý nguyện tự thân phải cung kính tôn trọng mọi người. Vì lẽ ấy, Phật đặc biệt dạy hàng quốc vương, đại thần phải thọ giới Bồ Tát đầu tiên.
- Hàng thứ dân, thông thường họ đều bắt chước những việc làm của người bề trên như quốc vương, đại thần, bá quan... Nếu người bề trên thực hành, dân chúng tự nhiên sẽ tùy thuận thực hành theo. Vì thế nên nơi đây cũng chẳng những không đề cập chúng Phật tử tại gia, mà luôn cả những hạng bình dân đều không nói đến. Vì nhân dân đã được hàm nhiếp trong ảnh hưởng của quốc vương và bá quan.
Khi đã thọ giới rồi, người thọ giới đương nhiên là “đắc giới thể”. Như thọ Ngũ Giới thì đắc giới thể của Ngũ Giới. Thọ Thập Giới thì đắc giới thể của Thập Giới. Hiện tại thọ Bồ Tát giới thì đắc giới thể của Bồ Tát giới.
Như đã nói trước đây, khi đắc giới sẽ được chư thiện thần, hộ pháp hộ vệ và chư Phật hoan hỷ. Do đâu mà được sự lợi ích ấy? Không phải do sự khuyên răn, dạy bảo của thầy, bạn mà được hay sao?
Nếu không có sự khuyên răn, dạy dỗ của thầy, bạn thì làm sao được giới và đắc giới thể. Cũng như làm sao được sự lợi ích thù thắng như trên? Cứ triển chuyển suy luận thì có thể nói tất cả lợi ích thù thắng hoàn toàn do nơi thầy, bạn ban cho mình.
Thầy bạn đã ban cho chúng ta sự lợi ích vĩ đại như thế, chúng ta cần phải biết ơn đức và đền trả ân đức. Đối với thầy, bạn phải sanh tâm hiếu thuận và cung kính.
Cha mẹ sanh thành, dưỡng dục xác thân của chúng ta. Chúng ta cần phải hiếu thuận với song thân. Đây là sự thật mọi người đều biết.
Sư trưởng truyền trao giới pháp cho chúng ta, sanh trưởng Pháp Thân của chúng ta, là bậc phụ mẫu Pháp Thân của chúng ta. Thế nên, chúng ta cũng phải hiếu thuận với sư trưởng cũng như đối với cha mẹ, không được trái nghịch mảy may.
Thiện hữu giúp đỡ chúng ta, ủng hộ mọi việc và khích lệ trên đường tu học, khiến cho đạo nghiệp hoặc huệ nghiệp của chúng ta được tăng trưởng liên tục, cũng như vị huynh trưởng trong gia đình thế tục. Vì vậy, chúng ta phải hết lòng cung kính, xem họ như bậc huynh trưởng trong gia đình, không nên có chút tâm niệm kiêu ngạo.
Nếu có đủ lòng cung kính và hiếu thuận như vậy, mới gọi là Phật tử chân chánh, nghĩ đến Phật pháp mà nhập đạo.
Nho gia có câu: “Thành ư trung, hình ư ngoại” (lòng thành kính có ở trong tâm sẽ hiện hình tướng bên ngoài). Nếu chỉ có lòng hiếu thuận cung kính bên trong mà không thể hiện thái độ bên ngoài thì cũng không hoàn toàn là sự cung kính.
Do đó, Phật dạy phải có thái độ lễ mạo bên ngoài: “Thấy thượng tọa phải đứng dậy, tiếp rước, lạy chào, hỏi thăm. Thấy hòa thượng phải đứng dậy, tiếp rước, lạy chào, hỏi thăm. Thấy A Xà Lê phải đứng dậy, tiếp rước, lạy chào, hỏi thăm. Cho đến thấy những bậc đại đức đồng kiến, đồng hạnh, cũng đều phải đứng dậy, tiếp rước, lạy chào, hỏi thăm”.
Thượng Tọa là đối với Hạ Tọa mà nói. Chức vị này ở trong chúng xuất gia của Phật giáo phân biệt rất là nghiêm cách. Kinh Tỳ Ni Mẫu thuyết minh: “Các vị xuất gia từ bậc chưa có hạ nào đến khi có chín hạ được liệt vào Hạ Tọa; từ mười hạ đến mười chín hạ là Trung Tọa; từ hai mươi hạ đến bốn mươi chín hạ là Thượng Tọa; từ năm mươi hạ trở lên hàng trưởng lão kỳ cựu, tất cả sa môn, quốc vương đều phải tôn kính”.
Nói theo giới luật, phải thọ Cụ Túc hai mươi hạ trở lên mới có tư cách là Thượng Tọa, hai mươi hạ trở xuống gọi là Trung Tọa, mười hạ trở xuống gọi là Hạ Tọa. Hàng Hạ Tọa phải lễ bái Trung Tọa, Trung Tọa phải lễ bái Thượng Tọa.
Đồng là Thượng Tọa, nhưng lại chia ra mấy loại như sau:
1. Sanh niên Thượng Tọa: vị niên kỷ đã cao, như hai mươi tuổi thọ Cụ Túc giới, ở trong tăng đoàn trải qua mấy mươi năm, nay tuổi đã năm mươi, sáu mươi, hoặc bảy mươi, tám mươi. Vị này không có chi đặc sắc, nhưng vì tuổi tác cao, hạ lạp nhiều nên được suy tôn Thượng Tọa.
2. Phước đức Thượng Tọa: vị này không căn cứ vào niên kỷ lớn nhỏ. Do pháp duyên hưng thạnh (nhân duyên hoằng truyền Phật pháp được lan rộng), phước báo rất lớn, đến nơi nào cũng được hàng Phật tử ủng hộ, kính trọng. Tùy theo nơi nào thuận lợi cũng đều có thể kiến lập đại đạo tràng, để có chỗ cho hàng Phật tử lễ bái, cúng dường, tu phước. Vì thế nên được suy tôn là phước đức Thượng Tọa.
3. Trí huệ Thượng Tọa: vị này cũng không phân biệt theo niên kỷ già trẻ, lớn nhỏ. Vị này hai mươi tuổi thọ Cụ Túc, vì trí huệ cao siêu nên lảu thông Tam Tạng Thánh Giáo rất nhanh, đến đâu cũng hoằng dương Phật pháp, tiếp dẫn nhân quần tín phụng Phật pháp, nên được suy tôn là trí huệ Thượng Tọa.
4. Pháp tánh Thượng Tọa: đây là bậc thánh nhân đã chứng ngộ pháp tánh, đắc thành quả La Hán, là bậc Thượng Tọa thù thắng nhất trong các thượng tọa.
Bất luận Thượng Tọa thuộc loại nào, chỉ cần thấy chư vị từ nơi khác đến, chúng ta phải liền đứng dậy ra ngoài nghinh tiếp, dắt vào điện Phật. Sau khi Thượng Tọa lễ Phật xong, nên đến trước quý ngài lễ bái, sau đó hỏi thăm: “Thượng Tọa đi đường có khổ nhọc lắm không? Tứ đại khinh an hay không? Chúng sanh dễ độ không?” Những cử chỉ như thế là biểu lộ lòng hiếu thuận cung kính.
Đối với bậc Thượng Tọa như thế, lúc thấy Hòa Thượng cũng thực hành như vậy.
Hòa Thượng còn gọi là Ô Bà Đa Gia, là phiên âm theo tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Lực Sanh. Hòa Thượng có ba loại:
- Hòa Thượng truyền Thập Giới.
- Hòa Thượng truyền Cụ Túc Giới.
- Hòa Thượng truyền Bồ Tát Giới.
Hòa Thượng truyền Bồ Tát Giới chính là chư Phật. Cho nên hai chữ Hòa Thượng trong Phật pháp là một địa vị rất tôn trọng, không phải bất cứ người nào cũng có thể tùy tiện xưng hô. Nhiều người không hiểu ý nghĩa chữ Hòa Thượng, rồi cho rằng Hòa Thượng không có ý nghĩa gì quan trọng cả, thật là sai lầm rất lớn.
Hòa Thượng dịch là Lực Sanh, ý nói năng lực của Thầy có thể sanh trưởng các công đức cho mình, nên gọi là Lực Sanh. Về việc thọ giới thì nhờ năng lực thọ giới nơi thầy mà sanh trưởng Pháp Thân vô lậu diệu giới cho mình. Đây là một việc rất khó được và đáng tôn quý biết dường nào! Cho nên Hòa Thượng là danh xưng rất tôn trọng, không nên xem thường và không nên kêu gọi trong hàm ý khinh thị.
A Xà Lê còn gọi là A Giá Lê Gia, có năm loại:
- Yết Ma A Xà Lê.
- Giáo Thọ A Xà Lê.
- Tôn Chứng A Xà Lê.
- Thọ Kinh A Xà Lê (giảng dạy kinh, luật, luận).
- Y Chỉ A Xà Lê (bậc thầy mình nương theo để tu học).
Luật dạy rằng:
“Sa Di không được xa thầy một đêm, tỳ kheo đủ năm hạ, có trí huệ, thông hiểu kinh luật mới được lìa Thầy. Nếu là người độn căn phải suốt đời nương theo Thầy”.
A Xà Lê: Trung Hoa dịch là Quỹ Phạm Sư, nghĩa là vị thầy có khả năng dạy bảo, dẫn dắt chúng ta những oai nghi, cử chỉ cần phải thực hành. Dạy chúng ta những gì nên làm hoặc không nên làm. Dạy chúng ta nhận thức những ý nghĩa sâu nhiệm trong Phật pháp để tu hành. Địa vị A Xà Lê đồng với vị Giáo Giới Sư, trong phần sau sẽ giảng rõ.
Đại đức: danh xưng thông thường của chúng xuất gia, biểu thị chúng xuất gia là người có công đức rất lớn.
Đồng học: chỉ những người đã thọ giới Bồ Tát, những người cùng học chung một thầy, học tập đạo pháp xuất thế, học tập Bồ Tát Tạng.
Đồng kiến: chỉ những người thọ Bồ Tát giới, có cùng tư tưởng, kiến giải, và cùng lấy pháp Đại Thừa Bồ Tát Tạng làm tư tưởng, kiến giải cho mình.
Đồng hạnh: chỉ những người thọ giới Bồ Tát, cùng thực hành Bồ Tát đạo, và hành vi đạo đức giống nhau.
Nếu lúc trông thấy bất cứ vị đại đức nào hay các vị đồng học, đồng kiến, đồng hạnh... đến chỗ mình, phải liền đứng dậy tiếp rước, lạy chào, hỏi thăm, thể hiện tâm hiếu thuận, và cung kính một cách cụ thể, không nên có thái độ lơ là, biếng nhác, dù chỉ thể hiện một cách hết sức vi tế.
Tất cả những điều nói trên hợp lại đầy đủ ba nghiệp kiền thành:
- Tâm hiếu thuận là ý nghiệp kiền thành.
- Đứng dậy, tiếp rước, lạy chào là thân nghiệp kiền thành.
- Hỏi thăm là khẩu nghiệp kiền thành.
Dùng ba nghiệp thanh tịnh kiền thành như vậy để tôn trọng sư trưởng, cung kính thiện hữu là những lễ mạo và thái độ của người Phật tử nên có khi thực hành Bồ Tát đạo.
Là một vị Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, từ tâm tưởng bên trong đến thái độ biểu hiện bên ngoài, đều phải y theo lời Phật dạy như trên để thực hành.
Nếu những trường hợp cần sanh tâm hiếu thuận mà không khởi tâm hiếu thuận, lại thêm sanh khởi tâm kiêu mạn, tâm si, tâm sân...
Hoặc cần sanh tâm cung kính mà không có tâm cung kính, trái lại khởi tâm kiêu mạn v.v... (bổn Việt văn dịch: “Nếu Phật tử lại sanh lòng kiêu mạn, sân hận, ngu si”).
Hoặc trường hợp cần phải đứng dậy tiếp rước, lạy chào, nhưng trái lại không đứng dậy, tiếp rước, lạy chào hoặc cần phải mỗi việc nhất nhất đúng theo pháp cúng dường mà trái lại mỗi việc không đúng như pháp cúng dường... Như thế đều không đúng với tư cách một vị Bồ Tát.
Kiêu tâm: đối với bề trên không có tâm cung kính, hoặc tự tôn, tự đại, cho mình là hơn hết.
Mạn tâm: sanh tâm xem rẻ những người khác, hoặc với những người ngang hàng, lại tự cho mình cao hơn một bực, gọi là mạn tâm.
Tâm kiêu mạn: thứ tâm lý làm trở ngại sự hướng thượng của mình. Đối với Thầy, bạn, tâm không cung kính là việc không nên. Nếu trong tâm có một niệm kiêu mạn chừng mảy may, thì không thể chân thành cung kính thầy, tôn trọng bạn và tăng trưởng công đức cho mình.
Nên cổ đức có dạy:
Ngã mạn cao sơn,
Bất sanh đức thủy.
Dịch:
Nước ngã mạn cao chọc trời,
Không thể nào sanh được nước công đức.
Si tâm: tâm kém thiếu về trí huệ, nên khi thấy bậc thánh nhân không sanh lòng cung kính, thấy người hiền, không chịu thân cận, thậm chí đối với bậc thánh, bậc hiền, cũng không thể phân biệt được ai thánh, ai hiền.
Sân tâm: trong lòng ôm ấp niệm sân hận. Thầy, bạn vì muốn cho mình nên người nên lúc răn dạy có phần nghiêm khắc, liền sanh tâm niệm bất mãn cực điểm, nên luôn cảm thấy buồn giận trong lòng. Vì nội tâm mang những tâm ý không chánh đáng như thế nên khi thấy thầy, bạn đến, không đứng dậy, tiếp rước, cũng không lạy chào hoặc hỏi thăm.
Kiêu tâm, mạn tâm, si tâm, sân tâm, bốn thứ này thuộc về ý nghiệp.
Không đứng dậy, tiếp rước, lạy chào thuộc thân nghiệp.
Không hỏi han về sinh hoạt của thầy bạn thuộc về khẩu nghiệp.
Dùng ba nghiệp không thanh tịnh ấy đối đãi với thầy bạn thì dù có đem tứ sự cúng dường như thức ăn uống, y phục, đồ nằm, thuốc men cũng không phải đúng như pháp dạy, không có giá trị gì. Những hành động ấy cũng không được mỹ tán.
- Tứ sự cúng dường là Sự cúng dường.
- Đứng dậy, tiếp rước, lạy chào là cung kính cúng dường.
- Đúng theo pháp dạy mà tu hành là pháp cúng dường.
Bất cứ thứ nào trong ba thứ cúng dường trên, điều tối yếu là phải đúng như pháp dạy. Trái lại, nếu đối với thầy, bạn lúc đến chỗ mình, dù mình có sắm sửa đầy đủ đồ cúng dường, nhưng mỗi việc đều không đúng như pháp thì cũng không có ý nghĩa gì.
Như thế, lúc thầy - bạn đến chỗ mình, cần phải làm như thế nào?
Cần phải tôn trọng chánh pháp, xem rẻ thân mạng, tài vật, chỉ tha thiết cầu đại đạo vô thượng Bồ Đề.
Bên trong thì đem thân của mình đi bán, bên ngoài thì hy sinh quốc độ, thành trì, hoặc đem bán con trai, con gái của mình, hoặc đem thất bảo quý trọng đi bán, hoặc đem trăm thứ đồ vật đi bán để cung cấp cho thầy bạn, mới là chân chánh đúng như pháp cúng dường. Cung kính cúng dường cần phải thực hiện đến mức độ ấy, huống chi chỉ có sự đứng dậy, tiếp rước, lạy chào thì lẽ đương nhiên phải đúng như pháp mà thực hành.
Bản thân như đức Thường Đề Bồ Tát, ngài hành Bồ Tát đạo trong thời đức Đại Lôi Âm Vương Phật. Vì muốn nghe pháp Bát Nhã thậm thâm, ngài bèn đi cầu pháp và hy sinh không tiếc thân mạng.
Tâm chí thành của Bồ Tát cảm ứng đến Phật. Ngài liền hiện thân giữa hư không dạy rằng: “Này Thường Đề! Hiện nơi đây có Đàm Vô Kiệt đại sĩ đang tuyên thuyết Bát Nhã, nếu ông đến đấy có thể được nghe pháp Đại Thừa theo chỗ mong cầu của ông”.
Thường Đề Bồ Tát nghe Đức Phật dạy như vậy, liền cung kính ngửa mặt lên hư không, bạch rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Đó là điều ý nguyện con rất mong mỏi. Nhưng vì tôn kính Pháp Bảo nên không có phẩm vật để cúng dường, trong khi con là kẻ nghèo cùng, không có vật chi thì lấy gì cúng dường? Nhưng rất may, con còn có cái thân mạng này. Nay con sẽ đem bán thân này để cúng dường pháp sư để cầu Bát Nhã thậm thâm”.
Lúc ấy, trời Đế Thích nghe những lời trên, liền hóa làm một người Bà La Môn, đến trước mặt Thường Đề Bồ Tát nói rằng: “Tôi đang cần cúng trời những phẩm vật cúng dường rất khó mua. Vì cần phải có tim người, huyết người, tủy người còn sống, như vậy, chẳng biết ông có bằng lòng bán cho tôi không?”
Thường Đề Bồ Tát vừa nghe xong lời ấy vô cùng hoan hỷ, đến nỗi thân hình nhảy nhót và đáp rằng: “Rất may! Tôi nhân đây mà có thể được nghe đại pháp”.
Nói xong liền cắt tim, lấy máu, chẻ xương lấy tủy, bán cho người bà la môn dùng tế trời để lấy số tiền đại lượng mua phẩm vật cúng dường Đàm Vô Kiệt đại sĩ. Vì mong cầu được nghe pháp Bát Nhã mà ngài đã làm việc quá khó làm như thế, thật đáng quý biết dường nào!
Lại như đức Bổn Sư Thích Ca trong thời kỳ tu nhân, hành Bồ Tát đạo. Lúc đó, ngài lảm người hết sức nghèo cùng khốn khổ, nhưng tuy bản thân nghèo mà tâm đạo không nghèo. Lòng ngài cầu pháp không bao giờ lui sụt. Vì muốn nghe kinh Đại Bát Niết Bàn, vì muốn cúng dường Đức Phật thuyết pháp, nên mỗi ngày, Ngài tự cắt hai lượng thịt trên thân mình, bán cho bệnh nhân đang cần thịt tươi để trị bệnh. Bán như thế trong một tháng được số tiền lớn, ngài mua phẩm vật cúng dường Phật không còn một đồng.
Với tinh thần vì pháp không tiếc thân mạng này, không phải người thường có thể làm được. Đời nay, dù nghèo đến đâu, cũng chưa đến nỗi phải bán thân cúng dường cầu pháp. Do đó, có thể thấy tâm cầu pháp của chúng ta có nhiệt thành và lòng cung kính đối với pháp bảo có hết mức hay không?
Hai truyện vì pháp quên mình trên là một tấm gương sáng, chứng tỏ lòng tôn trọng giới pháp và phụng hành hiếu đạo hết sức quý báu! Vậy hàng Phật tử chúng ta, bất luận tại gia hay xuất gia, là người con của Phật, nên nhất tâm học theo gương Phật.
Chúng ta nên biết rằng: bổn nguyên tâm địa giới pháp không riêng chúng ta phải tôn trọng, cung kính mà cả chư Phật đều phải cung kính, tôn trọng. Cho nên, chúng ta đối với Pháp Bảo cần phải sanh tâm cung kính.
Bổn Sanh Luận dạy: “Người nghe Phật pháp mà phát sanh tâm kính tín, nhờ đó trí huệ sẽ khai phát, xa lìa ngu si”.
Vì thế, chẳng những dùng tiền của, bảo vật thế gian cúng dường là việc rất quý mà có dùng thịt của thân mình để cầu pháp cũng là việc hợp lý.
Tại vì sao? Vì tôn trọng chánh pháp vậy.
Cho nên, đối với thâm ân, trọng đức của pháp sư thuyết pháp, thầy bạn trao truyền giới pháp và dạy dỗ cho mình, phải đền đáp bằng sự kính trọng kiền thành. Vì thế, một hành giả thọ Bồ Tát giới, hành Bồ Tát hạnh, không việc gì khẩn yếu hơn là việc tôn kính thầy - bạn.
Trên thực tế, người thế gian thông thường nếu không có sự dạy bảo, dẫn dắt của thầy còn không thể thành công. Huống chi chúng ta từ vô lượng kiếp trôi lăn trong ác đạo, giờ đây muốn đến cảnh an lạc mà mình chưa từng đến, không thể nào không thầy mà đi được.
Vì thế, đối với thầy - bạn, đâu nên không tôn trọng, cung kính. Làm người sanh ra trên cõi đời này, không vật gì yêu tiếc quý báu hơn sanh mạng bên trọng. Nhưng sanh mạng còn hy sinh được thì với quốc độ, thành trì bên ngoài, dĩ nhiên không thành vấn đề.
Nhưng trong lịch sử nhân loại, sở dĩ chiến tranh bùng nổ, tàn khốc đều phát xuất từ nguồn gốc tranh đoạt quốc độ, thành trì, đến nỗi trong lịch sử thường xảy ra bao cảnh “sát nhân dinh thành, sát nhân dinh dã” (giết người thây chết đầy thành, giết người thây nằm chật đồng), thật vô cùng tàn khốc! Nguyên nhân chỉ vì nhân loại có một thứ dục vọng tựa hồ sẵn có từ lúc mới sanh!
Khi chưa thành người thống trị quốc độ, thành trì thì tìm đủ biện pháp để thống trị. Sau khi đạt được chí nguyện rồi, bấy giờ bèn dùng tất cả thủ đoạn để bảo vệ địa vị thống trị của cá nhân mình. Khi có sự xâm phạm ngoại lai, hoặc phản loạn trong nội địa, thì liền không ngần ngại chọn ngay biện pháp chiến tranh để bảo vệ quyền thống trị của mình. Vì thế, muốn những người thống trị vất bỏ địa vị thống trị quốc thành để cầu pháp vô thượng thậm thâm Bát Nhã, Niết Bàn là việc tuyệt đối không bao giờ có được.
Nhưng một hành giả Bồ Tát chân chánh, dù đương thống lãnh một quốc gia rộng lớn như thế nào, dù đang có quyền hành thống trị đến đâu, nhưng khi gặp được đại pháp vô thượng thậm thâm của Như Lai, liền từ bỏ tất cả, không do dự một mảy may. Nhưng cầu được đại pháp ấy, phải do nơi thầy - bạn, nên đương nhiên phải cúng dường thầy - bạn.
Trong kinh văn nói “con cái” là chỉ cho con trai, con gái thân yêu, do chính mình sanh dưỡng. Thông thường ở đời, bổn phận làm cha mẹ, dù hoàn cảnh gia đình nghèo cùng, khó khăn đến đâu, cũng muốn nuôi nấng, thương yêu con mình cho được đầy đủ, tử tế, không nỡ đem chúng bán cho người.
Nhưng đối với hành giả Bồ Tát, mục đích duy nhất là trọng pháp, trọng thầy, nên bất luận là con cái của mình, vì có tâm thâm tín đối với Phật pháp, nên chẳng những tự nguyện bán thân, mà ngay đến những người cốt nhục thân tình đến đâu, Bồ Tát vẫn dứt tình thân ái thế gian, đem con của mình đi bán, để cúng dường thầy bạn, hầu hướng về chánh pháp của Như Lai.
Thất bảo (bảy báu): những thứ quý báu thuộc về ngoại tài, và trăm thứ đồ vật rất nhiều, chỉ cần có lợi cho việc cầu đại pháp, Bồ Tát đều có thể mang cúng dường cho thầy - bạn không tiếc nuối mảy may. Vì chánh pháp của thầy - bạn ban cho chúng ta rất quý báu, hy hữu, ngàn muôn kiếp khó gặp được. Có thể làm cho chúng ta tăng trưởng trí huệ, cho đến chứng đắc quả Vô Thượng Bồ Đề.
Vì thế, đối với pháp sư thuyết pháp hoặc giới sư truyền trao giới pháp, chúng ta cần phải xem các ngài như Phật, phải hết lòng cung kính cúng dường, tuyệt đối không nên có tâm khinh mạn, dễ duôi. Vì lý do trên, nên cuối cùng Đức Phật kết thúc thành hau câu: “Nhược bất nhĩ giả, phạm khinh cấu tội” (nếu không y lời dạy trên thì phạm khinh cấu tội).
Kết thành tội của bất kính sư hữu giới (giới không kính thầy bạn) này, phải đủ bốn duyên như sau:
1. Là thầy bạn: tức chỉ bực Thượng Tọa, Hòa Thượng, A Xà Lê và những vị đồng học, đồng kiến, đồng hạnh nói trên.
2. Tưởng thầy bạn: cũng như ở trước, có sáu trường hợp khác nhau. Trong ấy, hai trường hợp thuộc về trọng tội, hai trường hợp thuộc tội khinh cấu, và hai trường hợp không phạm.
3. Không có tâm cung kính: nếu phát xuất từ bốn thứ tâm lý: kiêu, mạn, sân, si, nếu không đứng dậy, tiếp rước, lạy chào, hỏi thăm thì phạm tội nhiễm ô khởi. Nếu do tánh lười biếng, giải đãi hoặc tâm vô ký hay lầm quên không để ý, nếu không đứng dậy tiếp rước... thì phạm tội, nhưng không phải nhiễm ô khởi.
4. Không đúng pháp cung kính cúng dường: trường hợp phải đứng dậy, tiếp rước mà không tiếp rước. Phải cúng dường mà không cúng dường. Đến lúc việc ấy xảy ra hoàn tất, tùy theo sự kiện mà kết tội, quyết định không dung thứ. Cho nên Phật tử đã bẩm thọ giới Bồ Tát, trong bất cứ trường hợp nào, đối với pháp và thầy - bạn thuyết pháp, đều phải cung kính tôn trọng, cúng dường một cách kiền thành.
Giới này chỉ cấm chứ không khai mở. Nhưng trong những trường hợp sau đây, dù không cung kính thầy - bạn được hoàn bị, vẫn không trái phạm:
- Lúc thân bị bệnh nặng buộc ràng.
- Nội tâm điên cuồng không hay biết.
- Lúc ngủ mê, không biết thầy - bạn đến.
- Tự mình trong khi vì đại chúng thuyết pháp.
- Hoặc mình đang chuyên tâm nhất ý nghe Phật pháp.
- Vì cần phải hộ tâm ý của Pháp Sư thuyết pháp, đừng để ngài vì mình rời khỏi chỗ ngồi mà sanh tâm bực dọc.
- Hoặc vì mượn phương tiện không thèm tiếp rước này để điều phục thầy - bạn, khiến cho họ xa lìa các ác pháp, an trụ trong thiện pháp.
- Hoặc vì giữ gìn quy luật trong tăng đoàn.
- Hoặc vì cần ủng hộ tâm lý của đa số người, sợ e đứng dậy, tiếp rước, lạy chào làm cho trong đại đa số người ấy sanh tâm bất mãn.
Với những nhân duyên trên, nếu bạn không đứng dậy, tiếp rước, lạy chào, hỏi thăm thầy - bạn, hoặc không đúng như pháp cúng dường, đều không trái phạm.
Trừ các nhân duyên trên, ngoài ra bất cứ nhân duyên chi, không đứng dậy, tiếp rước, lạy chào, cúng dường, hoàn toàn không cho phép.
Tại sao xem vấn đề bất kính sư hữu giới quá quan trọng như vậy?
Chúng ta phải biết thầy bạn hoặc thiện tri thức là một nhân duyên hết sức thù thắng, giúp cho việc tu hành đắc đạo của chúng ta được viên mãn, thành tựu phạm hạnh thanh tịnh. Nên không có lý do gì khiến chúng ta không cung kính tôn trọng.
Cho nên cổ đức có dạy rằng: “Không cung kính thầy - bạn thì mất hẳn sự lợi ích trong Phật pháp, lại bị ma nhiếp trì. Trái lại, cung kính thầy bạn thì thường xuyên gặp được duyên lành thành tựu Phật pháp”.
Căn cứ lời dạy trên đây, chúng ta có thể thấy rõ điểm trọng yếu ở đây là tôn kính cúng dường thầy - bạn.
-----------------------------
02. Ẩm Tửu Giới (Giới Uống Rượu)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.2. ẨM TỬU GIỚI
(giới uống rượu)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử cố ẩm tửu..” cho đến câu “nhược cố tự ẩm, giáo nhơn ẩm giả, phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử cố ý uống rượu, mà rượu là thứ làm người uống thường phát sanh ra vô lượng tội lỗi. Nếu tự tay mình trao chén rượu cho người uống, sẽ mang ác báo năm trăm đời không có tay, huống chi là tự mình uống. Cũng không được bảo người và tất cả chúng sanh uống rượu, huống chi là tự mình uống! Tất cả các thứ rượu, Phật tử không được uống. Nếu mình cố uống hoặc bảo người uống, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Vấn đề quy định mức độ và hình thức tội lỗi của việc uống rượu, đặt rượu và bán rượu cho người, trong kinh Phạm Võng này có sự bất đồng.
Uống rượu đối với bản thân chính mình là một tập quán không tốt hoàn toàn. Nhưng mức độ tai hại không lớn lắm, chỉ làm thương tổn cho bản thân cá nhân một người. Vì thế, việc uống rượu này chỉ kết thành tội khinh cấu.
Đặt rượu và bán rượu thì sự lưu hành rất rộng lớn. Vì bất cứ người nào mua rượu về để uống đều bị tổn hại, sự tổn hại ấy thật to lớn cho nên kết thành căn bổn trọng tội.
Rượu được chế tạo bằng những loại cao lương, gạo hoặc trái cây, thế nhưng tại sao Phật lại cấm không cho uống?
Theo Phật pháp, nguyên nhân chính yếu là vì uống rượu vào làm cho tâm tánh mê loạn. Còn nói theo khoa học, tất cả các loại rượu đều có chứa chất tửu tinh (là thứ dịch thể trong suốt, không màu sắc, dễ lưu động, thường phát ra mùi vị đặc biệt hơi nồng, có thể đốt cháy dễ dàng. Khi cháy, chất này phát ra tia lửa màu lam).
Chất này có tác dụng làm tiêu hao sinh lực, khiến cho sự hấp thụ chất đản bạch, các sinh tố cùng các chất khoáng bị giảm thiểu. Kết quả là mức độ dinh dưỡng trong cơ thể bị suy tổn trầm trọng, can tạng (gan) bị tổn thương rất lớn. Bất cứ loại rượu nào, dù là hàm lượng tửu tinh rất ít, cũng gây tổn thương cho cơ thể.
Vì tửu tinh là chất kích thích, khi đã xâm nhập vào não và các tạng: tâm, phế, vị, can, thận thì mắt, tai, mũi, miệng và sự tuần hoàn của huyết dịch đều bị tổn thương không nhỏ.
Vì thế, muốn giữ cho tâm ý được thanh thản, bình tĩnh, ngũ tạng và sự tuần hoàn huyết dịch không bị thương tổn, tinh thần không bị sự kích thích của tửu tinh làm hại, chúng ta nên nhận thức một cách thực tế là cần phải triệt để ngăn cấm việc uống rượu.
Thế giới hiện nay mắc nhiều chứng bịnh thần kinh, điên cuồng, khủng hoảng. Dù tình trạng ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng uống rượu quá độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng bệnh ấy.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, mà lại có tâm cố ý uống rượu là điều tuyệt đối không thể chấp nhận được. Vì như vậy là trái với tư cách của một vị Bồ Tát. Vì rượu là vực sâu của tội ác, là cửa ngõ sanh tử họa hại. Khi đã uống rượu vào thì dễ tạo các tội lỗi”.
Phật dạy tiếp theo: “Rượu là thứ làm cho người uống hay sanh ra vô lượng tội lỗi”.
Như trong Đại Trí Độ Luận đã thuyết minh: “Uống rượu sanh ra 36 thứ tội lỗi, nên gọi là vô lượng tội lỗi”.
Ngoài ra, các kinh khác như kinh Phân Biệt Thiện Ác Sơ Khởi, kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng, cũng đều nói uống rượu sanh ra ba mươi sáu thứ tội lỗi. Kinh Phân Biệt Thiện Ác Sơ Khởi nói: “Đức Phật dạy người sanh trên thế gian này đa số đều thích uống rượu cho say. Khi đã say rồi thì dễ sanh ba mươi sáu thứ tội lỗi”.
Những gì là ba mươi sáu thứ tội lỗi?
1) Người uống rượu say rồi thì làm con đối với cha mẹ không biết kính thờ; làm tôi đối với vua không biết tôn trọng. Do đó mà cha con, vua tôi không có trên dưới.
2) Nói năng lộn lạo và hay sanh lỗi lầm.
3) Phạm tội lưỡng thiệt và ưa nói nhiều.
4) Nếu có việc gì cần giấu kín, nhưng khi đã say rồi thì đem nói tất cả.
5) Mắng chửi trời đất không hề sợ tội.
6) Nằm giữa đường sá không thể về nhà, mọi thứ đồ đạc mang theo đều bỏ mất hết.
7) Không thể tự sửa mình cho chính đáng.
8) Đi đứng ngả qua, ngả lại, lúc thì ngửa mặt lên trời, lúc lại gầm đầu xuống đất, có khi bị sa hầm, sa hố, thân thể bị tổn thương.
9) Không thể đi đứng vững vàng nên phải bò lết như người què, đến khi đứng dậy được thì thân thể, mặt mày đều bị xây xát, trầy trụa.
10) Lúc bán buôn hay bị lầm lộn và thường vọng động xúc phạm mọi người.
11) Phế bỏ công việc không lo làm ăn.
12) Tài vật bị tổn hao.
13) Vợ con đói khát mặc kệ không nghĩ đến.
14) Kêu la, chửi mắng không biết nể sợ pháp luật quốc gia.
15) Thoát bỏ hết y phục để thân thể lõa lồ mà đi trên đường sá.
16) Chui bậy vào nhà người, gặp đàn bà, con gái thì lôi kéo, nói năng xằng bậy, xúc phạm đến họ, tạo vô lượng tội lỗi.
17) Thấy bất cứ ai đến gần đều muốn gây gổ với họ.
18) Dộng đất kêu la làm kinh động xóm làng.
19) Giết bừa súc vật không biết tội phước.
20) Đồ đạc trong nhà đập bể tan nát.
21) Vợ con coi như kẻ tù tội, say sưa nói bậy bạ không ra gì.
22) Thân cận với bè đảng ác.
23) Xa lánh không chịu gần gũi với bậc hiền thiện.
24) Ngủ như chết, đến khi tỉnh dậy thân thể đau nhức như người bị bệnh.
25) Những thứ uống ăn đều nôn mửa ra trông thật ghê tởm, khiến vợ con đều phải chán ghét.
26) Khi đi đâu, nếu gặp voi, ngựa, chó sói, vì tâm ý tán loạn nên không biết sợ sệt, xa tránh.
27) Không kính kinh pháp, không tôn trọng bậc hiền thiện, không cung kính sa môn.
28) Hoang dâm vô độ không biết e sợ.
29) Hình thể như kẻ điên cuồng khiến ai nấy đều tránh xa.
30) Giống như người chết, không biết gì cả.
31) Mang bệnh nghiện rượu, thân thể màu vàng, úa ứa giống như trái cây chín. Có khi mặt mày sanh ghẻ lác.
32) Thiên long, thiện thần đều tránh xa vì các ngài rất ghét uống rượu.
33) Thiện hữu tri thức ngày một lánh xa.
34) Khi say thì ngồi chồm hổm, gặp các quan cao cấp cứ lấy mắt nhòm ngó không biết sợ sệt, nếu bị đánh đập thì nhắm nghiền mắt lại.
35) Sau khi xả thân bị đọa vào địa ngục Thái Sơn, thường bị ngục tốt dùng nước đồng sôi rót vào miệng. Lục phủ, ngũ tạng đều bị cháy nát, cầu sống không được, cầu chết cũng khó. Thọ khổ như vậy trải qua ngày muôn năm.
36) Khi thọ tội ở địa ngục đã mãn, sanh lên làm nhân gian làm người tâm trí ám độn không biết gì.
Hiện nay những người tâm trí ngu độn, không biết gì cả, đều do đời trước ưa uống rượu mà bị dư báo ấy. Như thế, ta đã nói phân minh, các ngươi đối với rượu cần phải thận trọng, vì uống rượu có 36 thứ lỗi. Người nào uống rượu đều phạm đủ cả”.
Tự mình uống rượu tạo gây những tội lỗi trên, nếu tự tay trao chén rượu cho người uống thì chiêu cảm quả báo năm trăm đời không có tay, huống chi tự uống mà không bị chiêu cảm khổ báo rất nặng hay sao?
Kinh văn nói: “Trao đồ đựng rượu cho người”, có hai trường hợp:
1. Nâng chén rượu lên nói với người cùng uống rượu với mình rằng: “Này anh! Chỉ thêm một chén nữa thôi mà!”
2. Trao bình đã hết rượu mà bảo người đem thêm và nói rằng: “Châm thêm một bình nữa coi!”
Những cử chỉ ấy đều không được, vì không khác gì khích lệ người ấy uống rượu. Thậm chí còn rót rượu vào miệng người khác bảo họ uống cho thật say. Hành động như thế thì đâu phải là tư cách làm người?
Trong kinh văn Phật dạy: “Bị quả báo năm trăm đời không có tay”, không phải là sanh làm người mà không có tay, mà là khi bỏ thân này, bị đọa vào trong loài súc sanh, làm những loài vật không tay như côn trùng, đỉa, giun, lươn, lịch... là những loài thuộc về loại chúng sanh không có tay.
Trong kinh Quỷ Vấn Mục Liên nói: “Một hôm tôn giả Mục Liên du hành trong cảnh giới ngạ quỷ. Có một con quỷ thấy Tôn Giả đến nên thỉnh vấn rằng: - Kính bạch Tôn Giả! Một đời của con từ sanh đến nay, tâm tánh ngu si đần độn không biết gì, chẳng biết do tội nghiệp chi mà mà chiêu cảm khổ báo ấy?
Tôn Giả đáp rằng: - Đấy chính là do trong lúc làm người ở thời quá khứ, người thường đem rượu cho người uống, lại cưỡng ép, khuyên người khác uống rượu, muốn cho người say sưa, mê loạn để tự lấy làm thú vui. Khổ báo ngu si, đần độn này chỉ mới là hoa báo, quả báo sau khi bỏ thân quỷ này phải đọa vào địa ngục”.
Rượu là cửa sanh các họa hoạn. Vì nếu đem cho bất cứ người nào uống, nhất là những người tu học Phật pháp. Điều này kinh Chánh Pháp Thiện Xứ nói: “Người nào đem rượu cho chúng tăng trong pháp hội uống, hoặc cho người thọ giả uống, cho người tâm đã được tịch tịnh uống, cho người đắc thiền định uống khiến tâm chí của các vị ấy mê loạn thì tội lỗi ấy rất lớn, tương lai sẽ bị đọa vào địa ngục Khiếu Oán (1)”
Đưa chén rượu cho người uống mà còn bị quả báo như vậy, huống chi bảo người uống rượu. Cho nên, Phật dạy tiếp: “Cũng không được bảo tất cả người cũng như tất cả chúng sanh uống rượu”.
Ở đây nói: “Tất cả người” là nói một cách bao quát tất cả hạng người như: Phật tử xuất gia, tại gia, nam, nữ, già, trẻ, và tất cả những người ở các địa phương khác, quốc gia khác v.v...
“Tất cả chúng sanh” là chỉ cho quỷ thần, súc sanh cùng với phi nhơn v.v... Bảo người khác uống rượu còn không được, huống chi là tự chính mình uống rượu thì lại càng không được.
Nguyên liệu để làm rượu có nhiều thứ, như vậy nói rốt ráo lại thì thứ rượu nào không được uống?
Phật dạy: “Tất cả các thứ rượu đều không được uống”. Tức là dù cho dùng bất cứ thứ nguyên liệu nào để làm thành rượu, cũng đều không được uống.
Tự mình không uống rượu là công đức tự lợi. Không bảo người uống rượu thuộc về lợi tha. Tự tha lưỡng lợi đều thực hành thì tất cả tội ác tự nhiên đình chỉ. Trái lại, nếu tự mình cố uống và bảo người uống, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Trong Luật có dạy rõ: “Nếu ăn hèm rượu, men rượu, có thể làm cho người say. Tùy theo ăn mỗi miếng mà phạm tội”.
Giới uống rượu này thuộc về Giá tội, do Đức Phật cấm chế. Tại sao phải cấm như vậy?
Vì rượu làm cho tâm tánh người bị hôn mê, tán loạn. Tội ấy rất lớn phải cực lực ngăn cấm. Nơi đây, xin trích dẫn một vài truyện ngắn nói về tội uống rượu như sau:
Khi Phật còn tại thế, một hôm Ngài đi đến ấp Bạt Đà La Bà Đề của nước Chi Đề để giáo hóa. Nơi ấy, có một con độc long gọi là Am Ba La Đề Đà hung dữ, bạo ác phi thường. Con người không ai dám bén mảng đến chỗ ấy đã đành, ngay cả loài thú to như voi, trâu, bò, ngựa... cũng không dám léo hánh đến gần chỗ của nó. Thậm chí loài phi điểu bay trên không trung cũng không dám bay ngang chỗ nó ở. Hoa mầu, lúa thóc đã chín đều bị độc long phá hoại sạch.
Trưởng lão Sa Dà Đà là người thường cúng dường Phật, nên khi nghe Đức Phật Thế Tôn đến nơi này giáo hóa, trưởng lão cũng đi theo. Nghe nơi ấy có độc long, trưởng lão xin phép Đức Phật đến chỗ độc long để bắt nó hàng phục cho dân chúng và muôn thú được yên ổn.
Khi trưởng lão vừa đến, độc long ngửi thấy khí vị y phục của Ngài liền sanh tâm sân hận, vì xưa nay không bao giờ có ai dám léo hánh đến chỗ của nó. Lập tức từ trong thân của nó phóng ra những khói độc khiến không khí cả một vùng đều bị ô nhiễm.
Thấy khói độc bay đến mình, trưởng lão bèn nhập tam muội, dùng thần thông từ trong thân phóng ra những luồng khói trắng ngăn cản khói độc của độc long, không cho nhập vào mình.
Độc long thấy thất bại càng nổi sân hận, từ trên thân phóng ra lửa khiến toàn vùng ấy biến thành một biển lửa lớn. Trưởng lão bèn nhập Hỏa Quang tam muội, từ trên thân phóng ra lửa ngăn chặn độc quanh mình.
Thấy sự việc bất thành, độc long liền hóa trận mưa đá và sấm sét vang trời để giết trưởng lão. Nhưng trưởng lão không chút sợ sệt, ngài biến những hạt mưa đá thành những hoàn thuốc hoan hỷ hoặc những bánh rất thơm ngon.
Cuối cùng độc long dùng tất cả sức lực, bản lãnh hóa ra một trận mưa tên và rắn độc. Trưởng lão dùng thần thông rất nhiệm mầu, biến tất cả các thứ ấy thành Ưu Bát La Hoa và thân thể của ngài hoàn toàn không bị tổn thương. Độc long đem hết sức thần thông mà không khuất phục được trưởng lão. Tự biết mình không phải là đối thủ của trưởng lão, độc long bèn đến trước trưởng lão tự nguyện quy y Tam Bảo, làm đệ tử Phật, không còn làm những việc hung ác như trước nữa. Trưởng lão hàng phục được độc long, đem lại yên vui an ổn cho nhân và cầm thú chốn ấy. Từ đó, thanh danh của Ngài lan truyền khắp nơi, từ quốc vương chí đến nhân dân đua nhau đến cúng dường.
Khi ấy, có một nữ Phật tử bần cùng nhưng vô cùng kính tin trưởng lão, nàng thành kính thỉnh trưởng lão đến nhà để cúng dường một bữa cháo, sữa và tô lạc, ngoài ra còn có thêm một thứ rượu màu trắng như nước.
Trưởng lão vì không để ý nên uống thứ rượu đó. Sau khi uống xong, trưởng lão vì nữ Phật tử thuyết pháp. Xong việc, nữ Phật tử lễ tạ và Ngài từ biệt trở về tịnh xá. Lúc về gần đến nơi, vì ảnh hưởng của men rượu tác động làm trưởng lão té nhào gần tịnh xá, thân nằm một nơi, tăng-già-lê, bình bát v.v... văng tản mác. Trưởng lão bị say nhừ không hay biết gì.
Đức Phật thấy việc này liền bảo ngài A Nan tập hợp đại chúng lại và dạy về việc trưởng lão hàng phục được độc long. Ngài hỏi đại chúng: “Trong lúc hàng phục độc long oai lực biết bao, giờ đây ông Sa Dà Đà này có thể hàng phục được một con rắn nhỏ hay một con tôm hay không?”
Đại chúng đồng đáp lại rằng: “Không thể hàng phục được”.
Phật dạy: “Ông Sa Dà Đà là một vị thánh nhân mà sau khi uống rượu say còn như vậy, huống chi người thế tục thông thường. Thế nên từ đây về sau, nếu là đệ tử của Phật thì quyết định không được uống rượu. Không nói là uống nhiều, chỉ cần một chén nhỏ cho đến một giọt trên đầu ngọn cỏ, cũng không được uống. Nếu uống tức là phạm tội”.
Lại nữa, Tỳ Bà Sa Luận kể lại một câu chuyện như sau:
Vào thời quá khứ có một vị ưu bà tắc giữ ngũ giới cấm của Như Lai rất thanh tịnh. Một hôm, vị ấy có việc phải đi xa. Khi trở về nhà, nhằm lúc tất cả mọi người trong nhà đều đi vắng. Vì đường xa nhọc mệt lại thêm khát nước cực điểm, vị Phật tử ấy đi tìm nước uống. Lúc ấy có một chai rượu lớn giống như nước để trên bàn, đương cơn khát, Phật tử này tưởng là nước, liền uống một hơi. Uống xong, đầu óc choáng váng, tâm thần hôn mê bấn loạn.
Vừa lúc đó, một con gà hàng xóm chạy vào nhà, sẵn bụng đang đói, Phật tử liền nghĩ chi bằng bắt gà làm thịt để ăn một bữa cho ngon.
Sau khi Phật tử này ăn xong, cô gái hàng xóm vào nhà tìm gà, hỏi Phật tử có thấy gà chạy vào nhà không. Phật tử trả lời: “Tôi không thấy gà của cô đến đây”. Chẳng những thế, lại còn làm hành vi phi lễ với cô gái ấy. Thế là một phen uống rượu, năm giới đều hủy phạm, chúng ta thử nghĩ tội lỗi uống rượu lớn biết chừng nào! Cho nên là Phật tử tuyệt đối không được uống rượu!
Tội lỗi của việc uống rượu rất nhiều, giờ đây xin kể thêm một chuyện nữa để làm gương cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta:
Vào thời vua Chân Tông - Bắc Tống. Một lần nọ, vua Chân Tông bị bệnh rất nặng, bèn đem mọi việc lớn nhỏ trong nước giao cho Hoàng Hậu giải quyết.
Khấu Chuẩn là một quan đại thần trong triều thấy vậy, lấy làm lo sợ cho tiền đồ quốc gia, nhất là e sợ tương lai hoàng tử sẽ bị họ hàng bên ngoại soán đoạt vương vị.
Một ngày nọ, vị đại thần tâu với Chân Tông hoàng đế rằng:
- Muôn tâu thánh thượng, hoàng thái tử là người hy vọng của toàn dân, xin bệ hạ tưởng đến việc trọng yếu của tôn triều. Theo ý hạ thần, bệ hạ bị bệnh nguy kịch thì nên đem việc triều chánh giao cho Thái Tử, đồng thời nên chọn một viên đại thần có lòng vì nước, vì dân để phụ giúp Thái Tử. Hạ thần tin rằng quốc gia sẽ có người cầm quyền và được yên ổn.
Hoàng đế nhận thấy lời quan đại thần rất đúng, bèn chấp thuận kiến nghị của quan đại thần. Ngài lập tức bí mật bảo Dương Ức thảo chiếu chỉ lập Hoàng Thái Tử lên coi việc cai trị quốc gia, lại muốn đại thần Dương Ức phụ việc triều chánh với Hoàng Thái Tử. Việc này là một phương thức hoàn hảo vô cùng. Nhưng về sau, trong một lần uống rượu say, vị đại thần Khấu Chuẩn vô tình đem sự việc trên tiết lộ cho người biết, thế là mọi việc vốn có thể thành đại công lại trở lại bị đại bại!
Những việc tương tự như trên ở thế gian thường xảy ra rất nhiều. Những việc vốn không nên tùy tiện nói ra với người, nhưng vì quá say, không còn hay biết, nên đem ra thố lộ với người. Như thế, chẳng những tự mình không đầy đủ nhân cách, lại còn khiến cho việc đáng lẽ thành công lại trở nên thất bại!
Những người có lý trí ít nhiều, biết rõ tội lỗi của việc uống rượu, quyết định không bao giờ uống rượu. Trong trường hợp, người bề trên đưa rượu ép uống, cũng cần phải tìm mọi cách từ chối không uống!
Như trường hợp trong câu chuyện sau đây:
Vua Hoàn Công nước Tề đem rượu cho Quản Trọng uống. Quản Trọng sau khi nhận bèn đem đổ bớt đi phân nửa. Cử chỉ này bình thường đương nhiên bị ghép tội vô lễ và phạm thượng, nên Hoàn Công quở trách Quản Trọng rằng: “Chính tay trẫm ban rượu, khanh lại có thể tùy tiện đổ bỏ hay sao?”
Quản Trọng khôn khéo tâu rằng: “Muôn tâu Thánh Thượng! Hạ thần từng nghe nói: uống rượu sẽ nói những lời lầm lỗi. Nếu nói lời lầm lỗi có thể bị nguy hiểm đến tánh mạng. Hạ thần vì nghĩ như thế nên thà bỏ rượu chớ không muốn bỏ thân. Cúi xin hoàng thượng xét mà thứ lỗi cho!”
Chúng ta hãy suy nghĩ: nếu vì uống rượu mà nói những lời lầm lỗi, do đó có thể làm tán thất sanh mạng của mình thì thật là một điều không hợp lý biết bao! Rượu là thứ triệt để không được uống. Nếu uống nhiều chắc chắn sẽ nói nhiều. Nói nhiều thì nhất định sẽ có những lời bất tam, bất tứ (là những lời nói không nghĩa lý gì cả), không nên nói mà cứ nói, cần nói thì lại không nói.
Rượu đã sanh vô lượng tội lỗi như thế, tại sao trong kinh lại có chỗ nói nếu uống rượu không có tội lỗi thì vẫn được uống như thường?
Lời nói này quả đúng không sai. Vì nếu uống rượu có thể tránh được tội lỗi thì không lý do nào mà không cho uống.
Bằng chứng thực tế là khi đức Thế Tôn còn tại thế, Mạt Lợi phu nhân là một Phật tử đã thọ Ngũ Giới. Đối với Tam Bảo, phu nhân là một Phật tử thuần thành, thông đạt kinh luật, nên không bao giờ uống rượu.
Nhưng một hôm vua Ba Tư Nặc đi săn về, bị mệt và đói bụng. Chẳng may, quan Trù Giám lo cơm hơi chậm trễ, khiến Ba Tư Nặc vương nổi giận. Ngài liền hạ lệnh giết quan Trù Giám. Phu nhân hay tin liền nghĩ rằng quan Trù Giám là người có khả năng nấu nướng rất thích hợp với khẩu vị nhà vua. Nếu giết quan Trù Giám thì không còn ai có thể làm thức ăn cho nhà vua được như thế. Vả lại, giết một người vô tội không hợp với tôn chỉ Từ Bi của đạo Phật.
Do đó, phu nhân liền ra lệnh bảo người đem giấu quan Trù Giám ở một nơi. Hai ba hôm sau, phu nhân thiết một tiệc rượu hết sức linh đình, rồi tự thân phu nhân trang điểm hết sức lộng lẫy (trong kinh nói phu nhân thọ Bát Quan Trai hằng tháng, cho nên chỉ phục sức bằng vải thô. Những ngày thường không thọ Bát Quan Trai cũng thế. Phu nhân lại thường ở riêng tại tư cung tu tập, ít kề cận Ba Tư Nặc vương). Sau đó, bà cùng với vua nhập tiệc và hầu rượu cho vua.
Vua Ba Tư Nặc ít khi trông thấy phu nhân trang điểm lộng lẫy như thế, hôm đó lại cùng dự yến và tiệc rượu đó lại vô cùng thịnh soạn nên lòng vua hoan hỷ vô cùng. Nhất là được chính phu nhân ân cần khuyên uống rượu là việc càng làm cho đại vương hân hoan tột đỉnh.
Đến khi thấy nhà vua đã hết cơn phẫn nộ, phu nhân mới hỏi rằng: “Thức ăn hôm nay đại vương dùng có ngon miệng hay không?”
Nhà vua đáp rằng: “Thức ăn hôm nay rất ngon, lại thêm được phu nhân giúp trẫm uống rượu, thật trẫm hoan hỷ vô cùng”.
Phu nhân hỏi tiếp: “Đại vương có biết thức ăn hôm nay do ai làm không? Mấy ngày qua đại vương ăn không được ngon miệng phải không?” Rồi phu nhân đem việc vua hạ lệnh giết quan Trù Giám vừa rồi thưa lại. Nhà vua tỉnh ngộ, tự biết lỗi lầm, liền tha cho quan Trù Giám được toàn mạng.
Mạt Lợi phu nhân vì cứu quan Trù Giám mà uống rượu, bà biết mình đã phạm giới, trong lòng sinh hổ thẹn không an tâm, liền đến trước Phật cầu xin sám hối. Đức Phật hỏi: “Phu nhân vì sao uống rượu?”
Phu nhân bèn đem nhân duyên uống rượu bạch lên Phật. Ngài chẳng những không quở trách, trái lại còn cực lực tán thán việc làm ấy cho là có công đức rất lớn...
Uống rượu trong trường hợp như th thì có gì là không được! Vấn đề là ở chỗ sợ rằng chúng ta không có thiện quyền phương tiện như Phật tử Mạt Lợi phu nhân mà chỉ khư khư bảo rằng: “Mạt Lợi phu nhân có thể uống rượu, thì tôi đây cũng có thể uống rượu”. Nói như vậy thì sanh tội nghiệp vô biên, mà ác báo cũng khó lòng tránh khỏi.
Lại còn một chuyện nữa thuật lại việc vua Thái Tông nhà Đường. Vào năm đầu của niên hiệu Trinh Quán, ở chùa Viên Hưng tại Tây An, có Phạm Luật Sư là bậc tu hành rất trọng giới luật.
Một hôm, ngài có việc phải đi ra ngoài. Tối đến về chùa không kịp, nên phải nghỉ tạm ở nhà một Phật tử. Sau khi Luật Sư đã an nghỉ, trong nhà lại có một tăng nhân khác đến. Chủ nhân bèn mời vị tăng ấy đến một phòng riêng khác mà nghỉ. Vị Tăng này bảo chủ nhân dọn cơm và rượu thịt ra dùng. Phật tử ấy chẳng những không buồn trách, lại còn vui vẻ vâng lời. Phạm Luật Sư nghe tăng nhân ấy ăn uống một cách khoái ý, trong tâm ngài không tránh khỏi khởi niệm tưởng không tốt đối với tăng nhân đó và cho rằng tăng nhân này không thể hiện đúng tư cách của một người xuất gia.
Nhưng vị tăng nhân đó sau khi đã ăn uống no đủ xong, lại bảo chủ nhà đem nước tro cho mình súc miệng, đoạn vào phòng đóng cửa, tụng kinh Hoa Nghiêm. Chỉ trong chốc lát vị ấy đã tụng xong hết một quyển. Bấy giờ, Phạm Luật Sư biết vị Tăng này không phải là người tầm thường, tự mình sanh lòng rất hổ thẹn. Vì vậy nên đang nằm, Ngài liền ngồi dậy, sửa thân mình nghiêm chỉnh, cung kính lắng nghe tăng nhân tụng kinh.
Từ lúc bắt đầu cho đến chưa tới canh năm, vị tăng nhân đã tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm sáu mươi quyển (kinh Hoa Nghiêm có hai bản dịch: một bản gồm sáu mươi quyển, bản kia gồm tám mươi quyển). Việc này không phải người tầm thường có thể làm được, nên càng làm cho Phạm Luật Sư ăn năn, biết vừa rồi mình đã khởi tâm niệm xem thường vị tăng kia là một đại tội ác không sao tránh khỏi. Ngài liền đến phòng tăng nhân, đặc biệt xin sám hối tạ tội. Vị tăng ấy không chút biểu lộ là mình kẻ có tài đức, còn khuyên Luật Sư hãy an tâm, không có gì là đại tội. Sau khi chia tay, vị tăng ấy đi nơi nào không ai biết...
Uống rượu ăn thịt trong trường hợp như thế, lẽ tự nhiên, hàng phàm tăng không nên bắt chước.
Câu chuyện thuật lại rằng:
Vào triều nhà Tùy, tại chùa Đẳng Hành ở Lư Châu, có vị tăng nhân hiệu Đồng Tấn, xuất gia vào thời triều Bắc Châu (trước nhà Tùy rất lâu). Vị tăng này xưa nay bất chấp giới luật, lễ nghi, suốt ngày chỉ uống rượu. Bất cứ đi đến đâu cũng đều say mèm. Đã vậy còn có thêm chứng bịnh thường tiểu tiện bừa bãi, hôi thối tràn lan mọi chỗ, cho nên mọi người thông thường đều chê bai, dị nghị việc làm này.
Nhưng cũng có người biết nhận xét, khuyên những kẻ dị nghị này: “Quý vị không nên nhàm đàn tạp thoại, quý vị có biết vị tăng ấy rốt ráo là người như thế nào không? Chúng ta không nên đem nhãn quan của phàm nhân mà xem xét việc làm của tăng nhân ấy”.
Thời gian sau, vua Võ Đế nhà Châu đông chinh, cần phải dùng một thứ thuốc độc, nên hạ lệnh cho vị quan tại Lô Châu chế tạo độc dược. Viên quan cho người lên rừng tìm các loại độc dược như: Phúc Đầu, Thuyết Tinh, Tàm Căn, Đại Phong, Giả Cát, Trấm Vũ... tất cả gần vài chục thứ, đem về bỏ vào cái lu thật lớn, rồi đổ rượu ngâm cho đến khi thành độc tửu. Bất cứ người hay súc vật khi đụng đến, tức khắc da thịt bị nát rã mà chết.
Tăng nhân Đồng Tấn nghe nói có thứ rượu kịch độc và nguy hiểm như thế, lòng vô cùng bất mãn việc làm tà ác của Võ Đế, ngài liền đến nhà vị quan chế tạo rượu độc. Vị quan thấy tăng nhân thường uống rượu sau sưa như vậy, nên có ý trêu ghẹo, nói rằng: “Tôi có một thứ rượu rất ngon, Hòa Thượng thử dùng một chén có được không?”
Đồng Tấn đáp rằng: “Quan lớn có lòng tưởng đến, nhưng bần đạo uống một chén thì không đã ghiền, bần đạo muốn uống một thăng để giải khuây và bớt nhức mỏi trong thân thể”.
Quan giám chế thưa rằng: “Không thành vấn đề, tùy Hòa Thượng muốn uống bao nhiêu cũng được”.
Đồng Tấn liền đến lu rượu, lấy gáo sắt múc rượu độc, và uống một gáo to, và cười nói tự nhiên, hoàn toàn không bị rượu độc làm hại. Lúc ấy, các đạo sĩ theo Đạo giáo nghe tin ấy rủ nhau xem vị Hòa Thượng như thế nào, thực hay giả. Họ dùng gáo múc rượu độc mời Đồng Tấn uống. Nhưng vừa đưa gáo vào rượu độc đã vội vàng chạy lánh xa vì sợ bị rượu độc văng trúng thân rất nguy hiểm.
Đồng Tấn dường như vô sự, cứ tiếp tục uống và nói rằng: “Tốt lắm! Hôm nay được một bữa say sưa thật là đại khoái lạc!” Rồi ngài lên tảng đá lớn nằm ngủ. Chốc lát lại tiểu tiện trên tảng đá, làm tảng đá nát vụn vì rượu độc, trong lúc thân thể của Đồng Tấn bị lăn đi nơi khác, ngài vẫn cứ ngủ như thường. Khi ngủ đã thẳng giấc, ngài thức dậy, thân thể chẳng những không bị hại mà tinh thần lại càng sảng khoái.
Bạn có thể làm được như thế không?
Nếu làm được thì không ngại gì, cứ việc uống rượu độc. Còn làm không được thì chẳng những rượu độc không nên nếm thửa mà rượu thông thường cũng không được để một giọt dính vào môi.
Câu chuyện thứ nữa:
Vào thời vua Cao Tổ Văn Đế nước Tề, có tăng nhân hiệu là Đàm Hiển, tức là Phật Huệ. Không rõ ngài là người gốc tích tại đâu, nhưng thường đi đây đó, không trụ nơi nào nhất định. Ngài lại ăn uống như người thế tục.
Bấy giờ cũng có người cho Đàm Hiển là bậc tu hành đạo hạnh cao siêu, chỗ chứng ngộ khôn lường.
Vào mùa Thu tháng Chín, niên hiệu Thiên Bảo thứ sáu, Cao Tổ Văn Đế hạ lệnh triệu tập tất cả sa môn Phật giáo để đấu phép với học trò của đạo sĩ Lục Tu Tịnh, cả thảy một ngàn người cho rõ thấp cao.
Vì đạo sĩ kích bác việc vua Cao Văn Đế phụng thờ Phật giáo, và cho đó là điều không đúng. Vua cho lập một hội trường và xây một cái đài cao một trăm mét. Khi đạo sĩ vừa đến hội trường, liền dùng chú thuật khiến tất cả y bát của Sa Môn bay lên hư không hoặc lăn cù dưới đất. Lại còn đọc chú khiến tất cả cột kèo trong hội trường xiêu ngã ngổn ngang.
Các sa môn Phật giáo vì không học pháp thuật đành phải ngồi yên lặng, không có pháp thuật gì đối lại. Tín đồ của đạo sĩ thấy vật liền hoan hô vang dậy, cho đạo sĩ Lục Tu Tịnh là thắng và khinh dễ các sa môn. Các đạo sĩ được thế càng nhảy nhót, vui mừng, kiêu ngạo, khoe khoang. Họ đồng thinh xướng lên rằng: “Chúng tôi dùng thần thông pháp thuật dẹp trừ Phật giáo. Các sa môn nếu hiện một, chúng tôi sẽ hiện hai. Sa môn hiện hai, chúng tôi sẽ hiện bốn. Hôm nay, chúng tôi chỉ dùng pháp thuật nhỏ mọn mà các sa môn Phật giáo đều thất bại, việc này muôn ngàn khán giả tại hội trường đều chứng kiến rõ ràng...”
Nhà vua thấy các đạo sĩ quá ngạo mạn nên chán ghét, bèn ra lệnh cho Thượng Thông Pháp Sư đấu phép với đạo sĩ.
Pháp Sư đáp: - Tâu Thánh Thượng! Pháp thuật là thứ nhỏ mọn, Nho sĩ ở thế tục có tâm hổ thẹn còn không làm, huống gì chúng tôi là Phật tử xuất gia. Tuy nhiên theo lệnh của thiên tử, chúng tôi không dám bất tuân và không lẽ chúng tôi không còn cách gì để đối trị các đạo sĩ hay sao? Tôi xin cử một tăng sĩ tối hạ tọa trong quý sa môn nói chuyện và đấu phép với đạo sĩ.
Nói xong cho người đi tìm Đàm Hiển, lúc đó đang ngồi ở tòa sau cùng, chễm chệ trên một chiếc ghế rất cao và đang uống rượu say mèm. Quan Hữu Ty thấy thế không dám mời, bèn bạch lại với Pháp Sư Thượng Thông. Pháp Sư đáp rằng: “Không hề gì đâu, quan Hữu Ty cứ mời tăng nhân ấy. Vì hàng sa môn chúng tôi không ai uống rượu, còn đạo sĩ là đạo cúng tế rượu. Tăng nhân Đàm Hiển cũng là người thích uống rượu. Vậy để cho thuận tiện, nên mời tăng nhân nói chuyện và đấu phép với đạo sĩ”.
Quan Hữu Ty vâng lời đến dìu đỡ Đàm Hiển đến đài trăm thước. Bấy giờ, toàn thể chúng tăng đều lo sợ vì đạo sĩ pháp thuật cao cường, quý sa môn không người nào đối chọi lại được, huống chi Đàm Hiển say sưa chỉ chuyên môn uống rượu, có biết phép thuật chi mà đấu với đạo sĩ.
Khi Đàm Hiển đến đài cao, quan Hữu Ty cho hai người dìu lên đài. Đàm Hiển đứng trên đài cao, mỉm cười nói rằng: “Khi nãy bần đạo uống rượu quá say, nghe văng vẳng ai đó nói rằng: Sa-môn hiện một, chúng tôi sẽ hiện hai, sa môn hiện hai, chúng tôi sẽ hiện bốn. Không biết lời ấy là thật hay hư?”
Các đạo sĩ đáp: Thực!
Đàm Hiển bèn co một chân đứng trên đài cao một trăm thước nói rằng: “Tôi đã hiện một rồi đấy, các Ngài hiện hai đi!”
Cả ngàn đạo sĩ không người nào hiện được. Đàm Hiển lại nói: “Bần đạo nghe các ngài đọc chú khiến y bát của sa môn cái thì bay, cái thì lăn, có hay không?”
Đáp: Có!
Đàm Hiển lấy bình bát và chiếc y để trước mặt đạo sĩ, bảo đọc chú thử xem. Các đạo sĩ đồng một lúc, đem hết tinh thần mà đọc chú, nhưng y bát vẫn không lay động. Thấy thế, nhà vua bảo: “Y bát không lay động, trẫm cho phép các đạo sĩ đích thân nhấc lên thử xem!” Một người, hai người, cho đến mười người vẫn không sao nhấc lên nổi. Đàm Hiển bảo đem y bát đặt lên cột kèo cho các đạo sĩ đọc chú, cũng vô hiệu nghiệm.
Bấy giờ, bọn họ thất sắc ngó nhau, nhưng vẫn cố gắng, gượng nói: “Đạo Phật tự xưng là nội, nội thì thuộc về nhỏ mọn. Đạo gia chúng tôi xưng là ngoại, ngoại thì rộng lớn”.
Đàm Hiển đáp rằng: “Các ngài nói quái lạ! Nếu thế thì thiên tử ở trong cửu trùng chắc là nhỏ hơn các quan hay sao?”
Đạo sĩ Lục Tu Tịnh cứng miệng, không thể đáp lại một lời. Cao Tổ Văn Đế mục kích rõ ràng, phân biệt chánh tà phải quấy. Chính tự tay Ngài viết chiếu chỉ ban hành: “Theo trẫm xét, pháp môn không hai thứ, chơn tông chỉ có một. Thế nên Trẫm nhất định cần theo con đường chánh. Tu hành phải lấy sự tịch tịch, đạm bạc làm cơ bản. Các đạo sĩ chuyên cúng tế rượu, ấy gọi là đạo tế rượu, dối gạt người đời. Nhân gian vì không hiểu được chỗ đúng, sai nên đua nhau tin theo. Sự tu hành đâu có lẽ nào chỉ sùng trọng men hèm làm đạo vị thì thanh hư đâu còn. Chỉ thích chả nem là món ăn ngon thì tâm từ bi bị đoạn tuyệt. Trên đã trái với nhân tự (sự cúng tế hợp với lòng nhân), dưới lại trái với tế điển (sách dạy về nghi thức cúng tế). Vậy bắt đầu từ ngày hôm nay, trẫm ban hành sắc lệnh này phổ biến trong toàn quốc: từ trên xuống dưới, bá quan cũng như nhân đều biết rõ. Trẫm cấm tuyệt không ai được tín phụng theo đạo cúng rượu ấy nữa!”
Nhờ đó, một số đông đạo sĩ quy hướng về Phật giáo. Nhà vua hạ lệnh cho Pháp Sư Thượng Thống độ những đạo sĩ ấy xuất gia. Còn ai không phát tâm theo Phật thì phải nhuộm râu tóc để phân biệt. Có một số ngoan cố, tự cho đạo mình là thần tiên, không khuất phục. Vua hạ lệnh: Nếu là thần tiên thì phải lên đài, dùng thần thông bay qua cho trẫm xem. Các đạo sĩ phải tuân hành, nhưng bay không được nên đều bị sa xuống đất, thân thể nát tan.
Từ đó, đạo cúng rượu không còn, mọi người đều hướng về Phật giáo. Trong nước không còn hai thứ tín ngưỡng, và cũng từ đấy, Cao Tổ Văn Đế một mặt kính phụng Phật pháp, một mặt đem giáo lý Phật Đà dẫn dắt nhân dân...
Do sự tu hành từ trên quốc vương xuống tới dân chúng, nên trong nước cảm được điềm lành: gió thuận mưa hòa, nhân dân an lạc...
Giới ẩm tửu này phải hội đủ bốn duyên mới kết thành tội:
1. Là rượu: đích xác là rượu, sau khi uống làm cho người tâm tánh hôn mê.
2. Tưởng là rượu: gồm có sáu trường hợp khác nhau, trong đó có hai trường hợp trọng, hai trường hợp khinh và hai trường hợp không phạm.
3. Cố tâm cố uống rượu: tự mình có ý tưởng muốn uống rượu.
4. Uống vào miệng: thấy rượu muốn uống và hớp vào trong miệng, cứ tính mỗi hớp mà đắc tội. Nếu bảo người uống, cũng cứ tùy theo mỗi hớp mà cả hai đều phạm tội.
Giới này bất luận tại gia hay xuất gia, Đại Thừa hoặc Tiểu Thừa, đều phải đồng tuân giữ, không cho ngoại lệ một người nào.
Nếu trường hợp thân có trọng bệnh, ngoài rượu ra, không thuốc nào có thể trị liệu và có sự xác nhận của y sĩ thì được khai miễn cho.
Trong Phân Biệt Công Đức Luận có nói: Khi Phật còn tại thế, tại Kỳ Hoàn tịnh xá có một vị tỳ kheo bị bệnh suốt sáu năm trường, trị cách nào cũng không hết. Ưu Ba Ly tôn giả trì luật đệ nhứt đến thăm vị tỳ kheo ấy.
Tôn giả hỏi: - Thầy có cần dùng gì không?
Tỳ kheo ấy đáp rằng: - Tôi chỉ cần dùng rượu thôi. Vì chỉ có rượu mới có thể trị lành được căn bệnh của tôi.
Tôn Giả nghe qua, tự mình không dám quyết định, bèn đáp rằng: - Điều ấy phải cầu xin Đức Thế Tôn chỉ dạy.
Rồi Tôn Giả đến trước Phật, đầu mặt đảnh lễ và đem việc trên bạch lên Phật. Ngài dạy Ưu Ba Ly tôn giả rằng: “Giới luật Ta đã chế định là trường hợp thông thường, nếu mắc phải chứng bịnh mà ngoài rượu ra, không gì có thể trị liệu được thì có thể đặc biệt khai miễn cho”.
Tôn giả được Phật chỉ dạy, liền cho tỳ kheo bị bệnh uống rượu. Nhờ vậy, bệnh được lành hẳn. Thầy tỳ kheo được lành bệnh, thân không đau khổ, tinh thần sáng suốt. Tôn Giả bèn vì thầy mà thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, tỳ kheo ấy chứng quả A La Hán.
Đức Phật tán thán tôn giả Ưu Ba Ly rằng: “Việc làm của ông rất tốt, vì chẳng những giúp cho tỳ kheo kia lành bệnh, lại còn làm cho vị ấy chứng đắc đạo quả”.
Theo truyện trên, trong những trường hợp đặc biệt, chúng ta thấy Đức Phật vẫn đại từ, đại bi khai giới cho phép uống rượu. Nhưng không được lạm dụng tinh thần đó, khi không có bệnh nói là bệnh, để mượn cớ uống rượu, quên hẳn tinh thần chế lập giới luật của Đức Phật là tuyệt đối không nên uống rượu, vì đó là việc làm tạo tội lỗi vô biên.
Cho nên là Phật tử dù ở vào hoàn cảnh nào, thời gian nào, cùng bất luận bị sự cám dỗ, mê hoặc nào, cũng đều không được uống rượu, vì uống rượu chẳng những trái với giới luật, mà ngay đối với bản thân mình chỉ bị tổn hại và hoàn toàn không có lợi ích.
Chú thích:
(1) Khiếu Oán địa ngục: địa ngục thứ tư trong tám đại địa ngục. Ở đây, lược giải như sau:
Tội nhân bị đọa vào địa ngục này do lúc làm người tạo ác nghiệp sát sanh, trộm cướp, dâm dục, uống rượu, mua rượu cung cấp cho người xuất gia uống, làm mê loạn tâm Thiền Định, không thể chứng đắc cảnh Tịch Diệt.
Do nghiệp nhân này, sau khi xả thân bị đọa vào đại địa ngục Khiếu Oán, bị ngục tốt dùng kềm sắt vạch miệng rót nước đồng đỏ đang sôi sùng sục vào.
Khi nước đồng sôi vào miệng thì lưỡi, gan ruột, các tạng phủ đều bị thiêu đốt. Nước chảy từ trên xuống dưới mà ra ngoài. Tội nhân bị hình phạt đau đớn tột cùng, cất tiếng kêu lớn mà chết.
Ba chữ “Đại Kiếu Oán” chỉ âm thanh kêu la thống thiết của tội nhân khi bị hành hình mà chết. Nhưng khi chết rồi lại sống lại, bị ngục tốt quở trách, mắng nhiếc, tiếp theo bị hai núi sắt rực lửa từ xa hiệp lại, nghiền nát thân hình tội nhân thành tro bụi.
Tội nhân sau khi chết rồi bị hoàn hồn cho sống lại để tiếp tục thọ khổ hình như vậy vô lượng vô biên, không sao tả xiết. Nếu thoát được nỗi khổ nơi này, chạy đến nơi khác, bị ngục tốt bắt lộn đầu mặt xuống đất, hai chân trở lên, rồi bị đem nhúng vào vạc nước sắt sôi nung nấu trải qua trăm ngàn muôn năm.
Nếu thoát được chỗ này, chạy đến chỗ khác, gặp con chim toàn thân bằng sắt cực kỳ to lớn, lại có lửa cháy hực hỡ trên thân, bay đến kẹp tội nhân vào trong chân. Cả toàn thân tội nhân, xương thịt cho đến các lóng đốt đều bị phân tán ra trăm nghìn mảnh vụn và bị chim mổ ăn thịt.
Chết rồi sống lại, tiếp tục thọ khổ. Nếu thoát khỏi nơi này, đến nơi khác thì bị đói khát bức ngặt, xa xa nhìn thấy ao nước mát trong, tội nhân vội vàng chạy đến toan tắm cho mát mẻ, thì trong ao xuất hiện con cá trạnh (ba ba) thân hình rất lớn, bắt tội nhân rồi lặn xuống đáy ao. Nước trong ao là nước bạch lạp sôi. Tội nhân trong ao bị nỗi khổ nung nấu trải qua vô lượng trăm ngàn năm.
Chết rồi sống lại, chạy đến nơi khác bị ngục tốt dùng dùi sắt đâm vào mình tội nhân tan nát, máu chảy lênh láng, lại bị ngục tốt dùng búa chém, chặt đến chết.
Chết rồi sống lại, chạy đến nơi khác, lọt vào trong một cái thôn toàn lửa. Tội nhân vào trong đó rồi bốn phía cửa đều đóng bít. Ở trong ấy, họ bị khổ thiêu đốt. Lại có thứ trùng đen, miệng bằng chất kim cương, răng rất bén nhọn, cắn rúc thân hình tội nhân mà ăn. Họ phải chịu khổ vô lượng như thế trải qua trăm ngàn muôn năm.
Khi thoát khổ địa ngục, chuyển sanh làm người phải bị cảnh nghèo cùng khốn khổ, ở những nơi chật hẹp dơ bẩn, bị trẻ con chọc ghẹo, đùa giỡn. Răng miệng hết sức xấu xa, tay chân nứt nẻ, què, vẹo, bị đói khát bức ngặt, cô độc, không quyến thuộc bạn bè. Đây là dư báo của tội Sát, Đạo, Dâm, Rượu.
Trên đây là lược giải thích sự thọ khổ của tội nhân trong Khiếu Oán địa ngục. Địa ngục này còn có mười sáu địa ngục phụ thuộc xung quang. Sự thọ khổ trong có mười sáu địa ngục này cứ xoay chuyển và tăng cấp gấp mười lần theo thứ tự. Tức là sự thống khổ ở địa ngục thứ nhất thì sự thống khổ ở địa ngục thứ nhì tăng lên mười lần. Địa ngục thứ ba là một trăm lần so với địa ngục thứ nhất và mười lần so với địa ngục thứ nhì. Cứ thế mà tính đếm đến địa ngục thứ mười sáu. Ở đây xin thuật sơ lược ba cảnh trong mười sáu cảnh ở địa ngục này:
1. Đại hẩu xử địa ngục: Do sự thống khổ của tội nhân mà đặt tên. Tội nhân trong địa ngục này khi bị hành hình đau đớn quá phải la hét lớn lên, nên gọi là “đại hẩu”.
Tội nhân bị đọa vào địa ngục này do vì lúc còn làm người, đem rượu cho người trì trai giữ giới uống, phá trai giới của người. Tội nhân bị uống nước bạch lạp sôi trong một bát bằng sắt nóng. Khi uống vào rồi, miệng, lưỡi, tạng phủ đều bị cháy phỏng, nên quá đau đớn phải cất tiếng kêu gào. Ngục tốt nghe tiếng kêu càng nổi giận, bắt buộc tội nhân phải uống tiếp đến chết.
Chết rồi, sống lại, tiếp tục thọ khổ trải qua vô lượng ức năm. Nếu thoát khỏi địa ngục này, sanh làm người phải bị ngu si, ám độn. Tâm tánh hay quên lãng, ở vào giai cấp bần cùng, hạ tiện, luôn mong cầu tiền của, nhưng không bao giờ toại nguyện, bị bệnh hoạn, đói khát mà chết.
2. Phổ thích xử địa ngục: Lấy sự thống khổ của tội nhân mà đặt tên. Kẻ nào đem rượu cho người thọ giới uống, sau khi chết phải đọa vào địa ngục này. Ngục tốt dùng chày đánh đập, tội nhân đau đớn cất tiếng kêu la lan khắp cả địa ngục.
Tội nhân bị đánh chết rồi cho sống lại, tiếp tục thọ khổ. Đến khi giai đoạn thọ khổ đã mãn, sanh lên làm người nơi hoang dã, không có nước uống, hoặc nơi quốc độ thiếu nước, luôn bị đói khát, thiếu nghèo.
3. Hỏa phát lưu xứ địa ngục: Cũng lấy sự thọ khổ của tội nhân mà đặt tên. Tội nhân bị thiêu đốt từ đầu đến chân. Do vì tội ở trước người thọ giới mà tán dương sự khoái lạc của rượu và ép những người này uống.
Khi chết, phải đọa vào địa ngục này và bị mưa lửa thiêu đốt, cháy suốt từ đầu đến chân. Lại có chó bằng sắt nóng cắn xé ăn thịt. Chim thứu bằng sắt miệng tuôn lửa đỏ, mổ đầu tội nhân để hút nước tủy não. Dã can bằng sắt ăn thịt tội nhân. Những nỗi thống khổ như vậy, tội nhân phải chịu cho đến chết. Chết rồi sống lại, tiếp tục nhận chịu trải qua vô lượng trăm ngàn năm. Khi mãn kiếp ở địa ngục, đầu thai làm người, bị sanh vào những chỗ không có rượu. Tất cả đồ dùng không màu sắc, mùi vị. Khi ăn uống vật thực gì cũng không biết mùi vị....
-----------------------------
03. Thực Nhục Giới (Giới Ăn Thịt)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.3. THỰC NHỤC GIỚI
(Giới ăn thịt)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử cố thực nhục...” cho đến câu “nhược cố thực giả, phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử cố ăn thịt, tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh. Tất cả chúng sanh khi trông thấy đều muốn tránh xa người này. Người ăn thịt mắc vô lượng tội lỗi. Vì thế nên tất cả Phật tử không được ăn tất cả các thứ thịt của mọi loài chúng sanh. Nếu cố ý ăn thịt, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Sát sanh với ăn thịt thông thường cho là hai sự kiện; nhưng kỳ thật có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng ta có thể nói như vầy: Sát sanh là sát hại sanh mạng một cách trực tiếp; ăn thịt là sát hại sanh mạng một cách gián tiếp. Dù trực tiếp hay gián tiếp, nhưng sự sát hại sanh mạng vẫn là một. Vì thế, nói một cách nghiêm khắc, là Phật tử chẳng những không nên sát sanh mà cũng không nên ăn thịt.
Trên đời này, một số người đã quy y Tam Bảo nhưng không thể ăn chay được. Họ cho rằng sát hại sanh mạng là không được, nhưng lấy tiền mua thịt chúng sanh đã giết sẵn về ăn thì không sao. Họ không biết rằng quan niệm ấy hết sức sai lầm.
Tại sao vậy?
Phải biết rằng: Sở dĩ những kẻ đồ tể sát hại sanh mạng động vật đem bán là vì có người mua ăn. Nếu không có người mua ăn, thử hỏi họ giết động vật để làm gì?
Cho nên trong kinh Lăng Già, Đức Phật dạy Đại Huệ Bồ Tát rằng: “Phàm người sát hại sanh mạng chúng sanh, đa số vì có người ăn thịt. Nếu không có người ăn thịt thì không có việc sát sanh. Thế nên, ăn thịt cùng sát sanh hai tội ấy tương đồng”.
Là một Phật tử chân chánh, đặc biệt là hàng Đại Thừa Bồ Tát tuyệt đối không nên ăn thịt. Nếu có người nào cho rằng ăn thịt không trái với giới luật, thì người ấy không phải là Phật tử. Không đúng với tư cách của vị Bồ Tát có đầy đủ tâm Từ Bi.
Từ Bi là điều tối trọng yếu trong Phật pháp. Có thể nói: Từ Bi là cốt tủy của Phật pháp. Chẳng những mỗi Phật giáo đồ cần phải trưởng dưỡng tâm Từ Bi, lại còn cần phải giúp cho mọi người đều dưỡng thành tâm Từ Bi. Nếu muốn thực hành điều này một cách chân chánh, thì trước tiên nên thực hiện ngay từ trên mâm ăn, đừng để có sự lưu huyết. Bằng không thì nói dưỡng thành tâm Từ Bi chỉ là nói suông, không đi đôi với sự thật.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu làm một vị Phật tử, đã phát Bồ Đề tâm, đã thọ Bồ Tát giới, thì tuyệt đối không được cố ý ăn thịt”.
Cố ý ăn thịt nghĩa là sự ăn thịt ấy không phải là trường hợp do lầm lẫn, không biết là thịt. Nếu ăn lầm thì không kết thành lỗi chi. Nhưng đại đa số người đời ăn thịt đều là hữu ý, vì muốn ăn cho ngon miệng, no bụng. Trường hợp này, đạo Phật không cho phép và chấp thuận.
Việc không ăn thịt của Phật giáo không giống với các tôn giáo khác là chỉ không được ăn một loại thịt nào đó như Hồi giáo không được ăn thịt heo; Ấn Độ giáo cấm ăn thịt bò, ngoài ra các thứ thịt khác đều được ăn. Phật giáo hoàn toàn không phải vậy, mà tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn.
Tại sao Phật giáo lại nghiêm cấm việc ăn thịt nghiêm khắc như thế? Vì phàm chúng sanh, khi có thân huyết nhục, vật chất bên ngoài, đều có tánh linh giác bên trong, đồng có tâm ý ham sống sợ chết, giống như nhân loại chúng ta, không một chút gì sai khác.
Nên trong kinh nói: “Những loài có khí huyết nhất định có giác tri. Hễ có giác tri, nhất định phải đồng một thể. Mình không muốn người khác ăn thịt mình, tất nhiên người khác cũng không bao giờ muốn mình ăn thịt họ. Chúng ta không xét nghĩ đến phương diện tự tha đồng thể, lại đi ăn thịt chúng sanh. Thử hỏi thế gian này còn có việc nào tàn ác hơn nữa?”
Phật giáo cấm sát sanh và ăn thịt, hoàn toàn không phải như chỗ hiểu của những kẻ tầm thường cho là mê tín, nhận lầm là u mê. Mà chính là phát xuất từ tâm bất nhẫn tự tha đồng thể, tâm đại Từ Bi của Đức Phật. Cho nên trong các kinh Đại Thừa, chỗ nào cũng nói đến tội lỗi của sự ăn thịt, ngăn cấm hàng Phật tử tu học Phật pháp không được ăn thịt.
Quý vị đừng nên cho rằng ăn thịt là việc nhỏ nhặt, đối với người tu học Phật pháp tựa hồ không có gì chướng ngại cho lắm. Thật ra, một người ăn thịt thì bên trong đoạn tuyệt tâm đại từ bi, dứt hạt giống Phật tánh, bên ngoài thì tất cả chúng sanh trông thấy đều muốn tránh xa.
Theo trên nói thì có thể chia làm hai phần:
1. Phần trước như trong kinh Niết Bàn, Ca Diếp Bồ Tát thỉnh vấn Đức Phật rằng: - Vì sao đức Như Lai không cho ăn thịt?
Đức Phật dạy rằng: “Này Ca Diếp! Vì người ăn thịt là đoạn tuyệt hạt giống đại Từ Bi. Tâm Đại Từ Bi chính là tâm vô thượng Bồ Đề. Tâm Đại Từ Bi đã bị đoạn tuyệt rồi thì còn lấy pháp gì làm cội gốc để thành tựu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác?”
Căn cứ vào lời Phật dạy trên, chúng ta chẳng những không nên ăn thịt mà ngay cả lông thú, miệng tằm cũng là vật không đành lòng nhẫn tâm thọ dụng.
Trong kinh Ương Quật nói: “Nếu hàng lụa tơ tằm từ tay kẻ sát sanh đem cúng dường bố thí thì quý tỳ kheo cũng không nên nhận lãnh. Nếu nhận lãnh thì không có tâm Từ Bi”.
Trong kinh Phạm Võng này, vì sao chỉ nói đến cấm ăn thịt mà không nói cấm mặc đồ tơ lụa?
Nên biết minh văn trong kinh dù không thấy nói, nhưng sự thật vẫn bao hàm ý ấy. Cho nên người xuất gia còn được gọi là Nạp Tử. Các sĩ phu thông thường gọi là mặc áo vải thô, chính là ở nơi ý này. Vì thế, hàng Phật tử tu học Phật pháp chân chánh, chẳng những không ăn thịt, mà những hàng bằng tơ lụa cũng không được phép mặc.
2. Phần sau như trong kinh Lăng Già nói: “Những người làm nghề ác luật nghi, nói rõ ra là những người ác như thợ săn, đồ tể, lưới cá, bắt chim v.v.. khi chó trông thấy thì sợ hãi sủa la, thú thấy thì bỏ chạy, những loài bay trên không, chạy trên đất, lội dưới nước v.v... khi trông thấy đều cho rằng: “Người này như các quỷ La Sát, hôm nay đến chỗ chúng ta chắc sẽ giết hại chúng ta”.
Vì muốn bảo vệ thân mạng nên chúng đều chạy lánh xa. Nên trong kinh dạy: “Tất cả chúng sanh khi thấy đều lánh xa”.
Trong kinh Niết Bàn cũng nói: “Tất cả chúng sanh khi thấy người ăn thịt thảy đều sợ sệt, chạy trốn”.
Lại nói: “Chúng sanh thấy trên đầu người ăn thịt có huyết quang, chúng nó nghĩ rằng: người này ăn thịt, nếu bắt được ta chắc chắn sẽ ăn thịt ta, nên chúng ta phải mau mau chạy đi”.
Đây là một bằng chứng như trong kinh dạy: “Tất cả chúng sanh trông thấy đều lánh xa”.
Lại nữa, khi Đức Phật còn tại thế, lúc Ngài đang kinh hành trong tịnh xá Kỳ Hoàn, bỗng có một con bồ câu bị chim bù cắt săn đuổi. Nó bay núp vào trong bóng thân của tôn giả Xá Lợi Phất để cầu Ngài bảo hộ, nhưng nó vẫn cảm thấy sợ hãi vô cùng. Nó lại bay đến núp trong bóng thân của đức Thế Tôn để cầu Phật che chở. Lúc đó, nó cảm thấy an ổn, không còn sợ sệt.
Tôn giả Xá Lợi Phất thấy thế liền thỉnh vấn Phật rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Con hoàn toàn không có tâm sát hại, tại sao khi chim ở trong bóng thân của con vẫn còn sợ hãi như vậy?”
Đức Phật dạy rằng: “Sát tâm của ông dù không có, nhưng tập khí sát nghiệp của ông chưa đoạn trừ nên bồ câu ấy vẫn còn sợ sệt”.
Chúng ta hãy suy nghĩ: Tập khí sát nghiệp của tôn giả Xá Lợi Phất chưa đoạn trừ, hãy còn làm cho chúng sanh sợ sệt, huống chi chúng ta là phàm phu chưa đoạn được sát tâm?
Đoạn tuyệt hạt giống Từ Bi là mất phần tư lợi.
Tất cả chúng sanh trông thấy đều tránh xa là mất phần lợi tha.
Tư lợi, lợi tha đều mất thì đâu còn là một vị Bồ Tát?
Cho nên Phật dạy tiếp theo: “Vì thế, tất cả Bồ Tát không được ăn tất cả các loại thịt của mọi loài chúng sanh”.
Vì nếu là một hành giả Bồ Tát chân chính, theo đúng luật phải hy sinh sanh mạng của mình để cứu hộ những chúng sanh đáng cứu hộ. Như đức Bổn Sư trong thời gian còn tu Bồ Tát hạnh, Ngài đã xả thí vô số đầu, mắt, tủy não để cứu độ chúng sanh. Đó là một tấm gương rất tốt cho chúng ta noi theo, vậy chúng ta làm sao có thể quay lại đi ăn thịt chúng sanh?
Nếu không dùng tâm Từ Bi cứu độ chúng sanh, mà trái lại ăn thịt chúng sanh thì mắc vô lượng tội lỗi.
Trong Đại Trí Độ Luận của Tổ Long Thọ nói: “Nếu ăn thịt tức phạm tội sát sanh. Tại sao vậy? Vì một khi đã ăn thịt, lúc thấy người sát sanh, tất nhiên sẽ có tâm nhẫn khả” (ý nói vì tập quán ăn thịt đã quen, nên khi thấy người tạo sát nghiệp, tâm vẫn an nhiên, không động mối từ tâm).
Trong kinh có hai bài kệ như sau:
Các thứ thịt chẳng phải tự nhiên sinh,
Đều do đoạn mạng mới có thịt.
Tức là kẻ giặc cướp sinh mạng,
Không thể thoát khỏi giòng sanh tử.
Bài kệ 2:
Vì cầu tài lợi mà giết chúng sanh
Dùng tiền làm lưới, mua lấy thịt.
Hai hạng người ấy đều tạo ác nghiệp,
Chết rồi liền đọa địa ngục Khiếu Oán.
Theo lời kinh dạy trên, chúng ta thấy tội lỗi ăn thịt rất lớn, không thể nói cho hết được.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy ngài A Nan rằng: “Những người ăn thịt, dù tâm được khai ngộ, tựa hồ như đắc Tam Ma Địa, nhưng thực ra là quỷ La Sát. Sau khi xả thân, quyết định phải bị trầm luân trong bể khổ sanh tử. Người ấy không thể nào thoát ly tam giới”.
Và lúc Đức Phật giảng kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già cho bốn bộ đệ tử, nghe đến đây, tức đoạn kinh văn: “Đức Đại Huệ Bồ Tát thỉnh vấn...”, Đại Huệ Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phật đảnh lễ, đoạn quỳ chắp tay, bạch lên Đức Phật rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Xin thương xót vì chúng con giảng dạy công đức không ăn thịt và tội lỗi của ăn thịt để cho con cùng chư Bồ Tát Ma Ha Tát biết rõ nghĩa ấy và vì chúng sanh đời hiện tại và vị lai đã huân tập quen theo tánh ăn thịt mà giảng nói, khiến chúng sanh sanh tâm nhàm chán, xa lìa nhục vị mà nhất tâm cần cầu pháp vị của Như Lai, đối với toàn thể chúng sanh khởi tâm đại từ, đối xử với nhau thân ái, xem nhau như con một nhà, an trụ địa vị Bồ Tát, đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề’.
Đức Phật bảo Đại Huệ Bồ Tát rằng: “Này Đại Huệ! Tất cả các thứ thịt đều có vô lượng nhân duyên. Chư Bồ Tát vì lẽ ấy nên sanh tâm Từ Bi, không nên ăn thịt. Ta hôm nay theo lời cầu thỉnh của ông mà lược giảng ít phần như sau:
Này Đại Huệ! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ trở lại, mãi luân hồi trong sanh tử, từng làm cha mẹ, anh em, con trai, con gái, quyến thuộc cho đến bằng hữu thân ái cũng như thị tùng giúp đỡ v.v... Nhưng sau khi xả thân, sanh qua đời khác, phải theo ác nghiệp mà thọ thân phi cầm, tẩu thú. Như thế, chúng sanh chính thực là quyến thuộc của mình, tại sao mình lại giết để ăn thịt?
Này Đại Huệ! Vị Bồ Tát Ma Ha Tát quan sát chúng sanh đồng với thân mình, đoạn suy nghĩ tất cả thịt đều từ nơi sanh mạng chúng sanh!
Này Đại Huệ! Các quỷ La Sát là thứ hung dữ, nhưng khi chúng nghe Ta giảng nói những lời trên còn phát nguyện đoạn tuyệt không ăn thịt. Huống chi hàng Phật tử là người ưa thích, cần cầu chánh pháp của Như Lai?
Này Đại Huệ! Chư Bồ Tát Ma Ha Tát quán sát tất cả chúng sanh đều là quyến thuộc của mình, đến nỗi sanh từ niệm xem như con một của mình, nên đối với tất cả thịt của chúng sanh đều không nên ăn.
Này Đại Huệ! Chúng sanh khi trông thấy người ăn thịt đều sanh tâm sợ hãi. Thế thì người Phật tử tu tâm Từ, sao nỡ nhẫn tâm ăn thịt chúng sanh?
Này Đại Huệ! người ăn thịt thì thân thể hôi thối, dơ bẩn, tất cả thánh hiền, thiên nhân đều không gần gũi. Thế nên Bồ Tát không nên ăn thịt.
Này Đại Huệ! Huyết nhục là thứ ô uế, nên chư thiên, chư tiên đều lánh xa. Các hiền thánh cũng không ăn. Thế nên Bồ Tát không nên ăn thịt.
Này Đại Huệ! Nếu đệ tử của ta ưa ăn thịt, khiến thế nhân sanh lòng hủy báng rằng: “Sa môn là người tu tịnh hạnh mà giống như loài thú dữ, ăn thịt no bụng rồi rảo đi trong nhân gian, khiến tất cả chúng sanh đều sanh tâm sợ hãi, phá hoại hạnh thanh tịnh, mất đạo sa môn”. Bồ Tát phải có tâm từ mẫn, ái hộ chúng sanh đừng để chúng sanh sanh khởi tâm niệm như vậy. Muốn thế, Bồ Tát không nên ăn thịt.
Này Đại Huệ! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân, những người tu hạnh thanh tịnh, hoặc trụ từ tâm, hoặc trì thần chú, hoặc thú hướng pháp Đại Thừa, hoặc mong cầu được giải thoát, nhưng do vì ăn thịt nên tất cả đều bị chướng ngại, không được thành tựu. Thế nên, Bồ Tát muốn được lợi mình, lợi người thì không nên ăn thịt.
Này Đại Huệ! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh phải có từ niệm, xem như chính thân mình, sao lại nỡ khởi niệm tưởng ăn thịt chúng sanh? Vì lý do ấy nên Bồ Tát không ăn thịt.
Này Đại Huệ! Người ăn thịt thì chư thiên, thiên thần đều lánh xa, vì hơi trong miệng thường hôi thối, bản thân họ lại dễ sanh trưởng các bệnh tật, ghẻ chốc.
Này Đại Huệ! Thịt không phải là một thứ ngon quý, mà là một vật bất tịnh, lại sanh ra các tội ác, phá hoại các công đức. Nên chư thiên, chư tiên và các bậc thánh nhân thảy đều xa lánh. Vì thế, có lý nào ta lại cho đệ tử của ta ăn thịt? Nếu người nào nói ta cho đệ tử ăn thịt thì người ấy chính là kẻ hủy báng Ta.
Này Đại Huệ! Người ăn thịt có vô lượng tội lỗi như thế. Vì thế nếu người nào đoạn tuyệt sự ăn thịt thì được vô lượng công đức”.
Hai câu kinh văn trên là huấn từ của đức Như Lai đáp lại lời thỉnh vấn của Đại Huệ Bồ Tát cầu xin Đức Phật chỉ dạy về tội lỗi cũng như công đức của việc ăn thịt và không ăn thịt.
Đức Phật lại phán tiếp: “Phàm phu ngu si, không biết sự tổn hại và lợi ích như vậy. Thế nên hôm nay ta vì ông chỉ lược giảng nói. Nếu nói ra đủ cả thì không thể nào cùng tận được. Tóm lại, ngoài rau cải là vật vô tình, tất cả những thứ nào thuộc về thịt đều không được ăn”.
Theo lời Phật dạy trong kinh Lăng Già trên, chúng ta thấy một Phật tử, bất luận tại gia hay xuất gia, Đại Thừa hoặc Tiểu Thừa, nhìn dưới bất cứ khía cạnh nào cũng đều không được ăn thịt.
Trong kinh A Hàm có kể câu chuyện một nữ quỷ đến thỉnh vấn tôn giả Mục Liên rằng: “Bạch tôn giả! Suốt đời con đã sinh được rất nhiều đứa con rất đoan nghiêm đẹp đẽ. Con rất thương yêu, cưng quý chúng. Nhưng chúng đều bất hạnh chết yểu. Vì thế khiến cho con mỗi khi nghĩ đến, tưởng chừng can trường đứt đoạn, buồn đau không muốn sống. Đây chẳng biết do tội nghiệp chi, kính xin tôn giả mở lòng từ bi chỉ giáo!”
Mục Liên đáp rằng: “Vì thời quá khứ, lúc ngươi làm người, khi thấy các con của người giết hại sanh mạng của chúng sanh, ngươi chẳng những không sanh tâm thương xót ngăn cản, lại còn hoan hỷ trợ giúp và lại cùng ăn thịt các chúng sanh mà các con ngươi đã giết. Vì con của ngươi tạo nghiệp sát sanh, nên đời này bị quả báo đoản mạng. Còn ngươi trông thất sát sanh lại sanh tâm tùy hỷ nên đời này bị khổ đau như vậy. Đây chỉ mới là hoa báo, quả báo tương lai ngươi sẽ bị đọa vào địa ngục”.
Thấy người làm việc sát sanh có tâm tùy hỷ còn bị khổ báo như vậy, huống chi chính mình sát sanh, chính miệng mình ăn thịt chúng sanh. Vì thế, Phật tử tu học Phật pháp “nếu cố ăn thịt chúng sanh thì Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Có người cho rằng: “Ăn thịt đúng là không được, nhưng nếu ăn rau ở bên thịt thì không có vấn đề gì!” Nghiêm túc mà nói, điều ấy không thể được!
Như trong kinh Niết Bàn, Ca Diếp Bồ Tát thỉnh vấn Đức Phật: “Kính bạch Thế Tôn! Nếu quý tỳ kheo lúc khất thực được những thức ăn có lộn thịt thì làm sao ăn được? Và có đúng với pháp thanh tịnh chăng?”
Phật dạy: “Nếu gặp như vậy, phải dùng nước rửa cho thịt lộn trong đồ ăn tách riêng ra thì mới được ăn”.
Theo lời Phật dạy trên, thì khi rau cải và thịt chung một chỗ, chính là trường hợp rau cải ở bên thịt đã được hỏi bên trên. Nếu không dùng nước rửa sạch thì không ăn. Rau cải ở bên thịt còn không được ăn, huống chi là thịt trên thân của chúng sanh, không được ăn là lẽ tự nhiên!
Có người lại hỏi:
Trong kinh Phạm Võng này nói tất cả thịt của mọi loài chúng sanh không được ăn. Tại sao trong kinh giáo Tiểu Thừa, Đức Phật lại cho ăn ba thứ tịnh nhục: thịt của chúng sanh chính mình không thấy người giết, không nghe giết, không vì mình mà giết?
Nên biết ba thứ tịnh nhục ấy là phương tiện tạm thời của Đức Phật, dần dần rồi Ngài sẽ cấm hẳn. Không phải thật sự cho hàng Phật tử tu học Phật pháp được thọ dụng thức ăn bằng thịt như vậy vĩnh viễn.
Cho nên trong kinh Niết Bàn, Đức Phật bảo Bồ Tát Ca Diếp rằng: “Ba thứ tịnh nhục là nhân nơi sự và dần dần sẽ cấm tuyệt. Thế nên hiện tại ta cấm tuyệt việc ăn ba thứ tịnh nhục ấy”.
Theo Thanh Văn thừa, trước thời gian thuyết giảng kinh Niết Bàn, Phật có cho phép ăn ba thứ tịnh nhục. Nhưng từ sau khi giảng kinh Niết Bàn, chẳng những Phật không cho ăn các thứ thịt khác mà cả ba thứ tịnh nhục Ngài cũng cấm hẳn.
Theo Bồ Tát thừa thì trước hay sau thời thuyết giảng kinh Niết Bàn, Phật đều cấm không cho ăn tất cả thịt. Chính kim khẩu Đức Phật dạy: “Này Ca Diếp! Bắt đầu từ hôm nay trở đi, Ta cấm hẳn các đệ tử không còn được phép ăn tất cả các loại thịt nữa!”
Tóm lại theo tinh thần từ bi của Đại Thừa, bất luận thứ thịt nào, nếu là Phật tử đều không được ăn. Nếu là một Phật tử mà lại cho rằng có thể ăn thịt thì không phù hợp với chân nghĩa của Phật giáo.
Nên trong kinh Niết Bàn, Đức Phật từng dạy chúng ta rằng: “Sau khi ta nhập Niết Bàn, trải qua trăm ngàn năm, sẽ có những tỳ kheo hình tướng giống như người trì giới, nhưng trong tâm thì thèm thuồng uống ăn. Thực là chẳng phải sa môn mà hiện tướng là sa môn. Do tà kiến trong nội tâm lừng lẫy mà tuyên bố: ‘Đức Như Lai cho chúng ta ăn thịt’. Lời nói trên chỉ là tự nói, tự bịa ra mà thôi, tuyệt đối không bao giờ Đức Phật lại nói như vậy. Tức là bổn ý của Đức Phật không bao giờ cho Phật tử ăn thịt”.
Trong kinh Lăng Già, Đức Phật có khai thị như vầy: “Ở đời vị lai có những người ngu si, vọng nói giới luật, phá hoại chánh pháp, hủy báng ta, nói rằng ta cho ăn thịt.
Này Đại Huệ! Ta ở trong các kinh, có nói cấm ăn mười thứ thịt, cho ăn ba thứ. Đó là phương tiện dần dà sẽ cấm hẳn cho các ông tu học. Hôm nay, trong kinh Lăng Già này, phàm là thịt lấy từ những con vật tự chết hay do người giết v.v... tất cả đều phải đoạn tuyệt, không được ăn nữa. Nếu có người ngu si, hủy báng ta, nói Như Lai cho ăn thịt, nên biết người ấy bị ác nghiệp buộc ràng, sẽ vĩnh viễn đọa vào trong cảnh khổ đau của tam đồ ác đạo”.
Những lời Phật dạy trên là một bằng chứng hùng hồn cho thấy Ngài không cho đệ tử ăn thịt.
Người thế gian thường nói như vầy: “Làm người cốt yếu là giữ tâm cho tốt là được rồi, tâm tốt còn hơn ăn chay, không cần phải chấp theo giới luật mà ăn chay!”
Đáp rằng: “Làm người phải giữ tâm cho tốt”, lời ấy rất đúng! Còn nói “tâm tốt còn hơn ăn chay”, lời ấy hoàn toàn sai!
Tại sao vậy? Vì ăn thịt chúng sanh là một việc làm rất trái với tâm Từ Bi, làm sao có thể nói là tâm tốt được?
Liên Tông Bát Tổ Liên Trì Đại Sư từng dạy rằng: “Giết hại sinh mạng chúng sanh để ăn thịt, thiên hạ gọi là tâm hung ác, tâm thảm độc, không có ác tâm nào hơn”. Vậy thì tâm tốt ở chỗ nào?
Vì thế nói rằng: “Giữ tâm tốt còn hơn ăn chay”, lời ấy làm cho bá tánh trong nhân gian lầm nghe theo mà đi vào con đường tội lỗi, sẽ chiêu cảm khổ quả không thể nói. Vậy, chúng ta là Phật tử, quyết đừng nghe và tin theo lời ấy!
Trong giới tu hành của Phật giáo, cũng có người do tà kiến che đậy tâm tánh, vì muốn cho ngon miệng, no bụng, không nghĩ rằng ăn thịt chúng sanh là việc làm hoàn toàn trái phạm giới luật của Phật, trở lại không tự biết hổ thẹn, lại nói càn bướng rằng: “Tôi đã minh bạch đại sự nhân duyên (1) nên ăn thịt đâu có quan hệ gì!”
Đúng! Nếu bạn chân thực “đại sự” đã minh bạch, tự mình đã thoát hẳn ảnh hưởng của thiệt căn, đối với vị trần vô ngại, thì đương nhiên có thể nói rằng: ăn thịt không quan hệ chi! Nhưng nếu đại sự hoàn toàn chưa minh bạch mà chỉ là do sự ham muốn thèm khát vị ngon của thức ăn thịt cá, thì không thể nói bướng là ăn thịt vô ngại không quan hệ chi. Một vị ăn thịt vô ngại, đại sự đã minh bạch thì chẳng những ăn thịt vô ngại mà cả sự uống nước đồng sôi, nuốt hoàn sắt nóng cũng đều phải vô ngại. Nếu tự biết mình uống nước đồng sôi, nuốt hoàn sắt nóng không thể làm được, thì không nên tự tiện nói là ăn thịt vô ngại và không quan hệ gì!
“Ăn thịt vô ngại” thực sự là trường hợp của Tế Điên Hòa Thượng, tức Tế Công Phật Sống mà giới Phật tử rất nhiều người biết đến. Ngài là người triều nhà Tống. Một lần nọ, muốn cần vàng để sơn phết tượng Phật, Hòa Thượng đi lạc quyên trong giới tín đồ. Khi khuyến hóa tín đồ đóng góp được một số tiền thật lớn để mua vàng, Hòa Thượng không mua vàng phết tượng Phật, lại đem mua rượu thịt ăn uống.
Làm như vậy, những người thông thường cho là một hành động không thể chấp nhận được và là một đại tội. Nhưng Tế Điên Hòa Thượng sau khi ăn uống rượu xong, Ngài thổ ra những thoi vàng rất tốt, và đem vàng ấy sơn phết tượng Phật. Đây mới thực sự là uống rượu và ăn thịt vô ngại. Bạn có thể làm được như vậy không?
Nếu được thì không ngần ngại gì, cứ làm như Tế Công, còn không được thì không nên đem số tiền đại lượng của Phật tử mà uống rượu ăn thịt. Nếu dùng tiền ấy uống rượu ăn thịt thì hậu quả không thể nào lường được!
Lại như Chí Công thiền sư, món ăn sở thích của ngài là chim cáp, và mỗi miếng ăn là một con chim. Nhưng sau khi ngài ăn xong, thì từ trong miệng Ngài thổ ra những con chim cáp kết thành đàn, bay lượn tự do trong không trung. Ăn thịt như thế mới xứng đáng gọi là vô ngại, bạn có thể làm được như thế không? Nếu làm được thì cứ ăn thịt. Bằng không thì chớ nên nói: “Chí Công thiền sư ăn thịt, tại sao tôi không được ăn?” Lại cũng không nên nói: “Ăn thịt là vô ngại” như vậy nữa để tự dối mình và dối người.
Chúng ta đã hiểu rõ thịt của chúng sanh không được ăn, nhưng trứng có thể ăn được không?
Điều này thường được đề cập và bàn luận đến. Giờ đây, tôi (Pháp Sư giảng kinh) xin đáp một cách khẳng định rằng: “Bất cứ trứng gì đều không được ăn”.
Trong Hiển Thức Luận có nói: “Tất cả trứng đều không được ăn”. Vì trứng thuộc về chúng sanh noãn, một trong tứ sanh. Nếu nhìn từ bên ngoài thì đó chỉ là một cái trứng. Nhưng kỳ thật bên trong là một sanh mạng đã sanh tồn cụ thể, chỉ vì quá nhỏ thế thôi. Nếu đem ấp nó sẽ nở thành một sinh mạng hoạt động. Cho nên ăn một cái trứng đồng với ăn một sanh mạng của chúng sanh.
Tóm lại:
Sanh mạng của tất cả động vật đều không được ăn. Vì Phật tử mà ăn thịt là đã mất tâm Đại Từ Bi, đoạn tuyệt giống Phật tánh. Chẳng những làm thương hại chúng sanh mà cũng là làm tổn hại cho chính mình. Ăn thịt là phải sát sanh, là một sự kiện vô cùng tàn nhẫn không có gì hơn.
Triều nhà Minh, có một Phật tử tên là Chu Tư Nghĩa trước tác một bài thơ như sau:
Nhúng tay vào nước sôi,
Toàn thân đau nhức như muốn nứt.
Dùng một cây kim đâm vào thịt,
Khắp cả thân mình như dao cắt,
Cá kia lúc chết buồn hận người
Gà kia sắp chết khóc dưới dao,
Súc vật buồn khóc đều rõ rệt,
Mọi người nghe thấy không tự biết.
Lại triều nhà Tống, thi sĩ Huỳnh Đình Kiên cũng có làm bài thơ như sau:
Thịt của chúng ta, thịt chúng sanh,
Danh từ dù khác, thể vẫn đồng,
Nguyên vì thể tánh đồng như một,
Chỉ có khác nhau nơi hình chất,
Đau khổ chúng sanh phải chịu lấy,
Mập béo thân ta tự ăn dùng.
Nếu bảo Diêm Vương thử đoán xem,
Tự mình nghĩ kỹ sẽ thế nào?
Với những bài thi đã dẫn trên, Phật tử chúng ta nếu chân thực thể hội thì nỡ đâu ăn thịt chúng sanh?
Lại nữa, hai trận đại chiến thế giới vừa qua, nhân loại bị nạn đao binh, dù nói có nhiều nguyên nhân, nhưng sát sanh chính là nguyên nhân căn bản. Nên Nguyên Vân Đại Sư triều Minh có làm bài tụng:
Trăm ngàn năm lại trong bát canh,
Oán sâu tợ biển, hận khó bằng,
Muốn biết sao đời kiếp đao binh,
Nửa đêm nghe tiếng nhà đồ tể.
Vì thế, việc ngăn cấm sát sanh, đoạn tuyệt ăn thịt là một biện pháp cơ bản để bảo trì nền hòa bình, cho nên cổ đức có nói:
Nhất thiết chúng sanh vô sát nghiệp,
Hà sầu thế giới động đao binh?
Lại có người nghĩ như vầy: “Không ăn thịt chúng sanh quả thật là giúp tăng trưởng tâm đồng tình và nuôi dưỡng lòng từ bi. Nhưng cơ thể chúng ta cũng cần phải duy trì và bồi dưỡng. Nếu chỉ ăn rau, không ăn thịt thì sẽ thiếu chất dinh dưỡng, khiến cơ thể không khang kiện”.
Thật ra, đó chỉ là một quan niệm sai lầm, vì các nhà khoa học, y học cận đại đã chứng minh sự dinh dưỡng của rau cải hoàn toàn không kém thua sự dinh dưỡng của thịt cá, nếu không muốn nói là bổ dưỡng hơn thịt cá. Các loại thực vật như đậu nành, đậu phộng v.v... và các thứ rau cải như cải đỏ, bắp cải, bông cải v.v... trong ấy hàm chứa rất nhiều chất đản bạch (chất có trong lòng trắng trứng - chất albumine), chất lân cùng với nhiều sinh tốt khác... rất là phong phú.
Rất nhiều cao tăng trong Phật giáo hoàn toàn không dùng một chút thịt, trứng... nhưng sức khang kiện thể chất của các ngài rất tốt, và tuổi thọ rất cao. Nhìn lại người thế gian, bữa ăn nào thiếu chất thịt, cá thì ăn không được hoặc ăn không no. Thế nhưng thực tế thì không phải tất cả những người ăn mặn đều trường thọ và thân thể khang kiện, thậm chí phần nhiều lại bị suy nhược, bệnh tật, tưởng chừng có thể bị gió thổi bay đi.
Kết thành tội nghiệp của giới Thực Nhục này phải hội đủ bốn duyên:
1. Thịt: đích thực là huyết nhục trên thân thể của chúng sanh hữu tình. Nếu thứ cá thịt nhân tạo chế biến từ các phương pháp hóa học hiện đại, hoặc rau cải làm thành cá thịt thì không ở trong phạm vi cấm chế của giới này.
2. Tướng thịt: nhân duyên này gồm sáu trường hợp: hai trường hợp trọng, hai trường hợp khinh, và hai trường hợp không phạm.
3. Cố tâm ăn thịt: trong tâm có ý muốn ăn thịt, đây là chánh chủ nghiệp của sự tạo ác nghiệp ăn thịt.
4. Để vào miệng: Cứ ăn một miếng kết tội một lần. Nên trong Luật nói: Cứ đếm mỗi miếng mà kết tội. Nếu chưa để vào miệng và nuốt vào bụng thì chưa kết thành tội nghiệp ăn thịt.
Nhưng ở trường hợp nào thì không gọi là phạm giới?
Như trường hợp dùng lộc giác, hổ cốt v.v... để chế thành thuốc trị bệnh thì Luật khai miễn cho, không kể là phạm giới. Nhưng nếu chế tạo các thứ thuốc ấy nhằm mục đích giết hại sinh mạng chúng sanh thì đồng như phạm tội sát sanh, Đức Phật không bao giờ chấp thuận.
Chú thích:
(1) Đại sự nhân duyên: nhân duyên của một sự kiện lớn. Tức chỉ việc Đức Phật Thế Tôn xuất hiện trong thế gian, diễn nói chánh pháp, hóa độ chúng sanh, gọi là nhân duyên duy nhất của một đại sự.
Đại sự ấy là như thế nào?
Nói về ý nghĩa tổng quát tức là chuyển mê khai ngộ.
Luận về phân biệt nghĩa thì giống như kinh Pháp Hoa lấy tri kiến Phật làm đại sự.
Kinh Niết Bàn lấy Phật tánh làm đại sự.
Kinh Vô Lượng Thọ lấy việc vãng sanh Tây phương làm đại sự.
Phẩm Phương Tiện trong kinh Pháp Hoa nói: “Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên cho nên xuất hiện trong thế gian”.
Kinh Nhân Vương quyển thượng nói: “Vì đại sự nhân duyên nên rải xuống trăm ức thứ hoa cúng dường”.
Chính kim khẩu đức Phật trong kinh Xưng Tán Tịnh Độ dạy rằng: “Ta xem thấy đại sự nhân duyên có lợi ích an lạc cho chúng sanh như vậy nên mới nói lời thành thật chắc chắn này” (câu trên Đức Phật đã nhận thấy rõ việc vãng sanh Tây phương Cực Lạc là một đại sự nhân duyên đem lại sự lợi ích an lạc cho chúng sanh, nên ngài nói lời ấy để cho chúng sanh tin theo mà nhất tâm niệm Phật cầu sanh về Tây Phương).
Kinh Duy Ma, kinh Tư Ích lấy Bất Tư Nghì làm đại sự.
Kinh Hoa Nghiêm lấy Pháp Giới làm đại sự.
Kinh Bát Nhã lấy Nhân Quả Thành Phật làm đại sự v.v...
Theo các kinh nói về ý nghĩa đại sự nhân duyên như trên thì như Tế Điên hòa thượng và Chí Công thiền sư đều là bậc đã chứng ngộ đại sự nhân duyên, nếu chưa được như thế thì dù một miếng thịt cũng không được ăn.
-----------------------------
04. Thực Ngũ Tân Giới (Giới Ăn Món Gia Vị Cay Đắng)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.4. THỰC NGŨ TÂN GIỚI
(giới ăn món gia vị cay đắng)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử giả bất đắc thực ngũ tân” cho đến câu “...nhược cố thực giả, phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử thì không được ăn năm loại gia vị tanh nồng là hành, hẹ, tỏi, nén và hưng cừ. Năm loại này nếu bỏ vào trong tất cả các thứ thực phẩm thì đều không nên ăn. Nếu cố tình ăn thì Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Ăn thịt là làm thương hại sinh mạng chúng sanh. Hàng Phật tử trưởng dưỡng tâm từ bi, đương nhiên không được ăn. Tại sao Ngũ Tân là loài thực vật, không hại đến sinh mạng của chúng sanh, nhưng vì sao Phật tử không được ăn?
Điểm chủ yếu chính là mùi vị hôi nồng của nó rất khó chịu. Những người sống chung trong một tập thể, nếu ai cũng ăn nhằm loại cay hôi này thì tự nhiên họ không cảm thấy khó chịu.
Nho thi có câu: “Ở lâu trong chỗ hôi thối sẽ không còn nghe mùi hôi thối”. Vì thế, nếu đông người cùng sống với nhau như vậy thì dường như không có điều gì chướng ngại. Trái lại, nếu trong tập thể ấy, chỉ có một hay thiểu số người ăn Ngũ Tân, những người khác khi ngửi thấy mùi vị của nó sẽ cảm thấy kỳ lạ khó chịu, thậm chí hơi cay nồng của ngũ tân đôi lúc làm cho họ bị nôn mửa.
Cho nên, muốn giữ sự hòa vui trong tập thể, muốn cho đa số người chung sống không cảm thấy khó chịu, Đức Phật đặc biệt chế định ra điều giới này.
Trong các thứ rau, cổ đức phân ra làm bốn loại như sau:
- Có thứ hôi mà không cay như A Hùng.
- Có thứ cay mà không như gừng.
- Có thứ vừa cay lại vừa hôi như ngũ tân.
- Có thứ chẳng cay, chẳng hôi như ngũ cốc, rau cải v.v...
Trong bốn loại trên, Phật tử không được ăn các loại trong nhóm ngũ tân vừa cay vừa hôi.
Ngoài mùi vị khó chịu của nó, nó còn có nguyên nhân khác như trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy: “Năm thứ rau cay nồng này ăn chín thì phát sanh dâm niệm; ăn sống thì tăng trưởng lòng sân hận”.
Vì sao ăn chín lại phát sanh dâm niệm?
Vì ngũ tân có tác dụng làm cho can hỏa vượng, nên dâm niệm phát sanh.
Vì sao ăn sống lại tăng trưởng sân hận?
Vì ngũ tân làm động can khí nên sân hận dễ phát sanh.
Đức Phật biết rõ ngũ tân có tác dụng tai hại rất lớn như vậy, nên Ngài đặc biệt ngăn cấm cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đều không được ăn.
Về các loại trong ngũ tân, nhiều kinh luật nói không giống nhau. Nhưng đa số nói: hành, tỏi, hẹ, kiệu, hưng cừ. Trong kinh Phạm Võng này gọi là Đại Toán, Cát Thông, Từ Thông, Lan Thông, Hưng Cừ.
1. Đại Toán: còn gọi là Hồ Thông. Tương truyền rằng, xưa ở Trung Hoa không có Đại Toán (củ tỏi lớn), đến triều Hán, ông Trương Kiên đi sứ nước Đại Uyển rồi đem từ nước Hồ về (là thứ tỏi hiện nay). Theo bộ Bổn Thảo (bộ sách nói về các loại thực vật), thì Hồ Thông (một loại hành ở nước Hồ) có điểm giống với loại hành người ta thường ăn. Cọng lá của nó nhỏ mà ngắn như Kim Đăng, lại giống như Đại Toán, nhưng hình dáng nhỏ hơn một chút.
2. Cát Thông: tức là hành, còn gọi là Sơn Thông, vì mọc ở vùng núi non và đầm lầy. Cọng nhỏ, lá lớn, nên cũng gọi là Cát Sơn Thông, có thể dùng làm thuốc. Có chỗ nói rằng: Cát Thông là rau củ kiệu.
3. Từ Thông: còn gọi là Củ Thông, vì cọng lá của nó rất nhỏ và mềm mại, mùa Xuân mọc rất nhiều, sang đến Hạ, Thu, Đông thì tàn lụi.
4. Lan Thông: còn gọi là Giả Sanh, là một thứ Tiểu Toán (tỏi nhỏ), có chỗ nói là lá hẹ. Lá của nó hẹp và dài, nhỏ. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như Mộc Thông, Đại Quang Thông, Thủy Thông, Đông Thông, Hán Thông, Lâu Thông, Long Giác Thông, hoặc Long Trảo Thông (vì lá nó có tám khía giống như sừng hoặc móng con rồng).
5. Hưng Cừ: ở Trung Hoa không có thứ này, chúng thường mọc ở vùng Bắc Ấn Độ và nước Y Lan. Đó là loại thảo mộc sống nhiều năm, cao độ hai, ba thước. Gốc của nó giống như củ cải.
Mới mọc khỏi đất bùn nó đã có hơi cay hôi. Để sống hay nấu chín mùi vị rất nồng nặc. Mùa Đông, bông lá đều rụi, có thể dùng làm thuốc. Lá nó giống như Vũ Tinh (trong tự điển gọi là rau cải thìa).
Bộ Huyền Ứng Âm Nghĩa nói: “Hưng cừ nước của nó giống như mủ cây đào. Người trong hai nước Y Lan và Bắc Ấn rất thích ăn” (Đoạn này đối với những đại sĩ không đọc bổn Hán văn thì thấy dài dòng khó hiểu, vì bổn Việt văn chỉ nói: hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ. Nhưng sở dĩ phần giải thích này dịch giả phải dài dòng như vậy vì y theo các danh từ trong bổn Hán văn).
Đức Phật lại đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, tuyệt đối chẳng được ăn loại ngũ tân”. Ngũ tân: đại toán, cát thông, từ thông, lan thông, hưng cừ.
Loại ngũ tân này chẳng những không nên ăn riêng, mà “gia vào trong tất cả các thứ thực phẩm cũng đều không được ăn”.
Chẳng hạn như đem tỏi bỏ vào trong rau cải khác mà nấu, hoặc dùng hành xào với đậu hũ v.v... đều không được ăn.
Tại vì sao? Như trong kinh dạy: “Nếu Phật tử ăn ngũ vị tân thì phạm tội uế trược ngôi Tam Bảo. Sau khi xả thân bị đọa vào địa ngục Thủy Phẩn”.
Bộ Khảo Tín Lục quyển hai, trích dẫn trong kinh Tạp A Hàm nói: “Tội nhân trong địa ngục này, lúc làm người ăn ngũ tân, làm nhơ uế ngôi Tam Bảo, khi thoát khỏi địa ngục, phải bị đọa vào súc sanh làm chồn rừng, chó, heo v.v... Khi chuyển sanh làm người, thân thể tanh hôi, mọi người đều nhờm gớm”.
Ăn ngũ tân có tai hại lớn như vậy, nhưng đa số Phật tử tu học Phật pháp, vì không hiểu rõ tội ăn ngũ tân rất sâu nặng nên thường thích ăn ngũ tân cho ngon miệng. Hậu quả thật đáng sợ!
Vì thế, ở bất cứ trường hợp nào, là Phật tử xuất gia lẫn tại gia, đều không ăn ngũ tân. “Nếu cố ý ăn, Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Trong kinh Lăng Già, Đại Huệ Bồ Tát thỉnh vấn Đức Phật rằng:
“Rượu, thịt cùng hành tỏi v.v... nếu uống ăn thì như thế nào? Cúi xin Thế Tôn vì chúng con chỉ dạy tội phước của sự ăn và không ăn”.
Đức Phật dùng kệ đáp rằng:
“Thịt và hành, hẹ, tỏi...
Những thứ rượu buông lung,
Người tu nên xa lánh,
Uống ăn sanh buông lung
Buông lung sanh tà giác,
Tà giác sanh tham dục,
Tham dục tâm si mê,
Si mê sanh ái dục.
Không thoát khỏi sanh tử,
Rượu, thịt, hành, hẹ, tỏi,
Đều là chướng Thánh Đạo.
Cũng trái tướng Thánh Nhân,
Thế nên không nên ăn...”
Như trên, Phật đã nêu ra tội lỗi của sự ăn hành, hẹ, tỏi... để dạy Đại Huệ Bồ Tát. Chúng ta thấy tội lỗi trọng đại nhất của nó là làm chướng ngại thánh đạo, khiến chúng ta mãi trầm luân trong sanh tử, không được giải thoát.
Vì thế ở câu kệ kết thúc, Đức Phật từ bi đã đặc biệt dạy chúng ta, tất cả các Phật tử, phải xa lánh ngũ tân, không được bỏ nó vào các thức ăn rau cải.
Lại có người nói như vầy:
Rượu làm cho tâm thần bị hôn mê, ăn thịt làm thương hại sanh mạng chúng sanh, nên nói là có tội rất lớn thì không có gì đáng nghi. Còn ngũ tân không làm cho tâm thần hôn mê, không gây thương hại chúng sanh, mà ghép tội ngang với uống rượu, ăn thịt thì khó tránh khỏi người đời sanh lòng khó tin?
Giờ đây tôi (Pháp Sư) xin giải thích sự trách nạn ấy như vầy: Ngũ tân không làm thương hại sanh mạng chúng sanh, tôi xin sẵn sàng thừa nhận. Còn nói nó không làm cho tâm hồn bị hôn mê, điều ấy tôi hoàn toàn không đồng ý. Vì hơi uế trược của ngũ tân có năng lực trợ giúp sự phát sanh tâm dâm dục của con người. Còn mùi vị cay nồng của nó làm tăng trưởng tâm sân hận. Dục niệm cùng sân hận che đậy tâm tánh sẵn có của chúng ta, như vậy không phải là làm cho tâm thần bị hôn mê là gì nữa?
Ngoài ra vì nó còn có tác dụng làm hôn mê, nhiễu loạn tâm tánh minh giác, Đức Phật thấy rõ nên động lòng thương xót chúng ta, đem những quá hoạn sản sanh của nó mà dạy bảo và liệt đồng tội với uống rượu, ăn thịt.
Trong kinh Lăng Nghiêm dạy:
“Ngũ tân ngoài việc phát khởi dâm dục và sân hận, những người ăn ngũ tân không thể tuyên thuyết mười hai phần giáo hóa của Như Lai. Chư thiên, chư tiên trong mười phương dù rất thích nghe Phật pháp. Nhưng vì Pháp Sư ăn ngũ tân, hơi hôi thối từ trong miệng phát ra, khiến chư vị chán ghét mà lánh xa.
Ngược lại, ngạ quỷ thường liếm môi mép, nên thường ở chung với ngạ quỷ.
Vì chư thiên, chư tiên rời xa Pháp Sư nên phước đức ngày càng tiêu mòn và ngạ quỷ thường liếm môi mép nên từng giờ, từng phút gần với ma. Việc bất lợi xảy đến ngày một nhiều.
Chẳng những thế, những người phát tâm tu tập Tam Ma Địa, vốn có thể được chư đại Bồ Tát, chư thiên, chư tiên cùng thiện thần trong mười phương đồng đến ủng hộ, nhưng vì người ấy ăn ngũ tân cho nên quý ngài, dù một vị, cũng không đến ủng hộ. Các ngài đã không đến ủng hộ thì ma vương thừa cơ hội nhập nhiễu loạn hành giả.
Bấy giờ Ma Vương hiện thân Phật đến thuyết pháp cho hành giả nghe, chẳng những không nói công đức của sự trì giới, trái lại còn nói trì giới là việc làm của Tiểu Thừa, người tu Đại Thừa không cần giữ gìn giới luật, không nói tham, sân, si là cội gốc của sanh tử; trái lại, còn nói tam độc không gây chướng ngại cho sự tiến tu của đại đại Bồ Đề, nói: dâm, nộ, si chính là Giới, Định, Huệ v.v...”
Lúc ấy, nếu bạn không phân biệt những lời nói không đúng chánh pháp của ma vương, lại tin theo những lời quàng xiên này, mà cho ma vương nói là đúng pháp thì bạn sẽ theo gót chân của ma vương nhảy múa, tạo tội lỗi vô biên.
Theo Phật pháp, có nhân như vậy thì phải có quả như vậy. Bạn đã y theo lời nói của ma vương mà thực hành, dù ma vương không hoàn toàn bảo bạn làm những điều ấy, nó cũng khuyên bảo bạn tinh tấn tu phước nghiệp. Nhưng đến lúc sinh mạng này của bạn kết thúc, thì tự nhiên thành quyến thuộc của Ma Vương. Nếu không làm ma dân thì cũng là ma nữ. Thế thì bổn ý của bạn là tu Tam Ma Địa để thành tựu Phật Quả, chẳng những không thể làm tư lương cho việc thành tựu Phật Quả, trái lại trở thành phước nghiệp hữu lậu.
Do phước nghiệp này, bạn sanh vào trong cung điện của ma vương để thọ hưởng phước báo của ma. Một mai phước báo của ma bạn đã hưởng hết rồi thì phải đọa vào Vô Gián địa ngục, chịu muôn ngàn thống khổ. Thử hỏi ăn ngũ tân đối với bản thân chính mình có được sự lợi ích tốt đẹp chi?
Ở Ấn Độ, tất cả các tự viện hoàn toàn không cho chúng xuất gia ăn ngũ vị tân. Việc này trong bộ Tây Vức Ký nói: “Ở Tây Vức, nhà nào có người ăn ngũ vị tân thì bị đuổi ra khỏi thành”.
Đúng theo giới luật, một Phật tử giữ ngũ giới hay một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, phải tự giữ mình cho trong sạch. Bất cứ ở đâu, cũng phải làm cho chúng sanh có cảm giác thanh tịnh mới đúng. Đã không thực hành được như vậy, lại còn ăn ngũ vị tân là một thứ uế trược, như thế, dĩ nhiên là không phù hợp với tư cách của người Phật tử.
Giới này cả tăng, tục, cùng Đại, Tiểu Thừa đều phải giữ gìn nghiêm cẩn, nhưng về ý nghĩa ngăn cấm phía Đại Thừa rất sâu xa, nên so sánh với Tiểu Thừa, thì tội này bên Đại Thừa quy định nặng hơn.
Trong Du Già Luận nói: “Giới cấm dùng ngũ vị tân này là vì muốn thủ hộ thánh giáo mới cấm chế, hoàn toàn thuộc về Giá giới. Vì thế, trong trường hợp có trọng bệnh, nếu y sĩ bảo phải dùng hành, tỏi v.v... mới lành bệnh, thì Đức Phật đặc biệt khai giới cho”.
Kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Đại Trí Xá Lợi Phất, bản thân của Ngài mắc bệnh phong thấp rất nặng. Y sĩ bảo Ngài phải ăn thứ tỏi lớn củ. Tôn Giả đến cầu Phật chỉ dạy.
Phật dạy rằng: - Vì có bệnh nên được ăn, nhưng tỳ kheo bị bệnh, nếu phải ăn hành tỏi thì không được ở chung trong tăng đoàn, mà phải ở riêng biệt nơi vắng vẻ. Trong lúc ăn hành tỏi v.v... không được vào thất Phật, chùa Tăng, cũng không được vào nhà tắm của chúng Tăng tắm gội, không được nằm trên đơn, nệm chiếu của chúng tăng, không được đến nhà vệ sinh công cộng. Khi lành bệnh rồi, không còn dùng hành, tỏi nữa, phải đợi sáu bảy ngày sau, tắm gội, giặt giũ y áo cho thật sạch, trên thân không còn hôi mùi hành, tỏi, lại phải dùng các thứ hương xông mới được vào trong chúng”.
Trường hợp vì bệnh si cuồng mà ăn hành, tỏi v.v... thì không vi phạm giới này.
Kết thành tội nghiệp của thực ngũ tân giới này, cũng phải đủ bốn nhân duyên:
1. Là ngũ tân: chính xác thuộc về ngũ vị tân, bất luận thứ nào trong năm thứ, hễ ăn vào phạm giới này.
2. Tưởng có ngũ tân: duyên này cũng có sáu trường hợp, hai trường hợp trọng, hai trường hợp khinh và hai trường hợp không phạm.
3. Có tâm muốn ăn: có tâm ý muốn ăn ngũ vị tân, cho rằng các thứ này có vị ngon đặc biệt của nó.
4. Để vào miệng: Đem ngũ vị tân mình muốn ăn đưa vào trong miệng, cứ một miếng kết thành một tội. Đó gọi là cứ mỗi một miếng kết thành một tội. Vì thế, đối với loại ngũ vị tân hôi thối này, giới Phật tử không nên ăn, nếu ăn thì mắc tội rất lớn vậy.
CHÚ THÍCH
Không nên ăn ngũ vị tân (còn gọi ngũ vị thuộc loại Allium) gồm: tất cả các loại hành, tỏi, hẹ, củ kiệu, củ nén (miền Trung Viet Nam gọi là: hành hương, hành tăm). Ăn các vị này vào thì không tốt cho việc tu luyện. Chi Hành (Allium), Họ Hành (Alliaceae). Một số nhà thực vật học cũng đã từng phân loại chi này trong Họ Loa kèn (Liliaceae: some classes are toxical or poisionous).
– A Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa (Samadhi, Samatha, Dhyana, Vipassana,… ), nên dứt bỏ ngũ tân của thế gian, ngũ tân này hễ ăn chín (cooked) thì phát lòng dâm, ăn sống (raw) thì thêm sân hận. Những người ăn ngũ tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương Thiên Tiên (sa: Rsi gana) đều chê mùi hôi thối ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ (greedy-desired-devils), thừa lúc đang ăn ngũ tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích.
– Người ăn ngũ tân mà tu Tam Ma Địa, thì Bồ Tát, Thiên Tiên, mười phương thiện thần chẳng đến hộ vệ. Đại lực ma vương có cơ hội hiện ra thân Phật, thuyết pháp cho họ, chê bai giới cấm, tán thán dâm dục và sân si. Người ấy chết thành quyến thuộc ma, khi hết phước báo của ma, liền đọa ngục A Tỳ.
– A Nan! Người tu đạo Bồ Đề phải dứt hẳn ngũ tân, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ nhất. (KINH THỦ LĂNG NGHIÊM 8, KINH THỦ LĂNG NGHIÊM QUYỂN TÁM).
* Should not have any sort of these foods in your meals, please:
– The Onions Families: Including Leeks, chives, garlic, porrum, shallots, and all sorts of onions.
E.i.:
– Hành lá (A sort of plant looks like a bunch of long green tube-shape leaves): Allium fistulosum L.
– Củ Hành ta: Allium ascalonicium L. (Củ Hành ta).
– Củ Hành Tây: Allium Cepa L.
– Lá Hẹ: Allium Odorum L. (Allium Tuberosum Roxb.).
– Củ Tỏi: (Garlic Chives, Chinese Chives) Allium Sativum L. (Bulbus Allii).
– Củ Kiệu: Chinese Garlic, Allium Chinese G. Don, A. Bakeri Regel., Allium Splendens Wild (Schult F.), Allium Chinese, Allium Chinenis.
– Củ Nén (Củ Hành Tăm, Củ Hành Hương, Củ Hành Trắng): Allium Schoenoprasum L., pearl onions, shallots.
– Củ Tỏi Tây (Leeks): Allium Ampeloprasum L. (porrum).
-----------------------------
05. Bất Giáo Hối Tội Giới (Giới Không Dạy Sám Hối Tội Lỗi)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.5. BẤT GIÁO HỐI TỘI GIỚI
(giới không dạy sám hối tội lỗi)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử kiến nhất thiết chúng sanh phạm bát giới...” cho đến câu “...bất giáo hối quá giả, phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử thấy người phạm Ngũ Giới, Bát Giới, Thập Giới, phá giới hay phạm giới thất nghịch, bát nạn v.v... tất cả tội phạm giới, phải khuyên bảo người ấy sám hối. Nếu cùng ở chung, đồng sống chung, đồng chung bố-tát, đồng thuyết giới mà không cử tội người ấy, không nhắc người ấy sám hối, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Trong mười giới trọng ở phần trước, có giới “rao nói tội lỗi của tứ chúng”. Là một vị Bồ Tát, không được tùy ý đi rao nói tội lỗi của tứ chúng. Việc không cho phép Bồ Tát rao nói tội lỗi của tứ chúng là một việc rất đúng. Nhưng bên cạnh đó, cho phép người tu học Phật pháp cử tội đồng đạo. Điều này cần phải biết. Vì nếu như không cử tội người tu hành, để người ấy có thể theo đúng pháp, đúng luật sám hối, thì Bồ Tát ấy phạm khinh cấu tội.
Vì các hành giả khi phạm lỗi đôi lúc không tự mình biết được. Người đời thường nói: “Người trong cuộc thì mê”. Vì Bồ Tát ở bên cạnh mình, nếu thấy rõ ràng, phải vì người ấy chỉ lỗi của họ ra cho họ biết, từ đó, họ mới có thể theo đúng pháp sám hối cho được thanh tịnh.
Nếu không vạch rõ tội lỗi của chúng sanh và không bảo họ sám hối thì chẳng khác nào để mặc cho chúng sanh ở mãi trong hố sâu tội lỗi, không thể tự cứu mình ra khỏi được.
Là một vị Phật tử, điều tối khẩn yếu là không nên gần gũi với tội lỗi. Nghĩa là thường không tạo tội lỗi thì thân tâm mới được thanh tịnh và thường an trụ trong giới pháp của Phật.
Bồ Tát vì chúng sanh chỉ rõ tội lỗi, chẳng những không phải là điều tội lỗi, mà chính là làm cho chánh pháp được cửu trụ. Đối với những người bị cử tội, không phải Bồ Tát có ý đả kích mà thật là có tâm từ bi, ái hộ họ.
Vì nếu không cử tội và không bảo họ sám hối thì tương lai họ phải lãnh thọ quả báo vô cùng khổ đau. Vì thế, muốn thân tâm người ấy được thanh tịnh, tương lai người ấy được xán lạn, nên Bồ Tát phải cử tội và khuyên bảo người ấy sám hối.
Về việc hộ trì Phật pháp, vấn đề chánh pháp của Như Lai có được cửu trụ trong thế gian không, không phải ở nơi chánh pháp, mà chính là do người phụng trì chánh pháp có đúng luật hay không. Vì trên đời này, người hiểu rõ được chân nghĩa Phật pháp rất hiếm, mà đa số chỉ căn cứ vào hành vi của các đệ tử Phật mà đánh giá Phật pháp.
Nếu người Phật tử hành đúng chánh pháp và thanh tịnh, sẽ làm gương cho chúng sanh bắt chước theo để phụng hành Phật pháp. Nhưng ngược lại, nếu Phật tử chỉ làm những điều tội lỗi thì mọi người sẽ xa lìa Phật pháp.
Vì thế, thân tâm của toàn thể Phật tử cả xuất gia lẫn tại gia đều được thanh tịnh là một điều vô cùng trọng yếu đối với bản thân mình cũng như đối với sự hóa độ chúng sanh của Phật pháp. Do đó, một điểm thật nhỏ cũng không được xem thường.
Tuy nhiên, vì chưa đạt đến địa vị thánh nhân nên không một ai tránh khỏi tội lỗi. Vấn đề cần yếu là tự mình biết lỗi hay không, hoặc khi biết có lỗi, có chịu hết lòng cải hối hay không và có thật tâm tiếp thọ sự cử tội của người hay không. Nếu chấp nhận và thành tâm tiếp thọ sự cử tội của người, thì chính mình vẫn là một con người hoàn hảo, và vẫn ở trong Phật pháp tiến tu.
Vì thế, việc cử tội và khuyên bảo người sám hối là vấn đề hết sức cần thiết của những bậc sư trưởng đối với đệ tử của mình. Cổ thư Trung Hoa nói: “Giáo bất nghiêm, sư chi nọa”, nên làm thầy đối với đệ tử phải hết sức nghiêm khắc, tuyệt đối không nên để cho đệ tử buông lung, và cũng không nên vị tình, dung túng, hoặc bỏ qua.
Trong Phật pháp, trường hợp có những người cần sám hối, nhất quyết bắt họ phải sám hối. Tại sao phải nhất quyết như vậy?
Nơi đây xin trích dẫn một câu chuyện trong kinh như sau:
Vào thời Phật Ca Diếp xuất thế, có một vị tỳ kheo ở vào cương vị một tăng sư (Hòa Thượng, Yết Ma, Giáo Thọ...) độ rất nhiều đệ tử. Nhưng đối với đệ tử ít khi lưu tâm răn dạy.
Trong số các đệ tử ấy, có một vị vì không hiểu rõ sự trì phạm của giới luật, nên không theo đúng pháp mà nghiêm trì cấm giới. Do đó, vị này sau khi mạng chung bị đọa vào trong loài Rồng.
Người đời không biết nên cho Rồng là loài rất quý, nhưng thực ra, Rồng cũng là một loài súc sanh. Cũng như nhân loại, có người rất sung sướng tự tại, có người lại bị tội khổ. Người đệ tử thọ thân Rồng kia cứ bảy ngày thọ tội một lần. Toàn thân bị lửa dữ thiêu đốt đến nỗi da thịt, thân hình cháy hết, chỉ còn xương, tưởng có thể phải chết hẳn. Nhưng do nhân duyên và nghiệp lực, trải qua chốc lát sau, sống trở lại để tiếp tục thọ khổ.
Trải qua một thời gian thật lâu, Rồng không thể chịu nổi sự thống khổ, liền suy nghĩ tại sao mình phải bị sự khổ như thế này? Vì loài Rồng có báo đắc Ngũ Thông.
Ngũ Thông có hai thứ:
1. Báo đắc ngũ thông: như loài Rồng hay quỷ thần v.v... là khi vừa mang ngũ báo thân liền có ngũ thông.
2. Tu đắc ngũ thông: loại thần thông này do tu hành mà chứng đắc.
Rồng liền dùng Túc Mạng Thông quán sát biết được trong thời quá khứ, mình là một người tu học Phật pháp, nhưng vì thầy không răn dạy kỹ lưỡng nên tạo tội nghiệp rất nhiều. Do tội nghiệp này chiêu cảm phải thọ thống khổ ngày nay. Khi quán biết như thế, Rồng vô cùng tức giận vị thầy thời quá khứ của mình, vì cho rằng sự thống khổ ngày nay của mình là do thầy mình gây nên, bèm tìm cách trả thù thầy cũ.
Trải qua không lâu, một hôm có một đoàn thương nhân năm trăm người, vào bể cả tìm châu báu, trong đó vị thầy của Rồng ở kiếp tiền thân xưa kia. Rồng liền từ đáy biển nổi lên, khiến chiếc thuyền nhiều lúc tưởng chừng sắp bị đắm.
Tất cả thương nhân trên thuyền vô cùng sợ hãi, trong đó có một người bạo dạn, can đảm đứng ra hỏi Rồng rằng: “Chúng tôi đây cùng nhà ngươi hoàn toàn không có thù oán, tại sao ngươi lại nổi sóng gió, giữ thuyền lại không cho đi?
Rồng đáp rằng: - Tôi cùng các ông không thù oán chi thật, nhưng trong thuyền có một vị tỳ kheo, vị này chính là thầy của tôi thời quá khứ. Khi tôi ở dưới pháp tòa của người tu học Phật pháp, vì người không chịu lưu tâm răn dạy, dẫn dắt cho tôi chu đáo, nên tôi không rõ giới luật mới tạo nhiều tội lỗi tày trời. Do đó, sau khi xả thân, phải cảm thọ thân rồng hiện tại, bị khổ thiêu đốt. Nghĩ đến, tôi càng tức giận nên quyết đến đây bắt thầy tôi để hỏi lý do chi không chịu đúng pháp dạy bảo cho tôi. Giờ đây, tôi chỉ yêu cầu các ông thả vị tỳ kheo ấy xuống biển, tôi sẽ để cho thuyền các ông an nhiên mà đi, tánh mạng các ông sẽ được an toàn.
Vị tỳ kheo nghe những lời nói của Rồng, biết các thương nhân trong thuyền sẽ không dung tha cho mình, nên tự động nhảy vào biển cả, kết thúc sinh mạng của mình.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy muốn độ đồ chúng phải đúng pháp răn dạy một cách nghiêm minh. Nếu không, chẳng những gây nguy hại cho đệ tử, mà tự mình cũng hoàn toàn bất lợi.
Đức Phật đối với đại chúng lại dạy thêm rằng: “Nếu là một vị Phật tử thọ Bồ Tát giới, khi thấy tất cả chúng sanh bất luận là tại gia, xuất gia, bất luận là tu học Đại Thừa hay Tiểu Thừa, cho đến tất cả những chúng sanh thọ trì giới pháp của Phật, nếu họ trái phạm bát giới, ngũ giới, thập giới, hủy cấm thất nghịch, bát nạn... tất cả tội phạm giới, đều phải khuyên bảo sám hối”.
Bát giới tức là Bát Quan Trai Giới, Bát Chi Trai Pháp... như trong Thành Thật Luận và Trí Độ Luận thuyết minh như sau:
1. Không sát sanh.
2. Không trộm cắp.
3. Không dâm dục.
4. Không vọng ngữ.
5. Không uống rượu.
6. Không xoa dầu thơm trên thân và đeo tràng hoa.
7. Tự mình không được ca múa, cũng không được nghe, xem người ca múa.
8. Không được ngồi hay nằm trên giường nệm cao rộng.
9. Quá giờ Ngọ không được ăn.
Trong chín pháp này, tám pháp trước là thuộc về Giới, pháp thứ chín gồm cả Trai và Giới. Hợp tám giới trước và trai giới thứ chín ở phía sau, gọi chung là Bát Trai Giới.
Tại sao gọi là Quan?
Chữ Quan nghĩa là đóng bít, là ngăn cấm. Nghĩa là tám thứ kể trên có công năng ngăn cấm các tội lỗi: sát sanh, trộm cắp v.v... không cho phát sanh và đóng bít cửa ngõ đọa vào tam đồ ác đạo, nên gọi là Bát Quan Trai Giới.
Giới pháp này cả hai chúng nam, nữ tại gia bẩm thọ trong một ngày, một đêm, để học tập theo sinh hoạt chủ yếu của chúng xuất gia.
1. Ngũ Giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Năm giới này là giới của hai chúng tại gia bẩm thọ suốt đời để học tập đức hạnh, nhân cách cần phải có của một người cho được toàn thiện, toàn mỹ.
2. Thập Giới: Bát Quan Trai Giới thêm giới thứ 10. Giới này không cho cầm nắm sanh tượng, kim ngân. Đây là giới pháp của sa di, sa di ni bẩm thọ, có chỗ nói 10 giới là chỉ mười giới trọng trong kinh này, cũng không phải không đúng.
3. Hủy cấm (bổn Việt văn dịch là phạm giới): danh từ này có hai lối giải thích:
- Hủy cấm chỉ chung các giới đã nói ở trên, nếu phạm bất cứ giới nào trong số các giới này đều gọi là “hủy cấm”. Vì các giới này do chính Đức Phật đã vì các Phật tử mà cấm chế.
- Hủy cấm là chuyên chỉ 250 giới của tỳ kheo và 348 giới của tỳ kheo ni. Vì giới tỳ kheo là giới cấm của đức Như Lai chế lập, nếu người phát tâm thọ giới này mà không giữ gìn trọn vẹn, hoặc trì giới mà không tụng giới là trái với thánh ngôn của chư Phật. Không thực hiện những điều cấm chế của Đức Phật nên gọi là “hủy cấm”.
4. Thất nghịch:
- Giết cha.
- Giết mẹ.
- Giết Hòa Thượng,
- Giết A-xà-lê.
- Phá Yết-ma chuyển pháp luân tăng.
- Ác tâm làm thân Phật xuất huyết.
- Giết A-la-hán.
Bảy tội nghịch này so với tội ngũ nghịch trong các kinh thường giống nhau, chỉ thêm hai thứ là giết Hòa Thượng và A Xà Lê.
Phật là bậc đại oai đức, không người nào thể giết hại được. Cho nên khi Phật còn tại thế, chúng sanh nào muốn mưu hại Phật thì mức tối đa chỉ có thể làm cho thân Phật chảy chút máu, chứ tuyệt đối không thể nào làm thương hại sinh mạng của Phật được.
Khi Phật đã nhập diệt, chúng sanh có thể tạo tội nghịch này được hay không?
Có thể được! Chẳng hạn bán hình tượng Phật, hoặc bán kinh luật Phật, cũng có thể nói đây là hình thức làm thân Phật xuất huyết.
A La Hán là bậc Ứng Cúng trong thế gian, nghĩa là ưng thọ sự cúng dường của người thế gian, để làm phước điền cho chúng sanh.
Nếu không có A La Hán ở thế gian, chúng sanh có tạo tội nghịch này được không?
Được! Đó chính là giết tỳ kheo tăng, A La Hán là thánh nhân của quả vị tỳ kheo tăng. Tỳ kheo là người tu nhân hạnh A La Hán. Thế nên giết tỳ kheo là đồng với tội giết A La Hán.
5. Bát nạn:
- Địa ngục.
- Ngạ quỷ.
- Súc sanh.
- Sanh trước Phật hoặc sau Phật.
- Các căn không đủ.
- Thế trí biện thông.
- Miệt Lệ Xa.
- Sanh lên Trường Thọ Thiên.
Trường Thọ Thiên là cõi trời Vô Tưởng ở Sắc Giới và chư thiên cõi Vô Sắc. Cũng có chỗ nói là chư thiên cõi Dục thường bị sự dục lạc làm cho tâm trí tán loạn, không thể tu học Phật pháp, cũng bao gồm trong đây:
Vì chư thiên ở cõi Vô Sắc Giới và chư thiên Dục Giới chỉ là thuộc về loài dị sanh nên mới sanh lên các cõi trời ấy. Dị Sanh là danh từ khác của Phàm Phu. Chúng sanh nào bị sanh vào trong bát nạn xứ ấy thì không rảnh rỗi để tu học Phật pháp. Vô là không, Hạ là nhàn hạ, rỗi rảnh. Tức là không rảnh rỗi để tu học Phật pháp.
Trong bộ Huyền Ký Âm Nghĩa, quyển hai mươi mốt nói: “Bát Vô Hạ là chỉ những chúng sanh bị sanh vào trong tám nạn xứ, không rảnh rỗi để tu tập thiện nghiệp và đạo pháp giải thoát xuất thế của Như Lai”.
Nhưng trong tám nạn xứ ấy, sự không rảnh rỗi tu học Phật pháp chia làm hai loại:
- Quá sung sướng nên không thể tu học Phật pháp, như cõi trời Vô Tưởng và các cõi trời khác cùng với nhân loại ở Bắc Câu Lưu Châu.
- Quá đau khổ không thể rảnh rỗi để tu học Phật pháp, như tội nhân trong địa ngục luôn bị hình phạt, làm ngạ quỷ bị lửa đói khát thiêu đốt, trải qua trăm ngàn năm không có thức ăn uống, hoặc súc sanh luôn bị sự sợ hãi ăn nuốt lẫn nhau, không thể rảnh rỗi để tu học Phật pháp.
* Miệt Lệ Xa: chỗ biên địa, văn hóa lạc hậu và những nơi không có hàng tứ chúng của Phật giáo đi đến. Trong kinh thường chỉ cho Bắc Câu Lưu Châu.
* Thế trí biện thông: chỉ hạng người tri kiến không chính đáng, tư tưởng lầm loạn, phủ nhận luật nhân quả, đối với ngôi Tam Bảo không có tín tâm.
* Các căn không đủ: những khiếm khuyết của các bộ phận trên thân thể, những người như vậy không có đủ điều kiện để đúng như pháp mà tu học Phật pháp như:
- Bộ phận sinh lý khuyết hãm.
- Đôi mắt không thấy rõ.
- Tai điếc.
- Tâm tánh si cuồng.
- Các chi tiết trên thân không vẹn toàn (như mắt lé, môi sứt...)
* Sanh trước Phật hoặc sau Phật: như trong đời hiện tại của nhân loại, không có đấng Đại Giác xuất thế để độ sanh. Vì thế, muốn tu học Phật pháp không biết từ đâu để tu học.
6. Tam ác đạo: Ba nạn xứ, chúng sanh ở trong đây lại càng không có cơ hội để tu học Phật pháp.
Tóm lại:
Tám thứ nạn xứ trên đây thực sự không phải là nó có đại nạn gì, nhưng nếu chúng sanh bị sa vào trong những cảnh ấy thì không có thời gian rảnh rỗi để tu hạnh xuất thế giải thoát của Phật pháp; cho nên gọi rằng “nạn xứ”.
Do đó, dưới nhãn quan của Phật pháp, chúng sanh có nạn hay không nạn, không phải căn cứ ở địa vị của chúng sanh ấy, mà căn cứ vào điều kiện có nhân duyên tu học Phật pháp hay không.
Hiện tại chúng ta có thể tu học theo Phật pháp, có thể hướng lên con đường giải thoát là một việc hiếm có và khó được. Tám nạn xứ trên, không phải chỉ quả báo sở đắc của nó (quả báo đã lãnh thọ như chúng sanh ở trong tam ác đạo...) mà là chỉ về nghiệp nhân năng tạo.
Vì quả báo đã thành thì không thể dạy sám hối, còn nghiệp nhân năng tạo thuộc về phạm vi tạo nhân, chưa thành quả nên có thể sám hối trừ tội. Như trường hợp có những chúng sanh hiện tại tạo những nghiệp nhân trong bát nạn, tương lai chắc chắn sẽ chiêu cảm quả báo bát nạn.
Vì muốn cho những chúng sanh này khỏi thọ quả báo trong bát nạn, hiện đời có thể đúng như pháp để sám hối. Tạo những nghiệp nhân gì mà chiêu cảm quả báo trong bát nạn?
- Tạo nghiệp sát sanh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ v.v... mắc khổ báo trong tam ác đạo.
- Tu theo định Vô Tưởng của ngoại đạo sẽ chiêu cảm quả báo sanh lên cõi trời Phi Phi Tưởng Xứ, hưởng thọ tám vạn đại kiếp.
- Không tin vào ngôi Tam Bảo, chỉ một mặt tu tập phước nghiệp thế gian, sẽ chiêu cảm quả báo sanh vào Bắc Câu Lưu Châu, sanh tâm tà kiến, không ưa nghe chánh pháp, mắc quả báo đui, điếc.
- Không tin Tam Bảo, hủy báng chúng tăng, mắc quả báo câm ngọng, không tin pháp giải thoát xuất thế, chỉ say đắm pháp thế gian sẽ mắc quả báo Thế Trí Biện Thông. Do nghiệp chướng sâu nặng, phước duyên kém cỏi, chiêu cảm quả báo sanh trước Phật hay sau Phật.
Các thứ giới hạnh cùng tội nghiệp thất nghịch, bát nạn như đã nói ở trên, không luận là tội khinh, tội trọng, tánh tội hay giá tội, khi thấy chúng sanh có chỗ trái phạm, Bồ Tát phải liền khuyên răn, dạy bảo, đừng để chúng sanh tạo nghiệp nhân thất nghịch, bát nạn, những việc phạm giới mà tương lai phải bị khổ quả hoàn toàn bất lợi.
Lại cần phải khuyên bảo chúng sanh ấy đối trước Tam Bảo chí thành khẩn thiết phát lộ sám hối, phát nguyện từ đó trở đi không còn phạm giới, tạo những nghiệp nhân thất nghịch, bát nạn...
Vì thế kinh dạy: “Tất cả tội phạm giới phải khuyên bảo sám hối”.
Kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Bồ Tát khi vào trong chúng Tăng, nếu thấy có người cười giỡn phi pháp mà không chịu quở trách thì đắc tội”.
Chúng ta thử suy nghĩ: với những việc hết sức vi tế như cười giỡn phi pháp, bổn phận Bồ Tát còn phải dạy bảo sám hối, huống chi việc lớn như phạm giới và tạo tội nghiệp ngũ nghịch, thập ác đã nói trên mà không dạy bảo sám hối?
Trong bộ Minh Tường Ký có kể một câu chuyện như sau:
Có vị Tăng xuất gia, pháp danh là Huệ Đạt, bị bạo tử, thác xuống địa phủ, thấy đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy rằng: “Dù là hàng sa môn xuất gia hay tại gia, nếu tự biết mình có lỗi, hay nhớ những tội nghiệp thời quá khứ. Nếu ở trong đại chúng phát lồ tất cả tội lỗi ấy, tinh tấn, kiền thành sám hối thì những tội ấy có thể trừ diệt”.
Theo lời dạy của Bồ Tát, chúng ta thấy công hiệu của việc sám hối rất là rộng lớn, không gì sánh bằng. Vì thế, Bồ Tát hóa độ chúng sanh, đối với tất cả quỷ thần trong cõi U Minh giới, cũng như tất cả nhân loại, bất cứ lúc nào và nơi đâu, đều nên dạy họ sám hối, để cho mỗi chúng sanh đều thành một Phật tử thanh tịnh trong Phật pháp.
Bồ Tát dạy những người phạm tội sám hối chính là biểu lộ tâm Từ Bi chứ không phải phát xuất từ tâm sân hận, hoặc mong cầu danh lợi. Nhưng nếu là một vị Bồ Tát, đáng lẽ phải dạy người sám hối mà không dạy, ấy là mất tâm Từ Bi tự lợi, lợi tha. Thấy chúng sanh phạm tội mà không cử tội, là trái với lời Phật dạy và trái với quy định của giới luật Phật Đà.
Tỳ kheo thanh tịnh không được ở chung với tỳ kheo phạm giới. Nếu bạn vẫn yên lặng và ở chung là làm tăng gia thêm một tội.
Tỳ kheo thanh tịnh không nên cùng với tỳ kheo phạm giới đồng lãnh thọ lợi dưỡng của đàn việt cúng dường. Hiện tại, bạn vẫn yên lặng cùng người ấy tiếp thọ lợi dưỡng, đồng lợi dưỡng với chúng tăng, là tăng thêm một tội.
Tỳ kheo thanh tịnh không nên cùng với tỳ kheo phạm giới cùng bố tát, đồng chúng tụng giới. Hiện tại, bạn vẫn đồng ở chung trong một đại giới, làm lễ bố tát thuyết giới thì làm sao hợp với luật nghi Đức Phật đã chế định?
Tỳ kheo thanh tịnh không được ở chung với tỳ kheo phạm giới, nếu bạn vẫn yên lặng ở chung tức là tăng thêm một tội.
Lúc làm lễ bố tát tụng giới, nếu biết người thật sự có tội, phải cử tội người ấy, bảo người ấy ở trong đại chúng sám hối để được kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu.
Trái lại, nếu không cử tội, không khuyên bảo người ấy sám hối, cứ yên lặng ở chung, đồng chúng tăng luống thọ lợi dưỡng, thì Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Vì do bạn che giấu tội lỗi của người mà tâm mình bị nhiễm ô không thanh tịnh. Kinh Ngũ Giới Oai Nghi dạy rất rõ về vấn đề này: “Bồ Tát là người thượng thủ trong đại chúng, khi thấy các quyến thuộc của mình có việc không đúng, phải tùy theo tội mà quở trách, trị phạt hay tẫn xuất”.
Vì Bồ Tát là vị lãnh đạo của chúng sanh, với những kẻ không đúng pháp, nếu không lưu ý quở trách, cử tội, thì không khác gì dẫn dắt chúng sanh vào trong hố sâu tội ác, lỗi này rất lớn!
Cho nên kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Thà thọ ác luật nghi, một ngày đoạn vô lượng sanh mạng chúng sanh, quyết không nên dung dưỡng những đệ tử ác không thể điều phục”.
Tại sao vậy?
Vì tai hại của ác luật nghi ảnh hưởng đến bản thân một người, nhưng tội không răn dạy đệ tử ác để họ có thể phỉ báng vô lượng pháp thượng diệu của Như Lai, phá hòa hợp tăng, làm cho nhiều người tạo nghiệp Ngũ Vô Gián, vô lượng chúng sanh tạo ác nghiệp, nên tội này nặng hơn tội Ác Luật Nghi. Kinh Bồ Tát Thiện Giới lại nói một cách nghiêm trọng hơn: “Chiên đà la cùng với những kẻ đồ tể dù tạo ác nghiệp, nhưng không thể phá hoại chánh pháp của Như Lai, nên không nhất quyết phải bị đọa trong tam ác đạo. Nhưng làm thầy mà không răn dạy, quở trách đệ tử tệ ác, tức là phá hoại Phật pháp, quyết phải đọa địa ngục”.
Kinh Niết Bàn cũng nói: “Nếu tỳ kheo hiền thiện khi thấy người phá hoại Phật pháp mà bỏ qua, không cử tội, không quở trách, không trị phạt, không tẫn xuất, người này là kẻ oán tặc trong Phật pháp. Nếu quở trách, trị phạt, tẫn xuất, ấy tức là đệ tử của Ta vậy”.
Theo các kinh đã dẫn bên trên, chúng ta thấy bổn phận của một sư trưởng, nhất là trong Đại Thừa, đối với quần chúng thuộc phần giáo hóa của mình, nếu thấy họ tạo tội, phải bảo họ đúng như pháp, như luật, sám hối. Tuyệt đối không được thuận theo nhân tình, để người tha hồ buông lung không nhắc nhở, để cho mình phải mang lấy tội lỗi không thể dung thứ.
Phật tử bao gồm thất chúng, địa vị bất đồng, nên việc cử tội, khuyên bảo sám hối cũng có sự khác biệt rất lớn như trường hợp:
- Tỳ kheo tăng có thể cử tội của thất chúng Phật tử.
- Tỳ kheo ni chỉ được phép cử tội sáu chúng.
- Riêng đối với tỳ kheo tăng, tỳ kheo ni không được phép cử tội. Nếu cử thì bị tội. Nhưng nếu có sự quan hệ bà con hay quen biết thì có thể khuyên can mà không bị tội.
- Thức Xoa Ma Na có thể cử tội năm chúng.
- Sa Di được phép cử tội bốn chúng.
- Sa Di Ni chỉ được phép cử tội ba chúng.
Còn hai chúng tại gia chỉ được phép cử tội lẫn nhau, không được cử tội năm chúng xuất gia. Tuy nhiên, nếu có quan hệ bà con quen biết, có thể khuyên gián riêng thì không có tội.
Trong kinh Thiện Sanh dạy: “Nếu Ưu Bà Tắc thấy bốn chúng khác hủy phạm giới pháp đã thọ, sanh tâm kiêu mạn, nói mình hơn người, người không thể bằng mình, thì sẽ mắc tội thất ý” (là tội do tâm ý phát sanh niệm kiêu mạn). Vì tâm kiêu mạn không phải là tâm niệm cử tội mà là tâm niệm khinh người, cho nên không đúng pháp.
Chân thật vì người cử tội, trong Luật Tứ Phần có dạy như sau:
1. Phải vào lúc thích hợp, nghĩa là cử tội phải tùy thời, lúc không nên cử tội thì không được cử tội (trường hợp người khác phạm tội bị trọng bệnh v.v... nếu cử tội vào lúc ấy thì không thích hợp, không phải lúc).
2. Phải thật sự có tội, nghĩa là khi cử tội người thì người ấy phải thật sự có lỗi, không nên đem những tội không thật có mà tăng gia cho người.
3. Phải vì lợi ích của người mà cử tội, nghĩa là khi cử tội người, phải thật sự muốn cho người được lợi ích, không phải có tâm gây tổn giảm sự lợi ích của người.
4. Thái độ của người cử tội, nghĩa là khi cử tội người phải thật sự muốn cho người được lợi ích, không phải có tâm gây hấn, tổn giảm sự lợi ích của người.
5. Hoàn toàn phát xuất từ tâm Từ Bi, vì thương xót người, không phải do tâm sân hận, làm người khó chịu.
Khi cử tội, phải khuyên bảo người sám hối, phải thực hành những điều trên thì mới hợp với tinh thần của Phật pháp và có công đức rất lớn. Nếu do động lực không chính đáng mà cử tội người thì không được gọi là đúng pháp. Đồng thời phải chú ý, lúc cử tội người không nên ở trước mặt đại chúng, mà phải ở trước vị đại đức tăng, nói rõ tội phạm của người, cầu thỉnh vị đại đức ấy bằng lòng cho người tội sám hối.
Chúng sanh có tội phải khuyên dạy sám hối là lẽ đương nhiên. Nhưng trường hợp nào, không khuyên dạy người sám hối mà không phạm tội?
Điều này trong luật Ma Ha Tăng Kỳ có dạy: “Nếu kẻ ấy là người hung bạo, hoặc nương thế lực của quốc vương, của quan đại thần, hay của kẻ hung dữ, hoặc giả do việc cử tội này mà gây lên sự tổn hại sanh mạng của người đang tu phạm hạnh. Gặp trường hợp trên, bạn cần suy nghĩ như vầy: ‘Kẻ ấy tạo tội như thế thì chắc chắn phải mắc quả báo, nhưng nếu ta cử tội, thì người ấy chẳng những không chịu tiếp thọ, mà bản thân ta có thể tự rước lấy việc phiền phức không cần thiết. Giờ đây ta phải cần giữ thân tâm cho thanh tịnh là tốt hơn. Chẳng hạn như người đang bị lửa cháy đầu, lo tự cứu còn không kịp, có đâu lo cứu cho người khác’... Suy nghĩ như thế nên không cử tội người thì không phạm tội khinh cấu”.
Trong giới Bất Hành Oai Chiết (không dùng uy quyền để chiết phục người có tội) ở trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn có dạy năm điều sau đây:
1. Nếu biết rõ người ấy là người hung ác, không thể cử tội, trị phạt. Hoặc biết tánh tình người ấy ngang bướng, không thể nói chuyện với họ. Hoặc biết tánh tình người ấy tuy có chút tâm hổ thẹn, nhưng thường phát ra lời thô ác, dù có cử tội cũng không chịu nghe theo. Hoặc biết tánh tình người ấy ưa sân hận, nếu y theo giới luật quở trách, trị phạt, chẳng những người ấy không tiếp thọ, trái lại còn sanh tâm giận ghét. Do những nhân duyên nói trên, nên không cử tội, không quở trách, không trị phạt, không tẫn xuất thì không phạm tội.
2. Nếu lúc ấy là lúc không nên cử tội, quở trách, trị phạt, tẫn xuất mà phải đợi thời gian khác sẽ thực hành cử tội. Trường hợp này không phạm tội.
3. Cử tội, quở trách, trị phạt v.v... là cốt ý hy vọng người ấy sẽ trở thành người tốt, để mong đại chúng được hòa vui thanh tịnh. Nếu ngược lại, vì sự quở trách này, chẳng những không cải hóa được người mà còn phát sinh chuyện gây gổ, tranh chấp kịch liệt. Do đó, sự không quở trách, trị phạt... sẽ không vi phạm giới.
4. Nên biết vì sự quở trách, trị phạt... này sẽ làm cho chúng Tăng sanh ra việc tranh luận ồn ào, tạp loạn, tập thể bị xáo trộn không thể cùng nhau an tu. Thậm chí do đó mà sanh ra việc phá tăng. Trong trường hợp đó, không quở trách, trị phạt thì không phạm tội.
5. Nếu biết người ấy tính tình vốn chất trực, nhất thời lỡ lầm phạm giới luật, tự biết sự lỗi lầm của mình mà sanh tâm rất hổ thẹn, thành tâm phát lồ sám hối, nguyện từ đó về sau không tái phạm. Do đó, thâm tâm trở lại thanh tịnh như trước. Vì thế, không cử tội, quở trách v.v... thì không phạm.
Ở đây nói quở trách, trị phạt, tẫn xuất... tùy theo mức độ khinh, trọng của các tội đã phạm mà phán định:
- Tội khinh thì nên quở trách, tội vừa chừng thì nên trị phạt.
- Tội trọng thì phải tẫn xuất, không được lầm lẫn giữa các mức độ phán định.
Đức Phật sở dĩ đặc biệt chế định giới này để khỏi phát sinh hiện tượng nương theo việc làm ác để phát triển thêm tội lỗi. Là Phật tử, cả xuất gia lẫn tại gia đều không nên nương việc làm ác để tăng trưởng tội lỗi. Cho nên cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đều phải vâng giữ giới điều này, không được trái phạm.
Ở đây có một vấn đề cần nói rõ:
Hai chúng xuất gia có tăng sự và lợi dưỡng (tỳ kheo), thấy người phạm tội mà không khuyên bảo sám hối, cố nhiên là phạm tội khinh cấu. Còn năm chúng kia, vốn không có việc tăng sự, lợi dưỡng, vì sao phải vâng giữ giới điều này?
Nên biết trong giới điều không luận có tăng sự lợi dưỡng hay không. Cốt yếu là thấy người khác có tội mà không khuyên bảo sám hối thì phạm tội khinh cấu. Nhưng tội này chỉ là giá tội mà thôi.
Nếu tự mình có lỗi mà không cải hối cũng là chỗ kiêm chế của giới này, lại còn mắc thêm tánh tội. Như thế chúng ta thấy rằng tự mình có tội cũng cần phải tha thiết cải hối.
Kết thành tội nghiệp của giới Bất Giáo Hối Tội này phải đủ bốn duyên:
1. Có tội: người bị cử tội kia quả thật có tội.
2. Tưởng có tội: người dạy bảo sám hối xác nhận đích thực người kia có tội.
3. Không có tâm dạy sám hối tội: Duyên này gồm hai loại:
- Do có tâm sân hận, không cử tội người, không dạy bảo sám hối. đối với người có tội, cứ mặc kệ họ, không cần dạy bảo sám hối cho tâm được thanh tịnh. Đây là tội thuộc về tội nhiễm ô phạm, tương ứng với phiền não.
- Do tính biếng nhác, giải đãi, không chịu cử tội, khuyên bảo người sám hối. Đây là tội khinh, không phải nhiễm ô phạm, vì không tương ứng với phiền não.
4. Yên lặng ở chung: Thấy người có tội mà không cử tội, không dạy sám hối, vẫn ở chung là một tội. Đồng thọ dụng lợi dưỡng là một tội nữa. Đồng làm Phật sự như bố tát, tụng giới v.v... là thêm một tội nữa. Cứ như thế, tùy theo mỗi việc mà kết tội.
Ở đây có điều cần phải biết là thấy người có tội phải dạy bảo sám hối chính là bổn phận cần thiết của kẻ làm thầy. Còn người được dạy bảo sám hối có tiếp thọ sự dạy bảo hay không là thuộc về việc của người phạm tội. người làm thầy chỉ cần thể hiện đầy đủ trách nhiệm và bổn phận của mình mà thôi.
-----------------------------
06. Bất Cung Cấp Thỉnh Pháp Giới (Giới Không Cúng Dường Và Cung Thỉnh Pháp)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.6. BẤT CUNG CẤP THỈNH PHÁP GIỚI
(Giới không cúng dường và cung thỉnh pháp)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử kiến Đại Thừa pháp sư..” cho đến câu “nhược bất nhĩ giả, phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử thấy vị Pháp Sư Đại Thừa hay những bậc đồng học, đồng kiến, đồng hạnh Đại Thừa, từ trăm nghìn dặm đến nơi tăng phường, nhà cửa, thành ấp, phải liền đứng dậy rước vào, đưa đi, lễ bái, cúng dường. Mỗi ngày ba thời cúng dường trăm thứ uống ăn, giường ghế, thuốc men, tất cả đồ cần dùng đáng giá ba lượng vàng đều phải cấp hộ cho Pháp Sư. Mỗi ngày: sáng, trưa, chiều thường thỉnh Pháp Sư thuyết pháp và đảnh lễ, không hề có lòng sân hận, buồn rầu, luôn thỉnh Pháp Sư không hề nhàm chán, chỉ trọng pháp, chớ không kể đến thân mình. Nếu Phật tử không thực hành như thế thời phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Giới “không kính thầy bạn” thứ nhất trong bốn mươi tám giới khinh chỉ giảng qua sự kính trọng thầy bạn phải như thế nào. Giới này giảng về bổn phận đối với thầy, bạn thuộc hạnh Đại Thừa. Chư vị từ nơi xa đến chỗ mình, chẳng những phải hết lòng cung kính tôn trọng, lại còn phải thỉnh cầu thầy, bạn giảng nói chánh pháp, đồng thời phải cung cấp, cúng dường cho tròn bổn phận. Thế nên Như Lai mới chế định giới này.
Trong kinh thường dạy: “Thầy của chư Phật chính là Pháp Bảo vậy”. Vì thế, chư Phật thường cúng dường Pháp Bảo, tôn trọng Pháp Bảo, tán thán Pháp Bảo. Do đó, chẳng những hàng Bồ Tát sơ cơ phải phát tâm tôn trọng Pháp Bảo mà ngay đến chư Như Lai cũng đều tôn trọng Pháp Bảo. Tại sao vậy?
Phải biết rằng: một người có Pháp Bảo là một người đáng tôn trọng và đáng được mọi người kính ngưỡng. Vì theo tinh thần kính người trọng pháp, thì Bồ Tát đáng lý phải cúng dường thầy - bạn, thỉnh thầy - bạn tuyên thuyết chánh pháp để khai thị, dẫn dắt cho mình mới có thể thường được cận kề chánh pháp, và được sự lợi ích thù thắng của chánh pháp. Nếu không thỉnh thầy - bạn nói chánh pháp thì mình bị mất hẳn cơ hội nghe chánh pháp. Do đó, sẽ bị chướng ngại cho sự tăng trưởng trí huệ.
Cho nên, trong bất cứ trường hợp nào, nếu không thỉnh thầy - bạn thuyết pháp thì tự mình sẽ hoàn toàn bị bất lợi. Vì thế, hành giả tu học Bồ Tát đạo, bất cứ nơi nào và lúc nào, hễ thấy bậc Pháp Sư Đại Thừa đến, phải sắm sửa hương hoa và các đồ cúng dường để cúng dường Pháp Sư như cúng dường chư Phật, thỉnh cầu Pháp Sư giảng nói chánh pháp để tự mình được lợi ích và khiến đạo pháp được lưu thông, huệ mạng không đoạn tuyệt. Nếu không đúng pháp cúng dường để thỉnh pháp, thì bạn là một vị Bồ Tát xan tham, ngã mạn, một hột giống bị hư, hay một mầm cây khô, có sự tổn thấr rất lớn. Vì thế, Đức Phật đặc biệt chế định giới này.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu làm một Phật tử, thọ giới Bồ Tát, khi thấy có bậc Pháp Sư Đại Thừa đi đến, hoặc thấy những vị thiện hữu, đồng học, đồng kiến, đồng hạnh Đại Thừa đi đến, phải đúng pháp tiếp đãi và thỉnh cầu thuyết pháp”.
Thầy - bạn có vài hạng loại khác nhau: thầy bạn căn bản, thầy bạn nhân duyên, thầy bạn ở tất cả các nơi. Ở đây, là nói thầy bạn nhân duyên vì có đến rồi đi.
Pháp Sư Đại Thừa không giống Pháp Sư Tiểu Thừa:
- Pháp Sư Tiểu Thừa chỉ lo tu tập thiện pháp cho bản thân mình, tu hành chỉ mong giải thoát cho cá nhân mình, nên đối với việc giảng kinh, thuyết pháp, lợi ích chúng sanh không ưa thích lắm.
- Pháp Sư Đại Thừa thực hành công hạnh tự lợi, lợi tha, có tín giải rộng lớn, phát đạo tâm rộng lớn, thú hướng đạo quả rộng lớn, bi trí song vận. Pháp Sư là bậc thông đạt, thấu triệt kinh luận, pháp tánh, pháp tướng trong Đại Thừa Phật pháp, nên đem ra giáo hóa dẫn dắt mọi tầng lớp chúng sanh, mong cho mọi chúng sanh đều hiểu rõ Đại Thừa Phật pháp, và cuối cùng làm cho tất cả chúng sanh đều thú hướng về Phật Quả.
Bạn đồng học Đại Thừa là những người cùng học một thầy, cùng bẩm thọ Đại Thừa Tâm Địa giới, cùng học tập giới pháp Đại Thừa và các hạnh môn trong Phật pháp.
Bạn đồng kiến Đại Thừa là chỉ người đồng bẩm thọ thật tướng tâm địa giới pháp rốt ráo, chỗ kiến giải đồng với giới pháp tu học, tư tưởng cũng giống nhau.
Bạn đồng hạnh Đại Thừa, chỉ những người tu theo phạm hạnh thanh tịnh, đồng thọ Bồ Tát tâm địa đại giới. Có chỗ nói đồng hạnh Đại Thừa là đồng tu học theo pháp môn Đại Thừa, đồng hiểu rõ tư tưởng lý luận Đại Thừa, đồng thực hành hạnh từ tế Đại Thừa, nên gọi là đồng hạnh Đại Thừa.
Trong lúc tiến tu theo con đường lớn của Phật pháp, những bậc thiện hữu như thế không thể thiếu được. Vì chẳng những các thiện hữu đồng hạnh có thể khích lệ, sách tấn lẫn nhau để không bị thoái chuyển trong sự tu hành, lại còn có cơ hội đem chỗ học hỏi, chỗ kinh nghiệm tu hành, chỗ kiến giải mà trao đổi nhau, để tự mình kiểm thảo xem có chỗ sai lầm nào hay không?
Thầy - bạn trong Đại Thừa có lợi ích cho chúng ta như thế, nên dù ở xa hay gần, khi các ngài đi đến “tăng phường”, nơi chúng xuất gia cư ngụ, hoặc “nhà cửa” của Bồ Tát tại gia, hay “thành ấp” là chỗ ngự của vua, quan v.v... Bất cứ các ngài là những vị từ “trăm dặm” hay “nghìn dặm” mà đến. Các ngài khi đến nơi nào, không phải là không có nhân duyên hay nguyên nhân, mà là các ngài vì thực hành Vô Duyên Từ mà đến, hoặc vì hoằng dương giáo pháp Đại Thừa nên không nệ đường xa nghìn dặm mà đến, để truyền trao, dẫn dắt cho chúng ta.
Vì thế, vị Bồ Tát làm chủ tại địa phương, phải đúng như pháp, đứng dậy biểu lộ lễ độ, kính trọng, không được có chút chần chừ, do dự, cho nên trong kinh dạy: “Liền đứng dậy, rước vào, đưa đi”.
Rước vào là tỏ ý vui mừng lúc thầy - bạn mới đến. Đưa đi là tỏ tâm hân hoan hỷ tiễn đưa lúc thầy - bạn ra về. Không nên cho rằng: “Mấy ổng đến thì đến, mấy ổng đi thì đi, không quan hệ gì đến mình”, nên không một chút nào thể hiện sự lễ độ. Đối với những người thông thường, khi đối xử với nhau còn phải giữ lễ độ, huống chi thầy - bạn trong đạo Bồ Đề mà lại không gìn giữ lễ độ hay sao?
Kinh văn dùng chữ “trăm dặm, nghìn dặm” là tượng trưng cho những lộ trình thật xa xôi mà thầy - bạn không ngại vất vả để đến chỗ mình. Vì vậy, khi thấy thầy - bạn đến phải đứng dậy tiếp rước, cúng dường, tiễn đưa.
Chư đại đức ngày xưa thường nói:
“Thầy - bạn từ xa xôi đến còn phải đúng pháp tiếp rước, cúng dường, thỉnh pháp và tiễn đưa. Huống chi thầy - bạn ở gần mà đến”. Vì lễ nghi quy định khi gặp nhau phải thực hành như vậy, không nên giống với người thế tục, ỷ lại sự quen biết nhiều nên không câu chấp lễ độ.
Vì thầy - bạn ở gần chừng nào, chúng ta càng có nhiều nhân duyên cơ hội để cầu pháp, nên không được thờ ơ, lơ là. Cho nên đối với thầy - bạn ở gần thế nào chăng nữa, cũng phải tiếp rước, đưa đi, cùng sắm các thứ ăn uống để cúng dường thật đầy đủ.
Ngoài sự tiếp rước, đưa tiễn, còn phải hết lòng cung kính, lễ bái đối với thầy bạn để tỏ lòng tha thiết, tôn trọng Pháp Bảo, không được không cung kính người thuyết pháp.
Lúc thầy - bạn trụ lại để hoằng truyền đạo pháp, bổn phận vị Bồ Tát làm chủ, ngoài việc lễ bái, cần phải đúng pháp cúng dường, để biểu lộ tâm thành kính hậu đãi đối với sư hữu, không được làm phơn phớt bên ngoài, quấy quá cho xong chuyện.
Mỗi ngày ba thời cúng dường là nói sự phải theo giờ giấc mà dâng cúng các thứ uống, ăn không được sai lệch.
Về giờ giấc, có hai lối giải thích:
1. Có nơi cho rằng có hai thời: Thời trước lúc mặt trời mọc, cúng dường bữa điểm tâm và thời sau lúc đứng bóng cuối giờ Tỵ, đầu giờ Ngọ, cúng dường bữa cơm Ngọ.
2. Có nơi cho rằng có ba thời: thời đầu cúng dường bữa điểm tâm, thời giữa bữa cơm Ngọ, thời sau dâng các thứ thuốc, cũng gọi là Dược Thực.
Cúng dường ba thời như vậy không phải chỉ thực hành lúc mới đến mà suốt thời gian thầy - bạn trụ lại hoằng truyền đạo pháp: ba tháng, năm tháng, hoặc nửa năm, hoặc một năm. Mỗi ngày đều phải cúng dường ba thời như thế, không được thiếu sót. Tuyệt đối không nên thực hành chỉ năm ba ngày đầu, rồi sau đó thì lơ lơ là là như trong kinh nói: “Lễ độ đối với thầy bạn ngày thứ nhất như vàng, ngày thứ hai như bạc, ngày thứ ba như đồng, ngày thứ tư thiết v.v.. gọi là thỉ cần chung đãi”.
Mỗi ngày ba thời cúng dường, không phải chỉ dùng thức ăn uống thông thường để dâng cúng, mà phải dùng ba lượng vàng để mua sắm thức uống ăn ngon quý nhất trên đời để cúng dường thầy - bạn.
Nên kinh dạy tiếp theo: “Mỗi ngày trăm thức uống ăn giá đáng ba lượng vàng”. Ở đây nói mỗi ngày ba lượng vàng là dùng số tiền trị giá ba lượng vàng mua những thức ăn ngon quý và đầy đủ để thầy - bạn dùng mỗi ngày. Không phải thầy - bạn khi đến là cốt ý muốn ăn uống nhiều thứ ngon quý như vậy, mà là vị Bồ Tát chủ nhân chứng tỏ lòng tôn kính cúng dường cho thầy - bạn, không có tâm bỏn xẻn.
Vị Pháp Sư hoằng truyền chánh pháp là tuyên nói lại những lời răn dạy của Đức Phật để giáo hóa, dẫn dắt chúng sanh, cho nên dù thực phẩm cúng dường quý báu và phong phú như thế, Pháp Sư vẫn có thể thọ nhận được. Đại Sư Vĩnh Gia nói:
Được sức giải thoát không nghĩ bàn,
Hằng sa diệu dụng không cùng tột,
Tứ sự cúng dường nào sợ nhọc,
Hoàng kim vạn lượng cũng vẫn tiêu.
Nghiền nát thân này như tro bụi,
Không thể đáp đền một trong muôn,
Hiểu rõ một câu mà tu tập,
Vượt qua sanh tử trăm ức kiếp.
Theo bài kệ trên thì bậc thánh nhân đã được giải thoát như thế, còn các hành giả thông thường sự tri chứng chưa được như th, mà thọ hưởng sự cúng dường của đàn na phải hết sức sanh lòng hổ thẹn mới có thể nhận thọ của tín thí. Nếu trái lại thì hậu quả không thể lường được.
Nên trong Tông Cảnh Lục nói: “Người tu học Đại Thừa Phật pháp thọ thức ăn của thí chủ như non Tu Di, thọ y của thí chủ có thể trải khắp đại địa. Nếu những người không tu học pháp Đại Thừa và chưa liệt vào số chúng Tăng thì quả đại địa trong mười phương dù rộng lớn, nhưng không có chỗ nhổ nước miếng”.
Vì thế, hàng Phật tử xuất gia thọ dụng sự cúng dường của tín thí, không thể không lưu tâm cẩn thận. Điều tối yếu là phải phát tâm rộng lớn, tu Bồ Tát hạnh, hoằng dương Phật pháp, hóa độ chúng sanh, mới không đến nỗi luống thọ dụng của tín thí. Cúng dường vị Pháp Sư hoằng truyền, ngay đối với Đức Phật, Ngài cũng cho điều vô cùng trọng yếu. Vì vị Pháp Sư là người thay thế Phật tuyên dương chánh pháp, nên kinh Báng Phật nói: “Người nào cúng dường cho Pháp Sư, tức là cúng dường Phật vậy!”
Chẳng những chúng ta phải cung kính cúng dường các vị Pháp Sư giới hạnh thanh tịnh, mà chính những Pháp Sư giới hạnh không thanh tịnh, miễn là các Ngài có thể thuyết pháp lợi sanh, chúng ta cũng phải đúng pháp cúng dường.
Trong Nhiếp Luận nói: “Nếu người đối với giới hạnh dù có khuyết điểm, nhưng có thể thuyết pháp lợi ích cho nhiều người, cũng cần phải cúng dường như cúng dường chư Phật. Vì chúng sanh lãnh thọ lời nói của người ấy giống như lời của Đức Phật nói ra”, là ý trên vậy.
Ngoài việc cúng dường các thứ uống ăn, lại cần phải sắp đặt giường tòa để cung cấp cho thầy - bạn, để các vị có chỗ nghỉ ngơi. Giường thì có giường dây, giường cây... Tòa thì có tòa cao, tòa thấp, mỗi loại đều có nhiều thứ sai khác. Vì muốn chứng tỏ tinh thần kính pháp trọng thầy, dĩ nhiên người Phật tử phải dùng những thứ giường, tòa rất đẹp để cúng dường cho thầy - bạn an nghỉ, cốt để cho chư vị được an tâm hoằng truyền đạo pháp.
Chư vị Pháp Sư hoằng dươngười Phật pháp hiện nay có lắm lúc rất cực nhọc. Tất nhiên đôi lúc khó lòng tránh khỏi bệnh hoạn. Lúc đó, bổn phận của vị Bồ Tát ở nơi đây phải sắm nhiều “thứ thuốc men” để điều trị cho thầy - bạn, đừng để cho chư vị bệnh tật triền miên, làm ảnh hưởng đến việc hoằng pháp.
Như hiện nay, chúng ta thấy có những vị Pháp Sư đủ tài tuyên dương diệu pháp, nhưng vì thân bệnh hoạn lại thiếu thuốc men trị liệu, nên thân thể ốm gầy, suy nhược, không thể hoằng pháp lợi sanh. Thật bất hạnh cho vị Pháp Sư mà cũng tổn thất rất lớn cho Phật pháp! Cho nên dùng các thứ thuốc men điều trị tật bệnh cho Pháp Sư hoằng pháp là việc rất cần thiết không thể thiếu.
Ngoài việc cung cấp các thứ cho Pháp Sư nói trên, khi thầy - bạn cần dùng những vật chi, phải tùy theo “tất cả sự nhu dụng” của thầy - bạn, mà hết lòng cung cấp theo đúng lễ nghi cúng dường, không được có ý nuối tiếc, làm trái với ý niệm thầy - bạn.
Trong kinh gọi rằng: “Kính pháp thì phải trọng người”. Nếu cần hy sinh thân mạng cũng phải làm, huống gì những tài vật ở ngoài thân? Vì một vị Pháp Sư đã lấy việc hoằng pháp lợi sanh làm trách nhiệm, điều cần yếu là làm sao cho các ngài chuyên tâm nhất ý hoằng truyền đạo pháp, không phải bận tâm lo lắng về việc nhu dụng, sinh sống hằng ngày.
Nếu vừa lo hoằng dương Phật pháp, vừa bận tâm về việc sinh sống thì rất khó lòng thực hiện công tác hoằng pháp cho hoàn bị. Vì thế, người Phật tử nhiệt tâm hộ trì Phật pháp, đối với vị Pháp Sư hoằng pháp phải đặc biệt lưu tâm hộ trì. Bổn phận người Phật tử hộ trì Phật pháp là phải thành kính cúng dường như thế.
Riêng người hoằng dương Phật pháp, đối với sự cúng dường cho mình, khi thọ dụng cần phải biết tri túc mới không có tội lỗi.
Pháp Sư hoằng truyền đạo pháp đi đến chỗ bạn là một cơ hội nghìn năm khó gặp, muôn thuở một lần cho việc cầu pháp của bạn. Thế nên cần phải khéo nắm lấy cơ hội này “mỗi ngày ba thời thường thỉnh Pháp Sư thuyết pháp”, không nên bỏ qua cơ hội rất tốt và hiếm hoi ấy.
Chúng ta nên biết, đúng như pháp cúng dường thầy - bạn là vì cầu phước, thuộc về Đàn Ba La Mật, và thường thỉnh Pháp Sư thuyết pháp là tu Huệ, thuộc về Bát Nhã Ba La Mật. Phước huệ song tu như thế mới là một Phật tử đủ căn khí Đại Thừa.
Hai chữ “thường thỉnh” trong kinh văn có ý nói không phải chỉ thỉnh một ngày một bữa, mà là mỗi ngày đều thường thỉnh như thế.
Ba thời là sáng, trưa và chiều, nghĩa là mỗi khi đến giờ thỉnh Pháp Sư thuyết pháp, thì phải đi cung thỉnh Pháp Sư thuyết pháp, khai thị.
Cung thỉnh Pháp Sư thuyết pháp là việc làm chẳng những giúp ích cho huệ mạng của chính mình, mà cũng chính là làm cho huệ mạng của chúng sanh được liên tục sanh trưởng không dứt.
Vì Bồ Tát sơ phát tâm chưa chứng được chân lý của các pháp, chưa chứng được Pháp Thân của Phật, nên đối với sự lý của các pháp, không thể không có chỗ nghi hoặc.
Vì thế, khi có pháp sư đi đến bất cứ lúc nào, đều nên cầu thỉnh Pháp Sư thuyết pháp để trừ mối nghi hoặc trong nội tâm. Lúc thỉnh Pháp Sư không phải chỉ dùng lời nói để cầu thỉnh là xong. Lại “cần phải mỗi ngày ba thời lễ bái”. Mỗi lần thỉnh thuyết pháp phải kiền thành lễ bái một lần, không nên như người thế tục, quá quen biết, không cần câu chấp lễ nghi. Mỗi ngày đều thấy nhau, cần gì phải thủ lễ như vậy? Như thế thật là hết sức sai lầm!
Phải biết trong tất cả các kinh, chỗ nào Phật cũng dạy việc kính pháp, trọng người. Hiện tại, khi thỉnh thầy thuyết pháp, đối với pháp cũng như đối với người, đều phải hết lòng cung kính tôn trọng. Vì thế, bất cứ lúc nào, khi thỉnh Pháp Sư thuyết pháp, đều phải cung kính lễ bái, không nên sanh tâm biếng nhác, khinh mạn.
Ngoài việc đúng pháp cúng dường và lễ bái thỉnh cầu thuyết pháp, khai thị, đối với vị Pháp Sư thuyết pháp không được sanh tâm sân hận, cũng không được có niệm buồn rầu.
Vị Pháp Sư có khi nói rất nhiều, có khi nói rất ít, không nhất định, Vì phải tùy theo căn cơ của thính chúng mà thuyết pháp. Người nghe pháp phải tùy thuận ý của Pháp Sư, không nên vì ngài nói nhiều, nói ít mà sanh tâm sân hận. Hoặc có Pháp Sư thuyết pháp rất quy củ và đứng đắn, lời dạy rất nghiêm khắc. Đối với những thính chúng có chút gì không đúng pháp thì ngài chỉ trích, quở rầy không vị nể. Người nghe pháp không nên vì đó mà sanh tâm sân hận, cho là Pháp Sư nói quá lời.
Lại nữa, vị Pháp Sư thuyết pháp cũng vẫn chỉ là một vị Bồ Tát phàm phu, nên hành vi hoạt động của thân tâm dĩ nhiên đôi khi khó tránh khỏi có chút sơ suất, lỗi lầm. Chúng ta, người nghe pháp, không nên vì đó mà sanh tâm sân hận.
Pháp Sư thuyết pháp là y theo lời Phật dạy mà tuyên thuyết trở lại. Giáo pháp của Phật cũng như các phương thuốc trị liệu, tùy theo tâm bệnh của chúng sanh mà cho thuốc. Vì thế, nếu Pháp Sư chỉ đúng ngay tâm bệnh của chúng ta, dù không hợp với tâm ý của mình, cũng phải ân cần nhận chân những lời ấy là đúng, không nên vì thế mà sanh phiền não, tỏ ý bất mãn Pháp Sư, vì đã chỉ vạch tội lỗi của mình.
Khi Pháp Sư ở lại thuyết pháp dù rất lâu, nhưng bạn không nên vì gánh nặng cúng dường mà chán ghét, lo buồn, sanh khởi ý niệm rằng Pháp Sư ở mãi nơi đây tham cầu việc cúng dường, sao không rời khỏi nơi đây đi nơi khác mà hoằng pháp? Nếu bạn có ý nghĩ như vậy, thì tội lỗi rất lớn.
Nên biết khi cúng dường vị Pháp Sư thuyết pháp, không nên có chút một chút tâm lẫn tiếc, buồn phiền, chán nản vì sự cực nhọc và tốn kém. Trái lại, phải có tâm thành kính, hân hoan, khích lệ Pháp Sư thuyết pháp để cho mình được cung kính cúng dường mãi đến cùng tột đời vị lai, không hề nhàm mỏi.
Mỗi ngày ba thời thường thỉnh Pháp Sư thuyết pháp là sự kiền thành của khẩu nghiệp, biểu lộ tâm cầu pháp ân cần. Mỗi ngày ba thời lễ bái là sự kiền thành của thân nghiệp, chứng tỏ tâm vì pháp không giải đãi. Không sanh tâm sân hận, buồn rầu là sự kiền thành của ý nghiệp, chứng tỏ bạn kính pháp không có tâm khinh mạn.
Dùng ba nghiệp kiền thành trên cầu Phật pháp mới thật sự là một Phật tử tận thiện tận mỹ, vì pháp đúng mức.
Tại sao phải vì pháp như thế?
Vì một Phật tử tu học Phật pháp, có pháp thì thân tâm mới được tươi nhuận. Không pháp thì thân tâm bị héo khô. Có pháp thì thành một vị đại phú trưởng giả trong Phật pháp, mất pháp thì thành một người bần tiện trong Phật pháp.
Do đó, hành giả Bồ Tát phải luôn luôn vì pháp và tôn trọng pháp. Lại nữa, nếu chúng ta nghe pháp, có thể giác ngộ được pháp tánh thì chỉ trong một sát na, có thể trở thành bậc thánh nhân. Bằng không được như thế, mê muội pháp tánh thì phải vĩnh viễn muôn kiếp bị trầm luân trong biển khổ sanh tử. Do đó, vì pháp tinh cần cúng dường thầy bạn, hoàn toàn không giống với người thế gian vì danh vì lợi mà cúng dường. Hơn nữa, dù bạn cúng dường tài vật quý báu đến đâu, chẳng qua được phước đức hữu lậu, không thể thoát ly sanh tử trong tam giới. Nếu bạn đem vô thượng diệu pháp bố thí cho chúng sanh thì có thể làm cho chúng sanh ra khỏi bể khổ sanh tử và được giải thoát. Vì thế, người Phật tử vì quả vô thượng Bồ Đề mà chân thực cầu pháp thì cần phải luôn “thỉnh Pháp không hề nhàm mỏi, chỉ trọng pháp chớ không kể thân”.
Nói một cách khác, vì cầu đại pháp của Như Lai, đối với thân mạng còn có thể quên, có thể xả, huống chi những tài vật ở ngoài thân mà không cúng dường cho thầy - bạn?
Vả lại, tài vật nuôi dưỡng thân này có ngày cũng phải cùng tận, còn pháp tài mà mình mong cầu thuộc về pháp bảo vô cùng vô tận, cho nên, dù phải hy sinh tánh mạng, đối với tự mình, quả thật hoàn toàn không có chỗ tổn thất mà là dùng thân mong manh, hư hoại, đổi lấy thân kim cương bất hoại; đem “thế mạng” vô thường không vĩnh cửu, đổi lấy “pháp thân huệ mạng” thường trụ bất diệt. Thật là một việc làm hết sức có giá trị mà trên thế gian này không việc làm nào có thể sánh bằng!
Giờ đây, xin kể vài tấm gương sáng của đức Bổn Sư Thích Ca vì pháp quên mình như sau:
Vào thời quá khứ, lúc đức Bổn Sư Thích Ca hành Bồ Tát đạo, đến lúc a tăng kỳ kiếp thứ hai đã mãn, được gặp Đức Phật Nhiên Đăng xuất thế, bấy giờ, đức Bổn Sư Thích Ca là Nhu Đồng Bồ Tát.
Một hôm, Đức Phật muốn đến một nơi khác để thuyết pháp độ sanh. Nhu Đồng Bồ Tát đem bảy nhành thanh liên hoa cúng dường lên Phật Nhiên Đăng.
Bồ Tát biết được con đường Đức Phật sắp đi qua có đoạn bùn nhơ bất tịnh. Bồ Tát không đành để Phật đi qua như vậy, liền cởi chiếc áo da nai đang mặc, trải lên chỗ bùn nhơ ấy, nhưng không trải được khắp. Bồ Tát bèn nằm mọp trên chỗ đất bùn sình, mở đầu tóc của mình ra trải lên trên chỗ bùn nhơ ấy chờ Phật đi qua.
Phật Nhiên Đăng trông thấy Bồ Tát cung kính, kiền thành như vậy, biết là Bồ Tát đã nhiều kiếp lâu xa thực hành Bồ Tát đạo, chứ không phải là vị Bồ Tát sơ phát tâm. Đức Phật bèn vì Nhu Đồng Bồ Tát thọ ký rằng: “Ông ở đời tương lai sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni”.
Lại nữa, vào thời quá khứ, lúc đức Thích Ca Mâu Ni hành Bồ Tát đạo, tu hành ở núi Tuyết, tinh tấn phi thường, nhất tâm tọa thiền, hằng ngày chỉ ăn rau trái. Bấy giờ, trời Đế Thích muốn thử xem Bồ Tát có phải chân thật cầu diệu pháp hay không, nên biến hóa thành một quỷ la sát, đến trước Bồ Tát, vì Bồ Tát nói nửa bài kệ như sau:
Chư hành vô thường,
Thị sanh diệt pháp.
Dịch:
Các hành vô thường,
Là pháp sanh diệt.
Bồ Tát được nghe hai câu đại pháp ấy rồi vui mừng khôn xiết, liền khẩn thiết thỉnh La Sát nói nốt nửa bài kệ sau. La Sát đáp rằng: “Vì ông nói nửa bài kệ sau thật chẳng khó khăn gì, nhưng hiện nay bụng tôi đang đói không thể chịu được, nên không đủ tinh thần nói nửa bài kệ sau”.
Bồ Tát nghe xong liền thưa rằng: “Ngài cần dùng thức ăn chi, tôi xin thành tâm sẵn sàng cúng dường”. La Sát đáp rằng: “Tôi không ăn thứ gì khác, chỉ thích ăn huyết nhục người còn sống”. Bồ Tát vừa nghe xong, không chút do dự, đáp rằng: “Xin ngài vì tôi tiếp tục nói nửa bài kệ sau, tôi nguyện xẻ thân này cúng dường ngài”.
La Sát liền vì Bồ Tát nói tiếp nửa bài kệ sau rằng:
Sanh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.
Dịch:
Sanh diệt diệt rồi,
Tịch diệt là vui.
(Lưu ý: Bài kệ bốn câu trên đây là tổng quát vô lượng diệu nghĩa của Tam Tạng Thánh Giáo trong Phật pháp. Đừng thấy văn từ đơn giản, dễ dàng mà cho là tầm thường. Ở đây, xin giải thích sơ lược:
Hai câu đầu thuộc về pháp môn lưu chuyển.
Hai câu sau thuộc về pháp môn hoàn diệt).
Bồ Tát được nghe trọn bài kệ bốn câu, liền đem viết trên khắp các đại thọ và những tảng đá lớn trong núi để chúng sanh có tâm cầu chánh pháp được hưởng lợi ích của đại pháp này. Sau khi viết kệ xong, Bồ Tát liền leo lên đại thọ, gieo mình xuống gộp núi để đem thân huyết nhục của mình cúng dường quỷ La Sát.
La Sát liền dùng tay tiếp đỡ thân của Bồ Tát và hiện nguyên hình là trời Đế Thích, đảnh lễ dưới chân Bồ Tát và tán thán rằng: “Tôi vì tôn trọng đại pháp của Như Lai, muốn xem ngài chân thành muốn cầu pháp hay không, nên đến đây xúc não ngài. Ngài thật vì pháp dám xả thân mạng hoàn toàn không luyến tiếc. Tôi xin đầu thành đảnh lễ sám hối, cúi xin ngài tha thứ và tiếp thọ sự thành tâm sám hối của tôi”.
Trong kinh Niết Bàn, Phật dạy: “Do nhân duyên vì nửa bài kệ dám xả thân, mà ta thành vô thượng đạo trước Di Lặc Bồ Tát mười hai kiếp” là nói ý trên vậy.
Vào thời quá khứ, đức Bổn Sư Thích Ca hành Bồ Tát đạo, làm một vị đại quốc vương, vì muốn được nghe đại pháp của Như Lai nên phải khoét trên thân cả nghìn chỗ để đổ dầu đốt đèn cúng dường cho người bà la môn tên là Lao Độ Sai để được nghe bài kệ sau đây:
Thường giả giai tận,
Cao giả tất đọa,
Hiệp hội hữu ly,
Sanh giả hữu tử.
Dịch:
Những gì thường đều phải tận diệt.
Những gì cao tất phải sụp đổ.
Có xum họp tất có chia lìa,
Đã có sanh hẳn nhiên có tử.
Đại vương nghe được bài kệ trên rồi, trong lòng vui mừng không sao tả xiết, liền lập đại thệ rằng: “Tôi hôm nay cầu chánh pháp, mục đích là cầu thành tựu Phật quả. Sau khi thành Phật, nguyện đem ánh sáng trí huệ chiếu soi cho tất cả chúng sanh được tỏ ngộ!” Đại vương phát thệ ấy rồi, cả trời đất đều chấn động.
Lại nữa, vào thời quá khứ, trong vô số kiếp về trước, đức Bổn Sư hành Bồ Tát đạo, làm một vị quốc vương nơi cõi Diêm Phù Đề, tên là Tu Lâu Bà. Vì muốn cầu đại pháp của Như Lai để hóa độ chúng sanh, ngài không hề luyến tiếc, hy sinh vợ đẹp, con yêu, đem cho quỷ Dạ Xoa ăn để nghe được chánh pháp. Sau khi dạ xoa ăn vợ con của đại vương xong mới nói bài kệ rằng:
Nhứt thiết hành vô thường,
Sanh giả giai hữu khổ,
Ngũ ấm không vô tướng
Vô hữu ngã, ngã sở.
Dịch:
Tất cả các hành đều vô thường,
Đã có sanh ra đều có khổ.
Thân ngũ ấm nầy không, vô tướng.
Hoàn toàn không có ngã, ngã sở.
Đại vương nghe bài kệ trên lòng hoan hỷ vô cùng, tỏ ngộ được đại pháp vô giá, không pháp gì trên thế gian có thể sánh bằng.
Chư Bồ Tát đều vì pháp mà không luyến tiếc thân mạng, nên đức Phổ Hiền dạy Thiện Tài đồng tử rằng: “Trong bể giáo pháp của Ta đây, không một chữ, một câu nào không phải là chữ hoặc câu mà không phải xả thí thân mạng mới cầu được”.
Vì đạo pháp mà quên mình, xả thân cúng dường cho Pháp Sư là hạnh nguyện vì pháp của Bồ Tát. Nếu không thực hành như vậy mà chỉ luyến tiếc thân mạng, bỏn xẻn của tiền, thì trái với hạnh nguyện “vì pháp quên mình” của đại sĩ, cùng trái với bổn tâm cung kính hiếu thuận của Bồ Tát. Cho nên, cuối cùng trong kinh phán: “Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Trong kinh Viên Giác dạy: “Chúng sanh thời mạt pháp muốn tu hành phát nguyện trọn đời cúng dường thiện hữu, kính thờ thiện tri thức, gần gũi bậc thiện tri thức, phải đoạn trừ tâm kiêu mạn, khi xa lìa thiện tri thức phải đoạn trừ tâm sân hận. Những cảnh thuận nghịch hiện tiền xem như hư không, rõ biết tự tâm rốt ráo bình đẳng, cùng với chúng sanh đồng một thể không sai khác. Tu hành như thế mới được chứng nhập Viên Giác”.
Lời sớ thích đoạn kinh văn trên nói rằng: “Luận về các bận thiện hữu hóa độ chúng sanh phải dùng nhiều phương tiện. Khi nào nhận thấy tâm ý thầy trò khế hợp mới đem chỉ thú của chánh pháp truyền trao. Tùy theo căn cơ chúng sanh, có khi cần phải thân cận để hóa độ. Thế mà chúng sanh ngu si không hiểu biết, thấy thiện tri thức đến gần gũi với mình thì sanh tâm kiêu mạn.
Tâm kiêu mạn đã sanh thì không thể nào vào được Đạo. Nên kinh dạy phải đoạn trừ tâm kiêu mạn. Hoặc có khi gặp nhân duyên khác mà thầy trò phải cách xa nhau, do đó sanh tâm sân hận mà nói rằng: “Thầy xa lìa ta để đi gần gũi với người khác”.
Lại còn nói thầy có tâm thương ghét. Một khi đã có một niệm sân sanh khởi thì ngàn muôn sự chướng ngại lập tức phát sanh. Không kể đến sự mất lợi ích trong đạo pháp, chính bản thân kẻ đó bị đọa lạc trong tam đồ. Cho nên kinh dạy phải đoạn trừ tâm sân hận”.
Trong kinh Thí Dụ kể lại một câu chuyện như sau:
Trong thời quá khứ, tôn giả A Nan là một đồng tử bán hương.Trên đường đi bán hằng ngày, đồng tử gặp một tiểu sa di vừa đi khất thực vừa đọc tụng kinh kệ.
Thấy thế, đồng tử hỏi sa di vì sao phải làm như vậy, sa di đáp rằng: “Thầy tôi hiện tu hành trong núi, bảo tôi mỗi ngày đến nhà thí chủ khất hóa một thăng gạo mang về, đồng thời phải đọc tụng một bài kệ trong kinh Phật cho thuộc, nên tôi phải làm như thế”.
Đồng tử lại hỏi: - Nếu chú không đi lấy gạo mỗi ngày, chú tụng được mấy bài kệ?
Sa di đáp rằng: Nếu không đi lấy gạo mỗi ngày, tôi đọc tụng thuộc mười bài kệ.
Đồng tử nghe xong vì muốn cho chú Sa Di thành tựu việc đọc tụng kệ kinh, bèn nói rằng: - Tốt lắm, từ nay tôi xin thay thế cho chú mang gạo đến tận nơi, chú khỏi cần phải đi khất hóa.
Sa di nghe nói vui mừng khôn xiết, ở nơi am chuyên tâm nhất ý đọc tụng kệ kinh. Khi đồng tử mang gạo đến am được chín hộc, đồng tử thử hỏi sa di để biết sự đọc tụng kinh kệ có được nhiều hay không. Quả nhiên, suy tính theo mỗi ngày một thăng gạo, thì chú Sa Di mỗi ngày mười bài kệ đủ số không sai.
Tôn giả A Nan do công đức thay cho chú Sa Di mang gạo này mà hiện tại được gặp Phật, và được suy tôn là bậc Đa Văn đệ nhất trong hàng đệ tử Thanh Văn.
Chúng ta thử nghĩ: Chỉ vì một chú Sa Di trì kinh mà thay thế mang gạo, còn được quả báo thù thắng như thế, huống chi cúng dường cho bậc thầy - bạn Đại Thừa, là những người có khả năng tuyên thuyết chánh pháp, thì quả báo thù thắng được thọ hưởng không thể hạn lượng.
Kết thành tội nghiệp của “bất cung cấp thỉnh pháp giới” này phải hội đủ bốn duyên như sau:
1. Pháp Sư: Thật sự có vị Pháp Sư Đại Thừa đi đến.
2. Tưởng Pháp Sư: trong tâm đích xác biết vị ấy là vị Pháp Sư đi đến chỗ mình. Nếu như không biết người ấy là vị Pháp Sư thì không phạm.
3 Không có tâm thỉnh: không có lòng muốn thỉnh Pháp Sư thuyết pháp. Hoặc đối với Pháp Sư có tâm niệm sân hận, buồn rầu, nên không chịu thỉnh. Vì nội tâm có phiền não nên phạm tội nhiễm ô khởi. Hoặc do tính hay quên, hoặc do lười biếng mà không thỉnh Pháp Sư thuyết pháp. Trong trường hợp này, vì không có phiền não xen lẫn trong tâm, nên chỉ phạm tội, nhưng không phải là phạm tội nhiễm ô khởi.
4. Làm lơ bỏ qua: trường hợp rõ ràng có Pháp Sư ở trước mặt và bạn có thể được lợi ích nghe pháp, nhưng bạn làm lơ bỏ qua nhân duyên rất tốt như thế.
Cho nên tùy theo việc mà kết thành tội khinh cấu.
Những nhân duyên đặc biệt nào không thỉnh Pháp Sư mà không phạm tội?
- Trường hợp bị bệnh nặng, tự mình không thể ngồi dậy được.
- Chính bản thân mình không đủ sức cúng dường nên không đủ phương tiện thỉnh thầy thuyết pháp.
- Hoặc biết người thuyết pháp không phải tuyên thuyết chánh pháp của Như Lai, mà chỉ nói một cách điên đảo không thành vấn đề gì, không mang lại lợi ích cho thân tâm người nghe pháp, nên không thỉnh người ấy thuyết pháp.
- Hoặc chính mình đã có sức đa văn, đối với Phật pháp đã có sự nhận thức tương đương, có thể không cần thỉnh Pháp Sư thuyết pháp.
- Hoặc mình đã có học hỏi đại pháp của Như Lai nên không thỉnh Pháp Sư thuyết pháp.
- Hoặc chính mình đang chuyên tu, tọa thiền, tụng kinh, niệm Phật... nên không thỉnh Pháp Sư thuyết pháp.
Những trường hợp trên, không thỉnh Pháp Sư thuyết pháp thì không trái phạm giới này.
-----------------------------
07. Bất Vãng Thính Pháp Giới (Giới Không Đi Nghe Pháp)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.7. BẤT VÃNG THÍNH PHÁP GIỚI
(giới không đi nghe pháp)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử nhứt thiết xứ hữu giảng pháp Tỳ Ni kinh luật...” cho đến câu “nhược bất chí thính thọ tư vấn giả phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử, hàng tân học Bồ Tát, phàm nơi nào, chốn nào có giảng kinh luật, phải mang kinh luật đến chỗ Pháp Sư để nghe giảng và thưa hỏi. Hoặc nơi núi rừng, trong vườn cây, chùa, nhà... tất cả những chỗ có thuyết pháp đều phải đến nghe học. Nếu Phật tử không đến nơi ấy để nghe pháp, cùng thưa hỏi thì phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Giới “không cúng dường, thỉnh pháp” ở trước là nói về tội Pháp Sư đến địa phương của mình mà không thỉnh pháp. “Giới không đi nghe pháp” này nói về tội ở nơi khác có thầy nói pháp mà không chịu đi nghe.
Vấn đề nghe pháp đối với người Phật tử mới học Phật pháp, nhất là hàng Bồ Tát sơ phát tâm vô cùng quan trọng. Vì Bồ Tát sơ phát tâm đối với Sự và Lý trong Phật pháp, những việc trì, phạm... của giới hạnh, tất cả đều không hiểu rõ, nên thường phải mang kinh, luật đến các nơi tham học để thành tựu đạo hạnh cho chính mình.
Hiện tại, nếu bạn biết nơi nào có thầy giảng dạy kinh luật mà không chịu đến nghe. Đối với Phật lý đã mờ mịt, việc trì phạm cũng không thông, thế mà bạn vẫn mặc kệ, không cần biết. Suốt ngày chỉ dạo chơi các nơi để thưởng ngoạn, tìm thú vui, không lo tu học, lám tổn hại giới hạnh thanh tịnh, đi sai con đường tu hành, luống thọ dụng của thí chủ thì tội lỗi biết chừng nào! Đức Phật thấy như thế nên đặc biệt chế định giới điều này.
Hành giả Bồ Tát lấy vô thượng Bồ Đề làm chỗ mong cầu, mà vô thượng Bồ Đề là lấy Trí Huệ làm gốc. Có trí huệ thậm thâm vi diệu mới có thể phát sanh các pháp Ba La Mật. Vì thế phải làm thế nào để có được một Trí Huệ chính xác, cao siêu là một vấn đề vô cùng trọng yếu.
Nếu làm một người hướng dẫn mà trí huệ tối tăm sẽ sanh khởi những việc sai lầm, bất chính. Do đó, mọi người bị sai lầm tất cả. Thật vô cùng nguy hiểm và tai hại!
Vì thế, Tiểu Thừa xem trọng chánh kiến, Đại Thừa xem trọng Bát Nhã, nguyên nhân chính là vậy. Nên trong kinh có bài tụng như sau:
Huệ ư chư thiện hạnh,
Như thuyền tiếp sở trì,
Bách thiên manh thất lộ,
Do nhất nhãn đắc tồn.
Dịch:
Trí huệ đối với các thiện hạnh,
Cũng như mái chèo giữ chiếc thuyền.
Trăm ngàn người mù bị lạc đường,
Nhờ người sáng mắt mà được sống.
Như thế, chúng ta thấy trí huệ thật vô cùng trọng yếu, nhưng tại sao trong kinh Hoa Nghiêm có bài kệ rằng:
Thí như bần cùng nhân
Nhựt dạ sổ tha bảo,
Tự vô bán tiền phần,
Đa văn diệc như thị.
Dịch:
Ví như có người rất nghèo cùng,
Ngày đêm đếm của báu cho người.
Tự mình không có phân nửa tiền,
Những kẻ đa văn cũng như vậy.
Như thế việc nghe kinh, luật hoàn toàn không lợi ích chi, tại sao lại phải đi nghe?
Câu hỏi trên thật sai lầm vô cùng! Trong kinh sở dĩ nói: “Người đa văn như kẻ đếm của báu cho người” ấy là Phật quở trách nnhững người cho Đa Văn là rốt ráo, chỉ một mặt chuyên nghe mà không biết quy y theo chỗ đã được nghe để tu trì. Do đó, mới bị quở trách và ví như người nghèo đếm của báu đã được cho người.
Nếu từ Đa Văn mà được Văn Huệ, từ Văn Huệ mà tư duy, từ tư duy mà tu tập, từ tu tập mà vô lậu trí huệ được khai phát. Như thế là được Đức Phật vô cùng tán thán và hứa khả. Như trong kinh có bài kệ sau:
Thiết mãn thế giới hỏa,
Tức quá yếu văn pháp.
Niệm đương thành Phật đạo,
Quảng tế sanh tử lưu.
Dịch:
Giả sử thế gian đầy lửa đỏ,
Muốn nghe pháp phải đi qua.
Tự nghĩ nghe được pháp thành Phật.
Khắp độ chúng sanh thoát sanh tử.
Lại nữa, trong kinh nói rằng: “Trong vòng trăm do tuần đầy lửa dữ đang cháy phừng phừng. Nếu nơi ấy có người giảng nói chánh pháp, cũng phải đi qua chỗ lửa dữ ấy, đến nơi người nói pháp mà nghe pháp”.
Chúng ta thấy rõ tính trọng yếu của việc nghe pháp đến mức độ nào!
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là Phật tử thọ giới Bồ Tát, ở tất cả chỗ, nghĩa là bất luận nơi nào, nếu có Pháp Sư hoặc Luật Sư tuyên giảng pháp Tỳ Ni kinh luật, hàng tân học Bồ Tát đều phải tìm cách đi nghe cho kỳ được. Lại còn có những nơi do quốc vương, đại thần và các vị đàn việt hộ pháp có thỉnh Pháp Sư giảng pháp, trong chốn đại trạch xá (giới bổn Việt văn dịch là “nhà”), là cung điện của vua, dinh thự của quan, nhà của các Phật tử tại gia... Hàng tân học Bồ Tát không được một chút do dự, mà phải mang kinh luật đến chỗ Pháp Sư nghe giảng và thưa hỏi”.
Ở đây nói pháp Tỳ Ni, kinh, luật theo nghĩa:
- Pháp là chỉ cho Kinh Tạng đã biên tập, thông thường hợp lại gọi là Pháp Tỳ Nại Da. Pháp là để thực hành theo chân lý cùng đạo đức.
- Tỳ Nại Da là trừ diệt những pháp hư vọng và trái đạo đức (chỉ cho phiền não, ác nghiệp...) Về nội dung vốn đồng nhất, nhưng về phương diện “hiển chánh trừ tà” chia làm hai: Pháp và Tỳ Ni, chẳng phải Pháp, chẳng phải Tỳ Ni. Danh từ tương đối này ở trong kinh, luật rất phổ biến, hoàn toàn không mang nghĩa thực sự bất đồng, nên kinh này gọi là “pháp Tỳ Ni kinh luật”.
Tỳ Ni là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa có chỗ dịch là Luật, có công năng xử đoán các tội khinh, trọng của việc phạm giới và phân định rõ thế nào là khai, giá, trì, phạm để chúng ta giữ gìn giới hạnh một cách đúng đắn, nghiêm túc và linh động giống như pháp luật trong thế gian luôn phải công bằng xử đoán mọi việc.
Lại có nơi dịch là Diệt, nói theo Đại Thừa là có thể triệt để diệt trừ tất cả phiền não. Nói theo Tiểu Thừa, hữu lậu mộc xoa có thể diệt trừ bảy thứ tội ác của thân khẩu nghiệp (thân có ba nghiệp, khẩu có bốn nghiệp). Nếu căn cứ vào Định Cộng Giới và Đạo Cộng Giới (1) thì có thể diệt trừ chín mươi tám sử (2). Lại có chỗ nói tội ác của ba nghiệp thân, khẩu, ý của chúng ta như lửa đương cháy rất mãnh liệt, chỉ có giới luật mới có thể ngăn chặn, dập tắt, nên gọi là Diệt.
Lại có chỗ dịch là Điều Phục, nghĩa là các học xứ (tức là những chỗ nên học, cần học, tức là giới luật) có công năng điều hòa ba nghiệp thân, khẩu, ý, hàng phục tất cả nghiệp bất thiện, nên gọi là Điều Phục.
Có người không biết pháp là kinh, Tỳ Ni là Luật, mà nói kinh, luật đều gọi là Tỳ Ni thì thật là hoàn toàn không đúng pháp. Trong kinh văn nói: “Tân học Bồ Tát" chỉ những Bồ Tát sơ phát tâm, hàng đại sĩ mới thọ tâm địa giới pháp. Vì các vị này thuộc về hàng tân học, học nghiệp chưa thành tựu, không biết rõ sự khinh trọng của giới hạnh, không biết rõ thế nào là Khai, Giá, Trì, Phạm, thế nào là dụng công tu hành, thế nào là phương tiện độ sanh v.v...
Vì thế, khi nghe có người giảng giải kinh, luật, phải mau chóng đến nơi ấy học tập, để được hiểu rõ chính xác nội dung trong kinh, luật, và để khỏi sa vào trường hợp kẻ đui dắt người mù, không đến nỗi lầm lẫn cho phạm giới là trì giới mà tạo ra nhiều việc phi pháp, phi luật.
Vì muốn tránh khỏi sự sai lầm của tư tưởng và hành vi của chính mình, hàng tân học Bồ Tát sơ phát tâm nếu biết nơi nào có người giảng kinh luật, phải nhanh chóng mang kinh luật đến nơi Pháp Sư, chuyên tâm nhất ý lắng nghe, lại phải dùng tâm thức lãnh thọ giáo pháp. Nếu trong ấy có chỗ nào không hiểu rõ thì nên cung kính thủ lễ đối với Pháp Sư để thưa hỏi những điểm nghi ngờ trong tâm mình. Khi khối nghi ngờ được băng tiêu, biết rõ sự tu học phải như vậy, cần phải y theo đó tu trì để mong được ngộ nhập pháp môn tâm địa Đại Thừa.
Nếu có chỗ giảng nói kinh - luật mà không chịu đi nghe thì thâm tâm của bạn không được sự tươi nhuận của nước pháp, hoặc đi nghe pháp mà không thưa hỏi những chỗ nghi ngờ trong tâm, thì chủng tử Phật pháp trong thân tâm bạn sẽ không được tăng trưởng.
Vì muốn cho hàng tân học Bồ Tát biết trọng pháp, không thối thất tâm đạo.
Vì muốn sách lệ hàng tân học Bồ Tát tăng tiến trên đường tu học.
Vì muốn phòng ngừa hàng tân học Bồ Tát không tự sanh giải đãi, kiêu mạn.
Nên Phật dạy khi có chỗ nào thuyết pháp giảng luật, phải đi nghe học, thưa hỏi. Nếu không, sẽ mất lợi ích không được nghe đại pháp và sự tu hành sẽ không do nơi đâu mà thắng tấn.
Chẳng những trong chốn đại xá trạch như cung vua, dinh thự của quan, nhà các đàn việt như trên đã nói, mỗi khi có Pháp Sư giảng kinh - luật, hàng tân học Bồ Tát cần phải đi nghe, mà ngay đến trong chốn núi rừng, dưới cội cây, trong chùa tăng, những nơi tịch tịnh A Lan Nhã hoặc Tăng Già Lam, chỗ của chúng tăng cư ngụ, nếu có Pháp Sư thuyết pháp, đều phải đến nghe học. Nếu không đến những chỗ ấy nghe học kinh - luật, thưa hỏi lý nghĩa, ban đầu chỉ có lỗi biếng nhác, mạn pháp, nhưng về sau thì không tội ác nào chẳng tạo nên. Cuối cùng kinh dạy: “Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Nghe pháp, học luật là có lợi ích cho bản thân mình mà không chịu nghe học thì làm sao tránh khỏi trở thành một người tội ác? Vì thế nên không tránh khỏi tội khinh cấu!
Vì sao nghe kinh, học luật là sự kiện trọng yếu của hàng tân học Bồ Tát như thế?
Nên biết bể Phật pháp mênh mông, càng vào càng sâu. Nếu bạn cứ ngồi yên bất động thì làm sao có thể thâm nhập Kinh Tạng? Nên trong luận Du Già quyển tám mươi, giải thích chữ “nghe” như sau:
“Nghe là như thế nào? Là chính trong lúc Pháp Sư giảng nói chánh pháp, người nghe pháp phải an trụ nơi chỗ của Pháp Sư, chí thành cung kính, chuyên chú nghe pháp, nội tâm không điên đảo”.
Phải biết người nào có tâm chân thật cung kính nghe pháp, hiện tiền được sự lợi ích an lạc như xa lìa tam ác đạo, được sanh vào cảnh giới lành nhân thiên, và là nhân tương lai đến Niết Bàn. Được ba sự lợi ích trên đều do lòng cung kính nghe đại pháp, nên Du Già Luận có bài tụng:
Đa văn năng tri pháp,
Đa văn năng viễn ác.
Đa văn xả vô nghĩa.
Đa văn năng đắc Niết Bàn.
Dịch:
Đa văn biết các pháp,
Đa văn lìa ác đạo.
Đa văn lìa bất lợi.
Đa văn được Niết Bàn.
Căn cứ chính nơi ý này có thể nói một cách quả quyết rằng: Tất cả các công đức trong Phật pháp, không một công đức nào thành tựu mà không phải do từ nghe pháp mà thu hoạch được.
Vì thế, tất cả các giới Phật tử đối với việc nghe kinh - luật chớ nên khinh thường. Nếu tất cả các pháp đều không được nghe, thì chẳng những pháp thậm thâm không hiểu rõ, mà ngay cả những pháp thông thường như Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện, Tam Bảo v.v... cũng đều không hiểu rõ.
Như trường hợp Thiện Tài đồng tử mà đa số Phật tử đều biết, vì cầu thiện tri thức để nghe đại pháp mà triển chuyển đi qua phương Nam, trải qua một trăm mười thành để tham phỏng với các đại thiện tri thức. Cuối cùng mới được chứng đắc tâm yếu trong Phật pháp.
Nếu Thiện Tài đồng tử đương thời bấy giờ cứ ngồi yên bất động, sợ nhọc và làm biếng, thì thử hỏi làm sao lọt vào được lâu các của đức Di Lặc Bồ Tát và việc tham học làm sao được hoàn thành?
Thiện Tài đồng tử ở tại Phước Thành, trong đó có một vị trưởng giả có năm trăm đồng tử mà Thiện Tài là một trong số đó.
Vì sao đồng tử được đặt tên là Thiện Tài? Vì lúc đồng tử mới sinh ra, có rất nhiều tài bảo quý lạ tự nhiên ở dưới đất hiện ra. Đó là do Thiện Tài đồng tử có phước báo rất lớn.
Tại sao Thiện Tài đồng tử có được phước báo rất lớn như thế? Vì đồng tử đã chứa nhóm công đức lành nhiều đời, cho nên cha mẹ ngài đặt hiệu là Thiện Tài.
Thời bấy giờ, đức Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngự bên phía Đông của Phước Thành, tại Trang Nghiêm Tràng An La Lâm giảng nói chánh pháp. Đồng tử đến chỗ Bồ Tát nghe pháp, phát đại Bồ Đề tâm. Sau khi phát đại tâm, đồng tử vâng lời chỉ giáo của Bồ Tát Văn Thù, tiếp tục đi qua phương Nam tham bái 53 vị thiện tri thức. Do đây, mà trong Phật giáo thường nói là: “Thiện Tài đồng tử ngũ thập tam tham”. Lần tham phỏng thứ 28 là tham học với đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Vì lần tham học đầu tiên là học với VănThù Sư Lợi Bồ Tát. Và lần cuối cùng là học với đức Phổ Hiền Bồ Tát, nên khi nói đại Bồ Tát độ Thiện Tài đồng tử, trong kinh đều thường đề cập đến hai vị đại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và Đại Hạnh Phổ Hiền vậy.
Lại nữa, ở Trung Hoa vào triều nhà Đường, có vị thiền sư hiệu Đại Tùy Pháp Chân, là bực danh đức đương thời.
Một hôm, có vị tăng nhân đến thiền sư hỏi pháp rằng: - Đến khi kiếp hỏa rỗng cháy, thế giới hoại diệt thì cái ấy cũng hoại hay là không?
Thiền sư đơn giản đáp rằng: Hoại.
Tăng nhân lại hỏi tiếp; - Theo lời ngài nói như vậy thì cái ấy cũng tùy theo cái khác mà đi hay sao?
Thiền sư lại đáp: - Tùy cái khác mà đi.
Tăng nhân nghe như vậy, tâm có chỗ hoài nghi, bèn đi tầm thầy tham phỏng. Trải qua các danh sơn và đại xuyên, Ngài cứ đi mãi, đi mãi đến muôn dặm chỉ vì khối nghi tình ấy. Chư cổ đức diễn tả sự tham phỏng của tăng nhân ấy bằng hai câu thơ như sau:
Nhất cú tùy tha ngữ,
Thiên sơn tẩu nạp Tăng.
Dịch:
Một câu tùy tha ngữ,
Nạp Tăng đi nghìn non.
Chính là diễn tả tinh thần cầu pháp nói trên.
Lại như Triệu Châu thiền sư đến tám mươi tuổi mà vẫn còn đi hành cước, chỉ vì nội tâm chưa tỏ ngộ. Như thế đủ thấy tinh thần cầu pháp đến mức độ nào.
Hiện nay những người tu hành học Phật pháp, các vị tám mươi tuổi không thể hành cước là điều không nói, nhưng cả các vị mới mười tám tuổi mà muốn các vị đi hành cước thì các vị cũng không chịu đi. Thế nên, người đời nay sánh với chư cổ đức ngày xưa khác nhau rất nhiều! Xem gương các bậc cổ đức thời xưa, rồi nhìn lại những người học Phật ngày nay, khiến cho tôi (Pháp Sư) không thể giữ được nỗi buồn vô hạn!
Người học Phật, mục đích chánh là vì cầu chánh pháp, mà chánh pháp không cầu thì học Phật để làm gì? Xuất gia để làm gì? Xin trả lời cho tôi nghe!
Thế nên Tỉnh Am đại sư trong Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn, có những lời than thở sau đây: “Có giáo pháp mà không có người tu học, tà chánh không phân, phải quấy không biện biệt, lại xúm nhau tranh nhân, ngã. Ai ai cũng đều theo đuổi lợi danh. Đưa mắt nhìn xem trong thiên hạ nhan nhản toàn là như thế. Người tu học Phật mà không biết Phật là chi, pháp là gì, tăng tên chi?! Suy tàn đến mức ấy thật là nguy ngập không thể nói, nên mỗi khi nghĩ đến, bất giác lệ rơi!”
Hiện tượng Phật giáo ngày nay đem so sánh với thời của Tỉnh Am đại sư lại là giang hà nhật hạ. Những người có tâm với Phật giáo trông thấy cảnh tượng thực tế này, khiến nội tâm quá đau đớn, nên chẳng những đã ngậm ngùi rơi lệ mà còn không nén được lòng phải bật tiếng khóc than!!!
(“Giang hà nhật hạ” nghĩa đen là nước sông mỗi ngày một vơi cạn, dùng hình ảnh này để dụ cho những việc suy bại ngày càng trầm trọng, Thí dụ trên ám chỉ cho Phật giáo thời của Tỉnh Am tổ sư - Liên tông thập tổ - dù đã suy bại, nhưng so với Phật giáo hiện tại thì tình trạng suy bại càng hơn nhiều. Tiến thêm một bước nữa, Phật giáo cách đây chừng 20 năm, tức là lúc Diễn Bồi Pháp Sư giảng bộ Bồ Tát Giới Bổn này, so với năm nay, 1983, thì hiện tượng suy bại của Phật pháp không sao kể xiết. Theo đà tuột dốc này thì những năm tiếp theo sau, sự suy bại không biết đến mức độ nào!)
Có chỗ giảng kinh thì phải đi nghe, đó là điều dĩ nhiên. Nhưng nếu đường sá quá xa xôi thì có sự giới hạn hay không?
Trong kinh Địa Trì không quy định việc đường sá xa gần mà chỉ dạy là khi có chỗ nói kinh - luật phải thành tâm đi nghe. Còn kinh Ưu Bà Tắc giới thì dạy: “Trong vòng một do tuần, phải đi nghe; nếu xa hơn một do tuần, không đi nghe thì không phạm tội”.
Vì Phật tử tại gia việc thế tục quá đa đoan, không thể bỏ gia đình mà đi nghe pháp ở chỗ quá xa. Trường hợp này không phải có tâm mạn pháp khinh người, mà vì bị nhiều việc ràng buộc nơi thân, nên không có thời giờ rảnh rỗi để đi nghe pháp.
Còn người xuất gia hoàn toàn không bận rộn việc thế tục nào, nên phải lấy sự học tập chánh pháp làm chánh vụ. Nếu vì sợ đường sá xa xôi, đi về cực nhọc, mà không chịu đi nghe kinh - luật, đó chính là biếng nhác và có tâm mạn pháp. Trường hợp này thì phạm tội không thể dung tha.
Hiện nay, chẳng những chúng tăng không chịu đi nghe kinh. Dù được ngồi trên xe để đi nghe pháp cũng không thấy hứng thú. Thậm chí dùng máy ghi âm thu những lời Pháp Sư giảng thật tử tế, đưa cho quý vị nghe, cũng không muốn nghe. Người xuất gia học Phật mà đối với chánh pháp của Như Lai không kính trọng như thế, thì tiền đồ của Phật pháp còn có hy vọng gì?!
Vì thế thật không lạ gì khi có người nói rằng: “Phật giáo ngày nay không cần do bên ngoài làm hoại diệt, mà chính bên trong nội bộ của Phật giáo sẽ trở về với luật đào thải tự nhiên”.
Nhìn Phật giáo hiện nay không sao tránh khỏi sự buồn đau rơi lệ. Những thanh niên Phật tử thông thường không biết sự trọng yếu của chánh pháp. Đó là do sự không hiểu biết của chính họ, thì còn có thể tha thứ. Còn đối với những vị lãnh đạo trong Phật giáo mà xem thường sự hoằng truyền của chánh pháp, thậm chí thấy người khác hoằng truyền đạo pháp lại cố ý làm trở ngại, khiến cho những người có tâm cầu chánh pháp không có cơ hội được nghe Phật pháp. Đây mới là kẻ tội ác rất lớn trong Phật pháp, không thể trốn chạy được.
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn có nói: “Bồ Tát an trụ nơi giới pháp cần phải tinh cần huân tập đa văn, để mong được hiểu rõ những nghĩa lý thậm thâm của Đại Thừa. Cho nên nếu nghe nơi nào có Pháp Sư giảng nói chánh pháp, hoặc biện luận nghĩa lý thậm thâm, hoặc biện biệt những đạo lý phải, trái, chánh, tà, Bồ Tát đều phải đúng như pháp, đến nghe học để huân tập và tăng trưởng văn huệ cho mình. Như thế mới là vị Bồ Tát an trụ nơi giới pháp”.
Nếu bị phiền não, kiêu mạn chiết phục, tự cho mình là người rất thông đạt, hoặc đối với pháp sư có tâm giận ghét mà không chịu đúng như pháp đi nghe pháp để học hỏi thì đối với giới này có chỗ nhiễm ô trái phạm.
Nếu không phải bị tâm kiêu mạn, chiết phục, hoặc tâm giận ghét pháp sư, mà chỉ do tánh biếng nhác, giải đãi kéo níu, không chịu đi nghe pháp, học kinh - luật, chỉ phạm tội nhẹ, không phạm tội nhiễm ô trái phạm, vì không có phiền não xen lẫn bên trong.
Tội lỗi không đi nghe pháp là như vậy. Nhưng có trường hợp nào đặc biệt cho phép không đi nghe pháp hay không?
Có! trường hợp bạn vì tuổi già sức yếu, lại nhiều tật bệnh, hoặc chân yếu đuối, hoặc phần giáo pháp được giảng bạn đã từng nghe rồi, hoặc bạn là bậc đại trí huệ biện tài, hoặc trong lúc bạn chuyên lo tu tập, hoặc vì Pháp Sư nói giảng pháp ngoại đạo... Trong những trường hợp như thế, nếu không đi nghe, học, thưa hỏi thì bạn không trái phạm giới Bồ Tát.
Đặc biệt trong trường hợp người thuyết pháp giảng những giáo lý ngoại đạo thì không được đi nghe. Nếu đi nghe thì khi gặp những lúc kẻ thuyết pháp có những lời quan hệ với ngoại đạo, phải lập tức bỏ đi, không nên ngồi tiếp tục nghe giảng.
Kinh Phật Tạng có dạy như sau: “Nếu tỳ kheo thuyết pháp có xen lẫn nghĩa lý ngoại đạo trong thời giảng pháp. Là một bậc tỳ kheo hiền thiện, thành tâm cầu đạo pháp, phải lập tức rời khỏi chỗ ngồi bỏ đi nơi khác. Nếu không bỏ đi thì không phải là tỳ kheo hiền thiện, cũng không thể gọi là người tùy thuận lời Phật dạy”.
Kết thành tội nghiệp của Bất Vãng Thính Pháp Giới này phải hội đủ bốn duyên sau:
1. Giảng kinh - luật: thật sự có Pháp Sư ở đấy giảng kinh, Luật Sư giảng giới luật.
2. Tưởng là giảng kinh - luật: trường hợp mình biết rõ ràng nơi ấy có người giảng kinh, giảng luật. Nếu hành giả Bồ Tát không hay biết, cũng không nghe ai nói, nên không đi nghe giảng thì không phạm tội.
3. Có tâm không muốn đi: Đây là nguyên nhân chủ yếu để kết thành tội không đi nghe pháp. Nếu do tâm sân hận, kiêu mạn, mà không đi nghe kinh - luật thì bị liệt vào tội nhiễm ô phạm.
