LIET TU - XUNG HU CHAN KINH, 沖虛真經, 列子
LIET TU - XUNG HU CHAN KINH, 沖虛真經, 列子
LIET TU - XUNG HU CHAN KINH * 沖虛真經 * 列子
LIỆT TỬ - XUNG HƯ CHÂN KINH
沖 虛 真 經
LIỆT TỬ - XUNG HƯ CHÂN KINH
沖虛真經 * 列子
沖虛真經: 《沖虛真經》即《列子》, 戰國時列禦寇著。 唐玄宗於天寶元年詔封列子為「沖虛真人」, 尊其書為《沖虛真經》。 道教奉為「四子」真經之一。 該書多為寓言故事, 大旨宣揚道家清虛無為思想。
Sách Liệt Tử còn được tôn xưng là Xung Hư Chân Kinh, tương truyền do một người thuộc phái đạo gia là Liệt Ngự Khấu (430-349 trước CN). Liệt Ngự Khấu, sinh khoảng năm 430 (Khảo Vương) mất khoảng 349 (Hiển Vương) đời nhà Chu (TQ) soạn ra, nhưng truyền thuyết này còn bị đặt nhiều nghi vấn. Có lẽ nó là một công trình của tập thể nhiều thế hệ, đến đời Tấn (thế kỷ IV) được Trương Trầm sưu tập và chú giải, tôn là một kinh quan trọng của "Tứ Tử". Bản lưu truyền đến nay gồm 8 thiên, trình bày tư tưởng Đạo gia qua nhiều truyền thuyết, huyền thoại, ngụ ngôn… có ý nghĩa hàm súc, tế nhị.
XUNG HƯ CHÂN KINH
《沖虛真經》
***
Gồm 8 chương:
I. Thiên thuỵ 天瑞
II. Hoàng Đế 黃帝
III. Chu Mục vương 周穆王
IV. Trọng Ni 仲尼
V. Thang vấn 湯問
VI. Lực mệnh 力命
VI. Dương Chu 楊朱
VIII. Thuyết phù 說符
*****************
CHƯƠNG I
THIÊN THỤY
《沖虛真經》
天瑞 第一
子列子居鄭圃, 四十年人無識者。
國君卿大夫視之, 猶眾庶也。
國不足, 將嫁於衛。
弟子曰: 「先生往無反期, 弟子敢有所謁; 先生將何以教? 先生不聞壺丘子林之言乎?」
子列子笑曰:
「壺子何言哉? 雖然, 夫子嘗語伯昏瞀人, 吾側聞之, 試以告女。 其言曰: 有生不生, 有化不化。 不生者能生生, 不化者能化化。 生者不能不生, 化者不能不化, 故常生常化。 常生常化者, 無時不生, 無時不化。 陰陽爾, 四時爾, 不生者疑獨, 不化者往復。 往復, 其際不可終; 疑獨, 其道不可窮。
《黃帝書》曰: 「穀神不死, 是謂玄牝。 玄牝之門, 是謂天地之根。 綿綿若存, 用之不勤。」故生物者不生, 化物者不化。 自生自化, 自形自色, 自智自力, 自消自息。 謂之生化、形色、智力、消息者, 非也。」
Thầy Liệt Tử ở một khu vườn nước Trịnh, bốn chục năm mà không ai nghe danh, từ vua tới các quan khanh, đại phu đều coi thầy như người dân thường. Năm đó đói kém, thầy tính di cư qua nước Vệ. Đệ tử hỏi:
- Thầy đi không biết bao giờ mới về. Bọn đệ tử chúng con muốn xin hỏi thầy: thầy có điều gì dạy chúng con không? Thầy đã được nghe Hồ Khâu Tử Lâm nói gì không?
Thầy Liệt Tử cười mà đáp:
- Thầy Hồ có nói gì đâu! Nhưng thầy có lần nói chuyện với Bá Hôn Mâu Nhân, ta đứng bên được nghe lóm, nay thử kể lại cho các anh.
Thầy Hồ nói:
"Có một vật sinh ra các vật khác mà không được vật nào sinh ra cả, biến hoá các vật khác mà tự nó không biến hoá. Vậy cái không được sinh ra có thể sinh (làm chủ tể) các vật được sinh ra, cái không biến hoá có thể biến hoá (làm chủ tể) các vật biến hoá. Mà cái được sinh ra không thể không sinh cái khác, cái được biến hoá không thể không biến hoá; do đó mà sinh sinh, hoá hoá hoài, không thời nào không sinh. Do đó có âm dương, bốn mùa. Cái không được sinh ra, có thể là duy nhất, vô thuỷ vô chung; cái không biến hoá thì qua lại không cùng; cái đạo của cái duy nhất không thể dò được.
Sách Hoàng Đế có câu: "Thần hang bất tử, gọi là Huyền tẫn. Cửa của Huyền tẫn là gốc của trời đất, dằng dặc như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không mệt". Vì vậy mà vật nào sinh ra các vật khác thì không được sinh ra; vật nào biến hoá các vật khác thì không biến hoá. Nó tự sinh, tự hoá, tự thành hình, tự thành sắc, sáng suốt, tự có sức mạnh, tự tăng giảm. Nó tự nhiên như vậy, chứ không phải cố ý mà sinh hoá, thành hình, thành sắc, sáng suốt, có sức mạnh, tăng giảm.
子列子曰:
「昔者聖人因陰陽以統天地。 夫有形者生於無形, 則天地安從生?
故曰: 有太易, 有太初, 有太始, 有太素。 太易者, 未見氣也: 太初者, 氣之始也; 太始者, 形之始也; 太素者, 質之始也。
氣形質具而未相離, 故曰渾淪。
渾淪者, 言萬物相渾淪而未相離也。
視之不見, 聽之不聞, 循之不得, 故曰易也。 易無形埒, 易變而為一, 一變而為七, 七變而為九。
九變者, 究也, 乃複變而為一。
一者, 形變之始也。 清輕者上為天, 濁重者下為地, 沖和氣者為人; 故天地含精, 萬物化生。」
Thầy Liệt Tử bảo:
- Các thánh nhân đời xưa cho rằng âm dương điều hoà trời đất (tức vũ trụ). Cái hữu hình từ cái vô hình mà ra, vậy thì trời đất ở đâu mà ra? Cho nên bảo rằng có cái Thái Dịch, cái Thái Sơ, cái Thái Thuỷ, cái Thái Tố.
Cái Thái Dịch (cái Biến đổi lớn) là các (trạng thái) chưa thành khí; khi khí bắt đầu thành thì là cái Thái Sơ; khi hình bắt đầu thành thì là cái Thái Thuỷ, khi chất bắt đầu thành thì là cái Thái Tố.
Khi có đủ khí, hình, chất rồi mà ba cái đó chưa tách rời nhau ra thì gọi là Hỗn luân. Gọi là Hỗn luân vì vạn vật còn hỗn hợp nhau, chưa rời nhau ra. Nhìn vào không thấy, lắng nghe không thấy, rờ nắm không được, cho nên gọi là Dịch (Biến đổi), biến đổi thì không có hình nào (nhất định) cả.
Nó biến đổi mà thành ra Một; Một biến thành ra Bảy; Bảy biến thành ra Chín. Tới Chín là cùng, rồi lại trở về Một.
Một là sự khởi thuỷ của các sự biến hình. Cái trong nhẹ bốc lên thành trời, cái đục và nặng lắng xuống thành đất; còn cái khí xung hoà thì thành người.
Vậy trời và đất chứa cái tinh của vạn vật, mà vạn vật hoá sinh.
子列子曰:
「天地無全功, 聖人無全能, 萬物無全用。
故天職生覆, 地職形載, 聖職教化, 物職所宜。
然則天有所短, 地有所長, 聖有所否, 物有所通。
何則? 生覆者不能形載, 形載者不能教化, 教化者不能違所宜, 宜定者不出所位。
故天地之道, 非陰則陽; 聖人之教, 非仁則義; 萬物之宜, 非柔則剛: 此皆隨所宜而不能出所位者也。 故有生者, 有生生者; 有形者, 有形形者; 有聲者, 有聲聲者; 有色者, 有色色者; 有味者, 有味味者。
生之所生者死矣, 而生生者未嘗終; 形之所形者實矣, 而形形者未嘗有; 聲之所聲者聞矣, 而聲聲者未嘗發; 色之所色者彰矣, 而色色者未嘗顯; 味之所味者嘗矣, 而味味者未嘗呈: 皆無為之識也。
能陰能陽, 能柔能剛, 能短能長, 能圓能方, 能生能死, 有暑能涼, 能浮能沉, 能宮能商, 能出能沒, 能玄能黃, 能甘能苦, 能羶能香。
無知也, 無能也, 而無不知也, 而無不能也。」
Thầy Liệt Tử bảo:
- Trời đất không có đủ công dụng, thánh nhân không có đủ khả năng, vạn vật không vật nào dùng vào đủ mọi việc. Chức vụ của trời là sinh ra và che vạn vật, chức vụ của đất là gây hình và chở vạn vật, chức vụ của thánh nhân là giáo hoá, chức vụ của mỗi vật tuỳ theo khả năng của nó.
Mà trời có sở đoản, đất có sở trường, thánh nhân có việc làm không được, và mỗi vật có cái tài riêng.
Sao vậy? Là vì trời sinh ra và che vạn vật thì không thể gây hình và chở vạn vật; đất gây hình và chở vạn vật thì không thể giáo hoá vạn vật; thánh nhân giáo hoá thì không thể làm trái với bản tính của vạn vật, mỗi vật đã có bản tính nhất định rồi thì không thể vượt được phận vị của nó.
Cho nên đạo của trời đất, không phải âm thì là dương, đạo giáo hoá của thánh nhân không phải là nhân thì là nghĩa; bản tính của vạn vật không phải là nhu thì là cương, đều là theo bản tính mà không thể vượt khỏi phận vị của mình.
Cho nên có cái sống đấy thì có cái sinh ra cái sống; có cái hình đấy thì có cái khiến thành hình; có thanh âm đấy thì có cái khiến cho thành thanh âm; có màu sắc đấy thì có cái khiến cho thành màu sắc; có mùi vị đấy thì có cái khiến cho thành mùi vị.
Cái từ cái sống mà sinh ra là cái chết, nhưng cái sinh ra cái sống thì bất tuyệt; cái từ cái hình gây nên là cái thực (chất), nhưng cái khiến cho thành hình thì không hề có (thực chất); cái từ thanh âm gây nên là thính giác, nhưng cái khiến cho thành thanh âm thì không hề phát nên tiếng; cái từ màu sắc gây nên là thị giác, nhưng cái khiến cho thành màu sắc thì không hề hiện ra; cái từ mùi vị gây nên là vị giác, nhưng cái khiến cho thành mùi vị thì không hề lộ ra.
Tất cả những cái đó đều là vô vi mà ra cả. Vô vi có thể âm, có thể dương, có thể nhu, có thể cương, có thể sinh, có thể Tử, có thể nóng, có thể lạnh, có thể nổi, có thể chìm, có thể là âm trầm, có thể là âm bổng, có thể hiện ra, có thể biến mất, có thể tím đen, có thể vàng, có thể ngọt, có thể đắng, có thể tanh hôi, có thể thơm tho.
Vô vi tuy vô tri, vô năng mà không gì là không biết, không gì là không làm được.
林類年且百歲, 底春被裘, 拾遺穗於故畦, 並歌並進。
孔子適衛, 望之於野。 顧謂弟子曰: 「彼叟可與言者, 試往訊之!」子貢請行。
逆之壟端, 面之而嘆曰: 「先生曾不悔乎, 而行歌拾穗?」林類行不留。
歌不輟。
子貢叩之不已, 乃仰而應, 曰: 「吾何悔邪?」子貢曰: 「先生少不勤行, 長不競時, 老無妻子, 死期將至, 亦有何樂而拾穗行歌乎?」
林類笑曰: 「吾之所以為樂, 人皆有之, 而反以為憂。 少不勤行, 長不競時, 故能壽若此。 老無妻子, 死期將至, 故能樂若此。」
子貢曰: 「壽者人之情, 死者人之惡。 子以死為樂, 何也?」
林類曰: 「死之與生, 一往一反。 故死於是者, 安知不生於彼? 故吾知其不相若矣。 吾又安知營營而求生非惑乎? 亦又安知吾今之死不癒昔之生乎?」
子貢聞之, 不喻其意, 還以告夫子。
夫子曰: 「吾知其可與言, 果然; 然彼得之而不盡者也。」
Lâm Loại đã trăm tuổi. Đương mùa xuân, bận áo lông, đi mót lúa ở những ruộng đã gặt rồi, vừa đi vừa hát.
Khổng Tử trên đường qua nước Vệ, thấy Lâm Loại ở trên một cánh đồng, quay lại bảo đệ tử :
- Nên hỏi chuyện ông lão đó. Ai muốn đi nào?
Tử Cống xin đi, bắt kịp ông lão ở trên cái đồi, đối diện ông lão, thở dài, hỏi:
- Cụ không có điều gì ân hận sao mà vừa mót lúa vừa ca hát?
Lâm Loại vẫn vừa đi vừa hát. Tử Cống lại hỏi nữa. Sau cùng Lâm Loại ngừng lại đáp:
- Ta có gì phải ân hận?
Tử Cống bảo:
- Hồi trẻ cụ có siêng năng không? Lớn lên cụ có sống không kịp thời không? Già mà không có vợ con, và bây giờ cái chết sắp tới, có gì đâu mà vui, mà vừa mót lúa vừa ca hát?
Lâm Loại cười đáp:
- Cái ta cho là vui thì mọi người cho là buồn. Hồi trẻ ta không siêng, lớn lên ta sống không kịp thời, cho nên ta mới thọ được như vầy; già ta không có vợ con, cái chết nó sắp tới, cho nên ta mới vui như vầy.
Tử Cống bảo:
- Ai cũng muốn sống lâu, ai cũng ghét chết, sao cụ lại cho chết là vui?
Lâm Loại đáp:
- Sống với chết như qua với lại. Chết ở đây biết đâu chẳng phải tái sinh ở nơi khác? Làm sao ta biết được rằng hai cái đó không như nhau? Ta lại làm sao biết được đau đáu khó nhọc cầu sống chẳng phải là mê muội? Lại làm sao biết được bây giờ chết đi chẳng hơn là hồi trước được sống?
Tử Cống nghe xong không hiểu, về thưa với Khổng Tử.
Khổng Tử bảo: "Ta biết trước rằng nên hỏi chuyện ông lão đó, quả nhiên như vậy. Nhưng ông ấy mới hiểu một phần thôi, chưa hiểu hết lẽ".
子貢倦於學, 告仲尼曰: 「願有所息,」
仲尼曰: 「生無所息。」
子貢曰: 「然則賜息於所乎?」
仲尼曰: 「有焉耳, 望其壙, 睪如也, 宰如也, 墳如也, 鬲如也, 則知所息矣。」
子貢曰: 「大哉死乎! 君子息焉, 小人伏焉。」
仲尼曰: 「賜! 汝知之矣。 人胥知生之樂, 未知生之苦; 知老之憊, 未知老之佚; 知死之惡, 未知死之息也。
Tử Cống học mệt rồi, thưa với Trọng Ni (Khổng Tử) :
- Con muốn được nghỉ.
Trọng Ni bảo:
- Sống thì đâu có được nghỉ.
Tử Cống hỏi:
- Vậy thì con không có lúc nào được nghỉ sao?
- Có chứ. Nhìn những nắm mồ ngổn ngang cái thấp cái cao kia, chỗ nghỉ ngơi đó.
Tử Cống bảo:
- Sự chết lớn thay, người quân tử chết là được nghỉ, kẻ tiểu nhân chết là hết, không làm bậy được nữa.
Trọng Ni nói thêm:
- Tứ, anh hiểu rồi đấy. Người ta đều biết sống là vui mà không biết sống là khổ; biết già thì mỏi mệt mà không biết già là an nhàn; biết chết là buồn mà không biết chết là nghỉ.
晏子曰:
『善哉, 古之有死也! 仁者息焉, 不仁者伏焉。 』死也者, 德之徼也。
古者謂死人為歸人。
夫言死人為歸人, 則生人為行人矣。
行而不知歸, 失家者也。
一人失家, 一世非之; 天下失家, 莫知非焉。
有人去鄉土, 離六親, 廢家業, 游於四方而不歸者, 何人哉? 世必謂之為狂蕩之人矣。
又有人鐘賢世, 矜巧能, 修名譽, 誇張於世, 而不知已者, 亦何人哉? 世必以為智謀之士。
此二者, 胥失者也。
而世與一不與一, 唯聖人知所與, 知所去。」
Án Tử nói: "Sáng suốt thay quan niệm của cổ nhân về cái chết: người nhân (hiền) chết là được nghỉ, kẻ bất nhân chết là hết làm bậy".
Chết là được về. Cổ nhân bảo những người chết là "những người trở về". Bảo như vậy tức là bảo rằng người đương sống là "người đi đường".
Đi đường mà không biết lối thì sẽ lạc xa nhà, không có nhà. Một kẻ không có nhà thì mọi người chê; vậy mà khắp thiên hạ, không có ai có nhà cả thì không ai chê! Có người bỏ quê hương, rời cha mẹ, anh em, vợ con, phá tán tài sản, đi lang thang bốn phương trời mà không về, thì người đó ra sao? Người đời chắc cho hắn là cuồng đãng.
Lại có kẻ quá trọng hình hài và đời sống, muốn được tài giỏi, tiếng tăm, khoa trương với đời mà không biết ngừng, hạng đó nữa ra sao? Người đời chắc khen là kẻ sĩ đa trí, đa mưu.
Hai hạng trên đều lầm lẫn cả, mà hạng trên bị chê, hạng dưới được khen. Chỉ bậc thánh nhân mới biết khen chê cho đúng thôi.
粥熊曰:
「運轉亡已, 天地密移, 疇覺之哉? 故物損於彼者盈於此, 成於此者虧於彼。
損盈成虧, 隨世隨死。
往來相接, 間不可省, 疇覺之哉? 凡一氣不頓進, 一形不頓虧; 亦不覺其在, 亦不覺其虧。 亦如人自世至老, 貌色智態, 亡日不異; 皮膚爪發, 隨世隨落, 非嬰孩時有停而不易也。
間不可覺, 俟至後知。」
Dục Hùng nói:
"Sự vận chuyển không bao giờ ngừng. Trời đất biến chuyển bí mật, ai mà biết được? Cho nên vật giảm ở phía này thì tăng ở phía khác, đầy ở kia thì vơi ở đây. Tăng, giảm, vơi, đầy, sinh ra lẫn nhau rồi chết; qua lại nối tiếp nhau mật thiết, ai mà thấy được sự biến chuyển".
Một “cái khí” không đột nhiên tăng lên, một “cái hình” không đột nhiên giảm đi; (cứ biến chuyển từ từ) cho nên ta không thấy lúc nó đầy, không thấy lúc nó vơi.
Cũng như người ta lúc sinh ra tới lúc già, dong mạo, hình thái, trí tuệ, không ngày nào không thay đổi; da, móng tay, móng chân, tóc mọc ra rồi rụng liền liền, nhưng sự biến chuyển (từng ngày nhỏ quá) không thể thấy ngay được, mãi tới sau mới thấy được.
杞國有人, 憂天地崩墜, 身亡所寄, 廢寢食者。
又有憂彼之所憂者, 因往曉之, 曰: 「天, 積氣耳, 亡處亡氣。
若屈伸呼吸, 終日在天中行止, 奈何憂崩墜乎?」其人曰: 「天果積氣, 日月星宿不當墜邪?」曉之者曰: 「日月星宿, 亦積氣中之有光耀者, 只使墜, 亦不能有所中傷。」其人曰: 「奈地壞何?」曉者曰: 「地積塊耳, 充塞四虛, 亡處亡塊。 若躇步跐蹈, 終日在地上行止, 奈何憂其壞?」其人舍然大喜, 曉之者亦舍然大喜。
長廬子聞而笑曰: 「虹蜺也, 雲霧也, 風雨也, 四時也, 此積氣之成乎天者也。 山嶽也, 河海也; 金石也, 火木也, 此積形之成乎地者也。 知積氣也, 知積塊也, 奚謂不壞? 夫天地, 空中之一細物, 有中之最巨者。 難終難窮, 此固然矣; 難測難識, 此固然矣。 憂其壞者, 誠為大遠; 言其不壞者, 亦為未是。
天地不得不壞, 則會歸於壞。 遇其壞時, 奚為不憂哉?」子列子聞而笑曰: 「言天地壞者亦謬, 言天地不壞者亦謬。 壞與不壞, 吾所不能知也。 雖然, 彼一也, 此一也。
故生不知死, 死不知生; 來不知去, 去不知來。 壞與不壞, 吾何容心哉?」
Nước Kỉ có một người lo trời đất sập, không biết ở đâu cho yên, sinh ra mất ăn mất ngủ.
Một người khác lo ngại cho anh ta, lại giảng giải:
- Trời chỉ chứa cái khí, không chỗ nào không có khí; anh co duỗi hô hấp, suốt đời vận động trong (cái khí của) trời đó, vậy thì tại sao lo nó sập?
Anh ta lại hỏi:
- Nếu quả trời chỉ chứa cái khí thì sao mặt trời, mặt trăng, các vì sao lại không rớt?
Người kia đáp:
- Mặt trời, mặt trăng, các vì sao cũng chỉ là những ánh sáng trong cái khí tích tụ lại đó, dù chúng có rớt xuống cũng không làm ai bị thương được.
- Nhưng, còn đất sập thì sao?
Người kia đáp:
- Đất chỉ chứa những khối (đặc) để lấp những chỗ trống ở bốn phương, không đâu không có khối. Dù đi, dẫm suốt đời thì cũng là di chuyển trên mặt đất, sao lại sợ đất sập?
Anh ta giải được nỗi lo, mừng quá; mà người kia khỏi lo cho bạn nữa, cũng mừng quá.
Trường Lư Tử, nghe kể chuyện đó, cười, bảo:
- Cầu vòng, mây và sương mù, mưa gió, bốn mùa, tất cả những cái đó đều là khí tích tụ trên trời mà thành. Núi đồi, sông biển, kim thuộc và đá, lửa và cây, tất cả những cái đó đều là những khối tích tụ trên đất mà thành. Đã biết là cái khí, cái khối tích tụ lại thì sao còn bảo rằng không thể sụp đổ? Trời đất là những vật nhỏ trong quảng không trung, (nhưng) rất quan trọng trong vũ trụ chúng ta, khó mà tận cùng, huỷ diệt được, lẽ đó cố nhiên.
Lo trời đất huỷ hoại thì thực quá lo xa; nhưng bảo rằng chúng không bao giờ huỷ hoại thì cũng không đúng. Trời đất không thể không huỷ hoại được; tới cái thời trời đất huỷ hoại, mà ta lại sống nhằm thời đó thì làm sao mà không lo?
Thầy Liệt Tử nghe vậy, cười và bảo:
- Kẻ nói trời đất sẽ huỷ hoại, là nói bậy; mà kẻ nói trời đất không bao giờ huỷ hoại cũng nói bậy nữa, trời đất huỷ hoại hay không, điều đó ta không thể biết được. Trời đất huỷ hoại thì mọi người cùng chết; trời đất mà không huỷ hoại thì mọi người cùng sống như nhau hết.
Sống thì không hiểu được sự chết, chết rồi thì không hiểu được sự sống; thời vị lai không biết được thời dĩ vãng, thời dĩ vãng không biết được thời vị lai; trời đất huỷ hoại hay không thì quan tâm tới cái đó làm gì?
子列子適衛, 食於道, 從者見百歲髑髏, 攓蓬而指, 顧謂弟子百豐曰: 「唯予與彼知而未嘗生未嘗死也。 此過養乎? 此過歡乎? 種有幾: 若蛙為鶉, 得水為藚, 得水土之際, 則為蛙蠙之衣。 生列陵屯, 則為陵舄。 陵舄得郁棲, 則為烏足。 烏足之根為蠐螬, 其葉為蝴蝶。 蝴蝶胥也, 化而為蟲, 生灶下, 其狀若脫, 其名曰鴝掇。 鴝掇千日, 化而為鳥, 其名曰乾餘骨。 乾餘骨之沫為斯彌。 斯彌為食醯頤輅。 食醯頤輅生乎食醯黃軦, 食醯黃軦生乎九猷。 九猷生乎瞀芮, 瞀芮生乎腐蠸。 羊肝化為地皋, 馬血之為轉鄰也, 人血之為野火也。 鷂之為鸇, 鸇之為布穀, 布穀久復為鷂也。 燕之為蛤也, 田鼠之為鶉也, 朽瓜之為魚也, 老韭之為莧也。 老羭之為猨也, 魚卵之為蟲。 亶爰之獸, 自孕而生, 曰類。 河澤之鳥, 視而生, 曰鶂。 純雌其名大xxxx, 純雄其名稚蜂。 思士不妻而感, 思女不夫而孕。 后稷生乎巨跡, 伊尹生乎空桑。 厥昭生乎濕, 醯雞生乎酒。 羊奚比乎不荀, 久竹生青寧, 青寧生程, 程生馬, 馬生人。 人久入於機。 萬物皆出於機, 皆入於機。」
《黃帝書》曰: 「形動不生形而生影, 聲動不生聲而生響, 無動不生無而生有。」形, 必終者也; 天地終乎? 與我偕終。 終進乎? 不知也。 道終乎本無始, 進乎本不久。 有生則復於不生, 有形則復於無形。 不生者, 非本不生者; 無形者, 非本無形者也。 生者, 理之必終者也。 終者不得不終, 亦如生者之不得不生。 而欲恆其生, 畫其終, 惑於數也。 精神者, 天之分; 骨骸者, 地之分。 屬天清而散, 屬地濁而聚。 精神離形, 各歸其真, 故謂之鬼。 鬼, 歸也, 歸其真宅。 黃帝曰: 「精神入其門, 骨骸反其根, 我尚我存?」
人自生至終, 大化有四: 嬰孩也, 少壯也, 老耄也, 死亡也。 其在嬰孩, 氣專志一, 和之至也; 物不傷焉, 德莫加焉。 其在少壯, 則血氣飄溢, 欲慮充起; 物所攻焉, 德故衰焉。 其在老耄, 則欲慮柔焉; 體將休焉, 物莫先焉; 雖未及嬰孩之全, 方於少壯, 間矣。 其在死亡也, 則之於息焉, 反其極矣。
Thầy Liệt Tử đi qua nước Vệ, vừa đi vừa ăn.
Môn đệ đi theo thấy một sọ người đã trăm năm, bèn vạch cỏ, chỉ cho Liệt Tử thấy.
Liệt Tử quay lại nói với (môn đệ là) Bách Phong: "Ta với cái sọ này, biết rằng không có gì thực là sinh, thực là tử. Cái sọ đó có thực cho chết là buồn không? Ta có thực cho sống là vui không?" (lược bớt)
...Sách Hoàng Đế có câu: Hình mà động thì không sinh ra một hình khác mà sinh ra cái bóng; thanh âm mà phát ra thì không sinh ra một thanh âm khác mà sinh ra tiếng vang; cái "vô" mà động thì không sinh ra cái "vô" mà sinh ra cái "hữu".
Đã là hình thì phải có chỗ tận cùng, mà trời đất có tận cùng không? (Có vẻ như trời đất cùng tận cùng với ta. Nhưng như vậy có thật là tận cùng không thì ta không biết được. Đạo có tận cùng không? Nó vốn không có khởi thuỷ, làm sao có tận cùng được? Nó có hết không? Nó vốn không có (vô) thì làm sao mà hết được?
Cái gì có sinh thì lại trở về cái bất sinh (tức cái chết); cái gì có hình thì trở về cái vô hình. Nhưng cái bất sinh vốn không phải là bất sinh; cái vô hình vốn không phải là cái vô hình.
Theo lí, cái gì sống thì phải hết (chết); cái gì phải hết thì không thể không hết được, cũng như cái gì sống thì không thể không sống được; vậy kẻ nào muốn sống hoài không chết là kẻ mê muội, không hiểu lẽ trời.
Tinh thần thuộc về trời, hài cốt thuộc về đất; thuộc về trời thì trong mà tán, thuộc về đất thì đục mà tụ. Khi tinh thần lìa thể xác rồi thì mỗi cái đều trở về nguồn gốc riêng của mình, cho nên gọi là "quỉ". "Quỉ (ma quỉ) tức là "qui", là về, về cái gốc của nó.
Hoàng Đế bảo: "Tinh thần về nhà cửa của nó rồi, hài cốt về cội nguồn của nó rồi, thì làm sao ta còn tồn tại được nữa? ".
Con người từ lúc sanh tới lúc chết, trải qua bốn sự biến hoá lớn: tuổi thơ, tráng niên, già rồi chết. Trong tuổi thơ, khí và chí chuyên nhất, thực là hoà hợp, cho nên ngoại vật không làm thương tổn được, mà các đức thật đầy đủ; tới tráng niên, khí huyết tràn trề, dục vọng và tư lự phát lên mạnh, bị ngoại vật tấn công, cho nên đức suy; tới tuổi già, dục vọng và tư lự giảm đi, muốn nghỉ ngơi, không cạnh tranh nữa nên ngoại vật không tranh thắng với mình; tuy không được như tuổi thơ, nhưng cũng khác tráng niên rồi.
Tới lúc chết thì là nghỉ ngơi, trở về lúc đầu.
孔子游於太山, 見榮啟期行乎郕之野, 鹿裘帶索, 鼓琴而歌。
孔子問曰: 「先生所以樂, 何也?」
對曰: 「吾樂甚多。 天生萬物, 唯人為貴。 而吾得為人, 是一樂也。 男女之別, 男尊女卑, 故以男為貴; 吾既得為男矣, 是二樂也。 人生有不見日月、不免襁褓者, 吾既已行年九十矣, 是三樂也。 貧者士之常也, 死者人之終也, 處常得終, 當何憂哉?」
孔子曰: 「善乎! 能自寬者也。」
Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp Vinh Khải Kì bận cái áo lông bằng da hươu, quấn dây lưng bằng thừng, vừa gảy đàn cầm vừa hát, lang thang trên cánh đồng.
Khổng Tử hỏi: Cụ có cái gì mà vui vậy?
Đáp: Ta có nhiều cái vui lắm. Trời sinh ra muôn loài, chỉ có người là quí, mà ta được làm người, đó là một cái vui. Đàn ông so với đàn bà, đàn ông được trọng, đàn bà bị khinh, vậy đàn ông là quí, mà ta lại là đàn ông, đó là hai cái vui. Có những kẻ sinh ra không thấy mặt trời, mặt trăng, còn bọc trong tả đã chết rồi, ta nay đã được chín chục tuổi, đó là ba cái vui. Nghèo là cảnh thường của kẻ sĩ, và chết là là số phận của mọi người. Ở vào cảnh thường mà được số phận chung của mọi người, có gì mà buồn?
Khổng Tử bảo: Đạt quan niệm rộng thoáng như vậy, sáng suốt thay!
舜問乎烝曰: 「道可得而有乎?」
曰: 「汝身非汝有也, 汝何得有夫道?」
舜曰: 「吾身非吾有, 孰有之哉?」
曰: 「是天地之委形也。
生非汝有, 是天地之委和也。
性命非汝有, 是天地之委順也。
孫子非汝有, 是天地之委蛻也。
故行不知所往, 處不知所持, 食不知所以。
天地, 強陽氣也, 又胡可得而有邪?」
Thuấn hỏi ông Chưng:
- Có thể đạt được, nắm được đạo không?
Đáp:
- Ngay cái thân anh cũng không phải của anh, thì anh làm sao nắm được đạo?
Lại hỏi:
- Thân của tôi không phải là của tôi thì là của ai?
Đáp:
----Đó là cái hình hài trời đất giao cho anh đấy.
Đời sống không phải là của anh, nó là sự điều hoà của trời đất giao cho anh đấy.
Tính mệnh không phải là của anh, nó là sự kết hợp của trời đất giao cho anh đấy.
Con cháu không phải là của anh, chúng là sự lột xác của trời đất giao cho anh đấy.
Cho nên khi đi, chúng ta không biết đi đâu, khi ở, không biết ở đâu, khi ăn, không biết ăn gì.
Trời đất là cái khí nó vận động. Làm sao nắm được làm của mình?
齊之國樂大富, 宋之向氏大貧; 自宋之齊, 請其術。
國氏告之曰: 「吾善為盜。 始吾為盜也, 一年而給, 二年而足, 三年大壤。 自此以往, 施及州閭。」
向氏大喜, 喻其為盜之言, 而不喻其為盜之道, 遂踰垣鑿室, 手目所及, 亡不探也。 未及時, 以贓獲罪, 沒其先居之財。
向氏以國氏之謬己也, 往而怨之。 國氏曰: 「若為盜若何?」
向氏言其狀。
國氏曰: 「嘻! 若失為盜之道至此乎? 今將告若矣。 吾聞天有時, 地有利。
吾盜天地之時利, 雲雨之滂潤, 山澤之產育, 以生吾禾, 殖吾稼, 築吾垣, 建吾舍。
陸盜禽獸, 水盜魚鱉, 亡非盜也。 夫禾稼、土木、禽獸、魚鱉, 皆天之所生, 豈吾之所有? 然吾盜天而亡殃。
夫金玉珍寶穀帛財貨, 人之所聚, 豈天之所與? 若盜之而獲罪, 孰怨哉?」向氏大惑, 以為國氏之重罔己也, 過東郭先生問焉。
東郭先生曰:
「若一身庸非盜乎? 盜陰陽之和以成若生, 載若形; 況外物而非盜哉? 誠然, 天地萬物不相離也; 認而有之, 皆惑也。
國氏之盜, 公道也, 故亡殃; 若之盜, 私心也, 故得罪。 有公私者, 亦盜也; 亡公私進, 亦盜也。 公公私私, 天地之德。 知天地之德者, 孰為盜邪? 孰為不盜邪?」
Một người họ Quốc ở nước Tề rất giàu; một người họ Hướng ở nước Tống rất nghèo, từ Tống qua Tề hỏi người kia về thuật làm giàu. Người họ Quốc bảo:
- Tôi giàu vì khéo ăn trộm. Làm nghề ăn trộm, năm đầu tôi đủ ăn, năm thứ nhì tôi phong lưu, năm thứ ba tôi giàu lớn, và từ đó tôi lần lần mua được hết vườn ruộng trong miền.
Người họ Hướng rất mừng. Anh ta biết rằng phải ăn trộm, nhưng không hiểu cách ăn trộm ra sao. Thế rồi anh ta leo tường vào lén nhà người ta, thấy cái gì, đụng cái gì vơ vét hết cái đó, không bao lâu bị bắt, xử tội, tịch thu luôn cả những của cải tích luỹ từ trước.
Họ Hướng cho rằng họ Quốc gạt mình, lại ngỏ lời trách oán. Người họ Quốc hỏi:
- Anh ăn trộm cách nào?
Họ Hướng kể lại cách ăn trộm của mình. Người họ Quốc bảo:
- Ôi! Sao mà anh lầm về cách ăn trộm tới mức đó. Này, để tôi giảng cho anh nghe.
Ta nghe nói trời có bốn mùa, đất có huê lợi, ăn trộm thời tiết của trời, huê lợi của đất, sự ẩm ướt thấm nhuần của mây mưa, sản phẩm của núi chằm, để cho lúa của ta mọc, rồi chín mà gặt, để xây tường, dựng nhà mà ở.
Ở trên đất, ta ăn trộm các loài cầm thú, ở dưới nước ta ăn trộm các loài cá, rùa, không thứ gì ta không ăn trộm.
Lúa má, đất gỗ, cầm thú, cá rùa, đều do trời sinh ra cả, đâu phải của ta, nhưng ta ăn trộm của trời thì không bị tai hoạ.
Còn như vàng ngọc, châu báu, thức ăn, vải lụa, hoá phẩm, là của người ta làm ra, chứa lại, đâu phải của trời cho; ăn trộm của người ta thì bị tội, còn oán ai nữa?
Họ Hướng rất hoang mang, cho rằng họ Quốc gạt mình lần nữa, gặp ông Đông Quách, đem hỏi lại. Ông Đông Quách bảo:
- Anh dùng cái thân thể của anh, chẳng phải là ăn trộm ư?
Anh ăn trộm sự điều hoà của âm dương để thành sinh lực của anh; thân anh cũng vậy, huống hồ là ngoại vật, có vật nào là anh không ăn trộm?
Thực ra trời đất, vạn vật không rời nhau ra, phân biệt ra để chiếm hữu các vật đó, đều là lầm lẫn. Cách ăn trộm của họ Quốc, là cách "chung", cho nên không bị tai hoạ; còn cách ăn trộm của anh là "riêng", cho nên bị tội. Tuy phân biệt chung và riêng đó thì cũng vẫn là ăn trộm.
Cái đức (đạo, luật) của trời đất là cái gì cũng có thể là chung được, cái gì cũng có thể là riêng được; biết được cái đức của trời đất thì thế nào là ăn trộm, thế nào không phải ăn trộm?
HẾT CHƯƠNG I
----------
CHƯƠNG II
HOÀNG ĐẾ
《沖虛真經》
黃帝 第二
黃帝即位十有五年, 喜天五戴己, 養正命, 娛耳目, 供鼻口, 焦然肌色皯XXXX, 昏然五情爽惑。
又十有五年, 憂天下之不治, 竭聰明, 進智力, 營百姓, 焦然肌色皯XXXX, 昏然五情爽惑。
黃帝乃喟然贊曰: 「朕之過淫矣。 養一己其患如此, 治萬物其患如此。」於是放萬機, 舍宮寢, 去直待, 徹鐘縣。 減廚膳, 退而間居大庭之館, 齋心服形, 三月不親政事。 晝寢而夢, 游於華胥氏之國。 華胥氏之國在弇州之西, 臺州之北, 不知斯齊國幾千萬里; 蓋非舟四足力之所及, 神遊而已。
其國無帥長, 自然而已。 其民無嗜欲, 自然而已。 不知樂生, 不知惡死, 故無夭殤; 不知親己, 不知疏物, 故無愛憎; 不知背逆, 不知向順, 故無利害; 都無所愛惜, 都無所畏忌。
入水不溺, 入火不熱。 斫撻無傷痛, 指擿無痟癢。 乘空如履實, 寢虛若處床。 雲霧不硋其視, 雷霆不亂其聽, 美惡不滑其心, 山谷不躓其步, 神行而已。
黃帝既悟, 怡然自得, 召天老、力牧、太山稽, 告之曰: 「朕閒居三月, 齋心服形, 思有以養身治物之道, 弗獲其術。 疲而睡, 所夢若此。 今知至道不可以情求矣。 朕知之矣! 朕得之矣! 而不能以告若矣。」
又二十有八年, 天下大治, 幾若華胥氏之國, 而帝登假, 百姓號之, 二百餘年不輟。
Hoàng Đế lên ngôi được mười lăm năm, mừng rằng thiên hạ tôn thờ mình. Ông giữ gìn tính mệnh (sinh lực), hưởng cái vui thanh sắc, hương vị, vậy mà nước da ông khô và đen sạm, tâm hồn ông mờ ám mê loạn.
Thêm mười lăm năm nữa, ông lo lắng nhận thấy rằng nước muốn loạn; ông gắng sức, dùng hết trí lực sáng suốt để trị dân, nước da ông vẫn khô và đen sạm, tâm hồn vẫn mờ ám mê loạn. Ông thở dài than rằng:
- Ta lỗi lầm quá lắm! Nuôi riêng cái thân ta thì tai hại như vậy, mà muốn trị dân thì cũng tai hại như vậy.
Thế rồi ông bỏ hết cơ mưu, rời cung điện, đuổi kẻ hầu đi, hạ các chuông xuống, giảm các thức ăn, lui ra ở yên tĩnh trong một ngôi nhà tại giữa sân lớn của ông, trai tâm để làm chủ được hình hài, như vậy ba tháng không trông nom việc nước nữa.
Một hôm ông nghĩ trưa, nằm mộng thấy lại chơi nước Hoa Tư Thị.
Nước này ở phía Tây Yểm Châu, phía bắc Thai Châu, không biết cách nước Tề bao nhiêu vạn dặm.
Không thể đi xe, đi thuyền hay đi chân mà tới nước đó được, chỉ có thể tới bằng tinh thần (thần du) mà thôi.
Nước đó không có vua, tự nhiên mà trị, dân không thị dục, tự nhiên mà sống.
Họ không ham sống, không ghét chết, cho nên không có ai chết yểu.
Họ không yêu mình mà lãnh đạm với người, cho nên không yêu không ghét.
Không ác cảm với người trái với mình, không thiện cảm với người thuận ý mình, cho nên không có lợi, không có hại, không thích, không tiếc.
Họ không uý kỵ cái gì cả, xuống nước mà không chìm, vô lửa mà không cháy, bị đánh không thấy đau; gãi mà không nhức, ngứa; bay lên không như đi dưới đất, nằm trên không như nằm trên giường; mây và sương mù không che được mắt, tiếng sấm sét không làm điếc được tai, cái đẹp cái xấu không làm động lòng, núi hang không ngăn được bước chân, họ đi đi lại lại như thần linh vậy.
Hoàng Đế tỉnh dậy, vui vẻ, giác ngộ, cho vời Thiên Lão, Lực Mục, Thái Sơn Kê lại, bảo:
Ta nhàn cư ba tháng, trai tâm mà làm chủ được hình hài, suy nghĩ về cách dưỡng thân và trị nước mà không tìm ra được thuật nào cả. Mệt mỏi, ta ngủ thiếp đi, nằm mộng thấy vậy. Bây giờ biết rằng không thể nhiệt tình cầu đạo mà được đạo. Ta hiểu được rồi, đạt được rồi, nhưng không thể giảng cho các khanh được.
Hoàng Đế giữ ngôi hai mươi tám năm nữa, thiên hạ thật bình trị, gần như nước Hoa Tư Thị vậy. Rồi Hoàng Đế qui tiên. Trăm họ đều khóc, trên hai trăm năm không dứt.
列姑射山在海河洲中, 山上有神人焉, 吸風飲露, 不食五穀;
心如淵泉, 形如處女, 不偎不愛,
仙聖為之臣; 不畏不怒, 願愨為之使;
不施不惠, 而物自足; 不聚不斂, 而已無愆。
陰陽常調, 日月常明, 四時常若, 風雨常均, 字育常時, 年穀常豐;
而土無札傷, 人無夭惡, 物無疵癘, 鬼無靈響焉。
Dãy núi Cô Xạ ở Hải Hà Châu.
Trên núi có thần nhân hít gió uống sương (mà sống) chứ không ăn ngũ cốc.
Lòng họ như dòng suối sâu, thân thể họ như gái tân.
Họ không thiên vị, không yêu riêng ai. Tiên thánh là bề tôi của họ. Họ không sợ, không giận. Sứ giả của họ là những người trung hậu, thuần phác. Họ không ban ân huệ, mà mọi vật đều tự túc; không thu nhặt gom góp mà không thiếu thứ gì.
Âm dương luôn luôn điều hoà, mặt trăng mặt trời luôn luôn sáng tỏ, bốn mùa bao giờ cũng thuận, gió mưa bao giờ cũng hoà; thực vật cứ đúng thời mà có, mùa màng năm nào cũng trúng, đất cát không bị thương tổn, người không chết yểu, vạn vật không bị bệnh tật, quỉ không xuất hiện, hết linh.
列子師老商氏, 友伯高子; 進二子之道, 乘風而歸。
尹生聞之, 從列子居, 數月不省舍。
因間請蘄其術者, 十反而十不告。
尹生懟而請辭, 列子又不命。 尹生退。
數月, 意不已, 又往從之。 列子曰: 「汝何去來之頻?」
尹生曰: 「曩章戴有請於子, 子不我告, 固有憾於子。 今復脫然, 是以又來。」
列子曰: 「曩吾以汝為達, 今汝之鄙至此乎。 姬! 將告汝所學於夫子者矣。
自吾之事夫子友若人也, 三年之後, 心不敢唸是非, 口不敢言利害, 始得夫子一眄而已。
五年之後, 心庚念是非, 口庚言利害, 夫子始一解顏而笑。
七年之後, 從心之所念, 庚無是非; 從口之所言, 庚無利害, 夫子始一引吾並席而坐。
九年之後, 橫心之所念, 橫口之所言, 亦不知我之是非利害歟, 亦不知彼之是非利害歟; 亦不知夫子之為我師, 若人之為我友: 內外進矣。 而後眼如耳, 耳如鼻, 鼻如口, 無不同也。
心凝形釋, 骨肉都融; 不覺形之所倚, 足之所履, 隨風東西, 猶木葉干殼。 竟不知風乘我邪? 我乘風乎? 今女居先生之門, 曾未浹時, 而懟憾者再三。
女之片體將氣所不受, 汝之一節將地所不載。 履虛乘風, 其可幾乎?」尹生甚怍, 屏息良久, 不敢復言。
Liệt Tử học ông Lão Thương, làm bạn với ông Bá Cao Tử, khi đã biết được nhiều về đạo của hai ông đó rồi thì cưỡi gió mà về. Doãn Sinh hay tin lại ở gần nhà Liệt Tử, mấy tháng không được dạy bảo điều gì cả, một hôm nhân lúc Liệt Tử nhàn rỗi, xin Liệt Tử truyền đạo cho. Mười lần qua hỏi, mười lần không được Liệt Tử chỉ bảo. Doãn Sinh giận, qua từ biệt Liệt Tử, Liệt Tử làm thinh.
Doãn Sinh mấy tháng không qua nữa, nhưng lòng vẫn thắc mắc muốn biết đạo, sau lại trở qua. Liệt Tử hỏi:
- Bỏ đi rồi lại trở lại mấy lần là nghĩa gì vậy?
Doãn Sinh đáp:
- Trước kia Chương Đái xin thầy dạy bảo, thầy chẳng buồn dạy, nên con bất bình với thầy. Bây giờ hết rồi nên con trở lại.
Liệt Tử bảo:
- Trước kia ta tưởng anh thông minh, không ngờ tầm thường như vậy. Ngồi đó, ta sẽ chỉ cho ta đã học được gì ở thầy ta. Từ khi ta là môn đệ của thầy ta, là bạn của Bá Cao, sau ba năm, lòng không dám cân nhắc đến phải trái, miệng không dám nói đến lợi hại, lúc đó mới chỉ được thầy ta liếc mắt nhìn thôi. Sau năm năm, lòng ta mới lại cân nhắc phải trái, miệng ta lại nói đến lợi hại, lúc đó thầy ta mới tươi tỉnh cười với ta. Sau bảy năm, lòng ta tự nhiên suy tư, không thấy gì là phải trái nữa; miệng ta tự nhiên nói ra, không biết gì là lợi hại nữa, lúc đó thầy ta mới cho ta ngồi cùng chiếu. Chín năm sau, giải thoát được ý nghĩ trong lòng và lời nói ngoài miệng, đã không phân biệt cái phải trái lợi hại của ta ở đâu mà cũng không phân biệt cái phải trái của người ở đâu, cũng không phân biệt thầy ta là thầy, bạn ta là bạn nữa.
Hết phân biệt nội và ngoại (mình và vạn vật) rồi, thì cảm giác của mắt cũng như cảm giác của tai, của tai cũng như của mũi, của mũi cũng như của miệng, hết thảy đều hoà đồng với nhau. Lòng ta ngưng lại, hình hài ta được giải thoát, xương thịt như tan rã, ta không cảm thấy thân thể ta dựa vào cái gì cả, không cảm thấy chân ta đạp đất nữa. Ta theo gió mà qua đông qua tây, như lá lìa cành, như hạt lìa cây; không biết ta chở gió hay gió chở ta nữa.
Còn anh, anh ở nhà thầy chưa được bao lâu mà đã hai ba lần tỏ ra bất mãn. Cái mảnh thân thể của anh, không khí không chịu nhận, một khúc xương cốt của anh, đất không chịu chở, như vậy làm sao anh cưỡi gió bay trong không khí được?
Doãn Sinh rất xấu hổ, nín thở hồi lâu, không dám thốt một lời.
列子問關尹曰: 「至人潛行不空, 蹈火不熱, 行乎萬物之上而不慄。 請問何以至於此?」
關尹曰: 「是純氣之守也, 非智巧果敢之列。 姬! 魚語女。
凡有貌像聲色者, 皆物也。 物與物何以相遠也? 夫奚足以至乎先? 是色而已。
則物之造乎不形, 而止乎無所化。 夫得是而窮之者, 焉得為正焉? 彼將處乎不深之度, 而藏乎無端之紀, 游乎萬物之所終始。
壹其性, 養其氣, 含其德, 以通乎物之所造。 夫若是者, 其天守全, 其神無郤, 物奚自入焉? 夫醉者之墜於車也, 雖疾不死。
骨節與人同, 而犯害與人異, 其神全也。 乘亦弗知也, 墜亦弗知也。
死生驚懼, 不入乎其胸, 是故遌物而不慴。
彼得全於酒, 而猶若是, 而況得全於天乎? 聖人藏於天, 故物莫之能傷也。」
Liệt Tử hỏi Quan Doãn:
- Bậc chí đức lặn dưới nước mà không ngạt, đi trong lửa mà không bỏng, bay bổng lên trên vạn vật mà không run sợ. Xin ông giảng cho tôi làm sao mà lại được như vậy?
Quan Doãn đáp:
- Như vậy là nhờ giữ được cái khí thuần hoá, chứ không nhờ trí xảo hay quả cảm. Ông ngồi xuống, tôi giảng cho ông nghe.
Hễ có hình dáng, thanh âm, khí sắc thì đều là sinh vật cả. Sinh vật khác nhau ở đâu? Làm sao có vật này hơn vật khác được? Chỉ là nhờ không có hình sắc mà thôi. Nhưng vật nào không có hình sắc thì đạt được cảnh giới không biến hoá nữa. Đạt được cùng cực của cảnh giới ấy thì không bị các vật khác khống chế nữa.
Như vậy là đạt được cái trung độ, cái cương kỉ vô thuỷ vô chung, mà tiêu dao cảnh giới sơ thuỷ của vạn vật, hợp nhất bản tính, hàm dưỡng nguyên khí, trở về với cái Đức nguyên thuỷ mà cảm thông với tự nhiên.
Một người như vậy bảo toàn được thiên tính, tinh thần không suy tổn, ngoại vật làm sao xâm nhập mà làm hại người đó được?
Như trường hợp người say rượu mà té xe, tuy bị thương mà không chết. Xương và khớp xương cũng như mọi người mà không bị hại như mọi người, là nhờ [say rượu] mà giữ được cái thần, lên xe đã không biết, té xe cũng không hay. Tử sinh, kinh cụ không xâm nhập lòng người đó, cho nên tiếp xúc với ngoại vật mà không biết sợ.
Kẻ nhờ rượu giữ toàn được cái thần mà còn như vậy, huống hồ là người tự nhiên vô tâm. Thánh nhân hoà hợp với tự nhiên, nên không vật gì làm hại nổi.
Kẻ muốn phục thù không lẽ lại bẻ cây gươm của kẻ thù [vì cây gươm vốn vô tâm]; mà dù có nóng tính, cũng không ai lại oán phiến ngói rơi nhằm đầu mình [vì phiến ngói vô tâm].
Theo được đạo [qui tắc] đó thì thiên hạ được quân bình, không có loạn chiến tranh, không có cái hoạ chém giết. Không nên dùng trí tuệ mà truy cầu tự nhiên, cứ thuận theo bản tính mà ứng hợp với tự nhiên.
Thuận theo bản tính thì cái Đức sẽ phát, dùng trí tuệ thì sự tàn hại sẽ sinh. Đừng ém cái tự nhiên, đừng diệt cái thiên tính ở người, như vậy thì may ra dân chúng trở về bản chân được.
列禦寇為伯昏瞀人射, 引之盈貫, 措杯水其肘上, 發之, 鏑矢復沓, 方矢復寓。
當是時也, 猶像人也。
伯昏瞀人曰: 「是射之射, 非不射之射也。
當與汝登高山, 履危石, 臨百仞之淵, 若能射乎?」
於是瞀人遂登高山, 履危石, 臨百仞之淵, 背逡巡, 足二分垂在外, 揖禦寇而進之。
禦寇伏地, 汗流至踵。
伯昏瞀人曰: 「夫至人者, 上窺青天, 下潛黃泉, 揮斥八極。 神氣不變。 今汝怵然有恂目之志, 爾於中也殆矣夫!」
Liệt Ngự Khấu (tức Liệt Tử) bắn cung cho Bá Hôn Vô Nhân coi, giương hết sức cây cung, mà tay thật cứng, không nhúc nhích, giá có đặt một chén nước đầy lên khuỷ tay trái thì nước cũng không sóng sánh khi phát mũi tên; ông lại bắn mau tới nỗi mũi tên đầu vừa phát thì mũi tên thứ nhì đã đặt vào chỗ, rồi tới mũi tên thứ ba. Lúc đó, ông như pho tượng.
Bá Hôn Vô Nhân bảo:
- Như vậy còn là hữu tâm mà bắn, chứ không phải là vô tâm mà bắn. Tôi muốn thử cùng với ông lên núi cao, tới một mỏm đá nguy hiểm ở bờ một vực thẳm một trăm nhẫn (mỗi nhẫn là tám thước), xem ở đó ông còn bắn được nữa không.
Thế rồi Vô Nhân lên núi cao, tới một mỏm đá nguy hiểm ở bờ một vực thẳm trăm nhẫn, quay lưng lại mà đi lùi, khi hai phần ba bàn chân ở ngoài bờ vực rồi, mới cúi xuống mời Liệt Ngự Khấu lại. Liệt Ngự Khấu sợ quá, nằm rạp xuống đất, mồ hôi chảy xuống tận gót chân.
Bá Hôn Vô Nhân bảo:
- Bậc chí nhân trên thì đo trời xanh, dưới thì đạt tới suối vàng, vùng vẫy ở chỗ bát cực (tám góc xa nhất của vũ trụ) mà thần khí bất biến. Mới có vậy mà ông đã run sợ, mờ mắt, không làm chủ cái tâm của ông được, nguy rồi, làm sao mà bắn được?
范氏有子曰子華, 善養私名, 舉國服之; 有寵於晉君, 不仕而居三卿之右。
目所偏視, 晉國爵之; 口所偏肥, 晉國黜之。 游其庭者侔於朝。
子華使其俠客, 以智鄙相攻, 彊弱相凌。 雖傷破於前, 不用介意。
終日夜以此為戲樂, 國殆成俗。 禾生、子伯、范氏之上客。
出行經坰外, 宿於田更商丘開之舍。 中夜, 禾生、子伯二人相與言子華之名勢, 能使存者亡, 亡者存; 富者貧, 貧者富。 商丘開先窘於饑寒, 潛於牖北聽之。
因假糧荷畚之子華之門。 子華之門徒皆世族也, 縞衣乘軒, 緩步闊視。 顧見商丘開年老力弱, 面目黎黑, 衣冠不檢, 莫不眲之。
既而狎侮欺詒, 攩XXXX挨抌, 亡所不為。 商丘開常無慍容, 而諸客之技單, 憊於戲笑。 遂與商丘開俱乘高臺, 於眾中漫言曰: 「有能自投下者賞百金。」
眾皆競應。 商丘開以為信然, 遂先投下, 形若飛鳥, 揚於地, 肌骨無毀。 范氏之黨以為偶然, 未詎怪也。 因復指河曲之淫隈曰: 「彼中有寶珠, 泳可得也。」商丘開復從而泳之, 既出, 果得珠焉。 眾昉同疑。 子華昉令豫肉食衣帛之次。 俄而范氏之藏大火。
子華曰: 「若能入火取綿者, 從所得多少賞若。」商丘開往, 無難色, 入火往還, 埃不漫, 身不焦。 范氏之黨以為有道, 乃共謝之曰: 「吾不知子之有道而誕子, 吾不知子之神人而辱子。
子其愚我也, 子其聾我也, 子其盲我也, 敢問其道。」商丘開曰: 『吾亡道。 雖吾之心, 亦不知所以。 雖然, 有一於此, 試與子言之。 曩子二客之宿吾舍也, 聞譽范氏之勢, 能使存者亡, 亡者存; 富者貧, 貧者富。 吾誠之無二心, 故不遠而來。 及來, 以子黨之言皆實也, 唯恐誠之之不至, 行之之不及, 不知形體之所措, 利害之所存也。 心一而已。 物亡迕者, 如斯而已。
今昉知子黨之誕我, 我內藏猜慮, 外矜觀聽, 追幸昔日之不焦溺也, 怛然內熱, 惕然震悸矣。 水火豈復可近哉?」自此之後, 范氏門徒路遇乞兒馬醫, 弗敢辱也, 必下車而揖之。
宰我聞之, 以告仲尼。 仲尼曰: 「汝弗知乎? 夫至信之人, 可以感物也。 動天地, 感鬼神, 橫六合而無逆者, 豈但履危險, 入水火而已哉? 商丘開信偽物猶不逆, 況彼我皆誠哉? 小子識之!」
Phạm Thị có một người con tên là Tử Hoa khéo gây tiếng tốt, trong nước ai cũng phục, được vua Tấn tin cậy, tuy không có chức vụ gì mà được ngồi bên phải ba vị khanh.
Tử Hoa thích ai thì người đó được vua ban tước liền, chê ai thì kẻ đó bị truất liền, được lui tới tư dinh ông ta thì cũng như vô ra triều đình.
Tử Hoa xúi bẩy cho bọn hiệp khách trong nhà tranh nhau về trí ngu, về mạnh yếu, dù có kẻ bị thương tích trước mắt, ông cũng thản nhiên, suốt ngày đêm lấy trò đó làm vui, cơ hồ thành cái tục trong nước.
Hoà Sinh và Tử Bá là hai thượng khách của ông ta, đi ra ngoài cõi, trọ ở nhà một ông nông dân già tên là Thương Khâu Khai.
Ban đêm, hai người đó nói với nhau về uy danh của Tử Hoa, có thể làm cho kẻ sống phải chết, kẻ chết được sống lại, kẻ giàu hoá nghèo, kẻ nghèo hoá giàu.
Ông lão Thương Khâu Khai nghèo đói quẫn bách, nép ở cửa sổ nghe lóm được, chuẩn bị lương thực, xếp vào giỏ, lại nhà Tử Hoa.
Bọn đàn em của Tử Hoa đều là hạng gia thế, bận đồ lụa, ngồi xe đẹp. Họ ung ung bước tới, ngó ngang ngó ngửa, liếc thấy Thương Khâu Khai tuổi đã già, sức đã suy, mặt mũi sạm nắng, mũ áo lôi thôi, (...), tỏ vẻ khinh bỉ, nhạo báng, xô đẩy, lôi kéo, làm tình làm tội ông già đủ thứ. Thương Khâu Khai không tỏ vẻ bực mình và bọn đó đùa giỡn riết rồi chán.
Rồi họ cùng với Thương Khâu Khai lên một cái đài cao, một người trong bọn nói đùa:
- Ai dám nhảy xuống đất thì ta thưởng cho trăm lượng vàng.
Mọi người đều tán thành. Thương Khâu Khai tin là thật, nhảy xuống đầu tiên. Thân thể ông như chim bay, đáp nhẹ xuống đất, xương thịt không bị thương gì cả. Bọn Phạm Thị cho là chuyện may mắn ngẫu nhiên, chưa phải là quái dị. Dịp khác, họ trỏ một chỗ sâu tại một khúc sông bảo dưới đó có châu bảo, xuống mò sẽ được. Thương Khâu Khai lại tin, lặn xuống, rồi nổi lên, quả nhiên vớt được châu bảo. Lúc đó mọi người mới bắt đầu nghi (có phép lạ nào đó), Tử Hoa mới ra lệnh đãi ông già vào hạng thượng khách, được ăn thịt và bận đồ tơ lụa.
Chẳng bao lâu, kho của Phạm Thị cháy lớn, Tử Hoa bảo ông già:
- Ông vô đám cháy khuân ra các gấm vóc thì tôi sẽ tuỳ nhiều ít mà thưởng ông.
Thương Khâu Khai nhảy vô đám lửa, nét mặt thản nhiên, đi đi lại lại trong lửa rực, không bị khó chịu vì tro bụi, thân thể không bị bỏng.
Bọn Phạm Thị cho rằng ông già đó "đắc đạo", xin lỗi ông:
- Chúng tôi không biết ông đắc đạo, cố ý lừa gạt ông. Chúng tôi không biết ông là bậc thần nhân mà muốn làm nhục ông. Xin ông coi chúng tôi như bọn ngu, điếc, đui và dạy cho chúng tôi đạo của ông.
Thương Khâu Khai đáp:
- Tôi có cái đạo nào đâu. Chính lòng tôi cũng không biết sao lại được như vậy, nhưng có điều này tôi muốn cho các ông hay.
Hôm trước, hai ông khách lại tá túc trong nhà tôi, tôi nghe hai ông ấy khen uy thế của họ Phạm, có thể làm cho kẻ sống phải chết, kẻ chết sống lại, kẻ giàu hoá nghèo, kẻ nghèo hoá giàu, tôi thành tâm tin thực, nên không ngại xa mà tới đây. Lại đây, tôi tin lời của các ông là đúng. Tôi chỉ sợ lòng tôi không được chân thành, hành vi của tôi không xứng đáng, mà không nghĩ an hay nguy cho thân tôi, lợi hay hại cho tôi. Tôi chỉ nhất tâm, nhất nguyện, cho nên vật không làm trở ngại cho tôi. Chỉ có vậy thôi. Bây giờ tôi mới biết rằng các ông muốn gạt tôi thì trong lòng tôi sinh ra nghi ngờ, lo sợ, nghe thấy, trông thấy cái gì cũng đâm ngại.
Nhớ lại hôm trước thoát chết đuối, chết cháy, tôi hoảng hốt, lo sợ, bừng bừng trong lòng. Từ nay tôi đâu dám lại gần nước và lửa nữa.
Từ hôm đó, bọn đàn em Phạm Thị gặp ăn mày hay hạng thú y ở ngoài đường, không dám làm nhục họ nữa, mà còn xuống xe vái là khác.
Tể Ngã nghe chuyện đó, kể với Trọng Ni, Trọng Ni bảo:
- Anh có biết không? Con người cực thành tín thì có thể cảm động được vạn vật, trời đất, quỉ thần, vượt sáu cõi mà không gì ngăn được, chứ nào phải chỉ vô được chỗ nguy hiểm, vô nước, vô lửa mà thôi đâu.
Ông Thương Khâu Khai tin lời gạt của bọn đó mà nước, lửa còn không làm hại ông được, huống hồ là hai bên cùng chân thành cả (thì việc gì mà không làm được?). Các con nên nhớ điều đó.
周宣王方牧正, 有役人梁鴦者, 能養野禽獸, 委食於園庭之內, 雖虎狼雕鶚之類, 無不柔馴者。 雄雌在前, 孳尾成群, 異類雜居, 不相搏噬也。
王慮其術終於其身, 令毛丘園傳之。
梁鴦曰: 「鴦, 賤役也, 何術以告爾? 懼王之謂隱於爾也, 且一言我養虎之法。
凡順之則喜, 逆之則怒, 此有血氣者之性也。 然喜怒豈妄發哉? 皆逆之所犯也。
夫食虎者, 不敢以生物與之, 為其殺之之怒也; 不敢以全物與之, 為其碎之之怒也。
時其饑飽, 達其怒心。 虎之與人異類, 而媚養己者, 順也; 故其殺之, 逆也。 然則吾豈敢逆之使怒哉?
亦不順之使喜也。 夫喜之復也必怒, 怒之復也常喜, 皆不中也。
今吾心無逆順者也, 則鳥獸之視吾, 猶其儕也。 故游吾園者, 不思高林曠澤; 寢吾庭者, 不願深山幽穀, 理使然也。」
Viên quan mục súc của vua Tuyên vương nhà Chu có một người coi vườn thú tên là Lương Ương khéo nuôi các cầm thú rừng.
Khi chú ta cho chúng ăn thì ngay những con hổ, chó sói, chim cắt, chim ngạc cũng tỏ ra hiền. Mỗi cặp sinh đẻ thành bầy.
Các giống khác nhau sống chung mà không cắn nhau.
Nhà vua sợ chú coi vườn đó chết đi, cái thuật nuôi cầm thú cũng mất theo, sai Mao Khâu Viên học thuật đó. Lương Ương nói với Mao Khâu Viên:
- Công việc của tôi hèn mọn, có thuật gì truyền cho anh đâu. Tôi sợ nhà vua cho rằng tôi giấu nghề, nên tôi kể cho anh nghe cách tôi nuôi cọp.
Bất kì loài nào, hễ thuận ý nó thì nó mừng, nghịch ý nó thì nó giận, tánh đó là tánh chung của các loài có huyết khí.
Vậy mừng hay giận có phải là vô cớ phát ra đâu; (một con vật mà hoá dữ) thì luôn luôn là do ta phạm tới điều gì trái ý nó.
Như nuôi cọp, tôi không dám cho nó ăn các con vật còn sống, vì nó sẽ vồ, giết con vật đó, mà nổi tánh hung dữ của nó lên.
Tôi cũng không cho nó ăn trọn con vật chết, vì nó sẽ xé xác con vật đó, mà nổi tánh hung dữ của nó lên. Tôi theo đúng giờ ăn, biết lúc nào nó đói, nó no; tôi hiểu lí do khiến nó hung dữ mà theo ý nó; nếu bị nó cắn chết thì chỉ tại làm trái ý nó.
Cho nên tôi không dám làm trái ý nó, khiến cho nó nổi giận, mà cũng không theo bản năng của nó, kích thích nỗi vui của nó, vì vui hết rồi thì tất giận, giận hết rồi thì thường vui; cả hai trường hợp đều không trung hoà (không quân bình).
Lòng tôi không muốn làm trái ý chúng cho chúng giận, kích thích cho chúng vui, cho nên các loài cầm thú đều coi tôi như đồng loại của chúng. Cho nên chúng nhởn nhơ trong vườn mà không nhớ cảnh rừng cao, đầm rộng, ngủ trong sân mà không đòi cảnh núi sâu, hang thẳm. Lẽ tự nhiên như vậy.
孔子觀於呂梁, 懸水三十仞, 流沫三十里, 黿鼉魚鱉之所不能游也。
見一丈夫游之, 以為有苦而欲死者也, 使弟子並流而承之。
數百步而出, 被髪行歌, 而游於棠行。
孔子從而問之曰: 「呂梁懸水三十仞, 流沫三十里, 黿鼉魚鱉所不能游, 向吾見子道之, 以為有苦而欲死者, 使弟子並流將承子。
子出而被髪行歌, 吾以子為鬼也。
察子則人也。 請問蹈水有道乎?」
曰: 「亡, 吾無道。 吾始乎故, 長乎性, 成乎命, 與齊俱入, 與汨偕出, 從水之道而不為私焉。 此吾所以道之也。」
孔子曰: 「何謂始乎故, 長乎性, 成乎命也?」
曰: 「吾生於陵安於陵, 故也; 長於水而安於水, 性也; 不知吾所以然而然, 命也。」
Khổng Tử ngắm thác nước ở Lữ Lương từ trên cao ba mươi "nhẫn"(mỗi nhẫn là 8 thước Tàu)) đổ xuống, cuồn cuộn nổi bọt lên tới ba mươi dặm, ngay đến loài giải, ba ba, cá, kì đà cũng không lội trong dòng đó được.
Bỗng ông thấy một người đàn ông lội trong dòng, tưởng người đó có nỗi khổ tâm mà muốn tự Tử, bèn sai học trò đi dọc theo bờ thác mà vớt.
Nhưng thấy cách chỗ đó vài trăm bước, người đó nhoi lên bờ, vuốt tóc lại, vừa đi vừa hát ở chân đê.
Khổng Tử đuổi kịp người đó hỏi:
- Thác Lữ Lương từ trên cao ba chục "nhẫn" đổ xuống cuồn cuộn lên tới ba mươi dặm, ngay loài giải, ba ba, cá kì đà cũng không lội trong dòng đó được.
Mới đầu tôi thấy chú lội ở trong thác, tưởng chú có nỗi khổ tâm mà muốn tự Tử, sai học trò của tôi đi theo bờ mà vớt chú.
Rồi chú nhoi lên, vuốt tóc lại, vừa đi vừa hát, ngỡ chú là ma quỉ, lại gần coi kĩ thì thấy chú là người.
Xin chú cho biết cái "đạo" (thuật) gì để lội trong nước không?
Người đó đáp:
- Không, tôi chẳng có đạo lội nước nào cả. Mới đầu tôi tập lội, lớn lên thành một bản tính, cuối cùng thành ra tự nhiên, gặp nước xoáy thì để cho nó cuốn vô rồi lại để nó đưa mình nổi lên, cứ theo cái "đạo" của nước, chứ không theo ý riêng của mình. Nhờ vậy tôi bơi lội dễ dàng trong thác được.
Khổng Tử hỏi:
- Chú nói: "Mới đầu tôi tập lội, lớn lên thành một bản tính, cuối cùng thành ra tự nhiên" là nghĩa làm sao?
Đáp:
- Tôi sinh ra ở trên đất cao, thấy yên ổn ở trên đất, đó là bước đầu.
Rồi lớn lên ở trong nước, thấy yên ổn ở trong nước.
Sau cùng tới lúc tôi không biết tại sao lại như vậy nữa, mà cho nó là điều tự nhiên.
仲尼適楚, 出於林中, 見痀僂者承蜩, 猶掇之也。
仲尼曰: 「子巧乎! 有道邪?」
曰: 「我有道也。 五六月累垸二而不墜, 則失者錙銖; 累三而不墜, 則失者十一; 累五而不墜, 猶掇之也。
吾處也, 若厥株駒, 吾執臂若槁木之枝。
雖天地之大、萬物之多, 而唯蜩翼之知。
吾不反不側, 不以萬物易蜩之翼, 何為而不得?」
孔子顧謂弟子曰: 「用志不分, 乃凝於神。 其痀僂丈人之謂乎!」
丈人曰: 「汝逢衣徒也, 亦何知問是乎? 修汝所以, 而後載言其上。」
Trên đường qua nước Sở, ra khỏi một khu rừng, Trọng Ni thấy một người bắt ve sầu dễ dàng như nhặt vậy. Trọng Ni hỏi người đó:
- Ông bắt tài quá, có đạo (thuật) gì không?
Đáp:
- Có, tôi có đạo bắt ve sầu.
Trong năm sáu tháng, tôi tập giữ sao cho hai viên đạn đặt trên đầu gậy không rớt xuống, lúc đó ít con ve sầu nào thoát được tôi.
Khi để ba viên đạn trên đầu gậy mà không rớt thì mười con chỉ bắt hụt một con.
Khi để năm viên đạn mà không rớt thì bắt chúng dễ như nhặt vậy.
Tôi giữ thân thể trơ trơ như khúc cây, cánh tay như một cành khô; chung quanh trời đất mênh mông, có biết bao nhiêu là vật mà tôi chỉ thấy cánh ve sầu thôi; tôi không nhúc nhích một chút, có ai đòi đổi mọi vật để lấy cánh ve sầu, tôi cũng không đổi. Như vậy làm sao không bắt được chúng?
Khổng Tử quay lại bảo học trò:
- Tập trung tinh thần đừng cho phân tán thì không khác gì bậc thần, tức như ông lão này vậy.
Ông lão đó bảo:
-Thầy là hạng (quần dài) áo rộng, biết gì mà nói vậy? Hãy sửa cái đạo (dùng nhân nghĩa) của thầy đi, (cho nó trở về đạo tự nhiên) rồi hãy nói như vậy.
子列子之齊, 中道而反, 遇伯昏瞀人。
伯昏瞀人曰: 「奚方而反?」
曰: 「吾驚焉。」
「惡乎驚?」
「吾食於十漿, 而五漿先饋。」
伯昏瞀人曰: 「若是則汝何為驚已?」
曰: 「夫內誠不解, 形諜成光, 以外鎮人心, 使人輕乎貴老, 而韲其所患。 夫漿人特為食羹之貨, 多餘之贏; 其為利也薄, 其為權也輕, 而猶若是。 而況萬乘之主, 身勞於國, 而智盡於事; 彼將任我以事, 而效我以功, 吾是以驚。」
伯昏瞀人曰: 「善哉觀乎! 汝處己, 人將保汝矣。」
無幾何而往, 則戶外之屨滿矣。 伯昏瞀人北面而立, 敦杖蹙之乎頤。 立有間, 不言而出。 賓者以告列子。 列子提履徒跣而走, 暨乎門, 問曰: 「先生既來, 曾不廢藥乎?」
曰: 「已矣。 吾固告汝曰, 人將保汝, 果保汝矣。 非汝能使人保汝, 而汝不能使人無汝保也, 而焉用之感也? 感豫出異。 且必有感也, 搖而本身, 又無謂也。 與汝游者, 莫汝告也。 彼所小言, 盡人毒也。 莫覺莫悟, 何相孰也。
Liệt Ngự Khấu đi sang nước Tề, nửa đường quay về, gặp Bá Hôn Mâu Nhân. Bá Hôn Mâu Nhân hỏi:
- Sao lại trở về?
Đáp:
- Vì tôi sợ.
- Sợ cái gì?
- Tôi ăn tại mười nhà làm tương mà năm nhà dọn cho tôi ăn trước.
- Như vậy thì có gì mà sợ?
- Sợ vì lòng chân thành của tôi không hoàn toàn mà nó hiện ra rực rỡ bên ngoài. Dùng cái bề ngoài ấy mà chấn phục nhân tâm, khiến người ta trọng tôi hơn các bậc trưởng lão, như vậy tai nạn sẽ tới. Những người bán tương ấy chỉ sống bằng nghề bán thức ăn, lợi không được bao, quyền thế lại chẳng có gì mà còn đối xử với tôi như vậy, huống hồ ông vua một vạn cỗ xe [tức nước Tề], thân thể mệt nhọc vì việc nước, tâm trí để hết vào chính sự. Ông ấy sẽ giao trọng trách cho tôi, xét xem tôi có được việc không. Vì vậy mà tôi sợ.
Bá Hôn Mâu Nhân bảo:
- Anh nhận xét sáng suốt đấy. Nhưng dù anh làm một thường dân thì người ta cũng qui phụ anh.
Ít lâu sau, lại nhà [liệt Ngự Khấu], thấy dép để đầy ngoài cửa, Bá Hôn Mâu Nhân đứng hướng về phương Bắc, cằm tì vào chiếc gậy, một lát rồi lặng thinh đi về. Người coi cửa cho Liệt Tử hay. Liệt Tử không kịp xỏ dép, vội vàng xách dép chạy theo, tới cổng thì đuổi kịp, hỏi:
- Thầy tới mà sao không chỉ cho tôi phương thuốc gì [tức một lời khuyên răn nào] ?
Bá Hôn Mâu Nhân đáp:
- Vô ích. Ta đã bảo anh rằng người ta sẽ qui phụ anh đấy, quả nhiên như vậy. Không phải là anh cố ý làm cho người ta qui phụ anh, mà là anh không biết cách làm cho người ta đừng qui phụ anh. Cần gì phải làm điều dị thường để cho người ta cảm mộ mình trước như vậy? Không có lí họ thúc đẩy anh tỏ tài riêng của anh ra. Những người giao thiệp với anh không có gì để nói với anh cả. Những lời nhỏ nhen của họ có hại như thuốc độc đấy. Anh mê muội, không giác ngộ thì làm sao có thể cải hoá anh được.
宋有狙公者, 愛狙, 養之成群, 能解狙之意; 狙亦得公之心。
損其家口, 充狙之慾。 俄而匱焉, 將限其食。
恐眾狙之不馴於己也, 先誑之曰: 「與若芧, 朝三而暮四, 足乎?」
眾狙皆起而怒。
俄而曰: 「與若芧, 朝四而暮三, 足乎?」
眾狙皆伏而喜。
物之以能鄙相籠, 皆猶此也。 聖人以智籠群愚, 亦猶狙公之以智籠眾狙也。 名實不虧, 使其喜怒哉!
Nước Tống có một người khéo nuôi khỉ.
Ông ấy yêu khỉ, nuôi được một bầy khỉ, hiểu ý chúng mà chúng cũng hiểu ý ông.
Ông giảm khẩu phần trong nhà đi để khỉ ăn được đầy đủ, nhưng gặp năm đói kém, thiếu thốn, ông đành phải hạn chế phần ăn của chúng.
Sợ chúng phản kháng, mới đầu ông nói gạt chúng như vầy:-
- Tao cho chúng bay ăn hạt dẻ, sáng ba, chiều bốn, đủ không?
Chúng đều nổi giận không chịu. Rồi ông bảo :
- Thế thì cho chúng bay sáng bốn, chiều ba, đủ không?
Chúng đều phủ phục, mừng lắm.
Các sinh vật khôn và dại, gạt nhau đều như vậy cả. Thánh nhân dùng trí mà gạt bọn dân ngu, cũng như người nuôi khỉ đó dùng trí mà gạt khỉ. Số hạt dẻ không hề đổi, mà khiến cho bầy khỉ trước giận sau vui.
紀渻子為周宣王養鬭雞, 十日而問: 「雞可鬭已乎?
「曰: 「未也, 方虛驕而恃氣。」
十日又問。
曰: 「未也, 猶應影響。」
十日又問。
曰: 「未也, 猶疾視而盛氣。
十日又問。
曰: 「幾矣。 雞雖有鳴者, 已無變矣。
望之似木雞矣, 其德全矣。 異雞無敢應者, 反走耳。」
Kỉ Tỉnh Tử luyện gà đá cho vua. Mới được mười ngày vua đã hỏi xong chưa.
Đáp: Chưa, gà còn kiêu khí, tự thị.
Mười ngày sau lại hỏi.
Đáp: Chưa, mắt nhìn còn hăng, khí còn thịnh.
Mười ngày sau lại hỏi.
Đáp: Gần được, nghe gà khác gáy, nó không xúc động nữa. Coi nó tựa như gà bằng gỗ, đức nó toàn bị rồi, gà lạ không dám đương đầu với nó, thấy nó là quay đầu chạy.
楊朱南之沛, 老聃西遊於秦。
邀於郊。 至梁而遇老子。 老子中道仰天而嘆曰: 「始以汝為可教, 今不可教也。」楊朱不答。
至舍, 進涫漱巾櫛, 脫履戶外, 膝行而前曰: 「向者夫子仰天而嘆曰: 『始以汝為可教, 今不可教。 』弟子欲請夫子辭, 行不閒, 是以不敢。 今夫子閒矣, 請問其過。」
老子曰: 「而睢睢, 而盱盱, 而誰與居? 大白若辱, 盛德若不足。」
楊朱蹴然變容曰: 「敬聞命矣!」其往也, 舍者迎將家, 公執席, 妻執巾櫛, 舍者避席, 煬者避灶。 其反也, 舍者也之爭席矣。
Dương Chu đi xuống phía nam, lại đất Bái; Lão Đam đi qua phía Tây chơi nước Tần, Dương Chu tới nước Lương thì gặp Lão Tử. Lão Tử đứng giữa đường, ngửa mặt lên trời, than:
- Trước kia ta tưởng có thể dạy anh được, nay thấy là vô phương.
Dương Tử làm thinh.
Họ tới quán trọ. Khi đã tắm rửa, súc miệng, chải đầu, lau mình rồi, Dương Tử tụt dép ở ngoài cửa, quì mà lết lại gần Lão Tử, thưa:
- Lúc nãy thầy ngửa mặt lên trời than rằng: "Trước kia ta tưởng có thể dạy anh được, nay thấy là vô phương". Con muốn thỉnh giáo, nhưng thầy mãi từ từ đi, nên con không dám. Nay thầy nhàn rỗi, xin thầy chỉ cho con biết lỗi của con.
Lão Tử đáp:
- Anh có vẻ tự mãn, khoa trương thì ai mà muốn ở gần anh. Trắng bong thì coi như có vết, đức mà đầy đủ thì có vẻ như thiếu thốn.
Dương Tử ngượng nghịu, biến sắc, thưa:
- Con xin vâng lời.
Trước kia, khi Dương Tử mới tới quán trọ, chủ quán ra đón, ông già chủ quán giải chiếu mời, vợ chủ quán dâng khăn và lược, và khách trọ nhường chỗ tốt cho, người đầu bếp nhường chỗ ăn cho.
Bây giờ (sau khi Dương tử nghe lời khuyên của Lão Tử), các người khách trọ tranh nhau chỗ với Dương Tử.
楊朱過宋東之於逆旅。
逆旅人有妾二人, 其一人美, 其一人惡; 惡者貴而美者賤。
楊子問其故。
逆旅小子對曰: 「其美者自美, 吾不知其美也; 其惡者自惡, 吾不知其惡也。」
楊子曰: 「弟子記之! 行賢而去自賢之行, 安往而不愛哉!」
Dương Chu qua nước Tống, vô nghỉ một quán trọ ở phía Đông nước đó.
Chủ quán có hai người vợ, một người đẹp, một người xấu, quí người vợ xấu mà ghét người vợ đẹp.
Dương Chu hỏi tại sao, chủ quán đáp:
- Con vợ đẹp của tôi tự cho mình là đẹp cho nên tôi không thấy nó đẹp; con vợ xấu của tôi tự cho mình là xấu, nên tôi không thấy nó xấu.
Dương Chu bảo các đệ tử:
- Các con nên nhớ điều đó. Hành động như hiền nhân, mà đừng có thái độ tự cho mình là bậc hiền nhân, thì đi tới đâu mà chẳng được người ta quí !
趙襄子率徒十萬, 狩於中山, 藉芿燔林, 扇赫百里, 有一人從石壁中出, 隨煙燼上下, 眾謂鬼物。
火過, 徐行而出, 若無所經涉者。
襄子怪而留之, 徐而察之: 形色七竅, 人也; 氣息音聲, 人也。 問奚道而處石? 奚道而入火?
其人曰: 「奚物而謂石? 奚物而謂火?」
襄子曰: 「而向之所出者, 石也; 而向之所涉者, 火也。」
其人曰: 「不知也。」魏文侯聞之, 問子夏曰: 「彼何人哉?」
子夏曰: 「以商所聞夫子之言, 和者大同於物, 物無得傷閡者, 游金石, 蹈水火, 皆可也。」
文侯曰: 「吾子奚不為之?」
子夏曰: 「刳心去智, 商未之能。 雖然, 試語之有暇矣。」
文侯曰: 「夫子奚不為之?」
子夏曰: 「夫子能之而能不為者也。」
文侯大說.