(Lưu ý: Nhiễm ô phạm hay nhiễm ô khởi là do phiền não sai khiến. Trường hợp không phải do phiền não sai khiến là không phải tội nhiễm ô phạm, đó chỉ vì tính biếng nhác mà thôi. Tuy nhiên, phải biết rằng tính biếng nhác cũng là một thứ tùy phiền não tâm sở, một trong hai mươi thứ tâm sở. Ở đây nói “chẳng phải nhiễm ô” là vì tâm sở tùy phiền não này thuộc về tội nhẹ, chứ không phải như căn bổn phiền não như sân hận. Vì thế, so sánh với căn bổn phiền não mà nói thì là chẳng phải nhiễm ô, nhưng thật sự phiền não giải đãi cũng là một thứ nhiễm ô)
4. Không đi nghe: do có tâm không chịu đi nghe nên nhất quyết không đi. Một ngày không đi nghe pháp thì bị kết tội một ngày. Tùy theo số ngày không đi nghe pháp mà kết tội, không thể dung thứ. Vì sự nghe pháp này quan hệ mật thiết đến tiền đồ tu học Phật pháp của bạn rất lớn lao vậy.
Chú thích:
1. Định Cộng Giới và Đạo Cộng Giới:
Định Cộng Giới là một trong ba thứ giới, còn gọi là Tịnh Lự Sanh Luật Nghi; nghĩa là lúc nhập các pháp Thiền Định ở Sơ Thiền và Nhị Thiền v.v... thì giới thể cùng Thiền Định đồng sanh, nên tự nhiên có công năng ngăn dứt mọi lỗi lầm và tội ác, nên hai nghiệp thân, khẩu hoàn toàn khế hợp với Luật Nghi nên gọi là Tịnh Lự Luật Nghi. Vì Tịnh Lự tức là Định.
Đạo Cộng Giới là do các bậc thánh nhân trong Tam Thừa khi nhập Vô Lậu Định ở Sắc giới mà phát sanh. Tức là giới thể cùng với vô lậu trí huệ ở trong thân tự nhiên phát sanh công năng ngăn dứt lỗi lầm và tội ác. Đạo Cộng Giới còn gọi là Vô Lậu Luật Nghi vì thuộc về Luật Nghi Vô Lậu, cùng với Vô Lậu đồng sanh và đồng diệt.
2. Chín mươi tám sử: còn gọi là chín mươi tám tùy miên. Hai danh từ này là biệt danh của phiền não.
Tại sao gọi là Sử? Tại sao gọi là Tùy Miên?
Sử nghĩa là sai khiến, nghĩa là phiền não sai khiến chúng sanh tạo ác nghiệp để phải chịu khổ quả. Có chỗ gọi là Kiết Sử vì Kiết là trói cột, tức là chúng sanh bị phiền não sai khiến tạo tội ác, rồi lại bị khổ quả như tội nhân do tạo tội mà bị hành phạt.
Tùy Miên: chữ Tùy nghĩa là theo. Miên là ngủ. Nghĩa là phiền não luôn luôn theo bên mình, không rời một bước nên gọi là Tùy. Những phiền não ấy rất u vi, khó nhận biết, thường ẩn núp trong nội tâm, cũng như người nằm ngủ không hay biết gì cả nên gọi là Miên. Chín mươi tám sử này lấy Thập Sử làm căn bản. Thập Sử: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ.
Trong 10 sử lại chia ra làm hai loại:
- Năm thứ trước gọi là ngũ độn sử.
- Năm thứ sau gọi là ngũ lợi sử.
Nơi mười sử này phối hợp với tam giới thì cõi Dục Giới có có ba mươi sáu thứ, Sắc Giới có ba mươi mốt thứ, và Vô Sắc Giới có ba mươi mốt thứ. Tổng cộng ba cõi có chín mươi tám sử. Ở đây chỉ nói sơ lược, muốn biết rõ phải xem các bộ luận A Tỳ Đạt Ma Phát Trí quyển năm, Đại Tỳ Bà Sa quyển bốn mươi sáu, Câu Xá Luận quyển mười chín...
-----------------------------
08. Bội Đại Hướng Tiểu Giới (Giới Bỏ Đại Thừa Theo Tiểu Thừa)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.8. BỘI ĐẠI HƯỚNG TIỂU GIỚI
(giới bỏ Đại Thừa theo Tiểu Thừa)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử tâm bội Đại Thừa thường trụ kinh luật” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử có quan niệm sai lầm, bỏ kinh luật Đại Thừa thường trụ, cho rằng không phải của Phật nói, mà đi thọ trì kinh luật tà kiến và tất cả cấm giới của Thanh Văn, Nhị Thừa cùng ngoại đạo ác kiến. Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Nghe có chỗ nói pháp, phát tâm thành kính sốt sắng đi nghe, không một niệm kiêu mạn. Nhưng giáo pháp gồm có Đại Thừa và Tiểu Thừa. Đối với Bồ Tát, dù là pháp Đại Thừa hay Tiểu Thừa đều cần phải tuân thủ bẩm thọ, không được thiếu sót. Nhất là giới pháp Đại Thừa tích cực lợi ích chúng sanh, là đại pháp mà Bồ Tát cần phải tận lực tuân hành,
Nếu trong lúc nghe học giáo pháp, cần phải thú hướng Đại Thừa mà không thú hướng, lại trái bỏ; cần phải trái bỏ pháp Tiểu Thừa mà không trái bỏ, lại còn thú hướng, thì hoàn toàn không có tư cách của một vị Bồ Tát. Vì muốn phòng ngừa hành giả có khuynh hướng như vậy, Đức Phật đặc biệt chế định điều giới này để cho hành giả trong Đại Thừa đều nhất tâm, nhất ý chuyên học tập Đại Thừa, không nên có khuynh hướng theo Tiểu Thừa.
Giới trọng cuối cùng thứ mười là “giới hủy báng Tam Bảo” và “giới bỏ Đại Thừa hướng theo Tiểu Thừa” này khác nhau như thế nào?
Giới hủy báng Tam Bảo là đối với tất cả giới pháp Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đều cực lực hủy báng.
Bỏ giới Đại Thừa hướng theo Tiểu Thừa này là chấp Tiểu Thừa, chê bai Đại Thừa, chỉ hủy báng giáo pháp Đại Thừa, trong khi đối với giáo pháp Tiểu Thừa lại hết lòng tín thọ, phụng hành, vọng chấp cho là Tiểu Thừa là chân Phật pháp.
Như thế, dù không phá hoại toàn thể Phật pháp, nhưng trái với bổn hạnh của người Phật tử đã phát đại Bồ Đề tâm. Không thể khế hợp với tinh thần sẵn có của Bồ Tát.
Tại sao vậy? Vì Bồ Tát cần phải từ bỏ Nhị Thừa, thọ trì pháp chân thật Đại Thừa, mới đúng tư cách của Bồ Tát. Nếu làm trái lại, tức là trái bỏ Đại Thừa mà xu hướng theo Tiểu Thừa là trái ngược với đạo lý, cho nên Đức Phật vì chư Bồ Tát mà chế định giới này.
Bồ Tát cần phải có chí hướng cầu vô thượng Bồ Đề, phải dùng tinh thần tích cực, thực tiễn pháp Đại Thừa, bi trí song vận, thực hành tự lợi, lợi tha. Nếu không như thế, mà trái lại, đi học tập pháp Tiểu Thừa và tà kiến của ngoại đạo. Tội này còn nặng hơn đại tội thất nghịch. Vì vậy, điều này quyết không thể tùy tiện.
Trong kinh Đại Bát Nhã, phẩm Giới, có nói: “Nếu Bồ Tát trải qua hằng hà sa số kiếp thú hướng thú vui ngũ dục thượng diệu, vẫn không gọi là phạm giới Bồ Tát. Nhưng nếu khởi một tâm niệm Nhị Thừa tức là phạm giới”.
Chúng ta thấy vấn đề này hết sức nghiêm trọng. Vì thế, trong kinh Niết Bàn nói: “Bồ Tát sợ đạo pháp Nhị Thừa như người yêu tiếc thân mạng, sợ việc phải xả thân”. Do đó, hành giả Bồ Tát chân chính phải từng giờ, từng phút hết sức đề phòng việc trái bỏ Đại Thừa, xu hướng Tiểu Thừa này. Đừng để cho mình đi lầm vào con đường Nhị Thừa. Vì chỉ hơi sơ ý một chút là có thể lầm bỏ Đại Thừa mà xu hướng Tiểu Thừa. Như thế là trái nghịch với Bồ Tát đạo, mất hẳn tư cách Bồ Tát, không có hy vọng được thành Phật.
Sở dĩ Đức Phật xem việc này trọng yếu như vậy, chính vì Bồ Tát phát Bồ Đề tâm là một việc rất hiếm có và khó được. Vì thế, Đức Phật cần phải từ bi, ái hộ Bồ Tát.
Trong Đại Trí Độ Luận của tổ Long Thọ đối với việc này cũng nhấn mạnh rằng: “Ninh khởi ác lại dã can tâm, bất sanh Thanh Văn, Bích Chi Phật ý” (thà khởi tâm ác lại, dã can, đừng sanh ý Thanh Văn, Bích Chi Phật).
“Ác lại” là thứ bịnh rất nguy hiểm như bệnh hủi. “Dã can” là con chồn rừng, dùng ám chỉ các ác niệm trong tâm. Ý nói rằng thà trong thân sanh bịnh nguy hiểm như bịnh hủi, hoặc nội tâm sanh khởi ác niệm như dã can, nhưng không được sanh khởi một niệm Nhị Thừa.
Tại sao ở đây dùng con chồn rừng dụ cho ác tâm, mà không dùng các loại thú khác như chó sói, cọp, sư tử v.v...?
Căn cứ theo Luật Ngũ Phần cùng với Pháp Uyển Châu Lâm thuyết minh như sau:
Xưa có một người vào trong thâm sơn để chuyên đọc tụng sách Sát Lợi (Sát Đế Lợi là giòng vua chúa, một trong bốn chủng tộc Ấn Độ ngày xưa. Sách Sát Lợi là những bộ sách chuyên nói về việc giáo hóa cai trị nhân dân của giòng Sát Đế Lợi).
Khi ấy, có một con chồn rừng đến bên người ấy, thành kính chuyên tâm nghe đọc tụng sách Sát Lợi. Chồn nghe và thông hiểu, mới tự nghĩ rằng: “Mình đã thông hiểu sách này thì đủ khả năng làm vua trong các thú”. Chồn ta đi dạo khắp núi rừng, trước tiên gặp một con chồn đồng ốm yếu, bèn hách dịch ra oai, khiến chồn đồng phải phục tùng. Dần dà, chồn ta hàng phục được các chồn khác, sau đó, cả đến cọp và cuối cùng hàng phục được luôn sư tử. Thế là chồn rừng nghiễm nhiên là vua trong các thú.
Được thế rồi, chồn rừng lại nghĩ: “Ta là vị đế vương trong các thú, cần phải kết hôn với công chúa của quốc vương mới được”. Thế là chồn ta ngồi trên lưng một con bạch tượng và thống lãnh vô số thú rừng, kéo đến bao vây thành Ca Tỳ La Vệ, khiến quốc vương vô cùng sợ hãi.
Có một quan đại thần hữu trí tâu với vua rằng: “Xin thánh thượng hãy an tâm, thần có một kế làm cho thú rừng ấy bị đánh bại. Ngày giao chiến với con thú rừng ấy, thánh thượng nên đặt điều kiện với nó rằng: ‘Trong khi giao chiến, sư tử phải chiến đấu trước, sau đó mới được gầm thét’. Chồn rừng kia chắc chắn sẽ nghĩ rằng chúng ta sợ sư tử gầm thét, nên thế nào nó cũng hạ lệnh cho sư tử rống trước, sau đó mới chiến đấu”.
Đến ngày giao chiến, quả nhiên chồn rừng hạ lệnh cho sư tử gầm thét trước. Khi sư tử vừa thét lên một tiếng, chồn rừng vừa nghe liền bị vỡ tim, từ trên lưng bạch tượng nhào xuống đất mà chết. Cả đàn thú đồng rong chạy vào rừng.
Trong kinh Hoa Nghiêm có bài kệ:
Ninh tại chư ác thú,
Hằng đắc văn Phật danh.
Bất dục sanh thiện đạo,
Tạm thời bất văn Phật.
Dịch:
Thà đọa trong ác thú,
Thường được nghe danh Phật.
Không muốn sanh vào cảnh an vui,
Tạm thời không được nghe Phật hiệu.
Nên biết dù đọa vào tam ác đạo mà được nghe danh hiệu Phật còn mong có ngày ra khỏi và có thể phát Bồ Đề tâm, viên thành Phật đạo. Nhưng nếu khởi một tâm niệm Nhị Thừa, hướng về con đường giải thoát của Niết Bàn mà tiến tu thì chỉ có thể vào cảnh giới tịch diệt Khôi Thân Diệt Trí (nghĩa là thánh nhân trong hàng Nhị Thừa, sau khi đã đoạn hết phiền não trong tam giới, nhập Hỏa Quang Tam Muội, tiêu diệt thân tâm trở về cảnh giới Niết Bàn không tịch vô vi. Đây là mục đích cuối cùng của bậc tu hành trong Nhị Thừa).
Theo lý Chơn Thường của Đại Thừa thì dù rằng hàng Nhị Thừa khi chứng nhập cảnh Niết Bàn tịch diệt, nhưng cũng có những vị ở mãi trong Niết Bàn, không chịu bỏ Tiểu Thừa hướng về Đại Thừa, nên không được thành Phật. Như vậy, không khế hợp với tôn chỉ của Đại Thừa là “tất cả chúng sanh đều sẽ được thành Phật”.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử thọ giới Bồ Tát, là một hành giả Đại Thừa chân chánh, đáng lý tâm của người ấy phải mỗi mỗi niệm đều an trụ nơi Đại Thừa, nhưng người ấy chẳng những không an trụ nơi Đại Thừa, mà trái lại, còn có quan niệm từ bỏ kinh luật Đại Thừa thường trụ”.
Đối với ý nghĩa thậm thâm của kinh luật Đại Thừa, không sanh khởi tín tâm thâm thiết, lại còn hư vọng cho Đại Thừa là “chẳng phải Phật nói”.
Về quan niệm thuyết Đại Thừa chẳng phải Phật nói này do các học giả Tiểu Thừa nêu ra. Chẳng những ở Ấn Độ, lúc thuyết Đại Thừa mới được công khai lưu hành, mà chính trong Phật giáo Nam tông hiện tại, cũng vẫn nhất quyết không thừa nhận Đại Thừa do chính Đức Phật nói, còn hư vọng cho là do Thiên Ma nói, hay là thuộc về Bà La Môn giáo. Do vì chư vị ấy chỉ thấy biết đạo lý pháp Tiểu Thừa, trong đó chỉ giảng giải về vô thường, khổ, không, vô ngã, chứ không giảng đến sự hư vọng A Lại Da (thức thứ tám trong tám thức); cũng không giảng đến Phật tánh thường trụ. Do vậy, khi bỗng nhiên nghe về đạo lý tâm tánh thanh tịnh, Phật tánh thường trụ thì tự nhiên cho Đại Thừa không phải do Phật nói. Do đó, không chịu tín thọ.
Sự kiện này làm cho sự phát triển của Phật giáo Đại Thừa vô cùng bất lợi. Vì vậy, trong các kinh điển Đại Thừa thuyết minh rất nhiều lần:
- Tiểu Thừa chỉ là thuyết phương tiện của Đức Phật.
- Đại Thừa mới chính là thuyết chân thật của Phật giáo. Và duy chỉ có Đại Thừa mới là thuyết cứu cánh của Phật pháp, giúp cho tất cả hành giả trong Phật pháp đối với Đại Thừa phát sanh tín tâm vững chắc. Kỳ thật, không phải Phật giáo Đại Thừa đột nhiên mới xuất hiện, mà thực sự đã có và phát triển từ lâu trong Phật giáo nguyên thủy. Hiện nay, vì muốn nắm vững tinh thần giới pháp của Đức Phật, nên mới có phong trào chấn hưng Đại Thừa Phật giáo như vậy.
Tất cả việc làm của Đức Phật trên thế gian này đều vì mục đích cứu độ toàn thể chúng sanh nói chung và nhân loại trong thế giới hiện tại nói riêng. Do đó, là một Phật tử, chúng ta phải noi theo việc làm cao cả của đức Phật Đà, để được thành Phật như ngài.
Muốn đạt đến mục tiêu tối thượng như Phật, phải thực hành hạnh “thượng cầu hạ hóa” như Phật. Vì thế, hành giả Bồ Tát phải tận lực thực hành điều này, để tạo thành nét đặc thù thật đặc sắc cho Phật giáo Đại Thừa.
Các học giả bên Thanh Văn thừa có quan niệm thật bảo thủ. Đối với sự tín ngưỡng mang tính chất hình thức, họ tự cho là đầy đủ, rồi công khai tuyên bố: Đại Thừa không phải do Phật nói. Họ lại tự xưng là Phật giáo nguyên thủy, và khăng khăng cho rằng chỉ có chỗ tín ngưỡng của mình cho Phật nói. Đường lối lý luận đả kích và lối tín ngưỡng mơ hồ này dẫn Phật giáo vào con đường tối tăm.
Vì thế, Ấn Thuận luật sư nói: “Theo chỗ kiến giải của tôi phán định, Phật giáo hay không phải Phật giáo, hoàn toàn không giống như kiến giải trong tâm mục của các ngài. Khi Phật còn tại thế, mỗi câu, mỗi chữ chính từ trong kim khẩu của Ngài nói ra thì có thể tin. Những gì Phật không nói, đó là sản phẩm huyễn tướng của người đời sau, không thể tín ngưỡng”.
Đây thật là một vấn đề vô cùng phức tạp. Nếu quan niệm theo tiêu chuẩn thủ xả: Phật nói mới đúng, Phật không nói thì không đúng, cũng vẫn không thể thích dụng. Cần phải cực lực cải chính từ trong căn bản. Nếu không như vậy, không một phương pháp nào có thể bình luận, phán đoán vấn đề này cho chính xác được. Lời của Ấn Thuận Luật Sư bên trên đúng là một lời khai thị rất có giá trị và đáng được xem trọng.
Thế nào là Phật pháp?
Theo tôi (Pháp Sư) nếu cho là chư Phật trong mười phương không có thuyết pháp; điều này có thể không cần luận bàn đến. Tuy nhiên, trên thế giới chúng ta đang sống hiện tại, được biết Phật, biết pháp là từ nơi chính đức Phật Thích Ca, điều này không thể nghi ngờ.
Ngài đã thổ lộ qua ngôn ngữ, biểu hiện trong hành vi. Ngài còn có thánh cảnh tự giác của Ngài. Đây là sự đại dụng của ba nghiệp ý địa, ngôn thuyết, và thân tâm, xuất hiện trong nhận thức của con người. Đây cũng là căn nguyên của Phật pháp trong thế gian.
Nhưng thật bất hạnh thay! Vì sự xem trọng vấn đề “khẩu khẩu tương truyền” của Ấn Độ mà Phật pháp đã sớm bị ngộ nhận là “những gì Phật nói” để rồi Phật pháp hoàn toàn không đồng với “Phật nói”. Phật pháp bị ngộ nhận là “Phật nói” thì đó là một đại bất hạnh cho Phật pháp!
Chẳng những hành giả thuộc Phật giáo Nam Tông ngộ nhận như vậy, mà hành giả trong Phật giáo Bắc Tông bên Trung Hoa từ trước đến nay không phải đều đã giảng như thế hay sao?!
Nhưng sự thật, các kinh điển Đại Thừa hiện còn, nếu khảo cứu một cách chính xác, thì những điều Phật thân tuyên từ chính kim khẩu của Ngài quả thật rất hiếm, rất hiếm!
Những kinh điển Đại Thừa thường trụ bị cho là không phải Phật nói, bao gồm những kinh gì?
Đó là cả một hệ thống kinh luật chân thường duy tâm như kinh:
- Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng.
- Kinh Bất Tăng Bất Giảm.
- Kinh Vô Thượng Y.
- Kinh Đại Pháp Cổ.
- Kinh Đại Niết Bàn.
- Kinh Thắng Man,
- Kinh Lăng Già v.v...
Kinh Phạm Võng cũng thuộc về loại thường trụ Phật điển.
Tư tưởng kinh luật của hệ thống Chân Thường Duy Tâm là khai thị, chỉ rõ chân tánh thường trụ, bất sanh, bất diệt, gọi là Như Lai tạng, Như Lai giới, Như Lai tánh, Phật tánh v.v... Nếu nói cùng với tâm tánh bản tịnh hợp nhất thì có thể gọi là Viên Giác, Bổn Giác, Chân Tâm Thường Trụ...
Nó là thường trụ, chẳng phải vô thường. Đầy đủ hằng hà sa công đức, không thiếu sót một mảy may. Vì thế tư tưởng của kinh luật ấy phải đạt đến thường trụ Phật trí, Bồ Đề bổn hữu, là Thật Tướng thường trụ, Phật tánh diệu giới, là thầy của chư Phật và mẹ của chư Bồ Tát.
Hệ thống kinh luật chân thường lấy thường trụ chân tâm làm căn bản. Bất cứ dùng danh từ chi để thuyết minh, nó đều được nhận là “thánh phàm nhứt như, nhiễm tịnh bất nhị”.
Nó là người tạo nghiệp thọ khổ, thọ vui trong sanh tử. Dù ở trong ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới, bị tam độc làm ô nhiễm, nhưng vẫn là thường trụ, chu biến, thanh tịnh, chân thật, như tính chất vàng ở trong mỏ vàng, ngọc ma-ni ở trong vật ô uế.
Nó là pháp chí thiện, diệu minh ở trong Ngũ Ấm, thập nhị xứ, thập bát giới (tức ở trong thân của hữu tình), là Chân Ngã, không tức Ngũ Uẩn, không ly Ngũ Uẩn. Nếu căn cứ vào lời Như Lai dạy cùng với nó tương ứng không ngăn ngại thì hằng sa công đức thanh tịnh đều sẵn đủ trong tự tánh. Nếu cùng với nó không tương ứng lại xa lìa, tức gọi là khách trần phiền não.
Hai thuyết nói trên trong kinh Bất Tăng Bất Giảm nói: “Đức là cội gốc của tất cả các pháp, đầy đủ tất cả pháp, ở trong pháp xuất thế, không xa lìa tất cả pháp chân thật, giữ gìn tất cả các pháp, thu nhiếp tất cả các pháp”.
Kinh luật Đại Thừa như thế, chẳng những Thích Ca Mâu Ni Phật nói như thế, thực hành như thế; mà tất cả chư Phật ở mười phương, trong ba đời đều nói như thế, thực hành như thế... Chỗ nói, chỗ thực hành của Phật trước sau đều như vậy, không mảy may thay đổi. Cho nên gọi là “kinh luật thường trụ”.
Muốn tu Bồ Tát hạnh phải y theo kinh luật ấy.
Muốn thành vô thượng đạo cũng phải y theo kinh luật ấy.
Nếu xa lìa kinh luật ấy thì không thể thực hành Bồ Tát đạo.
Nếu xa lìa kinh luật ấy thì không thể chứng đắc vô thượng Bồ Đề.
Vì thế hành giả trong Phật pháp, vị nào chưa gặp được kinh luật thường trụ này phải tìm cầu cho được. Khi đã gặp được, phải chí thành khẩn thiết, y theo đó để thực hành.
Nhưng vì tập quán ác đã huân tập vào nội tâm, nên chẳng những không tín thọ, phụng hành, lại còn nói: “Chẳng phải Phật nói”. Vì cho rằng không phải Phật pháp nên không chịu noi theo lời khai thị của kinh luật thường trụ, đúng như pháp, như luật để hướng về con đường rộng lớn Bồ Đề mà tiến bước. Vì thế làm trở ngại việc viên thành Phật Quả. Đây là sự tổn thất vô cùng lớn lao!
Kinh văn nói: “Chẳng phải Phật nói”, có nơi giải thích là chẳng phải không tin lời Phật nói, nhưng vì hàng tân học Bồ Tát mới phát tâm, chưa được nghe Phật pháp nhiều, nên không thể phân biệt Đại Thừa, Tiểu Thừa, Tà, Chánh.
Khi vừa nghe lý “Phật tánh thường trụ”, hoặc “chúng sanh xưa nay là Phật” thì không thể tránh khỏi sự hoài nghi, cho rằng nếu Phật pháp đã là thường trụ, và chúng sanh vốn là Phật, thì cần chi phải tu Bồ Tát hạnh để cầu thành Phật? Bấy giờ, tự ỷ mình là người thông minh, cho đấy không phải là Phật nói, đối với Đại Thừa có ý tưởng từ bỏ.
Vì người ấy dù muốn nói ra lời ấy, nhưng nếu vẫn chưa thực sự truyền bá ra bên ngoài, hoặc vì còn trong thái độ do dự, chưa quyết định nên tiếp thọ hay không, cho nên chỉ phạm tội khinh cấu.
Nếu lời hủy báng đã phát ra, và làm cho người bị tổn hại, thì phạm căn bổn trọng tội.
Tại sao vậy? Vì có một thiểu số hành giả trong Phật pháp, dù đã phát tâm đại Bồ Đề, thọ Bồ Tát giới, nhưng chưa từng học qua kinh luật Đại Thừa thậm thâm, tối thậm thâm. Những chỗ nghe, chỗ học, chỗ tu đều thuộc về ngôn giáo trong Tam Thừa Cộng Pháp (pháp ba thừa đồng học), đều tuyên thuyết việc tu hành phải trải qua tam a tăng kỳ kiếp, rồi ngồi dưới cội Bồ Đề thành Phật. Vì thế, những hành giả này cho rằng phải thực hành y theo giáo pháp như thế mới đúng. Cho nên, khi bỗng nhiên nghe nghĩa lý Đại Thừa thậm thâm, vi diệu, tự nhiên khó sanh tín tâm, không khỏi cho rằng những giáo lý Đại Thừa ấy không phải là Phật nói.
Cho nên vì chưa hoàn toàn thối thất tâm đại Bồ Đề, vẫn theo chỗ hiểu biết sẵn có mà tu Bồ Tát hạnh, nên giới Bồ Tát đã bẩm thọ không bị mất. Đồng thời vẫn xem giáo lý Đại Thừa thậm thâm là chánh pháp, nên cũng không phạm căn bổn trọng tội.
Trái bỏ kinh luật Đại Thừa thường trụ để thọ trì kinh luật tà kiến cùng tất cả cấm giới của Thanh Văn, Nhị Thừa và ngoại đạo ác kiến, đương nhiên Phật tử này phạm phải khinh cấu tội.
Thanh Văn, Nhị Thừa là người tu học Tiểu Thừa hạnh trong Phật pháp. Ngoại đạo, ác kiến là người tu học hạnh của ngoại đạo ở ngoài Phật pháp.
Ác kiến thuộc về phương tiện tư tưởng. Giới cấm thuộc về hành vi. Tư tưởng chỉ đạo hành vi. Hành vi trực thuộc tư tưởng. Vì thế, tư tưởng đóng vai trò hết sức trọng yếu đối với hoạt động của hành vi. Cho nên, ác kiến là điều phải hết sức đặc biệt lưu tâm.
Theo lập trường của Thanh Văn, thì kinh luật dùng làm sở y cho hàng Thanh Văn, Nhị Thừa hoàn toàn là chánh pháp của Như Lai, cũng là từ đại dụng ba nghiệp của Đức Phật lưu xuất.
Nếu y theo kinh luật Thanh Văn thì sự kiến giải, tư tưởng của người tu học Nhị Thừa cũng thuộc về chánh kiến, tại sao ở đây lại cho rằng ác kiến, tà kiến?
Vì kinh luật Nhị Thừa cùng với lý Đại Thừa chống trái nhau. Nếu chỉ học tập theo kinh luật Nhị Thừa thì sẽ đọa vào cảnh giới Nhị Thừa, không thể tiến lên Bồ Tát đạo, cho nên nói là “ác kiến, tà kiến”. Còn những kinh luật dùng làm sở y cho ngoại đạo thế gian, nếu không phải là các thứ tạp nhiễm tội ác thì cũng là những tư tưởng vọng chấp sai lầm, chấp đoạn, chấp thường.
Là một vị Bồ Tát, đối với những kinh luật ác kiến, tà kiến, đều không nên học tập. Vì điều đó sẽ khiến cho mình trở thành một người ác kiến, tà kiến, chẳng những không thể tiến tu Phật đạo, mà đối với đạo pháp giải thoát cũng đều không hy vọng. Do đó, hành giả phải hết sức lưu tâm.
Ngoại đạo có một học thuyết lý luận chủ trương giết bò, giết heo, dê cúng trời để cầu được sanh về cõi Thiên.
Nếu Phật tử học theo, tức là học kinh điển tà kiến, hạnh ngoại đạo. Lại còn có giới gà, chó v.v... vì ngoại đạo không hiểu luật nhân quả ba đời, khi thấy gà, chó được sanh lên cõi Thiên, lại thấy chó là loài ăn phẩn, vội lầm cho rằng ăn phẩn là nhân được sanh lên cõi Thiên, bèn bắt chước chó, xúm nhau cam tâm ăn phẩn. Họ không biết rằng ăn phẩn không phải là nhân được sanh lên cõi Thiên. Sở dĩ gà, chó được sanh lên cõi Thiên, chẳng qua vì do nhân phước nghiệp đã gieo trồng nhân sanh lên cõi Thiên sẵn có, nên được hưởng thọ quả báo an vui. Nay bạn bắt chước chó ăn phẩn thì thử hỏi có được lợi ích gì? Cũng như bò là loài ăn cỏ; nếu lầm cho ăn cỏ là nhân sanh lên cõi Thiên, rồi xúm nhau bắt chước bò ăn cỏ, uống nước lã, mong cầu sanh thiên, mà không biết rằng đó không phải là nhân sanh lên cõi Thiên. Nếu bạn bắt chước nó thì có lợi ích chi?
Ngoài ra, những hình thức hoặc thờ lửa, hớp gió, hoặc hút không khí, nuốt nước miếng, hoặc đứng co một chân, hoặc “ngũ nhiệt thiêu thân” (đem ngũ thể gieo vào lửa đốt), hoặc hành xác thân bằng những cách như nằm trên chông gai, hoặc để thân thể lõa lồ v.v... đều tự cho rằng tinh tấn hết khổ được vui. Thêm trong thời kỳ Mạt Pháp này, còn có những người chỉ uống nước không ăn gì, tự gọi là “gột rửa ngũ trược”. Hoặc nhịn đói bảy ngày vì cho rằng làm thế để thân tứ đại được không tịch. Hoặc mùa Đông cực lạnh chỉ ở trần, đi chân không; mùa Hạ cực nóng lại để tóc, mặc áo lạnh... làm như vậy và tự cho rằng không bị lạnh nóng xâm tổn. Những thứ tà kiến tự giữ cấm giới như vậy nếu không phải là ngu si thì cũng là dối gạt người.
Ngoài ra, còn có những người sanh các vọng chấp, trước tác những sách vở v.v... đều gọi là kinh luật tà kiến.
Như trên đã nói, nếu một Phật tử đã thọ theo tà pháp, hoặc đọa vào Nhị Thừa, hay theo ngoại đạo, nếu đối với tất cả giáo pháp của Phật tuyên thuyết đều bài bác, tức thuộc về tà kiến của ngoại đạo. Nếu chỉ bài bác Đại Thừa mà không chê bai pháp Tiểu Thừa thì thuộc về ác kiến của Nhị Thừa. Nếu theo giới bò, chó của ngoại đạo, hay Nhiếp Luật Nghi Giới của Nhị Thừa đều là trái với giới tánh Đại Thừa.
Ở đây xem giới pháp của Thanh Văn là tà giới, không phải khinh thường giới pháp Thanh Văn, cũng không phải nói giới pháp Thanh Văn không cần giữ gìn, mà chính vì sợ cho hành giả Bồ Tát thừa chỉ đi vào con đường tịch diệt của Thanh Văn, trái bỏ chánh tâm nhân địa diệu giới của mình đã bẩm thọ, mà bị mất cực quả thành Phật. Vì thế, bị Đức Phật quở trách là người ác kiến.
Thật ra, đối với Nhiếp Luật Nghi Giới của Thanh Văn, tất cả Phật tử, đặc biệt là hành giả Bồ Tát phải giữ gìn nghiêm cẩn. Vì chỉ có giữ gìn hết sức thanh tịnh Nhiếp Luật Nghi Giới để tự trang nghiêm thân tâm cho chính mình thì việc giáo hóa nhân quần mới được sự tín ngưỡng của quảng đại quần chúng trong xã hội.
Ngược lại, nếu không giữ gìn tinh nghiêm Nhiếp Luật Nghi Giới thì chính bản thân Bồ Tát có rất nhiều khuyết điểm, như vậy làm sao hóa độ chúng sanh tu học theo Phật pháp?
Nên kinh Địa Tạng Thập Luân nói: “Bồ Tát cần phải tu học trong Tam Thừa, không nên có tâm kiêu mạn, vọng xưng mình là Đại Thừa mà hủy báng pháp Thanh Văn, Duyên Giác. Trước kia, ta vì những người có căn khí Đại Thừa, muốn cho sự tu hành được kiên cố, nên mới nói như vầy: Chỉ cần tu theo Đại Thừa thì có thể được rốt ráo. Vì thế, lời nói hôm nay cùng với ngày xưa kia không trái nhau”.
Vì thế, nếu một vị Phật tử phát tâm xuất gia, học pháp Tiểu Thừa, thì phải giữ gìn giới Thanh Văn cho thanh tịnh. Ngay đến những người dù học pháp Đại Thừa, cũng phải giữ gìn y như vậy. Vì nếu khinh thường giới Thanh Văn và không đúng theo pháp giữ gìn, thì nên làm một hành giả Bồ Tát tại gia, không được phép cạo râu tóc, mặc áo ca-sa, hiện tướng xuất gia. Nếu không sẽ trở thành một tỳ kheo tặc trụ (kẻ giặc trong Phật pháp), tội ấy rất lớn.
Nên biết Thanh Văn là Trụ Trì Tăng Bảo của thế gian, không thể thiếu được, đồng với việc tán dương Đức Phật và việc trụ trì chánh pháp của Như Lai. Vì thế, giới hạnh thanh tịnh của chúng Tăng xuất gia rất quan hệ đến sự tồn vong của tiền đồ Phật pháp, nên không được mảy may xem thường.
Nếu không nghiêm trì giới Thanh Văn, chính là làm mất hẳn tư cách của Tăng Bảo. Tăng Bảo đã mất rồi thì Phật Bảo, Pháp Bảo cũng không thể tồn tại ở thế gian. Tam Bảo đã chìm đắm trong thế gian thì hàng nhân thiên sẽ mất hẳn chỗ nương tựa. Cõi thế gian sẽ trở thành cảnh như kinh Pháp Hoa nói: “Tam ác đạo dẫy đầy, chúng nhân thiên giảm thiểu”. Vấn đề này thật không phải nhỏ.
Nên trong kinh Niết Bàn dạy: “Ngũ Thiên, Thất Tụ đều là luật nghi của Bồ Tát xuất gia”. Tám muôn oai nghi trong kinh Phạm Võng này, thất chúng Phật tử đều cần, chúng sanh trong ngũ đạo đều thu nhiếp, không thể cho phép người phá giới hạnh xưng là Phật thừa.
Nhưng vì ngoài việc giữ gìn Nhiếp Luật Nghi Giới, đối với Nhiếp Thiện Pháp Giới và Nhiếp Chúng Sanh Giới cũng không được khinh thường, bỏ qua. Vì đây chính là giới pháp mà Bồ Tát có bổn phận phải giữ gìn. Nếu chỉ chuyên giữ gìn Nhiếp Luật Nghi Giới mà khinh thường Nhiếp Thiện Pháp Giới và Nhiếp Chúng Sanh Giới, thì đối với Bồ Tát giới sẽ có chỗ sai phạm. Kinh này dạy đối với Tam Tụ Tịnh Giới đều xem trọng, không được thiên về một phương diện nào.
Thất chúng Phật tử đều có thể thọ giới Bồ Tát, tức đều là Bồ Tát. Cho nên đối với giới điều ngăn cấm sự trái bỏ Đại Thừa này, tất cả thất chúng đều phải tuân giữ. Tuy nhiên, việc giữ gìn giới này có sự khác biệt hoàn toàn giữa các hành giả thuộc Tiểu Thừa và Đại Thừa.
Với hành giả Thanh Văn, những kinh luật Tiểu Thừa bắt buộc phải học tập. Vì phải học tập kinh điển ấy nên lẽ tất nhiên, không thể nói là vi phạm giới này. Nhưng nếu chấp theo ngoại đạo thì phạm tội trách tâm, nghĩa là tự trách mình tại sao lầm lẫn chấp trước theo pháp ngoại đạo như thế.
Nếu phát khởi tâm muốn đến chỗ ngoại đạo nghe pháp, thì cứ mỗi bước kết thành một tội và phải sám hối. Nghe ngoại đạo thuyết pháp, nhưng chưa thâm nhập lời nào vào tâm đã hối hận bỏ đi, không nghe tiếp thì được phép sám hối trừ tội, được tiếp tục ở chung với chúng tăng.
Nhưng nếu đã nghe phép ngoại đạo lại để thâm nhập vào tâm, và phụng hành theo, dù chỉ như nhổ một sợi tóc v.v... thì giới Tỳ Kheo bị mất, thành tội rất nặng. Trong hiện đời, không được liệt vào tăng số. Có thể nói là việc này hết sức nghiêm trọng.
Giới này chỉ ngăn cấm chứ không khai mở. Nếu một Phật tử đã phát Bồ Đề tâm, hành Bồ Tát đạo, cần phải trước sau như một, lấy Đại Thừa làm chỗ sùng thượng của mình, không được phép trái bỏ, không học tập, dù chỉ trong một phút giây ngắn ngủi.
Nếu trái bỏ tức thành một vị Bồ Tát bại hoại giới thể. Theo ý nghĩa này mà trong Du Già Bồ Tát giới bổn thuyết minh: “Nếu chư Bồ Tát an trụ Tịnh Giới Luật Nghi của Bồ Tát. Đối với Bồ Tát tạng khi chưa nghiên cứu tinh tường mà lại trái bỏ, chỉ chuyên học tập Thanh Văn tạng. Thế là có chỗ trái nghịch, nên phạm tội, nhưng không thuộc về tội nhiễm ô vi phạm”.
Vì Phật pháp Tiểu Thừa như những bậc thang dùng tiến đến Đại Thừa, nên đối với Bồ Tát, phải học rộng tất cả các pháp môn. Do đó, cần phải nghe, học và tu theo giáo pháp Thanh Văn. Vì vậy, Bồ Tát học tập Thanh Văn Tạng là điều hoàn toàn không sai lầm. Sai lầm ở chỗ nếu người ấy chỉ chuyên học tập theo Thanh Văn tạng và đối với Bồ Tát tạng của mình lẽ ra cần phải học tập, lại bỏ qua không chịu học, nên gây thành tội bỏ Đại Thừa học tập Tiểu Thừa. Nhưng vì chưa có tâm niệm quên hẳn Phật pháp nên không liệt vào tội nhiễm ô vi phạm.
Như trường hợp của ngài Thế Thân Bồ Tát, lúc mới xuất gia chỉ chuyên học tập theo Phật pháp Tiểu Thừa, và lấy việc hoằng dương Tiểu Thừa làm trách nhiệm của mình. Đối với Đại Thừa, chẳng những không có tín tâm học tập, còn trở lại cực lực bài xích. Về sau, được sự cảm hóa của anh ngài là Vô Trước Bồ Tát; bấy giờ, Thế Thân Bồ Tát mới biết lỗi của mình, Ngài định cắt bỏ lưỡi để sám hối. Vô Trước Bồ Tát biết rõ, bèn dạy rằng: “Trước kia em dùng lưỡi ấy hủy báng Đại Thừa tội ấy rất nặng. Giờ đây em hãy dùng lưỡi ấy để tán dương Phật pháp Đại Thừa thì có thể đem công chuộc tội, cần chi phải cắt lưỡi bỏ”.
Ngài nhận thấy lời dạy của anh mình rất đúng. Từ đó, phát nguyện bỏ Tiểu Thừa hướng về Đại Thừa, chuyên tâm hoằng truyền pháp Đại Thừa, lại còn trước tác một ngàn bộ luận để tán dương pháp Đại Thừa. Đây là một tấm gương rất tốt.
Học tập theo tà kiến ngoại đạo dĩ nhiên là không đúng, chẳng những kinh này, mà chính trong kinh Du Già Bồ Tát Giới Bổn cũng có nói như sau: “Nếu chư Bồ Tát an trụ Tịnh Giới Luật Nghi của Bồ Tát, nếu đối với giáo pháp trong Phật giáo chưa nghiên cứu tinh thông mà lại tinh cần học tập lý luận của ngoại đạo cùng những sách vở của thế gian. Vị Bồ Tát này vì hành động có chỗ trái ngược với giáo pháp nên phạm tội nhiễm ô trái phạm”.
Nếu Bồ Tát muốn cải chánh tư tưởng, sai lầm của ngoại đạo mà dựng cao pháp tràng chánh pháp của Như Lai nên phải tinh cần học tập kinh luật của ngoại đạo, thì đối với giới Bồ Tát không trái phạm. Trường hợp này trong kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Vì duyên cớ phá tà kiến, vì muốn biết rõ ngoại điển là hư vọng, Phật pháp là chân thật, vì muốn biết việc đời để không bị thế nhân khinh chê, nên Bồ Tát đọc tụng văn từ và các thứ sách vở chú thích của thế điển hay ngoại đạo thì không phạm giới”.
Đây gọi là chỗ “biết mình rồi phải biết người”, là phương tiện tối thắng hoằng dương Phật pháp. Nếu quả thật như vậy thì có thể mỗi ngày dùng hai phần thời gian chuyên tu học Phật pháp, một phần thời gian đọc sách vở ngoại đạo hay thế tục cũng không quan hệ gì. Đây là vì muốn lợi ích cho ngoại đạo và thế nhân, chớ không phải có tâm ưa thích theo pháp ngoại đạo thế gian.
Nhưng khi học tập sách vở ngoại đạo thế gian, nếu bị mê hoặc mà sanh tâm ưa thích và cho rằng những lý luận, sách vở của thế gian hay ngoại đạo cũng đúng, tức là vi phạm giới điều này.
-----------------------------
09. Bất Khán Bệnh Giới (Giới Không Khám Bệnh)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.9. BẤT KHÁN BỆNH GIỚI
(giới không khám bệnh)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử kiến nhất thiết tật bệnh nhân” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử thấy tất cả người bị tật bệnh, phải tận tâm như cúng dường Phật. Trong tám phước điền, khám bệnh là phước điền thứ nhất. Nếu như cha mẹ, sư tăng cùng đệ tử có bệnh, có tật, trăm thứ bệnh khổ, đều nên chăm sóc cho được lành mạnh. Nếu Phật tử vì lòng giận hờn, không chăm nuôi, nhẫn đến thấy trong tăng phường, thành ấp, hoặc nơi núi rừng, đồng nội, đường sá, có người tật bệnh mà không lo cứu tế, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Bệnh là một đại thống khổ của nhân sanh, tất cả mọi người không ai tránh khỏi. Khi cơ thể của bạn còn khang kiện, bạn không hiểu được nỗi khổ của bệnh hoạn. Khi bạn có bệnh, bạn mới biết bệnh thật vô cùng khó chịu, nên cổ đức có nói:
Bệnh hậu phương tri sanh tử khổ,
Nhàn thời đa vụ thị nhân mang.
Dịch:
Sau cơn bệnh mới biết sanh tử là khổ,
Lúc rảnh rỗi thường bận rộn lo việc người.
Đây là quan niệm mà tất cả mọi người thông thường đều có. Mọi người trên thế gian, suốt ngày đều quanh quẩn trong vòng bôn Nam, tẩu Bắc, chịu không biết bao nhiêu đắng cay, nhọc nhằn. Bận rộn cực khổ như thế chẳng biết để làm gì? Tuy vậy, mọi người đều ưa thích ở trong sự bận rộn ấy, không nhàm chán. Đặc biệt ở vào thời đại công nghiệp và xã hội công nghiệp này, mọi người không phân biệt già trẻ, nam nữ, mọi giai cấp, cả Tăng lẫn tục, lúc nào cũng khẩn trương, bận rộn muôn phần.
Nhưng khi bị ma bệnh đến buộc ràng, nhiễu hại, nếu lâm bệnh nặng mới biết không phải là một việc đơn giản. Bấy giờ mới hiểu ra thân người này là một thứ mong manh, sanh rồi già, bệnh, chết, thật là đại thống khổ!
Khi bị bệnh, dù có sự giác ngộ như vậy, nhưng sự giác ngộ ấy khác nào hoa Ưu Đàm một lần xuất hiện mà thôi (Ưu Đàm là loại hoa ba mươi thế kỷ mới có một lần, dùng ám chỉ sự giác ngộ của nhân sanh rất hiếm). Khi đã được lành bệnh rồi, bao nhiêu thống khổ trong cơn bệnh hoạn đều quên sạch, rồi lại vẫn tiếp tục dấn bước vào lữ trình rộn rịp của nhân sanh, cực khổ đua chen không ngừng dứt.
Nếu có người hỏi tại sao phải bận rộn như vậy? Thì chính người bận rộn ấy cũng không thể trả lời nguyên nhân vì sao. Chỉ có thể bảo cuộc đời hầu như không bận rộn thì không được, và phải bận rộn mãi đến khi ngã bệnh nằm xuống cũng không sanh một niệm hối tiếc (1).
Bệnh là một điều hết sức đau khổ. Thân thể bình nhật khỏe mạnh, rắn chắc, da thịt hồng hào, tươi đẹp. Khi bệnh hoạn trở nên gầy còm, ốm yếu, vàng úa, xanh xao, lại thêm nỗi lo buồn sợ hãi trăm bề. Nếu lâm bệnh nặng, thậm chí không thể ngồi dậy nổi thì sự đau khổ không thể đo lường. Lúc cơ thể còn mạnh khỏe, muốn ăn thứ gì đều có thể thọ dụng theo ý muốn. Đến khi bị bệnh, dù những thứ bình thường bạn rất ưa thích, nếu y sĩ bảo cữ, bạn cũng không được ăn. Trái lại, những thứ bạn hoàn toàn không ưa thích, nhưng đến lúc cần thiết, bạn cũng phải bị bắt buộc, cưỡng ép thọ dụng. Đó chỉ là nói về những bệnh khổ thông thường.
Hiện nay y học ngoại khoa tiến bộ, lối trị bệnh theo thủ thuật giải phẫu rất thông dụng. Nếu bạn mang phải chứng bệnh cần phải giải phẫu thì lúc lên bàn mổ, phải chịu cắt xẻ đau đớn. Vì thế, kinh Quảng Đại Du Hý đối với vấn đề bệnh khổ có một đoạn kệ mô tả hết sức sống động:
Bệnh nhiều trăm nỗi khổ đau,
Khác chi hươu nọ bị bao người tầm,
Chúng sinh thống khổ thương tâm,
Nên quán bệnh, lão hại xâm thân hình.
Nguyện cầu Phật cứu sinh linh,
Chỉ mau phương thuốc bệnh tình dứt an.
Cuối Đông, sương tuyết ngập tràn,
Mưa to, gió lớn, muôn ngàn hiểm nguy.
Lâm sơn, thảo mộc tàn suy,
Còn đâu bao vẻ quang huy rỡ ràng.
Chúng sinh bệnh khổ khóc than,
Xuân xanh dũng lực tiêu tan chẳng còn,
Bạc tiền, của cải cạn mòn,
Kho tàng, lúa thóc đâu còn mãn sung.
Bệnh hành sinh chúng chẳng dung,
Sân ái tổn não, nấu nung tâm hồn.
Khác chi nắng Hạ đổ dồn,
Đốt thiêu khắp chốn, khổ đau muôn phần.
Ở đời có rất nhiều người xan lẫn, lúc bình thường một đồng cũng không xả, một sợi lông trong thân không dễ cho ai nhổ. Khi cho ai một đồng khác nào cắt thịt trên thân họ. Nhưng khi bệnh cần điều trị cho thân khỏe mạnh lại, thì không tiếc phải hy sinh vàng bạc, thậm chí bao nhiêu tiền của, vườn ruộng cũng đều tiêu tan hết sạch. Vì vậy, khi bệnh khổ đến hoành hoành thật là một nỗi thống khổ rất lớn lao!
Trong Du Già Luận giả lập lời vấn đáp như sau:
“Bồ Tát lấy chi làm tự thể?
- Lấy Đại Bi làm thể!”
Đại Bi là tự thể của Bồ Tát, cứu khổ là diệu dụng của Bồ Tát. Vì thế nếu khi thấy có người bị bệnh, tất phải lo săn sóc, cứu chữa hết lòng. Nếu không thực hành như vậy thì không đủ tư cách để gọi là Bồ Tát. Lại nữa, nhờ sự săn sóc cứu giúp của bạn, bệnh nhân được lành mạnh, khôi phục thân thể được khang kiện. Thế là bạn đã cứu một sinh mạng. Công đức ân huệ này lớn biết bao! Vì thế, săn sóc bệnh nhân trong cơn bệnh khổ là viẹc vô cùng quan trọng của Bồ Tát, tuyệt đối không nên khinh thường, bỏ qua.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Là một Phật tử thọ Bồ Tát giới, khi thấy cả những người bệnh tật phải nên cúng dường, cúng dường đúng mức như Phật không khác!”
“Tất cả người bệnh tật” là nói tổng quát từ trên xuống dưới:
- Trên chỉ cho cha mẹ, sư trưởng.
- Giữa chỉ cho anh em và trong lục thân.
- Dưới chỉ cho con cái và đồ chúng.
- Bên ngoài chỉ cho những kẻ oan gia đối đầu và không luận là có quan hệ với mình hay không.
Săn sóc điều trị bệnh nhân vì sao cần phải hành động như cúng dường Đức Phật không khác?
Nên biết Đức Phật lấy thân của tất cả chúng sanh làm thân, lấy bệnh của tất cả chúng sanh làm bệnh của Phật. Vì thế, bổn phận Phật tử thấy những người tật bệnh phải lo cung cấp tất cả mọi việc cũng như cúng dường Đức Phật, không được giải đãi hay vô lễ mảy may.
Trong luật Thanh Văn, Phật bảo chư tỳ kheo rằng: “Nếu có người nào muốn cúng dường ta, cần phải cúng dường bệnh nhân”.
Bệnh nhân lúc bị bệnh khổ buộc ràng, hành hạ, hết sức buồn rầu, đau khổ. Vì thế, nếu có người lo lắng mọi việc, cung cấp không thiếu thốn, khiến bệnh nhân không cảm thấy buồn khổ vì bệnh mà không có thuốc men, không người giúp đỡ thì công đức ấy thù thắng như công đức cúng dường Phật.
Nên kinh dạy: “Khi thấy tất cả người tật bệnh nên cúng dường như cúng dường Phật không khác”.
Cúng dường bệnh nhân như cúng dường Phật, lại còn “trong tám phước điền thì khám bệnh là phước điền thứ nhất”.
Luận về tám loại phước điền, có ba thuyết hơi khác nhau như sau:
Thuyết thứ nhất:
- Đào giếng ích lợi cho người.
- Bắc cầu nối liền đường sá.
- San bằng phẳng những đường gập ghềnh.
- Hiếu thuận cha mẹ.
- Cúng dường sa-môn.
- Cúng dường bệnh nhân.
- Cứu tế người bị nguy nạn, khổ ách.
- Thiết lập Vô Giá đại hội (1)
(Vô Giá là khoan dung tất cả, không ngăn cấm. Tiếng Phạn gọi là Bát Xà Vu Sắc. Là pháp hội dùng tâm bình đẳng thực hiện tài thí, pháp thí với tất cả thánh hiền, đạo, tục, sang hèn, trên dưới v.v...Ấn Độ thường có phong tục thực hành hội này. Ở Trung Hoa, triều nhà Lương, vua Võ Đế niên hiệu Đại Thông năm thứ nhất, bắt đầu thực hành và nhân dân bắt chước làm theo. Chúng ta có thể xem rõ trong bộ Phật Tổ Thống Kỷ. Trong Đại Trí Độ Luận, quyển 2 nói: “Sau khi Phật diệt độ 1000 năm, vua A Du Ca thiết lập Nhã Xà Vu Sắc đại hội”)
Thuyết thứ hai:
- Cúng dường Phật.
- Cúng dường Pháp.
- Cúng dường Tăng.
- Cúng dường cha mẹ.
- Cúng dường sư tăng.
- Cúng dường người bần cùng.
- Cúng dường bệnh nhân.
- Ra cơm bố thí cho súc sanh.
Hai thuyết phước điền trên chưa thấy rõ trong kinh nào, nhưng đều có đề cập đến cúng dường bệnh nhân và thấy rõ phước đức săn sóc, cúng dường bệnh nhân rất lớn.
Thuyết thứ ba (trong kinh thường đề cập):
Cúng dường chư Phật, thánh nhân, cha, mẹ, hòa thượng, a xà lê, chúng tăng, bệnh nhân.
Tám loại trên vì sao gọi là phước điền?
Vì nhờ đó mà được lợi ích thù thắng nên gọi Phước. Phước lợi này từ nơi chư Phật v.v... mà sanh trưởng cho nên gọi là Điền.
Trong ấy, chư Phật, thánh nhân, chúng tăng gọi là “kính điền”. Hành giả đối với các Ngài phải khởi tâm cung kính cùng cực.
Hòa Thượng, A Xà Lê, cha mẹ là “ân điền”. Hành giả nên sanh tâm hiếu thuận tột bực.
Còn bệnh nhân là “bi điền”. Hành giả đối với bệnh nhân phải khởi tâm Từ Bi rộng lớn.
Trong ba tâm, Từ tâm là hơn hết. Trong tám phước điền, Bi điền là phước đệ nhất.
Vì nhân cứu giúp người bệnh khổ sẽ hưởng thọ quả báo được an vui, nên người khán bệnh được phước bậc nhất.
Phật là bậc trời trong cõi trời, bậc thánh trong các thánh, giác đạo viên mãn, địa vị đã đến cực quả, nên cung kính, cúng dường sẽ được phước rất lớn. Vì nếu nói về bất cứ phương diện nào, Phật là bậc đầy đủ vô lượng vô biên công đức, siêu việt hơn tất cả mọi thường nhân. Tất cả nhân thiên đều cúng dường Phật, nên chúng ta cung kính cúng dường ngài là lẽ đương nhiên, ai cũng đều thừa nhận.
Còn bệnh nhân nhất là những người không quan hệ với mình, nếu chúng ta cung cấp cúng dường thuốc men cho họ, nói rằng có phước đức rất lớn. Điều ấy không ai phủ nhận, vì là việc làm lợi người. Nhưng nếu nói là phước đức bực nhứt thì không khỏi khiến người có chỗ nghi ngờ. Nhưng đứng về phương diện chúng sanh mà nói, tất cả sự đau khổ, không có sự đau khổ nào bằng cái khổ của bệnh nhân phải cảm thọ. Đó là thứ đau khổ lớn nhất.
Vì thế, săn sóc, cúng dường cho bệnh nhân thì phước đức có được đương nhiên cũng không có phước đức nào hơn. Vì thế nên gọi là phước điền bậc nhất. Lại nữa, chính kim khẩu của Thế Tôn dạy chúng ta rằng: “Sau khi Ta diệt độ, đệ tử của Ta phải cúng dường cho các bệnh nhân tử tế”. Thế nên, phước điền khán bệnh đương nhiên là phước điền bực nhất không nên xem thường.
Khán bệnh đã là phước điền thù thắng tột bực. Nên là một Phật tử, nếu thấy cha mẹ, sư tăng cùng đệ tử có tật bệnh, hoặc những người các căn không đủ, hay bị “trăm thứ bệnh làm khổ não” đều phải theo đúng pháp cúng dường những bệnh nhân ấy, khiến cho bệnh tật của họ được chóng lành mạnh.
- Cha mẹ là người sanh thành dưỡng dục chúng ta.
- Sư trưởng là người dạy dỗ, dẫn dắt chúng ta.
- Tăng là người trụ trì chánh pháp của Như Lai, tuyên dương đạo pháp lợi ích quần sanh.
- Đệ tử là những người theo chúng ta tu học, quan hệ với chúng ta hết sức mật thiết.
Dù bất cứ người nào trong số các người nói trên bị tật bịnh, chúng ta cần phải hết lòng chăm nom giúp đỡ, giúp các bệnh nhân an tâm dưỡng bệnh và mau chóng phục hồi sức khỏe như trước. Với tình cha con, mẹ con, có sự quan hệ huyết nhục, nên khi hoạn nạn, săn sóc cho nhau là điều dĩ nhiên. Còn như tình sư đệ, nhất là trong đạo nghĩa thầy trò xuất gia, khi có tật bệnh, cần phải săn sóc cho nhau là một vấn đề trọng yếu hơn hết.
Trong luật Phật, Ngài từng chỉ dạy: “Đệ tử đối với Hòa Thượng phải tưởng như cha mình. Hòa Thượng đối với đệ tử tưởng như con mình. Cần phải lo lắng giúp đỡ cho nhau để được an tâm hành đạo, khiến cho chánh pháp được cửu trụ trong thế gian thì sự lợi ích càng thêm rộng lớn”.
Đối với người xuất gia, không có điều gì khẩn yếu lắm, duy có điều đáng sợ nhất chính là bệnh. Khi bệnh mà không ai chăm sóc, chiếu cố, thật khổ vô cùng! Đức Phật đại từ bi biết rõ việc ấy, nên đặc biệt dạy giữa tình sư đệ nên săn sóc, lo lắng bệnh tật cho nhau, không được bỏ qua.
Trường hợp “các căn không đủ” là sáu căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý có chỗ thiếu sót, tàn tật. “Trăm thứ bệnh khổ não” là nói thân này do tứ đại hợp thành. Vì vậy thân này có 404 thứ bệnh. Bốn đại không điều hòa thì 404 thứ bệnh phát sanh. Bất cứ phát sanh một bệnh nào đều đau khổ vô cùng. Vì bệnh khổ làm não loạn tâm thần, khiến cho thân tâm không thể an vui, nên nói là “trăm thứ bệnh khổ não”. Điều này chỉ những người đã bị bệnh mới có thể cảm thông được một cách sâu xa.
Vì vậy, Bồ Tát lấy đại bi làm thể, khi thấy người bệnh phải tùy sức, tùy phần, cung cấp cúng dường các thức uống ăn, y phục, đồ nằm, thuốc men v.v... Nếu mình không đủ sức làm được phải tìm cách vận động, xin cứu trợ cho các bệnh nhân, không được bỏ phế nửa chừng, để cho bệnh nhân cảm thấy trong lúc nằm trên giường bệnh không một ai hỏi đến. Như cảnh trạng thế gian thường nói: “Đau lâu ngày không có hiếu tử”. Hoặc bỏ mặc kệ bệnh nhân rên rỉ trên giường bệnh, chịu bao nhiêu thống khổ, cầu sống không được, muốn chết cũng khó.
Trong kinh nói chúng sanh sở dĩ bị bệnh, phần nhiều do nghiệp sát sanh chiêu cảm. Ngoài ra, còn có nhân duyên đặc biệt chiêu cảm bệnh hoạn như có tâm khinh mạn cha mẹ, sư tăng. trường hợp tôn giả Xá Lợi Phất là người nhiều bệnh nhất trong hàng đệ tử của Phật.
Có người bạch hỏi Phật tại sao tôn giả nhiều bệnh như vậy?
Phật dạy đó là do trong nhiều kiếp quá khứ thường có tâm khinh mạn sư trưởng, cha mẹ, mà phải chiêu cảm bệnh khổ như vậy. Vì thế, người Phật tử đối với sư tăng, cha mẹ phải đặc biệt tôn kính, cúng dường. Khi các ngài bị bệnh tật, phải tận tâm săn sóc chăm nom.
Kinh văn nói cha mẹ, sư tăng là nêu lên những vị thân thiết, quan trọng; nhưng thật ra, trên từ cha mẹ, dưới đến con trai, con gái, đồ chúng, giữa là anh em, lục thân, bên ngoài là oan gia, cừu địch v.v... phàm tất cả người bệnh tật đều phải cung kính, cúng dường thuốc men, mọi việc không được thiếu thốn, cho đến lúc họ được lành mạnh hoặc cho đến lúc nếu họ bất hạnh, qua đời mới thôi.
Làm một vị Bồ Tát khi thấy cha mẹ, sư tăng, cùng tất cả chúng sanh bị các thứ tật bệnh xâm nhập nặng nề, thân nằm trên giường bệnh rên xiết, không thể cử động. Đáng lẽ chính mình phải đích thân an ủi hỏi han, cung cấp mọi thứ cần thiết như thuốc men v.v... không phân biệt người thân hay sơ, để diệt trừ bệnh khổ cho các bệnh nhân. Nhưng Phật tử này nếu chẳng những không phát tâm từ bi thực hành như vậy, lại còn khởi tâm giận hờn, chán ghét, không chịu săn sóc người bệnh, không đi thăm viếng, đã là một việc không nên, huống chi lại còn sanh tâm hờn giận!
Nguyên nhân hoặc là do những lúc bình thường, cha mẹ, sư trưởng giáo huấn đệ tử nghiêm khắc, rầy la quá nhiều, hoặc đệ tử lúc bình thường đối với sư trưởng ngỗ nghịch, khinh mạn. Hoặc vì bệnh hoạn bức ngặt nên bệnh nhân cằn nhằn, cầu xin thứ nọ, thứ kia v.v... Do đó mới khởi tâm giận hờn không chịu chăm sóc. Nếu có tâm niệm và hành vi như thế thì không phải là tư cách của một vị Bồ Tát có đủ tâm từ bi. Đối với cha mẹ, sư tăng, chẳng những tuyệt đối không được đối xử như vậy mà ngay đến những nơi như chùa tăng, thành ấp, đồng nội, núi rừng, đường sá, nếu thấy có người bệnh mà không lo cứu giúp cũng đều phạm khinh cấu tội.
- Chùa tăng ở đây chỉ nơi ở của sư tăng, đệ tử bị bệnh.
- Thành ấp là chỉ chỗ ở cha mẹ v.v... bị bệnh.
- Đồng nội là chỉ chung các nơi có người bệnh.
Tóm lại:
Bất cứ ở trong hay ngoài, nơi nào thấy có người bệnh đều phải mau đến nơi ấy để săn sóc. Hoặc tự mình cung cấp mọi phương tiện cần thiết cho bệnh nhân. Nếu không đủ khả năng thì phải nhờ người khác giúp đỡ, cung cấp cho bệnh nhân. Như thế mới đúng là một Phật tử có đủ tâm từ bi.
Nếu như không có tâm từ bi, thấy người bệnh mà bỏ qua là trái với tâm hạnh từ bi của Bồ Tát, nên cuối cùng trong kinh dạy: “Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Kinh Ngũ Bách Vấn nói: “Nếu Phật tử lúc đi đường trông thấy bệnh nhân mà không lưu tâm đi đến chăm sóc, không tìm những phương tiện giúp đỡ, không nhờ cậy, dặn dò người khác giúp đỡ lại bỏ đi, Phật tử này đắc tội”.
Đối với người bệnh ở nơi đường sá, đồng nội còn phải tận tâm cứu giúp, huống chi cha mẹ, sư tăng, đệ tử của mình có bệnh, đương nhiên càng phải tận tâm cung cấp, cúng dường, săn sóc chu đáo. Nếu không hành như thế thì không thể tránh khỏi tội lỗi.
Trong Luật có nói rõ: Khi Đức Phật còn tại thế, có một vì tỳ kheo mắc bệnh mà không ai chăm sóc thuốc men, cơm cháo. Vì thế thân thể cùng phòng ở của Thầy vô cùng dơ bẩn. Khi Phật đi tuần hành xem xét tăng phòng, thấy cảnh tượng này, Ngài liền lo tắm rửa, thay y phục sạch sẽ cho vị tỳ kheo, kế đó, lại lau chùi đồ đại tiện, tiểu tiện, quét dọn phòng nhà, sau cùng dìu đỡ cho vị tỳ kheo nằm an nghỉ.
Đức Phật vì thấy người lúc bị bệnh mà không ai săn sóc rất buồn thảm, đau khổ, nên Ngài đặc biệt chế lập một điều học xứ như sau: “Từ nay về sau, trong tăng chúng phải chăm sóc tỳ kheo bị bệnh, cần phải cử người khán bệnh. Nếu người nào muốn cúng dường cho ta, hãy nên cúng dường cho bệnh nhân. Cần phải điều trị thuốc men, chọn đồ ăn thức uống cho phù hợp với bệnh tình, săn sóc giúp đỡ bệnh nhân cho đến lúc lành mạnh. Nếu không thực hành như thế, bệnh nhân sẽ phải chết. Nếu thực hành được tức là bố thí thân mạng, sẽ được công đức rất lớn”.
Theo điều học xứ Đức Phật chế định trên, thì Bồ Tát chẳng những lấy việc cứu độ chúng sanh làm nhiệm vụ, lại còn phải cứu tế tất cả bệnh nhân. Đối với những tỳ kheo sống chung trong một tăng đoàn, khi bệnh phải lo điều trị thuốc men, cung cấp nhu dụng và săn sóc chu đáo.
Vì chúng xuất gia đã xa lìa cha mẹ, gia đình, khi bệnh hoạn nếu không nương nhờ sự săn sóc, lo lắng, điều trị thuốc men của bạn đồng học, đồng tu thì biết nương nhờ ai? Biết nhờ ai cung cấp cho mọi nhu dụng cần thiết?
Đức Phật vì thầy tỳ kheo bị bệnh, tắm rửa, giặt giũ, dọn dẹp phòng xá. Việc làm đó là một tấm gương tốt cho chúng ta noi theo.
Bên Trung Hoa cũng có những vị cao tăng tận tâm cứu tế bệnh như trong câu chuyện sau đây:
Triều nhà Đường có vị thiền sư hiệu Tứ Nham, cư trú tại núi Thạch Đầu, tức Nam Kinh bây giờ. Ngài lập một dịch lệ nhân xá, chuyên nhận những người bị bệnh dịch lệ (thổ tả), bệnh ác sang (ghẻ dữ), bệnh cùi... Ngoài việc tận tâm chăm sóc cho bệnh nhân, Thiền Sư còn dành thì giờ giảng nói chút ít Phật pháp để an ủi bệnh nhân, giúp họ phát khởi thiện niệm hướng về ngôi Tam Bảo tu hành, hầu mong khi bỏ thân bệnh khổ, được vãng sanh về Tây Phương Tịnh Độ.
Gặp những bệnh nhân máu mủ chảy tràn lan, thiền sư lo giặt giũ, rửa sạch máu mủ dơ bẩn ấy. Còn khi gặp bệnh nhân máu mủ không lưu xuất được, đau nhức rên la, Thiền Sư dùng miệng hút máu mủ, dùng lưỡi liếm cho bệnh nhân. Sự chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân của thiền sư có thể nói thật là đem hết tâm từ bi và thân lực của ngài để phục vụ.
Đến niên hiệu Vĩnh Huy nhà Đường, Thiền Sư viên tịch tại Dịch Lệ Nhân Xá mà ngài đã lập. Thân thể ngài chẳng những hoàn toàn không bị truyền nhiễm, mà lúc viên tịch, dung mạo vẫn tươi đẹp như lúc còn sống, không chút thay đổi. Thi hài của Thiền Sư để hơn mười ngày, tỏa hương thơm ngào ngạt lạ lùng. Điều này cho thấy công đức chiếu cố, săn sóc cho bệnh nhân hoàn toàn không uổng phí!
Một câu chuyện khác:
Triều nhà Đường có có thiền sư hiệu Trí Khoan là một cao tăng nổi tiếng từ bi. Lúc bấy giờ, đối với bất cứ người nào, ngài cũng dùng tâm từ bi nhu hòa đối xử, nhất là đối với bệnh nhân. Thái độ từ bi của Ngài đến mức tuyệt đỉnh.
Khi có người bệnh, Ngài hoan hỷ săn sóc, chăm nuôi, không phân biệt tăng, tục, thân, sơ, không kể đường sá xa gần, chỉ cần biết bệnh nhân không người chăm sóc giúp đỡ là thiền sư dùng xe ngựa chở bệnh nhân về phòng mình. Tự tay săn sóc mọi việc không kể ngày đêm, cũng không nhờ người khác phụ giúp. Gặp bệnh nhân bị ung thư, máu mủ ứ đọng bên trong, không lưu xuất được, làm đau nhức rên la, Ngài dùng miệng mình hút máu mủ ra. Vì thế, nhiều bệnh nhơn được lành bệnh.
Chăm lo săn sóc bệnh nhân đến mức độ như vậy, có thể nói là Ngài đã hoàn toàn quên đi bản thân của mình, chỉ nhất tâm, nhất ý lo phục vụ cho bệnh nhân. Thật vĩ đại và cao thượng biết bao!
Kết thành tội Bất Khán Bệnh Giới này cũng cần hội đủ bốn duyên như sau:
1. Có bệnh: trường hợp cha mẹ, sư tăng, và tất cả mọi người quả thật bị bệnh.
2. Tưởng có bệnh: thân tâm của bạn xác nhận người kia có bệnh.
3. Không tâm khán bệnh: Biết rõ người kia có bệnh, nhưng trong thâm tâm bạn khởi ý không chịu đi trị bệnh, vì hai nguyên do:
- Do tâm chán ghét hay sân hận người bệnh, không chịu đi khán bệnh cho họ. Đó là do phiền não trong lòng sai khiến, nên thuộc về tội nhiễm ô trái phạm.
- Do tánh lười biếng giải đãi mà không chịu đi khán bệnh cho người, thuộc về tội chẳng phải nhiễm ô trái phạm.
3.Nên đi khán bệnh mà không khán bệnh: nghĩa là đối với tất cả bệnh nhân, chí thân như cha mẹ, sư tăng, hay những người không quen biết khi nghe họ bị bệnh, đều phải lo đi săn sóc, giúp đỡ, nhưng trái lại không chịu đi khán bệnh cho người. Tùy trường hợp, nhưng đều kết thành tội khinh cấu.
Tuy nhiên cũng có trường hợp không đi khán bệnh mà không phạm tội như:
- Chính bản thân mình có bệnh, hoặc không có khí lực để đi khán bệnh.
- Hoặc nhằm lúc tinh cần tu tập thiện pháp quảng đại vô thượng thù thắng.
- Hoặc trước đó đã hứa cung cấp, săn sóc cho những bệnh nhân khác nên đối với những bệnh nhân đến sau không thể chăm sóc, lo lắng thuốc men.
Những trường hợp này không trái phạm giới.
Đối với giới khán bệnh này muốn phán định là phạm hay không phạm, cần phải xem xét tình hình cụ thể lúc bấy giờ mới có thể kết luận.
Giới này tất cả thất chúng Phật tử đều vâng giữ, nhưng giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa vẫn có chỗ bất đồng:
- Hành giả Tiểu Thừa chỉ bắt buộc đối với tăng, ni, sư đồng sống chung trong một chùa, một phòng mới có bổn phận khán bịnh cho nhau. Ngoài ra, những bệnh nhân không quan hệ, không đi thăm viếng, săn sóc, an ủi, không nằm trong phạm vi của giới này.
- Hành giả Đại Thừa Bồ Tát thệ nguyện lấy tất cả chúng sanh làm đối tượng cứu tế nên bất luận thân nhân có quan hệ hay người dưng không quan hệ. Khi hay tin có người bệnh, phải gấp rút đi lo lắng, săn sóc giúp đỡ mọi mặt. Nếu làm lơ, giả như không nghe, không biết, không săn sóc, an ủi, hỏi han, cứu giúp bệnh khổ cho người, thì thử hỏi tâm từ bi của Bồ Tát ở chỗ nào?
Phụ chú:
(1) Đến đây, dịch giả bỗng nhớ cách đây gần bốn mươi năm dịch giả có đọc quyển sử học Việt Nam và nhớ rõ một bài thơ của các cụ xưa như sau:
Vất vất, vơ vơ cũng nực cười,
Chăm chăm chút chút có hơn ai,
Nay còn chị chị, anh anh đó.
Mai đã ông ông, mụ mụ rồi.
Chi bằng láo láo, lơ lơ vậy.
Ngủ ngủ, ăn ăn nói chuyện chơi.
Dịch giả còn nhớ theo bài thơ trên, tác giả bộ sách văn học sử Việt Nam phê bình rằng: Bài thơ quá phóng túng mang lý tưởng Nho giáo, chứ Phật giáo không bao giờ có phong cách như vậy.
Vì Phật giáo bao giờ cũng giác ngộ thân là vô thường, đời là mộng huyễn, nên luôn chuyên cần tu tập các pháp lành, không để luống qua tấc bóng vàng ngọc.
Còn các cụ Nho chỉ nhận thân người là ảo ảnh nên chi bằng gác bỏ lợi danh, uống rượu, ngâm thơ vui thú qua ngày.
Sở dĩ dịch giả ghi lại bài thơ này cốt ý muốn quý đại sĩ nhận chân thân này là gốc khổ đau, mà cũng là một vật mong manh vô cùng, nên vất bỏ tất cả thế sự, cố gắng học tập giáo pháp Đại Thừa, giữ gìn giới hạnh cho tinh nghiêm, nhứt tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thế giới, để hoàn thành bổn nguyện của một đại sĩ nhập thế độ sanh.
Nói là vất bỏ tất cả việc đời, nhưng không phải là không lo nghĩ đến đời sống tạm, nhưng phải nhận chân đó chỉ là việc phụ mà thôi.
-----------------------------
10. Súc Sát Sanh Cụ Giới (Giới Chứa Khí Cụ Sát Sanh)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.10. SÚC SÁT SANH CỤ GIỚI
(giới chứa khí cụ sát sanh)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử bất đắc súc nhất thiết đao trượng...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử thì không được cất chứa những binh khí như đao, gậy, cung tên, búa, giáo v.v... là Phật tử, dầu cho đến cha mẹ bị người giết, còn không nên báo thù, huống lại là đi giết hại tất cả chúng sanh! Không được cất chứa những khí cụ sát sanh! Nếu cố chất chứa, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Mười giới như thế cần nên học và kính trọng phụng trì, Trong phẩm Lục Độ phía sau có giảng rộng.
Lời giảng:
“Không khán bịnh” là lỗi không cứu tế sanh mạng, “cất chứa khí cụ sát sanh” là lỗi muốn giết hại sanh mạng chúng sanh. Hai việc ấy đều trái với tâm từ bi của Bồ Tát.
Đứng trên lập trường lợi tế chúng sanh, một vị Bồ Tát đáng lý ra, cần phải chứa nhóm thật nhiều pháp tài để cho chúng sanh được lợi lạc trong Phật pháp. Hiện tại nếu chẳng thực hành như thế, mà trái lại còn cất chứa khí cụ làm thương tổn sanh mạng chúng sanh, thì đâu phải là hành vi cần có của một vị Bồ Tát?
Vì muốn phòng ngừa những việc làm trái với tâm Từ Bi lợi tế của Bồ Tát nên Đức Phật đặc biệt chế lập giới “không được cất chứa khí cụ sát sanh” này. Sở dĩ Đức Phật không cho hành giả cất chứa những khí cụ sát sanh cốt là để trưởng dưỡng tâm Từ Bi của Bồ Tát. Không cho nội tâm của Bồ Tát bắt đầu manh nha khởi một niệm sát sanh. Manh nha động cơ sát nghiệp hãy còn không được, huống chi là làm việc sát sanh.
Vì chúng sanh vốn có thói quen hay cất chứa. Nếu chứa khí cụ sát sanh thì ngày nay trông thấy nó, ngày mai trông thấy nó. Như thế, cứ mỗi ngày huân tập dần dần, sẽ có lúc tự nhiên muốn dùng đến nó để làm tổn hại sanh mạng chúng sanh, tạo ra nhiều tội ác.
Để ngăn chặn những việc từ tiểu sự đi lần đến đại sự, biện pháp tốt nhất là không được cất chứa những thứ ấy, không được thường nhìn thấy chúng, mới có thể xa lìa ác sự mà thành tựu thiện sự. Những vũ khí sát hại của thời hiện tại nếu đem so sánh với thời quá khứ thì nhiều không biết gấp mấy lần. Là người Phật tử càng không nên cất chứa vũ khí. Nếu cất chứa vũ khí, đưa đến việc tổn hại sanh mạng chúng sanh thì tội lỗi này rất lớn.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu làm một vị Phật tử, thọ Bồ Tát giới, tuyệt đối không được cất chứa tất cả khí cụ chiến đấu như cung, tên, trượng, mâu, búa v.v... và những đồ sát sanh như lưới rập, bẫy v.v... Tất cả những thứ ấy đều không được cất chứa”.
Đao là để cắt chặt, trượng dùng để đánh đập. Cung dùng để bắn tên. Mâu dùng để đâm. Búa để chém chặt. Thời xưa chỉ có những vũ khí trên để chiến đấu nên gọi là khí cụ chiến đấu. Lưới, chài, bẫy, rập dùng dây hoặc nhợ thắt, để bắt chim, bắt cá. Không được cất chứa vũ khí chiến đấu vì làm tổn hại tánh mạng của con người. Không được cất chứa khí cụ sát sanh vì làm tổn hại sanh mạng của chúng sanh. Là Phật tử, tuyệt đối không được cất chứa vũ khí. Vì những hung cụ này rất dễ phát động sát cơ, không phải là chỗ nên làm của người Phật tử.
Ở đây có vài điểm cần phải nói rõ:
1. Trường hợp vì khuyến hóa người chừa bỏ sát nghiệp, Phật tử nên dùng tiền mua lại những hung cụ của người sát sanh, hoặc sau khi khuyến hóa họ rồi xin lại những hung cụ đem cất đi, thì không phạm giới này. Tuy nhiên, tốt nhất là nên hủy bỏ những hung cụ sau khi đã thu hồi chúng, không nên giữ lại.
2. Trường hợp có những Phật tử tại gia, vì không biết giới luật nên đem những hung cụ sát sanh đến tự viện để dâng cúng. Trường hợp này phải làm thế nào? Nên thu nhận hay không?
Trong tình huống này, bạn nên vì người Phật tử ấy giảng dạy rằng: “Theo giới luật, người xuất gia không được cất chứa những vũ khí này, ông nên hoan hỷ đem về. Nếu muốn cúng dường thì nên đổi những đồ vật khác đúng theo pháp quy định, đem đến dâng cúng thì được công đức rất lớn.
Nếu trường hợp thí chủ không đổi được vật gì khác, lại có tâm rất thành khẩn cúng dường thì bạn không nên làm trái ý muốn của họ. Tạm thời nên thâu nhận, đem cất chỗ khuất, đợi khi thí chủ về rồi đem hủy bỏ, cũng không trái phạm giới này.
3. Phẩm Kim Cương trong kinh Niết Bàn dạy: Vào thời Mạt Pháp, vì muốn hộ trì chánh pháp của Như Lai nên có thể để cho hạng Ưu Bà Tắc cầm đao trượng để giữ gìn, nhưng dù thân cầm đao trượng, miệng lại tuyên thuyết Phương Đẳng Đại Thừa, giảng rõ tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Nên biết chẳng những người này không gọi là phá giới, mà có thể gọi là một vị đại hộ pháp.
4. Những vị quốc vương, thái tử, đại thần v.v... có trách nhiệm duy trì an ninh của quốc gia, bảo hộ sinh mạng, tài sản của nhân dân; vì muốn đề phòng nạn xâm lược của ngoại bang, vì phải kiến thiết quốc phòng nên phải cất chứa vũ khí. Vấn đề này trong Phật pháp vẫn có thể cho phép, nhưng chỉ những lúc thật cần thiết, không được tùy tiện làm thương hại sanh mạng của nhân dân.
Tại sao phải ngăn chặn những việc từ tiểu sự đi lần đến đại sự?
Nên biết Bồ Tát cần phải lấy bi tâm làm thể. Chẳng những không nên sát hại chúng sanh vô tội, cho đến những kẻ thù không đội trời chung, như trường hợp bị giết cha, giết mẹ, Bồ Tát còn không nên báo thù huống là giết hại tất cả chúng sanh.
Vì thế cho nên không được cất chứa đồ giết hại chúng sanh. Theo quan niệm Phật pháp, lấy oán thù trả lại oán thù, rốt cuộc oán thù không lúc nào chấm dứt. Chỉ có sự không oán thù mới là ngăn dứt oán thù một cách chân chánh.
Hơn nữa, người giết hại cha mẹ đời này của mình, biết đâu đời trước đã từng là cha mẹ của mình?! Còn cha mẹ đời hiện tại bị giết chết, biết đâu chính là người giết cha mẹ đời trước của mình. Như thế trả vay, vay trả lẫn nhau, đời đời sẽ tạo sát nghiệp không ngừng dứt, và oán thù sẽ không bao giờ cùng tận.
Lại nữa, Bồ Tát quán tất cả chúng sanh đều là bi cảnh (đối tượng phát sanh bi tâm), cần phải hết lòng cứu độ. Trước mắt Bồ Tát không thấy có chúng sanh nào là kẻ oán thù đối với mình. Với lý do vì cha mẹ mà báo thù thì còn có thể nói, nhưng vẫn không nên báo thù, huống chi làm tổn hại tất cả chúng sanh? Và đã không cần đến những sát cụ ấy thì bạn còn cất giữ chúng để làm gì?
Có người hỏi rằng: Phật tử không được phép cất chứa khí cụ sát sanh, thế thì trường hợp của Đức Sơn bổng và Thạch Cách cung có trái với giới luật hay không?
Không! Đấy là hộ sinh thiện bổng và cứu tử thần cung, không phải thật là khí cụ sát sanh. Gọi là Đức Sơn bổng là chỉ cho Đức Sơn Tuyên Giám thiền sư, ngài thường khai thị đại chúng rằng: “Nếu người nào đắc đạo phải bị 30 hèo, vị nào không đắc đạo cũng bị ba mươi hèo” (bổng là cây gậy, đánh một hèo tức là đánh một gậy).
Thạch Cách cung chỉ cho Thạch Cách Huệ Tạng thiền sư. Trước kia, ngài chuyên nghề săn bắn. Một lần nọ vì rượt theo một con nai chạy ngang am của Mã Tổ, được Mã Tổ khai thị, thiền sư liền giác ngộ, buông bỏ cung tên theo Mã Tổ xuất gia tu hành. Sau khi đắc đạo, thiền sư thường dùng cung tên tiếp độ người, nên gọi là Thạch Cách cung.
Những việc làm ấy đều là những đại quyền thị hiện của tổ sư, không nên nhầm lẫn cho là cung, gậy tầm thường. Nếu như mù mờ mà đánh gậy, si mê mà bắn cung thì tội lỗi vô biên vô tận. Đáng lý Bồ Tát phải phát khởi từ tâm lợi tế chúng sanh, không được não hại. Vì thế không được phép cất chứa vũ khí sát sanh. Nếu cố tình cất chứa, chính là thực hiện phương tiện sát hại. Vì vậy, cuối cùng kinh văn giới này kết thúc là “phạm khinh cấu tội”.
Nếu do sự cất chứa này mà làm thương hại sinh mạng chúng sanh thì tùy theo việc làm mà có thể phạm căn bổn trọng tội. Vì thế, Phật tử đối với giới này nên phải lưu tâm cẩn thận.
Cổ đức có dạy: “Là Phật tử phải thực hành theo hạnh của Phật, nghĩa là cần phải cất chứa đao trí huệ, gậy dũng cảm, cung đại hùng, tên tinh tấn, giáp nhẫn nhục, búa tinh tấn và bủa lưới đạo pháp để giăng chài, mò bắt chúng sanh, đưa ra khỏi bể sanh tử, đem đến bờ Niết Bàn. Những việc như thế cần nên làm, ngoài ra không nên cất chứa vũ khí nào khác!”
Lời dạy trên quả thật chí lý!
Giới này chế lập cho cả Đại và Tiểu Thừa, Tăng lẫn Tục đồng bị ngăn cấm. Không dành trường hợp ngoại lệ cho riêng ai, duy chỉ có quốc vương, hoàng tử v.v... và những người hộ trì Phật pháp như đã nói ở trên.
“Mười giới như thế cần phải học và hết lòng kính trọng phụng trì. Trong phẩm Lục Độ ở sau có giảng rộng”.
Câu kinh văn trên là lời tổng kết cho mười giới khinh đã giảng ở trên. Như thế có nghĩa là Bồ Tát cần phải dụng tâm tu học, hết lòng kính trọng, phụng trì, không được trái phạm. Nếu muốn biết rõ xin xem trong phẩm Lục Độ ở sau có giảng rộng.
-----------------------------
11. Quốc Sứ Giới (Giới Đi Sứ Cho Quốc Gia)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.11. QUỐC SỨ GIỚI
(giới đi sứ cho quốc gia)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử bất đắc vị lợi, dưỡng ác tâm cố...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử thì không được vì quyền lợi và ác tâm mà đi thông sứ cho hai nước, để họ hiệp hội quân trận, đem binh đánh nhau, làm cho vô lượng chúng sanh bị giết hại. Là Phật tử chẳng những không được đi vào hay qua lại trong quân trận, huống chi lại làm kẻ môi giới cho chiến tranh. Nếu cố làm, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Để đề phòng sự lợi dụng chiến cụ phát động chiến tranh, gây cảnh sinh linh đồ thán, Đức Phật đặc biệt cấm chế Phật tử không được cất chứa các công cụ chiến đấu sát sanh. Công cụ chiến tranh còn không được cất chứa, huống chi chính mình mang sứ mạng thông báo cho hai nước đánh nhau thì lại càng không thể được. Do đó, Đức Phật chế lập giới điều Phật tử không được làm quốc sứ.
Giới này Bồ Tát tại gia lẫn xuất gia đều phải vâng giữ. Nhưng Bồ Tát nếu là một vị quan có trách nhiệm đi sứ cho quốc gia, điều ấy sẽ luận riêng. Còn Bồ Tát xuất gia phải nhắm vào bổn nguyện lợi sanh. Dù có mối tranh chấp chi phát sanh, cũng phải lấy lòng từ bi tìm mọi biện pháp để chấm dứt sự tranh chấp, giúp cho mọi người được sống trong không khí hòa bình, tránh khỏi thảm kịch chém giết lẫn nhau. Như thế mới hợp với đạo độ sanh của bậc xuất gia Bồ Tát.
Trái lại, nếu đi thông sứ cho hai quốc gia phát khởi chiến tranh, làm thương hại quá nhiều lương dân vô tội thì tội này không thể dung thứ được. Đó là đặc biệt nói về Bồ Tát xuất gia.
Còn Bồ Tát tại gia, nếu đảm nhiệm chức vụ ngoại giao, gặp trường hợp hai nước phát sanh việc tranh chấp, cũng phải cố giữ chính sách hòa bình. Nếu chưa đến mức cuối cùng phải khai chiến, sự dàn xếp chưa đến nỗi tuyệt vọng, quyết không nên buông bỏ cơ hội duy trì hòa bình, phải cố giữ mối bang giao bình thường giữa hai nước, quyết định không được khinh thường việc chiến tranh.
Cổ ngữ Trung Hoa nói: “Nhất ngôn hưng bang, nhất ngôn tán bang” (một lời nói làm quốc gia hưng thịnh, một lời nói làm quốc gia suy vong). Đây không phải là trò chơi, cần phải suy nghĩ và thận trọng tuyệt đối.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu làm một Phật tử thọ giới Bồ Tát, đúng lý phải thực hành tâm hạnh từ bi, luôn để tâm nghĩ đến việc an nguy của nhân loại mà cố hòa giải mọi sự tranh chấp của các phe pháp đối lập, khiến cho mọi người được cùng nhau vui sống, mới là hành vi nên có của một vị Bồ Tát. Tuyệt đối không vì lợi dưỡng và ác tâm, đi thông sứ cho hai nước, làm cho đại quân hai nước sắp bày thế trận, để cuối cùng hiệp hội giao chiến, đem binh đánh nhau, làm cho vô lượng chúng sanh bị giết hại. Hành giả Bồ Tát nếu đảm nhiệm chức vụ đi thông sứ cho quốc gia, nếu không thực hiện tình đoàn kết thân hữu, lại tạo thành cục diện chiến tranh, sẽ không được sự hưởng ứng của quảng đại quần chúng, lại còn bị phê bình, chê trách. Vì thế là một hành giả Bồ Tát, đối với việc đi thông sứ cho hai nước là vấn đề vô cùng bất lợi, nên đặc biệt lưu tâm”.
Kinh văn dùng chữ “thông quốc sứ mạng”:
- Danh từ “thông quốc” nghĩa là mối quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia kia, hoặc quốc gia kia với quốc gia này, tạo sự quan hệ giữa hai nước.
- Danh từ “sứ mạng” nghĩa là chỉ nhiệm vụ sứ giả qua lại giữa hai nước, đem ý kiến của từng vị lãnh đạo tối cao của hai nước đệ đạt đến từng bên để cho họ được thấu suốt rõ ràng chủ trương, đường lối của nhau. Nếu không thể chọn giải pháp “hòa bình tương xử” thì chỉ có dùng chiến tranh để giải quyết vấn đề, nên gọi là “sứ mạng”.
Hoặc là lãnh trách nhiệm đem quốc sách của nước này báo cáo với nước kia. Hoặc dò xét lực lượng của đối phương để báo cáo với quốc gia mình, hầu quyết định có nên tiến hành chiến tranh hay không. Hoặc dùng mưu sách gian xảo, dối gạt, tư thông tin tức để mưu cầu sự thắng lợi quân sự cho nước mình v.v... Những việc như trên đều gọi là “sứ mạng”.
Đi thông sứ làm cho hai quốc gia giao chiến, chinh phạt lẫn nhau, khiến người chết thây chất đầy thành, nhân dân bị thống khổ vì tai nạn đao binh, bên trong trái với lương tâm bình đẳng từ bi, bên ngoài tổn hại vô số sanh mạng của chúng sanh, tội ác này thật là rất lớn.
Nguyên nhân việc đi thông sứ cho hai quốc gia như đã nói trên chính là vì lợi dưỡng và ác tâm. Vì mưu cầu tài lợi hay địa vị quan chức, hoặc do sân hận mang tâm niệm báo thù, hoặc vì muốn chiếm đoạt bảo vật của nước khác, cho nên trong kinh văn nói “vì lợi dưỡng và ác tâm”.
Đi thông sứ mạng để bao nhiêu tài lợi thuộc về mình, tất cả sự tổn hoại đưa đến cho người, thì đâu phải là tâm hạnh nên có của Bồ Tát?
Có người cho rằng: “Chính tay tôi không giết người. Nhân dân vì chiến tranh mà bị chết, bị thương trùng trùng điệp điệp đâu có quan hệ gì đến tôi!”
Lầm rồi! Cần phải biết: dù bạn không chính tay làm việc sát nhân, nhưng mọi người đều vì việc đi thông sứ của bạn mà bị giết hại. Vậy có thể nói rằng bạn không có trách nhiệm hay sao?
Vì thế Nho thư nói: “Dù không phải chính tay ông giết Bá Nhân, nhưng ông Bá Nhân vì ông mà chết” thì đâu có thể trốn trách tội lỗi và trách nhiệm ấy?
Nên Đức Phật dạy:
Danh dự cập lợi dưỡng,
Ngu nhân sở ái nhạo,
Năng hoại chúng thiện pháp,
Như kiếm trảm nhân đầu.
Dịch:
Danh dự và lợi dưỡng,
Người ngu rất ưa thích,
Phá hoại các pháp lành,
Như kiếm chém đầu người.
Như thế không nên hết lòng thận trọng hay sao?
Đối với Phật pháp thuần túy, là Phật tử phải làm sứ giả của Như Lai, để truyền tâm ấn của Phật. Vì vậy, phải đem hết binh trí huệ và tướng dũng mãnh, giết hết bọn ác tặc phiền não, dẹp hẳn ma quân nhiễu loạn, đừng để cho ác tặc ma quân hoạt động trong thân tâm của mình. Nếu như chúng nó ngoan cố kháng cự, thì không ngần ngại chiến đấu với ma quân, giao phong cùng bọn ác tặc để mong thú hướng đến quả Vô Thượng Giác, san bằng mọi trở ngại, quyết tâm đạt đến thắng lợi cuối cùng mới thôi. Như thế mới chứng tỏ được bạn là một vị Phật tử chân chánh, thực hành Bồ Tát hạnh! Nếu không thực hành đúng như vậy, mà chỉ vì danh dự, lợi dưỡng cá nhân hay cầu được thưởng công thì sẽ trở thành một kẻ tà mạng, trái với đạo Bồ Tát!
Là một vị Bồ Tát phải luôn giữ tâm từ bi lợi vật, không được có ác tâm mưu tính điều bất chính, mà gây ra cảnh “binh liên họa cập, dân bất liêu sanh”.
Tại sao Đức Phật cấm ngăn Phật tử đi thông sứ một cách nghiêm khắc như thế?
Vì “là một vị Bồ Tát, chẳng những không được tới lui qua lại trong quân trận, huống chi cố làm giặc cho quốc gia” (bản Việt văn dịch là “cố làm môi giới chiến tranh”).
Kinh văn nói “quân trận” là nơi quân đội trú đóng hoặc chỗ bộ chỉ huy quân đội đồn trú v.v... Phật tử không được qua lại nơi ấy. Nơi quân lính trú đóng thì chỉ toàn những việc nghiên cứu phương cách công phạt thành trì, làm thế nào để đánh bại địch quân v.v... Suốt ngày chỉ chuyên thảo luận về chiến lược, chiến thuật, không có thời giờ để đàm luận việc đạo đức tu hành. Thử hỏi bạn đến nơi ấy để làm gì?
Hơn nữa, lúc hai bên quân giao chiến, âm thanh sát phạt vang động đất trời thì một vị Bồ Tát nghe những âm thanh ấy, nội tâm làm sao yên được?
Lại nữa, chiến trường là nơi vô cùng phức tạp và ồn ào, nên tuyệt đối không phải là nơi Bồ Tát nên bước chân đến. Nếu bạn đến chốn quân trận đang chiến đấu, các binh sĩ biết bạn là một hành giả Bồ Tát, tu học Phật pháp, phải lấy từ bi lợi vật làm tôn chỉ. Sự hiện diện của bạn nơi đó, chẳng những họ không hoan nghinh lại còn sanh nhiều nghi kỵ, và cho rằng bạn đến để thám thính quân tình, hay làm gián điệp v.v...
Cổ thư Trung Hoa có câu: “Binh giả, hung dã” (chỗ binh sĩ đóng là nơi hung ác). Vì thế, kẻ thế tục thông thường còn không nên đi vào nơi hung địa, gần gũi với những hung khí, huống chi là Bồ Tát, luôn lấy việc lợi sanh làm bổn phận?
Cho nên quân trận không phải là nơi Bồ Tát qua lại. Qua lại còn không nên, huống chi cố ý đi làm quốc tặc, mang sự thương hại cho vô lượng chúng sanh?
Nên biết, chiến tranh một khi phát khởi sẽ gây bao thương tổn cho nhân dân, mà nhân dân là cội gốc của quốc gia, nên thương hại nhân dân chính là thương hại cho quốc gia, nên gọi là “họa quốc ương dân”. Như vậy không gọi là giặc thì gọi là gì?
Đi thông sứ cho hai nước là việc không nên làm. Nếu cố ý làm sẽ phạm khinh cấu tội. Làm quốc sứ không phải là việc vô can mà có đầy đủ những nhân duyên mưu hại nhau, nên bất kỳ bạn nói ra một lời, một câu hay làm một việc chi đều kết thành tội khinh cấu.
Có nhiều nguyên nhân đưa đến việc đảm nhận nhiệm vụ quốc sứ. Nếu vì sân hận mà làm quốc sứ thì tội ấy thuộc về giới Sát. Nếu vì xâm đoạt tài bảo của nước khác thì phạm tội thuộc về giới Đạo.
Như vậy, lẽ ra phải liệt vào căn bổn trọng tội, nhưng vì sao ở đây chỉ kết tội khinh cấu?
Đúng như vậy! Nhưng điều này cần xem ý niệm của bạn lúc ấy như thế nào. Nếu bạn muốn cho hai nước giao tranh, đem quân đánh giết nhau. Tùy theo số người chết mà kết căn bổn trọng tội sát sanh. Nếu bạn muốn đoạt tài bảo của quốc gia mà khởi binh đi chiếm đoạt, tùy theo số tài bảo đã lấy được mà kết thành căn bổn trọng tội về giới Đạo. Ở đây chỉ là giới ngăn cấm không được đi sứ cho hai nước, nên chỉ kết tội khinh cấu.
Tuy nhiên, với Bồ Tát tại gia, nếu vì tâm từ bi thúc đẩy,vì muốn thuyết phục giới lãnh đạo hai nước bãi bỏ việc động binh, chấm dứt chiến tranh, lập mối giao hảo với nhau mà đi làm thông sứ, thì không trái phạm giới này.
Bồ Tát tại gia, nếu là một quan võ trong quân đội, có trách nhiệm bảo vệ nhân dân và quốc gia, nên bắt buộc phải vào trong quân trận, cũng không trái phạm giới này. Nhưng trong lúc hai bên giao chiến, lại cần phải vận dụng hết mức tâm từ bi của người Phật tử, bắt buộc địch quân buông bỏ vũ khí để quy hàng, để khỏi làm thương hại sanh mạng, tài sản chúng sanh. Nếu đối phương quá tàn bạo, bất nhân, vì muốn cứu nhân loại cùng chính thân mình, cũng vì bản tâm từ bi mà phải giết kẻ tàn bạo bất nhân kia.
Lại nữa, như có người tàn hại nhân loại. Chúng sanh hữu tình do đó bị thống khổ. Nếu không giết người ác này, thì hữu tình sẽ bị thảm họa rất lớn và kẻ ác kia sẽ tạo tội ác càng to. Do đó, tương lai kẻ đó sẽ bị thống khổ rất lớn. Vì thế Bồ Tát thà giết kẻ ác này, thà tự mình bị đọa vào địa ngục, không để cho người ấy tạo ác mà gây ra việc hại mình, hại người. Trường hợp này phải dùng tâm từ bi mà giết kẻ ác. Đây không phải là trường hợp giết một người để cứu muôn người hay sao? Nhưng đặc biệt là phải có tâm lân mẫn đối với người tạo ác nghiệp kia. Nghĩa là vì thương xót họ nên phải giết họ, chứ không phải do tâm sân hận mà giết kẻ ác nhân ấy. Phải nguyện cho người ấy đừng tạo ác nghiệp nữa, để khỏi bị đọa vào địa ngục. Dẫu cho chính bản thân mình vì sự giết người này mà phải đọa vào địa ngục, thì cũng chấp nhận, không hề do dự mảy may. Việc sát hại kẻ ác nhân này là một hành vi đạo đức. Và đức hạnh càng cao, công đức càng lớn, đều là do lòng từ bi vô hạn tự nguyện hy sinh!
Trên đây là nói về Bồ Tát tại gia. Riêng Bồ Tát xuất gia nếu có nhân duyên đặc biệt, được người thỉnh đến trong quân đội thuyết pháp, hay vào an ủi thương phế bệnh binh. Trong Luật có khai mở cho phép được qua lại trong quân trận. Nhưng chỉ một thời gian ngắn độ hai ba hôm mà thôi, không được thường xuyên qua lại mãi như thế. Hoặc là tự mình có những nhân duyên đặc biệt khác, cần phải ra vào trong quân trận, thì cũng không phạm vào chỗ ngăn cấm của giới này.
Như trường hợp của Ẩn Phong thiền sư:
Một lần nọ, Ngài đi đến núi Ngũ Đài. Đường đi phải đi qua tỉnh Hoài Tây, nơi ấy có binh sĩ của Ngô Nguyên Tế ngăn trở và kháng cự với quân địch. Bấy giờ, hai bên đang giao tranh rất ác liệt. Người chết rất nhiều mà đôi bên vẫn chưa phân thắng bại.
Vì muốn cứu sinh mạng quân sĩ, Thiền Sư bèn dùng cây tích trượng mình thường dùng hằng ngày phóng vào không trung, đoạn phi thân bay ngang chỗ hai bên đang giao chiến. Binh tướng cả hai bên trông thấy tăng nhân phi thân như vậy, biết không phải là kẻ tầm thường, tâm chiến đấu của họ tiêu tan, khởi thiện niệm hướng về Phật pháp và binh sĩ bên địch đều quy hàng.
Lại như trường hợp của Trần Tôn Giả ở Lục Châu:
Một lần nọ, Ngài gặp binh sĩ của địch quân bao vây thành trì, nhân dân trong thành hoảng sợ, bối rối vô cùng. Thiền sư động mối từ tâm, đặc biệt làm một chiếc dép cỏ rất lớn, bảo người đem treo cao trên thành.
Địch quân thấy chiếc dép cỏ rất lớn ấy, biết là có bậc chí nhân thánh đức cư trú trong thành, nên không dám tùy tiện đánh phá, phải lui binh. Sự nguy khổn của thành nhờ đó được giải vây, nhân dân được an ổn.
-----------------------------
12. Phản Mại Giới (Giới Mua Bán)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.12. PHẢN MẠI GIỚI (giới mua bán)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử cố phản mại lương nhân...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử thì không được cố ý bán người lành, tôi trai, tớ gái, lục súc, buôn bán quan tài, ván cây, đồ đựng thây chết. Tự mình còn không được phép buôn bán các thứ ấy, huống chi lại bảo người. Nếu cố tự buôn bán hay bảo người buôn bán các thứ ấy, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Vì cầu lợi dưỡng mà đảm nhiệm chức vụ làm thông sứ giữa hai nước là việc mà người Phật tử không nên làm. Vì mong cầu tài lợi ở thế tục, mà hành nghiệp mua bán cũng là việc người Phật tử không nên làm.
Mua bán là hình thức đem vốn cầu lời, theo thế thường thì không có gì là không được. Vấn đề là ở chỗ cần xem bạn mua bán vật gì? Nếu sự mua bán gây tổn hại cho những loài hữu tình khác, thì chẳng những Bồ Tát xuất gia không nên làm, mà Bồ Tát tại gia cũng không nên làm.
Như việc mua bán nhân khẩu, súc sanh v.v... vì gây tổn hại cho người, trái với tâm hạnh từ bi nên tuyệt đối không được làm. Nếu việc mua bán không tổn hại cho hữu tình, đối với hàng Bồ Tát xuất gia dĩ nhiên không được làm, nhưng hàng Bồ Tát tại gia có thể làm. Chẳng hạn như mua bán hàng lụa và các nhu yếu phẩm thường dùng hằng ngày v.v... Vì việc làm này không tổn hại cho người khác, chỉ vì cần phải mưu cầu cho việc sinh sống, nên Bồ Tát tại gia không ở trong vòng hạn chế của giới này.
Kinh Ưu Bà Tắc có dạy rất rõ như sau: “Phật tử tại gia tu học Phật pháp, nếu sinh sống với nghề mua bán, khi được số lợi nhuận nên phân làm bốn phần: một phần hiếu dưỡng cha mẹ cùng nuôi sống gia đình, một phần cúng dường Tam Bảo và làm việc từ thiện trong xã hội, một phần làm vốn liếng để mua bán. Một phần để dành đề phòng khi hữu sự có việc cần dùng”.
Sở dĩ Bồ Tát xuất gia không được sinh sống bằng nghề mua bán vì đấy là lối sống tà mạng, rất dễ bị sự phê bình, chê bai của nhân sĩ trong xã hội. Vì người xuất gia đã xa lìa gia đình và vất bỏ tài lợi ở thế gian mà còn mua bán thì cần chi phải xuất gia?
Sự phê bình chê bai này chúng ta thường ngh đến, cho nên Đức Phật đặc biệt chế định giới điều này. Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy: “Người nghiêm trì tịnh giới không được mua bán, đổi chác, không được tạo nhà cửa, làm ruộng, làm vườn, không được nuôi tôi trai tớ gái và súc sanh. Tất cả việc trồng tỉa và các thứ của báu đều phải tránh xa như tránh hố lửa”.
Hầm lửa là nơi rất nguy hiểm, làm táng thân mất mạng, nên mọi người đều biết và tránh xa. Còn buôn bán, đổi chác cùng nuôi tôi trai, tớ gái v.v... Sự nguy hiểm cũng như hầm lửa không khác. Nhưng người đời ít ai biết được để tránh xa. Vì thế Đức Phật muốn Phật tử chúng ta, đối với việc mua bán, đổi chác v.v... phải lánh xa cũng như tránh hầm lửa, không được thân cận và làm những việc ấy.
Nên biết rằng: buôn bán, đổi chác... đều vì mong cầu tài lợi thế tục mà kinh doanh tìm cầu, không khác gì đã ở trong hầm lửa mà lại thêm củi, khiến cho mình bị lửa nghiệp thiêu đốt, không cách nào thoát ly ra được. Như thế, không phải tự mình tìm lấy sự phiền phức cho chính mình và tăng gia sự thống khổ cho chính mình hay sao?
Vì mua bán là việc làm tội ác, nên trong Tát Bà Đa Luận đề cập đến vấn đề này một cách thật nghiêm trọng: “Trên thế gian này, thà làm người đồ tể giết heo dê, không nên làm người mua bán để sinh sống”.
Tại sao vậy? Vì người đồ tể kia chẳng qua chỉ sát hại sinh mạng loài vật, hoàn toàn không có hành vi gì đem lại sự bất lợi cho những chúng sanh khác. Nhưng thường một người buôn bán để sinh sống thì đến nơi nào cũng dối gạt, gây sự thiệt hại cho người. Tức là vì việc mua bán cần thâu tiền lời nhiều, nên phải dối gạt mọi người, bất luận hiền ngu, già trẻ, lớn nhỏ... Khi chúng ta đi mua sắm vật dụng, người bán hàng thường nói rằng: “Tôi chỉ bán vốn cho bạn, không lấy tiền lời”.
Nhưng ta thử nghĩ, nếu quả thực bán theo giá vốn thì người mua bán cần gì phải chịu cay đắng, cực nhọc ngày đêm? Hơn nữa, mọi người trong gia đình họ nương vào đâu để sinh sống. Như vậy, chúng ta thấy rằng những lời của kẻ mua bán thường giả dối, lừa gạt người, chúng ta không nên tin.
Ngày xưa, các thương nhân Trung Hoa có câu châm ngôn: “Đồng tẩu vô khi” (ý nói: sự mua bán đối với tất cả mọi người, già cũng như trẻ đều nên thành thật, không được giả dối). Thật ra không phải hoàn toàn không có sự thành thật, nhưng đó chỉ là một thiểu số rất ít.
Tát Bà Đa Luận nói: “Người mua bán để sinh sống thường ôm ấp tâm niệm bất lương. Chẳng hạn khi mua bán gạo, trong tâm chắc chắn mong việc mất mùa, đói kém để số gạo tồn trữ có thể bán được với giá rất cao, hầu thu được số lời rất lớn”.
Hoặc nếu mua bán những mặt hàng nhu yếu phẩm thì hằng ngày trong tâm lại mong ước các mặt hàng ấy những nơi khác đừng mang đến thêm, hoặc mong các nơi phát sanh loạn lạc, giặc giã, để giao thông bị bế tắc. Nhờ vậy, các nhu yếu phẩm mà họ đang tích trữ sẽ bán ra được với giá rất cao và họ sẽ thâu được những khoản tiền lời rất lớn. Hoặc phát hiện món hàng nào trên thị trường khan hiếm, họ sẽ cố tồn trữ thật nhiều để bán ra với giá thật cao. Hoặc tiền tệ các nơi bành trướng để họ có thể tự động nâng cao vật giá v.v... khiến cho người tiêu thụ bị tổn thất. Tình trạng này luôn xuất hiện ở mọi nơi và mọi thời điểm, vì những người mua bán đa số đều dùng những thủ đoạn như vậy.
Việc mua bán này nảy sinh những tâm lý không tốt như thế, nên không phải là những hành động của người Phật tử tu học Phật pháp nên có.
Nếu mua bán chánh đáng, hợp pháp thì hàng Phật tử tại gia, dù không tuyệt đối cấm ngăn, nhưng cần phải mua bán trong tinh thần đạo đức, không được mong cầu số lời cho nhiều, thiếu hợp lý, không được dối gạt người tiêu dùng, không được mua bán những hàng giả mà nói là hàng thật. Lúc nào cũng phải thật thà, hợp đạo đức, thì mới không trái phạm với giới điều này.
Cho nên trong Nhiếp Luật Nghi nói: “Nếu Phật tử mua bán mà không nói thật giá, hoặc giả dối lạm dụng cân, đấu để dối gạt người, thì phạm tội vọng ngữ, hoặc mua bán mà lấy tài vật của người thì phạm tội trộm cắp”.
Như vậy, người Phật tử tại gia tu học Phật pháp làm ngề buôn bán lẽ nào lại không thành thật hay sao?
Đức Phật từ bi thấy rõ tội lỗi của việc buôn bán rất sâu nặng nên cả Đại Thừa và Tiểu Thừa, Ngài đều chế định giới không được buôn bán này. Chúng ta chớ nên xem thường.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu làm một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, nếu cố ý buôn bán người lương thiện, tớ trai, tớ gái, hay lục súc, buôn bán quan tài, ván cây và đồ đựng thây chết, những việc ấy tuyệt đối không được làm”.
Lương nhân là những người hiền lành, người tốt. Nếu nói về nữ giới thì là con gái của những gia đình tử tế, lương thiện. Nếu bạn dụ dỗ bất cứ người nào của gia đình người khác, lừa gạt những trai gái trẻ tuổi dắt đi, khiến cho quyến thuộc của người phải đau khổ vì ly biệt.
Trong lúc gia đình người đang đoàn tụ, chỉ vì bạn lừa gạt, dụ dỗ con họ để dắt đem đi bán, khiến những trẻ thơ ấy mất hẳn sự đùm bọc, thương yêu của cha mẹ, còn cha mẹ chúng lại bị mất con, xa con. Cả cha mẹ lẫn con cái đều chịu sự vô cùng thống khổ. Như thế, việc mua bán người lương thiện này có phải là tội ác hay không?
Lại nữa, nếu trường hợp bạn bán những trẻ ấy cho người thiếu nhân từ, thì chúng phải làm tôi mọi, bị sai khiến cực khổ, làm việc suốt ngày đêm, đôi khi bị đánh đập, chửi mắng khổ sở v.v... Như vậy việc mua bán này có đúng hay không? Trên thế gian này, ai là người không có cha mẹ? Ai là người không có con cái? Ai lại muốn gia đình phân tán? Đừng cho rằng trên đời này không có chuyện mua bán con người.
Như ở Việt Nam thời gian gần đây (lúc Pháp Sư giảng kinh), tại Chợ Lớn liên tiếp xảy ra việc bắt trẻ em đi bán gây cảnh “phong thinh hạc lệ” náo động suốt một thời gian (“Phong thinh hạc lệ” là tiếng gió thổi, tiếng hạc kêu. Khi mình có điều nghi trong lòng thì nghe gì cũng sợ. Ví như khi đánh thua trận, nghe gió thổi, hạc kêu mà ngỡ rằng quân giặc đuổi theo). Nhà nào có con nít đều bận tâm lo sợ. Điều này không phải là truyền thuyết trong nhân gian mà có sự chứng thực của chánh quyền lúc ấy, vì có bắt được nhiều phụ nữ có dính dấp đến việc dụ dỗ và bắt cóc trẻ thơ. Sự kiện dụ dỗ bắt cóc trẻ em đem bán là một hành vi tội ác rất lớn, nên lúc bấy giờ, có một phụ nữ bị phát hiện về tội này và đã bị dân chúng đánh chết, và không một ai biểu lộ sự thương tiếc. Trái lại quần chúng còn thóa mạ.
Chúng ta thử tưởng tâm của người làm cha mẹ trong trời đất, ai lại không thương con? Việc bắt trẻ thơ đem bán là một hành động tàn nhẫn vô cùng. Đức Phật biết rõ đây là một tội ác rất nặng, mọi lúc, mọi nơi đều có thể xảy ra, cho nên Ngài quy định không được mua bán lương nhân một cách tuyệt đối và nghiêm khắc, để tránh khỏi sự phạm tội khinh cấu.
Trên thế gian hiện thực này, không có một sự kiện nào, dù lạ lùng mà không có thể xảy ra. Như việc mua bán người lương thiện là một việc có thực, đã thuật bên trên. Ngoài ra, còn có những việc đáng buồn hơn nữa. Chẳng hạn việc buôn bán phụ nữ để làm những việc không chính đáng. Điều này từ xưa đã có, nhưng hiện nay lại càng nhiều hơn. Thời gian gần đây trên báo chí có đăng tải một tổ chức quốc tế tại Đông Nam Á đưa các thiếu nữ đi mãi dâm, nguồn tin trên đã gây chấn động nhiều nước.
Tập đoàn buôn bán quốc tế này chiêu mộ các thiếu nữ ở khu vực Đông Nam Á, bảo rằng sẽ đưa các cô này đến các nơi và giới thiệu các cô vào làm trong các ngành hay các cơ sở kinh doanh. Lại hứa hẹn các cô sẽ được đối xử tử tế, nhưng khi đến nơi, các thiếu nữ này bị bức hiếp ép buộc làm vũ nữ hay chiêu đãi viên ở các tụ điểm vui chơi trụy lạc, thậm chí còn ép buộc các cô phải hành nghề mại dâm v.v... Những việc làm ấy thật dã man và tội ác ấy dĩ nhiên là rất lớn.
Buôn bán tôi trai, tớ gái cũng là buôn bán con người, biến những thanh niên trở thành kẻ nô lệ, các phụ nữ trở thành đầy tớ cho người sai khiến. Cuộc sống của họ không bằng thân trâu ngựa, vĩnh viễn ngậm hờn nuốt tủi trong cảnh tối tăm, không biết bao giờ có thể vươn lên được đời sống của một con người đúng nghĩa.
Điều này thường xảy ra trong xã hội xưa, lúc chế độ mua bán nô lệ còn thịnh hành. Ngày nay, mặc dù việc mua bán nô lệ không còn nữa, nhưng sự buôn bán người để làm công nô, nông nô không phải là tuyệt đối không có.
Bồ Tát phải lấy tâm từ tế làm bản hoài, lấy tâm lợi tha làm làm chánh vụ. Điều duy nhất là làm sao cho người lìa khổ được vui, không nên tăng gia thêm sự đau khổ cho mọi người. Nếu vì mong cầu sự lợi ích cho mình mà buôn bán tôi trai, tớ gái để sinh sống, là một việc tuyệt đối không được.
“Buôn bán lục súc” bao gồm sáu thứ gia súc: heo, ngựa, bò, dê, gà, chó, nhưng ở đây “lục súc” chỉ tổng quát tất cả súc sanh, tức bất cứ loài động vật nào, hoặc là bay trong hư không, hay đi trên đất liền hoặc bơi lội dưới nước.
Là một vị Bồ Tát, không được buôn bán sinh mạng súc sanh bằng những hình thức mua rẻ, bán đắt. Vì khi bạn mua sinh mạng sống của súc vật, đem bán lại cho kẻ khác, chính là tạo điều kiện cho người giết hại chúng, khiến chúng phải lâm vào thảm cảnh bị cắt cổ, nhổ lông, lột da v.v... trong nước sôi hay trên lửa nóng.
Vì thế, Bồ Tát xuất gia lẫn tại gia không được buôn bán sinh mạng lục súc để khỏi phạm tội khinh cấu.
Riêng những Phật tử tại gia nuôi trâu bò... để cày bừa, không phải để mua bán thì không phạm giới này. Nhưng phải nuôi chúng tử tế cho đến khi già chết, không được chỉ nuôi chúng lúc còn mạnh khỏe để bắt làm việc, đến lúc chúng già yếu, đau bệnh thì đem bán. Nếu bán tức phải phạm tội.
Hai chữ “thị dịch” trong kinh văn chỉ việc mua bán, đổi chác nơi chợ búa, trên thị trường. Bồ Tát tại gia không phải hoàn toàn không được buôn bán. Còn buôn bán quan tài, ván cây, đồ đựng thây chết thuộc về phạm vi Đức Phật cấm chế không cho phép.
Quan tài khác với ván cây như thế nào?
Quan tài do dùng ván cây để đóng thành. Ván cây là thứ ván chưa làm thành quan tài, cho nên cũng có thể nói: quan tài chính là ván cây, ván cây tức là quan tài.
“Đồ đựng thây chết” tức là hòm, rương, quan quách, xe chở các tử thi, hay hộp, bình, lu, hũ v.v... bằng sành đựng xương tử thi. Tại sao Phật không cho mua bán các thứ này?
Vì đó là việc làm của những người chiên đà la, không phải là việc nên làm của hàng Phật tử. Vả lại trong Phật giáo, đối với người chết chỉ dùng ba cách mai táng là: hỏa táng, thủy táng, và thi lâm táng, không cho dùng đồ để đựng thây chết, huống chi là cho buôn bán làm việc phi pháp.
Việc buôn bán là đem vốn cầu lời, tại sao cho là phi pháp?
Chú ý là buôn bán quan tài, ván cây cũng vì mong cầu sự sống được đầy đủ, dồi dào nên trong thâm tâm dù không lưu ý vẫn sanh ác niệm mong cho có nhiều người chết. Vì số người chết càng nhiều thì việc buôn bán càng đắt, và cuộc sống của bạn càng thêm sung túc.
Như những lúc bệnh dịch hoành hoành thì việc buôn bán quan tài ở các trại hòm được thịnh vượng. Trường hợp nếu biện pháp vệ sinh và phương tiện thuốc men đầy đủ chu đáo, trải qua thời gian rất lâu không có người chết thì trại hòm sẽ ế ẩm, lạnh tanh. Vì thế, người buôn bán quan tài muốn có nhiều người chết để trại hòm của họ được buôn bán chạy. Thử hỏi tâm lý đó có phải là tâm niệm của một vị Bồ Tát hay không? Nếu làm việc buôn bán như thế, nói một cách nghiêm trọng một chút, thì đồng với tội trộm cắp và sát sanh. Vì thế, Đức Phật cấm chế Tăng cũng như Tục, không được sinh sống bằng nghề buôn bán quan tài.
Một hành giả Bồ Tát chân chánh, điều duy nhất là đem tài, pháp, bố thí cho tất cả chúng sanh, sao lại ôm ấp tâm niệm tham cầu trong tâm và bên ngoài làm việc phi pháp? Như thế là mưu sống một cách hèn hạ và là một việc hết sức tổn hại, tạp nhiễm, không còn việc nào tệ hại hơn. Vì thế nên phải nghiêm cấm việc mua bán quan tài.
Chẳng những tự mình không nên làm, cũng không được bảo người khác làm, cho nên kinh văn dạy tiếp: “Còn không được tự mình buôn bán các thứ ấy, huống là bảo người làm”. Câu này rõ ràng dạy chúng ta không được chính mình hay bảo người khác làm. Vì bổn phận của Bồ Tát đối với hai hạnh tự lợi, lợi tha, luôn phải lấy hạnh lợi tha làm điều kiện tiên quyết, cho nên kinh văn nêu “tự mình” để đối chiếu với “người”.
Bảo người khác làm là thế nào? Là bảo người khác hoặc thay mình làm việc buôn bán quan tài, tức là thuê người ấy làm việc buôn bán, hoặc xúi người làm việc buôn bán tức là đứng ra làm chủ trại hòm.
Dù tự mình hay bảo người khác làm đều mang tội, cho nên cuối cùng kinh văn kết thúc: “Nếu cố tự buôn bán hay bảo người buôn bán các thứ ấy, Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Ở đây, có một điều chúng ta cần phải biết: tội nặng nhất là buôn bán lương nhân, kế đó là bán tớ trai, tớ gái, tội nhẹ hơn là buôn bán lục súc cùng tất cả động vật. Đó là căn cứ vào sinh mạng của chúng sanh mà nói.
Còn căn cứ vào tâm niệm muốn cầu tài lợi cho nhiều, nên đem người và vật bán cho kẻ ác, khiến chúng sanh bị thống khổ cùng cực, tội này nặng vô cùng. Sở dĩ ở đây nói tội buôn bán lục súc là nhẹ vì căn cứ vào động cơ thúc đẩy sự mua bán mà nói. Cho nên tuy đều là sự mua bán, nhưng phạm tội có khinh, có trọng không đồng, không nên một mực mà luận.
Như trên đã nói, vì mong cầu tài lợi mà mua bán là việc không được làm. Nhưng nếu mua các loại tôm, cá, chim v.v... để phóng sanh thì chẳng những không phạm giới này mà lại còn có công đức rất lớn. Hoặc mua quan tài, ván cây v.v... tích trữ để bố thí cho người bần khổ trong khi chết, không có phương tiện chôn cất, cũng không phạm tội, lại có công đức rất lớn.
Theo các kinh luật Tiểu Thừa, vì muốn kiến lập ngôi Tam Bảo để chuyên tâm tu trì, có thể khai giới cho phép xuất gia được nuôi người lành, tôi trai, tớ gái, hoặc bò, trâu v.v... để sử dụng, nhưng hoàn toàn không được mua bán. Nhưng điều này cũng chỉ khai mở cho ngũ chúng xuất gia, ngoài ra mọi trường hợp khác đều không được phép. Còn nếu như vì lợi ích cho chúng sanh gặp trường hợp đó, cứ mua, cứ bán tự nhiên, không thành vấn đề.
-----------------------------
13. Báng Hủy Giới (Giới Hủy Báng)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.13. BÁNG HỦY GIỚI (giới hủy báng)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử dĩ ác tâm cố” cho đến câu “..phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử do ác tâm, đối với người lương thiện, Pháp Sư, sư tăng hoặc quốc vương và hàng quý nhân, vốn vô sự mà hủy báng rằng chư vị phạm bảy tội nghịch, mười giới trọng. Đối với cha mẹ, anh em, lục thân phải có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, trái lại, nếu vu khống rằng quý vị này phạm tội nghịch, đọa nơi tam ác đạo, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Trong mười giới trọng ở trước có ba giới:
- Rao nói lỗi tứ chúng.
- Giới khen mình chê người.
- Giới hủy báng Tam Bảo.
Dù bất cứ trường hợp nào đều không được hủy phạm. Muốn giữ gìn ba giới vừa kể trên được thanh tịnh, đừng trái phạm, trước tiên, bạn cần phải xem kỹ trong giới sắp giảng sau đây:
Vì giới này chính là để giúp cho sự phòng hộ ba giới trên mà chế lập. Nên biết, đối với người lương thiện, chúng ta cần phải hết lòng ái hộ, giúp cho quý vị ấy tiến bước trên đường hướng thượng, hướng thiện không gián đoạn.
Không nên gán ghép cho quý vị ấy những tội không có thật, khiến cho họ bị não loạn, không thể an tâm tu tập pháp lành. Vì muốn tránh xa tội lội não loạn người lương thiện, cho nên không được tùy ý hủy báng người khác.
Thế nhân thường nói: Việc xấu trong nhà đừng đem phô bày cho người ngoài biết. Dù là việc có thật cũng không nên tùy tiện nói bậy bạ, huống chi là những việc hoàn toàn không thật có, mà lại cực lực đi hủy báng người.
Phật pháp lưu hành ở thế gian để làm gì?
Mục đích chính là mong cho mọi người đều phát tâm tín thọ Phật pháp. Mà muốn cho mọi người phụng hành Phật pháp, phải thường giữ gìn tôn nghiêm phong cách của tăng chúng, để được mọi người trong xã hội kính trọng và tín phụng.
Nếu như hàng Phật tử ăn no, không có việc gì làm, chuyên đi nói chuyện xấu lẫn nhau, khiến cho người đời cảm thấy trong Phật pháp không có người nào tốt đẹp, thì thử hỏi làm sao có thể khiến người đời đều tín phụng Phật pháp? Vì muốn giữ gìn sự tôn nghiêm trong Phật pháp, vì không muốn cho các tầng lớp nhân sĩ trong xã hội có ấn tượng không tốt đối với Phật tử, nên cần phải tránh xa sự hủy báng này. Điều này mỗi Phật tử cần phải đặc biệt xem trọng.
Lại nữa, chúng ta không nên cho rằng không cần phải gìn giữ lời nói, vì chỉ tùy tiện đôi chút cũng chẳng hề gì. Ý nghĩ ấy hoàn toàn sai lầm, nên biết: hiện tại nếu bạn hủy báng người khác, dù họ có bị tổn hại hay không, nhưng riêng bản thân bạn, do tội hủy báng người, tương lai chắc chắn phải chiêu cảm lấy quả báo không tốt và chính bản thân bạn phải gánh chịu, không ai có thể chịu thay cho bạn được.
Vì thế, chúng ta không nên hủy báng ai, chẳng những để gìn giữ danh dự cho người, mà cũng là vì tránh cho mình khỏi bị chiêu cảm quả báo xấu. Sự hủy báng đem lại sự bất lợi cả người lẫn mình.
Cho nên, là một Phật tử, phải luôn tự khắc kỷ, phải giữ gìn giới này thật nghiêm cẩn, không nên khinh thường mà hủy báng người.
Hai chữ “hủy báng” cổ đức giải thích:
- Chê bai, rao nói tội lỗi của người mà không có bằng chứng cụ thể gọi là báng.
- Phá hoại danh dự, đức hạnh của người gọi là hủy.
Là vị Bồ Tát phải lấy tâm từ bi làm bản hoài. Cần phải tán thán nhau khiến cho pháp môn ngày một thêm rạng rỡ và thắng đức của chúng tăng ngày càng một thêm biểu hiện ra. Như thế mới là hợp đạo lý.
Thông thường nói: “Muốn cho Phật pháp hưng thạnh, không ngoài Tăng tán thán Tăng” chính là ý này.
Vì Tăng tán thán Tăng là biện pháp tốt nhất, khiến đức hạnh của Tăng càng được biểu lộ ra ngoài. Nếu không làm như vậy, trái lại, còn chê bai các bậc hiền thiện. Bên trong không có tâm hổ thẹn, bên ngoài bị tiếng xấu chê bai.
Đối với Phật pháp gây một sự tổn hại rất lớn, đối với người bị hủy báng thì xem như bị vố nặng vì sự đả kích kịch liệt. Giới này ngăn cấm việc hủy báng người khác.
Như thế, nếu đem so sánh với giới thứ sáu trong mười giới trọng là giới “rao nói tội lỗi của tứ chúng” thì có sự khác biệt như thế nào?
Có người phân biệt đơn giản rằng:
- Bất luận có căn cứ vào sự thật hay không, đối với người, chủ yếu là bạn không cùng đạo pháp, nếu hủy báng, rao nói tội lỗi của người sẽ sanh ra tai hại vô cùng tận, nên phạm căn bổn trọng tội (xem trong giới “rao nói tội lỗi của tứ chúng”)
- Đối với đồng đạo, nếu bạn hủy báng, rao nói tội lỗi của người, không luận là kẻ ấy cao hay thấp, hay người ấy có thọ giới hay không thọ giới. Vì sự rao nói ở trong phạm vi nội bộ, không phu dương ra cho người ngoài biết. Sự tổn hại do đó không rộng lớn lắm, nên chỉ phạm tội khinh cấu.
Có người lại cho rằng:
- Giới trọng thứ sáu ngăn cấm việc rao nói tội lỗi tứ chúng mà theo văn giới nói đó là những lỗi có thật. Còn giới này răn cấm việc vốn vô sự mà hủy báng người, theo kinh văn, thì đó là những người lương thiện, các Pháp Sư v.v... Như thế cả hai giới đều không cần phân biệt rằng người bị rao nói tội lỗi có giới hay không có giới. Nhưng về phương diện đạo lý giảng giải thì cần phải có đủ.
- Lại nữa, nếu vì tâm mong cầu cung kính, lợi dưỡng và khen mình, chê người mà đi hủy báng người khác thì phạm căn bổn trọng tội, không phải là tội khinh cấu.
Trong Du Già Bồ Tát Giới có nói rõ về việc này: “Nếu chư Bồ Tát vì muốn tham cầu lợi dưỡng, cung kính mà tự khen mình, chê người, tức là phạm pháp Tha Thắng Xứ thứ nhất”.
Nếu không phải vì mong cầu lợi dưỡng, cung kính mà hủy báng người thì phạm tội khinh cấu, không phải tội trọng. Trong Du Già Bồ Tát Giới nói: “Nếu chư Bồ Tát an trụ tịnh giới luật nghi của Bồ Tát, đối với người khác có tâm nhiễm ái, sân hận, khen mình, chê người, thì phạm tội nhiễm ô trái phạm, vì có chỗ trái nghịch”.
Ở đây, còn có một vấn đề cần phải giảng giải:
- Đối với pháp Thanh Văn, nếu hủy báng người về những tội không có thật, mà chỉ do vu khống thì nặng hơn rao nói, hủy báng người thật sự có tội.
- Với pháp của Bồ Tát thì trái lại, nghĩa là tội rao nói, hủy báng việc ác của người, nếu đó là tội ác có thật thì phạm căn bổn trọng tội. Nếu đó chỉ là tội không có thật thì phạm tội khinh cấu.
Đây là nghĩa thế nào? Nên biết: chỉ thú của giới pháp Thanh Văn là nhằm để giữ gìn cho chính mình, tránh sự gây tạo tội lỗi, nên lập những điều cấm chế. Vì vậy, nếu hủy báng những tội lỗi không có thật của người khác thì mang tội rất nặng. Nhưng nếu rao nói tội lỗi có thật của người thì tội ấy tương đối nhẹ hơn. Vì đó là những việc có thật, không phải trường hợp vu khống bậy bạ.
Còn chỉ thú của giới pháp Bồ Tát là nhằm tránh sự tổn hại cho người khác mà đặt ra những điều ngăn cấm. Do đó, nếu đem những tội lỗi có thật của người đi rao nói, phô bày cho mọi người biết thì có thể làm cho người ấy bị tổn hại rất lớn, có thể lâm vào tình trạng không thể nào hiện diện trước mặt mọi người, cũng như không còn cơ hội ngóc đầu lên được.
Trong trường hợp rao nói, hủy báng những tội lỗi không có thật của người thì một mai đến lúc “nước ròng đá hiện”, mọi nỗi oan ức của họ có thể được rửa sạch. Do đó, sự tổn hại không đến nỗi phải vĩnh viễn cam chịu, nên mức độ cấm chế, khinh, trọng không đồng.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, lại sanh ác tâm đối với người lương thiện, Pháp Sư, sư tăng hoặc quốc vương và hàng quý nhân, vốn vô sự mà đi hủy báng chư vị là phạm bảy tội nghịch, mười giới trọng. Điều này tuyệt đối không được. Một khi đã ôm ấp tâm niệm hủy báng người, thì nhất định không bao giờ có tâm niệm tốt. Cho nên việc chê bai, hủy báng, dù phát xuất từ khẩu nghiệp, nhưng sự thật là do nơi tâm ý sai khiến, tức là ác tâm sanh khởi chuyện hủy báng”.
Ác tâm dù có nhiều hình thức, nhưng chánh yếu không ngoài ba độc Tham, Sân, Si:
- Nếu do danh lợi mà hủy báng tức do Tham tâm.
- Nếu do túc oán cừu thù hiện tại, sanh ra tật đố mà hủy báng, tức là do Sân tâm.
Mà Tham, Sân đều không lìa Si, vì thế tam độc là nguyên nhân sanh khởi việc hủy báng.
Do tam độc phát khởi nên đi hủy báng người. Chẳng những vì muốn mong cầu danh dự, lợi dưỡng cho cá nhân mình, mà còn chủ yếu là muốn phá hoại danh dự, lợi dưỡng của người. Ngoài ra, còn có những trường hợp vì tranh thủ đồ chúng, quyến thuộc cho đông mà đi hủy báng người.
Mọi người thường có quan niệm sai lầm khi cho rằng: nếu không rao nói tội lỗi của người, không làm cho kẻ ấy mất hết tất cả giá trị thì danh lợi không về phần mình, mà đồ chúng cũng không theo mình. Thế nên chỉ cần rao nói tội lỗi của người liên tục để cho tín đồ biết rằng con người của kẻ ấy ngập đầy tội ác, tự nhiên đồ chúng sẽ ly khai người ấy mà đến với mình và mình mới có thể thâu tóm toàn bộ danh và lợi.
Vì tranh giành quyến thuộc và đồ chúng mà rao nói, hủy báng người khác một cách quyết liệt, tình trạng này ở thế gian hiện thực, có thể nói, đâu đâu cũng đều xảy ra như vậy. Chẳng những người không có địa vị cần hủy báng người có địa vị, mà ngay chính người ở địa vị cao tột đỉnh cũng vẫn cực lực hủy báng người khác không buông tha.
Rao nói người khác việc này không đúng, việc kia không đúng, như thể dưới gầm trời này chỉ có cá nhân họ là người tốt bậc nhất. Thật hết sức sai lầm! Vì họ không biết rằng đôi mắt người đời cũng rất tinh xảo và sáng suốt. Ai là người tốt, ai là kẻ xấu, mọi người đều có thể biết rõ ràng, không ai có thể bịt tai, che mắt mọi người trong thiên hạ được.
Vì thế, điều hiển nhiên và hiện thực trong xã hội này là: càng mong đồ chúng, quyến thuộc đông nhiều bằng cách liên tục đi hủy báng kẻ khác, đến khi tướng mạo hung dữ bị bộc lộ, mặt nạ bị lột xuống, chẳng những người ấy, lúc bấy giờ, không thể thu hút được đồ chúng, quyến thuộc đông đảo, mà trái lại, còn bị mất tất cả đồ chúng, quyến thuộc sẵn có của mình. Và chẳng những không thâu được nhiều danh dự, lợi dưỡng, còn bị lan truyền tiếng xấu mọi nơi. Việc này không phải là hiện báo của tội hủy báng hay sao? Đến như vì tật đố những bậc hiền, ganh ghét người tài năng mà đi hủy báng họ, đều là phát xuất từ nơi ác tâm.
Ba chữ “vô sự báng” (bản Việt văn dịch là “vốn vô sự mà hủy báng”) là nói người hủy báng sự thật không phạm giới, và kẻ hủy báng cũng không căn cứ vào ba điều thấy, nghe và nghi mà kết tội. Chẳng qua là do vọng tâm mà sanh ra hủy báng người ấy mà thôi.
Căn cứ vào nghĩa của ba chữ “vô sự báng”, ta có thể thấy rõ dụng tâm bất lương của người hủy báng. Vì người bị hủy báng kia thật sự không có làm những điều mà bạn hủy báng. Hoặc đôi khi cho dù bạn nghe người khác nói những điều không căn cứ để hủy báng họ, bạn lại không chịu tìm hiểu, tra xét cặn kẽ, cứ nghe thiên hạ nói, mình cũng nói theo, tức là tùy tiện phụ họa mà nói càn. Tất cả các trường hợp này đều thuộc về tội hủy báng, rao nói tội lỗi của người.
Chính vì vốn vô sự mà đi hủy báng người khác, tức là hủy báng không căn cứ, theo luật Thanh Văn thừa, tội này thuộc về tội Tăng Tàn.
Sự tích như thế này:
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ngự tại non Kỳ Xà Quật. Khi ấy, tôn giả Đạp Bà Ma La Tử (Luật Ngũ Phần gọi là Đà Bà Lực Sĩ tử, luật Thập Tụng gọi là Đà Khiên Luật Sĩ tử. Kinh Giới Nhân Duyên gọi là Đà Khiên Mạt Lợi Tử, luật Tăng Kỳ gọi là Đà Phiên Ma La tử. Trong Tỳ Nại Da gọi là Thật Lực Tử) là một vị thái tử nước Ba Ba, xuất gia lúc bảy tuổi. Khi cạo tóc rớt xuống đất, liền thành A La Hán.
Do vì nhân duyên vào thời quá khứ xa xưa, Ngài thường cúng dường một vị Bích Chi Phật. Nương nơi phước lực ấy, thường được sanh trong nhà giàu sang, hưởng thụ sung sướng.
Vào thời Đức Phật Ca Diếp xuất thế, tôn giả xuất gia tu hành, làm người phân chia ngọa cụ, phòng xá cho chúng Tăng. Vào thời đó, tôn giả đã phát hoằng thệ nguyện.
Đến khi Bổn Sư Thích Ca xuất thế, tôn giả xuất gia tu hành, chứng đạo quả xuất thế và là người chia ngọa cụ, phòng xá cho chúng tăng.
Do nhân duyên ấy, sau khi tôn giả chứng quả A La Hán, lúc bảy tuổi. Đến năm 20 tuổi, thọ Cụ Túc Giới. Tôn giả nghĩ thân này vô thường, cần phải vun trồng phước điền mới là pháp bền chắc, liền nguyện làm việc chia phần các ngọa cụ cho chúng tăng và sắp đặt chúng tăng theo thứ lớp đi thọ trai ở các nhà Đàn Việt.
Sau khi tôn giả phát nguyện, chúng Tăng tác pháp bạch nhị Yết Ma để cho tôn giả được thực hành theo ý nguyện. Tôn giả phân chia ngọa cụ, sắp đặt phòng xá rất là chu đáo và khéo léo.
Lúc đêm tối Ngài không cần đèn vì nơi mỗi đầu ngón tay của tôn giả thường phóng ánh sáng soi thấy tất cả đồ vật lớn nhỏ, nệm gối v.v... cho đến đồ đại tiện, tiểu tiện, thậm chí hướng dẫn người đi đến nơi đại tiện, tiểu tiện.
Về việc sắp đặt chỗ ở cho chúng tăng, tôn giả luôn sắp xếp những người cùng tánh ý ở chung với nhau. Chẳng hạn như Pháp Sư ở chung với Pháp Sư, người trì luật ở chung với người trì luật, thiền sư ở chung với thiền sư. Người thích ngồi gò mả ở chung với người thích ngồi gò mả. Người thích ngồi nơi cội cây ở chung với người ngồi dưới cội cây. Cho đến người đa văn ở chung với người đa văn... khiến cho thập phương chúng Tăng rất an nhiên, thích ý mà tu hành.
Vì thế, Ngài thường được đức Thế Tôn tán thán: - Trong hàng đệ tử của Ta, người phân chia ngọa cụ cho chúng tăng, Đạp Bà Ma La Tử là người đệ nhứt.
Bấy giờ, có một tỳ kheo tên Từ Địa, từ nơi khác đến thành La Duyệt. Lúc ấy đã quá nửa đêm, tôn giả Đạp Bà Ma La Tử tùy theo thứ lớp thượng hạ mà phân chia phòng xá và ngọa cụ. Và vì tỳ kheo Từ Địa đến chùa lúc đó đã quá khuya, mọi vật dụng phòng xá tốt đã phân chia cho mọi người, nên tỳ kheo chỉ nhận được những thứ xấu. Tỳ kheo này bèn sanh tâm sân hận, cho rằng Đạp Bà tôn giả có tâm phân biệt, đối với người mình ưa thích thì cấp cho phòng xá, đồ dùng tốt; người không ưa thích thì cấp cho đồ xấu.
Việc đời lắm cảnh trớ trêu, đêm ấy vừa qua thì sáng ngày hôm sau, tôn giả phái chúng tăng đến nhà thí chủ thọ trai. Bấy giờ, trong thành có người Phật tử mỗi năm thường phát nguyện sắm thức ăn ngon quý nhất trên thế gian để cúng dường chúng Tăng.
Từ Địa tỳ kheo cũng theo thứ lớp được phái đến nhà Phật tử này thọ trai. Nhưng Phật tử ấy vừa nghe tin có Từ Địa tỳ kheo đến nhà mình thọ trai, liền nghĩ rằng: “Thầy ấy là người giới hạnh không thanh tịnh, không xứng đáng được tiếp thọ thức ăn ngon quý của ta cúng dường”. Liền bảo tỳ nữ đem tọa cụ xấu trải ngoài cửa và cất hết đồ ngon quý, chỉ mang thức ăn dở ra bố thí cho Từ Địa tỳ kheo.
Lúc ấy, Từ Địa tỳ kheo bị thọ thức ăn dở, không biết là do ý thí chủ, lại nghĩ Đạp Bà tôn giả có quỷ kế gạt thầy đến nhà thí chủ này để thọ thức ăn dở, nên đối với tôn giả Đạp Bà, thầy càng sanh tâm sân hận. Thầy cho rằng tôn giả có tâm sân ái, người nào ưa thích thì chia phòng và ngọa cụ tốt; còn đối với thầy vì không ưa thích nên chia phòng xấu, lại còn sai đến thọ dụng đồ xấu dở. Tại sao đối với chúng Tăng lại đối xử có tâm sân, ái, phân biệt như vậy?
Từ Địa càng nghĩ càng tức giận, càng tưởng đến càng buồn rầu. Ông bị phiền não, sân hận ràng buộc, ngăn chướng, ngồi đứng không vui. Lúc ấy, em gái của thầy là Di Đa La tỳ kheo ni đến vấn an và đảnh lễ. Từ Địa không thèm ngó và cũng không thèm đáp. Tỳ kheo ni thưa rằng: “Bạch đại đức! Tôi có lỗi chi mà hôm nay đến vấn an và đảnh lễ, đại đức không thèm ngó cũng không thèm đáp?”
Từ Địa đáp rằng: “Tôi cần gì phải nói với cô, tôi bị Đạp Bà Ma La Tử xúc não mà cô làm lơ không giúp tôi”.
Tỳ kheo ni thưa: “Đại đức muốn tôi làm phương tiện chi để Đạp Bà Ma La Tử không xúc não đại đức?”
Tỳ kheo liền bảo em gái mình dùng pháp Ba La Di không có căn cứ, vu báng tôn giả. Tỳ kheo ni vì kính mến anh mình, nên vâng lời chỉ giáo, nhân lúc Đức Phật và tỳ kheo tăng tập họp, cô đến trong đại chúng nói rằng: “Đạp Bà Ma La Tử xúc phạm tôi. Tôi thành kính yêu cầu chúng Tăng hòa hợp làm phép diệt tẫn tôn giả, để về sau tôi khỏi bị thầy ấy tìm đến phá rối”. Lúc đó, tôn giả ngồi cách Phật không xa. Đức Phật biết rõ chuyện, nhưng cố ý hỏi rằng: “Sự việc ấy rốt ráo như thế nào? Đạp Bà, ông nên ở trong đại chúng nói rõ!”
Tôn giả bạch rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Từ khi mới sanh đến nay, con nhớ rất kỹ, dù ở trong giấc mộng cũng không bao giờ làm hạnh bất tịnh, huống chi khi thức mà lại đi làm hạnh bất tịnh?!”
Đức Thế Tôn tra hỏi Từ Địa tỳ kheo và xét biết lý do vì sân hận mà Từ Địa đem pháp Ba La Di vô căn cứ vu báng cho tôn giả Đạp Bà Ma La Tử, và tỳ kheo ni Di Đa La vì nghe lời anh mà tự nói tôn giả phạm tội phải diệt tẫn.
Khi đã biết rõ nguyên nhân, Thế Tôn dùng nhiều phương tiện và ngôn từ quở trách Từ Địa tỳ kheo, lại bảo các tỳ kheo rằng:
- Trong thế gian này có hai hạng người quyết phải đọa địa ngục:
1) Thứ nhất, không giữ phạm hạnh, tự nói là mình giữ phạm hạnh.
2) Thứ hai, nếu đối với người thật sự giữ gìn phạm hạnh mà đem pháp chẳng phải phạm hạnh vô căn cứ đi vu báng.
Lại trong Thập Tụng, quyển 4; Tỳ Nại Da quyển 11 và Luật Ngũ Phần quyển 3 đều nói: “Đức Phật dùng các thứ phương tiện, ngôn từ quở trách Từ Địa tỳ kheo rằng: - Ông là người ngu si! Tại sao dám dùng pháp Ba La Di vô căn cứ vu báng cho vị tỳ kheo phạm hạnh thanh tịnh? Ông không nghe có ba hạng người đồng đọa địa ngục hay sao? Ba hạng ấy là:
1) Trái phạm giới cấm: không có pháp sa môn mà tự nói mình có đầy đủ pháp sa môn. Không tu phạm hạnh mà tự nói đã tu phạm hạnh. người ấy ở trong Phật pháp như giống cây bị hư, không thể nào mọc mầm được.
2) Thấy như thế, nói như thế: nói rằng dâm dục không phải là ác pháp, không phải là chướng đạo, nên cứ làm những việc buông lung (trong Đại Luật Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, đây thuộc về tội Ba Dật Đề, vì có tỳ kheo ni thấy cư sĩ tại gia có vợ con mà vẫn tu hành chứng đắc thánh quả, từ sơ quả đến đệ tam quả. Do đó, sanh tà kiến, cho rằng dâm dục chẳng phải là ác pháp, chẳng phải chướng đạo).
3) Dùng pháp Ba La Di vô căn cứ mà đi hủy báng vị tỳ kheo tu phạm hạnh thanh tịnh.
Từ Địa tỳ kheo dùng pháp Ba La Di, vô căn cứ vu báng cho tôn giả Đạp Bà Ma La Tử là bậc thánh giả phạm hạnh thanh tịnh, sẽ thuộc về loại thứ ba trong ba hạng người nói trên, nên quyết phải bị đọa địa ngục.
Đức Thế Tôn sau khi dùng vô số phương tiện quở trách Từ Địa, liền tập chư Tăng mà kiết giới này, là giới đem trọng tội vô căn cứ vu báng cho người của tỳ kheo, tỳ kheo ni.
Chữ Căn trong nhóm từ “vô căn cứ” là chỉ cho ba việc căn cứ vào sự thấy, nghe, nghi.
“Căn cứ vào sự thấy” là thực tại thấy làm việc phi phạm hạnh. Chẳng hạn thực sự thấy trộm lấy năm tiền trở lên, thấy đoạn tuyệt sinh mạng người khác...
“Căn cứ vào sự nghe” là thực chính tai nghe việc làm phi phạm hạnh. Như thực sự nghe có việc trộm lấy năm tiền trở lên, thực sự nghe có việc đoạn tuyệt tánh mạng người khác, thật sự có nghe việc tán thán chứng đắc pháp thượng nhân...
“Căn cứ vào việc nghi ngờ” chia ra làm hai loại:
- Do thấy mà sanh nghi.
- Do nghe mà sanh nghi.
Trừ ba việc có căn cứ thấy, nghe, nghi nói trên, tất cả những trường hợp dùng những pháp khác để hủy báng hành giả tu học Phật pháp, tức là không có ba thứ căn cứ nói trên, thì gọi là dùng pháp không căn cứ mà hủy báng.
Nếu dùng pháp Ba La Di vô căn cứ vu báng cho tỳ kheo, tỳ kheo ni phạm hạnh thanh tịnh, thì người ấy tương lai quyết định phải bị đọa địa ngục. Cho nên không được tùy theo ý mình mà dùng pháp vô căn cứ hủy báng người.
Ở luật Thanh Văn, nếu dùng pháp Ba La Di vô căn cứ vu báng người thì thuộc về tội Tăng Tàn. Tội Tăng Tàn dù so với Ba La Di không phải là trọng tội. Nhưng so sánh với các tội khác thì thuộc về trọng tội.
Thế sao ở đây lại liệt vào tội khinh?
Điều này căn cứ vào trí huệ cạn hay sâu của hành giả Tiểu Thừa và Đại Thừa mà phân biệt.
Vì trí huệ của Bồ Tát rất thâm thúy, không dễ gì bị người làm mê hoặc, cho nên đối với người đồng đạo pháp, mà đi rao nói, hủy báng, tội ấy nhẹ chứ không nặng. Trong khi trí huệ của Thanh Văn thiển bạc hơn, nên dễ bị người khác mê hoặc. Cho nên, đối với người đồng đạo pháp mà rao nói tội lỗi của họ, việc hủy báng ấy sẽ mắc tội nặng chứ không nhẹ.
Tự khen mình, chê người cùng hủy báng Tam Bảo thuộc trong mười giới trọng, còn giới này thuộc về hủy báng, tại sao lại thuộc về giới khinh?
Chúng tôi xin phúc đáp rằng:
- Giới khen mình, chê người sở dĩ thuộc về mười giới trọng vì chẳng những là hủy báng người lại còn tự tán thán mình, nên thuộc về giới trọng.
- Giới hủy báng người hoàn toàn không tán thán mình, cho nên thuộc về giới khinh.
- Giới hủy báng Tam Bảo là giới trọng vì không phải chỉ hủy báng Tăng mà còn hủy báng cả Phật và Pháp.
- Giới hủy báng Tăng thuộc về giới điều nàym, hoàn toàn không hủy báng Phật và Pháp, cho nên thuộc về tội khinh.
So sánh hai giới, tự nhiên sẽ thấy rõ chỗ khác biệt của chúng.
Nói “người tốt, người lành” v.v... câu kinh văn ấy dùng để chỉ cho những người bị hủy báng. Đối với những vị này, đáng lẽ phải hết lòng tôn trọng, không nên hủy báng. Hiện tại, trái lại cực lực hủy báng dĩ nhiên tạo tội rất lớn.
Lương nhân (người lành) là người ôn hòa, hiền dịu, bên ngoài không hiện tướng ác.
Thiện nhân (người tốt) chỉ người lương thiện, nội tâm nhu hòa.
Pháp Sư: Người làm thầy, dùng giáo pháp của Như Lai dạy dỗ cho mình và cho mọi người. Đứng trên lập trường Đại Thừa Phật giáo, thì pháp Giới Định Huệ của Đại Thừa có thể dùng làm phép tắc cho chính mình và mọi người. Vì thế, người thọ trì, viết chép hay đọc tụng đều có thể gọi là Pháp Sư. Cho nên kinh Pháp Hoa nói Pháp Sư có năm loại. Nhưng nói một cách nghiêm túc hơn, Pháp Sư là người tuyên dương Tam Tạng thánh giáo của Như Lai, mở mang, dẫn dắt chúng sanh tiến vào tri kiến của Như Lai.
Sư tăng: sư là chỉ Hòa Thượng và A Xà Lê của mình chứ không chỉ riêng Tam Sư Thất Chứng. Thậm chí bạn chỉ y chỉ với vị Sư ấy trong một đêm, hoặc từ vị ấy học một bài chú, một bài kệ cho đến nghe giảng dạy một câu chuyện đạo đức, những vị ấy đều là bậc A Xà Lê của bạn. Tăng là chỉ cho chúng Tăng đủ ngũ đức và pháp Lục Hòa.
Quý nhân: chỉ những người thuộc giới sang trọng, quyền quý như quốc vương, đại thần, quan trưởng v.v... Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài từng đem Phật pháp phú chúc cho quý vị ấy hộ trì. Những bậc minh sư, thiện hữu, thánh chúa, tôi hiền như thế chẳng những người đời phải hết lòng kính ngưỡng mà ngôi Tam Bảo cũng nhờ đó mà được vững chắc như kim thang (kim thang tức “kim thành, thang trì” nghĩa là thành bằng sắt, ao chứa nước nóng, ý nói: phương tiện chống giặc vững chắc, hữu hiệu, quân giặc không thể nào chiến thắng được. Mượn thành ngữ ấy ám chỉ cho sư tăng, quốc vương, đại thần v.v... có đủ khả năng, thế lực ủng hộ Phật pháp, làm cho ngôi Tam Bảo vững bền ở thế gian). Bên trong thì có sư tăng đầy đủ giới đức giáo hóa, dẫn dắt. Bên ngoài thì có quốc vương, đại thần ra ơn hộ trì. Đáng lẽ chúng ta phải đầu mang đội ơn nghĩa chư vị không hết, sao nỡ lòng trở lại đem tội thất nghịch, thập giới trọng mà hủy báng các Ngài?!
Điều tối trọng yếu của giới cấm này là hủy báng minh sư, thiện hữu. Trong kinh từng dạy: “Bạn lành trong thiên hạ không ai hơn bậc sư trưởng. Vì sư trưởng là người dẫn dắt, dạy bảo chúng ta tu học. Nếu chúng ta chân thành vâng theo sự chỉ đạo của sư trưởng mà thực hành thì tất nhiên sẽ thâu hoạch được kết quả tư lợi. Vì thế, đối với sư trưởng, chúng ta cần phải báo đáp thâm ân trọng đức”.
Nên biết rằng: cha mẹ dù sanh thành, dưỡng dục thân xác và dạy dỗ cách thức làm người cho chúng ta, nhưng không thể giúp chúng ta thoát ly tam đồ khổ. Trái lại, sư trưởng chẳng những dạy dỗ về nhân cách mà còn dẫn dắt chúng ta đi trên con đường chánh của Phật pháp, ra khỏi bể khổ sanh tử, đến nơi chân thật an vui Niết Bàn.
Trong lúc sư trưởng dạy dỗ, dẫn dắt, vì muốn thân tâm chúng ta đi đúng pháp, đúng luật, nên đương nhiên phải dùng biện pháp giáo huấn nghiêm khắc. Lúc ấy, bạn lại sanh tâm bất mãn đối với sư trưởng. Chẳng những không chịu thành tâm tiếp thọ lời dạy bảo một cách kính thành, lại còn buông ra những lời thô ác, khinh nhục, hủy báng. Hoặc ở sau lưng sư trưởng, vọng sanh thị phi, làm cho đạo thầy không nghiêm, Phật pháp suy đồi. Hạng người hủy báng, tật đố đối với thầy như vậy, chẳng những không xứng đáng với tư cách của người Phật tử, mà đúng là kẻ đại ma, đại tặc trong Phật pháp. Họ không phải là những người tín phụng Phật pháp mà là người phá hoại Phật pháp.
Kinh Thiện Cung Kính, Đức Phật từng dạy rằng: “Người tu học Phật pháp nếu không sanh tâm cung kính, tôn trọng sư trưởng, lại đi nói việc hay dở của sư tăng, những người ngu si như vậy nên chiếu theo quy luật Phật pháp mà đúng pháp trừng trị, không nên để cho người ấy cứ làm như vậy mãi”.
Tại sao vậy? Vì chẳng những sư trưởng không có lỗi lầm, chúng ta không được phép tùy tiện đi rao nói bậy bạ, thậm chí ngay khi sư trưởng có lỗi, bổn phận làm đệ tử chúng ta cũng không được đi rao nói.
Nếu kẻ nào đối với thầy quả thật không sanh tâm cung kính, kẻ ấy sau khi xả báo thân, quyết phải bị đọa vào địa ngục Chùy Phát. Tội nhân trong địa ngục này chỉ có một thân mà đến bốn đầu. Toàn thân bị thiêu đốt như đống lửa dữ và thiêu mãi không ngừng. Lại có vô số độc trùng, miệng như lưỡi câu, bu vào cắn bỏ lưỡi của tội nhân. Sự thống khổ như vậy không sao tả được. Khi tội báo địa ngục đã mãn, phải sanh trong loài súc sanh, thường ăn phẩn, uống nước tiểu. Khi mãn tội báo trong loài súc sanh, được tái phục thân người, nhưng phải sanh nơi miền biên địa, hoang dã, không được học Phật pháp. Da dẻ không giống với người thường, thường bị mọi người khinh dễ, hủy báng, lăng nhục. Suốt đời ngu si không có trí huệ. Khi sinh mạng này kết thúc, lại bị đọa vào địa ngục, cảm thọ sự thống khổ vô lượng vô biên.
Trong kinh Báng Phật, Đức Phật dạy như vầy: “Tội hủy báng Phật không thuộc vào tội trọng mà hủy báng Pháp Sư mới là tội trọng. Vì thế, nếu người nào hủy báng Biện Tích pháp sư thì không khác gì hủy báng Phật” (Phật dùng từ “biện tích pháp sư” để tiêu biểu cho tất cả Pháp Sư).
Vì thế hàng Bồ Tát sơ phát tâm phải từng giờ, từng phút khắc ghi thâm ân giáo huấn và công đức của sư trưởng. Đối với sư trưởng phải sanh khởi tâm cực kỳ cung kính và tôn trọng. Nên biết: Bồ Tát tu học hạnh Bồ Tát không có điều gì khẩn yếu bằng hiếu hạnh đối với sư trưởng.
Tại sao vậy? Chúng ta thấy người thế gian, bất cứ muốn làm việc chi, nếu không có sự dạy bảo, dẫn dắt của thầy thì một việc hãy còn không thành tựu. Huống chi từ vô thỉ chúng ta vẫn thường trôi lăn trong ác đạo, vừa mới được ra khỏi. Giờ đây, muốn đi lên con đường Bồ Đề mà từ trước đến nay chưa từng đi, thì làm sao không cần sự chỉ đạo của sư trưởng? Làm sao được phép đối với sư trưởng không hết lòng cung kính, tôn trọng?
Trong kinh Thần Biến, đức Phật dạy Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: “Nếu người nào khởi ác tâm hủy phá, thiêu đốt tháp miếu của chư Phật nhiều như hằng hà sa, tội ấy rất nặng. Nếu có người đối với vị Bồ Tát tín giải Đại Thừa, khởi tâm sân hận hay cực lực mạ nhục, hủy báng, tội của người này nếu đem so sánh với tội của người hủy phá, thiêu đốt tháp miếu của chư Phật nhiều như hằng hà sa nói trên, thì sẽ nhiều hơn gấp bội vô lượng a tăng kỳ số”. Như thế, chúng ta tuyệt đối không nên hủy báng Pháp Sư.
(A tăng kỳ là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là vô số, ở đây nói là “vô lượng a tăng kỳ số”, là vô lượng lần vô số. Con số nhiều đến mức không ước lượng được).
Trong luận Bồ Tát Học, cũng dẫn lời Đức Phật rằng: “Nếu có người nào đối với Bồ Tát mà thốt ra lời mạ nhục, khinh miệt, ta nói người ấy đọa địa ngục, thời gian thọ khổ không có hạn lượng”.
Tại sao vậy?
Nên biết một vị Bồ Tát, nếu đối với vị Pháp Sư thuyết pháp, thốt ra những lời hủy báng, chẳng những hủy báng cá nhân của Pháp Sư, mà còn chứng tỏ người ấy đã xa lìa chư Phật, hủy báng chánh pháp của Như Lai, hủy báng tỳ kheo tăng thanh tịnh, cũng không khác gì hủy báng Tam Bảo. Chúng ta thử tưởng tội hủy báng Tam Bảo trọng đại biết chừng nào?
Lại nếu có người đối với pháp sư thuyết pháp, sanh tâm khinh miệt, không hết lòng cung kính, tôn trọng, tức là đối với chư Phật Như Lai không cung kính, tôn trọng. Người Phật tử mà không cung kính, tôn trọng Phật thì còn vấn đề gì để nói?!
Vì thế, muốn cung kính, tôn trọng Phật, cần phải cung kính, tôn trọng Pháp Sư. Cung kính, tôn trọng Pháp Sư là đồng với cung kính, tôn trọng Phật. Nên kinh Phát Giác Tịnh Tâm, Đức Phật đặc biệt vì việc ấy mà nói kệ rằng:
Mạc ư tha biên kiến quá thất,
Vật thuyết tha nhân thị dữ phi,
Bất trước tha gia tịnh hoạt mạng,
Chư sở ác ngôn đương ký xả.
Dịch:
Lỗi lầm người khác đừng xem ngó,
Thị phi người khác chớ phô bày,
Sự sống an tịnh của người đừng tham luyến.
Những lời thô ác phải xa lìa.
Như trên đã trích dẫn những lời Phật dạy trong các kinh luật. Bổn phận chúng ta đối với Pháp Sư, sư tăng v.v... phải hết lòng cung kính cúng dường, tuyệt đối không nên có ác tâm hủy báng, khiến cho người lương thiện bị cho là không lương thiện; bậc thánh nhân thành không phải thánh nhân, người hiền đức không phải hiền đức; Pháp Sư mất địa vị Pháp Sư, đức hạnh sư tăng bị tán thất v.v... vì việc này mà để lại vết nhơ muôn đời nơi thế gian, khác chi bức tường trắng đẹp, sạch sẽ bị những loài ruồi xanh bu đậu vào. Quả là một việc rất đáng sợ vậy!
Nói về việc ác tâm hủy báng thì dùng những lời lẽ gì để hủy báng các vị minh sư, thiện hữu, thánh chúa, tôi hiền...? Điều ấy đương nhiên có rất nhiều. Phàm những lời gì có thể gây bất lợi cho chư vị, kẻ ác tâm đều có thể đổ trút lên chư vị.
Nhưng trên thế gian, tội ác lớn nhất không gì hơn là Thất Nghịch và mười giới trọng. Vì thế nếu đem những tội ác như giết cha, giết mẹ, phá hòa hợp tăng, gian tham, trộm cướp, tà dâm... gán cho các bậc minh sư, thiện hữu, chúa thánh, tôi hiền... để hủy báng, rao nói với mọi người. Thiên hạ khi nghe những việc ấy, họ cho rằng những vị này tạo tội ác rất lớn như vậy, nên không người nào dám lai vãng thân cận với quý vị ấy nữa. Mọi người đều xem quý vị ấy là thứ ác ma trong nhân gian. Chúng ta hãy suy nghĩ, do ác tâm tùy tiện hủy báng người, làm cho người bị tổn hại lớn lao như vậy, tội ác ấy trọng đại không mức nào nói được!
Cho nên là Phật tử, không nên tùy ý hủy báng minh sư, thiện hữu v.v... mà luôn phải đối với các ngài hết lòng cung kính, tôn trọng.
Thế thì phải làm thế nào mới gọi là cung kính, tôn trọng? Nghĩa là đối với trong hàng lục thân, cha mẹ, anh em, phải có lòng hiếu thuận, từ bi. Ở đây, lục thân được giải thích hai loại:
1. Lục thân đời hiện tại là cha mẹ, chú bác, anh em.
2. Lục thân theo quan điểm của Bồ Tát: tất cả chúng sanh đều là lục thân của mình. Sư tăng, quốc vương bao hàm ý nghĩa cha mẹ trong ấy. Người lành, người tốt bao gồm trong ý nghĩa anh em. Hàng quý nhân, quan trưởng cũng đều gồm trong ý nghĩa lục thân.
Suy nghĩ như thế nên đối với những người bề trên phải sanh tâm hiếu thuận. Luôn nghĩ tưởng chư vị đều là người có ân đức với mình. Mình luôn cần phải báo đáp thâm ân trọng đức của các ngài không hết, sao lại tán tâm điên cuồng, làm những việc cực lực hủy báng các ngài?!
Đối với những kẻ bề dưới, ta cần phải sanh tâm từ bi, nên suy tưởng rằng: những chúng sanh ấy ngu si, điên đảo, ta phải có bổn phận ban vui, cứu khổ những kẻ ấy không kịp lúc, huống gì lại nhẫn tâm đi hủy báng họ?
Đã có lòng hiếu thuận thì không bao giờ dám hủy báng, và đã có tâm từ bi thì không bao giờ nỡ hủy báng. Nếu thực hành được như vậy, chẳng những giúp các vị minh sư, thiện hữu... thành tựu danh dự, đức hạnh, mà còn thành tựu danh dự tốt cho chính mình trong hiện đời. Thật là nhất cử lưỡng đắc!
Ngược lại, nếu không có lòng hiếu thuận và từ bi, hoàn toàn không có một chút gì đoái nghĩ và sợ tội, thì bất cứ việc chi cũng dám làm, không riêng gì việc hủy báng người! Nếu sanh khởi tâm từ bi và hiếu thuận thì những việc hủy báng, trái nghịch chắc không bao giờ dám làm, nên đời hiện tại tự nhiên được thành tựu phúc quả, tương lai sẽ được thụ hưởng vô cùng.
Là một vị Bồ Tát:
- Đối với sư tăng, đáng lẽ phải sanh tâm hiếu thuận mà không hiếu thuận, trở lại vu khống là ngỗ nghịch và bất hiếu.
- Đối với người lương thiện, lẽ ra phải có tâm từ bi mà không từ bi, trở lại vu oan là hung hiểm, bất từ.
- Đối với kẻ bề trên mà hủy báng là ác nghịch, người bên dưới hủy báng là hung hiểm.
Dù sự thật không phải như vậy, nhưng người bị hủy báng khi nghe rồi, vì nỗi oan ức không thể tỏ bày vào đâu nên thân tâm thống khổ, bất an, suốt ngày buồn bực không vui. Thậm chí đối với cảnh đời, lòng họ chất đầy nỗi giận ghét, cảm thấy người trên thế gian này không thể sống chung, do đó muốn đi vào con đường tự tận.
Hoặc vì bị bạn hủy báng, nên bao nhiêu danh lợi của đều tiêu tán, mọi việc đều không vừa lòng, đẹp ý, nội tâm do vậy buồn phiền, áo não không nguôi. Phá hoại danh dự của người như vậy là làm cho người sa vào cảnh bất như ý. Vì thế, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Tội dù thuộc hạng khinh cấu, nhưng sự chiêu cảm khổ báo không phải nhẹ. Chẳng những hủy báng sư trưởng... các bậc ân đức của mình, mắc phải tội báo rất lớn, mà ngay cả hủy báng một vị tỳ kheo cũng mắc tội báo vô cùng.
Trong kinh có thuật một truyện ngắn như sau:
Vào thời quá khứ, khi đức Thế Tôn còn tại thế, có một vị tỳ kheo hiệu Đại Ca La. Vị này tu khổ hạnh, ngày ngày đi vào thi lâm (khu rừng dùng chôn người chết), nhặt thức ăn do quyến thuộc người chết cúng tế.
Một hôm, có hai mẹ con gia đình nọ, đưa thi hài của chồng và cha đến thi lâm. Đứa con là một bé gái vừa lên bảy tuổi, trông thấy thầy tỳ kheo bèn nói với mẹ rằng: “Mẹ! Mẹ! Ông này giống như con quạ mù, thường ở đây giữ tử thi kiếm đồ ăn”.
Quý tỳ kheo nghe được, đem việc ấy bạch lên Phật. Đức Phật dạy rằng: “Đứa bé dùng lời thô ác khinh hủy vị tỳ kheo. Do ác nghiệp này, 500 đời thường đọa làm quạ mù!”
Mẹ bé gái nghe Phật dạy như vậy liền dắt con đến trước Phật bạch rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Cúi xin Ngài thứ lỗi cho con của con, vì nó nhỏ dại không biết nên mới thốt ra những lời ấy, chớ không có tâm ác độc”.
Phật dạy rằng: - Con đừng lầm nghĩ Thế Tôn nguyền rủa cho đứa bé thọ khổ như thế. Vì bé này thốt lời thô ác khinh dễ vị tỳ kheo, chỉ mắc tội ác khẩu chớ không phải ác tâm, nên chỉ đọa làm súc sanh mà thôi. Nếu có ác tâm sẽ phải đọa vào địa ngục.
Hủy báng thuộc về tánh tội, không luận là người có thọ giới hay không, cốt yếu chỉ cần thốt ra lời hủy báng người, sẽ chiêu cảm quả báo không tốt.
Chúng ta xem chuyện em bé gái kể trên, dù được mẹ dẫn đến trước Phật cầu sám hối, vẫn không thoát khỏi quả khổ báo phải làm quạ mù trong năm trăm đời. Do đây, chúng ta phải hiểu rằng: Dù chư Phật rất đại từ bi, nhưng có ba điều các Ngài không làm được là:
1. Không thể cứu độ những chúng sanh bất tín.
2. Không thể làm cho chúng sanh giới hết được.
3. Không thể cứu chúng sanh đã bị định nghiệp.
Bé gái trong truyện thuộc về định nghiệp, Phật còn không thể cứu. Căn cứ theo đây thì Phật pháp bao giờ cũng đứng ở lập trường nhân duyên. Nghĩa là nếu chúng ta muốn được Phật cứu, điều kiện duy nhất là nhứt tâm tin theo lời Phật dạy mà thực hành thì mới mong được Phật cứu độ, chứ không phải chuyên tạo ác nghiệp, rồi lạy Phật, cầu Phật cứu vớt.
Nói một việc thực tế hơn: nghe nói pháp môn Niệm Phật dễ dàng, dù người mắc tội báo thâm trọng đến đâu, Đức Phật cũng không bỏ. Lầm nghĩ như vậy nên suốt đời chuyên lo tạo ác, đợi đến giờ phút lâm chung niệm năm hoặc mười câu rồi tin rằng Phật sẽ đến tiếp dẫn. Thật là tuyệt đối sai lầm!
Chúng ta nên biết: người suốt đời tạo ác nghiệp đến phút cuối cùng, hồi tâm niệm Phật mà được Phật tiếp dẫn vãng sanh là do hai nhân duyên:
- Nhiều đời trước đã gieo trồng căn lành.
- Đời hiện tại là dù lúc sinh tiền tạo ác nghiệp, nhưng đến phút cuối cùng, nhờ thiện nghiệp nhiều đời, tâm giác ngộ, hối cải mãnh liệt, được gặp thiện tri thức làm tăng thượng duyên nên mới được như vậy.
Trái lại, nếu cố tâm suốt đời tạo ác, chờ đến giờ phút cuối cùng niệm Phật. Chính tâm niệm ấy ngăn cách tâm từ bi của Phật, nên đến phút cuối cùng bị nghiệp lực lôi cuốn, che đậy, làm sao cảm được đức từ bi của Phật? Ví như nước đục tợ như bùn, bóng trăng làm sao hiện ra được?
Vì thế, trong kinh dạy: “Thủ khẩu như bình, phòng ý như thành” (giữ miệng như giữ bình, đề phòng tâm ý như giữ thành trì, ngăn không cho quân giặc lấn chiếm).
Trong kinh Báo Ân dạy rằng: “Họa phúc của con người đều từ nơi miệng mà sinh ra. Vì thế, cần phải giữ gìn khẩu nghiệp còn hơn giữ gìn lửa dữ. Vì lửa dữ chỉ thiêu đốt trong một đời, trong khi tội ác khẩu có thể thiêu đốt vô lượng vô số đời. Hơn nữa, lửa dữ chỉ thiêu đốt tài bảo trong thế gian, trong khi lời nói ác của khẩu nghiệp có thể thiêu đốt bảy thứ thánh tài (1). Nên cổ nhân dạy rằng: “Môi như cung, tâm như giây, âm thanh như tên, trong đêm hôm tăm tối không được bắn bậy bạ, vì có thể không làm thương hại cho người mà chỉ tự mình rước vạ vào thân”.
Chính mình nếu không có những khuyết điểm gì thì không nên sanh lòng sợ sệt những lời hủy báng của kẻ khác đối với mình. Theo như lời Phật và Tổ dạy trong kinh, Vĩnh Gia đại sư cũng có những lời huấn từ rất hay: “Mặc cho người hủy báng, tha hồ cho người chê bai, khác nào người cầm lửa đốt trời. Trời không thể đốt đặng, mà chỉ tự mình chuốc lấy mệt nhọc mà thôi. Ta nghe những lời hủy báng của người dường như uống vị cam lồ, tiêu dao tự tại vào cảnh giới bất tư nghì”.
Với lời nói ác, lời nói hủy báng mà tưởng như được uống vị cam lồ, nếu người đời thực hiện được như vậy, tức là đã đạt được chân đạo thọ dụng trong Phật pháp rồi vậy.
Chú thích:
(1) Thất thánh tài: bảy thứ tài bảo của bậc thánh nhân. Các thánh nhân sau khi đã kiến đạo thì chỉ có bảy thứ thánh tài. Về bảy thứ thánh tài, triong các giải thích có khác biệt đôi chút. Như kinh Bảo Tích, quyển 42 nói là:
1. Tín: tín thọ giới pháp của Như Lai.
2. Giới: nghiêm trì giới pháp của Phật.
3. Văn: Tinh tấn nghe chánh giáo của Phật.
4. Tàm: khi mình có lỗi, tự tâm thấy hổ thẹn.
5. Quý: khi mình có lỗi, không còn tâm tham luyến nhiễm trước.
6. Quý: khi mình có lỗi, đối với người khác cảm thấy hổ thẹn.
7. Xả: xả bỏ tất cả, không còn tâm tham luyến, nhiễm trước.
8. Huệ: dùng trí huệ quán sát sự lý một cách minh bạch.
Kinh Niết Bàn quyển 17 nói: bảy thứ thánh tài, có đủ bảy thứ này gọi là thánh nhân:
1. Tín
2. Giới.
3. Tàm.
4. Quý.
5. Đa văn.
6. Trí huệ.
7. Xả ly.
Kinh Pháp Cú cũng dùng bài kệ thuyết minh Thất Thánh Tài như sau:
Tín tài, giới tài,
Tàm quý diệc tài,
Văn tài, thí tài,
Huệ vi thất tài.
Kinh Báo Ân nói Thất Thánh Tài:
1. Tín
2. Tinh tấn.
3. Giới.
4. Tàm quý.
5. Văn xả
6. Nhẫn nhục.
7. Định huệ.
Quý đại sĩ nên nhận chân bảy thứ báu của người tu hành, được giải thoát thành Phật là nhờ ở thất thánh tài xuất thế gian. Người tu hành không lấy tài bảo thế gian làm quý. Biết thế phải nhứt tâm niệm Phật, cầu được vãng sanh về Cực Lạc thế giới, đầy đủ công đức cho đến thành Phật độ sanh. Đây mới là của quý giá chân thật.
Nên kinh Thập Lục Quán dạy: “Trên thế gian này chỉ có người niệm Phật là quý hơn hết, cũng như Thanh Liên Hoa đứng trong bùn”.
-----------------------------
14. Phóng Hỏa Thiêu Phần Giới (Giới Phóng Hỏa)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.14. PHÓNG HỎA THIÊU PHẦN GIỚI
(giới phóng hỏa)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử dĩ ác tâm cố...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử vì ác tâm phóng hỏa, thiêu đốt núi rừng, đồng nội. Từ tháng Tư cho đến tháng Chín, nếu phóng hỏa, làm cháy lan đến nhà cửa, thành ấp, tăng phường, ruộng rẫy của người, và cung điện, tài vật của quỷ thần. Tất cả chỗ có sinh vật không được cố ý thiêu đốt. Nếu cố ý thiêu đốt, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Giới “không hủy báng” cốt yếu khuyên chúng ta không nên làm tổn não người, để cho chánh báo được yên vui, không phải sống trong niềm lo âu, sợ hãi.
Mục tiêu chính yếu của giới “không phóng hỏa thiêu đốt” này là cốt khuyên chúng ta không nên làm thương hại tài vật kẻ khác, để cho y báo được hoàn toàn không hư hại.
Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Một vị tỳ kheo thanh tịnh hay một vị Bồ Tát lúc đi trên đường, không được tùy ý dẫm đạp cỏ tươi”.
Cỏ tươi còn không được dẫm đạp, huống chi dùng lửa thiêu đốt núi rừng, đồng nội? Phóng hỏa thiêu đốt bất cứ nơi nào đều làm tổn hại tài vật, thương hại sinh mạng chúng sanh. Vì muốn giữ gìn hành động có thể tạo thành tội sát sanh. Hoặc có thể tạo nên việc phạm giới trộm cắp nên không được thiêu đốt núi rừng, đồng nội, nhà cửa v.v... Người tu học Phật pháp, nhất là một hành giả Bồ Tát, nếu phóng hỏa thiêu đốt núi rừng, đồng nội v.v... tất nhiên không tránh khỏi sự phê bình, chê trách của xã hội. Vì thế, việc phóng hỏa thiêu đốt, nhất định không phải là hành vi của một vị Bồ Tát lợi sanh.
Tục ngữ có câu: “Tinh tinh chi hỏa, khả dĩ liệu nguyên” (đốm lửa nhỏ chừng bằng con đom đóm có thể thiêu đốt cả cánh đồng to rộng).
Lúc đầu mới phóng hỏa, thấy như không có gì, nhưng nếu sơ ý một chút thì sẽ cháy lan rộng và sẽ gây nên sự tổn hại rất lớn. Do đó, sự oán trách, chê bai cũng sẽ vô cùng tận.
Đức Phật vì tâm đại từ, đại bi, thương xót người cũng như những sanh vật bị hại vì hỏa hoạn, nên đặc biệt chế lập giới điều này, nghiêm cấm toàn thể Phật tử tu học theo Phật pháp tuyệt đối không được phóng hỏa. Còn tội lỗi của việc phóng hỏa thiêu đốt, tùy theo việc tổn thất sinh mạng và tài vật mà quyết định nặng hay nhẹ. Nếu mức độ tổn thất nhiều thì tội nặng, tổn thất ít thì tội nhẹ.
Sát sanh còn có chỗ chọn lựa, và sanh mạng bị tổn hại cũng có hạn lượng. Nhưng việc phóng hỏa gây tổn hại sinh mạng không có hạn lượng và sát sanh không lựa chọn thì tội lỗi ấy không gì nặng hơn.
Trong Đại Trí Độ Luận có kể rằng:
Tại một khu rừng núi lớn, một hôm bỗng nhiên phóng hỏa dữ dội. Trong khu rừng ấy, có một con chim trĩ thấy vô số chúng sanh bị vùi mình trong biển lửa. Tâm nó không thể nào cam lòng an nhẫn, liền bay đến chỗ có nước, nhúng ướt hai cánh, rồi bay trở lại khu rừng đang bị cơn đại hỏa, đem nước trên đôi cánh rưới xuống mong dập tắt ngọn lửa để cứu vãn sanh mạng vô lượng chúng sanh. Dù là việc làm dùng chén nước tưới lửa muôn xe, hoàn toàn không ích lợi, nhưng tấm lòng từ bi như vậy thật là khó thấy.
Chúng ta thử nghĩ: chim trĩ kia dù sức nhỏ bé, hãy còn cố gắng dùng đôi cánh nhúng nước để cứu chúng sanh bị hỏa hoạn. Huống chi một vị Bồ Tát lại nỡ lòng trở lại phóng hỏa thiêu đốt núi rừng, thì còn gì để nói?! Cho nên, dù bất cứ nhân duyên gì mà phóng hỏa thì tội ấy đều quy về tội tổn hại người, gây sự hư hoại phá hủy tài vật.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu làm một vị Phật tử, đã thọ Bồ Tát giới, nếu vì ác tâm phóng đại hỏa, thiêu đốt núi rừng, đồng nội trong khoảng thời gian từ tháng Tư cho đến tháng Chín thì tuyệt đối không được”.
Trong kinh văn nói “ác tâm”, không có nghĩa là người ấy có ác ý gì, mà ý nói tâm ý người ấy buông lung, không có một niệm từ bi, thương xót loài vật.
Kinh văn dùng chữ “phóng đại hỏa” để nhấn mạnh đây không phải sự lầm lẫn nhỏ nhặt, vô ý để lửa cháy lan mà là cố tâm, hữu ý phóng hỏa để thiêu đốt.
Kinh văn nói: “Thiêu đốt núi rừng, đồng nội” là ý muốn chứng tỏ phạm vi bị thiêu đốt rất lớn, sinh mạng và tài vật bị tổn thất rất nhiều.
Kinh văn nói “từ tháng Tư đến tháng Chín” là quy định về thời gian. Vì ở những quốc gia thuộc khí hậu lạnh, các loài động vật nhỏ từ những ngày đông miên đã không hoạt động (tiết Đông thiên quá lạnh, các côn trùng nhỏ đều ẩn sâu dưới mặt đất, ngủ yên nên gọi là “đông miên”). Từ tháng Tư đến tháng Chín, trời hết lạnh, nên chúng tỉnh lại, trồi lên mặt đất, hoạt động trở lại bình thường, nên nói là “thức dậy”. Vì vậy, chẳng những núi rừng, đồng nội rộng lớn là nơi có rất nhiều sinh mạng, mà một phạm vi rất nhỏ khoảng một tấc vuông, cũng có nhiều sinh vật ở trong đó sống và hoạt động. Trong khoảng thời gian này, nếu phóng hỏa thiêu đốt núi rừng, sinh mạng của chúng sanh bị tổn hại thực không thể xiết kể. Vì vậy, Đức Phật cấm ngặt đệ tử không được phóng hỏa đốt núi rừng, đồng nội trong thời gian này.
Nếu những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, ít lạnh thì việc phóng hỏa lại càng phải lưu tâm thận trọng hơn. Vì các vùng nhiệt đới, các loài sinh vật lớn nhỏ luôn hoạt động và không có thời kỳ đông miên. Nên chẳng những từ tháng Tư cho đến tháng Chín, không được phóng hỏa, mà quanh năm cũng không được phóng hỏa để tránh nạn làm thương tổn rất nhiều sinh mạng.
Ngay chính những miền hàn đới quá lạnh, nếu phóng hỏa vào lúc tháng Chạp, trong Luật đức Phật cũng quy định: hàng Phật tử trước khi phóng hỏa, toàn chúng phải đi nhiễu chung quanh khu ấy trì chú, niệm Phật, luôn hướng về các sinh vật vi tế mà nói rằng: “Chúng tôi hiện tại vì cần phải thiêu đốt khu rừng này, các người mỗi loại nên tự di chuyển ra khỏi nơi đây”. Trải qua một thời gian trì chú, niệm Phật và bảo các loài vật biết như vậy, rồi sau mới được phóng hỏa thiêu đốt. Như vậy mới không đến nỗi gây tội. Nếu không trì chú niệm Phật, thông báo rộng rãi cho các loài sinh vật biết, e rằng sẽ gây sự tổn thương cho nhiều loại côn trùng.
Cố nhiên, núi rừng, đồng nội đã không được, nên “thiêu đốt nhà cửa, thành ấp, tăng phường, ruộng rẫy của người và cung điện, tài vật của quỷ thần cũng không được”. Kinh văn nói: “Thiêu đốt nhà cửa của người v.v...” không có nghĩa là cố ý muốn làm tổn hại của người. Nhưng vì khi đốt núi rừng, đồng nội, do thiếu cẩn trọng, làm lửa theo thế gió nên cháy lan rộng ra, gây tai hại đến nhà cửa v.v...
Việc này trong luật Thanh Văn có kể một mẫu chuyện như sau:
Khi Phật còn tại thế, một hôm Ngài ngự đến thành Khoáng Dã. Thành này ở giữa thành Vương Xá và thành Ba La Nại, thuộc phía Bắc của sông Hằng. Trước đó, bọn cướp thường tụ tập nơi đây để cướp phá tài sản dân chúng. Sau chúng bị vua Bình Sa đánh đuổi đi nơi khác.
Nhà vua là một Phật tử có tâm từ bi, ngài cho xây dựng kinh đô nơi ấy, giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, không còn bị bọn cướp nhiễu hại.
Khi Phật ngự ở trong thành, bấy giờ bọn Lục Quần Tỳ Kheo bàn với nhau rằng: - Chúng ta bị quý Thượng Tọa rầy la, câu thúc, không được tự do tự tại chuyện trò. Chi bằng ra ngồi ở chỗ đất trống ngoài phòng xá, tùy ý nói chuyện, không bị quở rầy, câu thúc.
Nào ngờ sau khi ra ngồi nơi đất trống, quý thầy ấy chẳng những mặc tình cao đàm khoát luận, lại còn nhặt cỏ khô, củi khô, và các gốc cây lớn đốt lên cho sáng.
Lúc ấy, trong gốc đại thọ, có một con độc xà vì bị hơi nóng bức bách nên từ trong bộng cây phóng nhanh ra. Lục Quần tỳ kheo trông thấy cả kinh, la hoảng lên: “Độc xà! Độc xà!”, vừa là các thầy vừa lấy các khúc củi đang cháy quăng ném tứ tung. Lửa văng tàn ra làm cho Phật đường bị cháy. Đây là bằng chứng cho thấy đốt lửa nơi đất trống làm cháy lan đến phòng xá.
Quý tỳ kheo biết việc này liền bạch lên Đức Phật. Do nhân duyên này, Phật chế định giới điều “không được đốt lửa chỗ đất trống”. Như thế, giới “không được phóng hỏa thiêu đốt núi rừng, đồng nội” này cùng với giới “không được đốt lửa chỗ đất trống” trong luật Thanh Văn giống nhau. Dù rằng không cố ý thiêu đốt nhà cửa, chỉ thiêu đốt núi rừng, đồng nội, nhưng nếu gây cháy lan đến nhà cửa của người, thì không thể tránh khỏi lỗi lầm sơ ý.
Kinh văn nói: “Ruộng là nơi trồng tỉa các giống lúa. Nếu thiêu đốt các giống lúa trong ruộng, chẳng những nhà nông bị tổn thất lớn, mà còn gây ảnh hưởng tai hại đến sự sống của nhiều người trong xã hội”.
Trong kinh văn nói: “Cung điện, tài vật của quỷ thần”. Theo trong Luật thì có nghĩa tất cả cỏ cây là làng xóm của quỷ thần (thuật ngữ trong Luật dùng từ “quỷ thần thôn”). Tất cả quỷ thần đều nương nơi đó mà cư trú, và xem đó như cung điện, nhà cửa của mình. Vì thế, trong Luật dạy tỳ kheo không được phá hoại tất cả cỏ cây.
Việc này có một câu chuyện được thuật lại như sau:
Tại Động Đình hồ, có một ngôi miếu thờ thần. Tiền thân của vị thần này là một xuất gia đã thọ đại giới, lại được vinh dự kết làm bạn thân với An Thế Cao Pháp Sư nước Thiên Trúc. Tánh tình thầy ấy ưa sân hận.
Do sân nghiệp này, sau khi xả thân, chiêu cảm quả báo làm đại mãng xà, có thần oai dị thường. Tất cả thương nhân đi đường thủy, khi ghe đi ngang trước miễu đều vào cầu đảo, thì được vị thần dùng oai lực, phân gió làm hai hướng. Nếu ghe đi lên thì gió thổi lên, ghe đi xuống thì gió thổi xuống. Tất cả đều không bị ngược gió, lưu ngại. Chung quanh miễu ấy có rất nhiều tre.
Một hôm, có một thương nhân đi ghe ngang qua miễu, cầu xin thần cho một cây tre. Chưa được sự cho phép của vị thần, thương nhân ấy tự ý chặt đốn. Ghe lập tức bị chìm. Cây tre bị chặt kia tự nhiên trở lại dính vào gốc cũ.
Cho đến ngày nọ, Pháp Sư An Thế Cao có duyên sự đi ngang qua, ghé vào miễu. Đại mãng xà biết bạn của mình đến, liền ở sau điện miếu thờ mình, ló đầu ra nói chuyện với Pháp Sư. Xà thần buồn rầu, khóc lóc, nước mắt tuôn rơi lã chã, trông rất thê thảm. Xà thần cho Pháp Sư biết rằng không bao lâu nữa sẽ xả mạng và bị đọa vào địa ngục chịu sự thống khổ không sao tả xiết.
Sau đó, Thần đem trăm xấp lụa của thương nhân cúng trao cho Pháp Sư và chí thành khẩn thiết cầu xin Pháp Sư vì mình đem bán những xấp vải ấy lấy tiền tu bổ chùa tháp, để nhờ phước đức sau này thoát khỏi khổ báo và khỏi đọa vào địa ngục.
An Pháp Sư chú nguyện và nhận 100 xấp lụa. Xà thần sau khi nhờ Pháp Sư vì mình làm việc công đức, liền chết ở trong đầm lớn tại Sơn Tây, đầu đuôi cách nhau vài dặm.
Chính ngay hôm Xà thần xả thân, chiều hôm ấy có một thanh niên hình dung tuấn tú, bước lên ghe của Cao Pháp Sư, quỳ trước mặt Ngài cung kính chắp tay, cúi đầu biến mất. Cao Pháp Sư nói với mọi người trong thuyền rằng: “Vị thần ở trong miếu Động Đình Hồ đã thoát khỏi ác hình (thân rắn)”.
Theo truyện kể trên thì biết rằng tất cả tài vật, bất cứ là của tăng hay tục, minh (của quỷ thần), dương (của thế gian), công hay tư, đều không được phóng hỏa thiêu đốt để khỏi bị đắc tội.
Tóm lại:
Tất cả chỗ có sinh vật đều không được cố ý thiêu đốt. Việc phóng hỏa đốt núi rừng, đồng nội, đương nhiên không phải cố ý làm thương hại sinh mạng của chúng sanh. Nhưng lúc thế lửa nổi sanh quá mạnh, sẽ làm thương hại đến sanh mạng của các loài vật. Nên sách Nho có câu: “Thành nội thất hỏa, ương cập kỳ ngư” (ở trong thành bị hỏa hoạn, làm hại lây các loài cá trong ao), chính là ý này vậy.
Nói nghiêm khắc một chút, người Phật tử, dù trường hợp không gây thương hại đến sinh mạng loài hữu tình, còn không nên phóng hỏa thiêu đốt núi rừng một cách tùy tiện, huống là trường hợp làm thương hại đến rất nhiều sinh mạng. Cho nên, bất luận trường hợp có tổn hại đến sinh mạng và tài sản của chúng sanh hay không, đều không được cố ý làm việc thiêu đốt. Vì thế, kinh văn kết thúc: “Nếu cố ý thiêu đốt, Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Nếu tâm cố ý giết hại chúng sanh mà làm việc thiêu đốt thì liệt vào tội đẳng lưu của giới Sát (đẳng là ngang nhau, lưu là loại. Tức là đồng một loại tội với tội Sát). Nếu làm tổn hại tài sản của người khác mà cố ý thiêu đốt thì thuộc về tội đẳng lưu của giới Đạo.
Điểm chính của giới này là sự thiêu đốt hoàn toàn, nhưng vì không có tâm sát hại sinh mạng chúng sanh, cho nên chỉ phạm tội khinh cấu. Dù như vậy, nhưng do nhân duyên thiêu đốt núi rừng làm thương hại sinh mạng, tổn hại tài vật là không hợp với tâm từ bi, cũng như trái với tâm hạnh của Bồ Tát. Nên tốt nhất là không nên phóng hỏa thiêu đốt núi rừng.
Kinh văn nói: “Tất cả chỗ có sinh mạng”, tức là chỉ cho cỏ cây, rừng bụi, gọi chung là “sinh địa”, những nơi ấy nếu thiêu đốt nhất định sẽ làm thương hại đến sinh mạng của các loài vật. Cho nên giới phóng hỏa này cả Đại lẫn Tiểu Thừa đều đồng ngăn cấm.
Tăng cũng như Tục đều phải vâng giữ giới phóng hỏa, nhưng giữa hai giới Tăng, Tục có vài sự khác nhau như:
- Đối với năm chúng xuất gia, nói về thời gian, thì bất kỳ thời gian nào cũng đều không được phóng hỏa thiêu đốt núi rừng.
- Luận về không gian, thì không được đốt lửa ở những chỗ đất trống. Nếu đốt lửa ở những chỗ khuất, tức là có mái lợp che thì được phép.
- Hai chúng tại gia, nói về thời gian thì mùa nóng từ tháng Tư cho đến tháng Chín, tuyệt đối ngăn cấm.
- Còn thời gian khác do việc nông nghiệp, cày cấy v.v.. có thể cho phép phóng hỏa. Nói về không gian thì bất luận chỗ đất trống hay có mái lợp che đều cho phép có thể thiêu đốt.
Nhưng có một điều cần lưu ý là trong lúc phóng hỏa thiêu đốt, phải tuyệt đối không được cho lửa cháy quá mạnh, làm lan rộng gây tổn hại đến nhà cửa v.v... của người. Phải chú ý trong lúc phóng hỏa phải coi chừng cẩn thận, không được vì sự thiêu đốt của mình làm tổn hại sinh mạng chúng sanh và tài sản người khác. Những việc này thật ra không dễ gì làm được, nên biện pháp tốt nhất là không nên đốt.
Thiêu đốt núi rừng, nói về bất cứ phương diện nào, cũng đều là việc không tốt. Phật tử chẳng những không nên thiêu đốt núi rừng, mà còn gặp những khi núi rừng bị hỏa hoạn, phải lập tức tìm cách dập tắt.
Trong kinh, chính kim khẩu của Đức Phật dạy rằng:
- Vào thời quá khứ, có một tiều phu vào rừng đốn củi. Thấy rừng bị lửa cháy, tiều phu liền tìm cách dập tắt lửa. Do nhân duyên phước nghiệp này, sau khi xả thân, cảm được phước báo làm một vị Đại Phạm Thiên Vương cõi trời Sắc Giới, thọ mạng dài lâu hơn một kiếp (tức hơn một đại kiếp).
Cứu hỏa đuợc phước báo thù thắng như vậy thì tội đốt núi rừng đương nhiên không phải nhẹ. Như trong kinh dạy: “Thiêu đốt núi rừng, đồng nội, đào tháo nước trong ao, dùng lửa nướng gà con, chúng sanh tạo nghiệp này sau khi xả thân, bị đọa vào trong một thành lửa, bị thiêu đốt từ dưới chân lên tận tim, rong chạy Đông Tây, không thể ra được, bị lửa thiêu đốt mà chết”.
Chúng ta hãy thử tưởng tượng quả báo ấy thống khổ biết dường nào?!
Đến thời đại này thì núi rừng được các quốc gia xem là một một quốc sản trọng yếu. Vì thế, nếu phóng hỏa thiêu đốt làm tài sản quốc gia bị tổn thất rất lớn, thật là một tội ác rất nặng vậy.
-----------------------------
15.tịch Giáo Giới (Giới Không Được Dạy Giáo Lý)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.15. TỊCH GIÁO GIỚI
(giới không được dạy giáo lý)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử tự Phật đệ tử cập ngoại đạo ác nhân...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử đối với những hạng người từ đệ tử Phật, lục thân, tất cả thiện tri thức, đến ngoại đạo, ác nhân, đều phải khuyên bảo họ thọ trì kinh luận Đại Thừa, nên giảng cho họ hiểu nghĩa lý, khiến họ phát Bồ Đề tâm, Thập Phát Thu Tâm, Thập Trưởng Dưỡng Tâm, Thập Kim Cương Tâm. Trong ba mươi tâm ấy, giảng cho họ hiểu rõ pháp dụng và tuần thứ của mỗi món. Nếu Phật tử vì ác tâm, sân tâm, đem kinh luật của Thanh Văn, Nhị Thừa cùng các bộ luận của ngoại đạo, tà kiến để dạy cho người một cách thiếu cân nhắc, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Giới “phóng hỏa thiêu đốt” ở trước là để phòng ngừa sự tổn hại ở bên ngoài. Giới cấm giảng dạy “tà tịch” này khuyên Phật tử phải nên đem Phật pháp giáo hóa, làm lợi ích, ủng hộ bên trong nội tâm của hành giả tu học Phật pháp, tránh được những sự độc hại của các tư tưởng khác, có thể sanh ra những hành vi chống trái. Đây là một việc vô cùng trọng yếu.
Bồ Tát là người tu học theo Đại Thừa, đã là một hành giả Đại Thừa, đáng lẽ phải đem giáo pháp Đại Thừa truyền dạy cho chúng sanh, khiến cho chúng sanh noi theo pháp Đại Thừa mà tu học, để được sự lợi ích rốt ráo thì mới phù hợp với tôn chỉ của Bồ Tát, và xứng đáng được gọi là Bồ Tát. Cho nên trong kinh Duy Ma Cật, phẩm Phương Tiện nói: “Khi vào những địa phương để diễn giảng, luận nghị, phải đem giáo pháp Đại Thừa mà dẫn dắt chúng sanh” là để biểu lộ tinh thần này.
Kinh Pháp Hoa cũng dạy: “Nếu đem giáo pháp Tiểu Thừa giáo hóa chúng sanh thì ta bị lỗi xan tham, việc này là không thể được”.
Lời dạy trong kinh là khuôn thước gương mẫu mà Phật tử Đại Thừa cần phải học tập.
Kinh Duy Ma Cật, phẩm đệ tứ nói thêm: “Dùng tâm Đại Bi tán thán pháp Đại Thừa, nghĩ nhớ đền đáp thâm ân của Phật, cần phải làm cho ngôi Tam Bảo không đoạn tuyệt, rồi sau mới giảng nói chánh pháp”.
Bồ Tát không thể không nói pháp, mà đã nói pháp thì phải tán thán công đức thù thắng của Đại Thừa, khiến cho người nghe pháp phát tâm tín phụng pháp Đại Thừa để đạt đến kết quả cứu cánh thành Phật.
Nếu người nào có thể thuyết pháp như vậy, chẳng những có thể đền trả thâm ân của Phật, lại còn làm cho ngôi Tam Bảo không đoạn tuyệt.
Bằng cách nào khiến cho ngôi Tam Bảo không đoạn tuyệt?
Thường thuyết pháp chính là làm cho ngôi Tam Bảo không đoạn tuyệt vậy!
Người nghe pháp rồi, phát tâm xuất gia, hành Bồ Tát đạo, chính là làm cho Tăng Bảo không đoạn tuyệt. Hành giả xuất gia hành Bồ Tát đạo kia, tương lai quyết sẽ thành Phật, là làm cho Phật Bảo không đoạn tuyệt. Chúng ta thấy Bồ Tát đem chánh pháp giáo hóa chúng sanh, cần phải tuyên nói pháp Đại Thừa là một điều hết sức trọng yếu. Nếu không thực hành như thế, mà trái lại, đem giáo pháp Tiểu Thừa vì chúng sanh thuyết pháp, điều đó, chẳng những trái với chân lý của Phật pháp, mà cũng trái với bổn nguyện của chính mình.
Nên bất luận thế nào, đều không thể làm như vậy được. Vì người nghe pháp, nghe bạn tuyên thuyết giáo pháp Tiểu Thừa, sẽ hình thành một thứ thành kiến chủ yếu trước tiên, gây chướng ngại cho việc tiến bước trên con đường Bồ Đề của họ; thậm chí còn làm cho họ khởi tâm hủy báng pháp Đại Thừa.
Sự di hại này không có pháp gì đánh giá được, nên kinh Đại Tập nói: “Khuyên dạy chúng sanh tu học pháp Tiểu Thừa, đấy là ma nghiệp”. Đối với giáo pháp Tiểu Thừa, còn không nên vì chúng sanh giảng nói, huống chi giảng nói các luận ngoại đạo, tà kiến ư?
Người giảng nói pháp Tiểu Thừa và các bộ luận ngoại đạo, tà kiến phải mắc tội khinh, trọng như thế nào?
Việc này cần phải xem xét động cơ thúc đẩy bạn như thế nào mới quyết định được.
Nếu động cơ phát xuất từ sự hiểu lầm mà giảng nói, thì tội này rất nhẹ. Vì bạn không phải cố ý giảng nói những lý luận ấy cho mọi người. Chỉ vì bạn lầm cho rằng những pháp Tiểu Thừa hoặc lý luận ngoại đạo ấy đối với chúng sanh không gây tổn hại chi.
Nếu do ác tâm mà giảng nói cho người, thì tội có phần nặng hơn:
- Như trường hợp nếu bạn biết rõ pháp Tiểu Thừa là không rốt ráo, các bộ luận của ngoại đạo, tà kiến sẽ đoạn tuyệt huệ mạng của chúng sanh, nhưng vì tâm tật đố xui giục, bạn cho rằng nếu người khác tu học Phật pháp Đại Thừa, sự tu hành sẽ siêu thắng hơn mình. Vì thế, bạn chỉ giảng nói pháp Tiểu Thừa để cho người ấy vĩnh viễn không thể tu học Phật pháp Đại Thừa, vĩnh viễn phải thua sút bạn.
- Hoặc do tâm sân hận sai khiến, vì người kia có nhiều lỗi lầm đối với bạn, nhưng bạn lại phải giảng nói chánh pháp cho người ấy, nên nội tâm bạn không thích giảng nói pháp môn rốt ráo Đại Thừa. Bạn bèn giảng nói pháp Tiểu Thừa hay các bộ luận ngoại đạo, tà kiến để cho người ấy không thể tiến lên con đường thành Phật.
Những loại thuyết pháp như vậy, tội lỗi đương nhiên sẽ rất lớn.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử thọ Bồ Tát giới, khi muốn giáo hóa chúng sanh, từ bậc đệ tử Phật nội chúng, đến ngoại đạo, người ác, ngoại chúng, hoặc lục thân gồm cả nội ngoại chúng, và tất cả thiện tri thức có quan hệ với mình đều phải mỗi mỗi khuyên bảo thọ trì kinh luật Đại Thừa nên giảng dạy cho hiểu nghĩa lý.
Vì sao gọi Phật tử là nội chúng? Vì Phật tử học nội giáo của Phật pháp, chuyên nghiên cứu nội tâm của chính mình, không theo ngoại cảnh mà dong ruổi tìm cầu.
Vì sao gọi ngoại đạo là ngoại chúng? Vì một phần trong bộ phận tư tưởng ngoại đạo không tin hệ thống nhân quả do trước sau sanh nhau, không thừa nhận lý nhân quả thiện ác, dụ dẫn chúng sanh vào con đường sai lầm. Cho nên, nếu không bị trượt té vào hố sâu thường kiến cũng sa vào ao bùn đoạn kiến. Không thể dùng cáchh gì có thể từ hố sâu ao bùn ấy mà thoát ra ngoài, đến nỗi đoạn mất hạt giống Như Lai, vĩnh viễn bị trầm luân không bao giờ siêu thoát được.
Vì thế, trong kinh Đức Phật từng dạy chúng ta rằng: “Tất cả chúng sanh vốn rất thuần thiện, không có gì gọi là Tà. Sở dĩ đi vào con đường tà, hoàn toàn do sự dẫn dắt sai lầm của của Thầy mà không biết, không hay nên bị đọa vào tam ác đạo. Thật là đáng thương xót biết bao!”
Lục thân vì sao bao gồm cả nội ngoại chúng? Vì lục thân có sự tín ngưỡng tôn giáo không đồng nhau. Người thì tin theo giáo lý của Phật pháp, người lại tín ngưỡng giáo lý của ngoại đạo. Không phải bản chất tín ngưỡng tôn giáo bất đồng, nhưng do cơ duyên gặp gỡ của mỗi người một khác nên mới có sự tín ngưỡng sai khác.
Thiện tri thức là những người có quan hệ với mình, như lương bằng, thiện hữu quen biết nhau, nhưng chưa tiến vào trong Phật pháp, không phải là các vị sư phạm trong pháp môn hay các vị pháp lữ đồng tu, hoặc các giáo thọ thiện tri thức.
Đối với tất cả mọi người, hoặc nội ngoại chúng, hoặc lương bằng, thiện hữu như thế khi đem Phật pháp giáo hóa, tuyệt đối không nên đem giáo pháp Tiểu Thừa giảng dạy, dẫn dắt mà phải tuần tự giáo hóa dẫn dắt họ tu học từng bước một.
Trước tiên, phải khuyên bảo họ thọ trì, đọc tụng kinh luật Đại Thừa, kế đó giảng dạy cho họ hiểu rõ nghĩa lý trong kinh luật.
Kinh luật thuộc về năng thuyên, nghĩa thuộc về sở thuyên.
Kinh luật Đại Thừa khi họ chưa đọc tụng, dĩ nhiên phải dạy họ đọc từng chữ, từng câu. Khi họ đọc tụng được rồi, phải vì họ giảng nói nghĩa lý trong ấy, giúp họ hiểu rõ một cách minh bạch nội dung những vấn đề hàm chứa trong kinh luật một cách rốt ráo.
Nếu chỉ đọc tụng mà không minh bạch thì không thể thu hoạch được lợi ích lớn lao. Thông thường, hiện nay các nhân sĩ tu học Phật pháp, chỉ thọ trì, đọc tụng văn cú trong kinh luật, còn phần tư tưởng, nội dung thì không cần tìm hiểu cho thấu đáo. Việc này không được kiện toàn cho lắm!
Tín giải và thông đạt ý nghĩa kinh luật cũng chưa đủ, cần phải tiến thêm một bước nữa là giúp người y theo nghĩa lý Đại Thừa phát khởi tâm vô thượng Bồ Đề. Từ đó, có thể tiến mãi lên từng địa vị và giai cấp khác nhau.
Ở đây nói phát tâm Bồ Đề, đối với lập trường tu học Đại Thừa Phật pháp là một sự kiện rất trọng yếu. Vì thế bạn thực sự có trở thành một hành giả Đại Thừa hay không, hoàn toàn do bạn đã phát tâm Bồ Đề hay chưa? Nếu chưa thì dù bạn có thọ trì kinh luật Đại Thừa như thế nào, hoặc bạn thông hiểu nghĩa lý Đại Thừa rõ ràng như thế nào, cũng đều không thể gọi bạn là một hành giả Đại Thừa.
Do đây, chúng ta có thể nhận thấy rõ sự trọng yếu của vấn đề phát Bồ Đề tâm. Nhưng phát Bồ Đề tâm cần phải hiểu rõ nghĩa lý Đại Thừa mới là thực sự phát Bồ Đề tâm. Nếu chưa chân thật hiểu rõ, thì không thể nói là phát Bồ Đề tâm. Mà dù có phát Bồ Đề tâm thì cũng không thể gọi là chân chính. Vì thế, hiểu rõ phát Bồ Đề tâm là một sự kiện hết sức trọng yếu.
Cổ đức còn giải thích như sau:
- Nếu chỉ hiểu rõ nghĩa lý Đại Thừa của kinh luật mà không phát khởi tâm đại Bồ Đề, thì dù có trí huệ, chẳng qua là cuồng huệ mà thôi.
- Nếu chỉ biết phát Bồ Đề tâm, mà không hiểu rõ nghĩa lý kinh luật Đại Thừa, thì dù có phát đại tâm Bồ Đề cũng chỉ làm tăng trưởng thêm vô minh.
Vô minh tăng trưởng thì không đi lên con đường lớn Bồ Đề. Cuồng huệ thì có thể bị đọa lạc trong tam ác đạo.
Vì thế, hai vấn đề hiểu rõ nghĩa lý và phát tâm đại Bồ Đề cần phải trợ giúp lẫn nhau, không được thiên lệch hay bỏ sót một bên nào.
Khi đã phát tâm đại Bồ Đề, cần phải tu theo hạnh Bồ Đề, hướng về Phật quả tối cao, và theo thứ tự mà đi lên:
- Đầu tiên, hành giả quy hướng về Thập Phát Thú tâm.
- Kế đó, bước vào Thập Trưởng Dưỡng tâm.
- Cuối cùng, tiến lên bực Thập Kim Cương Tâm.
Đối với sự tu học trong ba mươi tâm này, cần phải giải thích pháp dụng và tuần thứ của mỗi thứ, tức là giảng dạy cho hành giả hiểu rõ:
- Ở địa vị bực hiền hạ phẩm (thập Phát Thu tâm), phải tu tập quán hạnh như thế nào?
- Ở địa vị bực hiền trung phẩm (thập trưởng dưỡng tâm), phải tu tập quán hạnh như thế nào?
- Ở địa vị bực hiền thượng phẩm (thập kim cương tâm), phải tu tập quán hạnh như thế nào?
Giảng dạy rành rẽ như thế mới có thể gọi là Bồ Tát lợi mình, lợi người.
Vì sao? Vì ba mươi tâm này là những thứ bậc tu hành đầu tiên để bước vào địa vị thánh nên mang tính chất trọng yếu phi thường. Ở giai đoạn này, nếu tu hành sai lệch một chút, chẳng những không thể chứng đắc quả vô thượng Bồ Đề, mà còn không thể bước lên bậc Thập Địa. Việc tu tập của hành giả mới phát tâm đúng theo pháp hay không, đều tùy thuộc nơi vị đại tâm Bồ Tát giảng giải rõ ràng tuần thứ của mỗi loại tâm hay không, để cho hành giả mới phát tâm tuần tự tiến bước khỏi phải lầm lộn.
Nếu vị đại tâm Bồ Tát không giải thích rành rẽ mỗi tâm để cho hành giả mới phát tâm cứ tiến bước một cách lầm đường lạc ngõ, thì sẽ gặp những trở lực không thể khắc phục, cũng như không thể tránh khỏi những hiểm nguy.
Vì thế, bổn phận của một vị Bồ Tát có đại tâm là phải giải thích cặn kẽ để hàng sơ học hiểu thấu đáo, tuần tự tu hành theo thứ lớp, tránh khỏi sự lộn xộn, sai lầm.
Đúng nguyên tắc, một vị Bồ Tát tu học Đại Thừa phải đem phương pháp tu thành Phật dạy bảo, dẫn dắt chúng sanh thì mới đúng là cương vị là Bồ Tát chân chánh. Nhưng trái lại, nếu vị Bồ Tát lại vì ác tâm, sân tâm, đem kinh luật của Thanh Văn, Nhị Thừa và các bộ luận của ngoại đạo, tà kiến dạy cho người, đương nhiên Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Giảng giải như vậy là vì đối với người sở giáo, bạn có tâm bất mãn, hoặc không xứng đáng cho bạn dạy bảo, dẫn dắt, hoặc họ có thể làm giảm sự lợi ích của bạn trong tương lai. (Năng giáo là người giảng dạy kinh pháp, sở giáo là người nghe học kinh pháp).
Nếu vì người mà giảng nói pháp Tiểu Thừa, hoặc các bộ luận tà kiến, ngoại đạo không hợp với căn cơ của họ, sẽ khiến căn tánh của họ phát triển theo chiều hướng sai lầm, như thế sẽ rất luống uổng.
Nếu do sân tâm mà giảng nói những giáo pháp không mang tính chất ứng theo bệnh mà phát thuốc, khác nào như cây gỗ thẳng tốt mà làm cho cong hư, đồ đẹp quý mà dùng chứa những vật dơ xấu. Nói một cách nghiêm khắc hơn, người có căn tánh Đại Thừa mà bạn đem giáo pháp Tiểu Thừa giảng nói còn không thể được, huống chi lại đem các bộ luận ngoại đạo, tà kiến giảng dạy cho người.
Bồ Tát cần phải thực hành hạnh tự lợi, lợi tha mà trái lại, đi giảng nói pháp tà tịch, làm cho người tu học đi vào chỗ sai lầm như thế là đoạn huệ mạng của Phật, cả mình và người đều bị tổn hại, nên không thể tránh khỏi tội lỗi. Vì thế, trường hợp này kết thành tội khinh cấu.
Ở đây có người hỏi: Nếu nói như thế vì sao trong luận Du Già dạy rằng:
“Có người đến cầu pháp, trước tiên phải hỏi chủng tánh của họ:
Nếu người ấy có trí huệ nói rõ căn tánh của mình, thì tùy theo căn tánh người ấy mà chọn lấy một trong ba thừa thích hợp để giảng nói.
Nếu người ấy không tự biết chủng tánh của mình, Bồ Tát nên vì người ấy nói rõ pháp Tam Thừa. Người ấy nghe xong, sẽ tùy theo căn tánh của họ, tùy theo chỗ phát tâm mà giảng nói các giáo pháp, hoặc Thanh Văn, hoặc Duyên Giác hay Bồ Tát. Tùy theo chỗ thích hợp với căn tánh của mỗi người mà giúp họ tu học”.
Xin giải đáp:
Chỗ cấm chế của giới này là việc sanh khởi ác tâm chứ không phải là hoàn toàn không nên giảng nói pháp Thanh Văn. Nhưng trong lúc giảng nói pháp Thanh Văn, nen nhận định đó chỉ là phương tiện tiếp dẫn mà thôi, không nên xem đó là phát rốt ráo chân thật. Sau này cần phải tiến thêm bước nữa là đem pháp Đại Thừa giảng dạy cho chúng sanh để cùng tiến lên con đường lớn vô thượng Bồ Đề, để cuối cùng đạt đến cứu cánh thành Phật. Cho nên lời kinh này đối với luận Du Già hoàn toàn không trái nghĩa nhau.
Lại có trường hợp vì cần phá trừ vọng chấp của học giả Tiểu Thừa, nên cần phải giảng nói pháp Tiểu Thừa để họ thấy rõ tôn chỉ của Tiểu Thừa và không còn định kiến chấp chặt: cho cương vị Tiểu Thừa là mãn túc. Trường hợp này không trái phạm giới.
Hoặc trong trường hợp vì thiện ý, muốn cho những hành giả sơ tâm tu học Phật pháp có nhận thức toàn bộ đối với thánh giáo trong thời đại của Đức Phật. Nhưng phải hết sức khéo léo, tránh cho những người nghe pháp có chỗ đắm nhiễm. Trường hợp này giảng nói pháp Thanh Văn không bị trái phạm giới luật.
Đầu tiên, Bồ Tát phát tâm Bồ Đề chính vì thấy Pháp tạng của Bồ Tát sắp tiêu diệt. Trong tình huống nghiêm trọng phi thường này, bổn phận người Phật tử phải đứng ra hộ trì để pháp tạng khỏi bị tiêu diệt trên thế gian.
Vì pháp tạng của Bồ Tát có lợi ích rất lớn đối với chúng sanh, có thể trừ diệt vô lượng đại thống khổ cho chúng sanh, nếu không phát tâm đứng ra hộ trì, để cho pháp tạng của Bồ Tát bị mai một, thì thật là một đại bất hạnh. Vì thế Phật tử phải mạnh mẽ nhận thức rằng: nếu mình không hộ trì pháp tạng của Bồ Tát thì ai hộ trì!
Do tự mình đã vì hộ trì pháp tạng của Bồ Tát mà phát tâm Bồ Đề, giáo hóa tất cả chúng sanh, như vậy có thể nào lại đem pháp Tiểu Thừa mà hóa độ?
Giới này thất chúng Phật tử đều phải vâng giữ, nhưng Đại, Tiểu Thừa không hoàn toàn giống nhau. Phái Tiểu Thừa vì học tập theo Tiểu Thừa nên giảng nói pháp Tiểu Thừa. Trường hợp này không phạm giới luật. Nhưng nếu đem luận ngoại đạo, tà kiến mà giảng dạy người thì đồng phạm tội như Đại Thừa.
-----------------------------
16. Vị Lợi Đảo Thuyết Giới (Giới Cấm Vì Lợi Mà Nói Pháp Điên Đảo, Lộn Lạo)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.16. VỊ LỢI ĐẢO THUYẾT GIỚI
(giới cấm vì lợi mà nói pháp điên đảo, lộn lạo)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử ưng hảo tâm tuyên học Đại Thừa oai nghi kinh luật...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử tận tâm học kinh luật oai nghi Đại Thừa, thông hiểu nghĩa lý, khi thấy có hàng tân học Bồ Tát từ xa trăm nghìn dặm đến cầu họckinh luật Đại Thừa, Phật tử này nên đúng như pháp, giảng giải tất cả khổ hạnh: hoặc đốt thân, đốt cánh tay, đốt ngón tay. Nếu không đốt thân hay cánh tay, ngón tay cúng dường chư Phật, thời không phải là hạng Bồ Tát xuất gia. Nhẫn đến xả thịt nơi thân mình cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp sói, sư tử đói cùng tất cả loài quỷ đói. Rồi sau đó mới căn cứ theo từng căn cơ của mỗi người mà tuần tự giảng pháp cho hàng tân học ấy được mở thông tâm trí. Nếu Phật tử vì quyền lợi cá nhân, trường hợp nên dạy mà không dạy, lại giảng kinh luật một cách điên đảo, văn tự lộn xộn, không theo thứ tự trước sau, thuyết pháp có tính cách hủy báng Tam Bảo, Phật tử này phạm khinh cấu tội!
Lời giảng:
Giới “giảng nói pháp tà tịch” phía trước là nói về trường hợp nên giảng dạy mà không chịu dạy, hoặc không nên dạy mà lại dạy. Giới “vì lợi giảng pháp lộn xộn” này là lỗi xan lẫn chánh pháp, mong cầu tài lợi, không ứng hợp theo thời nghi mà giảng nói, cho nên Đức Phật cấm.
Là một hành giả Bồ Tát, lẽ ra nên học tập tất cả những điều cần phải học tập để tạo cho mình được đầy đủ tri kiến. Khi đã có đủ khả năng giáo hóa người thì phải đem tất cả chỗ hiểu biết của mình đã học tập ra để dạy bảo dẫn dắt người, không nên giữ lại mảy may nào, hầu giúp cho mọi người đều được hưởng thọ sự lợi ích của chánh pháp Như Lai.
Nhưng nếu vị Bồ Tát vì tham tâm quá mức, chẳng những không chịu tự mình vì người giảng nói chánh pháp, mà người khác đến thỉnh cầu chánh pháp cũng không chịu vì người mà giảng nói trong tinh thần vô điều kiện. Nói hẳn ra, tức là cần phải có sự thỏa thuận giá cả mới chịu giảng nói. Tham tài lợi, xan lẫn chánh pháp dường ấy, làm cho những người có khả năng kinh tế bị kém thiếu, mất hẳn cơ hội nghe chánh pháp, nên không thể tiến lên thực hành Bồ Tát đạo, làm đoạn tuyệt hột giống của chư Phật. Tội lỗi này lớn biết dường nào!
Đức Phật đã nhận thức điều này một cách thấu suốt, nên đặc biệt, Ngài vì chư vị Bồ Tát phát tâm độ sanh, chế lập giới này để chư vị đồng vâng giữ, sao không cho trái với Bồ Tát đạo, và cũng giúp cho Phật chủng không bị đoạn diệt.
Nếu vì mong cầu tài lợi mà giảng nói chánh pháp lộn xộn, chẳng những không hợp với phương pháp giáo hóa mà cũng trái với bổn nguyện hoằng hóa. Cho nên vì lợi mà thuyết pháp là điều Đức Phật tuyệt đối không cho phép, huống chi việc giảng nói chánh pháp của Như Lai một cách lộn lạo?
Trong kinh Phật Tạng, Đức Phật dạy: “Ta quyết định không cho phép một người nào vì cầu lợi mà thuyết pháp. Ta chỉ cho phép tỳ kheo trì giới thanh tịnh, ngồi trên tòa cao thuyết pháp. Nếu đối với chánh pháp có tâm xan lẫn, chỉ nghĩ đến tiền bạc, vật dụng, rồi dần dà biếng nhác, không đúng như pháp mà thuyết pháp đều quyết định không được.
Là một vị Bồ Tát chân chánh, phát Bồ Đề tâm, đối với đại chúng nghe pháp, không nên có tâm hy vọng và mong cầu một mảy may gì về quyền lợi. Cần phải thường suy nghĩ như vầy: ta vì chúng sanh giảng nói chánh pháp, hoàn toàn không mong cầu một cái gì cả. Chỗ mong cầu duy nhất của ta là muốn cho chính mình cùng tất cả chúng sanh tương lai đồng thành Phật đạo. Nếu như đạt được mục đích ấy, thì công đức thuyết pháp của ta thâu được chính là “tự cụ an lạc” bậc nhất, ngoài ra, ta không mong cầu gì khác. Nếu có chỗ mong cầu nào khác là mất hẳn tư cách của người làm công tác sư phạm.
Cổ đức cũng dạy rằng: “Nếu không lo lót riêng thì không truyền trao chánh pháp, có thâu hoạch được tài lợi thì mới đem hết chỗ hiểu biết của mình giảng nói. Đó là lối buôn bán, đâu phải là bản hoài hoằng pháp độ sanh của bậc đại sĩ?”
Chẳng những không phải là bản hoài của Đại Sĩ, mà so với tinh thần nghiệp vụ của một thầy giáo bình thường ngoài xã hội cũng không bằng. Như vậy còn nói gì đến việc hoằng pháp lợi sanh?
Vì nhiếp hộ hàng tân học Bồ Tát khiến vào chánh pháp Đại Thừa, đồng thời chánh hạnh có chỗ y chỉ, nên Đức Phật chế lập giới điều này.
Vì muốn hộ trì chánh pháp của Như Lai, cũng như việc truyền đăng không bị đoạn tuyệt, Đức Phật chế lập điều giới này khiến cho những vị thuyết pháp cùng người nghe pháp đều thành chủng tánh Đại Thừa.
Vì muốn bảo hộ những giới cấm cùng giới pháp trong thập giới trọng, khiến cho hàng Bồ Tát nhận thức nên vì chúng sanh thuyết pháp, không giữ lại riêng mình một pháp nào, dù nhỏ đến mảy may, nên Đức Phật chế lập giới điều này.
Đại Thừa lấy việc lợi tha làm cơ bản, mà phương tiện tối thắng của việc lợi tha không gì hơn việc phát tâm hoan hỷ, sốt sắng, khoái lạc để giảng nói chánh pháp của đức Như Lai đã chứng đắc cho chúng sanh nghe, không bao giờ sanh tâm nhàm chán, biếng nhác, khiến chúng sanh từ trong việc nghe pháp được thọ dụng Phật pháp, cuối cùng thành quả vô thượng Bồ Đề tối cao.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một vị Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, đáng lẽ phải có hảo tâm học hỏi kinh luật oai nghi Đại Thừa, rộng khai nghĩa vị” (hai câu này dịch ra Việt văn là: “Phải tận tâm học kinh luật oai nghi Đại Thừa, thông hiểu nghĩa lý”).
Kinh văn nói: “Hảo tâm” là điều kiện đầu tiên của việc học Phật pháp, động cơ phải thuần chánh. Ngược lại, nếu dùng động cơ không thuần chánh tu học Phật pháp, thì không bao giờ có kết quả tốt. Nói rõ hơn, đó là sự ôm ấp tâm niệm lợi dưỡng mà học Phật pháp.
Nên kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhân địa không chân chánh thì kết quả bị cong vạy” là ý này.
Trong Phật pháp, nói đến hảo tâm là nói tâm thượng cầu hạ hóa, tự tha kiêm lợi.
Sau khi phát hảo tâm như thế rồi, việc cần làm trước tiên là cần học kinh luật, oai nghi Đại Thừa, riêng hành giả Tiểu Thừa cũng cần phải học tập kinh luật, oai nghi của Tiểu Thừa.
Theo trong kinh giải thích:
- Kinh là thuyên giải về Định học, thực hành theo đó có thể thành tựu được các thiện pháp.
- Luật là thuyên giải về Giới học, thực hành theo đó có thể biểu hiện oai nghi phép tắc. Đối với hành giả tu học Phật pháp, oai nghi là vấn đề hết sức trọng yếu.
Học Phật là một đại sự siêu phàm nhập thánh. Nếu một người oai nghi không nghiêm chỉnh và đầy đủ, chẳng những không thể biểu hiện những nét đặc sắc của người Phật tử, lại còn tưởng muốn sự tự đi sâu vào Phật pháp, tự tu để đạt đến chỗ chứng đắc thì không thể được.
Trường hợp hai chữ “oai nghi”, cổ đức giải thích như sau:
- Có oai đáng sợ, có nghi đáng kính.
Hành giả tu học Phật pháp, muốn được sự kính sợ của quần chúng, điều kiện tiên quyết là tự mình phải có oai. Nếu hành vi, hoạt động của bạn tự tiện tùy ý thì rất khó có được sự kính sợ của quần chúng.
Muốn nhứt cử nhứt động của bạn có thể làm mô phạm cho người, điều kiện tiên quyết là hạnh nghi của bản thân bạn phải theo đúng quy, đúng củ. Trái lại, nếu không như vậy thì rất khó khiến người bắt chước theo.
Theo kinh luật Đại Thừa, tu học cần phải có oai nghi. Nhưng đó chỉ là thể hiện hành vi tốt đẹp bên ngoài, chứ không thể sánh bằng sự hiểu biết Phật pháp bên trong.
Tiến lên một bực nữa, người Phật tử phải cầu học để hiểu rõ kinh luật Đại Thừa:
- Kinh luật là văn tự năng thuyên, chỉ thú sở thuyên là nghĩa lý. Trong nghĩa lý chứa đựng pháp vị vô cùng, đó là vị. Đối với nghĩa thú, pháp vị này, cần phải cầu cho hiểu thật rõ, và hiểu một cách rộng rãi. Cho nên kinh văn nói: “Rộng khai giải nghĩa vị” (dịch là: “Thông hiểu nghĩa lý”).
Có chỗ giải thích rằng Khai là ý thông đạt vô ngại, chữ Giải là khế ngộ không nghi; chữ Nghĩa là Sự và Lý trong kinh luật; chữ Vị chỉ chỗ nhiệm mầu, uyên áo bên trong.
Khế ngộ tông thú của kinh luật, thông đạt ý vị sâu xa của nghĩa lý, rồi sau mới đem chánh pháp lợi ích quần sanh. Như thế mới thấy được sự lợi ích của chánh pháp.
“Học oai nghi Đại Thừa” là để nghiêm giữ thân tâm mình. Bên trong thì chứa đức sư tử, bên ngoài thị hiện oai nghi tượng vương, hoàn thành tịnh hạnh cho chính mình.
“Rộng khai nghĩa vị” là chứng tỏ sự hiểu biết không phải nông cạn, mà là thông suốt giáo điển Tam Tạng, minh đạt yếu nghĩa của các bộ kinh mà đại khai viên giải chơn thường (chỉ sự hiểu biết trọn vẹn đầy đủ rộng sâu, không có chướng ngại).
Hạnh và Giải tương ưng như thế mới có thể làm sư phạm cho hàng hậu học.
Vì vậy, làm một vị Bồ Tát hóa độ chúng sanh, không phải đơn giản như thế nhân thường tưởng tượng, mà cần phải có đủ Hạnh Giải song toàn mới xứng đáng với tư cách của vị sư phạm.
Nếu có Giải mà không có Hạnh vẫn không đáng làm thầy người. Trái lại, chỉ có Hạnh mà không Giải cũng khó thực hành việc giáo hóa. Cho nên muốn cầu hạnh lợi mình, lợi người, điều trước tiên là phải kiện toàn đức hạnh và học vấn. Oai nghi kinh luật là phép tắc mô phạm hóa đạo của Đại Thừa. Thông hiểu nghĩa lý là cửa ngõ tiến tu của Đại Thừa. Vì thế, Bồ Tát muốn cầu việc tự hành hóa tha, trước tiên phải lo học tập cho hoàn bị.
Một vị Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, nếu đối với oai nghi, kinh luật Đại Thừa và sự thông hiểu nghĩa lý, sanh lòng xem thường, thì chẳng những không thể làm tốt đẹp cho hạnh lợi sanh mà ngay chính việc tự lợi cũng không thành. Chúng ta hãy xem trong các kinh điển Đại Thừa, tất cả các vị Bồ Tát hành Bồ Tát đạo, không có vị nào mà không thành tựu oai nghi cũng như tinh thông Phật pháp.
Ở trong Phật pháp, mình là người tu học, trước nhất cần phải từ những kinh nghiệm thực tế để thể hội vào những chỗ sâu xa, hạnh giải không nên riêng bỏ. Nếu đã được như vậy, hiện tại nếu thấy “hàng tân học Bồ Tát từ trăm nghìn dặm đến cầu kinh luật Đại Thừa, nên đúng như pháp mà giảng giải tất cả khổ hạnh”.
Kinh văn gọi “hàng tân học Bồ Tát” là chỉ cho hàng Bồ Tát mới phát tâm, tức là những người mới vào cửa đạo, chưa hiểu tí gì trong Phật pháp, nhất là kinh luật Đại Thừa. Hiện tại, quý vị ấy không nề cực nhọc, khổ sở, có người từ phương xa hàng trăm dặm, có người từ nghìn dặm, đến nơi bạn thỉnh cầu học kinh luật Đại Thừa. Do đó, chúng ta có thể thấy rõ tâm chân thiết cầu pháp của các vị ấy.
Là một vị Bồ Tát đã hiểu rõ kinh luật Đại Thừa, phụng hành Phật pháp, bạn cần phải quán xét căn cơ của mỗi người, đem chỗ hiểu biết của mình dạy bảo, dẫn dắt cho quý vị ấy hiểu rõ ý nghĩa nội dung và phụng hành theo oai nghi của kinh luật Đại Thừa, để thành một vị Bồ Tát danh phù hợp với thật.
Muốn như thế thì phải giảng nói những pháp gì?
Trước tiên là phải đúng theo pháp giảng nói tất cả những hạnh khổ khó làm của hàng Đại Thừa Bồ Tát cần phải thực hành.
Tại sao trước tiên lại vì hàng tân học giảng nói những khổ hạnh khó làm, mà không giảng nói một đạo lý nào khác? Đối với những người mới phát tâm, nếu giảng nói những khổ hạnh, có làm cho quý vị ấy thối thất tâm đạo hay không?
Không! Chính vì muốn cho tâm chí của quý vị ấy được kiên cố, nên mới giảng nói những khổ hạnh khó làm, nghĩa là có thâm ý dạy bảo cho hàng tân học biết rằng: pháp Đại Thừa của Như Lai không phải dễ cầu, hay muốn cầu thì sẽ có ngay liền (vấn đề này cần nên nhớ lại tích của tổ Huệ Khả cầu pháp với tổ Đạt Ma thì rõ).
Do đó, phải hết sức tôn trọng chánh pháp, tôn trọng đến mức hy sinh thân mạng của mình cũng không bỏ cơ hội cầu pháp. Nếu không có ý chí quyết liệt như vậy thì trên bước đường cầu học kinh điển Đại Thừa của bạn, nếu gặp duyên thuận lợi thì bạn có thể trường kỳ tu học.
Trái lại, nếu gặp hoàn cảnh trái nghịch khó khăn thì bạn dễ thối thất tâm ban đầu. Nhưng nếu ý chí cầu pháp của bạn cương quyết phi thường thì dù gặp những hoàn cảnh khó khăn đến đâu, bạn cũng đều dũng cảm thẳng tiến.
Nói “tất cả khổ hạnh” là gồm những gì?
Việc ấy nói ra thì rất nhiều, nhưng nói một cách đơn giản và trọng yếu thì theo trong kinh dạy như sau: “Hoặc đốt thân, đốt cánh tay, đốt ngón tay” để cúng dường chư Phật. Nên lưu ý, cúng dường bằng những khổ hạnh khó làm này không có nghĩa là chư Phật muốn thọ sự cúng dường ấy của bạn, hay cố ý muốn cho bạn phải thọ sự thống khổ tột độ như vậy. Nhưng chính vì muốn bạn chứng tỏ tâm thượng cầu Phật đạo của mình đến mức tuyệt đỉnh.
Lại nữa, nên biết nghiệp chướng của bạn thời quá khứ rất sâu rộng. Hiện tại, nếu muốn cầu học kinh luật Đại Thừa, muốn nghe pháp cho tâm ý được sáng tỏ, điều kiện tiên quyết là phải tiêu trừ nghiệp chướng thâm trọng từ vô thỉ ấy. Muốn tội nghiệp được tiêu trừ, thì không việc làm nào có thể nhanh chóng hơn là đốt thân, đốt cánh tay. Những việc này không phải là khó khăn đến mức độ hoàn toàn không thể thực hiện được. Đức Dược Vương Bồ Tát đốt cánh tay. Đức Hỷ Kiến Bồ Tát thiêu thân. Cho đến chính ngay đức Bổn Sư Thích Ca đốt đèn trên thân để cầu một bài kệ v.v... là những bằng chứng hết sức hùng hồn và cụ thể.
Một điểm cần phải biết nữa là việc đốt thân, đốt cánh tay, ngón tay, không có nghĩa muốn bạn phải hy sinh thân mạng tức khắc, mà là giúp cho tâm chí của bạn được mở rộng, và làm cho thệ nguyện của bạn thêm kiên cường mà thôi.
Nếu nói rằng muốn cho bạn xả thân thì thử hỏi về sau lấy ai là người giảng nói kinh pháp?
Thông thường, những người không hiểu rốt ráo được ý nghĩa này, khi vừa mới nghe phải đốt thân, cánh tay, ngón tay... liền sanh tâm sợ hãi, khủng khiếp, cho là nếu làm như vậy thì thân mạng không còn.
Trái lại, nếu không thể đốt thân, cánh tay, ngón tay cúng dường Phật, thì chứng tỏ bạn chỉ là kẻ phàm phu quá quan tâm luyến trước tướng. Với thân tướng chưa thể thực hiện chữ Không thì nhân ngã quá rõ ràng, không có một chút căn khí Đại Thừa. Do đó, kinh dạy chẳng phải là Bồ Tát xuất gia thực hành Bồ Tát đạo. Nếu tư cách Bồ Tát chưa có, thì còn cầu kinh luật Đại Thừa làm chi?
Tiến thêm một bậc nữa, chẳng những đốt thân, cánh tay, ngón tay để cúng dường chư Phật là bổn phận của hàng tân học Bồ Tát, mà còn phải tận lực thực hành, cho đến khi gặp cọp, chó sói, sư tử đói, hoặc tất cả loài quỷ đói, đều phải xả thịt trên thân và tay chân mà bố thí. Việc này không phải muốn bạn phải hy sinh thân mạng làm lợi ích chúng sanh, khi bạn vừa mới bắt đầu học Phật. Thật ra đó chỉ là thể hiện tâm hạ hóa chúng sanh của bạn đến mức tuyệt đỉnh mà thôi.
Đồng thời cũng để khảo nghiệm lòng cầu pháp của bạn có chân thiết hay không. Nếu tâm cầu pháp của bạn chân thiết thì đối với việc đem thịt của thân và tay chân bố thí cho cọp, chó sói, sư tử đói, ngạ quỷ đói, vẫn không thấy gì là khó khăn.
Nên biết, sở dĩ chúng sanh từ vô thỉ chìm đắm trong sanh tử luân hồi, không được giải thoát, nguyên nhân là do đời đời, kiếp kiếp tham đắm yêu tiếc sanh mạng nhục thể này, cho là thật sự của mình. Nên một khi có ai xâm phạm đến tánh mạng, tức thời quyết liệt tranh đấu với họ để bảo tồn sanh mạng của mình.
Nơi đây, khuyên bảo hàng tân học Bồ Tát cầu pháp nên xả thí sanh mạng nhục thể, mục đích là muốn cho quý vị không chấp thân này là thật có, để không sanh tâm yêu tiếc. Nhờ đó, mới có thể chịu đem sinh mạng của mình, hy sinh làm lợi ích cho chúng sanh, mới biểu thị được tinh thần của vị Đại Thừa Bồ Tát.
Như trong kinh kể sự tích Ma Ha Tát Đỏa Vương Tử (tiền thân của Bổn Sư Thích Ca) đem thân mình nuôi cọp đói là để chứng minh tinh thần trên.
Lại nữa, chúng ta thấy trong kinh thường dạy: “Ở thế giới Ta Bà này, không có một chỗ nào chừng bằng một hạt cải mà chẳng phải là nơi Bổn Sư Thích Ca xả thí đầu, mắt, tủy, não làm lợi ích chúng sanh trong thời quá khứ của Ngài”.
Với việc khuyên hàng tân học Bồ Tát đốt thân, cánh tay, ngón tay cúng dường chư Phật, hoặc xả thịt trên thân mình và tay chân để bố thí cho chúng sanh. Hành động này tác hại đến sự sinh tồn của thân mạng, nhưng tại sao lại khuyên những hàng tân học phải làm như thế lúc mới bắt đầu học Phật?
Nên biết: mục đích chủ yếu của vấn đề này là muốn phá trừ vọng chấp của chúng sanh, giúp hàng tân học Bồ Tát thực sự hiểu rõ sinh mạng nhục thể này là hư giả, không thực có. Đối với việc hy sinh thân mạng, chẳng khác nào bỏ đôi dép rách, hoàn toàn không có giá trị gì để phải đem tâm lưu luyến.
Đối với sanh mạng còn không được có một niệm yêu tiếc, huống gì đối với những tài vật ở ngoài thân, dĩ nhiên không cần phải nói đến. Như thế, việc tu học Đàn Ba La Mật không có gì là khó khăn đối với người Phật tử.
Bồ Tát khi thực hành bố thí, chủ yếu là bên trong xả thí sinh mạng, bên ngoài xả thí tiền tài, bảo vật. Nếu thực hành được như thế thì mới có thể vững chắc bước lên con đường lớn vô thượng Bồ Đề.
Như trên đã giảng, tất cả khổ hạnh khó làm, mục đích cốt yếu là làm cho tâm chí của hàng sơ học được kiên cố. Tiếp theo, giảng nói chánh pháp là cốt ý muốn cho trí huệ của hàng tân học được tăng tiến. Vì thế, nếu không giảng nói rõ chỗ Bồ Tát hạnh phải thực thi như thế nào, đương nhiên sẽ khiến hàng tân học Bồ Tát cảm thấy việc tu khổ hạnh của mình không có ý nghĩa gì cả.
Cho nên “trước phải khai thị các khổ hạnh khó làm, rồi sau mới tuần tự theo thứ lớp mỗi việc mà giảng nói chánh pháp, khiến cho hàng tân học được thông mở tâm ý”.
Tuyên thuyết chánh pháp không phải là việc dễ dàng, tùy ý muốn nói gì thì nói, mà là phải tuần tự theo thứ lớp nhất định. Nghĩa là, trước tiên giảng nói những pháp thô thiển dễ hiểu, sau đó sẽ dần dần vì người giảng nói những pháp thâm áo khó hiểu. Tuyên thuyết chánh pháp từ cạn đến sâu như vậy, chúng sanh mới tiếp thọ được và người đến cầu học cũng đuợc sự hứng thú.
Trái lại, nếu đầu tiên đã vì người giảng nói pháp thậm thâm vi diệu khiến người nghe không hiểu gì cả, không biết được pháp của bạn nói là cái gì. Như thế, việc thuyết pháp của bạn chẳng những không đạt được mục đích gì, lại còn làm cho người sanh tâm sợ sệt, không dám đến nghe bạn nói kinh pháp nữa.
Do vậy, phải tuần tự giảng nói. Chẳng những vị Bồ Tát đi trước cần phải tuần tự giảng nói cho hàng hậu học như vậy, mà ngay cả Thánh giáo của Đức Phật trong lúc sinh thời, Ngài cũng tuần tự tuyên thuyết từ cạn đến sâu.
Lại nữa, đối với ba môn Vô Lậu học: Giới, Định và Huệ, đó là cương lãnh của Phật pháp, là kim chỉ nam của người tu hành. Vì thế, nếu khai thị cho hàng tân học, cũng phải tuần tự mà giảng nói. Nghĩa là trước nhất giảng Giới học, kế giảng Định học, sau cùng giảng Huệ học.