Triệu Tương Tử thống suất trăm ngàn người đi săn ở núi Trường Sơn. Họ dùng cỏ khô đốt rừng, cháy hừng hừng cả trăm dặm.
Bỗng thấy một người từ trong vách đá chui ra, cùng bay lên đáp xuống với ngọn lửa và tàn lửa, mọi người đều cho là quỉ. Lửa tắt rồi, người đó ung dung bước ra, như không có chuyện gì xảy ra cả.
Tương Tử lấy làm lạ, giữ lại, xem xét kỹ lưỡng người đó, hình sắc, mặt mũi, đúng là người, hơi thở tiếng nói cũng đúng là người, rồi hỏi:
- Anh có cái đạo (thuật) nào mà ở trong đá được, vô lửa được?
Người đó hỏi lại:
- Đá là cái gì kia? Lửa là cái gì kia?
Tương tử đáp:
- Đá là chỗ lúc nãy anh chui ra; còn lửa là chỗ lúc nãy anh vượt qua đó.
Người đó nói:
- Tôi không biết đấy.
*
Nguỵ Văn hầu nghe chuyện đó hỏi Tử Hạ :-
- Người đó là hạng người nào vậy?
Tử Hạ đáp:
- Tôi được nghe thầy tôi (Khổng Tử) dạy rằng người nào hoà đồng với vạn vật thì hoá đồng với vạn vật, vạn vật không làm thương tổn, trở ngại được mình, mà có thể đi xuyên vô kim thạch, đi trong nước lửa.
Văn hầu hỏi:
- Sao thầy không làm như vậy?
- Diệt lòng, bỏ trí, Thương tôi chưa làm được; nhưng nếu nhàn thì cũng xin bàn về điều đó.
Văn hầu bảo:
- Thế còn Phu Tử (Khổng Tử) sao không làm?
Tử Hạ đáp:
- Phu tử làm được mà không cần làm.
Văn hầu rất mừng.
惠盎見宋康王。 康王蹀足謦欬, 疾言曰: 「寡人之所說者, 勇有力也, 不說為仁義者也。 客將何以教寡人?」
惠盎對曰: 「臣有道於此, 使人雖勇, 刺之不入; 雖有力, 擊之弗中。 大王獨無意邪?」
宋王曰: 「善, 此寡人之所欲聞也。」
惠盎曰: 「夫刺之不入, 擊之不中, 此猶辱也。 臣有道於此, 使人雖有勇弗敢刺; 雖有力弗敢擊。 夫弗敢, 非無其志也。 臣有道於此, 使人本無其志也。 夫無其志也, 未有愛利之心也。 臣有道於此, 使天下丈夫女子, 莫不驩然皆欲愛利之。 此其賢於勇有力也, 四累之上也。 大王獨無意邪?」
宋王曰: 「此寡人之所欲得也。」
惠盎對曰: 「孔、墨是已。 孔丘、墨翟, 無地而為君, 無官而為長; 天下丈夫女子, 莫不延頸舉踵而願安利之。 今大王, 萬乘之主也, 誠有其志, 則四竟之內, 皆得其利矣。 其賢於孔、墨也遠矣。」
宋王無以應。 惠盎趨而出。
宋王謂左右曰: 「辯矣, 客之以說服寡人也!」
Huệ Áng vô yết kiến Tống Khang vương. Khang vương đứng dậy tiếp, hăng hái nói liền:
- Quả nhân chỉ ưa dũng lực thôi, không muốn dùng nhân nghĩa, khách có điều gì dạy quả nhân không?
Huệ Áng tiếp:
- Thần có đạo (thuật) khiến cho một người đã dũng cảm rồi lại thêm có bị đâm cũng không vô, đã mạnh rồi lại thêm có bị đập cũng không trúng, có lẽ nào riêng đại vương không ưa đạo đó sao?
Vua Tống bảo:
- Tốt lắm, đó là điều quả nhân muốn nghe.
Huệ Áng nói:
- Bị kẻ khác đâm mà không vô, bị kẻ khác đập mà không trúng, (tuy là không bị thương đấy, nhưng) vẫn còn là bị nhục.
Thần lại có đạo khiến cho một người đã dũng cảm rồi mà kẻ khác lại không dám đâm, đã mạnh rồi kẻ khác không dám đập. Nhưng họ không dám không phải là không muốn.
Thần lại có cái đạo khiến cho họ không có ý muốn đâm, đập nữa. Nhưng họ không có ý muốn đó, chưa phải là đã có lòng quí mến và giúp đỡ đại vương.
Thần lại có cái đạo khiến cho không một người đàn ông, một người đàn bà nào không vui vẻ quí mến và giúp đỡ đại vương. Như vậy đại vương còn hiền minh hơn có dũng lực.
Thần cho là hơn hẳn bốn hạng trên. Có lẽ nào riêng đại vương không ưa đạo đó.
Vua Tống đáp:
- Đó là đạo quả nhân muốn có.
Huệ Áng bảo:
- Đó là đạo của họ Khổng họ Mặc. Khổng Khâu và Mặc Địch không có đất đai mà vẫn làm vua, không có bề tôi mà vẫn làm chúa. Đàn ông và đàn bà trong thiên hạ không ai là không nghểnh cổ, nhón gót để ngó, để giúp đỡ, bảo toàn họ. Nay đại vương là một vị chúa một nước có vạn cổ xe, nếu thực muốn như vậy, thì trong bốn cõi, đại vương đều được mọi người giúp đỡ, còn hiền minh hơn Khổng, Mặc nhiều.
Vua Tống làm thinh không đáp. Huệ Áng vội vã bước ra. Vua Tống bảo kẻ tả hữu:
- Người khách đó khéo biện thuyết, quả nhân không biết đáp sao.
***************
CHƯƠNG III
CHU MỤC VƯƠNG
《沖虛真經》
周穆王 第三
***
覺有八征, 夢有六侯。 奚謂八征? 一曰故, 二曰為, 三曰得, 四曰喪, 五曰哀, 六曰樂, 七曰生, 八曰死。 此者八征, 形所接也。 奚謂六侯? 一曰正夢, 二曰蘁夢, 三曰思夢, 四曰寤夢, 五曰喜夢, 六曰懼夢。 此六者, 神所交也。 不識感變之所起者, 事至則惑其所由然, 識感變之所起者, 事至則知其所由然。 知其所由然則無所怛。 一體之盈虛消息, 皆通於天地, 應於物類。 故陰氣壯, 則夢涉大水而恐懼; 陽氣壯, 則夢涉大火而燔0(左苂右內); 陰陽俱壯, 則夢生殺。 甚飽則夢與, 甚饑則夢取。 是以以浮虛為疾者, 則夢揚; 以沈實為疾者, 則夢溺。 藉帶而寢, 則夢蛇; 飛鳥銜發, 則夢飛。 將陰夢火, 將疾夢食。 飲酒者憂, 歌舞者哭。 子列子曰: 「神遇為夢, 形接為事。 故晝想夜夢, 神形所遇。 故神凝者想夢自消。 信覺不語, 信夢不達, 物化之往來者也。 古之真人, 其覺自忘, 其寢不夢, 幾虛語哉?」
Trạng thái tỉnh có tám biểu hiện, trạng thái mộng có sáu điềm.
Tám biểu hiện đó là gì? Là chuyện cũ, hành động, được, mất, buồn, vui, sinh, tử. Tám biểu hiện đó ở trong cõi hình thể.
Sáu điềm là gì? Là chính mộng (ở yên mà mộng), kinh ngạc mà mộng, nhớ nhung nghĩ ngợi mà mộng, thức mà mộng (mơ mộng), vui mà mộng, lo lắng mà mộng. Sáu thứ mộng đó do thần giao mà có (ở trong cõi tinh thần).
Ai không biết những cảm biến đó phát sinh từ đâu thì khi việc xảy ra, không hiểu được nguyên nhân. Hiểu được nguyên nhân thì không còn kinh ngạc, xót xa nữa.
Bất kì một cơ thể nào, dù doanh, hư, hoạt động hay nghỉ ngơi, đều cảm thông với trời đất, cảm ứng với vạn vật. Cho nên khi khí âm mạnh thì thấy qua sông lớn mà hoảng sợ, khí dương mạnh thì mộng thấy qua đám lửa rực mà cảm thấy nóng bỏng. Khí âm và khí dương đều mạnh thì mộng thấy sống hoặc chết.
No thì mộng thấy mình cho người ta; đói thì mộng thấy mình lấy của người. Người nào có tật sôi nổi thì mộng thấy lên cao; người nào (trái lại) có tật trầm trọng thì mộng thấy chết đuối. Quấn dây lưng mà ngủ thì mộng thấy rắn; chim ngậm tóc mà bay, thì ai có sợi tóc đó sẽ mộng thấy bay. Lại gần cái "âm" thì mộng thấy lửa, sắp đau thì mộng thấy ăn; sau khi uống rượu thì buồn, sau khi hát múa thì khóc.
Thầy Liệt Tử bảo:
- Tinh thần người ngủ gặp cái gì thì cái đó là mộng, cơ thể tiếp xúc cái gì thì cái đó là thực; cho nên ngày nghĩ tới cái gì thì đêm mộng cái đó, thế là tinh thần và cơ thể gặp nhau.
Cho nên tinh thần mà ngưng lại, thì tư tưởng và mộng mị tự nhiên tiêu tan. Tìm điều mình thấy khi tỉnh thì không nói, tìm điều mình thấy trong mộng thì là không sáng suốt, chỉ là sự biến hoá qua lại của sự vật thôi.
Bậc chân nhân thời xưa khi tỉnh thì quên mình đi, khi ngủ thì không nằm mộng, lời đó có thể tin được.
***************
西極之南隅有國焉, 不知境界之所接, 名古莽之國。 陰陽之氣所不交, 故寒暑亡辨; 日月之光所不照, 故晝夜亡辨。 其民不食不衣而多眠。 五旬一覺, 以夢中所為者實, 覺之所見者妄。
四海之齊謂中央之國, 跨河南北, 越岱東西, 萬有餘裡。 其陰陽之審度, 故一寒一暑; 昏明之分察, 故一晝一夜。 其民有智有愚。 萬物滋殖, 才藝多方。 有君臣相臨, 禮法相持。 其所云為, 不可稱計。 一覺一寐, 以為覺之所為者實, 夢之所見乾妄。
東極之北隅有國, 曰阜落之國。 其土氣黨燠, 日月餘光之照其土, 不生嘉苗。 其民食草根木實, 不知火食。 性剛悍, 強弱相藉, 貴勝而不尚義; 多馳步, 少休息, 常覺而不眠。
Ở phía nam góc cực tây có một nước không biết cảnh giới tới đâu, gọi là nước Cổ Mãng. Ở đó khi âm và khí dương không giao nhau, cho nên không có lạnh, không có nóng; ánh sáng mặt trời mặt trăng không chiếu, cho nên không có ngày, không có đêm. Dân chúng không ăn, không mặc mà ngủ nhiều, năm mươi ngày mới tỉnh dậy một lần, cho việc làm trong mộng mới là thực, còn những cái thấy khi tỉnh là sai.
Ở giữa bốn bể, có một nước trung ương. Nước đó trải ra phía bắc và phía nam sông Hoàng Hà, ở phía đông và phía tây núi Thái Sơn, trên vạn dặm. Khí âm, khí dương điều hoà với nhau, cho nên cứ hết lạnh thì tới nóng, hết nóng thì tới lạnh; tối và sáng phân biệt, cho nên hết đêm tới ngày, hết ngày tới đêm. Dân chúng có người trí kẻ ngu, vạn vật phồn thịnh, tài nghệ nhiều vẻ, vua tôi thân nhau, lễ nghĩa và pháp luật dựa lẫn nhau. Không sao kể hết được ngôn, hành của họ. Họ thức rồi ngủ, ngủ rồi thức, cho việc làm khi thức là thực, còn những cái thấy khi ngủ là sai.
Ở phía bắc góc cực đông có một nước gọi là Phụ Lạc. Ở đó hơi đất thường nóng; ánh sáng mặt trời mặt trăng nhiều quá, đất đai không sinh được lúa tốt, dân chúng ăn rễ và trái cây, không biết nấu nướng. Tính tình họ cứng cỏi, hung hãn, kẻ mạnh áp bức kẻ yếu, họ chỉ quí kẻ thắng mà không biết trọng nghĩa. Họ lăng xăng hoài, ít nghỉ ngơi,thường thức mà không ngủ.
周之尹氏大治產, 其下趣役者, 侵晨昏而弗息。 有老役夫, 筋力竭矣, 而使之彌勤。 晝則呻呼而即事, 夜則昏憊而熟寐。 精神荒散, 昔昔夢為國君。
居人民之上, 總一國之事。 游燕宮觀, 恣意所欲, 其樂無經。 覺則復役。
人有慰喻其懃者, 役夫曰: 「人生百年, 晝夜各分。 吾晝為僕虜, 苦則苦矣; 夜為人君, 其樂無比。 可所怨哉?」
尹氏心營世事, 慮鐘家業, 心形俱疲, 夜亦昏憊而寐。 昔昔夢為人僕, 趨走作役, 無不為也; 數罵杖撻, 無不至也。 眠中啽囈呻呼, 徹旦息焉。 尹氏病之, 以訪其友。
友曰: 「若位足榮身, 資財有餘, 勝人遠矣。 夜夢為僕, 苦逸之復, 數之常也。 若欲覺夢兼之, 豈可得邪?」尹氏聞其友言, 寬其役夫之程, 減己思慮之事, 疾並少間。
Ở nước Chu có người họ Doãn, gia sản rất lớn, bọn tôi tớ hầu hạ từ sáng đến tối không được nghỉ. Có một người đầy tớ già, đã kiệt lực mà lại phải làm rất nhiều. Ban ngày chú ta hổn hển làm việc, ban đêm mệt mỏi ngủ li bì, tinh thần phiêu tán, đêm nào cũng nằm mê thấy mình làm vua, cai trị muôn dân, nắm hết mọi việc trong nước, đi lui đi tới trong cung điện, muốn làm gì thì làm, sung sướng vô cùng. Tỉnh dậy lại làm cái thân tôi tớ.
Có người thấy chú ta vất vả, tỏ lời an ủi. Chú ta đáp:
- Đời người dù sống trăm năm thì cũng một nửa là ngày, một nửa là đêm. Tôi, ban ngày làm thân nô lệ thì khổ thực. Nhưng ban đêm được làm vua, còn gì sướng bằng? Còn oán hận nỗi gì?
Còn ông họ Doãn kia, lòng bận việc đời, trí lo sản nghiệp, tâm thần và thể xác đều mệt mỏi, đêm nào cũng ngủ li bì, nằm mê thấy mình làm tôi tớ, tất tả làm hết mọi việc, mà còn bị đánh, bị mắng, cực khổ trăm chiều. Trong mộng, ông ta mê sảng, hổn hển suốt đêm, sáng dậy mới hết.
Họ Doãn thấy vậy lo buồn, hỏi ý một người bạn. Người này đáp:
- Địa vị của bác đủ vẻ vang rồi, tài sản của bác dư dật hơn người ta nhiều rồi. Ban đêm có nằm mê thấy làm tôi tớ, thì cũng là vui khổ thay phiên nhau, đó là lẽ thường. Muốn cho lúc tỉnh với lúc mộng đều sung sướng cả, thì đâu được?
Nghe bạn nói vậy, ông ta nới tay cho tôi tớ, giảm việc làm ăn, lo lắng cho mình, mà tật (mộng mị) bớt nhiều.
鄭人有薪皇野者, 遇駭鹿, 御而擊之, 斃之。 恐人見之也, 遽而藏諸隍中, 覆之以蕉, 不勝其喜。
俄而遺其所藏之處, 遂以為夢焉。 順途而詠其事。 傍人有聞者, 用其言而取之。 既歸, 告其室人曰: 「向薪者夢得鹿而不知其處; 吾今得之, 彼直真夢者矣。 ?」
室人曰: 「若將是夢見薪者之得鹿邪? 詎有薪者邪? 今真得鹿, 是若之夢真邪?」夫曰: 「吾據得鹿, 何用知彼夢我夢邪?」薪者之歸, 不厭失鹿, 其夜真夢藏之之處, 又夢得之之主。
爽旦, 案所夢而尋得之。 遂訟而爭之, 歸之士師。 士師曰: 「若初真得鹿, 妄謂之夢; 真夢得鹿, 妄謂之實。 彼真取苦鹿, 而與若爭鹿。 室夫又謂夢認人鹿, 無人得鹿。 今據有此鹿, 請二分之。」以聞鄭君。
鄭君曰: 「嘻! 士師將復夢分人鹿乎?」訪之國相。
國相曰: 「夢與不夢, 臣所不能辨也。 欲辨覺夢, 唯黃帝、孔丘。 今亡黃帝、孔丘, 熟辨之哉? 且恂士師之言可也。」
Một người nước Trịnh ra đồng kiếm củi, gặp một con hươu chạy trốn, rình đón, đập chết được. Sợ người khác thấy, anh ta giấu nó trong cái hào cạn, lấy cành cây phủ lên, mừng rỡ lắm.
Nhưng rồi anh ta quên mất chỗ giấu, cho rằng mình đã nằm mộng, vừa đi vừa lẩm bẩm (một mình) về chuyện đó. Một người nghe lóm được, theo lời anh ta nói mà tìm được con hươu đem về.
Tới nhà, bảo vợ:
- Một gã kiếm củi, nằm mộng thấy bắt được con hươu mà quên không biết giấu nó ở đâu; anh tìm ra được này. Gã đó đúng là nằm mê.
Người vợ nói:
- Hay là chính anh mộng thấy người kiếm củi bắt được con hươu, chứ có người kiếm củi nào thực đâu? Nay quả anh được con hươu, thì mộng của anh đúng rồi.
Người chồng bảo:
- Anh đã thực bắt được con hươu thì cần gì biết anh nằm mê hay gã đó nằm mê.
Người kiếm củi về nhà, rầu rĩ vì mất con hươu, đêm đó mộng thấy chỗ giấu nó và mộng thấy người đã chiếm được nó. Sáng dậy, cứ theo đúng mộng mà tìm ra được người đó, trách mắng, đòi lại con hươu. Việc đưa lên quan sĩ sư. Quan sĩ sư bảo người kiếm củi:
- Anh mới đầu quả thực bắt được con hươu, rồi nghĩ lầm mà bảo là mộng; hay mới đầu quả thực anh nằm mộng bắt được con hươu, rồi nghĩ lầm mà bảo là chuyện thực? Còn anh kia, có thực là lấy con hươu của anh mà tranh giành lại không? Vợ anh ấy lại bảo chồng nằm mộng thấy con hươu của người ta, chứ không ai được hươu cả. Nhưng quả có con hươu đây thì ta tính chia hai, và trình lên vua Trịnh để ngài phán.
Vua Trịnh phán:
- Ta ngờ rằng quan sĩ sư cũng lại nằm mê thấy rằng mình cắt con hươu ra làm hai nữa.
Rồi nhà vua hỏi quan tướng quốc. Quan tướng quốc tâu:
- Mộng hay không mộng, thần không thể quyết đoán được. Phân biệt được mộng hay không thì phải là Hoàng Đế hay Khổng Tử. Nhưng Hoàng Đế và Khổng Tử đã chết thì ai mà phân biệt được. Thôi thì cứ làm theo lời ông sĩ sư là xong.
宋陽裡華子, 中年病忘, 朝取而夕忘, 夕與而朝忘; 在途則忘行, 在室而忘坐; 今不識先, 後不識今。 闔室毒之。
謁史而卜之, 弗佔; 謁巫而禱之, 弗禁; 謁醫而攻之, 弗已。
魯有儒生, 自媒能治之, 會子之妻妻以居產之半請其方。
儒生曰: 「此固非封兆之所佔, 非祈請之所禱, 非藥石之所攻。 吾試化其心, 變其慮, 庶幾其瘳乎!」於是試露之而求衣; 饑之而求食; 幽之而求明。
儒生欣然告其子曰: 「疾可已也。 然吾之方密傳世, 不以告人。 試屏左右, 獨與居室七曰。」從之。 莫知其所施為也, 而積年之疾, 一朝都除。 華子既悟悟乃大怒, 黜妻罰子, 操戈逐儒生。
宋人執而問其以。 華子曰: 「曩吾忘也, 蕩蕩然不覺天地之有無。 今頓識, 既往數十年來, 存亡得失、哀樂好惡, 擾擾萬緒起矣。 吾恐將來之存亡得失哀樂好惡之亂吾心如此也, 須臾之忘, 可復得乎?」
子貢聞而怪之, 以告孔子。
孔子曰: 「此非汝所及乎!」
顧謂顏回紀之。
Một người tên là Hoa Tử ở đất Dương Lí nước Tống, khi đứng tuổi mắc bệnh quên, sáng lấy cái gì thì tối quên rồi, tối cho ai cái gì thì sáng đã quên rồi, đi đường thì quên mình định đi đâu, ở nhà thì quên ngồi, lúc này quên lúc trước, lúc sau quên lúc này. Cả nhà rầu rỉ lắm.
Nhờ thầy bói cho, quẻ không dạy gì cả; nhờ thầy pháp cúng cho, không hết; nhờ thầy lang trị cho, cũng trơ trơ.
Nước Lỗ có một nho sinh tự giới thiệu là có thể trị được. Vợ con Hoa Tử hứa nếu trị được thì xin tặng nửa gia tài.
Nho sinh đó bảo:
- Bệnh đó vốn không thể bói mà biết được, không thể cúng mà hết được, không thể dùng thuốc mà trị được. Tôi thử sửa tâm tính ông ấy, đổi trí lự ông ấy, may ra đỡ được chăng.
Thế rồi nho sinh đó cởi hết áo của Hoa Tử ra, thấy ông ta đòi mặc; bắt ông ta chịu đói, thấy ông ta đòi ăn; nhốt ông ta vào chỗ tối, thấy ông ta đòi ra chỗ sáng. Và nho sinh đó vui vẻ bảo con Hoa Tử:
- Bệnh có thể chữa được đấy; nhưng phương của tôi bí truyền, không thể cho người khác biết được. Xin ngăn hết các người chung quanh, để tôi ở riêng với ông nhà bảy ngày.
Người nhà làm theo, không biết nho sinh đó trị cách nào mà căn bệnh đã mấy năm đó nhất đán khỏi hẳn.
Hoa Tử khi đã tỉnh rồi, nổi giận đùng đùng, đuổi vợ, đánh con, vác cây mác đuổi nho sinh. Người Tống níu lại, hỏi tại sao, Hoa Tử đáp:
- Trước kia tôi quên hết, thanh thản, không biết trời đất có hay không nữa. Nay bừng tỉnh, những gì xảy ra mấy chục năm nay, còn hay mất, thua hay được, vui buồn, yêu ghét, bời bời muôn mối trong lòng, tôi sợ những nỗi còn mất, thua được, vui buồn, yêu ghét lại sẽ làm rối loạn trong lòng tôi nữa; có muốn quên một lát, phỏng còn được nữa không?
Tử Cống nghe chuyện đó, lấy làm lạ, hỏi Khổng Tử, Khổng Tử bảo:
- Anh không hiểu được đâu.
Rồi quay lại bảo Nhan Hồi:
- Chép lại chuyện đó đi.
秦人逄氏有子, 少而惠, 及壯而有迷惘之疾。 聞歌以為哭, 視白以為黑, 饗香以為朽, 嘗甘以為苦, 行非以為是。 意之所之, 天地四方水火寒暑, 無不倒錯者焉。
楊氏告其父曰: 「魯之君子多術藝, 將能已乎? 汝奚不訪焉。 ?」其父之魯, 過陳, 遇老聃, 因告其子之證。
老聃曰: 「汝庸知汝子之迷乎? 今天下之人, 皆惑於是非, 昏於利害。 同疾者多, 固莫有覺者。 且一身之迷, 不足傾一家; 一家之迷, 不足傾一鄉; 一鄉之迷, 不足傾一國; 一國之迷, 不足傾天下; 天下盡迷, 孰傾之哉? 向使天下之人, 其心盡如汝子, 汝則反迷矣。 哀樂聲色臭味是非, 孰能正之? 且吾之言未必非迷, 而況魯之君子, 迷之郵者, 焉能解人之迷哉? 榮汝之糧, 不若遄歸也。」
Người họ Phùng nước Tần có một người con trai hồi nhỏ rất thông minh, mà lớn lên mắc tật mê loạn: nghe tiếng hát thì bảo là tiếng khóc, nhìn màu trắng thì bảo là màu đen, ngửi mùi thơm thì bảo là mùi thối, nếm vị ngọt thì bảo là vị đắng, làm điều quấy thì bảo là điều phải. Trời đất, bốn phương, lửa nước, nóng lạnh, trong óc anh ta đều đảo lộn, sai lầm hết.
Một người họ Dương bảo cha thanh niên đó:
- Vị quân tử nước Lỗ (Khổng Tử) nhiều tài nghệ, may ra trị được bệnh đó, sao bác không qua hỏi xem.
Người cha bèn sang nước Lỗ, khi đi qua nước Trần, gặp Lão Đam (Lão Tử), kể bệnh của con cho Lão Đam nghe. Lão Đam bảo:
- Làm sao chú biết được rằng con chú mê loạn. Ngày nay khắp thiên hạ đều mê hoặc về phải trái, hôn ám về lợi hại. Kẻ bị bệnh đó nhiều quá tới nỗi không ai thấy nữa. Vả lại, một người mê loạn, không đủ làm cho cả nhà khuynh đảo được; một nhà mê loạn, không đủ làm cho cả làng khuynh đảo được; một làng mê loạn, không đủ làm cho cả nước khuynh đảo được; cả nước mê loạn, không đủ làm cho cả thiên hạ khuynh đảo được; mà khi cả thiên hạ mê loạn thì còn ai làm cho nó khuynh đảo được nữa? Ví thử khắp thiên hạ đều như con chú hết thì ngược lại chính chú mới là người mê loạn; và còn ai hiểu chính được cái ý niệm về vui buồn, thanh âm, màu sắc, mùi vị, phải trái nữa? Ngay lời tôi vừa nói với chú đó, cũng vị tất là không mê loạn, huống hồ cái ông quân tử nước Lỗ kia, còn mê loạn hơn ai hết, thì còn trị bệnh mê cho ai được nữa?
Thôi chú nên về nhà gấp đi, đừng phí tiền ăn đường nữa.
燕人生於燕, 長於楚, 及老而還本國。
過晉國, 同行者誑之, 指城曰: 「此燕國之城。」其人愀然變容。
指社曰: 「此若裡之社。」乃謂然而嘆。
指舍曰: 「此若先人之廬。」乃涓然而泣。
指壟曰: 「此若先人之冢。」其人哭不自禁。
同行者啞然大笑, 曰: 「予昔給若, 此晉國耳。」其人大慙。
及至燕, 真見燕國之城社, 真見先人之廬冢, 悲心更微。
Một người nước Yên, sanh ở nước Yên, lớn lên ở nước Sở, tuổi già trở về cố quốc. Khi đi qua nước Tấn, một người đồng hành gạt ông ta, trỏ thành (của nước Tấn) bảo:
- Thành nước Yên đấy.
Ông già đó cảm động, rầu rĩ.
Người kia lại trỏ nền xã bảo:
- Nền xã của tổ quốc bác đấy.
Ông già thở dài, bùi ngùi.
Lại trỏ một ngôi nhà bảo:
- Nhà của các cụ hồi trước đấy.
Ông già rũ rượi, nhỏ lệ.
Lại trỏ mấy nắm mồ:
- Mộ của các cụ đấy.
Ông già khóc mướt.
Người kia cười rộ, bảo:
- Tôi gạt bác đấy, đây mới là nước Tấn mà.
Ông già mắc cỡ. Khi về tới nước Yên, thấy chính thành quách, nền xã của nước Yên, thấy chính nhà cửa, mồ mả của tổ tiên, thì lòng bi cảm của ông kém nhiều rồi.
--------------------
(Lược bớt một số truyện không lý thú mấy)
***************
XUNG HƯ CHÂN KINH
CHƯƠNG IV
TRỌNG NI
《沖虛真經》
仲尼 第四
***
仲尼閒居, 子貢入待, 而有憂色。 子貢不敢問, 出告顏回。 顏回援琴而歌。 孔子聞之, 果召回入問, 曰: 「若奚獨樂?」回曰: 「夫子子奚獨憂?」孔子曰: 「先言爾志。」曰: 「吾昔聞之夫子曰: 『樂天知命故不憂』, 回所以樂也。 「孔子愀然有間曰:」有是言哉? 汝之意失矣。 此吾昔日之言爾, 請以今言為正也。 汝徒知樂天知命之無憂, 未知樂天知命有憂之大也。 今告若其實。 修一身, 任窮達, 知去來之非我, 亡變亂於心慮, 爾之所謂樂天知命之無憂也。 曩吾修《詩》《書》, 正禮樂, 將以治天下, 遣來世; 非但修一身治魯國而已。 而魯之君臣日失其序, 仁義益衰, 情性益薄。 此道不行一國與當年, 其如天下與來世矣? 吾始知《詩》《書》禮樂無救於治亂, 而未笑所以革之之方: 此樂天知命者之所憂。 雖然, 吾得之矣。 夫樂而知者, 非古人之謂所樂知也。 無樂無知, 是真樂真知; 故無所不樂, 無所不知, 無所不憂, 無所不為。 《詩》《書》禮樂, 何棄之有? 革之何為? 「顏回北面拜手曰: 「回亦得之矣。」出告子貢。 子貢茫然自失, 歸家淫思七日, 不寢不食, 以至骨立。 顏回重往喻之, 乃反丘門, 絃歌誦書, 終身不輟。
Trọng Ni ngồi không, Tử Cống vô hầu, thấy thầy có vẻ buồn, không dám hỏi, trở ra cho Nhan Hồi hay. Nhan Hồi cầm cây đờn lên gảy và ca. Khổng Tử nghe thấy, quả nhiên gọi vô hỏi:
- Có cái gì mà vui một mình vậy?
Hồi hỏi lại:
- Tại sao thầy buồn một mình vậy?
Khổng Tử đáp:
- Hãy nói cho thầy nghe nỗi vui của anh trước đã.
Hồi thưa:
- Con nghe có lần thầy dạy rằng hễ lạc thiên tri mệnh thì không có gì buồn cả, vì vậy mà con vui.
Khổng Tử trầm ngâm một lát rồi bảo:
- Ta có nói như vậy sao? Anh hiểu sai ý của ta rồi. Lời ta nói hồi trước đó, bây giờ anh theo lời ta sắp nói đây mà sửa lại. Anh chỉ hiểu được cái lẽ lạc thiên tri mệnh thì không có gì buồn mà chưa hiểu được rằng tuy lạc thiên tri mệnh mà cũng vẫn buồn. Nay ta giảng hết cho anh nghe: cứ sửa thân mình, thành công hay thất bại cũng mặc, biết rằng thăng hay trầm không quan hệ gì tới ta, không để cho những biến loạn làm bận lòng, đó anh hiểu lạc thiên tri mệnh thì vô ưu là như vậy.
Trước ta đã sửa lại Thi, Thư, định lại Lễ, Nhạc, mong dùng những sách đó để trị thiên hạ, truyền lại hậu thế, chứ không phải chỉ sửa riêng cái thân ta, trị riêng nước Lỗ mà thôi đâu. Mà vua tôi nước Lỗ càng ngày càng mất trật tự, nhân nghĩa càng ngày càng suy, tính tình càng ngày càng bạc. Như vậy là đạo không thi hành được ở trong một nước, ngay bây giờ đây, nói chi thi hành tới khắp thiên hạ, trong các đời sau nữa.
Bây giờ ta mới biết rằng Thi, Thư, Lễ, Nhạc không giúp được cho loạn hoá trị, mà chưa tìm được phương nào cải cách được xã hội được đây. Đó là cái lẽ lạc thiên tri mệnh mà vẫn còn buồn. Nhưng ta đã hiểu được một điều: cái chúng ta gọi là "lạc", là "tri" không phải cái cổ nhân gọi là "lạc", là "tri". Cổ nhân cho rằng "vô lạc", "vô tri" mới thực là "chân lạc", "chân tri". Được như vậy thì không cái gì là không vui, không cái gì là không biết, không cái gì là không buồn, không cái gì là không làm. Thi, Thư, Lễ, Nhạc cần gì phải bỏ đi, cần gì phải sửa lại?
Nhan Hồi hướng về phương Bắc, chắp tay vái thầy:
- Con cũng hiểu được lẽ đó.
Rồi trở ra kể lại cho Tử Cống nghe. Tử Cống hoang mang, như mất hồn, về nhà suy nghĩ lung bảy ngày, quên ngủ quên ăn, tới nỗi gầy trơ xương. Sau cùng Tử Cống trở lại nhà thầy, lại gảy đờn, ca hát, học kinh Thư, suốt đời không ngừng.
陳大夫聘魯, 私見叔孫氏。 叔孫曰: 「吾國有聖人。」
曰: 「非孔丘邪?」
曰: 「是也。」「何以知其聖乎?」
叔孫氏曰: 「吾常聞之顏回, 曰: 『孔丘能廢心而用形。 』」
陳大夫曰: 「吾國亦有聖人, 子弗知乎?」
曰: 「聖人孰謂?」
曰: 「老聃之弟子, 有亢倉之者, 得聃之道, 能以耳視而目聽。」
魯侯聞之大驚, 使上卿厚禮而致之。
亢倉子應聘而至。 魯侯卑辭請問之。
亢倉之曰: 「傳之者妄。 我能視聽不用耳目, 不能易耳目之用。」
魯侯曰: 「此增異矣。 其道奈何? 寡人終願聞之。」
亢倉子曰: 「我體合於心, 心合於氣, 氣合於神, 神合於無。 其有介然之有, 唯然之音, 雖遠在八荒之外, 逝在眉睫之內, 來幹我者, 我必知之。 乃不知是我七也孔四支之所覺, 心腹六臟之知, 其自知而已矣。」
魯侯大悅。 他日以告仲尼, 仲尼笑而不答。
Vị đại phu nước Trần đi sứ sang nước Lỗ, lại thăm viếng Tôn Thúc Thị, Tôn Thúc Thị bảo:
- Nước chúng tôi có một bậc thánh.
Vị đại phu hỏi:
- Phải ông Khổng Khâu không?
- Phải.
- Làm sao biết được là thánh?
- Tôi thường nghe Nhan Hồi bảo Khổng Khâu có thể bỏ cái tâm (không dùng cái tâm) mà vận dụng hình hài (tức ngũ quan) được.
Vị đại phu nước Trần bảo:
- Nước tôi cũng có một vị thánh nhân, ông biết không?
- Thánh nhân ư? Ai đó?
- Một đệ tử của Lão Đam tên là Cang Thương Tử học được cái đạo của Đam, có thể dùng tai mà trông, dùng mắt mà nghe.
Lỗ Hầu nghe vậy, kinh hoảng, sai một vị thượng khanh đem hậu lễ qua mời Cang Thương Tử. Cang Thương Tử nhận lễ và tới, Lỗ Hầu lễ độ hỏi, Cang Thương tử đáp:
- Người ta đồn bậy. Tôi có thể không dùng tai mắt mà nghe, trông được, nhưng không thể dùng tai thay mắt, mắt thay tai được.
Lỗ Hầu bảo:
- Vậy thì còn lạ hơn nữa; cách nào vậy, xin cho quả nhân được nghe.
Cang Thương Tử đáp:
- Cơ thể tôi hoà hợp với cái tâm, tâm hoà hợp với khí, khí hoà hợp với thần, thần hoà hợp với cái "vô". Có một hình thể nào rất nhỏ xuất hiện, một thanh âm nào rất nhỏ nào thoảng qua, dù xa tít ngoài cõi bát hoang hoặc ở gần, tại sát mi mắt mà liên can đến tôi là tôi biết liền. Nhưng tôi không hiểu là do cảm giác của ngũ quan hay của các bộ phận trong người, (tôi chỉ biết) cái biết đó tự nhiên phát ra vậy thôi.
Lỗ Hầu mừng lắm, một hôm kể lại với Khổng Tử, Khổng Tử cười mà không nói.
子夏問孔子曰: 「顏回之為人奚苦?」
子曰: 「回之仁賢於丘也。」
曰: 「子貢之為人奚苦?」
子曰: 「賜之辨賢於丘也。」
曰: 「子路之為人奚若?」
子曰: 「由之勇賢於丘也。」
曰: 「子張之為人奚若?」
子曰: 「師之莊賢於丘也。」
子夏避席而問曰: 「然則四子者何為事夫子?」
曰: 「居! 吾語汝。 夫回能仁而不能反。 賜能辨而不能訥, 由能勇而不能怯, 師能莊而不能同。
兼四子之有以易吾, 吾弗許也, 此其所以事吾而不貳也。」
Tử Hạ hỏi Khổng tử:
- Nhan Hồi là người ra sao?
Khổng tử đáp:
- Hồi hơn ta về đức nhân.
Tử Hạ lại hỏi:
- Tử Cống là người ra sao?
- Tứ biện thuyết giỏi hơn ta.
Tử Hạ lại hỏi :
- Tử Lộ là người ra sao?
- Do dũng cảm hơn ta.
- Tử Trương là người ra sao?
- Sư trang nghiêm hơn ta.
Tử Hạ đứng dậy hỏi:
- Vậy thì sao bốn anh đó phải học thầy?
Khổng tử đáp:
- Ngồi xuống, ta giảng cho nghe.
Hồi có đức nhân nhưng không quyền biến.
Tứ có tài biện thuyết mà không biết giữ lời.
Do dũng cảm mà không biết có lúc nên nhát.
Sư trang nghiêm mà không biết hoà đồng với người.
Đổi cái của ta để lấy những đức của bốn anh đó thì ta không đổi.
Vì vậy bốn anh đó một mực thờ ta làm thầy
子列子既師壺丘子林, 友伯昏瞀人, 乃居南郭。
從之處者, 日數而不及。 雖然, 子列子亦微焉, 朝朝相與辨, 無不聞。
而與南郭子連墻二十年, 不上謁請; 相遇於道, 目若不相見者。 門之徒役, 以為子列子與南郭子有敵不疑。
有自楚來者, 問子列子曰: 「先生與南郭子奚敵?」
子殛子曰: 「南郭子貌充心虛, 耳無聞, 目無見, 口無言, 心無知, 形無惕。 往將奚為? 雖然, 試與汝偕往閱。」
弟子四十人同行。 見南郭子, 果若欺魄焉而不可與接。
顧視子列子, 形神不相偶, 而不可與群。 南郭子俄而指子列子之弟子末行者與言, 衎衎然若專直而在在雄者。
子列子之徒駭之。 反舍咸有疑色。
子列子曰: 「得意者無言, 進知者亦無言。 用無言為言亦言, 無知為知亦知。 無言與不言, 無知與不知, 亦言亦知。 亦無所不言, 亦無所不知; 亦無所言, 亦無所知。 如斯而已。 汝奚妄駭哉?」
Thầy Liệt Tử sau khi cùng với bạn là Bá Hôn Mâu Nhân thôi học Hồ Khâu Tử Lâm rồi, lại ở Nam Quách, số người lại xin học có hàng trăm, tới hoài không ngớt, Liệt Tử không biết bao nhiêu nữa. Thầy trò sáng nào cũng thảo luận với nhau, xa gần không ai không biết tiếng.
Nam Quách Tử ở sát vách hai chục năm mà hai người không bao giờ qua thăm hỏi nhau, gặp nhau ngoài đường thì làm như không trông thấy nhau. Môn đệ tin chắc rằng Liệt Tử và Nam Quách Tử hiềm khích nhau.
Có một người từ nước Sở lại, hỏi Liệt Tử:
- Tiên sinh có gì hiềm khích với Nam Quách Tử đấy?
Thầy Liệt Tử đáp:
- Nam Quách Tử bề ngoài như mọi người mà lòng thì hư tĩnh, tai không nghe, mắt không thấy, miệng không nói, tâm không biết, hình hài trơ trơ, qua thăm ông ấy làm gì. Nhưng chúng ta thử qua xem sao.
Thế là Liệt Tử cùng với bốn chục môn đệ qua nhà Nam Quách Tử, quả nhiên thấy ông ấy trơ trơ như pho tượng, không thể tiếp xúc, chuyện trò được. Nam Quách Tử liếc ngó Liệt Tử, vẻ xa vắng như tinh thần thoát khỏi xác. Rồi Nam Quách Tử bỗng bảo mấy đệ tử đứng hàng cuối của Liệt Tử: "Ta khen các người cương quyết hùng tâm chuyên cần học đạo".
Bọn môn đệ Liệt Tử hoảng hốt ra về, người nào cũng có vẻ hoang mang. Liệt Tử bảo:
- Người nào đã đạt ý thì không nói; người nào biết rõ chân lí rồi thì cũng không nói. Không nói mà cũng là nói, không biết mà cũng là biết. Không có một lời nào với chẳng nói, không một tri thức nào với chẳng biết, thì cũng là nói, là biết. Mà như vậy cũng là không có gì không nói, không có gì không biết; mà cũng là không nói gì cả, không biết gì cả. Có vậy thôi, các anh sợ nỗi gì?
初子列子好游。 壺丘子曰: 「禦寇好游, 游何所好?」
列子曰: 「游之樂, 所玩無故。 人之遊也, 觀其所見; 我之遊也, 觀之所變。 游乎游乎! 未有能辨其游者。」
壺丘子曰: 「禦寇之遊固與人同歟, 而曰固與人異歟? 凡所見, 亦恆見其變。 玩彼物之無故, 不知我亦無故。 務外游, 不知務內觀。 外游者, 求備於物; 內觀者, 取足於身。 取足於身, 游之至也; 求備於物, 游之不至也。」
於是列子終身不出, 自以為不知游。
壺丘子曰: 「游其至乎! 至游者不知所適; 至觀者不知所眂, 物物皆游矣, 物物皆觀矣, 是我之所謂游, 是我之所謂觀也。
故曰: 游其至矣乎! 游其至矣乎!」
Mới đầu, thầy Liệt Tử thích du lịch. Hồ Khâu Tử bảo:
- Ngự Khấu thích du lịch, du lịch có gì đâu mà thích?
Liệt Tử đáp:
- Cái vui du lịch là được coi những cái mới. Những người khác du lịch là ngắm những cảnh mới, còn con du lịch để xem xét sự biến đổi. Du lịch! Du lịch! Ai biết được du lịch thực là du lịch thì phải ra sao?
Hồ Khâu Tử bảo:
- Cách anh du lịch với cách người khác du lịch thì cũng vẫn như nhau, mà sao bảo là khác? Ai nhìn cảnh thì cũng thấy sự biến đổi của nó. Anh thích ngắm vật mới mà không biết rằng cái bản ngã của ta cũng thay đổi hoài.
Người nào chỉ nghĩ du lịch là ngắm cảnh ngoài thì không biết chú trọng tới nội tâm mình. Ngắm cảnh ngoài là muốn cho vạn vật hoàn toàn, xét nội tâm mình là muốn thoả mãn ở trong lòng. Thoả mãn ở trong lòng là đạt cái mức cao nhất của du lịch, cầu cho vạn vật hoàn toàn thì không đạt được mức đó.
Từ đó, Liệt Tử suốt đời không đi du lịch nữa, tự cho rằng mình không biết cách du lịch.
Hồ Khâu Tử bảo : "Cái cao nhất của sự du lịch ở đâu? Ở chỗ không biết mình đi đâu. Cái mức cao nhất của sự quan sát sự vật là không biết mình nhìn cái gì nữa. (Đừng cố ý du lịch, cố ý quan sát thì) vật nào cũng là cơ hội cho mình du lịch, quan sát được. Tôi cho du lịch là như vậy, quan sát là như vậy. Cho nên bảo : Phải đạt cái mức cao nhất của du lịch! Phải đạt cái mức cao nhất của du lịch!".
龍叔謂文摯曰: 「子之術微矣。 吾有疾, 子能已乎?」
文摯曰: 「唯命所聽。 然先言子所病之正。」
龍叔曰: 「吾鄉譽不以為榮, 國毀不以為辱; 得而不喜, 失而弗憂; 視生如死, 視富如貧, 視人如豕, 視吾如人。 處吾之家, 如逆旅之舍; 觀吾之鄉, 如戎蠻之國。 凡此眾疾, 爵賞不能勸, 弄罰不能威, 盛衰利害不能易, 哀樂不能移。 固不可事國君, 交親友, 御妻子, 制僕隸。 此奚疾哉? 奚方能已之乎?」
文摯乃命龍叔背明而立。
文摯自後向明而望之, 既而曰: 「嘻! 吾見子之心矣, 方寸之地虛矣, 幾聖人也! 子心六孔流通, 一孔不達。 今以聖智為疾者, 或由此乎! 非吾淺術所能已也。」
Long Thúc bảo Văn Chí :-
- Y thuật của ông huyền diệu! Tôi bị một bệnh, ông trị cho được không?
Văn Chí đáp:
- Xin vâng, nhưng ông cho biết bệnh gì đã.
Long Thúc đáp:
- Người trong làng khen tôi, tôi không lấy làm vinh, người trong nước chê tôi, tôi không thấy làm nhục; được đã không mừng, mất cũng không buồn; tôi coi sống với chết cũng như nhau, giàu nghèo như nhau; coi mọi người khác như loài heo, mà tự coi tôi cũng như mọi người khác.
Tôi ở trong nhà mà tự coi là quán trọ, coi làng tôi như nước ngoài. Ngoài mấy tật đó, tôi lại còn coi thường tước quí, chẳng sợ hình phạt; thịnh suy lợi hại không làm thay đổi được lòng tôi, vui buồn cũng không làm động lòng tôi, cho nên tôi không thể thờ vua giúp nước được, không thể thân với bạn bè bà con được, kiềm chế vợ con, sai khiến tôi tớ được.
Tôi có bệnh gì vậy, ông? Có phương nào trị được không?
Văn Chí bảo Long Thúc quay lưng ra chỗ sáng, rồi mình đứng ở phía sau hướng ra phía sáng mà xem xét. Xem kĩ rồi bảo:
- A! Tôi thấy con tim của ông rồi, nó rỗng một tấc vuông, gần như tim một bậc thánh. Sáu lỗ tim của ông đều thông, chỉ có một lỗ là nghẹt thôi. Ngày nay người ta cho cái trí sáng suốt của thánh nhân là một thứ bệnh, có lẽ đó là bệnh của ông chăng? Y thuật nông cạn của tôi không trị được thứ bệnh đó.
鄭之輔澤多賢, 東里多才。 圃澤之役有伯豐子者, 行過東里, 遇鄧析。
觀析顧其徒而笑曰: 「為若舞彼來者奚苦?」其徒曰: 「所願知也。」
鄧析謂伯豐子曰: 「汝知養養之義乎? 受人養而不能自養者, 犬豕之類也; 養物而物為我用者, 人之力也。 使汝之徒, 食而飽, 衣而息, 執政之功也。 長幼群聚, 而為牢藉庖廚之物, 奚異犬豕之類乎?」
伯豐子不應。
伯豐子之從者越次而進曰: 「大夫水聞齊魯之多相乎? 有善治土木者, 有善治金革者, 有善治聲樂者, 有善治書數乾, 有善治軍旅者, 有善治宗廟者, 群才備了。 而無相位者, 無能相使者。 而位之者無知, 使之者無能, 而知之與能, 為之使焉。 執政者乃吾之所使, 子奚矜焉?」
鄧析無以應, 目其徒而退。
Ở nước Trịnh, miền Phố Trạch có nhiều người hiền (trỏ hạng ẩn dật), miền Đông Lí thì có nhiều người tài (về việc trị nước).
Trong bọn đệ tử ở Phố Trạch, có người tên là Bá Phong Tử. Bá Phong Tử đi qua Đông Lí, gặp Đặng Tích, Đặng Tích quay lại cười cười và nói với môn đệ:
- Chúng ta thử trêu gã kia xem sao?
Bọn đệ tử đáp:
- Thế thì thú lắm.
Đặng Tích bèn bảo Bá Phong Tử:
- Các anh hiểu cái nghĩa nuôi người và được người nuôi không? Không tự nuôi mình được, phải để cho người ta nuôi, đó là loài chó, loài heo; còn người thì nuôi vật để sai khiến chúng. Các anh được ăn no, mặc ấm, là nhờ công của những người cầm quyền đó. Bọn các anh quần tụ nhau, khi vô sự thì được người ta nuôi trong chuồng, trong hàng rào, hữu sự thì bị đưa vào bếp, có khác gì loài chó loài heo đâu.
Bá Phong Tử làm thinh, nhưng một đệ tử ở sau tiến lên đáp:
- Quan đại phu có nghe ở Tề, Lỗ có nhiều người khéo léo không? Người thì giỏi công việc đất, gỗ, người thì giỏi việc kim khí và đồ da, người thì giỏi âm nhạc, người thì giỏi sổ sách, tính toán, người thì giỏi cầm quân, người thì giỏi cúng tế ở tôn miếu, không thiếu một tài năng nào; nhưng những người tài giỏi đó, không ai được cầm quyền trị dân, không sai khiến nhau. Mà những kẻ ở chức trị dân, sai khiến người khác thì lại không biết gì cả, không có tài năng gì cả, họ sai khiến những người thông minh, có tài năng. Vậy bọn cầm quyền kia, chính nhờ chúng tôi mà có địa vị đấy. Có gì mà các ông tự đắc!
Bọn Đặng Tích không biết đáp sao, ngó bọn đồ đệ rồi rút lui.
公儀伯以力聞諸侯, 堂谿公言之於周宣王, 王備禮以聘之。
公儀伯至, 觀形, 懦夫也。
宣王心惑而疑曰: 「女之力何如?」
公儀伯曰: 「臣之力能折春螽之股, 堪秋蟬之翼。」
王作色曰: 「吾之力者能裂犀兕之革。 曳九牛之尾, 猶憾其弱。 女折春螽之股, 堪秋蟬之翼, 而力聞天下, 何也?」
公儀伯長息退席曰:
「善哉, 王之問也! 臣敢以實對。 臣之師有商丘子者, 力無敵於天下, 而六親不知, 以未嘗用其力故也。 臣以死事之。 乃告臣曰: 『人欲見其所不見, 視人所不窺; 欲得其所不得, 修人所不為。 故學視者先見輿薪, 學聽者稱聞撣鐘。 夫有易於內者, 無難於外。 於外無難, 故名不出其一家。 』今臣之名聞於諸侯, 是臣諱師之教, 顯臣之能者也。 然則臣之名不以負其力者也, 以能用其力者也, 不猶愈於負其力者乎?」
Trong số các chư hầu, Công Nghi Bá nổi tiếng là có sức mạnh. Đường Khuê công tâu với vua Chu Tuyên Vương. Tuyên Vương sửa soạn lễ vật để mời Công Nghi Bá tới.
Công Nghi Bá tới, Tuyên Vương coi hình dáng có vẻ yếu ớt, sinh nghi hỏi:
- Sức của ngươi ra sao?
Công Nghi Bá đáp:
- Sức của thần có thể bẻ gãy càng con giọt sành mùa xuân, mang được cánh con ve mùa thu.
Tuyên Vương nổi giận, bảo:
- Sức bọn dũng sĩ của ta có thể xé da một con tê, nắm đuôi chín con bò mà kéo (lùi lại), mà ta còn cho là yếu; ngươi bẻ gãy được càng con giọt sành mùa xuân, mang được cánh ve mùa thu, mà nổi tiếng là mạnh trong thiên hạ, sao vậy?
Công Nghi Bá thở dài, đương ngồi trên chiếu, đứng dậy, tâu:
- Câu hỏi của đại vương thật hay, thần xin cứ thực mà đáp: Thầy của thần là Thương Khâu Tử, vào hạng vô địch trong thiên hạ, mà người thân trong nhà không ai biết là vì không bao giờ dùng sức vậy.
Thần thờ thầy tới khi thầy mất, có lần được thầy bảo: "Người nào muốn thấy những cái người khác không thấy thì phải nhìn cái người khác không nhìn; người nào muốn có những cái người khác không có thì phải làm những cái người khác không làm. Cho nên muốn tập trông thì mới đầu phải nhìn một chiếc xe củi; muốn tập nghe thì mới đầu phải lắng nghe tiếng chuông".
Cái gì dễ thực hiện ở trong thì khó thực hiện ở ngoài. Không gặp cái khó ở ngoài, cho nên danh tiếng không truyền ra khỏi cửa. Nay thần nổi danh khắp chư hầu là làm trái lời giáo huấn của thầy mà để cho người khác biết tài năng của thần.
Nhưng thần sở dĩ nổi danh không phải là vì thần cậy sức mạnh mà vì thần biết dùng sức mạnh, như vậy chẳng hơn là cậy sức mạnh ư?
堯治天下五十年, 不知天下治歟, 不治歟? 不知億兆之願戴己歟, 不願戴己歟?
顧問左右, 左右不知。 問外朝, 外朝不知。 問在野, 在野不知。
堯乃微服游於康衢, 聞兒童謠曰: 「立我蒸民, 莫匪爾極。 不識不知, 順帝不則。」
堯喜問曰: 「誰教爾為此言?」
童兒曰: 「我聞之大夫。」
問大夫, 大夫曰: 「古詩也。」
堯還宮, 召舜, 因禪以天下。 舜不辭而受之。
Vua Nghiêu trị thiên hạ năm chục năm rồi mà không biết thiên hạ có bình trị không. Không biết hàng ức hàng triệu người dân đó có tôn phụng mình không.
Ông hỏi các người chung quanh (các đại thần), họ không biết; hỏi những người ngoài vô triều, họ cũng không biết; hỏi dân quê, dân quê cũng không biết. Ông bèn cải trang vi hành ở Khang Cù, nghe thấy trẻ con hát bài này:
Nuôi khắp dân ta
Đó là công lớn của người;
Dân chẳng biết gì cả
Chỉ theo mệnh trời.
Vua Nghiêu mừng lắm, hỏi:
- Ai dạy các con bài đó?
Chúng đáp:
- Quan đại phu dạy chúng con.
Vua Nghiêu tìm hỏi quan đại phu, quan đại phu đáp:
- Đó là một bài thơ cổ.
Vua Nghiêu trở về cung, vời ông Thuấn lại, nhường ngôi cho. Ông Thuấn nhận.
---------------
(lược bỏ ba truyện không lý thú)
***************
XUNG HƯ CHÂN KINH
CHƯƠNG V
THANG VẤN
沖虛真經
湯問 第五
***
殷湯問於夏革曰: 「古實有物乎?」夏革曰: 「古初無物, 今惡得物? 後之人將謂今之無物可乎?」殷湯曰: 「然則物無先後乎?」夏革曰: 「物之終始, 初無極已。 始或為終, 終或為始, 惡知其紀? 然自物之外, 自中之先, 朕所不知民。」殷湯曰: 「然則上下八方有極盡乎?」革曰: 「不知也。」湯固問。 革曰: 「無則無極, 有則有盡; 朕何以知之? 然無極之外, 復無無極, 無盡之中, 復無無盡。 無極復無無極, 無盡復無無盡。 朕以是知其無極無盡也, 而不知其有極有盡也。」
湯又問曰: 「四海之外奚有?」革曰: 「猶齊州也。」湯曰: 「汝奚以實之?」革曰: 「朕東行至營, 人民猶是也。 問營之東, 復猶營也。 西行至豳, 人民猶是也。 問豳之西, 復猶豳也。 朕以是知四海四荒四極之不異是也。 故大小相含, 無窮極也。 含萬物者亦如含天地; 含萬物也故不窮, 含天地也故無極。 朕亦焉知天地之表不有大天地者乎? 亦吾所不知也。 然則天地亦物與。 物有不足, 故昔者女媧氏煉五色石以補其闕; 斷鰲之足以立四極。 其後共工氏與顓頊爭為帝, 怒而觸不周之山, 折天柱, 絕地維, 故天傾西北, 日月星辰就焉; 地不滿東南, 故百川水潦歸焉。」
(Chúng tôi bỏ nửa trên đại ý Hạ Cách đáp vua Thang rằng vũ trụ vô cùng vô tận; mà bắt đầu dịch từ:
Thang hựu vấn: Tứ hải chi ngoại….)
Vua Thang lại hỏi (quan đại phu Hạ Cách) :
- Ở bên kia bốn bể có gì không?
Hạ Cách đáp:
- Cũng như ở Tề Châu (tức Trung Quốc) này vậy.
- Lấy gì làm bằng cớ?
- Tôi đã đi về phía đông, tới nước Dinh, nhân dân ở đó cũng như ở đây ; hỏi người ở đó phía đông nước Dinh ra sao, họ đáp cũng như nước Dinh; tôi đi về phía tây, tới nước Bân, nhân dân ở đó cũng như ở đây, hỏi người ở đó về phía tây nước Bân ra sao, họ đáp cũng như ở nước Bân. Cho nên tôi cho rằng bên kia tứ hải (bốn bể), tứ hoang (bốn cõi hoang), tứ cực (bốn cõi cùng cực) cũng không khác gì ở đây.
Cho nên cái lớn trùm cái nhỏ, không có cùng cực. Cái bao trùm vạn vật, cũng là cái bao trùm trời đất. Bao trùm vạn vật, trời đất, cho nên không có cùng cực. Nhưng làm sao tôi biết được ở ngoài trời đất của chúng ta có một trời đất lớn hơn nữa không? Điều đó ngoài sự hiểu biết của tôi.
Nhưng trời đất cũng là "vật", mà đã là vật thì không hoàn toàn, cho nên hồi xưa bà Nữ Oa luyện đá ngũ sắc để vá chỗ khuyết của trời, chặt chân của con ngao để chống đỡ tứ cực. Về sau họ Cung Công tranh nhau ngôi Hoàng Đế với Chuyên Húc, giận mà đập núi Bất Chu, làm gãy mất cái trụ đỡ trời, đứt mất dây cột đất, cho nên trời mới nghiêng về phía tây bắc, mà mặt trời mặt trăng, các ngôi sao chạy về phía đó; còn đất thì khuyết ở phía đông nam, cho nên trăm sông lớn nhỏ đều đổ về phía đó.
湯又問: 「物有鉅細乎? 有修短乎? 有同異乎?」革曰: 「渤海之東不知幾億萬里, 有大壑焉, 實惟無底之穀, 其下無底, 名曰歸墟。 八紘九野之水, 天漢之流, 莫不注之, 而無增無減焉。 其中有五山焉: 一曰岱輿, 二曰員嶠, 三曰方壺, 四曰瀛洲, 五曰蓬萊。 其山高下周旋三萬里, 其頂平處九千里。 山之中間相去七萬里, 以為鄰居焉。 其上臺觀皆金玉, 其上禽獸皆純縞。 珠玕之樹皆叢生, 華實皆有滋味, 食之皆不老不死。 所居之人皆仙聖之種; 一日一夕飛相往來者, 不可數焉。 而五山之根, 無所連著, 常隨潮波上下往還, 不得暫峙焉。 仙聖毒之, 訴之於帝。 帝恐流於西極, 失群聖之居, 乃命禺疆使巨鰲十五舉首而戴之。 迭為三番, 六萬歲一交焉。 五山始峙。 而龍伯之國, 有大人, 舉足不盈數步而暨五山之所, 一釣而連六鰲, 合負而趣, 歸其國, 灼其骨以數焉。 於是岱輿員嶠二山流於北極, 沈於大海, 仙聖之播遷者巨億計。 帝憑怒, 侵減龍伯之國使阨。 侵小龍伯之民使短。 至伏羲神農時, 其國人猶數十丈。 從中州以東四十萬里, 得憔僥國。 , 人長一尺五寸。 東北極有人名曰諍人, 長九尺。 荊之南有冥靈者, 以五百歲為春, 五百歲為秋。 上古有大椿者, 以八竿歲為春, 八竿歲為秋。 朽壤之上有菌芝者, 生於朝, 死於晦。 春夏之月有蠓蚋者, 因雨而生, 見陽而死。 終發北之北有溟海者, 天池也, 有魚焉。 其廣數千里, 其長稱焉, 其名為鯤。 有鳥焉。 其名為鵬, 翼若垂天之雲, 其體稱焉。 世豈知有此物哉? 大禹行而見之, 伯益知而名之, 夷堅聞而志之。 江浦之間生麼蟲, 其史曰焦螟, 群悅而集於蚊睫, 弗相觸也。 棲宿去來, 蚊弗覺也。 離朱子羽, 方晝拭眥揚眉而望之, 弗見其形; 鯱(換魚為角)俞師曠方夜擿耳俛首而聽之, 弗聞其聲。 唯黃帝與容成子居空峒之上, 同齋三月, 心死形廢; 徐以神視, 塊然見之, 若嵩山之阿; 徐以氣聽, 砰然聞之若雷霆之聲。 吳、楚之國有大木焉, 其名為櫾, 碧樹而冬生, 實丹而味酸; 食其皮汁, 已憤厥之疾。 齊州珍之, 渡淮而北, 而化為枳焉。 鸜鵒不逾濟, 貉逾汶則死矣。 地氣然也。 雖然形氣異也, 性鈞已, 無相易已。 生皆全已, 分皆足已。 吾何以識其鉅細? 何以識其修短? 何以識其同異哉?」
Vua Thang lại hỏi:
- Các vật có lớn nhỏ, dài ngắn, giống nhau khác nhau không?
Hạ Cách đáp:
- Ở phía đông Bột Hải, không biết bao nhiêu ức vạn dặm, có một cái vực lớn, không đáy, gọi là Qui Khư. Tất cả nước ở bát hoành, cửu dã, tất cả nước ở Ngân Hà đều chảy vào đó mà mực nước không lên không xuống. Giữa có năm ngọn núi: Đại Dư, Viên Kiệu, Phương Hồ, Doanh Châu và Bồng Lai.
Châu vi chân núi là ba vạn dặm, đỉnh núi bằng phẳng, chu vi chín ngàn dặm; núi nọ cách núi kia bảy vạn dặm, mà như hàng xóm với nhau. Lâu đài trên núi đều bằng vàng ngọc; các cầm thú đều màu trắng, các cây quí đều sum suê, hoa quả đều thơm ngon, ăn vô thì trường sinh bất tử. Người ở trên núi đó đều là hạng tiên, thánh, sớm tối họ bay đi thăm nhau, nhiều không kể được. Mới đầu năm ngọn núi đó không dính vào đáy biển, thường trôi nổi, theo thuỷ triều mà lên xuống, không tạm đứng yên được; các vị thánh tiên bất mãn, phàn nàn với Thượng Đế.
Thượng Đế sợ những ngọn núi đó trôi về tây cực, không có chỗ ở cho các vị thánh tiên, ra lệnh cho thần Ngu Cương, sai mười lăm con ba ba lớn ngóc đầu lên đội núi, chia làm ba đoàn, cứ sáu vạn năm lại thay phiên nhau, từ đó năm ngọn núi mới đứng yên mà không lắc lư nữa.
Nhưng một hôm có một người khổng lồ ở nước Long Bá (...) lại gần năm cái núi đó mà câu một lần được sáu con ba ba, vác trên lưng đem về, đốt mai để bói. Do đó mà hai ngọn núi Đại Dư và Viên Kiệu trôi về phía bắc cực, chìm xuống biển lớn, các tiên thánh tản mác đi có tới số ức (?). Thượng Đế nổi giận, thu hẹp nước Long Bá lại, và làm cho dân nước đó nhỏ con lại, nhưng tới đời Phục Hi, Thần Nông, người nước đó vẫn còn cao vài chục trượng.
Ở phía đông, cách Trung Châu (tức Trung Hoa) bốn chục vạn dặm, có nước Tiêu Nghiêu, người cao một thước năm tấc, ở góc đông bắc, có giống người tên là Tránh, cao chín tấc.
Ở phía nam nước Kinh (tức nước Sở) có cây minh linh, mùa xuân là năm trăm năm, mùa thu là năm trăm năm. Thời thượng cổ có cây xuân lớn, mùa xuân là tám ngàn năm, mùa thu là tám ngàn năm. Trên đất thối có thứ nấm sáng sinh chiều chết. Mùa xuân và mùa hè có loài mông nhuế sinh ra trong lúc mưa và trời nắng lên thì chết.
Ở phía bắc Chung Bắc có một cái biển gọi là ao trời, biển đó có loài cá chiều ngang là mấy ngàn dặm, chiều dài xứng với chiều ngang, gọi là con cá côn; có loài chim gọi là chim bằng, cánh như cánh mây rũ ở trên trời, thân mình cũng xứng với cánh. Người đời đâu biết được những vật đó. Vua Đại Vũ đi tới nơi mà thấy được, ông Bá Ích biết những loài đó mà đặt tên cho, ông Di Kiên nghe nói mà ghi lại.
Ở khoảng giữa sông Giang và sông Phố, có loài trùng rất nhỏ gọi là con tiêu minh, bay từng đàn rồi đáp xuống lông mi mắt con muỗi mà không chạm vào nhau. Chúng ở nhờ, đi đi lại lại mà con muỗi không hay; những người mắt cực sáng như Li Chu, Tử Vũ giữa ban ngày, dụi con mắt giương mi cố nhìn mà cũng không thấy; những người tai cực thính như Đệ Du, Sư Khoáng giữa đêm (tĩnh mịch) cúi đầu lắng nghe mà không thấy tiếng của chúng. Chỉ có vua Hoàng Đế với ông Dung Thành tử ở trên núi Không Đồng, cùng trai giới ba tháng, lòng như tắt, hình hài tiều tuỵ, mới lần lần dùng tinh thần mà thấy rõ chúng lù lù như sườn núi Tung Sơn, lần lần dùng cái khí mà nghe thấy tiếng ầm ầm như sét.
Nước Ngôi và nước Sở có một loại cây lớn tên là cây dữu, lá xanh biếc, mùa đông mới nở hoa, trái đỏ và vị chua, vỏ nó trừ được bệnh sốt rét cơn. Người Tề Châu quí cây đó lắm, đem nó trồng ở phía bắc sông Hoài, nhưng nó biến tính đi thành cây chỉ. Loài cù dục không vượt được sông Tế, loài hạc vượt sông Vấn thì chết, đó là do khí hậu vậy.
Các loài, tuy hình, khí khác nhau, nhưng đều được bẩm thụ cái tính riêng của trời đất, không thay đổi lẫn nhau; đời sống của mỗi loài đều hoàn hảo, thoả mãn về phận của mình. Làm sao biết được thế nào là lớn và nhỏ, là dài và ngắn, là giống nhau và khác nhau.
太形、王屋二山, 方七百里, 同萬仞。 本在冀州之南, 河陽之北。 北山愚公者, 年且九十, 面山而居。 懲山北之寒塞, 出入之迂也。 聚室而謀曰: 「吾與汝畢力平險, 指通豫南, 達於漢陰, 可乎?」雜然相許。 其妻獻疑曰: 「以君之力, 曾不能損魁父之丘, 如太形、王屋何? 且焉置土石?」雜曰: 「投諸渤海之尾, 隱土之北。」遂率子孫荷擔者三夫, 叩石墾壤, 箕畚運於渤海之尾。 鄰人京城氏之孀妻, 有遣男, 始齔, 跳往助之。 寒暑易節, 始一反焉。 河曲智叟笑山之一毛, 其如土石何? 「北山愚公長息曰: 「汝心不固, 固不可徹, 曾不若孀妻弱子。 雖我之死, 有子存焉; 子又生孫, 孫又生子; 子又有子, 子又有孫; 子子孫孫, 無窮匱也, 而山不加增, 何苦而不平?」河曲智叟亡以應。 操蛇之神聞之, 懼其不已也, 告之於帝。 帝感其誠, 命萬蛾氏二子負二山, 一厝朔東, 一厝雍南。 自此冀之南, 漢之陰, 無隴斷焉。
Hai ngọn núi Thái Hình và Vương Ốc rộng bảy trăm dặm vuông, cao vạn nhẫn, xưa kia vốn ở phía nam Kí châu và phía bắc Hà Dương.
Ở gần Bắc Sơn, có ông Ngu Công, tuổi đã chín mươi, nhà đối diện với núi, bực mình rằng núi chắn lối, sự giao thông với miền ngoài hoá ra xa xôi bất tiện. Ông bèn hội họp con cháu trong nhà bảo:
- Ta và các con tận lực san bằng núi đó để có đường đi thẳng ra Dự Nam, tới Hán Âm, được không?
Mọi người đều bằng lòng, duy có bà vợ tỏ ý nghi ngờ:
- Sức ông không san nổi ngọn núi Khôi Phủ, làm sao san nổi núi Thái Hình và núi Vương Ốc? Với lại san rồi, đem đất, đá đổ vào đâu?
Những người khác đều đáp:
- Đổ xuống phía cuối Bột Hải, phía bắc Ẩn Thổ.
Thế rồi ông lão sai ba người con cháu đập đá, đào đất, đổ vào sọt, đội vác, khiêng lại đổ ở phía cuối Bột Hải. Một quả phụ (chồng tên là Kinh Thành), ở gần đó, có một đứa con trai mới thay răng sữa, cũng lại tiếp tay, tới hết đông, qua hè mới trở về nhà.
Ông lão Trí Tẩu ở Hà Khúc hay tin, chế nhạo và ngăn cản:
- Sao mà ngu thế! Già nua, yếu đuối như vậy, không nhổ được một cọng cỏ trên núi, mà đòi san bằng đất với đá.
Ngu Công ở Bắc Sơn, thở dài, đáp:
- Chú thật vô tình, lòng không sao chuyển được, không bằng người đàn bà goá và đứa bé yếu ớt này. Tôi chết thì còn con tôi, con tôi lại sinh cháu, cháu tôi lại sinh chắt, chắt tôi lại sinh con, con nó lại sinh cháu; con con cháu cháu, sinh hoài bất tuyệt, không lúc nào thiếu người, mà núi kia thì cứ như vậy chứ không tăng, vậy lo gì không san phẳng được?
Ông Trí Tẩu ở Hà Khúc không biết đáp sao.
Vị thần chỉ huy loài rắn hay chuyện đó, sợ việc san phẳng núi không thành, tâu với Thượng Đế. Thượng Đế cảm động vì lòng thành của Ngu Công, sai hai người con của thần Khoa Nga đội hai trái núi đó, đặt một trái ở Sóc Đông, một trái ở Ung Nam. Từ đó ở phía nam Kí Châu và ở phía bắc Hà Dương không còn ngọn núi nào ngăn cản bộ hành nữa.
夸父不量力, 欲追日影, 逐之於隅穀之際。
渴欲得飲, 赴飲河渭。 河謂不足, 將走北飲大澤。
未至道, 渴而死。
棄其杖, 屍膏肉所浸, 生鄧林。
鄧林彌廣數千里焉。
Khoa Phủ không tự lượng sức, muốn đuổi bắt bóng mặt trời.
Đuổi tới biên giới Ngung Cốc, khát quá, xuống uống nước sông Hà, sông Vị.
Uống cạn hai sông đó mà chưa đả khát, Khoa Phủ muốn lên phương bắc uống nước ở cái đầm lớn, giữa đường vì khát quá mà chết, để lại cây gậy.
Gậy thấm đầy thịt xương tan rửa của ông mà đâm rễ, lá thành rừng Đặng, rừng này rộng mấy ngàn dặm.
禹之治水土也, 迷而失塗, 謬之一國。 濱北海之北, 不知距齊州幾千萬里, 其國名曰終北, 不知際畔之所齊限。 無風雨霜露, 不生鳥、獸、蟲、魚、草、木之類。 四方悉平, 周以喬陟。 當國之中有山, 山名壺領, 狀若甔甀。 頂有口, 狀若員環, 名曰滋穴。 有水湧出, 名曰神瀵, 臭過蘭椒, 味過醪醴。 一源分為四埒, 注於山下; 經營一國, 亡不悉遍。 土氣和, 亡札厲。 人性婉而從, 物不競不爭。 柔心而弱骨, 不驕不忌; 長幼儕居, 不君不臣; 男女雜游, 不媒不聘; 緣不而居, 不耕不稼; 土氣溫適, 不織不衣; 百年而死, 不夭不病。 其民孳阜亡數, 有喜樂, 亡衰老哀苦。 其俗好聲, 相攜醉醉經旬乃醒。 沐浴神瀵, 膚色脂澤, 香氣經旬乃歇。 周穆王北遊, 過其國, 三年記歸。 既反周室, 慕其國, 惝(右加攵)然自失。 不進酒肉, 不召嬪御者數月, 乃復。
Hồi ông Vũ đấp đập đào sông, có lần lạc đường, tới một nước ở bờ phía bắc Bắc Hải, không biết là cách Tề Châu mấy vạn dặm.
Nước đó tên là Chung Bắc, không biết biên giới tới đâu, không có gió mưa, không có sương, giá, không có các loài cầm thú, trùng, cá, cỏ cây, bốn phương bằng phẳng, chỗ nào cũng là bình nguyên cao.
Ở giữa nước đó có một ngọn núi gọi là Hồ Lĩnh, coi như cái lọ, đỉnh có miệng như cái vòng tròn, gọi là "lỗ nước", nước ở trong phun ra, gọi là suối thần. Nước thơm hơn hương lan, hồ tiêu, vị ngon hơn rượu "lao", rượu "lê", một nguồn chia làm bốn dòng suối chảy xuống chân núi, rồi chảy qua khắp nước, không miền nào không tới.
Khí đất ấm áp, không sinh ra bệnh dịch. Dân chúng nhu thuận, có tính thoả hiệp, không ganh đua; lòng hiền hoà, cơ thể mềm mại, không kiêu căng, không hiềm kị, già trẻ ở chung với nhau, không có vua, không có bề tôi.
Đàn ông đàn bà ở lẫn lộn với nhau, không có mai mối, cưới gã. Họ ở theo bờ sông, không cày không cấy. Khí hậu ấm áp, nên họ không dệt, không bận quần áo. Họ sống trăm tuổi rồi chết, không ai ốm đau, không ai chết yểu, dân số tăng lên vô số kể.
Ai cũng sung sướng, vui vẻ, không ai suy nhược già nua, buồn rầu, đau khổ.
Họ thích đàn hát, nắm tay nhau mà ca hát suốt ngày không dứt.
Khi đói mệt, họ uống nước Suối Thần, sức mạnh cùng tinh thần lại phục hồi; nếu uống quá thì say, mười ngày sau mới tỉnh.
Họ tắm nước "suối thần", da dẻ tươi nhuận, mười ngày sau hương thơm mới hết.
Vua Chu Mục vương đi chơi phương bắc, tới nước đó, ba năm quên về.
Khi trở về cung điện, nhớ nước đó quá, rầu rĩ như mất hồn, không buồn ăn uống, không gần cung tần, mấy tháng sau mới nguôi.
管仲勉齊桓公, 因游遼口, 俱之其國。 幾尅舉, 隰朋諫曰: 「君舍齊國之廣, 人民之眾, 山川之觀, 殖物之阜, 禮義之盛, 章服之美, 妖靡盈庭, 忠良滿朝, 肆咤則徒卒百萬, 視撝則諸侯從命, 亦奚羨於彼, 而棄齊國之社稷, 從戎夷之國乎? 此仲父之耄, 奈何從之?」桓公乃止, 以隰朋之言告管仲, 仲曰: 「此固非朋之所及也。 臣恐彼國之不可知之也。 齊國之富奚戀? 隰朋之言奚顧?」
南國之人, 祝發而裸; 北國之人, 鞨巾而裘; 中國之人, 冠冕而裳。 九土所資, 或農或商或田或漁, 如冬裘夏葛, 水舟陸車, 默而得之, 性而成之。 越之東有輒木之國, 其長子生, 則鮮而食之, 謂之宜弟。 其大父死, 負其大母而棄之, 曰: 「鬼妻不可以同居笮。」楚之南有炎人之國, 其親戚死, 咼其肉而棄, 然後埋其具, 乃成為孝子。 秦之西有儀渠之國者, 其親戚死。 聚柴只而焚之。 燻則煙上, 謂之登遐, 然後成為孝子。 此上以為政, 下以為俗。 而未足為異也。
(Cắt bỏ một đoạn đầu đại ý Quản Trọng rủ Tề Hoàn Công đi chơi các nước ở Liêu Khẩu, Thấp Bằng ….
Bắt đầu dịch từ: Nam quốc chi nhân bị phát nhi khoả)
Dân các nước phương Nam cắt tóc, khoả thân, người các nước phương bắc chít khăn và bận áo lông, người Trung Quốc đội mũ và bận áo dài (...).
Ở phương Đông nước Việt có nước Vĩnh Mộc, khi sinh đứa con đầu lòng thì người ta xẻ ra mà ăn thịt, bảo như vậy có lợi cho những đứa con sau; hễ ông mà mất thì con cháu cõng bà đem bỏ ở một nơi xa, bảo không thể ở chung với vợ của quỉ (người đã chết) được.
Ở phía nam nước Sở, có nước của những người Viêm, khi cha mẹ mất thì cắt lấy thịt liệng đi, còn xương thì đem chôn, như vậy mới là báo hiếu.
Ở phía tây nước Tần, có nước Nghi Cừ, cha mẹ chết thì chất củi mà thiêu, khói bốc lên, họ bảo cha mẹ "lên cõi xa", như vậy mới là báo hiếu.
Những thói đó, người ở trên (các nước đó) cho là hợp pháp, người dưới cho là hợp tục, không lấy làm lạ.
孔子東遊, 見兩小兒辯鬭。
問其故, 一兒曰: 「我以日始出時去人近, 而日中時遠也。」
一兒以日初出遠, 而日中時近也。
一兒曰: 「日初出大如車蓋, 及日中, 則如盤盂, 此不為遠者小而近者大乎?」
一兒曰: 「日初出滄滄涼涼, 及其目中, 如探湯, 此不為近者熱而遠者涼乎?」
孔子不能決也。
兩小兒笑曰: 「孰汝多知乎?」
Khổng Tử đi chơi ở phía Đông, thấy hai đứa nhỏ cãi nhau. Hỏi duyên cớ, một đứa đáp:
- Con bảo rằng mặt trời khi mới mọc thì ở gần chúng ta, mà giữa trưa, ở xa chúng ta.
Đứa kia bảo:
- Con thì cho rằng mặt trời khi mới mọc ở xa chúng ta mà giữa trưa thì ở gần.
Đứa thứ nhất cãi:
- Mặt trời mới mọc lớn như bánh xe, giữa trưa nhỏ như cái mâm, hoặc như cái chén. Ở xa thì nhỏ, ở gần thì lớn, chẳng phải vậy ư?
Đứa kia đáp:
- Mặt trời mới mọc thì không khí mát mẻ, giữa trưa thì nóng như nước sôi. Ở gần thì nóng, ở xa thì mát, như vậy mới đúng chứ!
Khổng Tử không giải quyết nổi. Hai đứa đó cười, bảo:
- Vậy mà người ta bảo ông biết nhiều chứ.
均, 天下之至理也, 連於形物亦然。
均發均縣輕重而發絕, 發不均也。 均也, 其絕也, 莫絕。
人以為不然, 自有笑其然者也。 詹何以獨繭絲為綸, 芒針為鉤, 荊篠為竿, 剖粒為餌, 引盈車之魚於百仞之淵、汨流之中, 綸不絕, 鉤不伸, 竿不橈。
楚王聞而異之, 召問其故。
詹何曰: 「臣聞先大夫之言。 蒲且子之弋也, 弱弓纖繳, 乘風振之, 連雙鶬於青雲之際。 用心專, 動手均也。 臣因其事, 放而學釣, 五年始盡其道。 當臣之臨河持竿, 心無雜慮, 唯魚之念; 投綸沉鉤, 手無輕重, 物莫能亂。 魚見臣之鉤餌, 猶沉埃聚沫, 吞之不疑。 所以能以弱制強, 以輕致重也。 大王治國誠能若此, 則天下可運於一握, 將亦奚事哉?」
楚王曰: 「善!」
Quân bình là luật rất lớn trong thiên hạ, ngay về vật hữu hình cũng vậy. Treo hai vật vào một sợi tóc, nếu không quân bình mà một vật nặng một vật nhẹ thì sợi tóc sẽ đứt, như vậy là sợi tóc không ở điểm quân bình. Nếu quân bình thì không có lẽ gì mà đứt được, cho nên không đứt. Người ta thường không hiểu lẽ đó, nhưng cũng có người hiểu được.
Chiêm Hà chỉ dùng một sợi tơ làm dây câu, một cái gai cong nhọn làm lưỡi câu, thân cây trúc nhỏ ở Sở làm cần câu, cắt một hạt lúa làm mồi mà câu ở cái vực sâu trăm nhẫn, chỗ nước chảy xiết, đem về đầy một xe cá, mà dây câu không đứt, lưỡi câu không duỗi ra, cần câu không gãy gặp lại. Vua Sở nghe nói, lấy làm lạ, cho gọi tới. Chiêm Hà đáp:
- Thần nghe nói, cổ đại phu Bồ Thư tử giỏi bắn, dùng một cây cung yếu, cột một sợi dây vào mũi tên để cho gió bay đi, mà bắn được hai con dang bay tít trên mây xanh, như vậy là nhờ ông tập trung tinh thần và giữ được sự quân bình khi cử động cánh tay.
Thần phỏng theo cách đó mà học câu năm năm mới thấu được hết thuật câu. Khi thần ngồi trên bờ sông mà cầm cần câu, lòng thần chỉ nghĩ tới cá thôi, không nghĩ tới gì khác; khi liệng câu thả mồi, thì cánh tay thần cử động không nặng quá, không nhẹ quá để mọi vật khỏi loạn. Khi cá thấy mồi ở lưỡi câu, chúng tưởng là những hạt bụi chìm hoặc những bọt tụ lại, nên không nghi ngờ gì mà lại đớp.
Vậy yếu có thể chế được mạnh, nhẹ có thể thắng được nặng.
Đại vương trị quốc mà thật sự theo cách đó thì có thể vận dụng thiên hạ trong bàn tay, có việc gì khó khăn đâu?
Sở Vương đáp :- “Lành thay !”.