Tuyệt đối không được giảng nói lộn xộn không thứ lớp. Chẳng những về phương diện nghĩa lý phải giảng nói như vậy, mà đối với các giai cấp, địa vị tu hành cũng phải nói theo thứ tự rõ ràng.
Như trước tiên, giảng nói địa vị Thập Tín như thế nào, sau đến các địa vị kế tiếp là Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, mỗi mỗi tuần tự giảng nói như vậy, không đuợc lộn xộn, điên đảo.
Giảng nói chánh pháp có thứ tự như thế, trước tiên nhờ Văn Huệ mà mở tỏ tâm hàng sơ học, khiến họ đối với tâm không bị trệ ngại. Kế đó, dùng Tu Huệ khiến cho ý nghĩa được hiển rõ và giúp cho ý của hàng tân học không bị trệ phược.
Tâm mở tỏ mới thấy được bổn nguyên tâm địa. Ý hiểu rõ thì biết được nghĩa vị vô cùng. Tâm ý được mở thông nhờ vậy đối với việc đăng vị chứng quả sẽ không khó khăn. Đây là đường lối thuyết pháp thuận theo chánh lý, không phải theo cách lộn xộn, điên đảo.
Quên mình lợi người đó là bản hoài của đại sĩ. Thuận theo chánh giáo của Như Lai mà tuyên dương, ấy là bổn phận của Bồ Tát. Nhưng nếu vị Bồ Tát học Phật pháp trước này lại vì duyên sự lợi dưỡng hoặc vì quyền lợi không tuân theo thứ tự, giảng nói lý chân thường một cách điên đảo, lộn xộn, hoặc giảng giải Phật pháp một cách hư vọng thì không thể được.
Hành giả biết rõ giảng nói chánh pháp một cách điên đảo, lộn xộn là trái với đạo giáo huấn, nhưng tại sao vẫn làm như vậy?
Nguyên nhân chỉ vì Bồ Tát phàm phu sẵn có tâm niệm tật đố ẩn chứa bên trong, nên nghĩ rằng nếu đúng như chánh pháp mà giảng thì tương lai, các vị nghe giảng sẽ hiểu giáo lý hơn mình, như vậy là không thể được.
Vì sợ người hơn mình nên mới giảng nói lộn xộn, điên đảo để cho người nghe vĩnh viễn không bằng mình về phương diện lý giải Phật pháp.
Hoặc là vị Bồ Tát ấy có tâm mong cầu danh lợi, nếu những người nghe pháp cung cấp lợi dưỡng đầy đủ cho mình thì mới vì họ tuần tự giảng nói chu đáo. Nhưng nếu thấy sự mong cầu danh lợi không được toại ý liền khởi tâm niệm không tốt, chẳng hạn trường hợp cần trả lời thì không trả lời, hoặc dù giải đáp cho người, nhưng cũng không giải đáp thuận theo chánh lý, không hợp với chỗ người hỏi, khiến họ không lãnh hội được lời giải đáp.
Đây là tội lẫn pháp, giảng nói nghĩa lý một cách mập mờ, không rõ ràng. Chỉ vì mong cầu danh lợi nên “trường hợp nên đáp mà không đáp, đáng dạy mà mà không dạy”, lại thêm giảng nói kinh luật một cách điên đảo, văn tự lộn xộn không có trước sau. Nghĩa là, vị Bồ Tát đã học chánh pháp trước, đến lúc vì hàng tân học thuyết pháp, lẽ ra phải giảng giải hợp với đạo lý, nhưng trái lại, giảng nói kinh luật cũng như văn tự lộn xộn, điên đảo, tự ý chuyển cải văn nghĩa trong kinh luật.
Chẳng hạn phần đáng để phía trước lại đem để phía sau, đáng để phía sau lại đem để phía trước, đáng để ở chặng giữa lại đem để ở trước hoặc sau, làm cho ý nghĩa trong kinh luật không thể quán thông lẫn nhau, mất hẳn thứ lớp trước sau, thiếu sự liên tục và mạch lạc.
Theo kinh Phạm Võng này, khi giảng pháp, trước tiên phải vì hàng sơ học giảng nói khổ hạnh trì giới, kế đó nói chánh pháp của Như Lai. Nếu không như vậy, mới vừa bắt đầu nói pháp đã giảng nói “Không lý” khiến cho hàng sơ tâm mất hẳn chánh hạnh, ấy gọi là “thuyết pháp điên đảo, lộn xộn”.
Giảng nói kinh luật văn tự điên đảo, lộn lạo, không có thứ lớp trước sau như vậy, trên thì trái với từ ý của chư Phật vì chư Phật không nói như vậy mà dám vọng ngôn, nói chính chư Phật nói như thế. Ấy gọi là báng Phật. Giữa thì trái với chỉ thú của kinh luật, vì kinh luật vốn không tuyên giải điên đảo như thế, mà vọng ngôn nói chính kinh luật tuyên giải như thế. Đây là thuộc về báng pháp. Dưới thì trái với yêu cầu của người đến cầu pháp. Vì người đến cầu pháp, vốn không phải yêu cầu giảng nói điên đảo, không có thứ tự, nhưng lại dám vọng ngôn nói người đến cầu pháp yêu cầu giảng nói như vậy. Đây là lỗi báng Tăng. “Thuyết pháp có tính cách hủy báng Tam Bảo” như thế sẽ mắc tội không nhỏ, nên kinh văn kết luận là Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Theo như trên đã nói thì rõ ràng đây là giới hủy báng Tam Bảo, như thế phải liệt kê vào giới “hủy báng Tam Bảo” trong phần mười giới trọng phía trước, tại sao ở đây lại sắp vào loại tội khinh cấu?
Nên biết rằng giữa giới “hủy báng Tam Bảo” và “vị lợi đảo thuyết” có chỗ bất đồng. Giới “hủy báng Tam Bảo" thứ mười trong mười giới trọng là do tội hoàn toàn phủ nhận không có Tam Bảo, không thừa nhận có Tam Bảo tồn tại trong thế gian. Cho nên tội này thuộc về giới trọng.
Còn giới này tuy nói rằng không hủy báng Tam Bảo, nhưng do ở lỗi giảng nói kinh luật sai lầm, hư vọng luận bàn, chứ hoàn toàn không phải không thừa nhận có Tam Bảo, cho nên chỉ kết tội khinh cấu.
Do đó, vị Bồ Tát tu học Phật pháp, trước khi vì hàng tân học Bồ Tát thuyết pháp, phải làm cho tâm chí của họ được kiên cố, rồi sau mới đem hết chỗ hiểu biết của mình đã học, tuần tự trước sau giảng nói như thế mới đúng luật.
Nếu không thực hành như vậy, mà chỉ vì mong cầu lợi dưỡng nói pháp một cách điên đảo, hay nói pháp có tánh cách hủy báng Tam Bảo, thì tội lỗi ấy không thể tránh khỏi.
Cho nên trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn dạy rằng: “Một vị Bồ Tát an trụ tịnh giới, khi có người đến cầu thỉnh chánh pháp, phải tùy theo khả năng của mình, đem chánh pháp của mình đã biết bố thí cho người, khiến cho người được sự lợi ích khi nghe chánh pháp của Phật. Nếu ôm tâm giận ghét, hoặc buồn bực, không vì người giảng nói chánh pháp, hoặc có tâm tật đố, sợ rằng người ấy sau khi nghe pháp sẽ phát sanh trí huệ thù thắng, sẽ được lợi dưỡng rất nhiều, nên không vì người thuyết pháp. Hay dù có nói, cũng không nói rốt ráo, khiến người đến cầu pháp cảm thấy thường không được mãn nguyện, thậm chí còn sanh nhiệt não. Như thế, vị Bồ Tát an trụ tịnh giới, đối với tịnh giới của mình cần phải vâng giữ mà không vâng giữ là có chỗ trái phạm”.
Với giới này phải làm thế nào mới không trái phạm?
Như biết kẻ ấy không phải là người căn cơ nghe pháp nên bạn không nói pháp thì không trái phạm. Hoặc nhận thấy hàng tân học Bồ Tát kia làm những việc thuộc về tà kiến, không phải chánh kiến như trong Phật pháp. Vì muốn đoạn trừ tà kiến, nên vị Bồ Tát chẳng những không vì họ giảng nói tất cả khổ hạnh khó làm, lại còn cực lực bài xích những khổ hạnh, trường hợp này cũng không trái phạm tịnh giới.
Hoặc vì muốn phá trừ sự ngu si, vọng chấp của hàng tân học, nên chuyên vì họ giảng nói ý nghĩa của lý hạnh, nhưng không tuần tự giảng nói chánh pháp. Như thế vẫn không phạm tội khinh cấu (lý hạnh là đối lại với sự hạnh, sự thuộc về hữu tướng, lý thuộc về vô hình).
Theo Du Già Bồ Tát Giới Bổn có nói tám nhân duyên không vì người giảng nói chánh pháp mà không trái phạm tịnh giới của Bồ Tát. Nơi đây xin nêu ra vài nhân duyên tiêu biểu như sau:
- Nếu như người đến cầu pháp vốn là kẻ ngoại đạo hung ác, không phải thật tâm vì pháp mà đến, mà chỉ vì muốn tìm những lỗi lầm, hoặc có chỗ sở đoản trong Phật pháp, nên giả dối đến cầu pháp. Bồ Tát biết rõ như vậy nên không vì người ấy thuyết pháp thì không trái phạm giới này.
- Hoặc người đến cầu pháp giữa lúc thân Bồ Tát đang mang trọng bịnh, không đủ khí lực thuyết pháp cũng không có tội.
- Hoặc thấy người đến cầu pháp không có tâm cung kính chánh pháp của Như Lai, không có lòng hổ thẹn, oai nghi, cử chỉ không đúng tư cách của người đến cầu thỉnh thuyết pháp. Vì thế, Bồ Tát không vì người ấy nói pháp cũng không có lỗi.
Như trên là nêu ra những nhân duyên làm tiêu biểu. Cho nên vấn đề giảng nói hay không giảng nói, tùy thuộc vào động cơ và thái độ của người đến cầu pháp mà quyết định. Không phải là bất cứ người nào đến cầu pháp nếu không vì họ giảng nói, thì đều kết thành tội.
Giới này thường áp dụng cho toàn thể thất chúng Phật tử, nhưng Đại và Tiểu Thừa không hoàn toàn giống nhau.
Đại Thừa phải vì tất cả chúng sanh thuyết pháp. Nếu không thuyết pháp hoặc thuyết pháp điên đảo, lộn xộn thì đối với Bồ Tát giới có chỗ trái phạm.
Tiểu Thừa là y cứ theo pháp Tiểu Thừa giảng dạy cho người. Nhưng nếu nói pháp điên đảo, lộn xộn, không thứ lớp trước sau, hoặc vì mong cầu tài lợi giảng nói làm cho ý nghĩa bị mất mát, không rõ ràng, cũng phạm giới Thanh Văn. Nhưng trường hợp không vì người giảng nói pháp Đại Thừa thì không phạm tội, vì hành giả Tiểu Thừa không gánh vác trách nhiệm ấy.
-----------------------------
17. Ỷ Thế Khất Cầu Giới (Giới Cậy Thế Lực Đi Cầu Pháp)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.17. Ỷ THẾ KHẤT CẦU GIỚI
(giới cậy thế lực đi cầu pháp)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử tự vị ẩm thực, tiền tài...” cho đến câu: “phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử tự mình vì việc ăn uống, tiền của, lợi dưỡng, danh dự mà thân cận quốc vương, hoàng tử, cùng các quan, nương quyền cậy thế, bức người để lấy tiền của, lại bảo người khác cũng cầu lợi như vậy. Tất cả sự cầu lợi ấy gọi là ác cầu, đa cầu, đều không có lòng từ bi, lòng hiếu thuận. Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Khi có người đến bạn cầu xin chánh pháp một cách hợp lý, nhưng bạn lại nói một cách điên đảo, không đúng pháp, thành tội hủy báng. Đó là thuộc phạm vi giới vừa giảng ở trước. Còn giới này là vì mong cầu lợi dưỡng cho mình, nương theo người có quyền thế mà ác cầu, đa cầu không đúng pháp.
Là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, đáng lý ra mình phải đem tất cả những vật sở hữu của mình, thậm chí hy sinh cả sinh mạng của mình để cứu giúp kẻ khác, không hề lẫn tiếc mảy may. Nhờ vậy, kẻ đó không cảm thấy lo sợ, thiếu thốn về sự sinh sống. Như vậy mới đúng theo tinh thần cần phải có của một vị Bồ Tát.
Nếu hiện tại, chẳng những không thực hành như thế, lại còn nương vào những kẻ có địa vị, thế lực, dùng thủ đoạn, bạo lực mà cưỡng đoạt tài vật của người, thì không xứng đáng chút nào đối với tư cách vị Bồ Tát. Sự thật mà nói, những người thế gian thông thường nếu có đôi chút khí khái, cương thường, còn không bao giờ dùng những tài vật phi nghĩa, huống chi Bồ Tát lấy việc lợi tha làm cơ bổn.
Bồ Tát lấy sự từ bi tế độ chúng sanh làm bản hoài, cho nên Đức Phật từ bi thấy rõ việc nương quyền cậy thế này hoàn toàn không phù hợp với tinh thần của Bồ Tát, nên Ngài đặc biệt chế lập giới điều này. Dù giới này không phải là giới trộm cắp, nhưng có thể nói mức độ ngang với tội trộm cắp. Vì thế, đối với giới này phải hết sức thận trọng lưu tâm.
Bồ Tát nhiếp hóa chúng sanh, dù đôi khi không tránh khỏi sự bắt buộc phải dùng các phương pháp chiết phục, nhưng mục đích là vì cảm hóa người, hoàn toàn không có ý định khủng bố, dọa nạt người. Hiện thời nếu nương thế lực của người có địa vị, dùng các thủ đoạn cực lực khủng bố và hách dịch với mọi người. Dù rằng người phải miễn cưỡng khuất phục dưới thế lực của bạn, nhưng họ không bao giờ tiếp thọ sự giáo hóa của bạn.
Nho thư Trung Quốc có câu: “Dĩ lực phục nhân dã, phi tâm phục chi dã” (dùng thế lực bắt người phục tùng, nhưng tâm họ sẽ không thực sự phục tùng) là ý này vậy.
Khi đã như thế, vị Bồ Tát chẳng những không thể hóa độ chúng sanh mà trái lại làm cho tất cả chúng sanh phải lánh xa. Bao nhiêu chúng sanh đáng độ đều mất hết thì đâu còn xứng đáng được gọi là Bồ Tát?
Lại nữa, nương nhờ cường lực để cầu xin tài vật của người, chẳng những làm não hại người rất lớn, mà chính mình cũng bị nhọc công sức vô cùng. Tại sao vậy?
Vì tiền của, vật dụng không phải chìa tay ra là được liền, mà phải vận dụng những thủ đoạn khác nhau, tận dụng nhiều phương chước mới mong thu được chút ít. Vì tiền của mà phải trường kỳ làm như thế thì bảo sao không mệt nhọc! Thế nên, đối với việc làm này, chẳng những không lợi ích cho người mà còn tổn hại cho chính mình. Cho nên, một vị Bồ Tát phải đặc biệt lưu tâm vấn đề này.
Nương cậy thế lực của người để khất cầu tài vật cho nhiều, nhưng khi tiền của đã tích tụ nhiều rồi, thì thử hỏi được lợi ích gì? Và có chắc rằng thọ dụng được nó hay không?
Trong kinh Ngũ Bách Vấn có kể một câu chuyện như sau:
Vào thời quá khứ có một vị tỳ kheo thường đến nhà các Phật tử khất cầu tiền của, và tích lũy được một số tiền lớn. Vì vị tỳ kheo ấy không tu hành, lại cũng không chịu vun bồi phước nghiệp. Nghĩa là không dùng tiền của ấy để bố thí cho người. Sau khi mạng chung, do nghiệp lực chiêu cảm, phải thọ ác báo làm một trái núi lạc đà bằng thịt.
Núi ấy dài rộng đến vài mươi dặm. Gặp năm mất mùa đói khát, nhân dân trong nước không có thức ăn, nên ngày ngày họ xúm nhau đến núi Lạc Đà cắt thịt mang về ăn. Nếu thịt bị cắt hết, liền sanh ra thịt khác như cũ. Vì thế dân trong nước ấy cắt ăn mãi không hết. Về sau người ở nước khác thấy như vậy cũng đến núi ấy cắt thịt ăn, thì bỗng nhiên quả núi bằng thịt cất tiếng la phản đối.
Dân chúng sợ hãi hỏi: - Vì sao lâu nay chúng tôi thấy dân chúng ở nước này đến cắt thịt ăn không hề chi. Còn chúng tôi làm như thế sao lại kêu la phản đối?
Núi thịt đáp rằng: - Thời quá khứ, tôi vốn là người xuất gia tu hành, vì tham lam tiền của, khất cầu của người quá nhiều mà không chịu đem ra bố thí. Vì tôi thiếu nợ của nhân dân trong quốc gia này, nay vì trả nợ mà cảm thọ quả báo làm núi thịt này. Đối với quý vị, tôi hoàn toàn không thiếu nợ, nên không được đến đây cắt thịt của tôi.
Do nhân duyên nói trên, Đức Phật dạy quý tỳ kheo rằng: “Tham lam là một họa hại rất lớn, người Phật tử tu học Phật pháp cần phải xa lìa”.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu một vị Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, trước khi làm bất cứ sự việc gì đều phải suy xét kỹ là vì mình, vì đại chúng, hay vì Phật pháp?” Nếu như vì việc ăn uống, tiền của, lợi dưỡng, danh dự chính bản thân mình mà thân cận quốc vương, hoàng tử cùng các quan thì không thể được.
Kinh văn nói “vì mình” dù có rất nhiều thứ, nhưng thật ra không ngoài danh dự và lợi dưỡng. Cầu danh, cầu lợi cho chính mình, đó gọi là “vì mình”.
Trong kinh văn nói “quốc vương, hoàng tử v.v...” là chỉ những nhân vật có địa vị và thế lực. Đức Phật dạy tỳ kheo xuất gia không được thân cận với quốc vương, hoàng tử v.v... là chỉ những vị nói trên. Tuy nhiên không phải hoàn toàn cấm tuyệt, chẳng hạn những trường hợp hoàn toàn không vì tâm vụ lợi mà chỉ vì chúng sanh, hay đạo pháp mà quên mình.
Như Nam Dương Trung là vị quốc sư, trải qua ba triều vua nhà Đường là Túc Tông, Đại Tông và Đức Tông đều được cả ba vị vua này sùng phụng hết mức. Việc đó có gì là không được?
Lại như trường hợp của quốc sư Trừng Quán Thanh Lương, là người ở Hội Kê, sanh vào niên hiệu Khai Nguyên dưới triều vua Huyền Tông nhà Đường. Trải qua chín triều đại, Ngài làm thầy cho bảy vị quốc vương và viên tịch vào niên hiệu Khai Thành triều vua Văn Tông nhà Đường.
Trường hợp của ngài cũng không có gì là không được hợp đạo. Vấn đề là ở chỗ bạn vì mong cầu danh lợi cho cá nhân mình hay vì hộ trì Phật pháp mà thân cận người có thế lực, địa vị. Nếu vì hộ trì Phật pháp, muốn cho Phật pháp được lưu truyền, phổ biến đến mọi người trong xã hội, mà bạn thân cận với quốc vương, hoàng tử, bá quan thì sự kiện đó không thành vấn đề. Vì chẳng những không gây ảnh hưởng tai hại nào mà còn đem sự lợi ích cho Phật pháp và nhân sanh rất lớn.
Tại sao vậy? Vì dân chúng phần lớn đều bắt chước người bề trên, chủ yếu là quý vị quốc vương, thái tử , đại thần v.v... Nếu các vị là người phụng hành Phật pháp thì quần chúng ở dưới cũng tự nguyện cùng nhau tín phụng Phật pháp. Nhưng muốn cho quốc vương, đại thần tín phụng Phật pháp, cần phải có những bậc đại đức cao tăng thường tiếp xúc, thân cận với quý vị ấy để giảng nói chân lý Phật pháp và đem chính bản thân mình cảm hóa các vị ấy. Thân cận với quốc vương, đại thần như thế thì có lỗi gì đâu?
Giả sử không thực hành như vậy, mà chỉ mong cầu danh lợi cho riêng mình, thì chẳng những không lợi ích gì cho Phật pháp, mà càng không ích lợi gì cho quần chúng. Trường hợp này Đức Phật hoàn toàn không chấp nhận.
Bản thân mình vì mong cầu danh lợi mà thân cận quốc vương, đại thần v.v... cốt để nương cậy quyền thế, sách nhiễu, đánh đập, bức bách, kéo lôi, lấy ngang tiền của người khác. Nương cậy những người có địa vị thế lực để ra oai với những người không địa vị thế lực, khiến cho họ phải miễn cưỡng đem tiền của nộp theo yêu sách của mình, để tránh khỏi những sự rối ren không cần thiết.
Trong xã hội hiện nay trường hợp này xảy ra rất nhiều. Những kẻ muốn cướp ngang tiền của người khác, thường nương thế lực của quan chức địa phương, để có thể tước đoạt tiền của người khác một cách dễ dàng. Thông thường, tâm lý người đời sở dĩ lo lót tiền bạc cho những người có địa vị, chức tước, tựu trung nhằm vào hai nguyên nhân chính:
1. E ngại rằng nếu hiện tại không đút lót ít nhiều vàng bạc cho các người có thế lực, có thể sau này sẽ bị họ đàn áp, bức bách, hay bị những phiền phức khác. Chi bằng hiện tại đem chút ít tiền của biếu tặng, để được yên thân.
2. Dự phòng khi có chuyện gì xảy ra, cần phải có sự giúp đỡ của những người có thế lực, nên không ngần ngại xuất trước một số tiền mang đến biếu tặng. Những kẻ trục lợi nắm bắt tâm lý này của thế nhân nên bất cứ lúc nào có việc cần quyên trợ, họ đều có sẵn danh sách nêu rõ danh tánh những nhân vật có địa vị và thế lực.
Người đời khi phải làm như vậy còn cho là việc bất đắc dĩ, còn vị Bồ Tát lấy việc lợi sanh làm bổn hoài, mà cũng hành động như vậy thì dứt khoát đây là việc làm hoàn toàn không phù hợp với Phật pháp. Bạn thân cận với người có địa vị, thế lực để mưu tính thu được tiền của theo ý muốn thì không có gì đáng nói, nhưng nếu người ta không bằng lòng đút lót cho bạn, bạn liền sanh ra các thủ đoạn: hoặc dùng gậy, cây đánh đập làm cho người phải bị đau đớn cùng tột; hoặc uy hiếp người khiến người sợ sệt, hoặc dùng dây trói cột, lôi kéo, thị uy, bức bách, khiến người phải mang tiền của ra dâng cho bạn. Hành động đoạt tài vật của người không hợp tình lý như vậy, kinh văn gọi là “lấy ngang tiền của người”, tức là lấy của người một cách phi nghĩa.
Tóm lại:
Dùng những thủ đoạn không chính đáng, mưu tính đoạt lấy tiền của người khác là điều mà Phật tử không nên làm, huống chi là vị Bồ Tát lấy việc lợi tha làm chủ yếu?
Tất cả sự cầu lợi bất hợp tùnh lý như vậy đều gọi là ác cầu, đa cầu.
Thế nào ác cầu? Là sống theo lối tà mạng.
Thế nào là đa cầu? Là trong tâm không biết nhàm đủ.
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn nói: “Nếu chư Bồ Tát an trụ tịnh giới luật nghi của Bồ Tát, mà có tâm ham muốn mãnh liệt, đối với danh dự, tài lợi hoặc sự cung kính đều tham cầu, không biết nhàm chán và biết đủ, sanh tâm nhiễm trước không thể xả ly. Vì không biết tri túc, quá nhiều ham muốn, ưa thích các thứ tài vật, gọi là tội ô nhiễm trái phạm”.
Nói theo quan điểm Phật pháp: người nhiều mong cầu, nhiều ham muốn thì có rất nhiều khổ não, không có gì đáng vui. Cho nên trong kinh Di Giáo dạy: “Người nhiều ham muốn, mong được nhiều tài lợi thì khổ não cũng nhiều”.
Trái lại: “Nếu có người biết tri túc thiểu dục, tâm vẫn thản nhiên, không lo gì”.
Chẳng những nương người có thế lực để khất cầu tài vật cho mình dứt khoát không được, mà luôn cả việc vì chúng sanh khất cầu tài vật một cách phi pháp cũng nhất quyết không được. Nhưng phải biết ở đây không phải nói là không vì chúng sanh khất cầu tài vật trong mọi trường hợp, mà ý muốn nói là phải khất cầu cho đúng pháp, và phải xem người mình đến khất cầu tiền tài có đủ khả năng cho hay không? Nếu người ấy có đủ khả năng, thì bạn nên theo đúng pháp cầu xin, rồi đem bố thí cho những chúng sanh không đầy đủ phương tiện cần dùng... Như thế thì không có gì trái luật.
Hoặc khi thấy chúng sanh bị đói khát, khổ sở, lòng từ bi của bạn bị xúc động, bạn muốn đi cầu xin tài vật của người để cứu giúp những chúng sanh bị đói khát, giúp họ thoát khỏi sự đau khổ này. Đấy là một đại thiện sự.
Nhưng khi đến khất cầu, bạn phải dùng nhiều phương tiện thuyết pháp để thuyết phục thí chủ, khiến họ bố thí với tâm hoan hỷ rộng rãi. Như thế mới đúng là lòng chân thật vì chúng sanh đói khát mà đi khất cầu.
Nếu không thực hành đúng như vậy, trái lại dùng thủ đoạn, oai quyền hách dịch, bắt buộc người phải đem tiền của ra cứu giúp, điều đó nhất định không thể được.
Chẳng những chính mình không được làm như vậy, mà ngay đến bảo người khác khất cầu tài lợi như vậy cũng không được. Theo kinh văn, có hai trường hợp về sự bảo người khác cầu tài lợi:
1. Bảo người khác thay thế mình nương cậy những người có địa vị, thế lực đi khất cầu tài lợi. Chẳng hạn nói với người đó rằng: “Bạn hãy vì tôi đến người ấy khất cầu tài vật. Nếu người ấy ưng thuận thì thôi, bằng ngược lại, bạn cứ nói là quốc vương, đại thần... sai bạn đến khất cầu tài vật, nếu họ không sẵn lòng cấp cho thì chắc chắn quốc vương, đại thần... sẽ có chỗ bất mãn. Như thế sẽ gây nhiều bất lợi cho họ”
2. Bảo người nương cậy những người có địa vị, thế lực đi khất cầu tài vật cho họ. Như nói với người ấy rằng: “Bạn đang cần tài vật chi, cứ đến người ấy mà khất cầu. Tôi chắc người ấy sẽ sẵn lòng cấp cho bạn, vì người ấy rất sợ những kẻ có địa vị, thế lực. Bạn chỉ cần nêu danh kẻ thế lực ấy ra, tức thời người ấy sẽ đưa ngay cho bạn”.
Nếu người bị xúi biểu làm như vậy thật, thì đương nhiên bạn không thể tránh khỏi tội lỗi. Nếu không có lòng từ bi, lòng hiếu thuận mà nương cậy với những người có địa vị, thế lực, bức bách khất cầu tài vật của người. Đó là những hành vi không bao giờ được có nơi vị Đại Sĩ, cho nên kinh văn kết thúc: “Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Đáng lẽ Bồ Tát phải nhất tâm quán sát rằng tất cả chúng sanh đồng như anh, chị, em, lục thân, quyến thuộc của mình, cần phải tìm mọi phương cách giúp cho chúng sanh được đầy đủ cơm ăn, áo mặc, sự sinh sống được yên vui, không lo sợ cảnh thiếu thốn. Nhưng ngược lại, nếu Bồ Tát nương cậy những người có thế lực, thị oai bức bách cướp đoạt tài vật của chúng sanh về cho mình. Như thế thử hỏi tâm từ bi của người Phật tử ở chỗ nào?
Thật sự Bồ Tát nên nhứt tâm quán sát tất cả chúng sanh như cha mẹ của mình, như sư trưởng của mình. Đối với các ngài, phải đem hết khả năng của mình để cung kính, cúng dường và thành tâm hầu hạ, phụng thờ. Nhưng trái lại, nếu nương cậy người có địa vị, thế lực để tước đoạt lấy tài vật của các ngài, mang về để riêng mình thọ dụng, khiến quý vị bần cùng khốn khổ, thậm chí, khởi tâm oán hận cùng tột. Như vậy, thử hỏi tâm hiếu thuận của người Phật tử ở chỗ nào? Nhất là vị Bồ Tát xuất gia, sự sinh sống hằng ngày phải tùy duyên thọ dụng, phải tuân thủ đúng theo pháp, theo luật, thực hiện lối sống theo chánh mạng, đạm bạc và tri túc, chuyên lo tu hành, không nên nương cậy vào quyền thế của các quốc vương, đại thần khuyến hóa, quyên trợ.
Hoặc dù không nương cậy oai lực của người khác, nhưng lại bức bách người để lấy tài vật, hoặc dù không có tâm bức bách người lấy tài vật, nhưng nương cậy oai lực của người mà được tài vật, hoặc dù mình không được tài vật, nhưng vì đã có tâm mong cầu tài vật như thế, nên không hợp pháp và đều là những hành vi mà Bồ Tát không nên có.
Giới này Đại Thừa, Tiểu Thừa đều cấm, thất chúng Phật tử đồng tuân giữ, không dành một biệt lệ khai mở cho bất cứ trường hợp nào. Nhưng theo Du Già Bồ Tát Giới Bổn thì giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa có điểm khác nhau:
Hành giả Thanh Văn vì chí hướng chỉ lấy sự tự lợi, hạnh cầu giải thoát làm mục đích, nên dù không phải hoàn toàn không lợi tha, nhưng đó chỉ là tùy duyên, tùy phần đối với việc lợi tha mà thôi, chứ không phát tâm lợi tha cứu độ tất cả chúng sanh. Vì vậy, quý ngài đối với việc lợi tha không hoạt động tích cực, chỉ an trụ hạnh vô sự thanh tịnh và không hy vọng một điều gì.
Bồ Tát trái lại, lấy hạnh lợi tha làm chủ đích, không được an trụ nơi hạnh vô sự thanh tịnh, phải tích cực với việc độ sanh, thấy chúng sanh thiếu thốn bất cứ thứ gì, nếu mình sẵn có phải liền đem ra trợ giúp cho chúng sanh. Nếu không sẵn có thì phải khuyến hóa những người tài nguyên dồi dào, đem ra bố thí trợ giúp cho chúng sanh. Làm được như thế mới thành tựu công đức vĩ đại và cũng làm tròn bổn phận của một vị Bồ Tát.
-----------------------------
18. Vô Giải Tác Sư Giới (Giới Không Hiểu Biết Mà Làm Thầy)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.18. VÔ GIẢI TÁC SƯ GIỚI
(giới không hiểu biết mà làm thầy)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử ưng học thập nhị...” cho đến câu: “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử phải học mười hai bộ kinh, thường tụng giới luật, mỗi ngày sáu thời nghiêm trì Bồ Tát giới, hiểu rõ nghĩa của lý tánh, Phật tánh của giới luật. Nếu Phật tử không hiểu một kệ, một câu, cùng nhân duyên của giới luật mà bảo rằng đã thông hiểu, đó chính là tự dối gạt mình và cũng là dối gạt người khác. Không hiểu một pháp, không biết một luật, mà lại đi làm thầy truyền giới cho người, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Giới trước ngăn cấm việc nương cậy các người có thế lực, địa vị ra oai bức bách, đoạt của lấy người, giới trước nhấn mạnh về thân nghiệp.
Giới này ngăn cấm việc nói dối là mình hiểu biết để đi làm thầy, truyền trao giới pháp cho người, giới này chú trọng về khẩu nghiệp.
Lý luận của Phật pháp cần phải tuyên dương. Giới hạnh trong Phật pháp cần phải truyền thọ.
Một vị Pháp Sư muốn tuyên dương Phật pháp, hoặc truyền trao giới phẩm, phải có đầy đủ trí huệ chơn thật, phải hiểu chính xác nghĩa lý Đại Thừa, Tiểu Thừa, quyền giáo, thật giáo của Phật pháp, phải triệt để giảng giải minh bạch việc khai, giá, trì, phạm của giới luật thì mới đủ tư cách để làm sư phạm cho người. Nếu chính mình vẫn mờ mịt, lộn xộn thì nhất định không thể làm cho người khác đối với kinh luật có chỗ hiểu biết rành rẽ. Nói thí dụ cho dễ hiểu như trường hợp các vị dung y (thầy thuốc bất tài), tầm thường không biết rõ căn bệnh của bệnh nhân, không biết bắt mạch và các phương thuốc, lại đi làm thầy trị bịnh cho người, thì làm thế nào trị cho bệnh nhân được lành mạnh?
Lại như những người đôi mắt đều mù mà lãnh trách nhiệm dẫn đường cho những người mù khác thì không làm sao tránh khỏi thảm họa sa hầm sụp hố.
Vì thế, làm một vị Bồ Tát giáo hóa chúng sanh, trước tiên tự mình phải thông đạt nội dung của kinh luật, rồi sau mới đem chỗ hiểu biết ấy dạy bảo dẫn dắt chúng sanh, giúp cho chúng sanh thực hành đúng theo pháp, theo Luật, để được sự lợi ích chân thực.
Nếu tự mình không có huệ giải, không thông đạt tánh tướng của các pháp, không rành rẽ văn nghĩa kinh luật, lại đi lừa dối làm sư phạm cho chúng sanh, cứ gắng gượng truyền trao giới pháp cho người, khiến người đời không thể thấm nhuần giới phẩm. Như thế, đã không có chánh nhân tâm địa, thì sẽ mất hẳn cực quả thành Phật. Thử hỏi việc làm ấy có tội hay không?
Làm người, đặc biệt là một vị Bồ Tát, điều tối trọng là phải thành thật, không được giả dối. Đối với vấn đề huệ giải, một học giả nơi thế gian còn phải thực hành, biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Kiến thức trên thế gian này rất nhiều, nên không một ai dám tự xưng không việc gì mình không biết, không việc gì mình chẳng thông. Cho nên cứ thành thật thú nhận việc gì mình biết và việc gì mình không biết. Một người thường trên thế gian còn như vậy, huống chi là một vị đại sĩ xuất thế và mang danh là cứu nhân độ thế?
Là một vị Bồ Tát sơ phát tâm, còn ở trong giai đoạn học hỏi, khi có những vấn đề gì không hiểu rõ, cứ đem ra hỏi người khác, họ sẽ vui lòng giải đáp, chỉ giáo cho bạn. Với vấn đề kia, bạn không hiểu, bạn cứ đi hỏi, người sẽ vui lòng vì bạn phúc đáp, sẵn sàng chỉ giáo. Điều ấy không phải là một việc xấu, mà thực là một nhà đại thông thái, không có việc gì chẳng biết.
Điều xấu nhất là không biết mà cứ cho là biết. Tỷ như có một vấn đề mình không hiểu rành, nhưng vì muốn làm thầy người, nên giấu chỗ không hiểu biết của mình, cố giả hiện ra những cử chỉ ta đây cái gì cũng biết. Thế là chẳng những dối gạt người mà cũng thật dối gạt cả chính mình. Tự dối gạt mình và dối gạt người như vậy là không thật lòng dẫn dắt người, không đem lại lợi ích cho người, thì làm sao có đủ tư cách làm sư phạm cho người?
Vì thế, Nho gia Trung Quốc nói: “Nhân chi đại hoạn, tại hiếu vi nhân sư” (họa lớn của người chính ở chỗ thích làm thầy người). Cho nên không thông hiểu mà muốn đi làm thầy là mang tội lỗi rất lớn vậy!
Giới này, dù đối với Đại hay Tiểu Thừa đều cấm chế, Tăng cũng như tục đều phải tuân giữ. Nói một cách nghiêm túc hơn, khi làm một vị sư phạm Đại Thừa , quyết định phải là bậc Bồ Tát xuất gia. Còn năm chúng Phật tử kia đều không đủ tư cách làm sư phạm, nên không ở trong phạm vi cấm chế của giới này.
Tuy nhiên, trong kinh Thiện Pháp có dạy: “Bồ Tát tại gia có thể nuôi dưỡng đệ tử tại gia”. Vì vậy, điều đó cũng vẫn nằm trong phạm vi của giới cấm này. Nhưng Bồ Tát tại gia dù có thể nuôi dưỡng, làm sư phạm cho đồ chúng tại gia, nhưng nhất quyết không được truyền trao giới pháp. Vì đó là việc của Bồ Tát xuất gia.
Điều này nếu không phân biệt rành rẽ, sẽ đưa đến việc Bồ Tát tại gia cũng truyền trao giới cho người là điều sai phạm rất lớn. Vì thế, Bồ Tát tại gia nếu thông đạt Phật lý, dù có thể vì người giảng nói các kinh luật, và được suy tôn làm thầy, nhưng nếu có Phật tử phát tâm cầu thọ Tam Quy, Ngũ Giới phải thỉnh một bậc đại đức xuất gia, truyền trao giới pháp mới được.
Nhưng không phải bất cứ vị Bồ Tát xuất gia nào cũng đều có thể đảm nhận vai trò một vị sư phạm Đại Thừa. Vì theo ngài La Thập Tam Tạng Pháp Sư, thì phải đầy đủ năm đức mới đầy đủ tư cách làm sư phạm cho người. Năm đức đó là:
1. Phải giữ gìn giới hạnh hết sức thanh tịnh, không được trái phạm một giới nào.
2. Giới lạp ít nhất phải đủ mười năm, nếu chưa đủ thì chưa xứng với tư cách làm thầy cho người.
3. Phải có sự hiểu biết về Luật tạng thông suốt mới tránh khỏi nạn dạy bảo, dẫn dắt hàng hậu học đi vào con đường sai lầm.
4. Phải thông đạt thiền tứ cho sâu sắc. Nếu không có chút công phu thiền định nào thì không thể làm sư phạm cho người.
5. Cần phải có trí huệ sáng suốt, nghĩa là phải nghiên cứu đến chỗ cùng tột nghĩa lý u vi, huyền diệu của Phật pháp. Đối với tánh tướng của các pháp, phải phân biệt được một cách tinh tế và chính xác.
Tóm lại:
Năm giới đức trên là chỉ cho sự thành tựu giới thanh tịnh, thành tựu Định và thành tựu Quán Huệ. Đây là một chánh thuyết trong Phật giáo nước ta (chỉ nước Trung Hoa) xưa nay lưu truyền lại. Những vị làm sư phạm cho người cần phải xem trọng vấn đề này.
Theo Luật Tứ Phần nói: “Muốn làm thầy truyền trao giới Cụ Túc cho người, phải thành tựu năm pháp. Nếu năm pháp không thành thì không thể truyền trao giới Cụ Túc cho người, cũng không được làm y chỉ cho người, cũng không được nuôi dưỡng thiếu niên sa di.
Năm pháp ấy:
1. Giới.
2. Định
3. Huệ.
4. Giải thoát.
5. Giải thoát tri kiến.
Năm pháp trên đây là ngũ phần pháp thân của bậc chứng quả A La Hán, không phải là người xuất gia thông thường có thể thành tựu được. Ở thời mạt pháp này, thiết tưởng muốn tìm được một bậc thành tựu năm pháp ấy có thể nói là khó vô cùng. Vì thế vấn đề truyền trao giới pháp, thông thường vì không thực hiện đúng theo pháp, nên không thể làm cho người phát tâm thọ giới được đắc giới.
Vì nguyên nhân trên nên cổ đức từng nói: “Mạt pháp thời đại, nan dĩ cầu toàn trách bị” (thời mạt pháp này khó mà cầu tìm được bậc giới đức, trách nhiệm trọn vẹn đầy đủ).
Trong Luật Tăng Kỳ cũng nói như sau: “Thành tựu được mười pháp mới có thể độ người xuất gia thọ giới Cụ Túc. Mười pháp:
1. Trì giới.
2. Đa văn A Tỳ Đàm (thông Luận Tạng).
3. Đa văn Tỳ Ni (thông Luật Tạng)
4. Học giới.
5. Học định.
6. Học huệ.
7. Có thể xuất tội cho người và dạy người xuất tội (đệ tử khi có tội, vị thầy hiểu rõ giới luật chỉ dạy cho đệ tử sám hối để được diệt trừ tội lỗi).
8. Có khả năng khám bịnh hoặc nhờ người khám bịnh.
9. Lúc đệ tử có nạn có thể giúp đưa đi nơi khác lánh nạn, hoặc nhờ người đưa đi.
10. Phải đủ mười hạ lạp.
Hạn lệ ít nhất cũng phải đủ mười hạ lạp và thông hiểu hai bộ luật tỳ kheo, tỳ kheo ni, thì mới được độ người xuất gia, thọ giới Cụ Túc. Về việc y chỉ làm thầy cho người cũng như thế. Do đó, làm sư phạm cho người không phải là việc dễ dàng.
Trường hợp đệ tử mắc nạn, bổn phận làm thầy phải giúp cho đệ tử thoát nạn. Nếu không có thể giúp đệ tử thoát ly khổ nạn, để đệ tử phải đắm chìm triền miên trong khổ nạn thì thử hỏi bậc làm thầy làm thế nào yên tâm cho được?
Còn như đệ tử phạm lỗi, bạn phải y theo giới luật xuất tội cho đệ tử, đúng như pháp, như Luật, bảo đệ tử sám hối cho được thanh tịnh. Nên biết: việc này không phải dễ dàng vì cần phải thấu triệt ý nghĩa Luật Tạng mới thực hành được.
Trong luật Tát Bà Đa và Nhiếp Luận cũng nói: “Cần phải đầy đủ mười hạ mới được đứng vào địa vị làm thầy. Lại phải thành tựu năm pháp sau đây:
1. Biết có phạm.
2. Biết không phạm.
3. Biết tội khinh.
4. Biết tội trọng.
5. Đối với kinh biệt giải thoát (giới kinh) phải thấu hiểu rõ nghĩa lý.
Đối với các học xứ (giới) chế, kiết, tùy, khai (Đức Phật tuy kiết giới nhưng tùy phương tiện mà khai mở), nếu gặp nạn duyên cần phải khéo hiểu lý thông, tắc (khai, giá), phải thường tụng giới bổn, có thể giải quyết sự nghi ngờ cho người, có đầy đủ giới đức, kiến giải, đa văn, có thể làm lợi mình, lợi người, oai nghi hạnh pháp không chỗ trái phạm.
Đầy đủ những đức như thế mới được gọi là vị Thân Giáo Sư. Và vị thầy ấy có thể đích thân đem pháp xuất ly dạy bảo, dẫn dắt cho đệ tử, nên mệnh danh là Thân Giáo Sư”.
Nếu không thực hành được như vậy, thì dù cho bạn đã thọ giới Cụ Túc, nhưng vì đối với các học xứ không hiểu rõ khinh, trọng, khai, giá, trì, phạm, và dù đã đủ mười hạ, bạn cũng không được làm sư phạm cho người.
Đến như có đủ tới sáu mươi hạ, bạn cũng vẫn phải y chỉ với bậc minh sư và phải suốt đời theo bậc minh sư học tập giới luật. Dù rằng bậc minh sư ấy tuổi tác nhỏ hơn bạn nhiều, thì trừ việc không phải đảnh lễ bực minh sư ấy, ngoài ra, tất cả những việc khác đều phải theo bổn phận của người đệ tử, thay thế cho bậc minh sư mà làm mọi việc, không được cho mình lớn tuổi hơn mà bỏ qua không làm.
Giới này không phải Đức Phật ngăn cấm tăng chúng tuyệt đối không được làm sư phạm cho người, mà là chủ ý quở trách những người không có trí huệ, không xứng đáng với tư cách làm thầy người.
Phật giáo ngày nay chẳng những hết sức lộn xộn, không phân biệt lớn nhỏ, lại thêm ai cũng muốn lên địa vị làm thầy, ai cũng không có tâm hổ thẹn khi làm thầy người mà không đủ giới đức. Thậm chí còn tự cho mình là bậc thầy siêu thắng hơn người trăm nghìn vạn ức bội lần. Vì thế, họ xúm nhau tranh giành truyền trao giới pháp.
Nói ra thì nghe cũng kỳ, nghĩa là đối với việc làm thầy, dường như họ ham thích vô cùng, và cho rằng nếu không từng trải qua giai đoạn làm thầy truyền trao giới pháp, thì họ không có địa vị gì trong Phật giáo. Vì tranh nhau truyền giới, nên ai cũng nói năng có vẻ đường hoàng lắm.
Có người nói: “Tôi đây vì muốn dựng cao cây tràng giới pháp”. Có vị lại nói: “Tôi đây muốn truyền pháp đăng của Phật”. Tựa hồ dường như không có quý vị truyền trao giới phẩm, thì pháp đăng của Như Lai sớm bị tắt mất rồi, và cây tràng giới pháp sợ rằng cũng sớm ngã đổ rồi. Công đức vĩ đại ấy biết dường nào?!
Thật ra, việc làm ấy có ý kiến lập môn đình cho lớn rộng, dựng cây tràng ngã mạn cao chọc trời, cho nên nói rằng người này, người kia... là đệ tử thọ giới của tôi, hoặc người nọ, người kia... không phải theo tôi thọ giới. Từ đó, những môn phái khác biệt đua nhau phát sanh và cùng nhau cạnh tranh nhân ngã.
Nên trong bộ Phạm Võng Kinh Hợp Chú quyển 5 của Liên Tông Cửu Tổ Trí Húc đại sư nói: “Thật đau thương cho thời mạt pháp, điên đảo nhiều bề! Có người nương nơi danh từ hóa độ chúng sanh, làm sư phạm cho người một cách sai lầm. Không hiểu biết gì hết mà dối xưng là hiểu biết, kiến lập môn đình cho cao rộng, tướng ngã mạn càng lẫy lừng. Hoặc có người đối với việc học tập giới luật thì biếng nhác, thối lùi, không chịu làm thầy. Hoặc có người tự cho mình là thông Tông Giáo (Tông là thiền, Giáo là giáo lý), xem rẻ Luật học, dựng tràng ngã mạn rất cao. Thấy người trì luật, học giới, sanh tâm chê bai hủy báng, ham thâu đồ chúng cho đông.
Đến khi truyền giới, chỉ truyền trao tên giới, tâm địa thì mê muội, mặt dạn mày dầy không còn ai hơn những người này! Lại có người lầm cho rằng Đại Thừa là dung thông, không câu chấp tiểu tiết, nên không cần học luật Tiểu Thừa. Họ đâu biết rằng: Tiểu Thừa không bao gồm Đại Thừa, nhưng Đại Thừa lại bao gồm cả Tiểu Thừa. Ví như các giòng sông không thể chứa đựng biển cả, nhưng biển cả lại dung nạp tất cả trăm sông. Do đó, nếu không học cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa thì làm thế nào được gọi là Bồ Tát tỳ kheo?”
Những lời của Tổ trích dẫn bên trên có thể nói là những lời khái thán cực độ! Chẳng những ngày nay như vậy mà thời quá khứ cũng có những vị ưa thích làm sư phạm cho người như thế. Vì vậy, chúng ta không lạ gì khi tình trạng Phật giáo ngày một đi xuống, và trong tương lai càng không còn gì để nói được. Thật không gì làm cho người đau lòng, buốt óc hơn nữa!
Lại còn những hiện tượng vô cùng quái lạ là các vị giới sư đích thân đi khuyến rủ đồ chúng đến để truyền trao giới pháp, chứ không phải do tâm chí thành, khẩn thiết cầu giới pháp của đồ chúng.
Thậm chí đôi khi định mở giới đàn, nhưng không thấy một giới tử nào đến ghi tên thọ giới. Vị truyền giới bèn mau mau xách dù đến các tự viện, am cốc, đối với các Phật tử bất luận nam, nữ, có ý nguyện xuất gia hay không, đều vận dụng mọi thủ đoạn. Một mặt khuyến hóa, một mặt lừa gạt, thậm chí cưỡng ép cạo tóc, để đến giờ lên giới đàn bẩm thọ giới pháp, hầu đạt được thể diện cho mình. Vị chủ sự giới đàn tự đắc rêu rao là khai giới đàn kỳ này rất long trọng, hàng giới tử được bao nhiêu... lên trai đường thọ trai được mấy quả đường... Nhưng với việc giáo giới và oai nghi như thế nào, nghĩa lý Phật pháp phải giảng giải ra sao, giới pháp của giới tử bẩm thọ phải tuyên giải cách nào v.v... những việc ấy hoàn toàn không quan tâm, cũng không nghĩ đến bổn phận làm sư phạm cho người. Chỉ cần biết kỳ mở giới đàn này, ban thường trụ thâu được bao nhiêu, phần cúng dường riêng mình được bao nhiêu. Có như vậy, tâm lý mới được thỏa mãn.
Điều này quả thiệt không sai. Đang lúc cử hành giới đàn, khung cảnh thật là náo nhiệt. Nhưng sau đó, các giới tử đã thọ giới liền phân chia tứ tán, mạnh ai nấy đi Đông, đi Tây. Người nào cũng nói đã thọ đại giới rồi, nhưng nói đến điều gì trong giới luật thì hoàn toàn không hiểu biết. Những người hơi hiểu biết đôi chút, chỉ bình luận rằng vị Pháp Sư truyền giới kỳ này như thế này, thế kia... vậy thôi!
Riêng các cô cậu xuất gia thọ giới kia, vì không phải do tự nội tâm xuất phát, nên trải qua nếp sống xuất gia một thời gian ngắn thì cảm thấy xuất gia không phải là việc như vậy, rồi lăng xăng ai nấy đều ra đi mất hết. Chính khi các vị chưa xuất gia thọ giới, còn qua lại lui tới chốn đạo tràng Phật giáo, nhưng sau khi xuất gia thọ giới rồi thì mất tung mất tích luôn. Vì các cô cậu tự thấy việc xuất gia thọ giới không có ý nghĩa gì tốt cả.
Trong giới Phật giáo hiện nay, hiện tượng này được thấy thật rõ ràng. Thật tình tôi (Pháp Sư) không hiểu việc thích làm sư phạm cho người rốt ráo là công đức hay tội lỗi? Là hộ trì Phật pháp hay hủy diệt Phật pháp? Nam Mô A Di Đà Phật! Điều ấy không dám nói nhiều, chỉ có Tam Bảo chứng minh cho!
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, vì nhiệm vụ thượng hoằng hạ hóa (trên hoằng truyền chánh pháp, dưới hóa độ chúng sanh), trước tiên phải học mười hai phần kinh” (bổn chữ Hán là mười hai bộ kinh (1))
Nhưng ở đây vì sợ quý đại sĩ tại gia kém giáo lý, nghe nói tới mười hai bộ kinh thì lầm tưởng rằng chỉ có mười hai bộ như:
1. Kinh Di Đà.
2. Kinh Pháp Hoa v.v...
Hiểu như vậy là hoàn toàn sai, nên Hòa Thượng dịch là “mười hai phần kinh” tức là mười hai phần giáo; nghĩa là Tam Tạng thánh giáo của Phật gồm tạng Kinh, tạng Luật, tạng Luận, không biết bao nhiêu bộ, nhưng không ra ngoài mười hai phần giáo, nghĩa là tất cả kinh chi làm mười hai loại.
Căn cứ theo Đại Trí Độ Luận, quyển thứ ba mươi ba của tổ Long Thọ thuyết minh như sau:
“Tam thừa đều học tập và cả Đại Thừa, Tiểu Thừa đều phải thọ trì. Vì thế, Luật dạy tỳ kheo phải thông hiểu Tam Tạng thánh điển, giới lạp phải đủ mười hạ, mới làm thầy người”.
Do đó, có thể thấy việc làm sư phạm cho người không phải là sự đơn giản. Nếu ai thật sự muốn truyền pháp độ sanh, phải học tập 12 bộ kinh để làm cơ bản hóa độ chúng sanh. Nếu không được như vậy thì không nên nói lan man: “Tôi muốn làm thầy người".
Nếu không thể thông Kinh tạng và Luận tạng thì ít nhất cũng phải hiểu biết Luật tạng. “Phải thường tụng giới mỗi ngày sáu thời, nghiêm trì Bồ Tát giới, hiểu rõ ý nghĩa của lý tánh, Phật tánh của giới”. Có trí huệ thông đạt kinh luật, cố nhiên đó là cơ bổn của việc truyền pháp lợi sanh. Nhưng giới hạnh làm cho thân tâm thanh tịnh lại càng là cơ bổn của đại sĩ nhập thế độ sanh.
Vì thế, kinh dạy mỗi ngày phải sáu thời nghiêm trì Bồ Tát giới. Sáu thời là ban ngày ba thời, ban đêm ba thời đều phải trì tụng giới tạng.
Đối với giới luật không thể có một phút giây sanh tâm biếng nhác. Thông thường, người tụng trì giới luật, lúc chưa được thông lợi, rất dễ sanh tâm biếng nhác, thậm chí còn quên mất tâm Bồ Đề. Nếu muốn cho đọc tụng thuần thục, thông lợi, phát sanh kiến giải, phải ngày đêm sáu thời tinh tấn cần chuyên.
Nếu thường trì tụng giới luật suốt thời gian lâu dài thì với việc khai, giá, trì phạm mỗi mỗi đều có thể thông hiểu rõ ràng, như Khuy Cơ đại sư là bậc thông suốt Tam Tạng. Đại sư đã khắc định mỗi ngày phải tụng một biến giới kinh.
Nếu thông hiểu những pháp khai, giá, trì, phạ của giới luật, đương nhiên sẽ được phần trợ giúp rất nhiều cho giới hạnh thanh tịnh của chính mình. Nhưng nếu không hiểu rõ chỗ chỉ quy của giới hạnh, thì cũng không thể rốt ráo đến quả vô thượng Bồ Đề. Chỗ chỉ quy là điểm duy nhất của sự trì giới, đưa đến những thắng lợi gì? Tức giải thoát thành Phật vậy.
Cho nên, tiến thêm một bậc nữa, kinh dạy cần phải hiểu rõ ý nghĩa lý tánh, Phật tánh của giới. Về ý này, kinh Niết Bàn đề cập theo lối liên hoàn như sau:
Phật tánh: Đệ Nhất Nghĩa Không,
Đệ Nhất Nghĩa Không gọi là Trung Đạo.
Trung Đạo gọi là Phật tánh,
Phật tánh gọi là Đại Niết Bàn.
Thông thường mà nói, Phật tánh chính là Giác tánh, là bổn giác tự tánh sẵn có đầy đủ của tất cả chúng sanh. Có chỗ gọi là bổn nguyên tự tánh thanh tịnh, tức là thể tánh làm sở y cho vô tác giới thể (2), đồng thời là nương nơi vô tác giới thể này, để làm chủng tử thành Phật. Cho nên gọi là tánh của Phật tánh, đồng nghĩa với bổn nguyên tự tánh, chủng tử của chư Phật.
Nếu có thể hiểu thấu đáo nghĩa vị của đạo lý ấy thì thông đạt được chỗ uẩn áo (sâu xa, mầu nhiệm) của Phật tánh. Tự mình đối với các pháp ấy không một chút nghi hoặc, như vậy mới có thể làm sư phạm cho hàng nhân thiên.
Nhưng Bồ Tát lấy việc truyền pháp độ sanh làm trách nhiệm của mình. Nếu không thể học rộng thánh giáo của Tam Tạng, hiểu rõ mười hai bộ kinh, thông đạt giới luật của Bồ Tát, thậm chí “không hiểu một kệ, một câu, cũng như nhân duyên của giới luật”.
Những hàng Bồ Tát sơ tâm, dĩ nhiên trí huệ rất nông cạn, không được sâu sắc, cố nhiên, không thể hiểu biết tất cả Phật pháp. Vì thế cứ thành thật, biết nói là biết, không biết cứ nói không biết. Nếu có điều gì nghi ngờ không hiểu, hãy tạm thời giữ đó, rồi tìm thầy cầu học cho hiểu. Đó không phải là một việc đáng xấu hổ và mất thể diện.
Kinh văn nói: “Một kệ, một câu” là ý nói chỗ hiểu biết rất ít về Phật pháp. “Nhân duyên giới luật” là chỉ rõ lý do Đức Phật chế giới, những nguyên nhân trì giới, phạm giới cũng thuộc về nhân duyên giới luật. Vấn đề thọ giới như thế nào cũng có nhân, có duyên, và nhân duyên cũng tùy theo mỗi giới mà có. Thông hiểu được các pháp ấy mới có thể làm thầy cho người.
Kinh này nói rõ: “Đức Lô Xá Na truyền giới cho ngàn đức Phật Thích Ca. Ngàn Đức Phật Thích Ca truyền giới cho ngàn trăm đức Phật Thích Ca. Đầu tiên, ngài ngồi dưới cội cây Bồ Đề và Diệu Quang đường nói những pháp gì... Rồi tuần tự đến cung của thiên vương nói pháp gì... Cho đến việc từ nơi miệng Đức Phật phóng quang, vì các quốc vương, hoàng tử v.v... truyền trao giới pháp” đều là những nhân duyên giới luật trong đây thuyết minh.
Nếu không hiểu một kệ, một câu nào trong mười hai bộ kinh, không hiểu được nhân duyên phát khởi trong tâm địa giới của Bồ Tát. Như vậy, đối với phần tự lợi cũng không đạt được, làm sao có thể làm sư phạm cho người? Hổ thẹn còn không kịp huống chi nói dối là hiểu biết?
Một kệ, một câu vừa mới nghe qua cảm thấy tựa hồ quá ít, nhưng thật sự nó bao hàm tất cả pháp. Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói: “Biển pháp môn rộng lớn vô lượng vô biên, chỉ dùng một lời có thể diễn nói được ý nghĩa cùng tận không còn sót”.
Lại như bài kệ:
Chư hành vô thường,
Thị sanh diệt pháp.
Sanh diệt dĩ diệt,
Tịch diệt vi lạc.
Trong kinh thường nói những lời trong bài kệ mới xem qua rất đơn giản, không có gì khó hiểu. Nhưng nếu thâm nhập, hiểu rõ ý nghĩa chân thật của một câu trong bài kệ ấy thì có thể thông đạt được tất cả các pháp.
Xưa kia có một vị Hòa Thượng hiệu là Giải Thoát, công phu tu trì của Ngài đã được tương ứng đến trình độ khá cao, cảm được thần lực của chư Phật và chư Phật đã hiện trong hư không nói bài kệ như sau:
Chư Phật tịch diệt thậm thâm pháp,
Khoáng kiếp tu hành kim nãi đắc,
Nhược năng khai hiệu thử pháp nhãn,
Nhất thiết chư Phật giai hoan hỷ.
Dịch:
Pháp thậm thâm tịch diệt của chư Phật.
Tu hành nhiều kiếp nay mới chứng đắc.
Nếu ai hiểu rõ được pháp nhãn này,
Tất cả chư Phật đều hoan hỷ.
Hòa Thượng vừa nghe bài kệ xong, liền ngước mặt lên không trung hỏi rằng: - Pháp tịch diệt thậm thâm vốn không thể tuyên thuyết, nếu có thể tuyên thuyết thì có thể đem pháp ấy dạy cho người được không?
Chư Phật nghe Hòa Thượng hỏi như vậy, liền ẩn thân dùng âm thanh đáp lại rằng:
Phương tiện trí vi đăng,
Chiếu kiến tâm cảnh giới,
Dục cứu chân thật pháp
Nhứt thiết vô sở kiến.
Dịch:
Trí phương tiện là đèn,
Soi thấy cảnh giới tâm.
Muốn biết pháp chân thật.
Tất cả đều không thấy.
Nếu giải ngộ được bài kệ trên thì có thể liễu đạt ba tạng, mười hai bộ kinh (Giải là hiểu rõ ý nghĩa văn tự, Ngộ là thuộc về tỏ ngộ chơn lý).
Do đó, có thể thấy một bài kệ, dù là một giọt nước pháp trong bể cả chánh pháp của Như Lai, nhưng có thể bao hàm nghĩa lý của vô lượng pháp môn. Vấn đề là ở chỗ chúng ta có chân thật giải ngộ được hay không. Nếu chân thật giải ngộ thì dù nếm một giọt, cũng biết được toàn vị của bể cả chánh pháp.
Như tôn giả Xá Lợi Phất nghe bài kệ pháp thân duyên khởi do thầy tỳ kheo Mã Thắng tuyên thuyết:
Chư pháp nhân duyên sanh,
Chư pháp nhân duyên diệt,
Ngã Phật đại sa môn,
Thường tác như thị thuyết.
Dịch:
Các pháp đều do nhân duyên sanh,
Các pháp đều do nhân duyên diệt.
Đức Phật của ta đại sa môn.
Thường nói những lời như thế ấy.
Nghe xong, tôn giả tức khắc tỏ ngộ chơn lý và chứng Sơ Quả. Đây là sự thật, tất cả chư Phật đều biết rõ.
Lại như tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Già, là một người dốt nát phi thường, người anh lớn của tôn giả đã xuất gia học đạo trước. Về sau, tôn giả mới xuất gia.
Anh Ngài dạy Ngài bài kệ bốn câu, nhưng trải qua bốn tháng, Ngài vẫn không đọc thuộc. Anh Ngài thấy thế, biết không cách gì dạy được, bèn cho người đưa Ngài trở về nhà. Vì chí nguyện xuất gia quá tha thiết, Ngài nhất định không chịu về nhà, mà đứng ngoài cửa tịnh xá của Thế Tôn rơi lệ buồn khóc.
Phật dùng Phật nhãn quan sát nhân duyên của tôn giả trong vô lượng kiếp trước, biết rõ tôn giả không phải là người mà hàng Thanh Văn có thể độ được. Vì thế, Phật đích thân ra ngoài cửa am an ủi và vận dụng thần lực chuyển biến nghiệp chướng ám độn si mê của tôn giả. Kế đó, Phật nói bài kệ như sau:
Nhất tịch giả hoan hỷ,
Kiến phi đắc an lạc,
Thế vô sân tối lạc,
Bất hại ư chúng sanh.
Thế gian vô dục lạc,
Xuất ly ư ái dục,
Nhược điều phục ngã mạn,
Thị vi đệ nhứt lạc.
Dịch:
Vào cảnh tịch diệt rất vui mừng,
Thấy được lỗi lầm mới an vui.
Trên đời không sân là vui nhất.
Đừng làm tổn hại các chúng sanh.
Những gì trong đời đừng ham muốn.
Thoát ly ái dục là vui nhất.
Nếu điều phục được tâm ngã mạn,
Là vui thứ nhứt trên thế gian.
Nói kệ trên rồi, Phật bảo tôn giả Đà Già đọc tụng lại. Chỉ trải qua thời gian thật ngắn, chẳng những ngài đọc tụng thông lợi, lại được chứng quả A La Hán. Sau khi tôn giả đã thành bậc Vô Học, một hôm chúng Tăng sai tôn giả đi giáo giới bên ni chúng. Tôn giả vì ni chúng lược thuyết pháp yếu, ni chúng nghe pháp đều chứng đắc thánh quả.
Lại như Lục Tổ đại sư ở Trung Hoa, năm hai mươi bốn tuổi, một ngày nọ, ngài gánh củi đến chợ bán. Lúc ấy có một gia đình trong nhà có người qua đời, bèn kêu ngài đem củi vào mua.
Khi ấy, ngài nghe có người tụng kinh Kim Cang đến câu: “Ưng vô sở trụ như sanh kỳ tâm”, ngài bỗng nhiên khế nhập, ngay tức khắc thể ngộ Tâm tông. Sau ngài trở thành tổ sư, một trong ba mươi ba vị tổ của Thiền Tông.
Do đó, chúng ta thấy một bài kệ, một câu trong ấy nghĩa lý không thể nghĩ bàn, đâu phải hàng sơ học mà có thể thấu rõ được. Vì thế, một câu trong một bài kệ tuy rất đơn giản, nhưng tuyệt đối không được xem thường. Chẳng những một câu, một kệ trong kinh điển Đại Thừa không được xem thường mà ngay đến một câu, một kệ trong kinh điển Tiểu Thừa cũng thế.
Như kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Trong một câu có thể lưu xuất ba mươi bảy phẩm trợ đạo và các pháp môn”.
Lại như tổ Ca Diếp hỏi tổ A Nan rằng: - Thế nào là một bài kệ?
Tổ A Nan đáp:
Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.
Dịch:
Đừng làm các điều ác,
Vâng làm các điều lành,
Giữ tâm cho thanh tịnh,
Chư Phật dạy như thế.
Đấy gọi là một bài kệ, và bài kệ này đã nêu rõ toàn bộ những gì cần dứt và những gì cần nên làm của Phật giáo đồ. Nếu có thể nhận được chân nghĩa của bài kệ này, tức đã thông đạt toàn bộ Phật pháp.
Trong kinh Anh Lạc càng nói rõ ràng hơn nữa: “Dùng nghĩa của một câu diễn nói ra vô lượng pháp tạng của chư Phật từ kiếp này đến kiếp khác, cho đến trăm kiếp cũng không thể nào rốt ráo cùng tận. Cho nên phải biết rằng pháp bí yếu của Như Lai không thể nghĩ bàn, không phải hạng người tiểu căn mà có thể xét lường cho cùng tột”.
Trong Luật Sao, Đức Phật dạy rằng: “Nếu có người nào chỉ khéo hiểu được một chữ ấy, tức là vị Luật Sư. Một chữ gì? Là chữ Luật vậy”.
Như thế thì biết một chữ Luật này chính là tông chỉ của Tỳ Ni. Nếu thể ngộ được tông chỉ, thì không pháp gì chẳng thông đạt. Cho nên Luật là chỗ căn nguyên lưu xuất muôn pháp. Thế nên đối với chữ Luật chớ nên xem thường.
Nghĩa lý của kinh không thông, ý nghĩa của giới luật không rõ, lý tánh không thông suốt. Trong Phật pháp, vấn đề tự lợi hãy còn không làm được, lẽ ra phải sanh tâm hổ thẹn còn không kịp, huống chi đã không biết mà còn nói dối rằng thông hiểu. Đó chính là dối gạt mình và cũng là dối gạt người.
Chính mình không hiểu biết chi, lại dùng nhiều cách khéo léo để che đậy chỗ không hiểu của mình. Bên ngoài giả dối làm ra người không việc gì không biết để lừa gạt người, khiến họ không biết được chỗ dốt nát của mình. Tự khoác lấy danh dự tốt đẹp là người tinh thông Tam Tạng, làm mê muội tâm nguyên, mất hẳn lợi ích chân thật của mình. Đây không phải là tự dối gạt mình là gì?
Dùng chỗ vô tri của mình dẫn dắt người đến chỗ lầm lạc, khiến cho người cũng không được sự lợi ích thực sự trong Phật pháp. Đây không phải là dối gạt người là gì?
Trong thì dối tự tâm, ngoài thì dối mọi người. Như thế cả mình và người đều không lợi ích. Hạnh lưỡng lợi đều bị mất thì thử hỏi làm sao tâm bạn thường được an nhẫn? Vì thế bị tội ác rất nặng.
Tại sao vậy?
Vì sự thật, đối với mười hai bộ kinh, bạn mỗi mỗi đều không thông hiểu, bổn Việt văn dịch là: “Không thông hiểu một pháp”. Với các pháp khai, giá, trì, phạm trong giới luật, bạn cũng hoàn toàn không biết (bổn Việt văn dịch là: “Không biết một luật”). Đã không hiểu, không biết như thế, lẽ ra phải theo thầy học tập, sao trở lại dám làm thầy truyền giới cho người?
Cho nên kinh văn kết luận: “Lại đi làm thầy truyền giới cho người, Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Tội này xét bên ngoài thì thuộc về tội vọng ngữ, vì không hiểu biết mà giả dối làm ra vẻ hiểu biết, đi làm thầy truyền giới cho người, nên phạm tội khinh cấu.
Luận sâu một bước nữa, vấn đề chẳng những cả hai thầy và trò đều tự dối mình, dối người mà còn làm cho chánh pháp của Như Lai bị đoạn tuyệt, không được lưu thông. Đây là tội diệt pháp rất nặng. Giới này đơn thuần là giá tội, không thuộc về tánh tội. Chính mình thọ giới rồi mà không chịu học là một tội. Hư vọng giả dối muốn làm thầy người lại là thêm một tội nữa.
Theo kinh luật là một vị sư chân chánh, truyền trao giới pháp cho người không phải là việc dễ dàng. Như kinh Bảo Vân, phải đầy đủ mười pháp như sau mới gọi là Luật Sư:
1. Khéo hiểu chỗ duyên khởi của Tỳ Ni.
2. Khéo thông hiểu chỗ thậm thâm của Tỳ Ni.
3. Khéo thông hiểu sự vi tế của Tỳ Ni.
4. Khéo thông hiểu Tỳ Ni đối với việc này thì được, nhưng việc kia không được.
5. Khéo thông hiểu giới trọng tánh tội của Tỳ Ni.
6. Khéo thông hiểu giới trọng giá tội của Tỳ Ni.
7. Khéo thông hiểu nhân duyên sanh khởi chế giới của Tỳ Ni
8. Khéo thông hiểu Tỳ Ni của Thanh Văn.
9. Khéo thông hiểu Tỳ Ni của Bích Chi Phật.
10. Khéo thông hiểu Tỳ Ni của Bồ Tát.
Có thể khéo thông hiểu Tỳ Ni như vậy thì làm Pháp Sư truyền trao giới pháp cho người mới cảm thấy nội tâm không hổ thẹn. Nhưng cứ xem các Pháp Sư đi truyền giới pháp các nơi thì thấy rằng thời nay được bao nhiêu vị khéo thông hiểu Tỳ Ni được đúng pháp?
Chẳng những chúng ta không tìm được một vị Luật Sư như trong kinh Bảo Vân dạy, mà ngay cả vị Luật Sư chỉ theo bổn truyền giới sẵn có mà tuyên đọc khoa văn, cũng khó có được. Như thế thì bảo sao Phật pháp khỏi bị suy đồi?!
Gần đây, Hoằng Nhất Luật Sư thốt ra những lời rất đau lòng về việc truyền trao giới pháp như sau: “Chúng ta sanh nhằm thời mạt pháp này, giới tỳ kheo và sa di đều không thể đắc giới. Nguyên nhân ấy rất nhiều, rất nhiều. Hôm nay chỉ xin nêu lên một nguyên nhân là không một người nào có thể truyền trao giới sa di và tỳ kheo. Vì khi thọ giới, giới sa di phải có hai vị tỳ kheo truyền trao. Giới tỳ kheo ít nhất phải do năm vị tỳ kheo truyền trao. Giả sử như không tìm được tỳ kheo thì chẳng những giới tỳ kheo mà cả giới sa di cũng không thành và không đắc giới.
Tôi muốn nói một câu hết sức đau lòng cho quý vị rõ là: Từ triều Nam Tống đến nay, cả sáu bảy trăm năm rồi, có thể nói là Tăng chúng đã đoạn tuyệt. Những người thông thường có thể thấy rằng tăng chúng tại Trung Hoa này rất đông, nhiều đến mấy trăm vạn người. Nhưng sự thật mà nói thì trong mấy trăm vạn người ấy, muốn tìm một vị tỳ kheo chân chánh thật là việc không dễ dàng. Như thế làm sao có thể truyền giới sa di và tỳ kheo? Đã không có người có khả năng truyền giới thì người thọ giới làm sao được đắc giới?”
Ngài Hoằng Nhất đại sư nói câu thương tâm trên, thật là ngài mong muốn chánh pháp của Như Lai mãi được lưu truyền không bị đoạn tuyệt, những vị nào muốn làm Pháp Sư truyền trao giới pháp, cần phải đề cao cảnh giác; đối với những lời nói trên cần phải có ý niệm đồng cảm, không nên tùy tiện truyền trao giới pháp.
Lúc trước, khi tôi còn ở Trung Hoa Lục Địa, có quen các bậc cao tăng, đại đức, đã từng kêu gọi việc truyền trao giới pháp ở Đài Loan không được hỗn lạm. Vì ở Đài Loan hoàn cảnh đơn thuần, cần nên thận trọng, khi mở giới đàn phải đúng pháp, đúng luật. Nhưng sự thật ở Đài Loan, các nơi mở đàn truyền giới đã biểu diễn rất nhiều tiết mục, trái với giới luật còn hơn ở lục địa.
Do bởi những người phát tâm mở giới đàn truyền giới thường vốn không có tâm hộ trì chánh pháp của Như Lai, mà mục đích duy nhất là muốn kiếm tiền lời. Các nhân sĩ không biết được chân nghĩa của kinh luật, khi thấy mỗi năm đều có mở giới đàn truyền giới náo nhiệt thì cho là hiện tượng Phật giáo được hưng thạnh và cực lực tán dương. Nhưng nếu nhìn sâu vào trong, chúng tôi thấy rằng sự truyền giới hiện nay chẳng những không ích gì cho việc diên tục huệ mạng của Phật pháp, lại còn có tác dụng không tốt đối với ảnh hưởng của Phật giáo.
Thử nhìn xem các giới tử trong một giới đàn, sau khi thọ giới, ra khỏi giới đàn, mấy người xem trọng việc giữ gìn giới luật? Chẳng qua chỉ là mở ra mấy đại công ty kinh sám, phần nhiều đào tạo ra những nhân viên buôn bán để tùng sự nghiệp vụ kinh sám và duy trì môn đình cho công ty kinh sám.
Có mấy ai nghĩ đến sanh tử sự đại của bản thân mình, và mấy ai từng nghĩ đến việc duy trì Phật pháp như thế nào?! Như thế không phải là một sự may mắn trong pháp môn, mà chính là một điều bất hạnh lớn lao của pháp môn vậy!
Vì thế, những vị muốn làm Pháp Sư chân chánh để truyền trao giới pháp cho người, điều trọng yếu là phải thông hiểu nghĩa lý của kinh điển và nhân duyên giới luật. Lại nữa, chính bản thân mình giới hạnh phải trang nghiêm. Đó cũng là một vấn đề trọng yếu ở trong các điều trọng yếu vậy.
Chú thích:
(1) Mười hai bộ kinh: Trong Đại Trí Độ Luận, quyển ba mươi ba của tổ Long Thọ giải thích như sau:
1. Tu Đa La: Trung Hoa dịch là Khế Kinh, tức là loại văn trường hàng trong các kinh, giảng nói ý nghĩa của các pháp. Khế Kinh là kinh điển hợp chân lý của các pháp và khế hiệp căn cơ của chúng sanh.
2. Kỳ Dạ: Trung Hoa dịch là Ưng Tụng, cũng dịch là Trùng Tụng. Đúng ra phải gọi là Ứng Tụng. Nghĩa là ứng theo văn trường hàng ở trước mà tuyên thuyết lại nghĩa lý và viết theo thể văn tụng, tức là lối văn có số chữ và số câu đặt theo quy định (tương tự văn vần).
3. Dà Đà: Trung Hoa dịch là Phúng Tụng, còn gọi là Cô Khởi Tụng, tức là thuộc về văn kệ tụng, không theo lối văn trường hàng, chỉ gồm những câu kệ tụng mà thôi, giống như kinh Pháp Cú.
4. Ni Đà Na: Trung Hoa dịch là Nhân Duyên. Tức là nói những nhân duyên được thấy Phật, được nghe pháp và những nhân duyên Phật thuyết pháp giáo hóa, như trường hợp các phẩm Tựa trong các kinh.
5. Y Đế Mục Đa: Trung Hoa dịch là Bổn Sự, nghĩa là kinh văn trong đó Đức Phật nói những nhân của các đệ tử trong thời quá khứ, như phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự trong kinh Pháp Hoa.
6. La Đà Dà: dịch là Bổn Sanh, chỉ những kinh văn Đức Phật nói về những nhân duyên trong thời quá khứ của ngài.
7. A Phù Đạt Ma: dịch theo lối mới là A Tỳ Đạt Ma, Trung Hoa dịch là Vị Tằng Hữu, tức là những kinh tuyên thuyết việc Phật thị hiện các thứ thần thông và những sự việc không thể nghĩ bàn.
7. A Ba Đà Na: Trung Hoa dịch là Thí Dụ, nghĩa là vì những chúng sanh căn tánh ám độn, không thể hiểu rõ được những ý nghĩa thậm thâm vi diệu nên Đức Phật khéo léo vận dụng những thí dụ để giúp chúng sanh hiểu rõ những ý nghĩa đó. Như thế, trong các kinh chỗ nào nói thí dụ đều thuộc về phần giáo trong loại này.
9. Ưu Ba Đà Xá: Trung Hoa dịch là Luận Nghị, là những kinh viết theo lối vấn đáp để luận nghĩa.
10. Ưu Đà Na: Trung Hoa dịch là Vô Vấn Tự Thuyết. Gồm những kinh không đợi người thỉnh cầu mà do Đức Phật tự động giảng nói, như trường hợp kinh A Di Đà.
11. Tỳ Phật Lược: Trung Hoa dịch là Phương Quảng, ý chỉ kinh điển Đại Thừa phương đẳng, nghĩa lý rộng lớn dường như hư không.
12. Hòa Đà La: Trung Hoa dịch là Thọ Ký. Nghĩa là trường hợp Đức Phật thọ ký các vị Bồ Tát trong tương lai sẽ được thành Phật.
Trong mười hai bộ kinh trên:
Tu Đa La, Kỳ Dạ, Dà Đà thuộc về các thể tài trong kinh văn (hình thức trình bày theo thể văn trong kinh). Còn chín loại kia gồm những sự sai biệt từ trong kinh văn chép ra. Căn cứ theo đó mà lập nên tên của 12 bộ kinh. Như thế, chúng ta thấy rõ 12 bộ kinh tức là 12 thể loại, không phải mang ý nghĩa số lượng là 12 bộ theo nghĩa thông thường.
(2) Vô Tác Giới Thể: còn gọi là Vô Giáo, dịch theo lối mới là Vô Biểu. Giới thể gồm hai loại:
1. Tác giới: lúc ở tại giới đàn làm lễ thọ giới, ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý đúng theo Pháp và Luật mà tạo nên. Nghiệp ấy có thể nghe thấy. trường hợp này khi những động tác của thân, khẩu diệt rồi thì nó cũng diệt theo.
2 Vô tác giới: Nương theo duyên tác giới trong lúc này mà tạo nghiệp và loại nghiệp này không thể nhận thấy ở trong thân. Loại duyên nghiệp này khi mới phát sanh, dù do tác động của ba nghiệp (tức tác giới), nhưng một khi đã phát sanh rồi, thì không cần sự tạo tác của thân, khẩu, ý nữa và chúng luôn luôn tương tục nên gọi là Vô Tác. Trường hợp này trong một đời thường tương tục mà phát sanh công năng ngăn ngừa lỗi lầm, dứt trừ tội ác. Giới thể này dùng đối cảnh để ngăn chặn mọi việc sai quấy. Căn cứ vào thể năng phòng mà lập nên Vô Tác giới, căn cứ vào cảnh sở phòng mà phân biệt thành ra có tướng của 250 giới v.v...
- Thể năng phòng: chỉ giới thể có công dụng ngăn chặn tất cả mọi tội ác.
- Cảnh sở phòng: chỉ cho các giới tướng như Đại Giới, tỳ kheo, bốn pháp Ba La Di: Dâm, đạo, sát, vọng v.v... vì phát sanh Vô Tác Giới cho nên phải thực hành tác giới.
-----------------------------
19. Lưỡng Thiệt Giới (Giới Lưỡng Thiệt: Lưỡi Đôi Chiều)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.19. LƯỠNG THIỆT GIỚI
(giới lưỡng thiệt: lưỡi đôi chiều)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử dĩ ác tâm cố...” cho đến câu: “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử vì ác tâm thấy thầy tỳ kheo trì giới hay bưng lư hương, tu hạnh Bồ Tát, lại đi nói năng đâm thọc hai đầu, khiến cho sanh sự bất hòa, còn thêm khinh khi người hiền tạo nhiều tội ác. Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Giới thứ mười tám phía trước chỉ giải rõ lỗi sự chính mình không hiểu biết mà thích đi làm thầy cho người. Giới này giải rõ lỗi đối với những bậc đức hạnh lại sanh tâm khinh khi, hủy báng.
Là một Bồ Tát, đối với những vị Bồ Tát đồng hạnh nguyện với mình, đáng lý phải cực lực mỹ tán, tuyên nói vị Bồ Tát ấy có khả năng truyền pháp độ sanh, khiến cho mỹ danh của vị ấy được truyền bá khắp nơi để cho vô lượng chúng sanh hướng về vị ấy học tập Phật pháp, tạo nên không khí hài hòa an lạc giữa đôi bên. Như thế thật không phải là điều dễ làm.
Nếu khi nhận thấy giữa mình và bạn đồng hạnh nguyện phát sanh ý kiến trái nhau, đưa đến việc tranh tụng, cần phải vận dụng hết sự khéo léo của mình để cho đôi bên được hòa hợp trở lại, không bị đoạn giao. Như vậy mới là hành động cần có của một vị Bồ Tát.
Nhưng hiện tại nếu chẳng những bạn không thực hành như vậy, lại còn đứng trung gian khiêu khích, lập bày mưu kế, dùng lời nói hoặc việc làm khiêu chọc mối hiềm khiêu khích của hai bên, tạo cảnh ly gián, đấu tranh v.v... phá hoại sự hòa hợp của người, làm cho thiện pháp mỗi ngày một tổn giảm, ác pháp mỗi ngày một gia tăng, đến nỗi tạo nên sự chướng ngại, bỏ bê việc tu chính của mình. Thật là một tội rất lớn. Vì nhận thấy điều ấy nên Đức Phật đặc biệt chế lập ra giới này.
Lời nói là một công cụ làm môi giới cho nhân loại truyền đạt hữu hiệu ý kiến với nhau. Nhưng nếu giữa người và người suốt ngày chỉ lo đào bới những việc phải quấy, khiêu bát, tạo nên sự ly gián không dứt. Thử hỏi sự hòa hợp của nhân loại làm sao kiến tạo được?
Vì thế lựa chọn lời nói là điều vô cùng quan trọng. Nếu chỉ cần thiếu thận trọng một chút, sẽ đánh mất sự hòa vui giữa người và người. Nhất là việc nói Đông, nói Tây, ở bên này nói theo bên này, sang bên kia nói theo bên kia. Làm cho đôi bên phát sanh việc gây gổ lộn xộn không cần thiết. Đi đến đâu cũng làm như thế, tạo không khí thù nghịch đầy dẫy.
Vì trái với hạnh hòa hợp nên không có tội nào hơn tội này. Do đó, việc đứng thế trung gian gây tạo sự ly gián giữa hai bên là việc quyết định không được làm. Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát rồi, nếu vì sanh ác tâm, thấy thầy tỳ kheo, tay bưng lư hương, tu hạnh Bồ Tát. Nếu chẳng những không làm cho người tăng phần tốt đẹp, để cùng nhau chuyển pháp luân của Như Lai. Trái lại, tự đi đâm thọc hai chiều, làm cho sanh sự bất hòa, khinh khi người hiền, tạo nhiều điều tội ác. Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Ác tâm bao gồm những tâm hạnh không chánh đáng, thí dụ như khi thấy vị Bồ Tát tỳ kheo nghiêm trì mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh, cho rằng những hành vi đúng pháp, đúng luật của vị ấy hoàn toàn không đồng với tác phong của mình bèn sanh tâm tật đố, dùng nhiều biện pháp cực lực đả kích.
Hoặc thấy mọi người thường tán thán, cúng dường vị Bồ Tát tỳ kheo ấy, trong khi mình cũng là người thực hành hạnh Bồ Tát, tại sao lại không được ai tán thán, cúng dường mình? Bấy giờ liền sanh tâm tạo sự chướng ngại cho vị Bồ Tát tỳ kheo ấy. Dùng nhiều biện pháp khiến cho mọi người không còn ai đến tán thán, cúng dường vị ấy nữa.
Hoặc thấy có người thực hành Bồ Tát đạo, chỉ rập khuôn theo những hành động của Bồ Tát mà bắt chước, hoàn toàn không biểu lộ được một nét đặc sắc của riêng mình, nên sanh tâm khinh khi, lăng nhục, dùng nhiều biện pháp nếu không lăng nhục thì cũng khinh khi, khiến người ấy không còn thể diện với mọi người. Hoặc thấy mọi người tất cả đều tầm thường không có gì hơn mình nên khởi tâm kiêu mạn, muốn so tài với người ấy để xem ai hơn, ai thua.
Hoặc cùng với những kẻ cùng phe phái của mình lại cực lực ủng hộ mọi mặt, không đúng cũng cho là đúng. Còn với những người không cùng phe với mình, lại cực lực bài xích, việc đúng cũng cho là không đúng. Lại có trường hợp luôn luôn rao nói chỗ sở đoản của người. Cho rằng người đó trăm việc đều sai, không có một việc phải...
Những tâm phiền trược, phiền não như vậy đều thuộc về loại Ác Tâm mà ở đây đã nói. “Thầy tỳ kheo trì giới” chỉ vị tỳ kheo hiền thiện bị nói đâm thọc.
“Có thể nghiêm trì cấm giới” chỉ việc không vi phạm một giới nào, dù trọng cũng như khinh. Đây không phải đơn thuần là danh từ “tỳ kheo” (1) như trong Luật nói, mà là vị Bồ Tát tỳ kheo có đầy đủ đức hạnh.
Với một vị tỳ kheo nghiêm trì cấm giới như vậy, đáng lý phải hết lòng cung kính ủng hộ để cho vị ấy được an tâm thực hành hạnh “vì pháp vì người”. Nhưng vị Bồ Tát này lại do tâm tật đố v.v... sai khiến, không thích thấy những vị tu hành thuần khiết như vậy, nên đem lời nói của vị này đến nói với vị kia, đem lời của vị kia đến nói với vị này, khiến cho hai bên không còn an vui hòa hợp lẫn nhau, không thể tiếp tục cùng nhau thực hiện việc vì pháp, vì người. Việc làm này nhất định không thể được.
Dùng lời nói đâm thọc những kẻ thông thường tội còn rất lớn, huống chi đâm thọc vị Bồ Tát tỳ kheo trì giới, thực hành công hạnh vì pháp vì người, thì tội ấy đương nhiên phải nặng hơn nhiều.
“Tay bưng lư hương” là nói một hạnh trong số mười tám hạnh của người tu hạnh Đầu Đà. Hạnh này dùng để tượng trưng vị Bồ Tát, dù tu Lục Độ Vạn Hạnh, dù đi khắp nơi hóa độ chúng sanh, vẫn không bao giờ quên cung kính, cúng dường chư Phật.
Có nơi giải thích thành ngữ “tay bưng lư hương” theo hai nghĩa:
1. Dùng lư hương biểu lộ tín căn. Nghĩa là Bồ Tát phát tâm muốn thâm nhập pháp giới phải lấy Tín làm đầu. Nếu không có tín tâm thì không thể thâm nhập giới tánh.
2. Dùng lư hương tượng trưng cho tịnh hạnh, tức là Bồ Tát phát tâm muốn viên mãn ngũ phần Pháp Thân (giới, định, huệ...) cần phải tu học tịnh hạnh. Nếu không có tịnh hạnh thì không thể viên chứng ngũ phần pháp thân. Thiện hạnh của Bồ Tát thật là rất nhiều, nhưng ở đây nói “tay bưng lư hương” chẳng qua ý muốn nêu một trong nhiều thứ thiện hạnh mà thôi.
“Hành Bồ Tát hạnh” chứng tỏ đây là vị Bồ Tát tỳ kheo Đại Thừa, không phải tỳ kheo Thanh Văn tu hạnh Tiểu Thừa. Hành giả Đại Thừa chỉ có một lòng thực tiễn tu hành Bồ Tát hạnh không gián đoạn, mới có thể đạt đến mục đích thành Phật. Vì tất cả Bồ Tát rốt sau được thành Phật đều do hành Bồ Tát hạnh mà hoàn thành Phật quả.
Vị ấy là Bồ Tát tu hành Bồ Tát hạnh, ta cũng là Bồ Tát hành Bồ Tát hạnh. Cả hai chí đồng, đạo hợp, cần phải nương nhau cùng tiến, chung nhau thực hành sự nghiệp độ sanh, cùng nhau thú hướng quả vô thượng Bồ Đề.
Trái lại, nếu bạn đi đâm thọc hai đầu, rồi đứng ở giữa nhận lấy sự khoái lạc hoặc thu lấy tài lợi v.v... như thế thì đâu còn tư cách gì gọi là Bồ Tát?
“Đứng trung gian nhận lấy sự khoái lạc” là như thế nào?
Vì lúc đâm thọc hai đầu, tự nhiên làm cho hai bên sanh ra bất hòa, tức là đạt đến mục đích khiêu bát, ly gián của mình. Do đó, trong tâm cảm thấy khoái lạc vô cùng. Cho nên nói rằng “đứng trung gian nhận lấy sự khoái lạc”.
“Đứng trung gian được tài lợi” là thế nào? Là lúc đâm thọc hai đầu, sau khi mọi người sanh ra bất hòa, lúc ấy đứng bên ngoài, mình chộp lấy cơ hội thu tiền bên này, đoạt tiền bên kia, nên gọi là “đứng trung gian thủ tài lợi”. Phá hoại sự hòa hợp của người như thế không khác gì tự làm cho pháp môn bị bại hoại. Hành động ấy không phải là tâm từ thiện của người Phật tử nên làm.
“Đâm thọc hai đầu”: làm cho hai bên sanh ác cảm, từ đó phát sanh ra việc phải quấy. “Hai đầu” là nói lời hai chiều, các vị Bồ Tát kia vốn không bất hòa, nhưng vì bạn muốn cho họ sanh việc gây gổ tranh cãi. Hoặc vì bạn tật đố các bậc hiền thiện, muốn làm chướng ngại, não hại. Bấy giờ bạn đứng trung gian, khêu dấy lên những việc phải quấy. Đem lời nói người này truyền sang người kia, đem lời người kia truyền sang người này, làm cho hai bên sanh ác cảm nhau, tranh chấp, gây gổ nhau. Bạn không nhường tôi một bước, tôi cũng không nhường bạn một bước, đến nỗi phát sanh nhân ngã, thị phi suốt ngày, gác bỏ mọi việc độ sanh cần phải thực hành qua một bên. Thử hỏi việc làm này gây tổn hại thật lớn lao cho Phật pháp biết dường nào? Thật là một tội nhân phá hoại Phật pháp vậy!
“Khinh khi người hiền” chỉ cho quý vị Bồ Tát tỳ kheo nghiêm trì cấm giới, thuộc về bậc hiền thánh tăng. Do ác tâm, tật đố của bạn xúc giục, bạn dùng những lời không căn cứ, hư vọng, báng bổ những bậc hiền thánh tăng. Các vị này vốn không có lỗi gì, mà bạn lại dùng lời hư vọng tạo thành thị phi, nói vị ấy như thế này không đúng, như thế kia không đúng, để làm mất danh dự tốt lành của các ngài.
“Tạo nhiều tội ác” có hai lối giải thích:
1. Phỉ báng những bậc hiền thánh tăng nghiêm trì cấm giới đúng pháp, đúng luật, bằng cách đi đâm thọc hai đầu. Đối với các bậc hiền thánh tăng mà bạn còn có thể phỉ báng, thì dĩ nhiên đối với bất cứ tội ác gì, bạn cũng đều có thể gây tạo. Cho nên nói là “tạo nhiều tội ác”.
2. Các bậc hiền thánh tăng đúng pháp, đúng luật nghiêm trì cấm giới. Chính bản thân các ngài không có lỗi chi, nhưng chỉ do bạn đâm thọc hai đầu, dùng những tội vô căn cứ khi báng các Ngài, nói các ngài không phải là vị Bồ Tát tỳ kheo chân chính trì giới, mà là một tăng nhân mọi tội ác đều có thể gây tạo. Cho nên điều này gọi là tạo nhiều tội ác.
Với hai lối giải thích trên, lối trước nói về chính bản thân gây tạo tội ác, lối sau nói về việc hủy báng người mà tạo ra các tội ác. Hai lối giải thích này đều đúng và tùy theo bạn ở vào trường hợp nào mà luận tội.
Giới hủy báng thứ 13 ở trước và giới lưỡng thiệt thứ 19 này có những điểm nào khác nhau?
Về tội hủy báng người tốt, người lành, hoặc khinh khi người hiền, giữa hai giới không có gì khác nhau lắm. Có thể nói là tương đồng. Nhưng sở dĩ có sự phân biệt chế thành hai giới vì chư thượng đức cho rằng sự dụng tâm có phần sai biệt:
Giới hủy báng là luận về sự dụng tâm hãm hại người, tức là làm cho người mất danh dự. Trong khi giới lưỡng thiệt dụng tâm ở chỗ ly gián người. Lý do Phật chế lập thành hai giới khác nhau chính do nơi chỗ sai biệt của hai giới này vậy.
Ngoài ra, sự ly gián tình cốt nhục của người, làm cho gia đình người sinh chuyện bất hòa. Thậm chí làm cho táng gia bại sản, thiệt hại nhân mạng, cũng đều thuộc về giới này.
Lại nữa, trong xã hội, mọi người đang hòa thuận, vui vẻ, bỗng do sự đâm thọc đông tây, khiến cho mọi người sanh nghi kỵ lẫn nhau. Bạn không tín nhiệm tôi, tôi không tín nhiệm bạn, khiến xã hội không được an hòa, thậm chí phát sanh đấu tranh. Tất cả đều là do nói lưỡi đôi chiều, đâm thọc hai đầu mà ra.
Thực tế thì giữa con người với nhau khó lòng tránh khỏi sự thương ghét, nhưng điều cốt yếu là đừng để tâm lay chuyển vì sự ghét thương. Điều này chỉ có những bậc hiển đạt cao minh mới có thể thực hành được.
Như trường hợp hai vị cao tăng là Viên Ngộ Phật Quả Khắc Cần thiền sư và Cao Am Thiện Ngộ thiền sư. Đương thời, đại danh của hai Ngài lan rộng khắp tăng giới, nhưng tình cảm của người đời đối với hai Ngài không đồng nhau. Những người kính mến Viên Ngộ thiền sư, lại sanh tâm bất mãn đối với Cao Am thiền sư, và ngược lại những người kính mến Cao Am thiền sư lại bất mãn thiền sư Viên Ngộ. Khi Viên Ngộ trụ nơi Vân Cư thì Cao Am lại thối lui về Đông Đường.
Bấy giờ, khắp các tòng lâm trong nước đâu đâu cũng nghe chuyện rối ren, lộn xộn giữa các đồ đệ của hai danh tăng, nhưng thực sự thì giữa cá nhân hai ngài hết sức hòa hợp, hoàn toàn không có điều gì bất hợp ý. Trong lúc Cao Am thối lui về Đông Đường, Viên Ngộ hết sức thương mến và ưu đãi. Ngài đem am Ngọa Long do Phật Ấn thiền sư sáng tạo và tu bổ để cúng dường Cao Am thiền sư để thiền sư có chỗ an nhàn tu niệm dưỡng lão. Điều này chứng tỏ rằng hai ngài rất hòa hiệp kính mến nhau.
Như thế vì trường hợp đặc biệt nào mà một vị Bồ Tát lại có thể vận dụng lưỡi đôi chiều, nói lời ly gián mà chẳng những không trái phạm giới luật, còn được sanh rất nhiều công đức?
Đó là trong trường hợp có người vì không có trí huệ, biện biệt được điều phải, quấy, xấu, tốt, bị những bằng hữu bất lương dẫn dắt lầm đường. Trải qua lâu ngày chầy tháng, người ấy bị ác hữu dắt vào con đường tội lỗi và gây lắm tội ác.
Bồ Tát biết rõ chuyện này, nên thấy rằng nếu để cho người ấy mãi mãi giao tiếp với ác hữu thì hậu quả sẽ không thể nào nhận lãnh được, Ngài bèn khởi tâm từ mẫn, muốn đem lại lợi ích cho người, nên dùng phương tiện khéo léo, nói những lời ly gián giữa hai bên, khiến cho người ấy dần dần ly khai bọn ác hữu, để cuối cùng không còn quan hệ với bọn ác hữu nữa và tương lai khỏi phải chịu đại khổ vô tận vô biên. Nói lời ly gián như vậy thì không có gì là tội lỗi.
Chú thích:
(1) Danh tự tỳ kheo: một trong tám loại tỳ kheo. “Danh tự tỳ kheo" là ám chỉ những người tu chỉ mang danh từ “tỳ kheo" suông, mà thực chất không thọ giới pháp. Nhiều người tự xưng mình là tỳ kheo hay tỳ kheo ni, mà không thọ trì giới pháp thì đó chỉ là tỳ kheo trên danh nghĩa, không phải vị tỳ kheo chân thật.
(2) Tương tợ tỳ kheo - tỳ kheo ni: là những người tuy cạo bỏ râu tóc nhưng không thọ giới pháp của Phật. Hình dáng, oai nghi, cử chỉ bắt chước theo tỳ kheo và tỳ kheo ni rất giống. Nhưng sự thật thì không phải là tỳ kheo và tỳ kheo ni. Vào thời Mạt Pháp có rất nhiều vị “tương tợ tỳ kheo, tỳ kheo ni” vẫn cạo râu tóc, mặc áo ca sa (không phải y điều, mà chỉ mặc y phục hoại sắc), nhưng không thọ giới pháp do bạch Tứ Yết Ma. Các vị này chuyên đi làm các việc công đức lớn nhỏ. Tại Nam Mỹ, có chủng tộc người Thổ, bất luận nam hay nữ đều cạo tóc, cho nên gọi là chủng tộc trọc đầu. Hiện nay phong tục của chủng tộc này vẫn còn.
(3) Tự xưng tỳ kheo, tỳ kheo ni: là những người tự mình cạo râu tóc, sanh tâm cống cao ngã mạn, không thực hành theo luật nghi của Phật dạy, không thọ Cụ Túc Giới và tự mặc y điều, rồi ở trong Tăng giới, tự xưng mình là tỳ kheo, tỳ kheo ni. Đây là hạng người tặc trụ, cần phải diệt tẫn, không cho ở trong giới xuất gia, cũng không cho được thọ giới.
(4) Thiện lai tỳ kheo, tỳ kheo ni: trong luật Thiện Kiến, quyển 7 nói:
“Thiện lai tỳ kheo số ấy được bao nhiêu?
- Có một ngàn ba trăm bốn mươi mốt người.
Xin kể danh tự của quý tỳ kheo ấy?
- Năm anh em A Nhã Kiều Trần Như và năm mươi bốn người gồm con của Da Xá trưởng giả cùng các vị thiện tri thức bao gồm:
- Bạc Quần có ba mươi người.
- Xà Trí La có một ngàn người.
- Tôn giả Mục Liên và Xá Lợi Phất có hai trăm năm mươi người và Ương Quật Ma La một người.
Trong Luật dùng kệ tán thán một ngàn ba trăm bốn mươi mốt vị Thiện Lai tỳ kheo như sau:
Một ngàn ba trăm bốn mươi mốt người.
Có đại tín tâm,
Đồng đến chỗ Phật.
Như Lai mở lượng,
Đại từ đại bi.
Đưa tay sắc vàng,
Dùng tiếng phạm âm,
Gọi rằng “thiện lai”,
Ngay trong lúc ấy,
Được độ xuất gia,
Y bát có đủ,
Đều là Thiện Lai.
Những bậc có đại trí huệ đều được gọi là Thiện Lai Tỳ Kheo.
Ngoài số Thiện Lai vừa kể trên, lại còn có Tư Lâu bà la môn cùng ba trăm người đồng đến chỗ Phật xuất gia.
Tôn giả Ma Ha Kiếp Tân Na cùng một ngàn đồng đến chỗ Phật để xuất gia. Tại Ca Tỳ La Vệ có một vạn người cùng đến chỗ Phật để xuất gia.
Bà la môn Ba La Dạ Ni cùng một vạn sáu nghìn người tại Xá Vệ cũng đến chỗ Phật xin xuất gia. Quý Thiện Lai tỳ kheo này ở trong Tu Đa La có nói tên, nhưng trong Luật Tạng không thấy nói.
Quý Thiện Lai tỳ kheo này đều là bậc lợi căn, khi đến Phật vừa nghe lời dạy từ kim khẩu của Phật: “Thiện lai tỳ kheo! Các ông nên tu phạm hạnh để được hết nguồn gốc khổ não!” tức thời râu tóc tự rụng, có cà sa mặc liền trên thân. Quý vị này từ kim khẩu của Phật mà đắc giới, nên gọi là “thiện lai đắc giới”.
Như trong Luật nói: “Thiện lai tỳ kheo liền đắc giới Cụ Túc”.
Có vị do thọ giáo mà đắc giới Cụ Túc, như Đức Phật bảo tôn giả Đại Ca Diếp rằng: “Không nên học như thế, nên thường nhớ nghĩ nơi tâm đừng quên mất. Ca Diếp! Ông nên học như vậy”.
Đại đức Ca Diếp do sự dạy bảo của Như Lai mà được đắc giới Cụ Túc.
Lại có vị do đáp lời hỏi mà đắc giới, như tại chùa Phú La Di có ngài Tu Ba Ca sa di. Khi Đức Phật căn cứ vào mười pháp Quán Bất Tịnh để hỏi từ “sình chương” hay “sắc thân” là đồng nhất hay sai khác, Tu Ba Ca lập tức đáp ngay. Đức Phật tán thán rằng: “Hay lắm”, rồi hỏi tiếp:
- Ông năm nay được mấy tuổi?
- Bạch Thế Tôn! Con được bảy tuổi.
Đức Thế Tôn nói: - Ông mới bảy tuổi mà giỏi quá, có thể dùng chánh tâm cùng với bậc Nhất Thiết Trí khéo léo đáp lời hỏi. Ta sẽ cho ông thọ Cụ Túc giới.
Như trên là quý thiện lai tỳ kheo, nên giới ni chúng cũng có quý thiện lai tỳ kheo ni. Như người đầu tiên thọ Bát Kỉnh Pháp mà đắc giới là Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề tỳ kheo ni.
Lại có trường hợp nhờ người đến chỗ Thế Tôn thọ Cụ Túc giới là Bán Ca Thi nữ nhân. Vì vị này dung nhân tuyệt đẹp trên đời có một không hai, nên sợ bị ác nhân cướp giựt phá rối khi đi đường. Vì vậy, đức Thế Tôn cho phép nhờ người khác đến thọ giới Cụ Túc.
Lại có trường hợp một nữ hài nhi vừa ra khỏi thai, trên thân đã mặc chiếc bạch y. Trong kinh Bách Duyên quyển 8, kể rằng:
“Nữ đồng nhi ấy đến chỗ Phật cầu xin xuất gia. Đức Phật dạy rằng: “Thiện lai tỳ kheo ni!” Tức thời tóc của nữ tử ấy tự rụng. Chiếc bạch y đang mặc hóa thành ca sa.
Sau đó, nữ đồng nhi tinh tấn tu hành, chỉ trong một thời gian ngắn chứng đắc quả A La Hán.
Ngoài ra còn có ba vị tỳ kheo ni khác là Thanh Liên Hoa, Ca Thi Tôn Đà Lợi và Tu Man, vừa mới sanh ra trên cổ đã có đeo tràng chuỗi ngọc. Cả ba đều là bực lợi căn, lại gặp thời Phật xuất thế nên mới được gọi là thiện lai tỳ kheo ni, hiện đời không dễ gì có được như vậy.
(5) Khất cầu tỳ kheo, tỳ kheo ni: Hai chữ tỳ kheo vốn có nghĩa là “khất cầu”. Có 2 nghĩa khất cầu:
- Khất cầu thức ăn của thí chủ để tư dưỡng thân hình.
- Khất cầu chánh pháp của Như Lai để tư dưỡng huệ mạng.
Hạng tỳ kheo, tỳ kheo ni này có những ngoại đạo hay thế tục cũng mang hình thức như vậy, nhưng hoàn toàn không phải là tỳ kheo, tỳ kheo ni. Họ không thọ giới Cụ Túc, chỉ lấy sự tham cầu làm mục đích chính. Chuyên đến nhà thế tục khất cầu tài lợi hoặc coi bói những việc kiết hung, hoặc khoe khoang, rao nói công đức của mình, hoặc dối hiện tướng khác lạ, hoặc cao tiếng hiện oai làm cho người kinh sợ, hoặc tự nói mình được thấy Phật, hoặc nói thấy hoa sen bên Cực Lạc thế giới có tên mình v.v... Dùng các hình thức trên để dối gạt người, kích động tâm lý mọi người để họ bố thí. Những hạng người này gọi là khất cầu tỳ kheo, tỳ kheo ni. Họ thuộc về hạng người sống theo tà mạng.
(6) Trước cát triệt y tỳ kheo, tỳ kheo ni: Theo quy định, tỳ kheo có ba y, tỳ kheo ni có năm y. Khi được thí chủ bố thí, dù chiếc y có giá trị đến độ nào cũng phải cắt rọc ra thành từng mảnh, rồi may lại mới được thọ trì. Ngoài ra, còn phải dùng vỏ cây nhuộm cho biến màu đi gọi là hoại sắc. Do đó gọi là “cát triệt y” (cát: cắt).
Nhưng có những hàng ngoại đạo, thế tục không thọ đại giới của Phật, lại tự ý đắp và mặc cát triệt y để đi làm các pháp sự công đức, nên gọi là cát triệt y tỳ kheo, tỳ kheo ni, thực không phải là pháp chúng.
(7) Phát kiết sử tỳ kheo, tỳ kheo ni: tất cả phiền não gọi là “kiết sử”. Vì chữ Kiết có nghĩa là trói cột. Sử là sai sử. Ý nói phiền não có khả năng trói cột, sai sử chúng sanh, khiến chúng sanh trôi lăn trong tam giới. Nếu tỳ kheo hay tỳ kheo ni nào tu phạm hạnh thanh tịnh, tinh tấn phá trừ kiết sử phiền não, chứng quả A La Hán thì được gọi là phá kiết sử tỳ kheo, tỳ kheo ni.
(8) Thọ đại giới, bạch yết ma tỳ kheo, tỳ kheo ni: Những vị phát tâm xuất gia, mong cầu thọ giới Cụ Túc, phát chí Tăng Thượng. Đối với hàng tỳ kheo, trước tiên phải ở trong tăng giới, trải qua bạch tứ Yết Ma mà thọ đại giới (bạch tứ Yết Ma là một lần tác bạch, ba lần yết ma). Đối với tỳ kheo ni, trước tiên phải ở trước đại tỳ kheo ni bạch tứ Yết Ma, đoạn đối với trước tỳ kheo tăng ba lần khất cầu. Đại tỳ kheo tăng mới bạch tứ Yết Ma và cho phép thọ đại giới thành tánh tỳ kheo ni. Trong Luật nói tỳ kheo, tỳ kheo ni chỉ loại thứ tám này vậy.
Lời phụ:
Y theo kinh luật, dịch giả cung kính thuật lại ý nghĩa danh từ Thiện Lai tỳ kheo, tỳ kheo ni nhằm cống hiến cho quý đại sĩ không đủ duyên đọc kinh luật Hán Văn, có thể biết rõ quý thánh giả thiện lai tỳ kheo, tỳ kheo ni (riêng quý thượng đức từng đọc kinh luật Hán văn thì chúng tôi không dám nói).
Quý thánh giả này đều là những bậc đã gieo trồng thiện căn xuất thế rất sâu dày từ nhiều đời, mới gặp được Như Lai xuất thế, và được chiêm bái kim thân Đức Phật và từ nơi kim khẩu của Thế Tôn nghe pháp mà đắc giới. Đã biết được như vậy thì chúng ta hãy cùng nhau cố gắng sách tấn tiến tu để tương lai sẽ được như quý ngài.
Điều cần lưu ý là quý nữ đại sĩ khi xem đến tôn hiệu của thiện lai tỳ kheo, tỳ kheo ni thì nên sanh tâm hổ thẹn thật nhiều. Vì số thiện lai tỳ kheo, tỳ kheo ni có đến mấy vạn vị, trong khi số thiện lai tỳ kheo ni chỉ không đầy mười vị. Tuy nhiên, nếu chỉ hổ thẹn suông thì không ích lợi gì. Như trong kinh có đề một bài kệ:
Phật tại thế thời ngã trầm luân,
Kim đắc nhân thân Phật diệt độ,
Áo não tự thân đa nghiệp chướng.
Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
Dịch:
Khi Phật tại thế, ta trầm luân,
Nay được thân người Phật diệt độ.
Buồn thay cho mình nhiều nghiệp chướng.
Không được thấy thân kim sắc của Như Lai.
Đức Liên Tông Bát Tổ Liên Trì đại sư cho rằng những lời than vãn ấy chỉ là sự buồn thương đau đớn một cách hư dối, không lợi ích gì trên thực tế. Chi bằng ta biết nghiệp chướng nặng nề nên không gặp được Phật, ngay bây giờ đã có phước duyên được thân người, nên vâng theo lời đức Bổn Sư Thích Ca, nhất tâm niệm danh hiệu Từ Phụ A Di Đà thì sẽ được thấy Phật đời vị lai.
Nếu niệm Phật đến chỗ nhất tâm bất loạn thì không cần phải đợi đến lúc xả báo thân này vãng sanh Cực Lạc mới thấy được Phật, mà ngay hiện đời vẫn được thấy Phật. Như thế sẽ có lợi ích thiết thực hơn là chỉ buồn than suông.
Quý đại sĩ nữ giới cũng vậy, nếu chỉ sanh tâm hổ thẹn suông thì không ích lợi gì. Cần phải phát tâm dõng mãnh, lập nguyện kiên cố như đức Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Khi sanh mạng này kết thúc, nếu được vãng sanh thì chẳng những ngang hàng với quý thánh giả thiện lai tỳ kheo, tỳ kheo ni, thoát hẳn khỏi sự luân hồi, không còn thọ thân trong sanh tử, mà lại còn hơn quý ngài ở chỗ một mặt tiến tu cho đến ngày viên mãn Phật Quả, thừa sức đại bi nguyện lực, phân thân khắp mười phương thế giới hóa độ chúng sanh.
Đức Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát tự thẹn mình là người nghiệp chướng sâu dày mới bị cảm thọ thân người trong cảnh nghèo cùng, khốn khổ, ngài nguyện niệm Phật suốt ngày đêm, nếu không thấy được Phật A Di Đà thì thân này dù tan rã cũng không ngừng lại để nghỉ ngơi.
Xin quý đại sĩ lưu ý điều này, theo như trong Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận của Long Thọ Bồ Tát nói: “Bồ Tát muốn cầu chứng đắc a tỳ bạt trí (bất thối chuyển đối với quả vô thượng Bồ Đề) có thể theo một trong hai lối hành đạo:
1. Nan Hành Đạo:
Là lối hành đạo rất khó đạt kết quả. Người sanh trong đời ngũ trược này, gặp lúc không có Phật xuất thế mà mong cầu chứng a tỳ bạt trí là điều vô cùng khó khăn. Sự khó khăn rất nhiều, nơi đây chỉ lược kể năm thứ, để thấy rõ sự khó khăn ra sao:
- Những thiện pháp tương tự của ngoại đạo phá hoại Bồ Tát.
- Tự lợi Thanh Văn rất chướng ngại tâm đại từ, đại bi của Bồ Tát.
- Những người ác không có tín tâm đối với Tam Bảo có thể phá hoại công đức thù thắng của người tu.
- Điên đảo thiện quả có thể phá hoại phạm hạnh của người tu.
- Chỉ nương nhờ sự tự lực, không có tha lực của Phật hộ trì v.v...
Những việc khó khăn như thế mỗi khi chạm mặt đều là như vậy. Loại hành đạo khó khăn này có thể tạm ví dụ như người đi đường xa nghìn dặm, nếu tự mình đi bộ thì chẳng những khó mong tới chỗ, lại phải chịu không biết bao nhiêu nỗi cực khổ, đắng cay.
2. Dị hành đạo:
Là lối hành đạo rất dễ dàng. Hành giả do nhân duyên tin theo lời Phật dạy, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, nương nhờ nguyện lực của Từ Phụ A Di Đà liền được vãng sanh vào cõi thanh tịnh ấy. Khi được vãng sanh rồi, nhờ Phật lực hộ trì, liền được dự vào trong nhóm Đại Thừa chánh định.
Lối tu hành dễ dàng này tạm ví dụ như hành khách đi trên thuyền, chỉ cần ngồi trong thuyền nhờ sức gió thuận nước xuôi, lại thêm trương buồm thì có thể đi đến nơi rất mau, lại khỏi cực nhọc. Vì thế, Liên Tông Thập Tam Tổ Ấn Quang đại sư dạy rằng: “Toàn thể Phật tử phải nhận chân được sự sanh tử là đại sự của chúng ta. Pháp môn Tịnh Độ là pháp mầu vô thượng liễu thoát sanh tử”.
Thánh giáo của Như Lai tuyên thuyết thênh thang dường như bể cả. Nhưng thông suốt với bản hoài phổ độ chúng sanh của Phật, rốt ráo chỉ có pháp môn Tịnh Độ này mà thôi.
Tại sao vậy? Vì nhằm vào những kẻ hạ phàm mà nói, chỉ cần ba sự kiện là Tín sâu, Nguyện thiết, nhất tâm niệm Phật, thì có thể đới nghiệp vãng sanh. Nói về bực thượng thánh, nếu chịu đem công đức tu hành hồi hướng về Cực Lạc thì mau chứng quả vô thượng Bồ Đề. Nếu so sánh việc nương nhờ từ lực của Phật cùng với tự lực của cá nhân mình thì mức chênh lệch khó dễ gấp bội lần. Ví như một ngày so với một kiếp (một đại kiếp có 1.344.000 vạn năm). Nếu là người trí, cứ xem số đó mà tự chọn cho mình con đường hành đạo.
* Mười pháp quán bất tịnh:
1. Tử tưởng: quán tưởng sau khi chết, tử thi nằm bất động như khúc gỗ rất ghê sợ.
2. Trướng tưởng: quán tưởng sau khi chết quá 24 giờ, tử thi sình chướng lên như bao bố.,
3. Thanh ứ tưởng: quán tưởng lúc bấy giờ tử thi chẳng những sình chướng mà còn hiện màu xanh tím rất đáng sợ.
4. Hoại tưởng: quán tưởng sau khi chết 78 ngày, tử thi mục rã, hư hoại, ai trông thấy cũng đều phải bịt mũi, muốn nôn mửa.
5. Huyết đồ tưởng: quán tưởng sau khi chết, tử thi bị hư hoại, máu mủ từ nơi chín lỗ chảy ra trông rất dơ nhớp. Người còn sống ngửi mùi hơi ấy tưởng có thể chết ngất được.
6. Nùng lãng tưởng: quán tưởng tử thi nếu không chôn cất, trong 10 ngày trở lên sẽ dần dần hư rã, các loài côn trùng, giòi xúm nhau đục rút, trông thấy hết sức ghê tởm.
7. Đạm tưởng: quán tưởng tử thi bị đem bỏ vào rừng thì gọi là “thi lâm táng”. Lúc ấy, không đợi tử thi mục rã, các loài thú xúm nhau đến xé thịt.
8. Tán tưởng: quán tưởng tất cả da thịt tử thi đều tiêu tán, xương cốt mỗi nơi một chiếc.
9. Cốt tưởng: quán tưởng tử thi chỉ còn bột xương trắng, da thịt đều tiêu mất, tủy não không còn. Chỉ còn bộ xương màu xám tro và những chiếc răng rơi rụng. Đầu lâu thì trống rỗng, mắt, mũi như những hố sâu.
10. Thiêu tưởng: quán tưởng nếu đem tử thi đốt thì chỉ thấy những ngọn khói đen xông lên. Trong phút chốc chỉ còn lại một đống tro tàn.
-----------------------------
20. Bất Hành Phóng Cứu Giới (Giới Không Thực Hành Phóng Sanh Cứu Độ)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.20. BẤT HÀNH PHÓNG CỨU GIỚI
(giới không thực hành phóng sanh cứu độ)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử dĩ ác tâm cố...” đến câu “phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử nên vì tâm từ bi mà làm việc phóng sanh. Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta. Từ nhiều đời ta đều thác sanh nơi đó. Vì lẽ ấy nên chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ ta. Nếu giết chúng để ăn thịt thời chính là giết cha mẹ ta, mà cũng chính là giết những thân cũ của ta. Tất cả thân tứ đại đều là bổn thân, bổn thể của ta, cho nên thường phải làm việc phóng sanh và khuyên bảo người làm. Nếu lúc thấy người đi sát sanh nên tìm cách cứu hộ cho chúng được thoát khỏi nạn khổ. Thường đem giới Bồ Tát giảng dạy để cứu độ chúng sanh. Đến ngày cha mẹ hay anh em chết, nên thỉnh Pháp Sư giảng kinh luật Bồ Tát giới. Người chết nhờ phước ấy hoặc được vãng sanh Tịnh Độ ra mắt chư Phật, hay thác sanh trong cõi trời người. Nếu không làm các điều trên, Bồ Tát này phạm khinh cấu tội.
Mười giới như thế cần nên học tập, kính trọng, phụng trì như trong phẩm Diệt Tội đã giảng rõ mỗi giới.
Lời giảng:
Thấy người hiền sanh tâm khi báng đều là tuyệt đối không được, cho nên giới trước đã cực lực ngăn cấm. Thấy bị khổ nạn mà không cứu tế cũng không được. Đây là điều ngăn cấm của giới này.
Bổn nguyện của Bồ Tát là phải cứu độ những chúng sanh bị khổ nạn. Nếu không cứu độ chúng sanh bị khổ nạn thì thử hỏi bạn làm một vị Bồ Tát để làm gì?
Trong kinh dạy: “Thấy chúng sanh đau khổ mà phát tâm Bồ Đề” là biểu lộ tinh thần này. Vì thế, một vị Bồ Tát phát tâm Bồ Đề chân chính, với bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải cứu độ chúng sanh, kể cả việc hy sinh tính mạng chính mình. Nếu hiện tại thấy chúng sanh đang chịu các thống khổ mà bạn vẫn an nhiên ngồi xem, không lo cứu tế, thử hỏi tâm từ bi của bạn ở chỗ nào?
Bồ Tát hạnh là phải lấy tâm từ bi làm căn bản, nên không cho phép bạn trông thấy cảnh khổ mà không lo cứu tế. Thấy chúng sanh bị khổ nạn mà không lo tìm phương tiện cứu tế là trái với đạo từ bi của Bồ Tát. Thấy thân tộc của mình tử vong mà không xiển pháp Đại Thừa, là trái với tâm hiếu thuận của Bồ Tát.
Giới này có tác dụng ngăn chận những tội lỗi như vậy, nên gọi là giới “cấm việc không chịu thực hành việc phóng sanh cứu độ”.
Trong Phật pháp, việc độ sanh không phải chỉ trong phạm vi riêng độ những chúng sanh sinh tiền mà còn phải độ cả những vong linh đã chết. Độ chúng sanh sinh tiền là thực hành tâm từ bi, độ vong linh quá cố là thiện cử báo ân.
Phần thứ nhất của giới này là phóng sanh để cứu khỏi nạn chết.
Phần thứ hai của giới này dạy về việc trai táng, giảng kinh để tư trợ cho người chết. Phật pháp sở dĩ siêu thắng hơn các tôn giáo khác là chính ở điểm này.
Làm lễ siêu độ cho vong linh sau khi chết, sự việc này mang ý nghĩa thâm áo bên trong. Vì sinh mạng thể này sau khi kết thúc, ngoại trừ phái Đoạn Diệt Luận không thừa nhận sự tiếp tục của tân sinh mạng, còn đại đa số các tôn giáo khác đều thừa nhận có sự tiếp tục sinh tồn của một sinh mạng mới.
Nhưng tân sinh mạng này sanh tồn trong hoàn cảnh nào, hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp lực của người chết như thế nào mà phán đoán rốt ráo. Vì không muốn cho người chết bị đọa lạc, chịu sự thống khổ vô cùng nên cần phải tụng đọc kinh, giảng kinh để vong linh nương nhờ được sự tư trợ của pháp lực.
Trong Phật pháp, nhờ nhận chân được sự lợi ích của việc tụng đọc kinh, giảng kinh cho vong linh, khiến cho người chết có thể giảm nhẹ được sự thống khổ, giúp cho họ được siêu sinh Tịnh Độ, nhờ vào việc cầu siêu giảng kinh.
Cho nên lễ tiến vong trong Phật pháp nhất định không phải là mê tín, theo như chỗ nghĩ tưởng của những người thông thường. Giới này triệt để ngăn cấm tất cả thất chúng Phật tử, nhưng hành giả Đại Thừa và Tiểu Thừa dù đều vâng giữ, nhưng không hoàn toàn giống nhau.
Hành giả Tiểu Thừa lấy tự độ làm bổn nguyện của mình, nên việc không cứu độ khổ nạn cho chúng sanh cũng không phạm giới. Riêng đối với quyến thuộc của mình cần phải tùy phần, tùy sức tận tâm tế độ. Nếu đối với quyến thuộc mà làm ngơ như không có quan hệ gì với mình, không tận tâm tế độ thì trái với tinh thần của giới này.
Hành giả Đại Thừa vốn lấy việc lợi tha làm nhiệm vụ chính yếu. Dù chúng sanh có quan hệ với mình hay không, đều phải tận tâm tận lực cứu tế. Nếu không cứu tế là trái phạm giới hạnh này.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu làm vị Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, trong lúc thực hành lục độ, vạn hạnh, nhân vì lấy tâm từ bi làm cơ bản nên cần phải thường làm việc phóng sanh”.
Phóng sanh là đối với những chúng sanh sắp chết, phải cứu hộ một cách hiệu quả, đừng để chúng sanh bị sự thống khổ như cắt cổ, nhổ lông v.v... Đây chính là sự lưu lộ tâm hạnh từ bi của người Phật tử.
Chúng ta nên biết: những sinh mạng có đủ tâm thức hoạt động, bất cứ là loại cao cấp hay hạ cấp đều mong ước sinh mạng của mình được tồn tại mãi, không bị đoạn tuyệt. Không ai muốn bị cắt cổ, sát hại làm tổn hại sinh mạng của mình.
Vì thế, nếu đem một sinh mạng chúng sanh đang sống, cắt cổ, nhổ lông, lột da, cạo vảy v.v.. bỏ vào nồi nước sôi nấu, hoặc vào chảo dầu sôi chiên, thử hỏi sự thống khổ ấy chúng sanh làm sao chịu nổi?
Trung Hoa có câu tục ngữ: “Thố tử hồ bi, vật thương kỳ loại”. Chồn và thỏ là hai động vật khác loài nhau, nhưng đến lúc thỏ mất, chồn cũng buồn đau, thương tiếc.
Nhân loại chúng ta cũng thuộc về một trong các loài sinh vật, lại còn được suy tôn là vật tối linh trong muôn loài. Trong tinh thần thương yêu sanh mạng sinh vật, chẳng lẽ lại không bằng một con chồn hay sao? Nếu quả như vậy, thẳng thắn mà nói, con người không bằng súc sanh, mà đã như vậy thì còn tư cách chi để gọi là vật tối linh trong muôn vật?
Ở đây xin trích một truyện ngắn trong bộ Vật Do Như Thủ kể chuyện một con cọp dữ biết thương người cô độc.
Thuở xưa, tại Trung Hoa, huyện Vụ Châu, thôn Căn Khê, có bà lão họ Lý, tuổi ngoài sáu mươi. Bà có mấy người con, nhưng họ kế tiếp nhau qua đời vì bệnh dịch, chỉ còn một đứa cháu bảy tuổi. Hai bà cháu nương nhau sống qua ngày.
Bấy giờ, nhằm tiết trời Xuân, hai bà cháu dắt nhau lên đồi hái trà. Lúc ấy, bà đang chăm chú hái trà thì bỗng một con mãnh hổ từ trong rừng chạy ra, vồ lấy đứa bé tha đi. Bà lão không hề sợ hãi, chạy theo, một tay bà vịn thân cọp, vừa đi vừa than khóc thảm thiết.
Bà kể lể nỗi cô độc của mình và kêu lớn lên: - Cọp ơi! Hãy thả cháu tôi ra. Nếu muốn ăn thịt thì cứ ăn tôi. Già này rất cảm ơn.
Cọp nghe nói dừng lại, đôi mắt hơi nhắm, nghiêng tai nghe, biểu lộ tâm trạng dường như hối hận, đoạn để đứa bé xuống và đi vào rừng. Bà lão vui mừng dắt cháu về nhà.
Lý Tư Nghĩa bình luận chuyện trên rằng: “Truyện ấy lời lẽ cũng như ý tứ thật bi ai, thống thiết. Dữ như cọp mà vẫn còn cảm động, không nỡ ăn người!”
Theo truyện trên, hàng Phật tử chúng ta, đối với sinh mạng loài vật cần phải gia tâm ái hộ gấp bội. Phải tùy thời tận lực cứu độ sanh mạng chúng sanh, phóng thích và dành sanh lộ cho chúng được sống còn, không nên để cho chúng bị hy sinh một cách vô tội!
Trong Phật giáo thừa nhận việc phóng sanh là việc làm có công đức thật vĩ đại. Vậy mỗi Phật giáo đồ, nhất là các vị Bồ Tát lấy việc độ sanh làm trách nhiệm của mình cần phải thực hành việc phóng sanh thật nhiều, để thế gian này bớt đi một phần nào sát nghiệp.
Thuở xưa tại Trung Hoa, có một chủ nhân quán rượu thịt. Ngày nọ, người ấy bỗng nhiên phát tâm đại nhân, đem tất cả loài thủy tộc như tôm, cá, lươn, trạch, rùa v.v... đã mua về để làm thức ăn cho khách ra sông phóng sanh.
Mọi người thấy vị chủ quán làm việc phóng sanh như vậy đều cảm động, hoan hô vang dậy. Từ đó, tiệm rượu thịt cũng đóng cửa.
Một số người thấy việc làm rất lạ kỳ này, bèn kéo đến hỏi chủ quán tại sao bỗng nhiên phát đại tâm như vậy? Chủ quán đáp:
- Từ lâu ở tiệm tôi có cậu học trò làm công. Mỗi ngày trông thấy sự đau khổ vì cắt cổ, nhổ lông, bằm xắt trên thớt, dưới dao của loài thủy tộc, tâm cậu cảm thấy bất nhẫn vô cùng. Vì vậy, cậu hằng ngày lén bắt những con vật còn sống và mạnh đem ra sông phóng sanh. Một thời gian sau tôi biết được.
Một hôm như thường lệ, cậu lén đem các thứ ra phóng sanh. Tôi ở phía sau rình xem. Khi tới sông, cậu thả từng con xuống sông và ra vẻ hoan hỷ vô cùng, còn tôi thì lại bất mãn cực độ, cho việc làm ấy thật phi lý. Tại sao cậu ta dám đem những con cá, con tôm... của tôi mua mà đi thả?
Lúc ấy, tôi quá giận, liền đem một nồi nước sôi tưới xả trên lưng cậu học trò. Cậu ngã nhào xuống đất, quá đau đớn dường như sắp chết. Lưng cậu bị bỏng nước sôi, lột da lòi thịt trông như heo luộc.
Mục kích sự đau khổ của cậu học trò như vậy, tôi chẳng những không thèm ngó đến, mà cũng không có một niệm xót thương. Lại còn nghĩ rằng chết cho đáng kiếp. Tự tạo nhân phải tự chịu tội báo.
Chốc lát sau, cậu học trò tỉnh lại, quá đau đớn không chịu nổi, cậu kêu la thảm thiết. Lúc ấy bỗng nhiên có vô số loài thủy tộc ở dưới sông, nhảy lên lưng cậu. Chúng nằm lăn trên những vết thương như người dùng thuốc thoa phết. Cậu học trò cảm thấy mát mẻ tận xương tủy. Thân tâm khỏe khoắn dị thường, bao nhiêu thống khổ đều hết hẳn.
Sau khi chứng kiến cảnh ấy, tôi lấy làm lạ và tự nghĩ rằng:
- Cứu hộ sanh mạng loài vật được báo ân như vậy, thì sát hại loài vật không thể nào tránh khỏi báo thù. Tại sao ta ngu si nhẫn tâm làm việc sát sanh để kết vô lượng vô biên nỗi oán hận?!
Suy nghĩ như vậy, tôi liền đem tất cả sanh mạng loài thủy tộc đã mua đến sông phóng sanh, và tôi quyết định nguyện chấm dứt sự sinh sống với nghề bán rượu thịt này, tìm nghề chánh đáng khác để nuôi sống. Đây chính là nguyên nhân tôi đem tất cả loài thủy tộc đã mua về phóng sanh vậy.
Vì thế, chúng ta thấy phóng sanh là một việc làm rất tốt và cũng là một mỹ đức không gì sánh bằng. Là Phật tử, chúng ta mỗi người cần phải phát tâm cùng nhau cổ động việc phóng sanh để mong chấm dứt những tai nạn rối ren đưa đến cho nhân loại.
Phóng sanh là một việc làm có công đức vĩ đại, toàn thể Phật tử đều phải công nhận. Nhưng muốn tâm niệm phóng sanh được kiên cố, không thối chuyển phải thực hành pháp chánh quán.
Thực hành pháp chánh quán bằng cách nào?
Tức là y theo trong kinh Phật dạy quán: “Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta”.
Tại sao biết tất cả nam tử và nữ nhân là cha mẹ của ta?
Vì nhiều đời đều thác sanh ở đó. Biết đích xác như vậy, đem ý niệm trên mà suy rộng ra thì thấy “tất cả chúng sanh trong lục đạo”, có thể nói rằng bất cứ chúng sanh nào “cũng đều là cha mẹ của ta”.
Như trong kinh, Phật từng dạy rằng: “Ta thấy tất cả hữu tình không có một hữu tình nào ở trong trường dạ mà chẳng từng làm cha mẹ của các ông”. Lời Phật dạy trên, nói theo luật nhân quả thì tất cả hữu tình từ vô thỉ trở lại, đích xác triển chuyển làm cha mẹ lẫn nhau.
Luận Du Già, quyển chín, đức Bạc Già Phạm nói rằng: “Các ông ở trong đêm dài sanh tử, máu huyết trong thân còn nhiều hơn nước bốn biển. Sự sanh tử không nhất định. Giả sử lấy tất cả gốc, rễ, thân cây, cành, nhánh v.v... của tất cả cây cỏ trên quả đất này, chặt nhỏ ra làm thẻ nhỏ chừng bằng 4 ngón tay. Các ông ở trong đêm dài sanh tử đắp đổi làm cha mẹ lẫn nhau. Chúng sanh từng làm cha mẹ ta, ta cũng từng làm cha mẹ chúng sanh. Như thế, cứ tính kể số lượng thì những thẻ còn mau hết, chứ với biên tế số lượng các ông làm cha mẹ lẫn nhau ta không thể nói hết”.
Đức Phật lại dạy rằng: “Ta xem quả đại địa này, không có một chỗ nào, dù là rất nhỏ, mà các ông không từng trải qua và thọ vô lượng sanh tử”.
Đức Phật cũng dạy: “Ta quán sát tất cả hữu tình trên thế gian này, ở trong trường dạ lưu chuyển sanh tử, đều làm hoặc cha, hoặc mẹ, hoặc anh em, chị em, hoặc Quỹ Phạm Sư, Thân Giáo Sư, hay các bậc tôn trọng của nhau”.
Theo lời Đức Phật dạy trên, chúng ta thấy rõ chúng sanh trong lục đạo đều từng làm cha mẹ của chúng ta. Điều đó chúng ta không thể không tin. Nếu như đối với lời Phật dạy mà không tin, nơi đây xin y theo kinh Pháp Cú dẫn ra một sự thật để chứng minh.
Khi Phật còn tại thế, nơi thành Xá Vệ có một vị đại phú trưởng giả, tài bảo vô lượng. Nhưng trưởng giả ấy tánh tình rất xan tham, keo kiết, không bao giờ chịu xả thí dù một sợi lông cho bất cứ ai.
Một ngày nọ vợ chồng trưởng giả cùng nhau dùng cơm trưa trên bàn ăn. Đứa con cưng như bảo bối của hai người được ngồi ở giữa. Bữa cơm trưa ấy đặc biệt là giết một con gà trống tơ. Hai ông bà cứ ăn một miếng thịt gà thì đút cho đứa bé một miếng.
Đức Phật dùng Phật nhãn quan sát biết nhân duyên đắc độ của trưởng giả đã thuần thục. Ngài đặc biệt hóa làm một vị Sa-môn, đi ngay đến trước mặt trưởng giả mà nói rằng: - Xin trưởng giả bố thí cho bần đạo ít nhiều, có thể khiến cho ngài được phước báo rất lớn.
Trưởng giả chẳng những không chịu bố thí cầu phước, trái lại, không chút kính nể sa môn, cất tiếng mắng rằng: “Ông là người xuất gia, Đại Thừa của Phật, tại sao lại không có tâm hổ thẹn như vậy? Vợ chồng tôi đang dùng cơm, đã không mời ông đến, sao ông lại đường đột, suồng sã như vậy? Không giữ oai nghi của người xuất gia, không khỏi mất tư cách và bổn phận của người xuất gia hay sao?”
Vị sa môn cũng không vị nể đáp lại rằng: - Chính ông mới là người ngu si, không biết hổ thẹn gì hết, mà trở lại nói tôi đường đột, suồng sã vào nhà ông thật là vô lý.
Trưởng giả nói rằng: - Đây là nhà tôi, vợ chồng tôi ở đây dùng cơm, cùng nhau hưởng thú vui thiên luân (đạo luân thường tự nhiên), có gì đáng gọi là hổ thẹn?
Sa môn tiếp: - Xin ông đừng buồn, giờ đây tôi cứ sự thật chỉ ra minh bạch cho ông rõ: Chính ông giết cha để ăn thịt, lấy mẹ để làm vợ, ông lại nuôi kẻ cừu địch ở trong nhà, thì thử hỏi tâm hổ thẹn của ông ở chỗ nào, và việc làm ấy không ngu si thì gọi là gì?
Nghe sa môn nói như vậy, lửa sân của trưởng giả bùng dậy, ông bèn nói rằng: - Người xuất gia này nói năng thật bậy bạ, ông nói cái gì nghe kỳ quá vậy?
Sa môn không bối rối, lộ vẻ từ nhân, ôn tồn bảo trưởng giả rằng: - Ông hãy nghe tôi nói đây, thịt gà ông đương ăn là phụ thân đời trước của ông. Vì ông ấy lúc sanh tiền xan tham không hề xả thí nên sau khi bỏ thân, vì tiếc của, sanh làm gà trong nhà ông cho ông ăn thịt. Cô vợ hiện tại là mẫu thân đời trước của ông. Vì tâm luyến ái đối với ông chưa dứt nên trở lại làm vợ ông. Đứa con cưng như bửu bối hiện tại đây, vào thời quá khứ nó từng làm quỷ La Sát. Lúc ấy, ông là người khách buôn, đi thuyền vào bể cả, bị gió thổi trôi giạt vào nước quỷ La Sát nên bị quỷ La Sát ăn. Như thế, trải qua năm trăm đời, thọ mạng của quỷ ấy kết thúc, chuyển sanh trong nhân gian làm con ông Vì quả báo của tội nghiệp dư thừa chưa trả hết nên nó đặc biệt đến làm con ông để mưu sát hại ông. Hiện tại dù ông đối đãi tử tế với nó cách nào, ngày cuối cùng sinh mạng của ông về tay nó giải quyết.
Dù sa môn nói như vậy, nhưng ông trưởng giả không thể nào tin được. Phật bèn dùng thần thông cho ông trưởng giả thấy, để trưởng giả tự mình quan sát biết rõ túc mạng của mình. Bấy giờ, trưởng giả thấy lời của Phật chân thật không sai, liền đối trước Phật cầu ai sám hối, và cầu Phật vì mình truyền Tam Quy Ngũ Giới.
Phật truyền quy giới cho trưởng giả xong bèn thuyết pháp. Ngay lúc ấy, trưởng giả chứng sơ quả Tu Đà Hoàn.
Chúng sanh trôi lăn trong vòng sanh tử, xoay vần qua lại trong sáu đường đâu ai biết được! Có điều chúng ta phải thừa nhận là từ vô thỉ kiếp trở lại, chúng ta đã trôi lăn trong sanh tử, tự nhiên mới tin chắc được tất cả chúng sanh đều từng làm cha mẹ của chúng ta. Chúng ta cũng từng làm cha mẹ của chúng sanh.
Tất cả những loài chúng sanh có rất nhiều, chủng loại không đồng nhau, đều đã là cha mẹ của chúng ta. Chúng ta đối với cha mẹ cần phải hết lòng hiếu thuận, cung kính không hết, đâu nên trở lại giết hại mà ăn? Như hiện tại “đi giết hại chúng sanh kia” để ăn thịt (bổn Việt văn dịch là “nếu giết chúng để ăn thịt”) ấy chính là không khác gì “giết cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp” của chúng ta.
Vì vậy, xin hãy lắng lòng một phen để suy nghĩ: Sinh mạng của cha mẹ có thể tùy tiện giết hại hay sao? Nhục thể của cha mẹ có thể tùy tiện thọ dụng hay sao? Lại đi giết hại để ăn, đó chẳng phải là đại bất hiếu và trái với tâm từ bi của người Phật tử hay sao?!
Cho nên bất cứ phương diện nào, giết hại cha mẹ mà ăn thịt đều là chuyện bất thành. Việc này trong Phật pháp cố nhiên là ngăn cấm, mà chính luân thường đạo lý trong thế gian cũng không cho phép.
Điều đáng tiếc là những người thông thường trên thế gian, vì tầm nhãn quan quá ngắn và sự nhận thức cũng không xa, nên chỉ nhận biết cha mẹ hiện đời mới thực là cha mẹ. Họ không biết rằng cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp rất nhiều và chỉ vọng nhận sắc thân tứ đại hiện tiền là thân mình, nên đối với chí lý “vạn vật đồng nhất thể” họ hoàn toàn không hiểu rõ.
Cho nên rõ ràng ở trong không có nhân ngã bỉ thử mà vì hư vọng, sanh khởi kiến chấp cho là có nhân ngã bỉ thử. Do đó mà khinh khi, lăng nhục lẫn nhau, thậm chí tàn hại, giết chóc lẫn nhau. Chỉ mong thụ hưởng sự an vui cho cá nhân mình, không nghĩ đến sự đau khổ, buồn thương của kẻ khác.
Do đó trên thế gian không biết bao nhiêu vấn đề hàng hàng, lớp lớp phát hiện không cùng, các thứ tai nạn cũng liên tục đưa đến vô tận. Nếu chân thật thể nhận một cách sâu rộng rằng tất cả nam tử, nữ nhân trong lục thú đều là cha mẹ của chúng ta. Giữa đó và đây yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Không ai xâm hại ai, không ai đả kích ai, cũng không lấn hiếp ai, không giết chóc ai. Lúc ấy, đi đến nơi nào cũng tràn ngập không khí hòa vui, thì trên thế gian này đâu có vấn đề gì phát sanh.
Thế nên với luận đề: “Tất cả chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ của mình” trong Phật pháp thường tuyên bố, toàn thể nhân loại cần xem trọng cũng là biểu hiện cụ thể sự “sanh duyên từ” (1) trong Phật pháp đã nói. Chẳng những thế, giết hại chúng sanh để ăn thịt là giết hại cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp chúng sanh. Và khi bạn sát hại thân chúng sanh, không nên cho đó chỉ là giết hại chúng sanh, mà chính thực ra, bạn cũng đã “giết thân cũ của mình”. Sự việc ấy phải giảng thế nào cho thông?
Phải biết rằng chúng sanh trong ba cõi sáu đường, bỏ thân rồi lại thọ thân. Hoàn toàn bẩm thọ tứ đại làm thể chất, mà thân cũ của chúng ta cũng do tứ đại hợp thành. Sanh mạng nhục thể của tất cả chúng sanh cũng như thân của chúng ta đều do tứ đại hợp thành. Vì thế, nếu sát hại thân người chính là đồng nghĩa với sát hại thân cũ của mình.
Vì sao biết thân cũ của mình do tứ đại hòa hợp mà thành?
Vì tất cả địa, thủy là thân trước của ta. Tất cả hỏa, phong là bổn thể của ta (bổn Việt văn dịch là “tất cả chất tứ đại đều là bổn thân, bổn thể của ta”). Chúng sanh nương nơi tứ đại mà thành thể chất. Việc này trong kinh chỗ nào cũng đều nói như vậy.
Nên kinh Viên Giác nói: “Thân này do tứ đại hòa hợp mà thành. Nghĩa là tóc, lông, răng, móng, da, thịt, gân, xương, tủy, não v.v... thuộc về Địa đại. Mũi rãi, máu, mủ, các thứ tân dịch thuộc về Thủy đại. Hơi ấm thuộc về Hỏa đại. Hơi thở và sự động chuyển thuộc về Phong đại. Chúng sanh lúc sanh ra do tứ đại tụ hợp mà thành thân bên trong.
Chúng sanh lúc chết do tứ đại ly tán thành vật bên ngoài. Dù tụ hợp hay ly tán tùy duyên, nhưng bản tánh của nó không khác. Cho nên, thánh nhân lấy chúng sanh làm thân mình, lấy vạn vật làm tự thể.
Vì rằng thân chúng sanh ở lục đạo, tam giới, xương thịt thuộc về Địa đại, huyết dịch thuộc về Thủy đại, mà đó cũng chính là thân đời trước của chúng ta. Hơi ấm thuộc về Hỏa đại, cử động và hơi thở thuộc về Phong đại, đó cũng chính là bổn thể của chúng ta.
Chẳng những trong Phật pháp giảng như vậy, mà trong thế tục cũng nói như sau: “Trong tấc lòng chí khí của trượng phu, tự có phong vân liệt sĩ, giao du trong tứ hải đều là huynh đệ”.
Đây là đem tư tưởng “vạn vật đồng nhất thể” để biểu hiện cụ thể “pháp duyên từ” (2) trong Phật pháp. Nói như thế để rõ rằng: Cha mẹ là người thân nhất của chúng ta, thân mình là vật yêu nhất của đời ta. Cả hai huyết nhục tương quan này lại là đồng thể.
Thế nên phải nhanh chóng và thường xuyên làm việc phóng sanh. Chẳng những một đời, hai đời thường làm việc phóng sanh mà phải là đời đời, kiếp kiếp, bất cứ thọ sanh nơi nào cũng phải thường thực hành việc phóng sanh này, không nên để cho chúng sanh bị sự đau khổ vì giết hại.
Lại còn phải làm cho chúng sanh được hưởng sự khoái lạc, an nhiên, không sợ hãi. Vì sự an lạc, xa lìa thống khổ của chúng sanh chính là sự an lạc, xa lìa thống khổ của chính mình.
Thế nên sự cấm sát sanh và thực hành phóng sanh trong Phật pháp, xét theo bên ngoài là cứu tất cả chúng sanh trong lục đạo. Nhưng bên trong chính là cứu cha mẹ của chúng ta mà cũng là cứu bản thân của chúng ta.
Vì thế, mỗi đời thọ sanh ở bất cứ nơi nào đều phải làm việc phóng sanh. Đây là quy luật thường hằng, tự nhiên phải như thế. Không phải là thọ sanh ở nơi này mới cần phóng sanh, còn thọ sanh ở nơi kia không cần phóng sanh.
Tại sao vậy? Vì phóng sanh là pháp phải thường làm, đời đời, kiếp kiếp đều phải phát tâm phóng sanh như vậy. Chẳng những tự mình lấy sự phóng sanh là điều cần phải làm mà còn cần phải khuyên bảo người khác phóng sanh.
Nếu chỉ một người thực hành hạnh phóng sanh, không sát sanh thì hiệu quả sẽ vô cùng nhỏ hẹp. Thế nên cần phải khuyên bảo mọi người phóng sanh. Được vậy, trong nhân gian mới có thể sống trong không khí hòa bình chân thực. Đoạn trên đây là giải thích câu: “Cho nên thường phải làm việc phóng sanh”.
Như trên đã nói, chẳng những tự mình làm việc phóng sanh và khuyên bảo người phóng sanh, nếu lúc thấy người đời sát sanh, cần phải dùng phương tiện thiện xảo ngăn chận. Lại phải tận tâm tận lực cứu hộ chúng sanh bị giết hại, giải trừ nỗi thống khổ bị đánh đập, giết chóc cùng những tai nạn lâm nguy sắp chết cho chúng sanh.
Cứu hộ, giải trừ khổ nạn bằng cách nào?
Đầu tiên phải dùng những lời nhã nhặn, khéo léo khuyến dụ để giáo hóa, dẫn dắt người tạo sát nghiệp, khiến cho họ thấy việc sát sanh là tàn nhẫn mà không còn tạo nghiệp sát hại nữa. Như thế mới là thượng sách bậc nhất. Tuyệt đối không nên dùng lời thẳng thắn quở trách, chỉ trích.
Chẳng hạn nói rằng: “Ông không nên tạo sát nghiệp như vậy, giết hại chúng sanh như thế là một điều tàn ác v.v...” Vì dùng những lời thẳng thắn không vị nể, cũng như lên mặt dạy người, chẳng những không thể đạt được mục đích cứu hộ sanh mạng chúng sanh mà trái lại làm cho người tạo sát nghiệp kia buồn thẹn, tức giận và càng sát hại chúng sanh nhiều hơn. Thậm chí, đôi khi còn gây nguy hiểm cho bản thân bạn nữa là khác.
Nếu dùng lời khéo léo khuyến dụ không có hiệu lực, thì nếu mình có đủ khả năng, nên dùng tiền mua chuộc lại chúng sanh ấy để phóng sanh. Đây là trường hợp nếu mình không đủ sức khuyến hóa người khác thì mua hay chuộc lại sinh mạng của chúng sanh để đạt được mục đích cứu hộ chúng sanh của mình, hầu giúp các chúng sanh kia khỏi bị giết hại, cắt cổ, nhổ lông... để đạt được sự an ổn, khoái lạc.
Nếu khi thấy người đời sát sanh, mà làm ngơ như không thấy, không tìm phương tiện cứu hộ, giải trừ khổ nạn cho chúng sanh, thì hoàn toàn không phải là người Phật tử có đủ tâm đại bi, đại nguyện.
Thấy người khác sát sanh, dùng phương tiện để cứu hộ chúng sanh sắp bị sát hại, đương nhiên biểu lộ tâm từ bi của người Phật tử. Nhưng việc làm ấy, chỉ có thể cứu hộ một thiểu số sinh mạng chúng sanh bị thống khổ, không thể thực hiện việc cứu độ một cách rộng rãi.
Muốn cứu hộ chúng sanh một cách rộng rãi, phải thường đem giới Bồ Tát giảng dạy giáo hóa. Chỉ có thực hành như vậy mới có thể đạt đến mục đích cứu hộ tất cả chúng sanh, giúp chúng sanh vĩnh viễn thoát ly đại thống khổ sanh tử và đạt được đến cảnh Đại Niết Bàn an lạc.
Giảng giải Đại Thừa Bồ Tát giới, điều thiết yếu là làm sao cho chúng sanh hiểu chân lý “chư Phật cùng chúng sanh đồng nhất thể” một cách minh bạch. Đem chánh pháp trợ giúp cho tâm linh của chúng sanh để diệt trừ tất cả phiền não tham, sân, si... bên trong và không còn bị phiền não sai sử mà ở trong biển sanh tử phiêu lưu khắp đông, tây. Đấy mới là sự độ sanh chân chánh của Bồ Tát.
Và do đó, chúng ta thấy việc độ sanh của Phật pháp không phải là chỉ đem vật chất cung cấp cho chúng sanh đầy đủ, mà cần phải cấp cho sự giải thoát của tâm linh. Vì thế, thông thường các kinh đều nói là đem chánh pháp lợi ích quần sanh.
Nếu không vì chúng sanh giảng nói pháp Bồ Tát, thì rất khó làm cho chúng sanh trở lại bổn nguyên tâm địa mà được giải thoát. Đây là sự cứu hộ chúng sanh một cách triệt để, đồng thời cũng biểu hiện cụ thể pháp Vô Duyên Từ (3) trong Phật pháp.
Hành giả Bồ Tát giảng nói kinh luật, lấy việc cứu độ tất cả chúng sanh cùng cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp làm mục đích. Nhưng nếu cha mẹ, anh em hiện đời của mình thệ thế, ngày mới lâm chung, hoặc ngày cúng kỵ mỗi năm, nên thỉnh Pháp Sư giảng kinh luật Bồ Tát giới để cầu cho người chết nhờ phước đức ấy được vãng sanh Tịnh Độ, ra mắt chư Phật, hoặc được thác sanh trong cõi trời, cõi người.
Trong Phật giáo của chúng ta, xưa nay thường vì người quá cố mà làm Phật sự: tụng kinh siêu độ, nhưng rất ít có ai thỉnh Pháp Sư giảng kinh để làm lễ siêu tiến cho vong nhân. Tụng kinh siêu độ cố nhiên là một pháp tiến vong (cúng vong), giảng kinh siêu độ lại là một pháp càng trọng yếu hơn.
Giảng kinh luật Đại Thừa tại sao có thể siêu độ được vong nhân?
Vì kinh luật Đại Thừa có công năng sanh thiện diệt ác và tiêu tội được phước. Cho nên giảng kinh luật này để tư trợ cho người chết có thể làm cho nghiệp chướng của họ được tiêu trừ, trí huệ họ được phát sanh. Nếu thác sanh vào cõi trời, người, nhờ công đức giảng kinh luật tư trợ, vong nhân được vãng sanh Tịnh Độ, ra mắt chư Phật. Nếu đọa lạc chốn u đồ, thì nhờ công đức giảng kinh tư trợ, vong giả được thoát ly u đồ, sanh cõi nhân thiên.
Phật giáo có giới Thanh Văn và Bồ Tát, nhưng vì sao ở đây đặc biệt chỉ giảng nói kinh luật Bồ Tát giới?
Vì Bồ Tát giới là giới có thể bao hàm luôn giới Thanh Văn trong ấy. Trái lại, giới Thanh Văn không thể bao hàm Bồ Tát giới. Vì thế, nên phải giảng Bồ Tát giới... Lại nữa, Bồ Tát phải lấy việc rộng độ chúng sanh làm mục đích, nên chỉ có giảng giải Bồ Tát giới mới có thể độ tất cả chúng sanh.
Cho nên trong kinh, Phật riêng giảng dạy Bồ Tát giới, nhất là Đại Thừa Phạm Võng kinh hiện đang giảng đây. Kinh này do đức Lô Xá Na truyền lại, là bổn nguyên của chư Phật, là căn bổn của tất cả chúng sanh, là cửa đầu tiên vào cảnh Niết Bàn, là con đường tắt qua cõi nhân, thiên.
Người sống nếu một phen được nghe Bồ Tát giới kinh xuyên qua nhĩ căn sẽ vĩnh viễn thành Phật chủng. Người quá cố nếu được nghe Bồ Tát giới kinh tư trợ, nếu đang ở chốn u minh, nương nơi phước đức ấy được vãng sanh Tịnh Độ, thấy Phật nghe pháp, hoặc được sanh lên thiên giới hưởng thọ khoái lạc thù thắng, hoặc sanh cõi nhân gian tu học pháp Bồ Đề của Phật.
Vì thế nên biết: giảng nói giới pháp công đức rất lớn, không chi sánh bằng.
Ở đây có người hỏi:
Thân tâm của con người hiện còn và người quá cố sai khác không đồng. Thân tâm của người còn sống tu các phước nghiệp thì lại có thể làm cho thân tâm, anh linh của người quá vãng được phước lạc ư? Lại nữa, Phật pháp xưa nay thường nói “tự tác, tự thọ”, hiện tại tự mình tạo phước mà người khác hưởng thọ thì không trái với luật nhân quả hay sao?
Đáp: Đúng là như vậy không sai, vì nói theo luật nhân quả thì vấn đề này quả thật không có lý vì mình làm mà người khác hưởng thọ. Nhưng nói về sự mình và người làm duyên trợ giúp lẫn nhau, không phải là hoàn toàn không có công dụng. Như đức Mục Kiền Liên vì mẫu thân làm phước, vong linh của bà liền được thoát khỏi những thống khổ trong cảnh giới ngạ quỷ, được vãng sanh thiên giới.
Do đó, dù thân tâm của kia đây sai khác bất đồng, nhưng ý nghĩ tương cảm, tương ứng giữa người này và người kia không phải hoàn toàn không có. Vì vậy, dù tụng kinh hoặc giảng nói kinh luật Đại Thừa đều có công dụng siêu độ cho vong nhân.
Về việc giảng Luật, ở Trung Hoa đầu tiên vào truyền Nguyên Ngụy, có Pháp Sư Pháp Thân. Đến triều nhà Đường có Tăng Thống luật sư ở nước Tân La. Lúc ngài ở chùa Hoàng Long (bổn quốc) giảng Bồ Tát giới suốt bảy ngày đêm, cảm động đến thiên giới. Chư thiên làm mưa nước cam lồ, tường vân dày đặc che phủ giảng đường. Hàng tứ chúng thính giả trông thấy, ai cũng đều kinh ngạc và ngợi khen chưa từng có. Do đây có thể biết: giảng kinh luật, kẻ còn cũng như người mất đều được lợi ích; đâu phải là sự việc của những người thông thường có nghĩ bàn được!
Những người còn sống thì được giải trừ nguy nan. Đó là việc lành cứu tế sinh mạng cho chúng sanh. Người quá vãng thì được siêu độ thần thức, đó là việc làm cứu huệ mạng cho chúng sanh.
Đối với chúng sanh còn sống, không vì họ giải trừ nguy nan và cứu tế lúc họ bị giết hại, tức là không nghĩ tưởng đến sinh mạng của chúng sanh. Đối với những chúng sanh đã chết, không vì vong giả siêu độ thần thức bị trầm luân, ấy là không đoái tưởng đến huệ mạng của chúng sanh. Cho nên trong kinh kết luận: “Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Cứu nguy nạn cho chúng sanh lúc còn sống là lưu lộ tâm từ bi của người Phật tử. Siêu độ thần thức của vong nhân khi họ qua đời là biểu hiện tâm hiếu thuận của người Phật tử.
Nếu bất hiếu, bất từ thì đâu thể nào tránh khỏi tội lỗi, mà phải kết thành tội khinh cấu. Nếu đem Tam Tụ Tịnh Giới phối hợp với giới này thì thấy rằng:
- Phát khởi từ tâm, ngăn cấm sự sát hại là không phạm Nhiếp Luật Nghi giới.
- Phương tiện cứu hộ là giữ gìn Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Thực hành việc phóng sanh là phụng hành Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Vì thế, nghiêm trì giới này không vi phạm là hoàn toàn đầy đủ Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát vậy.
Hai câu: “Mười giới như thế cần phải học và hết lòng kính trọng phụng trì như trong phẩm Diệt Tội đã giảng rõ mỗi giới”: Hai câu này là lời tổng kết, lược khuyến đối với mười giới đã giảng trên. Nghĩa là một vị Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, đối với mười giới đã giảng, cần phải triệt để theo đúng mà tu học từng giờ, từng phút, phải hết lòng kính trọng phụng trì không được phút giây xao lãng, giải đãi. Phần giảng từ trước đến đây chỉ là sơ lược. Ở trong phẩm Diệt Tội có giảng chi tiết mỗi giới.
Chú thích
1. Ba loại từ bi:
- Sanh duyên từ: gọi đủ là Chúng Sanh Duyên Từ Bi. Dùng tâm từ bi xem xét, quan sát tất cả chúng sanh trong lục đạo ở mười phương đều là cha mẹ, chị em, con cháu của mình. Nương theo đó mà nghĩ suy tìm cách cứu khổ nên gọi là Chúng Sanh Duyên Từ Bi tâm. Nghĩa là tâm từ bi do nơi chúng sanh mà sanh khởi. Tâm từ bi này đa số ở những hành giả còn ở địa vĩ phàm phu, hoặc bậc Hữu Học, chưa đoạn diệt phiền não mà sanh khởi.
- Pháp duyên từ: Gọi đủ là Pháp Duyên Từ Bi tâm, là hàng thánh nhân trong tam thừa đã đoạn phiền não, thông đạt đến lý Pháp không (các pháp duyên sanh như huyễn, không thực có), đã phá trừ được ngã tướng (phá tướng chấp có ngã), phá tướng nhất dị (không thấy có tướng giống và khác, nghĩa là không còn thấy mình và người khác nhau), diệt tướng nhất dị. Thấy chúng sanh không hiểu rõ lý pháp này, sanh lòng thương xót, nhứt tâm, nhứt ý muốn cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Luôn luôn tùy thuận tâm ý của mỗi chúng sanh mà cứu độ, nên mệnh danh là Pháp Duyên Sanh Từ Bi (tâm từ bi duyên nơi các pháp mà phát sanh).
- Vô duyên từ: gọi đủ là Vô Duyên Từ Bi tân. Tâm từ bi này chỉ có chư Phật mới có. Vì tâm từ bi của chư Phật không an trụ trong các pháp hữu vi hoặc vô vi, cũng không an trụ trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Biết các duyên không thật có, đều là điên đảo, hư vọng. Cho nên tâm của chư Phật không có cảnh sở duyên. Nghĩa là không duyên vào một pháp nào cả. Chư Phật vì thấy chúng sanh không đạt được Thật Tướng của các pháp nên bị luân hồi trong lục đạo, tâm thường đắm trước các pháp thủ xả, phân biệt, nên tâm chư Phật không duyên nơi chúng sanh, mà khiến cho tất cả chúng sanh tự nhiên được sự lợi ích bởi sự cứu khổ, ban vui, nên gọi là Vô Duyên Từ Bi Tâm (tâm từ bi của chư Phật không duyên vào một pháp nào).
Ba loại tâm từ bi này được giải thích rõ trong Đại Trí Độ Luận, quyển hai mươi và trong kinh Đại Niết Bàn.
Năm thứ lợi ích của tâm từ bi theo kinh Đàn Đặc Ca:
1. Không bị đao gươm làm hại sanh mạng.
2. Không bị tất cả các thứ độc dược làm hại.
3. Không bị lửa cháy.
4. Không bị chết vì nạn nước.
5. Những người hung ác, sân hận khi trông thấy liền phát khởi thiện tâm.
Mười hai lợi ích của tâm từ bi theo kinh Pháp Cú:
1. Phước đức thường theo bên mình.
2. Khi nằm ngủ được an ổn.
3. Lúc thức cũng được an ổn.
4. Lúc ngủ không thấy những điềm ác mộng.
5. Chư thiên thường ủng hộ.
6. Mọi người đều mến thương.
7. Không bị tất cả thú độc làm hại.
8. Không bị đao binh làm hại.
9. Không bị chết vì nạn nước.
10. Không bị chết vì nạn lửa.
11. Ở nơi nào cũng được nhiều lợi ích.
12. Sau khi xả thân được sanh lên cõi trời Phạm thiên.
(Nếu những người tu hạnh từ bi mà kiêm tu pháp môn Tịnh Độ thì lúc sanh tiền được những điều lợi ích như trên, sau khi xả thân được sanh về Cực Lạc).
Nam mô A Di Đà Phật! Nhân dịp giải thích ba loại từ bi tâm, dịch giả y trong kinh, thành kính thuật lại các sự lợi ích của tâm từ bi để cống hiến quý đại sĩ. Mong quý vị y theo lời Phật dạy, thực hành tâm từ bi để “danh” phù hợp với “Thật”.
Là Phật tử đã thọ Tâm Địa đại giới, tu Bồ Tát hạnh, thì hiện tiền được nhiều lợi lạc. Phải nên chuyên tâm niệm Phật, đem những công hạnh thực hành tâm từ bi hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc thì chẳng những hiện tiền được hưởng những lợi ích như trong kinh đã nói, khi xả báo thân được vãng sanh về Cực Lạc, được thấy Phật, nghe pháp, được phẩm vị cao. Sau đó, tiếp tục tu hành cho đến khi viên thành Phật quả, thành một bậc đại phước, đại trí, hiện thân trong vô lượng thế giới, cứu độ chúng sanh.
-----------------------------
21. Sân Đả Báo Thù Giới (Giới Tức Giận Đánh Lại Để Báo Thù)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.21. SÂN ĐẢ BÁO THÙ GIỚI
(giới tức giận đánh lại để báo thù)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử bất đắc dĩ sân báo sân...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử thì không được đem giận trả giận, lấy đánh trả đánh. Nếu cha mẹ hay anh em hoặc lục thân bị người giết, cũng chẳng được báo thù. Giết sanh mạng để báo thù sanh mạng, đó là việc không thuận với hiếu đạo. Cả đến việc nuôi chứa tôi tớ hãy còn không được đánh đập, mắng nhiếc họ, để mỗi ngày ba nghiệp tạo vô lượng tội, nhất là khẩu nghiệp, huống chi cố làm tội thất nghịch. Nếu vị Bồ Tát xuất gia mà không có lòng từ bi, cố ý báo thù, nhẫn đến cố báo thù cho thân thuộc trong hàng lục thân, Phật tử này phạm khinh cấu tội
Lời giảng:
Giới trước giảng về tội lỗi thấy chúng sanh bị khổ mà không cứu. Giới này chỉ rõ lỗi đối với kẻ oán thù khởi niệm trả thù.
Cả hai việc này đứng về cương vị của một vị Bồ Tát đều không được hành động. Là một vị Bồ Tát chân chính, xuất phát từ tâm niệm từ bi, khi thấy khổ đương nhiên phải cứu. Đối với trường hợp những kẻ oan gia đối đầu cũng không được khởi tâm niệm trả thù.
Một kẻ sở dĩ đem oán thù trả oán thù, chỉ vì bên trong không hàm chứa lòng từ bi, bên ngoài không có hành vi lân mẫn. Vì thế, nếu không sân hận, mắng nhiếc, thì cũng đánh đập, xua đuổi người. Làm như thế chẳng những không thể giải quyết được gì mà trái lại làm cho vấn đề càng trở nên phức tạp.
Do nơi sân hận, mắng nhiếc, ẩu đả, xô đẩy nhau, nên sau đó nhà ai nấy ở. Lúc gặp nhau bên ngoài biểu lộ đôi mắt đỏ ngầu, bên trong ôm ấp tức giận không nguôi. Do đó, sự oán giận giữa hai bên không bao giờ chấm dứt. Thậm chí kết thành oan trái nhiều đời, nhiều kiếp. Với hành động và tâm niệm này, không thể nào là tâm từ bi cứu nhân độ thế của một vị đại sĩ.
Lại nữa, một vị Bồ Tát phải dùng tâm từ bi đối đãi với chúng sanh. Dù chúng sanh có vô lý gây chuyện với bạn, bạn cũng phải dùng tâm lượng quảng đại mà nhẫn thọ, không được trả thù để thỏa lòng sân hận của mình.
Nên biết rằng sở dĩ chúng sanh có hành vi phi lý với bạn như vậy là do phiền não xung động sai sử, chứ không phải họ có ý muốn như vậy. Vì thế, bạn cần chi phải sân hận, mắng nhiếc, đánh đập, cãi vả lại, để trở nên hạng đồng với tri kiến tầm thường của chúng sanh?
Nếu như Bồ Tát mà còn sân hận, đánh đập, báo thù giống với người tầm thường thì hoàn toàn trái phạm Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát cần tuân giữ. Ví như có người đả kích bạn, bạn đả kích trở lại, thì sự oán hờn, sân hận không chấm dứt ấy là trái phạm Nhiếp Luật Nghi Giới.
Trường hợp nên nhẫn nhục mà không nhẫn nhục thì thiện hạnh không tăng trưởng, như vậy trái phạm Nhiếp Thiện Pháp Giới. Không dùng tâm bình đẳng quán sát, đối đãi với chúng sanh; do đó, chúng sanh sẽ dần dần xa lìa bạn, đó là trái với Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát đều trái phạm thì có thể nói rằng Bồ Tát thừa bị mất hẳn. Trái lại, nếu bạn không trả thù, sân đả với người thì chẳng những không trái phạm Nhiếp Luật Nghi Giới, lại còn tránh khỏi sự thống khổ oán tắng gặp nhau.
Nếu bạn có thể nhẫn nhục đừng sân hận thì chẳng những không trái phạm Nhiếp Thiện Pháp Giới, mà lại còn vĩnh viễn diệt trừ oan khiên trong nhiều kiếp.
Nếu bạn có thể dùng từ tâm, nhẫn nhục tâm, bình đẳng tâm, mà quán sát tất cả chúng sanh là cha mẹ, anh em của mình thì chẳng những không trái với Nhiếp Chúng Sanh Giới mà lại còn khiến cho chúng sanh sanh ý muốn luôn luôn gần gũi bên bạn.
Nho gia Trung Quốc xưa nay chủ trương: “Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức” (dùng sự ngay thẳng đối với kẻ oán thù, đem ân đức đối với người hiền đức).
Có người hỏi rằng: Như thế thì lý thuyết trong Phật pháp cùng lý thuyết các Nho gia sao lại có sự sai khác lớn lao như vậy?
Đáp: Nguyên nhân ấy vì Nho gia thực hành lễ pháp nhập thế nên cho phép báo oán, báo cừu. Như sách Lễ Ký nói: “Với kẻ thù của quốc vương, phụ mẫu thì không đội trời chung với người ấy. Với kẻ thù của anh em thì không đi chung đường với người ấy. Với kẻ thù của bạn bè thì không ở chung một nước”.
Hoặc nói: “Giết người sẽ bị tội tử hình, pháp luật ấy đời đời noi theo, đoạn mạng quyết phải đền mạng”.
Còn Phật pháp là pháp xuất thế, vận dụng tâm từ bi phổ độ, cố gắng thực hiện cho đến mức oán thân đều bình đẳng, không còn có sự phân biệt thân và sơ. Vì thế chủ trương “dĩ trực báo oán” thế gian là có thể làm, nhưng trái lại, Phật pháp hoàn toàn triệt để ngăn cấm.
Từ đó, có thể thấy rõ sự bất đồng từ trong cơ bản giữa Phật pháp và thế pháp; và chỗ siêu thắng của Phật pháp hơn thế pháp cũng chính ở điểm này.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, đáng lý nhẫn hạnh bên trong phải sung mãn, từ bi bên ngoài phải láng lai, không nơi nào không biểu lộ tâm niệm ái hộ với tất cả chúng sanh. Cho nên không được “đem giận trả giận, lấy đánh trả đánh”.
Giận là một thứ phiền não rất nặng. Trên thế gian này, biết bao việc rối ren đều do sân tâm, thiếu nhẫn nhục mà phát sanh. Đa số người vì sân tâm, thiếu nhẫn nhục mà phá hoại không biết bao nhiêu công đức thiện pháp. Một người danh thơm lừng lẫy chỉ vì sân tâm không nhẫn mà bao nhiêu tiếng tăm đều bị hủy diệt.
Vì thế muốn bảo vệ thiện pháp tự lợi, phải đề phòng sự thiêu đốt của lửa sân. Muốn giữ gìn công đức lợi tha, lại càng phải đề phòng sự trộm cướp của giặc sân.
Do vậy, làm người trên thế gian ai ai cũng đều không nên vọng sanh tâm sân hận. Với kẻ thế tục thông thường, không biết cách ngăn chận tâm sân, chưa biết công phu tu trì nên lắm lúc không tránh khỏi sanh tâm sân hận. Trường hợp này có thể dung thứ. Nhưng đối với hành giả đã có công phu tu trì trong Phật pháp, đã không còn mong cầu điều gì trong thế tục, mà lại thường khởi tâm sân hận thì không thể nào thành tựu công đức.
Hơn nữa, những hành giả thông thường trong Phật pháp khi sanh tâm sân hận thì chỉ bị lửa sân thiêu đốt tâm can, nhưng không đến nỗi gây ảnh hưởng đến người khác. Trường hợp này còn có thể thông qua được. Nhưng một vị Bồ Tát lấy việc độ sanh làm trách nhiệm của mình, trong quá trình tu Bồ Tát hạnh cần phải dùng tâm từ bi làm cơ bản. Nhưng trái lại sanh tâm sân hận đối với chúng sanh thì chẳng những trái với bổn nguyện của Bồ Tát, lại còn tạo thêm tội lỗi là làm cho chúng sanh phải xa rời.
Vì chúng sanh thấy bạn thường sanh tâm sân hận như vậy nên dù có ý muốn thân cận với bạn, cũng không dám đến gần. Như vậy làm sao bạn cảm hóa được chúng sanh, nếu không muốn nói là trở thành đối lập với chúng sanh.
Cho nên ở bất cứ trường hợp nào, Bồ Tát đều phải có lòng từ mẫn, bi nhẫn với tất cả chúng sanh, không được ôm ấp tâm niệm bất nhân, đem sự nóng giận đánh đập trả thù chúng sanh, đưa đến việc không tròn trách nhiệm hóa độ chúng sanh của mình.
Sở dĩ Đức Phật dạy Bồ Tát không được “đem giận mà trả giận, đem đánh trả đánh”, điểm cốt yếu là không được trả thù. Thực hành được như thế đã là việc khó lắm rồi. Ngài hoàn toàn không nhất định bắt bạn phải dùng đức báo oán.
Có người hỏi đức Khổng Tử rằng: “Dùng đức báo oán cần phải như thế nào?” Đức Khổng Tử đáp một cách khéo léo rằng: “Như thế nào gọi là trả đức?”
Tôi (Pháp Sư) xin nói với các bạn rằng: “Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức”. Nói như thế để thấy rõ lối lập giáo của hai bên Phật và Nho đều rất gần với nhân tính, hoàn toàn không mang tính chất “kiểu uổng quá chính” (uốn cái cong mà thành ra quá thẳng). Ý nói sửa đổi điều sai lầm, nhưng lại làm thái quá khiến cho mọi người khó tuân hành.
Kinh Đại Bát Nhã, quyển hai mươi mốt thuyết minh: “Ngay trong lúc cùng với chúng sanh đấu tranh, sân hận, mạ nhục, Bồ Tát phải lập tức cải hối rằng: - Ta cần phải nhẫn thọ sự dày xéo, chà đạp, mắng nhiếc của chúng sanh cũng như chiếc cầu và như những người câm điếc. Tại sao ta lại dùng lời ác để nói trả lại người? Ta không nên phá hoại quả Bồ Đề thậm thâm này!”
Cũng trong kinh Đại Bát Nhã, quyển năm trăm hai mươi thuyết minh: “Bồ Tát nếu bị người chém chặt thân, tay và thân hình, cũng không nên khởi tâm sân hận, thốt lời thô ác.
Tại sao vậy? Vì mục đích duy nhất của Bồ Tát vốn cầu quả vô thượng Bồ Đề, để cứu bạt sự thống khổ sanh tử cho tất cả hữu tình, giúp chúng sanh được an lạc, thì làm sao cho phép Bồ Tát quay lại làm việc ác đối với chúng sanh?”
Mấy lời khai thị của Đức Phật ở trong kinh vừa dẫn trên, có thể nói thật là lâm ly, thấm thía suốt tận tủy não. Vì vậy, mọi hành giả Bồ Tát đều phải xem trọng!
Nên biết chúng sanh đến não loạn bạn bằng bất cứ cách nào, nếu bạn không sanh tâm sân hận, thì chẳng những họ không thể nhiễu loạn bạn được, mà chính chúng sanh ấy lại bị sự não loạn làm hại trở lại. Ví như bộ mặt xấu xí vô cùng, nếu soi vào gương sáng thì vẻ xấu xí ở nơi bộ mặt chứ không hề ở nơi chiếc gương sáng kia.
Nếu bạn bị chúng sanh nhiễu loạn mà bạn lại sân hận, quở trách một cách quyết liệt, thì kết quả, lẽ ra tội ác kẻ ấy phải mang, nhưng lại thành ra tội ác của chính bạn. Thật là một điều hoàn toàn phi lý! Nên trong Chứng Đạo Ca của Vĩnh Gia đại sư có lời khai thị rất hay rằng:
Quán ác ngôn thị công đức,
Thử tắc thành ngộ thiện tri thức.
Bất nhân sân báng khởi oán thân,
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực?
Dịch:
Quán những lời thô ác, hủy báng mình đều là công đức. Vì thế người hủy báng, mạ nhục mình đều là những thiện tri thức. Không nên vì sự chê bai, hủy báng mà sanh niệm oán, thân. Nếu phân biệt kẻ oán với người thân thì làm sao biểu lộ vô sanh từ nhẫn lực đối với chúng sanh được?
Vì thế sự giận đánh trả thù là tuyệt đối không được. Chẳng những chính mình bị kẻ khác sân hận, đánh đập, nhưng không được trả thù, mà cha mẹ, anh em, hay lục thân của mình bị người giết hại cũng không được báo thù. Hoặc trường hợp vị quốc chủ vì nhiệm vụ giữ gìn đất nước, bảo hộ nhân dân được an toàn mà bị sát hại, bạn là người hành Bồ Tát đạo, cũng không được báo thù.
Cha mẹ là người chúng ta phải tận hiếu, quốc vương là đối tượng chúng ta phải tận trung. Nếu ai sát hại những người ấy, nói theo thế tục thì kẻ ấy có mối thù không đội trời chung với chúng ta, nên phải báo thù mới hợp lý. Tục ngữ có câu: “Có cừu mà không trả chẳng phải là người quân tử”. Nhưng Phật pháp thì ngược lại, Đức Phật tuyệt đối ngăn cấm việc báo thù.
Ý nghĩa ấy như thế nào?
Vì thế tục chỉ biết hiện đời. Trong đời này, oán là oán, thân là thân. Phạm vi rất rõ ràng, không thể không phân biệt oán và thân. Cho nên đối với kẻ thù của cha mẹ thì không thể đội trời chung, của anh em không thể chung sống trong một nước, của bạn bè thì không được qua lại với người thù. Ngược lại, Phật giáo thì dung thông cả ba đời.
“Oán thân đồng nhất thể” do ở tự tánh rốt ráo bình đẳng, không tịch. Vốn đã không phân biệt oán thân thì làm sao có thể chấp nhận việc bạn vì quyến thuộc này mà giết quyến thuộc kia? Hơn nữa, nói theo thường tình thì kẻ thân thuộc của bạn bị sát hại đã chết rồi, không thể nào sống lại được. Nay bạn giết hại trở lại thân quyến của kẻ thù để rửa thù thì thử hỏi bạn đạt được kết quả tốt đẹp gì? Hay chỉ làm gia tăng mối hận thù giữa đôi bên, và ngay chính bản thân bạn cũng không được lợi ích mảy may nào. Thế nên Đức Phật dạy không được đem giận trả giận, đem đánh trả đánh.
Nơi đây để chứng minh việc đừng dùng oán thù trả lại oán thù, chúng tôi xin dẫn một chuyện do chính kim khẩu của Phật thuật lại như sau:
Vào thời quá khứ, có hai vị quốc vương là vua Phạm Thí ở nước Đà Xa và vua Trường Sanh nước Câu Tát La. Vua Phạm Thí thì binh hùng tướng mạnh, tài bảo vô lượng. Còn vua Trường Sanh thì không bằng lấy một phần của vua Phạm Thí.
Tổ phụ của hai vua có mối oán thù thâm trọng, không thể nào cởi mở, vì thế, vua Phạm Thí cử vạn hùng binh chinh phạt để chiếm đoạt nước Câu Tát La.
Vua Trường Sanh bị mất nước, mất ngôi, nên cùng Hoàng Hậu sang nước Ba La Nại tỵ nạn. Cả hai giả dạng làm người Bà La Môn Loa Kế (búi tóc xoáy như trôn ốc), xin ở trọ trong nhà một người thợ làm đồ gốm để nuôi dưỡng đứa con tên Trường Sanh vương tử.
Thời gian ngắn sau, vua Phạm Thí biết tin và bắt được quốc vương cùng hoàng hậu, còn Trường Sanh vương tử rất may, trốn thoát được. Sau khi bắt được vua Trường Sanh và hoàng hậu, vua Phạm Thí trói hai người lại, cho gióng chiêng, đánh trống, tuyên bố xử tử. Toàn dân nước Già Xa đua nhau đi xem. Trong biển người ấy có Trường Sanh vương tử giả dạng người hàn vi rách rưới, theo sau cha mẹ mình.
Vương tử thấy cảnh này, lòng đau như cắt, nhưng không dám khóc than, bày tỏ với ai, chỉ ôm lòng thù hận, ngậm hờn nuốt lệ. Lúc ấy, vua Trường Sanh ngó ngoái lại, thấy con mình, liền cao giọng nói rằng:
Oán thù bất luận trọng hay khinh,
Quyết định không nên trả thù lại.
Nếu đem oán thù trả oán thù,
Oán thù không sao chấm dứt được.
Điều duy nhất là đừng oán thù,
Thì oán thù kia tự nhiên tiêu diệt.
Vua nói mấy lời kệ trên đến hai, ba lần. Mọi người cho rằng vua vì mất ngôi, mất nước, lại sắp bị tử hình nên loạn tâm và điên cuồng la nói như vậy.
Sau đó, vua Phạm Thí hạ lệnh đem Trường Sanh quốc vương cùng hoàng hậu ra pháp trường xử trảm, lại phanh thây ra làm bảy phần, đem treo trên đầu cây nêu nhọn.
Trường Sanh vương tử thấy cảnh tượng này vô cùng đau đớn, nuốt lệ ngậm hờn, tự nghĩ rằng: “Đây thật là cảnh đại địa ngục trần gian mà tội nhân chính là cha mẹ của ta”. Sau đó, vương tử phải yên lặng ôm hận trở về. Thời gian sau, Ngài giả dạng làm một người Ma Nạp (thiếu niên tịnh hạnh nhân) tại thành Ba La Nại, chuyên cần học kỹ thuật và tất cả các sách vở thế gian như xem tinh tú, coi tướng số, âm nhạc, hội họa v.v... không môn nào chẳng tinh thông.
Lúc ấy, vua Phạm Thí có một vị điều tượng sư rất tài giỏi, Trường Sanh vương tử đến nơi ấy xin học phương pháp điều tượng. Ban ngày vương tử lo học tập và hầu thầy, đem đến, gẩy đàn cầm ca hát, âm thanh rất thanh tao, êm ái. Tiếng đàn ca vang đến trong cung. Vua Phạm Thí nghe được liền hỏi quan tả hữu rằng: - Tiếng đàn ca của ai ấy vậy?
Các quan tâu rằng: - Đấy là tiếng đàn ca của gã Ma Nạp ở nhà của điều tượng sư.
Quốc vương cho mời gã Ma Nạp đến. Trường Sanh Ma Nạp vâng lệnh vua gẩy đàn, ca hát. Âm thanh vi diệu, thanh tao, vua nghe vô cùng hoan hỷ, liền lưu Ma Nạp ở lại trong cung. Đặc biệt là ở cung Hoàng Hậu. Ở đấy chỉ có ba người: vua Phạm Thí, Hoàng Hậu cùng với Trường Ma Nạp, ngoài ra không còn một ai dám vào nơi ấy.
Thời gian sau, Hoàng Hậu mất viên ngọc Ma Ni bảo châu, vua gọi Ma Nạp đến hỏi: - Hoàng hậu của Trẫm mất Ma Ni bảo châu, khanh có lấy không?
Ma Nạp tự nghĩ: - Cung điện này không ai ra vào, chỉ có hoàng thượng, hoàng hậu và ta. Nếu nói không lấy e bị vua tra khảo không dễ gì chịu nổi.
Liền tâu rằng: - Chính hạ thần lấy.
Vua hỏi: - Khanh có cùng ai làm việc đó không?
Ma Nạp tâu: - Hạ thần cùng với Thái Tử.
Vua hỏi: - Cùng với ai nữa?
Ma Nạp đáp: - Cùng với vị đại thần trí huệ bực nhứt.
Vua hỏi: - Cùng ai nữa?
Ma Nạp đáp: - Cùng với đệ nhất đại trưởng giả trong nước của chúa thượng.
Vua hỏi: - Cùng với ai nữa?
Ma Nạp đáp: - Cùng với đệ nhất mỹ nữ.
Vua hạ lệnh bắt cả năm người giam vào ngục tức khắc. Trong ngục, Thái Tử hỏi Ma Nạp rằng: “Anh thật biết ta không lấy Ma Ni bảo châu, nhưng sao lại dối khai rằng ta lấy ngọc?”
Ma Nạp đáp: - Đông Cung thật không lấy, tôi cũng thật không lấy. Đông Cung là thái tử đệ nhất, là người thương mến, quý trọng nhất của đại vương. Tôi chắc đại vương không vì mất viên ngọc mà nhẫn tâm giết hại Đông Cung, nên tôi khai thế thôi.
Vị đại thần hỏi rằng: “Anh thật biết ta không lấy ngọc Ma Ni, tại sao khai gian là ta lấy?”
Ma Nạp đáp: - Thượng quan thật không lấy, tôi cũng không lấy. Nhưng ngài là đại thần có trí huệ bậc nhất của hoàng thượng, ngài có thể tìm được ngọc dễ dàng nên tôi khai như vậy thôi.
Đại phú trưởng giả hỏi: - Anh thật biết tôi không lấy ngọc, tại sao lại nói tôi lấy?
Ma Nạp đáp rằng: - Ngài thực không lấy, tôi cũng không lấy. Nhưng ngài là vị đại phú trưởng giả ở trong nước, tài bảo vô lượng. Nếu hoàng thượng cần dùng ma ni bảo châu, ngài có thể tìm dâng một cách dễ dàng, nên tôi khai vậy thôi!
Đệ nhất mỹ nữ hỏi: - Anh biết tôi thực không lấy ngọc, nhưng sao lại khai dối là tôi lấy?
Ma Nạp đáp rằng: - Cô thực không lấy, tôi thực không lấy. Vì cô là đệ nhất mỹ nhân trong nước, biết bao nhiêu người để ý đến cô, nhưng chưa người nào hỏi cưới được cô. Tôi chắc các vương tôn công tử vì yêu thương cô nên sẽ tìm được ngọc dễ dàng, vì vậy mà tôi khai như vậy.
Bấy giờ, có bọn giặc ở nước Ba La Nại, nghe được tin ấy lập tức đến chốn lao ngục hỏi Ma Nạp rằng: - Nghe nói hoàng hậu bị mất bảo châu, có thực hay không?
Ma Nạp đáp: Quả thực có!
Bọn giặc hỏi: Theo anh thì có ai vào trong cung không?
Ma Nạp đáp: - Không có ai vào hết, trong ấy chỉ có ba người: vua, hoàng hậu và tôi.
Bọn giặc hỏi tiếp: - Có ai thường qua lại trong ấy không?
Ma Nạp đáp: - Có con di hầu thường qua lại trong ấy.
Bọn giặc nói: - Ma Nạp! Anh hãy yên tâm, viên ngọc đó chúng tôi có thể tìm được.
Bọn giặc liền vào cung tâu với vua, yêu cầu vua truyền lệnh cho tất cả thể nữ trong cung đem tất cả trang sức phẩm như chuỗi anh lạc, vòng vàng... trang điểm vào các di hầu trong chánh cung (cung của vua), đoạn dẫn chúng vào trong tư cung của hoàng hậu. Con di hầu ở tư cung thấy các di hầu trong chánh cung đều đeo tất cả đồ trang sức, cô ta liền lấy ma ni bảo châu đã đánh cắp đeo vào người để trang điểm. Bọn giặc bao vây tứ phía, bắt di hầu và lấy viên ngọc đem dâng cho vua.
Vua được ngọc liền hạ lệnh triệu Ma Nạp vào yết kiến và hỏi rằng: “Vì sao khanh không lấy ngọc mà tự nhận là có lấy? Lại do cớ gì mà khai cho Thái Tử và những người khác?”
Ma Nạp tâu cho vua nghe các lý do trên. Nghe xong, vua khen ngợi rằng: “Thật hiếm có! Ma Nạp có đại trí huệ, trên thế gian này khó có hai người”. Liền trọng dụng Ma Nạp phong cho làm vị quan cao quý nhất trong quần thần.
Về sau, một hôm vua cùng Ma Nạp đi săn bắn và du ngoạn trong rừng. Khi vào rừng, ngự lâm quân của vua vì ham săn đuổi thú rừng nên tản mát khắp nơi. Lúc ấy, nhằm tiết trời nóng bức, Ma Nạp liền đẩy xe vua đến chỗ vắng nghỉ ngơi. Vua xuống xe, vào trong bóng mát, gối đầu lên gối Ma Nạp mà ngủ.
Lúc ấy, Ma Nạp tự nghĩ: “Vị quốc vương này là kẻ cừu thù của tổ phụ ta, phá hết giang sơn, đất nước ta, cướp đoạt quân binh cùng tài bảo, kho tàng của tổ phụ ta. Lại còn giết cha mẹ ta một cách tàn nhẫn, đoạn tuyệt vương chủng nước Câu Tát La. Oán thù như vậy, giờ phút này cần phải giết để trả thù”.
Nghĩ suy như vậy, Ma Nạp rút kiếm ra, định cắt đầu vua Phạm Thí, nhưng bỗng nhớ lại lời di chúc của phụ hoàng rằng:
Oán thù bất luận trọng hay khinh,
Quyết định không nên trả thù lại.
Nếu đem oán thù trả oán thù.
Oán thù không sao chấm dứt được.
Điều duy nhất là đừng oán thù,
Thì oán thù kia tự nhiên tiêu diệt.
Nhớ như vậy, Ma Nạp liền trao kiếm vào vỏ, khi ấy, vua Phạm Thí thức dậy, khẽ bảo Ma Nạp rằng: “Khanh! Trẫm vừa nằm mộng thấy Trường Sanh vương tử sắp cắt đầu trẫm”
Ma Nạp đáp: “Chỗ thanh vắng này chỉ có mình chúa thượng và hạ thần, Trường Sanh vương tử nào lọt vào đây? Bệ hạ cứ yên tâm ngơi nghỉ, vì chỗ này thanh vắng có nhiều thần linh, vả lại bệ hạ mệt mỏi nên sanh mộng mị thế thôi!”
Vua Phạm Thí nghe lời Ma Nạp tiếp tục nằm ngủ. Ma Nạp lại rút kiếm sắp cắt đầu vua, nhưng lại nhớ đến di chúc của phụ hoàng, bèn lại tra kiếm vào vỏ. Như thế, đến hai ba lần, vua Phạm Thí cũng nằm mộng hai ba lần, nên kinh hãi, tỉnh dậy, hỏi lý do với Trường Ma Nạp.
Bấy giờ Ma Nạp tự nghĩ: “Nếu giết vua trả thù thì trái với di chúc của phụ hoàng, mà nếu không giết thì trong tâm ôm ấp mãi mối oán hận. Chi bằng cứ sự thật nói ra, nếu vua Phạm Thí để sống cũng tốt, mà giết đi thì cũng tốt. Sống như vậy thì sống làm chi cho khổ tâm”. Suy nghĩ như vậy, Ma Nạp tâu hết sự thật cho vua nghe, cuối cùng kết luận: “Vì giữ lời di chúc của phụ hoàng nên tôi không dám giết ngài thế thôi!”
Vua Phạm Thí nghe xong, trong tâm cảm động không sao tả xiết, hai dòng lệ tuôn trào, ôm mặt khóc nói không ra lời. Hồi lâu vua mới từ từ bảo: “Trường Sanh đại vương là một thánh quân, một nhân vật phi phàm. Trẫm dù mang lớp người, nhưng thật bạo ác hơn loài thú dữ...”
Nói xong vua lên xe cùng Trường Sanh vương tử trở về hoàng cung. Sau đó vua liền trả lại hết chho Trường Sanh Vương Tử giang sơn nước Câu Tát La, bốn bộ binh chủng, nhân dân cùng tất cả tài bảo kho tàng. Lại sắm một cỗ xe cực kỳ trang nghiêm, bảo công chúa phục sức theo lễ triều của hoàng hậu, rồi đưa cả vương tử và công chúa về nước Câu Tát La.
Thuật chuyện trên xong, Đức Phật bảo quý tỳ kheo rằng: “Này quý tỳ kheo! Các ông nên biết Trường Ma Nạp rút kiếm ra nhưng không trả thù mà lại cùng nhau hòa hợp trở lại như cha với con. Các ông là người xuất gia hành đạo, đồng học một thầy như nước với sữa, ở trong Phật pháp các ông phải cùng nhau hòa thuận, chuyên lo tu học để được nhiều lợi ích và làm cho chánh pháp của Như Lai được cửu trụ trên thế gian.
Thôi đi! Thôi đi! Này quý tỳ kheo, các ông đừng tranh chấp, gây gổ với nhau nữa, đừng mắng nhiếc nhau, hủy báng, tìm tòi chỗ hay dở của nhau nữa. Các ông cần phải hòa hợp đừng tranh chấp nhau. Các ông đồng học một thầy, như nước với sữa hòa hợp. Cần phải cùng nhau ở trong Phật pháp an vui, chuyên lo tu học để được nhiều lợi ích và làm cho Phật pháp được cửu trụ trên thế gian”. Đức Thế Tôn nói như vậy hai ba lần.
(Câu chuyện này ở trong Luật Tứ Phần, quyển bốn mươi ba. Nhân khi đức Phật ngự tại nước Câu Diệm Di, khi ấy chư tỳ kheo tại đó xung đột nhau về việc phạm giới. Giữa hai bên tỳ kheo, một bên phanh phui tội lỗi và bên bị phanh phui tội lỗi đang gây gổ, mắng nhiếc, phỉ báng, tìm kiếm lỗi lầm, nói xấu lẫn nhau. Các tỳ kheo khác nghe được việc trên, kính bạch lên Phật. Ngài bèn nhóm chư tỳ kheo lại để khuyên giải, thuật lại mẫu chuyện trên. Cuối cùng Phật đã dạy khuyên, nhắn nhủ những lời trên).
Do đó, chủ trương của Phật giáo là tuyệt đối không được đem oán thù trả lại oán thù. Nếu như mắc nợ mạng mà dùng mạng để trả lại thì vô cùng ngược với chỉ thú từ bi của Phật giáo.
Ở đây có người hỏi rằng:
Quân vương, phụ mẫu là đại luân thường của con người trên thế gian. Phạm Võng Bồ Tát giới là Kim Cương Quang Minh Bửu Giới, hàng quốc vương, thái tử, đại thần v.v... đều bẩm thọ. Trường hợp những thù oán nhỏ mọn bảo đừng nên trả thì có thể chấp nhận, nhưng cừu thù của quốc vương, phụ mẫu cũng không báo oán thì thử hỏi tâm chúng ta làm sao an nhẫn được? Nếu như thực hành theo như thế thì để Phật giáo lưu hành trên thế gian này không khác gì tuyên bố bãi bỏ nhân đạo? Và thực hành đúng theo giới luật của Phật chẳng khác gì diệt trừ hiếu trung? Như thế, nhân gian này sẽ trở thành một thế giới cầm thú. Trật tự xã hội sẽ bị phá vỡ thì thử hỏi giới luật của Phật pháp lợi ích ở chỗ nào? Nếu đã như vậy thì cần gì phải phụng hành?
Ý nghĩ ấy thật sai lầm, tuyệt đối sai lầm! Bạn nên biết rằng chư Bồ Tát hóa độ chúng sanh trên thế gian, mục đích duy nhất là muốn cho mỗi chúng sanh đều thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Lại nữa, Bồ Tát xem mỗi một chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ của chính mình thì làm sao chấp nhập sự kiện giết hại một sanh mạng để đền một sanh mạng khiến cho tất cả chúng sanh đời đời, kiếp kiếp giết hại lẫn nhau không dứt. Do đó, vĩnh viễn sanh chúng phải bị trầm luân trong biển khổ sanh tử.
Hơn nữa, đối tượng mà bạn muốn giết kia, nếu nhìn vào thực tế ở kiếp hiện tại thì là kẻ thù, nhưng nếu xét qua thời quá khứ thì kẻ ấy biết đâu là cha mẹ đời trước của bạn. Nếu hiện tại giết sanh mạng để báo thù sanh mạng, chẳng khác nào giết hại cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp của bạn để báo thù cho cha mẹ trong hiện đời này. Như thế thì đâu còn hợp với lý hiếu đạo.
Cho nên kinh văn dạy tiếp: “Đó là việc không thuận với hiếu đạo”. Trước đã giảng qua: “Hiếu thuận là pháp chí đạo”.
Hiếu gọi là Giới, cũng gọi là cấm ngăn mọi vi phạm; nghĩa là lấy giới làm hiếu mới có thể gọi là pháp chí đạo. Đã thế thì làm sao có thể cho phép bạn đi sát hại sanh mạng? Do đó, hiếu đạo trong Phật pháp và hiếu đạo thông thường của thế tục, chỉ thú của hai bên thực sự khác xa nhau.
Theo quan niệm lễ giáo thế tục, cừu thù của quốc vương, cha mẹ mà không trả là bất hiếu. Nhưng nói theo Phật pháp thì báo thù cho quốc vương, phụ mẫu không phải là hiếu đạo.
Tại sao vậy?
Vì lễ giáo của thế gian chỉ chú trọng kiếp hiện tại, không nói đến nhân quả, nghiệp báo của đời tương lai. Còn Phật pháp nhận thực rằng nếu bạn báo thù chỉ gây tai hại, vì làm cho quốc vương, phụ mẫu vĩnh viễn bị trầm luân, không được thoát ly khỏi vòng sanh tử trong tam giới. Như vậy không thể gọi là hiếu đạo được.
Như trên nói, chẳng những không được đem giận, đánh trả thù giận đánh, lại cũng không được nuôi chứa tôi tớ rồi đánh đập, mắng nhiếc chúng.
Có người cho rằng Đức Phật cho phép chứa nuôi tôi tớ để giúp việc và sai khiến. Điều đó hoàn toàn không đúng. Tại sao vậy?
Phải biết rằng hàng Phật tử xuất gia, dù là Thanh Văn hay Bồ Tát, tất cả việc sinh sống và nhu dụng của chính mình, đều phải nhờ sự cung cấp của tín thí, thì thử hỏi những phí tổn để chứa nuôi tôi tớ đâu phải của chính mình xuất ra. Thế mà hiện nay có rất nhiều chúng tăng xuất gia vừa đề cập đến việc gì liền đem việc giàu sang ra khoe khoang! Thực là người không ra gì! Bồ Tát xuất gia không được nuôi chứa tôi tớ.
Riêng hàng Bồ Tát tại gia, Đức Phật không hoàn toàn ngăn cấm, nhưng không được đánh đập, nhục mạ một cách phi lý người mình nuôi dưỡng, để đến nỗi “mỗi ngày tam nghiệp tạo vô lượng tội, nhất là khẩu nghiệp”. Huống gì lại cố đi làm tội thất nghịch! Điều này dĩ nhiên nằm trong phạm vi nghiêm cấm một cách triệt để.
Trong kinh văn nói:
- Đánh đập thuộc về nghiệp.
- Nói mạ nhục thuộc về khẩu nghiệp.
- Nổi sân nộ thuộc về ý nghiệp.
Thuở xưa, chủ nhân đối với tôi tớ hết sức bạo ngược. Họ xem tôi tớ không phải là con người. Khi nào muốn đánh cứ đánh, muốn mắng cứ mắng, muốn sân cứ sân. Không có một chút tình thương. Cho nên cuộc sống của tôi tớ ngày xưa là cuộc sống không bằng thân trâu ngựa.
Đức Phật biết rõ tội ác này dù không ngăn cấm Bồ Tát tại gia chứa nuôi tôi tớ, nhưng tuyệt đối ngăn cấm sự đánh đạp, mạ nhục, sân nộ, để tránh khỏi mỗi ngày tam nghiệp tạo vô lượng tội ác.
Theo trong kinh Phật dạy thì trước đã nói cả ba nghiệp, tại sao lại nói khẩu nghiệp tạo vô lượng tội?
Có nơi giải thích rằng: người đời đối với tôi trai, tớ gái trước tiên nội tâm sanh sân hận, đưa đến sự đánh đập. Nhưng trước khi đánh đập thì lại mạ nhục. Trong lúc mạ nhục, mỗi lời, mỗi câu đều thuộc về ác khẩu.Thế nên tội lỗi không thể kể xiết.
Cho nên Đức Phật nhấn mạnh: “Nhất là khẩu nghiệp” (ý nói tội lỗi do khẩu nghiệp tạo vô lượng, vô biên).
Vì duyên cớ báo thù cho cha mẹ mà giết hại người khác, đó không phải là giết hại người không quan hệ với mình mà chính là giết hại cha mẹ mình vậy. Vì người bị giết hại kia, trong đời quá khứ cũng từng là cha mẹ mình. Nay bạn vì báo thù cho cha mẹ hiện đời mà giết người ấy thì có phải đã tạo thành tội thất nghịch, không thuận với hiếu đạo hay không?
Vì thế, làm một vị Bồ Tát phải luôn nhắm vào tâm từ bi, ý nghiệp không được có tư tưởng đem giận trả giận. Khẩu nghiệp không được mắng nhiếc trả mắng nhiếc. Thân nghiệp không được đánh đập trả đánh đập.
Tại sao ở đây không nói rằng: không được đem giết trả giết?
Vì khi nhục thân của bạn đã bị người giết rồi thì đâu còn cái gì trong đời này để có thể đi báo thù nên không nói: “Không được đem giết trả giết”. Nhưng không phải là nói kiếp lai sanh không có sự trả thù, giết hại thân mạng vì đó là sự oan oan tương báo. Nhưng đó là việc thuộc kiếp lai sinh, không phải chuyện hiện tại.
Cừu thù không được trả, chủ yếu là nói về giới Bồ Tát xuất gia. Còn Bồ Tát tại gia trong trường hợp dụng pháp quốc gia cũng có thể “dĩ trực báo oán”. Nếu Bồ Tát xuất gia không có lòng từ bi, cho rằng mình nên giận, đánh, trả thù cho đến vì hàng lục thân mà cố làm việc giận đánh, trả thù, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Tại sao phải nghiêm cấm hàng Bồ Tát xuất gia thật nghiêm khắc như thế?
Vì đi xuất gia là đã buông bỏ tất cả, cần phải thực hành sự oán thân bình đẳng, nhân ngã đều vọng. Không nên ôm ấp kiến chấp ngã nhân như người thế tục và đi tìm kiếm kẻ oán thù mà giết hại lẫn nhau.
Cho nên Bồ Tát xuất gia phải từng giờ, từng khắc hành pháp quán tưởng “oán thân bình đẳng”. Nên bất luận cừu thù, oán hận lớn hay nhỏ, cũng không luận quan hệ thân hay sơ, tất cả đều không được báo thù. Nếu thực hiện được sự không báo thù thì tự nhiên cởi mở được dây oan kết, vĩnh viễn không còn chuyện cừu thù đối đầu với nhau nữa!
Trái lại, nếu cứ oán thù giết hại lẫn nhau thì vĩnh viễn không bao giờ cấm dứt oán thù.
Giới “giận đánh trả lại làm chướng ngại nhẫn nhục độ” trong Du Già Giới Bổn thuyết minh và giới “giận đánh trả thù” trong kinh này có chỗ tương đồng.
Nếu Bồ Tát an trụ tịnh giới luật nghi của Bồ Tát, khi có hữu tình đến dùng lời thô ác, mạ nhục thay vì cần nhẫn nhục lại không nhẫn nhục, đi làm việc báo thù. Bảo rằng: “Mày mạ nhục tao như thế ấy, tao cũng sân hận với mày như vậy”, đây cũng tuyệt đối là việc không đúng.
Hoặc có người dùng tay chân đấm đá Bồ Tát, đáng lý phải nhẫn thọ mà không nhẫn thọ, lại báo thù, nói rằng: “Mày đánh tao một cú, tao cũng đạp mầy một đạp” cũng là việc không thể được.
Lại nữa, nếu có người cố tình đến chọc ghẹo, Bồ Tát cần nhẫn thọ mà không nhẫn thọ, lại trả đũa nói rằng: “Mày chọc ghẹo tao thế ấy, tao cũng chọc ghẹo mày thế này” thì cũng không đúng. Nên phán xét những hành động như vậy là có chỗ trái phạm giới Bồ Tát, và thuộc ề tội nhiễm ô trái phạm.
Trong kinh Hải Ý, Đức Phật dạy Hải Ý rằng: “Nếu có người dùng ác tâm đến sân hận, mạ nhục ông, ông phải lập tức nghĩ rằng: ‘Kẻ này thực là quá biếng nhác, xa lìa pháp bạch tịnh. Ta hôm nay phát tâm tinh tấn, tu tập vun trồng các thiện căn để cầu quả vô thượng Bồ Đề, đừng sanh tâm nhàm chán cho là đã đầy đủ”.
Lại phát nguyện: “Nguyện cho người này thành Phật trước mình, ngồi đạo tràng chuyển pháp luân, độ chúng sanh. Ta sẽ thành vô thượng chánh giác rốt sau”.
Lại cần phải y theo pháp này mà quan sát như thế nào là sân? Thế nào là không phải sân?
Tìm hiểu, tư duy hai thứ ấy đều không có thực. Lại nữa sân cùng chẳng phải sân, hoặc mình, hoặc người, pháp sân cùng người sân, đều không thực có. Cái không thực này cũng phải xa lìa. đừng cố chấp. Ấy gọi là Nhẫn.
Một hành giả Bồ Tát nếu có thể tư duy, quán sát như vậy thì còn có cừu thù, oán hận nào có thể hiện hữu được? Đó là pháp quán oán thân bình đẳng. Oán hận, cừu thù đã không thực có thì còn chi mà phải trả thù?
Giới này Đại Thừa, Tiểu Thừa đồng cấm: thất chúng Phật tử đều phải tuân hành, nên mỗi Phật tử đều phải chú ý.
-----------------------------
22. Kiêu Mạn Bất Thỉnh Pháp Giới (Giới Kiêu Mạn Không Thỉnh Pháp)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.22. KIÊU MẠN BẤT THỈNH PHÁP GIỚI
(Giới kiêu mạn không thỉnh pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử sơ thỉ xuất gia...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử mới xuất gia chưa thông hiểu kinh luật, mà tự ỷ mình là trí thức, thông minh, hoặc ỷ mình là cao quý, lớn tuổi; hoặc ỷ mình là sang giàu, con nhà quyền quý, hoặc ỷ mình học rộng, phước to, nhà lớn v.v... rồi sanh lòng kiêu mạn mà không chịu học hỏi kinh luật với các vị Pháp Sư học đạo trước mình. Vị Pháp Sư ấy dù thuộc giòng dõi thấp kém, con nhà hạ tiện, tuổi trẻ, nghèo nàn, cùng khổ, hay có tật nguyền, nhưng lại thật có đức hạnh, thông hiểu nhiều kinh luật. Hàng tân học Bồ Tát không được căn cứ vào gia thế, giòng dõi của vị Pháp Sư mà không chịu đến học đạo lý Đại Thừa với vị ấy. Phật tử nếu như vậy thì phạm khinh cấu tội.
3. Lời giảng:
Giới trước giảng về việc đối với oán cừu nếu khởi niệm trả thù, lẽ dĩ nhiên, không phải là một biện pháp tốt để giải quyết vấn đề.
Hiện tại, giới này nói về vấn đề đối với bậc có đức mà không kính trọng, thì cũng không phải là sự hữu ích cho chính mình.
Nhân vì đối cảnh sanh tâm oán hận, chẳng những không có được biện pháp giải quyết cho vấn đề, chỉ làm tăng gia hoặc nghiệp cho chính mình. Như vậy thử hỏi việc làm ấy có ý nghĩa gì?
Đối với bậc có đức, nếu không kính trọng thì chẳng những bản thân không có chỗ tốt đẹp mà lại còn tạo thêm lỗi khinh mạn chánh pháp. Nên biết một hành giả mới xuất gia, nhất là một vị Bồ Tát mới xuất gia, không phân biệt trường hợp tự hành hay hóa tha, đối với chánh pháp của Như Lai đều phải tận tâm tận lực cầu học, không nên lựa chọn người hoặc thời gian hay địa điểm. Cốt yếu là chỗ cầu học phải thuộc về Phật pháp. Vì chỉ có sự hiểu rõ tất cả chánh pháp của Như Lai một cách không điên đảo, mới là điều tối trọng yếu của người học Phật.
Nếu thể hiểu rõ chánh pháp của Như Lai thì thử hỏi bạn lấy cái gì để tự hành? Vì thế làm một vị Bồ Tát xuất gia, đối với chánh pháp đương thời của Đức Phật cần phải thấu suốt thông đạt.
Phải biết rằng ngôn giáo của Đức Phật giảng nói là cốt dạy rõ cho người tu hành phải tu như thế nào để chứng đắc quả vị tối cao và không bị điên đảo. Vì thế, một Bồ Tát khi đã theo gót Phật Đà, thì bất cứ khía cạnh nào cũng đều phải tinh tấn tìm cầu chánh pháp của Như Lai, không được lười biếng, mỏi nhác.
Đầu tiên, Bồ Tát cần phải biết rằng, muốn hóa độ chúng sanh không phải dùng một phép thuật đặc biệt nào, mà chỉ hoàn toàn nương theo chánh pháp của Như Lai. Vì thế, nếu tự mình không có sự hiểu biết thông suốt chánh pháp một cách chắc chắn, thì lấy gì để tuyên thuyết, giáo hóa, dẫn dắt chúng sanh?
Cho nên sự hiểu rõ toàn bộ Phật pháp là thành tựu tất cả phương tiện cho việc lợi sanh của Bồ Tát. Đức Di Lặc Bồ Tát từng dạy rằng:
“Những Bồ Tát có tâm muốn cầu việc lợi ích cho chúng sanh, do nơi Đạo Chủng Trí mà được thành tựu tất cả sự lợi ích cho thế gian”.
(Đạo Chủng Trí là một trong ba trí. Đại Trí Độ Luận nói: “Đạo Chủng Trí là trí của Bồ Tát, học tập tất cả đạo pháp để tế độ chúng sanh”. Trí này trong Tam Đế thuộc về Trí Quán Giả Đế hay Tục Đế).
Do đó, nếu không hiểu tường tận về Phật pháp thì không thể hóa độ các loại chúng sanh. Nên kinh Hoa Nghiêm dạy về tinh thần hy sinh vì đại pháp rằng: “Bồ Tát Ma Ha Tát vì muốn cầu chánh pháp của Như Lai, nguyên do vì chánh pháp hết sức khó được. Khi Bồ Tát cầu pháp sẽ có người nói như vầy:
- Nếu ông có thể gieo mình vào trong hầm lửa bảy nhẫn, ta sẽ nói pháp cho ông nghe (nhà Châu ở Trung Hoa ngày xưa ấn định một Nhẫn bằng ba mét Tàu).
Bồ Tát vừa nghe lời nói ấy, hoan hỷ vô cùng, suy nghĩ như vầy: “Ta hôm nay vì cầu chánh pháp của Như Lai. Nếu cần phải sanh trong A Tỳ đại địa ngục, cùng các ác thú thọ vô lượng thống khổ, cũng phải vào để cầu pháp, huống chi chỉ vào trong hầm lửa nhỏ, sức nóng ở nhân gian chỉ chút ít mà được nghe pháp (vì lửa ở A Tỳ địa ngục rất nóng. Rắn như sắt đá, khi bỏ vào cũng phải tiêu ra tro bụi. Nên lửa ở nhân gian so với lửa ở địa ngục chẳng bằng một phần nhỏ). Lạ lùng thay! Quý hóa thay! Chánh pháp của Như Lai rất là dễ được! So với sự thọ vô lượng thống khổ ở địa ngục thì không bằng một phần. Chỉ vào trong hầm lửa ở nhân gian chịu nóng chút ít mà được nghe chánh pháp, là việc làm hoàn toàn không khó vậy. Cúi xin ngài nói pháp cho tôi nghe, tôi sẽ vâng lời, gieo mình vào hầm lửa”.
Cũng trong kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu có người nào vì tôi giảng một câu chánh pháp, khiến cho Bồ Tát hạnh của tôi nhờ đó mà được thanh tịnh thì dù phải gieo mình vào biển lửa lớn đầy cõi tam thiên đại thiên thế giới, tôi cũng nguyện từ cõi Phạm thiên gieo mình vào biển lửa ấy, cũng không cho là khó”.
Thế nên, người mới phát tâm xuất gia, nhất định phải nương theo một vị thiện tri thức tài đức kiêm toàn, để tu học chánh pháp của Như Lai, hầu có được sự nhận thức chín chắn về tất cả đạo lý làm thế nào để được thành Phật, cũng như về tất cả các phương pháp độ sanh. Vì tất cả những phương tiện có thể thành tựu được trên con đường giải thoát và tất cả những lợi lạc hiện tại cũng như nhiều kiếp lâu xa trong tương lai, chỉ có thể tìm được trong giáo lý Phật Đà, ngoài ra không tìm đâu có được.
Ở thế gian hiện tại này, duy chỉ có Đại Thánh Phật Đà mới có thể khai thị tất cả những yếu nghĩa của thủ xả hoàn toàn không sai lầm. Ngoài ra, không có bất cứ một vị giáo chủ nào khác có thể làm được.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu có Phật tử đã thọ Bồ Tát giới mà Phật tử ấy lại là Bồ Tát xuất gia. Vì mới xuất gia nên chưa được sự huân đào sâu rộng trong Phật pháp. Lẽ đương nhiên, đối với kinh luật chưa thông hiểu một cách chính xác”.
Nói một cách khác, người Phật tử mới xuất gia, chưa được thân cận nhiều với thiện tri thức, nên đối với giáo lý Đại Thừa cũng như Tiểu Thừa, cố nhiên chưa học tập được hoàn bị, ngay đến giáo pháp Bồ Tát của mình cần phải học cũng không rành rẽ. Như thế, Phật tử này tiến tu trong đại đạo Bồ Đề không tránh khỏi những tình trạng nguy hiểm. Vì giáo lý không thông sẽ dễ đi vào con đường sai lầm, khi xúc sự mà giới hạnh không biết thì rất dễ lạc vào đường tà.
Cho nên nếu tự nhận mình là vị Đại Thừa Bồ Tát thì cần phải học tập những phương pháp giáo hóa, khai thị chúng sanh của Đại Thừa, không nên tự cao, tự đại, cho mình là người hiểu biết cao thâm mà không có tâm cầu học Phật pháp. Trong kinh văn dầu nêu rõ rằng Bồ Tát xuất gia, nhưng Bồ Tát tại gia cũng bao gồm trong ấy. Vì Bồ Tát tại gia phải hướng về đại đạo Bồ Đề mà tiến lên. Nếu giáo lý không thông, giới hạnh không hiểu, cũng sẽ sanh nhiều nguy hiểm.
Do đó, dù là Bồ Tát xuất gia hay tại gia, đều phải lấy việc học chánh pháp Như Lai làm trọng. đối với việc cầu học chánh pháp phải tinh tấn, không nên xem thường.
Cho nên cổ đức dạy rằng: “Đem thân của vị quốc vương làm giường cho quỷ la sát, dùng thiên y làm pháp tòa cho thú dã can, khinh thường địa vị tôn quý của thiên vương, kính trọng quỷ thần là bậc cao quý v.v... những việc như trên đều vì tôn trọng chánh pháp trước tiên”.
Là một vị Bồ Tát nếu vì khinh người mà phải mất lợi ích nghe pháp thì sự tổn hại rất nặng nề. Như đỉnh đầu là nơi tôn quý của con người, nhưng khi vì muốn cầu pháp Đại Thừa của Như Lai, chỉ một bài kệ bốn câu mà phải đem đầu đội chân của súc sanh là vật tối ty tiện, cũng hoàn toàn không có niệm yêu tiếc. Đó là do lòng tôn trọng chánh pháp mà ra vậy.
Vì vậy, hành giả Bồ Tát chân chánh, có tâm ân cần khẩn thiết, ham mộ chánh pháp của Như Lai, tuyệt đối không được phân biệt, lựa chọn hình mạo tốt xấu, cùng chủng tánh tôn quý hay hạ tiện.
Ở trên nói dùng thiên y làm pháp tòa cho dã can, việc ấy trong kinh Vị Tằng Hữu mô tả như sau: Trên non Đồ Đà tại nước Tỳ Ma, một ngày nọ có chú dã can bị sư tử rượt bắt ăn thịt... Dã can sợ hãi chạy trốn, bất hạnh thay, bị sa xuống giếng sâu suốt ba ngày đêm, không cách nào lên được.
Tự biết mình không bao lâu sẽ chết, tâm dã can buồn khổ, bùi ngùi than rằng: - Trên thế gian này đều là vô thường, chính sanh mạng này cũng không lâu dài. Tại sao ta không cung cấp cho sư tử một bữa ăn no, lại đem thân mạng mong manh, bại hoại này vào trong giếng nước của người. Về phần sư tử đã nhọc công rượt mà không kịp. Phần mình cũng chỉ tổn hại mà thôi. Lúc sống đã nghèo cùng khốn khổ, không công cán gì với nhân gian. Khi chết rã mục như cỏ cây, không ích lợi gì cho nhân quần, lại còn làm ô nhiễm nước uống ăn của dân chúng, thật là tội lỗi biết bao! Hiện giờ đã biết sự lỗi lầm của mình, nhưng không phương cách chi để cứu vãn, chỉ còn hướng về chư Phật mười phương chí thành, khẩn thiết, cầu ai sám hối!
Dã can tự ca thán mấy lời trên, rồi lại phát nguyện rằng: “Nguyện chư Phật mười phương từ bi thương xót, phóng quang đến chiếu soi tâm con, khiến bao nhiêu ác nghiệp con đã gây tạo trong đời quá khứ, trong đời này, con nguyện trả cho sạch hết cả, không còn sót một mảy may. Con nguyện từ nay trở đi thường gặp bậc minh sư chỉ bảo, dẫn dắt cho con tu học Phật pháp, để cuối cùng được chứng đắc quả vô thượng Bồ Đề”...
Lúc ấy, Thiên Đế Thích nghe những pháp ngữ trên, liền cùng với tám vạn thiên chúng, đồng bay đến bên giếng nói với dã can rằng:
- Thiên chúng chúng tôi từ lâu ở chốn tối tăm, lâu lắm rồi không được nghe thánh giáo của Như Lai. Vừa rồi được nghe những pháp ngữ của ngài tuyên thuyết, khác nào như được uống nước Cam Lồ, cầu xin ngài nói lại lần nữa cho chúng tôi được nghe thì công đức ấy vô lượng vô biên.
Dã can đáp lại rằng:
- Quý vị muốn tôi giảng nói Phật pháp, điều ấy không thành vấn đề. Nhưng Pháp Sư thuyết pháp ở dưới, còn người nghe pháp ở trên cao thì với việc nghe pháp, quý vị trong tâm không có một điểm cung kính, thì làm sao có thể nghe được chánh pháp của Như Lai?
Trời Đế Thích vừa nghe xong liền đưa dã can lên khỏi giếng. Đoạn dùng thiên y của mình cùng tám vạn thiên chúng làm pháp tòa, thỉnh dã can ngồi, rồi mới đối trước dã can chí thành cầu xin sám hối nghe pháp. Chỉ có hết lòng ân cần cung kính như vậy mới có thể chân chánh được nghe Phật pháp.
Nếu như không thực hành như vậy, mà tự ỷ mình là trí thức thông minh, không chịu nhất tâm thỉnh cầu chánh pháp, là điều tuyệt đối sai lầm. Là Phật tử đáng lý phải chuyên cần học tập chánh pháp Đại Thừa. Nếu hoàn toàn chưa được thấy nghe giáo lý Đại Thừa thì phải sanh tâm hổ thẹn, đã không ý thức được như vậy, sao trở lại sanh tâm kiêu mạn?
Nhưng người đời thì ngược lại, vì chưa thâm nhập Phật pháp sâu xa, vì chưa được chánh giải do được nghe pháp Đại Thừa, nên dễ sanh tâm kiêu mạn. Tự cho trên xã hội này mình là một người hiểu cao không thể tưởng tượng, cho rằng mình đã học qua tất cả các học thuyết trên đời. Với những kiến thức học vấn thông thường, ta đây đều có thể thông đạt, Phật pháp có gì khó mà phải học tập? Lại cần phải thỉnh giáo nơi người để làm gì?
Trong tâm đã sanh những động niệm cao ngạo như thế nên mới cho mình là người trí thức, thông minh, mà khinh thường pháp Đại Thừa thâm diệu của Như Lai, không chịu tiếp thọ. Do tâm kiêu căng, ngạo mạn nên không hết lòng kính trọng người. Do ỷ mình là người trí thức thông minh, nên không có ý nguyện cầu học chánh pháp của Như Lai cho được lợi ích.
Hoặc có người ỷ địa vị mình cao quý, nếu không phải là viên chức cao cấp quan trọng của quốc gia thì cũng là một bậc hào thế trong xã hội, hay thuộc về giai cấp lãnh đạo tối cao trong nước. Khi đã có tâm tự ỷ như vậy, thì thấy mình cao hơn người mấy bậc, mặc dầu mọi cái mình cũng đều không hiểu biết cho lắm. Nhưng vì ở hoàn cảnh thù thắng, được ở địa vị cao, muốn giữ thể diện cá nhân và nhất là bị con ma “tôn vinh” sai sử, núi ngã mạn cao chọc trời nên không thèm cầu học với người thông hiểu Phật pháp. Cho rằng thỉnh cầu Phật pháp với một vị Hòa Thượng thông thường hay với một vị cư sĩ tầm thường thì thật là một sự mất sĩ diện vô cùng.
Trường hợp này ở thế gian có thể nói là rất nhiều. Nhiều nơi thường có những người có địa vị, rất muốn biết chút ít về Phật pháp, nhưng lại không muốn thỉnh cầu các vị xuất gia khai thị. Vì họ cho rằng nếu làm như vậy sẽ tổn thương đến địa vị hiện tại của cá nhân mình, nên thà chịu dốt Phật pháp còn hơn. Như thế là tạo chướng ngại đối với Phật pháp cho chính mình.
Phật pháp là pháp thậm thâm vi diệu, trăm kiếp ngàn đời thật khó gặp. Nay đã gặp được mà lại bỏ qua, thật là ngu xuẩn biết chừng nào! Đáng thương biết bao! Nên biết rằng Phật pháp là Phật pháp, địa vị là địa vị, không nên vì địa vịa mà xa lìa Phật pháp.
Hơn nữa, nếu bạn chân thành cầu học Phật pháp, chẳng những địa vị cao quý của bạn không hề bị tổn thương; trái lại, còn giúp cho sự tăng gia tính chất cao thượng ở địa vị của bạn.
Hoặc có người tự ỷ mình cao kỳ túc (bản Việt văn dịch là “lớn tuổi”), đối với Phật tử tại gia tự cho mình là bậc kỳ niên tôn túc, còn đối với Phật tử xuất gia thì tự cho mình là Tăng lạp hơn người.
Nên Trung Hoa xưa có câu: “Hữu trí bất tại niên cao, vô trí không tưởng bách tuế” (có trí không cần lớn tuổi. Không trí, dù có trăm tuổi, chỉ là người già suông mà thôi).
Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Khôn thì khôn thuở lên ba, dại thì già đầu cũng dại”.
Trong Phật pháp, có một vị thượng tọa gọi là trí huệ thượng tọa, tức là vị có trí thức, có học vấn, hay có một kiến giải tương đương, một sự nhận thức chu đáo đối với Phật pháp. Điều ấy không luận lớn tuổi hay nhỏ tuổi.
Dù niên kỷ của bạn già đến bực nào, nếu bạn không có sự nhận thức chính xác đối với Phật pháp, thì phải ân cần cầu thỉnh sự chỉ giáo của người thông hiểu Phật pháp. Nếu bạn ỷ mình già hoặc đứng tuổi, nhưng vô dụng, thì xin nói một cách thẳng thắn không nhân nhượng là: Nếu bạn là người mà vấn đề gì cũng hoàn toàn không biết thì chỉ là già suông mà thôi. Tuy nhiên, trong Phật pháp điều này không có nghĩa là không kính trọng bậc cao niên, trưởng thượng.
Nên trong giới luật, Đức Phật đặc biệt dạy: “Tôn thượng tọa”, là đối với bực thượng tọa phải hết lòng cung kính. Ở đây, chỉ nói trường hợp những người lớn tuổi, tự mình đã không hiểu Phật pháp, mà không chịu thỉnh cầu Phật pháp. Tức là vì tuổi già mà sinh tâm kiêu mạn, đối với những vị sơ tâm, nhưng thông đạt Phật pháp, thì coi không ra gì. Đây là điều sai lầm và không nên làm.
Hoặc ỷ mình thuộc dòng dõi sang trọng, con nhà quyền quý, nghĩa là ỷ mình chủng tánh cao thượng, gia tộc cao sang. Đây chỉ dòng dõi Sát Đế Lợi và Bà La Môn ở Ấn Độ thời xưa. Còn ở Trung Hoa và các quốc gia khác ở Á Đông, thì chỉ những nhà nhiều đời làm quan, gia đình cao sang, tài bảo vô lượng, đương thời được suy tôn là vọng tộc. Muốn cho những người ấy cầu học Phật pháp với những người trong chủng tộc Tỳ Xá (buôn bán), hoặc Thủ Đà La (làm ruộng) thì thật là khó khăn muôn vàn.
Vì chủng tộc Bà La Môn và Sát Đế Lợi xem chủng tộc Thủ Đà La là một chủng tộc vô cùng hạ tiện, không thể đụng đến. Nên khi họ đi đường, nếu chân họ đạp phải bóng của người thuộc chủng tộc Thủ Đà La thì họ cho là việc không lành.
Vì thế, muốn chủng tộc Bà La Môn và Sát Đế Lợi mọp đầu lễ bái với người thuộc chủng tộc Thủ Đà La để cầu học Phật pháp là một việc không thể được. Đó là nói về bốn giai cấp ở Ấn Độ ngày xưa. Còn ở Trung Hoa thì hàng cao môn vọng tộc, không bao giờ có ý muốn qua lại với những người trong cảnh nhà tranh, vách lá. Nên không bao giờ họ cầu học Phật pháp với những người nghèo khổ ấy.
Hoặc có người tự ỷ mình học rộng. Nghĩa là tự nhận mình học vấn uyên thâm, bất cứ môn học nào trên thế gian đều đã tham khảo một cách sâu sắc. Mọi lãnh vực khoa học, triết học, y học, sinh lý học, tâm lý học, luận lý học, động vật học, thực vật học, cơ giới học, pháp luật học, chính trị học, tôn giáo học v.v... không một thứ nào mà họ chẳng tinh thông.
Nếu người ấy là một hành giả trong Phật pháp, nhất là Phật pháp Tiểu Thừa thì cũng sẽ tự ỷ mình đã có sự hiểu biết đầy đủ trong Phật pháp. Người tự ỷ học vấn thế gian có thừa, thậm chí đối với những chỗ sai lầm của ngoại điển có thể biện biệt rõ ràng, đối với Phật pháp Tiểu Thừa và ngoại điển đều thông đạt như vậy, muốn cho người ấy học tập Phật pháp Đại Thừa, thật là một chuyện không dễ dàng.
Vì thế người có trình độ học thức cao, hiểu biết rộng, đại đa số đều tự xem mình rất cao. Dù có những chỗ chính mình không hiểu rõ, cũng không bao giờ chịu thỉnh giáo với người khác.
Hoặc có người tự ỷ mình có đủ phước to, nghĩa là tự nhận phước đức của mình rộng lớn phi thường, hoặc ỷ mình ở trên thế gian này đã từng làm phước hạnh rất lớn, giúp đỡ rất nhiều người, biết bao người đã được sự lợi ích do mình, nên khi đi đến nơi nào đều có vô số người hoan nghinh tiếp rước.
Hoặc có người tự nghĩ: Phước đức của ta đã lớn dường ấy thì cần phải cầu học Phật pháp để làm chi? Ta ở trên thế gian hiện thực này một đời hưởng thọ không hết, cần chi phải cực khổ đi cầu học Phật pháp?
Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: “Phú quý học đạo nan” chính là ý ấy. Vì thế, ở các nơi việc tu học Phật pháp, nhất là việc nghe kinh pháp dùng không phải là không có những vị Phật tử phước to, tiền của nhiều, nhưng có thể nói là rất ít! Vì có thể nói tâm lý của đại đa số những người bình thường đều giống nhau.
Trên thế gian này có những người ỷ mình phước to mà sanh tâm kiêu mạn là đa số. Họ không biết rằng phước đức là điều không thể tựa nương. Vì khi đã hưởng hết phước báo rồi, họ mới biết thế gian này toàn là đau khổ!
Nên học được Phật pháp thì thành một hột giống đạo pháp, vĩnh viễn nương nhờ nơi đó, tương lai sẽ được giải thoát cho đến lúc thành Phật. Thế mà không chịu đi học Phật pháp, thật là một việc đáng tiếc biết chừng nào!!!
Hoặc có người tự ỷ mình giàu lớn, đồ thất bảo rất nhiều. Con người sống trên thế gian, nếu nhìn theo góc độ thế gian, thì sang giàu có nhiều thất bảo và các tài vật, đương nhiên là một điều thật lý tưởng. Vì muốn gì được nấy. Nhưng đứng về quan điểm của Phật pháp, thì giàu có lớn không phải là lý tưởng, vì không thể nương vào tài bảo là của năm nhà. Hôm nay nó là tài vật của bạn, ngày mai có thể trở thành của người.
Nhìn vào thế gian này, người giàu lớn thì tiền bạc, của cải rất nhiều, nhưng chỉ trong một đêm có thể trở thành kẻ rất nghèo cùng. Đây là sự thật rất thường thấy, không phải bịa đặt, cũng không phải là ít có.
Do đó, thử hỏi rằng tài bảo có gì vững chắc để tựa nương? Nếu bạn biết mình là người giàu có, của cải nhiều, nhờ đó không bị khó khăn về cuộc sống, vậy hãy nương theo duyên tốt ấy mà chuyên tâm tu học Phật pháp. Đấy mới là con đường chánh đáng cần phải đi của kiếp người. Nhưng rất đáng tiếc cho thế nhân, không hiểu được điều ấy, họ thường thấy mình giàu lớn, của tiền vô lượng rồi sanh tâm kiêu mạn, để đến nỗi mất hẳn cơ hội tích tụ Thất Thánh Tài trong Phật pháp. Thật là một sự việc rất đáng tiếc!
Như trên đã nói, về việc tự ỷ có bảy loại là:
1. Trí thức thông minh.
2. Cao quý.
3. Lớn tuổi.
4. Giàu sang, con nhà quyền quý.
5. Học rộng.
6. Phước to.
7. Giàu lớn.
Bảy loại này là điều quý trọng thông thường của người thế gian. Trái lại, đối với Phật pháp, các thứ ấy hoàn toàn không quan trọng, vì đi ngược đường với việc tu trì trong Phật pháp. Do đó, muốn đi trên con đường Phật pháp thì đối với những thứ ấy, không nên có tâm tự ỷ. Nếu có chỗ tự ỷ thì không thể nào đúng theo pháp tiến bước trên con đường rộng lớn và quang minh của Phật pháp.
Thông thường, các hành giả sơ phát tâm tu học Phật pháp không nhận rõ bảy loại trên là nhân duyên chướng đạo, mà trái lại, đối với các điều thù thắng ấy lại sanh tâm kiêu mạn hết sức.
Do tâm kiêu mạn này xúi giục bên trong, nên không chịu học hỏi kinh luật với các Pháp Sư học đạo trước mình. Như thế, đối với Phật pháp mà mình phải phụng hành là một sự tổn thất rất lớn. Nên biết các Pháp Sư học đạo trước mình thông đạt được các kinh luật không phải là một việc dễ dàng mà phải trải qua thời gian trường kỳ mới tu tập được. Nếu chúng ta theo các ngài học tập, sẽ được kết quả gấp bội, điều đó giúp chúng ta tiến rất nhanh trong Phật pháp.
Nếu tự ỷ những chỗ đắc thắng của mình để núi ngã mạn cao chọc trời thành ra không chịu thỉnh cầu những điều lợi ích trong Phật pháp nơi những bậc thông kinh luật. Đó là tự mình làm trở ngại bước tiến của mình. Vì một tấc bước không dời thì vĩnh viễn không thể thâu hoạch được lợi ích vĩ đại trong Phật pháp. Như thế không phải là tự mình chuốc lấy tổn thất là gì?
Hai chữ “kiêu mạn” thông thường đi chung với nhau, nhưng thật ra nghĩa của chúng khác biệt nhau. Trong Duy Thức Học giải thích:
- Chữ Mạn là một thứ Căn Bổn Phiền Não.
- Chữ Kiêu là một thứ trong Tiểu Tùy Phiền Não.
Người kiêu căng vì đối với học vấn, đức hạnh, địa vị, tài sản v.v... của mình sanh tâm nhiễm trước quá sâu. Do đó, khi ở trước mặt người khác thường tỏ thái độ huênh hoang, ngạo nghễ. Đây là tự thể của Kiêu phiền não. Chính niệm say sưa trong kiêu căng này không làm phát sanh tâm ý hướng thượng, tiến thủ, mà làm nhiễm ô các thiện pháp. Đây là nghiệp dụng của kiêu phiền não. Một khi đã có tâm lý như vậy thì gây bất lợi cho mình về mọi phương diện.
Người ta sở dĩ sanh tâm kiêu mạn là do cảm thấy mình so với người khác, điều gì cũng cao hơn một bậc. Vì thế sanh khởi tâm khinh khi, ngạo mạn đối với mọi người, xem dưới mắt không còn ai. Đây là thể tánh của mạn phiền não.
Do tâm lý ngạo mạn, những người này tự làm tổn hại đức khiêm cung, hòa nhã của mình, do đó mà bị trầm luân trong bể khổ sanh tử, không có kỳ hạn được thoát khỏi. Họ luôn bị sự tập tích của các khổ não. Đây là nghiệp dụng của mạn phiền não.
Khi núi ngã mạn cao ngất trong nội tâm thì làm sao có thể thâu hoạch, được lợi ích trong Phật pháp?
Vì thế Phật tử theo học đạo, vấn đề cầu pháp là điều tối trọng yếu. Vì vậy, đối với những bậc thiện tri thức có khả năng khai thị chánh pháp, cần phải có tâm cung kính, tôn trọng tuyệt đối, không nên có chút tâm niệm kiêu căng, ngạo mạn.
Nên biết rằng Bồ Tát sơ phát tâm sở dĩ không bị đọa vào ác thú hoàn toàn do sự hộ trì của thiện tri thức; được thoát ly cảnh thế gian ác trược này nhờ sự dạy bảo, dẫn dắt của bậc thiện tri thức; phiền não nghiệp chướng được tiêu trừ, ra khỏi biển khổ sanh tử, đạt đến cảnh giới Niết Bàn an lạc cũng là nhờ nương theo giác đạo của thiện tri thức. Thiện tri thức quan hệ đến tiền đồ của hành giả rất lớn lao, có thể thấy rõ ở nơi đây.
Trong kinh Đại Thừa Tứ Pháp nói: “Làm một vị tỳ kheo xuất gia, suốt đời không nên xa lìa thiện tri thức. Dù gặp những nhân duyên tán thân mất mạng cũng quyết không xa lìa thiện tri thức mà đi”.
Vấn đề chính là muốn cho quý vị thân cận thiện tri thức. Nhưng nhìn vào hàng Phật tử xuất gia ngày nay, chẳng những họ không thể thực hành được điều ấy, mà còn cho việc ấy là thừa, thậm chí còn tự cho mình cao hơn thiện tri thức rất nhiều. Đã không xem trọng thiện tri thức thì làm sao Phật pháp xương thạnh được?!
Nên biết làm một vị thiện tri thức chân chánh, không phải là một việc dễ dàng. Cổ đức dạy: “Nói đến thiện tri thức là chỉ cho người thông suốt Tam Tạng thánh giáo, tỏ ngộ tam tông, biết chân, rõ vọng, biết căn bệnh, biết phương thuốc điều trị các thứ bệnh căn thuộc thân tâm của chúng sanh”.
Gặp được thiện tri thức khó khăn dường ấy, làm sao có thể tự ỷ vào mình những điều đắc thắng của mình mà sanh tâm kiêu mạn, không chịu thân cận cầu học Phật pháp? Với những kiến thức học vấn thông thường của thế gian, còn phải dùng nhiều phương pháp và tận tâm cầu học, huống chi hành giả xuất tục, không xem việc cầu lấy huệ nghiệp làm chánh vụ ư? Hơn nữa, hành giả Bồ Tát ở trong ba a tăng kỳ kiếp cần cầu học Phật pháp, không chểnh mảng dù một tấc bóng quang âm, mới được phước huệ trang nghiêm viên mãn, làm sao có thể vừa mới phát tâm học Phật lại liền khởi tâm kiêu căng, ngạo mạn, không chịu học hỏi kinh luật với vị Pháp Sư học đạo trước mình? Nghĩa lý kinh luật đã không biết thì lấy gì để tu Bồ Tát hạnh? Vì thế, người Phật tử tu học Phật pháp mà có tâm tự ỷ là tuyệt đối không được.
Tự cho bản thân mình có những đặc thắng thì người bị xem rẻ và coi không ra gì kia dĩ nhiên không bằng mình. Trong kinh văn dùng cụm từ “vị pháp sư ấy” là chỉ cho người bị xem thường ở đây. Tại sao lại xem thường vị pháp sư ấy?
Có bảy nguyên nhân xem thường Pháp Sư:
- Vị Pháp Sư là người thuộc dòng dõi bần cùng, không sánh được với mình là kẻ thuộc dòng dõi sang trọng. Chẳng hạn ở Ấn Độ, giai cấp bần cùng thấp kém là Tỳ Xá và Thủ Đà La, còn ở Trung Hoa chỉ cho người thuộc giai cấp hạ tiện, nghèo nàn. Những giai cấp này thường làm tôi tớ cho người trong xã hội bất bình đẳng ngày xưa, nên họ không được xem trọng.
- Pháp Sư là người tuổi trẻ, không sánh bằng mình là người đã có tuổi. Trong lãnh vực thế tục, đó là những người tuổi tác thuộc vào hàng vị thành niên. Nếu thuộc vào lãnh vực xuất gia thì lại là những người tăng lạp chưa đầy đủ. Vì quan niệm này chỉ căn cứ vào tuổi tác chứ không căn cứ vào đức hạnh và học thức, cho nên những người tuổi trẻ khó được sự tín nhiệm của mọi người. Thế gian thường nói những người này “miệng còn hôi sữa”. Theo Phật giáo thì có số người cho rằng: “Hòa Thượng thì phải già mới quý”, đều là ý xem thường người tuổi trẻ.
- Pháp Sư là người con nhà hạ tiện, không sánh bằng mình là con nhà quyền quý. Dùng từ “hạ tiện” là chỉ những người bề thế của gia đình không thuộc vào hàng vinh hiển. Ở Trung Hoa ngày xưa, việc cưới gả phải chọn “môn đăng hộ đối”. Nếu gia thế không tương xứng thì không thể kết sui gia với nhau được. Những người xuất thân nơi cao môn, dĩ nhiên xem những người xuất thân từ nơi hạ tiện không ra gì.
- Pháp Sư là người nghèo nàn, không bằng mình là người giàu có. Nói nghèo nàn là nói đến đời sống chẳng những khó khăn về mặt tiền bạc, mà ngay cả tài sản, của cải như nhà cửa, đồ đạc cũng không có chi. Trên đời này, giàu mà biết trọng lễ nghĩa thì rất hiếm, còn giàu mà kiêu ngạo thì rất nhiều. Vì thế thông thường, người giàu rất khinh rẻ kẻ nghèo.
- Pháp Sư là người thuộc giai cấp hèn hạ, không bằng mình là người thuộc giai cấp cao quý. Trong xã hội, những người không có địa vị nào, tất nhiên sẽ bị người có địa vị cao khinh rẻ và không màng ngó đến.
- Pháp Sư là người tật nguyền, không bằng mình là người lành lặn, trí thức thông minh. Người tật nguyền thông thường là những kẻ tai, mắt, mũi, thân thể không được nguyên vẹn đầy đủ. Nhưng ở đây còn có nghĩa là người phong cách thô sơ, thân hình xấu xí nên mới bị người trí thức thông minh khinh rẻ, không muốn gần gũi.
Pháp Sư đối với sáu điều kẻ trên, dù có chỗ không bằng người, nhưng thực sự có đức hạnh cao siêu. Tất cả những kinh luật thảy đều thông hiểu. Nói một cách khác là vị Pháp Sư này đức trí kiêm toàn, giải hạnh đầy đủ. Chúng ta cần phải thân cận với các ngài để học tập Phật pháp, không nên vì một khía cạnh nào không bằng mình mà đối với Pháp Sư sanh tâm khinh mạn. Ví như cây đuốc dù là một vật rất xấu, nhưng nó có công dụng phát ra ánh sáng, có thể soi sáng những con đường của những ai cần đi. Hoặc có thể dùng nó soi vào trong ngôi nhà tăm tối, bị đóng cửa đã nhiều năm, khiến ngôi nhà được sáng sủa trở lại. Như vậy thì đâu nên vì hình dáng xấu xí mà bỏ đi sự quang minh của cây đuốc. Cũng thế, phong mạo của vị Pháp Sư dù không đẹp đẽ, nhưng Ngài là người tinh thông Phật pháp. Ngài chỉ cần thốt ra những lời mầu nhiệm liền có thể mang lại lợi ích cho nhiều người. Thế thì không nên vì phong mạo của Pháp Sư không đẹp hoặc giai cấp thấp hèn v.v... mà xa lìa người, không chịu theo học hỏi Phật pháp.
Bồ Tát sơ phát tâm cần phải lấy chánh pháp làm điều trọng yếu, chưa hiểu cần phải học cho hiểu, tuyệt đối không nên vì nơi hình thức con người mà bỏ mất sự lợi ích được nghe pháp Đại Thừa.
Những hành giả mới xuất gia ly tục, vì kiến giải chưa rộng, học thức chưa được uyên thâm, cần phải đặc biệt chú ý điều này. Nếu tự ỷ mình là người trí thức thông minh, không biết rằng Thế Trí Biện Thông là thứ tri kiến năng sở thuộc về Tục Đế. Đó là một thứ đại chướng ngại cho chánh tri, chánh kiến của pháp xuất thế. Vì lý do đó, hàng Phật tử muốn học hỏi chánh pháp của Như Lai, phải có tâm cung kính chánh pháp, không nên lưu tâm vào tuổi tác của Pháp Sư già hay trẻ, cũng không nên xem giai cấp của người thuộc về hạng cao sang hay hạ tiện. Điều cần yếu là vị Pháp Sư ấy có khả năng truyền trao Phật pháp cho chúng ta hay không. Như vậy thì già hay trẻ đều tốt, sang hèn không thành vấn đề. Chúng ta đều phải hết lòng cung kính vị Pháp Sư ấy như thiên chúng phụng thờ vị Đế Thích.
Nên biết rằng: Chúng ta quý trọng vị Pháp Sư chính là ở nơi chỗ thông đạt chánh pháp Phật pháp chứ chẳng phải ở nơi hình thể hay những điều kiện xã hội bên ngoài. Cho nên mặc dù vị Pháp Sư thuộc về hàng hạ tiện thế nào, hoặc bị khiếm khuyết một điểm nào trong bảy thứ kể trên, chúng ta cũng phải tha thiết thỉnh cầu Pháp Sư vì đại chúng thuyết pháp.
Hàng tân học Bồ Tát vì cần chánh pháp Đại Thừa để trợ giúp cho hạnh “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”, thì không được nhìn vào thân thể của vị Pháp Sư mà chê bai và không chịu đến học hỏi Đệ Nhất Nghĩa Đế (dịch là “đạo lý Đại Thừa”). Phật tử nếu như vậy thì phạm khinh cấu tội.
Kinh văn nói: “Hàng tân học Bồ Tát", dĩ nhiên muốn nhấn mạnh là người chưa hiểu Phật pháp. Hàng tân học Phật tử đối với Phật pháp nếu đã không hiểu một điều gì hết, đương nhiên cần phải học tập.
Trong quá trình cầu học Phật pháp, nếu muốn lãnh hội Phật pháp một cách chân chính, điều tối cần là phải bỏ hẳn tâm kiêu mạn. Vì Phật pháp là quy củ tốt đẹp để tiến đạo, cũng là quy mô sáng sủa chứng nhập tánh vị. Nên bất luận là giai cấp của Pháp Sư ty tiện, hạ liệt đến mức nào, hình dung của Pháp Sư không đẹp đẽ thế nào, nếu quý ngài có thể vì chúng ta tuyên thuyết nghĩa lý thâm diệu của Phật pháp và giải quyết mọi mối nghi hoặc trong nội tâm của chúng ta, khiến chúng ta được sự lợi ích thiết thực trong Phật pháp, thì chúng ta cần phải cung kính tôn trọng các ngài như cung kính tôn trọng Đức Phật. Ngay đến việc bản thân Pháp Sư xấu hay đẹp, sự việc ấy không quan hệ gì với chúng ta, như vậy chúng ta để ý và câu chấp vấn đề ấy để làm gì?
Kinh văn nói “Đệ Nhất Nghĩa Đế” có vài lối giải thích khác nhau:
- Tức chỉ cho pháp thù thắng vô thượng Bồ Đề.
- Danh từ dùng để đối lập với Thế Tục Đế.
- Tiếng xưng tụng, mỹ tán, vì không có một pháp nào hơn Đệ Nhất Đế này.
Như vậy chúng ta cần phải học hỏi nơi Pháp Sư. Nếu như không học hỏi nơi Pháp Sư thì sự tổn thất ấy chính ở nơi mình, còn đối với vị Pháp Sư, ngài không có điều gì bị tổn thất cả!
Nên biết Phật tử học giáo pháp Đại Thừa cần phải lấy việc cầu pháp làm điều trọng yếu. Tất cả các thời tu phải nên cầu thỉnh chánh pháp, không được ôm ấp bất cứ tâm kiêu mạn nào về việc so sánh cao quý hay hạ tiện. Tâm kiêu mạn, bất cứ nhằm phương diện nào mà nói, đều là một thứ tâm lý không tốt. Đặc biệt đối với phương diện cầu học chánh pháp thì trong tâm càng không được tự ỷ, rồi sanh tâm kiêu mạn.
Nếu như bạn có tâm kiêu mạn, không đi cầu học chánh pháp, thì sẽ bị mất hẳn hạt giống chánh pháp trong hiện đời. Do đó, tương lai đời đời, kiếp kiếp sẽ bị quả báo ngu si, đần độn, hạ liệt, xấu xa. Nếu như bạn kính trọng pháp, và cầu pháp không hề sanh tâm kiêu mạn, thì trí huệ của bạn mỗi ngày được khai tỏ, tâm Bồ Đề của bạn mỗi ngày được tăng trưởng. Cuối cùng bạn vẫn chứng đắc quả vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Vì thế, Phật tử đối với chánh pháp, nếu chưa nghe thì phải cầu để được nghe, chưa hiểu phải học cho để hiểu. Đây là tinh thần cần phải có của hàng tân học Bồ Tát mới xuất gia.
Trong kinh Địa Trì dạy: “Bồ Tát mới phát tâm, lúc ở trước mặt thiện tri thức nghe học kinh pháp, đối với vị Pháp Sư có năm phương diện không nên nhớ nghĩ đến, mà cần phải giữ tâm thanh tịnh chuyên nhất, cung kính nghe pháp. Năm phương diện ấy như sau:
- Không nghĩ tưởng phá giới. Nghĩa là trong tâm không được nghĩ và ngoài miệng không được nói như vầy: vị Pháp Sư này là một người hủy phạm luật nghi. Bản thân của người không được kiện toàn, ta không nên theo vị pháp sư này để nghe và học kinh pháp.
- Không nghĩ tưởng hạ tánh. Nghĩa là trong tâm không được nghĩ và ngoài miệng không được nói như vầy: Pháp Sư kia là một người thuộc chủng tánh hạ liệt, còn ta từ trong chủng tánh cao quý xuất thân. Như vậy thỉ không thể theo vị Pháp Sư này học kinh pháp.
- Không nghĩ tưởng xấu xa. Nghĩa là trong tâm không được nghĩ và ngoài miệng không được nói như vầy: Pháp Sư kia là một người diện mạo xấu xí, ta đây là người tướng mạo đường đường thì đâu thể nào theo một người có diện mạo như thế để nghe học kinh pháp.
- Không nghĩ tưởng hoại vị (vị là ý vị của lời nói, hoại là làm hư hỏng, ý muốn nói sự nói năng không đúng âm vận). Nghĩa là trong tâm không được nghĩ, ngoài miệng không được nói như vầy: Pháp Sư kia là một người nói năng lời lẽ không đúng với âm vận. Ta không thể nào nghe học kinh pháp nơi người ấy. Nên biết rằng: nghe học kinh pháp của Phật chỉ cần y nơi nghĩa lý, không cần căn cứ vào ý vị lời nói.
- Không nghĩ tưởng hoại mỹ ngữ (mỹ ngữ là lời nói văn vẻ, hoa mỹ. Hoại mỹ ngữ là lời nói thô tháo, không văn vẻ). Nghĩa là trong tâm đừng nghĩ và ngoài miệng không được nói như vầy: Pháp Sư này là người nói năng thô lỗ, lời nói làm cho người khi nghe phải bị chát chúa nơi tai, ta đâu có thể học và nghe kinh pháp với người ấy.
Với năm phương diện vừa kể trên, người Phật tử nghe học kinh pháp nếu như có thể đừng lưu tâm nghĩ nhớ đến, nhất là đối với vị Pháp Sư không sanh tâm giận ghét, thì mới đúng là một Phật tử chân chính, siêng năng cầu học Phật pháp. Trái lại, nếu như hàng hạ căn Bồ Tát không biết tự phản tỉnh những điều lỗi lầm của mình, chỉ chuyên dòm ngó điều sai lầm của người khác; do vậy sẽ sanh tâm thối chuyển, không ưa nghe chánh pháp của Như Lai. Vì vậy, chẳng những trí huệ bị sút giảm mà với hạnh tự độ cũng không thành, huống gì là hạnh lợi tha. Đấy là hàng hạ căn Bồ Tát.
Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương có trích dẫn một câu chuyện cầu pháp mà không cần lưu ý đến khuyết điểm của người như sau:
“Bấy giờ, ngài Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Con hôm nay có tâm rất muốn được học pháp Lục Tự Đại Minh Đà Ra Ni, không biết ở nơi nào có Pháp Sư chỉ dạy, xin Thế Tôn từ mẫn chỉ cho con.
Đức Phật dạy:
- Này Trừ Cái Chướng Bồ Tát! Ở tại thành lớn nước Ba La Nại có vị Pháp Sư thường chuyên tâm thọ trì, đọc tụng Lục Tự Đại Minh Đà La Ni. Vị Pháp Sư ấy là người rất khó gặp. Ta nói trước, khi ông trông thấy vị Pháp Sư ấy, cần phải có ý nghĩ cũng như được thấy Như Lai. Thậm chí ông không được có niệm khinh mạn, nghi ngờ. Nếu có tâm niệm ấy thì địa vị Bồ Tát của ông sẽ bị thối thất. Và do đó, sẽ bị trầm luân trong sanh tử. Bởi vì vị Pháp Sư ấy giới hạnh không vẹn toàn, lại có vợ con, trên thân thường tiểu tiện làm cho cà sa bị dơ bẩn, không có oai nghi”.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy người Phật tử có tâm chân thật cầu chánh pháp, bất luận người truyền pháp như thế nào, chỉ cần người ấy thông hiểu Phật pháp, có thể đem lại sự lợi ích về việc nghe pháp cho mình, đều không nên có tâm tự ỷ thấy được lỗi người mà sanh tâm kiêu mạn, giải đãi. Giới này ở Đại Thừa và Tiểu Thừa không hoàn toàn giống nhau.
Học giả Tiểu Thừa đối với trường hợp trên nên thỉnh Pháp Sư thuyết pháp mà sanh tâm kiêui mạn, không thỉnh cầu Pháp Sư thuyết pháp, việc ấy đương nhiên là trái phạm. Đến như đối với các phương diện khác chủ yếu là không được có tâm kiêu mạn, nhưng hoàn toàn không nhất định bắt buộc tất cả đều phải thỉnh Pháp Sư thuyết pháp. Đây là điều khác biệt quan trọng giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa.
Riêng với các hành giả Đại Thừa, ngoại trừ tất cả thời phải thỉnh Pháp Sư thuyết pháp ra, cũng không được sanh tâm kiêu mạn.
Nên kinh dạy: “Mạn như cao sơn, pháp thủy bất trụ” (tâm ngã mạn như núi cao nên nước pháp của Như Lai không thể nào trụ lại được). Nếu như sanh tâm kiêu mạn, đã mất sự lợi ích của việc tuyên dương chánh pháp giáo hóa quần sanh, lại còn trái với tư cách của người Phật tử ham học Phật pháp. Nơi đây có thể thấy sự tổn hại của tâm kiêu mạn vô cùng to lớn đối với chúng ta, nên phải luôn khống chế nó một cách nghiêm nhặt.
Chú thích:
(1) Căn bổn phiền não: Theo trong luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn của Duy Thức học, thì phiền não chia làm hai loại:
* Căn bổn phiền não: còn gọi là “bổn hoặc”, cũng gọi là “bổn phiền não”. Căn bổn phiền não thuộc về ngôi thứ tư trong sáu ngôi tâm sở của Duy Thức học, gọi là “phiền não tâm sở”. Theo Duy Thức Tam Tự Kinh có dùng một bài kệ thuyết minh như sau:
Căn bổn hoặc,
Lục khả biện.
Tham, sân, si,
Mạn, nghi, kiến.
Bài kệ trên nêu tên sáu thứ phiền não thuộc về Căn Bổn phiền não. Sau đây xin lược giải thích từng loại:
Tại vì sao sáu thứ căn bổn này mệnh danh là phiền não?
Vì sáu thứ phiền não tâm sở này có khả năng làm cho người phiền táo, nhiễu não (nóng nảy, bứt rứt), lại còn gọi là Hoặc. Bởi vì sáu thứ này làm cho chúng sanh mê hoặc, tạo ra ác nghiệp.
Nhưng tại sao sáu thứ này lại gọi là “căn bổn”?
Vì nó là cội gốc sanh ra các phiền não khác. Lược giải sáu thứ phiền não như sau:
- Tham: đối với tài, pháp sanh tâm tham đắm, không chịu xả thí. Nên gọi là tham tâm sở.
- Sân: gặp hoàn cảnh bức ngặt, trái nghịch thì khởi tâm sân hận, nên gọi là sân tâm sở.
- Si: đối với sự cũng như lý không thể hiểu minh bạch nên gọi là si tâm sở.
- Mạn: tự ỷ mình học vấn, tài năng, đức hạnh hơn người mà sanh tâm xem rẻ, khinh khi người khác, nên gọi là Mạn tâm sở.
- Nghi: đối với những sự lý không thể quyết định dứt khoát, luôn luôn có tâm do dự, nên gọi là nghi tâm sở.
- Kiến: gọi đủ là Ác Kiến. Là đối với chân lý xác thực, đúng đắn mà cứ đi so đo tìm xét một cách điên đảo, rất chướng ngại cho tri kiến thuộc về thiện pháp, nên gọi là ác kiến tâm sở.
* Tùy phiền não: Còn gọi là Tùy Hoặc. Trong Câu Xá Luận thuyết giảng là có hai nghĩa:
- Nhất thiết phiền não: Bởi vì tất cả phiền não đều phát xuất từ nơi tâm, tạo ra những tâm trạng phiền táo, não loạn, tức là làm cho thân tâm nóng nảy, bực bội, loạn động không yên.
- Đối lại sáu thứ căn bổn phiền não: những phiền não khác gọi là tùy phiền não. Đối lập với căn bổn phiền não là chi mạt phiền não. Tùy phiền não gồm hai mươi loại, hai mươi loại này phân ra làm ba loại nhỏ: tiểu, trung và đại. Như trong Duy Thức Tam Tự Kinh dùng ba bài kệ thuyết minh như sau:
Tùy phiền não,
Hữu nhị thập:
Tiểu, trung, đại,
Kham phân biệt.
Dịch:
Tùy phiền não,
Hai mươi thứ,
Tiểu, trung, đại.
Chia như vậy.
Bài kệ 2:
Phẫn, hận, phú,
Não, tật, xan;
Cuống, siểm, hại.
Dữ kiêu tinh.
Dịch:
Phẫn, hận, phú,
Não, tật, xan;
Cuống, siểm, hại,
Cùng với kiêu.
Bài kệ 3:
Thứ tự loại,
Các biệt khởi,
Tiểu tùy nhập,
Thô mãnh nhĩ.
Dịch:
Tự loại này,
Phát sanh riêng,
Mười tiểu tùy
Rất thô mãnh.
Bài kệ thứ nhất thuyết minh rằng: tùy phiền não có hai mươi thứ, trong ấy, chia làm ba loại. Hai bài sau nói rõ tên của mười thứ tiểu tùy phiền não. Sau đây là phần lược giải tên mười thứ tiểu tùy phiền não tâm sở.
- Phẫn: đối với hoàn cảnh hiện tại có những điều trái nghịch, không lợi ích cho mình thì nội tâm sanh buồn bực, hiện ra tướng giận dữ, bạo ác, nên gọi là Phẫn tâm sở.
- Hận: trải qua những nghịch cảnh, phát sinh tâm giận dữ. Về sau tâm ôm ấp mãi niệm tức giận không nguôi ngoai, nên gọi là Hận tâm sở.
- Phú: tự mình có lỗi lầm, không phô bày, thể hiện cho ai biết, che giấu mãi trong lòng, nên gọi là Phú tâm sở.
- Não: do gặp nhiều nghịch cảnh trước đây và đã sanh tâm hờn giận. Sau này khi vừa gặp gỡ liền sanh tâm nóng nảy, bực tức, nên gọi là Não tâm sở.
- Tật: thấy người khác vinh hạnh về tài đức, địa vị hay giàu có về của cải thì sanh tâm đố kỵ, ganh ghét, nên gọi là Tật tâm sở.
- Xan: đối với tài, pháp, một mực say sưa, đắm trước, không chịu xả thí, nên gọi là Xan tâm sở.
- Cuống: vì mong cầu lợi dưỡng, danh dự mà giả dối làm ra vẻ là người có đức hạnh, nên gọi là Cuống tâm sở.
- Siểm: Cố tìm cách thể hiện ra những tướng khác lạ một cách giả dối hoặc nịnh bợ theo người, gạt gẫm để lấy tài vật của họ, nên gọi là Siểm tâm sở.
- Hại: đối với hữu tình, không tận tâm lân mẫn, chỉ sanh ác niệm, tìm cách làm hại người, nên gọi là Hại tâm sở.
- Kiêu: đối với bất cứ những gì mình được ưu thế như học vấn cao, tiền của nhiều, đều sanh tâm nhiễm trước, sanh tâm kiêu ngạo đối với người khác, nên gọi là Kiêu tâm sở.
Trên đây là phần lược giải mười loại tùy phiền não tâm sở của bài kệ thứ hai. Bài kệ kế thứ ba tiếp theo giải thích tại sao gọi mười thứ tùy phiền não này là Tiểu Tùy. Bởi vì mười thứ ấy có đặc tính rất thô phù, không cùng khởi sanh chung với các loại khác, mà chỉ sanh khởi mỗi thứ tự lợi riêng rẻ trong những phạm vi hạn hẹp, nên gọi là Tiểu Tùy.
Tiếp theo phần nêu tên và lược giải mười thứ tiểu tùy, sau đây xin đề cập đến Trung Tùy phiền não, căn cứ theo bài kệ sau đây:
Vô tàm quý,
Trung tùy khoan,
Tự tha biện,
Biến bất thiện.
Dịch:
Không tàm quý,
Trung tùy rộng,
Tự bào chữa,
Khắp bất thiện.
Bài kệ trên là nêu lên hai thứ tùy phiền não và nói rõ tại sao đặt trên là Trung Tùy phiền não. Sau đây, xin lược giải tên của hai loại ấy:
- Vô tàm: tự nình có lỗi mà không sanh tâm hổ thẹn với chính mình, cũng không sanh lòng hổ thẹn đối với những người khác, nên gọi là Vô Tàm Tâm Sở (tàm: hổ thẹn).
- Vô quý: không thẹn. Khi bản thân có lỗi mà không có niệm thẹn với mọi người, nên gọi là Vô Quý.
Nên biết, hai thứ tâm sở này đều là nói việc có tội lỗi mà vẫn ngoan cố, không hề có một niệm nghĩ đến sự tự hổ và tự thẹn.
Tại sao tâm trạng này phải phân làm hai?
- Đối với mình không tự hổ là vô tàm.
- Đối với người không sanh tâm thẹn là vô quý.
Tại sao hai thứ này gọi là trung tùy phiền não?
Vì nó có thể phổ biến rộng rãi, tương ứng và đồng sanh khởi trong các tâm sở bất thiện. Nếu so sánh với phạm vi của Tiểu Tùy phiền não bên trên thì hai thứ này rộng hơn, nên đặc biệt gọi là Trung Tùy phiền não.
Như trên đã nêu và lược giải hai thứ Trung Tùy phiền não, tiếp theo xin nói về Đại Tùy phiền não, căn cứ theo hai bài kệ sau đây:
Bài kệ 1:
Thỉ điệu cử
Hôn, bất tín,
Đãi, phóng dật,
Thất niệm xâm.
Dịch:
Trước điệu cử
Hôn, bất tín,
Đãi, phóng dật,
Thất niệm xâm.
Bài kệ hai:
Cập tán loạn,
Bất chánh tri,
Nhiễm tâm biến,
Bát đại tùy
Dịch:
Kế tán loạn,
Không hiểu đúng,
Tâm nhiễm khắp.
Tám đại tùy.
Về ý nghĩa, phân nửa nội dung của hai bài kệ trên nêu tên tám thứ Đại Tùy phiền não, hai câu cuối giải thích ý nghĩa vì sao tám thứ phiền não trên mệnh danh là Đại Tùy. Sau đây là phần lược giải tên tám thứ đại tùy phiền não.
- Điệu cử: Tâm duyên theo cảnh dấy động lên, không còn được tịch tịnh nên gọi là điệu cử.
- Hôn trầm: tâm đối với cảnh sinh ra hôn ám, chìm sâu, không còn minh mẫn, nên gọi là hôn trầm.
- Bất tín: tương phản với tín tâm sở ở trong ngôi Thiện Tâm Sở.
- Giải đãi: tương phản với Cần Tâm Sở ở trong ngôi Thiện Tâm Sở (giải đãi: lười mỏi, biếng nhác).
- Phóng dật: tương phản với tâm sở Bất Phóng Dật ở trong ngôi Thiện Tâm Sở.
- Thất niệm: tương phản với Niệm ở trong ngôi Biệt Cảnh.
- Tán loạn: tâm bị xao lãng, không chuyên chú vào một chỗ, rất chướng ngại cho chánh định.
- Bất chánh tri: đối với cảnh, quán sát, hiểu biết sai lầm, rất chướng ngại cho Chánh Tri (sự hiểu biết đúng).
Kể từ loại thứ mười ba (tâm sở điệu cử) cho đến loại thứ hai mươi (bất chánh tri) tám thứ này có thể tương ứng và đồng sanh khởi trong các nhiễm tâm và vô ký. Tức là so sánh với Trung Tùy phiền não thì phạm vi của nó rộng lớn hơn, nên đặc biệt gọi là Đại Tùy Phiền Não.
-----------------------------
23. Kiêu Mạn Tịch Thuyết Giới (Kiêu Mạn Thuyết Giới, Không Đúng)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.23. KIÊU MẠN TỊCH THUYẾT GIỚI
(kiêu mạn thuyết giới, không đúng)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử, Phật diệt độ hậu...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử sau khi Phật nhập diệt, lúc có tâm tốt muốn thọ giới Bồ Tát, thời đối với truóc tượng Phật và tượng Bồ Tát mà tự nguyện thọ giới. Nên ở trước tượng Phật và tượng Bồ Tát sám hối trong bảy ngày, hễ được thấy hảo tướng là đắc giới. Như chưa thấy hảo tướng thời phải sám hối mười bốn ngày, hai mươi bốn ngày, hay đến cả năm, cầu được thấy hảo tướng.
Khi được thấy hảo tướng rồi, thì được đối trước tượng Phật, Bồ Tát mà thọ giới. Như chưa được thấy hảo tướng thì dầu có đối trước tượng Phật thọ giới, vẫn không được gọi là đắc giới.
Nếu đối trước vị Pháp Sư đã thọ giới Bồ Tát mà thọ giới thì không cần thấy hảo tướng. Tại sao vậy?
Vì vị Pháp Sư ấy là chư sư truyền giới cho nhau, nên không cần thấy hảo tướng. Hễ đối trước vị Pháp Sư ấy mà thọ giới liền đắc giới. Do vì hết lòng kính trọng nên đắc giới. Nếu ở trong vòng nghìn dặm, mà không tìm được vị Pháp Sư truyền giới, thời Phật tử được phép đối trước tượng Phật và Bồ Tát mà tự nguyện thọ giới Bồ Tát, nhưng cần phải thấy hảo tướng.
Nếu các vị Pháp Sư ỷ mình thông kinh luật cùng giới pháp Đại Thừa, kết giao với các nhà quyền quý, khi có hàng tân học Bồ Tát đến cầu học nghĩa kinh luật, lại giận ghét, hay khinh ngạo, không chịu tận tâm chỉ bảo, vị này phạm khinh cấu tội.
3. Lời giảng:
Giới trước nói về lỗi tự ỷ mình là người trí thức, thông minh mà sanh tâm đại kiêu mạn, không chịu cầu học chánh pháp với người thông hiểu Phật pháp.
Giới này nói về tinh thần tự thị, tự ỷ vào học lực của mình bên trong. Bên ngoài thì nương cậy, kết giao với người quyền quý mà sanh tâm đại kiêu mạn, không chịu vì những người đến cầu pháp trả lời những câu hỏi theo đúng như trong Phật pháp đã dạy.
Một vị Bồ Tát chân chính, cần phải thực hành hai điều kiện:
- Cầu học chánh pháp không được giải đãi.
- Tự mình biết chánh pháp, nên vì người giảng giải, không lẫn tiếc. Không nên có thái độ không chịu cầu học khi có người thuyết pháp, hoặc tự mình biết chánh pháp mà không chịu giảng nói khi có người đến cầu học.
Có một lối giải thích khác rằng: Giới trước nhấn mạnh về tội lỗi thiếu kính trọng vị Pháp Sư học pháp trước mình. Giới này nhấn mạnh về tội khinh mạn đối với hàng tân học Bồ Tát.
Trong kinh, Đức Phật dạy chúng ta: “Phàm người Phật tử đối với các hành giả chưa học Phật pháp, không nên có tâm xem thường. Đối với các hành giả đã học Phật pháp, phải hết lòng cung kính như kính Phật, không được xem rẻ và khinh mạn. Đặc biệt là đối với hàng tân học Bồ Tát, nếu không khéo léo dẫn dắt và truyền dạy sẽ làm cho sự trụ trì của Phật pháp không có người hậu kế. Do đó, chánh pháp của Như Lai sẽ mau bị hoại diệt, tội lỗi ấy to lớn biết dường nào?!”
Xem thường hàng tân học Bồ Tát vì sao là một tội bị xem là rất nghiêm trọng như vậy?
Nên biết khi phát tâm làm một vị Bồ Tát thì độ sanh chính là nhiệm vụ duy nhất của mình. Chẳng những trường hợp khi có người theo cầu học đạo, Bồ Tát phải tận tâm dạy bảo, dẫn dắt cho người ấy, mà khi không có ai theo học đạo, Bồ Tát còn phải tìm mọi biện pháp gần gũi để khuyến hóa chúng sanh phát tâm quảng đại thọ Bồ Tát giới.
Vì vậy, Bồ Tát chẳng những phải thực hành như vậy ở thế gian, mà dù có phải vào trong các khổ thú (tam ác đạo) để dạy bảo, dẫn dắt chúng sanh, khiến chúng sanh phát đại đạo tâm và thọ Bồ Tát giới, cũng vẫn phải thực hành, không có một niệm sợ khổ.
Vì thế, kinh Anh Lạc có dạy: “Nếu người nào giáo hóa được một người phát tâm quảng đại thọ Bồ Tát giới. Công đức ấy nếu đem so sánh với công đức của người kiến tạo tháp Phật khắp tam thiên đại thiên thế giới thì công đức giáo hóa này thù thắng hơn”.
Đức Phật đại từ bi khuyến khích chúng ta đi giáo hóa chúng sanh phát tâm quảng đại một cách ân cần như thế, như vậy hành giả Bồ Tát làm sao lại không tôn trọng lời giáo huấn của Đức Phật?
Trong kinh Hoa Nghiêm nói một cách triệt để hơn: “Vì giáo hóa một chúng sanh mà tự mình phải ở trong A Tỳ địa ngục, bị lửa dữ thiêu đốt mãnh liệt, và dù cho có phải trải qua thời gian lâu xa vô lượng kiếp chịu khổ như thế, Bồ Tát chẳng những không buông bỏ sự cứu độ chúng sanh, nội tâm thanh tịnh không thối chuyển mà lại còn tinh tấn làm việc độ sanh này như đang ở cảnh giới an lạc tối thắng!”
Độ sanh cần phải có tinh thần đại vô úy dõng mãnh đầy đủ như vậy, nên khi hàng tân học Bồ Tát từ xa đến nơi bạn để cầu học chánh pháp Như Lai, không thể nào cho phép bạn không tận tâm giải đáp những chỗ nghi vấn của người.
Thông đạt kinh luật Đại Thừa mà không chịu vì hàng tân học giảng nói thì phạm ba điều lỗi sau đây:
- Tăng trưởng tội ác cho chính mình.
- Trái với thiện hạnh của chính mình.
- Mất số chúng sanh mà mình có nhiệm vụ giáo hóa.
Những chúng sanh có căn cơ giáo hóa đã bị mất, tức là trái với Nhiếp Chúng Sanh Giới. Trái với thiện hạnh tức là trái với Nhiếp Thiện Pháp Giới. Tăng trưởng tội ác tức là trái với Nhiếp Luật Nghi Giới. Tam Tụ Tịnh Giới như thế đều trái phạm thì còn tư cách chi để gọi là Bồ Tát?
Vì thế, hàng tân học Bồ Tát sau khi thọ giới pháp và từ phương xa đến theo bạn học kinh luật, bạn phải đem hết chỗ hiểu biết của mình để giáo hóa hàng tân học ấy. Phải làm thế nào cho hàng tân học ấy hiểu biết rành rẽ nghĩa lý trong kinh luật để theo đúng pháp mà thọ trì. Nếu không thực hành đúng như vậy mà trong lúc giảng nói kinh luật lại làm cho ý nghĩa bị thiếu mất, không rõ ràng, hoặc giảng nói pháp tướng một cách điên đảo thì tội lỗi ấy to lớn vô cùng!
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát rồi, mà biết có một Phật tử khác ở vào thời sau khi Phật nhập diệt, có tâm tốt muốn thọ giới Bồ Tát, thời phải hướng dẫn người ấy đối trước tượng Phật cùng tượng Bồ Tát mà tự nguyện thọ giới”.
Bất luận một vị Phật nào xuất hiện trên thế gian này để hóa độ chúng sanh, cuối cùng, sau một thời gian đều phải trở vào Niết Bàn, tuyệt đối không có một Đức Phật nào an trụ vĩnh viễn trên thế gian.
Sự xuất hiện và nhập diệt của chư Phật đều vì lợi ích cho chúng sanh. Vì vậy, khi ở thế gian, có những chúng sanh cần phải có Phật xuất hiện cứu độ, thì Phật vì đại nhân duyên ấy mà xuất hiện nơi đời. Lúc những chúng sanh hữu duyên trên thế gian này đã được Phật cứu độ hết rồi, thì Phật lại do nhân duyên ấy mà thị hiện diệt độ.
Cho nên vấn đề Đức Phật trụ thế hay không, điều ấy không phải ở nơi bản thân chư Phật, mà là ở nơi tất cả chúng sanh có thể độ được hay không?
Trường hợp đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn xuất hiện trên thế gian, khi giáo hóa những chúng sanh hữu duyên đã xong thì ngài vào cảnh Niết Bàn, nguyên nhân ấy chính là ở điểm này.
Khi Đức Phật còn trụ thế, vấn đề thọ giới của hành giả Thanh Văn, dĩ nhiên phải tôn Phật làm thầy. Việc thọ giới của hành giả Đại Thừa cũng như vậy, hoàn toàn không cho phép việc tự thệ thọ giới.
Lúc thọ giới phải ở nơi nào mà tự nguyện thọ giới?
Đương nhiên là phải ở trước hình tượng Phật và Bồ Tát mà tự nguyện thọ giới. Sau khi Phật nhập diệt, thân kim sắc của Phật chúng ta không thể nào thấy được. Nhưng may mắn là vẫn còn những tượng Phật đắp bằng đất, điêu khắc bằng cây, thêu vẽ trên lụa và giấy, có thể dùng làm đối tượng cho chúng ta lễ bái.
Vì thế, nếu bạn hết lòng cung kính đối với tượng Phật, như cung kính Đức Phật thật, thì phước đức của bạn thu hoạch được tự nhiên là rất lớn. Nghĩa là đồng nhau, cho nên kinh dạy: “Kính tượng như chân Phật, đắc phước diệc phục nhiên” (Cung kính tượng Phật như Phật thiệt, phước đức cả hai đều như nhau).
Cho nên người phát tâm thọ Bồ Tát giới, sau khi Phật nhập diệt, có thể đối trước tượng Phật tự phát nguyện thọ giới.
Kinh văn dùng từ “tâm tốt” là có ý nói tâm gốt thọ giới Bồ Tát. Nói rõ hơn là chỉ cho tâm đại Bồ Đề, thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, cũng có thể nói rõ là tâm cầu giới chân thành khẩn thiết.
Tâm chẳng những thuận với chân lý của các pháp, mà còn khế hợp với tín tâm thanh tịnh thuần khiết không tỳ vết. Đây chính là pháp khí thọ giới. Nếu không có tâm lợi tha, ban vui cứu khổ, thì không bao giờ phát quảng đại tâm thọ Bồ Tát giới.
Khi ở trước hình tượng Phật, Bồ Tát, do có tâm tốt tự nguyện thọ Bồ Tát giới, cần phải khởi tâm nghĩ tưởng rằng: Hình tượng đây dù là bằng cây, bằng vải, nhưng thật ra giống như đối trước Phật, Bồ Tát chân thật. Sau đó, tự mình giữ tâm thanh tịnh, phát ra những lời chân thành, khẩn thiết lập thệ nguyện rộng lớn. Miệng tuyên đọc văn Yết Ma, cầu được thấy Như Lai xoa đảnh, truyền giới pháp. Đây gọi là Yết Ma đắc giới.
Về việc lập thệ nguyện, nói về thông nguyện, trong kinh thường gọi là Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Nói về biệt nguyện: hoặc như 10 đại nguyện của đức Phổ Hiền, hoặc mười hai đại nguyện của đức Quán Âm. Sở dĩ thọ giới cần phải lập phát thệ nguyện, chủ ý là mong hành giả tuân hành giới pháp một cách thiết thực, mà việc lập thệ nguyện chính là hình thức duy nhất.
Như Tam Tụ Tịnh Giới của Đại Thừa:
- Nguyện đoạn nhứt thiết ác.
- Nguyện tu nhứt thiết thiện.
- Nguyện độ nhứt thiết chúng sanh.
Đây chính là hoằng nguyện cần phải phát thệ trong lúc thọ giới. Sau khi đắc giới rồi, phải nghiêm trì thật đúng. Ấy chính là thuộc về hạnh Đại Thừa cần phải tu.
Trong Phật pháp, thệ và nguyện vốn không thể tách rời:
- Vì sự mong muốn tha thiết ở trong tâm chính là Nguyện.
- Khi đã có sự mong muốn chân thành thì nhất định sẽ có sự tinh tấn tu hành chân thật, đó chính là Thệ. Đây là đạo lý nhất định, hành giả phải nên hiểu rõ.
Về việc tự thệ thọ giới và nương theo thầy thọ giới, có những điểm khác nhau rất quan trọng:
Tự nguyện thọ giới phải dùng “thời gian bảy ngày ở trước tượng Phật và Bồ Tát" chí thành, khẩn thiết sám hối nghiệp chướng trong ba đời.
Trong khi sám hối, phải nhận thức rằng nghiệp chướng của mình sâu nặng, nên không được thấy kim thân của Như Lai, lại cũng không tìm được thầy truyền trao giới pháp. Những điều này nếu không là do nghiệp chướng của mình sâu nặng thì là gì nữa? Đã mang nghiệp chướng sâu nặng thì giờ đây, đối trước Phật tự phát nguyện thọ giới. Nếu không chí thành sám hối, làm sao thấy được Phật đến xoa đảnh truyền trao giới pháp?
Nếu chỉ ở trong đạo tràng thanh tịnh sám hối cho nghiệp chướng tiêu trừ thì điều đó cũng chưa đủ, cần phải thấy được hảo tướng.
Nếu thấy được hảo tướng thì mới biết mình thực “đã đắc giới”.
Nếu sám hối bảy ngày mà “không thấy được hảo tướng”, cần phải tiếp tục sám hối lâu hơn, hoặc mười bốn ngày, hai mươi mốt ngày, nhẫn đến cả năm hoặc hơn một năm không được gián đoạn. Điều nhất định là phải thấy được hảo tướng mới đúng kỳ hạn. Nếu một ngày chưa được thấy hảo tướng thì quyết định phải tiếp thêm một ngày nữa sám hối, cầu được thấy hảo tướng, không được ngừng nghỉ.
Khi được thấy hảo tướng rồi mới được đối trước tượng Phật, Bồ Tát phát thệ thọ giới. Như vậy mới gọi là đắc giới. Nếu không được thấy hảo tướng, thì dù có ở trước tượng Phật thọ giới, vẫn không thể gọi là đắc giới. Nếu thế, chẳng qua chỉ là hư danh, không thực. Một đời nếu không có giới thể thì vẫn là người bạch y.
Sở dĩ việc thấy hảo tướng nhanh chậm là do nghiệp chướng của mỗi người dày hoặc mỏng khác nhau, đồng thời cũng tùy thuộc vào lúc sám hối, tâm hổ thẹn có thật chí thành, khẩn thiết hay không. Căn cứ vào đó mà quyết định.
Do đâu mà biết được thấy hảo tướng hay không?
Điều này căn cứ vào những lúc hành giả sám hối, hoặc trong lúc tọa thiền, hay trong lúc ngủ nằm mộng thấy hoa đẹp, thấy quang minh. Nếu không thấy chư Phật, Bồ Tát xoa đảnh mình, thì cũng được thấy các hảo tướng của Như Lai v.v...
Thấy được những tướng ấy là chứng biết được thấy hảo tướng, cũng tức là đắc giới vậy. Lại nữa, từ tâm biểu hiện ra tướng. Căn cứ vào đó có thể chứng biết là đắc giới. Như lúc đối trước tượng Phật, Bồ Tát tự phát thệ nguyện thọ giới. Do có tâm hổ thẹn thống thiết, tự trách mình mà buồn khóc, hai hàng nước mắt tuôn chảy, tự nói rằng: “Con hôm nay phát tâm thọ Bồ Tát đại giới với tâm chân thành, tha thiết, không chút vọng niệm hư dối. Nếu tâm con khởi vọng niệm hư dối, không thể đúng như pháp để thực hành Bồ Tát hạnh, nguyện chư Phật, Bồ Tát đừng truyền trao Bồ Tát đại giới cho con. Trái lại, nếu lòng con chân thật chí thành, khẩn thiết không hư dối, cầu xin chư Phật, Bồ Tát từ bi, truyền trao đại giới Bồ Tát cho con...”
Vì hành giả tự biết tâm mình chí thành, khẩn thiết, nên tự biết mình được đắc giới. Hoặc lúc hành giả tự phát thệ nguyện thọ giới, tự nhiên có những luồng gió mát từ các phương thổi đến, Đó cũng là những điểm tốt và có thể biết mình đã đắc giới.
Ngày xưa, ở Trung Hoa, Chân Biểu Luật Sư có chí nguyện cầu giới pháp. Thệ nguyện cầu cho được đức Di Lặc Đại Sĩ đích thân đến truyền trao giới pháp cho mình.
Ngài bèn lên đỉnh núi cao, ở trên một tảng đá lớn, ngày đêm tinh tấn dõng mãnh, chí thành tha thiết sám hối không hề ngơi nghỉ. Công phu khổ thiết như vậy suốt bảy ngày bảy đêm, ngài được thấy đức Đại Thánh, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát hiện thân, tay rung tích trượng, nói những lời khích lệ Luật Sư trước khi được thọ giới.
Luật sư nghe những lời khích lệ ấy rồi, càng tinh tấn, dõng mãnh, khổ thiết tu hành. Đến ngày thứ mười bốn, chẳng những không thấy được đức Di Lặc đến truyền giới cho; trái lại, còn bị một đại ác quỷ xô Luật Sư nhào xuống gộp núi, đồng thời lại còn hiện ra những ma tướng hình trạng vô cùng quái dị và ra oai dọa nạt Luật Sư để ngài thối thất sơ tâm thọ Bồ Tát giới.
Luật sư chẳng những không thối tâm, trái lại, còn tinh tấn tu trì, dõng mãnh, sám hối hơn trước. Đến ngày thứ hai mươi mốt, các ma tướng không còn hiện nữa. Ngài thấy núi sông bằng phẳng, toàn thế giới biến thành ngân sắc. Đức hạnh của Luật Sư cảm động đến thiên vương ở cung trời Đâu Suất, ngài cùng vô số thiên chúng đồng đến đi nhiễu quanh thạch đàn của Luật Sư đang tu sám pháp. Sau đó, đức Di Lặc đại sĩ cùng các thị tùng của Ngài từ Đâu Suất nội viện giáng lâm đến trước thạch đàn.
Đức Di Lặc dùng tay xoa đảnh Chân Biểu Luật Sư và cực lực tán thán rằng: “Quý hóa thay! Đại trượng phu! Tâm cầu giới pháp của ông nhất quyết như vậy, trước sau như một, không hề thối chuyển, núi Tu Di có thể lay động, tâm cầu giới pháp của ông không thể lay động! Thật là ít có và khó được!”
Đức Di Lặc nói mấy lời tán thán trên, rồi đem ba y cùng bình bát phú cho Chân Biểu và đích thân truyền trao giới pháp cho ngài. Sau đó, ban cho Ngài pháp danh là Chân Biểu.
Lại một trường hợp khác, Nam Nhạc Tư Thiền Sư một lần nọ nằm mộng thấy bốn mươi hai vị Phạm tăng danh đức vì thiền sư tác pháp yết ma trở lại để thọ giới Cụ Túc.
Như vậy, chúng ta có thể chứng biết rằng: nếu có chân tâm, thành ý cao độ, cần cầu giới pháp thì không người nào không được cảm ứng. Nên trong kinh nói: “Chúng sanh tâm cấu tịnh, Bồ Đề ảnh hiện trung” chính là ý này vậy.
Vì thế, nếu tâm sám hối không chí thành khẩn thiết, không liễu đạt tội tánh vốn không, Phật và Bồ Tát chưa thể hiện ở trước, thì dù cho ở trước tượng Phật, Bồ Tát tự nguyện thọ giới, cũng không thể đắc giới thể. Đây là việc trọng yếu phi thường, hành giả cần phải biết.
Nói đến việc thấy hảo tướng, có một việc cần phải chú ý đặc biệt: Những hảo tướng được thấy, không phải tất cả đều tốt, vì trong ấy có tà, có chánh. Và dĩ nhiên còn có các thứ ma sự nữa. Đây là việc thường thấy chứ không phải hiếm có. Về hảo tướng tà và chánh, tất nhiên khó mà phân biệt, và ma sự cũng không dễ gì nhận rõ được.
Vì thế trong kinh có dạy cho chúng ta: “Bậc Bồ Tát từ Đăng Địa trở lên, Ma hãy còn hiện thân Phật và đích thân đến thọ ký cho Bồ Tát”. chúng ta là chúng sanh trong đời mạt pháp, là phàm phu si ám thì những ma sự như vậy lại không khéo suy xét thật kỹ hay sao? Do đó, bất cứ hảo tướng nào hiện ra, không nên vội cho là hảo tướng, mà phải dụng tâm phân biệt kỹ lưỡng:
- Nếu là hảo tướng chánh thực, tất nhiên có triệu chứng đắc giới hiện ra trước.
- Nếu là hảo tướng tà ngụy, chính là ác duyên thất giới.
Hơn nữa, các ma sự vẫn là những thứ nhiễu loạn, khiến cho hành giả không thể tiến tới trong Phật đạo, để còn ở lại trong tam giới mà làm quyến thuộc của ma. Vì thế, đối với ma sự, bất cứ là đến làm lưu nạn cho bạn hoặc phá hoại bạn, hoặc xu phụ bạn, hay trợ giúp bạn v.v... tất cả đều phải chú ý, đừng để lọt vào vòng của ma vương mà bị ma khuấy rối. Như thế bạn mới có thể ở trước Phật đắc giới một cách chân chính.
Sau khi Phật diệt độ, nếu lúc ấy có Pháp Sư đã thọ giới Bồ Tát, khi bạn ở trước vị Pháp Sư ấy thọ giới Bồ Tát, tự nhiên không cần thấy hảo tướng. Tại sao vậy?
Vì vị Pháp Sư thuyết giới và người thọ giới đều hiện tiền, không phải như người ở nơi xa mà xin thọ giới hoặc nhờ người khác thay thế đến thọ giới. Hơn nữa, vị Pháp Sư truyền trao giới pháp ấy, vốn là “chư sư truyền giới cho nhau” từ thời quá khứ, thông thường gọi là có gốc, có nguồn. Cho nên, không cần thấy hảo tướng.
Câu kinh văn “chư sư truyền giới cho nhau” ở đây nói, có chỗ giải thích là bảy Đức Phật thời quá khứ, có chỗ nói là đức Lô Xá Na truyền cho đức Thích Ca, đức Thích Ca truyền cho đức D Lặc Bồ Tát. Đức Di Lặc truyền cho chư Bồ Tát khác. Như thế, tuần tự truyền trao, bẩm thọ, cùng nhau truyền thừa không gián đoạn. Ví như các ngọn đèn, đèn trước nối ánh sáng cho đèn sau, tiếp tục nhau không dứt. Nên biết rằng vị giới sư truyền thừa đồng với chư Phật thời quá khứ, vì thế nếu ở trước vị Pháp Sư ấy thọ giới thì liền đắc giới.
Tại sao vậy? Do vì chính lúc người giới tử cầu giới pháp, đối trước vị Giới Sư thuyết giới hết lòng kính trọng, “xem vị giới sư tuyên đọc giới pháp đồng như Phật”, cho nên được đắc giới.
Nơi đây cũng cần nói sơ lược về sự khó, dễ của việc tự nguyện thọ giới, cũng như việc bẩm thọ giới với thầy.
Theo Đại Thừa Bồ Tát Giới, dù Phật có cho phép Phật tử được tự thệ nguyện thọ giới, nhưng vì bổn thân của người thọ giới không có giới thể, nên phải từ nơi Phật, Bồ Tát mà đắc giới.
Vấn đề là ở chỗ các ngài có đến truyền trao giới pháp cho mình hay không? Việc ấy tự mình thực là khó biết. Vì thế phải căn cứ ở việc có hảo tướng hay không có hảo tướng, để biết được đắc giới hay không.
Hơn nữa, tự nguyện thọ giới giống như cọ cây để lấy lửa, phải khổ công cực nhọc liên tục, nếu công việc một phút giây ngừng nghỉ thì không thể nào lấy được lửa. Còn trường hợp thọ giới từ nơi thầy thì trái lại, không phải như thế. Giống như việc mồi đèn lấy lửa, chỉ cần gặp được đèn có lửa, lập tức có thể mồi được ngay. Ánh sáng luôn tương tục không cần phải dụng công khó nhọc. Sự khó khăn của vấn đề tự thọ giới và sự dễ dàng của vấn đề từ nơi thầy thọ giới, có thể thấy rõ qua thí dụ trên.
Vì vậy, có thể thấy rõ tầm quan trọng vô cùng của vị thầy giúp cho chúng ta được đắc giới. Nên người Phật tử thọ giới, đối với vị giới sư phải sanh tâm cung kính, tôn trọng giống như cung kính, tôn trọng đức Phật. Chỉ có như thế mới có thể cảm phát được tâm địa đại giới.
Vào thời Mạt Pháp hiện nay, không dễ gì gặp được một vị Giới Sư đầy đủ mọi phương diện như pháp và luật quy định. Nếu gặp được vị Giới Sư như thế, phải nghĩ tưởng rằng đó là một điều rất khó gặp, phải sanh tâm ân cần, chí thành, khẩn thiết đối với vị Giới Sư truyền giới, và phải đúng theo pháp, hết lòng cung kính tiếp thọ lời dạy bảo, dẫn dắt của Ngài.
Nhưng nhìn lại tình trạng Phật giáo ngày nay, một vị Giới Sư đúng như Luật quy định khó gặp đã đành, mà người thành tâm, thành ý khẩn cầu giới pháp càng muôn người khó được một.
Hiện nay có rất nhiều nơi truyền trao giới pháp, giới sư thấy giới tử có những điều sai lầm nên quở trách, hoặc vì giới tử giải đãi mà nói những lời khuyên nhủ, hoặc vì thấy giới tử không giữ oai nghi mà la rầy v.v... Người giới tử chẳng những không thành tâm, thành ý tiếp thọ lời răn dạy; trái lại, còn sanh tâm bất mãn đối với giới sư, không tự kiểm điểm chính mình lại sanh ý niệm giận buồn đối với giới sư. Như vậy, chính là tự mình đã đánh mất hẳn sự lợi ích của việc đắc giới, lại còn mắc phải tội lỗi rất nặng.
Lại có một số người sau khi thọ giới xong, lập tức xa lìa giới sư, cũng không thèm học hỏi ý nghĩa của giới luật. Dường như họ cho rằng đã thọ giới rồi thì việc gì cũng biết, cũng hiểu, nên tùy tiện đi đến khắp nơi, cứ gặp việc thì làm bướng, làm càn, cốt mong cầu danh dự, lợi dưỡng. Thật không hiểu những người như vậy xuất gia, thọ giới để làm gì?
Phật giáo ngày nay đã đến thời kỳ Mạt Pháp. Dù vẫn có người cầu thọ giới pháp, nhưng những người có thể theo đúng như pháp mà giữ gìn rất là hiếm. Có thọ giới mà không trì giới, thân tâm không thanh tịnh thì làm sao có thể hộ trì chánh pháp của Như Lai? Và làm sao có thể tuyên thuyết tâm địa đại giới?
Nhưng nếu “trong vòng nghìn dặm mà không tìm được vị Pháp Sư" đủ trí lực có thể truyền giới, và nếu hành giả lại có tâm tốt, tha thiết mong cầu được thọ giới pháp, trường hợp đặc biệt này vì không còn biện pháp nào khác hơn, nên đương nhiên “Phật tử này được phép đối trước tượng Phật và Bồ Tát mà tự nguyện thọ giới Bồ Tát”, nhưng phải với một điều kiện là thấy được hảo tướng.
Có thể thấy được hảo tướng rồi mới có thể đắc giới và cũng không đến nỗi phạm sai lầm gì. Nếu không được thấy hảo tướng, thì dù đối trước tượng Phật thọ giới cũng không thể đắc giới. Lại nữa, nếu trong vòng nghìn dặm mà có vị giới sư có đủ trí lực, có thể truyền trao giới pháp, thì phải thọ giới với vị giới sư ấy mới đúng pháp.
Nếu có thầy truyền giới mà không bẩm thọ giới nơi thầy, lại đối trước hình tượng Phật, Bồ Tát mà thọ giới. Trường hợp này chẳng những không thể đắc giới, mà lại còn chiêu cảm lấy tội kiêu mạn, tà tịch, thọ giới. Vì thế, với điểm này phải tuyệt đối lưu ý và thận trọng. Nếu đối với vị giới sư hiện tại mà sanh tâm kiêu mạn, không hết lòng tôn trọng, cung kính là một điều vô cùng bất lợi cho chính mình.
Nếu nói như vậy thì công đức tự thọ giới không lẽ không bằng công đức thọ giới từ nơi thầy hay sao?
Không phải như vậy! Trường hợp trong vòng nghìn dặm nếu không có vị Pháp Sư có đủ trí lực truyền giới thì được ở trước hình tượng Phật, Bồ Tát tự thệ nguyện thọ giới. Vì chính lúc ấy, tâm thọ giới ân cần, khẩn thiết và mãnh liệt, thì công đức của người thọ giới cũng rất là thù thắng và cũng bằng công đức từ thầy mà thọ giới. Nên trong luận Du Già quyển 53 nói:
Tự thệ, tùng tha,
Nhược đẳng tâm thọ,
Diệc như thị trì,
Phước đức vô biệt.
Nghĩa là ý nói: tự nguyện thọ giới hay từ thầy thọ giới, nếu tâm thọ giới chí thành, tha thiết như nhau, nghiêm trì giới pháp như nhau, thì phước đức không hơn kém. Vì cả hai trường hợp tự thệ thọ giới và từ nơi thầy thọ giới đều không phải dễ dàng, nên cả hai đều đáng tán dương.
Do đó, hàng tân học Bồ Tát sau khi thọ giới, nếu có điều chi liên quan đến giới luật mà chưa thông hiểu, cần phải đến thỉnh cầu vị Pháp Sư thông đạt kinh luật hơn mình chỉ giáo cho. Và vị Pháp Sư cũng đem hết chỗ hiểu biết của mình mà vì hàng tân học diễn nói. Khi hàng tân học Bồ Tát đến học hỏi kinh luật, Pháp Sư phải xem như con một của chính mình. Như thế mới xứng với tư cách làm sư phạm cho nhân thiên.
Nếu vị Pháp Sư trong tâm tự ỷ mình là người học rộng, lảu thông kinh luật cùng giới pháp Đại Thừa, bên ngoài tự ỷ mình kết giao được với các nhà quyền quý. Khi có hàng tân học Bồ Tát đến cầu học nghĩa kinh luật, Pháp Sư tự ỷ chỗ thông hiểu Phật pháp của mình và sự kết giao với các nhà quyền quý mà có thái độ tự thị đối với hàng tân học Bồ Tát đến cầu pháp, lại còn sanh tâm giận ghét hay khinh khi, không chịu tận tâm chỉ bảo. Hay dù có giảng nói Phật pháp, cũng khiến cho nghĩa lý ấy bị khó hiểu, mất mát, không rõ ràng, hoặc làm đảo lộn sự trì phạm giới tướng, nên trong kinh kết luận Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Trong kinh văn:
Dùng từ “nghĩa kinh” để chỉ những đạo lý đoạn ác, tu thiện cùng hạnh tu tự lợi, lợi tha. Từ “nghĩa kinh” thuộc về phương diện giáo thọ.
Dùng từ “nghĩa luật” để chỉ giới tướng khinh, trọng, cùng với các hạnh nghi Khai, Trì, Giá, Phạm. Từ “nghĩa luật” thuộc về giáo giới.
Khi làm sư phạm cho người, đối với hai phương diện trên, cần phải tùy thời dạy bảo, khuyên răn cho hàng hậu học sanh tâm hoan hỷ, càng nỗ lực tiến tu trong Phật pháp. Được như thế mới có thể gọi là vị Pháp Sư đầy đủ lòng từ bi.
Trong Du Già Bồ Tát giới bổn cũng dạy: “Bồ Tát an trụ nơi tịnh giới luật nghi, nếu có người từ xa đến cầu thỉnh mình giảng nói chánh pháp của Như Lai, Bồ Tát phải tùy theo khả năng của mình, giảng nói pháp cho người cầu pháp nghe, không được lẫn tiếc mảy may, giúp cho người cầu pháp được minh bạch đạo lý trong Phật pháp. Nếu không thực hành như thế, lại mang tâm niệm sân hận, bực tức, không tận tâm giảng nói giới pháp. Hoặc do tâm tật đố làm chướng ngại, sợ rằng người ấy nghe được chánh pháp sẽ phát sanh được trí huệ thù thắng, sẽ được hưởng nhiều lợi dưỡng, nên không chịu vì người giảng nói pháp. Đây là việc hết sức sai lầm và trái phạm luật nghi của Bồ Tát.
Lại có tình trạng những Pháp Sư không phải hoàn toàn không có ý muốn vì người giảng nói chánh pháp, mà tùy theo đối tượng cầu pháp mà giảng:
- Nếu là đồ chúng của mình thì rất từ bi hoan hỷ rộng giảng kinh pháp. Đôi khi còn tự trách hoặc ân hận mình không thể hoàn toàn đem hết chỗ hiểu biết của mình để giảng dạy cho đồ chúng.
- Trái lại, nếu đồ chúng của người đến cầu pháp thì không thích giảng nói pháp. Trường hợp phải giảng nói thì cũng miễn cưỡng, phô diễn hạn chế, không chịu đem hết nghĩa lý trong Phật pháp diễn đạt cho rõ ràng.
Tình trạng này đã có từ lâu, nhưng hiện nay thì lại còn xảy ra nhiều hơn nữa. Hành động như thế chẳng những trái phạm với tâm từ bi bình đẳng mà cũng không phải là tư cách của kẻ làm sư phạm, nhất là ngược với tinh thần của vị Bồ Tát".
Bồ Tát phải là người bạn bất thỉnh mà đến của chúng sanh, phải vận dụng nhiều phương tiện nhiếp hóa chúng sanh, khiến cho mỗi chúng sanh đều phát tâm học Phật. Như thế mới là vun trồng vô lượng công đức cho mình.
Trong kinh Anh Lạc dạy: “Vị Pháp Sư có thể ở trong tất cả các quốc độ giáo hóa được một người xuất gia thọ Bồ Tát giới, thì phước đức của vị Pháp Sư này hơn phước đức của người tạo tám vạn bốn ngàn cái bảo tháp của Như Lai. Giáo hóa được một người còn như vậy, huống chi hai, ba người cho đến trăm nghìn người thì phước đức đắc quả không thể nào tính được”.
Theo lời kinh dạy trên, chúng ta thấy hóa độ được chúng sanh càng nhiều thì được phước đức càng lớn. Vì vậy, khi có người đến cầu pháp phải tận tâm giảng dạy.
Theo lời trên thì trong mọi trường hợp đều phải vì người giảng nói chánh pháp, có phải như vậy không?
Không! Không phải tất cả đều như vậy. Theo trong kinh luật dạy:
- Trường hợp lúc mình có bịnh, không có đủ khí lực, có người đến thỉnh vấn Phật pháp, nếu bạn không thể giảng nói thì không có lỗi.
- Hoặc vấn đề người đến thỉnh vấn tự bản thân mình chưa hiểu rõ.
- Hoặc biết người ấy đã bị tiêm nhiễm ác kiến trong tâm, không phải thật có tâm đến thỉnh vấn Phật pháp, mà chỉ muốn tìm kiếm những lỗi lầm trong Phật pháp.
Như vậy, nếu bạn không giảng nói thì cũng không có lỗi gì.
- Hoặc người đến cầu pháp Đại Thừa mà không có tâm kính trọng.
- Hoặc người đến cầu pháp, căn tánh ám độn, không thể nghe pháp thâm diệu Đại Thừa.
- Hoặc dầu có nghe cũng không tin, đôi khi còn sanh khởi tà kiến, thậm chí còn hủy báng Đại Thừa là khác.
Như thế nếu bạn không vì người giảng nói cũng không phạm tội.
- Hoặc biết người đến cầu pháp không thể y theo Phật pháp để tu trì, mà chỉ nghe pháp rồi lại đem Phật pháp giảng lại cho những người ác không tin Phật.
- Hoặc không phải dùng sự thuyết pháp là một phương tiện để điều phục người, giúp họ ra khỏi cảnh giới bất thiện, an trụ vào cảnh giới thiện.
Như thế, nếu bạn không giảng nói pháp thì không phạm tội.
Nếu vi phạm giới này là trái với tư cách tiếp dẫn và giáo hóa chúng sanh nên thuộc về cả hai tội: tánh tội và giá tội. Đặc biệt hoàn toàn ngăn cấm mà không có trường hợp khai triển. Nếu phối hợp giới này với Tam Tụ Tịnh Giới thì:
- Đúng như pháp thọ giới thuộc về Nhiếp Giới.
- Không tự ỷ mình thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Tận tâm đáp lại lời hỏi của người cầu pháp thuộc thuộc về Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Thực hành được như vậy thì Tam Tụ Tịnh Giới đương nhiên thanh tịnh. Nếu trái lại thì trái phạm với Tam Tụ Tịnh Giới.
Phàm là người Phật tử Đại Thừa, tất nhiên phải vì người mà giảng nói chánh pháp. Nói theo lập trường này thì thất chúng Phật tử nào không vì người giảng nói chánh pháp đều trái phạm với giới này. Giới này áp dụng cho cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa. Nghĩa là không cho phép Đại Thừa tà tịch thuyết pháp, luôn cả Tiểu Thừa nếu tà tịch thuyết pháp thì cũng không được.
Tội ác của “kiêu mạn tịch thuyết giới” kết thành do bốn duyên:
- Xác thực là có người đến cầu pháp mà không thuyết pháp.
- Trong tâm tưởng biết có người đến cầu pháp mà không thuyết pháp.
- Có tâm kiêu mạn, tự ỷ. Đây là chủ nghiệp của giới này.
- Từ miệng thốt ra những lời thuyết pháp tà tịch và khinh ngạo người. Cứ nói một câu thì kết tội một câu, một lời tà luận tội một lời.
Đủ bốn điều trên thì kết thành tội khinh cấu. Nếu thiếu bất cứ điều nào thì không kết thành tội được.
-----------------------------
24. Bất Học Tập Phật Giới (Không Học Tập Phật Giáo Đại Thừa)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.24. BẤT HỌC TẬP PHẬT GIỚI
(không học tập Phật giáo Đại Thừa)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử hữu Phật kinh luật Đại Thừa pháp...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử có kinh luật Đại Thừa pháp, chánh kiến, chánh tánh, chánh pháp thân của Phật mà không chịu siêng học, siêng tu, lại bỏ bảy của báu để học những sách luận tà kiến của Nhị Thừa, ngoại đạo thế tục. Đó là làm mất giống Phật, là nhân duyên chướng đạo, chẳng phải thật hành đạo Bồ Tát. Nếu cố làm như vậy, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Điểm trọng yếu của giới trước là nói lỗi ỷ mình, mà khinh thị kẻ khác. Điểm trọng yếu của giới này là ngăn ngừa sự bỏ chân hướng ngụy. Nói một cách khác, giới trước là nói về lỗi khinh thị người tân học. Còn giới này nói về lỗi xa lìa pháp Đại Thừa.
Cả hai điều này, đối với tinh thần của hành giả Bồ Tát, đều không thể chấp nhận được.
Phật pháp lấy Đại Thừa làm căn bản, vì Đại Thừa là bản hoài của Đức Phật xuất thế, còn Tiểu Thừa chẳng qua chỉ là phương tiện Đức Phật vận dụng trong thời gian nào đó thôi. Vì thế, lẽ ra Bồ Tát phải học tập Đại Thừa, nhưng không chịu học tập, mà lại xa lìa, sai lầm đi học tập những thứ khác. Nếu không học tập Tiểu Thừa thì cũng học tập theo ngoại đạo ở thế gian. Như thế, không đúng với tư cách của vị đại sĩ.
Vì thế, cổ đức dạy rằng: “Bỏ trân báu mà lấy ngói gạch. Kính di hầu lầm cho là Đế Thích”.
“ Kính di hầu” là ý nói không biết nhận xét người.
“Lấy ngói gạch” ám chỉ sự không biết chánh pháp.
Đó không phải là chánh kiến của bậc đại sĩ, nhất là làm mê muội bổn hạnh của Bồ Tát. Sở dĩ Bồ Tát mang danh hiệu là Bồ Tát vì căn cứ vào cội gốc đã thọ đại giới, và thực hành Đại Thừa hạnh.
Nếu hiện tại đã không thực hành Đại Thừa hạnh, mà chỉ dùng những kiến giải khác lạ huân tập nội tâm, thì đâu có thể chứng đắc quả vô thượng Bồ Đề? Do đó, sẽ có sự tổn thất rất lớn đối với Bồ Tát. Đức Phật biết rõ tội lỗi ấy, nên đặc biệt vì đệ tử chế định giới điều này.
Chủ ý của ngài là muốn cho hành giả Bồ Đề đúng pháp, đúng luật, tuân hành theo mà không được phép trái phạm. Nếu trái phạm là mất đi tư cách của Bồ Tát.
Bồ Tát đối với vô lượng pháp môn tuy cần phải học tất cả, nhưng không nên bỏ gốc tìm ngọn, bỏ chân lấy ngụy.
Trong kinh Pháp Hoa có nói rõ: “Đối với tất cả ngôn ngữ trị thế và những việc tư sinh cùng với Thật Tướng không trái ngược nhau”. Tại sao ở đây nói học tập giáo lý Nhị Thừa cùng các sách vở của ngoại đạo, thế tục mà lại phạm khinh cấu tội?
Để giải đáp điều này, trước hết cần phải biết:
Đối với giáo lý Nhị Thừa và sách vở ngoại đạo thế tục, không phải là tuyệt đối không nên học. Nhưng ở đây là trường hợp đối với những vị sơ tâm Bồ Tát. Vì những vị tân học và sơ phát tâm Bồ Tát này khả năng trí huệ còn yếu kém, lực lượng vọng thức còn rất mãnh liệt, nên không thể ở trong đó phân biệt được phải, quấy, chánh, tà.
Nếu lúc mới bắt đầu mà đã cho hàng tân học mọi cái đều tham cứu thì e rằng lâu ngày chầy tháng, họ sẽ bỏ gốc theo ngọn, rồi quên hẳn cội nguồn, không trở về bản vị của mình. Như vậy thật là bất lợi cho hàng sơ tâm Bồ Tát, nên không thể không hạn chế như vậy.
Nếu là bậc đại Bồ Tát đăng địa trở lên, đã thể ngộ chân lý, nên không đến nỗi bị mê hoặc bởi bất cứ loại học thuyết nào, ngược lại chư vị còn có thể dùng các học thuyết ấy làm phương tiện lợi sanh. Do vậy, sự học tập pháp Tiểu Thừa cùng sách vở ngoại đạo thế tục đều không thành vấn đề.
Nhãn quan Phật pháp đối với bất cứ vấn đề nào đều tinh tế phi thường, không có chỗ trệ ngại, không phải khư khư chấp chặt vấn đề gì, đã như thế thì cứ như thế.
Hàng tân học Bồ Tát sơ phát tâm chưa đạt đến mức thắng giải (1), đối với nghĩa lý Đại Thừa chưa thông được thể tánh, nên phải luôn luôn lấy pháp Đại Thừa làm chỗ học căn bản trong tâm. Không nên học tập theo những học thuyết khác bên ngoài.
Hành giả Thanh Văn thừa, nếu chưa đủ năm tuổi hạ, chưa thông năm pháp (2) đều bị ngăn cấm không được học tập những lý luận khác. Nhưng nếu đã đủ năm tuổi hạ, đã thông năm pháp thì không nhất thiết bị bắt buộc phải học những học thuyết khác. Vì hành giả Thanh Văn không cần học tất cả pháp, chỉ lấy việc tự tu, tự liễu thoát sanh tử làm chỗ cứu cánh.
Do đó, sở học của Đại Thừa và Tiểu Thừa không đồng nhau. Đây cũng là chỗ bất đồng giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa trong phạm vi giới này. Toàn thể thất chúng Phật tử, nhất là hàng Bồ Tát đã phát Bồ Tát tâm, cần phải cùng nhau tuân hành giới này, không được có chỗ trái phạm.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, lúc Phật giáo vẫn còn tồn tại trên thế gian hiện thực này. Tức là có kinh luật Đại Thừa pháp của Phật lưu hành, bất cứ là như thế nào, bạn đều phải nhất định học tập kinh luật Đại Thừa của Phật pháp để sự nhận thức về Phật pháp của bạn được sung mãn. Trái lại, khi bạn đã thọ giới Bồ Tát, trường hợp trên thế gian hiện thực này đích thật không còn Phật pháp lưu hành nữa, tức là Phật pháp đã bị hoại diệt hết trên thế gian, lúc ấy, có thể cho phép bạn học tập ngoại pháp”.
Tạng kinh luật của chư Phật là chiếc bảo phiệt (bè báu) vượt qua biển khổ sanh tử. Nếu không có chiếc bè quý báu ấy, thì dù bạn có tài năng tột đỉnh, cũng không cách gì ra khỏi biển khổ sanh tử trong tam giới được. Kinh tức là Tu Đa La, Luật là Tỳ Nại Da, kinh luật đều gọi là Đại Thừa pháp.
Đức Phật giảng nói kinh luật, khi thì vì hành giả Thanh Văn, lúc thì vì vị hành giả Bồ Tát mà giảng nói. Về sau kết tập lại:
Kinh luật giảng cho Thanh Văn gọi là Thanh Văn tạng.
Kinh luật giảng cho Bồ Tát gọi là Bồ Tát tạng.
Từ ngữ “kinh luật" ở đây đều nói về pháp Đại Thừa, không phải Thanh Văn tạng mà là Bồ Tát tạng, tức là chỉ cho Đại Thừa giáo pháp.
Đức Phật là Bổn Sư của chúng ta. Giáo pháp Đại Thừa của Đức Phật tuyên thuyết là bổn pháp của chúng ta. Đã là bổn sư, bổn pháp thì Phật tử phải luôn luôn thân cận và phải luôn luôn học tập, không được gián đoạn. Chỉ có như thế mới thật là một vị Bồ Tát noi gương Đức Phật mà hành Bồ Tát đạo.
Đại Thừa Pháp Tạng đã là pháp chúng ta cần phải học tập, thì ý thú được tuyên thuyết trong ấy là Chánh Tri, Chánh Kiến.
Chánh Kiến thuộc về hạnh pháp Đại Thừa. Đại Thừa hạnh tuy nói là nhiều đến lục độ, vạn hạnh, nhưng cần phải xem Trí Huệ là chủ yếu, là người chỉ đạo. Cho nên Chánh Kiến là cơ bản của vạn hạnh, vì vạn hạnh không ra ngoài Chánh Kiến.
Do chỗ Chánh Tri, Chánh Kiến được rỗng suốt, tức là lý tánh “bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh” của tất cả các pháp. Cho nên Chánh Tánh ở đây là chỉ cho lý pháp của Đại Thừa. Triệt ngộ lý tánh bất sanh, bất diệt của các pháp mới có thể chứng đắc Chánh Pháp Thân, nên Chánh Pháp Thân là thuộc về Pháp Quả của Đại Thừa.
Cứ theo thứ tự Chánh Kiến, Chánh Tánh, Chánh Pháp Thân nói trên, có thể biết đó là thứ lớp tu học của Đại Thừa không thể vượt qua. Tức là y nơi Giáo mà khởi Hạnh, do công hạnh tu hành mà chứng được Lý Tánh. Lý Tánh viên thì Quả mới được mãn. Đây là tuần thứ giáo lý, hạnh quả thông thường trong kinh từng nói.
Hoặc có chỗ nói: trước tiên đối với quả giác của Như Lai có chỗ thâm tín, tiến lên một bậc nữa, đối với ngôn giáo thanh tịnh từ trong biển Đại Giác lưu xuất, sanh khởi tâm cung kính, hâm mộ, nhận chân lời Phật dạy. Thật là chí lý! Thế nên y theo đó thực sự tu hành, do vậy mà được khế nhập nơi Thực Lý.
Lại có một lối giải thích khác nữa: Trước tiên y chỉ nơi pháp Văn, Huân, Tu Tập mà sanh khởi Chánh Kiến Vô Phân Biệt Trí. Đây là thuộc về Đại Thừa pháp và Chánh Kiến. Đến như Chánh Tánh là chỉ cho chánh nhơn Phật tánh tại triền (3), hoặc là Như Lai Tạng tại triền (4). Chánh Pháp Thân là ước về Như Lai xuất triền để giảng. Nên chân thường Đại Thừa thường nói: “Tại triền gọi là Như Lai Tạng, xuất triền gọi là Pháp Thân”, chính là ý này vậy.
Có Phật để quy y, có pháp để tôn sùng, đều là chỗ Bồ Tát cần phải học. Trái lại, hiện tại đã không thể nhất tâm, nhất ý quy y, tôn sùng, cần mẫn siêng học, tinh tấn siêng tu, bỏ bảy của báu lại đi nhặt lấy gạch, ngói, sạn, đá. Nói rõ hơn là không chịu học theo Chánh Kiến, Chánh Tri mà lại học theo tà tri, tà kiến. Không chịu học tập pháp Đại Thừa, mà trở lại học tập pháp Tiểu Thừa. Không chịu học Tam Tạng Kinh, Luật, Luận mà trở lại đi học sách vở ngoại đạo, thế tục. Đây không phải là bỏ trân bảo mà nhặt lấy ngói, gạch là gì?
Kinh văn gọi “bảy báu” tức là Thất Thánh Tài trong kinh thường đề cập, hoặc chỉ cho kinh luật Đại Thừa pháp của Phật đã giảng bên trên. Còn như cụm từ “nhặt ngói gạch” là chỉ cho tà kiến cùng các sách vở ngoại đạo, thế tục.
Pháp đáng học mà không chịu học, không đáng học mà đi học, thật là điên đảo vô cùng, Đó chính là bỏ gốc theo ngọn, bỏ chân theo ngụy.
Trên thế gian cho thất bảo là kim ngân, pha lê, xa cừ, mã não... là những vật hết sức quý báu, vì nó có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi sự nghèo cùng, khốn khổ của thế gian, có thể làm cho thân tâm của mọi người được an lạc. Vì thế, mọi người đều yêu tiếc, quý trọng, vì cho rằng đó là những thứ rất hiếm có và khó được.
Cũng thế, Đại Thừa giáo pháp tâm địa cũng là một thứ trân bảo hết sức thù thắng. Vì nó có thể trừ khử sự thiếu thốn cho chúng sanh, khiến chúng sanh được công đức pháp tài trang nghiêm thân vạn đức của đức Lô Xá Na, cho nên được ví như bảy thứ báu. Pháp bảo thù thắng cùng công năng lợi tế chúng sanh như vậy mà lại bỏ đi, không chịu học tập, đó không phải là điều đáng tiếc ư?
Đại Thừa chánh pháp của Như Lai, nếu không chịu học tập thì công đức pháp tài không thể phát sanh. Đó là một sự tổn thất rất lớn không thể nào bù đắp được.
Hiện tại nói xa thêm một bước nữa, trở lại đi học những điều không nên học, càng làm cho bạn bị đắm chìm vào vực sâu lỗi lầm... kinh văn nói: “Trở lại đi học” là học những thứ nào? Chính là bảy thứ như trong kinh có nêu rõ như sau:
- Tà kiến: Chỉ cho những tư tưởng sai lầm, trái với chánh kiến. Tức là chỉ cho những quan niệm không chính xác như bài bác nhân quả. Thứ tư tưởng sai lầm và quan niệm bất chính này độc hại cho nhân loại rất lớn. Nếu ai bị tư tưởng ấy làm thương hại, đầu độc rồi, dù làm con người trên thế gian này nhưng không còn giống với con người nữa.
- Nhị Thừa: chỉ cho Thanh Văn và Duyên Giác. Hai bậc này chỉ chủ trương lấy việc tự lợi làm chủ đích. Tức là hành giả chỉ mong cầu sự giải thoát sanh tử cho chính mình. Căn cứ vào lập trường Phật pháp tự lợi thuần túy mà nói, pháp Nhị Thừa này không phải là không nên học tập. Nhưng hiện tại, đứng về quan điểm Đại Thừa lợi tha mà xét, vì quan điểm không lợi tha của Nhị Thừa không thể nào khế hợp với tinh thần lợi tha của Đại Thừa Bồ Tát, cho nên đây không phải là chỗ Bồ Tát nên học.
- Ngoại đạo: Chỉ cho các thứ tư tưởng, học thuyết ngoài Phật pháp. Như các bộ luận Tăng Già, Vệ Thế Sự v.v... Những lý luận của ngoại đạo trái với chân lý. Ngoài ra còn có những lý thuyết sai khác linh tinh. Ai cũng cho mình là đúng, người khác là sai, khiến cho học giả rất hoang mang, không biết nên theo bên nào. Lại nữa, ngoại đạo chỉ ở ngoài tâm mà cầu pháp. Xưa nay, chưa bao giờ biết phản quán tự tâm là như thế nào, cho nên mới gọi là ngoại đạo.
- Sách vở thế tục: Những sách vở của các học giả thông thường ở thế gian trước tác, như những sách khoa học, triết học, động vật học, thực vật học, chính trị học, pháp luật học, cùng với thi thơ, văn chương v.v... Nội dung chỉ toàn nói việc thế sự, dù trong đó cũng có đạo lý của nó, nhưng nếu hành giả Bồ Tát học tập các thứ ấy sẽ bị chướng ngại cho đạo Bồ Tát chân chánh của mình đang tu học.
- A Tỳ Đàm: Trung Hoa dịch là Đối Pháp hoặc Vô Úy, hoặc Phân Biệt Huệ, chỉ cho các luận điểm của các học phái bên Tiểu Thừa tạo ra. Các bộ luận này còn gọi là A Tỳ Đạt Ma, đều là căn cứ nơi bộ A Hàm của Đức Phật tuyên thuyết mà phóng tác ra. Nhưng vì tư tưởng của các học giả bên Tiểu Thừa không thống nhất, sự truyền thừa cũng sai khác, bối cảnh văn hóa bất đồng v.v... nên đưa đến việc bài xích, chống đối nhau. Mọi người đều chỉ trích nhau là không đúng với lời Phật dạy, nên tinh thần các bộ luận đều mâu thuẫn lẫn nhau, tạo nên sự tổn hại cho việc tu học Đại Thừa pháp. Vì thế, hành giả Bồ Tát không nên học.
- Tạp Luận: chỉ các luận điểm, tư tưởng học thuyết xen tạp. Nghĩa là thuyết minh các sự việc tạp nhạp hay tạp luận. Chẳng hạn các bộ luận của ngoại đạo, tứ Vi Đà luận (6) của tôn vi Thiên Khải trong Bà La Môn giáo.
- Tất cả những sách vở biên chép: chỉ những bộ sách ghi chép về mặt trăng khi tròn, khi khuyết, mặt trời lúc bị nguyệt thực, mặt trăng lúc bị nhật thực và các hành độ của tinh tú, toán số v.v... (phần giải thích này dịch y theo kinh văn của bản Hán văn. Bản Việt văn dịch tóm tắt là: “Sách luận tà kiến của Nhị Thừa, ngoại đạo, thế tục v.v...)
Bảy thứ học thuyết nói trên với những lối luận thuyết trong đó, nếu không phải là văn nghĩa thiển cận thì cũng là dị kiến lung tung, so với nghĩa lý thậm thâm và hạnh quảng đại của pháp Đại Thừa hoàn toàn không tương ứng. Vì thế nên cấm hàng tân học Bồ Tát không cho chuyên tâm học tập.
Tại sao không cho học tập các thứ ấy?
Vì nếu chuyên tâm nhứt ý học tập sẽ bị những dị kiến, dị thuyết ấy huân tập vào tâm. Chẳng những không thể đi lên con đường rộng lớn, khang trang, bình thản của Phật pháp, lại còn bị những pháp ấy làm lay chuyển tâm đạo, và sẽ đi vào con đường sai lầm. Do đó, mầm Bồ Đề sẽ bị héo, giống chánh pháp sẽ bị hư, nên trong kinh gọi là Đoạn Phật Tánh (làm mất giống Phật).
Phật Tánh vốn là pháp sẵn đủ nơi tất cả chúng sanh, không thể đoạn tuyệt. Nếu quả Phật tánh bị đoạn tuyệt thì tất cả chúng sanh vĩnh viễn không được thành Phật hay sao?
Trong Chân Thường Đại Thừa nói: “Tất cả chúng sanh đều được thành Phật”.
Như thế tại sao gọi là “đoạn Phật tánh”?
Vì hành giả sau khi đã học pháp Nhị Thừa và ngoại đạo rồi, thì không thể đúng như pháp thực hành công phu tu tập Văn, Tư, Tu của Đại Thừa. Do đó, Phật tánh sẵn đủ trong tâm bị thiếu nhân duyên, không thể tăng trưởng, nên mới gọi là Đoạn.
Hoặc là vì đã học theo pháp Nhị Thừa và ngoại đạo nên thối thất Đại Thừa mà đi vào con đường khác, nên nói là “đoạn Phật tánh”.
Trong kinh từng dạy: “Pháp Đại Thừa này lưu hành gọi là hạt giống Phật không bị đoạn tuyệt”.
Kinh Pháp Hoa cũng nói: “Hành giả Đại Thừa không nên ở chung với hành giả Tiểu Thừa”.
Chúng ta hãy suy xét: một vị Bồ Tát Đại Thừa hãy còn không được ở chung với hành giả học tập Tiểu Thừa, huống gì là những kẻ học tập sách vở của ngoại đạo và thế tục? Hơn nữa, đối với những pháp đáng lẽ không nên học mà lại đi học, thì chẳng những Phật tánh không thể tăng trưởng mà sự việc đó trở lại thành nhơn duyên chướng ngại đạo Bồ Đề.
Đại Thừa Bồ Tát cần phải liên tục tiến bước trên đạo Bồ Đề không được gián đoạn. Nếu nội tâm chấp theo tà giải, lấy đó làm nhân, lầm tu theo tà hạnh, lấy đây làm duyên; do đó mà sanh chướng ngại cho việc tu học chánh đạo Đại Thừa, làm mất hẳn tâm địa thanh tịnh bổn nguyên. Lúc ấy, dù muốn cho đạo Vô Lậu phát sanh trở lại cũng thật là vạn lần khó khăn. Lại nữa, vì do tà kiến mà làm tất cả tà hạnh đã là ác pháp, tạo thành nhân duyên chướng ngại cho Bồ Tát đạo.
Cho nên kinh văn dạy tiếp theo: “Chẳng phải thực hành đạo Bồ Tát”. Đã không thực hành Bồ Tát đạo, thì đương nhiên không thể thành tựu được quả vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Do vậy, chúng ta thấy vấn đề đối với những pháp không nên học mà lại học, gây tổn thất to lớn cho chính mình biết dường nào!
Vì thế, kinh văn nhấn mạnh: “Nếu cố làm như vậy”, chính là lời răn trách hàng tân học đã bỏ những pháp mình nên học, mà đi học những pháp không nên học, để cuối cùng bị kết luận là Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Bồ Tát phát tâm hóa độ tất cả chúng sanh, mà chúng sanh thì căn tánh mỗi mỗi không đồng. Nếu như không cho học các pháp Tiểu Thừa, ngoại đạo hay thế tục thì có phải là đã làm mất nhiều phương tiện để hóa độ chúng sanh hay không? Hơn nữa, trong kinh cũng từng dạy: “Bồ Tát mong cầu những gì? Nên mong cầu được ngũ minh”. (7)
Như thế tại sao ở đây lại ngăn cấm học những pháp ấy?
Điều này đã nói rồi! Trong đây cấm không cho học các thứ ấy là chỉ ngăn cấm hàng tân học Bồ Tát cùng những người trí huệ kém. Còn với những bậc thượng căn lợi trí, những vị Bồ Tát tu học đã lâu:
- Vì muốn thành tựu trí huệ quảng đại vô biên cho mình.
- Vì muốn đối với Phật pháp được đầy đủ sự quán sát, được trí bất động,
- Vì muốn hóa độ các loài chúng sanh khác nhau.
- Vì muốn hòa đồng để điều phục chúng sanh, đồng thời có thể hoàn thành rất nhanh việc học tập mà không xa lìa hạnh Bồ Tát của mình đang tu học. Nên mỗi ngày có thể dùng hai phần thời gian học kinh điển Đại Thừa, Tiểu Thừa của Phật, một phần học sách vở ngoại đạo và thế tục.
Điều này được Đức Phật cho phép và không trái phạm với giới hạnh của Bồ Tát, như trong kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Vì duyên cớ luận nghĩa, vì duyên cớ phá tà kiến, vì duyên cớ để biết sách vở ngoại đạo là hư vọng và Phật pháp là chân thật, vì duyên cớ muốn biết thế sự để độ đời v..v... những trường hợp như vậy đều không phạm giới”.
Giới này ngăn cấm tất cả thất chúng Phật tử. Bất cứ chúng nào, trước hết, cũng phải học tập kinh Phạm Võng này cùng những giới luật mình cần phải tuân giữ. Chỉ những người trí lực có thừa mới cho phép học tập những thứ khác.
Giới này đối với Đại Thừa và Tiểu Thừa cũng không hoàn toàn giống nhau. Đại Thừa và Tiểu Thừa đều không cho học tập phép ngoại đạo lẫn thế tục và đồng lấy bổn pháp làm chính (Tiểu Thừa thì học theo Tiểu Thừa, Đại Thừa thì học theo Đại Thừa).
Nhưng Đại Thừa không học luật Thanh Văn thì phạm giới, trong khi Tiểu Thừa không học Đại Thừa thì không phạm. Đây là những điểm tương đồng và bất đồng giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa vậy.
Chú thích:
(1) Thắng giải: một trong năm thứ tâm sở pháp của ngôi Biệt Cảnh trong Luận Đại Thừa Bách Pháp. Thắng Giải nghĩa là đối với cảnh sở duyên nhất quyết không bị một tác động nào có thể làm cho tâm lay chuyển. Trái lại, nếu đối với cảnh sở duyên, tâm còn do dự, lưỡng lự thì hoàn toàn không có thắng giải. Vì thế, luận Đại Thừa Bách Pháp không đem thắng giải tâm sở pháp này nhiếp vào ngôi Biến Hành (Biến Hành và Biệt Cảnh là hai ngôi tâm sở pháp ở trong Duy Thức học).
Biến Hành tâm sở có năm thứ: Xúc Tác, Ý, Thọ, Tưởng, Tư.
Ngôi Biệt Cảnh tâm sở có năm thứ: Dục, Thắng Giải, Niệm, Định, Huệ.
Ở đây dùng từ “thắng giải” là chỉ hàng tân học Bồ Tát vì tín tâm chưa vững, có thể bị thối chuyển, tức là chưa đạt được sự thắng giải. Vì khi đạt được thắng giải rồi thì bất cứ cảnh duyên nào cũng không thể làm lay chuyển nổi đạo tâm, tức là tín tâm kiên cố không thối chuyển.
Tín tâm không thối chuyển là như thế nào?
Như đức Liên Tông thập nhất tổ Triệt Ngộ đại sư dạy: “Người tu theo pháp môn Tịnh Độ phải có tâm thâm tín. Thâm thâm tín nương vào đâu để biết? Người tu pháp môn niệm Phật, tín tâm nhất định không bao giờ vì cảnh duyên mà thay đổi.
Lúc đương tu pháp môn Tịnh Độ, có đức Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp hiện thân đến bảo rằng: - Pháp môn Tịnh Độ không rốt ráo, ngươi nên bỏ đi, ta sẽ chỉ cho pháp môn Thiền Định là pháp tối thượng, tu sẽ mau được giải thoát thành Phật...
Nghe vậy, người ấy nhất quyết khước từ mà thưa rằng: - Xin tạ ơn Tổ có lòng chiếu cố, dạy bảo cho con như vậy, nhưng con quyết không dám bỏ pháp môn Tịnh Độ, vì đó là pháp môn của đức Bổn Sư Thích Ca tuyên thuyết, và con đã tín thọ từ lâu...
Hoặc có đức Phật Thích Ca hiện thân đến bảo rằng: - Ngươi nên bỏ pháp môn Tịnh Độ đừng tu theo, nên tu pháp môn khác. Pháp môn Tịnh Độ thời trước ta vì người căn cơ thấp kém, mượn làm phương tiện tạm thời nên giảng nói vậy thôi.
Người ấy cũng đảnh lễ Phật mà thưa rằng: - Kính bạch Thế Tôn! Theo lời chỉ giáo của Ngài con không dám trái, nhưng tín tâm của con quyết định tu theo pháp môn ấy. Hiện giờ, con không thể nào bỏ pháp môn Tịnh Độ mà tu theo pháp khác được.
Chính Phật, Tổ hiện thân đến bảo tu theo pháp môn khác còn không lay chuyển được tâm hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ, huống chi những cảnh duyên khác. Được như thế mới gọi là “thắng giải”.
(2) Năm pháp được chia làm nhiều loại:
*Năm pháp về danh tướng: trong kinh thường gọi là Tam Tánh Ngũ Pháp, đều là phân biệt tự tánh của các pháp. Tam Tánh là thiện tánh, ác tánh, vô ký tánh. Ngũ Pháp là ở trong kinh Lăng Già cùng các đại luận như Du Già Luận, Duy Thức Luận... đều có giải thích rõ ràng. Năm pháp về danh tướng gồm:
- Tướng: các pháp hữu vi thiên hình vạn tượng, từ nhân duyên mà sanh, hiện các thứ tướng trạng sai khác, nên gọi là Tướng.
- Danh: nương theo nơi tướng của các pháp mà gọi, do đó có các thứ tên gọi khác nhau. Tướng là sở thuyên, Danh là năng thuyên (ví như cái bàn, tập sách v.v... hình tướng của chúng là sở thuyên, tên gọi của chúng là năng thuyên). Hai pháp này là cảnh sở biến do tâm hữu lậu của phàm phu biến hiện ra.
- Phân biệt: Xưa dịch là vọng tưởng, chỉ cho tâm năng biến, phân biến hai tướng sở biến nói trên. Ba pháp vừa nói trên thuộc về năng biến và sở biến của tâm hữu lậu.
- Chánh tri: tất cả các vọng tưởng xen lộn ở trong tâm vô lậu. Bốn pháp này thuộc về hữu vi, nhưng chánh tri thuộc về vô lậu, còn các pháp kia thuộc về hữu lậu vậy.
- Như như: nghĩa là chơn như do chánh tri mà chứng đắc. Tại sao gọi là như như? Vì do trí Như Lý mà đắc chơn như vậy. Pháp này thuộc về pháp vô vi. Vì thế năm pháp vừa nói trên gồm thâu tất cả các pháp hữu vi và vô vi.
* Năm pháp về sự lý: nghĩa là tất cả sự lý của các pháp không ra ngoài năm thứ. Trong Đại Thừa Bách Pháp Luận có nói năm pháp như sau:
- Tâm pháp: chỉ cho các thức. Duy Thức học nói có tám thức. Bát thức tâm vương là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại da thức.
- Tâm sở pháp: hợp cùng với bát thức tâm vương bên trên tương ứng với nhau mà đồng sanh khởi, nên gọi là tâm sở.
- Sắc pháp: chỉ cho cảnh sở biến của tâm vương và tâm sở nói trên.
- Bất tương ưng hành pháp: Do ba pháp tâm vương, tâm sở, sắc pháp đã nói trên mà giả lập. Tại sao gọi là bất tương ứng? Vì 24 thứ bất tương ứng này không tương ứng với tâm vương, tâm sở và sắc pháp nên gọi là Bất Tương Ứng.
- Vô vi pháp: Thực tánh của bốn pháp vừa kể. Bốn pháp trước thuộc về Sự, pháp này thuộc về Lý. Do đó, năm pháp trên đều là sự lý của tất cả pháp. Mà tất cả pháp cũng đều không ra ngoài Duy Thức Duy Tâm.
* Năm pháp về lý trí:
- Chơn Như.
- Đại Viên Cảnh Trí.
- Bình Đẳng Tánh Trí.
- Diệu Quan Sát Trí.
- Thành Sở Tác Trí
* Năm pháp của Đề Bà: do Đề Bà Đạt Đa hư vọng lập ra năm pháp để phá hòa hợp tăng của đức Bổn Sư Thích Ca. Trong Chánh Lý Luận quyển 43 có nói rất rõ.
(3) Chánh nhân Phật tánh: Một trong ba nhân Phật tánh. Trong kinh Niết Bàn nói có ba nhân Phật tánh như sau:
- Chánh nhân Phật tánh: chỉ cho Chân Như trung chánh, xa lìa tất cả sự tà vạy, sai quấy, nương nơi Chánh Nhân Phật Tánh này mà được thành tựu quả đức Pháp Thân.
- Liễu nhân Phật tánh: dùng trí huệ chiếu soi rốt ráo lý Chân Như, y theo đó mà thành tựu quả đức Bát Nhã.
- Duyên nhân Phật tánh: Tất cả thiện căn công đức làm duyên trợ lực cho liễu nhơn Phật tánh. Do đó mà chánh nhân Phật tánh được khai phát, hiển lộ. Y theo đó mà thành tựu đức giải thoát.
Trong kinh Kim Quang Minh Huyền Nghĩa nói:
“Thế nào gọi là tam Phật tánh?
Phật gọi là giác tánh, có nghĩa là không đổi thay, tức là không phải thường, không phải vô thường. Ví như kho vàng chôn trong đất, thiên ma, ngoại đạo không thể phá hoại. Đó là chánh nhân Phật tánh.
Người biết được kho vàng trong đất, dụ cho liễu nhân Phật tánh, tức là giác trí không phải thường cũng không phải vô thường. Trí tương ứng với lý, không có gì có thể lay động và phá hoại được. Muốn lấy được kho vàng trong đất phải dọn cỏ cây, rác rến, đất đá v.v... rồi đào đất lên lấy kho vàng. Đây là ví dụ cho duyên nhân Phật tánh. Tức là tất cả thiện căn công đức chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, có công năng tương trợ cho giác trí mà khai hiện chánh tánh”.
Bộ Đồng Ký quyển thượng nói: “Chánh là trung chánh, liễu là chiếu liễu, duyên là trợ duyên”, có nghĩa:
- Duyên nhân Phật tánh trợ giúp cho liễu nhân Phật tánh để chánh nhân Phật tánh được hiển hiện.
- Chánh nhân Phật tánh phát khởi công dụng thù thắng nơi liễu nhân Phật tánh. Liễu nhân Phật tánh dẫn dắt cho duyên nhân Phật tánh.
Duyên nhân Phật tánh trở lại trang nghiêm cho chánh nhân Phật tánh.
Ba pháp ấy đã nương nhau, nên chẳng phải nghĩa Hoành (không gian), nhất tâm vốn sẵn đủ ba pháp cho nên chẳng phải nghĩa Thụ (thời gian). Ba pháp đều gọi là nhân, do căn cứ nơi nghĩa này vậy. Do diệu nhân này mà có thể chứng đắc được đạo quả vậy.
(4) Tại triền Như Lai tạng là một trong hai loại Như Lai:
- Xuất triền Như Lai: danh từ chỉ địa vị viên minh của chư Phật, đã vượt qua khỏi tất cả chướng ngại, phiền trược.
- Tại triền Như Lai: danh xưng với tất cả những hữu tình còn ở trong vòng triền phược cấu nhiễm. Phàm hành giả cúng dường là cúng dường hai loại Như Lai vừa kể trên, có giải rõ trong bộ Bí Tạng Ký Sao.
(5) A Hàm: tên chung của các kinh điển Đại, Tiểu Thừa, nay dịch là A Cấp Na, xưa dịch là A Hàm, còn gọi là A Hàm Mộ. Trung Hoa dịch là Pháp Quy, Pháp là chỉ cho vạn pháp, Quy là quy thú, nghĩa là trở về. Ý chỉ cho muôn pháp đều quy thú về nơi đây không thiếu sót. Có nơi dịch là Vô Tỷ Pháp, nghĩa là pháp mầu nhiệm không pháp nào so sánh bằng.
(6) Tứ Vi Đà: còn gọi là Tỳ Đà hay Bì Đà. Sau này dịch là Phệ Đà hay Tiết Đà...
Theo bộ Kim Quang Minh Tối Thắng Kinh Sớ, quyển 5 của Tam Tạng Pháp Sư Huệ Chiếu chú thích rằng:
“Tứ minh pháp tức là tứ Tiết Đà luận. Xưa dịch là Vi Đà hay Tỳ Già La luận đều sai cả. Tứ Tiết Đà Luận như sau:
- Nhân luận Tiết Đà: Trung Hoa dịch là Thọ Minh, nội dung bao gồm những điều giải thích về sống chết, thọ hay yểu.
- Giả thọ Tiết Đà: Trung Hoa dịch là Tự Minh, giải thích việc tế tự, cầu đảo.
- Sa Ma Tiết Đà: Trung Hoa dịch là Bình Minh, tức bình luận những việc đúng, sai, phải, trái, cho rõ ràng.
- A Đạt Tiết Đà: Trung Hoa dịch là Thuật Minh, giải thích những nghệ thuật, kỹ năng...
(7) Ngũ Minh: gọi đủ là Ngũ Minh Xứ gồm có:
- Thinh Minh: thuyết minh về ngữ ngôn, văn tự.
- Công Xảo Minh: thuyết minh về tất cả công xảo, kỹ nghệ, toán số.
- Y Phương Minh: nói về ngành y học.
- Nhân Minh: xác định chánh tà, chân ngụy, thông thường gọi là Luận Lý Học.
- Nội Minh: thuyết minh về tôn chỉ của mỗi tôn giáo. Bốn loại trước, phần học thuyết đều giống nhau. Chỉ riêng loại sau thì phần học thuyết khác biệt. Chẳng hạn Bà La Môn giáo thì lấy Tứ Phệ Đà làm Nội Minh, Phật giáo thì lấy Tam Tạng mười hai phần giáo làm Nội Minh.
Chữ Minh có nghĩa là xiển minh, tức là khai triển lý của năm loại minh bên trên, để làm sáng tỏ ý nghĩa. Hơn nữa, Minh là tên khác của Trí, nghĩa là y theo các loại học thuyết ấy mà được trí huệ, nên gọi là Minh.
-----------------------------
25. Bất Thiện Hòa Chúng Giới (Giới Trị Chúng Vụng Về)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.25. BẤT THIỆN HÒA CHÚNG GIỚI
(giới trị chúng vụng về)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử, Phật diệt độ hậu...” cho đến câu “..phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử sau khi Phật nhập diệt làm Pháp Sư, giảng sư, luật sư, thiền sư, thủ tọa trị sự, tri khách, phải có lòng từ bi, khéo hòa giải trong chúng, khéo giữ gìn tài vật của Tam Bảo, chớ dùng vô độ như của riêng mình, lại thêm khuấy chúng gây gổ, hiềm khích, kình chống, hoang phí của Tam Bảo. Nếu làm các việc trên, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Giới trước thuyết giảng về lỗi trái với chánh pháp Đại Thừa của Như Lai.
Giới tiếp theo này giảng về việc xâm phạm tài vật của Tam Bảo, gây sự bất ổn trong tăng chúng, làm tổn công đức của chính mình.
Làm người lãnh đạo đại chúng trong tăng đoàn, điều tối yếu là phải thống lý đại chúng theo cách nào để đại chúng được hòa hợp, không sanh việc tranh cãi. Nếu không khéo điều hòa đại chúng, lại khiến cho đại chúng phát sanh việc kình chống, gây gổ, thì khả năng của người thống lý đại chúng không thể gọi là “nhứt thiết vô ngại”.
Một vị phát tâm xuất gia tu học Phật pháp, đối với mọi người cùng nhau chung sống một chỗ, luôn phải lấy sự hòa hợp làm căn bản. Tuyệt đối không nên vừa động đến đã phát sanh ra việc tranh chấp không cần thiết. Giữa người với người tương xử với nhau không thể hoàn toàn tránh khỏi những mối bất hòa nhỏ nhặt. Điều cốt yếu là phải nhường nhịn nhau thì không bao giờ xảy ra điều gì lớn lao mà không giải quyết được.
Trong luật Tứ Phần, quyển bốn mươi ba nói:
“Một độ nọ, quý tỳ kheo sanh ra bất hòa với nhau, Đức Phật nhóm chúng khuyên rằng: - Tỳ kheo! Các ông là người xuất gia hành đạo, cùng chung một thầy, đồng học một giáo lý, đồng một tư tưởng, như nước với sữa hòa chung. Các ông phải an vui chung sống với nhau trong Phật pháp, sẽ được nhiều lợi ích. Thôi đi! Thôi đi! Quý tỳ kheo! Các ông đừng gây gổ, tranh chấp với nhau nữa. Đừng mạ nhục, phỉ báng tìm chỗ hay dở của nhau nữa. Phải hòa hợp vui sống với nhau, phải an vui thì mới được sự lợi ích trong Phật pháp”.
Khi Phật còn tại thế, Ngài khuyên nhủ, hòa giải cho đệ tử như vậy. Còn người xuất gia thời nay, cùng chung sống với nhau, vừa hơi có ý bất đồng liền nói: “Tôi vĩnh viễn không hòa hợp với thầy, thầy là thầy, tôi là tôi. Phần ai nấy giữ, không quan hệ gì với nhau. Tôi với thầy nếu muốn cùng nhau vui sống chỉ chờ đến kiếp lai sinh...” Vì thế cho nên thời này gọi là thời Mạt Pháp!
Một đoàn thể, sở dĩ phát sanh việc gây gổ, kình chống, không ngoài tư tưởng bất đồng, ý kiến chia rẽ và sự phân chia tài vật không đồng đều nhau.
- Vấn đề tư tưởng bất đồng, Đức Phật có dạy: “Kiến hòa đồng giải”.
- Về sự phân chia tài vật, Đức Phật dạy: “Lợi hòa đồng quân”.
Thế nên người lãnh đạo trong tăng đoàn, ngoài việc khéo léo điều hòa nhân sự, không nên để cho trong đại chúng phát sinh việc tranh chấp, kình chống vô lý. Còn đối với tài vật của Tam Bảo, phải hết sức thận trọng, giữ gìn không được lãng phí, tiêu xài vô độ. Hơn nữa, một vị Bồ Tát đối với đại chúng cần phải có tâm từ bi nhiếp hộ, vỗ về. Đối với tài vật của Tam Bảo phải khéo léo giữ gìn. Được như thế mới có thể làm cho chánh pháp của Như Lai không đoạn tuyệt.
Vì vậy, đối với vai trò người lãnh đạo, điều này trọng yếu vô cùng. Tuy nhiên, nói thì dễ, nhưng thực hành cho đúng, không phải là vấn đề dễ dàng. Nên tục ngữ có câu: “Bá nhân, bá tánh”, thật là câu nói xác thực và đầy kinh nghiệm. Người lãnh đạo đại chúng, dù khéo léo đối xử với đại chúng không thiên lệch cách nào, và đại chúng tuy biết vị thầy rất từ bi, nhưng sự tranh chấp, kình chống nhau vẫn tiếp tục phát sanh một cách tự nhiên, đôi khi lại rất bất ngờ, khiến cho vị thầy không cách nào điều hòa trong chúng, lại còn cảm thấy khổ não vô tận. Sự việc này thường xảy ra trong tăng đoàn rất nhiều.
Người lãnh trách nhiệm điều khiển Tăng đoàn không phải là việc dễ dàng, huống gì một vị Bồ Tát vì chúng sanh, thường phải tiếp xúc với quảng đại quần chúng, muốn khéo léo điều hòa trong đại chúng là một việc càng khó hơn nhiều. Vì chúng sanh ở thế giới Ta Bà này, đại đa số rất khó điều phục. Nếu không khéo điều phục họ thì rất khó tiếp tục thực hiện công việc độ sanh của mình một cách liên tục, không gián đoạn.
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài dạy chư Bồ Tát rằng: “Các ông cần phải năng hành nan hạnh”, nghĩa là phải thường làm được những việc khó làm.
Đức Phật dạy lời trên là muốn chư Bồ Tát phải khéo léo điều ngự đại chúng một cách vô ngại. Nếu như không biết mình, biết người, thậm chí làm cho đại chúng sanh ra lộn xộn, kình chống, tranh chấp thì trái với tư cách mô phạm của vị đạo thủ, lại còn phát sanh ác nghiệp, thật là một tội rất lớn! Đức Phật thấu suốt vấn đề ấy, cho nên mới chế lập giới điều này.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: Nếu làm Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, lúc Ngài còn tại thế, tất cả các đệ tử bản thân thừa hành pháp hóa. Dù có đi các nơi giáo hóa chúng sanh, nhưng đều tôn Đức Phật làm thầy, nên không bao giờ tự dám buông lung để sanh ra việc lộn xộn, kình chống nhau.
Nhưng sau khi Đức Phật nhập diệt, vì thời gian xa cách Phật đã quá lâu, dù hàng Phật tử tất cả đều đồng y theo lời Phật dạy, nhưng trên thực tế, mỗi người đều đã riêng lập môn đình và tự làm chủ. Nhưng tại sao phải làm chủ? Vì muốn hộ trì chánh pháp của Như Lai để lại, nên cần phải duy trì được sự hòa hợp đại chúng. Trong khi đại chúng nếu không có người đứng ra làm chủ sự thì lâu ngày, chánh pháp có thể bị quên mất. Vì vậy, trong số các đệ tử của Đức Phật, đặc biệt có các vị được đề cử đảm nhiệm các chức vị đạo thủ khác nhau, để duy trì mọi lề lối sinh hoạt trong Tăng đoàn. Các chức vụ ấy bao gồm sáu nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Hành chủ thuyết pháp (vị Pháp Sư): Vị truyền dương thánh giáo, hoằng truyền đạo pháp. Giáo pháp của đức Bổn Sư Thích Ca tuyên thuyết trong thời đại Ngài còn tại thế, muốn được lưu truyền cửu trụ ở thế gian, tránh tình trạng người đi, pháp cũng không còn, hoàn toàn nương nhờ vào hạng đệ tử của Phật. Đặc biệt là hàng Đại Thừa Bồ Tát. Vì thế người làm chủ phải khéo léo, phải có tâm từ bi nhiếp hộ đại chúng, truyền dạy giới pháp không thiếu sót.
Nên biết một vị Pháp Sư hoằng truyền đạo pháp rất quan trọng và cũng không phải là một việc dễ dàng. Vì cần phải khéo lép hiểu biết chỗ thông tắc của Tam Tạng thánh giáo một cách vô ngại và tự tại, mới có thể vì đại chúng khai thị một cách hoạt bát và sống động.
Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Phật pháp vô nhân thuyết, tuy huệ mạc năng liễu” (Phật pháp mà không có người giảng giải, dù có trí huệ cũng không dễ gì hiểu rõ). Vì thế, muốn cho Pháp Luân của Như Lai thường chuyển thì không thể nào thiếu vị chủ thuyết pháp được vậy.
2. Hành chủ hành pháp (Luật Sư): Những vị thông đạt rành rẽ giới luật, đúng theo quy luật mà phụng hành, nên có thể gọi đó là Luật Sư.
Vị hành chủ thuyết pháp không phải là không thực hành giới luật, nhưng chẳng qua nhiệm vụ chính yếu của chư vị là thuyết pháp. Còn vị hành chủ hành pháp lấy việc nghiêm trì tịnh giới làm chủ yếu. Không phải vị này không biết giáo lý, nhưng vị này đặc biệt chú trọng về việc thông đạt những chỗ khai, giá, trì, phạm của giới luật, xem đây là phần đặc sắc duy nhất của mình.
Lại có chỗ giải thích rằng: hành chủ thuyết pháp và hành chủ hành pháp là một người. Vì thuyết pháp là giáo hóa bằng ngôn ngữ, hành luật là thể hiện sự giáo hóa bằng thực hành, tức là thiên trọng về sự giáo hóa thân hạnh (hạnh kiểm của thân nghiệp). Đây là sự khác nhau giữa hai chức vụ. Vì thế, trong bộ Pháp Tạng Giới Bổn, không có chức vụ chủ hành pháp thứ hai này.
3. Hành chủ tăng phường (chủ tọa, trị sự): Vị lãnh trách nhiệm cao nhất trong ngôi Già Lam, thường gọi là vị trụ trì. Làm một vị trụ trì trong ngôi đại già lam, điều trọng yếu nhất là phải được lòng người. Nói trong phạm vi chúng xuất gia, là phải được lòng chúng, tức là chiếm được cảm tình của chúng.
Nên cổ Phật từng dạy: “Nhân tình vi thế chi phước điền, diệc thị đạo lý chi sở do sanh” (tình cảm của người là phước điền trong thế gian, cũng là chỗ phát sanh ra đạo lý).
Làm chủ trong ngôi già lam, được đại chúng suy tôn là bậc thiện tri thức, có trách nhiệm thay thế Phật, Tổ gánh vác Phật pháp, lẽ tất nhiên chỗ hành trì đạo pháp của ngài phải siêu thắng hơn người. Tuy nhiên, vấn đề thọ hưởng phải tương đương với đại chúng. Nói một cách khác, phải cùng với đại chúng đồng cam cộng khổ (cam là ngọt, khổ là đắng). Ý nói vị trụ trì phải cùng với đại chúng sống đồng như nhau về mọi sự hưởng thụ:
- Về mặt ăn uống thì ngon ngọt, cay đắng đồng thọ hưởng.
- Về phương diện việc làm thì vui khổ có nhau.
Không phải một đàng thì thong thả suốt ngày, một đàng thì cực nhọc quanh năm. Không nên sống một nếp sống trên cao, tạo sự cách biệt với đại chúng. Có như vậy, đại chúng mới phục tùng.
Làm một vị chủ trong ngôi già lam, điều cao quý nhất là ở nơi biết giữ gìn hạnh kiểm. Bản thân mình phải thanh tịnh, khiết bạch, không có một tỳ vết chi để người khác có thể chỉ trích. Đến như việc ứng cơ tiếp vật thì lại càng phải giữ gìn trong sự đối đãi với hàng nạp tử (1) để có được sự tín nhiệm trọn vẹn trong bốn phương. Nếu không như thế thì không thể làm cho người tín phục và cũng khó làm cho đại chúng chấp nhận sự lãnh đạo của mình.
4. Hành chủ giáo hóa (giảng sư): Vị giáo hóa người trong đạo gồm cả hàng Phật tử tại gia, khiến cho họ tu các phước nghiệp. Như trong trường hợp kiến trúc tu viện, xây dựng tháp Phật, và những việc thuộc về nhu yếu kinh tế của đại chúng. Những việc này nhờ tiền quyên góp do Phật tử hiến cúng; nhưng vì Phật tử tại gia không biết được nhu cầu thiết yếu của tăng chúng nên phải cần đến sự khuyến hóa của vị chủ giáo hóa .
Từ xưa đến nay, Phật giáo lưu hành trên thế gian có lúc thạnh, lúc suy bất thường. Đó là do những nhân duyên khác nhau tạo ra. Nhưng thực tế có thể là do việc giáo hóa mà nên. Vì thế, đối với Phật giáo. thời kỳ nào cũng không thể thiếu vị giáo hóa được.
5. Hành chủ tọa thiền (thiền sư): Người dạy cho Phật tử pháp môn Thiền Định. Vị này rất thông đạt về Thiền pháp, truyền dạy phương pháp tu tập Chỉ - Quán. Việc tọa thiền, tu định không phải dễ dàng hay tùy ý thực hành mà cần phải có người truyền trao và chỉ dạy mới không bị lạc vào ma đạo mà không tự hay biết.
Vì thế, nếu có vị hành giả biết rõ tất cả phương pháp tọa thiền, khi có người nào muốn học thì phải theo vị thiền sư này học tập. Vị thiền sư phải đem tất cả kinh nghiệm tọa thiền của mình chỉ dạy, không nên giữ lại mảy may, hầu giúp cho bạn tu Thiền Định đúng như pháp, đồng thời thu nhiếp được sự thấy nghe của mình, không còn buông lung theo vọng tưởng, nghe thấy những cảnh giới loạn động bên ngoài. Nhờ đó, bạn có thể dứt trừ được những thị dục tà tịch, bỏ hẳn được quan niệm lợi dưỡng ngoại lai. Như thế mới là chính đáng, đúng như pháp tu Thiền.
6. Hành chủ hành lai (tri khách): Vị có trách nhiệm tiếp đãi chúng Tăng tứ phương qua lại, tức là các vị tri khách hoặc tri tân trong các tòng lâm.
Các tăng nhân vì muốn tham phỏng hành đạo, nên thường hành cước các nơi. Khi có những tăng nhân từ xa đến tự viện, bổn phận của vị Tri Khách Sư là phải tiếp đãi ân cần, tử tế, phải đưa rước, sắp đặt chỗ ngơi nghỉ, cung cấp thức ăn uống chu đáo, không để cho chư vị phải khổ cực vì việc sinh nhai trong thời gian tham phỏng. Luôn luôn tạo cho chư vị cảm tưởng “tân chí như quy” (lúc mới đến cũng như lúc ra đi).
Vì thế làm một vị Chủ Hành Lai, điều quan trọng là phải từ bi tiếp chúng, tuyệt đối không được tác oai, tác phúc, luôn tìm kiếm lỗi lầm của chư vị hành cước tăng nhân, cũng không được ỷ oai quyền quở trách, đánh mắng, hoặc gây ra những sự phiền toái cho chư vị. Đây là những điều mà một vị Chủ Hành Lai cần phải thi hành.
Trên đây là sáu chức vụ và những chức vụ này đều có quyền thống ngự nên gọi là Chủ. Bất cứ người nào làm chủ phần hành nào đều phải lấy nhân nghĩa làm gốc và phải triệt để tôn trọng. Nên kinh văn dạy người làm chủ phải có tâm từ bi đối đãi với đại chúng.
Khi trong đại chúng xảy ra tranh chấp, người làm chủ cần phải khéo léo vì đại chúng mà hóa giải, để cho mọi gây gổ, kình chống được chấm dứt. Tức là trong giới thông thường gọi là pháp diệt trừ sự tranh cãi. Sự tranh cãi đều có theo từng giờ, từng phút phát sanh. Nếu không kịp thời theo đúng như pháp diệt trừ nó thì đại chúng tất nhiên sẽ khó cùng chung sống với nhau.
Pháp lữ đồng học, nhất là hàng Bồ Tát đồng hạnh nguyện cùng sống chung một chỗ, cần phải cung kính, hòa hợp với nhau như nước với sữa, không được gây gổ, tranh chấp nhau. Dầu không cùng sống chung một nơi, cũng không được gây gổ, kình chống, mắng nhiếc, hủy báng, hoặc tìm chỗ sở trường, sở đoản của nhau, để làm cho nội bộ xào xáo, sanh nhiều điều phải quấy, khiến cho thế nhân chê bai, chán ghét và dị nghị. Họ cho rằng những kẻ xuất gia học Phật toàn là những người hay gây gổ, tranh chấp nhau như vậy.
Do đó, không lạ gì trên thế gian có quá nhiều vấn đề phức tạp, rắc rối xảy ra hàng hàng, lớp lớp vô cùng vô tận. Việc gây gổ chẳng những khiến bản thân mình tự đánh mất oai nghi mà còn kết nhiều thù oán. Khi có việc tranh chấp, kình chống xảy ra, người lãnh đạo chúng phải lập tức tìm biện pháp chấm dứt sự tranh chấp, đừng để sự việc kéo dài mãi ra.
Khi hai bên tranh chấp, gây gổ nhau, nếu bên nào không chịu hòa giải, tức là không muốn cho người kia tăng trưởng sự lợi ích trong Phật pháp, cũng không có ý nguyện hộ trì chánh pháp của Như Lai. Tội này to lớn vô cùng, cho nên người lãnh đạo chúng Tăng không được thiếu sự cẩn trọng!
Việc gây gổ, tranh chấp một khi đã xảy ra, việc duy nhất là tìm biện pháp ngăn chặn. Nếu dùng tranh chấp để giải quyết tranh chấp thì vấn đề không bao giờ giải quyết được. Cho nên trong kinh dạy:
Đem việc tranh cãi để dứt tranh cãi,
Thì việc tranh cãi không bao giờ hết được.
Chỉ có biện pháp đừng tranh cãi
Việc tranh cãi kia tự nhiên chấm dứt.
Kinh Trung A Hàm, quyển mười bảy cũng có nói:
Nếu đem tranh cãi dứt tranh cãi,
Rốt ráo không thể chấm dứt được.
Chỉ có an nhẫn tranh cãi mới dứt.
Và phương diện này mới đáng tôn quý.
Nhẫn là phương pháp tối thắng và cũng là diệu dược A Già Đà chấm dứt sự tranh cãi. Còn ở trong tăng đoàn, khi có sự tranh cãi phát sanh, chính bản thân đôi bên phải hết sức nhường nhịn nhau. Sau đó, thỉnh một vị Thượng Tọa thông hiểu giới luật trong Tăng đoàn đứng ra dàn xếp, bình luận, xử đoán mọi việc thì mới hòa giải được sự tranh chấp của đôi bên. Trong giới luật nói: Một vị đứng ra dàn xếp, giải quyết được việc tranh chấp không phải dễ dàng, mà phải hội đủ 10 điều kiện sau đây, mới xứng đáng với cương vị ấy:
1. Bản thân của vị này phải giữ gìn giới hạnh hết sức thanh tịnh.
2. Phải thuộc đa văn trong Phật pháp.
3. Phải đọc tụng thông thuộc hai bộ luật tỳ kheo và tỳ kheo ni.
4. Phải có khả năng hiểu thấu đáo, quảng bác ý nghĩa của giáo pháp và hai bộ Tỳ Ni (Đại Luật).
5. Phải có khả năng diễn nói ngôn ngữ hết sức khéo léo. Mỗi lời biện luận phải hết sức mạch lạc, rõ ràng, khiến người nghe thông hiểu phân minh. Nếu đôi bên lúc tranh cãi nhau, đưa ra bất kỳ vấn đề gì, vị hòa giải đều có thể vì họ giải đáp thông suốt, không mơ hồ, khiến cho đôi bên đều cảm thấy hoan hỷ, vừa lòng.
6. Khi xảy ra bất cứ việc tranh chấp nào, đều có khả năng khéo léo diệt trừ ngay, không để cho sự việc kéo dài lâu mà trở thành việc ác xấu.
7. Không có tâm nhiễm ái (thiên vị).
8. Không có tâm sân hận.
9. Không sợ bất cứ người nào thuộc đôi bên.
10. Không có tánh ngu si, vô trí.
Vị nào thật có đầy đủ 10 điều kiện trên, đại chúng phải đề cử vị ấy đảm nhiệm trọng trách phán xét, hòa giải, dàn xếp mọi tranh cãi. Vị này sẽ xử đoán rất công bình, không thiên lệch, tư vị một bên nào.
Người làm chủ chẳng những phải có tâm từ bi, khéo hòa giải việc kình chống, tranh cãi để đại chúng được an vui tu niệm, đồng thời còn phải lấy tâm từ bi giữ gìn tài vật của Tam Bảo, không được sử dụng vô độ lượng như của riêng mình. Vì thế, ở mỗi Thủ Khố nơi các tòng lâm Phật giáo tại Trung Hoa có đôi liễn như sau:
Ái tích thường trụ vật,
Như hộ nhãn trung châu.
Dịch:
Yêu tiếc tài vật của thường trụ,
Như giữ gìn hai tròng con mắt.
Nói rõ hơn, người làm chủ chân chính, giữ gìn tài vật của Tam Bảo, chẳng những như ái hộ hai tròng con mắt của mình, mà còn phải ái hộ hơn cả đôi tròng mắt của mình nữa.
Thà hy sinh thân mạng của cá nhân mình, chứ không tiêu xài lãng phí tài vật của Tam Bảo. Khi có chuyện chánh đáng thì theo pháp mà dùng. Nếu không đáng dùng thì tuyệt đối không được dùng bậy. Nếu không vâng theo lời răn dạy của thánh giáo Như Lai, lại tùy tiện muốn dùng cái chi thì cứ dùng theo ý mình, giống như xài dùng tiền riêng của cá nhân mình thì tuyệt đối không thể được, vì chắc chắn sẽ mắc phải hậu quả không thể tưởng tượng nổi!
Có những vị làm chủ lại không minh bạch được nhân quả. Với tiền bạc của chính mình thì lẫn tiếc, đến nỗi khi có chuyện cần xài một đồng thì như phải cắt đi một miếng thịt trên thân thể. Còn đối với tiền bạc của Tam Bảo thì trái lại, tha hồ sử dụng không một chút luyến tiếc mảy may.
Sở dĩ Đức Phật dạy chúng ta giữ gìn tài vật Tam Bảo là muốn cho đại chúng đồng sống chung trong tinh thần đúng theo pháp mà thọ dụng. Dù là một hạt gạo, một hạt muối, một đồng tiền cũng chỉ dùng trong ngôi Tam Bảo.
Hơn nữa, khi sử dụng những tài vật trong ngôi Tam Bảo, cần phải riêng biệt, không được dùng lộn xộn. Nghĩa là những tài vật thuộc về Phật Bảo không được dùng lộn xộn cho chúng tăng v.v... Thậm chí những tài vật cùng ở trong nhất bảo cũng không được sử dụng lộn xộn. Chẳng hạn tài vật của thí chủ cúng dường để lo trai phạn cho chúng tăng thì không được đem đi xây cất tăng xá v.v... Nếu dùng lộn lạo như vậy, sau khi xả báo thân, sẽ bị đọa vào địa ngục Hỏa Già (mang gông lửa). Như thế người làm chủ lẽ nào không để tâm cẩn thận, y theo luật Phật dạy khi sử dụng tài vật Tam Bảo hay sao?
Có người nói: “Tài vật để kiến trúc điện Phật, có thể đem mua sắm thực phẩm cho chúng Tăng, nhưng tài vật dùng cho việc sinh sống của chúng Tăng không được đem xây cất điện Phật”. Người nói như vậy là hoàn toàn sai lầm! Tại sao vậy? Vì nếu nói như thế, không lẽ Tăng Già tôn quý hơn Phật, và Phật Bảo lại không bằng chúng Tăng hay sao?
Tài vật dùng để tạo hình tượng Phật, kiến trúc điện Phật còn dư lại rất nhiều thì phải dùng vào việc nào cho đúng?
Cổ đức đáp lại như sau: “Những tài vật xây cất điện Phật còn dư nhiều, thì có thể tạo dựng hình tượng Phật, mua sắm những đồ cúng dường ở trước tượng Phật, tuyệt đối không được đem tài vật làm điện Phật còn dư mà xây cất điện Di Lặc, điện Quan Âm v.v... Cũng thế, không được đem tài vật tạo tượng Phật còn dư mà dùng để tạo tượng Bồ Tát hay tượng A La Hán v.v...”
Phật pháp đối với việc sử dụng tài vật trong ngôi Tam Bảo hoạch định rất nghiêm mật như thế, nên người làm chủ phải khéo léo giữ gìn tài vật ngôi Tam Bảo như tài vật của chính mình, để tránh sự tổn thất không cần thiết, và riêng mình không bị tội ác cực trọng.
Nếu không thể khéo léo hòa giải việc gây gổ, kình chống trong đại chúng, mà trái lại làm cho đại chúng lộn xộn, chống kình nhau, hoặc không khéo giữ gìn tài vật của Tam Bảo, lại còn hoang phí sử dụng của Tam Bảo thì Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Tại sao phạm tội như vậy?
Phải biết rằng người làm chủ trong đại chúng, phải có tâm từ hòa ái hộ đại chúng. Nhưng vì không khéo hiểu rõ giới luật nên không thể xử đoán việc tranh chấp cho hợp lý, làm cho đại chúng thay vì được an vui chung sống trong Phật pháp, được nhiều lợi ích, lại phải náo loạn, kình chống, cãi lẫy triền miên. Như thế không phải là trái với tâm từ hòa của đại sĩ hay sao?
Người đạo thủ trong đại chúng cần phải khéo gìn giữ tài vật của Tam Bảo, đồng thời cần phân phối tài vật ấy dùng vào mỗi việc cho hợp lý. Vấn đề này phải lưu tâm sử dụng cho cẩn thận.
Khi có việc cần sử dụng mà không thông bạch với chúng Tăng, lại tùy tiện theo ý mình, muốn dùng chi thì dùng, không có lòng luyến tiếc như khi dùng tài vật của mình. Đã không minh bạch lý nhân quả, lại khi xài dùng không tiết độ nên đương nhiên phải phạm tội khinh cấu.
Có người hỏi rằng: Đã là thuộc tội sử dụng tài vật của Tam Bảo, tại sao chỉ phạm tội khinh cấu mà không phạm giới Đạo căn bản?
Đáp: Không phải thế! Vì tài vật này chỉ do người làm chủ không giữ gìn cẩn thận, chứ không phải trộm cắp vật có chủ đem đi. Hơn nữa, vì Tăng đoàn đại chúng mà vị này dùng xài chứ không phải xài dùng cho riêng cá nhân mình. Chẳng qua lúc sử dụng không thông qua cho chúng Tăng biết nên chỉ phạm tội khinh cấu, không phải phạm trọng tội.
Giới này chỉ có tác dụng ngăn cấm chứ không khai mở, và đồng ngăn cấm cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa.
Đối với thất chúng Phật tử thì không bắt buộc tất cả đều phải học.
Đối với hai chúng tỳ kheo và tỳ kheo ni, vì có bổn phận thống lãnh đại chúng, nếu không khéo dàn xếp việc tranh cãi và không khéo giữ gìn tài vật Tam Bảo thì có chỗ trái phạm.
Còn ba chúng xuất gia: Thức Xoa, Sa Di, và Sa Di Ni, cùng hai chúng Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, vì không có nhiệm vụ thống lãnh đại chúng nên không cần phải học giới này. Chỉ những vị lãnh trách nhiệm giữ chức vụ mới cần phải học.
Cổ đức dạy: “Nếu không khéo dàn xếp việc tranh cãi trongười đại chúng thì mắc phải tội phương tiện phá tăng. Nếu không khéo giữ gìn tài vật của Tam Bảo thì sẽ chiêu cảm lấy quả báo bần cùng, khốn khổ. Trái lại, nếu khéo hòa giải trong đại chúng, khéo giữ gìn tài vật của Tam Bảo tức là đạt được sự thống lý đại chúng nhứt thiết vô ngại vậy”.
Chú thích:
(1) Nạp tử: danh từ này do từ “nạp y” mà ra, dùng để chỉ cho người xuất gia. Nạp y còn gọi là Phấn Tảo Y (phấn: chỉ cho phẩn uế; tảo: chỉ sự quét dọn rác rến trong nhà, hoặc quét dọn những mảnh vải vụn rách. Y: những mảnh vải cũ vụn). Nghĩa chung là nhặt lấy những vật hèn tệ mà người vất bỏ, đem về giặt giũ sạch sẽ, chằm vá may lại thành Pháp Y. Tỳ kheo mặc nạp y là một trong mười hai hạnh Đầu Đà. Trong bộ Thích Thị Yếu Lãm, quyển thượng nói:
“Phấn tảo y có năm thứ (y: căn cứ theo sự giải thích ở trên):
- Y vất bỏ nơi vệ đường.
- Y vất bỏ nơi mé sông.
- Y vất bỏ nơi chỗ phấn tảo.
- Y bị kiến cắn đục hư hỏng.
- Y vụn.
Lại có năm thứ khác:
- Y bị lửa cháy.
- Y bị nước trôi.
- Y bị chuột nhấm.
- Y bị trâu bò nhai.
- Y của sản phụ vứt bỏ.
Những thứ trên đây, người Ấn Độ rất húy kỵ, nên đem vất bỏ, không xài dùng. Người xuất gia nhặt lấy, giặt sạch, nối lại may thành pháp y, nên gọi là “phấn tảo y”.
Mặc nạp y có mười điều lợi như trong Luật Thập Tụng nói:
- Nạp y ở vào số y thô xấu.
- Mặc nạp y để bớt đi sự cầu xin.
- Mặc nạp y có thể tùy ý mà ngồi (không cần chọn chỗ sạch).
- Mặc nạp y có thể tùy ý mà nằm.
- Dễ giặt giũ.
- Ít bị trùng cắn hư.
- Dễ ăn các phẩm nhuộm.
- Khó bị hư rách.
- Không thay đổi y khác.
- Mặc y, đối với việc cầu đạo sẽ không thối thất.
Tuy nhiên, có hai trường hợp không nên mặc y:
- Khi hiện tướng phước điền (thọ nhận sự lễ bái, cúng dường của người).
- Khi vào trong tụ lạc.
(2) Hành cước tăng: chỉ các vị thiền sư làm kẻ lữ hành trong giới tu hành. Trong bộ Tổ Đình Sự Uyển, quyển tám nói:
“Sao gọi là hành cước tăng?
Là người xuất gia học đạo, xa lìa xóm làng, cha mẹ, bà con, quyến thuộc, thân du hành khắp trong thiên hạ, thoát ly trần tục, vất bỏ hệ lụy, kiếm tìm minh sư, thiện hữu, để học hỏi cầu pháp chứng ngộ, gọi là Hành Cước Tăng”.
(3) A Già Đà: Trung Hoa dịch là Phổ Khử, là Vô Giá, Vô Bịnh hoặc Bất Tử Dược, là loại thuốc vò thành hoàn. Trong bộ Huyền Ứng Âm Nghĩa, quyển 14 nói: “A Yết Đà dược còn gọi là A Kiệt Đà, hay A Già Đà, Trung Hoa dịch là Hoàn Dược”.
Trong bộ Huệ Lâm Âm Nghĩa, quyển hai mươi lăm nói:
“A Kiệt Đà dược:
- A: Trung Hoa dịch là Phổ.
- Kiệt Đà dịch là Khử.
Nghĩa là vị thuốc này khử trừ tất cả các thứ bệnh tật, nên gọi là Phổ Khử. Lại nữa:
- A còn dịch là Vô.
- Kiệt Đà dịch là Giá.
Có nghĩa công dụng của thuốc này rất cao, quý giá vô lượng, nên gọi là Vô Giá”.
Trong bộ Huệ Uyển Âm Nghĩa, quyển thượng nói:
“A dịch là Vô, Kiệt Đà dịch là Bệnh. Nghĩa là: nếu người nào uống được thuốc này sẽ không bao giờ mắc bệnh nên gọi là Vô Bệnh”.
-----------------------------
26. Độc Thọ Lợi Dưỡng Giới (Giới Riêng Thọ Lợi Dưỡng)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.26. ĐỘC THỌ LỢI DƯỠNG GIỚI
(giới riêng thọ lợi dưỡng)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử tiên tại tăng phường” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử ở sẵn trước trong tăng phường, hoặc nơi thành ấp, nhà cửa của tăng hay của vua, nhẫn đến chỗ kiết hạ an cư, hoặc trong đại hội... Lúc sau nếu thấy có khách Bồ Tát tỳ kheo đến, chư tăng ở trước phải rước đến, đưa đi, cung cấp các thứ đồ uống ăn, đồ nằm, thuốc men, nhà cửa, phòng, giường, ghế v.v...
Nếu tự mình không có đủ thời phải bán thân, bán con cái, lóc thịt thân mình mà bán để sắm đồ cung cấp cho những khách tăng ấy. Nếu có thí chủ đến thỉnh chúng tăng đi thọ trai, nếu vị khách tăng đó có dự phần, vị Trị Sự phải theo thứ tự phái khách tăng đi thọ trai.
Nếu chư tăng đến ở trước đi thọ trai riêng, mà vị khách tăng không được mời đi thì vị Trị Sự mắc vô lượng tội, không xứng đáng đứng trong hàng sa môn, không phải giòng Thích Tử, không khác gì loài súc sanh. Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Làm chủ trong đại chúng phải có lòng đại lượng, cho nên không được trái với luật nghi. Điều này giới trước đã thuyết minh.
“Chư tăng đến trước ở nơi tăng phường” đối với chư tăng từ bốn phương đến sau, phải có lễ tiết nhất định, phải tiếp đãi chu đáo, không được có chỗ thiếu sót. Đây là điểm thuyết minh của giới này.
Tăng lữ đồng chung sống, điều tối yếu là cần phải đủ đức Lục Hòa. Tức là chẳng những pháp vị đồng chung hưởng mà còn phải lợi hòa đồng quân phân. Nếu chỉ pháp vị đồng cộng hưởng, mà lợi dưỡng không đồng quân triêm (triêm: chấm vào) thì đại chúng không thể nào có sự hòa vui khi cùng nhau chung sống, lại còn có sự ô uế giống như thế tục không thể tưởng được. Điều này trong tăng đoàn, chúng Thanh Văn còn phải cố gắng tránh cho kỳ được, huống chi là vị Bồ Tát lấy lợi tha làm yếu vụ. Vì thế, đối với khách Bồ Tát tỳ kheo đến chùa, người làm chủ phải dùng lễ chủ tân mà tiếp đãi, không nên có chút thiếu sót, bỏ qua. Nếu không dùng tâm bình đẳng đối đãi với khách tăng, thậm chí lại có ý khinh miệt, thì tội lỗi ấy rất nặng.
Vì thế, Đức Phật dạy chư tăng cư ngụ trước, phải tiếp đãi khách tăng từ bốn phương đến thật tử tế, giúp cho quý vị đỡ bớt sự mệt nhọc lúc đi đường, để sau khi cởi bỏ hành lý, liền có thể an tâm hành đạo. Như thế mới thực sự là tiếp đãi khách tăng chu đáo, hợp với nghĩa đồng sự, đồng đạo.
Trong bộ Nam Hải Ký Quy Truyện của Nghĩa Tịnh Tam Tạng Pháp Sư nói: “Khi Phật còn tại thế, Ngài quy định rằng: Khi có khách tỳ kheo đến đạo tràng, vị tỳ kheo trụ trì nhất định phải xướng lên: ‘Thiện lai!’ để biểu thị ý hoan nghênh. Do vậy từ xưa đến nay, quy luật của các tự viện ở Ấn Độ mỗi khi thấy tỳ kheo mới đến, bất cứ là khách tăng hay cựu trụ tăng, hoặc hàng đệ tử đã cư ngụ trước kia, chư tăng ở tự viện trước phải tức khắc đến trước mặt khách hoan nghinh và xướng rằng: ‘Sa Yết Đa!’ (thiện lai!) Vị khách tăng được hoan nghinh cũng phải đáp lại rằng: “Tột sa yết đa!” (cực thiện lai). Nếu 2 bên không xướng họa như thế là trái với quy luật của nhà chùa, cũng như trái phạm lời dạy trong Luật. Vì vậy, điều này các tự viện Ấn Độ ngày xưa rất xem trọng!”
Quy luật của các tòng lâm bên Trung Hoa, chư Tổ cũng chế định: Khi nào các vân thủy tăng trong mười phương đến trú ngụ, chư Tăng đến ở trước nhất định không được cự tuyệt mà phải tùy theo số khách tăng, lo chuẩn bị chu đáo tất cả những nhu dụng như trà, nước, thức ăn uống, chỗ nghỉ ngơi v.v... và phải thật tận tâm chiếu cố”.
Riêng y bát và hành trang, các vị vân thủy tăng phải mang theo bên mình. Nhà chùa các nơi không có bổn phận phải lo những điều này. Đây là phương tiện rất lớn, giúp cho quý vân thủy tăng lúc đi tham phỏng.
Sao gọi là vân thủy tăng?
Vì các vị hành cước tăng này, chân rảo bước khắp bốn phương, tìm minh sư, thiện hữu để tham phỏng, cũng như mây trôi nước chảy, nên gọi là Vân Thủy Tăng.
Theo lời Phật dạy: “Các thứ uống ăn trong chùa vốn là phổ đồng cúng dường cho chúng tăng ở mười phương”. Nhưng vì sự dụng tâm của người không đồng nhau, nên đối với khách tăng, có người thì biểu lộ ý hoan nghênh, có người lại đóng cửa ngăn cản không cho vào. Vị trước, đương nhiên là hành đúng theo lời Phật dạy. Hạng người sau là làm trái lời dạy của chư Phật, làm tổn phước của đàn việt, tổn hại nhân tình và làm bế tắc bước đường hành cước của chúng Tăng trong mười phương. Tội này rất lớn, không thể nói được.
Kinh Phật Tạng dạy: “Một phần quang minh trong tướng bạch hào của Như Lai đủ để cung cấp cho tất cả đệ tử xuất gia cũng không thể thọ dụng hết được”. Như vậy, chúng Tăng trong các tự viện có thiếu thốn chi mà phải lo buồn? Tại sao tự mình riêng thọ sự cung cấp mà không cung cấp cho khách tăng?
Nên biết rằng: “Nhất phần La Hán, nhất phần trai”, nghĩa là thêm một vị La Hán là có thêm một phần trai phạn cho Ngài. Nên hiểu rõ như vậy, đừng lo đông người mà không có vật thực. Tâm lượng càng rộng lớn thì sự sinh sống càng dồi dào. Nên lo cho sự thiếu thốn là không thành vấn đề.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, là người đến ở trước trong tăng phường tức chúng xuất gia từ trước đến nay ở trong tự viện ấy. Sau đó, nếu có khách Bồ Tát tỳ kheo đến nơi tăng phường, xá trạch, thành ấp, hoặc nơi nhà của quốc vương, nhẫn đến chỗ kiết hạ an cư cùng trong đại hội. Ở những nơi nói trên, khi thấy có khách tăng đến sau, chư tăng ở trước đều phải đứng dậy nhường chỗ ngồi để tỏ ý cung kính nhau”.
“Tăng phường” là nơi già lam của chúng xuất gia Thanh Văn hoặc chúng xuất gia Bồ Tát cư trú.
“Trạch xá” (nhà cửa) là chỗ của các Phật tử tại gia hoặc Bồ Tát tại gia cư ngụ, cũng có thể nói là nhà của các cư sĩ sắp đặt, sửa sang, trang hoàng để chúng tăng cư trú và hành đạo.
“Nhà của vua” chỉ nơi do vua xây cất, tạo lập cho chúng tăng cư trú để tu hành cho được an ổn.
“Hạ tọa an cư” (kiết hạ an cư) còn gọi là “tọa hạ” hay “tọa lạp”, là ý nghĩa an cư. Theo phép dùng lịch của Ấn Độ, một năm chia làm ba mùa. Trong Phật pháp cũng y theo đó mà ấn định ba mùa:
- Từ mười sáu tháng Giêng đến mười lăm tháng Năm là mùa nóng.
- Từ mười sáu tháng Năm đến mười lăm tháng Chín là mùa mưa.
- Từ mười sáu tháng Chín đến mười lăm tháng Giêng là mùa lạnh.
Trong mùa Mưa, các tiểu trùng sanh sảnh và hoạt động rất nhiều. Nếu chúng Tăng mang bình bát đi khất thực, sẽ làm thương hại đến chúng sanh và như vậy thế nhân sẽ chê bai, hủy báng. Do đó, việc cử hành lễ Kiết Hạ An Cư trong thời gian này, chẳng những tránh được việc làm thương hại đến chúng sanh bên ngoài, lại còn có thể tu dưỡng được thân tâm của mình bên trong.
Trong kinh văn dùng từ “nhẫn đến” là từ ngữ có tích cách khái lược, vì trụ xứ của chúng Tăng rất nhiều, không thể nói hết được, nên phải dùng từ này để diễn đạt.
Một nơi nào bất kỳ nếu được dùng làm nơi tạm trú trong thời gian nhập hạ, đều gọi là “chỗ kiết hạ an cư”.
Kinh văn dùng hai chữ “đại hội” là chỉ nơi pháp hội giảng nói chánh pháp hoặc trai hội được thiết lập để cúng trai tăng.
(Sáu nơi đi đến của khách Bồ Tát tỳ kheo là tăng phường, xá trạch, thành, ấp, nhà của quốc vương, trong bản dịch Việt văn nói gọn là ba nơi là nơi thành ấp, nhà cửa của tăng hay của vua...)
Chư tăng ở trước đối với khách tăng mới đến, tại sao phải rước đến, đưa đi như vậy? Tại sao phải cung kính, tử tế như vậy?
Vì các tăng nhân đã ở trước nơi tăng phường thuộc về vai vế chủ nhân, cần phải thể hiện tròn bổn phận của người làm chủ. Nên khi trông thấy khách Bồ Tát tỳ kheo đi đến chỗ của mình, chẳng những phải đưa rước trước sau như một, không thất lễ nghi, lại còn phải cung cấp thức ăn uống đầy đủ. Cho nên kinh văn dạy tiếp theo: “Cung cấp cho những đồ uống ăn”.
Thêm nữa, để giải quyết vấn đề sinh sống của con người, không phải chỉ gồm bao nhiêu thứ kể trên là vừa đủ, mà còn phải lo chỗ nơi cho khách tăng nghỉ ngơi. Đó là vấn đề phòng xá. Chiều tối, sự ngủ nghỉ phải dùng tọa cụ cùng mùng mền, chiếu gối v.v... Đêm ngủ thì phải đơn, giường. Chẳng hạn giường dây để khách tăng tọa thiền, giường cây để chư vị nằm kiết tường ngơi nghỉ. Lại còn những thứ linh tinh như đèn, nến, nước nôi... cũng phải chuẩn bị đầy đủ để quý vị có việc cần dùng. Những nhu yếu cho khách tăng có thể nói là rất nhiều, không thể kể hết, nên tùy theo chỗ nhu cầu mà lo sắm sửa. Cho nên kinh văn đặc biệt đúc kết vấn đề là “sự sự cấp dữ” (tất cả mọi việc đều phải cung cấp) để cho khách tăng không cảm thấy có chỗ bất tiện hoặc thiếu thốn trong lúc ở trọ.
Trong Luật dạy sự cung cấp cho khách tăng chẳng những không được lẫn tiếc một món chi, lại còn phải theo đúng pháp cúng dường. Tại sao vậy?
Vì chỉ có thực hành như vậy mới có thể gọi là người Phật tử biết tôn trọng pháp môn và cũng làm tròn bổn phận của người làm chủ trong tăng phường. Đối với bản thân riêng mình, thì nên tiết kiệm, nhưng với sự chiêu đãi khách tăng, thì không được quá ư kiệm phác (tằn tiện một cách chất phác).
Ở đây có người nói rằng: Theo Luật dạy như trên thì đúng rồi! Nhưng trong trường hợp thường trụ có sẵn tài vật để cúng dường cho khách tăng thì không nói gì, nhưng ngược lại, nếu thường trụ không có sẵn tài vật thì lấy gì để cúng dường?
Nếu bạn tự nhận mình là một hành giả cầu Bồ Tát đạo, nếu tự mình không có tài vật, thì phải bán y vật của mình để mua sắm vật dụng, cung cấp cho khách tăng. Giả sử luôn cả y vật cũng không có, thì phải bán thân mình để mua sắm vật cúng dường cho khách tăng. Làm như thế không phải là bắt buộc, nhưng chỉ là để chứng tỏ tâm chí thành của bạn đối với khách tăng.
Vấn đề bán thân để cúng dường cho khách tăng bao gồm hai giới xuất gia và tại gia, vì mọi người đều có thân. Chẳng những bán đợ thân thể của mình, mà cho đến thân con trai, con gái cũng bán để cung cấp cho khách tăng.
Điều này thuộc về hàng Bồ Tát tại gia vì Bồ Tát xuất gia không có vợ con. Hơn nữa, chẳng những bán đợ thân mình, chịu nhiều khổ cực mới thu được số tiền lo sự nhu dụng cho khách tăng, mà nếu cần, cũng phải lóc thịt thân mình mà bán để được số tiền mua sắm các thứ cung cấp cho khách tăng, không được có tâm lẫn tiếc mảy may. Thử tưởng, với sanh mạng còn phải hy sinh đem bán, hoặc lóc thịt đem bán để cúng dường cho khách tăng, huống chi tiền của là vật ngoài thân, lại càng không đáng tiếc hơn nữa. Đức Phật chế giới này và ân cần dạy bảo đến mức ấy. Chúng ta là đệ tử Phật lẽ nào lại xem thường!
Trong kinh dù chỉ nói về Bồ Tát tỳ kheo, nhưng Thanh Văn tỳ kheo nếu có phần lợi dưỡng, cũng phải cung cấp cho tất cả như thế, không được biếng nhác, lơ là. Còn chúng Phật tử tại gia, dù không có phần lợi dưỡng, nhưng đứng về phương diện cung cấp cho khách, thì bổn phận của người làm chủ, Bồ Tát tại gia cũng phải cung cấp tất cả sự nhu dụng.
Nếu có đàn việt (thí chủ) đến thỉnh chúng Tăng, khách Tăng cũng có một phần lợi dưỡng trong đó.
Chữ Đàn, Trung Hoa dịch là Thí. Chữ Việt có nghĩa là vượt qua. Nghĩa là bất cứ ai, nếu phát tâm bố thí để cứu giúp sự khó khăn của người, thì người ấy sẽ vượt qua được bể khổ nghèo cùng.
Khách tăng là những vị thí chủ không định trước, là tất cả chư Tăng hành cước từ mười phương đến, không phân biệt Đại Thừa Bồ Tát hay Tiểu Thừa Thanh Văn tăng. Trong kinh văn nói đến “dự phần lợi dưỡng” nghĩa là những tài vật của đàn việt cúng dường, bố thí như y phục, thực phẩm, cùng những đồ vật khác. Dù là thỉnh tất cả chư tăng hay chỉ hạn định thỉnh một số chư tăng, thì những tài vật ấy thông cả mười phương thánh phàm, không luận khách chủ. Tất cả đều bình đẳng, nên đương nhiên, khách Tăng cũng có một phần lợi dưỡng trong ấy.
Của tín thí là của chung khắp mười phương thì chúng tăng cũng phải như nước với sữa hợp một, chung cùng tiếp thọ tài vật cúng dường ấy. Nếu thí chủ không thể thỉnh tất cả chư tăng thì thỉnh năm vị, mười vị, hoặc trăm vị. Đức Phật dạy chúng Tăng phải theo thứ tự mà đi thọ trai. Vì thế, vị làm chủ tăng phường phải thể theo từ ý của Phật dạy, nhất nhất đều phải căn cứ theo thứ tự cử khách tăng đi thọ trai, không được lựa chọn khách tăng hay cựu trụ tăng. Cũng không được tùy theo ý mình, ưa thích ai thì cử đi thọ trai, không ưa thích thì không cử đi thọ cúng dường.
Chúng ta thử suy xét, theo lời Phật dạy, nếu tự mình không có tài vật còn phải đem thân đi bán, hoặc đợ, ngay đến việc lóc cả thịt trên thân để mua sắm thực phẩm, vật dụng cung cấp, cúng dường khách tăng để tỏ lòng cung kính. Trong khi hiện tại có đàn việt thỉnh đi thọ trai mà lại không y theo thứ tự cử khách tăng đi, thì còn gì là đạo lý? Dù như thế nào, với tội lỗi này, không thể nào cho thông qua được. Vì thế, nếu chư tăng đã ở trước quả thật có tâm tư dụng, riêng đi thọ trai mà không cử khách tăng đi, thì vị chủ tăng phường ấy mắc vô lượng tội.
Tại sao kết tội quá nghiêm khắc như vậy?
Theo kinh Ngũ Bách Vấn nói: “Chúng tăng ăn phần của mình đã hết, lại ăn phần của người khác, được no một bữa thì phạm tội Ba La Di, nếu không no thì phạm tội đọa”.
Trong kinh Phạm Võng Sơ Tâm cũng nói: “Chúng cựu trụ thọ dụng thức ăn uống, cứ theo mỗi miếng mà tính mức độ phạm tội, còn nếu nhận tài vật của thí chủ cúng dường thì cứ tính theo giá tiền mà quy tội” (nghĩa là từ năm tiền trở lên thì phạm Ba La Di, không đủ năm tiền thì phạm tội nhẹ). Tội lỗi của chúng đều do nơi người làm chủ.
Cho nên trong kinh nói: “Vị chủ tăng phường mắc vô lượng tội” (chủ tăng phường trong bản Việt văn dịch là “trị sự”). Hơn nữa, riêng đi thọ trai là do nơi tâm tham, không cử khách tăng đi là do nơi tâm sân. Dù tham hay sân, đều gồm có si trong ấy. Như thế, tam độc tăng trưởng, vô lượng vô biên tội nghiệp do đó mà phát sanh. Vì thế, người làm chủ trong đại chúng thọ sự thỉnh cúng của thí chủ, phải y theo lời Phật dạy, phải theo thứ tự mà cử đi thọ trai. Nếu trái lời Phật dạy thì tội không phải nhỏ.
Theo thứ tự cử tăng đi thọ thỉnh, theo Luật dạy như vầy: “Căn cứ theo thứ tự thượng tọa tỳ kheo. Thí dụ như ngày hôm qua cử vị thượng tọa này đi thọ cúng, thì ngày hôm nay nên theo thứ tự luân phiên, cử vị thượng tọa khác đi. Tuyệt đối không được đảo lộn thứ tự, đem người sau để ra trước mà cử đi. Nếu theo thứ tự đúng, là đến phiên vị tăng ấy đi thọ trai mà người chủ tăng phường không cử vị ấy đi, thì phạm tội khinh cấu.
Trường hợp đến phiên vị tăng này đi thọ trai, bất ngờ có vị tăng thượng tọa đến. Đương nhiên vị tăng được cử đi thọ trai ngày hôm nay phải nhường cho vị thượng tọa mới đến đó đi thọ trai.
Trái lại, nếu không có vị tăng nào mới đến, hiện tại đến phiên vị tăng nhân ấy được cử đi. Vị chủ tăng phường cố ý không muốn cử vị tăng ấy mà lại riêng cử vị tăng khác đi, như thế là không đúng với lời Phật dạy”.
Một vị Bồ Tát tỳ kheo làm chủ trong chúng, nếu chỉ biết có ăn mà không biết theo thứ tự cử chúng Tăng đi thọ cúng dường. Như thế, dưới thì không hợp với nhân tình, nên thuộc vào hạng ngu si, không có trí huệ. Nên trong kinh dạy: “Không khác gì loài súc sanh”. Loài súc sanh chỉ nghĩ đến việc ăn uống như bò, trâu, ngựa v.v... ăn cỏ, uống nước, không biết gì về thứ tự trước sau. Giữa thì không đúng với pháp hòa kính, không hợp với lễ nghi của Tăng. Nên trong kinh nói: “Không xứng đáng là hàng Sa Môn”. Vì một vị Sa Môn chân chính, quyết không bao giờ thọ nhận sự cúng dường một mình. Trên thì trái với từ ý của Phật. Vì từ ý của Phật là trọng đạo pháp, chứ không trọng uống ăn. Hiện tại đã không biết trọng nơi thánh đạo, nên trong kinh dạy: “Không phải dòng Thích tử”. Vì hành động này hoàn toàn trái với lời trong Luật dạy, nên không được dung nạp trong pháp môn.
Chư Tăng ở trước nơi tự viện, riêng đi thọ cúng dường mà không để ý cử khách tăng đi, trước tiên là không lưu tâm nghinh tiếp, cung cấp đối với khách tăng, như vậy thì trái với hạnh lợi tha của đại sĩ, kế đó là trái với tâm bình đẳng của thí chủ, nên trong kinh kết luận: “Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Trường hợp thí chủ không phải vì trai tăng, mà do những nhân duyên đặc biệt khác nên chỉ riêng thỉnh các tăng nhân cựu trụ, thì chư tăng này riêng đi thọ sẽ không phạm giới.
Hoặc vì thí chủ không hoan hỷ khi trông thấy vị tăng nhân ấy nên vị chủ tăng phường không cho đồng đi thọ trai. Trường hợp này cũng không phạm giới.
Trong kinh Tăng Hộ, Đức Phật dạy Tăng Hộ tỳ kheo rằng: “Vào thời Đức Phật Ca Diếp, có một vị tăng thường ở trong chùa. Một hôm, có người đàn việt mang thức ăn đến cúng dường chúng tăng.
Lúc ấy, trong chùa có một vị khách tăng lưu ngụ. Vị tăng này vì tâm keo kiết, không muốn cho vị khách tăng thọ dụng, nên đợi cho vị khách tăng đi rồi mới đem vật cúng dường chia cho vị cựu trụ tỳ kheo dùng. Đây ngờ thực phẩm kia đã bị hư thối sanh ra giòi, chúng Tăng ăn không được, phải mang vất đi.
Do nhân duyên này, sau khi mạng chung, vị tăng ấy bị đọa vào địa ngục, ăn các thứ phẩn uế. Từ khi Đức Phật Ca Diếp nhập diệt cho đến nay, vẫn còn ở trong địa ngục thọ khổ không dứt”.
Chúng ta thử tưởng tượng tội không cho khách tăng đồng thọ dụng đồ cúng dường lớn biết dường nào!
Giới này cả hai chúng tỳ kheo và tỳ kheo ni nếu không tuân giữ thì đồng phạm tội. Còn năm chúng Phật tử kia, nếu không có bổn phận coi việc chúng tăng thì không phạm.
Nếu khi chúng Tăng nhờ phân chia thực phẩm, mà có cử chỉ thiên vị, người có, người không, người hậu, người bạc thì cũng phạm tội khinh cấu.
Trong kinh Thiện Sanh dạy: “Trong lúc chúng Tăng giao phận sự đi chia đồ ăn, khi chia, nếu riêng vì thầy mình mà chọn lựa đồ ngon tốt, hay chia nhiều hơn số quy định, người ưu bà tắc này phạm tội thất ý”.
Giới này đồng ngăn cấm của Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, tức là: dù Đại Thừa Bồ Tát hay Tiểu Thừa Thanh Văn tăng đều phải cùng tuân giữ.
-----------------------------
27. Thọ Biệt Thỉnh Giới (Giới Thọ Nhận Sự Biệt Thỉnh
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.27. THỌ BIỆT THỈNH GIỚI
(giới thọ nhận sự biệt thỉnh)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử nhứt thiết bất đắc thọ biệt thỉnh lợi dưỡng nhập kỷ...”
cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử, tất cả đều chẳng được nhận của cúng dường dành riêng cho mình. Của cúng dường này thuộc về thập phương Tăng. Nếu nhận riêng thời là lấy của Thập Phương Tăng đem về cho riêng mình. Và tài vật trong tám phước điền: chư Phật, thánh nhân, các sư tăng, cha mẹ và người bệnh, nếu tự mình riêng thọ hưởng, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Giới trước nói về lỗi có tâm khinh mạn đối với khách tăng mới đến. Giới này nói về sự không đúng trong việc tự mình thọ biệt thỉnh.
Phải biết rằng nếu là một vị Bồ Tát, điều tối yếu là phải hòa hợp như nước với sữa, cùng sống nếp sống hòa vui dung hợp.
Đức Phật dù đã nêu ra sáu đại cương lãnh, nhưng trong các điểm ấy, điểm cùng chung hưởng tài lợi rất quan trọng, nghĩa là với sự sinh hoạt kinh tế phải luôn bình đẳng. Đây là yếu tố cơ bản đem đến sự hòa vui trong đại chúng.
Vì trên thế gian này rất nhiều sự rối ren phát xuất từ chỗ không bình đẳng về kinh tế. Đức Phật đúng là bậc đầy đủ huệ nhãn, nên ở vào thời kỳ đó, ngài đã chú ý đến việc tài lợi không nên có sự thiên lệch. Vì thế, nếu trong tăng đoàn có sự đi thọ biệt thỉnh thì Đức Phật cho là điều tuyệt đối không được.
Nếu bạn thọ sự biệt thỉnh của thí chủ thì thí chủ sẽ sanh tâm thiên ái, chuyên tâm riêng thỉnh một mình bạn, không nghĩ đến sự cung kính cúng dường thập phương Tăng. Như thế, vì thí chủ bố thí cúng dường không được phổ biến nên mất hẳn phước đức vô biên, vô hạn cần phải được. Đồng thời, chẳng những phá hoại phép tắc, thứ tự thọ thỉnh chúng tăng của đức Như Lai chế định, lại còn tự mình bị tội lỗi xâm đoạt đồ cúng dường của mười phương Tăng. Đã phá hoại phép tắc của Như Lai, lại thêm tổn hại lợi ích cho mình, cho người thì chúng ta không nên tiếp thọ sự biệt thỉnh.
Đức Phật thấy rõ lỗi này rất nghiêm trọng, nên vì chúng tăng chế định giới không thọ biệt thỉnh này. Do đây, chúng ta càng thấy lòng từ bi của Phật vô cùng rộng lớn!
Trong kinh Tỳ Kheo Ứng Cúng Pháp Hạnh, Đức Phật dạy: “Nếu đệ tử của ta, người nào thọ biệt thỉnh thì người ấy nhất định sẽ bị mất Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, Tứ Quả, không gọi là tỳ kheo.
Người này không được đi trên đất của quốc vương, không được uống nước của quốc vương. Năm ngàn đại quỷ thường đứng án trước mặt của người ấy.
Tỳ kheo này bảy kiếp không được gặp Phật, không được Phật trao tay, không được nhận lãnh tài vật của thí chủ. Năm ngàn đại quỷ thường đi sau người ấy mắng rằng: ‘Kẻ đại tặc trong Phật pháp’. Vì thế tỳ kheo các ông không nên thọ biệt thỉnh”.
Do đó, cần phải theo thứ tự của tăng khi đi thọ sự cúng dường của thí chủ. Vì trong chúng tăng, có vị do Phật thị hiện làm tăng, có vị là thánh tăng đã chứng đạo quả, có vị là Bồ Tát tăng, phát đại Bồ Đề tâm, có vị là hiền tăng trong Thất Hiền (1), có vị là phàm phu tăng thông thường.
Các loại tăng khác nhau như vậy, đương nhiên về công đức có phần lớn nhỏ khác nhau. Thí chủ cúng dường chúng Tăng cốt để vun trồng phước đức. Nếu theo đúng thứ tự cử chúng Tăng đi thọ sự cúng dường, thì thí chủ cúng dường đủ các hạng chúng Tăng như thế, mới được phước đức rộng lớn. Thật có lợi ích cho thí chủ biết dường nào!
Nếu bạn là một phàm phu Tăng thông thường mà chỉ riêng một mình đi thọ cúng dường, khiến cho thí chủ không được cúng dường tam thừa thánh hiền tăng cùng với tăng do Phật thị hiện, như thế, không phải chính bạn đã làm mất phước đức rộng lớn mà thí chủ mong muốn hay sao?
Thế nên là đệ tử Phật không được thọ biệt thỉnh, cũng không được riêng thọ cúng dường, đem phần lợi dưỡng về riêng cho mình, mà không đem chia cho chúng tăng. Nếu hành động như thế, Đức Phật phán người ấy không đáng là hàng Sa Môn, cũng không phải là giòng Thích Tử.
Vấn đề quan trọng như vậy, nên Phật không muốn cho Phật tử lâm vào tình trạng như thế, mới nghiêm cấm chúng tăng không được thọ biệt thỉnh. Ngoại trừ trường hợp Bồ Tát tăng có thí chủ thỉnh đi hoằng truyền đạo pháp. Vì nhiệm vụ hoằng dương đạo pháp mà thọ biệt thỉnh thì không có gì là sai phạm.
Hoặc nhận thấy thí chủ ấy phải có sự hiện diện của bạn mới có thể thành tựu việc làm công đức của họ nên thọ biệt thỉnh trong trường hợp này cũng không có tội.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, bất luận ở thời gian này, tất cả đều không được thọ biệt thỉnh để mong cầu lợi dưỡng cho riêng mình”.
Kinh văn nói “tất cả” là chỉ chung cho tất cả tài vật do quốc vương, đại thần, sĩ thứ, Phật tử tại gia hay xuất gia cúng dường cho chúng tăng, bất luận trong Đại giới hay ngoài đại giới, đều không được đem về cho riêng phần của mình.
Còn nếu như có thí chủ muốn thỉnh bạn đi thọ trai, dù bất cứ trường hợp nào thí chủ ấy chỉ muốn riêng thỉnh bạn mà thôi, bạn không được phép đi thọ thỉnh riêng, mà phải cùng với đại chúng đồng đi.
Trường hợp khả năng của thí chủ không thể cùng một lúc thỉnh tất cả tăng nhân đi thọ trai trong chùa đến đến cúng dường thì nên theo thứ tự mà đi thọ thỉnh. Điểm này giữa pháp Bồ Tát và pháp Thanh Văn không giống nhau.
Về hành giả Thanh Văn, có người hành theo hạnh Đầu Đà, có người không hành theo hạnh Đầu Đà. Vị hành hạnh Đầu Đà thì tuyệt đối không thọ biệt thỉnh, còn vị không hành hạnh Đầu Đà thì đôi khi cũng cho thọ.
Riêng hành giả Đại Thừa Bồ Tát, dù có hành hạnh Đầu Đà hay không, ngoại trừ nhận lời thỉnh mời của thí chủ đi hoằng dương đạo pháp, tất cả đều không được thọ biệt thỉnh.
Trong kinh văn nói “lợi dưỡng” là chỉ những đồ vật có lợi ích cho thân tâm, do thí chủ phát tâm cúng dường. Đồ vật ấy tự thể của nó thông đến mười phương, nên tất cả chúng Tăng đều có phần. Do đó, trong kinh nói: “Lợi dưỡng này thuộc về thập phương tăng”.
Đã là thuộc thập phương tăng mà bạn lại riêng đi thọ thỉnh thì không khác gì lấy vật thập phương Tăng đem về phần mình. Nghĩa là đồng nghĩa với đoạt lấy tài vật của thập phương Tăng, khiến cho thập phương Tăng không có phần lợi dưỡng”.
Vật của thập phương Tăng rất là quý trọng, bất cứ ai cũng không được phép dùng làm của riêng. Hiện tại, bạn đoạt lấy đem về làm vật thọ dụng cho riêng phần mình; tội lỗi ấy rất sâu nặng. Tương lai bạn sẽ chiêu cảm quả khổ không thể nghĩ tưởng được. Thế nên cần phải xét kỹ và thận trọng, không được thọ biệt thỉnh.
Trong Luật dạy: “Chúng tăng khi được bất cứ món lợi dưỡng chi, trên phải cúng dường ngôi Tam Bảo là bậc tôn kính của mình, giữa phải kính dâng cho sư trưởng, cha mẹ là người có ân với mình, dưới phải bố thí cho các hữu tình”.
Trong nghi thức cúng dường có bài kệ:
Thượng cúng thập phương Phật,
Trung phụng chư Hiền Thánh
Hạ cập lục đạo phẩm,
Đẳng thí vô sai biệt.
Dịch:
Trên cúng dường mười phương Phật,
Giữa cúng dâng các thánh hiền,
Dưới đến chúng sinh trong Phật đạo,
Bình đẳng cúng thí không sai khác.
Chính là ý này. Cho nên nếu bạn đi thọ biệt thỉnh, chính là lấy tài vật của thập phương Tăng, cùng là đoạt lấy tài vật trong tám phước điền đem về cho mình riêng thọ dùng. Như thế đâu còn đúng với tư cách của người Phật tử chân chính?
Tám phước điền:
1. Chư Phật.
2. Thánh nhân
3. Hòa Thượng
4. A-xà-lê.
5. Chúng tăng.
6. Cha
7. Mẹ.
8. Bệnh nhân.
Trong tám loại phước điền này:
- Phật là bậc quả vị.
- Thánh nhân thuộc về nhân vị.
- Chư sư là chỉ cho Thập Sư gồm hòa thượng, hai vị A-xà-lê và bảy vị tôn chứng.
- Tăng là chỉ cho đại chúng.
- Cha mẹ là song thân sanh thành dưỡng dục nhục thể này.
- Bệnh nhân là những người bệnh hoạn, trong đó có oán thân, quyến thuộc.
Năm loại trước là kính điền, hai loại giữa là ân điền, loại cuối là bi điền. Tám loại phước điền này đều là ruộng tốt để cho chúng sanh gieo trồng phước đức, tu tập trí huệ, cho nên gọi là phước điền. Tài vật trong tám phước điền nếu sử dụng chung thì được phước đức rất lớn, nhưng nếu dùng riêng cho cá nhân thì mắc tội vô biên.
Hiện tại nếu thọ biệt thỉnh là lấy tài vật trong tám phước điền đem làm phần tư dụng cho mình. Cho nên cuối cùng trong kinh kết tội là “Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Ở đây có người hỏi rằng:
Y theo giới luật và kinh A Hàm thì Phật thường thọ biệt thỉnh, vì sao không nói Phật phạm giới điều này?
Nên biết Phật là bậc vô thượng phước điền, dù thọ biệt thỉnh của thí chủ, nhưng không làm tổn hại phước đức tâm bình đẳng của thí chủ. Mỗi thế giới chỉ có một Đức Phật mà thôi. Nên dù Phật có thọ biệt thỉnh, cũng không có nghĩa là đoạt lợi dưỡng của Đức Phật khác. Cho nên không thể nói Đức Phật trái phạm giới điều này.
Giới này cả năm chúng xuất gia đều có thể phạm, nên Phật vì tăng chúng lập giới để cấm chế. Riêng hai chúng tại gia vì không có lợi dưỡng cho nên không cấm chế.
Trong kinh Thiện Sanh nói: “Nếu ưu bà tắc thọ dụng ngọa cụ, giường, ghế v.v... của thập phương Tăng thì mắc tội thất ý”.
Đây là phần kiêm chế của giới này, cũng không phải là không đúng. Nhất là ở thời hiện tại, tăng chúng không được kiện toàn, chúng xuất gia sinh hoạt không đúng pháp, nên những cư sĩ tại gia thọ dụng tài vật của thập phương tăng và trong phạm vi tám phước điền cũng đều có thể có. Đôi lúc lại thọ dụng một cách công khai, thậm chí còn cưỡng đoạt là khác. Họ lợi dụng quyền hạn của người đại diện tín đồ, dựng lên những điều phi pháp để khống chế về kinh tế của chúng Tăng trong chùa. Họ lấy danh nghĩa là đại diện tín đồ để thọ dụng lợi dưỡng của chúng tăng, khiến chúng tăng trong chùa lâm vào tình trạng bị lệ thuộc. Thật là việc làm trái với giới luật và không tội nào có thể lớn hơn.
Vì thế, giới này kiêm chế luôn cả hai chúng Phật tử tại gia, không được lấy lợi dưỡng của chư tăng làm của riêng cá nhân. Điều này áp dụng cho thời nay có thể nói là rất thích hợp.
Nhưng trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn lại giải thích khác như sau: “Bồ Tát an trụ tịnh giới, khi có đàn việt vì cầu phước huệ, phát tâm đến thỉnh bạn, hoặc đến nhà thí chủ, hoặc đến trong chùa khác để cúng dường các thức uống ăn, cùng những đồ nhu dụng khác v.v... Bạn là một vị Bồ Tát phải tiếp thọ lời thỉnh mời của thí chủ, đến nơi đã chỉ định để thọ sự cúng dường. Như thế mới hợp với đạo hoằng thuận chúng sanh của Bồ Tát. Nếu bạn bị tâm kiêu mạn, phiền não sai sử, hoặc có tâm buồn phiền sân hận, không tiếp thọ lời thỉnh của thí chủ, không đi thọ đồ cúng dường, thì trái với đạo từ bi nhiếp thủ chúng sanh của Bồ Tát, và đối với giới Bồ Tát sẽ bị trái phạm. Vì trong tâm có niệm kiêu mạn, buồn phiền, hờn giận nên thuộc về tội nhiễm ô trái phạm. Nếu do tánh giải đãi, lười biếng, hay vì quên mà không tiếp thọ lời thỉnh mời của thí chủ thì không phải tội nhiễm ô trái phạm”.
Như thế, phải làm thế nào mới được cho là không trái phạm giới điều này?
Cũng theo trong Du Già Luận: “Có mười bốn nhân duyên không thọ thỉnh mà vẫn không phạm giới cấm của Như Lai:
1. Nếu trong lúc bản thân mắc bệnh không đi được.
2. Vì tuổi già, thân thể suy nhược, không đủ khí lực nên không thể đi được.
3. Bị bệnh điên cuồng, mê hoặc.
4. Hoặc nơi thỉnh mời đường đến quá xa xôi.
5. Hoặc nơi thỉnh mời trên đường đi có rất nhiều độc trùng, ác thú, cùng giặc cướp hung dữ, nhiều mối hiểm nguy có thể phương hại đến tính mạng.
6. Hoặc có dụng ý muốn dùng thái độ không tiếp thọ lời thỉnh mời, không đi thọ cúng dường để điều phục người ấy, khiến cho họ từ bỏ chỗ bất thiện, trở thành con người tốt trong Phật pháp.
7. Hoặc đã thọ sự cung thỉnh của người khác trước đó, nên không thể nhận lời thỉnh của người này.
8. Hoặc chính bản thân đang tinh tấn dũng mãnh tu tập các thiện pháp không thể bê trễ, nghỉ ngơi. Vì không mụốn cho thiện pháp đang tu tập bị gián đoạn, không được thành tựu, nên không thể tiếp nhận sự thọ thỉnh.
9. Hoặc đang gia công tu tập để được phát sanh trí vô lậu, chứng lý Chơn Như của các pháp, nên không rảnh để tiếp thọ sự mời thỉnh của người.
10. Hoặc trong lúc đang dụng công tư duy nghĩa lý của giáo pháp mà mình đã nghe để khỏi bị quên mất.
11. Hoặc đang cùng người luận nghị, quyết trạch (chọn lựa một cách dứt khoát) đạo lý, tánh tướng của các pháp nên không thể nhận lời mời thỉnh.
12. Hoặc biết rõ người đến mời thỉnh không có tâm tốt nên không đi.
13. Hoặc vì muốn tránh sự chê bai, dị nghị của nhiều người nên không đi.
14. Hoặc vì cần duy trì quy luật của Tăng đoàn, nghĩa là vì những Phật tử tại gia phạm tội, đã bị làm phép Yết Ma phú bát, nên không thể nhận lời thỉnh của họ (khi Phật tử tại gia có lỗi với tăng chúng hay Tam Bảo, thì chúng tăng họp lại làm phép Yết Ma “phú bát”, không tiếp thọ lời mời thỉnh của những Phật tử này, đồng thời cũng không đến của họ để khất thực, gọi là làm phép Yết Ma phú bát).
Chú thích:
(1) Thất Hiền vị: còn gọi là Thất Phương Tiện Vị. Chỉ những vị tu hành đã kiến đạo về trước trong Tiểu Thừa, gọi là Hiền vị. Những vị kiến đạo về sau gọi là Thánh vị. Hiền vị gồm:
* Tam Hiền vị:
- Ngũ đình tâm quán.
- Biệt tướng niệm xứ.
- Tổng tướng niệm xứ.
* Tứ thiện căn:
- Noãn pháp.
- Đảnh pháp.
- Nhẫn pháp.
- Thế đệ nhất pháp.
Ở đây có hai danh từ thông và Biệt. Thông đều gọi là Thất Hiền Vị hoặc Gia Hạnh vị. Thất hiền vị ở đây dùng để đối với Thất Thánh Vị ở sau, nên gọi là Thất Hền Vị.
-----------------------------
28. Biệt Thỉnh Tăng Giới (Giới Riêng Thỉnh Tăng)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.28. BIỆT THỈNH TĂNG GIỚI (giới riêng thỉnh tăng)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử, những người thuộc hàng Bồ Tát xuất gia, Bồ Tát tại gia và tất cả đàn việt, khi muốn thỉnh tăng để cúng dường hoặc cầu nguyện, nên vào tăng phường để thưa hỏi với vị trị sự.
Vị trị sự bảo rằng: “Theo thứ tự mà thỉnh thời sẽ được thập phương hiền thánh tăng”. Nếu người đời thỉnh riêng năm trăm vị A La Hán Bồ Tát tăng vẫn không thể bằng theo thứ tự mà thỉnh một vị phàm phu tăng. Trong giáo pháp của bảy Đức Phật, đều không có pháp thỉnh tăng riêng. Nếu thỉnh tăng riêng đó là pháp của ngoại đạo, và như thế sẽ không thuận với hiếu đạo. Nếu Phật tử cố ý thỉnh riêng thì sẽ phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Giới trước ngăn cấm phước điền Tăng không được phép tiếp thọ biệt thỉnh. Giới này ngăn cấm thí chủ không được biệt thỉnh cúng dường phước điền Tăng.
Nên biết một hành giả Bồ Tát đúng nghĩa, phải hy sinh tính mạng của mình để hộ trì chính pháp của Như Lai. Vì thế, bất cứ điều gì không hợp với chánh pháp, đều phải cố gắng hết sức mình để tránh cho bằng được. Chẳng hạn việc biệt thỉnh riêng những vị thân thích của mình là điều người Phật tử không được cố ý vi phạm.
Thành thật mà nói, nếu bạn muốn tu tập phước huệ, thì không được biệt thỉnh cúng dường những vị có quan hệ thân thích với mình, còn những vị xuất gia khác thì không để tâm cung kính, tôn trọng cúng dường.
Thông thường, hàng Phật tử tại gia vì không hiểu rõ ý nghĩa của sự chân cúng dường tăng, nên đa số đều theo vọng tình của mình, chỉ thích cung kính thỉnh mời cúng dường vị nào mình ưa thích, còn những vị mình không ưa thích thì không thỉnh cúng dường. Bố thí cúng dường còn có sự lựa chọn, phân biệt như vậy thì hoàn toàn không hợp với ý nghĩa bình đẳng bố thí. Đức Phật vì muốn ngăn chặn tội lỗi ấy của những Phật tử tại gia, nên chế lập giới này để cho Phật tử xuất gia hay tại gia phát tâm cúng dường chúng Tăng biết mà vâng theo.
Cho nên nếu muốn tùy theo ý riêng của mình mà thỉnh cúng dường chúng Tăng là điều nhất quyết không được. Nguyên vì bạn có tâm phân biệt tăng nhân là phước điền, tăng nhân kia không phải là phước điền, cho nên trái với nguyên lý bình đẳng.
Trong phẩm kinh Đức Vương, Phật dạy: “Nên biết: nếu theo tâm niệm riêng của mình mà cúng dường thì tâm niệm ấy rất hẹp hòi và trái với tâm bình đẳng”.
Giới này tất cả thất chúng Phật tử đều có thể vi phạm. Vì dù tăng hay tục đều có thỉnh tăng phước điền để cầu nguyện cho mình. Do đó, nếu không y theo thứ tự trong chúng tăng mà thỉnh, thì trái phạm giới này.
Đối với những hành giả Tiểu Thừa, khi thiết lập trai hội cúng Tăng, chủ yếu là phải thọ thực chung một chỗ, không kể nhân số nhiều hay ít, chỉ cần thỉnh một vị Tăng theo đúng thứ tự thì không vi phạm giới.
Còn có nơi giải thích như vầy:
- Theo thứ tự để thỉnh chúng tăng tuy đủ, có trường hợp không phải vì muốn biệt thỉnh cúng dường, nhưng vì lòng tôn trọng bậc đại đức cao tăng, cho rằng chỉ có vị này mới có đủ khả năng sanh thiện diệt ác, nên đặc biệt cung thỉnh vị cao tăng ấy. Căn cứ vào đạo lý này mà xét thì việc này không phạm giới.
- Hoặc đôi khi do quyền lực của quốc vương mà sự biệt thỉnh không theo đúng thứ tự của chúng tăng. Trường hợp này vì phải tùy thuận một phần theo thế gian, nên cũng không xem là trái phạm.
Hai trường hợp trên đây tùy nơi có thể xảy ra trong thế gian hiện thực này mà có thể đặc biệt khai miễn.
Lại như trường hợp có Phật tử tại gia học Phật, vì nhân duyên thuyết pháp, truyền giới, giáo hóa, dẫn dắt quảng đại quần chúng nên phải chọn bậc cao tăng tài đức kiêm toàn, giới hạnh trang nghiêm để cúng dường. Trường hợp như thế tất nhiên không có gì phạm giới.
Nhưng nếu đứng trên lập trường Phật giáo thuần chánh thì khi thiết lập trai hội cúng dường chúng tăng, tốt hơn là không nên chọn lựa. Vì không lựa chọn tức là không trụ tướng bố thí, nên công đức vô lượng vô biên dường như hư không.
Việc này trong kinh Kim Cang có nói rất rõ: Nếu thiết lập trai hội cúng dường tăng mà có sự lựa chọn, chính tâm lựa chọn đó đồng nghĩa với hữu tướng bố thí. Do vậy, tuy không phải là không có công đức trong sự hữu tướng bố thí này, nhưng rốt ráo chỉ là công đức hữu hạn, hữu lượng mà thôi. Vì thế, là Phật tử, phải vâng theo lời Phật dạy. Lúc thiết trai cúng dường chúng tăng phải tuân theo thứ tự mà thỉnh, không được biệt thỉnh.
Đức Phật lại dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ đại giới Bồ Tát hoặc những hàng Bồ Tát tại gia hay xuất gia cùng tất cả đàn việt, khi muốn thỉnh tăng phước điền để cầu nguyện, nên vào trong tăng phường thỉnh vấn vị trị sự...”
- Xuất gia, tại gia là chỉ những Phật tử đã thọ Bồ Tát giới.
- Đàn việt là hàng Phật tử chưa thọ Bồ Tát giới.
Nói rằng: thỉnh tăng phước điền để cầu nguyện là ý nói bất cứ ai, khi thỉnh tăng cúng dường thì không phải chỉ là thỉnh cầu đến để ăn uống, mà vì có điều cầu nguyện riêng của mỗi người.
Sự cầu nguyện có nhiều hình thức khác nhau:
- Cầu sanh thiên giới để hưởng phước lạc trên thiên cung.
- Cầu mong hiện đời được sống yên vui, trường thọ, mọi việc đều như ý.
- Cầu được thoát cảnh đại khổ luân hồi, được sanh về cảnh đại lạc Niết Bàn.
- Cầu mong chứng quả vô thượng Bồ Đề.
- Cầu được nghe kinh pháp để hóa độ chúng sanh.
- Cầu sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới để được thấy Phật, nghe pháp v.v...
Muốn được toại nguyện, cần phải thành kính đối trước Tam Bảo nói lên tâm nguyện của mình, cầu xin Tam Bảo gia bị cho mình sở nguyện được viên mãn. Vì Tam Bảo là ruộng tốt để cho chúng sanh vun trồng phước đức. Nhưng Tam Bảo được cửu trụ trong thế gian hay không, hoàn toàn nhờ sự duy trì của chúng tăng.
Cho nên kinh văn đặc biệt dạy: “Thỉnh tăng phước điền cầu nguyện”. Hướng về Tăng mà cầu nguyện tức đồng nghĩa với hướng về Tam Bảo nguyện cầu. Vì thế, trong kinh nói: “Tăng còn tức pháp còn, pháp còn tức Phật còn”.
Ngôi Tam Bảo được cửu trụ nơi thế gian hay không tùy thuộc hoàn toàn vào việc Tăng già có cửu trụ nơi thế gian hay không. Vì thế, trên thế gian này, Tăng Già mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Nhưng hiện nay, số lượng chúng tăng ngày càng giảm thiểu, điều đó cho thấy rõ ràng hơn tính cách trọng yếu của Tăng Già. Cho nên có thể nói rằng: Khi nào trên thế gian không còn Tăng Bảo, thì ngôi Tam Bảo cũng sẽ bị chìm đắm không thể tồn tại.
Vấn đề Tam Bảo, chúng tăng nghiêm trọng vô cùng, nên những người có tâm hộ trì Phật pháp không được xem thường và cần phải khuyến hóa nhiều người phát tâm xuất gia để nối tiếp duy trì huệ mạng của Như Lai.
Khi bạn muốn thiết lập trai hội thỉnh tăng nguyện cầu, không phải muốn thỉnh phước điền tăng thì đều có thể thỉnh được.
Trước tiên, bạn nên vào trong tăng phường, tức là đến các chùa Phật giáo, thỉnh vấn vị trị sự trong tự viện mà bạch rằng: “Kính bạch thầy! Con tên họ... pháp danh... hôm nay con muốn thỉnh tăng cầu nguyện, con không dám tùy tiện, xin thầy cho con biết phải làm thế nào mới hợp với Phật pháp?”
Vị trị sự trong tự viện nên y theo giới luật của Phật mà dạy bảo rằng: “Phật tử muốn thỉnh tăng cầu nguyện, điều ấy rất là quý hóa, nhưng phải vâng lời Phật dạy, y theo thứ tự mà thỉnh”.
Chừng đó, bạn mới được cúng dường thập phương Hiền, Thánh, Tăng và chỗ mong cầu của bạn mới có thể toại nguyện.
Tại sao nhất quyết phải theo thứ tự chúng tăng mà thỉnh như thế?
Vì đại chúng đồng sống trong Tăng đoàn, ai phàm, ai thánh, đối với hạng phàm phu nhục nhãn thật khó có thể phân biệt. Nếu y theo lời Phật dạy, theo thứ tự của chúng Tăng mà thỉnh để cúng dường, thì vị tăng ấy chính là một trong chư vị Thập Phương Tăng.
Trong mối quan hệ mật thiết đó, cho dù bạn chỉ thỉnh cúng dường một vị, nhưng phước đức cúng dường cũng bằng như cúng dường Thập Phương Tăng. Ví như bạn uống một giọt nước trong biển cả. Giọt nước dù rất nhỏ so với nước trong cả biển, nhưng thật sự bạn đã uống nước của tất cả sông trong cõi Diêm Phù Đề. Ngược lại, dù bạn có uống riêng hết nước của một con sông lớn, thì chẳng qua cũng chỉ là uống nước của một con sông mà thôi. Không được nói là nước của tất cả sông. Ý nghĩa của sự theo thứ tự chúng tăng mà thỉnh và biệt thỉnh tăng cũng tương tự như vậy.
Do đó, có thể nói sự theo thứ tự chúng tăng để thỉnh cúng dường, dù là thỉnh một vị phàm phu Tăng thì cũng như thỉnh Hiền Thánh Tăng vậy.
Tại sao thế?
Vì trong tâm của bạn không có niệm lựa chọn, phân biệt vậy. Trên thực tế, cũng không cho phép chúng ta đối với chúng Tăng có sự lựa chọn. Vì nhục nhãn của chúng ta khó lòng phân biệt được các thành phần trong Thập Phương Tăng.
Cổ đức dạy: “Thánh phàm giao tham, long xà hỗn tạp”, nghĩa là: phàm thánh xen lẫn nhau như rồng với rắn lộn xộn, như vậy làm sao có thể chọn lựa? Nếu phân biệt và chọn lựa thì sự thiết trai cúng dường chư tăng, tuy không phải không có phước đức, nhưng phước đức đó rất là hữu hạn.
Sở dĩ cúng dường chúng Tăng không được lựa chọn, vì thực ra có rất nhiều vị thánh tăng thị hiện trong chúng, như trong kinh luật nói: “Đức Phật từng dạy 16 vị đại A La Hán, mỗi Ngài đều thống lãnh trăm ngàn đồ chúng, đều là những vị đã chứng Tứ Quả, nhưng thị hiện giống như hình thức của một vị phàm phu tăng để mật thọ nhận sự cúng dường của nhân, thiên, khiến cho người thí chủ được quả báo thù thắng”. Sự việc ấy người đời không thể nào nhận biết được.
Vì thế, nếu khi thỉnh Tăng để cúng dường mà chọn lựa, nhiều khi bỏ sót Thánh Tăng thì thật là sự tổn thất rất lớn lao cho bạn.
Nếu dùng tâm hạnh bình đẳng cúng dường khắp thập phương chúng Tăng thì chẳng những không bỏ sót Thánh Tăng, mà phước đức của bạn thu hoạch càng rộng lớn, bằng như hư không.
Như thế tại sao bạn lại không vâng lời Phật dạy, y theo thứ tự của chúng tăng mỗi khi thỉnh cúng dường?
Nếu do tâm phân biệt, không thực hành như trên, riêng thỉnh năm trăm vị La Hán Bồ Tát tăng, chính là trái với lời Phật dạy.
- La Hán là Tiểu Thừa tăng.
- Bồ Tát là Đại Thừa Tăng.
Theo nhãn quan của người đời thì La Hán và Bồ Tát Tăng có công đức rất thù thắng, nếu cung kính cúng dường các ngài thì được phước đức rất lớn. Họ không biết rằng ý nghĩ ấy thật sai lầm. Vì sự lựa chọn, biệt thỉnh như vậy không thể được công đức thù thắng bằng sự theo thứ tự thỉnh một vị phàm phu Tăng ở trong chúng Tăng.
Tại sao vậy?
Vì theo thứ tự thỉnh Tăng thì vị phàm phu Tăng kia tức là hiền thánh tăng. Nếu biệt thỉnh một vị Tăng thì chính là trường hợp thánh hiền tăng lại trở thành phàm phu tăng.
Trong kinh Giới Nhân Duyên nói: “Nữ Phật tử Tỳ Xá Khư Mẫu riêng thỉnh năm trăm vị A La Hán, liền bị Đức Phật quở rằng: ‘Này Tỳ Xá Khư Mẫu! Việc làm của con là việc làm của người vô trí, không khéo hiểu biết, nên không được phước đức lớn. Nếu theo thứ tự trong chúng Tăng mà thỉnh một vị thì công đức rất lớn, quả báo rất thù thắng, lợi ích vô cùng tận!”
Có người hỏi: Nếu nói như thế, chẳng lẽ năm trăm vị Thánh Tăng không bằng một vị phàm phu tăng sao?
Điều này bạn cần phải căn cứ vào phương diện nào mà giải thích?
Đáp: Có hai phương diện: phước điền và tâm niệm.
Nếu do nơi phước điền mà luận sự thù thắng của phước đức, thì phước đức của thánh nhân hơn gấp trăm nghìn muôn ức lần phước đức của phàm phu tăng, như đức A Na Luật Đà tôn giả vào thời quá khứ cúng dường một bát cơm cho bậc thánh nhân Độc Giác, do phước đức ấy, trong 91 kiếp, khi thì sanh trong thiên đường, lúc thì sanh ở nhân gian, nơi nào cũng được hưởng phước báo không cùng tận.
Nếu căn cứ vào tâm niệm mà luận, nghĩa là tâm niệm có phân biệt lựa chọn và tâm niệm không phân biệt chọn lựa khi cúng dường. Lẽ tất nhiên công đức cúng dường của hai tâm niệm ấy không đồng nhau. Tâm có phân biệt lựa chọn thỉnh riêng năm trăm vị A La Hán và năm trăm vị Bồ Tát tăng, giống như trường hợp uống nước riêng của một con sông, không thể nói rằng uống nước tất cả sông.
Còn tâm phân biệt không chọn lựa, tuân theo thứ tự thỉnh một vị phàm phu tăng, cũng như trường hợp uống một giọt nước trong bể cả, tức là uống nước của tất cả các sông trong cõi Diêm Phù Đề.
Hỏi: Như vậy, biệt thỉnh Tăng thì vị Tăng này cũng là một vị trong số thập phương Tăng, sao lại cho rằng không phải nhiếp trong thập phương Tăng?
Đáp: Đúng thế! Một vị Tăng cũng thuộc vào trong thập phương Tăng, nhưng chính lúc biệt thỉnh, tâm của bạn chỉ chú ý một mình vị muốn thỉnh, hoàn toàn không có tâm niệm hướng về thập phương Tăng. Vì thế, vị tăng bạn thỉnh ấy chỉ là một người.
Nếu y theo thứ tự của chúng Tăng mà thỉnh thì tâm bạn không chuyên chú vào một vị tăng nào, mà là hướng về toàn thể chúng Tăng. Cho nên mỗi lần thỉnh, dù chỉ thỉnh một vị Tăng, nhưng vì tâm bạn bao trùm cả, nên thập phương Tăng tự nhiên đều hàm nhiếp trong ấy.
Hai trường hợp này không thể theo một lối mà luận. Trong kinh A Hàm nói: “Sư Tử trưởng giả thỉnh năm trăm vị A La Hán, Đức Phật quở rằng thỉnh như vậy không bằng theo thứ lớp của chúng tăng mà thỉnh một vị thì công đức không thể đo lường. Ví như uống nước biển cả là uống nước của các sông. Năm trăm vị A La Hán dù nhiều, nhưng chỉ là một loại Tăng, cũng như nước của một con sông chỉ có một mùi vị mà thôi. Nếu theo thứ tự chúng Tăng mà thỉnh, thì dù chỉ một người, nhưng cũng đủ số thập phương Tăng; cũng như một giọt nước trong biển cả đầy đủ vị của tất cả các sông”.
Hơn nữa, riêng thỉnh một vị Tăng để cúng dường đối với giới pháp thì đã là trái với pháp môn Vô Tướng Bình Đẳng, đối với phước đức cũng bị mất phước đức quảng đại, viên mãn.
Thế nên, nói về bất cứ phương diện nào, thì sự biệt thỉnh đều nhất quyết không thể được. Cho nên toàn thể Phật tử, nếu chân chính thiết trai cúng dường chư Tăng, nhất định phải vâng theo lời Phật dạy. Nghĩa là phải theo thứ tự chúng Tăng mà thỉnh, tuyệt đối không được biệt thỉnh.
Về luật thỉnh chúng Tăng theo thứ tự, không phải chỉ riêng có trong giới pháp của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, mà tất cả Phật thời quá khứ như Tỳ Bà Thi Phật v.v... cũng đều như thế. Có thể nói đây là pháp thống nhất của bảy Đức Phật, nên toàn thể Phật tử đều phải vâng giữ, không được có chỗ sai phạm. Trái lại, nếu biệt thỉnh Tăng là chứng tỏ tâm bạn có chỗ phân biệt thấp cao. Tâm đã có chỗ thấp cao thì đó là pháp ngoại đạo không bình đẳng, không phải là Phật pháp. Vì Phật pháp là pháp bình đẳng, không cao thấp, và vì giáo pháp của bảy Đức Phật đều không có pháp thỉnh tăng riêng.
Sở dĩ trong kinh thường dùng từ bảy đức Phật làm dẫn chứng, vì bảy đức Phật đều xuất hiện ở cõi này để hóa độ chúng sanh. Vả lại, thời gian quá khứ cũng không lâu xa lắm, chỉ trong khoảng một trăm tiểu kiếp. Chư thiên trường thọ cõi trời đều thấy được nên dẫn ra làm bằng chứng, giúp cho những người thông thường tin nơi Phật pháp được dễ hiểu, không đến nỗi không tín thọ, vì đấy không phải là việc quá lâu xa.
Bảy đức Phật:
1. Tỳ Bà Thi Phật, còn gọi là Duy Vệ Phật, Trung Hoa dịch là Thắng Quán.
2. Thi Khí Phật, còn gọi là Thức Khí Phật, Trung Hoa dịch là Hỏa.
3. Tỳ Xá Phù Phật, còn gọi là Tỳ Xá Bà Phật, hay Tùy Tý Phật, hoặc Tùy Diệp Phật, Trung Hoa dịch là Biến Nhất Thiết Tự Tại Phật.
4. Câu Lưu Tôn Phật, còn gọi là Câu Lân Tần Phật, Trung Hoa dịch là Sở Ứng Đoạn Phật.
5. Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Trung Hoa dịch là Kim Tịch hoặc Kim Tiên.
6. Ca Diếp Phật, Trung Hoa dịch là Ẩm Quang.
7. Thích Ca Mâu Ni Phật, Trung Hoa dịch là Năng Nhân Tịch Mặc hoặc Năng Nhu.
Trong bảy vị Phật này, ba vị trước xuất hiện ở quá khứ Trang Nghiêm kiếp. Bốn vị sau xuất hiện trong hiện tại Hiền Kiếp. Chính bảy Đức Phật hãy còn y theo thứ tự chúng tăng mà thỉnh, huống chi đại sĩ tu học Bồ Tát hạnh mà lại không y theo thứ tự thỉnh tăng? Còn có chỗ lựa chọn như vậy là trái nghịch với Phật, với tăng. Cho nên trong kinh nói: “Không thuận với hiếu đạo”.
Vì thế, hàng Phật tử thiết trai cúng dường chư tăng, cần phải bình đẳng; đối với tăng chúng, đúng như pháp mà cúng dường. Trái lại, nếu cố biệt thỉnh Tăng là trái với lời Phật dạy, chẳng khác nào đối với cha mẹ mà có tâm khinh dễ. Cho nên trong kinh kết luận: “Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
-----------------------------
29. Tà Mạng Tự Hoạt Giới (Giới Ngăn Cấm Mưu Sinh Bằng Những Tà Nghiệp)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.29. TÀ MẠNG TỰ HOẠT GIỚI
(Giới ngăn cấm mưu sinh bằng những tà nghiệp)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử dĩ ác tâm cố...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử dùng ác tâm vì lợi dưỡng mà buôn bán nam sắc, nữ sắc, tự tay làm đồ ăn, tự xay, tự giã, xem tướng, bàn mộng, đoán sẽ sanh trai hay gái, dùng bùa chú, pháp thuật, làm nghề nuôi ó và chó săn, nghĩ ra phương pháp hòa hiệp trăm thứ thuốc độc, nghìn thứ thuốc độc: độc rắn, độc sanh kim ngân, độc sâu cổ, đều là không có lòng từ bi, hiếu thuận. Nếu cố làm các điều ác như thế, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Giới trước là giới ngăn cấm những lỗi trái nghịch với phước điền thù thắng, làm cho thiện căn công đức không được tăng trưởng.
Giới này ngăn cấm việc học tập những nghề nghiệp hạ liệt thông thường, để tránh sự tăng trưởng ác tâm, tạo các ác nghiệp.
Mọi người muốn tồn tại trên thế gian này đều phải tìm cách duy trì sự sống. Điều ấy không ai có thể phủ nhận. Nhưng sự sinh hoạt có chính đáng hay không, đó là vấn đề cần phải chú ý.
Đối với người Phật tử tại gia học Phật, chỉ nên đảm nhiệm những chức vụ chính đáng trong quốc gia, hay mưu cầu sự sống bằng những nghề nghiệp hợp pháp và chân chính như: làm ruộng, buôn bán, làm thợ, dạy học v.v... mới là những sinh hoạt kinh tế chính đáng thông thường. Trái lại, nếu làm những điều phi pháp, tội ác như sát sanh, trộm cắp, dâm dật, bán rượu, coi bói, chú thuật, cân non, cân già, đấu lớn, đấu nhỏ v.v... đều không thể được, và chắn chắn sẽ gặp hậu quả bi thảm.
Đối với hàng Phật tử xuất gia, bất luận là tỳ kheo hay Bồ Tát, đều phải sống theo lối chánh mạng hay tịnh mạng, tuyệt đối không được làm theo tà mạng để tự nuôi sống.
Tà mạng là ngược với chánh mạng; là sự tự nuôi sống khôngười có tâm vì người khác. Nếu dùng những phương pháp không chính đáng để được các thứ nhu dụng cho đời sống thì dù đời sống của bạn thật sung sướng, hạnh phúc, thậm chí còn được những người thiển kiến trong xã hội hâm mộ, nhưng đối với Phật pháp thuần túy chân chính, thì bạn đã mất hẳn tư cách của một Thích tử. Vì những lối sống ấy, ngay cả các tín sĩ thanh tịnh tại gia học Phật, cũng đều không nên làm.
Người Phật tử xuất gia, dù ở hoàn cảnh nào đều phải lấy việc khất pháp, khất thực làm điều sinh sống.
- Khất pháp nghĩa là khất cầu chánh pháp của Như Lai. Đối với chánh pháp phải quý trọng, giữ gìn để cầu chứng được Pháp Thân.
- Khất thực nghĩa là khất cầu những thực phẩm ăn uống trong mỗi ngày của thí chủ, để tự dưỡng xác thân và và để thanh tịnh cuộc sống.
Nếu có được sự sinh hoạt như vậy, chẳng những có thể hoàn thành đức nghiệp cho bản thân mình, mà còn làm lợi ích cho nhân quần, khiến mọi người vun trồng phước đức. Đây là lối sinh sống theo chánh mạng do Đức Phật chế định cho hàng Phật tử xuất gia, không nên trái phạm.
Nhất là hàng Bồ Tát xuất gia với tinh thần đại từ, đại bi, đáng lý phải hy sinh, không luyến tiếc sinh mạng quý báu của mình để cứu độ chúng sanh, những người đang cần được cứu tế, không thể cho phép bạn vì những lợi ích của cá nhân mình, mà dùng những ác pháp gây sự tổn hại cho người, hoặc dùng tà nghiệp, để được lợi dưỡng hầu duy trì sinh mạng của cá nhân mình. Điều này không phải là biểu hiện tâm thanh tịnh, tâm từ bi cần phải có nơi một vị Bồ Tát.
Trên thế gian, vấn đề hành nghề không chân chính để nuôi sống bản thân so ra thì rất dễ dàng, vì thế ở xã hội Ấn Độ xưa kia, môn đồ của các tôn giáo khác hay dùng những phương tiện không chính đáng để mưu sinh, bởi lẽ những công việc ấy thật nhẹ nhàng, dễ làm, không cần phải nhọc sức nhiều. Đức Phật nhận thấy đây là điều nhất quyết không thể chấp nhận, vì không phải là việc làm của người Phật tử. Cho nên ngài chế lập giới điều này.
Nhưng ở vào thời Mạt Pháp hiện nay, nhìn chung khắp hàng Phật tử xuất gia của Phật giáo, thành phần không dùng tà nghiệp mưu cầu sự sống, rốt ráo không biết được bao nhiêu người? Thế nên, khi bước chân đến tự viện đều thấy những việc làm trái với đường lối tịnh mạng. Nhưng vì việc làm này đã trở thành thói quen, nên những người hành động không còn nhận ra những việc làm ấy là không đúng. Nhưng chính những việc làm này đã gây một ấn tượng xấu xa cho các nhân sĩ trong xã hội, khiến họ nghĩ rằng Phật giáo đồ đang dẫn dắt người đời đi vào con đường mê tín một cách hết sức lầm lẫn. So lại với tinh thần của Phật giáo chân chính thì quả là một khoảng cách rất xa!
Đức Phật bảo đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, nếu không dùng tâm tốt thực hành Bồ Tát đạo mà lại dùng ác tâm, chỉ vì để mưu cầu tài lợi phụng sự cho cá nhân mình mà làm những việc tà mạng nuôi sống. Vì lợi dưỡng không phải là việc làm thể hiện tinh thần cứu khổ cho chúng sanh. Dùng ác tâm là nói sự không dùng thiện tâm cầu quả vô thượng Phật đạo. Nếu dùng thiện tâm làm những việc tốt, cứu tế chúng sanh thoát khỏi cảnh thống khổ, thì phát sanh vô lượng công đức”.
Tà nghiệp tổng quát có tám loại như:
1. Buôn bán nam sắc, nữ sắc: nghĩa là dùng tiền mua thanh niên nam, nữ bán lại cho người khác để làm việc dâm dục. Điều này đồng nghĩa với việc mở các dâm xá để mưu cầu tài lợi, nên là một tội ác rất lớn. Chẳng những Phật tử xuất gia không được làm mà ngay cả Phật tử tại gia cũng không được phép. Vì đây là hành động chia lìa cốt nhục, nhơ nhuốc gia phong của người, không nghĩ đến liêm sỉ, không đoái hoài đến nỗi hổ nhục của người.
2. Tự tay làm đồ ăn: Chính mình nấu nướng thức ăn để dùng. Việc này chỉ cấm hàng xuất gia, còn với Phật tử tại gia, sự tự nấu nướng để dùng thì hoàn toàn không cấm.
- Đức Phật dạy tỳ kheo phải dùng đồ ăn từ nơi tịnh nhân trao cho mới được ăn. Sở dĩ Đức Phật không cho phép sa môn làm việc nấu nướng để sinh sống, vì lúc làm thức ăn thì mất oai nghi của vị tỳ kheo, lại còn khiến cho tâm tham của tỳ kheo phát sanh, cho nên không được làm. Nhưng tình hình hiện nay, công nghiệp kỹ nghệ phát triển và phồn thịnh, việc tự tay làm thức ăn thật là khó tránh.
2. Tự xay, tự giã: Chính mình tự xay giã ngũ cố để dùng cũng không được. Vì trong ngũ cốc có rất nhiều sinh mạng của vi sinh trùng, nếu chính tay mình xay giã sẽ làm tổn hại sinh mạng của chúng sanh, còn thêm bị thế nhân chê bai, dị nghị. Điều này chỉ ngăn cấm hàng xuất gia, còn hàng tại gia thì không cấm.
Tuy nhiên, trường hợp Phật tử xuất gia, hành Bồ Tát hạnh, phát tâm cúng dường chúng Tăng, đích thân dùng sức lực của mình tự xay, tự giã và tự làm thức ăn uống cũng có thể được cho phép.
4. Chiêm tướng nam nữ:
Chữ Chiêm còn đọc là Chiếm, có nghĩa là coi bói, dùng những lời không thật bàn chuyện họa phước, sống lâu, chết yểu của nam nữ.
Chữ Tướng là những nét hiện ra bên ngoài.
Chiêm Tướng có nghĩa là quán sát hình dạng, khí sắc rồi đưa ra những lời nhận xét hư vọng, tiên đoán những việc cùng, thông, đắc, thất của người. Họ không hiểu rằng bổn mạng của mỗi người như thế nào, không cần gì phải coi tướng, bói quẻ mà hoàn toàn căn cứ ở nơi tự mình có thực hành đạo đức làm người hay không. Nếu thực hành những điều tốt thì tương lai nhất định sẽ tốt, bằng ngược lại, thì lẽ đương nhiên mọi việc sẽ không bao giờ được như ý muốn. Hoặc coi những việc cưới gả, tính đoán tuổi tác cho nam nữ, xem cung mạng đôi bên hợp nhau hay không v.v... Những việc này đều không phải là việc của những người xuất gia nên làm. Đối với những người tại gia, nếu không phải lấy những việc này làm phương tiện nuôi sống, chỉ là tình cờ tạm làm thì không phạm giới.
5. Bàn mộng tốt xấu, sẽ sanh trai hay gái: Mộng mị là việc mọi người đều có. Theo thông thường nói bậc chí nhân không nằm mộng. Nhưng theo Phật pháp thì chỉ duy có Đức Phật mới không nằm mộng.
Mộng vốn là hiện tượng huyễn hóa. Tự nó vốn không mang tính thực tại, nhưng người đời mỗi khi nằm mộng, thường đi cầu người khác bàn luận về mộng, để biết những điềm hiện trong giấc mộng tốt hay xấu. Thậm chí, những phụ nữ có mang cũng cầu hỏi xem sẽ sanh trai hay gái.
Vì người đời có việc mong cầu như vậy, nên nhiều người cho rằng phải giúp người bàn mộng, suy xét giùm họ những điều trong mộng; thậm chí còn hư vọng phán đoán việc tốt xấu, họa phước cho người. Hoặc hư vọng phán đoán người phụ nữ có mang sẽ sanh trai hay gái.
Hàng Phật tử xuất gia chuyên tu đạo pháp xuất thế và lo hóa độ chúng sanh, làm sao có thì giờ rảnh rỗi để đi làm những việc ấy? Còn hàng Phật tử tại gia nếu không phải làm những việc ấy để lấy tiền nuôi sống, nếu gặp trường hợp tạm thời phải làm thì không ở trong sự cấm ngăn.
6. Chú thuật, công xảo:
Chú thuật là những tà chú, bùa phép cùng các huyễn thuật của ngoại đạo. Phù chú có thể sai khiến quỷ thần, nhiếp lấy hồn phách của người đem đi, làm cho người cảm thấy có những điều bất an. Huyễn thuật có thể biến hóa ra các việc ảo huyền để mê hoặc, dối gạt người, làm cho người sa vào trong vòng huyễn thuật của mình mà không hay biết.
Công là tinh diệu, Xảo là khéo léo. Nghĩa là nương vào khả năng khéo léo, chế tạo ra các đồ vật tốt đẹp, phô bày kỹ thuật tinh xảo của mình, khiến cho mọi người lưu tâm đặc biệt đến nghề nghiệp của mình. Điều này là việc làm của người thế tục thông thường, không phải là việc của người Phật tử xuất gia nên làm.
7. Phương pháp huấn luyện ưng khuyển:
Ưng là loại chim lớn, còn gọi là Ó. Khuyển là chó. Là những con vật có thể giúp thợ săn bắt những thú rừng. Do đó, những người thợ săn đặc biệt huấn luyện chúng cách thức săn bắt thú rừng. Đây là những việc làm hung ác, gây tổn hại sinh mạng chúng sanh, trái với tâm từ bi trong Phật pháp. Cho nên hàng Bồ Tát xuất gia cũng như tại gia, nếu vì mục đích hộ vệ thân mạng, giữ gìn nhà cửa mà nuôi chó, không phải vì làm phương tiện sinh sống, thì có thể cho phép. Ngoài trường hợp đặc biệt nói trên, tuyệt đối không được dùng các phương pháp huấn luyện chim, chó phục vụ cho việc săn bắn.
8. Hòa hiệp trăm thứ thuốc độc, độc rắn, độc sanh kim ngân, độc sâu cổ: Nghĩa là dùng những loại thuốc độc trong thế gian, hòa hợp thành những loại cao, đơn, hoàn, tán để giết hại chúng sanh. Việc làm này thật không hợp với đạo từ bi của Phật pháp, cho nên bất luật xuất gia hay tại gia đều không được bào chế độc dược. Thuốc độc có đến trăm ngàn loại không thể kể hết, trong kinh chỉ lược nêu ra mấy loại sau:
- Hòa hợp nọc rắn: để giết hại sanh mạng của người và của tất cả chúng sanh. Lấy nọc rắn ở đuôi rắn hay đầu rắn, đặc biệt lấy nọc rắn vào ngày mùng 5 tháng 5. Hoặc lấy tủy não hay tinh dịch của nó bào chế thành thuốc độc. Dùng những thuốc này để giết hại người hoặc dùng nó để tránh khỏi độc rắn.
- Bào chế các loại thuốc độc sanh kim ngân: vì chất này rất độc, dùng hai thứ ấy hòa hợp với thuốc độc thì có thể giết người hại vật dễ dàng. Nếu uống hay ăn phải thứ độc sanh kim ngân này thì sang mạng liền bị giết chết.
- Bào chế độc sâu cổ: Nghĩa là tập hợp tất cả các loại trùng độc lại một nơi, để cho chúng tự tàn sát lẫn nhau. Con nào còn lại cuối cùng, bắt đem phơi khô, tán thành bột, rồi lén bỏ vào đồ ăn của người mình muốn giết, hoặc là bỏ vào y phục của họ, khiến kẻ ấy bị đầu độc mà chết.
Nếu làm những việc trên để thâu tài lợi, nuôi sống bản thân, đều không phải là lối mưu sinh chính đáng, nên trong Phật pháp gọi là “tà mạng”. Việc không nên làm mà làm là trái với tinh thần của Phật tử, nên trong kinh quở rằng: “Không có tâm từ bi, không có tâm hiếu thuận”.
Tại sao vậy?
Nên biết: Chúng ta vốn là một vị Bồ Tát chân chính. Nội tâm từng giờ, từng phút phải có lòng đoái thương tất cả chúng sanh như con đỏ của mình. Mỗi niệm đều phải suy nghĩ làm thế nào cho chúng sanh được lợi ích. Hiện tại, nếu chẳng những không làm được như vậy, mà trái lại, còn vì sự sống của cá nhân mình mà làm việc tổn hại chúng sanh, thì chẳng khác nào như ăn thịt con đỏ của mình. Vậy thì còn đâu là tâm Từ Bi của người Phật tử?
Nói cách khác, Bồ Tát xem tất cả chúng sanh đều như cha mẹ của mình, luôn luôn nghĩ tưởng rằng phải phụng dưỡng cha mẹ như thế nào cho phải đạo. Hiện tại, chẳng những không thực hành như vậy, mà trái lại còn vì sự sinh sống cá nhân làm những việc tổn hại cho song thân, như thế thật là hết sức ngỗ nghịch, đâu còn tội nào nặng hơn. Đã không có tâm hiếu thuận như vậy, thì đâu còn gì là tư cách của một vị Bồ Tát?
Tất cả những việc mưu sinh tà mạng đều không nên làm. Nếu như không phải do sự lầm lỡ vô tình, mà chính là do sự cố ý hành động, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Vì tài lợi mà buôn bán, làm các việc ác để mưu sự sống cho cá nhân, trong thì trái với tâm từ bi, ngoài thì thương phong bại tục, nên bị ghép vào tội khinh cấu. Nếu chúng sanh vì việc làm này mà bị tán thất thân mạng thì việc làm này bị kết thành căn bản trọng tội.
Vấn đề bào chế các thứ thuốc độc kết thành tội khinh cấu, là nói lúc hòa hợp thuốc, nhưng đến khi giết chết chúng sanh thì kết thành căn bổn trọng tội. Bào chế thuốc độc đã như thế, thì sự huấn luyện chim ó, chó săn cũng giống như vậy. Điều này chúng ta đương nhiên phải biết.
Giới này phối hợp với Tam Tụ Tịnh Giới tương ứng như sau:
- Không tà mạng nuôi sống thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Có tâm từ bi, hiếu thuận thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Không có ác tâm làm hại chúng sanh, thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
Thế nên giới tà mạng nuôi sống này, mới xem qua là rất đơn giản, nhưng nếu thực hành trọn vẹn thì bao gồm cả Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát ở trong đó.
Tà mạng sinh sống nhiều kinh luật giải thích khác nhau. Như trong Đại Trí Độ Luận của Tổ Long Thọ thuyết minh: “Tịnh Mục nữ thỉnh vấn tôn giả Xá Lợi Phất rằng: - Kính bạch tôn giả! Vấn đề nuôi sống không thanh tịnh như thế nào, xin tôn giả chỉ dạy cho con được rõ?
Tôn giả dạy rằng: - Có những người xuất gia, bào chế các thứ thuốc, gieo giống làm ruộng, trồng các thứ cây ăn trái v.v... thuộc về lối sống không thanh tịnh. Đấy gọi là Hạ Khẩu Thực.
- Những người xuất gia ngước xem tinh tú, nhật nguyệt, gió mưa, sấm sét, điện chớp để làm nghề nuôi sống, thuộc về lối sống không thanh tịnh. Đấy gọi là Ngưỡng Khẩu Thực.
- Những người xuất gia dua nịnh với các nhà quyền quý, đi làm thông sứ bốn phương, dùng lời khéo léo mưu cầu tài lợi thật nhiều, thuộc về lối sống không thanh tịnh. Đấy gọi là Phương Khẩu Thực.
- Những người xuất gia học các thứ chú thuật, coi bói các việc kiết hung v.v... Những việc làm như thế thuộc về lối sống không thanh tịnh. Đấy gọi là Tư Duy Khẩu Thực.
Này Đại Tỷ! Tôi đây không bị ở vào bốn thứ sống không thanh tịnh ấy. Tôi chỉ dùng lối sống thanh tịnh đi khất thực mà thôi”.
Căn cứ vào những lời của tôn giả Xá Lợi Phất thì có thể biết bốn thứ khẩu thực như thế thuộc về tà mạng. Thế nên người Phật tử xuất gia phải vâng theo giới luật thanh tịnh nuôi sống, chớ nên theo lối tà mạng. Nhưng nhìn lại hàng ngũ chúng Tăng hiện nay, những người không ở vào bốn thứ bất tịnh thực như trên có thể nói là rất hiếm.
Lại có nơi giải thích năm thứ tà mạng như sau:
1. Giả hiện tướng khác lạ: Nghĩa là đối với những người thế tục, cố giả hiện ra những tướng kỳ lạ để mong cầu lợi dưỡng.
2. Tự nói công đức: tự đi rao nói công đức của mình làm cho người nghe phát tâm cúng dường để được lợi dưỡng nuôi sống.
3. Xem tướng tốt xấu: khoa coi bói để đoán những việc kiết hung của người hầu thu được lợi dưỡng nuôi sống.
4. Cao thinh hiện oai: Lúc nói chuyện, cố ý sửa âm thanh, tiếng nói lớn, chậm rãi, ra vẻ có uy thế, khiến cho người sanh tâm kính sợ hết mức đối với mình. Do đó, họ sẽ phát tâm lo cúng dường các thứ nhu dụng.
5. Nói những lợi dưỡng đã thu được để khích động tâm người: Hoặc thường đến nhà người khác rao nói hôm nay người này cúng dường cho tôi phẩm vật này, ngày mai người kia cúng dường cho tôi phẩm vật nọ. Người khác nghe bạn nói như thế bèn mang đồ đến cúng dường, vì họ bị bạn kích động nên phát tâm cúng dường. Những việc như vậy đều là mưu cầu lợi dưỡng một cách phi pháp, nên gọi là tà mạng, cũng gọi là lối sống không thanh tịnh.
Về lối sống thanh tịnh chân chính, trong kinh cũng có nói bốn thứ như sau:
1. Ở chốn thâm sơn, chỉ dùng hoa quả, rau trái.
2. Hằng ngày mang bát đi khất thực.
3. Đàn việt tự phát tâm mang thức ăn đến cúng dường.
4. Thọ dụng thức ăn thanh tịnh trong chúng Tăng.
Vì lối sống này tâm địa không bị ô nhiễm, cho nên gọi là “tịnh thực”, còn gọi là lối sống thanh tịnh.
-----------------------------
30. Kinh Lý Bạch Y Giới (Giới Quản Lý Cho Bạch Y)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.30. KINH LÝ BẠCH Y GIỚI
(giới quản lý cho bạch y)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử dĩ ác tâm cố...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử vì ác tâm, tự mình hủy báng Tam Bảo, giả làm ra vẻ kính mến, miệng nói không mà hành vi lại có, làm quản lý cho hàng bạch y, hoặc làm mai mối cho nam nữ giao hội dâm sắc, gây thành các nghiệp kiết phược. Những ngày lục trai trong mỗi tháng, ba tháng trường trai trong mỗi năm, làm việc sát sanh, trộm cướp, phá trai, phạm giới, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Mười giới như thế cần phải học, hết lòng kính trọng phụng trì. Trong phẩm Chế Giới có giảng rõ.
Lời giảng
Làm những điều tội ác tổn hại chúng sanh, trái với tâm từ bi của Bồ Tát là những điều mà giới trước ngăn cấm.
Nếu công nhiên hủy phá giới cấm của Như Lai, thương tổn đức hạnh của Bồ Tát là điều ngăn cấm của giới này.
Có người cho rằng hành giả Thanh Văn kính trọng, giữ gìn giới luật, trong khi Bồ Tát ở trong thế gian lo thực hành việc lợi sanh nên không cần phải nghiêm trì giới luật, gặp những trường hợp thuận lợi có thể phương tiện thì không ngần ngại cứ nắm lấy phương tiện. Nếu nghĩ như vậy và thốt ra những lời như thế thì thật là hết sức sai lầm.
Nên biết rằng tịnh giới Như Lai, bất cứ là hành giả ở trong giới nào của Phật pháp đều phải nghiêm cẩn giữ gìn, không được có chút sai sót. Đặc biệt nhất là hành giả Bồ Tát, vì du hành giáo hóa khắp nhân gian, đi đến nơi nào cũng phải tiếp xúc với chúng sanh. Nếu đức hạnh của chính mình không kiện toàn thì làm sao có thể làm sư phạm cho nhân thiên? Làm sao có thể thuyết phục mọi người tu học Phật pháp?
Vì thế vị Bồ Tát chân chính, phát tâm Bồ Đề, cần phải tự mình giữ gìn giới hạnh thanh tịnh hơn gấp bội lần hành giả Thanh Văn. Luôn luôn một lòng nhớ nghĩ, hộ trì cấm giới vững chắc dường như kim cương. Bồ Tát thà hy sinh tánh mạng của mình, quyết không hủy phạm giới cấm của Như Lai. Vì thế, không nên trở lại sanh khởi ác tâm, làm những điều tội ác: dâm, sát, đạo, phỉ báng v.v... Nếu làm những việc ấy là không hợp pháp và dĩ nhiên là không xứng danh của người Phật tử.
Cho nên hành giả Bồ Tát không nên tự cho mình là Bồ Tát mà có thể tùy tiện hủy phá cấm giới của Như Lai. Khổ quả ấy bạn phải lãnh thọ, không thể nào viện cớ vì bạn là vị Bồ Tát nên không có trách nhiệm về sự trái phạm giới luật. Đây là điều mà người Phật tử hành Bồ Tát đạo cần phải đặc biệt nghĩ kỹ!
Giới này có chỗ gọi là giới “không kính hảo thời”, nhưng ở đây gọi là “giới quản lý cho bạch y”.
“Hảo thời” là những ngày lục trai hằng tháng và ba tháng trường trai hằng năm. Theo tương truyền, ngày lục trai và ba tháng trường trai là thời gian quỷ thần đắc lực hỗ trợ.
Nếu trong khoảng thời gian hảo thời ấy, hàng Phật tử tại gia chuyên lo tu tập pháp lành, làm việc phước thiện thì được công đức nhiều hơn lúc bình thường.
Đối với những người thế gian có tâm kính trọng lúc hảo thời này, chuyên lo tu thiện nghiệp thì hàng chư thiên vô cùng hoan hỷ, chư vị sẽ ban cho những điềm lành, ủng hộ quốc gia, nhân dân được an cư lạc nghiệp.
Trái lại, nếu những lúc hảo thời không lưu tâm kính sợ, buông lung tạo tội ác, chư thiên trông thấy không hoan hỷ. Do đó, chiêu cảm những tai họa dị kỳ khiến đời sống của nhân dân chịu nhiều thống khổ không sao nói hết.
Giới quản lý bạch y này là giảng nói về những tội lỗi của người xuất gia là phải có nhiệm vụ dẫn dắt hàng Phật tử tại gia tu hành đúng như lời Phật dạy: ăn chay, giữ giới, sám hối, tụng kinh, niệm Phật để cùng tiến tu trên đường giải thoát.
Nếu Bồ Tát không thực hành như vậy, trái lại, miệng nói không mà việc làm lại mang tính chất chấp có, cai quản, chỉ dẫn việc thế tục, hướng dẫn hàng bạch y đi theo con đường sinh tử. Như vậy đâu phải là việc làm của người xuất gia? Vì thế không thể nói là giới kính hảo thời mà phải gọi là giới quản lý bạch y.
Trong thời Mạt Pháp hiện nay, có rất nhiều chuyện trái ngược phát sanh. Chẳng hạn người tại gia đi làm việc của người xuất gia, như đem kinh mõ đi tụng kinh sám cho người. Kẻ xuất gia lại làm những việc của người tại gia như làm tùng sự trong những lãnh vực doanh thương cho người tại gia. Vì những hiện tượng đảo điên như vậy, nên giữa Tăng và tục thường xảy ra rất nhiều sự tranh chấp. Hiện tượng quái lạ này không phải chỉ xảy ra ở một nơi nào mà đâu đâu cũng đều như vậy. Thế nên còn đợi đến bao giờ mới nhận thấy sự suy tàn của Phật pháp?
Nếu chúng ta muốn Phật pháp hưng thạnh trở lại, cần phải khẩn cấp vạch rõ phương thức hành động cho cả tăng lẫn tục:
Như Phật tử tại gia phải lấy việc hộ pháp làm nhiệm vụ chính. Phải đứng ở lãnh vực hộ pháp mà hộ trì Phật pháp, không được làm công việc của người xuất gia.
Còn hàng Phật tử xuất gia phải lấy việc hoằng pháp làm sự nghiệp. Phải đứng trên lập trường hoằng pháp mà hoằng dương Phật pháp không được làm những công việc của người tại gia.
Đức Phật lại dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, nếu không dùng tâm tốt thực hành Bồ Tát đạo, mà lại vì ác tâm, tức là không có tâm kính thành đối với Tam Bảo, tự thân hủy báng Tam Bảo, giả vờ kính mến, miệng thì nói không mà hành vi lại thực sự có”.
- Tự thân hủy báng Tam Bảo là thân nghiệp không thanh tịnh.
- Giả vờ kính mến là ý nghiệp không thanh tịnh.
- Miệng nói không mà hành vi lại có là khẩu nghiệp không thanh tịnh.
Lại có chỗ giải thích rằng: Tự thân hủy báng Tam Bảo là không phải chỉ riêng miệng hủy báng. Người hủy báng Tam Bảo phải do nơi tâm niệm xuất phát. Khi tâm niệm đã bất chính thì thân tự nhiên cũng bất chính, làm bất cứ việc gì cũng đều không chân thật.
Chẳng hạn có người nương náu trong ngôi Tam Bảo, nhưng sau đó trở lại hủy báng. Điều ấy chứng tỏ người đó không có lòng tin chân thành đối với Tam Bảo. Họ chỉ giả dối thân cận để tựa nương, hy vọng mọi người cung kính cúng dường cho mình. Khi mục đích không đạt được, bấy giờ bắt đầu hủy báng ngôi Tam Bảo, bảo rằng Tam Bảo không chân thật thế này, thế kia... Do nương tựa trong ngôi Tam Bảo, mà mang ý niệm như vậy, dù đôi lúc hành vi dường như mang vẻ lợi ích, như tuyên nói những đạo lý giải thoát, không, vô ngã v.v... cho người, nhưng những hành động này luôn luôn biểu hiện tinh thần lẩn quẩn trong vòng “chấp có”.
Nên thông thường trong kinh nói:
Phát ngôn tắc khẩu khẩu thuyết không,
Tố lý tắc thời thời hành hữu.
Dịch:
Thốt ra lời nói thì lời lời đều nói là không,
Trên thực tế, mọi việc làm lúc nào cũng là có.
Hiện tượng này ở trong Phật giáo nơi nào cũng có. Trường hợp cụ thể như có những người ngoài miệng nói Ngã là không mà tự mình lại chấp ngã hơn ai hết. Hoặc nói tiền bạc là của cải chung, của năm nhà, tất cả đều không phải là của riêng mình; vì đến ngày cuối cùng, con người chỉ ra đi với hai bàn tay không v.v... Nói thì nói vậy, nhưng riêng mình thì mong được tiền của càng nhiều càng tốt. Lại còn không dám bỏ ra một đồng để cứu giúp người. Đây là chứng minh điều trong kinh dạy: “Miệng thì nói không, mà hành vi là có”.
“Làm quản lý cho bạch y”, câu kinh văn này có những giới bổn không có. Nhưng ở đây nói thêm câu này để ám chỉ công việc của hàng bạch y, cư sĩ không phải là việc của người xuất gia lo liệu, nên gọi là “làm quản lý cho người bạch y”. Việc quản lý ấy như thế nào?
Trong kinh dạy: “Vì hàng bạch y thông tri giúp cho nam nữ giao hội dâm sắc, gây thành các nghiệp kiết phược”.
Chữ “thông” ở đây có nghĩa là truyền đạt cho biết.
Chữ “tri” là biết.
Nghĩa là truyền đạt ý của bên nam cho bên nữ, hay của bên nữ cho bên nam, để tạo điều kiện cho hai bên hành động buông lung. Do đó, người nam gây phiền trược cho người nữ, người nữ nhiễm ái yêu thương người nam. Hai bên triền phược, ái nhiễm lẫn nhau, trói cột nhau, rồi cùng trôi lăn vào vòng sinh tử luân hồi không biết ngày nào được giải thoát. Việc làm như thế là trói cột cho mình và người, cho nên đó không thể nào là việc của người xuất gia nên làm.
Bồ Tát xuất gia cần phải vì mọi người mà cởi mở sự trói cột, nói rõ tội ác của ái dục là cội gốc sinh tử luân hồi. Tùy theo căn cơ của mỗi người mà dần dần dẫn dắt họ đồng đi lên con đường giải thoát quang đãng, không còn bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi, bị các phiền não triền phược trói cột như vậy mới đúng.
Ngày lục trai mỗi tháng và ba tháng trường trai mỗi năm là khoảng thời gian gọi là “hảo thời”.
* Những ngày lục trai là mùng 8, 14, 15, 23, 29 và 3. Những ngày thiếu không có 30 thì đôn lên tức là 28, 29. Ngày lục trai cũng gọi là Lục Thiên Nhật, là ngày các thiên vương, thiện thần tuần hành trong nhân gian, khảo sát các điều thiện ác.
- Ngày mùng 8 và 23 là ngày của những vị sứ giả của Tứ Thiên Vương giáng hạ để tuần hành trong nhân gian, thị sát để xem thế nhân hành thiện hành ác.
- Ngày 14 và 29 là ngày của Thái Tử Tứ Thiên Vương giáng hạ tuần hành thị sát nhân gian.
- Ngày rằm và 30 là ngày của bốn vị Thiên Vương đích thân giáng hạ thị sát nhân gian.
Nếu các ngài nhận thấy nhân gian nhiều người y theo Phật pháp tu tập thiện nghiệp, các Ngài vô cùng hoan hỷ, sẽ bảo hộ quốc giới và ban phước cho khắp nhân gian.
Trái lại, nếu thấy nhiều người tạo ác, các ngài rất lo buồn và sẽ giáng những điềm bất an cho quốc giới để cảnh cáo thế nhân, nhắc nhở họ phải bỏ dữ làm lành.
Vì sự quan hệ này, Đức Phật mới dạy Phật tử nam nữ tại gia, đã quy y Tam Bảo, thọ Ngũ Giới, hoặc thọ Bồ Tát giới, mỗi tháng những ngày lục trai nên thọ Bát Quan Trai Giới trong một ngày một đêm, thì được phước đức hơn những ngày khác.
* Ba tháng trường trai trong mỗi năm là tháng Giêng, tháng Năm và tháng Chín. Ba tháng này gọi là Tam Thiện Nguyệt; là những tháng Đế Thích Thiên Vương đích thân giáng hạ nhân gian để tuần hành, thị sát. Trong cung điện của Đế Thích Thiên Vương có chiếc Đại Bảo Cảnh (chiếc gương báu lớn).
- Tháng Giêng chiếu xuống Nam Thiệm Bộ Châu.
- Tháng Hai chiếu Tây Ngưu Hóa Châu.
- Tháng Ba chiếu Bắc Câu Lưu Châu.
- Tháng Tư chiếu Đông Thắng Thần Châu.
- Tháng Năm trở lại chiếu Nam Thiệm Bộ Châu v.v...
Như thế, tất cả có bốn châu, và mỗi năm một châu được chiếu ba lần. Kính này chiếu soi tất cả các thiện ác trong nhân gian. Phàm nhất cử, nhất động cử tâm động niệm của người đời đều hiện rõ trong Đại Bảo Cảnh. Nhật trai (ngày ăn chay), nguyệt trai (tháng ăn chay) kể trên là những lúc quỷ thần làm việc đắc lực, cũng là hảo thời mà bốn vị Thiên Vương và Đế Thích thiên vương thay nhau đi tuần hành, thị sát.
Do đó, Phật tử nên khuyên nhủ mọi người thực hành các pháp lành như trai giới, lễ Phật, niệm kinh, phóng sanh, bố thí v.v... xa lìa các tội ác, tu tập các phước đức, trợ giúp cho mọi người tu tập thiện nghiệp, như thế mới hợp với tinh thần đạo pháp.
Nếu trong những ngày tháng rất tốt ấy, thế nhân không biết khéo léo tu tập các phước đức, mà trái lại làm những điều trái phạm giới luật, lẽ tất nhiên tội ác sẽ rất lớn.
Đặc biệt là cần phải chú ý ở đây dạy những ngày tháng hảo thời trên, Phật tử phải lưu tâm xa lìa ác pháp, tu tập thiện nghiệp, không có nghĩa là ngoài những tháng ngày ấy ra, thì có thể tùy ý buông lung tạo các tội ác. Giống như trường hợp các vị thủ trưởng cơ quan địa phương, bình nhật thì chểnh mảng, lơ là công việc. Đến khi cấp trên đến thanh tra kiểm điểm, thì vội vàng lo đôn đốc nhân viên làm việc nghiêm chỉnh.
Nếu cho rằng ngày lục trai và ba tháng trường trai cần phải tu thân tiến đức, còn những ngày tháng khác có thể lơ lơ là là, mặc tình tạo tội là lầm to! Những ngày lục trai và ba tháng trường trai nói trên, nếu không dụng công tu tập thiện nghiệp trái lại còn giúp người làm việc sát sanh, trộm cắp, phá giới, phạm trai là hoàn toàn trái hẳn với tư cách của người Phật tử. Nên trong kinh kết luận: “Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Nếu đích thân dạy người tạo nghiệp sát sanh, trộm cắp thì không phải là tội khinh cấu, mà là căn bản trọng tội. Sở dĩ ở đây phán định là tội khinh cấu vì bạn làm mai mối cho nam nữ v.v... hoặc cho hàng bạch y nghĩa làm trung gian, viễn nhân, để cho người tạo nghiệp ác sát, đạo, dâm...
Lúc hảo thời cần phải thọ trì Bát Quan Trai Giới mà bạn không đúng theo pháp phụng hành, đó là phá trai, phạm giới. Nên trong kinh Anh Lạc dạy: “Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát tu tập pháp Lục Độ thanh tịnh, kiêm tu giới pháp Bát Quan Trai của chư Phật, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn này đối với pháp Lục Độ đã đầy đủ hạnh thanh tịnh. Nếu không tu trì thì gọi là phạm giới”.
Trong Bồ Tát Giới Bổn Sơ Tân cũng giải thích rằng:
- Không tu tịnh hạnh, chạy theo trần duyên, làm mất tâm Bồ Đề, đoạn chủng tánh Phật, ấy gọi là sát sanh.
- Miệng thì nói không mà hành vi chấp có, trái nghịch thánh đạo, thọ dụng vật cúng thí của người. Cứ một miếng thì kết một tội. Ấy gọi là tội trộm cướp.
Giới này ngăn cấm năm chúng xuất gia bất cứ thời kỳ nào cũng đều không được quản lý cho bạch y, tuyệt đối không được gần gũi với bạch y, để tạo những điều phi pháp. Riêng hai chúng tại gia đã thọ Bồ Tát giới, nếu lúc hảo thời không có tâm tôn trọng, cung kính cũng phạm khinh cấu tội.
Nên kinh Thiện Sanh nói: “Nếu Ưu Bà Tắc trong mỗi tháng không thọ trì Bát Quan Trai Giới, không cúng dường Tam Bảo thì mắc tội thất ý”.
Giới này hoàn toàn mang tính chất nghiêm cấm, không có trường hợp khai miễn. Cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đều chế định như vậy.
Kinh văn
“Mười giới như thế cần phải học, phải hết lòng kính trọng phụng trì, trong phẩm Chế Giới có giảng rộng.
Lời giảng
Hai câu kinh văn trên là tổng lược kết khuyến mười giới ở trên. Nghĩa là đối với những giới này, Phật tử cần phải đúng pháp tu học, từng giờ, từng phút hết lòng kính trọng, phụng trì.
Trên đây chỉ giảng sơ lược thôi, trong phẩm Chế Giới sẽ giảng rộng hơn.
-----------------------------
31. Bất Hành Cứu Thục Giới (Giới Không Chịu Cứu Chuộc)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.31. BẤT HÀNH CỨU THỤC GIỚI
(giới không chịu cứu chuộc)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử Phật diệt độ hậu...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Phật dạy: Nếu Phật tử sau khi Phật nhập diệt, ở trong đời ác thấy ngoại đạo, bọn giặc cướp, cùng tất cả những người ác tâm đem bán hình tượng Phật, Bồ Tát, cha mẹ, hoặc kinh luật, tỳ kheo, tỳ kheo ni, những người hành đạo Bồ Tát, những kẻ phát tâm Bồ Đề, để làm kẻ phục dịch cho các quan hay tôi tớ cho mọi người. Phật tử thấy những sự như thế, nên có lòng từ bi tìm mọi cách cứu giúp. Nếu bản thân không đủ sức, Phật tử phải đi quyên tiền các nơi để chuộc lại hình tượng Phật, Bồ Tát và tất cả kinh luật, hoặc tỳ kheo, tỳ kheo ni, người tu hạnh Bồ Tát, kẻ phát tâm Bồ Đề. Nếu không làm như vậy, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Giới trước là ngăn cấm hành giả trong Phật pháp cố ý phạm trọng giới.
Giới này nói về lỗi không thực hiện việc cứu tế những bậc tôn quý bị ách nạn.
Theo kinh văn thì việc đem bán ở đây là chỉ việc bán Tam Bảo, cha mẹ. Có trường hợp tự bán, có trường hợp bị trộm cướp đem bán, không nhất định. Còn việc cứu chuộc là hoặc chính khả năng mình tự đi cứu chuộc, hoặc mình không đủ sức phải nhờ người khác có khả năng hơn đi cứu chuộc.
Các Phật tử hành Bồ Tát đạo, thường nên đi chỗ này, chỗ nọ, hoặc đi đến những nơi ngoại đạo, hoặc nơi ở của bọn người ác, hay của kẻ giặc cướp.
Đi như vậy để làm gì?
Để gặp những chuyện phải làm như gặp những người bị bắt đem bán, phải mua chuộc đem về cho kỳ được.
Bồ Tát lấy việc hộ pháp, cứu khổ làm bản hoài, nên khi thấy chúng sanh ở trong vòng khổ nạn, tai ách, phải tùy theo khả năng của mình mà cố gắng hết sức. Thậm chí có khi phải hy sinh tính mạng hay dùng hết sức lực của mình để cứu tế, hoặc mua chuộc những người này đem về, cũng phải làm.
Nếu không cứu chuộc là trái với bi tâm của mình, đồng thời cũng trái với lòng tôn kính Tam Bảo. Vì thế, khi thấy ngôi Tam Bảo hay song thân của mình bị người ác đem đi bán để làm việc khổ sai, thì không có lý do gì không tìm phương, lập thế đi cứu chuộc. Nếu không làm như vậy thì Tam Bảo sẽ bị đoạn tuyệt, huệ mạng phước điền của chúng sanh trong nhân gian cũng sẽ không còn.
Ở trường hợp nào không lưu tâm đi cứu chuộc mà không phạm tội?
- Trường hợp lúc mình đang ở trạng thái điên cuồng, mê loạn.
- Hoặc việc bán người đó mình hoàn toàn không hay biết, hoặc biết mà không rõ tính cách nghiêm trọng của vấn đề nên không đi cứu chuộc, thì không có lỗi.
- Hoặc kẻ bán đòi giá quá cao, khả năng của mình không thể đáp ứng được, nghĩa là vay mượn không chỗ nào cho vay mượn, thậm chí dù đem bán thân mình cũng không đáp ứng được yêu sách của người bán, trường hợp không đi cứu chuộc này không phạm giới.
- Hoặc người bị đem bán có đủ tinh thần, ý chí, không muốn người cứu chuộc. Dù bạn cứu chuộc người ấy quyết cũng nhất quyết không chịu trở về. Trường hợp này không cứu chuộc thì không mang tội.
Giới này thất chúng Phật tử đồng phải tuân giữ. Dù tại gia hay xuất gia, đều phải tìm cách cứu chuộc, nhưng sự áp dụng đối với Đại Thừa và Tiểu Thừa không giống nhau.
Với Tiểu Thừa, khi cha mẹ, sư trưởng bị đem bán, quyết định phải tìm mọi cách mua chuộc đem về, nếu không sẽ mắc tội. Riêng đối với những người khác mà bị bắt đem bán, vấn đề cứu chuộc hay không chưa thấy kinh văn trong Luật dạy, nên không rõ.
Ngược lại, đối với hành giả Đại Thừa, vì Bồ Tát lấy việc cứu hộ chúng sanh làm nhiệm vụ duy nhất. Cho nên đối với tất cả người bị đem bán, đều phải tìm cách cứu chuộc, nếu không thì trái với giới điều này.
Nếu đem so sánh với Tam Tụ Tịnh Giới thì sự tương ứng phối hợp như sau:
- Tam Bảo hay cha mẹ bị đem bán, mà có tâm từ bi cứu chuộc, ấy là Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Hết lòng dùng mọi phương tiện lo cứu chuộc, thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Tìm đủ mọi cách giáo hóa người khác để cứu chuộc người bị nạn, thuộc về Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Do đó có thể thấy rằng giới này bao gồm cả Tam Tụ Tịnh Giới, nếu giữ gìn giới này một cách nghiêm cẩn thì cũng đồng như tuân giữ Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát vậy.
Còn trái phạm giới này đồng với hủy phá Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát. Và nếu đã như thế thì đâu còn tư cách gì để gọi là Bồ Tát? Cho nên đối với giới này hành giả Bồ Tát phải hết sức lưu tâm.
Giới này bắt đầu bằng hai chữ “Phật dạy”. Vì đây là bắt đầu qua phẩm khác, nên trước nhất dùng hai chữ này.
“Phật tử các ông cần phải biết: sau khi Phật nhập diệt, ở trong đời ác, nếu thấy hàng ngoại đạo, bọn giặc cướp, cùng tất cả người ác...”
Tại sao ở đây đặc biệt nói: sau khi Phật nhập diệt?
Vì khi Phật còn tại thế, ai ai cũng biết làm lành, kính trọng Phật pháp nên không đến nỗi làm việc bán Tam Bảo, cha mẹ. Nhưng sau khi Phật nhập diệt, lúc thời gian cách Phật chưa bao xa, thường tín tâm của chúng sanh vẫn còn thuần hậu cũng không đến nỗi làm việc ác như vậy. Chỉ đến thời kỳ Tượng Pháp hoặc thời kỳ ác Mạt Pháp này, nhân tâm ngày một hiểm ác, tín tâm mỗi ngày một lui sụt, mới có việc tán tâm điên cuồng đi bán Tam Bảo v.v...
Ở trong đời ác, bổn phận Bồ Tát là phải gắng sức làm việc lành. Đây cũng là thời kỳ đại sĩ phải vận khởi tâm Từ Bi, cho nên trong kinh đặc biệt nói rõ là đời ác.
“Ngoại đạo” là tín đồ của những tôn giáo khác. Họ vẫn có tín tâm, nhưng đáng tiếc tín tâm của họ thuộc về tà tín, không thể thông đạt tự tâm. Suốt ngày cầu pháp ở ngoài tâm, lại còn tưởng rằng họ hơn Phật giáo, cho nên gọi họ là ngoại đạo.
“Người ác” là những người không có tín tâm đối với tôn giáo, luôn luôn sanh khởi ác niệm, lúc nào cũng muốn làm việc hại chúng sanh nên gọi là người ác.
“Giặc cướp” là người chuyên cướp đoạt tài vật của người để nuôi sống bản thân. Ở đây chỉ bọn người cướp đoạt hình tượng Tam Bảo, bắt cha mẹ kẻ khác, hại người hành Bồ Tát đạo, hoặc kẻ phát tâm Bồ Đề. Vì có hạng người bất kính Tam Bảo, không hiếu thuận với cha mẹ, làm những việc ngang ngược, lấn hại như thế xuất hiện trong đời. Do đó mới gọi là đời “ác thế”.