魯公扈、趙齊嬰二人有疾, 同請扁鵲求治, 扁鵲治之。
既同愈。 謂公扈、齊嬰曰: 「汝曩之所疾, 自外而干府藏者, 固藥石之所已。 今有偕生之疾, 與體偕長, 今為汝攻之, 何如?」
二人曰: 「願先聞其驗。」扁鵲謂公扈曰: 「汝志強而氣弱, 故足於謀而寡於斷。 齊嬰志弱而氣強, 故少於慮而傷於專。 若換汝之心, 則均於善矣。」
扁鵲遂飲二人毒酒, 迷死三日, 剖胸探心, 易而置之; 投以神藥, 既悟, 如祿。 二人辭歸。
於是公扈反齊嬰之室, 而有其妻子, 妻子弗識。
齊嬰亦反公扈之室室, 有其妻子, 妻子亦弗識。
二室因相與訟, 求辨於扁鵲。 扁鵲辨其所由, 訟乃已。
Lỗ Công Hỗ, Triệu Tề Anh đều đau, cùng mời Biển Thước lại trị. Biển Thước trị cho đều hết, rồi bảo Công Hỗ và Tử Anh:
- Bệnh trước của hai ông đều phát từ ngoài mà nhập vô tạng phủ, cho nên dùng thuốc mà trị được. Nhưng mà hai ông còn một bệnh nữa, mới sinh ra đã có và đều theo tuổi mà tăng lên, để tôi trị cho các ông nhé?
Hai người kia đáp:
- Xin hãy cho nghe bệnh gì đã.
Biển Thước bảo Công Hỗ:
- Ý chí của ông mạnh mà khí lực của ông yếu, cho nên mưu tính giỏi mà không biết quyết đoán; còn ông Tề Anh ý chí yếu mà khí lực mạnh, cho nên ít mưu tính mà có tật cố chấp. Thay đổi tim cho nhau thì sẽ được quân bình.
Biển Thước bèn cho hai người đó uống một thứ rượu thuốc, khiến họ mê man bất tỉnh trong ba ngày, rồi mổ ngực lấy tim ra, thay cho nhau và đặt trở lại vào ngực. Sau cùng cho họ uống một thứ thần dược, họ tỉnh lại như trước, và từ biệt Biển Thước ra về.
Nhưng Công Hổ về nhà Tề Anh sống với vợ con Tề Anh, vợ con Tề Anh không thừa nhận ông ta; Tề Anh cũng về nhà Công Hỗ sống với vợ con Công Hỗ, vợ con Công Hỗ cũng không thừa nhận ông ta. Vì vậy hai nhà gây lộn nhau, nhờ Biển Thước phân xử.
Biển Thước giảng lí do cho họ biết, họ thôi không gây lộn nhau nữa.
匏巴鼓琴, 而鳥舞魚躍, 鄭師文聞之, 棄家從師襄游。 柱指鉤弦, 三年不成章。 師襄曰: 「子可以歸矣。」師文舍其琴嘆曰: 「文非弦之不能鉤, 非章之不能成。 文所存者不在弦, 所志者不在聲。 內不得於心, 外不應於器, 故不敢發手而動弦。 且小假之以觀其所。」無幾何, 復見師襄。 師襄曰: 「子之琴何如?」師文曰: 「得之矣。 請嘗試之。」於是當春而叩商弦, 以召南呂, 涼風忽至, 草木成實。 及秋而叩角弦, 以激夾鐘, 溫風徐迴, 草木發榮。 當夏而叩羽弦, 以召黃鐘, 霜雪交下, 川池暴沍。 及冬而叩徵弦, 以激蕤賓, 陽光泅烈, 堅冰立散。 將終命宮而總四弦。 則景風翔, 慶雲浮, 甘露降, 澧泉湧。 師襄乃撫心高蹈曰: 「微矣, 子之彈也! 雖師曠之清角, 鄒衍之吹律, 亡以加之。 被將挾琴執管而從子之後耳。」
Khi Hồ Ba gảy đàn cầm thì chim múa, cá nhảy (vì vui mừng).
Sư Văn nước Trịnh hay vậy, bỏ nhà theo Sư Tương du học.
Trong ba năm ông ta bấm dây đàn mà không thành khúc.
Sư Tương bảo:
- Anh nên về đi!
Sư Văn đặt cây đàn xuống, thở dài đáp:
- Văn tôi không phải là không gảy được đàn, không chơi thành khúc được; ý chí của tôi không phải ở chỗ bấm dây cho thành tiếng hay. Nhưng trong lòng tôi có điều nghĩ chưa ra thì ứng vào cây đàn ở ngoài sao được? Cho nên tôi không dám động ngón tay cho dây đàn rung lên. Xin đợi ít lâu, sẽ thấy tôi đạt được gì không.
Ít lâu sau, Sư Văn trở lại thăm Sư Tương, Sư Tương hỏi:
- Thuật gảy đàn ra sao rồi?
Đáp:
- Tôi đã đạt được rồi, xin cho tôi thử.
Thế là, lúc đó đương mùa xuân, Sư Văn gảy dây thương, để gợi nam lữ tức thì gió mát nổi lên, cây cối kết trái, thời tiết vào thu.
Sư Văn lại gảy dây dốc, để kích động giáp chung tức thì một luồng ấm áp chậm chậm toả ra, cây cối đều nở hoa.
Đương mùa hè, Sư Văn gảy dây vũ, để gợi hoàng chung thì sương tuyết đều rơi, sông hồ đóng băng, thời tiết vào đông.
Lại gảy dây chuỷ để kích động nhuy tân, tức thì ánh sáng mặt trời hừng hực làm tan hết băng giá.
Cuối cùng, gảy dây cung hoà điệu với bốn dây kia, thì gió lành phe phẩy, mây đẹp trôi qua, sương ngọt (cam lộ) trút xuống, suối thơm phun ra.
Sư Tương mừng quá, nhảy lên, bảo:
- Nghệ thuật gảy đàn của anh thật huyền diệu. Ngay như Sư Tương gảy điệu thanh dốc, Trâu Diễn thổi ống luật (một thứ ống tiêu), cũng không hơn anh. Họ chỉ đáng xách đàn cầm, cầm ống tiêu mà đi hầu phía sau anh thôi.
薛譚學謳於秦青, 未窮青之技, 自謂盡之, 遂辭歸。 秦青弗止。 餞於郊衢, 撫節悲歌, 聲振林木, 響遏行雲。 薛譚乃謝求反, 終身不敢言歸。 秦青顧謂其友曰: 「昔韓娥東之齊, 匱糧, 過雍門, 鬻歌假食。 既去, 而餘音繞樑欐, 三日不絕, 左右以其人弗去。 過逆旅, 逆旅人辱之。 韓娥因曼聲哀哭, 一里老幼。 悲悉垂涕相對, 三日不食。 遽百追之。 娥還復為曼聲長歌, 一里老幼, 善躍抃舞, 弗能自禁, 忘向之悲也。 乃厚賂發之。 故雍門之人至今善歌哭, 放娥之遺聲。」
Tiết Đàm học hát với Tần Thanh, chưa học hết nghệ thuật của Thanh, đã tự cho là biết đủ rồi, bèn từ biệt xin về nhà.
Tần Thanh không giữ lại, trong bữa tiễn hành ở ngã tư ngoài thành, gõ nhịp hát một khúc bi ca, tiếng hát làm cho cây lá trong rừng rung động, tiếng vang làm ngừng đám mây đương bay.
Tiết Đàm tạ lỗi, xin được trở lại học nữa, suốt đời không dám đòi về.
Tần Thanh ngó bạn bảo:
- Xưa, nàng Hàn Nga đi về phía đông sang nước Tề, tới Ung Môn, hết lương thực, phải hát để kiếm ăn, khi đi,đi rồi mà dư âm còn vương vấn ở chung quanh cái đà, cái đòn nóc, ba ngày mới dứt, các người chung quanh cho rằng nàng chưa đi. Sau nàng tới một quán trọ, bị người trong quán làm nhục, nàng khóc ti tỉ, thảm thiết tới nỗi già trẻ trong làng ngó nhau mà thương tâm nhỏ lệ, ba ngày không ăn, phải đuổi theo nàng, bắt kịp, mời nàng trở lại. Nàng trở lại, hát một khúc du dương tới nỗi già trẻ trong làng vui mừng nhảy múa, không tự ngăn được, quên hết nỗi thương tâm trước kia. Họ tặng nàng một số tiền lớn để lên đường. Nhờ vậy mà dân Ung Môn tới nay còn giỏi hát, giỏi than vãn, bắt chước được giọng của Hàn Nga.
伯牙善鼓琴, 鐘子期善聽。
伯牙鼓琴, 志在登高山。
鐘子期曰: 「善哉洋洋兮若江河!」伯牙所念, 鐘子期必得之。
伯牙游於泰山之陰, 卒逢暴雨, 止於巖下; 心悲, 用援琴而鼓之。
初為霖雨之操, 更造崩山之音, 曲每奏, 鐘子期輒窮其趣。
伯牙乃舍琴而嘆曰: 「善哉善哉! 子之聽夫志, 想像猶吾心也。 吾於何逃聲哉?」
Bá Nha đời Xuân Thu là một người có tài đàn.
Chung Tử Kỳ là người biết thưởng thức âm nhạc.
Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, bụng nghĩ đến núi, thì Chung Tử Kỳ khen: "Tiếng đàn chót vót như núi cao".
Lúc Bá Nha đánh đàn, lòng nghĩ về sông nước, thì Chung Tử Kỳ nói: "Tiếng đàn cuồn cuộn như nước chảỵ"
Sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn, bảo rằng: "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa".
Tử Kỳ được gọi là bạn tri âm của Bá Nha.
周穆王西巡狩, 越昆倉, 不至弇山。 反還, 未及中國, 道有獻工人名偃師, 穆王薦之, 問曰: 「若有何能?」偃師曰: 「臣唯命所試。 然臣已有所造, 願王先觀之。」穆王曰: 「日以俱來, 吾與若俱觀之。」翌日, 偃師謁見王。 王薦之曰: 「若與偕來者何人耶?」對曰: 「臣之所造能倡者。」穆王驚視之, 趨步俯仰, 信人也。 巧夫, 顉其頤, 則歌合律; 捧其手, 則舞應節。 千變萬化, 惟意所適。 王以為實人也。 與盛姬內御並觀之。 技將終, 倡者瞬其目而招王之左右待妾。 王大怒, 立欲誅偃師。 偃師大懾, 立剖散倡者以示王, 皆傅會革、木、膠、漆、白、黑、丹、青之所為。 王諦料之, 內則肝、膽、心、肺、脾、腎、腸、胃, 外則筋骨、支節、、皮毛、齒發, 皆假也, 而無不畢具者。 合會復如初見。 王試廢其心, 則口不能言; 廢其肝, 則目不能視; 廢其腎, 則足不能步。 穆王始悅而嘆曰: 「人之巧乃可與造化者同功乎?」詔貳車載之以歸。 夫班輸之雲梯, 墨翟之飛鳶, 自謂能之極也。 弟子東門賈、禽滑釐, 聞偃師之巧, 以告二子, 二子終身不敢語藝, 而時執規矩。
Vua Chu mục vương đi săn, vượt núi Côn Lôn tới núi Yểm Sơn rồi về. Trên đường về Trung Quốc, có người dâng lên một người thợ giỏi tên là Yển Sư. Mục vương bảo người thợ đó tiến lên để hỏi:
- Ngươi có tài gì?
Yển Sư đáp:
- Đại vương sai làm gì, thần cũng xin thử. Nhưng thần đã chế tạo sẵn một cái máy, xin dâng đại vương coi.
Mục vương bảo:
- Ngày mai ngươi mang máy đó lại, ta với ngươi cùng coi.
Hôm sau Yển Sư vô yết kiến, nhà vua bảo lại gần, rồi hỏi:
- Người nào đi theo đó?
Thưa:
- Đó là người máy thần đã chế tạo, nó biết hát.
Mục Vương ngạc nhiên ngó người máy đó, nó biết đi biết chạy, biết cúi biết ngửa, y như người vậy. Người thợ vặn cái cằm của nó, tức thì nó hát rất đúng, nâng cái tay của nó lên thì nó múa rất hợp điệu; nó làm được ngàn trò đúng theo ý người. Nhà vua cho là người thực; nàng Thịnh Cơ (sủng phi của vua) và tất cả bọn hầu hạ trong cung đều được coi.
Khi người máy làm hết các trò rồi, nó liếc mắt ra dấu với các thị nữ ở chung quanh nhà vua. Chu Mục vương nổi giận đùng đùng, muốn đem chém Yển Sư, Yển Sư hết hồn, vội vàng tháo gỡ người máy ra cho nhà vua coi, các bộ phận toàn bằng da, gỗ, sơn, keo đủ các màu trắng, đen, đỏ, xanh. Nhà vua xem xét kĩ lưỡng: ở trong có gan, tim, mật, phổi, tì, thận, ruột, bao tử; ở ngoài có gân cốt, tay chân, khớp xương, da, tóc, lông, răng, toàn là giả cả, mà rất hoàn thiện; người thợ lắp lại như cũ.
Nhà vua bảo thử bỏ trái tim đi xem sao thì miệng không biết nói nữa; bỏ gan đi thì mắt không trông được nữa; bỏ thận đi thì chân không bước được nữa.
Lúc đó Chu Mục vương mới mừng, than thở:
- Ôi, cái khéo của con người ngang với hoá công chăng?
Rồi ra lệnh lấy hai cái xe chở người máy đó về.
Thang máy của Ban Thâu, con diều bay của Mặc Tử, hai nhà đó đã tự cho là cực kì khéo rồi. Một hôm, đệ tử của họ là Đông Môn Cổ, Cầm Hoạt Li, nghe nói tài khéo của Yển Sư, kể lại cho họ, họ từ đó cho tới suốt đời, không dám khoe nghệ thuật của mình nữa, nhưng vẫn thường cầm cái thước vuông, cái thước tròn.
甘蠅, 古之善射者, 彀弓而獸伏鳥下。 弟子名飛衛, 學射於甘蠅, 而巧過其師。 紀昌者, 又學射於飛衛。 飛衛曰: 「爾先學不瞬, 而後可言射矣。」紀昌歸, 偃臥其妻之機下, 以目承牽挺。 二年之後, 雖錐末倒眥而不瞬也。 以告飛衛。 飛衛曰: 「未也, 必學視而後可。 視小如大, 視微如著, 而後告我。」昌以氂懸蝨於牖。 南面而望之。 旬日之間, 浸大也; 三年之後, 如車輪焉。 以睹餘物, 皆丘山也。 乃以燕角之弧, 朔蓬之簳, 射之, 貫蝨之心, 而懸不絕。 以告飛衛。 飛衛高蹈拊膺曰: 「汝得之矣! 「紀昌既盡衛之術, 計天下之敵己者一人而已, 乃謀殺飛衛。 相遇於野, 二人交射; 中路端鋒相觸, 而墜於地, 而塵不揚。 飛衛之矢先窮。 紀昌遺一矢, 既發, 飛衛以棘刺之端扞之, 而無差焉。 於是二子泣而投弓, 相拜於塗, 請為父子。 尅臂以誓, 不得告術於人。
Cam Dăng là người giỏi tài bắn thời cổ, khi giương cung lên là thú lăn ra, chim rớt xuống. Đệ tử của ông tên là Phi Vệ, còn bắn giỏi hơn ông nữa. Kỉ Xương lại học nghệ thuật của Phi Vệ.
Phi Vệ bảo:
- Trước hết anh phải tập đừng chớp mắt đã, rồi sau sẽ nói chuyện học bắn.
Kỉ Xương về nhà, nằm ngửa dưới khung củi của vợ, đưa mắt theo con thoi. Hai năm sau, mũi nhọn của cái dùi có chạm vào mí mắt, Kỉ Xương cũng không chớp mắt. Lúc đó mới lại thưa với Phi Vệ. Phi Vệ bảo:
- Chưa, còn phải tập nhìn nữa, nhìn sao cho vật nhỏ mà thấy lớn, vật không thấy mà thấy rõ, rồi lại cho ta hay.
Kỉ Xương về dùng (lông) đuôi bò treo một con rận ở cửa sổ, quay về phía nam mà nhìn, khoảng mươi ngày sau thấy con rận lần lần lớn ra, ba năm sau thấy nó lớn bằng bánh xe; nhìn các vật khác đều thấy lớn bằng núi cả. Lúc đó mới lấy cây cung bằng sừng nước Yên và mũi tên bằng cỏ bồng châu Sóc, bắn xuyên quả tim con rận mà sợi lông treo không đứt. Rồi lại thưa với Phi Vệ. Phi Vệ nhảy lên, vỗ ngực bảo:
- Anh đã đạt được nghệ thuật bắn rồi.
Kỉ Xương khi đã học được thuật bắn của Phi Vệ, nghĩ rằng trong thiên hạ chỉ có mỗi một người địch nổi mình, lập tâm giết Phi Vệ. Họ gặp nhau ở đồng trống, giương cung bắn nhau, hai mũi tên đụng nhau ở giữa đường, rớt xuống mà bụi trên mặt đất không bay lên. Phi Vệ hết tên trước, Kỉ Xương còn một mũi, bắn nốt. Phi Vệ dùng mũi nhọn của một cái gai mà đỡ trúng. Thế là hai người cùng khóc, liệng cung xuống, quì xuống đất vái nhau, nhận làm cha con, thích vào cánh tay mà thề không dạy cho ai bí quyết của mình.
造父之師曰泰豆氏。 造父之始從習御也, 執禮甚稗稗泰豆三年不告。 造父執禮愈謹乃告之曰: 「古詩言: 『良弓之子, 必先為箕, 良冶之子, 必先為裘。 』汝先觀吾趣。 趣如事, 然後六轡可持, 六馬可御。」造父曰: 「唯命所從。」泰豆乃立木為途, 僅可容足; 計步而置。 履之而行。 趣走往還, 無跌失也。 造父學子, 三日盡其巧。 泰豆嘆曰: 「子何其敏也, 得之捷乎? 凡所御者, 亦如此也。 曩汝之行, 得之於足, 應之於心。 推於御也, 齊輯乎轡銜之際, 而急緩乎唇吻之和; 正度乎胸臆之中, 而執節乎掌握之間。 內得於中心, 而外合於馬志, 是故能進退履繩, 而旋曲中規矩, 取道致遠, 而氣力有餘, 誠得其術也。 得之於銜, 應之於轡; 得之於轡, 應之於物; 得之於物, 應之於心。 則不以目視, 不以策驅; 心閒體正, 六轡不亂, 而二十四蹄所投無差; 迴旋進退, 莫不中節。 然後輿輪之外, 可使無餘轍; 馬蹄之外, 可使無餘地。 未嘗覺山谷之險。 原隰之夷, 視之一也。 吾術窮矣。 汝其識之!」
Thầy của Tháo Phủ là Thái Đậu. Hồi Tháo Phủ mới theo thầy học đánh xe, giữ lễ rất khúm núm, mà ba năm, Thái Đậu không dạy cho một lời. Tháo Phủ càng giữ lễ nghiêm cẩn hơn nữa, lúc đó Thái Đậu mới bảo:
- Thơ cổ có câu: "Con người thợ giỏi làm cung mới đầu làm cái thúng đã; con người thợ đúc giỏi mới đầu tập đúc cái búa đã". Trước hết anh hãy coi ta đi, mà đi như ta, rồi sau mới cầm được sáu dây cương, chế ngự được sáu con ngựa.
Tháo Phủ thưa:
- Con xin vâng lời.
Thái Đậu bèn lấy các khúc cây, bề ngang chỉ vừa đặt chân lên, tính xem bước chân dài ngắn ra sao mà đặt thành đường đi, rồi dẫm lên mà chạy qua chạy lại, không trật bước nào. Tháo Phủ tập ba ngày đã thành thạo.
Thái Đậu than:
- Anh mẫn tiệp thật, tập mau nhĩ? Thuật đánh xe cũng chỉ vậy thôi.
Cái thuật đi của anh (trên khúc cây), nhập vào chân anh rồi thì ứng vào lòng anh. (Đem thuật đó) suy ra thuật đánh xe, biết điều hoà dây cương, hàm thiếc, gò hay lơi ra ở môi mép con ngựa sao cho vừa phải; hiểu rõ cách đánh ngựa trong lòng thì cửa động ở ngoài sẽ hợp ý với ngựa. Nhờ vậy mà biết tiến lui theo phép tắc, quẹo hay chạy vòng quanh đúng qui củ mà không trật đường, tiến rất xa mà không hao khí lực.
Như vậy là thực đạt được thuật đánh xe; thuật đó đạt được ở chỗ sử dụng hàm thiếc, rồi ứng vào dây cương; đạt ở chỗ sử dụng dây cương, rồi ứng vào bàn tay; đạt ở bàn tay rồi thì ứng vào lòng. Như vậy không cần dùng mắt để nhìn, không dùng roi để thúc ngựa, lòng được nhàn, thân thể ngay ngắn, mà sáu dây cương không loạn, hai mươi bốn móng ngựa bước đúng không sai, quẹo vòng, tiến lui đều đúng mực, sau đó có thể khiến cho bánh xe và xe chạy khít đường, móng ngựa dẫm vào đúng chỗ, không phân biệt núi hang là hiểm trở mà đồng cao đồng lầy là bằng phẳng nữa, coi như nhau hết. Nghệ thuật của ta chỉ có như vậy thôi, anh nên nhớ lấy.
魏黑卵以暱嫌殺丘邴章。 丘邴章之子來丹謀報父子仇。 丹氣甚猛, 形甚露, 計料而食, 順風而趨。 雖怒, 不能稱兵以報之。 恥假力於人, 誓手劍以屠黑卵。 黑卵悍志絕眾, 九抗百夫, 筋骨皮肉, 非人類也。 延頸承刀, 披胸受矢, 鋩鍔摧屈, 而體無痕撻。 負其材力, 視來丹猶雛鷇也。 來丹之友申他曰: 「子怨黑卵至矣, 黑卵之易子過矣, 將奚謀焉?」來丹垂涕曰: 「願子為我謀。」申他曰: 『吾聞衛孔周其祖得殷帝之寶劍, 一童子服之, 卻三軍之眾, 奚不請焉? 「丹遂適衛, 見孔周, 執僕御之禮請先納妻子, 後言所欲。 孔周曰: 「吾有三劍, 唯子所譯; 皆不能父人, 且先言其狀。 一曰含光, 視之不可見, 運之不知有。 其所觸也, 泯然無際, 經物而物不覺。 二曰承影, 將旦昧爽之交, 日夕昏明之際, 北面而察之, 淡淡焉若有物存, 莫識其狀。 其所觸也, 竊竊然有聲, 經物而物不疾也。 三曰宵練, 方晝則見影而不見光, 方夜見光而不見形。 其觸物也, 騞然而過, 隨過隨合, 覺疾而不血刃焉。 此三寶者, 傳之十三世矣, 而無施於事。 匣而藏之, 未嘗啟封,」來丹曰: 「雖然, 吾心請其下者。」孔周乃歸其妻子, 與齋七日。 晏陰之間, 跪而授其下劍, 來丹再拜受之以歸。 來丹遂執劍從黑卵。 時黑卵之醉, 偃於牖下, 自頸至腰三斬之。 黑卵不覺。 來丹以黑卵之死, 趣而退。 遇黑卵之子於門, 擊之三下, 如投虛。 黑卵之子方笑曰: 「汝何0(嗤右半部)而三招子?」來丹知劍之不能殺人也, 嘆而歸。 黑卵既醒, 怒其妻曰: 「醉而露我, 使人嗌疾而腰急。」其子曰: 「疇昔來丹之來。 遇我於門, 三招我, 亦使我體疾而支強, 彼其厭我哉!」
Hắc Noãn ở nước Nguỵ vì thù nhà mà giết Khâu Bính Chương. Con Khâu Bính Chương là Lai Đan muốn báo thù cho cha. Đan, tính khí rất can trường, nhưng hình thể rất gầy ốm, ăn mỗi bữa chỉ vài hột, gió thổi muốn ngã. Vì vậy tuy oán lắm mà không thể đấu kiếm báo thù được. Phải nhờ người khác (để báo thù) thì cho là điều nhục, cho nên thề sẽ tự dùng kiếm mà giết (lén) Hắc Noãn.
Hắc Noãn mạnh tợn hơn người, một mình chống được trăm kẻ; gân cốt thịt da không phải là gân cốt thịt da của con người, có thể vươn cổ ra cho người ta chém, phanh ngực ra cho người ta bắn; mũi tên sẽ gẫy, lưỡi kiếm sẽ quằn mà thân thể không hề bị thương. Hắc Noãn cậy sức mình như vậy, coi Lai Đan như con chim non mới nở.
Một người bạn của Lai Đan tên là Thân Tha bảo:
- Anh thâm oán Hắc Noãn mà hắn coi thường anh quá lắm! Anh tính sao đây?
Lai Đan khóc và đáp:
- Xin anh tính giùm tôi.
- Tôi nghe ông tổ của Khổng Chu nước Vệ được vua cho một cây kiếm quí. Một đứa nhỏ cầm cây kiếm đó có thể đánh đổi được ba đạo quân. Sao anh không hỏi mượn?
Lai Đan bèn qua nước Vệ, yết kiến Khổng Chu. Theo lễ của hạng đánh xe, Lai Đan dâng vợ con cho Khổng Chu rồi mới bày tỏ ý mình. Khổng Chu bảo:
- Ta có ba cây kiếm, tuỳ anh lựa, nhưng không cây nào giết người được đâu. Ta hãy tả cho anh nghe được đã :-
Một cây tên là Hàm Quang, nhìn vào không thấy, vận dụng nó mà không cảm thấy nó ở trong tay mình; nó đụng vào vật gì thì không lưu lại dấu vết gì cả, nó đâm thủng ta, ta cũng không biết.
Cây thứ nhì gọi là Thừa Ảnh. Vào lúc bình minh nửa mờ nửa tỏ hoặc hoàng hôn tranh sáng tranh tối, quay về phía bắc mà nhìn kĩ nó thì thấy mờ mờ mà không nhận ra được hình dáng nó ra sao. Nó đụng vào cái gì thì nghe có tiếng nhẹ, tan liền; nó đâm thủng ta, ta cũng không thấy đau gì cả.
Cây thứ ba tên là Tiêu Luyện, ban ngày chỉ thấy cái bóng chứ không thấy ánh sáng của nó, ban đêm thấy ánh sáng mà không thấy hình dáng nó. Nó đụng vào cái gì, nghe soạt một cái, đâm lủng nhưng vết lủng khép lại liền, thấy đau mà không thấy vết máu.
- Ba cây kiếm đó, đã truyền được mười ba đời mà không dùng lần nào, còn để trong bao, chưa hề mở ra.
- Mặc dầu vậy, tôi cũng xin ngài cho tôi cây thứ ba.
Khổng Chu trả vợ con lại cho Lai Đan, rồi cả hai người đều trai giới bảy ngày; sau đó đúng lúc nửa đêm quì xuống giao kiếm cho Lai Đan. Lai Đan cúi lại hai lạy mà nhận và trở về nhà.
Lai Đan cầm cây kiếm đó theo rình Hắc Noãn. Một hôm Hắc Noãn say rượu, đương ngủ dưới cửa sổ, Lai Đan chém ba nhát từ cổ cho tới lưng. Hắc Noãn không hay gì cả, (vẫn nằm trơ trơ). Lai Đan tưởng Hắc Noãn chết, mừng quá, rút lui, gặp con Hắc Noãn ở cổng, chém ba nhát, như chém trong không khí. Con Hắc Noãn cười, bảo:
- Giỡn sao đó mà vẫy ta tới ba lần vậy?
Lai Đan thấy thanh kiếm đó không giết người được, thở dài ra về.
Khi Hắc Noãn tỉnh dậy, rầy vợ:
- Tôi say mà ngủ, sao phanh mền tôi ra, tôi thấy đau ở cuống họng và ngang lưng này.
Người con cũng nói:
- Mới rồi, Lai Đan tới đây, gặp con ở cổng, nó vẫy con ba lần, cũng làm cho con đau trong mình, tay chân cứng đơ. Nó thư (yểm = ếm) chúng ta rồi.
周穆王大征西戎, 西戎獻錕鋙之劍, 火浣之布。
其劍長尺有咫, 練鋼赤刃, 用之切玉如切泥焉。
火浣之布, 浣之必投於火; 布則火色, 垢則布色; 出火而振之, 皓然疑乎雪。
皇子以為無此物, 傳之者妄。
蕭叔曰: 「皇子果於自信, 果於誣理哉!」
Khi Chu Mục vương đem đại quân chinh phạt Tây Nhung, được rợ đó tặng cây kiếm Côn Ngô và thứ vải Hoả Hoán.
Cây kiếm đó dài một thước tám tấc, luyện bằng gang, lưỡi kiếm màu đỏ, cắt ngọc dễ dàng như cắt bùn.
Còn thứ vải Hoả Hoán, muốn giặt thì cho vào lửa, vải đỏ lên như lửa, mà vết dơ thì trở thành màu vải; rút ở lửa ra, giũ giũ thì chỗ đó trắng như tuyết.
Hoàng tử cho rằng không có những vật như vậy, chỉ là đồn nhảm.
Tiêu Thúc bảo: "Hoàng tử quá tự tin, và quá tin những lí lẽ bậy".
-----------------
*****************
XUNG HƯ CHÂN KINH
CHƯƠNG VI
LỰC MỆNH
《沖虛真經》
力命 第六
***
管夷吾、鮑叔牙二人相友甚戚, 同處於齊。 管夷吾事公子糾, 鮑叔牙事公子小白。 齊公族多寵, 嫡庶並行。 國人懼亂。 管仲與召忽奉公子糾奔魯, 鮑叔奉公子小白奔莒。 既而公孫無知作亂, 齊無君, 二公子爭入。 管夷君與小白戰於莒道, 射中小白帶鉤。 小白既立, 脅魯殺子糾, 召忽死之, 管夷吾被囚。 鮑叔牙謂桓公曰: 「管夷吾能, 可以治國。」桓公曰: 『我仇也, 願殺之。 「鮑叔牙曰:」吾聞賢君無私怨, 且人能為其主, 亦必能為人君。 如欲霸王, 非夷吾其弗可。 君必舍之! 「遂召管仲。 魯歸之齊, 鮑叔牙郊近, 釋其囚。 桓公禮之, 而位於高、國之上, 鮑叔牙以身下之, 任以國政。 號曰仲父。 桓公遂霸。 管仲嘗嘆曰: 「吾少窮困時, 嘗與鮑叔賈, 分財多自與; 鮑叔不以我為貪知我貧也。 吾嘗為鮑叔謀事而大窮困, 鮑叔不以我為愚, 知時有利不利也。 吾嘗三仕, 三見逐於君, 鮑叔不以我為怯, 知我有老母也。 公子糾敗, 召忽死之, 吾幽囚受辱; 鮑叔不以我為無恥, 知我不羞小節, 而恥名不顯於天下也。 生我者父母, 知我者鮑叔也!」
此世稱管、鮑善交者, 小白善用能者。 然實無善交, 實無用能也。 實無善交實無用能者, 非更有善交、更有善用能也。 召忽非能死, 不得不死; 鮑叔非能舉賢, 不是不舉; 小白非能用仇, 不得不用。 及管夷吾有病, 小白問之曰: 「仲父之病疾矣, 可不諱雲, 至於大病, 則寡人惡乎屬國而可?」夷吾曰: 「公誰欲歟?」小白曰: 「鮑叔牙可。」曰: 「不可。 其為人潔廉善土也, 其於不己若者不比之人, 一聞人之過, 終身不忘。 使之理國, 上且鉤乎君, 下且逆乎民。 其得罪於君也, 將弗久矣。」小白曰: 「然則孰可?」對曰: 「勿已, 則隰朋可。 其為人也, 上忘而下不叛, 愧其不若黃帝, 而哀不己若者。 以德分人, 謂之聖人; 以財分人, 謂之賢人。 以賢臨人, 未有得人者也; 以賢下人者, 未有不得人者也。 其於國有不聞也, 其於家有不見也。 勿已, 則隰朋可。」然則管夷吾非薄鮑叔也, 不得不薄; 非厚隰朋也, 不得不厚。 厚之於始, 或薄之於終; 薄之於終, 或厚之於始。 厚薄之去來, 弗由我也。
Quản Di Ngô (Trọng) và Bảo Thúc Nha là hai nhân vật trong thời Xuân Thu ( thế kỷ thứ 7 trước công nguyên ở Trung Quốc-ND). Hai người là bạn thân của nhau. Quản Trọng tương đối nghèo, còn Bảo Thúc Nha lại khá giàu sang, nhưng giữa họ rất hiểu biết nhau và tín nhiệm nhau. Hai người hồi đầu cùng nhau buôn bán, Quản Trọng chỉ bỏ ra rất ít tiền vốn, lúc chia hoa hồng lại được chia rất nhiều. Bảo Thúc Nha không ganh tị việc này, ông biết Quản Trọng có gánh nặng gia đình và còn hỏi Quản Trọng “số tiền này có đủ không? Nhiều lần Quản Trọng góp ý kiến cho Bảo Thúc Nha trong buôn bán nhưng lại làm hỏng việc, Bảo Thúc Nha không hề bực tức mà còn an ủi Quản Trọng, nói việc không thành không phải là chủ ý của bạn không tốt, mà là vì không gặp dịp thôi. Quản Trọng từng ba lần làm quan nhưng mỗi lần đều bị bãi miễn. Bảo Thúc Nha cho rằng không phải Quản Trọng không có tài mà là vì Quản Trọng chưa gặp được người hiểu ông. Quản Trọng đầu quân đi chiến đấu, nhưng vào trận lại bỏ chạy. Bảo Thúc Nha cũng không chê cười Quản Trọng, ông biết Quản Trọng còn có bà mẹ già đang đợi ở nhà.
Sau này Quản Trọng và Bảo Thúc Nha đều làm chính trị. Lúc đó nước Tề rất loạn, các hoàng tử đều lánh nạn sang các nước khác để chờ thời cơ. Quản Trọng hộ tống hoàng tử Củ tới nước Lỗ, còn Bảo Thúc Nha hộ tống hoàng tử Tiểu Bạch tới nước Lã. Không lâu nước Tề bạo loạn, nhà vua bị giết, nhà nước không có vua. Các hoàng tử Củ và Tiểu Bạch được tin liền lên đường về nước để cướp ngôi. Khi hai đoàn gặp nhau trên đường, Quản Trọng muốn để hoàng tử Củ làm vua nên đã bắn một phát tên vào Tiểu Bạch, nhưng không gây thương tích gì. Sau này Tiểu Bạch làm vua và trong lịch sử gọi là “Tề Hằng Công”.
Khi lên làm vua, Tề Hằng Công liền bảo nước Lỗ giết hoàng tử Củ và bắt giam Quản Trọng. Tề Hằng Công muốn Bảo Thúc Nha làm thừa tướng, giúp ông quản lý đất nước. Bảo Thúc Nha cho rằng mình không có năng lực làm thừa tướng. Ông dốc sức tiến cử Quản Trọng đang bị giam ở nước Lỗ. Ông nói quản lý đất nước tôi không bằng Quản Trọng. Quản Trọng nhân đức, trung thành, lại giỏi điều quân. Tề Hằng Công không đồng ý và nói “Quản Trọng trước đây dùng cung bắn ta, xuýt nữa mất mạng, ta không giết hắn là may lắm rồi, sao lại bảo hắn ra làm thừa tướng được. Bảo Thúc Nha nói, tôi nghe nói đấng trên anh minh là không báo thù hằn. Hơn nữa Quản Trọng cũng là vì hoàng tử Củ. Một người trung thành với chủ như vậy chắc chắn sẽ trung thành với nhà vua. Nếu nhà vua muốn xưng hùng thiên hạ, không có Quản Trọng sẽ không thể thành công. Tề Hằng Công bị Bảo Thúc Nha thuyết phục, mời Quản Trọng về nước Tề.
Sau khi về nước Tề, Quản Trọng được làm thừa tướng, còn Bảo Thúc Nha chỉ làm trợ tá cho Quản Trọng. Dưới sự hợp sức của Quản Trọng và Bảo Thúc Nha, nước Tề trở thành nước mạnh trong các nước Chư hầu, Tề Hằng Công trở thành bá chủ trong các nước Chư hầu.
Người đời đều khen Quản Trọng và Bảo Thúc là những bạn tốt và Công tử Tiểu Bạch biết dùng người tài năng. Nhưng thực ra không phải vậy (...) Bảo Thúc không phải có cái đức đề cử người hiền (tức Quản Trọng), ông ta không thể không đề cử người hiền được. Công tử Tiểu Bạch không phải có cái đức dùng kẻ thù của mình (tức Quản Trọng), ông ta không thể không dùng kẻ thù của mình được.
Đến khi Quản Di Ngô đau, Tiểu Bạch hỏi:
- Trọng phụ đau nhiều, phải nói thẳng như vậy. Nếu trọng phụ không qua khỏi thì quả nhân biết giao việc nước cho ai?
Di Ngô hỏi lại:
- Nhà vua muốn giao cho ai?
Tiểu Bạch đáp:
- Giao cho Bảo Thúc Nha được không?
- Không được. Ông ấy là bậc sĩ hiền và liêm khiết. Những người nào không được như ông ấy thì ông ấy coi như không phải là người; nghe thấy ai có lỗi thì suốt đời không quên; nếu giao việc nước cho ông ấy thì ở trên gây khó khăn cho vua, ở dưới làm cho dân bất bình, thế nào cũng mang tội với vua, không bền đâu.
Tiểu Bạch hỏi:
- Vậy thì lựa ai?
- Không có ai khác thì lựa Thấp Bằng. Ông ấy ở chức cao mà quên mình ở chức cao cho nên người dưới không chống đối, thẹn rằng mình không có đức bằng vua Hoàng Đế mà thương những người không bằng mình. Đem cái đức của mình chia sẻ với người khác thì gọi là thánh nhân; đem tiền của mà chia sẻ với người khác thì gọi là hiền nhân. Cho rằng mình minh triết hơn người thì không bao giờ được lòng người; cho rằng mình minh triết kém người thì không bao giờ không được lòng người. Ở trong nước cũng như ở trong nhà, ông ấy không muốn nghe thấy, trông thấy mọi điều. Không có ai khác thì lựa Thấp Bằng.
Như vậy Quản Di Ngô không phải bạc tình với Bảo Thúc, (cái thế) không thể không bạc tình được; cũng không phải là có hậu tình với Thấp Bằng, (cái thế) không thể không hậu tình được. Có người lúc đầu mình quí trọng rồi sau lơ là; có người lúc đầu lơ là rồi sau quí trọng. Quí trọng hay lơ là lúc vầy lúc khác, cái đó không tuỳ thuộc ta.
可以生而生, 天福也; 可以死而死, 天福也。
可以生而不生, 天罰也; 可以死而不死, 天罰也。
可以生, 可以死, 得生得死, 有矣; 不可以生, 不可以死, 或死或生, 有矣。
然而生生死死, 非物非我, 皆命也, 智之所無奈何。
故曰: 「窈然無際, 天道自會, 漠然無分, 天道自運。
天地不能兒犯, 聖智不能干, 鬼魅不能欺。
自然者, 默之成之, 平之寧之, 將之迎之。
Có thể sống được (một cách vui vẻ) mà sống, đó là được trời thương.
Tới lúc nên chết mà chết, là được trời thương.
Có thể sống được mà không sống, là trời phạt.
Tới lúc nên chết mà không chết, là bị trời phạt.
Có thể sống, có thể chết mà được sống được chết, là do mệnh trời. Không nên sống, không nên chết mà sống hoặc chết là do mệnh trời. Vậy thì sống sống chết chết, không do ta hay do ngoại vật, đều là số mệnh hết, trí óc ta không sao hiểu được. Cho nên bảo:
Đạo trời tự tạo nên, sâu xa không biết tới đâu là cùng.
Đạo trời tự vận hành, mênh mông, không phân biệt.
Trời đất không phạm được nó.
Thánh nhân không nghịch được nó.
Ma quỉ không lừa dối nó được.
Cái "tự nhiên" im lặng mà gây nên mọi vật,
Làm cho mọi vật quân bình, yên ổn, nó tự đưa đón nó.
楊朱之友曰季梁。 季梁得疾, 七日大漸。 其子環而泣之, 請醫。 季梁謂楊朱曰: 「吾子不肖如此之甚, 汝奚不為我歌以曉之?」楊朱歌曰: 「天其弗識, 人幫能覺? 匪孽自天, 弗孽由人。 我乎汝乎! 其弗知乎! 醫乎巫乎! 其知之乎?」其子弗曉終謁三醫。 一曰矯氏, 二曰俞氏, 三曰盧氏, 診其所疾。 矯氏謂季梁曰: 「汝寒溫不節, 虛實失度, 病由饑飽色慾。 精慮煩散, 非天非鬼, 雖漸, 可攻也。」季梁曰: 「眾醫也, 亟屏之!」俞氏曰: 「汝始則胎氣不足, 乳湩有餘。 病非一朝一夕之故, 其所由來漸矣, 弗可已也。」季梁曰: 「良醫也, 且食之!」盧氏曰: 「汝疾不由天, 亦不由人, 亦不由鬼。 稟生受形, 既有制之者矣, 亦有知之者矣, 藥石其如汝何?」季梁曰: 「神醫也, 重貺遣之!」俄而季梁之疾自瘳。
生非貴之所能存, 自非愛之所能厚; 生亦非賤之所能夭, 身亦非輕之所能薄。 故貴之或不生, 賤之或不死; 愛之亦不厚, 輕之或不薄。 此似反也, 非反也; 此自生自死, 自厚自薄。 或貴之而生, 或賤之而死; 或愛之而厚, 或輕之而薄。 此似順也, 非順也, 此亦自生自死, 自最自薄。 鬻熊語文王曰: 「自長非所增, 自短非所損。 算之所亡若何?」老聃語關尹曰: 「天之所惡, 孰知其故?」言迎天意, 揣利害, 不如其已。
Một người bạn của Dương Chu tên là Quí Lương đau, được mười ngày thì bệnh hoá nguy kịch. Các con Quí Lương đứng chung quanh mà khóc, (muốn) mời thầy lang tới để chữa bệnh.