“Bán hình tượng Phật, Bồ Tát, cha mẹ”:
- Tượng Phật chỉ cho Phật Bảo, Bồ Tát là Đại Thừa Tăng Bảo.
- Cha mẹ là bậc ân điền, sanh thành dưỡng dục thân mạng của mình.
- Tượng Phật, tượng Bồ Tát là đối tượng để cho tín đồ Phật giáo cúng dường. Nguyên vì tín đồ đối với Phật, Bồ Tát có tâm kính tín tuyệt đỉnh, nên đặc biệt dùng gỗ đàn hương quý trọng hoặc thất bảo quý giá để tạo lập hình tượng Phật, Bồ Tát để cung kính lễ bái cúng dường.
- Hình tượng cha mẹ là do những người con có hiếu, cảm trọng ân sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, nghĩ nhớ tình thương thâm sâu của cha mẹ mà tạo hình tượng để chiêm ngưỡng, tưởng nhớ. Hoặc giả, ở đây tuy nói là cha mẹ, nhưng chẳng những chỉ cho cha mẹ sanh ra nhục thân của mình mà còn có nghĩa chính là chư Phật, Bồ Tát cũng gọi là cha mẹ.
Tại sao vậy?
Vì chư Phật chính là đấng Đại Từ Phụ. Chư Bồ Tát chính là đấng Đại Bi Mẫu. Vì chư vị có công ơn cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Thế nên danh từ “cha mẹ” ở đây cũng có thể chỉ cho chư Phật, Bồ Tát, những hình tượng này rất quý báu và giá trị. Cho nên hàng ngoại đạo, người ác, bọn giặc cướp trộm lấy đem bán đi. Tội ác này dĩ nhiên rất lớn.
“Bán kinh luật” là chỉ cho pháp bảo kinh. Tức là những lời giáo huấn của Như Lai chỉ cho chúng ta rõ con đường hướng thượng, hướng thiện, hướng quang minh, con đường đưa đến cứu cánh giải thoát. Đồng thời chỉ dạy đạo pháp cho chúng ta thể ngộ được Chân Lý.
Luật là lời răn dạy của Phật, hướng dẫn hành vi của chúng ta phải thế nào mới là đúng pháp, đúng luật, tức là dạy chúng ta phải giữ gìn tam nghiệp lục căn thế nào cho được thanh tịnh. Thế nên kinh luật là con mắt sáng của nhân thiên. Nếu đem bán đi tức là làm cho con mắt của nhân thiên bị mờ tối. Tội này to lớn vô cùng.
“Bán tỳ kheo, tỳ kheo ni”: chỉ cho Tăng bảo. Tăng là phước điền của chúng sanh trong thế gian, là sứ giả duy trì chánh pháp của Như Lai, là người thay Phật tuyên dương chánh giáo, là người lãnh đạo tất cả Phật tử trong thế gian, dẫn dắt chúng sanh tiến về đường giải thoát và vô thượng Bồ Đề. Trên thế gian này, nếu không có Tăng Bảo thì Phật Bảo và Pháp Bảo không thể tồn tại. Vì thế, bán thanh tịnh phước điền Tăng sẽ mắc tội vô lượng vô biên.
Tóm lại:
- Bán hình tượng Phật là hoại diệt Phật Bảo.
- Bán kinh luật là hoại diệt Pháp Bảo.
- Bán tỳ kheo, tỳ kheo ni là hoại diệt Tăng Bảo.
Hoại diệt Tam Bảo như vậy chính là làm cho dòng giống Tam Bảo bị đoạn tuyệt. Cho nên tội này không phương cách gì cứu vớt được, do dó, dù thế nào chăng nữa, tuyệt đối không được làm.
“Bán Bồ Tát đạo nhân và các vị phát tâm Bồ Đề": đây là chỉ chung cho xuất gia và tại gia Bồ Tát.
“Đạo nhân” trong Đại Trí Độ Luận nói: “Chỉ những người đắc đạo mới được gọi là đạo nhân. Nhưng những vị xuất gia, dù chưa đắc đạo, nhưng vì tu theo đạo xuất thế, nên cũng có thể gọi là Đạo Nhân”.
Có chỗ giải thích rằng: “Sơ phát đại tâm gọi là phát tâm Bồ Tát. Đã tu đại hạnh lâu dài mới gọi là đạo nhân”.
Lại có chỗ nói: “Bất luận sơ phát đạo tâm hay là tu lâu, chỉ cần phát Đại Thừa tâm, tu Đại Thừa hạnh, đều có thể gọi là Đạo Nhân, tức là người có đạo vậy”.
Tỳ kheo, tỳ kheo ni, đạo nhân v.v... nói trên là những người hiện đang sống, không phải là hình tượng Phật, Bồ Tát, cha mẹ đã nói ở trước. Trường hợp các vị này hoặc bị giặc cướp bắt đem đi đến chỗ các quan phủ để bán làm nô dịch cho các quan hay làm tôi tớ cho người. Mọi người ở đây chỉ hàng thứ dân sĩ, nông, công, thương, những người bị bán này vào thời xưa, chẳng những bị bắt buộc phải làm những việc nặng nề khổ sở muôn phần, mà còn lại bị đánh đập, chửi mắng. Những thảm trạng ấy hiện tại chúng ta không thể nào tưởng tượng được. Một khi đã bị bán thì cuộc sống của những người ấy không còn được tự do như những người thường.
Vì lý do ấy, là Phật tử vì tâm Từ Bi thúc đẩy, khi trông thấy những việc không như ý này, đối với hình tượng và những người bị bán kia, nên có lòng từ bi, dùng mọi phương tiện thiện xảo mau chóng cứu giúp. Nếu sức mình không kham nổi thì phải đi các nơi khuyến hóa đàn việt khiến cho họ phát tâm bố thí tịnh tài, dùng những tịnh tài ấy mua lại những hình tượng Phật, Bồ Tát và tỳ kheo, tỳ kheo ni, tất cả kinh luật. Mua lại tất cả kinh luật để làm cho pháp luân của Như Lai thường chuyển, để mở con đường mê tối cho chúng sanh. Chuộc các tăng ni là giúp cho quý vị khỏi cảnh khổ nạn, được trở về nơi thanh tịnh, an ổn tu hành.
Mua lại hình tượng Phật, Bồ Tát để cho Phật tử có chỗ quy y, tăng phước, diệt tội. Người Phật tử hành Bồ Tát đạo ở trong đời ác trược mạt kiếp này, cần phải lấy việc hộ trì Phật pháp, thiệu long (làm cho mỗi ngày một phát triển lớn, tốt đẹp hơn) Tam Bảo, rộng thực hành các việc lành, giáo hóa tất cả chúng sanh làm trách nhiệm của mình. Nếu gặp trường hợp Tam Bảo bị hủy nhục như thế, dĩ nhiên không thể nào ngồi yên mà nhìn được, nhất định phải tìm cách cứu chuộc. Nếu không cứu chuộc, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Giới này chỉ có ngăn cấm mà không có trường hợp khai miễn. Riêng về trường hợp vì muốn lưu thông kinh điển hợp pháp (bán kinh điển) để giúp cho Phật pháp được phổ biến, lưu truyền rộng rãi khắp mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê hầu đem lại lợi ích cho dân chúng, khiến họ hướng về Phật pháp, thì không phạm giới này.
Đó là về mặt kinh pháp, còn về hình tượng Phật, Bồ Tát, nếu điêu khắc, đắp vẽ hình tượng Phật, Bồ Tát để cho người cung thỉnh đem về cúng dường, chiêm ngưỡng, lễ bái thì vẫn được.
Hiện nay những hình ảnh Đức Phật lớn nhỏ lưu thông khắp nơi. Điều này hợp với Phật pháp hay không, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng!
Theo Liên Tông Thập Tam Tổ Ấn Quang đại sư cho rằng: việc ấy quyết định không được, cần phải cực lực phản đối. Theo Ấn tổ thì những hình tượng Bồ Tát đeo trên thân người, lẽ đương nhiên cũng theo người vào những nơi không thanh tịnh như đại tiện, tiểu tiện, tắm rửa v.v... Thế là một sự đại bất kính. Hơn nữa, gặp những khi chúng Tăng thì hành lễ bái hoặc lúc Phật tử hai bên gặp nhau, cúi đầu chào bái lẫn nhau thì chẳng lẽ Phật, Bồ Tát cũng phải lễ bái người kia hay sao? Phật và Bồ Tát tiếp thọ sự lễ bái của chúng ta, đây là sự thiên kinh địa nghĩa không được bàn luận gì cả. Nhưng ngược lại, Phật và Bồ Tát hướng về phàm phu nghiệp chướng sâu nặng mà lễ bái thì dù thế nào cũng không thể nói cho thuận lý được. Hơn nữa, hàng phàm phu chúng ta làm sao dám lãnh thọ việc ấy?
Theo tôi (Pháp Sư) cho rằng những lời chỉ dạy trên của Ấn Tổ, tất cả Phật chúng ta đều phải đặc biệt tôn trọng. Lại có trường hợp không thể nào hiểu được là có những Phật tử đưa ảnh tượng Phật cho người, và trịnh trọng nói rằng: “Tượng này rất linh vì đã được gia trì chú pháp ở trong ấy!’ Thật là một điều hết sức buồn cười!
Vì oai đức của chư Phật, Bồ Tát không ai sánh bằng, cho nên trong kinh thường nói: “Thiên thượng, thiên hạ vô như Phật". Quý ngài tùy thời cứu độ chúng ta, đâu cần chúng ta, những kẻ phàm phu đầy dẫy phiền não, tội ác trên thân mà đi gia trì thì tượng mới phát sinh được sự linh nghiệm hay sao?
-----------------------------
32. Tổn Hại Chúng Sanh Giới (Giới Tổn Hại Chúng Sanh)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.32. TỔN HẠI CHÚNG SANH GIỚI
(giới tổn hại chúng sanh)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử bất đắc phản mại đao trượng, cung tiễn...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử thì không được buôn bán dao, gậy, cung, tên, những khí giới sát sanh. Không được chứa cân non, giạ thiếu, không được nương thế lực quan quyền mà lấy tài vật của người, không đuợc ác tâm trói buộc người và phá hoại việc thành công của người. Không được nuôi mèo, chồn, heo, chó. Nếu cố làm các điều trên, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
3. Lời giảng
Giới trước nói về tội thấy ngôi Tam Bảo bị tai nạn, khổn ách mà mình không lo cứu chuộc.
Giới này ngăn cấm sự cố ý cất chứa đồ vật hoặc nuôi dưỡng những súc vật phi pháp, làm tổn hại cho chúng sanh.
Một hành giả Bồ Tát cần phải lấy tâm từ bi hỷ xả làm cơ bản, lấy lục độ vạn hạnh làm phương tiện. Từng giờ, từng phút tùy duyên làm việc cứu độ chúng sanh, khiến cho chúng sanh được yên tâm vì sinh mạng của mình không bị đe dọa.
Không được chứa những khí cụ sát hại thân mạng, tài vật của chúng sanh, khiến chúng sanh lúc nào cũng cảm thấy bất an. Làm như thế thì làm sao còn là tâm hạnh của Bồ Tát nữa?
Giới này thất chúng Phật tử đều có thể phạm, cho nên cả tại gia lẫn xuất gia đều phải giữ gìn nghiêm cẩn. Cả Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa đều bị ngăn cấm. Nhưng có chỗ nói trong luật Tiểu Thừa cho phép nuôi chó để giữ nhà. Đây là trường hợp đặc biệt được khai miễn.
Hơn nữa, Phật tử tại gia tu học Phật pháp, hãy còn không được tùy tiện làm việc mua bán không đúng, huống chi là chúng xuất gia?
Trong kinh Thiện Sanh có dạy: “Nếu ưu bà tắc vì việc nuôi sống phải làm nghề buôn bán, khi đã thỏa thuận giá cả xong thì không được vì người trước mua giá rẻ mà bán cho người sau vì họ trả giá cao hơn. Nếu người mua trước trả chưa đúng giá thì nói họ trả thêm, nếu không hành động đúng như vậy thì phạm tội thất ý”.
Làm nghề mua bán, tâm lý chung thường thích khi mua hàng vào thì dùng cân già và khi bán ra thì dùng cân non. Làm như vậy là vì muốn thu nhiều lợi. Điều đó phát xuất từ tâm tham lam, và không phải là lối mua bán chính đáng, đem vốn cầu lời. Do đó, là Phật tử không được phép hành động như vậy.
Người Phật tử tại gia không phải không được buôn bán, nhưng buôn bán phải có lương tâm, thực hành câu: “Đồng tẩu vô khi”, nghĩa là đối với tất cả mọi người cũng đều phải thành thật không được khi dễ, giả dối.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, tuyệt đối không được làm sáu điều:
1. Không được buôn bán dao, gậy, cung, tên, những khí cụ sát sanh. Dao, gậy, cung, tên là những hung cụ làm tổn hại sanh mạng chúng sanh. Là Phật tử không được phép cất chứa, cũng không được những thứ này. Vì cất chứa thì khó tránh khỏi một lúc nào đó, dùng những thứ ấy làm tổn hại chúng sanh. Còn nếu buôn bán thì người khác sẽ dùng những thứ ấy làm hại chúng sanh.
2. Không được chứa cân non, giạ thiếu. Đây là những dụng cụ dùng để dối gạt người, làm cho người bị tổn thất tài vật. Thí dụ như một cân dầu, đúng tiêu chuẩn là có 16 lượng, nhưng nếu dùng cân non thì chỉ còn 14 hoặc 15 lượng mà thôi. Như thế, người mua phải bị mất một hoặc hai lượng dầu. Cũng như bán gạo, nếu dùng đấu nhỏ đong gạo cho người, thì người mua có thể bị thiếu nửa thăng hay một thăng gạo. Gạo, dầu là nhu yếu phẩm của đời sống hằng ngày. Nếu dùng đấu nhỏ dối gạt một cách công khai hay mờ ám khi mua bán, đổi chác với người, sẽ làm cho người bị tổn thất rất lớn. Vì thế, nếu Phật tử làm việc như vậy, thì không phù hợp với đạo Bồ Tát và phải bị khổ quả thật nặng về sau.
3. Không được nương thế lực quan quyền mà lấy tài vật của người. Vấn đề này có hai trường hợp:
- Chính mình làm quan, rồi lợi dụng quyền thế, đặt ra nhiều yêu sách bức bách tiền của đối với người dân lương thiện.
- Mình không có địa vị quan quyền, nhưng có giao tiếp, thân mật với người có quyền thế. Lúc mình muốn đến người nào đó để cầu tài vật, nếu người ấy đưa ra thì thôi, bằng ngược lại, không đáp ứng chỗ mong cầu của mình, không được toại ý mình, liền mượn thế lực của quan quyền ra oai dọa nạt. Sở dĩ phải làm như vậy, vì nếu không, sẽ không dễ gì lấy được tài vật của người. Ép bức, xâm đoạt tài vật của người như thế, không phải là hành vi của người Phật tử chân chính. Nếu làm như vậy và lấy được tài vật của người thì thuộc về giới trộm cắp, thuộc vào căn bản trọng tội.
4. Không được ác tâm trói cột người: Điều này liên quan đến điều trước là khi bạn đến đặt yêu sách tước đoạt tài vật của người, nếu người kia không bằng lòng, bạn liền sanh tâm độc ác, mượn thế lực quan quyền phao vu cho người ấy có tội, đoạn bắt người ấy trói lại, dùng các thứ hình phạt tàn ác hành hạ, làm cho thân thể người ấy bị thương tích, thậm chí bị tàn phế.
5. Không được phá hoại công việc thành công của người. Việc làm này cũng như hai việc trên, nghĩa là bạn đến người khác yêu sách lấy tài vật, nhưng không được như ý nguyện của mình, sau này gặp dịp sự nghiệp của người ấy sắp thành công, bạn bèn khởi tâm độc ác, tìm những biện pháp phá hoại, làm sự nghiệp của người không thể thành công. Việc làm này cũng rất độc ác, nên Phật tử tuyệt đối không được làm. Chúng ta nên biết: phá hoại sự nghiệp của người cũng không thể đem lại sự thành công cho chính mình, như vậy hà tất chúng ta phải phá hoại sự thành công của người, làm chi những việc “thương thiên hại lý” như thế?!
6. Không được nuôi mèo, chồn, heo, chó: Mèo là động vật chuyên bắt chuột, cũng gọi là “địa hành la sát”. Nhưng phải nhìn nhận chuột là giống đáng ghét. Tuy nhiên, Phật tử phải luôn luôn có tâm từ bi, thấy loài vật đau khổ còn không chịu được, thì làm sao có thể nuôi mèo để bắt chuột, làm thương hại sanh mạng của nó. Như thế là thuộc về tội “giáo tha tác” và “kiến tác tùy hỷ” (bảo người làm và thấy người làm thì sanh tâm vui mừng).
Chồn có nhiều loại khác nhau, nhỏ thì bằng con chuột cống, lớn thì có con lớn như con mèo. Con vật này có khả năng bắt chuột và các thứ khác rất giỏi. Nếu bạn nuôi nó sẽ làm tổn hại các động vật khác.
Việc nuôi heo, chó cũng không được. Vì lúc nuôi thì không nói chi, nhưng lúc lớn thì chắc chắn phải cắt cổ, cạo lông chúng. Vì thế tuyệt đối không được nuôi. Nuôi sinh mạng rồi lại giết sinh mạng. Có thể nói: Trong ân đức đã có oán thù. Vì khi bạn nuôi dưỡng chúng thì có ân đức với chúng, nhưng khi chúng bị giết, tất nhiên sẽ ôm lòng oán hận đối với bạn. Như vậy, tốt hơn là bạn đừng nên nuôi.
Sáu luật nói trên đều thuộc về Ác Luật Nghi. Tổn hại sanh vật, thương hại từ tâm, đều không phải là việc làm của Phật tử. Cho nên: “Nếu cố nuôi dưỡng, Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Nếu chiếu theo kinh văn thì Phật dạy tất cả có sáu điều ngăn cấm, nhưng tại sao khi kết luận, Phật chỉ nói “nếu cố nuôi thì phạm khinh cấu tội?”
Nên biết đấy là Phật dạy chúng ta đối với việc nuôi dưỡng hãy còn không được làm thì làm sao có thể cho phép chúng ta làm những việc ác hơn như: cất chứa hay buôn bán dao, gậy, cung, tên v.v... Vì thế không cần nói cũng có thể suy luận ra để biết.
Điểm thứ hai là tuy kinh văn kết thúc bằng một việc không được cố ý nuôi dưỡng những loài vật kể trên, nhưng bao hàm luôn cả năm loại trên, cho nên không cần nói rõ.
-----------------------------
33. Tà Nghiệp Giác Quán Giới (Giới Không Được Đi Xem Tà Nghiệp)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.33. TÀ NGHIỆP GIÁC QUÁN GIỚI
(Giới không được đi xem tà nghiệp)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử dĩ ác tâm cố...” cho đến câu: “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử thì không được có ác tâm đi xem tất cả nam nữ v.v... đánh nhau, hoặc xem quân trận, binh tướng, giặc cướp v.v... đấu chiến nhau. Cũng không được đi xem hát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc, đá cầu, đá bóng v.v... cho đến bói toán. Không được làm tay sai cho kẻ trộm cướp. Nếu cố làm các điều trên, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Chất chứa những dụng cụ có thể làm thương hại đến người và vật, không phải là việc Phật tử nên làm. Đó là điều giới trước ngăn cấm.
Đi xem coi các việc chiến đấu v.v... cũng không phải là hành vi của người Phật tử. Đây là điều ngăn cấm của giới này.
Chúng ta nên biết: trên thế gian này, mỗi một tấc bóng quang âm đối với người Phật tử hành đạo Bồ Tát thật là quý báu, không thể nào lãng phí, dù chỉ một phút giây. Nếu người tu hành không yêu tiếc thời gian quý báu, để cho bóng quang âm trôi qua một cách luống uổng trước mắt, ấy là một điều hết sức đáng tiếc.
Là một vị Bồ Tát, khi thấy có một chúng sanh nào đáng độ, phải đem hết khả năng của mình làm việc hữu ích cho chúng sanh. Nếu không như thế thì nên tìm nơi thanh tịnh, dứt bặt ngoại duyên, chuyên dụng tâm công phu theo chánh nghiệp xuất thế. Chỉ có như thế mới đúng với tư cách của một Phật tử chân chánh.
Nếu vô cớ mà đi xem những trò giải trí không phù hợp với người Phật tử, thì sẽ tổn thất cho đạo nghiệp của mình.
Nên biết: những điều trong giới này nói, nếu Phật tử cố ý vi phạm thì chỉ tăng trưởng sự buông lung và tổn hại thiện nghiệp của mình mà thôi. Làm những việc tào lao như thế, chẳng những hoàn toàn bất lợi cho bản thân mình, lại còn bị các nhân sĩ trong xã hội chỉ trích phê bình. Vì họ quan niệm rằng một Phật tử hành Bồ Tát đo, đặc biệt là kẻ xuất gia mà lại đi xem, nghe những việc thế tục như vậy thì còn gì là thể thống của vị xuất gia?
Khi mọi người đã chê bai, phê phán Bồ Tát như vậy, thì sự nghiệp giáo hóa của Bồ Tát đối với chúng sanh sẽ bị trở ngại vô cùng to lớn. Vì thông thường mọi người ở thế gian đều cho rằng bản thân người xuất gia đã không đúng thì chúng ta cần chi phải tiếp thọ sự giáo hóa của người ấy. Hơn nữa, chính lúc bạn đang say mê theo dõi việc chiến đấu, sát phạt... có những chúng sanh đang cần nhờ sự giáo hóa của bạn, nhưng bạn đã để thời gian hóa độ này trôi qua, nên đáng lẽ chúng sanh ấy bạn có thể giáo hóa được, lại không được bạn giáo hóa. Như thế thử nghĩ tưởng, sự nghiệp hóa độ chúng sanh của bạn bị tổn thất lớn lao biết dường nào!
Vì thế, Đức Phật đặc biệt chế định giới tà nghiệp giác quán để dạy rõ những việc quân trận, chiến đấu... không phải là việc của Bồ Tát nên làm. Vì đó là thuộc về sự nghiệp của thế gian. Nếu cố làm thì sẽ trái phạm giới Bồ Tát.
Giác quán theo lối thông thường giải thích rằng:
- Thô phân biệt là Giác,
- Tế phân biệt là Quán.
Hơn nữa, lúc đầu tiên, lúc tâm vừa móng khởi suy tư gọi là Giác, trầm tư tế tâm phân biệt gọi là Quán.
Tóm lại:
Giác quán là tư duy, phân biệt. Nếu tư duy pháp Đại Thừa để làm việc lợi nhân, lợi thế thì đó là chánh nghiệp, trái lại, nếu tư duy các việc tạp loạn ở thế gian, ấy là tà nghiệp.
Tư duy chánh nghiệp thì sẽ tăng trưởng tâm hướng thượng cho mình, tăng ích đạo nghiệp chánh đáng của mình. Trái lại, nếu tư duy tà nghiệp thì ngược với tâm địa giới thể và làm loạn cho việc tu hành chánh đạo. Vì vậy, tà nghiệp giác quán phá hoại đạo pháp, hủy phạm giới cấm, thật không có gì độc hại hơn thứ này!
Giới tà nghiệp giác quán này cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa trong Phật giáo đều bị cấm chế. Vì bất cứ hành giả Đại hay Tiểu Thừa làm những việc ấy, đều bị tổn hại chánh nghiệp và vi phạm giới này, riêng đối với thất chúng Phật tử, có chỗ nói cấm chế tất cả, có chỗ nói chỉ cấm chế đạo, không cấm chế tục. Nghĩa là chỉ áp dụng sự chế cấm này đối với những vị xuất gia, còn chư vị tại gia thì không cấm chế.
Nhưng trong hàng Phật tử xuất gia, nếu trường hợp có chúng sanh nào mà căn cơ phải dùng những phương tiện như những điều cấm ở trên, mới có thể đem lại lợi ích cho họ, trường hợp này, có thể tùy theo tình thế mà phùng trường tác hý để hóa độ. Đây là trường hợp ngoại lệ có thể khai miễn (nói về hạnh “kiến cơ nhi tác” của Bồ Tát là áp dụng đối với những căn cơ đặc biệt của một số chúng sanh. Nếu không uyển chuyển tình thế thì không hóa độ được. Chẳng hạn như uống rượu, đánh bạc, chơi cờ v.v... trong trường hợp đặc biệt, vì lợi ích chúng sanh, Bồ Tát phải phương tiện cùng nhập bọn với họ để dẫn dắt chúng sanh này vào chánh đạo, nên có thể tạm thời hành động như vậy. Như trường hợp nữ Phật tử Mạt Lợi, phu nhân của Ba Tư Nặc Vương, trong lúc thọ Bát Quan Trai Giới vẫn trang điểm và uống rượu).
Đức Phật lại dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, nếu trường hợp không phải vì thiện tâm dẫn dắt chúng sanh vào chánh đạo, thiện quyền thị hiện, làm những tà nghiệp giống như chúng sanh, mà chỉ duyên cớ ác tâm muốn vui sướng cho cá nhân mình mà làm những tà nghiệp, là tuyệt đối không phù hợp với bổn phận của Phật tử đã thọ Bồ Tát giới”.
Tà nghiệp là những thứ gì?
Có năm thứ như sau:
1. Không được đi xem chiến đấu, đánh lộn: Ở thế gian, đánh lộn là thân nghiệp và khẩu nghiệp của nam nữ. Họ đánh nhau, mắng nhau, thậm chí xô xát kịch liệt đến chỗ lỗ đầu, chảy máu v.v... Đây là thường sự của thế tình.
Bạn là một vị Bồ Tát mà đi xem nam nữ đánh nhau để làm gì?
Bạn vốn đang trong tình trạng vô sự, nhưng vì đi xem họ đánh nhau, đôi khi bị họa lây đến thân bạn. Vì những người đánh nhau thấy có bạn đến xem, nên họ cảm thấy khó mà hạ đài. Do vậy, họ đến học lại chuyện đó với thầy bạn để thầy bạn phải trị tội bạn. Ngoài ra, họ còn chỉ trích bạn là người tu hành mà còn đi xem đánh lộn. Như thế, có phải bạn đã tự mình đi chuốc lấy việc phiền phức cho mình không? Những kẻ thế gian có lòng tự trọng và có tâm muốn giữ mình cho thanh khiết, còn không đi xem những việc trên, huống chi bạn là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, hành Bồ Tát đạo, có bổn phận lợi người, lợi đời thì đi xem để làm gì?
“Quân trận binh tướng chiến đấu nhau” là nơi binh sĩ hai bên dàn trận đánh nhau. Vấn đề người Phật tử đi xem binh trận chiến đấu, trong luật Tiểu Thừa có thuật một việc như sau:
Một lúc nọ, Lục Quần tỳ kheo ở trong quân đội, đi xem quân trận chiến đấu để xem xét thực lực, các thứ khí giới cùng các quân lực. Trong lúc đương xem, có một tỳ kheo vô ý bị thương vì tên bắn. Các vị tỳ kheo đi cùng, dùng y băng bó cho vị ấy rồi dùng xe chở vị ấy về tăng xá.
Các cư sĩ trông thấy làm lạ, hỏi nguyên do. Sau khi biết rõ, họ cùng nhau phê bình rằng: - Chúng tôi là người thế tục, vì thương chồng con nên vạn bất đắc dĩ phải đến chốn quân trận này. Còn các thầy đã xa lìa cha mẹ, gia đình, quyến thuộc làm kẻ xuất gia, lại còn đến trong quân trận để làm chi?
Quý tỳ kheo nghe những lời bình luận phê phán trên, đem việc ấy bạch lên Phật. Đức Thế Tôn mới vì các tỳ kheo chế giới không được xem quân binh hợp chiến.
Vũ khí chiến tranh thời xưa rất là đơn giản. Nếu rủi ro chỉ bị thương vì đao, tên mà thôi. Còn vũ khí chiến tranh ngày nay dùng súng đạn, hỏa tiễn v.v... dù ở xa không nghe thấy, nhưng trong phạm vi tập dượt hoặc chiến đấu cũng dễ bị súng đạn và hơi độc làm tổn hại. Hơn nữa, cuộc chiến hiện đại ngày nay ngoài việc chiến đấu nơi trận địa, còn có chiến tranh gián điệp. Vì sợ tình hình quân đội bị tiết lộ ra ngoài, nên nếu kẻ tu hành đến gần nơi chiến đấu, sẽ bị đặc biệt lưu ý mọi sinh hoạt của mình, vì những người trong quân đội nghi ngờ mình là kẻ đi dọ thám quân tình giúp cho quân địch.
Do đó, người Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, hành Bồ Tát đạo, cần phải tránh những sự nghi ngờ, chê bai ấy, lại càng phải giữ gìn giới điều này hết sức nghiêm cẩn, để tránh những sự khó khăn, rối rắm không cần thiết.
“Giặc cướp chiến đấu nhau”: ở đây nói có hai trường hợp:
- Giặc với giặc cùng trộm cướp tài vật của người đem về chia chác với nhau không đồng nên sanh ra việc chiến đấu.
- Binh sĩ của quốc gia vì giữ gìn sự an ninh trong nước mà thanh trừng bọn giặc cướp để nhân dân được an ổn.
Kinh văn dùng hai chữ “vân vân” chỉ ngoài sự đánh nhau, chiến đấu nhau, còn nhiều vấn đề khác nữa, chứ không phải chỉ gồm bao nhiêu thứ vừa nói trên. Giống như mấy ông bợm nhậu say sưa, xô xát, đánh lộn nhau, hoặc đồ đảng trong các tụ điểm hội họp cũng thường xảy ra việc đánh nhau, hoặc vì tranh giành hành khách ở các bến xe mà xô xát nhau... rất nhiều thứ không thể kể hết.
Nhưng bất cứ trường hợp đánh lộn hay chiến đấu nào, là Phật tử đều không được đi xem. Ngoài ra còn có các thứ thú cầm như voi, bò, trâu, chó báng lộn, cụng lộn nhau; gà, chim trĩ, anh vũ... đá nhau, cũng không được đi xem.
Bất cứ xem coi đánh lộn hay chiến đấu loại nào cũng không tránh khỏi có sự tổn thương, đồng thời làm cho người khởi tâm bất thiện. Vì sức tập nhiễm của chúng sanh rất mạnh, nếu thường xem, nghe đánh lộn, chiến đấu dần dần sẽ bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng và tâm niệm bất thiện sẽ bắt đầu phát sinh.
Hơn nữa, khi xem đánh lộn, hành giả rất khó là giữ oai nghi. Do đó, sẽ bị người thế tục chê bai dị nghị, phê bình rằng kẻ xuất gia chỉ ăn rồi ở không, lại còn đi coi đánh lộn, oai nghi không giữ gìn tề chỉnh.
2. Cũng không được đi nghe những tiếng ốc, tiếng trống, tiếng thổi sừng, đờn cầm, đờn sắt, đờn tranh, ống địch, không hầu, ca hát, kỹ nhạc.
* Ốc là một sinh vật vỏ cứng ở trong biển. Trong kinh Niết Bàn nói người ta thổi ốc để cho biết giờ giấc. Đây là một loại được dùng làm nhạc cụ và thổi bằng miệng, phát ra âm thanh, nên nói là “thổi ốc”.
* Đánh trống: từ Hán việt là “kích cổ”. Về phương pháp làm trống, người ta đẽo cây làm khuôn, lấy da thú bịt hai mặt, rồi dùng dùi đánh, âm thanh phát ra rất lớn. Vào thời xưa, lúc đánh giặc, người ta dùng trống làm hiệu lịnh xuất quân, hoặc thâu quân. Trống có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau.
* Thổi sừng: một loại nhạc cụ phát xuất từ nước Tây Vức, làm bằng sừng của con tê ngưu, dùng miệng thổi để phát ra âm thanh nên gọi là “thổi sừng”. Thời xưa trong quân đội cũng thổi sừng để làm hiệu lịnh. Chính rợ Khương, rợ Hồ cũng đã thổi sừng để làm cho ngựa của binh sĩ Trung Hoa sợ hãi.
* Đàn Cầm: một loại nhạc cụ. Tương truyền loại đàn này do Hy Hoàng Cơ chế tạo, có năm dây. Về sau, vua Văn Vương thêm hai dây Thiếu Cung và Thiếu Thương thành ra bảy dây. Chữ “cầm” có nghĩa là ngăn cấm, tức là khi khảy đàn cầm, những âm thanh phát ra có hiệu lực ngăn cấm những tâm niệm tà dâm, khiến cho người nghe khởi tâm niệm chân chính.
* Đàn Sắt: một loại đàn, đầu tiên có đến năm mươi dây. Đến triều đại nhà Ngu, vua Thuấn biến cải còn lại hai mươi lăm dây.
* Đàn tranh: giống như đàn cầm, có mười ba dây. Tương truyền do Mông Điềm chế tạo.
* Địch: loại nhạc cụ bằng ống trúc, thổi bằng miệng và để nằm ngang gọi là ống sáo, khác với ống tiêu, khi thổi phải để dọc. Thông thường ống địch có độ dài khoảng một thước tư (Tàu).
* Không hầu: thứ nhạc cụ ngày xưa, hình dạng giống như đàn Sắt nhưng nhỏ hơn làm bằng tre, có hai mươi bốn dây, tương truyền do Sư Diên chế tạo.
Những nhạc cụ kể trên đều mượn vật chất tạo thành âm thanh.
“Ca hát kỹ nhạc”: tiếng ca hát ngâm vịnh của nam nữ, kỹ nhạc là những nhạc khí nói trên. Ngoài ra còn có sanh, hoàng, tiêu, quản, tỳ bà.
* Sanh: một nhạc cụ nhạc cụ ngày xưa, làm bằng quả bầu có khoét mười ba lỗ. Ở trong mỗi lỗ có nạm đồng. Khi thổi phát ra tiếng rất hay.
* Hoàng: cái vè bằng đồng, lấy đồng mỏng, cắt thành từng mảnh để trong lỗ ống tiêu hay ống sáo mà thổi.
* Tiêu: ống tiêu.
* Quản: ống sáo nhỏ.
* Tỳ bà: loại đàn có năm dây (cung, thương, giốc, chủy, vũ).
Hai chữ “kỹ nhạc”: chữ Kỹ có nghĩa là ả đào, đào hát. Vì ngày xưa người ta thường dùng phụ nữ trỗi nhạc, gảy đàn ca hát để giúp vui. Nhạc là âm thanh có tiết điệu dễ nghe.
Những thú vui kể trên đều là những việc phóng dật, chẳng những không có ích lợi gì cho thân tâm mà ngược lại chỉ tăng trưởng ý niệm dục lạc, lôi cuốn người tu vào nẻo sinh tử luân hồi, gây chướng ngại rất lớn cho việc hành đạo của Phật tử. Xem nghe còn không được phép, huống chi chính mình làm công việc ấy!
Nếu cố ý làm việc ấy là trái với Phật pháp. Vì vậy Đức Phật đặc biệt cấm ngăn Phật tử không nên xem nghe những cảnh dục lạc ở thế gian. Nhất là những khúc nhạc thời nay có nhiều âm đệu quyến rũ, mê ly, làm tâm con người bị lôi cuốn buông lung theo, nên càng không được nghe.
Trong trường hợp đặc biệt, không phải do động cơ tà ác thúc đẩy, mà vì muốn dẫn dắt chúng sanh đi vào con đường chánh giác giải thoát, nên phải phương tiện làm những tà nghiệp. Đây thuộc về bi tâm của Bồ Tát, là việc du hý thần thông của Bồ Tát, nên không nằm trong phạm vi cấm chế. Ngoài ra, nếu dùng âm nhạc để cúng dường Tam Bảo, tăng ni đều có thể cho phép. Nhưng chỉ riêng Phật tử tại gia mới có thể trỗi nhạc, khảy đàn cúng dường, còn xuất gia thì không được đích thân làm, nếu muốn thì chỉ được bảo người khác làm để cúng dường mà thôi!
3. Không được đánh xu bồ, cờ vây, ba la tắc hý, đàn kỳ, lục bát, phách cúc, trịch thạch, đầu hồ, khiên đạo, bát đạo hành thành:
Loại này ngăn cấm những trò chơi nhảm nhí:
- Xu bồ: một thứ cờ bạc thời xưa. Hàng ngoại đạo nước Tây Vức rất ưa thích trò chơi này. Trong bộ Bát Vật Chí nói trò này do đức Lão Tử khi vào nước Hồ đã chế ra. Nhưng Lão Tử ở Trung Hoa được tôn là bậc Thánh, phàm đã là thánh nhân thì không bao giờ bày trò chơi cờ bạc để làm nhiễu loạn tâm ý con người. Vì thế, thuyết này không thể tin cậy được.
- Cờ vây: một loại cờ thời xưa, gồm 360 nước. Theo tương truyền, vua Nghiêu chế ra cờ vây để dạy cho con là Đan Chu. Việc này có hay không thì không rõ.
- Ba la tắc hý: Ba La là tiếng Ấn Độ, Tắc Hý là tiếng Trung Hoa. Bốn tiếng này dùng chung để chỉ cho cờ tướng. Dùng một miếng ván, trên đó kẻ những đường ngang dọc theo quy cách định sẵn. Ở giữa có ranh giới phân chia đôi bên. Mỗi bên sắp 16 con cờ gồm Tốt, Pháo, Xa, Mã, Tượng, Tướng. Theo quyển Pháp Tạng Sớ nói: “Trò chơi này là trò chơi của binh sĩ nước Tây Vức. Cách chơi là hai người bố trí những con cờ (hơn 20 con). Hai bên cùng cố tranh đoạt một con đường được vẽ cách xa nơi bố trí các con cờ. Người nào đoạt được con đường trọng yếu này được xem là kẻ thắng cuộc”.
- Đàn kỳ: dùng hộp đựng đồ trang điểm làm trò chơi. Các cung nhân, mỹ nữ của nhà Ngụy thường chơi trò này. Có sách nói vua Thành Đế đời Hán được quần thần dâng thứ trò chơi này. Cung nhân, mỹ nữ đều ham trò chơi này, có sách nói dùng con cờ đánh nhau gọi là đàn kỳ.
- Lục bát: trò chơi sâm lục, tương truyền là do ông Trần Tư Cung đời Ngụy chế ra.
- Phách cúc: trò chơi đánh cầu, đá cầu. Nghĩa là dùng trái cầu ném đi rồi chạy theo, tay đánh, chân đá lên xuống làm trò vui.
- Trịch thạch đầu hồ: Dùng một cục đá lớn kéo hoặc ném để làm trò chơi. Có sách nói thời xưa dùng đá quăng, bây giờ dùng lao để ném.
- Khiên đạo, bát đạo hành thành: trò chơi đánh cờ của người Thiên Trúc. Bàn cờ dọc ngang có tám đường giao nhau. Dùng những con cờ di chuyển trên các con đường ấy như đi trên thành, nên gọi là “bát đạo hành thành”. Đây là trò chơi của trẻ con.
Các trò chơi này trong kinh Niết Bàn và Luật Tạng có nêu tên mỗi thứ. Trong sách Gia Ngữ nói: “Vua Di Công hỏi đức Khổng Tử rằng: - Thưa ngài, tôi nghe người quân tử không chơi cờ bạc có phải không?
Khổng tử đáp: Phải! Bởi vì những thứ ấy thuộc về ác pháp”.
Như thế, đối với những trò chơi này, kẻ theo Nho học còn hổ thẹn không chơi, huống chi một vị Bồ Tát thực hành lục độ vạn hạnh, sao lại có tâm ham hơn thua để dối gạt chúng sanh?
4. Không được trảo cảnh, thi thảo, dương chi, bát phu, độc lâu để làm việc bói toán, xủ quẻ.
Những loại này là ngăn cấm việc bói quẻ:
- Trảo cảnh: pháp viên quang thông thường. Nghĩa là dùng thuốc xoa trên móng tay, hoặc dùng tà chú, pháp thuật truyền vào móng tay, làm cho móng tay sáng rực như cái kiếng. Trong ấy hiện ra tất cả mọi việc kiết hung. Trong Mật bộ của Phật giáo cũng dùng thần chú truyền vào móng tay, và trên móng tay của ngài Phật Đồ Trừng cũng hiện việc kiết hung v.v... sở dĩ có sự kiện này vì cốt yếu vẫn là mang lại lợi ích cho chúng sanh, tuyệt nhiên không có tâm niệm cầu lợi, nên không thể nói là trường hợp này phạm giới.
- Thi thảo: là cỏ Thi. Thời xưa dùng loại cỏ này để coi quẻ. Cỏ này mọc ở nơi ẩm thấp, đặc biệt là miền Đông Nam Trung Hoa. Nhưng chỉ những cỏ mọc trong vỏ con quy mới linh nghiệm. Có sách nói cỏ này mọc trên mộ phần của vua Văn Vương. Cỏ này mọc thành bụi, mỗi bụi gồm đúng 100 cọng. Mỗi cọng cao một trượng. Phía trên có thanh vân che phủ, phía dưới có linh quy phục khí. Khi nó cao lớn, người ta cắt xuống coi việc kiết hung, tốt xấu của người. Sách vở Trung Hoa mặc dù nói cỏ này phát sanh trên mộ của Văn Vương, nhưng Ấn Độ cũng có cỏ này. Người địa phương cũng dùng cỏ này làm thẻ để coi họa phước.
- Dương chi: Cành liễu. Ở Trung Hoa, khi không có cỏ Thi thì người mới dùng cành liễu làm thẻ để xem quẻ. Có sách nói thầy coi quẻ ở Trung Hoa cúng tế, chú nguyện vào cây dương liễu đã thành thần, để báo việc họa phước bên tai người. Có chỗ nói đúng giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5, ai muốn bói việc tốt xấu, cứ đến dưới cây dương liễu, ngước mặt lên xem cành liễu nào vừa ý, đoạn cắt xuống, khắc thành hình nhân, rồi đem để trong tịnh thất, cúng tế, chú nguyện, đến khi linh ứng nó có thể báo việc tốt xấu của người.
- Bát phu: người dùng bát hay bồn đựng nước, rồi quấy cho lóng trong. Người ta tin rằng những việc kiết hung đều hiện trong ấy, hoặc nghe trong ấy có tiếng nói cho biết những việc kiết hung.
- Độc lâu: dùng đầu lâu người mới chết, dùng tà chú cúng tế đầu lâu ấy. Nó có thể báo các việc kiết hung họa phước bên tai người. Thế gian gọi là Nhĩ Báo Thần (ông thần kề bên tai báo tin). Ở Ấn Độ cũng có thờ thần Độc Lâu, ngoại đạo Ấn Độ còn có cách đánh xương đầu người chết để biết rõ nhân duyên sống chết v.v...
Kinh văn nói: “Để làm việc bói xủ” là câu dùng tổng kết mấy thứ kể trên. Hai chữ “bói xủ”, kinh văn gọi là “bốc phệ”. Tức là dùng mai con của quy gọi là Bốc, dùng cỏ Thi gọi là Phệ. Hai thứ này đều là những vật xưa dùng để xem bói.
Những thứ kể trên, dù là thứ nào, cũng đều là tà thuật, dối gạt, mê hoặc tâm kẻ thế gian, làm rối loạn trật tự xã hội. Nếu làm những thứ ấy, thì chẳng những không ích gì cho người lại còn gây tổn hại cho mình. Vì thế, là người Phật tử chân chính, chúng ta đều không được làm.
5. Không được làm tay sai cho kẻ giặc cướp:
Điều này ngăn cấm việc đi làm theo mệnh lệnh của kẻ ác. Trong giới đi sứ thứ mười một, người Phật tử còn không được đi làm thông sứ cho quốc gia, huống gì là đi làm tay sai cho giặc cướp. Nói một cách nghiêm khắc hơn, nếu người Phật tử tiếp cận với kẻ giặc cướp cũng quyết định là không được. Vì nếu tiếp cận hoặc làm tay sai cho chúng sẽ có tai họa rất lớn. Chẳng những lúc bình thường không được làm tay sai cho chúng, thậm chí lúc bị giặc cướp bắt đi, dù có thể nguy đến tính mạng, thà hy sinh sanh mạng của mình, quyết không được làm tay sai cho chúng. Do đó, nếu Phật tử làm tay sai cho giặc cướp, thì chẳng khác nào xúi chúng nó cướp của, giết người. Tùy theo số nhân mạng bị giết và tài vật bị cướp nhiều hay ít, trọng hay khinh mà kết thành căn bản trọng tội. Như thế thì việc làm này có ích lợi thực sự cho bạn hay không? Tại sao bạn lại đi làm tay sai cho giặc cướp? Mỗi mỗi không được làm. Câu này là lời tổng kết đồng thời là lời khuyến hóa, răn dạy của đức Thế Tôn.
Tại sao Đức Phật răn dạy “mỗi mỗi việc đều không được làm?”
Vì nếu Phật tử cứ xem đánh nhau, sẽ phát sinh năm tâm hung ác:
- Theo đuổi thú vui có thể khởi sanh tâm dâm dật.
- Chơi trò nhảm nhí sẽ sanh khởi tâm tán loạn.
- Coi bói, xủ quẻ làm sanh khởi tâm mê hoặc, nhiễm trước cho người.
- Đi làm tay sai cho kẻ ác sẽ phát sinh tâm gian ác.
Năm thứ kể trên đều là tà mạng, làm rối loạn đạo tâm. Thế nên Phật dạy nhất nhất mỗi việc đều không được làm. Nếu cố làm, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Ngoài những tà nghiệp như trong kinh đã nói, còn những thứ nghệ thuật, thi họa v.v... nếu mang tính chất trái với đạo xuất thế, thì Phật tử đều phải vĩnh viễn đoạn tuyệt, không được làm.
* Như thuở xưa, Huệ Toàn thiền sư, công phu thiền định của ngài đạt đến mức khá cao. Nhưng vì chưa hoàn toàn dứt bỏ hẳn thế học, đã để luống qua tấc bóng quang âm vàng ngọc. Sau khi xả thân, thác sanh vào trong nhà Bà La Môn không được giải thoát.
* Lại còn trường hợp của ngài Khả Công, một vị đại đức có công tu dưỡng rất cao thâm, nhưng ngài thích ngâm thi vịnh phú. Lúc bấy giờ, có một vị tôn túc khuyên ngài lúc rảnh rỗi nên đọc tụng kinh Pháp Hoa, đừng nên đam mê việc ngâm nga thi phú. Ngài vâng theo lời khuyến hóa mà đọc tụng kinh Pháp Hoa. Khi đọc xong bộ Pháp Hoa, vì quen theo tập quán ngâm nga thơ phú sẵn có trong tâm, Ngài quá cảm hứng, vui mừng hớn hở không thể ngăn được, thốt lên rằng: “Toàn bộ kinh Pháp Hoa ở nơi hai câu:
Hương phong xuy hủy hoa,
Cánh vũ tân hảo giả.
Dịch:
Gió thơm thổi hoa héo,
Lại mưa bông tốt tươi!
Hay vô cùng!” Không ngờ sau khi thốt lời ấy, toàn thân liền cảm mắc chứng bệnh bạch lại (lác trắng).
Căn cứ vào sự kiện này có thể thấy rằng Khả Công đọc kinh Pháp Hoa không phải nhất tâm đọc để cầu thông đạt diệu lý, mà chỉ để thưởng thức thơ văn trong kinh. Do đó chiêu cảm ác báo đến nỗi mắc phải khổ quả này.
Lời phụ:
Theo giới này, kinh văn nói có năm loại tà nghiệp sau đây:
1. Đi xem đánh lộn, chiến đấu.
2. Vui chơi (xem hát, nghe nhạc).
3. Chơi các trò chơi nhảm nhí.
4. Bói toán, coi quẻ.
5. Làm tay sai cho giặc cướp.
Trong năm loại này, bổn Hán văn giảng rộng về ba loại giữa (loại hai, ba, bốn) trong khi bổn Việt văn chỉ nói vắn tắt. Vì nếu y theo bổn Hán văn dịch ra đầy đủ thì người đọc vẫn không hiểu được. Dù có đọc bản Hán văn cũng không hiểu nổi, phải nhờ có phần giải thích mới rõ được, nên ở đây Hòa Thượng chỉ lấy ý trong bổn Hán văn mà dịch gọn lại.
-----------------------------
34. Tạm Ly Bồ Đề Tâm (Giới Tạm Lìa Bồ Đề Tâm)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.34. TẠM LY BỒ ĐỀ TÂM
(giới tạm lìa Bồ Đề tâm)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử hộ trì cấm giới...” cho đến câu “..phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử ngày đêm sáu thời đọc tụng giới Bồ Tát này, nên giữ gìn giới luật trong mọi tư thế đi, đứng, nằm, ngồi vững chắc như kim cương, như đeo trái nổi để qua biển lớn, như các tỳ kheo bị cột bằng dây cỏ. Phải thường có tín tâm lành đối với Đại Thừa. Tự biết rằng mình là Phật chưa thành, còn chư Phật là Phật đã thành. Từ đó phát Bồ Đề tâm và giữ vững không thối chuyển. Nếu có một tâm niệm xu hướng theo Nhị Thừa hay ngoại đạo, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
3. Lời giảng
Điều trọng yếu của giới trước là không cho hành giả làm ác để dứt trừ tất cả tội lớn.
Điều quan yếu của giới này cốt để hành giả tu thiện, tăng trưởng tất cả thiện nghiệp.
Lại có chỗ giải thích là vấn đề đoạn ác của giới trước nhằm đoạn dứt phần thô ác của thân khẩu, còn giới này là đoạn dứt về vi tế niệm của ý nghiệp.
Chúng ta thường nói: phát Bồ Đề tâm chính là Bồ Tát, thối thất Bồ Đề tâm thì không phải là Bồ Tát. Tại sao vậy?
Vì đại Bồ Đề tâm là cơ bản của vạn hạnh cũng là cơ nhân (nền tảng và nhân tố) thành Phật, nên tuyệt đối phải giữ gìn kỹ lưỡng không cho thối thất. Vì một khi thối thất hoặc quên mất tâm Bồ Đề, thì không thể nào huân tu vạn đức và không thể hy vọng thành Phật. Do vậy, không tể đủ tư cách để được gọi là Bồ Tát. Vị Bồ Tát dù chỉ khởi một niệm nhỏ tạm bỏ tâm Bồ Đề thì đã trái với sự tu tập của mình từ trước. Vì một vị Bồ Tát chân chính, lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm luôn nhớ tứ hoằng thệ nguyện liên tục không gián đoạn, dù chỉ là trong khoảng một sát na. Nếu có những niệm khác xen vào trong tâm, thì khó mong hoàn thành quả vô thượng Bồ Đề. Vì thế, người Phật tử phải luôn luôn tinh cần giữ gìn Đại Thừa Bồ Đề tâm.
Giới này thất chúng Phật tử đều có thể phạm. Nhưng Tiểu Thừa và Đại Thừa không giống nhau, vì chỗ tu tập của hai bên khác nhau:
- Trường hợp muốn bỏ Đại Thừa xu hướng theo Tiểu Thừa, nhưng chưa thực hành được, thì phạm giới “có tâm từ bỏ Đại Thừa” thứ 8 đã nói ở trước. Nhưng nếu đã thực hành được theo ý muốn thì rơi vào trường hợp bị mất giới và đã phạm giới trọng thứ 10 cũng đã giảng nói ở trước. Còn trường hợp phạm giới này không phải là có ý muốn bỏ Đại Thừa, mà chỉ vì cho là Tiểu Thừa dễ tu, nên muốn rằng sau khi đoạn kiết sử rồi sẽ trở lại thực hành hóa độ chúng sanh cũng không muộn. Đây là điểm khác biệt giữa giới này và giới “có tâm từ bỏ Đại Thừa” ở trước.
Đức Phật lại dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử phải hộ trì giới cấm mà mình đã thọ hết sức kiên cố và nghiêm mật, không cho phạm một mảy may. Phải tinh tấn giữ gìn tịnh giới như giữ gìn ngọc minh châu”.
Nhưng làm thế nào mới có thể giữ gìn được như vậy?
Phải ở trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, và suốt trong sáu thời, ngày ba thời, đêm ba thời, luôn hộ trì giới cấm của Phật. Phải giữ gìn tâm như giữ thành (cũng như trong sách Nho nói: “Giữ miệng như giữ miệng bình, giữ ý như giữ thành”), không để cho bất cứ cảnh giới nào lay động thì giới thể tự nhiên được kiên cố, và do Giới mà đắc Định, nhờ Định mà phát Huệ. Ba môn Vô Lậu học được đầy đủ thì đương nhiên không bị trái phạm.
“Đọc tụng giới này” là nói về phương tiện hộ trì cấm giới, vì người Phật tử đôi khi không tránh khỏi phạm giới. Căn bệnh này là do sự hiểu biết giới pháp chưa rành. Vì thế, nếu thường đọc tụng giới cho thuần thục, biết rõ những điều khai, giá, trì phạm của giới mới có thể giữ giới được kiên cố như kim cương. Kim cương là vật hết sức cứng rắn và sắc bén, có thể làm hư hoại muôn vật mà không bị muôn vật làm hư hoại. Đây là dùng thí dụ để ám chỉ giới có công năng phá trừ các tội ác, mà các tội ác không thể hủy hoại được giới.
Hoặc ý muốn nói giới có công năng kháng cự lại sự xâm lăng của giặc phiền não. Hoặc ý nói tâm nghiêm trì tịnh giới của Bồ Tát kiên cố không bị lay động giống như kim cương.
“Như đeo trái nổi qua bể lớn”: đây là hình ảnh dùng để thí dụ cho người Phật tử nghiêm trì giới luậ. Thí dụ ấy trong kinh có thuật lại như sau:
Xưa có một vị thương nhân mang trái nổi qua biển lớn. Đến giữa biển, bỗng nhiên có con quỷ La Sát khẩn thiết cầu xin thương nhân trái nổi. Dĩ nhiên, thương nhân không bao giờ muốn cho trái nổi.
La Sát lại khẩn thiết van xin: “Nếu ngài không cho nguyên trái nổi thì xin cho một nửa vậy”. Thương nhân cũng không bằng lòng.
Cuối cùng nó tha thiết chỉ xin một chút mà thôi. Nhưng thương nhân cũng không đồng ý, tại sao lại keo kiệt quá như vậy?
Sự thật thì không phải keo kiết, nhưng vì sinh mạng của người qua biển hoàn toàn nương vào trái nổi. Nếu cho quỷ La Sát, dù chỉ một chút thì người qua biển sẽ bị chôn thân trong biển cả, không bao giờ đến được bờ bên kia.
Dùng thí dụ nói trên để chỉ cho người Phật tử nghiêm trì cấm giới, muốn vượt qua biển khổ sinh tử, hoàn toàn phải nương nhờ bè tịnh giới của Như Lai. Nếu giữa đường gặp quỷ la sát phiền não, ái nhiễm v.v... khẩn thiết cầu xin một điều trái với mười giới trọng hay bốn mươi tám giới khinh, thậm chí chỉ một chút tội khinh cấu nhỏ như vi trần, người Phật tử nhất quyết không được theo ý nguyện của la sát phiền não.
Tại sao vậy?
Phải biết pháp thân huệ mạng của mình hoàn toàn nhờ nơi giới. Nếu giới bị hư tổn, chắc chắn sẽ bị đắm chìm trong biển khổ sinh tử, vĩnh viễn không bao giờ được giải thoát. Vì thế, Phật tử phải triệt để hộ trì cấm giới nghiêm mật như thế.
“Như các tỳ kheo bị cột bằng dây cỏ”: Đây cũng là ví dụ. Ý nói người Phật tử phải nghiêm hộ giới cấm, vấn đề này có một câu chuyện có thật như sau:
Khi Phật còn tại thế, một số quý tỳ kheo bị cướp bắt đoạt hết y phục, lại còn có ý định giết các vị tỳ kheo này.
Trong bọn cướp, có một người hiểu biết hơn, đưa ý kiến rằng: “Chúng ta không cần phải giết các thầy này. Tôi được biết quý tỳ kheo đích thực tin rằng cỏ cây vẫn có sinh mạng. Các thầy vâng giữ giới cấm của Phật, không dám làm thương tổn chúng, nên không bao giờ dám nhổ cỏ sống. Chúng ta chỉ cần dùng dây cỏ trói cột tay chân các thầy lại, mấy ổng sẽ không dám cử động”.
Bọn cướp nghe lời, dùng dây cỏ cột các tỳ kheo. Quả thật, quý ngài vâng giữ giới cấm của Phật, ngồi yên không dám cử động.
Lúc ấy, có một quốc vương đi săn ngang qua con đường này, thấy những người không mặc y phục, tưởng là ngoại đạo lõa hình. Các tùy tùng của vua tâu rằng: “Đấy không phải là ngoại đạo lõa thể, mà là sa môn Thích tử”.
Quốc vương dùng kệ hỏi quý tỳ kheo rằng:
Khán thời tợ vô bệnh,
Phì tráng hữu đa lực,
Như hà vi thảo hệ,
Nhật dạ bất chuyển trắc?
Dịch:
Khi mới trông thấy dường như không bịnh,
Mập mạp mạnh khỏe sức dồi dào,
Vì duyên cớ chi bị cỏ trói cột,
Ngày cũng như đêm không hề cử động?
Quý tỳ kheo dùng kệ đáp lại rằng:
Thử thảo thậm nguy thúy,
Đoạn thời khởi hữu nan?
Đản vị Phật Thế Tôn,
Kim cang giới sở chế
Dịch:
Thứ cỏ này thật rất mong manh,
Nếu muốn bứt đi nào có khó gì?
Chỉ vì gìn giữ kim cương giới,
Do đức Như Lai đã chế ra.
Quốc vương nghe quý tỳ kheo nói, vô cùng cảm động, đối với Tam Bảo sanh lòng thâm tín, bèn đích thân mở trói cho quý thầy, đồng thời cúng dường y phục cho quý thầy mặc về tinh xá.
Chúng ta thấy quý tỳ kheo vì hộ trì tiểu giới còn không tiếc thân mạng huống gì đại sĩ giữ gìn Đại Thừa Bồ Tát giới mà dám hủy phạm giới pháp hay sao?
Thường sanh tín tâm đối với Đại Thừa. Đây là ý nói nếu chỉ hộ trì cấm giới của Như Lai mà không có chánh tín đối với Đại Thừa, thì việc hộ trì tịnh giới kia chỉ thuộc về tán thiện mà thôi, không thể đạt đến quả vị Phật được.
Tín tâm lành đối với Đại Thừa như thế nào?
Là tin chắc tự mình quyết định sẽ thành Phật!
“Tín tâm tín thọ pháp Đại Thừa” dĩ nhiên có thể phát sanh, nhưng muốn gìn giữ tín tâm ấy đừng thối chuyển không phải là một việc dễ dàng.
Muốn giữ cho tín tâm này không thối thất, phải luôn sanh khởi tín tâm trong tất cả các thời, nghĩa là sanh khởi tín tâm liên tục, không được gián đoạn, không để cho những tạp niệm khác xen lẫn vào. Điều này phải dùng đến tín tâm quyết định: tự tín nhiệm mình và biết mình là một Đức Phật sẽ thành. Vì hạnh nguyện chưa mãn, phiền não, nghiệp chướng chưa sạch hết, nên chưa chứng đắc quả địa trang nghiêm mà thôi.
Còn như chư Phật trong mười phương, trong thời quá khứ và hiện tại, vì ba thân đã viên mãn, vạn đức đã trang nghiêm nên là Phật đã thành. Chúng sanh với Phật vốn bình đẳng không hai, tâm cũng không sai khác. Chỉ khác ở điểm đã thành và chưa thành mà thôi. Nhưng chúng sanh chưa thành Phật kia, tương lai nhất định sẽ thành Phật.
Thế thì Phật trước, Phật sau có gì sai khác?
Nên trong kinh này nói: “Thường có lòng tin như vậy thì giới phẩm đã trọn vẹn”.
Hành giả Tiểu Thừa sở dĩ không có hy vọng thành Phật, không phải vì các ngài không có khả năng thành Phật, mà vì các ngài thiếu chánh tín nơi Đại Thừa là mọi người đều có khả năng thành Phật. Tự mình còn thiếu tín tâm ấy thì đối với tất cả chúng sanh cũng không hy vọng họ được thành Phật. Vì thế hành giả Tiểu Thừa chỉ cầu tự độ và không độ người khác.
Trái lại, hành giả Đại Thừa tin chắc tự mình có thể thành Phật, nên đối với tất cả chúng sanh cũng tin chắc rằng họ đều có thể được thành Phật. Vì thế các ngài chẳng những lo tự độ để mong chứng đắc Phật quả, vạn đức trang nghiêm, đồng thời cũng lo tinh tấn hóa độ chúng sanh, khiến cho tất cả đồng thành Chánh Giác.
Tinh thần của Đại Thừa cao siêu và thù thắng hơn Tiểu Thừa hoàn toàn đặt căn bản trên điểm này. Nguyên khởi mọi giá trị của Đại Thừa vẫn nằm nơi đây.
“Phát tâm Bồ Đề niệm niệm không bỏ tâm ấy” (trong bổn Việt văn dịch là “phát tâm Bồ Đề giữ vững không thối chuyển”): câu này ý nói tín tâm lành đối với Đại Thừa dù đã đủ, nhưng nếu không phát đại Bồ Đề tâm thì tín tâm của bạn không nơi nương tựa. Cho nên phải phát đại Bồ Đề tâm để cho tín tâm sẵn có của mình được kiên cố.
- Hộ trì cấm giới là thuộc về Hạnh.
- Thường sanh khởi tín tâm lành đối với Đại Thừa là thuộc về Tín.
- Tự biết mình là Phật chưa thành là Giải.
Ba pháp: Tín - Hạnh - Giải như thế nhất định phải có trí thể Bản Giác của nó; nhưng trí thể Bản Giác chính là Đại Bồ Đề Tâm. Cho nên muốn chứng vô thượng Phật quả, cần phải lấy sự phát đại Bồ Đề tâm làm chủ yếu.
Làm thế nào có thể phát khởi đại Bồ Đề tâm?
Phải biết rằng đại Bồ Đề tâm do nơi Đại Bi tâm mà sanh khởi. Nên trong kinh Vô Tận Ý nói: “Vì muốn cứu độ tất cả chúng sanh nên khởi đại bi nguyện lực... thú hướng mong cầu quả vô thượng Bồ Đề. Nếu không vì hóa độ chúng sanh thì tôi không phát tâm Bồ Đề".
Trong Bồ Đề Tâm Luận cũng nói: “Từ nơi tâm Đại Bi mà phát sanh Đại Bồ Đề tâm. Cho nên tất cả pháp tối thắng trong Phật pháp đều lấy tâm Đại Bi làm căn bản”.
Trong Vô Sai Biệt Luận nói: “Khi tu nhân tức là Bồ Đề tâm, lúc quả đức viên mãn gọi là Vô Thượng Chánh Giác, Bồ Đề tâm pháp không thể nghĩ bàn, chư Phật Như Lai đều tán thán”.
Kinh Vô Úy Thượng Thọ Vấn nói: “Phát Bồ Đề tâm sanh các phước đức dường như hư không rộng lớn, tối thắng, cao tột, không cùng tận”.
Vì thế, nếu người nào sanh khởi một tâm niệm ngoại đạo, tức là đã mất hẳn tư cách của Bồ Tát. Nếu không lạc vào Nhị Thừa thì cũng thành kẻ ngoại đạo. Cho nên Bồ Tát nghiêm trì Bồ Tát giới, tuyệt đối không nên sanh khởi một tâm niệm Nhị Thừa ngoại đạo (bổn Việt văn dịch là: “Một tâm niệm xu hướng theo Nhị Thừa, ngoại đạo”). Nếu không như thế tức phạm khinh cấu tội.
Chỉ có một niệm này, tại sao lại kết thành tội khinh cấu?
Vì dù là một niệm rất ngắn và tạm thời, nhưng nó gây thương tổn cho Phật chủng và làm thối thất tâm Bồ Đề. Do đó, trở thành ma nghiệp, vậy thì không nên ngăn ngừa trước hay sao? Như tôn giả Xá Lợi Phất thối thất tâm Đại Thừa, xu hướng Tiểu Thừa còn bị mất thiện lợi hết sức lớn lao. Phật tử chúng ta thọ Bồ Tát giới, trì Bồ Tát giới, nên lấy đó làm gương để tự thức nhắc vậy.
-----------------------------
35. Bất Phát Nguyện Giới (Giới Không Phát Nguyện)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.35. BẤT PHÁT NGUYỆN GIỚI
(giới không phát nguyện)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử thường ưng phát nhứt thiết nguyện...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử phải phát nguyện những điều nguyện lớn: nguyện hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng; nguyện đặng gặp thầy tốt, bạn hữu, thiện tri thức thường dạy bảo tôi các kinh luật Đại Thừa, dạy cho tôi về Thập Phát Thu, Thập Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương, Thập Địa, giúp tôi hiểu rõ để tu hành đúng theo chánh pháp; nguyện giữ giới của Phật vững vàng, thà chết chớ không phai lòng. Nếu tất cả Phật tử không phát nguyện những điều nguyện trên thì sẽ phạm tội khinh cấu.
Lời giảng
Tại vì sao không cho phép mình có một niệm xu hướng Tiểu Thừa? Điều ấy ở giới trước đã nói rõ.
Tại vì sao phải lập thệ nguyện kiên cố mong cầu đại hạnh? Đây là điều mà giới này cần nói.
Phát nguyện trong sự tu học Phật pháp, là khóa đề hết sức trọng yếu. Theo tinh thần của Phật pháp, khi bạn muốn hoàn thành bất cứ việc gì đều phải nương nhờ sự duy trì của nguyện lực. Vì thế, nếu không phát thệ nguyện rộng lớn thì chẳng những đối với Phật quả vô thượng không thể chứng đắc mà cả tiểu quả hữu lậu cõi nhân thiên bạn cũng vô phần.
Nguyện là tâm duyên nơi thiện cảnh để mong cầu việc thù thắng. Người Phật tử muốn mong cầu cho việc được thù thắng, cần phải lập nguyện chân thiết. Vì khi đã lập chí nguyện chân thiết, thì mới có thể dũng mãnh hướng về mục tiêu của mình để tiến tới, không đến nỗi nửa chừng thối lui.
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dùng trân bảo đầy khắp hằng hà sa quốc độ của chư Phật, đem cúng dường Thế Tôn. Lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân chỉ một lần chí thành cung kính phát vô thượng chánh đẳng Bồ Đề tâm, thì phước đức của người này thù thắng hơn phước đức của thiện nam, tín nữ cúng dường trên không thể tính kể, so lường.
Công đức thù thắng của việc phát Bồ Đề tâm trong các kinh luật Đại Thừa đều có tuyên thuyết. Vì thế, một Phật tử có đủ tín tâm lành đối với Đại Thừa, không một lý do gì mà không chịu phát Bồ Đề tâm và thấy rõ được tầm quan trọng hết sức to lớn của Bồ Đề tâm nơi đây. Dù có tín tâm lành đối với Đại Thừa mà không phát tâm Bồ Đề thì không thể thành một hành giả Đại Thừa. Vì chỉ có phát đại Bồ Đề tâm, mới có thể chuyển bánh xe pháp của Như Lai, làm được những việc tự lợi, lợi tha đồng thành Vô Thượng Chánh Giác.
“Đã phát tâm Đại Bồ Đề rồi, cần phải làm cho tâm ấy không bị thối thất”, chính trong kinh văn dạy: “Niệm niệm bất khứ tâm” (niệm niệm chẳng phai lòng), tức là mỗi sát na không rời xa tâm Bồ Đề này. Như vậy, giới hạnh của Bồ Tát tu trì mới được thuần thục và Phật quả của Bồ Tát mong cầu mới có hy vọng đạt thành.
Phát Bồ Đề tâm có nghĩa “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”.
Tại sao phải thượng cầu Phật đạo?
Vì nhận chân được tâm mình chính là tâm chư Phật.
Tại sao phải hạ hóa chúng sanh?
Vì biết chắc tâm mình chính là tâm chư Phật.
Như thế, Phật tử đối với tâm Bồ Đề này cần phải niệm niệm không thể tạm xa lìa. Nếu chỉ một niệm xa lìa tâm Bồ Đề thì bị thối thất Đại Thừa, xu hướng Tiểu Thừa, trở thành một người tư lợi; nên trong bộ Chỉ Quán dạy: “Thối thất Đại Thừa, xu hướng Tiểu Thừa bị chư Phật quở trách”.
Nếu Bồ Tát ý chí được kiên cố, khi thấy tất cả sự thống khổ của chúng sanh phải lãnh thọ, cảm thấy như sự thống khổ đó của chính mình, nên không vì một lý do gì mà không tìm biện pháp giải cứu cho chúng sanh. Khi thấy chúng sanh được an vui, Bồ Tát cảm thấy như chính mình được an vui, vì vậy luôn tìm mọi cách đem lại hạnh phúc cho chúng sanh, được như thế Bồ Tát mới được yên lòng.
Nếu đối với Tín, Giải, Hạnh của mình đã phát mà khởi sanh một niệm tự độ, thế là đã xa lìa tâm Bồ Đề, xa lìa nguyện Bồ Đề.
Nên biết Nguyện cũng như người khéo léo đánh xe, có thể tiến thẳng tới quả vị thù thắng. Vì thế, nếu không phát đại nguyện thì đại hạnh sẽ không nơi nương tựa. Do đó, đầu tiên từ lúc phát Bồ Đề tâm đến cuối cùng chứng đắc Phật quả, tất cả công hạnh trong thời gian ở chặng giữa này, Nguyện là trọng yếu nhất.
Nếu không phát đại nguyện thì chẳng những bao nhiêu sự lợi ích thù thắng đều bị thối thất, lại còn có thể trở thành ma nghiệp nữa. Nên trong kinh Hoa Nghiêm dạy: “Không phát đại nguyện chính là ma nghiệp”.
Trái lại, nếu phát thệ nguyện rộng lớn, thì chẳng những làm cho vạn hạnh được tăng trưởng, đồng thời có thể diệt trừ tất cả tội chướng. Vì thế một hành giả Bồ Tát muốn tự mình không bị thối đọa, điều kiện tiên quyết là phải lấy sự không xa lìa đại nguyện để tự trang nghiêm.
Giới này thất chúng Phật tử đồng phải tuân giữ. Nhưng Đại và Tiểu Thừa không giống nhau vì chỗ mong cầu của hai bên không đồng. Hành giả Tiểu thừa dù không cần phát nguyện rộng lớn như Bồ Tát, nhưng cũng phải phát nguyện cầu cho mau chóng thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi! Nếu chỉ mong cầu được tương tục sanh trong cõi Nhân Thiên ở đời vị lai thì phạm tội trách tâm!
Còn Bồ Tát sơ phát tâm, tu đại hạnh, phải nương nhờ đại nguyện để trợ thành. Nếu không phát đại nguyện, đương nhiên sẽ có chỗ vi phạm.
Riêng chư vị Bồ Tát đã đăng vị (bước lên địa vị Tam Hiền Thập Thánh) trở lên, vì những đại nguyện phát khởi trong thời quá khứ đã thành tựu, không bị bất cứ hoàn cảnh ác nghiệp nào làm cho thối thất, nên dù hiện tại không phát đại nguyện, cũng có thể nói là không trái phạm.
Lỗi rất lớn của việc không phát nguyện là có thể đưa đến việc bỏ phế sự tu hành diệu hạnh, nên muốn luận tội khinh hay trọng, hoàn toàn căn cứ vào sự bỏ phế việc tu hành nhiều hay ít.
Nếu bỏ phế nhiều thì tội nặng, ít thì nhẹ. Hoặc có những người trong đời quá khứ đã từng phát đại nguyện hoằng thâm, nhưng về sau tùy cảnh tùy duyên mà quên hẳn bổn nguyện của mình, như thế cũng là có tội,
Vì thế, muốn luận tội khinh hay trọng, phải căn cứ vào thời gian quên mất bổn thệ dài hay ngắn. Nếu dài thì tội trọng, ngắn thì lỗi khinh.
Nói rõ hơn, Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, thú hướng về Phật quả, nếu chưa phát nguyện nhất định phải phát nguyện. Đã phát nguyện thì không được quên mất. Nếu không thực hiện như vậy thì thật là vô cùng bất lợi cho chính mình.
Nên phát nguyện mà không phát, đã phát rồi lại quên, nên tùy theo thời gian mà bạn bị kết tội. Giới này thuộc về Giá Tội. Chỉ có trường hợp ngăn cấm mà không có trường hợp khai miễn. Nghĩa là bạn không làm một vị Bồ Tát thì thôi, nếu đã phát nguyện thọ giới làm một vị Bồ Tát rồi, thì không được không phát nguyện. Đây là một điều quyết định không có ngoại lệ và cũng không có trường hợp đặc biệt khai miễn.
Theo Phật pháp, Nguyện là cần yếu trước cũng như sau. Từ khi thọ Tam Quy, Ngũ Giới... cho đến sau cùng, không có thời gian nào mà không phát nguyện, Tiểu Thừa còn như thế huống chi Bồ Tát lại càng cần phải phát nguyện rộng lớn để mong chứng đắc quả vô thượng Bồ Đề.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, nên thường phát tất cả đại nguyện”.
Đại hạnh cần phải thực hành từ nhân đến quả và rộng lớn vô lượng vô biên, nên đương nhiên Nguyện không phải chỉ có một thứ. Vì thế trong kinh Phật dạy nên phát tất cả đại nguyện.
Phát khởi tâm nguyện vốn không phải là một việc khó khăn, mà vấn đề chính là ở chỗ có duy trì tâm nguyện được lâu dài hay không?
Nếu không duy trì được thì dầu cho có phát nguyện, cũng có được lợi ích gì? Vì thế nên Đức Phật nhấn mạnh: “Nên thường phát đại nguyện”. Thường phát đại nguyện ý nói không phải một lần phát nguyện là xong, mà phải thường phát nguyện không gián đoạn.
Thường phát không được gián đoạn để làm gì? Vì muốn cho tâm Bồ Đề được tương tục không gián đoạn vậy. Tại sao nhất quyết phải như vậy?
Vì đại nguyện là vô tận vậy. Vì chúng sanh vô tận, phiền não nghiệp báo vô tận, nên sự phát nguyện của Bồ Tát cũng vô tận. Do đó, phải luôn luôn phát nguyện tất cả đại nguyện.
Đại nguyện dù nói nhiều đến vô lượng vô biên, nhưng trong kinh đây, dùng mười đại nguyện tổng nhiếp tất cả:
1. Nguyện ở hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng:
- Cha mẹ có công khó nhọc sanh thành nuôi dưỡng thân xác ta, che chở dưỡng dục ta.
- Sư tăng: có thâm ân giáo huấn, chỉ đạo và đem trọng đức dạy dỗ cho ta.
Vì thế, người Phật tử phải thường phát nguyện hết lòng cung kính hiếu thuận. Có người cho rằng điều ấy là việc thiên kinh, địa nghĩa, cần gì phải nguyện mới thực hành được đạo hiếu thuận?
Điều ấy rất đúng, nhưng phải biết, đối với Đại Thừa Phật pháp, nói đến cha mẹ, không phải mang ý nghĩa thế gian thông thường, chỉ riêng cha mẹ hiện đời mà quán sát tất cả chúng sanh đều là cha mẹ thân sanh của mình.
Vì thế, nếu không phát nguyện thì tâm hiếu thuận ấy không được rộng rãi và không thể duy trì được vĩnh cửu. Do đó, cần phải phát nguyện hiếu thuận mới có thể duy trì nguyện ấy được thường hằng và rộng khắp tất cả.
2. Nguyện được gặp thầy tốt:
Thầy tốt là minh sư, phát nguyện gặp được thầy tốt, ý bảo Phật tử nên lựa chọn bậc minh sư. Trên thế gian, người có thể gọi là thầy thật rất nhiều. Nhưng tri kiến có chính đáng hay không, hạnh giải có đầy đủ hay không, đó là một điều khác biệt vô cùng.
Cho nên trong kinh, Đức Phật dạy nguyện gặp được thầy tốt, là ý bảo Phật tử phải cầu bậc thầy đầy đủ chánh tri, chánh kiến cùng hạnh giải.
Nếu chỉ có Giải mà không có Hạnh thì không thể dẫn dắt chúng ta tăng tiến trong đạo pháp và giúp chúng ta thành tựu đức hạnh được. Như thế, thử hỏi gần gũi với vị ấy có ý nghĩa gì?
Nếu chỉ có hạnh mà không có giải thì không thể làm cho tâm địa của chúng ta được mở mang, giúp chúng ta diệt trừ được sự mê mờ. Thử hỏi theo vị ấy học tập có tấn ích chi?
Làm cho Tam Bảo được hưng thạnh, đền đáp thâm ân của song thân, hoàn toàn nhờ sự dạy dỗ của thầy mà thành tựu. Dù người đệ tử có đủ tín tâm thế nào chăng nữa, nếu không gặp được bậc minh sư giáo huấn, chỉ đạo, dùi mài, rèn luyện thì cũng không thể thành bậc pháp khí trong Phật pháp.
Vì thế, trong 10 điều đại nguyện, thì nguyện được gặp bậc minh sư rất là khẩn yếu.
Tại sao vậy?
Vì người Phật tử dù đã gieo trồng thiện căn trong nhiều đời, nhưng muốn được khai ngộ, phải nhờ bậc minh sư, chính là ý này vậy.
Ở đây có người thắc mắc:
Nguyện trước dạy phải hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng, đây là việc thiên kinh địa nghĩa, còn nguyện thứ hai này dạy cần phải chọn bậc minh sư, như thế hai điều nguyện trước sau là mâu thuẫn nhau hay sao?
Xin trả lời:
Nên biết nguyện thứ nhất là nói về khía cạnh của việc thừa sự cúng dường, nên chỉ một mực cung kính hiếu thuận, không có chút chọn lựa. Nguyện thứ hai là nói về phương diện cần cầu chánh đạo, vì thế phải hết sức sáng suốt lựa chọn vị thầy để thân cận. Không nên tùy tiện thân cận vị nào cũng được; nhưng phải lưu ý, đây là tâm lựa chọn chớ không phải tâm ngã mạn. Chỉ vì sự quan hệ đến tiền đồ tu học Phật pháp, nên người Phật tử phải lựa chọn.
3. Nguyện được thiện tri thức đồng học.
Trong Phật pháp có hai loại thiện tri thức:
- Giáo thọ thiện tri thức.
- Đồng hành thiện tri thức.
Trong nguyện thứ hai, gặp được thầy tốt là giáo thọ thiện tri thức. Nguyện thứ ba là được bạn đồng học là đồng hành thiện tri thức. Vấn đề chỉ điểm, dạy bảo mở mang của bậc minh sư, cố nhiên là hết sức trọng yếu.
Ngoài ra, vấn đề dẫn dắt và giúp đỡ của bạn đồng học cũng là việc không thể thiếu. Vì bậc minh sư không thường sống chung, nên không thể hoàn toàn biết rõ hành vi cùng những chỗ lý giải trong Phật pháp của hành giả. Trong khi bạn đồng học hằng ngày chung sống, hành vi của hành giả có hợp giới luật hay không, kiến giải có chính xác hay không, tất nhiên đôi bên đều hiểu biết rõ, và có thể tùy thời chỉ chỗ sai lầm cho nhau. Vì vậy, nếu gặp được một vị đồng hành thiện tri thức thì được sự lợi ích rất lớn lao.
Nên trong bộ Phát Ẩn, ở trang mười, dạy: “Điều đại nguyện được gặp minh sư là tối khẩn yếu, nhưng nếu thiếu bạn hiền là thiếu sự giúp ích cho nhau những điều thắc mắc. Thế nên muốn cho Hạnh Giải được tiến ích, nếu không có bạn hiền nhắc nhở, xem xét thì đức nghiệp do đâu mà được thành tựu?
Đây thực đúng như lời tiên đức dạy: “Cần cầu bậc minh sư là tối yếu, nhưng việc học hỏi với bạn lành cũng là sự không thể thiếu được”. Vì thế nên nguyện thứ ba này khuyên người Phật tử cần phải phát nguyện được gặp bạn đồng học thiện tri thức.
4. Nguyện thường dạy bảo tôi các kinh luật Đại Thừa.
Như trên, người Phật tử nguyện được gặp minh sư, thiện hữu, không phải là muốn hằng ngày cùng nhau đi quan sơn, ngoạn thủy hoặc nhàn đàm, tạp thoại mà để thỉnh cầu minh sư, thiện hữu thường dạy cho mình kinh luật Đại Thừa, để cho mình được thông đạt nghĩa lý, phụng hành giới pháp Đại Thừa, để cho mình được thông đạt nghĩa lý, phụng hành giới pháp Đại Thừa để tiện bề tiến đến quả vô thượng Bồ Đề tối cao, không đến nỗi bị sa vào Thiên Không của Nhị Thừa hay tà chấp của ngoại đạo, và cuối cùng đạt đến mục đích thành Phật mới thôi. Bồ Tát sơ phát tâm cần phải khẩn cầu pháp Đại Thừa, đây là việc tối yếu.
5. Nguyện tu Thập Phát Thú
Thập Phát Thú là từ trong kinh này dùng. Thông thường các kinh khác gọi là Thập Trụ, có nghĩa là an trụ. Nhưng chỗ an trụ của vị này chú trọng ở nơi Chơn Trụ (Chân Đế).
Người Phật tử đã theo bậc minh sư thiện hữu, được nghe giáo pháp Đại Thừa, phải theo chỗ chỉ dạy mà phát khởi Đại Bồ Đề tâm, để thú hướng vào diệu đạo Đại Thừa. Nếu không phát đại Bồ Đề tâm, thì đạo pháp sẽ không đắc ích.
6. Nguyện tu Thập Trưởng Dưỡng
Là người Phật tử đã phát Bồ Đề tâm, hướng về diệu đạo Đại Thừa, với tâm Bồ Đề đã phát, phải lo vun bồi cho được tăng trưởng, luôn chứa nhóm công đức. Nếu không ra công vun bồi cho tâm Bồ Đề được tăng trưởng là không được pháp tấn ích.
Từ Thập Trưởng Dưỡng trong kinh này dùng, thông thường các kinh khác gọi là Thập Hạnh. Nghĩa là thực hành, nhưng sự thực hành của các vị này chú trọng nơi sự hóa tục (giáo hóa chúng sanh ở thế gian).
7. Nguyện tu Thập Kim Cương
Khi đại Bồ Đề tâm đã phát và được trưởng dưỡng, hành giả cần phải thực hành bi trí song vận, tu tập pháp quán Trung Đạo để khế hợp chứng nhập nơi pháp giới. Tâm của hành giả lúc bấy giờ kiên cố bất động như kim cương. Nếu tâm không kiên cố thì Phật quả không hy vọng gì hoàn thành. Kinh này dùng từ Thập Kim Cương trong khi các kinh khác gọi là Thập Hồi Hướng.
8. Nguyện tu Thập Địa:
Khi đại Bồ Đề tâm đã kiên cố, địa vị Tam Hiền đã thành lập, đến trình độ này tự nhiên được vào nơi thánh vị. Nếu không có thánh giả Bồ Tát trong Thập Địa thì diệu hạnh của sự hóa tha không thể phát sanh. Nhưng khi đã đăng địa rồi chưa phải là hoàn thành mà phải tiếp tục hướng về quả Diệu Giác mà tiến lên.
9. Nguyện cho tôi hiểu rõ để tu hành đúng chánh pháp
Khi Phật tử đã cầu được minh sư, thiện hữu dạy cho mình kinh luật Đại Thừa rồi, nhưng không phải chỉ mong cầu đọc cho thuộc là đủ, cần phải đối với tất cả muôn hạnh của bậc Tam Hiền Thập Thánh, tu chứng đạo pháp Bồ Đề ở trong kinh luật Đại Thừa, khiến cho hành giả được hiểu rõ mọi sự để đúng như pháp tu hành, mau chứng Phật quả tối cao.
10. Nguyện giữ vững giới của Phật:
Hành giả nhờ được minh sư, thiện hữu dẫn dắt, dạy bảo được biết rõ thế nào là bi trí song vận, thế nào là thú hướng đến địa vị Tam Hiền Thập Thánh... Nếu không giữ vững giới pháp của Phật, thì đạo quả Thánh Hiền không thể chứng đắc. Nên kinh này dạy: “Nếu giới pháp bị vi phạm chừng như vi trần, thì hiện đời không được phát Bồ Đề tâm, ngay đến Phật tánh thường trụ, diệu quả tất cả đều mất”. Do đây, có thể thấy rõ yếu chỉ của kinh này chỉ có giới là trọng.
Ở trước đã nói Hiếu gọi là giới. Thế nên đầu tiên trọng nơi hiếu thuận, rốt sau trọng nơi trì giới. Giới quán xuyến các Nguyện mà thành tựu trước sau.
Tại sao lại xem giới hết sức trọng yếu như vậy?
Vì vô lượng pháp môn, trăm ngàn thắng định, vô lậu diệu huệ đều do Giới mà phát sanh. Có đến địa vị Tam Hiền, Thập Thánh cùng với cực quả diệu giác cũng đều do nơi Giới mà chứng đắc.
Vì thế nếu không giữ vững giới của Phật, thì không thể nào chứng các đạo quả nói trên. Cho nên phải giữ vững giới của Phật để thành tựu căn bản ấy.
Hành giả Bồ Tát đối với mười điều đại nguyện trên, phải phát tâm kiên cố, mỗi niệm đều không được quên. Tức là không một sát na nào có thể xa lìa nguyện ấy. Chẳng những khi bình yên vô sự phải thực hành như vậy, mà dù cho khi gặp nhân duyên ác liệt phải tán thân mất mạng cũng phải nguyện “thà bỏ thân mạng tứ đại giả hợp này niệm niệm không xa lìa tâm ấy” (thà chết chớ không chịu phai lòng) để củng cố nguyện của mình đã phát thệ.
Phát nguyện như vậy, trì giới như vậy, chẳng những là chân Phật tử mà lại còn chắc chắn sẽ thành tựu Phật quả không nghi. Nguyện là trọng yếu như vậy, nếu tất cả Bồ Tát không phát thệ những điều nguyện trên thì phạm khinh cấu tội.
Ở đây nói tất cả Bồ Tát là chỉ những vị từ khi mới đắc giới cho đến bực Thập Địa đều phải phát mười điều đại nguyện trên đây. Nếu không thì ý chí thú hướng đến quả vị vô thượng Bồ Đề của bạn không được kiên cố; chẳng những không thể gia hạnh tiến tu mà dù cho có dũng mãnh gia hạnh tiến tu, e rằng cũng bị ma làm chướng ngại, giữa đường phải đình trệ không thể tiến bước.
Do đó, việc thành Phật trở thành vô hy vọng. Vì thế có chỗ nói: “Trang nghiêm Phật độ là sự nghiệp vĩ đại, nhưng nếu chỉ riêng tu tập các công đức thì rất khó thành. Vì thế, cần phải nương nhờ nguyện lực để duy trì lẫn nhau, chẳng hạn như con bò sức lực dù có thể kéo xe, nhưng phải nương nơi người đánh xe thì mơí mong tới chỗ được”.
Như thế, nếu thấy rõ rằng đại nguyện không phát thì chí hướng không thể kiên cố. Vì thế nếu trái phạm giới điều này, Phật tử ấy phạm khinh cấu tội.
Trong kinh Viên Giác đối với vấn đề này có dạy rất hay như sau: “Bồ Tát cần phải phát thanh tịnh đại nguyện. Nên phát nguyện thế này: tôi nguyện từ nay trụ nơi quả viên giác của Phật, mong cầu gặp được thiện tri thức, không gặp hàng ngoại đạo, Nhị Thừa. Nương theo đại nguyện tu hành, dần dần đoạn kết các chướng ngại. Khi các chướng ngại đã hết, đại nguyện đã mãn, tức là bước lên pháp điện thanh tịnh giải thoát, chứng cảnh giới Đại Viên Giác Diệu Trang Nghiêm”.
Nói nghiêm khắc hơn, hành giả trong Phật pháp nếu không phát đại nguyện sẽ bị ma thâu nhiếp. Chẳng những không thể bước lên pháp điện thanh tịnh giải thoát, chứng nhập cảnh giới Đại Viên Giác Diệu Trang Nghiêm mà còn chắc chắn bị nguy hiểm đọa lạc. Thế thì chúng ta có thể nào không vâng lời Phật dạy mà phát đại nguyện hay sao?
Nếu đem Tam Tụ Tịnh Giới phối hợp với giới này thì có sự tương ứng như sau:
- Nên thường phát nguyện là thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Niệm niệm không xa lìa tâm nguyện thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Đúng như pháp tu hành là thuộc về Nhiếp Chúng Sanh Giới.
-----------------------------
36. Bất Phát Thệ Nguyện Giới (Giới Không Phát Thệ Nguyện)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.36. BẤT PHÁT THỆ NGUYỆN GIỚI
(giới không phát thệ nguyện)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử phát thập đại nguyện dĩ...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”.
1. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử khi đã phát mười điều nguyện lớn trên đây rồi, phải giữ gìn giới cấm của Phật, tự thệ rằng: “Thà nhảy vào đống lửa, hố sâu, núi dao, quyết không cùng với tất cả người nữ làm điều bất tịnh để phạm điều cấm trong kinh luật của tam thế chư Phật.
Lại thề rằng: Thà lấy lưới sắt nóng quấn thân mình có nghìn lớp, nhất quyết không để thân này phá giới mà thọ những y phục của tín tâm đàn việt. Thà chịu nuốt hòn sắt cháy đỏ và uống nước đồng sôi mãi đến trăm nghìn kiếp, quyết không để miệng phá giới mà ăn những thực phẩm của tín tâm đàn việt. Thà nằm trên đống lửa lớn, trên tấm sắt nóng, quyết không để thân này phá giới mà nhận lấy các thứ giường, ghế của tín tâm đàn việt. Thà trong một hai kiếp chịu cho cả trăm gươm giáo đâm vào mình, quyết không để thân này phá giới mà thọ các thứ thuốc men của tín tâm đàn việt. Thà nhảy vào vạc dầu sôi trong trăm nghìn kiếp, quyết không để thân này phá giới mà lãnh những phòng nhà, ruộng, vườn, đất đai của tín tâm đàn việt.
Lại phát thệ rằng: Thà dùng chày sắt đập thân này từ đầu đến chân nát như tro bụi, quyết không để thân này phá giới mà thọ sự cung kính lễ bái của tín tâm đàn việt.
Lại phát thệ rằng: Thà lấy trăm nghìn lưỡi gươm giáo khoét mắt mình, quyết không đem tâm phá giới này nhìn xem sắc đẹp của người. Thà lấy trăm nghìn dùi sắt đâm thủng lỗ tai của mình trải trong một hai kiếp, quyết không đem tâm phá giới này mà nghe tiếng tốt giọng hay. Thà lấy trăm nghìn lưỡi dao cắt bỏ mũi mình, quyết không đem tâm phá giới này mà ngửi các mùi thơm. Thà lấy trăm nghìn lưỡi dao cắt đứt lưỡi mình, quyết không đem tâm phá giới này mà ăn các thứ tịnh thực của người. Thà lấy búa bén chém chặt thân thể mình, quyết không đem tâm phá giới này mà tham mặc đồ tốt.
Lại phát nguyện: Nguyện cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật. Nếu Phật tử không phát thệ những điều thệ này thời phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Giới “không lập nguyện” ở trước là nói theo phương diện thuận, còn giới “không lập thệ” này là nói theo phương tiện nghịch.
Hành giả đã phát mười điều nguyện lớn như trên, nếu không tiếp tục lập thệ kiên cố để giữ vững chí hướng của mình thì giới hạnh không khỏi có chỗ khuyết tổn.
Vì thế, muốn cho giới hạnh được thanh tịnh, không ô nhiễm, không đến nỗi tùy duyên bị khuynh đảo, nên phải phát lập đại thệ. Nếu không như vậy thì nhất quyết không được. Vì lúc đầu tiên, tâm của hành giả rất là yếu kém. Muốn thực hành những lời nguyện của mình đã phát, nhất định phải có một lực lượng khác để duy trì tâm nguyện ấy, nhờ đó mà không đến nỗi nửa chừng phải thối thất. Phải biết sức mạnh của tập quán, tội ác của chúng ta từ vô thỉ hết sức mãnh liệt.
Do đó, muốn diệt trừ tội nghiệp quá khứ, mà không dùng đại thệ để giúp cho đại nguyện được kiên cố là điều rất khó khăn. Nếu dùng mười đại nguyện đã phát làm vị thầy đi trước dẫn đường, thì kế đó phải dùng năm đại thệ để giúp cho mười đại nguyện được kiên cố, khiến cho hành giả lúc tiến bước trên con đường đại Bồ Đề được thản nhiên không bị khiếp sợ, để hoàn thành nhiệm vụ tu học Phật đạo.
Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển ba mươi tám nói: “Nếu tỳ kheo không phát thệ chắc chắn khó thành Phật đạo được. Phước đức của thệ nguyện không thể so lường, tính kể vì nó có năng lực giúp cho hành giả đi đến cảnh giới Cam Lồ Tịch Diệt (Niết Bàn). Do đó, khi phát đại nguyện, tiếp theo phải phát đại thệ. Đại nguyện như vị đạo sư đi trước dẫn đường để cho chí hướng tu học Phật đạo của hành giả được chắc chắn đạt đến mục đích. Đại thệ như người đi sau, thúc đẩy để bảo đảm cho nguyện vọng ấy không bị lui sụt”.
Lại có lối giải thích khác rằng: “Lực dụng của nguyện là tiến đức tu thiện. Vì thế muốn tiến đức tu thiện mà không có nguyện lực là không được. Còn Thệ có công năng ngăn quấy, dứt dữ, cho nên muốn ngăn quấy, dứt dữ nếu không có đại thệ cũng không thể được. Nếu đem so sánh Thệ với Nguyện thì Thệ càng trọng yếu hơn. Vì đại thệ là sự phát tâm quyết định, dũng mãnh, kiên cố, nếu không đạt đến mục đích thì thệ quyết không buông bỏ, dừng nghỉ nửa chừng”.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, thì đã phát mười điều nguyện lớn trên rồi, phải giữ gìn giới cấm của Phật chế lập!” Kế đến tiến thêm một bước nữa là phải đại thệ này. Thông thường nói “thệ nguyện” thì từ “thệ” thường đứng trước từ “nguyện”. Nhưng thực ra nguyện phải đi trước và thệ đi sau.
Tại sao vậy? Cổ đức đã nêu một thí dụ để giải thích như sau: “Nguyện như ngựa có dây cương, Thệ là dùng roi để thúc giục nó. Cũng thế, Bồ Tát mong cầu quả vô thượng Bồ Đề, nếu không có tính quyết định của sức đại thệ nguyện thì khi gặp hoàn cảnh trái nghịch, hoặc lúc gặp hoàn cảnh không được thuận lợi, chắc chắn sẽ bị thối chuyển, vì không có động lực và biện pháp gì để vượt qua. Bấy giờ sẽ trở thành vị Bồ Tát bại hoại”.
Cho nên nếu đã phát mười đại nguyện rồi, kế tiếp phải nhất quyết lập đại thệ để những điều nguyện đã phát được thêm phần kiên cố, dù gặp hoàn cảnh nào cũng tìm đủ mọi cách vượt qua.
Vấn đề phát thệ có năm loại như sau:
1. Thệ không làm việc phi phạm hạnh:
Nghĩa là thà đem thân này gieo vào đống lửa lớn, hố sâu, núi dao. Hai chữ “ninh dĩ” (thà đem) là lời khẩn thiết, kiên thệ, nghĩa là: thà làm việc này, nhất quyết không làm việc kia.
Phải biết rằng: chúng sanh trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi, do dâm dục là cội gốc, là tên đệ nhất đao phủ. Đồng thời phải biết bổn nguyên tâm địa vốn là thanh tịnh. Sự làm ô nhiễm tâm địa ấy dù có rất nhiều nguyên nhân, nhưng phải nhìn nhận rằng bất tịnh hạnh là nguyên nhân lớn nhất làm ô nhiễm tâm địa bổn nguyên.
Vì thế, đầu tiên phải phát thệ rằng: “Thà đem thân thể tôi gieo vào đống lửa lớn đương cháy hực hỡ, phải chịu khổ thiêu đốt da phồng thịt rã, hoặc đem thân tôi gieo vào hầm hố sâu, ròng rã chịu thống khổ từ trên cao rơi xuống, bị hãm hại đến chết hoặc đem thân tôi kéo chạy trên núi đao kiếm, chịu những thống khổ bị đâm chém, gan ruột tan nát, cho đến trăm nghìn thứ thống khổ khác bức bách. Tôi nguyện trong đời này thà cam chịu các thứ thống khổ nói trên, cũng không cho là khổ, nhất quyết không dám hủy phạm kinh luật thanh tịnh của tam thế chư Phật đã tuyên thuyết, để “cùng với tất cả nữ nhân làm điều bất tịnh”.
Tại sao lại nói vấn đề này một cách quá nghiêm trọng như vậy?
Vì trong giới có dạy: “Lửa dữ, núi dao chỉ làm thiệt hại sinh mạng trong một thời kỳ ngắn ngủi này, còn việc dâm nhiễm với nữ nhân làm cho hành giả bị đọa vào địa ngục thọ vô lượng thống khổ, lại còn làm thương tổn cho pháp thân huệ mạng”. Ngoài ra, trong bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Phát Ẩn của tổ Liên Trì cũng nói: “Về việc dâm nhiễm phải phát thệ trước tiên, vì thân này sinh ra từ nơi dâm dục. Dâm sự thành tựu là do nữ nhân. Bể ân ái thêm sâu rộng, cội gốc sanh tử càng kiên cố không gì hơn nữ sắc. Do đó, phải phát thệ đoạn trừ dâm dục đầu tiên.
Lò hồng, gươm bén chỉ hại sắc thân một thuở, còn nữ sắc là mật ngọt ở trên dao bén, làm cho huệ mạng bị trầm luân trong muôn kiếp. Vì thế nế đem so sánh với nỗi thống khổ bên trên, thì thà nhẫn thọ khổ này chớ quyết không đi làm việc kia...”
Nguyên do chúng sanh bị trầm luân trong khổ hải từ vô thỉ, không thể vượt ra ba cõi, thoát sanh tử luân hồi, chính là do sự trói cột của nữ sắc.
Vì thế, trong kinh Đại Niết Bàn có dạy: “Nếu có Bồ Tát nào dù không giao hợp với nữ nhân, chỉ cùng nhau nói cười đùa giỡn, hoặc ở ngoài vách tường lắng nghe tiếng khua động vòng xuyến của nữ nhân, cho đến để ý dòm ngó cảnh nam nữ dẫn nhau đi... Vị Bồ Tát này đã hủy phá tịnh giới, hoen ố phạm hạnh. Giới thể đã bị tạp nhiễm, nên không được gọi là đầy đủ tịnh giới”.
Nghe tiếng, thấy hình còn làm cho giới hạnh bị tạp nhiễm, ô uế, huống chi sanh khởi niệm bất tịnh ư?
Tại sao trong kinh Niết Bàn nói Bồ Tát cùng với nữ nhân cười cợt, giỡn hớt cũng gọi là hủy phạm tịnh giới?
Vì dâm dục có nhiều hình thức chứ không phải chỉ có việc giao hợp. Như bài tụng thứ mười hai trong luận Câu Xá có nói về tướng trạng dâm dục của chư thiên cõi Lục Dục như sau:
Lục thọ dục: giao, bão,
Chấp thủ, tiếu, thị dâm!
Nghĩa là sự hưởng thọ dục lạc ở cõi trời Dục Giới có năm thứ: giao hợp, ôm, nắm tay, cười giỡn, liếc ngó.
Cõi trời Tứ Thiên Vương thứ nhất và cõi Trời Đao Lợi thứ hai, nam nữ giao hợp gọi là dâm dục.
Cõi trời Dạ Ma thứ ba, nam nữ ôm nhau là dâm dục.
Cõi trời Đâu Suất thứ tư, nam nữ nắm tay nhau gọi là dâm dục.
Cõi trời Lạc Biến Hóa thứ năm, nam nữ cười giỡn gọi là dâm dục.
Cõi trời Tha Hóa Tự Tại thứ sáu, nam nữ dòm ngó nhau gọi là dâm dục.
Việc hành dâm của thiên nhơn trong cõi trời Lục Dục khác nhau vì phước nghiệp của mỗi cõi hơn kém nhau, nên sự hành dâm giữa nam nữ có sự thô, tế khác nhau. Còn ở nhân gian thì gồm đủ cả. Đầu tiên thì liếc, ngó, cười cợt, đụng chạm, dần dần đến sự giao hợp, tức hoàn thành dâm nghiệp, phạm căn bản Ba La Di tội.
Vì thế muốn tránh khỏi dâm nghiệp thì với những cử chỉ bất chánh như dòm ngó v.v... phải tránh hẳn để khỏi phạm căn bản trọng tội, mà phải chiêu cảm lấy khổ quả ở địa ngục A Tỳ (dịch giả nhất tâm thành kính mong quý đại sĩ cố gắng lưu tâm đề phòng).
Như vậy phải làm thế nào để khỏi bị nữ sắc cám dỗ?
Vấn đề này có một sự tích sau đây:
Thời quá khứ có một vị tỳ kheo độc thân, tọa thiền niệm Phật trên một cánh đồng vắng.
Một hôm, ma biến hóa thành một mỹ nhân quyến rũ, mê hoặc để tỳ kheo làm hạnh bất tịnh với nó. Tỳ kheo dùng kệ đáp rằng:
Vô tu tệ ác nhân,
Thuyết thử bất tịnh ngữ.
Thủy phiêu, hỏa phần chi,
Bất dục kiến, văn nhữ!
Dịch:
Con người tệ ác không biết thẹn,
Thốt ra những lời bất tịnh ấy.
Thà bị nước trôi cùng lửa cháy,
Không muốn nghe thấy những lời ngươi nói.
Ma nghe tỳ kheo nói kệ trên rồi, hết sức tán thán rằng:
Nước trong bể cả có thể cạn khô,
Non Tu Di có thể lay động,
Bậc thượng nhân chí hướng kiên cường,
Tôi không cách gì mê hoặc được.
Nam nữ là một đại vấn đề ở thế gian, đúng theo pháp để khống chế nó thật không phải là việc dễ dàng. Vì thế, khi Đức Phật còn tại thế, đối với những vị xuất gia không thể nghiêm trì tịnh giới, muốn xả giới hoàn tục; Ngài chẳng những không ngăn cản, lại còn sẵn lòng chấp thuận. Đó là vì Phật muốn bảo vệ sự thanh tịnh cho Tăng đoàn, không muốn những người không biết hổ thẹn, phạm giới, lại ở trong Phật pháp làm những hành động phá hoại đạo pháp.
Nếu theo đúng pháp xả giới hoàn tục, tương lai vẫn có thể xuất gia trở lại, làm vị xuất trần thượng sĩ. Nếu ở trong Phật pháp mang lốt xuất gia mà hủy phá căn bản đại giới thì không thể thành pháp khí, mong cầu thoát ly sanh tử luân hồi.
Lời phụ:
Trong Luật Tạng và kinh A Hàm nói: khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài cùng quý tỳ kheo đi dạo nơi một cánh đồng lớn, thấy lửa bốc cháy dữ dội. Nhân đó, ngài vì quý tỳ kheo mà nói thí dụ gieo mình vào đống lửa lớn.
Quý tỳ kheo sau khi nghe Phật dạy, những vị căn tánh đã thuần thục, tập nhiễm ái dục đã được nhẹ nhiều, liền đoạn diệt phiền não về ái dục.
Trái lại, những vị căn tánh chưa thuần thục, nghĩa là phiền não ái dục còn sâu nặng, sanh lòng lo sợ, hoảng hốt, nên đồng nguyện xả giới xin hoàn tục.
Đức Phật vẫn hoan hỷ cho phép không ngăn cản. Vì ngài không muốn quý tỳ kheo cố gắng ở trong đạo mà làm việc phá hoại đạo pháp, chớ thật lòng không phải Ngài muốn cho quý thầy hoàn tục.
Cho đến bậc Thánh Nhân Sơ Quả, Nhị Quả (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm), đối với kiến hoặc phiền não đã hoàn toàn đoạn diệt, nhưng tập chủng dâm nhiễm vẫn còn thì cũng nên hoàn tục cưới vợ, nhất quyết không được ở trong đạo mà làm việc phá giới. Vì theo đúng pháp hoàn tục thì tương lai, nếu muốn, vẫn được xuất gia trở lại. Nếu một khi căn bản trọng giới đã phá rồi thì nhất định không phải là đạo khí (khí là vật dụng, đạo là đạo pháp. Nghĩa là thân này ví như vật dụng để thành tựu đạo pháp). Nếu thân phá giới thì chẳng khác gì vật hư bể, không dùng được nữa. Hơn nữa, không thể nào mang tướng trạng của thánh hiền (hình tướng người xuất gia) mà đi làm việc bỉ ổi, đê hèn, ô uế và nhơ bẩn này.
Với điều phát thệ trên (đoạn dục nhiễm), Bồ Tát xuất gia hoàn toàn phát thệ đoạn việc tà dâm mà thôi.
Thế nên Bồ Tát xuất gia phải hết sức tự xét mình: Nếu chủng tử ái nhiễm nhẹ thì rất quý, hoặc nếu dù nặng nề nhưng có thể khéo léo cố gắng, kềm chế thì có thể ở lại trong Tăng Đoàn. Còn vị nào phiền não, ô nhiễm quá cường thịnh không thể tự kềm chế thì nên mau mau xả giới hoàn tục, phải hết sức thận trọng, không nên ở trong đạo mà làm việc phá giới.
Xả giới hoàn tục, dù hiện tại phải mất hẳn địa vị tỳ kheo, sa di, nhưng vẫn được làm Bồ Tát ưu bà tắc, tương lai có thể trở lại xuất gia. Nhưng nếu giới thể một phen đã hủy phá rồi, thì tất cả giới tỳ kheo, sa di, Bồ Tát, đến cả Bát Quan Trai Giới một ngày một đêm, đều không cho phép thọ. Dù trong giới Bồ Tát có cho phép trường hợp phạm tội trọng, phải sám hối cho đến khi nào thấy được hảo tướng thì mới được tái thọ. Nhưng thấy được hảo tướng không phải là chuyện dễ dàng. Vậy cần phải suy nghĩ thật kỹ và thật thận trọng!
Dịch giả thành kính y theo bộ Phạm Võng Hợp Chú cung kính thuật lại để kính dâng quý đại sĩ xuất gia và tại gia, nhất là quý vị xuất gia, phải y theo lời Phật dạy, cố gắng giữ gìn giới luật.
Đối với quý đại sĩ tại gia, Phật đã từ bi mở ra pháp Nhân Thừa Ngũ Giới, chỉ cấm tà dâm, không cấm chánh dâm. Vì vậy, đối với giới tà dâm phải cố gắng đoạn trừ, đừng để sa chân vào đường tội lỗi, như lời dạy của tiên đức:
Nhất thất túc thành thiên cổ hận,
Tái hồi đầu thị bách niên thân.
Dịch:
Một bước sa chân ngàn thuở hận,
Ngoảnh lại phù sinh kiếp đã rồi.
2. Thề không luống thọ cúng dường
Khi thọ sự cúng dường của tín thí chủ, quyết phải đem lại phước lợi cho người. Nếu chỉ thọ dụng của người một cách tổn hao mà không lợi ích gì cho thú chủ, gọi là uổng thọ hay luống thọ.
Lại thệ rằng: “Đến lúc đông thiên, trời quá lạnh rét, nếu tôi nghiêm trì cấm giới được thanh tịnh thì thọ sự cúng dường y phục của tín thí không có gì là không được. Tôi thà lấy lưới sắt nóng quấn trên thân mình có nghìn lớp để thân này da thịt bị cháy phỏng rã rời, nhưng không cho sự kịch khổ ấy là đau khổ, quyết không dám để thân này phá giới, thọ những y phục của tín tâm đàn việt cúng dường.
Đàn việt sở dĩ cúng dường y phục cho tôi là vì tôi là phước điền tăng thanh tịnh, nên thí chủ muốn đến để cúng dường cầu phước. Nếu tôi đã hủy phá giới pháp của Như Lai, làm mất hẳn tư cách của vị phước điền tăng, tôi không được phép tiếp thọ cúng dường y phục của đàn việt” (chẳng những đối với y phục, mà cả với thức ăn uống cũng vậy).
Lại thệ rằng: “Lúc tôi bị bụng đói như cào mà không tìm được món gì để ăn, thà miệng này nuốt hoàn sắt nóng cháy đỏ, hoặc lúc tôi bị khát khô cổ, thà miệng này uống nước đồng sôi, hoặc gan ruột, lục phủ, ngũ tạng rục rã nát tan. Những nỗi thống khổ ấy không phải chỉ trong phút chốc mà phải chịu đựng lâu dài đến trăm nghìn kiếp. Dù phải thọ khổ như thế, nhưng tôi vẫn cố gắng nhẫn thọ, chớ quyết không để miệng phá giới ăn các thức uống ăn của tín tâm đàn việt cúng dường. Thí chủ vì cầu phước mà mang đồ đến cúng dường, tôi nay không có phước đức, thì không nên tiếp thọ sự cúng dường ấy. Nếu thọ dụng các thức uống ăn này làm sao tiêu hóa được?”
Lại thệ rằng: “Khi tôi cảm thấy mỏi mệt cần có giường chiếu nghỉ ngơi, thà đem thân này nằm trên đống lửa lớn hoặc trên tấm sắt nóng, để chịu thống khổ da phồng, thịt rã, xương cốt tiêu tan, quyết không dám để thân này phá giới, thọ các thứ giường ghế của tín tâm đàn việt cúng dường”.
Đàn việt vì cầu phước mà cúng dường các thứ giường ghế cho bạn. Nếu bạn tự thấy mình không có phước đức, thì không nên tiếp thọ sự cúng dường của đàn việt.
Lại thệ rằng: “Lúc tôi bệnh hoạn, phải có thuốc men để trị liệu, thà đem thân này chịu cả ba trăm gươm giáo đâm vào thân mình, bị thống khổ như vậy, không phải chỉ trong thời gian ngắn mà phải trải qua thời gian lâu xa một hai kiếp. Dù bị khổ cực điểm như vậy, nhưng tôi vẫn sẵn sàng cam tâm nhẫn thọ, quyết không dám để thân này phá giới, thọ các thứ thuốc men của tín tâm đàn việt cúng dường”.
Đàn việt cúng dường thuốc men trị liệu cho thân thể chúng ta đuọc khỏi bệnh khoẻ mạnh, chủ ý là muốn chúng ta tu hành để họ được phước. Chúng ta lại không đúng như pháp dụng công tu niệm, lại còn phá tịnh giới của Như Lai, thì làm sao dám tiếp thọ sự cúng dường của người?
Lại phát thệ rằng: “Nếu tôi cần nơi cư trú để tu hành và các phòng xá v.v... thì phải đúng như pháp, nghiêm trì giới cấm của Phật. Nếu không, thà đem thân này nhảy vào vạc dầu sôi, trải qua thời gian trăm nghìn kiếp, thọ các thống khổ, quyết không dám để thân này phá giới, lãnh thọ những phòng nhà, ruộng vườn, đất đai của những đàn việt có tín tâm cúng dường”.
Nên nhận thức chân thực rằng: Các vật nói trên đều là của thí chủ cần dùng, nhưng vì muốn cho người xuất gia tròn trách nhiệm hóa độ chúng sanh và hoàn thành đạo nghiệp, nên họ phát tâm cúng dường.
Nếu bản thân của vị xuất gia không theo đúng pháp, thực hành công hạnh tự lợi, lợi tha thì thử hỏi làm sao dám thọ nhận của đàn na, tín thí?
Đức Phật vẫn cho phép chúng tăng thọ nhận sự cúng dường của thí chủ, nhưng ở đây nói “thệ không luống thọ sự cúng dường” không có nghĩa là không cho chúng tăng thọ sự cúng dường của thí chủ, mà là muốn cho chúng tăng phát thệ nghiêm trì tịnh giới của Như Lai, không được hủy phá. Nếu đem thân phá giới mà tiếp thọ sự cúng dường của thí chủ thì tuyệt đối không được.
Trong kinh Bảo Tích, Đức Phật bảo ngài Ca Diếp rằng: “Này Ca Diếp! Ta thường nói: Thà dùng tấm sắt nóng làm y phục, chứ không nên đem thân phá giới này mặc chiếc ca sa. Thà nuốt hoàn sắt nóng cháy đỏ, chứ không nên dùng miệng phá giới mà ăn các thứ uống ăn của tín thí”, chính là ý này vậy.
Cổ đức có dạy: “Nếu giới pháp của mình có chỗ khuyết tổn, thì một hạt gạo, một hạt muối, cũng không dễ gì tiêu được. Phá giới mà thọ dụng của thí chủ thì làm sao có thể đầy đủ theo chỗ mong cầu của tín thí? Vì thế phải hết sức thận trọng!”
3. Thệ không luống thọ sự cung kính
Một vị Bồ Tát đầy đủ công hạnh tự lợi, lợi tha, tất nhiên được sự cung kính, tôn trọng của quảng đại quần chúng, nhưng bản thân của vị Bồ Tát phải kiện toàn mọi mặt mới được. Tức là vị Bồ Tát phải đúng như pháp nghiêm trì tịnh giới của Như Lai, không được hủy phạm.
Trái lại, nếu thọ nhận sự cung kính lễ bái của thí chủ mà không thực hành được điều quy định, thì không dễ gì nói cho suông trôi qua được. Cho nên lại phát thệ rằng: “Vì sự cung kính, tôn trọng của mọi người, trước tiên tôi phải tự tôn, tự trọng chính mình. Vì thế, hôm nay tôi thà để cho người lấy chày sắt rất nặng đập thân này từ đầu đến chân nát như tro bụi, quyết không dám để thân này phá giới, thọ sự cung kính lễ bái của tín tâm đàn việt”.
Cung kính lễ bái là việc làm cầu phước tiêu tội. Vì thế, nếu bạn là một vị tu hành đức hạnh cao siêu, đáng lý phải tiếp thọ sự cung kính của mọi người, để cho mọi người được tiêu trừ tội chướng, phước đức tăng trưởng. Nếu tự biết mình không có đức hạnh như vậy, thì không dám tiếp thọ sự cung kính, lễ bái của người.
4. Thệ sáu căn không nhiễm ô
Sáu căn gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu căn này có tác dụng kiến, văn, giác, tri. Đối với sáu căn được khai thành năm thệ như sau:
* Thệ nhãn căn thanh tịnh: Nhãn căn dùng để phân biệt sắc trần. Trời sanh con người có đôi mắt để xem mọi vật. Nếu dùng mắt để xem kinh Phật, tượng Phật, tất nhiên điều đó là rất tốt, còn xem sắc đẹp con người thì nhất định không được.
Nên lại phát nguyện rằng: “Nếu khi tôi dùng nhãn căn đối với sắc trần, thà lấy trăm nghìn lưỡi gươm, giáo khoét đôi mắt mình, khiến tôi không thể trông thấy bất cứ cảnh vật gì, quyết không đem tâm phá giới này nhìn ngắm sắc đẹp của người, để không bị sắc đẹp bên ngoài cám dỗ, làm việc phá giới của Như Lai”.
Tập khí của chúng sanh từ vô thỉ thường hay khuấy nhiễu, phá rối hành giả. Không muốn cho nó nhìn ngắm sắc đẹp mà nó lại rất thích nhìn ngắm, dù nhìn đến cả trăm ngàn lần vẫn không nhàm chán. Đây là nguyên nhân khiến chúng sanh trầm luân trong sanh tử, trôi lăn trong sáu đường, không biết tìm phương nào tự cứu!
* Thề nhĩ căn thanh tịnh: Nhĩ căn dùng để phân biệt âm thanh. Nếu dùng tai để nghe kinh pháp, lẽ đương nhiên rất tốt, nhưng nếu nghe những khúc nhạc du dương, đồi trụy của thời đại thì không thể được.
Cho nên lại phát thệ rằng: “Nếu khi tôi dùng nhĩ căn, đối với thinh trần đắm nhiễm thì thà lấy trăm nghìn dùi sắt đâm thủng lỗ tai mình, trải qua thời gian lâu xa một, hai kiếp, chịu các thống khổ, để cho tôi không còn nghe bất cứ âm thanh gì, tôi sẵn sàng cam tâm nhẫn thọ, quyết không đem tâm phá giới này nghe tiếng hay, giọng tốt, không để cho tiếng tốt giọng hay cám dỗ làm điều phá giới”.
Trên thế gian có lắm điều thật quái lạ, là đại đa số người khi được khuyên nên nghe kinh, nghe pháp, họ đều nói là công việc quá bề bộn, không có thì giờ rảnh. Nhưng họ lạy say sưa nghe những khúc nhạc hiện đại suốt ngày, không bao giờ cảm thấy uổng phí thời gian... Càng nghe họ càng thấy tinh thần càng đam mê ưa thích nên trong kinh gọi là “nghiệp chướng sâu nặng”.
* Thệ tỷ căn thanh tịnh: Tỷ căn dùng để phân biệt hương trần. Nếu dùng mũi để ngửi giới hương, định hương, lẽ đương nhiên rất tốt. Nhưng nếu dùng mũi để ngửi các mùi hương thế tục thì không được.
Nên lại phát thệ rằng: “Khi tôi dùng mũi ngửi hương trần thì thà lấy trăm nghìn lưỡi dao cắt bỏ mũi mình, khiến tôi phải thọ sự thống khổ hết sức nặng nề. Tôi nguyện sẵn sàng thọ nhận vô điều kiện, quyết không đem tâm phá giới này ngửi các mùi thơm thế tục”.
Kinh văn nói “các mùi thơm” ở đây là chỉ các thứ nước hoa ở thế gian mà nam nữ thường dùng để cám dỗ và mê hoặc người khác phái. Khi bạn ngửi những thứ nước hoa ấy, tự nhiên sẽ bị nó lôi cuốn rồi vô tình tùy thuận theo nó. Cho nên dùng tâm phá giới ngửi các thứ nước hoa tuyệt đối là không được, cần phải nhất quyết tránh xa, để khỏi phải vì nó mà trái phạm giới cấm của Như Lai.
* Thệ thiệt căn thanh tịnh: Thiệt căn dùng để phân biệt vị trần, khả năng phân biệt này rất nhạy, nên được dùng để thọ dụng các thứ uống ăn. Khi nếm vị ngon thì thích ăn nhiều, nếm vị dở không ngon thì ăn ít. Tất cả mọi người trên thế gian, có thể nói, thông thường đều như vậy, nhưng với người Phật tử đã biết thì không được như vậy.
Cho nên lại phát thệ rằng: “Khi tôi dùng thiệt căn đối với vị trần, thà lấy trăm nghìn lưỡi dao cắt đứt lưỡi mình, tuy là hết sức đau đớn, nhưng tôi nguyện sẵn lòng thọ nhận sự đau khổ ấy, quyết không dám đem tâm phá giới này ăn các thứ tịnh thực của người cúng dường”.
Phải biết rằng: Ăn uống cốt là để duy trì sự sống, thế nên chỉ cần ăn uống để trợ giúp cho thân này mạnh khỏe là đủ. Không nên dùng tâm trái với giới hạnh, phân biệt thức ăn ngon dở mà thọ dụng.
* Thệ thân căn thanh tịnh: Thân căn dùng để phân biệt các cảm giác đối với xúc trần. Khi tiếp xúc với ngoại cảnh tốt đẹp, thỏa mãn ý thích của mình, thì khởi tâm ưa muốn; nếu ngược lại thì sanh lòng chán ghét. Đây cũng là một thông bệnh của mọi người. Nhưng đối với Phật tử thì nhất quyết không được.
Cho nên lại phát thệ rằng: “Khi tôi dùng thân căn đối với xúc trần, thà lấy búa bén chặt chém thân thể của mình, chịu các thứ đau khổ không tả xiết, nhưng tôi nguyện sẵn sàng nhẫn thọ, quyết không dám đem tâm phá giới này tham mặc đồ tốt”.
“Đồ tốt” là chỉ cho những loại y phục, mền, nệm v.v... bằng hàng lụa, sa, tố, gấm, vóc mềm mịn, êm ái. Bất cứ người nào khi va chạm vào chúng đều sanh tâm ưa thích, không muốn xa rời. Đấy cũng là một thông bệnh của người đời, nhưng đối với Phật tử đã biết sự tai hại của nó, cần phải tránh xa.
Như trên đã nói về năm căn tiếp xúc với năm trần, tức là cảnh giới ngũ dục. Người Phật tử đối với cảnh giới ngũ dục nếu có tâm nhiễm trước thì hoàn toàn bất lợi cho chính mình, vì nó là nguồn gốc tạo các tội ác.
Nên trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy: “Giặc ngũ căn có thể làm cho chúng sanh bị khổ nhiều đời, nhiều kiếp. Tai hại ấy rất lớn, thế nên cần phải thận trọng cho lắm!”
Ở đây vì muốn chặt đứt nguồn gốc tội ác này, khiến cho các thiện căn công đức được tăng trưởng, cho nên Phật dạy phải phát ra những điều thệ này để không phải tùy thuận theo nó, không bị nó cuốn lôi.
Ở đây có người hỏi rằng: Nói là “thệ sáu căn thanh tịnh không ô nhiễm”, tại sao không thấy nói đến ý căn?
Vì ý căn là pháp vô hình vô tướng, còn pháp trần là cảnh sở duyên của nó, cũng không thể nắm cầm, sờ mó được. Thế nên không thể nói giống như năm căn kia. Hơn nữa, ở trong những lời phát thệ trên, lời thệ nào cũng đều có câu: “Không đem tâm phá giới này...” như vậy, tâm ở đây chính là Ý, do đó, đã bao hàm Ý căn trong đó rồi vậy. Cho nên không cần nói riêng.
Nếu lúc năm căn tiếp xúc với năm trần mà tâm không nhiễm trước, phá giới, thì là đã được sáu căn thanh tịnh. Do đó, giới này gọi là thệ sáu căn thanh tịnh, không nhiễm ô.
5. Thệ vì hóa độ chúng sanh:
Lại phát nguyện: “Nguyện cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật". Bồ Tát đã phát nguyện lập thệ như trên, không phải để mong cầu sự an lạc cho cá nhân mình, mà chính là vì hóa độ tất cả chúng sanh trong pháp giới, khiến cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật.
Điều đại thệ: “Nguyện cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật” này có thể nói là nó thể hiện tính chất chân chính trong bản hoài độ sanh của Bồ Tát. Nếu không có điều thệ nguyện này hồi hướng cho mình và người đồng thành Phật đạo, thì những lời thệ nguyện kia, nếu không thành tựu được phước báo nhân thiên, thế gian thì cũng chỉ được mức thành tựu thánh quả xuất thế của Tiểu Thừa mà thôi. Nếu muốn hoàn thành vô thượng Phật quả thì không thể được.
Có lập thệ phát nguyện như vậy mới gọi là vị Bồ Tát chân chính. Trái lại, nếu làm một vị Bồ Tát không phát những điều thệ này thì phạm khinh cấu tội.
Nếu đem Tam Tụ Tịnh Giới phối hợp với giới này thì có sự tương ứng như sau:
- Nghiêm trì giới cấm của Phật thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Phát các thệ nguyện thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Nguyện cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật thuộc về Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Cho nên nghiêm trì giới này là đầy đủ Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát, trái lại, phạm giới này tức là hủy phạm Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát vậy. Vì thế, Phật tử không được viện bất cứ lý do gì để không phát thệ.
Về phương diện Tánh và Giá tội, nên chỉ có trường hợp ngăn cấm mà không có trường hợp khai miễn. Giới này cả thất chúng Phật tử đều phải tuân giữ, tu học. Nhưng năm chúng xuất gia đều tiếp thọ sự cúng dường của thí chủ nên tương đồng, còn hai chúng tại gia vì không có việc thọ nhận sự cúng dường nên không đồng với chúng xuất gia.
Riêng đối với hoằng thệ thứ năm: “Thệ hóa độ chúng sanh”, thì cả hai chúng Bồ Tát xuất gia và tại gia đều tương đồng. Vì Bồ Tát dù xuất gia hay tại gia đều phải lập thệ hóa độ chúng sanh.
Về phương diện khác nhau giữa hành giả Đại Thừa và Tiểu Thừa, đối với hoằng nguyện độ sanh, hành giả Đại Thừa nếu không phát hoằng thệ này nhất quyết không được. Trong khi hành giả Tiểu Thừa chỉ cốt chuyên lo tu học để cầu giải thoát cho cính mình, nên không lập hoằng nguyện này thì cũng không trái với giới hạnh của mình.
Giới trước Phật dạy phát tất cả nguyện: nguyện phải hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng v.v... Giới này, cuối cùng Phật dạy: “Thệ nguyện độ tất cả chúng sanh đều được thành Phật”, có thể nói, trước sau đều dạy đủ. Đây thật là sự lưu lộ từ tâm đại từ bi của Đức Phật. Cho nên hành giả Bồ Tát đã phát đại Bồ Đề tâm, quyết phải vâng theo lời Đức Phật đã từ bi chỉ dạy. Dùng mười đại nguyện làm người dẫn đường đi trước, dùng năm đại thệ làm người đi sau thúc đẩy, để hoàn thành đại hạnh tự lợi, lợi tha của Bồ Tát vậy.
-----------------------------
37. Mạo Nạn Du Hành Giới (Giới Cấm Vào Nơi Hiểm Nạn)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.37. MẠO NẠN DU HÀNH GIỚI
(giới cấm vào nơi hiểm nạn)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử thường ưng nhị thời đầu đà...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử mỗi năm phải hai kỳ hành Đầu Đà, mùa Đông và mùa Hạ. Trong thời ngồi thiền kiết hạ an cư, thường dùng nhành dương, nước tro, ba y, bình bát, ngọa cụ, tích trượng, hộp lư hương, đảy lược nước, khăn tay, dao, đá lửa, cái nhíp, giường dây, kinh luật, tượng Phật, tượng Bồ Tát. Khi Phật tử hành Đầu Đà hạnh cũng như lúc du phương trăm dặm, ngàn dặm, luôn mang theo bên mình mười tám món này.
Hai kỳ hành Đầu Đà hạnh trong mỗi năm: từ Rằm tháng Giêng đến Rằm tháng Ba và từ Rằm tháng Tám cho đến Rằm tháng Mười. Trong hai kỳ hành Đầu Đà hạnh này phải luôn mang theo mười tám món ấy bên mình như đôi cánh chim luôn gắn chặt vào thân chim.
Nếu đến ngày Bố Tát, hàng tân học Bồ Tát cứ mỗi nửa tháng phải làm lễ Bố Tát tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh.
Lúc tụng giới, nên ở trước tượng Phật và Bồ Tát mà tụng. Nếu chỉ có một người bố-tát thì một người tụng. Nếu hai ba người hay đến trăm nghìn người thì cũng chỉ một người tụng, còn những người khác thì lắng nghe.
Người tụng giới thì ngồi cao hơn người nghe giới. Mỗi người đều đắp y hoại sắc chín điều, bảy điều hoặc năm điều (điều là những nếp vải xếp trên y, để phân biệt thứ bậc trong Tăng, Ni). Trong lúc kiết hạ an cư, cũng phải mỗi việc theo đúng theo nghi thức quy định.
Lúc hành Đầu Đà hạnh, chớ đi đến những chỗ có thể xảy ra tai nạn, những cõi nước hiểm ác, nhà vua hung bạo, đất đai gập ghềnh, cỏ cây rậm rạp, chỗ có những ác thú: sư tử, cọp, sói, cùng lụt, bão, hỏa hoạn, giặc cướp, đường sá có rắn rít... Tất cả noi hiểm nạn ấy đều không được đi đến. Chẳng những lúc hành Đầu Đà hạnh, mà ngay lúc kiết hạ an cư cũng không được đi vào những chỗ hiểm nạn ấy. Nếu cố đi vào những nơi ấy, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
1. Lời giảng
Bồ Tát vì muốn hộ trì tịnh giới được trọn vẹn nên sẵn sàng nhẫn thọ những đau khổ nước sôi, lò lửa v.v... Đấy là điều giới trước đã chỉ dạy.
Để bảo tồn sinh mạng của chính mình, nhờ đó có thể trường kỳ tu học Phật pháp, nên đối với bất cứ nơi nào có tai nạn, dù rất nhỏ, cũng phải hết sức tìm cách tránh xa, chính là điểm giới này sẽ thuyết minh.
Việc tu học Phật pháp không phải muốn làm gì thì có thể làm ngay tức khắc, mà cần phải có đầy đủ các thứ trợ duyên mới có thể làm được. Nếu thiếu sức trợ duyên, muốn thực hành Bồ Tát đạo một cách hoàn bị, thì thật là muôn phần khó khăn. Cho nên phải hết sức chú ý và cẩn thận vấn đề tai nạn.
Nếu trái phạm giới này thì phải mắc tội như thế nào?
Điều này cần phải xem xét mức độ tai nạn ở nơi xảy ra nhẹ nhàng hay nặng, vấn đề bỏ bê sự tu hành lâu hay mau, lời phê bình, chê bai nhiều hay ít mà quyết định. Nếu nạn xứ nhẹ, sự bỏ bê tu hành ít, những lời phê bình, chê bai nhẹ thì mắc tội nhẹ. Nếu ngược lại, thì tội mắc phải cố nhiên là nặng.
Những trường hợp nào có thể nói là không vi phạm?
Điều ấy cần phải xem tình hình thực tế lúc ấy như thế nào mà định đoạt?
- Trường hợp bạn đi vào con đường hiểm nạn mà không hay biết, hoặc không còn con đường nào khác thuận tiện hơn để tránh con đường hiểm đó, nên bắt buộc phải mạo hiểm đi vào. Như thế thì không trái phạm.
- Hoặc vì hóa độ chúng sanh, dù biết rõ con đường phía trước có nhiều hiểm nạn, nhưng vì chúng sanh nên vẫn tiến bước, không nghĩ đến tai nạn để giúp chúng sanh được an ổn, khỏi tai nạn, không bị thiệt mất thân mạng. Trường hợp này không trái phạm giới.
- Hoặc trong trường hợp mình đang trong trạng thái si mê, điên cuồng, không biết thế nào là tai nạn, nên cứ ngớ ngẩn xông vào chỗ có tai nạn, như thế cũng không bị kết tội.
Ai lại không muốn tránh khỏi chỗ có tai nạn? Ai lại muốn đem sinh mạng mình rước lấy tai nạn để làm trò cười cho nhân thế? Nhưng vì sự việc khẩn cấp không thể làm khác hơn được. Trường hợp này không gọi là phạm giới.
Giới này thất chúng Phật tử đều phải học và tuân hành, như trong kinh Thiện Sanh nói: “Nếu ưu bà tắc một mình đi vào chỗ hiểm nạn, không có bạn đồng hành thì mắc tội thất ý”.
Theo lời kinh dạy trên, nếu trường hợp có nhiều người cùng đi, thì không phạm giới. Hành giả Đại Thừa và Tiểu Thừa đều phải vâng giữ.
Riêng đối với các đại sĩ Đại Thừa thì Phật chế định mười tám thứ phải mang theo bên mình, còn hành giả Thanh Văn chỉ mang theo sáu món đồ vật tùy thân:
1. Y Tăng-già-lê (đại y, từ 9 điều đến 25 điều).
2. Y Uất Đa La Tăng (trung y, gồm có 7 điều).
3. Y An Đà Hội (hạ y, gồm có 5 điều).
4. Thiết Đa La (bình bát bằng sắt).
5. Ni-sư-đàn (tọa cụ).
6. Đảy lược nước.
Ngoài ra, những điều khác không ở trong hạn lệ cấm chế. Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, phải mỗi năm hai kỳ hành Đầu Đà hạnh. Mùa Đông và mùa Hạ đều ngồi thiền, kiết hạ, an cư”.
Kinh văn nói hai thời là chỉ hai mùa Xuân và Thu, vì hai mùa này khí hậu điều hòa thư thái, không bị lạnh, nóng xâm tổn, vạn vật đều phơi phới tốt tươi. Là thời gian lý tưởng cho đại sĩ du hành giáo hóa chúng sanh, để đem lại sự lợi ích cho mình lẫn người. Nghĩa là đối với thân thể của mình không bị suy tổn, đối với thân mạng chúng sanh không bị tổn hại. Vì thế trong khoảng thời gian hai mùa nói trên, hành giả nên thường du hành trong nhân gian để hóa độ chúng sanh.
Đầu Đà là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Đầu Tẩu, nghĩa là người Phật tử phải có tinh thần phấn chấn, đại vô úy, phải bỏ tất cả phiền não ẩn tàng trong tâm từ vô thỉ, khiến cho các công đức thiện căn ngày một tăng trưởng, để cầu thành tựu vô thượng Phật đạo.
Thông thường hạnh Đầu Đà theo các kinh nói, có mười hai thứ như sau:
1. Trụ A Lan Nhã: ở nơi tịch tịnh xa xóm làng và người đời.
2. Khất thực: mỗi sáng phải mang bát đi khất thực để tránh lỗi giải đãi.
3. Nạp y: chỉ mặc áo phấn tảo.
4. Nhất tọa thực: Mỗi ngày chỉ ăn một lần vào lúc đúng Ngọ.
5. Tiết lượng thực: lúc thọ thực phải tiết chế, ăn vừa theo sức của mình.
6. Trung hậu bất ẩm tương: sau giữa trưa không uống các thứ nước trái cây.
7. Trủng gian tọa: ngồi nơi gò mả.
8. Thọ hạ tọa: ngồi dưới gốc cây.
9. Lộ địa tọa: ngồi nơi không che lợp.
10. Thường tọa bất ngọa: thường ngồi chớ không nằm.
11. Thứ đệ khất thực: lúc đi khất thực phải theo thứ tự không được lựa chọn.
12. Đản tam y: chỉ chứa cất ba y, không được chứa dư.
Với mười hai hạnh Đầu Đà trên, Đức Phật chủ ý là muốn cho hành giả đối với ba việc y phục, uống ăn, và chỗ ở không sanh tâm tham trước, chỉ một mực dũng mãnh tiến tu cho mau được giải thoát.
Hạnh Đầu Đà không phải là giới điều của Phật chế lập, nên nếu vị nào có đủ khả năng phụng hành thì giáo hóa càng được trang nghiêm, còn vị nào không đủ khả năng, không thể thực hành được, cũng không phạm tội.
Lúc tiết Đông thiên giá lạnh, trời Hạ lại quá nóng bức, nên Bồ Tát muốn đi du hành giáo hóa chúng sanh thật có nhiều bất tiện. Thế nên cần phải ở yên một nơi, thúc liễm thân tâm, tọa thiền, niệm Phật, tụng kinh v.v... không để tâm rong ruổi theo cảnh trần bên ngoài, để được đắc Định, đắc Huệ. Kiết Hạ An Cư là pháp chánh thức của Bồ Tát tỳ kheo cần phải thực hành.
Danh từ “an cư” trong bộ Bồ Tát Sơ Tân, quyển bảy, nói:
“Thế nào gọi là An Cư?
Là giữ gìn thân tâm cho được tịch tịnh gọi là An, khắc định thời hạn an cư trú một nơi để tu hành gọi là Cư”.
Đức Phật chế định thời gian an cư là chín mươi ngày; hành giả phải ở yên một nơi, tinh tấn dũng mãnh, gia công tu hành. Lúc Đức Phật còn tại thế, có nhiều vị nhờ an cư mà đắc Định, hoặc có vị chứng thánh quả. Vấn đề An Cư có hai loại:
- Tiền An Cư: từ mười sáu tháng Tư đến rằm tháng Bảy.
- Hậu An Cư: từ mười sáu tháng Năm đến rằm tháng Tám.
Trong khoảng thời gian này, về sinh vật vô tình thì cỏ cây rậm rạp, về hữu tình thì trùng, kiến sản sanh quá nhiều, nên Đức Phật không cho phép tỳ kheo du hành bên ngoài, vì e sợ gây tổn hại sinh mạng cho chúng sanh.
Từ hai chữ “thường dùng” trở xuống là đề cập đến mười tám món tùy thân của Bồ Tát lúc du hành giáo hóa, phải có đủ, không được thiếu một món nào. Mười tám món đó là:
1. Nhành dương: Dùng để cho miệng được sạch sẽ, tức là bàn chải đánh răng thời bấy giờ. Vì thời xưa chưa có bàn chải nên dùng nhành dương thế cho bàn chải. Luật dạy dùng nhành dương có năm điều lợi ích: chắc răng, sáng mắt, thanh tâm, tiêu bịnh phong, trừ nhơ bẩn. Phật dạy tỳ kheo sau khi ăn uống phải dùng nhành dương, nếu không thì phạm tội đọa.
2. Tháo đậu (nước tro): dùng để làm cho thân thể sạch sẽ, giống như xà bông hiện nay. Khi tắm gội phải dùng xà bông đã đành, mà sau khi đại tiểu tiện, cũng phải dùng xà bông rửa tay cho sạch sẽ rồi mới được lạy Phật, tụng kinh v.v... nếu không sẽ mắc tội.
3. Ba y: y ngũ điều, thất điều và đại y. Tỳ kheo mặc ba y không giống với y phục thông thường của người thế tục. Ý nghĩa tỳ kheo mặc ba y là diệt trừ tham, sân, si.
4. Bình có ba loại:
- Tịnh bình: dùng đựng nước uống.
- Tùy dụng bình: dùng đựng nước rửa mặt, rửa tay.
- Xúc bình hay trược bình: dùng rửa chỗ đại, tiểu tiện. Trong Luật gọi là Tẩy Tịnh.
5. Bát: gọi là Bát Đa La. Trung Hoa dịch là Ứng Lượng Khí. Nghĩa là thể, sắc, lượng, là ba thứ đều ứng hợp với Luật Phật dạy. Thế thì dùng sành và sắt, không được dùng thất bảo, kim, ngân, hoặc đồng, cây... Màu sắc thì dùng dầu mè đốt xông mà thành. Lượng thì tùy theo lượng bụng của mỗi người mà ăn nhiều hay ít để phân làm ba thượng, trung và hạ. Bát lớn nhất không quá ba thăng, bát nhỏ nhất không quá một thăng rưỡi. Quý tỳ kheo chỉ dùng bát để thọ thực, cốt để tu dưỡng thân mạng mà tu hành, không được có tâm tà vạy, mong cầu cho nhiều, cũng không được sống theo lối tà mạng.
6. Tọa cụ: Tiếng Phạn gọi là Ni Sư Đàn, Trung Hoa dịch là “ngọa cụ” (đồ nằm), tọa cụ (đồ ngồi), phu cụ (như chiếu). Khi ngồi tọa thiền dùng Ni-sư-đàn trải làm bồ đoàn. Khi ngủ dùng làm nệm nằm. Hiện nay chúng ta đem ni-sư-đàn để lễ Phật hoặc các bậc tôn túc là hoàn toàn không đúng với ý của Phật chế lập và cũng không đúng với cách dùng ni-sư-đàn, trong lúc niệm hương, cầm dâng lên trước Phật, thật là đại bất kính!
7. Tích trượng: Ấn Độ gọi là Khích Khí La. Trung Hoa dịch là Trí Trượng, Đức trượng hoặc Tích trượng. Dùng tích trượng để tiêu biểu cho ý nghĩa dựng cao pháp tràng của Như Lai, hoặc dựng cờ nêu của bậc hiền thánh. Tích trượng còn tượng trưng cho trí huệ và đức hạnh của bậc thánh nhân.
8. Hộp lư hương: Hương dùng tiêu biểu cho giới đức thơm tho bát ngát. Lư dùng để cắm hương, cũng là tiêu biểu cho người Phật tử trì giới kiên cố. Hộp là vật để đựng hương, đáy hộp bằng phẳng tượng trưng tâm địa của Bồ Tát bình đẳng.
9. Đãy lược nước: Cái vợt lược nước may bằng lụa dày. Bồ Tát du hành giáo hóa trong nhân gian, đôi khi phải dùng đến nước, nên phải dùng vợt lược nước để không làm thương hại sinh mạng của những loại trùng nhỏ sống trong nước. Đây cũng là hành vi biểu lộ lòng từ bi của người Phật tử.
10. Khăn tay: Bồ Tát du hành giáo hóa trong nhân gian, tùy cảnh nhi an, không cần phải đem khăn tay cũng được. Nhưng vì muốn giữ vệ sinh, phòng bệnh truyền nhiễm, nên đem khăn tay tiện dùng khi rửa mặt, rửa tay, để khỏi dùng khăn của người. Hơn nữa khăn tay là tượng trưng cho sự diệt trừ cấu nhiễm, xa lìa tâm không biết hổ thẹn.
11 Dao cạo: dùng để cạo râu tóc, vì Bồ Tát du hành giáo hóa nhân gian, hình tướng phải khác người thế tục, cho nên phải thường cạo râu tóc để không bị người khác nhầm là cư sĩ tại gia. Hơn nữa, con dao tượng trưng ý nghĩa hàng phục tử ma (phiền não ma, ngũ ấm ma, thiên ma, tà ma).
12 Hỏa loại: đồ dùng để lấy lửa, cũng gọi là hỏa thạch (đá lửa – pierre à feu silex) thuộc về khoáng vật. Loại này thể chất cứng rắn và rất dầy, ánh sáng không rọi vào được. Có thứ màu đen, có loại màu tro. Thời xưa dùng để lấy lửa, ngày nay dùng để chế tạo ra pha lê. Hỏa loại tượng trưng cho quang minh của trí huệ, trừ sự vô minh si ám.
13. Cái nhíp: dùng để nhổ gai, vì Bồ Tát hành Đầu Đà hạnh, phải đi chân không, không được mang giày dép. Đôi khi vô ý đạp nhằm gai góc, phải dùng nhíp để nhổ gai ra, không để gây trở ngại cho sự du hành. Nhíp còn tượng trưng cho sự nhổ gốc rễ phiền não.
14. Giường dây: loại giường làm bằng cách bện các thứ dây rồi đan lại mà thành. Bồ Tát đi du hành giáo hóa, khi nào muốn nghỉ ngơi có thể mắc giường vào giữa hai gốc cây để nằm nghỉ. Như thế, chẳng những tránh được hơi ẩm ướt của mặt đất, lại còn diệt trừ tâm cống cao của mình, và cũng ngăn chặn tâm buông lung.
15. Kinh: lời Phật dạy bảo, khai thị, chỉ đạo cho hàng Phật tử đúng như pháp tu hành để mở mang trí tuệ, tăng trưởng phước đức.
16. Luật: lời răn dạy của Phật, hàng Phật tử xuất gia lẫn tại gia phải lấy giới luật làm mô phạm cho thân tâm. Nếu nghiêm trì ba nghiệp đúng như pháp, như luật, không trái phạm thì sẽ được giải thoát.
17. Tượng Phật: để chứng tỏ Phật tử từng giờ, từng phút đều không dám quên Đức Phật là đức Bổn Sư đắc giới, cũng là bậc đạo sư tối cao của mình, hành giả lúc nào cũng mang tượng Phật theo.
18. Tượng Bồ Tát: Cũng để tượng trưng tinh thần không bao giờ quên bậc đồng học thiện hữu của mình, những người tốt và quý báu nhất của mình, dù chỉ trong phút giây.
Do đó, Bồ Tát du hành giáo hóa chúng sanh, nhất định phải mang tượng Phật và Bồ Tát theo, để tùy thời, tùy nơi thuận tiện mà cung kính cúng dường. Xem đó là tấm gương giúp mình tu Bồ Tát hạnh, không vì bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào mà giải đãi.
Mười tám món kể trên, đối với hành giả Bồ Tát không thể xa rời trong giây lát. Nếu xa lìa thì không phải là người thực hành Bồ Tát hạnh. Do đó, chúng ta thấy rõ tính chất trọng yếu của mười tám món này.
Cho nên kinh văn dạy tiếp: “Khi Bồ Tát hành Đầu Đà hạnh, cùng khi du phương qua lại, dù là nơi gần trăm dặm hay những địa phương xa nghìn dặm, mười tám thứ đồ vật này đều phải luôn mang theo bên mình. Vì đó là những thứ thường dùng, nếu không luôn mang theo bên mình, đến khi cần dùng mà không có thì thật là bất tiện”.
Kinh văn nói hành Đầu Đà hạnh là chỉ thời gian nào?
Mùa Xuân từ Rằm tháng Giêng đến Rằm tháng Ba; mùa Thu từ Rằm tháng Tám đến Rằm tháng Mười.
Trong khoảng hai thời gian này, khí hậu không nóng cũng không lạnh. Chính là thời gian thật lý tưởng cho Bồ Tát du hành. Khi Bồ Tát phát tâm tu hành giáo hóa trong nhân gian, phải luôn luôn ghi nhớ là mười tám món này là những vật bất ly thân, luôn luôn phải có bên cạnh. Giống như chim bay trên không muốn tự do bay lượn, hoàn toàn nhờ vào đôi cánh. Nếu không có đôi cánh thì không thể bay được. Phải biết rằng Bồ Tát du hành giáo hóa nhân gian cũng như thế, nếu không mang theo 18 món này, thì việc du hành sẽ gặp trở ngại không ít.
Nếu đến ngày bố tát, hàng tân học Bồ Tát mới thọ giới, đối với nghi thức tụng giới thông thường và những tội khinh hoặc trọng của giới tướng mà mình không biết, không rõ thì cần phải tinh tấn Bố Tát. Mỗi nửa tháng tụng mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh, cố gắng giữ gìn và luôn kiểm điểm những giới điều mình đã thọ, xem có vi phạm hay không. Nếu có vi phạm thì phải đối trước tượng Phật, Bồ Tát phát lộ sám hối, còn nếu không trái phạm thì phải càng thúc liễm thân tâm hơn nữa, để tránh sự buông lung trái phạm cấm giới.
Đến ngày tụng giới thì phải tụng ở nơi nào?
Khi Phật còn tại thế thì chính kim khẩu của Phật tụng. Sau khi Phật diệt độ, Phật tử phải đối trước hình tượng Phật, Bồ Tát để tụng. Nếu ở trong Tăng Già Lam, khi tụng giới Tiểu Thừa thì toàn thể đại chúng phải tụ họp ở giới đường mà tụng.
Khi tụng giới Đại Thừa thì đại chúng phải tụ họp ở trên điện Phật mà tụng, để tượng trưng có Tam Bảo hiện tiền.
Hiện tại giới này đề cập lễ Bố Tát của Bồ Tát khi đang du hành giáo hóa. Vì trong mười tám món mang theo có kinh luật, tượng Phật và tượng Bồ Tát, nên lúc tụng phải ở trước tượng Phật, tượng Bồ Tát mà tụng, để có Phật, Bồ Tát chứng minh, đồng thời chứng tỏ đại sĩ tụng giới không khác với Phật và Bồ Tát. Cho nên không nên tùy tiện tụng bất cứ ở nơi nào cũng được.
Trong lúc tụng giới, pháp thức tụng giới như thế nào?
Nếu chỉ có một người bố tát, thì đương nhiên một người tụng. Nếu hai, hoặc ba người, nhẫn đến trăm nghìn người cùng tụ tập một chỗ để bố tát thì cử ra một người trong đó tụng giới, còn bao nhiêu người còn lại chỉ lắng nghe, không nên đồng tụng để tránh sự nhiễu loạn tâm ý của những người nghe.
Người tụng nên ngồi trên cao, để cho âm thanh tụng giới đến tai người nghe được dễ dàng.
Người nghe giới nên ngồi thấp để chứng tỏ tâm tôn trọng người và pháp, không có tâm khinh người, mạn pháp.
Lại nữa, người tụng lẫn người nghe giới, mỗi người đều đắp ca sa chín điều, bảy điều và năm điều, không được mặc y phục thế tục mà trái với tăng thể.
(Ca-sa là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Hoại Sắc Phục, là y phục của người xuất gia mặc. Bất kỳ là đại y, thất y, ngũ y đều phải giản dị, không được quá cầu kỳ, hoa mỹ).
Trong lúc tụng giới đều mặc cả ba y, để thể hiện tinh thần tụng giới hết sức trang trọng, không được chỉ mặc một y bảy điều hoặc năm điều (nếu chỉ mặc một tăng già lê thì cũng được). Đó là đối với hàng Bồ Tát tỳ kheo, tỳ kheo ni.
Còn Bồ Tát thức xoa ma na, Bồ Tát sa di, sa di ni, chỉ dùng mạn y. Đối với nam nữ tại gia thì vào trong giới trường để tụng giới, trước tiên phải lễ Phật, lễ tăng, đến lúc tụng giới cũng chỉ mặc mạn y. Sau khi tụng giới xong, phải xếp y cất, chớ không được mặc.
Chẳng những lúc tu Đầu Đà hạnh, du hành giáo hóa, phải theo đúng nghi thức trên để cử hành lễ Bồ Tát, mà ngay lúc kiết hạ an cư cũng phải mỗi mỗi việc đều theo đúng pháp tắc thực hành, không được sai phạm mảy may.
Du hành giáo hóa nhân gian và kiết hạ an cư đều là việc rất tốt. Nhưng những nơi có tai nạn đều không được du hành hoặc kiết hạ.
Lúc hành đầu đà hạnh không nên đi đến chỗ có tai nạn, vậy những chỗ tai nạn nào không nên đến?
1. Cõi nước hiểm ác: Những nước gặp lúc hạn hán, mất mùa hay đang xảy ra những vụ tàn sát, đói khát v.v... Những lúc ấy không thích hợp cho việc tu hành giáo hóa của Bồ Tát, vì vậy không nên đi.
2. Nhà vua hung bạo: ngày xưa, vua là vị lãnh đạo tối cao, nắm mọi quyền hành trong nước. Nếu vị vua đó đối với Tam Bảo không tôn kính, không biết tu phước huệ, lại còn làm những chuyện bạo ngược, hung ác. Nếu Bồ Tát đến đó để giáo hóa thì chẳng những không đạt được kết quả, lại còn gặp nhiều khó khăn, cho nên Bồ Tát không nên đi.
3. Đất đai gập ghềnh: nói những nơi hiểm trở, không bằng phẳng, nếu đi đến những nơi đó, có thể bị thiệt hại thân mạng, nên cũng không nên đi.
4. Cỏ cây rậm rạp: Những nơi có nhiều chướng ngại qua lại, và có nhiều bất trắc, nên Bồ Tát không nên đi.
5. Chỗ có sư tử, cọp sói: Những nơi có nhiều ác thú, nếu du hành đến đó có thể gặp nguy hiểm, nên Bồ Tát cũng không được đến.
6. Tai nạn lụt bão, hỏa hoạn: những nơi phát sanh đại thủy, đại hỏa, phong tai.... Bồ Tát không nên đi, vì dù có đi cũng không thực hiện được công hạnh độ sanh.
7. Giặc cướp: Những nơi có nhiều bọn cường đạo, trộm cướp, cướp của giết người. Những chỗ như thế đến để làm gì?
8. Đường sá có rắn rít: Những nơi tuy không có tai nạn gì, nhưng nếu trên đường đi đến những chỗ ấy có nhiều rắn độc v.v... thì cũng không nên đi.
Cuối cùng nói tóm lại, tất cả những nơi hiểm nạn ấy, đều không được đến. Chẳng những lúc hành Đầu Đà Hạnh, mà ngay lúc kiết hạ an cư cũng không được lui tới những nơi hiểm nạn này. Vì kiết hạ an cư cốt để được an tâm tu niệm. Đối với những nơi có tai nạn thì không thể an tâm được. Như vậy thử hỏi đến nơi đó để làm gì?
Sở dĩ Đức Phật cấm Phật tử không được vào những nơi hiểm nạn, vì hàng tân học Bồ Tát nhẫn lực chưa đầy đủ. Nếu cố cưỡng đi vào những nơi này, vạn nhất xảy ra tai nạn, thì chẳng những chính mình bị bất lợi rất nhiều, mà lại còn làm cho mọi người sanh tâm phỉ báng và thối thất tín tâm. Vì họ cho rằng người tu hành trì giới còn không tránh khỏi tai bay họa gởi, huống chi là họ. Vì lý do ấy mà họ thối chí, ngã lòng, đối với việc tu hành và tín tâm trong Phật pháp cũng bị hao tổn.
Nếu tự ỷ mình là người có đức, không biết sợ những nơi có tai nạn, cố tình trái lời dạy của Như Lai, đi vào những nơi hiểm nạn để du hành giáo hóa, thì Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Có người cho rằng:
Đáng lẽ Bồ Tát phải vì pháp mà quên mình, nên đi đến những chỗ hiểm nạn để hóa độ chúng sanh, chuyện ấy có gì là không nên?
Đáp: Đúng thế! Bồ Tát vì hóa độ chúng sanh có thể hy sinh tính mạng, nhưng sự hy sinh đó phải là trường hợp cần thiết mới có giá trị, bằng không thì chớ nên đi vào những chỗ hiểm nạn, như vậy mới là hợp lý vậy.
Lời phụ:
Nhân tiện dịch giả y trong kinh luật và các bộ truyện cung kính dịch thuật về cách thức rửa tay và tẩy tịnh khử uế để quý đại sĩ y theo lời Phật dạy mà phụng hành thì được tiêu tội, tăng phước. Còn khi đi đại tiện, sau khi đúng pháp khử uế, khi rửa tay nên dùng phì tạo hoặc tro đốt (ngày nay dùng xà bông), rửa tay cho sạch sẽ.
Trong Luật Tăng Kỳ dạy: “Tỳ kheo mỗi buổi sáng mai thức dậy, phải rửa tay cho sạch sẽ, không được rửa sơ sài cho lấy có. Khi rửa phải rửa năm đầu ngón tay và từ cánh tay trở ra cho thật sạch, không cần rửa đến nách. Không được rửa một cách thô tháo làm mất oai nghi, cũng không được chà rửa cho tới ra máu. Khi rửa phải kỳ, chà cho có tiếng. Lúc đã rửa sạch rồi, nếu tay đụng phải những vật khác thì gọi là bất tịnh, cần phải rửa lại!”
Cũng trong Luật Tăng Kỳ dạy rằng: “tỳ kheo trước giờ thọ thực phải giữ gìn hai tay cho sạch sẽ, nếu dùng tay gãi đầu, hoặc cầm mê hoàn tăng (quần), hoặc dép da, hay bưng bình tô, bình dầu v.v... phải y như trước, rửa tay lại cho sạch. Nếu cầm chiếc Tăng Già Lê hay Uất Đa La Tăng, cũng phải rửa tay lại cho sạch”.
Trong kinh Hộ Tịnh dạy: “Dùng tay bất tịnh mà đụng đến thức ăn thanh tịnh của sa môn, đem đồ ăn bất tịnh cho chúng tăng ăn, do nhân duyên ấy, sau khi xả thân năm trăm đời sau đọa trong loài ngạ quỷ thường ăn vật bất tịnh”.
Hơn nữa, trong móng tay thường dễ tích tụ mồ hôi, đất, các thứ nhơ uế, nên phải thường cắt cho sạch. Trong Luật dạy, không cho chừa móng tay dài, dù chỉ bằng hạt lúa. Nếu người nào trái phạm thì mắc tội Đột Kiết La. Đột Kiết La còn gọi là Đột Tất Kiết Lật Đa, Đột Sắc Chi Ly Đa, Đột Ha La, là một thiên tội nhẹ nhất trong năm thiên tội của giới tỳ kheo. Trong luật Tứ Phần, phần Đột Kiết La là hai nghiệp thân, khẩu, nên Trung Hoa dịch là Ác Tác hoặc Ác Thuyết, tức là tội của thân nghiệp gọi là Ác Tác, tội của khẩu nghiệp gọi là Ác Thuyết.
Như trên đã lược giải thích vì sao phải rửa tay và khi rửa tay phải tụng bài kệ rửa tay và câu thần chú sau đây:
Dĩ thủy quán chưởng,
Đương nguyện chúng sanh,
Đắc thanh tịnh thủ,
Thọ trì Phật pháp.
Án, chủ ca ra da tóa ha (3 lần)
Dịch:
Dùng nước rửa tay,
Nguyện cho chúng sanh,
Được tay thanh tịnh,
Thọ trì Phật pháp.
Hai chữ “quán chưởng” có nghĩa là rửa tay. Hai chữ “thọ trì”: thọ nghĩa là nhận, trì là giữ gìn, ghi nhớ.
Do có Tín lực nên nạp thọ, lãnh thọ; do Niệm Lực nên ghi nhớ, giữ gìn. Trong bộ Thắng Man Bảo Quật nói: “Đầu tiên thì lãnh thọ nơi tâm nên gọi là Thọ; cuối cùng thì nhớ nghĩ không quên, gọi là Trì”.
Hai chữ Phật pháp ở câu kệ thứ tư là chỉ tám muôn bốn nghìn pháp môn do Đức Phật nói.
Kinh Đại Bảo Tích nói: “Đức Như Lai từng nói tất cả pháp đều là Phật pháp”. Cũng trong kinh Bảo Tích nói: “Bổn tánh của các pháp đồng với Phật pháp, thế nên các pháp đều là Phật pháp”.
Trong kinh Thắng Man nói: “Tất cả Phật pháp đều gồm trong tám muôn bốn ngàn pháp môn”.
Đã lược giải thích ý nghĩa bài kệ, tiếp theo xin y theo bộ Khê Đường Tạp Lục nói về lỗi rửa tay không sạch như sau:
Vào triều Đường, niên hiệu Nguyên Hựu, tại đất Thục có Pháp Sư hiệu là Trí Siêu từng tụng kinh Hoa Nghiêm đã ba mươi năm. Một hôm, bỗng có một đồng tử từ phương xa đến, diện mạo khôi ngô, cung cách đoan chánh, đưa hai tay lên cao chào Pháp Sư.
Trí Siêu Pháp Sư hỏi: “Đồng tử từ đâu đến?”
- Từ non Ngũ Đài đến.
- Từ xa đến đây có việc chi?
- Có chút việc muốn nhắc nhở cho nhau.
Trí Siêu Pháp Sư nói: - Tôi sẵn sàng nguyện lãnh thọ.
Đồng tử nói: - Thầy tụng kinh Hoa Nghiêm là việc đáng khen, và quý báu vô cùng. Nhưng có chút lỗi là khi đại tiểu tiện xong, lúc tẩy tịnh nước dơ còn dính nơi lưng bàn tay của thầy, mà thầy không dùng tro đất rửa cho sạch. Trong Luật dạy phép dùng tro đất khi rửa tay phải đủ bảy lần, nhưng thầy chỉ rửa ba bốn lần nên tay vẫn còn dơ. Do đó, lễ Phật, tụng kinh đều mắc tội.
Đồng tử nói xong biến mất. Trí Siêu Pháp Sư lấy làm hổ thẹn. Từ đó về sau, y theo luật Phật dạy, rửa tay sạch sẽ, không dám trái phạm. Các bậc kỳ cựu trong Phật pháp đương thời cho rằng đồng tử ấy chắc là đức Văn Thù Bồ Tát hóa thân đến để nhắc nhở cho Trí Siêu Pháp Sư.
Trong kinh dạy: “Nếu dùng tay dơ thỉnh kinh sẽ mắc quả báo làm trùng trong nhà xí”.
Xét cho kỹ thì con người là sinh vật tối linh trong muôn vật, làm được trăm nghề đều do hai bàn tay. Nếu vì không cẩn thận, không y lời Phật dạy, rửa tay cho sạch sẽ, dùng hai tay dơ bẩn thỉnh kinh mà mắc quả báo làm trùng trong nhà xí, thật chẳng phải là sự đáng buồn và đáng tiếc lắm sao?!
Thế nên toàn thể Phật tử xuất gia cũng như tại gia, đều nên kính cẩn tuân hành lời Phật dạy, đúng như pháp hành trì, tay được thanh tịnh thọ trì chánh pháp của Như Lai.
Tiếp theo đây xin nói về pháp tẩy tịnh:
Đức Phật dạy tỳ kheo sau khi đại tiểu tiện đều phải tẩy tịnh, nếu không thì mắc tội. Trong Luật Thập Tụng dạy: “Nếu người nào không rửa chỗ đại tiện thì không nên nằm ngồi trên giường ghế của chúng Tăng. Nếu nằm thì phạm tội Đột Kiết La”.
Trong bộ Tam Thiên Oai Nghi nói: “Nếu tỳ kheo không rửa chỗ đại, tiểu tiện thì phạm tội Đột Kiết La, cũng không được nằm ngồi trên giường ghế của chúng Tăng và lễ Tam Bảo. Nếu lễ thì cũng không phước đức gì hết”.
Trong bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự nói: “Nếu người nào không y lời Phật dạy mà tẩy tịnh, thì không nên lạy Phật, tụng kinh. Tự mình không nên lễ bái người, cũng không được tiếp nhận sự lễ bái của người đối với mình. Không nên ăn uống, ngồi nằm trên giường ghế của chúng tăng, cũng không được vào trong đại chúng vì thân không sạch sẽ, không đúng pháp. Chư thiên trông thấy sẽ không sanh tâm hoan hỷ nên lánh xa và không ủng hộ. Nếu trì chú, tụng kinh đều không linh nghiệm. Vì thế, nếu người nào trái phạm thì mắc tội Đột Kiết La. Người nào không tẩy tịnh thì khi làm trai phạm cúng dường Tam Bảo, viết chép kinh điển, họa hình tượng Phật chỉ được phước rất ít, vì thân không sạch sẽ, và có tâm khinh mạn lời Phật dạy”.
Lại trong bộ Căn Bổn Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Bách Nhứt Yết Ma nói: “Đức Phật dạy không nên lễ bái vị tỳ kheo bị ô nhiễm kia. Vị tỳ kheo bị ô nhiễm ấy cũng không được lễ bái người khác. Khi thấy vị tỳ kheo ấy lễ thì không nên tiếp thọ... Ô nhiễm có hai thứ:
1. Do đồ bất tịnh làm ô nhiễm
2. Do đồ ăn uống làm ô nhiễm.
Ngài Nghĩa Tịnh Tam Tạng Pháp Sư chú thích lời Phật dạy trên như sau:
“Thế nào gọi là do đồ bất tịnh làm ô nhiễm?
Là do các thứ phẩn, uế, đàm rãi, nước miếng dính trên thân và sau khi đại tiện, tiểu tiện chưa tẩy tịnh, hoặc trên thân dính bùn đất v.v...
Hoặc sớm mai thức dậy chưa nhăn mộc xỉ (tức là dùng cành dương nhau nát để chà răng cho sạch).
Hoặc ngay trong lúc nhăn mộc xỉ, hoặc dọn dẹp, quét tước những phấn tảo v.v... những điều nói trên đều gọi là do bất tịnh làm ô nhiễm.
Thế nào gọi là do đồ ăn uống làm nhiễm dơ?
Là lúc ăn uống mà chưa súc miệng, hay súc miệng mà còn bợn nhơ. Hoặc uống nước mà chưa súc miệng đều gọi là do đồ ăn uống làm nhiễm dơ. Có hai thứ nhiễm dơ trên thì thân sẽ không sạch sẽ. Nếu triển chuyển đụng nhau đều thành bất tịnh” (thân dơ bẩn đụng đến đồ sạch hoặc là đồ không sạch đụng đến thân đã sạch gọi là “triển chuyển đụng nhau”)
Căn cứ như trên mà nói thì những vật nhơ bẩn đụng đến thân, làm cho thân này chiêu cảm lấy tội lỗi quả báo, điều ấy thật rõ ràng, không còn gì nghi hoặc.
Về nghi thức tẩy tịnh trong Luật tạng có dạy rõ. Nơi đây xin trích dẫn một câu chuyện trong kinh Tỳ Nại Da Tạp Sự như sau:
Tôn giả Xá Lợi Phất là đệ tử thượng thủ của Phật, Ngài giữ gìn giới luật trang nghiêm, oai nghi đầy đủ.
Tại thành Thất La Phiệt (Sravasti, tức Xá Vệ), có một người Bà La Môn thường ưa thích tịnh hạnh thanh tịnh. Ông ta có ý muốn xuất gia nên thường nghĩ rằng: “Nếu có người nào tẩy tịnh hợp với ý ta, ta sẽ xuất gia làm đệ tử người ấy”.
Ông bèn đi khắp nơi tìm kiếm, trải qua các phái ngoại đạo và Bà La Môn, những kẻ tu hành cùng một đạo phái với ông. Ông thấy họ sau khi đại tiện, tiểu tiện, có người thì không tẩy tịnh, có người vào trong ao lớn, dùng cả trăm nghìn cục đất tẩy tịnh. Người thì quá dơ bẩn đáng nhàm chán, còn người thì làm quá phiền phức nên đều không vừa ý ông. Bấy giờ ông mới nghĩ rằng: “Ta đã quan sát khắp các ngoại đạo và phái Bà La Môn đều không vừa ý ta, nhưng đối với các sa môn Thích tử thì ta chưa quan sát”.
Nghĩ thế, ông liền đi đến rừng Thệ Đa, thấy tôn giả Xá Lợi Phất cầm cái quân trì (là cái trược bình dùng đựng nước để tẩy tịnh), đựng chừng ba thăng nước đi lên nhà xí. Người Bà La Môn trông thấy nghĩ rằng: “Vị sa môn này là đệ tử thượng thủ của Kiều Đáp Ma (Gautama), ta hãy để tâm quan sát vị sa môn này tẩy tịnh như thế nào?” Nghĩ như thế ông bèn đi theo sau Tôn Giả.
Tôn giả Xá Lợi Phất thấy người Bà La Môn đi theo, không biết vì cớ gì, nên nhiếp niệm định tâm quan sát, thì biết rõ tâm niệm của ông này mong cầu pháp thanh tịnh, muốn xem điều thiện ác ở nơi mình. Lại quan sát người này đời trước sẵn có căn lành và có hệ thuộc với mình.
Quan sát thế rồi, tôn giả bèn cởi pháp y để phía trên luồng gió, chỉ mặc Tăng-cước-kỳ (Samkasika - tức là y che nách) và hạ quần mà thôi. Rồi tôn giả lấy bảy nhóm đất bột sắp thành một hàng lên trên một viên gạch, mỗi nhóm lớn bằng nửa trái đào; kế tiếp lại sắp bảy nhóm nữa thành hàng thứ hai cũng trên miếng gạch ấy, rồi để riêng một nhóm khác một bên. Đoạn ngài cầm một miếng thẻ và ba cục đất vào trong nhà xí.
Tôn giả không đóng cửa vì muốn cho người Bà La Môn đứng đằng xa trông thấy. Sau khi đại tiểu tiện xong, dùng miếng giẻ lau mình (như bây giờ dùng giấy vệ sinh), đoạn dùng tay tả lấy một cục đất tẩy tịnh (tức là tẩy chỗ đại tiện), rồi lấy một cục đất khác tẩy chỗ tiểu tiện. Làm sạch sẽ xong rồi, kế dùng cục đất thứ ba tẩy tay bên tả, tay bên hữu cầm bình đi đến chỗ đất bột khi nãy, múc nước chế vào bình, để trên vế cho nước chảy ra. Dùng bảy nhóm đất bột trên hàng thứ nhất rửa tay trái (mỗi nhóm bột rửa một lần). Đoạn lấy bảy nhóm đất bột hàng thứ hai rửa cả hai tay cho sạch sẽ, sau đó rửa hai cánh tay cũng sạch sẽ. Lại lấy nhóm đất bột để riêng để súc rửa bình. Xong rồi dọn dẹp sạch sẽ, đoạn lấy pháp y mặc vào, giữ gìn oai nghi tịch tịnh, kế tiếp múc nước rửa hai chân, rồi vào phòng lấy nước đựng trong tịnh bình súc miệng hai ba lần. Sau đó, Ngài mới bắt đầu tùy ý làm mọi chuyện khác.
Người Bà La Môn đứng quan sát kỹ, ông rất hoan hỷ và khởi sanh tín tâm đối với tôn giả. Ông nghĩ rằng: “Vị sa môn nầy tẩy tịnh hết sức thích hợp với ý ta. Thật là một pháp tối yếu hết sức quý hóa. Các ngoại đạo và những nhà tu hành trong phái Bà La Môn của ta đều không bì kịp. Người thì quá nhơ uế, người thì quá phiền phức, không bằng vị sa môn này, chỉ dùng 14 nhóm đất bột mà rất sạch sẽ”.
Nghĩ thế rồi, ông liền đến trước tôn giả Xá Lợi Phất, đảnh lễ dưới chân ngài, thành kính bạch rằng: “Kính bạch Thánh Giả! Con hôm nay nguyện được làm đệ tử xuất gia của ngài, cúi xin ngài từ bi nạp thọ cho con được mãn nguyện. Xin tôn giả giảng dạy cho con về giới luật xuất gia để con tu học...”
Người Bà La Môn từ đó luôn gần gũi hầu hạ thầy đúng như pháp, tinh tấn tu hành, đoạn trừ các kiết sử phiền não, chứng pháp Vô Sanh, thành A La Hán lìa các cấu nhiễm trong tam giới.
Phép tẩy tịnh này do chính kim khẩu đức Bổn Sư Thích Tôn dạy các tỳ kheo phải thực hành. Nếu không thực hành thì phạm lỗi. Có điều nên lưu ý là đừng nghĩ pháp này Phật chỉ dạy chư tỳ kheo, còn sáu chúng kia Phật không dạy thì không tuân hành. Nghĩ như vậy thì thật là sai lầm. Vì chúng tỳ kheo là thượng thủ trong thất chúng nên Phật dạy chúng tỳ kheo tức là xem như dạy cả thất chúng. Như trong một gia đình có bảy người con, nếu có việc chi, người cha chỉ kêu đứa con cả mà dạy.
Tẩy tịnh, khử uế chỉ là một, nhưng khi đại tiểu tiện xong, khi đến chỗ múc nước thì đọc kệ:
Sự ngật tựu thủy,
Đương nguyện chúng sanh,
Xuất thế pháp trung,
Tốc tật nhi vãng.
Án, thất rị bà hê tóa ha (3 lần)
Dịch:
Khi việc xong đến lấy nước,
Nguyện cho tất cả chúng sanh,
Vào pháp xuất thế,
Nhanh chóng mà đi qua.
Hai chữ “sự ngật” chỉ việc đại, tiểu tiện đã xong. Hai chữ “tựu thủy” chỉ sự lấy nước dùng để rửa chỗ nhơ uế. Luật dạy sau khi đại tiện xong, dùng giẻ lau chỗ ấy, đoạn lấy nước dùng đất bột lau rửa. Đó là việc thời xưa, còn thời nay dùng giấy vệ sinh, nhưng cũng không thể sạch được. Vì da chỗ giang môn (chỗ đại tiện có tính đàn hồi có thể rút lại, nở ra nên có nhiều nếp nhăn nhúm, gọi là giang môn), nếu không dùng nước tẩy tịnh thì không thể nào sạch được. Nhất là đối với phái nữ, bộ phận âm thần, đại, tiểu tiện rất dễ dàng trữ đồ dơ uế, nên phải dùng nước tẩy tịnh mới hợp ý trong Luật dạy.
Luận về người Phật tử tu hành, thì tam độc là thứ đáng sợ cần phải cố gắng diệt trừ. Pháp Lục Độ là pháp đáng tôn quý, cần phải thân cận và suốt đời siêng năng tu học, thực hành. Lại còn phải cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều được nước pháp của Như Lai để gột rửa những cấu uế từ vô thỉ.
Câu kệ: “Xuất thế pháp trung, tốc tật nhi vãng”, tức là mong chóng ra khỏi luân hồi. Muốn được mau chóng thoát khỏi sanh tử luân hồi, không gì hơn là nhất tâm niệm Phật, cầu được vãng sanh về cõi nước Phật A Di Đà, chứng ngộ được pháp Vô Sanh, để mình và người đồng thoát khỏi luân hồi.
* Khử Uế:
Khử là trừ bỏ, Uế là chỉ cho phẩn uế. Nghĩa là sau khi đại, tiểu tiện xong, dù có giấy vệ sinh, nhưng chỗ giang môn vẫn còn dính phẩn uế nên phải tẩy sạch. Lúc đại tiểu tiện xong, đi lấy nước thì đọc kệ và chú tẩy tịnh. Nghĩa là lúc đang tẩy tịnh thì đọc chú khử uế này:
Tẩy địch hình uế,
Đương nguyện chúng sanh,
Thanh tịnh điều nhu,
Tất cánh vô cấu.
Án, hạ nẵng mật lật đế tóa ha (3 lần)
Dịch:
Rửa nhơ trên thân,
Nguyện cho chúng sanh,
Thanh tịnh điều nhu,
Sạch hẳn tất cả.
Hai chữ “tẩy địch” nghĩa là rửa cho sạch. Hai chữ “hình uế” là chỉ đường đại, tiểu tiện. Hai chữ “điều nhu”: điều nghĩa là điều hòa, nhu nghĩa là nhu thuận.
Trong Thành Thật Luận nói: “Thanh tịnh điều nhu là tùy thuận theo phạm hạnh vậy”, bởi vì ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh không nhơ uế, tánh của nó vẫn điều nhu cho nên nói là rốt ráo không nhơ bẩn.
Hai chữ “tất cánh” là ý nghĩa cùng tột, rốt ráo. Hai chữ “vô cấu” là xa lìa tất cả tội lỗi không nhiễm trước.
Luận về thân nghiệp đã thanh tịnh thì hình thể này không cấu uế, tâm được thanh tịnh thì được pháp rốt ráo vô lậu.
Có hai mươi mốt thứ tâm nhơ bẩn mà trong kinh Trung A Hàm nói:
1. Tâm nhơ tà kiến.
2. Tâm nhơ ham muốn phi pháp.
3. Tâm nhơ tham muốn theo việc tội lỗi, tức là ác pháp.
4. Tâm nhơ chấp theo tà pháp.
5. Tâm nhơ tham trước.
6. Tâm nhơ sân nhuế.
7. Tâm nhơ thích ngủ nghỉ.
8. Tâm nhơ trạo cử lăng xăng.
9. Tâm nhơ nghi hoặc.
10. Tâm nhơ bị sân phiền não buộc ràng.
11. Tâm nhơ có lỗi lầm không phát lồ sám hối.
12. Tâm nhơ bỏn xẻn, keo kiết.
13. Tâm nhơ tật đố.
14. Tâm nhơ khinh khi dối gạt người.
15. Tâm nhơ dua nịnh người.
16. Tâm nhơ không biết tự thẹn (có tội mà tự mình không biết hổ thẹn).
17. Tâm nhơ không biết thẹn với người.
18. Tâm nhơ ngã mạn.
19. Tâm nhơ đại ngã mạn.
20. Tâm nhơ kiêu ngạo.
21. Tâm nhơ buông lung, không siêng tu thiện pháp.
Thế nên Phật tử tẩy rửa phẩn uế trên thân là thanh tịnh bên ngoài, lại còn phải gột rửa các thứ nhơ bẩn nội tâm. Có như vậy trong ngoài mới đều thanh tịnh, nên câu kệ thứ tư nói: “Rốt ráo không còn dơ”.
Trong bộ Ký Quy nói: “Vì Đức Phật dạy tất cả tỳ kheo đều phải tẩy tịnh, nên nếu y theo lời Phật dạy mà thực hành thì sanh phước, nếu trái lời Phật dạy thì mắc tội.
Thế mà xứ Đông Hạ này (chỉ Trung Hoa) từ lâu nay không đem pháp tẩy tịnh truyền dạy. Vì vậy nếu có người bỗng đem pháp tẩy tịnh truyền dạy thì bị kẻ khác sanh tâm chê bai rằng: ‘Đại Thừa không câu chấp tiểu tiết, Đại Thừa vẫn dung thông, không chỗ nào là tịnh, không chỗ nào là nhơ uế. Trong bụng lúc nào cũng đầy dẫy đồ bất tịnh, thì tẩy tịnh bên ngoài có ích chi?’
Than ôi! Đâu biết rằng những lời trên đã phạm vào tội trái với từ ý của Phật, đồng nghĩa với khinh chê giới luật. Nếu không tẩy tịnh thì nhận thọ sự lễ bái của người hay lễ bái người đều mắc tội. Mặc áo, ăn cơm mà thân bất tịnh, không tẩy sạch nên bị thiên, long, quỷ thần đều chán ghét.
Thế nên ở xứ Ngũ Thiên Trúc, nếu người nào không tẩy tịnh, khi đi đến bất cứ nơi nào đều bị người cười chê. Phật tử xuất gia là người có bổn phận hoằng truyền chánh pháp của Như Lai, nối tiếp làm thạnh ngôi Tam Bảo. Thế nên cần phải đem pháp tẩy tịnh này đặc biệt truyền dạy cho hàng Phật tử để được tăng phước đức. Đã là kẻ nhàm lìa trần tục, xuất gia tu hành, vứt bỏ tất cả, mong đến cảnh tịch diệt, thì phải hết lòng cung kính vâng theo lời dạy của đức Từ Phụ Thích Ca, không được khinh chê lời dạy trong Tỳ Ni. Nếu vị nào không tin thì có thể y theo Luật dạy, thực hành pháp tẩy tịnh này trong một thời gian năm hoặc bảy ngày, chừng ấy sẽ biết cái lỗi không tẩy tịnh”.
Dịch giả thành kính y theo Luật, dịch thuật về nghi thức cùng ý nghĩa và nguyên nhân vì sao phải tẩy tịnh và khử uế, dù sự dịch này không rộng lắm.
Trong Luật và truyện Ký Quy, cùng những lời giải thích của Pháp Sư Phật Oánh trong bộ Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu chú giải đã quá rõ ràng, nếu có nói thêm cũng thành thừa và không thể hơn lời của Phật, Tổ, tiên hiền được. Nhưng sở dĩ có lời phụ này vì dịch giả nhận thấy không an tâm, khi nhận thấy lâu nay hai giới Phật tử xuất gia và tại gia không thực hành pháp Tẩy Tịnh (đối với chư thượng đức kỳ cựu, quý đại lão hòa thượng, chư thượng tọa, dịch giả không dám liệt vào trong trường hợp này. Vì quý ngài đều triệt để tuân hành theo đúng pháp tẩy tịnh và còn chỉ dạy lại cho hàng hậu học).
Vì vậy, nếu nghe nói hay xem thấy nghi thức tẩy tịnh khử uế đã dẫn bên trên, họ sẽ cho là phiền phức, mất thời giờ. Nhất là đối với Phật tử tại gia thường bận rộn suốt ngày với công việc gia đình đa đoan. Cho nên dịch giả thành kính y theo Mật giáo dịch thuật ý nghĩa và hiệu lực công năng của Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn “Án Lam” để vị nào không thực hành được pháp tẩy tịnh thì thành kính hành trì chơn ngôn để nương nhờ pháp lực của chơn ngôn, dù không tẩy tịnh vẫn được thanh tịnh.
Vị nào hành pháp tẩy tịnh luôn cả thực hành Tịnh Pháp Giới chơn ngôn càng quý và được chơn thanh tịnh. Dịch giả thực hành như vậy thấy không tốn thì giờ gì cả. Khi sắp niệm Phật, lễ Phật, thọ thực hoặc cầu kinh, xem kinh v.v... đều trì đúng 21 biến. Dịch giả thấy trong Luật dạy, khi thọ trai phải rửa tay cho sạch sẽ. Nếu cầm đến chiếc Tăng Già Lê cũng phải rửa lại. Tăng Già Lê là chiếc đại y, khi đụng đến còn phải rửa tay lại thì các vật khác nên biết mức độ phải như thế nào. Do đó, thật rất khó giữ gìn đúng phép, nên dịch giả thường trì chú Án Lam để mong nhờ pháp lực của chơn ngôn cho được an tâm và thanh tịnh.
Tịnh Pháp Giới Chơn Ngôn là một bộ chú trong Ngũ Bộ Chú. Theo Mật giáo, chỉ trì một chữ Lam cũng được, không trì chữ Án cũng được. Có hai cách thực hành:
1. Quán tưởng hình thức của chữ Lam: viết theo lối Phạn trên đỉnh đầu của mình. Khắp chữ Lam có quang minh như hạt minh châu, hoặc như mặt trăng rằm. Khi quán tưởng, tay tả kiết ấn Kim Cang Quyền (ngón tay cái bấm đốt thứ nhất của ngón áp út, còn gọi là ngón vô danh, bốn ngón kia nắm ngón tay cái).
Ấn này có công năng diệt trừ sự ô nhiễm, nội chướng, ngoại chướng, thành tựu tất cả các công đức. Tay phải cầm chuỗi, miệng trì tụng 108 biến hoặc ít nhất là 21 biến. Đó là nghi thức của hành giả trì Ngũ Bộ Chú.
2. Những vị thông thường chỉ cần trì niệm (ra tiếng hoặc thầm cũng được) hai mươi mốt biến, cho thân tâm được thanh tịnh. Những lúc tọa thiền hay niệm Phật v.v... nếu tâm hôn trầm, cũng có thể quán tưởng như vậy.
Nếu quán tưởng hay trì tụng chơn ngôn Tịnh Pháp Giới này thì ba nghiệp đều được thanh tịnh, tất cả tội chướng được tiêu trừ, lại còn thành tựu tất cả những việc thù thắng khác như: Bồ Đề tâm kiên cố không thối thất, niệm Phật được nhất tâm bất loạn, hoặc là nếu có phạm trọng tội, khi sám hối sẽ mau được tiêu tội, được thấy hảo tướng v.v... Khi niệm chú này ở bất cứ nơi nào, cũng đều được thanh tịnh, y phục không sạch thành y phục sạch sẽ, thân không tắm gội được sạch sẽ như tắm gội. Dù dùng tịnh thủy để làm sạch vẫn không được chân thật thanh tịnh. Nếu dùng chú Án Lam pháp giới tâm này để tẩy tịnh, thì sẽ được rốt ráo thanh tịnh. Nên trong Mật Bộ ví dụ như dùng một hạt linh đơn có thể điểm sắt thành vàng. Cũng thế, dùng một chữ Lam chơn ngôn này để gia trì thì biến biến nhiễm thành tịnh.
Nên có bài kệ như sau:
La tự sắc tiên bạch,
Không điểm dĩ nghiêm chi,
Như bỉ kế minh châu
Trí chi ư đảnh thượng,
Chơn ngôn đồng pháp giới,
Vô lượng chúng tội trừ,
Nhất thiết xúc uế xứ,
Đương gia thử tự môn.
Dịch:
Chữ La sắc trắng đẹp,
Dùng dấu điểm không để tăng vẻ nghiêm sức,
Như ngọc minh châu nơi búi tóc,
Đem đặt nơi đỉnh đầu,
Chữ Lam chơn ngôn đồng pháp giới,
Vô lượng tội đều tiêu trừ,
Tất cả những nơi không sạch sẽ,
Cần phải gia trì tự môn này.
Trong sách Phạn, chữ La có thêm dấu chấm (điểm không) tức thành chữ Lam. Minh châu trên búi tóc của Chuyển Luân thánh vương tức là một trong bảy thí dụ của kinh Pháp Hoa, phẩm An Lạc Hạnh.
Nếu gặp trường hợp ngoại duyên không đủ, nghĩa là không có nước để tắm gội, giặt giũ nên y phục và thân thể không sạch sẽ, chỉ cần gia trì chữ Lam thì được sạch sẽ. Nếu có đủ nước tắm gội và giặt y phục sạch sẽ mà trì tụng thêm chữ Lam này, trong ngoài đều được thanh tịnh (dịch giả kính dịch theo bộ Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu).
-----------------------------
38. Quai Tôn Ty Thứ Đệ Giới (Giới Trái Thứ Tự Trên Dưới)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.38. QUAI TÔN TY THỨ ĐỆ GIỚI
(giới trái thứ tự trên dưới)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử ưng như pháp, thứ đệ tọa...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”.
1. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử phải theo thứ tự đúng pháp quy định mà chọn chỗ ngồi: người thọ giới trước thì ngồi trước, người thọ giới sau thì ngồi sau, không luận già, trẻ, tỳ kheo, tỳ kheo ni, người sang như quốc vương, hoàng tử nhẫn đến kẻ hèn như hoàng môn, tôi tớ v.v... tất cả đều theo thứ tự mà ngồi. Người thọ giới trước thời ngồi trước, người thọ giới sau thời ngồi sau. Không được như hàng ngoại đạo si mê, già trẻ ngồi trước sau lộn xộn không có thứ tự, không khác gì cách ngồi của bọn binh nô. Theo Phật pháp của chúng ta, thì người thọ giới trước ngồi trước, người thọ giới sau thì ngồi sau.
Nếu Phật tử không theo thứ tự đúng pháp mà ngồi thì phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Bên ngoài tại những nơi có thể xảy ra các thứ tai nạn, người Phật tử phải hết sức lưu ý để tránh khỏi, điều ấy là nội dung của giới trước.
Bên trong, những Phật tử đồng giới pháp với nhau, phải thể hiện hình thức thứ bậc như thế nào mới thuận với lễ nghi? Đó là tinh thần của giới này chế định.
Người trên thế gian thông thường căn cứ vào tuổi tác lớn nhỏ là tiêu chuẩn tôn ty thượng hạ. Nhưng trong Phật pháp thì ngược lại, không giống với thế tục. Nghĩa là không căn cứ vào sự già hay trẻ để phân định lớn nhỏ mà phải căn cứ vào sự cao thấp của giới đức là tiêu chuẩn để phân định thứ ngôi.
Phật pháp chủ trương đặt giới là pháp đứng đầu trong tất cả. Vì vậy chỉ căn cứ vào giới lạp nhiều hay ít mới có thể phân biệt ai là Thượng Tọa, ai là Hạ Tọa. Đây là điều tuyệt đối không được lộn xộn, vì nếu lộn xộn thì không còn thể thống gì nữa.
Nên biết rằng điều tối yếu của việc tu học Phật pháp là phá trừ ngã mạn của cá nhân mình. Nếu ngã mạn không diệt trừ thì không thể nào có tâm tôn kính người như tôn kính Phật. Trên thế gian này biết bao nhiêu điều đáng tiếc xảy ra, nguyên nhân dù rất nhiều, nhưng có thể nói đa số đều do nơi tâm ngã mạn sai sử, và đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu.
Thông thường, đa số các vị cao niên thường tự ỷ, tự cho rằng đường đời của mình đã trải qua dài hơn đường đời của những kẻ hậu sinh, số muối của mình đã ăn nhiều hơn số gạo của người trẻ đã dùng v.v... Do đó, người già, người trẻ không thể dung hòa và chung sống với nhau trong không khí hòa vui.
Trong Luật Tạng có thuật rằng: Khi đức Thế Tôn còn tại thế, một hôm Ngài bảo thị giả A Nan đánh kiền chùy tập hợp tất cả tỳ kheo, đoạn Ngài hỏi rằng:
- Theo ý các ông nghĩ sao? Người nào ngồi trước? Người nào nên nhận nước và thọ thức ăn trước? Người nào đáng được đứng dậy đón rước, cung kính lễ bái, dùng lời khiêm tốn hỏi chào?
Lúc ấy, quý tỳ kheo đáp lại câu hỏi của Phật không giống nhau. Có vị nói: phải là những người xuất thân từ trong dòng dõi giàu có, sang trọng. Có thầy cho rằng: phải là người dung mạo đoan chánh, người lại nói: phải là người cư trú nơi chốn A Lan Nhã, có vị lại nói: phải là người trì bình khất thực, hoặc: phải là người mặc y phấn tảo. Như thế cho đến có thầy cho rằng: phải là người biết rành về đọc tụng; hoặc: phải là vị pháp sư giảng nói chánh pháp; có thầy thì: phải là vị luật sư nghiêm trì giới luật.
Sau khi các vị tỳ kheo đáp mỗi người một cách như thế, đức Thế Tôn bèn đem nhân duyên tôn kính lẫn nhau của loài voi và chồn làm thí dụ. Rồi ngài dạy rằng: “Các ông ở trong pháp của ta xuất gia, cần phải cung kính nhau như thế, nhờ đó Phật pháp mới có thể lưu bố và cửu trụ ở thế gian. Từ đây về sau, ta cho phép các ông tùy theo lớn nhỏ mà cung kính, lễ bái cũng như các sự đón rước, tiễn đi, cùng chào hỏi nhau.”
Nếu không y theo lời Phật dạy mà tùy ý, tự tiện, không phân biệt lớn nhỏ thì trái với luật trong Phật pháp và làm mất trật tự cần phải có. Như thế không phải là tâm hiếu thuận của đại sĩ và cũng không đúng với tư cách khiêm tốn của người Thích tử. Đó là việc hoàn toàn không thể được.
Nhưng phân định lỗi nặng hay nhẹ thì không thể có một mức độ nhất định, vì tùy theo chúng thuộc Đại Thừa hay Tiểu Thừa, thời gian lâu hay mau. Mỗi hoàn cảnh đều xem xét rõ ràng, thì ở trong ấy mà phân biệt khinh hay trọng chẳng khó gì.
Ngoài ra những trường hợp nào thì không trái phạm giới này?
Như trường hợp lúc giảng kinh, tụng giới, đại chúng đã tập hợp và đã an tọa, sau đó bạn mới đến thì dù bạn là vị giới lạp đã cao mà phải ngồi phía sau cũng không trái phạm.
Hoặc bạn không biết vị ấy giới lạp nhỏ, tưởng là lớn hơn bạn nên bạn ngồi phía sau hoặc bên dưới vị ấy, cũng không trái phạm.
Hoặc bạn là Pháp Sư, khi thuyết pháp phải ngồi ở bên trên, trường hợp này cũng không phạm lỗi.
Đức Phật lại dạy đại chúng rằng: “Nếu là Phật tử đã thọ Bồ Tát giới trong lúc tụng giới hoặc nghe pháp, phải theo đúng thứ tự của pháp quy định mà ngồi, không được trái với giới điều của Phật chế định”. Nói cho rõ là người thọ giới trước thì ngồi trước, người thọ giới sau thì ngồi sau.
Theo như kinh văn nói trên là Phật dạy về thứ tự trong cách ngồi. Ngoài ra còn tất cả những hình thức hoạt động khác, đều phải căn cứ vào việc thọ giới trước sau để phân định lớn nhỏ khác nhau, tuyệt đối không được đảo lộn thứ tự.
Trong Luật Đức Phật từng quy định rằng: “Khi thấy bậc Thượng Tọa, cần phải đứng dậy, không được ngồi yên. Nhưng nếu thấy chúng Hạ Tọa thì vẫn ngồi yên, không cần phải đứng dậy”.
Theo đúng thứ tự mà ngồi, có hai trường hợp:
1. Lúc bình thường: Y theo thứ tự thất chúng Phật tử bình nhật như thế nào mà sắp đặt. Cứ y theo vị thứ của mỗi người mà ngồi.
2. Khi tụng giới: Mỗi nửa tháng đến kỳ tụng giới, thất chúng Phật tử đều phải y theo thứ tự thọ giới mà ngồi trước hoặc sau. Chẳng hạn chúng tỳ kheo phải theo thứ tự của nghi thức thọ giới tỳ kheo mà ngồi đúng vị trí. Chúng tỳ kheo ni cũng phải theo đúng thứ tự trước sau giới tỳ kheo ni. Cho đến chúng nữ Phật tử tại gia cũng phải y theo thứ tự trước sau của giới Phật tại gia mà ngồi. Thế nên vấn đề sắp đặt trật tự của người tu hành trong Phật pháp không căn cứ vào niên kỷ lớn nhỏ mà chỉ xem việc thọ giới trước hoặc sau để phân định:
- Như những vị tỳ kheo cùng một hạng loại thì phải theo thứ tự quy định dành cho giới tỳ kheo.
Những vị tỳ kheo ni cùng một hạng loại thì phải theo thứ tự trước sau dành cho giới tỳ kheo ni.
- Những người cùng một giai cấp quý nhân thì phân định theo thứ tự của quý nhân.
- Thuộc cấp bậc quân vương thì phân định theo thứ tự của quân vương.
- Thuộc cấp bậc hoàng tử thì phân định theo thứ tự của hoàng tử.
- Cho đến thuộc hạng hoàng môn thì phân định theo thứ tự hoàng môn, thuộc hạng nô tỳ thì phân định theo thứ tự của nô tỳ.
Nói tóm lại: “Tất cả đền nên theo thứ tự mà ngồi, người thọ giới trước thì ngồi trước, thọ giới sau thì ngồi sau”.
Như vậy từng loại đều phân định trước sau mới tránh khỏi tình trạng lộn xộn, mất trật tự. Nếu không phân định như vậy thì Tăng, tục, quý, tiện lộn nhầu một thứ không phân biệt trước sau. Như vậy chẳng những không hợp với nguyên tắc trong Phật pháp, mà đối với sự lễ phép của thế gian cũng không thể chấp nhận được.
Lại có chỗ giải thích rằng: Phật pháp lấy giới làm điều tối trọng nên dù Thanh Văn và Bồ Tát hai giới khác nhau, nhưng cũng phải theo quy định người thọ giới trước ngồi trước. Trong Đại Trí Độ Luận thuật rằng: “Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và ngài Di Lặc Bồ Tát, dù là chư đại Bồ Tát, nhưng khi vào chúng Thanh Văn vẫn phải y theo thứ tự giới lạp mà ngồi”.
Điều này không được thích đáng lắm. Tại sao vậy?
Vì trong giới pháp của đức Bổn Sư, chỉ có Thanh Văn tăng chứ không có Bồ Tát tăng nên khi hai vị Đại Sĩ đi vào trong chúng tăng, đương nhiên phải theo thứ tự mà ngồi. Nếu nói về lai lịch của đức Văn Thù thì ngài phát tâm thọ đại giới đã trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp lâu xa về trước, thì làm sao có thể ngồi xen lẫn trong chúng Thanh Văn được?
Việc ấy trong kinh A Xà Thế Vương có nói:
Một hôm A Xà Thế Vương thỉnh chư đại Bồ Tát là Văn Thù v.v.. và chư đại A La Hán là Ca Diếp v.v... Đức Văn Thù đối với Tổ Ca Diếp hết sức khiêm nhường mà thưa rằng: - Thưa tôn giả! Ngài là bậc cao niên thượng tọa, cần phải ngồi ở trước.
Ngài Ca Diếp đối với đức Văn Thù cũng hết sức khiêm nhường thưa rằng: - Thưa đại sĩ! Ngài là bậc phát đại Bồ Đề tâm đã quá lâu xa, lại là một vị Bồ Tát cao niên, đương nhiên Ngài phải ngồi ở chỗ thượng thủ.
Cuối cùng đức Văn Thù cùng hai ngàn vị Bồ Tát tại gia do Ngài thống lãnh ngồi ở trước. Năm trăm vị A La Hán đồng đi với tổ Ca Diếp ngồi ở sau. Sở dĩ đức Văn Thù nhường cho Tổ Ca Diếp để chứng tỏ tinh thần tôn trọng không dám trái với quy luật thường hằng của Cổ Phật.
Tổ Ca Diếp sở dĩ nhường đức Văn Thù để thuận với bổn ý của thí chủ cung thỉnh, vì A Xà Thế vương nhờ đức Văn Thù mà được Vô Căn Tín (trước kia không có căn lành và tín tâm đối với Tam Bảo, nhờ sự giáo hóa của đức Văn Thù, vua mới phát tín tâm đối với Tam Bảo, nên gọi là Vô Căn Tín), nên chủ ý của vua A Xà Thế là cung thỉnh đức Văn Thù.
Có chỗ giải thích rằng: Một vị Bồ Tát tỳ kheo ni dù đã đủ một trăm tuổi hạ, số tuổi hạ như vậy thật là cao, nhưng vẫn không được phép ngồi ở trước một vị tỳ kheo Tiểu Thừa mới có một hạ.
Đứng về phương diện sự tướng mà luận thì một vị Bồ Tát tỳ kheo dù hạ lạp cao bao nhiêu cũng không được ngồi trước một vị tân tỳ kheo một hạ. Cứ như thế mà luận, dù bạn là một vị ưu bà tắc đã quá trăm tuổi thọ, lại thọ Bồ Tát đại giới trải qua gần trăm hạ lạp. Điều đó quả thật hiếm có, nhưng bạn cũng không được ngồi trước một vị khu ô sa di ni Tiểu Thừa. Vì chúng tại gia không bao giờ được phép ngồi ở trước chúng xuất gia. Ngồi ở trước một vị khu ô sa di ni còn không thể được huống gì ngồi trước tỳ kheo v.v... lại càng không nên. Đó là quy luật nghiêm khắc và đặc biệt của giới luật Phật giáo, chủ ý là muốn tăng, tục phân minh, không được lộn lạo thứ tự, hầu tránh sự phê bình đàm tiếu của các nhân sĩ trong xã hội.
Có chỗ giải thích rằng: Một vị tỳ kheo đã một trăm tuổi hạ, nhưng không thọ giới Bồ Tát, cũng không được phép ngồi trước một vị xuất gia Bồ Tát mười tuổi hạ. Vì tính chất thù thắng của giới tỳ kheo không bằng giới Bồ Tát.
Về sau nếu vị tỳ kheo trăm tuổi hạ ấy phát tâm thọ Bồ Tát giới thì căn cứ theo hạ lạp của giới tỳ kheo mà phân định chỗ ngồi. Vì khi ấy giới tỳ kheo đã chuyển thành Bồ Tát giới nên vị tỳ kheo cao niên ấy bấy giờ đương nhiên phải cao hơn vị Bồ Tát xuất gia mười hạ, và được sắp ngồi trước. Trường hợp vị tỳ kheo một trăm tuổi hạ còn như vậy, nên các chúng khác cũng y theo đó mà luận, không nhất thiết phải nói rõ.
Lại có chỗ nói rằng: Nếu chỉ có chúng thọ giới Thanh Văn không thọ Bồ Tát giới, thì cứ y theo thứ tự của giới Thanh Văn mà ngồi. Về sau, nếu trong chúng Thanh Văn có người tiến lên thọ Bồ Tát giới, thì giới lạp Thanh Văn từ trước dù cao, cũng phải tính theo thứ tự Bồ Tát giới mà ngồi.
Lại như nữ Phật tử thọ Bồ Tát giới trước, đáng lẽ phải ngồi trước chúng nam Phật tử thọ giới sau, nhưng vì muốn tránh sự hỗn tạp nam nữ, nên vị nữ Phật tử thọ giới trước này vẫn phải ngồi ở phía sau. Do đây, chúng ta thấy Phật pháp dù lấy giới pháp làm trọng, nhưng vẫn không xem thường tướng thế gian.
Hai chữ Quý Nhân trong kinh văn thực tế dùng chỉ các vị quốc vương, hoàng tử v.v... vì quý nhân đối lập với tiện nhân: hoàng môn, nô tỳ v.v... Những người ấy dù cùng là chúng tại gia, nhưng vẫn phải theo giai cấp mà phân biệt. Nghĩa là người sang thuộc về giai cấp sang, người hèn thuộc về giai cấp hèn, không được lộn xộn.
Như con của quốc vương dù đã thọ giới Bồ Tát nhưng vì chưa xuất gia nên vẫn không được phép ngồi trước phụ hoàng.
Hai chữ “nãi chí” trong kinh văn mang ý nghĩa khái lược, nghĩa là ngoại trừ quốc vương và hoàng tử, còn có đại thần, tể tướng, trưởng giả, cư sĩ, bà la môn v.v... đều phải phân biệt theo mỗi cấp bậc.
Trong Phật pháp tuy chỉ căn cứ theo thứ tự của giới pháp, nhưng khi bạn chưa xuất gia, đối với những người này, theo thế pháp, vẫn không được xóa bỏ hay đảo lộn danh vị vua tôi... Nếu không, trật tự xã hội sẽ không còn và sẽ thành đại loạn. Như vậy thì còn nói gì đến Phật pháp?
Ở đây có người hỏi rằng: Vua tôi, cha con, chủ tớ đồng thọ Bồ Tát giới, cần phải theo mỗi cấp bậc mà phân biệt.
Tại sao trong giới nói:
Tôi xuất gia thọ giới Cụ Túc trước, vua xuất gia thọ giới Cụ Túc sau, thì lúc ở trong chúng tăng, vua phải ở vào địa vị hạ tọa, phải tôn kính bề tôi là bậc thượng tọa?
Con xuất gia thọ giới Cụ Túc trước, cha xuất gia thọ giới Cụ Túc sau, cha phải ở vào địa vị hạ tọa, phải kính trọng con là bậc thượng tọa?
Tôi tớ xuất gia thọ giới Cụ Túc trước, chủ xuất gia thọ giới Cụ Túc sau. Ở trong chúng tăng, chủ phải ở vào địa vị hạ tọa, phải kính nhường tôi tớ là bậc thượng tọa, là tại làm sao?
Phải biết giới tỳ kheo thuộc về xuất thế, nên phải biểu hiện tính cách xuất thế, chứ không nhiếp thuộc về thế pháp. Khi bề tôi muốn xuất gia, nhà vua không cho phép, người muốn xuất gia bị cha mẹ không đồng ý, người tớ muốn xuất gia mà chủ không cho phép thì những người ấy không được phép xuất gia.
Nhưng khi người làm vua, làm cha, làm chủ đã đồng ý cho con, tôi tớ mình đi xuất gia, sau khi họ đã xuất gia thì phải xóa bỏ hẳn danh vị tôi, con và đầy tớ.
Về sau, nếu vua, cha, chủ nhân phát tâm xuất gia, thọ Cụ Túc sau, đương nhiên cũng phải kính trọng tôi, con, đầy tớ là bậc thượng tọa. Điều này trong tăng đoàn tuyệt đối không có ngoại lệ. Dù là vua, cha, chủ nhân nhưng đã không xuất gia thì vẫn là người thế tục, nên phải kính trọng tôi, con, đầy tớ là bậc tôn giả và phải cung kính, cúng dường theo đúng nghi thức cúng dường một vị phước điền tăng.
Người làm con, tôi, đầy tớ khi đã xuất gia rồi, đối với vua, cha, chủ nhân của mình thì phải gọi họ là đàn việt, không được gọi họ là phụ vương, phụ thân, chủ nhân nữa. Giới Bồ Tát thông cả thế pháp và xuất thế pháp. Tức là không phá hoại Thế Đế (lễ nghĩa thế gian), vì thế dù đã thọ Bồ Tát giới, nhưng vua vẫn là vua, tôi vẫn là tôi, danh vị vua tôi không thể xóa bỏ. Cha vẫn là cha, con vẫn là con, danh vị cha con không thể lộn xộn. Chủ vẫn là chủ, tớ vẫn là tớ, danh vị chủ tớ cũng không thể xóa bỏ. Nếu chỉ theo thứ tự của giới pháp mà xóa bỏ danh vị thế pháp thì pháp thế gian không thể an lập.
Phật pháp lưu hành trong thế gian quyết không thể phá hoại thế gian. Nếu phá hoại thế gian, làm đảo lộn trật tự xã hội, gây thành đại loạn thì thế gian này cần gì phải có Phật pháp?
Ở đây lại có người hỏi rằng: Nếu người xuất gia mà xóa bỏ danh vị tôi, con, đầy tớ, như thế thì trên thế gian, thế cuộc sẽ trở thành không vua, không cha sao? Các Nho gia ở Trung Hoa cực lực bài xích Phật giáo chính vì điểm cho rằng chủ trương Phật giáo phải chăng là không vua, tôi, không cha con?
Không phải thế đâu! Người nói lời trên là do hiểu lầm và không minh bạch tinh thần Phật pháp chút nào. Bạn phải biết: Phật pháp xóa bỏ danh vị là xóa bỏ cái hư danh mà thông thường người thế tục cố chấp và cho là thật có, chứ không phải xóa bỏ ân nghĩa cần phải có giữa người với người. Vì thế đâu được nói là không vua, không cha.
Như trong giới luật Đức Phật dạy quý tỳ kheo rằng: “Tỳ kheo các ông cần phải dũng mãnh tinh tấn tu hành để đền đáp thâm ân sanh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Lại phải luôn thuyết pháp, khuyến hóa nhân dân hành thiện để đền đáp ân đức quốc vương”. Như thế đâu thể kết luận Phật pháp bỏ quên ân nghĩa của quân vương, phụ mẫu, cũng không thể nào bảo Phật pháp phế bỏ trung hiếu của thế gian!
Chẳng những thế, tiến thêm một bậc nữa, Phật dạy: “Tỳ kheo! Nếu đúng như pháp dụng công tu hành, hoằng thông ngôn giáo chí cực của Như Lai khiến cho thiên long hoan hỷ, gió hòa mưa thuận, quốc thới dân an, cha mẹ quá khứ cũng như hiện tại đều được thoát ly bể khổ sanh tử. Như vậy là thành đại trung, đại hiếu của kẻ xuất thế gian”.
Do đó, có thể nói tinh thần đại nghĩa của Trung Hiếu thật ra không ai hơn người xuất gia. Nhưng điều tối yếu của người xuất gia là phải tôn trọng giới pháp trước tiên, không được mảy may khinh suất, nên phải tôn ty thứ tự mỗi khi an tọa. Phải biết khi bẩm thọ giới pháp, chính là giờ phút sanh trưởng giới thân huệ mạng của chúng. Vì vậy, giới pháp đối với chúng ta vô cùng trọng yếu như thế, nên tại sao ta không y theo giới lạp mà lại căn cứ vào tuổi tác để luận?
Ở đây lại có người hỏi rằng:
Vì tôn trọng giới pháp nên phải lấy giới lạp làm thứ tự, điều đó là đúng. Nhưng nếu như vậy thì theo lễ nghi thế gian, vua tôi, cha con, tăng ni, nam nữ v.v... lộn xộn bất phân, cùng nhau ở chung một chỗ, thì chẳng phải là một sự hỗn độn hay sao?
Không phải như thế! Tăng ni tự phân thứ tự của tăng ni, nam nữ đều có thứ tự của nam nữ, không được lộn xộn, cho nên sao gọi là hỗn độn? Còn như vấn đề vua tôi, nếu tôi là người tôn quý giới luật và quốc vương là người thật sự biết kính trọng giới pháp thì bề tôi theo thứ tự thọ giới có thể ngồi trước quốc vương. Nhược bằng quốc vương là người cố chấp theo lễ nghi thế tục của giai cấp vua tôi, thì kẻ bề tôi dù thọ giới Bồ Tát trước, cũng nên ngồi sau để tránh việc lưu nạn cho Phật pháp.
Ngoài ra, cũng nên tùy thuận theo lễ nghi của thế gian, không nên để cho người thế tục sanh tâm hiểu lầm Phật pháp mà làm chướng ngại cho việc hoằng thông Phật pháp. Phật pháp cần luôn tôn trọng đạo đức, lấy đạo làm trọng. Vì thế, nếu người chơn thật trọng đạo, xóa bỏ ngã nhân, thì quyết không bao giờ sanh tâm tranh chấp danh vị, thứ tự.
Như trường hợp vị Đại Phạm Thiên Vương trên cõi trời Đại Phạm là một vị tối cao quý. Nhưng khi Đại Phạm Thiên Vương được nghe Như Ý Bảo Quang Diệu thiên nữ giảng nói về hạnh Bồ Đề, ngài nhận chân rằng chỉ có thực thi theo hạnh Bồ Đề, mới thật là con đường chánh đáng. Bấy giờ, Ngài bỏ hẳn sự tôn quý của vị Đại Phạm Thiên Vương, liền cùng thiên chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, hết lòng cung kính đảnh lễ dưới chân của Như Ý Bảo Quang Diệu thiên nữ.
Thử xét, việc làm của Đại Phạm Thiên Vương có điểm nào là không cao quý? Đối với sự tôn nghiêm cao cả của một vị thiên vương có bị tổn thất một điểm nhỏ nào không? Hay là điều đó còn chứng tỏ Ngài là một vị thông hiểu Phật pháp để làm gương cho thiên chúng noi theo.
Thế nhân sở dĩ phân chia cao thấp, đều do không thể diệt trừ được bản ngã của cá nhân, không thể bỏ được thể diện của mình mà thôi.
Phật pháp chủ trương luận về pháp chớ không luận về người. Nếu như hiểu biết chân thực câu “y pháp bất y nhân” thì nhất định không bao giờ có việc phân chia cao thấp, quý tiện.
Lại xem gương của Đế Thích thiên vương là vị chúa trên cõi trời Đao Lợi, là bậc rất tôn quý, còn dã can là loài thú rất thấp hèn, không thể nào so sánh được với Đế Thích thiên vương, nhưng Đế Thích thiên vương lại dùng thiên y chất thành pháp tòa rất cao, khẩn thiết chí thành đảnh lễ, thỉnh dã can thuyết pháp. Sau đó thọ giới pháp Thập Thiện từ nơi dã can. Tinh thần trọng pháp không quý tiện như vậy, đã làm giảm địa vị tôn nghiêm của Đế Thích thiên vương chút nào đâu? (xem lại sự tích này trong “Kiêu mạn bất thỉnh” giới pháp).
Vì Phật pháp đặc biệt xem trọng giới pháp, nên là một Phật tử phải triệt để “không được như hàng ngoại đạo ngu si, già trẻ trước sau lộn xộn, ngồi không có thứ tự”.
Ba chữ “không được như” trong kinh văn là lời dạy rất nghiêm khắc, nghĩa là triệt để không được như vậy.
“Ngoại đạo ngu si” là lời quở trách ngoại đạo không hiểu lễ nghi.
“Già trẻ trước sau lộn xộn ngồi không có thứ tự” là nói ngoại đạo chỉ căn cứ vào tuổi tác lớn, lợi căn, cho là người trưởng thượng, không lấy sự nhiều ít của giới lạp để phân định thứ tự. Cách ngồi lộn xộn không có thứ tự như vậy, chính là không khác cách ngồi của bọn binh nô. Theo pháp của binh nô là lúc ra vào chỉ theo sự chỉ huy của quân lệnh, người nào đến trước thì đi trước, đến sau thì đi sau, không có thì giờ để luận việc lễ nghi thứ tự. Nếu vị tỳ kheo trong lúc bố tát ở Bố Tát Đường mà không tuân theo thứ tự của giới lạp, cứ để người nào đến trước thì ngồi trước, như thế có khác gì bọn binh nô?
Phật pháp của chúng ta không phải như vậy, trước khi tụng giới phải hỏi thời gian thọ giới của mỗi vị, rồi y theo thứ tự của giới lạp mà ngồi. Khi chúng tỳ kheo đã ngồi yên thì đến hỏi các vị tỳ kheo ni v.v... cho đến hai chúng tại gia.
Trong kinh văn dạy: “Trong Phật pháp của ta, hễ người thọ giới trước thì ngồi trước, còn người thọ giới sau thì ngồi sau, triệt để không cho phép có chút lộn xộn nào không đúng pháp”.
Thực hành được như trên đấy là hành Bồ Tát đạo, là kiến lập pháp môn, là lễ nghĩa khiêm nhường, cung kính. Nếu Bồ Tát không theo thứ tự đúng pháp mà ngồi thì phạm khinh cấu tội. Vì thế, nếu cho rằng tùy tiện, tùy ý có thể ngồi không có quan hệ gì, thì thật là sai lầm vô cùng!
Theo những điều vừa thuyết minh trên, chúng ta thấy đối với chúng xuất gia, dù là xuất gia Bồ Tát hay Thanh Văn đều được hết mực tôn trọng. Nhưng phải biết rằng: sự tôn trọng ấy chính là vì tôn trọng giới pháp bạn đã bẩm thọ, chứ không phải tôn trọng cá nhân bạn.
Nếu bản thân bạn không có giới pháp hay đã thọ giới pháp mà không giữ được trọn vẹn thì thử xét bạn có giá trị gì để được mọi người tôn kính?
Vì thế, một vị xuất gia, đúng như pháp quy định, phải học tập giới luật, oai nghi cho hoàn bị và phải giữ gìn giới luật tinh nghiêm mới được tiếp thọ sự lễ kính của nhân thiên, và mới xứng đáng làm phước điền cho nhân thiên.
Nhược bằng trái phạm giới luật, không có tài đức chơn thật của người xuất gia thì không thể kham thọ sự lễ kính của nhân thiên. Ngoài ra, nếu còn đi lễ bái thiên long quỷ thần cùng quốc vương, phụ mẫu thì chẳng những không thể cứu vãn tội phá giới của bạn, lại còn mang thêm tội phá hoại lễ nghi của Phật pháp. Vì thế, phải hết sức thận trọng.
Nếu không tôn trọng việc nghiêm trì giới hạnh, chỉ giả dối tạo tướng diện bên ngoài, rồi cho rằng ta đây là một tăng nhân, đường đường tăng tướng, sanh lòng cống cao ngã mạn, xem thiên hạ không ra gì, rốt lại, chỉ tự mình mang lấy khổ não!
Vì thế, chúng xuất gia cần phải biết tự trọng, bằng cách lấy việc nghiêm trì giới luật làm chủ đích. Đó là điều tất yếu! Còn Phật tử tại gia có tâm tốt thọ Bồ Tát giới, đối với chúng xuất gia, cả Bồ Tát lẫn Thanh Văn phải hết lòng cung kính tôn trọng, tuyệt đối không nên có tâm khinh mạn, dù là những vị giới hạnh thanh tịnh, hay những người phá giới hoặc không có giới.
Nên biết rằng: bạn cung kính tôn trọng chúng xuất gia, dĩ nhiên là bạn sẽ được nhiều công đức. Còn giới hạnh của người xuất gia như thế nào, đó là việc thuộc bản thân của chư vị ấy. Nếu chư vị không giữ gìn giới pháp thanh tịnh thì quả báo khổ đau, quý vị đó phải tự mang.
Giới này cả thất chúng Phật tử đều phải học. Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đều tuân giữ, không một ai được trái phạm. Trong kinh Thiện Sanh nói: “Nếu ưu bà tắc mà đi trước tỳ kheo hay sa di thì mắc tội thất ý”.
Nếu đem Tam Tụ Tịnh Giới phối hợp với giới này thì có sự tương ứng như sau:
- Vâng lời Phật dạy theo thứ tự mà ngồi là Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Không trái lời Phật dạy là Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Khiêm nhường cung kính là Nhiếp Chúng Sanh Giới.
-----------------------------
39. . Bất Tu Phước Huệ Giới (Giới Không Tu Phước Huệ)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.39. BẤT TU PHƯỚC HUỆ GIỚI
(giới không tu phước huệ)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử thường ưng giáo hóa nhứt thiết chúng sanh” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”.
1. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử thường phải khuyến hóa tất cả mọi người kiến tạo tăng phường nơi núi rừng, vườn ruộng, xây dựng Phật tháp, chỗ an cư, tọa thiền trong mùa Đông, mùa Hạ. Tất cả những cơ sở hành đạo đều nên kiến tạo.
Người Phật tử phải giảng thuyết kinh luật Đại Thừa cho tất cả chúng sanh trong lúc tật bịnh, nước có giặc giã, có nạn, ngày cha mẹ, anh em, hòa thượng, A Xà Lê khuất tịch và mỗi tuần thất, nhẫn đến bảy tuần thất cũng nên giảng thuyết kinh luật Đại Thừa. Tất cả những trai hội cầu nguyện, những lúc đi làm ăn, những khi có tai nạn, bão lụt, hỏa hoạn, ghe thuyền trôi giạt nơi sông to, biển lớn, gặp quỷ La Sát v.v... đều cũng đọc tụng kinh luật Đại Thừa. Nhẫn đến tất cả tội báo, tam ác, bát nạn, thất nghịch, gông cùm, xiềng xích trói buộc tay chân, hoặc người nhiều dâm, nhiều sân, nhiều ngu si, nhiều tật bịnh đều nên giảng kinh luật Đại Thừa này. Nếu hàng tân học Phật tử không thực hành những điều trên đây thời phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Một vị Phật tử dù là Đại Thừa hay Tiểu Thừa đều phải xem trọng giới hạnh của mình. Điều ấy đương nhiên không sai. Nhưng đó chỉ là những lễ nghi thuộc phạm vi cá nhân mà thôi. Do đó, phải quyết tiến lên một bậc nữa, tự tu phước huệ và dẫn dắt tất cả chúng sanh đồng tu phước huệ, giải trừ tất cả khổ nạn cho chúng sanh. Như thế mới xứng đáng với tư cách của một vị Bồ Tát Đại Thừa.
Đem chánh pháp cứu độ chúng sanh như thế nào? Giúp chúng sanh trừ những tai nạn hiện tại và vị lai bằng cách nào?
Về số lượng pháp mình và người cần phải tu, nói ra thì rất nhiều nhưng đại khái cũng không ngoài tu phước và tu huệ,
- Nếu phước báo không có thì sẽ thường gặp nhiều chướng duyên, khiến cho bạn không thể đúng như pháp mà tiến tu.
- Nếu trí huệ thiển bạc thì rất dễ bị đi vào con đường sai lầm, khiến cho bạn vĩnh viễn không thể nào về đến nhà.
Vì thế, Phật pháp chủ trương “phước huệ song tu” như chim cần hai cánh và như hai bánh của chiếc xe, nếu thiếu một không thể bay hay chạy đưọc. Cũng vậy, hai món phước và huệ nếu thiếu bất cứ món nào, cũng khó mà thành tựu thắng quả.
Trong kinh có kể một truyện cổ như sau:
Có một vị thánh nhân đã chứng quả A La Hán, là một bậc phước điền thù thắng trên thế gian, xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của nhân thiên, nhưng vì trong thời quá khứ, khi tu học Phật pháp, Ngài chỉ chuyên tu tập trí huệ, xem thường việc vun bồi phước đức, nên trong đời hiện tại dù đã chứng quả A La Hán, nhưng việc cúng dường của Phật tử đối với Ngài hết sức thiếu thốn, thậm chí cơm không đủ no lòng.
Trái lại có một con đại tượng, cùng thời với Ngài, được người nuôi dưỡng rất đầy đủ. Dù chỉ là súc sanh, nhưng nó chẳng những được ăn uống rất ngon, rất thừa thãi, mà lại còn được mang chuỗi anh lạc rất quý báu trên thân. Đại tượng ấy sở dĩ bị đọa trong loài súc sanh, vì trong đời quá khứ từng vun bồi phước đức rất nhiều, nhưng lại xem thường việc tu tập trí huệ, nên không thể phân biệt thiện ác, phải quấy đến nỗi si mê, tăm tối, làm những chuyện trái giới luật nên phải cảm thọ quả báo mang thân súc sanh.
Theo truyện trên, chúng ta thấy làm một người Phật tử quyết định phải đồng thời phước huệ song tu. Đức Bổn Sư Thích Ca sở dĩ thành Phật chẳng qua là phước huệ của Ngài đã viên mãn mà thôi. Chúng ta tu học theo Phật, sao không lấy hình ảnh Phật làm tấm gương sáng cho mình, để cố gắng phước huệ song tu?
Nhưng tu phước và huệ như thế nào?
Chính trong kinh văn có dạy rõ là Tài Thí và Pháp Thí.
- Tài thí là vun bồi phước đức.
- Pháp thí là tăng ích trí huệ.
Như thế việc tu phước huệ không phải là một điều khó khăn, chỉ cần chịu thực hành tài thí và pháp thí là được.
Pháp thí là vì người giảng giải kinh luật Đại Thừa, vì Phật pháp nếu không có người giảng giải thì không thể hiểu rõ được, vì thế cần phải giảng giải.
Tài thí là cứu giúp những người trong cảnh nghèo khổ khó khăn, hoặc kiến tạo chỗ nơi để người tu hành có thể an tâm hành đạo.
Thực hành như thế nào mới gọi là phước huệ song tu.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, việc giáo hóa chúng sanh không phải chỉ làm một lần là xong, mà cần phải thường khuyến hóa tất cả chúng sanh”.
“Thường khuyến hóa” nghĩa là làm việc khuyến hóa liên tục không gián đoạn. Những chúng sanh có nhân duyên hóa độ với mình, nếu ngày nào hóa độ chưa xong, thì ngày ấy không được đình chỉ sự giáo hóa. Điều tối yếu là phải dẫn dắt chúng sanh đúng như pháp tu hành. Hơn nữa, người tu hành phải có nơi, có chỗ an tu, không phải bất cứ chỗ nào cũng tùy tiện mà ở tu được. Vì thế, Bồ Tát cần phải khuyến hóa chúng sanh làm những việc sau đây để cho các vị tu hành nương thân hành đạo:
1. Kiến lập tăng phường: để cho chúng tăng tập họp lại một nơi an tâm tu niệm.
2. Kiến tạo núi rừng: Để cho đại chúng nhờ chỗ mát mẻ của rừng núi mà thân tâm được an lạc, để tu niệm, không bị cảm giác nóng bức khó chịu.
3. Kiến tạo vườn tược: để trồng các thứ rau cải, cây ăn trái, để cung cấp cho đại chúng thọ dụng trong khi tu hành.
4. Kiến tạo ruộng nương: Để thâu hoạch ngũ cốc dồi dào, làm lương thực cung cấp cho đại chúng, giúp đại chúng an tâm khỏi phải để tâm đến việc sinh sống hằng ngày.
5. Xây dựng tháp Phật: Để cho chúng sanh có nơi chiêm lễ và cũng là nơi thiên nhân vun bồi phước điền thù thắng. Tháp là nơi thờ linh cốt thánh nhân (xá lợi của Phật và Bồ Tát), trong kinh gọi là “sanh thân tháp”. Nếu thành tâm chiêm bái, cúng dường tháp Phật, phước đức không thể tính kể, so lường được.
Như trong kinh A Hàm nói: “Vào thời quá khứ, sau khi Phật Tỳ Bà Thi nhập diệt, có một tỳ kheo hiệu là Phạm Ni Thi. Một ngày nọ, ngài đem hết tâm hoan hỷ thành kính tuyệt đỉnh của mình cầm chiếc đèn soi vào trong tháp của Phật. Nhờ phước đức ấy, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế, tỳ kheo Phạm Thi Ni được phước báo quang minh trên thân rực rỡ, so với quang minh trên thân của chư thiên hai mươi tám từng trời thì quang minh của chư thiên không thể sánh kịp.
Ngài còn được gặp đức Bổn Sư Thích Ca, và được đắc quả. Nhờ tâm thành kính hoan hỷ, dùng đèn soi vào trong tháp Phật, còn được công đức thù thắng như thế, huống chi xây dựng tháp Phật, đương nhiên được công đức không thể nghĩ bàn.
6. Kiến tạo chỗ an cư, tọa thiền trong mùa Đông, mùa Hạ: để cho chúng tăng có chỗ an cư trong tiết Hạ và tọa thiền trong tiết Đông thiên. Trong khoảng thời gian hai mùa này, chúng tăng nhờ những phương tiện đó mà sách lệ tiến tu, không đến nỗi biếng nhác, giải đãi, luống trôi giờ vàng ngọc của người xuất gia hành đạ.
7. Tất cả những cơ sở hành đạo đều nên kiến tạo: Câu kinh văn này chứng tỏ nơi hành đạo không phải là một nơi có rất nhiều nơi. Vì thế phàm những nơi nào có lợi cho việc tu hành, đều nên kiến tạo cơ sở, để cho chúng chúng tăng đến nơi nào cũng có chỗ để an tâm, chuyên lo tu niệm.
Giáo hóa tất cả chúng sanh như thế, bất cứ trường hợp tự mình khuyến hóa hay nhờ người khác khuyến hóa, đều được hưởng phước báo nhân thiên và thiện căn xuất thế. Vì thế, tuyệt đối không được xem thường vấn đề này.
Có điều cần phải đặc biệt lưu ý là khi kiến tạo những cơ sở nói trên, tuyệt đối phải tránh xa những chỗ sau đây:
- Chỗ đình miễu thờ quỷ thần.
- Gần xóm làng.
- Gần chỗ mãi dâm.
- Gần quán rượu.
- Gần nhà đồ tể.
- Gần bọn cướp lâu la.
Có tránh xa những nơi ấy, mới không bị sự xúc não không cần thiết và tránh khỏi sự chê bai, dị nghị của hàng nhân sĩ trong xã hội. Nhờ vậy, đại chúng mới được hoàn cảnh, môi trường thuận tiện cho việc an tâm tịnh tu đạo nghiệp.
Trong luật Tiểu Thừa, Đức Phật dạy quý tỳ kheo khi lập tự viện hay am thất còn phải tránh xa hai nơi: nạn xứ và phòng xứ, huống chi Bồ Tát là người thực hành công hạnh tự lợi, lợi tha, lẽ đương nhiên, càng phải xa lìa nạn xứ và phòng xứ.
Trong Luật dạy, nạn xứ là nơi có ác thú, rắn độc, muỗi mòng, kiến trùng v.v... Các thứ ấy thường gây sự não loạn, khiến người không thể hành đạo.
Còn phòng xứ là chỉ phạm vi trong vòng một dặm chung quanh tự viện, am cốc, nếu có giếng nước nơi mọi người thường lui tới múc nước hay đường sá nơi mọi người qua lại, hoặc gần sườn núi cheo leo, hay hầm sâu hố thẳm, hoặc gần chỗ nha môn, quan quyền, chỗ ngoại đạo, chỗ chùa tỳ kheo ni v.v... Những chỗ như vậy thường có chướng ngại to lớn cho việc tu hành thanh tịnh nên phải tránh xa.
Sau khi tìm được nơi không có nạn xứ và phòng xứ thì nên tìm vị chủ nhân cuộc đất ấy, giảng nói Phật pháp, khiến cho họ hoan hỷ phát tâm xả thí, sau đó mới được kiến lập tăng phường nơi đó. Tuyệt đối không được cưỡng ép, lui tới thường xuyên khuyến hóa chủ nhân chấp thuận, khiến cho họ thối thất tín tâm đối với Phật pháp.
Thế nên cổ đức có hai câu răn dạy như sau:
Văn thí như tỵ trái,
Kiến tăng do phùng thù.
Dịch:
Nghe nói bố thí như trốn nợ,
Thấy Tăng đến nhà tợ kẻ thù.
Nếu đi quyên góp làm cho thí chủ cảm thấy khó chịu đến mức độ như hai câu diễn tả bên trên thì làm sao có thể kiến tạo các cơ sở hành đạo được?
Khi Phật còn tại thế, trong thành Khoáng Dã có rất nhiều tỳ kheo. Vì muốn tạo lập phòng xá để có nơi cư trú tu hành, các tỳ kheo cùng nhau đến nhà thí chủ khất cầu. Các thí chủ không thể đáp ứng nên mỗi khi trông thấy quý tỳ kheo từ đằng xa, họ liền vào nhà đóng cửa, để tránh sự cầu xin của quý thầy. Ngài Ca Diếp thấy vậy bèn đem việc ấy bạch lên Phật. Đức Phật triệu tập chư tỳ kheo đến quở trách, rồi dạy rằng:
Vào thời quá khứ ở bên sông Hằng, có người phạm chí ở đấy tu niệm. Ông thường bị một con rồng ở dưới sông leo lên quấn quanh thân ông, khiến ông không thể an tâm hành đạo. Ông quá buồn rầu đến nỗi sanh bệnh.
Ta thấy ông đáng thương như vậy, bèn đến bảo rằng: - Việc gì mà ông phải buồn rầu đến sanh bệnh như vậy? Nếu ông muốn rồng đừng quấy phá nữa chỉ cần xin nó viên ngọc dưới cổ là được.
Phạm chí nghe lời làm như vậy, quả nhiên rồng không còn đến quấn thân ông nữa.
Phật lại dạy tiếp rằng:
- Vào thời quá khứ có quý tỳ kheo tọa thiền trong rừng, mỗi đêm thường bị chim đến kêu la, làm náo động khiến các thầy không thể tọa thiền.
Quý thầy bị chướng ngại như vậy, không biết làm thế nào để ở yên được. Phật biết thế bèn đến bảo quý thầy rằng: “Chim kêu có gì đáng ngại. Các ông muốn chim đừng đến kêu, chỉ cần xin nó hai cái cánh là được”. Quả nhiên, đàn chim không còn đến kêu la, làm rối loạn việc tọa thiền của các thầy nữa.
Các ông thử tưởng, loài điểu thú kia còn không muốn kẻ khác đến cầu xin nó cái gì, huống chi các ông là người tu hành mà cứ luôn đến nhà người cầu xin thứ này, thứ kia cho nhiều, làm sao tránh khỏi sự chán ghét của mọi người, họ sẽ không còn muốn thấy các ông đi khất hóa nữa.
Trong bộ Bồ Tát Lược Sớ, quyển bảy của tổ Hoằng Tán nói: “Người xuất gia thời nay có những người mượn việc công để tạo việc riêng cho cá nhân mình. Mượn danh nghĩa chúng Tăng đi quyên góp để bỏ túi riêng. Thật là một việc làm hoàn toàn mê muội, không hiểu rõ luật nhân quả. Tuy được hưởng thọ nhất thời, nhưng rồi nghìn kiếp sau khó mà đền trả. Xài dùng của tín chủ một cách lãng phí rồi, muôn đời khó tái phục nhân thân. Tổn mình, tổn người mượn hư danh làm chuyện khuyến hóa làm phước, thật là kẻ đại tặc trong Phật môn!
Tu phước nghiệp dù có nhiều môn, nhưng việc kiến lập những nơi hành đạo để thành tựu việc dụng công tu niệm cho người tu hành thì công đức không gì hơn. Vì thế, chẳng những nên khuyên bảo người làm, mà chính mình cũng cần phải thực hành như vậy. Tuy nhiên, cũng cần phải tùy theo lực lượng và khả năng của mình, nếu sức mình không thể làm nổi, thì không nên miễn cưỡng hoặc ép buộc người tạo lập tăng phường. Tuyệt đối tránh sự làm việc phước đức mà có lẫn chút miễn cưỡng, thì mới hòng tránh khỏi điều tội lỗi. Vì tinh thần Phật pháp bao giờ cũng hợp tình, hợp lý, không bao giờ bắt buộc người vào chỗ khó khăn.
Trong bộ Tịch Quang Phạm Võng Kinh Trực Giải, quyển bốn nói: “Nếu đi quyên tải một cách phi lý, mượn việc chúng Tăng dùng của công làm của riêng cho mình, mê muội lý nhân quả, đó là việc thiên đường chưa thành tựu mà địa ngục đã thành tựu được. Tu phước kiểu đó chi bằng đừng làm để tránh tội thì tốt hơn. Với thật tâm muốn cho ngôi Tam Bảo được hưng thạnh, minh bạch được lý nhân quả, không có điểm nào sai lầm mảy may, lìa tướng nhân ngã, thấu rõ ý nghĩa tam luân không tịch. Tu phước được như vậy mới là người thực hành Bồ Tát đạo”.
Như trên đã nói về vấn đề tu phước, còn về việc tu huệ thì như thế nào?
Chính là sự tu tập trí huệ Đại Thừa Bồ Tát. Do đó, kinh văn dạy tiếp theo rằng: “Người Phật tử nên vì tất cả chúng sanh giảng nói kinh luật Đại Thừa. Nhưng muốn giảng nói kinh luật Đại Thừa cho người, đầu tiên là tự mình phải có trí lực đầy đủ. Tức là chính mình đối với kinh luật Đại Thừa phải có chỗ nhận thức đầy đủ và rõ ràng. Nhược bằng chính mình không hiểu rõ kinh luật thì làm sao có thể vì người giảng nói một cách thông suốt vô ngại?”
Tất cả kinh luật đều do Đức Phật tuyên thuyết, nhưng vì sao ở đây chỉ nhất quyết bảo phải giảng nói kinh luật Đại Thừa?
Vì kinh luật Đại Thừa có công năng sanh thiện diệt ác, lại còn tiêu tội được phước, vì bản thân của Bồ Tát thuộc về Đại Thừa, nên tất nhiên phải dẫn dắt chúng sanh tu tập trí huệ Đại Thừa.
Vì lý do ấy nên phải vì chúng sanh giảng nói kinh luật Đại Thừa. Nói tổng quát, tu huệ là như vậy. Sau đây xin giảng riêng từng điểm.
Kinh văn dạy phải giảng nói kinh luật Đại Thừa, nhưng trong những trường hợp đặc biệt nào mới thật sự nên giảng nói?
Đó là những trường hợp:
1. Lúc có tật bịnh: Vì kinh luật Đại Thừa có công nặng trị liệu túc bệnh vô minh, là thứ bệnh có từ vô thỉ của tất cả chúng sanh, đồng thời diệt trừ tất cả ác nghiệp tội báo, làm cho chúng sanh thân tâm được an ổn, khoái lạc.
2. Lúc nước có tai nạn: lúc quốc gia bị nước ngoài xâm lăng, vì công đức của kinh Đại Thừa có công năng bảo hộ quốc gia, diệt trừ các tai nạn và các thứ oán tặc.
3. Khi gặp nạn giặc cướp: Vì công đức của kinh Đại Thừa có thể diệt trừ lục tặc ở bên trong và các giặc cướp ở bên ngoài. Nhờ giảng nói kinh luật Đại Thừa làm cho bọn giặc cướp chấm dứt ác tâm, sanh khởi từ niệm, không còn nhiễu loạn, gây sự thống khổ cho nhân sanh.
Ngoài những trường hợp nêu trên, khi các tôn vong quá cố của mình khuất tịch, như ngày cha mẹ, anh em, hòa thượng, a xà lê khuất tịch, và mỗi tuần thất nhẫn đến tuần thất thứ bảy, cũng nên giảng nói kinh luật Đại Thừa.
Vì công đức của kinh luật Đại Thừa này có thể tư trợ cho thần thức của các vong nhân ở nơi minh giới được giải thoát tất cả sự thống khổ chốn u minh, hoặc thác sanh vào cõi trời, cõi người, hưởng thọ phước báo, hoặc được vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, hoặc cuối cùng được chứng quả vô thượng Bồ Đề.
Vì pháp lực Đại Thừa không thể nghĩ bàn, chẳng những có thể cứu vãn các tai nạn hiện tại, mà còn giúp ích cho chúng sanh chốn u đồ. Vì thế, vào ngày quá cố của các tiên vong và trong những ngày tuần thất, nếu không vì các vong nhân quá cố giảng nói kinh luật Đại Thừa thì các vong nhân ở chốn U Minh không được nghe pháp, đó không phải là bị mất sự lợi ích vi diệu thậm thâm hay sao?
Thế nên cần phải giảng kinh luật Đại Thừa để thể hiện tâm hiếu thảo đối với các tôn vong, và cũng để thấy rõ ý nghĩa chân thực của “Hiếu gọi là giới”.
Hơn nữa, trong tất cả những trai hội cầu nguyện, cũng cần phải đọc tụng, giảng nói kinh luật Đại Thừa. Vì công đức thù thắng của kinh luật này có thể thỏa mãn tất cả chỗ mong cầu và sở nguyện của chúng sanh, không để cho chúng sanh không được lợi ích gì hết.
Hoặc những lúc đi làm ăn, nghĩa là phải lo cho sự sống. Mọi người trên thế gian này có thân mạng, đương nhiên phải vì sự sống mà bôn Nam tẩu Bắc, để khuếch trương sự nghiệp, cầu cho được nhiều tài lợi. Muốn đạt được điều mong ước, phải nên đọc tụng kinh luật Đại Thừa.
Vì kinh luật Đại Thừa có công năng làm đầy đủ pháp tài như ý, có thể đem lại sự lợi ích về tài bảo cho chúng sanh, chu cấp, giúp đỡ cho thế gian không bị thiếu thốn.
Cho nên tín đồ các quốc gia thuộc phái Phật giáo Nam Truyền, trước khi khai trương, làm ăn, buôn bán đều phải thỉnh chư Tăng tụng kinh, niệm Phật và rưới thánh thủy, chính là do nơi tinh thần này. Rất tiếc cho Phật giáo Trung Hoa từ xưa đến nay không tin hiểu điều này, nên nhiều nhân sĩ trong xã hội lầm nhận và cho rằng Phật giáo là một tôn giáo chỉ dành riêng cho người đã chết, đối với người sống dường như không được lợi ích gì, có thể nói, đây là một điều đáng tiếc vô cùng!
Hoặc khi bị tai nạn hỏa hoạn đốt thiêu.
Hoặc lúc bị lụt lớn trôi chìm.
Hoặc khi bị bão lớn thổi ghe thuyền.
..những tai nạn như thế cũng cần nên đọc tụng, giảng nói kinh Đại Thừa.
Trong khi bạn bị đại hỏa thiêu đốt, kinh Đại Thừa có công năng giúp bạn được giải thoát tất cả sự nhiệt não, được sự mát mẻ lớn lao. Lại còn có thể diệt trừ lửa sân hận trong nội tâm, không bị nó thiêu đốt rừng công đức của bạn.
Lúc bạn bị lụt to trôi nổi, kinh luật Đại Thừa giúp bạn tránh khỏi cuồng phong, sóng lớn, kích động khổ não, và được sóng yên gió lặng, còn thể giải trừ gió vô minh của bạn, khiến cho bạn đang bị chơi vơi trong bể khổ, bỗng được ngồi yên ổn trên pháp thuyền Bát Nhã, cứu độ tất cả chúng sanh, thẳng đến bờ kia Niết Bàn. Thế nên, cần phải đọc tụng, giảng nói kinh Đại Thừa.
Hoặc khi vào trong sông to, biển lớn, gặp phải nạn quỷ La Sát v.v... cũng nên đọc tụng kinh luật Đại Thừa. Vì kinh luật Đại Thừa có công đức rất thù thắng có thể khiến cho quỷ la sát tăng trưởng thiện tâm, dứt bỏ tâm hãm hại người, lại còn phát tâm hộ trì Phật pháp.
Nhẫn đến nếu muốn diệt trừ tất cả tội báo, muốn tránh khỏi tam ác, bát nạn, thất nghịch cũng nên giảng nói kinh luật Đại Thừa.
Vì tội báo của chúng sanh phải cảm thọ, không phải là một hay hai thứ mà là rất nhiều thứ, cho nên nói là “tất cả tội báo”. Kinh luật Đại Thừa có thể nói là một bộ sách Đại Ân Xá của chốn địa ngục, diệt trừ tất cả tội chướng, nên diệt trừ được tất cả tội báo.
“Tam ác” là chỉ cho tam ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, là những nơi chúng sanh bị thọ khổ. Vì kinh luật Đại Thừa này là nguồn gốc đoạn diệt ác pháp, sanh trưởng thiện pháp, nên có thể khiến chúng sanh ra khỏi tam ác đạo và siêu sanh lên cõi Nhân Thiên.
“Bát nạn” là tám thứ nạn như thế trí biện thông, sanh trước Phật hay sau Phật v.v... Vì kinh luật Đại Thừa này có công đức thù thắng, có thể chuyển họa hoạn thành phước đức, chuyển tai nạn thành kiết tường, nên có thể vượt ra khỏi các nạn và được tất cả các quả báo thù thắng.
“Thất nghịch” là bảy thứ tội nghịch như giết cha, giết mẹ, giết A La Hán v.v... Vì kinh luật Đại Thừa là nguồn gốc của hiếu thuận, cho nên có thể diệt trừ tội báo của tội thất nghịch.
Hoặc là bị gông cùm, xiềng xích trói buộc tay chân. Vậy phải nên giảng nói, đọc tụng kinh luật Đại Thừa. Vật tròng vào cổ gọi là gông, nơi tay chân gọi là cùm, nơi thân mình gọi là xiềng xích. Những thứ ấy trói buộc người, không cho tự do hoạt động.
Nhưng tại sao phải lâm vào cảnh trói buộc ấy?
Nhìn thoáng qua, có thể cho là do những nguyên nhân bên ngoài, nhưng xét kỹ thì đó chính là do nghiệp lực bên trong chiêu cảm, nên phải mang lấy những sự trói buộc ấy.
Kinh luật Đại Thừa có tất cả những diệu dụng giải thoát, nên có thể giải thoát tất cả khổ đau bên trong lẫn bên ngoài đang trói buộc thân tâm nên phải mang lấy sự trói buộc ấy.
Hoặc có những người nhiều dâm, nhiều sân, nhiều ngu si, nhiều bệnh tật, đều nên đọc tụng giảng nói kinh luật Đại Thừa.
“Nhiều dâm” là chỉ cho những người tâm dâm dục quá nặng, “nhiều sân” là tâm sân hận lẫy lừng, “nhiều ngu si” là vô cùng ngu si, “nhiều tật bịnh” là đau bệnh liên miên, nặng nề, luôn bị các ma bệnh ràng buộc khổ não. Kinh luật Đại Thừa sẽ làm phát khởi tâm thanh tịnh, tâm từ bi, tâm trí huệ. Nên nếu đọc tụng, giải nói kinh luật Đại Thừa, sẽ được phát khởi tâm thanh tịnh diệt trừ tâm đa dâm, tâm từ bi diệt trừ tâm đa sân, tâm trí huệ diệt trừ tâm ngu si. Vì thế, công đức giảng nói kinh luật Đại Thừa rất là thù thắng.
Vì kinh luật Đại Thừa này xuất sanh tất cả các thiện pháp môn, nên có thể trị liệu tất cả các bệnh trần lao, hiểm nghèo của chúng sanh. Do đó nếu thường hay đọc tụng, giảng nói kinh luật Đại Thừa, thì bất luận thế nào, cả mình và người đều được lợi ích.
Theo đúng luật, một vị tân học Bồ Tát phải tinh tấn tu nhiều phước huệ. Nếu hàng tân học Bồ Tát không thực hành điều này, nghĩa là không tu phước huệ thì sẽ phạm khinh cấu tội.
Giới này thất chúng Phật tử đều phải tuân giữ, nhưng phần quy định cho Đại Thừa và Tiểu Thừa không giống nhau.
- Đối với Tiểu Thừa Thanh Văn, Đức Phật chế định lúc kiết hạ an cư, quý tỳ kheo phải sửa sang, tu bổ phòng xá để có nơi an ổn tu tập. Ngoài thời gian này thì không ở trong hạn lệ Phật quy định.
- Còn đối với Đại Thừa, Đức Phật dạy tất cả thời khóa đều phải tu phước nghiệp. Nếu gặp những cơ duyên nên làm mà không làm, tùy theo mỗi việc mà kết tội khinh cấu.
Nếu đem Tam Tụ Tịnh Giới phối hợp với giới này thì có sự tương ứng như sau:
- Giảng nói kinh luật thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Phước huệ song tu thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Khuyến hóa tất cả chúng sanh tu phước huệ là Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Kinh văn
1. Phiên âm:
Như thị cửu giới ưng đương học, kính tâm phụng trì. Phạm Đàn phẩm đương giảng minh.
2. Dịch nghĩa:
Chín giới như thế cần phải học, hết lòng kính trọng phụng trì, trong phẩm Phạm Đàn có giảng rõ.
Lời giảng
Ba câu kinh văn trên là tóm lược kết khuyến chín giới trên. Hành giả đối với chín giới này cần phải đúng như pháp tu học, từng giờ, từng khắc phải hết lòng kính trọng phụng trì.
Trên đây chỉ là lược giảng, nếu muốn biết thêm, nên xem trong phẩm Phạm Đàn có giảng rõ.
-----------------------------
40. Giản Trạch Thọ Giới (Giới Không Bình Đẳng Truyền Giới)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.40. GIẢN TRẠCH THỌ GIỚI
(giới không bình đẳng truyền giới)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử dữ nhân thọ giới thời...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử lúc cho người thọ giới, không được lựa chọn. Tất cả hàng quốc vương, hoàng tử, các quan, tỳ kheo, tỳ kheo ni, tín nam, tín nữ, dâm nam, dâm nữ, Phạm thiên trong mười tám cõi Sắc, thiên tử trong sáu cõi Dục, người thiếu căn, hai căn, hoàng môn, tôi tớ và tất cả các quỷ thần đều được thọ giới.
Tất cả y phục, ngọa cụ đều phải hòa chung các màu xanh, vàng, đỏ, đen, tín, nhuộm chung lại thành hoại sắc để hợp với đạo. Trong tất cả các quốc độ, đối với y phục của người trong nước mặc, y phục của thầy tỳ kheo đều phải với y phục của người thế tục.
Khi ai muốn thọ Bồ Tát giới, vị sư phải hỏi rằng: “Trong đời ngươi có phạm tội thất nghịch chăng?” Bồ Tát Pháp Sư không được cho người phạm tội thất nghịch trong hiện đời thọ giới.
Tội thất nghịch gồm có: ác tâm làm thân Phật chảy máu, hại bậc thánh nhân, giết cha, giết mẹ, giết hòa thượng, giết A-xà-lê, phá yết ma tăng, chuyển pháp luân tăng. Nếu phạm tội thất nghịch thời hiện đời không đắc giới, ngoài ra, tất cả người khác đều được thọ giới.
Theo pháp Phật, người xuất gia không lạy quốc vương, cha mẹ, lục thân và quỷ thần.
Phàm hễ ai nhận hiểu lời nói của Pháp Sư đều được thọ giới. Khi có người từ trăm nghìn dặm đến cầu pháp nếu Bồ Tát pháp sư vì ác tâm, sân tâm, không chịu sốt sắng truyền giới Bồ Tát cho người ấy thời phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Giảng giải kinh luật để dẫn dắt chúng sanh tu phước, tu huệ, cố nhiên là nhiệm vụ của người Phật tử cần phải làm. Vì chúng sanh mà truyền trao giới pháp để nhiếp thủ chúng sanh đi trên con đường rộng lớn của Phật pháp, là trách nhiệm của Bồ Tát không thể bỏ qua.
Bồ Tát lấy việc phổ độ chúng sanh làm trách nhiệm của mình, lấy tâm từ bi lợi vật làm bản hoài của mình. Nên khi có chúng sanh nào từ trăm nghìn dặm đến cầu pháp, Bồ Tát phải hết lòng sẵn sàng truyền trao, không được dùng bất cứ lý do gì để từ khước hay cự tuyệt. Nếu không làm như thế, mà lại còn dùng tâm sân ác, không chịu truyền trao giới pháp cho người là hoàn toàn không đúng với tâm phổ lợi chúng sanh của một vị Bồ Tát.
Nên biết Kim Cương Quang Minh Bảo Giới vốn bình đẳng, mọi hạng người đều có thể bẩm thọ, không phân biệt quý tiện, cao thấp, nhân, phi nhân v.v... Nếu có sự lựa chọn, nghĩa là đối với người cần truyền trao giới pháp mà không chịu truyền trao, đối với người không nên truyền trao mà truyền trao. Như thế, chính bạn phải mắc tội trước tiên, như vậy đâu còn tư cách gì để làm thầy cho người?
Do đó, khi thấy bậc pháp khí cần thọ Bồ Tát giới, phải vì người ấy mà truyền trao giới pháp, không được bỏ qua. Nếu có tâm sân hận oán hờn, mà lựa chọn người để truyền trao giới pháp thì trái với ý nghĩa dẫn dắt hàng hậu học tiến vào Phật pháp.
Vì thế, Bồ Tát muốn lợi sanh, gặp cơ duyên thì phải đáp ứng, đi đến bất cứ nơi nào, cũng phải lưu ý đến việc tế độ chúng sanh. Nếu không như thế thì trái với tâm nguyện phổ lợi chúng sanh của Bồ Tát, làm chướng ngại cho việc tu hạnh Bồ Đề.
Trong bộ Pháp Tạng Bồ Tát Giới Sở Ký:
- Nói về phần Biệt thì trái với hạnh Nhiếp Hóa Chúng Sanh.
- Nói về phần Thông thì trái với Tam Tụ Tịnh Giới.
Đây là tội lỗi rất lớn của sự lựa chọn truyền giới.
Giới này hai chúng xuất gia tỳ kheo và tỳ kheo ni đếu có thể phạm, còn các chúng kia không ở trong phạm vi giới này, vì không đủ tư cách làm sư phạm cho người.
Sự phân định mức độ nặng nhẹ về sự vi phạm giới này giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa cũng không đồng nhau:
- Đối với Bồ Tát phát tâm phổ độ chúng sanh, nên khi bất cứ chúng sanh nào đến cầu thọ giới pháp, cũng đều không được theo tự ý mình mà lựa chọn cho thọ giới hay không cho thọ.
- Còn đạo pháp Thanh Văn tương đối hẹp, nên đối với người cầu pháp, có người cho, có người thì không cho. Nếu trước đó, hành giả chưa nhận lời thỉnh cầu của người, nên khi không truyền trao giới pháp cho người, thì không trái phạm. Nếu đã nhận lời thỉnh cầu trước đó mà sau này vì buồn giận việc gì, hoặc hối hận vì đã hứa, nên không truyền trao giới pháp cho người thì có tội.
Vậy phải như thế nào mới không phạm giới này?
- Trường hợp bị bệnh hoặc bệnh vừa mới khỏi, sức còn yếu, hoặc chính bản thân là người ám độn không rành về nghi thức truyền giới.
- Hoặc là người cầu giới pháp không có tâm chân thật, hoặc ngoại đạo giả dối đến thỉnh cầu giới pháp, hoặc bản thân người cầu giới có đủ giá nạn v.v... Vì thế nên không truyền trao giới pháp. Trong trường hợp này đương nhiên không trái phạm.
Ngoài những trường hợp này ra, tất cả đều phạm giới. Vì thế làm vị Bồ Tát cần phải đặc biệt chú ý.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, đối với bất cứ chúng sanh nào có tâm cầu thọ giới Bồ Tát đều phải bình đẳng truyền trao giới pháp, tuyệt đối không được lựa chọn, hoặc truyền giới cho người này mà không truyền giới cho người kia”.
* Ở Trung Hoa, quốc sử có ghi về các quốc vương được thọ giới Bồ Tát như:
- Nam Triều Lương Võ Đế trong thời kỳ Nam Bắc Triều được Huệ Ước Pháp Sư truyền trao Bồ Tát đại giới.
- Triều nhà Đường, vua Cao Tông, niên hiệu Long Đức thứ hai (năm 665 Tây lịch) cung thỉnh Chung Nam Đạo Tuyên Luật Tổ đến chùa Tịnh Nghiệp truyền trao Bồ Tát giới.
- Triều Tống, niên hiệu Khánh Lịch năm thứ hai (Tây Lịch 1041), vua Nhân Tông hạ chiếu phụng thỉnh Nguyên Kham Luật Sư đến tại giới đàn Địa Dũng chùa Đại Chiêu Khánh, tỉnh Hàng Châu để truyền trao giới Bồ Tát cho nhà vua.
* Về các hoàng tử được thọ giới có:
Triều nhà Đường, vua Thái Tông, hiệu Trinh Quán thứ hai (Tây lịch 628) hạ chiếu phụng thỉnh Nguyên Uyển luật sư vào nội cung truyền Bồ Tát giới cho hoàng thái tử và cung phi.
* Về các đại thần được thọ giới có:
- Dưới thời Nam Bắc Triều, Châu Võ Đế, niên hiệu Kiến Đức năm đầu (Tây lịch 572) hạ chiếu phụng thỉnh thiền sư Tăng Vĩ đến kinh đô để truyền trao giới Thập Thiện cho các công khanh.
- Triều nhà Thanh, lúc Thuận Trị Hoàng Đế trị vì, quan nội thị Châu Thiên Thành hộ pháp, cung thỉnh Hoa Sơn Kiến Nguyệt Luật Sư đến truyền trao giới Bồ Tát.
Về hàng bá quan được thọ giới, từ đó trở về sau có thể nói là rất nhiều, không thể tính kể.
Còn tỳ kheo, tỳ kheo ni thọ giới Bồ Tát thì gọi là Bồ Tát tỳ kheo, Bồ Tát tỳ kheo ni. Đó là quy luật truyền giới thông thường ở Trung Hoa.
Về những hàng tín nam, tín nữ, dâm nam, dâm nữ thọ giới Bồ Tát rất nhiều, không thể tính kể.
Chư Phạm thiên trong mười tám cõi Sắc Giới, thiên tử trong sáu cõi Dục Giới đều có thọ Bồ Tát giới. Còn những hạng không căn, hai căn, hoàng môn, tôi tớ, đối với giới Thanh Văn thì không đủ tư cách để thọ, nhưng đối với giới Bồ Tát điều ấy không thành vấn đề.
Tất cả quỷ thần đều được thọ Bồ Tát giới như:
- Trường hợp Trung Nhạc Đại Đế thọ Bồ Tát giới với Nguyên Khê thiền sư.
- Lư Sơn đại thần thọ Bồ Tát giới với Đàm Ấp thiền sư.
- Cao Vương Giáng Chúc đại thần thọ Bồ Tát giới với Thông Pháp Sư.
Đạo Phật phổ nhiếp tất cả, không bao giờ từ bỏ một chúng sanh nào, tất cả đạo tục, u hiển đều được thọ giới. Tuyệt đối không được lựa chọn (U: chỉ thế giới quỷ thần; Hiển là nhân loại).
Như mùa Xuân thuộc về dương khí, vạn vật đều sanh trưởng. Nếu lựa chọn vật mà sanh thì sự phát sinh của vạn vật chắc chắn rất hiếm. Như biển cả dung nạp tất cả dòng sông. Nếu lựa chọn sông để dung nạp thì sự dung nạp ấy không được bao nhiêu. Đại sĩ như mùa Xuân, giúp muôn vật đều nẩy nở như biển cả dung chứa tất cả dòng sông, thương chúng sanh bình đẳng như con một thì làm sao có thể khởi tâm phân biệt cao thấp, tăng tục, quý tiện, tịnh uế? Thế nên tất cả chúng sanh đều được thọ Bồ Tát giới.
Khi truyền trao giới pháp cho chúng sanh, Bồ Tát không được lựa chọn, nhưng phải bảo những người phát tâm thọ giới mặc ca sa. Những ca sa này đều nhuộm thành hoại sắc để tương ứng với Đạo.
Ca-sa: Trung Hoa dịch là Nhiễm Y hoặc Hoại Sắc. Nghĩa là chúng sanh xuất gia thọ Bồ Tát giới, lấy việc tu giải thoát làm chủ đích, nên việc phục sức đương nhiên không giống với người thế tục. Vì thế nếu dùng y tốt, màu đẹp, sợ e khởi tâm nhiễm trước, làm hại cho đạo nghiệp thanh tu, nên phải nhuộm thành hoại sắc.
Người thế tục mặc y phục năm màu, sáu sắc, hồng hồng, lục lục cho là đẹp, là thẩm mỹ. Hiện nay trân y dị phục rất nhiều kiểu, nhiều cách, nhiều sắc hơn nữa.
Cho nên kinh luật dạy phải hoại sắc, nghĩa là dùng năm thứ màu trộn lại mà nhuộm y áo, nên kinh văn dạy: “Đều phải hòa các màu xanh, vàng, đỏ, đen, trắng”. Cho nên:
- Màu xanh sẽ không còn là thuần xanh hay xanh đậm mà có sắc như bùn.
- Màu vàng không còn là màu vàng đậm hay vàng lợt mà trong đó có lẫn màu đỏ, trong Luật thường gọi là màu Mộc Lan.
- Màu đen không phải là màu đen giống y phục của ngoại đạo, mà trong màu đen có pha tím. Trong Luật gọi Truy Y (giống như trái dâu chín).
Làm cho thành hoại sắc như vậy cốt để cùng với năm màu tươi đẹp, diễm lệ: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen của thế tục khác nhau.
Chẳng những cà sa phải nhuộm thành hoại sắc, mà ngay đến tất cả ngọa cụ v.v... đều phải nhuộm thành hoại sắc. Cho nên kinh văn dạy: “Trong tất cả quốc độ, đối với y phục của người trong nước mặc”, tức là mỗi quốc gia đều có quốc phục khác nhau, nhưng đều dùng năm thứ màu nhuộm thành. Còn “y phục của thầy tỳ kheo phải khác với y phục của người thế tục”.
Vì thế Tăng có y phục của Tăng, Tục có y phục của Tục, tuyệt đối không được lộn xộn. Nếu tỳ kheo xuất gia mà mặc y phục giống như người thế tục thì làm sao có thể thể hiện hình ảnh thoát tục cuả một tăng nhân? Thế nên không được trắng đen lộn xộn lẫn nhau.
Trong Bồ Tát Giới Sơ Tân, quyển 7, nói: “Người xuất gia thời bây giờ không hiểu ý nghĩa kinh luật, không phân biệt phép tăng tục nên khi truyền trao Ngũ Giới cho nam nữ tại gia, lại bảo các Phật tử này mặc y Ngũ Điều của tỳ kheo. Khi truyền trao Bồ Tát giới cho Phật tử tại gia, lại bảo họ mặc Tăng Già Lê 25 điều. Thế là tăng, tục lộn xộn, trái với điều luật của Đức Phật chế định”.
Lại như Nghĩa Tịnh Tam Tạng Pháp Sư, khi sang Tây Vức chưa từng thấy sa di mặc y ngũ điều, thất điều của tỳ kheo. Sa Di chỉ được mặc mạn y, vì chưa được liệt vào số Tăng Bảo, nên không thể mặc y phước điền. Nếu mặc thì phải mắc tội. Xem như trường hợp sa di là chúng xuất gia mà còn bị cấm không được mặc thì Phật tử tại gia là người thế tục, mà lại có thể làm phước điền cho nhân thiên hay sao?
Từ phần này trở về trước, dù nói rằng đối với người cầu thọ giới không được chọn lựa. Nhưng trong sự không chọn lựa, vẫn có chút chọn lựa. Vậy phải chọn những người như thế nào?
Nếu có ai muốn thọ giới Bồ Tát, đích thân vị sư truyền trao giới pháp phải hỏi người ấy trước rằng: “Trong đời này, người có phạm tội Thất Nghịch chăng?” Nếu người thọ giới nói không có thì phải sốt sắng truyền trao giới pháp cho người, không được chọn lựa. Nếu người cầu thọ giới đáp có, thì Bồ Tát pháp sư làm thầy truyền giới không được cho người phạm tội thất nghịch thọ giới trong đời này.
Nguyên do là vì đời này nếu đã tạo tội thất nghịch thì người ấy khi xả thân nhất định phải đọa vào địa ngục Vô Gián, còn hiện đời, họ là một người bị chướng ngại rất lớn cho việc thọ giới phẩm. Đối với những người này, chẳng những không nên cho thọ giới, vì dù có thọ cũng không thể đắc giới. Đây là việc vô cùng trọng yếu. Vì vậy, vị thầy truyền giới phải luôn cẩn thận hỏi trước cho rõ ràng.
Tội thất nghịch:
1. Ác tâm làm thân Phật chảy máu: vấn đề này thật ra không cần phải làm thương tổn sinh mạng của Phật, mà chỉ làm trên thân Phật chảy ra một giọt máu. Như thế đủ kết thành tội nghịch.
2-3. Giết cha mẹ: Cha mẹ có công ơn sanh thành, dưỡng dục xác thân của chúng ta, nên chúng ta phải tận tâm báo đáp thâm ân, trọng đức của người, còn không xứng đáng một phần trong muôn một. Sao lại nhẫn tâm làm việc đại nghịch, giết hại mẹ cha? Dù trong trường hợp kẻ nghịch tử bị tán tâm, cuồng trí lỡ giết mẹ cha, làm cho cha mẹ không thể sinh tồn thì cũng kết thành tội nghịch.
4-5. Giết hòa thượng và giết a xà lê: Hòa thượng và giết a xà lê là những vị có thâm ân, trọng đức sanh trưởng giới thân huệ mạng cho chúng ta. Với ân đức ấy, dù nghiền nát thân này như tro bụi cũng không thể đền đáp được. Thế mà chẳng những không đền đáp ân đức của các Ngài lại nhẫn tâm giết hại sanh mạng của các ngài, những việc làm đó đương nhiên bị kết thành tội nghịch.
6. Phá yết ma tăng, chuyển pháp luân tăng: Yết Ma, Trung Hoa dịch là Tác Pháp Biện Sự, như hiện nay gọi là Hội Nghị. Tác pháp hội nghị của Tăng đoàn, điều tối khẩn yếu là phải hòa hợp, bảo đảm sự đoàn kết của Tăng đoàn. Nếu ai phá hoại làm cho tăng đoàn ly tán, tội ấy rất lớn.
Như thế nào gọi là phá Yết Ma Tăng?
Chẳng hạn trường hợp trong một đại giới, tối thiểu phải có tám tỳ kheo ở chung, và từ trước đến nay luôn luôn hòa hợp, không bao giờ có sự mâu thuẫn nhau. Về sau, nếu do một ý kiến nào đó làm chia rẽ, phân làm hai nhóm, tự tách riêng làm Yết Ma tăng sự. Như thế gọi là “phá Yết Ma tăng”. Trường hợp của chúng tỳ kheo như thế, tỳ kheo ni nếu làm yết ma riêng cũng như vậy.
Thế nào là “chuyển pháp luân tăng?”
- Chữ Chuyển có nghĩa là tuyên thuyết, hoằng truyền.
- Chữ Luân là bánh xe, có công dụng tồi phá, nghiền cán.
Ám chỉ cho vị tăng hoằng truyền, tuyên thuyết chánh pháp của Như Lai có thể nghiền nát hoặc nghiệp của chúng sanh nên gọi là Chuyển Pháp Luân Tăng.
Thế nào là “phá Chuyển Pháp Luân Tăng?”
Như có chín tỳ kheo đang ở chung bỗng nhiên có một vị trong nhóm tự xưng là Phật, dẫn dụ mê hoặc được bốn trong tám người còn lại, kết thành một nhóm riêng, tuyên thuyết, giảng nói kinh luật một cách điên đảo khiến cho người bỏ chánh kiến, theo tà kiến.
Còn bốn người kia biết rõ những lời nói đó là sai lầm và tội lỗi rất lớn, nên không bị người ấy làm lay chuyển. Do đó, chia thành hai nhóm chống đối nhau. Như thế dù ở trong hay ngoài đại giới, đều gọi trường hợp này là phá chuyển pháp luân tăng.
Điều này chỉ có thể xảy ra trong giới tỳ kheo tăng, nhưng trong giới tỳ kheo ni không thể xảy ra được. Vì bản thân tỳ kheo ni có đủ ngũ chướng nên không ai dám đứng ra tự xưng mình là Phật và cũng không ai tin các bà được làm Phật (ngũ chướng là: không được làm Phật, không được làm Chuyển Luân Vương, không được làm ma vương, không được làm Đế Thích, không được làm Phạm thiên vương).
Thời nay các tăng nhân thay thế cho Phật tuyên duyên chánh pháp, lợi ích quần sanh, cũng có thể gọi là Chuyển Pháp Luân Tăng. Thế nên nếu có người nào dám tự xưng mình là Phật, làm việc phá hoại các tăng nhân tức là phạm tội này.
7. Giết thánh nhân: thánh nhân trong Tiểu Thừa là bậc chứng Tứ Quả. Thánh nhân trong Đại Thừa là bậc chứng từ quả Thập Phát Thú trở lên. Các bậc này đều có lợi ích cho thế gian nên đáng lý phải hết lòng cung kính tôn trọng cúng dường. Nếu nhẫn tâm giết hại các ngài, đương nhiên tạo thành tội nghịch rất lớn.
Trên thế gian này, người nào phạm tội thất nghịch nói trên, không hẳn phạm cả bảy tội, chỉ cần phạm một trong bảy tội nghịch, cũng không nên truyền trao giới pháp cho người ấy vì người ấy hiện đời không thể đắc giới.
Tại sao vậy?
Vì bổn nguyên tâm địa dù là bình đẳng, thánh phàm không sai khác, thiện ác không phân chia, nhưng người đã tạo tội thất nghịch, đã tự hành động trái với Bổn Nguyên Tâm Địa của mình, nên giới thể không thể phát sanh, giới thiện cũng không thể sanh khởi, cho nên không thể đắc giới.
Trừ những người tạo tội thất nghịch, ngoài ra tất cả những người khác đều thọ giới, không được có tâm lựa chọn. Nếu có sự chọn lựa tức là phạm giới này.
Trong Luật, Đức Phật cho phép mọi người đều được xuất gia không phân biệt lựa chọn. Như vậy, theo phép của người xuất gia, phải làm như thế nào?
Như có người trước kia làm tôi, làm con, làm tớ v.v... nếu đã xuất gia rồi mà không biết quy luật của người xuất gia, cứ tiếp tục đối xử với nhau như đường lối thế tục, vẫn theo nghi thức của tôi đối với vua, tớ đối với chủ, con đối với cha v.v...
Đức Phật cho điều ấy hoàn toàn là bất hợp pháp, vì trái với đại đạo xuất thế vậy. Một người khi đã xuất gia rồi, thì không được trở lại thực hành theo lễ nghi thế tục.
Nên kinh Ưu Bà Tắc Giới thuyết minh: “Khi ưu bà tắc, ưu bà di muốn thọ phép Tam Quy Ngũ Giới, trước phải trình thưa và lễ bái quân vương, phụ mẫu, quyến thuộc cùng tổ tiên quá cố trong gia đình, rồi sau mới có thể cầu thọ Tam Quy Ngũ Giới”.
Còn người xuất gia, ngay lúc xuất gia đã thực hành như vậy rồi, nên khi thọ Đại giới không được thực hành như vậy nữa. Chỉ lấy Đạo làm trọng và phải vâng giữ theo phép của người xuất gia, cho nên không được lễ bái quân vương, cũng không được lễ bái cha mẹ. Vì người xuất gia đã xa lìa niệm quyến thuộc nên không được bày tỏ lễ kính trọng.
Ngay cả đến các quỷ thần cũng không được lễ bái. Vì một người đã xuất gia không còn có tâm cầu xin, van vái quỷ thần, phải biết rằng: một người đã xuất gia dù chưa chứng thánh đạo, nhưng đã là một trong Tam Bảo. Thiên ma thấy đều sanh tâm sợ sệt. Chư Thiên Đế Thích thấy đều phát tâm thành kính quy y. Thế nên, không được đối với lục thân, quỷ thần lễ kính.
Nếu trái phạm, lễ kính lục thân, quỷ thần thì làm mất hẳn sự tôn nghiêm của ngôi Tăng Bảo, làm cho ngôi Tam Bảo không được kiện toàn. Bấy giờ, thế gian này biến thành cảnh đêm trường tăm tối, đầy hắc ám, không một ánh quang minh và hàng nhân thiên biết dựa vào đâu để cầu giải thoát?
Quân vương, phụ mẫu đối với chúng ta ân đức không gì lớn hơn, nên bất kỳ xuất gia hay tại gia đều phải tận tâm báo đáp. Đây cũng là việc thiên kinh địa nghĩa, không thể phủ nhận. Nhưng sự báo đáp của người xuất gia không phải theo hình thức lễ kính của người thế tục, mà là phải đúng như pháp tinh tấn tu hành. Lại phải thay thế quân vương, phụ mẫu lễ bái Tam Bảo, cầu nguyện cho quân vương, phụ mẫu thân tâm được khang kiện an vui. Đấy mới là tận trung tận hiếu, là đại lễ kính của người xuất gia.
Nếu đem so sánh với tinh thần trung hiếu theo quan niệm thông thường của thế gian thì thật là khác biệt. Thế mà có nhiều người không hiểu được ý nghĩa đại trung, đại hiếu của Phật pháp, vội cho rằng Phật pháp không quân vương, phụ mẫu. Thật là sai một ly đi một ngàn dặm vậy. Quân vương, phụ mẫu hãy còn không lễ bái thì với quỷ thần dĩ nhiên không cần nói. Nếu Phật tử còn thích lễ kính chư thiên, quỷ thần thì có khác gì ngoại đạo và còn tư cách gì để gọi là Phật tử?
Nên kinh Phương Đẳng dạy: “Người Phật tử không được cúng tế, lễ bái quỷ thần, nhưng cũng không được phép có tâm khinh khi quỷ thần”.
Đối với Phật tử tại gia, trong kinh Ưu Bà Tắc dạy rằng: “Nếu ưu bà tắc vì thân mạng và trong gia đình mà cúng tế quỷ thần thì vẫn được và không mất giới thể. Còn nếu có tâm chí thành cung kính lễ bái quỷ thần, ngoại đạo thì bị mất giới”.
Theo lời dạy trên, thì cúng tế là một việc mà lễ bái là một việc. Dù trong kinh Phật cho phép cúng tế nhưng chỉ được dùng hương, hoa, trà quả v.v... chứ không được sát sanh hại vật!
Người phát tâm thọ Bồ Tát giới chỉ cần có thể hiểu được lời nói của Pháp Sư, đều được thọ giới, bất kỳ hạng người nào. Vì thế, nếu khi có người từ trăm ngàn dặm đến cầu pháp, vị Pháp Sư làm thầy truyền giới phải sốt sắng truyền giới pháp cho người ấy, Người cầu giới pháp từ trăm nghìn dặm đến là chứng tỏ tâm chí thành tha thiết cầu pháp của người ấy. Nếu Bồ Tát vì tâm bất thiện hay do sân tâm giận ghét mà không mau mắn truyền giới Bồ Tát cho người ấy, thế là phụ lòng thành của người và làm thối thất Phật chủng của họ. Tội lỗi ấy không phải lớn hay sao? Vì thế nên phạm khinh cấu tội.
Nên biết Bồ Tát đại giới vốn là giới mà tất cả chúng sanh đều nên bẩm thọ. Vì thế, người nào có tâm muốn thọ thì bổn phận vị Bồ Tát làm giới sư phải cho họ thọ giới, không được bỏ qua mà trái với từ ý của người Phật tử vậy.
-----------------------------
41. Vị Lợi Tác Sư Giới (Giới Vì Lợi Mà Làm Thầy)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.41. VỊ LỢI TÁC SƯ GIỚI
(giới vì lợi mà làm thầy)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử giáo hóa nhân khởi tín tâm...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử giáo hóa người sanh lòng tin tưởng pháp Đại Thừa hay Bồ Tát làm Pháp Sư giáo giới cho người. Lúc ấy, có người muốn thọ giới Bồ Tát, nên bảo người ấy thỉnh cầu đại sư Hòa Thượng và A Xà Lê, và phải hỏi người ấy có phạm tội thất nghịch không? Nếu người ấy hiện đời có phạm tội thất nghịch, thời Pháp Sư không được cho người ấy thọ giới. Nếu trường hợp không phạm tội thất nghịch thì cho thọ giới. Nếu phạm một, hai hoặc ba... trong số mười giới Trọng thì bảo người ấy phải sám hối trước tượng Phật và Bồ Tát. Ngày đêm sáu thời tụng giới Bồ Tát, tha thiết đảnh lễ Tam Thế chư Phật, cho đến khi được thấy hảo tướng. Sám hối như thế trong bảy ngày, mười bốn ngày, hăm mốt ngày, nhẫn đến trọn năm mãi đến chừng nào thấy được hảo tướng. Sau đây là những trường hợp gọi là hảo tướng: thấy Phật đến xoa đầu mình, thấy quang minh, thấy hoa báu v.v... và các thứ cảnh tượng tốt lạ. Thấy được những hảo tướng ấy là triệu chứng tội đã tiêu diệt. Nếu không được thấy hảo tướng, dù có sám hối cũng vô ích. Vì người này hiện đời không thể nào đắc giới, nhưng được tăng sự lợi ích thọ giới.
Nếu là người phạm một hay nhiều giới trong số bốn mươi tám giới khinh, đối trước Tam Bảo sám hối thời đặng tiêu diệt tội lỗi, không phải như trường hợp thất nghịch.
Vị Pháp Sư giáo giới phải hiểu rõ những pháp này. Nếu không hiểu kinh luật Đại Thừa, những giới trọng, giới khinh, hành tướng hay chẳng phải hành tướng, không hiểu Đệ Nhất Nghĩa Đế, tập chủng, trưởng dưỡng tánh, tánh chủng tánh, bất khả hoại tánh, đạo chủng tánh, chánh pháp tánh, những quán hạnh đa thiểu xuất nhập trong các pháp đó và mười chi thiền, tất cả pháp hạnh... nhất nhất đều không thông hiểu. Trong tình trạng thiếu sự hiểu biết như thế, nhưng Phật tử vì tài lợi, vì danh tiếng cầu việc sai quấy, cầu số lượng nhiều, tham tài lợi, vì danh tiếng cầu việc sai quấy, cầu số lượng nhiều, tham đệ tử đông nên giả bộ mình là người hiểu biết tất cả kinh luật để được nhận cúng dường. Đó là tự dối mình, dối người. Nếu cố làm giới sư truyền giới cho người, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Chính mình quả thật có chỗ nhận thức rõ ràng đối với kinh luật Đại Thừa, mà khi có người đến cầu pháp bạn lại không chịu truyền trao, như thế đương nhiên là không được. Còn tự mình thật không có tài đức, lại thích làm thầy người một cách miễn cưỡng, cũng là điều không đúng.
Chúng ta hãy nghĩ: Nếu những điều trì phạm trong kinh luật Đại Thừa dạy mà hoàn toàn không thông suốt, thì vị hành giả làm sao có thể làm thầy cho người? Sự tu hành có thành tựu mới có thể nói đến việc độ người. Còn quả thật mình không biết gì, mà dám nói dối là hiểu biết tất cả thì chẳng những không ích lợi cho người, mà chính mình cũng bất lợi. Đó là điều tuyệt đối không nên làm. Vì như thế sẽ làm cho chánh pháp của Như Lai không được hoằng truyền chính xác.
Trải qua năm tháng dài lâu, chánh pháp của Từ Phụ sẽ bị mai một. Hơn nữa, truyền trao giới pháp sai lầm, người thọ giới không hiểu cứ tin đó là Bồ Tát đại giới, nên cứ y theo đó mà thực hành. Họ không biết rằng thực hành như vậy là hoàn toàn phi pháp và vô ý nghĩa. Thế là bạn đã sai lầm dẫn dắt chúng sanh khiến chúng sanh không được đến nơi chân thật giải thoát. Trường hợp như vậy thử hỏi bạn có tội hay không?
Vì tham cầu danh lợi mà làm việc sai lầm như thế, tự mình trở lại phải bị hậu quả khốc hại. Nên trong kinh Hư Không Tạng dạy: “Danh dự và lợi dưỡng là nguồn gốc các tội ác”. Thật là lời vàng ngọc không sai mảy may.
Cổ đức cũng dạy: “Tự mình thực không hiểu rõ, chỉ vì mong được tiếng khen mà lừa mình, lừa người, tội không phải nhỏ. Dù rằng có thực hiểu biết, nhưng nếu vì mong được cúng dường làm hại mình, hại người, lỗi không phải nhẹ. Như thế thực là không phải tư cách hóa đạo chúng sanh và cũng là rất trái với hạnh tài thí, pháp thí”.
Lời dạy trên có giá trị vô cùng, nên những ai thích là thầy người, phải nên học thuộc và suy nghĩ kỹ.
Giới này thuộc về tội khinh cấu, nhưng có mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Căn cứ vào sự không hiểu biết của bạn nhiều hay ít, chúng sanh được hóa độ thuộc về hạng lợi căn hay độn căn, tham tâm của bạn lớn hay nhỏ, giới pháp đã truyền trao đủ hay không?
Nếu có sự hiểu biết quá kém, chúng sanh được hóa độ là những người lợi căn, bạn có tham tâm lớn, truyền giới đủ, thì bị kết tội nặng; bằng ngược lại thì tội nhẹ hơn.
Trường hợp học vấn của mình tuy chưa thành tựu, nhưng có người đến thỉnh cầu giới pháp quá khẩn thiết, nếu không phải vì tâm mong cầu lợi dưỡng mà truyền trao giới pháp cho người thì không phạm tội.
Giới này cả Đại, Tiểu Thừa đều phải vâng giữ, còn thất chúng Phật tử cốt yếu chỉ có 2 chúng tỳ kheo và tỳ kheo ni là phải tuân giữ. Năm chúng kia vì không có nhiệm vụ truyền trao giới pháp, nên không thuộc phạm vi của giới này.
Nếu đem phối hợp với Tam Tụ Tịnh Giới thì có sự tương ứng như sau:
- Không vì danh dự, lợi dưỡng thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Nhất nhất mọi giới luật đều thông hiểu là Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Dạy người phát tâm tin tưởng giới pháp Đại Thừa là Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử thọ Bồ Tát giới, lúc hành hạnh lợi người, trước tiên phải nhận định tín tâm là căn bản tối yếu. Vì tín tâm là nền tảng đi vào Phật pháp, là người đứng đầu để tiến lên thánh đạo, nên giáo hóa người sanh lòng tin tưởng pháp Đại Thừa là điều cần yếu không thể thiếu được”.
Ở đây nói tín tâm chính yếu là tin rằng tâm mình có thể làm Phật. Những người muốn thọ giới, điều kiện trước tiên là phải tín tâm ấy. Khi đã phát tín tâm rồi thì muốn pháp lành từ đó phát sanh, chúng sanh cũng từ đó mà có thể độ, Phật đạo cũng từ đó mà có thể thành.
Phải biết rằng: Chúng sanh dù bên trong sẵn có Phật tánh chủng tử, nhưng nếu không được gặp chư Phật, Bồ Tát, cùng những lời dạy trong kinh luật và thiện tri thức dạy bảo, dẫn dắt để phát khởi tín tâm, lại tự cho rằng chúng sanh tự nhiên có thể thành Phật, thì nhất quyết không bao giờ có đạo lý ấy.
Thọ Bồ Tát giới cùng tỳ kheo giới có điểm bất đồng:
- Giới tỳ kheo thì ở trong tăng đoàn mà thọ, nên phải có thập sư hiện tiền, nếu không thì không thể thọ giới.
- Giới Bồ Tát ở trước thập phương chư Phật, Bồ Tát mà thọ.
Vì thế, vị Hòa Thượng có nhiệm vụ tuyên giới chỉ tuyên đọc giáo giới, nghĩa là vị Hòa Thượng vâng lời Phật dạy, tuyên đọc khoa nghi giáo giới cho hàng hậu học. Thế nên một vị Bồ Tát làm Pháp Sư giáo giới cho người, nếu lúc thấy có người muốn thọ giới Bồ Tát, trước tiên nên bảo người ấy thỉnh hai Đại Sư, tức là cung thỉnh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật làm Hòa Thượng Bổn Sư đắc giới, thỉnh Nhất Sanh Bổ Xứ Di Lặc Bồ Tát làm giáo thọ A Xà Lê.
Tại sao không thỉnh Yết Ma và tôn chứng?
Vì Bổn Sư Thích Ca là Phật hiện tại, Di Lặc Bồ Tát là Phật tương lai, tượng trưng hiện tiền thọ Bồ Tát giới là nhân, tương lai thành Phật là quả. Nhân quả đầy đủ nên Yết Ma và Tôn Chứng giảm bớt, không cần thỉnh.
Lúc làm lễ truyền giới ở trước hình tượng Phật, Bồ Tát truyền trao giới pháp cho người thọ giới, vị Pháp Sư giáo giới nên ngồi một bên, không được ngồi quay lưng vào tượng Phật, Bồ Tát. Tất cả mọi người đều cần phải đúng như pháp, không được trái với thánh giáo của Như Lai, để tránh cho người thọ giới trọn đời không đắc giới.
Vị Hòa Thượng truyền giới đã dạy người thọ giới lễ thỉnh hai Đại Sư trước rồi, kế tiếp phải ở trước hai Đại Sư, hỏi người thọ giới rằng: “Người có phạm tội thất giá không?”
Ở đây nói tội Thất Giá là tội Thất Nghịch trong giới trước đã nói.
Nhưng vì sao gọi là Giá Tội?
Vì tội này làm chướng ngại thánh đạo không thể phát sanh nên gọi là Giá, và vì tội ác này nghịch với bổn nguyên tâm địa nên gọi là Nghịch. Nếu người thọ giới ấy hiện đời có tội Thất Giá thì vị Bồ Tát làm Pháp Sư giáo giới không nên cho người ấy thọ Bồ Tát đại giới. Nếu người ấy hiện đời không có tội Thất Giá thì vị Pháp Sư giáo giới được quyền cho người ấy thọ Bồ Tát đại giới.
Nếu có người đã thọ Bồ Tát đại giới này, nhưng về sau hủy phạm mười giới trọng thì phải làm sao?
Ở đây nói “phạm mười giới trọng” không phải là phạm tất cả mà là phạm một số trong mười giới vậy. Tuy phạm trọng giới, nhưng Đức Phật đại từ bi, không nỡ để cho chúng sanh phạm giới kia, vì việc phạm giới này mà phải bị luân trầm, nên Ngài đặc biệt khai ra một pháp môn phương tiện, nghĩa là phải bảo người phạm trọng giới ấy thành tâm sám hối để được tiêu trừ trọng tội đã phạm.
Nếu không ân cần khẩn thiết sám hối thì do những tội nghiệp đã gây ra, sau khi xả báo thân, chắc chắn phải bị đọa tam đồ muôn kiếp, không có thời kỳ nào được thoát khỏi.
Về việc sám hối phải làm thế nào?
Phải ở trước hình tượng Phật, đúng theo pháp mà sám hối. Sám hối không phải chỉ thực hành một lần là đủ, mà phải mỗi ngày đêm sáu thời, dùng tâm chí thành khẩn thiết, tụng mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh này. Phải biết rõ giới của mình đã phạm và tướng tội của nó, phải sanh tâm thật hổ thẹn và ân cần sám hối, mong mau được khôi phục giới thể thanh tịnh.
Ngoài việc tụng giới còn phải tha thiết đảnh lễ tam thế thiên Phật. Tam thế thiên Phật nghĩa là ba đời đều có một ngàn Đức Phật. Cử chỉ tha thiết là hình ảnh người Phật trong lúc lạy Phật, vì trót đã phạm giới, hết sức thành khẩn chí thiết, dường như cứu lửa cháy đầu, như non Thái Sơn sụp đổ, gieo năm vóc xuống đất, xưng niệm hồng danh chư Phật, nghĩ nhớ bao nhiêu thống khổ của tội nhân trong địa ngục, phát Bồ Đề tâm mong cầu được thấy hảo tướng.
Sám hối đỉnh lễ chư Phật như vậy, nếu trong bảy ngày không thấy được hảo tướng thì phải tiếp tục sám hối mười bốn ngày, hai mươi mốt ngày. Nếu vẫn không được thấy hảo tướng thì phải tiếp tục sám hối nhẫn đến trọn năm.
Nói “hảo tướng” là chỉ cho điều gì?
Là trong lúc tụng giới, hoặc trong khi lễ Phật, hay lúc tọa thiền, hoặc trong giấc mơ thấy Phật đến xoa đầu mình, hoặc thấy quang minh chiếu soi trên thân mình, hoặc thấy hoa báu rải khắp tịnh địa, cùng thấy những cảnh tượng tốt lạ khác.
Khi được thấy những hảo tướng nói trên thì chứng biết tội phạm trọng giới đã được tiêu diệt. Tội đã được trừ diệt thì giới thể xa lìa các sự ngăn che, mới được trở lại thanh tịnh.
Trong lúc trường kỳ lễ Phật tụng giới, nếu không được thấy hảo tướng hiện tiền thì tội trọng đã phạm chưa tiêu diệt. Do đó, giới thể sẵn có chưa khôi phục, tất cả thiện giới cũng không sanh, nên dù có sám hối vẫn vô ích. Vì thế người này hiện đời cũng không thể đắc giới.
Tuy nói “vẫn vô ích”, nhưng thực ra không phải hoàn toàn không lợi ích, hoặc vĩnh viễn không được lợi ích, nhưng được tăng ích lợi thọ giới. Nghĩa là hiện tại dù không đắc giới, nhưng nhờ công đức lễ Phật sám hối, có thể tăng trưởng sự lợi ích đắc giới cho tương lai. Cốt yếu là tâm sám hối này không ngừng nghỉ, mãi tiếp tục ân cần tha thiết, niệm niệm nối luôn. Sám hối đã trải qua ba năm, năm năm, cho đến tám năm, mười năm một khi được thấy hảo tướng thì liền được đắc giới.
Thấy được hảo tướng là triệu chứng diệt tội, nhưng chớ nên sanh tâm chấp trước hảo tướng. Vì nếu có tâm chấp trước thì chẳng những tội phạm giới khó diệt trừ, lại còn bị ma thừa dịp phá rối. Như thế thật vô cùng bất lợi cho mình.
Vì thế khi chưa thấy hảo tướng, phải hết lòng mong cầu được thấy. Nhưng khi được thấy rồi, không nên sanh tâm chấp trước.
Người đã thọ Bồ Tát đại giới, nếu không phạm mười giới trọng mà chỉ phạm bốn mươi tám giới khinh thì phải giải quyết bằng cách nào?
Điều này chỉ cần bảo người ấy đối thú sám hối. Nghĩa là đối trước mặt một vị Bồ Tát tỳ kheo thanh tịnh mà tự thú tội lỗi của mình, phát lồ sám hối, từ đó trở đi thề không trái phạm thì tội ấy liền được tiêu diệt, không giống trường hợp phạm tội trọng Thất Giá, phải thấy hảo tướng thì tội mới được trừ diệt.
Điều rất quan trọng là vị Pháp Sư giáo giới, đối với những pháp này thuận cho người sám hối hay không sám hối, có thể đắc giới hay không đắc giới v.v... nhất nhất cần phải hiểu rõ mới có thể làm sư phạm cho người.
Ở đây nói “khéo hiểu rõ nghĩa” là phải khéo léo vì người phạm tội giảng giải chi tiết pháp thức sám hối, tuyệt đối không được giảng qua loa, lấy lệ, để cho người phạm tội không bị rơi vào trường hợp không biết phải sám hối như thế nào. Vị Bồ Tát làm Pháp Sư giáo giới cho người nếu không hiểu kinh luật Đại Thừa, các giới khinh, giới trọng, phải là hành tướng hay không phải là hành tướng, thì điều đó nhất quyết là không thể được.
“Tướng khinh” là chỉ cho tướng trạng của giới khinh. Nếu có vi phạm thì đối thú sám hối liền được thanh tịnh.
“Tướng trọng” là chỉ tướng trạng của giới trọng. Nếu đã vi phạm cần phải sám hối cho thấy hảo tướng thì tội lỗi mới được diệt trừ.
Làm một vị Pháp Sư giáo giới cho người, với những việc ấy cần phải phân biệt cho rành rẽ. Không được lẫn lộn cho khinh là trọng, trọng là khinh. Lại cũng không được lầm lẫn phải cho là không phải, không phải cho là phải, để đến nỗi dẫn dắt hành giả một cách sai lầm.
Vị Pháp Sư giáo giới đối với bốn điều khinh, trọng, phải, không phải nói trên, phải biệt biện phân tích cho rõ ràng, không được lộn xộn. Đấy gọi là “khéo hiểu danh tướng của giới pháp”. Nếu tội khinh cho là trọng, tội trọng cho là khinh, hoặc phạm nói không phạm, không phạm nói phạm thì không thể giúp cho người quyết nghi tiêu tội, làm cho thân tâm hành giả không được thanh tịnh, lỗi ấy không phải nhẹ!
“Không hiểu Đệ Nhất Nghĩa Đế” như trong bộ Bồ Tát Giới Sơ Tân, quyển tám, thuyết minh: “Tâm địa đại giới này bản thể của nó vắng lặng, chẳng phải trọng, chẳng phải khinh, nhưng khinh, trọng vẫn rõ ràng. Tánh của nó rỗng sáng, không phải là phải, không phải là chẳng phải, nhưng phải và chẳng phải vẫn rõ ràng, vượt ra ngoài hai thế đối đãi có không mà vẫn song dẫn, song chiếu, hiển bày rõ ràng lý Trung Đạo, dứt hẳn sự nghĩ bàn. Cho nên gọi là Đệ Nhất Nghĩa Đế. Đây gọi là khéo hiểu nghĩa lý của giới (song dẫn là chỉ cho tự thể của bổn nguyên tâm địa bặt dứt sự có không. Song chiếu là chỉ cho sự diệu dụng của bổn nguyên tâm địa có không đều rõ ràng).
Trong Trí Độ Luận nói:
“Thế nào gọi là Cụ Túc Giới?
Là Bồ Tát hộ trì Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế giới, dùng trí huệ Trung Đạo mà vào khắp các pháp, thì không giới nào chẳng đủ, nên gọi là Cụ Túc Giới.
Thế nên vị Pháp Sư làm thầy truyền giới, chẳng những cần hiểu rõ về giới tướng, lại còn phải hiểu rõ lý Đệ Nhất Nghĩa Đế. Vì nếu không hiểu rõ giới tướng, thì đối với vấn đề Trì, Phạm, lại càng mù mờ, không biết thế nào là Trì, thế nào là Phạm. Nếu không hiểu rõ lý Đệ Nhất Nghĩa Đế thì không thể hội được Bổn Nguyên Tâm Địa, chỉ có thể phân biệt được các tướng bên ngoài, chứ không thể nào chứng được Đệ Nhất Nghĩa Đế.
“Tập chủng tánh” là chỉ cho địa vị Thập Trụ, tức là Thập Phát Thú Tâm ở trước đã nói. Địa vị này lúc đầu từ Thập Tín mà thú hướng tu tập Chơn Đế lý. Do tu pháp Không Quán mà trí huệ được phát khai thành Nhất Thiết Trí, chứng ngôi vị Bất Thối, nên gọi là Trụ.
“Trưởng dưỡng tánh” cùng với Tánh Chủng Tánh chỉ cho Thập Hạnh, tức là Thập Trưởng Dưỡng Tâm. Địa vị này từ Chân Đế mà vào Tục Đế, để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, tiến tu pháp Giả Quán, phân biệt chủng tánh sai khác của chúng sanh trong thập pháp giới, trưởng dưỡng Thánh Thai, thấy lý Tục Đế, pháp nhãn phát khai, thành Đạo Chủng Trí. Do địa vị Thập Trụ ở trước mà được ngộ lý Chân Đế. Từ đây tinh tiến, thú hướng tu hành cho nên gọi là Hạnh.
“Bất khả hoại tánh” cùng với “đạo chủng tánh” chỉ cho Thập Hồi Hướng tức là Thập Kim Cương Tâm ở trước đã giảng. Ở trong địa vị này, tu pháp quán Trung Đạo, nhậm vận thi thiết, vô công dụng đạo (câu này ý nói sự tu tập của Bồ Tát ở địa vị Thập Hồi Hướng không cần phải dụng công phu. Việc này không thể dùng phàm trí suy tư được. Ở đây chỉ tạm dùng thí dụ sự tu tập dụng công và không dụng công như người đánh máy chữ, hay đi xe đạp, lúc mới tập thì lưu ý dụng công, khi đã thuần thục thì không cần dụng công). Hạnh nguyện, sự lý đều dung thông, lưu nhập trong pháp giới, đem sự tu hướng về lý tánh, cho nên gọi là Hồi Hướng.
Nhưng tại sao gọi là Bất Khả Hoại Tánh và Đạo Chủng Tánh?
Vì tu hành đến trình độ này, tánh cứng rắn như kim cương nên gọi là Bất Khả Hoại. Đầu tiên từ trong Chánh Tu nên gọi là Đạo, về sau có thể phát sanh Phật quả nên gọi là Chủng.
Chánh Pháp Tánh cũng gọi là Thánh Chủng Tánh, còn gọi là Chánh Giác Tánh. Là chỉ cho địa vị Bồ Tát Thập Địa, Đẳng Giác Đại Sĩ, cùng với quả vị Diệu Giác. Nghĩa là từ Sơ Địa trở đi, tu pháp quán Trung Đạo, dùng trí để đoạn nghi hoặc. Mỗi một địa phá một phần vô minh. Đến Kim Cương Vị trở về sau, đoạn trừ hẳn vô minh, tức được thành Phật.
Vị Bồ Tát làm Pháp Sư truyền trao giới pháp, đối với sáu tánh trên cần phải hiểu rõ. Nếu không hiểu sự khác nhau của sáu tánh ấy thì không thể nào chỉ bảo, dẫn dắt cho hàng tân học Bồ Tát tiến tu.
Hiểu rõ sáu tánh trên, điều tối yếu là phải hiểu rõ những “quán hạnh đa thiểu, xuất nhập của các pháp ấy”. Như ở Tập Chủng Tánh thì tu Không Quán vẫn còn ít. Đến Trưởng Dưỡng Tánh mới tu Không Quán nhiều. Ở Tánh Chủng Tánh, tu Giả Quán còn ít. Đến Bất Khả Hoại Tánh mới tu pháp Giả Quán nhiều. Ở Đạo Chủng Tánh tu pháp Trung Quán vẫn còn ít. Đến Chánh Pháp Tánh mới tu pháp quán Trung Đạo nhiều.
Lại có chỗ giải thích rằng: Trong Thập Địa, từ Sơ Địa đến Tứ Địa, tu pháp quán Vô Tướng ít, Hữu Tướng nhiều. Từ Ngũ Địa đến Thất Địa thì tu pháp quán Hữu Tướng ít, quán Vô Tướng nhiều. Từ Bát Địa đến Đẳng Giác, thuần tu Vô Tướng quán. Đến quả vị Diệu Giác tức là Nhất Thiết Trí Quán. Về sự tu thập quán hạnh có sự bất đồng ít nhiều như thế.
Kinh văn nói “xuất nhập” nghĩa là xuất định và nhập định vậy.
“Mười chi thiền” là mười chi thuộc trong pháp Tứ Thiền gồm:
* Pháp Sơ Thiền:
- Giác chi.
- Quán chi.
- Hỷ chi.
- Lạc chi.
- Nhất tâm chi.
* Pháp Nhị Thiền:
- Nội tịnh chi.
* Pháp Tam Thiền:
- Xả chi.
- Niệm chi.
- Huệ chi.
* Pháp Tứ Thiền
- Bất khổ bất lạc chi.
Mười pháp trên là pháp dụng trong lúc tu Thiền Quán, nên gọi là mười chi Thiền.
Tứ Thiền dù là Thiền Định thế gian, nhưng nương đó mà vào giai cấp địa vị Hiền Thánh. Nên một vị Bồ Tát làm Pháp Sư truyền giới, đối với mười chi Thiền ấy, cần phải có chỗ nhận thức để chỉ dạy dẫn dắt cho hàng tân học Bồ Tát.
“Tất cả pháp hạnh” là tổng kết tất cả pháp môn tiến tu công hạnh đã nói trước. Một vị Bồ Tát làm thầy truyền giới pháp, theo đúng lý mà nói, phải có bổn phận hiểu rõ tất cả pháp môn quán hạnh này.
Nếu với pháp tiến tu thậm thâm vi diệu này, mỗi mỗi đều không thông hiểu, tức là không hiểu rõ nghĩa thú trong các pháp ấy, thì nên sanh lòng hổ thẹn không hết, sao lại còn dám đi làm sư phạm cho người?
Nếu nói về công hạnh tự lợi thì với hạnh tự lợi còn làm không xong, thì làm sao nói đến việc lợi tha? Nếu không hiểu mà miễn cưỡng đi làm việc lợi tha, chẳng khác nào một người mù dẫn một đoàn người mù, chỉ dắt nhau đi vào hầm lửa mà thôi.
Nhưng nếu làm một vị Bồ Tát vì tài lợi, danh tiếng, không chịu y theo giới luật tu hành để thọ sự cúng dường của đàn việt. Trái lại, chỉ cầu quấy, cầu nhiều, tham đệ tử đông, trong lúc chính mình không hiểu tất cả kinh luật, mà lại giả bộ thông hiểu.
Thử tìm xét kỹ nguyên nhân giả dối đó là do đâu?
Chính là do ý muốn được cúng dường. Người làm như vậy chính là tự dối mình và cũng là khinh dối người khác. Thế nên người làm giới sư truyền giới cho người, nếu cố làm như vậy đương nhiên phải phạm khinh cấu tội.
Trong kinh Phật thường răn dạy các đệ tử rằng: “Tỳ kheo các ông phải nghiêm trì giới pháp thanh tịnh, không nên tham cầu lợi dưỡng. Đối với người, các ông nói pháp như thế nào thì phải thực hành như thế ấy”. Người thực hành được như thế mới được Đức Phật cho phép thuyết pháp. Ngược lại, nếu có tâm mong cầu lợi dưỡng, muốn làm thầy người, chẳng những không thể làm sư phạm cho người, mà chính mình cũng không thể hộ trì giới hạnh được thanh tịnh vậy”.
-----------------------------
42. Vị Ác Nhân Thuyết Giới (Vì Người Ác Giảng Giới)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.42. VỊ ÁC NHÂN THUYẾT GIỚI
(vì người ác giảng giới)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử bất đắc vị lợi...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử thì không được vì tài lợi mà đem đại giới của chư Phật nói cho người chưa thọ giới Bồ Tát, hoặc với hàng ngoại đạo, những người tà kiến... trừ quốc vương. Ngoài ra, không được nói với tất cả hạng người ấy. Những hạng người chẳng thọ giới của chư Phật, gọi là súc sanh, đời đời sanh ra không được gặp Tam Bảo, như cây đá không có tâm thức, gọi là ngoại đạo, bọn tà kiến như vậy khác gì cây cối. Với những hạng người tà ác ấy, nếu Phật tử giảng nói giới pháp của chư Phật thì phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Bản thân rõ ràng không thông hiểu kinh luật, nhưng vì có tâm mong cầu lợi dưỡng mà giả bộ làm ra vẻ thông hiểu. Đó là hành vi dối gạt không thể chấp nhận được. Còn quả thật thông hiểu kinh luật, nhưng vì có tâm mong cầu tài lợi mà vọng truyền trao cho người, cũng là hành vi quyết định không được.
Nên biết rằng: Đức Phật chỉ vì nội chúng mà chế định giới luật, vì thế nội dung của giới luật có rất nhiều vấn đề đi sâu vào sinh hoạt nội bộ. Do đó, đối với người ngoài không nên giảng nói, nhất là đối với những người không hiểu biết Phật pháp, thậm chí không tin ưa Phật pháp thì lại càng không nên nói.
Vì nếu nói cho những người ấy biết được hành vi của đệ tử Phật là như thế này, thế khác, họ sẽ khởi tâm khinh thị vô cùng, rồi đi đến đâu cũng đem việc không đúng của Phật tử ra để bài báng, kích bác. Như thế sẽ gây ảnh hưởng tai hại rất lớn cho Phật giáo. Vì thế, giảng nói giới pháp là một vấn đề phải đặc biệt lưu tâm thận trọng!
Nếu tùy tiện vọng nói giới pháp cho người, chẳng những là không biết cơ nghi, còn chứng tỏ đó là người không có con mắt trí huệ. Nhất là có lỗi khinh thị giới pháp mình đã bẩm thọ và hiểu rõ. Hơn nữa, nếu giảng nói giới pháp cho những người muốn thọ giới nghe, trong khi họ chưa được thọ giới, thì họ sẽ không khởi tâm tha thiết kính trọng giới luật, lại còn sanh lòng khinh thị, cho rằng giới luật chẳng qua chỉ là như thế này, như thế kia... Chỉ có một tâm niệm khinh thị này cũng đủ hủy diệt tiền đồ của người ấy. Điều đó tạo tội lỗi lớn biết chừng nào?!
Vì thế, một vị Bồ Tát chân chính biết tôn trọng giới pháp, phải lưu tâm phân biệt kỹ lưỡng người muốn nghe pháp có phải pháp khí hay không, hoặc người nào được nghe giới pháp và người nào không được nghe giới pháp.
Trong Du Già Bồ Tát Địa nói: “Chư Bồ Tát đối với việc thọ Bồ Tát giới dù bản thân mình đã thọ trì luật nghi một cách đầy đủ rốt ráo, nhưng tuyệt đối không được khinh suất giảng nói Bồ Tát tạng cho những người không có tín tâm nghe.
Tại sao vậy?
Vì những người ấy tuy nghe rồi, nhưng không thể tin hiểu, nên bị đại vô trí làm chướng ngại che lấp rồi sanh tâm hủy báng. Vì phỉ báng nên bị vô lượng đại tội, nghiệp chướng theo đuổi”.
Theo như trên dạy thì nên biết giới pháp không nên tùy tiện giảng nói cho người. Nếu giảng nói không đúng đối tượng sẽ làm tăng trưởng ác kiến, khiến cho họ ngày càng xa lìa Phật pháp, do đó tương lai sẽ bị đọa lạc. Như thế thật là bất lợi cho người.
Trong kinh Thiên Giới cũng dạy: “Không nên đối với những người bất tín mà giảng nói giới pháp. Cho đến không nên đối với những người phỉ báng Đại Thừa mà giảng nói”.
Tại sao lại quy định một cách nghiêm khắc như vậy?
Phải biết chính do nhân duyên bất tín và phỉ báng này làm cho người sẽ bị đọa địa ngục. Cổ đức cũng có dạy: “Giới luật là ngôn giáo bí mật của Phật, nên tuyệt đối không được vọng truyền cho người, cũng không nên tùy tiện vì người giảng nói trước”.
Tâm lý của đại đa số người thế gian là chỉ khi nào họ đang khát nước đến mức cháy khô cả cổ, nếu đem nước cho họ uống, lúc ấy họ mới cảm thấy vị nước quý báu như cam lồ. Trái lại, lúc họ không khát nước, nhất định họ không bao giờ nhận thấy sự tối cần của nước. Giống như một người đang trong cảnh tối tăm, đến chỗ nào cũng tối như mực, sờ soạng, quờ quạng không biết lối ra, tình cảnh vô cùng khốn khổ. Lúc ấy, nếu bạn đốt một ngọn đèn đưa cho họ, họ sẽ thấy chiếc đèn trở nên quý báu vô cùng. Bình thường khi không cần đèn, chiếc đèn ấy không có giá trị gì đối với họ.
Tương tự như vậy, với người khao khát mong cầu Bồ Tát đại giới, nếu bạn vì người ấy truyền trao giới pháp, họ sẽ tôn trọng, quý báu khác nào người nghèo đặng của báu. Trái lại, khi họ chưa phát khởi Bồ Đề tâm, nếu bạn giảng nói giới pháp trước cho họ, tự nhiên họ sẽ không bao giờ sanh tâm tôn trọng giới pháp.
Vì thế, giảng nói giới pháp như vậy thật phí phạm, không hợp thời cơ và là một điều vô cùng bất lợi. Thế nên, đối với giới pháp phải có tâm tôn trọng, không được xem thường mà tùy tiện giảng nói cho người.
Đức Phật lại dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử, thọ Bồ Tát giới, việc giảng nói giới pháp đương nhiên là bổn phận của mình. Nhưng cần phải xem kỹ và cân nhắc đối với hạng người nào mới nên giảng nói”. Nếu đối tượng là kẻ khát ngưỡng, khẩn thiết cầu giới pháp, và động cơ thúc đẩy người thuyết pháp quang minh chính đại thì mới nên vì người cầu khẩn pháp mà thuyết giới. Còn đối với những người không thể thọ Đại Thừa Bồ Tát giới, nhưng vì tâm mong cầu tài lợi mà vì người đó giảng nói giới pháp cho họ thì tuyệt đối không được. Cho nên kinh văn dạy: “Không được vì ham cầu tài lợi, đối với người chưa thọ Bồ Tát giới mà thuyết giới”.
Chữ “thuyết giới” ở đây có chỗ giải thích là vì người giảng giới, có chỗ nói là vì người truyền giới, có chỗ nói là trong lúc làm lễ bố-tát cho người nghe giới. Bốn lối giải thích này đều hợp lý. Hơn nữa, hành giả chẳng những không nên ở trước những người chưa thọ Bồ Tát giới mà giảng nói đại giới của ngàn Đức Phật, mà còn nếu ở trước hàng ngoại đạo, người ác, giảng nói Đại giới của ngàn Đức Phật này, càng nhất quyết không được.
Lại nữa, cũng không được giảng nói Đại giới của ngàn Đức Phật này trước những người tà kiến. Phải biết Bồ Tát đại giới này không phải một Đức Phật hay bảy Đức Phật truyền lại, mà chính do ngàn Đức Phật truyền lại. Như thế, có thể thấy Bồ Tát đại giới thần thánh và đáng quý trọng biết dường nào? Làm sao có thể tùy tiện vọng truyền cho người?
“Người chưa thọ Bồ Tát giới” là chỉ những hạng người nào?
Đó là những kẻ chưa từng phát Bồ Đề tâm, vì họ không có tín tâm đối với Bồ Tát đại giới. Những kẻ ấy không phải là pháp khí, không được nghe đại giới. Cho nên bạn không nên vì sự kính trọng và cúng dường dồi dào của họ đối với bạn mà đem Đại giới của chư Phật này truyền trao cho họ một cách dễ dàng.
“Hàng ngoại đạo, người ác” là những người không tin Tam Bảo, phỉ báng Đại Thừa. Họ chấp chặt dị đạo của mình và cho đó là chân lý trên thế gian, nên không bao giờ muốn tiếp thọ những tư tưởng khác. Họ vào trong Phật pháp không phải với tinh thần chân thật vì pháp, mà chỉ vì muốn được nghe chút ít Phật pháp, đôi khi để tìm kiếm những khuyết điểm trong Phật pháp.
Vì thế, nếu bạn truyền trao giới pháp cho họ, thì chẳng những họ không thừa nhận Phật pháp là Chánh Tri, Chánh Kiến, lại còn từ trong đó phê bình chỉ trích cái này không đúng, cái kia không đúng v.v... Những hạng người như thế làm sao thọ dụng được sự lợi ích trong Phật pháp?
Bọn người tà kiến cũng vậy, vốn đi theo gót của hàng ngoại đạo và người ác. Mọi thứ trong, ngoài họ đều bài bác. Thế nên, luận điệu của ngoại đạo và người ác thế nào thì luận điệu của bọn tà kiến thế ấy. Dù ra vào Phật pháp nhiều lần, tư tưởng của họ vẫn là một khối sai lầm. Hạng người như vậy làm sao có thể vọng truyền giới pháp cho họ?
Thế nên vị Bồ Tát trước khi muốn giảng nói Bồ Tát tạng, phải dùng huệ nhãn quán sát, suy nghĩ xem coi hạng người nào có thể tiếp thọ, sau đó mới vì họ giảng nói pháp.
Tóm lại:
Trừ quốc vương, ngoài ra không được giảng nói giới pháp cho tất cả những hạng người này. Quốc vương là đối với thời xưa, bây giờ là vị nguyên thủ quốc gia, có quyền lực rất lớn, muốn làm lợi ích hay tổn hại Phật pháp đều được. Quý vị này muốn Tam Bảo hưng thạnh thì Tam Bảo sẽ hưng thạnh, muốn hủy diệt Tam Bảo thì Tam Bảo sẽ bị hủy diệt.
Vì thế khi quốc vương muốn biết nội dung của giới luật thì có thể giảng nói. Chủ ý là vì muốn quốc vương theo đúng như pháp mà hộ trì chánh pháp, nên khi quốc vương muốn nghe giới luật, làm thế nào không nói được?
Hơn nữa, vì quốc vương biết nội dung của giới luật Phật pháp, để ngài đề cao đạo đức và y theo giới luật của Phật dạy, khích lệ, khuyến hóa nhân dân khiến toàn dân trong nước trở thành những người đồng phụng hành giới luật của Phật pháp.
Vì thế, giảng nói giới pháp cho quốc vương là điều không trái phạm. Ngoài quốc vương ra, còn có các vị đại thần trợ giúp cho quốc vương, đều là những người có thế lực, có thể dâng những kiến nghị với tinh thần xiển dương hay phá hoại Phật pháp đều được cả. Cho nên, nếu quý vị ấy muốn biết nội dung của giới luật, cũng phải vì quý vị ấy giảng nói.
Trong bộ Căn Bổn Mục Đức Ca nói: “Những người ở địa vị tôn quý dù họ không có tâm tín kính, nhưng cũng cần phải vì họ giảng nói. Vì nếu không giảng nói thì có sự lưu nạn cho Phật pháp. Còn những người bần cùng, lại thêm không có tâm tín kính, dù họ có muốn nghe, nhưng cũng không nên giảng nói”. Nên biết trong Căn Bổn Mục Đức Ca nói “tôn quý” là dùng ám chỉ vị nguyên thủ quốc gia vậy.
Trong lời Tự của Thập Tụng Tỳ Ni cũng có nói: “Khi Phật còn tại thế, vua Ba Tư Nặc đích thân đến cung thỉnh Phật cùng chúng Tăng vào nội cung thọ trai. Nhằm lúc chúng tăng đang bố tát, quý tỳ kheo vừa thấy quốc vương đến vội bảo rằng: “Đại vương nên đi ra ngoài vì chúng tôi đang làm pháp sự!”
Vua thưa: - Bạch chư đại đức! Trẫm muốn được nghe.
Chư tỳ kheo bèn bạch lên Phật, Phật dạy: “Từ nay về sau ta cho phép các thầy được thuyết giới trước quốc vương”.
Nên biết: Vị lãnh đạo tối cao của một quốc gia tức là trời ở trong loài người, có tâm mong muốn nhân dân mình bỏ dữ làm lành và không bao giờ tùy tiện nói những chuyện hay dở của mọi người. Thế nên chư tăng thực hành tất cả Phật sự, đối với quốc vương không cần phải giấu diếm. Điều này chứng tỏ Phật pháp kính thuận quốc vương. Trừ quốc vương và đại thần ra, tất cả những người bất tín khác và những người chưa thọ Đại giới đều không được ở trước những người ấy giảng nói giới pháp.
Nên trong kinh Niết Bàn nói: “Thời quá khứ vào ngày Rằm, trong lúc chư tăng đang làm lễ Bồ Tát, có một đồng tử trốn trong chỗ vắn, trộm nghe thuyết giới, bị Kim Cang Lực Sĩ dùng bảo xử đánh đồng tử ấy nát như vi trần”. Như thế làm một vị Pháp Sư tuyên thuyết giới pháp, với vấn đề này có thể nào không đặc biệt lưu ý hay sao?
Nên biết là những bọn người ác, ngoại đạo, tà kiến này dù sẵn có Phật tánh, nhưng vì chưa phát đại Bồ Đề tâm, không thọ giới của Phật, thiện ác không hiểu, phải quấy không phân, tà chánh không rõ, cho nên gọi là “súc sanh”.
Tất cả súc sanh dù có đủ Phật tánh, nhưng vì đang mắc quả báo này nên ù ù, cạc cạc, mê muội, tối tăm, không biết gì hết. Làm người nếu cũng như thế thì có khác gì loài súc sanh đâu?
Không bẩm thọ đại giới của chư Phật, mất hẳn hạt giống Bồ Đề, đời đời sanh vào chỗ không được gặp Tam Bảo, Tam Bảo còn không được thấy thì làm sao có thể quy hướng Tam Bảo? Và làm sao có thể được giải thoát?
Đã không biết quy hướng đại đạo xuất thế, thì có khác gì như cây đá không có tâm thức. Vì bọn người ác... có tai mà không nghe tên giới, có mắt mà không nhìn thấy quang minh của giới; có mũi ngửi mà không ngửi được mùi thơm của giới, có lưỡi mà không nếm vị của giới; có thân mà không tiếp xúc được giới; có tâm mà không biết giới tướng. Từ mê đi sâu vào mê, sáu căn tăm tối nên gọi là ngoại đạo, bọn người ác tà kiến, nào khác cây đá!
Vì cây đá cũng mang nhiên không hiểu biết như vậy. Hơn nữa, nếu giảng nói giới pháp cho cây đá, chúng chỉ không hiểu biết mà thôi, chứ không đến nỗi sanh tâm hủy báng. Còn đối với bọn người ác... nếu thuyết giới, chúng chẳng những không biết không tin lại còn quay lại cực lực phỉ báng. Vì thế, không nên vì chúng vọng thuyết giới.
Nếu Bồ Tát vì mong cầu lợi dưỡng, trước bọn người ác giảng nói giới pháp của bảy đức Phật, thì phạm khinh cấu tội. Quang Minh Kim Cương Bảo Giới này dù tất cả chư Phật trong ba đời đồng tuyên thuyết, nhưng nếu nói thời gian gần đây một chút, là do bảy đức Phật truyền trao bẩm thọ mới có. Cho nên ở đây nói là giới pháp của bảy Đức Phật.
Đã là giới pháp của bảy Đức Phật truyền trao, bẩm thọ mới, cho nên đối với chúng ta, lẽ đương nhiên phải hết sức quý trọng. Vì vậy khi giảng nói giới pháp này phải lưu tâm lựa chọn và thận trọng cho lắm mới được. Tuyệt đối không nên khinh thường mà giảng nói cho hàng ngoại đạo, bọn người ác và những người chưa thọ giới. Nếu không như thế tức làm hại mình, hại người, tội lỗi ấy sẽ vô cùng to lớn.
Vì thế trong bộ Bồ Tát Giới Sơ Tân, quyển 8 nói: “Nước mưa chỉ thấm nhuần những mầm cỏ có gốc rễ. Cũng thế, giới pháp của Như Lai chỉ lợi ích cho những người có tín tâm. Vì e rằng những người bất tín tăng trưởng nghi ngờ, quay lại phỉ báng giới pháp, sẽ có hại mà không có lợi cho họ, nên pháp dù bình đẳng, nhưng khi thuyết pháp thì phải hợp với căn cơ. Nếu người thí pháp không tôn trọng, người lãnh thọ pháp không cung kính thì phạm tội khinh cấu”.
Giới này thuộc về Giá Giới. Bảy chúng Phật tử đều có thể phạm, nhưng sự phân định đối với Đại Thừa và Tiểu Thừa không đồng nhau.
Đối với Tiểu Thừa trong tất cả thời khóa, đều không được nói tên tội của Ngũ Thiên cho Sa Di nghe. Vì nếu Sa Di biết rõ tên tội của Ngũ Thiên thì thành ra bị trọng nạn trộm pháp, về sau không được thọ Đại Giới.
Còn đối với Đại Thừa chỉ lúc làm lễ Bố Tát tụng giới ở mỗi nửa tháng mới phải bảo người chưa thọ giới đi nơi khác. Ngoài ra, những lúc khác không ở vào điều ngăn cấm.
Nếu đem Tam Tụ Tịnh Giới phối hợp với giới này thì có sự tương ứng như sau:
- Không vì người ác thuyết giới thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Ở trước quốc vương thuyết giới là Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Không vì lợi dưỡng mà thuyết giới là Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Lời phụ:
Trong bộ Tỳ Ni Hậu Tập Vấn Biện hỏi:
Trong kinh Phạm Võng dạy: “Ở trước người chưa thọ Bồ Tát đại giới, giảng nói giới pháp của bảy Đức Phật thì phạm tội khinh cấu". Nhưng có chỗ cho rằng chỉ ngăn cấm lúc tụng giới, chứ không ngăn cấm khi giảng giới. Vì lúc tụng giới chỉ tuyên đọc văn cú, còn khi giảng giới thì giảng giải nghĩa lý đầy đủ, như thế có phải là trọng nơm mà khinh cá hay không? Hay còn có ý nghĩa nào khác trong đó không?
Đáp: Giới tỳ kheo quan hệ nơi tăng luân. Vì phòng ngừa nạn tặc trụ nên tất cả đều ngăn cấm (tặc trụ là không đăng đàn trước tam sư, thất chứng để thọ giới Cụ Túc, tự cạo râu tóc, mặc pháp phục, ở chung với chư tăng, cùng với chư tăng làm pháp sự).
Còn giới Bồ Tát thâu nhiếp khắp tất cả chúng sanh trong lục đạo, nên khi giảng giải nghĩa lý Bồ Tát giới, nếu có người chưa thọ giới nghe, nhờ được nghe mà người ấy phát tâm Bồ Đề. Vì thế nên không cấm chế việc này. Nhưng lúc làm lễ bố-tát tụng giới, vì có những việc phát lồ sám hối, đối với những người thọ giới không nên cho họ biết điều ấy. Nên trong kinh dạy không nên cho người chưa thọ giới Bồ Tát nghe giới trong khi đang làm lễ Bồ Tát tụng giới.
Trong bộ kinh Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này, ở đoạn hai, ở phần đầu cũng có nói. Nơi đây xin thuật lại để giải đáp sự nghi ngờ cho quý đại sĩ nào đối với giới này còn có tâm thắc mắc.
Giới tỳ kheo có văn điều Ngũ Thiên Thất Tụ. Đối với sa di và Phật tử tại gia chưa thọ giới, tuyệt đối không cho phép xem, đọc và nghe. Nên trong Luật dạy nếu lén nghe thuyết giới sẽ bị hộ pháp, thiện thần đánh đuổi. Nhưng đối với Bồ Tát giới, những người chưa thọ giới không được tham dự bố tát, thuyết giới, nhưng trường hợp giảng ý nghĩa của giới thì cho nghe và cũng cho phép xem đọc giới bổn, cũng như nghiên cứu ý nghĩa giới bổn đều không bị cấm chế.
-----------------------------
43. Cố Khởi Phạm Tâm Giới (Cố Khởi Tâm Phạm Giới)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
2.2.43. CỐ KHỞI PHẠM TÂM GIỚI
(cố khởi tâm phạm giới)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử tín tâm xuất gia thọ Phật chánh giới...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử do đức tin mà xuất gia, thọ chánh giới của Phật, lại cố móng tâm hủy phạm giới pháp, thời không được lãnh thọ đồ cúng dường của tất cả đàn việt, cũng không được đi trên đất của quốc dân, không được uống nước của quốc dân. Năm nghìn đại quỷ luôn đứng án ngữ trước mặt người đó mà gọi: “Gã bợm giặc!” Nếu đi vào trong phòng nhà, thành ấp, các quỷ thường theo chà quét dấu chân của người ấy. Tất cả người đời đều mắng người ấy là kẻ giặc trong Phật pháp. Hết thảy chúng sanh đều không muốn nhìn ngó người ấy. Người phạm giới khác nào loài súc sanh, cây cỏ. Nếu cố phá hủy giới pháp của Phật, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Không nên vì bọn người ác v.v... mà thuyết giới, nhưng bạn cứ vì họ thuyết giới, điều ấy dĩ nhiên là không đúng. Cũng thế, không được khởi tâm phạm giới, mà bạn cứ phạm, và xem dường như vô sự, điều ấy đương nhiên lại càng không được.
Làm một vị Bồ Tát đúng lý thì sinh mạng này có thể hy sinh đối với tịnh giới của Như Lai mà mình đã bẩm thọ và quyết không trái phạm. Có đầy đủ tinh thần như vậy mới xứng đáng là một Phật tử an trụ Bồ Tát Tịnh Giới Luật Nghi.
Phạm giới đôi khi không phải là trường hợp cố tâm, mà là vì vô ý lỡ phạm. Dù không thể nói là vô tội, nhưng tội phạm cũng không nặng. Nhưng ngược lại, nếu cố y phạm tịnh giới thì tội ấy đương nhiên rất nặng. Giới này không có chế định đặc biệt riêng, chỉ khi nào bạn khởi tâm động niệm muốn hủy phạm các tịnh giới khác, chính là hủy phạm giới này.
Vì muốn bảo hộ, giữ gìn thanh tịnh tất cả những giới khác, nên đối với giới này càng phải đặc biệt xem trọng. Dụng ý của Phật khi chế giới này chính là ở điểm này vậy.
Có chỗ gọi giới này là giới “không hổ thẹn khi nhận bố thí”. Vì hành giả xuất gia học Phật, thọ nhận sự cúng dường của thí chủ, cần phải ban phước cho thí chủ. Nếu bản thân của mình đã gánh một gánh tội phạm giới nặng nề, thì chính bản thân bạn không giải quyết được, còn khả năng nào để ban phước cho thí chủ?
Vì thế nếu mình có tội phạm giới, trước tiên phải chí thành khẩn thiết sám hối, nếu không lo sám hối, là người không biết hổ thẹn, lạm thọ của tín thí không mắc tội hay sao?
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, nhất là Bồ Tát xuất gia, lúc ban đầu, bạn phát khởi đức tin mà xuất gia, đó là một thứ tâm niệm vì đạo rất tốt. Nhờ tâm thành kính này mà bạn được xa lìa các thứ kiến giải thiên tà, bẩm thọ chánh giới của ngàn Đức Phật, xứng đáng thọ sự cúng dường của hàng nhân – thiên.
Nhưng về sau, lâu ngày chầy tháng, bạn sanh tâm giải đãi, đối với việc giữ gìn tịnh giới không cẩn thận bằng lúc ban sơ, để cuối cùng lại cố khởi tâm bất tín, khởi niệm thiên tà, hủy phạm thánh giới của chư Phật. Thế là bạn đã mất hẳn tư cách của người làm phước điền cho nhân thiên, thì làm sao còn có thể tiếp thọ sự cúng dường của quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ v.v... như trước nữa?
Nên trong kinh dạy: “Không được lãnh thọ đồ cúng dường của tất cả đàn việt”. Trong đây có hai danh từ Chánh Giới và Thánh Giới cần phải giải thích:
- Chánh Giới là nói về giới luật có công năng xa lìa thiên tà.
- Thánh Giới là nói về giới thể chư Phật đồng chứng.
Thật ra chữ Chánh cũng gần nghĩa như chữ Thánh, như Bát Thánh Đạo cũng gọi là Bát Chánh Đạo.
Như trên đã nói: hủy phạm giới của Phật, chẳng những không được tiếp thọ các thức cúng dường của đàn việt, mà cũng không được đi trên đất của quốc vương, không được uống một giọt nước của quốc vương. Nước và đất đều là của quốc vương, chỉ những vị đầy đủ đức hạnh mới có thể uống và đi.
Một vị quốc vương hiền thiện, thâm tín Phật pháp, sẵn sàng đem đất nước bố thí, cúng dường những bậc đầy đủ đức hạnh. Nhưng nếu bạn phạm giới của mình đã bẩm thọ thì trên thân bạn đã mất hẳn giới đức. Lúc ấy lãnh thổ của quốc vương dù rộng lớn, nhưng không có một chỗ cho bạn dung thân. Nước các sông dù nhiều như bể cả, cũng không có một giọt cho bạn uống. Và dù uống chỉ một giọt nước, cơ thể bạn cũng khó tiêu.
Thế nên Đức Phật trong kinh Phật Tạng dạy: “Ta cho các tỳ kheo nghiêm trì cấm giới được thọ cúng dường. Trái lại, những tỳ kheo phá giới thì dù một giọt nước của thí chủ, ta cũng không cho thọ”.
Trong Câu Xá Thích Luận cũng nói: “Người phạm căn bản trọng tội, đối với thực phẩm và trụ xứ của đại chúng, Phật không cho ăn một miếng nhỏ, không cho một gót chân đặt lên chỗ đất cư ngụ của đại chúng”, cũng chính là ý này. Hàng Phật tử xuất gia đọc những lời Phật dạy trên, có thể nào không suy nghiệm thật kỹ sao!
Phật tử tỳ kheo, bất luận Thanh Văn hay Bồ Tát, nếu chân thành nghiêm trì tịnh giới thì có năm ngàn thiện thần thường theo ủng hộ bên mình, khiến cho hành giả không bị tổn hại về bất cứ tai nạn gì.
Căn cứ vào đâu mà nói như vậy?
Trong Đại Trí Độ Luận nói: “Bồ Tát đầy đủ năm trăm giới, mỗi giới trời Đế Thích phái mười vị thiện thần theo ủng hộ”.
Nếu có tâm thâm tín hộ trì năm trăm giới, thì đương nhiên sẽ được năm ngàn thiện thần hộ vệ. Cũng giống như ở thế gian, những người có địa vị tôn quý, đức hạnh cao siêu, thường có ngựa xe, kẻ hầu người hạ, luôn theo bên mình để ủng hộ.
Trái lại nếu người có tâm khinh thường tịnh giới của Như Lai, không giữ gìn nghiêm cẩn, lại có ý hủy phạm, thì sẽ có năm ngàn đại quỷ luôn đứng án ngữ trước mặt làm cho người phạm giới bị nhiều tai nạn, không được an ổn. Giống như ở thế gian, những người có địa vị quyền quý, nếu không thận trọng, một lần trót lỡ vi phạm phép nước, thì bị tống giam vào lao ngục, bị gông, cùm, xiềng xích trói cột thân thể, bị lính thường theo giữ gìn, canh gác.
Thiện ác phân minh không sai một mảy. Đại quỷ đứng án ngữ trước mặt người phạm giới để không cho kẻ ấy qua lại trên lãnh thổ quốc gia. Các quỷ chẳng những đứng án ngữ trước mặt người phạm giới để ngăn cản đường sá, lại còn không chút vị nể, mắng nhiếc người đó là gã bợm giặc. Giặc là kẻ trộm cướp tài vật của người, nên bị mọi người trông thấy đều không ưa thích, ai cũng có quyền mắng nhiếc, đánh đập, hay có thể trói lại, giải đến chánh quyền. Ở thế gian, trộm cướp dù là kẻ đại tội ác như vậy, nhưng đôi khi đối với Phật pháp họ cũng có tâm kính sợ, khi được nghe giảng lý nhân quả, thiện ác và biết hành vi trộm cướp sẽ đem lại quả báo không lành. Còn người phá giới này, đối với Phật pháp, với luật nhân quả không có tâm kính sợ, cứ nương hình tướng người xuất gia, tiếp thọ sự cúng dường của thí chủ. Họ không biết rằng thọ dụng của tín thí như vậy, không khác gì trộm tài vật của tín chủ, cho nên bị quỷ mắng là kẻ đại tặc, ai bảo không đúng?
Chẳng những thế, người phá giới kia, nếu đi vào trong phòng, nhà, thành, ấp, các quỷ thường đi theo chà quét dấu chân của người ấy. Điều đó chứng tỏ quỷ thần đối với người phạm giới có tâm chán ghét đến cực điểm. Vì những nơi các bậc hiền thánh tụng kinh, hành đạo, đất đều hóa thành kim cương, còn những nơi người ác giới này du hành, đều thành nơi ô uế, nên bị quỷ thần chà quét dấu chân để khôi phục sự thanh tịnh của chỗ đất ấy.
Lại nữa, chỗ đức Phật đi đều lưu lại tướng Thiên Bức Luân (một trong ba mươi hai tướng tốt), thiên nhân đối với tướng ấy đều cung kính cúng dường mà tăng phước huệ. Nay đây gót chân của tỳ kheo phá giới này đi đến chỗ nào sẽ làm ô nhiễm đất già lam thanh tịnh nên các vị quỷ thần hộ trì già lam, muốn giữ gìn những nơi này được thanh khiết, nên phải chà dấu chân của người phạm giới. Dấu chân mà hãy còn không cho tồn tại, huống hồ toàn thân của kẻ phá giới ư?
Người phá giới bị quỷ thần bất mãn, có thể họ không hay biết, nhưng đáng sợ nhất là những lời nói của mọi người ở thế gian, điều này không thể không lưu tâm. Cho nên kinh văn dạy tiếp theo: “Tất cả người đời đều mắng người ấy là kẻ giặc trong Phật pháp”.
Người đời mắc nhiếc kẻ phá giới như thế, chứng tỏ tất cả người trên thế gian đều có tâm chán ghét những hành vi phá giới này đến cực điểm, và những kẻ phá giới khi nghe những lời mắng nhiếc đó trong tâm có thể nào không lay động hay sao?!
Tại sao nói người phá giới là kẻ giặc trong Phật pháp?
Vì người ấy trộm mặc áo của Phật, trộm ăn cơm của Phật. Ở trong Phật pháp chẳng những vô ích, lại còn khiến cho thế nhân phê bình, chê bai Phật pháp, làm tổn hại Phật pháp. Chúng ta nên biết: người đời sở dĩ tôn trọng người xuất gia vì những giới hạnh thanh tịnh hiếm có, không phải những người thông thường trên thế gian có thể làm được. Nếu bạn đã phạm giới rồi thì có khác gì người thế tục, nên làm sao khỏi bị người đời mắng nhiếc là kẻ giặc?
Đức Phật trong kinh Phật Tạng dạy: “Các tỳ kheo phá giới ở trong giáo pháp của ta, mặc áo hay ăn cơm, đều thuộc về của ăn trộm mà được”.
Theo lời Phật dạy trên thì kẻ phá giới bị người đời mắng nhiếc là kẻ giặc đâu có gì lạ? Đức Phật lại dạy rằng: “Sau khi ta diệt độ, các tỳ kheo nghiêm trì tịnh giới, làm cho Phật pháp cửu trụ trong thế gian. Trái lại, các tỳ kheo phá giới làm cho Phật pháp mau hoại diệt”.
Ăn trộm đại bảo của Phật pháp, làm cho Phật pháp bị tiêu diệt, không còn tồn tại trên thế gian, thì kẻ đó không phải là giặc trong Phật pháp hay sao?
Hơn nữa, những người đó chẳng những bị người đời mắng nhiếc là kẻ giặc trong Phật pháp mà còn bị tất cả chúng sanh, những người có con mắt hiểu biết, cũng đều không muốn nhìn ngó người ấy. Nhìn thấy còn không muốn, huống chi lại đi chung, hoặc cùng ở chung với người ấy.
Nguyên nhân chỉ vì người trì giới oai nghi nghiêm chỉnh, mọi người khi trông thấy đều muốn chiêm ngưỡng tôn dung. Trái lại, người phá giới oai nghi không phấn chấn, suy tướng hiện tiền nên tất cả chúng sanh đều không muốn nhìn ngó.
Người phạm giới đối với việc trì - phạm không nhận thức được thì so với chúng sanh vô tri thức nào có khác gì, nên kinh văn dạy: “Nào khác gì loài súc sanh”.
Người phạm giới trên thân đã không còn giới thể, sánh với cây cối vô tri cũng đâu có khác gì, nên kinh văn dạy: “Nào khác gì cây cối!”
Người phạm giới quỷ thần và nhân loại đều chán ghét, trong nhân đạo không thể dung chứa. Người ấy không phải là một con người nữa và chắc chắn sẽ bị đọa lạc trong tam đồ.
Trong kinn BảoTích dạy: “Những người tự biết mình đã phạm giới mà còn thọ dụng của tín thí là phiền não ô nhiễm không thanh tịnh. Người xuất gia có đủ phiền não này chẳng khác nào người gánh một gánh nặng đi vào địa ngục”.
Như thế, chúng ta có thể thấy rõ, đối với giới pháp của chư Phật, người Phật tử không nên tùy tiện hủy phạm. Nếu cố hủy phạm chánh giới của Phật, không có tâm hổ thẹn thọ dụng của tín thí, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Người xuất gia có giới hạnh là ruộng phước của nhân thiên. Nếu giới pháp không thể giữ gìn thì phước điền đâu còn nữa. Cho nên người Phật tử nếu phạm giới phải hết sức sanh tâm hổ thẹn, chí thành sám hối để gột rửa những cấu uế của mình đã phạm giới pháp. Nhờ sự chí thành sám hối này mà tâm được thanh tịnh. Nếu không sanh tâm hổ thẹn, chí thành sám hối thì tội nhơ phạm giới ngày càng chứa nhóm thêm nhiều, lại tiếp thọ sự cúng dường của thí chủ như mang gánh nặng tội lỗi, thật là một điều đáng thương xót!
Giới này thuộc về Giá Tội, chỉ ngăn cấm chứ không khai miễn. Dù là Đại Thừa hay Tiểu Thừa cũng đều cấm phạm, nhưng;
- Trong luật Thanh Văn chưa thấy đặc biệt kết tội “hủy giới thọ tín thí”, vì thông thường hành giả Thanh Văn nếu chỉ nghĩ tưởng những điều phạm giới trong tâm niệm thì không tính là phạm giới, chỉ khi thể hiện ra nơi thân - khẩu - ý mới kể là thật sự phạm giới.
- Còn Luật Bồ Tát sở dĩ Phật đặc biệt chế định giới này vì nếu hành giả làm như vậy sẽ tổn hại đại hạnh lợi sanh. Đại sĩ giữ gìn nội tâm nghiêm mật hơn Thanh Văn. Bồ Tát chẳng những thể hiện nơi thân khẩu nghiệp là phạm giới, mà chỉ cần khởi dấy một niệm hủy giới ở nội tâm, cũng đã là phạm giới vậy. Dấy khởi tâm niệm phạm giới hãy còn không nên, huống gì là thân khẩu nghiệp hủy phạm tịnh giới? Như vậy thấy rõ rằng Bồ Tát giới nghiêm cẩn biết bao!
Vì vậy, trong Bồ Tát Giới Sơ Tân nói: “Nếu Phật tử không cố tâm hủy phạm giới cấm thì chỉ tùy sự việc mà kiết bổn tội, không ghép vào tội này. Nếu khởi tâm phạm giới, nhưng chưa phạm sự tướng, những tội nhẹ thì chỉ trách tâm, những tội nặng cần phải sám hối”.
Theo lời dạy trên thì sự khởi tâm động niệm của chúng ta từng giờ, từng phút không cần phải lo cảnh tỉnh hay sao?
Linh Chi luật chủ dạy: “Than ôi! Người xuất gia đời nay dự vào hàng giảng sư mà học kinh luật không thông. Việc thực hành vẫn theo trần tục, mị thế xu thời, chiếm cứ địa vị làm thầy, tứ sự cúng dường phong phú, thâu nhiếp đồ chúng cho đông, ruổi dong theo ngũ dục, nuôi sống tà mạng, cầu tài lợi cho thật nhiều. Mấy ai nghĩ đến việc hoằng truyền chánh pháp của Như Lai, làm sao cho ngôi Tam Bảo được hưng thạnh?! Chỉ lo trang sức bản thân một đời này, giới luật không thông, làm sao có thể làm mô phạm cho chúng hậu học? Lại theo ý mình ức đoán, vọng lập ra những điều chương; cho nên mới có ra những chuyện phạt gạo, chuộc hương, đốt y, đánh gậy v.v... (Việc phạm luật do không hiểu Luật mới làm sai như vậy, vì thế tội không thể trừ diệt bằng những hình thức này) làm cho tôn chỉ của Tăng Già bị hỗn trược, cửa Phật hóa thành trần ai. Đạo pháp ở nơi người hoằng truyền mà làm như vậy thì đạo pháp sẽ nương vào đâu? Than ôi! Buồn không nói được!”
Lại nói: “Đời nay những người tu thiền, giảng kinh, tự cho mình là Đại Thừa, không câu chấp sự tướng, nên về việc phục sức thì đua nhau mặc lụa tơ, sa tố, màu xanh tím, trắng đỏ cho tươi đẹp, buông lung theo lòng tham, hoàn toàn trái với lời Phật dạy!
Tại sao không nghe trong Luật kể những khổ hạnh của chư Tổ như:
- Ngài Hành Nhạc chỉ mặc áo vải bông xấu xí để ngăn che sương, tuyết, gió, mưa.
- Ngài Thiên Thai hơn bốn mươi năm chỉ mặc một nạp y.
- Ngài Vĩnh Gia không bao giờ ăn những ngọn rau đầu lưỡi cuốc, không mặc áo tơ tằm.
- Ngài Kinh Khê suốt đời chỉ mặc áo vải to, trong thất chỉ có một cái đơn...
Quý ngài rất thông hiểu lý Đại Thừa, mới chuyên tâm trọng sùng trọng khổ hạnh dường ấy! Vậy xin hàng Phật tử cố noi theo gương của chư cổ đức, đừng nhiễm theo thói tà, phải y theo lời Phật dạy tu thân mới là chân Phật tử vậy!”
-----------------------------
44. Bất Cúng Dường Kinh Luật Giới (Giới Không Cúng Dường Kinh Luật)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.44. BẤT CÚNG DƯỜNG KINH LUẬT GIỚI
(giới không cúng dường kinh luật)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử thường ưng nhất tâm thọ trì, độc tụng Đại Thừa kinh luật...” cho đến câu ‘...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử phải thường nhất tâm thọ trì, đọc tụng kinh luật Đại Thừa, dùng giấy, vải, hàng lụa, thẻ tre, vỏ cây, cho đến lột da làm giấy, trích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm viết để biên chép kinh luật, dùng vàng bạc cùng hương, hoa vô giá và tất cả các châu báu làm hộp, rương, đựng những quyển kinh luật. Nếu không y theo pháp mà cúng dường kinh luật, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Là Phật tử mà hủy phạm giới cấm là điều Đức Phật không bao giờ chấp thuận, điều đó nhất định là như vậy. Đối với Pháp Bảo không cung kính cũng là việc nhất định không được.
Giới sở dĩ không nên hủy phạm vì giới là thắng nhân thành vô thượng Phật quả., nên kinh Hoa Nghiêm dạy: “Giới là cội gốc của vô thượng Bồ Đề”, chính là ý ấy. Pháp Bảo sở dĩ không được thiếu sự kính trọng vì Pháp Bảo là mẹ của chư Phật. Nên kinh Kim Cang dạy: “Quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề của tất cả chư Phật đều từ kinh này xuất sanh”, cũng chính là ý này.
Pháp cũng là thầy của chư Phật, nên chư Phật hết sức tôn trọng, cung kính Pháp Bảo. Bồ Tát đối với Pháp Bảo phải cung kính giống như kính Phật. Và muốn chứng đắc Phật quả như chư Phật, không có lý do gì không sùng trọng Pháp Bảo. Nếu không tôn trọng, đúng như pháp cúng dường Pháp Bảo thì không biết nương vào diệu pháp chi để tiến tu theo Phật đạo, và mọi hành vi của bạn cũng không thể hợp với Chánh Đạo. Vì thế cúng dường kinh điển, tôn trọng Pháp Bảo quả thật không nên xem thường!
Là Phật tử, đối với Tam Bảo có bổn phận phải bình đẳng kính trọng và phước huệ nhị nghiêm đồng tu tập. Nếu không cúng dường kinh điển thì trái với bổn nguyện “thượng cầu Phật đạo”. Nếu không viết chép kinh điển thì trái với hạnh “hạ hóa chúng sanh”.
Do đó:
- Đối với kinh điển cần phải lưu thông.
- Đối với giới pháp cần phải cúng dường, để cho huệ mạng của Phật pháp được liên tục, không bị đoạn tuyệt.
Nếu không làm như thế thì trên là cô phụ thâm ân của Đức Phật, dưới là buông bỏ trách nhiệm của mình cần phải lo tròn, tức là chính mình tự nguyện đọa lạc vậy.
Nên biết rằng huệ mạng của Như Lai hoàn toàn nương nhờ tam tạng thánh giáo, vì thế, nếu Phật tử không xem trọng Thánh Giáo thì Phật pháp làm sao có thể cửu trụ trong thế gian?
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, vì muốn cho Phật pháp được cửu trụ trong thế gian, thường phải nhất tâm thọ trì, đọc tụng kinh luật Đại Thừa”.
Trong kinh dạy thường phải nhất tâm, chứng tỏ người Phật tử tu các thiện pháp không được xen tạp, không được gián đoạn và không được có chút giải đãi, biếng lười. Nếu không thường thực hành như thế, mà lúc tu, lúc nghỉ, chắc chắn không thể nào thành công.
Ở đây, “tu tập những thiện pháp” không phải nói những công hạnh như lục độ, vạn hạnh... mà chính là cần phải thọ trì, đọc tụng kinh luật Đại Thừa:
- Thọ là lãnh nạp ý thú văn tự trong kinh luật.
- Trì là nhớ nghĩ mãi mãi trong tâm không quên.
- Đọc là xem theo bổn kinh mà đọc lên.
- Tụng là thuộc lòng mà đọc lên theo âm điệu.
Ngoài những việc nói trên còn cần phải chép, viết ra trên giấy trắng như hiện nay có người phát tâm tả kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cương, kinh Hoa Nghiêm v.v...
Những việc sao chép ở đây không phải chỉ như vậy mà phải lột da làm giấy, trích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm bút, để biên chép kinh luật. Thành thật mà nói, việc này không phải người thông thường có thể làm được. Như hiện nay, có người phát tâm chích huyết tả kinh. Mọi người chúng ta đã cho việc ấy là quý trọng phi thường, nên đua nhau xưng tán. Nhưng việc làm này so với việc trong kinh hiện tại đây dạy, cách nhau rất xa.
Chư Đại Bồ Tát vì sao có thể thực hành đến mức độ ấy?
Chẳng qua vì các ngài đã nhận định rất sâu sắc rằng sanh mạng nhục thể này chỉ là vật không kiên cố, không chóng thì chầy cũng sẽ bị hủ mục, không phải là vật sở hữu vĩnh viễn, thường tồn của mình. Nay quyết đem nhục thể mong manh bại hoại này, dùng viết chép kinh luật, lưu thông pháp bảo để cho thân mạng trí huệ nhờ đó mà được vĩnh hằng bất diệt. Như thế trên thế gian này có sự vui sướng nào hơn mà không chịu làm?
Lại nữa, các Ngài biết đích xác rằng: Tất cả chư Phật được thành đạo vô thượng Bồ Đề đều do học tập kinh luật Đại Thừa mà ra, nếu không thì quyết định không thể nào thành Phật được.
Cũng vậy, hiện nay chúng ta và tất cả chúng sanh nếu không học tập kinh điển Đại Thừa và lưu thông Pháp Bảo thì làm sao đạt được mục đích thành Phật?
Trong Đại Trí Độ Luận, quyển 18 nói: “Thời quá khứ có một Phạm Chí tên là Ái Pháp, đi khắp cõi Diêm Phù Đề để thỉnh cầu chánh pháp suốt mười hai năm, nhưng chưa tìm được. Vì thời ấy chẳng những không có Phật trụ thế mà cả chánh pháp của Như Lai cũng bị hoại diệt.
Tâm của Ngài quá chí thành nên đã được cảm ứng. Một hôm, có một người bà la môn nói với ngài Phạm Chí rằng: “Ông có tâm chân thành cầu chánh pháp phải không? Rất tốt! Tôi đây biết một bài kệ chánh pháp có thể tuyên đọc cho ông nghe”.
Phạm Chí đáp rằng: - Thưa ông! Tôi vì mong cầu được nghe chánh pháp nên suốt 12 năm đi khắp Nam Diêm Phù Đề để tìm cầu.
Người Bà La Môn lại nói: - Nếu ông thật tâm cầu chánh pháp, tôi có một điều kiện, nếu ông làm được, tôi sẽ tuyên đọc bài kệ cho ông nghe tức khắc. Tôi cho ông biết điều kiện ấy không thể dễ dàng. Ông phải dùng da làm giấy, xương làm viết, huyết tươi làm mực để chép bài kệ.
Phạm chí thưa rằng: - Thưa đại sư! Điều kiện ấy không phải là vấn đề khó khăn, tôi chỉ mong được nghe chánh pháp.
Nói xong, ngài liền làm theo lời người bà la môn và chép bài kệ như sau:
Như pháp ưng tu hành,
Phi pháp bất ưng thọ,
Kim thế diệc hậu thế
Hành pháp giả an ổn.
Dịch:
Đúng như pháp tu hành,
Phi pháp không nên thọ.
Đời này và đời sau,
Người hành pháp yên ổn.
Câu chuyện trên là một tấm gương chứng tỏ lòng vì pháp không tiếc thân mạng. Những chuyện hy sinh thân mạng vì pháp như vậy có rất nhiều trong kinh. Chuyện này chỉ là một.
Ngoài việc chuyện hy sinh thân mạng viết chép kinh điển, còn phải dùng các thứ mộc bì, cốc chỉ, quyên tố, trúc bạch... để viết chép, thọ trì kinh điển (vỏ cây, giấy, vải, lụa, tre).
Mộc bì là dùng vỏ cây làm giấy.
Cốc chỉ là dùng vỏ cây làm giấy (cốc ở đây không có nghĩa là lúa).
Quyên tố là dùng tơ trắng dệt thành vải.
Trúc bạch là dùng thẻ tre và lụa để viết chữ lên. Vì thời xưa chưa chế tạo được giấy nên dùng những thứ trên để viết chép kinh điển. Tùy thời gian và địa phương mà dùng các loại khác nhau như:
Xứ Thiên Trúc thì dùng vỏ cây, hoa và lá của cây Bối Đa La, lụa bạch điệp v.v... Ở xứ này, chế tạo loại giấy đầu tiên là tên là Hách Đề từ đời Tiền Hán.
Đến thời Hậu Hán, đời vua Hòa Đế, có ông Thái kinh Trọng, dùng vỏ cây và vải, lưới cá rách để chế tạo giấy. Hiện nay, đa số dùng da cây chỉ và tre để chế tạo.
Dùng những phương tiện này để viết chép kinh luật lưu bố rộng rãi, phổ biến khắp nơi là việc làm tài thí và pháp thí phước đức vô cùng, vô tận.
Viết chép kinh luật để lưu thông là việc làm rất hiếm có và khó làm, lại cần phải bảo tồn cho hoàn hảo những kinh điển đã viết và phải dùng “vàng bạc, hương hoa vô giá và tất cả châu báu làm hộp, rương đựng những quyển kinh luật” để không bị thất lạc và hư hoại.
Hiện nay kỹ thuật ấn loát đã tiến bộ. Phật tử xuất gia lẫn tại gia nếu phát tâm ấn tống kinh luật cho người đọc tụng càng nhiều càng tốt. Công đức này ngang với việc làm trên. Hy sinh vàng bạc để phổ biến kinh luật Pháp Bảo của Như Lai là sự cúng dường tối thượng và thù thắng của hàng Phật tử, cũng là phương tiện tối yếu để hoằng truyền chánh pháp của Như Lai, làm cho ngôi Tam Bảo được hưng thạnh. Nếu không y theo pháp mà cúng dường kinh luật, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Giới này thuộc về Giá Tội, chỉ ngăn cấm chứ không khai miễn, và sở dĩ Phật tử phạm giới này vì không có tâm tôn kính Tam Bảo.
Thất chúng Phật tử đều phải tuân giữ giới này, Đại, Tiểu Thừa dùng đồng phải học, nhưng quy luật áp dụng cho hai bên không hoàn toàn giống nhau:
- Tiểu Thừa: Nếu không trì tụng Tỳ Ni thì phạm tội, ngoài ra không bị cấm chế.
- Đại Thừa: đối với năm việc thọ trì, đọc, tụng, viết chép, dùng hương hoa quý báu, vàng bạc v.v... cúng dường, phải đúng theo pháp mà thực hành, nếu không thì phạm khinh cấu tội.
Kinh Giới Bổn dạy: “Khi Phật còn tại thế, hay sau khi diệt độ, tỳ kheo tăng, thập phương thế giới đại Bồ Tát chúng, Phật tử ở trong tự viện, tháp miếu, mỗi một ngày đêm đối với quyển kinh Bồ Tát Tu Đa La Tạng (Kinh Tạng), hoặc Ma Đắc Lặc Già Tạng (Luật Tạng), hoặc đối với tăng tỳ kheo, thập phương thế giới đại Bồ Tát chúng... nếu không cúng dường ít nhiều, cho đến một lần lễ bái, hay dùng một bài kệ tán thán công đức Tam Bảo, cho đến không giữ gìn tâm thanh tịnh trong một niệm, không có tâm cung kính, lại giải đãi, biếng lười... thì phạm tội ô nhiễm”. Đối với tính hay lẫn lộn, quên lãng thì không mắc tội ô nhiễm.
Đối với Đại Thừa, quý Bồ Tát đã chứng nhập Tâm Địa thanh tịnh, nếu không làm như thế thì cũng không phạm.
Đối với Tiểu Thừa, quý tỳ kheo đã được thanh tịnh bất hoại, không thực hành cũng không phạm, thế nên là Phật tử lấy phải lấy việc cúng dường tất cả Tam Bảo làm pháp thường hành vậy.
-----------------------------
45. Bất Giáo Hóa Chúng Sanh Giới (Giới Không Giáo Hóa Chúng Sanh
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.45. BẤT GIÁO HÓA CHÚNG SANH GIỚI
(giới không giáo hóa chúng sanh)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử thường khởi Đại Bi tâm...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử nên có lòng đại bi, khi vào trong tất cả nhà cửa, thành ấp:
- Nếu gặp loài súc sanh, phải xướng lên rằng: Các ngươi đều nên thọ Tam Quy và Thập Giới.
- Nếu gặp trâu bò, chó, ngựa, dê, heo v.v... nên tâm nghĩ, miệng nói: Các ngươi là súc sanh nên phát Bồ Đề tâm.
- Khi Phật tử đến núi rừng, đồng nội, tất cả các nơi, đều nên làm cho cả thảy chúng sanh phát Bồ Đề tâm.
Nếu Phật tử không phát tâm giáo hóa chúng sanh thời phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Nếu nói về hạnh “thượng cầu Phật đạo” thì phải luôn có tâm tôn trọng Tam Bảo, còn nói về hạnh “hạ hóa chúng sanh” thì quyết không được không tích cực hóa độ chúng sanh.
Bồ Đề sở dĩ mệnh danh là Bồ Tát do chính phát đại Bồ Đề tâm. Vì Đại Bồ Đề tâm là động lực độ sanh và thành Phật. Nếu không phát Bồ Đề tâm thì không thể phổ độ tất cả chúng sanh và không thể viên thành vô thượng Phật quả.
Bồ Tát nếu không hóa độ chúng sanh tức là trái ngược với Bồ Đề tâm đã phát. Chẳng những chính mình phát tâm Bồ Tát hóa độ chúng sanh, lại còn phải giáo hóa tất cả chúng sanh đều phát tâm Bồ Đề. Nên kinh Pháp Hoa nói:
Nhược dĩ Tiểu Thừa hóa,
Ngã tắc đọa xan tham,
Thử sự vi bất khả.
Dịch:
Nếu đem Tiểu Thừa độ,
Ta có lỗi xan lẫn pháp,
Việc này không thể được.
Đức Phật ra đời hóa độ chúng sanh đều không dùng pháp Tiểu Thừa để giáo hóa dẫn dắt. Vì thế, người Phật tử phải thực hành theo tinh thần cao siêu của Đức Phật. Tức là phải dùng pháp Đại Thừa hóa độ chúng sanh, tuyệt đối không được đem pháp Tiểu Thừa mà giáo hóa. Có thực hành được hạnh “thượng cầu, hạ hóa” mới được gọi là Bồ Tát. Nếu đi ngược lại với tinh thần trên, thì Danh và Thật trái nhau. Danh và Thật đã trái, thì còn tư cách gì gọi là đại sĩ?
Việc “thuyết pháp giáo hóa chúng sanh” thực hết sức quan trọng. Vì chúng sanh dù có sẵn Phật tánh, nhưng nếu không đem ngôn âm thánh giáo mà hóa độ, thì chúng sanh không thể thành Phật. Vì thế, Bồ Tát cần phải thuyết pháp giáo hóa chúng sanh.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, phải thường sanh khởi tâm Đại Bi”. Vì nếu không khởi tâm Đại Bi, thì không nương vào đâu để hóa độ chúng sanh. Làm một vị Bồ Tát, nhất quyết phải lấy tâm hóa độ chúng sanh làm bản hoài. Vì chúng sanh bị bao nhiêu thống khổ buộc ràng, nên mới cần phải nhờ Bồ Tát hóa độ. Vì ý niệm bạt trừ thống khổ cho chúng sanh rất thiết tha, nên Bồ Tát phải sanh khởi tâm Đại Bi và phải khởi tâm liên tục, không được gián đoạn, dù chỉ trong giây lát, nên trong kinh văn Phật dạy là “thường”. Bồ Tát cần phải ban vui cho tất cả chúng sanh.
Tại sao ở đây chỉ nói thường khởi Đại Bi mà không nói là Đại Từ?
Nên biết ban vui không bằng cứu khổ, vì cứu khổ là việc rất khẩn thiết. Hơn nữa, khi khổ quả đã bị bạt trừ rồi, thì tâm tự nhiên được an vui, nên không nói “thường khởi đại từ”.
Bồ Tát vì muốn bạt khổ cho chúng sanh mà du hành giáo hóa trong nhân gian. Khi vào trong tất cả nhà cửa, thành ấp, thấy tất cả chúng sanh phải xướng lên rằng: “Các người đều nên thọ Tam Quy và Thập Giới”. Kinh văn trên đây nói “chúng sanh” là bao hàm tất cả chúng sanh trong lục đạo. Vì Bồ Tát chưa chứng được thiên nhãn thông, nên đối với chúng sanh trong hai ác đạo: ngạ quỷ và địa ngục cũng như chư thiên, a tu la, mắt thường không dễ gì thấy được, mà chỉ thấy được chúng sanh ở nhân đạo và hàng súc sanh mà thôi.
Hiện tại ở đây, trước tiên muốn độ cho chúng sanh nhân đạo phát Bồ Đề tâm và vì những người có giai cấp tôn, ty, quý tiện khác nhau, cho nên dùng chữ “tất cả” để chỉ.
“Nên xướng lên rằng” là lời kêu gọi sự thức tỉnh. Vì trong bát phước điền của chúng sanh xưa nay đã sẵn có giới Phật tánh, nhưng vì quý vị từ vô thỉ đến ngày nay đi ngược lại giác tánh mà hiệp với trần lao, bị lục trần che đậy cho nên không được bẩm thọ đại giới này mà bước lên quả vị tối cao vô thượng Bồ Đề. Nay tôi vì quý vị lược thức tỉnh tất cả một phen. Quý vị phải tự giác ngộ lấy giới Phật tánh này, xưa nay đã sẵn có nơi mình. Chỉ cần quý vị thuận theo giác tánh, tức đã đắc giới, không phải là việc khó khăn... Miệng xướng khuyên bảo thọ Tam Quy, Thập Giới, dù không quyết định mọi người đều được bẩm thọ. Vì Tam Quy, Thập Giới mọi người đều tự sẵn có, không phải do tìm cầu bên ngoài mà được, và chỉ có quy giới này là pháp chân thật, ngoài ra có thể nói toàn là hư vọng mà thôi.
Kinh Anh Lạc dạy: “Vị Pháp Sư trước tiên phải vì người phát tâm thọ giới giảng nói khiến cho họ sanh tâm ưa thích, rồi sau đó mới truyền trao quy giới”.
Thế nên, điều tối yếu là vị giới sư phải vì người phát tâm thọ giới, giảng rõ ý nghĩa của Tam Quy: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Tam Bảo là phước điền chân thật quý báu của thế gian, nên chúng sanh nào có tâm thành kính quy y thì được Tam Bảo cứu hộ và được tăng trưởng phước đức.
Nên trong kinh Chiết Phục La Hán nói: “Vị thiên tử cõi trời Đao Lợi lúc sắp mạng chung, dùng thiên nhãn quán sát thấy mình sau khi xả báo thân bị đọa làm heo. Thiên tử đau khổ vô cùng, bèn suy nghĩ: ‘Trên cõi trời, dưới thế gian, không ai có thể cứu khổ chúng sanh ngoại trừ Đức Phật’. Nghĩ như vậy, liền đến quỳ dưới chân Phật cầu cứu hộ. Đức Phật dạy rằng: “Con hãy thành tâm quy mạng Tam Bảo Phật, Pháp,Tăng. Thiên tử vâng lời Phật, trong bảy ngày đêm tinh cần quy y Tam Bảo, nhờ phước đức ấy được thoát khỏi thai heo, sanh làm con nhà trưởng giả...”
Theo trên chúng ta thấy Tam Bảo là chỗ quy y của tất cả chúng sanh, là chiếc bảo thuyền cứu vớt tất cả chúng sanh trong bể khổ. Tam Bảo là đại từ phụ của chúng sanh, có thể cứu độ tất cả chúng sanh, không bị đọa lạc vào cảnh đau khổ, ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi, đến bờ giác Vô Thượng Bồ Đề. Thế nên bất cứ chúng sanh nào cũng đều cần phải quy y Tam Bảo, để cầu thoát ly sanh tử.
“Mười giới” ở đây nói không phải là mười giới Sa Di thông thường mà là mười giới vô tận Ba La Đề Mộc Xoa của Bồ Tát giới. Bồ Tát vì tất cả chúng sanh xướng lên rằng: “Quý vị ai cũng sẵn đủ giới Phật tánh, nhưng vì từ vô thỉ đến giờ mù mờ quên mất, mà luống phải chịu khổ sanh tử luân hồi. Nay tôi muốn quý vị bẩm thọ mười giới này, vì mười giới này là cơ bản của Bồ Tát, cũng là chánh nhân thành Phật. Hôm nay, quý vị muốn thú hướng đến quả vô thượng, trước tiên phải phát Bồ Đề tâm, thọ mười giới này...”
Trong kinh nói: “Nghe danh tự của Tam Bảo sẽ không bị đọa vào ác đạo”. Như thế thì quy y Tam Bảo công đức càng thù thắng hơn.
Không thọ giới pháp quy y thì không biết tự tánh Tam Bảo. Không thọ mười giới thì không biết tự tánh giải thoát. Vì thế vấn đề quy y và thọ giới đối với chúng sanh trọng yếu vô cùng!
Bồ Tát du hành giáo hóa trong nhân gian, ngoài việc xướng và khuyên chúng sanh trong nhân đạo thọ Tam Quy và thập giới, ngay đến lúc gặp trâu, bò, chó, ngựa, heo, dê v.v... cũng phải tâm nghĩ, miệng nói như vầy: “Hiện tại các người dù là súc sanh nhưng cũng có sẵn đủ tánh linh tri giác, chính là tâm bản giác của giới tánh. Vì mê muội nên bản giác chơn tâm này trở thành vọng tâm phân biệt. Nay chỉ cần bỏ vọng thì tức khắc trở về chân”.
Vì thế, Bồ Tát cần phải đặc biệt giáo hóa tất cả chúng sanh phát tâm Bồ Đề. Bồ Đề tâm chính là giác tâm. Giác tâm một khi đã phát thì vô minh, vọng niệm tức khắc tiêu tan. Do đó mà các ngươi có thể vĩnh viễn xa lìa khổ báo súc sanh. Làm như vậy thật có lợi ích rất lớn cho chúng sanh.
Có người hỏi rằng:
- Súc sanh vốn không hiểu tiếng nói của người, cũng không thể phát Bồ Đề tâm, tại sao ở đây lại dạy nói như vậy thì có lợi ích gì?
Đáp: - Sự thật thì đúng như vậy. Đó là chứng tỏ bi tâm của Bồ Tát bình đẳng và vì muốn làm viễn nhân cho nhiều kiếp ở tương lai của tất cả chúng sanh nên đặc biệt nói như vậy. Hơn nữa, có những loại như loài rồng v.v... trong thời kỳ thuộc kiếp sơ khai, được gần gũi với nhân thiên nên có thể hiểu tiếng người (Kiếp sơ là tiểu kiếp tối sơ khai, khi thế giới mới thành lập). Thế giới có bốn thời kỳ: Thành, Trụ, Hoại, Không. Mỗi thời kỳ dài 20 tiểu kiếp, sau khi 20 tiểu kiếp hoại đã mãn, thế giới mới thành lập, gọi là Kiếp Sơ.
Lại nữa, súc sanh nghe kinh pháp được lợi ích có thể nói là rất nhiều. Như vào thời quá khứ, có một vị tỳ kheo ở trong khu rừng lớn ngày đêm thường tụng kinh, âm thanh thật hòa nhã thật hiếm có.
Một hôm, có một con chim đậu trên cây đại thụ nghe tiếng tụng kinh, sanh tâm kính ngưỡng tột độ. Lúc nó đang chuyên chú kiền thành nghe thầy tụng kinh, không để ý đến mọi việc xung quanh, thì một người thợ săn chực sẵn dưới gốc cây, giương cung bắn chết chim.
Sau khi chết, chim liền được sanh lên cung trời Đao Lợi.
Thiên nhân quán sát thấy tiền thân của mình là một con chim, do nhờ thiện căn nghe kinh pháp mà được sanh lên cõi trời. Thiên nhân bèn mang hoa hương thiên giới đến chỗ thầy tỳ kheo tụng kinh cung kính cúng dường, lễ bái. Thầy tỳ kheo cảm động trước sự thành tâm của thiên nhân nên lược giảng pháp yếu, thiên nhân liền chứng quả Tu Đà Hoàn.
Lại nữa, khi Phật còn tại thế, một hôm Ngài ngự trong đầm, gần khu rừng nước Ba La Nại, vì các thiên nhân thuyết pháp.
Lúc ấy, trên hư không có đàn nhạn năm trăm con đang bay ngang, nghe âm thanh thuyết pháp của Phật du dương, thanh tao, thân tâm vô cùng kính mộ. Đàn nhạn liền đáp xuống chỗ Phật đang thuyết pháp.
Ngay lúc ấy, có một thợ săn trông thấy liền bủa lưới và đàn nhạn vô ý sa vào lưới bị bắt giết. Sau khi xả thân, chúng đều được sanh cõi trời Đao Lợi. Năm trăm thiên nhân liền đem hoa hương thiên giới cúng dường Đức Phật. Phật vì các thiên nhân thuyết pháp, tất cả đều chứng Tu Đà Hoàn.
Bồ Tát khi du hành trong nhân gian giáo hóa cũng có lúc đi đến núi rừng, đồng nội, tất cả những chỗ đi qua đều nên làm cho tất cả chúng sanh phát Bồ Đề tâm. Đoạn kinh văn cuối cùng này nói Bồ Tát đến nơi nào, thấy chúng sanh, bất cứ người hay súc vật, thậm chí quỷ thần vô hình, đều để tâm giáo hóa và khuyên bảo họ phát Đại Bồ Đề tâm, khiến cho tất cả tương lai đều thành Phật đạo.
Phương tiện giáo hóa chúng sanh như vậy, chẳng những thể hiện bi tâm của Bồ Tát thật thâm thiết, lại còn thấy rõ sự hóa độ chúng sanh của Bồ Tát rất rộng lớn. Bản hoài của đại sĩ lấy việc lợi sanh làm chủ yếu nên cần phải thực hành như vậy. Vị Bồ Tát nếu không phát tâm giáo hóa chúng sanh thì phạm khinh cấu tội.
Giới này thuộc về giá tội, thất chúng Phật tử đồng tuân giữ và đồng học tập. Còn Đại Thừa và Tiểu Thừa có sự phân định khác nhau:
- Vì hành giả Thanh Văn lấy việc tự độ làm mục đích, không xem sự lợi tế là bản hoài nên không đi giáo hóa chúng sanh thì không trái phạm giới luật.
- Riêng hành giả Đại Thừa nếu không phát tâm giáo hóa chúng sanh thì trái phạm. Nhưng trong những trường hợp bản thân lúc đang bệnh hoạn, hoặc tự mình không hiểu biết, không có khả năng, hoặc nhận thấy chúng sanh khó hóa độ... Vì những lý do đó nên không hóa độ chúng sanh cũng không vi phạm.
Nếu đem Tam Tụ Tịnh Giới phối hợp với giới này thì có sự tương ứng như sau:
- Khuyến hóa chúng sanh thọ Tam Quy thập giới là Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Khởi tâm đại bi là Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Giáo hóa chúng sanh là Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Với một giới này, cả Tam Tụ Tịnh Giới đều thâu nhiếp trong đó, cho nên làm một vị Bồ Tát phải thường khởi tâm Đại Bi giáo hóa, phổ độ tất cả chúng sanh khiến tất cả đều phát Bồ Đề tâm.
-----------------------------
46. Thuyết Pháp Bất Như Pháp Giới (Giới Thuyết Pháp Không Đúng Pháp)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.46. THUYẾT PHÁP BẤT NHƯ PHÁP GIỚI
(giới thuyết pháp không đúng pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử thường ưng giáo hóa khởi Đại Bi tâm...” cho đến câu “..phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu là Phật tử thường nên có lòng Đại Bi phát tâm giáo hóa. Lúc vào nhà đàn việt sang giàu cùng trong tất cả chúng hội, không được đứng thuyết pháp cho hàng bạch y, phải ngồi trên tòa cao trước chúng bạch y.
Vị tỳ kheo Pháp Sư không được đứng dưới đất thuyết pháp cho tứ chúng. Khi thuyết pháp, vị Pháp Sư ngồi tòa cao, dùng hương hoa cúng dường, còn tứ chúng, hàng thính giả thời ngồi bên dưới. Đối với Pháp Sư phải như là hiếu thuận cha mẹ, kính thuận sư trưởng như Bà La Môn thờ lửa. Nếu Phật tử thuyết pháp mà không đúng như pháp thì phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Dạy người phát Bồ Đề tâm, thú hướng Phật đạo, dĩ nhiên là điều tối yếu. Dạy người phải hết lòng cung kính, tôn trọng pháp bảo tột độ cũng là việc làm hết sức trọng yếu.
Chúng ta nên biết Đức Phật trải qua ba vô lượng kiếp, chịu không biết bao nhiêu tân khổ, siêng năng tu học mới chứng đắc được pháp bảo. Vì thế tội khinh mạn Pháp Bảo rất lớn. Chúng ta là Phật tử, đối với Pháp Bảo phải hết lòng tôn trọng thì mới tránh khỏi lỗi khinh mạn.
Nhưng thông thường, chúng sanh vì không hiểu nên đối với Pháp Bảo không biết tôn trọng. Vì vậy, bổn phận người Phật tử phải vì người giảng rõ, để cho mọi người hiểu rằng Pháp Bảo thật là hiếm có và rất khó gặp, nên phải hết lòng tôn trọng mới gieo trồng được thiện căn.
Muốn cho chúng sanh kính trọng Pháp Bảo, trước tiên người Phật tử phải kính trọng pháp để làm gương cho chúng sanh. Nếu tự mình không kính pháp thì dù có giảng nói, khuyến hóa chúng sanh phải nên quý trọng pháp như thế nào, chúng sanh cũng chẳng bao giờ vâng theo lời bạn dạy. Hơn nữa, tự mình kính trọng Pháp Bảo chính là thực hành đúng theo lời Phật dạy.
Giới này thất chúng Phật tử đồng học, vì sa di cũng được cho phép bước lên tòa cao để thuyết pháp. Nhưng sở dĩ trong kinh chỉ nói tỳ kheo, vì trong thất chúng Phật tử đều lấy chúng tỳ kheo làm thượng thủ chỉ đạo. Còn chúng tại gia đối với vai trò làm sư phạm thì rất hiếm. Tuy tại gia không làm pháp chủ (Pháp Sư thuyết pháp), nhưng lúc giảng nói một câu, một kệ, cũng phải đúng như pháp, nếu không đúng pháp cũng bị phạm tội.
Giới này cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đều bị cấm chế. Nhưng trong trường hợp người nghe pháp bị trọng bệnh, hoặc vì thế lực quốc vương khống chế, nên hành giả không đúng như pháp để thuyết pháp thì không phạm giới.
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới phải thường nên khởi tâm Đại Bi giáo hóa”.
Nghĩa là phải y theo lời Phật dạy đi giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh đồng hướng về chân lý, đoạn hoặc, chứng chân. Đó là hành vi của Bồ Tát cần phải thực hiện.
Nếu tâm Đại Bi không sanh khởi thì hạnh hóa tha khó tiến hành. Do đó, thường thực hành hạnh giáo hóa chúng sanh hay không, hoàn toàn căn cứ vào động lực Đại Bi tâm thúc đẩy như thế nào?
Thực hành hạnh Từ Bi vì mục đích lợi sanh, nhất định phải có tâm tôn kính mới phát sanh pháp lành, không nên có ý niệm khinh bạc mà sanh tội lỗi. Vì thế, lúc vào nhà đàn việt thông thường tu phước, hoặc vào nhà quý nhân công khanh, sĩ hoạn, hoặc vào trong tất cả hàng thứ dân, quần chúng, Phật tử do tâm Đại Bi vì chúng tại gia thuyết pháp là điều rất tốt, nhưng cần phải đúng như pháp mà thuyết, không được thuyết giảng không đúng tinh thần ý nghĩa của pháp.
Nếu thuyết pháp không đúng pháp, chẳng những người nghe mắc tội mạn pháp, mà chính người thuyết cũng mắc tội mạn pháp. Trái lại, nếu đúng pháp thuyết pháp thì cả người nghe lẫn người thuyết pháp đều được lợi ích kính pháp rất lớn.
Về lễ nghi thuyết pháp phải như thế nào?
Nghĩa là không được đứng thuyết pháp cho hàng bạch y, phải ngồi trên tòa cao trước chúng bạch y. Nếu hàng bạch y ngồi mà mình đứng thuyết pháp là nhất định không được. Phải biết rằng, quy định như vậy không phải vì người thuyết pháp có tâm cao ngạo tự tôn, mà để chứng tỏ lòng tôn trọng Pháp Bảo.
Trong kinh nói “bạch y” là chỉ cho kẻ thế tục, vì người thế tục thường thích mặc y phục trắng, nên gọi là “bạch y”. Vị Bồ Tát tỳ kheo phải ở trước chúng bạch y, không được ở phía sau. Lúc thuyết pháp phải ngồi trên tòa cao, không được ngồi chỗ thấp. Nhưng nếu tạm thời khai thị năm ba câu, thuyết giả và thính giả có thể đứng chung một chỗ thì không tội, vì sau khi nói vài lời, cả hai đều chia tay.
Trong kinh Phạm Võng này chỉ nói về oai nghi thuyết pháp, còn theo giới luật tỳ kheo và tỳ kheo ni dạy:
- Người ngồi mà mình đứng thì không được thuyết pháp cho họ, trừ lúc họ có bịnh phải học.
- Người nằm mà mình ngồi thì không được thuyết pháp cho họ, trừ lúc họ có bịnh phải học.
- Người ngồi ghế mà mình ngồi phông phải ghế thì không được thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh phải học.
- Người ngồi chỗ cao mà mình ngồi chỗ thấp thì không được thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh phải học.
- Người đi trước mà mình đi sau thì không được thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh phải học.
- Người ở chỗ kinh hàng cao mà mình ở kinh hàng thấp thì không được thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh phải học.
- Người đi giữa đường mà mình đi trên lề đường thì không được thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh phải học.
Đấy là những lễ nghi tôn trọng Pháp Bảo cần phải thực hiện. Trong luật Phật dạy phải thực hành như vậy, trừ những lúc có trọng bệnh. Nhưng chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng, tuyệt đối đây không phải là tướng trạng của người cống cao, ngã mạn”.
Theo luật Tăng Kỳ dạy: “Nếu tỳ kheo lúc có duyên sự lo cho ngôi Tam Bảo, phải đến tiếp xúc với quốc vương, địa chủ v.v... Nếu các vị ấy thưa rằng: ‘Xin tôn giả hoan hỷ vì chúng tôi bố thí chút ít Phật pháp, chúng tôi rất muốn nghe...’ Quý vị ấy dù đang trong tư thế ngồi, nhưng không nên bảo họ đứng dậy nghe pháp, để tránh sự ngộ nhận không cần thiết.
Nếu lúc ấy có người đứng bên cạnh gần đấy, vị tỳ kheo nên nghĩ trong tâm rằng: “Nay ta vì người đứng này mà thuyết pháp”, như thế dẫu quốc vương hay địa chủ... ngồi nghe pháp, vị tỳ kheo vẫn không có tội.
Lại nữa, trường hợp vị tỳ kheo bị mù mắt, phải có người cầm gậy dắt đi trước, người ấy muốn nghe pháp, vị tỳ kheo có vì người ấy giảng nói Phật pháp cũng không có tội.
Hoặc tỳ kheo lúc đi trên con đường nguy hiểm, đầy nỗi sợ hãi. Lúc ấy có người cầm đao trượng bảo vệ nói rằng: “Xin tôn giả vì tôi thuyết pháp, tôi muốn được nghe pháp”. Trường hợp này dù có thuyết pháp cũng không có tội.
Lại nữa, tỳ kheo pháp sư không được đứng dưới đất thuyết pháp cho hàng tứ chúng và người bạch y chưa thọ giới. Nếu đứng dưới đất thuyết pháp là hoàn toàn bất hợp pháp”.
Như thế thì phải làm thế nào?
Nghĩa là khi thuyết pháp, vị Pháp Sư phải ngồi ở trên tòa cao, trước pháp tọa phải dùng hoa hương cúng dường, để chứng tỏ hàng thính giả có tâm chí thành thỉnh cầu pháp bảo, Pháp Sư mới có thể thay thế cho Phật, ứng cơ tuyên dương chánh pháp.
Phần tứ chúng thính giả, nhất nhất đều phải theo giai cấp, thứ tự của mình mà an vị ở dưới, vì quy định bắt buộc người lãnh thọ chánh pháp phải thực hành đúng như vậy. Vị Pháp Sư ngồi ở trên tòa cao, với cương vị là người thuyết pháp, phải theo đúng pháp và hàng thính giả ngồi dưới ở cương vị người nghe, cũng phải theo đúng pháp.
Đối với Pháp Sư phải hiếu thuận như là đối với cha mẹ, vì Pháp Bảo là cha mẹ Pháp Thân của tất cả chúng sanh. Cho nên là thính giả phải kính trọng thầy như hiếu thuận đối với cha mẹ mình, không được sơ suất khinh thường.
“Kính thuận sư trưởng” là ý nói pháp bảo do chư Phật tuyên thuyết, có công năng khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến của Như Lai, nên khi Pháp Sư thuyết pháp, hàng thính giả đối với thầy phải hết lòng kính trọng, không được có bất cứ hành động trái nghịch nào. Ví như “người Bà La Môn thờ lửa” là một thí dụ. Trong kinh dạy: “Đối với người hiểu biết chánh pháp của Như Lai thì bất cứ già, trẻ, lớn nhỏ... đều phải cúng dường như Bà La Môn thờ lửa vậy”.
Vấn đề người Bà La Môn thờ lửa, tương truyền vào lúc kiếp sơ khai, khi thế giới này mới thành lập, chư thiên ở cung trời Đao Lợi từ thiên giới bay xuống, quan sát cảnh vườn rừng, ao suối của cõi Diêm Phù Đề.
Sau khi quan sát xong, các thiên vương bay trở về thiên giới. Lúc bay, quang minh trên thân các ngài sáng rỡ như lửa. Khi ấy, các ngoại đạo tu trong rừng, xa trông thấy cho rằng người đời do cúng dường lửa mà được sanh lên Thiên Đường.
Bấy giờ, hằng ngày lúc mặt trời sắp lặn, họ xúm nhau kiếm củi chất thành đống lớn, đêm đến đốt lửa cháy bùng lên, rồi cùng nhau hướng về đống lửa, chí thành cung kính lễ bái, cho hình thức ấy là một sự kính thờ.
Ở đây, viện dẫn việc này làm thí dụ. Ý nói hàng Phật tử đối với bậc sư trưởng thuyết pháp cho mình nghe, phải hết lòng hiếu thuận cung kính giống như Bà La Môn chí thành, chân thiết kính thờ lửa.
Trong Nhiếp Luận dạy: “Nếu người nào dù không giữ giới pháp được trọn vẹn, nhưng có khả năng giảng nói chánh pháp, lợi ích cho nhiều người, thì mọi người trên thế gian cần phải cung kính cúng dường như Phật. Vì lãnh thọ lời thuyết pháp của vị ấy cũng giống như được nghe Phật thuyết pháp”.
Trong kinh dạy, người nghe pháp đối với pháp sư phải hiếu thuận như đối với cha mẹ, ấy là tôn trọng người. Như Bà La Môn thờ lửa là tôn trọng Pháp Bảo vậy.
Nếu Phật tử thuyết pháp trái với lễ nghi thuyết pháp, hoặc không đúng như pháp mà thuyết pháp thì phạm khinh cấu tội.
Phải biết rằng đại sĩ khi bố thí pháp, không phải là việc tầm thường. Cho nên nếu đối với Pháp Bảo hết lòng kính trọng thì cả người thuyết lẫn người nghe đều có lợi và công đức không thể nghĩ bàn.
-----------------------------
47. Phi Pháp Chế Hạn Giới (Giới Chế Hạn Phi Pháp)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.47. PHI PHÁP CHẾ HẠN GIỚI
(giới chế hạn phi pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử giai dĩ tín tâm thọ Phật giới giả...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử đã có lòng tin thọ giới của Phật. Nếu quốc vương, hoàngh tử, các quan, bốn bộ đệ tử ỷ thế lực, quyền uy phá diệt giới luật Phật pháp, lập ra những điều luật khắt khe, hạn chế bốn bộ đệ tử của Phật, không cho họ xuất gia hành đạo, cũng không cho tạo lập hình tượng Phật và Bồ Tát cũng như tháp và kinh luật. Lại đặt ra chức quan đổng lý hạn chế tứ chúng và lập bộ sổ ghi số Tăng. Tỳ kheo Bồ Tát lại phải đứng dưới đất, còn bạch y lại được ngồi trên tòa cao. Hoặc làm nhiều việc phi pháp tựa như bắt binh nô thờ chủ. Hàng Bồ Tát là những vị lẽ ra phải được mọi người cúng dường, mà ngược lại, bị bắt làm tay sai của các quan chức. Đó là phi pháp, phi luật. Nếu quốc vương và các quan có lòng tốt thọ giới của Phật, chớ làm những tội phá Tam Bảo ấy. Nếu cố làm thì phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Thuyết pháp mà không đúng theo lễ nghi là chứng tỏ không có lòng kính trọng Pháp Bảo, và dĩ nhiên đó không phải là hành vi của một người Phật tử. Tự ỷ uy thế của mình mà phá diệt Phật pháp, là không có tâm tôn trọng Tam Bảo, tội lỗi ấy đương nhiên rất nặng.
Là người Phật tử, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù phải hy sinh tính mạng của mình để hộ trì Tam Bảo, cũng phải làm để cho ngôi Tam Bảo được cửu trụ vĩnh viễn trên thế gian, đem phước lợi cho tất cả chúng sanh. Không được quay lại nương cậy quyền thế của mình mà làm những việc tổn hại chánh pháp.
Người có quyền thế, thế lực đã bẩm thọ lời phú chúc của Phật Đà, lại đã bẩm thọ Quang Minh Kim Cương Bửu Giới, là đệ tử của Tam Bảo. Đã là đệ tử của Tam Bảo mà không hộ trì Tam Bảo, trở lại ỷ quyền thế, lập ra pháp cấm chế, là trái với lời phó chúc của Đức Phật và cũng là trái với sơ tâm thọ giới của chính mình, làm cho mặt trời trí huệ bị che lấp, thuyền chánh pháp bị đắm chìm, đôi mắt sáng của chúng sanh bị mờ tối. Thử nghĩ tội này lớn biết dường nào! Trái lời phó chúc của Đức Phật, tự lập điều cấm chế, đó là nhân duyên phá hoại Phật pháp. Cho nên Đức Phật đặc biệt chế lập giới điều này, ngăn cấm và bảo phải chấm dứt hẳn.
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, lúc tối sơ, tất nhiên đều có lòng tin mà thọ chánh giới của Phật. Tức là do lòng tin làm nhân để thọ giới. Vì nếu không có lòng tin thì tuyệt nhiên không bao giờ chịu bẩm thọ giới pháp của Phật. Đã như vậy, trước sau cần phải nhất tâm như một, không được trái với sơ tâm. Cho nên nếu “quốc vương, hoàng tử, các quan, bốn bộ đệ tử” do lòng tin bẩm thọ giới pháp của Phật, sau đó lại tự ỷ mình thân thế cao quý thay đổi sơ tâm thọ giới, khởi ác niệm “phá diệt giới luật Phật pháp”, dám cả gan lập ra pháp luật để phá diệt Phật pháp. Việc làm như thế gây tạo tội ác lớn biết dường nào!
Bốn bộ đệ tử của Phật là tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, bản thân các vị vốn không đủ thế lực, uy quyền chế lập pháp luật để phá diệt Phật pháp. Nhưng những bọn xu viêm phụ thế (hùa theo người có thế lực), nương theo thế lực của quốc vương, hoàng tử, bá quan, tác oai tác quái, mới làm việc phá hoại Phật pháp.
Những hạng người này, sở dĩ làm việc phá hoại pháp luật của Phật vì ba nguyên nhân sau đây:
1. Vì họ dù đã bẩm thọ giới pháp, nhưng tâm cống cao ngã mạn chưa trừ, nên khi họ thấy người xuất gia ngồi ở trên cao thì sanh tâm bất mãn, nên sanh ác niệm phá hoại Phật pháp.
2. Vì họ có những điểm không đúng pháp. Thầy, bạn thấy những khuyết điểm đó, vì họ chỉ ra và khuyên bảo họ nên sửa đổi. Nhưng họ lại nghĩ rằng: “Ta là một nhân vật có địa vị trong xã hội, mà bị những người xuất gia chỉ trích lỗi lầm, ta làm sao có thể phục tùng, thọ nhận lời chỉ trích được”. Vì muốn che đậy lỗi lầm của mình, nên họ mới khởi tâm niệm ác phá diệt Phật pháp.
3. Vì lúc tối sơ, tín tâm của họ rất thuần khiết, nên đem thân tâm tắm gội trong Phật pháp. Về sau thấy trong Phật pháp có những hạng người xuất gia bất hiếu, phá hoại Phật pháp. Họ cho rằng Phật giáo đồ chẳng qua chỉ toàn là những hạng người như vậy, nên thối thất tâm kính tín Tam Bảo lúc ban đầu và sanh khởi ác niệm phá hoại Phật pháp.
Vì thế, người xuất gia đối với những người có quyền thế phải tìm mọi biện pháp dẫn dắt, khiến cho họ bước lên con đường chánh của Phật pháp và hộ trì chánh pháp của Như Lai.
Phá diệt Phật pháp, chế lập ra điều lệ, nghĩa là hạn chế bốn bộ đệ tử của Phật, không cho xuất gia hành đạo. Ở đây nói bốn bộ đệ tử không phải như nghĩa thông thường chỉ cho tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, mà chỉ cho cư sĩ, vợ cư sĩ, đồng nam, đồng nữ.
“Cũng không cho tạo lập hình tượng Phật và tháp, lại cũng không cho viết chép kinh luật”:
- Không cho người đời xuất gia thì tăng bảo phải tiêu diệt, ấy là phá hoại Tăng Bảo.
- Không cho tạo lập hình tượng Phật thì Phật Bảo bị tiêu diệt, ấy là phá hoại Phật Bảo.
- Không cho viết chép hoặc ấn hành kinh điển, thì Pháp Bảo phải bị tiêu diệt, ấy là phá hoại Pháp Bảo.
Như thế Tam Bảo bị tiêu diệt. Nhân thiên mất hẳn phước điền quý báu vô thượng. Bấy giờ trên thế gian này biến thành cảnh đại hắc ám và nhân loại trở thành những người tội ác. Thật là một điều đáng sợ vô cùng!
Tiến thêm một bước nữa, vì muốn khống chế chúng tăng, chính quyền bấy giờ mới đặt ra chức quan Đổng Lý, hạn chế tứ chúng và lập sổ bộ ghi số lượng Tăng. Nghĩa là chính quyền cai trị bấy giờ, chẳng những không cho gia tăng nhân số chúng xuất gia mới, mà đối với chúng xuất gia sẵn có từ trước, lại đặc biệt chế lập một chức quan thống nhiếp chúng tăng để ngăn cấm các loại hoạt động của người xuất gia.
Lại còn lập sổ bộ ghi chép danh tánh của chúng Tăng, để biết rõ số lượng nhiều ít nhất định, không được có sự tự ý thêm bớt. Khi có việc phục dịch nào, thì cứ y theo quy điều đã lập mà thi hành. Chúng tăng trong Phật pháp và nhân dân bá tánh ngoài đời đều như nhau. Như trường hợp hiện nay,Tăng nhân phải phục vụ binh dịch và tham gia nghĩa vụ lao động v.v... hoàn toàn giống như nhân dân trong nước, không có điểm nào khác biệt. Đối với chúng tăng xuất gia mà còn triệt để hạn chế như vậy, thì nói gì đến việc tôn kính ngôi Tam Bảo!
Kinh Bảo Tích, quyển 4 nói: “Nếu người con đi xuất gia mà cha mẹ ngăn cản sẽ bị quả báo bần cùng trong bảy đời”. Thử xét, ngăn cản con xuất gia mà còn bị quả báo như vậy, huống chi là tội phá diệt Tam Bảo! Khổ quả ấy đương nhiên không thể hạn lượng!
Trong kinh Phú Pháp Tạng nói: Một hôm Xà Dạ Na tôn giả vào thành khất thực. Tôn giả trông thấy một con phi điểu, sắc mặt của ngài bỗng nhiên hiện một nét cười buồn bã.
Người đệ tử theo hầu thấy lạ, bèn hỏi tôn giả vì sao ngài mỉm cười mà lại ẩn nét buồn như vậy.
Tôn giả đáp: - Vào thời quá khứ, có một kiếp nọ, ta rất muốn xuất gia. Nhưng cha mẹ ta không đồng ý, và bắt buộc ta phải cưới vợ. Sau khi cưới vợ một thời gian, vợ ta sinh được đứa con trai. Lúc bé lên sáu tuổi, ta lại khẩn thiết cầu xin cha mẹ cho đi xuất gia, nhưng cha mẹ ta vẫn không bằng lòng, lại còn bảo bé con ôm chân ta lại khóc lóc, kêu la mà nói rằng: - Nếu cha muốn bỏ con đi xuất gia tu hành thì ai nuôi dưỡng con và con biết nương tựa vào ai? Vậy cha nên giết con đi rồi sau mới có thể xuất gia tu hành theo ý muốn.
Vì bé ấy làm chí nguyện xuất gia của ta không được toại. Từ ấy đến nay trải qua chín mươi mốt kiếp, nó bị trôi lăn trong sanh tử luân hồi, trải qua trong lục đạo và ta chưa từng trông thấy lại đứa con ấy. Nay nhờ tu hành chứng Thánh Quả, ta dùng đạo nhãn trông thấy con phi điểu này chính là đứa con đời trước của ta. Vì nó ngu si dại dột mà mãi chịu trong cảnh sanh tử luân hồi, chịu không biết bao nhiêu điều thống khổ, thực là đáng thương. Chính vì lẽ đó nên bất giác lòng ta cảm thấy buồn.
Theo chuyện kể trên, chúng ta thấy rằng ngăn cản người đi xuất gia chắc chắn bị tội báo đọa trong ác đạo. Khi ra khỏi ác đạo, dù được sanh trong nhân gian, nhưng bị quả báo đui mù.
Cho nên người có trí huệ, thấy người phát tâm xuất gia phải tìm mọi phương tiện giúp đỡ cho thành tựu, không được dụng tâm làm lưu nạn.
Kinh Lão Nữ Nhân cũng nói: “Khi Phật còn tại thế, có một lão nữ nhân bần cùng khổ sở. Sau khi nghe Phật giảng nói chánh pháp, bỗng nhiên tâm ý khai ngộ. Đây là một điều rất khó có.
Ngài A Nan thấy thế, thỉnh vấn Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Lão nữ nhân này vì sao có được trí huệ như vậy?
Đức Phật đáp: - Lão nữ nhân này không phải là người tầm thường. Chính là mẹ trong vô lượng kiếp về trước của ta, khi ta phát tâm học đạo.
Ngài A Nan hỏi tiếp: - Bạch Thế Tôn! Đã là mẹ của Thế Tôn sao lại bị quả báo nghèo cùng khổ sở như vậy?
Phật đáp: - Vào thời quá khứ, lúc Đức Phật Câu Lưu Tôn xuất thế, ta muốn xuất gia làm sa môn học đạo, mẫu thân đối với ta có tâm từ ái quá nặng, không muốn xa rời, nên không cho ta xuất gia. Vì thế, ta buồn rầu không thiết đến việc ăn uống mỗi ngày.
Mẹ ta cũng do nhân duyên ấy, chiêu cảm khổ quả bần cùng trong năm trăm đời. Nhưng trong đời ngắn ngủi này, khi sang mạng kết thúc, mẹ ta liền vãng sanh về nước của đức A Di Đà”.
(Phật Câu Lưu Tôn ở đây không phải là Phật thứ bảy trong bảy đức Phật. Vì Phật Câu Lưu Tôn, vị thứ tư trong bảy đức Phật, chỉ cách đức Phật Thích Ca hai đức Phật. Tức Là Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp Phật rồi đến Phật Thích Ca Mâu Ni. Còn Phật Câu Lưu Tôn ở đây chỉ là trùng danh với đức Câu Lưu Tôn vừa nói. Ngài là một trong một ngàn đức Phật trong Hiền kiếp này).
Theo hai quyển kinh trên, chúng ta thấy con ngăn cản cha mẹ, cha mẹ ngăn cản con không cho xuất gia, bị chiêu cảm khổ báo như vậy, huống chi vợ chồng, anh em, bè bạn làm chướng ngại ngăn cản nhau ư? Tội ấy đương nhiên càng nặng hơn nhiều. Thế nên Phật tử đã có tín tâm thọ giới pháp của Phật, với việc ấy cần phải từng phút giây tự thận trọng lấy mình, không được ngăn cản việc xuất gia của người.
Trong kinh Nhân Vương Bát Nhã có một đoạn thuyết minh rằng:
“Một hôm Phật bảo vua Ba Tư Nặc:
- Này đại vương! Sau khi ta diệt độ, lúc chánh pháp sắp diệt, ta đem Tam Bảo này phú chúc cho các quốc vương, các ông phải lưu tâm ủng hộ Phật pháp. Đại vương nên biết: đời ác trược sau này, các quốc vương, hoàng tử, các quan tự ỷ địa vị cao quý làm việc phá diệt Phật pháp của ta, ngang nhiên đặt ra những điều luật cấm chế các đệ tử của ta, không cho xuất gia, cũng không cho tạo lập hình tượng Phật, tháp Phật và kinh luật. Lại đặt ra chức quan thống nhiếp chúng tăng, đặt sổ bộ ghi chép tăng sự. Tỳ kheo bắt đứng dưới đất, bạch y ngồi trên tòa cao...”
Đoạn kinh này hoàn toàn phù hợp với những giới điều đức Phật chế lập ở đây.
Đối với Tăng Bảo xuất gia, những bậc Bồ Tát tỳ kheo tu hành đã không có tâm tôn trọng cung kính, không biết rằng muốn đem Phật pháp truyền bá trong nhân gian, làm cho huệ mạng của chúng sanh không bị đoạn tuyệt, là hoàn toàn nương nhờ vào những vị Bồ Tát tỳ kheo đã thực hành công hạnh tự lợi, lợi tha. Như thế, lẽ ra hàng quốc vương, hoàng tử v.v... phải hết lòng tôn trọng, phải kính nhường để Bồ Tát xuất gia ngồi ở tòa cao mới đúng.
Nếu ngược lại, để cho Bồ Tát xuất gia đứng dưới đất thì đâu phải là tinh thần tôn trọng và cung kính? Bạch y vốn là người chưa thọ giới cần phải hướng về Bồ Tát tỳ kheo cầu đạo pháp giải thoát, đối với ngôi Tam Bảo phải kính thờ tôn trọng. Đúng nguyên tắc, phải đứng ở dưới đất, nhưng trái lại, chẳng những không thực hành như vậy, lại còn nghiễm nhiên ngồi tòa cao như thế, làm sao đúng với tinh thần và tư cách của người cầu pháp? Việc này thật đúng như trong kinh nói: “Làm nhiều việc phi pháp”, đặt chư Bồ Tát tỳ kheo vào tình thế như “binh nô thờ chủ”. Nghĩa là tăng nhân bị quyền thế áp bức, còn bị lăng nhục đủ điều. Thật là sự tôn nghiêm của Phật pháp hoàn toàn không còn gì nữa.
Những vị Bồ Tát du hành giáo hóa trong nhân gian, đáng lẽ nên được mọi người cúng dường mới phải, lẽ đâu lại bắt chư vị làm tay sai của các quan chức? Như thế là hoàn toàn phi pháp, phi luật, và đâu phải là bổn ý của Đức Phật đã phó chúc trên hội Linh Sơn?
Kẻ quyền quý trên thế gian đối xử với tăng nhân như vậy, dĩ nhiên là điều phi pháp. Nhưng bản thân của tăng nhân cũng phải có tinh thần vô úy, không nên đi làm tay sai cho các quan chức. Sinh mạng này có thể hy sinh, nếu để bị nhục, tuyệt đối là không được. Chủ yếu là làm thế nào cho chánh pháp của Như Lai được lưu hành trong thế gian, bản thân mình dù có chết cũng chẳng hề gì, nếu để chánh pháp của Như Lai bị hoại diệt thì bản thân mình dù còn sống, nhưng sống một cách vô nghĩa, thì còn giá trị gì?
Trong Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn, quyển 5 nói: “Rất đáng buồn thương cho đời mạt pháp, ít khi thấy có người làm quốc vương hay bá quan có thiện ý vào chùa tăng lập tăng tịch. Phần nhiều chỉ toàn thấy những làm tăng ni lại đem tài sản trong chùa để vào dân sản, tự mình tự động nhập vào dân tịch, thật đáng buồn vô cùng!”
Đến như việc Bồ Tát tỳ kheo đứng dưới đất hoặc làm tay sai cho các quan cũng là lỗi của tăng nhân, chứ không phải chỉ hoàn toàn là lỗi của vua quan. Cứ xem vài thái độ sau đây:
Cúi đầu, co gối mà tham bái với Ô Sào; xa lánh chốn trần gian ô trược, vua ba phen hạ chiếu cung thỉnh mà không vào cung. Đó là đức Tín Tổ (Đạo Tín). Đứng dưới đất mà làm tay sai chẳng phải là chính do tăng nhân tự rước lấy là gì nữa?!
Về chuyện “cúi đầu, co gối mà tham bái” là nói về tích ông Bạch Cư Dị đời nhà Đường, lúc làm quan Thái Thú tại Hàng Châu, ông vào trong non yết kiến Ô Sào thiền sư thỉnh vấn Phật pháp.
Sau khi bái kiến, Bạch hỏi Thiền Sư: - Thế nào là đại ý của Phật pháp?
Thiền sư đem hai câu: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” (chớ làm những việc ác, nên làm những việc lành) mà chỉ dạy cho Bạch Cư Dị.
Bạch lại nói: - Tưởng gì cao siêu mầu nhiệm, chớ đối với hai câu ấy, trẻ con ba tuổi đều nói được. Vậy Thiền Sư không nên cho cho đó là đại ý của Phật pháp.
Thiền sư đáp rằng: - Đúng thế! Trẻ con ba tuổi đều nói được, nhưng ông già tám mươi làm không được.
Bạch Cư Dị sau khi nghe lời huấn từ ấy liền tỏ ngộ đạo lý vô cùng, bèn đối trước thiền sư cung kính làm lễ rồi lui ra.
“Ba phen hạ chiếu cung thỉnh mà không đến” là nói về triều nhà Đường, vua Thái Tông hạ chiếu cung thỉnh Tứ Tổ Đạo Tín, vì Ngài là một bậc cao tăng đầy đủ đạo hạnh.
Hoàng đế kính mộ đạo vị của Tín tổ, trong tâm rất muốn được trông thấy phong thái của Ngài, niên hiệu Trinh Quán năm Quý Mão, nhà vua hạ chiếu nghinh thỉnh Tín Tổ đến kinh thành.
Tổ dâng biểu khiêm tốn từ tạ không đến. Như thế trước sau đến ba lần, cuối cùng Tổ lấy cớ bị bệnh từ chối một cách khẩn thiết.
Nhưng vì tâm ngưỡng mộ của Hoàng Đế cũng hết sức khẩn thiết, nên nhà vua vẫn sai sứ thần đi nghinh thỉnh và phán rằng: “Nếu lần này Tín Tổ không chịu đi thì khanh hãy đem thủ cấp về cho Trẫm”.
Hoàng đế dụng ý bức bách như vậy để Tổ phải đi. Sứ thần lên núi, sau khi tuyên đọc thánh chỉ của hoàng đế, Tổ chẳng những không bị hăm dọa làm lay chuyển để ưng thuận đi theo, mà còn khẳng khái đưa cổ một cách tự nhiên dưới lưỡi gươm sáng ngời. Trước hành động vô úy của Tổ, sứ giả không dám hạ thủ, bèn trở về tâu lại hoàng đế.
Thái Tông chẳng những không giận mà còn bội phục muôn phần, ngài kính mộ sai sứ mang những lễ vật rất hậu đến cúng dường Tổ và để cho Tổ được toại chí nguyện, tiếp tục ở thâm sơn tu hành.
Theo trên, chúng ta có thể thấy: bản thân Tăng đồ được kiện toàn, chủ yếu là do có tài lại phải có đức, thì sẽ được những vị có quyền thế cung kính tôn trọng, làm sao có vấn đề để cho tăng đứng dưới đất hay làm tay sai. Vì thế, nếu các quan viên trong chính phủ đối xử với tăng ni có điều gì không tốt, tăng ni trước tiên phải tự phản tỉnh, chớ vội buồn trách chánh phủ kỳ thị đối với mình.
Như hiện nay có rất nhiều chánh phủ chế lập những điều đặc biệt với chùa tăng, không phải là hoàn toàn không có nguyên nhân. Cũng trong Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn lại hỏi:
“Về vụ sa thải Phật giáo đồ ở thời Hậu Xương và vụ cải cách ở Nghi Hòa, đối với tội phá diệt Phật pháp thật không tránh khỏi. Nhưng nếu tăng ni làm việc trái nghịch Phật pháp, lại thêm bạo ngược ngang tàng, nếu không ngăn cấm được thì cứ để mặc kệ như vậy hay sao?
Đáp: Việc ấy căn cứ theo đoạn văn trong chiếu chỉ sắc lệnh của vua Văn Hoàng ban hành thì rõ: ‘Vào niên hiệu Trinh Quán năm thứ chín, Văn Hoàng hoàng đế hạ chiếu đến các châu trong nước, những nơi có tự viện đều phải độ cho những người xuất gia làm tăng ni. Nhưng cần phải chọn lựa những vị có đức hạnh tinh minh mới được. Còn những người tầm thường tham luyến theo thế tục, hoặc mượn quỷ thần vọng truyền yêu quái làm mê hoặc nhân dân, hoặc đến chốn quan phủ kiện thưa lo lót v.v... Những hạng người ấy rất có hại cho Phật pháp, Trẫm hết lòng hộ trì chánh pháp của Như Lai, nên với những hạng người ấy, quyết định không khoan dung. Các quan hữu trách cầm quyền nơi địa phương phải y chiếu theo nội luật (đạo luật vua ban hành) đặt ra quy điều cấm chế cho minh bạch”.
Với lời chiếu trên đây, dù có chỗ ngăn cấm, nhưng hoàn toàn không trái phạm với giới này.
Tại sao vậy?
Vì tăng ni mà bạo ngược, ngang tàng, chính là nguyên nhân phá diệt Phật pháp. Vì thế, người lãnh đạo quốc gia cần phải diệt trừ những người này thì Phật pháp mới thoát khỏi những tệ nạn và mới có thể cửu trụ trong thế gian.
Đó chính là làm cho Tăng Ni được an ổn tu hành, chứ không phải là làm chướng ngại cho chúng Tăng. Hơn nữa, trong chiếu chỉ bảo: Y cứ theo nội luật và tham dụng kim khoa, tức là không phải hoàn toàn theo pháp luật của quốc vương. Có thể nói, đó chính thực là thiện quyền của đại sĩ, mà hạng phàm phu không thể suy lường được!
“Than ôi! Giả sử người làm tăng ni ai cũng đều phụng hành theo minh huấn của Đức Phật, tinh tấn tu hành, nghiêm trì giới luật, thì hàng vua quan làm sao không hết lòng kính trọng? Thánh thiên tử, hiền tể tướng, văn võ bá quan chắc chắn không cô phụ lời phú chúc của Phật ở hội Linh Sơn, chỉ cần chúng ta cố gắng mà thôi!”
Những lời của Liên Tông Bát Tổ Vân Thê Đại Sư nói trên, hàng Phật tử xuất gia chúng ta cần phải thành kính ghi nhớ lấy.
Nếu quốc vương và các quan lúc sơ tâm, do có tâm tốt thọ giới của Phật vì muốn mong cầu đạo pháp xuất thế, thú hướng về đại đạo vô thượng Bồ Đề, cần phải thể hội thâm tâm đại từ đại bi của Phật, chớ nên tự ỷ mình có địa vị cao quý. Vì vậy kinh khuyên dạy: “Chớ làm những tội phá Tam Bảo ấy”.
Hỏi: Nếu thuộc về tội phá Tam Bảo thì đồng với tội ngỗ nghịch tức thuộc về căn bổn trọng tội. Tại sao ở đây chỉ nói là phạm tội khinh cấu?
Đáp: Nên biết giới điều này, Đức Phật đối với hàng quốc vương, đại thần và Phật tử tại gia, không thuộc phạm vi kham thọ nhận sự xử phạt về trọng tội; cho nên không phán định vào trọng tội. Dù nói là tội nhẹ, nhưng phải chiêu cảm quả báo rất nặng, không nên cho rằng tội khinh không đáng kể.
Quốc vương, trưởng giả sở dĩ được làm quốc vương, trưởng giả vốn từ trong tu nhân kính thờ Tam Bảo mà được. Thế thì không nên mê muội với thiện nhân trước kia mà không tích cực thực hành thiện sự tiếp tục, còn trở ngược lại tạo ác cho nhiều. Nếu như thế chẳng khác gì tự mình làm mất hẳn nhân phước huệ ở tương lai và phải bị chiêu cảm khổ quả rất lớn ở đời vị lai. Nên cuối cùng kinh dạy: “Nếu cố làm thời phạm khinh cấu tội”.
Giới này thuộc về Giá Tội. Đại, Tiểu Thừa đồng cấm, thất chúng Phật tử đồng vâng giữ, vì nếu trái phạm thì rất chướng ngại cho việc phụng hành thiện pháp. Đối với hai chúng tại gia, hoàn toàn có thể vi phạm, còn năm chúng xuất gia vì tự mình không có quyền uy, thế lực, nhưng nếu tùy lực, tùy khả năng mà làm việc hạn chế phi pháp thì cũng mắc tội.
Ngoại trừ trường hợp vào thời quá khứ, đức Di Lặc Bồ Tát làm quốc vương, giả vờ thi hành những việc hạn chế phi pháp để làm cho chánh pháp của Như Lai được hưng thạnh thì không trái phạm giới này.
Lại nữa, không cho người ác xuất gia, cũng không cho tạo lập hình tượng Phật, Bồ Tát để làm việc buôn bán, cũng không trái phạm giới này.
-----------------------------
48. Phá Pháp Giới (Giới Phá Diệt Phật Pháp)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.48. PHÁ PHÁP GIỚI
(giới phá diệt Phật pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược Phật tử dĩ hảo tâm...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử dùng tâm tốt mà xuất gia, nhưng lại vì danh lợi mà giảng thuyết giới của Phật cho quốc vương và các quan, dùng những gông cùm, xiềng xích trói buộc các tỳ kheo, tỳ kheo ni, những người thọ giới Bồ Tát, như những cách thức đối xử với các tù nhân hoặc binh nô... Như trùng trong thân sư tử ăn thịt sư tử, chớ chẳng phải những loài trùng bên ngoài đến ăn thịt sư tử. Cũng thế, các Phật tử tự hủy phá Phật pháp chứ không phải ngoại đạo hay thiên ma có thể phá được. Người đã thọ giới của Phật nên hộ trì giới luật của Phật như ấp yêu con một, như kính thờ cha mẹ, không được hủy phá.
Người Phật tử khi nghe ngoại đạo, người ác dùng lời xấu hủy báng giới pháp của Phật, thì cảm thấy đau đớn chẳng khác nào cả ba trăm cây giáo nhọn đâm vào tim mình, hay cả nghìn lưỡi dao, cả vạn cây gậy đánh bổ vào thân mình. Thà tự cam chịu vào ở chốn địa ngục đến trăm kiếp, chớ không muốn nghe những lời hủy báng Phật pháp của bọn người ác. Huống chi không có lòng hiếu thuận mà lại tự mình hủy phá giới pháp của Phật, hoặc làm nhân duyên bảo người khác hủy phá. Nếu cố tình phá giới pháp của Phật, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời giảng
Bồ Tát tại gia phá diệt Phật giới luật Phật pháp dĩ nhiên là phi pháp và là tội ác, Bồ Tát xuất gia tự mình phá diệt Phật pháp, tội ấy lại càng không thể tránh được.
Là một vị Bồ Tát, đáng lẽ phải hộ trì chánh pháp được quang minh quảng đại, hoằng dương chánh pháp của Như Lai để cho Phật pháp được cửu trụ trong thế gian, hầu đền đáp thâm ân của Phật. Thế mới là rường cột trong Phật pháp, không được phép vì tài lợi cá nhân, mà phá hại đồng đạo của mình, làm tổn hại rất lớn cho chánh pháp của Như Lai.
Nên biết rằng: giới pháp của Phật rất là thần thánh, là bảo tạng bí mật của chư Phật, nên những người thế tục thông thường không được nghe. Vì thế, người Phật tử phải có tâm ái hộ giới pháp, như thương yêu ái hộ con trai, con gái của mình.
Vì vậy không được giảng nói giới pháp bí yếu của Phật cho những người thế tục không có tín tâm đối với Tam Bảo, đồng thời không được làm việc hủy hại, trói buộc những đồng đạo tu hành với mình. Nếu làm như thế, tức là sanh khởi chông gai cho chánh pháp, làm cho người tu hành bị khổ não, chánh pháp của Như Lai bị hủy diệt. Như thế bên trong thì phá ý thức hòa hợp tăng, nên ngoài đoạn tuyệt sự lợi ích tín kính chánh pháp của người đời. Hành động như vậy đâu phải là tâm hộ pháp và tâm từ bi của đại sĩ?!
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là Phật tử đã thọ Bồ Tát giới lúc tối sơ nếu do tâm tốt mà xuất gia thật là điều hiếm có”.
“Tâm tốt” là đối với tâm không tốt mà nói, đó chính là động cơ xuất gia. Động cơ ấy có thể thuần lương hay không thuần lương. Nếu vì sanh tử hoặc vì lợi ích cho chúng ta mà xuất gia thì đó là động cơ thuần khiết chánh đáng.
Trái lại, nếu vì danh dự hay vì lợi dưỡng mà xuất gia, tức là động cơ không thuần lương. Động cơ xuất gia có nhiều loại như thế. Nhưng có trường hợp động cơ lúc mới ban đầu rất là thuần khiết, nhưng trải qua thời gian lâu sau, tâm niệm ấy không thể giữ được lâu bền, dần dần biến thành tâm tham cầu danh vọng và tài lợi và trở thành kẻ trọng danh lợi.
Đã là người trọng danh lợi rồi, tất nhiên phải vì danh tiếng và tài lợi để cuối cùng, ở trước mặt quốc vương, bá quan giảng nói giới Phật, ngang tàng làm những hành động gông trói các tỳ kheo, tỳ kheo ni, người thọ giới Bồ Tát. Người xuất gia mà lại đi làm những việc như thế thì còn gì để nói nữa!
Nên trong kinh Phật Tạng, Đức Phật vì bảo tôn giả Xá Lợi Phất đã nói rằng: “Này Xá Lợi Phất! Xưa kia Phật Ca Diếp có huyền ký cho ta rằng: ‘Trong giới pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, phần nhiều vì nguyên do thọ cúng dường mà chánh pháp mau hoại diệt’. Đúng thật như lời của Phật huyền ký, giáo pháp của ta phần nhiều do duyên cố thọ cúng dường mà chánh pháp mau hoại diệt”.
Theo lời Phật nói trên, chúng ta thấy người quá tham cầu danh lợi xuất gia trong Phật pháp, do động cơ xuất gia không thuần khiết, chẳng những họ không thể làm cho Phật pháp được hưng thạnh, mà trái lại còn phá diệt Phật pháp rất nhanh. Vì thế, đối với những người đến cầu xuất gia, phải nên sát hạch một cách nghiêm chỉnh.
Hiện nay, không biết bao nhiêu người lạm thâu đồ chúng như vậy, điều đó tuyệt đối không phải là hiện tượng tốt của Phật pháp. Vì thế, những ai có thật tâm vì Phật pháp cần phải đặc biệt chú ý đến điểm này. Dù hiện nay tăng chúng càng ngày càng hiếm hoi, đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với việc duy trì Phật pháp.
Nhưng thà hiếm hoi chứ đừng lạm thâu. Như thế mới là thượng sách. Nếu ham đồ chúng cho đông, không nghĩ đến hậu quả của Phật pháp, một mực lạm thâu đồ chúng thì bạn sẽ trở thành một tội nhân trong Phật pháp.
Những người trước mặt các quốc vương, các quan v.v... ngang tàng làm việc còng trói tỳ kheo, tỳ kheo ni là những người bên trong không có đức hạnh, nhưng bên ngoài giả hiện hình tướng rất có oai nghi, để được quốc vương, hoàng tử... sanh lòng tin tưởng. Lại thêm vì các vị ấy hư dối giảng thuyết giới pháp của Phật, để phô trương mình là người có đức hạnh, cốt để tăng trưởng uy thế của mình. Chẳng những vậy lại còn nương thế lực ở bên ngoài bảo kẻ khác làm những điều trị phạt theo hình thức thế gian, áp bức người đồng đạo của mình khiến nội chúng đệ tử vô tội phải chịu tội một cách vô lý.
Vì thế trong kinh nhấn mạnh hai chữ “hoành dữ” (ngang tàng bạo ngược). “Làm những việc gông cùm trói buộc” là chỉ cho việc gì?
Là dùng những hình phạt lấy gông cùm, xiềng xích trói cột thân thể tay chân người, không cho được tự do. Nên kinh văn nói: “Như cách thức của ngục tù khiến người đó không thể thoát được”. Hoặc là có thái độ khinh miệt, quở trách, hủy nhục một cách quá đáng, khiến cho người khác phải nghe theo mệnh lệnh của mình, bắt làm thế nào, họ phải làm thế ấy.
Nên tiếp theo kinh bảo là “như cách của binh nô”. Dùng những thủ đoạn không chánh đáng đối xử với đồng đạo của mình như thế, thử hỏi tâm bạn có thấy ray rứt hay không? Dù cho bạn không sợ quả báo đau khổ của kiếp sau, nhưng chẳng lẽ hiện tại cũng không có một mảy tâm hổ thẹn? Tham lam danh lợi làm gì mà bại hoại đức hạnh của mình? Tại sao nương cậy quyền thế của vua quan mà làm tán thất lương tâm của mình trước kia? Đã nương nhờ Phật pháp mà được tài lợi, không nghĩ cách báo đền lại còn quay lại phá hoại pháp môn, hại người một cách oan uổng. Trong kinh luật gọi đó là “ác ma tỳ kheo”.
“Quốc vương, bá quan” trong kinh văn nói dùng để chỉ những vị đã thọ Bồ Tát giới. Trước mặt các vị ấy giảng thuyết giới Bồ Tát không phải là không được, mà chỉ không được ngang tàng, bạo ngược, làm những điều trị phạt đồng đạo của mình một cách phi pháp. Vì việc làm ấy là phản bội lại thiện tâm xuất gia lúc ban đầu.
Phá diệt giới luật Phật pháp như vậy, nói thẳng là như trùng trong thân sư tử ăn thịt chứ không phải thứ trùng bên ngoài đến ăn! Sư tử là vua trong các loài thú, nên không có một loài thú hay trùng nào dám đến gần, chỉ có loài trùng tự trong thân của sư tử sanh ra mới ăn được thịt của sư tử, ngoài ta các loài trùng khác không bao giờ dám ăn.
Việc này trong Liên Hoa Diện, Đức Phật bảo A Nan rằng: “Này A Nan! Thí như sư tử lúc mệnh chung, bất cứ loài chúng sanh nào dù ở trên hư không hay trên mặt đất hoặc dưới nước cũng không bao giờ dám ăn thịt trên thân của sư tử. Chỉ có loài trùng từ trong thân sư tử sanh ra mới ăn thịt của sư tử mà thôi!”
Trong kinh Thất Mộng cũng nói: “Sư tử đã chết, trải qua nhiều ngày mà tất cả các loài thú tâm vẫn còn sợ sệt không dám đến gần. Qua nhiều ngày sau nữa, trong thân sư tử tự sanh ra loài trùng ăn hết thịt trên thân của nó”.
Đây là một thí dụ nêu lên để đem phối hợp với pháp mà thuyết minh. Tương tự như vậy: “Các Phật tử tự hủy phá Phật pháp mà không phải ngoại đạo hay thiên ma có thể phá được”.
Phật tử chỉ là những người đồng tu hành, đồng chí nguyện, có sự liên hệ rất mật thiết với nhau. Đáng lẽ phải cùng nhau nâng đỡ và hộ trì Phật pháp, thế mà chẳng những không thực hành như vậy, lại còn lợi dụng lực lượng bên ngoài để phá hoại Phật pháp. Do đó, rõ ràng sự phá hoại Phật pháp không phải do thiên ma, ngoại đạo. Thế lực này không quan hệ lắm, nhưng quan trọng nhất chính là hàng Phật tử bên trong nội bộ tự tàn phá lẫn nhau. Cho nên kinh văn bảo: “Cũng thế, các Phật tử tự phá hủy Phật pháp”.
Trong kinh Liên Hoa Diện, Đức Phật từng dạy rằng: “Phật pháp của ta không phải những người khác phá hoại được mà chính là do các tỳ kheo trong giáo pháp của ta phá hoại nền Phật pháp mà ta đã trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp cần khổ tinh tấn tu hành, chứa nhóm mới gầy dựng được”.
Có chỗ giải thích đoạn kinh văn trên như sau:
Đức Phật xuất hiện trên thế gian này, tất cả hàng ngoại đạo đều quy phục đầu hàng, không phái ngoại đạo nào dám chống cự, so sánh với Phật. Giống như loài sư tử vô úy, dạo đi các nơi. Nó du hành đến chỗ nào thì các loại thú khác đều ẩn núp, sợ hãi, không con thú nào dám chạm mặt với nó. Sau khi sư tử chết, dù đã trải qua nhiều ngày, nhưng các thú vẫn còn sợ không dám đến gần.
Cũng thế, sau khi Phật diệt độ, giáo pháp của Ngài còn lưu lại trong thời gian trải qua nhiều ngày sau. Thiên ma, ngoại đạo không thể phá hoại. Sư tử chết, trải qua nhiều ngày sau, trên thân của nó tự sanh ra các loài trùng, những loài trùng này mới ăn hết thịt trên thân sư tử. Đây là ám chỉ cho giáo pháp của Phật từ một ngàn năm trở về sau, đệ tử của Phật làm những ác hạnh, phá giới luật, làm cho Phật pháp bị tiêu diệt.
Như thế chứng tỏ rằng: phá hoại Phật pháp đích xác là Phật tử chứ không phải thiên ma hay ngoại đạo.
Vấn đề tự phá có hai loại:
1. Theo đúng lý, những người bẩm thọ giới pháp của Như Lai, phải hộ trì chánh pháp, nhưng ngược lại, không chịu hộ trì. Không hộ trì chánh pháp là phá hoại Phật pháp, vì Phật pháp nếu không có người hộ trì thì sẽ bị tiêu diệt trong nhân gian.
2. Các vị quốc vương, bá quan v.v... trong nước, đáng lẽ phải hết lòng cúng dường các tăng nhân thọ giới pháp của Phật. Chẳng những không thực hành như thế mà còn cực lực lăng nhục, hủy báng, làm cho chư Tăng không thể hoằng truyền chánh pháp của Như Lai. Chánh pháp đã không được hoằng truyền thì Phật pháp làm sao không bị tiêu diệt? Như thế nên gọi là phá hoại Phật pháp.
Chúng Tăng xuất gia, đại đa số đều chưa thành hiền, thành thánh, thế nên không sao tránh khỏi đôi chút lỗi lầm. Vì thế, trong Phật pháp cũng đã có sẵn giới luật, thì cứ y chiếu theo giới luật Đức Phật đã dạy mà thi hành kỷ luật đúng pháp.
Nghĩa là tùy theo mức độ và hình thức phạm tội mà khuyên bảo kẻ vi phạm chí thành phát lồ sám hối, hoặc làm pháp Yết Ma tẫn xuất ra khỏi tăng đoàn v.v... Nếu bạn làm được như thế, không ai dám bảo bạn sai lầm. Trái lại, họ còn công nhận đó là những việc cần phải làm.
Nhưng nếu bạn không làm như vậy, trái lại, còn đem luật pháp của quốc vương mà lăng nhục, trị phạt chúng tăng. Như thế chẳng những phá hoại Phật pháp, lại còn tự mình tạo tội ác rất lớn và sẽ làm phát sanh những sự lộn xộn tai hại trong xã hội.
Tại sao bạn lại đi làm như vậy?
Vì những lý do nói trên, nếu người chân thật thọ giới của Phật, nên có tâm thành khẩn thiết hộ trì giới luật của Phật. Sự hộ trì này phải chân thiết như cha mẹ thương yêu con ruột.
Trên thế gian không có người làm cha mẹ nào chẳng yêu thương con mình. Nhất là đối với đứa con duy nhất lại càng luôn thương yêu, nghĩ nhớ đến hơn. Vì đứa con một này đặt ngang với sanh mạng của cha mẹ. Nếu như đứa con ấy mất thì cha mẹ suốt đời không nơi nương tựa.
Cũng thế, giới pháp của Phật là một đại sự khẩn yếu của bản thân chúng ta, nên chúng ta phải kiên quyết hộ trì thật toàn hảo, không để bị hủy hoại. Vì nếu giới pháp có sự hủy tổn thì quả vô thượng Bồ Đề bạn vẫn không được dự phần. Thế nên, bảo hộ giới pháp cần phải khẩn thiết như cha mẹ nhớ nghĩ đến đứa con ruột thịt.
Lại nữa, người hộ trì giới pháp của Phật phải có tâm hiếu thuận như con trai, con gái kính thờ cha mẹ, mọi việc đều không dám trái nghịch, tất cả đều phải để tâm lo lắng. Nên biết giới Phật Tánh này là cha mẹ của chư Phật, cũng là cha mẹ của chính mình.
Trong kinh Kim Cang nói: “Quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề của chư Phật đều từ kinh này mà xuất sanh” chính là ý này vậy.
Vì thế, phụng trì giới này cần phải bằng tinh thần và thái độ hết sức cung kính như kính thờ cha mẹ, không nên có tâm buông lung mảy may, mới tránh khỏi sự hủy phá giới Phật Tánh này. Sự nghĩ nhớ đến đứa con một bao hàm ý nghĩa rất thâm trầm, tức là biểu lộ tâm Từ Bi của người Phật tử. Việc tôn kính phụng thờ song thân chu đáo là nói lên tâm hồn hiếu thuận của người Phật tử.
Người Phật tử đối với giới pháp Từ Hiếu vẹn toàn thì dĩ nhiên không thể nào hủy phá giới của Phật mà mình đã bẩm thọ.
Nếu có ác tăng không thể đem Phật lý giáo hóa, cũng không thể khuyên họ nghiêm trì cấm giới. Họ lại còn lung lăng, vi phạm pháp luật quốc gia. Nếu dùng lời giáo hóa nhã nhặn, họ cũng không nghe, lại y theo giới luật tẫn xuất thì họ không đi. Như thế thì phải làm thế nào?
Giải pháp cho vấn đề: Bất cứ làm việc gì cũng đều phải có thiện trí, thiện quyền phương tiện, không nên cố chấp theo một mặt. Nếu thiên chấp mà cho rằng hộ trì Phật pháp, mà đối với những tăng nhân ngang tàng, bạo ngược, hủy phạm giới cấm lại bỏ qua, không có biện pháp đối trị lại, như thế chính là phá diệt Phật pháp rồi vậy.
Tục ngữ có câu: “Người nào làm việc xấu thì kẻ ấy phải chịu gánh trách nhiệm”. Cũng vậy, người nào trái phạm giới pháp thì cứ y luật trị phạt người ấy, tuyệt đối không nên vì một người mà để cho Tam Bảo bị hủy diệt. Vì thà hy sinh một cá nhân xấu để toàn Tam Bảo được hoàn chỉnh.
Trong kinh nhấn mạnh từ “ngang tàng” là chỉ những việc xiềng trói tỳ kheo, tỳ kheo ni, những người thọ Bồ Tát giới. Hai chữ “ngang tàng” làm cho chúng ta thấy rõ sự vô lý, là đối với những người vô tội mà trị phạt. Hoàn toàn không được trị phạt một cách trái lẽ như vậy. Còn như những người thực sự phạm tội thì phải theo pháp luật mà xử lý, để khỏi tổn hại đến Tam Bảo, điều này cần phải luận riêng.
Làm một vị Bồ Tát chẳng những tự mình không được làm việc phá hoại Phật pháp, mà khi nghe ngoại đạo, người ác dùng lời xấu hủy báng giới pháp của Phật, trong tâm cảm thấy khó chịu vô cùng và đau đớn không khác nào ba trăm cây giáo nhọn đâm vào tim, hay cả ngàn lưỡi dao, cả vạn cây gậy đánh, chém thân mình. Người thông thường trên thế gian, nếu bị một cây giáo đâm vào tim, sự thống khổ đã không sao tả xiết, không thể nào chịu nổi, huống chi cả ba trăm cây giáo nhọn đâm vào tim?
Trong kinh văn, Phật dùng lời ấy để chứng tỏ Bồ Tát khi nghe người ác hủy báng giới pháp của Phật thì sợ hãi cùng cực. Ngàn lưỡi dao, muôn cây gậy chém, đánh trên thân thể đều là việc thống khổ không thể chịu nổi!
Kinh văn dùng lời ấy để mô tả tâm trạng của Bồ Tát khi nghe lời hủy báng giới pháp của ngoại đạo, người ác, lòng cảm thấy buồn đau vô hạn, giống như nỗi đau đớn vì thân mình bị thương. Chẳng những thế, Bồ Tát thà nguyện sẵn sàng thọ những thống khổ nói trên, chứ không thể dù một lần nghe tiếng người ác hay ngoại đạo hủy báng giới pháp của Phật.
Sự thống khổ ấy không phải chỉ thọ nhận một đời này, mà là thà tự mình vào ở địa ngục, trải qua thời gian lâu xa hằng trăm kiếp, ngàn kiếp, thọ sự thống khổ như vậy, mà vẫn không tự cho là khổ, vẫn sẵn sàng nguyện thọ với điều kiện khỏi phải nghe dù một lần những lời hủy báng giới pháp Phật của bọn người ác.
Tại sao vậy?
Vì dao gậy đâm chém trên thân mình tuy đau đớn muôn phần và không phải là việc dễ nhẫn thọ. Nhưng sở dĩ phải cam thọ các thứ khổ hình ấy vì chỉ có một thân của ta mà thôi. Còn nghe lời hủy báng giới pháp của Phật là hủy diệt chánh pháp của Như Lai, đồng thời phá hoại Pháp Thân của Phật Đà, làm cho vô lượng vô biên chúng sanh mất tín tâm đối với Phật pháp. Do đó, bị trầm luân trong biển khổ luân hồi, không biết bao giờ mới được giải thoát khỏi vòng sanh tử.
Vì thế, thâm tâm của người Phật tử chẳng phải cảm thấy nỗi đớn đau như hơn hàng trăm ngọn giáo đâm vào tim hay hàng ngàn lưỡi dao, hàng vạn cây gậy chém, đánh trên thân mình ư? Nghe một tiếng hủy báng hãy còn như vậy, huống chi tự mình hủy phá giới pháp của Phật?
Trong kinh Đại Tập, Đức Phật dạy: “Nếu có chúng sanh nào vì ta mà đi xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc ca sa, dù không nghiêm trì giới cấm, nhưng những người ấy đều đã được ấn dấu Niết Bàn. Nếu có người nào dùng những điều phi pháp làm não loạn hay mạ nhục, hủy báng, hoặc dùng tay chân, đao, trượng, đánh đập, chém chặt hoặc trói cột, hay đoạt y bát và những đồ tư dưỡng sinh mạng của người xuất gia nói trên, người làm việc này tức là phá hoại chân bảo thân của tam thế chư Phật, là móc đôi mắt của nhân thiên”.
Bấy giờ, Đại Phạm Thiên Vương nghe Phật nói mấy lời trên, cung kính lễ dưới chân Phật mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn! Nếu có người vì Phật xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc ca sa, nhưng không thọ giới pháp của Phật, hoặc thọ rồi hủy phạm. Nếu các vị quốc vương trong quốc độ ấy làm việc não loạn đối với người xuất gia kia, hoặc mắng chửi, hoặc đánh đập, trói xiềng thì mắc bao nhiêu tội, xin Thế Tôn dạy cho”.
Đức Phật dạy: “Này Đại Phạm Thiên Vương! Hôm nay ta vì ông nói sơ lược việc ấy như sau: Giả sử có người ở nơi vạn ức Đức Phật làm cho thân chư Phật ấy xuất huyết, ý ông nghĩ sao? Người ấy mắc tội có nhiều hay không?”
Đại Phạm Thiên Vương bạch rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Nếu có người nào chỉ làm cho thân của một Đức Phật xuất huyết đã phạm tội vô gián nhiều vô lượng, vô biên không thể tính kể, và sẽ đọa vào A Tỳ đại địa ngục, huống chi làm cho vạn ức thân của chư Phật đều xuất huyết. Con dám chắc tội nghiệp quả báo của người ấy không một ai có thể tuyên nói cho cùng tận được, chỉ trừ đức Như Lai!”
Đức Phật dạy: - Này Đại Phạm! Nếu có người nào não loạn hay đánh đập, trói cột người cạo bỏ râu tóc, mặc ca sa, không thọ giới pháp của Phật hoặc đã thọ rồi hủy phạm, thì sẽ bị đắc tội nhiều hơn người làm cho thân của vạn ức chư Phật xuất huyết.
Tại sao vậy? Vì người cạo râu tóc, mặc ca sa này có thể chỉ rõ con đường Niết Bàn cho hàng nhân thiên. Người này đối với ngôi Tam Bảo có tâm kính tín, người này thù thắng hơn tất cả chín mươi lăm thứ ngoại đạo, người này thù thắng hơn tất cả Phật tử tại gia, trừ người đã đắc Vô Sanh Nhẫn. Người này chắc chắn sẽ mau được vào Niết Bàn. Thế nên hàng nhân thiên phải cúng dường người ấy, huống chi đối với người nghiêm trì tịnh giới, ba nghiệp thanh tịnh. Các ông, quốc vương, đại thần chỉ nên tẫn xuất những người xuất gia tạo đại tội nghiệp ra khỏi quốc gia mình, tuyệt đối không nên đánh đập họ, huống chi là đối với những người xuất gia, nghiêm trì giới cấm, thì lại càng không nên đánh đập”.
Theo lời Phật dạy trên, chúng ta thấy các vị có bổn phận lãnh đạo quốc gia, đối với người xuất gia phải hết lòng cung kính, tôn trọng.
Trong kinh Thập Luận, Phật dạy: “Nếu có tỳ kheo phá giới, nhơ bẩn như máu mủ tanh hôi; đối với thánh quả chứng đạo đều mất hết, bị các phiền não kiết sử nó phá hoại, nhưng vẫn có thể khai thị kho tàng trân bảo vô lượng công đức cho tất cả thiên, long, nhân, phi nhân... Vì thế đối với người xuất gia, bất luận trì giới hay phá giới, ta đều hoàn toàn không cho phép quốc vương, đại thần, tể tướng chỉ trích hay trị phạt, nhốt trói, đánh đập v.v... cho đến giết hại thân mạng, huống chi đối với những người chỉ phạm những giới nhẹ và oai nghi nhỏ nhít.
Tỳ kheo phá giới dù là người chết rồi, nhưng còn có sức dư thừa của Giới. Giống như vị Ngưu Hoàng của con bò (một chất vàng trong thân con bò, lấy thứ ấy chế thành thuốc Bắc rất quý). Con bò dù đã chết, nhưng chất Ngưu Hoàng của nó mọi người vẫn còn dùng được. Lại như con xạ hương, sau khi chết vẫn còn hữu dụng, vì có thể đem lại sự đại lợi cho tất cả chúng sanh (con xạ hương là một loài thú giống như con hươu, dưới cổ nó có cục hương rất thơm, trong vị thuốc Bắc, vị xạ hương này rất quý). Cũng thế, ác hạnh tỳ kheo dù phạm giới pháp nhưng do thế lực của giới, vẫn có thể đem lại sự đại lợi ích cho vô lượng nhân thiên.
Lại thí dụ như khi đốt hương, thân cây hương dù tiêu hoại, nhưng mùi hương của nó vẫn còn xông đến mọi người. Tỳ kheo phá giới cũng lại như vậy, tự mình đọa vào ác đạo, nhưng vẫn có thể làm cho chúng sanh tăng trưởng thiện căn. Do nhân duyên này, hàng bạch y không nên xâm tổn, hủy hoại, khinh miệt tỳ kheo phá giới, ngược lại, đều phải hết lòng tôn trọng, ủng hộ”.
Trong kinh, sở dĩ Đức Phật dạy những người hủy phạm giới cấm mà vẫn còn có thể vì hàng nhân thiên chỉ ra con đường Niết Bàn, nguyên nhân vì người phạm giới kia không phải cố ý muốn trái phạm, mà là bị phiền não bức bách như vậy.
Thế nên, người ấy dù đã phá giới, nhưng hoàn toàn không hủy bỏ chánh kiến, cho nên khi giảng nói chánh pháp luôn luôn ôm lòng hổ thẹn, cũng không thể bao giờ cho việc phá giới của mình là đúng. Những vị này đối với Tam Bảo tín tâm chẳng những không suy giảm, trái lại, càng hết lòng kính trọng, kiền thành.
Nên trong kinh Anh Lạc dạy: “Dù xả giới, nhưng đại nguyện không xả, tuy phá giới, nhưng chánh kiến không bao giờ dám phá, người này chắc chắn sẽ được giới thể thanh tịnh trở lại”.
Trái lại, nếu người hủy phá giới cấm của Phật, đối với ngôi Tam Bảo lại không có tâm cung kính, tôn trọng, đối với luật nhân quả không còn thâm tín, đối với tội phá giới không có lòng hổ thẹn. Người tà kiến như vậy, quả thật không có một thứ thuốc nào cứu chữa được.
Là đệ tử Phật, không nên đem việc chúng tăng xuất gia tùy tiện rao nói với người thế tục. Nếu tùy tiện rao nói, thì chẳng khác gì làm cho người mất hẳn tín tâm đối với Phật pháp, sanh khởi nhân duyên phá Phật pháp. Như thế là ngỗ nghịch đối với Tam Bảo, cũng là không có tâm hiếu thuận.
Vì thế, người Phật tử phá diệt Phật pháp thì không phải là người có tâm tốt, mong thoát ly sanh tử mà xuất gia, cũng không phải là những hành động nên làm của một người đã thọ giới pháp của Phật. Do đó, nếu vì tâm tham lam danh lợi mà cố làm việc hủy nhục tăng già, hoặc bảo người có thế lực làm nhân duyên tội nghiệp phá hoại Phật pháp, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Giới này có đủ hai tội Tánh và Giá. Vì làm hủy nhục pháp môn, tội lỗi ấy rất nặng.
Giới này đồng ngăn cấm Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, không có trường hợp ngoại lệ. Nhưng trong đời ác trược này, tỳ kheo vì hộ trì chánh pháp có thể nương tựa lực lượng, binh lực của quốc gia để tự vệ, nhưng không được trị phạt người một cách phi pháp. Việc này trong kinh Đại Niết Bàn nói rất rõ ràng, Phật tử cần tham khảo kỹ hơn.
Nếu đem Tam Tụ Tịnh Giới phối hợp với giới này thì:
- Nên hộ trì giới pháp là Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Kính thờ cha mẹ là Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Nghĩ nhớ như nhớ nghĩ đến con là Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Nếu nghiêm trì giới này thì Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát được vẹn toàn, còn trái phạm thì Tam Tụ Tịnh Giới hoàn toàn bị hủy phá. Vì thế, nếu là Phật tử làm sao có thể khinh thường?
Kinh văn
1. Phiên âm:
Như thị cửu giới ưng đương học, kính tâm phụng trì.
2. Dịch nghĩa:
Chín giới như vậy cần nên học, hết lòng kính trọngười phụng trì.
Lời giảng
Hai câu kinh văn trên là tổng lược kết khuyến đối với chín giới trước, nghĩa là đối với chín giới giảng như thế, cần phải đúng như pháp tu học và từng giờ, từng phút phải hết lòng kính trọng phụng trì.
Nam mô A Di Đà Phật.
Tôi (pháp sư) giảng đến đây là toàn bộ bốn mươi tám giới khinh đã hoàn tất.
B.2.3. TỔNG KẾT KHINH GIỚI (tổng kết các giới khinh)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “chư Phật tử thị tứ thập bát khinh giới...” cho đến câu “...hiện tại chư Bồ Tát kim tụng”.
2. Dịch nghĩa:
Đức Phật dạy: “Các Phật tử! Đó là bốn mươi tám điều giới khinh, các ông phải thọ trì. Chư Bồ Tát đời quá khứ đã tụng, chư Bồ Tát đời vị lai sẽ tụng, chư Bồ Tát hiện tại đang tụng.
Lời giảng:
Bốn mươi tám giới khinh sau khi đã giảng xong, đoạn kinh văn trên là phần tổng kết. Đức Phật bảo chư Phật tử rằng:
“Bốn mươi tám giới khinh đã giảng ở trên đây, các ông cần phải lãnh nạp trong tâm cho kỹ lưỡng, thọ trì cho nghiêm mật, chớ nên có chút biếng nhác xem thường cho đến nỗi trái phạm. Nên biết bốn mươi tám giới khinh này chẳng những hiện tại ta khuyên hàng tân học Bồ Tát cần phải trì tụng, mà chư Bồ Tát đời quá khứ cũng đã tụng bốn mươi tám giới khinh này, chư Bồ Tát đời vị lai sẽ tụng bốn mươi tám giới khinh này, chư Bồ Tát đời hiện tại đang tụng bốn mươi tám giới khinh này.
Đức Như Lai đại từ đại bi vì muốn cho chúng ta đúng pháp thọ trì, Ngài không nài mỏi mệt, không biết nhàm chán, một mực răn dạy nhắc nhở. Chúng ta phải khắc ghi vào lòng, từng giờ, từng phút không quên những lời răn dạy của Phật. Dầu chúng sanh có nghiền nát thân này như vi trần, cũng không thể báo đáp được thâm ân của Phật.
-----------------------------
Chương Iv: Kết Khuyến Lưu Thông
(奉行) Vâng theo giáo pháp của đức Phậtdạy mà tu hành. Từ ngữ này thường thấy được đặt ở cuối các bộ kinh trong các nhóm chữ như Hoan hỉ phụng hành, Tín thụ phụng hành... Vãng sinh luận chú quyển hạ (Đại 40, 844 thượng) ghi: Đầu kinh nói Như thị là tỏ ý có lòng tin mới thâm nhập được; cuối kinh nói phụng hành là biểu thị nghĩa việc vâng nhận đã xong.
1) Làm theo mệnh lệnh: To execute an order. 2) Tuân theo và thực hành chỉ giáo của Đức Phật: Devout practicing—To obey and practise the Buddha's teaching.
3133奉持佛陀教法而修行之,稱爲奉行。經文末尾均有「歡喜奉行」、「信受奉行」等字樣。往生論註卷下(大四○‧八四四上):「經始稱『如是』,彰信爲能入;末言『奉行』,表服膺事已。」
-----------------------------
(大衆) Phạm, Pàli: Mahà-saôgha, Sabhà hoặcMahà-sabhà. Dịch ý là số nhiều, số đông.Thông thường chỉ cho số đông các vị tỉ khưu tập họp ở một nơi. Ngoài ra, đối với các vị Trưởng lão, Thượng tọa, thì những vị tỉ khưu trẻ và tuổi hạ còn nhỏ được gọi là Đại chúng. [X. kinh Đại phẩm bát nhã Q.4 phẩm Biện tài; kinh Pháp hoa Q.1 phẩm Tựa; kinh Xá lợi phất vấn; luận Đại tì bà sa Q.99].
The people—The masses—Great assembly—Any assembly—All present—Everybody.
Sabha (S), Mahā-sabha (S), Mahā-saṃgha (S), Mahā-sabha (S), Sabha (S).
Mahàsangha (S) The great assembly, any assembly, all present, everybody.
851梵語 mahā-saṃgha,sabhā 或 mahā-sabhā,巴利語同。意譯多數之眾。一般指比丘等多人集會。又對上座長老而言,年少下臘者特稱大眾。〔大品般若經卷四辯才品、法華經卷一序品、舍利弗問經、大毘婆沙論卷九十九〕
-----------------------------
菩薩戒; S: bodhisattvaśīla;
Là giới luật của một vị Bồ Tát trong Ðại thừa. Kinh Phạm võng (s: brahmajāla-sūtra) ghi rõ 58 điều mà 10 điều cấm kị nhất là: 1. Giết hại, 2. Trộm cắp, 3. Tà dâm, 4. Nói dối, 5. Say rượu, 6. Nói xấu người khác, 7. Khen mình chê người, 8. Ghanh ghét, 9. Hờn giận, 10. Huỷ báng tam bảo. Phật tử Ðại thừa nguyện phải giữ Bồ Tát giới này và lễ thụ giới này thường là một nghi lễ trang trọng.
Giới luật của Ðại thừa có khác biệt với giới của Tiểu thừa. Ðại thừa thường hướng đến ích lợi của người khác, trong lúc Tiểu thừa tập trung đạt phúc đức cho mình. Giới luật Ðại thừa thường có dạng »đại nguyện« – có thể là những phát biểu âm thầm của hành giả, không cần ai chứng minh. Giới luật trong Ðại thừa cốt giữ nơi tinh thần và nếu có bị vi phạm vì ích lợi của một kẻ khác thì có thể được tha thứ. Ngược lại trong Tiểu thừa, vi phạm giới luật quan trọng thường dẫn đến việc bị trục xuất ra khỏi Tăng-già.
(菩薩戒) Là giới luật của Bồ tát Đại thừa nhận giữ. Cũng gọi Đại thừa giới, Phật tính giới, Phương đẳng giới, Thiên Phật đại giới. Đối lại với Tiểu thừa thanh văn giới. Nội dung của giới Bồ tát là Tam tụ tịnh giới (ba nhóm giới trong sạch); đó là: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình giới. Cũng tức là thu tóm hết thảy Phật pháp vào ba môn lớn là: Giữ gìn luật nghi, Tu các pháp lành, Cứu độ chúng sinh, và lấy đó làm giới cấm để tuân thủ. Có rất nhiều kinh sách Đại thừa nói về Bồ tát, nhưng có thể tổng hợp làm hai loại sách luật là Phạm võng và Du già. Bồ tát giới bản được lấy ra từ phẩm Luật tạng của kinh Phạm võng gồm có 10 giới nặng, 48 giới nhẹ, bất luận là người xuất gia hay người tại gia đều có thể nhận giữ. Còn giới bản được trích ra từ luận Du già sư địa quyển 40, quyển 41 thì lấy Tam tụ tịnh giới, Tứ chủng tha thắng xứ pháp làm nền tảng. Trước phải nhận giới của bảy chúng Tiểu thừa trong thời gian dài, nếu người nào không vi phạm thì mới được nhận giữ giới Bồ tát. Đời xưa lấy giới Bồ tát trong kinh Du già sư địa làm chính, nhưng ngày nay thì giới Bồ tát trong kinh Phạm võng lại thịnh hành. Giới Viên đốn của tông Thiên thai tức là giới trong kinh Phạm võng. Cứ theo kinh Phạm võng quyển hạ chép, thì nhận giữ giới Bồ tát được năm lợi ích: 1. Được chư Phật ở mười phương thương nhớ, che chở. 2. Khi sắp chết được chính kiến, tâm vui mừng. 3. Sinh ở nơi nào đều được làm bạn với các Bồ tát. 4. Chứa góp nhiều công đức, thành tựu giới ba la mật. 5. Đời này đời sau, tính giới phúc tuệ tròn đầy. Giới Bồ tát là Ba la đề mộc xoa (giới biệt giải thoát) nằm ngoài giới của bảy chúng (Ưu bà tắc, Ưu ba di, sa di, sa di ni, thức xoa ma ni, tỉ khưu, tỉ khưu ni). Người nhận giữ giới Bồ tát có thể ở trong bảy chúng, mà cũng có thể ở ngoài bảy chúng, chỗ tôn quí của giới Bồ tát là vượt lên trên và bao trùm tất cả giới. Kinh Phạm võng nói giới Bồ tát là nguồn gốc của chư Phật, là cội rễ của Bồ tát và Phật tử. Tính chất của giới Bồ tát tương tự như tám giới (tám giới quan trai); tám giới cũng là một loại giới Biệt giải thoát nằm ngoài giới của bảy chúng. Nhưng, vì trong giới Bồ tát có một vài giới tương tự như giới Bát quan trai, nên là Đốn lập giới, lại cũng có một số giới không giống giới Bát quan trai mà tương tự như Tiệm thứ giới của giới bảy chúng, cho nên giới Bồ tát có thể được chia làm hai loại: 1. Đốn lập: có thể nhận ngay giới Bồ tát. 2. Tiệm thứ: trước phải nhận ba qui y, năm giới v.v... rồi sau mới nhận giới Bồ tát. Trong tạng kinh Hán dịch, có sáu loại Bồ tát giới bản hoặc Bồ tát giới kinh rất được coi trọng là: kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp, Phạm võng kinh Bồ tát giới bản, Du già sư địa luận bồ tát giới bản, Bồ tát địa trì kinh giới bản, Bồ tát thiện giới kinh giới bản và Ưu bà tắc giới kinh giới bản. Nếu sáu thứ trên đây được chia theo hai loại đốn và tiệm, thì Anh lạc và Phạm võng thuộc về Đốn lập, còn các giới kinh Du già, Địa trì, Thiện giới, Ưu bà tắc v.v... thuộc Tiệm thứ. Giới Bồ tát bắt đầu được truyền bá ở Trung quốc do ngài Cưu ma la thập (344 - 413). Trong các bản chép tay tìm thấy ở Đôn hoàng có Thụ bồ tát giới nghi quĩ 1 quyển do ngài soạn. Còn người đầu tiên làm phép thụ giới là ngài Đàm vô sấm (358 - 433) khi ngài trao giới Bồ tát cho nhóm các sư Đạo tiến v.v... gồm hơn mười người ở Cô tang (tỉnh Cam túc, huyện Vũ uy). Đến đời Lương, đời Trần thuộc Nam triều, phong trào thụ giới Bồ tát khá thịnh hành, như Lương vũ đế, Trần văn đế đều nhận giới Bồ tát. Lương vũ đế từng lập đàn giới, thỉnh ngài Tuệ siêu trao giới Bồ tát. Lại năm Thiên giám 18 (519), nhà vua tự phát nguyện rồi theo ngài Tuệ ước nhận giới Bồ tát ở điện Đẳng giác. Thái tử, Công khanh, xuất gia, tại gia v.v... xin thụ giới Bồ tát rất đông, có tới 84.000 người. Cũng có thuyết nói Lương vũ đế nhận giới Bồ tát nơi ngài Trí tạng. Đến đời Tùy, vua Văn đế nhận giới Bồ tát nơi ngài Trí khải, đều xưng là Bồ tát giới đệ tử. Cứ đó mà suy, có thể biết phong trào thụ giới Bồ tát tại Trung quốc vào thời ấy đã thịnh hành đến mức nào. [X. kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp Q.hạ; kinh Bồ tát thiện giới Q.4; kinh Bồ tát thiện giới (1quyển); kinh Ưu bà tắc giới Q.3; Bồ tát giới bản; Thụ bồ tát giới nghi (Trạm nhiên); luận Đại trí độ Q.46; Phạm võng kinh bồ tát giới bản sớ Q.1; Tứ phần luật hành sự soa tư trì kí Q.thượng; Bát tông cương yếu Q.thượng; Tục cao tăng truyện Q.5; Trí tạng truyện Q.6; Tuệ siêu truyện, Tuệ ước truyện; Quảng hoằng minh tập Q.22]. (xt. Tam Tụ Tịnh Giới, Giới, Truyền Giới, Viên Đốn Giới).
Giới cho chư Bồ Tát, gồm mười giới trọng và 48 giới khinh—The commandments for Bodhisattvas—The commandments or prohibitions for bodhisattvas and monks, including ten primary and 48 secondary precepts. ** For more information, please see Lục Ba La Mật, Mười Giới Trọng, and Bốn Mươi Tám Giới Khinh.
Bodhisattva-śila (S), Bodhisattca precepts.
Bodhisattva-sìla (S). Moral rules of Bodhisattva.
5216大乘菩薩所受持之戒律。又作大乘戒、佛性戒、方等戒、千佛大戒。反之,小乘聲聞所受持之戒律,稱小乘聲聞戒。菩薩戒之內容爲三聚淨戒,即攝律儀戒、攝善法戒、饒益有情戒等三項,亦即聚集了持律儀、修善法、度眾生等三大門之一切佛法,作爲禁戒以持守之。說菩薩戒之大乘典籍甚多,可綜合爲梵網與瑜伽二類律典。梵網戒本受戒之作法出於梵網經律藏品,其戒相爲十重禁戒、四十八輕戒。不論出家、在家,皆可受持。瑜伽戒本出於瑜伽師地論卷四十、卷四十一,以三聚淨戒、四種他勝處法爲基準。雖亦道俗通攝,然必先受小乘七眾戒而久已成就無犯者,方能受持。古代以瑜伽戒爲主,今則盛行梵網戒。天台宗之圓頓戒,即爲梵網戒。據梵網經卷下所載,受持菩薩戒有五種利益:(一)十方諸佛愍念守護。(二)臨命終時,正見心歡喜。(三)所生之處與諸菩薩爲友。(四)功德多聚,戒度成就。(五)今世後世性戒福慧圓滿。 菩薩戒乃優婆塞、優婆夷、沙彌、沙彌尼、式叉摩尼、比丘、比丘尼等七眾戒外之波羅提木叉(別解脫戒),菩薩之身分可在七眾之中,亦可在七眾之外,其尊貴處,乃由於涵蓋而又超勝一切戒之故。梵網經謂,菩薩戒爲諸佛之本源、菩薩之根本,是諸佛子之根本。菩薩戒之性質,相似於八戒(八關齋戒),八戒亦爲七眾戒外之一種別解脫戒。但菩薩戒中,有些相似於八戒,故爲「頓立戒」;有些則不同於八戒,而相似於七眾戒之「漸次戒」,故菩薩戒之種類可分爲二:(一)頓立而可單受之菩薩戒,(二)漸次而須先受三歸五戒等之後再受的菩薩戒。 漢譯藏經中較受重視之菩薩戒本或菩薩戒經有菩薩瓔珞本業經、梵網經菩薩戒本、瑜伽師地論菩薩戒本、菩薩地持經戒本、菩薩善戒經戒本、優婆塞戒經戒本等六種。若以頓漸二類分之,瓔珞與梵網屬於頓立,其餘之瑜伽、地持、善戒、優婆塞等戒經則屬於漸次戒。 又我國菩薩戒之弘傳始於鳩摩羅什(344~413),於敦煌寫本中有羅什撰之受菩薩戒儀軌一卷。至於受戒之作法則以曇無讖(385~433)於姑臧(甘肅武威)授與道進等十餘人菩薩戒爲嚆矢。南朝梁、陳二代,受菩薩戒風氣盛行。梁武帝、陳文帝均爲菩薩戒弟子。梁武帝曾造立戒壇,詔請慧超授菩薩戒。復於天監十八年(519)自發弘誓,於等覺殿從慧約受菩薩戒,太子公卿道俗男女從受者四萬八千人。一說武帝從智藏受菩薩戒。至隋代,文帝從曇延受菩薩戒,煬帝從智顗受菩薩戒,均稱菩薩戒弟子。由此可窺知受菩薩戒風氣盛行於我國之一斑。〔菩薩瓔珞本業經卷下、菩薩善戒經卷四、菩薩善戒經(一卷)、優婆塞戒經卷三、菩薩戒本、授菩薩戒儀(湛然)、大智度論卷四十六、梵網經菩薩戒本疏卷一、四分律行事鈔資持記卷上、八宗綱要卷上、續高僧傳卷五智藏傳、卷六慧超傳、慧約傳、廣弘明集卷二十二〕(參閱「三聚淨戒」665、「戒」2896、「傳戒」5387、「圓頓戒」5411)
-----------------------------
(看病) Cũng gọi Chiêm bệnh. Khán bệnh, thăm hỏi chăm sóc người bệnh. Kinh Phạm võng quyển hạ nói rằng, bố thí cho người bệnh là phúc đức lớn nhất trong 8 phúc điền. Trong luật cũng nói muốn cúng dường Phật thì trước hãy cúng dường người bệnh. Cứ theo luật Tứ phần quyển 41, thì có 5 cách chăm sóc người bệnh: 1. Phải biết thức ăn nào người bệnh ăn được, thức ăn nào không ăn được. 2. Không ghê tởm đồ đại tiểu tiện và khạc nhổ của người bệnh. 3. Có lòng từ bi thương xót, nhưng không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ được đền bù bằng cơm áo. 4. Phải chuẩn bị thuốc men cho người bệnh. 5. Nói pháp cho người bệnh nghe để họ vui vẻ. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.24; luật Thập tụng Q.28; Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q. hạ; thiên Chiêm bệnh trong Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.hạ phần 4].
3897又作瞻病。即看護病人。梵網經卷下謂,布施病人所生之福德最大,在八福田中屬第一。在律中亦言,欲供養佛,宜先供養病人。另據四分律卷四十一所載,看病之法有五:(一)應知病人可食或不可食,可食之物則與之。(二)不賤惡病人之大小便唾吐。(三)有慈愍心,然非爲衣食等報酬。(四)應代爲準備湯藥。(五)爲病人說法,而令病人歡喜。〔增一阿含經卷二十四、十誦律卷二十八、四分律刪繁補闕行事鈔卷下、四分律行事鈔資持記卷下四瞻病篇〕
-----------------------------
A. Khuyến Chúng Phụng Hành (Khuyên Đại Chúng Phụng Hành)
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
CHƯƠNG IV:
KẾT KHUYẾN LƯU THÔNG
A. KHUYẾN CHÚNG PHỤNG HÀNH (khuyên đại chúng phụng hành)
A.1. CỬ SỞ TỤNG PHÁP (nêu giới pháp đã tụng)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “chư Phật tử thính...” cho đến câu “ngã diệc như thị tụng”.
2. Dịch nghĩa:
Các Phật tử lắng nghe! Mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh này, chư Phật trong ba đời đã tụng, sẽ tụng và hiện đang tụng. Nay ta cũng tụng như vậy.
Lời giảng:
Chư Phật tử lắng nghe! Ta đã tụng năm mươi tám giới gồm mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh. Đây là bổn nguyên tâm địa của chư Phật, do chư Phật trong ba thuở triển chuyển truyền tụng mới có, là căn bản của chư Bồ Tát. Tất cả chúng sanh nhờ đó mà được thành Phật.
Thế nên chư Phật đời quá khứ đã tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh này.
Chư Phật đời vị lai sẽ tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh này.
Chư Phật đời hiện tại đương tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh này.
Nay ta cũng tùy thuận chư Phật mà tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh này cũng vậy.
A.2. CHÚC LƯU THÔNG NHƠN (giao phó pháp cho người đời sau lưu truyền)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhữ đẳng nhứt nhứt đại chúng...” cho đến câu “...hóa hóa bất tuyệt”.
2. Dịch nghĩa:
Đức Phật phán tiếp: “Tất cả đại chúng, quốc vương, vương tử, các quan, tỳ kheo, tỳ kheo ni, tín nam, tín nữ, những người thọ trì giới Bồ Tát, nên phải thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết, biên chép quyển giới pháp Phật Tánh thường trụ để lưu thông mãi mãi. Tất cả chúng sanh xoay vần truyền dạy lẫn nhau không dứt.
Lời giảng
Vì chư Phật trong ba thuở đều tụng giới này nên tất cả đại chúng bất luận là quốc vương, vương tử, các quan, tỳ kheo, tỳ kheo ni, tín nam, tín nữ, những người đã thọ trì Bồ Tát giới đều phải nên thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết nghĩa lý của giới pháp, biên chép quyển giới pháp thường trụ này, khiến cho quyển giới pháp ấy được lưu thông mãi mãi, và làm cho tất cả chúng sanh xoay vần truyền dạy lẫn nhau không dứt, để tiếp nối huệ mạng của Như Lai. Đó là điều vô cùng trọng yếu và cấp bách của hiện tại và tương lai.
Tại vì sao giới này được gọi là Phật Tánh thường trụ giới?
Vì giới này không biến dịch, là giới pháp Tâm Địa của Đức Phật Lô Xá Na nên chúng sanh nào không bẩm thọ thì thôi, một khi đã bẩm thọ rồi thì giới này luôn không lìa nơi tâm, cho đến khi thành Phật nên gọi là Phật Tánh thường trụ giới. Đây là điểm bất đồng rất lớn giữa giới này và giới pháp trọn đời của Thanh Văn vậy.
A.2. MINH LƯU THÔNG ÍCH (thuyết minh sự lợi ích của lưu thông giới pháp)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “đắc kiến thiên Phật...” cho đến câu “thường sanh nhân đạo thiên trung”.
2. Dịch nghĩa:
Do đây, đặng gặp chư Phật, được chư Phật trao tay. Đời đời khỏi hẳn ba ác đạo và tám khổ nạn, thường được thác sanh trong loài người hay cõi trời.
Lời giảng:
Với quyển giới pháp Phật Tánh thường trụ này, Đức Phật dạy tất cả chúng sanh phải xoay vần truyền dạy lẫn nhau không dứt, như thế thì chúng sanh rốt ráo được lợi ích chi?
Việc ấy trong mấy câu kinh văn trên chỉ rõ như sau:
1. Được thấy ngàn Đức Phật, được chư Phật trao tay. Trên thế gian này, thấy Phật không phải là việc dễ dàng. Vì thường không có Phật xuất hiện. Hoặc khi có Phật xuất hiện ở thế gian thì chúng ta lại bị trầm luân nơi ác đạo, không được sanh trong nhơn gian. Nay nhờ công đức thọ trì, đọc tụng giới pháp này, chẳng những có thể thấy được một Đức Phật, lại còn có thể thấy được ngàn Đức Phật.
Ngàn đức Phật được thấy ấy, không phải ở trong ba đời mà là ở trong một đời, chẳng những có thể thấy được ngàn đức Phật, lại còn được chư Phật trao tay.
Vì nghiêm trì Phật Tánh diệu giới này thanh tịnh nên tương lai mới có thể cùng với Đức Phật Lô Xá Na ở trên đài hoa sen ngàn cánh, đồng nắm tay nhau đi và cũng được nhìn thấy ngàn Đức Phật Thích Ca cùng nghìn trăm ức Phật Thích Ca ở trước mặt mình.
2. Đời đời khỏi hẳn ác đạo và tám khổ nạn: Do thọ trì Phật tánh thường trụ diệu giới này, có thể ngăn dứt những lỗi lầm của ba nghiệp thân, khẩu, ý nên không bị đọa vào trong ba ác đạo và tám khổ nạn. Đây là công năng lực dụng “ly khổ” của giới này.
3. Thường được thác sanh trong loài người hay cõi trời. Do thọ trì Phật Tánh diệu giới này, có thể phát sanh tất cả thiện pháp, nên thường được qua lại cõi nhân thiên để hưởng những sự thù thắng khoái lạc. Đây là lực dụng “đắc lạc” của giới này.
A.4. TRÙNG KHUYẾN PHỤNG HÀNH (khuyên đại chúng lãnh thọ và thực hành lần nữa)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “ngã kim tại thử thọ hạ...” cho đến câu “như Vô Tướng Thiên Vương phẩm Khuyến Học trung nhứt nhứt quảng minh.
2. Dịch nghĩa:
Nay ta ở dưới cội Bồ Đề này lược giảng giới pháp của chư Phật. Tất cả đại chúng phải nhứt tâm học Ba La Đề Mộc Xoa và hoan hỷ phụng hành.
Như phần Khuyến Học trong phẩm Vô Tướng Thiên Vương mỗi mỗi đều giảng rõ.
Lời giảng
Thọ trì Phật Tánh thường trụ diệu giới này có những lợi ích vĩ đại như vậy, cho nên nay Ta (đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật) đặc biệt ở dưới cội Bồ Đề này thị hiện thành Đạo, thị hiện chuyển pháp luân.
Đầu tiên kiết Ba La Đề Mộc Xoa, tức mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh, đây chính là lược giảng giới pháp tâm địa của tất cả chúng sanh tu nhơn chứng quả mà bảy đức Phật thời quá khứ đã giảng.
Lược giảng là so sánh với giảng rộng mà nói, vì Tâm Địa giới pháp này là Vô Tận Tạng giới, chẳng lẽ chỉ có mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh ư?
Ở đây nói là mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh chẳng qua chỉ là lược giảng một cách thật sơ lược, khái quát mà thôi. Vì thế tất cả đại chúng phải nhứt tâm học Ba La Đề Mộc Xoa và hoan hỷ phụng hành.
Đức Phật sở dĩ đinh ninh dặn dò nhiều lần như vậy, chủ ý là để biểu lộ niệm độ sanh rất tha thiết của Ngài, vì Phật Tánh diệu giới này có quan hệ rất lớn đối với chúng sanh, nên Ngài phải mở rộng từ tâm khuyên răn nhắc nhở nhiều lần, để cho chúng sanh khỏi cái nạn ở trong đó mà không hay không biết, lại sanh tâm biếng nhác xem thường.
Ở đây chỉ là lược giảng, nếu muốn biết rõ thì tham khảo phần Khuyến Học trong phẩm Vô Tướng Thiên Vương có giảng rộng.
A.5. THỜI CHÚNG HOAN HỶ (Lúc ấy, đại chúng đều vui mừng)
1. Kinh văn:
Từ câu “tam thiên học sĩ...” cho đến câu “hoan hỷ thọ trì”.
2. Dịch nghĩa:
Lúc đó, chư học sĩ trong cõi Tam Thiên ngồi lóng nghe Đức Phật tụng giới, hết lòng kính trọng, hoan hỷ thọ trì.
Lời giảng:
Trong lúc Đức Phật lược giảng giới pháp của bảy Đức Phật thì có chư vị học sĩ trong cõi tam thiên (chỉ cho chư Bồ Tát hiện ở trong pháp hội bao gồm thiên long bát bộ cùng những người đạo, tục, quý, tiện) ngồi lóng nghe Đức Phật tụng giới, tức là mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh này.
Cả thảy đều hết lòng kính trọng ngôn giáo của đức Như Lai, cùng nhau hoan hỷ thọ trì, không dám có một niệm lãng quên Phật Tánh chủng tử giới pháp này.
B. LƯU THÔNG ÍCH THẾ (lưu thông giới pháp đem lại lợi ích cho đời)
B.1. KẾT THỊ (nêu rõ phần kết thúc)
B.1.1. TỔNG KẾT BỔN PHẨM (tổng kết phẩm Tâm Địa)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật” cho đến câu “thiên bách ức Thích Ca diệc như thị thuyết”.
2. Dịch nghĩa:
Lúc ấy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng xong về mười vô tận giới pháp trong phẩm Tâm Địa pháp môn của Đức Phật Lô Xá Na đã giảng nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng lúc trước, nghìn trăm ức đức Thích Ca cũng đồng giảng như vậy.
Lời giảng
Hai chữ “lúc ấy” chỉ lúc Đức Phật phú chúc, đại chúng lóng nghe thọ trì tâm địa giới này như ở trước đã nói: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng xong về mười vô tận giới pháp trong phẩm Tâm Địa pháp môn của đức Lô Xá Na đã giảng nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng lúc trước. Nghìn trăm ức đức Thích Ca cũng đồng giảng như vậy”.
Mấy câu kinh văn trên thuyết minh: “Chẳng những một đức Thích Ca ở trong một tiểu thế giới, một mặt nhật, một mặt nguyệt giảng nói như vậy, mà nghìn trăm ức đức Thích Ca ở trong trăm nghìn ức thế giới, nghìn trăm ức nhật, nguyệt, giảng mười vô tận giới pháp trong phẩm Tâm Địa pháp môn của đức Lô Xá Na đã giảng và cũng đồng giảng như vậy.
Trong kinh văn nói: “Mười vô tận giới” là chỉ mười giới trọng.
Ở đây có người hỏi rằng: Kinh này rõ ràng nói mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh, nhưng tại sao trong phần tổng kết chỉ nói có mười giới trọng, không nói bốn mươi tám giới khinh là ý gì?
Nên biết rằng mười giới trọng ý nghĩa hàm nhiếp vô lượng giới, không có giới nào chẳng gồm thâu trong ấy. Vì thế trong phần tổng kết dù chỉ nói mười giới, nhưng thật sự tất cả giới đều nhiếp hết trong ấy. Do đó, bốn mươi tám giới khinh đương nhiên cũng đã nhiếp ở trong ấy rồi.
B.1.2. CỬ THẬP XỨ THUYẾT (nêu mười nơi thuyết pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “tùng Ma Hê Thủ La thiên vương cung...” cho đến câu “vi trần thế giới diệc như thị thuyết”.
2. Dịch nghĩa:
Từ cung Đại Tự Tại Thiên Vương, Đức Phật đến dưới cây Bồ Đề này, thuyết pháp có mười chỗ. Vì tất cả Bồ Tát và vô số đại chúng thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết pháp nghĩa cũng như vậy.
Nơi nghìn trăm ức thế giới, Liên Hoa Đài Tạng thế giới, vi trần thế giới, chư Phật cũng giảng thuyết như vậy.
Lời giảng
Giới pháp của Bổn Phật (Phật Lô Xá Na), Tích Phật (hóa Phật) đã giảng ở trước đã lược chỉ ra rồi. Giờ đây là nói về địa phương nói giới pháp, điều ấy ở nơi câu: “Kỳ trung thứ đệ thập trụ xứ sở thuyết” (trong mười nơi ấy, Đức Phật tuần tự ngự đến thuyết pháp).
Trong phần Tự Thuyết Giới Duyên (nhơn duyên thuyết giới) đã nói, ở đây tóm lược lại: “Từ cung trời Ma Hê Thủ La thiên vương” ở Sắc Giới trở đi, tiếp tục đến “dưới đạo thọ này” (đạo thọ là chỉ cây Bồ Đề mà đức Bổn Sư Thích Tôn đã ở dưới cây ấy hoàn thành vô thượng Phật đạo) “thuyết pháp cả mười chỗ”: câu này nói mười trụ xứ nơi Đức Phật thuyết pháp. Là từ cung của Đại Tự Tại thiên vương cho đến cõi Diêm Phù Đề, Phật đã giảng nói giới pháp giống như Ngài đã giảng nói ở cõi Ta Bà này, tất cả đều không khác.
Lại nữa, thuyết pháp trong mười trụ xứ ấy đều vì hàng Bồ Tát tu học đã lâu đời, lâu kiếp, cùng với tất cả Bồ Tát sơ phát tâm, cho đến vô số đại chúng, tất cả đều nhất tâm thọ trì như vậy, đọc tụng như vậy, cho đến giải thuyết ý nghĩa của giới pháp cũng như vậy.
Chẳng những Phật ở trong thế giới này, nơi các trụ xứ ấy, nói pháp như vậy, mà Phật ở trong nghìn trăm ức thế giới ở Liên Hoa Tạng thế giới ở trong vi trần thế giới, nơi các trụ xứ ấy thuyết pháp cũng như vậy.
Vi trần thế giới là hình dung thế giới rất nhiều, không thể dùng chữ, số mục mà tính kể được, cho nên dụ như vi trần. Nghĩa là một hạt bụi nhỏ là một thế giới, cứ theo đó có thể tưởng tượng để biết sự vô tận của thế giới.
Nhưng theo kinh Hoa Nghiêm thuyết minh, ở trong Liên Hoa Tạng thế giới có vô lượng vi trần thế giới. Do đó, trong kinh nói: Nghìn trăm ức thế giới, vi trần thế giới thực ra không ngoài một Liên Hoa Tạng thế giới.
B.1.3. MINH SỞ THUYẾT PHÁP (thuyết minh pháp sở thuyết)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “nhứt thiết Phật tâm tạng...” cho đến câu “như thị nhứt thiết Phật thuyết vô lượng nhứt thiết pháp tạng cánh”.
2. Dịch nghĩa:
Tất cả Phật tâm tạng, địa tạng, giới tạng, vô lượng hạnh nguyện tạng, nhân quả Phật tánh thường trụ tạng. Tất cả chư Phật giảng thuyết vô lượng pháp tạng như thế đã xong.
Lời giảng
Chư Phật trong vi trần số thế giới nhiều dường ấy, tuyên thuyết giới pháp không có sai khác.
Vậy pháp sở thuyết ấy là những pháp gì?
Theo kinh văn, tất cả Phật trong mười phương ba đời đều tuyên thuyết các tạng như sau:
* Tâm tạng: có hai nghĩa Thông và Biệt.
- Nói về nghĩa Thông là tất cả các pháp đều thuộc nơi tâm. Tâm này chỉ cho tâm thể bản giác. Tất cả vạn pháp trong pháp giới, không pháp nào chẳng hàm chứa trong ấy. Như Bảo Tạng có thể dung chứa các bảo vật nên gọi là Tạng.
- Còn nghĩa Biệt là chỉ cho ba mươi tâm trong ngôi vị Tam Hiền nên gọi là Tâm Tạng.
* Địa tạng cũng đủ hai nghĩa Thông và Biệt.
- Nói về nghĩa Thông thì tất cả các pháp đều có thể gọi là Địa. Vì tâm thể của các pháp bình đẳng không hai, nên gọi là Địa. Ở trong ấy xuất sanh tất cả thiện pháp công đức nên gọi là Tạng.
- Nói về nghĩa Biệt là riêng chỉ Thập Địa trong ngôi vị Thập Thánh nên gọi là Địa Tạng.
* Giới tạng cũng gồm hai nghĩa Thông và Biệt.
- Nói về nghĩa Thông thì tất cả các pháp đều có thể gọi là Giới. Phân biệt mà nói thì tâm thể xa lìa, bặt dứt tất cả tội lỗi gọi là Giới. Chỉ trì tác phạm (trì giới: ngăn dứt điều ác; phạm giới: tạo tác tội lỗi). Các oai nghi dù nhỏ nhặt nhưng cả thảy đều đầy đủ nên gọi là Tạng.
- Còn nói về nghĩa Biệt là riêng chỉ cho mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh ở trong kinh này.
*Vô lượng hạnh nguyện tạng cũng có hai nghĩa Thông và Biệt.
- Nói về nghĩa Thông thì tất cả các pháp đều có thể gọi là hạnh nguyện.
- Nói về nghĩa Biệt là chỉ cho lục độ, vạn hạnh, mười đại nguyện v.v... Cổ đức đối với loại này đã giải thích rằng: Hạnh Nguyện Tạng nghĩa là từ tâm thể phát sanh. Thực hành các thiện hạnh gọi là Hạnh. Giữ gìn hạnh ấy thành thiện niệm gọi là Nguyện. Vô lượng môn hạnh như bể cả, không thể cùng; vô lượng môn nguyện như hư không không thể tận nên gọi là Tạng.
*Nhân quả Phật tánh thường trụ tạng cũng có hai nghĩa Thông và Biệt.
- Nói về nghĩa Thông thì tất cả pháp đều gọi là Nhân Quả Phật Tánh Thường Trụ Tạng.
- Nói về nghĩa Biệt là riêng chỉ cho Phật Tánh bổn nguyên tâm địa, phẩm Hạ của kinh này.
Cổ đức giải thích về loại này như sau:
- Nhân: chỗ tu hành đầu tiên của tâm thể.
- Quả: chỗ chứng đắc cuối cùng của tâm thể.
Phật Tánh không sanh không diệt, không đến, không đi, thường trụ, nghĩa là thiện chân Phật tánh này. Dù tùy duyên lập các danh tự bất đồng, nhưng mà tánh vẫn không đổi thay.
- Nếu nói về Tâm thì gọi là bất sanh, bất diệt, thanh tịnh bổn tâm.
- Nói về Địa thì gọi là Chơn Như Bình Đẳng Giới Địa.
- Nói về Giới thì gọi là Quang Minh Kim Cương Bảo Giới.
- Nói về Hạnh thì gọi là Phổ Hiền Hạnh Nguyện.
- Ở nơi Nhân thì gọi là Tự Tánh Thâm Nhân.
- Ở nơi Quả thì gọi là Cứu Cánh Cực Quả.
Vì tự tánh này bao trùm cả phàm thánh, suốt xưa, suốt nay, rộng lớn trùm khắp, không thể xét lường, nên gọi là Tạng. Phật Tánh chẳng phải nhân, chẳng phải quả, nhưng mà nhân quả không ra ngoài Phật Tánh.
Cho nên nói Đại Thừa Nhân là Thật Tướng của các pháp; Đại Thừa Quả cũng là Thật Tướng của các pháp.
Thật Tướng ấy tức là dị danh của Phật Tánh. Nay đây Nhân cũng là Phật Tánh, Quả cũng Phật Tánh. Phật Tánh thường trụ thì nhân quả cũng đều là thường trụ. Đây gọi là Nhân Quả Phật Tánh Thường Trụ Tạng.
Lại nữa, Tâm tạng, địa tạng, giới tạng chính là giới này, là Bồ Tát Tâm Địa vậy. Đại Hạnh, Đại Nguyện do giới này phát sanh. Chánh Nhân, Chánh Quả do giới này mà được. Thường Trụ Phật Tánh do giới này mà chứng. Rộng lớn thay giới pháp, đến đây là cùng tột rồi vậy!
Tất cả chư Phật giảng thuyết vô lượng tất cả pháp tạng như thế đã viên mãn cứu cánh.
B.1.4. ĐẠI CHÚNG PHỤNG HÀNH (đại chúng tuân theo và thực hành lời Phật dạy)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “thiên bá ức thế giới trung...” cho đến câu “như Phật Hoa Vương Thất Hạnh phẩm trung thuyết”.
2. Dịch nghĩa:
Hết thảy chúng sanh trong nghìn trăm ức thế giới đều thọ trì hoan hỷ phụng hành.
Còn về phần giảng rộng những hành tướng của Tâm Địa thời như trong phẩm Phật Hoa Quang Vương Thất Hạnh có nói.
Lời giảng
Tất cả chư Phật giảng nói tâm tạng, địa tạng v.v... vô lượng tất cả pháp môn đã viên mãn cứu cánh. Bấy giờ, tất cả chúng sanh trong trăm ngàn ức thế giới ai ai cũng đều nhận chân mà thọ trì, người người đều hoan hỷ phụng hành, cũng thế, chúng sanh trong thế giới này đều tín thọ phụng hành.
Trước đã nói là thuộc về Đức Phật cùng với ngôn giáo “năng bị”. Đoạn kinh văn này là nói cơ nghi của tất cả chúng sanh “sở bị”. Sáu chữ “thọ trì hoan hỷ phụng hành” chứng tỏ cơ giáo hợp nhau, khế hợp đến mức hoàn hảo. Vì nếu cơ giáo không khế hợp nhau, thì dù cho Phật tuyên thuyết bằng cách nào, tất cả chúng sanh cũng không bao giờ hoan hỷ phụng hành.
Việc chư Phật thuyết pháp độ sanh đại lược là như thế. Còn về phần giảng rộng đạo lý, tướng của Tâm Địa ở đây không thể nói cho hết được, cần phải xem phẩm Phật Hoa Quang Vương Thất Hạnh của Đại Bộ Phạm Võng mới giảng rõ.
Kinh văn nói “tướng tướng” nếu nói đơn giản là từ nơi một tướng Tâm Địa rộng khai ra vô lượng giới tướng, nên gọi là Tướng Tướng. Nói rõ hơn, Giới là tướng của Tâm Địa, nhưng Tâm Địa vốn không có hình tướng. Vì đối với giới có tướng trì, phạm, do giới tướng này mà nói là tướng của Tâm Địa. Giới tướng có Tổng, có Biệt.
Tổng tướng là chỉ mười giới trọng. Biệt tướng là bốn mươi tám giới khinh. Nhưng thật ra Tổng tướng hay Biệt tướng đều vô hạn, vô lượng, trùng trùng vô tận, giống như mành lưới của Thiên Đế Thích. Nên biết điều ấy không phải là pháp gì khác, mà là Thật Tướng của các pháp, cho nên mệnh danh là “tướng tướng”.
B.2. KỆ TÁN (dùng lời kệ để ca ngợi)
B.2.1. TÁN TRÌ PHÁP ÍCH (tán thán lợi ích thọ trì giới pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “Minh nhơn nhẫn huệ cường...” cho đến câu “trí giả thiện tư lương”.
2. Dịch nghĩa:
Người trí nhiều Định, Huệ,
Thọ trì được pháp này,
Lúc còn chưa thành Phật,
Được hưởng năm điều lợi.
Một là thập phương Phật,
Thương tưởng hộ trì luôn.
Hai là lúc lâm chung,
Chánh niệm lòng vui vẻ,
Ba là sanh chỗ nào,
Cùng Bồ Tát làm bạn.
Bốn là những công đức
Giới độ đều thành tựu.
Năm: đời này, đời sau,
Đủ giới và phước huệ,
Đây là các Phật tử,
Người trí khéo nghĩ lường
Lời giảng
Đến đây đã giảng kết húc đại đoạn kinh văn trường hàng. Giờ đây bắt đầu dùng kệ để tán mỹ, trước tiên, tán mỹ kết quả lợi ích của việc phụng trì giới pháp.
“Người sáng nhẫn huệ mạnh”: câu này thuyết minh rằng tâm địa đại giới không phải người trí huệ thiển bạc hay ngu si vô trí có thể thọ trì được, mà phải là người đủ trí huệ, bậc minh đạt mới có thể đúng pháp phụng trì. Thế nên ở đây nói là “minh nhân” tức là người sáng suốt, có đủ Nhẫn và Huệ.
- Nhẫn là tượng trưng Định Lực.
- Huệ là tượng trưng cho Huệ Lực.
Vì định lực có đầy đủ sức mạnh thì tâm của hành giả mới không bị bất cứ sự vật nào ở ngoại giới làm lay động.
Do huệ lực có đầy đủ sức mạnh, chẳng những không bị sự vật ngoại giới lay động mà còn có thể xoay chuyển được sự vật ở ngoại giới, để đoạn hoặc chứng chân.
Vì thế, chúng ta thấy rõ, đối với người Phật tử thọ trì Tâm Địa đại giới, Định và Huệ Lực cả hai không thể thiếu một được.
Nếu chỉ có Huệ lực mà không có Định lực thì trí huệ ấy chẳng qua chỉ là cuồng huệ, không thể phát sanh công dụng đoạn hoặc chứng chân.
Nếu chỉ có Định lực mà không có Huệ Lực thì định lực ấy thuộc về si định, không thể có công năng lay chuyển sự vật ngoại giới.
Lại còn có thể giải thích rằng:
- Nhẫn chỉ cho sự giữ gìn của Tâm, sức nhẫn ấy rất cứng rắn, cho nên gọi là “nhẫn mạnh”. Nhẫn mạnh rất cứng rắn có thể giữ gìn giới hạnh vĩnh viễn thường hằng, trước sau không dời đổi.