Quí Lương bảo Dương Chu:
- Các con tôi ngu tới bực đó đấy. Sao bác không vì tôi hát lên một bài để dạy bảo chúng?
Dương Chu bèn hát:
- Trời kia còn không biết,
Huống hồ là con người.
Trời đã chẳng giúp ai,
Hoạ cũng chẳng do người.
Cả bác lẫn tôi
Đều cùng chẳng biết,
Thầy cúng thầy lang,
Làm sao biết được?
Các con của Quí Lương không hiểu, vẫn mời ba thầy lang lại.Thầy lang thứ nhất họ Kiểu, thầy lang thứ nhì họ Du, thầy lang thứ ba họ Lư, cùng lại coi mạch đoán bệnh.
Thầy họ Kiểu bảo Quí Lương:
- Cơ thể ông hàn nhiệt không điều hoà, hư thực mất quân bình, bệnh do ẩm thực, sắc dục, tinh thần lo lắng tán loạn, chẳng phải ma quỉ đâu, tuy lâu hết nhưng trị được.
Quí Lương bảo:
- Thứ lang vườn đó, nên gấp đuổi đi.
Thầy họ Du bảo:
- Bệnh của ông do tiên thiên bất túc. Sữa cụ bà nhiều quá. Bệnh đã phát từ lâu, mỗi ngày một tăng, không thể trị được.
Quí Lương khen:
- Đáng là lương y.
Rồi bảo làm cơm thết đãi.
Thầy họ Lư bảo:
- Bệnh ông do trời, không do người, cũng không do ma quỉ. Nó có từ khi ông ra đời. Hễ đạt được lẽ trời thì hiểu được nó. Thuốc thang có ích gì cho ông đâu.
Quí Lương khen:
- Thật là thần y.
Rồi sai hậu tạ, tiễn thầy lang đó về.
Chẳng bao lâu bỗng nhiên Quí Lương hết bệnh.
Đời mình không phải cứ quí nó mà bảo tồn được nó;
thân mình không phải cứ yêu nó mà nó khoẻ mạnh.
Đời mình không phải cứ khinh nó mà nó hoá ngắn ngủi,
thân mình không phải cứ coi thường nó mà nó bạc nhược.
Có khi quí đời mình mà không sống được, khinh nó mà lại không chết; yêu thân mình mà không khoẻ mạnh, coi thường nó mà nó lại không bạc nhược. Nói vậy có vẻ như ngược đời mà thực ra không ngược đời. Đời sống tự sinh tự chết, thân thể tự khoẻ mạnh, tự bạc nhược. Có khi quí đời mình mà sống lâu, khinh nó mà chết yểu; có khi yêu thân mình mà nó khoẻ mạnh, coi thường nó mà nó bạc nhược. Thấy vậy, người ta cho là lẽ tự nhiên. Không phải vậy. Đó chỉ là đời sống tự sinh tự chết, thân thể tự nó khoẻ mạnh, tự bạc nhược thế thôi.
楊布曰:
「有人於此, 年兄弟也, 言兄弟也, 才兄弟也, 貌兄弟也; 而壽夭父子也, 貴賤父子也, 名譽父子也, 愛憎爺子也。 吾惑之。」
楊子曰:
「古之人有言, 吾嘗識之, 將以告若。
不知所以然而然, 命也。
今昏昏昧昧, 紛紛若若, 隨所為, 隨所不為。
日去日來, 孰能知其故? 皆命也。
夫信命者亡壽夭, 信理者亡是非; 信心者亡逆順信性者亡安危。
則謂之都亡所信, 都亡所不信。
真矣, 慤矣, 奚去奚就? 奚哀奚樂? 奚為奚不為?
Dương Bố hỏi (Dương Chu):
- Có những người về tuổi tác, ngôn ngữ, tài năng, dong mạo ngang nhau, chỉ hơn kém nhau như anh với em, mà về thọ yểu, sang hèn, danh dự, được đời yêu hoặc bị đời ghét, khác nhau xa như cha với con, điều đó em không hiểu được tại sao.
Dương Chu đáp:
- Anh được nghe người xưa có nói câu này:
Cái gì không biết tại sao nó lại như vậy, thì gọi là mệnh trời.
Ngày nay cái gì cũng mờ mờ tối tối, bời bời hỗn độn, làm cũng vậy, không làm cũng vậy.
Ngày qua ngày lại, ai mà biết tại sao, chẳng qua là do mệnh cả.
Đã tin mệnh trời rồi thì không có gì là thọ, là yểu; tin cái lẽ đương nhiên rồi thì không có gì là phải, là trái; theo đúng lòng mình thì không có gì là thuận, là nghịch; theo đúng bản tính của mình rồi thì không có gì là an, là nguy.
Người như vậy, có thể gọi là không tin cái gì cả mà không có cái gì là không tin. Thật vậy, tại sao lui, tại sao tới? Tại sao vui, tại sao buồn? Tại sao hành động, tại sao không hành động?
黃帝之書云:
『至人居若死, 動若械。 』
亦不知所以居, 亦不知所以不居;
亦不知所以動, 亦不知所以不動。
亦不以眾人之觀易其情貌,
亦不謂眾人之不觀不易其情貌。
獨往獨來, 獨出獨入, 孰能得之?」
Sách Hoàng Đế có câu: -
"Bậc chí nhân sống ở đời cũng như chết, cử động mà như bị trói buộc"
Không biết tại sao lại sống, tại sao lại không sống ở đời,
tại sao lại cử động, tại sao lại không cử động,
người đời dòm ngó mình thì cũng chẳng thay đổi thái độ,
không dòm ngó mình thì cũng vậy.
Một mình mình tới, một mình mình lui, một mình mình ra, một mình mình vô, ai mà ngăn cản được?"
墨杘、單至、嘽咺、憋懯 四人相與游於世, 胥如志也; 窮年不相知情, 自以智之深也。
巧佞、愚直、婩斫、便辟四人相與游於世, 胥如志也; 窮年而不相語術, 自以巧之微也。
謬(換訁為犭)訝(換訁為忄)、情露、謇極、凌誶四人相與游於世, 胥如志也; 窮年不相曉悟, 自以為才之得也。
眠娗、諈諉、勇敢、怯疑四人相與游於世, 胥如志也; 窮年不相讁發, 自以行無戾也。
多偶、自專、乘權、隻立四人相與游於世, 胥如志也; 窮年不相顧眄, 自以時之適也。 此眾態也。
其貌不一, 而咸之於道, 命所歸也。
Bốn hạng người sống với nhau trong đời: hạng thâm hiểm, hạng nông nổi, hạng thận trọng, hạng nóng nảy; hạng nào cũng hành động theo ý mình mà suốt đời không hiểu nhau, và đều tự cho trí tuệ mình là sâu sắc nhất.
Bốn hạng người sống với nhau trong đời: hạng khéo nịnh, hạng ngu mà trực, hạng hay câu nệ, hạng ngớ ngẩn; hạng nào cũng hành động theo ý mình mà suốt đời không giao du với nhau, và đều tự cho mình là khéo léo hơn hết.
Bốn hạng người sống với nhau trong đời: hạng tinh ranh, hạng vô sỉ, hạng phán đoán vội vàng, hạng mỉa mai; hạng nào cũng hành động theo ý mình mà suốt đời không giác ngộ lẫn nhau, và đều tự cho tài của mình là hơn cả.
Bốn hạng người sống với nhau trong đời: hạng giả dối, hạng hay thêu dệt, hạng dũng cảm, hạng khiếp nhược; hạng nào cũng hành động theo ý mình mà suốt đời không phê phán nhau, và đều tự cho con đường của mình mới đúng.
Bốn hạng người sống với nhau trong đời: hạng chiều đời, hạng tự chuyên, hạng tàn bạo, hạng đứng một mình không cần tới ai; hạng nào cũng hành động theo ý mình mà suốt đời không thèm ngó nhau, và đều tự cho mình là biết theo thời.
Thái độ và hành trạng mỗi người khác nhau, không ai giống ai, nhưng đều theo con đường số mệnh cả.
佹佹成者, 俏成也, 初非成也。 佹佹敗者, 俏敗者也, 初非敗也。
故迷生於俏, 俏之際昧然。
於俏而不昧然, 則不駭外禍, 不喜內福; 隨進動, 隨進止, 智不能知也。
信命者, 於彼我無二心。 於彼我而有二心者, 不若揜目塞耳, 背阪面隍, 亦不墜僕也。
故曰: 死生自命也, 貧窮自時也。 怨夭折者, 不知命者也; 怨貧窮者, 不知時者也。
當死不懼, 在窮不戚, 知命安時也。 其例多智之人, 量利害, 料虛實, 度人情, 得亦中, 亡亦中。
其少知之人, 不量利害, 不料虛實, 不度人情, 得亦中, 亡亦中。
量與不量, 料與不料, 度與不度, 奚以異? 唯亡所量, 亡所不量, 則全而亡喪。 亦非知全, 亦非笑喪, 自全也, 自亡也, 自喪也。
Cái gì gần thành thì có vẻ thành rồi, nhưng chưa phải là thành;
cái gì gần bại có vẻ bại rồi, nhưng chưa phải là bại.
Vì thấy nó có vẻ gần giống nhau, nên người ta lầm lẫn, mê muội.
Không mê muội về chỗ giống nhau thì không sợ cái hoạ ở ngoài, không mừng vì cái phúc ở trong.
Ngay những bậc sáng suốt cũng không biết tuỳ thời mà hành động, tuỳ thời mà ngừng lại.
Người nào tin ở mệnh trời thì không mừng, không sợ.
Nếu mừng và sợ thì không thể so sánh với người bịt mắt, bịt tai, quay lưng vào sườn núi, nhìn xuống vực thẳm mà cũng không sợ té.
Cho nên bảo rằng sống và chết do mệnh trời cả, nghèo khổ là tại thời vận. Oán ghét sự chết yểu là không biết mệnh trời, oán ghét sự nghèo khổ là không biết thời vận.
Chết mà không sợ, nghèo mà không buồn, là người biết trị mệnh an thời.
Dù là người rất thông minh mà lượng lợi và hại, xét hư và thực, dò lòng người thì cũng chỉ đúng một nửa thôi, còn một nửa sai. Còn người ít thông minh, không lường lợi và hai, không xét hư và thực, không dò lòng người thì (kết quả cũng vậy) đúng được một nửa, còn một nửa sai.
Vậy lường hay không lường, xét hay không xét, dò hay không dò, có khác gì nhau đâu?
Chỉ có người nào không lường gì cả mà là lường tất cả, giữ được trọn mà không mất.
Nhưng (thực ra) người đó cũng không biết đâu mà giữ được trọn, đâu là mất.
Tóm lại, còn hay mất, có hay không là sự việc tự nhiên xảy ra, chứ không dụng tâm mà được.
齊景公游於牛山, 北臨其國城而流涕曰: 「美哉國乎! 鬱鬱芊芊, 若何滴滴去此國而死乎? 使古無死者, 寡人將去斯而之何?」史孔、梁丘據皆從而泣曰: 「臣賴君之賜, 疏食惡肉, 可得而食, 駑馬稜車, 可得而乘也, 且猶不欲死, 而況吾君乎?」晏子獨笑於旁。 公雪涕而顧晏子曰: 「寡人今日之遊悲也與據皆從寡人而泣, 子之獨笑, 何也?」晏子對曰: 「使賢者常守之, 則太公、桓公將常守之矣; 使有勇者而常守之, 則莊公、靈公將常守之矣。 數君者將守之, 吾君方將被蓑笠而立乎畎畝之中, 唯事之恤, 行假今死乎? 則吾君又安得此位而立焉? 以其迭處之, 迭去之, 至於君也, 而獨為之流涕, 是不仁也。 見不仁之君, 見諂諛之臣; 臣見此二者, 臣之所為獨竊笑也。」景公慙焉, 舉觴自罰; 罰二臣者, 各二觴焉。
Vua Tề Cảnh Công đi chơi núi Ngưu Sơn, khi tới phía bắc quốc đô, thì ứa lệ, than thở:
- Đẹp thay nước ta! Cây cỏ tươi tốt, sum suê, dầm dề sương mai kia. Rồi đây ta phải chết mà bỏ nước này ư? Nếu tự cổ không ai chết (mà ta cũng sống hoài) thì ta quyết không bỏ nước này mà đi nơi khác.
Viên sử quan họ Khổng và Lương Khâu Cứ đi theo hầu, đều nhỏ lệ, tâu:
- Bọn hạ thần chúng tôi đội ơn đại vương mà ăn rau và thịt, thường được ngồi xe xấu ngựa còm, mà còn không muốn chết, huống hồ đại vương.
Duy có Án Tử đứng bên mà cười. Cảnh Công chùi nước mắt, quay lại hỏi Án Tử:
- Hôm nay quả nhân đi chơi mà xúc cảm sinh buồn. Khổng và Cứ đều khóc theo quả nhân, riêng ông cười là tại sao?
Án Tử đáp:
- Nếu bậc hiền tài cứ sống hoài thì đức Thái Công và Hoàn Công còn sống đến ngày nay. Nếu những người dũng cảm mà sống hoài thì các đức Trang Công, Linh Công còn sống đến ngày nay. Nếu tất cả các vị đó còn sống đến nay thì nhà vua tất bận áo tơi, đội nón lá mà đứng ở giữa đồng, lo việc ruộng nương chứ đâu được nhàn hạ mà nghĩ tới chết như vậy? Nhà vua đâu được lên ngôi như vậy? Nhờ cái lẽ thay phiên nhau kẻ ở người đi, nên ngôi vua mới tới đại vương. Đại vương chỉ vì vậy mà khóc thì quả là bất nhân quá. Thần thấy một ông vua bất nhân, lại thấy những bề tôi nịnh hót này, mới riêng cười thầm.
Cảnh Công xấu hổ, nâng chén rượu lên uống để tự phạt mình, rồi phạt hai người bề tôi kia mỗi người hai chén.
魏人有東門吳者, 其子死而不憂。
其相室曰: 「公之愛子, 天下無有。 今子死不憂, 何也?」
東門吳曰: 「吾常無子, 無子之時不憂。 今子死, 乃與向無子同, 臣奚憂焉?」
農赴時, 商趣利, 工追術, 仁逐勢, 勢使然也。 然農有水旱, 商有得失, 工有成敗, 仕有遇否, 命使然也。
Nước Nguỵ có một người họ Ngô ở Đông Môn, con trai chết mà không buồn. Người quản lí trong nhà hỏi:
- Ông yêu con không ai bằng, nay cậu ấy chết mà ông không buồn là tại sao?
Họ Ngô đáp:
- Xét hồi ta không có con, lúc đó ta không buồn. Nay nó mất thì như hồi ta chưa có nó. Vậy có gì mà buồn?
Nhà nông thì theo thời tiết (mà làm ruộng). Người buôn bán thì lo kiếm lời. Người thợ thì chăm lo cái khéo léo. Người nhân nghĩa thì tùy theo tình thế mà làm, sao cho đáp ứng thực tế giúp người là tốt. Cho nên nhà nông hay nghĩ đến việc khô hạn hay có nước (để làm ruộng), người buôn bán thì lo việc lời lỗ, người thợ thì lo việc nên hư tốt xấu, kẻ làm quan thì nghĩ đến gặp thời vận hay không …Tất cả đều thuận theo lẽ tự nhiên, có gì phải buồn khổ ?
-------------------
*******************
XUNG HƯ CHÂN KINH
CHƯƠNG VII
DƯƠNG CHU
《沖虛真經》
楊朱 第七
***
楊朱游於魯, 舍於孟氏。 孟氏問曰: 「人而已矣, 奚以名為?」曰: 「以名者為富。」既富矣, 奚不已焉? 「曰: 「為貴」。 「既貴矣, 奚不已焉?」曰: 「為死」。 「既死矣, 奚為焉?」曰: 「為子孫。」「名奚益於子孫?」曰: 「名乃苦其身, 燋其心。 乘其名者澤及宗族, 利兼鄉黨; 況子孫乎?」「凡為名者必廉廉斯貧; 為名者必讓, 讓斯賤。」曰: 「管仲之相齊也, 君淫亦淫, 君奢亦奢, 志合言從, 道行國霸, 死之後, 管氏而已。 田氏之相齊也, 君盈則己降, 君斂則己施, 民皆歸之, 因有齊國; 子孫享之, 至今不絕。」「若實名貧, 偽名富。」曰: 「實無名, 名無實; 名者, 偽而已矣。 昔堯舜偽以天下讓許由、善卷, 而不失天下, 郭祚百年。 伯夷、叔齊實以孤竹君讓, 而終亡其國, 餓死於首陽之山。 實偽之辯, 如此其省也。」
Dương Chu qua chơi nước Lỗ, ở nhà Mạnh thị. Mạnh thị hỏi:
- Làm người cũng đủ rồi, danh để làm gì?
Đáp:
- Người ta dùng danh để làm giàu.
- Thế đã giàu rồi sao không thôi?
- Để được sang.
- Đã sang rồi sao không thôi?
- Để chết (được vẻ vang).
- Chết rồi thì để làm gì?
- Để cho con cháu nhờ.
- Danh mà có ích gì cho con cháu?
Dương Chu đáp:
- Có danh thì khổ cho cái thân, não tấm lòng. (Nhưng) người có danh thì họ hàng được hưởng ân huệ, làng mạc được hưởng lộc, huống hồ được con cháu.
Mạnh thị nói:
- Người nào muốn có danh thì tất phải liêm khiết, mà liêm khiết thì nghèo; muốn có danh thì phải nhún nhường mà nhún nhường thì thấp hèn (không vinh hiển).
Đáp:
- Quản Trọng hồi làm tướng quốc nước Tề, vua dâm đãng thì cũng dâm đãng, vua xa xỉ thì cũng xa xỉ, ý chí và ngôn ngữ đều theo đúng vua mà thi hành được chính sách, khiến cho nước Tề thành bá chủ chư hầu, chết rồi con cháu cũng chỉ là những kẻ họ Quản mà thôi (không ai giàu sang). Điền thị làm tướng quốc nước Tề, vua mà tự đắc quá thì ông khiêm tốn, vua mà tham lam thì ông rộng rãi, dân đều qui phục, nên sau ông được làm vua Tề, con cháu tới nay còn được hưởng thụ.
Mạnh thị hỏi :-
- Có phải như vậy là hễ thực danh thì nghèo mà nguỵ danh thì giàu, thực danh thì hèn, nguỵ danh thì sang không?
Đáp :-
- Hễ thực thì không có danh, hễ có danh thì không có thực. Hồi xưa, những người có danh đều là ngụy hết. Hồi xưa vua Nghiêu vua Thuấn giả dối đem thiên hạ nhường cho Hứa Do và Thiện Quyển, nên mới giữ được thiên hạ mà hưởng lộc tới trăm tuổi. Bá Di, Thúc Tề thực tâm nhường ngôi nước Cô Trúc, cho nên mới mất nước, chết đói ở núi Thú Dương. Coi đó thì biết được thành thực và giả dối khác nhau ra sao".
楊朱曰: 「百年壽之大齊; 得百年者, 千無一焉。 設有一者, 孩抱以逮昏老, 幾居其半矣。 夜眠之所弭, 晝覺之所遣又同居其半矣。 痛疾哀苦, 亡失憂懼, 又幾居其半矣。 量十數年之中, 逌然而自得, 亡介焉之慮者, 亦亡一時之中爾。 則人之生也奚為哉? 奚樂哉? 為美厚爾, 為聲色爾。 而美厚復不可常厭足, 聲色不可常玩聞。 乃復為刑賞之所禁勸, 名法之所進退; 遑遑爾競一時之虛譽, 規死後之餘榮; 偊偊爾慎耳目之觀聽, 惜身意之是非; 徒失當年之至樂, 不能自肆於一時。 重囚累梏, 何以異哉? 太古之人, 知生之暫來, 知死之暫往, 故從心而動, 不違自然所好, 當身之娛, 非所去也, 故不為名所勸。 從性而游, 不逆萬物所好, 死後不名, 非所取也, 故不為刑所及。 名譽先後, 年命多少, 非所量也。」
Dương Chu bảo:
- Thọ nhiều lắm là trăm tuổi, mà ngàn người không có một người có tuổi đó. Có được chăng thì tuổi thơ phải bế bồng với tuổi già nua lẫm cẫm chiếm mất gần một nửa trăm năm đó rồi. Thời gian ban đêm ngủ, ban ngày bỏ phí, lại chiếm gần một nửa (chỗ còn lại) nữa. Ốm đau, buồn khổ, tán thất, lo sợ, lại mất một khoảng nửa (chỗ còn lại) nữa. Tính ra trong mươi năm còn lại (đáng lẽ) được sống ung dung vui vẻ thì những lúc không phải lo lắng chút nào, gom lại cũng không được một giờ!
Vậy thì con người sống để làm gì. Vui sướng ở đâu? Vui cái đẹp với cái ngon, vui cái thanh sắc, nhưng cái đẹp cái ngon không được hưởng thường cho tới chán, cái thanh sắc không được ngắm hoài, nghe hoài mà lại thêm nỗi người ta dùng cách thưởng phạt để khuyên ngăn; dùng danh vọng và pháp luật để cấm đoán.
Người ta canh cánh ganh đua nhau để được cái hư danh một thời, cầu cạnh cái hư vinh sau khi chết, cứ nhớ tới cái phải cái trái mà không dám cho tai mắt được theo sở thích của mình, làm mất cái cực lạc thú trước mắt, không được thoả thuê phóng túng một lúc nào cả, như vậy có khác gì bị gông bị cùm không?
Người thời thái cổ biết rằng đời sống chỉ là tạm, chẳng bao lâu rồi chết, cho nên hành động theo lòng mình, không trái những thị hiếu tự nhiên, không bỏ lỡ cái gì làm vui cho cuộc sống, không để cái danh nó quyến rũ; họ theo bản tính của họ, không làm trái với xu hướng của vạn vật; họ không màng tới cái danh sau khi chết; cho nên không nghĩ tới hình phạt. Danh tiếng hơn kém, tuổi thọ nhiều ít, họ không quan tâm tới.
楊朱曰: 「萬物所異者生也, 所同者死也; 生則有賢愚貴賤, 是所異也; 死則有臭腐消滅, 是所同也。 雖然, 賢愚貴賤, 非所能也; 臭腐消滅, 亦非所能也。 故生非所生, 死非所死, 賢非所賢, 愚非所愚, 貴非所貴, 賤非所賤。 然而萬物齊生齊死, 齊賢齊愚, 齊貴齊賤。 十年亦死, 百年亦死, 仁聖亦死凶愚亦死。 生則堯舜, 死則腐骨; 生則桀紂, 死則腐骨。 腐骨一矣, 熟知其異? 且趣當生, 奚遑死後?」
Dương Chu nói:
- Vạn vật sống thì khác nhau mà chết thì như nhau hết. Sống, có kẻ hiền người ngu, kẻ sang người hèn, thế là khác nhau; chết thì tan xác ra, hôi thối, tiêu diệt, ai cũng như ai. Hiền hay ngu, sang hay hèn, không phải mình muốn mà được; tan rã, hôi thối, tiêu diệt, cũng chẳng phải do ta muốn.
Cho nên sống không phải do mình, chết không phải do mình, hiền hay ngu không phải do mình, hèn hay sang không phải do mình. Mà vạn vật cùng sống cùng chết, cùng hiền cùng ngu, cùng sang cùng hiền cả.
Sống mười năm, hay trăm năm thì rồi cũng chết, thánh hiền cũng chết, ngu ác cũng chết. Sống là Nghiêu, Thuấn hay Kiệt, Trụ, chết là thịt rã xương mục. Đều là thịt rã xương mục thì ai mà phân biệt được là Nghiêu, Thuấn hay Kiệt, Trụ?
Thế thì cứ hưởng đời đi, nghĩ làm quái gì tới chuyện sau khi chết!
楊朱曰: 「伯夷非亡欲, 矜清之郵, 以放餓死。 展季非亡情, 矜貞之郵, 以放寡宗。 清貞之誤善之若此。」
Dương Chu bảo:
- Ông Bá Di không phải là không có thị dục, vì quá ham tiếng thanh khiết mà tới nỗi chết đói;
ông Triển Quí không phải vô tình, vì quá ham cái tiếng trong trắng mà mê muội con người tới mức đó!
楊朱曰: 「原憲窶於魯, 子貢殖於衛。 原憲之窶損生, 子貢之殖累身。」「然則窶亦不可, 殖亦不可, 其可焉在?」曰: 「可在樂生, 可在逸身。 故善樂生者不窶, 善逸身者不殖。」
Dương Chu bảo:
- Nguyên Hiến sống nghèo khổ ở nước Lỗ, mà Tử Cống thì buôn bán (làm giàu) ở nước Vệ. Nguyên Hiến vì nghèo mà tổn sinh, Tử Cống vì giàu mà luỵ thân, vậy thì nghèo đã không nên, giàu cũng không nên, nên làm sao đây?
Đáp: Nên làm sao cho vui vẻ, an nhàn tấm thân. Kẻ biết sống vui thì tránh sự nghèo, kẻ biết sống an nhàn thì tránh sự làm giàu.
楊朱曰:
「古語有之: 『生相憐, 死相捐。 』此語至矣。
相憐之道, 非唯情也; 勤能使逸, 饑能使飽, 寒能使溫, 窮能使達也。 相捐之道, 非不相哀也; 不含珠玉, 不服文錦, 不陳犧牲, 不設明器也。」
Dương Chu nói:
- Lời xưa có câu:
"Nên thương người sống mà đừng nghĩ tới người chết".
Lời đó chí lí.
Thương người sống không phải chỉ là việc tình cảm mà thôi, mà còn phải giúp người lao khổ được nghỉ ngơi, người đói được no, người rét được ấm, người khốn khổ được sung sướng.
Không nghĩ tới người chết, không phải chỉ đừng khóc lóc, mà còn đừng bỏ châu ngọc vào miệng người chết, đừng liệm bằng đồ gấm vóc, đừng dâng những vật hi sinh, đừng bày đồ tế tự.
晏平仲問養生於管夷吾。 管夷吾曰: 「肆之而已, 勿壅勿閼。」晏平仲曰: 「其目奈何?」夷吾曰: 「恣耳之所欲聽, 恣目之所欲視, 恣鼻之所欲抽, 恣口之所欲言, 恣體之所欲安, 恣意之所欲筆。 夫耳之所欲聞者音聲, 而不得聽, 謂之閼聰; 目之所欲見者美色, 而不得視, 謂之閼明; 鼻之所欲向乾椒蘭, 而不得嗅, 謂之閼顫; 口之所欲道者是非, 而不得言, 謂之閼智; 體之所欲安者美厚, 而不得從, 謂之閼適; 意之所為者放逸, 而不得行, 謂之閼往。 凡此諸閼, 廢虐之主。 去廢試之主, 熙熙然以俟死, 一日一月, 一年十年, 吾所謂養。 拘此廢虐之主, 錄而不捨, 慼慼然以至久生, 百年千年萬年, 非吾所謂養。」管夷吾曰: 「吾既告子養生矣, 送死奈何?」晏平仲曰: 「送死略矣, 將何以告焉?」管夷吾曰: 「吾固欲聞之。」平仲曰: 「既死, 豈在我哉? 夢之亦可, 沈之亦可, 瘞之亦可, 露之亦可, 衣薪而棄諸溝壑亦可, 袞衣衣繡裳而納諸石槨亦可, 唯所遇焉。」管夷吾顧謂鮑叔黃子曰: 「生死之道, 吾二人進之矣。」
Án Bình Trọng hỏi Quản Di Ngô về phép dưỡng sinh. Quản Di Ngô đáp:
- Cứ sống buông thả, đừng ngăn cản, cấm kỵ.
Án Bình Trọng hỏi:
- Cách thức ra sao?
Di Ngô đáp:
- Tai muốn nghe thì cứ nghe, mắt muốn nhìn thì cứ nhìn, mũi muốn ngửi thì cứ ngửi, miệng muốn nói thì cứ nói, thân thể muốn gì thì cứ tuỳ thích, lòng muốn làm thì cứ làm.
Tai thích nghe âm nhạc, mà không được nghe, thế là ngăn cấm thính quan; mắt muốn nhìn sắc đẹp mà không được nhìn, thế là ngăn cấm thị quan; mũi thích ngửi hương thơm (như mùi lan, mùi tiêu) mà không được ngửi, thế là ngăn cấm khứu quan; miệng muốn nói việc phải việc trái, mà không được nói, thế là ngăn cấm trí óc; thân thích đồ ngon, đồ đẹp, mà không được như nguyện, thế là ngăn cấm sở thích; lòng muốn phóng dật mà không được phóng dật, thế là ngăn cấm bản tính. Những sự ngăn cấm đó đều là chúa tàn bạo. Bỏ những chúa tàn bạo đó đi mà vui vẻ đợi chết, (dù sống) một ngày hay một tháng, một năm hay mười năm, tôi cũng cho là biết dưỡng sinh. Kẻ nào bị chúa những tàn bạo đó câu thúc, mà không cởi bỏ được, đau đáu lo lắng, thì dù có sống lâu trăm năm, ngàn năm, vạn năm, tôi cũng không cho là biết dưỡng sinh.
Quản Di Ngô nói thêm:
- Tôi giảng phép dưỡng sinh cho ông biết rồi, còn phép tống tử thì ông nên ra sao?
Án Bình Trọng đáp:
- Phép tống tử không quan trọng, có gì đâu mà bàn?
- Nhưng tôi cũng xin được nghe.
- Mình chết rồi, việc tống tử đâu có do mình nữa. Hoả táng cũng được, thả trôi sông cũng được, chôn cất cũng được mà phơi ra giữa trời cũng được, bó thây bằng cỏ mà liệng xuống cái hầm cái hố nào đó cũng được, liệm bằng áo lễ, áo thêu mà cho vào quách bằng đá cũng được, sao cũng được hết.
Quản Di Ngô quay lại bảo Bão Thúc:
- Hoàng Tử nói: “Cái đạo sinh tử, hai ta đều rõ rồi vậy”.
子產相鄭, 專國之政三年, 善者服其化, 惡者畏其禁, 鄭國以治。 諸侯憚之。 而有兄曰公孫朝, 有弟曰公孫穆。 朝好酒, 穆好色。 朝之室也, 聚酒千鐘, 積麴成封, 望門百步, 糟漿之氣逆於人鼻。 方其荒於酒也, 不知世道之爭危, 人理之悔吝, 室內之有亡, 九族之親疏, 存亡之哀樂也。 雖水火兵刃交於前, 弗知也。 穆之後庭, 比房數十, 皆擇稚齒婑媠者以盈之。 方其耽於色也, 屏親暱, 絕交遊, 逃於後庭, 以晝足夜; 三月一出, 意猶未愜。 鄉有處子之娥姣者, 必賄而招之, 媒而挑之, 弗獲而後已。 子產日夜以為戚, 密造鄧析而謀之曰: 「僑聞治身以及家, 治家以及國, 此言自於近至於遠也。 僑為國則治矣, 而家則亂矣! 其道逆邪? 將奚方以救二子? 子其詔之!」鄧析曰: 「吾怪之久矣! 未敢先言。 子奚不時其治也, 喻以性命之重, 誘以禮義之尊乎?」子產用鄧析之言, 因間以謁其兄弟而告之曰: 「人之所以貴於禽獸者智慮, 智慮之所將者禮義。 禮義成則名位至矣。 若觸情而動, 耽於嗜欲, 則性命危矣。 子納僑之言, 則朝自悔而夕食祿矣。」朝、穆曰: 「吾知之久矣, 擇之亦久矣, 豈待若言而後識之哉! 凡生之難遇, 而死之易及; 以難遇之生, 俟易及之死, 可孰念哉? 而欲尊禮義以誇人, 矯情性以招名, 吾以此為弗若死矣。 為欲盡一生之觀, 窮當年之樂, 唯患腹溢而不得恣口之飲, 力憊而不得肆情於色, 不遑憂名聲之醜, 性命之危也。 且若以治國之能誇物, 欲以說辭亂我之心, 榮祿喜我之意, 不亦鄙而可憐哉! 我又欲與若別之。 夫善治外者, 物未必治, 而身交苦; 善治內者, 物未必亂, 而性交逸。 以苦之治外, 其法可暫行於一國, 未合於人心; 以我之治內, 可推之於天下, 君臣之道息矣。 吾常欲以此術而喻之, 若反以彼術而教我哉?」子產忙然無以應之。 他日以告鄧析。 鄧析曰: 「子與真人居而不知也, 孰謂子智者乎? 鄭國之治偶耳, 非子之功也。」
Tử Sản làm tướng quốc nước Trịnh, cầm quyền được ba năm, người tốt thì vui vẻ chịu sự giáo hoá của ông, còn kẻ xấu thì sợ những nghiêm cấm của ông. Nhờ ông, nước Trịnh thịnh trị lên và được chư hầu kính nể.
Tử Sản có một người anh là Công Tôn Triêu và một người em là Công Tôn Mục. Triêu thích rượu mà Mục hiếu sắc.
Nhà của Triêu chứa ngàn hũ rượu, men rượu chất thành đống, cách nhà trăm bước đã thấy nồng nặc mùi hèm. Khi say, Triêu không còn biết thế đạo an hay nguy, tình lí phải hay trái, trong nhà có những gì, bà con họ hàng thân sơ ra sao, kẻ còn người mất, vui buồn ra sao, dù có tai hoạ lụt, cháy, binh đao ở trước mắt, cũng không biết nữa.
Phía sau nhà của Mục cất mấy chục phòng liền nhau, phòng nào phòng nấy đều chứa đầy những gái tơ mỹ miều. Khi đắm mình vào sắc dục thì Mục không tiếp xúc với người thân, không tiếp đãi bạn bè, trốn ở vườn sau, suốt ngày thâu đêm, ba tháng mới ra ngoài mà còn cho là chưa thoả. Thấy trong miền có gái tân nào diễm lệ, thì tặng đồ để mời lại, nhờ mối manh dụ dỗ, cho tới khi chiếm được mới thôi.
Tử Sản ngày đêm rầu rĩ vì ông anh và ông em đó, ngầm bàn tính với Đặng Tích, bảo:
- Kiều tôi nghe nói “Tu thân rồi mới trị được nhà, trị được nhà rồi mới trị được nước”, nghĩa là phải tiến từ gần tới xa. Kiều tôi trị nước cũng là được mà nhà thì loạn như vậy? Thế ngược đường sao? Làm cách nào cứu hai người đó được? Xin ông dạy cho?
Đặng Tích đáp:
- Điều đó từ lâu tôi đã lấy làm lạ, mà không dám nói ra. Tại sao ông không răn bảo hai người đó ngay từ đầu, nhắc họ phải coi tính mệnh là trọng, khuyên họ phải coi lễ nghĩa là quí?
Tử Sản nghe lời Đặng Tích, gặp lúc rảnh, lại thăm anh và em, mà bảo:
- Con người sở dĩ quí hơn cầm thú là nhờ biết suy nghĩ; suy nghĩ thì phải nhờ vào lễ nghĩa; có lễ nghĩa rồi mới có danh vị. Nếu tình ý phóng túng, đam mê thị dục thì nguy tới tính mệnh. Anh và chú mà nghe lời tôi thì sáng tự hối, tối đã được hưởng lộc (làm quan) rồi.
Triêu (và Mục) đáp:
- Chúng tôi đã biết lẽ đó từ lâu, đã lựa lối sống từ lâu, đâu có phải đợi chú giảng giải. Hạnh phúc ở đời là điều khó gặp mà cái chết thì dễ gặp. Đem cái hạnh phúc khó gặp mà đổi cái chết dễ gặp, nghĩ xem có nên không? Tôn trọng lễ nghĩa để khoe đức với người, làm trái tính tình của mình để cầu danh, thì bọn tôi cho là thà chết còn hơn. Bọn tôi muốn tận hưởng hạnh phúc ở đời trong khi còn sống, chỉ sợ bụng đầy rồi không ăn uống thêm được nữa cho khoái khẩu, sức kiệt rồi không hưởng sắc dục được nữa cho sướng thân, chẳng lo cái chuyện mang tiếng xấu hoặc nguy tới tính mệnh. Vả lại chú lấy tài trị nước mà khoe với đời, muốn biện thuyết để làm rối loạn lòng của bọn tôi, đem tước lộc để dụ bọn tôi, chẳng phải là bỉ ổi mà đáng thương sao! Để tôi giảng cho chú nghe này: người nào tự cho khéo trị ngoại vật, ngoại vật vị tất đã trị mà thân người đó đã khổ rồi; còn kẻ khéo trị nội tâm, thì ngoại vật chưa chắc đã loạn mà tính tình mình được yên vui. Cách trị ngoại vật của chú có thể tạm có kết quả trong một nước, nhưng chưa hợp với lòng người; còn cách trị nội tâm của bọn tôi, có thể áp dụng rộng ra khắp thiên hạ, (nếu theo đúng) thì không còn cái đạo vua tôi nữa. Bọn tôi đã tính giảng cho chú cái thuật đó, ngờ đâu ngược lại, chú đòi đem thuật của chú thuyết bọn tôi!
Tử Sản hoang mang không biết đáp sao. Hôm sau cho Đặng Tích hay, Đặng Tích bảo:
- Ông sống với những bậc chân nhân mà không hay, vậy mà người ta cứ khen ông là bậc trí. Nước Trịnh mà được thịnh trị là ngẫu nhiên đấy, đâu phải là công của ông.
衛端木叔者, 子貢之世也。 藉其先貲, 家累萬金。 不治世故, 放意所好。 其生民之所欲為, 人意之所欲玩者, 無不為也, 無不玩也。 墻屋臺榭, 園囿池沼, 飲食車服, 聲樂嬪御, 擬齊楚之君焉。 至其情所欲好, 耳所欲聽, 目所欲視, 口所欲嘗, 雖殊方偏國, 非齊土之所產育者, 無不必致之, 猶藩墻之物也。 乃其游也, 雖山川阻險, 途徑修遠, 無不必之, 猶人之行咫步也。 賓客在庭者日百住, 庖廚之下, 不絕煙火; 堂廡之上, 不絕聲樂。 奉養之餘, 先散之宗族; 宗族之餘, 次散之邑裡; 邑裡之餘, 乃散之一國。 行年六十, 氣干將衰, 棄其家事, 都散其庫藏、珍寶、車服、妾媵, 一年之中盡焉, 不為子孫留財。 及其病也, 無藥石之儲; 及其死也; 無瘞埋之資。 一國之人, 受其施者, 相與賦而藏之, 反其子孫之財焉。 禽骨釐聞之曰: 「端木叔狂人也, 辱其祖矣。」段干生聞之曰: 「端木叔達人也, 德過其祖矣。 其所行也, 其所為也, 眾意所驚, 而誠理所取。 衛之君子多禮教自持, 固未足以得此人之心也。」
Đoan Mộc Thúc, người nước Vệ, là dòng dõi Tử Cống, được hưởng gia tài tổ tiên, trong nhà có mấy vạn cân vàng, nhưng không quản trị sản nghiệp, mà chơi bời cho thoả chí.
Người đời muốn làm cái gì, muốn hưởng cái gì ông ta cũng làm, cũng hưởng cho đủ. Nhà cửa, lâu đài, vườn tược, ao hồ, ăn uống, xe ngựa, y phục, đờn ca, nàng hầu, thị nữ, đều không kém vua Tề, vua Sở. Lòng thích cái gì, tai muốn nghe cái gì, mắt muốn nhìn cái gì, miệng muốn nếm thứ gì, tuy xa xôi tận nước ngoài, nước Tề không có, ông ta cũng kiếm cho được, như thể những vật ở trong tường, trong hàng rào của ông vậy.
Khách khứa trong nhà ngày nào cũng có cả trăm người, bếp không lúc nào tắt, nhà giữa nhà bên không lúc nào im tiếng ca tiếng đờn. Thức ăn còn dư, phân phát cho hàng xóm, hàng xóm cũng ăn không hết thì phân phát cho cả nước.
Năm sáu mươi tuổi, khí lực gân cốt bắt đầu suy nhược; ông bỏ hết việc nhà, phân phát kho tàng, châu báu, xe ngựa, y phục, nàng hầu và thị nữ, chỉ trong một năm hết nhẵn, không để lại cho con cháu chút gì cả. Tới khi đau, không có thuốc uống, khi chết không có tiền chôn cất. Nhưng khắp trong nước những người mang ơn ông góp tiền mai táng ông, trả lại một số của cải cho con cháu ông nữa.
Cầm Cốt Li nghe chuyện đó bảo:
- Đoan Mộc Thúc là một người điên cuồng làm nhục tổ tiên.
Đoàn Can Sinh nghe vậy bảo:
- Mộc Thúc là bậc đạt nhân, có đức hơn tổ tiên. Những hành vi của ông ấy, mọi người lấy làm lạ, nhưng quả là chí lí. Hạng quân tử nước Vệ đa số giữ lễ giáo, cho nên chưa hiểu được lòng con người đó.