- Huệ là chỉ cho sự linh thông của Tâm. Huệ ấy rất sắc bén cho nên gọi là “huệ mạnh”. Huệ mạnh sắc bén có thể giữ gìn giới hạnh một cách khôn khéo, viên dung vô ngại.
Chỉ có người như vậy mới có thể thọ trì được tâm địa giới pháp này.
Lưu ý: Câu kệ này khác với bổn dịch Việt văn: “Người trí nhiều định huệ”. Vì cần phải theo nguyên tắc Hán văn nên phải dịch: “Người sáng nhẫn huệ mạnh” để phù hợp với phần giải thích.
“Người có thể hộ trì tâm địa giới pháp” như vậy, chẳng những “tương lai quyết định thành Phật không còn nghi”, mà chính “ngay trong lúc còn chưa thành Phật”, trước tiên, chính mình có thể an nhiên “hưởng năm điều lợi ích thù thắng”:
Năm điều lợi ích như sau:
Một là thập phương Phật,
Thường tưởng hộ trì luôn.
Hai câu này thuyết minh sự lợi ích thứ nhất thâu hoạch được: tâm địa giới pháp này là mẹ của chư Phật, tức là từ nơi giới pháp này mà lưu xuất. Tất cả chư Phật đều do giới này mà thành Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nay nếu bạn có thể đúng như pháp giữ gìn giới này thì đã cùng với khí phần của chư Phật giao tiếp nhau, và có thể nối nắm được huệ mạng của chư Phật. Thế nên cảm đến mười phương chư Phật và được chư Phật dũ lòng từ bi thương xót, luôn vì hành giả thủ hộ, khiến cho tất cả ma quỷ ngày một xca lìa, thánh đạo mỗi ngày được tăng trưởng, và có thể nối thạnh được Phật chủng. Trong kinh Kim Cang nói: “Như Lai khéo hộ niệm chư Bồ Tát" chính là ý này vậy.
Hai là lúc lâm chung,
Chánh niệm lòng vui vẻ,
Hai câu này thuyết minh sự lợi ích thứ hai: người Phật tử đúng như pháp giữ gìn tịnh giới của Như Lai, đã được khí phần của Như Lai thì không gì đã có đủ Phật nhãn, thế nên đến lúc sanh mạng này kết thúc, nhờ oai lực của giới đức làm cho hành giả chánh kiến phân minh, xa lìa tất cả điên đảo, mộng tưởng, đạt được cứu cánh Niết Bàn, được đại an lạc tự tại.
Người nghiêm trì tịnh giới đến mức độ này, khi lâm chung, không bị các thống khổ đến khủng bố, nên không bị thối thất giới này. Dù cho người ấy có bị vòng sắt nóng cháy đỏ tròng trên đầu, xoay qua xoay lại, trong tâm vẫn an vui không khiếp sợ. Đấy là do định huệ viên minh tuyệt nhiên không bao giờ có chỗ hủy phạm giới pháp nên nội tâm vẫn sanh đại hoan hỷ.
Ba là sanh chỗ nào,
Cùng Bồ Tát làm bạn.
Hai câu này thuyết minh sự lợi ích thứ ba: vì bạn là một Phật tử chân chánh, nghiêm trì tịnh giới của Như Lai, nên dù còn ở trong vòng sanh tử luân hồi, thọ sanh bất cứ nơi nào, đời đời kiếp kiếp không bao giờ tiếp xúc, gặp gỡ kẻ ác hữu, gian đảng, chỉ gặp hiền thánh Bồ Tát ở trong Tam Hiền Thập Thánh để làm pháp lữ, để cùng tiến bước trên con đường Bồ Đề vô thượng.
Đối với một Phật tử hành Bồ Tát hạnh, điều này là một tăng thượng duyên vô cùng trọng yếu. Vì nếu gặp phải ác hữu bất tam bất tứ (không ra gì hết) thì chẳng những không thể tăng tiến Bồ Đề tâm, lại còn có thể bị thối thất tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề đã thối thất thì quả Bồ Đề vô thượng cũng vô hy vọng.
Bốn là nhóm công đức
Giới độ đều thành tựu.
Hai câu này thuyết minh sự lợi ích thứ tư: giới là chỗ chứa nhóm tất cả công đức, như quả đại địa có khả năng sanh trưởng vạn vật.
Nếu bạn thường có tâm thâm tín đối với giới này như vậy, thì giới phẩm của bạn đã trọn vẹn. Khi giới phẩm đã được trọn vẹn thì tất cả nhóm công đức tự nhiên cũng được viên mãn thành tựu.
Do đây có thể thấy rằng: muốn cho tất cả thiện pháp công đức được hoàn thành, trước tiên cần phải thành tựu đầy đủ giới độ. Vì nếu giới hạnh không thanh tịnh thì các độ khác và vạn hạnh công đức pháp tài quyết không thể thành tựu viên mãn được. Vì thế, đối với việc nghiêm trì giới hạnh phải luôn luôn lưu ý.
Năm là đời này, đời sau,
Tánh giới, phước huệ đủ.
Hai câu này thuyết minh sự lợi ích thứ năm: Ở phần trước đã nói qua về giới này, là giới bổn nguyên Phật tánh. Vì thế, phải thông đạt được giới Phật tánh thì mới có thể đạt đến mức “toàn tánh khởi tu, toàn tu ở nơi tánh”.
Vì ở nơi toàn tánh khởi công năng tu hành, cho nên phước đức do trí huệ được viên mãn. Do chỗ toàn tu hiển tánh cho nên huệ nhờ nơi phước đức mà được viên mãn.
Trong bộ Hợp Chú nói: “Tánh giới tức chánh nhân lý thể, chính là pháp thân đức. Nghiêm trì giới Phật Tánh tức duyên nhân phước thiện, chính là giải thoát đức. Ngộ tánh của giới tức là liễu nhân trí huệ, chính là bát nhã đức”.
Trong đời hiện tại, nếu bạn nghiêm trì tịnh giới, thì chẳng những ngày đêm sáu thời, phước đức trí huệ của bạn được nhiệm vận tăng trưởng mà ngay đến trong tương lai thành Phật, cũng được phước huệ viên mãn tôn nghiêm, thành bậc Đại Thánh Lưỡng Túc Tôn vậy.
Nếu nghiêm trì được giới pháp như vậy thì chắc chắn đạt được năm lợi ích kể trên, và phước huệ dần dần được viên mãn. Đây chính là những Phật tử tương lai nối thạnh Phật vị như ở trước đã nói.
Người nào thọ giới pháp của Phật rồi tức đã vào hàng chư Phật. Vì thế, người trí đối với việc này cần phải khéo léo dụng tâm suy xét nghĩ lường, không được xem thường mảy may. Vì chỉ theo đúng như pháp mà nghĩ lường, thể hội để tu hành, mới thật là người con chân thật của Phật và mới có thể chứng đắc quả vô thượng Bồ Đề vậy.
B.2.2. TỰ HỌC PHÁP SỰ (giảng giải về việc học giới pháp)
B.2.2.1. KHUYẾN QUÁN GIỚI THỂ (khuyên nên quán sát giới thể)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “kẻ trước tướng giả...” cho đến câu “tất do thị xứ xuất”.
2. Dịch nghĩa
Kẻ trước tướng chấp ngã,
Không thể được pháp này.
Người trầm không trệ tịch,
Cũng không gieo giống được,
Muốn nẩy mầm Bồ Đề,
Trí huệ soi thế gian,
Phải nên quan sát kỹ,
Thật Tướng của các pháp.
Không sanh cũng không diệt,
Không thường cũng không đoạn.
Chẳng đồng cũng chẳng khác,
Chẳng đến cũng chẳng đi,
Trong thể nhất tâm ấy,
Siêng tu tập trang nghiêm,
Công hạnh của Bồ Tát,
Phải tuần tự học tập
Nơi học, nơi vô học,
Chớ móng tưởng phân biệt
Đấy là đệ nhất đạo.
Cũng gọi pháp Đại Thừa
Hết thảy lỗi hý luận
Đều từ đây dứt sạch,
Vô thượng trí của Phật,
Đều do đây mà thành.
Lời giảng
Giới pháp bổn nguyên tâm địa của chúng sanh thuộc về Trung Đạo liễu nghĩa không lý luận, nên kẻ “chấp trước tướng Ngã” tức là kẻ phàm phu chấp Có, dĩ nhiên “không thể được diệu giới pháp này”. Phàm phu chấp trước Ngã tướng rất dễ thấy biết nên không cần giải nói.
Còn người “diệt thọ thủ chứng” (người trầm không trệ tịch) chỉ cho hàng Nhị Thừa chấp Không, thuộc về loại mầm cây héo, hột giống hư, nên “cũng không gieo giống được”.
Người diệt thọ thủ chứng ý nghĩa như thế nào?
Chính là chỉ các bậc thánh nhân trong Nhị Thừa, các ngài diệt trừ thọ mạng hiện tại để thủ chứng cảnh tịch diệt Niết Bàn, nên gọi là “diệt thọ thủ chứng”.
Thông thường trong các kinh gọi là “khôi thân diệt trí” vậy. Vì các thánh giả Tiểu Thừa thủ chứng lý Thiên Không nên không phải là chỗ gieo giống Bồ Đề. Giới pháp bổn nguyên tâm địa vốn là chúng sanh và Phật đều bình đẳng, nên đúng lý ra, dù là phàm phu hay Nhị Thừa đều có thể tín thọ gieo giống. Ở đây, nói phàm phu và Nhị Thừa đều là vô phần vì không phải là không thể bẩm thọ hay giới phẩm không thể thấm nhuần trên thân, mà là do các vị ấy không khéo nghĩ lường mà thôi.
Phàm phu và Nhị Thừa nếu muốn nẩy mầm Bồ Đề, để tâm này tương lai thành bậc Đẳng Chánh Giác, cần phải dùng quang minh của trí huệ soi trong thế gian, để phá trừ ngôi nhà tối tăm phiền não của tất cả chúng sanh. Điều ấy không cần hướng ra ngoại cảnh để tìm cầu, mà chỉ nên phát khởi trí huệ thanh tịnh vô ngại ở trong tâm địa giới pháp này, khéo vận dụng tâm mình để tịnh quan sát Thật Tướng của các pháp.
Ba chữ “tịnh quan sát” trong kệ văn có thể giải thích:
- Tịnh là dị danh của chữ Chỉ.
- Sát là sự thẩm xét kỹ lưỡng của Quán.
Nghĩa là chỉ có sự tu tập Chỉ Quán song tu mới có thể gọi là chân thật tu hành, và cũng chỉ có chân tu như thế mới được có chỗ thể nhận Thật Tướng của các pháp. Nói một cách thông thường thì tất cả các pháp đều do duyên hòa hợp mà sanh. Đã là pháp duyên sanh thì nhất định không có tự tánh, đương thể tức không.
Trong kinh thường nói: “Tánh không tức duyên khởi, duyên khởi tức tánh không”, là chỉ cho ý trên vậy. Trong tánh không tịch của các pháp, tất cả tướng đều không có, nên gọi là Thật Tướng.
Theo Không Tông nói: “Thật Tướng tức là vô tướng, mà đã vô tướng thì chính là không tánh vậy”.
Theo kinh Phạm Võng này thì Chân Không Vô Tướng chính thật là Thật Tướng. Thật Tướng chính là chỉ cho bổn nguyên tâm thể.
Bổn nguyên tâm thể viên mãn thanh tịnh như thế, đã không thuộc về duyên sanh, cũng không thuộc về duyên diệt, nên hoàn toàn khác với pháp sanh diệt mà phàm phu vọng chấp cho là thật có. Cho nên nói “không sanh cũng không diệt”.
Bổn nguyên tâm thể viên mãn thanh tịnh này chẳng những không thuộc về pháp sanh diệt của phàm phu, mà cũng không thuộc về pháp đoạn thường của ngoại đạo vọng chấp. Vì bổn nguyên tâm thể mỗi sát na vốn không dừng thì sao có thể nói nó là thường trụ? Lại nữa, bổn nguyên tâm thể là pháp muôn thuở thường hằng, như như thì làm sao có thể nói nó là đoạn diệt? Vì thế nên nói “không thường cũng không đoạn”.
Bổn nguyên tâm thể thanh tịnh viên mãn chẳng những không thuộc về pháp sanh diệt của phàm phu và pháp đoạn thường của ngoại đạo, lại còn không thuộc vào số lượng như thông thường gọi là một hay khác. Vì các loại sai khác khó hợp nhau nên không phải là một; đồng một thể khó phân chia nên không phải là khác. Cho nên nói: “Không một cũng không khác”.
Bổn nguyên tâm thể thanh tịnh vốn xa lìa các tướng động tịnh, nên nếu muốn đón rước nó thì chẳng biết nó đến chỗ nào. Vì nó vốn là không đến. Muốn tìm kiếm nó thì chẳng biết nó ở đâu. Vì nó vốn là không đi. Có động, có tịnh, mới là có đến, có đi. Bổn nguyên tâm thể đã không động không tịnh thì làm gì có sự đến và đi? Cho nên nói: “Chẳng đến cũng chẳng đi”.
Pháp không sanh, diệt, đoạn, thường, một khác đến đi như thế thì rốt ráo chỉ cho pháp gì? Đó chỉ là một tâm thể. Nhưng trong Nhất Tâm ấy, cần phải vận dụng phương tiện siêng tu tập trang nghiêm.
Trang nghiêm bằng cách nào?
Bồ Tát muốn trang nghiêm bổn nguyên tâm địa này, cần phải từ nơi tự tâm mà khởi dụng. Dùng trí phương tiện chiếu soi cảnh giới tâm, tức là chỉ cho Thật Tướng. Vì thế kệ văn bên trên bảo là “tịnh quán sát”. Do đó, quán sát và trì giới đều là phương tiện trang nghiêm.
- Quán sát là phương tiện thuộc về Lý, gọi là Trí Huệ Trang Nghiêm.
- Trì giới là phương tiện thuộc về Sự, gọi là Công Đức Trang Nghiêm.
Nếu chỉ siêng năng, dùng nhiều phương tiện tu hành, mà không dùng trí quán sát, là thuộc về pháp hữu vi hữu lậu, nên không có Sở Trang Nghiêm. Còn chỉ dùng trí tịnh quán mà không siêng năng dùng phương tiện tu tập là thuộc về khô khao, không tịch, không có Thể Trang Nghiêm.
Thế nên ở trong thể Nhất Tâm phải vận dụng trí huệ khéo léo và dùng nhiều phương tiện tu tập để trang nghiêm. Giới thanh tịnh, trí huệ thanh tịnh như người rửa tay, đồng rửa cả hai tay, không thể nói cái nào trước, cái nào sau.
Phước đức và trí huệ trang nghiêm như vậy là “sự việc của Bồ Tát nên làm” (công hạnh của Bồ Tát). Vì huệ giải như vậy, chỉ có bậc Bồ Tát phát Đại Thừa tâm, bẩm thọ Đại Thừa giới mới có thể làm được, không phải là chỗ mà hàng phàm phu cùng thánh giả Nhị Thừa có thể nghĩ lường và làm được. Tuy về mặt ngôn ngữ giảng nói như vậy, nhưng không phải chỉ là nói suông cho xong chuyện, mà còn phải tuần tự theo đúng như pháp, khéo léo học tập mới có thể được chân thực tương ưng, nên nói rằng phải “tuần tự học tập”.
Về phương pháp tuần tự học tập ấy như thế nào?
Như trong hai câu kệ:
“Nơi học, nơi vô học,
Chớ móng tưởng phân biệt”
Hai câu này ý nghĩa như thế nào?
Nghĩa là đối với việc học tập, không nên khởi tâm phân biệt cho là việc học tập. Vì nếu khởi tâm phân biệt như vậy, tức là đã thuộc về vọng niệm phân biệt. Tại sao vậy?
Nên biết rằng sự tu học đây là xứng tánh tu học. Nghĩa là học tập tức không học tập; ở trong chỗ không tu mà có tu học rõ ràng. Cho nên học cùng với vô học vừa xem qua dường như có thứ tự; nhưng trên thực tế, dường như dấu chim bay trên hư không, đâu có dấu vết gì mà có thể kiếm tìm?
Sự học tập cũng như vậy, đâu có thứ tự gì! Đây là điểm bất đồng rất lớn với pháp môn Tiệm Thứ Tu Học. Vì đây thuộc về lý cứu cánh cực viên đốn nên không có một tâm niệm phân biệt mảy may. Vì thế nên nói: “Chớ móng tưởng phân biệt”.
Không móng tưởng phân biệt, điều này trọng yếu phi thường. Vì khi động niệm phân biệt, tức đã thuộc về tác dụng hoạt động hữu vi của tâm thức, chứ không phải là vô phân biệt của Bát Nhã Chân Trí. Do đó, không thể thú hướng vào Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế. Cần yếu nhất là phải ở trong chỗ không móng tưởng phân biệt, thì Trung Đạo mới rõ ràng hiển hiện. Đấy là Đệ Nhất Đạo. Có đi lên Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế mới không bị lạc vào đường quanh co của Nhị Thừa, cho nên nói: “Cũng gọi pháp Đại Thừa”.
Tâm địa Thật Tướng xa lìa phân biệt này giống như đống lửa lớn, bất cứ cái gì đụng đến liền bị tiêu diệt, không thể nào tồn tại. Cũng thế, các thứ vọng chấp như chấp có, chấp không, chấp nhân, chấp ngã, chấp bỉ, chấp thử v.v... ở trên thế gian này đều thuộc về pháp hý luận. Một khi gặp phải Tâm Địa thật tướng cũng như củi gặp lửa, đều bị tiêu diệt sạch, cho nên nói:
Hết thảy lỗi hý luận
Đều từ đây dứt sạch,
Lại nữa, Thật Tướng tâm địa xa lìa phân biệt này giống như biển cả, không có một thứ đại trân bảo nào lại không từ đấy mà xuất sanh.
Những thứ đại trân bảo là chỉ cho những pháp gì?
Là chỉ tất cả trí huệ biện tài, thần thông tam muội, Nhất Thiết Chủng Trí và vô lượng công đức pháp tài của quả vị chư Phật đều từ trong đó mà lưu xuất. Cho nên nói:
Vô thượng trí của Phật,
Đều do đây mà thành.
Vì thế, trong bộ Pháp Ẩn nói: “Đến đây thì do mầm Bồ Đề mà kết quả Bồ Đề, quang minh của trí huệ sáng soi chiếu khắp không cùng tận. Xưa nay tất cả chúng sanh ở mười phương thế giới, ba đời đều như người mù mà được thấy, như trong nhà tối mà gặp đèn, cho nên nói: “Quang minh soi thế gian” vậy. Nếu chẳng phải là bậc đại minh thì làm gì có thể khéo suy nghĩ diệu nghĩa trong tâm địa như vậy.
B.2.2.2. KHUYẾN HỘ GIỚI TƯỚNG (khuyên hộ trì giới tướng)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “thị cố Phật tử...” cho đến câu “thánh chúa sở xưng tán”.
2. Dịch nghĩa
Vì thế nên Phật tử
Phải phát tâm dõng mãnh,
Nghiêm trì giới của Phật,
Tròn sạch như minh châu,
Chư Bồ Tát quá khứ,
Đã từng học giới này,
Hàng vị lai sẽ học,
Người hiện tại đương học,
Đây là đường Phật đi,
Là chỗ Phật khen ngợi.
Lời giảng
Đoạn văn trên đây là thuộc về thể văn tụng, khuyên hộ giới tướng. Tịnh giới đã từ nơi Thật Tướng tâm địa xuất sanh, vì thế nên Phật tử đối với tịnh giới lại không lo gìn giữ hay sao?
Hơn nữa, giới pháp lại rất dễ phạm, thêm khó hộ trì. Thế nên người Phật tử muốn hộ trì giới pháp không mảy may trái phạm, phải thật tinh tấn dõng mãnh. Cho nên nói phải phát đại tâm dõng mãnh (phát tâm dõng mãnh) “nghiêm trì giới của Phật”.
Phải hộ trì bằng cách nào?
Phải hộ trì như minh châu, không để cho có sự tổn nhiễm mảy may. Như thế mới là người Phật tử hộ trì Kim Cương Quang Minh Bửu Giới trong tâm địa. Ý nghĩa cần phải hộ trì tịnh giới của chư Phật như giữ gìn ngọc minh châu trong bộ Pháp Ẩn có giải thích ba nghĩa như sau:
1. Khiết tịnh là giữ gìn không cho nhiễm ô.
2. Viên mãn là giữ gìn không cho sứt mẻ.
3. Quang minh là giữ gìn không cho mờ tối.
Chỉ có hộ trì tịnh giới của chư Phật như giữ gìn ngọc minh châu như vậy mới gọi là chân thật hộ trì tịnh giới của chư Phật. Ba nghĩa Khiết Tịnh, Viên Mãn, Quang Minh chính là ý nghĩa Lô Xá Na vậy.
Hộ trì tịnh giới đầy đủ ba nghĩa như vậy tức là Tam Tụ Tịnh Giới:
- Các ác pháp không pháp nào chẳng sạch rốt ráo là thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
- Các thiện pháp không pháp nào chẳng viên mãn thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
- Quang minh soi khắp tất cả chúng sanh là thuộc về Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Chư Bồ Tát quá khứ dĩ nhiên đã từng học giới này.
Chư Bồ Tát vị lai cũng ở trong ấy sẽ học.
Chư Bồ Tát hiện tại chính đang ở trong ấy nay đang học.
Chẳng những chư Bồ Tát trong ba đời đồng học mà cũng là chỗ hằng sa chư Phật đồng đi, cho nên nói: “Đây là đường Phật đi”. Phật là bậc thánh nên gọi là Thánh Chúa. Người Phật tử hộ trì tịnh giới tinh tấn dõng mãnh như vậy, do nhân trì tịnh giới này sẽ viên chứng quả vô thượng Bồ Đề. Do vậy, chư Phật sao lại chẳng tán mỹ? Thế nên nói; “Đại Thánh Chúa ngợi khen”.
B.2.3. KHUYẾN HỘ HỒI HƯỚNG (khuyên hộ trì hồi hướng cho chúng sanh)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “ngã dĩ tùy thuận thuyết” cho đến câu “tất đắc thành Phật đạo”.
2. Dịch nghĩa
Ta đã giảng giới xong,
Phước đức nhiều vô lượng,
Hồi hướng cho chúng sanh,
Đồng đến Nhứt Thiết Trí,
Nguyện ai nghe pháp này,
Đều được thành Phật đạo.
Lời giảng
Đây là văn tụng khuyên hộ trì tịnh giới hồi hướng cho chúng sanh. “Ta” là chỉ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã tùy thuận theo chư Phật giảng tâm địa đại giới này, phước đức ấy chứa nhóm đương nhiên là rộng lớn vô lượng. Nhưng vô lượng phước đức này không phải mong cầu riêng cho cá nhân mình mà là đem hồi hướng cho chúng sanh tất cả đồng đến Nhứt Thiết Chủng Trí.
Nói một cách khác là mình cùng với tất cả chúng sanh đều đồng thành Phật đạo. Chẳng những hồi hướng như vậy và còn nguyện ai được nghe pháp này đều được thành Phật đạo. Nghĩa là nguyện cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật, không một chúng sanh nào chẳng thành Phật như trong kinh gọi: “Một phen trải qua nhĩ căn vĩnh viễn thành hạt giống Bồ Đề, y pháp tu hành, quyết định thành Chánh Giác”, chính là ý này.
Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký đến đây đã viên mãn kết thúc. Là Phật tử tu học Phật pháp, dù có sự sai khác giữa Đại Thừa, Tiểu Thừa nhưng phải lấy Đại Thừa làm cơ bổn.
Muốn vào Đại Thừa, điều kiện trước tiên là phải phát Bồ Đề tâm, thọ Bồ Tát giới.
Bồ Tát Giới là con đường tối yếu của chư Phật, là bậc nghiêm sư của chư thánh hiền. Vì nếu không có Bồ Tát giới làm nghiêm sư, thì bạn không thể bước lên thềm thang của chư thánh hiền. Và nếu không có Bồ Tát giới làm con đường tối yếu, thì bạn không thể đi lên con đường lớn của chư Phật.
Thế nên chư Phật đều lấy giới này làm mục tiêu đồng tuyên dương. Chư Hiền Thánh cũng đồng lấy giới này làm mục tiêu cùng nhau thực hành.
Như trước đã nói qua, Đại Bổn kinh Phạm Võng này có 61 phẩm. Và phẩm Bồ Tát Tâm Địa đã giảng đây là thuyết minh về Quang Minh Kim Cương Bửu Giới, thường trụ Phật Tánh, là giới pháp của chư Bồ Tát đầu tiên cần phải hết sức tu học.
Nếu như có thể học cho thật kỹ giới pháp này, thì chẳng những có thể thành một vị Bồ Tát danh phù hợp với thật, mà có đối với việc thành Phật cũng nắm chắc trong tay không có điều gì nghi ngờ. Vậy tôi (Pháp Sư giảng kinh) nguyện mong tất cả Phật tử hiện diện trong pháp hội này cùng tất cả những vị không hiện diện, đều nên hết sức cố gắng! Cố gắng!
CHUNG
-----------------------------
C. Phần Phụ Lục
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
CHƯƠNG IV:
KẾT KHUYẾN LƯU THÔNG
PHẦN PHỤ LỤC
CHÚ THÍCH NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỒ TÁT
MỖI NỬA THÁNG DO SA MÔN HOẰNG TÁN LƯỢC THÍCH
KHOA MỤC CỦA NGHI THỨC TỤNG GIỚI
1. Quy kính Tam Bảo.
2. Sách tu (sách tấn đại chúng tu hành)
3. Tác tiền phương tiện (những phương tiện trước khi làm việc)
4. Tụng giới tự (tụng lời tựa pháp Đại Thừa)
5. Kiết vấn.
6. Chánh thức tụng Giới Kinh.
Tham khảo tác giả Nghi Thức Tụng Giới Bồ Tát chưa rõ là người nào. Tuy nhiên, tìm xét trước sau phần nhiều là chép trong kinh văn của Bồ Tát Giới Bổn và Giới Bổn của Nhứt Thiết Hữu Bộ.
Bồ Tát Giới Bổn do ngài Đàm Vô Sấm Pháp Sư ở triều Bắc Lương phiên dịch. Còn giới bổn của Nhứt Thiết Hữu Bộ do ngài Nghĩa Tịnh Tam Tạng Pháp Sư triều Đường, niên hiệu Cảnh Long năm thứ tư phụng chiếu phiên dịch. Căn cứ trong văn lời tựa của Bồ Tát giới này thì nói là ở trong thời kỳ Tượng Pháp.
Vì đức Như Lai diệt độ vào khoảng thời gian một ngàn năm, giáo pháp của Ngài lưu truyền đến Trung Quốc, từ nhà Hán, vua Minh Đế cho đến nhà Tống vua Nhân Tông, năm Tân Mão, giáo pháp của Như Lai phổ biến ở Trung Quốc thời gian một ngàn năm gọi là Tượng Pháp. Từ đó về sau đều gọi là Mạt Pháp.
Theo lời Tựa nói là ở thời Tượng Pháp, là lẽ tất nhiên tác giả không phải thời kỳ Mạt Pháp và nghi thức tụng giới không phải người ở vào triều Đường biên tập mà có thể là người trong Thiên Thai Giáo ở vào cuối đời nhà Đường đầu nhà Tống biên tập vậy.
Đến giờ tụng giới Bồ Tát, đại chúng vân tập, nếu đã lạy Thù Ân thì khỏi phần này, còn không có lạy Thù Ân thì nên lạy thêm trước khi tụng giới.
- Chí tâm đảnh lễ Liên Hoa Đài Tạng thế giới Phạm Võng giáo chủ Lô Xá Na Phật (tam bái).
- Chí tâm đảnh lễ Liên Hoa Đài Thiên Hoa Thượng Phật (tam bái)
- Chí tâm đảnh lễ thiên bá ức hóa thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (tam bái).
- Chí tâm đảnh lễ Phật thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới (tam bái)
Vừa lạy vừa quán tưởng
Pháp tánh như hư không bất khả kiến,
Thường trụ Pháp Bảo thật nan tư,
Ngã kim tam nghiệp như pháp thỉnh,
Duy nguyện hiển hiện thọ cúng dường.
- Chí tâm đảnh lễ Tây Thiên Đông Độ lịch đại tổ sư (tam bái)
Khi sắp tụng giới, trong chúng cử vị nào có khả năng lên tụng giới. Người tụng giới lên pháp tòa bạch đại chúng rằng:
- Tôi Bồ Tát tỳ kheo... khể thủ lễ bái kính bạch đại chúng: Hôm nay chúng tăng sai tôi tụng giới, sợ e có chỗ sai lầm. Vậy cúi mong người đồng tụng từ bi chỉ giáo cho!
1. QUY KÍNH TAM BẢO
Chánh văn
Chúng thọ Bồ Tát giới lắng nghe!
Quy mạng Lô Xá Na,
Mười phương Kim Cương Phật,
Đảnh lễ đức Di Lặc,
Sẽ hạ sanh thành Phật,
Nay tụng ba tụ giới,
Bồ Tát đều lắng nghe.
Lời giảng
“Nam mô” là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Quy Mạng, cũng gọi là Quy Y.
Lô Xá Na, Trung Hoa dịch là Tịnh Mãn, là chỉ Báo Thân Phật.
“Mười phương Kim Cương Phật” là chư Phật trong mười phương thế giới đều nhập Kim Cương đại định, đoạn trừ vô minh vi tế, rốt sau mà thành Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nói về khía cạnh công năng gọi là Kim Cương, còn nói về phương diện sở chứng mệnh danh là Phật.
Phật là giác, gồm tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.
Di Lặc, Trung Hoa dịch là Từ Thị:
Từ Thị Bồ Tát theo Phật xuất gia tạo các bộ luận Đại Thừa như Du Già Sư Địa Luận v.v... Đời sau tổ thuật (bắt chước theo) như chư đại Bồ Tát Mã Minh, Long Thọ... nên tôn xưng Từ Thị Bồ Tát là Tiền Luận Chủ. Tiểu kiếp thứ 10 sau đây, lúc thọ mạng của con người được tám muôn tuổi thì Ngài sẽ hạ sanh xuống nhơn gian thành Phật.
Ba tụ giới:
1. Nhiếp Luật Nghi Giới:
- Giới là ý nghĩa ngăn những sái quấy, dứt trừ các tội ác.
- Nhiếp Luật Nghi là không giới nào chẳng nghiêm trì.
2. Nhiếp Thiện Pháp Giới: không pháp lành nào chẳng tu tập, tu tập pháp lành là tu khắp lục độ, vạn hạnh.
3. Nhiếp Chúng Sanh Giới: không chúng sanh nào chẳng hóa độ.
Năm mươi tám giới này có công năng đoạn trừ tất cả ác pháp là Nhiếp Luật Nghi Giới. Tất cả ác pháp đã đoạn, thì thành tựu các thiện pháp là Nhiếp Thiện Pháp Giới. Ác pháp đã đoạn, thiện pháp đã viên mãn, đương nhiên làm lợi ích cho hữu tình là Nhiếp Chúng Sanh Giới.
- Nhiếp Luật Nghi Giới phần nhiều chủ về công đức bên trong.
- Nhiếp Chúng Sanh Giới thuộc về hóa độ bên ngoài.
- Nhiếp Thiện Pháp Giới kiêm cả bên trong lẫn bên ngoài.
Tại sao vậy?
Vì bên trong dùng thiện pháp tu tập cho chính mình, bên ngoài đem thiện pháp dẫn dắt mọi người. Như thế dưới là hóa độ chúng sanh, giữa thì tu thiện pháp lục độ vạn hạnh, trên thành tựu cực quả của Phật, ác pháp đã hết, thiện pháp được viên mãn.
Nên kinh Bồ Tát Giới Bổn nói: “Thường giáo hóa chúng sanh không bao giờ thấy mệt nhọc, thiện nghiệp đã rốt ráo rồi thì Phật đạo mau thành tựu” là ý này vậy.
Chư Phật mười phương là Phật bảo, Từ Thị Bồ Tát là Đại Thừa Tăng Bảo, ba tụ giới là Đại Thừa Pháp Bảo, vì sắp sửa tụng giới nên trước tiên phải thành kính quy mạng Tam Bảo.
“Bồ Tát đều cùng nghe”: câu này răn nhắc đại chúng nghe giới. Nghĩa là thính chúng hiện tiền, phải cùng nhau nhứt tâm lắng nghe cho kỹ, nghe xong phải tư duy để tu tập.
Chánh văn
Giới như gương báu sáng,
Chiếu rõ tất cả pháp.
Giới như châu Ma Ni
Rưới của giúp kẻ nghèo,.
Thoát khổ mau thành Phật.
Chỉ giới này hơn cả,
Vì thế nên Bồ Tát,
Phải tinh tấn giữ gìn.
Lời giảng
Văn kệ trên từ trong kinh Bồ Tát Giới Bổn chép ra, ý nghĩa như sau:
Tâm địa đại giới có công năng phá trừ sự si mê tăm tối của vô minh trong sanh tử từ vô thỉ trở lại, cho nên dụ như chiếc đèn sáng lớn ở thế gian. Vì phá trừ vô minh trong sanh tử tức thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới.
Tâm địa đại giới này có công năng biện biệt chỉ trì tác phạm (chỉ trì là ngăn dứt những điều ác gọi là trì giới, tác phạm là tạo tác những tội ác gọi là phạm giới). Tất cả các pháp thiện ác đều phân tách rõ ràng, dụ như gương báu sáng trên thế gian, tất cả cảnh vật tốt xấu đều hiện rõ.
Nên trong Tỳ Kheo Giới Bổn nói:
Như người tự soi gương,
Đẹp xấu sanh vui buồn.
Vì có công năng đoạn trừ ác pháp, chứa nhóm thiện pháp, chiếu rõ công đức trí huệ nơi Phật địa, tức thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới.
Ma Ni là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Như Ý. Ma Ni là vua trong các thứ ngọc. Ngọc này sản xuất trong cung Long vương. Người nào được hạt ngọc này tùy theo tâm niệm ưa muốn của chúng sanh, ngọc ấy lưu xuất các thứ thất bảo, kim, ngân v.v... cùng các nhu dụng khác.
Giới này xuất sanh vô lượng thắng định diệu huệ, tất cả thiện pháp thánh tài để cứu giúp những chúng sanh thiếu thốn thiện pháp, như ngọc Ma Ni ở thế gian cứu giúp những người nghèo cùng.
Vì giới này xuất sanh các thánh pháp, cứu giúp sự nghèo cùng cho chúng sanh trong chín cõi, nên thuộc về Nhiếp Chúng Sanh Giới.
Tâm địa đại giới này là diệu thuật thoát ly sanh tử, là pháp tối yếu mau thành bậc Chánh Giác.
Cho nên trong Tỳ Kheo Giới Bổn nói: “Trong tất cả các Luật, Giới kinh là hơn hết. Trong pháp Tiểu Thừa, nhơn thiên, Thanh Văn, Tỳ Kheo Giới Bổn là hơn hết. Trong pháp Bồ Tát Đại Thừa Tâm Địa Đại Giới thì Tam Tụ Tịnh Giới là hơn hết”. Nên nói:
Thoát khổ mau thành Phật,
Chỉ giới này hơn cả.
Hai chữ “cho nên” nghĩa là đã biết Tâm Địa Đại Giới này có đầy đủ công năng như trên, cho nên chư Bồ Tát phải tinh tấn giữ gìn đừng cho có chút trái phạm.
2. SÁCH TU (sách tấn đại chúng tu hành)
Chánh văn
Chư đại đức! Phần mùa Xuân bốn tháng làm một mùa.
Lời giảng
Theo thế gian một năm có bốn mùa, trong Phật pháp một năm chia làm 3 mùa vì bỏ mùa Thu. Việc này có hai nghĩa:
1. Vì mùa Thu là mùa thành tựu: thời kỳ thu hoạch các thứ như ngũ cốc v.v... đều có kết quả. Đức Phật vì muốn phá trừ tâm bảo thủ chấp thường của đệ tử, cho là thường, là vui, nên bỏ mùa Thu không tính.
2. Đức Phật vì các đệ tử khai cho hậu An Cư, lập tháng Ca Đề (Ca Đề là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Mão Tinh, vì từ mười sáu tháng Bảy cho đến Rằm tháng Tám, gặp nhằm sao Mão, cho các vị hậu an cư tiếp tục an cư được thành tựu, và vẫn gọi là Tọa Hạ (kiết hạ), mà không gọi là Tọa Thu).
Vì hai lý do trên, nên bỏ không tính mùa Thu.
Trong đây nói phần:
- Mùa Xuân: từ mười sáu tháng Chạp cho đến Rằm tháng Tư.
- Mùa Hạ từ mười sáu tháng Tư cho đến Rằm tháng Tám.
- Mùa Đông từ mười sáu tháng Tám cho đến Rằm tháng Chạp.
Chánh văn
Nửa tháng đã qua.
Lời giảng
Trong giới bổn của Nhất Thiết Hữu Bộ nói: “Do không buông lung chắc chắn sẽ chứng đắc Như Lai chánh đẳng chánh giác, huống chi các thiện pháp khác như ba mươi bảy phẩm trợ đạo”.
“Nhân lúc còn mạnh khỏe, các ngài phải gắng sức siêng tu pháp lành”: nghĩa là hiện tại đại chúng mỗi người đầy đủ phước duyên, được nghe tụng giới pháp Đại Thừa này phải thừa dịp ngay lúc thân còn khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn này, gắng sức siêng tu các pháp lành.
Hai chữ “tại sao” là lời gạn trở lại, nghĩa là trong đại chúng đã được nghe tụng giới pháp, tại sao không cần cầu tinh tiến tu hành đạo nghiệp, đâu nên an nhiên đợi đến lúc tuổi già suy yếu không thể tiến tu, vô thường đã đến một bên, lại còn mong mỏi thú vui gì?
Chánh văn
Ngày nay đã qua
Mạng sống giảm lần
Như cá cạn nước,
Nào có vui chi!
Lời giảng
Bài tụng trên, hai câu trước Đức Phật chỉ thẳng, hai câu sau lập lại thí dụ. Bài này trong kinh Sơn Diệu chép ra.
Bấy giờ, tại Nam Hải sóng nổi dậy, nước tràn ngập các nơi.
Khi ấy, có ba con cá lớn trôi vào trong kinh mắc cạn. Chúng cùng nhau bàn tính rằng: “Hôm nay chúng ta bị tai nạn này, tuy nhiên nước chưa rút, vậy chúng ta phải thừa dịp lội ngược dòng để trở về biển lớn”.
Nhưng có chiếc ghe nhỏ nằm ngăn chặn, không thể nào bơi qua được.
Con cá thứ nhứt đemn hết sức mình nhảy qua ghe trở về bể cả được an toàn. Con thứ nhì nương theo ghe cố lánh mình theo bờ cỏ mà qua được nên cũng trở về bể cả được an toàn. Con thứ ba khí lực đã hao mòn, nước cũng cạn dần, thế mà nó vẫn ưu du tự tại bơi lội, với cái chết đến một bên mà không hay, không biết. Đức Phật nhơn đó nói bài kệ trên để cảnh tỉnh người đời.
“Ngày nay” tức là chỉ cho ngày hôm nay. Nghĩa là phần hạn của ngày hôm nay nhứt định, đâu có thể gì hy vọng tăng thêm.
Như trong Thạch Sa Tập nói:
Ngày này không lại nữa đâu,
Một phân thời khắc, một phân ngọc vàng.
Ngày này không lại nữa đâu,
Một phân thời khắc, một nhà ngọc châu.
Một ngày đã qua rồi tức mạng sống con người trong ngày ấy bị giảm thiểu trở về sau cho nên nói là “giảm lần”. Ở trong văn kệ Đức Phật chỉ nói ngày, ngày đã như thế, với năm tháng suy theo đó mà hiểu, đâu nên ngồi yên để cho trôi qua kiếp sống mà đợi đến già?
Con cá si mê kia đã ở trong chỗ nước cạn, lại thêm ngày đêm bị gió thổi, bị ánh mặt trời thiêu đốt, thế mà nó vẫn nhởn nhơ bơi lội, cái chết đến một nơi không hay không biết.
Lấy việc con cá mà suy đến toàn nhơn loại đâu có khác gì! Con người trên thế gian này thân tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong xâm lấn lẫn nhau; ngày đêm bức bách, già chết đến một bên còn hơn con cá trong nước cạn thế nên nói: “Nào có vui chi!”
Nếu người nào có thể phát tâm tinh tấn dõng mãnh không chấp trước hai bên (hữu và vô), y theo Trung Đạo, sự lý vô ngại, viên tu viên chứng, khế hợp pháp vô sanh, vượt qua khỏi hai thứ sanh tử (phần đoạn và biến dịch sanh tử) trở về với bổn chơn nguyên, như con cá thứ nhất đem hết sức lực của mình nhảy qua khỏi ghe trở về biển cả.
Còn người nào nếu căn tánh không được như vậy, cần phải y theo giáo pháp tu hành chứng lý Chơn Không, trải qua các giai cấp địa vị, ra khỏi vòng sanh tử trở về Niết Bàn như con cá thứ hai kia đầu đuôi nương theo chiếc ghe lách mình theo bờ cỏ mà qua để trở về biển cả.
Nếu những người biếng nhác, trễ lười, không có tâm mong cầu tiến lên, chỉ ham muốn chút ít dục lạc cõi Nhân Thiên, vô thường đến một bên mà không hay biết thì không khác gì con cá si mê kia ở trong nước cạn vẫn bơi lội nhởn nhơ.
2. TÁC TIỀN PHƯƠNG TIỆN (phương tiện trước khi làm việc)
Chánh văn
Vị tụng giới hỏi: - Chúng nhóm chưa?
Lời giảng
Đại phàm thực hành Yết Ma Bố Tát, tất cả pháp sự, trước tiên cần phải tuân hành những pháp phương tiện sau đây mới được thành tựu, cho nên chúng tăng đồng ở trong một đại giới, thân tâm đều phải đồng nhóm họp một chỗ, để tránh khỏi việc biệt chúng phá tăng cho nên cần phải hỏi trước, nếu chúng đã nhóm nên đáp: Chúng đã nhóm.
Chánh văn
Vị tụng giới hỏi: - Hòa hợp chăng?
Lời giảng
Đồng một pháp sự, chúng Tăng nhóm họp lại một chỗ cần phải thân khẩu không tranh cãi. Những người không đến thì phải dữ dục. Ở trên dù nói chúng đã nhóm họp, nhưng cũng phải phòng ngừa nhân duyên gây gổ tranh cãi vì sợ có chướng ngại cho pháp sự nên kế đó phải hỏi. Nếu chúng hòa hợp thì nên đáp: - Hòa hợp.
Chánh văn
Vị tụng giới hỏi: - Chúng nhóm họp để làm gì?
Lời giảng
Hôm nay chúng nhóm họp để làm những pháp sự gì?
Pháp sự có nhiều điều do chúng Tăng định đoạt nên cần đối trong chúng hỏi việc làm. Hiện nay làm lễ bố-tát thì nên đáp như sau: thuyết giới bố-tát.
Nếu không phải làm lễ bố-tát, nên y theo việc làm mà nói. Có người sau khi chúngTăng nhóm lại, thêm pháp đơn bạch Yết Ma rồi mới kêu sa di Bồ Tát vào, đâu biết rằng giới Bồ Tát rộng thâu tất cả nhơn và phi nhơn (quỷ thần) không hạn cuộc nơi tăng, nên ở không nói thuyết giới yết ma mà nói là thuyết giới bố tát.
Chính trong lúc thọ giới Bồ Tát cũng không có yết ma, chỉ đối trước tượng Phật, Bồ Tát ba lần tác bạch đây tức là Yết Ma. Nếu tỳ kheo làm các yết ma, pháp sự nên gác lại lúc khác. Sau khi bố tát xong, Bồ Tát tỳ kheo trong đây nếu có những người chưa thọ Cụ Túc Giới, bảo phải đi ra mới nên làm pháp Yết Ma.
Chánh văn
Người chưa thọ giới Bồ Tát và không thanh tịnh ra chưa?
Lời giảng
Câu hỏi này chỉ hai hạng người:
1. Chưa thọ tâm địa đại giới.
2. Đã thọ mà phạm giới, nếu:
- Phạm mười giới trọng, mà chưa đúng pháp sám hối để được thấy hảo tướng.
- Phạm một giới khinh mà chưa đối thủ sám hối.
Cả hai đều không cho cùng chúng Tăng làm lễ bố-tát, bảo phải ra khỏi chúng, rời khỏi chỗ thấy nghe.
Nếu không thì nên đáp: Trong đây không có người chưa thọ giới Bồ Tát và người không thanh tịnh.
Chánh văn
Có bao nhiêu vị Bồ Tát không đến chúc thọ, thuyết dục và thanh tịnh (chúc là dặn, thọ là trao gởi, nghĩa là dặn dò, trao gởi ý kiến của mình).
Lời giảng
“Không đến” là không nhóm nhóm họp. “Chúc thọ” là phàm chúng Tăng làm tất cả những pháp sự thân tâm phải đều nhóm họp, mới thành hòa hợp. Nếu có duyên sự như lo việc Tam Bảo, bị bịnh, săn sóc bệnh nhơn v.v... mới khai cho tâm nhóm họp (thân không thể đến được) thì được phép truyền thân khẩu ưng thuận theo việc làm của chúng Tăng mới được thành tựu không chướng ngại cho pháp sự và không có lỗi biệt chúng.
“Thuyết dục” nghĩa là bày tỏ ý muốn của mình đối với việc làm của chúng tăng, đúng như pháp tâm mình ưa thích, nhưng vì có duyên sự... nên không thể đến nhóm họp nếu cần phải họp này cho một người khác truyền tâm khẩu của mình đi đến và chúc thọ chúng Tăng.
Nên đối với những người chúc thọ nói như sau: “Đại đức một lòng nhớ nghĩ, tôi là Bồ Tát giới tỳ kheo đối với việc làm của chúng Tăng đúng như pháp giữ dục và thanh tịnh” (1 lần)
Nếu bịnh nặng nói không được thì nên hiện tướng nơi thân, tay. Người nhận lời chúc thọ kia đem ý muốn của người đi không được đến trong chúng tăng, Khi nghe câu hỏi trên liền oai nghi nghiêm chỉnh tác bạch rằng: “Đại đức Tăng lắng nghe cho! Bồ Tát giới tỳ kheo... tôi nhận dữ dục và thanh tịnh. Thầy ấy đối với việc làm đúng pháp của chúng Tăng dữ dục và thanh tịnh” (1 lần)
Nếu chẳng phải làm lễ bố-tát, chúng Tăng làm yết ma pháp sự khác thì bớt hai chữ “thanh tịnh”; nhưng hiện tại làm lễ bố-tát cũng không được riêng nói “thanh tịnh” vì lúc Bố-tát hay làm các pháp sự khác, cần phải nói “dữ dục và thanh tịnh”, vì mình không có tội và được thanh tịnh, mới cho cùng chúng Tăng bố-tát.
3. TỤNG LỜI TỰA CỦA GIỚI BỒ TÁT
Chánh văn
Chư đại đức chắp tay chí tâm lóng nghe: Nay tôi sắp tụng lời tựa về giới pháp Đại Thừa của chư Phật, đại chúng lẳng lặng lóng nghe. Trong đây vị nào biết mình có tội phải sám hối. Sám hối thời được an vui. Không sám hối thời tội lỗi càng thêm nặng. Người không có lỗi thời yên lặng! Vì yên lặng nên biết đại chúng thanh tịnh.
Lời giảng
Ở chánh văn câu đầu nói, nghe, có hai việc:
1. Chắp tay cung kính chí thành mà nghe.
2. Không phạm tội được thanh tịnh mới cho nghe.
“Chư Phật tử v.v...” là chỉ tứ chúng Phật tử hiện tiền đang nghe giới. Lời tựa về giới pháp Đại Thừa của chư Phật tử là tâm địa đại giới này do chư Phật trong ba đời đồng tuyên thuyết, vượt lên trên giới pháp Tiểu Thừa, nên gọi là giới pháp Đại Thừa. Chữ “tựa” có nghĩa là manh mối, là nguyên do manh mối của một bộ kinh.
“Chúng nhóm” có hai ý nghĩa:
- Thân căn hòa hợp nhóm lại một chỗ.
- Chí tâm lẳng lặng mà nghe giới.
Sám hối thời được an vui là vì nếu vị nào tự biết mình có phạm tội thì trước khi làm lễ bố-tát nên đúng như pháp phát lồ sám hối tội lỗi, mới cho nghe giới. Vì đã đúng như pháp sám hối thì thân tâm thanh tịnh. Do thanh tịnh nên được an vui, đời sau không bị đọa trong tam đồ, cho đến được hưởng thọ đại lạc của cảnh giới Niết Bàn.
Trái lại, nếu không phát lộ sám hối, che giấu trong một đêm, thì phạm tội khinh cấu cho nên nói tội càng thêm nặng.
Nếu người chưa thọ Ngũ Giới thì không được truyền trao giới Bồ Tát cho người (khi tụng giới cần phải tụng âm thinh cho rõ ràng, mỗi chữ rõ ràng không chậm, không mau. Vì chậm thì mất thì giờ chúng ngồi mỏi mệt, sanh phiền não, mau thì nghe không kịp, không thể lãnh hội. Cũng không nên tụng tiếng kéo dài như hát xướng, ca vịnh).
Chánh văn
Sau khi Đức Phật diệt độ trong thời Mạt Pháp, nên phải tôn kính Ba La Đề Mộc Xoa chính là giới pháp này. Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như bịnh được lành, như người tù được thả, như kẻ đi xa được về nhà. Nên biết rằng giới pháp này là đức thầy sáng suốt của đại chúng, không khác Đức Phật còn ở đời.
Lời giảng
Đoạn kinh văn trên là dặn dò, nhắc nhở đại chúng thời Mạt Pháp đối với pháp của Như Lai phải hết lòng tôn kính như bậc thầy sáng suốt của mình.
Trong Phật pháp chia làm ba thời kỳ:
- Chánh Pháp: Sau khi đức Như Lai nhập diệt, một ngàn năm đầu là thời kỳ chánh pháp. Thời này người bẩm thọ giới pháp và tu hành mà được chứng Thánh Quả.
- Tượng Pháp: Một ngàn năm thứ hai là thời Tượng Pháp. Chữ Tượng là tương tợ. Nghĩa là thời kỳ này, có giáo pháp, có người thực hành tương tợ với thời kỳ Chánh Pháp nhưng đa số không thể chứng đắc Thánh Quả.
- Mạt Pháp: thời kỳ Chánh Pháp và Tượng Pháp đã qua rồi, hiện nay nhằm vào thời Mạt Pháp. Thời kỳ này dù có người bẩm thọ giáo pháp, nhưng phần nhiều không chịu tu hành. Dù có tu hành cũng không thể chứng đắc Thánh Quả.
Ba La Đề Mộc Xoa là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Bảo Giải Thoát, nghĩa là bảo đảm chắc chắn cho hành giả được thoát sanh tử mà chứng đắc bốn đức Niết Bàn: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
Giới pháp này là chiếc đèn lớn Đại Thừa chánh pháp phá trừ phiền não tối tăm cho chúng sanh, nên dụ như đi đêm tối gặp đèn sáng. Giới này đầy đủ vô lượng công đức pháp tài, làm tư lương phước đức trí huệ cho chư Bồ Tát, cho nên dụ như người nghèo được của báu.
Giới này có công năng trị liệu tam độc, ác nghiệp tội báo cho tất cả chúng sanh, nên dụ như bệnh được lành. Giới này đầy đủ các diệu dụng giải thoát, có công năng trừ diệt bao nhiêu thống khổ, cột trói chúng sanh trong lao ngục tam giới nên dụ như người tù được thả.
Giới này có công năng ngăn dứt dòng sanh tử lưu chuyển trong nhiều kiếp của tất cả chúng sanh, đưa chúng sanh vào thành lớn Niết Bàn, dụ như kẻ đi xa được về nhà.
Năm thí dụ trên là tán thán công năng của giới pháp Đại Thừa.
Đại Sư là chỉ cho Bổn Sư Thích Ca Như Lai, vì lúc Như Lai sắp Niết Bàn, ngài A Nan thỉnh vấn đức Phật rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Khi Ngài còn tại thế, chúng con lấy Ngài làm thầy. Sau khi đức Như Lai diệt độ, chúng con lấy ai làm thầy?”
Đức Phật dạy: “Này A Nan! Sau khi ta diệt độ, các ông nên lấy Ba La Đề Mộc Xoa làm thầy”.
Vì thế nên kinh văn dạy: “Nên biết rằng giới pháp này là Đức Thầy sáng suốt của đại chúng, không khác Đức Phật còn tại thế”.
Hiện tại đại chúng đối với giới pháp tôn trọng, nương theo tu hành giống như Phật còn tại thế không khác, nên trong Bồ Tát Giới Bổn Nghĩa Sớ thuyết minh: “Giới Bồ Tát là phương tiện đầu tiên chuyên chở các thiện pháp, là quân trận tiền tuyến đẩy lui ác tặc, thẳng tiến tới trước mà về Niết Bàn. Cội gốc sanh tử do giới này mà có thể hết hẳn”.
Hành giả Thanh Văn là người tu theo hạnh Tiểu Thừa, với Ba La Đề Mộc Xoa hãy còn hết lòng kính trọng. Đại sĩ là người có bản hoài tự lợi lợi tha, với giới pháp đâu nên không nghiêm trì?
Thế nên trong ngoài hai chúng Phật tử đều hết lòng kính thờ, tận tâm vâng giữ. Vì giới pháp này là thắng nhơn đưa hành giả đến vô thượng Phật quả, nên hàng Phật tử đối với giới pháp phải hết lòng tôn kính như Đức Phật.
Chánh văn
Nếu không có lòng sợ tội thời tâm lành khó nẩy nở, cho nên trong kinh có lời dạy: “Chớ xem thường những lỗi nhỏ mà cho là không họa hại, như giọt nước kia dù nhỏ nhưng dần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút mà phải cả nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một phen bị đọa lạc mất thân người thời muôn kiếp khó đặng lại”.
Lời giảng
Bài kệ trên trích trong kinh Pháp Cú, nguyên văn như sau:
Vật khinh tiểu tội dĩ vi vô ương,
Thủy đích tuy vi tiệm dinh đại khí,
Sát na tạo tội ương đọa vô gián,
Nhất thất nhơn thân vạn kiếp bất phục.
Dịch:
Đừng khinh tội nhỏ cho là vô hại,
Giọt nước dù nhỏ dần đầy chum lớn,
Tạo tội (trong) sát na bị đọa vô gián,
Thân người mất rồi muôn kiếp khó được.
Ý bài kệ răn nhắc hàng Phật tử biết rõ lý nhân quả không bao giờ sai lạc. Tâm sợ tội khó sanh, tâm lành khó nẩy nở.
Giọt nước là dụ cho những tội nhỏ, nghĩa là những giọt nước kia dù nhỏ mà ngày đêm chảy mãi cũng đầy chum to. Cũng thế, nếu với lỗi nhỏ khinh thường phạm mãi, chứa nhóm thành nhiều, đầy dẫy thân tâm, cho nên Bồ Tát hộ trì giới cấm: với tội khinh xem như tội trọng, hết lòng kính sợ, gìn giữ không dám trái phạm.
Tiếng Phạn gọi là sát-na, Trung Hoa dịch là Nhất Niệm: chỉ cho thời gian rất nhanh, rất ngắn. Trong kinh thí dụ như khoảnh khắc vị đại lực sĩ khảy móng tay một cái, có sáu mươi lăm sát na, trong một sát na có chín trăm lần sanh diệt. Ý nói tạo tội thời gian rất nhanh mà sau khi xả thân đọa vào địa ngục Vô Gián thọ khổ quả thời gian hết sức lâu dài. Từ địa ngục thoát khỏi lại đọa vào ngạ quỷ, súc sanh trôi lăn trong ba cõi, qua lại trong sáu đường, chịu nghìn muôn lần sanh tử, khó tái phục nhơn thân, nên nói “muôn kiếp khó được lại”.
Chánh văn
Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô thường mau hơn nước dốc. Ngày nay dẫu còn khó bảo đảm được ngày mai.
Lời giảng
Sức lực sắc thân của người mỗi ngày một suy yếu, đổi thay từng sát na không dứt, cho nên dụ như ngựa phi qua kẽ hở nhanh chóng dị thường.
Hai chữ vô thường là nghĩa dời đổi không tạm ngừng. Thân mạng con người cũng thế, đổi thay trong mỗi niệm, sự nhanh chóng ấy còn hơn nước trên dốc núi chảy xuống. Đã là vô thường thì thân của con người ở trong hô hấp khó biết được, nghĩa là hơi thở ra mà không trở vào đã qua đời khác. Hơn nữa, ngày nay dù còn sống đây nhưng ngày mai nào có chắc.
Chánh văn
Đại chúng! Mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn, chớ biếng nhác, trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật, tham thiền, chớ để thời gian luống qua vô ích mà sau này phải ăn năn. Đại chúng! Mỗi người nên nhất tâm cung kính y theo giới này, như pháp tu hành, cần nên học tập.
Lời giảng
Đoạn kinh văn trên hai lần nhắc nhở đại chúng. Lần thứ nhất nhắc nhở rằng: Mỗi người nên nhứt tâm cần cầu tinh tấn v.v... nghĩa là răn nhắc đại chúng phải tinh tấn tu học, đừng để tấc bóng quang âm vàng ngọc trôi qua một cách luống uổng nên ban ngày phải tụng kinh, niệm Phật, lạy Phật, và nghiêm tầm kinh luật, đêm đến lúc đầu hôm và khuya phải nhiếp tâm tọa thiền niệm Phật. Nửa đêm chỉ tạm nghỉ để dưỡng thần, không nên buông lung ngủ nghỉ cho nhiều mà sanh các tội lỗi.
Điều duy nhứt là tất cả thời phải chuyên tâm nhất ý niệm danh hiệu của Từ Phụ A Di Đà Phật để cho tội diệt phước sanh, căn lành tăng trưởng, đến khi xả thân được vãng sanh Cực Lạc, thoát hẳn luân hồi.
Lần thứ hai nhắc nhở rằng: mỗi người phải hết sức thận trọng giữ gìn thân tâm cho thanh tịnh, y theo tâm địa đại giới mà tu hành, siêng năng học tập, y như lời Phật dạy mà hành trì, đừng để cho tạp niệm xen vào, cho nên gọi là “nhất tâm”.
5. KIẾT VẤN
Chánh văn
Chư Đại Đức! Nay là ngày thứ mười bốn, mười lăm có trăng (không trăng) v.v... cho đến câu: Nay xin hỏi trong đại chúng đây được thanh tịnh không? (3 lần)
Lời giảng
Nếu vị nào phạm tội khinh cấu mà quên, hôm nay nghe ba phen hỏi, nhớ lại lập tức nên đối với đại chúng phát lồ sám hối, khi được thanh tịnh rồi mới có thể nghe giới.
Nếu tự biết mình có phạm tội mà vẫn im lặng thì phạm thêm tội cố ý vọng ngữ. Cho nên lúc tụng giới, ba lần hỏi trên là để cho đại chúng dùng gương tự soi lấy mình.
Như ngay trong lúc này, đối với đại chúng sám hối e làm náo loạn trong khi bố-tát thì cần phải đối với vị ngồi gần mình mà phát lồ tội lỗi đã phạm.
Hoặc là trong tâm nên tự nghĩ: chờ Bồ Tát xong sẽ đúng pháp mà sám hối. Thực hành như thế mới được phép nghe giới. Nếu tự nhớ mình có phạm mười giới trọng phải rời khỏi chỗ ngồi ra ngoài, chờ chúng Tăng bố-tát xong, phải đối với người hiểu pháp luật, hết lòng thành kính phát lồ, buồn khóc rơi lệ, thỉnh cầu chỉ giáo phương pháp diệt tội. Ba chữ “vì im lặng” là chứng tỏ thanh tịnh.
Chánh văn
Thưa đại chúng! Trong đây thanh tịnh vì im lặng, việc này xin nhận biết như vậy.
Lời giảng
Câu: Việc này xin nhận biết như vậy chứng tỏ người tụng giới đối với việc ấy rõ biết không quên. Đã ba phen gạn hỏi, trong chúng đều thanh tịnh, vì thanh tịnh nên im lặng. Do sự im lặng của đại chúng nên hôm nay, tôi đối trước việc này, tôi rõ biết như vậy chớ không quên, biết đại chúng thanh tịnh mới có thể vì đại chúng tụng giới kinh.
6. CHÁNH THỨC TỤNG GIỚI KINH
Chánh văn
Tụng Bồ Tát Tâm Địa phẩm hạ từ câu “nhĩ thời...” cho đến câu “cộng thành Phật đạo”.
Lời giảng
Nếu khi tụng giới có nạn duyên cũng cần tụng đủ mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh thì nên nói là mười giới trọng Ba La Đề Mộc Xoa hôm nay sẽ tụng, đến bốn mươi tám giới khinh hôm nay sẽ tụng. Như thế mỗi mỗi tụng đủ năm mươi tám giới.
Lại sợ e gặp trường hợp nạn duyên bức bách thì nên tụng lược toàn văn năm hay sáu giới trong mười giới trọng, còn những giới kia và bốn mươi tám giới khinh, chỉ tụng danh mục của mỗi giới cũng được.
Hiện nay, những tòng lâm ở các nơi phần nhiều buổi mai đại chúng tụng giới kinh, buổi chiều làm lễ Bố Tát thì lược tụng danh mục của giới tướng. Như Đại Thừa và Tiểu Thừa đều làm lễ bố tát, nếu tụng luôn hai giới bổn sợ thời gian không kịp thì nên chia ra hai buổi, mai tụng giới tỳ kheo, chiều tụng giới Bồ Tát.
Trường hợp chúng đông khó nhóm thì ngày mười bốn tỳ kheo làm lễ bố tát, ngày mười lăm Bồ Tát làm lễ bố tát.
Khi tụng giới xong, vị tụng giới sau khi xuống pháp tòa, kính tạ đại chúng như sau:
“Tôi Bồ Tát giới tỳ kheo thành tâm kính tạ đại chúng. Hôm nay chúng tăng sai tôi tụng giới, ba nghiệp không tinh tấn, trong khi tụng giới văn không thông suốt làm cho đại chúng ngồi lâu mất thì giờ lại mệt mỏi. Cúi xin đại chúng từ bi bố thí hoan hỷ cho...”
-----------------------------
PHẠM VÕNG KINH BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Chương II: CHÁNH THÍCH KINH VĂN
(Chánh thức giải thích kinh văn)
DẪN NHẬP:
Trước khi đi vào phần giải thích kinh văn quyển Hạ, chúng tôi xin trình bày sơ lược về sự sai biệt trong vấn đề phân chia ranh giới giữa quyển Thượng và quyển Hạ của bộ kinh Phạm Võng.
Căn cứ vào các bộ chú sớ của chư thượng đức còn lưu trữ trong các bộ kinh tạng để nghiên cứu thì có những điểm bất đồng quan trọng trong sự phân chia này:
- Theo bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Thuật Ký của Thắng Trang Pháp Sư triều nhà Ðường soạn.
- Bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Chú của Pháp Sư Huệ Nhân triều nhà Tống soạn.
- Bộ Phạm Võng Kinh Trực Giải của Tịnh Quang Pháp Sư triều Minh soạn.
- Bộ Phật Thuyết Phạm Võng Kinh Thuận Thù của Ðức Ngọc Pháp Sư triều nhà Thanh soạn.
Quyển Hạ bộ Phạm Võng Kinh bắt đầu từ câu: “Nhĩ thời, Lô Xá Na Phật vị thử đại chúng lược khai bá thiên hằng hà sa bất khả thuyết pháp môn” (lúc bấy giờ, Ðức Phật Lô Xá Na vì đại chúng trong pháp hội, lược giảng vô số pháp môn không thể tính kể như số cát của trăm ngàn muôn ức sông Hằng).
- Theo bộ Phật thuyết Phạm Võng Kinh Hợp Chú do Trí Húc Ðại Sư triều Minh soạn.
- Bộ Phật Thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Phẩm Hạ Lược Sớ do Hoằng Tán Ðại Sư triều Minh thuật.
Quyển Hạ bộ kinh Phạm Võng bắt đầu từ câu: “Nhĩ thời, Thích Ca Mâu Ni Phật tùng sơ hiện Liên Hoa Ðài Tạng thế giới, Ðông phương lai nhập thiên vương cung trung...” (Lúc bấy giờ, đức Thích Ca Mâu Ni Phật từ lúc sơ khởi, hiện thân nơi thế giới Liên Hoa Ðài Tạng, qua phương Ðông đến tại cung của thiên vương...)
- Theo bộ Phạm Võng Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ của Quán Ðảnh Ðại Sư ký lục, do tổ Trí Giả triều nhà Tùy giảng.
- Bộ Phạm Võng Bồ Tát Giới Kinh Sớ San Bổ của Minh Khoán Pháp Sư triều nhà Ðường soạn.
- Bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Sớ của Pháp Tạng Pháp Sư triều nhà Ðường soạn.
- Bộ Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Sớ của Nghĩa Tịnh Pháp Sư triều nhà Ðường thuật v.v...
Quyển Hạ của bộ kinh Phạm Võng bắt đầu ở phần Văn Tụng: “Ngã kim Lô Xá Na, phương tọa Liên Ðài Tạng..” (Nay ta là Lô Xá Na, đang ngồi trên đài Liên Hoa...)
Vì có nhiều bộ chú sớ hiện còn lưu giữ trong các Ðại Tạng Kinh không thống nhất nhau về vấn đề phân ranh giới giữa quyển Thượng và quyển Hạ trong kinh Phạm Võng nên chúng ta hiện nay không thể lấy giả thuyết nào làm căn cứ chính xác. Ðây là một vấn đề khó phán đoán và quyết định.
Theo các bổn kinh Phạm Võng hiện đang lưu hành thì quyển Hạ bắt đầu từ đoạn kinh văn: “Nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật...” Và người giảng cũng xin bắt đầu từ đoạn này. Xin chư Phật tử lưu ý, từ phần này trở đi, là phần chính thức giải thích kinh văn.
Kinh điển gồm ba phần:
- Tự phần.
- Chánh Tông phần.
- Lưu Thông phần.
Nhưng vì phần giảng kinh này thuộc về quyển Hạ nên về mặt hình thức không hội đủ ba phần, nên tôi (pháp sư giảng kinh) vẫn phân làm ba đoạn:
- Tự thuyết giới duyên (nhơn duyên Ðức Phật thuyết pháp).
- Chánh thuyết giới tướng (chánh thức tuyên nói giới tướng).
- Kết khuyến lưu thông (kết thúc và khuyên lưu hành kinh).
A. TỰ THUYẾT GIỚI DUYÊN (nhân duyên thuyết giới)
A.1. THẬP XỨ THUYẾT PHÁP (thuyết pháp mười nơi)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật...” cho đến câu “...kỳ trung thứ đệ thập trụ xứ thuyết pháp”.
2. Dịch nghĩa:
Bấy giờ, đức Thích Ca Mâu Ni Phật từ lúc sơ khởi, hiện thân nơi thế giới Liên Hoa Ðài Tạng, sau đó qua phương Ðông, đến tại cung của Thiên Vương, diễn nói kinh Ma Thọ Hóa. Sau rốt, Ngài giáng sanh nơi cõi Nam Diêm Phù Ðề tại nước Ca Di La. Vua Tịnh Phạn là thân phụ và hoàng hậu Ma Gia là sanh mẫu. Nhũ danh của Ngài là Tất Ðạt Ða, Ngài xuất gia bảy năm, ba mươi tuổi thành đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật. Từ bửu tòa Kim Cương Hoa Quang, nơi đạo tràng Tịch Diệt, nhẫn đến nơi cung của Ðại Tự Tại Thiên Vương, trong mười nơi ấy, Ðức Phật tuần tự ngự đến thuyết pháp.
Lời giảng:
Quyển Thượng kinh Phạm Võng chủ yếu thuyết minh việc có từ ngàn Ðức Phật Thích Ca đến trăm ngàn ức Ðức Phật Thích Ca tuyên thuyết pháp môn Tâm Ðịa của Bồ Tát ở ngàn trăm ức thế giới trong mười phương.
Quyển Hạ kinh Phạm Võng thuyết minh về việc Ðức Phật Thích Ca ngự nơi thế giới Ta Bà này, vì các đại chúng giảng nói pháp môn Tâm Ðịa của Bồ Tát.
Vì thế, chữ “nhĩ thời” (bấy giờ) trong kinh có nghĩa chỉ thời gian lúc ngàn trăm ức Ðức Phật Thích Ca ở trong trăm ngàn ức thế giới giảng nói pháp môn Tâm Ðịa đã hoàn tất.
Chư cổ đức cũng có vị đem hai chữ “nhĩ thời” giải thích là thời gian từ nơi Thể mà khởi Dụng. Nghĩa là: Ngàn trăm ức Phật Thích Ca từ nơi chỗ Phật Lô Xá Na sau khi nghe pháp môn Tâm Ðịa của Bồ Tát, trở lại thị hiện nơi thế giới Ta Bà, vì tất cả chúng sanh ở cõi này tuyên thuyết pháp môn Tâm Ðịa của Bồ Tát. Ðây tức là sự diệu dụng từ bản thể mà phát khởi ra.
Năm chữ “Thích Ca Mâu Ni Phật” như mọi người đều biết là đức Giáo Chủ thế giới Ta Bà mà cũng là đức Bổn Sư của chúng ta.
Thích Ca Mâu Ni Phật là đức hiệu cỉa Phật. Phật vốn có nhiều thứ công đức bất đồng, thế nên đức hiệu cũng có nhiều tên khác nhau. Nhưng hiện tại gọi là Thích Ca Mâu Ni thể hiện ý nghĩa Ðức Phật xuất hiện ở thế giới Ta Bà này, đản sanh vào giòng họ một vị vua trong một quốc độ (chỉ cho xứ Ấn Ðộ). Danh hiệu của Ngài do phụ hoàng và mẫu hậu đặt. Thích Ca là họ, Mâu Ni là tên của Ðức Phật.
Thích Ca là họ của hoàng tộc, Trung Quốc dịch là Năng Nhân hoặc Năng Nhu, lại có chỗ dịch là Trực Lâm.
Chữ Nhân có nghĩa là Nhẫn. Hai chữ Năng Nhân có nghĩa là Năng Nhẫn.
Ví như có người tán thán công đức thiện hạnh của Ðức Phật, Ðức Phật quyết không bao giờ vì sự tán thán ấy mà thể hiện thái độ kiêu căng, tự đắc, hoan hỷ. Trái lại, giả sử có người phê bình những điểm không đúng của Phật, Phật cũng tuyệt đối không bao giờ cảm thấy không vui. Thế nên, đối với những điều vui mừng, buồn giận, trong tâm hoàn toàn không xao động, không ảnh hưởng, nên gọi là Năng Nhân.
Mâu Ni là đức hiệu của Thánh Giả, Trung Quốc dịch là Tịch Mặc. Ðây là danh từ phụ hoàng đặt cho Ngài. Sự việc này, trong kinh đề cập như vầy: “Chính lúc Bổn Sư Thích Ca còn làm vị Thái Tử. Lần nọ, Ngài tham dự đại hội của triều đình do hoàng tộc Thích Ca tổ chức. Khi đại hội sắp khai mạc, vì số người tham dự quá đông, nên không khí đại hội ồn ào, huyên náo một cách dị thường. Nhưng khi Thái Tử vừa đến thì tất cả những người tham dự đại hội đều đột nhiên im lặng. Cả đại hội đông người như thế mà không một tiếng nói phát ra, tất cả đều im bặt. Phụ hoàng của Ngài trông thấy cảnh tượng ấy, nội tâm dâng lên niềm cảm khái phi thường, liền đặt cho Thái Tử đức hiệu Mâu Ni”.
Họ của hoàng tộc hợp với đức hiệu của Ngài thành danh từ Thích Ca Mâu Ni. Bốn chữ này thông thường giải thích như vậy.
Nhưng cũng có người đứng trên lập trường tôn giáo mà giải thích: Thích Ca gọi là Năng Nhân, là tiêu biểu cho tâm đại bi của Phật. Dù Phật đã chứng đắc Niết Bàn một cách rốt ráo, nhưng vì tâm đại bi từ mẫn, Ngài không thể đành lòng để cho tất cả chúng sanh trầm luân trong sanh tử, không tìm được phương pháp nào để được an trụ trong cảnh Niết Bàn. Cho nên, Ðức Phật dù đã an trụ trong cảnh Niết Bàn, lại phải từ Niết Bàn tịch tịnh, đi vào cõi sanh tử luân hồi cứu độ chúng sanh.
Mâu Ni là Tịch Mặc, biểu thị cho đại trí của Phật, tượng trưng tâm tịch nhiên, mặc nhiên của Phật. Mặc dù Ngài đi vào cõi sanh tử để cứu độ chúng sanh, nhưng do nơi đại trí huệ rộng sâu của Ngài, Ngài đã thấu rõ sanh tử là bể khổ mênh mông, hoàn toàn hư giả, không gì chân thật, dường như mộng huyễn. Cho nên, Ngài dù ở trong cảnh sanh tử, mà vẫn không trụ trong sanh tử, không bị sanh tử làm loạn động, vẫn an trụ trong cảnh giới tịch nhiên, mặc nhiên.
Căn cứ vào đây thì thấy rằng bốn chữ Thích Ca Mâu Ni là hình ảnh của một vị Phật, biểu thị đầy đủ tính chất Bi, Trí song vận của một bậc Ðại Giác. Ngài được tôn xưng là Thích Ca Mâu Ni chính vì như vậy.
Tiếp theo đây, xin giải thích ba câu: “Tùng sơ hiện Liên Hoa Ðài Tạng thế giới, Ðông phương lai nhập Thiên Vương cung trung, thuyết Ma Thọ Hóa kinh dĩ” – (từ lúc sơ khởi, hiện thân nơi thế giới Liên Hoa Ðài Tạng, rồi qua phương Ðông đến tại cung của Thiên Vương, diễn nói kinh Ma Thọ Hóa).
Liên Hoa Ðài Tạng thế giới chỉ cho Hoa Tạng thế giới trong kinh Hoa Nghiêm thường nói đến, cũng có chỗ gọi là Hoa Nghiêm Hải Tạng thế giới. Căn cứ theo kinh Hoa Nghiêm thuyết minh: “Hoa Tạng thế giới ở trong Ðại Hương Thủy Hải. Trong Ðại Hương Thủy Hải này có một thế giới mà hình tượng giống như một đài hoa sen, cho nên gọi là Liên Hoa Ðài Tạng thế giới”.
Nếu chỉ là ý nghĩa như vậy thì cũng đủ, tại sao lại phải gọi là Liên Hoa Ðài Tạng thế giới?
Chúng ta nên biết rằng, chữ Tạng nghĩa là ẩn chứa, bao dung, biểu thị cho mười phương pháp giới được bao dung, hàm tàng trong Liên Hoa Ðài Tạng thế giới. Cho nên thêm chữ Tạng vào danh từ Liên Hoa Ðài và gọi đầy đủ là Liên Hoa Ðài Tạng thế giới.
Trong kinh Hoa Nghiêm thuyết minh: “Hoa Tạng thế giới có nhiều lớp, hết lớp này đến lớp khác. Trong mỗi lớp có hai mươi lớp nữa, đều thuộc Hoa Tạng thế giới. Cõi Ta Bà của chúng ta hiện đang cư trú thuộc về lớp thứ 13 của 20 lớp trong Hoa Tạng Hải thế giới; đồng thời, thế giới Ta Bà nằm ở mạn Ðông của thế giới Liên Hoa Ðài Tạng nên gọi là phương Ðông”.
Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật vốn ở nơi Liên Hoa Ðài Tạng thế giới, nghe đức Lô Xá Na giảng pháp môn Tâm Ðịa của Bồ Tát. Sau khi nghe xong, Ngài từ biệt Ðức Phật Lô Xá Na, trở về phương Ðông, đến cung của Thiên Vương. Như vậy, thế giới Liên Hoa Ðài Tạng là nơi đức Bổn Sư Thích Ca đến, và cung của Thiên Vương là nơi Ðức Bổn Sư trở về.
Trước tiên, Ðức Bổn Sư cáo biệt đức Lô Xá Na nên kinh nói là “sơ” (trong bản Việt văn gọi là “sơ khởi”). Sau đó, Ngài xuất hiện nơi thế giới Ta Bà, cho nên nói là “hiện” (bản Việt văn gọi là “hiện thân”).
Ba chữ Thiên Vương Cung trong câu: “Lai nhập thiên vương cung trung”, có chỗ nói là Ma Hê Thủ La thiên cung, nhưng đa số nói là Ðâu Suất Thiên Cung (cung của thiên vương cõi trời Ðâu Suất) vì căn cứ vào trong kinh nói, mỗi Ðức Phật trước khi hạ sanh xuống nhân gian thành Phật đều cư trú ở cung trời Ðâu Suất.
Ðâu Suất là tầng trời thứ tư của cõi Dục, chia ra làm hai phần:
- Ngoại viện: là nơi cư trú của phàm phu thiên, cùng tất cả thiên nhơn thông thường của cõi trời Ðâu Suất. Tất cả chư vị cõi này còn thọ hưởng dục lạc.
- Nội viện: nơi cư trú của vị Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát và tất cả Bồ Tát khác.
Như đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta, khi chưa hạ sanh trong nhân gian, tất nhiên là cư trú nơi Ðâu Suất nội viện. Ðức Di Lặc Bồ Tát đương lai hạ sanh thành Phật, hiện nay Ngài cũng vẫn cư trú nơi Ðâu Suất nội viện.
Căn cứ theo sự giới thiệu trong kinh Phật, chẳng những Bồ Tát Thích Ca cùng Bồ Tát Di Lặc thường ngự ở Ðâu Suất nội viện để sau đó hạ sanh xuống nhân gian thành Phật, mà đại phàm, tối hậu thân của chư vị Bồ Tát sắp hạ sanh xuống thế gian, đều an trú Ðâu Suất nội viện.
Trong Phật pháp thường đề cập ba cõi, 28 từng trời, chư Thiên ở cõi Sắc giới và Vô Sắc giới. Những phần này hãy tạm gác qua, riêng cõi Dục Giới có 6 tầng trời:
1. Trời Tứ Thiên Vương.
2. Trời Ðao Lợi.
3. Trời Dạ Ma.
4. Trời Ðâu Suất.
5. Trời Hóa Lạc.
6. Trời Tha Hóa Tự Tại.
Tối hậu thân của Bổ Xứ Bồ Tát do nguyên nhân nào mà không an trú ở năm cõi Trời kia, lại riêng ngự nơi cõi trời Ðâu Suất Ðà?
Ðối với vấn đề này, trong kinh từng nói rõ:
- Chư Thiên ở ba cõi trời Tứ Thiên Vương, Ðao Lợi Thiên và Dạ Ma Thiên, suốt ngày chỉ đam mê say đắm trong việc hưởng thọ khoái lạc cảnh ngũ dục, không bao giờ hay biết, hay nghĩ tưởng đến sự việc phải làm thế nào để thoát ly sanh tử. Cả đến chư Thiên ở cõi trời Hóa Lạc và Tha Hóa Tự Tại cũng để hết tâm chí buông lung theo cảnh ngũ dục, không biết, không hay, cũng không từng nghĩ đến phải làm cách nào mong cầu thoát ly sanh tử.
Vì lý do ấy, tối hậu thân Bồ Tát quyết không cư trú nơi các cõi ấy. Từ ngữ Ðâu Suất Ðà là âm Phạn, Trung Quốc dịch là Tri Túc Thiên, nghĩa là:
- Chư thiên ở cõi trời này đều có ý niệm tri túc, tiết chế đối với sự hưởng thọ cảnh ngũ dục. Chư vị đối với cảnh ngũ dục không chìm đắm, say mê, cũng không buông lung theo chúng.
- Chư thiên phàm phu ở cõi này còn được như thế, nói chi đến nội viện là nơi cư trú của Thánh Nhân, đương nhiên không bao giờ bị cảnh ngũ dục làm mê hoặc.
Vì lẽ đó, tối hậu thân Bồ Tát đều cư trú nơi Ðâu Suất thiên cung.
Lại có một thuyết nữa:
- Ba cõi bên dưới của Dục Giới thì cực kỳ buông lung theo ngũ dục, trong khi hai cõi Trời bên trên thì căn cơ lại quá ám độn. Chư Thiên cõi Trời Ðâu Suất ly khai được cả hai thứ đại hoạn nói trên. Vì thế, Bồ Tát đã sợ nơi buông lung, chán nhàm nơi độn căn, cho nên chỉ cư trú ở Ðâu Suất nội viện, mà không cư trú nơi các cõi Trời khác.
Tối hậu thân Bồ Tát an trú trong cung thiên vương Ðâu Suất nội viện, không phải ở yên trong ấy, đợi đến ngày hạ sanh xuống nhân gian thành Phật, mà là ngự trong ấy, chủ yếu vì chư Bồ Tát và tất cả chúng sanh được vãng sanh lên Nội Viện, giảng nói Phật Pháp.
Cho nên chúng ta thấy trong Phật Pháp từ trước đến nay vẫn đều thường đề cập đến thuyết Ðâu Suất Tịnh Ðộ, khuyên mọi người phát nguyện vãng sanh Ðâu Suất Tịnh Ðộ, để được thân cận với đức Di Lặc Bồ Tát đương lai hạ sanh. Vì thế, chư cổ đức Trung Quốc vãng sanh lên Ðâu Suất nội viện cũng rất nhiều.
Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi từ biệt Ðức Phật Lô Xá Na, trước tiên Ngài đến cung của thiên vương ở thế giới Ta Bà, nơi phương Ðông của Hoa Tạng thế giới, thuyết pháp hóa độ chúng ma, khiến cho chúng tiếp thọ được sự giáo hóa.
Ma tiếng Ấn Ðộ gọi là Ma La, Trung Quốc dịch là Sát Giả; nghĩa là nó có khả năng sát hại huệ mạng của chúng sanh, khiến cho thân tâm của chúng sanh không thể được tự tại.
Phật pháp không đề cập đến Ma thì thôi, nếu đề cập đến thì đều nhắm vào ý nghĩa không tốt. Vì các thứ này hay nhiễu loạn sự tu hành của hành giả. Nếu căn cứ vào bản ý của Thiên Ma mà nói thì yêu cầu tối đại của chúng là muốn cho tất cả chúng sanh đều thành quyến thuộc của chúng.
Nếu chúng sanh nào cứ mải lặn ngụp trong tam giới, không có ý niệm nghĩ đến pháp xuất ly thì chúng ma đối với chúng sanh ấy rất là khách khí (tử tế, cung kính, khiêm nhường, vị nể...). Nếu người đó có yêu cầu việc chi thì Ma có khả năng cung cấp cho đầy đủ. Nếu muốn hưởng thọ sự khoái lạc, nó cũng đem sự khoái lạc cấp cho.
Nhưng nếu chúng sanh nào có tâm niệm mong cầu thoát ly tam giới, ly khai khỏi quyền hạn của Ma, không chịu làm quyến thuộc của chúng; lúc đó, chúng sẽ bắt đầu lộ ra bộ mặt dữ tợn, cực lực ngăn trở và phá hoại, không chút vị nể, làm cho chúng sanh ấy không còn cách nào có thể thoát ly tam giới, vĩnh viễn ở trong quyền quản chưởng của chúng.
Phật giáo nói đến Ma đương nhiên là rất nhiều. Nhưng khi Ðức Phật ở trong cung của Thiên Vương giảng kinh Ma Thọ Hóa, chủ ý của Ðức Phật là khắc phục chúng Ma. Nghĩa là: Dùng các thứ ngôn giáo để chỉ dạy chúng Ma và cảm hóa Ma chúng, khiến cho chúng tiếp thọ được sự giáo hóa của Phật, không còn làm những việc nhiễu loạn các hành giả trong Phật pháp.
Ðức Phật ở trong cung của thiên vương nói kinh Ma Thọ Hóa xong, khiến các Ma chúng tiếp thọ được sự giáo hóa của Ngài rồi, sau đó, Ðức Phật mới hạ sanh xuống Nhân gian và ở nơi thế gian này thành Phật.
Nơi đây, có một vấn đề cần phải giải thích rõ: Thông thường nói khi Ðức Phật ở dưới cội Bồ Ðề hàng phục được chúng Ma rồi thành đạo. Tại sao hiện tại, kinh này nói Ðức Phật ngự trong cung của thiên vương nói kinh Ma Thọ Hóa? Nếu Ma ở trong cung của thiên vương đã tiếp thọ sự giáo hóa của Phật rồi thì khi đức Thích Tôn thành Phật ở nhân gian, sao lại còn phải hàng phục Ma nữa? Lại còn có Ma gì để hàng phục?
Ðể giải đáp nghi vấn này, chúng ta nên biết:
- Ma có rất nhiều, không phải là một hay hai con Ma mà thôi, nên biết rằng: phía trước, phía sau, hai bên của hành giả, không lúc nào là không có ma.
- Ma luôn ở sát bên để dòm ngó. Cho nên, trong cung của Thiên Vương dù đã hàng phục Ma vương, nhưng đến khi xuất hiện ở thế gian, trước khi thành Phật, Ðức Phật vẫn còn phải hàng phục chúng Ma.
Tuyệt đối không nên nói rằng Ðức Phật ở trong cung của Thiên Vương đã khiến cho Ma Vương tiếp thọ được sự giáo hóa thì lúc ở nhân gian thành Phật, Phật không cần hàng phục chúng Ma nữa! Phật biết rằng ở nhân gian cũng có chúng ma cần phải khắc phục. Ngay khi Ðức Phật ở dưới cội Bồ Ðề đã hàng phục ma rồi, nhưng không thể nói là ở nhân gian do vậy mà không còn Ma.
Sự thật vẫn còn rất nhiều Ma, bằng chứng là sau khi Phật diệt độ, lúc quý đệ tử kiết tập Pháp Tạng, vẫn từng bị Ma xuất hiện quấy rối. Nếu như tất cả các chúng ma bị hàng phục rồi, thì lúc kiết tập Pháp Tạng, chư đệ tử Phật đâu còn bị Ma đến quấy phá nữa. Tuy rằng, các ma ở cung thiên vương cũng như dưới cội Bồ Ðề đã được Ðức Phật vận dụng sức đại từ bi, đại trí huệ, đại tinh tiến mà hàng phục chúng. Cho nên dù có đến đời vị lai, Ma vẫn còn xuất hiện để phá rối. Ðó là những chúng Ma chưa được Phật giáo hóa.
Riêng về kinh Ma Thọ Hóa, Phật giảng ở trong cung thiên vương; về mặt nội dung, Phật giảng những gì chúng ta không biết được vì chưa được truyền sang Trung Quốc.
Nói đến Ma thì có nhiều thứ Ma, không phải chỉ Ma ở bên ngoài. Y cứ theo trong Du Già Bồ Tát Giới giảng rõ rằng: “Bao nhiêu những thứ lợi dưỡng, danh dự, cung kính, phóng dật, keo kiết, bỏn xẻn, ham muốn, tức giận, giả dối, kiêu ngạo v.v... đều là Ma”.
Ngoài ra trong Pháp Tướng Duy Thức Học cũng nói rõ có nhiều thứ Ma như:
- Tham, sân, si: Ba thứ này trong kinh thường gọi là Tam Ðộc, vì nó làm hại tất cả thiện căn của chúng sanh. Nó là ba thứ tương phản với ba thứ thiện căn: vô tham, vô sân, vô si.
- Mạn (ngã mạn).
- Nghi (không quyết định được chân giả, phải trái).
- Ác kiến (chủng loại này chia làm năm thứ: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ).
Sáu thứ ma vừa kể trên thuộc về Ma căn bản, còn hai mươi thứ sau đây thuộc về ma chi mạt (chi mạt: cành, ngọn cây), bao gồm:
1. Phẫn (giận).
2. Hận (tâm ấp ủ sự tức giận không quên).
3. Phú (có tội lỗi mà che giấu, không chịu phát lồ sám hối).
4. Não (đối với nghịch cảnh, tâm phát sinh sự nóng nảy, bực tức).
5. Tật (thấy người hơn mình sanh lòng ganh ghét).
6. Xan (có của cải, tiền tài sanh tâm keo kiết, cất giấu, không bố thí).
7. Cuống (đối với mọi người giả dối, không chân thật).
8. Siểm (dua nịnh mọi người).
9. Hại (có ác ý làm tổn hoại loài hữu tình).
10. Kiêu (kiêu căng, ngạo mạn).
11. Vô tàm (tự mình có lỗi mà không biết hổ thẹn).
12. Vô quý (bản thân có lỗi mà đối với người khác không biết hổ thẹn).
13. Trạo cử (nội tâm loạn động, lăng xăng).
14. Hôn trầm (tâm hồn không sáng suốt, tỉnh táo).
15. Bất tín (không có niềm tin chánh đáng).
16. Giải đãi (lười biếng, không siêng năng).
17. Phóng dật (buông lung theo bản năng).
18. Thất niệm (không giữ được chánh niệm).
19. Tán loạn (tâm không ổn định).
20. Bất chánh tri (hiểu biết sai lầm).
Sáu thứ ma căn bản và 20 thứ ma chi mạt trong Duy Thức Học vừa kể trên hằng ngày chúng ta cần phải kiểm điểm, mỗi khi chúng vừa xuất hiện trong tâm đều phải lập tức khắc phục.
Ở đây lại còn một vấn đề cần giải thích nữa:
Hàng thiên nhơn ở cung trời Ðâu Suất thường tu tập Thiền Ðịnh, hỷ túc, vốn không bị ma nhiễu loạn, nên đương nhiên không có ma để hàng phục. Thế nhưng tại sao trong kinh văn lại nói Ðức Phật ngự trong cung Thiên vương, nơi cõi trời Ðâu Suất, giảng nói kinh Ma Thọ Hóa? Hơn nữa, thông thường khi nói đến Thiên Ma, không phải chỉ cho Thiên Ma ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại mà chính là chỉ cho Thiên Ma ở cõi trời Ma Hê Thủ La. Như vậy, về điểm này không có sự thống nhất, làm sao có thể hội thông được?
Nên biết cung trời Ðâu Suất trong kinh văn là nơi ở giữa cõi trời Lục Dục và Phạm Thế, nhưng vì Ðức Phật thường chủ trương theo Lý Trung Ðạo nên dù Ngài ngự ở cung Thiên Vương nơi cõi trời Ðâu Suất thì thật ra cung của Ma vương cũng ở trong đó. Vì vậy, khi nói Phật ngự trong cung của Thiên Vương giảng nói kinh Ma Thọ Hóa thì không có gì nghịch lý.
Ngay đến như cung điện của Thiên Vương cõi trời Ma Hê Thủ La từ trước đến nay cho là thuộc phạm vi cõi trời Tứ Thiền, nhưng trời Tứ Thiền là tột đỉnh của Sắc Giới, tổng cộng có chín tầng, phía trên là cõi Ngũ Bất Hoàn Thiên, nơi cư trú của Ðệ Tam Quả Thánh Nhân. Lẽ tất nhiên là không bao giờ có Ma ở cõi ấy, đến như trên đảnh của Sắc Giới lại có cung điện của đức Tỳ Lô Xá Na. Chư đại Bồ Tát thường tụ hợp trong ấy và cũng không bao giờ có Ma. Cho nên có người cho rằng Ðức Phật ngự trong cung của Ma Vương, trên cõi trời Tha Hóa Tự Tại giảng nói kinh Ma Thọ Hóa này, rồi sau mới vào Ðâu Suất nội viện.
Nhưng cũng có người cho rằng Ðức Thích Tôn sau khi từ biệt đức Lô Xá Na, đích xác là Ngài vào trong cung của Thiên Vương cõi trời Ðâu Suất. Lúc ấy, những Ma vương có đầy đủ nhân duyên được độ thoát đã thuần thục, tự động đi vào cung của Thiên Vương cõi trời Ðâu Suất để tiếp thọ sự giáo hóa của Phật. Thuyết này được đa số thừa nhận nên hiện tại tôi cũng chấp nhận lối giải thích này.
Khi Ðức Phật ở trong cung của Thiên Vương giảng kinh Ma Thọ Hóa xong, Ngài chuẩn bị giáng sanh xuống cõi nhân gian của chúng ta đang cư trú. Nhưng trước khi hạ sanh, thoạt tiên, Ngài dùng Thiên Nhãn quan sát cảnh nhân gian, thấy tất cả chúng sanh đều là những kẻ tạo ác nghiệp thì nhiều, mà tu theo thiện pháp thì ít. Do đó, bị các thứ khổ não vây quanh và đánh phá.
Nội tâm của Ngài cảm thấy xúc động tột cùng, Ngài tự nghĩ nên hạ sanh xuống thế gian để cứu độ chúng sanh sớm được ngày nào càng tốt, để giúp chúng sanh tất cả đều được hưởng hạnh phúc an lạc. Vẫn biết rằng trong pháp giới chúng sanh, có người căn cơ nghiệp chướng nặng nề, không dễ gì giáo hóa. Nhưng cũng có những kẻ căn cơ đã thuần thục, có thể hóa độ được. Cho nên, Ngài quyết định: Trước tiên phải hạ sanh ở nhân gian để giáo hóa những chúng sanh có thể tiếp thọ được sự giáo hóa, khiến cho chúng sanh đó được giải thoát.
Ngài lại vì những chúng sanh khó hóa độ, làm nhơn duyên được độ, để mong cho chúng gieo trồng thiện căn giải thoát ở cõi đời vị lai. Ðồng thời, Ngài lại vì muốn cho sự độ sanh được thuận lợi, nên quán sát kỹ năm việc:
1. Quán sát căn cơ tất cả chúng sanh trong nhân gian, xem tất cả đã rốt ráo thuần thục hay không.
2. Quán sát thời cơ Ngài hạ sanh ở nhân gian và thành Phật đã thật đúng lúc hay chưa đúng lúc.
3. Quán sát tất cả quốc độ trong nhân gian một cách tường tận, xem Ngài nên sanh vào quốc độ nào. Vấn đề lựa chọn quốc độ để hạ sanh, không phải căn cứ vào tiêu chuẩn giàu có, cường thịnh, mà căn cứ vào tiêu chuẩn quốc độ nào nằm ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc khai hóa.
4. Quán sát chủng tánh trong nhân gian một cách rốt ráo, xem chủng tánh nào cao quý, thù thắng để thọ sanh. Vì chúng sanh ở thế gian đều có quan niệm những người thuộc dòng dõi cao quý, nói chuyện hay giảng đạo dễ được mọi người tiếp thọ. Vì thế, nếu hạ sanh vào trong chủng tộc tầm thường, khi giảng đạo hoặc nói chuyện, người khác không tiếp thọ, thì mất ý nghĩa hạ sanh ở nhân gian để giáo hóa chúng sanh.
5. Quán sát tất cả nam nữ trên thế gian, rốt ráo xem người nào có đủ tư cách làm cha mẹ mình.
Sự quán sát của Phật đã kết thúc, Ngài thấy rõ căn cơ của chúng sanh đã thuần thục, thời cơ hạ sanh đã đúng lúc, nước Ca Di La là trung tâm điểm của thế giới, dòng họ Sát Ðế Lợi là thuộc về chủng tộc cao quý, Tịnh Phạn đại vương và Ma Gia hoàng hậu có thể kham nhận làm cha mẹ của mình.
Sự quán sát đã kết thúc, Ðức Phật quyết định hạ sanh nơi nước Ca Di La của châu Nam Diêm Phù Ðề, thọ sanh nơi mẫu thân là Ma Gia, phụ thân tự là Bạch Tịnh, danh hiệu của Ngài gọi là Tất Ðạt (câu này bổn Việt Văn dịch: “Nhũ danh của Ngài là Tất Ðạt Ða”).
Thế giới của chúng ta hiện đang cư trú, trong kinh chia làm 4 đại bộ châu:
- Phía Ðông là Ðông Thắng Thần Châu.
- Phía Tây là Tây Ngưu Hóa Châu.
- Phía Bắc là Bắc Câu Lô Châu.
- Phía Nam là Nam Thiệm Bộ Châu.
Nam Thiệm Bộ Châu cũng là địa phương hiện tại chúng ta đang cư trú, có chỗ dịch là Nam Diêm Phù Ðề. Theo trong kinh điển thuyết minh, chẳng những đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni giáng sanh ở châu Nam Diêm Phù Ðề trong nhân gian này, mà tất cả chư Phật trên thế giới này đều giáng sanh và thành Phật ở cõi Nam Diêm Phù Ðề này.
Nam Diêm Phù Ðề là tiếng Ấn Ðộ, Trung Hoa dịch là Thắng Kim. Theo tương truyền, phía Bắc châu Diêm Phù Ðề có một đại thọ thật cao lớn, gọi là Diêm Phù Ðề thọ. Dưới đại thọ ấy có một con sông lớn, cát trong sông ấy toàn là màu tử kim, là thứ kim trấp (nước vàng), từ trên đại thọ chảy ra mà thành cát tử kim. Như thế, chúng ta biết đại thọ này là do nơi con sông lớn mà có tên, và châu Diêm Phù Ðề là do đại thọ mà đặt tên.
Tại vì sao chư Phật đều xuất hiện ở châu Diêm Phù Ðề mà thành Phật?
Việc này trong kinh A Hàm, Ðức Thế Tôn từng dạy rõ: Châu Nam Diêm Phù Ðề trong nhân gian có ba đặc điểm, mà ba châu khác không sánh kịp. Ba đặc điểm ấy như sau:
- Phạm hạnh thù thắng: Phạm hạnh là tu tập hạnh thanh tịnh. Do nơi tu tập hạnh thanh tịnh này mà khiến cho thân tâm của mỗi cá nhân được tập hợp với lý thanh tịnh, thậm chí còn làm những việc hữu ích cho nhân quần xã hội. Tinh thần đạo đức của nhân loại chính do nơi đây mà được phát triển và điểm đặc sắc của con người, gọi là bản chất Người, cũng từ nơi đây mà được biểu lộ đầy đủ.
- Ức niệm thù thắng: “Ức niệm” nghĩa là đối với những việc đã kinh nghiệm có công năng lưu giữ trong tâm, bỗng nhiên một lúc nào đó có thể ghi nhớ lại rõ ràng. Chính vì chúng ta có khả năng ghi nhớ những việc dĩ vãng, nên đối với lịch sử, văn hóa, chúng ta có thể bảo tồn, và từ trong ký ức tích lũy kinh nghiệm, chúng ta có thể khai phát trí huệ để giải quyết mọi vấn đề.
- Tinh tấn thù thắng: Người ở châu Nam Diêm Phù Ðề có tinh thần nhẫn nại đặc biệt trước những khó khăn, khổ nhọc. Trong bất cứ hoàn cảnh dù khắc nghiệt thế nào, hay tình trạng sinh sống cơ cực cỡ nào, họ đều có thể vận dụng tất cả nghị lực khắc phục và vô cùng tinh tấn, hướng về mục tiêu của mình đã nhắm đến. Nếu chưa đạt đến mục đích, họ quyết không dừng nghỉ. Có thể nói, đây chính là điểm ưu thắng tối đại của loài người ở Nam Thiệm Bộ Châu.
Ngoài ba đặc điểm nói trên, cõi Nam Diêm Phù Ðề còn có một thắng duyên cực tốt mà cả ba châu kia không hề có. Ðó là chư Phật xuất thế, thành Phật trong nhân gian, đều ở Nam Thiệm Bộ Châu.
Phẩm Ðẳng Kiến trong kinh Tăng Nhứt A Hàm thuyết minh: “Chư Phật Thế Tôn giai xuất nhân gian, chung bất tại thiên thượng thành Phật giả” (chư Phật Thế Tôn đều xuất hiện và thành Phật tại thế gian, không bao giờ ở thiên giới mà thành Phật vậy).
Căn cứ theo Phật pháp Tiểu Thừa, thì không có một Ðức Phật nào thành Phật ở trên cõi trời. Chư vị luôn xuất thế nơi cõi Diêm Phù Ðề và thành Phật cũng tại cõi nhân gian này.
Vì thế chúng sanh ở Nam Thiệm Bộ Châu đặc biệt có rất nhiều cơ hội gặp Phật cũng như nhân duyên nghe pháp cũng rất thù thắng. Cho nên làm người trên thế gian được sanh ở châu Nam Diêm Phù Ðề, nói theo lãnh vực Phật pháp, người ấy rất có phước báo và đầy đủ thiện căn thù thắng vậy.
Châu Nam Diêm Phù Ðề là một châu rất rộng lớn và có rất nhiều quốc gia. Khi một vị Phật giáng sanh, không phải tùy tiện bất cứ nơi nào Ngài cũng giáng sanh được, mà cần phải xuất hiện nơi trung tâm điểm của Nam Châu để biểu thị Ðức Phật thường an trú trong lý Trung Ðạo. Trung tâm điểm của Nam Diêm Phù Ðề này dưới sự quan sát của Phật nhãn, chính là nước Ca Tỳ La Vệ (Ca Di La), Trung Quốc dịch là Hoàng Phát (tóc vàng). Có hai lối giải thích từ ngữ này:
- Tương truyền rằng vào thuở xa xưa, nơi nước Ca Di La này có một vị tiên nhơn tóc vàng tu hành. Từ đó về sau, con cháu nhiều đời sau này của Hoàng Phát tiên nhơn tiếp tục cư trú nơi đấy, nên gọi nước này là Hoàng Phát.
- Thông thường mọi người cho rằng trong năm màu (đen, trắng, xanh, đỏ, vàng) thì hoàng sắc (màu vàng) là biểu thị cho lý Trung Ðạo. Và quốc hiệu Ca Di La, người Trung Quốc dịch là Hoàng Phát, là nhắm vào nguyên lý Trung Ðạo này vậy.
Về lãnh vực lịch sử, xưa kia người Ấn Ðộ thuộc chủng tộc Nhã Lụy An. Suy cứu về nguồn gốc phát tích của chủng tộc này từ phương Ðông hay phương Tây đến, các nhà sử học tranh luận nhiều, nhưng chưa đi đến kết luận. Nhưng theo ý nghĩa phiên dịch danh từ Hoàng Phát thì chủng tộc của nước Ca Di La chúng ta nên đồng ý rằng đó là người Hoàng chủng ở Ðông phương, không phải là người bạch chủng Nhã Lụy An từ phương Tây đến. Trong giống người Hoàng chủng đã xuất sanh một bậc Ðại Giác Thánh Giả vĩ đại như thế, đấy là một điều chúng ta phải hết sức vui mừng và hân hạnh!
Chính khi đức Bổn Sư Thích Tôn ở cung của Thiên Vương sắp hạ sanh nơi Diêm Phù Ðề, Ngài đã từng quán sát xem người nào xứng đáng làm cha mẹ mình, thì thấy chỉ có Ma Gia phu nhân kham làm sanh mẫu, Bạch Tịnh Phạn Vương kham làm nghiêm phụ.
Hai chữ “Ma Gia” nói cho đủ phải là Ma-ha Ma Gia, Trung Quốc dịch là Ðại Huyễn Thuật, có chỗ gọi là Ðại Trí Mẫu. Tương truyền, đức Ma Gia chẳng những làm Phật mẫu của đức Thích Ca mà còn có thể làm mẹ của chư Phật do vì Ngài có thể thành tựu pháp môn Ðại Nguyện Trí Giải Thoát của Bồ Tát, dùng Ðại Trí Huyễn Thuật thường làm mẹ chư Phật.
Ðến như vấn đề nhập thai của Bồ Tát, theo chỗ kiến giải của Ðại và Tiểu thừa không thống nhất nhau.
- Theo kiến giải của Tiểu thừa thì Bồ Tát ngự trên đại bạch tượng vương, từ hông phía bên mặt của mẹ mà nhập thai, và cũng an trụ ở hông phía hữu.
- Theo kiến giải của Ðại Thừa thì Bồ Tát ngự trên một lâu các bằng gỗ chiên đàn mà nhập thai.
Hai lối giải thích trên hoàn toàn khác nhau. Tên của phụ thân Ðức Phật, Trung Quốc dịch là Bạch Tịnh Phạn Vương, Ấn Ðộ gọi là Duyệt Ðầu Ðàn, là quốc vương nước Ca Di La đương thời. Ðức Thế Tôn xuất hiện ở nhân gian không phải sanh vào trong gia đình của người tầm thường, mà là sanh vào cung vua làm Thái Tử. Sau khi Thái Tử đản sanh, phụ hoàng và mẫu hậu đặt tên cho Ngài là Tất Ðạt Ða.
Danh từ Tất Ðạt Ða, Trung Quốc dịch theo hai nghĩa:
- Ðốn Kiết: biểu thị ý nghĩa khi Ðức Phật đản sanh, bỗng nhiên tất cả những điềm tốt lành đều cùng trong một lúc hiện ra.
- Nhứt Thiết Nghĩa Thành: biểu thị ý nghĩa Ðức Phật xuất hiện ở thế gian này, ở nơi thế tục làm Chuyển Luân Thánh Vương muốn thành tựu thì không điều gì chẳng thành tựu. Nếu xuất gia làm bậc Pháp Vương muốn thành tựu thì không pháp nào chẳng thành tựu. Vì thế nên gọi là Tất Ðạt Ða.
(Xin Phật tử lưu ý: Từ đoạn này về sau, những phần chúng tôi để trong ngoặc đơn chính là phần dịch nghĩa theo Giới Bổn Việt văn, chúng tôi sẽ không lập những chữ “theo Giới Bổn Việt văn” mỗi khi dịch nghĩa nữa).
Như trên đã giải thích nguyên văn trong kinh, từ câu “nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật...” cho đến “nhũ danh Tất Ðạt Ða”. Giờ đây, xin giải thích tiếp:
Kinh văn:
1. Phiên âm:
“Thất tuế xuất gia, tam thập thành đạo, hiệu ngô vi Thích Ca”.
2. Dịch nghĩa:
Bảy năm xuất gia, ba mươi tuổi thành đạo, hiệu Ngài là Thích Ca Mâu Ni Phật.
Lời giảng:
Từ trước đến nay một vấn đề quan hệ đến tuổi tác của Ðức Phật khi Ngài xuất gia. Từ trước đến nay, trong kinh thường có hai thuyết:
- Một số kinh cho rằng Ðức Phật xuất gia lúc mười chín tuổi.
- Một số khác cho rằng Ðức Phật xuất gia lúc hai mươi chín tuổi.
Hai thuyết này đều căn cứ vào Thánh Giáo hẳn hoi. Ngay trong Giới Bổn hiện tại khẳng định rằng Ðức Phật xuất gia vào lúc bảy tuổi. Ðiều này khó tránh khỏi sự hoài nghi của mọi người.
Căn cứ vào tiểu sử Ðức Phật: Sau khi Ðức Thế Tôn đản sanh, lúc Ngài bảy tuổi mới bắt đầu đọc sách thì làm sao có thể nói là đi xuất gia. Hơn nữa, sau khi Ngài kết hôn, Ngài mới thể ngộ sự vô thường, thống khổ của nhân loại. Do đó, Ngài động mối từ tâm, quyết bỏ hẳn ngai vàng, điện ngọc đi xuất gia để tầm đạo, cứu độ chúng sanh.
Y cứ theo sử liệu thì Tất Ðạt Ða thái tử, năm mười bảy tuổi kết hôn với công chúa Gia Du Ðà La. Dù cũng có nơi nói là mười chín hoặc hai mươi tuổi. Thậm chí có chỗ nói là Thái Tử kết hôn trước năm mười sáu tuổi. Dù Ấn Ðộ là một nước nhiệt đới, con người ở đấy phát dục sớm, nhưng có sớm thế nào thì cũng không thể có chuyện kết hôn lúc bảy tuổi. Vì bảy tuổi thì lúc bấy giờ thái tử còn là một tiểu hài, làm sao nói đến chuyện kết hôn?
Hơn nữa, vấn đề cho rằng Ðức Phật thành đạo vào lúc ba mươi hay ba mươi lăm tuổi, trong kinh cũng có nhiều thuyết bất đồng. Dù là thuyết nào, nhưng nếu cho rằng Ðức Phật bảy tuổi xuất gia, ba mươi tuổi thành đạo, có nghĩa là Ðức Phật xuất gia hơn hai mươi năm, sau mới thành đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Trong khi đó, các kinh thông thường đều nói rằng, sau khi Phật xuất gia, Ngài tu khổ hạnh sáu năm thì thành Phật. So lại với những điều các thuyết bên trên đã nói thì hoàn toàn không hợp lý và hợp nhất. Do vậy, giả thuyết bảy tuổi xuất gia, lẽ tự nhiên đã khiến cho mọi người hoài nghi. Cũng từ đó, chư cổ đức có vị cho rằng “bảy tuổi xuất gia” nên nói ngược lại là “xuất gia bảy năm”; tức là: ý nói Thái Tử sau khi xuất gia bảy năm mới thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Thuyết vừa nêu trên, chúng ta thấy rằng hợp lý hơn cả. Vì nếu căn cứ vào thuyết cho rằng Ðức Phật hai mươi chín tuổi xuất gia, ba mươi lăm tuổi thành Ðạo, trước sau cách nhau bảy năm, thì vấn đề nói “bảy tuổi xuất gia” nên đảo lại là “xuất gia bảy năm”, chúng ta nên hoàn toàn chấp nhận.
* Riêng đối với thuyết cho rằng: Ðức Phật hai mươi chín tuổi xuất gia, hiện tại xin trích dẫn trong một số kinh điển để chứng minh:
- Trong kinh Niết Bàn viết bằng tiếng Pali, phái Nam Tông thuyết minh: “Tu Bạt! Ngã nhị thập cửu tuế xuất gia cầu thiện” (Này Tu Bạt! Ta lúc hai mươi chín tuổi xuất gia để cầu thiện pháp).
- Kinh Trường Hàm Du Hành của Bắc Tông thuyết minh: “Ngã niên nhị thập cửu xuất gia cầu thiện đạo” (Ta lúc hai mươi chín tuổi xuất gia để cầu thiện đạo).
- Trong kinh Ðại Thừa Ðại Bát Niết Bàn thuyết minh: “Tu Bạt Ðà! Ngã niên nhị thập hữu cửu xuất gia học đạo” (Này Tu Bạt Ðà! Lúc ta hai mươi lẻ chín tuổi xuất gia học đạo).
Trong Luật Ðiển bộ Tạp Sự Luật của Nhứt Thiết Hữu Bộ, quyển 38 thuyết minh: “Ngã niên nhị thập cửu xuất gia cầu thiện pháp” (lúc Ta hai mươi chín tuổi xuất gia cầu thiện pháp).
Ngoài ra, còn các kinh như Tăng Nhứt A Hàm, Trường A Hàm, Trung A Hàm đều nói: Ðức Thích Tôn xuất gia lúc hai mươi chín tuổi.
* Về giả thuyết nói Ðức Phật xuất gia lúc mười chín tuổi thì có kinh, luận: Kinh Tu Hành Bổn Khởi, kinh Thái Tử Thoại Ứng, kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả, Ðại Trí Ðộ Luận v.v...
Trong bộ Tây Vực Ký của Huyền Trang Pháp Sư cũng thuyết minh: “Du thành xuất gia, thời diệc bất định, hoặc vân Bồ Tát niên thập cửu, hoặc vân nhị thập cửu” (Thời điểm vượt thành xuất gia của Bồ Tát không thống nhất, có chỗ nói là mười chín tuổi, có nơi nói là hai mươi chín tuổi).
Dù có đến 2 thuyết như vậy, nhưng Phật giáo đồ trên thế giới hiện nay đều thừa nhận sự kiện Ðức Phật xuất gia lúc hai mươi chín tuổi.
Ðối với thuyết này, kinh Vị Tằng Hữu Nhân Duyên cũng có một đoạn ghi như vầy:
“Một hôm, Ðức Phật sai tôn giả Mục Kiền Liên đi về hoàng cung để độ La Hầu La xuất gia, tôn giả vâng lời Phật dạy, trở về hoàng cung để thăm dò ý kiến của công chúa Gia Du Ðà La.
Biết được sự kiện ấy, thâm tâm công chúa đau khổ vô cùng. Nàng đến trước tôn giả Mục Kiền Liên bạch rằng:
- Kính bạch Tôn Giả! Lúc Như Lai còn làm Thái Tử, Ngài kết hôn với tôi, thời gian chưa đầy chín năm, Ngài ly khai tôi đi xuất gia, vào chốn thâm sơn cùng cốc tu tập khổ hạnh, trải qua thời gian sáu năm, đắc thành Phật. Việc Ngài vất bỏ tôi đi xuất gia đã là một việc nhẫn tâm, thế nhưng tôi không tìm đến Ngài để gây chuyện phá rối, phiền phức. Như thế cũng là sự hết sức tử tế, khiêm nhượng, cung kính Ngài. Nay Ngài lại còn bảo tôn giả về bắt đứa bé này là con của tôi xuất gia, tại sao Ngài nhẫn tâm đến như thế?”
Căn cứ vào đoạn kinh văn trên, có thể nhận thực rằng Ðức Phật xuất gia lúc hai mươi chín tuổi, xuất gia tu học khổ hạnh sáu năm, đến năm ba mươi lăm tuổi thành đạo quả. So ra thì thuyết này hợp nhất. Cho nên trong kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn này nói “ba mươi tuổi thành đạo”, tôi thiết nghĩ, nên nói là “ba mươi lăm tuổi thành đạo” mới đúng.
Phụ chú:
Sở dĩ phải giải thích, biện luận, dẫn chứng câu kinh văn “thất tuế xuất gia” qua các kinh, luật, luận một cách cụ thể và chi tiết, vì nếu chỉ y theo câu kinh ấy thì không phù hợp với tiểu sử Ðức Phật.
Nguyên bổn Hán Văn Bồ Tát Giới lưu truyền từ lâu nói: “Thất tuế xuất gia” (xuất gia lúc bảy tuổi), với thuyết này, những vị đọc bổn Hán Văn hoàn toàn không hiểu được tại sao có sự không hợp nhất. Vì trong bổn Việt văn, Hòa Thượng Trí Tịnh dịch: “Xuất gia bảy năm”, nên ít nhiều cũng gây ra hoang mang cho độc giả. Có vị cho rằng tôi giải thích như thế là thừa, vì trong Giới Bổn không nói Ðức Phật xuất gia lúc bảy tuổi, cần chi biện luận lung tung?
Nên biết Thượng Tọa Trí Tịnh, trước khi dịch Giới Bổn Hán văn, Ngài đã khảo cứu các bộ chú sớ về Bồ Tát Giới trong Ðại Tạng. Khi đã khảo cứu tường tận, Ngài thấy nếu y theo giới bổn Hán văn mà dịch là “bảy tuổi xuất gia” sẽ làm cho quý Phật tử đã thọ giới Bồ Tát rất hoang mang khi tụng giới, nhất là sẽ hoài nghi về lịch sử Ðức Phật.
Hầu hết Phật tử Việt Nam đều biết rõ Ðức Phật xuất gia lúc hai mươi chín tuổi, nên Ngài dịch là “xuất gia bảy năm”.
Căn cứ theo bộ Phật thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Tâm Ðịa Phẩm Hạ Lược Sớ của tổ Hoằng Tán triều Minh, thì Ngài cho rằng câu “thất tuế xuất gia” do người đời sao chép lúc bấy giờ đã nhầm lẫn. Nghĩa là: Thay vì viết “xuất gia thất tuế” lại viết lộn “thất tuế xuất gia”, và người đời sau xem thấy nhưng không dám tự ý sửa đổi.
Kinh văn:
1. Phiên âm:
“Hiệu ngô vi Thích Ca Mâu Ni Phật”.
2. Dịch nghĩa:
Hiệu Ngài là Thích Ca Mâu Ni Phật.
Lời giảng:
Ðây là thuộc về thánh hiệu thọ ký không phải tên do cha mẹ đặt. Trong kinh Phật thường nói; Ðức Bổn Sư Thích Tôn, vào thời quá khứ, lúc Ngài còn thực hành Bồ Tát Ðạo, đến a-tăng-kỳ kiếp thứ hai đã mãn, được gặp Ðức Phật Nhiên Ðăng ở tại nước Liên Hoa. Bồ Tát phát tâm muốn đến thân cận với Ðức Phật để học hỏi kinh pháp.
Trong khi đi đến, Bồ Tát mua năm đóa hoa sen để cúng dường lên Ðức Phật, do nơi nhân duyên và nguyện lực của Bồ Tát, những đóa hoa ấy kết thành tàn lọng báu. Bất kỳ Ðức Phật đi, đứng chỗ nào, tàn lọng báu ấy đều theo Ðức Phật để che cho Ngài. Ðồng thời Bồ Tát Thiện Huệ lại phát thiện nguyện xin dùng tóc của mình trải lên bùn, cầu xin Ðức Phật đạp lên thân mình đi qua, để cầu xin được Ðức Phật thọ ký cho Bồ Tát thành Phật. Nếu như không được Ðức Phật thọ ký thì Bồ Tát nguyện nằm mãi dưới đất, quyết không đức dậy.
Ðức Nhiên Ðăng Thế Tôn trông thấy sự chí thành khẩn thiết của Bồ Tát Thiện Huệ như vậy, Ngài liền đi qua tóc của Bồ Tát và vì Bồ Tát thọ ký rằng: “Thử Thiện Huệ Bồ Tát! Ư vị lai thế đương đắc tác Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, thập hiệu cụ túc như ngã vô dị!” (Này Bồ Tát Thiện Huệ! Nơi đời vị lai, Người sẽ được thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni, đầy đủ mười danh hiệu như Ta đây không khác). Sau khi Ðức Phật vì Bồ Tát Thiện Huệ thọ ký như thế, ngay lúc ấy, Bồ Tát lên ngôi Bát Ðịa, chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn.
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Ư Tịch Diệt đạo tràng.
2. Dịch nghĩa:
Nơi đạo tràng Tịch Diệt.
Lời giảng:
Hai chữ “đạo tràng” thông thường trong kinh có 2 lối giải thích:
- Chỉ các nơi hành đạo như: tu viện, điện đường, am thất... đều gọi là “đạo tràng”. Do vì đại chúng nơi đó dụng công hành đạo.
- Chỗ thành đạo rốt ráo, chỉ nơi Ðức Phật thành đạo.
Nói chung, bốn chữ “tịch diệt đạo tràng” ở đây ý chỉ nơi thành đạo của chư Phật vậy.
Ðại phàm, những địa phương chư Phật thành đạo, nghĩa là đã đạt thành ngôi Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác và tất nhiên, đã hoàn toàn đoạn trừ tất cả phiền não, giải quyết mọi sanh tử.
Do ý nghĩa này, chư cổ đức giải thích hai chữ “tịch diệt”: “Tịch ngũ trụ phiền não, diệt nhị chủng sanh tử” (năm điều phiền não cốt yếu đều vắng lặng, hai mầm mống sanh tử đã diệt trừ).
Phiền não tuy có rất nhiều thứ, nhưng chung quy gồm năm thứ chính yếu:
- Kiến nhứt thiết xứ trụ địa.
- Dục ái trụ địa
- Sắc ái trụ địa
- Vô sắc ái trụ địa
- Vô minh trụ địa
Bậc Thánh Nhân trong Nhị Thừa chỉ có thể đoạn trừ bốn thứ phiền não trên, nhưng đối với Vô Minh Trụ Ðịa là loại phiền não rốt sau thì không thể đoạn trừ, chỉ có chư Phật mới có thể đoạn trừ hết ngũ trụ phiền não mà thôi.
Hai chữ “sanh tử” trong kinh chia làm hai loại:
- Phần đoạn sanh tử.
- Biến dịch sanh tử.
* Phần đoạn sanh tử: Ví như con người thọ sanh thân mạng ở nhân gian, không luận thọ hay yểu, lâu hay mau. Có người vừa sanh đã chết, có người thọ mạng được mười hay hai mươi tuổi, cho đến bảy mươi, tám mươi, một trăm tuổi. Khi sanh mạng kết thúc, tức là cáo chung một giai đoạn. Chính vì tính cách phân ra từng giai đoạn một trong sự thọ sanh của sanh chúng phàm phu, nên gọi là “phần đoạn sanh tử”. Thánh nhân trong Nhị Thừa chứng đến cực quả mới có thể đoạn hẳn chủng loại phần đoạn sanh tử này.
* Biến dịch sanh tử: Loại này chẳng những phàm phu không thể đoạn mà đến bậc thánh nhân Nhị Thừa cũng không thể đoạn trừ. Thứ biến dịch sanh tử này không thể cho là ra ngoài phạm vi của phần đoạn sanh tử. Thực ra, đó chỉ là những khổ tướng hoặc nghiệp khổ vi tế ẩn trong tâm thức rất khó nhận biết. Thứ khổ tướng hoặc nghiệp khổ vi tế này lên đến quả vị Phật mới đoạn trừ hẳn được. Cho nên Ðức Phật ở nơi đạo tràng Tịch Diệt thành Phật, tất nhiên là đã đoạn hẳn hai thứ sanh tử này.
Ðối với bốn chữ “đạo tràng Tịch Diệt” này, chư cổ đức còn giải thích như sau:
Căn cứ về Lý mà nói, “đạo tràng Tịch Diệt” là chỉ cho sự sở chứng lý tịch diệt thanh tịnh, vô vi, vô tướng của Bồ Ðề Niết Bàn. Có chỗ gọi là viên mãn Bồ Ðề, tức là trở về với chỗ Vô Sở Ðắc.
Chư Phật ở trong lý Tịch Diệt Vô Sở Ðắc thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác; ở trong lý tịch diệt Vô Sở Ðắc mà ngồi đại đạo tràng, chuyển đại pháp luân. Hoặc còn có nơi nói Bồ Ðề là Trí, Tịch Diệt là Lý. Nghĩa là dùng trí Bồ Ðề để chứng lý Tịch Diệt, cho nên gọi là Tịch Diệt Ðạo Tràng.
Kinh văn
1. Phiên âm
Tọa Kim Cương Hoa Quang Vương tòa.
2. Dịch nghĩa:
Ngồi trên bảo tòa Kim Cương Hoa Quang Vương.
Lời giảng:
Căn cứ theo kinh thì bảo tòa Kim Cương Hoa Quang Vương này ở cách phía Tây thành Vương Xá nước Ma Kiệt Ðà của Ấn Ðộ chừng khoảng hơn 100 dặm. Nơi ấy, có một cây đại thọ trước đó gọi là Tất Bát La. Về sau, do vì Ðức Phật ngồi dưới cây đại thọ ấy chứng quả Vô Thượng Bồ Ðề nên được mọi người gọi là Bồ Ðề thọ. Ðức Phật ngồi nơi bửu tòa Kim Cương Hoa Quang Vương dưới đại thọ này mà thành Vô Thượng Chánh Giác.
Chẳng những Bổn Sư Thích Tôn ở thế giới này, ngồi nơi tòa ấy thành Phật, mà nghìn Ðức Phật trong Hiền kiếp này thành Phật đều ngồi nơi Bửu Tòa ấy mà nhập Kim Cương Ðịnh, phóng đại quang minh, thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Vả lại, theo sự tương truyền thì lúc thế giới này mới thành lập, bảo tòa này xuất hiện cùng một lúc với đại địa và chiếm cứ ngay trung tâm của Tam Thiên Ðại Thiên thế giới. Phần hướng xuống phía dưới thấu tột đến kim luân, phần hướng lên trên ăn liền đến địa tế (mặt đất). Toàn thể thuần là kim cương tạo thành, chu vi ước chừng hơn một trăm bộ.
Chư cổ đức giải thích: “Kim cương sắc bén lại thêm cứng rắn, có ngàn quang minh và rất rộng lớn. Chữ Vương là ý nghĩa của sự tôn quý, dùng để biểu thị cho bảo tòa, do chính hàng ngàn Ðức Phật truyền lại, không lay động, không hư hoại, không bị mờ tối, cũng không có một thứ gì có thể sánh được”. Cho nên gọi là Kim Cương Hoa Quang Vương tòa.
Về phương diện Phật pháp:
- Kim Cương dùng chỉ cho Ðịnh.
- Hoa Quang chỉ cho Huệ.
Ðịnh, Huệ tương ứng, đoạn hẳn phần vi tế sinh tướng vô minh rốt sau, được rốt ráo tự do, tự tại, nên gọi là Vương. Như vị Quốc Vương thời xưa có quyền tự do tuyệt đối.
Trong kinh Pháp Hoa thuyết minh: “Phật vi pháp vương, ư pháp tự tại” (Phật là pháp vương, đối với tất cả các pháp đều được tự tại).
Chữ Pháp ở đây biểu thị cho Chân Lý, tức ý nói Ðức Phật lúc bấy giờ đã thể ngộ chân lý một cách rốt ráo, ở trong chân lý sinh hoạt một cách tự do, tự tại.
Lưu ý:
Trong bổn Việt văn dịch: “Từ trên bửu tòa Kim Cương Hoa Quang nơi đạo tràng Tịch Diệt”.
Nếu quý đại sĩ nào tham cứu giới bổn Hán Văn sẽ thấy nguyên tác ghi: “Ư Tịch Diệt đạo tràng, tọa Kim Cương Hoa Quang Vương tòa”. Ðiều này thực ra không phải là sự nhầm lẫn của dịch giả mà chính vì cách diễn đạt khác nhau giữa Hán văn và Việt văn.
Theo cách nói của người Việt thì nhóm từ chỉ vị trí, nơi chốn (ngữ trạng từ chỉ nơi chốn), thường được đặt cuối câu. Do đó, Hòa Thượng Trí Tịnh đã đảo vị trí hai phần của câu Kinh văn để phù hợp với phong cách Việt văn.
Trong bổn Việt văn dịch thiếu chữ “vương”.
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Nãi chí Ma Hê Thủ La Thiên vương cung.
2. Dịch nghĩa:
Nhẫn đến nơi cung của trời Ma Hê Thủ La (trong giới bổn Việt văn dịch: “Nhẫn đến nơi cung của Ðại Tự Tại Thiên Vương”).
Lời giảng:
Ma Hê Thủ La là tiếng Ấn Ðộ, Trung Văn dịch là Ðại Tự Tại, Ðại Oai Ðức hoặc Tam Mục.
Trong bộ Phụ Hành Ký nói: “Vị thiên vương ở Sắc giới có ba mắt, tám tay, cỡi bạch ngưu, cầm cây phất phủ trắng, có oai đức rất lớn. Ngài an trụ nơi trụ xứ của Bồ Tát. Trí huệ của Ngài có thể suốt thấu tất cả mọi việc dù khó hiểu đến đâu, chẳng hạn cả cõi đại thiên đồng thời có mưa, tất cả những hạt mưa Ngài đều biết rõ, không sai lầm. Ngài còn có khả năng thống nhiếp khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới. Ở Sắc Giới, vị thiên vương này là vị trời độc tôn, là vị chúa thống lãnh các vị Ðại Phạm Thiên Vương”.
Thực tế mà nói, vị trời Ma Hê Thủ La này an trụ nơi “xả niệm thanh tịnh địa” đệ tứ thiền thuộc cõi Sắc, còn gọi là Hữu Ðảnh thiên hay Sắc Cứu Cánh thiên.
Thông thường trong kinh nói Pháp Vân Ðịa Bồ Tát phần nhiều an trú trong cung trời này mà thuyết pháp giáo hóa thiên chúng.
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Kỳ trung thứ đệ thập trụ xứ sở thuyết.
2. Dịch nghĩa:
Trong mười nơi ấy, Ðức Phật tuần tự ngự đến thuyết pháp.
Lời giảng:
Ðây ý nói Ðức Phật ở mười nơi khác nhau giảng nói mười pháp môn khác nhau.
Cảnh giới của Ðức Phật khi thành Phật, căn cơ của Ðại Thừa và Tiểu Thừa nhận thức không đồng. Hàng Ðại Thừa Bồ Tát thì thấy Ðức Phật khi mới thành đạo đến nơi cung trời Ðại Tự Tại thiên vương ở Ðệ Tứ Thiền, phóng quang tiếp dắt đại chúng ở thế giới này đi về trong cung Bách Vạn Ức Tử Kim Cương Quang Minh ở thế giới Liên Hoa Ðài Tạng, để ra mắt Ðức Phật Lô Xá Na và nghe Ngài giảng pháp môn Tâm Ðịa. Sau đó, trở lại cõi nhân gian này, ngồi dưới cội Bồ Ðề, xuất định, giảng nói chánh pháp. Mười nơi Ðức Phật tuần tự đến thuyết pháp:
1. Ngồi nơi tòa Kim Cương Thiên Quang Vương và Diệu Quang Ðường, giảng nói pháp môn Thập Thế Giới Hải, tức là hội đầu tiên của pháp môn Thập Tín.
2. Lại từ bảo tòa đứng dậy, đến cung trời Ðế Thích, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Trụ.
3. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Diệm Ma, tuần tự giảng pháp môn Thập Hạnh.
4. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Ðâu Suất, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Hồi Hướng.
5. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Hóa Lạc, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Thiền Ðịnh.
6. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại, tuần tự giảng pháp môn Thập Ðịa.
7. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Sơ Thiền, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Kim Cương.
8. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Nhị Thiền, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Nhẫn.
9. Từ bảo tòa đứng dậy, đến cõi trời Tam Thiền, tuần tự giảng nói pháp môn Thập Nguyện.
10. Cuối cùng Ðức Phật đến cung Ðại Tự Tại thiên ở Ðệ Tứ Thiền, giảng nói pháp môn Tâm Ðịa, do đức Lô Xá Na Phật đã giảng ở Liên Hoa Ðài Tạng thế giới trước kia.
Ðối với vấn đề Ðức Phật thuyết pháp ở mười nơi, kinh này nơi quyển thượng có giảng giải và chư cổ đức đối với đoạn kinh văn này cũng đã giải thích tường tận. Nơi đây tôi chỉ nói sơ lược.
Chú thích:
1. Tối hậu thân Bồ Tát:
Còn gọi là tối hậu sanh hoặc tối hậu hữu, hoặc hậu thân Bồ Tát, tức là thân rốt sau của Bồ Tát trong đường sanh tử. Sau đó, Bồ Tát đắc quả thành Phật.
- Luận Câu Xá quyển mười tám nói: “Trụ tối hậu hữu gọi là tối hậu sanh”.
- Bộ Câu Xá Quang Ký quyển 18 giải thích: “Tối hậu sanh tức chỉ cho thân sanh trong vương cung”.
- Trong Du Già Lược Soán Luận thuyết minh: “Tối hậu thân nghĩa là đã sanh ở cõi Dục Giới, thì chính ở nơi thân này thành đạo. Vì thế, nên thân này là thân tối hậu hữu, ở trong sanh tử nên gọi là tối hậu thân”.
2. Ngũ Bất Hoàn Thiên:
Còn gọi là Ngũ Tịnh Cư thiên, bậc thánh nhân đã chứng quả Bất Hoàn ở Ðệ Tứ Thiền cõi Sắc.
Chỗ của thánh nhân sanh này có năm cảnh giới sau đây:
- Vô Phiền Thiên: cảnh trời này là cảnh giới hoàn toàn không còn những phiền tạp nên gọi là Vô Phiền Thiên.
- Vô Nhiệt Thiên: cảnh trời này hoàn toàn không có sự nhiệt não.
- Thiện Hiện Thiên: cảnh trời này những thiện pháp thù thắng thường xuất hiện.
- Thiện Kiến Thiên: cảnh trời này thường thấy được những thiện pháp thù thắng.
- Sắc Cứu Cánh Thiên: cảnh trời này là tối thắng Sắc Giới thiên. Trong Thế Phẩm của bộ Câu Xá Tịnh Sớ thuyết minh: “Vì sao năm cõi trời trên gọi là Tịnh Cư thiên? Vì năm cõi ấy, chỉ có thánh nhơn cư trú, không có phàm phu xen lẫn, nên gọi là Tịnh Cư thiên”.
3. Ðốn Kiết:
Ðốn Kiết ở đây chỉ cho việc khi Thái Tử sắp đản sanh, có rất nhiều điềm lành xuất hiện. Gồm có tất cả ba mươi bốn thứ thoại ứng. Nhưng trước khi liệt kê, thiết tưởng chúng ta nên biết qua tình trạng của Bồ Tát khi còn ở trong thai.
Khi còn trong thai mẹ, Ngài không bao giờ làm cho mẫu thân có những khổ não, lo buồn và nhất thiết mọi tư thế đi, đứng, nằm, ngồi đều được tự tại, không bị chướng ngại. Ðấy là đối với mẫu thân.
Riêng đối với chúng sanh, Ngài luôn thực hành sự lợi tha giáo hóa, nên vô lượng chúng sanh đều được sự lợi ích thuần thục. Ngày đêm phân ra làm sáu thời:
- Buổi mai, Ngài vì chư Thiên cõi Sắc giảng diệu pháp.
- Khi giữa trưa (đứng bóng), Ngài vì chư Thiên cõi Dục chỉ dạy, giảng nói các pháp.
- Buổi chiều, vì quỷ thần giảng pháp.
- Ban đêm cũng chia ba thời như vậy.
Khi phu nhơn mang thai ngày tháng sắp đủ, bà muốn ngự ra chốn viên lâm để ngoạn cảnh, Bạch Tịnh Ðại Vương hay tin, liền hạ lịnh quét dọn sạch sẽ khu vườn Lâm Tỳ Ni.
Chi tiết này trong kinh Hoa Nghiêm thuyết minh: “Khi phu nhân mang thai đã đủ mười tháng, vào ngày mùng Tám tháng Tư, khi mặt trời sắp mọc, phu nhân trông thấy trong vườn có một cây đại thọ mang tên là Vô Ưu, đang nở hoa màu sắc tươi đẹp, lại ngát hương. Cành cây tỏa ra bốn phía vô cùng xum xuê, tươi tốt. Phu nhân đưa tay phải định kéo cành hoa để hái, Bồ Tát từ nơi hông phải của mẹ thoát thai”.
“Chính lúc ấy, dưới đại thọ bỗng hiện bảy đóa hoa sen bằng thất bảo lớn như bánh xe. Bồ Tát Thích Ca rơi trên hoa sen. Không cần người dìu đỡ, Ngài tự đi bảy bước, đưa tay hữu lên, phát ra âm thanh sư tử hẩu” (tiếng rống của sư tử. Nên biết sư tử là vua trong muôn thú. Khi nó thét một tiếng, tất cả mọi loài thú đều nép phục sợ hãi. Ở đây dùng thí dụ này để chỉ cho âm thanh của Phật cũng vậy. Nghĩa là tiếng nói của Phật khiến tất cả thiên ma, ngoại đạo khi nghe đến đều phải quy hàng).
Câu nói đầu tiên của Ngài là “thiên thượng, thiên hạ, duy Ngã độc tôn” (ta ở trong tất cả nhân, thiên là bực tối tôn, tối thắng, không ai hơn được).
Ngay chính lúc ấy, 34 điềm lành cảm ứng hiện ra:
1) Mười phương thế giới chiếu sáng rực rỡ.
2) Tam thiên đại thiên thế giới có mười tám thứ chấn động. Trong kinh thường gọi sáu loại chấn động, nhưng trong đây nói có mười tám tướng vì sự chấn động của đại địa có 3 loại, mỗi loại có sáu thứ, tổng cộng thành mười tám thứ. Ba loại chấn động: động lục thời, động lục phương, động lục tướng.
+ Ðộng lục thời: sáu thời kỳ chấn động của đại địa. Kinh Trường A Hàm thuyết minh sáu thời kỳ này:
- Lúc Phật nhập thai.
- Lúc Phật xuất thai.
- Lúc Phật thành đạo.
- Lúc Phật chuyển pháp luân.
- Lúc thiên ma khuyến thỉnh và Phật sắp nhập Niết Bàn.
- Lúc Phật nhập Niết Bàn.
+ Ðộng lục phương: cả sáu phương Ðông, Tây, Nam, Bắc, Trung Ương và biên tế đều chấn động.
+ Ðộng lục tướng: Trong sáu loại này, ba thứ đầu thuộc về tướng, ba thứ sau thuộc về thanh. Nơi đây chỉ nêu tên 18 thứ, muốn hiểu rõ xin tham khảo các kinh Ðại Niết Bàn, Ðại Bát Nhã v.v...
- Ðộng (chấn động).
- Dũng (bắn vọt lên).
- Chấn (rung chuyển).
- Kích (đánh).
- Hẩu (tiếng rống).
- Bộc (tiếng nổ).
3) Trên quả đất, những gò nổng trở nên bằng phẳng, cây khô tươi lại, đâm chồi nẩy lộc, lá cành xum xuê tươi tốt, trong cõi nước mọc những cây kỳ đặc (kỳ hoa dị thảo).
4) Cây cối sanh ra những trái ngon ngọt dị thường.
5) Trên đất liền bỗng tự nhiên sanh ra những hoa sen báu lớn như bánh xe.
6) Những kho tàng ẩn trong các kho phát tia sáng rực rỡ.
7) Những trân bảo trong các kho phát tia sáng rực rỡ.
8) Những y phục thượng diệu trên cõi trời tự nhiên rơi xuống.
9) Muôn ngàn sông suối nước đều đứng lặng và trong trẻo.
10) Gió im phăng phắc, mây lành bủa giăng đầy khắp cõi hư không.
11) Gió thơm từ bốn phương thổi đến bát ngát hương thơm và những đám mưa nhẹ rưới xuống khiến mặt đất được im mát, không bị vẩn bụi.
12) Tất cả người bệnh trong nước đều được hồi phục sức khoẻ và trở lại bình thường.
13) Những cung điện, phòng ốc trong nước đều rực sáng, không cần đèn nến.
14) Mặt trời, mặt trăng, sao trên không đều đình trụ không di động.
15) Sao Tỳ Xá Khư (kiết tinh) hiện xuống nhân gian, đợi giờ đản sanh của Thái Tử.
16) Các Phạm thiên vương cầm lọng báu, đứng sắp hàng che khắp trên cung điện.
17) Chư thiên nhân sư ở tám phương đều đem bảo vật đến dâng cúng.
18) Trăm thức ăn ngon quý ở cõi trời tự nhiên hiện ra.
19) Có vô số bình báu đựng nước Cam Lồ.
20) Các thứ xe đẹp quý ở cõi trời chở báu vật đến.
21) Có vô số voi trắng đầu đội hoa sen đứng sắp hàng trước cung điện.
22) Bảo mã thiên thanh tự nhiên đi đến (ngựa tốt quý báu lông màu xanh biếc như da trời).
23) Có 500 bạch sư tử vương từ núi Tuyết Sơn đi ra, chúng rất bạo ác, nhưng lúc bấy giờ đều trở thành hiền thục, không có ác niệm, lòng chúng đều vui mừng.
24) Các kỹ nữ cõi Trời đứng sắp hàng trên hư không, trỗi các âm nhạc thanh tao, vi diệu.
25) Các ngọc nữ trên thiên giới cầm phủ phất lông khổng tước (công) hiện trên vách tường cung điện.
26) Các ngọc nữ trên thiên giới cầm bình vàng đựng đầy nước thơm, đứng sắp hàng trên hư không, rưới cúng dường.
27) Chư thiên đồng ca tụng, tán thán công đức của Thái Tử.
28) Tất cả cảnh giới địa ngục khi Phật đản sanh đều ngưng hành hạ tội nhơn.
29) Tất cả độc trùng ẩn núp dưới đất và các ác quỷ đều phát khởi thiện tâm.
30) Những người sống theo ác luật nghi (6) đều đồng một lúc khởi thiện tâm.
31) Những phụ nữ có thai trong nước, ngày ấy đều sanh con trai. Nếu người nào mắc phải trăm thứ bịnh tật liền được tiêu trừ, thân thể lành mạnh.
32) Tất cả Thọ Thần đều hóa thành hình người, đồng đến đảnh lễ Thái Tử và đứng hầu.
33) Quốc vương trong các nước đều mang bảo vật danh tiếng đến phụng hiến.
34) Tất cả trời, người không nói những tiếng phi pháp.
4. Thọ ký
Thọ Ký là tiếng Trung Hoa, tiếng Phạn gọi là Hòa-già-la, Thọ Ký còn là tên của một trong số mười hai bộ kinh.
Ðức Phật đối với những chúng sanh đã phát Bồ Ðề tâm, thọ ký cho chúng sanh ấy trong tương lai sẽ thành Phật. Thọ ký có nhiều loại: hai loại, bốn loại, sáu loại, tám loại. Ở đây chỉ đề cập đến hai loại:
- Vô dư thọ ký: Khi Ðức Phật còn tại thế, thọ ký cho Bồ Tát ở kiếp... thành Phật hiệu... Như Lai ứng cúng... ở quốc độ nào, quyến thuộc bao nhiêu... Ðức Phật nói toàn bộ một cách rõ ràng, nên gọi là Vô Dư Thọ Ký. Trong kinh Pháp Hoa, Phật từng nói rằng: “Nếu ta tại thế hoặc sau khi diệt độ, chúng sanh nào được nghe kinh Pháp Hoa này chừng một câu, một bài kệ đều được ta thọ ký Vô Thượng Bồ Ðề”. Ấy là Vô Dư Thọ Ký.
- Hữu dư thọ ký: Như trong kinh Ðức Phật bảo chúng sanh rằng: “Ông ở đời vị lai khi Ðức Phật xuất thế độ sanh sẽ hết tội này; đức Như Lai ấy sẽ vì ông thọ ký”. Ðấy là Hữu Dư Thọ Ký.
5. Ngũ trụ phiền não:
Trong kinh thường gọi là Ngũ Trụ Ðịa. Tại sao gọi là Trụ Ðịa? Vì phiền não căn bổn có khả năng sinh ra phiền não chi mạt (chi: cành, mạt: ngọn) nên gọi là Trụ Ðịa, cũng như đất đai có thể sanh trưởng mọi vật.
Có năm loại Phiền Não Trụ Ðịa:
- Kiến Nhứt Xứ Trụ Ðịa: Chỉ cho những Kiến Hoặc (những sự thấy biết không rõ ràng) trong tam giới, thân kiến, biên kiến... Khi chứng nhập bậc Kiến Ðạo thì đoạn trừ được kiến hoặc nhứt xứ, cho nên gọi là “kiến nhứt xứ”.
- Dục Ái Trụ Ðịa: Nghĩa là trong tất cả các loại phiền não ở Dục Giới, trừ Kiến Hoặc và Vô Minh Hoặc ra, thì tội ái trước nặng nhất, nên gọi riêng là Ái.
- Sắc Ái Trụ Ðịa: Nghĩa là trong tất cả loại phiền não ở Sắc Giới, trừ Kiến Hoặc và Vô Minh Hoặc ra, thì tội ái trước nặng nhất, nên gọi riêng tên là Ái.
- Hữu Ái Trụ Ðịa: Nghĩa là trong các loại phiền não ở Vô Sắc Giới, trừ Kiến Hoặc và Vô Minh Hoặc ra, thì tội ái trước nặng nhất, cho nên chỉ nêu riêng tên Ái. Chữ Hữu trong từ Hữu Ái là nguyên do của sanh tử, của phiền não. Nơi Vô Sắc Giới, sanh tử là quả báo cuối cùng của sự ái trước, cho nên gọi là Hữu Ái.
- Vô Minh Trụ Ðịa: vô minh là tâm thức si mê, ám độn, không có trí huệ minh đạt. Ấy là cội gốc của tất cả mọi phiền não trong tam giới, nên đặc biệt cho nó là một Trụ.
Trong bộ Ðại Thừa Nghĩa Chương, quyển 5, thuyết minh: Thế nào gọi là Trụ Ðịa?
- Căn bổn phiền não làm cơ sở cho chi mạt phiền não nên gọi là Trụ.
- Căn bổn phiền não sanh ra chi mạt phiền não nên gọi là Ðịa.
Trong Thắng Man Kinh Bảo Quật nói: “Căn bổn phiền não sanh ra chi mạt phiền não nên gọi là Ðịa; làm cho pháp sở sanh được thành lập nên gọi là Trụ”.
(Muốn dễ nhớ, dễ hiểu thì xem biểu đồ Ngũ Trụ Phiền Não)
6. Ác Luật Nghi:
Luật Nghi là gì? Nghĩa là ấn định thời gian, công việc, rồi theo chương trình, quy chế đó mà giữ gìn và thực hành đúng theo như vậy.
Có hai loại Luật Nghi:
- Thiện luật nghi: những giới pháp của Ðức Phật chế lập cho hàng đệ tử để y theo đó mà phụng hành, không được trái phạm.
- Ác luật nghi: những người làm nghề săn bắn, chài lưới...
Là Phật tử bất luận tại gia hay xuất gia, chẳng những không được làm theo ác luật, mà lại còn phải xa lánh những người hành nghề theo Ác Luật Nghi.
Phẩm An Lạc Hạnh trong kinh Pháp Hoa đã dạy: “Người tu hành không được thân cận Chiên-đà-la, cùng những người sống theo Ác Luật Nghi như nuôi heo, gà, chó... cùng những người làm nghề săn bắn, chài lưới...”
7. Chiên Ðà La:
Còn gọi là Chiên Ðồ La, Trung Hoa dịch ra nhiều danh từ như Ðồ Giả, Nghiêm Xí, Chấp Bạo Ác Nhơn, Hạ Tánh v.v... Hạng loại Chiên Ðà La này ở ngoài tứ tánh. Những người thuộc hạng này chuyên làm việc sát hại nên gọi là Ðồ Giả. Nam thì gọi là Chiên Ðà La, nữ gọi là Chiên Ðà Lợi.
Nghiêm Xí:
- Nghiêm: Chuyên làm những ác nghiệp để tự nghiêm sức nơi thân.
- Xí: gọi đủ là “tiêu xí”, những người thuộc hạng này, lúc đi ra đường thường cầm chuông rung hay gõ mõ tre để làm cho mọi người nghe thấy (tiêu: nêu ra, nêu lên cho mọi người thấy biết; xí: nghĩa đen là nhón chân lên mà trông cho rõ, nghĩa bóng là trù tính kế hoạch để tạo lợi).
Trong bộ Tây Vực Ký nói: “Người chủng tộc Chiên Ðà La lúc đi đường phải rung chuông, hoặc gõ lên cây tre chẻ đầu, để làm tiêu xí, nếu không sẽ bị quốc vương hành tội”.
Bộ Pháp Hiển Truyện thuyết minh: “Chiên Ðà La gọi là “ác nhân”, phải sống riêng biệt không được ở chung với người khác. Nếu khi vào trong thành thị cần đánh mõ, rung chuông để mọi người nghe thấy mà tránh xa, không được đường đột xông pha vào chỗ đông người”.
A.2. THUYẾT PHÁP DUYÊN KHỞI (khởi sự thuyết pháp nhân duyên)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Nhĩ thời, Phật quán chư Ðại Phạm Thiên Vương võng la tràng, nhơn thị thuyết vô lượng thế giới do như võng khổng, nhứt nhứt thế giới, các các bất đồng, Phật giáo môn diệc như thị.
2. Dịch nghĩa:
Lúc bấy giờ, nhân khi xem mành lưới bảo tràng của Ðại Phạm Thiên Vương, Ðức Phật vì đại chúng mà giảng kinh Phạm Võng. Ngài dạy rằng: “Vô lượng thế giới dường như lỗ lưới. Mỗi mỗi thế giới đều khác nhau, khác nhau đến số vô lượng. Giáo pháp của Phật cũng lại như vậy”.
Lời giảng
Ðoạn kinh văn nói trên, nói rõ do nhân duyên nào Ðức Phật khởi sự thuyết pháp. Ðiều này trong phần giải thích đề mục đã nói rõ:
Nhân lúc ngự trong cung của Ðại Phạm Thiên Vương, Ðức Phật giảng pháp môn Tâm Ðịa. Khi ấy, quý Ðại Phạm Thiên Vương mang mành lưới bảo tràng đến để cúng dường Ðức Phật và chư vị có ý muốn gần gũi Ðức Phật để nghe tuyên pháp yếu.
Bấy giờ, Ðức Phật nhân dịp xem mành lưới bảo tràng của Ðại Phạm Thiên Vương, Ngài phát sanh cảm nghĩ sâu xa và vì đại chúng tuyên nói những sự sai biệt của vô lượng thế giới trong mười phương giống như lỗ lưới.
Mỗi thế giới đều khác nhau, khác nhau đến vô lượng. Sự an lập của các thế giới đều bất đồng. Có thế giới ngửa, có thế giới úp, có thế giới thanh tịnh, có thế giới uế trược... trong đồng có biệt, trong biệt có đồng. Ðồng, biệt nương nhau mà an lập sát võng.
- Chữ Sát thuộc Pháp chỉ cho vô lượng quốc độ thanh tịnh, uế trược khác biệt nhau, không thể dùng lời mà có thể giảng nói đến cùng tột.
- Chữ Võng thuộc Dụ, nghĩa là mành lưới, là sự an lập bất đồng của vô lượng quốc độ trong mười phương cũng như vô lượng lỗ lưới trong một mành lưới, nên gọi là Sát Võng.
Ở đây về năng dụ, duy nhất chỉ có mành lưới bảo tràng của Ðại Phạm Thiên Vương. Về sở dụ thì có hai loại là thế giới và pháp môn của Phật.
Thế giới sở dụ ý chỉ căn cơ sở bị (sở bị đồng nghĩa với “sở nhiếp”, ý chỉ căn cơ của chúng sanh đã được thu phục, đưa vào trong giáo pháp của Phật).
Giáo pháp sở dụ ý chỉ pháp môn năng bị. Ðứng về phương diện pháp tánh bình đẳng mà nói, thì không thể có các thứ sai khác. Nhưng vì căn cơ thọ giáo của chúng sanh có ngàn muôn sai khác, nên pháp môn của Như Lai thi thiết đương nhiên cũng có nhiều thứ bất đồng.
Về căn cơ sở bị, sở dĩ không gọi là chúng sanh, lại gọi là thế giới, vì thế giới là y báo của chúng sanh. Thế giới y báo này có thể trùm nhiếp cả chúng sanh chánh báo trong ấy.
Trong kinh thường nói Thập Giới là ý bao gồm từ Phật Giới đến Ðịa Ngục Giới vậy. Sở dĩ Ðức Phật đặc biệt dùng mành lưới bảo tràng làm thí dụ vì những lỗ lưới ở mành lưới này rất nhiều, có thể nói là trùng trùng muôn mắt, vô lượng sự sai biệt khác mà vẫn xâu mắc được vào nhau một cách xuyên suốt không ngăn ngại.
Chư Phật tùy theo căn cơ của chúng sanh mà thi thiết những pháp môn sai khác vô lượng, mà vẫn giao suốt nhau không ngăn ngại. Vô lượng thế giới trong mười phương có tịnh, có uế, có ngửa, có úp, nhưng nương theo các duyên hòa hợp mà thành, mặc dù có vô lượng sai khác, nhưng vẫn giao suốt nhau không ngăn ngại.
Hoặc có nơi cho rằng lỗ lưới của mành lưới bảo tràng lớn, nhỏ, vuông, tròn, bất đồng, cũng như thế giới cùng chúng sanh thân tâm cũng sai khác, nên Ðức Phật dùng pháp môn giáo hóa, dẫn dắt chúng sanh cũng phân ra thành nhất thừa, tam thừa sai khác nhau.
A.3. VÃNG HOÀN PHI NHẤT (qua lại không phải một lần)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “ngô kim lai thử thế giới bát thiên phản...” cho đến câu “lược khai tâm địa pháp môn cánh”.
2. Dịch nghĩa:
Ðức Phật đã tám ngàn lần đến thế giới Ta Bà này, ngự trên bảo tòa Kim Cương Hoa Quang, nhẫn đến ngự nơi cung của Ðại Tự Tại thiên vương lược giảng Tâm Ðịa pháp môn cho cả thảy đại chúng trong pháp hội ấy.
Lời giảng:
Phẩm Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa thuyết minh: “Tất cả trời, người, a tu la đều cho rằng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện tại cung họ Thích, cách thành Dà Gia không bao xa, ngồi nơi đạo tràng chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề”.
Chẳng những hàng thiên, nhân và a tu la khi Phật còn tại thế đã nghĩ và nói như vậy, mà hiện nay chúng ta cũng nghĩ và nói như vậy. Cho nên mỗi khi nói đến đức Giáo Chủ của chúng ta, mọi người đều nói cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm về trước, Ðức Phật đã xuất hiện ở Ấn Ðộ. Do đó, mỗi năm khi cử hành lễ Phật Ðản, kỷ niệm ngày Ðức Phật đản sanh, ai cũng chúc mừng là cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, Ðức Phật đã giáng sanh ở Ấn Ðộ.
Thật vậy, chúng ta căn cứ vào lịch sử hiện hữu để biết đích xác sự kiện Ðức Phật xuất hiện trên thế gian. Nhưng đứng về mặt tôn giáo thì đây không phải là lần đầu Ðức Phật xuất hiện ở thế gian, nơi hiện tại chúng ta đang sống, để chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Phẩm Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa giảng tiếp rằng: “Thực ra ta thành Phật trải qua vô lượng, vô biên trăm ngàn muôn ức na do tha kiếp”.
Trong kinh này, Phật cũng nói: “Ta đến thế giới Ta Bà này đã tám ngàn lần”. Kinh văn nói tám ngàn lần, nhưng con số này không nhứt định, có thể hoặc nhiều hơn hay ít hơn đôi chút, chúng ta không nên quy định một cách nhất định.
Thông thường trong kinh nói “ngũ trược ác thế”, về tính chất này thì chưa có thế giới nào hơn thế giới Ta Bà này, nhưng bi nguyện của đức Ðại Thánh Thế Tôn quá sâu rộng: vì muốn hóa độ chúng ta cùng tất cả chúng sanh khổ não thoát ly khỏi thế giới Ta Bà đầy ác trược này, nên Ngài một lần, rồi nhiều lần trở lại trong nhân gian.
Ðiều đáng thương tiếc cho chúng ta là đã quá ngu si, mê muội, không chút giác ngộ, vẫn y nhiên làm chúng sanh điên đảo, quá phụ bạc với tâm đại từ, với ân rộng lớn của Ðức Phật. Lại còn phụ bạc với chính tánh linh bổn hữu của chính mình. Nghĩ đến như vậy càng thêm đau đớn và làm sao chẳng cảm thấy hổ thẹn muôn phần?
Ở đây, chúng ta cần phải biết là Ðức Phật tuy qua lại thế giới Ta Bà này liên tục, nhưng đó là Ứng Thân của Như Lai, do nơi đại dụng Bi Trí của Phật Ðà; còn Pháp Thân của Như Lai thì hoàn toàn vắng lặng, dường như hư không, không có hiện tượng sinh diệt, cũng không có trạng thái đến hoặc đi, không có những biểu hiện động hoặc tịnh.
Kinh Kim Cương thuyết minh: “Như Lai giả vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ” (Như Lai không từ chỗ nào đến, cũng không từ chỗ nào đi).
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Như Lai vô thân, vị chúng sanh cố thị hiện kỳ thân” (Như Lai hoàn toàn không có thân, vì hóa độ chúng sanh nên thị hiện có thân hình). Ðức Như Lai vì chúng sanh mà thị hiện có thân, và cũng do nơi nhân duyên cơ cảm, chúng sanh mới trông thấy Ðức Phật xuất hiện ở thế gian. Một khi nhân duyên cơ cảm của chúng sanh đã hết, tự nhiên chúng sanh lại trông thấy Ðức Phật ly khai thế gian này.
Thế nên vấn đề Ðức Phật xuất thế hay nhập diệt không phải do nơi bản của Phật, mà hoàn toàn tùy thuộc vào nơi chúng ta và tất cả chúng sanh, vì Phật không bao giờ có tướng khứ lai.
Như trong kinh Niết Bàn nói: “Vì muốn chúng sanh sanh khởi tâm hoan hỷ cực kỳ, nên chư Phật Như Lai xuất hiện trên thế gian này một cách bất ngờ. Vì muốn cho chúng sanh, tất cả sanh khởi tâm luyến mộ đến cao độ, chư Phật Như Lai thị hiện Niết Bàn một cách tự nhiên”.
Thật ra thì Phật là thường trụ và bất diệt. Chúng sanh sở dĩ thấy có Phật xuất thế, có khi thấy Phật diệt độ, việc ấy hoàn toàn do nghiệp chướng chúng sanh nặng hay nhẹ. Nếu chúng sanh nghiệp chướng nhẹ thì trông thấy Ðức Phật vẫn hiện ở thế gian; chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng thì không thấy Ðức Phật trụ thế.
Kinh Niết Bàn đối với vấn đề này lý giải rất rõ ràng: “Ta dù ở cõi Diêm Phù Ðề này, thường thị hiện nhập Niết Bàn, nhưng thật ra ta không hề nhập Niết Bàn mà chúng sanh đều cho rằng Như Lai thật sự diệt độ. Nhưng tánh Như Lai vốn không diệt. Thế nên phải biết Như Lai là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Ðại Niết Bàn tức là pháp giới của Như Lai”.
Phẩm Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa cũng nói: “Như thế, từ khi Ta thành Phật đến nay đã trải qua thời gian hết sức lâu xa, thọ mạng vô lượng a tăng kỳ kiếp, thường trụ bất diệt”.
Căn cứ vào những lời kinh trích dẫn bên trên thì chúng ta biết rằng Như Lai vốn chưa từng nhập diệt. Vấn đề Như Lai chưa từng nhập diệt, căn cứ vào ba thân của Phật để giảng thì:
- Pháp thân vốn không có tướng sanh diệt, đương nhiên không thể nói nhập diệt.
- Báo thân vạn đức trang nghiêm, thọ mạng vô biên vô tận, lẽ tự nhiên cũng không thể nói nhập diệt.
- Hóa thân do vì độ chúng sanh nên tùy duyên thị hiện, thì làm sao có thể bỏ chúng sanh mà vào cõi Vô Dư Niết Bàn?
Phật xưa nay vốn không diệt độ, nhưng sở dĩ nói diệt độ vì Như Lai dùng đó như một phương tiện hóa độ chúng sanh. Vì có những hạng chúng sanh, Phật cần phải thị hiện Niết Bàn mới có thể độ được, nên Ðức Phật không thể không thị hiện nhập Niết Bàn.
Vì sao nhất thiết phải làm như thế? Vì có những hạng chúng sanh phước đức quá mỏng manh, thấy Như Lai ở lâu nơi thế gian cho Phật là tầm thường, không sanh ý tưởng khó gặp, lại cũng không có tâm cung kính. Và vì vậy, những hạng chúng sanh này không chịu theo đúng như pháp Phật dạy, để tinh tấn gieo trồng các thiện căn.
Ðể cứu độ những hạng chúng sanh kiêu mạn, phóng dật, giải đãi, hay ôm lòng nhàm chán này, Ðức Phật phải vận dụng phương tiện đại bi trên và tuyên bố sẽ diệt độ để cảnh tỉnh những chúng sanh ấy, khiến cho họ biết rằng Phật xuất thế rất khó gặp, muốn thấy được Như Lai thật là một việc không phải dễ dàng.
Ðiều này không riêng gì đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà tất cả chư Phật trong ba đời và ở mười phương cũng đều thị hiện như vậy. Nơi đây, có người hỏi rằng: Rõ ràng đức Như Lai đã thành Phật từ nhiều kiếp lâu xa, khi đến thế gian này giáo hóa chúng sanh thì cứ trực tiếp hiện thân thuyết pháp là tốt lắm rồi, tại sao cần phải nương nhờ duyên cha mẹ giáng sanh? Tại sao lại phải xuất gia tu hành? Tại sao phải hàng phục chúng ma rồi sau mới thành Phật?
Giải đáp vấn đề này thật đơn giản: Tất cả chúng sanh trên thế gian đại đa số đều là hạng vô trí. Nếu như Ðức Phật không trải qua những giai đoạn như vậy thì họ cho Phật là người biến hóa, không có cha mẹ, vợ con, mới có thể tu hành thành Phật, rồi họ tự nghĩ mình là phàm phu đầy khổ não, lại thêm có vợ con đa mang nhiều hệ lụy, làm sao có thể tu hành và thành đạo như Ðức Phật được.
Vì những lý do đó, Ðức Phật đã xuất hiện ở nhân gian và không thể không thị hiện đồng như mọi người để chúng sanh thấy rằng Ðức Phật không có những điểm đặc thù nào khác họ, khiến họ học theo chỗ Ðức Phật học, thực hành những điều Ðức Phật thực hành và chứng đắc chỗ Ðức Phật đã chứng đắc.
Ðức Phật đến thế giới này những tám ngàn lần để làm gì?
Chính là vì những chúng sanh ở thế giới Ta Bà này thuyết pháp giáo hóa.
Ta Bà là tiếng Ấn Ðộ, Trung Quốc dịch là Kham Nhẫn. Tất cả những chúng sanh trên thế giới này đều có thể kham thọ sự độc hại của tam độc, có thể nhẫn thọ sự bức bách của tất cả phiền não; có thể nhẫn thọ bao nhiêu sự thống khổ trên thế gian mà không có niệm mong cầu thoát ly để được sự giải thoát (tam độc: tham, sân, si).
Hai câu “tọa Kim Cương Hoa Quang Vương tòa, nãi chí Ma Hê Thủ La thiên vương cung” (ngự trên tòa báu Kim Cương Hoa Quang Vương, nhẫn đến ngự nơi cung của Ðại Tự Tại Thiên Vương). Ðây chỉ mười nơi Ðức Phật ngự đến thuyết pháp. Trong kinh văn chỉ nêu ra Kim Cương Hoa Quang Vương là chỗ đầu tiên với cung của Ðại Tự Tại Thiên Vương là nơi cuối cùng. Còn tám chỗ kia dùng hai chữ “nãi chí” là lời lược qua, không kể hết, nhưng đã bao hàm tất cả trong đó. Vì kinh văn đoạn trước đã nêu rõ thứ tự mười trụ xứ Phật thuyết pháp, cho nên ở đây không cần nhắc lại.
Kinh văn
1. Phiên âm
Vị thị trung nhứt thiết đại chúng lược khai tâm địa pháp môn cánh.
2. Dịch nghĩa:
Lược giảng Tâm Ðịa pháp môn cho cả đại chúng trong những pháp hội ấy.
Lời giảng:
Câu “vị thị nhứt thiết đại chúng” chỉ cho đại chúng trong mười trụ xứ. Vì Phật nói pháp ở mười nơi khác nhau, lẽ đương nhiên mỗi nơi có một đại chúng của địa phương ấy nghe pháp.
Ðức Phật đã vì đại chúng mười nơi ấy giảng nói pháp gì?
Trong kinh văn nói rõ là lược giảng Tâm Ðịa pháp môn; nghĩa là Ðức Phật lược giảng pháp môn Tâm Ðịa, là một trong trăm nghìn hằng hà sa số pháp môn. Ðây chỉ lược nói một vài pháp môn, nếu so sánh với tất cả pháp môn thì con số này chỉ ước chừng bằng đầu một sợi lông. Nếu như muốn nói rõ ràng thì những pháp môn ấy có vô lượng, vô biên, vô cùng tận, bất khả thuyết, bất khả thuyết...
Khi Ðức Phật đã vì đại chúng lược giảng pháp môn Tâm Ðịa rồi, Ngài tiến thêm một bước nữa, vì hàng phàm phu trên quả địa cầu này giảng nói Giới pháp, bao gồm mười giới trọng, 48 giới khinh. Ý của Phật là muốn cho tất cả chúng sanh nương theo giới pháp ấy, nghiêm trì thanh tịnh để chứng đắc Tâm Ðịa pháp môn, hoàn thành quả vị Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
A.4. NHÂN GIAN THUYẾT GIỚI (thuyết giới pháp nơi cõi nhân gian)
A.4.1. THÁNH PHÀM BỔN NGUYÊN (nguồn gốc thánh nhân, phàm nhân)
A.4.1.1. TIÊU GIỚI BỔN NGUYÊN (nêu rõ bổn nguyên của Giới)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “phục tùng thiên vương cung”... cho đến câu: “...nhứt thiết Bồ Tát bổn nguyên, Phật tánh chủng tử”.
2. Dịch nghĩa:
Sau đó từ cung của Thiên Vương, Ðức Phật trở xuống ngự dưới cội Bồ Ðề nơi cõi Diêm Phù, vì tất cả chúng sanh ở cõi này, hạng phàm phu ngu tối, mà giảng Kim Cương Quang Minh Bảo Giới. Giới pháp này là lời thường trì tụng của Phật Lô Xá Na khi Ngài mới phát tâm Bồ Ðề và trong suốt thời kỳ tu nhân của Ngài. Giới pháp này cũng là bổn nguyên của tất cả chư Phật, là bổn nguyên của tất cả Bồ Tát và là chủng tử của Phật tánh.
Lời giảng:
Ðức Phật ở nơi mười pháp hội, sau khi giảng Tâm Ðịa pháp môn xong, từ trong cung của Ðại Tự Tại Thiên Vương, Ngài ngự xuống châu Nam Diêm Phù Ðề, tức cõi nhân gian của chúng ta, ngồi dưới cội Bồ Ðề, vì tất cả chúng sanh phàm phu si ám, tuyên thuyết một giới pháp trong Tâm Ðịa pháp môn mà Ðức Phật Lô Xá Na thường trì tụng trong thời kỳ Ngài mới phát tâm.
“Ðịa thượng” trong kinh văn chỉ cảnh giới nhân gian hiện tại.
“Nhứt thiết chúng sanh” có nghĩa là bao gồm tất cả các loại chúng sanh (trừ Ðức Phật là bậc tối cao) như nhân loại chúng ta, các bậc Thánh Nhân (từ nhân loại trở lên) và tất cả động vật (từ nhân loại trở xuống).
Danh từ “chúng sanh” trong kinh có hai lối giải thích:
- “Chúng duyên hòa hợp nhi sanh, danh vi chúng sanh” (các duyên hòa hợp lại mà sanh, gọi là chúng sanh). Nên biết rằng cứ một sinh vật nào có đầy đủ phần tinh thần và hoạt động, đều không phải do một pháp đơn thuần, độc lập mà hình thành, mà là do nhiều điều kiện tập hợp lại mà tạo nên.
- Trong kinh Ðại Pháp Cổ thuyết minh: “Tất cả pháp hòa hợp thi thiết gọi là chúng sanh. Nghĩa là do tứ đại, ngũ uẩn, thập nhị xứ và thập bát giới, thập nhị nhân duyên v.v... hòa hợp lại mà thành, nên chỉ là hư giả, gọi là người hay chúng sanh”. Lối giải thích ý nghĩa chúng sanh sở dĩ gọi là “chúng sanh” trên đây rất xác đáng.
- “Sát sát bất đoạn thọ sanh, danh vi chúng sanh” (thường thường thọ sanh không gián đoạn, gọi là chúng sanh).
- Mỗi chúng sanh hoạt động trên thế gian, chẳng phải chỉ trong một giai đoạn và khi kết liễu sanh mạng là xong, phải luôn luôn có một sanh mạng khác thọ sanh tiếp theo. Hơn nữa, khi chưa giải thoát khỏi vấn đề sanh tử, tất cả đều phải ở trong chu trình sanh rồi tử, tử rồi lại sanh và hình thành một giòng đại sanh tử.
- Trong luận Bát Nhã Ðăng thuyết minh: Tại sao gọi là hữu tình? Nói hữu tình là do tính chất luôn luôn thọ sanh nên gọi là “chúng sanh”. Ðây là lối giải thích ý nghĩa tại sao chúng sanh được mệnh danh là chúng sanh. “Phàm phu” là tiếng Trung Hoa, xưa dịch là phàm phu, nay dịch là “dị sanh”. Tiếng Ấn Ðộ gọi là Ba-la, là từ phản nghĩa của “thánh giả”.
Ở trong bộ Thiên Thai Chỉ Quán thuyết minh: “Phàm thánh tương hành, phán như thiên nhưỡng” (nhưỡng: chỗ đất người ta ở, nghĩa là: phàm phu với thánh nhân, nếu đem so sánh thì chẳng khác nào trời với vực). Phiền não chưa đoạn, lý tánh chưa chứng, muôn đời qua lại mãi trong tam giới, đó là hạng phàm phu.
Kinh Pháp Hoa nói: “Phàm phu thiển thức, thâm trước ngũ dục” (Phàm phu ý thức nông cạn, mải say đắm theo ngũ dục, hế không được thoát ly khỏi tam giới).
Vì đã là phàm phu thì cứ gọi là phàm được rồi, sao lại còn nói là người si ám?
- Vì phàm phu là những chúng sanh đối với phiền não chưa đoạn trừ được chút nào, do vô minh phiền não tự đóng bít tâm địa, khiến cho trí huệ quang minh vốn sẵn đủ không được khai phát, mãi sinh hoạt trong cảnh thiên hôn địa ám, vì thế nên gọi là “ám”.
- Do vô minh phiền não che đậy tâm địa của mình, không hiểu rõ chánh pháp của chư Phật, vọng sanh các thứ tà kiến không chánh đáng nên gọi là “si”.
Hạng người phàm phu si ám như thế làm sao có thể từ trong cảnh trầm mê bất giác, chuyển phàm nhập thánh?
Ðây là một khóa đề trọng yếu của hàng Phật tử tu học Phật pháp. Và đối với vấn đề này, hẳn nhiên theo Phật pháp, có biện pháp để giải quyết là liệu chúng ta có chịu phát Bồ Ðề tâm hay không?
Ngay như Ðức Phật Lô Xá Na không phải tự nhiên được thành Phật. Tận ban sơ, Ngài cũng chỉ là một kẻ phàm phu si ám như chúng ta, sau đó Ngài phát tâm Bồ Ðề, bẩm thọ Tâm Ðịa diệu giới này và luôn thường trì tụng cho đến lúc chứng được quả Tâm Ðịa rốt ráo, hoàn thành bậc Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Nói như thế để thấy rõ cảnh giới này chính là Quang Kiến siêu phàm nhập thánh.
Nếu như không có tâm địa diệu giới này thu nhiếp tự tâm, lẽ tất nhiên chúng sanh phải muôn đời trầm luân trong biển khổ sanh tử, vĩnh viễn không có ngày thoát khỏi luân hồi sanh tử được.
Ðức Ðại Thánh Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn vì thương xót những hạng người phàm phu si ám này mới đi vào cảnh nhân gian đầy thống khổ, uế trược, giảng nói một trong số những giới pháp của Tâm Ðịa pháp môn của Ðức Phật Lô Xá Na thường trì tụng trong thời kỳ mới phát tâm.
Giới pháp Tâm Ðịa này chính là nhân tối thắng để thành Phật. Tất cả chư Phật trong ba đời, trước tiên đều bẩm thọ giới pháp này, sau đó mới bước lên bảo tòa Vô Thượng Chánh Giác. Chính Ðức Phật Lô Xá Na thường trì tụng giới pháp này nên gọi là “Quang Minh Kim Cương Bảo Giới”.
Quang Minh đối chọi với Hắc Ám. Có quang minh thì hắc ám không thể tồn tại. Ðây là một sự kiện hiển nhiên, ai cũng thấy rõ. Và vì giới này có công năng diệt trừ hắc ám, vô minh từ vô thỉ, nên gọi là “quang minh”.
Kim Cương là một loại khoáng thạch vô cùng cứng rắn, có thể phá hủy bất cứ một vật thể cứng rắn nào khác. Ðiều này cũng là một sự kiện thông thường mọi người đều biết. Vì giới pháp này có thể tồn phá tất cả phiền não khó tồn phá nhất, cho nên gọi là “kim cương”.
Bửu chỉ những vật quý trọng, có thể dứt trừ sự nghèo cùng khốn khổ của mọi người, nên được tất cả thế nhân xem trọng. Và cũng vì giới pháp này có thể xuất sanh vô lượng công đức, pháp tài, khiến cho công đức thiện pháp của chúng sanh ngày càng tăng trưởng nên gọi là Bửu.
Chính Kim Cương Quang Minh Bửu Giới là giới tối thượng vi diệu đệ nhứt, là thể tạng của mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh, là tâm địa giới pháp của chư Cổ Phật triển chuyển truyền lại, không phải do đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật riêng sáng lập sau này. Vì vậy, giới pháp này rất có giá trị đối với mỗi chúng sanh, nhất là đối với các hành giả bậc Ðại Thừa, tu học Phật pháp, lại cần phải đặc biệt xem trọng.
Danh từ Quang Minh Kim Cương nghiên cứu cao hơn một bước, cũng như căn cứ vào phương diện đạo lý, chư cổ đức đã giải thích như sau:
- Quang Minh là căn cứ vào Nhiếp Thiện Pháp Giới để nói, vì Tâm Ðịa diệu giới này có thể soi chiếu tất cả các pháp.
- Kim Cương là căn cứ vào Nhiếp Luật Nghi Giới mà nói, vì Tâm Ðịa diệu giới này bản thể của nó thuộc về Vô Lậu Tánh.
- Bửu là căn cứ vào Nhiếp Chúng Sanh Giới vì Tâm Ðịa diệu giới này có công năng cứu tế muôn vật, lợi ích quần sanh.
Nếu nghiêm cẩn hành trì Luật Nghi Giới thì không một ác pháp nào chẳng trừ được, đạt đến quả vị Phật và thành tựu Ðoạn đức.
Nếu phụng hành Nhiếp Thiện Pháp Giới một cách thiết thực thì không một thiện pháp nào chẳng tu được, đạt đến quả vị Phật, thành tựu được Trí đức.
Nếu thực tiễn nhận chân được Nhiếp Chúng Sanh Giới thì chính là không một chúng sanh nào chẳng cứu độ, đạt đến quả vị Phật, thành tựu được Ân đức.
Cho nên, chỉ có một giới pháp của đức Lô Xá Na thường trì tụng, xem qua rất đơn giản, nhưng sự thật thì bao hàm của nhơn quả Ðại Thừa bên trong. Vì lý do nói trên, Ðức Phật tiếp tục dạy: Quang Minh Kim Cương Bửu Giới không phải là pháp gì khác, chính là bổn nguyên của tất cả chư Phật, là bổn nguyên của tất cả Bồ Tát.
Nói rõ hơn, Tát Bà Nhã hải của chư Phật còn gọi là Bát Nhã Ba La Mật, tức là Nhất Thiết Chủng Trí của chư Phật.
Chữ Hải ở đây ý nói đại trí của chư Phật sâu rộng như biển cả, cố nhiên là lấy giới này làm bổn nguyên. Lục độ vạn hạnh của Bồ Tát cũng dùng giới này làm bổn nguyên. Ðức Lô Xá Na do nơi giới này mà thành đạo. Chư Phật trong ba đời, mười phương cũng từ nơi giới này mà thành đạo. Tất cả Bồ Tát ở thế giới này và ở các phương khác lẽ đương nhiên phải lấy giới này làm cội gốc, nương theo để tu hành.
Nếu ly khai Quang Minh Kim Cương Bảo Giới này mà tu hành pháp môn của 30 tâm và Thập Ðịa, cố nhiên không thể nào thành tựu được. Ngay chính công đức của Phật địa cũng không thể phát sanh. Tánh trọng yếu của Tâm Ðịa diệu giới này, nơi đây càng có thể nhận thức rõ ràng nhất.
Chư Phật, Bồ Tát sở dĩ đều lấy giới này làm bổn nguyên vì giới pháp này là chủng tử Phật tánh sẵn có của chúng sanh.
Căn cứ vào lý Ðại Thừa mà nói, Phật tánh vốn là pháp sẵn đủ của tất cả chúng sanh, nhưng cần phải nương nhờ vào Giới mới có thể phát sanh, cho nên gọi là “chủng tử”. Kinh Pháp Hoa nói: “Phật chủng tùng duyên khởi” (chủng tử Phật tánh tùy nhân duyên mà sanh ra) cũng chính là ý này.
Trong kinh Niết Bàn thuyết minh: “Nhất thiết chúng sanh tuy hữu Phật tánh, yếu nhân trì giới, nhiên hậu nãi kiến, nhân kiến Phật tánh, đắc thành a nậu đa la tam miệu tam bồ đề” (Tất cả chúng sanh dù sẵn có Phật tánh, nhưng cần phải nghiêm trì tịnh giới, sau đó mới thấy được Phật tánh. Do thấy được Phật tánh mà đắc thành quả vị a nậu đa la tam miệu tam bồ đề). Ðây là nói về ý nghĩa nhân duyên Phật tánh và liễu nhân Phật tánh lấy giới này làm chủng tử.
Trong luận Khởi Tín thuyết minh: “Dĩ tri pháp tánh vô nhiễm ô, tùy ly ngũ dục quá cố, tùy thuận tu hành Thí Ba La Mật” (Do biết rõ pháp tánh vốn không ô nhiễm, lập tức xa lìa tội lỗi say mê ngũ dục, tùy thuận theo pháp mà tu hành Thí Ba La Mật).
Ðây là nói về Quang Minh Kim Cương Bảo Giới lấy chánh nhân Phật Tánh làm chủng tử. Tất cả chúng sanh đều đồng sẵn đủ Phật Tánh chủng tử này, nhưng vì sao chúng ta cũng như tất cả chúng sanh không thể chứng đắc Tâm Ðịa pháp môn?
Trả lời câu hỏi này thật đơn giản. Ấy là do nơi chúng sanh bị phiền não che đậy, làm chướng, luôn trái ngược lại giác tánh và thuận hợp với trần lao mà ra nông nỗi như vậy. Nếu thuận theo Phật tánh mà tu hành thì có thể siêu thoát khỏi biển khổ sanh tử, ngộ nhập tự tánh Niết Bàn sẵn có và mới có thể chứng đắc Tâm Ðịa pháp môn, đồng như chư Phật.
Sở dĩ Ðức Phật đến nhân gian tuyên thuyết Tâm Ðịa diệu giới này; và chúng ta sở dĩ phải bẩm thọ Tâm Ðịa diệu giới này, vì Phật muốn cho chúng ta chứng đắc Tâm Ðịa pháp môn. Hơn nữa, chỉ có Tâm Ðịa diệu giới này mới có thể giúp chúng ta chứng đắc Tâm Ðịa pháp môn. Thế nên chúng ta không nên xem thường.
A.4.1.2. HIỂN GIỚI THẮNG LỢI (nêu rõ sự lợi ích của giới)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh...” đến câu “... đương đương thường hữu nhân cố, đương đương thường trụ pháp thân”.
2. Dịch nghĩa:
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả ý thức sắc, tâm, là tình, là tâm đều nằm trong phạm vi giới tánh Phật tánh, vì chắc chắn thường có chánh nhân, nên chắc chắn pháp thân luôn thường trụ.
Lời giảng:
Bổn nguyên của Quang Minh Kim Cương Bửu Giới đã nêu rõ bên trên. Giờ đây xin thuyết minh phần thắng lợi của Quang Minh Kim Cương Bửu Giới.
“Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” trong phần kinh văn trên trong kinh Niết Bàn cũng từng nói đến. Các học giả trong Phật giáo Trung Quốc tối sơ đều thừa nhận tất cả chúng sanh đều sẽ được thành Phật, chính do từ câu này.
Kinh Niết Bàn nói tiếp: “Phàm hữu tâm dã, giai đương tác Phật” (Phàm chúng sanh nào có tâm đều sẽ thành Phật).
Tâm nghĩa là pháp mà mỗi chúng sanh đều có sẵn, Phật tánh ẩn tàng trong tâm chúng sanh; vì thế nên các chúng hữu tình nếu có đủ tâm thức hoạt động đều có thể thành Phật.
Ở đây có người hỏi: Chúng tôi hiện có Phật tánh hay không?
Tôi dám quả quyết đáp rằng: Ðương nhiên là có.
Nếu như quý vị hỏi tiếp: Chúng tôi đã có Phật tánh, tại sao không thành Phật?
Tôi xin đáp: Ðủ Phật tánh là một sự kiện, thành Phật hay không lại là một sự kiện khác. Chư Ðại Giác Thánh Nhân sở dĩ nói các Ngài đã thành Phật do vì các Ngài đã đem Phật tánh sẵn đủ của mình chẳng những khai phát mà còn trang nghiêm Phật tánh, để hoàn thành diệu quả Pháp Thân thanh tịnh. Hàng phàm phu cụ phược chúng ta sở dĩ vẫn là chúng sanh, vì Phật tánh còn bị vô minh hắc ám bao phủ, ngăn che, nên phải thành thân sanh tử trong vòng luân hồi. Do đó, sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong vòng sanh tử, không được thành Phật, vấn đề không phải là ở nơi chúng ta không đủ Phật tánh, mà chính ở chỗ do căn bệnh vô minh che đậy Phật tánh, làm cho Phật tánh không thể hiển hiện.
Hiện tại, nếu có thể bẩm thọ Quang Minh Kim Cương Bảo Giới này thì vô minh che đậy Phật tánh bị tiêu diệt, khiến cho Phật tánh lý thể hoàn toàn hiển lộ, tức thời có thể thành Phật. Thế nên hiện tại không thành Phật được, không phải là không có Phật tánh; cũng không nên buồn trách một người nào, mà cần nên tự trách mình chưa phá trừ được vô minh đó thôi.
Phật tánh bao gồm tất cả pháp và không cuộc hạn ở một khía cạnh nào. Cho nên tất cả hoặc ý hoặc thức, hoặc sắc, hoặc tâm, đều là tình, là tâm. Không một pháp nào chẳng điều nhiếp vào trong phạm vi giới pháp Phật tánh. Lý thể Phật tánh bất sanh bất diệt và luôn thường trụ, cho nên tất cả các tâm thức hoạt động hư vọng, phân biệt, hoàn toàn do vô minh, bất giác gây ra.
Chủ thể của tâm hư vọng, phân biệt là A Lại Da Thức. Nguyên nhân sanh khởi A Lại Da Thức là nương nơi Như Lai Tạng mà có. Nên Khởi Tín Luận nói: “Tâm sanh diệt giả, y Như Lai Tạng, cố hữu sanh diệt tâm. Sở vị: Bất sanh, bất diệt, dữ sanh diệt hòa hợp, phi nhứt, phi dị, danh vi A Lại Da thức” (Nói đến tâm sanh diệt phải biết do đâu mà có? Tức là y theo Như Lai Tạng phát sanh nên có tâm sanh diệt. Trong kinh gọi là bất sanh, bất diệt, hòa hợp với sanh diệt, chẳng phải hợp làm một, chẳng phải phân ra khác nhau, gọi là A Lại Da thức).
Tiếp theo đó, nương theo A Lại Da thức này mà sanh khởi ra ý. Nương nơi tâm và ý mà có ý thức sanh khởi. Ðồng thời, cũng trong Khởi Tín Luận nói: “Dĩ A Lại Da thức thuyết hữu vô minh” (do nương nơi A Lại Da thức mà nói là có vô minh). Chúng sanh mãi trôi lăn trong vòng sanh tử, không được thành Phật, thật ra không phải do nguyên nhân nào khác mà chính do Vô Minh Trụ Ðịa từ vô thỉ ở trong A Lại Da thức quấy rối!
Ở đây nói là tâm là theo ý nghĩa tập khởi, không giống như ý nghĩa tích tập chủng tử sanh khởi hiện hành trong pháp tướng Duy Thức đã nói, mà chỉ cho vọng niệm bỗng nhiên tập khởi.
Ý là ý nghĩa tư lương, có đủ công năng tác dụng hằng thẩm tư lương (kiểm soát tư tưởng). Theo Duy Thức thì đó là “đệ thất nhiễm ô ý”. Khởi Tín Luận cho là có năm thứ ý (năm thứ này có nêu và giảng rõ trong Khởi Tín Luận và các bộ chú sớ).
Thức là liễu việc (hiểu rốt ráo mọi việc). Cả sáu thức đều gồm luôn trong đó. Sắc là chỉ cho vật chất cụ thể hiện tại thường nói đến, cũng chỉ cho sanh mạng nhục thể của chúng sanh do tứ đại tổ hợp. Tâm, Ý, Thức ba thứ này gọi chung là tinh thần.
Sanh mạng chúng sanh là sự hòa hợp của hai thể: tinh thần lẫn vật chất. Chúng sanh do sắc tâm hòa hợp và sẵn có Phật tánh tiềm ẩn trong đó. Chúng ta nên biết rằng Phật tánh chính là ở trong tâm thức. Ngoài tâm thức này ra, không có Phật tánh nào tồn tại riêng được.
Nên trong kinh Lăng Già, Ðức Phật từng nói: “Ngã thuyết A Lại Da thức tức thị Như Lai Tạng” (Ta nói A Lại Da thức chính là Như Lai Tạng).
Hai chữ “thị tình” (là tình) dùng phân biệt với vô tình.
Hai chữ “thị tâm” (là tâm) dùng phân biệt với vô tâm.
Vô tình, vô tâm chính là những loại cây, đá vô ý thức. Những vật thuộc về gỗ, đá đương nhiên không thể kham thọ Tâm Ðịa diệu giới. Chỉ có loài hữu tình có đầy đủ tinh thần và hoạt động mới có thể bẩm thọ Tâm Ðịa diệu giới. Ðã là hữu tình, tức có đủ Phật tánh, nên đương nhiên vào trong pháp giới Phật tánh.
Hai câu:
Ðương đương thường hữu nhân cố.
Ðương đương thường trụ Pháp Thân.
Dịch: “Vì chắc chắn thường có chánh nhân nên chắc chắn Pháp Thân thường trụ” biểu thị lý tất nhiên của luật nhân quả. Hai chữ “đương đương” ở đây có thể hiểu là “đích thực như vậy”. Nghĩa là: Quang Minh Kim Cương Bửu Giới đích thực thường có chân nhân thành Phật, đích thực là diệu quả Pháp Thân thường trụ sẵn có. Nhân và quả đều không ly khai Tâm Ðịa diệu giới này.
Hai chữ “thường hữu” dùng để phân biệt với ý nghĩa không phải thoạt có, thoạt không, mà bất cứ lúc nào cũng có, đích xác làm chân nhân thành Phật. Hai chữ “thường trụ” dùng để phân biệt với ý nghĩa không phải thoạt đến, thoạt đi mà biểu thị ý nghĩa Pháp Thân diệu quả vĩnh viễn thường hằng, không có tướng khứ lai, động tĩnh. Nhưng Pháp Thân diệu quả thường trụ này không phải do từ bên ngoài mà có được; chính là do Phật tánh sẵn có bên trong, cực lực khai phát trang nghiêm mà thành.
Bởi vì sự lợi ích thù thắng của Quang Minh Kim Cương Bửu Giới là chân nhân thành Phật, là Pháp Thân Diệu Quả Thường Trụ thanh tịnh, cho nên ở phần khai mạc bên trên nêu là Hiển Giới Thắng Lợi.
A.4.1.3. KHUYẾN TÍN THỌ TRÌ (khuyên phát tín tâm thọ trì giới)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu: “Như thị thập Ba La Ðề Mộc Xoa xuất ư thế giới...” cho đến câu: “...bổn nguyên tự tánh thanh tịnh”.
2. Dịch nghĩa:
Mười Ba La Ðề Mộc Xoa như thế xuất hiện trong đời. Giới pháp này là chỗ kính trọng thọ trì của tất cả chúng sanh trong ba đời. Giờ đây, Ðức Phật sẽ vì trong đại chúng mà giảng lại giới phẩm vô tận tạng, là giới phẩm của tất cả chúng sanh, bổn nguyên tự tánh thanh tịnh.
Lời giảng:
Giới pháp Phật tánh như trên đã thuyết minh, là nhân tố duy nhất để thành Phật của tất cả chúng sanh. Nếu như đối với Phật tánh pháp giới này mà cực lực trang nghiêm thì cũng có thể hoàn thành Phật quả tối cao.
Nói một cách khác, chỗ tu nhân hạnh chính là giới pháp Phật tánh này, chỗ chứng đắc quả vị cũng chính là Phật tánh giới pháp này. Vì thế, chúng ta có thể biết chỗ chứng ngộ của chư Phật Như Lai cố nhiên là giới pháp Phật tánh này. Phàm phu chúng sanh mê hoặc, không thể giác ngộ đều là do bị mê hoặc, không hiển lộ được giới pháp Phật tánh này. Ðức Ðại Thánh Thích Tôn đã phát lộ được điểm ấy. Ðối với tất cả chúng sanh đã sẵn đủ nhân thù thắng thì đều có thể chứng đắc quả thù thắng này, nhưng vì bị mê hoặc không giác ngộ, nên trước sau phải chịu trầm luân trong biển khổ sanh tử. Ðức Phật vô cùng thương xót, không nỡ để sanh chúng cứ mãi trầm luân như thế, nên Ngài mới suy nghĩ tìm phương cách cứu độ.
Nhưng dùng phương cách nào mới có thể khiến chúng sanh giác ngộ Phật tánh?
Không có phương pháp nào hơn là tuyên thuyết các giới pháp, khiến cho tất cả chúng sanh nhất nhất đều y theo đó giữ gìn, mới có thể chuyển mê thành ngộ, siêu phàm nhập thánh và hoàn thành vô thượng Phật quả.
Ðức Phật dùng tâm đại từ, đại bi vận dụng những phương tiện khác nhau, đem giới pháp Phật tánh sẵn có của chúng sanh khai ra thành mười thứ để tuyên thuyết, cho nên nói: “Mười Ba La Ðề Mộc Xoa như thế xuất hiện trong đời”. Mười Ba La Ðề Mộc Xoa chính là mười giới trọng căn bổn.
Tâm Ðịa giới pháp trọng yếu dường ấy, thế gian không dễ gì gặp được. Hiện tại, nhờ đức Như Lai xuất thế tuyên thuyết, mới có giới pháp này xuất hiện trên thế gian. Chúng ta rất có phước duyên và hạnh vận mới được gặp Tâm Ðịa giới pháp này, nên phải phát tâm đại hoan hỷ, hết lòng tôn trọng cung kính đối với Ba La Ðề Mộc Xoa này và y theo đó, đúng như pháp tu trì, mới mong ngộ nhập vào phạm vi giới pháp Phật tánh.
Ba chữ “thị pháp giới” (pháp giới này), chữ Pháp nghĩa là quỹ tắc hoặc phép tắc. Nếu như có người hỏi chư Phật vì sao mà được thành Phật? Chúng ta ắt có thể đáp lại một cách quả quyết rằng: “Căn cứ vào quỹ tắc mười giới trọng mà được thành Phật”.
Sự thành Phật của chư Phật đã rõ ràng như thế, chúng ta nếu muốn thành Phật cũng không có gì lạ; phải vâng theo phép tắc thành Phật này, thể hiện một cách thiết thực, tu hành một cách nhận chân, lẽ tất nhiên, sẽ đạt đến mục đích thành Phật.
Nếu không vâng theo phép tắc này, không theo quy luật này mà thực hành, mà muốn được thành Phật, thiết tưởng đó là điều không thể được. Và do vì giới pháp này là phép tắc tu thành Phật, nên kinh văn gọi là “giới pháp”.
Danh từ Ba La Ðề Mộc Xoa là tiếng Ấn Ðộ, trong kinh từ trước đến nay tiếng Trung Quốc dịch là Biệt Biệt Giải Thoát. Người đời không rõ được chủ ý của Ðức Phật khi chế giới, nên khi nhìn thấy những giới điều của Ngài đã chế định, trong đó Ngài dạy hàng đệ tử việc này không được làm, việc kia không được làm; từ đó, họ ngộ nhận giới pháp của Phật giáo là một thứ thúc phược con người, nên không dám phát tâm tin Phật, cũng không dám thọ giới. Họ không biết rằng: Giới pháp của Như Lai chế định chẳng những không thúc phược chúng ta, mà là muốn cho chúng ta được tự tại giải thoát.
Ý nghĩa Biệt Biệt Giải Thoát là như thế nào?
- Nếu như nghiêm trì giới không sát sanh thì chúng ta đối với việc sát sanh này chắc chắn được giải thoát.
- Như nghiêm trì giới không trộm cắp thì đối với sự trộm cắp này, chúng ta mới được giải thoát.
- Như nghiêm trì giới không dâm dục thì đối với việc dâm dục, chúng ta mới được giải thoát.
Trên đây nêu ra ba giới để làm tiêu biểu. Ngoài ra, nghiêm trì các giới pháp khác cũng đều được giải thoát như vậy.
Trong phạm vi quan hệ với điểm này, tôi cần phải giải thích rõ để quý vị khỏi thắc mắc và không cảm thấy có sự khác lạ. Tỷ như chúng ta tạo nghiệp sát sanh, đặc biệt là sát nhân. Chính trong lúc tạo nghiệp là do bị ma phiền não xúi giục, sai sử, hoặc chính thân tâm ta cho là không có gì tội lỗi. Nhưng sau khi đã tạo nghiệp rồi, trong nội tâm của chúng ta lúc nào cũng bị tồn tại một ám ảnh đã giết người. Bấy giờ, dù chúng ta đi đến bất cứ nơi nào, chúng ta cũng cảm thấy dường như có người luôn theo sau muốn giết mình. Một khi đã có ý niệm như thế thì trống ngực liền đập, nội tâm cảm thấy không an ổn.
Tâm trạng bất ổn này chính là không giải thoát. Trái lại, nếu chúng ta chưa từng có hành động sát nhân bao giờ, thì nội tâm luôn bình thản, không sợ sệt, lại luôn được tự do tự tại. Ðó chính là do không tạo nghiệp sát sanh nên được kết quả giải thoát rõ ràng như vậy. Không sát sanh như thế thì không trộm cắp cũng như vậy.
Nho thi có câu:
Vị nhơn bất tác khuy tâm sự,
Bán dạ xao môn diệc bất kinh.
Dịch:
Làm người đừng mưu tâm làm hại kẻ khác thì nửa đêm dù có bị gõ cửa, lòng cũng không kinh sợ.
Chẳng hạn, những kẻ trộm cắp tài vật của người, đến lúc chiều tối, dù ngủ ngon giấc cách nào, khi nghe tiếng gõ cửa liền sanh tâm sợ hãi. Nếu không phải sợ cảnh sát đến bắt thì cũng sợ khổ chủ bị mất tài vật đến tìm. Thâm tâm lúc bấy giờ không được tự tại, an ổn. Trái lại, nếu giữ gìn giới không trộm cắp thật nghiêm cẩn, không bao giờ trộm lấy tài vật của người dù là một vật nhỏ, thì trong lúc nửa đêm, dẫu có người đến gõ cửa, trong tâm vẫn không chút gì sợ sệt. Không sợ sệt tức là giải thoát.
Như trên đã thuyết minh về sự tai hại và lợi ích của việc phạm giới, giữ giới. Tiếp theo đây, xin nói qua giới dâm dục và xin dẫn vài câu chuyện ngắn trong bộ Cảm Ứng Thiên quyển 3, nói về tai hại của dâm dục và lợi ích của sự giữ gìn giới cấm này.
* Truyện thứ nhất:
Ở Trung Hoa, vào triều nhà Minh, tại xã Ðịch Dương, có người tên Vương Cần Chính thông dâm với một phụ nữ hàng xóm, và họ cùng nhau ước hẹn đi nơi khác.
Vì sợ chồng đuổi theo kịp sẽ rất nguy hại, người phụ nữ ấy bèn tính kế giết chồng. Sau khi người chồng bị giết, Cần Chánh nghe tin ấy, hoảng sợ, tức khắc một mình đến huyện Giang Sơn mong trốn khỏi vụ án ấy.
Từ Ðịch Dương đến huyện Giang Sơn cách nhau 70 dặm. Cần Chánh định chắc đã xa, và có thể thoát qua tai họa. Trong lúc đi đường, vì bụng đói, anh ta ghé vào tiệm ăn cơm. Chủ quán bảo người làm công dọn một mâm cơm có chén đũa cho cả hai người dùng. Cần Chánh thấy thế bảo rằng: “Chỉ một mình tôi, sao lại dọn cho hai người?” Chủ quán đáp: “Khi nãy tôi thấy có một người bỏ tóc xõa cùng đi với ông vào tiệm, vì thế tôi bảo dọn cho hai người”.
Cần Chánh nghe qua vô cùng sợ hãi, biết là oan quỷ tức chồng của tình nhân đi theo, liền tự động đến quan huyện thú tội. Quan huyện tức khắc cho bắt người đàn bà kia. Thế là cả hai đồng bị xử án sát nhân.
* Truyện thứ hai:
Lại tại huyện Kinh Khê có hai người, lúc nhỏ cùng học một trường, kết bạn với nhau rất thân thiện. Khi đến tuổi thành niên, cả hai đều lập gia đình. Một người giàu có, một người thì nghèo cùng, túng thiếu. Người bạn nghèo có một cô vợ tuyệt đẹp. Người bạn giàu kia thấy người đẹp nên tính kế chiếm đoạt.
Một hôm anh ta nói với người bạn nghèo rằng: “Tôi có quen một gia đình đại phú, vợ chồng anh có thể đến đó nương náu và an sống”.
Người bạn nghèo nghe nói, tưởng là tình bằng hữu mãi thương nhau nên vô cùng cảm tạ. Bấy giờ, bạn kia xuất tiền sắm một chiếc ghe khá lớn để chở hành lý, rồi cùng hai vợ chồng bạn cùng đi. Ba người chèo ghe đến một ngọn núi, người bạn giàu bảo bạn nghèo rằng: “Ðể chị ở đây giữ đồ, tôi và anh đi trước lên núi”.
Người ấy dẫn bạn vào rừng rậm, rồi tức khắc lấy búa dắt sẵn trong lưng chém chết. Sau đó, giả vờ khóc lóc một cách thê thảm, xuống núi bảo với vợ bạn rằng: “Chồng chị chết vì nạn cọp”.
Người phụ nữ vừa nghe xong ngã xuống bất tỉnh nhân sự. Một hồi lâu nàng tỉnh lại khóc lóc thê thảm. Người bạn giàu an ủi rằng: “Tai nạn xảy ra là việc đã rồi, giờ chị có quá buồn đau cũng không làm sao được. Chị nên cùng tôi lên núi kiếm thi hài”.
Người phụ nữ dù hết sức đau đớn, nhưng nghe nói cũng cố gắng đi tìm thi hài của chồng. Người này dẫn vợ bạn đến chỗ rừng suối rậm rạp, liền ôm người đàn bà ấy và cầu làm việc bất chánh. Người đàn bà la lên phản đối. Ngay lúc ấy, bỗng nhiên mãnh hổ nhảy ra ngậm anh bạn giàu có đi một mạch. Người phụ nữ thấy thế cả kinh và cho rằng quả thật chồng mình đã lọt vào miệng cọp, nên vừa khóc kể, vừa lần xuống chân núi.
Lúc đang đi trông thấy xa xa có một người vừa khóc,vừa đi đến, người phụ nữ nhận ra đó chính là chồng mình. Khi vừa gặp nhau, cả hai nắm tay khóc lóc thê thảm, rồi cùng thuật lại những việc đã qua. Người chồng bảo: “Anh ấy toan làm nhục em, nhưng không bị làm nhục; toan giết anh, nhưng anh không chết, giờ đây anh đâu có ân hận gì!”
Người vợ cũng nói: “Cái khổ nhất của em là tưởng anh đã chết, em toan báo thù kẻ địch, nhưng kẻ địch đã tự thọ báo, giờ đây em rất mãn nguyện”.
Bấy giờ cả hai buồn vui lẫn lộn, dẫn nhau xuống ghe cùng chèo về xóm.
Qua hai câu chuyện trên thuyết minh về việc phạm dâm nghiệp mà bị hiện báo.
Tiếp theo đây, xin trích dẫn hai truyện ngắn nói về sự giữ gìn thân tâm thanh tịnh, không phạm tội dâm mà được phước báo hiện tại.
* Truyện thứ nhất:
Ở Trung Hoa, tại tỉnh Chiết Giang, có quan Chỉ Huy Sứ, rước một giáo sư về nội dinh dạy con.
Một hôm, vị giáo sư bị bệnh thương hàn, vì muốn cơn bệnh mau nhẹ, nên liệu trị theo cách phát hãn (làm cho toát mồ hôi), giáo sư bảo học trò đi lấy mền. Cậu bé khi đi lấy mền, vì sơ ý, nên kéo luôn chiếc dép của mẫu thân đến phòng thầy giáo. Khi xông thuốc lá xong, giáo sư bảo cậu bé đem trả mền thì chiếc dép còn lại trong phòng thầy giáo, nhưng cả thầy lẫn trò đều không biết.
Quan Chỉ Huy Sứ trông thấy nghi ngờ vợ mình tư thông với thầy giáo nên tra hỏi người vợ; nhưng tra hỏi cách nào phu nhân vẫn không chịu tội. Quan Chỉ Huy Sứ lập mưu dò xét. Ông sai một tỳ nữ đến phòng thầy giáo gõ cửa và nói lệnh bà mời thầy đến. Thầy giáo cả giận mắng: “Ðêm khuya giờ này mà mời cái gì!”
Tỳ nữ tức khắc về thưa lại. Chỉ Huy Sứ bắt buộc phu nhân phải đích thân đi. Khi phu nhân đi trước, quan Chỉ Huy Sứ nối gót theo sau và cầm một thanh bạch nhẫn (gươm trắng) đứng bên ngoài đợi mở cửa. Phu nhân gõ cửa xin vào phòng, thầy giáo liền cự tuyệt và bảo rằng: “Giờ này phu nhân không được phép vào phòng tôi”.
Phu nhân khẩn khoản nhiều lần, nhưng thầy giáo quyết định không mở. Hôm sau, theo thường lệ mỗi buổi sáng, sau khi súc miệng, rửa mặt, điểm tâm xong, thầy giáo sẽ bắt đầu dạy học. Nhưng trái lại, thầy giáo sau khi súc miệng, chải đầu xong, liền từ biệt quan Chỉ Huy Sứ đi về.
Quan Chỉ Huy Sứ bấy giờ mới rõ sự thật, nói rằng: “Tiên sinh thật là một bậc chân quân tử”. Ðoạn thuật hết đầu đuôi tự sự chính mình đã làm và thành tâm tạ lỗi, mời thầy ở lại lớp tiếp tục giáo huấn các con trong nhà.
Thầy giáo là một thanh niên trẻ tuổi. Trong kỳ thi năm ấy, thầy đậu khoa cao, sau đó làm quan trong nội triều.
* Truyện thứ hai:
Cũng tại Trung Hoa, thời bấy giờ có một tướng lãnh tên Trình Ngạn Tân. Lúc đi chinh phạt tại Ninh Thành, trong thời gian ở thành nội, một hôm, kẻ tả hữu đưa vào ba thiếu nữ chưa chồng, không biết con nhà ai, dâng cho tướng lãnh. Ba cô đều là người quốc sắc khuynh thành. Tướng công đang lúc rượu say, thấy ba cô thiếu nữ còn quá trẻ, bảo rằng: “Ba cô cũng như con gái tôi ở nhà, tôi đâu dám làm việc phạm giới”. Sau đó, vị tướng lãnh ra lệnh thuộc hạ cho ba cô ăn uống no đủ và dẫn vào một ngôi nhà tử tế cho cả ba an nghỉ. Ngài ra ngoài khóa cửa lại. Ðến sáng, bảo người dẫn đến hỏi danh tánh, xứ sở, cha mẹ, rồi sai người mang về trao trả cho gia đình.
Sau này, tướng công trí sĩ về cố hương, tịnh dưỡng tu hành. Ðến ngày từ trần, ông đi từ biệt các thân hữu, rồi niệm Phật mà tạ thế, hưởng thọ chín mươi ba tuổi. Các con của ông sau này đều đậu khoa cao và rất vinh hiển.
Truyện kể trên đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng giữ gìn hạnh thanh tịnh, không phạm tội mà được phước báo hiện tiền.
Như thế, chúng ta thấy rõ những giới điều của Phật chế định, ngăn cấm việc này không được làm, việc kia không được làm, chính là xuất phát từ tâm từ bi của Phật. Ngài muốn cho chúng ta đi trên con đường giải thoát, thoát hẳn sự thúc phược và mọi khổ đau.
Thế nên người đời nếu quan niệm những giới luật của Phật là những quy điều bó buộc con người một cách vô ích, thì họ hoàn toàn sai lầm. Có một điều chúng ta cần phải biết: Bốn giới Sát, Ðạo, Dâm, Vọng thuộc về tánh giới. Ðứng về phương diện tội lỗi thì gọi là tánh tội. Nghĩa là bốn sự việc ấy bản chất của chúng vốn là tội lỗi. Thế nên nếu người nào giữ gìn không phạm thì được phước vô lượng; người nào trái phạm thì khổ quả vô biên. Không luận có Phật ra đời hay không, có Phật chế giới hay không chế giới, hễ nghiêm trì thì được phước, vi phạm thì mang họa.
Như trên đã giải thích danh từ Ba La Ðề Mộc Xoa là Biệt Biệt Giải Thoát, cũng có thể dịch là Bảo Giải Thoát. Nghĩa là người thọ trì giới pháp này, nếu theo đúng pháp, giữ gìn không hề vi phạm, nếu là hành giả Thanh Văn thừa, thì Như Lai bảo đảm, chứng chắc người ấy quyết định được quả giải thoát tất cả vô minh, phiền não v.v... được chứng Pháp Thân thanh tịnh, đạt đến quả vị như Phật.
Căn cứ vào ý nghĩa trên đây, chúng ta có thể nói như vầy: “Lúc tu nhân, giữ gìn tịnh giới nghiêm cẩn, đạt đến chỗ chứng quả Pháp Thân thanh tịnh nên gọi là Ba La Ðề Mộc Xoa”. Tính chất trọng yếu của Ba La Ðề Mộc Xoa, từ những thuyết minh trên, có thể nói, đã được biểu thị một cách minh bạch.
Trong kinh Phạm Võng này giảng mười giới trọng căn bản gọi là Thập Ba La Ðề Mộc Xoa.
Trong Luận Du Già Bồ Tát Giới giảng bốn giới trọng căn bản, gọi là Tứ Ba La Ðề Mộc Xoa.
Kinh Ưu Bà Tắc giảng sáu giới trọng căn bản, gọi là Lục Ba La Ðề Mộc Xoa.
Trong kinh Thiện Giới giảng tám giới căn bổn thì gọi là Bát Ba La Ðề Mộc Xoa...
Như thế, các kinh giảng giới trọng căn bổn, nhiều ít không đồng đều. Mười Ba La Ðề Mộc Xoa, Ðức Phật đã giảng, là phép tắc thành Phật của chúng sanh, nên tất cả chúng sanh trong ba đời đều phải đảnh đới thọ trì.
Hai chữ “đảnh đới” nghĩa là đầu đội (bản Việt văn dịch là kính trọng thọ trì).
Dùng “đầu đội” ý muốn nói sự tôn trọng đến cực điểm, như đem những vật quý báu đội lên đầu, không dám tùy tiện sơ suất, không dám xem nhẹ mảy may và cũng không dám có tâm khinh thường.
Hai chữ “thọ trì” là ý nghĩa lãnh thọ, chấp trì, biểu thị tinh thần đối với giới pháp, từng giờ, từng phút dùng tâm thể hội, như giữ gìn cẩn thận những vật mình yêu tiếc, không một giây phút buông bỏ, xa lìa hoặc quên lãng.
Chỉ có thái độ tinh thần và đầu đội tuân giữ đối với giới pháp như thế mới mong tránh khỏi sự sai phạm giới luật.
Ðầu đội, vâng giữ giới pháp thành Phật này, không chỉ riêng một chúng sanh nào cần phải thực hành mà tất cả chúng sanh đều phải thực hành. Không phải chỉ riêng đời hiện tại, mà cả đến đời quá khứ, vị lai, tất cả chúng sanh đều phải thực hành đúng theo như thế.
Tóm lại:
Tất cả chúng sanh đều phải hết lòng tôn trọng giới pháp này. Trừ phi những chúng sanh nào không muốn được giải thoát và thành Phật. Trái lại, nếu muốn được giải thoát và thành Phật thì cần phải trân trọng tôn kính Ba La Ðề Mộc Xoa.
Nếu đối với Ba La Ðề Mộc Xoa này hơi có chút xem thường, hủy phạm, phá hoại mà muốn thành Vô Thượng Phật Quả thì hoàn toàn vô vọng. Tính chất trọng yếu của giới pháp chúng ta đã có thể thấy rõ nơi đây, nên tôi (pháp sư giảng kinh) hy vọng mỗi hành giả đang tu học Phật pháp, đối với giới pháp thành Phật này, phải đúng theo pháp mà đảnh đới thọ trì (đầu đội vâng giữ).
Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện trong nhân gian vì muốn cho chúng sanh biết rõ trọng yếu tính của giới pháp này, nên Ngài vì đại chúng đương thời giảng lại Thập Vô Tận Tạng Giới Phẩm (câu này bản Việt văn dịch là “Ðức Phật vì trong đại chúng này mà giảng lại giới phẩm Vô Tận Tạng).
Hai chữ “đại chúng” trong kinh văn đoạn này, chỉ cho hàng tứ chúng hiện tiền có thể bẩm thọ giới pháp, cùng với chúng thiên, long, bát bộ quỷ thần v.v... Nhân vì giới pháp này, bất luận người nào, chúng sanh nào chỉ cần hiểu được lời giảng của Pháp Sư truyền giới thì đều có thể bẩm thọ.
Hai chữ “trùng thuyết” trong câu “trùng thuyết Vô Tận Tạng Giới Phẩm” (giảng lại giới phẩm Vô Tận Tạng), chứng tỏ trước đã giảng qua, hiện tại giảng lại lần nữa, hoàn toàn không có ý nào mới lạ, cho nên gọi là “trùng thuyết”. Hoặc trước kia, Ðức Phật Lô Xá Na ở thiên cung vì chư Bồ Tát và chư thiên nhân đã giảng qua 10 Ba La Ðề Mộc Xoa này. Giờ đây, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng sanh trong cõi nhơn gian đây giảng lại 10 giới phẩm Vô Tận Tạng.
Có người cho: Ðem trọng yếu tính của giới pháp để giảng nói, chỉ dạy cho mọi người một lần là đủ rồi, sao lại phải giảng nói lại lần nữa?
Nên biết: Giới là nền tảng thành Phật. Trong kinh Hoa Nghiêm dạy: “Giới vi Vô Thượng Bồ Ðề bổn” (giới pháp là căn bổn để thành tựu Vô Thượng Bồ Ðề). Vì thế, tuy đã nói một lần rồi, phải nói lại lần nữa, mà không cảm thấy nhàm chán, phiền nhọc để cho chúng sanh đối với giới pháp này luôn đề cao cảnh giác, đem giới pháp này ghi nhớ trong não hải, không được quên lãng.
Khi Ðức Phật còn tại thế, Ngài vì chúng đệ tử xuất gia và tại gia cùng chế định nguyên tắc nửa tháng tụng giới một lần. Chính Ðức Phật cứ mỗi nửa tháng, Ngài cũng tự tụng giới, đây là ý nghĩa Trùng Thuyết.
Ðức Ðạo Tuyên Luật Sư, sơ tổ của Luật Tông Trung Hoa, cứ mỗi nửa tháng, vì đại chúng công khai tụng với chúng một lần; riêng cá nhân, Tổ lại tụng đến 10 lần. Ðây đều là biểu thị ý nghĩa chư Phật Như Lai, chư Ðại Bồ Tát tôn trọng kính cẩn đối với giới pháp chưa đủ, lại còn phải tụng nhiều lần cho thuần thục điều văn của mỗi giới.
Nếu không nằm lòng giới điều thì sẽ không biết thế nào là Trì, thế nào là Phạm, có khi phạm giới vẫn không biết, lại tự cho mình là trì giới, thật nguy hiểm biết dường nào!
Nếu như thường tụng giới, thường giảng giới thì đối với việc trì phạm, ghi nhớ rõ ràng, biết việc nào không nên làm, nếu làm thì phạm giới. Nhờ thế, nhất cử, nhất động của chúng ta đều có sự lưu ý giữ gìn, nên không đến nỗi xảy ra những việc vi phạm giới luật.
Ðức Phật trước vì chúng sanh giảng nói mười Ba La Ðề Mộc Xoa, rồi từ 10 Ba La Ðề Mộc Xoa diễn rộng ra thành 48 giới khinh. Lại từ 48 giới khinh khai triển ra thành ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh. Rốt sau, đối với giới Bồ Tát diễn thành vô cùng vô tận; cho nên gọi là Vô Tận Tạng Giới.
Như trên đã thuyết minh, bất luận giới pháp Phật tánh hay Quang Minh Kim Cương Bửu Giới này mà Ðức Phật Lô Xá Na thường trì tụng trong thời kỳ tu nhân là chỉ có một giới này duy nhất.
Tại sao hiện tại gọi là Vô Tận Giới?
Tâm Ðịa diệu giới, thật tế mà nói, chỉ là một giới mà thôi. Nhưng vì do tâm niệm của chúng sanh vô tận nên giới pháp này cũng thành ra vô tận.
Trong kinh Anh Lạc thuyết minh: “Giới pháp của tất cả phàm, thánh đều lấy tâm làm thể. Tâm nếu như có chỗ cùng tận thì giới pháp cũng có chỗ tận cùng; nhưng vì tâm không cùng tận nên giới pháp cũng không cùng tận”.
Cho nên Vô Tận Tạng Giới vốn là do tâm thể vô tận mà sinh ra. Giới pháp của Bồ Tát dù có nhiều đến vô cùng, vô tận như vậy, nhưng đều không lìa bản thể của tự tâm. Vì thế nên gọi là một giới.
Tâm Ðịa diệu giới bản thể của nó vốn là nhất vị bình đẳng, không thể nói có nhiều thứ sai khác. Nhưng ở trước sở dĩ nói Vô Tận Giới Tạng, chẳng qua vì nhắm vào sự sai biệt của giới tướng. Nếu như căn cứ vào giới thể mà nói thì vẫn là một chớ không phải nhiều.
Ðức Phật giảng Vô Tận Tạng Giới vì ngại rằng chúng sanh căn cứ vào giới tướng mà sanh vọng tưởng chấp trước, rồi đối với Giới Thể Bổn Hữu lại quên mất. Cho nên bấy giờ lại phải đem giới tướng vô tận quy nạp về giới thể bổn hữu; nhưng giới thể này không phải từ bên ngoài mà đến, cũng không phải do người nào cấp cho, mà chính là giới pháp Phật tánh sẵn đủ của tất cả chúng sanh.
Phật tánh này là bổn nguyên tự tánh thanh tịnh. Từ nơi giới pháp này, chúng sanh cùng Phật đồng nguyên gốc. Phật tánh tự nó từ xưa nay thanh tịnh. Chỉ có điểm bất đồng là ở chỗ chư Phật đã trở lại bổn nguyên, khôi phục được tự tánh thanh tịnh ấy, còn phàm phu chúng ta vì chưa trở về bổn nguyên, nên cần phải bẩm thọ giới pháp mới khôi phục được tự tánh thanh tịnh của mình. Dù chưa khôi phục được tự tánh thanh tịnh, dù mãi còn trôi lăn trong biển sanh tử, nhưng nếu suy tìm đến tận nguồn gốc thì tự tánh vẫn là thanh tịnh, từ trước đến nay chưa từng bị nhiễm ô.
Ở đây một vấn đề đặt ra là tại sao giới pháp Phật tánh sẵn đủ của chúng sanh, nếu vốn đã là bổn nguyên thanh tịnh, sao lại còn phải bẩm thọ Vô Tận Tạng Giới?
Ðối với điểm này, Phật đã dạy rõ: “Như Lai nói Vô Tận Tạng Giới là phương tiện của Như Lai, người bẩm thọ Vô Tận Tạng Giới là phương tiện của người bẩm thọ”.
Như vậy, Phật tánh vẫn là căn bổn của giới pháp, là tự tánh thanh tịnh vốn sẵn có từ xưa đến nay của chúng sanh, lấy giới pháp Phật tánh làm thể sở y. Hành giả sở dĩ cần phải bẩm thọ giới pháp, mục tiêu duy nhất là vì khôi phục bổn nguyên tự tánh thanh tịnh.
Nếu như không bẩm thọ giới pháp thì không làm sao có thể khôi phục bổn nguyên tự tánh thanh tịnh. Cũng vì lý do ấy, Ðức Phật đã vì chúng sanh giảng nói Vô Tận Giới Tạng. Thế thì thuyết giả hay thọ giả đều là tối yếu, nếu không thì không thể khôi phục bổn nguyên tự tánh thanh tịnh.
A.4.1.4. TỤNG TIỀN KHỞI HẬU (tụng phần trước, khởi phát phần sau)
A.4.1.4.1. XÁ NA THỈ THỌ (Ðức Phật Xá Na bắt đầu thuyết trao giới pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm
Từ câu “ngã kim Lô Xá Na...” cho đến câu “...cam lộ tức khai”.
2. Dịch nghĩa
Nay ta là Lô Xá Na
Ðang ngự trị trên đài Liên Hoa
Trên nghìn cánh sen đơm vòng
Lại hiện ra nghìn đức Thích Ca
Mỗi cánh sen trăm ức cõi,
Ðều ngồi dưới cội Bồ Ðề
Ðồng thời thành Chánh Giác đạo,
Nghìn trăm ức Phật cũng vậy.
Lô Xá Na là bổn thân,
Nghìn trăm ức Phật Thích Ca
Ðều đem theo vi trần chúng.
Cùng nhau đến tại chỗ Ta.
Ðể nghe Ta tụng Phật giới,
Ta liền giảng môn cam lộ...
Lời giảng:
Ở phần trên là lối văn trường hàng, từ đây trở về sau là lối văn trùng tụng. Trong mười lăm câu kệ trên, câu đầu tiên nói rõ Phật Lô Xá Na bắt đầu truyền trao Quang Minh Kim Cương Bửu Giới.
Trong kinh thường nói Phật có ba thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Theo như tông Thiên Thai thì:
- Ðức Tỳ Lô Xá Na là biểu tượng cho Pháp thân Phật.
- Ðức Lô Xá Na là biểu tượng cho Báo thân Phật.
- Ðức Thích Ca Mâu Ni là biểu tượng cho Ứng thân Phật.
Nhưng theo kinh Hoa Nghiêm giảng thì:
- Ðức Tỳ Lô Xá Na chính là đức Lô Xá Na, và ngược lại. Hai thân ấy chỉ là một mà thôi, không nên phân biệt. Kinh Hoa Nghiêm do đức Lô Xá Na Phật tuyên thuyết bởi vì đức Lô Xá Na chính là đức Tỳ Lô Xá Na.
Cho nên bộ Hoa Nghiêm bổn dịch ở triều Tấn, gồm sáu mươi quyển, để là Ðức Phật Lô Xá Na; trong khi cũng bộ Hoa Nghiêm nhưng bổn dịch ở triều Ðường gồm tám mươi quyển thì để là đức Tỳ Lô Xá Na.
Lô Xá Na là tiếng Ấn Ðộ, Trung Quốc dịch là Tịnh Mãn.
- Chữ Tịnh ý muốn nói sự tu hành khi đạt đến quả vị Phật thì bao nhiêu tội ác và các thứ hư vọng đều diệt trừ hết sạch, không còn một sợi tơ hay mảy lông, cho nên gọi là Tịnh.
- Chữ Mãn có nghĩa là khi sự tu hành đã đạt đến quả vị Phật thì bao nhiêu thiện pháp, vô lượng vô biên công đức đều đã tu tập, đã viên mãn tất cả, không còn thiếu sót cả đến sợi tơ, mảy lông, nên gọi là Mãn.
Nói một cách đơn giản hơn, tất cả mọi nhiễm pháp đều đoạn dứt không còn thừa, tất cả tịnh pháp đều viên mãn trang nghiêm, không thiếu. Ðấy gọi là Lô Xá Na Phật.
Có nơi gọi là Quang Minh Biến Chiếu; danh từ này vốn dịch từ đức hiệu Tỳ Lô Xá Na. Bởi vì tông Hoa Nghiêm xem Lô Xá Na và Tỳ Lô Xá Na là một. Vì vậy, cũng dịch đức hiệu Lô Xá Na là Quang Minh Biến Chiếu.
Thông thường trong kinh giải thích danh từ Quang Minh Biến Chiếu như sau: “Nội trí dĩ quang, chiếu chơn pháp giới. Ngoại dĩ thân quang chiếu ứng đại cơ” (Bên trong dùng Trí quang chiếu chơn pháp giới; bên ngoài dùng thân quang chiếu ứng đại cơ - đại cơ là chỉ cho Ðại Bồ Tát).
Chư cổ đức cũng nói: “Ðức hiệu Tịnh Mãn là ý chỉ sự tự thọ dụng thân mà đặt tên; đức hiệu Quang Minh Biến Chiếu là ý chỉ sự tha thọ dụng thân mà đặt”.
Dù có sự sai khác nhưng tự thọ dụng thân hay tha thọ dụng thân đều chỉ cho báo thân của Phật.
- Tự thọ dụng báo thân là chỉ cho quả vị cứu cánh, chư Phật đã chứng đắc Trí đức và Ðoạn đức.
- Tha thọ dụng báo thân tức chỉ sát trần tướng hảo (tướng tốt của báo thân rất nhiều, không thể tính kể, dường như vi trần của sát độ nên gọi là “sát trần tướng hảo”).
Hàng Ðịa Thượng Bồ Tát tùy theo tâm lượng của các Ngài mà trông thấy vì mỗi mỗi tướng tốt đều không có chừng ngằn, hạn lượng.
Câu “ngã kim Lô Xá Na” (nay ta là Lô Xá Na), tức chánh báo của Phật.
Câu “phương tọa Liên Hoa đài tạng” (đang ngồi trên đài Liên Hoa) chỉ cho bổn độ của Ðức Phật Lô Xá Na, cũng tức là y báo của Phật.
Chữ “ngã” trong câu “ngã kim Lô Xá Na” là chữ đức Lô Xá Na tự xưng mình, có nghĩa là Ta hoặc Tôi.
Nhưng Ðức Phật Lô Xá Na cũng là bậc đã chứng quả vị, tuyệt đối phá trừ tất cả cái Ngã, hoàn toàn không còn chấp ngã. Vì nếu còn chấp ngã thì chưa thể thành Phật. Vì vậy, chữ Ngã dùng ở đây không phải là cái Thật Ngã của hạng phàm phu vọng chấp, cũng không phải là Thần Ngã của ngoại đạo vọng chấp là có thật, mà chỉ thuận theo Thế Ðế giả danh mà gọi là Ngã, cũng gọi là Vô Sanh Ngã, “ngã” trong Vô Ngã. Không nên xem chữ Ngã ở đây là Thật Ngã của phàm phu hay Thần Ngã của ngoại đạo.
Chữ “kim” nghĩa là hiện tại, dùng chỉ thời gian Ðức Phật đang thuyết giới, không thuộc về quá khứ hay vị lai, mà chính là ở ngay lúc hiện tại đương thời. Trong lúc đức Lô Xá Na thuyết giới, Ngài ngự ở đâu?
Chính ngay trên đài Liên Hoa. Theo nhãn quang của chúng sanh quan sát thì thấy Chánh Báo là Chánh Báo, Y Báo là Y Báo. Hai thực thể này cách biệt không thể dung thông thành một, nhưng với Phật nhãn thì chân Chánh Báo là Y Báo, Y Báo là Chánh Báo, cả hai dung thông lẫn nhau. Căn thân cùng quốc độ xưa nay không phải là hai, và vốn không thể phân chia, sai biệt.
Chữ “phương” trong câu “phương tọa Liên Hoa đài” có hai nghĩa:
1. Chỉ cho thời gian sắp ngự nhưng chưa ngự, vì đức Lô Xá Na sắp vì chúng sanh truyền trao Quang Minh Kim Cương Bửu Giới, tất nhiên trước tiên, Ngài chuẩn bị đến ngồi trên Liên Hoa đài.
2. Nói rõ thời gian đã ngồi, nghĩa là Ðức Phật sắp truyền trao Quang Minh Kim Cương Bửu Giới nên đã an tọa trên Liên Hoa Ðài.
Liên Hoa là hình tượng của Hoa Tạng thế giới giống như hoa sen.
Chữ Ðài nghĩa là cao hiển, như thông thường gọi là cái đài cao. Ðây biểu thị tâm địa diệu giới của Ðức Phật Lô Xá Na sắp tuyên thuyết. Trên thế gian này, không có một pháp nào có thể sánh kịp, không pháp nào có thể trên Tâm Ðịa diệu giới; không một pháp nào vượt qua Tâm Ðịa diệu giới. Trong giới Thanh Văn có hai câu tụng:
Nhứt thiết chúng luật trung,
Giới kinh vi tối thượng.
Dịch:
Trong tất cả luật giới
Giới kinh là trên hết.
Hơn nữa, chữ Ðài là ở chính giữa, có thể hàm nhiếp mười phương, biểu thị đức Lô Xá Na là chủ trong ngàn Ðức Phật và Tâm Ðịa diệu giới là căn bản của các giới. Ðức Phật Lô Xá Na ngồi trên đài Liên Hoa, thân của Ngài cùng với đài Liên Hoa tương xứng vừa vặn, không lớn, không nhỏ, tức biểu thị nghĩa mầu viên dung của y báo và chánh báo trùng trùng, thân và độ (cõi nước) không có hai.
Cũng có thể nói: tâm tánh của chúng sanh ở cõi này chính là một hoa sen đẹp, không những ở nơi bùn không dính bùn mà còn mang ý nghĩa nhân quả đồng thời. Chính vì tâm tánh của chúng sanh ở thế giới này là một đóa sen đẹp, nên thế giới Hoa Tạng giống như đóa hoa sen. Thế giới nương nơi tâm tánh của chúng sanh mà hiển hiện, và cũng y theo tâm tánh của chúng mà an trụ, cho nên nói: “Phương tọa Liên Hoa đài”.
Hoa sen có những điểm đặc sắc:
- Ở nơi bùn mà không nhiễm bùn, vẫn luôn giữ được bản chất tinh khiết, thường hằng vĩnh viễn. Ðây là biểu thị tâm địa bất biến của giới thể. Lúc ở địa vị phàm phu, xem ra dường như bị ô nhiễm, nhưng thực tế không có tướng cấu nhiễm. Lúc ở địa vị Thánh Nhân, trông thấy dường như thanh tịnh, nhưng thực tế không có tướng thanh tịnh.
Cổ đức có câu: “Xử sanh tử lưu, ly châu độc diệu ư thương hải. Cư Niết Bàn ngạn, quải luân cô lãng ư bích thiên” (Trong dòng sanh tử, ly châu riêng chiếu nơi biển cả. Ở bờ Niết Bàn, trăng sáng soi riêng trên trời xanh).
Hai câu “ly châu độc diệu ư thương hải; quải luân cô lãng ư bích thiên” tượng trưng Tâm Ðịa diệu giới như như bất biến, ở thánh bất tăng, ở phàm bất giảm. Ở thánh không có tướng thanh tịnh, ở phàm không có tướng ô nhiễm. Giống như hoa sen “cư trần bất nhễm trần”, cũng như hạt ngọc dưới cổ con Ly long luôn soi sáng trong biển cả, cũng như vầng minh nguyệt lơ lửng luôn soi sáng nơi trời xanh.
- Hoa sen khi lên khỏi mặt nước thì hết sức trong sạch thơm tho. Trong kinh Phật thuyết A Di Ðà nói: “Vi diệu hương khiết” là chỉ cho nghĩa này.
Dùng hai đặc tính hoa sen kể trên để biểu thị cho Tâm Ðịa giới thể trước cũng như sau luôn tinh khiết, trong sạch, thơm tho, bát ngát, không bị bất cứ sự huân nhiễm nào của ác pháp mà bị biến đổi.
Hoa sen lại còn đặc tính nở búp, biểu thị ý nghĩa đức Lô Xá Na Phật khai thật Nhất Thừa Tâm Ðịa giới pháp, diễn nói bằng cách dùng Quyền thừa phân ra mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh. Ðến rốt sau, Ngài lại đem Quyền (mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh) hội quy về Thực (bổn nguyên tự tánh thanh tịnh tâm địa giới thể duy nhất).
Hai câu:
Châu tráp thiên hoa thượng,
Phục hiện thiên Thích Ca
Dịch:
Trên ngàn cánh sen đơm vòng
Lại hiện ra ngàn Thích Ca.
Hai chữ “châu tráp” là vây quanh thành vòng tròn. Chữ “hoa” trong hai chữ “thiên hoa” thông thường gọi là “biện hoa” (biện: cánh), vì hoa sen có nhiều cánh, nói cánh hoa nhưng chủ ý là chỉ cho toàn bộ đóa hoa (đây chỉ là cách nói hoán dụ).
Hoa sen ở nhân gian lớn nhất chỉ mấy mươi cánh là cùng, nhưng hoa sen ở thiên giới so sánh với hoa sen ở nhân gian thì lớn hơn nhiều, có đến hơn trăm cánh. Hoa sen của chư Phật, Bồ Tát ngồi lại lớn hơn hoa sen ở thiên giới. Mỗi đóa hoa có ngàn cánh, như vậy, trong ngàn cánh hoa đơm vòng này lại hiện ra ngàn Phật Thích Ca.
Hai chữ “phục hiện” ở câu “phục hiện thiên Thích Ca” có sự liên hệ tương tục:
- “Châu tráp thiên hoa thượng” và “phương tọa liên hoa đài” hai câu này chỉ về y báo.
- “Phục hiện thiên Thích Ca” và câu “ngã kim Lô Xá Na”, hai câu ấy thuộc về chánh báo.
Trước tiên, trông thấy ngàn cánh hoa (y báo), sau trông thấy ngàn Phật Thích Ca ở trên ngàn cánh hoa hiện ra, cho nên dùng chữ “phục hiện”. Như thế nếu phân tích thì thấy trên một cánh hoa sen có một Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, trên ngàn cánh hoa sen tức nhiên có ngàn đức Thích Ca Mâu Ni.
Như phần trước đã giải, Thích Ca tiêu biểu cho ứng thân Phật, tùy theo cơ cảm của chúng sanh mà thị hiện. Trong kinh đôi lúc chia làm 2 loại: ứng thân và hóa thân.
- Ứng thân chính là ngàn Ðức Phật.
- Hóa thân là chỉ cho trăm ngàn ức Phật Thích Ca.
Sở dĩ như thế là vì không có một thân nào của Phật thị hiện mà không phải vì một sự kiện duy nhất: hóa độ các loại chúng sanh bất đồng.
Ngàn Phật Thích Ca ngồi trên ngàn cánh sen, chúng ta đã cảm thấy rất nhiều Phật. Thế nhưng tiếp theo trên mỗi cánh sen lại có trăm ức quốc độ, và trong mỗi quốc độ lại có một đức Thích Ca đi du hành giáo hóa (Trong bản Việt văn, dùng hai câu sau đây để phiên nghĩa: “Mỗi cánh sen trăm ức cõi, mỗi cõi một Phật Thích Ca”).
Trong mỗi quốc độ, mỗi quốc độ có một Phật Thích Ca, trăm ức quốc độ trăm ức Ðức Phật Thích Ca. Ngàn cánh sen có trăm ngàn ức quốc độ, như vậy sẽ có đến trăm ngàn ức Ðức Phật Thích Ca.
- Về mặt không gian, chúng ta thấy số quốc độ có đến trăm ngàn ức như vậy, lẽ đương nhiên giữa các quốc độ đều có vô lượng sự khác biệt nhau. Trong trăm ngàn ức quốc độ sai khác vô lượng vô biên ấy, có trăm ngàn ức Phật Thích Ca, tính như vậy thì biết là rất nhiều.
- Về phương diện thời gian, Phật Thích Ca tuy nhiều như vậy, nhưng đó chỉ là những ứng thân và hóa thân của Ngài, cho nên sự thành Phật của trăm ngàn ức Ðức Phật Thích Ca không có sự sai biệt khác nhau về thời gian. Và chính vì sự không có sự sai khác bất đồng về vấn đề thời gian, cho nên ngàn Ðức Phật Thích Ca đều ngồi dưới cội Bồ Ðề, cùng trong một lúc hoàn thành Phật đạo.
Cho đến trăm ngàn Phật Thích Ca cũng đều đồng ở trong một thời gian chứng đắc Vô Thượng Bồ Ðề. Ðoạn chú thích này để giải thích hai câu kinh tụng trong bản Việt văn: “Ðều ngồi dưới gốc cội Bồ Ðề, đồng thời Chánh Giác đạo”. Ý nói ứng thân và hóa thân Phật ở trong trăm ngàn ức quốc độ thị hiện thành Phật và thuyết pháp độ sanh, tuyệt đối không có vấn đề phân biệt trước sau.
Tại sao vậy?
Vì mục đích duy nhất của ứng thân và hóa thân Phật là vì độ những chúng sanh hữu duyên nên thị hiện hai hình tướng ấy. Nhưng cơ duyên của các chúng sanh trong quốc độ nào đã thuần thục cần hóa độ thì ở trong quốc độ ấy thị hiện thành Phật để hóa độ.
Nếu như khi chúng sanh trong trăm nghìn ức quốc độ, nhân duyên hóa độ đã thuần thục, lúc bấy giờ đức Thích Ca Mâu Ni Phật xem việc hóa độ chúng sanh là trách nhiệm của Ngài, nên đương nhiên trong trăm nghìn ức quốc độ khác nhau đó, đồng trong một lúc, Ngài thị hiện thành Phật đạo để hóa độ.
Ðức Phật bao giờ cũng tùy cơ duyên của chúng sanh mà phó cảm, không bao giờ để mất thời cơ. Như thủy triều trong biển cả, lúc lên, lúc xuống đều có thời gian nhất định không sai chạy, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trong nghìn trăm quốc độ thị hiện thành Phật cũng lại như thế.
Ngoài ra, sự kiện từ nơi Phật Lô Xá Na thị hiện ngàn Phật Thích Ca hay ngàn trăm ức Phật Thích Ca chính là từ Thể mà khởi ra Dụng.
Nếu như hỏi ngàn trăm ức Phật Thích Ca từ đâu mà có?
Lẽ đương nhiên là từ bổn thân của Phật Lô Xá Na thị hiện mà có. Như vậy, trăm ngàn ức Phật Thích Ca vốn phát xuất từ chính Ðức Phật Lô Xá Na. Ðó chính là quy trình thu nhiếp Dụng trở về Bổn. Ðoạn này dùng để giải thích hai câu kệ trong bổn Việt dịch:
Nghìn trăm ức Phật như vậy,
Lô Xá Na là bổn thân.
Đem sự biến Dụng (nghìn trăm ức Phật Thích Ca) thu nhiếp lại để quy nạp về Căn Bổn (Phật Lô Xá Na), vì ngàn trăm ức Phật Thích Ca thuộc về thân “sở hóa hiện” (đối lập với năng hóa hiện) của ngàn Phật Thích Ca. Suy luận ngược lại thì ngàn Phật Thích Ca đương nhiên chính là bổn thân của ngàn trăm ức Phật Thích Ca. Tương tự, ngàn Phật Thích Ca là thân sở hóa hiện của Phật Lô Xá Na. Như vậy, đương nhiên Phật Lô Xá Na là bổn thân của ngàn Phật Thích Ca.
Cho nên Dụng dù có đến nghìn, trăm, ức như vậy, nhưng Thể thực ra chỉ là một mà thôi. Nên bộ Phát Ẩn giải thích hai câu kệ này như sau: “Phật Lô Xá Na là Bổn, ngàn Phật Thích Ca là Tích. Ngàn Phật Thích Ca là Bổn, trăm ức Phật Thích Ca là Tích. Bổn Phật hay Tích Phật không phân trước sau, đồng thành Phật một lúc. Ðây chính là tượng trưng cho Thể và Dụng vốn không hai vậy”.
Về mặt danh từ, dù phân chia ra Bổn và Tích, nhưng đừng sinh ý tưởng là có hai. Vì ngàn trăm ức Phật Thích Ca tức là một thân của Ðức Phật Lô Xá Na mà thôi.
Nói thí dụ cho dễ hiểu: Ảnh tượng của vầng minh nguyệt hiện khắp trăm ngàn ức sông hồ, nhưng ngước nhìn lên không trung chỉ thấy một vầng minh nguyệt duy nhất. Lại như nghìn trăm ức người đồng dùng miệng truyền âm thanh; âm thanh từ mỗi người tuy có sai khác, nhưng tiếng vang ở hang trống không thể phân biệt. Ứng thân và hóa thân Phật vô cùng vô tận, nhưng về Pháp Thân chỉ có một và bất di bất dịch như vậy.
Phật Thích Ca phân thân ở nghìn trăm ức quốc độ, đương nhiên phải có chúng sanh được hóa độ nhiều như vi trần trong những quốc độ ấy. Lúc bấy giờ, Phật Thích Ca đem vi trần chúng sanh được giáo hóa ấy, từ các quốc độ đến thế giới Liên Hoa Ðài Tạng. Một Phật Thích Ca dẫn dắt vi trần chúng sanh, ngàn trăm ức Phật Thích Ca đem theo ngàn trăm ức vi trần chúng sanh. Cho nên nói: “Các tiếp vi trần chúng” (đều đem theo vi trần chúng). Danh từ “vi trần” có nghĩa là hạt bụi nhỏ, dùng để chỉ con số nhiều đến mức không thể ước lượng được, cũng ví như những hạt bụi nhỏ, không thể nào đếm được.
Kinh Phạm Võng quyển Thượng thuyết minh: “Bấy giờ Ðức Phật Thích Ca liền kình tiếp đại chúng trong thế giới này đến cung Bách Vạn Ức Tử Kim Cang Quang Minh ở thế giới Liên Hoa Ðài Tạng, để ra mắt Ðức Phật Lô Xá Na, Ngài đang ngự trên bửu tòa trăm ngàn ức cánh sen sáng suốt rực rỡ”.
Văn tụng ở phần này dùng chữ “tiếp”, nhưng trong phần văn trường hàng thì lại dùng chữ “kình tiếp”.
- Trong kinh Duy Ma Cật nói: “Thủ kình đại thiên”.
- Kinh Pháp Hoa nói: “Thần thông tiếp chúng”.
Kinh Duy Ma Cật ở phẩm Kiến A Súc Phật, phẩm 12, giải thích: “Sở dĩ dùng từ ‘thủ kình đại thiên’ nhân vì đại chúng trong pháp hội lúc Phật nói kinh Duy Ma Cật đều sanh tâm khát ngưỡng, muốn được thấy thếu giới Diệu Hỷ và đức Vô Ðộng Như Lai, cùng với chúng Bồ Tát, Thanh Văn, của thế giới ấy. Vì vậy, Ðức Phật bảo Bồ Tát Duy Ma Cật tiếp lấy thế giới Diệu Hỷ cùng với chúng Bồ Tát, Thanh Văn... đem đến cõi Ta Bà cho đại chúng được xem thấy”.
Ðức Duy Ma Cật Bồ Tát phụng mệnh Ðức Phật, hiện thần thông, dùng tay hữu tiếp lấy thế giới Diệu Hỷ và đức Bất Ðộng Như Lai cùng với chúng Bồ Tát, Thanh Văn... đem đến thế giới Ta Bà cho đại chúng được trông thấy. Bồ Tát tiếp lấy thế giới Diệu Hỷ về mặt y báo lẫn chánh báo một cách dễ dàng như những người thợ gốm để đất vào khuôn. Khi Bồ Tát đặt thế giới ấy trên tay đem về thế giới Ta Bà này giống như Ngài để một tràng hoa trên tay và đưa cho đại chúng xem.
Mặc dù các từ ngữ không giống nhau, nhưng ý nghĩa giữa các kinh vẫn tương đồng.
Ðức Phật Thích Ca tiếp vi trần chúng sanh đến nơi nào?
Hiển nhiên là đến Hoa Tạng thế giới của Phật Lô Xá Na cư trú vậy. Ðoạn này giải thích câu “cùng nhau đến tại chỗ Ta” trong bổn Việt dịch.
Hai chữ “câu lai” (cùng đến) ý nói rằng chẳng những vi trần chúng sanh được tiếp nhận đưa đi, mà chính nghìn trăm ức Phật Thích Ca cũng đồng đi đến nơi đức Lô Xá Na Phật. Khi đến nơi, việc đầu tiên là ngàn, trăm, ức Phật Thích Ca (người đưa đại chúng: năng tiếp) và vi trần chúng sanh (những kẻ được đưa đến: sở tiếp), đồng kính lễ đức Lô Xá Na Phật. Sau khi kính lễ xong, tất cả đều nghe Ðức Phật Lô Xá Na đích thân tụng Tâm Ðịa đại giới của chư Phật. Ðây cũng chính là giới pháp Ngài hằng trì tụng. Giới pháp này gọi là Quang Minh Kim Cương Bửu Giới.
Một điểm cần lưu ý là tại sao ở đây dùng từ “tụng giới” mà không dùng từ “giảng giới” trong câu “để nghe ta tụng giới?”
Nguyên vì Tâm Ðịa pháp giới vốn do chư Phật đồng chứng đắc, cùng nhau truyền thừa, bất luận chư Phật thời quá khứ, hiện tại hay vị lai, chỗ sở chứng và truyền thừa đều là Tâm Ðịa pháp giới này. Ngoài Tâm Ðịa pháp giới này ra không còn một giới pháp nào khác.
Chư Phật thời quá khứ đã tụng giới pháp như thế, hiện tại Ðức Phật Lô Xá Na cũng đem giới pháp này vì đại chúng tụng lại. Ðiều này chính là biểu thị ý nghĩa đây không phải là lần đầu tiên Ðức Phật Lô Xá Na tụng “Tâm Ðịa diệu giới” này.
Nếu hỏi giới pháp này từ đâu mà có?
Có thể trả lời một cách khẳng định rằng: Do chư Phật trong đời quá khứ khởi tụng mà có.
Nếu hỏi tấn thêm rằng: Chư Phật thời quá khứ vì sao đồng tụng giới pháp này?
Có thể không ngần ngại trả lời rằng: giới pháp này là giới pháp Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh và chư Phật. Tức là chư Phật nhờ giới này mà thành Phật; chẳng qua chư Phật đem Tâm Ðịa giới pháp sẵn đủ của mình khai hiển ra, cho nên được thọ dụng giới pháp này. Còn chúng sanh tuy vốn sẵn đủ giới pháp, nhưng vì phiền não bao vây, che đậy, chưa có thể khai hiển được giới pháp, cho nên không thọ dụng được giới pháp này mà thôi.
Ví như hai người đều có vàng ngọc do tổ tiên chôn giấu dưới đất. Một người biết khai quật lên nên được giàu có hưởng thụ đầy đủ mọi khoái lạc. Một người không biết khai quật lên nên phải đi làm thuê mướn khổ sở, hoặc đến nỗi phải đi ăn xin, chẳng hạn. Ðó chính là vì không biết tự mình có của báu nên phải chịu khổ sở như vậy.
Nếu khi biết được, hoặc có người khác chỉ bảo cho, lấy của báu lên được để tiêu dùng, thì được sung sướng như người kia không khác.
Chư Phật Như Lai chứng được Tâm Ðịa diệu giới này, biết rõ nó không phải là vật sở hữu riêng của bất cứ ai, mà là một pháp sẵn có, sẵn đủ của tất cả chúng sanh, nên chư Phật sau khi thành Phật liền vì chúng sanh tụng ra giới pháp này.
Chư Phật quá khứ đã tụng trì như vậy, hôm nay Ðức Phật Lô Xá Na cũng theo gương chư Phật quá khứ vì vi trần chúng sanh do ngàn trăm ức Ðức Phật Thích Ca tiếp dắt đến, cũng như trăm ngàn ức Ðức Phật Thích Ca mà tụng lại một biến. Vì lý do ấy nên ở đây gọi là “tụng” mà không nói là “giảng”.
Câu: “Cam lộ môn tức khai” (ta liền giảng pháp môn cam lộ) chủ ý nêu thí dụ và tán thán công đức này. Tương truyền ở Trung Hoa ngày xưa có một thứ tiên đơn diệu dược trường sanh bất lão. Ðã nói là “bất lão” đương nhiên sẽ bất tử. Ở Ấn Ðộ vào thời xưa cũng tương truyền có vị thuốc Cam Lộ giống như loại tiên đơn mà Trung Quốc gọi là “thuốc bất tử”.
Có thuyết cho rằng Cam Lộ là một thứ tinh khí của thần linh, ngưng đặc lại giống như chất mỡ và ngon ngọt như kẹo mạch nha, lại thêm tươi đẹp thanh khiết. Có nơi nói rằng: Trên cõi Trời có một thứ thiên đơn gọi là Cam Lộ, nếu ai ăn được vị Cam Lộ này thì thân tâm được thanh tịnh và sẽ không già, không chết.
Do nơi truyền thuyết trong nước Ấn Ðộ xưa kia có vị Cam Lộ, nên khi Ðức Phật thuyết pháp thường dùng từ Cam Lộ để ví cho Thật Tướng của các pháp, hoặc ví cho cảnh Niết Bàn rốt ráo, hoặc ví cho giáo pháp của Ðức Phật đã thuyết giảng. Trong kinh này dùng Cam Lộ để ví cho Tâm Ðịa Diệu Giới.
Nếu người nào bẩm thọ Tâm Ðịa diệu giới này sẽ được thoát ly sự nhiệt não sanh tử trong tam giới, chứng đắc cảnh Niết Bàn thanh tịnh tự tại. Cũng như bệnh nhân có phước duyên được uống Cam Lộ diệu dược thì tất cả bệnh tật tiêu trừ. Vì thế nên gọi là: “Cam lộ môn khai” (cửa cam lộ liền mở).
Dù rằng Phật tánh diệu giới là pháp sẵn đủ của tất ca chúng sanh, nhưng do từ vô thỉ đến nay bị những thứ hoặc nghiệp che đậy, chẳng khác nào những cánh cửa đã đóng chặt, không cách gì mở ra được. Cho nên dẫu rằng có sẵn nhưng chúng sanh vẫn không thể thọ dụng được thứ “cam lộ” này. Chư Phật dùng Phật nhãn xem xét, thấy chúng sanh sẵn có Cam Lộ mà không thọ dụng được, nên rất xót thương và đau buồn. Cho nên lúc bấy giờ Ðức Phật Lô Xá Na vì tất cả chúng sanh mà tụng Tâm Ðịa diệu giới, mà trước đó chư Phật đã tụng.
Như thế, có nghĩa là Ngài cũng như chư Phật đồng vì chúng sanh mà mở toang cánh cửa Cam Lộ đã bị đóng bít từ lâu. Vì tất cả chúng sanh nào được nghe và được thọ trì giới pháp này chẳng khác nào người được uống vị Cam Lộ, thâm tâm mát mẻ, tự tại, thoát ly khỏi sự nhiệt não trong sanh tử luân hồi, chứng đắc cảnh Niết Bàn bất sanh bất diệt.
Vị Cam Lộ được xem là diệu dược bất tử, nên dùng làm thức ăn thì no lòng, dùng làm thức uống thì giải khát, dùng làm thuốc uống thì có thể trị liệu bá bệnh. Chính do có ba thứ đặc dụng kể trên, nên chư cổ đức đem Cam Lộ tượng trung cho Tam Tụ Tịnh Giới của Ðại Thừa Bồ Tát.
Nếu dùng Cam Lộ làm thức ăn thì chẳng những đỡ đói mà lại vĩnh viễn no đủ. Ðây ví cho Nhiếp Thiện Pháp Giới, nghĩa là nếu hành giả Bồ Tát nào có thể thọ trì Nhiếp Thiện Pháp Giới một cách chân thực, thực hành tất cả các thiện pháp tích cực thì các công đức pháp lành sẽ được sung mãn nơi sanh mạng, như ăn Cam Lộ mà được no đủ.
Nếu dùng Cam Lộ làm trà để uống, chẳng những có thể giải khát lúc khí trời nóng bức mà lại vĩnh viễn không cảm thấy khô miệng. Ðây là ví cho Nhiêu Ích Hữu Tình Giới, nghĩa là: Nếu hành giả Bồ Tát thấy những chúng sanh cõi thế gian bị các thứ khổ não bức ngặt, với tinh thần Nhiêu Ích Hữu Tình, các Ngài liền hóa độ chúng sanh không giây phút chậm trễ, cũng không quên lãng khiến cho chúng sanh trừ hết nhiệt não, được trạng thái thanh lương, dường như uống vị Cam Lộ mà được mát mẻ.
Nếu dùng Cam Lộ như một thứ linh đơn diệu dược có công dụng trị liệu bách bệnh, chỉ cần dùng một lần, tức khắc mọi bệnh tật tiêu trừ, thân thể trở lại khang kiện, đây ví cho Nhiếp Luật Nghi Giới. Nghĩa là nếu hành giả Bồ Tát nào có thể nghiêm trì Nhiếp Luật Nghi Giới một cách chân thành thì tự nhiên được đoạn dứt tất cả ác pháp và không còn tạo tội.
Chúng ta sở dĩ tạo ra các tội ác, đấy là những chứng bệnh, do nơi không y theo Nhiếp Luật Nghi Giới mà phụng hành, để đoạn trừ tất cả tội ác. Nếu nghiêm trì Nhiếp Luật Nghi Giới, đoạn trừ tất cả tội ác, thì ví như bệnh nhân được uống vị Cam Lộ, tất cả tật bệnh đều được thuyên giảm lành mạnh. Vì thế, chính nơi một thí dụ Cam Lộ này, hàm nhiếp Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát.
Ðại môn Tam Tụ Tịnh Giới làm thế nào để có thể mở toang ra được?
Ðiều đó không có gì đặc biệt, diệu xảo cả. Chỉ cần được nghe Ðức Phật Lô Xá Na tụng giới pháp mà chư Phật đã thường trì tụng thì cánh cửa to lớn ấy tự nhiên mở rộng ra. Do đây, chúng ta biết được rằng: Nếu không có Ðức Phật Lô Xá Na đọc tụng giới pháp này, tất nhiên cánh cửa cam lộ kia chắc chắn trường kỳ đóng bít. Tất cả chúng sanh trên thế gian nếu chỉ nương vào sức lực của mình thì không bao giờ có thể mở toang cửa ấy ra được. Chúng ta biết rõ giới pháp này không phải ở ngoài mà là sẵn có nơi nội tâm. Khi nghe Phật tụng giới, nếu y theo đó mà phụng hành thì Tâm Ðịa diệu giới sẵn có sẽ được khai phát. Ấy tức là mở toang cánh cửa cam lộ vậy.
A.4.1.4.2. THÍCH CA CHUYỂN THỌ (Phật Thích Ca truyền trao giới pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “thị thời thiên bách ức...” cho đến câu “...chuyển thọ chư chúng sanh”.
3. Dịch nghĩa:
Bấy giờ ngàn trăm ức Phật,
Trở về đạo tràng của mình.
Ðều ngồi dưới cội Bồ Ðề,
Tụng mười giới trọng,
Bốn mươi tám giới khinh
Của Bổn Sư Xá Na.
Giới như vầng nhật nguyệt sáng
Cũng như chuỗi báu, ngọc châu,
Chúng Bồ Tát như vi trần,
Do giới này mà thành Phật,
Ðây là đức Xá Na tụng,
Ta đây cũng tụng như vậy,
Các ông tân học Bồ Tát,
Phải cung kính thọ trì giới,
Khi thọ trì giới này rồi,
Nên truyền lại cho chúng sanh...
Lời giảng
Hai chữ “thị thời” (bấy giờ) là chỉ thời gian Phật Lô Xá Na vì ngàn Phật Thích Ca và ngàn trăm ức Phật Thích Ca truyền trao Tâm Ðịa giới pháp. Ngàn Phật Thích Ca và ngàn trăm ức Phật Thích Ca đương thời sau khi ở Liên Hoa Ðài Tạng thế giới, nghe Ðức Phật Lô Xá Na tụng giới xong, đều trở về đạo tràng nơi mình đắc đạo trước kia. Tất cả đều ngồi dưới cội Bồ Ðề, tụng lại giới pháp của Bổn Sư Lô Xá Na Phật. Ta (chỉ cho Ðức Phật Thích Ca) đã trì tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh.
Ngàn Phật Thích Ca và ngàn trăm ức Phật Thích Ca đều nhận Ðức Phật Lô Xá Na làm Bổn Sư, cho nên cần phải tụng lại giới pháp của Bổn Sư đã tụng. Ðây là biểu thị giới pháp có thầy truyền trao và trong thân tâm không bao giờ vong bổn. Ðoạn trên đây dùng giải thích các câu kệ trong giới bổn Hán văn:
Thị thời thiên bách ức,
Hoàn chi bổn đạo tràng,
Các tọa Bồ Ðề thọ,
Tụng ngã Bổn Sư giới.
Phần tiếp theo, giải thích câu kệ: “Giới như minh nhật nguyệt” (giới như vầng nhật nguyệt sáng). Câu này có hai phần:
* “Giới như vầng minh nhật”. Trong kinh thường nói:
Trọng tội như sương, lộ
Huệ nhật năng tiêu trừ
Dịch:
Tội trọng như sương, giá,
Mặt trời trí huệ hay tiêu trừ.
Ở phương Bắc Trung Hoa (pháp sư Diễn Bồi ở Trung Hoa), hàng năm từ khoảng tháng Chín, tháng Mười, bắt đầu có sương xuống nhiều. Dù chỉ là một màng mỏng manh, nhưng che phủ cả trên nóc nhà, cây cối, núi rừng. Tất cả hiện ra một màu trắng xóa. Sớm mai thức dậy có thể trông thấy rõ ràng. Nhưng lúc vầng thái dương vừa xuất hiện, bao nhiêu sương tuyết trắng xóa kia đều bị ánh mặt trời chiếu rọi, tức khắc tan biến, không tồn tại được lâu dài. Ngoài sương tuyết ra, còn có một thứ nước mù sa, cũng như thế, cứ mỗi sớm mai, thứ mù sa này đọng khắp trên các đầu ngọn cỏ xanh trong những cánh đồng mênh mông bát ngát, lóng lánh như ngọc. Nhưng khi mặt trời xuất hiện, bao nhiêu giọt mù sa kia đều bị tia sáng mặt trời làm tan biến tức khắc.
Bao nhiêu tội ác của chúng sanh đã tạo ra từ vô thỉ cũng giống như sương tuyết, mù sa, không có thực thể. Nên một khi mặt trời trí tuệ xuất hiện thì tất cả tội ác ấy tức khắc tiêu trừ. Ở đây dùng “minh nhật” để dụ cho Tâm Ðịa diệu giới, nghĩa là khi ánh sáng của vầng thái dương xuất hiện, tất cả hắc ám đều bị tiêu diệt như quang minh của giới pháp có công năng diệt trừ tất cả sương mù tội ác.
* Giới như vầng minh nguyệt:
Minh nguyệt là trăng sáng. Vầng trăng tượng trưng cho sự thanh lương, u tịch. Trong đêm tối, vầng trăng tỏa ra những tia sáng vừa trong sạch, vừa mát mẻ, tạo cho con người cảm giác sảng khoái dễ chịu. Dù ban ngày nóng bức đến độ nào, đêm về, khi vầng minh nguyệt xuất hiện, tất cả sự nóng bức đều tan biến, khiến mọi người cảm thấy mát mẻ, an vui, tự tại.
Ví giới pháp như vầng trăng sáng, là biểu thị ý nghĩa nếu hành giả thật sự nghiêm trì tịnh giới sẽ luôn cảm thấy thân tâm thường được mát mẻ, an vui, tự tại. Trái lại, nếu tạo tội lỗi, hoặc vi phạm giới pháp, dù không ai hay biết, nhưng nội tâm tự biết rõ tội lỗi của mình. Nếu không nghĩ đến thì thôi, một khi bỗng nhiên nghĩ đến, tức khắc mặt sẽ nóng bừng, nội tâm nhiệt não, như tiết mùa Hạ nóng bức không chịu nổi.
Nên kinh luật từng nói:
Phạm giới tựu đắc nhiệt não,
Trì giới tựu đắc thanh lương.
Dịch:
Phạm giới sẽ bị nhiệt não,
Trì giới sẽ được mát mẻ, an lạc.
Vì thế nên ví giới pháp như vầng minh nguyệt.
Phần tiếp theo sau đây, xin giải thích câu: “Diệc như anh lạc châu” (cũng như chuỗi anh lạc).
- Anh là tên chung của loài hoa, thứ hoa tốt nhất, hoặc cái tinh túy, tốt đẹp nhất.
- Lạc là vui.
- Châu là hột ngọc sinh ra do nước bọt của con trai dưới biển kết tụ lại rất đẹp và quý.
Anh lạc là một loại chuỗi người Ấn Ðộ dùng làm vật trang sức. Người thì dùng ngọc thật để xâu thành chuỗi, người thì dùng hoa tươi đẹp đẽ để xâu thành tràng hoa trang sức nơi cổ. Ở đây, nói chuỗi ngọc Anh Lạc chỉ cho những hạt trân châu, kim ngân có giá trị được kết lại thành chuỗi, một thứ trang sức quý giá của những người giàu.
Dùng hình tượng chuỗi Anh Lạc quý báu để ví cho chúng sanh, nếu có thể nghiêm trì tịnh giới thì được đắc vô lượng thiện pháp, mà không bị bần cùng, cô độc. Sự bần cùng, cô độc của chúng sanh ở thế gian, đối với Phật pháp mà nói, thì không phải là không có tài sản, tiền bạc, giàu có mà gọi là “bần cùng”. Ở đây chính là chỗ không có công đức, pháp tài, do không nghiêm trì tịnh giới hoàn hảo, khiến cho các thiện pháp quý báu bị tản thất.
Nếu có thể nghiêm trì tịnh giới thì tất cả của báu thiện pháp tự nhiên mỗi ngày dần dần tích tụ lại thành một đại phú gia. Vì vậy, giới pháp được ví như chuỗi ngọc Anh Lạc.
Anh Lạc là loại chuỗi trang nghiêm. Mọi người vì muốn trang sức thân mình nên dùng chuỗi ngọc Anh Lạc mang vào cổ, vì nó là vật vô cùng quý giá và đẹp đẽ. Ấy là dụ cho hành giả nếu có thể nghiêm trì tịnh giới thì có thể không còn những tướng mạo xấu xa. Nếu sanh làm người mà lại bị tướng mạo xấu xí, theo như Phật pháp, thì đó là hậu quả của những việc không nghiêm trì tịnh giới. Nếu có thể nghiêm trì tịnh giới thì chắc chắn được tướng hảo viên mãn.
Hai câu kệ:
Giới như minh nhật nguyệt,
Diệc như Anh Lạc châu.
Còn có lối giải thích khác:
- “Giới như minh nhật nguyệt”: mặt trời, mặt trăng tượng trưng cho sự quang minh, biểu thị cho trí huệ quang minh, trang nghiêm.
- “Diệc như anh lạc châu”: anh lạc tượng trưng cho sự giàu sang, biểu thị cho phước đức trang nghiêm.
Căn cứ vào đây, chúng ta có thể biết nếu hành giả có thể nghiêm trì tịnh giới thì chắc chắn được phước huệ nhị nghiêm. Trong kinh thường nói, hành giả tu học Phật pháp, không phải chỉ cần tu phước đức mà đối với trí huệ cũng cần phải chuyên tâm tu học.
Việc tu phước đức, trí huệ này không phải là tìm cầu ở bên ngoài. Chỉ có nghiêm trì tịnh giới mới có thể được phước huệ nhị nghiêm. Tu hành đến mức phước huệ viên mãn, thì đương nhiên được thành Phật quả. Nói như thế mới có thể thấy rõ được rõ ràng tính chất trọng yếu của sự trì giới.
Cổ thi Trung Hoa có câu “nhật nguyệt lệ thiên”. Mặt trời, mặt trăng soi sáng trên không trung, lúc trời quang mây tạnh, tạo nên một khung cảnh vô cùng diễm lệ, trang điểm cho bầu trời trở nên rực rỡ, khiến cho mọi người đối cảnh đều sanh tâm ưa thích, chiêm ngưỡng.
Ðây ví như hành giả tu học Phật pháp, nếu có thể nghiêm trì tịnh giới sẽ được các giới đức trang nghiêm nơi thân. Thế nhân trông thấy đều tín ngưỡng, tôn sùng. Trong xã hội, chúng ta có thể chứng kiến một sự kiện thật rõ ràng: Một tăng nhân phá hủy giới pháp, người ấy không bao giờ được sự kính ngưỡng của giới Phật tử. Vì sự kính ngưỡng là nơi giới đức đầy đủ, chứ không do nơi cá nhân của vị Tăng ấy.
Thế nên chúng Tăng trì giới thanh tịnh, thì dù đi đến đâu cũng đều được sự tôn kính sùng bái của mọi người. Vì thế, hành giả tu học Phật pháp bất luận tại gia hay xuất gia đều phải nghiêm trì tịnh giới.
Vấn đề nghiêm trì tịnh giới chẳng những triệt để đối với hàng Tăng chúng, Phật tử tại gia hay xuất gia, mà đối với vô lượng vô biên chúng Bồ Tát nhiều như vi trần. Trong tương lai, sở dĩ các Ngài được thành tựu Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác không phải do nguyên nhân nào khác mà chính là do nơi thọ trì mười giới trọng, 48 giới khinh.
Cho nên, trong văn tụng có câu: “Do thị thành Chánh Giác” (do đây mà thành Chánh Giác).
Nói như thế để thấy rõ, muốn được thành Phật, phải thọ trì giới này. Vì thọ trì giới là Nhân, thành Chánh Ðẳng Chánh Giác là Quả. Nhân quả rõ ràng như thế đều là do nơi lực dụng của giới pháp. Như thế chúng ta đối với giới pháp này có thể nào lại bỏ qua, không thọ trì!
Ðoạn này dùng giải thích hai câu:
Vi trần Bồ Tát chúng,
Do thị thành Chánh Giác.
Như trên đã nói: Mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh vốn do “Bổn Sư Lô Xá Na Phật của ta trì tụng, nên Thích Ca Mâu Ni Phật Ta đây cũng đúng pháp, đúng luật như lời Phật dạy, mà trì tụng như thế” (lời Phật Thích Ca tự nói). Như thế để mọi người thấy rằng: nói tụng giới, không phải bản thân mình không cần tụng, chỉ chuyên môn dùng miệng bảo người khác tụng.
Nho thư có câu “thượng hành hạ hiệu” (người trên thực hành, kẻ dưới mới làm theo). Nên biết đức Lô Xá Na Phật đích thân tụng giới, chính là thể hiện tinh thần “thượng hành”, Bổn Sư Thích Ca cũng tụng như thế chính là ý nghĩa “hạ hiệu” vậy.
Chúng ta không bao giờ tự mình không thực hành mà có thể bảo người khác thực hành được. Chỉ khi nào đem chính bản thân mình thực hành phép tắc thì mới có thể khiến kẻ khác tùy thuận theo để thực hành. Ngược lại, nếu như tự mình không trì tụng, chỉ khiến bảo người trì tụng, thì dù cho có hiệu quả thì cũng chỉ có tính cách nhất thời, không thể nào vĩnh cửu được. Phật Lô Xá Na hiểu rất rõ điểm này.
Bổn Sư Thích Ca cũng nhận thức rất minh bạch nguyên lý ấy. Vì thế nên Bổn Sư Lô Xá Na cũng như ngàn Phật Thích Ca, trăm ngàn ức Phật Thích Ca mỗi mỗi đều trì tụng giới pháp. Ðây là giải thích hai câu:
Thị Lô Xá Na tụng,
Ngã diệc như thị tụng.
Dịch:
Ðây là đức Lô Xá Na tụng,
Ta cũng tụng y như vậy.
Phật Lô Xá Na và Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, các ngài hãy còn tụng giới, không dám cẩu thả một mảy tơ, sợi lông như vậy. Hàng tân học Bồ Tát các ông mới được nghe giới pháp, lẽ tất nhiên lại càng cần phải thân tâm cung kính, đảnh đới thọ trì Tâm Ðịa diệu giới này không nên xao lãng, xem thường bất cứ phút giây nào.
- Ðảnh đới thuộc về thân nghiệp, nghĩa là đối với pháp thể hiện thái độ tôn trọng cực điểm.
- Thọ trì thuộc về ý nghiệp, nghĩa là đối với giới pháp phải có tâm quý trọng tuyệt đỉnh.
Vì nếu đối với giới pháp không tôn trọng, quý kính tuyệt đối thì không bao giờ đầu đội và thọ trì. Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni rất e ngại cho những người mới phát tâm, mà lại có sự xem thường đối với giới pháp. Cho nên Ngài đặc biệt thận trọng và cực lực răn dạy. Chẳng những hành giả bản thân phải theo đúng pháp thọ trì như thế, và khi thọ trì rồi lại còn phải truyền trao lại cho những chúng sanh đã phát đại tâm, để giới pháp này mãi được triển chuyển lưu truyền không bị đoạn tuyệt.
- Tự mình thọ trì giới là tự lợi; đem giới pháp truyền trao lại cho chúng sanh là lợi tha. Như vậy mới có thể gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nếu chỉ nghĩ tự mình thọ trì mà không truyền trao cho những chúng sanh phát đại thừa tâm thì thành ra phong cách của Thanh Văn, không thể gọi là Bồ Tát.
Phần trên đây giải thích bốn câu kệ:
Nhữ tân học Bồ Tát
Ðảnh đới thọ trì giới.
Thọ trì thị giới dĩ,
Chuyển thọ chư chúng sanh.
Dịch:
Các ông mới học Bồ Tát,
Phải cung kính thọ trì giới.
Khi thọ giới này rồi,
Nên truyền lại cho chúng sanh
Lưu ý: “Ðảnh đới” ở đây dịch là cung kính.
Theo sự phân tích ở trên, chúng ta có thể xác định rõ ràng: Ðối với giới pháp này cần phải lưu truyền cho hậu thế mãi mãi, cũng như những ngọn đèn, ngọn này nối tiếp qua ngọn kia. Ánh sáng tiếp nhau mãi mãi không đoạn tuyệt. Ðó chính là do sự triển chuyển truyền giao. Như đầu tiên căn bổn từ đức Lô Xá Na, truyền trao cho Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật lại đem giới pháp căn bổn này truyền trao cho chúng Bồ Tát vi trần. Chúng Bồ Tát vi trần được giới pháp này làm căn bổn và tiếp tục truyền trao cho phàm phu chúng sanh, truyền trao xuống mãi như thế, cùng tột đến đời vị lai vô biên, vô tận.
A.4.1.4.3. KHUYẾN CHÚNG TÍN THỌ (khuyên đại chúng tin tưởng, thọ trì)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “đế thính ngã chánh tụng...” đến câu “...chí tâm thính ngã tụng”.
2. Dịch nghĩa:
Lắng nghe ta đang trì tụng,
Pháp Ba La Ðề Mộc Xoa
Là giới tạng trong Phật pháp,
Ðại chúng lòng nên tin chắc,
Các ngươi là Phật sẽ thành.
Ta đây là Phật đã thành,
Thường có lòng tin như vậy.
Thời giới phẩm đã được trọn vẹn,
Tất cả những người có tâm,
Ðều nên nhiếp hộ Phật giới.
Chúng sanh nào thọ Phật giới,
Chính là vào hàng chư Phật.
Ðã đồng hàng bực Ðại Giác.
Mới thật là con chư Phật.
Ðại chúng đều nên cung kính,
Chí tâm nghe lời ta tụng.
Lời giảng
“Ðức Bổn Sư Lô Xá Na đã thọ trì, đọc tụng đại giới của chư Phật. Giờ đây, Ta (Bổn Sư Thích Ca) cũng đang tụng giới pháp này mà Bổn Sư của ta đã tụng. Các ông cần phải nhứt tâm lắng nghe đúng như pháp ta đang tụng cho nghiêm túc, không được để tâm nghĩ tưởng Ðông, Tây, mà ngăn ngại cho việc nghe giới của các ông”.
Ðây là một điều khẩn yếu vì nếu người không chuyên tâm nghe kỹ, sẽ không được thâm nhập Tâm Ðịa diệu giới của Phật. Như thế thì dù có nghe cũng như không nghe, đối với bản thân không được một chút lợi ích nào cả. Ðây là giải thích câu kệ: “Ðế thính ngã chánh tụng”.
Pháp Ba La Ðề Mộc Xoa là giới tạng trong Phật pháp, tức là vô thượng Tâm Ðịa giới pháp, là bổn nguyên của tất cả giới pháp như: Ngũ Giới, Bát Giới, Thập Giới, hai trăm năm mươi giới v.v... Không một giới nào chẳng từ nơi căn nguyên Tâm Ðịa diệu giới này mà lưu xuất. Ðồng thời tất cả Ngũ Giới, Bát Giới, hai trăm năm mươi giới... này cũng không một giới nào chẳng nhiếp vào trong căn nguyên này. Cho nên gọi là giới tạng trong Phật pháp.
Trong kinh Thanh Tịnh Tỳ Ni Phương Quảng thuyết minh: “Bồ Tát Tỳ Ni do như đại hải, nhứt thiết Tỳ Ni vô bất nạp thọ” (Tỳ Ni của Bồ Tát như bể cả, tất cả các Tỳ Ni khác không một Tỳ Ni nào chẳng nhiếp thọ) chính là ý này.
* Có một lối giải thích khác:
Giới tạng của Phật giáo thuộc về Ðại Thừa Tỳ Ni. Chẳng những khác hẳn tà giới của ngoại đạo, lại cũng khác biệt với thiên giới của Thanh Văn, Duyên Gác (thiên giới là giới của hàng hành giả Nhị Thừa, chỉ thiên trọng về tự lợi mà tu hành, nên giới pháp của các Ngài bẩm thọ gọi là Thiên Giới).
Giới của ngoại đạo tu hành sao gọi là tà giới?
Nguyên vì các ngoại đạo ấy cho là con người kiếp trước là loài súc sanh như gà, chó v.v... cho nên trong đời hiện tại cần phải giữ giới không ăn thịt gà, chó... Họ tự lập riêng ra những giới khổ hạnh như ăn những đồ phẩn uế... và cho rằng có thực hành những khổ hạnh ấy mới tiêu tội, được phước, để có thể được sanh lên thiên đường, hưởng sự khoái lạc. Sự thật ý nghĩa của hành động này không phải là giới hạnh được sanh lên thiên đường, nhưng họ vọng chấp như vậy, nên gọi là tà giới.
Hai chữ Tỳ Ni trong thuật từ Ðại Thừa Tà Ni là tiếng Ấn Ðộ, Trung Quốc dịch là Thiên Thọ. Ý nghĩa cho rằng Tỳ Ni là thọ mạng của Phật pháp, cho nên Tỳ Ni tồn tại một ngày ở thế gian là Phật pháp cũng tồn tại ở thế gian một ngày. Nếu một mai Tỳ Ni bị tiêu diệt trên thế gian thì Phật pháp cũng không còn!
Cũng có nơi giải thích Tỳ Ni là Thiện Tánh, tức là tự tánh của Tỳ Ni vốn là thuần thiện. Chủ yếu là đúng theo giới pháp thọ trì thì hàng Phật tử tu học Phật pháp có thể tăng tiến thiện hạnh. Có chỗ dịch là Thiên Trụ, từ này cũng đồng nghĩa với Thiên Thọ, ý nói nếu Tỳ Ni cửu trụ thế gian thì chánh pháp của Như Lai cũng cửu trụ ở thế gian.
Giới tạng của Phật pháp quan hệ mật thiết đến sự tồn vong của Phật pháp là như thế. Vì thế, hàng tân học Bồ Tát các ông phải thiết thực dụng tâm lắng nghe cho kỹ, không được khinh suất.
Này đại chúng! Các ông chẳng những phải chí tâm lắng nghe thật nghiêm túc, lại phải thật lòng tin tưởng sâu chắc. Nếu như chỉ nghe mà không có tâm thâm tín, nghĩa là nghe qua rồi cho là xong chuyện, thế là vô dụng. Cho nên tuyệt đối sau khi nghe tụng giới phải xác thực tin chắc giới này là chánh nhân thành Phật. Nếu đúng pháp, y luật, phụng trì không biếng nhác thì tương lai nhất định sẽ thành tựu vô thượng Phật Quả không nghi. Chẳng những phải tin chắc rằng tự mình do nghiêm trì tịnh giới mà được thành Phật, lại càng phải tin tưởng rằng đức Lô Xá Na thành Phật cũng là do Ngài nghiêm trì tịnh giới mà được. Nếu có được tín tâm đầy đủ như vậy, thì niệm niệm hộ trì giới mới không dám sanh tâm hủy phạm giới, dù như mảy lông.
Thế nên chữ Tín ở đây mang ý nghĩa trọng yếu vô cùng. Trên đây là giải thích câu kệ: “Ðại chúng tâm đế thính”.
Vì muốn củng cố tín tâm của đại chúng cho kiên cố hơn, đức Bổn Sư Thích Tôn tiến xa hơn một bước, Ngài đối trước đại chúng trong pháp hội dạy rằng:
- “Này toàn thể đại chúng! Các ông không nên tự xem nhẹ mình, tự cho mình là tâm địa phàm phu, không mong gì đạt đến quả Phật. Các ông nên biết: dù hiện tại các ông là phàm phu, nhưng trong tương lai đều quyết định sẽ được thành Phật. Nhưng điều cần yếu là các ông phải có tín tâm sâu chắc khi thọ trì giới pháp này.
Giờ đây ta vì các ông nói một lời khẳng định: Ta đây là đấng Ðại Thánh Giác đã thành Phật, nhưng nguyên nhân ta được thành Phật chính là do tin chắc vào giới pháp này. Do ta đối với giới pháp này thâm tín thọ trì, cho nên được thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Các ông cũng cần phải tự tin chắc nơi mình.
Ðiều tối yếu là phải thọ trì giới pháp này mới quyết định thành tựu được Phật quả. Ta cũng có thể nói với các ông một cách quả quyết rằng: Hiện tại ta truyền trao giới pháp này lại cho các ông, bảo đảm rằng các ông được giải thoát chắc chắn. Ðây là sự kiện nhất định, không có gì đáng nghi!”
Ðây là lời Phật nói với đại chúng đương thời, nhưng cũng bao hàm tất cả đại chúng thọ trì Bồ Tát giới đời vị lai.
Như vậy, muốn thành tựu quả Phật, nhất quyết phải cầu thọ Tâm Ðịa diệu giới này, nhưng muốn cầu thọ Tâm Ðịa diệu giới này, cần phải khởi tín tâm quảng đại. Chỉ có đủ tín tâm này thì Phật chủng mới không bị đoạn tuyệt và đối với tự thân, quyết sẽ được thành Phật.
Nếu như không có tín tâm sâu chắc thì đối với tất cả giới pháp không thể nào giữ gìn một cách nghiêm cẩn được. Trong Ðại Trí Ðộ Luận nói: “Phật pháp đại hải, tín vi năng nhập” (Bể cả Phật pháp, chỉ có lòng tin mới vào được).
Phần trên dùng giải thích hai câu kệ:
Nhữ thị đương thành Phật,
Ngã thị dĩ thành Phật.
Dịch:
Các ngươi là Phật sẽ thành,
Ta đây là Phật đã thành.
Trì giới quyết định sẽ được thành Phật, điều ấy cần phải tin chắc không nên nghi ngại. Nếu như thường được tín tâm như vậy, thì giới phẩm trọn vẹn. Do đây, chúng ta thấy giới phẩm được trọn vẹn không phải là một sự kiện khó khăn. Ðiều quan hệ trọng yếu là hoàn toàn ở sự tin chắc!
Thế nên người có tín tâm chỉ cần phóng hạ đồ đao tức khắc thành tựu một vị Phật trong trăm ngàn vị Phật. Trái lại, nếu không có tín tâm thì dù có gặp được sự kêu gọi phát khởi giác tánh nơi chúng sanh của ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát cũng vẫn mãi trầm mê (Ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát kêu gọi chúng sanh phát khởi tín tâm, nhưng chúng sanh thời bấy giờ không tin, lại còn phỉ báng, nên bị đọa lạc trong nghìn kiếp).
Ðã tin Tâm Ðịa đại giới này là chánh nhân thành Phật thì hẳn nhiên cần phải thọ trì giới pháp này. Nếu chỉ tin suông mà không bẩm thọ giới pháp ấy tức không phải chân thật tín tâm.
Bồ Tát đại giới này trừ những loại cây đá vô trí, không phải là pháp khí thì không thể bẩm thọ đại giới này. Ngoài ra, tất cả chúng sanh có tâm thức (chí cho loài hữu tình có sự hoạt động về tinh thần) bất luận cao cấp hay hạ cấp đều nên nhiếp thọ Phật giới.
Chữ Nhiếp ở đây có nghĩa là nạp thọ, thu nhận và giữ mãi trong tâm những gì được nghe giảng từ bên ngoài, không cho mất, ấy gọi là Nhiếp. Tại sao những người có tâm thức đều nên nhiếp thọ Phật giới?
Vấn đề này trong kinh Niết Bàn thuyết minh: “Phàm hữu tâm giả, giai đương tác Phật” (tất cả chúng sanh có tâm thức đều có thể thành Phật). Có tâm thức cũng tức là có sẵn Phật tánh. Sẵn có Phật tánh đương nhiên có thể thành Phật.
Trong Quán kinh cũng nói: “Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật” (tâm này là Phật, tâm này làm Phật). Vì Phật không phải ở ngoài tâm; ngoài tâm hoàn toàn không có Phật. Cho nên Tâm Ðịa đại giới này chỉ từ tâm mới có được.
Chính vì như vậy, cho nên tất cả những chúng sanh nào có tâm thức, kể cả những hàm linh xuẩn động, bò bay, cựa quậy, không một chúng sanh nào chẳng có thể nhiếp hộ Phật giới này; cũng không một chúng sanh nào chẳng do nhiếp hộ Phật giới này mà thành Phật.
Phần trên dùng để giải thích hai câu kệ:
Nhứt thiết hữu tâm giả,
Giai ưng nhiếp Phật giới.
Nên tiếp theo hai câu:
Chúng sanh thọ Phật giới,
Tức nhập chư Phật vị.
Từ địa vị phàm phu đến địa vị Phật cách nhau rất xa, như vậy tại sao mới vừa thọ giới pháp mà lập tức được vào địa vị của chư Phật?
Nguyên vì Tâm Ðịa giới pháp này do chư Phật truyền trao lẫn nhau, chính chư Phật từ nơi giới pháp này mà được thành Phật. Hiện nay, chúng sanh do Tâm Ðịa giới pháp của chư Phật đây thì đương nhiên đã bước lên giai cấp địa vị của chư Phật.
Nơi đây có một vấn đề cần nên biết: Ðịa vị đã đồng với Phật quả Ðại Giác thì cứ xác thực gọi những người thọ giới là Phật, sao lại còn gọi là “chân thị chư Phật tử?”
Hai chữ “Phật tử” là đệ tử của Phật là điều không còn nghi gì cả. Nhưng sánh với Phật quả đại giác thì có một khoảng cách rất xa. Như vậy sao lại bảo “tức nhập chư Phật vị?”
Chúng ta nên biết rằng “thọ giới vị Phật giới” (giới vị tức là địa vị của giới tử thọ giới pháp của chư Phật), tuy nói là đồng hàng với Ðại Giác nhưng trên thực tế hoàn toàn chưa chứng được quả Ðại Giác tối cao. Vì tu hành nhân hạnh chưa viên thành, về công đức chứng đắc vẫn chưa viên mãn. Cho nên sau khi thọ Phật giới, phải ở trong khoảng thời gian lâu dài là trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp. Trong thời gian ấy, phải rộng tu lục độ vạn hạnh, thừa sự chư Phật trong mười phương, thực hành tất cả đại pháp của chư Phật. Chừng nào đạt đến hạnh nguyện viên mãn, mới chân thực bước vào địa vị của Như Lai. Như vị vương tử làm lễ Quán Ðảnh, trong tương lai chắc chắn thừa kế vương vị, nhưng hiện tại thì vẫn còn ở Ðông Cung nên chỉ được gọi là Vương Tử, chưa được gọi là Quốc Vương.
Danh từ “Phật tử” giải thích theo lối thông thường là đại phàm từ miệng Phật sanh, từ pháp hóa sanh đều gọi là Phật tử. Căn cứ vào phương diện phân biệt thể loại, thì có nơi chia làm ba thể loại như sau:
- Tu hành còn ở trong địa vị phàm phu, chưa ngộ nhập Phật đạo, chưa thể thiệu long Phật chủng thì chỉ gọi là ngoại Phật tử.
- Hành giả nhị thừa, bẩm thọ giới pháp Tiểu thừa của Như Lai, dù có thể sanh trưởng pháp thân, hoàn thành thánh quả, nhưng không từ trong giáp pháp đại thừa xuất sanh, nên gọi là Thứ Phật tử.
- Hành giả Bồ Tát đã bẩm thọ Ðại Thừa giáo pháp của Như Lai, phát Bồ Ðề tâm, thọ Bồ Tát giới, Pháp Thân sanh trưởng, gọi là chân Phật tử.
Câu kệ: “Chơn thị Phật tử” chính là chỉ cho loại Phật tử thứ ba này.
Trong bộ Pháp Tạng Giới Bổn Sớ quyển một, đối với danh từ Phật tử phân biệt rõ ràng như sau:
- Y cứ theo kinh Lăng Già thuyết minh: “Bát địa Bồ Tát, danh tối thắng Phật tử” (Bồ Tát đệ bát địa gọi là tối thắng Phật tử). Vì Bồ Tát ở địa vị thứ tám tu hành đã đạt đến trình độ “vô công dụng hạnh”, nghĩa là tất cả công hạnh nhiệm vận tự nhiên, đồng thời với tác dụng của chư Phật, mới đủ tư cách là Phật tử.
- Y cứ trong Phật Tánh Luận thuyết minh: “Sơ Ðịa danh vi Phật tử” nghĩa là Bồ Tát ở địa vị sơ đẳng, nhưng đã thể ngộ chơn lý của các pháp, bắt đầu chứng được Pháp Thân, được khí phần của Phật, mới đủ tư cách gọi là Phật tử.
- Kinh Anh Lạc thuyết minh: “Thập Trụ tức danh Phật tử”. Bồ Tát Thập Trụ dù mới bắt đầu vào địa vị Tam Hiền, nhưng các Ngài đã tu hành đến bậc bất thối chuyển, nên đầy đủ tư cách gọi là Phật tử.
- Phát Bồ Ðề tâm, thọ Bồ Tát giới, liệt vào hàng Ðại Thừa, mới có tư cách gọi là Phật tử. Hạng Phật tử thứ tư này ứng vào câu kệ: “Chơn thị chư Phật tử” của kinh Phạm Võng vậy.
Như trên đã nói rõ, giai cấp, địa vị của Bồ Tát dù thứ tự cao thấp bất đồng, nhưng tất cả đều phải thọ trì giới pháp này triệt để, cho nên các chúng Phật tử kể trên đều bao hàm trong đây.
Theo bộ Nhiếp Luận của Chơn Ðế tam tạng pháp sư dịch vào triều nhà Lương, Ðại Thừa Bồ Tát chân thật là con Phật phải hội đủ năm điều kiện sau đây:
1. Dùng Phương Tiện làm cha.
2. Dùng Bát Nhã làm mẹ.
3. Dùng Thiền Ðịnh làm thai.
4. Dùng Từ Bi làm người dưỡng dục.
5. Dùng lòng tin ưa pháp Ðại Thừa làm chủng tử.
Ðủ năm điều kiện trên thì mới là chân thật Phật tử, thiếu một trong năm điều kiện trên thì vẫn không thể gọi là chân Phật tử.
Ðức Phật Thích Ca dạy: “Thọ giới Phật rồi là chân Phật tử, tương lai được thành Phật đó là lẽ tự nhiên, không còn vấn đề gì. Thế nên, hiện tại, lúc ta đang tụng giới pháp của Bổn Sư Lô Xá Na, đại chúng các ông đều phải cung kính, chí tâm, nhất ý lắng nghe Ta tụng lại đại giới của chư Phật đây vậy”.
Ba chữ “chí tâm thính” nghĩa là trong lúc nghe giới, không phải nghe một cách tùy tiện mà là nghe một cách nhận chân. Vì chỉ có nghe với tinh thần nhận chân, không lơ đễnh, giới pháp mới có thể thâm nhập vào Tâm Ðịa, để trở lại với bổn nguyên tự tánh thanh tịnh của mình.
Nghe giới chí tâm hay không, vấn đề này hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ cung kính. Hai chữ “cung kính” trong văn tự thường đi đôi với nhau có ý nghĩa:
Chữ Cung là biểu thị hình tướng, oai nghi, nghiêm chỉnh ở bên ngoài.
Chữ Kính là chỉ về tâm ý kiền thành ở bên trong.
Như vậy, trong cũng như ngoài đều phải tinh thành mới gọi là “chí tâm”. Giới tạng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đang tụng là giới tạng của chư Phật, tất cả đại chúng phải chí tâm lắng nghe. Nếu lúc nghe mà không chí tâm thành khẩn, thì không thể vào được bổn nguyên Tâm Ðịa. Cho nên lời cuối cùng của Ðức Phật ở đây, đặc biệt là kết khuyến, răn nhắc đại chúng phải chí tâm lắng nghe.
Trên đây là giải thích hai câu kệ:
Ðại chúng giai cung kính,
Chí tâm thính ngã tụng.
Chú thích:
Thành ngữ “phóng hạ đồ đao” trong kinh điển thường đề cập. Bộ Sơn Ðường Tứ Khảo dẫn giải:
Ngày xưa có một đồ tể ở hội Niết Bàn vừa buông bỏ con dao làm nghề sát hại xuống, lập tức được thành Phật. Ðây ý nói sự bỏ dữ theo lành một cách nhanh chóng, chứ thật sự không phải có thể thành Phật một cách nhanh chóng như thế. Bởi lẽ, tạo ác nghiệp hay thiện nghiệp đều do nơi tâm. Lúc si mê, tùy theo vọng tưởng phiền não tạo ác nghiệp; khi tỉnh ngộ, tùy thuận theo trí huệ mà tạo thiện nghiệp.
Như vậy, Thiện hay Ác nghiệp đồng do tâm tạo nên. Chính trong khi bỏ Ác đấy tức là Thiện. Nên nói: “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”. Hai câu này người thế gian dù chưa tin Phật cũng thường nói đến, nhưng phải hiểu rõ ý nghĩa là như vậy.
Câu này đồng nghĩa với câu: “Phiền não tức Bồ Ðề”. Nghĩa là mê thì phiền não, ngộ thì Bồ Ðề. Nhưng nên biết rằng, từ sự giác ngộ ấy tiến tu phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp, chứ không phải buông bỏ con dao sát hại mà thành Phật lập tức. Nguyên nhân sự thành Phật ở vô lượng kiếp về sau cũng do giờ phút buông bỏ con dao đồ tể này. Cũng vì thế, chư cổ đức gọi là “hồi đầu thị ngạn”. Ý nói khi si mê thì sanh tử luân hồi; một khi đã hồi quang phản chiếu thì tiến đến cảnh giới Niết Bàn.
A.4.2. TỔNG KẾT GIỚI TƯỚNG (chung kiết tướng trạng giới tướng)
A.4.2.1. KINH GIA TỰ THUYẾT (nhà kiết lập kinh tự thuyết)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật...” đến câu “...Thính Phật tụng nhất thiết chư Phật đại thừa giới”.
2. Dịch nghĩa:
Thuở ấy, Ðức Phật Thích Ca mới thành đạo Vô Thượng Chánh Giác. Trong khi ngồi dưới cội Bồ Ðề, Ngài bắt đầu kiết giới Bồ Tát. Ngài dạy: “Hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng, tam bảo, hiếu thuận với pháp chí đạo. Hiếu gọi là Giới, tức là ngăn cấm”.
Liền khi ấy, từ nơi miệng Phật phóng ra vô lượng tia sáng. Các Bồ Tát, mười tám Phạm thiên, sáu cõi trời Dục giới, mười sáu đại quốc vương đồng chắp tay, chí tâm nghe Ðức Phật tụng giới pháp Ðại Thừa của tất cả chư Phật.
Lời giảng:
Hai chữ “nhĩ thời” (khi ấy) chỉ thời gian Ðức Phật từ cõi trời trở lại nhân gian, thị hiện xuất gia, thành đạo tại châu Diêm Phù Ðề.
Năm chữ “Thích Ca Mâu Ni Phật” là tôn hiệu, chỉ cho vị Hóa Chủ tụng giới.
Câu “sơ tọa Bồ Ðề thọ hạ” (ngồi dưới cội Bồ Ðề) chỉ về hóa xứ tụng giới (hóa xứ: xứ giáo hóa; hóa chủ: người giáo hóa), chỉ cho địa phương Ðức Phật đến giáo hóa.
Câu “thành Vô Thượng Chánh Giác dĩ” chỉ cho quả vị Bồ Ðề tối cao mà Phật thị hiện chứng đắc. Bởi quả vị Bồ Ðề của hàng thánh nhân trong tam thừa chứng đắc, không thể sánh ngang hàng với Phật vị, cũng không có người nào có thể vượt qua Bồ Ðề Phật quả. Cho nên gọi là Vô Thượng Chánh Giác.
Ðức Phật ở dưới cội Bồ Ðề, sau khi thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, lập tức chế định Ðại Thừa Bồ Tát giới. Cho nên nói: “Sơ kiết Bồ Tát Ba La Ðề Mộc Xoa”. Ðức Phật thành Phật không bao lâu đã chế định giới pháp. Ðiều đó chứng tỏ giới pháp là điều kiện tối yếu nhập đạo không thể chậm trễ.
Nói giới Bồ Tát, đương nhiên là để phân biệt với giới Thanh Văn. Vì giới pháp Thanh Văn là tùy duyên phạm tội mà Ðức Phật căn cứ vào đó để chế giới.
Trái lại giới Bồ Tát không như thế. Nghĩa là tất cả năm mươi tám giới Ðức Phật chế định ngay trong một lúc (điều này trong phần Tiên Ðề Khái Thuyết đã nói qua).
Chính vì cơ nghi thụ nhiếp giới pháp Ðại Thừa chỉ dành cho hành giả Ðại Thừa, cho nên Ðức Phật chế định hai phần giới trọng, giới khinh. Ðó không phải là giới pháp hàng Nhị Thừa có thể học được. Duy chỉ có Ðại Thừa Bồ Tát mới có thể giữ gìn Bồ Tát Ba La Ðề Mộc Xoa mà Ðức Phật đã kiến lập khi vừa mới thành đạo.
Phần trên đã giải thích bốn câu: “Nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật sơ tọa Bồ Ðề thọ hạ, thành Vô Thượng Chánh Giác dĩ, sơ kiết Bồ Tát Ba La Ðề Mộc Xoa” (thuở ấy Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc mới thành đạo Vô Thượng Chánh Giác. Trong khi Ngài ngồi dưới cội Bồ Ðề, Ngài bắt đầu kiết giới Bồ Tát).
Thật vậy, Ðức Phật khi mới thành đạo Vô Thượng Chánh Giác, Ngài liền chế định Bồ Tát đại giới.
Nhưng định nghĩa thế nào là Giới?
Ngài hoàn toàn chưa vì đại chúng giải thích minh bạch. Bấy giờ, Ngài mới nêu ra cương lãnh của Giới, đó chính là “hiếu thuận”.
Ngài đem chữ Hiếu hợp cùng chữ Giới chung làm một để thuyết minh rằng giới pháp Chân Ðế chính là hiếu đạo. Duy chỉ có hiếu hạnh mới là giữ gìn giới pháp một cách chân thật.
Cũng như chỉ có theo đúng pháp để giữ giới mới thiết thực đạt tới sự cùng tột của hiếu đạo. Cho nên, học giới không có gì khó, chỉ cần học tập “hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng, Tam Bảo” mà thôi.
Nếu đối với cha mẹ, sư tăng, Tam Bảo có thể thực hành đến mức hiếu thuận chơn chánh tức là đã đồng với nghiêm trì tịnh giới.
Như thế đủ thấy rằng: Giới hạnh của Bồ Tát là nhân tối thắng trong muôn hạnh. Cha mẹ là người sanh thành, dưỡng dục sắc thân của chúng ta. Nếu như không có cha mẹ thì không bao giờ có sắc thân của chúng ta trên thế gian. Và đã không có sắc thân thì làm sao có thể hành đạo? Cho nên ân đức của cha mẹ đối với chúng ta thật là vĩ đại.
Thử nghĩ, cha mẹ ban sanh mạng cho chúng ta, lại nuôi nấng, vỗ về cho chúng ta được trưởng thành. Trong suốt quá trình ấy, cha mẹ đã nếm không biết bao nhiêu sự cay đắng. Chúng ta bổn phận làm con, dù trai hay gái, đối với cha mẹ, phải phát khởi hiếu tâm, thừa thuận, phụng sự cha mẹ để mong đền đáp một phần trong muôn một thâm ân này.
Nếu đối với cha mẹ không thực hành hiếu đạo thì bất luận đối với thế pháp hay xuất thế pháp đều không bằng loài cầm thú!
Trung Hoa xưa có tích “ô nha phản bổ” (quạ con nuôi mẹ). Danh từ “ô nha” nếu phân tích kỹ thì Ô là con quạ lông cánh đen mướt. Loài quạ này biết đền đáp công ơn cha mẹ nó. Nha cũng là loài quạ, nhưng loại này không biết báo hiếu. Nhưng danh từ “ô nha” ở đây chỉ chung loài quạ lông cánh xanh đen. Khi quạ mẹ già không thể kiếm ăn được thì quạ con đi khắp nơi tìm kiếm vật thực đem về nuôi dưỡng quạ già. Quạ là loài phi cầm mà còn biết hiếu thảo như thế, còn chúng ta là loài người, lẽ nào đối với cha mẹ không thực hành được hiếu đạo đối với mẹ cha?
Tiện đây, dịch giả xin trích bộ Vật Do Như Thử của Từ Thái Sử, vài mẫu truyện ngắn về loài phi cầm, tẩu thú còn biết báo hiếu cha mẹ.
* Tích thứ 1: Trường Hưng hiếu nga trủng (mộ phần con ngỗng có hiếu tại Trường Hưng)
Vào niên hiệu Thiên Bảo năm cuối, tại huyện Trường Hưng, có một người phụ nữ tên Trần Thị, nuôi một con ngỗng mái. Ngỗng ấy khi đẻ trứng, bị ruột sa mà chết. Bấy giờ, ngỗng con thấy thế buồn rầu kêu la thảm thiết và bỏ ăn. Sau đó, nó đi kéo một chiếc chiếu rách che thi hài của mẹ nó. Rồi lại ngậm những cọng cỏ non sắp bày trước thi hài như hình trạng cúng tế. Ngỗng con ngước lên trời buồn kêu một lúc rồi cũng chết theo mẹ.
Trần thị thấy thế làm lạ, sanh lòng thương cảm, bèn mua một cái tráp ván, bỏ ngỗng vào đem chôn. Người sau nhân đó gọi là “mộ phần của hiếu nga”.
Lý Tự Nghĩa xem chuyện ấy xong, nhận xét: “Tôi thiết nghĩ chỉ một con ngỗng con mà còn biết báo hiếu cho mẹ nó. Con người đối với cha mẹ cư xử như thế nào? Chính mắt tôi trông thấy có những người khi cha mẹ chết, họ vẫn uống rượu, ăn thịt, vui cười, đùa giỡn trong khi đọc văn tế lễ. Họ cũng tự lấy đó làm cao. Con người như thế chắc chắn không phải là con người! Nếu họ đọc truyện ngắn của con hiếu nga trên thì không cảm thấy thẹn đến chết hay sao?”
Ông Hạo tử (biệt hiệu của Từ Thái Sử, người trước tác bộ Vật Do Như Thử) nói: “Mẫu thân chết, hiếu nga bi thảm đến như thế, không biết nếu mẫu thân nó còn sống thì con hiếu nga ấy gần gũi luyến ái biết dường nào!” Hạc tử làm bài thơ rằng:
Sự tử hà cập sự sanh,
Ngưỡng thiên khốc thuyết lệ tung hoành,
Vi nhi xả mạng thân nan thục,
Tuyền hạ nan văn đổng mẫu thinh.
Ðại ý bài thơ này nói lên tình thương của ngỗng con đối với ngỗng mẹ. Trong đó, Hạc tử muốn nhấn mạnh ý nghĩa: Thờ phượng cha mẹ lúc chết không bằng lúc sống. Nhưng ngỗng con kia quá thương mẹ. Khi thấy thi hài của mẹ nó nằm đó, nó buồn đau vô cùng, nên ngước mặt lên trời than khóc, máu hòa nước mắt tuôn rơi chung quanh xác mẹ. Bổn phận làm con dù có xả thân mạng cũng khó đền đáp công ơn sanh dưỡng. Và ngỗng mẹ ở suối vàng đâu nghe được những tiếng khóc đau thương của ngỗng con?
* Tích thứ 2: Biển bức thức mẫu khí (dơi con biết hơi mẹ)
Tiêu Vu Thị, người tại My Châu, vì bệnh cần phải hòa hợp các thứ thuốc để làm thành tễ (thuốc tễ). Trong tễ thuốc, tất cả các loại thuốc đều lấy từ dược thảo, riêng có một vị phải dùng biển bức (con dơi). Do đó, ông tìm bắt một con dơi đem về nhổ lông, phơi khô, sao tán thành bột, hòa thuốc làm tễ.
Trong khi ông làm thuốc tễ thì có vài con dơi nhỏ tự nhiên đến vây quanh. Những con dơi kia chưa mở mắt, nhưng chính do biết hơi mẹ mà bay đến. Cả nhà họ Ðinh thấy thế đều rơi lệ, thệ nguyện từ đó về sau, nếu có bào chế thuốc, quyết không dùng sanh mạng loài vật, lại rất siêng năng phóng sanh. Nhờ đó, thuốc kia chưa uống mà bệnh đã lành.
Lý Tự Nghĩa nói: “Những biển bức con biết hơi mẹ mà đến, có thể thấy tình mẫu tử nhất khí đồng thể, sanh tử tương quan. Thế nên nhất quyết không nên dùng sinh mệnh để hòa hợp thuốc. Suy gẫm kỹ, nếu thương tổn sinh mạng loài vật để cứu mạng mình thì dù có thể cứu được đi nữa, vẫn còn rất tàn nhẫn, huống chi vị tất cứu được ư?
Tôi nhớ lại năm Ất Hợi, phu nhân trong nhà tôi bệnh nặng, thầy thuốc bảo phải dùng toàn thân con trạch lớn, hòa với các thứ thuốc để làm thành hoàn (viên tròn) mới có thể cứu được. Tôi quyết định ngăn cản không cho. Nhưng y sĩ muốn cứu phu nhân tôi, lén mua trạch chế thuốc cho uống, nhưng rốt cuộc bệnh vẫn không lành. Thế là không thể cứu mạng người, còn làm thương hại đến sanh mạng loài vật. Thực là việc đáng thương, đáng buồn!”
Hạc tử nói: “Xét cho kỹ những con biển bức biết hơi mẹ, đến vây quanh nơi chỗ làm thuốc. Ðối với sự việc ấy, chẳng những toàn gia họ Ðinh đều rơi lệ mà đến hôm nay tôi đọc truyện này cũng liền gấp quyển, nước mắt tự nhiên chảy ròng ròng xuống”.
* Tích thứ 3: Ðộc thôn đao (trâu nghé nuốt đao - truyện trích trong tập Liễu Nhai Tử)
Ở Trung Hoa ngày xưa, tại huyện Thuật Dương, có anh đồ tể họ Vương chuyên nghề giết trâu bán thịt nuôi sống.
Một hôm anh mua về hai con trâu: một mẹ, một con. Anh định giết trâu mẹ trước nên cột trâu mẹ vào một cây cột để đi mài dao. Ðang lúc đó có người đến gõ cửa, anh để dao xuống chạy ra mở cửa. Trâu nghé thừa dịp không người, liền ngậm con dao của anh đồ tể, chạy thẳng đến nhà hàng xóm.
Ðến nhà của Tôn Lão, trâu nghé dùng sừng cụng vào cửa. Nghe tiếng động, Tôn Lão chạy ra mở cửa thì thấy một con nghé, trong miệng ngậm một con dao đã nuốt gần một nửa. Chỉ trong chốc lát sau, nó đã nuốt hết con dao. Trâu nghé nhìn Tôn Lão với vẻ buồn rầu và kêu la thảm thiết.
Trong lúc Tôn Lão còn đang kinh dị thì anh đồ tể họ Vương hơ hải chạy đến. Vì sau khi tiếp khách xong, anh định tiếp tục mài dao, nhưng xem lại thì con dao biến mất. Trâu nghé cũng không còn. Anh ta đi kiếm, khi đến nhà Tôn Lão hỏi lý do, mới biết sự thật trâu nghé nuốt dao, vì nó không muốn trâu mẹ bị giết.
Tôn Lão là người sống bằng nghề nông, nghe chàng họ Vương thuật lại việc trâu nghé ngậm dao chạy đi, ông liền động mối từ tâm, chẳng nỡ để cả hai mẹ con bị giết, nên hỏi đồ tể họ Vương giá hai con trâu bao nhiêu. Biết được giá cả, Tôn Lão liền xuất một món tiền lớn và dùng lời nhã nhặn bảo họ Vương: “Anh làm nghề bán thịt trâu thì phải có lời mới sống. Hôm nay xin anh hoan hỷ cho tôi mua lại hai mẹ con trâu. Tôi xin hoàn số tiền gấp đôi”.
Ðồ tể họ Vương biết Tôn Lão là người nhân đức từ trước đến nay, nên vui vẻ nhận lấy số tiền. Tôn Lão đến nhà họ Vương mở trói trâu mẹ, dắt đem về. Trâu nghé vừa thấy mẹ, hai hàng lệ tuôn rơi, và quỳ bên Tôn Lão tỏ vẻ tạ ơn. Trâu mẹ cũng đến liếm con từ đầu đến đuôi. Tôn Lão nghĩ rằng trâu nghé không thể sống, nhưng trải qua cả tuần lễ vẫn không thấy có gì lạ. Về sau trâu mẹ đem hết sức lực làm ruộng cho Tôn Lão được vài năm rồi chết. Tôn Lão chôn cất tử tế, trâu nghé cũng đem hết sức làm ruộng cho con của Tôn Lão sau khi ông qua đời hơn hai mươi năm.
Khi trâu nghé chết, những người biết chuyện 20 năm trước trâu nghé nuốt đao, họ xúm nhau bàn với con Tôn Lão mổ bụng trâu ra xem. Con Tôn Lão nghĩ rằng nếu con vật còn sống mà đem mổ bụng là tội ác, nhưng nay nó đã chết rồi thì tử thi giống như cây đá, nên bằng lòng cho người mổ bụng trước khi chôn cất. Khi mổ bụng ra thì rõ ràng chiếc dao nằm ở dạ dày. Ðiều quái lạ là có một cái bao da rất dày bọc chung quanh con dao, giống như chiếc vỏ đao bọc bên ngoài.
Hạc tử nói: “Sự việc con trâu nghé này thật là kinh thiên động địa! Tôi đọc truyện này đầu tiên phải tấm tắc khen ngợi, thế rồi kính cẩn thâu nhiếp sắc diện, rồi lại xúc động rơi lệ, đứng dậy khoa chân múa tay...
Sau đó, ông lại đề thơ cảm tác:
Thôn đao tạc tạc mạc nghi hư,
Khấu giác độc cầm Tôn lão cư,
Tử mẫu sạ phùng ngưỡng thiên đống,
Nhứt thời cuồng hỷ cánh hà như?
Dịch:
Nuốt dao việc ấy chớ hồ nghi,
Húc sừng gõ cửa lão Tôn bi,
Mẹ con gặp gỡ nhìn trời rống,
Mừng này mấy thuở sánh sao bì?
* Tích thứ 4: Khuyển bộ mẫu (Chó nuôi mẹ - truyện này trích trong Cẩm Tâm Lục)
Ở Trung Hoa, tại huyện Ðức Hưng, có người chuyên làm ruộng, gia đình nghèo túng. Trong nhà có nuôi con chó cái. Lúc nó sinh con, vì không có gì ăn, lại thêm đám con xúm nhau bú, cho nên thân hình nó chỉ còn da bọc xương.
Cách nhà này hơn nửa dặm, có người họ Vương, một hôm đến nhà bác nông phu, thấy tình trạng thảm thương như vậy, nên nhân khi mấy con chó con dứt bú, bèn xin một con chó con đem về nuôi.
Hằng ngày ông này dùng tấm cám nấu cho chó con ăn no. Chó con sau khi được ăn no liền vui mừng ngoắt đuôi, hớn hở chạy về chỗ cũ ói ra những đồ ăn trong bụng cho mẹ nó ăn. Buổi mai cũng như chiều, dù gặp lúc mưa gió, chó con vẫn không quên mẹ.
Một nhân sĩ đương thời mục kích cảnh ấy có làm bài phú ca ngợi hiếu khuyển sau đây:
Cảm từ phong vũ lộ giang tân,
Triêu mộ bái hồi bàng mẫu thân,
An đắc gia gia hoan thúc thỉ,
Bạch đầu thùy niệm ỷ lư nhân.
Dịch:
Cảm lòng con trẻ gió mưa sông,
Chiều mai nuôi mẹ chẳng thưa lòng,
Cảnh nghèo hôm sớm vui rau cháo,
Tóc trắng phương trời tựa cửa trông.
Ý nghĩa bài phú trên:
Hai câu đầu mô tả hoản cảnh chó con nuôi mẹ. Sau khi được chủ mới xin về nhà nuôi và cho ăn uống no đủ, chó con không quên mẹ, nên ngày ngày hai lượt chạy trở về chốn cũ ói thức ăn ra để nuôi mẹ. Dù gặp lúc mưa to, gió lớn, sông nước ngăn trở, chó con vẫn không ngại khổ nhọc, lo cho mẹ khỏi bị đói lòng, không bao giờ xao lãng bổn phận.
Hai câu dưới đem cảnh nghèo khổ của chó con nuôi mẹ so sánh với cảnh nghèo túng của những người nghèo trong xã hội. Trên đời này, có mấy người sống trong cảnh nghèo đói mà được niềm hạnh phúc đầm ấm, trong sự hiếu thảo của con nuôi dưỡng như trường hợp chó mẹ được con nuôi như vậy?
Ba chữ “hoan thúc thỉ” mô tả cảnh người nghèo, tuy chỉ ăn đậu, uống nước lã, sống qua ngày nhưng vui sống với những đứa con hiếu thảo. Ba chữ này trích trong kinh Lễ: “Chiết thúc, ẩm thỉ tận kỳ hoan” (ăn đậu, uống nước lã cũng vui vô cùng).
Hai chữ “bạch đầu” ý chỉ mẹ nuôi con khôn lớn đến lúc bạc đầu nhưng có mấy ai nghĩ đến thâm ân từ mẫu.
Ba chữ “ỷ lư nhân” ý nói khi con ra khỏi nhà, mẹ thường sớm chiều tựa cửa ngóng trông.
* Tích thứ 5: Ðộc tàng đao (bò con giấu dao – truyện trích trong tập Ðồng Sanh Lục)
Tại tỉnh Vân Nam, châu An Ninh bên Trung Hoa, có anh chàng đồ tể họ Triệu, chuyên làm nghề bán thịt bò nuôi sống. Một hôm, anh ta mua về hai con bò một mẹ, một con. Khi đem về nhà, anh định giết bò mẹ trước, nên trói lại rồi vào nhà lấy thùng ra hứng huyết. Bò con đứng cạnh trông thấy chiếc dao đồ tể để gần mẹ nó, nó vội ngậm dao đem giấu nơi kẹt đá.
Anh đồ tể khi xách thùng ra, kiếm con dao thọc cổ bò, nhưng không thấy đâu cả. Trong lúc anh ta đi kiếm khắp chỗ, thì có người hàng xóm trông thấy việc làm của bò con thuật lại cho anh ta. Nhưng anh đồ tể không tin, sau đó lấy một con dao khác đặt vào chỗ cũ, rồi vào trong nhà nép bên cửa sổ nhìn xem, anh thấy rõ ràng bò con cũng làm như trước.
Ðồ tể họ Triệu chính mắt thấy cảnh đó, lòng buồn vô hạn, nước mắt tuôn rơi, ăn năn những tội đã làm từ trước. Chàng lập tức bỏ nhà vào trong Hoa Sơn làm đạo sĩ. Hằng ngày hành thiện và chí thành sám hối, lại dặn mẹ ở nhà nuôi hai con bò ấy. Ðến 20 năm sau, khi chúng chết, chôn cất chu toàn.
Hạc Tử đề thơ cảm tác:
Ðao đầu chuyển thính huyết phi hồng,
Tiểu độc hàm đao dĩ kế cùng;
Nhị thập niên gian tì mẫu hạn,
Hoa Sơn tiêu thụ hảo tòng phong.
Ý nghĩa bài thơ trên diễn tả cảnh người đồ tể trong lúc giết bò, chỉ cầm dao trong nháy mắt thì máu đỏ đã bắn ra tung tóe. Câu hai diễn tả hành động bò con ngậm dao đem giấu để cứu mẹ. Hai câu sau nói sự hai mẹ con bò được gia đình họ Triệu nuôi tử tế, riêng anh đồ tể bây giờ chuyên lo tu dưỡng, hưởng cảnh thanh nhàn nơi Hoa Sơn.
Hạc Tử đã bình luận: “Việc làm của đồ tể họ Triệu trong truyện này cùng với đồ tể họ An đem dê mẹ, dê con vào chùa phóng sanh, đều là bậc anh dũng, phát tâm dõng mãnh, phóng hạ đồ đao một cách dứt khoát dễ dàng”.
Hàng Sơn Tử có câu: “Liên hoa sanh phất thang”, nghĩa là “hoa sen sanh trong nước sôi” cũng là để nhắc nhở tích xưa, chuyện thật vậy.
Dịch giả thành kính y trong bộ Vật Do Như Thử dịch lại 5 truyện ngắn trên. Hai chuyện thuộc về phi cầm; ba truyện thuộc về tẩu thú. Kính mong chư thượng đức, tăng ni hai giới cùng quý Phật tử tại gia đã thọ Bồ Tát giới sau khi đọc những truyện này, luôn nhớ lời Phật dạy: “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, thị tâm tác Phật” (Tất cả loài hữu tình có tâm thức, có hoạt động, tức nhiên có Phật tánh. Ðã có Phật tánh thì trong những kiếp tương lai, không chóng thì chầy, cũng sẽ thành Phật).
Khi đã hiểu như thế, đối với cá nhân tự mình, nên nghiêm trì tịnh giới, làm cho Bồ Ðề tâm tăng trưởng. Ðối với chúng sanh (lớn như voi, trâu; nhỏ như kiến, mọt) luôn thực hành theo lời Phật dạy là phải có tâm hiếu thuận, từ bi. Ðược như thế thì phước đức vô lượng và mau viên mãn quả Bồ Ðề.
Riêng về ý nghĩa bốn chữ Vật Do Như Thử là tựa đề quyển sách, có ý nghĩa là loài vật, cầm thú còn như thế (biết hiếu thảo) huống chi là con người, không lẽ không bằng loài vật.
Như trên đã nói qua hiếu đạo của loài cầm thú, bây giờ xin nói qua hiếu đạo của con người. Y chiếu theo trong kinh điển, xin nêu lên hai gương hiếu hạnh:
* Tích 1: Gương đại hiếu của Viêm Ma vương tử
Phụ thân của Viêm Ma Vương Tử một hôm lâm trọng bệnh. Sau khi chẩn mạch, y sĩ cho biết muốn chữa bệnh phải có con mắt của người từ lúc sơ sinh đã không bao giờ có tâm nóng giận, chưng làm thuốc uống thì bệnh mới hy vọng chữa khỏi. Ngoài ra không có vị thuốc nào có thể chữa khỏi được.
Viêm Ma Vương Tử nghe vậy liền thưa với y sĩ rằng: “Thưa tiên sinh, tôi là người từ trước đến nay không hề nóng giận. Vậy tôi xin thành tâm nguyện móc mắt để trị bệnh cho thân phụ”.
Chư vị hãy suy nghĩ đây là một gương hiếu hạnh vĩ đại biết dường nào!
* Tích 2: Ðồng tử Từ Tâm
Trong kinh lại nói, có một đồng tử tên là Từ Tâm. Vì muốn ra biển cả tìm châu báu để cứu tế những chúng sanh trong cảnh bần cùng, khốn khổ. Sau khi định như vậy, đồng tử bèn từ biệt thân mẫu của mình để ra đi.
Thân mẫu của đồng tử vì lòng thương con tha thiết, bà e rằng đồng tử xuống biển tìm châu báu chưa chắc đã tìm được, nhưng sanh mạng quý báu lại bị mất. Vì thế bà không tán thành ý kiến của con. Nhưng từ tâm muốn tìm châu báu cứu giúp chúng sanh của Từ Tâm quá tha thiết, đồng tử không kể đến lời can ngăn của mẹ, quyết chí ra đi.
Trước khi đi, trong lúc nóng giận vì sự cản trở của mẹ, đồng tử đã đến gần bà nhổ đi một sợi tóc mà không ai hay biết. Vì hành động ngỗ nghịch bất hiếu đối với thân mẫu như vậy, nên khi đồng tử vào trong biển cả, tự nhiên thấy một vòng sắt nóng cháy đỏ từ không trung rơi xuống ngay đỉnh đầu xoay tít trên ấy.
Ðồng tử cảm thấy thống khổ cực điểm, liền lập tức phát đại thệ nguyện rằng: “Từ này về sau, tôi nguyện nếu có bao nhiêu tội nhân phải chịu khổ hình này, tôi xin tình nguyện chịu thay tất cả”.
Do sự phát nguyện rộng sâu như thế, vòng lửa cháy đỏ đang xoay trên đầu đồng tử liền tiêu diệt.
Kinh Khê Ðại Sư khi xem truyện ấy, có làm bài kệ:
Nghịch mẫu tổn phát,
Thành địa ngục tâm,
Phát thệ lập nguyện,
Thuộc Phật giới hiện.
Dịch:
Nghịch với mẫu thân nhổ sợi tóc,
Tâm ngỗ nghịch ấy thành nhân địa ngục.
Phát thệ lập nguyện độ chúng sanh
Tức là thiện tâm soi nơi Phật giới.
Thế nên, chúng ta đối với cha mẹ phải luôn thực hành hiếu đạo.
Trên đã đề cập đến sự hiếu thuận đối với phụ mẫu, tiếp theo xin giải thích sự hiếu thuận đối với sư tăng, Tam Bảo. Chữ Sư trong kinh văn chỉ cho Bổn Sư Hòa Thượng, cũng chỉ cho tam sư thất chứng. Bổn Sư Hòa Thượng và tam sư thất chứng chẳng những có ân đức dạy dỗ chúng ta, mà còn có trọng ân thành tựu giới thân huệ mạng cho chúng ta.
Nếu không có giới thân để làm gốc tu nhân thì tất cả công đức pháp lành đều không thể sanh trưởng được. Nếu như không có sự giáo huấn của sư trưởng thì chúng ta không biết tu hành như thế nào. Dù có tu đi nữa, cũng lạc vào đường lối tu hành mù quáng, không có hy vọng được thành Phật.
Thâm ân trọng đức vĩ đại này hoàn toàn từ nơi bậc sư trưởng đã ban cho chúng ta. Cho nên đối với sư trưởng chúng ta phải hết lòng thờ kính, phụng dưỡng và hiếu thuận, không được trái nghịch, để khả dĩ gọi là báo bổ một phần trong muôn một thâm ân trọng đức này!
Tam Bảo nghĩa là Phật, Pháp, Tăng. Phật là đấng Ðạo Sư trong tam giới. Pháp là hoằng quy xuất thế gian. Tăng là đệ tử Như Lai, người thay thế cho Phật tuyên dương chánh pháp, lợi ích quần sanh. Phật, Pháp, Tăng gọi là Tam Bảo, là phước điền tốt của muôn loài, là từ phụ của tứ sanh. Có công năng thành tựu huệ mạng cho chúng sanh. Huệ mạng của chúng ta hoàn toàn nương nhờ sự huân tu trong ngôi Tam Bảo mà thành.
Nếu không có sự huân tu trong ngôi Tam Bảo thì chúng ta nhờ đâu mà được huệ mạng cho đến chứng đắc quả Vô Thượng Bồ Ðề? Vì thế, thâm ân trọng đức của Tam Bảo đối với chúng ta thật vĩ đại, không thể nào hình dung và đo lường.
Cho nên là một Phật tử đối với ân sâu dường bể cả của Tam Bảo, phải khéo léo cung kính, phụng dưỡng, hết lòng hiếu thuận, tôn trọng, không được trái nghịch, mới có thể đền đáp thâm ân trong muôn một. Nếu không như thế, thì không xứng đáng là người đệ tử của Tam Bảo.
Tóm lại:
Cha mẹ có công sanh thành dưỡng dục. Sư tăng có công giáo huấn dẫn dắt. Tam Bảo có ân cứu độ. Thế nên chúng ta nhất thiết phải hiếu thuận. Hiếu thuận đối với cha mẹ, sư tăng, tam bảo là đồng với vâng giữ giới cấm của Như Lai, nên gọi hiếu thuận là cương lãnh của giới pháp. Ðây là một giá trị đặc biệt, chúng ta phải chiêm nghiệm, nghiên cứu và tôn trọng triệt để.
Thông thường, thế nhân không hiểu rõ giới pháp và hiếu thuận tuy dị danh nhưng đồng nhất thể. Nên khi nhìn thấy những người xuất gia, cát ái từ thân, không nuôi dưỡng cha mẹ, cạo râu, bỏ tóc, đem thân giam hãm nơi chốn thiền môn thanh tịnh hay chốn lan nhã tịch tĩnh; họ liền cho rằng hành động ấy là đại bất hiếu. Vì thế, họ kết luận Phật giáo là một tôn giáo không xem trọng Hiếu đạo.
Quan niệm ấy thật vô cùng sai lầm! Phải biết giới pháp của Phật là hiếu đạo, bao dung tất cả. Không thể cho Phật pháp là quên đạo hiếu thuận. Phật pháp chẳng những không quên hiếu đạo mà trái lại còn xem đó là điều tối trọng yếu.
Do vậy, nên trong Tây Quy Trực Chỉ quyển 3 của bộ An Sĩ Toàn Thư, có chương mang đề mục “Ðại hiếu nhân bất nguyện nhập thai” (người đại hiếu không nguyện nhập vào thai mẹ) thuyết minh như sau:
Thần thức con người khi gá vào thai mẹ, chẳng những tự mình bị khổ, mà chính cũng làm cho mẫu thân thọ đại khổ.
- Ðây xin nói về nỗi khổ khi còn ở trong thai và lúc thoát thai. Khi còn trong thai, hài nhi nằm ở dưới sanh tạng, trên đại trường. Ban đầu hình thể dường như váng cháo, sau đó như cái bóng nước, tiếp tục triển chuyển đổi thay dần dà thành hình. Lúc ở trong bào thai hoàn toàn không được tự do, lại chịu nhiều thống khổ, khi mẹ ăn đồ nóng, thai khác nào như bị nước sôi rưới và thân; khi mẹ ăn thức lạnh, thai nhi dường nằm trên băng tuyết.
- Chỗ ở là nơi hoàn toàn không tinh khiết, thức ăn đều là máu huyết bất tịnh. Thời kỳ hoài thai tuy không quá ba trăm ngày mà sự thọ khổ dài gần 20 năm, nên trong kinh gọi là “thai ngục”. Ðến khi đã đầy đủ ngày tháng, hài nhi lộn ngược, đầu hướng xuống sản môn, hình chất dần dà to lớn, muốn tìm lối ra cũng không biết phải làm sao!
Thế là con đường tự tử chính ở giờ phút này, mà nhân duyên giết mẹ cũng ngay giờ phút này. Lúc sanh, bà mụ kéo hài nhi từ bụng mẹ ra, nỗi đau ấy hài nhi cảm thấy dường như bị xe cán. Vì thế, khi vừa ra khỏi thai, không một hài nhi nào mà không cất tiếng khóc. Tiếng khóc nghe chừng âm vang hai chữ: “Khổ a! Khổ a!”
Khi ra khỏi thai, trẻ chưa nhận thức được thế nào là dơ sạch, bò lết nằm ngồi trên phẩn uế. Cho dù người đại phú quý hay bậc đại thánh, đại hiền cũng vẫn như vậy. Nhưng vì mọi người đã quen chấp nhận, nên cho là luật tự nhiên, không lưu tâm đến những điểm đó.
Nhưng nếu là kẻ có tâm tỉnh ngộ, những lúc đêm khuya thanh vắng, tự mình suy ngẫm, lẽ nào không cảm thấy buồn chán hổ thẹn! Lúc lâm bồn hài nhi chịu thống khổ đã đành, nhưng người mẹ lại càng muôn vàn nỗi thống khổ lẫn hổ thẹn. Từng phút giây đối diện với tử thần, mỗi niệm, mỗi niệm, sợ sanh khó được. Nếu may mắn qua khỏi, sống lại, khi vừa thấy hài nhi thì bao nhiêu đớn đau, hổ thẹn đều quên mất, lòng mẹ thương yêu quý trọng con dường như châu ngọc.
Từ đây lo chăm sóc, ẵm bồng, cho ăn, cho bú, nằm nơi ẩm ướt, nhường chỗ khô ráo cho con. Khi sanh nở, bao nhiêu tinh huyết đều tiêu mòn, nỗi khổ của từ mẫu nói sao cho cạn.
Nên xưa kia có thầy sa-di mới bảy tuổi xuất gia, tinh tấn tu hành. Sau khi đắc đạo Lục Thông, thầy dùng Túc Mạng Thông tự biết rõ những đời quá khứ của mình. Thầy xúc động than rằng:
- Chỉ một thân ta đây mà làm khổ lụy không biết bao nhiêu bà mẹ. Ở đây, ta chỉ nói sự thống khổ của năm bà mẹ thôi. Khi làm con của bà mẹ thứ nhứt, gần nhà một sản phụ cũng sanh một nam tử như ta. Riêng ta đoản mạng, mỗi khi mẹ ta nhìn thấy con bà hàng xóm trưởng thành liền sanh lòng buồn rầu, khổ não. Khi làm con bà mẹ thứ hai, ta cũng lại chết sớm. Mẹ ta nếu thấy người cho con bú liền sanh lòng buồn khổ. Ðến khi làm con người thứ ba, mới lên mười tuổi, ta cũng qua đời. Mẹ ta mỗi khi thấy con của người khác ăn uống như ta, thì đâm ra đau buồn, khổ não. Khi làm con bà mẹ thứ tư, chưa nói đến cuộc hôn nhân thì ta đã chết. Mẹ ta trông thấy những thanh niên trang lứa như ta, có cha mẹ đi kết thông gia và cưới vợ, thì cũng buồn rầu đau khổ vô cùng. Hiện tại làm con bà mẹ thứ năm, ta mới bảy tuổi, theo thầy xuất gia, học đạo, mẹ ta ở nhà trơ trọi một mình, mỗi khi nhớ đến con, quên ăn, bỏ ngủ sanh ra đau buồn khổ não.
Chao ôi! Chúng sanh ở trong vòng luân hồi sanh tử có vui thú gì? Mỗi khi thọ sanh chỉ làm khổ lụy cho mẹ như thế. Vì vậy, sau khi xa lìa cha mẹ, ta tinh tấn học đạo chuyên tu, hôm nay đạo quả đã viên thành...
Hiện nay trên khắp nẻo đường thênh thang xuôi ngược, bao nhiêu lữ hành lại qua nhộn nhịp như thoi đưa. Ðại đa số đều là những kẻ làm khổ lụy cho cha mẹ, có mấy ai biết báo đáp công ơn dưỡng dục sanh thành?
Nếu suy gẫm cho kỹ, thoát thai một đời làm khổ lụy cho cha mẹ một đời; thoát thai trăm ngàn muôn ức đời làm khổ lụy cho cha mẹ đến trăm ngàn muôn ức đời, chẳng phải thật đáng buồn hay sao?
Thế nên Ðại Thánh Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta thương xót thế gian, Ngài dạy chúng ta nhứt tâm niệm Phật, cầu sanh Tây Phương Tịnh Ðộ, hóa sanh nơi hoa sen. Tự mình đã tránh khỏi được hoạn nạn về sanh khổ, mà đối với cha mẹ cũng vĩnh viễn tránh được sự gây khổ lụy cho từ thân. Ðó chẳng phải là hạnh đại hiếu của bậc đại hiếu hay sao?
Thế nhưng, có lắm người không tin Phật, họ trở lại phỉ báng Phật, cho rằng những người xuất gia là đại bất hiếu. Ấy là họ cam lòng chịu ở trong thai ngục, cũng như làm khổ lụy cho mẫu thân!
Truyện ngắn trên đây cho chúng ta thấy đạo hiếu thuận trong Phật pháp là hàm dung tất cả.
Ở đây, những Phật giáo đồ thuần chánh, đôi lúc cũng có thể phát sanh nghi vấn: “Ý nghĩa giới pháp trong Phật pháp rất rộng lớn, còn hiếu thuận thông thường của thế tục đâu thể nào là cùng tột, để sánh với nghĩa giới pháp của Phật?”
Nên biết rằng: Hiếu thuận trong Phật pháp giảng nói, không phải là thứ hiếu thuận thông thường trong thế tục.
Tại sao vậy? Vì quan niệm về hiếu thuận của thế tục, mọi người nếu quả có thể thực hành được thì chẳng qua chỉ thu được tiểu quả của cõi nhân thiên mà thôi. Ngược lại, quan niệm hiếu thuận của Phật pháp rộng lớn dường như hư không.
Nếu có thể thực hành được thì thâu hoạch được quả vị Vô Thượng Bồ Ðề, cho nên trong kinh văn nói hiếu thuận là pháp chí đạo. Không phải là thứ hiếu thuận phục lao, phụng dưỡng thông thường.
Trong Vu Lan Bồn Sớ thuyết minh:
Khể thủ tam giới chủ,
Ðại hiếu Thích Ca tôn,
Lịch kiếp báo thâm ân,
Tích nhân thành Chánh Giác.
Dịch:
Cúi đầu đảnh lễ Tam Giới Chủ
Thích Ca Mâu Ni đại hiếu tôn
Nhiều kiếp đáp đền ơn cha mẹ,
Chứa nhóm nhân lành thành Chánh Giác.
Cực đỉnh của vô thượng Phật quả là do báo đáp thâm ân của song thân mà thành, thì đâu phải là thứ hiếu thuận của thế gian? Hiếu thuận với song thân sẽ được đắc thành quả Phật và bất hiếu với song thân lẽ đương nhiên phải thọ quả khổ. Nói vậy để thấy rằng quả báo sướng, khổ của thế gian và xuất thế gian đều do nơi hiếu hoặc bất hiếu chiêu cảm nên, tức là do nơi trì giới hay không trì giới mà thọ lãnh vậy.
Phần trên giải thích câu: “Hiếu thuận chí đạo chi pháp”. Theo sự dẫn giải này, chúng ta thấy rõ hiếu thuận cùng pháp giới tuy dị danh nhưng đồng nhất thể.
Nên Ðức Phật dạy tiếp: “Hiếu danh vi Giới” (Hiếu gọi là Giới). Theo quan niệm trong Phật pháp, hiếu thuận đứng về mặt thời gian, chẳng những trong đời hiện tại, bổn phận làm con, không phân biệt nam nữ, dù hết lòng hầu hạ, phụng dưỡng, cúng dường cho cha mẹ, cũng chưa được xem là hoàn toàn hiếu thuận và đền đáp thâm ân cha mẹ đầy đủ; mà phải làm thế nào cho cha mẹ sanh tín tâm đối với Tam Bảo, từ trong Tam Bảo tu học, để thâm tâm được giải thoát. Ðó mới chính thật là đại hiếu hạnh theo quan niệm của Phật pháp.
Trên thế gian này nếu nói về bậc chân chánh, có đầy đủ tư cách thực hành hạnh đại hiếu, thì phải suy tôn đức Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta. Khi thành đạo, Ngài chẳng những riêng vì cha mẹ hiện đời thuyết pháp, mà còn muốn đền đáp công ơn của cha mẹ nhiều đời. Nên khi hóa độ chúng sanh, lúc giảng đến vấn đề hiếu thuận với cha mẹ, Ngài dạy chúng ta phương thức làm thế nào để thể hiện hạnh hiếu thuận với cha mẹ hiện đời, luôn cả đối với cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp.
Theo quan điểm của Phật pháp mà nói, chẳng những như trong kinh Phạm Võng nhấn mạnh: “Nhứt thiết nam tử thị ngã phụ, nhứt thiết nữ nhơn thị ngã mẫu” (tất cả người nam đều là cha của ta; tất cả người nữ đều là mẹ của ta), mà tất cả chúng sanh bao gồm nhân loại đến các loài hữu tình khác, không một chúng sanh nào không phải là cha mẹ của chúng ta. Vì từ vô thỉ cho đến ngày nay, chúng ta trôi lăn trong vòng sanh tử, thì không có chúng sanh nào không từng làm cha mẹ của chúng ta. Chẳng qua vì luân hồi nhiều kiếp thay hình đổi dạng nên không còn nhận ra lẫn nhau, chỉ biết cha mẹ trong đời hiện tại của mình, còn với tất cả người khác không cho là cha mẹ.
Cũng vì không biết tất cả chúng sanh đều là cha mẹ của mình nên tâm lượng của chúng sanh vô cùng hạn hẹp. Vì muốn mở rộng lòng dạ của chúng ta, Ðức Phật đã nhiều phen đặc biệt khai thị rằng: “Nhất thiết chúng sanh giai thị phụ mẫu”. Như thế, đối với tất cả chúng sanh, nếu chúng ta đồng thực hành sự không sát sanh, không trộm cắp... phải biết đó chính là nghiêm trì tịnh giới.
Chúng ta đối với tất cả chúng sanh, nếu đã xem là cha mẹ của mình thì cần phải cung kính, tôn trọng, không chút khinh suất. Ðó chính là hiếu thuận. Cho nên ý nghĩa sở tại của hiếu thuận chính là giới hạnh đầy đủ. Chính vì như thế, trong phần kinh văn phía sau, khi giảng đến mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh, rất nhiều giới, Ðức Phật đề cập đến tâm hiếu thuận, tâm cung kính, tâm từ bi.
Tất cả tâm này lại xuất phát từ tâm hiếu thuận mà lưu lộ. Tất cả đều lấy tâm hiếu thuận làm căn bản. Do đó, chúng ta thấy rõ hiếu thuận tức là giới pháp.
Vì thế, hành giả trong Phật pháp, bất luận tại gia hay xuất gia, nếu không thể chân chánh thực hành hiếu đạo, tức không phải chơn tâm học Phật và cũng sẽ không được thọ dụng pháp vị trong Phật pháp. Như vậy, là Phật tử nói riêng, tất cả nhân loại nói chung, không nên khinh thường bỏ qua hạnh hiếu thuận, nếu không muốn nói là phải hết sức xem trọng.
Ðại Thừa Bồ Tát giới tức Tam Tụ Tịnh Giới, dù bàn luận ý nghĩa ra thì rất sâu rộng, không cùng tận. Nhưng nếu đem so sánh với ba câu trong Nho Giáo của Trung Hoa về đạo hiếu thuận đối với cha mẹ thì nội dung tư tưởng rất phù hợp với Tam Tụ Tịnh Giới. Ba câu ấy như sau:
1. Bất nhục kỳ thân (không làm cho cha mẹ bị nhục)
Ý nói phận làm con phải triệt để tránh mọi hành vi, cử chỉ trong cuộc sống khả dĩ làm cho cha mẹ chúng ta bị sỉ nhục. Nếu thường giữ tâm niệm không làm cho cha mẹ bị sỉ nhục, thì lẽ tự nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ làm những việc trái với đạo đức nhân sinh, cũng như những tội ác vi phạm pháp luật.
Nên Nhạc Chánh Tư Xuân nói: “Nhứt cử túc nhi bất cảm vong phụ mẫu; nhứt xuất ngôn chi bất cảm vong phụ mẫu; thị cố ác ngôn bất xuất ư khẩu, phẫn ngôn bất cập ư thân. Bất nhục kỳ thân, bất sỉ kỳ thân, khả vi hiếu hĩ” (Mỗi khi giở chân không dám quên ơn cha mẹ, mỗi khi thốt lời cũng không dám quên ơn cha mẹ.Thế nên, lời nói ác không bao giờ thốt ra khỏi miệng, những lời nói tức giận cũng không đến nơi thân mình được. Giữ gìn bản thân không bị sỉ nhục, cũng không làm cho song thân bị sỉ nhục. Như thế có thể gọi là hiếu vậy).
Phải thực hành thế nào để có thể đạt đến mức độ nói trên? Muốn vậy, chỉ có việc duy nhất là vâng giữ Nhiếp Luật Nghi Giới của Bồ Tát. Vì công hiệu tối đại của Nhiếp Luật Nghi Giới là khiến cho chúng sanh không làm tất cả những tội ác.
Chúng ta lúc sinh tồn trên thế gian nếu có thể tránh làm tất cả những tội ác thì tất cả mọi sự đều quang minh chánh đại, nào ai dám xem thường mình, cũng như khinh nhục cha mẹ mình.
Sở dĩ cha mẹ bị người hủy nhục chỉ vì con cái tạo gây việc lỗi lầm. Tỷ như người đó trộm cướp, giết người, thì dư luận sẽ nói kẻ đó là con của ông đó, bà đó... do không chịu quan tâm đến sự giáo dục con cái nên mới xảy ra những việc đồi phong bại tục như thế... Thật là oan uổng cho cha mẹ biết dường nào! Sự sỉ nhục ấy không phải là do con cái gây nên hay sao?
Nếu phụng hành Nhiếp Luật Nghi Giới của Bồ Tát nghiêm túc thì không bao giờ làm cho cha mẹ bị sỉ nhục, hay nói khác đi, đó chính là sự chân thật hiếu thuận đối với song thân.
2. Hiển dương phụ mẫu (làm cho cha mẹ được vinh hiển)
Ý nói phận làm con dù nam hay nữ, mọi hành động, cử chỉ đều phải làm cho cha mẹ được vinh diệu, hân hoan, rạng rỡ mày mặt.
Ðức Khổng tử nói: “Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển kỳ phụ mẫu, hiếu chi chung dã” (đạo làm con phải lo lập thân hành đạo, để tiếng tốt cho đời sau, làm cho cha mẹ được hiển vinh, đấy là trọn với hiếu đạo vậy).
Trung Hoa ngày xưa dùng bộ Tam Tự Kinh để dạy vỡ lòng cho trẻ con, trong ấy cũng nói: “Dương danh thanh, hiển phụ mẫu” (đạo làm con phải làm sao cho thanh danh của mình được hiển đạt, khiến cho cha mẹ được rỡ ràng mày mặt).
Nếu chúng ta có học vấn quảng bác, trí thức phong phú, phẩm tánh cao thượng thì dù ở bất cứ xã hội nào, quốc gia nào, đều có danh dự lành tốt, được mọi người tôn kính. Từ đó, thanh danh chúng ta được lan truyền rộng rãi. Tự bản thân đã có thanh danh lành tốt, đương nhiên cha mẹ cũng được vinh quang vô hạn. Ngược lại, cha mẹ sẽ cảm thấy tủi nhục, xấu hổ vô cùng.
Nhưng làm thế nào để cha mẹ được hiển vinh?
Chỉ duy nhất cố gắng vâng giữ Nhiếp Thiện Pháp Giới của Bồ Tát. Vì Nhiếp Thiện Pháp Giới có công dụng khiến chúng sanh thực hành tất cả việc thiện. Chúng ta sanh tồn trên thế gian, nếu có thể tận lực đem hết khả năng, thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân để làm những việc lợi ích cho nhân quần, xã hội, thì mọi người sẽ ca ngợi: “Người ấy rất nhiệt tâm đối với việc giáo dục trong xã hội và mọi công tác từ thiện, thật là một người hiếm có. Người ấy là con trai, con gái của ai? Ồ! Vốn là con của ông ấy, bà ấy. Có được một người con trai như thế hẳn ông cha cũng như thế. Có được một người con gái như thế, hẳn là bà mẹ cũng như thế. Tốt thay! Quý thay!”
Chỉ một lời khen ngợi như thế cha mẹ cảm thấy vinh diệu vô cùng. Cho nên muốn thực hành được bốn chữ “quang tông diệu tổ” của người Trung Hoa nói, chỉ duy nhất là y theo Nhiếp Thiện Pháp Giới của Bồ Tát mà thực hành, nên có tể nói trì giới chính là hiếu thuận vậy.
3. Tứ loại bất quỹ (ban bố cho nhân loại không thiếu sót)
Ý nói đạo làm con, ngoài vấn đề chính tự bản thân thực hiện hiếu thuận với mẹ cha, còn nên khuyên bảo mọi người đều nên hiếu thuận với cha mẹ, làm cho tất cả đều thấm nhuần trong hạnh hiếu thảo, không bỏ sót một cá nhân nào. Cổ đức giải thích câu “tứ loại bất quỹ” như sau: Tứ là ban bố, quỹ là thiếu sót.
Ý nói: Tự mình đã thực hành hiếu đạo, lại còn đem hạnh hiếu rải đều, ban bố cho tất cả chúng sanh, chẳng để thiếu sót mọi ai. Ðó chính là dùng thân mình làm phép tắc, tự mình hiếu thuận với cha mẹ, lại còn phải “khổ khẩu bà tâm” khuyên người hiếu thuận với cha mẹ để làm tròn bổn phận làm con. Nếu như không hiếu thuận với cha mẹ, đó chính là phạm tội ác lớn.
(“Khổ khẩu bà tâm” là một thành ngữ. “Khổ khẩu” đồng nghĩa với “khổ ngôn”: lời nói dùng để khiển trách, răn đe mọi người chừa bỏ những việc làm gây tạo lỗi lầm và tội ác, nên thường là nghịch tai mọi người. “Bà tâm” là lòng từ lành. Nói chung thành ngữ này có nghĩa là vì lòng từ lành, không quản mệt nhọc, đem lời khiển trách răn đe, khiển trách chúng sanh từ bỏ tội ác, lỗi lầm).
Làm thế nào để mình và mọi người thực hành hạnh hiếu thuận?
Chỉ có vâng giữ Nhiếp Chúng Sanh Giới của Bồ Tát giới. Vì lực dụng tối đại của Nhiếp Chúng Sanh Giới chính là hóa độ cho tất cả chúng sanh, khiến tất cả đều được vào Phật đạo.
Bất cứ người tu hành nào đã vào được trong Phật Pháp, thì không ai chẳng hiếu thuận với cha mẹ. Chẳng những đối với cha mẹ hiện đời, mà cả với cha mẹ nhiều đời quá khứ, đều mong mỏi cho các vị được độ thoát.
Nếu như không y chiếu thực hành theo Nhiếp Chúng Sanh Giới thì không bao giờ đạt được mục đích ấy. Vì thế nếu có thể thực hành Nhiếp Chúng Sanh Giới một cách nghiêm cẩn, tức là thể hiện hạnh hiếu thuận với cha mẹ từ vô thỉ đến hiện tại. Như vậy, chúng ta đủ thấy hiếu thuận tức là Trì Giới.
Phần trên đã giải thích câu “hiếu danh vi giới”. Tiếp theo đây xin giải thích câu “diệc danh chế chỉ” (cũng gọi là cấm ngăn).
Chữ “chế” có nghĩa là định ra với tính cách bó buộc để chống lại điều gì. Ở đây, có nghĩa là chế ngự ba nghiệp không cho tạo tác các điều ác quấy. Chữ “chế” ở đây còn có nghĩa là chế định, quy định ra những pháp lành cần phải thực hiện rốt ráo.
Chữ “chỉ” có nghĩa là dừng lại, nghĩa là ngăn các vọng niệm, không cho sanh khởi và loạn động. Chữ “chỉ” còn có nghĩa là ngưng ngay tất cả mọi ác pháp, không được tiếp tục tạo tác, như không được sát sanh, trộm cắp, tà dâm... chính là phạm vi của chữ Chỉ.
Nên biết rằng: Ngăn dứt tất cả tội ác không làm nữa, có nghĩa là “chỉ trì”. Ðó chính là điều cấm chỉ trong hạnh hiếu thuận.
Còn như phóng sanh, bố thí, tu phạm hạnh ấy chính là Tác Trì, nghĩa là pháp chế trong tâm hiếu thuận. Cho nên hiếu thuận gọi là Chế Chỉ.
Trong kinh, Phật dạy:
Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành.
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.
Dịch:
Ðừng làm điều ác,
Vâng làm việc lành.
Tự giữ thanh tịnh,
Chính lời Phật dạy.
Bài kệ trên giải thích hai chữ “chỉ trì” rất thấu đáo.
Theo sự thuyết giảng bên trên, chúng ta thấy hiếu đạo trong Phật pháp mang tính siêu việt hơn hiếu đạo của Nho gia cũng như hiếu đạo thông thường ở thế gian. Tại vì sao?
Vì hiếu đạo trong Phật pháp mang ý nghĩa giới pháp - Hiếu gọi là Giới. Hiếu đạo của Phật pháp chẳng những có tính chất bình đẳng, rộng lớn và bao dung, mà còn lìa khổ được vui, thú hướng quả vô thượng Bồ Ðề tối cao là mục đích. Khi mới thành đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ðức Phật kiết giới Bồ Tát này, Ngài đã dạy như thế. Chính ngay trên hội Niết Bàn, trong kinh Di Giáo, Ðức Phật cũng dạy: “Này các tỳ kheo! Sau khi ta diệt độ, các ông phải trân trọng tôn kính Ba La Ðề Mộc Xoa như người trong bóng tối gặp được ánh sáng, người nghèo được của báu. Các ông nên biết Ba La Ðề Mộc Xoa tức là vị đại sư của các ông. Hãy xem giới pháp này như ta còn trụ thế không khác. Ba La Ðề Mộc Xoa chính là Giới, Ðại Sư của các ông chính là Hiếu!”
Do đó, chúng ta thấy giáo pháp suốt thời đại của Ðức Phật đã tuyên thuyết, trước sau đều lấy Hiếu là giới, Hiếu làm chế chỉ. Ðiều này thể hiện trong toàn bộ giáo pháp của Phật và trong kinh này, trước sau cũng đều nhất quán như thế.
Hành giả Bồ Tát nếu không trái nghịch với mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh thì chẳng những thuận với bổn nguyên Tâm Ðịa, cũng như đối với Tam Tụ Tịnh Giới mà còn là hiếu thuận với tất cả. Làm con, không phân biệt trai gái, đều phải hiếu thuận với cha mẹ. Có thể nói đó là việc thiên kinh địa nghĩa (đạo của trời, nghĩa của đất), xưa nay không bao giờ thay đổi, không được hoài nghi. Nhưng muốn biết hiếu chân hay giả, cần phải khảo nghiệm.
Giờ đây, xin kể một câu chuyện có thật như sau:
Vào thời xưa tại Trung Quốc, có một ông cụ tuổi đã cao. Bà cụ đã qua đời, chỉ còn một mình ông sống với ba người con. Cụ ông là người tiền của rất nhiều, ruộng vườn không kể xiết; nhưng thân thể ông lại mang nhiều bệnh tật.
Sau khi cụ bà mãn phần một thời gian, ông đem tài sản chia ra làm bốn phần bằng nhau. Mỗi phần gồm một ngàn vạn quan tiền, thêm ruộng đất thật nhiều. Ba phần gia sản được cấp cho con trưởng, con thứ và con út. Còn lại một phần ông để dành làm phần dưỡng lão cho mình.
Sự phân chia rất công bằng của ông khiến các người con không ai phản đối đuợc. Nhưng vì cho rằng ông còn giữ một phần gia sản to lớn, nên người con cả nảy sinh ý định chiếm đoạt. Anh ta đến thưa với cha rằng: “Con xin thỉnh phụ thân về nhà ở, con nguyện phụng dưỡng phụ thân trong lúc tuổi già và cố gắng làm cho phụ thân được vui lòng trong những ngày già”.
Cậu con thứ hai cũng đồng tâm trạng tranh đoạt phần gia tài còn lại nên cũng thưa với cha: “Con nguyện giúp cho phụ thân du lịch ngoại quốc, con sẽ theo hầu để phụ thân được nhìn thấy sự phong quang trên thế giới. Nhãn quan của phụ thân sẽ được mở rộng, tâm hồn sẽ được thơ thới trong những ngày già”.
Riêng phần người con út sau khi cha chia gia tài, cậu không biểu lộ bất cứ thái độ nào. Cũng không thốt một lời nào, lúc nào cũng im lặng, trầm ngâm.
Nhìn vẻ bên ngoài, ai cũng nghĩ hai người con lớn thật hiếu thảo, và cậu con út dường như bất hiếu. Người cha muốn khảo nghiệm các con của mình để biết xem người nào chân thật hiếu thảo. Ông cho gọi cả ba về nhà và bảo rằng: “Cha cho các con biết: Gia tài của cha đã chia làm bốn phần, đã cho các con ba phần. Riêng phần của cha, cha đã đem trợ giúp cho cơ quan từ thiện. Hiện nay cha không còn một đồng, lại thêm thân mang bệnh mỗi ngày một trầm trọng. Từ đây về sau, cha cần nương vào các con, để nhờ các con chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh hoạn và cung cấp sự sống hằng ngày”.
Ba người con khi nghe cha nói xong, đều có phản ứng khác nhau. Cậu con cả trong lòng tự nghĩ: “Tưởng gia tài của ông còn nguyên, té ra trong tay không còn một đồng. Vậy ta cũng không cần nuôi dưỡng ổng làm gì”. Sau khi suy nghĩ như vậy, cậu ta liền thưa rằng: “Thưa phụ thân, lẽ ra con phải rước phụ thân về nhà con ở, nhưng nhà con chật hẹp, con nít lại đông, e rằng phụ thân không được yên ổn lúc tuổi già. Theo con nhận thấy, tốt nhứt phụ thân nên đến nhà chú hai ở vì chú hai trước đây có hứa giúp cho phụ thân đi du lịch ngoại quốc. Chú sẽ giúp phụ thân được toại nguyện”.
Cậu thứ hai vừa nghe anh cả nói xong, vội tiếp lời: “Thưa cha, sức khỏe của cha hiện nay đã suy yếu, đối với sự du lịch thật không còn thích hợp. Còn việc về nhà con ở thì rất bất tiện, vì nhà con chật hẹp. Hơn nữa, con phải ra ngoài công tác, không ai ở nhà lo cơm cháo cho cha. Theo con thấy, cha nên về nhà chú ba ở tiện hơn!”.
Cậu thứ ba nghe hai anh nói vậy, không cần suy nghĩ liền thưa rằng: “Con xin thỉnh cha về nhà để con lo lắng cho cha, con cố gắp giúp cha vui sống lúc tuổi già và sẽ rước lương y điều trị bệnh hoạn cho cha. Tốn hao bao nhiêu cũng được, xin cha yên tâm đừng nghĩ đến. Con chỉ mong cha được mạnh khỏe, khang kiện là con mừng!”
Nghe xong ông cụ liền nói rằng: “Việc ấy đâu có được, gia tài cha cho con, để con lo cho gia đình con sau này. Con phải giữ gìn cho kỹ. Cha nay tuổi đã già, bệnh lại trầm trọng thế này, sống được ngày nào thì sống, con chớ bận tâm lo lắng, cần gì phải rước lương y!”
Cậu út thưa rằng: “Xin cha đừng nghĩ như thế! Tài sản của cha cho con là những giọt mồ hôi và nước mắt của cha từ bao nhiêu sự thống khổ mà có ra. Hiện nay trong tay cha không còn đồng nào nữa, thì phần tài sản của con, con xin đem toàn bộ để lo cho cha. Còn sự sống của vợ con của con về sau, con và chúng nó tự lo để duy trì đời sống. Con đâu nỡ thấy cha bệnh hoạn mà không lo lắng”.
Sau khi nghe cậu thứ ba thành khẩn chí thiết thưa như trên, cụ ông vô cùng cảm động, bảo rằng: “Con thật là đứa hiếu tử chơn thật. Con đối với cha hoàn toàn không có bất cứ tham vọng nào về tài sản. Giờ đây, cha công khai tuyên bố với ba con: Số gia tài một ngàn vạn quan và ruộng đất của cha không hề có sự trợ giúp cho cơ quan từ thiện nào cả. Hôm nay cha rất an tâm mà đem toàn bộ tài sản của cha giao cho đứa con thứ ba này. Tương lai, hai anh của con nếu lúc nào thật túng thiếu, có thể đến nơi con lấy tiền tiêu xài. Cha tin chắc đứa con út sẽ cấp cho hai anh của nó. Tốt lắm! Lời nói của cha đến đây là kết thúc. Ai chân thật hiếu thuận, ai giả vờ hiếu thuận, ta đã thấy minh bạch lắm rồi!”
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy muốn khảo nghiệm con cái hiếu thuận hay không, không phải trong lúc giàu có mà chính trong lúc nghèo khốn mới có thể thấy được những đứa con chân thật hiếu thuận.
Trung Hoa có câu: “Hàn môn xuất hiếu tử” (nhà nghèo sanh con hiếu). Ðây thật là câu danh ngôn chí lý, vì hầu như chỉ những gia đình nghèo mới có thể xuất sanh con thảo.
Những gia đình giàu có thường khi vừa sanh con ra đã mướn vú nuôi dưỡng. Kết quả tình thương yêu giữa đứa trẻ với cha mẹ trở nên nhạt nhẽo, không gắn bó bằng tình thương với vú nuôi. Ðó là một trong những nguyên nhân làm cho tâm hiếu thuận khó phát sanh. Những đứa con dễ có quan niệm sai lầm, cho rằng bổn phận cha mẹ phải cung cấp cho chúng mọi nhu cầu. Ðó là việc cha mẹ chúng cần phải làm và đương nhiên phải làm. Ðây không phải nói tất cả gia đình giàu có đều không thể có được hiếu tử, nhưng là trường hợp thật hiếm hoi đó thôi.
Căn cứ vào tình trạng xã hội hiện nay, chúng ta có thể thấy có nhiều gia đình giàu có, chỉ vì vấn đề phân chia tài sản không vừa ý con cái mà xảy ra những thảm kịch tranh giành đến nỗi gây nên cảnh đổ máu. Ðôi khi con cái còn loạn ngôn, mắng nhiếc cha mẹ bằng những ngôn từ thật vô lễ, chẳng hạn chúng gọi cha mẹ là “lão già này, mụ già kia... sao không chết phứt cho rồi!”
Trái lại trong những gia đình bần hàn, sự nuôi dưỡng con cái do một tay cha mẹ đảm trách. Những đứa con khi khôn lớn, nghĩ nhớ nỗi tân khổ của mẹ cha, nào ẵm bồng, nâng niu, nuốt đắng, nhường ngọt để nuôi dưỡng cho mình được nên người. Nay đã đến tuổi trưởng thành, sức lực dồi dào khỏe mạnh, có thể tự lập mưu sinh cho gia đình. Nhất là nhận thấy cha mẹ đều đến tuổi già, nếu bản thân mình không lo phụng dưỡng thì biết còn ai? Do suy nghĩ như vậy, tâm hiếu thuận tự phát một cách chân thành, chúng nó sẽ hết lòng phụng dưỡng cha mẹ.
Như thế, chúng ta thấy rằng: Bậc làm cha mẹ không nhất thiết phải vì con cái tích lũy tiền của thật nhiều; cũng không nên quá vì con mà đem thân làm trâu ngựa!
Sách Nho có câu: “Nhi tôn tự hữu nhi tôn phước, mạc vị nhi tôn tác mã ngưu” (con cháu tự có phước phần của con cháu, đừng vì con cháu mà làm trâu ngựa). Chính là vì ý đã nói ở phần trên vậy.
Nếu như chỉ vì con cái mà chuyên lo tích lũy tiền của, thì rốt cuộc chỉ làm gia tăng tội lỗi cho chúng. Do đó, bậc làm cha mẹ, nếu ý thức đúng đắn đường lối ái hộ con cái, thì một phải un đúc tư tưởng đạo đức, hiếu thuận cho con cái. Một mặt phải vun trồng tài năng và kiến thức phong phú, giúp chúng có được nghề nghiệp vững vàng, thì đương nhiên chúng có thể độc lập trong cuộc mưu sinh. Ðây mới chính thực là sự thương yêu chính đáng.
Nhưng dù xuất thân từ nơi bần hàn hay phú quý, phận làm con phải luôn tưởng nhớ công ơn cha mẹ trong mỗi phút giây, và hết lòng hiếu thuận đối với cha mẹ, sư tăng, tam bảo, cũng như đối với tất cả chúng sanh.
Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi giảng dạy về vấn đề “Hiếu gọi là giới”, tức thời từ nơi miệng của Ngài phóng ra vô lượng tia sáng. Trong kinh, từ trước đến nay, có hai lối giải thích hiện tượng này:
1. Như Lai mỗi khi sắp giảng nói giáo pháp Ðại Thừa, trước tiên, luôn luôn phóng hào quang biểu hiện điềm lành cho thính chúng trong pháp hội trông thấy. Trước là để chúng phát sanh tín tâm cung kính sâu sắc, sau đó, nghe Ðức Phật tuyên thuyết đại pháp, mới có thể thành khẩn và nhận chân giáp pháp một cách rốt ráo.
2. Ðức Phật chế lập giới pháp, bất luận giới Thanh Văn Tiểu Thừa hay là Bồ Tát Ðại Thừa đều là giới pháp, chỉ có chính Ðức Phật mới có quyền chế lập. Và cũng chỉ chính từ nơi kim khẩu của Ngài tuyên thuyết. Ngoài ra, không có một ai có quyền làm việc đó. Hiện tại, Ðức Phật sắp tuyên đọc giới pháp Ðại Thừa của tất cả chư Phật. Cho nên đặc biệt từ trong miệng Ngài phóng ra quang minh.
Trong kinh văn nói Ðức Phật phóng ra vô lượng quang minh, biểu thị Tâm Ðịa diệu giới vốn sẵn đủ nơi chư Phật cùng chúng sanh cũng vốn là Vô Tận Tạng Giới, vô lượng vô biên nên gọi là “vô lượng" và bản chất của diệu giới này vốn thanh tịnh, không ô nhiễm nên gọi là “quang minh”.
Một lối giải thích khác nữa là Ðức Phật phóng vô lượng quang minh để chỉ rõ chúng sanh cần phải nương theo Quang Minh Kim Cương bửu giới nơi bổn nguyên Tâm Ðịa của mình để làm căn bổn tu nhân, sau đó mới chứng đắc quả vị thù thắng Quang Minh Kim Cương bửu giới nơi bổn nguyên Tâm Ðịa.
Ðây là giải thích câu “Phật tức khẩu phóng vô lượng quang minh” (liền khi đó nơi miệng Ðức Phật phóng ra vô lượng tia sáng). Tiếp theo, xin giải thích đoạn kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “thị thời bá vạn ức đại chúng...” cho đến câu “...thính Phật tụng giới nhứt thiết chư Phật Ðại Thừa giới”.
2. Dịch nghĩa:
Bấy giờ, có đến trăm vạn ức đại chúng, các Bồ Tát, mười tám Phạm thiên ở sáu cõi trời Dục Giới, mười sáu đại quốc vương đồng chí tâm chắp tay nghe Ðức Phật tụng giới pháp Ðại Thừa của tất cả chư Phật.
Lời giảng:
Hai chữ “thị thời” tức chỉ thời gian Ðức Phật phóng ra vô lượng tia sáng.
Câu “bá vạn ức đại chúng” là ước lượng số đại chúng nhân, thiên, phàm, thánh đến tập hợp nơi pháp hội đương thời.
Ba chữ “chư Bồ Tát” chỉ chư Bồ Tát từ hàng mới phát tâm đến chư vị đại Bồ Tát đã trải qua nhiều kiếp tu tập đại hạnh tự lợi, lợi tha.
Bốn chữ “thập bát Phạm thiên” là chỉ cho chư thiên ở cõi Sắc giới, gồm 18 cõi trời như sau:
* Sơ Thiền gồm có ba tầng trời:
- Phạm Chúng
- Phạm Phụ
- Ðại Phạm.
* Nhị Thiền gồm ba từng trời:
- Thiểu Quang
- Vô Lượng Quang
- Quang Âm.
* Tam Thiền gồm ba từng trời:
- Thiểu Tịnh
- Vô Lượng Tịnh
- Biến Tịnh
* Tứ Thiền gồm 9 tầng trời:
- Vô Vân
- Phước Sanh
- Quảng Quả
- Vô Tưởng
- Vô Phiền
- Vô Nhiệt
- Thiện Kiến
- Thiện Hiện
- Sắc Cứu Cánh
Trong số chín từng trời này, ba tầng trước thuộc về Phàm Phu Thiên, từng thứ tư là Ngoại Ðạo Thiên, và năm từng sau thuộc Thánh Nhân Thiên.
Mười tám từng trời ở Sắc Giới do đâu mà gọi là Phạm Thiên?
Chữ Phạm ý nghĩa là thanh tịnh. Nghĩa là mười tám từng trời ấy, về phương diện dục trần hoàn toàn đã chế ngự và được rốt ráo thanh tịnh. Chỉ còn có sắc thân là tồn tại, nhưng phần sắc thân tồn tại này hoàn toàn thanh tịnh, không giống với sắc thân ô uế, cấu nhiễm của chúng sanh cõi Dục Giới, nên gọi là Phạm.
Như trong Trí Ðộ Luận thuyết minh: “Thanh tịnh quang khiết, tối thắng, tối tôn, cố danh vi Thiên” (thanh tịnh, sáng sạch, tối thắng, tối tôn nên gọi là Trời). Hợp lại gọi chung là Phạm Thiên.
Lục Dục thiên tử là sáu tầng trời cõi Dục Giới bao gồm Ðịa Cư thiên và Vô Cư thiên.
* Ðịa Cư thiên
- Trời Tứ Thiên Vương: cõi này ở giữa núi Tu Di.
- Trời Ðao Lợi: ở đảnh núi Tu Di.
* Vô Cư Thiên:
- Trời Dạ Ma.
- Trời Ðâu Suất Ðà.
- Trời Hóa Lạc.
- Trời Tha Hóa Tự Tại.
Sáu từng trời trên vì chưa ly khai vật dục và nam nữ dục nên gọi là Lục Dục Thiên.
Câu “thập lục đại quốc vương” (16 vị đại quốc vương): Ở Ấn Ðộ lúc bấy giờ có rất nhiều nước nhỏ, không thể liệt kê hết, nên chỉ nêu ra 16 nước lớn làm tiêu biểu. Theo kinh Trường A Hàm thì 16 quốc gia này là:
1. Nước Sử Già.
2. Nước Ma Kiệt Ðề.
3. Nước Ca Thi.
4. Nước Câu Tất La.
5. Nước Bạt Kỳ.
6. Nước Mạt La.
7. Nước Chi Ðề.
8. Nước Bạt Sa.
9. Nước Ni Lâu.
10. Nước Bàn Xà La.
11. Nước A Thấp Bà.
12. Nước Bà Ta.
13. Nước Tô La.
14. Nước Càn Ðà Sa.
15. Nước Kiếm Phù Sa.
16. Nước A Bàn Ðề.
Như thế toàn bộ đại chúng nhân, thiên, phàm, thánh trăm vạn ức đều chắp tay chí tâm lắng nghe Ðức Phật tụng giới pháp Ðại Thừa của tất cả chư Phật.
Hai chữ “hiệp chưởng” biểu thị thái độ cung kính cực điểm, tượng trưng thân nghiệp của đại chúng thanh tịnh.
Hai chữ “chí tâm” là chuyên tâm, nhất ý, tượng trưng ý nghiệp của đại chúng đã thanh tịnh.
Hai chữ “thính tụng” là ý chỉ sự gìn giữ yên lặng, lắng nghe, tượng trưng khẩu nghiệp của đại chúng thanh tịnh.
Dùng ba nghiệp thanh tịnh, kiền thành này để nghe Ðức Phật đọc tụng giới pháp Ðại Thừa, tức là mười giới trọng và 48 giới khinh mà tất cả chư Phật đã đồng tụng. Chính từ nơi Tâm Ðịa giới quang này, tâm nguyên có thể được soi sáng.
Vì vậy, lúc nghe Giới, triệt để phải giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh, tuyệt đối không được buông lung với thái độ dường như kẻ bàng quan vô sự, chỉ ngồi nghe cho có lệ mà thôi.
A.4.2.2. PHẬT TỰ TỰ THUYẾT (Ðức Phật tự thuật thuyết giới)
A.4.2.2.1. TỰ TỤNG KHUYẾN NHÂN (tự tụng giới để khuyên người)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “Phật cáo chư Bồ Tát ngôn...” cho đến câu “... Thập Ðịa chư Bồ Tát diệc tụng”.
2. Dịch nghĩa:
Ðức Phật nói với các vị Bồ Tát: “Nay ta cứ mỗi nửa tháng tự tụng giới pháp của chư Phật. Tất cả hàng Bồ Tát sơ phát tâm nhẫn đến các Bồ Tát Thập Phát Thu, Thập Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương, Thập Ðịa cũng tụng giới ấy”.
Lời giảng:
Ở trên là nhà kiết tập kinh thuật lại việc Ðức Phật kiết giới, giờ đây là thuyết minh Ðức Phật tự thuật việc Ngài tụng giới.
Ðức Phật nói với chư Bồ Tát rằng: “Ta hôm nay, mỗi nửa tháng tự tụng giới pháp của chư Phật”. Trước tiên, điều cần nói rõ là giới quang đương thời trùm nhiếp tất cả đại chúng, nhân, thiên, phàm thánh, trăm vạn ức rất nhiều.
Tại sao hiện tại chỉ nói Ðức Phật riêng nói với chư Bồ Tát?
Vì giới pháp của chư Phật hiện tại, Ðức Phật tự đương tụng là thuộc Ðại Thừa Bồ Tát giới, đối tượng thọ trì giới ấy dĩ nhiên là Bồ Tát. Mà Bồ Tát trong trăm vạn ức đại chúng được nhân, thiên, phàm phu, Tiểu Thừa đồng tôn trọng. Nên kinh văn dù chép: “Phật nói với chư Bồ Tát”, nhưng sự thật bao gồm cả đại chúng nhân, thiên trong ấy.
Bốn chữ “bán mạc, bán mạc” chỉ cho “hắc bạch” là hai bán cá nguyệt, tức từ mùng một đến rằm là “bạch bán nguyệt” (nửa tháng có trăng). Từ mười sáu đến ba mươi là “hắc bán nguyệt”.
Nguyên nhân mỗi tháng phải tụng giới hai lần là vì muốn biểu thị sự tôn trọng của Ðức Phật đối với giới pháp và muốn hành giả phải thẩm sát giới pháp mình đã thọ có vi phạm hay không?
Sở dĩ Ðức Phật đặc biệt tôn trọng giới pháp vì giới này là căn bổn chánh nhơn của Phật, Bồ Tát tu chứng Bồ Ðề Niết Bàn. Vì nếu không do giới pháp này thì chư Phật, Bồ Tát quyết không thể chứng đắc cực quả rốt ráo Bồ Ðề, Niết Bàn.
Nói như thế, Ðức Phật đối với giới pháp không thể không hết lòng tôn trọng. Sở dĩ hành giả phải thẩm sát giới pháp mình đã bẩm thọ, vì thông thường đại đa số chúng ta đều có tánh hay quên. Nếu lâu ngày không tụng giới kinh thì những giới đã bẩm thọ có phạm hay không sẽ mặc nhiên không hay biết.
Nếu cứ mỗi nửa tháng tụng giới một kỳ thì tự mình sẽ đề cao cảnh giác, không đến nỗi khi phạm giới mà cho là trì giới. Vì thế, tụng giới là một điều vô cùng trọng yếu.
Nói rõ hơn, chánh pháp của Ðức Phật được cửu trụ trong thế gian hay không, cứ xem quy củ Ðức Phật chế định mỗi nửa tháng tụng giới có được duy trì trường cửu hay không?
Luật Thiện Kiến dạy: “Vân hà danh vi Chánh Pháp cửu trụ? Phật ngôn: Bố Tát pháp bất hoại thị” (Thế nào gọi là chánh pháp được cửu trụ? Ðức Phật dạy: “Với pháp bố-tát không phá hoại chính là đấy”).
Bố-tát là tiếng Ấn Ðộ, Trung Hoa dịch là Tịnh Trụ, nghĩa là làm lễ bố-tát tụng giới thì thân tâm được thanh tịnh, và y như giới pháp Phật dạy mà an trụ. Chúng ta thử tưởng Phật tử đã thọ đại giới, mà không y như giới pháp Phật dạy an trụ thì chánh pháp Như Lai làm sao cửu trụ thế gian? Vì thế, luật tụng giới tuyệt đối không vì nguyên nhân gì mà không tuân hành.
Bậc cổ đức đối với sự tụng giới ở hai bán cá nguyệt hắc bạch đã giải thích sâu thêm một mức nữa như vầy: Bạch bán cá nguyệt là từ mùng Một đến Rằm. Trong bán cá nguyệt ấy mặt trăng từ khuyết đến tròn biểu thị cho trí quang dần dần được tăng trưởng, cùng trí đức được viên mãn. Hắc bán cá nguyệt là từ mười sáu đến ba mươi, mặt trăng từ sáng chuyển sang tối, tượng trưng tà quang dần giảm và đoạn đức được cứu kính.
Ðức Phật là bậc đã ở quả vị tối cao mà còn trịnh trọng tụng giới như vậy, chư Bồ Tát ở nhơn địa, hành Bồ Tát đạo, phải tụng giới là lẽ đương nhiên.
Nên tiếp theo kinh văn nói: “Nhữ đẳng nhứt thiết phát tâm Bồ Tát, nãi chí Thập Phát Thú, Thập Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương, Thập Ðịa chư Bồ Tát diệc tụng”.
Câu “nhứt thiết phát tâm Bồ Tát” (tất cả hàng Bồ Tát sơ phát tâm) là chỉ Bồ Tát mới phát tâm Ðại Thừa, theo địa vị thứ lớp là chỉ Bồ Tát ở vị Thập Tín, tức là sơ bộ của Tam Hiền, giai cấp đầu tiên của Thập Thánh. Nếu không trải qua giai đoạn Thập Tín này thì không thể bước lên đại đạo Hiền Thánh.
Còn chữ Tín ở dây nói là chỉ sự tin giới pháp của chư Phật để làm chủng tử thành Phật. Vì không có giới pháp này, quyết không thể thành Phật.
Trong kinh Anh Lạc có nói rõ việc ấy như sau: “Người tu hành ở địa vị phàm phu, được gặp chư Phật, Bồ Tát thuyết pháp giáo hóa, trong giới pháp của Phật, sanh một niệm thâm tín liền phát tâm Bồ Ðề, người ấy lúc bấy giờ ở trước Thập Trụ gọi là danh tự Bồ Tát”.
Tu học Ðại Thừa Phật pháp mà không có tín tâm thì làm sao mà tu hành?
Chẳng những Bồ Tát mới phát tâm, giới tâm chưa được kiên cố, giới hạnh chưa được viên thành, cần phải tụng giới mỗi nửa tháng, mà chính chư đại Bồ Tát trong Tam Hiền Thập Thánh, giới tâm đã kiên cố, giới hạnh đã viên thành, cũng phải tụng giới như vậy. Vì tụng giới là quy luật vĩnh thường của chư Phật, nên bất luận vị thứ cao thấp như thế nào, đều phải đồng tụng giới. Ðiều này không giản biệt bất cứ người nào đã phát Bồ Ðề tâm, thọ Bồ Tát giới.
Thập Phát Thú, theo như quyển thượng của kinh này nói: “Chư Phật các ngài nên biết! Trong Kiên Tín Nhẫn, Thập Phát Thú Tâm hướng quả:
1. Xả tâm.
2. Giới tâm.
3. Nhẫn tâm.
4. Tấn tâm.
5. Ðịnh tâm.
6. Huệ tâm.
7. Nguyện tâm.
8. Hộ tâm.
9. Hỷ tâm.
10. Ðảnh tâm.
Mười tâm này lấy Thập Tín trước làm căn bổn. Vì mười tâm này từ quả Giả Quán nhập Không quán, tâm tâm khai phát, thú hướng về Phật quả, cho nên gọi là Phát Thú. Mười phát thú tâm này thông thường gọi là Thập Trụ. Vì sau khi tín tâm đã thành tựu, trí huệ an trụ nơi lý, chứng được địa vị bất thối chuyển.
Thập Trưởng Dưỡng như quyển thượng kinh này thuyết minh: “Chư Phật các ngài nên biết: Từ Thập Phát Thú tâm này vào trong Kiên Phát Nhẫn, Thập Trưởng Dưỡng tâm hướng quả:
1. Từ tâm.
2. Bi tâm.
3. Hỷ tâm.
4. Xả tâm.
5. Thí tâm.
6. Hảo ngữ tâm.
7. Ích tâm.
8. Ðồng tâm.
9. Ðịnh
10. Huệ tâm.
Hành giả Bồ Tát do mười tâm này từ quả Không Quán nhập Giả Quán, tinh tấn dõng mãnh, với công hạnh tự lợi lợi tha, tăng trưởng Phật đạo cho tự mình, dưỡng dục thánh thai cho tất cả chúng sanh, nên gọi là “trưởng dưỡng”. Thập Trưởng Dưỡng thường gọi là Thập Hạnh, là do Thập Trụ tâm trước phát chơn ngộ lý. Từ đây, tiến thú về Phật đạo không gián đoạn, rộng tu công hạnh lợi tha một cách tích cực, nên gọi là Thập Hạnh.
Thập Kim Cương, quyển thượng của kinh này thuyết minh: “Chư Phật các ngài nên biết: từ nơi Thập Trưởng Dưỡng tâm hướng vào trong Kiên Tu Nhẫn, Thập Kim Cương tâm hướng quả:
1. Tín tâm
2. Niệm tâm
3. Hồi hướng tâm
4. Ðạt tâm
5. Trực tâm
6. Bất thối tâm
7. Ðại thừa tâm
8. Vô tướng tâm
9. Huệ tâm
10. Bất hoại tâm
Hành giả Bồ Tát do mười tâm này tu tập pháp quán Trung Ðạo, hàng phục vô minh, tánh như kim cương, không bị bất cứ cái gì làm hư hoại, nên gọi là kim cương.Thập Kim Cương thường gọi là Thập Hồi Hướng. Vì ở trong mười tâm này mà tu hành, có thể thực hành ba thứ đại hồi hướng:
- Hồi sự hướng lý.
- Hồi nhân hướng quả.
- Hồi tự hướng tha.
Hồi là hồi chuyển. Hướng là thú hướng. Hồi hướng: đem công đức thiện căn của mình đã tu hành thú hướng đến chỗ mong cầu, nên gọi là “hồi hướng”. Hồi Hướng có ba loại:
- Hồi nhơn hướng quả: Cũng gọi là Bồ Ðề Hồi Hướng, là đem thiện nhơn công đức của mình tu tập, thú hướng cầu chứng quả vị Bồ Ðề.
- Hồi sự hướng lý: cũng gọi là Thực Tế Hồi Hướng, là đem công đức thiên căn của mình tu tập thú hướng cầu chứng vô vi Niết Bàn.
- Hồi tự hướng tha: cũng gọi là Chúng Sanh Hồi Hướng, là nguyện đem công đức thiện căn của mình tu tập, mà bố thí cho tất cả chúng sanh, nên gọi là Thập Hồi Hướng.
Thập Ðịa như quyển thượng của kinh này thuyết minh: “Chư Phật các ngài nên biết: từ Thập Kim Cương, tâm này vào trong Kiên Thánh Nhẫn, Thập Ðịa hướng quả:
1. Thể Tánh Bình Ðẳng Ðịa.
2. Thể Tánh Thiện Huệ Ðịa.
3. Thể Tánh Quang Minh Ðịa.
4. Thể Tánh Nhĩ Diệm Ðịa.
5. Thể Tánh Huệ Chiếu Ðịa.
6. Thể Tánh Hoa Quang Ðịa.
7. Thể Tánh Mãn Túc Ðịa.
8. Thể Tánh Phật Hậu Ðịa.
9. Thể Tánh Hoa Nghiêm Ðịa.
10. Thể Tánh Nhập Phật Giới Ðịa.
Hành giả Bồ Tát do mười tâm trên làm trí huệ vào thánh địa, nên tiến thêm một bước nữa mới vào trong địa này.
Ðịa là ý nghĩa gánh vác, chở che, là Bồ Tát tu hành đã vào bực Thập Ðịa, hướng thượng: phải gánh vác chánh pháp của Như Lai, hướng hạ: có thể che chở cho chúng sanh một cách rộng lớn.
Chỗ quy thú của công đức trí huệ, chỗ phát sanh từ bi phương tiện, nên gọi là Ðịa. Dù mỗi Ðịa đều có thể xuất sanh vô lượng pháp môn, nhưng vì sự cạn sâu của Ðịa và vì thứ lớp bất đồng nên mới phân thành thập địa. Mười địa này cùng với thập địa, thường nói trong các kinh, tên gọi bất đồng, nhưng đều đồng gọi là bực thánh giả.
Như Lai sở dĩ ân cần khuyến giáo chư Bồ Tát phải nửa tháng tụng giới vì sự thật, lúc hành Bồ Tát đạo, Ðức Phật do thường tụng giới pháp của chư Phật mà được hoàn thành Phật quả.
Giờ đây, Ngài vì chúng sanh giảng Tâm Ðịa giới, mong tất cả chúng sanh đều được siêu phàm nhập thánh, tuần tự chuyển tiến, thú hướng Phật đạo và chúng sanh, đương nhiên cũng phải y theo quy củ này của Phật, mỗi nửa tháng tụng giới pháp của chư Phật, để huệ mạng của Như Lai được liên tục không đoạn tuyệt. Thế nên Ngài phải hai ba phen ân cần khuyên chư Bồ Tát tụng giới pháp này.
A.4.2.2.2. PHÓNG QUANG GIỚI HỌC (phóng quang khiến đại chúng tụng và học giới pháp)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “Thị cố giới quang tùng khẩu xuất...” cho đến câu “...ưng thọ trì, ưng độc tụng, ưng thiện học”.
2. Dịch nghĩa:
Vì thế, nên giới quang từ miệng phóng ra. Phóng quang là vì có nguyên do chớ chẳng phải vô cớ. Giới quang ấy chẳng phải màu xanh, vàng, đỏ, trắng, và đen; chẳng phải sắc pháp cũng chẳng phải tâm pháp, chẳng phải pháp hữu, pháp vô, cũng chẳng phải pháp nhơn, pháp quả. Nó chính là bổn nguyên của chư Phật, là căn bổn hành Bồ Tát đạo, là căn bổn của chúng Phật tử. Vì thế nên chúng Phật tử phải thọ trì, phải đọc tụng, phải học kỹ giới pháp này.
Lời giảng
Kinh văn phần trước nói: “Phật tức khẩu phóng vô lượng quang minh” (Ðức Phật liền từ trong mịêng phóng ra vô lượng tia sáng).
Giới quang từ nơi miệng phóng ra, ý muốn nói rõ giới pháp từ miệng Phật tuyên thuyết, quang minh ứng từ miệng Phật phóng ra. Sở dĩ trong miệng Phật phóng ra quang minh, giảng nói giới pháp này, là do nhờ lúc tu nhơn, hành Bồ Tát đạo, ngài thường trì tụng giới pháp của chư Phật.
Giới đủ công năng sanh thiện diệt ác, quang minh có lực dụng chiếu sáng phá tối; nên giới quang từ miệng Phật phóng ra, chúng sanh nào thấy được đều phát tâm Bồ Ðề. Chúng sanh nào nghe được đều lìa khổ sanh tử.
Giới quang đầy đủ công năng, lực dụng như vậy, không phải vô nhân, vô duyên mà phóng quang nên nói “hữu duyên, phi vô nhơn duyên cố quang” (phóng quang là vì có nguyên do, chớ không phải vô cớ).
Giới quang từ miệng đức Xá Na phóng ra, tất nhiên phải có nguyên do, và việc đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tụng giới pháp hẳn nhiên không phải là vô cớ. Có chỗ giải thích Tâm Ðịa diệu giới vốn không tự tánh; vô tự tánh giới hiện khởi, dĩ nhiên phải nương nhờ nhân duyên.
Cái gì là nhân? Cơ cảm chúng sanh là nhân.
Cái gì là duyên? Ðức Như Lai tuyên thuyết là Duyên.
Lại có chỗ nói giới pháp của chư Phật, đức Lô Xá Na tự tụng, ngàn Phật tùy theo mà tụng. Ngàn Phật tự tụng, hàng Bồ Tát sơ phát tâm và chư Bồ Tát đã phát tâm từ nhiều kiếp lâu xa cũng tụng như thế. Cho nên duyên của giới quang chính từ miệng Phật lưu xuất.
Ðã có duyên thù thắng như thế thì chắc chắn có nhân thù thắng của nó. Cho nên nói: “Hữu duyên phi vô nhân cố quang”.
Vì e phàm phu, ngoại đạo và tiểu thừa khi nghe Phật nói có nhân, có duyên, không liễu đạt giới quang sẵn có của tự mình, một mặt hướng về ngoại cảnh dong ruổi tầm cầu, sanh khởi vọng chấp không chánh đáng, nên Phật lại phân biệt tổng phá rằng: Như trên nói phóng giới quang, đã là vật sắc ngũ phương (1), chẳng phải màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, nên không sa vào ảnh tượng quả Biến Kế Chấp của phàm phu; là lục nhập sắc tâm (2), chẳng phải sắc pháp, chẳng phải tâm pháp, nên không sa vào quả vọng tưởng tình cảnh của nhơn thiên. Lại không phải là vọng chấp của lục sư (3), chẳng phải là pháp hữu, chẳng phải là pháp vô thì không sa vào quả tà kiến, chấp thường, chấp đoạn của ngoại đạo.
Cũng không phải là pháp hý luận, chẳng phải là pháp nhân, pháp quả, thì không sa vào quả sự tướng có tu, có chứng của Tiểu Thừa. Ðã không lạc vào các quả trên, thì đương nhiên chứng nhập Pháp Thân Diệu Quả. Tức là chân nhơn thành Phật. Cho nên Tâm Ðịa giới quang này là pháp siêu việt tình trần, ly khai kiến chấp hữu vô, bặt dứt tâm tu chứng và không thể nghĩ bàn được.
Từ trong miệng Ðức Phật phóng ra tâm địa giới quang không thể nghĩ bàn, ấy là Bổn Nguyên Chánh Biến Tri Hải thênh thang vô tận của chư Phật chứng đắc. Vì nếu chư Phật không có tâm địa giới pháp này thì không thể chứng đắc quả vô thượng Bồ Ðề và vô trụ Niết Bàn.
Chẳng những là bổn nguyên của chư Phật thành Phật, mà cũng là căn bổn của chư Bồ Tát hành Bồ Tát đạo. Vì Bồ Tát nếu không có tâm địa giới pháp này thì không thể tu lục độ vạn hạnh. Suy xuống những tầng lớp bên dưới, chúng sanh đời đời kiếp kiếp sanh tử không cùng, nhưng đến đời vị lai sẽ được thành Phật, ấy là do lấy tâm địa giới pháp này làm căn bổn.
Cho nên nói: “Thị đại chúng chư Phật tử chi căn bổn” (là căn bổn của chư Phật tử). Thật có thể nói phàm thánh không ai chẳng nương vào giới pháp này. Vì nương nơi giới thanh tịnh, lẽ đương nhiên được chỗ gọi là Tịnh Cực Quang Thông (giới nhơn là thời kỳ tu nhơn nghiêm trì tịnh giới). Tâm Ðịa giới pháp này đã là căn bổn của đại chúng, của chư Bồ Tát và của các đức Như Lai. Nên tiếp theo kinh nói: “Thị cố đại chúng chư Phật tử ưng thọ trì, ưng độc tụng, ưng thiện học” (Vì thế chúng Phật tử phải thọ trì, phải đọc tụng, phải học kỹ giới này) không nên có chút xem thường.
Thế nào là thọ trì, đọc tụng?
- Lãnh nạp nơi tâm là Thọ.
- Giữ mãi không quên là Trì.
- Niệm văn tự trong giới kinh là Ðọc.
- Niệm thuộc lòng giới kinh là Tụng.
- Gắng sức thực hành theo là Thiện Học.
Trong ấy có sự liên quan với nhau, nghe rồi cần phải thọ trì. Thọ trì rồi nhất định phải đọc tụng, Ðọc tụng thì phải học kỹ. Vì nếu không thọ trì thì không thể tạo được nhân thành Phật. Nếu không đọc tụng thì không thể làm nhân tăng trưởng. Ðọc tụng mà không học kỹ thì chẳng những trở thành nói suông, không bổ ích, lại không thể chứng đắc diệu quả. Vì thế học giả với bốn việc nghe, trì, đọc, học này phải thuận theo thứ lớp, đúng như pháp mà thực hành, mới thấy được công dụng của giới pháp.
Chú thích:
1. Ngũ phương vật sắc:
* Ngũ phương: Ðông, Tây, Nam, Bắc, và Trung Ương.
* Vật sắc: ngũ sắc gồm có hai loại:
- Ngũ chánh sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.
- Ngũ gián sắc: phi (màu điều), hồng, tử (tím), lục (xanh lá cây), lưu hoàng (màu vàng cam).
Bộ Hành Sự Sao Tư Trì Ký nói: “Ngũ sắc gồm nhiếp chánh sắc và gián sắc trong ngũ phương. Mỗi sắc phối hợp với vị trí trong ngũ phương như sau:
Ngũ chánh sắc
Phương hướng
Ngũ gián sắc
Thanh sắc
Ðông phương
Lục sắc
Bạch sắc
Tây phương
Phi sắc
Xích sắc
Nam phương
Hồng sắc
Hắc sắc
Bắc phương
Tử sắc
Hoàng sắc
Trung Ương
Lưu hoàng
2. Lục nhập sắc tâm (lục nhập tức là lục căn): nhãn – nhĩ - tỉ - thiệt – thân – ý.
Lục căn thuộc về Tâm; Sắc là một ở trong lục trần. Nhưng Sắc ở đây tượng trưng cho lục trần. Lục trần còn gọi là Lục Cảnh. Vì sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là sáu cảnh sở duyên của sáu căn. Xưa dịch là Lục Nhập, nay dịch là Lục Xứ. Lục Cảnh là Lục Nhập bên ngoài. Lục Căn là Lục Nhập bên trong. Lục Nhập trong Thập Nhị Nhân Duyên là Lục Nhập bên trong, tức Lục Căn. Chữ Nhập nghĩa là Thiệp Nhập, là sáu căn với sáu cảnh thiệp nhập lẫn nhau mà sanh ra sáu thức nên gọi là Xứ.
3. Lục sư: Ngoại đạo nước Thiên Trúc, trong bộ Phiên Dịch có thiên Lục Sư, nói tên Lục Sư như sau:
1) Phú Lan Na Ca Diếp.
2) Mạc Già Lê Câu Xa Lê.
3) San Xà Dạ Tỳ La Chi.
4) A Kỳ Ða Xí Sá Khâm Bà La.
5) Ca La Cưu Ðà Ca Chiên Diên.
6) Ni Kiền Ðà Nhã Ðề Tử.
A.4.2.2.3. PHỔ NHẾP QUẦN CƠ (thâu nhiếp căn cơ của đại chúng)
Kinh văn
1. Phiên âm:
Từ câu “Phật tử đế thính! Nhược thọ Bồ Tát giới giả...” cho đến câu “...giai danh đệ nhứt thanh tịnh giả”.
2. Dịch nghĩa:
Chúng Phật tử hãy lóng nghe! Nếu là người thọ giới Bồ Tát này không luận là quốc vương, thái tử, các quan chức, hay tỳ kheo, tỳ kheo ni, không luận là chư thiên cõi Sắc, cõi Dục; không luận là hàng thứ dân, huỳnh môn, dâm nam, dâm nữ, hay hàng nô tỳ, cũng không luận là tám bộ quỷ thần, thần Kim Cương hay loài súc sanh nhẫn đến kẻ biến hóa, hễ ai nhận hiểu được lời truyền giới của Pháp Sư; thời đều thọ đặng giới và đều giới gọi là thanh tịnh thứ nhứt.
Lời giảng
Giảng đến đây, Ðức Phật lại bảo các Phật tử rằng:
- “Hiện tại các ông cần phải chí tâm thành ý lóng nghe cho kỹ, ta nói đây: Trường hợp của người phát tâm thọ giới pháp của Phật, cùng người thọ giới tỳ kheo tăng có điểm bất đồng: Thọ giới tỳ kheo chẳng những phải đủ năm duyên thành tựu (1), lại phải trừ bỏ mười ba giá nạn (2) mới được cho thọ giới. Nếu thiếu một trong năm duyên nói trên và có một giá nạn vào trong mười ba giá nạn thì không cho thọ giới tỳ kheo tăng”.
Vì tỳ kheo tăng là thành phần trụ trì Tam Bảo (3), là phước điền trong thế gian, là sư phạm của Nhân Thiên. Nếu không phải là pháp khí thanh tịnh thì không thể phát sanh vô tác giới thể. Trái lại, thọ giới Bồ Tát thì không khó khăn như thế, chỉ có điểm tối cần là phải phát tâm Bồ Ðề mới được thọ giới pháp của Phật.
Vì bổn nguyên Tâm Ðịa diệu giới này tất cả chúng sanh đều sẵn đủ, nên bất luận hiền, ngu, quý, tiện, nhân, phi nhân (quỷ thần)... chủ yếu là có thể lãnh hội được lời nói của Pháp Sư truyền giới, thì không chúng sanh nào không có thể thọ giới pháp này của Phật. Những chúng sanh ấy trong kinh văn lược nêu như sau:
- Quốc vương là vị nhân chủ.
- Vương tử là thanh cung (4).
- Bá quan là các quan chức làm việc công của quốc gia để quyết đoán những sự phải quấy.
- Tể tướng (giới bổn Việt văn dịch là các quan chức) là vị quân đứng đầu trong bá quan nắm cương lãnh triều đình giúp cho quốc vương.
- Tỳ kheo, tỳ kheo ni.
- Mười tám vị Phạm thiên cõi trời Sắc giới (bổn Việt văn gọi là “chư thiên cõi Sắc”)
- Các thiên tử sáu cõi Dục (chư thiên cõi Dục) cõi trời Dục Giới.
- Ngoài ra hàng thứ dân là bá tánh ở nhân gian.
- Hoàng môn là các quan hoạn ở nội cung.
- Dâm nam, dâm nữ hy sinh sắc tướng.
- Hàng nô tỳ phục vụ con người.
- Lại còn có bát bộ quỷ thần thuộc về chúng Hộ Pháp.
- Thần Kim Cương là vị thần cầm kim cương bảo xử theo hầu chư Phật để ngăn dẹp ngoại ma, hộ trì Chánh Pháp.
- Súc sanh là lục súc... cho đến người biến hóa là chỉ cho thiên, long, quỷ, thần...
Vì các vị này nếu để nguyên hình vào trong đại chúng rất bất tiện, nên biến hóa hình người đến đạo tràng thọ giới pháp của Phật.
Các thứ chúng sanh như trên chủng loại bất đồng, chỉ cần hiểu lời nói của Pháp Sư đều được thọ giới.
Nên biết những chúng sanh vừa kể, xem về hình thái thì có sai khác, nhưng về bổn tánh thì không có gì bất đồng. Cho nên ở nhân gian này, bậc quý trọng như quốc vương, thái tử, hạ tiện như hoàng môn, nô tỳ, cho đến những chúng sanh khác, bất luận là quỷ thần, chủ yếu nghe hiểu được lời nói của vị Pháp Sư thuyết giới, thì vị hành giả Bồ Tát làm Truyền Giới Sư phải vì tất cả phải vì tất cả chúng sanh ấy truyền trao Tâm Ðịa giới pháp.
Tuyệt đối không nên có tâm phân biệt lựa chọn, nói chúng sanh này có thể thọ giới, chúng sanh kia không được thọ giới. Phải có tâm đại từ bình đẳng, không bỏ sót một chúng sanh nào. Nhưng trong sự không lựa chọn phân biệt, vẫn có chỗ lựa chọn phân biệt như sau:
1. Chúng sanh nào không hiểu được lời nói của Pháp Sư truyền giới thì không nên truyền giới Bồ Tát, vì dù truyền giới cũng không thể đắc giới.
2. Chúng sanh cõi Vô Sắc vì không có sắc thân, không phải pháp khí thọ giới, nên phải trừ bỏ, không truyền giới.
3. Chúng sanh trong địa ngục, thọ các thứ thống khổ, cực hình, bị các khổ làm chướng ngại, nên cũng phải trừ bỏ, không truyền giới.
Chúng ta thấy Bồ Tát giới hết sức bao dung, không quá nghiêm khắc như giới Thanh Văn. Vấn đề cần phải rõ ở đây là vì sao thọ giới Thanh Văn lại nghiêm khắc như thế và thọ giới Bồ Tát lại bao dung đến cả phi nhân, quỷ thần... đều được bẩm thọ? Như thế không lẽ Bồ Tát thuần khiết không bằng Thanh Văn hay sao? Sự thật vấn đề thế này:
- Bồ Tát lấy việc lợi sanh làm mục đích duy nhứt, nên tinh thần dung nạp luôn phải rộng mở, nếu như không thể bao dung tất cả thì sự hóa độ không khỏi có hạn lượng.
- Thanh Văn vâng giữ theo Tăng chế của đức Như Lai, trụ trì chánh pháp của Phật, nên cần phải lựa chọn nghiêm cẩn, nếu không thì chánh pháp của Như Lai không tránh khỏi có chỗ tổn thất.
Ðây là nguyên nhân căn bản khác nhau giữa Bồ Tát giới và Thanh Văn giới.
Câu “giai danh đệ nhứt thanh tịnh giả” (đều gọi là thanh tịnh thứ nhứt) là nói các loại hữu tình trên, khi chưa thọ giới Bồ Tát, thì có sự sai biệt nhiễm tịnh, cao hạ, quý tiện.
Khi thọ giới rồi, như kinh văn dạy ở trước: “Chúng sanh thọ Phật giới tức nhập chư Phật vị” (chúng sanh nào thọ giới của Phật, tức đã dự vào hàng chư Phật). Lúc ấy, chúng sanh nào cũng thành pháp khí, tối thượng, đều là thanh tịnh thứ nhất, lại cũng không còn sữ khác biệt ai nhiễm, ai tịnh, ai cao, ai thấp, ai quý, ai tiện, ai trí, ai ngu....
Lại có chỗ giải thích: Khi chưa thọ giới, vì Tâm Ðịa diệu giới bị phiền não làm nhiễm ô, nên không được thanh tịnh. Giờ đây thọ giới trước tiên theo kinh dạy phải tha thiết sám hối, gột rửa thân tâm, đầy đủ phạm hạnh thanh tịnh, nên gọi là đệ nhứt thanh tịnh.
Chú thích:
1. Năm duyên thành tựu:
* Lối giải thích thứ nhất:
- Nhân: chỉ người thọ giới
- Tăng chỉ cho chúng tăng như Hòa Thượng truyền giới và Yết Ma, Giáo Thọ, các tôn chứng....
- Pháp: là lúc làm lễ truyền trao giới pháp đúng như pháp, như luật, như lời Phật dạy mà thực hành.
- Y bát là mỗi giới tử lúc thọ giới Cụ Túc phải có đủ ba y và bình bát.
* Lối giải thích thứ hai:
- Nhơn thành tựu: chỉ cho các vị thọ giới thuộc về người trong nhơn đạo và các căn phải đầy đủ, không phải là người phá trọng giới, cũng phải đầy đủ hình tướng của người xuất gia. Trước tiên thọ giới Sa Di, sau mới cho thọ giới Cụ Túc (bên Ni thọ Sa Di, phải thọ Thức Xoa, học giới hai năm mới thọ Cụ Túc).
- Kiết giới thành tựu: bạch Tứ Yết Ma, tăng số đầy đủ, không có lỗi biệt chúng, y bát đầy đủ.
- Tự xưng danh thành tựu: Giới tử thọ giới Cụ Túc phải tự xưng tên của mình và xưng tên của Hòa Thượng, thành tâm khất cầu giới pháp.
- Tâm thành tựu: tâm và cảnh đều tương ứng.
- Sự thành tựu: việc thọ giới được cứu cánh thành tựu, trước là thỉnh sư, sau thọ giới. Xong rồi, trước cũng như sau đều đúng pháp.
2. Mười ba giá nạn
Nói chung gồm 13 giá tội và mười ba nạn tội. Giá tội thuộc về khinh, chữ “giá” nghĩa là ngăn che. Nạn tội thuộc về trọng; chữ “nạn” là chướng nạn.
* Mười ba nạn tội:
- Biên tội nạn: Người trước kia thọ Cụ Túc Giới, rồi phạm bốn pháp Ba La Di thì người ấy ở bên ngoài Phật pháp nên gọi là Biên Tội.
- Phạm Tỳ Kheo Ni: Lúc còn làm người thế tục, phạm giới tỳ kheo ni nghiêm trì tịnh giới.
- Tặc tâm thọ giới: Lúc làm người thế tục, hoặc xuất gia làm sa di, trộm nghe chúng tăng thuyết giới yết ma, rồi giả dối xưng mình là tỳ kheo, nên gọi là “tặc tâm thọ giới”.
- Người phá nội, ngoại đạo: Người trước kia tu theo ngoại đạo, sau vào Phật pháp thọ giới Cụ Túc. Thọ giới Cụ Túc rồi lại bỏ Phật pháp trở về ngoại đạo, bấy giờ muốn trở lại thọ giới Cụ Túc. Người này với hai bên Phật pháp và ngoại đạo đều phá hoại, tâm tánh không nhất định, nên gọi là “phá nội ngoại đạo”.
- Hoàng môn: năm hạng người bất nam. Trong Luật gọi là “sanh bất nam” là khi vừa sanh ra không có bộ phận dương vật của nam tử. Kiện bất nam là có dương vật nhưng tự cắt (trường hợp cắt sau khi thọ Cụ Túc thì không ở trong cấm lệ), biến bất nam, bán bất nam, đố bất nam.
- Giết cha.
- Giết mẹ.
- Giết A La Hán.
- Phá Tăng và phá pháp luân tăng, nếu là phá yết ma tăng thì không ở trong nạn này.
- Làm thân Phật xuất huyết.
- Nạn phi nhơn: quỷ thần trong bát bộ biến hóa thành hình người để thọ giới.
- Súc sanh nạn: súc sanh biến hóa làm hình người để thọ giới.
Nạn nhị hình: người đủ hai căn nam và nữ.
* Mười ba giá tội (có chỗ gọi là thập lục giá):
- Không biết tên mình.
- Không biết tên Hòa Thượng của mình.
- Không đủ hai mươi tuổi.
- Không đủ ba y.
- Không có bình bát.
- Cha không cho phép.
- Mẹ không cho phép.
- Mình thiếu nợ của người.
- Làm nô lệ cho người.
- Ðương làm quan trong quốc gia (nếu hưu trí hay xin nghỉ thì không trong hạn lệ cấm này).
- Không phải là nam tử.
- Có bịnh hủi.
- Có bịnh ung thư.
- Có bịnh bạch lại.
- Mắc bịnh còm xấu, thân hình gầy gò, ốm yếu.
- Bị điên cuồng.
Mười sáu giá tội này thường gọi là “mười ba giá tội”, nhưng trong Luật khi chất vấn giới tử thì chỉ có mười thứ: y bát tính là một, cha mẹ tính là một, năm thứ bịnh tính là một, cộng là mười giá tội.
3. Trụ Trì Tam Bảo:
Một trong bốn loại Tam Bảo. Kính Quán Vô Lượng Thọ nói: “Là Phật tử phải nhất tâm cung kính Tam Bảo và phụng sự sư trưởng. Tất cả:
- Phật Ðà là Phật Bảo.
- Giáo pháp của Ðức Phật tuyên thuyết là Pháp Bảo.
- Những người theo giáo pháp của Phật tu hành là Tăng Bảo.
- Phật là giác tri.
- Pháp là phép tắc.
- Tăng là hòa hợp.
Bốn loại Tam Bảo:
1) Nhứt Thể Tam Bảo: còn gọi là đồng thể Tam Bảo, đồng tướng Tam Bảo, nghĩa là thể của mỗi Tam Bảo đều có ý nghĩa Tam Bảo. Trên thể của Phật Bảo bao hàm ý nghĩa giác chiếu là Phật Bảo, Quỹ Tắc là Pháp Bảo, không trái chống nhau là Tăng Bảo. Như thế, Phật Bảo có đủ Tam Bảo. Tóm lại, Tam Bảo có quán trí là Phật Bảo, có quỹ tắc là Pháp Bảo, hòa hợp không chống trái là Tăng Bảo.
2) Lý Thể Tam Bảo: trên thể của Chơn Như mà thành lập đủ Tam Bảo. Lý thể Chơn Như cùng với giác tánh, pháp tướng không trái chống nhau nên gọi là Lý Thể Tam Bảo.
3) Hóa Tướng Tam Bảo: Còn gọi là Biệt Tướng Tam Bảo, Chơn Thật Tam Bảo. Tam Bảo này có hai loại:
- Tam Bảo Ðại Thừa: ba thân của chư Phật là Phật Bảo, lục độ là Pháp Bảo, Thập Thánh là Tăng Bảo.
- Tam Bảo Tiểu Thừa: Hóa thân Phật tương tục là Phật Bảo, pháp Tứ Ðế, Thập Nhị Nhân Duyên là Pháp Bảo, tứ quả Thanh Văn, Duyên Giác là Tăng Bảo.
4) Trụ Trì Tam Bảo: Sau khi Phật nhập diệt, Tam Bảo cửu trụ ở thế gian, dùng các danh mộc điêu khắc tượng Phật, hoặc dùng bùn, đất, xi măng tô đắp tượng Phật, dùng giấy vẽ hình tượng Phật... là Phật Bảo. Văn cú trong Tam Tạng thánh điển là Pháp Bảo. Phật tử xuất gia, cạo râu tóc, mặc y hoại sắc là Tăng Bảo.
Bốn loại Tam Bảo trên có hai loại trước thuộc Ðại Thừa, hai loại sau thông cả Ðại, Tiểu Thừa.
4. Thanh Cung
Cung điện của Thái Tử. Bộ Thần Dị Ký nói: “Ở phương Ðông núi Ðông Minh có một cung điện dùng đá xanh làm vách, ngoài cửa có bảng bằng bạc, cũng dùng đá xanh chạm khắc sáu chữ “thiên địa trưởng nam chi cung” (cung con trưởng nam của trời đất). Vì lý do ấy nên gọi là Thanh Cung. Bộ sách trên nói:
- Phương Ðông thuộc về cung Chấn. Cung Chấn là trưởng tử. Xưa kia Tần Vương lúc còn làm Thái Tử. Phụ hoàng của Tần Vương nói: “Phương vị của con ta ở tại Ðông Cung nên cần đem việc trong cung ủy thác cho Thái Tử”. Vì thế nên nói Ðông Cung là cung điện của Thái Tử ở.
=============================
KINH GIẢNG
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.1.1.7. TỰ TÁN HỦY THA GIỚI
(Giới tự khen mình chê người)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “Nhược Phật tử tự tán hủy tha...” cho đến “thị Bồ Tát Ba La Di tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu như Phật tử tự khen mình, chê người, cũng như bảo người khác khen ngợi mình, chê người; nhân chê người, duyên chê người, cách thứ chê người, nghiệp chê người. Là Phật tử lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, bản thân nhận lấy những điều xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu Phật tử tự phô trương tài đức của mình, mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Lời giảng:
Từ đây trở xuống, bốn trọng giới sắp giảng là bốn pháp Tha Thắng Xứ ở trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn. Giờ đây, trước nhất xin giảng về giới tự khen mình chê người.
Tự khen mình chính là tán dương công đức của mình, đem các thứ đặc trường (sở trường đặc sắc) của mình sẵn có, cực lực tuyên dương ra bên ngoài cho mọi người biết mình là người giữ giới hạnh bậc nhất, thuyết pháp không ai bì v.v... Để các thứ danh dự, lợi dưỡng ồ ạt tuôn về mình, sẽ được các thiện nam tín nữ tôn kính, tài lợi phong phú, thọ dụng không cùng. Như vậy, tự khen mình hoàn toàn xuất phát từ nơi tâm niệm tham cầu danh dự, lợi dưỡng mà ra.
Chê người là chê bai tội ác của người khác, moi móc ra tất cả những khuyết điểm như thế, làm cho người bị chê bai, mất cả danh dự, lợi dưỡng, không còn được ai tôn kính và đến cúng dường. Do đó, chúng ta thấy rõ sự chê bai người hoàn toàn phát xuất từ tâm niệm sân hận, thấy người được nhiều lợi dưỡng mà ra.
Tự tán dương công đức của mình, mục đích là phô bày tội lỗi của người khác. Chê bai hủy nhục người mục đích là phô bày công đức của chính mình. Cho nên tự khen mình, chê người, mục đích duy nhất là mong mọi sự cung kính, lợi dưỡng đều về hết nơi mình. Dụng tâm này thật là một tội ác rất lớn nên thuộc về căn bổn trọng tội. Nếu chỉ phô trương tài đức của mình mà không chê bai tội lỗi của người, hoặc chỉ chê bai người, không tán dương mình thì chỉ phạm tội khinh cấu.
Có thể nói, tâm lý khen mình chê người mọi người đều có. Cho nên ở mọi nơi, mỗi khi có dịp nghe đến, chúng ta đều thấy rằng, nếu đó không phải là những lời tán dương cá nhân mình thì cũng là những luận điệu phỉ báng người, rất ít khi được nghe ai nói chỗ không đúng của chính họ mà tán dương mỹ đức của người.
Vì thế, làm người sống ở thế gian, xưa nay không dễ gì tạo gây được một bầu không khí hòa vui giữa người và người. Dù đôi khi, chúng ta cũng được nghe vài lời tán thán mỹ đức của người khác, nhưng cũng không phải hoàn toàn phát xuất nơi tâm ý chân thành.
Người người đều tự cho mình là đúng, không biết rằng tự mình cũng còn nhiều chỗ không đúng, và không chịu thừa nhận thế thôi. Ngược lại, họ thường cho người khác là sai, mà không biết rằng người khác cũng có chỗ rất đúng. Vì thế, nếu bạn hủy báng tôi, tôi nói xấu bạn, ai cũng không muốn tuyên nói chuyện tốt của người, nên trên đời này nhiều vấn đề phức tạp thường xảy ra vô cùng vô tận.
Nếu con người thường tự phản tỉnh từng giờ, từng phút, biết có rất nhiều chỗ sai lầm, và người khác có nhiều điều siêu thắng hơn mình thì tự nhiên, không bao giờ có hành động khen mình, chê người. Nhất là một Bồ Tát hành giả, lại cần phải luôn luôn phô bày những tội lỗi của chính mình, tuyệt đối không nên có tâm niệm che giấu tội lỗi của mình.
Nếu che giấu tội lỗi thì những tội lỗi ấy chẳng những không được tiêu diệt, trái lại còn tăng trưởng lên mãi, cho đến lúc quá nhiều, bấy giờ muốn diệt trừ chúng thì quả thật hết sức khó khăn. Chẳng những không nên che giấu tội lỗi của mình mà nếu có công đức chi, cũng không nên khởi tâm khoe khoang với mọi người. Nếu khoe khoang công đức của mình thì các công đức chẳng những không được tăng trưởng, trái lại, do đây mà bị hao tổn. Khi công đức đã bị hao tổn và hết sạch, bấy giờ, dù bạn có muốn khoe khoang cũng không thể được.
Vì cầu danh lợi bằng cách tự tán dương mình chưa chắc đã được. Phải biết rằng, bạn có công đức hay không, những người chung quanh bạn thấy rất rõ ràng. Nếu bạn thật sự có công đức, tự nhiên sẽ được mọi người tán dương, không cần bạn tự khen và sẽ được hiệu quả cùng ảnh hưởng rất lớn. Thế nên, nếu mình thực sự có tài đức, cần chi tự tán dương?
Nếu mình thực sự không tài đức, chỉ là tự thổi kèn, đánh trống, tự khen mình rồi tự vỗ tay. Những điều này chỉ khiến cho người khác ẩu tâm khó chịu, và chẳng những họ không sanh khởi hảo cảm lại còn mất hẳn tín tâm đối với bạn, vì họ biết bạn chỉ là người tự đề cao mình, và không có một mảy may thực đức. Như vậy thì có gì đáng để họ cung kính, tôn trọng? Hóa ra, muốn được lợi ích mà trái lại bị tổn hại. Chính mình thật sự chưa không có tài đức thì không nên tự khen; nhưng buồn thay trên đời này, nơi nào đa số cũng đều là những người tự khen mình.
Tật đố người, phỉ báng người chưa chắc làm cho người bị thiệt hại. Chúng ta nên biết, con người sanh tồn trên cõi thế gian này đứng vững được hay không, không phải do nơi sự khen chê của người khác, mà chính là tự nơi họ có đủ điều kiện đứng vững hay không. Nếu người ấy có đủ điều kiện đứng vững trong xã hội thì bất cứ người nào chê bai, phỉ báng họ cũng không gây được ảnh hưởng gì và còn có tác dụng ngược lại.
Cho nên thánh Gandhi nói: “Bất cứ người nào cũng không thể làm tổn hại được bạn. Chỉ có bạn tự làm tổn hại bạn mà thôi”.
Vì thế, nếu cho rằng chê bai để đả đảo họ, đó là quan niệm sai lầm tuyệt đối, đôi khi lại còn có tác dụng ngược lại.
Tại sao?
Vì nếu người khác biết được bạn có tâm niệm “đố hiền hại năng” (ganh ghét người hiền, hãm hại kẻ tài năng), họ sẽ mất hẳn tín tâm đối với bạn, ly khai bạn và không giờ tiếp thọ sự cảm hóa của bạn.
Bồ Tát hóa độ chúng sanh phải làm gương mẫu cho chúng sanh, nên nhất cử, nhất động, một lời nói, một việc làm phải hợp với phép tắc để cho chúng sanh bắt chước noi theo. Nếu Bồ Tát tự khen mình chê người khiến bắt chước, học tập theo gương Bồ Tát, tự tán dương mình, rồi rao nói mình là một bậc vĩ nhân. Dưới gầm trời này chỉ có mình là nhân vật không thể tưởng, người khác không ai có thể so sánh với mình, Thậm chí còn cho mọi người đều tầm thường, không có gì đáng nói. Rồi cực lực tìm cách chê bai, hủy nhục người, nói họ việc này không đúng, việc kia là sai...
Nói tóm lại, trên thế gian này chỉ có một mình ta là đúng, tất cả mọi người đều sai. Chúng sanh sẽ bắt chước thói quen khen mình chê người như vậy thì bao nhiêu thiện pháp công đức, mỗi ngày sẽ bị tổn giảm, ác pháp tội lỗi ngày một gia tăng. Bồ Tát dẫn dắt chúng sanh như vậy, thử hỏi, tội ác của bạn lớn biết dường nào?!
Tâm lý tội lỗi tự khen mình, chê người này xưa nay đều có; nhưng thời cận đại này lại càng thịnh hành hơn. Chẳng những mọi người thông thường đã như vậy, mà ngay cả những người tu học trong Phật pháp cũng thế.
Như có người học giáo lý, hơi hiểu biết chút ít Phật pháp, nếu động đến liền cho người tham thiền là ám chứng, hoặc nói những người này là tu mù, luyện quáng. Người tham thiền mới thực hành công phu tĩnh tọa được ít nhiều đôi chút, vội cho mình là người “chân tu thực học”, lại chê bai, hủy báng những người học giáo lý là không có tu trì, hoặc nói họ là kẻ chuyên đếm của báu cho người v.v... Những hạng người tự cho mình là phải, chê người khác là trái như thế thì đâu xứng đáng với tư cách một vị có bổn phận duy trì Phật pháp?
Đối với hai hạng người nói trên, trong kinh nếu không bài xích cho là giặc, đem Phật pháp xuất mại (bán rao), thì cũng quở trách là bè đảng của ma vương, phá hoại Phật pháp.
Vì thế, đệ tử Phật, nhất là hành giả Bồ Tát, phải tán tụng, tuyên dương công đức của người càng nhiều càng tốt. Không nên một mặt tự thổi kèn đánh trống, tán dương rao nói chỗ hay, tốt của mình; một mặt moi móc kiếm tìm lỗi lầm của người khác (hết phần giảng ý nghĩa tên của giới).
Đức Phật đối với đại chúng dạy tiếp rằng: “Nếu Phật tử là một vị Bồ Tát, ở trong quá trình giáo hóa chúng sanh, thường luôn tự khen mình chê người, hoàn toàn không đúng với tư cách của hành giả Bồ Tát”.
Tự bản thân mình không có công đức chi mà lại đi phô bày công đức của chính mình gọi là “tự tán”. Người khác thật có đạo đức cao siêu mà lại hủy nhục gọi là “hủy tha”. Bồ Tát lấy việc lợi tha làm bổn phận, đúng lý phải tận lực tuyên dương tài đức của người, không nên tự khen mình chê người. Suy cùng nguyên nhân tự nâng cao mình, đè bẹp người cốt để cầu lợi dưỡng và sự cung kính. Bảo người làm như vậy đều do nơi tham tâm hoặc sân tâm. Trong đó, đương nhiên có si tâm, nhưng động cơ chính yếu là tham tâm.
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn có nói: “Vì muốn tham cầu lợi dưỡng, cung kính, mà tự khen mình chê người, ấy gọi là pháp Tha Thắng Xứ thứ nhất”. Cho nên tham tâm là một tội đứng đầu trong các tội.
Trong Luật dạy chê người có ba thứ:
1. Đối trước mặt chê bai, mạ nhục; như nói: “Mầy là hạng người sanh trong gia đình Chiên Đà La, mầy không phải là người tốt...”
2. Dùng tỷ dụ để hủy báng, mạ nhục, như nói: “Mầy sẽ giống với kẻ sanh trong nhà Chiên Đà La v.v...”
3. Tự so sánh mà hủy báng, mạ nhục; như nói: “Ta đây không phải thuộc vào giòng Chiên Đà La, ta đây không giống như mầy, là một người không ai đếm xỉa đến...” v.v...
Vì vậy, phàm những lời nói khiến kẻ đối diện không còn chỗ đứng, không có cơ hội ngóc đầu lên, làm cho mọi người xa lánh, không muốn gần gũi với kẻ ấy, làm cho họ bị cô lập, muốn làm việc gì đều không được ai hưởng ứng. Những hành động ấy đều thuộc về chê bai người. Loại dụng tâm này rất ác độc nên tội lỗi cũng vô lượng vô biên.
Tự khen mình chê người đối với đối tượng nào mới kết thành tội?
Có hai lối giải thích:
1. Đối với những người thường chưa thọ giới Bồ Tát, tự khen mình chê người thì phạm căn bổn trọng tội. Với Phật tử đã thọ giới, tự khen mình chê người chỉ phạm tội khinh cấu.
2. Bất luật đối với hành giả đồng đạo, hoặc người thông thường không ở trong Phật pháp, nếu tự khen mình chê người chỉ cần phát xuất từ tâm mong cầu danh dự, lợi dưỡng đều phạm căn bổn trọng tội, không được nói là khinh cấu.
Hai lối giải thích trên đều rất thông suốt, nhưng xét kỹ, thuyết thứ hai có phần thấu đáo hơn. Vì khen mình, chê người mục đích chính là để mong cầu lợi dưỡng, cung kính nên tội này rất nặng.
Chúng ta nên biết, đối với lợi dưỡng không nên cho là quý tốt. Nó thật sự là kẻ đại tặc phá hoại công đức. Như sấm chớp, mưa đá làm thương hại ngũ cốc, hoa màu, không thâu hoạch được gì. Cũng vậy, danh dự, lợi dưỡng phá hoại mầm công đức không thể tăng trưởng được. Vì thế, bất luận ở trường hợp nào, có liên quan đến danh dự, lợi dưỡng đều không nên mong cầu và gần gũi.
Trong kinh, Đức Phật từng dạy chúng ta như vầy: “Người vào rừng chiên đàn, hãy nhặt lấy gỗ chiên đàn, không nên lấy lá chiên đàn. Nếu chỉ lấy lá mà không lấy gỗ, người ấy đã tự cô phụ công phu vào rừng chiên đàn của mình. Cũng thế, hành giả đi vào Phật pháp phải cầu cho kỳ được sự an vui Niết Bàn, không nên mong cầu danh lợi, cúng dường. Nếu không mong cầu sự an lạc Niết Bàn, trở lại cầu danh lợi, cúng dường, kẻ ấy đã tự dối gạt mình. Chhẳng khác nào người vào núi báu, lại trở về với hai bàn tay không, lại còn thiêu đốt tất cả thiện căn ở đời hiện tại, và chắc chắn bị đọa địa ngục nơi đời vị lai”.
Thế thì thử hỏi lợi dưỡng có gì tốt đẹp? Tại sao chúng ta phải miệt mài theo đuổi mong cầu? Và cần chi phải vì lợi dưỡng mà làm việc khen mình, chê người?
Vì thế, đặc biệt nếu một hành giả Bồ Tát tự phô trương công đức của mình, mà dìm che công đức của người, tất nhiên sẽ gây bất lợi cho người, mà ngay cả bản thân mình cũng chẳng được đẹp đẽ chi. Cho nên Đức Phật đặc biệt chế định lỗi khen mình, chê người thành căn bổn trọng tội.
Chẳng những không được chính miệng mình tự khen mình, chê người mà bảo kẻ khác tự khen mình, chê người cũng không được. Việc này chia làm hai loại:
1. Bảo người trước mặt mình tán thán công đức của chính mình và chê bai tội lỗi của người.
2. Bảo người trước mặt mình tán thán công đức của chính họ và hủy báng tội lỗi của người.
Tán thán, dù là tự tán hay bảo người tán thán, tuy bất đồng, nhưng tự khen mình, chê người trong bất cứ trường hợp nào, trong hai loại trên, chủ yếu là người lãnh thọ lời sai bảo và hoàn thành việc khen mình, chê người thì người sai bảo phải lãnh lấy căn bổn trọng tội.
Tại sao tự miệng mình không khen mình, chê người, chỉ bảo người thực hiện lại bị trọng tội như thế?
Do vì người mà bạn sai bảo kia, vốn không khởi tâm niệm khen mình, chê người, nhưng vì bạn xúi bảo họ hành động, nên bạn không thể viện một lý do nào để từ chối việc lãnh trách nhiệm ấy.
Kết thành tội trọng khen mình, chê người cũng phải hội đủ bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp; phân biệt sơ lược như sau:
1. Hủy tha nhân (nhân chê người): do phiền não tham lam sẵn có trong tạng thức phát động, đầu tiên sanh khởi một niệm tự khen mình, chê người nên gọi là nhân chê người.
2. Hủy tha duyên (duyên chê người): Tâm khen mình, chê người tương tục mãi, không gián đoạn, mục đích là hoàn thành việc mong cầu danh lợi, gọi là duyên chê người.
3. Hủy tha pháp (cách thức chê người): dùng những phương tiện khéo léo để thành tựu việc tự tán dương mình và lăng nhục người, gọi là cách thức chê người.
4. Hủy tha nghiệp (nghiệp chê người): ba việc trên hòa hợp, khiến người trước mặt lãnh hội, hoàn thành việc chê người, kết thành nghiệp chê người.
Một điểm cần lưu ý là giới thứ bảy, gọi là giới “tự khen mình, chê người” nhưng tại sao ở đây, kinh văn chỉ nói chê người mà không nêu tự khen mình cho đầy đủ?
Vì tự khen mục đích chính là chê người, chỉ cần đạt đến mục đích chê người, tự nhiên có việc tự khen trong đó; nên kinh văn không cần nêu ra một cách rõ ràng mà chỉ cần nói là nhân chê người, duyên chê người v.v...
Nhưng một vị Bồ Tát chân chánh, đúng lý phải thay thế chịu những sự khinh chê, hủy nhục cho tất cả chúng sanh, nghĩa là vị Bồ Tát đối với những chúng sanh vô tội, hẳn nhiên không nên hủy báng; mà ngay cả đến những chúng sanh tạo nhiều tội lỗi, nếu có người muốn hủy báng chúng sanh ấy, Bồ Tát cũng phải đem thân mình ra thay thế, nhận chịu sự hủy nhục ấy cho chúng sanh. Bồ Tát đối với kẻ hủy nhục chúng sanh kia nói rằng: “Tội lỗi này không phải của người ấy, mà chính là của tôi. Nếu bạn muốn hủy nhục thì hãy hủy nhục tôi đây, không nên hủy báng người ấy”.
Vì vậy, Bồ Tát phát đại nguyện vô thượng Bồ Đề, nguyện ở trong sanh tử lãnh thọ vô lượng thống khổ, làm lợi ích cho hữu tình. Nên đem tất cả những việc đáng ghét, đáng chê nhận về mình, còn tất cả những việc vừa lòng, xứng ý đều nhường cho kẻ khác.
Việc tốt nhường cho người, chứng tỏ không phải tự khen ngợi mình, mà trái lại là khen ngợi người khác. Việc xấu đem về phần mình, biểu thị không phải chê bai người, mà là tự chê bai mình. Nếu không phải là Bồ Tát thì không bao giờ hành động được như vậy.
Ở đây có người hỏi rằng: Bản thân của Bồ Tát quả thật không có việc xấu, chúng sanh vốn thật không có việc tốt, làm sao có thể lấy việc ác về cho mình, nhường việc tốt cho người?
Cổ đức có hai lối giải thích như sau:
1. Như có người vô duyên cớ đến hủy nhục Bồ Tát; bấy giờ vị Bồ Tát suy nghĩ như vầy: Dụ như người bắn tên, có đích mới có chỗ bắn trúng. Không đích thì không chỗ bắn trúng.
- Chúng sanh hủy nhục mình cũng thế. Do mình có sanh mạng nhục thể này, chúng sanh đối với mình mới sanh ác niệm hủy nhục. Nếu mình không có sanh mạng nhục thể này, chúng sanh nương vào đâu để sanh ác niệm hủy nhục mình? Thế thì nguyên nhân chúng sanh khởi ác niệm, chính là do mình có sanh mạng nhục thể này.
Như vậy, tội ác chính do ở nơi mình, chớ không phải ở nơi chúng sanh, cho nên phải quy việc xấu về cho mình, không nên quy cho chúng sanh.
Bồ Tát lại còn suy tư như vầy: ta phải làm thế nào để tu giới, để phòng hộ thân, khẩu, nghiệp? Nếu không phải nhờ nơi chúng sanh hủy báng ta hay sao? Nếu không có chúng sanh hủy báng thì ta nương vào đâu để trì giới mà thành tựu thiện pháp? Thế thì thiện pháp trì giới của ta được sanh khởi hoàn toàn nhờ nơi chúng sanh. Đã nhờ nơi chúng sanh mà sanh được thiện pháp công đức thì phải đem việc tốt nhường cho chúng sanh, không nên nhận về phần mình.
2. Bồ Tát suy nghĩ như vầy: Thông thường cho rằng chúng sanh làm việc ác đối với ta, đấy chỉ là do ngã kiến của ta nghĩ như vậy. Nếu nói về đạo lý chân thật (chỉ cho tâm thể bình đẳng), chúng sanh với ta đều đồng nhất thể. Vậy thì có ai làm việc ác đối với ta? Bồ Tát phải quán sát theo chân lý như vậy, không nên tùy theo vọng kiến của mình. Khi suy tư như vậy tự nhiên nhận việc xấu về mình, nhường việc tốt cho người.
Lại nữa, trong lúc Bồ Tát phát Bồ Tát tâm, chính là đã quyết định phải làm thế nào khiến chúng sanh xa lìa tất cả tội ác. Hiện tại chúng sanh đối với mình làm những việc tội ác, không phải lỗi của chúng sanh, mà chính là do mình không tròn trách nhiệm, nên phải nhận lỗi về mình, tự trách mình và nhìn nhận tội lỗi ấy của chính mình, không nên đổ cho chúng sanh.
Lại nữa, Bồ Tát trong khi phát Bồ Đề tâm, chính là đã quyết định phải vì chúng sanh tu tập các thiện căn. Do đó, sở dĩ mình được tu tập lục độ vạn hạnh ở hiện tại, là hoàn toàn do nơi chúng sanh cung cấp cơ hội cho mình. Nếu không có chúng sanh thì mình phải làm thế nào tu tập thành tựu được những thiện căn như vậy? Thế thì bao nhiêu thiện căn xưa kia đều thuộc về chúng sanh, tại sao lại giành về phần mình? Suy nghĩ như thế, tự nhiên sẽ nhận việc xấu về mình, nhường việc tốt cho người.
Đệ tử của đức Khổng Tử là thầy Tử Cống, bình nhật ưa so sánh chỗ sở trường, sở đoản của người. Một hôm, đức Khổng Tử dạy rằng:
- Ông thật là điên đảo, dám đi nghị luận chuyện người, tự cho mình thật là người rất tốt. Đối với bản thân mình, chỉ nên nghĩ lo cho mình tránh lầm lỗi, không có công phu rảnh rỗi đâu để bàn luận chuyện người.
Lại dạy thêm rằng:
- Người trên thế gian này, chỉ cần một lời nói mà có thể tu thân hạnh. Lời ấy là gì? Chính là một chữ Thứ. Chữ Thứ là gì? Là đối với tất cả việc tự mình không muốn thì không nên đem đổ cho người.
Cũng thế, nếu bạn không muốn người khác hủy báng bạn, thì bạn không nên hủy báng người.
Như trên đã nói, Bồ Tát đáng lẽ phải thay thế cho tất cả chúng sanh lãnh thọ sự hủy nhục. Nếu không thực hành như thế, trái lại tự phô trương tài đức của mình mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê, đến nỗi bị hủy nhục một cách không duyên cớ. Thẳng thắn mà nói: Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Tại sao thế?
Phải biết rằng: một vị Bồ Tát, đặc biệt với công đức của tự mình, phải giữ gìn giấu kín, không được đem ra tuyên dương cho người nghe. Những thiện hạnh của người khác phải cực lực phu dương, không được che giấu mới là hợp với đạo lý.
Hiện tại nếu tự phô trương tài đức của mình thì còn đâu là tư cách của một vị Bồ Tát? Phu dương tài đức của mình đã không xứng với tư cách của một vị Bồ Tát, huống chi lại thêm dìm che sự hay tốt của người, thì tội lỗi của bạn đương nhiên lại càng gia tăng. Cho nên, đứng về lập trường của Bồ Tát thì tội ấy đương nhiên thuộc về Ba La Di tội rất nặng.
Kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Bồ Tát lúc được người tán thán là đã chứng đắc bậc Thập Trụ hoặc A La Hán... nếu yên lặng nhận lời thì đắc tội”. Theo lời kinh dạy trên, nhận lời tán thán của người còn không nên, huống chi là tự khen ngợi mình, chê bai người. Nên biết rằng: che giấu điều tội ác, phu dương công đức lành của người, đấy là bản hoài lợi sanh của Bồ Tát, bất cứ ở trường hợp nào đều phải thực hành như vậy.
Trái lại, nếu khen ngợi mình, chê bai người để mong cầu lợi ích cho mình, làm tổn hại người, thì đâu còn là tâm từ bi của Bồ Tát?
Cho nên cổ đức dạy: “Lửa ác nghiệp tự khen tặng mình, chê bai người, phá hoại thiện căn Đại Thừa tánh giới”.
Hủy báng người thông thường tội ác đã rất nặng. Hủy báng một vị pháp sư hoằng dương Phật pháp, tội càng nặng hơn. Nên trong kinh Thập Luân nói: “Hủy báng vị pháp sư truyền pháp lợi sanh, làm cho Phật pháp nơi ấy không lưu hành được, tội ấy hết sức trọng đại”.
Vị pháp sư hoằng truyền Phật pháp chính là hộ trì chánh pháp của Như Lai, đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh. Nếu bạn hủy báng vị pháp sư ấy, khiến Phật pháp bị trệ ngại, không lưu thông được, chúng sanh không biết nương vào đâu để được cứu độ, tội ấy đâu có thể nói là nhỏ?
Ở đây có người hỏi: bịa đặt chuyện phải quấy, đè bẹp những người khác là không được. Còn chư Phật, Bồ Tát vì hóa độ chúng sanh mà thị hiện trong nhân gian, vì muốn dẫn dắt chúng sanh từ con đường tà đi lên con đường chánh đại quang minh của Phật pháp, hoặc vì bài xích hàng Nhị Thừa về vấn đề không trở về với pháp Nhất Thừa, là pháp rốt ráo, thì có phạm tội tự khen mình, chê người hay không?
Đáp: Không!
Vấn đề ấy, nếu luận nói cũng dường như có sự khen chê, nhưng sự thật hoàn toàn lưu lộ từ tâm đại từ bi, thể hiện lòng từ thương xót chúng sanh mà hoằng truyền Phật pháp, đồng thời do đại nguyện nêu cao pháp tràng thúc đẩy. Vì thế, không được dùng ngã kiến của phàm phu, cùng sự hơn thua nhân ngã thông thường mà luận bàn.
Trong Phật pháp nhận định rõ: tuyệt đối không được khen chê. Đấy là nói về sự phân biệt nhân ngã tranh hơn thua với người. Nếu có tâm ấy thì lúc nào cũng chỉ biết mưu sự lợi ích cho mình, không kể đến sự tổn hại của người.
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn, giới khen mình, chê người nói: “Có bốn nhân duyên không vi phạm giới điều này:
1. Vì muốn tồi phục tà thuyết của ngoại đạo, hiển dương chánh lý của Phật Đà, nên đem Phật pháp so sánh cùng ngoại đạo thì không phạm giới này.
2. Vì muốn duy trì thánh giáo của Như Lai, đem Phật pháp so sánh với pháp ngoại đạo, nói rõ Phật pháp lợi ích cho chúng sanh như thế nào; tà thuyết của ngoại đạo làm cho chúng sanh bị trầm luân, thống khổ như thế nào, cũng không vi phạm giới điều này.
3. Vì muốn cho ngoại đạo xa lìa pháp tà ác của họ mà tu học theo thiện hạnh chánh pháp của Như Lai, nên đem Phật pháp so sánh với pháp ngoại đạo, làm phương tiện để điều phục ngoại đạo. Cho nên dù có tánh khen mình, chê người nhưng không vi phạm giới điều này.
4. Vì muốn cho ngoại đạo cùng những người chưa sanh tín tâm thanh tịnh đối với Phật pháp, khiến cho họ phát sanh tín tâm thanh tịnh. Những người đã có tín tâm thanh tịnh khiến cho tâm tịnh tín của họ càng thêm tăng trưởng, nên dù có tính cách khen mình, chê người cũng không vi phạm giới điều này.
Giới khen mình, chê người này, người người đều vi phạm. Thất chúng Phật tử cũng đều có thể vi phạm giới này. Vì thế, trong giới luật Đại Thừa cũng như Tiểu Thừa đều có chế lập giới điều này.
Nhưng giới Đại Thừa thuộc về tội trọng rất lớn, trong khi bên Thanh Văn thừa, tự khen mình chỉ phạm đệ thất tụ trong tổng số bảy tụ và tội chê người phạm đệ tam thiên trong tổng số năm thiên.
Tại sao lại có sự sai biệt như thế?
Vì hành giả Thanh Văn thừa lấy tư lợi làm chủ đích, không lấy lợi tha làm yếu vụ, nên tội này có phần nhẹ hơn. Còn hành giả thuộc Bồ Tát thừa, xem lợi tha là nhiệm vụ căn bản của mình. Nếu tùy vọng tình mà đi chê bai người, làm cho chúng sanh bị tổn thất trong những trường hợp không cần thiết, tội này đương nhiên rất nặng.
Như thế, chúng ta thấy rõ rằng: đồng là tự khen mình, chê người nhưng luận về tội trạng giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa có sự bất đồng rất lớn. Vì thế, các hàng Phật tử phải chú ý, không được vi phạm giới này. Riêng hành giả Bồ Tát lại càng phải thận trọng và lưu tâm đặc biệt hơn.
Giới này gồm đủ cả hai nghiệp Tánh và Giá:
- Đức Phật chế định giới điều này không cho đệ tử vi phạm, đấy là Giá nghiệp.
- Còn phần Tánh tội là những trường hợp kẻ thế nhân thông thường vì sự tranh đoạt danh lợi gây ra tội ác, tai hại phải tán thân mất mạng, mà nguyên nhân tranh danh đoạt lợi là từ nơi sự khen mình, chê người. Do đó, những trường hợp này thuộc về Tánh tội.
Bồ Tát vi phạm giới trọng này, quả báo phải lãnh thọ trong tương lai như thế nào?
Điều này cần phải xem xét động cơ thúc đẩy sự tự khen mình, chê người chân thật hay không mới phân biệt được.
- Nếu bạn tự phu dương tài đức của mình, mà bạn là người có tài đức thật thì chẳng khác nào các dâm nữ vì muốn được tiền tài mà hy sinh sắc tướng của mình làm những trò lả lơi, cười cợt để quyến rũ người. Kết quả bị mọi người không đoái hoài đến. Cũng thế, hành giả trong Phật pháp mà tự tán dương mình để mong cầu tài lợi thì sẽ không được sự đồng tình của mọi người.
- Nếu những công đức được tán dương ấy không phải là thật mà chỉ là sự dối gạt mọi người, thì chẳng những hiện đời bị mọi người khinh rẻ, lại còn mắc tội đại vọng ngữ.
- Nếu chê bai tội người khác mà tội này có thật thì tội của họ, chính bản thân họ sẽ mang chịu lấy quả báo, không cần bạn thay họ phu dương. Nếu bạn đi rao nói tội lỗi của họ thì chính bạn tự gây nghiệp ác khẩu.
- Nếu hủy báng lỗi người, nhưng lỗi đó không có thật, thì chẳng những mang nghiệp ác khẩu lại còn gây thêm tội vọng ngữ. Vì thế, quả báo thọ lãnh dĩ nhiên phải rất nặng.
* Tội chê bai người, trong kinh Báng Phật, chính Đức Phật kể lại một câu chuyện có thật như sau:
Vào thời quá khứ, có một vị pháp sư hiệu Biện Tích, là bậc đại đức cao tăng, tuyên thuyết chánh pháp rất hay, nên ngài đến bất cứ nơi nào để hoằng truyền chánh pháp, thính chúng đông đến nghìn muôn.
Lúc bấy giờ có nhiều kẻ sanh tâm tật đố với ngài. Trong số ấy có 10 người liên kết nhau đi hủy báng Pháp Sư làm cho Pháp Sư bị ảnh hưởng tai hại rất lớn, đến nỗi không thể cư trú tại khu vực Ngài đang hoằng hóa thuyết pháp độ sanh. Do đó, Phật pháp nơi đó mỗi ngày một suy vi. Biện Tích Pháp Sư mất hẳn một số rất đông tín chúng.
10 người hủy báng Pháp Sư kia, sau khi xả thân, cảm thọ quả báo thật vô cùng bi thảm. Đầu tiên đọa vào địa ngục trải qua vô lượng kiếp, bị những sự thống khổ như rút lưỡi, trâu cày... Sau khi khổ địa ngục đã mãn, chuyển thân lên nhân gian bị sanh manh (đui mù bẩm sinh), cho đến khi đức Thích Ca xuất thế. Dù được theo Phật xuất gia tu tập các khổ hạnh, nhưng vì nghiệp chướng tàn dư hủy báng Pháp Sư trước kia, nên trong thân tâm khởi ra những tác dụng cực hại. Nghĩa là, dù các vị ấy tuy khổ hạnh cách nào, rốt cuộc đều không thể chứng đắc một pháp gì. Do đó về sau vẫn trở lại đọa vào địa ngục.
* Tội tự khen mình, trong kinh Đức Phật cũng từng kể một sự thật như sau:
Vào thời quá khứ, có năm người Phiến-đề-la (1), luân phiên nhau đi tự tán dương công đức của mình. Trong năm người, bốn người ngồi trong rừng, một người đi đến các thôn trang, làng mạc rao nói: “Người ở nơi này rất có diễm phúc, vì trong khu rừng phụ cận xóm làng này, có bốn vị A La Hán cư trú nơi ấy. Nếu các người phát tâm lễ bái, cúng dường sẽ được công đức vô lượng vô biên”. Vì năm người luân phiên đi rao nói như vậy nên được sự cúng dường rất rộng lớn, sự thụ hưởng vô cùng sung mãn. Nhưng sau khi sanh mạng kết thúc, phải đọa vào địa ngục thọ đủ sự thống khổ. Khi quả báo địa ngục đã hết, tái sanh trong nhân gian phải trả nợ cho các thí chủ đã cúng dường trước kia. Nếu không làm việc khiêng kiệu thì cũng đi đổ phẩn uế cho đàn na.
Quý vị hãy nghĩ thử xem, tội tự phu dương tài đức của mình, đối với chính mình có được tốt đẹp chi đâu? Tự tán dương mục đích vì mong cầu lợi dưỡng, nhưng những thứ lợi dưỡng đúng như pháp mà được còn phải xa lánh, huống chi dùng thủ đoạn tự tán dương không chánh đáng để có được. Cho nên một vị Bồ Tát đúng lý không nên làm việc ấy.
Trong kinh Hộ Quốc Bồ Tát thuyết minh: “Làm một vị Bồ Tát, phải tuyệt đối xa lìa bốn pháp:
1. Xa lìa gia đình mình cư trú trước kia, xem gia đình là chốn lao ngục.
2. Xa lìa tất cả danh dự, lợi dưỡng trên thế gian. Vì đã xuất gia rồi thì không nên trở lại tham trước các thứ ấy.
3. Xa lìa Phật tử, đàn việt hộ pháp của mình, không nên thường lui tới gần gũi các đàn việt. Nếu gần gũi sẽ có tai hại đắm nhiễm tất cả việc thế tục.
4. Xa lìa sự yêu tiếc, tham đắm sanh mạng nhục thể của chính mình. Nếu yêu tiếc, tham đắm nhục thân của mình, tất nhiên sẽ tham trước mong cầu nhiều lợi dưỡng.
Cũng trong kinh này, có nói bốn pháp làm cho Bồ Tát phải đọa lạc, nên Bồ Tát cần phải đề phòng:
1. Bồ Tát lấy việc lợi tha làm cơ bản, nên đối với mọi hạng người đều phải có tâm cung kính. Nếu không cung kính người tương lai chắc bị đọa lạc.
2. Bồ Tát đối với bậc có ân đức với mình, phải trực tâm, thành tâm, hết lòng cung kính, không nên bội ân, dua nịnh mà bị đọa lạc.
3. Bồ Tát biết lợi dưỡng phá hoại mầm công đức. Vì thế không nên tham cầu nhiều danh dự, lợi dưỡng. Nếu tham cầu, tương lai quyết định bị đọa lạc.
4. Bồ Tát biết tự mình có tài đức, không nên tự đi phu dương, huống chi giả hiện một người hiền đức, tự đi phu dương tài đức của mình? Nếu giả hiện rồi tự đi phu dương, tương lai quyết định bị đọa lạc.
Tóm lại:
Bồ Tát không nên vì mong cầu danh dự, lợi dưỡng mà tự khen mình, chê người. Trong kinh dạy: “Bồ Tát không nên cư trú ở những chỗ có nhiều danh dự, lợi dưỡng phát sanh vì sẽ làm thương hại rất lớn sự thiện pháp của chính mình”.
Nhưng những bậc tu hành trong Phật pháp hiện nay, từ sáng đến chiều lăn lộn trong vòng danh dự, lợi dưỡng, nơi nào có danh dự, lợi dưỡng mới đến. Thế là so với tinh thần Phật dạy trong kinh: “Chỗ nào danh dự, lợi dưỡng tấp nập đưa đến, cần phải xa lánh ngoài ba do tuần” đã hoàn toàn hành động trái hẳn lại.
Hàng Phật tử xuất gia rong ruổi theo danh lợi, có thể nói là hiện tượng Phật pháp bị trầm một. Lại cũng chính là tuyền nguyên (tuyền: suối; nguyên: nguồn nước. Chỉ nguyên gốc phát sinh) khiến hàng Phật tử xuất gia bị đọa lạc.
Chẳng những tự khen mình, chê người là có tội, mà thấy người có công đức không tùy hỷ, trong Phật pháp cũng xác định là một việc không đúng. Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn đối với vấn đề này thuyết giảng rất hay: “Nếu chư Bồ Tát an trụ tịnh giới luật nghi, khi thấy người có các công đức thiện pháp, theo đúng đạo lý phải sanh tâm tùy hỷ, phải cực lực xưng dương, tán thán người ấy, khiến cho mọi người được nghe công đức của người ấy để phát sanh tín tâm thanh tịnh, hầu gia tăng công đức cho chính họ”.
Thế nên, dù ở bất cứ trường hợp nào, cũng không nên sanh tâm tật đố, làm chướng ngại đối với người.
Nếu Bồ Tát do tâm giận ghét tác động, khi thấy người khác quả thực có đầy đủ các công đức, giới, định, huệ v.v... hoặc có đủ chánh kiến, chánh mạng, danh dự cao trỗi, hay có đủ tài năng tuyên diễn chánh pháp, cùng thiện hạnh phương tiện v.v... mà không có ý nguyện cực lực tuyên dương, tán thán mỹ đức của người ấy là quý hóa thay thì mang tội nhiễm ô, vi phạm giới không tùy hỷ công đức, do trong lòng ôm ấp tâm niệm nhiễm ô không chánh đáng.
Kết thành tội trọng của giới khen mình, chê người không phải đơn giản, mà phải hội đủ năm duyên hoàn bị:
1. Thị chúng sanh (là chúng sanh): Chúng sanh có ba phẩm:
- Nếu đối với chúng sanh ở hai phẩm thượng và trung, mà khen mình, chê người thì phạm căn bổn trọng tội.
Với chúng sanh hạ phẩm mà khen mình, chê người thì sự tổn hại đối với người khác không lớn lắm, và lợi dưỡng đối với mình cũng không nhiều nên chỉ phạm tội khinh cấu.
2. Chúng sanh tưởng (tưởng là chúng sanh)
* Đối với hai hạng chúng sanh thượng và trung phẩm nếu khen mình, chê người thì phạm trọng tội, có hai trường hợp:
- Tâm tưởng là chúng sanh thuộc hai phẩm thượng và trung.
- Tâm nghi là chúng sanh thuộc hai phẩm thượng và trung
* Đối với chúng sanh hạ phẩm nếu khen mình, chê người thì phạm tội khinh cấu, cũng có hai trường hợp:
- Tâm tưởng là chúng sanh thuộc hạ phẩm.
- Tâm nghi là chúng sanh thuộc hạ phẩm.
3. Tán hủy tâm (tâm khen chê):
Nếu không phải vì muốn chiết phục ngoại đạo, hay vì muốn đem sự lợi ích cho chúng sanh, mà chỉ vì cá nhân mình tán dương tài đức của mình; và hủy báng tội lỗi của người chỉ vì để mong cầu bao nhiêu danh dự, lợi dưỡng đều thuộc về mình, còn người phải bị mất hết, khiến họ không còn tư thế vững vàng. Dụng tâm như vậy gọi là tâm khen chê, chính là chủ nghiệp nhân của giới khen mình, chê người. Do chủ nghiệp này, phải thọ quả báo đọa lạc tam đồ, chịu nhiều thống khổ.
Vì thế, mỗi khi nội tâm chúng ta khởi niệm khen mình, chê người, phải tìm cách diệt trừ nó, đừng để nó trở thành kẻ thống soái sai khiến chúng ta tạo ra ác nghiệp.
4. Thuyết tán hủy cụ (công cụ làm việc khen chê):
Khen chê không phải tùy ý khai khẩu nói suông mà nhất định phải có công cụ. Trong Luật dạy có bảy loại công cụ:
- Chủng tánh: tự khen chủng tánh của mình thuộc về giòng dõi cao quý như các giòng dõi lớn ở Ấn Độ là Bà La Môn, Sát Đế Lợi v.v... chê bai chủng tánh người thuộc về hạng ty tiện như Thủ Đà La, Chiên Đà La...
- Hạnh nghiệp: tự khen hạnh nghiệp của mình đang làm là thuộc hàng chức nghiệp cao thượng, không phải kẻ thông thường có thể làm được; chê bai hạnh nghiệp của người là chức nghiệp đê tiện, không phải là người có địa vị.
- Kỹ thuật công xảo: tự khen kỹ thuật công xảo của mình hết sức cao minh, tinh xảo đặc biệt; chê bai kỹ thuật công xảo của người là vô cùng vụng về, thấp kém.
- Phạm tội: tự khen mình là chưa từng làm việc tội ác, tất cả việc làm của mình đều là công đức, chê bai người trên thế gian này chưa từng làm những việc hữu ích cho nhân quần xã hội. Tất cả việc làm của họ đều là tội ác, tổn người lợi mình.
- Kiết sử (kiết phược sai sử): tự khen mình, cho rằng mình dù có phiền não, nhưng sự hoạt động của phiền não rất là vi tế; chê bai phiền não của người là hết sức thô trọng, suốt ngày chỉ sinh hoạt quanh quẩn trong hang ổ phiền não, không giờ phút nào thoát ly.
- Hình tướng: tự khen tướng mạo của mình trang nghiêm, chê bai tướng của người xấu xa.
- Thiện pháp: tự khen mình có đủ các thiện pháp công đức, chê bai người không có thiện pháp công đức để thực hành những công phu như vậy, như vậy...
5. Tiền nhân lãnh giải (người trước mặt hiểu rõ điều mình giải nói):
Khi bạn thốt ra lời khen mình chê người nếu người đối diện nghe, hiểu rõ ý nghĩa lời nói của bạn. Tùy theo ý nghĩa những lời đã nói này, mỗi mỗi đều kết thành tội.
* Chú thích:
(1) Năm người Phiến-đề-la chỉ cho năm vị ác tỳ kheo mắc quả báo sanh làm thạch nữ (là những người không đủ nam căn và nữ căn), xem kinh Vị Tằng Hữu, quyển hạ.
CHÚ THÍCH
Không nên ăn ngũ vị tân (còn gọi ngũ vị thuộc loại Allium) gồm: tất cả các loại hành, tỏi, hẹ, củ kiệu, củ nén (miền Trung Viet Nam gọi là: hành hương, hành tăm). Ăn các vị này vào thì không tốt cho việc tu luyện. Chi Hành (Allium), Họ Hành (Alliaceae). Một số nhà thực vật học cũng đã từng phân loại chi này trong Họ Loa kèn (Liliaceae: some classes are toxical or poisionous).
– A Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa (Samadhi, Samatha, Dhyana, Vipassana,… ), nên dứt bỏ ngũ tân của thế gian, ngũ tân này hễ ăn chín (cooked) thì phát lòng dâm, ăn sống (raw) thì thêm sân hận. Những người ăn ngũ tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương Thiên Tiên (sa: Rsi gana) đều chê mùi hôi thối ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ (greedy-desired-devils), thừa lúc đang ăn ngũ tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích.
– Người ăn ngũ tân mà tu Tam Ma Địa, thì Bồ Tát, Thiên Tiên, mười phương thiện thần chẳng đến hộ vệ. Đại lực ma vương có cơ hội hiện ra thân Phật, thuyết pháp cho họ, chê bai giới cấm, tán thán dâm dục và sân si. Người ấy chết thành quyến thuộc ma, khi hết phước báo của ma, liền đọa ngục A Tỳ.
– A Nan! Người tu đạo Bồ Đề phải dứt hẳn ngũ tân, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ nhất. (KINH THỦ LĂNG NGHIÊM 8, KINH THỦ LĂNG NGHIÊM QUYỂN TÁM).
* Should not have any sort of these foods in your meals, please:
– The Onions Families: Including Leeks, chives, garlic, porrum, shallots, and all sorts of onions.
E.i.:
– Hành lá (A sort of plant looks like a bunch of long green tube-shape leaves): Allium fistulosum L.
– Củ Hành ta: Allium ascalonicium L. (Củ Hành ta).
– Củ Hành Tây: Allium Cepa L.
– Lá Hẹ: Allium Odorum L. (Allium Tuberosum Roxb.).
– Củ Tỏi: (Garlic Chives, Chinese Chives) Allium Sativum L. (Bulbus Allii).
– Củ Kiệu: Chinese Garlic, Allium Chinese G. Don, A. Bakeri Regel., Allium Splendens Wild (Schult F.), Allium Chinese, Allium Chinenis.
– Củ Nén (Củ Hành Tăm, Củ Hành Hương, Củ Hành Trắng): Allium Schoenoprasum L., pearl onions, shallots.
– Củ Tỏi Tây (Leeks): Allium Ampeloprasum L. (porrum).
-----------------------------
Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký
10 giới trọng
Chánh văn:
Đức Phật bảo các phật tử rằng: “Có 10 giới trọng, nếu người thọ giới Bồ Tát mà không tụng điều giới này, thời người ấy không phải Bồ Tát, không phải là phật tử, chính ta cũng tụng như vậy.
Tất cả Bồ Tát đã học, sẽ học và đương học! Đã lược giảng xong tướng trạng của giới Bồ Tát cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì".
Đức Phật dạy:
1- Giới sát sinh
Nếu phật tử, hoặc tự mình giết, bảo người giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết: Nhơn giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết.
Phàm tất cả loài hữu tình có mạng sống đều không được cố ý giết. Là phật tử, lẽ ra luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sinh, mà trái lại tự phóng tâm nỡ lòng sát sinh, phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
Giảng giải:
Phật nói: Phật tử tự giết tức là tự tử, cũng như giết người. Tự mình giết, dạy người giết, dùng các phương tiện giết, thấy người ta giết mình tán thán, dùng thần chú để giết, tạo nhân để giết, tạo trợ duyên để giết, nghĩ ra cách giết, hay chỉ nổi tâm tạo nghiệp giết người. Cho đến tất cả chúng sinh có thân mạng đều không được cố ý giết.
Theo giới Bồ Tát là hành đạo Bồ Tát cứu độ tất cả chúng sinh. Hai chữ “Bồ Tát” là tiếng Phạn, dịch ra là giác hữu tình, tức là cứu độ chúng sinh, cũng là tâm từ bi. Tôi thường nói “tâm giác ngộ là Bồ đề tâm, độ chúng sinh là từ bi tâm”. Từ bi tâm và Bồ đề tâm là không phải hai thứ; Bồ đề tâm lên 50 độ thì từ bi tâm cũng lên 50 độ, Bồ đề tâm lên 100 độ thì từ bi tâm cũng lên 100 độ.
Giải thích thì thấy có hai thứ, nhưng kỳ thật không phải hai thứ. Nói đến thể dụng, Bồ đề tâm là thể, từ bi tâm là dụng. Có từ bi tâm mới gọi là Bồ Tát cứu độ chúng sinh. Nhưng hai chữ “Từ bi” khác xa với hai chữ “Bác ái”của ngoại đạo.
“Bác ái” của ngoại đạo là chấp ngã, trước hết phải có ta, như việc bố thí là của ta, rồi có ta thương xót rộng khắp đại chúng, gọi là bác ái.
“Từ” là vô duyên từ, tức là không có đối đãi, không có ta, không có người; không có ta làm từ bi cho ngươi, không có ngươi lãnh thọ từ bi của ta. Nếu có của ta của ngươi thì không phải từ bi.
“Bi” là đồng thể bi, tức là thể của ngươi cũng là thể ta; cái khổ của ngươi tức cái khổ của ta là cùng một thể. Cho nên, không có đối đãi mới là từ bi.
Từ bi không có sự chấp ngã, còn bác ái thì có chấp ngã, nên cách xa như trời với đất vậy. Chấp ngã không được giải thoát luân hồi sinh tử, còn phá chấp ngã thì được giải thoát luân hồi sinh tử.
Mình đã thọ giới Bồ Tát thì phải hành đạo Bồ Tát luôn có tâm từ bi, không có ngã để độ chúng sinh. Từ là ban vui cho chúng sinh, bi là cứu cái khổ cho chúng sinh.
Tâm hiếu thuận là luôn luôn không có ngã tướng, theo thế gian hiểu nghĩa ‘hiếu thuận’ lại khác, không được rộng khắp; còn hiếu thuận của Bồ Tát thì nghĩa rộng vô cùng, không có hạn chế. Trong Phật pháp có nói: “Tứ ân là ân Phật, ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân chúng sinh”. Trong giới Bồ Tát nói: “Mình phải hiếu thuận báo đáp 4 ân này”.
Kỳ thật, chỉ báo ân chúng sinh là báo ân luôn cả 3 ân kia, luôn luôn hiếu thuận cho tất cả chúng sinh, chứ không phải báo ân hiện tại cha mẹ của mình. Người thế gian chỉ có báo ân cha mẹ riêng của mình hay sư trưởng của mình.
Cho nên, mình phải nghĩ cách cứu độ chúng sinh, không những không cứu giúp chúng sinh, mà lại giết hại chúng sinh thì phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
2- Giới trộm cướp
Chánh văn:
Nếu phật tử tự mình trộm cướp, bảo người trộm cướp, phương tiện trộm cướp, nhẫn đến dùng bùa chú trộm cướp, nhân trộm cướp, duyên trộm cướp, cách thức trộm cướp, nghiệp trộm cướp. Tất cả tài vật có chủ, dầu là của quỷ thần hay của giặc cướp, nhẫn đến một cây kim, một ngọn cỏ đều không đặng trộm cướp. Là phật tử lẽ ra luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, thường giúp cho mọi người được phước, được vui, mà trái lại trộm tài vật của người. phật tử này phạm "Bồ Tát Ba la di tội".
Giảng giải:
Điều thứ 2 là trộm cướp, tại sao phật tử tự trộm cướp? Tự mình nghĩ đem món đồ của mình cho người khác, nhưng sau nghĩ lại không cho, nên phạm tội trộm cướp. Vì giới Bồ Tát là giới tâm địa, giới Thanh Văn thì không phạm; giới Bồ Tát có khởi tâm là phạm, đây gọi là tự trộm cướp.
Hay tự mình lấy đồ của người, cũng gọi là tự trộm cướp; làm phương tiện cho người trộm cướp, niệm thần chú khiến cho người trộm cướp; làm trợ duyên để cho người trộm cướp, nghĩ ra cách rồi chỉ cho người trộm cướp. Tất cả khi có nổi tâm tức là có nghiệp.
Ở đây nói “cho đến của quỷ thần, của có chủ một cây kim một cọng cỏ, không được cố ý ăn cướp”. Điều giới Bồ Tát thường có chữ “cố ý”, cố ý mới thành tội. Nếu không cố ý ăn cướp thì không thành tội, như đồ trong nhà của mình đã dùng quen, lấy dùng cũng không thành tội, hay đồ của bạn thân dùng qua dùng lại cũng không phạm, chứ không phải mỗi cái mà phạm. Nếu đồ của cha mẹ mình cất kín không cho mình biết, mà cố ý lấy thì phạm tội trộm cướp.
Mình hành đạo Bồ Tát là hiếu thuận tứ ân, trong đó từ chúng sinh đến chư Phật; hành đạo không nên có ngã, chỉ giúp cho chúng sinh được phước an vui thoát khổ. Trái lại, không làm như vậy mà trộm cướp tài vật của người khác, làm cho người buồn rầu đau khổ; phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
3- Giới dâm
Chánh văn:
Nếu phật tử tự mình dâm dục, bảo người dâm dục, với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ cùng phi đạo mà hành dâm dục. Là phật tử đối với tất cả không được cố dâm dục. Lẽ ra phải có lòng hiếu thuận cứu độ tất cả chúng sinh, đem pháp thanh tịnh dạy người, mà trái lại không có tâm từ bi, làm mọi người sinh việc dâm dục, không lựa súc sinh, cho đến hành dâm với mẹ, con, chị, em trong lục thân; phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
Giảng giải:
“Nếu phật tử tự dâm”, tự dâm này, nam và nữ tự có. Người nam có thủ dâm, người nữ có thủ dâm nhưng ít hơn, hay lấy dụng cụ để làm dâm cho xuất tinh. Dạy người dâm, người nam đến với người nữ, hay người nữ đến với người nam, làm trợ duyên cho người dâm dục, nghĩ phương cách cho người thực hành, hay là nổi tâm dâm dục thì thành cái nghiệp dâm dục.
Không phải đối với người thôi, mà đối với súc sinh quỷ thần cũng vậy, cùng với phi đạo (phi đạo là không phải nam căn, chẳng phải nữ căn), hành độmg nơi nào ở trên thân đều là phạm dâm.
Theo hạnh Bồ Tát, tâm hiếu thuận cứu độ chúng sinh thì phải bố thí sự thanh tịnh cho người. Việc dâm dục là việc bất tịnh. Những điều sám hối có câu: “Phá phạm hạnh người khác”, chữ phạm là thanh tịnh. Giới luật nói “phá phạm hạnh” là phá giới lần thứ nhất, như tỳ kheo cùng với người nữ dâm dục lần thứ nhất, tức là phá phạm hạnh. Nếu phạm giới dâm lần thứ nhì, lần thứ ba,…thì không phải là phá phạm hạnh, vì trước khi lần thứ hai lần thứ ba thì không còn thanh tịnh.
Phật tử thọ giới luôn giữ thanh tịnh cho người, mà trở lại phá phạm hạnh của người, làm cho người không được thanh tịnh, bất cứ là người, hay là súc sinh, mẹ, chị, em ở trong lục thân, nếu phạm dâm dục thì tội càng nặng thêm. Khi bắt đầu thọ giới, lúc hỏi giá nạn, nếu có phạm giới dâm trong lục thân thì không cho người ấy thọ giới. Cho nên, phạm giới dâm là không có từ bi, phật tử ấy phạm giới Ba la di của Bồ Tát.
4- Giới vọng
Chánh văn:
Nếu phật tử, mình nói vọng ngữ, bảo người vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ, cách thức vọng ngữ, nghiệp vọng ngữ. Nhẫn đến không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, hoặc thân vọng ngữ, tâm vọng ngữ. Là phật tử, lẽ ra luôn luôn phải chánh ngữ, chánh kiến, và cũng làm cho tất cả chúng sinh có chánh ngữ, chánh kiến, mà trái lại làm cho mọi người tà ngữ, tà kiến, tà nghiệp, phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
Giảng giải:
Vọng ngữ gồm có 4 thứ: Vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt.
- Vọng ngôn: Là có nói không, không nói có, nói dối gạt người.
- Ỷ ngữ: Là nói những lời nói có liên quan dâm dục của nam nữ, hay nói những lời hoa nguyệt.
- Ác khẩu: Chửi mắng người hay nói lời độc ác.
- Lưỡng thiệt: Nói lưỡi 2 chiều, đem chuyện người này nói với người kia, đem chuyện người kia nói với người này.
Tự mình vọng ngữ hay dạy người vọng ngữ. Giới Thanh Văn có tiểu vọng ngữ và đại vọng ngữ, trong này bao gồm hết. Đại vọng ngữ và tiểu vọng ngữ đều ở trong 10 điều trọng. Vì hạnh Bồ Tát phải lợi tha, muốn lợi tha thì tự mình phải gương mẫu cho người, nếu mình vọng ngữ làm sao độ người không vọng ngữ được!
Cho nên, đại vọng ngữ và tiểu vọng ngữ đều không được. Tự vọng ngữ hay dạy người vọng ngữ, dạy người có phương tiện vọng ngữ, tạo cái nhân để cho người vọng ngữ, làm cái duyên giúp cho người vọng ngữ, hay là nghĩ cách gì để cho người vọng ngữ để gạt người, có nổi tâm vọng ngữ thành cái nghiệp vọng ngữ.
Theo hạnh Bồ Tát phải chánh ngữ, nói năng phải đàng hoàng, đúng đắn, có chánh kiến. Chánh kiến đối với tà kiến, trong Phật pháp phải có chánh kiến. Đại thừa phải phá ngã chấp, giới Bồ Tát là tập cho mình phá ngã chấp mới được giải thoát. Có lòng từ bi độ chúng sinh thì không có ngã, không được nghĩ là ta độ chúng sinh và có chúng sinh của ta được độ. Nếu thấy có chúng sinh để độ thì có ngã chấp, nên không được, như thế là chánh kiến; nếu còn có ngã chấp không gọi là chánh kiến.
Mình có chánh ngữ chánh kiến làm cho chúng sinh có chánh ngữ chánh kiến. Vì chánh ngữ chánh kiến được giải thoát cái khổ sinh tử luân hồi, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn. Trái lại, mình không làm như thế mà dạy cho chúng sinh tà ngữ, tà kiến, vọng ngữ đủ thứ, làm tà nghiệp. Bồ Tát là muốn chúng sinh thoát khổ, lại tự mình làm khổ và chúng sinh thêm khổ, thì phạm tội Ba la di của Bồ Tát.
5- Giới bán rượu
Chánh văn:
Nếu phật tử, tự mình bán rượu, bảo người bán rượu: Nhân bán rượu, duyên bán rượu, cánh thức bán rượu nghiệp bán rượu, tất cả rượu không được bán, rượu là nhơn duyên sinh tội lỗi. Là phật tử, lẽ ra phải làm cho tất cả chúng sinh có trí huệ sáng suốt, mà trái lại đem sự mê say điên đảo cho tất cả chúng sinh, phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
Giảng giải:
Ngũ giới của giới Thanh Văn, uống rượu thì phạm, còn bán rượu không phạm, vì không cho uống rượu. Giới Bồ Tát uống rượu là tội nhẹ, vì giới Bồ Tát là lợi tha, uống rượu chỉ tự hại mình chứ không hại đến người. Đáng lẽ, mình phải làm gương mẫu không uống rượu, mà dạy người uống rượu vậy làm sao được! Và bán rượu là hại người bị tội nặng.
Tự mình bán hay dạy người bán, làm cái nhân giúp cho người bán, hoặc làm trợ duyên giúp cho người bán; như không có chỗ, mình giúp cho người có chỗ để bán; không có vốn lại giúp vốn, đó là trợ duyên; hay là nghĩ cách bán làm sao cho đắt, nổi tâm bán rượu để kiếm tiền cho nhiều cũng là tạo nghiệp bán rượu.
Tất cả rượu mình không được bán. Đáng lẽ, rượu không có tội, vì uống rượu làm say; nên phạm vào những tội: “sát, đạo, dâm, vọng”. Vì vậy, rượu làm cái nhân để người phạm tội nặng. Theo hạnh Bồ Tát là muốn cho chúng sinh được trí huệ sáng suốt, còn bán rượu cho người uống làm say mê thêm thì phạm giới cực ác của Bồ Tát.
6- Giới rao lỗi của tứ chúng
Chánh văn:
Nếu phật tử, tự miệng rao nói tội lỗi của Bồ Tát xuất gia và Bồ Tát tại gia, tỳ kheo, tỳ kheo ni, hoặc bảo rao nói những tội lỗi ấy: Nhân rao nói tội lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách thức rao nói tội lỗi, nghiệp rao nói tội lỗi. Là phật tử, khi nghe những lời ác, ngoại đạo cùng người Nhị thừa nói những điều phi pháp, trái luật trong Phật pháp, thời phải luôn luôn có lòng từ bi giáo hóa những kẻ ác ấy cho họ sinh tín tâm lành đối với Đại thừa, mà trái lại phật tử tự mình rao nói tội lỗi trong Phật pháp. Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
Giảng giải:
Nếu phật tử thọ giới Bồ Tát nói tội lỗi của tứ chúng: Tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di; hoặc là dạy người khác nói, hay làm cái nhân cho người nói, làm trợ duyên cho người nói, nghĩ cách sắp đặt cho người nói, nếu có nổi tâm muốn nói thành cái nghiệp. Nói lỗi này là cố ý muốn phỉ báng.
Trong giới luật, ngày Bồ Tát người nữ có thể chứng tỏ tỳ kheo hay tỳ kheo ni phạm giới gì, việc ấy không phải phỉ báng, mà muốn bảo vệ luật. Bây giờ, nói giới và luật không có phân biệt; đáng lẽ giới là giới, luật là luật. Giới là giúp ích cho cá nhân, còn luật là giúp ích cho đoàn thể. Thí dụ giới là bảo hiểm cho cá nhân, còn luật là bảo hiểm cho đoàn thể; mà luật là bảo hiểm cái giới, nếu không có luật thì giới ấy không thi hành được. Hiện nay chỉ có giới, chứ không có luật; nên người trụ trì phạm tội Ba la di không có ai can thiệp.
Theo giới luật thì phải có Tăng đoàn, nửa tháng để Bồ Tát. Bồ Tát không phải chỉ tụng giới, mà làm việc, thọ giới,… cũng ở trong Bồ Tát. Trước khi Bồ Tát phải kiểm thảo, chủ sự nói với đại chúng “ai có lỗi phải ra trước đại chúng phát lồ sám hối”. Nếu tự mình không nói ra, mà người khác biết phải nói ra trong chúng cử tội. Nếu biết không cử tội cũng phạm giới, tức là phú tàng (ngăn che).
Tỳ kheo ni ngăn che tội Ba la di của bạn mình thì tỳ kheo ni ấy cũng phạm Ba la di.
Nếu có người nữ được mọi người tin tưởng, đến báo với Tăng đoàn rằng: Tôi đã thấy một tỳ kheo phạm tội gì đó… có thể phạm Ba la di, có thể phạm tội cấp 2, cấp 3,… người nữ ấy không có lỗi với tứ chúng mà lại có công. Bởi vì giúp cho luật bảo vệ giới được tốt.
Nếu nói lỗi của tứ chúng, mục đích để phỉ báng mới phạm tội. Còn mình đã biết người kia phạm tội, rồi nhắc nhở người kia không nên phạm nữa, thì mình không phạm tội nói lỗi của tứ chúng. Vì đó là thiện ý chứ không phải ác ý, không phải nói lỗi là phạm giới.
Đệ tử của Phật nghe kẻ ngoại đạo và Nhị thừa phỉ báng Đại thừa còn không được, huống chi mình hành đạo Bồ Tát lại hủy báng nói lỗi của tứ chúng; vậy làm sao giáo hóa chúng sinh? Vì trách nhiệm của Bồ Tát là giáo hóa chúng sinh, làm cho chúng sinh giác ngộ được tự do tự tại. Nếu nói tội lỗi của tứ chúng thì phạm tội Ba la di của Bồ Tát.
7- Giới khen mình chê người
Chánh văn:
Nếu phật tử tự khen mình chê người, cũng bảo người khác khen ngợi mình chê người: Nhân chê người, duyên chê người, cách thức chê người, nghiệp chê người. Là phật tử, lẽ phải thay thế những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sinh, mình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu phật tử tự phô dương tài đức của mình mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê; phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
Giảng giải:
Giới Bồ Tát là lợi tha, chính mình phải phá ngã chấp; nếu tự khen mình chê người là tăng thêm ngã chấp. Lợi tha là muốn chúng sinh giải thoát, nếu tự mình có ngã chấp thì không được giải thoát, làm sao độ chúng sinh được giải thoát?
Làm hạnh Bồ Tát thì mình phải hy sinh để độ chúng sinh, tức là thay cho chúng sinh chịu những điều cực khổ, việc tốt nhường cho người, việc xấu mình chịu. Nhưng trái lại, nếu làm nhân, làm duyên, hay làm phương cách… như trên đã nói, khen mình chê người, lại tăng thêm ngã chấp, nghịch với hạnh Bồ Tát thì thành tội Ba la di.
8- Giới bỏn sẻn thêm mắng đuổi
Chánh văn:
Nếu phật tử, tự mình bỏn sẻn, bảo người bỏn sẻn: Nhân bỏn sẻn, duyên bỏn sẻn, cách thức bỏn sẻn, nghiệp bỏn sẻn. Phật tử khi thấy những người bần cùng đến cầu xin, phải cấp cho theo chỗ cần dùng của họ; mà phật tử lại đem lòng giận ghét, cho đến không cho một mảy, có người cầu học giáo pháp, cũng chẳng nói một kệ một câu, lại còn xua đuổi quở mắng. Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
Giảng giải:
Trong này gồm có 2 thứ: Bỏn sẻn tài hay bỏn sẻn pháp đều là phạm tội.
Bồ Tát phải phá ngã chấp, rồi giáo hóa chúng sinh được phá ngã chấp. Bồ Tát có Lục Độ và Tứ Nhiếp Pháp, trong này đều có điều thứ nhất là Bố thí: Bố thí tài và bố thí pháp.
Thấy người nghèo đến xin, mà mình bỏn sẻn không cho, lại sinh tâm sân ghét, đuổi người ta đi thì phạm điều này, hay người ta đến cầu pháp cũng như vậy. Bố thí pháp thì công đức lớn hơn bố thí tài pháp rất nhiều, bỏn sẻn pháp nên tội cũng lớn.
Nếu hành đạo Bồ Tát, người ta xin thứ gì đều cho theo tinh thần vô ngã. Nhưng bây giờ mình thọ giới Bồ Tát là đang học hạnh Bồ Tát, có sức tới đâu thì làm tới đó; như người ta xin tiền thì tùy theo sức mình mà cho, đừng để người xin về tay không; hay mình không có cái gì để cho thì phải phát tâm tùy hỷ, nên không có phạm giới. Nếu mình không cho mà lại mắng đuổi người ta, thì phạm điều giới Ba la di này.
9- Giới giận hờn không nguôi
Chánh văn:
Nếu phật tử, tự mình giận, bảo người giận: Nhân giận, duyên giận, cách thức giận, nghiệp giận. Người phật tử lẽ ra làm cho tất cả chúng sinh được những căn lành không gây gổ; thường có lòng từ bi, lòng hiếu thuận. Mà trái lại, đối với trong tất cả chúng sinh, cho đến trong loài phi chúng sinh, đem lời ác mạ nhục, còn thêm dùng tay, chân, dao, gậy để đánh đập mà vẫn chưa hả dạ, cho đến nạn nhân kia lấy lời xin lỗi, cầu sám hối tạ tội, nhưng vẫn không hết giận; phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
Giảng giải:
Nói đến Phật pháp, luôn luôn phải phá ngã chấp; nhất là giới Bồ Tát chuyên phá ngã chấp, nếu mình nổi sân thì đã có ngã chấp. Tất cả chúng sinh đều phá ngã chấp, thì không có việc tranh luận để đưa đến sân hận đấu tranh. Nếu có nổi tâm sân hận, phải biết lỗi của mình để sám hối. Đã có lỗi sân, mà mình không chịu nghe người ta khuyên, để sám hối thì phạm tội này.
Tâm từ bi và tâm hiếu thuận đều phá ngã chấp, tức là phụng sự cho tất cả chúng sinh; mình đã không phụng sự cho tất cả chúng sinh, lại nổi tâm hờn giận chúng sinh, còn có thêm ác khẩu chửi mắng, đánh đập,… người ta cầu xin lỗi, lại mình không cho xin lỗi, mình cứ giận hờn không nguôi thì phạm giới Ba la di này.
10- Giới hủy báng Tam bảo
Chánh văn:
Nếu phật tử, tự mình hủy báng Tam bảo, xúi người hủy báng Tam bảo: Nhân hủy báng, duyên hủy báng, cách thức hủy báng, nghiệp hủy báng. Phật tử nghe một lời hủy báng Tam bảo của ngoại đạo và kẻ ác, còn đau lòng như ba trăm cây nhọn đâm vào tim mình, huống là tự mình hủy báng! Không có đức tin và lòng hiếu thuận đối với Tam bảo, lại còn giúp sức cho kẻ ác, kẻ tà kiến hủy báng nữa; phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.
Giảng giải:
Tam bảo gồm hai thứ: Thường trụ Tam bảo và Tự tánh Tam bảo.
- Người quy Tam bảo gọi là quy y thường trụ Tam bảo, theo sự giáo hóa của Thường trụ Tam bảo, rồi thực hành theo để ngộ Tự tánh Tam bảo, cũng gọi là ngộ Tự tánh chính mình, giải thoát tất cả khổ, được tự do tự tại vĩnh viễn.
- Tại sao gọi là Thường trụ Tam bảo? Tam bảo gồm có: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.
Phật tiếng Ấn Độ là Phật Đà, dịch ra là giác giả (giác ngộ), trong đó gồm có: Tự giác, Giác tha, Giác hạnh viên mãn; tức là mình giải thoát tự do tự tại, cũng giải thoát cho người được tự do tự tại, nên gọi là Giác hạnh viên mãn, nhưng bao gồm có quá khứ, hiện tại, vị lai. Bây giờ, mình quy y phải có hình tượng Phật để tượng trưng cho Phật bảo.
Mình muốn giác ngộ thì phải có phương pháp, pháp của Phật dạy gồm có 84.000 pháp môn, tùy theo căn cơ trình độ thích ứng của mọi chúng sinh, quy nạp có 4 pháp môn: “Tham thiền, Niệm Phật, Trì chú, Quán tưởng”, đó là phương pháp tu hành gọi là Pháp bảo. Nhưng lấy gì để tượng trưng? Lấy Kinh của Phật để tượng trưng cho Pháp bảo.
Tăng tiếng Ấn Độ là Tăng già dịch là hòa hợp chúng, tức là nhiều người thanh tịnh hòa hợp lại thành Tăng; theo quy định là 4 người trở lên mới thành Tăng, còn 3 người trở xuống không gọi là Tăng.
Hoàng Nhất luật sư nói: “Gần đây, mọi người chỉ quy y nhị bảo và giao thiệp với một Đại đức”. Bởi vì, họ quy y rồi chỉ nhìn nhận một thầy của mình, chứ không nhìn nhận cả chúng Tăng là thầy của mình. Tất cả Tăng chúng thay thế cho Tăng bảo, nhưng thầy của mình quy y đại diện cho Tăng bảo để chứng minh; người này đã quy y Tam bảo là đệ tử của Tam bảo, chứ không phải đệ tử riêng của một vị thầy.
Tăng ở trong Tam bảo cần nhất, nếu có Phật bảo, có Pháp bảo, mà không có Tăng bảo thì Phật pháp tiêu diệt. Như Phật Thích Ca nhập Niết bàn, nếu không có Tăng từ mỗi đời tiếp nối thì Phật pháp tiêu diệt từ lâu; có Tăng bảo mới có Phật bảo và Pháp bảo, nhưng bây giờ người ta không chú trọng Tăng bảo, ấy là sai lầm.
Trách nhiệm của tăng, như tỳ kheo, tỳ kheo ni, có trách nhiệm giáo hóa chúng sinh. Cho nên, giới luật có quy định: Tỳ kheo chưa đủ 10 tuổi hạ không được rời thầy, tỳ kheo ni chưa đủ 12 tuổi hạ không được rời thầy. Thầy Bổn sư có trách nhiệm dạy người đó, nếu không biết dạy người đó thì phải bị tội. Bởi vì, xuất gia rồi không biết gì để dạy chúng sinh, nên có thể phá hoại Tam bảo. Vậy làm sao đứng trong hàng ngũ Tăng bảo? Cho nên, quy định tỳ kheo phải biết giới tỳ kheo, giới tỳ kheo ni và có Chánh ngữ Chánh kiến về Phật pháp.
Cái tệ bây giờ, có người xuất gia được nửa năm, một năm, rồi lạc quyên tiền xây chùa, tự mình làm trụ trì; cũng có người chưa xuất gia, làm chùa xong, rồi mời thầy cạo đầu mình, làm lễ xuất gia và trụ trì luôn. Việc ấy trái ngược giới luật, phá hoại Tam bảo.
Cho nên, nghĩa hủy báng Tam bảo rất rộng. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Hư tiêu tín thí, lạm nhận cung kính là tội địa ngục”. Nếu mình không chân thật tu hành, nhận sự cúng dường của tín thí là hư tiêu tín thí. Người ta cung kính mình, không phải vì mình cạo đầu, mặc áo cà sa; người ta cung kính Tam bảo là muốn sự giáo hóa của Tam bảo, cho mình và chúng sinh được giải thoát.
Phật pháp làm lợi ích cho chúng sinh được tu Chánh pháp, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn giải thoát, ấy là mục đích của Tam bảo. Nếu mình không chân thật tu hành, tự độ mình chưa được, làm sao độ chúng sinh! Tức là hư tiêu tín thí. Còn mình lạm dụng hình tướng tăng để nhận sự cúng dường của người, đều phải bị đọa địa ngục, chưa nói đến việc phá giới.
Cho nên, giới hủy báng Tam bảo, không phải chỉ miệng nói hủy báng mà cái nghĩa nó rất rộng. Ở đây nói, nếu Bồ Tát nghe kẻ ngoại đạo và người ác dùng lời ác hủy báng Tam bảo, như 300 mũi giáo đâm chỉa vào tim mình. Trái lại, tự mình hủy báng Tam bảo thì mắc tội Ba la di của Bồ Tát.
Hiện nay, nhiều phật tử không hiểu Phật pháp là do tu sĩ không có trách nhiệm, vì lạm thu đệ tử xuất gia, đã tự mình không biết giới luật, không có Chánh kiến Phật pháp, lấy gì để dạy đệ tử? Cũng như ban đầu sữa nguyên chất, rồi sau pha thêm nước, sau nữa hoàn toàn là nước không có sữa. Bây giờ, muốn khôi phục Phật giáo như xưa thì phải xây dựng Tăng bảo, mà hiện nay không có Tăng đoàn, tự mình làm chùa nhỏ để trụ trì, có phạm Ba la di tội cũng không có ai can thiệp được. Nhưng người ta vẫn cung kính cúng dường, vậy Phật pháp làm sao khỏi bị tiêu diệt!?
Nếu thường trụ Tam bảo bị hủy hoại thì không thể hi vọng ngộ nhập được tự tánh Tam bảo. Nếu không ngộ nhập được tự tánh Tam bảo thì không được giải thoát. Được người tôn xưng là Tăng bảo, người xuất gia chúng ta hãy tự kiểm điểm chính mình, có xứng đáng là Tăng bảo hay chưa?
Nếu có nhân duyên tổ chức thành Tăng đoàn, rồi Tăng đoàn tổ chức thành luật của Tăng đoàn mới bảo vệ được giới. Luật là bảo vệ giới, giới là bảo vệ mình; ở trong luật gồm có giới, mà giới không thể gồm có luật.
Còn nữa...
Thiền sư Thích Duy Lực
-----------------------------
https://terebess.hu/english/tao.html
No comments:
Post a Comment