孟孫陽問楊子曰: 「有人於此, 貴生愛身, 以蘄不死, 可乎?」曰: 「理無不死。」「以蘄久生, 可乎?」曰: 「理無久生。 生非貴之所能存, 身非愛之所能厚。 且久生奚為? 五情好惡, 古猶今也; 四體安危, 古猶今也; 世事苦樂, 古猶今也; 變易治亂, 古猶今也。 既聞之矣, 既見之矣, 既更之矣, 百年猶厭其多, 況久生之苦也乎?」孟孫陽曰: 『若然, 速亡愈於久生; 則踐鋒刃, 入湯火, 得所志矣。 「楊子曰: 「不然。 既生, 則廢而任之, 究其所欲, 以俟於死。 將死則廢而任之, 究其所之, 以放於盡。 無不廢, 無不任, 何遽遲速於其間乎?」
Mạnh Tôn Dương hỏi Dương tử:
- Có người quí đời sống và yêu thân mình mà mong được bất tử, được không?
Đáp:
- Không có cái lẽ bất tử được.
- Mong kéo dài thêm đời sống, được không?
- Không có cái lẽ kéo dài thêm đời sống được. Đời sống, không phải cứ quí nó mà duy trì được nó, thân không phải yêu nó mà nó sống lâu được. Vả lại kéo dài thêm đời sống để làm gì? Cái tình yêu ghét, xưa cũng như nay; thân thể an hay nguy, xưa cũng như nay; trị hay loạn thay đổi nhau, xưa cũng như nay. Một khi đã nghe rồi, thấy rồi, trải qua rồi, thì sống trăm năm cũng đã chán, sống thêm làm chi cho khổ?
Mạnh Tôn Dương hỏi:
- Nếu vậy, thì chết sớm còn hơn sống lâu, mà nên nhảy vào lưỡi gươm, đám lửa ư?
Dương Chu đáp:
- Không phải vậy! Đã sinh ra thì cứ thản nhiên nhận cuộc sống, và thoả mãn hết thị hiếu của mình mà đợi lúc chết; sắp chết thì cứ thản nhiên nhận sự chết, sống hết đời mình cho tới khi tiêu diệt. Cái gì cũng thản nhiên, cái gì cũng chấp nhận thì còn mong gì nó tới sớm hay tới muộn nữa?
楊朱曰: 「伯成子高不以一毫利物, 舍國而隱耕。 大禹不以一身自利, 一體偏枯。 古之人, 損一毫一利天下, 不與也, 悉天下奉一身, 不取也。 人人有損一毫, 人人不利天下, 天下治矣。」禽子問楊朱曰: 「去子體之一毛, 以濟一世, 不汝為之乎?」楊子曰: 「世因非一毛之所濟。」禽子曰: 「假濟, 為之乎?」楊子弗應。 禽子出, 語孟孫陽。 孟孫陽曰: 「子不達夫子之心, 吾請言之。 有侵苦肌膚獲萬金者, 若為之夫?」曰: 「為之。」孟孫陽曰: 「有斷若一節得一國。 子為之乎?」禽子默然有間。 孟孫陽曰: 「一毛微於肌膚, 肌膚微於一節, 省矣。 然則積一毛以成肌膚, 積肌膚以成一節。 一毛固一體萬分中之一物, 奈何輕之乎?」禽子曰: 「吾不能所以答子。 然則以子之言問者聃、關尹, 則子言當矣; 以吾言問大禹、墨翟, 則吾言當矣。」孟孫陽因顧與其徒說他事。
Dương Chu bảo:
- Ông Bá Thành Tử Cao không chịu mất một sợi lông của mình để làm lợi cho thiên hạ, bỏ nước mà ở ẩn cày ruộng; còn ông Đại Vũ không hề nghĩ lợi riêng cho mình, (hi sinh cho tới nỗi) thân thể khô đét. Người xưa, mất một sợi lông mà làm lợi cho thiên hạ thì cũng không chịu, mà có ai đem cả thiên hạ phụng dưỡng thân mình thì cũng không nhận. Nếu mọi người đều không muốn làm lợi cho thiên hạ thì thiên hạ sẽ bình trị.
***
Cầm Tử hỏi Dương Chu:
- Nhổ một sợi lông của ông để cứu đời, ông chịu không?
Dương Chu đáp:
- Đời đâu có thể cứu được bằng một sợi lông.
- Cho rằng cứu được đi, thì ông chịu không?
Dương Chu không đáp.
Cầm Tử bước ra ngoài, kể lại với Mạnh Tôn Dương. Mạnh Tôn Dương bảo:
- Ông không hiểu được ý của Phu tử, để tôi giảng cho. Nếu để người ta cắt thịt mà được vạn cân vàng, ông chịu không?
- Chịu.
- Để cho người ta bẻ gãy tay chân mà được một nước thì ông chịu không?
Cầm Tử làm thinh.
Một lát sau, Mạnh Tôn Dương bảo:
- Một sợi lông không quan trọng bằng da thịt, da thịt không quan trọng bằng tay chân, điều đó hiển nhiên. Nhưng nhiều lông thì thành da thịt, nhiều da thịt thì thành tay chân; một sợi lông chỉ là một phần vạn của thân thể, nhưng tại sao lại khinh nó?
Cầm Tử đáp:
- Tôi không thể đáp lời ông được, nhưng đem lời của ông nói với Lão Đam, Quan Doãn thì hợp với họ, mà tôi đem lời của tôi nói với Đại Vũ, Mặc Địch thì cũng hợp với họ.
Mạnh Tôn Dương quay lại nói qua chuyện khác với môn đệ.
楊朱曰: 「天下之美歸之舜、禹、周、孔, 天下之惡歸之桀、紂。 然而舜耕於河陽, 陶於雷澤, 四體不得暫安, 口腹不得美厚; 父母之所不愛, 弟妹之所不親。 行年三直, 不告而娶。 乃受堯之禪, 年已長, 智已衰。 商鈞不才, 禪位於禹, 慼慼然以至於死: 此天人之窮毒者也。 鮌治水土, 績用不就, 殛諸羽山。 禹纂業事讐, 惟荒土功, 子產不字, 過門不入; 身體偏枯, 手足胼胝。 及受舜禪, 卑宮室, 美紱冕, 慼慼然以至於死: 此無人之憂苦者也。 武王既終, 成王幼弱, 周公攝天子之政。 邵公不悅, 四國流言。 居東三年, 誅兄放弟, 僅免其身, 慼慼然以至於死: 此天人之危懼者也。 孔子明帝王之道, 應時君之聘, 伐樹於宋, 削跡於衛, 窮於商周, 圍於陳蔡, 受屈於季氏, 見辱於陽虎, 慼慼然以至於死: 此天民之遑遽者也。 凡彼四聖者, 生無一日之歡, 死有萬世之名。 名者, 固非實之所取也。 雖稱之弗知, 雖賞之不知, 與株塊無以異矣。 桀藉累世之資, 居南面之尊, 智足以距群下, 威足以震海內; 恣耳目之所誤, 窮意慮之所為, 熙熙然從至於死: 此天民之逸蕩者也。 紂亦藉累世之資, 居南面之尊; 威無不行, 志無不從; 肆情於傾宮, 縱慾於長夜; 不以禮義自苦, 熙熙然以至於誅: 此天民之放縱者也。 彼二兇也, 生有縱慾之歡, 死被愚暴之名。 實者固非名之所與也, 雖毀之不知, 雖稱之弗知, 此與株塊奚以異矣。 彼四聖雖美之所歸, 苦以至終, 亦同於死矣。 彼二兇雖惡之所歸, 樂以至終, 亦同歸於死矣。」
Dương Chu bảo:
- Mọi tiếng tốt đẹp trong thiên hạ, dồn cả cho vua Thuấn, vua Vũ, Chu Công, Khổng Tử, còn mọi tiếng xấu qui cả cho Kiệt và Trụ. Thuấn cày ruộng ở Hà Dương, làm đồ gốm ở Lôi Trạch, chân tay không lúc nào được nghỉ, miệng không được ăn thức ngon; không được cha mẹ yêu, anh em chị em quí, ba mươi tuổi cưới vợ mà không thưa với cha mẹ, tới khi được vua Nghiêu truyền ngôi cho thì tuổi đã cao, trí đã suy. Con trai ông ta là Thương Quân bất tài, ông đã phải nhường ngôi cho ông Vũ, rồi rầu rĩ tới chết. Ông ta là con người khốn khổ cô độc nhất đời.
Ông Cổn, cha của ông Vũ, được giao phó cho việc đắp đập đào kinh, mà không thành công, bị xử tử ở núi Vũ Sơn. Ông Vũ phải tiếp tục công việc của cha, như vậy phải thờ kẻ thù của mình, đem hết sức ra khai hoang, có con mà không được âu yếm, săn sóc con, đi qua nhà mà không vô, thân thể khô đét, tay chân chai cộm; đến khi được vua Thuấn truyền ngôi cho, sống trong cung thất tồi tàn, đeo dây thao, đội mũ miện đẹp mà rầu rĩ tới chết. Ông ta là người lo lắng, lao khổ nhất đời.
Vua Vũ (nhà Chu) khi mất, con là Thành Vương còn nhỏ, ông Chu Công nhiếp chính, ông Thiệu Công không vui, khắp bốn phương đâu đâu cũng nổi lên lời chê, nên phải ra ở phía đông ba năm, giết anh, bỏ tù em, để tự cứu mình, sau sống rầu rĩ tới chết. Ông ta là con người khốn đốn, lo sợ nhất đời.
Khổng tử hiểu rõ cái đạo đế vương, hễ vua nào mời thì sẵn sàng tới giúp, mà khi ở nước Tống có lần người ta chặt cây hại ông, có lần phải lẻn trốn khỏi nước Vệ, có hồi bị cùng khốn ở Thương, Chu, bị vây ở Trần, Thái, bị Quí Thích xúc phạm, bị Dương Hổ làm nhục, sau rầu rĩ cho tới chết. Ông là người long đong xui rủi nhất đời.
Bốn ông thánh đó, sống không được một ngày vui, mà chết đi, để lưu danh lại vạn đời. Danh vốn không phải là thực mà bảo có thể hưởng được, tuy được người ta khen thưởng thì cũng không biết, trơ trơ khác chi khúc cây, cục đất.
Kiệt được hưởng kho tàng mấy đời tích luỹ, quay mặt về phương Nam mà giữ ngôi chí tôn, trí đủ để khiến bọn bề tôi không dám nhờn, uy đủ để khắp nước phải run sợ, tha hồ hưởng cái vui thanh sắc, muốn làm gì thì làm, mà sống vui vẻ cho tới chết. Ông ta là người phóng đãng nhất thiên hạ.
Trụ cũng được hưởng kho tàng mấy đời tích luỹ, cũng quay mặt về phương Nam mà giữ ngôi chí tôn, uy lan ra khắp nơi, muốn làm gì thì làm, phóng túng trong Khuynh Cung, dâm đãng trong cảnh "trường dạ", không tự làm khổ mình bằng lễ nghĩa, vui vẻ sống cho tới khi bị (vua Chu Vũ Vương) giết. Ông ta là người phóng túng nhất thiên hạ.
Hai con người hung tàn đó, sống thì hưởng lạc cho thoả lòng, chết mang cái tên xấu là ngu bạo. Thực không phải là cái danh mà có thể tặng được, tuy bị người đời chê hay khen thì cũng không biết, trơ trơ khác chi khúc cây, cục đất.
Bốn ông thánh kia tuy được dồn cho mọi tiếng tốt, nhưng chịu khổ cho tới hết đời rồi cũng chết như mọi người vậy. Hai kẻ hung bạo kia phải chịu mọi tiếng xấu, nhưng được vui cho tới hết đời, rồi cũng chết như mọi người vậy.
楊朱見梁王, 言治天下如運諸掌。 梁王曰: 「先生有一妻妾, 而不能治; 三畝之園, 而不能蕓, 而言治天下如運諸掌, 何也?」對曰: 「君見其牧羊者乎? 百羊而群, 使五尺童子荷箠而隨之, 欲東而東, 欲西而西。 使堯牽一羊, 舜荷箠而隨之, 則不能前矣。 且臣聞之: 吞舟之魚, 不游枝流; 鴻鵠高飛, 不集污池。 何則? 其極遠也。 黃鐘大呂, 不可從煩奏之舞, 何則? 其音疏也。 將治大者不治細, 成大功者不成小, 此之謂矣。」
Dương Chu yết kiến vua nước Lương, bảo “trị thiên hạ như lật bàn tay”.
Vua Lương bảo:
- Tiên sinh có một bà vợ lớn, một bà vợ nhỏ mà không trị được, có ba mẫu vườn mà không giẫy cỏ, mà bảo trị thiên hạ dễ như lật bàn tay, sao vậy?
Đáp:
- Nhà vua thấy đứa chăn cừu không? Một bầy trăm con cừu, cho một đứa nhỏ cao năm thước (Tàu) cầm cây roi bằng cọng sen mà chăn, nó muốn dắt về phía Đông thì bầy cừu đi về phía Đông, dắt về phía Tây thì đi về phía Tây.
Nếu vua Nghiêu dắt một con cừu thôi, vua Thuấn cầm roi bằng cọng sen mà chăn thì chắc là con cừu không đi. Vả lại thần nghe nói con cá lớn có thể nuốt một chiếc thuyền thì không lội trong cái ngòi, cái lạch; con hồng hộc bay tít trên cao thì không đáp xuống cái ao đục.
Tại sao vậy? Tại các loài đó muốn lội, bay thật xa.
Cái hoàng chung và cái đại lữ, thì không dùng để tấu một khúc vũ tạp nhạp. Tại sao vậy? Tại thanh âm không hợp.
Người nào muốn làm việc lớn thì không làm việc nhỏ nhặt, muốn thành công lớn thì không màng tới thành công nhỏ nhen.
Đó ý thần là như vậy.
楊朱曰: 「太古之事滅矣, 孰誌之哉? 三皇之事, 若存若亡; 五帝之事, 若覺若夢; 三王之事, 或隱或顯, 億不識一。 當身之事, 或聞或見, 萬不識一。 目前之事或存或廢, 千不識一。 太古至於今日, 年數固不可勝紀。 但伏羲已來三十餘萬歲, 賢愚、好醜、成敗、是非, 無不消滅, 但遲速之間耳。 矜一時之毀譽, 以焦苦其神形, 要死後數百年中餘名, 豈足潤枯骨? 何生之樂哉?」
Dương Chu nói:
- Các việc lớn thời thái cổ đã dứt rồi, ai có thể ghi lại được? Hành vi của Tam Hoàng tới nay như còn như mất, hành vi của Ngũ Đế như tỉnh như mộng, hành vi của Tam Vương hoặc ẩn hoặc hiện, một ức việc không biết chắc được một việc. Ngay những việc đương thời ta đây, hoặc được nghe, hoặc được thấy mà vạn việc cũng không biết chắc được một việc; những việc trước mắt ta đây, hoặc còn hoặc mất, ngàn việc cũng không biết chắc được một việc.
Từ thời thái cổ tới nay, có cơ man nào là năm, mà từ thời Phục Hi tới nay, cũng đã trên ba ngàn năm rồi. Hiền ngu, gian ác, thành bại, thị phi, không có gì là không tiêu diệt, chỉ sớm hoặc muộn mà thôi.
Coi trọng tiếng khen tiếng chê một thời làm cho tinh thần, hình hài tiều tuỵ, muốn lưu lại cái danh hão mấy trăm năm sau khi chết, nhưng chết rồi có cách nào làm cho nắm xương tàn tươi lại, tái sinh mà hưởng lạc được không?
楊朱曰: 「人肖天地之類, 懷五常之性, 有生之最靈者人也。 人者, 爪牙不足以供守衛, 肌膚不足以自捍禦, 趨走不足以逃利害, 無毛羽以禦寒暑, 必將資物以為養, 性任智而恃力。 故智之所貴, 存我為貴; 力之所賤, 侵物為賤。 然身非我有也, 既生不得不全之; 物非我有也, 既有不得不去之。 身固生之主, 物亦養之主。 雖全生身, 不可有其身; 雖不去物, 不可有其物。 有其物有其身, 是橫私天下之身, 橫私天下之物。 其唯聖人乎! 公天下之身, 公天下之物, 其唯至人矣! 此之謂至至者也。」
Dương Chu nói:
- Con người bản chất giống trời đất, có đức tính của ngũ hành, là loài tối linh trong vạn vật, nhưng móng tay và răng không đủ để tự vệ, da thịt không đủ để kháng cự; chạy không đủ mau để trốn nguy; lại không đủ lông để che nắng tránh lạnh. Phải nhờ cậy ngoại vật để tự nuôi sống, nhưng dùng mưu trí chứ không ỷ vào sức mạnh được. Cho nên trí khôn quí ở chỗ nó bảo tồn được thân ta; mà sức mạnh đáng khinh ở chỗ nó tàn bạo với sinh vật khác.
Thân ta không phải của ta, nhưng đã sinh ra rồi thì không thể không bảo toàn nó được. Các sinh vật khác không phải là của ta, nhưng đã có chúng rồi thì không được diệt trừ nó đi.
Đời sống tuỳ thuộc thân ta, mà thức ăn của ta tuỳ thuộc vạn vật. Tuy bảo toàn được thân ta, nhưng không làm chủ hoàn toàn được nó; tuy không diệt trừ các sinh vật khác, nhưng không thể làm chủ hoàn toàn chúng được.
Làm chủ vạn vật và làm chủ thân ta, tự ý muốn làm gì cho thân mình và cho vạn vật cũng được, hoạ may bậc thánh nhân mới được vậy.
Coi thân mình là vạn vật, coi vạn vật là thân mình, thì chỉ bậc chí nhân mới được vậy.
Đó là tột bực của sự hoàn thiện.
楊朱曰: 「生民之不得休息, 為四事故: 一為壽, 二為名, 三為位, 四為貨。 有此四者, 畏鬼, 畏人, 畏威, 畏刑, 此謂之遁人也。 可殺可活, 制命在外。 不逆命, 何羨壽? 不矜貴, 何羨名? 不要勢, 何羨位? 興貪富, 何羨貨? 此之謂順民也。 天下無對, 制命在內, 故語有之曰: 人不婚宦, 情慾失半; 人不衣食, 君臣道息。
Dương Chu nói:
- Con người sở dĩ không được nghỉ ngơi (an nhàn) là vì bốn nguyên nhân:-
- ham sống lâu,
- ham danh,
- ham vị
- và ham tiền.
Vì ham bốn cái đó nên sợ quỉ, sợ người, sợ kẻ có quyền, sợ hình phạt.
Hạng người đó gọi là "trốn" (tự nhiên), vì họ sống hay chết, thì số mệnh họ cũng tuỳ ngoại vật (chứ không tuỳ họ).
Nếu thuận mệnh thì đâu còn cầu thọ; không ham quí hiển thì đâu còn cầu danh; không muốn có uy thế thì đâu thích địa vị; không ham giàu thì đâu quí tiền của. Hạng người như vậy gọi là thuận "tự nhiên", trong thiên hạ không có gì ngang với họ được, số mạng họ tuỳ thuộc họ (chứ không tuỳ thuộc ngoại vật).
Cho nên ngạn ngữ có câu:-
"Người nào không lập gia đình, không làm quan thì tình dục mất đi một nửa, người nào không quan tâm tới cái ăn cái mặc thì chẳng có bổn phận vua tôi".
周諺曰: 「田父可坐殺。 晨出夜入, 自以性之恆; 啜菽茹藿, 自以味之極; 肌肉粗厚, 筋節腃急, 一朝處以柔毛綈幕, 薦以梁肉蘭橘, 心病(換丙為肙)體煩, 內熱生病矣。 商魯之君與田父侔地, 則亦不勇一時而憊矣。 故野人之所安, 野人之所美, 謂天下無過者。 昔者宋國有田夫, 常衣緼黂, 僅以過冬。 暨春東作, 自曝於日, 不知天下之有廣廈隩室, 綿纊狐貉。 顧謂其妻曰: 『負日之暄, 人莫知者; 以獻吾君, 將有重賞。 』裡之富室告之曰: 『昔人有美戎菽, 甘枲莖芹萍子者, 對鄉豪稱之。 鄉豪取而嘗之, 蜇於口, 慘於腹, 眾哂而怨之, 其人大慚。 子此類也。 』」
Nước Chu có một ngạn ngữ: "Nông phu mà ở không lâu thì có thể chết".
Sáng sớm ra đồng, tối mới về nhà, họ tự biết sống theo bản tính, họ ăn rau, ăn đậu tự cho là ngon. Bắp thịt gồng cứng, gân cốt rắn rỏi.
Một buổi sáng nào đó cho họ nằm giường êm màn thêu, ăn gạo ngon và thịt béo, lan, quít, thì tâm thần thể chất họ khó chịu, phát nhiệt mà sinh bệnh; còn các ông vua nước Thương nước Lỗ nếu sống như họ thì cũng không chịu nổi được một giờ. Cho nên, cái gì nông dân thích, thì họ cho là khắp thiên hạ không có gì hơn.
Xưa, nước Tống có một nông phu, suốt năm bận áo bố, mùa đông lạnh cũng rán chịu, qua mùa xuân thì sưởi nắng, không hề biết rằng trên đời có những lâu đài rộng rãi, những căn phòng ấm áp, những áo bằng gấm vóc, bằng lông chồn, lông hạc, cho nên bảo vợ:
- Không ai biết rằng ánh nắng sưởi ấm được lưng. Anh tâu với vua điều đó, chắc được hậu thưởng.
Một người giàu có trong làng bảo chú ta:
- Xưa có một người thích rau dại, rau gai ngọt, rau hành cần, và bèo, khen những thứ đó với một vị giàu có trong làng. Vị này nếm thử, cay miệng mà đau bụng, bị mọi người chế nhạo, chê bai mà xấu hổ. Chú thì cũng vậy.
楊朱曰: 「豐屋美服, 厚味姣色, 有此四者, 何求於外? 有此而求外者, 無厭之性。 無厭之性, 陰陽之蠹也。
Dương Chu nói:
- Nhà sang, áo đẹp, thức ăn ngon, vợ đẹp, có bốn thứ đó thì có cầu gì khác nữa?
Có bốn thứ đó rồi mà cầu thêm nữa, là tham lam vô độ, tham lam vô độ là loài mọt của âm dương (của trời đất).
楊朱曰:
忠不足以安君, 適足以危身; 義不足以利物, 適足以害生。 安上不由於忠, 而忠名滅焉; 利物不由於義, 而義名絕焉。 君臣皆安, 物我兼利, 古之道也。
Dương Chu nói:
- Trung với vua không đủ để làm cho vua được yên mà đủ để làm nguy cho bản thân mình; giữ nghĩa không đủ để làm lợi cho người mà đủ làm hại cho đời sống của mình.
Sự an ổn của người trên không nhờ đức trung (của người dưới), vậy nên bỏ tiếng trung đi; sự lợi ích của người khác không do ta giữ nghĩa, vậy nên bỏ tiếng nghĩa đi.
Vua tôi đều được yên ổn, người và ta đều được lợi, đó là đạo của cổ nhân.
鬻子曰: 『去名者無憂。 』老子曰: 『名者實之賓。 』而悠悠者趨名不已。 名固不可去? 名固不可賓邪? 今有名則尊榮, 亡名則卑辱; 尊榮則逸樂, 卑辰則憂苦。 憂苦, 犯性者也; 逸樂, 順性者也, 斯實之所繫矣。 名胡可去? 名胡可賓? 但惡夫守名而累實。 守名而累實, 將恤危亡之不救, 豈徒逸樂憂苦之間哉?」
Dục Tử nói:
- Từ bỏ cái danh thì khỏi phải lo nghĩ. Lão Tử nói: “Danh là khách của thực”. Mà người đời đau đáu chạy theo cái danh hoài.
Danh vốn không thể bỏ được, danh vốn không thể coi là khách được. Ngày nay ai có danh thì được tôn vinh, vô danh thì chịu hèn nhục; tôn vinh thì an dật sung sướng, hèn nhục thì lo lắng, khổ sở. Lo lắng khổ sở thì hại tới bản tính, an dật sung sướng thì thuận với bản tính, quả có liên hệ với nhau như vậy.
Vậy thì làm sao lại bỏ danh? Làm sao mà coi danh là khách? Ghét chăng là ghét sự giữ cái danh mà luỵ cái thực; giữ cái danh mà luỵ cái thực thì sẽ có lúc phải chịu nguy vong mà không có cách cứu, chứ đâu phải chỉ là chuyện an dật vui sướng với lo lắng, khổ sở mà thôi đâu.
楊朱曰: “行善不以為名而名從之; 名不與利期而利歸之; 利不與爭期而爭及之: 故君子必慎為善。 ”
Dương Chu nói:
- Làm điều lợi cho người thì được hậu quả tốt; làm điều oán cho người thì sẽ hại tới thân. Phát ở ta mà ứng ra ngoài, đó là tình đời (lẽ thường). Cho nên người hiền minh thì thận trọng về hành động của mình.
---------------
***************
XUNG HƯ CHÂN KINH
CHƯƠNG VIII
THUYẾT PHÙ
《沖虛真經》
說符 第八
子列子學於壺丘子林。 壺丘子林曰: 「子知持後, 則可言持身矣。」列子曰: 「願聞持後。」曰: 「顧若影, 則知之。」列子顧而觀影: 形枉則影曲, 形直則影正。 然則枉直隨形而不在影, 屈申任物而不在我, 此之謂持後而處先。
關尹謂子列子曰: 「言美則響美, 言惡則響惡; 身長則影長, 身短則影短。 名也者, 響也; 身也者, 影也。 故曰: 慎爾言, 將有和之; 慎爾行, 將有隨之, 是故聖人見出以知入, 觀往以知來, 此其所以先知之理也。 度在身, 稽在人。 人愛我, 我必愛之; 人惡我, 我必惡之。 湯武愛天下, 故王; 桀、紂惡天下, 故亡, 此所稽也。 稽度皆明而不道也, 譬之出不由門, 行不從徑也。 以是求利, 不亦難乎? 嘗觀之神農、有炎之德, 稽之虞、夏、商、周之書, 度諸法士賢人之言, 所以存亡廢興而非由此道者, 未之有也。」
嚴恢曰: 「所為問道者為富, 今得珠亦富矣, 安用道?」子列子曰: 「桀、紂唯重利而輕道, 是以亡。 幸哉餘未汝語也! 人而無義, 唯食而已, 是雞狗也。 疆食靡角, 勝者為制, 是禽獸也。 為雞狗禽獸矣, 而欲人之尊己, 不可得也。 人不尊己, 則危辱及之矣。」
Thầy Liệt Tử học với Hồ Khâu Tử Lâm. Hồ Khâu Tử Lâm bảo:
- Anh phải tập trung ở phía sau thì mới có thể nói rằng giữ được thân mình.
Liệt Tử hỏi:
- Xin thầy cho nghe thế nào là đứng ở phía sau.
Đáp:
- Quay lại nhìn cái bóng của anh thì biết.
Liệt Tử quay lại nhìn cái bóng của mình, hễ vặn thân mình thì cái bóng cong, đứng thẳng lại thì cái bóng cũng thẳng.
Vậy cong hay ngay là tuỳ thân thể chứ không tuỳ cái bóng. Biết co hay duỗi tuỳ vật chứ không tuỳ ta, như vậy là đứng ở phía sau mà được ở phía trước.
*
Quan Doãn bảo thầy Liệt Tử :
- Lời mà đẹp thì tiếng vang cũng đẹp, lời mà xấu thì tiếng vang cũng xấu, thân hình cao thì bóng dài, thân hình lùn thì bóng ngắn. Danh cũng như tiếng vang, thân hình cũng như cái bóng. Cho nên bảo: “Thận trọng lời nói thì người ta sẽ biết mình, thận trọng hành vi thì người ta sẽ theo mình”.
Bậc thánh nhân xét cái gì phát ra mà biết cái gì nhập vô, xét việc đã qua mà biết việc sắp tới, như vậy là tiên tri.
Đức độ hay không là ở ta, mà phán xét ta là ở người. Người ta yêu mình, thì tất là vì mình đã yêu người ta; người ta ghét mình thì tất là vì mình đã ghét người ta. Vua Thang, vua Vũ [9] yêu thích thiên hạ, cho nên được làm vua; Kiệt và Trụ ghét thiên hạ cho nên mất ngôi vua. Như vậy là sự phán xét của thiên hạ. Đã hiểu cái lẽ “đức độ” và “phán xét” rồi mà hành động không theo lẽ đó thì không khác gì muốn ra ngoài mà không do cửa, muốn đi mà không theo đường. Hành động như vậy mà mong có lợi, chẳng là khổ ư?
Xét đức Thần Nông Hữu Viêm, rồi tra khảo sử đời Ngu, Hạ, Thương, Chu, suy ngẫm lời các hiền nhân, pháp sĩ, cái lẽ tồn vong, hưng phế của thời trước không khi nào không theo cái đạo đó (tức đạo thương người thì được người thương lại, ghét người thì bị người ghét lại).
列子學射, 中矣, 請於關尹子。 尹子曰: 「子知子之所以中者乎?」以曰: 「弗知也。」關尹子曰: 「未可。」退而習之。 三年, 又以報關尹子。 尹子曰: 「子知子之所以中乎?」列子曰: 「知之矣。」關尹子曰: 「可矣, 守而勿朱也。 非獨射也, 為國與身, 亦皆如之。 故聖人不察存亡, 而察其的以然。」
列子曰: 「色盛者驕, 力盛者奮, 未可以語道也。 故不班白語道失, 而況行之乎? 故自奮則人莫不告。 人莫之告, 則孤而無輔矣。 賢者任人, 故年老而不衰, 智盡而不亂。 故治國之難, 在於知賢而不在自賢。」
Liệt Tử học bắn (may mà bắn trúng), hỏi Quan Doãn Tử. Doãn Tử bảo:
- Anh biết tại sao anh bắn trúng không?
Đáp:
- Thưa không.
- Vậy thì chưa được.
Liệt Tử về tập bắn thêm ba năm nữa, rồi lại cho Quan Doãn Tử hay, Doãn Tử hỏi:
- Anh đã biết tại sao anh bắn trúng không?
- Thưa biết.
- Vậy thì được! Nhớ lấy, đừng quên. Chẳng phải riêng việc bắn như vậy đâu, việc trị nước và tu thân cũng vậy. Cho nên bậc thánh nhân không quan tâm tới sự tồn vong (đắc thất) bằng cái lẽ tại sao tồn vong.
宋人有為其君以玉為楮葉者, 三年而成。 鋒殺莖柯, 毫芒繁澤, 亂之楮葉中, 而不可別也。 此人遂以巧食宋國。 子列子聞之曰: 「使天地之生物, 三年而成一葉, 則物之葉者寡矣。 故聖人恃道化而不恃智巧。」
Một người nước Tống lấy ngọc chạm trổ thành lá dó, để dâng vua, ba năm mới xong. Đầu nhọn, chỗ mỏng, sống, cuốn, lông, gai đều tinh vi, láng bóng, để chung với các lá dó thật, không sao phân biệt được. Người đó nhờ tài khéo mà được vua Tống khen, cấp lương bổng cho.
Thầy Liệt Tử nghe nói, bảo: “Trời đất khi sinh vạn vật mà phải mất ba năm mới thành một cái lá thì ít cây cỏ lắm! Cho nên thánh nhân trông vào cái đạo để cải hoá chứ không trông vào trí xảo”.
子列子窮, 容貌有饑色。 客有言之鄭子陽者, 曰: 「列禦寇蓋有道之士也, 居君之國而窮。 君無乃為不好士乎?」鄭子陽即令官遺之粟。 子列子出, 見使者, 再拜而辭。 使者去。 子列子入, 其妻望之而拊心曰: 「妾聞為有道者之妻子, 皆得佚樂, 今有饑色, 君遇而遺先生食。 先生不受, 豈不命也哉?」子列子笑謂之曰: 「君非自知我也。 以人之言而遺我粟, 至其罪我也, 又且以人之言, 此吾所以不受也。」其卒, 民果作難, 而殺子陽。
Thầy Liệt Tử nghèo khổ, mặt xanh xao vì đói, một người khách cho Tử Dương nước Trịnh hay:
- Liệt Ngự Khấu là bậc sĩ đạt đạo, ở nước ông mà phải nghèo khổ, vậy ra ông không quí kẻ sĩ sao?
Tử Dương tức thì sai một ông quan đem lúa lại tặng Liệt Tử. Liệt Tử ra tiếp, vái hai vái mà từ chối. Sứ giả về rồi, Liệt Tử trở vô. Bà vợ lườm ông, đập vào ngực, bảo:
- Thiếp nghe nói vợ con một người đạt đạo thì được vui vẻ sung sướng. Nay cả nhà đều đói, được tướng quốc biết mà cho lúa, thầy không nhận, thế không phải là làm trái với số mệnh sao?
Thầy Liệt Tử cười mà đáp:
- Tướng quốc đâu phải tự biết ta. Vì nghe lời người khác mà cho ta lúa, rồi thì cũng sẽ nghe người khác mà bắt tội ta. Vì vậy mà ta không nhận.
Rồi đột nhiên, dân trong nước nổi loạn, giết Tử Dương.
魯施氏有二子, 其一好學, 其一好兵。 好學者以術干齊侯; 齊侯納之為諸公子之傅。 好兵者之楚, 以法干楚王; 王悅之, 以為軍正。 祿富其家, 爵榮其親。 施氏之鄰人孟氏, 同有二子, 所業亦同, 而窘於貧。 羨施氏之有, 因從請進趨之方。 二子以實告孟氏。 孟氏之一子之秦, 以術干秦王。 秦王曰: 「當今諸侯力爭, 所務兵食而已。 若用仁義治吾國, 是滅亡之道。」遂宮而放之。 其一子之衛, 以法干衛侯。 衛侯曰: 『吾弱國也, 而攝乎大國之間。 大國吾事之, 小國吾撫之, 是求安之道。 若賴兵權, 滅亡可待矣。 若全而歸之, 適於他國。 為吾之患不輕矣。 「遂刖之而還諸魯。 既反, 孟氏之父子叩胸而讓施氏。 施氏曰: 「凡得時者昌, 失時者亡。 子道與吾同, 而功與吾異, 失時者也, 非行之謬也。 且天下理無常是, 事無常非。 先日所用, 今或棄之; 今之所棄, 後或用之。 此用與不用, 無定是非也。 投隙抵時, 應事無方, 屬乎智, 智茍不足, 使君博如孔丘, 術如呂尚, 焉往而不窮哉?」孟氏父子舍然無慍容, 曰: 「吾知之矣, 子勿重言!」
Họ Thi ở nước Lỗ có hai người con trai, một người hiếu học, một người thích việc binh. Người con hiếu học đem sở học của mình dâng Tề hầu, được Tề hầu dùng làm sư phó cho các công tử, người con thích việc binh đem binh pháp của mình dâng vua Sở, vua Sở mừng, cho coi việc quân. Gia đình nhờ lộc của họ mà giàu, cha mẹ nhờ tước của họ mà sang.
Một người láng giềng họ Mạnh cũng có hai người con, cũng lựa hai nghề đó, mà nghèo túng, muốn được giàu sang như họ Thi, qua hỏi nhờ cách nào mà tiến phát mau vậy. Hai người con họ Thi cứ thực mà kể.
Một người con họ Mạnh bèn đem sở học của mình dâng vua Tần. Vua Tần bảo:
- Thời nay, các chư hầu đều dùng võ lực mà tranh nhau, chỉ cần binh khí và lương thực thôi, nếu chúng ta dùng nhân nghĩa mà trị nước, thì là theo con đường diệt vong mất.
Rồi sai đem thiến, ít lâu sau thả ra.
Còn người kia qua nước Vệ, dâng binh pháp lên vua Vệ. Vua Vệ bảo:
- Nước mình nhỏ mà chung quanh là nước lớn. Nước nào lớn thì mình thờ, nước nào nhỏ thì mình vỗ về, đó là cách cầu an; trông vào binh lực thì mau diệt vong lắm. Nếu để cho hắn được toàn mệnh mà về, hắn qua nước khác, sẽ nguy lớn cho chúng ta.
Bèn chặt chân, trả về nước Lỗ.
Về tới nhà, cha con họ Mạnh đấm ngực mà oán trách họ Thi. Họ Thi bảo:
- Gặp thời thì thịnh, không gặp thời thì lụn bại. Con đường của các bác cũng là con đường của chúng tôi mà kết quả khác nhau, là tại không gặp thời chứ không phải là hành động sai. Vả lại, ở đời không có nguyên tắc nào luôn luôn đúng, không có việc nào luôn luôn sai. Cái mà thời trước người ta dùng thì có thể ngày nay bỏ đi; cái ngày nay bỏ đi, thì có thể sau này sẽ dùng. Dùng hay bỏ, điều đó không quyết định được là phải hay trái. Rình cơ hội, nắm lấy cơ hội, cái đó không có qui tắc nào cả, mà thuộc về lanh trí. Nếu không lanh trí thì có biết rộng như Khổng Khâu, có tài như Lữ Thượng, đi tới đâu cũng khốn thôi.
Cha con họ Mạnh yên lòng, không có vẻ giận nữa, bảo:
- Chúng tôi hiểu rồi, bác đừng nhắc lại nữa.
晉文公出, 會欲伐衛, 公子鋤仰天而笑。
公問何笑。
曰: 「臣笑鄰之人有送其妻適私家者, 道見桑婦, 悅而與言。 然顧視其妻, 亦有招之者矣。 臣竊笑此也。]
公寤其言乃止。 引師而還, 未至而有伐其北鄙者矣。
Vua Tấn Văn Công đi hội họp các chư hầu để tính đánh nước Vệ. Công tử Sừ ngửa mặt lên trời mà cười. Văn Công hỏi tại sao cười. Đáp:
- Thần cười người láng giềng của thần đưa vợ về thăm mẹ, giữa đường thấy một người đàn bà hái dâu, đâm mê mà đứng lại tán tỉnh. Nhưng khi quay lại nhìn vợ thì một chàng cũng vẫy vợ mình đi. Thần mỉm cười vì chuyện đó.
Văn Công tỉnh ngộ, thôi không đánh Vệ nữa, đem quân về, chưa tới nơi thì có tin giặc đánh ở biên cương phía bắc.
晉國苦盜, 有隙雍者, 能視盜之貌, 察其眉睫之間而得其情。 惡侯使視盜, 千百無遺一焉。 晉侯大喜, 告趙文子曰: 「吾得一人, 而一國盜為盡矣, 奚用多為?」文子曰: 「吾君恃伺察而得盜, 盜不盡矣, 且隙雍必不得其死焉。」俄而群盜謀曰: 『吾所窮者隙雍也。 「遂共盜而殘之。 晉侯聞而大駭, 立召文子而告之曰: 「果如子言, 隙雍死矣! 然取盜何方?」文子曰: 「周諺有言: 察見淵魚者不祥, 智料隱匿者有殃。 且君欲無盜, 莫若舉賢而任之; 使教明於上, 化行於下, 民有恥心, 則何盜不為?」於是用隨會知政, 而群盜奔秦焉。
Nước Tấn bị cái nạn trộm cướp.
Một người tên là Khích Ung có tài nhận ra kẻ trộm, chỉ nhìn vào cái khoảng giữa lông mày và mí mắt mà biết được là kẻ trộm hay không.
Tấn Hầu sai người đó nhận diện kẻ trộm, trăm lần, ngàn lần không trật lần nào. Tấn hầu rất mừng, bảo Triệu Văn Tử:
- Ta kiếm được một người mà sẽ trừ hết được trộm cắp trong nước, đâu cần gì nhiều biện pháp.
Văn Tử tâu:
- Nhà vua dùng cách nhận diện kẻ trộm đó mà diệt trộm, thì không sao hết trộm được đâu. Khích Ung rồi sẽ bất đắc kì tử cho mà xem.
Chẳng bao lâu bọn trộm bàn tính với nhau:
- Chúng ta khốn đốn chỉ vì tên Khích Ung đó.
Rồi chúng âm mưu với nhau giết Khích Ung.
Tấn hầu nghe tin, hoảng sợ, lập tức vời Văn tử vô, bảo:
- Đúng như lời ông đoán, Khích Ung chết rồi. Có cách nào diệt trộm được bây giờ.
Văn tử tâu:
- Ngạn ngữ nước Chu có câu: "Dò kiếm cá dưới vực thẳm thì sẽ bất hạnh, tìm đoán những điều ẩn kín thì sẽ gặp tai ương". Nhà vua muốn trong nước không có trộm cướp thì không gì bằng dùng người hiền mà giao cho trọng trách, người trên sẽ sáng suốt, người dưới sẽ nhờ vậy được cải hoá. Khi dân có lòng liêm sỉ thì làm gì còn trộm cướp nữa?
Tấn hầu nghe lời, cử Tuỳ Hội coi việc nước và bọn trộm cướp trốn qua nước Tần hết.
宋人有為其君以玉為楮葉者, 三年而成。 鋒殺莖柯, 毫芒繁澤, 亂之楮葉中, 而不可別也。 此人遂以巧食宋國。 子列子聞之曰: 「使天地之生物, 三年而成一葉, 則物之葉者寡矣。 故聖人恃道化而不恃智巧。」
Một người nước Tống lấy ngọc chạm trổ thành lá dó, để dâng vua, ba năm mới xong. Đầu nhọn, chỗ mỏng, sống, cuốn, lông, gai đều tinh vi, láng bóng, để chung với các lá dó thật, không sao phân biệt được. Người đó nhờ tài khéo mà được vua Tống khen, cấp lương bổng cho.
Thầy Liệt Tử nghe nói, bảo: “Trời đất khi sinh vạn vật mà phải mất ba năm mới thành một cái lá thì ít cây cỏ lắm! Cho nên thánh nhân trông vào cái đạo để cải hoá chứ không trông vào trí xảo”.
子列子窮, 容貌有饑色。 客有言之鄭子陽者, 曰: 「列禦寇蓋有道之士也, 居君之國而窮。 君無乃為不好士乎?」鄭子陽即令官遺之粟。 子列子出, 見使者, 再拜而辭。 使者去。 子列子入, 其妻望之而拊心曰: 「妾聞為有道者之妻子, 皆得佚樂, 今有饑色, 君遇而遺先生食。 先生不受, 豈不命也哉?」子列子笑謂之曰: 「君非自知我也。 以人之言而遺我粟, 至其罪我也, 又且以人之言, 此吾所以不受也。」其卒, 民果作難, 而殺子陽。
Thầy Liệt Tử nghèo khổ, mặt xanh xao vì đói, một người khách cho Tử Dương nước Trịnh hay:
- Liệt Ngự Khấu là bậc sĩ đạt đạo, ở nước ông mà phải nghèo khổ, vậy ra ông không quí kẻ sĩ sao?
Tử Dương tức thì sai một ông quan đem lúa lại tặng Liệt Tử. Liệt Tử ra tiếp, vái hai vái mà từ chối. Sứ giả về rồi, Liệt Tử trở vô. Bà vợ lườm ông, đập vào ngực, bảo:
- Thiếp nghe nói vợ con một người đạt đạo thì được vui vẻ sung sướng. Nay cả nhà đều đói, được tướng quốc biết mà cho lúa, thầy không nhận, thế không phải là làm trái với số mệnh sao?
Thầy Liệt Tử cười mà đáp:
- Tướng quốc đâu phải tự biết ta. Vì nghe lời người khác mà cho ta lúa, rồi thì cũng sẽ nghe người khác mà bắt tội ta. Vì vậy mà ta không nhận.
Rồi đột nhiên, dân trong nước nổi loạn, giết Tử Dương.
魯施氏有二子, 其一好學, 其一好兵。 好學者以術干齊侯; 齊侯納之為諸公子之傅。 好兵者之楚, 以法干楚王; 王悅之, 以為軍正。 祿富其家, 爵榮其親。 施氏之鄰人孟氏, 同有二子, 所業亦同, 而窘於貧。 羨施氏之有, 因從請進趨之方。 二子以實告孟氏。 孟氏之一子之秦, 以術干秦王。 秦王曰: 「當今諸侯力爭, 所務兵食而已。 若用仁義治吾國, 是滅亡之道。」遂宮而放之。 其一子之衛, 以法干衛侯。 衛侯曰: 『吾弱國也, 而攝乎大國之間。 大國吾事之, 小國吾撫之, 是求安之道。 若賴兵權, 滅亡可待矣。 若全而歸之, 適於他國。 為吾之患不輕矣。 「遂刖之而還諸魯。 既反, 孟氏之父子叩胸而讓施氏。 施氏曰: 「凡得時者昌, 失時者亡。 子道與吾同, 而功與吾異, 失時者也, 非行之謬也。 且天下理無常是, 事無常非。 先日所用, 今或棄之; 今之所棄, 後或用之。 此用與不用, 無定是非也。 投隙抵時, 應事無方, 屬乎智, 智茍不足, 使君博如孔丘, 術如呂尚, 焉往而不窮哉?」孟氏父子舍然無慍容, 曰: 「吾知之矣, 子勿重言!」
Họ Thi ở nước Lỗ có hai người con trai, một người hiếu học, một người thích việc binh. Người con hiếu học đem sở học của mình dâng Tề hầu, được Tề hầu dùng làm sư phó cho các công tử, người con thích việc binh đem binh pháp của mình dâng vua Sở, vua Sở mừng, cho coi việc quân. Gia đình nhờ lộc của họ mà giàu, cha mẹ nhờ tước của họ mà sang.
Một người láng giềng họ Mạnh cũng có hai người con, cũng lựa hai nghề đó, mà nghèo túng, muốn được giàu sang như họ Thi, qua hỏi nhờ cách nào mà tiến phát mau vậy. Hai người con họ Thi cứ thực mà kể.
Một người con họ Mạnh bèn đem sở học của mình dâng vua Tần. Vua Tần bảo:
- Thời nay, các chư hầu đều dùng võ lực mà tranh nhau, chỉ cần binh khí và lương thực thôi, nếu chúng ta dùng nhân nghĩa mà trị nước, thì là theo con đường diệt vong mất.
Rồi sai đem thiến, ít lâu sau thả ra.
Còn người kia qua nước Vệ, dâng binh pháp lên vua Vệ. Vua Vệ bảo:
- Nước mình nhỏ mà chung quanh là nước lớn. Nước nào lớn thì mình thờ, nước nào nhỏ thì mình vỗ về, đó là cách cầu an; trông vào binh lực thì mau diệt vong lắm. Nếu để cho hắn được toàn mệnh mà về, hắn qua nước khác, sẽ nguy lớn cho chúng ta.
Bèn chặt chân, trả về nước Lỗ.
Về tới nhà, cha con họ Mạnh đấm ngực mà oán trách họ Thi. Họ Thi bảo:
- Gặp thời thì thịnh, không gặp thời thì lụn bại. Con đường của các bác cũng là con đường của chúng tôi mà kết quả khác nhau, là tại không gặp thời chứ không phải là hành động sai. Vả lại, ở đời không có nguyên tắc nào luôn luôn đúng, không có việc nào luôn luôn sai. Cái mà thời trước người ta dùng thì có thể ngày nay bỏ đi; cái ngày nay bỏ đi, thì có thể sau này sẽ dùng. Dùng hay bỏ, điều đó không quyết định được là phải hay trái. Rình cơ hội, nắm lấy cơ hội, cái đó không có qui tắc nào cả, mà thuộc về lanh trí. Nếu không lanh trí thì có biết rộng như Khổng Khâu, có tài như Lữ Thượng, đi tới đâu cũng khốn thôi.
Cha con họ Mạnh yên lòng, không có vẻ giận nữa, bảo:
- Chúng tôi hiểu rồi, bác đừng nhắc lại nữa.
晉文公出, 會欲伐衛, 公子鋤仰天而笑。
公問何笑。
曰: 「臣笑鄰之人有送其妻適私家者, 道見桑婦, 悅而與言。 然顧視其妻, 亦有招之者矣。 臣竊笑此也。]
公寤其言乃止。 引師而還, 未至而有伐其北鄙者矣。
Vua Tấn Văn Công đi hội họp các chư hầu để tính đánh nước Vệ. Công tử Sừ ngửa mặt lên trời mà cười. Văn Công hỏi tại sao cười. Đáp:
- Thần cười người láng giềng của thần đưa vợ về thăm mẹ, giữa đường thấy một người đàn bà hái dâu, đâm mê mà đứng lại tán tỉnh. Nhưng khi quay lại nhìn vợ thì một chàng cũng vẫy vợ mình đi. Thần mỉm cười vì chuyện đó.
Văn Công tỉnh ngộ, thôi không đánh Vệ nữa, đem quân về, chưa tới nơi thì có tin giặc đánh ở biên cương phía bắc.
晉國苦盜, 有隙雍者, 能視盜之貌, 察其眉睫之間而得其情。 惡侯使視盜, 千百無遺一焉。 晉侯大喜, 告趙文子曰: 「吾得一人, 而一國盜為盡矣, 奚用多為?」文子曰: 「吾君恃伺察而得盜, 盜不盡矣, 且隙雍必不得其死焉。」俄而群盜謀曰: 『吾所窮者隙雍也。 「遂共盜而殘之。 晉侯聞而大駭, 立召文子而告之曰: 「果如子言, 隙雍死矣! 然取盜何方?」文子曰: 「周諺有言: 察見淵魚者不祥, 智料隱匿者有殃。 且君欲無盜, 莫若舉賢而任之; 使教明於上, 化行於下, 民有恥心, 則何盜不為?」於是用隨會知政, 而群盜奔秦焉。
Nước Tấn bị cái nạn trộm cướp.
Một người tên là Khích Ung có tài nhận ra kẻ trộm, chỉ nhìn vào cái khoảng giữa lông mày và mí mắt mà biết được là kẻ trộm hay không.
Tấn Hầu sai người đó nhận diện kẻ trộm, trăm lần, ngàn lần không trật lần nào. Tấn hầu rất mừng, bảo Triệu Văn Tử:
- Ta kiếm được một người mà sẽ trừ hết được trộm cắp trong nước, đâu cần gì nhiều biện pháp.
Văn Tử tâu:
- Nhà vua dùng cách nhận diện kẻ trộm đó mà diệt trộm, thì không sao hết trộm được đâu. Khích Ung rồi sẽ bất đắc kì tử cho mà xem.
Chẳng bao lâu bọn trộm bàn tính với nhau:
- Chúng ta khốn đốn chỉ vì tên Khích Ung đó.
Rồi chúng âm mưu với nhau giết Khích Ung.
Tấn hầu nghe tin, hoảng sợ, lập tức vời Văn tử vô, bảo:
- Đúng như lời ông đoán, Khích Ung chết rồi. Có cách nào diệt trộm được bây giờ.
Văn tử tâu:
- Ngạn ngữ nước Chu có câu: "Dò kiếm cá dưới vực thẳm thì sẽ bất hạnh, tìm đoán những điều ẩn kín thì sẽ gặp tai ương". Nhà vua muốn trong nước không có trộm cướp thì không gì bằng dùng người hiền mà giao cho trọng trách, người trên sẽ sáng suốt, người dưới sẽ nhờ vậy được cải hoá. Khi dân có lòng liêm sỉ thì làm gì còn trộm cướp nữa?
Tấn hầu nghe lời, cử Tuỳ Hội coi việc nước và bọn trộm cướp trốn qua nước Tần hết.
趙襄子使新稚穆子攻翟, 勝之, 取左人中人; 使遽人謁之。 襄子方食而有憂色。 左右曰: 「一朝而兩城下, 此人之所喜也; 今君有憂色, 何也?」襄子曰: 「夫江河之大也, 不過三日; 飄風暴雨不終朝, 日中不須臾。 今趙氏之德行, 無所施於積, 一朝而兩城下, 亡其及我哉!」孔子聞之曰: 「趙氏其昌乎! 夫憂者所以為昌也, 喜者所以為亡也。 勝非其難者也; 持之其難者也。 賢主以此持勝, 故其福及後世。 齊、楚、吳、越皆嘗勝矣, 然卒取亡焉, 不達乎持勝也。 唯有道之主為能持勝。」孔子之勁, 能拓國門之關, 而不步以力聞。 墨子為守攻, 公輸般服, 而不肯以兵知。 故善持勝者, 以強為弱。
宋人有好行仁義者, 三世不懈。 家無故黑牛生白犢, 以問孔子。 孔子曰: 「此吉祥也, 以薦上帝。」居一年, 其父無故而盲, 其牛又復生白犢。 其父又復令其子問孔子。 其子曰: 「前問之而失明, 又何問乎?」父曰: 「聖人之言先迕後合。 其事未究, 姑復問之。」其子又復問孔子。 孔子曰: 「吉祥也。」復教以祭。 其子歸致命。 其父曰: 「行孔子之言也。」居一年, 其子又無故而盲。 其後楚攻宋, 圍其城。 民易子而食之, 析骸而炊之; 丁壯者皆乘城而戰, 死者大半。 此人以父子有疾, 皆免。 及圍解而疾俱復。
Triệu Tương Tử sai Tân Trĩ Mục Tử đem quân đánh rợ Địch, thắng, chiếm được hai miền Tả nhân, Trung nhân. Tân Trĩ Mục Tử sai sứ giả về báo tin thắng trận.
Tương Tử đương ăn chay, hay tin có vẻ lo. Người chung quanh hỏi:
- Một buổi sáng chiếm được hai thành, ai cũng lấy vậy làm mừng, sao ngài lại có vẻ lo?
Tương Tử đáp:
- Nước sông dâng lên không quá ba ngày, gió lớn mưa dông không quá một buổi sáng, mặt trời đứng bóng chỉ một chốc lát. Họ Triệu tích đức không được nhiều, mà một buổi sáng hạ được hai thành, tôi sợ rằng sự suy vong sắp tới!
Khổng Tử nghe được bảo:
- Họ Triệu sẽ thịnh. Biết lo thì sẽ thịnh, vui mừng thì sẽ nguy.
Thắng không phải khó, giữ được mới khó. Bậc minh quân hiểu lẽ đó mà giữ được thắng lợi, để phúc lại cho con cháu. Các nước Tề, Sở, Ngô, Việt đều đã có lần thắng các chư hầu mà rốt cuộc đều bại vong, là vì không hiểu cái lẽ duy trì thắng thế. Chỉ ông vua nào đạt đạo mới duy trì được thắng thế.
Sức Khổng Tử mạnh đủ để nâng được cửa kinh đô, nhưng ông không muốn người ta biết sức mình; Mặc Tử có tài đánh thành, Công Thâu Ban phải thua, nhưng ông không muốn cho người ta biết tài cầm quân của mình.
Cho nên người nào biết duy trì thắng lợi thì tuy mạnh mà vẫn coi mình là yếu (không ỷ vào sức mạnh).
宋有蘭子者, 以技干宋元。 宋元召而使見其技, 以雙枝長倍其身, 屬其踁, 並趨並馳, 弄七劍, 迭而躍之, 五劍常在空中。 元君大驚, 立賜金帛。 又有蘭子又能燕戲者, 聞之, 復以干元君。 元君大怒曰: 「昔有異技干寡人者, 技無庸, 適值寡人有歡心, 故賜金帛。 彼必聞此而進, 復望吾賞。」拘而擬戮之, 經月乃放。
Nước Tống có người làm trò Sơn Đông xin diễn trò cho vua Nguyên (nước Tống) coi. Vua Nguyên gọi vô. Anh ta đứng trên hai cây cà khêu cao gấp hai anh ta, mà vừa chạy vừa nhảy. Rồi lấy bảy cây kiếm tung lên trời và bắt, lúc nào cũng có năm cây ở trên không. Vua Nguyên ngạc nhiên lắm, thưởng cho anh ta vàng và lụa.
Một người làm trò khác có tài đánh đu hay tin đó, tới xin làm trò cho vua Nguyên coi. Vua Nguyên nổi giận, bảo:
- Trước đã có một người làm trò lạ xin ta cho diễn. Trò đó vô dụng, nhưng gặp lúc ta vui vẻ cho nên thưởng hắn vàng, lụa. Tên này chắc nghe vậy mà lại, cũng mong được ta thưởng nữa đây. Bắt giam và làm nhục nó đi.
Một tháng sau hắn mới được thả.
秦穆公謂伯樂曰: 「子之年長矣, 子姓有可使求馬者乎?」伯樂對曰: 「良馬, 可形容筋骨相也。 天下之馬者, 若滅若沒, 若亡若失, 若此者絕塵弭轍。 臣之子皆下才也, 可告以良馬, 不可告以天下之馬也。 臣有所與共擔纏薪菜者, 有九方皋, 此其於馬, 非臣之下也。 請見之。」穆公見之, 使行求馬。 三月而反, 報曰: 「已得之矣, 在沙丘。」穆公曰: 「何馬也?」對曰: 「牝而黃。」使人往取之, 牡而驪。 穆公不說, 召伯樂而謂之曰: 「敗矣, 子所使求馬者! 色物、牝牡尚弗能知, 又何馬之能知也?」伯樂喟然太息曰: 「一至於此乎! 是乃其所以千萬臣而無數者也。 若皋之所觀, 天機也, 得其精而忘其粗, 在其內而忘其外; 見其所見, 不見其所不見; 視其所視, 而遺其所不視。 若皋之相馬, 乃有貴乎馬者也。」馬至, 果天下之馬也。
Vua Tần Mục Công bảo Bá Nhạc: -
- Ông đã già rồi, con cháu có người nào sai tìm ngựa tốt được không?
Bá Nhạc đáp:
- Ngựa tốt, coi hình dáng, gân cốt thì biết được. Nhưng con ngựa nhất thiên hạ thì có cái gì đó như ẩn như hiện, như có như không, cảm được chứ không thấy được, nó chạy thì không tung bụi lên (tuyệt trần), không để lại dấu xe nữa. Bầy con của thần đều bất tài, giảng cho chúng hiểu thế nào là ngựa tốt mà không giảng cho chúng nhận ra được con ngựa tuyệt trần. Thần có một người bạn cùng chở củi và rau, tên là Cửu Phương Cao, coi ngựa không kém thần, đại vương nên vời người đó tới.
Mục vương vời người đó tới, sai đi tìm ngựa. Ba tháng sau người đó về tâu:
- Được ngựa rồi, ở Sa Khâu.
Mục vương hỏi:
- Ngựa ra sao?
- Ngựa cái vàng.
Sai người đi bắt ngựa, thì là một con ngựa đực đen. Mục Công bất bình, vời Bá Nhạc tới bảo:
- Hỏng! Người ông giới thiệu đi tìm ngựa, không phân biệt nổi ngựa đực ngựa cái, màu đen màu vàng, thì làm sao biết được ngựa?
Bá Nhạc bùi ngùi, thở dài rồi tâu:
- Tới mức đó ư! Thế thì anh ấy hơn thần cả ngàn vạn lần rồi. Cái mà anh Cao xét là cái huyền vi của trời; anh ấy nhận thấy cái tinh thần mà quên cái thô thiển, xét ở trong mà quên cái ở ngoài; cái gì đáng thấy thì thấy, không đáng thấy thì thôi; cái gì đáng nhìn thì nhìn, không đáng nhìn thì bỏ. Cái thuật đó của anh Cao có phải chỉ để coi tướng ngựa mà thôi đâu, còn quí hơn vậy nữa.
Khi ngựa dắt về, quả nhiên không ngựa nào bằng.
狐丘丈人謂孫叔敖曰: 「人有三怨, 子知之乎?」孫叔敖曰: 「何謂也?」對曰: 「爵高者人妒之, 官大者主惡之, 祿厚者怨逮之。」孫叔敖曰: 「吾爵益高, 吾志益下; 吾官益大, 吾心益小; 吾祿益厚, 吾施益博。 以是免於三怨, 可乎?」
孫叔敖疾將死, 戒其子曰: 「王亟封我矣, 吾不受也, 為我死, 王則封汝。 汝必無受利地! 楚、越之間, 有寢丘者, 此地不利而名甚惡。 楚人鬼而越人禨, 可長有者唯此也。」孫叔敖死, 王果以美地封其子。 子辭而不受, 請寢丘。 與之, 至今不失。
Một vị trưởng lão ở Hồ Khâu bảo Tôn Thúc Ngao :
- Có ba cái oán ông biết không?
Tôn Thúc Ngao hỏi:
- Những cái nào vậy?
- Tước cao thì bị người ta ghen, chức lớn thì bị người ta ghét, lộc hậu thì bị người ta oán.
Tôn Thúc Ngao bảo:
- Tước tôi càng cao thì tôi càng tự hạ mình xuống, chức tôi càng lớn thì tôi càng cho là nhỏ, lộc của tôi càng hậu thì tôi phân phát càng nhiều, như vậy tránh được ba cái oán đó chăng?
***
Khi Tôn Thúc Ngao đau nặng sắp mất, răn con như sau:
- Nhà vua mấy lần phong đất cho cha, cha từ chối cả. Cha chết rồi, nhà vua chắc sẽ phong cho con. Con nhớ đừng nhận một đất phì nhiêu đấy. Ở chỗ biên giới Sở và Việt, có một chỗ tên là Tẩm Khâu, đất đó khô cằn, nghe cái tên nó ai cũng ghét, vì người Sở sợ ma mà người Việt thì thích những tên đẹp (báo điềm lành).
Tôn Thúc Ngao chết rồi, quả nhiên vua Sở đem một đất tốt phong cho con ông, người con từ chối, xin đất Tẩm Khâu, và giữ cho tới ngày nay.
牛缺者, 上地之大儒也, 下之邯鄲, 遇盜於耦沙之中, 盡取其衣裝車, 牛步而去。 視之, 歡然無憂吝之色。 盜追而問其故。 曰: 「君子不以所養害其所養。」盜曰: 「嘻! 賢矣夫!」既而相謂曰: 「以彼之賢, 往見趙君。 使以我為, 必困我。 不如殺之。」乃相與追而殺之。 燕人聞之, 聚族相戒, 曰: 「遇盜莫如上地之牛缺也!」皆受教。 俄而其弟適秦, 至關下, 果遇盜。 憶其兄之戒, 因與盜力爭; 既而不如, 又追而以卑辭請物。 盜怒曰: 「吾活汝弘矣, 而追吾不已, 跡將著焉。 既為盜矣, 仁將焉在?」遂殺之, 又傍害其黨四五人焉。
Ngưu Khuyết là một bậc đại nho sinh sống ở miền thượng, xuống Hàm Đan, gặp cướp ở tại Ngẫu Sa, mất hết quần áo, hành trang, xe và trâu, phải đi bộ mà nét mặt vẫn vui vẻ, không buồn tiếc.
Bọn cướp chạy theo, hỏi tại sao vẫn vui vẻ. Ngưu Khuyết đáp:
- Người quân tử không vì những vật nuôi mình mà làm hại thân mình.
Bọn cướp bảo:
- Ôi! Thực là bậc hiền!
Rồi chúng bàn với nhau.
- Lão đó hiền minh như vậy mà gặp vua Triệu, vua Triệu dùng để trị bọn mình thì bọn mình nguy mất, không bằng giết phắt lão đi.
Rồi chúng đuổi theo giết Ngưu Khuyết.
Một người nước Yên nghe chuyện đó, họp bà con họ hàng lại khuyên:
- Nếu có gặp cướp thì đừng làm như ông Ngưu Khuyết ở miền thượng đấy.
Mọi người nghe lời. Chẳng bao lâu em người đó qua Tấn, tới cửa ải, quả nhiên gặp cướp, nhớ lời khuyên của anh, hết sức chống cự với cướp. Chống cự không nổi, rồi chạy theo chúng năn nỉ chúng trả lại hành lí. Bọn cướp nổi giận bảo:
- Tụi tao tha chết cho, là rộng lượng rồi! Mà mày còn chạy theo hoài, sẽ lộ tung tích tụi tao. Tụi tao đã làm cái nghề cướp bóc, đâu nghĩ tới nhân nghĩa.
Rồi chúng giết người đó, bốn năm người đi theo cũng bị thương lây.
東方有人焉, 曰爰旌目, 將有適也, 而餓於道。 狐父之盜曰丘, 見而下壺餐以餔之。 爰旌目三餔而後能視, 曰: 「子何為者也?」曰: 「我狐父之人丘也。」爰旌目曰: 「譆! 汝非盜耶? 胡為而食我? 吾義不食子之食也。」兩手據地而歐之, 不出, 喀喀然遂伏而死。 狐父之人則盜矣, 而食非盜也。 以人之盜, 因謂食為盜而不敢食, 是失名實者也。
Ở phương đông có một người tên là Viên Tinh Mục, đi xa, giữa đường gần chết đói. Một tên cướp ở Hồ Phủ, tên là Khâu trông thấy, đổ nước vào miệng và đút thức ăn cho. Ba lần như vậy, Viên Tinh Mục mới tỉnh, mở mắt nhìn thấy tên cướp, hỏi:
- Ông là ai vậy?
Đáp:
- Tôi là người Hồ Phủ, tên Khâu đây.
Viên Tinh Mục bảo:
- Ý, vậy anh là tên cướp hả? Sao lại cho tôi ăn uống? Ta trọng nghĩa, không nhận thức ăn của anh đâu.
Nói xong, hai tay chống xuống đất, người đó cố mửa thức ăn ra, không được, chỉ nghe thấy tiếng ọc ọc trong bụng, rồi ngã gục xuống, chết.
Người ở Hồ Phủ đúng là tên cướp, nhưng cứu sống người đời, không phải là hành vi cướp bóc.
Viên Tinh Mục lấy lẽ người đó là kẻ cướp mà không chịu ăn thức ăn của người đó (cho là bất nghĩa) như vậy là lầm danh với thực.
柱厲叔事莒敖公, 自為不知己者, 居海上。 夏日則食菱芰, 冬日則食橡栗。 莒敖公有難, 柱厲叔辭其友而往死之。 其友曰: 「子自以為不知己, 故去; 今往死之, 是知與不知無辨也。」柱厲叔曰: 「不然。 自以為不知。 故去; 今死, 是果不知我也。 吾將死之, 以醜後世之人主不知其臣者也。」凡知則死之, 不知則弗死, 此直道而行者也。 柱厲叔可謂懟以忘其身者也。
Trụ Lệ Thúc thờ Ngao công nước Cử, tự cho là Ngao công không biết dùng mình, nên bỏ về ở ẩn tại bờ biển, muà hè ăn củ ấu, mùa đông ăn hạt giẻ.
Tới khi Ngao công gặp bước nguy nan, Trụ Lệ Thúc từ biệt bạn bè mà hi sinh lại cứu. Bạn bè hỏi:
- Bác cho Ngao công không biết dùng bác nên bỏ đi; nay hi sinh tới cứu, như vậy không phân biệt hạng vua biết dùng và hạng vua không biết dùng bề tôi nữa.
Trụ Lệ Thúc đáp:
- Không phải vậy. Tôi tự cho nhà vua không biết dùng tôi, nên tôi bỏ về; ngày nay tôi hi sinh cho nhà vua để tỏ rằng quả thực nhà vua không biết dùng tôi. Tôi chết đây là để đời sau những ông vua không biết dùng bề tôi phải xấu hổ.
Nếu vua biết dùng mình thì mình hi sinh cho vua được, không biết dùng mình thì không lí gì để hi sinh, đó là con đường chính trực để theo.
Có thể bảo Trụ Lệ Thúc là người vì quá oán giận mà tự huỷ hoại mình như vậy.
楊朱之弟曰布, 衣素衣而出。
天雨, 解素衣, 衣緇衣而反。
其狗不知, 迎而吠之。
楊而怒將撲之。
楊朱曰: -
「子無撲矣! 子亦猶是也。 向者使汝狗白而往黑而來, 豈能無怪哉?」
Em của Dương Chu là Dương Bố, một hôm bận áo trắng đi chơi; khi gặp mưa thì cởi áo trắng ra, bận áo đen mà về.
Con chó trong nhà không nhận ra được, chạy ra sủa. Dương Bố giận, muốn đập.
Dương Chu bảo:
- Đừng đánh nó! Chú ở vào cảnh nó chú cũng hành động như nó.
Ví dụ con chó của chú, lúc đi lông đen, lúc về lông trắng, thì chú có lấy làm lạ không?
楊朱曰:
「行善不以為名而名從之; 名不與利期而利歸之; 利不與爭期而爭及之: 故君子必慎為善。」
[Dương Chu viết:-
"Hành thiện bất dĩ vi danh nhi danh tùng chi; danh bất dữ lợi kỳ nhi lợi qui chi; lợi bất dữ tranh kỳ nhi tranh cập chi. Cố quân tử tất thận vi thiện".]
Dương Chu nói:-
- Người làm điều thiện không phải để cầu danh mà danh tự tới.
Danh không hẹn gì với lợi mà lợi theo nó.
Lợi không hẹn gì với sự tranh giành mà sự tranh giành cứ đến với nó.
Vì vậy người quân tử phải thận trọng mà làm điều thiện.
昔人言有知不死之道者, 燕君使人受之, 不捷, 而言者死。 燕君甚怒其使者, 將加誅焉。 幸臣諫曰: 「人所憂者莫急乎死, 己所重者莫過乎生。 彼自喪其生, 安能令君不死也?」乃不誅。 有齊子亦欲學其道, 聞言者之死, 乃撫膺而恨。 富子聞而笑之曰: 「夫所欲學不死, 其人已死, 而猶恨之, 是不知民以為學。」鬍子曰: 「富子之言非也。 幾人有術不能行者有矣, 能行而無其術者亦有矣。 衛人有善數者, 臨死, 以訣喻其子。 其子志其言而不能行也。 他人問之, 以其父所言告之。 問者用其言而行其術, 與其父無差焉。 若然, 死者奚為不能言生術哉?」
Xưa có một người cho rằng mình biết cái thuật bất tử. Vua Yên sai sứ giả lại đón. Sứ giả chậm trễ, chưa tới thì người đó chết rồi. Vua Yên giận lắm muốn đem giết sứ giả. Một bề tôi được vua yêu bèn can:
- Ai cũng sợ nhất là chết, quí nhất là sống. Mà người đó không tự cứu sống được mình thì làm sao có thể làm cho đại vương bất tử được?
Vua Yên thôi không giết sứ giả nữa.
Một người nước Tề cũng muốn biết thuật bất tử, hay tin người có thuật đó đã chết, tự vỗ ngực, tiếc vô cùng. Phú tử nghe nói, cười rằng:
- Muốn học thuật bất tử, nay người biết thuật đó chết rồi mà mình còn tiếc, thì rõ là không biết mình muốn học cái gì.
Hồ tử bảo:
- Phú tử nói vậy là sai. Vẫn có người biết thuật nào đó mà không biết thi hành; lại có người thi hành được mà không biết thuật.
Nước Vệ có một người giỏi môn toán, dạy cho con phép toán; người con nhớ lời cha dạy nhưng không làm toán được.
Một người khác lại hỏi cách làm toán, người con đem đúng lời cha mà chỉ cho. Người kia theo mà làm được đúng như người quá cố.
Như vậy thì người biết thuật bất tử kia, trước khi chết có thể truyền lại cái thuật của mình được lắm chứ.
列子曰:
“色盛者驕, 力盛者奮, 未可以語道也。
故不班白語道失, 而況行之乎?
故自奮則人莫不告。
人莫之告, 則孤而無輔矣。
賢者任人, 故年老而不衰, 智盡而不亂。
故治國之難, 在于知賢而不在自賢。 ”
Liệt Tử nói:
- Dung nhan đẹp hơn người thì kiêu căng, sức mạnh hơn người thì hung hăng, chưa có thể nói đến đạo với hai hạng người đó được.
Người tóc đã hoa râm mà nói về đạo còn lầm, huống hồ là hành đạo!
Kẻ nào hung hăng (hiếu thắng) thì không được người ta khuyên bảo, không được ai khuyên thì cô độc, không có người giúp.
Người hiền biết dùng người, nên tuy già mà không suy, trí giảm mà không loạn.
Cho nên trị nước khó ở chỗ biết được người hiền, mà không tự cho mình là hiền.
邯鄲之民, 以正月之旦獻鳩於簡子, 簡子大悅, 厚賞之。
客問其故。 簡子曰: 「正旦放生, 示有恩也。」
客曰: 「民知君之慾放之, 競而捕之, 死者眾矣。
君如欲生之, 不若禁民勿捕。 捕而放之, 恩過不相補矣。」
簡子曰: 「然。」
Dân Hàm Đan có lệ ngày Nguyên đán đem chim cưu dâng Giản tử. Giản tử mừng lắm, thưởng họ rất hậu. Một người khách hỏi tại sao, ông đáp:
- Ngày Nguyên đán mà phóng sinh thì tỏ rằng mình có lòng thương loài vật.
Người khách nói:
- Dân chúng biết ông muốn phóng sinh, tất tranh nhau bắt chim cưu, và nhiều chim sẽ bị chết. Nếu ông muốn cho chim sống thì không gì bằng cấm dân đừng bắt; bắt rồi để mà phóng sinh thì lòng tốt của ông không đủ bù cái hại.
Giản tử đáp:
- Đúng vậy.
齊田氏祖於庭, 食客千人。 中坐有獻魚雁者。 田氏視之, 乃嘆曰: 「天之於民厚矣! 殖五穀, 生魚鳥, 以為之用。 眾客和之如響。 鮑氏之子年十二, 預於次, 進曰: 「不如君言。 天地萬物, 與我並生類也。 類無貴賤, 徒以小大智力而相制, 迭相食; 非相為而生之。 人取可食者而食之, 豈天本為人生之? 且蚊蚋噆膚, 虎狼食肉, 非天本為蚊蚋生人、虎狼生肉者哉?」
Họ Điền nước Tề tế thần đường sá (1) trong sân, thực khách tới số ngàn. Giữa bữa tiệc, có người dâng lên món cá và món chim nhạn. Họ Điền nhìn rồi thở dài:
- Trời hậu đãi loài người thật! Sinh ra ngũ cốc, cá chim để chúng ta ăn.
Mọi người khách đều tán thưởng ầm ĩ.
Một đứa con họ Bão mới mười hai tuổi, dự vào hàng dưới, tiến lên thưa:
- Không đúng như lời ngài nói. Vạn vật trong trời đất với chúng ta đều là sinh vật cả, không loài nào quí, không loài nào hèn. Chỉ dùng trí khôn và sức mạnh mà khuất phục lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau thôi, chứ không có loài nào sinh ra để cho loài khác ăn thịt. Loài người thấy cái gì ăn được thì ăn, trời đâu có vì người mà sinh ra các loài đó. Muỗi mòng kia đốt da ta, hổ lang kia ăn thịt ta, có thể nói rằng trời vì chúng mà sinh ra chúng ta không?
* Ghi chú:- (1) Trước khi đi xa, người ta cúng tế thần đường sá, gọi là "tế tổ".
齊有貧者, 常乞於城市。 城市患其亟也, 眾莫之與。 遂適田氏之廄, 從馬醫作役, 而假食郭中。 人戲之曰: 「從馬知而食, 不以辱乎?」乞兒曰: 「天下之辱莫過於乞。 乞猶不辱, 豈辱馬醫哉?」
宋人有游於道, 得人遺契者, 歸而藏之, 密數其齒。 告鄰人曰: 「吾富可待矣。」
Một người nước Tống đi trên đường lượm được một khế ước (1) của ai đánh rơi, đem về nhà giấu kĩ, lén đếm những dấu khắc (chỉ số tiền ghi trong đó) trên khế ước.
Một hôm người đó bảo người láng giềng:
- Chẳng bao lâu tôi sẽ giầu, rồi bác coi. (thật đúng là hy vọng hảo huyền)
(1) Khế ước:- tờ giấy vay nợ
人有枯梧樹者, 其鄰父言枯梧之樹不祥。
其鄰人遽而伐之。 鄰人父因請以為薪。
其人乃不悅曰:
「鄰人之父徒欲為薪, 而教吾伐之也。 與我鄰若此, 其險豈可哉?」
Một người có một cây ngô đồng khô. Người láng giềng bảo:
- Cây ngô đồng khô là điềm gở đấy.
Người kia vội đốn đi. Cha người láng giềng bèn xin về làm củi. Người kia bất bình bảo:
- Người cha anh láng giềng đó muốn có củi nên xui mình đốn cây.
Láng giềng với nhau mà hiểm như vậy, xấu quá!
人有亡鈇者, 意者鄰之子。
視其行步, 竊鈇也; 顏色, 竊鈇也; 言語, 竊鈇也; 作動態度, 無為而不竊鈇也。
俄而抇其穀而得其鈇, 他日復見其鄰人之子, 動作態度, 無以竊鈇者。
Một người đánh mất một chiếc rựa, ngờ con người láng giềng lấy, thấy dáng đi của nó đúng là đứa ăn trộm rựa, vẻ mặt nó đúng là đứa ăn trộm rựa, thái độ nó rõ ràng là đứa ăn trộm rựa.
Ít lâu sau đào đất trong hang ngẫu nhiên tìm lại được chiếc rựa. Hôm sau lại để ý nhìn đứa con người láng giềng thì hành động, thái độ nó không còn cái vẻ gì là ăn trộm rựa nữa.
昔齊人有欲金者, 清旦衣冠而之市, 適鬻金者之所, 因攫其金而去。
吏捕得之, 問曰: “人皆在焉, 子攫人之金何? ”
對曰: “取金之時, 不見人, 徒見金。 ”
Xưa, một người nước Tề ham vàng quá, sáng sớm mặc quần áo, đội khăn ra chợ, lại cửa hàng đổi vàng, chộp vàng rồi chạy.
Người coi chợ bắt được, hỏi:
- Giữa đám đông sao mà chú dám chộp vàng của người ta?
Đáp:
- Lúc tôi cướp vàng, tôi có thấy ai đâu, chỉ thấy vàng thôi.
楊子之鄰人亡羊, 既率其黨, 又請楊子之豎追之。
楊子曰: “嘻! 亡一羊何追者之眾?
”鄰人曰: “多歧路。 ”
既反, 問: “獲羊乎? ”
曰: “亡之矣。 ”
曰: “奚亡之? ”
曰: “歧路之中又有歧焉。 吾不知所之, 所以反也。 ”
楊子戚然變容, 不言者移時, 不笑者竟日。
門人怪之, 請曰: “羊賤畜, 又非夫子之有, 而損言笑者何哉? ”
楊子不答。 門人不獲所命。
弟子孟孫陽出, 以告以都子。
心都子他日與孟孫陽偕入而問曰: ‘昔有昆弟三人, 游齊、魯之間, 同師而學, 進仁義之道而歸。
其父曰: ‘仁義之道若何? ’
伯曰: ‘仁義使我愛身而後名。 ’
仲曰: ‘仁義使我殺身以成名。 ’
叔曰: ‘仁義使我身名并全。 ’彼三術相反, 而同出于儒。 孰是孰非邪? “
楊子曰: “人有濱河而居者, 習于水, 勇于泅, 操舟鬻渡, 利供百口, 裹糧就學者成徒, 而溺死者幾半。 本學泅不學溺, 而利害如此。 若以為孰是孰非? ”
心都子嘿然而出。 孟孫陽讓之曰: “何吾子問之迂, 夫子答之僻? 吾惑愈甚。 ”
心都子曰: “大道以多歧亡羊, 學者以多方喪生。 學非本不同, 非本不一, 而末異若是。 唯歸同反一, 為亡得喪。 子長先生之門, 習先生之道, 而不達先生之況也, 哀哉! ”
Người láng giềng của Dương Tử mất con cừu, đã sai tất cả người trong nhà đi tìm, lại xin Dương Tử cho trẻ tìm hộ nữa. Dương Chu hỏi :
- Ôi! Mất có một con cừu, sao mà cần nhiều người thế?
Người kia đáp:
- Vì đường có nhiều ngã rẽ.
Lại hỏi:
- Tìm được không?
- Không.
- Sao mà không tìm được?
Đáp:
- Theo một ngã rẽ lại gặp một ngã rẽ khác, không biết phải theo ngã nào, đành phải về.
Dương Chu rầu rầu nét mặt, không nói gì cả một hồi lâu và suốt ngày hôm đó không cười. Môn đệ lấy làm lạ, đáng bạo hỏi:
- Một con cừu có đáng gì đâu, mà con đó lại không phải của thầy, sao thầy rầu rĩ tới không nói, không cười như vậy.
Dương Chu không đáp và môn đệ không hiểu ý thầy ra sao.
***
Môn đệ Mạnh Tôn Dương trở ra nói với Tâm Đô tử. Hôm sau cả hai người cùng vô thưa với Dương tử:
- Xưa ba anh em nhà nọ đi chơi nước Tề, nước Lỗ. Cả ba cùng học một thầy, đạt được đạo nhân nghĩa rồi về. Người cha hỏi:
- Đạo nhân nghĩa ra sao?
Người con lớn đáp:
- Theo đạo nhân nghĩa thì con phải yêu cái thân của con mà coi thường cái danh.
Người con giữa đáp:
- Theo đạo nhân nghĩa thì con phải huỷ cái thân con để thành danh.
Người con thứ ba đáp:
- Theo đạo nhân nghĩa thì con phải giữ cho vẹn cả cái thân lẫn cái danh của con.
Ý kiến của ba người đó trái ngược nhau mà họ đều học chung một thầy nho cả, vậy biết ai phải ai trái?
Dương Tử đáp:
- Xưa có một người sống ở bờ sông, quen với nước, can đảm bơi lội, chở đò cho người qua sông, kiếm tiền nuôi được trăm miệng ăn. Nhiều người đem lương thực lại xin học, nhưng có tới một nửa chết đuối. Họ học lội chứ không học chết đuối, mà lại bị hại như vậy; theo anh thì ai phải ai trái?
Tâm Đô tử làm thinh bước ra. Mạnh Tôn Dương trách:
- Anh hỏi gì mà quanh co vậy? Và thầy trả lời làm sao mà khó hiểu thế? Tôi càng thêm hoang mang.
Tâm Đô tử đáp:
- Vì con đường lớn nhiều ngã rẽ cho nên không tìm được cừu.
Vì có nhiều ý kiến, cho nên hại cho người học đạo.
Sự học, gốc thì như nhau, là một, mà ngọn thì khác nhau.
Cho nên chỉ người nào biết quay về chỗ đồng nhất mới khỏi bị hại.
Anh làm môn đệ của thầy từ lâu, tập đạo của thầy mà không hiểu ý thầy, đáng buồn thật!
-----------
No comments:
Post a Comment